NNT_Lich_Su_Thien_Tong_Trung_Quoc_CVCN

Size: px
Start display at page:

Download "NNT_Lich_Su_Thien_Tong_Trung_Quoc_CVCN"

Transcription

1 LỊCH SỬ THIỀN TÔNG TRUNG QUỐC Biên dịch: Nguyễn Nam Trân Dẫn Nhập Của Người Biên Dịch: Cổ nhân hình tự thú, Tâm hữu ñạo, thánh ñức. Kim nhân diện tự nhân, Thú tâm an khả trắc! (Lời người xưa) Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ Thiền có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa ñã dịch theo âm thành Thiền na. Ý nghĩa trầm tư mặc tưởng của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại ñược biểu âm bằng hai chữ yoga (du già). Nguyên lai, ñạo Bà La Môn vốn dùng chữ này ñể chỉ trạng thái thống nhất tinh thần, rồi sau này Phật giáo cũng tiếp thu ý ñó và biểu âm bằng samâdhi (tam muội) ñể bày tỏ cái tâm không dao ñộng. Những chữ nói trên thường ñược dùng không phân biệt, hầu như ñều xem là ñồng nghĩa. Nếu dịch ý, ta có thể dùng những từ Hán Việt như ñịnh hoặc thiền ñịnh. Nếu vậy, thiền hoặc thiền ñịnh ñều có nguồn gốc phát xuất từ Ấn ðộ, như một chữ dùng ñể chỉ thể nghiệm trầm tư mặc tưởng 1 và thể nghiệm ấy ñã ñóng một vai trò 1 Dịch thoát ý chữ Nhật Meisô (Minh tưởng, meditation). Minh=nhắm mắt, tưởng: suy nghĩ. Minh tưởng là trạng thái nhắm mắt, quên ñi những cảnh tượng diễn ra chung quanh mình ñể lặng lẽ suy nghĩ với trí tưởng tượng. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 1

2 cực kỳ quan trọng ngay từ khi Phật giáo vừa mới hình thành. Ví dụ rõ ràng nhất là việc ñức Phật Cồ ðàm ñã nhờ phương pháp thiền ñịnh mà khai ngộ. Sau ngày Phật nhập diệt, các tôn phái Phật giáo Tiểu thừa 2 xem nó là một trong ba môn học (tam học: giới sila, ñịnh samâdhi, huệ prajnâ) 3. Còn bên ðại thừa, họ lại coi nó như một trong sáu lý tưởng tôn giáo (lục ba-la-mật hay pâramitâ: bố thí dana, trì giới sila, nhẫn nhục ksânti, tinh tiến virya, thiền ñịnh dhyana, trí huệ prajnâ), mà người tu hành phải ñặt ra như mục tiêu. Thế nhưng Thiền mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong những trang tới không hẳn là chữ Thiền chỉ dùng ở Ấn ðộ. Dĩ nhiên không phải nó không dính dáng gì với nước Ấn nhưng tuy phát xuất từ bên ñó, khi phát triển ñến Trung Quốc thì nó ñã chịu ảnh hưởng của dân tộc tính rất ñặc thù của nước nầy. Người Trung Quốc ñã mạnh dạn du nhập Thiền từ Ấn ðộ rồi tổ chức lại, sau ñó bành trướng hệ thống tư tưởng ấy qua các nước lân cận trong toàn cõi ðông Á. Rốt cuộc, ta nên xem Thiền như một cuộc vận ñộng, một trào lưu tư tưởng mới phải. Trong ý nghĩa ñó, Thiền là Thiền tông, và ñây ñúng là chữ dùng ñể gọi các hoạt ñộng cụ thể của các học trò ñàn con ñàn cháu của Bồ ðề ðạt Ma từ thời Nam Bắc Triều, khi ông ñến Trung Quốc. Tự buổi ñầu, họ ñã dùng từ Thiền ñể ñối lập với Phật giáo truyền thống, xem sự ngộ ñạo cũng như qui phạm sinh hoạt hàm chứa trong từ ñó như biểu tượng cho toàn thể hệ thống tu học của mình. Khi ý nghĩa của từ Thiền ñã thay ñổi từ Ấn ðộ sang Trung Quốc như thế thì trong bối cảnh ñó, sẽ có sự biến hóa, phát triển về mặt tư tưởng. ðó là ñiều chúng ta có thể lường trước ñược. Trên thực tế, trong Thiền Tông ñã bắt ñầu xuất hiện những yếu tố mà trước ñây ta không thấy ở Ấn ðộ, thí dụ những phương pháp tu hành ñặc thù, thiền vấn ñáp, tư tưởng ñốn ngộ chẳng hạn. Chính những yếu tố ñó mới chính là nguồn gốc sức hấp dẫn của Thiền, và chúng vẫn tồn tại cho ñến ngày nay. Ở Trung Hoa, ñến ñời ðường, Thiền ñã có một khuôn mặt rõ ràng. Người ta thường xem việc hoàn thành hệ thống tư tưởng Thiền Tông như sự khai sinh ra một hình thức tôn giáo ñặc thù nhất của Trung Quốc. ðồng thời, Thiền cũng bắt ñầu biết thích ứng với Phật giáo, tuy không có nghĩa là lịch sử Thiền Trung Quốc bị sáp nhập vào lịch sử Phật giáo và ngừng lại ở ñó. Về sau, Thiền còn kinh qua nhiều thay ñổi tùy theo những biến chuyển xã hội, ngay cả có ảnh hưởng ñến xã hội nữa. ðến khi Thiền truyền bá ñến Việt Nam, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản thì ở mỗi nước, Thiền lại có những bản sắc khác nhau. Mặt khác, Thiền không phải là vật sở hữu của các thiền tăng. Thiền có khả năng giao tiếp với xã hội rất năng ñộng cho nên phạm vi của nó vượt hẳn ra ngoài giáo ñoàn. Cứ xem ở nơi các triết lý như Chu Tử Học, Dương Minh Học ở Trung Quốc, các hình thức văn học như Hán Thi, Renga, Haiku, mỹ thuật như viên nghệ, tranh thủy mặc, các hiện tượng văn hóa như trà ñạo, hoa ñạo, kiếm ñạo, cung ñạo, võ sĩ ñạo, tuồng Nô ở Nhật, ñâu mà chẳng thấy cánh tay của Thiền vươn tới. ðến thời cận ñại, nhờ những hoạt ñộng bền bĩ và có tầm vóc của triết gia Suzuki Daisetsu, Thiền ñã ñược giới thiệu rộng rãi khắp thế giới và ñi vào những lãnh vực như triết học, thần học, tôn 2 Nguyên văn Buha-bukkyô bộ phái Phật giáo gồm phái bảo thủ truyền giáo ở phía Nam và thượng tọa bộ. ðứng trên quan ñiểm ñại chúng tiến bộ (ðại Thừa) thì họ bị phê phán là Tiểu Thừa. 3 Phiên âm thì prajnâ là bát nhã, tác dụng tinh thần ñể hiểu rõ chân lý. Trí tuệ ñọc theo âm Phật giáo (Ngô âm) là huệ. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 2

3 giáo học, tâm lý học, tâm lý y học, tâm phân học 4, sinh lý học Cho dù cường ñộ có khác nhau, không ít thời nhiều, Thiền ñã có mặt trong nhiều khoa học. Trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của Thiền ñối với văn hóa Nhật Bản, chúng tôi bắt buộc mò mẫm lội ngược dòng lịch sử ñể truy nguyên nguồn mạch của nó ở Trung Quốc. May mắn nắm ñược trong tay cuốn Zen no Rekishi ( 禅の歴史 Lịch sử Thiền, 2001) của giáo sư người Nhật Ibuki Atsushi ( 伊吹敦 ). Ông sinh năm 1959, tốt nghiệp khoa văn (1982) và hoàn tất ban tiến sĩ (1993) ở ðại học Waseda rồi trở thành giáo sư phụ tá ngành văn chương ở ðại học Tôyô. Tuy tuổi còn tương ñối trẻ nhưng giáo sư ñã viết rất nhiều tác phẩm. Ngoài Zen no Rekishi, ông còn có những công trình nghiên cứu về kinh văn như Tâm Vương Kinh, Niết Bàn Luận, về các danh tăng như Huệ Khả, Saichô (Tối Trừng). ðặc ñiểm của Ibuki Atsushi là ñã viết lại lịch sử Thiền Tông không theo lối thu thập, chắp nối truyện ký và ngữ lục các danh tăng nhưng theo quan ñiểm học thuật Tây phương, xem Thiền Tông như một sinh vật xã hội có sống, có chết, do ñó chịu mọi sự chi phối của các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa và không ngừng biến dạng trong dòng liên tục của lịch sử. Cái nhìn của giáo sư Ibuki là cái nhìn nhất nguyên, vượt lên trên mọi dị biệt tông phái (Nam Tông, Bắc Tông) và tôn giáo (Phật giáo, ðạo giáo, Nho giáo), khi ông chứng minh rằng giữa các tông phái và tôn giáo ấy lúc nào cũng có sự giao lưu và ảnh hưởng hỗ tương. Cái nhìn của ông cũng là cái nhìn phê phán tính cách công lợi của các tông phái khi ngụy soạn những kinh sách hay hư cấu nên những hệ phổ. Ngoài ra, khác với nhiều tác giả khác, ông ñặc biệt lưu ý ñến những nhà tư tưởng thứ yếu nhưng ñã là ñộng cơ thực sự thúc ñẩy bước tiến của Thiền Tông. Do ñó, ñừng chỉ chờ ñợi những tên tuổi lớn như ðạt Ma, Huệ Khả, Thần Tú, Huệ Năng, Hoằng Nhẫn, Mã Tổ, Thạch ðầu, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn Chính Hà Trạch Thần Hội, Hầu Mạc Trần Diễm, Khuê Phong Tông Mật, ðạt Quan ðàm Dĩnh, Vĩnh Minh Diên Thọ, Phật Nhật Khế Tung, Giác Phạm Huệ Hồng, Trung Phong Minh Bản, ðầu Tử Nghĩa Thanh, Phí Ẩn Thông Dung những người ñến nay ít có tiếng tăm, mới ñược giáo sư Ibuki ñặt vào vị trí trung tâm. Bài viết này hầu như hoàn toàn dựa vào phần ñầu trong 3 phần chính của tác phẩm nhắc ñến bên trên. Tuy nhiên, người biên dịch ñã mạn phép thêm bớt và chua phụ chú ở một ñôi chỗ. Vậy xin gửi ñến quí ñộc giả bản dịch thô vụng này như một chia sẻ học vấn cùng với lời cảm tạ chân thành ñến giáo sư Ibuki Atsushi cũng như các tác giả khác có tên trong thư mục tham khảo. 4 Psycho-analysis, thường ñược dịch là Phân tâm học nhưng e không ñúng ngữ pháp. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 3

4 Mục Lục -Chương I: Giai ñoạn Thiền hình thành: Tiết 1- Giai ñoạn trước ðạt Ma. Tiết 2: ðạt Ma và Huệ Khả. Tiết 3: Pháp môn ðông Sơn hình thành. -Chương 2: Giai ñoạn Thiền phát triển và phân chia tông phái: Tiết 1: Pháp môn ðông Sơn khai triển. Tiết 2: Hà Trạch Thần Hội xuất hiện. Tiết 3: Ảnh hưởng của Hà Trạch Thần Hội. -Chương 3: Tư tưởng Thiền hoàn thành. Trăm nhà ñua tiếng. Tiết 1: Mã Tổ ðạo Nhất xuất hiện. Các môn phải bị ñào thải. Tiết 2: Thiền phát triển và thẩm thấu vào xã hội. -Chương 4: Thiền phổ cập và biến thái (Thiền thời Bắc Tống): Tiết 1: Thiền ñầu ñời Tống: Tiết 2: Phát triển của Thiền vào giai ñoạn nửa sau thời Tống. -Chương 5: Thiền ñược kế thừa và duy trì (Thiền thời Nam Tống, Kim, Nguyên): Tiết 1: Phát triển của Thiền dưới thời Nam Tống. Tiết 2: Phát triển của Thiền dưới các triều Kim và Nguyên. -Chương 6: Suy vong của Thiền Trung Quốc: Tiết 1: Tình trạng Thiền ñời Minh. Tiết 2: Thiền kể từ ñời Thanh. -Tạm Kết. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 4

5 Tiết 1- Giai ñoạn trước ðạt Ma: Chương I: Giai ñoạn Thiền hình thành. Phật giáo truyền ñến Trung Quốc và sự gắn bó với tập quán tu thiền: Phật giáo ñã ñược truyền vào Trung Quốc lúc nào thì không ai biết ñích xác nhưng có lẽ nhằm thời ñiểm trước sau Công Nguyên. Dù khác lạ với hệ thống tư tưởng truyền thống ñã có tại chỗ, nếu Phật giáo ñược chấp nhận rộng rãi ở Trung Quốc là vì nó ñã ñược giải thích một cách thích hợp với hoàn cảnh bản xứ. Nói khác ñi, ñương thời, dù tư tưởng Hoàng Lão tức tư tưởng có tính thần bí mới là tư tưởng ñược giai cấp thượng lưu Trung Hoa coi như trung tâm và cho phép phổ biến, người Trung Hoa ñã biết ñồng hóa Phật với Lão Tử, cho phép Phật ñược xem như một vị thần bản ñịa. Quan ñiểm này giúp cho Phật giáo ñặt ñược ñầu cầu trên ñất Trung Quốc. Những người Trung Quốc trước tiên theo Phật giáo là các hoàng ñế, vương hầu và quí tộc nên có thể nói từ buổi ñầu, Phật giáo ñã có mối quan hệ tốt ñẹp với giới lãnh ñạo. Dần dần, qua ñến thời Hậu Hán (25-220), người ta ñã ra công phiên dịch kinh văn. Hai dịch giả nổi tiếng nhất có lẽ là An Thế Cao (sống giữa thế kỷ thứ 2) và Chi Lâu Ca Sấm (sống giữa thế kỷ thứ 2). Nhờ ñó, mối quan tâm ñến kiến thức Phật giáo mới dần dần ñược tỏ rõ. ðặc biệt, trọng tâm của mọi sự chú ý là thiền ñịnh, phương pháp tu hành cơ sở của người Ấn. Nhân An Thế Cao là một người truyền bá giáo lý tiểu thừa cho nên ông ñã dịch các kinh ñiển như A Hàm và Abhidharma (A Tì ðạt Ma). Mặt khác, Chi Lâu Ca Sấm, vì là người truyền bá Phật giáo ñại thừa, cho nên dịch phẩm của ông là các kinh ñiển bát nhã như ðạo Hành Bát Nhã Kinh.ðồng thời, cả hai ñều dịch loại sách vở nói về thiền ñịnh mà ta có thể suy ra rằng các kinh ñiển ñầu tiên do hai ông dịch ấy ñã ảnh hưởng rất lớn ñến các thế hệ sau. Một bên là An Bàn Thủ Ý Kinh do An Thế Cao, một bên là Bàn Châu Tam Muội Kinh do Chi Lâu Ca Sấm dịch. Nhờ có công lao của họ An mà sau ñó, vào thời Ngô ( ) mới có các người như Trần Huệ (năm sinh năm mất không rõ) và Khang Tăng Hội (?-280) nghiên cứu về An Bàn Thủ Ý Kinh. ðến giai ñoạn Ngũ Hồ Thập Lục Quốc ( ), dưới triều ñại Tiền Tần ( ) lại có ðạo An ( ) mà những lời chú về sổ tức quán và tùy ý quán chép trong kinh ñó ñược ông ñem ra giải thích. Người ñời sau như Thiên Thai Trí Khuy ( ) ñã áp dụng chúng như phương pháp tu hành, những phương pháp ấy ñã trở thành cơ sở của Thiền Tông mãi ñến ngày nay. Ngoài ra, ñệ tử của ðạo An là Huệ Viễn ( ), người thời ðông Tấn ( ), hoạt ñộng ở vùng Lô Sơn, ñã dựa trên giáo lý trong Ban Chu Tam Muội Kinh ñể thành lập một ñoàn thể (kết xã) tôn giáo ở Lô Sơn lấy tên là Bạch Liên Xã và ông trở thành tổ của Liên Tông. Vào thời ñiểm phương pháp thiền ñịnh Ấn ðộ bắt ñầu gây ñược chú ý, ta cũng không nên quên nhắc ñến ảnh hưởng của tư tưởng cổ ñại Trung Hoa lên trên nó. Sách Bão Phác Tử (317) 5 cho biết từ xưa ở Trung Quốc ñã có truyền thống ñiều khí pháp. Sách Trang Tử cũng có trình bày về phép tọa vong 6, chứng tỏ rằng từ thời Tiên Tần (221TCN), người ta ñã có phương pháp tu dưỡng tinh thần với mục ñích ñạt ñến những thể nghiệm thần bí. 5 Bão Phác Tử: tác phẩm của ñạo sĩ người tỉnh Giang Tô tên Cát Hồng (283, 343?) ñời ðông Tấn và cũng là ñạo hiệu của ông. Sách này có 72 biên nội ngoại trong 8 quyển. Nội biên nói về các phép tu tiên, luyện ñan, ngoại biên thảo luận ñạo ñức, chính trị. 6 Tọa vong: ngồi im (tọa) ñể lòng lắng lại, quên ñi (vong) thế giới hiện hữu xung quanh. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 5

6 Sau ñó, sự quan tâm ñến thiền ñịnh càng ngày càng cao. Câu Ma La Thập ( ) thời Hậu Tần ( ) ñã dịch Thiền Bí Yếu Pháp Kinh và Tọa Thiền Tam Muội Kinh. Người thời ðông Tấn là Phật ðà Bạt ðà La (tức Giác Hiền, ) theo lời yêu cầu của Huệ Viễn ñã dịch bộ ðạt Ma ða La Thiền Kinh. Thế rồi bước qua thời Nam Bắc Triều ( ), người nước Tống ( ) 7 lần lượt dịch các kinh sách như Quán Phật Tam Muội Hải Kinh, Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh, Quán Hư Không Tạng Bồ Tát Kinh, Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sinh ðâu Suất Thiên Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Vì không xác nhận ñược những quán Phật kinh ñiển này ñã có các văn bản bằng Phạn ngữ hay không nên thiên hạ ngờ rằng chúng là những ngụy kinh sáng tác tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi kinh ñiển ñược xem như vật cần thiết cho cuộc sống ñến như thế, có thể suy ñoán là người ñương thời hẳn rất quan tâm ñến thiền ñịnh. Do ñó, ta có thể nhận ra rằng, thiền ñịnh, hình thức tu hành ñặc biệt của người Ấn ðộ, ngay sau khi vào Trung Quốc, ñã ñược người trong nước chú ý ñến, rồi với thời gian, ñã bám rễ ở ñấy. Từ truyền thống ñó, sẽ thành hình một trào lưu tư tưởng mà chúng ta gọi là Thiền Tông. Ý nghĩa lịch sử của việc Thiền Tông thành hình. Bốn chữ tư tưởng Phật giáo có phạm vi rất rộng rãi và hình thức rất ña dạng nhưng phải nói trong ñó, tư tưởng Thiền là một bộ phận có tính ñộc sáng. Ví dụ thiền vấn ñáp quả thực là những ñề tài thảo luận khó khăn không chi sánh bằng. Dĩ nhiên những phương pháp tu tập phức tạp như thế chỉ xuất hiện về sau chứ từ thủa xa xưa, lúc mới manh nha, Thiền ñược chấp nhận nhanh chóng chính nhờ sự bình dị. Nếu tư tưởng Thiền tông mang một màu sắc ñộc ñáo như bây giờ là vì nó ñã tiếp thu rất nhiều hình thức tư duy của người Trung Quốc. ðiều này cũng là một sự thực khó chối cãi. Hình như ở Trung Quốc, người ta bắt ñầu chấp nhận việc xuất gia kể từ thời tiền bán thế kỷ thứ 4, sự kiện ñặc biệt biết ñến là qua lời yêu cầu của Phật ðồ Trừng ( ) ñược vua nước Hậu Triệu ( ) là Thạch Hổ (trị vì ) chấp nhận vào năm 335. Nhờ ñó, các giáo ñoàn Phật giáo chủ yếu là của người Trung Quốc, mới ñược thành lập. Những kinh ñiển ñược phiên dịch sau ñó dần dần ñã ảnh hưởng vào tư tưởng các giáo ñoàn. Có lẽ trong thời gian ấy, Phật giáo ñồ Trung Quốc, thông qua những biến chuyển xã hội bắt nguồn từ sự hưng vong của các vương triều do dân tộc kỵ mã phương bắc lãnh ñạo hay sự thịnh suy của việc giao dịch với Tây Vực, ñã biết giữ một thế quân bình nào ñó giữa tư tưởng Phật Giáo từ Ấn ðộ truyền sang và tư tưởng truyền thống xưa nay của nước mình. Chính thế quân bình này ñã tạo ra cái gọi là tư tưởng Phật giáo Trung Quốc. Thiền cũng ñi chung một ñường như vậy. Vào tiền bán thế kỷ thứ 6, dưới thời Nam Bắc Triều, với việc Bồ ðề ðạt Ma từ Ấn ðộ sang, sinh hoạt Phật giáo ở Trung Quốc ñã nhận ñược một kích thích lớn và những người có ñầu óc suy nghĩ cách tân, khi ñón tiếp ông, ñã biết kết hợp hai luồng tư tưởng ñã có và mới ñến, chỉnh lý, tổ chức lại. Nhờ thế, họ ñã phát huy ñược tư tưởng Thiền Tông Sự thể như thế không chỉ xảy ñến cho Thiền Tông thôi ñâu. ðịa Luận Tông, hệ thống tư trưởng chủ ñạo của giới thống trị dưới thời Nam Bắc Triều cũng vậy. Tư tưởng ðịa 7 Nam Bắc Triều ( ) là thời ñiểm nhà Bắc Ngụy (giống người Tiên Ti) thống nhất Hoa Bắc, ñối lập với nhà Tống (tộc Hán) ở vùng Giang Nam suốt 150 năm.. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 6

7 Luận Tông là sự kết hợp tư tưởng Duy Thức của hệ phái Thế Thân (Vasubandhu) 8 lúc ấy vừa mới ñược truyền từ Ấn ðộ sang, với Niết Bàn học và Thành Thực Học có sẵn tại chỗ. Nó là một sản phẩm chỉ có thể sinh ra từ hoàn cảnh của Phật Giáo ñương thời. Phái ðịa Luận Tông, ñể thực chứng giáo nghĩa duy thức, cũng chú trọng ñến thiền ñịnh, và trên thực tế, phương pháp tu tập này ñã trở nên rất phổ biến. Buổi ñầu, Thiền Tông phát triển trong ñịa bàn của ðịa Luận Tông (Bắc Triều) cho nên có thể xem hệ tư tưởng ðịa Luận như một hình thức ñặc thù của tư tưởng Thiền. Về ñiểm này, ta cần chú ý ñến một sự thực là ðại Thừa Khởi Tín Luận, tác phẩm có sác xuất lớn do phái Nam ðạo của ðịa Luận Tông chế tác, ñã ñược Thiền Tông buổi ban ñầu ñánh giá rất cao. Một ñiều cũng không thể xem thường là sự xuất hiện suốt thời gian từ cuối ñời Nam Bắc Triều qua ñến Tùy, Sơ ðường của những tác phẩm bị nghi ngờ là ngụy kinh (kinh giả mạo) như Tâm Vương Kinh, Pháp Vương Kinh, Pháp Cú Kinh, Lăng Già Kinh, Viên Giác Kinh, trong ñó rõ ràng là những ñiều viết ra ñã dựa trên thể nghiệm về Thiền. Chúng cũng xứng ñáng ñược xem như những kinh văn, có ñiều chúng ñược cấu thành với một lối suy nghĩ tự do hơn loại kinh ñiển quán Phật trước ñó. Hơn nữa, chúng còn khác ở chỗ là hàm chứa rất nhiều những tư tưởng có trình ñộ cao như tư tưởng Như Lai Tạng. Chắc chúng không chỉ ñược chế tác trong vòng Thiền tông thôi ñâu, nhưng dầu sao, vẫn ñóng vai trò ñiểm tựa cho thiền gia buổi ñầu. Lại nữa, như sẽ nhắc ñến trong phần sau, những thiền gia buổi ñầu như người trong nhóm thuộc hệ phái Tam Luân hay Thiên Thai vẫn thường ñược phép giao lưu với nhau dưới nhiều hình thức, và có lẽ ñiều ñó cũng bắt ñầu xãy ra từ giai ñoạn này. Ta có thể nói những sự trao ñổi ấy là bằng chứng Tân Phật Giáo lúc ñó ñang muốn ñứng ra lãnh trách nhiệm giải quyết những vấn ñề của cộng ñồng Phật Giáo ñồ. Tóm lại, nguyên nhân căn bản của sự thành lập Thiền Tông không thể giải thích như kiểu nhiều người hiểu từ trước ñến nay là là một hiện tượng ngẫu phát, do công lao một mình Bồ ðề ðạt Ma từ khi ngài ñến Trung Hoa. Có lẽ nên hiểu sự hình thành Thiền tông như một lời giải ñáp cho những ñòi hỏi tinh thần của xã hội thời ấy. Tiết 2: ðạt Ma và Huệ Khả: Quan hệ giữa ðạt Ma, Huệ Khả và Thiền tông ñời sau: Thông thường người ta cho rằng Thiền Tông ñã ñược khai sanh từ khi ðạt Ma ñến Trung Hoa vào thời Nam Bắc Triều và hệ phổ các tổ ñầu tiên của dòng Thiền Trung Hoa ñược sắp xếp theo thứ tự: Sơ tổ ðạt Ma, Nhị tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ ðạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Thế nhưng, không có bằng cứ lịch sử nào chứng tỏ ñược ñiều này. Dĩ nhiên sự thiếu sót nói trên chỉ có lý do là sự hạn chế của tư liệu dẫn chứng chứ không thể vì thế mà quyết ñoán rằng rằng cách sắp xếp thứ tự nói trên là vu khoát. Tuy vậy, một vấn ñề về sự thực lịch sử liên quan ñến hệ phổ này vẫn ñáng ñược mang ra mổ xẻ, ñó là sự hiện hữu hay không của Tăng Xán, vị tổ sư ñời thứ ba, cũng là ñệ 8 Thế Thân (Vasubandhu) hay Thiên Thân, tăng sĩ sống ở miền Bắc Ấn ðộ khoảng thế kỷ thứ 4 và 5. Trước theo tiểu thừa, sau nhờ anh là Vô Trước giáo hóa, ñổi sang ñại thừa. Là người ñại thành Duy thức luận. Viết Câu xá luận, Duy thức thập nhị luân, Duy thức tam thập tụng, Tịnh ñộ luận. ðược tôn xưng là Thế Thân Bồ Tát. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 7

8 tử của Huệ Khả (giữa thế kỷ thứ 6). Tục Cao Tăng Truyện (giữa thế kỷ thứ 7) trong phần truyện về Pháp Trùng có ghi lại rằng Huệ Khả có một môn ñồ tên Xán thiền sư. Cũng trong sách ấy, phần nói về Biện Nghĩa ( ), có nhắc ñến một Tăng Xán thiền sư, không hiểu có phải cùng một nhân vật hay chăng! Hầu hết các quyển lịch sử thiền tông về sau (gọi chung là ðăng sử) như Lăng Già Sư Tư Ký (khoảng 715), Truyền Pháp Bảo Ký (khoảng 720) ñều cho rằng tổ thứ 4 ðạo Tín là người thừa kế Xán thiền sư (hay Tăng Xán nếu theo Truyền Pháp Bảo Ký). Tuy nhiên, ðạo Tuyên ( ), người biên tập Tục Cao Tăng Truyện thì chép về sự tu học của ðạo Tín ( ) như sau: Có hai tăng sĩ không biết từ ñâu ñến, tu thiền trên ngọn Hoàn (?) Công Sơn. ðạo Tín nghe thế bèn tìm tới nơi, tu học 10 năm cạnh họ. Về sau, người ta mới cho rằng một trong hai vị tăng ñó có người tên Tăng Xán nhưng phải nói lập luận này có nhiều khả năng là do ý ñịnh muốn duy trì sự liên tục của hệ phổ. ðọc các ñăng sử buổi ñầu thì thấy truyện ký của ðạo Tín và Hoằng Nhẫn cũng không ra khỏi khuôn khổ của nội dung Tục Cao Tăng Truyện. Ngay cả bằng chứng về tác phẩm nhan ñề Tín ðạo Minh tương truyền là do Tăng Xán ñể lại, cũng không chắc chắn. Sự truyền thừa của nó chỉ ñược nhắc lại từ thời Bách Trượng Hoài Hải ( ) chứ trước ñó không ñược ñề cập tới. Dù sao ñến thời tổ thứ 5 Hoằng Nhẫn, học trò của ông ñều nhận mình là học trò ñàn cháu của ðạt Ma. ði ngược lên Hoằng Nhẫn, ñến ðạo Tín thì còn ñược, móc nối với ðạt Ma và Huệ Khả ñã có hai vị tăng kia, nhưng việc xác nhận nhân vật Xán Thiền Sư hay Tăng Xán là một trong hai người ấy thì chúng ta chưa ñủ dữ kiện. Rõ ràng là về mặt hệ phổ, giữa ðạt Ma, Huệ Khả và thiền tông ñời sau có liên hệ hay không là cả một vấn ñề. Thế nhưng ñiều ñó không quan trọng bằng việc thiền gia ñời sau ñều ý thức rằng hai ông là những người ñã ñặt những viên ñá ñầu tiên. Do ñó, ta không nên tự trói buộc trong việc ñi tìm tính cách xác thực của hệ phổ mà chỉ tập trung vào việc nghiên cứu tư tưởng và hành trạng của các thiền gia khi nghiên cứu về lịch sử Thiền Tông. Vấn ñề gây trở ngại cho chúng ta là những gì ðạt Ma và Huệ Khả truyền lại ñã bị pha lẫn vào trong những yếu tố của Thiền Tông ñời sau cho nên muốn tìm hiểu về những cống hiến thuần túy của hai ông không phải là dễ. Về hình ảnh của ðạt Ma và Huệ Khả Cho ñến nay, chưa ai tìm ra ñược mối liên hệ về hệ phổ giữa ðạt Ma và Thiền Tông ñời sau. Dù hệ phổ ấy có thực thì tư tưởng Thiền Tông trong nhận thức của chúng ta hôm nay cũng không thể có sẵn từ thời ðạt Ma cho ñược. Trên thực tế, trước tác của ðạt Ma, gọi chung là ðạt Ma Luận, ñược truyền lại rất nhiều, trong ñó có tác phẩm cổ hơn hết và là vật duy nhất ñược suy ñịnh có khả năng do chính tay ông viết, Nhị Nhập Tứ Hạnh (Hành) Luận ñã có khoảng cách lớn so với tư tưởng Thiền tông ñời sau. ðến ñộ ñã phát sinh ra khuynh hướng phủ nhận ngay việc quyển sách nói trên là một trứớc tác của ðạt Ma. Về Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận: Nhị Nhập Tứ Hạnh (Hành) Luận ñược xem như là những lời thuyết giáo của ðạt Ma do ñệ tử là ðàm CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 8

9 Lâm (năm sinh và mất không rõ) ghi chép lại. Ngoài bản ñã ñược ðạo Tuyên dẫn ra trong Tục Cao Tăng Truyện, còn có các bản ðôn Hoàng và bản Triều Tiên. Nói chung, nội dung gồm hai phần gọi là nhị nhập : lý nhập nói về lý luận và hạnh nhập nói về ứng dụng thực tiễn. Người ñời sau chia hạnh nhập làm 4 loại ñể giải thích.trong lý nhập có trình bày về một quán pháp gọi là bích quán (nhìn vách) ñể gột sạch những bụi bặm che chân tính của con người. Mặt khác tứ hạnh gồm báo oán hạnh (kiên nhẫn chịu ñau khổ vì cái khổ ngày nay là do nghiệp trong quá khứ gây ra), tùy duyên hạnh (sự vui sướng hôm nay là do nhân duyên trong quá khứ nên không cần ñặt vấn ñề), vô sở cầu hạnh (ñoạn tuyệt với chấp trước) và xứng pháp hạnh (hành lục ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền ñịnh, trí huệ, trong lý pháp thanh tĩnh). Những ñiều viết ra trong Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận này có cái giống, có cái khác với tư tưởng Thiền tông về sau nhưng ñã thấy trong ñó ñã thấy thái ñộ nhìn nhận và tôn trọng tư tưởng và thực tiễn của Như Lai Tạng. Về sau những người học theo ñường lối của ðạt Ma có phát biểu một số lời và ñược chép thành Trường Quyển Tử. Tư tưởng trong ñó lại ñược sao lục trong các ngụy kinh như Kim Cương Tam Muội Kinh (giữa thế kỷ thứ 7). Ảnh hưởng của nó rất rộng ñến nổi sau khi Thiền Tông ñã bắt rễ, còn thấy ñiều nói trong ñó thu lục lại trong Cảnh ðức Truyền ðăng Lục. Tóm lại, dù cứ y như thế mà chấp nhận giả thuyết Bồ ðề ðạt Ma là người ñã khai sáng ra Thiền Tông, ta vẫn bó buộc phải nhìn nhận rằng trong lịch sử dài lâu của nó, Thiền Tông ñã tiến bằng những bước dài và bay bổng. Nếu quên ñi ñiều ñó và cứ tin tưởng vào tính cách siêu việt của Bồ ðề ðạt Ma, xem tư tưởng của ông ñồng nhất với tư tưởng của người ñời sau thì ấy là một quan ñiểm khó lòng chấp nhận. Vấn ñề không chỉ giới hạn trong lãnh vực tư tưởng. Số là từ xưa, trong chốn thiền môn, người ta có khuynh hướng xem thiền gia cứ ñem nguyên tư tưởngcủa mình mà bộc lộ qua hành vi cho nên sự biến thiên của tư tưởng của họ chỉ ñược xét qua những chi tiết cụ thể (thấy trong sự tích, truyện ký của các thiền sư). Hơn nữa, bởi vì Thiền tông rất trọng sự truyền thừa theo hệ phổ (gọi là tổ thống ) và thể nghiệm giác ngộ ñạt ñến bằng cách dĩ tâm truyền tâm cho nên họ có khuynh hướng không chấp nhận rằng giữa các tổ sư cũng có sự khác biệt về tư tưởng. Cũng vì lẽ ñó, ñối với các tổ sư thời cổ, người ñời sau vẫn thường phủ nhận những gì truyền lại từ xưa trong truyện ký của các vị ấy, rồi thay vào ñó, ñem gắn những thuyết mới hợp với thời ñại của mình hơn. Trong bối cảnh ấy, tự nhiên là do sự ñòi hỏi của hệ tư tưởng, sẽ có một sự phân cách giữa các sáng tác và sự thực lịch sử. Riêng về trường hợp của ðạt Ma và Huệ Khả, những ñiều xưa nay ta tin chắc hầu như ñều ñược hậu nhân sáng chế ra. Việc này ñã phản ánh ñược sự ñổi thay rất lớn lao trong dòng lịch sử tư tưởng Thiền Tông. Tuy nhiên, cũng có một số tư tưởng ñã có trước khi Thiền Tông ñặt ñược nền móng dù với số lượng có khi không ñáng kể. Chúng hãy còn ñược truyền lại và vẫn ảnh hưởng ñến sinh họat của Thiền Tông. Do ñó, trong quá trình tìm hiểu về sự phát triển của tư tưởng nhà Thiền, ta bắt buộc phải nhắc tới chúng. Thời ñại của ðạt Ma và Huệ Khả: Thiền Trung Quốc bắt ñầu từ khi ðạt Ma ñến nước họ, ñiều ñó ñã trở thành một ñịnh thuyết (dogma) trong thiền giới. Thật thế, sở dĩ ðạt Ma ñào tạo ñược những người học trò giỏi như Huệ Khả và ðạo Dục (sống giữa thế kỷ thứ 6) là vì ngoài kiến thức giáo lý của mình, ông còn có một nhân cách hết sức ñộc ñáo và hấp dẫn. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu cũng ñi hơi quá xa trong việc ñánh giá ông bởi lẽ nếu nhìn từ quan ñiểm tổng quát toàn thể Phật giáo thì những hoạt ñộng của ông không quan trọng ñến như vậy. Nói cách khác, vào thời ñiểm ðạt Ma và Huệ Khả truyền giáo, tư tưởng của hai ông không ñược nhìn nhận như một hệ chủ lưu. ðể rõ thêm, ta thử nhìn tình huống Phật giáo vào thời hai vị ấy như thế nào? CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 9

10 ðạt Ma hoạt ñộng ở Bắc Ngụy ( ) trong giai ñoạn lịch sử gọi là thời Nam Bắc Triều. Trước tiên, Thái Vũ ðế (tại vị ) chủ trương phá Phật nghĩa là ñàn áp Phật giáo nhưng sau khi ông ta chết ñi, ñến ñời Văn Thành ðế (tại vị ) thì Phật giáo ñã tìm cách phục hưng. Rồi trải qua triều Hiếu Văn ðế (tại vị ) lúc triều ñình dời ñô từ ðại ðồng về Lạc Dương, cũng như các triều Tuyên Vũ ðế (trị vì ) và Hiếu Minh ðế ( ), Phật giáo may mắn gặp những ông vua sùng Phật cho nên ñã trở nên hết sức hưng thịnh. Chùa chiền ñược xây dựng khắp nơi, nổi tiếng nhất có Vĩnh Ninh Tự ở thủ phủ Lạc Dương. Ngoài ra, ở vùng Long Môn, ngoại ô của nó, những công trình ñục khắc những tự viện trong lòng núi (thạch quật tự viện) ñược phát triển mạnh, chúng ñược xem như nằm trong khuôn khổ kế hoạch nhà nước. Về phía Phật giáo ñồ, cho ñến lúc ñó, họ vẫn nghiên cứu các kinh ñiển truyền thống như Niết Bàn Kinh, Duy Ma Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, Trí ðộ Luận, Thành Thực Luận, A Tỳ ðàm Tâm Luận. Thế nhưng, ñến thời Tuyên Vũ ðế, nhân Bồ ðề Lưu Chi (?-527) và Lặc Na Ma ðề (năm sinh và mất không rõ) dịch Thập ðịa Kinh Luận, có một vị tăng tên là Huệ Quang (còn gọi là Quang Thống Luật Sư, ) từng theo học với hai ông, trở thành một nhân vật rất nổi tiếng, cho nên gây ra ñược một phong trào nghiên cứu kinh này. Phong trào ấy mang tên ðịa Luận Tông. Về sau Bắc Ngụy bị tách ra làm ðông Ngụy ( ) và Tây Ngụy ( ), ñóng ñô ở Nghiệp và Trường An. Thế rồi ðông Ngụy bị Bắc Tề ( ) thôn tính, Tây Ngụy bị Bắc Chu ( ) chinh phục. Tuy vậy, nhân vì Bắc Tề cũng là một triều ñại hết sức sùng bái Phật giáo cho nên ñạo Phật vẫn hưng thịnh. Nghiệp, thủ ñô của họ, ñã trở thành trung tâm của Phật giáo thay thế vai trò trước ñây của Lạc Dương. Hoạt ñộng của các tăng lữ Bắc Tề rất phong phú, tuy nhiên, ñáng kể hơn cả là các môn ñồ xuất thân từ cửa Huệ Quang như ðạo Bằng ( ), ðàm Tuân ( ), An Bẩm ( ), Pháp Thượng ( ). Nhờ ñó, giáo nghĩa của tông ðịa Luận chiếm ưu thế, có ñịa vị quan trọng và vững chắc ở Bắc triều. Tuy nhiên, vị vua anh hùng của Bắc Chu là Vũ ðế (tại vị ) ñã giết quyền thần Vũ Văn Thái ( ) ñể nắm trọn quyền bính, chủ trương nỗ lực ñể phú quốc cường binh những mong thống nhất ñất nước nên lại quay về với chủ trương phá Phật. Sau khi diệt ñược Bắc Tề rồi, Vũ ðế thẳng tay ñàn áp Phật giáo nơi quê cũ làm cho Phật giáo Hoa Bắc rơi vào cảnh tiêu ñiều. Về phần Nam Triều thì Phật Giáo xưa nay vẫn ñược giai cấp quí tộc chấp nhận, ñặc biệt có những vị vua sùng Phật như Tống Văn ðế (tại vị ), Lương Vũ ðế (tại vị ). Có thể nói, nhìn bên ngoài thì ñó là thời ñiểm Phật giáo hưng thịnh cùng cực. Các sư như Pháp Vân ( ) chùa Quang Trạch, Tăng Mân ( ) chùa Trang Nghiêm, Trí Tạng ( ) chùa Khai Thiện, thường ñược ñời xưng tụng là Lương tam ñại pháp sư, cả ba ñóng vai chủ ñạo trong việc nghiên cứu Niết Bàn Kinh và Thành Thực Luận, một phong trào thời thượng lúc ấy. Tuy vậy, những nghiên cứu ñó chỉ ñẻ ra nhiều kết quả về phương diện giáo lý mà thôi, chúng làm cho Phật giáo ñương thời nặng tính cách giảng ñàn, chứ nghèo nàn về mặt thực hành. ðời nhà Trần của Nam Triều có vị tăng tên Chân ðế Tam Tạng ( ) theo ñường biển ñến nơi, phiên dịch những kinh ñiển thuộc hệ duy thức như Nhiếp ðại Thừa Luận (Nhiếp Luận). Tuy vậy việc làm của ông, một phần do tình hình phong trào Phật giáo ñương thời, phần do nạn ñao binh, không ñược sự chú ý như mong muốn. Có CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 10

11 ñiều là từ khi có nhiều vị sư vì trốn cảnh ñàn áp Phật giáo của chủ trương ñàn áp Phật Giáo (phá Phật) của Bắc Chu bỏ bắc vào nam thì những sách Chân ðế ñã phiên dịch ñược họ ñem ra nghiên cứu và sử dụng. Rốt cuộc, ta có thể nói là qua sự kiện này, ðịa Luận Tông ñã bị Nhiếp Luận Tông ñồng hóa. Trên ñây, chúng ta ñã tóm tắt hoàn cảnh của giới Phật giáo Bắc Triều trong thời kỳ hoạt ñộng của ðạt Ma và Huệ Khả nghĩa là buổi ñầu cho ñến quãng giữa thế kỷ thứ 6. Huệ Khả lúc ấy gặp cảnh phá Phật của Bắc Chu và ñiều ñó cũng ñã ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của ông không ít. Sự thực lịch sử về ðạt Ma và Huệ Khả: Tư liệu lịch sử ñáng tin cậy nhất nhắc ñến ðạt Ma lần ñầu tiên có lẽ là Lạc Dương Già Lam Ký (547) của Trần Huyễn Chi, một người sống khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Tuy vậy sách ñó không ñưa ra nhiều chi tiết về ông trừ việc cho biết ðạt Ma gốc người Ba Tư, từng ca tụng tháp chùa Vĩnh Ninh (xây năm 516, bị cháy mất năm 534) và cho biết ông tự xưng ñã sống ñược 150 tuổi. Tiếp theo ñó, sự tích về ðạt Ma thấy chép trong bài tựa của Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận, do ðàm Lâm soạn. Qua bài tựa ấy, ñược biết ông xuất thân miền nam Ấn ðộ, có học trò như ðạo Dục, Huệ Khả, cả chuyện giáo nghĩa của ông bị bài báng và ông ñã cho ghi chép những giáo nghĩa ấy trong Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận. Phần Bồ ðề ðạt Ma Truyện trong Tục Cao Tăng Truyện phần lớn căn cứ trên Lạc Dương Già Lam Ký và Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận.Tuy không chép ñược ñiều gì mới nhưng ít nhất liên quan ñến Huệ Khả thì có ghi lại một số ñiều trong mục Tăng Khả Truyện. Theo ñó, Huệ Khả (Tăng Khả) họ Cơ, người ở Hổ Lao, xuất gia năm 40 tuổi, du hành ở trung nguyên, gặp ñược ðạt Ma và trở thành ñệ tử. Ông theo thầy suốt 6 năm (theo truyện về Bồ ðề ðạt Ma thì lại là 4, 5 năm), học ñược nhất thừa (ý nói học ñược giáo lý ðại Thừa, ñặc biệt các lời dạy trong kinh Pháp Hoa). Cũng trong khoảng thời gian ấy, ðạt Ma ñã truyền cho ông Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận như một chân pháp ñể lấy ñó mà truyền ñạo, cũng như trao lại 4 quyển Lăng Già Kinh (do Cầu Na Bạt ðà La dịch). Sau khi ðạt Ma nhập diệt, không thấy nói ñến hành tung của ông trong một thời gian nhưng kể từ khoảng niên hiệu Thiên Bình ( ), nghe ông có ñến Nghiệp, kinh ñô của Bắc Tề, ñể bố giáo và thâu nhận các ñệ tử như Na Thiền Sư (không rõ năm sinh năm mất) và Hướng Cư Sĩ (không rõ năm sinh năm mất). Gặp kẻ ganh tỵ gây khó khăn và cảm thấy nguy cơ ñến tính mạng, ông rời Nghiệp, giả ñiên ñể có cơ hội tiếp tục hành ñạo. Sau khi phong trào Phá Phật xảy ra, ông cùng với Lâm Pháp Sư 9 là một học giả có tiếng về Thắng Mạn Kinh, chung sức duy trì Phật pháp. Vào lúc ấy, cả hai ñều bị giặc chặt tay và từ ñó, không nghe nói gì tới họ nữa. Năm sinh năm mất ñều không ñược biết ñến rõ ràng 10. Những truyện ký trên căn cứ vào tư liệu có trước khi Thiền Tông ra ñời. Thế nhưng, như sẽ ñề cập trong những trang kế tiếp, lúc ñó ñã có nhiều nhóm tăng sĩ ngưỡng mộ 9 Có thuyết cho rằng Lâm Pháp Sư này không ai khác hơn là ðàm Lâm, người chấp bút ghi chép Nhị Nhập Tứ Hạnh (Hành)Luận. 10 ðạt Ma mấy lần bị ñầu ñộc, rụng hết cả răng, Huệ Khả và Lâm pháp sư bị chặt tay. Những câu chuyện như thể cho ta thấy rằng buổi ñầu, thầy trò ðạt Ma bị ghen ghét và gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền pháp tới mức ñộ nguy hiểm ñến tính mạng. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 11

12 họ như những bậc tiền bối cho nên có nhiều khả năng là người ñời sau lại dựa vào thông tin các tăng sĩ ấy cung cấp ñể thần thánh hóa ðạt Ma và Huệ Khả. Chuyện thần thánh hóa hình tượng của hai vị khai tổ kia, ñối với chúng ta, có lẽ không quan trọng bằng câu hỏi vì cớ gì uy tín của hai ông ñã làm cho họ ñược nhiều người ngưỡng mộ ñến vậy. Ảnh hưởng to lớn của ðạt Ma ñối với giới tăng sĩ mới ñúng là chứng cứ trung thực nhất ñể ñánh giá tầm cỡ của hai ông. Truyện ký về Bồ ðề ðạt Ma, như ñã nói, là những văn kiện cổ xưa và rất hiếm hoi. Tuy vậy, cùng với thời gian và qua sự phát triển của tư tưởng Thiền tông, loại ðạt Ma Truyện, Huệ Khả Truyện ñược thêu dệt thêm lên với nhiều sự tích với bối cảnh lúc ở Ấn ðộ, lúc ở Trung Quốc, với dụng ý lý tưởng hóa các tổ sư. Dù rằng về mặt giá trị sự thực lịch sử, những chuyện này không ñáng tin cậy một chút nào nhưng ñứng trên quan ñiểm công cụ truyền bá tư tưởng Thiền Tông thì chúng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quá trình phát triển của thể loại ðạt Ma Truyện ñã diễn ra ñại khái như sau. Trước tiên, các ñăng sử thuộc hệ phái Bắc Tông như Lăng Già Sư Tư Ký 11 và Truyền Pháp Bảo Ký nhấn mạnh về sự liên hệ của ðạt Ma với Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (Hà Nam), sau ñó thì có Hà Trạch Thần Hội ( ) và môn hạ ñề xướng các thuyết Tây Thiên Bát Tổ, Tây Thiên Nhị Thập Cửu Tổ, Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ. Họ sáng tác những chuyện như hệ phổ (tổ thống) cùng lúc ñã có từ bên Ấn ðộ, ðạt Ma truyền áo cà sa (truyền y thuyết), vấn ñáp giữa ðạt Ma và Lương Huệ Vương 12. Sách Bảo Lâm Truyện (801) của hệ phái tông Hồng Châu lại cải biên hầu như hoàn toàn nội dung của thuyết Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ và hoàn thành Tổ Thống Thuyết, cùng lúc, họ gia thêm những sự tích về ðạt Ma lúc còn ở Ấn ðộ, tô ñiểm sự liên hệ giữa hoàng thất hai triều Ngụy và Lương, sửa chữa lại thời ñiểm ðạt Ma từ Ấn ðộ sang Trung Quốc (ñộ lai) cũng như quá trình bố giáo và ngày chết của ông (thiên hóa). Tuy những sự sáng tác với mục ñích nâng cao uy tín của Thiền tông như thế hoàn toàn không dựa trên sự thực nhưng sau khi thế lực của phái Hồng Châu 13 lan rộng thì dần dần, người ta không còn nghi ngờ gì về chúng nữa. ðến khi Cảnh ðức Truyền ðăng Lục (1004) và Truyền Pháp Chính Tông Ký (1061) ghi chép lại thì tất cả ñược coi như ñịnh thuyết. Song song với sự biến hình của các truyện ký, loại sách ðạt Ma Luận dùng tên ông như mào ñầu ñã xuất hiện nhan nhản. Tiêu biểu có Ngộ Tính Luận của hệ Bắc Tông và Huyết Mạch Luận của Nam Tông. Nội dung những sách ñó thường phản ánh lý luận của hệ phái mình nhưng sở dĩ có nhiều sách mạo danh ðạt Ma (ðạt Ma giả thác thư) ra ñời như vậy là vì với sự phát triển của tư tưởng, tất nhiên có những quyển không còn hợp thời bắt buộc phải bị ñào thải. ðến khi những ngữ lục, một phương tiện khác ra ñời thì sự sáng tác những giả thác thư cũng ñến hồi cáo chung vì ñã ñóng xong vai trò lịch sử của mình. Riêng về Huệ Khả, tuy sau ñó cũng có nhiều ñiều thêm thắt về truyện ký của ông nhưng những truyện như chặt tay cầu ñạo (Huệ Khả ñoạn tý) hay việc thu nhận Tăng Xán làm người thừa kế chỉ là những ñiều viết ra vì cần thiết của sự phó pháp (ñể giải thích ñạo pháp ñã ñược giao phó như thế nào) chứ nó chỉ làm yếu ñi ý nghĩa lịch sử ñặc biệt của nhân vật Huệ Khả. 11 Sư tư có nghĩa là các bậc thầy, lại còn có nghĩa là sự tiếp nối giữa thầy và trò. 12 Ngay cả chuyện cửu niên diện bích (nhìn vách 9 năm) hình như cũng là một chuyện bịa ñặt. Theo Nguyễn Tuệ Chân (trong TTPG, trang 20) thì ñặc sắc của Thiền ðạt Ma là phép an tâm. Bích quán chỉ ngụ ý nói tâm kiên cố bất di như tường vách chứ không phải quay mặt vào vách mà quán. 13 Phái thiền của Mã Tổ ðạo Nhất, sẽ nói ñến sau. Hồng Châu là tên ñất. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 12

13 Những nhân vật thuộc hệ phái ðạt Ma Huệ Khả và tính ña dạng của họ: Cho dù ảnh hưởng của ðạt Ma và Huệ Khả lớn lao ñến nỗi môn ñệ của các ông ñã lập ra hẳn ñược một trường phái, chúng ta vẫn không thể quả quyết họ là những người ñã khai sáng ra cái gọi là Thiền Tông. Không những chuyện ñó hãy còn mơ hồ mà ngay những người có chân trong trường phái của hai ông vốn cũng chẳng ñồng nhất về mặt tư tưởng. Nếu kiểm tra những gì ghi chép trong Tục Cao Tăng Truyện (Bồ ðề ðạt Ma Truyện, Tăng Khả Truyện, Pháp Trùng Truyện), ta biết những người trong hệ phái ðạt Ma-Huệ Khả gồm có hai nhóm và không có liên quan mật thiết với nhau: Nhóm ñầu tiên là những người ñã ñược ðạt Ma dạy Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận: Huệ Khả, ðạo Dục và người chấp bút nó là ðàm Lâm. Ngoài ra, về nhóm này, phải kể thêm Hướng Cư Sĩ là người ñã ñược chỉ dạy qua thư tín. Nhóm thứ hai là những người truyền bá 4 quyển kinh Lăng Già. Theo Tăng Khả Truyện, trong ñó có Lâm Pháp Sư (có thể là ðàm Lâm), người ñã cùng Huệ Khả hoạt ñộng vào thời ñiểm Phật giáo bị ñàn áp (thời Phá Phật), học trò Huệ Khả tên gọi Na Thiền Sư và môn ñệ của Na Thiền Sư tên là Huệ Mãn. Trong Pháp Trùng Truyện, khi ñề cập ñến những người truyền bá Lăng Già Kinh, còn thấy viết: Thiền sư ðạt Ma có hai học trò là Huệ Khả và Huệ Dục. Huệ Dục Thiền Sư nhận lãnh giáo lý, chỉ tu hành trong tâm và không phát biểu bằng lời nói. Còn những người thừa kế Huệ Khả Thiền Sư như Xán Thiền Sư, Huệ Thiền Sư, Thịnh Thiền Sư, Na Lão Sư, ðoan Thiền Sư, Trường Tạng Sư, Chân Pháp Sư, Ngọc Pháp Sư... thì dùng lời nói ñể thuyết về huyền lý nhưng không ghi chép lại bằng văn từ. Ngoài ra, những người thừa kế Huệ Khả Thiền Sư còn có Thiện Lão Sư (viết 4 quyển sao), Phong Thiền Sư (viết 5 quyển sớ), Minh Thiền Sư (viết 5 quyển sớ) và Hồ Thiền Sư (viết 5 quyển sớ). Về những người chịu ảnh hưởng gián tiếp của Huệ Khả thì có ðại Thông Sư (viết 5 quyển sớ), ðạo Âm Sư (viết 4 quyển sao)trùng Pháp Sư (viết 5 quyển sớ), Ngạn Pháp Sư (viết 5 quyển sớ), Sủng Pháp Sư (viết 8 quyển sớ) và ðại Minh Sư (viết 10 quyển sớ). Những người nối tiếp Na Thiền Sư là Thực Thiền Sư, Huệ Thiền Sư, Khoáng Pháp Sư. Hoằng Trí Sư. Tuy trụ trì ở Tây Minh Tự chốn kinh sư nhưng pháp ñã tuyệt. Mặt khác, Minh Thiền Sư lại có những ñồ ñệ là Gia Thiền Sư, Bảo Du Sư, Bảo Nghênh Sư, ðạo Oánh Sư, họ nối tiếp ñược pháp ñăng của hệ phái và vẫn tiếp tục bố giáo cho ñến nay. Theo ñó, ta biết những người ñó liên quan với ðạt Ma về Huệ Khả qua trung gian của Lăng Già Kinh thuộc rất nhiều hệ thống dị biệt. Thế nhưng truyện trên không nhắc ñến những người có liên quan ñến Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận như Hướng Cư Sĩ và về ðạo Dục (Huệ Dục) và ðàm Lâm, nó cũng chỉ nhắc ñến một cách hết sức sơ sài. Sở dĩ ðạt Ma và Huệ Khả ñược các tôn phái ñương thời ngưỡng mộ như hai bậc ñàn anh có lẽ vì danh tiếng của họ rất cao và hình tượng của họ ñược tôn sùng.ðạo Tuyên, người viết sử về thiền lâm có tiếng, trong phần Luận của Tập Thiền Biên, Tục Cao Tăng Truyện có nhấn mạnh ñến tính tiền vệ, viễn kiến (ñi trước thời ñại, nhìn xa) của tư tưởng ðạt Ma, ñã gây chấn ñộng ñối với người ñương thời. ðứng từ quan ñiểm này mà suy ra thì nếu những người sáng lập Thiền Tông về sau có dựa vào ñiều ñó ñể tạo CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 13

14 ra uy thế cho mình cũng không phải là chuyện ñể ta ñáng ngạc nhiên. Vai trò của Lăng Già Tông (nhóm thứ hai): Trong Tục Cao Tăng Truyện, phần nói về Huệ Khả có cho biết ðạt Ma ñã truyền cho ông bản Lăng Già Kinh gồm 4 quyển.trong ñó còn thấy chép truyện ký của Na Thiền Sư, ñệ tử của Huệ Khả và học trò của Na Thiền Sư là Huệ Mãn, hai trong những người thừa kế Lăng Già Kinh. Phần nói về Pháp Trùng cũng chép lại hệ phổ những người thừa kế và nghiên cứu Lăng Già Kinh mà họ ñã nhận từ ðạt Ma và Huệ Khả. Các nhân vật này ñược gọi chung là Lăng Già Tông. Tuy hệ phổ của Lăng Già Tông bị bỏ ra ngoài hệ phổ của Thiền Tông, nhưng nhân vì các văn kiện thư tịch Thiền Tông buổi ñầu của Thiền Bắc Tông nhìn nhận những ghi chép về kinh Lăng Già nên mới có quan ñiểm cho là Lăng Già Tông cũng có thể xem như thuộc Thiền Tông lúc nó vừa thành lập. Dù vậy, không thể nói các văn kiện Thiền Tông buổi ñầu ñã sử dụng câu chuyện về kinh Lăng Già như một thông tin có tính tuyệt ñối. Có thể hiểu là ñể xác ñịnh vị trí chính thống của họ, các nhân vật Thiền Tông thường sử dụng những chi tiết ghi chép trong Tục Cao Tăng Truyện chỉ vì uy tín của tác phẩm này. Do ñó, khi suy luận cần phải phân biệt chuyện này với chuyện nọ. Về sau, ñến thời của chi lưu Hà Trạch Thần Hội thì người ta nhấn mạnh vào cái Tri (máy ñộng của trí tuệ bát nhã) và chú trọng ñến Kim Cương Bát Nhã Kinh (tục gọi là kinh Kim Cương), ñến nỗi chủ trương rằng quyển kinh mà Huệ Khả ñã nhận từ ðạt Ma không phải là kinh Lăng Già mà chính là kinh Kim Cương vậy. Liên hệ giữa Huệ Khả và Niết Bàn Luận: Những người thừa kế ðạt Ma và Huệ Khả ở trong nhiều hệ phái khác nhau. Như ñã nói trên, ñó là hệ phái Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận và hệ phái Lăng Già Kinh. Sau khi Thiền tông ñã thành hình rồi, lại có thêm những nhân vật thuộc hệ phái gọi là ðông Sơn pháp môn. ðó là chưa kể ñến những người ñược truyền thừa Niết Bàn Luận nữa. Trong Tục Cao Tăng Truyện, phần phụ truyện của Pháp Thái Truyện cũng như trong Trí Ngao Truyện, có nói ñến việc Trí Ngao (?-601), ñệ tử của Chân ðế Tam Tạng ( ), trốn cảnh phá Phật ở ñất Bắc ñã vào miền nam với nhà Trần (nước do Trần Bá Tiên sáng lập). Ông ta ñược một người tên Huệ Khả (?-582?) 14 giảng cho nghe về Niết Bàn Luận. Sau khi Huệ Khả này mất, ông ra sức truyền bá tư tưởng của thầy. Huệ Khả nói ñến ở ñây xem ra có sự trùng hợp với Nhị Tổ Huệ Khả mà ta vẫn biết nếu căn cứ trên thời ñiểm ông ấy hoạt ñộng cũng như những chi tiết chung trong truyện ký của hai người. ðó là chưa nói ñến Niết Bàn Luận mà ông giảng nghĩa lại là tác phẩm ñã ñược một người tên ðạt Ma Bồ ðề nhà Bắc Ngụy phiên dịch ra. Ít nhất giữa hai Huệ Khả có quá nhiều chi tiết giống nhau ñể có thể phủ ñịnh khả năng họ cùng là một người. Nếu tin vào chuyện ñó, ta còn thấy mối liên hệ thầy trò giữa ðạt Ma và Huệ Khả còn rộng lớn hơn những ñiều ta từng biết về họ. Lại nữa, ta không thể nào làm ngơ trước sự việc Niết Bàn Luận là lý luận dựa trên Niết Bàn Kinh mà kinh này lại là trước tác cực kỳ quan trọng, ñược ñem ra dùng làm nền tảng tư tưởng của ðịa Luận tông Nam ðạo phái nữa. Ý nghĩa sự góp mặt của Huệ Khả và nguồn cội Thiền tông: Thế nhưng, dù có nhiều hệ phái hay nhiều môn ñồ ñến thế nào, chung qui tư tưởng của ðạt Ma ñã truyền ñến họ qua trung gian của Huệ Khả. Phải nói sự cống hiến lớn lao của Huệ Khả vốn có tính quyết ñịnh trong quá trình thành lập Thiền Tông. Theo ñó, việc Huệ Khả nhận ñược một nguồn cảm hứng, một cú hích từ ðạt Ma là việc không thể phủ nhận ñược. Những người về sau muốn ñi tìm nguồn cội tư tưởng của thầy trò ðạt Ma Huệ Khả, có lẽ phải bắt buộc tìm ñến Huệ Khả nhiều hơn là ñi thẳng tới ðạt Ma. Nếu mọi sự xảy ra như vậy thì việc xem Thiền Tông như sản phẩm truyền thừa từ Ấn ðộ mà thôi quả là ñiều nguy hiểm. Trên thực tế, Lăng Già Kinh, trước tác mà Thiền Tông buổi ñầu xem trọng là kinh ñiểm cơ sở của ðịa Luận Tông, một tông phái chi phối ñời sống tôn giáo ở Bắc Triều, nghĩa là ñịa bàn hoạt ñộng của Huệ Khả. Không 14 Huệ Khả 慧哿 viết khác với Huệ Khả 慧可 thường gặp. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 14

15 những thế, những Nhị Nhập Tứ Hạnh và tư tưởng Như Lại Tạng (sau này sẽ là cơ sở của Thiền Tông) cũng là trung tâm của giáo lý ðịa Luận Tông Nam ðạo Phái nữa kia. Còn phải nhắc thêm việc ai nấy ñều biết là trong những văn kiện truyền vào ñất Nhật dưới thời Nara ( ), ñã có mặt Lăng Già Kinh Sớ tương truyền do Bồ ðề ðạt Ma soạn. Gần ñây, người ta ñã khám phá ra rằng rõ ràng là nội dung của nó có nhiều ñiểm gắn bó mật thiết với tư tưởng ðịa Luận Tông Nam ðạo Phái. ðịa Luận Tông, giáo lý có trước tiên vào thời Nam Bắc Triều, sau một thời gian dài, ñã chịu nhiều thay ñổi, biết tiếp nhận tư tưởng Phật Giáo ñến từ Ấn ðộ và hệ thống hóa trong một tổ chức do người Trung Quốc chủ trì. Tổ chức này sẽ là mẫu thai sinh sôi ra những luồng tư trưởng khác của Phật Giáo Trung Quốc như Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Tịnh ðộ Tông...E rằng hệ thống tư tưởng chủ lưu của những người tự cho rằng mình vốn là kẻ thừa kế các bậc tiền bối như ðạt Ma và Huệ Khả cũng ñều bắt buộc phải truy tầm ở chính nguồn cội này. Cội nguồn trực tiếp tư tưởng chủ lưu của Thiền Tông, như sẽ trình bày trong tiết sau, là những người thuộc pháp môn ðông Sơn. Liên hệ giữa họ và những người tự xưng là kế thừa di sản của ðạt Ma và Huệ Khả thật ra không có gì rõ rệt. Dù sao, ta vẫn phải ñể ý một ñiều: trong Trường Quyển Tử, tác phẩm ñược xem như xuất phát từ Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận, ta thấy có chép nhiều tư tưởng sau này sẽ ñược Thiền Tông chấp nhận. Tiết 3: Pháp môn ðông Sơn hình thành: Pháp môn ðông Sơn xuất hiện: Năm 581, Tĩnh ðế ( trị vì ) nhà Bắc Chu nhường ngôi cho Văn ðế ( trị vì ) nhà Tùy. Văn ðế sau ñó ñã chinh phục ñược nhà Trần ( ) và cuối cùng thống nhất Trung Quốc. Văn ðế muốn dùng Phật Giáo như nguyên tố ñể lãnh ñạo một quốc gia thống nhất, mới ra sức giúp nó hưng thịnh. Bắc Triều xưa nay vẫn trọng sự thiền ñịnh từ giáo lý ñến thực tiễn, nay nhà Tùy lại kế tục sự nghiệp ñó cho nên ñã cho lập ðại Thiền ðịnh Tự ở thủ ñô ðại Hưng Thành (tức Trường An), mời nhà tu tên tuổi từ các ñịa phương về. Sau ñó, người kế nghiệp Văn ðế là Dượng ðế (trị vì ) cũng kính nể các cao tăng như Trí Khải ( ) phái Thiên Thai hay Gia Tường Cát Tạng ( ) của Tam Luận Tông cho nên Phật Giáo nhờ ñó không ngừng phồn thịnh. Tuy Phật Giáo ñời Tùy có những nhân vật chỉ ñạo trên tuổi như Tín Hành ( ) của Tam Giai Giáo, Trí Khải và Cát Tạng nhưng những người chiếm giữ vị trí trung tâm của nó vẫn là Huệ Viễn ( ) ở Tĩnh Chương Tự, Chí Niệm ( ) và ðàm Thiên ( ), người của hệ phái ðịa Luận và Nhiếp Luận, vốn có từ thời Nam Bắc Triều cho ñến nay. Nếu chúng ta tin vào những gì chép trong Tục Cao Tăng Truyện, phần nói về Pháp Trùng, thì sẽ thấy vào thời ñiểm ñó, những người thuộc Lăng Già Tông - tức hệ phái ñi theo ðạt Ma và Huệ Khả - lẽ ra phải hoạt ñộng rất mạnh mẽ nhưng sao không ai tìm ra bằng chứng rõ rệt nào về ñiều ñó. Vì hình như không có ký lục nào chép về việc các nhà tu hành thuộc hệ phái của ðạt Ma ñược mời ñến ðại Thiền ðịnh Tự, cho nên ta có thể suy ñoán rằng những người tu thiền buổi ấy ñều giống như ðạt Ma và Huệ Khả, nghĩa là phải sống một cuộc ñời du tăng chốn sơn lâm, tu luyện ở chỗ không người hay biết. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 15

16 Thế nhưng ñến khi Tùy bị ðường diệt ( ) thì sự thể ñổi thay theo một chiều hướng khác.lúc ñó, thầy trò ðạo Tín ( ) và Hoằng Nhẫn ( ) xuất hiện. Hai người ra sức bố giáo quanh ñịa bàn Kỳ Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc và phát triển hoạt ñộng của mình một cách nhanh chóng, lôi cuốn ñược sự chú ý của giới Phật Giáo. Người ta thường gọi ñường lối của họ là pháp môn ðông Sơn, và nếu như ta nhìn tính cách liên tục qua cách thức thầy truyền pháp cho trò của họ thì thấy họ ñúng là những người ñã trực tiếp ảnh hưởng ñến sự hình thành của Thiền Tông về sau. ðạo Tín và Hoằng Nhẫn: Theo ðạo Tín Truyện chép trong Tục Cao Tăng Truyện thì ðạo Tín họ Tư Mã, không rõ là người xuất thân vùng nào (tuy có sách chép ông người Hà Nội, Trung Quốc). Lên 7 ñã theo hầu một tôn sư trong 5 năm trời, sau ñó ñến ngọn núi tên Hoàn (?) Công Sơn tỉnh An Huy, gặp hai vị thầy không biết từ ñâu ñến và học Thiền với họ trong vòng 10 năm. Hai vị thầy này bỏ ñi ñến núi La Phù (Sơn ðông) nhưng không cho phép ðạo Tín ñi theo. Về sau, ông xuất gia, nhập tăng tịch ở một chùa thuộc Cát Châu. Khi giặc bao vây thành Cát Châu, tương truyền ông dạy mọi người tụng kinh Bát Nhã nên ñược vô sự. Ông ñịnh bụng xuống vùng Nam Nhạc, giữa ñường bị mọi người cầm chân nên ghé lại chùa ðại Lâm Tự núi Lô Sơn và ở ñó 10 năm. ðạo Tín lại ñến Kỳ Châu, vào núi Song Phong huyện Hoàng Mai (sau ñược biết là vào khoảng năm 624), chỉ ñạo học trò suốt 30 năm. ðến năm 651 thì mất, thọ 72 tuổi. Theo Lăng Già Kinh Sư Tư Ký thì ðạo Tín có trước tác Nhập ðạo An Tâm Yếu Phương Tiện Pháp Môn, ñược một số người dẫn ra nhưng hầu hết không nói ñến cho nên chuyện nó có thật hay không chưa lấy gì làm chắc. Mặt khác, tên tuổi Hoằng Nhẫn như người học trò ñã dựng tháp cho thầy ñã ñược nhắc ñến trong truyện về ðạo Tín của Tục Cao Tăng Truyện. Sau ñó nhờ những ghi chép của Lăng Già Kinh Sư Tư Ký và Truyền Pháp Bảo Ký mà ta mới dần dần biết thêm về hành trạng của ông. Theo Truyền Pháp Bảo Ký, Hoằng Nhẫn họ Chu, xuất thân ngay ở Hoàng Mai. Ông ñi tu từ nhỏ, năm 12 tuổi (Lăng Già Sư Tư Ký chép là 7 tuổi) ñã theo học ðạo Tín, sau ñược thầy phó thác, ñến núi Bằng Mậu (Sơn ðông) mở trường bố giáo, thu nhận rất nhiều ñệ tử, trong ñó có tên tuổi nhất là Pháp Như, Thần Tú và Huệ Năng. Ông mất năm 675, thọ 74 tuổi. Tuy nhiên, theo các sách như Lăng Già Sư Tư Ký thì ông mất trước ñó một năm, tức 674. Tương truyền, ông có viết tác phẩm nhan ñề Tu Tâm Yếu Luận, nhưng sự thực thế nào thì chưa ai dám quyết. Pháp môn ðông Sơn là gì? ðông Sơn là tên gọi Bằng Mậu Sơn (hay Ngũ Tổ Sơn), ngọn núi nằm ở huyện Hoàng Mai thuộc Kỳ Châu (tỉnh Hồ Bắc ngày nay), nơi Hoằng Nhẫn truyền giáo. Cũng trong vùng này, lại có ngọn Song Phong Sơn, về sau có tên là Tứ Tổ Sơn, nơi ðạo Tín ở, còn ñược gọi là Tây Sơn. Do ñó cách gọi Tây Sơn - ðông Sơn dùng ñể phân biệt thầy trò ðạo Tín - Hoằng Nhẫn. Pháp môn ðông Sơn như thế ám chỉ những hoạt ñộng hoằng pháp của Hoằng Nhẫn và chư ñệ tử, họ ñã tạo thành một hệ phái tư tưởng hẳn hoi trong phạm vi cả nước. Theo Lăng Già Kinh Sư Tư Ký, Tắc Thiên Vũ Hậu từng phát biểu Nói về chuyện tu hành thì không có gì vượt nổi pháp môn ðông Sơn. Lời nói của bà ñã diễn tả ñầy ñủ tầm quan trọng của môn phái Hoằng Nhẫn. Tuy nhiên, ngày nay, mọi người thường nghĩ rằng nếu xét thêm về tính xác thực trong quan hệ giữa thầy trò với nhau cũng như nhìn lại ñịa bàn hoạt ñộng rất gần gũi của họ, ta có thể gộp cả ðạo Tín vào pháp môn ðông Sơn vậy. Ý nghĩa về sự xuất hiện của pháp môn ðông Sơn: Pháp môn ðông Sơn hoạt ñộng trong khoảng ðường sơ ( ), lúc Phật Giáo nằm trong một thời kỳ cải cách. Một vị tăng tên Cơ ( ) dựa trên bản văn Thành Duy Thức Luận do Huyền Trang ( ) dịch ñã sáng lập một tông phái có tổ chức là Pháp Tướng Tông. Theo gương ñó, nhân ðịa Luận Tông và Nhiếp Luận Tông ñều ñến hồi suy vi, những người thuộc hai hệ tư tưởng này như Trí Nghiêm ( ) và Pháp Tạng ( ) vì muốn tranh chấp với Pháp Tướng Tông nên ñã lập ra Hoa Nghiêm Tông. Ngoài ra còn có ðạo Xước ( ) và Thiện ðạo ( ) cổ vũ CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 16

17 cho Tịnh ðộ Giáo, ðạo Tuyên ( ) hoàn thành cơ sở của Nam Sơn Luật Tông. Nếu tính cả Thiên Thai Tông vốn ñã ra ñời sớm hơn một chút thì ta ñã thấy ñược toàn cảnh của Phật Giáo Trung Quốc, tất cả tông phái ñều ñã hiện ra vào thời ñiểm này. Sở dĩ có hiện tượng này có lẽ bởi vì ñến lúc ñó, Phật Giáo ñã hoàn toàn trở thành xương thịt của người Trung Quốc. Họ ñã tổ chức và chấn chỉnh ñạo Phật theo một lối mới theo phong cách và cảm tính của người trong nước. Ta có thể ngầm hiểu ñược ñiều này khi biết rằng những kinh ñiển dùng làm cơ sở trích dẫn cho Thiền Tông buổi ñầu hầu như ñều là tác phẩm do người Trung Quốc soạn, với cách gọi chung là những ngụy kinh hay kinh giả mạo. Có thể kể ra ñây một số tựa ñề như Phật Thuyết Pháp Cú Kinh, Phật Thuyết Thiền Môn Kinh, Phật Thuyết Pháp Vương Kinh, Phật Vị Tâm Vương Bồ Tát Thuyết ðầu ðà Kinh, ðại Phương Quảng Viên Giác Tu ða La Liễu Nghĩa Kinh, ðại Phật ðính Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Chư Bồ Tát Phương Hành Thủ Lăng Nghiêm Kinh vv...trừ hai cuốn cuối, các kinh sách này ñều ñược biết rõ toàn văn là nhờ ở cuộc khai quật các văn thư ở thạch ñộng ðôn Hoàng, thế nhưng các kinh sách của các tông Tịnh ðộ và Hoa Nghiêm ñương thời cũng ñã ñược phép trích dẫn chúng. Do ñó, có thể ñặt giả thuyết những ngụy kinh ấy chính là tác phẩm của các nhà tu thiền nặc danh viết ra, và nếu ñặt sự xuất hiện của nó vào bối cảnh của Phật Giáo ñương thời vốn ñang trực diện với nhiều vấn ñề, thì ta thấy chúng ñã ñã ñược tiếp nhận rộng rãi, vượt lên trên cả sự cách biệt về giáo lý của các học phái. Tóm lại, phải chăng sự xuất hiện của Thiền là ñể giúp giải ñáp những nan ñề mà Phật Giáo thời ấy ñang gặp phải? Thế rồi, kể từ thời này,tam Luận Tông, một giáo phái ñược chú trong vào ñời Tùy, cũng bắt ñầu suy thoái và sau ñó tan biến trong dòng Thiền Tông ñang trên ñường hưng thịnh. Về những ngụy kinh mà Thiền Tông buổi ñầu ñã sử dụng: Trong những trước tác vừa nhắc ñến bên trên thì trước tiên có Phật Thuyết Pháp Cú Kinh, ñã ra ñời vào năm 650. ðược xem là một ngụy kinh và không liên quan gì ñến Pháp Cú Kinh (Danmapada) vốn là một bộ nằm trong A Hàm Kinh. Nó gồm 14 phẩm (chương), phẩm thứ nhất có 24 bài kệ làm theo thể ngũ ngôn tứ cú cho nên mới mang tên là Pháp Cú. Trong ñó ñặc biệt có những câu nổi tiếng như Sâm (Sum) la cập vạn tượng, Nhất pháp chi khả ấn vẫn thường ñược ñem ra trích dẫn. Thứ ñến là Phật Thuyết Thiền Môn Kinh. Kinh này hình như ñã xuất hiện khoảng cuối thế kỷ thứ 7 hay ñầu thế kỷ thứ 8, mào ñầu có lời tựa của Huệ Quang. Nội dung của nó nhấn mạnh ñến ñốn ngộ, ñã ñược dẫn dụng trong Lịch ðại Pháp Bảo Ký (hậu bán thế kỷ thứ 8) của Bảo ðường Tông cũng như ðốn Ngộ Nhập ðạo Yếu Môn Luận của ðại Chu Huệ Hải (khoảng thế kỷ thứ 8 hay 9). Phật Thuyết Pháp Vương Kinh không rõ ñã ra ñời vào thời nào, chỉ biết chủ yếu bàn về phật tính, nhân ñược Bách Trượng Hoài Hải ( ) dẫn dụng nhiều lần nên có thể phỏng ñoán ñã có từ thế kỷ thứ 8. Kinh này cũng ñã ñược dịch ra tiếng Tây Tạng. Phật Vị Tâm Vương Bồ Tát Thuyết ðầu ðà Kinh còn ñược gọi là Tâm Vương Kinh hay ðầu ðà Kinh, từng ñược trích dẫn hay nhắc ñến tên trong các tác phẩm như Tu Tâm Yếu Luận, ðạo Phàm Thú Thánh Tâm Quyết (cả hai là bản ðôn Hoàng, thế kỷ thứ 7), Tào Khê ðại Sư Truyện cũng như Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao của Khuê Phong Tông Mật ( ). Ngoài ra, trong phụ lục của một bản chú thích ở ðôn Hoàng gọi là Ngũ Âm Sơn Thất Tự Huệ Biện Thiền Sư Chú thấy có chép lại một phần của nó. Tuy nó ñặt nặng về hạnh ñầu ñà 15 nhưng có ñặc ñiểm là ñã thực hành lối giải thích giống như quán tâm thích mà sau này ta thường thấy trong các văn bản của Bắc Tông. Nên ñể ý rằng 15 ðầu ñà: phương tiện tu khổ hạnh giúp giảm tối ña nhu cầu, tăng triển ý chí và rũ sạch những ô nhiễm, ví dụ ăn mặc rách rưới, khất thực ñược gì ăn nấy, ăn một lần trong ngày, ngủ ñâu cũng ñược (theo TðPH nhóm ðạo Uyển) CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 17

18 kinh này cũng có một bản dịch ra tiếng Lật ðặc (Soghd), một dân tộc gốc, Iran xưa sống chung quanh vùng Samarkand và thường xuyên thông thương với Trung Quốc. Riêng về ðại Phương Quảng Viên Giác Tu ða La Liễu Nghĩa Kinh, gọi tắt là Viên Giác Kinh, ñược xem ñã ra ñời giữa hai thế kỷ 7 và 8, chủ yếu thuyết về cách làm sao ñạt ñược cái tâm giác ngộ viên mãn (ñại viên giác tâm). Nó ñược xem như một truyền pháp bảo ký, sớm ñược nhắc nhở ñến trong thời kỳ tối sơ của lịch sử Thiền Tông và sau lại ñược Khuê Phong Tông Mật sử dụng rộng rãi. Còn như ðại Phật ðính Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Chư Bồ Tát Phương Hành Thủ Lăng Nghiêm Kinh thì tên ñã ñược thu gọn thành Lăng Nghiêm Kinh hay Phật ðính Kinh. ðó là một ngụy kinh gồm 10 quyển ra ñời vào thế kỷ thứ 8 và hoàn toàn không dính líu gì ñến một chân kinh do Cưu La Ma Thập dịch nhan ñề Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh. Nó vừa giảng nghĩa về cái lý viên thông vô ngại, vừa liệt cử các loại bệnh thiền sau ñó lại dạy cách làm sao thoát ra khỏi chúng. Trong các ngụy kinh vừa kể, nhiều cuốn chỉ có tầm quan trọng ñối với buổi ban ñầu của Thiền Tông mà thôi. Thế nhưng riêng Lăng Nghiêm Kinh và Viên Giác Kinh ñược xem như là hai tác phẩm thuyết về giáo thiền nhất trí nên mãi về sau, cho ñến cả các ñời Tống, Nguyên, Minh, vẫn hãy còn ñược sử dụng. Chuyện tăng Nhật Bản là Dôgen (ðạo Nguyên, ) phê phán thuyết Giáo Thiền nhất trí và phủ nhận giá trị hai cuốn kinh nói trên là một giai thoại khá nổi tiếng. Ngày nay, trong các thiền viện, người ta vẫn còn tụng Lăng Nghiêm Chú, xuất xứ của nó chính là quyển thứ 7 trong Lăng Nghiêm Kinh vậy. Liên quan giữa Tam Luận Tông và Thiền Tông: Sở dĩ Tam Luận Tông gây ñược sự chú ý là bởi vì phái này soạn rất nhiều kinh sách và người hoàn thành ñược hệ tư tưởng của họ, tăng Cát Tạng, vốn ñược Tùy Dượng ðế trọng vọng. Tuy nhiên, nguyên lai, Tam Luận là một tông phái lấy thực tiễn làm trung tâm và Cát Tạng, người chủ trương lấy giáo nghĩa làm chính, là một ngoại lệ trong nhóm họ. Chính việc coi trọng thực tiễn ñã cho phép người phái này giao lưu với các tăng sĩ thuộc hệ phái ðạt Ma Huệ Khả. Ví dụ Huệ Bố (? 587) của phái Tam Luận, người từng theo học Nam Nhạc Huệ Tư, cũng ñã ñến tham vấn Huệ Khả. Người như Pháp Như ( ), ñệ tử của Hoằng Nhẫn, trước ñó ñã thờ Huệ Minh (tức Thanh Bố Minh, năm sinh năm mất không rõ) của Tam Luận Tông làm thầy. Lại nữa, ðại Minh pháp sư (năm sinh năm mất không rõ), theo học Pháp Lãng ( ) của Tam Luận Tông cùng với Cát Tạng, lại ñược ñặt vào hệ phổ của những tăng sĩ theo Lăng Già Tông (xem Tục Cao Tăng Truyện, truyện về Pháp Trùng). Chính ðại Minh pháp sư là thầy của Ngưu ðầu Pháp Dung ( ), người về sau sẽ có một vị trí trong lịch sử Thiền Tông. Thế nhưng, vì phần giáo lý của Tam Luận ñã ñạt tới ñỉnh cao nhất với Cát Tạng nên từ ñó về sau nó không còn ñường nào tiến nữa mà phải quay trở về với chiều hướng lấy thực tiễn làm trung tâm. Ở ñây, Tam Luận Tông không chứng tỏ ñược có gì ñộc ñáo trong phương pháp tu hành trong khi pháp môn ðông Sơn càng ngày càng phát triển. Bị lấn lướt, ñánh mất cá tính, họ dần dần tàn lụn rồi chẳng bao lâu ñã hòa nhập vào dòng chảy Thiền Tông. Ảnh hưởng của pháp môn ðông Sơn ðạo Tuyên, cùng thời ñại với những người nói trên, trong Tục Cao Tăng Truyện ñã sớm truyền lại truyện ký về ðạo Tín, cho biết ông này ñã tụ tập ñược một nhóm ñệ tử trên 500 người, trong ñó có Hoằng Nhẫn.Mặt khác, các truyện ký liên quan ñến Pháp Hiển ( ), Thiện Phục (? - 660), Huyền Sảng (? -653) chứng tỏ các ông này ñều là học trò ðạo Tín. Do ñó, ta có thể nói rằng từ thời ðạo Tín, những hoạt ñộng của nhóm về sau gọi là pháp môn ðông Sơn ñã gây ñược sự chú ý của giới Phật Giáo. Người kế thừa và phát triển sự nghiệp của ðạo Tín là Hoằng Nhẫn. Theo những văn bản của Thiền Tông buổi ñầu, Hoằng Nhẫn có nhiều ñệ tử và 10 người ñã ñược ông phó thác việc truyền giáo trong toàn cõi Trung Quốc. Mười người ñó có tên là Hoằng Nhẫn thập ñại ñệ tử. Thuyết này có ñáng tin hay không là chuyện khác nhưng chắc chắn ñiều này có thể giúp ta ngầm hiểu Hoằng Nhẫn rất ñược trọng vọng và ảnh hưởng của ông ñã lan rộng trên bình diện cả nước. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 18

19 Sống cùng thời với ðạo Tín và Hoằng Nhẫn có Trí Nghiêm, người ñã xây dựng cơ sở cho Hoa Nghiêm Tông. Ông ta phân biệt 5 nhóm trong Phật Giáo: 1) Tiểu thừa (A Hàm, Abidharma), 2) ðại thừa sơ giáo (tư tưởng Duy thức), 3) ðại thừa chung giáo (tưởng Như Lai tạng), 4) ðốn giáo, 5) Nhất thừa (tư tưởng Hoa Nghiêm) và ñề ra Ngũ giáo giáo phán. Thế nhưng người ta nghĩ rằng khái niệm gọi là ðốn giáo có thể dùng ñể ám chỉ pháp môn ðông Sơn lúc ñó ñang dần dần bành trướng. Trí Nghiêm cũng tỏ ra là người phóng khoáng và muốn cách tân khi ông ta ñánh giá tốt Tam Giai Giáo, một tôn giáo mới hưng thịnh vào thời ñó. Nhân vì ông và ðạo Tuyên ñều sống ở vùng Chung Nam Sơn, ngoại ô nam của Trường An, ta có thể mường tượng rằng phạm vi hoạt ñộng của pháp môn ðông Sơn ñã lan xa mãi tận ñấy. Thập ñại ñệ tử của Hoằng Nhẫn: Trong Lăng Già Sư Tư Ký có chép việc Hoằng Nhẫn lúc sắp nhập diệt, chỉ ủy thác 10 người ñệ tử truyền pháp lại cho hậu thế. Tương truyền ông có nêu tên 10 người ấy, ñặc biệt Thần Tú (? -706) và Huyền Sách (?) (thế kỷ 7-8). Truyền thuyết thập ñại ñệ tử có ghi lại trong Lịch ðại Pháp Bảo Ký, bộ sử của Bảo ðường Tông cũng như trong Viên Giác Kinh ðại Sớ Sao (khoảng năm 822) của Khuê Phong Tông Mật nhân chép chuyện bên lề về Hà Trạch Tông. Riêng tên tuổi của 10 vị này thì mỗi sách chép một khác. Hoặc giả trước tiên người ta ñặt ra xưng hiệu thập ñại ñệ tử rồi sau mới ñiền tên của các vị ấy vào chăng? Thế nhưng tên của Pháp Như ( ), Thần Tú, Huệ An (hay Lão An, ), Huệ Năng ( ), Trí Sằn ( ) thì sách nào cũng nhắc ñến. Có thể xem như các phái ñều ñồng ý rằng những vị này là ñệ tử quan trọng bậc nhất của Hoằng Nhẫn. ðặc biệt Lăng Già Sư Tư Ký có ghi chép về những hoạt ñộng của Huệ Năng ở vùng biên cảnh (Lĩnh Nam) chứng tỏ rằng người thuộc thiền Bắc Tông cũng không hề coi thường sự tồn tại của vị tổ sư thiền Nam Tông này. ðó là một bằng chứng hết sức quí giá. Với sự hoằng pháp của Huệ Năng ở Lĩnh Nam cũng như các hoạt ñộng của Trí Sằn và Tuyên Thập (năm sinh năm mất không rõ) ở Tứ Xuyên, ta thấy pháp môn ðông Sơn ñã ñược quảng bá rộng rãi trên ñất Trung Quốc. Nội dung tư tưởng pháp môn ðông Sơn: Những người theo Pháp môn ðông Sơn có cuộc sống hoàn toàn khác với ðạt Ma và Huệ Khả. Trong khi hai vị tổ sư sống ñời du hành rày ñây mai ñó, nhóm ðông sơn có cuộc sống ñịnh trú. Vì cớ ấy mà pháp môn ðông Sơn ñã có ñiều kiện ñể ñào tạo cùng một lúc rất nhiều ñệ tử. Sở dĩ tên tuổi họ ñược mọi người biết ñến, phải nói cũng nhờ ở lý do này. Tuy nhiên ảnh hưởng to lớn nhất mà cuộc sống ñịnh trú ñem ñến là nó ñã khiến cho tư tưởng Thiền Tông có những thay ñổi lớn. Theo một văn bản viết ra sau thời ñiểm ñó là Lục Tổ ðàn Kinh thì lúc Huệ Năng ñến nhập môn Hoằng Nhẫn, ông ñã có thời phụ trách việc giã gạo (ñoạn nói về Tăng Quảng, hậu bán thế kỷ thứ 8). Thiền sinh phái ðông Sơn ñi tìm những vùng núi non xa xóm làng ñể tu hành mà lại tụ họp ñông ñảo cho nên không còn có thể sinh hoạt kiểu cầm bát ñi khất thực như xưa. Họ phải canh tác (tác vụ) ñể sinh hoạt kiểu tự cấp tự túc. Do ñó, song song với việc tu hành, họ còn phải làm ăn sinh sống. ðây là một ñặc ñiểm của tư duy Thiền Trung Quốc, biết hợp nhất thể nghiệm thiền với ñời thường. Nếu muốn nhìn vào bên trong hệ tư tưởng của Pháp môn ðông Sơn, ta có thể dựa vào các sách vở ra ñời sau ñó một chút, ví dụ tập yếu lĩnh nhan ñề Tu Tâm Yếu Luận, các tập ký lục như Lăng Già Sư Tư Ký hay Truyền Pháp Bảo Ký. Pháp môn ðông Sơn rõ ràng là một tổ chức ñặc biệt có ñường lối tu hành riêng kiểu tập ñoàn. Theo ñường lối ñó, họ nhắm ñạt tới tâm cảnh giác ngộ mà họ gọi là thủ tâm (chữ thủ tâm này cũng ñược các tôn giáo ñương thời sử dụng nhưng liên hệ giữa hai khái niệm nói trên CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 19

20 không mấy rõ ràng). Chỉ biết phương pháp tu hành ấy ñã dựa trên lời thuyết giáo tên là Nhất hạnh (hành) tam muội có trong Văn Thù Thuyết Bát Nhã Kinh. Cái ñặc sắc của phương pháp này là liên kết việc niệm Phật với phép hô hấp và sự tập trung tinh thần. Tuy nhiên, vẫn căn cứ theo tư liệu có ñược, tuy họ nói ñến việc niệm Phật nhưng không thấy ñề cập gì ñến việc vãng sanh ở cõi Tây Phương. Ngoài ra, hãy còn một ñiểm liên quan ñến Thiền Tông ñời sau, ñó là chuyện thời ấy ñã có các khái niệm nhập thất, phó pháp và ấn khả. Những ai tu hành ñạt ñược ñến một cảnh ñịa nào ñó, có quyền một mình ñến gặp thầy ñể trình bày, và nếu ñược chấp thuận, sẽ ñược trao ấn khả. Về tác phẩm Tu Tâm Yếu Luận: Tên ñầy ñủ của nó là ðạo Phàm Thủ Thánh Ngộ Giải Thoát Tông Tu Tâm Yếu Luận, có hai bản: bản ðôn Hoàng và bản Triều Tiên, cả hai ñều ghi là do Hoằng Nhẫn trứ tác. Riêng bản Triều Tiên ñược truyền lại với cái tên Tối Thượng Thừa Luận. Trên thực tế, sách này là một cương yếu thư ñược lưu truyền trong hệ phái của Pháp Như, học trò ông, cùng với ðạo Phàm Thủ Thánh Tâm Quyết, một cuốn sách có tên tương tự. Tuy Lăng Già Sư Tư Ký cho biết Hoằng Nhẫn không có trước tác nào nhưng việc nhắc ñến sách này một cách mập mờ, có thể giải thích là vì người viết có khuynh hướng ñối kháng với hệ phái Pháp Như. Lý do là tăng Pháp Như ( ) vốn là nhân vật ñã truyền Pháp môn ðông Sơn sớm nhất ở Trung Nguyên, hơn nữa, sách này ñược xem như ñã ra ñời trước khi quyền uy của Bắc Tông Thiền (phái Thần Tú) ñược xác lập, cho nên có thể nói Tu Tâm Yếu Luận là văn kiện truyền ñạt tư tưởng của pháp môn ðông Sơn trung thành hơn cả. Nội dung của sách chủ trương gìn giữ (thủ) cái tâm bản sinh thanh tĩnh bất lai bất diệt của mình của mình (tự tâm, sau ñó lại ñược gọi là chân tâm hay tĩnh tâm). Do ñó, thủ tâm (gìn giữ tấm lòng) là việc trọng yếu nhất trong tất cả mọi sự tu hành, tán dương nó là nguồn gốc của Niết Bàn (Niết Bàn căn bản), cánh cửa quan trọng ñể vào ñạo (nhập ñạo yếu môn), khởi ñiểm của 12 bộ kinh (thập nhị bộ kinh chi tông), tổ của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai (tam thế Phật chi tổ). Về Lăng Già Sư Tư Ký và Truyền Pháp Bảo Ký: ðó là hai tập ñăng sử (lịch sử dòng Thiền) của Bắc Tông, biết ñến nhờ có các bản ðôn Hoàng. Lăng Già Sư Tư Ký (khoảng 715) là do Tĩnh Giác ( ?) soạn, còn Truyền Pháp Bảo Ký (khoảng 720) do ðỗ Phỉ (năm sinh năm mất không rõ) viết. Quyển trước kể lại lịch sử Thiền Tông từ Cầu Na Bạt ðà La ( ), ðạt Ma cho ñến Thần Tú, tất cả 8 ñời, quyển sau chỉ nói về 7 ñời từ ðạt Ma ñến Thần Tú, Pháp Như mà thôi. Hai quyển sách này ñều coi trọng chi phái của Thần Tú, xem ông là thầy của bậc ñế vương (ñế sư), có ý muốn xác ñịnh Bắc Tông như một tông môn của Thiền Tông. Những sách vở ñời sau viết theo quan ñiểm ñó là Sư Tư Huyết Mạch Truyện, Bảo Lâm Truyện, Cảnh ðức Truyền ðăng Lục. Tuy Lăng Già Sư Tư Ký và Truyền Pháp Bảo Ký ra ñời vào hai thời ñiểm gần gũi nhau và cùng nói về lịch sử Thiền Bắc Tông nhưng cách trình bày về Cầu Na Bạt ðà La, Pháp Như, Nhị Nhập Tứ Hành (Hạnh ) Luận, cũng như lập trường ñối với ngôn ngữ, ñều có ñiểm dị biệt. Kể từ Hà Trạch Thần Hội về sau, tư tưởng của những người nằm trong hệ thống Thiền Bắc Tông trên thực tế cũng trở thành hết sức ña dạng và ñó là ñiều vô cùng thú vị. ðặc biệt Lăng Già Sư Tư Ký có sự bỏ công ñi thu thập tài liệu ví dụ từ Lăng Già Nhân Pháp Chí của Huyền Trách cho nên có giá trị tư liệu rất lớn cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống, tư tưởng và phương pháp tu hành của các thiền gia buổi ñầu. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 20

21 Hệ phổ của Thiền (1) 16 1ðạt Ma 2 Huệ Khả 3 Hướng Cư Sĩ 2 Huệ Dục 3 Tăng Xán 4 ðạo Tín 5 Hoằng Nhẫn * 2 ðàm Lâm 3 Huệ Thiền Sư 5 Pháp Hiển 3 Thịnh Thiền Sư 5 Huyền Sảng 3 Na Thiền Sư * 5 Thiện Phục 3 ðoan Thiền Sư 3 Trường Tàng Sư 3 Chân Pháp Sư 3 Ngọc Pháp Sư 3 Thiện Lão Sư 3 Phong Thiền Sư 3 Minh Thiền Sư* 3 Hồ Minh Sư 3 ðại Thông Sư 3 ðại Ấm Sư 3 Pháp Trùng 3 Ngạn Pháp Sư 3 Sủng Pháp Sư 3 ðại Minh Sư Về chi lưu của các học trò Huệ Khả: 3 Na Thiền Sư* 4 Huệ Mãn 4 Thực Thiền Sư 4 Huệ Thiền Sư 4 Khoáng Thiền Sư 4 Hoằng Trí Sư 3 Minh Thiền Sư* 4 Già Pháp Sư 4 Ngọc Du Sư 4 Ngọc Nghênh Sư 4 ðạo Oánh Sư Về chi lưu của các học trò ðạo Tín: 5 Hoằng Nhẫn* 6 Tào Khê Huệ Năng (Nam Tông) 6 Ngọc Tuyền Thần Tú (Bắc Tông) 6 Lộ Châu Pháp Như 7 ðỗ Phỉ 6 Thường Châu Huyền Trách 7 An Quốc Tĩnh Giác 6 Quả Lang Tuyên Thập 6 Tung Sơn Huệ An 6 Tư Châu Trí Sằn 6 Kim Lăng Pháp Trì (Ngưu ðầu Tông) 17 6 Tùy Châu Huyền Chước 6 Việt Châu Nghĩa Phương 6 Việt Châu Tăng ðạt 6 Lưu Chủ Bạ 6 Hoa Châu Huệ Tạng 6 Dương Châu Trí ðức 6 Kỳ Châu Pháp Hiện 16 Dấu hoa thị là những người có học trò nối nghiệp. Gạch dưới là các vị tổ hay người ñứng ñầu các tông phái hay thường ñược nhắc ñến nhiều. 17 Nhiều sách cho là Pháp Dung, một học trò của ðạo Tín, mới là tổ của Ngưu ðầu Tông (theo Nhóm ðạo Uyển và Nguyễn Tuệ Chân ). Trong hệ phổ do Ibuki Atsushi soạn, chỉ nhắc ñến Pháp Trì và xem Pháp Dung tuy hiện hữu nhưng là một nhân vật chỉ có trong một hệ phổ hư cấu nhằm móc nối với ðạo Tín. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 21

22 Phân bố ñịa lý hoạt ñộng bố giáo trong giai ñoạn này: a) Phía bắc sông Trường Giang: Nghiệp Quận: (Huệ Khả du hành). Lạc Dương: (ðạt Ma du hành). Chung Nam Sơn: (ðạo Tuyên, Trí Nghiêm trú). Song Phong Sơn (tức Tây Sơn, Tứ Tổ Sơn): (ðạo Tín trú). Hoàn (?) Công Sơn: (ðạo Tín du hành).bằng Mậu Sơn: (tức ðông Sơn, Ngũ Tổ Sơn) (Hoằng Nhẫn trú). b) Phía nam sông Trường Giang: Lô Sơn : ðông Lâm Tự (Huệ Viễn trú), ðại Lâm Tự (ðạo Tín trú). Ta thấy rõ hoạt ñộng truyền giáo tập trung ở ñịa bàn Giang Bắc. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 22

23 Chương 2: Giai ñoạn Thiền phát triển và phân chia tông phái: Tiết 1: Pháp môn ðông Sơn khai triển: Tiến về trung nguyên: Pháp môn ðông Sơn, dưới sự chỉ ñạo và nhờ các hoạt ñộng của ðạo Tín và Hoằng Nhẫn, gây ñược sự chú ý của mọi người. Sau ñó, với Pháp Như ( ), nó lại ñược phát triển rộng rãi ở trung nguyên. ðặc biệt dưới thời Tắc Thiên Vũ Hậu , trị vì ), người ñã lợi dụng thanh thế của Phật Giáo ñể lên ngôi hoàng ñế, pháp môn ðông Sơn ñã ñược sự quan tâm của hoàng thất cũng như cấp quí tộc và sĩ ñại phu ñến ñộ Thần Tú (? 706) và Huệ An (tức Lão An, ) ñã ñược mời vào nội cung ñể cúng dường. Kể từ ñó, môn hạ của Thần Tú (tức là Bắc Tông, ñói với Nam Tông là môn hạ của Huệ Năng) như Phổ Tịch (tức Thiên Chiếu thiền sư, ) và Nghĩa Phúc (ðại Trí thiền sư, ) có cơ hội ñưa tông phái mình ñến chỗ hưng thịnh. Hết ñời Tắc Thiên Vũ Hậu, qua các ñời hoàng ñế Trung Tông (trị vì ), Duệ Tông (trị vì ) và Huyền Tông (trị vì ) nghĩa là suốt giai ñoạn Thịnh ðường ( ), Bắc Tông vẫn tiếp tục chiếm ưu thế ñến nỗi có ñược danh hiệu Lưỡng kinh pháp chủ, tam ñế quốc sư ñể xưng tụng Phổ Tịch, người mà sau khi Thần Tú mất rồi, ñã trở thành một tiêu biểu của dòng Thiền trung nguyên. (Chữ dùng này thấy chép trong Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận. Lưỡng kinh ám chỉ Trường An và Lạc Dương, còn tam ñế tức là 3 vua Trung Tông, Duệ Tông và Huyền Tông). Về Ngọc Tuyền Thần Tú: Ông người vùng Trần Lưu Úy Thị (tỉnh Hà Nam), họ Lý. Lúc trẻ theo học nhiều thứ nhưng sau (năm 625) xuất gia và trở thành ñệ tử của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở ðông Sơn. Sau khi thầy mất, ông về trụ trì chùa Ngọc Tuyền thuộc Kinh Châu, giáo hóa nhiều người. Danh tiếng ñồn vang trung nguyên, năm 701, Tắc Thiên Vũ Hậu mới mời ông ñến Lạc Dương ñể tổ chức cúng dường. Sau ñó với tư cách tam ñế quốc sư (bậc thầy của ba Hoàng ðế là Vũ Hậu, Duệ Tông và Trung Tông), ông hoạt ñộng bố giáo ở hai kinh Trường An và Lạc Dương, cuối cùng mất ở chùa Thiên Bảo Tự ở Lạc Dương vào năm 706, tương truyền lúc ñó tuổi ñã hơn trăm. Trung Tông ban thụy hiệu ðại Thông thiền sư, và ñể tán dương công ñức của ông, vua mới sắc cho xây ðộ Môn Tự ở Kinh Châu. Có bài văn bia ðường Ngọc Tuyền ðại Thông Thiền Sư Bi Minh Bình Tự do ñại quan và thi nhân cung ñình nổi tiếng ñời ấy là Trương Duyệt soạn. Tuy pháp môn ðông Sơn tiến ñược vào trung nguyên là do nỗ lực không ngừng của Pháp Như và Huệ An nhưng việc Thần Tú ñược phong làm ñế sư có ảnh hưởng vô cùng to lớn ñối với sự hưng thịnh của môn phái. Sau ñó Thần Tú và môn hạ sẽ bố giáo rộng rãi khắp trung nguyên, quyền uy của họ thì những người khác trong nhóm Hoằng Nhẫn thập ñại ñệ tử cũng phải thừa nhận. Về sự phân biệt Nam Tông Bắc Tông: Hình như Nam Tông là cái tên từ xưa tất cả những ai thừa kế tư tưởng của ðạt Ma và Huệ Khả ñều tự xưng. Nguyên lai của cách xưng hô này, nếu dựa theo bài viết về Pháp Trùng trong Tục Cao Tăng Truyện thì nó ñến từ chữ Nam Thiên Trúc nhất thừa tông, có nghĩa là Một giáo lý ở phía nam Ấn ðộ. Do ñó, như ñã thấy chép trong Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận, thì việc Thần Tú và môn hạ là những người thuộc Bắc Tông có tiếm xưng cho mình là Nam Tông cũng không có gì ñáng làm lạ. Thế nhưng ñến lúc Hà Trạch Thần Hội ( ) xuất hiện thì, ý nghĩa của chữ Nam Tông ñã thay ñổi rất nhiều. ðiều ñó có nghĩa là trong quá trình phê phán Thần Tú và môn hạ, Thần Hội ñã dùng chữ Nam Tông theo cái nghĩa Tông phái thiền ở phía nam Trung Quốc. Phía nam này trỏ vùng ñất phía nam Ngũ Lĩnh, nó còn là ranh giới của giáo lý thu lại trong những lời chỉ dạy của tôn sư Huệ Năng ( ). Theo chủ trương của Thần Hội, ñây mới chính là Nam Tông và nhóm Thần Tú, hoạt ñộng trong vùng lưỡng kinh, không có tư cách gì ñể chiếm ñoạt cái tên ñó. Thuyết ấy sau này ñã ñược CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 23

24 chấp nhận một cách rộng rãi từ khi ñến lượt hệ phái thiền của Huệ Năng gặp hồi hưng thịnh. Rốt cuộc, lối gọi thiền Huệ Năng là Nam Tông, thiền Thần Tú là Bắc Tông trở thành thông dụng. Tuy Bắc Tông là chữ trước kia những phái khác mượn ñể chê bai Thần Tú và môn hạ, nhưng ngày nay, vì tiện lợi, người ta ñã dùng nó ñể chỉ hẳn nhóm ấy mà không có ý phê phán nào. Không riêng cho một nhóm Thần Tú, chữ Bắc Tông ấy còn bao hàm tất cả hệ phái xuất phát từ cửa Hoằng Nhẫn nhưng ñứng ngoài nhóm Huệ Năng và sau ñó là nhóm Ngưu ðầu Tông của Pháp Trì ( ). Quyển sách này cũng áp dụng cách gọi ấy nhưng dùng chữ Bắc Tông theo nghĩa hẹp, giới hạn nó trong khung Bắc Tông của hệ phái Thần Tú-Phổ Tịch. Phản ứng ñối với Thiền Bắc Tông: Một trong những lý do làm cho Thiền Bắc Tông ñược giới quí tộc, sĩ ñại phu trung nguyên chấp nhận có lẽ vì về một mặt nào ñó, tư tưởng của tông phái họ có chỗ hợp lưu với dòng chảy chính của giáo lý nhà Phật. Thế nhưng, ñây không hẳn là một ñặc tính cố hữu của pháp môn ðông Sơn, nó là một thứ tư tưởng ðông Sơn mà Thần Tú và môn hạ ñã làm biến chất. Hồi ñó, Thần Tú, lãnh tụ của nhóm, trụ trì ở chùa Ngọc Tuyền vùng Kinh Châu, nơi ñây từng là căn cứ của nhóm Ngọc Tuyền Thiên Thai. Tông Thiên Thai ñã ñược phát triển rộng rãi nhờ hai vị tăng Hoằng Cảnh ( ) và Huệ Chân ( ). Nên biết rằng tăng Giám Chân ( ), học trò của Hoằng Cảnh ñã ñược mời ñến Nhật Bản như một luật sư (tăng nhân chuyên môn về giới luật Phật giáo) và việc nghiên cứu về giới luật ñược nhóm Ngọc Tuyền Thiên Thai hết sức cổ võ. Phổ Tịch (học trò Thần Tú) ñã từng theo học Hoằng Cảnh, lại nữa, học giả Mật Giáo và Thiên Thai ñương thời như Nhất Hành ( ) và Thủ Chân ( ) ñều thờ Phổ Tịch làm thầy. Những ñiều ñó cho thấy môn hạ của Hoằng Cảnh và môn hạ của Thần Tú thường xuyên giao lưu, cho nên néu có ảnh tưởng ñối với nhau về mặt tư tưởng cũng là việc dễ hiểu. Giao lưu giữa Bắc Tông và các tông phái khác: Hai tăng Nhất Hành và Thủ Chân vừa là học trò Phổ Tịch vừa theo học giới luật và giáo lý Thiên Thai với Huệ Chân, vừa tìm hiểu Mật Tông qua Thiện Vô Úy ( ). Riêng về Huệ Chân, tuy là ñệ tử của Từ Mẫn Tam Tạng Huệ Nhật nhưng lại thờ Thừa Viễn, một học trò Thiền học của Xử Tịch ( ), làm thầy. Trong cuốn Thiện Vô Úy Tam Tạng Thiền Yếu (tiền bán thế kỷ thứ 8) của Thiện Vô Úy, có sự xuất hiện của Kính Hiền ( ), học trò của Thần Tú. Cũng vậy, ðạo Tuyền ( ), người ñược mời sang Nhật dạy giới luật như Giám Chân, lại là ñệ tử của Phổ Tịch. Như thế, ta biết ñược rằng giữa Thiền Bắc Tông, Mật Tông, Thiên Thai Tông, Luật Tông, thật khó lòng chối cãi sự quan hệ mật thiết qua giao lưu giữa người với người. Trong số những văn thư tìm thấy ở ðôn Hoàng ñã có Nam Thiên Trúc Quốc Bồ ðề ðạt Ma Thiền Ngữ Quán Môn, một bản văn pha trộn lẫn tư tưởng Thiền và Mật Giáo. ðây cũng là một bằng chứng có những trước tác ñã ra ñời nhờ có sự giao lưu giữa các luồng tư tưởng nói trên. Hơn nữa, vị tổ của tông Thiên Thai Nhật Bản, cao tăng Tối Trừng ( ) ñã từng tự cho mình là người truyền thừa Viên - Mật - Thiền- Giới - Tứ Chủng (tức là bốn luồng tư tưởng Thiên Thai, Mật Giáo, Thiền Bắc Tông và Ngưu ðầu Tông cũng như Viên ðốn Giới). Tư tưởng tứ chủng tương thừa này của Tối Trừng rõ ràng ñã nhất trí với khuynh hướng chư tông dung hợp lúc ñó ñược coi như là mới mẻ nhất ở Trung Quốc. Mặt khác, tuy không liên quan gì ñến Bắc Tông nhưng việc người nhận pháp tự của Lục Tổ Huệ Năng là Nam Nhạc Hoài Nhượng ( ) về sau ñã xuất gia và tu học ở cửa Hoằng Cảnh, thầy của Huệ Chân, cũng là một sự kiện ñáng cho ta chú ý. Thiền Bắc Tông nếu ñược phát triển mạnh mẽ cũng là do sự bố giáo tích cực của tăng lữ Bắc Tông. Việc tạo ra nghi thức tiếp nhận Bồ ðề Giới là phương tiện giúp cho thanh thế của tông phái ngày càng lớn. Trong ðại Thừa Vô Sinh Phương Tiện Môn, bộ sách cơ sở truyền bá tư tưởng của nhóm Thần Tú - Phổ Tịch, phần ñầu trong lời tựa ñã nhắc ñến Thụ Bồ Tát Nghi Thức. ðây là một bằng chứng về việc ñó. Tuy nhiên nếu ñọc các trước tác của Nam Tông như Lục Tổ ðàn Kinh (thế kỷ thứ 8) hay CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 24

25 Nam Dương Hòa Thượng ðốn Giáo Giải Thoát Thiền Môn Trực Liễu Tính ðàn Ngữ cũng như nhìn vào các hoạt ñộng của Hà Trạch Thần Hội, Vô Tướng ( ) ở Tịnh Chúng Tự, Vô Trú ( ) ở Bảo ðường Tự, thì phương pháp bố giáo như thế rất phổ biến trong thời kỳ ñầu của Thiên Tông. Thật ra, việc ban bố và nhận lãnh Bồ Tát Giới không chỉ giới hạn trong phạm vi Thiền Tông mà thôi, cho nên có lẽ còn phải giải thích sức lôi cuốn của nó bằng những lý do khác nữa. Một trong những lý do ấy là tính ñặc dị của hệ tư tưởng và phương pháp tu hành của phái Thần Tú - Phổ Tịch. ðối với giới vương hầu quí tộc, nó tỏ ra hết sức mới mẻ và kích thích ñược họ. Về câu hỏi tại sao pháp môn ðông Sơn ñã bành trướng rộng rãi và cuồng nhiệt ở vùng lưỡng kinh như vậy, chắc phải giải thích bằng tính hiếu kỳ của người ñời. Thời ấy, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng giao du với Bắc Tông. Trong nhóm họ, ta có thể kể ra chẳng hạn Trương Duyệt ( ), người viết văn bia Thần Tú, Vương Tấn ( ), học trò Phổ Tịch, Lý Ung ( ), người viết văn bia Phổ Tịch và Nghiêm ðĩnh Chi ( ) ñã qui y với ðại Trí thiền sư Nghĩa Phúc và sau cũng viết văn bia về ông. Không khí sôi nổi ấy ñã gây ra một kích thích lớn ñối với những nhà truyền giáo Tịnh ðộ Tông, lúc ñó vừa mới trở nên hưng thịnh nhờ những nỗ lực của Thiện ðạo ( ). Lý do là từ khi có pháp môn ðông Sơn, những người theo Thiền Tông phủ ñịnh hoàn toàn giá trị phương pháp tu hành mà họ gọi là của người ốm ñau, kẻ ngu muội, nói cách khác, phép tu theo lối niệm Phật ñể có cái tâm thanh tĩnh (tịnh tâm) và sau ñó chờ cho Phật ñộ vãng sanh cực lạc. Việc Thiền Tông bành trướng ñược thế lực rộng lớn như thế chắc chắn không phải là ñiều mà những nhà tu Tịnh ðộ Tông phái Thiện ðạo mong mỏi. Vì lý do trên, phái Tịnh ðộ bắt ñầu biện bác ñể ñối kháng lại Thiền Tông. ðể hiểu ñiều ñó, ta có thể xem trước tác nhan ñề Thích Tịnh ðộ Quần Nghi Luận (Giải thích những ñiểm nghi ngờ về phái Tịnh ðộ, khoảng cuối thế kỷ thứ 7) do Hoài Cảm (năm sinh năm mất không rõ), một ñệ tử của Thiện ðạo, viết ra. Tuy nhiên quyển sách ñáng chú ý nhất vẫn là Tịnh ðộ Từ Bi Tập của Từ Mẫn Tam Tạng Huệ Nhật ( ) bởi vì trong ñó, ngoài việc ñưa ra những phản biện từ phía tông Tịnh ðộ lại còn có những luận cứ sâu sắc và thú vị nhằm phê phán Thiền Tông mà trước kia chưa ai viết ñược. ðó là những thông tin vô cùng hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu bộ mặt của Thiền Tông buổi ñầu. Nhân nói về Tịnh ðộ Từ Bi Tập của Từ Mẫn Tam Tạng Huệ Nhật: Huệ Nhật sinh năm 680 ở Lai Châu thuộc tỉnh Sơn ðông, tục danh họ Tân. Năm 702, mến mộ Nghĩa Tĩnh Tam Tạng ( ) vừa ñi Ấn ðộ về, ông theo dấu, lấy ñường biển sang bên ñó tu học. Sau khi tìm thăm các di tích Phật giáo, ông ñịnh ñi ñường bộ về nước. Tương truyền, lúc ñang ở trên ñường ñi, ông ñã nhìn thấy ñược Quan Âm ở một hòn núi lớn phía ñông bắc vương thành nước Kiến ðà La. Mãi ñến năm 719, ông mới về tới Trường An, mang những ñồ vật thu thập bên ñó dâng lên vua Huyền Tông (trị vì ) và ñược tứ hiệu Từ Mẫn Tam Tạng. Sau ñó, ông tập trung tham gia hoạt ñộng bố giáo ở khu vực Trường An và Lạc Dương nhưng nhân vì có Thừa Viễn ( ), học trò cũ của ông, ñang ở Quảng Châu (tỉnh Quảng ðông) nên Huệ Nhật tìm cách ñi xuống tận ñó. Ông mất năm 748, thọ 69 tuổi. Về trước tác, ngoài Lược Chư Kinh Luận Niệm Phật Pháp Môn Vãng Sanh Tịnh ðộ Tập (lược xưng Tịnh ðộ Từ Bi Tập), ông còn viết Bàn Châu Tam Muội Tán, Bàn Châu Tán, Yếm Thử Ta Bà Nguyện Sinh Tịnh ðộ Tán, Tây Phương Tán vv... Tịnh ðộ Từ Bi Tập chỉ còn bản truyền lại nhưng không ñược toàn hảo, do Ono Genmyô (Tiểu Dã, Huyền Diệu) tìm ñược ở chùa ðồng Hoa, Triều Tiên vào năm Tổ bản của nó là bản của Nguyên Chiếu ( ) ñời Tống nhưng khi nó vừa mới ra ñời ñã gặp sự chống ñối của ðại Mai Sơn Pháp Anh thiền sư (? 1131) về nội dung nên ñã bị lệnh quan bắt phải phế bản. Vì cớ ñó, tổ bản không ñược truyền lại. May mắn là ngay trước khi ấy, có một CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 25

26 bản ñã ñược truyền sang Cao Lệ (thuộc Hàn Quốc bây giờ) vào tay của Nghĩa Thiên ( ) cho nên mới có bản Triều Tiên cho ñời sau.theo lời tựa, nó gồm 3 quyển, quyển ñầu nêu ra những lối nghĩ sai lầm của người ñương thời, ñặt vấn ñề về chúng, quyển thứ hai chứng minh qua lý luận tính chính thống của lối tu bằng niệm Phật theo Tịnh ðộ Tông, quyển cuối trả lời mọi nghi vấn về giáo phái Tịnh ðộ và nói lên sự ưu việt của việc niệm Phật. Tuy có thất thoát phần nào nhưng sách ấy ñược xem như một ghi chép quí giá có một không hai liên quan ñến Thiền Tông. Tư tưởng của thiền Bắc Tông với hệ phái Thần Tú - Phổ Tịch: Muốn hiểu hệ tư tưởng chủ yếu của Thiền Bắc Tông với hai ñại sư Thần Tú và Phổ Tịch, phải tìm ñọc những luận thuyết về cương yếu như Quán Tâm Luận, ðại Thừa Vô Sinh Phương Tiện Môn, ðại Thừa Ngũ Sinh Bắc Tông (ñều ra ñời vào tiền bán thế kỷ thứ 8), các minh văn trên bia liên quan ñến các nhân vật Bắc Tông cũng như các ñăng sử ñã ñược nhắc ñến bên trên: Lăng Già Sư Tư Ký (khoảng năm 715) và Truyền Pháp Bảo Ký (khoảng 720). Theo những tài liệu này, Bắc Tông nhấn mạnh ñến giá trị tuyệt ñối của phép tu hành gọi là quán tâm, cho rằng các phép tu hành khác ñều vô hiệu khi ñứng trước nó. Họ ñặt trọng tâm vào thể nghiệm ngộ ñạo của người tu hành bằng phương pháp này, gọi nó là cảnh giới ñốn siêu bồ ñề. Do ñó, khác với lối nghĩ thông thường của người ñời sau, trong giai ñoạn thiền Bắc Tông, không còn nghi ngờ gì nữa, ñã có tư tưởng ñốn ngộ rồi. Rõ ràng khái niệm quán tâm của Bắc Tông ñã thừa kế tư tưởng thủ tâm của Pháp môn ðông Sơn. Không những thế, chủ trương niệm Phật là một thành tố trọng yếu, ñã chứng tỏ một lần nữa có sự liên tục giữa hai giáo lý (tuy rằng họ không ñề cập tới kết quả của việc niệm Phật là vãng sinh cực lạc). Thiền Bắc Tông rất lưu ý ñến lối chú thích kinh ñiển rất ñặc thù của mình mà họ gọi là quán tâm thích, còn ñọc là tâm quán thích. Những câu chữ của kinh ñiển, theo họ, phải ñược hiểu sao cho ăn khớp với những hiện tượng ñang xãy ra trong tâm. Ví dụ trong ðại Thừa Vô Sinh Phương Tiện Môn có viết những câu ñiển hình như sau: Tuy có cuốn kinh mang tên Diệu Pháp Liên Hoa, thế nhưng hỏi thử diệu pháp là gì? Diệu pháp chính là cái tâm, còn liên hoa là sắc vậy. Nếu Tâm là như, nó cũng là trí nữa, còn nếu sắc là như, nó lại là tuệ. Tóm lại, kinh ấy có nghĩa là kinh của trí tuệ. Một mặt, thiền Bắc Tông coi trọng một cách tuyệt ñối thể nghiệm ngộ bằng phương pháp quán tâm, nhưng mặt khác, vì không thể phủ nhận quyền uy của kinh ñiển nên họ bắt buộc ñứng trên lập trường của kinh ñiển ñể giải thích chữ ngộ theo một cách riêng, và ñã cố gắng tìm cách hòa hợp ñược hai lối hiểu ñó. Cùng với thời gian, lối hiểu như trên của Bắc Tông càng ngày càng ñược phổ biến. Không những thế, nó còn khoác thêm phần nào tính cách nội tâm và thần bí hóa. Chính ra tính cách này ñã có sẳn trong giáo lý Thiên Thai Tông, nhờ có những giao lưu giữa người và người mà Bắc Tông ñã tiếp nhận ảnh hưởng. Ta có thể rút ra từ ñó một nhận ñịnh căn bản: sở dĩ Thiền Tông và Thiên Thai Tông có cùng cơ sở là vì hai hệ phái ñều ra ñời ñể giải quyết những vấn ñề tâm linh chung của thời ñại họ sống. Ngoài ra, có một ñiểm ñáng chú ý nơi thiền Bắc Tông mà Lăng Già Sư Tư Ký ñã ñề cập tới, ñó là phương pháp giáo huấn gọi là chỉ sự vấn nghĩa. Vị thầy thường chỉ một vật cụ thể rồi ñặt câu hỏi, giúp học trò hiểu vấn ñề một cách cao siêu hơn mức ñộ CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 26

27 nhận thức thông thường và nhờ ñó ñạt ñến cảnh giới của ngộ. Xin ñơn cử ví dụ sau ñây trong chương nói về Thần Tú. Ông thấy chim bay qua, mới ñặt một loạt câu hỏi cho ñệ tử kiểu như ðó là cái gì ñấy?, hay Ngồi trên ngọn cây ẻo lả, mất thăng bằng, ngươi có thể tọa thiền chăng? hoặc là Ngươi có ñi xuyên qua bức tường không?. Về nội dung thì những câu hỏi ñó sau này rất giống công án về sau. Có ñiều là vào thời ñó, chúng ñã ñược sử dụng như thế nào thì ñến bây giờ vẫn không ai rõ. Như thế, ta thấy dòng chính trong thiền Bắc Tông là tư tưởng của nhóm Thần Tú - Phổ Tịch. Thế nhưng qua các văn bản chủ chốt của thiền Bắc Tông trong ñó có ðại Thừa Ngũ Phương Tiện, ta thấy họ cũng chấp nhận những dị biệt của các hệ phái chứng tỏ tư tưởng của tông này có nhiều biến thể (variations) chứ không phải ñồng nhất. Hơn nữa, ngoài Thần Tú, Hoằng Nhẫn còn nhiều học trò khác cho nên tuy tóm gọn lại một chữ Bắc Tông Thiền, nên hiểu rằng bên trong, tư tưởng của nhóm người này cũng rất ña dạng. Văn bản Bắc Tông của hệ phái Thần Tú - Phổ Tịch: Quán Tâm Luận có bản ðôn Hoàng, bản Triều Tiên và truyền bản của Nhật Bản. Truyền bản này có tên Quán Tâm Phá Tướng Luận hay Phá Tướng Luận. Tương truyền sách ấy ñược soạn bởi ðạt Ma hay Thần Tú nhưng có thể hiểu ñây là một thứ cương lĩnh (cương yếu thư) do môn hạ của Thần Tú trước tác. Việc gán nó cho ðạt Ma có lẽ mãi về sau mới xảy ra. Nội dung của nó giảng giải phương pháp tu hành gọi là quán tâm trình bày theo lối vấn ñáp. Mặt khác, ðại Thừa Vô Sinh Phương Tiện Môn và ðại Thừa Ngũ Phương Tiện Bắc Tông, là hai trong những văn bản ñược gọi dưới tên chung ðại Thừa Ngũ Phương Tiện. Về cơ bản, nội dung của chúng giống nhau nhưng quyển trước có hình thức cổ xưa trong khi quyển sau mới mẻ hơn. Nhóm văn bản này ñều viết theo một mục lục, khởi ñầu với lời tựa rồi ñến 5 chương Tổng Thái Phật Thể, Hiển Bất Tư Nghị Môn, Minh Chư Pháp Chính Tính, Tự Nhiên Vô Ngại Giải Thuyết ðạo rồi sau trích dẫn các kinh ñiển như ðại Thừa Khởi Tín Luận, Duy Ma Kinh, Tư Ích Kinh...dùng một thủ pháp ñặc dị là quán tâm thích ñể giải thích và khai triển chúng, phần nhiều là khác xa ñối với ý nghĩa ban ñầu. Tuy ñại cương tư tưởng trong ðại Thừa Ngũ Phương Tiện hầu như ta ñã bắt gặp nơi Thần Tú nhưng có cảm tưởng chúng ñã ñược chỉnh lý lại bởi những người thuộc hệ phái Phổ Tịch. Ngoài ra, Tĩnh Giác, tác giả Lăng Già Sư Tư Ký, ñã viết sách chú thích nhan ñề Chú Bát Nhã Ba La Mật ða Tâm Kinh. Bên cạnh ñó, Kim Cương Tạng Bồ Tát Chú, một cuốn kinh mà toàn bộ ñược chú thích bằng phương pháp quán tâm thích cùng với Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú, Quán Thế Âm Kinh Tán ñều là những tác phẩm có liên hệ mật thiết với dòng chính của thiền Bắc Tông. Tính ña dạng của thiền Bắc Tông Trong số những môn ñệ của Hoằng Nhẫn, người có tư tưởng cách tân hơn cả có lẽ là Tào Khê Huệ Năng (về sau sẽ ñược tôn xưng là Lục Tổ ðại Giám Huệ Năng) dù những lời giáo huấn của chính Huệ Năng ra sao, ñến nay vẫn chưa ai thực sự biết rõ. Còn như Huệ An, người cũng ñược Tắc Thiên Vũ Hậu trọng vọng như Thần Tú, về mặt tư tưởng cũng có ñiểm khác với Thần Tú. Ngược lại, Huệ An lại có nhiều ñiểm chung với Huệ Năng. Nam Nhạc Hoài Nhượng, kẻ về sau sẽ ñóng vai trò quan trọng trong lịch sử Thiền Tông, trước ñó cũng nhờ Huệ An mà có cơ hội ñến thọ giáo với Huệ Năng. Thế rồi, trước khi Huệ An mất, ông cũng chỉ thị cho ñệ tử là Tĩnh Tạng ñến tu học với Huệ Năng. Cũng nên nhắc ñến Bảo ðường Tự Vô Trú, trước theo học môn ñệ của Huệ An là cư sĩ Trần Sở Chương (năm sinh năm mất không rõ), sau ñó ñã tham học ở cửa Thái Nguyên Tự Tại (năm sinh năm mất không rõ), một môn ñệ khác của Huệ Năng, rồi xuất gia sau ñó. Những sự kiện nói trên chứng minh rằng thiền pháp của Huệ An và Huệ Năng có nhiều ñiểm tương ñồng và hình như giữa hai ông ñã có một sự tin CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 27

28 tưởng ñối với nhau. Gần ñây lại có người nêu ra việc Hầu Mạc Trần Diễm ( ), một người có tên trong hệ phổ Bắc Tông nhưng lại có nhiều ñiểm hết sức gần gũi Hà Trạch Thần Hội. Nhân vì ông vừa theo học Thần Tú lẫn Huệ An, có thể phỏng ñoán rằng nhờ theo học Huệ An nên tư tưởng của ông mới tiên tiến như thế. Sự xuất hiện của Hầu Mạc Trần Diễm và Trần Sở Chương là những cư sĩ mà ñã ñạt ñến cảnh giới cao ñể có thể chỉ ñạo về thiền cho người ñã xuất gia là một ñiều ñáng chú ý. Nó cho ta thấy một ñiều thú vị là tuy mới xuất hiện, Thiền ñã lôi cuốn ñược sự chú ý của mọi người, ngay cả những người thế tục bình thường. Hầu Mạc Trần Diễm là ai? Một nhân vật xưa nay ít ai chú ý nhưng kể từ khi xuất hiện trước tác của ông mang tên ðốn Ngộ Kim Cương Bát Nhã Tu Hành ðạt Bỉ Ngạn Pháp Môn Yếu Quyết (năm 712, bản ðôn Hoàng, có một ñôi chỗ ñã ñược dịch sang tiếng Tây Tạng) và Hầu Mạc Trần ðại Sư Thọ Tháp Minh (kim thạch văn) thì tư tưởng và truyện ký sơ lược về ông mói ñược biết ñến. Theo ñó, ông người quê Trường An, bỏ công tu hành trên hai mươi năm trên ngọn Tung Sơn. Ông theo học Huệ An và Thần Tú, rốt cuộc nhận pháp tự của Thần Tú với pháp danh là Trí ðạt. Sau ñó, ông truyền giáo cho tăng ni và cư sĩ chủ yếu ở các vùng Trường An, Lạc Dương, Sơn Tây, Hà Bắc. Ông là người sinh ra trước Thần Hội một thế hệ mà ñã nhấn mạnh về ñốn ngộ, chú trong kinh Kim Cương và ñể lại tác phẩm viết theo lối vấn ñáp, tư tưởng lại có nhiều chỗ tương tự với Thần Hội, người ta bắt ñầu nhận thức trở lại vai trò của ông trong những năm gần ñây. Trong số môn ñệ của Hoằng Nhẫn, những người có thể so sánh với Huệ Năng và Huệ An là hai nhân vật tên Trí Sằn ( ) và Tuyên Thập (năm sinh năm mất không rõ. Các ông ñã khai sinh ra ở Tứ Xuyên một môn phái riêng. ðặc biệt từ cửa Trí Sằn có Xử Tịch ( ) và Vô Tướng ( ) vốn có công phổ biến giáo nghĩa ở ñịa phương này. Nhân vì Vô Tướng là dòng dõi hoàng tộc Tân La họ Kim cho nên ñược gọi là Kim Hòa Thượng. Tên tuổi ông cả người Tây Tạng cũng biết. Môn phái của hai ông lấy Tịnh Chúng Tự ở Thành ðô làm cơ sở, do ñó, có tên là Tịnh Chúng Tông. ðề tử của Vô Tướng là Tịnh Chúng Tự Thần Hội ( ) và Huệ Nghĩa Tự Thần Thanh (năm sinh năm mất không rõ) là người ñã viết Bắc Sơn Lục (khoảng năm 806). Sau ñó, hệ phổ của Tịnh Chúng Tự còn ñược nối tiếp như sau: Tịnh Chúng Tự Thần Hội truyền cho Ích Châu Nam Ấn (Duy Trung,? - 821?), ông này có hai ñồ ñệ là Toại Châu ðạo Viên (? 807 hay 822?), và ðông Kinh Thần Chiếu ( ). Trong số những trứ tác của Tịnh Chúng Tông có Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (bản ðôn Hoàng, giữa thế kỷ thứ 8) ñược gán cho Trí Sằn. Tư tưởng của ông cũng ñược ñề cập ñến trong Viên Giác Kinh ðại Sớ Sao của Khuê Phong Tông Mật ( ) cũng như trong cuốn ñăng sử của tông Bảo ðường nhan ñề Lịch ðại Bảo Pháp Ký (hậu bán thế kỷ thứ 8). Theo các tư liệu ñó, mỗi năm, người trong tông này thiết lập ñạo tràng vào một ngày giờ nhất ñịnh, tụ tập ñông ñảo các nhà tu hành dù là tại gia hay là xuất gia lại ñể thực hành nghi lễ niệm Phật và tọa thiền. Mục ñích là ñể chỉ ñạo mọi người ñạt ñến chỗ vô ức (không nhớ tới), vô niệm (không nghĩ tới), mạc vọng (không trông mong tới), gọi ñó là tam cú ngữ, xem nó ñồng dạng với tam học tức là giới, ñịnh, tuệ (tuy vậy, trung tâm của tư tưởng ñó hình như vẫn ñóng khung ở trong mỗi một chữ vô niệm ). Hình như tư tưởng tam cú này là một sáng tạo của tăng Vô Tướng và cũng có thể xem nó như một nét ñặc thù của tông phái ông lãnh ñạo. Theo Tông Mật, phái của Tuyên Thập cũng làm theo một nghi thức tương tự như vậy nhưng trong dịp này, họ hay dùng hương, và có lẽ ấy là một trong những ñiểm khác CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 28

29 nhau. Khi các giáo phái nói trên bành trướng ở miền Tứ Xuyên, ñặc biệt là vào buổi ñầu, nghi thức niệm Phật ñược xem hết sức trọng yếu. ðệ tử của Từ Mẫn Tam Tạng Huệ Nhật là Nam Nhạc Thừa Viễn ( ) thời trẻ cũng ñến hỏi ñạo Xử Tịch, và từ cửa của ông ñã xuất hiện Pháp Chiếu (năm sinh năm mất không rõ) là người nổi tiếng vì ñại thành ñược ngũ hội niệm Phật. Riêng môn phái của Tuyên Thập, không rõ có giáo lý gì, nhưng họ ñược Tông Mật gọi là Nam Sơn Niệm Phật Thiền Tông, cũng thực hành nghi lễ truyền pháp có nghi thức niệm Phật. Do ñó có thể hiểu việc niệm Phật lúc ấy ñược người ñi tu xem như hết sức hệ trọng. Duy có ñiểm cần chú ý là chính việc niệm Phật này vốn là một phương pháp tu hành chủ yếu của pháp môn ðông Sơn, từ ñó suy ra, chắc những người thời này cũng cứ thế mà tiếp tục theo dấu người ñi trước. Những thiền gia hoằng pháp ở vùng Tứ Xuyên có mối quan hệ ñáng chú ý ñối với Tịnh ðộ Giáo nhưng ñồng thời họ cũng liên quan mật thiết với các giáo phái Phật Giáo khác nữa. Về sau sẽ có dịp nhắc lại nhưng việc một người như Khuê Phong Tông Mật coi như là kẻ có tham vọng gộp hai phái Hoa Nghiêm và Thiền Tông làm một, ñã dần dần tạo lập ñược mối liên hệ với những người từ Nam Ấn trở về sau ñể hoàn thành ñược hệ tư tưởng của mình, là một ñiều rất quan trọng. Lại nữa, cũng không nên quên rằng thiền sư Mã Tổ ðạo Nhất ( ) ở trung nguyên thời trẻ cũng từng thờ Xử Tịch (phái Tứ Xuyên) làm thầy. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ: Quyển Bát Nhã Tâm Kinh Sớ tức sách chú thích về kinh Bát Nhã, bản ðôn Hoàng, ñược xem là do Trí Sằn ( ) soạn, thế nhưng nội dung của nó hết sức giống tác phẩm của Kỷ Quốc Tự Huệ Tịnh (578-?). Phải chăng có ai ñã cải biên và gán nó cho Trí Sằn. Hình thức của kinh này có ñược như ngày nay ta thấy là do công trình của những người thuộc Tịnh Chúng Tông, vốn tôn sùng Trí Sằn như giáo tổ. Thật ra, nguồn gốc của cuốn kinh nói trên là một câu chuyện hết sức phức tạp, lịch sử hình thành của nó ñã bắt ñầu trước cả thời này rồi. Trước hết, ngay cả trong bản ñược truyền vào ñất Nhật ( Huệ Tịnh Sớ, Tục Tạng Bản) ở cuối sách ñã thấy in tiếp theo một bộ phận của Tu Tâm Yếu Luận (tương truyền của Hoằng Nhẫn), hình như ñã ñược người của Thiền Tông buổi ñầu gìn giữ và truyền lại. Nhân vì tác phẩm vẫn có một mối liên quan mật thiết với họ nên nội dung từ từ ñã có sự ñổi khác, nếu ta so với các bản ðôn Hoàng có tên như ðôn Hoàng Bản Huệ Tịnh Sớ hay Long Cốc ðại Học Bản Bát Nhã Tâm Kinh Sớ. ðiều này chứng tỏ rằng sách chú sớ của tăng Huệ Tịnh (Huệ Tịnh Sớ) ñã ñược chấp nhận rộng rãi. Tác giả Huệ Tịnh lại là người có tài văn chương nên còn có thể giải thích sự phổ cập của nó phần nào cũng nhờ vào cả văn thể lẫn nội dung. Mặt khác, việc sách ấy có nhiều dị bản tự thể nó là một ñề tài thú vị, nhưng ñiều ñáng chú ý hơn cả là giữa các bản Tục Tạng Bản Huệ Tịnh Sớ và bản của Long Cốc ðại Học và Trí Sằn Sớ, ta thấy có một sự phát triển về mặt tư tưởng. Hơn nữa, qua các bản ñó, ta thấy có dấu vết ảnh hưởng tư tưởng của nhóm Thần Tú - Phổ Tịch lẫn nhóm Tịnh Chúng Tông. Nói tóm lại, sự phát triển từ Huệ Tịnh Sớ ñến Trí Sằn Sớ là ví dụ ñiển hình về việc một văn bản nguyên lai ñược viết ra không dính dáng gì ñến Thiền Tông, ñã ñược người của Thiền Tông giữ gìn và truyền lại ñời sau, rồi nhờ ñó mà ñược chỉnh ñốn ñể ñạt ñến chỗ hoàn chỉnh. Tiết 2: Hà Trạch Thần Hội xuất hiện: Hà Trạch Thần Hội là người thế nào? Thiền Bắc Tông ñến thời Phổ Tịch coi như ñạt ñến chỗ cực thịnh. Thế nhưng vào ñúng thời ñiểm ấy, nhân vật sẽ tạo ra một cuộc biến ñổi lớn trong Thiền Tông ñã xuất CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 29

30 hiện. ðó là Hà Trạch Thần Hội ( ). Thần Hội trước tiên là ñệ tử của Thần Tú, sau thành ra môn hạ của Tào Khê (tỉnh Quảng ðông) Huệ Năng. Sau khi Huệ Năng qua ñời, ông về trụ trì chùa Long Hưng ở Nam Dương (tỉnh Hà Nam). Từ khi bước chân vào trung nguyên, ông tích cực triển khai hoạt ñộng truyền giáo, chủ trương rằng Thần Tú chỉ là một nhánh phụ (bàng hệ), chính Huệ Năng, ông thầy sau này của mình, mới là người chính thức tiếp nối giáo nghĩa của Hoằng Nhẫn. Thuyết này ñã gây nên một tiếng vang rất lớn. ðể chính thống hóa Huệ Năng, phương pháp của Thần Hội là ñưa ra những lý thuyết mới như Tây thiên hệ phổ và Truyền y thuyết. Ông ñem những ñiều ñó ra hô hào trong những cuộc hội họp thảo luận về tôn giáo (tông luận) ở Hoạt ðài (tỉnh Hà Nam) cũng như ở nhiều nơi khác.ông còn viết Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận (giữa thế kỷ thứ 8) ñể phục vụ cho mục ñích ñó. Có lẽ vì ông là một người có nhân cách hấp dẫn nên qui tụ ñược ñông ñảo tín ñồ. Sau ñó, với sự giúp ñỡ tận tình của Binh bộ thị lang Tông ðỉnh (năm sinh năm mất không rõ), ông dời ra Lạc Dương là một nơi ñô hội và trụ trì ở Hà Trạch Tự. Nhân ñó ông có tên Hà Trạch Thần Hội. Hoạt ñộng của Thần Hội va chạm phải hệ phái Thần Tú-Phổ Tịch, lúc ấy ñã xác ñịnh ñược uy thế ở trung nguyên, làm cho ông lâm vào cảnh khó khăn, có lúc bị ñuổi ñi và vận mệnh tưởng như ñến chỗ tiêu vong. Thế nhưng, thừa dịp loạn An-Sử bột phát ( ), do khéo dùng ngón ñòn chính trị, ông lại trở về ñịa vị trung tâm, rốt cuộc không những thành công trong việc ñưa tên tuổi Huệ Năng lên hàng chính thống (Lục Tổ) mà còn làm cho mình ñược thừa nhận như là Thất Tổ, ñệ tử ñích truyền của Huệ Năng. Truyện ký về Hà Trạch Thần Hội: Ông họ Cao, người Tương Dương. Buổi ñầu theo học Thần Tú ở chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu.ðến khi Thần Tú ñược mời vào cung, ông xuống vùng Lĩnh Nam theo Huệ Năng ở Tào Khê.Sau ñó, ông trở về miền bắc ít lâu, thụ giới tăng rồi trở lại Tào Khê, tiếp tục học với Huệ Năng. Năm 720, sau khi thầy mất, ông về trụ trì ở Long Hưng Tự, Nam Dương. Năm 732, ở Hoạt ðài có mở Vô Già ðại Hội nơi chùa ðại Vân. Trong khi thảo luận, ông lên tiếng công khai chỉ trích Thần Tú và quảng bá lập trường của mình. ðược sự giúp ñở của Tông ðỉnh, năm 745, ông vào chùa Hà Trạch ở Lạc Dương. Không bao lâu, ông dùng tư liệu trong lần thảo luận ở Hoạt ðài, viết nên tác phẩm Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận và một lần nữa phổ biến quan ñiểm chỉ trích Bắc Tông. Năm 753,bởi Lư Dịch sàm báng, ông bị biếm ñi Dặc Dương (Giang Tây) và Võ ðương (tỉnh Hồ Bắc). Thế nhưng, khi loạn An Sử bùng nổ, nhờ quyên góp ñược nhiều tiền thụ giới của tín ñồ (gọi là hương thủy tiền) giúp vào việc quân cho nhà vua, ông ñược hoàng ñế Túc Tông (trị vì ) luận công mời vào cung làm lễ cúng dường, lại cho xây thiền vũ (ñền thiền) ở chùa Hà Trạch ñể tu hành. Thần Hội mất năm 758, thọ 75 tuổi, ñược vua ban thụy hiệu Chân Tông ñại sư, công nhận là Thất Tổ. Các học trò ñàn con ñàn cháu và người ñời sau lấy tên chỗ ông ở ñể mệnh danh tông phái của ông là Hà Trạch Tông. Ông có nhiều người ủng hộ trong ñó có cả thi nhân, họa gia và thiền gia nổi tiếng Vương Duy (701? 761). Về trước tác, ngoài tác phẩm ñã nói, ông còn ñể lại Nam Dương Hòa Thượng ðốn Giáo Giải Thoát Thiền Môn Trực Liễu Tính ðàn Ngữ, Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Trưng Nghĩa, ðốn Ngộ Vô Sinh Bát Nhã Tụng, Sư Tư Huyết Mạch Truyện. Trong số văn thư tìm ñược ở thạch ñộng ðôn Hoàng lại có thấy các tác phẩm văn học của tục giới nói về Nam Tông như Nam Tông Ngũ Canh Chuyển mà người ta ngờ rằng có thể có liên quan ñến Thần Hội và suy ñịnh rằng có khi ông ñã dùng văn học thế tục ñể làm phương tiện truyền giáo. Thuyết mới Thần Hội ñưa ra: Những người theo Hà Trạch Tông ñề xướng ra nhất nhiều thuyết mới (tân thuyết) nhưng trong số ñó không ai biết thuyết nào do chính Thần Hội, thuyết nào do chư ñệ tử ñưa ra. Thường người ta xem các thuyết Tây Thiên Bát Tổ, thuyết Truyền Y, thuyết Nam ðốn Bắc Tiệm là của Thần Hội. Riêng về ñốn CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 30

31 ngộ thì có dính líu tới một số vấn ñề khác về lập trường nên không thể nói một cách dứt khoát chứ những thuyết khác ñều là bịa ñặt cả và ñiều này chứng minh tính tình khá ñặc biệt của Thần Hội. ðặc biệt là Truyền Y Thuyết, theo ñó, Bồ ðề ðạt Ma trao áo cà sa lại cho các vị tổ sư ñời sau và hiện thời, nó nằm trong tay Huệ Năng ở Tào Khê. Rõ ràng là ông ñã bày ñặt ra ñể chủ trương vai trò chính thống của mình và hạ giá Thiền Bắc Tông lúc ấy ñã có thanh thế mạnh mẻ ở vùng lưỡng kinh. Còn như thuyết Tây Thiên Bát Tổ thì ñó là lần ñầu tiên mà chuyện các thầy của ðạt Ma bên Thiên Trúc có những ai ñược ñem ra thảo luận chứ trước nào ai nghĩ tới. Thuyết này vốn có chép trong lời tựa của ðạt Ma ða La Thiền Kinh nói về hệ phổ của ðạt Ma ða La (là người thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ và là một nhân vật không phải là Bồ ðề ðạt Ma). Người ta ñã vụng về chuyển ñổi nó và sử dụng như hệ phổ của Bồ ðề ðạt Ma. Ở ñây chúng ta lại thấy rằng Thần Hội ñã dùng ý chí, cố sức ép uổng ñể chứng minh cho ñược tính chính thống của mình (Hệ phổ này chép trong Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện kết hợp ñược với thuyết Tây Thiên Nhị Thập Cửu Tổ Thuyết, chắc cũng lại là một sáng tác của Thần Hội lúc vãn niên). Những thuyết này nhắm ñánh vào Bắc Tông, vốn không có căn cứ gì cả thế mà nhờ những hoạt ñộng của Thần Hội và chư ñể tử, dần dần ñược mọi người tin theo. ðồng thời hai phái Hồng Châu Tông và Thạch ðầu Tông, tự xưng là thừa kế Huệ Năng cũng nhìn nhận thuyết nói trên, thêm thắt một chút ñến mức ñộ làm cho nó thành một ñịnh thuyết, một sự thực lịch sử. ðiểm này cũng cho ta thấy rằng vai trò của Thần Hội trong lịch sử Thiền Tông quả là vô cùng to lớn. Tư tưởng của Thần Hội: Cho dù có muốn trách Hà Trạch Thần Hội phê phán Bắc Tông và ñặt bao nhiêu thuyết mới là ñể thỏa mãn lòng háo thắng của mình ñi nữa, ta cũng không thể nào phủ ñịnh việc giữa hệ phái của ông và hệ phái Thần Tú-Phổ Tịch thực sự có những dị biệt về mặt lập trường tư tưởng. Trong tác phẩm Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận, Thần Hội ñã trình bày như sau: Giờ ñây, cái mà tôi muốn cãi Không phải thế! là lời phát biểu sau ñây của thiền sư Thần Tú chứ không phải ñiều gì khác cả: Hãy tập trung tâm hồn, nhập ñịnh ñể cho những máy ñộng của cái tâm ngừng lại và hãy nhìn thế giới trong sáng không gợn. Khi tâm máy ñộng thì nhận thức ñược ngoại giới, khi tâm thu về bên trong sẽ giác ngộ...lời giáo huấn này chỉ ñáng dạy kẻ ngu muội thôi!...cho nên, kinh ñiển mới có câu Tọa thiền chính là làm cho bên trong bên ngoài không thấy cái tâm ở ñâu cả. Tọa thiền như thế ñó may ra mới ñược Phật chấp nhận. Cho ñến nay, sáu ñời tổ sư làm gì có lấy một người chỉ bảo rằng: Hãy tập trung tâm hồn và nhập ñịnh, ñể cho những máy ñộng của cái tâm ngừng lại và hãy nhìn thế giới trong sáng không gợn. Khi tâm máy ñộng thì nhận thức ñược ngoại giới, khi tâm thu về bên trong sẽ giác ngộ ñâu nào! Hơn nữa, trong Nam Dương Hòa Thượng ðốn Ngộ Giải Thoát Môn Trực Liễu Tính ðàn Ngữ, ta lại thấy chủ trương sau ñây của ông (rõ ràng trong ñoạn văn này, ông phê phán ðại Thừa Vô Sinh Phương Tiện Môn, tác phẩm cơ sở của Bắc Tông): Hỡi các bạn! ðừng nghĩ bất cứ gì về ñiều thiện hay ñiều ác cả. Chớ có tập trung tâm hồn hay ngừng máy ñộng cái tâm. Chớ có làm những chuyện như ñem cái tâm mà nhìn chính cái tâm. Bị trói buộc vào cái nhìn ñã là sai rồi, còn như cúi mặt xuống ñể khỏi phóng ra một cái nhìn thì lại bị ràng buộc vào việc nhìn hay không nữa, nên cũng sai nốt. Thu cái tâm lại là không nên mà ñưa mắt nhìn xa hay nhìn gần cũng không nên. Mọi sự ñều sai lầm cả. Không thấy trong kinh ñiển có dạy: Không nhìn mới là hành ñộng của Bồ Tát, bởi vì nó không sinh ra ức và niệm hay sao chứ? ðây mới là con tâm bản thanh tĩnh. Có lẽ Thần Hội cho rằng những công phu mà Bắc Tông dựa trên ñó ñể tu hành ñều là vòng vo phiền toái và cảm thấy bực dọc khó chịu. Chắc chính vì lẽ ñó cho nên mới có CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 31

32 lối hiểu tọa thiền phải là thế nào như những ñiều chép trong Bồ ðề ðạt Ma Nam Tông ðịnh Thị Phi Luận: Viễn Pháp Sư nói : Hai vị tôn sư tức là Thiền Sư Phổ Tịch ở Tung Nhạc và Thiền Sư Hàng Ma Tạng ở ðông Nhạc,vị nào cũng khuyến khích người ta tọa thiền. Rồi họ còn cho rằng: Hãy tập trung tâm hồn và nhập ñịnh, ñể cho những máy ñộng của cái tâm ngừng lại và hãy nhìn thế giới trong sáng không gợn. Khi tâm máy ñộng thì nhận thức ñược ngoại giới, khi tâm thu về bên trong sẽ giác ngộ và lấy ñó làm giáo lý. Còn như ông thì cớ sao, miệng nói Thiền mà không bao giờ bảo phải tọa thiền gì cả vậy?nếu không thuyết giáo bằng những lời lẽ như trên, thì làm cách nào ñể giải thích sự tọa Thiền? Hòa thượng mới trả lời: Nếu dạy cách tọa Thiền bằng câu nói: Hãy tập trung tâm hồn và nhập ñịnh, ñể cho những máy ñộng của cái tâm ngừng lại và hãy nhìn thế giới trong sáng không gợn. Khi tâm máy ñộng thì nhận thức ñược ngoại giới, khi tâm thu về bên trong sẽ giác ngộ, khắc sẽ gây cản trở cho việc tìm thấy bồ ñề (chân lý). Tọa Thiền ư? ðối với tôi, khi không một chút vọng niệm nào khơi dậy trong tâm - ấy là tọa - và khi tìm thấy ñược bản tính của mình - ấy là thiền. Do ñó, tôi không bao giờ giải thích phương pháp tọa thiền cũng như không bao giờ nói phải ngừng những máy ñộng của cái tâm và nhập ñịnh chi chi cả. Nếu lời hai vị tôn sư kia là ñúng thì khi Xâlipta (Xá Lợi Phất) tọa thiền, ông ñã không phải bị Vimarakilty (Duy Ma Cật) quở trách bao giờ!. Những lời trên rõ ràng muốn phủ nhận ý nghĩa của việc tu hành bằng tọa thiền và diễn tả ñược tất cả cái mới mẻ nhất trong tư tưởng của Thần Hội. Cho ñến trước ñó, cho dù có thuyết giảng về hai chữ ñốn ngộ ñến thế nào, nói ñến Thiền là thường vẫn ngầm hiểu chỉ có tọa thiền (ngồi thiền) mới là ñúng phép tu thiền. Trong quyển sách truyền lại một cách trung thực tư tưởng pháp môn ðông Sơn như Tu Tâm Yếu Luận hay nhắc ñến ñốn ngộ trong tựa ñề như cuốn ðốn Ngộ Chân Tông Kim Cương Bát Nhã Tu Hành ðạt Bĩ Ngạn Pháp Môn Yếu Quyết, vẫn thường thấy thuyết minh về công phu tu hành cũng như miêu tả trạng thái tâm lý trong lúc tọa thiền. ðiều này cho thấy rằng dù trong pháp môn ðông Sơn và thiền Bắc Tông ñã có sẳn tư tưởng ñốn ngộ nhưng chữ ñó chỉ dùng ñể biểu hiện cái cảnh ñịa cùng cực, kết quả của sự thực tu theo quán pháp sau một thời gian dài. Ngược lại, phía Thần Hội thì ông phủ nhận hoàn toàn ý nghĩa của phương pháp tu hành gọi là tọa thiền, ít nhất trên mặt tư tưởng. Trong các trước tác của ông, không hề có sự miêu tả tâm lý con người lúc tọa thiền và ñi ñến mức phủ nhận nốt những công phu về mặt tu hành theo lối ñó. Có thể nói ñây là một phản ñề (antithesis) mà phía Thần Hội tạo ra khi ñối mặt với các chú giải kinh sách có ñược qua thể nghiệm thiền ñịnh mà môn hạ của Thần Tú và Phổ Tịch ñã thực hiện ñược. ðiều ñó có nghĩa là Thần Hội trong quá trình phê phán tính chất quá dựa vào nội tâm của nhóm Phổ Tịch, ñặc biệt nhấn mạnh vào ñốn ngộ và cuối cùng phủ nhận ý nghĩa thực chất của việc tu hành. Cho ñến thời ñiểm ñó, khái niệm về ñốn ngộ ñược hiểu bằng cách dựa trên nền tảng một trạng thái tâm lý có thực. Có thể nói nay Thần Hội vứt bỏ cái nền tảng ñó ñi, chuyển hẳn nó qua một vấn ñề về nhận thức mới với lối nói phiền não tức bồ ñề. ðiều tất yếu mà ông nghĩ là phải ñi tìm là cái tri 知, có thấy chép trong văn bản nhan ñề Nam Dương Hòa Thượng ðốn Giáo Giải Thoát Thiền Môn Trực Liễu Tính ðàn Ngữ. Tri 知 có nghĩa là thức (hoạt ñộng nhận thức thông thường) và ngộ nhưng cần phân biệt nó CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 32

33 với trí 智 ở trạng thái tĩnh. Tri 知 phải là hoạt ñộng nhận thức của cái ngộ ñược sinh ra trong cuộc sống thực sự. Tư tưởng này ñược cả môn hạ Thần Hội nhấn mạnh và sau nó ñã trở thành một nét ñặc trưng của Hà Trạch Tông, môn phái của ông. Cường ñiệu về ñiều này có nghĩa là một khi ñã không nhìn nhận phương pháp tu hành bằng tọa thiền và thể nghiệm thiền có ñược nhờ tu theo kiểu ấy, nếu muốn phân biệt mê và ngộ thì trước hết phải xác lập, khẳng ñịnh (Setzen, Setzung) ñược sự tồn tại của chúng. ðiều ấy có nghĩa rằng Thần Hội phủ nhận khuynh hướng nội tâm hóa thấy nơi môn phái Thần Tú-Phổ Tịch và muốn hướng ra ngoại giới, chủ trương ñem con người của mình hòa nhập hoàn toàn vào với cuộc sống. Chính từ ñó mới sinh ra một hình thái biểu hiện của tư tưởng Thiền gọi là ngữ lục mà Thần Hội là người ñầu tiên coi như ñã giúp nó hoàn thành. Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Vi Nghĩa, tác phẩm của ông mà nhiều người ñặt tên Thần Hội Ngữ Lục là nguyên hình trực tiếp của những ngữ lục về sau. Hà Trạch Tông từ Thần Hội trở ñi: Hoạt ñộng của Thần Hội ñược tiếp nối bởi chư ñệ tử. Họ ngụy soạn Ế Phát 18 Tháp Ký nói về nhân duyên ñã khiến Huệ Năng xuất gia cũng như cải biên Lục Tổ ðàn Kinh và các truyện ký khác về ông. Ngay cả việc tạo hình ảnh về Lục Tổ Huệ Năng như ta biết ngày nay cũng như hình thành những ñịnh thuyết về Nam ñốn Bắc tiệm, xem Huệ Năng, người thuyết về thiền ñốn ngộ ở Tào Khê phương Nam mới tạo dựng ra hệ tư tưởng chính thống của thiền và nhóm Thần Tú chủ trương phương pháp tiệm tu trong vùng lưỡng kinh không thể ñược xem như ñệ tử thừa kế thực sự của Hoằng Nhẫn. Ngoài ra, liên quan ñến Bồ ðề ðạt Ma, hình như chính họ ñã cải biên thuyết Tây Thiên Nhị Thập Cửu Tổ ñể ñề xướng Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ. Thuyết sau này ñã trở thành một ñịnh thuyết, nó ñược thấy lần ñầu trong Bảo Lâm Truyện (năm 801) và sau này môn ñệ phái Hồng Châu của Mã Tổ ñã nhúng tay vào sửa ñổi thêm. Truyện ký và hình mẫu về Huệ Năng mà bọn họ ñã tạo ra và truyền lại ñã có ảnh hưởng không nhỏ ñối với người ñời sau. Nói khác ñi, họ ñã ñưa ra thuyết phải coi kim Kinh Cương (Kim Cương Bát Nhã Tâm Kinh) như một bộ kinh tuyệt ñối quan trọng (có lẽ ñây là một biến hình của tư tưởng về tri 知 nơi Thần Hội) rồi ñưa yếu tố này vào trong truyện ký về Huệ Năng và tiếp tục giảng về ñiều ñó hết ñời này ñến ñời khác. Nội dung của lời giảng ấy một là kim Kinh Cương ñã ñược chư tổ truyền từ thời ðạt Ma cho ñến Huệ Năng, hai là nhờ có chuyện ñọc kinh Kim Cương mà Huệ Năng mới có cơ hội nhập môn Hoằng Nhẫn. Ngoài ra người ta còn nghĩ rằng Kim Cương Kinh Giải Nghĩa, trước tác ñược xem là của Huệ Năng viết, cũng chỉ là một sản phẩm của môn phái Hà Trạch với mục ñích bổ sung và kéo dài lý thuyết mà họ ñã ñề xướng. Tương tự với thuyết về việc truyền thụ Kim Cương Kinh là thuyết cho rằng Huệ Năng là người ñã truyền Lục Tổ ðàn Kinh lại cho ñệ tử. Thuyết ấy xem Lục Tổ ðàn Kinh là những lời chính Huệ Năng ñã giảng dạy. Trong các tài liệu như bản ðôn Hoàng, ở phần cuối quyển kinh lại thấy chép hệ phổ của những người ñã truyền trì nó, cho nên dựa trên bằng chứng ñó, cách nghĩ Lục Tổ ðàn Kinh là một quyển sách chân truyền rất phổ biến. Tuy nhiên, ñiều ấy chỉ là làm cho ra vẻ chứ Lục Tổ ðàn Kinh vốn bị cải 18 Ế phát tháp: tháp chôn tóc. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 33

34 biên rất nhiều. Có lẽ những người thuộc Hà Trạch Tông ñã tự họ thêm thắt tư tưởng của mình vào rồi thổi phồng ca tụng ñể nhằm nâng cao giá trị của nó. Có thể thuyết Huệ Năng truyền kinh này ñã rập theo khuôn cái thuyết cho rằng ðạt Ma ñã truyền cho Huệ Khả bộ kinh Lăng Già. Tuy vậy, lý do nó bắt buộc ra ñời phải chăng vì có liên quan ñến sự sống còn của các môn hạ Thần Hội về sau. Bởi vì ñám ñệ tử Thần Hội tuy có những tên tuổi như Tịnh Trú Tấn Bình ( ), Kinh Châu Huệ Giác ( ), Thái Nguyên Quang Dao ( ), Lạc Dương Vô Danh ( ), Từ Châu Trí Như ( ) nhưng không có ai nổi bật, ñủ ñể ñược xem như là người thừa kế của Thần Hội. Như ñã trình bày, ta khó thể sắp xếp thứ tự tông phái Hà Trạch như thế nào cho có hệ thống theo phạm vi hoạt ñộng của ñệ tử ông. Dù thế nào ñi nữa, sau khi Thần Hội mất ñi rồi, vì không có nhân vật nào ñủ tầm cỡ ñể lèo lái tông phái, môn ñồ của Hà Trạch Tông có lẽ ñã không biết làm cách gì khác ngoài việc sáng tác truyền thụ thuyết, gán cho Kim Cương Kinh và Lục Tổ ðàn Kinh, ñể cứu tông môn khỏi rơi vào cảnh không duy trì nổi giá trị của mình. Lục Tổ ðàn Kinh là quyển sách như thế nào? Xưa nay, kinh này vẫn ñược tin cậy như một ngôn hành lục của Lục Tổ Huệ Năng, người ñứng ñầu thiền Nam Tông. Người ta ñã in ñi lại lại khắp nơi từ Trung Quốc, Triều Tiên ñến Nhật Bản. Vào thời cận ñại, nhờ sự phát hiện ñược bản ðôn Hoàng và một số bản khác, mới bắt ñầu có mối hoài nghi về thời ñiểm kinh ấy ra ñời. Mối nghi ngờ ấy ngày nay vẫn ñược chưa giải tỏa. Về hình thức nguyên thủy của ðàn Kinh, có nhiều cách nhìn khác nhau. Cứ như cách giải thích trong kinh ấy thì nó là tập ghi chép những lời thuyết pháp của Huệ Năng khi ông thọ bồ tát giới ở chùa ðại Phạn Tự thuộc Thiều Châu (tỉnh Quảng ðông) theo lời yêu cầu của viên thứ sử Vi Cừ. Thế rồi dựa trên cơ sở ñó, các ñệ tử của Hà Trạch Thần Hội ñã gia bút, thêm vào ñấy cả những lời thuyết giáo của thầy họ nhằm hiển dương công ñức Huệ Năng. ðó là nguồn gốc của bản ðôn Hoàng. Sau ñó, có lẽ người trong Hồng Châu Tông, một môn phải chủ yếu của Thiền Tông, ñã viết thêm lên ñể ta có bản Lục Tổ ðàn Kinh ngày nay. Như thế, quyển sách này phản ánh con ñường trưởng thành và phát triển của tư tưởng Thiền Tông với nội dung ñược cấu tạo bằng nhiều tầng chồng chất lên nhau cho nên hãy còn gợi ra nhiều ñề tài thảo luận. Thế nhưng, giá trị sử liệu của Lục Tổ ðàn Kinh rất cao nếu ta nhìn nó như một tác phẩm ghi lại ñược những chặn ñường mà Thiền Tông ñã ñi qua, nhất là ý nghĩa lịch sử to lớn của nó trong việc xác lập vai trò chính thống của Huệ Năng và việc tạo dựng lên hình ảnh có tính truyền thống về ông. Tiết 3: Ảnh hưởng của Hà Trạch Thần Hội: Ngưu ðầu Tông thành hình: Sự thành công của Hà Trạch Thần Hội ñã ảnh hưởng ñến các chi phái của Thiền Tông. Trước tiên phải nói ñến sự thành hình của Ngưu ðầu Tông. Tổ của tông Ngưu ðầu là Pháp Trì ( ), một ñệ tử của Hoằng Nhẫn, mà trung tâm hoạt ñộng là núi Ngưu ðầu (tỉnh Giang Tô) thuộc vùng Giang Ninh (Kim Lăng) xa trung nguyên 19. Hệ phổ truyền pháp như sau: Pháp Trì truyền xuống Ngưu ðầu Trí Uy ( ). Sau ñời Trí Uy, tông phân làm hai nhánh: một nhánh với Ngưu ðầu Huệ Trung ( ) và học trò ông ta là Phật Quật Duy Tắc ( ), nhánh kia với Hạc Lâm Huyền Tố ( ) và học trò ông 19 Xin hiểu trung nguyên trong nghĩa vùng nam bắc sông Hoàng Hà, bao gồm các tỉnh Hà Nam, Sơn ðông, ñại bộ phận Sơn Tây cũng như một phần của Hà Bắc và Thiểm Tây. Trung nguyên như vậy có nghĩa là nơi phát nguyên của văn hóa Trung Quốc. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 34

35 là Kinh Sơn Pháp Khâm ( ). ðặc biệt nhờ ở Ngưu ðầu Huệ Trung và Hạc Lâm Huyền Tố là người cùng thời ñại với Thần Hội mà Ngưu ðầu Tông ñược hưng thịnh, trở thành một thế lực hùng mạnh ñương ñầu nổi với cả Bắc Tông lẫn Nam Tông (Hà Trạch Tông). Từ ñó ñể xác lập quyền uy của mình, tông Ngưu ðầu ñã tạo dựng một hệ phổ hư cấu móc nối với dòng Thiền chính có trước Pháp Trì như sau: Tứ tổ ðạo Tín Pháp Dung ( ) Trí Nham ( ) Huệ Phương ( ). Như thế, Pháp Dung trở thành sơ tổ của Ngưu ðầu Tông, sau ñó, Trí Nham là nhị tổ, Huệ Phương, tam tổ, Pháp Trì, tứ tổ, Trí Uy, ngũ tổ và Huệ Trung là lục tổ. Sở dĩ môn phái này phải lập ra một hệ phổ như vậy là ñể ñề cao tính ưu việt của họ ñối với Bắc Tông và Nam Tông. Hai phái trên ñều bắt ñầu từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cho nên việc tự xưng nguồn gốc của mình có từ Tứ Tổ ðạo Tín ngầm bảo họ còn có trước hai tông phái kia nữa. Cũng thế, trong hệ phổ của họ, lục tổ là Ngưu ðầu Huệ Tông. Giữa bối cảnh ở trung nguyên ñang xãy ra vụ tranh chấp xem ai là người mới thực sự gọi là lục tổ thì việc này hẳn có ý nghĩa ñặc biệt. Thuyết về hệ phổ của Ngưu ðầu Tông có lẽ ñã ra ñời trong giai ñoạn nầy khi họ muốn xác ñịnh cá tính của tông mình trước hai môn phái lớn ñương thời. Bàn về tính hư cấu của hệ phổ Ngưu ðầu Tông: Liên hệ giữa Hoằng Nhẫn và Pháp Trì có chứng cứ trong sử sách, tuy nhiên, hệ phổ trong ñó có viết Pháp Dung truyền xuống Pháp Trì thì hoàn toàn do người ñời sau bịa ra.trước tiên, câu hỏi xem giữa ðạo Tín và Pháp Dung có liên hệ gì không thì ngay văn bản cổ nhất có nói ñến hai ông là Tục Cao Tăng Truyện (giữa thế kỷ thứ 7) ñã không hề ñăng tải cho nên khó tin là có thật. Hình như Pháp Dung và Huệ Phương có sống trên Ngưu ðầu Sơn nhưng về Trí Nham thì truyện ký của ông trong Tục Cao Tăng Truyện không hề nhắc ñến việc ñó. Huống chi sách ấy lại ñăng tải rằng Trí Nham ñã chết trước (vào năm 654) Pháp Dung (năm 657). Do ñó, việc ñem ghép Trí Nham vào hệ phổ ñã gây ra nhiều bàn cãi. Dầu vậy, trong cuốn Truyền Pháp Bảo Ký (khoảng năm 720), ñăng sử của Bắc Tông, cũng ñã nói ñến sự giao lưu giữa Tăng Xán và Bảo Nguyệt (năm sinh năm mất không rõ) và lại cho biết Bảo Nguyệt là thầy của Trí Nham, việc ñưa tên Trí Nham vào hệ phổ cũng là một cách nhấn mạnh danh giá hệ phổ của mình. Truyện Trí Nham truyền pháp cho Huệ Phương cũng khó tin nhưng giữa Pháp Trì và Huệ Phương thì theo Tống Cao Tăng Truyện (năm 988), Pháp Trì sau khi theo học Hoằng Nhẫn lại ñến học Huệ Phương, cho nên liên hệ sư ñệ giữa Huệ Phương và Pháp Trì có thể là chuyện thật. Dù vậy, sách ñó có khi ñã sử dụng thuyết của Ngưu ðầu Tông ñưa ra không biết chừng nên chưa hẳn ñáng cho chúng ta tin. Tuy không biết rõ về tư tưởng của nhóm Ngưu ðầu Tông nhưng qua quyển sách chính yếu của họ là Tuyệt Quán Luận (hậu bán thế kỷ thứ 8) cũng như tác phẩm của Khuê Phong Tông Mật là Viên Giác Kinh ðại Sớ Sao (khoảng năm 822) và quyển Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập ðô Tự (hậu bán thế kỷ thứ 9), thì ta thấy họ có chịu ảnh hưởng của Tam Luận Tông vốn hoạt ñộng mạnh mẻ cùng trên một ñịa bàn, nghĩa là họ xác lập dần dần lập trường không quán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Như Lại Tạng. Tư tưởng Như Lai Tạng 20 cũng là bộ phận cốt lõi của Thiền Tông nhưng hệ thống pháp môn ðông Sơn vẫn giữ nguyên một chủ trương có tự thời Ấn ðộ là chỉ chấp nhận các loài hữu tình (ñộng vật) là có Phật tính mà thôi. Riêng một phái Ngưu ðầu 20 Tư tưởng ñại thừa, theo ñó, chúng sinh ñều có Phật tánh nghĩa là khả năng thành Phật (theo nhóm ðạo Uyển) CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 35

36 này lại cho rằng cả các loài vô tình (núi sông cây cỏ) cũng có Phật tính. ðó là quan ñiểm vô tình hữu Phật tính. Hình như vì lý do này mà hai phái Hà Trạch và Ngưu ðầu ñã có nhiều cuộc tranh luận kịch liệt. Dấu tích những tranh cãi ấy vẫn còn thấy chép trong Tuyệt Quán Luận và Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Trưng Nghĩa. Nhân vì thuyết vô tình hữu Phật tính xưa kia ñược Tam Luận Tông ñề xướng cho nên có thể nói về ñiểm này, Ngưu ðầu Tông thừa kế tư tưởng Tam Luận Tông. Chi tiết ấy cho thấy Ngưu ðầu ñã tách ra khỏi giáo lý truyền thống của nhà Phật và dính dáng ít nhiều với thuyết vạn vật tề ñồng của tư tưởng Lão Trang. Tuyệt Quán Luận Theo các thư mục cho ñến nay ñược biết sách này xưa ñã ñược tăng Saichô (Tối Trừng, ) ñem về Nhật Bản nhưng phải ñợi ñến bản tìm thấy ở ðôn Hoàng thì mới biết nội dung của nó có gì. Ngay cả bản ðôn Hoàng cũng có nhiều bản, ñược chép và phân ñoạn khác nhau, nhưng cũng nhờ vậy mà biết dấu tích sự tiến triển của nó. Trong sách ñó, hai nhân vật tưởng tượng là Nhập Lý tiên sinh và ñệ tử Duyên Môn hỏi và ñáp với nhau về tuyệt quán với mục ñích giúp người ñọc ñạt ñến tâm cảnh ñó. ðiểm quan trọng là nó giúp ta thấy quan ñiểm vô tình hữu Phật tính của họ, ñối nghịch với lập trường Hà Trạch Tông. Sách này tuy ñề là Ngưu ðầu Pháp Dung soạn ñấy nhưng chắc là không phải một trước tác của Pháp Dung. Nó chỉ là sản phẩm của ai khác và ñặt lên ñó cái tên Pháp Dung ñể tạo ra uy tín và dùng nó như một ñề cương của tông môn mình mà thôi. Sau khi Ngưu ðầu Tông ñã suy thoái thì người ta lại giả thác sách ấy là do ðạt Ma soạn và ngày nay, một vài bản như thế hãy còn tồn tại. Ngoài ra, trong các văn bản ðôn Hoàng, có một tác phẩm tên gọi Vô Tâm Luận, nội dung có nhiều ñiểm tương tự với nó, nhân ñó, ñược coi như trứ tác của Ngưu ðầu Tông. Sự thành hình của Bảo ðường Tông và sự Hà Trạch hóa Tịnh Chúng Tông: Với tư cách là một môn phái ngang hàng với Ngưu ðầu Tông và cùng chịu ảnh hưởng của Thần Hội, những hoạt ñộng của Bảo ðường Tông mà trung tâm là thiền sư Vô Trú chùa Bảo ðường, cũng ñáng ñược chú ý. Về mặt tác phẩm, tuy bọn họ chỉ truyền lại ñược Lịch ðại Pháp Bảo Ký (hậu bán thế kỷ thứ 8) bản ðôn Hoàng, nhưng tư tưởng và sinh hoạt của họ ñã ñược nhắc ñến nhiều trong các sách như Viên Giác Kinh ðại Sớ Sao của Tông Mật chẳng hạn. Lại nữa, trong Bắc Sơn Lục của Thần Thanh thỉnh thoảng cũng có chỗ phê phán lý thuyết của Bảo ðường là ngoại ñạo (dị thuyết). Như vậy, ta biết rằng vào thời của họ, Vô Trú và chư ñệ tử ñã ñược sự chú ý (dù có khi là tiêu cực) của mọi người. Theo Lịch ðại Bảo Pháp Ký thì Vô Trú người Phượng Tường, tên thế tục là Lý. Trước tiên, ông theo học ñốn giáo với ñồ ñệ của Huệ An là Trần Sở Chương, sau ñó lại thờ Thái Nguyên Tự Tại, một ñệ tử của Huệ Năng, làm thầy và xuất gia từ lúc ñó. Ông trú ở Ngũ ðài Sơn lẫn Trường An, nhân nghe tiếng tăm về hành trạng của thiền sư Vô Tướng, ñem lòng ngưỡng mộ. Rốt cuộc ñến gặp ñược Vô Tướng ở Tịnh Chúng Tự và trở thành người thừa kế của ông ta. Thế nhưng, ngay cả Lịch ðại Bảo Pháp Ký cũng ghi lai là hai người gặp nhau có mỗi một lần và Vô Trú chỉ là một trong số tăng tục ñến tham gia một buổi lễ truyền pháp do Vô Tướng tổ chức mà thôi.khi Vô Trú vào Tứ Xuyên ñể tập thiền theo ñường lối của ðạt Ma, nếu muốn thành công chắc phải nương cậy vào quyền uy của Tịnh Chúng Tông, vốn ñã có cơ sở vững chắc ở ñây. Hình như Vô Trú cứ thế mà ñem Tam Cú Ngữ của Vô Tướng ra truyền lại, ñiều này cũng có nghĩa là ông tự mình thể nghiệm phương pháp truyền giáo của phái Tịnh Chúng ñể sử dụng nó cho mục ñích nâng cao thanh thế của tông phái. Tuy vậy, ñúng như lời Thần Thanh ñã kịch liệt phê bình, tư tưởng của Vô Trú không bắt nguồn từ hệ phái Tịnh Chúng. Như quá trình tu dưỡng của ông ñã ñể lộ phần nào, CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 36

37 giáo lý của ông có lẽ ñến từ tông phái Huệ Năng.Trong Lịch ðại Pháp Bảo Ký, có nhiều chỗ nhắc tới Hà Trạch Thần Hội cũng như cuộc thảo luận về tông phái ở Hoạt ðài, lại còn lợi dụng lý thuyết về truyền y mà Thần Hội ñã sáng tạo ñể chính thống hóa Vô Trú. Những sự kiện ñó cho thấy ta rõ ràng ảnh hưởng to lớn của Hà Trạch Thần Hội. Ngay việc coi trọng vô niệm của họ cũng là một ñiểm ñồng dạng với ñường lối của Hà Trạch Tông, thế nhưng ñiều quan trọng ta cần chú ý hơn cả là (theo lời Tông Mật truyền lại) họ hầu như không làm Phật sự và cũng không chấp nhận việc tu hành. ðiều ñó cho thấy họ quay về với phương pháp ñốn ngộ và nhận thức phiền não tức bồ ñề, nối tiếp và triệt ñể chủ trương vô hiệu hóa cách suy nghĩ ñặt trọng tâm vào thể nghiệm tọa thiền rồi cứ như thế mà gắn chủ trương ấy liền với thực tế. ðiều này có nghĩa Bảo ðường Tông thành lập ñược là vì ñã tiếp nhận cùng lúc ảnh hưởng của Tịnh Chúng ñã có danh vọng ở Tứ Xuyên cũng như của Hà Trạch Tông vốn ñang tạo ñược thế ñứng vững mạnh ở trung nguyên, và cũng nhờ nhân cách ñộc ñáo của người lãnh ñạo của họ là Vô Trú. Thế nhưng sau thời Vô Trú, không mấy ai hiểu rõ về những hoạt ñộng của Bảo ðường Tông. Lịch ðại Bảo Pháp Ký có ñưa ra tên tuổi một vài ñệ tử của ông, còn về hoạt ñộng của họ, không thấy ghi chép gì cả. Cũng vậy, ảnh hưởng của Hà Trạch Thần Hội ñã lan dến Tịnh Chúng Tông ở Tứ Xuyên. Trong hệ thống của Tịnh Chúng Tông, người hoạt ñộng cuối cùng ñược biết tới là Ích Châu Nam Ấn thế nhưng về sau người ta lại tạo ra một hệ phổ hư cấu ghép ông vào chung với Hà Trạch Tông, như sau: Hà Trạch Thần Hội Từ Châu Trí Như Ích Châu Nam Ấn (? 821?) Toại Châu ðạo Viên (tiền bán thế kỷ thứ 9) và ðông Kinh Thần Chiếu ( ). Dựa vào những ñiều này, người ta cho dựng mộ tháp của Thần Chiếu bên cạnh ngôi tháp cũ của Hà Trạch Thần Hội ở chùa Long Môn. Sở dĩ họ có hành vi như vậy có lẽ vì Hà Trạch Tông và sau ñó là Hồng Châu Tông (môn phái của Mã Tổ ðạo Nhất) muốn dùng hình thức nương tựa lẫn nhau giữa các tông phái (hiệu quả hô ứng và ỷ phụ) ñể gây thanh thế và xác lập quyền uy của mình.về sau, trong hệ thống này lại xuất hiện Khuê Phong Tông Mật, người cổ xúy cho tư tưởng Giáo Thiền nhất trí mà những lời phê phán của ông ñối với Ngưu ðầu Tông và Hồng Châu Tông rất ñáng cho ta chú ý. ðường hướng và hoạt ñộng của Thiền Bắc Tông sau thời Thần Hội: Những sóng gió mà Thần Hội gây ra còn ñể ảnh hưởng ñến tận ñời sau. Tuy nhiên không vì ông mà Thiền Bắc Tông bị tiêu diệt.theo văn bia về Tăng Xán nhan ñề Tùy Cố Kính Trí Thiền Sư Bi Minh Bình Tự do ðộc Cô Cập (?- 777) viết thì Hoằng Chính (năm sinh năm mất không rõ) của Bắc Tông, người thừa kế Phổ Tịch, ñã qui tụ ñược rất nhiều ñệ tử. Ngoài ra, ñược biết các ñệ tử khác của Phổ Tịch như ðồng Quan ( ), Pháp Ngoạn ( ), ðạo Tuyền (năm sinh năm mất không rõ), Chí Không (năm sinh năm mất không rõ) ñều thu nhận nhiều học trò. Tựu trung, việc ðạo Tuyên ñưa Thiền Bắc Tông vào Nhật Bản, ñệ tử Chí Không là Thần Hành ( ) truyền bá ñến Triều Tiên là những sự kiện có tầm quan trọng rất lớn. Lại nữa, ñệ tử của Thần Tú tên gọi Hàng Ma Tạng (năm sinh năm mất không rõ) và học trò ðạo Phúc ( ) là thiền sư Ma Kha Diễn (ðại Thừa hòa thượng, hậu CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 37

38 bán thế kỷ thứ 8) vào cuối thế kỷ thứ 8 ñã từ ðôn Hoàng vào Tây Tạng rao giảng Thiền Bắc Tông. Cũng cần ghi lại một sự kiện quan trọng khác là cuộc tranh luận về tôn giáo của họ với các học tăng người Ấn ðộ có tên là Tây Tạng tông luận. Dầu vậy, sau thời Thần Hội, Thiền Bắc Tông bắt buộc phải tổ chức ñể ñối ñầu với trào lưu tư tưởng mới do ông ta dựng nên. Ngày nay, nhờ có ðại Thừa Khai Tâm Kiến Tính ðốn Ngộ Chân Tông Luận, truyền lại với bản ðôn Hoàng, chúng ta mới nắm ñược một bằng chứng về phản ứng ñó. Văn kiện này tương truyền do Huệ Quang, một cư sĩ có pháp danh ðại Chiếu, từng theo học Huệ An (phái Bắc nhưng ôn hòa) và Hà Trạch Thần Hội (phái Nam), soạn lại nhưng chính ra nó chỉ chiên qua xào lại ðốn Ngộ Chân Tông Kim Cương Bát Nhã Tu Hành ðạt Bỉ Ngạn Pháp Môn Yếu Quyết của Hầu Mạc Trần Diễm và những ñiều ghi chép về người viết nó chắc chỉ là giả thác. Tuy nhiên ở ñiểm cố tình nối kết Huệ An với Thần Hội ñã tỏ ra rằng vào thời ấy, người ta cảm thấy việc ñiều ñình giữa hai tông phái thiền Nam Bắc là một ñiều cần thiết. Về Tây Tạng tông luận: Tây Tạng (Tibet) nằm giữa hai khối văn hóa lớn là Ấn ðộ và Trung Quốc, tự ngày xưa ñã chịu ảnh hưởng của hai bên, cả việc tiếp thu Phật Giáo cũng cùng một hoàn cảnh. Trong bối cảnh ñó, cuộc thảo luận về tôn giáo ñược biết ñến với cái tên Tây Tạng tông luận ñã diễn ra dưới triều vua Tisondechen (phiên âm) (trị vì ) với tình tiết như sau: Năm 787, Tây Tạng tấn công ðôn Hoàng và bắt ñược thiền sư Ma Kha Diễn ñem về. Năm 792, vua ra sắc lệnh cho phép ông truyền giáo. Giáo lý của Ma Kha Diễn ñược tiếp nhận rộng rãi, số tín ñồ ñi theo ñông ñảo. Ông còn thâu nhận ñược ñệ tử là Keku Rinpoche (Bảo Chân) và qui y cho cả hoàng hậu cũng như phu nhân của nhiều ñại thần. Tuy nhiên, các tăng sĩ Ấn ðộ vốn bố giáo ở ñó từ lâu ñã phản ứng lại. Họ tâu với hoàng ñế xin bắt Ma Kha Diễn mở một cuộc tranh luận với họ về tôn giáo. Sau nhiều cuộc tranh cãi, phần thắng ñã về Ma Kha Diễn, thế nhưng các tăng sĩ Ấn ðộ không chịu thua, còn xúc xiểm và kết hợp với các ñại thần cùng nhau gây áp lực ñể ông phải ngừng hoạt ñộng.trước việc ñó, các ñệ tử theo ông kháng nghị lại. ðến năm 794, lại có sắc lệnh xác nhận quyền truyền ñạo của Ma Kha Diễn. Bị yếu thế, các tăng nhân Ấn ðộ mời tăng Kamarashiila (phiên âm) (hậu bán thế kỷ thứ 8) qua và một cuộc tranh luận giữa ông này và Ma Kha Diễn ñã ñược tổ chức. Nhờ có yếu tố chính trị xen vào, lần này Kamarashiila ñược xử thắng. Ma Kha Diễn thì ñến năm 797 ñược trả về ðôn Hoàng. (Tuy vậy, ngày nay nhiều nhà nghiên cứu ngờ rằng cuộc luận chiến giữa hai ông không hề có thực. Nếu quan ñiểm này là ñúng thì có lẽ sau khi Ma Kha Diễn rút lui, Kamarashiila mới ñược mời ñến ñể thành lập Phật Giáo Tây Tạng dựa trên cơ sở Phật Giáo Ấn ðộ và do ñó, các sử thư ñời sau mới nhuận sắc ñể tạo dựng một cuộc tranh luận giữa hai ông và cho Ma Kha Diễn thua cuộc). Cuộc tông luận này ñược nhắc ñến trong các sách vở Tây Tạng như Puton Phật Giáo Sử (phiên âm) (năm 1322) nhưng văn bản gốc lại là tác phẩm chữ Hán nhan ñề ðốn Ngộ ðại Thừa Chính Lý Quyết (794, văn thư ðôn Hoàng). Sách này do một nhân vật tên Vương Tích, nhận mệnh của Ma Kha Diễn, biên tập bằng Hán văn những tư liệu liên quan ñến cuộc tranh luận lần thứ nhất, và ñã hoàn thành vào khoảng năm 794, lúc phía Ma Kha Diễn dành ñược thắng lợi. Văn kiện này là một tư liệu quí giá, chẳng những ñể biết cuộc tranh luận trên thực tế ñã xảy ra thế nào mà còn giúp ta tìm hiểu thêm về tư tưởng Thiền Bắc Tông vào thời ñiểm hậu bán thế kỷ thứ 8. Thế chân vạc của Bắc Tông, Nam Tông và Ngưu ðầu Tông: Như ñã trình bày, giai ñoạn từ hậu bán thế kỷ thứ 8 bước qua thế kỷ thứ 9 là lúc Thiền Tông vừa mới manh nha với sự hiện diện của nhiều tông phái như Bắc Tông, Nam Tông, Ngưu ðầu Tông, Tịnh Chúng Tông, Bảo ðường Tông vv...ðây là một thời kỳ vô cùng trọng yếu trong lịch sử Thiền Tông vì thiền ñã bước qua giai ñoạn ñược biết ñến một cách rộng rãi và dĩ nhiên, thiền ñã ảnh hưởng cả ñến các tôn phái khác. Về ảnh hưởng ñó, ta có thể thấy qua truyện ký về hai nhà truyền giáo quan trọng nhất CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 38

39 thời ấy là Kinh Khê ðam Nhiên (tổ thứ 6 phái Thiên Thai, ) và Thanh Lương Trừng Quán (tổ thứ 4 phái Hoa Nghiêm). Sự giao lưu của các ông ñã trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Trong bài văn bia nhan ñề Tả Khê ðại Sư Bi viết về công ñức của Tả Khê Huyền Lãng (tổ thứ 5 phái Thiên Thai) và là thầy của ðam Nhiên, văn hào Lý Hoa (? 766?), trong phần nhắc lại hệ phổ Thiền Tông, có ñưa ra tên tuổi của Hoằng Chính (Bắc Tông), Huệ Năng (Nam Tông), Pháp Khâm (Ngưu ðầu Tông). Theo văn bia, Lý Hoa cho biết mình không những từng theo học ðam Nhiên mà còn thờ Pháp Khâm làm thầy. Lại nữa, bản thân Trừng Quán (Hoa Nghiêm) ñã học thiền Bắc Tông nơi Huệ Vân (năm sinh năm mất không rõ), sau ñó lại học thiền Hà Trạch với Lạc Dương Vô Danh cũng như thiền Ngưu ðầu với Ngưu ðầu Huệ Trung và Kinh Sơn Pháp Khâm. ðiều ñó cho ta thấy các tông phái Thiền Tông ñương thời ñã thu hút ñược sự quan tâm ñến mức nào. Từ những sự kiện kể trên, ta có thể suy ñoán rằng thời ấy có ba tông phái tiêu biểu cho Thiền Tông tức là Bắc Tông, Nam Tông và Ngưu ðầu Tông. Họ tạo ra một thế chân vạc. Tuy nhiên, hình thái ấy sẽ biến ñổi một cách ñột ngột vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8, khi Mã Tổ ðạo Nhất ( ) và Thạch ðầu Hy Thiên ( ) xuất hiện. Bàn về Thanh Lương Trừng Quán: Trừng Quán người Việt Châu Sơn Âm (tỉnh Chiết Giang), tên thế tục là Hạ Hầu. Xuất gia năm 11 tuổi, theo học hết tất cả những hệ thống tư tưởng Phật giáo ñương thời như Luật, Tam Luận, Khởi Tín, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Thiên Thai...ðặc biệt Trừng Quán có thụ giáo với Pháp Sằn (có thể ñọc là Pháp Tiên, năm sinh năm mất không rõ) học trò của tăng phái Hoa Nghiêm là Huệ Uyển (năm sinh năm mất không rõ) thế nhưng ông lại phê phán nghiêm khắc Huệ Uyển, cho rằng ông này ñã không kế thừa tư tưởng của Huệ Tạng ( ). Ông trứ tác nhiều kinh sách ví dụ Hoa Nghiêm Kinh Sớ (787), Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao, một quyển chú thích thêm về sách ấy, cũng như Tam Thánh Viên Dung Quán, Pháp Giới Quán Huyền Kính. Khuê Phong Tông Mật, người có kế hoạch thống nhất Hoa Nghiêm và Thiền Tông, chính là ñệ tử của ông. Trong Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao, Trừng Quán chỉ trích những nhân vật của Thiền Tông ñã vứt bỏ việc học giáo lý mà chỉ chú tâm vào quán pháp. Ông nhấn mạnh giáo lý và quán pháp ñều cần thiết và cho biết giáo học của mình bao hàm giáo lý của hai dòng Thiền Nam Bắc lẫn tư tưởng phái Thiên Thai. Ông ñưa ra lý thuyết chỉ quán, phương pháp chỉ thì bắt chước Bắc Tông, quán lại bắt chước Nam Tông, qua việc khuyên thực hành ñồng thời chỉ và quán, ông rắp tâm thống nhất hai dòng thiền Nam Bắc. Việc Thiền Tông từ bỏ giáo lý là có thật, thế nhưng Hà Trạch Tông cũng từng nhấn mạnh là ñịnh tuệ ñẳng (nghĩa là coi trọng cả hai) rồi cho nên khi Trừng Quán ñưa ra chỉ quán, ta không khỏi cảm thấy ông ta như muốn vơ hết mọi thứ vào cho mình (ngã ñiền dẫn thủy = tát nước vào ruộng nhà). Duy, ý ñồ của Trừng Quán muốn thống nhất Thiền Tông thì quả là một ñiều hết sức mới mẻ và ảnh hưởng của nó ñến tư tưởng của Tông Mật không thể bị coi thường. Hệ phổ của Thiền (2) Hệ phổ này bắt ñầu từ Hoằng Nhẫn. 1 Hoằng Nhẫn 2 Ngọc Tuyền Thần Tú (Thần Tú sáng lập Bắc Tông) 3 Tung Sơn Phổ Tịch 4 Thánh Thiện Hoằng Chính, 4 Thiếu Lâm ðồng Quan, 4 Kính Ái Pháp Ngoạn, 4 Nhất Hành, 4 Chí Không (Triều Tiên) 5 Thần Hành. ðồng 4 ðạo Tuyền* (người sau ñó ñến Nhật di trú) 5 Hành Biểu 6 Saichô (Tối Trừng của Nhật Bản). ðồng 3 Tây Kinh Nghĩa Phúc. 3 Tung Sơn Kính Hiền. 3 ðông Nhạc Hàng Ma Tạng. 3 Không Tịch ðại Phúc 4 Ma Kha Diễn. 3 Hầu Mạc Trần Diễm. 2 Tung Sơn Huệ An* 3 Hầu Mạc Trần Diễm (học cả với Thần Tú), 3 Trần Sở Chương 4 Bảo ðường Vô Trú (sáng lập Bảo ðường Tông). 2 Tư Châu Trí Sằn* (hay Trí Tiên) 3 Tư Châu Xử Tịch 4 Tịnh Chúng Vô Tướng (Tịnh Chúng Tông) 5 Nam Nhạc Thừa Viễn, 5 Huệ Nghĩa Thần Thanh (cũng học với Bảo ðường Vô Trú), 5 Tịnh Chúng Thần Hội* 6 Ích Châu Nam Ấn 7 Toại Châu ðạo Viên 8 Khuê CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 39

40 Phong Tông Mật. ðồng 7 ðông Kinh Thần Chiếu* 8 Thanh Lương Trừng Quán (Hoa Nghiêm Tông, cũng học với Lạc Dương Vô Danh). 2 Tào Khê Huệ Năng* (Huệ Năng là tổ của Nam Tông) 3 Nam Nhạc Hoài Nhượng 4 Mã Tổ ðạo Nhất (Mã Tổ khai sáng Hồng Châu Tông). ðồng 3 Thanh Nguyên Hành Tư* 4 Thạch ðầu Hy Thiên. (Thạch ðầu là tổ của Thạch ðầu Tông). ðồng 3 Tịnh Tàng. 3 Thái Nguyên Tự Tại. 3 Hà Trạch Thần Hội* (sơ tổ của Hà Trạch Tông) 4 Tịnh Trú Tấn Bình, 4 Kinh Châu Huệ Giác, 4 Thái Nguyên Quang Dao, 4 Từ Châu Trí Như, 4 Lạc Dương Vô Danh 5 Thanh Nguyên Trừng Quán (thuộc Hoa Nghiêm Tông, cũng là học trò ðông Kinh Thần Chiếu thuộc nhánh Trí Sằn (sau là Tịnh Chúng Tông) và Kinh Sơn Pháp Khâm dòng Pháp Trì (sau là Ngưu ðầu Tông), và là thầy Khuê Phong Tông Mật). 2 Ngưu ðầu Pháp Trì* (tổ của Ngưu ðầu Tông) 3 Thiên Bảo Trí Uy 4 Ngưu ðầu Huệ Trung 5 Kim Lăng Huệ Thiệp, 5 Thái Bạch Quán Tông, 5 Phật Quật Duy Trắc* Vân Sơn Phổ Trí. ðồng 4 Hạc Lâm Huyền Tố* 5 Ngô Trung Pháp Kính. ðồng 5 Kinh Sơn Pháp Khâm* 6 Hàng Ma Sùng Huệ. ðồng 5 Tử Sơn Hạo Nhiên. Phân bố ñịa lý các chùa thiền và các thiền tăng trụ trì (một người có thể tu ở nhiều chùa): c) Phía bắc sông Trường Giang: Trường An: Hưng ðường Tự (Phổ Tịch), Phúc Tiên Tự (Nghĩa Phúc), Thánh Thiện Tự (Hoằng Chính). Lạc Dương: Thiên Bảo Tự (Thần Tú), Kính Ái Tự (Phổ Tịch), Hà Trạch Tự (Thần Hội), Long Môn Tự (có tháp Thần Hội). Từ Châu: Pháp Quán Tự (Trí Như). Thái Sơn: ðông Nhạc (Hàng Ma Tạng). Hoạt ðài: ðại Vân Tự (nơi tổ chức tông luận của Thần Hội). Tung Sơn: Thiếu Lâm Tự (Pháp Như), Sùng Nhạc Tự (Phổ Tịch), Hội Thiện Tự (Kính Hiền). Tử Châu: Huệ Nghĩa Tự (Thần Thanh). Nam Dương: Long Hưng Tự (Thần Hội). Kinh Châu: Ngọc Tuyền Tự (Thần Tú), ðộ Môn Tự. Ích Châu: Tịnh Chúng Tự (Vô Tướng, Thần Hội). Tư Châu: ðức Thuần Tự (Trí Sằn), Bảo ðường Tự (Vô Trú). d) Phía nam sông Trường Giang: Ngưu ðầu Sơn (Pháp Dung, Huệ Trung), Hạc Lâm Sơn: Hạc Lâm Tự (Huyền Tố). Kinh Sơn (Pháp Khâm). Thiên Thai Sơn : Phật Quật Tự (Duy Trắc), Nam Nhạc (Hoài Nhượng, Hy Thiên). Dặc Dương (nơi Thần Hội bị ñày). Chung Lăng: Khai Nguyên Tự (ðạo Nhất). Thanh Nguyên Sơn (Hành Tư). Thiều Châu: ðại Phạn Tự. Tào Khê Sơn: Bảo Lâm Tự (Huệ Năng). Quảng Châu: Quang Hiếu Tự, Long Sơn: Quốc Ân Tự. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 40

41 Chương 3: Tư tưởng Thiền hoàn thành. Trăm nhà ñua tiếng. Tiết 1: Mã Tổ ðạo Nhất xuất hiện. Các môn phái bị ñào thải. Tình hình của Bắc Tông và Hà Trạch Tông: Như ñã trình bày, vào hậu bán thế kỷ thứ 8, ba tông phái Bắc Tông, Nam Tông (Hà Trạch) và Ngưu ðầu Tông chia thế ba chân vạc (tam tông ñỉnh lập). Chẳng bao lâu, Bắc Tông và Hà Trạch Tông dần dần suy yếu. ðối với Bắc Tông, không những sự phê phán của Thần Hội là những ngọn ñòn rất nặng, làm cho họ mất hết uy tín mà tình trạng xã hội tao loạn càng bức bách họ thêm. Tuy họ vẫn giữ chủ trương ñốn ngộ nhưng khuynh hướng tĩnh và thần bí nơi họ vẫn mạnh cho nên lúc ñầu họ có ảnh hưởng ñối với tầng lớp vua quan và quí tộc. Sau khi có cuộc loạn An Sử, giai cấp này, xưa nay ủng hộ họ, lại mất chỗ ñứng nên họ ñâm ra mất dần thế lực. Hà Trạch Tông ñã ñiền vào chỗ khuyết của Bắc Tông. Hoạt ñộng của Hà Trạch là nhân tố kích thích các tông phái khác như Ngưu ðầu, Bảo ðường và Tịnh Chúng. Dầu vậy, sau khi Thần Hội chết, Hà Trạch Tông cũng lâm vào cảnh suy vi. Họ không qui tụ ñược nhân tài nên ñi ñến chỗ mai một. Lý do là phần vì cá tính quá mạnh mẻ của bản thân Thần Hội, phần khác tiềm ẩn ngay trong tư tưởng của môn phái.tư tưởng của Thần Hội chỉ có lý do tồn tại khi còn phê phán ñược Bắc Tông. Nếu Bắc Tông chưa mất, tư tưởng Hà Trạch Tông vẫn phát triển ñược bằng cách tạo ra những luận cứ chống lại Bắc Tông. ðến khi Bắc Tông tàn tạ suy vong thì sức mạnh của Hà Trạch Tông cũng mất ñi. Một khi tư tưởng Thần Hội không còn ý nghĩa cũng như sức hấp dẫn của nó, hoạt ñộng của môn phái bắt buộc phải thụt lùi. Hà Trạch Tông thường ngày vẫn ý thức sự hiện diện của Bắc Tông, cho nên họ cứ giữ nguyên hình thức cũ, cứ thế mà thay thế Bắc Tông. Họ ñặt mục ñích thu phục giai cấp thượng lưu quí tộc, muốn làm sao cho những người xưa ủng hộ Bắc Tông lại tiếp tục ủng hộ mình. Vì lý do trên, khi giai cấp ấy suy tàn thì nó cũng kéo theo sự suy tàn của tông Hà Trạch. Khi Hà Trạch Tông suy thoái rồi, uy tín của Thần Hội cũng dần dần lung lay. Cuốn Tào Khê ðại Sư Truyện (781) mà tăng Nhật Bản là Saichô (Tối Trừng, ) ñem về nước, là một tập truyện ký nói về Huệ Năng. Tuy có nhắc ñến những hoạt ñộng của Thần Hội nhưng sách ấy cũng cho ta thấy ñược dễ dàng có sự hiện diện của khuynh hướng muốn tách ra khỏi vòng ảnh hưởng của tư tưởng Thần Hội trong khung cảnh thiền môn buổi ấy. Qua cuốn Tào Khê ðại Sư Truyện nói trên, ta thấy quyền uy Lục tổ của Huệ Năng vẫn ñược thừa nhận như trước (tác giả của nó có thể là người có liên hệ mật thiết với Bảo Lâm Tự cũng không chừng). Tuy nhiên, ta vẫn suy ñoán ñược rằng lúc ñó, khuynh hướng tách Huệ Năng khỏi Thần Hội và trao cho ông một quyền uy siêu việt ngày càng mạnh mẻ. Mã Tổ và Thạch ðầu: Thế rồi, trong hệ phổ Nam Tông của Huệ Năng lúc ñó, một số người dần dần xuất ñầu lộ diện và có ñủ thế lực ñể áp ñảo các tông phái khác. ðó là Mã Tổ ðạo Nhất ( ) với Hồng Châu Tông và Thạch ðầu Hi Thiên với Thạch ðầu Tông. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 41

42 Tào Khê Huệ Năng ( ) Nam Nhạc Hoài Nhượng ( ) Mã Tổ ðạo Nhất. Thanh Nguyên Hành Tư (? 740) Thạch ðầu Hy Thiên. Hai nhân vật Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư lúc ñầu hoàn toàn không ñược ai biết ñến nên việc họ có là những người chính thức thừa kế Huệ Năng hay không thì vẫn chưa lấy gì làm chắc.nếu ñọc Tào Khê ðại Sư Truyện, sẽ thấy nếu những ai bình sinh không có gì kết nối với Huệ Năng thì khó có thể giữ ñược ñịa vị chính thống. ðương thời, Vĩnh Gia Huyền Giác ( ) từng giao lưu với Nam Dương Huệ Trung (tức Huệ Trung Quốc Sư,? 775) người ñược ðường Túc Tông (trị vì ) ñặc biệt kính trọng) hay Tả Khê Huyền Lãng ( ) sau này cũng như họ sẽ theo học Lục Tổ Huệ Năng. Có lẽ các ông ñều can dự tới câu chuyện thừa kế này. (Có thuyết cho Huyền Giác là tác giả Chứng ðạo Ca, tác phẩm vẫn còn ñược truyền tụng rộng rãi cho ñến bây giờ). ðặc biệt Mã Tổ ðạo Nhất có uy lực lôi kéo cả dòng thiền về với mình và cuối cùng ñoạt ñược cái ghế chính thống từ Hà Trạch Tông. Có thể vì ông là một nhà sư phạm giỏi ñã ñào tạo ñược nhiều nhân tài cho tông phái. Tây ðường Trí Tạng ( ), Phục Ngưu Tự Tại ( ), ðông Tự Như Hội ( ), Ngũ Duệ Linh Mặc ( ), Phù Dung Thái Dục ( ), Nam Tuyền Phổ Nguyện ( ), Bách Trượng Hoài Hải ( ), ðại Mai Pháp Thường ( ), Chương Kính Hoài Huy ( ), Hưng Thiện Duy Khoan ( ), Diêm Quan Tề An (?- 842), ðại Châu Huệ Hải (năm sinh năm mất không rõ), Ma Cốc Bảo Triệt (năm sinh năm mất không rõ), Quy Tông Trí Thường (năm sinh năm mất không rõ), cư sĩ Bàng Uẩn (? - 808)...ñều học ông và tất cả là những nhân vật nổi tiếng trong làng thiền. Mặt khác, chính ông cũng là người ñề xướng ñược một hệ tư tưởng thiền ñộc ñáo (bình thường tâm thị ñạo). Tư tưởng thiền phát xuất từ ông thường ñược gọi là Mã Tổ Thiền. Mã Tổ ðạo Nhất: Mã Tổ ðạo Nhất người Hán Châu thuộc Tứ Xuyên, vì họ Mã nên ñược tôn xưng là Mã Tổ hay Mã ðại Sư. Ông xuất gia làm môn hạ Xử Tịch ( ) ở Tư Châu (tỉnh Tứ Xuyên) và tu hành tại Trường Tùng Sơn thuộc Ích Châu (Tứ Xuyên) và các nơi khác. Xong, ông ñến Nam Nhạc (tỉnh Hồ Nam) tham học Hoài Nhượng, nhận pháp tự. Sau khi sống ở nhiều nơi, ông về trụ trì chùa Khai Nguyên ở Chung Lăng (Giang Tây) và truyền bá tông phong. ðào tạo ñược nhiều ñệ tử (theo Quy Sơn Linh Hưu, có ñến 84 người ñáng gọi là thiện trí thức). Còn Cảnh ðức Truyền ðăng Lục (năm 1004) thì nêu tên ñến 138 người. ðồ ñệ ñến từ cửa ông ñã thành chủ lưu của thiền tông, trong ñó có một môn phái (Hồng Châu Tông) mang tên vùng ñất Hồng Châu là nơi Mã Tổ cư trú. Năm 788, ông mất ở chùa Bảo Phong núi Thạch Môn vùng Lặc ðàm (Giang Tây), thọ 80 tuổi, thụy hiệu ðại Tịch Thiền Sư. Lời giảng của ông ñược thu thập lại trong Giang Tây Mã Tổ ðạo Nhất Thiền Sư Ngữ Lục, gồm cả những câu nói trứ danh như Bình thường tâm thị ñạo, Tức tâm tức Phật... Quả thật, sự xuất hiện của Hà Trạch Thần Hội ñã ñánh dấu một giai ñoạn quan trọng trong lịch sử Thiền Tông. Ông nhấn mạnh ñến ñốn ngộ và ñịnh tuệ ñẳng, bác bỏ ý nghĩa của cách tu hành tuần tự với thứ bậc theo thời gian, ñề xướng sự trở về với cuộc sống hằng ngày, khai sáng ra loại ngữ lục mà ông xem như phương pháp diễn ñạt mới mẻ và thích hợp nhất cho việc tu học. Có thể nói, qua những ý tưởng ñó, ông muốn quét sạch những tàn dư của quan niệm tu thiền theo kiểu Ấn ðộ. Tuy nhiên, Thần Hội cũng cho rằng muốn tu như thế phải có ñược cái tri (máy ñộng của trí tuệ bát nhã). Vì lẽ ñó, Thần Hội Tông nhấn mạnh rằng trong cuộc sống hằng ngày, cái tri phải ñược máy ñộng thường xuyên.ðó là nguyên lý duy nhất ñể có thể thoát khỏi mê ngộ. Có thể nói nó là thành lũy cuối cùng ñể bảo vệ bỉ ngạn (thế giới của ngộ hay Niết Bàn). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 42

43 Thế nhưng khi Mã Tổ giảng giải rằng cái lòng bình thường cũng là ñạo rồi (bình thường tâm thị ñạo) hay ngoài cái lòng bình thường chẳng có Phật ở ñâu cả (Tức tâm tức Phật) thì ông ñã từ khước tất cả những gì có tính siêu việt hay quan niệm, cho rằng chúng hoàn toàn chẳng giá trị gì cả. Ông chỉ yêu cầu người ta triệt ñể giữ ñược cái tâm bình thường, chân thực. ðiều này còn ñược gọi là ñại cơ ñại dụng thiền. Chúng ta cũng hiểu là chủ trương sống thiền một cách giản dị và sáng sủa như thế rất phù hợp tâm lý người Trung Quốc vốn chuộng những lối suy nghĩ sát với hiện thực. Trên thực tế, môn hạ phái Hồng Châu của Mã Tổ ñã phát triển rộng rãi toàn quốc, ñào tạo ñược nhiều ñệ tử. Riêng Cảnh ðức Truyền ðăng Lục (năm 1004), tác phẩm ñược biên tập vào ñời Tống, có cho biết Bách Trượng Hoài Hải (Nam Xương, tỉnh Giang Tây) có 38 ñệ tử, Nam Tuyền Phổ Nguyện (Trì Châu, tỉnh An Huy) có 17 người, Chương Kính Hoài Huy (Tây An, tỉnh Thiểm Tây) có 16 người,diêm Quan Tề An (Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang) có 8 người, Hưng Thiện Duy Khoan (Tây An, tỉnh Thiểm Tây) và Quy Tông Trí Thường (Nam Khang Lô Sơn tỉnh Giang Tây) có 6 người, tổng cộng ñến 117. Thế rồi, các ñệ tử ấy lại ñi truyền giáo khắp nơi và cứ thế mà nhân con số ñệ tử của phái Hồng Châu lên gấp bội. Một mặt, môn hạ của Thạch ðầu (Thạch ðầu Tông) cũng có nhiều nhân vật lỗi lạc như Dược Sơn Duy Nghiễm ( ), Thiên Hoàng ðạo Ngộ ( ) và ðan Hà Thiên Nhiên ( )...ñủ sức ñuổi theo hệ phái Mã Tổ trên con ñường bành trướng thế lực. Sở dĩ có khả năng như thế vì tư tưởng của tông phái họ cho rằng người ñi tu chỉ cần ñi tìm sự giác ngộ trong tâm là ñủ ñã ñược sự ủng hộ của tầng lớp tiết ñộ sứ và quan sát sứ, một thế lực mới xuất hiện và dần dần lan ra ở các ñịa phương kể từ sau cuộc loạn An - Sử. Trong bối cảnh như thế, ñã thấy xuất hiện những cuốn ñăng sử (sử Thiền Tông) có mục ñích chính thống hóa hệ phái Mã Tổ và Thạch ðầu, chẳng hạn Bảo Lâm Truyện (năm 801) do Trí Cự (năm sinh và mất không rõ) biên tập. Thạch ðầu Hi Thiên và Thạch ðầu Tông: Thạch ðầu Hy Thiên quê ở ðoan Châu tỉnh Quảng ðông, vốn họ Trần. Lúc ñầu theo thờ Huệ Năng nhưng sau khi thầy nhập diệt, lại ñến tham học với Thanh Nguyên Hành Tư ở Cát Châu, tỉnh Giang Tây và nhận pháp tự của ông này. Về sau, ông lập am ở Thạch Thượng, Nam Nhạc, nhân ñó ñược gọi là Thạch ðầu. Tuy thu phục ñược nhiều ñệ tử nhưng buổi ñầu không ñược chú ý cho lắm ñến nổi Khuê Phong Tông Mật ( ), học trò ông, còn bị xem như thuộc Mân Tuyệt Vô Ký Tông, một chi phái của Ngưu ðầu Tông. Thế nhưng Thiên hoàng ðạo Ngộ và ðan Hà Thiên Nhiên, tuy xưa kia tu hành ở cửa Mã Tổ, và một người khác, Ngũ Duệ Linh Mặc, sau sẽ là ñệ tử của Mã Tổ, ñều ñến tham học với Thạch ðầu. Giữa hai phái Mã Tổ và Thạch ðầu vẫn thường có sự qua lại và có thể xem như giáo lý của họ có nhiều ñiểm tương ñồng. Bảo Lâm Truyện: Tên ñầy ñủ của nó là ðại ðường Thiều Châu Song Phong Sơn Tào Hầu Khê Bảo Lâm Truyện (801), gồm 10 quyển, bản hiện hành mất ba quyển 7, 9 và 10. Lại nữa, quyển 2 ñược bổ khuyết bằng Thánh Trụ Tập (năm 899) chứ trong Kim Khắc ðại Tạng Kinh thì quyển 2 và 10 ñã không có rồi. Sách này ñược biết là ngày xưa ñã ñược tăng Nhật Bản Ennin (Viên Nhân, tông Thiên Thai, , nhập ðường ) ñưa về nước cho nên có thể suy ñịnh là vào ñời ðường, nó ñã ñược phổ biến khá rộng. Tuy nhiên ñến khi Cảnh ðức Truyền ðăng Lục và Truyền Pháp Chính Tông Ký (năm 1061) ra ñời thì vai trò lịch sử của nó bị lu mờ và sau cùng mất mát, tan tác. Bản ngày nay còn ñược truyền lại là bản mới phát hiện gồm 2 bản Kim Khắc ðại Tạng Kinh Sở Thu Bản (các quyển 1, 5 và 8) và bản Thanh Liên Viện Tàng Bản (quyển 6) hợp lại. Ngoài ra cũng nhờ sự trích dẫn ở các sách khác mà có thêm một CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 43

44 phần nội dung tưởng ñã mất hẳn. Sách ấy chép về hệ phổ truyền pháp từ Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ qua ðông ðộ Lục Tổ cho ñến Mã Tổ và Thạch ðầu. Ngôn từ và hành trạng của mỗi tổ ñều ñược ghi chép tường tận tuy rằng không tránh khỏi những chi tiết hoang ñường, vô căn cứ hoặc hoàn toàn sáng tác, tạo dựng. Thế nhưng Bảo Lâm Truyện sẽ là cơ sở ñể cho Thánh Trụ Tập và các sách vở về sau như Tổ ðường Tập (952), Cảnh ðức Truyền ðăng Lục, Truyền Pháp Chính Tông Ký dùng làm nền tảng cho việc biên tập. Trong những chi tiết ñó, nhiều ñiều ñã trở thành những ñịnh thuyết của lịch sử Thiền Tông. Chẳng hạn như Truyền Pháp Kệ, một chứng cứ của sự phó pháp (truyền thừa giáo pháp cho ñệ tử), ñược thấy lần ñầu tiên trong Lục Tổ ðàn Kinh, thì sách ấy lại khuếch ñại ra, ứng dụng nó cho tất cả các tổ. Sở dĩ ta biết ñược Bảo Lâm Truyện có tiếng vang lớn là bởi vì về sau nó có thêm một cuốn tục biên, nhan ñề Tục Bảo Lâm Truyện (ñầu thế kỷ thứ 10). Thông tin này do tăng Nam Nhạc Hoài Kính (năm sinh năm mất không rõ, học trò của Tuyết Phong Nghĩa Tồn) cho biết, chứ thực ra ngày nay sách ấy không còn nữa. ðường hướng và hoạt ñộng của Ngưu ðầu Tông. Vai trò Khuê Phong Tông Mật: Trong khi hai tông thiền Nam, Bắc suy thoái dần thì chỉ còn tông Ngưu ðầu là thịnh vượng. Trong ñám môn hạ của Ngưu ðầu Huệ Trung, người ñược xem như Ngưu ðầu Tông ñệ lục tổ, có những anh tài như Thái Bạch Quán Tông ( ) và Kim Lăng Huệ Thiệp ( ) nhưng ñáng kể nhất phải nói là Phật Quật Duy Tắc ( ) Ngoài việc có nhiều trước tác, Duy Tắc còn có nhiều hoạt ñộng khác như biên tập lại văn thư của tông tổ là Ngưu ðầu Pháp Dung. Riêng Ngưu ðầu Tuệ Trung cũng ñể lại thi ca như các bài Kiến Tính Tự hay Hành Lộ Nan, ñược nhiều người biết ñến. ðặc biệt, hình như Phật Quật Duy Tắc rất có văn tài và môn ñệ của ông thường tự hào về Phật Quật Học. Nhờ tăng Nhật Bản Saichô (Tối Trừng, , nhập ðường ) thủy tổ phái Thiên Thai Nhật Bản, khi qua Trung Quốc có ñến học Ngưu ðầu Thiền với Thúc (?) Nhiên (năm sinh năm mất không rõ), cũng như môn hạ của ông là Enchin (Viên Trân, , nhập ðường ) mà trứ tác của Duy Tắc như Vô Sinh Nghĩa và Hoàn Nguyên Tập ñã ñược ñem về Nhật. Như vậy có thể phỏng ñoán là vào tiền bán thế kỷ thứ 9, các sách ñó ñã ñược lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc rồi. ðệ tử của Duy Tắc là Vân Cư Phổ Trí (trung diệp thế kỷ thứ 9) cũng ñược biết là giỏi văn chương, trước tác của ông ñã ñược tăng phái Chân Ngôn là Eun (Huệ Vận, , nhập ðường ) ñem về Nhật. Ngoài ra, Hạc Lâm Huyền Tố ( ) của tông Ngưu ðầu có những ñại ñệ tử như Kinh Sơn Pháp Khâm (hay ðạo Khâm, ), Ngô Trung Pháp Kính (hay Pháp Giám, hậu bán thế kỷ thứ 8), Ngô Hưng Pháp Hải (hậu bán thế kỷ thứ 8). Kinh Sơn Pháp Khâm là người nổi nhất ñám, năm 768 ñã ñược mời vào triều giảng ñạo và ñược vua ðường ðại Tông (tại vị ) phong xưng hiệu Quốc Nhất ðại Sư và ñặt tự hiệu cho ngôi chùa của ông là Kinh Sơn Tự. (Khi ông chết rồi, vua ðức Tông (tại vị ) còn phong thụy hiệu là ðại Giác Thiền Sư). Những nhà quí hiển như Lý Cát Phủ ( ) chẳng hạn theo ông rất ñông. Ông còn có nhiều ñệ tử trong só ñó Hàng Ma Sùng Huệ (hậu bán thế kỷ thứ 8), người ñã từng tỉ thí về ñạo lực với các nhà tu Lão Giáo. Sự cảm hóa của ông lan rộng ra cả giáo ñồ hai tông Hồng Châu và Thạch ðầu, ñến tận Thanh Lương Trừng Quán ( ) của Hoa Nghiêm Tông. Trong khi tông Ngưu ðầu hưng thịnh trong bối cảnh phồn vinh của sự phát triển kinh tế vùng Giang Nam, ñã có hai tông phái với vũ khí tư tưởng mới mẻ là Hồng Châu và Thạch ðầu bắt ñầu ñến chia bớt ảnh hưởng. Chẳng bao lâu, Ngưu ðầu dần dần chịu thế hạ phong, do hậu quả cuả những cuộc giao lưu sinh ñộng giữa các tông phái. Vì Ngưu ðầu không tìm ra ñược người thừa kế nên ñến giữa thế kỷ thứ 9 thì sự truyền thừa ñã tuyệt. Thế nhưng, ngược lại, phải chăng cũng nhờ những giao lưu này mà tư CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 44

45 tưởng có màu sắc Lão Trang của tông Ngưu ðầu ñã thẩm thấu vào hệ tư tưởng của Hồng Châu và Thạch ðầu, trở thành một bộ phận trọng yếu của Thiền Tông. Giao lưu về mặt con người giữa Ngưu ðầu, Hồng Châu và Thạch ðầu: Ba tông phái nói trên ñã có những giao lưu về mặt con người ñầy sinh khí. Ví dụ Tây ðường Trí Tạng, ñồ ñệ của Mã Tổ, ñã ñến tham học với Kinh Sơn Pháp Khâm. ðan Hà Thiên Nhiên, người từng theo học Mã Tổ và Thạch ðầu, lại là môn hạ của Kinh Sơn. Mặt khác, Phục Ngưu Tự Tại và ðông Tự Như Hội trước có theo học Kinh Sơn nhưng sau lại chuyển qua làm môn hạ của Mã Tổ. Thiên Hoàng ðạo Ngộ cũng vậy, sau khi thụ pháp với Kinh Sơn ñã thờ Mã Tổ và Thạch ðầu làm thầy và ñược chứng ngộ. Lại nữa, Phù Dung Thái Dục, trước là học trò của Ngưu ðầu Huệ Trung, sau khi du hành về, nhận ñược ấn khả của Mã Tổ. Như vậy, việc các nhà tu ñi lai, trao ñổi là chuyện rất thường tình. Giữa khi xu thế của thời ñại ñã ñưa vận mệnh của Ngưu ðầu sang tay Hồng Châu và Thạch ðầu, họ dần dần lãng xa Ngưu ðầu và gắn bó với hai tông phái mới xuất hiện cho nên kết cuộc là hệ phổ của Ngưu ðầu vì thế mà phải ñứt ñoạn. Từ cuối thế kỷ thứ 8 sang ñầu thế kỷ thứ 9, Tịnh Chúng Tông ñã cùng với Ngưu ðầu Tông chiếu sáng như một môn phái của Thiền Tông sơ kỳ. Các thiền sư như Ích Châu Nam Ấn (? 821?), Toại Châu ðạo Viên (tiền bán thế kỷ thứ 9) và ðông Kinh Thần Chiếu ( ) là những nhân vật tên tuổi của họ. Như ñã có dịp trình bày trước ñây, Tịnh Chúng Tông vào thời kỳ này xem mình như bộ phận của Hà Trạch Tông. Từ trong hệ thống ñó ñã thấy xuất hiện Khuê Phong Tông Mật - người cũng từng theo học Thanh Lương Trừng Quán - và như Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Bộ Tự cho biết Tông Mật là người bảo vệ cho một học thuyết cực kỳ ñộc ñáo gọi là Giáo Thiền nhất trí, trong ñó, ông lấy Hoa Nghiêm Tông và Trạch Tông làm trung tâm ñể kết hợp nhiều luồng tư tưởng và thực tiễn Phật Giáo lại với nhau. Trong Nguyên Nhân Luận, ông còn tỏ ra có tham vọng thống nhất cả Phật giáo với Nho giáo và Lão giáo với nhau nữa. Qua tư tưởng của Tông Mật, ta thấy ông có phần nào tỏ ra chống ñối hệ phái Hồng Châu Tông lúc ñó ñã dần dần chiếm vị thế ưu việt trong Phật giáo Trung Quốc. Thế nhưng ñứng trước sự hấp dẫn của nhân cách Mã Tổ, Tông Mật không làm sao ñổi hướng ñược dòng chảy của lịch sử Thiền Tông. Dù vậy, ta thấy ít nhất ông ñã ảnh hưởng ñược ñến tư tưởng Giáo Thiền nhất trí về sau của Vĩnh Minh Diên Thọ ( ) thời Ngũ ðại và ñến tam giáo nhất trí, hệ thống chủ lưu của Phật giáo Trung Quốc. Giai ñoạn hậu bán thế kỷ thứ 9 có thể coi như một lằn ranh. Sau thời ñiểm này, hầu như không còn thấy vết tích hoạt ñộng của các tông phái buổi ñầu. Chỉ còn Hồng Châu và Thạch ðầu viết tiếp dòng lịch sử của Thiền Tông. Khi hai phái trên ñã xác ñịnh ñược ñịa vị chính thống của họ thì các môn phái khác ñều trở thành bàng hệ.tuy nhiên chúng ta không thể nào quên rằng bất luận môn phái nào ñều cũng ñã giữ một vai trò trọng yếu trong lịch sử Thiền Tông. Sự nghiệp Khuê Phong Tông Mật: Ông người Quả Châu thuộc Tứ Xuyên. Trước học Nho, sau theo Phật.Năm 25 tuổi xuất gia và thờ ðạo Viên làm thầy. Thế rồi nhờ biết ñến Viên Giác Kinh cũng như tác phẩm của ðỗ Thuận nhan ñề Pháp Giới Quán Môn mà ñịnh ñược lập trường của mình. Năm 29 tuổi thụ cụ túc giới (chấp nhận giới luật của người xuất gia), rồi sau ñó, vào năm 808, theo chỉ thị của ðạo Viên, ñến học với sư phụ của ông ta là Kinh Nam Trương (Nam Ẩn) rồi sau ñó, ông ñi Lạc Dương, học thiền với ñệ tử của Nam Ẩn (và ñồng ñạo của ðạo Viên) là Thần Chiếu ở chùa Báo Quốc. Năm 811, ông lại trau dồi về kinh Hoa Nghiêm dưới sự hướng dẫn của Thanh Lương Trừng Quán và trở thành tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm. Qua các trước tác và diễn giảng, danh tiếng ông nổi như cồn nhưng kể từ năm 821, ông về trú CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 45

46 ở Thảo ðường Tự trên núi Chung Nam, chuyên tâm trước tác những tác phẩm như Viên Giác Kinh ðại Sớ Sao. Năm 828 ñời Văn Tông (trị vì ), ông ñược mời vào cung và ban cho áo tía (tử y). Về sau, chơi thân và hay bàn luận với Tể Tướng Bùi Hưu ( ) nên có dịp biên tập lại những ñoạn vấn ñáp với ông ta dưới dạng sách thành Bùi Hưu Thập Di Vấn. Ngoài ra, ông còn viết Khởi Tín Luận Chú Sớ, Vu Lan Bồn Kinh Sớ, Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao, Chú Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn, Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập ðô Tự, Nguyên Nhân Luận...Năm 841, ông qua ñời ở chùa Thảo ðường. Bùi Hưu có soạn bài văn bia Khuê Phong Thiền Sư Bi Minh Bình Tự. Tiết 2: Thiền phát triển và thẩm thấu vào xã hội. Các ñại thiền sư xuất hiện: Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 9, có phong trào bài xích Phật giáo gọi là phá Phật ở Hội Xương do ðường Vũ Tông (trị vì ) dấy lên. Nó ñã ñể lại những tai hại to lớn cho xã hội Phật giáo. Trong lịch sử Trung Quốc, việc bài xích Phật giáo vẫn thường xảy ñi xảy lại nhưng lần này, ảnh hưởng của nó thật triệt ñể và lan rộng khắp lãnh thổ. ðó là một việc trước sau chưa từng có. Tăng lữ bị bắt phải hoàn tục, chùa chiền bị phá hoại, kinh ñiển (kinh, luận, sớ) thất tán. Do ñó nhiều môn phái Phật giáo suy thoái, duy mỗi Thiền Tông là một ngoại lệ. Nó bước những bước chắc chắn, gây dựng ñược cơ sở và phát triển rộng rãi. Lý do Thiền Tông không bị suy thoái mà còn vững mạnh thì có nhiều nhưng ít nhất về mặt tư tưởng, nhân vì Thiền Tông trên nguyên tắc không tựa vào kinh ñiển cho lắm nên dù có bị thất tán cũng không gây ảnh hưởng sâu sắc. Nếu kể ñến việc Thành Tây Tiết ðộ Sứ Vương Thường Thị qui y với Lâm Tế Nghĩa Huyền (? -867) và Nam Bình Vương Chung Truyện bảo vệ giáo ñoàn của ðộng Sơn Lương Giới ( ) thì thấy ñược là thiền của Mã Tổ có tính năng ñộng ñủ ñể cho giai cấp tân hưng là nhóm Tiết ðộ Sứ ñang chiếm giữ các phiên trấn và giới quan lại xuất thân từ khoa cử dễ dàng chấp nhận. ðứng về mặt kinh tế mà nói thì dù trong tình trạng ly loạn, vùng Giang Nam vẫn tương ñối bình yên, tự lúc ñầu thiền nhờ ñó ñã phát triển khá sớm ở ñây.chùa thiền trong sinh hoạt vẫn có truyền thống tổ chức phân chia lao ñộng và tự cung cấp lương thực. Dạng thức sinh hoạt ñặc biệt như vậy ñã ñược Bách Trượng Hoài Hải minh ñịnh và phổ cập trong các qui tắc gọi là thanh qui. Nhân vì nhắm mục ñích hợp nhất thiền với sinh hoạt cho nên chủ trương thiền ñại cơ ñại dụng 21 kể từ Mã Tổ trở ñi ñã mở con ñường cho lối tu thiền phản ánh trung thành ñược cá tính và lối sống của mỗi thiền tăng. Do ñó, số người tu không những ñông ñảo lên thêm mà thiền lâm còn qui tụ ñược nhiều nhân tài. Nhân vì cá tính của họ ñược phản ánh trong lối tu cho nên mối người chỉ cần một thời gian ngắn là ñã phát huy ñược khả năng của mình. Cuối ñời ðường, từ nhiều hệ phái khác nhau, ñã thấy xuất hiện những ñại thiền sư ñầy cá tính như Hoàng Bá Hy Vận (tiền bán thế kỷ thứ 9), Quy Sơn Linh Hựu ( ), Triệu Châu Tùng Thẩm ( ), ðức Sơn Tuyên Giám ( ), Lâm Tế Nghĩa Huyền, ðộng Sơn Lương Giới, Thạch Sương Khánh Chư ( ), Mục Châu ðạo Tung (giữa thế kỷ thứ 9), Ngưỡng Sơn Huệ Tịch ( ), Hương Nghiêm Trí Nhàn (? - 898), ðầu Tử ðại ðồng ( ), 21 Thiền pháp vi diệu cực kỳ thực tiễn, ñược vận dụng ñể truyền trao cùng tiếp nhận (TDDTNTT, Thông Thiền). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 46

47 Tuyết Phong Nghĩa Tồn ( ), Huyền Sa Sư Bị ( ), Vân Cư ðạo Ưng (835?-902), Thanh Lâm Sư Kiên (? 904), Sơ Sơn Khuông Nhân ( ), Tào Sơn Bản Tịch ( )... Họ ñã làm cho rừng Thiền như ñược ñiểm tô muôn màu muôn vẻ. Tình huống của giới Phật giáo tại Trung Quốc lúc ñó chẳng mấy lúc ñã ảnh hưởng tới những quốc gia lân cận. ðặc biệt trên bán ñảo Triều Tiên, lúc ñó là giai ñoạn chuyển tiếp từ cuối triều Tân La (Tân La thống nhất, ) bước qua ñầu thời Cao Lệ ( ), tư tưởng thiền mới mẽ từ sau Mã Tổ ñã ñược truyền qua dần dần. Trước tiên có các tăng sĩ như ðạo Nghĩa (ñệ tử Tây ðường Trí Tạng, năm sinh năm mất không rõ, nhập ðường ), Huệ Triệt (cũng xuất thần từ cửa Trí Tạng, , nhập ðường ), Huyền Dục (ñệ tử Chương Kính Hoài Huy, , nhập ðường ), ðạo Duẫn (ñệ tử Nam Tuyền Phổ Nguyện, , nhập ðường ), Vô Nhiễm (ñệ tử Ma Cốc Bảo Triệt, , nhập ðường khoảng 821- khoảng 845)...là những người ñã truyền pháp dòng Mã Tổ. Sau ñó còn có ñệ tử của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là Thuận Chi (năm sinh năm mất không rõ, nhập ðường khoảng 858), cùng với ñệ tử Vân Cư ðạo Ưng là Lợi Nghiêm ( , nhập ðường ) và ñệ tử Sơ Sơn Khuông Nhân là Khánh Phủ ( ) tiếp tục việc rao giảng ñó. Nhờ thế, những Già Trí Sơn Môn (phái ðạo Nghĩa), và ðồng Lý Sơn Môn (phái Huệ Triệt)...ñã làm thành Cửu Sơn Môn (phái Cửu Sơn) tức 9 môn phái Thiền Tông trên bán ñảo Triều Tiên. Ảnh hưởng của thiền Mã Tổ sau ñó lại vượt biển ñể ñến Nhật Bản. ðệ tử Diêm Quan Tế An là Nghĩa Không (giữa thế kỷ thứ 9) là thiền sư Trung Quốc ñến Nhật di trú, ngược lại, cũng thấy xuất hiện Ngõa Ốc Năng Quan (? - 933), một người Nhật Bản nhập ðường và nhận ñược pháp tự của ðộng Sơn Lương Giới. Tiểu sử Hoàng Bá Hy Vận: Ông người ñất Mân thuộc Phúc Kiến, ñi tu từ nhỏ. Sau trở thành ñệ tử và nhận pháp tự của Bách Trượng Hoài Hải ( ). Truyền ñạo học ở núi Hoàng Bá vùng Chung Lăng thuộc tỉnh Giang Tây và mất ở ñó, thụy hiệu ðoạn Tế Thiền Sư. Cùng với Khuê Phong Tông Mật là hai người ñược Tể Tướng Bùi Hưu ( ) tôn kính. Họ Bùi có thu thập pháp ngữ của ông thành Hoàng Bá Sơn ðoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu (năm 857). Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, tổ của tông Lâm Tế, là học trò ông. Tiểu sử Quy Sơn Linh Hựu: Người Trường Khê thuộc Phúc Kiến, vốn họ Triệu. Năm 15 tuổi xuất gia, sau khi học kinh luật, nhận ñược pháp tự của Bách Trượng Hoài Hải. Trụ trì núi Quy Sơn, Hồ Nam, tụ tập ñược rất nhiều ñệ tử. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là ñệ tử của ông, môn lưu của ông về sau vì thế ñược gọi là Quy Ngưỡng Tông. Thụy hiệu là ðại Viên Thiền Sư, pháp ngữ ñược ghi lại trong Quy Sơn Cảnh Sách. Tiểu sử ðức Sơn Tuyên Giám: Người Kiếm Nam thuộc Tứ Xuyên, họ Chu. Xuất gia từ khi còn trẻ, học kinh luận, bắt ñầu bằng Giới Tạng và kinh Kim Cương. Sau thờ Long ðàm Sùng Tín (người tiền bán thế kỷ thứ 9) làm thầy và nhận pháp tự của ông. Sau khi tham học Quy Sơn Linh Hựu và các thiền sư khác, về trụ trì ở ðức Sơn thuộc Vũ Lăng, Hồ Nam. Học trò ông có những người như Tuyết Phong Nghĩa Tồn và Nham ðầu Toàn Hoát. Thụy hiệu là Kiến Tính ðại Sư. Tiểu sử Triệu Châu Tùng Thẩm: Người Hác Hương, Tào Châu thuộc Sơn ðông, vốn họ Hác. Xuất gia từ nhỏ, sau nhận pháp tự của Nam Tuyền Phổ Nguyện. Năm 60 tuổi lên ñường hành cước, tham học nơi Hoàng Bá Hy Vận và Diêm CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 47

48 Quan Tế An...Năm 80 về trụ trì Quan Âm Viện tại Triệu Châu, từ ñó, suốt 40 năm, ñề xướng tông phong ñộc ñáo khẩu thần bì thiền (hành thiền qua lời ăn tiếng nói). Mất lúc ñã 120 tuổi. Ngữ lục có Triệu Châu Chân Tế Thiền Sư Ngữ Lục, có nhiều vấn ñáp sau sẽ là tài liệu các công án cho hậu thế niêm lộng. Thụy hiệu Chân Tế ðại Sư. Tiểu sử Tuyết Phong Nghĩa Tồn: Người Nam An, Tuyền Châu thuộc Phúc Kiến, vốn họ Tăng. Năm 12 tuổi xuất gia, tu hành ở cửa Phù Dung Linh Huấn (ñệ tử của Quy Tông Trí Thường và sống hồi tiền bán thế kỷ thứ 9) và ðộng Sơn Lương Giới. Theo lời khuyên của Lương Giới ñến tham học với ðức Sơn Tuyên Giám, nhờ pháp huynh là Nham ðầu Toàn Hoát chỉ ñiểm mà ñại ngộ, nhận pháp tự của Tuyên Giám. Sau trụ trì ở Tuyết Phong Sơn tỉnh Phúc Kiến, dạy dỗ ñược nhiều ñệ tử như Huyền Sa Sư Bị, Trường Khánh Huệ Lăng ( ), Cổ Sơn Thần Án ( ), Vân Môn Văn Yển ( ), Bảo Phúc Tùng Triển (? 928)...Ngữ lục có Tuyết Phong Chân Giác Thiền Sư Ngữ Lục. Thụy hiệu là Chân Giác Thiền Sư. Hình thức ngữ lục hoàn thành: Về các trứ tác trong thời kỳ này và là những văn kiện tương ñối lập ñược một trật tự cho tư tưởng Thiền Tông thì phải kể ñến ðốn Ngộ Nhập ðạo Yếu Quyết Luận của ðại Châu Huệ Hải và Hoàng Bá Sơn ðoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Yếu Quyết (năm 857) của Hoàng Bá Hy Vận (cho dù ðốn Ngộ Nhập ðạo Yếu Quyết Luận có nhiều chỗ viết không khác Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Trưng Nghĩa của Thần Hội và hãy còn có người ñặt nghi vấn về thời ñiểm nó ra ñời). Tuy nhiên, muốn hiểu cái ñặc sắc của thiền môn thời ấy, không gì hay hơn là thông qua một loại trứ tác mà ta gọi là ngữ lục. Chúng ñã từ từ xuất hiện vào khoảng này. Ngữ lục là ngôn hành lục (sao lục lời nói và việc làm của các thiền tăng). Tuy trong ñó bao gồm nhiều yếu tố có tính cách truyện ký nhưng chính yếu vẫn là chỗ ghi chép lại các cuộc vấn ñáp trao ñổi về ñạo học giữa thầy và trò. Nói khác ñi, mục ñích của ngữ lục là giúp cho người ñọc lý giải ñược tư tưởng thiền qua nhân cách và hành ñộng cụ thể của nhà thiền. Do ñó, những gì ta thấy trong ngữ lục là lời ñối thoại bằng tiếng nói người bình dân hằng ngày cũng như bóng dáng sinh ñộng của những vị thiền tăng. Thiền pháp của Mã Tổ là làm sao hợp nhất ñược sự giác ngộ và cuộc sống thường nhật, cho nên chỉ có hình thức cụ thể như thế mới thể hiện ñược tư tưởng của ông. Vì lý do ñó, tuy thiền ngữ lục ñã manh nha từ trong ðốn Ngộ Chân Tông Kim Cương Bát Nhã Tu Hành ðạt Bỉ Ngạn Pháp Môn Yếu Quyết của Hầu Mạc Trần Diễm ( ) và trong Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Trưng Nghĩa của Thần Hội ( ) nhưng có thể nói phải ñợi ñến Mã Tổ nó mới mười phần hoàn chỉnh. Sở dĩ ngữ lục ñược thịnh hành là vì nó ñã ra ñời ở một thời ñiểm mà các thiền tăng ñược tự do giao lưu, tha hồ vấn ñáp thảo luận (trong thiền môn, người ta dùng chữ thương lượng ). ðương thời, người tu hành mưu cầu sự giác ngộ thường ñi hết chỗ này ñến chỗ khác ñể tìm các danh sư tham học, tích lũy vốn liếng tinh thần cần thiết.từ ñó, hình thái tu thiền như thế ñã thành hình. Trong tình huống như thế, thực lực của các ñại sư và danh tiếng của họ gắn liền với nhau. Thầy giỏi thì tụ tập ñược nhiều trò và danh tiếng sẽ ñồn vang. Thế rồi, nghe danh thầy, học trò lại kéo ñến. ðệ tử sau khi nhận ấn khả của thầy thường ñi ñến một ñịa phương nào ñó và nếu ñược sự ủng hộ của người sở tại, sẽ ñộc lập với thầy mà mở ra chi phái mới. Việc ấy cứ thế mà lập ñi lập lại, sự cạnh tranh rất là tự do và chỉ những kẻ có thực lực mói sống còn. Còn lý do tại sao các ñại sư có cá tính thi nhau xuất hiện thì ngoài ñiều kiện rất thuận tiện cho sự mở mang như ñã nói, lúc ấy, chính quyền thời Vãn ðường có phần nới lỏng sự tập quyền vào trung ương và uy thế của CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 48

49 giới quí tộc cũng dần dần giảm sút. Ngữ lục ñời ðường ngày nay không còn ñược truyền lại bao nhiêu mà cả những tác phẩm ñược truyền lại cũng có lai lịch, xuất xứ rất mù mờ. Những ngữ lục tiêu biểu thời ấy là Minh Châu ðại Mai Sơn Thường Thiền Sư Ngữ Lục của ðại Mai Sơn Thường, Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục của Bàng Uẩn, Mục Châu Hòa Thượng Ngữ Lục của Mục Châu ðạo Tung, Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục của Lâm Tế Nghĩa Huyền, Triệu Châu Chân Tế Thiền Châu Ngữ Lục của Triệu Châu Tùng Thẩm, ðầu Tử Hòa Thượng Ngữ Lục của ðầu Tử ðại ðồng, Tuyết Phong Chân Giác Thiền Sư Ngữ Lục của Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Huyền Sa Quảng Lục của Huyền Sa Sư Bị...Ngoài ra, tuy không mang tên là ngữ lục nhưng cuốn Cảnh ðức Truyền ðăng Lục soạn ra vào ñời Tống cũng ghi lại rất nhiều lời nói của các danh tăng ñời ðường, ñã là một tập tư liệu tốt góp phần vào việc biên tập lại các ngữ lục ñời sau. Nhân nói về Lâm Tế Lục: Sách ấy là ngữ lục của thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền ñời ðường, do ñệ tử là Tam Thánh Huệ Nhiên biên tập. Bản hiện hành lại do người ñời Tống là Viên Giác Tông Diễn biên tập năm Nghĩa Huyền xuất thân tỉnh Sơn ðông, sau khi xuất gia vì không thỏa mãn với việc học kinh luận nên bỏ theo Hoàng Bá Hy Vận (năm sinh năm mất không rõ) học thiền, ñược ñại ngộ và nhận pháp tự của thầy. Sau ñó, ông ñi giảng ñạo, ñược nhà họ Vương lừng lẫy ở phiên trấn Hà Bắc ñến xin qui y, trụ trì ở Lâm Tế Viện và thu phục nhiều ñệ tử. Sau mất ở Ngụy Phủ. Tên thụy là Huệ Chiếu Thiền Sư. Ông phát triển thiền kiểu ñại cơ ñại dụng của Mã Tổ ñến cực ñiểm, nhân vì hay sử dụng tiếng quát và ñòn hèo ñể dạy học nên thiền phong ñược ví với hành ñộng của một ñại tướng. Dòng thiền của ông rất hưng thịnh, ñược biết với cái tên Lâm Tế Tông. Hiện nay, cả phân nửa dòng thiền nói chung chịu sảnh hưởng của tông phong ông. Lâm Tế Lục từ xưa ñã ñược xuất bản nhiều lần ở Trung Quốc và Nhật Bản, ñược tôn xưng là vua trong làng ngữ lục. Sách chia làm 4 phần lớn: thượng ñường ngữ, thị chúng, kham biện, hành lục. Thượng ñường ngữ tập trung những vấn ñáp qua ñó sư răn dạy học trò, thị chúng giảng những ñiều căn bản bằng lời lẽ cực kỳ khẩn thiết, tiếp ñó, kham biện ghi chép những ñối ñáp, trao ñổi với các danh tăng như Triệu Châu và Ma Cốc, và cuối cùng là hành lục, hồi ức quảng ñời tu học, du hành truyền giáo và nhân duyên ngộ ñạo dưới trướng Hoàng Bá Hy Vận. Vào ñời ðường, ngữ lục ra ñời rất nhiều, muôn màu muôn vẻ, mỗi quyển ñều thể hiện cá tính của thiền tăng nhưng Lâm Tế Lục vẫn là quyển sách ñể lại nhiều ấn tượng hơn cả. Những cách diễn tả như nhất vô vị chân nhân, vô ỷ ñạo nhân, vô sự thị quí nhân, tùy xứ tác chủ, lạp xứ giai chân, phùng Phật sát Phật, phùng tổ sát tổ, giáo tam thừa thập nhị phân, giai thị phất bất tịnh cố chỉ...là những cách biểu hiện tuy ngắn ngũi nhưng có ngữ khí mạnh mẻ, ñi thẳng vào lòng người. Lâm Tế Lục quả là một tượng ñài trong làng thiền. Ảnh hưởng lan rộng ñến các văn nhân: Từ khi Mã Tổ Thiền xuất hiện thì Thiền dần dần ảnh hưởng ñến xã hội, sự giao lưu giữa các thiền tăng, văn nhân và chính trị gia trở thành thường xuyên. Có thể lần lượt kể ñến tên cư sĩ và nhà thơ nổi tiếng Quyền ðức Dư ( ), ñã qui y với Mã Tổ ðạo Nhất và sau viết văn bia cho ông, Lục Cắng (năm sinh năm mất không rõ) ñã theo học Nam Tuyền Phổ Nguyện, nhà văn và nhà thơ nổi tiếng Liễu Tông Nguyên ( ), ñồng minh về mặt chính trị với Tào Khê Huệ Năng, sau lại viết văn bia cho ông ta, nhà thơ Lưu Vũ Tích ( ), thi nhân tiểu biểu thời Trung ðường là Bạch Cư Dị (tức Bạch Lạc Thiên, ) từng theo học Hưng Thiện Duy Khoan, bạn của Bạch Cư Dị là Thôi Quần ( ) qui y với Dược Sơn Duy Nghiễm và Phù Dung Thái Dục, tể tướng Bùi Hưu ( ) qui y với Khuê Phong Tông Mật và CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 49

50 Hoàng Bá Hy Vận, tú tài Trương Chuyết (hậu bán thế kỷ thứ 9) ñã quy với Quán Hưu (tức Thiền Nguyệt ðại Sư, ) và Thạch Sương Khánh Chư ( ) vv...ngoài ra còn có Lý Hoa (? - 766), ðộc Cô Cập (? 777)...là những văn nhân và chính trị gia ñã viết văn bia cho các thiền tăng. Thi nhân như ðỗ Phủ cũng ñem ngôn ngữ thiền vào thơ, ñiều này cũng chứng tỏ rằng ảnh hưởng của Thiền ñã trở nên rộng rãi. Mặt khác về phương diện mỹ thuật thì có Hoài Tố (725-? ) qua thảo thư, các dật phẩm họa gia Vương Mặc và Trương Chí Hòa (cả hai ñều sống khoảng giữa thế kỷ thứ 8) với những bức tranh mà yếu tố tùy hứng trong ñó chứng tỏ chúng ñã nhận ảnh hưởng của thiền. Bạch Cư Dị là một người rất sùng ñạo, ông tự mình tọa thiền, trong khi ñàm ñạo về chính sự với ñồng liêu ở triều ñình cũng bàn về Thiền. Tuy nhiên những người như ông không chỉ giới hạn tư tưởng của mình trong phạm vi Thiền Tông, nhiều khi họ cùng lúc ngưỡng mộ Tịnh ðộ Tông hay mang tư tưởng tam giáo nhất trí nữa. Thiền trong thơ ðỗ Phủ: Ai cũng biết ðỗ Phủ cùng với Lý Bạch ( ) là hai thi nhân tiêu biểu của Trung Quốc. Lý Bạch ñược gọi là thi tiên, ðổ Phủ là thi thánh nhưng trong ðỗ thi có nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ ñặc thù của nhà thiền. Ví dụ trong bài thơ có nhắc ñến ñệ thất tổ của Thiền Tông nhan ñề Chung Nhật Quì Phủ Vịnh Hoài. Phụng Ký Trịnh Giám Lý Tân Khách Chi Phương Nhất Bách Vận có những câu như: Thân hứa Song Phong Tự, Môn cầu thất tổ thiền. Lạc phàm truy túc tích, Y hạt hướng chân thuyên. Câu nổi tiếng nhất trong ñó là câu nói về thất tổ vì không biết ông muốn dùng ñể chỉ ai (vì hình như các tổ Trung Hoa chỉ dừng ở Lục Tổ) 22. Xưa nay có nhiều giả thuyết nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Khác với trường hợp của Vương Duy (701?-762) và Bạch Cư Dị, không thấy ñâu ghi chép ðỗ Phủ ñã từng theo học với một thiền tăng. Dầu vậy, ta thấy nhà thơ rõ ràng có kiến thức cơ sở về Thiền Tông, từ ñó suy ñoán ñược trong thời ñại của ông, Thiền Tông ñã thẩm thấu khá sâu ñến tầng lớp trí thức. Giao lưu giữa Bạch Cư Dị và các thiền tăng: Nhà thơ nổi tiếng thời Trung ðường với hai tác phẩm bất hủ Trường Hận Ca và Tỳ Bà Hành cũng là một tín ñồ Phật giáo nhiệt tình. Lúc vãn niên, ông sống ở Hương Sơn Tự, Long Môn và xưng hiệu là Hương Sơn Cư Sĩ. Ông giao du với hai thiền sư học trò Mã Tổ là Phật Quang Như Mãn (giữa thế kỷ 8 và 9) và Hưng Thiện Duy Khoan, ñược biết ñã soạn các bài văn bia Tây Kinh Hưng Thiện Tự Truyền Pháp ðường Bi Minh Bình Tự cho Duy Khoan và ðường ðông ðô Phụng Quốc Tự Thiền ðức ðại Sư Chiếu Công Tháp Minh Bình Tự cho Thần Chiếu (Tịnh ðộ Tông, ). Trong quyển 10 Cảnh ðức Truyền ðăng Lục, có nhắc ñến việc ông nhận pháp tự của Như Mãn, quyển 7, chương Hưng Thiện Duy Khoan có ghi lại vấn ñáp của ông với Duy Khoan, quyển 4 chương Ô Khoa ðạo Lâm (Ngưu ðầu Tông, ) lại chép vấn ñáp của ông với ðạo Lâm nữa. Tuy nhiên, vấn ñáp với ðạo Lâm rõ ràng do người ñời sau bịa ñặt cho nên không rõ trình ñộ hiểu biết về Thiền Tông của họ Bạch thực sự ở mức ñộ nào. Tình huống này ñược nẩy sinh ra là vì trong thời buổi xã hội loạn lạc, các văn nhân thi sĩ sống ñời phiêu dạt thường ghé ñến cửa thiền tìm nguồn an ủi, trong ñó có trường hợp Vi Ứng Vật (725?- 800?), Liễu Tôn Nguyên, Bạch Cư Dị. Về phía giới tu hành, nhiều người trở thành thi tăng như Hạo Nhiên ( ) và ñệ tử của ông là Linh Triệt ( ), Quán Hưu, Tề Kỷ (861?-938?). Thiền thủ vai trò môi giới ñể ñưa họ ñến với nhau. Linh Triệt chơi thân với nhóm ñồng chí trong Vĩnh Trinh Cách Tân, có 22 Phải chăng ông muốn nói ñến Hà Trạch Thần Hội (LND)? CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 50

51 cả Liễu Tôn Nguyên và Lưu Vũ Tích. Hạo Nhiên giao du với Quyền ðức Dư. Còn có nghi vấn là Linh Triệt (chữ Triệt viết với bộ xích 徹 ), người viết tựa cho Bảo Lâm Truyện và Linh Triệt ở trên (Triệt viết với chấm thủy 澈 ) không biết có phải cùng một người hay không.riêng Quán Hưu là một họa tăng có tiếng với lối vẽ La Hán Họa, lập ra nột phong cách ñộc ñáo gọi là Thiền Nguyệt Dạng. Tuy nhiên lý do chính của sự liên hệ giữa thiền tăng và văn nhân nằm ở trong lãnh vực tư trưởng.từ khi có Mã Tổ Thiền, thì sự ngộ ñạo không có ñâu xa ngoài cuộc sống bình thường hằng ngày. Tư tưởng ñó ñã tạo ra một ñiểm tựa cần thiết và trả lời ñược sự ñòi hỏi của lớp sĩ ñại phu tân hưng, những kẻ chỉ mong muốn sống cuộc ñời quan lại và lo chấp hành chính vụ. Dù ảnh hưởng của Thiền Tông lan rộng như thế, không phải là không có những người ñứng về phía ñối lập và phê phán nó. Thế nhưng những người này rốt cục bị bị Thiền Tông ảnh hưởng ngược lại. Ví dụ cây viết tản văn nổi tiếng là Hàn Dũ ( ), từng ñược biết ñến như một kẻ bài xích Phật giáo, lại chơi thân với ðại ðiên Thiền Sư (Bảo Thông, ). Lý Cao ( ), ñứng vào hàng học trò của họ Hàn, ñược xem như kẻ tiên khu về Tống Học (Tân Nho Học ñời Tống), có trước tác Phục Tính Thư (812), một quyển sách quan trọng bậc nhất ñương thời nhưng trong ñó cũng thấy ảnh hưởng rõ rệt của tư tưởng Thiền Tông. Lý Cao và Phục Tính Thư: Lý Cao người Biện Châu thuộc tỉnh Hà Nam, tên tự là Phục Chi, thụy Văn Công. Ông làm quan, thường ñi lại giữa kinh ñô và các ñịa phương, chức cuối cùng là Thứ Sử Tương Châu và mất ở ñó. Trứ tác có Lý Văn Công Tập 18 quyển, có viết chung Luận Ngữ Bút Giải 2 quyển với Hàn Dũ. Ông lấy con gái người anh họ của Hàn Dũ và cũng là học trò họ Hàn. Tuy vậy ñược biết từ thưở nhỏ, ông có tìm hiểu về Phật giáo. Năm 793, nhân dịp lên kinh ñô ứng thí, theo học Lương Túc, tác giả Thiên Thai Chỉ Quán Thống Lệ (786), một cuốn sách chuyên sâu về giáo lý tông Thiên Thai. Cả sau khi thi ñỗ vào năm 798, ông còn tìm gặp (năm 799) Thanh Lương Trừng Quán, ñệ tứ tổ của tông Hoa Nghiêm. Ông lảnh các các chức Quốc Tử Bác Sĩ, Sử Quán Tu Soạn, Khảo Công Viên Ngoại lang rồi bị tá thiên làm thứ sử ở Lãng Châu, nhân dịp ấy thụ giáo Dược Sơn Duy Nghiễm. Việc quan tâm ñến Phật giáo như vậy ñóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành tư tưởng của ông. Tác phẩm Phục Tính Tập, nơi phản ánh rõ rệt nhất tư tưởng ấy, ñã căn cứ Kinh Dịch và sách Trung Dung ñể thuyết lý về sự trở về với cái tính (phục tính). Tuy vậy, phục tính mà ông trình bày lại hao hao giống với khái niệm kiến tính của Thiền Tông, cho nên khó chối cãi ảnh hưởng của nó. Mặt khác, dù bị Hàn Dũ phê phán là lý luận trộn lẫn Phật Lão, Lý Cao vẫn cho mình là nho gia và giữ lập trường chống ñối Phật giáo. Do ñó cũng không thể phủ ñịnh việc ông là người tiên khu của Tống Nho ñối với ñời sau. Ngoài ra, Cảnh ðức Truyền ðăng Lục hãy còn ghi lại lời vấn ñáp giữa Lý Cao và Dược Sơn Duy Nghiễm. Bức họa cảnh ñối thoại giữa hai người (Dược Sơn Lý Cao Vấn ðáp ðồ) ñã trở thành một ñề tài thường gặp trong làng họa. Ở Nanzenji (Nam Thiền Tự) ở Kyôto hãy còn lưu trữ một bức nổi tiếng cùng ñề tài do Mã Công Vọng (thế kỷ 12) sáng tác.. Phát triển của Thiền Tông dưới thời Ngũ ðại Thập Quốc: Sau cuộc loạn An Sử, vương triều nhà ðường cố gắng gượng dậy nhưng chẳng bao lâu bị nhóm Hoàng Sào nổi lên (thời kỳ ), ñánh cho một ñòn trí mạng. Năm 907, khi nhà ðường bị Tiết ðộ Sứ Chu Toàn Trung ( , Thái Tổ nhà Hâu Lương, tại vị ) tiêu diệt, khu vực sông Hoàng Hà trở thành ñịa bàn của năm triều ñại (ngũ ñại) thay nhau chiếm ñóng (Hậu Lương, , Hậu ðường, , Hậu Tấn, , Hậu Hán, , Hậu Chu, ). Chung quanh vùng ñó lại có 10 nước gọi là thập quốc (Ngô, Ngô Việt, Mân, Sở, Nam Hán, Tiền Thục, Kinh Nam, Hậu Thục, Nam ðường, Bắc Hán) phân chia ñất ñai và chống ñối lẫn nhau. ðó là thời Ngũ ðại Thập Quốc. ða số chính quyền do tầng lớp quân nhân nắm và vì họ CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 51

52 không coi trọng quí tộc nên giới này lần hồi sa sút. Thay vào ñó, giới ñịa chủ trở thành giai cấp tân hưng. Các vương triều ngũ ñại vì nhiều lý do trong ñó có lý do tài chánh, ñã tìm cách ñàn áp Phật giáo. Vì lẽ ấy, trong suốt vùng Hoa Bắc, thời ấy, không một nhóm Thiền nào có thể phát triển rộng rãi. Cuối ñời ðường, ở vùng này có hai phái Thiền quan trọng, một là phái của Lâm Tế Nghĩa Huyền ở Hà Bắc, một là của Hương Nghiêm Trí Nhàn ở Hà Nam. Ngoài hệ phổ Lâm Tế, sự truyền thừa của các phái khác ñều bị gián ñoạn.ngay ñối với phái Lâm Tế, sự truyền thừa pháp thống cũng chỉ nhỏ bé và giới hạn: sau ñời Tam Thánh Huệ Nhiên (hậu bán thế kỷ thứ 9) và Hưng Hóa Tồn Tương ( ), hai học trò của Nghĩa Huyền, thì không có ai nổi bật. Sau Tồn Tương chỉ còn thầy trò Nam Viện Huệ Ngung (860- khoảng 930) và Phong Huyệt Diên Chiểu ( ) nối tiếp ñược pháp thống mà thôi. Một mặt, ở khu vực của thập quốc, tình hình chính trị và kinh tế tương ñối an ñịnh. Vua ñất Mân là Vương Thẩm Tri (Trung Ý Vương, trị vì ), vua Nam Hán là Lưu Yên (?) (trị vì ), các vua Nam ðường là Lý Biện (trị vì ) và Lý Cảnh (trị vì ), vua Ngô Việt là Tiền Hoằng Thục (Trung Ý Vương, trị vì )... ñều là những vị vua dốc lòng ủng hộ Phật Giáo. ðối tượng mà họ sùng kính ñặc biệt chính là Thiền Tông, lúc ấy cực kỳ hưng thịnh (nơi mà thi tăng, họa tăng nổi tiếng Quán Hưu ñã ñến gửi thân là nước Ngô Việt vậy). Về các ñại sư thiền hoạt ñộng mạnh mẻ trong giai ñoạn này, trên ñất Mân có học trò Tuyết Phong Nghĩa Tồn là Bảo Phúc Tùng Triển (?-928), Trường Khánh Huệ Lăng ( ), Cổ Sơn Thần Án ( ), ở Nam Hán có nhiều người trong ñó phải nhắc tới Vân Môn Văn Yển ( ), ở Nam ðường có Pháp Nhãn Văn Ích (tức Thanh Lương Văn Ích, ), trong hệ phổ Huyền Sa Sư Bị, một môn hạ của Tuyết Phong. Ngoài ra, ở Ngô Việt có học trò của Pháp Nhãn là Thiên Thai ðức Thiều ( ) và ñệ tử của ông là Vĩnh Minh Diên Thọ ( ). ðặc biệt Thiên Thai ðức Thiều ñã phụng sự quốc vương Tiền Hoằng Thục (nước Ngô Việt) và có công tìm lại ở Triều Tiên và Nhật Bản dấu vết các kinh ñiển bị thất lạc. Nhờ việc ấy mà tông Thiên Thai ñã phục hưng và trở lại hoạt ñộng mạnh vào ñời Tống. Vân Môn Văn Yển: Ông người Gia Hưng thuộc Chiết Giang, vốn họ Trương. Thuở nhỏ, xuất gia học giáo luật nhưng sau theo Mục Châu ðạo Tung và Tuyết Phong Nghĩa Tồn, cuối cùng nhận pháp tự từ Nghĩa Tồn. Sau khi ñi viếng nhiều nơi nhiều người từ Tào Sơn Bản Tịch cho ñến Triệu Châu Càn Phong (học trò ðộng Sơn Lương Giới, người hậu bán thế kỷ thứ 9), ông ñược vua nhà Nam Hán ( ) là Lưu Yên (?) ñang cát cứ ở Quảng ðông mời ñến tu ở Linh Thọ Thiền Viện ở Thiều Châu, sau ñó mới dời sang Vân Môn Sơn. Ông tụ tập ñược trên một nghìn thiền tăng ñến tu hành, trong ñó có những người về sau sẽ có tiếng tăm như Hương Lâm Trừng Viễn ( ), ðộng Sơn Thủ Sơ ( ), ðức Sơn Duyên Mật (người sống giữa thế kỷ thứ 10), Song Tuyền Nhân Úc (cũng sống giữa thế kỷ thứ 10). Ông ñã thành hình môn phái Vân Môn, một tông phái lừng lẫy giai ñoạn cuối thời Ngũ ðại bước qua ñầu ñời Tống. Ông ñược tứ hiệu Khuông Chân ðại Sư. Ngữ lục có Vân Môn Khuông Chân ðại Sư Quảng Lục. Pháp Nhãn Văn Ích: Ông cũng là người Chiết Giang nhưng xuất thân từ Dư Hàng, họ Lỗ. Bảy tuổi ñã ñi tu, sau khi cụ giới, thờ Trường Khánh Huệ Lăng và La Hán Quế Sâm (học trò Huyền Sa Sư Bị, ) làm thầy sau nhận pháp tự của Quế Sâm. Ông ñược hoàng ñế họ Lý của nhà Nam ðường ( ), cát cứ một bộ phận lớn vùng Giang Nam, mời về báo ân thiền viện 23 là Thanh Lương Viện ở Kim Lăng thuộc tỉnh 23 Thường là thiền viện do một vị hoàng ñế dựng lên ñể tưởng nhớ công ơn cha mẹ mình. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 52

53 Giang Tô tu hành và bố giáo. Tên thụy là ðại Pháp Nhãn Thiền Sư. ðệ tử của ông có nhiều nhưng ñáng kể nhất là Thiên Thai ðức Thiều và Vĩnh Minh ðạo Tiềm. Về sau, học trò ñàn cháu tụ họp thành Pháp Nhãn Tông. Trước tác có Tông Môn Thập Quy Luận, ñiểm xuất phát của khái niệm ngũ gia 24 rất nổi tiếng. Lúc ñó môn ñệ ðộng Sơn Lương Giới (về sau sẽ mở ra Tông Tào ðộng) ñã triển khai hoạt ñộng của họ ở vùng Kinh Nam và Nam ðường. Tuy họ ñông ñảo nhưng nhìn chung, Tào Sơn Bản Tịch và ñệ tử là Tào Sơn Huệ Hà (người tiền bán thế kỷ thứ 10), học trò Vân Cư ðạo Ưng là ðồng An ðạo Phi (người tiền bán thế kỷ thứ 10), học trò Sơ Sơn Khuông Nhân là Hộ Quốc Thủ Trừng (người tiền bán thế kỷ thứ 10), học trò Thanh Lâm Sư Kiên và người ñược Sở Vương kính trọng là Thạch Môn Hiến Uẩn ( cũng là người tiền bán thế kỷ thứ 10)...ñều không có hoạt ñộng nào ñáng kể. Về phái Quy Ngưỡng tức hệ phái của thầy trò Quy Sơn Linh Hựu - Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, họ cũng lấy Kinh Nam và Nam ðường làm ñịa bàn hoạt ñộng nhưng sau ñời hai ñệ tử của Huệ Tịch là Nam Tháp Quang Dũng ( ) và Tây Tháp Quang Mục (thế kỷ 9-10), ñệ tử của Quang Dũng là Ba Tiêu Huệ Thanh (người tiền bán thế kỷ thứ 10) và ñệ tử của Quang Tháp là Tư Phúc Như Bảo (người tiền bán thế ký thứ 10) thì cũng dần dần suy thoái và lùi vào bóng tối. Trong thời kỳ này các ngữ lục như Cổ Sơn Tiên Hưng Thánh Quốc Sư Hòa Thượng Pháp ðường Huyền Yếu Quảng Tập của Thần Án, Vân Môn Khuông Chân Thiền Sư Quảng Lục của Vân Môn ñã ñược biên tập. ðáng chú ý nhất vẫn là Tông Kính Lục (961) và Vạn Thiện ðồng Quy Tập và nhiều tác phẩm khác của Vĩnh Minh Diên Thọ bởi vì tư tưởng Giáo Thiền nhất trí và Thiền Tịnh song tu ñược cổ xúy trong ñó sẽ có ảnh hưởng lâu dài và to lớn ñến hậu thế. Ngoài ra, còn phải ghi nhận ñặc biệt giá trị của Tổ ðường Tập (952), quyển lịch sử Thiền Tông thừa kế truyền thống của Bảo Lâm Truyện ñi trước nó. Thế nhưng việc sắp xếp tên tuổi Thanh Nguyên Hành Tư và môn ñệ ñứng trước Nam Nhạc Hoài Nhượng và môn ñệ, chứng tỏ tác giả của nó là người ñứng trên lập trường của hệ phái Tuyết Phong Nghĩa Tồn 25. Vĩnh Minh Diên Thọ, cuộc ñời và tác phẩm: Ông người Dư Hàng thuộc tỉnh Chiết Giang, họ Vương. Lúc ñầu làm nha dịch ở nước Ngô Việt, năm 28 tuổi theo học Thúy Nham Lệnh Tham (ñệ tử của Tuyết Phong và sống khoảng thế kỷ 9-10). Sau ñó thờ Thiên Thai ðức Thiều làm thầy và nhận pháp tự từ ông. Ông trụ trì ở nhiều chùa như Tuyết ðậu Sơn Tư Thánh Tự, Linh Ẩn Tự, sau về sống 15 năm ở Vĩnh Minh Tự, ñào tạo ñến trên dưới 1700 ñệ tử. Danh tiếng vang xa ñến nổi vua Quang Tôn (tại vị ) nước Cao Lệ ngưỡng mộ công ñức, ñã cử 36 tăng lữ ñến xin tu học. ðầu ñời Tống, sau khi làm các lễ ñộ tăng, thụ giới và phóng sinh ở Thiên Thai Sơn, nhập diệt lúc 72 tuổi. Thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư. Ông ñể lại nhiều tác phẩm như Vạn Thiện ðồng Quy Tập, Huệ Nhật Vĩnh Minh Tự Trí Giác Thiền Sư Tự Hành Lục, Duy Tâm Quyết...Dù sao, quan trọng nhất vẫn là Tông Kính Lục (961). Quyển sách này là một tập lý luận về Tâm Tông mà ông chủ trương, sau khi kết hợp các trào lưu tư tưởng Phật giáo như Duy Thức, Hoa Nghiêm, Thiên Thai qua những cuộc chất nghi với các vị học giả ñương thời. ðây là lần ñầu tiên có một văn bản tầm cỡ (gồm cả 100 quyển) giảng về học thuyết của mình ñồng thời trích dẫn mọi tư tưởng chủ yếu từ Thiền Tông cho ñến các môn phái Phật giáo khác. Vạn Tượng ðồng Qui Tập như thế rõ ràng có mục ñích lập ra một thứ Phật giáo tổng hợp và ñó là lập trường cơ bản của Diên Thọ. Do ñó, về sau khi chủ trương Giáo Thiền nhất trí, Thiền Tịnh song tu ñã nổi tiếng, người ta ñã có lý khi ñề cao vai trò của Diên Thọ vì tư tưởng ấy từng có sẳn ở ñây rồi. Hơn nữa, vốn là người bảo vệ lối suy nghĩ này, Diên Thọ ñương nhiên không hề loại bỏ Tịnh ðộ Tông (Diên Thọ còn có tác phẩm nhan ñề Thần Thê An 24 Ám chỉ 5 phái thiền Nam Tông: Lâm Tế, Tào ðộng, Quy Ngưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Họ có tông phong ñặc sắc riêng nhưng chỉ quy thì giống nhau. (TDDTT, Thông Thiền). 25 Tuyết Phong là học trò ðức Sơn Tuyên Giám, trực hệ từ Thanh Nguyên Hành Tư. Nam Nhạc Hoài Nhượng với Thanh Nguyên cả hai ñều là học trò của Tào Khê Huệ Năng và nói về tầm quan trọng thì Nam Nhạc có thể lớn hơn vì ông ta là thầy của một nhân vật quan trọng, Mã Tổ ðạo Nhất. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 53

54 Dưỡng Phú), do ñó, ñời sau còn tôn xưng ông là Liên Tông 26 ðệ Thất Tổ nữa. Chuyển tiếp từ Ngũ ðại Thập Quốc sang Tống sơ: Vai trò tiếp nối thiền ñời ðường sang thiền ñời Tống của giai ñoạn Ngũ ðại Thập Quốc rất quan trọng. Tuy nhiên cần nhớ rằng trong quá trình ñó, tư tưởng Thiền Tông ñã biến dạng rất nhiều, nói gọn trong một tiếng, nó nhỏ hẹp và thấp kém (ti tiểu hóa) hẳn. Vào ñời ðường, việc ñi lại giữa các thiền tăng khá dễ dàng, sự liên lạc với các người ñỡ ñầu ở bên ngoài cũng thế. ðến thời Ngũ ðại Thập Quốc, vì sự phân chia ranh giới, mọi giao lưu dĩ nhiên phải khó ñi. Cơ hội trao ñổi, thảo luận giữa các thiền sư có cá tính cũng giảm bớt, mà cho dù thực hiện ñược, những cuộc vấn ñáp với nội dung hấp dẫn và ñộc sáng như xưa cũng không nhiều. Thay vào ñó, những cuộc ñối ñáp giả tạo nghĩa là dùng lời nói của mình vờ gán cho người khác (gọi là ñại ngữ = nói thay) mới trở thành quan trọng, trong ñó lại có những chỗ làm như ñang ñối ñáp với người xưa nên có khuynh hướng hoài cổ nặng nề. Việc ñất nước bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ còn ảnh hưởng ñến Thiền ở nhiều lãnh vực khác. Trước tiên, mối liên hệ giữa các thiền tăng ñối với bậc chủ quân nơi họ trú ngụ trở thành hết sức quan trọng bởi vì họ cần nương tựa nhà cầm quyền nhiều hơn. Từ thế kỷ thứ 9 trở ñi, trong khi thẩm thấu vào xã hội, Thiền càng ngày càng phải trông cậy vào các ñàn việt. ðến thời Ngũ ðại Thập Quốc, yếu tố tùy thuộc này trở nên có tính quyết ñịnh. Hơn nữa, nhìn vào bản ñồ toàn cõi Trung Quốc, ta thấy các nước chỉ tụ tập ở trong một vùng ñất tương ñối hẹp cho nên chuyện một phái thiền tập trung ở một ñịa vực và hoàn toàn dựa vào sự bảo trợ của quốc vương sở tại cũng là chuyện dễ hiểu. Ví dụ các vua họ Tiền của nước Ngô Việt bảo trợ Vĩnh Minh ðạo Tiềm (? 961), Thiên Thai ðức Thiều, cũng như những tăng sĩ như Vĩnh Minh Diên Thọ thuộc tông Pháp Nhãn là một trường hợp tiêu biểu.. Ngày xưa trong thiền viện, pháp ñường tức nơi trụ trì ñứng ra thuyết pháp là chỗ quan trọng hơn cả. ðó là một ñặc ñiểm của chùa thiền. Về sau, từ ðường mạt bước qua Ngũ ðại, phật ñiện chứ không phải pháp ñường mới là nơi quan trọng nhất. Như thế, tùng lâm bắt ñầu thiên trọng nghi thức ñể thỏa mãn nhu cầu của ñàn việt muốn ñến cúng tế cầu xin. Nghi thức thánh chúc (hành lễ theo nhu cầu của triều ñình) có từ ñời Tống về sau chắc ñã bắt ñầu từ thời này. Thế rồi, trong bối cảnh như thế, mỗi tự viện hầu như trở thành ra căn cứ của một môn phái. Ví dụ sau khi ðộng Sơn ñã thành chỗ Lương Giới khai sơn (mở chùa) thì ñời thứ hai ðạo Toàn (Trung ðộng Sơn,? 894), ñời thứ ba Sư Kiên (? -904), ñời thứ 4 ðạo Diên (? 922), ñời thứ năm Huệ Mẫn (? -948) cứ kế tiếp nhau tu ở ñó. ðạo Toàn và Sư Kiên ñều là ñệ tử của Lương Giới, ðạo Diên là học trò của Tào Sơn Bản Tịch, Huệ Mẫn lại là học trò của ðạo Diên. Môn phái ñời ñời giữ cố ñịa ðộng Sơn mà tông tổ Lương Giới ñã khai khẩn (có ñiều ñến ñời Tống, tông Vân Môn hưng thịnh nên ñã chiếm cứ chỗ này). Khuynh hướng ñó ñã làm nổi bật ra ý thức về môn phái (pháp hệ) trước ñó trong vòng Thiền Tông ít ai ñể ý. Trong giai ñoạn này, các loại tài liệu có tên là gia khúc hay tông phong dần dần ñược ñem ra dùng trong các cuộc vấn ñáp (lúc khai ñường tức 26 Một tên khác của Tịnh ðộ Tông. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 54

55 mở ñầu buổi giảng, thường thấy các tăng ñặt câu hỏi: Thầy xướng gia khúc của ai, thừa kế tông phong của ai ñấy? vv...) 27. ðiều này chứng tỏ ý thức về pháp hệ, về tông môn ñã lên cao. Tuy nhiên, chứng cứ mới mẽ nhất liên quan ñến sự ý thức ñó có lẽ là văn kiện gọi là tự thư (nôm na gọi là giấy phép cho nối nghiệp) hay ấn khả trạng (chứng chỉ có ñủ trình ñộ) do các sư phụ thảo ra. Ít nhất là nơi tông Vân Môn, người ta có nói nhiều về hình thức truyền thừa bằng tự thư này. Vào ñời ðường, chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa thầy trò. Các người tu hành thường ñi tham học khắp nơi, nhờ sự giúp ñỡ của nhiều vì thầy mà tiến bộ về ñạo. Trường hợp nhận ấn khả rồi mà vẫn tiếp tục ñi chỗ khác tham học không thiếu gì. Giữa thầy và trò, ý thức về sư ñệ có khi không cùng chung một cường ñộ. Thế nhưng khi biên tập một bộ sử Thiền Tông như Tổ ðường Tập, người ta lại thấy cần phải liên kết một tăng sĩ với một vị thầy nào ñó và bỏ qua những vị thầy khác. Sự bất ñồng quan ñiểm trong nhận thức này thường gây ra vấn ñề lớn. Có lẽ tự thư có hiệu lực ñể phòng ngừa những chuyện như vậy xảy ra. Tuy nhiên ñệ tử của Vân Môn là Ba Tiêu Cảnh Giám (sống giữa thế kỷ thứ 10) mà còn chưa viết ra tự thư cho nên có thể nghĩ rằng vào thời Ngũ ðại Thập Quốc, việc chế tác tự thư hãy còn chưa phổ biến bằng dưới ñời Tống. Cùng với tự thư và ñăng sử, quan hệ sư ñệ càng ngày càng rõ nét. Có thể nói rằng các thiền tăng từ ñó bắt buộc phải có ý thức về pháp hệ. Rồi với sự nâng cao ý thức về pháp hệ như vậy, người ta bắt ñầu kiểm kê xem những pháp hệ nào là có ảnh hưởng lớn nhất trong Thiền Tông. Ngũ gia mà Pháp Nhãn Văn Ích nhắc ñến ở ñầu sách Tông Môn Thập Qui Luận chính là bọn họ vậy.ngũ gia nghĩa là Quy Sơn Tông, Lâm Tế Tông, Tào ðộng Tông, Vân Môn Tông và Pháp Nhãn Tông. Pháp Nhãn ñưa tên 5 nhà này, hình như chỉ là một sự ngẫu nhiên liên quan ñến ñịa lý hơn là ñến việc ñánh giá tầm quan trọng nhưng nó vẫn là tiền ñề cho ý thức phân biệt các tông môn. Hệ phổ Thiền Tông (3) Phái Mã Tổ: Dòng Bách Trượng Hoài Hải: Nguồn gốc tông Lâm Tế: 1 Mã Tổ ðạo Nhất 2 Bách Trượng Hoài Hải 3 Hoàng Bá Hy Vận 4 Bùi Hưu, ñồng 4 Lầm Tế Nghĩa Huyền 5 Hưng Hóa Tồn Tương 6 Nam Viện Huệ Ngung 7 Phong Huyệt Diên Chiểu (Lâm Tế Tông). ðồng 4 Mục Châu ðạo Tung. ðồng 5 Ngụy Phủ ðại Giác, 5 Tam Thánh Huệ Nhiên. Nguồn gốc tông Quy Ngưỡng: 1 Mã Tổ ðạo Nhất 2 Bách Trượng Hoài Hải ðồng 3 Phúc Châu ðại An, ñồng 3 Quy Sơn Linh Hựu 4 Ngưỡng Sơn Huệ Tịch 5 Tây Tháp Quang Mục 6 Tư Phúc Như Bảo (Quy Ngưỡng Tông). ðồng 5 Nam Tháp Quang Dũng 6 Ba Tiêu Huệ Thanh (Quy Ngưỡng Tông). ðồng 4 Linh Vân Chí Cần, ñồng 4 Hương Nghiêm Trí Nhàn. Các dòng khác: 1 Mã Tổ ðạo Nhất 2 Tây ðường Trí Tạng, ñồng 2 ðại Châu Huệ Hải, 2 Chương Kính Hoài Huy, 2 27 Xem ñoạn ñầu trong ðối Trị Căn Cơ của Lâm Tế Ngữ Lục do thiền sư Nhất Hạnh dịch, ñăng trên mạng Thư Viện Hoa Sen. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 55

56 Phục Ngưu Tự Tại, 2 Ngũ Duệ Linh Mặc, 2 ðại Mai Pháp Thường, 2 Diêm Quan Tế An 3 Nghĩa Không (sang Nhật di trú). ðồng 2 Quy Tông Trí Thường, 2 Phật Quang Như Mãn 3 Thi sĩ Bạch Cư Dị. ðồng 2 Nga Hồ ðại Nghĩa, 2 Bàn Sơn Bảo Tích 3 Trấn Châu Phổ Hóa. ðồng 2 Ma Cốc Bảo Triệt, 2 ðông Tự Như Hội, 2 Phần Châu Vô Nghiệp, 2 Phù Dung Thái Dục, 2 Hưng Thiện Duy Khoan, 2 Nam Tuyền Phổ Nguyện 3 Tử Hồ Lợi Tung, 3 Trường Sa Cảnh Sầm, 3 Triệu Châu Tùng Thẩm 4 Quang Hiếu Huệ Giác, ñồng 3 ðại phu Lục Cắng. ðồng 2 Cư sĩ Bàng Uẩn. Phái Thạch ðầu: Nguồn gốc tông Tào ðộng: 1 Thạch ðầu Hy Thiên 2 Dược Sơn Duy Nghiễm 3 Vân Nham ðàm Thạnh 4 ðộng Sơn Lương Giới 5 Vân Cư ðạo Ưng 6 ðồng An ðạo Phi (Tào ðộng Tông). ðồng 5 Long Nha Cư Tuần, 5 Tào Sơn Bản Tịch 6 Tào Sơn Huệ Hà, 6 Lộc Môn Xử Chân. ðồng 5 Sơ Sơn Khuông Nhân 6 Hộ Quốc Thủ Trừng. ðồng 5 Thanh Lâm Sư Kiên Thạch Môn Hiến Uẩn. ðồng 3 ðạo Ngô Viên Trí 4 Thạch Sương Khánh Chư 5 Cửu Phong ðạo Kiền, 5 Tú tài Trương Chuyết. ðồng 2 ðan Hà Thiên Nhiên 3 Thúy Vi Vô Học 4 ðầu Tử ðại ðồng. ðồng 2 Thiên Hoàng ðạo Ngộ 3 Long ðàm Sùng Tín 4 ðức Sơn Tuyên Giám 5 Nham ðầu Toàn Hoát 6 La Sơn ðạo Nhàn. ðồng 5 Cảm ðàm Tư Quốc. Nguồn gốc tông Vân Môn: ðồng 5 Tuyết Phong Nghĩa Tồn 6 Bảo Phúc Tùng Triển 7 Chiêu Khánh Tỉnh ðăng (?). ðồng 6 Trường Khánh Huệ Lăng, 6 Vân Môn Văn Yển (Vân Môn Tông), 6 Cổ Sơn Thần Án. Nguồn gốc tông Pháp Nhãn: ðồng 6 Huyền Sa Sư Bị 7 La Hán Quế Sâm 8 Pháp Nhãn Văn Ích 9 Quy Tông Nghĩa Nhu, 9 Thanh Lương Thái Khâm 10 Vân Cư ðạo Tế 11 Linh Ẩn Văn Thắng. ðồng 9 Thiên Thai ðức Thiều 10 Vĩnh Minh Diên Thọ (Pháp Nhãn Tông). ðồng 9 Sùng Thọ Khế Trù 10 Thiên ðồng Tử Ngưng. ðịa lý Thiền Tông (từ Bắc xuống Nam) a) Bắc Hoàng Hà: Trấn Châu (Lâm Tế Viện, Tam Thánh Viện), Triệu Châu Quan Âm Viện, Lạc Dương Báo Quốc Tự (Thần Chiếu trụ trì), Ma Cốc Sơn, Ngụy Châu Hưng Hóa Viện. b) Bắc Trường Giang, nam Hoàng Hà: Trường An (Chương Kính Tự, Hưng Thiện Tự, Phong Huyệt Sơn, Phục Ngưu Sơn, ðan Hà Sơn, Bạch Nhai Sơn Hương Nghiêm Tự, ðầu Tử Sơn, Hạc Lâm Sơn Hạc Lâm Tự, Thiên Hoàng Tự, Tùy Châu Song Tuyền Tự. c) Nam Trường Giang: Kim Lăng Thanh Lương Tự (Văn Ích trụ trì), Phù Dung Sơn, Ngưu ðầu Sơn, ðức Sơn, Dược Sơn, Nam Tuyền Sơn, Diêm Quan, ðại Mai Sơn, Việt Châu (Huệ Hải trụ trì), Ngũ Duệ Sơn, Thiên Thai Sơn, Quy Sơn, Sơ Sơn, Tào Sơn, Chung Lăng Khai Nguyên Tự, Tuyết Phong Sơn, Nam Nhạc, Thanh Nguyên Sơn, Thạch Cổ Sơn, ðàm Châu ðông Tự, Cổ Sơn, Phúc Châu (Huyền Sa Viện, Trường Khánh Viện), Cung Công Sơn (Trí Tạng trụ trì), Bảo Phúc Sơn, Tuyền Châu Chiêu Khánh Viện, Vân Môn CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 56

57 Sơn, Tào Khê Sơn. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 57

58 Chương 4: Thiền phổ cập và biến dạng (Thiền thời Bắc Tống): Tiết 1: Thiền ñầu ñời Tống: ðặc tính của triều ñình nhà Tống: Vua Thế Tông (tại vị ) nhà Hậu Chu tuy mang tiếng ác là người phá Phật trong lịch sử Phật giáo nhưng ñối với Trung Quốc, ñó là ông vua anh hùng nhất của thời Ngũ ðại, có công thống nhất ñất nước. Ông ñã củng cố cấm quân thành một lực lượng tinh nhuệ, kể từ năm 955 trở ñi, lần lượt thảo phạt Hậu Thục, Nam ðường, Liêu ñể mở rộng lãnh thổ...thế nhưng trước khi ông chinh phạt Liêu thì mắc bệnh mà chết nên không thực hiện ñược chí lớn. Người kế nghiệp là Cung ðế, hãy còn quá nhỏ cho nên năm 960, các tướng bèn lập chức ðô chỉ huy sứ là Triệu Khuông Dận ( ) lên ngôi. Ấy là vua Thái Tổ nhà Tống (trị vì ). Tống Thái Tổ nối nghiệp nhà Hậu Chu, ñịnh Khai Phong làm kinh ñô. Tống bắt ñầu chinh phục các nước phương Nam: năm 963 diệt Kinh Nam, năm 965 diệt Hậu Thục, năm 971 diệt Nam Hán và rốt cuộc ñến năm 979 thì bình ñịnh Nam ðường. Những nước còn lại như Ngô Việt (978) và Bắc Hán (979) ñều hàng. ðến ñời Thái Tông (tại vị ), các khu vực chủ yếu coi như ñã ñược thống nhất. Cùng vào thời ñiểm nhà Tống dấy nghiệp, ở phương bắc, nước Liêu của tộc Khiết ðan dưới sự lãnh ñạo của Da Luật Bảo Cơ (Thái Tổ, tại vị ) ñã hưng thịnh. Người kế vị, Da Luật ðức Quang (Thái Tông, tại vị ) tranh ñoạt với nhà Hậu Tấn và chiếm lấy 16 châu Yên Vân, ñất phía nam trường thành (năm 936). Sau ñó Liêu diệt Hậu Tấn và trở thành một thế lực to lớn, một thời kỳ ñã cai quản toàn cõi Hoa Bắc (946). Mặt khác, ở vùng tây bắc của Tống, tộc Tăng Gút 28 do Lý Kế Thiên (Thái Tổ, ) dòng dõi các Tiết ðộ Sứ ñời ðường, cầm ñầu cũng giành lấy ñộc lập. ðến thời Lý Nguyên Hạo (Cảnh Tông, tại vị ) thì xưng ñế, ñổi quốc hiệu thành ðại Hạ, sử gọi là nước Tây Hạ. Như vậy, thế chân vạc của bộ ba Liêu - Tống - Tây Hạ ñã ñược thành lập. Thừa thế bình ñịnh ñược trung nguyên, năm 979 Tống Thái Tông tiến ñánh luôn Liêu nhưng bao lần ñều thất bại, không ñoạt lại ñược 16 châu Yên Vân. Cuộc tranh chấp biên giới về sau cứ tiếp diễn mãi. Năm 1004, Thánh Tông nước Liêu (tại vị ) dàn quân ñến bờ bắc sông Hoàng Hà những muốn cho cuộc chiến ngã ngũ nên Tống phải chấp nhận Minh ước ở Thiền Châu với những ñiều kiện bất lợi ñể giảng hòa. Từ có hai bên mới có một giai ñoạn hòa bình. Ngoài ra, năm 1038, Lý Nguyên Hạo lại ñánh Tống và ñến năm 1044 cũng giảng hòa. Hòa bình không mấy khi lâu bền và những cuộc chiến ñấu cứ thế tiếp tục diễn ra. Không thể nói Tống thành công trong việc ñối ngoại nhưng trong bên trong, Thái Tổ và Thái Tông ñã dần dần chấn chỉnh ñược nội tình. Trước tiên, hai ông bổ nhiệm các tướng trong ñội cấm quân ra làm tiết ñộ sứ ñể ñoạt quyền các tiết ñộ sứ sở tại. Như thế, hai ông không những bành trướng thế lực quân ñội mình trực tiếp cai quản mà còn ñặt tài chánh ñịa phương dưới sự kiểm soát của trung ương. Cùng lúc, họ hình thành cơ 28 Tangqut, sắc dân vùng tây bắc Trung Quốc, thịnh vượng từ thế kỷ thứ 6 ñến 14. Nguyên gốc Tibet (Tây Tạng), thuộc một dân tộc vào thế kỷ 11 ñã lập nên nước Tây Hạ ở vùng Ordos, nơi có khúc ngoặc của sông Hoàng Hà (Hà sáo), nay thuộc Nội Mông. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 58

59 cấu hành chính với các văn thần ñể cai trị. Quyền lực trung ương trở lại an ñịnh sau mấy thế kỷ bị các tiết ñộ sứ ñịa phương làm mưa làm gió kể từ loạn An-Sử. Chủ nghĩa văn trị của Tống lấy các văn quan xuất thân từ khoa cử làm trung tâm. Tuy hoàng ñế là người ñịnh ñoạt quốc chính nhưng các văn quan có khá nhiều tự do trong việc thi hành chính sách. Do ñó, tùy trường hợp, khả năng, kiến thức của cá nhân của họ ñược phát huy. Dần dần, nhóm quan liêu xuất thân từ khoa cử trở thành giai cấp sĩ ñại phu (trí thức) cai trị, nắm lấy guồng máy nhà nước. Họ tinh thông sách vở cổ ñiển, giỏi thi văn, hội họa... ñược coi như là những kẻ có nhân cách, ñáng làm mẫu mực cho quần chúng. Tuy mục ñích chính của những người theo ñường khoa cử là ra làm quan nhưng dầu có ñỗ ñạt hay không, giới sĩ ñại phu ñều có chung một bậc thang giá trị. Vào ñời hoàng ñế thứ tư là Nhân Tông (tại vị ), một giai ñoạn thịnh trị 40 năm, thì trong thời gian dài, hòa ước ký kết với Tây Hạ ñược duy trì tốt ñẹp. ðối với giai cấp sĩ ñại phu, ñó là một thời ñại lý tưởng, hậu thế gọi là ñời trị năm Khánh Lịch. Thế nhưng chế ñộ quan liêu cũng ñẻ ra nhiều vấn ñề. Một mình hoàng ñế không thể nào xem hết nối các tờ biểu, tờ tấu. Vai trò, thế rồi quyền lực của Tể Tướng, người phụ tá của ông trở thành vô cùng quan trọng. Một tể tướng ñược hoàng ñế tín nhiệm thường dựa vào cái bóng của hoàng ñế, trở thành chuyên quyền. Từ ñó sẽ xảy ra những tranh cãi và sự hình thành các phe phái xung ñột lẫn nhau. Chính ñảng nào có người ra nắm chính quyền sẽ ñàn áp những phe phái khác. Ngoài ra, một tệ hại nữa của chế ñộ quan liêu là làm cho lớp võ thần suy yếu, quân ñội không ñủ sức mạnh, trong việc ñối ngoại, thường bị lui về thế thủ. Dù tạo ra nhiều vấn ñề như thế, chế ñộ quan liêu nhà Tống vốn ñược xây dựng ñể làm ñiểm tựa cho chế ñộ quân chủ ñộc tài cứ thế mà tiếp tục duy trì ở Trung Quốc. Có thể xem như Tống là thời ñiểm có một bước ngoặc trong việc xây dựng thể chế quốc gia ở nước này. ðường hướng và hoạt ñộng của các phái Thiền: Khoa cử là công cụ chính ñể tuyển chọn nhân tài cho chế ñộ cho nên Tống phải chú trọng Nho học. Tuy nhiên họ cũng che chở Phật và Lão. Họ có nhiều hoạt ñộng ñáng nhắc nhở như việc Thái Tổ cho khắc Sắc Bản ðại Tạng Kinh (năm 971) và Thái Tông mở Dịch Kinh Viện (982), dịch các bản kinh tiếng Phạn mới mang về. Thái Tông còn thiết lập Ấn Kinh Viện, ấn hành ðại Tạng Kinh. Nhờ nhà nước có chính sách bảo vệ Phật giáo như thế nên ñạo Phật ngày ñược hưng thịnh. Tông Thiên Thai cũng phục hưng. Thế nhưng trung tâm của Phật giáo ñời Tống vẫn là Thiền Tông. Nhiều danh tăng lần lượt xuất hiện từ cửa Thiền Tông. Riêng tông Quy Ngưỡng thì vào cuối ñời Ngũ ðại Thập Quốc ñã suy vi cho nên trong ngũ gia, ñến ñời Tống còn lại mỗi tứ tông có hoạt ñộng ñáng kể. Thực ra, ñầu ñời Tống chỉ có tam tông tức Lâm Tế, Vân Môn và Pháp Nhãn là hùng mạnh mà thôi. Vào thời Ngũ ðại, Lâm Tế Tông không mấy khởi sắc nhưng từ khi Phong Huyệt Diên Chiểu ( ) ra ñời, họ ñã dấy lên thanh thế. Từ cửa ñệ tử của ông là Thủ Sơn Tỉnh Niệm ( ), một người hoạt ñộng mạnh vào ñầu ñời Tống, có các nhân vật như Phần Dương Thiện Chiếu ( ), Quảng Huệ Nguyên Liên ( ), Thạch Môn Uẩn Thông (hay Cốc Ẩn Uẩn Thông, ), xuất hiện và chấn hưng CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 59

60 môn phái. Sau ñó trong vòng môn hạ của Thiện Chiếu lại có Thạch Sương Sở Viên ( ), Lang Da Huệ Giác (năm sinh và mất không rõ), từ cửa Thạch Môn có ðạt Quan ðàm Dĩnh ( ), rồi ñến ñời Thạch Sương Sở Viên thì lại thấy xuất hiện hai người rất quan trọng là Dương Kỳ Phương Hội ( ) và Hoàng Long Huệ Nam ( ). Học trò của họ sẽ bao trùm cả làng Thiền. Dương Kỳ Phương Hội và Hoàng Long Huệ Nam: Dương Kỳ Phương Hội quê ở Nghi Xuân, Viên Châu (tỉnh Giang Tây), họ Lãnh. Xuất gia từ nhỏ, ñi nhiều nơi rồi ñến học với Thạch Sương Sở Viên và nhận pháp tự của ông. Sau ñó về núi Dương Kỳ ở quê nhà dạy Thiền. Trong ñám môn hạ có Bảo Ninh Nhân Dũng (sống giữa thế kỷ 11), Bạch Vân Thủ ðoan ( )...Môn lưu của ông sau này sẽ ñược gọi là phái Dương Kỳ. Hai ñệ tử Nhân Dũng và Bảo Ninh ñã biên tập ñược Viên Châu Dương Kỳ Hội Hòa Thượng Ngữ Lục (thu thập lại trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục). ðằng khác, Hoàng Long Huệ Nam vốn là người Ngọc Sơn, Tín Châu (tỉnh Giang Tây), họ Chương. Năm 11 tuổi vào chùa tu, thụ giới xong thì ñi tứ phương ñể học Thiền. Tuyết Phong Văn Duyệt ( ) hướng dẫn ông ñến học Thạch Sương Sở Viên, ñược thầy truyền pháp tự. Sau khi trụ trì nhiều nơi, ông về ngụ tại Hoàng Long Sơn (Long Phúc Tự, tỉnh Giang Tây) và giảng ñạo. ðồ ñệ của ông có những người như ðông Lâm Thường Thông ( ), Chân Tịnh Khắc Văn ( ), Hối ðường Tổ Tâm ( ). ðời sau, môn lưu của ông ñược biết với cái tên phái Hoàng Long. Có Hoàng Long Nam Thiền Sư Ngữ Lục (chép lại trong Hoàng Long Tứ Gia Lục). Bản thân ông ñã ngộ ñạo nhờ công án Triệu Châu khám bà (Hòa thượng Triệu Châu hiểu ra ý của bà lão) nên trong khi dạy học, thích sử dụng công án làm giáo khoa. Nói về Vân Môn Tông thì trong ñám môn ñệ có ðức Sơn Duyên Mật (sống giữa thế kỷ thứ 10), Hương Lâm Trừng Viễn ( ), Song Tuyền Sư Khoan (hậu bán thế kỷ thứ 10), ðộng Sơn Thủ Sơ ( ) hoạt ñộng mạnh nhất vào ñầu ñời Tống. ðệ tử của ðức Sơn Duyên Mật là Văn Thù Ứng Chân (khoảng thế kỷ 10-11), ñệ tử Song Tuyền Sư Khoan là Ngũ Tổ Sư Giới (năm sinh năm mất không rõ) là những người nối tiếp ñược truyền thống ấy. Thế nhưng nhân vật ñáng lưu ý nhất của tông Vân Môn trong giai ñoạn này chính là Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển ( ), xuất thân từ hệ phái của Hương Lâm Trừng Viễn, và một người khác nữa là Phật Nhật Khế Tung ( ), từ phái Văn Thù Ứng Chân. Tuyết ðậu giỏi về văn học, môn ñệ ông có Thiên Y Nghĩa Hoài ( ), người ñã có công ñặt nền móng cho sự trung hưng của tông Vân Môn. Mặt khác, Phật Nhật cũng ñể lại nhiều trứ tác, qua ñó, ảnh hưởng ñến hậu thế. Phải kể thêm Tiến Phúc Thừa Cổ (?-1045), thuộc hệ phái của ðông Sơn Thủ Sơ, nhân nhờ hiểu lời dạy của Vân Môn mà ngộ ñạo, ñã mượn tiếng nối tiếp pháp tự của Vân Môn mà gây ra nhiều sóng gió về sau. Còn Pháp Nhãn Tông thì sau thời Vĩnh Minh Diên Thọ ( ), hệ phái truyền từ Thiên Thai ðức Thiều ( ) ñã suy vi ñi, chỉ còn hai dòng của Thanh Lương Thái Khâm (?-974) và Quy Tông Nghĩa Nhu (giữa thế kỷ thứ 10) là chủ lưu.tuy nối tiếp Thanh Khâm có Vân Cư ðạo Tế ( ), nối tiếp ðạo Tế có Linh Ẩn Văn Thắng (?-1026) ñấy nhưng về sau cũng suy vong nhanh chóng. ðến cuối ñời Bắc Tống, sự truyền thừa coi như ñã tuyệt. Nhân vật ñáng chú ý của tông Pháp Nhãn có lẽ mỗi Thiên ðồng Tử Ngưng (thế kỷ 10-11), người có lần tranh luận với Tứ Minh Tri Lễ ( ) của tông Thiên Thai. Tử Ngưng là ñệ tử của Sùng Thọ Khế Trù, người nhận pháp tự của Pháp Nhãn Văn Ích. Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển và Nhật Phật Khế Tung: CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 60

61 Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển sinh trong nhà họ Lý ở Toại Châu (tỉnh Tứ Xuyên). Từ nhỏ ñã xuất gia. Sau khi tham thiền với Thạch Môn Uẩn Thông, ông theo học và nhận pháp tự của Trí Môn Quang Tộ (thế kỷ 10-11), một ñệ tử của Hương Lâm Trừng Viễn.Ông về Tuyết ðậu Sơn thuộc Minh Châu (tức Ninh Ba thuộc tỉnh Chiết Giang), dấy tông phong. ðược xem như một người ñã trung hưng tông Vân Môn. Nhân vì ông hoạt ñộng cùng một thời với Lang Da Huệ Giác (tiền bán thế kỷ 11) nên dòng của hai ông ñược gọi là Nhị Cam Lồ Môn. Năm 1020, vua Chân Tông tặng ông hiệu Minh Giác Thiền Sư. Ngữ Lục thì có Tuyết ðậu Minh Giác Thiền Sư Ngữ Lục, trong ñó phần Tụng Cổ Bách Tắc là lời kệ về trăm mẩu truyện thiền ñời xưa ñược nổi tiếng hơn cả. Sau ñó có Viên Ngộ Khắc Cần ( ) gia thêm phần ñề xướng (thuyết minh về giáo nghĩa cơ bản) làm thành tác phẩm thường ñược biết với tên Bích Nham Lục (1125). Riêng về Phật Nhật Khế Tung, ông vốn họ Lý, quê huyện ðàm Tân vùng ðằng Châu (thuộc tỉnh Giang Tây), 7 tuổi ñã vào chùa, 13 tuổi ñắc ñộ (xuống tóc ñi tu), năm sau thì thụ giới, 19 tuổi lên ñường tham học. Hỏi ñạo Thần ðỉnh Hồng Nhân (?-901), ðộng Sơn Nghiêu Thông (?-1030) và nhận pháp tự của Nghiêu Thông. Sau ñến Tiền ðường (tỉnh Chiết Giang), trụ trì ở các nơi như Vĩnh An Tịnh Xá dưới núi Vũ Lâm Sơn (Linh Ẩn Sơn), Phật Nhật Sơn và Long Sơn... chuyên chú vào việc trứ tác. Tác phẩm có Truyền Pháp Chính Tông Ký (1061) và Truyền Pháp Chính Tông Luận (1064) chỉnh lý lại những cuốn lịch sử về Thiền có từ trước, Phụ Giáo Biên (1061) giải thích chủ trương Nho Phật ðạo Tam Giáo Nhất Trí của mình, thêm vào ñó phần phản luận trước lập trường bài Phật của Âu Dương Tu ( ) và Lý Cấu ( ). Vua Nhân Tông tứ hiệu Minh Giáo ðại Sư cho ông và cho phép xem Chính Pháp Chính Tông Ký và Phụ Giáo Biên như kinh ñiển chính thức. Ông mất ở tịnh xá Vĩnh An. Ngoài các trước tác kể trên, có ñể lại tập di văn là ðàm Tân Văn Tập (1134). Còn ñược nhắc ñến như người ñã ñảm ñương việc ấn hành Lục Tổ ðàn Kinh (1056). Sự xâm nhập của giới sĩ ñại phu và sự liên hệ với các tông phái khác Trong phần nói về ñời ðường, ñã có dịp nhắc ñến vai trò quan trọng của các cư sĩ ñối với Thiền Tông. Thế nhưng ñến ñời Tống, vai trò của những người này còn trội hơn một bậc. Trong số các cư sĩ ñầu ñời Tống, phải nhắc ñến tên Vương Tùy (?-1035, người ñã biên tập Truyền ðăng Ngọc Anh Tập), bạn ñồng học của Phần Dương Thiện Chiếu và Quảng Huệ Nguyên Liên dưới trướng Thủ Sơn Tỉnh Niệm, Dương Ức ( , người ñã viết tựa Cảnh ðức Truyền ðăng Lục) từng theo học Phần Dương Thiện Chiếu và Quảng Huệ Nguyên Liên, Lý Tuân Húc (?-1038, người ñã biên tập Thiên Thánh Quảng ðăng Lục), nguyên là ñệ tử Thạch Môn Uẩn Thông. Về các cư sĩ ấy, ñăng sử ñều ghi lại truyện ký. Họ là quan lại cao cấp, rất tích cực trong việc biên tập và tàng trữ kinh sách, có nhiều nỗ lực ñể ñưa ñịa vị của Thiền Tông lên cao trong xã hội. Do ñó so với thời ðường thì Thiền Tông ñã thẩm thấu và lan xa hơn nhiều. Như ñã trình bày, thời Ngũ ðại, vì cảnh tao loạn, giới quí tộc ñã bị tiêu diệt, ñến ñời Tống, chỗ ñứng của họ ñược dành cho một giai cấp mới hưng thịnh là giới sĩ ñại phu. Cái học vấn mà họ chia sẻ với nhau dĩ nhiên là Nho giáo, thế nhưng, ñương thời Nho giáo chỉ là một dụng cụ của chế ñộ khoa cử chứ không hấp dẫn ñược những trí thức có nhu cầu ñi tìm một triết lý cho cuộc sống. Thiền Tông ñã khéo léo lôi cuốn ñược họ vì có thể thỏa mãn nhu cầu ấy. Thiền Tông nhờ ñó ñã tìm ra những người ủng hộ mình và tỏ ra có sức lấn lướt trong cuộc chạy ñua với các tôn giáo khác.. Nho gia bắt ñầu chú ý ñến cách thức tu hành của Thiền Tông. Vào thời này khắp các nơi thấy xuất hiện nhiều cơ sở gọi là thư viện, ñược dùng làm chỗ ñọc sách và dạy học. Trong số ñó có bốn thư viện lớn có tên tứ ñại thư viện, nằm ở Bạch Lộc ðộng (tỉnh Giang Tây), Tung Dương (tỉnh Hà Nam), Ứng Thiên Phủ (Hà Nam), Nhạc Lộc (tỉnh Hồ Nam). Các thư viện này cũng bắt chước những thanh qui của Thiền Tông mà ñịnh ra qui luật (học qui), tổ chức sinh hoạt ký túc, chú trọng việc ñào tạo nhân cách làm mục ñích chính giống như giáo dục ở các chùa thiền. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 61

62 Còn về phần các tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm, vì ảnh hưởng chủ trương phá Phật của vua Vũ Tông nhà ðường cũng như hoàn cảnh chiến tranh trong những năm kế tiếp ñã bị trầm trệ trong sự phát triển. Thế nhưng từ khi những kinh sớ bị thất tán dưới thời Ngũ ðại Thập Quốc ñã ñược mang trở về Trung Quốc thì nhân cơ hội ñó, các tăng phái Thiên Thai như Tứ Minh Tri Lễ, Cô Sơn Trí Viên ( ) cũng như các tăng Hoa Nghiêm như Trường Thủy Tử Tuyền (?-1038) ñã xuất hiện, chào ñón thời kỳ phục hưng của tông phái mình. Tuy sự hưng thịnh của Thiền Tông là một nhân tố kích thích chư tông, thế nhưng, thái ñộ của chư tông ñối với Thiền Tông thì hoàn toàn ngược lại. Trong khi Trường Thủy Tử Tuyền tông Hoa Nghiêm ñến tham thiền với Lang Da Huệ Giác thì giữa tông Thiên Thai và Thiền, mọi sự không ñược êm thắm cho lắm. ðiều này có thể thấy qua những cuộc luận chiến kịch liệt giữa Tứ Minh Tri Lễ và Thiên ðồng Tử Ngưng, giữa Tử Phưởng (sống giữa thế kỷ 11) và Phật Nhật Khế Tung. Tranh luận giữa Thiên Thai và Thiền: ðương thời, giữa Thiên Thai với nhau cũng ñã có sự phân liệt. Phụng Tiên Nguyên Thanh (?-997) và Phạm Thiên Khánh Chiếu ( ) thì thuộc Sơn Ngoại Phái trong khi Tứ Minh Trí Lễ và Từ Vân Tuấn Thức ( ) lại theo Sơn Gia Phái và hai bên tranh luận với nhau. Lý do là trong khi Sơn Ngoại dung nhận việc tiếp thu tư tưởng Hoa Nghiêm thì Sơn Gia ñòi hỏi phải trở về với lập trường cố hữu của phái Thiên Thai. Giống như việc Nguyên Thanh ñôi lúc nhắc ñến Hà Trạch Thần Hội ( ) và Khuê Phong Tông Mật ( ), phái Sơn Ngoại giữ một thái ñộ dung hòa ñối với Thiền, vốn có liên lạc mật thiết với Hoa Nghiêm. ðiều ñó làm cho Trí Lễ của Sơn Gia trong quá trình phê phán Sơn Ngoại ñã chỉa mũi dùi vào cả Thiền Tông. Cuộc tranh luận giữa Trí Lễ và Tử Ngưng (Thiền gia thuộc tông Pháp Nhãn), nếu căn cứ theo lời ghi lại trong tác phẩm của Tông Mật (có lẽ là Bùi Hưu Thập Di Vấn, 1023), là do ban ñầu, Trí Lễ ñã viết Thập Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao (năm 1004) ñể chủ trương rằng tư tưởng của Thiên Thai Tông ưu việt hơn Thiền Tông và bị Tử Ngưng gửi thư ñến hỏi vặn. Thư qua thư lại như thế làm cho ý thức ñối kháng giữa Thiên Thai và Thiền càng ngày càng mạnh mẻ và nghe nói họ ñã tranh cãi với nhau ñến gần 20 lần. Thấy cảnh khó coi, Tứ Minh Thái Thú Trực Các Lâm Công ñã bỏ công ra ñiều ñình và rốt cuộc, Thập Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao ñã ñược sửa ñổi ñể cho cuộc tranh cãi chấm dứt.sau ñó, khi Truyền Pháp Chính Tông Ký (1061) của Phật Nhật Khế Tung (Thiền tăng tông Pháp Nhãn) ra ñời thì học giả phái Thiên Thai người Ngô Hưng (Chiết Giang) là Tử Phưởng lại phản biện thuyết Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ chép trong ñó. Lúc ấy, khi Khế Tung thấy phái Thiên Thai xem Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện (thuyết về Tây Thiên Nhị Thập Bát Tổ) là vật mê hoặc lòng người chỉ ñáng ñem ñốt ñi thì ông ta liền viết Tổ Thuyết (Giải thích về chư tổ) và Chỉ Ngoa (Ngừng việc nói nhảm nhí) ñể phản kích. Việc tông Thiên Thai phê bình thuyết Tây Thiên Thập Bát Tổ như thế, ngoài Tử Phưởng ra, còn có Thần Trí Tùng Nghĩa (?-1091) nữa. Khuynh hướng phụ thuộc vào nhà nước và tư tưởng tam giáo nhất trí: Như ta ñã thấy, ñến dời Tống, nhiều vị danh tăng ñã xuất hiện và hoạt ñộng của họ ñã ñưa ñịa vị Thiền Tông lên cao. Tuy vậy, trong một bối cảnh xã hội mới, khi chế ñộ ñộc tài quân chủ dựa trên giai cấp quan liêu ñã có chỗ ñứng vững vàng thì tính chất của Thiền Tông cũng không còn là như xưa nữa. Cuối ñời ðường sở dĩ Thiền Tông mở rộng ñược phạm vi hoạt ñộng ngay cả trong thời loạn lạc là vì xã hội tìm về cái tính năng ñộng, ñộc lập tự tôn của nó. ðến lúc Tống thì lại khác. Do tình trạng chính trị lúc ñó, tất cả những giai ñoạn trong ñời của người xuất gia như ñắc ñộ, thụ giới, hành du, vong một...ñều bị kiểm soát kỹ lưỡng. Do ñó Thiền phải mò mẫm ñi tìm một lý do tồn tại mới trong một xã hội ñã an ñịnh và quyền lực ñều tập trung vào trung ương. ðiều ñáng chú ý trước hết là sự tăng cường tính chất quốc gia nơi Phật giáo. Thiền CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 62

63 Tông ñược ñông ñảo sĩ ñại phu chấp nhận và vai trò của họ cũng ngang ngửa với vai trò của quí tộc ñối với Phật giáo trước kia, thế nhưng ñịa vị của Thiền Tông không mấy vững chãi. Do ñó, vai trò của Phật giáo nói chung trong xã hội tương ñối thấp kém. Phật giáo lúc ñó ñã khác xưa, không còn là ñối tượng ñể hoàng ñế, quốc vương hay quí tộc tìm ñến quy y. ðể ñược quyền lực có tính áp ñảo của quốc gia thừa nhận, họ cũng phải làm giống như tầng lớp sĩ ñại phu, nghĩa là ra sức phục vụ quốc gia và hoàng ñế. Ví dụ chùa Tướng Quốc ở thủ ñô Khai Phong là một ngôi chùa lớn mà tăng Huệ Lâm Tông Bản ( ) nhận sắc chiếu trụ trì. Nơi ñây là chỗ các bầy tôi ñến ñể chúc mừng sinh nhật hoàng ñế và cầu ñảo xin cho hoàng ñế sớm bình phục nếu gặp lúc ông ta ñau ốm. ðây cũng là nới hoàng ñế ngự ñến ñể ñảo vũ (cầu mưa) hoặc làm các Phật sự ñể báo ñáp công ơn tổ tiên. Thế nhưng ñiều tỏ rõ vai trò quan trọng của nhà nước là ñem nghi thức của chùa Thiền tên là Chúc Thánh Thượng ðường (gọi tắt là Chúc Thánh) ra áp dụng rộng rãi. ðược biết từ ñời Chân Tông (trị vì ) nghi thức Chúc Thánh cầu nguyện cho nhà vua trường thọ và ñất nước an thái ñã ñược cử hành thì mới biết nghi thức này ñã ñược áp dụng rộng rãi kể từ khi cơ sở của vương triều Tống ñã chắc chắn. Trung tâm bàn thờ, nơi ñặt tượng Phật (bản tôn) có khi thấy ba cái bia chép câu Kim thượng hoàng ñế thánh thọ vô cương. Cảnh Thiền Tông phải có thái ñộ săn ñón như thế này cho ta thấy rằng trước những biến chuyển của thời ñại mới, Thiền Tông ñã phải chịu ñựng nhiều khổ cực ñể duy trì ñược giá trị của mình. Tư thế của tùng lâm như thế có liên quan mật thiết với cái gọi là Nho Thiền nhất trí hay Tam giáo nhất trí, một chủ trương bắt ñầu ñược các thiền tăng ñề xướng. Tuy những người trong giới quan liêu khoa cử có khuynh hướng sùng Nho như Âu Dương Tu ( ) và Lý Cấu ( ) không phải ít nhưng Thiền Tông, lúc này ñang ñược xem như một thế lực ñại diện cho Phật giáo, cũng ñã phải lên tiếng phản biện. Trước tình thế như vậy, bị ép vào cảnh phải chứng minh rằng sự tồn tại của Phật giáo cũng có ích cho quốc gia, các thiền gia phải ñưa ra tư tưởng Nho Thiền nhất trí hay Tam giáo nhất trí. Tư tưởng này có thể tìm thấy rõ ràng trong Phụ Giáo Biên (1061), tác phẩm lý luận của Phật Nhật Khế Tung ñể ứng ñối với những lời Âu Dương Tu phê phán ñạo Phật. Lý luận ấy cũng từng ñược chép trong Nhàn Cư Biên (1016) của Cô Sơn Trí Viên phái Thiên Thai. Trên thực tế, những lời này chẳng qua là vũ khí ñể thu phục tín ñồ thuộc giai cấp sĩ ñại phu. Bằng cớ là khi Âu Dương Tu và Lý Cấu ñọc xong Phụ Bật Biên thì nhờ ñó hai ông ñã thay ñổi lối nhìn. Tính chất phụ thuộc vào nhà nước ñã bắt ñầu thấy ở nước Ngô Việt từ thời Ngũ ðại Thập Quốc rồi. Nhưng ñến khi nhà Tống thống nhất cả, hiện tượng ấy mới thực sự phổ biến. ðối với Thiền, hệ tư trưởng vốn lấy sự ñộc lập tự chủ làm bản sắc, làm như vậy là một hành vi tự sát. Thế nhưng vấn ñề không chỉ ngừng ở chỗ ñó. Một khi mọi người ñều chấp nhận vai trò trên trước của vương quyền rồi thì mọi nhân tài trước sau sẽ trở thành quan lại, duy những ai không ñủ sức leo lên bằng ñường sĩ hoạn mới bất ñắc dĩ trở thành thiền sư. Hơn thế nữa, vào ñời Thần Tông (trị vì ) vì thiếu ngân quĩ, lại sinh ra tệ nạn buôn bán không danh ñộ ñiệp (khoảng năm 1068) (giấy tờ chứng minh tự ñiền tên vào thành người ñi tu) cũng như bán chức tước như tử y (áo màu tím vua ban cho cao tăng) và tứ hiệu (xưng hiệu do vua ban) cho ai cần (khoảng 1071), làm cho ñịa vị xã hội của giới tăng lữ càng ngày càng xuống thấp. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 63

64 Phụ Giáo Biên: Tác phẩm của Phật Nhật Khế Tung, cũng ñược thu thập lại trong ðàm (?) Tân Văn Tập, tập di văn của ông. Quyển thượng có ghi lại các chương Nguyên Giáo, Khuyên Thư, quyển trung có Quảng Nguyên Giáo, quyển hạ có Hiếu Luận, ðàn Kinh Tán, Chân ðế Vô Thánh Luận. Nội dung của nó khẳng ñịnh rằng ngũ giới thập thiện của nhà Phật và ngũ thường của nhà Nho xưa nay vốn chỉ là một, Nho trị thế còn Phật trị tâm, lại nhờ trị ñược tâm nên mới trị ñược thế. Ngoài ra, trong sách ñó có chủ trương là Phật trội hơn cả Nho vì Phật có ñối tượng là tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) chứ không chỉ lo cho hiện tại. Mặt khác nó còn cho rằng Phật pháp nhờ vua và triều ñình mới tồn tại ñược nên dạy người ta phải hết lòng hết sức ủng hộ quyền lực nhà nước. Năm 1061, sách ñược Âu Dương Tu ñệ trình lên Tống Nhân Tông kèm theo nhiều lời tán thưởng, năm sau, nó ñược triều ñình chấp nhận vào loại kinh ñiển chính thức (nhập tạng) cùng với Chính Pháp Chính Tông Ký. Phật Nhật Khế Tung ñược vua ban thưởng danh hiệu Minh Giáo ðại Sư. Tác phẩm nói trên của ông ñược quảng bá ở Trung Quốc và Nhật Bản, in lại nhiều lần. ðặc biệt hai chương Nguyên Giáo và Hiếu Luận có ảnh hưởng rất lớn. Tục Nguyên Giáo Luận (1385) do Thẩm Sĩ Vinh ñời Minh soạn, ñúng như tên của nó tự nói lên, ñã kế thừa tư tưởng trong Nguyên Giáo của Khế Tung. Còn Hiếu Luận thì ảnh hưởng ñến Trung Phong Minh Bản ( ) ñời Nguyên và Hám Sơn ðức Thanh ( ). Nó cũng như ñã ñược lưu hành rộng rãi ở Nhật dưới dạng một bản khác. Thế lực của Thiền ñược củng cố. Vai trò của các bộ ñăng sử: Sự hưng thịnh của Thiền Tông ñời Tống ñã ñem tự tin ñến cho các thiền tăng. Họ bắt ñầu ñưa ra những lý lẽ ñể chứng minh tính chính thống của quyền uy vừa mới ñạt ñược. Khi tập ñoàn nào ñấy ñược xã hội nhìn nhận thì thường xảy ra hiện tượng ñó, một ñiều không có chi lạ. Riêng ở nơi tập ñoàn như Thiền Tông thì ñiều ñó biểu lộ qua việc chính thống hóa bằng cách lập thuyết, ví dụ họ ñã dựng một hệ phổ truyền pháp gọi là tổ thống. Sự biên tập các cuốn lịch sử về thiền, gọi là ñăng sử trở nên quan trọng. Các cuốn dăng sử như Lăng Già Sư Tư Ký và Truyền Pháp Bảo Ký của Bắc Tông ñã xuất hiện trước ñây nhân dịp Thần Tú ñược mời vào cung. Truyền thống ấy sau ñó cũng ñược nối tiếp, riêng trong khoảng thời gian này thì cần phải nhắc ñến các tác phẩm như Cảnh ðức Truyền ðăng Lục (do Vĩnh An ðạo Nguyên biên, 1004) và Truyền Pháp Chính Tông Ký (Phật Nhật Khế Tung biên, 1061). Lý do phải nhắc ñến chúng là vì hai quyển nói trên so các bộ ñăng sử trước ñây có một số ñiểm dị biệt có tính quyết ñịnh. ðó là việc chúng ñã ñược ñem ñệ trình lên hoàng ñế và nhận sắc chiếu cho nhập tạng. ðiều ñó chứng minh thế lực của Thiền Tông ñã bén rễ vào ñầu ñời Tống và có thể nói việc nhà nước giúp Thiền Tông tạo dựng cơ sở cũng là yếu tố tượng trưng ñịnh hướng cho sự phát triển của nó sau này. Bộ Cảnh ðức Truyền ðăng Lục ñặc biệt quan trọng. Sau nó các bộ khác như Thiên Thánh Quảng ðăng Lục (do Lý Tuân Húc biên, năm 1036), Kiến Trung Tịnh Quốc Tục ðăng Lục (Phật Quốc Duy Bạch biên, 1101), Tông Môn Liên ðăng Hội Yếu (Hối Ông Ngộ Minh biên, 1183), Gia Thái Phổ ðăng Lục (Lôi Am Chính Thụ biên, 1204)... lần lượt ra ñời. Tất cả ñều có cùng hình thức như Cảnh ðức Truyền ðăng Lục nghĩa là ñể ñược phép nhập tạng, tên sách phải bắt ñầu bằng niên hiệu của hoàng ñế ñương thời. Chúng ñược gọi chung là Ngũ ðăng Lục, ñến ñời Nam Tống, chúng ñã ñược biên tập lại thành Ngũ ðăng Hội Nguyên (do ðại Xuyên Phổ Tế, năm 1252). Cứ như thế việc biên tu các bộ ñăng sử ñã kéo dài ñến tận ñời Thanh. Cảnh ðức Truyền ðăng Lục: Học trò ñàn cháu (3 ñời) của Pháp Nhãn là Vĩnh An ðạo Nguyên (năm sinh năm mất không rõ) ñã thừa hưởng các công trình ñi trước như Bảo Lâm Truyện ñể biên tập bộ ñăng sử 30 quyển tiêu biểu này. Sách hoàn thành năm 1004, sau khi Dương Ức hiệu ñính, ñã ñược phép nhập tạng. ðến năm 1080 thì CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 64

65 cho in ra. Mào ñầu có bài tựa của Dương Ức và mục Tây lai niên biểu, từ quyển 1 ñến 29 nói về 7 vị Phật trong quá khứ và 28 tổ Tây thiên (Ấn ðộ), 6 tổ ðông ñộ (Trung Quốc) cho ñến các môn ñệ của Pháp Nhãn Văn Ích, tổng cộng 52 ñời, với truyện ký và cơ duyên của 1701 nhân vật (Ngày nay, người ta thường nhắc ñến Thiên Thất Bách Tắc Công Án, có lẽ dựa theo tên tuổi của những người này). Quyển thứ 30 liên quan ñến các bài kệ và tụng của Thiền Tông. Cuối sách là một bài bạt. Ảnh hưởng của tác phẩm này rất lớn vì nhờ nó và Truyền Pháp Chính Tông Ký của Phật Nhật Kế Tung mà có hệ phổ ở Ấn ðộ, truyện ký về ðạt Ma - Huệ Khả...những chi tiết chính yếu ñể tạo ra giáo ñiều (dogma) của Thiền Tông. Ở Nhật, nó cũng chiếm vị trí văn kiện cơ bản trong giáo lý Thiền Tông, ñược in ñi in lại từ thời Muromachi ( ). ðến thời Edo ( ) lại thấy xuất hiện tác phẩm tên Diên Bảo Truyền ðăng Lục (1678) do Vạn Nguyên Sư Man ( ) bắt chước cách trình bày của nó. Ngoài ra, có người tên Vương Tùy ñã san ñịnh bản gốc thành Truyền ðăng Ngọc Anh Tập (1034) và cũng ñược nhập tạng. Khái niệm Ngũ Gia và vai trò của nó: Theo ðạt Quan ðàm Dĩnh trong Ngũ Gia Tông Phái, quyền uy của Thiền Tông ñược xác ñịnh vững vàng từ khi cái tên gọi Ngũ Gia, do Pháp Nhãn Văn Ích ñề xướng, ñã trở thành một khái niệm phổ biến. Ngũ gia (năm nhà) vừa ám chỉ toàn bộ Thiền Tông vừa cho thấy nội dung của nó phong phú biết là nhường nào. Do ñó, việc mỗi nhà có gia phong (ñường lối) và nội thực (sự tình bên trong) như thế nào là việc ñáng tìm hiểu. Nhân ñó những cách thức trình bày về nguồn gốc cũng như ñặc tính (có khi gọi là cơ quan ) các tông phái như Lâm Tế tứ liệu giản (Bốn chọn lựa của phái Lâm Tế), Lâm Tế tam cú (Ba câu nói cơ bản của phái Lâm Tế), Vân Môn tam cú (Ba câu nói cơ bản của tông Vân Môn), Pháp Nhãn tứ cơ (Bốn thiền cơ của tông Pháp Nhãn), ðộng Sơn ngũ vị (Năm ngôi vị theo phái ðộng Sơn)... ñược xem là rất quan trọng. Nhờ chúng người ta có thể hiểu rõ ràng hơn những phạm trù tư tưởng ñặc biệt của từng hệ phái và theo ñó, hình thành ñược một phương pháp ñộc ñáo ñể giảng dạy về giáo nghĩa của Thiền. Những cách thức trình bày này rất hữu ích ñể dẫn dắt cho người tu học thể nghiệm trực tiếp về thiền nên có ý nghĩa giáo dục to lớn, về sau sẽ là nguồn gốc cho những bài tập gọi là công án. Nhân vật ðạt Quan ðàm Dĩnh không những ñã gây nên sự quan tâm ñối với khái niệm ngũ gia qua Ngũ Gia Tông Phái mà ông còn ñề cập ñến một vấn ñề rất quan trọng trong tác phẩm này. ðó là chủ trương rằng trong ngũ gia, ngoài Tào ðộng thì bốn nhà còn lại ñều bắt nguồn từ hệ phái của Mã Tổ ðạo Nhất. ðiều này thực ra không phản ánh sự thật nhưng ðàm Dĩnh ñã ñi ñến mức ngụy tạo ra một văn bia ñể ép mọi người phải ñồng ý với mình. Tuy ý ñồ của ông không rõ rệt lắm nhưng có thể nói việc xác ñịnh hai phái Thiền mạnh nhất vào thời ñó là Lâm Tế và Vân Môn vốn chung nguồn gốc, dường như do ý hướng muốn dung hợp hai nhà làm một. Tuy thế, về sau khi Tào ðộng mạnh mẻ trở lại và thay thế ñược vai trò của tông Vân Môn, thì việc này ñã châm ngòi pháo làm nổ ra cuộc tranh luận lớn giữa hai tông Lâm Tế và Tào ðộng. Ngũ gia và gia phong: Pháp Nhãn Văn Ích bàn ñến ngũ gia lần ñầu tiên trong Tông Môn Thập Qui Luận. Sau ñó khái niệm này ñã ñược triển khai trong Ngũ Gia Tông Phái (ñã thất lạc, nhưng ñược dẫn ra trong Lâm Gian Lục của Giác Phạm Huệ Hồng) của ðạt Quan ðàm Dĩnh, sau ñó với Nhân Thiên Nhãn Mục (1188) của Hối Nham Trí Chiêu (hậu bán thế kỷ 12) cũng như Ngũ Gia Chính Tông Tán (1125) của Hy Tẩu Chiêu ðàm, nên coi như nó ñã trở thành một ñịnh thuyết kể từ ñời Tống. Ta cũng có thể xem việc biên tập Ngũ Gia Ngữ Lục (1630) của hai người ñời Minh là Ngữ Phong Viên Tín ( ) và Quách CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 65

66 Ngưng Chi (năm sinh năm mất không rõ) có nguồn gốc từ ñó. Sự cố ñịnh hóa quan niệm ngũ gia ñã thôi thúc các tông phái phải cố ñịnh hóa gia phong của mình. Ta có thể ñọc Nhân Thiên Nhãn Mục ñể hiểu tường tận các gia phong nhưng việc thuyết minh về nó một cách giản dị, ñơn sơ có lẽ ñã bắt ñầu với người ñời Nguyên là Cao Phong Nguyên Diệu ( ) như sau: Lâm Tế Tông: thống khoái. Quy Ngưỡng Tông: nghiêm cẩn. Vân Môn Tông: cao sang cổ kính. Tào ðộng Tông: chi li nghiêm nhặt. Pháp Nhãn Tông: rõ ràng trong sáng. Ở Nhật, có Tôrei Enji (ðông Lĩnh Viên Từ, ) cũng ñã thử luận về gia phong trong Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lược Môn (1788). Từ thời Edo trở ñi, có khuynh hướng dùng những ví dụ ngành nghề ñể nói về họ: Lâm Tế tướng quân, Quy Ngưỡng công khanh, Vân Môn thiên tử, Tào ðộng thổ dân, Pháp Nhãn thương nhân. Thiền sư Dogen (ðạo Nguyên) cũng ñứng trên lập trường Phật Giáo như một toàn thể bất khả phân ñể phê phán kịch liệt cách phân chia thành năm nhà của Nhân Thiên Nhãn Mục. Lâm Tế tứ liệu giản và ðộng Sơn ngũ vị là gì? Tứ liệu giản ñược thấy trong lời thị chúng của thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (? 867) chép ở Lâm Tế Lục. Học trò của ông là Nam Viện Huệ Ngung (860-? ) ñã ñưa ra và ñặt cho nó cái tên tứ liệu giản. Nó xảy ra trong khi một vị thầy tiếp xúc với học trò học trò mà ông chỉ ñạo. Trong trường hợp ñó, tùy người thầy ñứng trên quan ñiểm phủ ñịnh (ñoạt) cái chủ quan của ñệ tử (nhân) và cái khách quan (cảnh) của anh ta, hay là khẳng ñịnh (bất ñoạt) chúng mà sinh ra bốn loại hình khác nhau. Nói cụ thể, ấy là 4 khả năng như sau: 1) ñoạt nhân bất ñoạt cảnh, 2) ñoạt cảnh bất ñoạt nhân, 3) nhân cảnh câu ñoạt, 4) nhân cảnh câu bất ñoạt. Trong Lâm Tế Lục mỗi cảnh ngộ ñều ñược diễn tả kèm theo những câu thơ với dụng ý giải thích. Vì ñó là lý luận phát xuất từ ông tổ của họ là Lâm Tế Nghĩa Huyền nên tứ liệu giản hay bốn cách chọn lựa ñược người tông Lâm Tế coi là vô cùng quan trọng. Mặt khác, ñối lại với lý luận này là thuyết ngũ vị mà tông Tào ðộng thường ñề cập ñến. Trước tiên, thiền sư ðộng Sơn Lương Giới ( ) ñã ñưa ra ngũ vị hiển quyết (quyết có nghĩa là phép, phương pháp): trước tiên bình ñẳng vừa là không phân biệt (chính) và phân biệt (thiên), hai cái ñó có thể ñi bên cạnh nhau (kiêm) ñể giải thích ñược cái thế giới của ngộ. Học trò ðộng Sơn là Tào Sơn Bản Tịch ( ) có sửa ñổi và thuyết minh thêm trong Chính Thiên Ngũ Vị Tụng. Nội dung của ngũ vị ñược cấu thành bằng: 1) Chính trung thiên, 2) Thiên trung chính, 3) Chính trung lai, 4) Thiên trung chí, 5) Kiêm trung ñáo. Mỗi một loại ñều có thơ ñể giải thích. ðệ tử của Bản Tịch là Tào Sơn Huệ Hà (năm sinh năm mất không rõ) ñã nỗ lực truyền bá các phương pháp này. Ảnh hưởng của nó rất lớn. Sau khi có những sửa ñổi như biến Thiên trung chí thành Kiêm trung chí thì thuyết ngũ vị này ñược ngay cả các tăng Lâm Tế như Phần Dương Thiện Chiêu, Thạch Sương Sở Viên và ðại Huệ Tông Cảo ñem ra ứng dụng. ðiều này ñã ñi ngược dòng và gây nhiều sự hỗn loạn rối rắm trong tông Tào ðộng. Trong các thuyết ngũ vị ñược ñề xướng, nổi tiếng hơn cả là thuyết Thiên chính ngũ vị, chứ thực ra hãy còn ñến 3 thuyết ngũ vị khác là Công huân ngũ vị, Quân thần ngũ vị, Vương tử ngũ vị nữa. ðạt Quan ðàm Dĩnh và Thiên Vương ðạo Ngộ: ðạt Quan ðàm Dĩnh người Hàng Châu (Chiết Giang), nguyên họ Khâu. Mười ba tuổi ñã xuất gia, sau lên kinh ñô, có chơi với Âu Dương Tu. Ông tham học ðại Dương Cảnh Huyền ( ) và Thạch Môn Uẩn Thông, sau nhận pháp tự của Uẩn Thông. Ông trụ trì ở Tuyết ðậu Sơn (Minh Châu, thuộc Chiết Giang) cũng như ở núi Kim Sơn (Trấn Giang, thuộc Giang Tô) ra sức truyền giáo. Trước tác của ông có Ngũ Gia Tông Phái, trong ñó dẫn chứng từ Thiên Vương ðạo Ngộ Thiền Sư Bi do Khâu Huyền Tố soạn (thực ra bia này ñược xem là ngụy soạn) rằng ngoài Thiên Hoàng ðạo Ngộ ( ) học trò của Thạch ðầu Hy Thiên ( ) còn có một người khác tên Thiên Vương ðạo Ngộ nhưng là học trò của Mã Tổ ðạo Nhất ( ) nữa. Về sau, vẫn theo ðàm Dĩnh, từ hệ thống của Thiên Vương ðạo Ngộ ñã nẩy ra hai tông Vân Môn và Pháp Nhãn vì Long ðàm Sùng Tín (thế kỷ 9-10) người khởi ñầu của hai tông ấy không phải là học trò của Thiên Hoàng ðạo Ngộ mà là học trò của Thiên Vương ðạo Ngộ cơ! Tuy thuyết này hoang ñường vô căn cứ nhưng người ta nghe theo rất ñông. Giác Phạm Huệ Hồng ( ) ñời Tống, Nghiệp Hải Tử Thanh ñời Nguyên (tiền bán thế kỷ 14) cũng như Phí Ẩn Thông Dung ( ) ñời Minh ñều tiếp tục giảng dạy như thế. Vì ảnh hưởng ñó mà ở Kinh Châu người ta ñã dựng Thiên Vương Tự và dựng lên một Thiên Vương Bi thực sự! Trong văn bia của thiền sư tông Vân Môn là Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển, có chép Tuyết ðậu là học trò ñàn cháu của CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 66

67 Mã Tổ cũng vì cớ ấy. Ngoài ra, Hải Tàng Hòa Thượng tức thiền tăng Nhật Bản dòng Lâm Tế là Kokan Shiren (Hổ Quan Sư Luyện, ) trong Gokeben (Ngũ Gia Biện hay Luận về năm tông) cũng cho ta thấy thuyết ấy cũng ñã ñược truyền cả ñến ñất Nhật. Gokeben còn ñi xa hơn khi cho rằng Dược Sơn Duy Nghiễm cũng là học trò của Mã Tổ, và năm tông phái (ngũ gia) kể cả Tào ðộng ñều trực thuộc vào hệ Mã Tổ. Tiết 2: Phát triển của Thiền vào giai ñoạn nửa sau ñời Tống. Hỗn loạn chính trị và sự diệt vong của nhà Tống Trong giai ñoạn sau của thời Nhân Tông trị vì, tình hình tài chánh quốc gia lâm vào chỗ quẫn bách, hậu quả cuộc chiến tranh liên tục với Tây Hạ. Hoàng ñế thứ 6 của Bắc Tống là Thần Tông dùng Vương An Thạch ( ) ñể thực hiện cải cách chính trị kinh tế hầu vượt qua cảnh khó khăn. ðược sự ủng hộ của nhà vua, họ Vương ñề ra tân pháp gồm một loạt luật lệ mới: phép thanh miêu và mộ dịch ñể kéo nông thôn ra khỏi sự trì trệ, phép thị dịch ñể nắm giữ thương mại, phép bảo giáp ñể cải tổ quân ñội. Nhờ ñó mà Vương chấn chỉnh ñược tình trạng tài chánh, mối lo trước mắt của nhà nước. Tuy nhiên, tân pháp ông ñề xướng ñã hạn chế quyền lợi của giới quan lại, ñịa chủ và ñại thương nhân cho nên bị họ hết sức chống ñối. ðến khi Thần Tông băng thì phái chống ñối lên nắm chính quyền và bải bỏ hầu như toàn bộ chính sách của Vương. Sau ñó hai phái tân pháp và cựu pháp tiếp tục tranh chấp làm cho nền hành chánh ñịa phương rơi vào cảnh hỗn loạn và xã hội quan liêu mất hết kỷ cương. ðến ñời Huy Tông (tại vị ), nhân vì vị hoàng ñế này tính tình cực kỳ nghệ sĩ, không mảy may quan tâm ñến chính vụ, ñại thần Sái Kinh ( ) lợi dụng nhược ñiểm của nhà vua ñể leo lên ñến ñịa vị tể tướng, ñuổi tất cả những ai chống ñối mình ñể chuyên quyền. (Phái chống ñối ông ta gồm cả những nhân vật như Tô Thức, Tô Triệt, Hoàng ðình Kiên). Huy Tông quá mềm yếu, ñể cho Sái Kinh và ñạo sĩ Lâm Linh Tố (?-1119) dụ dỗ, hoang phí của công. Do ñó, cuối ñời Bắc Tống, loạn lạc nổi lên khắp nơi, bắt ñầu bằng cuộc khởi nghĩa của Phương Lạp ( ) ở vùng Giang Nam. Lúc ñó ở phía bắc, tộc Nữ Chân trở nên hùng mạnh. Dưới sự lãnh ñạo của Hoàn Nhan A Cốt ðả ( ), họ chống lại triều ñình Liêu. A Cốt ðả xưng ñế vào năm ðó là vua Thái Tổ (tại vị ) nước ðại Kim. Sau khi ông chết, em là Hoàn Nhan Ngô Khất Mại (Thái Tông, ) kế vị, hợp sức với Tống làm hai gọng kìm, tiến ñánh và cuối cùng tiêu diệt ñược nước Liêu. Tuy Tống lập minh ước với Kim nhưng Tống thường có những hành vi bội tín, Ngô Khất Mại mới xua quân tận phía bắc Hoàng Hà ñể uy hiếp. Huy Tông lo sợ nhường ngôi cho Khâm Tông (tại vị ) rồi trốn ra khỏi thủ ñô Khai Phong. Sái Kinh cũng bôn ñào theo. Ngô Khất Mại tiến xuống miền nam, bao vây Khai Phong, nhưng sau khi ký kết hòa ước bèn rút quân về và Huy Tông lại hồi kinh. Tuy nhiên, Tống vẫn tiếp tục vi phạm ñiều ước nên quân Kim lại vây hãm Khai Phong, lần này bắt cả Huy Tông, Khâm Tông lẫn mấy nghìn quan lại ñưa về bắc. Vương triều Bắc Tống bị diệt vong. Sử gọi là cái biến năm Tĩnh Khang (1127). Nửa sau thời Bắc Tống tuy có những hỗn loạn liên tiếp về mặt chính trị nhưng ñó là một thời kỳ kinh tế phát triển mạnh. Kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ nên nông sản dư CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 67

68 thừa. Nhân khẩu tăng gia, ñến thế kỷ 12 thì dân số Trung Quốc ñã vượt khỏi con số 100 triệu. ðây là một con số quan trọng vì ngay cả dưới hai triều Hán ðường, tuy Trung Quốc cường thịnh nhưng dân số chỉ ñộ 60 triệu. Thủ ñô Khai Phong có khoảng trên 1 triệu dân. ðể cung cấp mọi nhu yếu cho nó, phải huy ñộng cả sản vật từ các ñịa phương xa vì vùng phụ cận không ñủ năng lực. Nhờ sự giao dịch rộng rãi như thế mà mạng lưới giao thông phát triển và thương nghiệp phồn thịnh. Các khu vực thương mại ñược thành hình khắp nơi, kinh tế hóa tệ thẩm thấu trong các tầng lớp dân chúng, các hình thức thương phiếu (giấy nợ trong thương mãi) bắt ñầu lưu hành có thể nói lần ñầu tiên trên thế giới tiền giấy (chỉ tệ) ñược sử dụng. Vùng ñô thị, các nhà buôn và thợ thủ công nghiệp tập hợp thành tổ chức gọi là hãng, và nhà nước ñiều khiển guồng máy kinh tế qua trung gian của họ. Khi giai cấp bình dân, thành phần cơ sở của các ñô thị hưng thịnh thì các hình thức văn nghệ ñại chúng như diễn kịch và kể truyện (giảng ñàm) và mỹ nghệ thủ công cũng phát triển. Tuy vậy những người ñảm ñương về mặt văn hóa dưới triều Tống vẫn là giai cấp sĩ ñại phu. Nhân vì hoàn cảnh xã hội cho phép giới sĩ ñại phu qua hệ thống quan lại tích cực góp mặt vào việc trị nước cho nên khuynh hướng tái xác ñịnh giá trị của các kinh ñiển Nho giáo dần dần lớn mạnh. Những Chu ðôn Di (Liêm Khê, ), Trương Tái (Hoành Cừ, ), Trình Hiệu (Minh ðạo, ), Trình Di (Y Xuyên, ) cũng như Chu Hy (Chu Tử, ) thời Nam Tống là những người tiên phong trên con ñường này. Hoạt ñộng của các phái Thiền: Từ giữa thời Tống về sau, thế lực của hai phái thuộc tông Lâm Tế là Hoàng Long (của Hoàng Long Huệ Nam) và Dương Kỳ (của Dương Kỳ Phương Hội) bành trướng rất mạnh. Cách nói ngũ gia thất tông ñủ làm cho ta hình dung ñược việc hai phái này ñã trưởng thành và có sức ñối ñầu ñược với ngũ gia. Có ñiều hai phái này lúc thì hưng thịnh lúc lại suy vi. Nhờ sự ñóng góp của những nhân vật như ñệ tử của Huệ Nam là Hối ðường Tổ Tâm ( ), ðông Lâm Thường Thông ( ) và Chân Tịnh Khắc Văn ( ), ñệ tử Hối ðường Tổ Tâm là Tử Tâm Ngộ Tân ( ) và Linh Nguyên Duy Thanh (? 1117), ñệ tử của Chân Tịnh Khắc Văn là ðâu Suất Tùng Duyệt ( ) và Giác Phạm Huệ Hồng (tức ðức Hồng, ) mà phái Hoàng Long ñược nổi ñình nổi ñám một thời. Thế nhưng sau ñó phái này suy vi và phải nhường chỗ cho Dương Kỳ. Về phần phái Dương Kỳ, họ cũng có một thời hưng thịnh khi ñệ tử của Bạch Vân Thủ ðoan ( ) là Ngũ Tổ Pháp Diễn (? 1104) xuất hiện. Dưới trướng ông có 3 môn ñồ xuất sắc nối tiếp thiền phong của thầy, ñược ñời xưng tụng là Tam Phật. ðó là Viên Ngộ Khắc Cần (tức Phật Quả Thiền Sư, ), Phật Giám Huệ Cần ( ) và Phật Nhãn Huệ Viễn ( ). Riêng về Vân Môn Tông, hệ phái từ cửa Thiên Y Nghĩa Hoài cũng ñã có nhiều ñại sư thiền. Trong ñám ñệ tử của Nghĩa Hoài, ta nhận ra Huệ Lâm Tông Bản ( ), Văn Huệ Trọng (Trùng) Nguyên (? 1063), Viên Thông Pháp Tú ( ), Thiết Cước Ứng Phu (năm sinh năm mất không rõ) vv...từ những nhánh này ñã sinh ra những anh tài như Từ Thụ Hoài Thâm (? 1131), Viên Giác Tông Diễn (năm sinh năm mất không rõ), Phật Quốc Duy Bạch (cũng vậy), Huệ Nghiêm Tông Vĩnh (cũng vậy) và Trường Lô Tông Trách (cũng vậy). Từ Thụ Hoài Thâm viết Tâm Kinh Chú, còn Phật Quốc Duy Bạch, Huệ Nghiêm Tông Vĩnh, Trường Lô Tông Trách ñã biên CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 68

69 tập theo thứ tự Kiến Quốc Tịnh Quốc Tục ðăng Lục (1101), Tông Môn Thống Yếu (hay Tông Môn Thống Yếu Tập, 1135), Thiền Uyển Thanh Quy (1103) là những tác phẩm có tiếng. Ngoài ra, những người khác thuộc Vân Môn Tông ñáng cho ta lưu ý là Phật Ấn Liễu Nguyên ( ) nổi tiếng vì giao lưu rộng rãi trong giới sĩ ñại phu, ðại Mai Pháp Anh (? 1131), người ñã dấy lên phong trào chống ñối khi Linh Chi Nguyên Chiếu ( ) của Luật Tông cho san hành Tịnh ðộ Từ Bi Tập của Từ Mẫn Tam Tạng Huệ Nhật. ðó là chưa kể ñến Mục Am Thiện Khanh (thế kỷ 11-12), người ñã trước tác Tổ ðình Sự Uyển (1108), hình như cũng là một nhân vật thuộc tông Vân Môn. Trong Kiến Trung Tịnh Quốc Tục ðăng Lục (1101) có bài tựa, ngự chế của Huy Tông. Nhà vua cho rằng: Chỉ cần hai tông Lâm Tế và Vân Môn là ñã bao gồm hết thiên hạ. Như vậy, vào thời Bắc Tống, Vân Môn cũng hưng thịnh không thua kém gì Lâm Tế và nó chỉ suy thoái dần dần vào cuối thời kỳ này. Giữa những ñổi thay như vậy, có một tông phái bắt ñầu hưng thịnh. Ấy là tông Tào ðộng. ðầu ñời Tống, Tào ðộng không ngoi lên nổi, mãi ñến giữa thời Tống mới phục hưng ñược khi ðầu Tử Nghĩa Thanh ( ) xuất hiện. Rồi từ ñó, nó sẽ tiến lên thêm với Phù Dung ðạo Khải ( ) và ðan Hà Tử Thuần ( )., hai người thừa kế ông. Phù Dung ðạo Khải là người dám từ chối tử y do Huy Tông ban. Vì tội khi quân phạm thượng ñó, ông bị ñày ñi Truy Châu (Sơn ðông). Thế nhưng chính nhờ vậy mà Tào ðộng mới bành trướng ở vùng bắc Hoàng Hà. Trên thực tế, ñệ tử của Phù Dung là Lộc Môn Tự Giác (? -1117) ñã có dịp nới ñược khu vực truyền giáo qua bên bờ bắc sông và ñến dưới triều Kim, khi Vạn Tùng Hành Tú ( ) xuất hiện thì việc giáo hóa lại càng bành trướng thêm lên nữa. Nói về ðầu Tử Nghĩa Thanh: Ông vốn người Thanh Châu (tỉnh Sơn ðông), nguyên họ Lý. Bảy tuổi ñã xuất gia, sau khi thụ giới cụ, du hành nhiều nơi. Thờ Phù Sơn Pháp Viễn làm thầy. Tuy Pháp Viễn nhận pháp tự của người tông Lâm Tế là Diệp Huyện Quy Tỉnh (thế kỷ 10-11) nhưng sau khi ñã nối pháp tự, ông lại ñược ghép vào pháp hệ của ðại Dương Cảnh Huyền ( ) phái Tào ðộng. Pháp Viễn hiểu ñược nhân cách của Nghĩa Thanh, mới ñem bức họa vẽ chân dung Cảnh Huyền mình ñược ủy thác mà truyền cho (như chứng cớ của pháp tự. Do ñó, Nghĩa Thanh nhận pháp tự của Cảnh Huyền dưới hình thức ñại phó (qua trung gian Pháp Viễn). Ông về ðầu Tử Sơn (thuộc Thư Châu tỉnh An Huy) mở ñạo tràng, ñào tạo ñược các ñệ tử như Phù Dung ðạo Giai và ðại Hồng Báo Ân ( ). ðặc biệt từ cửa của ðạo Giai có ñến 29 học trò giỏi ra ñời. Họ ñóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá tông phong cho ñời sau. Việc Nghĩa Thanh nhờ ñại phó mà có ñược pháp tự ñã trở thành vấn ñề tranh luận ñối với nhóm người ñi theo Menzan Zuihô (Diện Sơn Thụy Phương, ), một thiền tăng Nhật Bản sống dưới thời Edo và có chủ trương phục hồi tông thống (nghĩa là có lập trường phục cổ) cho tông Tào ðộng. ðối với họ, chỉ có việc truyền pháp tự theo kiểu diện thụ (nhận pháp trực tiếp) ñể có nhất sư chứng khả (quyền hành ñạo do một ông thầy cho phép) mới tránh ñược sự rối loạn trong pháp hệ của cách truyền thụ gián tiếp (ñại phó). Trong bối cảnh của một thời kỳ có nhiều danh tăng xuất hiện như thế, một hiện tượng xã hội ñáng cho ta chú ý là sự giao lưu của giới sĩ ñại phu với các vị này ñã trở thành phong trào. Nhiều cư sĩ tiếng tăm còn ñể lại tên tuổi. Ví dụ Tô Thức (ðông Pha, ) từng tham học ðông Lâm Thường Thông và Phật Ấn Liễu Nguyên, Dương Quy Sơn ( ) cũng là học trò ðông Lâm Thường Thông. Em Tô Thức là Tô Triệt ( ) theo học Phật Ấn Liễu Nguyên, nhà văn thuộc hàng ñệ tử của CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 69

70 Tô Thức là Hoàng ðình Kiên (Sơn Cốc, ) ñã hỏi ñạo Hối ðường Tố Tâm, cư sĩ Vô Am tức Trương Thương Anh ( ) cũng ñã theo học ðông Lâm Thường Thông và ðâu Suất Tùng Duyệt, lại giao du với Viên Ngộ Khắc Cần. Ngoài ra có thể kể ñến danh thần nhà Tống là Phú Bật ( ), học trò Huệ Lâm Tông Bản, Hứa Thức (tiền bán thế kỷ 11) ñã tham học nơi Quảng Huệ Nguyên Liên ( ) và ðộng Sơn Hiểu Thông (? 1030), Dương Kiệt (hậu bán thế kỷ 11) từng hỏi ñạo Bạch Vân Thủ ðoan và Thiên Y Nghĩa Hoài. Danh thần Triệu Biện (người sống giữa thế kỷ 11) cũng học Thiền với Văn Huệ Trọng (Trùng) Nguyên (? -1063) và Tưởng Sơn Pháp Tuyền (giữa thế kỷ 11), Quách Tường Chính (hậu bán thế kỷ 11) là ñồ ñệ Bạch Vân Thủ ðoan cũng như Triệu Linh Khâm (người ñầu thế kỷ 12), trong ñám môn hạ Viên Ngộ Khắc Cần. Những nhân vật kể trên vừa ñeo ñuổi sự nghiệp chính trị vừa tham thiền. Nhưng nhờ sự tu học ñó nên không lạ gì khi thấy nhiều cư sĩ ñã có trình ñộ chứng ngộ chẳng thua kém các thiền tăng. Tên tuổi của Tô Thức, Hoàng ðình Kiên, Dương Kiệt, Hứa Thức và Triệu Lệnh Khâm hãy còn ñược ghi lại trong nhiều bộ sử về Thiền Tông. Tô Thức và Hoàng ðình Kiên ñều là văn nhân tiêu biểu ñương thời. Tác phẩm của Tô Thức cho thấy ông chịu rõ ràng ảnh hưởng của Thiền. ðến nổi ñời Minh ñã có người cho thu thập nó thành ðông Pha Thiền Hỷ Tập. Bên cạnh, quan ñiểm văn học của Hoàng ðình Kiêm cũng ñậm màu Thiền, lý luận của ông còn ñể lại ảnh hưởng to lớn cho hậu thế thông qua thi phái Giang Tây. Cũng cần nhắc tới thái ñộ vẽ tranh gọi là văn nhân họa của Văn ðồng (Dử Khả, ) và của cả Tô Thức, xem thường việc vẽ thật giống (hình tự) mà ñặt trọng tâm vào tinh thần của sự vật (tả ý), ñã thu nhận ảnh hưởng sâu sắc của Thiền Tông. Tư tưởng Thiền Tông cũng ñã ảnh hưởng tới Nho gia. Chu ðôn Di (Liêm Khê, ) ñã nhiều lần tham học các thiền sư Hoàng Long Huệ Nam, Hối ðường Tổ Tâm, Phật Ấn Liễu Nguyên, ðông Lâm Thường Thông. Trình Hiệu (Minh ðạo, ) viết lời thuật hoài, tâm sự rằng mình ñã ra vào cửa Phật suốt mấy chục năm (Lão Thích xuất nhập kỷ thập niên). Tể tướng Vương An Thạch ( ) cũng có mối giao tình với Phật Ấn Liễu Nguyên và Chân Tịnh Khắc Văn. Tư tưởng của Chu ðôn Di và Trình Hiệu ñều in ñậm dấu vết Thiền Tông nữa là khác, nó sẽ trở thành cơ sở trọng yếu Chu tử học của Chu Hy thời Nam Tống về sau. Tô Thức và Hoàng ðình Kiên Tô Thức người My Sơn (Tứ Xuyên), hiệu ðông Pha. Ông là nhà chính trị, ñồng thời là nhà thơ, người viết cổ văn nổi tiếng. Cùng với cha, Tô Tuân ( ), em trai, Tô Triệt, ông là một trong ðường Tống Bát Gia Văn 29. Ông thường vẽ mặc trúc (tranh trúc bằng thủy mặc), cùng với Văn ðồng là hai người tiên phong trong lối vẽ văn nhân họa. Tuy nhiên, số phận hẩm hiu trên trường chính trị vì xung ñột tư tưởng với Vương An Thạch, nhiều lần bị tá thiên rồi phục hồi ñịa vị nhưng lần chót trên ñường tá thiên ñi chưa tới nơi phó nhậm thì mất. Ông nhờ theo học ðông Lâm Thường Thông mà ngộ ñạo, nhận pháp tự của thầy, thường giao du với Phật Ấn Liễu Nguyên và Ngọc Tuyền Thừa Hạo (? 1091). Nhờ có sinh hoạt với thiền môn mà tác phẩm của ông dù là thơ văn hay hội họa, lúc nào cũng ñậm ñà màu sắc nhà Thiền. ðến nổi có truyền thuyết cho rằng Ngũ Tổ Sư Giới (thế kỷ 10-11) chính là Tô ðông Pha ñầu thai. Còn Hoàng ðình Kiên vốn người Hồng Châu (Giang Tây), hiệu Sơn Cốc là nhà thơ và thư pháp gia lừng danh. Ông thuộc hàng ñệ tử của Tô Thức về mặt văn học và có cùng chính kiến với họ Tô. Cũng 29 Ngoài ba ông còn có 5 người khác là Hàn Dũ (ðường), Liễu Tôn Nguyên (ðường), Âu Dương Tu (Tống), Vương An Thạch (Tống) và Tăng Củng (Tống). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 70

71 như thầy, ông chịu ảnh hưởng của Thiền Tông, tham học với Hối ðường Tổ Tâm và nhận pháp tự. Thi luận của ông cũng dựa vào tư tưởng Thiền và rất ñộc ñáo.về sau, những người như Lữ Bản Trung ( ) và Hàn Câu (? -1136) ngưỡng mộ ông như bậc thầy, chủ trương hợp nhất thơ với Thiền và thành lập thi phái Giang Tây, có ảnh hưởng lớn với thi ñàn Nam Tống. Trong Thương Lãng Thi Thoại của Nghiêm Vũ (1187-?) thời Nam Tống có nói Luận về thơ cũng giống như luận về thiền, chứng tỏ ñã ñào sâu ý hướng ñem thiền ñể giải thích thi ca. Sinh hoạt chốn tùng lâm và qui củ của nó: Xã hội dần dà trở lại an ñịnh thì những qui phạm sinh hoạt của chốn tùng lâm có tên là Thiền uyển thanh quy dần dần ñược chỉnh ñốn ñể sự tu hành ñược ñồng bộ. Sự tổ chức và ñiều hành các chùa thiền từ việc trụ trì ñến việc sắp xếp công việc cho các chức sắc chia theo ñông ban (hay ñông tự), tây ban (tây tự) (tự có nghĩa là trật tự, thứ tự chứ không phải là chùa). Hai ban hay tự này họp lại thành lưỡng ban nhưng ngoài ra có một số chức sắc trực thuộc vào trụ trì, chăm sóc riêng cho người ấy. Họ là những thị giả thuộc thị giả cục. Thường các chức sắc ñổi phiên nhau mỗi năm một lần nhưng kể từ ñời Nguyên thì trở thành cố ñịnh. ðông ban gồm những người quản lý kinh tế nhà chùa, gồm bốn chức gọi là tứ tri sự : giám viện (còn gọi là giám tự, người cai quản tất cả), duy na (ñảm ñương việc xướng kinh, giữ gìn kỷ cương lễ nghi), ñiển tọa (tòa) (lo việc bếp nước), trực tuế (lo việc chỗ ở, tu sửa và cung cấp thiết bị). Mặt khác, tây ban gồm những chức sắc phụ trách việc giáo dục và tu hành của tăng lữ. Họ có 6 người, gọi chung là lục ñầu thủ. ðó là thủ tọa (tòa) (trông coi chỉ dẫn việc tham thiền), thư ký (lo việc từ hàn công văn như bảng (lập danh sách) và sớ (kê khai)), tạng chủ (phụ trách việc gìn giữ kinh tạng trong tạng ñiện), tri khách (thù tiếp khách khứa), dục chủ (còn gọi là tri dục, lo quản lý phòng tắm), khố ñầu (trông coi thu nạp và chi xuất nhà kho). ðến ñời Tống, khố ñầu ñược ñổi tên thành phó ty (hay phó tư) và nhập vào ñông ban. Thay vào ñó, họ lập thêm chức tri ñiện (hay ñiện chủ). Lý do là việc lễ nghi ñã trở thành quan trọng nên cần có người ñặc biệt phụ trách những nơi tụ họp hành lễ như ñiện thờ Phật. Hơn nữa, trong chùa còn ñặt thêm một chức mới, gọi là ñô tự, ñứng trên cả giám tự của ñông ban. Như vậy thể chế lục tri sự gồm ñô tự, giám tự, phó ty, trực tuế, duy na, ñiển tọa,và lục ñầu thủ với thủ tọa, thư ký, tạng chủ, tri khách, tri ñiện, tri dục ñã hoàn thành. Ngoài những chức danh như thế, trong Thiền Uyển Thanh Quy còn nhắc ñến những danh hiệu khác như diên thọ ñường chủ vv...thế nhưng có hai danh hiệu ñáng chú ý hơn hết là trang chủ và hóa chủ (nhai phường). Trang chủ là người trông coi trang viên và thu tô thuế (kể từ ñời ðường, tự ñiền (ruộng ñất nhà chùa) không ñược hưởng qui chế thuế khóa gì ñặc biệt, chỉ ñược ñối ñãi bình thường như mọi ñịa chủ khác. Sang thời Nam Tống, chùa ñặt thêm chức giám thu chuyên môn thu thuế ñể phụ tá trang chủ. Hóa chủ là người ñi vào phường phố ñể cổ ñộng, khuyến hóa các ñàn việt. Việc thiết lập những chức vụ như vật chỉ có từ khi các tự viện Thiền Tông ñã bước từ kinh tế tự cấp tự túc sang kinh doanh trang viên và một nền kinh tế tùy thuộc vào sự cống hiến của tín ñồ. Cùng với sự sắp xếp phần việc các chức sắc, cửa Thiền cũng ñặt ra qui luật cố ñịnh cho sinh hoạt hằng ngày ví dụ về việc giảng pháp ví dụ cứ cách 5 hôm lại có buổi thượng ñường ñể giảng pháp (gọi là ngũ tham thượng ñường), ngày mồng 3 và mồng 8 thì có tổ chức vãn tham (hay tiểu tham) tức việc khai thị pháp yếu, tham thiền vào buổi chiều. ðời sau, thượng ñường ñược tổ chức vào mồng một hoặc ngày rằm gọi là CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 71

72 ñán vọng, các dịp gặp gỡ khác gọi là tứ tiết gồm kết hạ, giải hạ, ñông chí, niên triêu. Ngoài ra các lễ lạc trong năm như chúc thánh và tam Phật kỵ (Phật giáng ñản hội, Phật thành ñạo hội, Phật Niết Bàn Hội = Phật ra ñời, giác ngộ và mất) cũng dần dần ñược cố ñịnh hóa. Không những thế, các nghi thức thụ phong (nhập viện) và tang lễ của các sư trụ trì cũng ñược qui ñịnh chi ly. Việc hình thức hóa tùng lâm dĩ nhiên có ảnh hưởng ñến cuộc sống tu hành của tăng lữ. Ngày xưa, những buổi vấn ñáp với trụ trì tổ chức lúc nào cũng ñược, thế nhưng sau này ñã gắn liền với các dịp thuyết pháp của trụ trì như thượng ñường, tiểu tham hay phổ thuyết (tức thuyết pháp cho tất cả mọi người nghe). Chúng trở thành một nghi thức tôn giáo, và chỉ là dịp ñể ñại chúng hỏi về những vấn ñề có sẳn. Các ñệ tử muốn hỏi riêng phải ñến gặp thầy ở trong thất (nhập thất tham thỉnh). Trong bối cảnh ñó dưới thời Nam Tống, hình thức gọi là công án ñã thành hình. Nó thay ñổi toàn thể cách tu học của tùng lâm. Trong thời kỳ này, ñiều chính yếu là các chùa thiền dần dần trở nên ñồng bộ, người ta mời những tăng sĩ ưu tú, không câu nệ thuộc hệ phái nào, ñến coi sóc chùa. ðó là chế ñộ thập phương trụ trì. Khi chế ñộ này ñược áp dụng thì các nơi lần lượt có những danh sát (chùa tiếng tăm) xuất hiện. Khi các danh sát ñã cố ñịnh rồi thì ñường lối kinh doanh của tự viện và con ñường thăng tiến trong chốn tùng lâm cũng ñược cố ñịnh hóa nốt. ðiều ñó có nghĩa là ñương thời, ñem thân ñi gửi ở một chùa nào, trước tiên trở thành ñồng hành, chịu làm tạp vụ ñể học hỏi tri thức căn bản, ñến lúc nào ñó, sẽ thăng lên chức sa di rồi sau khi thụ giới mới trở thành tăng. Trường hợp thiền tăng thì sau khi thụ giới, phải làm thân vân thủy ñi khắp các danh sát nơi có thầy hay ñể học hỏi và tu hành. Bước ñầu làm thị giả sau ñến tạng chủ hay thư ký rồi leo lên vị trí thủ tọa. Từ ñó mới có hy vọng ñể ñược cử làm trụ trì hay không. Hết làm trụ trì một ngôi chùa qui mô nhỏ, sẽ có cơ hội tu ở một chùa tiếng tăm hơn, cuối cùng là dừng chân trụ trì ở một danh sát. ðó là con ñường thăng tiến chức nghiệp của người tu thiền. Những ai ñã từng có kinh nghiệm trụ trì (tiền trụ) sẽ ñược sắp ñặt chỗ ở tại ñông ñường và tây ñường, thế nhưng, chỉ có tiền trụ của bổn tự là ở ñông ñường trong khi những vị trụ trì ñến từ các chùa khác phải ở tây ñường. Các thiền tăng có ñạo lực cao có thể ra riêng, cất am bên chùa ñể ở (gọi là am cư). Ví dụ thiền sư Hoàng Long Huệ Nam lúc ở núi Hoàng Bá (Bích) ñã dựng am riêng là Tích Thúy Am. Lại nữa, các cao tăng khi chết sẽ ñược xây mộ tháp riêng trong khi xương cốt của các tăng bình thường thì cùng chôn cất trong mộ tháp chung gọi là hải hội tháp. Vì chung quanh chúng sẽ có những ngôi chùa con (tháp viện) ñược xây lên cho nên ở những ngôi chùa nổi tiếng (danh sát) thường có nhiều am nhỏ (tiểu am) và chùa con (tháp viện) phụ thuộc vào. Khi một vị ñược phong làm trụ trì, ông ta phải cho biết thầy mình là ai, người nào ñã truyền ñạo pháp cho mình. Do ñó ý thức về tự pháp (thừa tự ñạo pháp, kế thừa pháp thống) rất rõ ràng trong chốn thiền lâm. Vào thời này, vì Thiền Tông ñã bắt rễ chắc chắn nên giấy tờ chứng nhận ấn khả gọi là tự thư trở thành vật cần thiết trong mọi trường hợp. Phong tục ñệ tử nối nghiệp thầy phải trưng tự thư ra làm bằng cớ ñã ñược phổ biến rộng rãi. Tông Lâm Tế soạn Mã Tổ Tứ Gia Lục (1085), tông Vân Môn soạn ðức Sơn Tứ Gia Lục (ñã thất lạc) chứng tỏ ý thức về pháp hệ của các tông phái hết sức mạnh. Khuynh hướng này sẽ còn ñược kế tục ñến thời Nam Tống ( ), các tông phái trong thiền môn ñều có tông phái ñồ ñể truyền lại cho ñệ tử nhận pháp tự. Các phái Hoàng Long và Dương Kỳ cũng biên soạn Hoàng Long Tứ Gia Lục CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 72

73 (1141) và Từ Minh Tứ Gia Lục (1153). Giữa lúc ấy xảy ra vụ tranh chấp chung quanh Tiến Phúc Thừa Cổ (? 1045) về việc thừa kế pháp tự của thầy mình. Thừa Cổ ñược gọi là Cổ tháp chủ, trụ trì ở tháp viện của Vân Cư ðạo Ưng ( ?) và truyền bá tông phong. Sau khi tham thiền với nhiều vị thầy danh tiếng nhưng tốn công vô ích, ông nhân nghe lời giảng của Vân Môn Văn Yển mà kiến ngộ, mới ñi nói với mọi người là mình là pháp tự của Văn Yển. Thái ñộ này của Thừa Cổ làm cho những người như Giác Phạm Huệ Hồng trong Lâm Gian Lục (1107) lên tiếng chỉ trích vì ñã làm loạn pháp hệ. (ðến ñời Minh mạt, hãy còn có Phí Ẩn Thông Dung trong Ngũ ðăng Nghiêm Thống ñến việc làm không hay của Sư Cổ (Sư Cổ bất tường)). Nói tóm lại, ñối với người thời ñó, ñiều quan trọng không phải sự thực mình ñã ngộ ñạo nhờ ai mà là, trên mặt hình thức, ñã nhận ấn khả trực tiếp (diện thụ) từ người thầy nào. Tính chính thống của thiền môn phải ñược bảo chứng bằng sự tự pháp cho nên ñể duy trì quyền uy của tùng lâm, họ không chấp nhận sự tồn tại của những người như Sư Cổ. Bình luận công án và sự lưu hành các công án: Cùng với sự xác lập quyền uy và làm cho ñời sống ở các chùa thiền ñược yên ổn, Thiền Tông có khuynh hướng cố ñịnh hóa, nghi thức hóa mọi việc khiến cho lối tu học bằng cách trao ñổi ý kiến (tiếng chuyên môn là vấn ñáp thương lượng ) ñã bị mất ñi cá tính và bị phân ra thành loại hình. Giữa lúc ñó, một khuynh hướng dần dần lớn mạnh ñó là khuynh hướng bình luận các công án. Vào ñời ðường, các nhà tu hành thường xuyên ñi lại, họ có rất nhiều cơ hội phê bình lẫn nhau. Khởi thủy ñó là những lời bình luận về người sống cùng thời (gọi là thế bình ). Thế rồi, từ ñời Ngũ ðại Thập Quốc cho ñến ñời Tống, khi mà thể chế xã hội tùng lâm ñã kết nối chặt chẽ rồi thì lòng ngưỡng mộ lối hành thiền tràn ñầy sinh khí của thời ñã qua mỗi lúc càng mạnh cho nên lần này ñối tượng trung tâm của những lời bình luận của họ là cổ nhân. Dầu vậy, trong một chừng mục nào ñó, những ñối tượng ñược ñưa ra cũng bị cố ñịnh hóa. Những vấn ñáp về thiền ấy nếu ñược nhiều người ñánh giá cao ắt phải là qui phạm, nguyên tắc (tắc) cho mọi hành ñộng trong cuộc sống (hành lý) của người xưa (cổ nhân) cho nên họ gọi chúng là các cổ tắc. Họ lại coi nó như những mẫu mực, án lệ ñể suy xét nên ñặt cho nó cái tên là công án (vốn có nghĩa văn thư ñiều tra của chính phủ hay án lệ tố tụng ở pháp ñình). Lúc ñó, các thiền tăng không sử dụng các vấn ñáp cá nhân về Thiền nữa mà chỉ ñóng góp những lời bình luận có tính cách ñộc sáng của mình về các công án ñể cho người ta biết thực lực. Như thế, ngoài những lối phê bình với lời lẽ thông thường (gọi là niêm cổ 30 ), còn có rất nhiều lối khác như tụng cổ (bình luận bằng thơ), trứ (trước) ngữ (lời bình, nhận xét ngắn), bình xướng (bình giảng). Một lời phê bình lại gợi ra một lời phê bình khác, chúng triển khai và chồng chất lên nhau, trở nên một yếu tố quan trọng cho việc hình thành các ngữ lục. Con số các ngữ lục cũng tăng lên dần. Không những thế, trong Kiến Trung Tịnh Quốc Tục ðăng Lục, ta thấy tất cả có ñến 5 loại phê bình: chính tông, ñối cơ, niêm cổ, tụng cổ và kệ tụng. Riêng niệm cổ và tụng cổ ñã trở thành bộ môn rất quan trọng ñối với ñăng sử. Hai loại hình này sẽ còn ñược phát triển và tiếp nối dưới thời Nam Tống mà Gia Thái Phổ ðăng Lục (1204) là 30 Niêm: vặn vẹo (twist), ở ñây có nghĩa là tìm hiểu cặn kẽ, ñưa ra mọi ý kiến. Còn có chữ niêm ñề hay niêm tắc. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 73

74 một ví dụ. Trong các hình thức bình luận công án thì hình như tụng cổ ñã xuất hiện vào ñời ðường. Nhân vì ñọc các tụng cổ sẽ mở mang kiến thức văn học, loại hình này ñáp ứng ñược ñòi hỏi của người ñương thời. Nó sinh sôi nẩy nở rất nhiều nhưng nội dung thường ngừng lại ở một con số nào ñó, ví dụ Tụng Cổ Nhất Bách Tắc (100), Tụng Cổ Bách Thập Tắc (110) vv... Người ñi tiên phong trong phong trào tụng cổ có lẽ là Phần Dương Thiện Chiếu, ñã soạn Tụng Cổ Bách Tắc trong khoảng niên hiệu Thiên Hỉ ( ). Sau ñó ñến Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển, cũng có Tụng Cổ Bách Tắc, Bạch Vân Thủ ðoan soạn Tụng Cổ Bách Thập Tắc, ðầu Tử Nghĩa Thanh và ðan Hà Tử Thuần cũng viết Tụng Cổ Bách Tắc. ðặc biệt Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển có ý nghĩa văn học phong phú, ñược ñánh giá cao. Nhân ñó Viên Ngộ Khắc Cần ( ) mới dùng nó vào việc giảng dạy. ðệ tử của ông về sau ñã thu thập và kết hợp lại các tắc và lời bình ñể làm thành tác phẩm nổi tiếng Bích Nham Lục (còn gọi là Bích Nham Tập, 1125). Riêng về loại hình niêm cổ thì trong giai ñoạn này có cuốn niêm cổ tập nhan ñề Tông Môn Thống Yếu (1135) của Huệ Nghiêm Tông Vĩnh (năm sinh năm mất không rõ). Cuốn ñăng sử thời Nam Tống là Tông Môn Liên ðăng Hội Yếu (Hối Ông Ngộ Minh biên, 1189) ñã lấy tài liệu từ nó, cuốn tục biên nhan ñề Tông Môn Chính Yếu Tục Tập (Cổ Lâm Thanh Mậu biên, 1320) ñời Nguyên cũng thế. Chúng ñều ñể lại ảnh hưởng to lớn ñối với hậu thế. Bích Nham Lục: Thiền tăng ñời Tống là Viên Ngộ Khắc Cần ñã thu thập những lời giảng nghĩa của Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển về Tụng Cổ Bách Tắc trong lúc Tuyết ðậu du hành bố giáo. Tên sách lấy từ mấy chữ khắc trên ngạch cửa trước Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện, nơi Viên Ngộ trụ trì. Các tắc ñều có các phần thùy thị (tự ngôn hay lời tựa), bản tắc (công án), các phần bình xướng ñối với công án, tụng cổ, và bình xướng ñối với tụng cổ. Bản tắc và tụng cổ do chính tay Tuyết ðậu ( ) soạn ra. Những lời tụng cổ của Tuyết ðậu, người ñược coi như vị tổ thứ ba của trông Vân Môn ñã có công trung hưng tông phái, rất ñậm ñà tính văn học, ñược ñông ñảo người ái mộ. Nếu Viên Ngộ có dùng nó ñể làm sách giáo khoa thì chẳng qua ông cũng làm theo ñòi hỏi cua người ñương thời. Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết ðậu tuy có giọng mĩa mai cay chua nhưng dạt dào tình yêu thương có nơi một thiền gia ñời xưa. Viên Ngộ ñã bổ túc vào các giai thoại có tính răn dạy ñệ tử và hàm dưỡng ñạo ñức cho người tu hành cũng như những lời thùy thị và bình xướng, lại dùng những trước ngữ có tính châm biếm ñể phê bình thêm phần bản tắc và tụng cổ. Những thiền gia xuất hiện trong bản tắc, cũng như cá nhân Tuyết ðậu và Viên Ngộ, mỗi người ñều có cá tính riêng giống như những lớp ñịa tằng khác nhau. Thế nhưng quyển sách ñã nối kết họ lại một cách chặt chẽ ñể cho ñời có ñược một tác phẩm hy hữu. Vì lý do ñó, sau khi Bích Nham Lục ra ñời, danh tiếng nó ñã vang lừng.ngược ngạo là ðại Huệ Tông Quả, ñệ tử của Viên Ngộ, lại e rằng nó gây cản trở cho việc tu hành nên ñã thu thập những bản ñã ấn hành và ñem ñi...ñốt! Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó vẫn quá lớn, ñã kéo thêm ra một loạt sách bình luận về công án khác. Lục tục ñến sau là Thung Dung Lục (1224, Hoằng Trí chính Giác tụng cổ, Vạn Tùng Hành Tú bình xướng), Không Cốc Tập (1285, ðầu Tử Nghĩa Thanh tụng cổ, ðan Hà Tử Thuần trước ngữ, Lâm Tuyền Tùng Luân bình xướng), Hư ðường Tập (1295, ðan Hà Tử Thuần tụng cổ, Lâm Tuyền Tùng Luân bình xướng)... Nhân vì Thiền Tông Nhật Bản phát xuất từ Thiền ñời Tống cho nên Bích Nham Lục ñược coi như tông môn ñệ nhất thư ở Nhật. Nó ñược nghiên cứu, bình luận rộng rãi và từ thời Nam Bắc Triều (của Nhật Bản, ) ñược san hành nhiều lần. Mặt khác, sách liên quan ñến Niêm Cổ Bách Tắc của Tuyết ðậu và Viên Ngộ có Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển niêm cổ, CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 74

75 Viên Ngộ Khắc Cần trước ngữ, bình xướng). Sách này ñược truyện bá khá rộng rãi. Thỉnh Ích Lục (1230, Hoằng Trí Chính Giác niêm cổ, Vạn Tùng Hành Tú trước ngữ, bình xướng) cũng mô phỏng theo hình thức ñó. Thiền thế tục hóa và dung hợp với chư tông: ðặc ñiểm của Thiền trong thời kỳ này là ảnh hưởng của nó ñến tầng lớp sĩ ñại phu nhưng cũng không nên quên rằng, trong bối cảnh ñó, sĩ ñại phu ñã là nguyên ñộng lực ñể biến hóa tính chất của Thiền. Nói gọn trong một câu, Thiền ñã thế tục hóa, quay sang chú trọng ñến các ngành nghệ thuật như văn chương và hội họa. Về mặt lập trường, Thiền ñã tỏ ra có thái ñộ thỏa hiệp với Tịnh ðộ Tông, xưa nay vốn có chủ trương khác với họ. Trong lúc truyền giáo, ñể có phương tiện trình bày tư tưởng của mình, Thiền phải vận dụng nhiều ñến yếu tố văn học, cho nên xưa nay văn học ñã tiềm ẩn bên trong nó. Nay vì thi văn lại là một phương tiện ñể giao lưu mật thiết với tầng lớp sĩ ñại phu cho nên càng ngày các thiền gia càng bước sâu vào lãnh vực này. ðặc biệt thiền sư Giác Phạm Huệ Hồng, một nhà tu hành văn tài lỗi lạc, ñã ñể lại nhiều tác phẩm, trong ñó có tập thơ nhan ñề Thạch Môn Văn Tự Thiền ñược lắm người yêu chuộng. Ngoài ra ông còn viết Lãnh Trai Dạ Thoại nhưng hầu như trong ñó chỉ ghi chép thi thoại (phê bình thơ), ñặc biệt thu thập thơ của hai kỳ tăng ñời ðường là Hàn Sơn và Thập ðắc. Hàn Sơn Thi Tập dưới dạng còn truyền ñến ngày nay cũng ñã ñược biên tập vào thời kỳ này. Cũng trong giai ñoạn ñó, nhiều thiền tăng hướng về cái thú vẽ tranh. Trọng Nhân (Hoa Quang, thế kỷ 11-12), một nhà sư chơi thân với Hoàng ðình Kiên, nổi tiếng về mặc mai (vẽ mai bằng mực nước), ảnh hướng nhiều ñến các văn nhân họa gia. Giác Phạm Huệ Hồng cũng theo bước ông vẽ mai. Mặt khác, nếu nói tới các văn nhân họa gia chịu ảnh hưởng của Thiền, phải kể ñến Lý Công Lân (? 1106), người chơi thân với Tô Thức và Hoàng ðình Kiên với nhiều thiền hội ñồ (tranh thiền). Những bức ðạo Thích Nhân Vật ðồ của ông ñã ñược giới sĩ ñại phu khen ngợi không tiếc lời. Tuy khuynh hướng tiếp cận văn học nghệ thuật của các thiền gia ñã thoáng hiện từ cuối ñời ðường bước qua Ngũ ðại nhưng không ai có thể khẳng ñịnh hoàn toàn ñiều ñó. Chỉ khi xã hội tìm lại sự yên ổn với triều Tống, khi mà chủ nghĩa văn trị ñã hoàn toàn xác ñịnh vị thế của nó, các môn thi, thư, họa ñược tôn kính như cơ sở trí thức của lớp sĩ ñại phu, thì những tăng lữ có tài năng về những lãnh vực ấy mới thật sự ñược ñời trọng vọng. Một ñặc ñiểm khác của tư tưởng Thiền Tông trong thời ñại này là sự chấp nhận rộng rãi một số giáo lý của Tịnh ðộ Tông. Thật ra, Vĩnh Minh Diên Thọ ñã chủ trương Thiền Tịnh song tu tự thời ðường mạt Ngũ ðại nhưng ñến giai ñoạn này, tư tưởng ấy thẩm thấu sâu hơn, chủ yếu nhờ các thiền gia thuộc tông Vân Môn như Thiên Y Nghĩa Hoài, Huệ Lâm Tông Bản, Từ Thụ Hoài Thâm và Trường Lô Tông Trách. Sau ñó nó lại lan qua tông Lâm Tế với Tử Tâm Ngộ Tân, tông Tào ðộng với Chân Yết Thanh Liễu (tăng thời Nam Tống, ). Riêng cá nhân Tông Trách là người ngưỡng mộ di phong của Lô Sơn Liên Xã (hay Bạch Liên Xã do Huệ Viễn lập năm 402) ngày xưa, ñã thành lập tổ chức (kết xã) Liên Hoa Thắng Hội. Cũng vì cớ ấy mà Tông Hiểu ( ) trong tác phẩm Lạc Bang Văn Loại quyển 3 mới thu thập truyện ký về Tông Trách và gọi ông là Liên Tông Lục Tổ. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 75

76 Trong các văn bản thời kỳ ñầu của Thiền Tông, họ phê phán nghiêm khắc thuyết Tây Phương vãng sinh. Nguyên lai, tư tưởng tha lực (dựa vào sức của Phật ñể ñược cứu ñộ của Tịnh ðộ Tông) dễ dãi không thể nào sống chung với tư tưởng kiến tính thành Phật (dựa vào chính mình ñể tìm ra lẽ ñạo của Thiền Tông), một việc khó khăn. Tuy nhiên, nhân vì tư tưởng Tịnh ðộ của Phật giáo Trung Quốc thiên trọng tính duy tâm ( duy tâm Tịnh ðộ coi Tịnh ðộ như một tâm thức giác ngộ) dễ dàng dung hợp với Thiền hơn là tư tưởng của Phật giáo Nhật Bản xem chỉ phương lập tướng Tịnh ðộ (coi Tịnh ðộ như một cõi có ñịa lý ñịa hình nhất ñịnh) như ñiều ñương nhiên. Thế nhưng, Thiền xưa nay ñã là Thiền nghĩa là một hệ tư tưởng hoàn thành hẳn hoi, cớ sao lại ñi kiếm giáo lý Tịnh ðộ mà ñưa vào làm chi? Chẳng hay các thiền gia có dụng ý gì? Ta có thể tìm thấy câu trả lời ở ñiểm họ muốn tránh sự phê phán về cái tính cách ñộc thiện của thiền gia, người ñã tìm thấy cái ngộ (cho bản thân mình). Do ñó việc thiền tăng niệm Phật (như người theo tông Tịnh ðộ) cũng là bằng chứng họ dốc lòng tu hành. Cũng không nên quên một ñiều khác là lúc ñó Phật giáo Tịnh ðộ thẩm thấu rất sâu trong lòng xã hội nữa. Vào thời ấy, nếu nhìn thái ñộ của Tứ Minh Tri Lễ, Từ Vân Tuân Thức, Tông Hiểu của tông Thiên Thai cũng như Linh Chi Nguyên Chiếu của Luật Tông ñối với nó, ta thấy Tịnh ðộ Tông ñã ñược xã hội dung nạp rộng rãi, vượt lên sự cách biệt về tông phái. Thiền Tông, cho dù lúc ñó có sự ủng hộ của tầng lớp sĩ ñại phu và chiếm lấy ñịa vị cao cả nhất trong Phật giáo cũng không thể nào làm ngơ trước thực tế ñó. Giác Phạm Huệ Hồng: Còn gọi là ðức Hồng, người huyện Tân Xương, Quân Châu (Giang Tây), vốn họ Chương (có nơi chép là Dụ). Cha mẹ mất sớm nên 14 tuổi ñã xuất gia. Năm 19 tuổi ñắc ñộ. Lúc ñầu theo học Thành Duy Thức Luận nhưng sau chuyển qua Thiền. Tham học với Chân Tịnh Khắc Văn và các vị tôn túc khác, ñược Khắc Văn truyền pháp tự. Có một thời trụ trì ở Thạch Môn Cảnh ðức Tự phía bắc Phủ Châu (Giang Tây), sau du hành Kim Lăng (Giang Tô) rồi về trụ trì ở chùa Thanh Lương ở Thụy Châu (1105). Vừa vào chùa ñược một tháng ñã bị vu cáo và bắt bỏ ngục, nhờ ñồng ñạo và ñại thần là Trương Thương Anh và các bạn xin mãi mới ñược tha. Tuy vậy vận hạn vẫn chưa hết, trước sau bị giam thêm ba lần nữa (1109, 1114, 1118). Do ñó, ông chuyên chú vào con ñường văn học nghệ thuật. Vãn niên về ở Nam ðài Tự ở Tương Tây (tỉnh Hồ Nam) soạn ñược Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện. Về mặt văn học, ông ñể lại Lâm Gian Lục (1107), Lãnh Trai Dạ Thoại, Thạch Môn Văn Tự Thiền vv... ðược tứ thụy hiệu là Bảo Giác Viên Minh Thiền Sư. Bài minh viết trên tháp của ông là do Hàn Câu soạn. Hệ Phổ Thiền (4) Phân nhánh của tông Lâm Tế: Phái Hoàng Long: 1 Phong Huyệt Diên Chiểu 2 Thủ Sơn Tỉnh Niệm 3 Phần Dương Thiện Chiêu 4 Lang Da Huệ Giác, ñồng 4 Thạch Sương Sở Viên 5 Hoàng Long Huệ Nam phái Hoàng Long) 6 Hối ðường Tổ Tâm, 6 Hoàng ðình Kiên, 6 Linh Nguyên Duy Thanh... Hư Am Hoài Sưởng Minh Am Vinh Tây (tăng Nhật Bản Eisai). ðồng 6 ðông Lâm Thường Thông 7 Tô Thức, 7 Dương Tượng Sơn. ðồng 6 Chân Tịnh Khắc Văn 7 Giác Phạm Huệ Hồng, ñồng 7 ðâu Suất Tùng Duyệt 8 Trương Thương Anh. Phái Dương Kỳ: 4 Thạch Sương Sở Viên ðồng 5 Dương Kỳ Phương Hội (phái Dương Kỳ) 6 Bạch Vân Thủ ðoan 7 Quách Tường Chính, ñồng 7 Ngũ Tổ Pháp Diễn 8 Nam ðường Nguyên Tĩnh ( 9 Khuếch Am Sư Viễn), ñồng 8 Viên Ngộ Khắc Cần ( 9 ðại Huệ Tông Cảo, ñồng 9 Hổ Khâu Thiệu Long, CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 76

77 ñồng 9 Hạt ðường Huệ Viễn 10 Duệ Sơn Giác A (tăng Nhật Bản Kakua)). ðồng 6 Bảo Ninh Nhân Dũng. 7 Ngũ Tổ Pháp Diễn ðồng 8 Phật Giám Huệ Cần, 8 Phật Nhãn Thanh Viễn ( 9 Trúc Am Sĩ Khuê 10 Tăng ðĩnh Thủ Trách). ðồng 8 Khai Phúc Thủ Ninh...Vô Môn Huệ Khai Tâm ðịa Giác Tâm (tăng Nhật Bản Kakushin). ðồng 8 Thiên Mục Tế...Trung Hòa Chương Hải Vân Ấn Giản. Các hệ phái khác: 1 Phong Huyệt Diên Chiểu 2 Thủ Sơn Tỉnh Niệm ðồng 3 Cốc Ẩn Uẩn Thông ( 4 Kim Sơn ðàm Dĩnh, 4 Lý Tuân Húc), ñồng 3 Diệp Huyện Quy Tỉnh ( 4 Phù Sơn Pháp Viễn), ñồng 3 Quảng Huệ Nguyên Liên). Phân nhánh của tông Tào ðộng: 1 ðồng An ðạo Phi 2 ðồng An Quán Chí 3 ðại Dương Cảnh Huyền 4 ðầu Tử Nghĩa Thanh 5 Phù Dung ðạo Khải 6 ðan Hà Tử Thuần, 6 Lộc Môn Tự Giác. Phân nhánh của tông Vân Môn: 1 Vân Môn Văn Yển 2 Song Tuyền Nhân Úc 3 ðức Sơn Huệ Viễn 4 Khai Tiên Thiện Tiêm 5 Phật Ấn Liễu Nguyên. ðồng 2 ðức Sơn Duyên Mật 3 Văn Thù Ứng Chân 4 ðộng Sơn Hiểu Thông 5 Phật Nhật Khế Tung. ðồng 2 Song Tuyền Sư Khoan 3 Ngũ Tổ Sư Giới 4 Lặc ðàm Hoài Trừng 5 Dục Vương Hoài Liễn, ñồng 5 Cửu Phong Giám Thiều ðại Hải Pháp Anh. ðồng 2 ðộng Sơn Thủ Sơ 3 Nam Nhạc Lương Nhã Tiến Phúc Thừa Cổ. ðồng 2 Hương Lâm Trừng Viễn 3 Trí Môn Quang Tộ 4 Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển 5 Thiên Y Nghĩa Hoài. Phân nhánh Vân Môn từ Nghĩa Hoài: 5 Thiên Y Nghĩa Hoài 6 Huệ Lâm Tông Bản 7 Pháp Vân Thiện Bản ( 8 Diệu Trạm Tư Huệ 9 Nguyệt ðường ðạo Xương 10 Lôi Am Chính Thụ). ðồng 7 Trường Lô Sùng Tín 8 Từ Thụ Hoài Thâm. ðồng 6 Văn Huệ Trọng Nguyên 7 Nguyên Phong Thanh Mãn 8 Viên Giác Tông Diễn. ðồng 6 Viên Thông Pháp Tú 7 Phật Quốc Duy Bạch, 7 Huệ Nghiêm Tông Vĩnh. ðồng 6 Trường Lô Ứng Phu 7 Trường Lô Tông Trách. ðịa lý Thiền Tông (4) Phân bố các chùa thiền ñời Tống: Bắc Hoàng Hà: Hiếu Nghĩa Thái Tử Tự (Thiện Chiếu trụ trì) Bắc Trường Giang nam Hoàng Hà: Khai Phong Tướng Quốc Tự (Tông Bản, Hoài Thâm), Trường Lô Tự (Pháp Tú, Ứng Phu), Tưởng Sơn tức Nhiếp Sơn (Huệ Cần), Phù Dung Sơn, Lang Da Sơn, ðan Hà Sơn, Thủ Sơn, ðộng Sơn, Bảo An Sơn Quảng Giáo Viện (Quy Tỉnh), Cốc Ẩn Sơn, ðại Hồng Sơn, Thạch Môn Sơn, ðại Dương Sơn, ðầu CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 77

78 Tử Sơn, Bạch Vân Sơn, Long Cư Sơn Trí Môn Tự, Hương Lâm Sơn, Kim Lăng. Nam Trường Giang: Phật Nhật Sơn, Kim Sơn (ðàm Dĩnh), Giáp Sơn (Khắc Cần), Văn Thù Sơn, ðức Sơn, Tương Tây (Huệ Hồng), Thạch Sương Sơn, Dương Kỳ Sơn, Long An Sơn ðâu Suất Viện, Tiến Phúc Sơn, Thạch Môn Sơn (Khắc Văn), Tuyết Phong Sơn (Tông Diễn), Tuyết ðậu Sơn, ðại Mai Sơn, Pháp Hoa Sơn Thiên Y Tự, Hổ Khâu Sơn (Khế Tung), Kinh Sơn (Khắc Cần), Linh Ẩn Sơn Vĩnh An Tịnh Xá (Khế Tung), Vân Cư Sơn (Liễu Nguyên), Lô Sơn ðông Lâm Tự (Thường Thông), Hoàng Long Sơn (Tố Tâm, Ngộ Tân, Duy Thanh). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 78

79 Chương 5: Thiền ñược kế thừa và duy trì (Thiền thời Nam Tống, Kim, Nguyên): Tiết 1: Phát triển của Thiền dưới thời Nam Tống. Tình trạng xã hội Nam Tống: Nhà Tống bị diệt sau cuốn biến loạn trong niên hiệu Tĩnh Khang nhưng năm 1127, em trai Khâm Tông là Triệu Cấu ( ) lên ngôi ở phủ Ứng Thiên, Nam Kinh tức vua Tống Cao Tông (trị vì ), phục hưng cơ nghiệp và lấy Lâm An (Hàng Châu Chiết Giang) làm kinh ñô mới. ðó là thời Nam Tống ( ). Như thế ñã tạo thành thế ba chân vạc mới: Kim, Tây Hạ và Nam Tống. Nhà Tống bị ñuổi xuống miền Giang Nam, lúc ñầu muốn lấy lại ñất ñai ñã mất nhưng khi ñại thần Tần Cối bị Kim bắt và thả cho về thì phái chủ hòa càng thêm mạnh. Năm 1142, hòa nghị lập xong, người cầm ñấu phái chủ chiến là Nhạc Phi ( ) bị xử hình.nội dung hòa ước cho thấy việc Tống chấp nhận số phận khuất nhục làm bầy tôi của Kim và phải giữ lệ tiến cống. Sau khi việc ñối ngoại ñã ñược dàn xếp, Tần Cối quay vào bên trong ñể tổ chức chính quyền theo ý mình. Một trong những chính sách là thu thuế cá nhân (nhân ñầu thuế) có tên là miễn ñinh tiền của giới tăng lữ (1145).Lý do ñích thực của chính sách này là ñể khống chế và kiểm soát Phật giáo qua việc lập tăng tịch ñể thu thuế. Năm 1161, vua Kim là Hải Lăng Vương bất chợt xâm lấn nhưng hiệp ước giảng hòa lại ñem ñến lợi thế cho Nam Tống vì nhờ ñó, vào ñời vua kế tiếp của Tống là Hiếu Tông (trị vì ), trong nước hưởng ñược một thời gian hòa bình và an ñịnh. Thời kỳ này có những tăng nhân hoạt ñộng tích cực như Mật Am Hàm Kiệt (?-1207), người nối nghiệp ðại Huệ Tông Quả ( ) và cũng là thời ñại Tống Học ñại thành với Chu Hy (tức Chu Tử, ). Thế nhưng, ñến cuối thế kỷ 12, ngoại thích là Hàn Thác Trụ (?-1207) nắm ñược chính quyền, ra tay ñàn áp phái ñối lập (gọi là ñạo giáo phái, trong ñó có cả Chu Hy). Sử gọi là vụ ñảng cấm năm Khánh Nguyên. Xã hội rất dao ñộng vì lúc ñó Nam Tống lại ñang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với nước Kim. ðến năm 1207, Hàn Thác Trụ bị ám sát. Cuộc hòa nghị với Kim ñược thành lập nhưng sau ñó, xuất hiện hai tể tướng chuyên quyền là Sử Di Viễn (?-1333) và Giả Tự ðạo ( ), ñến năm 1217 Tống lại khai chiến với Kim, lúc ñó ñã bị Mông Cổ làm yếu ñi. Từ 1233 qua ñến năm sau, Tống hợp tác với Mông Cổ ñánh Kim với mục ñích chinh phục lại lãnh thổ, thế rồi năm 1235 lại phải mở một cuộc chiến tranh phòng ngự trước sự xâm lấn của Mông Cổ. Tất cả ñưa xã hội ñến chỗ lung lay. Năm 1260, Kubilai (Thế Tổ, tại vị ) kế nghiệp chức kha-hãn ñời thứ 5 của Mông Cổ, nhưng khác với những người ñi trước, ông lại muốn làm hoàng ñế ở trung nguyên. Do ñó, năm 1273, Mông Cổ tấn công thành Tương Dương, năm sau, tuyên chiến với Nam Tống, cử Bayan ( Bá Nhan) mở ñầu cuộc tổng tiến công. Quân Tống thua ở khắp các mặt trận. Năm 1275, Giả Tự ðạo thống lĩnh trên 13 vạn ñại quân ra nghênh chiến bị thua ñậm ở Vu Hồ (An Huy). Giả Tự ðạo mất chức, do dư luận qui cho trách nhiệm về sự thất trận nên bị giết sau ñó. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 79

80 Năm 1276, quân Nguyên tiến ñến Lâm An và vây hãm. Cung ðế ( tại vị ) và chính quyền Nam Tống qui hàng. Hoàng tộc và quan lại trên mấy nghìn người bị giải từ Lâm An vê Thượng ðô, nơi Khubilai ñóng dinh. Tàn ñảng nhà Tống còn cố gắng phò ðoan Tông (tại vị ) và Vệ Vương ( ) ñề kháng nhưng ñến năm 1279 thì cuối cùng ñã bị tiêu diệt hoàn toàn ở Nhai Sơn thuộc tỉnh Quảng ðông. ðường hướng hoạt ñộng của các phái Thiền: Kể từ khi triều Nam Tống bắt ñầu, hoạt ñộng của tông Vân Môn dần dần suy yếu. Chỉ biết sơ lược là có một thiền tăng tên Lôi Am Chính Thụ ( ) ñã biên tập tác phẩm tên là Gia Thái Phổ ðăng Lục (1204) mà thôi chứ hệ phổ của tông môn thì cuối ñời Nam Tống coi như ñã tuyệt. Do ñó, chỉ còn có hai tông Lâm Tế và Tào ðộng là còn tiếp nối ñược dòng Thiền. ðặc biệt, phái Dương Kỳ, một phân nhánh của Lâm Tế, hoạt ñộng rất mạnh mẽ. Trong ñám môn hạ từ cửa Viên Ngộ Khắc Cần ( ) có ðại Huệ Tông Quả ( ) là người tụ tập ñược nhiều ñệ tử hơn cả. Ông ñã khai sáng ra một phái mới gọi là phái ðại Huệ. Có thể kể ñến những nhân vật phát xuất từ phái này như học trò của ðại Huệ Tông Cảo là Chuyết Am ðức Quang (tức Phật Chiếu Thiền Sư, ), Lãn Am ðĩnh Nhu ( ), Khai Thiện ðạo Khiêm (Mật Am, năm sinh năm mất không rõ), Hiểu Oánh Trọng Ôn (1116-?). Riêng ñệ tử của Chuyết Am ðức Quang thì lại có những người như Bắc Giản Cư Giản ( ) và Chiết Ông Như Diễm ( ). Lại nữa, Bắc Giản Cư Giản có ñệ tử là Vật Sơ ðại Quan (người giữa thế kỷ 13), Chiết Ông Như Diễm ñã ñào tạo ðại Xuyên Phổ Tế ( ), Yển Khê Quảng Văn ( ) cũng như Hối Nham Trí Chiếu (thế kỷ 12-13), người ñược biết như là nhà biên tập của Nhân Thiên Nhãn Mục (1183), tác phẩm làm rõ ñược ñặc sắc của ngũ gia. ðại Huệ Tông Cảo vì tích cực giao du với giới sĩ ñại phu cho nên trong ñám môn hạ có nhiều người là cư sĩ. ðáng kể hơn cả là Trương Cửu Thành ( ) vốn ñược ðại Huệ tín nhiệm nhất. Một số ñược biết ñến nhờ văn tài lỗi lạc như Lã Bản Trung ( ), Hàn Câu (? -1136), Lý Bính ( ). Về ðại Huệ Tông Cảo: Năm 16 tuổi ông ñã ñắc ñộ, 17 tuổi thụ ñủ các giới. Ban ñầu ông theo học ðộng Sơn ðạo Vi tức ñệ tử của Phù Dung ðạo Khải. Sau thờ Trạm ðường Văn Chuẩn ( ) phái Hoàng Long thuộc tông Lâm Tế làm thầy. ðến khi thầy mất, bắt ñầu du hành và tham học nhiều nơi. Nhận di mệnh của Văn Chuẩn, cùng Trương Thương Anh ( ) tìm ñến phái Dương Kỳ làm ñệ tử của Viên Ngộ Khắc Cần, chẳng bao lâu ñã nhận ñược pháp tự. Năm 1137 về sống ở Kinh Sơn (Chiết Giang), tập hợp học trò ñến cả nghìn người. Do ñó, ông ñược xem như là người ñã phục hưng tông Lâm Tế. Năm 1141, dính dấp vào một cuộc cạnh tranh chính trị nên bị ñày ñi Hành Châu (Hồ Nam) rồi Mai Châu (Quảng ðông). ðến khi ñược ân xá, ông vào tu ở A Dục Vương Sơn ở Minh Châu (Chiết Giang). Năm 1158, lại vào núi Kinh Sơn, mất năm 75 tuổi (1163). Ông có nhiều trứ tác như Chính Pháp Nhãn Tạng, ðại Huệ Ngữ Lục, ðại Huệ Pháp Ngữ, ðại Huệ Phổ Thuyết, ðại Huệ Thư...Ông phê bình kịch liệt mặc chiếu thiền 31 của phái Tào ðộng, ñồng thời sử dụng 31 Thiền phong do thiền sư Hoằng Trí Chính Giác phái Tào ðộng ñề xướng. Mặc là lặng lẽ chuyên tâm tọa thiền, chiếu là dùng huệ soi tâm tính linh bản lai thanh tịnh chứ không cần ñến cổ tắc công án ñể nghiền ngẫm như tông Lâm Tế. ðại Huệ Tông Cảo cho mặc chiếu thiền là tà thiền, là loại thiền xoay mặt vào vách, bỏ mất việc tham ngộ tu chứng (theo TðTNTT, Thông Thiền). Sẽ còn nhắc lại trong những trang sau. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 80

81 những công án có từ ñời Ngũ Tổ Pháp Diễn (? 1104) ñến Viên Ngộ Khắc Cần vào việc dạy dỗ tăng nhân. ðáng gọi là bậc ñại thành công án. Ông còn thừa kế truyền thống ñại tu ñại dụng của dòng thiền Mã Tổ, chủ trương Phật pháp và vương pháp cùng nhất trí, thông qua ñám môn ñệ là giới sĩ ñại phu, cố gắng tích cực tham gia vào xã hội. Với tư thế năng ñộng như vậy, tư tưởng của ông ñã ảnh hưởng nhiều ñến triết học của Chu Hy. Tuy nhiên sau ñó, dựa vào sức hoạt ñộng của Mật Am Hàm Kiệt, phái Hổ Khâu của Hổ Khâu Thiệu Long, ñệ tử Viên Ngộ Khắc Cần, cũng hưng thịnh lên. Trong ñám môn nhân của Mật Am Hàm Kiệt ñặc biệt có hai nhân vật tiếng tăm, ñó là Tùng Nguyên Sùng Nhạc ( ) và Phá Am Tổ Tiên ( ), mỗi người ñứng ñầu một phái (phái Tùng Nguyên và phái Phá Am). Phái Tùng Nguyên có Hư ðường Trí Ngu ( ) trong khi phái Phá Am có Vô Chuẩn Sư Phạm (tức Phật Giám Thiền Sư, ). Hai ông ñều có danh vọng, cùng ñược hoàng ñế Tống Lý Tông ( ) ban tử y (áo tía). Hư ðường Trí Ngu cũng có người học trò giỏi là Linh Thạch Như Chi (năm sinh và mất không rõ) nhưng chính môn ñệ của Vô Chuẩn Sư Phạm mới tỏ ra có nhiều sắc thái hơn cả, bắt ñầu với tứ triết (bốn người hiền): Biệt Sơn Tổ Trí ( ), ðoạn Kiều Diệu Luân ( ), Tây Nham Liễu Huệ ( ), Ngột Am Phổ Ninh ( ) rồi ñến Hoàn Khê Duy Nhất ( ) tác giả Ngũ Gia Chính Tông Tán (1254) luận về gia phong của ngũ gia, Thoái Canh ðức Ninh (năm sinh năm mất không rõ), Tuyết Nham Tổ Khâm (? 1287), Vô Học Tổ Nguyên ( ) vv...lại nữa, về nhân tài ñứng bên ngoài hệ phái của Viên Ngộ Khắc Cần, phải kể ñến Tăng ðĩnh Thủ Trách (tức Trách Tạng Chủ, năm sinh năm mất không rõ) cũng như người trứ tác cuốn tập ngữ lục Vô Môn Quan (1129) tức Vô Môn Huệ Khai ( ). Những thiền tăng trứ danh kể trên ñược rất nhiều ñồ ñệ từ Nhật Bản và Triều Tiên ñến tham học. Con số những người này có khi vượt qua cả con số tăng nhân Trung Quốc nữa. Người Nhật lưu học ở Trung Quốc trong giai ñoạn này có Nanpo Jômin ( Nam Phố Thiệu Minh, ) ñã nhận pháp tự của Hư ðường Trí Ngu, Tôfuku Enni (ðông Phúc Viên Nhĩ, ), nhận pháp tự của Vô Chuẩn Sư Phạm, Mukan Fumon (Vô Quan Phổ Môn, ) từng tham học với ðoạn Kiều Diệu Luân, Hakuun Egyô (Bạch Vân Huệ Hiểu ( ) học trò Hy Tẩu Thiệu Vân. Mặt khác, phía tông Tào ðộng thì ðan Hà Tử Thuần ( ) có hai ñệ tử giỏi là Hoằng Trí Chính Giác (tức Thiên ðồng Chính Giác, ) và Chân Yết Thanh Liễu ( ). Tuy họ vạch ñược một giới tuyến với tông Lâm Tế nhưng về ảnh hưởng thì hoàn toàn không bắt kịp tông này. Có ñiều là từ hệ phái Tào ðộng của Thanh Yết Thanh Liễu có Thiên ðồng Như Tịnh ( ), người ñã truyền Thiền cho Dôgen (ðạo Nguyên, ) của Nhật Bản lúc ấy vừa nhập Tống. Và như ta ñã biết, Dôgen chính là nguyên lưu của tông Tào ðộng ở Nhật vậy. Cuối ñời Nam Tống bước qua Nguyên sơ, nhiều thiền tăng lỗi lạc của Trung Quốc ñã ñến Nhật. Trong số ñó có Lan Khê ðạo Long ( , sang Nhật năm 1246), của phái Tùng Nguyên, Ngột Am Phổ Ninh (sang Nhật năm 1260, về lại Trung Quốc năm 1265) và Vô Học Tổ Nguyên (sang Nhật năm 1279), hai người thuộc phái Phá Am.Trong nhóm này, còn có Nhất Sơn Nhất Ninh ( , sang Nhật năm 1299), vốn là người thuộc sứ bộ triều Nguyên nhưng ñược người Nhật khẩn khoản mời ở lại. Ngoài ra một số khác sang Nhật vì tránh cảnh chiến tranh ly loạn dưới thời Nam Tống, hoặc vì không muốn phục tùng một triều ñình do người ngoại quốc ñến chiếm ñóng CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 81

82 dựng nên. Một ñiều quan trọng cần ñề cập ñến khi nói về Phật giáo thời Nam Tống là sự thay ñổi trong mối quan hệ giữa phái Thiên Thai và Thiền Tông.Thời Bắc Tống thì quan hệ ñó rất xấu, nhìn vào việc Tứ Minh Trí Lễ ( ) thì rõ, người phái Thiên Thai thường chĩa mũi giáo công kích Thiền Tông. Thế nhưng ñến giai ñoạn Nam Tống, ngược lại, họ tích cực tìm cách tiếp cận. Các tăng Thiên Thai như Thanh Tu Pháp Cửu (?-1163), Trúc Am Khả Quan ( ), Bắc Phong Tông Ấn ( ) vv...ñều ñến tham học với ðại Huệ Tông Cảo, còn Giác Vận Trí Liên ( ) thì thờ Hoằng Trí Chính Giác làm thầy. ðệ tử của Tông Ấn là Hối Nham Pháp Chiếu ( ) lại hỏi ñạo Si Tuyệt ðạo Trùng ( ) và Hư ðường Trí Ngu. Học trò của họ thường tham học với các thiền tăng nổi danh ( Pháp Chiếu ñược biết nhiều vì ñã viết lời tựa cho cuốn ðại Giác Thiền Sư Ngữ Lục của Lan Khê ðạo Long, vị thiền tăng ñã sang Nhật). Hình như lý do các tăng Thiên Thai quan tâm ñến Thiền là vì việc tham thiền có thể giúp cho họ thực chứng ñược pháp môn của mình.ðến ñời Pháp Cửu thì trong các chùa phái Thiên Thai cũng áp dụng các thanh qui của thiền viện. (Ví dụ Giáo Uyển Thanh Quy ñược truyền ñến ngày nay có thể do bản gốc có từ ñời Pháp Cửu. Thanh quy này ñã ñược Nhất Am Nhất Như (năm sinh và mất không rõ) ñem vào ñất Nhật hồi ñầu nhà Minh, từng ñược Vân Ngoại Tự Khánh tái biên tập năm 1347). Trong số các nhân vật phái Thiên Thai cũng có kẻ rốt cục ñã chuyển hướng, gia nhập hẳn vào làng Thiền như Mục Am Pháp Trung ( ) và Tịnh Từ ðàm Mật ( ). Như thế mới thấy vào thời này, ảnh hưởng của Thiền Tông ñến Phật giáo nói chung thật triệt ñể, việc phân chia lưỡng ban ñông tây ñể vận hành thiền tự và chế ñộ thập phương trụ trì cũng ñược các giáo tự cũng như luật tự bắt chước và phổ biến rộng rãi (Luật Uyển Thanh Quy do tăng Tỉnh Ngộ biên tập ñã ñược san hành vào năm 1324). Việc nhập tạng và xuất bản thư tịch Thiền Tông: Như ñề cập ñến ở bên trên, vua Thái Tổ nhà Tống ñã ra lệnh chạm khắc bản (ñiêu tạo) ðại Tạng Kinh (971) và cho Ần Kinh Viện ấn hành. ðến cuối ñời Bắc Tống thì nhờ kinh tế phát triển nên việc in ấn ðại Tạng Kinh ñã ñược phát triển rộng ra cả trong dân chúng. Chuyện ấy vẫn ñược kế tục dưới thời Nam Tống với sự ra ñời của các bản ðại Tạng Kinh của ðông Thiền Tự ở Phúc Châu ( ), của Khai Nguyên Tự cũng ở Phúc Châu ( ), bản Tư Khê ở Hồ Châu (khoảng năm 1133), bản Tích Sa ( ) vv... Cùng với sự xác ñịnh vai trò của Thiền Tông trong ñời sống tôn giáo và xã hội, các thiền tịch (thư tịch Thiền Tông) như Cảnh ðức Truyền ðăng Lục, Truyền Pháp Chính Tông Ký, Truyền Tâm Pháp Yếu, Lục Tổ ðàn Kinh, ðại Huệ Thiền Sư Ngữ Lục...dần dần ñược phép nhập tạng (bảo tồn bảo tàng như văn kiện chính thức) và quảng bá giống như trường hợp của ðại Tạng Kinh. (Việc cho phép thiền tịch ñược nhập tạng sẽ ñược nối tiếp. Vào ñời Nguyên có Trung Phong Hòa Thượng Quảng Lục, ñời Minh có Hộ Pháp Luận và Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục lọt vào trường hợp ấy). Lệnh cho khắc bản và ấn hành ðại Tạng Kinh vào ñời Tống ñã ảnh hưởng tới nhiều nước lân cận. Liêu, Kim, Cao Lệ ñều xuất bản kinh ấy ( ví dụ bản do người Khiết ðan khắc ( ), bản do người Kim khắc (1149-?), sơ ñiêu bản (1011-?) và tái ñiêu bản ( ) của Cao Lệ). Dầu bên Tống ñã nhập tạng kinh ấy, người các nước vẫn tiếp tục in, cùng lúc họ lại chêm thêm nhiều sách mới vào trong nữa. ðiều này góp phần không nhỏ vào việc ñề phòng sự thất thoát các tác phẩm. Ví dụ như hai cuốn Bảo Lâm Truyện và Truyền ðăng Ngọc Anh Tập tưởng ñã mất hẳn nhưng ñến thời cận ñại, người ta lại phát hiện ra nó trong Kim Khắc ðại Tạng Kinh. Việc Tổ ðường Tập ñã ñược tìm ra trong phần phụ lục bản ðại Tạng Kinh của Cao Lệ là một chuyện nhiều người biết. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 82

83 ðời Tống, việc xuất bản rất hưng thịnh, nhiều khi chỉ vì mục ñích doanh lợi. Trong bối cảnh ñó, ngoài ðại Tạng Kinh là một thiền tịch trọng yếu, các tác phẩm khác cũng ñược in ra. Xin trưng ra hai ba ví dụ nổi tiếng nhất. ðó là Lục Tổ ðàn Kinh ñược Phật Nhật Khế Tung ( ) san hành vào năm 1056, Truyền Tông Pháp Yếu ñược Giác Phạm Huệ Hồng ( ) san hành (vào năm nào thì không rõ), Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục ñược Viên Giác Tông Diễn (không rõ năm sinh năm mất) san hành vào năm Vân Môn Khuông Chân Thiền Sư Quảng Lục cũng ñược Tông Diễn in ra như không rõ vào thời ñiểm nào. ðến thời Nam Tống thì việc san hành thiền tịch càng thịnh vượng, nhất là các ngữ lục. ðặc biệt nhiều tùng thư chuyên môn về ngữ lục ñã ra ñời. Trong số ñó, quan trọng hơn hết Trách Tạng Chủ ở Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) ñã thu thập và ấn hành ngữ lục của 12 người từ ñời ðường ñến ñời Tống, trong ñó có Nam Tuyền Phổ Nguyện ( ) và ðầu Tử ðại ðồng ( ), thành tác phẩm Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu ( ). Sách này sau ñó ñược tăng bổ hai lần vào năm 1178 và 1267 và trở thành cơ sở ñể soạn Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (trong Nam Tạng, 1403), tác phẩm ñược nhập tạng dưới thời Minh. Trong lần tục biên, nó thu thập ñược lời nói của 80 vị thiền sư dưới nhan ñề Tục Khai Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu, ñã ảnh hưởng rất lớn ñến hậu thế. Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục: Từ ñời ðường ñến ñời Tống, có rất nhiều thiền ngữ lục xuất hiện, chúng ñược lưu truyền lại và có ảnh hưởng to tát ñến ñời sau. Trách Tạng Chủ (tức thiền sư Tăng ðĩnh Thủ Trách, người sống giữa thế kỷ thứ 12), ñã ấn hành ở vùng Cổ Sơn thuộc Phúc Châu (thuộc tỉnh Phúc Kiến) khoảng năm 1140 tác phẩm Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu. Nội dung của nó gồm có: 1) Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Hòa Thượng Ngữ Yếu (Nam Tuyền Phổ Nguyện). 2) ðầu Tử Hòa Thượng Ngũ Lục (ðầu Tử ðại ðồng). 3) Mục Châu Hòa Thượng Ngữ Lục (Mục Châu ðạo Tung). 4) Triệu Châu Chân Tế Hòa Thượng Ngữ Lục (Triệu Châu Tùng Thẩm). 5) Nhữ Châu Nam Viện Ngung Hòa Thượng Ngữ Yếu (Nam Viện Huệ Ngung). 6) Nhữ Châu Thủ Sơn Niệm Hòa Thượng Ngữ Yếu (Thủ Sơn Tỉnh Niệm). 7) Nhữ Châu Diệp Huyện Quảng Giáo Tỉnh Thường Sư Ngữ Lục (Diệp Huyện Quy Tỉnh) 8) ðàm Châu Thần ðĩnh Sơn ðệ Nhất ðại Nhân Thiền Sư Ngữ Lục ( Thần ðĩnh Hồng Nhân). 9) Tinh Châu Thừa Thiên Tung Thiền Sư Ngữ (Thừa Thiên Trí Tung). 10) Thạch Môn Sơn Từ Chiếu Thiền Sư Phượng Nham Tập (Cốc Ẩn Uẩn Thông). 11) Thư Châu Pháp Hoa Sơn Cử Hòa Thượng Ngữ Yếu (Pháp Hoa Toàn Cử). 12) Quân Châu ðại Ngu Chi Hòa Thượng Ngữ Lục (ðại Ngu Thủ Chi) 13) Vân Phong Duyệt Thiền Sư Ngữ Lục (Vân Phong Văn Duyệt). 14) Viên Châu Dương Kỳ Hội Hòa Thượng Ngữ Lục (Dương Kỳ Phương Hội). 15) ðàm Châu ðạo Ngô Chân Hòa Thượng Ngữ Yếu (ðạo Ngô Ngộ Chân). 16) ðại Tùy Thần Chiếu Thiền Sư Ngữ Yếu (ðại Tùy Pháp Chân). 17) Tử Hồ Sơn ðệ Nhất ðại Thần Lực Thiền Sư Ngữ Lục (Tử Hồ Lợi Tung). 18) Cổ Sơn Tiên Hưng Thánh Quốc Sư Hòa Thượng Pháp ðường Huyền Yếu Quảng Tập (Cổ Sơn Thần Án). 19) Tương Châu ðộng Sơn ðệ Nhị ðại Sơ Thiền Sư Ngữ Lục (ðộng Sơn Thủ Sơ). 20) Trí Môn Tộ Thiền Sư Ngữ Lục (Trí Môn Quang Tộ). Sau ñó, trong lần trùng san năm 1178 lại bổ sung thêm 2 cuốn: 21) Thư Châu Bạch Vân Sơn Hải Hội Diễn Hòa Thượng Ngữ Lục (Ngũ Tổ Pháp Diễn). 22) Từ Châu Lang Da Sơn Giác Hòa Thượng Ngữ Lục ( Lang Da Huệ Giác). ðến năm 1267 lại trùng san. Lần này thêm 5 nhà: CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 83

84 23) Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục (Lâm Tế Nghĩa Huyền). 24) Vân Môn Khuông Chân Thiền Sư Quảng Lục ( Vân Môn Văn Yển). 25) Thư Châu Long Môn Phật Nhãn Hòa Thượng Ngữ Lục (Phật Nhãn Thanh Viễn). 26) Bảo Phong Vân Am Chân Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (Chân Tịnh Khắc Văn). 27) ðông Lâm Hòa Thượng Vân Môn Am Chủ Tụng Cổ (Trúc Am Sĩ Khuê, ðại Huệ Tông Cảo). ðến ñây, tên sách ñược ñổi thành Cổ Tôn Túc Ngữ Lục. Thế rồi ñến năm 1403 nhân ñược nhà Minh tuyển vào Nam Tạng, lại thêm vào ñấy 17 cuốn nữa: 28) Nam Nhạc ðại Huệ Thiền Sư Ngữ (Nam Nhạc Hoài Nhượng). 29) Mã Tổ ðại Tịch Thiền Sư Ngữ (Mã Tổ ðạo Nhất). 30) Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Ngữ (Bách Trượng Hoài Hải). 31) Quân Châu Hoàng Bá ðoạn Tế Thiền Sư Ngữ, Quảng Lăng Lục (Hoàng Bá Hy Vận). 32) Hưng Hóa Thiền Sư Ngữ Lục (Hưng Hóa Tồn Tương). 33) Phong Huyệt Thiền Sư Ngữ Lục (Phong Huyệt Diên Chiểu). 34) Phần Dương Chiêu Thiền Sư Ngữ (Phần Dương Thiện Chiêu). 35) Từ Minh Thiền Sư Ngữ Lục (Thạch Sương Sở Viên). 36) Bạch Vân ðoan Thiền Sư Ngữ (Bạch Vân Thủ ðoan). 37) Phật Chiếu Thiền Sư Kinh Sơn Dục Vương Ngữ (Chuyết Am ðức Quang). 38) Bắc Giản Giản Thiền Sư (Bắc Giản Cư Giản). 39) Vật Sơ Quan Thiền Sư (Vật Sơ ðại Quan). 40) Hối Cơ Thiền Sư Ngữ Lục (Hối Cơ Nguyên Hi). 41) Quảng Trí Toàn Ngộ Thiền Sư (Tiếu Ẩn ðại Hân). 42) Trọng Phương Hòa Thượng Ngữ Lục (Trọng Phương Thiên Luân). 43) Giác Nguyên ðàm Thiền Sư (Giác Nguyên Huệ ðàm). 44) Phật Chiếu Thiền Sư Tấu ðối Lục (Chuyết Am ðức Quang). Trong thời gian ấy, người biên tập là ðịnh Nham Tịnh Giới (? 1418) muốn xén bớt một số ñoạn cho nên trong lần san hành Vạn Lịch Bản ðại Tạng Kinh (Gia Hưng Tạng), người ta có ý phục hồi lại nguyên hình của nó nghĩa là các cuốn từ 36 ñến 43 ñể có bộ mặt như chúng ta thấy ngày nay. Ấy là những ñoạn ñường mà Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu ñời Tống ñã trải qua ñể trở thành Cổ Tôn Túc Ngữ Lục hiện hành. Ngoài ra còn có chuyện xảy ra vào năm 1238 là việc Hối Thất Sư Minh, một người sống vào tiền bán thế kỷ 13, ñã hoàn thành một cuốn Tục Khai Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu như một tục biên của nó và ñem vào ñấy 80 nhà. Hình như lúc ñầu ông có chủ tâm gộp nó với chính biên ñể có ñủ 100 nhà nhưng ngoài Lâm Tế Lục ñặt ở ñầu sách, ông ñã xén bỏ gần hết. ðến ñời Tống, nếu nhìn trường hợp của Phần Dương Thiện Chiêu ( ), Thạch Sương Sở Viên ( ), Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển ( ), ta thấy việc biên tập các thiền ngữ lục ñã diễn ra ngay lúc các bậc ñại sư còn sống, và ñã ñược sự giám tu của các vị ấy. Ngay sau khi các vị ấy chết ñi, chúng ñược ấn hành ngay (và cũng có lúc việc này xảy ra lúc các vị ấy còn sống như trường hợp Hư ðường Lục của thiền sư Nam Tống Hư ðường Trí Ngu vào năm 1269). Trong trường hợp biên tập sau khi chết, thường bản thảo sẽ ñem trình cho một thiền sư ñàn anh ñể xin sửa ñổi thêm bớt và cho lời tựa và lời bạt rồi mới ñem in. Vào ñời Tống, tư tưởng Thiền ñã thẩm thấu sâu xa trong xã hội và phải nói nguyên ñộng lực của nó là việc quảng bá thiền tịch. Thế những ý nghĩa của các bản ấn hành vào ñời Tống không ngừng lại ở ñó. Việc quảng bá ấn phẩm các ngữ lục ðường Tống còn có ảnh hưởng ñến hậu thế nữa. Lục Tổ ðàn Kinh là một ví dụ ñiển hình. ðương thời, những ấn bản của cuốn sách này ñã ñược truyền bá khắp nơi trước khi nó bị nhiều người cải biên nên ta có thể biết hình thức cổ xưa nhất của nó, rồi qua sự so sánh với các ấn bản về sau, thấy ñược tư trưởng Thiền Tông ñã phát triển như thế nào. Do ñó, chúng trở thành những tư liệu nghiên cứu quí giá vì có vai trò lịch sử. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 84

85 Các ấn bản ñời Tống ñã ñược các học tăng và thương nhân ñem từ Trung Quốc về Nhật. Ngày vẫn còn giữ ñược một số. Ngoài chất lượng chạm khắc (ñiêu tạo) cao làm cho chúng có thêm cả giá trị công nghệ, các Tống bản và các Nguyên bản cứ ñược ñể nguyên như thế mà lưu truyền ở Nhật. Nó trở thành những bản lót (ñể bản) cho các bản Gozan (bản của năm chùa thiền Nhật hay Ngũ Sơn bản) và ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến việc xuất bản thiền tịch Nhật Bản. Sự hình thành của các công án Thiền: Từ khi bước vào thời Nam Tống, phong trào viết bình luận cho các công án ñã bắt ñầu. Trong tác phẩm Chính Pháp Nhãn Tạng 32 của ông, thiền sư ðại Huệ Tông Cảo ñã biên tập lời trước ngữ và bình xướng cho rất nhiều công án. Tuy vậy, thể loại tụng cổ mới là hình thức phổ biến nhất. Các vị như Hoằng Trí Chính Giác, Tuyết Am Tùng Cẩn ( ), Hư ðường Trí Ngu ñã viết ra Tụng Cổ Bách Tắc. Cuốn Tứ Gia Lục (một tụng cổ tập thu thập các tác phẩm nổi tiếng của 4 người là Tuyết ðậu Trọng (Trùng) Hiển, ðầu Tử Nghĩa Thanh, Thiên ðồng Chính Giác, ðan Hà Tử Thuần) cũng ñược xuất bản. Lại nữa, Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập, ñược xem như tục biên của Thiền Môn Thống Yếu thời Bắc Tống, ñã ñược biên soạn lần ñầu tiên năm 1175 và các tác phẩm phê bình khác thuộc loại tụng cổ, niêm cổ...ñã ñược ấn loát và phổ biến rộng rãi. Qua ñến ñời Nguyên, chúng vẫn ñược tiếp tục tăng bổ và tiếp tục phát triển. Sự lưu hành của công án ñã ảnh hưởng ñến hình thức và nội dung các cuốn ñăng sử. Thay vì tiếp tục viết truyện ký các thiền sư, có những cuốn chỉ chú trọng ñến việc phê bình các công án như Tông Môn Liên ðăng Hội Yếu (1183) chẳng hạn. Ta thấy trong ñó ảnh hưởng nhận ñược từ Chính Pháp Nhãn Tạng (1147) và Tông Môn Thống Yếu (1133) rất mạnh. Công án tập thành: Người tiên khu trong việc tập thành (thâu tóm nhiều thể loại khác nhau) công án, tụng cổ, niêm cổ...(ñể gộp thành một tập) có lẽ là thiền sư thời Bắc Tống Huệ Nghiêm Tông Diễn (năm sinh năm mất không rõ) với tác phẩm Tông Môn Thống Yếu (1133). Sau ñó, Cổ Lâm Thanh Mậu ( ) ñời Nguyên ñã tục biên nó dưới cái tên Tông Môn Thống Yếu Tục Tập (1320). ðến ñời Thanh lại có Vị Trung Tịnh Phù tăng bổ chúng trong tác phẩm Tông Môn Niêm Cổ Vựng Tập (1664). Khuynh hướng tập thành và tăng bổ các công án ngày càng nhiều ra. Ví dụ sau khi Pháp Ứng (năm sinh và mất không rõ) ñời Tống ñã biên tập Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập, năm 1317 sách ấy lại ñược Lỗ Am Phổ Hội (năm sinh năm mất không rõ) ñời Nguyên tăng bổ. Cuốn Niêm Bát Phương Châu Ngọc Tập (1257) do Tổ Khánh (măm sinh năm mất không rõ) biên cũng ñã dựa trên cơ sở của những bài niêm lộng (tóm tắt những ñiều quan trọng của tông môn bằng những lời bình luận có cá tính của mình) do Phật Giám Huệ Cần ( ) và Viên Ngộ Khắc Cần ( ) viết năm 1125, vốn ñược bổ sung và niêm cổ (lối phê bình các cổ tắc với lời lẽ thông thường bằng văn xuôi) một lần trước vào năm 1136 với Chính Giác Tông Hiển (người thế kỷ 12-13). Sách mà Tổ Khánh biên lại có phụ thêm những lời trước ngữ của thầy ông là Thạch Khê Tâm Nguyệt (? 1254). Ngoài ra, như ñã nhắc ñến nhiều lần, hãy còn có Chính Pháp Nhãn Tạng (1147) trong ñó ðại Huệ Tông Cảo ñã viết trước ngữ và bình xướng cho 661 tắc công án. Các thiền sư ñời Nguyên như Thiện Tuấn, Trí Cảnh, ðạo Thái cũng hiệp lực soạn chung một công án tập thành là Thiền Lâm Loại Tụ (1307). Từ ñời Tống trở ñi, thiền lâm có khuynh hướng chú trọng vào thể nghiệm khai ngộ (kinh nghiệm ñược sự giác ngộ bằng bản thân của mình) hơn cả. Trong Thiền Bắc Tống, thể nghiệm khai ngộ ñã ñược nâng lên cao nhưng kể từ ñời Hà Trạch Thần Hội ( ) về sau thì bị miệt thị và ñến Mã Tổ ðạo Nhất hầu như ông không thèm nhắc tới nó. Phải nói thể nghiệm về thiền ñược xem là quan trọng trở lại là từ khi các thiền tăng có khuynh hướng quay vào bên trong ñể tìm hiểu nội tâm. Một trong những lý do tạo ra khuynh hướng này là vì những lời bình luận về các công án ñã thấm sâu vào các giai tầng trong tổ chức xã hội của tùng lâm. Hơn nữa, ngày nay họ không còn có sự tư do ñi ñây ñi ñó tham 32 Sách do ðại Huệ Tông Cảo soạn năm 1147 gồm 3 quyển. Không nên nhầm với Shôbôgenzô (âm của Chính Pháp Nhãn Tạng), còn gọi là Vĩnh Bình Chánh Pháp Nhãn Tạng, tác phẩm 12 quyển (có nơi chia thành 95 quyển) của tăng Dôgen (ðạo Nguyên, ) người Nhật viết trong khoảng năm , hoàn thành vào lúc cuối ñời ở chùa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) tỉnh Fukui. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 85

86 học như các vân thủy ñời trước nên khuynh hướng quay vào bên trong cũng dễ giải thích. Sự phổ biến các hình thức phê bình luận công án và sự chú trọng vào thể nghiệm khai ngộ, hai thứ ñó ñã kết hợp lại ñể sinh ra thiền công án hay khán thoại thiền, một sản phẩm của thời Nam Tống. Nó ñã ñược manh nha với Ngũ Tổ Pháp Diễn và Viên Ngộ Khắc Cần, thừa kế bởi ðại Huệ Tông Cảo. Từ ñó, nó trở thành một hình thức tu hành có phương pháp luận hẳn hoi, qua ñó, người tu hành dùng công án ñể bắt buộc mình khơi dậy một nghi ñoàn (khối nghi ngờ thực sự) rồi thông qua ñó tìm ra sự giác ngộ (khai ngộ). Công án ban ñầu vốn thể hiện tâm cảnh giác ngộ qua lời nói và hành ñộng của các thiền sư vĩ ñại trong quá khứ cho nên từ xưa người ta ñã dùng nó ñể ñi tìm sự giác ngộ. Người như Hoàng Long Huệ Nam ( ) chẳng hạn, khi tu học với Thạch Sương Sở Viên, ñã nhờ công án Triệu Châu khám bà 33 (Triệu Châu tìm hiểu hành ñộng của bà lão) mà ngộ ñạo, nên sau ñó thường dùng chính công án này làm giáo khoa chỉ ñạo học trò mình. Thế nhưng khi học tập bằng thiền công án, phải xem nó như một dụng cụ (miếng ngói ñể gõ cửa, dùng xong thì vứt) mà thôi. Việc tìm hiểu nội dung của nó là gì không bao giờ là vấn ñề chính. ðiều trọng yếu nhất chỉ là làm sao khơi dậy lên ñược mối nghi ngờ ñích thực (nghi ñoàn) một cách có hiệu quả. ðể ñược như thế, phải tập trung tinh thần tìm hiểu một công án thuộc loại nan giải cỡ Triệu Châu vô tự 34 (Chữ Vô của Triệu Châu). Các bậc sư phó lúc chỉ ñạo thường ñòi hỏi nơi học trò một kỹ năng chính xác hơn là cá tính của họ. Công án thiền vì trình bày những thành quả nổi tiếng về sự tu tập ñể ñi ñến giác ngộ cho nên ñược lưu hành sâu rộng. ðặc biệt ðại Huệ Tông Cảo ñã dùng công án ñể dìu dắt học trò, trong ñó có cả giới sĩ ñại phu, khiến cho ảnh hưởng của hình thức tu học này lan ra khắp xã hội. Vì lẽ ñó, ðại Huệ ñược mọi người xưng tụng là bậc ñại thành về thiền công án (công án thiền ñại thành giả). Tuy nhiên, việc thiền công án ra ñời ñã làm cho Thiền trở nên tầm thường, nhàm chán, và ta không thế phủ nhận rằng nó là nguyên nhân làm giảm sút sức hấp dẫn của thiền. ðại Huệ và chư ñệ tử ñã ñể lại nhiều trước tác, kể cả những tập xem như ghi lại các giai thoại về chốn tùng lâm. ðại Huệ Tông Cảo có ðại Huệ Vũ Khố (do Khai Thiện ðạo Khiêm biên năm 1186), Trọng Ngôn Hiểu Oánh (ñệ tử của ðại Huệ Tông Cảo, 1116? -?) có La Hồ Dã Lục (1155) và Cảm Sơn Vân Ngoại Kỷ ðàm (hay Vân Ngoại Kỷ ðàm, khoảng 1179), ðông Ngô Tịnh Thiện (năm sinh năm mất không rõ) có Thiền Lâm Bảo Huấn (khoảng 1180), Giả Am Huệ Bân (năm sinh năm mất không rõ) có Tùng Lâm Công Luận (khoảng 1189), Cổ Nguyệt ðạo Dung (năm sinh năm mất không rõ) có Tùng Lâm Thịnh Sự (1197). Ngoài những tác phẩm chủ yếu do các nhân vật nói trên, về sau một chút, lại xuất hiện thêm Nhân Thiên Bảo Giám (1230) của Tứ Minh ðàm Tú (ông là ñệ tử Tiếu Ông Diệu Thậm ( )), cũng như Khô Nhai Hòa Thượng Mạn Lục (hay Khô Nhai Mạn Lục, 1263) của Khô Nhai Viên Ngộ (ñệ tử Yển Khê Quảng Văn ( )). ðó là những quyển sách ra ñời với mục ñích khuyến khích nỗ lực tìm về giác ngộ của những người tu hành. Sự xuất hiện liên tiếp những tác phẩm thuộc loại này chứng minh rằng ảnh hưởng của thiền công án ñã lan ra rất rộng. Chúng ta còn có thể nhìn thấy sự thực ñó qua nội dung ðại Huệ Thư (do Huệ Nhiên (không rõ năm sinh năm mất) biên tập năm 1166), tập sách gom góp thư 33 Xem Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai (Nguyễn Nam Trân có biên dịch). 34 Xem Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai (Nguyễn Nam Trân có biên dịch). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 86

87 tín ðại Huệ trao ñổi với các ñệ tử sĩ ñại phu của ông. Dĩ nhiên, sự có mặt của những thiền sư tông Tào ðộng như Chân Yết Thanh Liễu và Hoằng Trí Chính Giác cho ta thấy hãy còn có một phương pháp khác ñể tu thiền ( mặc chiếu thiền của họ ñối lập với công án thiền ). Thế nhưng trước sự hấp dẫn của trường phái ðại Huệ, nó không thể nào phát triển nổi. Trong ñám ñệ tử của Hoằng Trí, có Tự ðắc Huệ Huy ( ) ñã sáng tác Lục Ngưu ðồ (Sáu bức tranh trâu). Về sau tông Tào ðộng ở Trung Quốc ñã ñược duy trì nhờ sức các học trò ñàn cháu của Hoằng Trí. Mặc chiếu thiền là gì? ðó là một phương pháp thiền ñương thời ñã bị ðại Huệ Tông Cảo phê phán là tà thiền. Theo những người chống ñối, mặc chiếu thiền, ñúng như cái tên gọi của nó, không nhắm vào sự giác ngộ chỉ lấy sự trầm mặc ngồi thiền làm quan trọng. Nhân vì Hoằng Trí Chính Giác có viết Mặc Chiếu Minh cho nên người ta nghĩ ðại Huệ ñã tấn công các nhân vật tông Tào ðộng phái Hoằng Trí. Tuy nhiên, giữa Hoằng Trí và ðại Huệ lại có mối thân giao, có lẽ ðại Huệ tấn công trực tiếp vào người ñồng môn của Hoằng Trí là Chân Yết Thanh Liễu thì ñúng hơn. Dù nói gì ñi nữa, khó lòng chối cãi một tiền ñề là giữa tông phong của Lâm Tế (phía phê phán) và Tào ðộng (bị phê phán) có một sự khác nhau rõ ràng. Về phía Nhật Bản thì quả là thiền sư Dôgen (ðạo Nguyên) khi ñề xướng chỉ quản ñả tọa 35 ñã thừa hưởng di sản của tư tưởng mặc chiếu thiền của tông Tào ðộng Trung Quốc. Việc ðạo Nguyên kịch liệt chỉ trích ðại Huệ Tông Cảo cũng nằm trong lô-gíc ấy. Ảnh hưởng của công án: Vô Môn Quan và Thập Ngưu ðồ. Sự thịnh hành của thiền công án ñã khiến cho nội dung của nó biến chất ñi. ðiều này ta có thể thấy khi ñọc một tập công án như Vô Môn Quan. Nếu từ trước ñến nay các tập công án nặng tính cách văn học 36, thiên về sự thưởng thức thì từ nay, khía cạnh ñó dã bị thụt lùi, công án chỉ ñặt trọng tâm vào sự thực dụng nghĩa là ñóng vai trò công cụ giúp ñỡ và khuyến khích người tu học, nội dung nhấn mạnh vào việc làm sao cho những người ấy sớm tìm thấy sự giác ngộ. Từ ñây các tập công án có khuynh hướng trở thành tập cẩm nang, tập bài tập...như trường hợp các tác phẩm thuộc loại Mục Ngưu ðồ (Tranh chăn trâu) liên tiếp ra ñời. Có lẽ ñây là ñặc ñiểm của tư tưởng Thiền thời này. Trong loại Mục Ngưu ðồ có Tứ Ngưu ðồ, Lục Ngưu ðồ, Bát Ngưu ðồ, Thập Ngưu ðồ, Thập Nhị Ngưu ðồ vv... ñủ mọi hình thức, nhưng nổi tiếng hơn cả là Thập Ngưu ðồ (Mười bức tranh trâu) của Khuếch Am 37 Sư Viễn (thế kỷ 11-12). Phải nói tập sách này thể hiện ñầy ñủ nhất tính chất của thiền công án. Vô Môn Quan: Thiền sư ñời Tống Vô Môn Huệ Khai trong lúc chỉ ñạo các ñệ tử ở chùa Long Tường ở ðông Gia (tỉnh Chiết Giang) năm 1228, ñã nhân cơ hội biên tập lại các bài giảng của mình và ấn hành vào năm sau. Nội dung của nó gồm 48 tắc công án quan trọng xưa nay có thêm lời tụng và bình xướng của ông. Cùng với Bích Nham Lục, Vô Môn Quan (Ải Không Cửa) là một tập công án tiêu biểu. Thiền sư Nhật 35 Chuyên tâm tọa thiền, không ñể ý vào chuyện gì khác như ñốt hương niệm Phật, sám hối, lễ bái, xem kinh, ñứng trên lập trường vô sở ñắc vô sở ngộ (TðTN TT, Thông Thiền). Dĩ nhiên thiền sinh cũng không cần nghiền ngẫm các công án. 36 Qua các ví dụ cụ thể như Bích Nham Lục, Thung Dung Lục, Lâm Tế Lục Chữ này có 2 cách ñọc: Quách hay Khuếch nhưng thiển nghĩ nên hiểu theo nghĩa cái am rộng rãi, không tường vách (Khuếch) chắc ñúng hơn vì có những thiền sư ñặt tên như Phá Am, Vô Am, Huyễn Am... CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 87

88 Bản Shinchi Kakushin (Thiên ðịa Giác Tâm, ), người ñã nhập Tống và nhận pháp tự của Huệ Khai, ñã ñem sách ấy về và phổ biến lần ñầu tiên trong nước. Sau ñó sách ñó ñược tông Rinzai (Lâm Tế Nhật Bản) yêu chuộng, cho in ñi in lại nhiều lần. ðặc biệt từ thời cận ñại trở ñi, nó rất ñược chú ý. Có lẽ vì so với Bích Nham Lục thì nó ngắn hơn, nội dung rõ ràng hơn, có nhiều chỉ dẫn áp dụng ñược cho việc tu học hơn. Trong tập này, nổi tiếng hơn cả là công án thứ nhất nhan ñề Triệu Châu cẩu tử (Con chó của Triệu Châu). Tương truyền thiền sư ñời ðường là Triệu Châu Tùng Thẩm ( ) khi có người hỏi xem con chó có Phật tính hay không thì ông ñã trả lời Không!. Thoại về con chó này là một thay ñổi ñột biến trong cách trình bày công án thiền. Thế nhưng khi so sánh với Bích Nham Lục về tính văn học nghệ thuật, ta thấy Vô Môn Quan ñã ñánh mất ñi nhiều và không thể nào xóa trong ñầu cái ấn tượng là vì muốn trở thành thực dụng, nó phải gọn gàng và do ñó, nghèo nàn ñi. Thập Ngưu ðồ: Do Khuếch Am Sư Viễn soạn. Tác giả ñem bản lai tự kỷ (con người xưa nay) giả thác vào con trâu rồi ví von cách tu hành thiền bằng việc tìm bắt con trâu ñi lạc về chuồng qua mười giai ñoạn : 19 Tầm ngưu (Tìm trâu), 2) Kiến tích (Thấy dấu vết), 3) Kiến ngưu (Thấy trâu), 4) ðắc trâu (ðược trâu), 5) Mục trâu (Chăn trâu), 6) Kỵ ngưu qui gia (Cưỡi trâu về nhà), 7) Vong ngưu tồn nhân (Quên trâu lẫn người), 9) Phản bản qui nguyên (Quay lại cội nguồn), 10) Nhập triền thùy thủ (Thỏng tay vào chợ). Mỗi giai ñoạn ñều ñược minh họa và kèm thêm lời giải thích và thơ. Thập Ngưu ðồ ñã ñến Nhật rất sớm, ñược ghép vào các tập Tứ Bộ Lục 38, Ngũ Vị Thiền và ñem san hành, phổ biến. Nó ñược cái tiện lợi là bình dị, chỉ nhìn một cái ñã ñủ thấy một cách bao quát ý nghĩa của sự tu Thiền. Ngày nay tác phẩm này vẫn ñược mọi người quan tâm cũng vì nó có ñặc ñiểm giúp cho người ta nắm bắt ñược cái tính ñồng nhất (nhất nguyên tính) của tâm hồn con người. Khuynh hướng này vẫn là khuynh hướng chung của các công án thiền và phán ánh ñược trạng huống của tùng lâm ñương thời. Thế nhưng giản dị, dễ hiểu thì có ñấy, ngược lại, nhìn toàn thể thì không khỏi thấy tư tưởng và khí lực của Thập Ngưu ðồ quá yếu ớt, nghèo nàn. Bộc lộ ñược chăng là tính tiêu khiển của nó. Hơn thế nữa, ta cũng không thể bỏ qua khía cạnh trước tác này dường như ñã cho phép thể chế ñang dần dần cai quản tùng lâm len cả vào bên trong tâm hồn con người và trụ lại vững vàng. Ngoài ra, hãy còn có một Thập Ngưu ðồ cũng ñược phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, ñó là tác phẩm của Phổ Minh (ông là ñệ tử của Viên Thông Pháp Tú ( ) thuộc tông Vân Môn, năm sinh năm mất không rõ). Tác phẩm này ñã ñược truyền vào ñất Nhật vào thời tiền cận ñại. ðến thời Edo thì có Nguyệt Pha ðạo Ấn ( ) ñã dung hợp cả hai của Phổ Minh lẫn của Khuếch Am ñể làm thành Thập Ngưu ðồ tiếng Nhật mang tên là Ushikaigusa (Truyện chăn trâu). Ý nghĩa của sự hình thành thiền công án thật là to lớn.vì thành lập ñược phương pháp luận ñể giúp cho người ta tự tìm ñến giác ngộ, Thiền ñã vượt qua những dị biệt về văn hóa ñể truyền ñến ñược cho tất cả mọi người. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, lịch sử tiếp nhận Thiền ñã bắt ñầu từ lâu ñời nhưng Thiền chỉ có chân ñứng trên các ñất nước ñó kể từ thời ñại của những ngữ lục trở về sau ( tổ của Tào ðộng Tông ở Triều Tiên, Trí Nột ( ), ñã soạn Khán Thoại Quyết Nghi Luận, còn ở Việt Nam thì ñối với phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông (tại vị ) là khai tổ thì ảnh hưởng của ðại Huệ Ngữ Lục rất trọng yếu. Thời Tam Giáo Nhất Trí Luận thịnh hành và sự ra ñời của Chu Tử Học: ðến ñời Tống, trong chốn tùng lâm, màu sắc chủ nghĩa dân tộc trở nên sâu ñậm. Như ñã trình bày ở trên, tư tưởng Nho Thiền nhất trí hay Tam Giáo nhất trí ñược ñề xướng và biểu dương. Thế nhưng sở dĩ khuynh hướng ấy càng ngày càng mạnh là vì Thiền có sự ủng hộ của tầng lớp sĩ ñại phu. Họ thuộc lớp quan lại cai trị dân cho nên không thể thờ ơ ñược với Nho giáo. Từ ñó sinh ra nhu cầu làm cách nào ñể ñiều chính, hòa hợp ñược quan hệ giữa những tín ñiều Thiền Tông và giáo lý ñạo Nho. Trong các tác 38 Tên gọi tắt của Thiền Thông Tứ Bộ Lục, bốn văn bản cớ sở tương ñối giản dị, ñược dùng làm cẩm nang cho người tu thiền. Gồm: Tín Tâm Minh, Chứng ðạo Ca, Thập Ngưu ðồ và Tọa Thiền Nghi. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 88

89 phẩm của các thiền nho, ta thấy họ không ngừng kêu gọi Nho Thiền nhất trí hay Tam giáo nhất trí, chẳng hạn trong Hộ Pháp Luận của Trương Thương Anh, Như Như Cư Sĩ Ngữ Lục (năm 1386, dưới thời Minh ñược cải biên thành Như Như Cư Sĩ Tam Giáo ðại Toàn Ngữ Lục) của Nhan Bính (hiệu Như Như Cư Sĩ,? -1212), Phật Pháp ðại Minh Lục (1229) của Khuê ðường Cư Sĩ (thế kỷ 12-13) và Tam Giáo Bình Tâm Luận (tác phẩm ñời Nguyên) của Lưu Mật (không rõ năm sinh năm mất). Người ñược chú ý vì lập trường hô hào tam giáo nhất trí có lẽ là Lâm Hy Dật (hiệu Nguyện Trai, sống giữa thế kỷ 13). Ông chơi thân với ñệ tử của Mật Am Hàm Kiệt là Ẩn Tĩnh Trí Nhu (người hậu bán thế kỷ 12) và Vĩnh Thanh Cổ Nguyên (không rõ thuộc tông phái nào, ) dựa trên quan ñiểm hợp nhất Nho giáo, Lão Trang và Thiền, trong lục chú thích kinh ñiển của ðạo gia (trong Lão Tử Nguyện Trai Khẩu Nghĩa và Trang Tử Nguyện Trai Khẩu Nghĩa) ñã thường xuyên sử dụng thuật ngữ Thiền Tông ñể giảng giải tư tưởng của Lão Trang. Các sách ñó rất ñược người trong tùng lâm yêu chuộng. (Ngay cả phái Gozan (Ngũ Sơn) của Nhật cũng ñề cao chúng). Về phía các thiền tăng, vì ñi lại với giới sĩ ñại phu, họ cũng không thể phủ nhận những giá trị của Nho giáo. Hơn nữa, dưới thời Bắc Tống, người Trung Quốc bị các dân tộc phương bắc ñàn áp cho nên sau khi dời xuống miền nam, dưới triều Nam Tống, chủ nghĩa hoa di, tranh luận về ñại nghĩa danh phận và nhương di (ñuổi bọn man di) thường ñược họ nung nấu trong lòng. Khuynh hướng xem Phật giáo như giáo lý của di ñịch trở nên mạnh mẻ cho nên Thiền Tông cũng cần thích ứng với tình thế mới. Do ñó, lý thuyết Nho Thiền nhất trí và Tam giáo nhất trí ñược ðại Huệ Tông Quả dề xướng buổi ñầu ñã ñược các thiền tăng ñồng ý và sử dụng. Trong tình huống ấy, sự thành lập của Chu Tử Học cũng ảnh hưởng phần nào ñến Thiền Tông. Chu Hy ñã tổng hợp thành công một loạt những giáo lý do các Nho gia Bắc Tống như Chu ðôn Di (Liêm Khê, ), Trương Tái (Hoành Cừ, ), Trình Hiệu (Minh ðạo, ) và Trình Di (Y Xuyên, ) ñề ra trước ñó. ðó là Chu Tử Học. Như ta ñã biết, họ Chu họ Trình chịu ảnh hưởng rất nặng của Thiền Tông. Chính Chu Hy thời trẻ cũng theo học Khai Thiện ðạo Khiêm (thế kỷ 12), một học trò của ðại Huệ Tông Cảo. Ông cũng thích ñọc ngữ lục của ðại Huệ, ñáng lẽ ông cũng phải nhìn nhận phần nào những yếu tố có chất Thiền trong lối suy nghĩ của các bậc tiền bối. Chu Hy lại có một tác phẩm tên Chu Tử Ngữ Loại có hình thức giống như một ngữ lục của thiền tăng. Thế mà trên thực tế, Chu Hy ñã dựa vào truyền thống nhà nho ñể phê phán Thiền Tông kịch liệt. Trường phái Chu Hy có thêm nhiều ñồ ñệ và học vấn của ông ñược chính quyền công nhận có lẽ là khi khoa cử, bị bãi bỏ ñầu ñời Nguyên, ñược mở ra lại từ năm Tuy vậy, ñể phản biện những lời phê bình cứng rắn và ngoan cố từ phía các người theo Chu Tử Học và cũng vì giữa hai hệ tư tưởng chính ra vẫn có những ñiểm tương thông, các thiền tăng ñã tích cực học hỏi Chu Tử Học. Do ñó, việc Chu Tử Học hình thành chỉ làm cho chủ trương Thiền Nho nhất trí càng ngày càng phát ñộng mạnh. Bỏ qua một bên chuyện các thiền tăng thời ñó ý thức vấn ñề ñến mức nào, chỉ biết Thiền Tông tuy phổ biến trong xã hội nhưng ñã gặp những khó khăn mà Chu Tử Học ñã biết vượt ñược lên trên ñể bỏ Thiền Tông lại ñằng sau. Bởi vì dầu Thiền Tông là một hệ tư tưởng sinh ñộng và cũng muốn ñi tìm một chỗ ñứng trong xã hội, ta khó lòng phủ nhận những hạn chế của nó. ðó cũng là hạn chế của Phật giáo nói chung khi chủ trương việc xuất gia. Trong khi ấy, Chu Tử Học ñã biết thu nạp hoàn toàn CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 89

90 những ñiểm ưu việt của Thiền Tông mà vẫn giữ cái gốc Nho Giáo ñể cho phép mình tham gia chính trị. ðối với tầng lớp sĩ ñại phu mà mục ñích tối hậu không khác gì hơn là trở thành quan lại thông qua khoa cử, dĩ nhiên Chu Tử Học phải có sức hấp dẫn mạnh hơn Thiền. Vào lúc ấy, bên ngoài xã hội, gió ñã không còn thuận chiều ñối với Thiền Tông nữa. Những sĩ ñại phu ñi thi không ñỗ ñã bỏ nhà ñi tu, làm thành ra cả một phong trào (thiền sư Hối Cơ Nguyên Hi ( ) là một ví dụ cụ thể). Như thế giới tăng lữ trở thành một lực lượng ñối kháng với Nho gia, và ñứng trước họ, Nho gia cảm thấy cần phải phòng thủ. Thêm nỗi, vì công quĩ thiếu tiền, chính quyền phải ñem các thứ ñộ ñiệp, tử y, chức tước nhà chùa.. làm món hàng. Phẩm chất tăng lữ vì thế sa sút hẳn, trong xã hội họ chỉ còn là những kẻ có ñịa vị thấp kém nhất.ngoài mặt, Thiền Tông ñời Tống có vẻ như thịnh vượng hơn ñời ðường nhưng bên trong thì họ ñã ở trên con ñường suy thoái. Chế ñộ quan tự và văn hóa Thiền: Như ñã trình bày, từ ñời Tống trở ñi, hệ thống chùa chiền ñã trở thành một bộ phận của thể chế quốc gia. ðời Nam Tống, chế ñộ quan tự (chùa nhà nước) ñã ñược ñưa vào trở lại và ngày càng trở thành một hệ thống chặt chẽ. ðời Tống Ninh Tông (tại vị ), theo lời tâu của Sử Di Viễn (? 1233), cho thành lập chế ñộ ngũ sơn thập sát 39. Cách vận hành các chùa nhà nước cũng theo tổ chức thành lưỡng ban ñã có ở các tự viện thời Bắc Tống. Tuy nhiên nếu nhìn vào các sớ, bảng...tức là những phương tiện thông tin trong chùa thì ta thấy chúng ñã bị quan liêu hóa. Sớ tức tờ trình của cấp dưới lên cấp trên nay lại chia ra tờ chúc mừng lúc vào chùa (gọi là nhập tự sớ, theo thứ bậc hay vị trí chia ra thành sơn môn sớ, chư sơn sớ, giang hồ sớ...), tờ xin tiền nước tắm (lâm hãn sớ), tờ trình việc quyên góp tiền (cán duyên sớ). Còn bảng là yết thị của cấp trên thông tin cho cấp dưới và khải tráp (khải trát) là thư tín qua lại có tính cách nghi thức giữa những người cùng ñẳng cấp).chức thư ký khi soạn thảo, ghi chép cũng dùng thể văn tứ lục (tứ lục biền lệ văn) nghĩa là mô phỏng hình thức của công văn. Như thế, trong sinh hoạt tùng lâm, thể văn tứ lục trở thành tất yếu. Do ñó, mối quan tâm của các thiền tăng ñối với văn học càng ngày càng lớn. Họ thường tổ chức các hội thơ với mục ñích xã giao, và mỗi lần như thế, ghi chép lại trong những cuốn thơ. Các thi văn tập xuất hiện trong thời này ñáng kể có Bắc Giản Văn Tập, Bắc Giản Thi Tập (khoảng năm 1238) của Bắc Giản Cư Giản, Vật Sơ Chuế (?) Ngữ (1267) của Vật Sơ ðại Quan (học trò Bắc Giản Cư Giản), Vô Văn Ấn (1273) của Vô Văn ðạo Xán. ðặc biệt thi tập và văn tập của Bắc Giản Cư Giản ñược người Nhật ñánh giá cao. Tuy vậy, người ñược ñánh giá cao về mặt văn hóa Thiền trong thời này có lẽ phải nói là Vô Chuẩn Sư Phạm. Ông chẳng những vẽ tranh rất giỏi mà còn ñào tạo ra Mục Khê (Pháp Thường,? khoảng 1280), họa gia ñược xem như số một trong chốn tùng lâm. Tác phẩm của Mục Khê ñôi khi ñược các tăng sĩ Nhật Bản sang Tống du học mang về, ñến bây giờ vẫn còn coi như là những bức tranh hàng ñầu. Vô Chuẩn Sư Phạm cũng giao du với Trương Tức Chi ( ), một nhà thư ñạo tiêu biểu ñương thời. ðệ tử của ông nhiều người theo học thư pháp họ Trương. Khi tiễn Tôfuku Enni (ðông 39 Giáo hội gồm 5 ngọn núi và 10 cảnh chùa. Mô phỏng Ngũ tinh xá thập tháp của Ấn ðộ. Nhật bản cũng có ngũ sơn thập sát (theo TðPH, ðạo Uyển) CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 90

91 Phúc, Viên Nhĩ) về Nhật, Vô Chuẩn Sư Phạm có tặng ông một bút tích bằng mực (mặc tích), tương truyền là nét chữ của Trương Thức Chi. Lại nữa, ñệ tử của Vô Chuẩn Sư Phạm là Tùng Pha Tông Khế (người hậu bán thế kỷ 13) vào thời Tống mạt Nguyên sơ ñã thu thập thơ của các thiền tăng thành Giang Hồ Phong Nguyệt Tập (ñầu thế kỷ 14). Tất cả cho thấy ảnh hưởng văn hóa của Sư Phạm to lớn dường nào. Ngoài ra, các thiền tăng ñồng thời kỳ với Vô Chuẩn Sư Phạm như Bắc Giản Cư Giản và Hư ðường Trí Ngu ñều có ñi lại với Lương Giai (tiền bán thế kỷ 13), một họa gia ở Họa Viện (tức cơ quan Hàn Lâm ðồ Họa Viện của nhà nước). Cũng nên biết rằng Mã Công Hiển (sống giữa thế kỷ 12) và Mã Viễn (thế kỷ 12-13), hai nhân vật thuộc dòng họ Mã (dòng họ này vốn là cái nôi cung cấp nhân tài cho Họa Viện nhiều nhân tài), cũng thường vẽ loại tranh gọi là thiền cơ họa. Thời ñại các ñệ tử của Vô Chuẩn và Trí Ngu là một thời ñại văn hóa Thiền rạng rỡ, ñến nỗi ñời sau khi nhắc ñến ñã phê phán bằng cách gọi cái hào nhoáng của những năm Cảnh ðịnh Hàm Thuần (Cảnh ðịnh Hàm Thuần chi phù hoa). Hình như vào thời Nam Tống, số con nhà quan lại và học trò thi trượt vào chốn tùng lâm tìm một dịp may ñể ra góp mặt với ñời không phải là ít. Như thế, tùng lâm không ñứng bên ngoài giới sĩ ñại phu nhưng chính ra kết hợp làm một với họ. Vì thế, sự giao lưu giữa hai bên ngày một thêm nhiều, việc trao ñổi thi văn, tranh vẻ và bút tích với giới sĩ ñại phu trở thành những hoạt ñộng không thể thiếu ñược trong cuộc sống các thiền tăng. (Vào thời này, các thiền tăng cũng tham dự vào các việc tang tế tại gia cho nên ñây cũng có thể coi như nguyên nhân tạo ra cơ hội). Ngũ sơn thập sát: Vì chính phủ sắp ñặt thứ bậc các chùa thiền chính cho nên họ phải bắt ñầu bằng việc tuyển lựa những người trụ trì từ số cao tăng trong nước và sau ñó, ban bằng sắc bổ nhiệm. Những ngôi chùa ñược nhà nước công nhận phải làm một số nghĩa vụ ñể ñền ñáp. ðó là việc các quan tự tổ chức những buổi chúc thánh (dịch vụ cho nhà nước như cúng tế cầu ñảo) cho nhà nước và ñôi khi ñể các quan chức ñến giám sát sinh hoạt thường nhật trong chùa. Chỉ biết là nếu ñứng ra làm lễ cho nhà nước, các quan tự sẽ ñược giảm miễn tô thuế chứ còn những liên hệ khác giữa nhà nước và quan tự như thế nào thì chưa ai rõ cho lắm. Ở Trung Quốc, ngũ sơn tức là: 1) Kính Sơn, Hưng Thánh Vạn Thọ Tự (Hàng châu Lâm An phủ thuộc tỉnh Chiết Giang). 2) Bắc Sơn, Cảnh ðức Linh Ẩn Tự (như trên). 3) Nam Sơn, Tịnh Từ Báo Ân Quang Hiếu Tự (như trên). 4) Thái Bạch Sơn, Thiên ðồng Cảnh ðức Tự (Minh châu Khánh Nguyên phủ, thuộc tỉnh Chiết Giang). 5) A Dục Vương Sơn, Mậu Phong Quảng Lợi Tự (như trên). Còn thập sát tức là: 1) Trung Thiên Trúc Sơn Thiên Ninh Vạn Thọ Vĩnh Tộ Tự (Hàng châu Lâm An phủ). 2) ðạo Trường Sơn Hộ Thánh Vạn Thọ Tự (Hồ châu Ô Trình huyện, thuộc tỉnh Chiết Giang). 3) Tưởng Sơn Thái Bình Hưng Quốc Tự (Kiến Khang Thượng Nguyên phủ, thuộc tỉnh Giang Tô). 4) Vạn Thọ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Tự (Tô châu Bình Giang phủ, thuộc tỉnh Giang Tô). 5) Tuyết ðậu Sơn Tư Thánh Tự (Minh châu Khánh Nguyên phủ). 6) Giang Tâm Sơn Long Tường Tự (Ôn châu Vĩnh Gia huyện, thuộc tỉnh Chiết Giang). 7) Tuyết Phong Sơn Sùng Thánh Tự ( Phúc châu Hầu Quan huyện, thuộc tỉnh Phúc Kiến) 8) Vân Hoàng Sơn Bảo Lâm Tự (Vụ châu Kim Hoa huyện, thuộc tỉnh Chiết Giang). 9) Hô Khâu Sơn Vân Nham Tự (Tô châu Bìng Giang phủ). 10) Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Kính Trung Tự (Thai châu, Thiên Thai huyện, tỉnh Chiết Giang). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 91

92 Chế ñộ ngũ sơn thập sát ñến ñời Nguyên vẫn ñược kế tục, thế nhưng, ñến năm 1330, Tok Temul (Nguyên Văn Tông, tại vị ) không dùng ly cung ở ngoại ô Kim Lăng (Kiến Khang, Giang Tô) nữa và biến nó thành ðại Long Tường Tập Khánh Tự. Ông cho ñón Tiếu Ẩn ðại Hân về khai sơn, ñặt vị trí của nó lên trên cả 5 chùa ñã có (ngũ sơn chi thượng). ðến ñời Minh, chùa này ñược ñổi tên thành Thiên Giới Thiện Thế Thiền Tự nhưng hầu như vẫn giữ thế chế cũ. Trong chế ñộ ngũ sơn thập sát, các chùa cấp dưới chúng ñược gọi là giáp sát (Nhật Bản gọi là chư sơn ). Nhật Bản ñã mô phỏng Trung Quốc, tuyển chọn năm chùa ở vùng Kyôto và Kamakura làm ngũ sơn, lại ñặt Nanzenji (Nam Thiền Tự) làm ngũ sơn chi thượng giống như trường hợp của ðại Long Tường Tập Khánh Tự. Khi chế ñộ quan tự ñã hoàn thành rồi thì triều ñình ñã mở những cuộc thi chọn tăng quan trụ trì, ấn ñịnh nghi thức thi cử chọn người có năng lực bỉnh phất (người cầm phất chủ lên tòa thuyết pháp) và ñặt hệ thống thăng tiến cố ñịnh cho các trụ trì. Sự tấn trụ (tiến lên trong việc trụ trì) phải theo giai ñoạn, ñi từ giáp sát lên thập sát rồi mới tới ngũ sơn. Kinh tế chùa thiền và sự buông thả ñối với quy luật: Như thế, vào thời Nam Tống, ngũ sơn thập sát và các chùa thiền cấp dưới ñã ñóng vai trò trọng yếu trong hoạt ñộng văn hóa nhưng mặt khác, phải biết rằng nếu ñược như vậy là cũng nhờ vào sự phong phú của kinh tế thiền viện.vì nhiều người qui y, Thiền Tông nhận ñược sự tiến cúng ñất ñai ñể lập chùa. Tự viện nhân ñấy ñã trở thành ñại ñịa chủ sở hữu những trang viên (giống như nông trại hay ñồn ñiền) rộng lớn.tăng lữ cũng biết kinh doanh bằng cách lấy của cải nhà chùa cho vay sinh lợi cho nên kinh tế các tự viện ñời Tống vượt trội hẳn ñời ðường. Dưới thời Bắc Tống ñã có ñạo luật gọi là hạn ñiền pháp (giới hạn số ruộng sở hữu) ñối với tự quán (chùa Phật và ñền ðạo giáo). Luật này cho phép các ñền chùa kinh ñô ñược 5 nghìn mẫu, chùa các ñịa phương 3 nghìn mẫu. Vào năm 1121, nó cũng qui ñịnh quan nhất phẩm trong triều ñình ñược 10 nghìn mẫu là mức cao nhất, từ ñó ta có thể suy ra số ruộng ñất nhà chùa chiếm hữu nhiều ñến mức ñộ nào.trên thực tế, sách vở thời ấy cho biết trong niên hiệu Bảo Khánh ( ) triều Nam Tống, tự sản (tài sản nhà chùa) của A Dục Vương Sơn, một trong Ngũ Sơn, là mẫu ruộng và mẫu rừng. Thiên ðồng Tự, nơi khoảng một nghìn tăng nhân sinh sống thì có mẫu ruộng và mẫu rừng. Ngoài ra họ còn sở hữu 36 trang viên, diện tích chung là mẫu ñất và từ ñó thâu ñược ñấu 40 ngũ cốc. Kinh tế tự viện sung túc như vậy không thể không gây ảnh hưởng ñến cuộc sống của các thiền tăng. Có thể thấy qua sự buông thả trong quy luật. Vài thiền viện cho ñến thời ñiểm ñó không cho chư tăng ăn cơm chiều, thường gọi là dược thạch, nay cũng bãi bỏ lệnh cấm ấy. Vào thời kỳ này, không thiếu chi thiền tăng ñể móng tay dài, ñể tóc dài. Vì lý do ñó, theo Thiền Uyển Thanh Quy vào thời Bắc Tống, nhà chùa cho phép các tăng nhân chọn thời giờ tọa thiền theo ý thích, bước sang Nam Tống thì họ ñã ñặt ra qui chế tứ thì (bốn lần trong ngày) rõ ràng: hoàng hôn (lúc mặt trời lặn), hậu dạ (nửa khuya), tảo thần (sáng sớm), bô thì (buổi trưa, sau giờ Thân). Người ta bắt buộc làm như vậy có lẽ vì nhiệt tâm tu hành của các tăng ñã sa sút do kiểm soát quá lỏng lẻo. Quy ñịnh ñông an cư (họp ñoàn ñể tu học vào mùa ñông) vốn không có bên Ấn ðộ cũng ñã ñược thực thi vào giai ñoạn này. Sở dĩ có nạn mua bán ñộ ñiệp, tử y, sư hiệu... là bởi vì các tăng nhân sống khá giả, có của cải, ñủ sức mua. Hơn nữa, ñôi khi chức trụ trì cũng có thể dùng tiền bạc mà ñoạt ñược.ngoài ra, vào ñời Nam Tống, các tự viện có khuynh hướng bỏ qui chế thập 40 ðấu là ñơn vị ño lường nhưng dung lượng biến hóa theo mỗi thời. ðời ðường tương ñương với 6 lít, ñời Thanh, 10 lít. Ở Nhật, khoảng 18 lít. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 92

93 phương trụ trì (chức trụ trì là người từ bên ngoài) ñể trở lại qui chế ñồ ñệ viện (chức trụ trì do người trong nội bộ ñưa lên). Lý do là vì mỗi lần thay bậc ñổi ngôi, trụ trì cũ thường hay ñem ñồ nhật dụng của chùa ñi bán, làm cho tự viện hoang phế ñiêu tàn. Nhìn cảnh ấy mới thấy thời ñó cái nạn ñem của chung làm của riêng phổ biến biết chừng nào. Việc bảo vệ tài sản, ñất ñai núi rừng của nhà chùa khỏi tay người khác lấn chiếm là việc chẳng dễ dàng, nói chi trùng tu sửa chữa vốn cũng gây ra hao tốn. Việc phục hưng ñền ñài miếu mạo ñổ nát hay thiêu hủy vì thiên tai, hỏa tai ñòi hỏi rất nhiều kinh phí. Vì vậy, khi các trụ trì tích cực giao thiệp với danh sĩ các giới hay những kẻ có thực lực trên chính trường cũng là vì họ xem ñó như một bổn phận khi thừa hành chức vụ. Người muốn trở thành trụ trì phải sẳn sàng làm việc này chứ không chỉ có tâm hồn thanh cao hay biết dạy dỗ ñệ tử là ñủ. ðể khỏi phải ñối ñầu với những trở ngại như thế, không thiếu gì thiền tăng ñã ra sống ở am riêng, không biết ñến ai và không cho ai hay biết. ðó là kiểu mẫu tu hành gọi là am cư như trường hợp Trung Phong Minh Bản, thiền sư ñời Nguyên mà ta sẽ nhắc ñến sau. Tiết 2: Phát triển của Thiền dưới các triều Kim và Nguyên. Từ Kim qua Nguyên: Cho ñến cuối thế kỷ thứ 12, tại Trung Quốc, ba nước Kim, Tây Hạ và Nam Tống ñã tiếp tục duy trì ñược thế chân vạc nhưng từ khi Mông Cổ hùng cường lên thì sự thăng bằng trong chính trị của bộ ba ñã phải chấm dứt. Temujin (Thiết Mộc Chân) từ năm 1205 ñã thống nhất phân nửa cao nguyên Mông Cổ, năm sau trong ñại hội các tù trưởng (khuriltai), lại ñược bầu làm Gengis Khan (Thành-Cát-Tư Hãn). Ông tức là Nguyên Thái Tổ (tại vị ) về sau. Gengis Khan chỉnh ñốn thể chế quốc gia, trước tiên chinh phục tất cả các nước vùng Trung Á ( ), sau ñó thảo phạt nước Kim, ñánh chiếm Trung ðô làm cho triều ñình nước này bắt buộc nam thiên về Khai Phong ( ). Sau ñó, ông lại chinh ñông, tiêu diệt vương triều Hồi giáo Khwarazm Shah lúc ñó ñang cai quản vùng Iran và Afghanistan.. Trở về cao nguyên Mông Cổ, Gengis Khan chĩa mũi giáo về phương ñông, diệt ñược Tây Hạ (1225) nhưng chẳng bao lâu thì ngã bệnh. Ogotei (Oa-Khoát-ðài Hãn, Nguyên Thái Tông, trị vì ) kế vị ông, thanh toán luôn nước Kim (1234). Nhân vật ñóng một vài trò bên cạnh hai kha-hãn Gengis và Ogotei trong việc thôn tính Trung Quốc là Da Luật Sở Tài ( ), vốn xuất thân hoàng tộc nước Liêu.Từ ñó về sau, triều ñình Mông Cổ vẫn tiếp tục chính sách dùng người dựa trên năng lực, tích cực sử dụng nhân tài thuộc các sắc dân khác. Sau Ogotei là Guyuk (Nguyên ðịnh Tông, tại vị ). Ông ở ngôi chỉ có 2 năm thì băng, Mongke (Mông Kha, Nguyên Hiến Tông, tại vị ) kế vị. Mongke tự mình dẫn quân tiến ñánh Nam Tống nhưng mất trên ñường hành quân. Sau ñó ñã xãy ra một cuộc tranh ngôi nhưng rốt cục Kubilai (Hốt Tất Liệt, Nguyên Thế Tổ, ) thắng lợi trước mọi người và trở thành kha-hãn ñời thứ 5. Kubilai mở lại cuộc hành binh ñánh Tống. Năm 1276, ông vào thủ ñô Lâm An không ñổ một giọt máu. Thế rồi năm 1279, sau khi dẹp tàn ñảng của Nam Tống, ông thống nhất Trung Quốc. Kubilai trở thành hoàng ñế của Trung Quốc, ñổi niên hiệu là Trung CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 93

94 Thống và dùng chữ Nguyên có trong Kinh Dịch ñể ñặt quốc hiệu. Ông cho kiến thiết kinh ñô, ñặt tên là ðại ðô (sau này trở thành Bắc Kinh). Vương triều Nguyên củng cố sức mạnh quân sự ñể cho phép thiểu số người Mông Cổ cai trị ña số người Hán. Họ ñặt trạm thuế khóa ở những mạch giao thông xung yếu, thu nạp ñược nhiều tài hóa.về pháp luật và thuế chế, chính quyền trung ương không cần phải nhúng tay vào, họ cứ theo ñúng phương pháp của chính quyền cũ. Do ñó họ chỉ việc chỉnh ñốn cơ cấu quan lại Trung Quốc ñã có sẳn và ñặt người Mông Cổ ở trung khu ñể thi hành chính sách truyền thống gọi là cai trị bên lề (trắc cận chinh trị). Sau khi Kubilai tạ thế, kha-hãn ñời thứ 6, Temul (Nguyên Thành Tông, tại vị ) lên nắm quyền. Sau ñó, phe ông ñã chiến thắng trong một cuộc tranh chấp với con cháu Ogotei nhưng ngược lại bản thân ông sinh ra ñam mê rượu chè nên chết sớm, lúc mới 42 tuổi. Từ ñó, triều Nguyên chỉ toàn có các hoàng ñế yểu mệnh, những cuộc tranh chấp ngai vàng bùng nổ thường xuyên làm cho chính trị mất hết sự an ñịnh. ðặc biệt là sự hỗn loạn xảy ra sau cái chết của ñời vua thứ 11 là Isun Temul (Thái ðịnh ðế, ) mà sử gọi là cuộc nội loạn năm Thiên Lịch. Người dàn xếp ñược cho yên và sau ñó lên ngôi là Tok Temul, kha-hãn ñời thứ 12, nhưng ông chỉ làm bù nhìn. Từ ñó, quyền lực của triều Nguyên nằm trong tay quân ñoàn cấm binh nhưng họ không phải là người Mông Cổ. Irinjibal (Nguyên Hiến Tông, tại vị 1332) lên ngôi lúc mới 7 tuổi và làm vua có 43 ngày thì mất. ðời thứ 14 là Togon Temul (Nguyên Thuận ðế, tại vị ). Ông trị vì gần 40 năm nhưng trong thời gian ñó, tiền giấy mất giá làm cho kinh tế hỗn loạn, lại thêm những thiên tai như khí tượng dị thường và ñộng ñất... khiến cho kể từ năm 1350 giặc giã dấy lên như ong. Nhất là kể từ năm 1342 về sau, mỗi năm sông Hoàng Hà lại gây ra lụt lội làm cho tín ñồ Bạch Liên Giáo nổi lên làm loạn dưới cờ hai cha con Hàn Sơn ðồng (? 1351) và Hàn Lâm Nhi (? 1366), người tự xưng là Phật Di Lặc hạ sinh. Bởi vì họ bịt khăn ñỏ trên ñầu nên ñược gọi là giặc Hồng Cân. Lúc ñầu tưởng Hồng Cân ñã bị dẹp yên nhưng nhân vì hoàng thất chia rẽ, thế lực của họ lại bùng lên mạnh mẻ. Một thủ lãnh Hồng Cân là Chu Nguyên Chương ( ), xưa vốn xuất thần bần nông nhưng biết sử dụng cả lớp trí thức nên dần dần gây dược thanh thế, lần lượt ñánh bại các ñối thủ như Trần Hữu Lượng ( ) và Trương Sĩ Thành ( ), khống chế phân nửa phía nam Trung Quốc. Xong, Chu mới mưu chuyện bắc phạt ñể dẹp nhà Nguyên. ðến năm 1368 thì lên ngôi ở phủ Ứng Thiên, ñặt quốc hiệu là Minh với niên hiệu Hồng Vũ. Chu Nguyên Chương trở thành Thái Tổ nhà Minh, còn gọi là Hồng Vũ ðế (trị vì ). Cùng năm ấy, ông xua quân vây hãm ðại ðô và thành công trong việc ñuổi người Mông Cổ về phương bắc. Phương hướng hoạt ñộng của các phái Thiền: Các hoàng ñế nước Liêu ñời nào cũng qui y Phật pháp nhưng ñạo mà họ theo chủ yếu là các tông thuộc giáo học Phật giáo như Hoa Nghiêm, Pháp Tướng và Mật Tông. Do ñó vai trò của Thiền Tông bị lu mờ. Chỉ ñến khi Kim lên thế Liêu, thế lực của Thiền Tông mới duỗi ra ñược, ñặt biệt vào cuối ñời Kim, nhờ sự có mặt của tăng nhân phái Tào ðộng là Vạn Tùng Hành Tú ( ). Ông ñã ñào tạo nhiều học trò xuất sắc, trong số ñó phải kể Lâm Tuyền Tùng Luân (năm sinh năm mất không rõ), Tuyết ðình Phúc Dụ ( ), Kỳ Ngọc Chí Ôn ( ), Lý Bình Sơn ( ), Da Luật Sở Tài (ðam Nhiên Cư Sĩ). Ngay cả hoàng ñế Kim Chương Tông (trị vì ) CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 94

95 cũng qui y với ông. Da Luật Sở Tài có công lớn trong việc sáng nghiệp của triều ñình Mông Cổ là ñiều ñã nhắc bên trên nhưng Tuyết ðình Phúc Dụ cũng rất ñược Kubilai kính trọng, cho cai quản hết Thích giáo trong thiên hạ. Vào năm 1255, ông ta ñã luận chiến tay ñôi trong cung ñình ở Karakorum với ñạo sĩ phái Toàn Chân là Lý Chí Thường ( ) và thắng cuộc. Vì Phúc Dụ sống ở chùa Thiếu Lâm trên Tung Sơn nên nhiều người phái Tào ðộng sau ñó ñã ñến ngụ ở chùa này. Thiếu Lâm Tự trở thành căn cứ của Tào ðộng ở phương Bắc (từ giữa thời Minh trở ñi, họ tự xưng là Tào ðộng chính tông) Lại nữa, Lý Bình Sơn là người ñã soạn ra tác phẩm Minh ðạo Tập Thuyết (1235, Da Luật Sở Tài ñề tựa), trong ñó có viết phản biện ñối với những ñiều Tống Nho ñã phê bình Phật giáo. Trong số những thiền tăng nổi tiếng thời nhà Nguyên mới dấy nghiệp, ta còn phải kể ñến Hải Vân Ấn Giản ( ) của tông Lâm Tế, người ñược bốn ñời kha-hãn từ Ogotei ñến Kubilai trọng vọng. Ông ñã nhận ñược chiếu chỉ cho phép quản lý toàn bộ Phật giáo (Sau khi ông mất, ñịa vị này về tay Phúc Dụ. Các học trò ñàn cháu của Ấn Giản vẫn giữ ñược quan hệ mật thiết với triều ñình nhà Nguyên và do ñó, vào khoảng ñầu thế kỷ 14, tông phái của họ mang danh hiệu là Lâm Tế chính tông). Tuy nhiên, năm 1269, khi Paspa ( ) ñược Kubilai tín nhiệm và phong chức ðế sư người Mông Cổ lại hướng về Phật Giáo Tây Tạng nhiều hơn. Người ta cho rằng sự mù quáng trong lòng tin tôn giáo và sự hoang phí xa xỉ ñã là hai nguyên nhân khiến cho Nguyên triều ñi ñến chỗ diệt vong. Vạn Tùng Hành Tú Ông họ Sái, người huyện Hà Nội thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc nhỏ ñi tu ở chùa Tịnh ðộ ở Hình Châu (Hà Nam), sau tham học nhiều nơi và nối pháp tự của Tuyết Nham Mãn (? 1206) ở ðại Minh Tự, Từ Châu (Hà Nam). Ông lại về chùa Tịnh ðộ, kết am Vạn Tùng Hiên ñể tu. Năm 1193, lúc mới 27 tuổi, ñã ñược Kim Chương Tông mời vào cung thuyết pháp. Ông lên ñường thăm nhiều chùa danh tiếng và dành thời giờ ñể ñào tạo ñệ tử. Năm 1223, ông dựng Thung Dung Am trong khuôn viên chùa Báo Ân ở Yên Kinh. ðầu ñời Nguyên thì nhập tịch. Những bài giảng của ông về Tụng Cổ Bách Tắc của thiền sư Hoằng Trí Chính Giác ( ) ở Thung Dung Am ñã ñược chư ñệ tử góp nhặt lại và soạn thành Thung Dung Lục (1223). Sách ấy cùng với Thỉnh Ích Lục (1230) tức tập giảng nghĩa về Niêm Cổ Cửu Thập Cửu Tắc của Hoằng Trí là hai tác phẩm ñại biểu của Thiền Tông vào thời ñại này. Triều ñình Nhà Nguyên noi theo tập tục của người Mông Cổ nghĩa là ñể cho các dân tộc dưới quyền cai trị của mình, mỗi khi có vấn ñề tranh chấp nội bộ, giải quyết vấn ñề theo tinh thần luật pháp cố hữu của chính dân tộc họ (bản tục pháp). Do ñó, dạng thức sinh họat và văn hóa của người Hán từ thời Nam Tống trở ñi vẫn cứ y như cũ. Tôn giáo cũng vậy, nếu không làm gì chống ñối lại Mông Cổ thì vẫn ñược chấp nhận. Do ñó dầu ñã bước vào thời Nguyên, ñối với người Trung Quốc, khi nói ñến Phật giáo thì hầu như ai cũng nghĩ là Thiền Tông. Những thiền tăng danh tiếng thời Nguyên phần lớn thuộc tông Lâm Tế. Phái ðại Huệ thì có học trò giỏi của Vật Sơ ðại Quy tên là Hối Cơ Nguyên Hi ( ), ñệ tử của Yển Khê Quảng Văn là Vân Phong Diệu Cao ( ). ðặc biệt trong ñám ñệ tử của Nguyên Hy có nhiều anh tài ví dụ như Tiếu Ẩn ðại Hân ( ) tác giả quyển Bồ Thất Tập, ðông Dương ðức Huy (năm sinh năm mất không rõ) nhà biên tập Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy ( ), Mai Ốc Niệm Thường ( ? ) người ñã biên soạn cuốn sử Phật Tổ Lịch ðại Thông Tải (1341), Giác Ngạn Bảo Châu ( ?) biên tập cuốn sử Thích Thị Kê Cổ 41 Lược. Riêng về hội họa, Nguyên 41 Kê cổ nghĩa là tìm hiểu ý nghĩa những việc ñã xảy ra ñể học tập kinh nghiệm. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 95

96 Hy lại có những học trò như Tuyết Song Phổ Minh (thế kỷ 13-14). Ngoài ra, từ hệ phổ của Diệu Phong Chi Thiện ( ) tức một ñệ tử của Phật Chiếu ðức Quang, ñã xuất hiện các danh tăng như Sở Thạch Phạn Kỳ ( ), Mộng ðường ðàm Ngạc ( ) và Ngu Am Trí Cập ( ). Mặt khác, bên phái Phá Am, từ cửa Tuyết Nham Tổ Khâm cũng có những nhân vật ñáng lưu ý. Trong pháp hệ của Tổ Khâm, sau thời các nhà truyền giáo năng nỗ như Cao Phong Nguyên Diệu ( ), Trung Phong Minh Bản ( ) ñã có Thiên Nham Nguyên Trường ( ), Trí Như Duy Tắc (? 1354), kế thừa. Lại nữa, về phía phái Tùng Nguyên thì những nhân vật quan trọng nhất có thể kể ra là thiền sư Cổ Lâm Thanh Mậu ( ), Liễu Am Thanh Dục ( ), Tức Hưu Khế Liễu ( ) và Hổ Nham Tịnh Phục (năm sinh năm mất không rõ). Tông Tào ðông phái Hoằng Trí có Trực Ông ðức Cử (năm sinh năm mất không rõ) và ñệ tử là Vân Ngoại Vân Tụ ( ). Các tăng người Nhật qua bên nhà Nguyên du học như Kohô Kakumyô (Cô Phong Giác Minh, ), Gida Daichi (Kỳ ðà ðại Trí, ), Betsugen Enshi ( Biệt Nguyên Viên Chỉ, ) ñều ñến hỏi ñạo nơi ông. Ngoài ra, học trò ðức Cử như ðông Minh Huệ Nhật ( ), học trò Vân Tụ như ðông Lăng Vĩnh Dư ( ) ñã ñến Nhật và xây dựng môn môn phái riêng. Suốt ñời Nguyên, Thiền Tông giữ ñược một vai trò nhất ñịnh, ngũ sơn ñảm bảo ñược quyền uy của mình nhưng ñến những ngày tàn của vương triều, các chùa danh tiếng như Kính Sơn hay Linh Ẩn Tự ñều mắc nạn binh lửa, số ñền ñài miếu mạo bị thiêu hủy không phải là ít. Trường hợp thoát ñược tai nạn như Tịnh Từ Tự rất hiếm. Phải ñợi ñến ñời Minh, những ngôi chùa này mới ñược xây dựng lại. Trung Phong Minh Bản: Thiền sư sống vào ñời Nguyên, thuộc phái Phá Am, dòng Dương Kỳ tông Lâm Tế. Hiệu là Huyễn Trú ðạo Nhân. Ông người Tiền ðường, Hàng Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang), tộc tính là Tôn. Năm lên 9 ñã mồ côi mẹ, 15 tuổi có chí muốn xuất gia. Năm 1226 ông ñến tham học với Cao Phong Nguyên Diệu ở Tây Thiên Mục Sơn Sư Tử Nham, năm sau, rốt cuộc xuất gia với Nguyên Diệu. Năm 1288 thụ cụ túc giới (giới luật) rồi năm sau lại nhận pháp tự của Nguyên Diệu. Thầy mất, trối trăn muốn nhượng cho ông ðại Giác Tự nhưng ông tiến cử người ñệ nhất tòa vào chỗ ñó và bỏ xuống núi (1295). Từ ñó ông không ñịnh cư, ñi ñến ñâu thì kết am tạm thời ở ñó, gọi là Huyễn Trú Am. Lâu lâu lại trở về chùa cũ ở Thiên Mục Sơn sinh hoạt. Trong thời gian ấy, ông ñã từ khước lời mời của hai chùa Kính Sơn và Linh Ẩn Tự nhưng lại giao lưu thường xuyên với các danh sĩ như Triệu Mạnh Phủ. Năm 1318, Ayul Baruwada (Nguyên Nhân Tông, tại vị ) ban cho ông kim lan cà sa (áo cà sa dệt bằng tơ vàng) và danh hiệu Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ Thiền Sư, ñặt thêm viện hiệu là Sư Tử Chính Tông Tự. Về sau, Shidibara (Nguyên Anh Tông, trị vì ) lại qui y với ông, tặng kim lan cà sa và hương liệu. Ngày 14 tháng 8 năm 1323 thì viên tịch, 61 tuổi. Năm 1329, Tok Temul tức Nguyên Văn Tông ban cho ông thụy hiệu Trí Giác Thiền Sư và tháp hiệu Pháp Vân. Không những thế, năm 1334, Togon Temul (Thuận ðế) 30 quyển Trung Phong Hòa Thượng Ngữ Lục ñã ñược phép nhập tạng, riêng ông ñược gia phong Phổ Ứng Quốc Sư. Ông ñược biết ñến như người chủ trương Giáo Thiền nhất trí và ñã giảng dạy tư tưởng Thiền Tịnh song tu. Ông viết nhiều. Trước tác có Huyễn Trú Am Thanh Quy, Nhất Hoa Ngũ Diệp, ðông Ngữ Tây Thoại, Huyễn Trú Gia Huấn, Hoài Tịnh ðộ Thi Bách Biên, phần nhiều ñã ñược sao lục lại trong Trung Phong Hòa Thượng Quảng Lục. Có nhiều tăng nhân Nhật Bản nhập Nguyên như Kosen Ingen (Cổ Tiên Ấn Nguyên, ), Enkei Soô (Viễn Khê Tổ Hùng, ), Fukuan Sôko (Phúc Am Tông Kỷ, ), Muin Genkai (Vô Ẩn Nguyên Hối,? -1358), Myôsô Saitetsu (Minh Tẩu Trai Triết,? 1347) ñều ñến học với ông. Khi về ñến nước nhà, họ cũng làm như ông nghĩa là sống một cuộc ñời phiêu bạt, ñi khắp nước ñể giảng ñạo một cách thực tiễn. Có thể gọi họ với cái tên chung là phái Huyễn Am nhưng ñiều ñáng quan tâm hơn cả là trong ñám họ, thực sự ñã có những người theo ñúng chủ trương Thiền Tịnh song tu và nối tiếp trung thực thiền phong của Trung Phong Minh Bản. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 96

97 Tình hình trước tác dưới hai triều Kim và Nguyên Những trước tác thời này còn lưu truyền hậu thế tiêu biểu hơn cả là các ngữ lục như Cao Phong Nguyên Diệu Thiền Sư Ngữ Lục của Cao Phong Nguyên Diệu và Trung Phong Hòa Thượng Quảng Lục của Trung Phong Minh Bản. Về các tập công án thì có Thung Dung Lục (1224, Hoằng Trí Chính Giác tụng cổ, Vạn Tùng Hành Tú thị chúng, trước ngữ và bình xướng), mô phỏng phong cách của Bích Nham Lục, Hư ðường Tập (1295, ðan Hà Tử Thuần tụng cổ, Lâm Tuyền Tùng Luân bình xướng), Không Cốc Tập (1285, ðầu Tử Nghĩa Thanh tụng cổ, ðan Hà Tử Thuần trước ngữ, Lâm Tuyền Tùng Luân bình xướng), Thỉnh Ích Lục (Hoằng Trí Chính Giác niêm cổ, Vạn Tùng Hành Tú bình xướng) vốn mô phỏng Kích Tiết Lục, Tông Môn Thống Yếu Tục Tập (1320) do Cổ Lâm Thanh Mậu biên ñể tiếp nối Tông Môn Thống Yếu có trước ñó. ðệ tử của Vạn Tùng Hành Tú là Tuyết ðường ðức Gián (sống giữa thế kỷ 13) ñã chú thích trong Thiền Uyển Mông Cầu (chú năm 1255) học giả người nước Kim là Thác Am Chí Minh (thế kỷ 12-13) ñã thu thập (1225) ñể giúp tài liệu những người mới bước vào làng thiền. Những trước tác của Thiền Tông ñời Nguyên ñáng chú ý là loại sử thư Phật giáo. Chúng ñã nhận ảnh hưởng của phong cách của ñời Tống, thời mà việc chép sử rất hưng thịnh với những tác phẩm và tác giả như Ngũ ðại Sử (1053) của Âu Dương Tu ( ) hay Tư Trị Thông Giám (1084) của Tư Mã Quang ( ). Các bộ sử thiền môn ñáng ghi nhớ ấy là Phật Tổ Lịch ðại Thông Tải của Mai Ốc Niệm Thường và Thích Thị Kê Cổ Lược của Bảo Châu Giác Ngạn ñã nhắc ñến bên trên vậy. Những bộ sử này khác với các cuốn ñăng sử có từ trước ñến nay. Chúng không chỉ viết về lịch sử Thiền Tông nhưng về lịch sử ñạo Phật nói chung. Lý do có lẽ là các tác giả ñã hiểu rằng trong khi các tông phái khác của Phật giáo suy thoái thì Thiền Tông phải có nhiệm vụ nâng ñỡ họ vì tương lai chung của hai bên. Chính trong thời này ñã có những người biên tập ñăng sử trong tinh thần tổng hợp ấy, ví dụ trường hợp của ðại Xuyên Phổ Tế với Ngũ ðăng Hội Nguyên. Một tác phẩm không thể quên nhắc tới ở ñây Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy do ðông Dương ðức Huy (người tiền bán thế kỷ 14) biên tu, nó ñặt nặng tính cách chủ nghĩa quốc gia còn hơn cả Thiền Uyển Thanh Quy ñời Tống như ta sẽ thấy sau ñây. Thiền Uyển Thanh Quy và Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy Thiền Uyển Thanh Quy (1103) là tác phẩm do thiền sư ñời Tống là Trường Lô Tông Trách (người thế kỷ 11-12) thu thập các quy tắc sống thiền trong chốn tùng lâm ñương thời, biên tập và san hành.lý do của việc làm ấy là vì Tông Trách lấy làm tiếc khi thấy tác phẩm Bách Trượng Thanh Quy do cao tăng ñời ðường là Bách Trượng soạn không ñược truyền lại. Nhân sách ra ñời ñúng vào niên hiệu Sùng ðức nên còn có tên là Sùng ðức Thanh Quy, và là cuốn thanh quy tối cổ hiện còn bảo tồn. Nó ñã ñược truyền bá sang Triều Tiên,Nhật Bản. Bản ở Nhật có nhiều bổ sung nhưng bản Triều Tiên hãy còn gần gũi với bản gốc hơn cả. Riêng về Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (các tên khác là Chí Nguyên Thanh Quy hay Sắc Quy) là do ðông Dương ðức Huy biên tập theo mệnh lệnh của Togon Temul (Nguyên Thuận ðế, tại vị ). Sau khi ñược Tiếu Ẩn ðại Hân hiệu duyệt, sách mới chính thức ra ñời vào khoảng năm Nội dung của nó là một tổng hợp các thanh quy có trước ñó như Thiền Uyển Thanh Quy, Tùng Lâm Hiệu CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 97

98 ðịnh Thanh Quy Tổng Yếu (có tên khác là Hiệu ðịnh Thanh Quy, Hàm Thuần Thanh Quy, 1274) của Duy Miễn (năm sinh năm mất không rõ), Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (có tên khác là Chí ðại Thanh Quy, 1311) của Trạch Sơn Nhất Hàm (năm sinh năm mất không rõ) vv... Trong các loại thanh quy có từ trước ñến nay Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy ñược xem như có qui củ nhất, ñược in ñi in lại ở Nhật. Nôi dung gồm 9 chương 1) Chúc ly, 2) Báo bản, 3) Báo ân,, 4) Tôn tổ, 5) Trụ trì, 6) Lưỡng tự, 7) ðại chúng, 8) Tiết Lạp, 9) Pháp khí. Mào ñầu với Chúc ly là nghi thức cầu xin cho quốc gia ñược an thái (Chúc ly hay Chúc thánh ñược ñem vào thanh quy lần ñầu tiên với Hiệu ðịnh Thanh Quy), Trong phần Báo ân lại nhấn mạnh ñến nghĩa vụ báo quốc cho ta thấy màu sắc của chủ nghĩa quốc gia ñược tô ñậm. Ngoài ra, quy tắc trong Thiền Uyển Thanh Quy ñòi hỏi người trụ trì khi bổ nhiệm các tri sự hay ñầu thủ cần có sự ñồng ý của ñại chúng ñã biến mất khỏi Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy. ðiều này cho thấy tính cách cộng ñồng thể (tương ñối dân chủ, LND) còn sót lại trong tùng lâm thời Bắc Tống ñến ñời Nguyên thì không còn tồn tại nữa. Sự phát triển của văn hóa Thiền: Có thể nói gọn là, về cơ bản, tư trưởng Thiền Tông ñời Nguyên vẫn kế thừa ñược di sản ñời Tống. Tư tưởng Thiền Tịnh song tu, Giáo Thiền nhất trí, Tam Giáo nhất trí bắt nguồn từ Ngũ ðại, khai triển dưới ñời Tống ñã ñược quảng bá vào thời Nguyên thông qua các nhân vật như Trung Phong Minh Bản và Thiên Như Duy Tắc. Nó sẽ còn tiếp tục dưới các triều Minh, Thanh. Thế nhưng ñiều ñáng chú ý ñặc biệt là sự phát triển của thời ñại này về mặt văn hóa. Khuynh hướng này còn mạnh hơn cả dưới thời Nam Tống. Văn học rất ñược quan tâm. Bằng cớ là thơ của các thiền tăng ñã ñược thu thập thành những thi tập mà nổi tiếng nhất vẫn là Giang Hồ Phong Nguyệt Tập, ra ñời vào ñầu thế kỷ 14, do Tùng Pha Tông Khế (người hậu bán thế kỷ 13, ñệ tử của Vô Chuẩn Sư Phạm) biên soạn. Nội dung các thi kệ dần dần thế tục hóa nên không khác thơ người thường là bao. Dĩ nhiên chúng tăng không quay lưng lại với bổn phận nhưng họ vẫn muốn tự mình chính thống hóa quan ñiểm thi thiền nhất vị mà họ ñã ñề xướng. Cổ Lâm Thanh Mậu ( ) còn coi trọng nội dung Phật Giáo của thể loại kệ tụng cho nên ñịnh ngăn cản sự phát triển thi kệ theo chiều hướng thế tục hóa nhưng ñến thời Tiếu Ẩn ðại Hân ( ) xuất hiện thì văn tứ lục dần dần ñược tôn sùng. Tác phẩm Bồ Thất Tập của ông là một khuôn mẫu hành văn cho những ai muốn viết văn kiểu tứ lục và ñã ñược lưu hành rộng rãi ở Nhật Bản. Cổ Lâm Thanh Mậu và Tiếu Ẩn ðại Hân Cổ Lâm Thanh Mậu họ Lâm, người Ôn Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang), hiệu Kim Cương Tràng (tràng = ngọn cờ). Năm 13 tuổi xuất gia, tham học nhiều nơi, sau nhận pháp tự của Hoành Xuyên Như Củng ( ). Sau khi trụ trì ở nhiều chùa nổi tiếng (danh sát) kể cả Bảo Ninh Tự ở Kiến Khang (Giang Tô), ông qua ñời. Học trò có Liễu Am Thanh Dục ( ), Trúc Tiên Phạn Tiên ( ). Về ngữ lục, ông ñã ñể lại Cổ Lâm Mậu Thiền Sư Ngữ Lục. Còn ñược biết ñến như người ñã biên tập Tông Môn Thống Yếu Tục Biên. Nói chung là văn tài của ông thuộc loại cao siêu. Những người nối nghiệp ông ngoài Nguyệt Lâm ðạo Hạo ( ), Thạch Thất Thiên Cửu ( ), hai người nhận pháp tự, còn có Cô Phong Giác Minh ( ), Biệt Nguyên Viên Chỉ ( ), Khả Ông Tông Nhiên (? -1345), Thiết Chu ðức Tế (? -1366), Thiên Ngạn Huệ Quảng ( ) vv... Các tăng sĩ Nhật Bản khi sang bên nhà Nguyên ngưỡng mộ sự thông thái như một sĩ ñại phu của ông bèn tìm ñến cửa ông xin học. Khi về ñến nước nhà, họ vượt qua khỏi khuôn khổ của pháp tự, có chung một ý thức là những người ñã núp dưới bóng Kim Cương Tràng (Kim Cương Tràng hạ), qua hoạt ñộng văn học tiếp tục giao lưu với nhau. Tuy vậy, dầu có ñiểm chung là hoạt ñộng thi văn nhưng trong khi những người thuộc phái ðại Huệ có khuynh hướng thế tục hóa, Cổ Lâm Thanh Mậu chỉ giới hạn ñề tài của mình trong giáo lý nhà Phật và kệ tụng chủ nghĩa. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 98

99 Về phần Tiếu Ẩn ðại Hân, ông vốn họ Trần, quê vùng Nam Xương (thuộc tỉnh Giang Tây). Sau khi nhận pháp tự của Hối Cơ Nguyên Hi, ông theo học Trung Phong Minh Bản và nhiều vị khác. Ông lần lượt trụ trì các chùa lớn như ðại Báo Quốc Tự, Trung Thiên Trúc Tự ở Hàng Châu (Chiết Giang), ðại Long Tường Tập Khánh Tự ở Kim Lăng (Giang Tô). Cũng từng vào cung thuyết pháp. Năm 1336, ñược phong Thích Giáo Tông Chủ, cai quản tất cả ngũ sơn. Ông là một ñại gia về văn tứ lục trong chốn thiền lâm. Nhờ có sự xuất hiện của ông mà văn học thiền lâm ñã chuyển từ kệ tụng sang văn tứ lục. Trước tác có Bồ Thất Tập và Tiếu Ẩn ðại Hân Thiền Sư Ngữ Lục, Cách viết văn tứ lục trong Bồ Thất Tập ñáng mặt giáo khoa thư, ñược phái Gozan (Ngũ Sơn của Nhật) hết sức trọng vọng.. Văn nhân tiêu biểu ñời Nguyên là một nhân vật mang dòng máu hoàng thất nhà Tống. ðó là Triệu Mạnh Phủ (tự Tử Ngang, ), người giỏi từ thi, thư ñến họa và lại là một Phật tử nhiệt thành.ông giao du thân mật với thiền sư Trung Phong Minh Bản và không biết phải vì lý do ñó hay không mà các thiền tăng ñời Nguyên ñều chuộng thư pháp của ông.những dấu vết thư pháp (mặc tích) của ông ñã ñược các học tăng sang Nguyên ñem về nước. Ảnh hưởng của ông vì lẽ ñó cũng rất sâu rộng ở Nhật Giới tăng lữ Thiền Tông biết yêu hội họa không phải là ít. Người dẫn ñầu hệ phổ văn nhân họa Nhật Quan Tử Ôn (? 1293?) với bức Bồ ðào ðồ cũng như Tuyết Song Phổ Minh với bức Mặc Lan, Tử ðình Tổ Bách (thế kỷ 13-14) qua bức Thạch Xương Bồ. Mặt khác, giỏi về tranh chân dung các ñạo sĩ và thiền sư (ðạo Thích nhân vật họa) thì ñã có Nhân ðà La (sống giữa thế kỷ 14) và tăng sĩ người Nhật tên là Mặc Am (? -1345). Ông này ñã sang bên nhà Nguyên học lối vẽ của Mục Khê, sau chết ở ñất khách.tuy tranh của ông ñược nhập nhiều vào ñất Nhật nhưng Mặc Am thường ñược xem như là một họa gia Trung Quốc. Những người phát triển họa phong của Triệu Mạnh Phủ và mở ñường cho một lối vẽ tranh sơn thủy mới mẻ là 4 nhân vật trong Nguyên mạt tứ ñại gia : Hoàng Công Vọng (tự ðại Si, ), Nghê Toản (tự Vân Lâm, ), Ngô Trấn (tự Mai Hoa ðạo Nhân, ) và Vương Mông (tức Hương Quang cư sĩ, ). Tất cả bọn họ ñều là những xử sĩ (trí thức không ra làm quan), lòng hướng về Thiền, cho nên trong tranh sơn thủy của họ, người ta cảm thấy có sự hòa ñiệu với thiên nhiên và bộc lộ ñược tư tưởng nhà Thiền. Tuy vào thời Nguyên, ngoài mặt làm như có sự ñoạn tuyệt quốc giao giữa Nhật và Trung Quốc nhưng bên trong, hai bên vẫn tiếp tục thông thương và thiền tăng qua lại rất nhiều.vì lẽ ñó, sau khi Nhất Sơn Nhất Ninh tháp tùng sứ bộ nhà Nguyên lần ñầu tiên sang Nhật rồi, các thiền tăng ưu tú như Minh Cực Sở Tuấn ( , sang Nhật năm 1329) và Trúc Tiên Phạn Tiên ( , ñi cùng Minh Cực Sở Tuấn ñến Nhật) của phái Tùng Nguyên, Thanh Chuyết Chính Trừng ( , sang Nhật năm 1326) thuộc phái Phá Am cũng lục tục kéo qua. Họ không những truyền bá văn học mà còn giới thiệu những sản phẩm văn hóa khác. Giới vũ sĩ thượng lưu trong xã hội Nhật Bản thời ñó hình như chỉ có khuynh hướng chú ý ñến mặt văn hóa văn học chứ chưa hẳn ñã quan tâm ñến Thiền. Nhất Sơn Nhất Ninh là người ñầu tiên ñến truyền bá tư tưởng Chu Tử Học nhưng cũng là người thành thạo về thi, thư và họa, còn như môn ñệ của Cổ Lâm Thanh Mậu là Trúc Tiên Phạn Tiên thì ông vốn ñã nổi tiếng về văn học từ khi còn ở Trung Quốc. Việc ông ñem kỹ thuật ấn loát và phạm bái 42 vào ñất Nhật thật có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn hóa. Minh Cực Sở Tuấn và Thanh Chuyết Chính Trừng ñều là những văn nhân lỗi lạc nhưng nằm trong quĩ 42 Khúc hát ca tụng công lao, ñức hạnh của Phật, theo TðPH, ðạo Uyển. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 99

100 ñạo bảo thủ của Cổ Lâm tức là thiên về chủ nghĩa kệ tụng. Khi các tăng nhân này sang Nhật cũng là lúc thiền sư Nhật Bản là Mặc Am vào ñất Nguyên. Sau ñó, cũng như Mặc Am, sẽ có nhiều tăng Nhật nhập Nguyên và ñem hội họa, mặc tích thư ñạo về nước. Như thế, văn hóa Thiền thời Muromachi (1336 hay , tùy theo quan ñiểm về sự phân chia thời ñại) ñã bắt rễ vững vàng với năm chùa goi là Gozan (Ngũ sơn Nhật Bản), nó sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thành hình văn hóa Nhật Bản về sau. Tân ðạo Giáo xuất hiện. Cuộc tranh luận giữa Thiền Tông- ðạo Giáo: Thời Nam Tống, trong quá trình thẩm thấu vào các thành tố xã hội, Thiền ñã ảnh hưởng nhiều ñến Nho Giáo, thế nhưng ñến ñời Kim thì nó lại ảnh hưởng ñến ðạo giáo, giúp tôn giáo này cách tân. Lúc ấy, trên lãnh thổ của Kim ñã lần lượt xuất hiện các giáo phái mới của ðạo giáo như Chân ðại ðạo Giáo (ra ñời năm 1142) của Lưu ðức Ninh (năm sinh năm mất không rõ) và Toàn Chân Giáo (ra ñời năm 1163) của Vương Trùng Dương ( ). Người ta thường gọi hai phái này là Tân ðạo Giáo. ðặc biệt phái Toàn Chân khích lệ những hành ñộng như hành cước và tọa thiền cũng như việc thiết lập thanh quy (Toàn Chân thanh quy), việc truy cầu sự giác ngộ bằng kiến tính, xem ra không có gì khác với giáo lý của Thiền Tông. Sau khi giáo chủ Vương Trùng Dương mất, Toàn Chân Giáo dưới sự lãnh ñạo của 4 học trò giỏi (tứ triết) của ông dần dần phát triển mạnh. Tứ triết gồm Mã ðan Dương ( ), ðàm Trường Chân ( ), Lưu Trường Sinh ( ) và Khâu Trường Xuân ( ). ðặc biệt ñạo sĩ Khâu Trường Xuân (tức Khâu Xử Cơ) ñược vua Kim Thế Tông và Gengis Khan che chở, không những phó mặc mọi việc về ðạo giáo cho ông mà còn ñi ñến ñộ tha không ñánh thuế (giáo ñoàn duy nhất ñược hưởng ân huệ ấy). Toàn Chân Giáo từ ñó về sau là một thế lực tôn giáo mạnh, ñủ sức áp ñảo các giáo ñoàn khác. Tuy nhiên ñến thời Lý Chí Thường ( ) thì sự thể ñổi khác ñi. Nhân có cuộc bình nghị xem Lão Tử Hóa Hồ Kinh và Lão Tử Bát Thập Nhất Hóa ðồ là của thật hay của giả, giữa Tín ñồ Toàn Chân và Phật Giáo có sự ñôi co ( ), ñưa ñến một cuộc tranh luận trước mặt kha-hãn Mongke. Phe Toàn Chân bị thua và từ ñó xuống dốc.(thích Tường Mại trong Chí Nguyên Biện Ngụy Lục (1291) có chép lại ñầu ñuôi sự kiện này) Thế nhưng, sau ñó Toàn Chân Giáo âm thầm xây dựng lại thế lực, rồi cùng với Chính Nhất Giáo, một phái ðạo giáo khác, chia nhau ảnh hưởng suốt một vùng Giang Nam cho ñến ngày nay. Sự thành lập và phát triển của Toàn Chân Giáo, một tôn giáo biết lấy hầu như toàn bộ tư tưởng của Thiền Tông làm của mình ñã diễn ra giống y trường hợp thành hình của hệ tư tưởng Chu Tử Học thời Nam Tống.Ta thấy hiện tượng thuyết Tam Giáo nhất trí thẩm thấu vào trong xã hội kể từ thời Nguyên trở về sau ñã góp một phần không nhỏ cho hai sự thành hình ấy. Cuộc tranh giành giữa Phật ðạo nhị giáo ñến thời Nguyên coi như là kết thúc, từ ñó hai bên sẽ cùng tiến lên trên con ñường dung hợp và không có bên nào còn có ý thức hoàn toàn về bản sắc cố hữu của giáo lý mình nữa. Ảnh hưởng của tư tưởng Thiền trong giáo lý Toàn Chân: Toàn Chân Giáo ñã phủ ñịnh mục ñích xưa nay của ðạo Giáo là ñi tìm trường sinh bất tử. Họ chủ trương muốn ñắc ñạo phải tu hành bằng những phương pháp như kiến tính, thức tâm kiến tính. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 100

101 Hơn thế, khi gọi trạng thái tinh thần (cảnh ñịa) ñó là vô tâm, vô niệm, rõ ràng họ ñã dùng những thuật ngữ ñến từ Thiền Tông.Mặt khác, họ giải thích rằng cần phải dùng phương pháp tu hành như hành cước ñể ñi nhiều nơi học hỏi (biến tham) và ngồi thiền (ñả tọa). Còn về qui luật trong cuộc sống phải theo ñúng thanh quy mà trong Toàn Chân thanh quy ấy lại có nhiều cái vay mượn từ Thiền Tông. Về phương diện tư tưởng, họ giải thích rằng kim ñan phải ñược hiểu là bản lai chân tính, như thế họ ñã chấp nhận cái mà Thiền Tông sơ kỳ gọi là Quán Tâm Thích. Lại nữa, Toàn Chân Giáo cũng lập ra một Tổ thống gọi là Ngũ Tổ có từ ðông Hoa ðế Quân ñến Vương Trùng Dương. Y như ðạo Thống Luận của Chu Hy ñối với Chu Tử Học, họ chứng tỏ mình ñã kế thừa Tổ Thống Thuyết của Thiền Tông vậy. Rồi khi họ nhắc ñến 7 người học trò giỏi của Vương Trùng Dương là thất chân và dùng cách nói ngũ tổ thất chân, vô hình trung, họ ñã rập khuôn cách diễn ñạt ngũ gia thất tông của thiền gia. Chưa hết, vào ñầu ñời Nguyên, từ trong giáo phái Toàn Chân lại ñẻ ra quan niệm Nam Tông và Bắc Tông ñối lập chẳng khác nào câu chuyện Thần Tú-Huệ Năng. Nói tóm lại, trong những yếu tố cấu thành Toàn Chân Giáo ñã có rất nhiều quan niệm tương tự từng thấy nơi Thiền Tông. Tuy nói thế, xin chớ nên quên rằng Toàn Chân Giáo cũng phải có hệ thống giá trị riêng của nó nữa. Hệ phổ Thiền (5): ðến ñây thì hệ phổ Thiền Tông thu lại vào hai tông mạnh nhất là Lâm Tế và Tào ðộng mà thế lực còn duy trì mãi ñến ngày nay. Tông Lâm Tế dòng Dương Kỳ ñược ñại diện bởi ðại Huệ Tông Quả và Hổ Khâu Thiệu Long, cả hai ñều xuất thân từ cửa Viên Ngộ Khắc Cần. Trong khi ñó, Tào ðộng dược nối tiếp với hai học trò của Phù Dung ðạo Khải là ðan Hà Tử Thuần và Lộc Môn Tự Tại. ðặc biệt con số thiền gia ñộ lai (người Trung Quốc ñến Nhật) và tăng gốc Nhật Bản nhập Nguyên (sang bên ấy du học) ñã tăng thêm nhiều.lịch sử Thiền và Zen như thế ñã móc nối thực sự. Tông Lâm Tế:: Chi lưu của ðại Huệ: 1 ðại Huệ Tông Cảo 2 Chuyết Am ðức Quang 3 Tàng Tẩu Thiện Trân 4 Nguyên Tẩu Hành ðoan 5 Sở Thạch Phạm Kỳ, ñồng 5 Mộng ðường ðàm Ngạc 6 ðại Tông Tâm Thái. ðồng 5 Ngu Am Trí Cập 6 ðộc Am Hành Diễn. ðồng 2 Khai Thiện ðạo Khiêm, 2 Lại Am ðĩnh Nhu, 2 Lý Bính, 2 Trương Cửu Thành, 2 Hiểu Oánh Trọng Ôn, 2 Khả Am Huệ Nhiên 3 Như Như Nhan Bính. ðồng 2 Vô Dụng Tịnh Toàn ( 3 Tiếu Ông Như Thậm 4 Vô Văn ðạo Xán). ðồng 2 Chuyết Am ðức Quang ðồng 3 Dainichi Nôin = ðại Nhật Năng Nhẫn (Nhật Bản), 3 Vô Tế Liễu Phái, 3 Chiết Ông Như Diễm 4 ðại Xuyên Phổ Tế, 4 Hối Nham Trí Chiêu, 4 Yển Khê Quảng Văn 5 Vân Phong Diệu Cao, 5 Khô Nhai Viên Ngộ. ðồng 3 Bắc Giản Cư Giản 4 Vật Sơ ðại Quan 5 Hối Cơ Nguyên Hi 6 ðông Dương ðức Huy 7 Chuugan Engetsu = Trung Nham Viên Nguyệt (Nhật Bản). ðồng 6 Tiếu Ẩn ðại Hân 7 Quý ðàm Tông Lặc, 7 Tôden Seiso = ðông Truyền Chính Tổ (Nhật Bản), 7 Giác Nguyên Huệ ðàm 8 Bảo Nham Tịnh Giới. Chi lưu của Hổ Khâu: ðồng 1 Hổ Khâu Thiệu Long 2 Ứng Am ðàm Hoa 3 Mật Am Hàm Kiệt 4 Tùng Nguyên Sùng Nhạc*, 4 Tào Nguyên ðạo Sinh, 4 Phá Am Tổ Tiên. 4 Tùng Nguyên Sùng Nhạc* 5 Diệt Ông Văn Lễ ( 6 Hoành Xuyên Như Củng 7 Cổ Lâm Thanh Mậu 8 Trúc Tiên Sở Tiên (sang Nhật Bản), 8 Sekishitsu Zenkyuu = Thạch Thất Thiện Cửu (Nhật Bản), 8 Betsugen Enshi = Biệt Nguyên Viên Chỉ (Nhật Bản), 8 Getsurin Dôkô = Nguyệt Lâm ðạo Hạo (Nhật Bản). ðồng 5 Vô Minh Huệ Tính 6 Lan Khê ðạo Long. ðồng 6 Vận Am Phổ Nham 7 Hư ðường Trí Ngu ( 8 Nanpo Shômei = Nam Phố Thiệu Minh (Nhật Bản)), ñồng 7 Thạch Phàm Duy Diễn ( 8 Thạch Giản Tử ðàm (sang Nhật)). ðồng 5 Vô ðắc Giác Thông 6 Hư Chu Phổ ðộ CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 101

102 7 Hổ Nham Tịnh Phục 8 Minh Cực Sở Tuấn (sang Nhật), 8 Tức Hưu Khế Liễu ( 9 Ngu Trung Chu Cập (Nhật Bản)).ðồng 5 Yếm Thất Thiện Khai 6 Thạch Khê Tâm Nguyệt 7 ðại Hưu Chính Niệm (sang Nhật), 7 Mushô Seishô = Vô Tượng Tĩnh Chiếu (Nhật Bản). ðồng 4 Tào Nguyên ðạo Sinh 5 Si Tuyệt ðạo Trùng 6 Ngoan Cực Hành Di 7 Nhất Sơn Nhất Ninh (sang Nhật). ðồng 4 Phá Am Tổ Tiên 5 Thạch ðiền Pháp Huân ( 6 Ngu Cực Trí Huệ 7 Thanh Chuyết Chính Trừng (sang Nhật)).ðồng 5 Vô Chuẩn Sư Phạm 6 Hoàn Khê Duy Nhất ( 7 Kính ðường Giác Viên (sang Nhật)). ðồng 5 ðoạn Kiều Diệu Luân (...Vân Cốc Pháp Hội Hám Sơn ðức Thanh). ðồng 5 Vân Nham Tổ Khâm*, 5 Tùng Pha Tông Khế, 5 Mục Khê Pháp Thường, 5 Hy Tẩu Thiệu ðàm, 5 Biệt Sơn Tổ Trí, 5 Tây Nham Liễu Huệ, 5 Thoái Canh ðức Ninh, 5 Tôfuku Enji = ðông Phúc Viên Nhĩ (Nhật Bản), 5 Vô Học Tổ Nguyên (sang Nhật), 5 Ngột Am Phổ Ninh (sang Nhật). ðồng 5 Vân Nham Tổ Khâm* 6 Cập Am Tông Tín, 6 Linh Sơn ðạo Ẩn (sang Nhật), 6 Vô Cực Chí Nguyên ( 7 Thiên Chân Duy Trắc 8 Bạch Liên Trí An 9 Không Cốc Cảnh Long). ðồng 6 Thiết Ngưu Trì ðịnh ( 7 Tuyệt Học Thế Thành 8 Cổ Mai Chính Hữu 9 Mumon Gensen = Vô Văn Nguyên Tuyển (Nhật Bản)). ðồng 6 Cao Phong Nguyên Diệu 7 Trung Phong Minh Bản 8 Thiên Như Duy Tắc, 8 Thiên Nham Nguyên Trường ( 9 Vạn Phong Thì Úy, 9 Daisetsu Sonô = ðại Chuyết Tổ Năng (Nhật Bản) 10 Bạch Nhai Bảo Sinh. ðồng 8 Enkei Soô = Viễn Khê Tổ Hùng (Nhật Bản), 8 Kosen Ingen = Cổ Tiên Ấn Nguyên (Nhật Bản), Fukuan Sôki = Phục Am Tông Kỷ (Nhật Bản). Tông Tào ðộng: 1 ðan Hà Tử Thuần 2 Chân Yết Thanh Liễu ( 3 ðại Hưu Tông Giác 4 Túc Am Trí Giám 5 Thiên ðồng Như Tịnh Eihei Dôgen = Vĩnh Bình ðạo Nguyên (Nhật Bản). ðồng 2 Thạch Song Pháp Cung. ðồng 2 Hoằng Trí Chính Giác 3 Tự ðắc Huệ Huy 4 Minh Cực Huệ Tộ 5 ðông Cốc Minh Quang 6 Trực Ông ðức Cử 7 ðông Minh Huệ Nhật (sang Nhật) 8 Betsugen Enshi = Biệt Nguyên Viên Chỉ (Nhật Bản)). ðồng 7 Vân Ngoại Vân Tụ ðông Lăng Vĩnh Dư (sang Nhật). 1 Lộc Môn Tự Tại 2 Thanh Châu Hy Biện 3 ðại Minh Bảo 4 Vương Sơn Thể 5 Tuyết Nham Mãn 6 Vạn Tùng Hành Tú 7 Lâm Tuyền Tùng Luân, 7 Da Luật Sở Tài, 7 Tuyết ðình Phúc Dụ, 7 Tuyết ðường ðức Gián, 7 Lý Bình Sơn, 7 Kỳ Ngọc Chí Ôn. ðịa lý Thiền (5) Bắc Hoàng Hà: ðại ðô: Báo Ân Hồng Tế Tự (Hành Tú, Tùng Luân trụ trì), ðại Khánh Thọ Tự (Ấn Giản trụ trì), Mã Yên Sơn Vạn Thọ Tự (Hành Tú trụ trì). Nam Hoàng Hà bắc Trường Giang: Vân Cư Sơn Thánh Thủy Tự (Minh Bản), Tứ Châu ðại Thánh Tự (Chính Giác), Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (Phúc Dụ). Nam Trường Giang: Chú ý là Ngũ Sơn Thập Sát ñều nằm phía nam Trường Giang chung quanh vùng Tô Hàng. Phượng Sơn và Ngũ Sơn: Phượng Sơn ðại Long Tường Tập Khánh Tự (Thiên Giới Thiện Thế Thiền Tự) (ðại Hân), Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Tự (ðức Quang, Tông Cảo, Sư Phạm, Trí Ngu, Quảng Văn, Hàm Kiệt, Diệu Cao, Trí Cập), Bắc Sơn (Linh Ẩn Sơn) Cảnh ðức Linh Ẩn Tự (ðức Quang, Sùng Nhạc, Phổ Tế, Quảng Văn, Hàm Kiệt), Thái Bạch Sơn Thiên ðồng Cảnh ðức Tự (Chính Giác, Hoài Sưởng, Như Tịnh, Hàm Kiệt, CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 102

103 Tùng Cẩn), Nam Sơn (Nam Bình Sơn) Tịnh Từ Báo Ân Quang Hiếu Tự (Quảng Văn, Trí Cập, Cử Giản, Như Tịnh), A Dục Vương Sơn Mậu Phong Quảng Lợi Tự (ðức Quang, Tông Cảo, Sư Phạm, Trí Ngu, Thanh Liễu, ðại Quan). Thập Sát: Trung Thiên Trúc Sơn (Linh Ẩn Tự) Thiên Ninh Vạn Thọ Vĩnh Tộ Tự (ðại Hân), ðạo Trường Sơn Hộ Thánh Vạn Thọ Tự (Cư Giản), Tưởng Sơn Thái Bình Hưng Quốc Tự (Thanh Viễn, Hàm Kiệt), Vạn Thọ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Tự, Tuyết ðậu Sơn Tư Thánh Tự (Trọng (Trùng) Hiển, Sư Phạm, Quảng Văn), Giang Tâm Sơn Long Tường Tự (Thanh Liễu, Huệ Khai), Tuyết Phong Sơn Sùng Thánh Tự, Vân Hoàng Sơn Bảo Lâm Tự, Hổ Khâu Sơn Vân Nham Tự (Thiệu Long, Sùng Nhạc), Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Kính Trung Tự. Các chùa thiền danh tiếng khác: Phượng Hoàng Sơn Bảo Ninh Tự (Thanh Mậu, Huệ Khai), Lâm An (Hàng Châu) Lục Thông Tự (Mục Khê, Mặc Am), Gia Hưng Bản Giác Tự (Thanh Dục), Tô Châu Sư Tử Lâm (Duy Tắc), Lô Sơn ðông Lâm Tự (Minh Bản), Lương Sơn (Sư Viễn), Bách Trượng Sơn (Hoài Huy), Ngưỡng Sơn (Tổ Khâm), Nam Nhạc Vân Phong Tự, Tây Thiên Mục Tự (Nguyên Diệu, Minh Bản), Cổ Sơn (Thủ Trách), Mai Châu Tây Nham Tự (Tông Cảo), Dương Dư Am (Tông Cảo). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 103

104 Chương 6: Sự suy vong của Thiền Trung Quốc: Tiết 1: Tình trạng Thiền ñời Minh. Nhà Minh dấy nghiệp. ðịa vị của Thiền: Trong những cuộc phản loạn cuối ñời Nguyên có Chu Nguyên Chương ( ), người ñi theo giáo ñoàn Hồng Cân, dần dần có thế lực vững mạnh hơn cả, rốt cuộc ñã ñuổi ñược triều ñình nhà Nguyên về phương bắc và năm 1368, lên ngôi ở phủ Ứng Thiên. ðó là vua Thái Tổ nhà Minh ( ) tức Hồng Vũ ðế (trị vì ). Ông ñóng ñô ở Nam Kinh, dùng các Nho gia như Lục Cơ ( ) và Tống Liêm ( ) làm văn thần. Như truyền thống vẫn có ở Trung Quốc, ông lần lượt chỉnh ñốn các ñịnh chế, và ñể giữ ngôi vị của mình, mở những cuộc thanh trừng chính trị nhằm loại bỏ các công thần khai quốc vì sợ họ tiếm ngôi. Khi Hồng Vũ ðế mất ñi, con của hoàng thái tử (mất sớm) lên ngôi tức Kiến Văn ðế (tại vị ). Thế nhưng con thứ tư của Hồng Vũ ðế là Chu ðệ ( ) không phục, dấy binh làm phản (sử gọi là cái biến Tĩnh Nạn 43 ), phá ñược Nam Kinh, ñuổi cháu là Huệ ðế và lên ngôi tức vua Minh Thành Tổ, thường ñược gọi là Vĩnh Lạc ðế (trị vì ), rồi thiên ñô về Bắc Bình (Bắc Kinh).Trong ñời Vĩnh Lạc, Trung Quốc có những cuộc viễn chinh ñại quy mô ñể nâng cao uy thế quốc gia nhưng các hoàng ñế về sau thì tầm thường, bên trong bị hoạn quan lấn áp, bên ngoài, về quan hệ ngoại giao chỉ biết giữ thế thủ. Nhà Nguyên ñã xem Chu Tử Học là hình thức giải thích Nho giáo ñúng ñắn nhất, lấy nó làm nòng cốt cho giáo dục nhà nước (quan học hóa).nhà Minh tuy thừa kế ñiều ñó nhưng ñồng thời Vĩnh Lạc ðế cũng cho biên tập Lý Tính ðại Toàn, Tứ Thư ðại Toàn, Ngũ Kinh ðại Toàn ñể mưu ñồ việc thống nhất hệ tư tưởng làm cho Chu Tử Học không phát triển về mặt nghiên cứu ñược nữa. Nho gia thời Minh rốt cuộc chỉ còn sử dụng cái học của mình ñể thi ñậu làm quan. Khi Hồng Vũ ðế (vốn có thời nương thân cửa Phật) tức vị, ông ñã nghĩ ngay ñến việc quản lý Phật giáo bằng cách ñặt Thiện Thế Viện trong chùa Thiên Giới ở Nam Kinh (dưới thời Nguyên, chùa này có tên là Long Tường Tập Khánh Tự). (Viện ấy ñến năm 1381 lại ñược ñổi tên là Tăng Lục Ty (ty sở ñăng ký chư tăng) và thời Vĩnh Lạc ðế ñược dời về Bắc Kinh). Mặt khác, ông tự thảo Tam Giáo Luận, lấy Nho giáo làm chủ, Phật và Lão chỉ phụ theo, cực lực tán dương một chính sách tam giáo nhất trí dưới hình thức như thế. ðể thể hiện ñiều ñó, ông thường cho tổ chức những pháp hội ở Thái Bình Hưng Quốc Tự trên Tưởng Sơn mà thực ra chỉ là những buổi lễ trấn quỉ chiêu hồn. Như vậy Phật Giáo chỉ còn ñóng vai trò vây cánh của quốc gia và nhà Minh ñã xác ñịnh và tăng cường tính quốc gia chủ nghĩa của Phật giáo vốn có từ ñời Tống. ðể ñạt mục ñích ñó, Hồng Vũ ðế làm sống lại chế ñộ thí kinh ñộ tăng buộc tăng sĩ phải thông hiểu kinh kệ và cùng lúc, lập Chu Tri Sách tức danh bạ các nhà sư. Tất cả nhằm loại bỏ những ngụy lạm tăng (sư giả mạo, lạm dụng) (thời ñó, ñi tu thì ñược ñãi ngộ về thuế má). Hơn thế, ở Kim Lăng, ông cho biên tập và san hành ðại Tạng Kinh 43 Tĩnh Nạn tức là cuộc dẹp loạn vì hoàng thất ñề xướng bởi Yên Vương Chu ðệ (từ năm 1399 kéo dài ñến năm 1402). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 104

105 (Nam Tạng, ). (ðến ñời con ông, Vĩnh Lạc ðế, ở Bắc Kinh lại biên tập và san hành ðại Tạng Kinh một lần nữa, cũng mất một khoảng thời gian dài từ 1419 ñến ðó là Bắc Tạng). Nói chung, ñầu ñời Minh, vận hội của Phật giáo vẫn còn hưng thịnh và có nhiều danh tăng xuất hiện. Trong số tăng lữ nổi tiếng thời Minh sơ, phái ðại Huệ là ñông nhất.trước tiên phải nhắc ñến các ñệ tử của Tiếu Ẩn ðại Hân ( ) như Giác Nguyên Huệ ðàm ( ) và Quý ðàm Tông Lặc ( ), cả hai ñều trụ trì Thiên Giới Tự ở Kim Lăng. ðặc biệt Tông Lặc ñược biết ñến như người ñã biên soạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Chú Giải và Bát Nhã Ba La Mật ða Tâm Kinh Chú Giải. Ngoài ra còn có ñệ tử của Giác Nguyên Huệ ðàm là Bảo Nham Tịnh Giới (năm sinh năm mất không rõ), người ñã tham gia vào việc biên soạn Nam Tạng và nhập tạng nhiều thư tịch Thiền Tông.Lại phải kể ñến ñệ tử của Ngu Am Trí Cập ( ) và cũng là tác giả của ðạo Dư Lục (1412) tức ðộc Am ðạo Diễn (Diêu Quảng Hiếu, ), ñệ tử của Mộng ðường ðàm Ngạc ( ) và cũng là tác giả của Phật Pháp Kim Thang Biên (1391) tức ðại Tông Tâm Thái ( ). Sau các ông một ít năm, có tác giả Thướng Trực Biên (1440) là Không Cốc Cảnh Long ( ?). Hai quyển ðạo Dư Lục và Thướng Trực Biên ra ñời với mục ñích trả lời mà Tống Nho phê phán Phật giáo, còn Phật Pháp Kim Thang Biên thu thập truyện ký của các người quy y Phật Pháp qua các thời. Cả ba ñều ñược viết với tinh thần hộ pháp. Tinh thần ấy cũng ñược chia sẻ bởi cư sĩ Thẩm Sĩ Vinh khi ông viết Tục Nguyên Giáo Luận (1385). ðộc Am ðạo Diễn Tên thật là Diêu Thiên Hy, quê ở Trường Châu (Tô Châu thuộc tỉnh Chiết Giang). Xuất gia lấy hiệu là ðộc Am ðạo Diễn, thờ Ngu Am Trí Cập làm thầy và trở thành pháp tự của ông. Năm 1382, sau khi hoàng hậu của Hồng Vũ ðế mất, ông ñược cử ñi ñến chỗ ñóng binh của con trai của Hồng Vũ là Yên Vương Chu ðệ (sau sẽ là Minh Thành Tổ) làm lễ cầu siêu. Từ ñó theo hầu Yên Vương luôn. Lúc Hồng Vũ ðế băng, ông hiến kế cho Yên Vương tạo ra cái biến Tĩnh Nạn (1399) chiếm ngôi vua nên ñược tin dùng, cho cai quản toàn thể Phật Giáo (Tăng Quan Ty Tả Thiện Thế). Nhà vua lại trọng dụng, khẩn khoản bắt ông hoàn tục. Do ñó ðạo Diễn lấy lại họ cũ, ñược ban tên mới là Quảng Hiếu, chức Tư Thiện ðại Phu, Thái Tử Thiếu Bảo. Tuy vậy ông vẫn không chịu lấy vợ, còn cất dinh ngay trong chùa. Liên lạc mật thiết với các tăng lữ Nhật Bản và từng viết bài tựa cho cuốn Shôkenkô (Tiêu Kiên Cảo, 1403), tác phẩm của Zekkai Chuushin (Tuyệt Hải Trung Tân) và cuốn Chikaku Fumyô Kokushi Goroku (Trí Giác Phổ Minh Quốc Sư Ngữ Lục, 1404) của Shunnoku Myoba (Xuân Ốc Diệu Ba). (Nhân ñây xin thông tin là người thầy trực tiếp của Zekkei Chuushin là Quý ðàm Tông Lặc - một tăng lữ ñời Minh khác - cũng ñã viết lời tựa cho Kuukashuu (Không Hoa Tập) của Gidô Shuushin (Nghĩa ðường Chu Tín, )và Entsuu Daiô Kokushi Goroku (Viên Thông ðại Ứng Quốc Sư Ngữ Lục) của Nanpo Shômin (Nam Phố Thiệu Minh, )). Văn hóa ñời Minh có khuynh hướng phục cổ nên thiếu tính sáng tạo. Nội dung những tác phẩm ñến từ Thiền môn trong thời ñại này chỉ có mục ñích phản biện lại những lời bài báng của nhóm người theo Chu Tử Học hay xác nhận lập trường tam giáo nhất trí trong hệ tư tưởng của mình nghĩa là ñáp ứng những ñòi hỏi của chính quyền nhà Minh. ðặc biệt ðạo Diễn lại là mưu thần của Vĩnh Lạc ðế trong vụ Tĩnh Nạn. Tuy nhiên ñây không có nghĩa là Thiền Tông tìm cách chạy theo ñuôi triều ñình nhưng hình như lối suy nghĩ kết hợp hai bên như thế này ñã trở thành một thông lệ trong xã hội ñương thời. Ví dụ kiến quốc công thần có công lớn của triều Minh là nhà nho Tống Khiêm ñã từng hỏi ñạo Thiên Nham Nguyên Trường ( ), hiệu Vô Tướng Cử Sĩ, người phái Phá Am. Tư tưởng của Tống Khiêm do ñó nặng màu sắc Thiền Tông (họ Tống có viết Hộ Pháp Lục). Ông từng soạn các bài minh văn cho Musô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) và là một nhân vật có liên hệ mật thiết với người Nhật. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 105

106 Dù chính quyền tỏ rõ ý chí muốn kiềm chế Phật giáo nhưng từ ñời Minh Anh Tông (trị vì ) trở ñi, con số người xuất gia có ñộ ñiệp (ñộ tăng, gồm có tư ñộ và quan ñộ) thêm lên nhiều. Tiếp ñến ñời Cảnh Tông, chính quyền vì cần có nhiều tiền ñể thanh toán các phí tổn quân sự khi hành quân ở Oirat 44 (Ngõa Thích), nên không ngần ngại ñem ñộ ñiệp ñánh ñổi lấy tiền, ngoài ra còn lấy các chức tăng quan làm ñồ buôn bán. Hai thói xấu gọi là mãi ñộ, mãi quan ñó ñến ñời Hiến Tông (tại vị ) ñã trở thành chuyện cơm bữa, người ta không còn coi trọng việc ñánh giá nhân cách các ñộ tăng chỉ nghĩ ñến việc hốt tiền ñể bù ñắp vào lỗ trống trong ngân sách. ðến ñời Thế Tông (trị vì ), chính quyền còn mạnh tay ñàn áp Phật giáo, chẳng hạn phong tỏa các giới ñàn (ñàn bằng ñá xây lên dùng vào việc truyền thụ giới luật cho tăng ni)...cho nên hoạt ñộng của các thiền tăng vào khoảng giữa ñời Minh chẳng có gì khởi sắc. Không thấy có tác phẩm nào ra ñời vào thời này ñược lưu truyền hậu thế. Ngay cả nhà hoạt ñộng Phật Giáo có tiếng thời Minh mạt là Tử Bách Chân Khả thì pháp hệ của ông cũng rất mơ hồ. ðiều ñó không phải là không liên quan gì ñến việc nhận ñịnh rằng Thiền Tông Trung Quốc bắt ñầu suy thoái kể từ thời ñiểm này. Dương Minh Học ra ñời. Ba vị cao tăng thời Vạn Lịch: Kể từ giữa ñời Minh trở ñi, tiểu công nghệ như nghề dệt, chế ñồ gốm, chế ñường, làm giấy...phát triển mạnh. Các ñô thị, chủ yếu là vùng Giang Nam, trở nên phồn thịnh. Một tầng lớp cai trị tên gọi là hương thân (thân hào nhân sĩ ñịa phương) xuất hiện. Nhờ ñó văn hóa ñược nâng cao và vai trò của Thiền Tông ñược chú ý trở lại. Nhân vì trong tư tưởng của Thiền ñã hàm chứa niềm khao khát ñi tìm sự tự do tuyệt ñối cho nên nó ñem ñến cho người thời ñại này một cơ hội ñể vượt ra khỏi cái khuôn khổ cứng nhắc của Chu Tử Học. Trong dòng chảy của thời ñại bấy giờ, một nhân tài lỗi lạc ñã ra ñời. ðó là Vương Thủ Nhân (Dương Minh, ), người ñã sáng tạo một Tân Nho Học có tên là Dương Minh Học. Thủ Nhân khi hãy còn là một thư sinh, ñã bỏ nhiều thời giờ học hỏi về Thiền Tông. Những khái niệm cơ bản trong hệ tư tưởng của ông như tâm tức lý, tri hành hợp nhất, trí lương tri rõ ràng ñã nhận ảnh hưởng của Thiền. Ta thấy sự di chuyển từ tính tức lý của Chu Tử Học qua tâm tức lý của Dương Minh Học ñã có một quan hệ song song với diễn tiến từ kiến tính thành Phật qua tức tâm tức Phật của thiền gia. Còn như tri hành hợp nhất và trí lương tri thì có thể nói ñó là hai khai niệm tương ứng với toàn thể tác dụng và bình thường tâm thị ñạo trong ngôn ngữ Thiền Tông. Thế nhưng, Vương Thủ Nhân khác với Chu Hy ở chỗ là ông không hề mang nặng tinh thần bè phái (sectarian) ñể có thể lên tiếng bài xích Thiền Tông. Tư tưởng nhà Thiền sẽ còn ảnh hưởng trên lớp người nối tiếp con ñường của ông như Vương Kỳ (Long Khê, ), Vương Cấn (Tâm Trai, ), Trần Hiến Chương (Bạch Sa, ), Lâm Triệu Ân ( ) vv...ñến ñộ hun ñúc ñược những nhà tư tưởng không phân biệt Phật và Nho như Lý Chí 45 (Trác Ngô, ). 44 Một bộ tộc gốc Mông Cổ ở vùng Thiên Sơn, toàn thịnh vào giữa thế kỷ 15. ðến năm 1757 thì bị nhà Thanh tiêu diệt. 45 Nho gia ñời Minh, nhân vật cánh tả học phái Vương Dương Minh. Tự Trác Ngô, người Tấn Giang (Phúc Kiến). Thường xưng mình là Nho gia phản ñồ. Năm 1580 từ quan, xuống tóc và trở thành cư sĩ tại gia. Tuyệt giao với thế tục, chỉ chuyên chú trứ tác. Vì cách ăn nói quá khích nên bị buộc tội là ñề xướng tà thuyết, năm 76 tuổi bị hạ ngục, tự sát.nhà chí sĩ Duy Tân Nhật Bản Yoshida Shôin (Cát ðiền Tùng Âm) lúc bị giam trong ngục thích ñọc sách ông viết.trứ tác có Phần Thư và Tàng Thư. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 106

107 Cánh tả của Dương Minh Học Nếu Nhiếp Báo (Song Giang, ) và La Hồng Tiên (Niệm Am, ) ñược coi như là những nhà tư tưởng thuộc cánh hữu, Tiền ðức Hồng (Tự Sơn, ) ñứng ở khoảng giữa, thì Vương Kỳ, Vương Chấn cũng như Chu Nhữ ðăng (Hải Môn, ) thuộc về cánh tả của học phái Vương Dương Minh. Cánh hữu chủ trương trước khi lương tri phát ñộng thì bản thể phải xác ñịnh xong cái ñã. Tuy nhiên, phải tả giải thích rằng lương tri là cái từ xưa vốn ñã hoàn thành nơi con người, không cần tu dưỡng mới có, lại nữa, lương tri ñã nằm sẳn ngay cả trong dục vọng của con người, cứ sống triệt ñể thì ngay cả trong cuộc sống bình thường, lương tri cũng có thể bộc lộ ra một cách trọn vẹn. Nếu nhìn vào, ta thấy lối suy nghĩ này rõ ràng mang dấu ấn rất sâu ñậm của tư tưởng Thiền Tông. Thế nhưng, ngoài ñiều ñó ra, tư tưởng của các ông cánh tả còn dựa lên cả lập trường tam giáo nhất trí. Lý Chí (trác Ngô) ñi xa hơn nữa với cách suy luận này. Ông kêu gọi mọi người phải tôn trọng cái tâm nguyên sơ và thuần túy mà ông gọi là ñồng tâm (tấm lòng trẻ thơ), lại lên tiếng phê phán những giá trị quan ñã trở thành nền nếp (hình hài hóa). Ông khẳng ñịnh vai trò của dục vọng, xem nó như vật ñối kháng với truyền thống Nho giáo, rồi dựa lên trên những tiêu chuẩn giá trị ñộc ñáo của riêng mình, ñánh giá lại những nhân vật lịch sử trong quá khứ, kể cả Tần Thủy Hoàng. Làm như muốn ñáp lời với các nhân vật thuộc trường phái Vương Dương Minh, trong giai ñoạn này, phía Thiền Tông cũng có nhiều nhân tài lục tục tiến ra góp mặt. Tiêu biểu hơn cả là 3 vị cao tăng thời Vạn Lịch (Vạn Lịch tam cao tăng): Vân Thê Chu Hoằng (phái Phá Am, Liên Trì, ), Tử Bách Chân Khả (ðạt Quan, ) và Hám Sơn ðức Thanh (phái Phá Am, ).Nếu tính thêm Ngẫu Ích Trí Húc ( ) của phái Thiên Thai nữa, ta sẽ có ñủ 4 vị làm thành Minh mạt tứ ñại sư. Duy có ñiều là tông phong của các vị không ñồng nhất. Hám Sơn ðức Thanh và Tử Bách Chân Khả thuộc tông phái ðại Huệ Tông Cảo ( ) có lập trường tích cực tham dự các hoạt ñộng xã hội, chứ như Vân Thê Chu Hoằng thì có lẽ là vì tuổi tác hơi cao trước sau giữ lập trường ôn hòa, chỉ chuyên chú vào việc tụng kinh niệm Phật. Trong ba vị, riêng Chu Hoằng ñược ñề cao hơn cả, có thể vì tư tưởng thuận dòng ñời của ông dễ ñược giai cấp lãnh ñạo chấp nhận. Tử Bách Chân Khả và Hám Sơn ðức Thanh: Tử Bách Chân Khả người ñất Cú Khúc (thuộc tỉnh Giang Tô), vốn họ Thẩm, tự ðạt Quan. Năm 17 tuổi xuất gia, nhân nghe bài kệ của tú tài Trương Chuyết (một cư sĩ sống vào hậu bán thế kỷ thứ 9) mà ñại ngộ. Trụ trì chùa Thanh Lương Tự ở Yên Kinh (Hà Bắc). Cùng với Hám Sơn và chư tăng trong khoảng năm ? ñã san hành ðại Tạng Kinh bản ñời Vạn Lịch ở Ngũ ðài Sơn (Sơn Tây) và Kính Sơn (Chiết Giang), lại tích cực truyền giáo. ðại Tạng Kinh này về sau còn ñược tăng bổ nhiều thiền tịch và cho in lại nhiều lần trong ñời Khang Hy (Tục Tạng, 1666 và Hựu Tục Tạng, 1676). Thế nhưng vì hay phê bình nhà cầm quyền nên bị người hãm hại, mang tội vào thân ñến nỗi tự sát trong ngục. Ông ñể lại nhiều trứ tác thu thập trong Tử Bách Tôn Giả Toàn Tập (1621) và Tử Bách Tôn Giả Biệt Tập (1660). Toàn Tập do bạn ông và cũng là người cùng chí hướng, Hám Sơn ðức Thanh biên tập. Bài minh trên tháp ông cũng do Hám Sơn viết. Về phần Hám Sơn ðức Thanh, ông là người họ Sái ñất Kim Lăng (thuộc tỉnh Giang Tô). Năm 12 tuổi xuất gia, 19 tuổi thụ cụ giới rồi sau ñó học Thiền. Ông trở thành pháp tự của Vân Cốc Pháp Hội ( ), ñã trụ trì trên Ngũ ðài Sơn (Sơn Tây) và Lao Sơn ở Thanh Châu (Sơn ðông). Có lúc vì tự tiện mở chùa riêng nên bị tống giam, sau khi ñược thả ra mới ñến Tào Khê (tỉnh Quảng ðông) truyền giáo và chuyên lo việc phục hưng già lam cũng như xuất bản Lục Tổ ðàn Kinh. Tác phẩm của ông ñồ sộ, ñã ñược biên tập lại thành Hám Sơn ðại Sư Mộng Du Toàn Tập. Vân Thê Chu Hoằng: CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 107

108 Ông họ Thẩm, quê Hàng Châu (Chiết Giang). Lấy hiệu là Liên Trì. Năm 31 tuổi xuất gia học Thiền., trở thành pháp tự của Tiếu Nham ðức Ngọc ( ). Năm 37 tuổi vào núi Vân Thê ở Hàng Châu, từ ñó, dùng cơ sở này làm bàn ñạp ñể truyền giáo quanh vùng. Ông nổi tiếng vì ñã kết hợp tín ñồ thành hội ñoàn. Bài minh trên tháp của ông cũng do Hám Sơn soạn. Về mặt tư tưởng, trong khi truyền ñạo, ông tỏ ra coi trọng Tịnh ðộ Giáo, lại nữa, lối suy nghĩ của ông có nhiều yếu tố ðạo giáo. Do ñó, ñời thường xem ông như vị tổ thứ 8 của phái Liên Hoa. A Di ðà Kinh Sớ Sao, Tri Môn Sùng Hành Lục (1585), Thiền Quan Sách Tiến (1600), Tự Tri Lục (1605), Trúc Song Tùy Bút (1615)... là những tác phẩm của ông ñã ñược thu thập lại trong Vân Thê Pháp Vị (1624). Tri Môn Sùng Hành Lục kể lại và tán dương những tấm gương trung thần, hiếu tử của tăng ñồ. Trong Tự Tri Lục, ông ñem khái niệm công quá cách 46 của ðạo giáo vào Phật giáo. Tư tưởng ấy thúc ñẩy mạnh thuyết Tam giáo nhất trí vốn ñã phát triển tự thời Tống về sau. Ảnh hưởng của ông lớn lao ñến nổi ñược xem như một vị cao tăng thời Minh mạt mà không chuyện gì lại không nhúng tay vào. ðể ñặt qui luật sinh hoạt cộng ñồng cho tăng lữ trong khi tu tập, ông ñã soạn Cộng Trú Thanh Quy. Mãi ñến ngày nay trong tùng lâm Trung Quốc, nội quy này vẫn ñược sử dụng như nền tảng cho cuộc sống tập ñoàn. Ông ñã ñính chính Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quĩ do người ñời Tống là Chí Bàn ( ) soạn, phổ biến nghi thức Thủy Lục Hội hay cúng cô hồn ñể phúng viếng cả những vong linh chết trôi sông lạc chợ chứ không riêng gì kẻ thuộc gia ñình các thí chủ. Về sau, ñến ñời Thanh,hoàng ñế Ung Chính (trị vì ) xem ông như một tấm gương tốt nhưng có lẽ lý do là tính tình ông ôn hòa, tư tưởng của ông thường thuận dòng với ñường lối của chế ñộ. Trong một thời ñại mà Thiền ñược xã hội chú ý thì không những ñại chúng tín ñồ Phật giáo mà cả giới sĩ ñại phu cũng có nhiều người ñi theo. Phải nói là ảnh hưởng của Thiền thấm sâu vào mọi giai tầng. Trong số các cư sĩ chịu ảnh hưởng của Vân Thê Chu Hoằng phải kể ñến Phùng Mộng Trinh (Khai Chi, ), Quản Chí ðạo (ðông Minh, ), Nghiêm Nột (Mẫn Khanh, ), Nghiêm Trừng (ðạo Triệt, ). Theo học Tử Bách Chân Khả thì có Lục Quang Tổ (Ngũ ðài, sống khoảng giữa thế kỷ 16), Phùng Mộng Trinh, Cù Nguyên Lập (Nhữ Tắc, môn hạ của Quản Chí ðạo, ). Riêng về Hám Sơn ðức Thanh, từ cửa ông có Dương Khởi Nguyên (Phục Sở, ), Chu Nhữ ðăng (Hải Môn, ) (Chu Nhữ ðăng cũng từng giao lưu với ðam Nhiên Viên Trừng và Tử Bách Chân Khả). Dầu sao mối giao hảo ñáng ñược ñề cập ñến hơn cả là liên hệ giữa thiền tăng và các nghệ sĩ. Họa gia phái Hoa ðình là Tống Húc ( ) từng học Thiền, cùng phái với ông là họa gia kiêm thư ñạo gia và nhà sưu tập mỹ nghệ phẩm nổi tiếng ðổng Kỳ Xương ( ). Ông này cũng hay qua lại với Tử Bách Chân Khả. ðổng Kỳ Xương có tập Họa Thiền Thất Tùy Bút rất nổi tiếng, trong ñó ông ñã khai triển lý luận về hai họa phái Nam Tông và Bắc Tông.Ông cho rằng sự dị biệt của tông phong hai dòng Thiền Nam Bắc ñã ñể lại dấu ấn trên cách diễn tả của hai họa phái. Về mặt văn học thì Viên Tông ðạo ( ), người ñã ñề xướng Tính Linh Thuyết 47 cũng từng có mối quan hệ với Hám Sơn ðức Thanh. Còn như Thang Hiển Tổ ( ), người ñề xướng Tình Thuyết và là nhà soạn kịch nổi tiếng với những vở tuồng như Mẫu ðơn ðình Hoàn Hồn Ký thì thấy trong văn chương ông ñã thấp thoáng hình bóng của hai thiền sư ðạt Quan và Chu Hoằng. Trong thời buổi ấy, với bối cảnh kinh tế các ñô thị phát triển mạnh, Kim Bình Mai (khoảng 1600), tiểu thuyết viết bằng lối văn nói thông tục với mục ñích luân lý răn ñe trộm cắp và dâm ñãng (hối dâm, hối 46 Tên một giới luật ñạo ñức trong dân gian ở Trung Quốc thịnh hành từ ñời Tống trở về sau, chủ trương việc thiện (công) và việc ác (quá) của con người có thể ño lường bằng số lượng ñược. Mục ñích khuyến thiện trừng ác. Sách bàn về nó có tên là thiện thư. 47 Thuyết Tính Linh chủ trương biểu lộ cá tính trong thi văn. Các nơi khác chép là của Viên Hoằng ðạo (Trung Lang, ) chứ không phải của Viên Tông ðạo (Bá Tu), anh ông, như Ibuki Atsushi viết ở ñây. Viên Trung Lang mới là nhà thiền học nổi tiếng, ñạo hiệu Thạch ðầu Cư Sĩ, chơi thân với Tử Bách Chân Khả và Lý Chí. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 108

109 ñạo) ñã ra ñời, nhưng ñồng thời, qua nó ta cũng thấy tư trào ñi tìm sự giải phóng cá tính và tình cảm của người ñương thời. Những nhà nghệ sĩ chú ý ñến Thiền là vì họ mong sẽ dùng tư trưởng Thiền Tông ñể làm cơ sở cho những sáng tác của họ. Như thế, ta thấy Thiền ñã mượn tư tưởng của Dương Minh Học ñể phối hợp với nhau làm thành một cuộc cách tân về mặt tư tưởng. Thế nhưng họ ñã gặp phải những phản ứng bất lợi. Năm 1587, những từ ngữ Phật Giáo ñã bị cấm khỏi trường thi, năm 1595, thiền sư Tử Bách Chân Khả bị vu cáo và mang tội vào thân. Năm 1602, Lý Chí và Chân Khả lưỡng ñại giáo chủ bị bắt giam và chết trong ngục. Thiền cũng như Dương Minh Học sau một thời cùng nhau rong ruỗi ñã ñi về phía bế tắc. Thời thiền tăng thi nhau xuất hiện. Tranh luận ñược châm ngòi: Sự mong ñợi của người ñời ñối với Thiền Tông càng ngày càng lớn. Do ñó, vào thời ñại này, có nhiều tăng sĩ xuất chúng ra ñời. Không kể 3 vị ñược gọi là Vạn Lịch tam cao tăng, hãy còn nhiều người khác tuy chỉ giới hạn trong vòng phái Phá Am của tông Lâm Tế và tông Tào ðộng. Phái Phá Am tông Lâm Tế có Huyễn Hữu Chính Truyền ( ) và các ñệ tử của ông như Thiên Ẩn Viên Tu ( ), Mật Vân Viên Ngộ ( ), Ngữ Phong Viên Tín ( ) rồi thêm các ñệ tử của Viên Ngộ như Hán Nguyệt Pháp Tàng ( ), Phí Ẩn Thông Dung ( ), Mộc Trần ðạo Mân. Tông Tào ðộng có Vô Minh Huệ Kinh ( ) và ðam Nhiên Viên Trừng ( ), thêm vào ñó, lại có ñệ tử của Huệ Kinh là Vô Dị Nguyên Lai ( ) và Vĩnh Giác Nguyên Hiền ( ), Hối ðài Nguyên Kính ( ), ñệ tử Nguyên Hiền là Vi Lâm ðạo Bái ( ), ñệ tử Nguyên Kính là Giác Lãng ðạo Thịnh ( )... Về những ñóng góp của các danh tăng ñó, có thể nhắc tới vai trò Mật Vân Viên Ngộ, người ñã ñến trụ trì ở Thiên ðồng Sơn năm 1628, tái tạo cảnh chùa ñã ñổ nát vì cơn lũ lớn năm Ông ñược xem như là Lâm Tế thứ hai (Lâm Tế tái lai) vì kể từ ñó, ñệ tử của ông ñã nối tiếp trụ trì trên núi Thiên ðồng này. Ngoài ra, ðam Nhiên Viên Trừng là người giỏi về trứ tác, ñã ñể lại nhiều sách vở như Lăng Nghiêm Kinh Ức Thuyết 48, Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải vv...cùng với Vô Dị, ðam Nhiên ñược xem như người ñã trung hưng tông Tào ðộng. Phần Vô Dị, ông rất năng nỗ trong công tác xã hội như thu nhặt xương cốt người chết và phát chẩn cho dân nghèo, còn Vĩnh Giác Nguyên Hiền thì lo giáo dục người bình dân, dạy họ niệm Phật, giữ giới, phóng sinh. Cũng cần nói thêm về các nhân vật như Phí Ẩn Thông Dung, tác giả của Ngũ ðăng Nghiêm Thống, tác phẩm ñã có tiếng vang rất lớn trong giới Phật giáo thời bấy giờ, hay Hán Nguyệt Pháp Tàng mà trứ tác Ngũ Tông Nguyên (1628) ñã bị sư phụ là Mật Vân Viên Ngộ phê phán trong Tịch Vọng 49 Cứu Lược Thuyết, cũng như học trò của Hán Nguyệt là ðàm Cát Hoằng Nhẫn ( ) ñã viết Ngũ Tông Cứu (1637) ñể bênh vực thầy mình. ðó là chưa kể sự ñối lập giữa Mộc Trần ðạo Mân và Kế Khởi Hoằng Trữ (ñệ tử của Pháp Tàng, ) ñã châm ngòi cho những cuộc tranh luận dai dẳng trong nội bộ Phật giáo thời Minh mạt Thanh sơ. Phí Ẩn Thông Dung và ảnh hưởng của ông: 48 Ức thuyết: nói phỏng chừng. 49 Tịch vọng: bài bác việc nói xằng, càn rỡ. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 109

110 Phí Ẩn người ñất Mân (Phúc Kiến), gốc họ Hà. Mồ côi cha lẫn mẹ rất sớm, 14 tuổi xuất gia học giáo học. Sau ñó chuyển qua Thiền, học các thầy như ðam Nhiên Viên Trừng, Vô Dị Nguyên Lai, Mật Vân Viên Ngộ, cuối cùng trở thành pháp tự của Viên Ngộ.Ông trụ trì ở nhiều chùa danh tiếng như A Dục Vương Sơn (Chiết Giang), Hoàng Bá (Bích) Sơn (Phúc Kiến), Kính Sơn (Chiết Giang). ðã ñể lại những tác phẩm như Phí Ẩn Thiền Sư Ngữ Lục (do Phí Ẩn Long Kỳ biên tập), Ngũ ðăng Nghiêm Thống (1650), Tổ ðình Kiềm Chùy 50 Lục, Thiền Tông Ngư Tiều Tập (1652). Gia phong của tông môn ông là lối thiền dữ tợn nghĩa là quát mắng và ñánh ñòn (hát bổng) ñúng như truyền thống của Lâm Tế. Ngay cả ñối với người mình có lần thờ làm thầy là Vô Dị Nguyên Lai hay ñồng môn như Hán Nguyệt Pháp Tàng, ông cũng phê phán. Không những thế, ông thường xuyên tranh luận với các ñệ tử của ðam Nhiên Viên Trừng như Thụy Bạch Minh Tuyết ( ) và Ngọc Lâm Thông Tú ( ). Trong Ngũ ðăng Nghiêm Thống, ông kế tục cách nhìn của Giác Phạm Huệ Hồng, thừa nhận sự hiện hữu của Thiên Vương ðạo Ngộ 51, lại cho rằng hai phái Vân Môn và Pháp Nhãn không xuất phát từ Thanh Nguyên Hành Tư mà từ Nam Nhạc Hoài Nhượng. Ông còn cho rằng việc truyền pháp tự giữa thầy trò Vô Minh Huệ Kinh và Vô Dị Nguyên Lai không ñược rõ ràng, phủ nhận việc xem Tiến Phúc Thừa Cổ là ñệ tử của Vân Môn (thuyết này từng ñược Mộc Trần ðạo Mân chủ trương trong Thiền ðăng Thế Phổ và ñã có từ ñời thầy của Mộc Trần là Mật Vân Viên Ngộ). Nói chung những lập luận của ông khá ñặc biệt, gây ñược sự chú ý nhưng bù lại, cũng bị nhiều người phê bình nghiêm khắc. Những người bài bác ông là Giác Lãng ðạo Thịnh, Viễn Môn Tịnh Trụ ( , người viết Biện Hoặc Biên), Bách Ngu Tịnh Tư ( , người viết Tịch Mậu Thuyết 52 ). ðể trả lời họ, ông có viết Ngũ ðăng Nghiêm Thống Giải Hoặc Biên (1654) nhưng rốt cuộc, khi bỏ ñi, không trụ trì ở Kính Sơn nữa thì ñành phải bỏ mặc kệ bản khắc gỗ của Ngũ ðăng Nghiêm Thống trong tình trạng cũ. Về sau, khi thấy Hối Sơn Giới Hiển ( ), người chia sẻ ý nghĩ với Phí Ẩn Thông Dung, lại dùng những luận cứ của ông khi soạn văn bia cho chùa Thiên Vương Tự (tức chùa mang tên Thiên Vương ðạo Ngộ), Bạch Nham Tịnh Phù (tức Vị Trung Tịnh Phù, năm sinh năm mất không rõ) ñã viết Pháp Môn Sừ Quỹ 53 (1667) ñể buộc tội. Phí Ẩn Thông Dung cũng như Viên Trừng, Nguyên Lai, Nguyên Hiền ñều ñể lại ngữ lục của họ nhưng trứ tác ñặc biệt của thời này là thể loại ñăng sử. ðó là Chỉ Nguyệt Lục (1602) của Cù Nguyên Lập, Thiền ðăng Thế Phổ (1631) của Mộc Trần ðạo Mân, Ngũ ðăng Hội Nguyên Tục Lược (1648) của Viễn Môn Tịnh Trụ, Ngũ ðăng Nghiêm Thống (1650) của Phí Ẩn Thông Dung và Kế ðăng Lục (1651) của Vĩnh Giác Nguyên Hiền. Thêm vào ñó, qua Biện Hoặc Biên (1654) của Tịnh Trụ, Ngũ ðăng Nghiêm Thống Giải Hoặc Biên (1654), Tịch Mậu của ðạo Bái, những người này ñã muốn chỉnh lý những vấn ñề về mặt tổ thống hãy còn chưa giải quyết. Loại trứ tác nói trên sở dĩ ra ñời nhiều như vậy bởi vì trong bối cảnh ñương thời, ý thức về tông phái trong các nhóm Thiền Tông lên rất cao.ví dụ tăng lữ phái Lâm Tế ñã cho in các cuốn Nguyên Lưu Tụng trong ñó trình bày truyện ký và các bài tụng của tổ sư mình ( Phí Ẩn Thông Dung có Tào Khê Nguyên Lưu Tụng), tông Tào ðộng cũng khẳng ñịnh lại thiền phong của mình với lý luận về ngũ vị (ðộng Sơn ngũ vị: phương pháp ñặc thù tiếp dẫn người học của tông Tào ðộng) có chép trong ðộng Thượng Cổ Triệt 54 (1644) của Vĩnh Giác Nguyên Hiền. Cùng với Bác Sơn Tham Thiền Cảnh Ngữ của Nguyên Lai, ðộng Thượng Cổ Triệt ñã ảnh hưởng lớn ñến tùng lâm Nhật Bản thời Edo ( ). 50 Kiềm chùy: kềm và chày sắt. Trong ngôn ngữ nhà Phật, ám chỉ việc rèn luyện học trò một cách nghiêm khắc. 51 Về Thiên Vương ðạo Ngộ, xin xem lại bên trên thuyết của ðạt Quan ðàm Dĩnh ñược Giác Phạm Huệ Hồng ủng hộ cho rằng có 2 ðạo Ngộ (Thiên Hoàng ðạo Ngộ và Thiên Vương ðạo Ngộ) nhưng thực ra Thiên Vương, nhân vật thứ hai nói ñến ở ñây, có khi chỉ là sản phẩm tưởng tượng. 52 Tịch: bài bác, mậu: lời nói, việc làm sai quấy. Tịch mậu là bác bỏ những lời nhảm nhí. 53 Sừ: cái cuốc, quỹ: kẻ cắp ñến từ bên ngoài. Sừ quỹ ý nói diệt trừ kẻ nói chuyện xằng bậy. 54 ðộng thượng: ám chỉ tông Tào ðộng. Cổ triệt: lề lối xưa. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 110

111 Việc có ý thức cao về Thiền ñã ñưa ñến sự củng cố tính cách tông phái nhưng không chỉ ñem tới chừng ñó hậu quả. Nó còn làm cho phương thức bổ dụng các trụ trì gọi là thập phương tuyển hiền nghĩa là dùng người bên ngoài ñến trụ trì chùa mình mất ñi cơ năng. Từ rày về sau các chùa danh tiếng ở ñịa phương (thập sát) có khuynh hướng chỉ chọn trụ trì trong vòng những người cùng một tông phái. Dần dần nhất lưu tương thừa sát trở thành hầu như một ñịnh chế. Những tự viện nào theo qui luật luân trụ này ñược gọi là truyền pháp tùng lâm. Các chùa Tiêu Sơn ðịnh Huệ Tự (huyện ðan ðồ tỉnh Giang Tô), Bác Sơn Năng Nhân Tự (huyện Quảng Phong tỉnh Giang Tây), Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự (huyện Mân tỉnh Phúc Kiến), Thọ Xương Tự (huyện Tân Thành tỉnh Giang Tây) mối nơi ñều bị một trong các phái của ðam Nhiên Viên Trừng,Vô Dị Nguyên Lai, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Giác Lãng ðạo Thịnh dùng làm cứ ñiểm. Thiên ðồng Sơn và A Dục Vương Sơn thì do các ñệ tử của phái Mật Vân Viên Ngộ dùng làm truyền pháp tùng lâm, Linh Ẩn Tự và Tịnh Từ Tự là truyền pháp tùng lâm của phái Hán Nguyệt Pháp Tàng (nhân vì Pháp Tàng có vào tu ở Tam Phong Thanh Lương Tự ở Tô Châu (Giang Tô), môn phái của ông ñược gọi là Tam Phong Phái. Thời này, khuynh hướng biên tập các tự chí (sách ghi chép về lịch sử một ngôi chùa) trở nên rầm rộ, chắc cũng chịu ảnh hưởng của tình huống này. (Các tự chí tiêu biểu nhất có Kính Sơn Chí do Cao Tắc Soạn biên, Thiên ðồng Tự Chí do Trúc Song ðức Giới biên, Minh Châu A Dục Vương Sơn Chí do Quách Tử Chương biên, Tịnh Từ Tự Chí do Tế Tường biên và Linh Ẩn Tự Chí do Giới Hiển biên. Ngoài những việc nói trên, có một số trứ tác ñáng lưu ý ñã ra ñời trong giai ñoạn này. Có thể nhắc ñến Cư Sĩ Phân ðăng Lục (1631) của Chu Thì Ân (Tâm Không Cư Sĩ, 1564-? ), Tiên Giác Tông Thừa của Ngữ Phong Viên Tín và Quách Ngưng Chi (tiền bán thế kỷ 17). Sự góp mặt của các tác phẩm ấy chứng tỏ có một trào lưu biên tập truyện ký trong vòng các cư sĩ Thiền Tông. (Ta còn ñược biết Ngữ Phong Viên Tín và Quách Ngưng Chi ñã biên tập và san hành Ngũ Gia Ngữ Lục). Chu Thì Ân lại viết một cuốn thông sử (loại lịch sử tổng hợp) về Phật giáo theo lối biên niên nhan ñề Phật Tổ Cương Mục (1633). Kể từ ñời Thanh trở ñi, ông ñã trở thành nhân vật tiên khu ñáng lưu ý trong phong trào Phật giáo mà lần này sẽ do các cư sĩ ñứng ra ñảm ñương. Các vị cư sĩ này cũng có mối quan hệ mật thiết với các giáo ñoàn những người xuất gia ñến từ giai cấp hương thân (kỳ hào ñịa phương). Tuy vậy, lúc ấy cũng là thời ñiểm mà những ñoàn thể Thiền Tông do nông dân làm trung tâm như Vô Vi Giáo hay Tây Lai Giáo xuất hiện dưới hình thức kết xã. Các cư sĩ bài xích họ, cho là mê tín dị ñoan, thế nhưng nếu các giáo ñoàn kiểu ñó ra ñời thì cũng bởi có sự hiện hữu của giới cư sĩ vậy. ðặc ñiểm của tư tưởng Thiền cuối ñời Minh: Trước ñó, vào giữa ñời Minh, ñã bùng nổ ra một phong trào bài Phật của Nho gia. Hồ Cư Nhân (Kính Trai, ) viết Cư Nghiệp Lục (san hành năm 1504) và La Kham Thuận (Chỉnh Am, ) viết Khốn Tri Ký (san hành năm 1552) với mục ñích phê phán Phật giáo. Thế nhưng ñến giai ñoạn Minh mạt và qua hình ảnh sự kết hợp giữa Dương Minh Học và Thiền như ñã nói thì tư tưởng Thiền Nho nhất trí, Tam giáo nhất trí ñã vượt qua khỏi cái khung Nho-Phật-ðạo tam giáo và trở thành một chuyện ñương nhiên. Những nhà nho như Lâm Triệu Ân (Long Giang, Lâm Giáo tiên sinh, ), Quản Chí ðạo (ðông Minh, ) và ðồ Long (tiến sĩ khoa 1577) ñược biết tiếng như những người chủ trương Tam giáo nhất trí luận. Lâm Triệu Ân từng viết Tam Giáo CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 111

112 Hội Biên (1562), ðồ Long thì có Phật Pháp Kim Thang Lục (1602). Chủ trương này ảnh hưởng cả tới khoa cử, ñến nỗi trong kỳ thi Hội năm 1568, triều ñình có ñặt câu hỏi về tư tưởng Thiền Tông và dùng cả ngôn ngữ Lão Trang. Về phía tăng sĩ Phật giáo, có Hám Sơn ðức Thanh ( ) viết sách về Nho và ðạo giáo như Trung Dung Trực Chỉ (1597), Lão Tử Giải (ðạo ðức Kinh Giải, 1607), Trang Tử Nội Biên Chú (1620)...Vân Thê Chu Hoằng ( ) ñã giải thích trong Tự Tri Lục (1605) của ông nguồn gốc của ðạo giáo, ngoài ra còn lấy khái niệm công quá cách của họ áp dụng vào Phật giáo (Lúc ñó trong vòng Nho giáo cũng chế ra khái niệm cư quan công quá cách ). Về phía ñạo gia thì ðỗ Văn Hoán (Nguyên Hạc Tử, năm sinh năm mất không rõ) ñã soạn ra sách Tam Giáo Hội Tông. Thiền gia cũng có người như Vô Niệm Thâm Hữu ( ) từng theo học và ñại ngộ nhờ Lý Chí (Lý Trác Ngô), nhà nho cánh tả phái Vương Dương Minh. Hồng Tự Thành (Ứng Minh, sống giữa thế kỷ 16-17) thì viết tập châm ngôn nhan ñề Thái Căn ðàm (1602), trình bày một cách tự nhiên tư tưởng tam giáo nhất thể. ðọc sách ấy, ta có cảm tưởng tam giáo, xưa kia là 3 hệ tư tưởng khác nhau, nay hầu như không còn có chỗ cho sự dị biệt. Trong bầu không khí như vậy, ñã thấy xuất hiện thêm nhữg cuốn sách thông tục như Tam Giáo Nguyên Lưu Sưu Thần ðại Toàn, một thứ thiện thư (sách dạy luân lý), khuyên người ta phải tuân thủ luân lý dựa trên nền tảng của tư tưởng tam giáo nhất trí. Tự Tri Lục: Công Quá Cách là một khái niệm liên quan ñến việc tu học có từ thời Kim của môn phái tân ðạo giáo tên là Tịnh Minh ðạo. Phái này bắt ñầu hoạt ñộng khoảng năm 1129 và do một ñạo sĩ tên là Khả Chân Công (năm sinh và mất không rõ), người tu ở Du Duy Quán, vùng Tây Sơn (phủ Nam Xương tỉnh Hà Nam) ñề xướng. Trong Tự Tri Lục, người ta ñã lấy ðại Vi Tiên Quân Công Quá Cách (1171) của Tịnh Minh ðạo làm cơ sở rồi biến ñổi những khái niệm có trong ñó cho hợp với ngôn ngữ nhà Phật. Chẳng hạn thay vì công quá họ dùng chữ thiện quá, thay vì nói thiên tôn chân nhân, họ dùng chữ chư thiên, ñổi trai tiếu thành phật sự. Tự Tri Lục có nghĩa là phản tỉnh về hành vi của mình, ghi chép (ký lục) những ñiều thiện ñiều ác mình ñã làm, chấm ñiểm nặng nhẹ theo tiêu chuẩn 20 thứ hạng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm rồi cộng nó lại xem sao. Tư tưởng thiện nhân thiện quả, ác nhân ác quả ñã có sẳn trong dân chúng giúp cho hình thức tu tập này phổ biến rất nhanh. Thế nhưng, cái gọi là thiện ở ñây chỉ là những hành vi ñối ứng ñược với 4 mục trung hiếu, nhân từ, tam bảo công ñức, tạp thiện (nếu phạm tới nó thì hành vi ấy gọi là quá ) cho nên rốt cuộc Tự Tri Lục cũng không có phương pháp gì khác hơn là xác nhận quan ñiểm luân lý thông thường của xã hội và không có vẻ muốn ñi tìm một giá trị quan mới cho Phật giáo. Khuynh hướng Thiện Tịnh song tu và Thiền Giáo nhất trí ñã hiện ra rõ nét dưới hai triều Tống Nguyên vẫn ñược thừa kế dưới triều Minh, nếu không nói là còn ñược củng cố nữa. Quy Nguyên Trực Chỉ Tập (1553) do Thiên Y Tông Bản (năm sinh năm mất không rõ), tác phẩm gom góp tất cả những lý luận về Thiền Tịnh song tu từ xưa ñến nay ñã ra ñời trong giai ñoạn này mà những danh tăng như Hám Sơn ðức Thanh cũng từng thực hành lối tu Tịnh nghiệp trên núi Lô Sơn. Lại nữa, nếu ñọc Thiền Quan Sách Tiến của Vân Thê Chu Hoằng, ta còn thấy rằng trong chốn tùng lâm, người ta cũng rao giảng việc niệm Phật (kiểu Tịnh ðộ) như một lối học tập công án. ðó là hình thức niệm Phật công án. Chu Hoằng ñược ñời biết tới với tư cách một tăng sĩ Tịnh ðộ hơn là một thiền gia. Ngoài ra, Ngẫu Ích Trí Húc ( ), người ñã dùng tư tưởng phái Thiên Thai như trung tâm ñể tổng hợp các lý luận giáo học, nhân vì có lòng mến mộ riêng ñối với ðức Thanh và Chu Hoằng, nên trong thực tế ñã dung hòa sự tu Thiền với việc niệm Phật. Việc văn nhân Viên Hoằng ðạo ( ) trước từng học Thiền với Lý Chí (Trác Ngô), sau ñi theo Tịnh ðộ Giáo CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 112

113 và viết Tứ Phương Hợp Luận (1599) cũng là một hiện tượng ñáng lưu ý. Thiền Quan Sách Tiến và Niệm Phật Công Án Vân Thê Chu Hoằng ( ), một trong Minh mạt tứ ñại sư ñã dùng Thiền Môn Phật Tổ Cương Mục làm cơ sở ñể biên tập Thiền Quan Sách Tiến (san hành năm 1600) như một cẩm nang cơ sở dành cho người mới bắt ñầu tu học. Tất cả có 110 chương chia làm 2 tập, tập ñầu thu thập lời nói dẫn ra từ các ngữ lục của những bậc tổ sư), tập sau gồm có kinh luận và lời bàn của người xưa (Chư Kinh Dẫn Chứng Tiết Lược). Tập ñầu lại có 2 phần, một phần là pháp ngữ (còn gọi là Chư Tổ Pháp Ngữ Tiết Yếu ðệ Nhất)) một phần giai thoại (còn gọi là Chư Tổ Khổ Công Tiết Lược ðệ Nhị). Những chương quan trọng ñều có kèm theo lời bàn của người biên tập. Lập trường của Vân Thê Chu Hoằng là tư tưởng Thiền Tịnh song tu rất phổ biến vào thời ñó. Trong sách lại có vài chương như Sư Tử Phong Thiên Như Tắc Thiền Sư Phổ Thuyết và Trí Triệt Thiền Sư Tịnh ðộ Huyền Môn, cho ông có dịp thuyết giảng về niệm Phật thiền (thiền bằng cách niệm Phật). Trong chương trước, ông viết rằng: Chỉ dùng 4 chữ A Di ðà Phật như một thoại ñầu (công án) và luôn luôn suy nghĩ về nó ñể khỏi sinh ra bất cứ một vọng tưởng nào thì không cần phải bước qua từng giai ñoạn mà có thể thành Phật tức khắc. Trong chương sau, lại thấy ông bảo: Niệm Phật 1 lần, hay là 3, 5, 7 lần, chỉ im lặng tự hỏi lòng mình ñể xem tiếng niệm Phật này ñến từ ñâu hay là cái chủ thể ñang niệm Phật này là ai ñây, còn nếu như không biết thì cứ như thế mà suy nghĩ tiếp.... Phương pháp nói trên dùng việc niệm Phật như một ñề tài ñể suy nghĩ (công án) cho nên có tên là niệm Phật công án. Chính ra niệm Phật công án ñã ñược bắt ñầu với thiền sư ñời Tống là Chân Yết Thanh Liễu ( ), ñến ñời Minh có thêm Sở Sơn Thiệu Kỳ ( ), ðộc Phong Quý Thiện (Bản Thiện, ñệ tử của Không Cốc Cảnh Long, ) và Hám Sơn ðức Thanh cổ võ thêm. Tư tưởng này không ảnh hưởng gì ñến Thiền Nhật Bản vốn phát triển riêng rẽ theo hướng khác với truyền thống Thiền ñời Tống. Tuy thế, những lời lẽ của các bậc tôn sư ñược dẫn ra trong sách ấy rất nhiệt tình, khích lệ lớp hậu tiến gắng học, cho nên sách ấy ñôi khi vẫn ñược ấn hành ở Nhật. ðược biết thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn, ) của Nhật lúc tu chưa thành thường xem nó như cuốn sách gối ñầu. ðằng khác, tư tưởng Giáo Thiền nhất trí vốn có hai mục ñích: một là tìm cách ñòi hỏi các thiền gia xưa nay vốn có cuộc sống tự do phóng dật phải biết chế ngự bản thân, hai là ñể có thể trả lời những lời phê phán ñến từ bên ngoài Thiền Tông.Vì ñại chúng trong xã hội mong mỏi Thiền sẽ ñóng vai trò ñiểm tựa về mặt tinh thần cho họ, nếu mà khuynh hướng muốn hạn chế Thiền có trở nên quan trọng ñi chăng nữa thì ñó cũng là chuyện dễ hiểu. Ngoài ra, một ñặc sắc của tư tưởng Giáo Thiền nhất trí trong thời kỳ nầy có thể nêu lên ở ñây là sự triển khai lý luận ñốn ngộ tiệm tu với mục ñích giải hòa hai tông phái Nam Bắc, với kinh Lăng Nghiêm thường ñược trưng ra như bằng cớ. Nhưng dù nói gì ñi nữa, rõ ràng là trước tư tưởng Giáo Thiền nhất trí, Thiền buộc lòng phải tu chính quĩ ñạo quá cấp tiến của nó. Trong thời gian này, lấy tư tưởng Giáo Thiền nhất trí làm cơ sở, nhiều cuộc thảo luận ñã xảy ra giữa các thiền tăng và nhờ ñó, một số sách chú thích về kinh ñiển ñã ra ñời. Ví dụ chú thích của Vân Thê Chu Hoằng về kinh Lăng Nghiêm, kinh A Di ðà và kinh Phạm Võng, của ðức Thanh về kinh Pháp Hoa và kinh Viên Giác, của Nguyên Hiền về kinh Lăng Nghiêm và kinh Kim Cương. Khi Chân Khả và ðức Thanh góp sức san hành bộ Vạn Lịch bản ðại Tạng Kinh (gọi là Gia Hưng Tạng, Phương Sách Bản, ), các ông cũng ñứng trên lập trường này. Tình huống ñó còn muốn chứng tỏ thêm một ñiều nữa là các nhân vật của Thiền Tông ñã hoàn toàn bao che cho Phật Giáo. Kể từ ñời ðường trở ñi, trong khi các tông phái suy thoái thì chỉ có mỗi tư tưởng Thiền Tông hãy tiếp tục duy trì và có thể ñứng ra gánh vác giáo lý của nhà Phật. Và cũng vì lý do ñó, Thiền phải ñánh mất ñi một số bản sắc. Những yếu tố cơ bản của hệ tư tưởng Thiền Tông như giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự vì là phản ñề (antitheses) của giáo học nên ñã hoàn toàn CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 113

114 ñánh mất ý nghĩa. Không nên bỏ qua một ñặc ñiểm khác của Thiền Tông thời Minh mạt là sự chú trọng vào giới luật. Như ñể hô ứng với sự phục hưng của giới luật, Hán Nguyệt Pháp Tàng, từng thụ giới với người ñã ñứng lên kêu gọi trung hưng Nam Sơn Luật Tông là Cổ Tâm Như Khánh ( ), ñã rao giảng thiền phong Thiền Giới nhất trí. Bản thân ông ñã biên tập sách Hoằng Giới Pháp Nghi và thường thực hành việc thụ giới (việc tăng Ẩn Nguyên từ Trung Quốc ñến Nhật có viết một tác phẩm cùng nhan ñề và thực thi nghi thức thụ giới có lẽ ñã thừa kế việc làm của Hán Nguyệt). Cũng vì lý do ñó mà trong Luật Tông ðăng Phổ, tên của Hán Nguyệt ñã ñược nhắc ñến. Sau ông, phái Tam Phong cũng hết sức bảo trọng giới luật và trong phái của họ ñã xuất hiện một Hối Sơn Giới Hiển ( ) chủ trương phải kiêm tu cả ba thứ Thiền, Tịnh và Luật. Giống như môn phái của Vô Dị Nguyên Lai, Ngẫu Ích Trí Húc cũng coi trọng giới luật và có thể xem ñây là khuynh hướng chung của cả thời ñại. Ngoài ra, vào ñời Minh, nhân vì có người Tây Ban Nha và Bồ ðào Nha vượt biển ñến nơi, ñạo Ki-tô bắt ñầu ñược truyền bá. Trong giới quan lại cao cấp cũng có những tín ñồ như Từ Quang Khải ( ) hay Lý Chi Tảo (? 1630). Các thiền sư Vân Thê Chu Hoằng, Mật Vân Viên Ngộ, Phí Ẩn Thông Dung ñã ñứng lên phê phán kịch liệt ñạo Ki-tô. Biện Thiên Thuyết của Viên Ngộ cũng như Nguyên ðạo Tịch Tà Thuyết của Thông Dung là những tác phẩm tiêu biểu của loại sách luận chiến về tôn giáo này. Thế nhưng việc truyền giáo thời ñó chỉ giới hạn trong vòng giới trí thức nên số tín ñồ Ki-tô không tăng lên ñược bao nhiêu và ảnh hưởng của tôn giáo này chưa ñủ làm lung lay ñịa bàn của Phật giáo. Tiết 2: Thiền kể từ ñời Thanh. Chính sách Phật giáo nhà Thanh. Tư thế của Thiền Tông Hào tộc người Nữ Chân tên là Nuruhachi (Nỗ Nhĩ Cáp Xích) nhờ mậu dịch mà giàu có, trở thành tù trưởng rồi kha hãn. Năm 1616, ông dựng nước Hậu Kim, tự lập làm vua (Thái Tổ, tại vị ). Người nối nghiệp ông là Hontaiji (Hoàng Thái Cực) (Thái Tông, tại vị ) chinh phục các nước lân cận như Triều Tiên, Mông Cổ, vây hãm lãnh thổ nhà Minh, ñổi quốc hiệu là ðại Thanh, mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Cùng lúc ñó, phong trào nông dân phản loạn ở Trung Quốc do Lý Tự Thành ( ?) cầm ñầu cũng lật ñổ ñược vương triều Minh (1644). Thuận Trị ðế nhà Thanh (Thế Tổ, tại vị ) thừa thế tiến chiếm Bắc Kinh, năm sau hạ thành Nam Kinh, hầu như bình ñịnh toàn cõi Trung Quốc. Vua kế tiếp là Khang Hi (Thánh Tổ, tại vị ) bình ñược loạn tam phiên ( , diệt Bình Tây Vương Ngô Tam Quế), bắt họ Trịnh ở ðài Loan phải thần phục (1683), củng cố sự thống trị của Thanh triều. ðời Khang Hi và các ñời hoàng ñế tiếp sau ñó như Ung Chính (Thế Tông, tại vị ), Càn Long (Cao Tông, ) ñược xem như là thời ñại hoàng kim của nhà Thanh. Triều Thanh tôn trọng truyền thống của Trung Quốc, ñã hoàn thành một sự nghiệp văn hóa ñại qui mô dựa trên chế ñộ khoa cử và Chu Tử Học. ðời Khang Hy, các bộ sách quan trọng như Minh Sử, Khang Hi Tự ðiển, Bội Văn Vận Phủ 55, Cổ Kim ðồ 55 Từ thư Trung Quốc gồm 100 quyển, thêm 106 quyển nhặt sót (thập di), biên tập theo sắc chiếu. Do Trương Ngọc Thư, Trần ðình Kính, Lý Quang ðịa 76 người hợp soạn (1711) Chép những chữ ñôi, chữ ba quen dùng theo 106 vần ở chữ cuối cùng. Dùng vào việc tham khảo khi làm thơ hoặc dẫn chứng. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 114

115 Thư Tập Thành ñã ñược biên soạn. ðời Càn Long soạn thêm Tứ Khố Toàn Thư vô cùng ñồ sộ. Thế nhưng bù lại là có sự khống chế về phương diện tư tưởng với những vụ án gọi là văn tự ngục và việc không cho lưu hành loại sách vở gọi là cấm thư. Phật giáo và ðạo giáo bị canh chừng nghiêm ngặt. Do ñó các hoạt ñộng tư tưởng cuối thời Minh ñã trở thành im ắng khi nhà Thanh bắt ñầu cai trị. Tuy nhà Thanh có cho san hành ðại Tạng Kinh (gọi là Long Tạng) nhưng nếu nhìn một cách tổng quát thì họ ñánh giá Phật giáo rất thấp và thi hành những chính sách cấm ñoán như không cho xây thêm chùa, không cho tăng lữ bố giáo ngoài phố, không cho ñàn bà trẻ em ñi lễ Phật. ðặc biệt vua Ung Chính ñã bãi bỏ chế ñộ thí tăng - ñộ ñiệp (kiểm tra trình ñộ tăng lữ trước khi cấp giấy chứng nhận) cho nên phẩm chất của người ñi tu ngày càng tồi tệ. Ngòai ra, hoàng ñế còn tự mình tham thiền và xưng hiệu là Viên Minh Cư Sĩ. Ông tự tin ñến nỗi một mình biên tập lấy một tập ngữ lục rieng gọi là Ngự Soạn Ngữ Lục (1733). Ông khen ngợi thiền sư ñời Minh là Vân Thê Chu Hoằng, viết Giản Ma Biện Dị Lục (1733) tự mình ñưa ra ý kiến, ñể tranh luận với Mật Vân Viên Ngộ, ñệ tử Viên Ngộ là Hán Nguyệt Pháp Tàng và ñồ tôn là ðàm Cổ Hoằng Nhẫn, lại ra tay ñàn áp môn phái của Hán Nguyệt (phái Tam Phong), nghĩa là ông ñã sử dụng quyền lực chính trị của mình ngay trong khi ñối phó với lối suy nghĩ của Thiền Tông. Dưới thời Minh có tệ nạn bán không danh ñộ ñiệp (giấy chứng minh làm tăng cho người không càn biết là ai) và chức tước của tăng quan, chuyện ñó càng ngày càng lậm. ðặc biệt từ ñời Gia Tĩnh ( ) về sau nếu không mua ñộ ñiệp thì không thể nào xuất gia ñược cho nên phẩm chất của tăng lữ trở nên rất tồi tệ. Qua ñến ñời Thanh, một số di thần cho việc hợp tác với nhà Thanh là chuyện nhơ bẩn, gây ra phong trào dùng sự tu hành như hình thức ñể khỏi phải tham gia với chính quyền mới.một khi ñã không thực sự có ý hướng tu hành thì ñi tu rồi họ vẫn giữ tộc hệ (quan hệ gia tộc) và thành ra làm rối loạn chốn tùng lâm. Do ñó, Phật giáo càng ngày càng lâm vào bước ñường cùng. Cũng vì chính sách của nhà Thanh mà giới tăng lữ ñã ñánh mất ñi sự tin tưởng của quần chúng ñối với họ, Chuyện thật ñáng tiếc vì hồi Thanh sơ, thừa hưởng di phong của Minh mạt, hoàng ñế Thuận Trị rất trọng vọng Thiền nên thuở ñó có nhiều vị cao tăng xuất hiện. Những người có liên hệ với vua Thuận Trị là Mộc Trần ðạo Mân ( ), Hám Phác Tính Thông ( ), Ngọc Lâm Thông Tú (ñệ tử của Thiên Ẩn Viên Tu, ). Ngoài ra còn phải kể ñến người biên tập sách Thiền Hải Thập Trân là Vi Lâm ðạo Bái nữa (Vi Lâm ðạo Bái có mối giao tình với thiền sư Nhật Bản phái Tào ðộng là Dokuan Genkô (ðộc Am Huyền Quang). Mặt khác, ñược biết trong thời gian này, có những người như Ẩn Nguyên Long Kỳ, học trò của Phí Ẩn Thông Dung và Tâm Việt Hưng Thù ( ), học trò ñàn cháu của Giác Lãng ðạo Thịnh, vì chán ghét sự cai trị của người Mãn Châu, không còn lối thoát nên ñã bỏ nước sang Nhật. ðặc biệt Ẩn Nguyên ñược sự che chở của mạc phủ Tokugawa ñã gầy dựng nên một nhánh Thiền ñời Minh gọi là Hoàng Bá (Bích) Tông, ñem lại những ñóng góp có ý nghĩa vô cùng to lớn cho lịch sử văn hóa Nhật Bản. Hơn nữa, nếu ñề cập ñến các trước tác ñương thời, có lẽ phải kể ñến những cuốn ñăng sử như Tổ Thống ðại Thống (1672) của Bạch NhamTịnh Phù (năm sinh năm mất không rõ), Tục ðăng Chính Thống (1691) của Biệt Am Tính Thống (người hậu bán thế kỷ 17) và Ngũ ðăng Toàn Thư (1693) của Tế Luân Siêu Vĩnh (năm sinh năm mất CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 115

116 không rõ) cũng như các tập công án như Tông Môn Niêm Cổ Vựng Tập (1664) của Tịnh Phù và Tông Giám Pháp Lâm (1714) của Già Lăng Tính Âm (Tập Vân ðường,? -1726). ðó là chưa kể trước tác của Thông Dung liên quan ñến những cuộc tranh luận về pháp hệ và cuốn Pháp Môn Sừ Quỹ (1667) của Tịnh Phù. Riêng về cuốn Tổ Thống ðại Thống, tác phẩm phản ánh lối suy nghĩ của Tịnh Phù về tổ thống, ñã bị Mộc Trần ðạo Mân và Vi Lâm ðạo Bái phê phán. Mộc Trần ñã viết Bảo ðạc Tỉnh Mê Luận 56 và ðạo Bái viết ðộng Tông Nguyên Lưu Biện Mậu.Hai bên cứ như thế tiếp tục mãi cuộc tranh luận cho ñến về sau. Vào thời kỳ này, việc Thiền ñã ảnh hưởng ñến xã hội như thế nào cũng là một ñiểm ñáng lưu ý. Nhà phê bình văn học Kim Thánh Thán ( ), người ñã ñánh giá cao loại tiểu thuyết thông tục, nhà văn hóa Vương Sĩ Trinh (Ngư Dương, ), người ñã ñề xướng Thiền Vận Thuyết xem thơ và Thiền là một (Thi Thiền nhất vị) cũng như mở ra họa phái sơn thủy họa Tân An, rõ ràng ñã tiếp nhận ảnh hưởng của Thiền Tông. Tứ Họa Tăng hồi Thanh sơ là bốn ông Hoằng Nhân ( ), Khôn Tàn (năm sinh năm mất không rõ), Bát ðại Sơn Nhân ( ) và Thạch ðào ( ) qua những sáng tác tác phẩm ñầy cá tính của mình ñều tỏ ra rằng trong chiều sâu tâm hồn, họ ñã hấp thụ tư tưởng nhà Thiền Bát ðại Sơn Nhân và Thạch ðào Bát ðại Sơn Nhân tên thật là Chu ðạp, người Nam Xương (thuộc tỉnh Giang Tây). Vốn dòng dõi Ninh Vương, sau khi nhà Minh bị diệt vong, trở thành tăng rồi thành ñạo sĩ, lấy hiệu là Bát ðại Sơn Nhân. Ông thiện về họa, chịu ảnh hưởng phong cách vẽ tranh sơn thủy của Hoàng Công Vọng ( ) ñời Nguyên và ðổng Kỳ Xương ñời Minh. Ngoài ra ông giỏi vẽ tranh hoa ñiểu.tương truyền, ông rất lấy làm ñau ñớn phẫn khái trước sự diệt vong của nhà Minh và bày tỏ ñiều ñó qua hội họa. Riêng về Thạch ðào thì ông tên thật là Chu Nhược Cực, hậu duệ của Tĩnh Giang Vương nhà Minh, lúc xuất gia lấy hiệu là Nguyên Tế. Sau học Thiền, ñạo hiệu Thạch ðào. Ôm lòng phẫn khái vì nhà Minh mất nước, bỏ ñi chu du trong thiên hạ, sống cuộc ñời phóng lãng ở Hoàng Châu, Hoa Châu, Kim Lăng, Dương Châu suốt ñời vẽ tranh sơn thủy. Ông còn nổi tiếng về thư pháp nữa. Trước tác có Họa Ngữ Lục, chú trọng trạng thái nội tâm trong khi vẽ. Thạch ðào và Bát ðại Sơn Nhân hoàn cảnh giống nhau, tuy họ không hề quen biết nhưng qua giao lưu thư tín, có trao ñổi và hợp tác với nhau, ví dụ trong bức Lan Trúc ðồ thì Bát ðại Sơn Nhân vẽ lan và Thạch ðào bổ túc trúc và ñá. Ngày tàn của Thiền Trong bầu không khí khống chế tư tưởng của chính quyền nhà Thanh, nếu có một ñiều khả dĩ gọi là thành quả thì có lẽ là sự thành hình của khoa khảo chứng học nghĩa là môn học dùng phương pháp khoa học ñể khảo chứng những lãnh vực như lịch sử, ñịa lý, âm vận, kim thạch, thư chí Những người ñi tiên phong ở Trung Quốc là Hoàng Tông Hi ( ) và Cố Viêm Vũ (ðình Lâm, ), họ sẽ ñược thừa kế bởi Diêm Nhược Cừ ( ), Tải Chấn ( ), Tiền ðại Hân ( ). Tuy nhiên, nếu phương pháp ấy có công thúc ñẩy sự phát triển của học thuật thì nó ñã ñưa người ta xa rời chính trị và thực tế của cuộc sống hằng ngày. Bối cảnh của sự thành hình khảo chứng chứng học là thời Minh mạt. Nó bắt ñầu từ sự phê phán của các học giả phái Dương Minh ñối với những lý luận chẳng dính líu gì 56 Bảo ñạc: cái chuông quí. Tỉnh mê: ñánh thức người mê, sai lầm. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 116

117 với thực tế nên không ñược việc gì cả (không lý không luận). Người ta cho rằng một trong lý do khiến nhà Minh bị diệt vong nằm trong những lý luận vô bổ như thế. ðến ñầu ñời Thanh khuynh hướng phê phán này ñược sự ủng hộ của triều ñình và do các học giả Chu Tử Học ñảm nhận. Thế nhưng chính Chu Tử Học và cả Thiền, hệ tư tưởng ñã ảnh hưởng tới Chu Tử Học lẫn Dương Minh Học, lại trở thành ñối tượng phê phán 57. Người ta triệt ñể phủ nhận tất cả các lý thuyết tương tự cũng như mọi ảnh hưởng tiêu cực mà chúng có thể ñem ñến. Khi giai ñoạn Minh mạt bắt ñầu, Thiền rất hưng thịnh nhưng ñến hồi chung cuộc, nó chỉ còn ñủ sức ñáp lại một cách thụ ñộng những ñòi hỏi của xã hội. Bề mặt tuy có vẻ hưng thịnh song bên trong tư tưởng của Thiền ñã bị thông tục hóa, có thể xem như nó chỉ còn giữ ñược cái phần giá trị của vai trò mình ñảm nhận trong hệ tư tưởng tam giáo nhất trí. Vì lẽ ñó khi khoa khảo chứng học thành hình và bước lên quĩ ñạo của chính sách tôn giáo Thanh triều rồi thì các thiền tăng cảm thấy họ không còn ñất dụng võ nữa. Thêm vào ñó, họ lại bị cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc ( ) xua ñuổi. Hồng Tú Toàn ( ), lãnh tụ của thế lực này là một người chịu ảnh hưởng ñạo Ki-tô, ñã kéo quân phản loạn chiếm vùng Giang Nam với thế mạnh như chẻ tre. Mãnh ñất trù phú bao ñời của văn hóa Thiền Tông với bao nhiêu là chùa chiền ñã chịu một cuộc vùi dập hủy hoại chưa từng thấy. Có thể nói Phật giáo ñời Thanh không dựa ñược vào giới tăng lữ mà chỉ nhờ cậy sự nâng ñỡ của số cư sĩ thuộc thành phần trí thức có nhiệt tâm. Trên thực tế, những cư sĩ như Tống Văn Sâm (?-1702), Chu An Sĩ ( ), Bành Tế Tĩnh ( ), Tiền Phụ (Y Am, thế kỷ 18-19) ñã sẳn học thức, có trình ñộ tu hành không thua kém người xuất gia. Họ không ñi cầu học các nhà sư mà chủ yếu tiếp xúc với tư tưởng Phật giáo qua sách vở. Họ cũng ñể lại nhiều trước tác của chính mình như trường hợp Bành Tế Tĩnh biên tập Cư Sĩ Truyện (1775), Tiền Phụ viết Tông Phạm (1835) và tham gia ấn hành kinh ñiển. Thế nhưng khuynh hướng tư tưởng ñương thời ñang thẳng tiến trên ñường Tam giáo nhất trí, Giáo Thiền nhất trí, Thiền Tịnh song tu nên lúc ñó không còn có chuyện khác nhau về tông phái. Vì vậy, trình ñộ hiểu Thiền của các cư sĩ ñến mức nào và Thiền có một tỉ lệ bao nhiêu trong cách suy nghĩ của họ thì chẳng ai có thể minh xác ñược. ðến cuối ñời Thanh, áp lực của liệt cường từ bên ngoài càng ngày càng nặng nề. Người ta chỉ còn biết ñặt trọng tâm vào sự giải quyết những vấn ñề hiện thực hơn là lo lắng ñến cuộc sống tinh thần. Củng Tự Trân ( ) và Ngụy Nguyên ( ) lại ñề xướng Công Dương Học 58, hướng dẫn các cuộc vận ñộng dương vụ và biến pháp tự cường (cổ võ việc học hỏi các nước phương Tây ñể thay ñổi chính sách, ñưa nước nhà ñến ñộc lập tự cường). Họ cũng là những tín ñồ Phật Giáo. Sau ñó lại xuất hiện Khang Hữu Vi ( ), ðàm Tự ðồng ( ), thêm Chương Bỉnh Lân ( ), một tín ñồ Phật giáo khác và là nhà tư tưởng ñã vạch ñược ranh giới rõ rệt ñối với Công Dương Học. Tuy nhiên trung tâm tư tưởng Phật giáo của Chương là giáo lý Duy Thức và Tịnh ðộ, không thấy ông ñả ñộng ñến Thiền. 57 Dương Minh Học và Chu Tử Học tuy cùng nguồn gốc Nho giáo nhưng Dương Minh Học chú trọng ñến sự tìm hiểu con người (tâm tức lý), và thực tiễn trong cuộc sống (tri hành hợp nhất), còn Chu Tử Học chú trọng ñến tính (tính tức lý) và tri thức (cách vật cùng lý). Trong dòng lịch sử tư tưởng, các môn ñệ hai bên ñã có nhiều cuộc luận chiến, tranh giành ưu thế (TðTH Iwanami). 58 Học phái muốn dựa trên Công Dương Truyện (sách chú thích kinh Xuân Thu của Công Dương Cao) ñể tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu (vi ngôn, ñại chỉ) những lời nói của Khổng Tử. ðời Thanh, bắt ñầu bằng Thường Sơn học phái của Trang Tồn Dữ ( ), ñến Khang Hữu Vi thì toàn thịnh. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 117

118 E rằng vì Thiền là một hệ tư tưởng Phật Giáo ñậm màu sắc Trung Quốc nhất, ñã có mặt trong cuộc sống thường nhật, cho nên Chương không nhìn ra cái cần phải ñánh giá lại chăng? Sau ñó, cuộc Cách Mạng Tân Hợi (1911) ñã ñưa ñến việc thành lập Trung Hoa Dân Quốc (1912). Trong tình huống xã hội ñang hô hào cận ñại hóa ñể so vai với liệt cường, khuynh hướng xem Phật Giáo cùng với ðạo Giáo là một di sản của quá khứ cần ñược phế bỏ càng ngày càng mạnh. ðặc biệt cuối ñời Thanh ñầu Dân Quốc có cuộc vận ñộng miếu sản hưng học tức là biến các chùa chiền ñạo quán thành chỗ dạy học. Ảnh hưởng của phong trào này thực to lớn. Những người chống ñối lại chuyện này như Kính An (Ký Thiền, Bát Chỉ ðầu ðà, ) và Thái Hư ( ) ñề nghị một cuộc vận ñộng phục hưng Phật Giáo bằng cách kêu gọi sự liên ñới giữa Phật giáo ñồ với nhau, tổ chức ñào tạo tăng ni và ấn hành sách báo làm công cụ truyền giáo. Những sự kiện này có ý nghĩa trọng ñại trong quá trình cận ñại hóa Phật giáo.tuy vậy hai ông ñều không hẳn có ý hướng xác ñịnh lại chỗ ñứng của Thiền cho dù Kính An xuất thân thiền sư và là người ñã cải cách cơ cấu tổ chức trên Thiên ðồng Sơn. Ông quay trở lại với chế ñộ tuyển dụng phóng khoáng gọi là thập phương trụ trì (và còn ñược biết như một thi tăng).tóm lại, sau một khoảng thời gian dài, ta thấy Thiền ñã phải thỏa hiệp với thực tế cuộc sống bằng nhiều hình thức và như thế, ñánh mất ñi sức mạnh tư tưởng cố hữu của nó. Nói vậy không có nghĩa là giới trí thức Trung Quốc ñã hết quan tâm ñến Thiền. Trong những ñại học mới mở vào lúc bấy giờ, ñã có những khóa về Thiền cũng như về lịch sử triết học Trung Quốc. Do ñó, Thiền cũng trở thành ñối tượng của các nhà nghiên cứu. ðặc biệt có Thang Dụng Hình ( ) ñã viết Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử (1938) và Trần Viên ( ) viết Thanh Sơ Tăng Tranh Ký (1941), Hồ Thích viết Thần Hội Hòa Thượng Di Tập (1930) là những trước tác giải thích về lịch sử Thiền Tông ñáng chú ý nhất. Họ ñứng trên quan ñiểm học vấn Âu Tây ñể nhìn Thiền thời xưa, cắt ñứt với mọi truyền thống nghiên cứu có từ trước, những mong tìm thấy nơi Thiền một ý nghĩa mới. Dĩ nhiên, không vì thế mà phải loại bỏ tất cả những phương pháp tu hành truyền thống. Cùng thời với những nhà tư tưởng nhắc ñến bên trên vẫn có những nhà tu hành tên tuổi như Hư Vân (1840?-1959) và Lai Quả ( ). Vào những năm tiền bán thế kỷ 20, các chùa như Giang Thiên Tự (Kim Sơn Tự) ở Trấn Giang, Cao Mân Tự ở Dương Châu (Nam Kinh) ñã ñược xem như những ñịa ñiểm trung tâm của Thiền.THế nhưng, ảnh hưởng của nó vẫn chưa vượt ra khỏi phạm vi Phật Giáo. Hồ Thích Ông quê ở Tích Khê (thuộc tỉnh An Huy), tự là Thích Chi. Năm 1910, sang Mỹ du học ở ñại học Columbia, ñược sự dìu dắt của Dewey ( ). Sau khi về nước năm 1919, ông giảng dạy tại ñại học Bắc Kinh, và hô hào việc sử dụng bạch thoại trong văn học. Từ 1938 ñến 1942, ông nhậm chức ñại sứ tại Hoa Kỳ. Sau ñại chiến thứ hai, năm 1948, ñể tránh cuộc chiến tranh Quốc Dân ðảng-cộng Sản, ông lưu vong ở Mỹ, sau về ðài Loan làm viện trưởng Viện Nghiên Cứu Trung Ương rồi mất ở ðài Loan. Các tác phẩm của ông là Trung Quốc Triết Học Sử ðại Cương (1919), Bạch Thoại Văn Học Sử (1928). Về nghiên cứu, sau khi ông mất mới xuất hiện dưới dạng di cảo Bạt Bùi Hưu ðích ðường Cố Khuê Phong ðịnh Huệ Thiền Sư Truyền Pháp Bi (1962) là một trước tác buổi vãn niên. ðặc biệt vào năm 1926, ông ñã ñến tra cứu tài liệu trong Bảo Tàng Viện Quốc Gia Paris và Bảo Tàng Viện ðại Anh ở London thu thập từ các cuộc thám hiểm ở ðôn Hoàng như Nam Dương Hòa Thượng Vấn ðáp Tạp Trưng Nghĩa, di thư của Hà Trạch Thần Hội ( ) ñể soạn ra Thần Hội Hòa Thượng Di Tập (1930). ðây là một công trình nghiên cứu hết sức nổi tiếng. Ngoài ra, vào năm 1949, trong cuộc hội thảo lần thứ 2 tên ðông Tây Triết Học Giả Hội Nghị, ông ñã có dịp tranh luận với triết giả Nhật Bản CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 118

119 Suzuki Daisetsu ( ). ðường hướng của Thiền Trung Quốc thời hậu chiến Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật ( ), chính quyền Cộng Sản của Mao Trạch ðông bắt ñầu thâu tóm lục ñịa Trung Hoa. Do ñó, Hồ Thích và một số lớn học giả phải qua ðài Loan ở với chính quyền Quốc Dân ðảng hoặc sang Hương Cảng lúc bấy giờ thuộc Anh ñể tìm một môi trường hoạt ñộng tư tưởng khác. Nhiều tăng lữ cũng muốn duy trì tự do tín ngưỡng nên ñã bỏ quê hương lại ñằng sau. Như thế, truyền thống của Phật giáo Trung Quốc không phải ñược tiếp nối ở ñại lục mà ở ðài Loan và Hương Cảng vậy. Dù thế, ý thức về Thiền của chư tăng không còn giống như ngày xưa nữa. Ta sẽ thấy ñiều ñó khi ñọc Trung Quốc Thiền Tông Sử (1971) của Ấn Thuận (Thịnh Chính, ?). Ông ñã bàn về lịch sử Thiền Tông một cách có tính học thuật, biết tham khảo ý kiến nhiều học giả từ bên trong cũng như bên ngoài nên khá khách quan. Không những thế, loại trước tác kiểu của ông từ ñó dần dần có thêm nhiều. Nó cũng giống như tình hình ở Nhật trong những năm gần ñây và ñã khơi gợi ra những vấn ñề mới ñáng suy nghĩ. Ấn Thuận Ông tên thật là Trương Lộc Cần, quê ở Hải Ninh, thuộc tỉnh Chiết Giang, sinh trong một gia ñình nông dân. Lúc ñầu ñi dạy tiểu học. Năm 1929, bố mất nên mới xuất gia, lấy hiệu là Ẩn Thuận. Ông theo học ở Nam Phổ ðà Tự Mân Nam Phật Học Viện ở Hạ Môn (thuộc Phúc Kiến) nơi Thái Hư làm viện trưởng, rồi trở thành giảng sư ở ñó. Năm 1936, ông về làm giáo sư ở Vũ Xương Phật Học Viện thuộc tỉnh Hồ Bắc nhưng vì quân Nhật tiến ñánh phải tị nạn về Hán Tạng Giáo Lý Viện ở Trùng Khánh (Tứ Xuyên). Ông chơi thân với Pháp Tôn pháp sư ( ), một học trò khác của Thái Hư từng du học bên Tây Tạng và hai ông ñã xác ñịnh ñược một quan ñiểm phê phán ñối với Phật Giáo Trung Quốc. Sau ñó, ông giữ trách nhiệm viện trưởng Pháp Vương Phật Học Viện ở Tứ Xuyên nhưng ñến lúc ñại chiến thứ hai kết thúc, ñể tránh tình trạng hỗn loạn ở ñại lục, ông tìm cách sang ðài Loan bằng ñường Hương Cảng. Ở ðài Loan, ông chủ yếu hoạt ñộng truyền giáo ở Hệ Nhật Giảng ðường (thành phố ðài Bắc) và ñôi khi giảng dạy ở ñại học nữa. Ông viết trên 10 bộ sách và ñã ra công biên tập toàn tập của Thái Hư. Trong ñó có Trung Quốc Thiền Tông Sử (1971) mà ông ñã ñệ trình như luận án ñể lấy tiến sĩ ở ðại học Taishô (tại Nhật Bản). ðặc ñiểm của sách này là ñã sử dụng và so sánh nhiều quan ñiểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc lẫn Nhật Bản ñể tìm ra kiến giải mới. Một mặt, trên phần lãnh thổ ñại lục do ðảng Cộng Sản cai trị, tôn giáo bị coi như một thứ thuốc phiện và không có giá trị gì. ðặc biệt là dưới thời Văn Hóa ðại Cách Mệnh ( ), chùa chiền hầu như hoàn toàn bị tàn phá, tăng ni bị bắt buộc hoàn tục, Phật giáo chịu một ñòn trí mạng, ñứng bên bờ vực của sự diệt vong. Mọi phán ñoán giá trị của các luồng tư tưởng ñều ñược ñánh giá dưới nhãn quan chủ nghĩa Marx và dĩ nhiên Phật giáo ñược coi như một hệ tư tưởng duy tâm ñã bị chỉ trích nặng nề. Tuy vậy, năm 1976, khi Mao Trạch ðông chết ñi, Phật Giáo ñược phép hoạt ñộng trở lại. Sau ñó, Trung Quốc bước vào thời ñổi mới về mặt kinh tế, Phật giáo như nhận ñược một luồng sinh khí mới. Dưới sự chủ ñạo của nhà nước, các tự viện ñược trùng tu hoặc thiết lập trở lại, ñến nay thì con số tăng ni ñã lên hàng chục vạn người. Thế nhưng, vấn ñề cơ bản vẫn chưa giải quyết. Số người ñi lễ bái tuy có ñông nhưng phần lớn là ngoạn cảnh như khách du lịch chứ không có chủ tâm tín ngưỡng. Dĩ nhiên hãy còn một số tín ñồ nhiệt tình ñấy nhưng họ chỉ chăm lo vào việc thờ cúng tổ tiên hoặc cầu xin lợi lộc cho kiếp này chứ người có quan tâm ñến Thiền như một hệ tư tưởng Phật giáo kể ra rất hiếm.gần ñây phong trào luyện khí công ñã ñưa một số ñông người thuộc thế hệ trẻ tìm ñến với Phật giáo, thế nhưng sự hiểu biết của họ về Phật giáo và CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 119

120 Thiền thật ra hết sức hời hợt. Mặt khác, Trung Quốc cũng ñã tiếp nhận một cách tích cực ảnh hưởng của phong trào nghiên cứu Phật giáo từ các ñại học và cơ quan nghiên cứu phương Tây cũng như Nhật Bản. Trong số ñó, chủ ñề nghiên cứu về Thiền Tông chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tuy vậy, dù những công trình nghiên cứu ñược thực hiện ở Trung Quốc nhưng chúng không mảy may dính líu ñến cuộc sống thường nhật cho nên không thể là yếu tố khởi ñộng sinh hoạt Thiền và Phật giáo trong nước. Như thế, ngày nay mối quan tâm ñến Thiền và Phật giáo coi như hoàn toàn bị phân cực. Nhân tố mà người ta nghĩ có thể kết hợp chúng với nhau chỉ có thể là tầng lớp trí thức mà từ vài năm gần ñây ñã trở thành trung tâm của một cuộc vận ñộng mới về Thiền. Nhờ sự mở cửa từ sau thời ñổi mới (khai phóng), các luồng thông tin và tư tưởng mới từ Phương Tây và Nhật Bản ñã tràn vào, giúp ñánh giá lại vai trò của Thiền. Những tác phẩm của Suzuki Daisetsu như Thiền và văn hóa Nhật Bản (Zen to Nippon Bunka) và Thiền Nhập Môn (Zen Nuyuumon) ñã ñược tiếp nhận rộng rãi ở Trung Quốc. Ngoài ra, các tác phẩm của học giả người ðài Loan là Nam Hoài Cẩn cũng ñã ñược giới thiệu với họ. Có ñiều ñáng tiếc là về mặt tổ chức giáo ñoàn, vẫn không có gì ñáng kể. Dầu vậy, một ñệ tử của Hư Vân là Tịnh Huệ (sinh năm 1933) trụ trì chùa Bách Lâm Tự là nơi ngày xưa Triệu Châu Tùng Thẩm có thời tu hành, ñã ñề xướng phong trào mang tên sinh hoạt thiền (thiền trong cuộc sống hằng ngày). Ông ñã thành lập viện nghiên cứu về Thiền (Thiền Học Nghiên Cứu Sở), một tổ chức có nhiều triển vọng. Hệ phổ Thiền (6) ðến ñây, hệ phổ Thiền càng thu hẹp lại với Vạn Phong Thì Úy thuộc Tông Lâm Tế và Tuyết ðình Phúc Dụ thuộc Tông Tào ðộng.(tên có gạch dưới là những người thường ñược nhắc ñến). Tông Lâm Tế: 1Vạn Phong Thì Úy 2 Bảo Tàng Phổ Trì 3 Hư Bạch Huệ (?) 4 Hải Chu Phổ Từ 5 Bảo Phong Huệ Tuyên 6 Thiên Kỳ Bản Thụy 7 Vô Văn Chính Thông 8 Tiếu Nham ðức Bảo 9 Vân Thê Chu Hoằng 10 Dưỡng Am Quảng Tâm. ðồng 9 Huyễn Hữu Chính Truyền 10 Mật Vân Viên Ngộ 11 Lâm Dã Thông Kỳ ( 12 ðạo An Tĩnh 13 Tế Luân Siêu Vĩnh). ðồng 11 Phá Sơn Hải Minh. ðồng 11 Phí Ẩn Thông Dung ( 12 Ẩn Nguyên Long Kỳ (sang Nhật). ðồng 11 Mộc Trần ðạo Mân. ðồng 11 Hán Nguyệt Pháp Tàng ( 12 ðàm Cát Hoằng Nhẫn, 12 Cụ ðức Hoằng Lễ ( 13 Hối Sơn Giới Hiển). ðồng 10 Ngữ Phong Viên Tín ( 11 Quách Ngưng Chi). ðồng 10 Thiên Ẩn Viên Tu 11 Ngọc Lâm Thông Tú, 11 Nhược Am Thông Vấn ( 12 Thiên Trúc Hành Trân 13 Vô Am Siêu Cách 14 Già Lăng Tính Âm). Tông Tào ðộng: 1 Tuyết ðình Phúc Dụ 2 Tung Sơn Văn Thái 3 Hoàn Nguyên Phúc Ngộ 4 Thuần Chuyết Văn Tài 5 Tùng ðình Tử Nghiêm 6 Ngưng Nhiên Liễu Cải 7 Câu Phong Khế Vũ 8 Vô Phương Khả Tùng 9 Nguyệt Chu Văn Tải 10 Tiểu Sơn Tông Thư 11 Huyển Hưu Thường Nhuận, 11 Lẫm Sơn Thường Trung. 11 Huyễn Hưu Thường Nhuận 12 Từ Chu Phương Niệm 13 ðam Nhiên Viên Trừng 14 Thạch Vũ Minh Phương ( 15 Vị Trung Tịnh Phù). ðồng 14 Thụy Bạch Minh Tuyết ( 15 Phá Ám Tịnh CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 120

121 ðăng 16 Cổ Tiều Trí Tiên). ðồng 14 Tam Nghi Minh Vu. ðồng 11 Lẫm Sơn Thường Trung 12 Vô Minh Huệ Kinh 13 Vĩnh Giác Nguyên Hiền ( 14 Vi Lâm ðạo Bái 15 Duy Tĩnh ðạo An). ðồng 13 Vô Dị Nguyên Lai ( 14 Tuyết Giản ðạo Phụng, ñồng 14 Thê Hác ðạo Khâu). ðồng 13 Hối ðài Nguyên Kính ( 14 Giác Lãng ðạo Thịnh 15 Khoát ðường ðại Văn 16 Tâm Việt Hưng Thù (sang Nhật)). ðồng 15 Trúc Am ðại Thành. ðịa lý Thiền (6) Bắc Hoàng Hà: Thuận Thiên, Bắc Bình, Yên Kinh (Bắc Kinh) có Minh Nhân Tự (ðạt Quan), Hải Hội Tự, Diên Thọ Tự (Tính Thông), Thanh Lương Tự (Chân Khả). Hám Sơn (ðức Thanh), Ngũ ðài Sơn (Chân Khả, ðức Thanh, Chính Truyền). Nam Hoàng Hà bắc Trường Giang: Lao Sơn (ðức Thanh), Phượng ðài Sơn Bảo Ninh Tự (Huệ ðàm), Phượng Sơn Thiên Giới Tự (Tông Lặc, Huệ ðàm, ðạo Thịnh, Nguyên Lai), ðạo Dương Sơn Vạn Thọ Tự (Viên Trừng, ðạo Mân), Tiêu Sơn, Ngũ Vân Sơn Vân THê Tự (Chu Hoằng). Nam Trường Giang: Thường tập trung chung quanh vùng Nam Kinh và Tô Hàng: ðăng Úy Sơn Thánh Ân Tự (Pháp Tàng), Tô Châu Bắc Thiền ðại Từ Tự (Pháp Tàng), Tô Châu Thánh Từ Tự (Pháp Tàng), Tô Châu Tam Phong Thanh Lương Thiền Tự (Pháp Tàng), Kim Túc Sơn (Viên Ngộ, ðạo Mân), Hàng Châu An Ẩn Tự (Hoằng Nhẫn), Kính Sơn (Tâm Thái, Thông Dung, Viên Trừng), Trung Thiên Trúc Sơn (Tông Lặc, Tâm Thái), Tịnh Từ Tự (Pháp Tàng), Vân Môn Sơn Hiển THánh Tự (Viên Trừng), Vân Môn Sơn Vân Môn Tự (Viên Tín, ðạo Mân), Phổ ðà Sơn (Tính Thống), A Dục Vương Sơn (Viên Ngộ, Thông Dung), Thiên ðồng Sơn (Viên Ngộ, Tính Thống, ðạo Mân, Thông Dung, Kính An), Kim Sơn, Thiên Mục Sơn (Thông Tú). Ngoài ra: Lô Sơn Quy Tông Tự (Chân Khả), Kiến Xương Thọ Xương Tự (Huệ Kinh, ðạo Thịnh), Bác Sơn (Nguyên Lai), Cổ Sơn (Nguyên Lai, Nguyên Hiền, ðạo Bái, ðạo Thịnh), Tào Khê Sơn (ðức Thanh), Hoàng Bá Sơn Vạn Phúc Tự (Thông Dung, Viên Ngộ, Long Kỳ). CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 121

122 Tạm Kết: Tu Thiền là một thể nghiệm tự do và truy cầu hạnh phúc của con người trong cuộc sống tâm linh. Thiền gia thường có cuộc sống hào hùng và cao ñẹp. Bắt ñầu từ ñời Tùy-ðường, Thiền ñã có những giai ñoạn hưng thịnh nhất là từ Ngũ ðại cho ñến Nam Tống. Tuy nhiên, khi hòa nhập vào xã hội, phải va chạm với thực tế chính trị, lúc thì bị ñàn áp không chế, lúc chịu thỏa hiệp ñể sống còn, Thiền ñã phai nhạt bản sắc cố hữu của mình. Cuối cùng, trải qua hai triều Minh và Thanh, Thiền Tông Trung Quốc ñã biến chất và ñi ñến chỗ suy tàn. Trong thời ñiểm hiện tại thật khó lòng nghĩ ñến một cuộc phục hưng của Thiền. May mắn thay, có những chi lưu ở nước ngoài hãy còn gìn giữ ñược thiền phong ở một mức ñộ nào ñó. Chi lưu quan trọng hơn cả và ñã dần dần tách ra ñể có một bản sắc riêng là Thiền Tông Nhật Bản, ñược biết ñến rộng rãi trên thế giới với cái tên Zen. Tư Liệu Tham Khảo (Dịch xong ở Tôkyô ngày 21/06/2009) 1) ðạo Uyển (Ban biên dịch), 1999, Từ ðiển Phật Học, Nxb Tôn Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh (in lần thứ 2, 2006) 2) Hiromatsu Wataru chủ biên, Iwanami Tetsugaku Shisô Jiten (Từ ðiển Tư Tưởng Triết Học Iwanami), Iwanami xuất bản, Tôkyô, ) Ibuki Atsushi, 2001, Zen no Rekishi (Lịch sử Thiền), Hôzôkan, Kyôto, xuất bản. 4) Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, 2008, Thiền Tông Phật Giáo, Tủ sách bách khoa Phật Giáo, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội. 5) Ômori Takashi chủ biên, 1992, Zen no Hon (Quyển sách về Thiền), Gakken, Tôkyô, xuất bản, ấn bản lần thứ 3 năm ) Thông Thiền biên dịch, 2008, Từ ðiển Thuật Ngữ Thiền Tông, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. CVCN Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc 122

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers 1 NGUYEN THACH TUONG ANH 12/05/2008 5 4 5 14 2 VO GIA BAO 18/05/2008 4 4 5 13 3 NGUYEN

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Pre-Intermediate 1 1 Tran Duy Anh 9.3 8.5 8.4 9.6 9.8 10.0 9.8 10.0 9.4 A 2 Nguyen Tang Hieu 9.3 9.2 9.4 9.4 9.6 9.3 9.7 9.7 9.5 A 3 Nguyen Duc Thuong Ct Lina 9.6 7.5 8.8 9.3 9.9 9.7 7.8 9.9 9.1

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG TIT Quy dinh ve phan tich an toan doi \m nha may dien

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện 0000023981 u EN THI KIM LOAN (Chu bien) HI HANH, LE THI NGUYET a * a a QUY TAC MO TA TAI LIEU THU5VIEN I a t NHA XUAT BAN THONG TIN VA TRUYEN THONG ThS. N G U Y E N THI KIM LO AN (Chu bien) PH A M TH I

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH-GD&DT Khdnh San, ngay2, ^ th

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH-GD&DT Khdnh San, ngay2, ^ th UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH- Khdnh San, ngay2, ^ thdng 4 nam 2017 KE HOACH Xet duyet Sang kien kinh nghiem

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế TRl/CSNG DAI HOC KINH TE Q U O C DAN KHOA THLfflNG MAI VA KINH TE QUOC TE' Chu bien: PGS. TS. NGUYEN THlTA LOC WIMAN (XMf; NHA XUAT BAN DAI HOC KINH TE Q UO C DAN TRLTCJNG DAI HOC KINH TE QUOC DAN KHOA

More information

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển r- 5. PHAM TAT DONG (C h u b ie n ) CK.0 0 0 0 0 6 0 0 3 9 Miroi n a m DDI MOI VA PHAT TRIEN n h A x u a t b a n k h o a h o c XA HOl HA NOl-1997 GS. PHAM TAT DONG (Chii bien) KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI TAI VIET NAM Can cu Hien phdp nude Cong hoa xd hoi

More information

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1 TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 15 thang 5 nam 2019 THONG BAO TUYEN SINH VAO LOT 10

More information

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 Lucky draw entries for Lucky Draw Program for cycle

More information

UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthd

UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthd UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthdng 12 nam 2017 Ve viec huong dan bac cao so ket hoc

More information

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: 1 4 8 /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 BAO CAO TINH HINH QUAN TRI CONG TY 06 THANG DAU NAM

More information

Thiết kế bài giảng hóa học 12 nâng cao. Tập 1

Thiết kế bài giảng hóa học 12 nâng cao. Tập 1 GUYEN c Lieu NHA XUAT BAN HA NOl uaa uor TS. CAO ClTGlAC (Chu bten) - ThS. h 6 THANH THUY THIET KE BAIGIANG hoahog12 M A ll iia b Nh N Q Q I O - T 0 P N Q T NHA XUAT ban HA NOl Thiet ke bai giang HOA

More information

I CONG TY CP DAU Tir THUONG MAI SMC CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phuc So: 1 3 /2016/SMC TPHCM, ngay 12 thang 01 nam 2016

I CONG TY CP DAU Tir THUONG MAI SMC CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phuc So: 1 3 /2016/SMC TPHCM, ngay 12 thang 01 nam 2016 I CONG TY CP DAU Tir THUONG MAI SMC CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phuc So: 1 3 /2016/SMC TPHCM, ngay 12 thang 01 nam 2016 BAO CAO TINH HINH QUAN TRI CONG TY NAM 2015 Kinh gu-i:

More information

UBND HUYEN QUOC OAI PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VI$T NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc S6 :30 /QB-PGD&BT QuSc Oai, ngayj$thang 3

UBND HUYEN QUOC OAI PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VI$T NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc S6 :30 /QB-PGD&BT QuSc Oai, ngayj$thang 3 UBND HUYEN QUOC OAI PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VI$T NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc S6 :30 /QB-PGD&BT QuSc Oai, ngayj$thang 3 nam 2019 QUYET DINH A A A A A A Ve viec thanh lap

More information

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v thong bao ket qua thi nang bac lirong dot 2 nam 2016

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay

Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay thang 04 nam 2017 D anh m uc tai lieu STT TEN TAI LIEU

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

Giáo trình luật môi trường

Giáo trình luật môi trường / TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI r t G I A O T R I N H LUAT MOI TRUONG G la O TRlN H LUAT MOI TRUtJNG 22/2006/C X B/221-1883/CAND TRlfCJNG DAI HOC LUAT HA NOI Giao trinh LUAT M6l TRl/CJNG CTKAI> TRUNG TAM

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer

Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer date Rate: 22735 20-Dec-16 Phac Nguyen CA 400.00 23-Dec-16

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

BAO CAO HOAT DONG CUA HOI DONG QUAN TRI VA KET QUA SXKD NAM 2015, KE HOACH NAM 2016 BAO CAO GUI DAI KOI DONG CO DONG THLTONVG NIEN NAM 2016 DANH GIA V

BAO CAO HOAT DONG CUA HOI DONG QUAN TRI VA KET QUA SXKD NAM 2015, KE HOACH NAM 2016 BAO CAO GUI DAI KOI DONG CO DONG THLTONVG NIEN NAM 2016 DANH GIA V BAO CAO HOAT DONG CUA HOI DONG QUAN TRI VA KET QUA SXKD NAM 2015, KE HOACH NAM 2016 BAO CAO GUI DAI KOI DONG CO DONG THLTONVG NIEN NAM 2016 DANH GIA VE TINH HINH KINH TE THE GI6I NAM 2015 Tinh hinh kinh

More information

UBND THI XA DONG XOAI CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUCVA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6 : ^bg /KH-PGDDT Dong Xoai, ngayjl tha

UBND THI XA DONG XOAI CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUCVA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6 : ^bg /KH-PGDDT Dong Xoai, ngayjl tha UBND THI XA DONG XOAI CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUCVA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6 : ^bg /KH-PGDDT Dong Xoai, ngayjl thang 12 nam 2017 KE HOACH To chu-c Hoi khoe Phu D6ng

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

UBND HUYEN KHANH SON CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUG VA DAO TAO Doc lap - Tir do - Hanh phiic S6: S^1-/CTr-GD&DT Khdnh San, ngay 30

UBND HUYEN KHANH SON CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUG VA DAO TAO Doc lap - Tir do - Hanh phiic S6: S^1-/CTr-GD&DT Khdnh San, ngay 30 UBND HUYEN KHANH SON CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHONG GIAO DUG VA DAO TAO Doc lap - Tir do - Hanh phiic S6: S^1-/CTr-GD&DT Khdnh San, ngay 30 thdng 12 nam 2016 CHirONG TRINH CONG Nam 2017 TAC I.

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

UBND TINH SON LA BAN CHI DAO XAY DV*NG NONG THON M0I So.v/i /BCD-VPDP C0NG HOA XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Dpc lap - Ty do - Hanh phuc San La, ngay Dty

UBND TINH SON LA BAN CHI DAO XAY DV*NG NONG THON M0I So.v/i /BCD-VPDP C0NG HOA XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Dpc lap - Ty do - Hanh phuc San La, ngay Dty UBND TINH SON LA BAN CHI DAO XAY DV*NG NONG THON M0I So.v/i /BCD-VPDP C0NG HOA XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Dpc lap - Ty do - Hanh phuc San La, ngay Dty thdng 7 nam 2016 V/v: phat dpng thi sang tac bieu trung

More information

BO YTE CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phuc S6:3JL/2018/TT-BYT Ha Noi, ngay ''f'z-thang/i/f nam 2018 THONG TIT Quy dinh vic

BO YTE CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phuc S6:3JL/2018/TT-BYT Ha Noi, ngay ''f'z-thang/i/f nam 2018 THONG TIT Quy dinh vic BO YTE CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phuc S6:3JL/2018/TT-BYT Ha Noi, ngay ''f'z-thang/i/f nam 2018 THONG TIT Quy dinh vice dang ky liu hanh thuoc, nguyen lieu lam thuoc Can

More information

Giáo trình hình thái, giải phẫu học thực vật

Giáo trình hình thái, giải phẫu học thực vật .0000019397 rc va b Ao t a o IAI N G U Y E N N G O T H C U C GIAOTRINH HINH THAI-GIAIPHAU HOC THl/C VAT I NGUYEN HOC LIEU ODHD C G H3 NQI NHA XUAT ba n DAI HOC QUOC GIA HA NOI BO GIAO DUC VA DAO TAO DAI

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

BO GIAO DUG VA DAO TAO S6:10/2018/TT-BGDDT CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc Ha Noi, ngay 30 thang 3 nam 2018 THONG Tir Q

BO GIAO DUG VA DAO TAO S6:10/2018/TT-BGDDT CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc Ha Noi, ngay 30 thang 3 nam 2018 THONG Tir Q BO GIAO DUG VA DAO TAO S6:10/2018/TT-BGDDT CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc Ha Noi, ngay 30 thang 3 nam 2018 THONG Tir Quy djnh ve dao tao cap bang tot nghiep thu* 2 trinh

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

BO GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: M /2019/TT-BGDDT THONG TIT Ha Noi, ngay&thdng 02 nam

BO GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: M /2019/TT-BGDDT THONG TIT Ha Noi, ngay&thdng 02 nam BO GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: M /2019/TT-BGDDT THONG TIT Ha Noi, ngay&thdng 02 nam 2019 2 2 C I L 2 Sira doi, bo sung mot so Dieu cua Quy che

More information