mùa đông. Về tới Xóm tưởng đã hụt mất buổi pháp thoại của Thầy, ai ngờ còn kịp giờ lên trực tuyến và được thấy hình quý thầy quý sư cô của các Xóm kia

Size: px
Start display at page:

Download "mùa đông. Về tới Xóm tưởng đã hụt mất buổi pháp thoại của Thầy, ai ngờ còn kịp giờ lên trực tuyến và được thấy hình quý thầy quý sư cô của các Xóm kia"

Transcription

1 Lá Thư Làng Mai Chúng tôi hy vọng thư này tới tay quý thân hữu kịp ngày cận Tết để quý vị có thể dán hai tấm giấy đỏ lên bàn thờ, trên hai quả dưa hấu hay trên cánh cửa lớn vào nhà để đón mừng năm mới. Lần này Sư Ông viết hai câu Hãy lắng nghe nhau và Có mặt cho nhau. Hai câu rất đơn giản mà đủ cho chúng ta tu tập suốt đời. Càng thực tập thì lại càng thấy thâm sâu và lợi lạc. An Cư Kết Đông Ngày , tứ chúng bốn Xóm đã làm Lễ Đếm Thẻ trước khi vào An Cư Kết Đông. Năm nay số người An Cư gồm có 176 vị xuất sĩ và 49 vị cư sĩ, tổng cộng là 225 vị. Nếu kể luôn khách tăng thì số lượng xuất sĩ lên hơn 200 người, nhưng vì nhiều vị phải về trước Tết Tây hay Tết ta nên không được đếm thẻ. Phần đông các khách tăng đến từ Việt Nam, Indonesia, Mã Lai, và Trung Quốc chỉ có thể ở một hay hai tháng. Nhiều vị phải về lo cho phật sự của Chùa hay thiền viện mình dịp cuối năm. Ngày có lễ Đối Thủ An Cư. Như mọi năm, Sư Ông lạy bốn vị Trú Trì bốn chùa Pháp Vân, Sơn Hạ, Từ Nghiêm, Cam Lộ của Đạo Tràng Mai Thôn để xin nương tựa và bốn vị Trụ Trì cũng đảnh lễ xin nương tựa Sư Ông. Sau đó các vị xuất sĩ nam và nữ cùng các vị cư sĩ đảnh lễ xin nương tựa vị trụ trì Xóm của mình. Sự kiện chúng cư sĩ được an cư chung với các vị xuất sĩ là một nét đặc thù của Đạo Tràng Mai Thôn. Theo truyền thống, An Cư chỉ dành riêng cho người xuất gia, còn người tại gia chỉ đứng bên ngoài để yểm trợ mà thôi. Điều này cho thấy, tu viện không chỉ là nơi dành riêng cho các vị xuất gia mà cũng có thể trở thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai có mong muốn tiến xa hơn trên con đường tu tập. Tuy ngày đếm thẻ chỉ có 225 người an cư nhưng trên thực tế thì ngày nào bốn Xóm cũng đầy người về tu tập. Có người về ở cuối tuần, có người trọn tuần, hai tuần hay một tháng. Vì thế có khi thiền đường đông đến 450 người. Điều cảm động là nhờ có trực tuyến các buổi pháp thoại Mùa Đông nên lúc nào cũng có từ đến người cùng ngồi nghe Thầy giảng. Thầy bắt đầu giảng ở Pháp lúc 9 giờ sáng thì ở Việt Nam, Thái, và Hồng Kông các bạn có thể lên mạng nghe đồng thời vì lúc ấy giờ địa phương là 15 giờ chiều. Ở Pháp có hơn 360 vị cư sĩ cũng phát nguyện an cư ba tháng dù không thể về Làng được. Họ nghe pháp thoại trực tuyến, ngồi thiền, ăn cơm trong chánh niệm, không đi ra khỏi nhà ngoài giờ đi làm. Có một hôm trên đường đi lên Xóm Hạ dự ngày Quán niệm, xe các sư cô ở Xóm Mới đang lên dốc Duras bị tuyết đẩy trượt lên lề - may mà không xuống hố - nên không đi tiếp được. Các sư cô đi bộ về Xóm Mới trong mưa tuyết tinh khôi cơn tuyết đầu của

2 mùa đông. Về tới Xóm tưởng đã hụt mất buổi pháp thoại của Thầy, ai ngờ còn kịp giờ lên trực tuyến và được thấy hình quý thầy quý sư cô của các Xóm kia lên tụng kinh, sau đó nghe Thầy thuyết giảng. Tới đây chúng tôi xin kể lại những gì đã xảy ra từ đầu năm ngoái. Tết Canh Dần Các thiền sinh Tây Phương dần dần thích tới Làng vào dịp Tết Nguyên Đán vì mùa này có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Họ rất ưa về trước Tết vài ngày và nếu gặp được ngày thứ năm hay chủ nhật thì có cơ duyên tập gói bánh chưng, bánh tét và được ngồi canh bánh nấu trong những chiếc nồi to và đốt bằng những khúc củi to. Chúng tôi làm Lễ Giao Thừa cùng lúc với đồng bào trong nước, ở Pháp là 18 giờ, nhưng mới 15 giờ chiều bốn Xóm đã tập hợp đốt trầm lên để nghe Sư Ông bình thơ. Bình thơ xong thì chuẩn bị đi ngồi thiền cho đến khi chuông trống Bát Nhã nổi lên đúng vào giờ giao thừa ở Việt Nam. Chúng tôi cùng tụng một bài kinh đầu năm rồi đọc lời khấn nguyện và đảnh lễ tổ tiên. Trước Tết, Xóm Mới mở Hội Chợ Hoa và còn những ngày đầu năm thì các xóm lại mở hội chợ, có các quán bán nước chè, bán bánh bao, chè xương xa hột lựu và nem rán như những quán nước bên đường miền quê Việt Nam. Có cả những quán bán khoai tây chiên của Tây, rong biển nướng rưới nước tương gừng thơm phưng phức và những trò chơi nhảy sạp, ăn táo, v.v.. Xóm Mới giả làng quê Việt Nam, có cổng vào Làng làm bằng tre, có những thanh niên thiếu nữ mặc áo dài màu hay áo tứ thân và có khi có cụ già răng đen lưng khòm đi ra chào khách, có ông Lý mặc áo dài khăn đóng cũng đi ra đón chào khách. Tại cổng Làng có người lì xì cho khách những tờ phiếu hội chợ để khách có thể đi ăn quà trả tiền bằng phiếu. Kế đó là cụ đồ ngồi viết thư pháp và một thầy bói ngồi giải Kiều cho khách. Không khí rất vui nhộn và đậm tình quê hương. Ở chùa Sơn Hạ thì quý thầy có tổ chức chơi lô tô và hát lô tô ê a theo điệu nhà quê các tỉnh Miền Trung. Cũng như những trò chơi có thưởng như ném banh, đẩy xe, v.v.. Ngày mồng một, bốn Xóm tập họp mừng tuổi Sư Ông ở thiền đường Xóm Thượng xong thì có lân múa đảnh lễ Sư Ông trong tiếng pháo dòn dã ngoài sân. Sau đó Sư Ông bói vài quẻ Kiều cho các vị trụ trì và một số khách. Các thiền sinh và thầy cô khác tự lên xin cụ Nguyễn Du một quẻ và sau đó nhờ quý thầy quý sư cô lớn giải quẻ. Mỗi sáng là bói Kiều và trưa là đi thăm phòng các cư xá trong suốt ba ngày Tết. Mỗi phòng như là một ngôi nhà trang hoàng khác nhau, có bánh kẹo thơ nhạc đãi khách, thậm chí có cả trò chơi và lì xì. Sau Lễ Tự Tứ có Khóa Tu Xuất Sĩ. Các anh chị em xuất sĩ từ thiền đường Hơi Thở Nhẹ ở Paris, từ Viện Phật Học Âu Châu ở Đức về cùng tu chung ở Xóm Thượng vui thật là vui. Các sư cô Xóm Mới cũng lên ở lại nhà khách của Xóm Thượng. Đây lần đầu tiên quý thầy mời quý sư cô lên xóm mình nên đón tiếp rất hết lòng và tặng quà cho khách vô cùng trân trọng. Tất cả sinh hoạt của khóa tu diễn ra ở Xóm Thượng và Sơn Hạ. Mọi người quá hạnh phúc nên khi chia tay rất bịn rịn. Mùa Xuân Ý Đại Lợi Tháng ba, hơn 60 vị xuất sĩ cùng được tháp tùng đi Ý Đại Lợi để phụ tá Sư Ông giảng dạy cho hơn 900 thiền sinh. Có đến 127 cháu người Ý đến tu tập. Tha hồ cho sư chú Pháp Biểu người Ý chơi và dạy cho các em. Số người quy y ngày chót lên đến 758 người. Ý Đại Lợi đã có Trung Tâm tu tập theo truyền thống Làng Mai do khoảng 20 vị cư sĩ Tiếp Hiện chủ xướng nhưng một số đông vẫn muốn lập thêm một Làng Mai cho giới xuất sĩ ở Ý. Trung tâm hiện thời chỉ có cư sĩ giáo thọ hướng dẫn thôi. Lần này trong chuyến đi Ý cũng có một buổi thiền hành ở Rome ngày , rất đẹp. Có trên người tham dự. Mười cháu nhỏ người Ý nắm tay Sư Ông đi hàng đầu. Phía trước, cách hàng Sư Ông đi khoảng hai mươi thước, có tám nhân viên cảnh sát công lộ, cũng đi thành một hàng. Điều đặc biệt nhất là tám vị này cũng đi rất thảnh thơi. Cách thức chận xe và cảnh sát Ý mở đường cho cuộc thiền hành ở thủ đô Rome ngày hãy lắng nghe nhau

3 hướng dẫn người đi đường của họ cũng rất là dễ thương. Các vị ấy hành xử như những người bạn đối với xe cộ và với dân đi đường chứ không có vẻ gì là những người đang xử dụng quyền hành của mình để ra lệnh. Ta có cảm tưởng tám vị ấy cũng thuộc về Tăng thân vì các vị cũng đang đi thiền hành. Quân và dân là một. Buổi thiền hành tại Rome lần này mà được như thế là vì đây đã là buổi thiền hành thứ năm. Thầy nhớ trong buổi thiền hành đầu, vị chỉ huy trưởng đã dùng điện thoại di động mà báo với các vị đồng liêu ở tòa Thị Chính là đoàn thiền hành đi chậm quá, chắc phải hơn một giờ nữa mới đi tới nơi. Và các vị cảnh sát hồi ấy tuy làm trách vụ của mình một cách hết lòng, nhưng không có vẻ thích thú và đồng sự với đoàn thiền hành như kỳ này. Chưa bao giờ trên đường phố thủ đô lại có sự thảnh thơi lớn lao như thế. Mỗi phân vuông của đường phố đều in dấu ấn thảnh thơi đó. Hoàn toàn không có sự gấp gáp nữa. Tai nạn không thể nào xảy ra trong một hoàn cảnh thảnh thơi như thế. Thành phố như dừng hẳn lại để vui chơi. Phía trước tám vị cảnh sát là một chiếc xe cảnh sát cũng đi với tốc độ thiền hành. Hàng chục ngàn người bên các hè phố và trên các tòa nhà hai bên đường phố đã chứng kiến sự thảnh thơi đó. Cuộc thiền hành tuy đông người tham dự nhưng không giống gì một cuộc biểu tình, không cờ, không trống, không biểu ngữ, không khẩu hiệu, không ai đòi hỏi gì, không ai phản đối gì, không ai thỉnh nguyện gì. Tất cả đều im lặng tuyệt đối. Tất cả đều mỉm cười. Tất cả đều theo dõi hơi thở và thưởng thức những bước chân trên đường phố. Hòa bình an lạc và tình huynh đệ đang thật sự có mặt, ai cũng thấy rõ như thế. Đoàn thiền hành từ công trường Piazza San Marco đi qua đại lộ Delle Botteghe Oscure tới đường Via Celsea ra đại lộ Del Plebiscito rồ sau đó qua đại lộ Corso Vittorio Emanuele cuối cùng tới tòa thị sảnh ngồi thiền ở công trường Piazza Navona Đoàn thiền hành từ công trường Piazza San Marco đi qua đại lộ Delle Botteghe Oscure, tới đường via Celsea, ra đại lộ Del Plebiscito rồi sau đó qua đại lộ Corso Vittorio Emanuele, cuối cùng tới tòa thị sảnh và ngồi xuống thực tập thiền tọa ở công trường Piazza Navona. Khi phái đoàn mới tới thì còn nghe tiếng nhạc kèn saxophone. Nhưng sau khi mọi người ngồi xuống và thực tập thở theo hướng dẫn của Thầy thì tiếng kèn im bặt. Công trường trở nên một thiền đường lộ thiên rất thanh tịnh. May mắn là trời có nắng và không có gió. Trên người thực tập quán chiếu về thiên nhiên, về tổ tiên, về mẹ cha, về sự sống, về vô ngã ngay giữa trung tâm thủ đô, thanh tịnh và hào sảng vô cùng. Cuối buổi thiền tọa, các vị xuất sĩ đã trì tụng bài Nguyện Ngày An Lành Đêm An Lành bằng Anh ngữ. Khóa Tu tiếng Pháp từ đến Thầy đi Ý Đại Lợi về thì có khóa tu cho người Pháp tại Làng Mai. Tất cả các buổi pháp thoại cho khóa tu này đều đã được nói ở thiền đường Hội Ngàn Sao của Xóm Hạ vì Xóm Mới cần sửa chữa lại và vì Xóm Thượng chưa làm xong thiền đường Nước Tĩnh. Thiền sinh Pháp tham dự khóa tu này mỗi năm mỗi đông thêm. Trời mùa xuân rất đẹp. Thầy đã giảng Tâm Kinh Bát Nhã cho khóa tu. Thiền sinh hạnh phúc lắm. Nhân dịp này, nhà xuất bản Sully cũng đã ấn hành cuốn Cérémonies du Coeur, tức là Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn bằng tiếng Pháp. Như vậy là Tăng thân Pháp năm ngoái đã có Thiền Môn Nhật Tụng bằng tiếng Pháp (Chants du Coeur), năm nay lại có Nghi Thức Đại Toàn (Cérémonies du Coeur) bằng tiếng Pháp nữa. Khóa Tu Sức Khỏe Sau khóa tu tiếng Pháp là có khóa tu Sức Khỏe. Khóa Tu Sức Khỏe bắt đầu chiếm một chỗ quan trọng trong chương trình ở Làng Mai từ năm Nhiều người Tây Phương ưa đi nghỉ hè có ích lợi nên cảm thấy thoải mái khi về dự Khóa Tu Sức Khoẻ. Khóa này chỉ có quý thầy sư cô giáo thọ dạy. Tuy nhiên khi đi dự khóa tu này, người dự cũng được dạy thực tập chánh niệm khi ngồi, khi đi và khi làm việc. Có một bà bị bệnh cứng khớp xương và chỉ nằm nhà chờ ngày bị bại. Tăng thân trong nhóm pháp đàm của bà đề nghị là bà cứ cố gắng tập đi. Bà khóc không chịu nhưng có người tình nguyện rằng nếu bà đi xa không nổi thì sẽ giúp dìu bà về phòng. Thế là bà tập có mặt cho nhau 3

4 đi, ban đầu có đau nhưng từ từ bà đi được và đi luôn được nửa giờ. Bà hạnh phúc mà tăng thân cũng hạnh phúc. Ngày chót bà đã đi thiền hành suốt buổi với đại chúng (đi vòng ngắn, vì có vòng đi luôn tới ba tiếng đồng hồ). Thiên hạ nhờ đó thấy được hiệu lực của tăng thân. Cây Sen Xanh Ngày có lễ xuất gia cho gia đình cây Sen Xanh. Tại Làng Mai Sư Ông trực tiếp truyền giới cho bốn vị và truyền giới trực tuyến qua internet cho 13 vị ở Thái Lan. Trong gia đình Cây Sen Xanh có ba người mang quốc tịch Indonesia, 14 vị còn lại đều là người Việt Nam. Đa số đã được vào tập sự khi Bát Nhã bắt đầu gặp khó khăn và họ đã đi chung, chạy loạn chung với tăng thân Bát Nhã trong thời gian qua. Tuy vậy các vị ấy đã giữ vững được tâm ban đầu và chí nguyện xuất gia của mình. Cũng bắt đầu từ đợt xuất gia này, Lễ xuất gia Cây Sen Xanh tại Làng Mai Sư Ông không đặt pháp tự cho các đệ tử của mình bằng chữ Pháp và chữ Nghiêm nữa mà pháp tự của các sư cô sẽ bắt đầu bằng chữ Trăng và của các sư chú sẽ có chữ Trời. Tên tiếng Nôm dễ hiểu và nên thơ bao nhiêu thì âm tiếng Hán văn chương bấy nhiêu. Các vị tân sa di và sa di ni có những pháp tự như sau: Chân Trời Độ Lượng (Độ LượngThiên), Chân Trăng Phương Bối (Phương Bối Nguyệt), Chân Trời Cao Rộng (Cao Quảng Thiên), Chân Trời An Lạc (An Lạc Thiên), Chân Trời Sáng Tỏ (Minh Chiếu Thiên), Chân Trăng Phương Đông (Đông Phương Nguyệt), Chân Trăng Thượng Phương (Thượng Phương Nguyệt), Chân Trăng Thanh Lương (Thanh Lương Nguyệt), Chân Trăng Phương Nam (Nam Phương Nguyệt), Chân Trời Huyền Thoại (Huyền Thoại Thiên), Chân Trăng Rằm (Mãn Nguyệt), Chân Trời Thân Hữu (Thân Hữu Thiên), Chân Trăng Mười Sáu (Thập Lục Nguyệt), Chân Trời Tịnh Lạc (Tịnh Lạc Thiên), Chân Trăng Quê Hương (Cố Hương Nguyệt), Chân Trăng Đầu Hạ (Sơ Hạ Nguyệt), Chân Trăng Mới Lên (Sơ Dạ Nguyệt). Tăng thân xuất sĩ đi Đức làm sống dậy không khí Mùa Hè Làng Mai tại Vùng Bảy Núi NorheinWestphalen xứ Đức Tháng 6 năm 2010, Sư Ông sang Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu hướng dẫn tu tập một tháng cho các thầy và các sư cô bên chùa Đại Bi, Waldbrol Đức quốc. Theo yêu cầu của tăng thân chùa Đại Bi và Học Viện, đại chúng Làng Mai quyết định đi qua Đức toàn bộ để hỗ trợ cho hai khóa tu sau đó. Bốn chiếc xe buýt 50 chỗ, bốn chiếc xe Van Minibus chở đầy người và một số khoảng 14 người đi xe lửa. Ngôi nhà với 365 phòng lạnh lẽo bỗng tràn ngập tiếng cười rộn rã. Vì phần lớn các phòng ốc chưa được sửa chữa đúng tiêu chuẩn hỏa hoạn nên phần đông đại chúng ở tại Chùa Đại Bi và phải cắm lều ngoài trời mới đủ chỗ. Gió tháng năm còn lạnh nhưng các thầy các sư cô thích ở ngoài lều, thắp nến lên, ba bốn chị em ngồi uống trà chung, đàm đạo rất đầm ấm. Thiền sinh Đức đến tu học quá sức hạnh phúc và thốt lên: Ô hay! Làng Mai tại nước Đức đây rồi! vì 145 thầy, sư cô có mặt thấp thoáng cùng khắp khuôn viên Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu (viết tắt là Viện PHUDAC). Khuôn viên Viện PHUDAC có 6 mẫu ( mét vuông) mà thiền sinh đi sang phía mặt cũng thấy quý thầy, phía trái cũng gặp vài vị đi chở củi từ trên đồi về nhà bếp, lên đồi cũng thấy quý thầy đang phụ cắm lều, xuống bếp cũng thấy quý sư cô nấu ăn. Góc vườn kia có sáu bảy thầy đang dựng những tấm bạt lớn làm nhà ăn, nhà trà, nhà pháp đàm, nhà đặt thức ăn để mọi người tự trợ v..v. Khóa tu dành cho người nói tiếng Đức có được 675 người thôi và một số phải cắm lều cá nhân ngoài trời. Vùng đất cắm lều chia ra nhiều khu trên đồi, nơi là khu cả gia đình ở chung, nơi là khu để lều hai người, khu này là chỗ cắm lều dành cho bên nam, khu nọ là chỗ cắm lều dành cho bên nữ. Giảng đường là một chiếc lều vải lớn đủ chứa một ngàn người, nơi Sư Ông nói pháp thoại và cũng là nơi sư cô Chân Không cho hướng dẫn thiền buông thư và thiền lạy. Pháp đàm thì tổ chức rải rác khắp công viên trước mặt và bên sau 4 hãy lắng nghe nhau

5 pháp thoại công cộng tại Koln Viện. Trước lều có quán để thiên hạ thỉnh thư pháp của Sư Ông và CD, DVD các bài giảng. Có quán cốc bên đường của tăng thân cư sĩ địa phương bán cà phê, trà, bánh ngọt. Không khí nhiều màu sắc nhưng thật bình an và dễ thương. Hết khóa tu dành cho người nghe tiếng Đức thì tới khóa tu dành cho các anh chị Tiếp Hiện Việt Nam từ các nơi về. Thầy nói tiếng Việt ngọt ngào vì nhiều người Việt đến từ các thành phố Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Bỉ, Paris và Strassbourg. Đồng bào gặp nhau tíu tít rất hạnh phúc dù vẫn giữ được chánh niệm. Sau cùng là Khóa tu cho người Hà Lan. Thầy Pháp Xả và sư cô Sáng Nghiêm dịch pháp thoại của Thầy ra tiếng Hà Lan rất hay. Ba mẹ sư cô Sáng Nghiêm ban đầu không hoan hỷ lắm khi cô đi xuất gia theo Phật Giáo nhưng sau khóa tu thì rất lấy làm hãnh diện vì con gái mình. Trong chuyến đi này thầy cũng có nói một pháp thoại công cọng tại Koln và một ngày chánh niệm ở tại Waldbrol. Ngày pháp thoại tại Koln thì có người tham dự còn ngày chánh niệm ở Waldbrol thì có hơn người. Ai cũng hạnh phúc. Ngày , khi hai chiếc xe buýt chở quý thầy và quý sư cô về lại Làng, không khí chia tay thật quyến luyến. Các anh chị em trong giáo đoàn xuất sĩ này thương nhau quá, thương còn hơn anh chị em cùng cha mẹ nữa. Đó là vì vừa là con Bụt vừa là con Thầy, trong tình huống hoạn nạn vẫn quyết đứng bên nhau. Tháng 7 - Mùa Hè Làng Mai Cũng như mọi năm, khóa tu mùa hè hội tụ người của hơn 50 quốc gia cùng về bên nhau tu học trong bốn tuần. Sen Làng Mai năm nay cũng rất lớn, cao ngang tầm mắt mọi người. Năm 2009, Xóm Thượng bị mất mùa sen vì các chú tôm con di cư từ Sơn Hạ lên, sinh sôi nhiều quá và ăn hết các rễ sen. Năm nay quý thầy phải tát hết nước, bắt tôm con cho xuống sông Dourdèze rồi để khô, thay đất, cho nước vào và trồng sen lại. Đến mùa hè sen lên cao và cánh đỏ hồng rất đẹp. Năm nay cũng có rất đông các thiếu nữ thiếu nam về tu học, đó là nhờ phong trào wake up. Nhà Giếng Thơm của Xóm Mới có hơn 25 thiếu nữ nên các sư cô trông coi khá vất vả, tuy vậy các em rất vui vẻ tu học hạnh phúc bên nhau. Thiếu nam thì ở Xóm Thượng. Xóm nào cũng chật cứng người. Xóm Trung nhờ có các gia đình Cô Yến, cô Bảy, cô Tám và cô Mười nên lúc nào cũng rộn ràng tiếng Việt thân thương. Các màn múa khi có Lễ Bông Hồng Cài Áo, Lễ Mừng Trăng lên đều do các chị con cô Yến dạy. Cuối khóa cô Yến còn phát tâm dạy một khóa nấu ăn chay Việt Nam tại Xóm Trung. Mùa Hè Anh Quốc Cây cối vẫn còn xanh lắm khi đại chúng rời Làng đi Anh vào ngày Có 70 thầy sư cô tháp tùng theo Thầy. Lần này hai tờ nhật báo lớn là tờ The Guardian và tờ Times đều có đăng nguyên trang về tin Sư Ông qua hoằng hóa tại Luân Đôn. Khóa tu 5 ngày ở Nottingham có đến 900 thiền sinh nên ban tổ chức phải mướn thêm thiền đường và sử dụng đến ba phòng ăn. Trong khóa tu có một ký giả tờ The Guardian, người viết bài giới thiệu khóa tu, tham dự. Anh ở trọn khóa tu, xin thọ Năm giới với Thầy và cuối cùng được phỏng vấn Thầy. Thầy trò ngồi chia sẻ những ưu tư về tình trạng xã hội và hành tinh. Thầy kể Thầy phải chuẩn bị cùng với các vị giáo thọ suốt mấy khóa tu gần 2 năm nay mới làm ra được Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm quý báu này (rút từ năm giới của người Phật tử). Thầy nói trong các lễ truyền giới cho người Tây phương Thầy đã giảm bớt phần Tam Quy để các bạn thuộc các truyền thống tâm linh khác như Ky Tô giáo (Thiên Chúa, Tin Lành v.v..), Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo không có cảm tưởng là bị cải đạo để theo đạo khác khi tiếp nhận Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm. Anh phóng viên cảm động và đã về viết một bài rất hay. Ngày nào cũng có hằng triệu độc giả vào xem nên nhật báo The Guardian online đã để bài của anh suốt năm ngày ở trang đầu. Cũng trong khóa tu này Sư Ông đã chính thức công bố trao cho các bạn trẻ Tây Phương một cơ hội mới: Những bạn trẻ nào yêu thích đời sống chánh niệm sẽ được phép xuất gia và sống tại các tu viện thuộc Làng Mai trong năm năm. Sau năm năm, nếu vị nào có mặt cho nhau 5

6 muốn thì sẽ được tiếp tục tu học suốt đời; còn các vị nào cảm thấy đã đủ vốn liếng bình an để trở về đời sống thế tục thì sẽ được phép trở về đời sống bình thường, làm một vị giáo thọ cư sĩ hướng dẫn tu tập cho các vị cư sĩ khác. Cơ hội này hiện giờ chỉ được dành riêng cho các bạn trẻ người Tây Phương. Hành Trình Đông Nam Á: Ngày Thầy cùng 50 thầy và sư cô xuất phát từ Pháp, Đức, Đông Hoa Kỳ, Tây Hoa Kỳ, Thái Lan, Hongkong và Việt Nam, đáp xuống phi trường Singapore để bắt đầu cho chuyến hoằng pháp ở Đông Nam Á vào mùa thu năm nay. Singapore Tâm bình an, trái tim mở rộng Từ ngày 5 đến Đây là lần đầu tiên Thầy trở lại Singapore khi chấm dứt chương trình Máu Chảy Ruột Mềm cứu trợ Thuyền Nhân trên biển năm Ba mươi bốn năm đã trôi qua. Lần này chính ông Bộ trưởng Y tế cùng Hòa thượng chùa Quang Minh Sơn đã đích thân mời Sư Ông sang đây hoằng pháp. Hòa thượng Trụ trì Quang Minh Sơn (Kong Meng San Phor Kark See Monastery) tiếp đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai. Chùa Quang Minh Sơn dành cho ban tổ chức của phái đoàn Làng Mai một phòng làm việc lớn. Mỗi lần bước chân vào nơi ấy chúng tôi thật hạnh phúc khi thấy mặt các thầy và các sư cô từ Việt Nam, từ Thái, từ Hồng Kông tề tựu và làm việc chung. Công việc tuy nhiều nhưng quý báu nhất là tình huynh đệ. Lâu ngày không gặp nhau và qua bao nhiêu phong ba bão táp, nay được cùng chung làm việc vì lý tưởng phụng sự, hạnh phúc nào hơn. Chùa Quang Minh Sơn Phổ Đà rất lớn và sang trọng. Thiền đường Vô Tướng nằm ở lầu 4, chỉ có một tượng Phật duy nhất, to cao và uy nghi. Khóa tu ở Singapore có tới 700 người ghi tên tham dự nhưng chùa chỉ chứa được 400 thiền sinh nội trú, số 300 thiền sinh còn lại phải chấp nhận ở bán trú, sáng đi tối về vì không đủ chỗ ngủ cho ban đêm. Đa số người Singapore là Phật tử vững lòng tin nơi chánh pháp nên rất quý trọng giới xuất sĩ. Ở đây có mấy ngày mà quý thầy và sư cô Làng Mai hơi ngại mình sẽ bị hủ hóa vì được Phật tử cư sĩ quá quý trọng. Ai cũng tranh thủ cơ hội để được cúng dường cho giới xuất sĩ. Buổi đầu có một cư sĩ cúng dường bao nhiêu là trái cây đủ loại: xoài, mít, mận, hồng đào, mãn cầu, sa bô chê, khế, ổi xá lị trái to hột ít, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, đu đủ và... ít nhất cũng hai chục hộp sầu riêng vừa bóc vỏ. Sư chú Pháp Liên người Pháp, mới được ăn sầu riêng lần đầu cứ tấm tắc khen: Trái gì mà ngon quá sức đi! Tâm bình an, trái tim mở rộng Khóa tu bắt đầu chỉ sau một ngày đặt chân tới Singapore. Chuyến đi dành cho Singapore có 7 ngày mà khóa tu đã chiếm hết 5 ngày, tuy ngày thứ ba bị đứt đoạn vì bài pháp thoại của ngày hôm đó là một buổi thuyết pháp công cọng cho người từ bên ngoài vào nghe. Thiền đường lớn của chùa Quang Minh Sơn Phổ Đà chỉ chứa được người ở tầng bốn và phòng ăn (ở tầng hai của cao ốc này) tương đối lớn nhưng cũng chỉ chứa thêm được người nữa thôi. Phòng có màn ảnh lớn chiếu hình Sư Ông đang thuyết pháp. Bài pháp thoại hôm đó của Sư Ông rất sâu sắc, gây nhiều cảm động và thấm sâu vào lòng người nghe. Trong số trên thính chúng mà đa phần là Phật tử cư sĩ còn có khoảng 120 vị xuất sĩ tới từ Trung Quốc đang theo học tại đây. Sư Ông đã diễn giải rất kỹ về Bụt A Di Đà và cõi Tịnh Độ. Hòa thượng Trụ trì đã tỏ ra rất tâm đắc. Một quan chức khá quan trọng trong chính quyền cứ mỉm cười và gật đầu không ngớt trong suốt buổi giảng. Khóa tu chấm dứt bằng một buổi pháp thoại về Sống và Chết. Sư Ông không cho đặt câu hỏi vì cần thời giờ để dạy cho đủ Mười sáu bài tập Chánh Niệm, mà bài nào cũng cần đi vào thực tế làm đại chúng rất hạnh phúc. Cả gia đình sư cô Khôi Nghiêm - người Singapore - cùng đi nghe Pháp thoại công cộng này. Sau đó gia đình mời cả chúng xuất sĩ về nhà họ dự trai tăng cúng dường gần 20 món ăn và còn cúng dường thêm mỗi thầy mỗi sư cô một phong bao màu đỏ. Đại chúng đã để món quà ấy vào quỹ xây cất Trung Tâm Làng Mai tại Thái Lan. 6 hãy lắng nghe nhau

7 Singapore có hai tờ nhật báo lớn. Tờ Shan Min viết luôn 3 bài chiếm nguyên trang nhất, có khi thì chiếm 2/3 trang báo. Trong ba ngày liên tiếp đều có viết về Tăng đoàn. Báo tiếng Anh thì đăng lên đầu trang trong hai ngày liên tiếp. Trong khi chúng xuất sĩ cư trú tại chùa Quang Minh Sơn thì Sư Ông và nhóm thị giả được Ban Tổ Chức bố trí ở một nơi yên tĩnh và có cư sĩ David đón đưa. Ngoài những buổi đưa Sư Ông đến khóa tu giảng dạy buổi sáng, buổi trưa hay xế chiều, anh David còn đưa Sư Ông và các thầy thị giả ra bờ biển. Tại đây Sư Ông đã trân trọng mời những Thuyền Nhân quá cố trên biển cùng về uống trà với Người. Sau khóa tu 5 ngày, ông Bộ trưởng Giáo Dục đã ngỏ ý với Hòa thượng Quang Minh Sơn cung thỉnh Sư Ông trở lại Singapore lần nữa vào năm sau (2011), trong mục đích hợp tác đưa chương trình tu tập Chánh Niệm vào học đường. Rất tiếc là chương trình hoằng hóa sang năm của Sư Ông đã đầy rồi: ở Đài Loan, Nhật Bản và Hồng Kông trước khi quay lại Viện PHUDAC để hướng dẫn hai khóa tu như năm 2010, v.v.. nên năm nay không thể ghé được Singapore. Malaysia - từ 13 đến Tăng đoàn rời Singapore bằng xe buýt, 5 giờ sau là tới thủ đô Kuala Lumpur của vương quốc Hồi giáo Malaysia. Ban Tổ Chức chia 80 vị nam nữ xuất sĩ ra 14 nhóm, tá túc tại nhà của 14 vị cư sĩ. Những vị cư sĩ này cũng tình nguyện đón tiếp và chuyên chở các thầy hay các sư cô trọ ở nhà mình tới địa điểm thực tập. Nhà anh chị Canon có 3 cháu mà cũng có một phòng riêng cho Sư Ông, một phòng để võng Sư Ông nghỉ và 10 vị thị giả cũng có phòng và nệm mỏng trải dưới đất Được đón tiếp Tăng thân xuất sĩ về nhà là niềm hạnh phúc lớn cho các vị cư sĩ người Mã Lai. Anh Wee Keat vốn sống một mình, nay rất vui vì nhà anh đầy những vị xuất sĩ vào ra tươi mát, nói năng nhẹ nhàng và thậm chí còn nấu cho anh ăn. Nếu các sư cô không có thì giờ nấu thì anh đưa mọi người ra tiệm cơm chay ăn mỗi ngày! Ngày mà quý thầy và quý sư cô rời nhà anh Canon để bay đi Indonnesia, cháu Kengjo 12 tuổi về nhà tuyên bố: Kể từ nay, con ăn chay luôn, mẹ phải làm cơm chay cho con mang vô trường ăn trưa để không phải ăn thịt cá như các bạn. Trước khi ăn, bé cầm Năm Lời Quán Nguyện lên tự đọc. Cha mẹ rất ngạc nhiên vì chú bé này vốn khó tính và cứng đầu nhất nhà. Cháu tuyên bố sang năm sẽ đi Làng Mai và xuất gia luôn! Con sẽ chát với thầy Pháp Hữu về chuyện này! - bé nói. Tối đêm đầu mới tới Malaysia, tất cả tăng thân được mời ăn cơm ở tiệm cơm chay ngay trung tâm xã Shah Alam. Sư Ông tuy mệt nhưng vẫn muốn có mặt với đệ tử. Sư Ông và đại chúng rất vui khi được gặp sư thầy Đàm Nguyện và hai sư cô thị giả là Tịnh Thủy và Tịnh Lưu từ Việt Nam tới. Lại có Ni sư Từ Nhu và Ni sư Như Minh với sư cô thị giả là Huyền Chi cùng với một số các đệ tử của Sư Ông từ Bát Nhã loạn lạc qua tháp tùng chuyến đi này. Khóa tu ở Trung tâm Tierra Beach Resort Khóa tu năm ngày tổ chức tại Trung tâm Tierra Beach Resort, rộng rãi đủ chứa hơn 500 người. Ban Tổ Chức cho biết họ không được quyền nhận thiền sinh đạo Hồi vào khóa tu dạy đạo Phật.. Ở khóa tu, các pháp thoại cũng như các buổi thiền buông thư và thiền lạy đều được tổ chức ở tầng hai của tòa nhà chính, khá sang trọng và có tụng kinh Hơn 200 giới tử người Mã Lai tiếp nhận quy giới có mặt cho nhau 7

8 máy điều hòa. Sư Ông giảng đầy đủ về 16 bài tập trong Kinh An Ban Thủ Ý và chỉ cách đưa vào áp dụng trong đời sống thường ngày. Thiền sinh rất thích. Ở Mã Lai, sự tổ chức tham vấn riêng đầy đủ hơn nên thiền sinh hạnh phúc vì có cơ hội tham vấn được về nhiều vấn đề riêng tư. Số người quy y rất đông. Hoà thượng Wei Wu & Trung Tâm Đàn Hương Ngày , Tăng đoàn ngồi xe buýt 5 giờ liền, trực chỉ hướng Penang là thủ phủ phía Bắc Malaysia. Ở đó, Sư Ông sẽ nói pháp thoại tại một giảng đường lớn vào ngày Trên đường, tăng đoàn ghé nghỉ ngơi hai ngày trong một tu viện trên núi Taipak. Tu viện gồm toàn những nhà sàn gỗ cất trên các lưng chừng đồi rất đẹp. Các thầy Nam Tông mỗi ngày đi xuống chân núi khất thực theo truyền thống, còn phái đoàn được Phật tử cung cấp thực phẩm rất chu đáo. Một số thầy và sư cô có cơ hội thăm viếng khu nội viện của tu viện và vấn đáp với thầy trụ trì cũng như các thầy ở đây. Sau hai ngày trên núi, đoàn lên xe xuống thị trấn Penang và được Hoà thượng Wei Wu (Duy Ngộ) chùa Đàn Hương tiếp đón nồng hậu. Hoà thượng Wei Wu là một cao tăng của Malaysia rất được toàn dân và chính quyền kính nể. Tự viện của Ngài là một cao ốc sáu tầng rất sang trọng, Ngài được nhiều người quý mến vì biết chú tâm vào việc giáo dục và độ sinh. Tự viện Đàn Hương có nhiều nhà trẻ đủ các loại, tiêu chuẩn phân loại đặt trên thu nhập của gia đình. Loại thấp nhứt là loại miễn phí cho con nhà nghèo. Ngài cũng có chương trình dưỡng lão dành riêng cho các cụ già neo đơn ở tại tầng 2 của cao ốc đồ sộ. Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Sáng ngày Tăng đoàn trở về Kuala Lumpur để dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới. Sư Ông được mời làm diễn giả chính. Tất cả đại biểu đều được mời ở lại khách sạn Istana, nơi tổ chức Hội Nghị. Khách sạn Istana rất sang trọng, thức ăn chay rất ngon... Lúc 7 giờ 30 sáng các đại biểu tề tựu đầy đủ tại khách sạn Istana để dùng điểm tâm chung. Đề tài của Đại Hội Phật Giáo Thế Giới này là Sống trong hài hòa khi mà tất cả đều tan tác (Living in Harmony when things fall apart). Chín giờ, đại hội bắt đầu. Trong bài diễn văn khai mạc, ông Chủ tịch Đại Hội Phật Giáo Thế Giới cám ơn nồng nhiệt sự hiện diện của Sư Ông và Tăng đoàn. Ông nhấn mạnh là chỉ có Sư Ông mới đủ thẩm quyền và khả năng dạy cho thế giới cách sống hòa điệu với cuộc đời trong những tình huống khó khăn tan tác khác nhau Ông cũng cám ơn đại biểu ba mươi tám nước về phó hội. Ông Bộ Trưởng Văn Phòng Thủ Tướng Malaysia đứng lên tỏ bày lòng trân quý của ông đối với Sư Ông vì ông ấy vốn cũng tốt nghiệp sáu năm về trước từ trường Đại học ở Hoa Kỳ, nơi Sư Ông đã từng có mặt. Sau đó ông Chủ tịch cung thỉnh 80 vị xuất sĩ Làng Mai lên niệm danh hiệu Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Và Sư Ông đã khiêm cung mở đầu Hội Nghị bằng một bài Pháp thoại 60 phút. Sư Ông nói về cách nhìn và cách sống Bất Nhị (Non Duality) đối với tâm và thân mình, về tay mặt và tay trái, về cách đối xử với nhau trong gia đình, trong trường học, trong xã hội và đối với mọi người mọi loài trên quả địa cầu này. Sư Ông đã khéo léo chỉ ra từ cái thấy trên phương diện tri thức đi đến phương thức thực tập ngay tại chỗ. Sư Ông rất thương tuổi trẻ. Ngày nay, mỗi ngày có không biết bao nhiêu người trẻ tự tử. Từ cái thấy Bất Nhị, Sư Ông đưa thính chúng đi vào Sư Ông Nhất Hạnh và Hòa thượng Wei Wu 8 hãy lắng nghe nhau

9 con đường Thực Tập Chánh Niệm (5 Giới). Sư Ông diễn giải thật kỹ từng Giới một. Mỗi Giới đều chứa rất nhiều những tuệ giác mà Bụt đã giảng dạy trong các kinh như Kim Cương, Hoa Nghiêm, để nhân loại có thể chấp nhận nhau, thương nhau, và sống hài hòa với nhau... Trong số các diễn giả nổi tiếng khác ở Đại Hội có Hòa thượng Wei Wu, Hòa thượng Tejadhammo Bikkhu, Tiến sĩ David Robert Loy, Tiến sĩ Tân Eng Kong (vừa dự xong khóa tu 5 ngày ở Tierra Beach Resort với Sư Ông) đều là những vị đã từng hâm mộ Sư Ông nên họ đã rất muốn chờ sau khi Sư Ông giảng xong, nghỉ ngơi 15 phút, sẽ được đặt câu hỏi. Nhưng trước khi chấm dứt pháp thoại, Sư Ông đã báo tin là các vị Giáo thọ của Làng Mai và Lộc Uyển như các thầy Pháp Dung, Pháp Hải và các sư cô như Đẳng Nghiêm, Tùng Nghiêm sẽ thay Sư Ông trả lời các câu hỏi. Các vị này đã trả lời những câu hỏi đặt ra một cách vừa khiêm cung vừa sâu sắc và đi vào thẳng vấn đề Phật giáo dấn thân chứ không chỉ giải thích trên lý thuyết. Sư cô Đẳng Nghiêm đọc phép Tu Tập Chánh Niệm thứ Ba về Tình yêu chân thật rồi đơn giản đưa ra câu chuyện một cháu đến tu học khi 15 tuổi ở Lộc Uyển. Cháu giữ Năm Giới, chụp ảnh Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm trong IPOD của cháu để đem ra quán chiếu. Nhờ vậy mà cháu đã vượt thắng được mấy lần tự tử. Sư cô nói niềm đau của các cháu trẻ tan tác rất hiện thực và sự dấn thân cứu đời của quý thầy quý sư cô cũng rất hiện thực, đem lại hài hòa thân-tâm cho một số không nhỏ các cháu. Xã hội rất cần sự dấn thân của người tu... Thầy Pháp Dung thì nhẹ nhàng đưa ra biểu tượng Non Duality (Bất Nhị) của những gia đình đến tu tập tại Lộc Uyển. Cha mẹ con cái đều cùng làm cùng học cùng chia sẻ dạy dỗ nhau, trước, trong, và sau khóa tu. Thầy Pháp Hải nói về giới thứ Mười của 14 giới Tiếp Hiện không cần dấn thân vào chính trị phe phái nhưng dấn thân vào công việc làm vơi khổ đau Roshi Joan Halifax cũng đã từng học với Sư Ông nhưng sau này chuyên thực tập thăm các tù nhân bị án tử hình, giúp đỡ những người sắp chết được chết an lành hay những ai có người thân sắp chết để họ bớt khổ cũng đã gây nhiều ấn tượng cho Đại Hội. Thượng tọa Geshe Tenzin Zopa, còn trẻ tuổi nhưng có học vị Phật học và có Chức sắc trong các Đại học Phật giáo truyền thống Tây Tạng rất cao, tuy trình bày phần lý thuyết khá vững nhưng không có được phần thực tế. Thượng tọa Ni Thubten Chodron cũng đã đi thăm thường xuyên những tù nhân, trình bày rất nhẹ nhàng khiêm cung, ai cũng mến. Bác sĩ tâm lý trị liệu Kong Tan Eng, người Úc, trong khi trình bày có nói là đã áp dụng nhiều phương pháp của Sư Ông và ai cũng có vẻ tri ơn Sư Ông. Một ngày sau buổi pháp thoại ở Penang, Trân Châu Nhật Báo số ra ngày 25 tháng 9 có bài tán dương những điều chỉ dạy rất thực tiễn của Sư Ông và cũng nhật báo đó ngày đã để ra nguyên hai trang lớn (trang 1 và trang 20) nói về Đại Hội, về Tăng thân Làng Mai và những điều chỉ dạy của Sư Ông có khả năng làm mới lại tình thương. Nam mô Quan Thế Âm bồ tát! Indonesia - từ 27.9 đến Sư Ông phát nguyện làm mới đạo Bụt trên đất Hồi giáo Ngày Tăng đoàn Làng Mai bay tới Jakarta lúc 11 giờ sáng. Một cuộc đón rước long trọng do các chùa thuộc Giáo hội Ekayana (Nhất Thừa) ngay khi xe buýt vừa ngừng... Chư Hòa thượng muốn đón tiếp Sư ông theo truyền thống Phật giáo là phải có hương án và lọng che nhưng thầy Pháp Tử (người Tăng đoàn tụng kinh trước pháp thoại tại Borobudur có mặt cho nhau 9

10 Indo) biết ý Sư ông không thích lễ lược nên chỉ đơn giản thỉnh Sư ông và 80 Tăng - Ni cùng đi thiền hành vào chùa. Hai bên có hai hàng Phật tử áo tràng trắng, tràng xanh, tràng đen, cùng khá đông sinh viên học sinh. Tại đây, hòa thượng trụ trì đã xin Sư Ông viết bút pháp kỷ niệm và tuyên bố rằng sau hòa thượng Ashin Jinarakkhita, người đã phục hưng lại đạo Bụt trên đất nước Indo vào thập niên 1950, Sư Ông sẽ là người thứ hai làm mới lại được đạo Bụt để giúp đạo Bụt phát triển trên đất nước này. Khóa tu 5 ngày tại Trung tâm Kinasih Resort Trung tâm Kinasih Resort ở Bogor cách Jakarta vài giờ xe hơi nằm ở một thung lũng giữa những ngọn núi cao. Kinasih Resort tọa lạc trên một khu đất chừng vài chục mẫu tây có nhiều chung cư với nhiều phòng, các con đường đều tráng nhựa, cây cối được chăm sóc kỹ lưỡng, toàn những cổ thụ to lớn trông rất vĩ đại. Chín trăm thiền sinh đủ chỗ nội trú qua đêm trong khóa tu. Có sáu phòng ăn, pháp thoại thì được nói trong thiền đường hai tầng. Ngay ngày đầu Sư ông đã dạy nên thiết lập Tịnh Độ bây giờ và ở đây. Nhiều thiền sinh đã vui sướng được khai ngộ vì xưa nay họ vẫn nghĩ Tịnh Độ phải chờ hết cõi đời mới mong tới được. Sáng hôm sau Sư Ông dẫn đại chúng đi thiền hành giữa vườn cây nhiệt đới rộng lớn. Cây ở đây được chăm sóc hết sức kỹ lưỡng. Có những cây đại già gốc được bao phủ bởi đủ loại lan rất đẹp. Phong cảnh góp phần giúp thiền giả cảm nhận được ý nghĩa của bài hát: Đây là tịnh độ, Tịnh Độ là đây Buổi chiều có đến 29 nhóm pháp đàm được các thầy cô hướng dẫn chu đáo. Muốn mẹ con được hạnh phúc Cuối khóa tu, đa số thiền sinh các nhóm pháp đàm đều xin nhận 5 Phép Tu Tập Chánh Niệm (5 Giới của người cư sĩ). Có nhóm có tới gần 100% người xin thọ giới. Điều ngạc nhiên nhất là nhóm các bạn trẻ đạo Hồi (Islam) đều thọ nhận Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm này. Một cô gái theo đạo Hồi 28 tuổi rất xinh đẹp nói: Ba mẹ con hoàn toàn không biết con đi dự Khóa tu Chánh niệm này vì nếu biết sẽ không cho đi. Nhưng chuyến này về con sẽ ngoan hơn, sẽ làm cho ba mẹ vui và con sẽ nói là con học được với một ông thầy tu Phật giáo. Hầu như đa số những người trẻ Hồi giáo nam cũng như nữ đều không có phép của gia đình để được tham dự khóa tu. Thậm chí có vài người đi từ Mã Lai qua và đổi tên để được dự (vì không được phép dự ở Mã Lai). Không chỉ người trẻ Hồi giáo trốn cha mẹ tu học đạo Phật mà các bậc phụ huynh khoảng tuổi từ 38 đến 42 tuổi cũng có người đã tới tham dự khóa tu với mục đích tìm phương cách kiến tạo hạnh phúc cho mình và gia đình mình ngay trong hiện tại, mà không cần phải chờ chết mới lên được Thiên đàng. Nhờ đọc được sách của Sư ông, họ mới biết đến ông thầy tu Phật giáo ấy đang có mặt trên đất nước Hồi giáo của họ để truyền dạy phương pháp sống tỉnh thức của Đức Bụt Thích Ca. Nhiều chị nói: Mẹ con là người rất sợ con bỏ Đạo của ông bà tổ tiên. Một cô khác nói: Kể từ hôm nay, con phát nguyện sống hạnh phúc ngay bây giờ và mãi về sau. Dù gặp khó khăn khổ đau mấy con cũng tập quay về những điều kiện tích cực còn lại để giữ niềm vui cho bền vững. Con đã đau khổ 32 năm rồi, ba mẹ con đều đã đau khổ, và nhất là cha con năm nay đã 85 tuổi mà vẫn còn tiếp tục khổ đau và bị dằn vặt suốt ngày. Lúc nào cũng trách móc than thở trong khi có biết bao nhiêu điều kiện hạnh phúc đang có mặt quanh ông. Ba của con không bao giờ vừa ý về bất cứ việc gì. Có hai vị, một nam 27 tuổi và một nữ xin được qua Làng Mai làm xuất sĩ thử 5 năm. Một cô Hồi giáo khác nói: Trong khóa tu này, con thấy một bà mẹ rạng rỡ tràn ngập hạnh phúc. Bà cười nói với con là bà có một đứa con trai đang làm giáo thọ trong Tăng thân này. Con bỗng có một khát khao là làm cho mẹ con có được hạnh phúc như vậy. Ngày nào cũng vậy, buổi sáng là Pháp thoại của Sư ông, buổi chiều là thiền Lạy, hay thiền Buông thư do sư cô Chân Không hướng dẫn và tiếp theo là pháp đàm chia sẻ, thuyết trình về Năm Giới, về kinh nghiệm, lợi lạc trong việc thực hành Năm Con Đường Tỉnh Thức của Bụt. Giới trẻ rất khao khát được quý thầy và sư cô trẻ của Làng hướng dẫn pháp đàm. Sáng ngày Truyền Giới có khoảng 700 người lạy xuống xin tiếp nhận và hành trì. Chiều có buổi sinh hoạt chung Không đến không đi rất vui. Một số các thầy cô trẻ Tây phương hóa trang với y phục cổ truyền của người Indo ra múa dân tộc rất hòa đồng làm thiền sinh vô cùng hạnh phúc. Được biết, trong các cuộc lễ Truyền thọ Năm Giới, giới tử có gốc rễ tâm linh không Phật giáo đều được khuyến khích duy trì gốc rễ tâm linh của họ. Do đó, họ chỉ cần tiếp nhận Năm Giới để hành trì mà không phải đi qua lễ Quy y Tam Bảo theo truyền thống cũ. Ngày nay Năm Giới Tân Tu do Hội đồng Giáo Thọ Làng Mai tu chính đã được thế giới chấp 10 hãy lắng nghe nhau

11 nhận như là một chiều hướng Đạo Đức Tâm Linh Toàn Cầu. Do đó, các tân giới tử có truyền thống tâm linh phi Phật giáo đều không thấy mặc cảm tội lỗi, phản bội gốc rễ tâm linh của họ. Ngược lại thực hành Năm Giới Tân Tu sẽ giúp họ khám phá thêm nhiều cái hay, cái đẹp tiềm ẩn trong truyền thống tôn giáo của họ. Truyền hình Indonesia và nhật báo Kompas Minggu lớn nhất nước đã đưa tin, viết tường thuật suốt thời gian Tăng đoàn Làng Mai hoằng pháp trên đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này. Điều đặc biệt ở đây là nhiều ký giả của các đài, các báo cũng đều là thiền sinh nội trú suốt khóa tu 5 ngày và do đó đã tiếp nhận trọn vẹn giáo trình và thực tập khá vững chãi. Ngày họ viết nguyên một trang báo lớn về Sư Ông và tăng thân Làng Mai và chính tác giả bài báo đã khoe là người quen thân lớn của cô trong chính quyền theo đạo Islam đã điện thoại khen bài báo và thích thú khi nghe ông thầy tu Phật giáo thuyết giảng về đạo Hồi như thế... Cần Indonesia hóa đạo Bụt Ngày Tăng đoàn bay đi Yogyakarta và viếng thăm chùa của thầy trụ trì Ekayana nằm tại một ngôi làng nhỏ (Parakan) trên núi vùng Magalang của miền Trung Java, được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa, rất thanh lịch. Đây cũng là chỗ lưu trú của các thầy các sư cô Làng Mai trong thời gian ở Yogyakarta. Trao đổi với thầy trụ trì Ekayana, Sư ông gợi ý rằng Phật tử Indonesia nên dịch và tụng kinh bằng tiếng Bahasa Indonesia để mọi người dân ở đây đều hiểu được lời kinh. Indonesia cần phải Indonesia hóa đạo Bụt. Thầy Trụ trì và thầy phó (là sư phụ thầy Pháp Tử) đã rất hoan hỷ tiếp nhận đề nghị của Sư ông Làng Mai. Thầy Pháp Tử là người Indonesia đã từng xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Năm 2008, thầy đã đứng ra tổ chức khóa tu cho sư cô Chân Không tại Indonesia và sau đó, được sự khuyến khích của sư phụ nên đã sang Pháp nhập chúng tu tập tại Làng Mai. Năm 2009, thầy thỉnh được sư phụ tới Làng Mai tham dự trọn vẹn khóa An Cư Kiết Đông. Cũng trong năm đó, thầy Pháp Tử được thọ giới Tỳ Kheo với Sư ông Làng Mai và sư phụ của thầy cũng xin lãnh thọ 14 Giới Tiếp Hiện. Sau 2 năm tu tập tại Làng, được sự tin cậy của tăng thân, đầu năm 2010 thầy Pháp Tử đã cùng một số các thầy, các sư cô trở về Indonesia tổ chức khóa tu Chánh niệm đầu tiên trên quê hương của mình. Khóa tu không có Sư Ông mà đã thu hút được hơn 300 thiền sinh tới tu tập trong suốt một tuần. Khóa tu thành công tốt đẹp, thầy Pháp Tử rất vui viết thư cho Sư ông bày tỏ lòng biết ơn và thưa rằng nhờ những năm tháng được sống tại Làng Mai mà Thầy đã học hỏi được những phương pháp tổ chức và hướng dẫn các khóa tu. Đặc biệt là Thầy thấy rõ được sức mạnh của tăng thân, sức mạnh của tình anh chị em. Chuyến hoằng pháp tại Indonesia năm nay Thầy là người tổ chức chính cho Tăng đoàn tại Indonesia. Sư ông phát nguyện làm mới đạo Bụt Indonesia Sáng 7.10, Sư ông, sư thúc Chí Mãn và các thầy Pháp Dung, Pháp Khôi, Ni sư Chân Không, các sư cô Định Nghiêm và Thoại Nghiêm đi xem các bức tượng Bụt điêu khắc bằng những khối đá đen từ núi lửa vùng này. Sư ông cùng các vị Trụ trì các Xóm đã nhờ thầy Pháp Tử đặt luôn 4 tượng Bụt to trong thế đứng cho các tu viện ở Hoa Kỳ và ba tượng cho các xóm ở Làng Mai. Tượng Bụt ở đây lưng thẳng, rất đẹp và thanh tú. Ba giờ chiều, Sư ông quyết định leo núi thăm thánh tích Borobudur hùng vĩ. Hàng ngàn tượng Bụt nằm trên 10 tầng tượng trưng cho Mười Địa trong kinh Hoa Nghiêm. Tượng Bụt ở đây đầy đặn, thanh tú chứ không quá gầy hay quá tròn như tượng ở những nơi khác. Thật là vĩ đại. Trên tường có khắc hàng trăm hàng ngàn tượng nhỏ các vị Bồ tát, những đóa sen hay hình tàu lá dừa. có mặt cho nhau 11

12 Qua công trình vĩ đại này, mọi người cũng phần nào hình dung được sự hưng thịnh của đạo Bụt Indonesia cách đây mười thế kỷ. Chắc chắn rằng những vị Tổ hiền đức của Ấn độ và Indonesia phải có nhiều tuệ giác và hạnh nguyện lớn mới xây dựng được công trình nghệ thuật có giá trị tâm linh lớn lao đến như vậy. Trước cảnh tượng hùng vĩ này trong lòng mỗi người đều khởi lên niềm biết ơn sâu sắc và ai cũng mong muốn tiếp nối được sự nghiệp tâm linh của chư liệt Tổ. Trong giờ phút linh thiêng trên thánh tích Borobudur chiều hôm ấy, ngày , Sư ông Làng Mai trong mỗi bước chân đã thầm phát nguyện giúp làm mới lại đạo Phật Indonesia. Đi trong an lạc ở Borobudur Ngày 8.10 là ngày Quán niệm cho 500 người trên núi Borobudur. Từ lúc 4 giờ 30 sáng, Sư ông hướng dẫn khoảng 500 người đi thiền hành lên núi. Có nhiều người tới từ xa đang cư trú trong các khách sạn khác nhau đã ghi danh với ban tổ chức để được đến dự ngày Quán Niệm này. Tăng đoàn xuất sĩ ở chùa Parakan đã phải rời chùa từ lúc 3 giờ sáng để đến kịp giờ. Leo từng Địa một, vừa đi vừa chiêm ngưỡng từng bức tượng Bụt, tượng Bồ tát, và các họa tiết mỹ thuật vừa thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm. Lên tới Địa thứ 10 mọi người được mời ngồi thiền. Tại đỉnh Borobudur này sáng hôm ấy thầy Pháp Tử hô canh sáng bằng tiếng Indo rất hay. Xuống tới chân núi, mọi người an tọa trên một vùng đất bằng để nghe pháp thoại. Hôm ấy có khoảng 500 thiền sinh. Chủ đề thuyết giảng là Phật, Pháp và Tăng. Sau đó là nghi thức Cổ Phật Khất Thực theo truyền thống khi Bụt còn tại thế. Phật tử cúng tượng trưng gạo và đậu xanh, đâu nành khô. Vùng này còn nhiều nhóm Phật tử không theo đạo Hồi, sống yên lặng trong những vùng núi non nên hôm nay nghe có Sư Ông về họ mặc y phục truyền thống Java, đem phẩm vật cúng dường và cùng tham dự ngày chánh niệm với Sư Ông và tăng thân khắp nơi. Ngày , Sư Ông nói pháp thoại công cộng tại Gedung MGK Kemayoran ở thủ đô Jakarta với chủ đề Peace is every step (An lạc từng bước chân). Có trên người tham dự. Đây là buổi sinh hoạt cuối cùng của Tăng đoàn ở Indonesia. Sư ông giảng về Thương yêu và sự có mặt cho nhau... Cầm một đóa hoa hồng trắng lên, Sư Ông nói về sự tương tức giữa Nam Tông và Đại Thừa, giữa Phật giáo và Hồi giáo... Bài giảng rất sâu thấm đậm vào lòng từng người một, giúp thính chúng nhận thức được sự thực tập của mình có sự liên hệ mật thiết với tất cả mọi người và thế giới xung quanh, sự bình an của tự thân góp phần vào việc xây dựng bình an cho thế giới. Trong từng giây phút trong đời sống hàng ngày nếu chúng ta ý thức về hơi thở để nuôi dưỡng và học cách chế tác bình an thì nhìn đâu chúng ta cũng có thể tự do. Ngày chủ nhật các thầy các sư cô chia nhau ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm bốn người, đi hướng dẫn ngày Quán Niệm ở nhiều nơi. Có nơi chỉ cần đi xe vài tiếng, có nơi ở đảo xa phải bay đến: : Palembang, Medan, Bogor, Bandung, Surabaya... Tại Jakarta có bốn nhóm: 1/ Người trẻ. 2/ Ban Giáo Dục, 3/ Doanh Thương và 4/ Công tác xã hội. Chỗ nào cũng rất đông người tham dự. Sư cô Giác Nghiêm (người Pháp) dạy rất hay về homeless people (những người không nhà ngủ ở các vỉa hè) và người già có bệnh Parkinson. Rất nhiều nơi số người tham dự đông hơn dự tính. Có một nơi số người ghi tên là 150, mà cuối cùng có tới hơn 300 người lớn và 150 người trẻ tham dự. Pháp thoại công cộng tại Gedung MGK Kemayoran ở thủ đô Jakarta Sáng từ rất sớm Phật tử Indonesia đã có mặt tại chùa Ekeyana để làm lễ cúng dường tiễn đưa Sư ông và Tăng đoàn. Biết được hôm ấy cũng là ngày tiếp nối (sinh nhật) thứ 85 của Sư ông, Phật tử Indonesia đã làm tặng Sư ông 150 cái bánh cầu nguyện Sư ông sống đến 150 tuổi. Sau lễ tiễn đưa đầy cảm xúc, Sư ông và Tăng đoàn của Người đi thiền hành qua chùa Ekeyana đảnh lễ chư Bụt rồi ra xe đi phi trường. Thái Lan 11 đến Tăng đoàn đến phi trường Bangkok lúc 13 giờ 10, ngày Sư Ông và một số các 12 hãy lắng nghe nhau

13 với các đệ tử thân yêu đã có lúc tưởng không bao giờ được gặp lại nhau. Xe vừa tới cổng đã thấy xa xa đầy nghẹt những tà áo nâu. Ôi những chiếc áo thân thương. Những người con tuổi còn nhỏ nhưng tâm Bồ đề rất vững, luôn trung kiên với lý tưởng làm đẹp cuộc đời với nếp sống đạm bạc của màu áo và với tình thương không thối chuyển trước bạo lực. Phút mừng rỡ hội ngộ đi qua, thầy trò thong dong thiền hành vào thiền đường ngồi yên lặng không nói năng chi trong khoảng nửa giờ. Họp báo ngay khi đặt chân tới phi trường thầy các sư cô Tây phương được đưa tới tận phòng VIP nơi ngài Viện trưởng Viện đại học Phật giáo Mahachulalongkorn chào đón Sư Ông và Tăng đoàn. Ở Thái Lan, đạo Bụt là quốc giáo nên hàng Giáo phẩm như ngài Viện Trưởng Viện đại học MahaChulalongkorn có nhiều lính giữ an ninh. Không ai được vào nơi làm việc của Ngài nếu không có giấy mời. Sau mấy phút đàm đạo, ngài Viện Trưởng và Sư Ông ra ngồi họp báo. Có khoảng mươi ký giả danh tiếng của báo in và truyền thanh, truyền hình. Họ được báo trước là chỉ được chụp hình, nghe Sư Ông nói vài câu nhưng không được hỏi với lý do giữ gìn sức khỏe cho Sư Ông sau cuộc hành trình dài từ Indonesia mới tới. Có nhiều thiếu nhi mặc quốc phục dâng hoa cho Sư Ông và Tăng đoàn. Một số các sư chú, sư cô trẻ tuổi của Bát Nhã đang ở Thái Lan cũng được ra phi trường đón Sư Ông và các sư anh, sư chị của mình. Những ánh mắt cảm động, những nụ cười rưng rưng.. Có nhiều sư cô sư chú chưa từng được gặp Sư Ông trực tiếp trước đó. Sau phần nghi lễ chào mừng, Tăng đoàn lên năm xe trực chỉ Trung tâm tu học Pak Chong, nơi có khoảng 200 vị xuất sĩ của tu viện Bát Nhã cư trú. Trời còn để có hôm nay! Đường xa, từ sân bay phải mất khoảng ba giờ xe mới tới Làng Mai Thái Lan. Lúc gần tới, Sư Ông nói: Thầy đang hồi hộp vì sắp gặp lại các con (Bát Nhã) của thầy! Ai cũng ngạc nhiên vì sự bất thường này, vì dù đối diện trước vô vàn khó khăn, nguy khốn, Sư Ông vẫn luôn giữ được tâm rất bình an; vậy mà hôm nay Sư Ông nói: Thầy đang hồi hộp! đủ biết tình thương của Sư Ông rất lớn đối thiền đường Trời phương ngoại Sau 30 phút ngồi yên lặng bên nhau trong tiết thu phong, Sư Ông mời dân xứ Cam nói trước (Nhóm các sư cô đã từng lánh nạn ở Campuchia). Các sư cô chia sẻ là cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được đoàn tụ với Thầy cùng tất cả anh chị em sau nhiều tháng ngày xa cách. Ở xứ Cam, dù chỉ tạm bợ tỵ nạn trên xứ người nhưng rất bình an vì không có các ông áo Xanh (công an) quấy nhiễu chạy quanh chụp hình tra hỏi giấy tờ... Tiếp đến là quý vị Tôn Đức từ quê hương sang như hòa thượng Minh Nghĩa, quý sư bà Bồ Đề, Phổ Đà, v.v.. rất hoan hỷ chia sẻ niềm vui hội ngộ Sau cùng là phát biểu của sư bà Kiều Đàm, nói trong rưng rưng nước mắt và tủi thân: đất nước của mình, chùa tổ mình, đồng bào mình mà mình không được về... Sư Ông nhìn quanh, nói nhẹ nhàng: Thầy rất vui và vô cùng biết ơn chư Tổ. Trong đầu Thầy đã hiện ra câu thơ của cụ Nguyễn Du Trời còn để có hôm nay! Thầy cám ơn chư Tổ đã cho chúng ta còn có cơ hội ngồi với nhau trong không khí tự do thân thương như ngày hôm nay. Và nơi nào cũng là nhà, là quê hương của mình cả. có mặt cho nhau 13

14 Pak Chong - Trời Phương Ngoại Trung tâm tu học Pak Chong được chia thành hai xóm tăng ni riêng biệt, cách nhau khoảng hai cây số, tương đương với chặng đường từ xóm Hạ đến xóm Trung của Làng Mai ở Pháp vậy. Thiền đường, tăng xá bên xóm các thầy đều được xây cất bằng vật liệu thô sơ mua tại địa phương, do chính bàn tay và trí óc của quý thầy với những cây lá rất thô sơ của dân nghèo mà ta thường thấy trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Vậy mà quý thầy cũng đã dựng được một thiền đường có tên Trời Phương Ngoại khá lớn, có sức chứa đến 500 người ngồi thiền. Xóm của các sư cô thì đàng hoàng hơn, nằm giữa vườn me, vườn xoài, vườn dừa, có những con suối nhỏ có cầu sắt sơn giả gỗ bắc ngang, với những ngôi nhà nhỏ đơn sơ nhưng đầy đủ tiện nghi Đó là cơ ngơi của một vị tướng cảnh sát người Thái về hưu đầy lòng nhân ái đã phát tâm cưu mang, che chở cho Tăng thân Bát Nhã từ ngày các vị bị giải tán và truy bức cho tới nay. Thường ngày có khoảng 180 vị xuất sĩ cả nam lẫn nữ thường trú tại Trung tâm Pak Chong. Lần này thêm vào tăng thân Làng Mai và một số xuất sĩ và cư sĩ từ Việt Nam qua, nên trung tâm phải mua sắm thêm hàng chục căn lều vải mới đủ chỗ sinh hoạt. Một số các thầy và các sư cô phải tạm trú ở các resort gần đó. Tuy thô sơ, không đủ tiện nghi như ở Bát Nhã Lâm Đồng nhưng so với tình cảnh phân ly trước đây thì cảnh hội ngộ hôm nay trên xứ người lại rất đậm đà và sâu sắc. Khóa tu Xuất sĩ Khóa tu 5 ngày dành riêng cho giới Xuất sĩ khai mạc trễ mất một ngày theo chương trình đã định. Vào lúc 4 giờ 30 sáng ngày 14.10, các sư cô đi thiền hành qua xóm các thầy, vì chỉ ở đấy mới có thiền đường lớn, thiền đường Trời Phương Ngoại, đủ chứa 500 người. Cả chúng ngồi thiền, tụng kinh ba thứ tiếng Việt-Thái-Anh. Đại chúng được đi thiền hành với Sư Ông, sau đó là Pháp thoại. Khóa tu có khá đông chư tăng theo truyền thống Nguyên thủy (Nam tông) nên Sư Ông giảng rất kỹ về Chánh niệm và nhất là về Tăng thân (Sangha). Sư Ông định nghĩa rõ ràng Tăng thân không phải chỉ là đoàn thể những người xuất gia mà là tứ chúng (nam nữ xuất sĩ, nam nữ cư sĩ). Hướng về chư Tăng Nguyên thủy, Sư Ông nhấn mạnh: người tu nào mà không ở chung, làm việc chung, pháp đàm chung là những vị không thực tập quy y Tăng. Vào ngày thứ hai của khóa tu, Sư Ông bắt đầu giảng Kinh An Ban Thủ Ý (Kinh chủ yếu của đạo Bụt Nguyên Thủy). Tuy là kinh cũ nhưng được Sư Ông trình bày rất mới qua mắt nhìn của đạo Bụt Đại thừa nên đã giúp rất nhiều cho quý thầy Nam Tông. Bài giảng rất rõ, rất hay giúp cho các vị xuất sĩ trẻ thấy được những lợi lạc mà Kinh mang lại trong sự học tập và hành trì. Ngày thứ ba Sư Ông dạy về cách trị liệu những vết thương thời ấu thơ, có thể là những tổn thương cả về thân lẫn tâm và cũng có thể được gây ra do sự lạm dụng tình dục. Sư Ông dạy quá cặn kẽ khiến một số những người từng bị lạm dụng hồi thời ấu thơ đã vô cùng rúng động. Có thể nói, Sư Ông là một trong những vị Thiền Sư rất hiếm đã đề cập, giảng dạy về những đề tài tế nhị này. Cho nên, chiều hôm ấy cả bốn nhóm Pháp đàm đồng lòng hợp lại thành một nhóm thật lớn để cùng có cơ hội mổ xẻ và tìm cách chuyển hóa những vết thương khó lành đó. Một số các sư em đã can đảm xin tham vấn với các vị giáo thọ lớn về những niềm đau sâu kín trong lòng Các vị lắng nghe thật sâu và may mắn đã giúp các sư em chuyển hóa được những khổ đau đó. Thiền hành ở Pak Chong 14 hãy lắng nghe nhau

15 Ngày cuối khóa tu Sư Ông cho Pháp thoại vấn đáp và cũng có cơ hội trở lại chủ đề này. Có một sư em can đảm hỏi trực tiếp: Làm sao có thể kháng cự được tập khí sờ mó lạm dụng, và làm sao bắt người ấy phải chấm dứt tập khí tệ hại đó khi người ấy lại là người lớn trong nhà? Sư Ông dạy phải trình lên Tăng thân. Tăng thân ở đây là Tăng thân của gia đình. Phải trình, phải nói ra cho mọi người trong tăng thân của gia đình biết. Các người lớn trong nhà có bổn phận phải giải quyết. Không nên dấu giếm, im lặng chịu đựng, một mình lãnh đủ, hay cùng với những người nhỏ khác âm thầm chịu đựng. Cây Trúc Vàng, và những ngọn đèn mới Trưa ngày có lễ bế mạc khóa tu thì buổi chiều có lễ xuất gia cho 13 người, mang tên gia đình xuất gia Cây Trúc Vàng. Các tân sa di và sa di ni có tên Chân Trăng Chùa Xưa, Chân Trăng Huyền Diệu, Chân Trăng Nguyền Ước, Chân Trăng Bích Nham, Chân Trăng Lộc Uyển, Chân Trăng Từ Ái, Chân Trăng Tuổi Thơ, Chân Trăng Huyền Không, Chân Trăng Xóm Mới, Chân Trăng An Vui, Chân Trời Kỳ Ngộ, Chân Trời Tinh Khôi và Chân Trời Tĩnh Lặng. Đây là những người trẻ vì thao thức muốn đi trên một con đường lành và đẹp mà xin nhập vào dòng sông tăng thân sau khi tăng thân Bát Nhã đã sống đời du tăng. Với từng giọt nước tịnh, từng nhấp kéo trên các mái đầu xanh, Sư Ông đã truyền hết năng lượng từ bi và giải thoát cho những vị đệ tử tràn ngập Bồ đề tâm ấy, những người đã nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng Hiểu và Thương. Hôm sau, ngày , lúc 5 giờ sáng Sư Ông làm Lễ Truyền Đăng cho mười lăm Tân Giáo Thọ trong thiền đường Trời Phương Ngoại. Chưa bao giờ có cuộc Lễ Truyền Đăng vắn tắt mà trang nghiêm đến thế. Âu cũng nhờ ân đức của chư Tổ truyền qua Sư Ông. Dưới đây là danh sách các vị tân giáo thọ cùng với các bài kệ truyền đăng: Thầy Chân Pháp Lâm (Trần Nguyên Trường) Cầm đuốc thiêng chánh pháp Soi sáng chốn tùng lâm Oanh vàng về ca hát Trên liễu biếc cành xuân Thầy Chân Pháp Toàn (Lê Phê) Nghe bông hoa thuyết pháp Tiếp xúc được toàn chân Vượt ngàn trùng sinh diệt Tìm lại đóa chân tâm Thầy Chân Pháp Tụ (Nguyễn Phi Hùng) Bốn phương pháp lữ về quy tụ Núi cũ vang lừng tiếng phạm âm Đôi vầng nhật nguyệt trên vai vác Tuổi đạo dài như tuổi núi sông Thầy Thích Từ Hải (Trần Phước Lâm) Thuyền từ lướt sóng đại dương Triều âm hải chấn căng buồm độ sinh Trời mây thân hữu an lành Chở che có ánh trăng thanh tuyệt vời Thầy Thích Từ Giác (Lê Vi Thoại) Hạt từ gieo thuở ấu thơ Cội cây giác ngộ đến giờ nở hoa Hương bay ngàn dặm quê nhà Non xưa biểu hiện một tòa lưu ly Thầy Thích Từ Đức (Phạm Tăng Chính) Mây từ ban xuống mưa ân đức Công phu vực dậy một trời xuân Tăng thân xây dựng tình huynh đệ Đêm đêm khởi xướng hội trăng rằm Thầy Thích Từ Thông (Hoàng Trọng Đống) Từ mở tâm vô lượng Thông đạt ý vô cầu Mưa pháp về thấm nhuận Chuyển hoá mọi niềm đau có mặt cho nhau 15

16 Thầy Thích Từ Dung (Dương Thanh Trung) Đất trời lên tiếng gọi Từ và niệm dung thông Đại bàng xòe cánh rộng Mây núi đã lên hồng Thầy Thích Từ Tế (Lê Quang Lợi) Quan Âm một chiếc thuyền từ Ra tay tế độ vượt bờ tử sinh Công phu trái kết hoa thành Trăng sao nến ngọc lung linh rạng ngời Thầy Chân Thông Tánh (Lê Quốc Thanh) Giới định vốn dung thông Nguồn linh tánh sáng trong Hương Ưu Đàm tỏa ngát Tuệ nhật chiếu vô cùng Thầy Chân Huệ Trung (Văn Ngọc Lâm) Song hành phước huệ trang nghiêm Vầng trăng trung quán vừa lên tuyệt vời Tỳ lô tánh hải chiếu soi Mây trời thân hữu đón mời tri âm Thầy Thích Từ Hòa (Phạm Tăng Hiền) Mưa xuân thấm đức từ hòa Cho cây Ưu Bát nở hoa tuyệt vời Đồi Xuân khoác áo Xuân tươi Công phu thiền quán tài bồi Dương Xuân Thầy Thích Từ Đạo (Đỗ Quang Phú) Một chiều cho Thammasat University Đúng 1 giờ trưa cùng ngày Sư Ông và một số xuất sĩ phải lên đường đi Bangkok để kịp giờ thuyết pháp tại Thammasat University vào lúc 19 giờ tối đó. Gần người trong một giảng đường lớn và còn thêm một giảng đường phụ cho trên một ngàn người. Sư Ông giảng rất sâu và đầy đủ, Sư cô Linh Nghiêm (người Thái) thông dịch rất điềm đạm, rõ ràng. Quày sách, quày bút pháp được rất nhiều người chiếu cố. Đại từ khai đại đạo Diệu âm quán thế âm Vô lượng tâm nhất quán Đương niệm đắc siêu trần Thầy Chân Pháp Tịnh (Hàng Thanh Tùng) Cửa pháp vừa hé mở Thế gian tịnh hóa rồi Hương giới định thơm ngát Trời tuệ giác chiếu soi Sư cô Chân Phước Tâm (Trần Thị Thắng) Tay ai nâng đóa sen vàng Uy nghi phước tuệ rõ ràng chân tâm Mây mù bốn phía đã tan Trăng thu sáng tỏ trần gian rạng ngời Pháp thoại tại Thammasat University Tối đó thầy trò chia tay, một số các vị học tăng phải trở về Việt Nam, khóc quá chừng. Một số về Pak Chong và số còn lại chia làm ba nhóm. Nhóm một gồm có Sư Ông và đoàn thị giả được một ngày nghỉ ngơi. Nhóm hai đi thăm Quốc vương Thái. Và nhóm thứ ba do Sư cô Chân Không và thầy Pháp Sơn (người Tây Ban Nha) hướng dẫn đi đảnh lễ đức Tăng Thống Thái Lan đang được điều trị ở nhà thương. 16 hãy lắng nghe nhau

17 Hai ngày cho Doanh Nhân Chiều hôm sau Sư Ông và tăng đoàn đi về huyện Nakhon Nayok, cách Bangkok 3 giờ xe để tới khu Phuphangam Resort, chuẩn bị cho Khóa tu dành cho Doanh Nhân. Phuphangam Resort rất đẹp, trồng nhiều cây xanh. Ngoài ngôi nhà trung tâm gồm có giảng đường to rộng, còn có nhà ăn nhà bếp khang trang, khu vệ sinh rộng sạch và nhiều phòng ngủ trên những tầng lầu. Lại có mấy chục ngôi nhà nho nhỏ gồm hai hay ba phòng, những tấm vách bao quanh nhà toàn bằng kính trong vắt, ngồi trong nhà mà như ngồi ngoài vườn, có những bụi chuối hoa nở từng bẹ giống như bông sen rất đẹp. Khóa tu này chỉ tổ chức cho giới doanh thương với chủ đề The Art of Power (Quyền Lực Đích Thực), không phổ biến rộng rãi bằng báo chí mà chỉ ghi danh theo thư mời. Buổi sáng Sư Ông cho pháp thoại tại thiền đường lớn. Sư Ông nói sơ lược về Ba đức (Đoạn đức, Trí đức, và Ân đức) và thuyết giảng về sức mạnh của quyền lực đích thực rất xuất sắc. Chưa bao giờ Sư Ông nói tuy cô đọng mà đầy đủ như thế. Khi Sư Ông kết luận bằng câu chuyện Frederick và Claudia và nói Bây giờ, chúng ta đang có nhiều ông Frederick đang còn ngồi đây, thì các doanh nhân ai cũng rúng động tận tâm can. Hôm ấy là lần đầu tiên 400 vị doanh nhân Thái biết được Sư Ông. Họ chỉ bằng lòng tham dự khi được Ban Tổ Chức, cũng là bạn thân đồng nghiệp, hứa là khóa tu sẽ rất âm thầm, kín đáo không thông báo ra ngoài. Doanh nghiệp này đem tới 40 nhân viên, doanh nghiệp kia ghi tên trả tiền cho 65 nhân viên, xí nghiệp nọ gửi 35 nhân viên tới. Có một bà chủ doanh nghiệp ở Songkhla nói bà đã mua 500 cuốn sách của Sư Ông để tặng cho khách hàng, rồi kỳ sau mua thêm cuốn nữa. Nhờ thiền đường rộng nên trưa đó tất cả thiền sinh đều được thực tập thiền buông thư và thiền lạy. Sau đó Sư Ông hướng dẫn thiền hành và mọi người được bước những bước chân chánh niệm đầu tiên trong đời theo từng bước đi rất thong dong của Sư Ông. Buổi tối, sau khi ăn chiều thiền sinh được thầy Pháp Đệ (cựu Linh mục người Mỹ) và sư cô Đẳng Nghiêm trình bày về pháp môn Làm Mới Hôm sau là pháp thoại thứ hai mà cũng là pháp thoại chót. Sư Ông nói rất kỹ về bốn câu thần chú. Nhất là câu thần chú thứ Tư. Sư Ông giảng rất sâu về tri giác sai lầm và kể chuyện Thiếu Phụ Nam Xương. Sư Ông nhấn mạnh: Chàng Trương còn ngồi ở đây và thiếu phụ Nam Xương cũng đang còn đây! để các thiền sinh có dịp tự nhìn lại mình! Trong giờ thiền trà nhiều thiền sinh chia sẻ là nếu doanh nghiệp của họ mà được học những bài học này thì sẽ không có khổ đau và doanh nghiệp sẽ phát triển hơn nếu có sự thông cảm, không hiểu lầm nhau. Trường đại học Mahachulalongkorn Chiều Sư Ông giảng tại trường đại học Mahachulalongkorn ở Wang Noi, vùng Ayutthaya. Đây là một trong những trường đại học Phật Giáo nổi tiếng quốc tế. Trường thật đồ sộ và có nhiều khu vực (campus), kể cả một khách sạn dành cho khách nơi ấy phái đoàn đã đến cư ngụ. Đến giờ thuyết giảng, khi ngài Viện Trưởng đưa Sư Ông vào thì không khí thiền đường trở nên sinh động hẳn lên. Hơn 500 thầy Nam Tông thuộc Viện Đại Học đã đứng dậy tụng kinh chào mừng Sư Ông và với khoảng cư sĩ... Sau lưng Sư Ông là 300 vị khất sĩ người Việt áo nâu đứng tụng kinh rất hùng tráng. Sư Ông giảng ngắn gọn mà sâu sắc. Mọi người ai cũng biểu lộ hạnh phúc rất rõ trên từng nét mặt nụ cười. Kết thúc buổi giảng là lễ tặng quà cho Sư Ông, từ Tam Tạng Kinh Pali và đủ thứ sách quý, cả tượng Phật bằng vàng nữa. Tăng đoàn đã tặng lại trường Đại học ba bức bút pháp của Sư Ông. Pháp thoại tại trường đại học Mahachulalongkorn Khóa tu 5 ngày với 1600 người Thái và Việt Ngày Tăng đoàn về Trung tâm Wang Ree cũng ở tỉnh Nakhon Nayok không xa trung tâm dành cho Khóa tu doanh thương lắm. Nhà nghỉ Wang Ree rất lớn. Ban Tổ Chức dành cho Sư Ông một phòng nhìn ra núi, hồ rừng cây, phong cảnh rất đẹp. Ngồi võng trong nhà mà vách toàn kính nên có mặt cho nhau 17

18 có cảm tưởng sống thoải mái giữa đất trời. Nhưng dẫu lớn cách mấy cũng không có nơi nào đủ lớn cho người ở nội trú nên Ban Tổ Chức phải thuê thêm resort Pink & Violet, dành riêng cho 350 thiền sinh đến từ Việt Nam và ba trung tâm khác gần đó: Koom Luang (chứa 70 người), Baan Banana (120 người), Ing-Doi (chứa được 170 người) để thiền sinh nghỉ ngơi và sinh hoạt ngoại khóa. Tất cả mọi thời khóa tu học đều diễn ra ở Trung tâm chính, cho nên mỗi sáng sớm đều có xe buýt đưa thiền sinh qua Wang Ree. Giảng đường lớn của Wang Ree chứa tối đa là chỗ, nên thiền sinh Thái được diễm phúc nghe Sư Ông giảng trực tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thái (qua thông dịch) tại giảng đường đó. Còn 350 thiền sinh Việt thì nghe pháp thoại của Sư Ông ở một thiền đường nhỏ có trang bị màn hình rất to. Bà con mình thấy rất rõ hình Sư Ông đang giảng, nhưng không nghe được trực tiếp tiếng Anh mà chỉ nghe qua lời dịch của sư cô Đẳng Nghiêm. Sáng ngày đầu của khóa tu, sư cô Đài Nghiêm hướng dẫn thiền ngồi, rồi Sám Pháp Địa Xúc, và tụng kinh thật xuất sắc khiến cho chư Tôn Túc đều vui mừng thấy các vị đệ tử xuất sĩ của Sư Ông đã vững mạnh và trưởng thành nhanh chóng. Sư cô thuộc gia đình xuất gia cây Trầm Hương, mới thọ đại giới năm vừa qua mà đã có khả năng hướng dẫn gần 400 người trí thức đáng bậc cha mẹ mình. Ngày gần chót Sư Ông cũng có cơ hội ngồi nói chuyện riêng hơn một giờ đồng hồ bằng tiếng Việt với đồng bào. Tụng kinh trước pháp thoại Pháp thoại tại Wang Ree Đoàn tụ bên nhau Hôm sau, đồng bào sang thăm Sư Ông và các thầy các sư cô bên Trung tâm Wang Ree. Sư Ông ra ngồi chơi với đồng bào, Người ngồi thật im nhìn từng thiền sinh và đọc thơ cho mọi người nghe. Nhiều người đã khóc khi cảm nhận được những lời thơ nhắn nhủ, dặn dò, dạy bảo với tất cả tấm lòng của người thầy, người cha tâm linh. Cuối cùng, Sư Ông mỉm cười nói với đầy lòng thương: Các vị yên tâm. Nước lụt thì mình lên núi tránh nạn. May mốt hết lụt thầy trò ta lại về nhà. Có khiêm cung, từ tốn, thương yêu nào hơn - không một chút gợn oán hờn buồn tủi. Sáng ngày có rất nhiều thiền sinh quy y. Bên thiền sinh người Thái có hơn 800 người. Bên thiền sinh người Việt thì không còn đủ Điệp Hộ Giới. Phải mượn đỡ bên tiếng Anh 80 bản mà cũng không đủ. Đa phần Tân giới tử kỳ này là đồng bào miền Bắc. Sau khi giã biệt thiền sinh Thái. Sư Ông xuống ngồi yên với bà con Việt Nam thật lâu. Ai cũng chảy nước mắt trước tình thương Sư Ông dành cho đồng bào. Một lúc lâu Sư Ông nói, rất hiền: Chúng ta nên tập sống đâu cũng là nhà. Ngày khóa tu chấm dứt lúc 13 giờ, thì 15 giờ các đoàn xe đã khởi hành về lại Trung tâm tu học Pak Chong. Lộ trình chuyến về là băng ngang Công viên Quốc gia vốn là rừng nguyên sinh (rain forest). Đang đi giữa đường rừng bỗng xe cảnh sát mở đường dừng lại. Có một chú voi khá to - lớn bằng hai con voi thường thấy, không biết ở đâu ra mà đứng bên tay mặt sát lề đường như để chào Sư Ông. Khi xe tới gần chú voi cúi đầu xuống như mắc cở rất dễ thương. Về tới Pak Chong thầy trò quây quần bên nhau giữa không gian tĩnh lặng, ăn ở tuy đạm bạc nhưng chan chứa tình thương. Đồng bào ai cũng 18 hãy lắng nghe nhau

19 rất hạnh phúc, trân quý từng phút bên nhau. Trong khung cảnh ấy ai cũng có cảm giác như đang sống chung trong một đại gia đình có hàng trăm con cháu nhiều thế hệ. Trung Tâm Làng Mai Quốc Tế tại Thái Lan Ngày tứ chúng hai Xóm gồm quý thầy, quý sư cô và một số các bác cư sĩ từ Việt Nam sang chuẩn bị đi thăm đất mới. Năm giờ sáng mọi người đã thức dậy chuẩn bị lên đường. Bảy giờ đã đến nơi. Sư Ông cùng mọi người thiền hành vào tới giữa khu đất. Núi rừng thật đẹp. Đá xanh trên đất đẹp hơn thấy trong hình. Những trái núi xanh chung quanh rất hùng vĩ. Sư Ông nghĩ là miếng đất này chưa bao giờ có đông người đặt chân tới nhiều như thế cho đến ngày hôm ấy. Đầu pháp thoại Sư Ông đã làm mát lòng nhiều người Thái Lan. Sư Ông nói: Tôi rất quý mến và ưa đọc sách của đại sư Buddhadassa, và ngài cũng ưa đọc sách của tôi. Nếu đại sư Buddhadassa ưa làm mới đạo Bụt thì tôi cũng ưa làm mới đạo Bụt. Ngài lớn hơn tôi hai mươi tuổi nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi với Ngài (Ngài Buddhadassa là vị cao tăng cận đại của Thái Lan muốn canh tân Phật Giáo. Vào những năm cuối đời Ngài đã căn dặn Phật tử của Ngài nên đọc sách và học hỏi pháp môn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Sau đó Sư Ông nói ngắn gọn là Phật giáo Thái Lan đã rất trọn vẹn đầy đủ, chúng ta chỉ cần sắp đặt và sử dụng cho giỏi nữa mà thôi. Sư Ông cũng giảng về tuệ giác tương tức, nhìn vào hoa thấy được mặt trời, đại địa,nhìn vào Phật giáo Nguyên Thỉ thấy được Phật giáo Đại Thừa, nhìn vào Phật giáo Đại Thừa thấy được Phật giáo Nguyên Thỉ... Sư Ông cũng kể sơ lược về việc đóng góp của Tăng đoàn vào sự tu học ở các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và cho đại chúng biết sẽ đi Hongkong sau Thái Lan. Trồng cây tại đất mới Hơn 800 người Thái và 280 người Việt đi thiền hành, cùng đặt những bước chân tỉnh thức, nhẹ nhàng, trân quý, lòng bàn chân nhẹ hôn trên mặt đất. Sư Ông dẫn đoàn người lên dốc cao, (theo họa đồ thì nơi ấy sẽ là Cổng Tam Quan tương lai) ngồi xuống trên một khoảng đất khá bằng. Kiến trúc sư đến cho xem bản đồ chỉ vị trí nơi nào là Cổng, nơi nào là nhà Khách, nơi nào là Thiền đường lớn... Sau đó đoàn người đi đến khu sẽ xây Thiền Đường lớn. Sư Ông làm phép gia trì nước tịnh rồi giao cho thầy Giác Viên và sư bà Phổ Đà đi rải nước tẩy tịnh. Sau đó mọi người về khu lều có sắp sẵn 500 ghế. Không đủ ghế cho tất cả nên Ban Tổ Chức trải thêm bạt xuống nền cỏ và để cho hơn 300 người nữa được ngồi trước hàng ghế. Sư Ông thuyết pháp cho quan khách và một số các vị chức sắc chưa bao giờ được nghe Sư Ông giảng. Cúng dường cây chuối nhỏ gắn đầy tịnh tài theo truyền thống Sau thời kinh do thầy Woo tụng đọc với các vị Sư Nam Tông, các vị cư sĩ đem hai cây chuối nhỏ gắn đầy tịnh tài lên để cúng dường vào quỹ mua đất. Thầy Woo kêu gọi Phật tử cúng dường. Từng bao thơ có ghi số tiền và địa chỉ người cúng dường được đặt vào chiếc nón lá Việt Nam... Cuối cùng đếm được trên 7 triệu Thái Baht. Ai cũng vui. Nhưng dự án đòi phải có tới 24 triệu Thái Baht mới đủ! Tuy nhiên, tất cả đều có niềm tin và hy vọng rằng với thời gian, khi nhiều người biết tới dự án thì thế nào cũng đủ tài chính cho ngôi nhà chung này. có mặt cho nhau 19

20 Khởi hành từ sáng sớm, sinh hoạt tới trưa đại chúng mới về lại Trung tâm Pak Chong. Ấy vậy mà các ký giả của các đài truyền hình, của nhật báo Bangkok Post, và của nhiều tạp chí về Sinh Thái và của cả chục tờ tuần báo tiếng tăm khác... đều sẵn sàng ở lại ăn trưa, thực tập thiền buông thư và chờ tới 3 giờ chiều để được phỏng vấn Sư Ông. Buổi họp báo rất thành công, Sư Ông trả lời đầy đủ làm ai cũng rất thích thú. Ngày Sư Ông mời mọi người tới cùng ăn cơm trưa. Vào lúc 11 giờ Sư Ông dẫn chúng đi thiền hành, ngồi chơi trong vườn bưởi và khế của mẹ sư cô Linh Nghiêm (người Thái), cũng là xóm quý thầy đang tạm trú. Sau bữa ăn chung, Sư Ông dạy là trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động nói về mũi dao nhọn hoắt có thể có trong tâm mình. Đó là ý muốn trách phạt và bạo động. Sư Ông dạy các thầy các sư cô là phải nuôi chí nguyện độ cho được những người đã đánh phá, gây tổn thương và truy bức mình ra khỏi Bát Nhã, Phước Huệ và các nơi khác trong nước. Phải giúp cho được những người ấy không bằng quyền lực mà bằng trí tuệ và lòng từ bi. Có như thế thì mình mới thật sự là người Phật tử. Hongkong đến Đi thăm năm nước Á Châu kỳ này Thầy để hết trái tim vào việc giảng dạy như là dâng lên một đóa hoa cúng Bụt. Năm nước là năm cánh của một đoá hoa cúng dường lên chư Bụt và chư Tổ ở Á Châu. Sư Ông đã nói với đệ tử như vậy trước giờ lên đường thực hiện chuyến hoằng pháp ở năm nước Đông Nam Á trong mùa Thu 2010 này. Cánh hoa thứ Năm của bông hoa đã bắt đầu hé nở tại phi trường Hương Cảng. Ngay khi Sư Ông và Tăng đoàn vừa đặt chân xuống mặt đất đã có Hòa thượng Minh Cảnh, Thượng tọa Tịnh Nhân - Giám đốc Trung tâm Phật giáo tại Đại học Hongkong, Thượng tọa Hin Hun, Linh mục Kwang, và rất đông quý thầy, sư cô Làng Mai Hongkong chào đón rộn ràng trong tiếng hát Đã về, đã tới bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Quan Thoại, và tiếng Quảng Đông ngay tại phi trường. Thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Bảo Tàng Viện Đại Học Hongkong Trưa hôm sau, ngày , Sư Ông và Tăng thân đến dự lễ khai mạc cuộc triển lãm Thư pháp của Thiền sư nghệ sĩ Nhất Hạnh tại Viện Bảo Tàng Viện bảo tàng Đại học Hongkong triển lãm thư pháp của Thiền sư Nhất Hạnh của Đại học Hongkong. Cuộc triển lãm được tổ chức bởi nhiều người trong đó có Tiến sĩ Eva Yuen, chị Therese Khan, ông Giám Đốc Viện Bảo Tàng và ông Yeung Chun-Tong - Trưởng Phòng Triển Lãm Nghệ thuật của Viện. Viện bảo tàng Đại học Hongkong triển lãm thư pháp của Thiền sư Nghệ sĩ Nhất Hạnh suốt 2 tháng kể từ ngày Bằng tài năng và sáng tạo, các nhà triển lãm đã làm tăng cao giá trị nghệ thuật vốn có trong hàng trăm bức Bút pháp này đến bất ngờ. Những bức chỉ có một vòng tròn, hay một chữ duy nhất như chữ Niệm, chữ Định hoặc chữ Tuệ bằng tiếng Hán được đặt vào từng khung lớn trông rất thiền vị. Đến những câu tiếng Anh thân thuộc về Niệm danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm những điều mà Sư Ông từng dạy như: I have arrived, I am home, Be Still and Know, Breathe, Smile, Present Moment Wonderful Moment, Happiness is here and Now, I know that you are there and I am happy, hoặc những câu dài như: The tears I shed yesterday have become rain và những bài thơ ngắn như Đại Trượng Phu, Tiếng Gọi, Beckoning, một đoạn trong tâm kinh Bát Nhã đều được trình bày trang trọng đầy nghệ thuật trong phòng triển lãm. Sau khi Tăng thân xuất sĩ niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, có đệm vĩ cầm của sư cô Trai Nghiêm và phong hồ cầm của sư chú Pháp Linh, Sư Ông nói 20 hãy lắng nghe nhau

21 nhóm Pháp đàm, gồm 4 nhóm đặc biệt: Làm Mới, Doanh Thương, Giáo Dục và Giúp Người có bệnh nan y hay sắp chết... Sư Ông chia sẻ tâm nguyện mỗi khi viết thư pháp vài lời diễn tả sự tu tập của Sư Ông khi viết thư pháp. Khi viết, mực đen của Sư Ông lúc nào cũng có một chút trà mà Sư Ông đang uống. Sư Ông nói: Trong khi viết, tôi thường gửi niệm, định và tuệ cho người xem. Ví dụ khi tôi ký sách, chữ đầu tôi ý thức là mình còn đang sống, chữ kế thì tôi ý thức là mình đang ký và đến khi đề năm thì tôi gửi năng lượng của tôi cho người sẽ đọc sách ấy. Có thể nói, Tiến sĩ Eva Yuen và chị Therese Khan là những người tha thiết nhất cho cuộc triển lãm này. Hai vị đã bay qua Pháp rồi theo bước Sư Ông sang Đức để tham dự khóa tu và thỉnh cầu Sư Ông cho phép tổ chức cuộc triển lãm thư pháp kéo dài hai tháng này. Các vị đã cúng dường giấy bút và xin phép quay phim Sư Ông đang viết thư pháp. Nhờ vậy, khách tham quan mới có cơ hội thấy cảnh Sư Ông đang viết thư pháp trong phòng làm việc. Những phóng viên, nhà báo đã tới phỏng vấn rất nhiều quý thầy, quý sư cô để biết thêm về con người Nghệ sĩ của Sư Ông trong pháp thân vị Thiền Sư nổi tiếng thế giới này. Các vị thị giả của Sư Ông đã được các ký giả đặc biệt chú ý, hỏi tường tận cách thức mỗi khi Sư Ông bắt đầu chuẩn bị tới khi kết thúc thời gian viết thư pháp như thế nào! Phòng triển lãm bắt đầu từ ngày và sẽ kéo dài luôn hai tháng sau đó. Ngày Chánh Niệm cho những người làm việc y tế Ngày là ngày tu chánh niệm cho những người làm việc y tế (helping Professionals) như bác sĩ và y tá. Sư Ông dạy cách nắm lấy hơi thở chánh niệm để trở về hải đảo tự thân cho vững chãi, dạy thiền đi, thiền ngồi, thiền làm việc trong giây phút hiện tại, dặn nhớ tập thiền buông thư. Tức khắc sau buổi thiền đi và bữa ăn nhẹ, thiền sinh đã được Sư cô Chân Không hướng dẫn thiền buông thư trong vòng 35 phút. Tiếp theo là chia Hạnh phúc bây giờ và ở đây Chiều ngày 4.11 mở đầu khóa tu 5 ngày cho thiền sinh Hongkong tại làng Wu Kai Sha Youth Village của YMCA với chủ đề: Hạnh phúc bây giờ và ở đây. Một cách khéo léo, Sư Ông đã hướng dẫn thiền sinh đi nhẹ nhàng từ những bài tập căn bản như: Quán niệm hơi thở, Phương pháp ái ngữ, lắng nghe (bi thính), Chuyển hóa khổ đau, Bốn câu Thần chú... trước khi bước vào ba cánh cửa giải thoát là Không, Vô Tướng và Vô Tác, rồi Ba Pháp Ấn: Vô Thường, Vô Ngã, Niết Bàn. Và cuối cùng Thầy căn dặn phải nuôi dưỡng Định, suốt ngày nương tựa vào Tam giải thoát môn thì hoàn cảnh khó khăn nào cũng vượt ra được. Đại chúng trên vị cùng với quý Tôn Đức từ Việt Nam sang đã đón nhận hết lòng, ghi chép rất kỹ các bài giảng. Trời mưa từ ngay ngày đầu khóa tu, mưa suốt đêm, mưa cả ngày hôm sau làm thầy trò đành mất một buổi Thiền hành. Xem chừng có thể mưa suốt khóa tu nên ngày thứ hai, Sư Ông quyết định che dù đi Thiền hành trong mưa. Dù có lười cách mấy mình cũng không thể nằm nhà, không lẽ Sư Ông che dù đi thiền mà mình không đi?! Thế là người cùng che dù đi trong mưa, thảnh thơi từng bước, khiến cho ai cũng hứng khởi. Cao hứng, thượng tọa Nguyên Hiền đã sáng tác ngay một bài hát cho sự kiện có một không hai này. Đẹp làm sao hình ảnh Tăng đoàn người thảnh thơi đi trong mưa như thế. Cuối khóa tu có 24 cư sĩ trong tăng thân Hồng Kông được truyền thọ 14 giới Tiếp Hiện trong một buổi lễ thanh tịnh và trang nghiêm. Đây là những vị Tiếp Hiện đầu tiên của đất nước này. Tên các vị tân Tiếp Hiện được bắt đầu bằng chữ Chân và chấm dứt bằng chữ Hương như Chân Tâm Hương, Chân Giới Hương... (Hương là chữ đầu của lãnh địa Hương Cảng tức Hongkong). Mỗi tân Tiếp Hiện đều được tặng một chiếc Pháp phục của Dòng tu và một quyển sách của Sư cô Chân Không. Trong khóa tu này, tăng thân Hongkong đã tổ chức một buổi ra mắt cuốn sách Năm mươi năm theo học đạo với Thiền Sư Nhất Hạnh của sư cô Chân Không bằng tiếng Hoa. Ba dịch giả đã trích đọc những đoạn mà họ tâm đắc nhất, sau đó đại chúng có cơ hội được đặt những câu hỏi với tác giả. Nhà phát có mặt cho nhau 21

22 hành báo cáo là trong một tuần họ phát hành được hơn 600 cuốn sách này. Sư Ông dẫn 1400 người thiền hành trong mưa... cần sự có mặt của mình ở hướng này thì mình đi hướng này, cần ở hướng kia thì mình đi hướng kia. Nếu được như vậy thì cõi trời Đâu Suất là đây mà cõi Tịnh Độ cũng là đây. Vị Thí chủ này đã rất vui và sẵn sàng cùng Tăng thân Làng Mai tại Hongkong giúp đỡ xây dựng Viện Phật Học Ứng Dụng Á Châu tại đây. Và ông ta đã đề nghị hiến tặng ngay cho Tăng thân Hongkong một ngôi chùa ban đầu với sức chứa khoảng 120 người cho dự án của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á. Cho một nền Đạo đức Toàn cầu Tối ngày , tại dinh của Viện trưởng viện Đại học Hương Cảng, Sư Ông và một số quý vị Giáo thọ có buổi chia sẻ thân tình về Con Đường Đạo Đức Cho Toàn Cầu với 30 vị trí thức, Giáo sư, Khoa truởng các phân khoa Giáo dục, Y tế, Nhân Gieo hạt cho Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á Đáp lời thỉnh cầu của một trong những thí chủ Hongkong bảo trợ cho chuyến đi, tối ngày , Sư Ông đã tiếp một vị Thí chủ rất muốn được tham dự vào chương trình hoằng pháp của Sư Ông trên đất Hongkong của ông ta. Trong cuộc tiếp kiến, vị Thí chủ đã khẩn khoản xin Sư Ông giải dùm những ưu tư trong đời. Ông ta ưu tư rằng: 1. Sư Ông đang làm gì, định đi về đâu, mục đích tối hậu của Sư Ông là gì? 2. Sư Ông định sẽ về đâu khi nhục thân tan rã: Cung Trời Đâu Suất, cõi Tịnh Độ của đức A Di Đà hay đi vào Niết Bàn tịch diệt? 3. Nếu được biểu hiện trong một đất nước nhiễu nhương, tàn sát không tiếc thương như hồi Cách Mạng Văn Hóa bên Trung Quốc, không có một tự do tối thiểu nào, và nếu lúc đó có một visa được đi Hoa Kỳ thì Sư Ông sẽ chọn đi hay ở lại? Sư Ông trả lời Thầy không có dự định đi về đâu hết. Nếu bây giờ và ở đây mà Thầy sống tự tại an nhiên thì ngày mai ngày mốt ở đâu cũng sẽ tự tại an nhiên. Quan trọng là mình tập sống cho từ bi và vững chãi trong từng phút giây của sự sống. Khi Lễ truyền giới trong khóa tu văn, Khoa học Tổng hợp, Y-Dược, Sinh thái, Tin học, Bách khoa v.v... Sư Ông nói về Năm Giới Tân Tu, mà Làng Mai gọi là Năm Phép Luyện Tập Chánh Niệm, như một cống hiến vô tướng cho nền Đạo Đức Toàn Cầu. Vì tính phổ quát của nó nên người có tôn giáo hay không có tôn giáo cũng có thể tiếp nhận và tu tập được. Năm Giới này là sự diễn bày cụ thể con đường tâm linh đạo đức mà mọi người dù bất cứ thuộc truyền thống nào cũng có thể sử dụng. Cử tọa rất hứng khởi và đặt nhiều câu hỏi. Sư Ông trả lời một cách khúc chiết làm ai cũng mát lòng. Ông Viện trưởng cảm ơn Sư Ông bằng câu chuyện ngụ ngôn rằng: Truyền thống nhà này là buổi chiều chỉ ăn nhẹ thôi nên thường tối là bị đói nhưng hôm nay chúng tôi rất no lòng nhờ những lời giảng dạy của Thầy! 22 hãy lắng nghe nhau

23 Pháp thoại công cộng tại Hongkong Convention Center Ngày có buổi pháp thoại công cộng tại hội trường Hongkong Convention Center. Trên người tham dự. Tuy rất đông thiền sinh nhưng lại vô cùng yên lặng khiến cho năng lượng lành trở nên cực kỳ hùng tráng. Quý Tôn Đức từ Việt Nam qua, chứng kiến cảnh đó đã phải thốt lên: Chao ôi, người Hongkong tu giỏi quá, họ ngồi yên lặng hết lòng lắng nghe không có một tiếng động nào. Sư cô Chân Sĩ Nghiêm người Hongkong, mới đi tu có ba năm, đã ngồi trước cử tọa hơn người thông dịch bài giảng của Sư Ông rất rõ ràng và chính xác. Trong các khóa tu ở Hongkong này không chỉ có Phật tử mà có cả các vị Linh mục, các Ma-sơ, và Giáo dân tham dự một cách tích cực. Họ đã mở lòng đón nhận Giáo Pháp Tỉnh Thức để làm giàu thêm truyền thống Kitô của họ. Trong khóa tu Thượng tọa Thích Năng Tu, Trụ Trì chùa Đại Minh ở Dương Châu, Trung Hoa Lục Địa, khi tìm hiểu về Năm Giới mới của Làng Mai thấy hay quá nên quyết xin thọ lại Năm Giới. Ni Trưởng một chùa ở Trung Quốc cũng xin được thọ lại Năm Giới. Quý sư cô tiếp nhận đơn xin thọ giới của Thượng Tọa và Ni Sư đã ngần ngại thưa rằng: Năm Giới chỉ dành cho người tại gia thôi, Thượng Tọa đã có giới lớn của người xuất gia rồi... Nhưng Thượng Tọa đã cương quyết xin thọ cho bằng được, Thượng Tọa nói: Năm Giới này hay quá, nó đáp ứng được những khó khăn của thời đại vì vậy xin cho tôi được thọ. Linh mục Kwang đã thọ Năm Giới tại Làng Mai năm 2003 nay cũng xin thọ lại Năm Giới Tân Tu. Một Ma-sơ cũng cùng xin thọ nhận Năm Giới chung với các vị cư sĩ trong lần này. Khi cánh cửa Hội trường Hongkong Convention Center khép lại thì cũng là lúc kết thúc chuyến hoằng pháp hai tháng rưỡi của Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai qua năm quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á trong mùa Thu năm 2010 này. Đóa hoa năm cánh đã mãn khai để làm phẩm vật cúng dường Bụt và chư Tổ. Máy bay chưa cất cánh, Tăng đoàn chưa về tới Pháp mà không khí chuẩn bị khóa An Cư Kết Đông tại Làng Mai cũng đã bắt đầu tạo năng lượng tươi vui với từng bước chân tự tại của những người nguyện suốt đời đi trên con đường tỉnh thức và phụng sự. có mặt cho nhau 23

24 giấc mơ của ngày xưa ấy & giấc mơ bây giờ Sư Ông Làng Mai bình giảng thơ trong đêm giao thừa năm Canh Dần ( ) tại chùa Từ Nghiêm- Xóm Mới Phiên tả: Giác Quang và Tịnh Minh Ngày xưa, có một chàng luật sư trẻ, lái xe từ Sài Gòn đi về lục tỉnh, nửa đường bị tai nạn. Anh được một gia đình tốt bụng sống ở miền quê cứu giúp và đem vào nhà chăm sóc. Cuối cùng, anh ta làm quen và cưới một cô con gái trong gia đình đó. Gia đình ấy ngày trước cũng ở Sài Gòn, nhưng không biết vì lý do gì mà đã bỏ thành phố trở về miền quê sinh sống. Gia đình này có hai vợ chồng và năm đứa con gái tên là: Hương, Hồng, Hoa, Thơm và Quá. Có lẽ ban đầu, hai vợ chồng đã chỉ mong có hai hay ba đứa con thôi. Họ hi vọng rằng trong số những đứa con của họ có ít nhất một đứa con trai. Nhưng sự thật đã xảy ra ngoài ý muốn, đứa đầu lòng là con gái, đứa thứ hai là con gái, đứa thứ ba cũng là con gái. Hai ông bà nghĩ rằng ba cô là đủ rồi, ai dè bà cho thêm đứa thứ tư, rồi lại đứa thứ năm. Thế nên sau Hương, Hồng, Hoa mới có Thơm và Quá. Ngày xưa, người ta thích sinh con trai hơn con gái, vì con trai sau này sẽ nối dõi tông đường. Cho nên mới có câu: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một đứa con trai coi như đã có, mười đứa con gái coi như chưa có gì). Vì vậy gia đình nào sinh được con trai thì rất là mừng. Ngày tết họ chúc nhau chúc ông bà đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái. Như vậy nếu lời chúc thành sự thật thì người phụ nữ phải sản xuất nhiều quá, đầu năm một đứa, cuối năm một đứa, rất mệt. Anh luật sư bị tai nạn trước cửa ngôi nhà này và anh được gia đình này cứu giúp. Năm cô gái có cơ hội chăm sóc anh và cô nào cũng yêu anh cả, nhưng anh chấm được một cô mà anh cho là đẹp nhất, đó là cô Hồng. Khi anh mua quà thì anh mua cho cả năm. Riêng cô Hồng nhận được một món quà rất đặc biệt: một mái nhà tranh trong đó có một trái tim bằng vàng. Bốn cô kia thấy mái nhà tranh nhỏ xíu, tưởng quà của Hồng không sang bằng của mình nhưng các cô đâu biết rằng trong cái nhà đó có một trái tim bằng vàng. Đây là cuốn tiểu thuyết Đò Dọc của tác giả Bình Nguyên Lộc, tôi đã đọc cách đây đã lâu lắm nên không nhớ chi tiết, chỉ nhớ được tên của năm cô con gái. Một túp lều tranh hai trái tim vàng là mơ ước của các cô gái thời xưa. Những chàng trai, những cô gái thời xưa lớn lên cũng có những ước mơ, nhưng những ước mơ của họ rất khác với những ước mơ của các chàng trai và các cô gái thời nay. Ngày xưa xã hội được chia làm bốn giai cấp: sĩ, nông, công, thương. Đầu tiên là sĩ, là những nhà trí thức, nho sĩ. Kế đến là nông tức những người làm ruộng. Thứ ba là những người công nhân, làm thuê. Giai cấp cuối cùng là thương, là giai cấp thương gia, những người buôn bán. Địa vị của những người buôn bán ngày xưa rất thấp, họ bị xếp sau cùng. Bây giờ trật tự đã đảo ngược lại: những thương gia, những nhà doanh nghiệp là những người giàu có và nhiều quyền lực nhất. Ngày xưa hai giai cấp đứng đầu là sĩ và nông, một là mình được làm quan (trí thức thì được làm quan); hai là mình có nhiều ruộng đất. Thành ra có câu: nhất sĩ nhì nông. Ai cũng nói như vậy nhưng gặp phải thời đói kém thì trí thức cũng đói, còn nông dân thì chưa chắc đã đói, thế nên mới lại có câu: nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. Ai cũng biết câu đó. Tuy vậy, nhưng giấc mơ của tất cả những chàng trai của bảy tám chục năm về trước là đi học, thi đậu và được làm quan. Còn giấc mơ của những cô gái là cưới được chồng làm quan. Trong thời gian người Pháp đô hộ Việt Nam, họ có lập ra trường Cao Đẳng (trường Đại Học đầu tiên ở Hà Nội). Những anh chàng nào học xong trung học mà vào được trường cao đẳng là những anh chàng có 24 hãy lắng nghe nhau

25 tương lai nhiều nhất. Những anh sinh viên Cao Đẳng thời đó là đối tượng ngưỡng mộ của các cô gái. Tôi còn nhớ câu: phi Cao đẳng bất thành phu phụ, (không học Cao đẳng thì không thành vợ chồng) tức là em chỉ muốn cưới anh chàng học cao đẳng thôi, các anh chàng khác có giàu bao nhiêu em cũng không thèm. Tới năm 1930, 1940 mà tư tưởng ấy vẫn còn, thế mới biết rằng cái ước mơ xưa sống rất là lâu. Đây là thơ của Bàng Bá Lân và Anh Thơ, nói về giấc mơ của cô gái ngày xưa. Bài thơ này đi theo cái ý: Chẳng tham ruộng cả, ao liền Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ Anh đồ tức là anh học trò, bây giờ mình gọi là sinh viên. Cô Mỹ, thôn Ngô Xá Mình tơ óng dịu dàng Nhu mì ai cũng mến Khen tươi đẹp nhất làng Có cô Mỹ ở thôn Ngô Xá nổi tiếng là người đẹp nhất trong làng. Trai tơ khắp huyện mơ màng Cậy bao mối lái qua nàng se duyên Người nào cũng muốn cưới cô. Có lẽ còn bỡ ngỡ, Cô chưa vừa lòng ai Hay gương lòng chớm nở Thầm in bóng một người Chắc cô đã để ý người nào đó. Người đó là ai? Tác giả sẽ tiết lộ cho mình biết: Lòng yêu riêng gửi dưới xóm Đoài Có chàng trai trẻ áo dài ngâm thơ Anh chàng trai trẻ mà ngâm thơ hay là đối tượng của các cô ngày xưa. Sinh viên ngày xưa luôn mặc áo dài chứ không mặc áo sơ mi như bây giờ, và người thì ốm yếu, chứ không lực lưỡng như các anh nông dân. Người trong làng thường chê: dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Tám chữ đó để diễn tả người sinh viên thời xưa. Kỳ thực, không phải anh chàng ưa nằm mà vì ngồi đọc sách một hồi thì mệt nên anh mới nằm đọc sách. Cứ mỗi ba năm mới có một khóa thi, thi đỗ thì được làm quan nên các chàng cả ngày cứ ôm cuốn sách mà học, công việc của các chàng chỉ là học thôi. Còn trai tân thì cha mẹ nuôi cho ăn học, khi cưới vợ thì vợ nuôi ăn học. Trong khi người vợ làm việc cực nhọc để nuôi chồng thì người vợ cũng đang nuôi giấc mơ của chính mình: sau này khi chồng làm quan thì mình được làm bà lớn. Ngõ tre cô chậm bước Nghe giọng ngâm vỗ về Rào thưa mắt nhìn mắt Đôi lòng giao đê mê Mỗi lần đi ngang qua nhà anh ta, nghe giọng ngâm sang sảng là cô đi chậm lại. Có lần hai người gặp nhau, họ nhìn nhau mà không nói. Ngày xưa uy nghi, phép tắc rất kỹ, trai gái không được hẹn hò để gặp gỡ, trò chuyện mà chỉ nhìn nhau thôi. Hồi ấy chưa có điện thoại, chưa có , cơ hội để gặp người yêu là đi ngang qua vườn, đi chậm lại để hai người được có cơ hội nhìn nhau. Ngày xuân áo mới lê thê Lệ tràn sung sướng cô về xóm Tây Cô gái này rất may mắn, cô đạt được ước nguyện của cô, đó là cưới được người mà cô mơ ước. Cô nghĩ rằng mình sẽ có một tương lai, cô đang ôm ấp một giấc mơ, giấc mơ trở thành bà lớn. Ở đời, người nào cũng có một giấc mơ. Thái tử Siddharta ngày xưa cũng có một giấc mơ. Trong giấc mơ đó, Siddharta thấy đầu của mình đội một trái núi và hai tay mình vươn ra biển. Siddharta biết giấc mơ đó báo trước rằng Siddharta sẽ thành Bụt. Trong tăng thân mình có một sư cô tên là Chân Thật Nghiêm, một sư chú tên là Chân Pháp Thật mà mình chưa có sư cô nào tên là Chân Mộng Nghiêm, nhưng thế nào cũng sẽ có, bởi vì mỗi người đều cần có một giấc mơ. Một giấc mơ hiền, một giấc mơ đẹp. Tại sao mình không có quyền có một sư em tên là Chân Mộng Nghiêm? Mình có một sư chị, tên thật của sư chị là Mộng Liên, pháp danh của sư chị là Chân Thoại Nghiêm. Mộng Liên cũng là giấc mơ của vua Lý Thái Tổ, người thành lập ra kinh thành Thăng Long. Có một đêm, vua mơ thấy một đóa sen mọc lên từ rốn của mình. Vua đem chuyện hỏi các quan và các quan khuyên vua nên xây dựng một ngôi chùa có mặt cho nhau 25

26 có hình dáng một đóa sen. Nghe lời, vua bèn cho xây dựng chùa Một Cột tại kinh thành Thăng Long. Giấc mộng quý thay! Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi để xem giấc mơ của cô gái này có thành hay không: Dăm thước vườn trống trải Nhà tranh một mái xiêu Anh chàng này chẳng chăm sóc vườn tược gì cả, không trồng hoa mà cũng chẳng trồng rau, để cho vườn tược trống trải. Anh học trò này nghèo kiết xác mồng tơi. Vườn thì trống, nhà thì xiêu, đó là vốn liếng của anh ta. Cô gái đẹp vì mơ được làm bà quan nên chấp nhận chuyện đó. Nhưng mộng lòng đã toại Đâu dám quản chi nghèo Đảm đang xuôi ngược sớm chiều Lòng mơ một chiếc võng điều mai sau Một mình cô lo toan, làm lụng mọi việc không từ nan. Cô rất đảm đang nuôi chồng và mơ tưởng về một chiếc võng điều mai sau. Nếu anh học trò thi đỗ tiến sĩ thì sẽ được vua ban cho một đặc ân được trở về quê với một đám rước gọi là Ân tứ vinh quy. Ân tứ vinh quy là được vinh quy trở về làng và được các tổng, huyện tổ chức đi đón. Đó là một ngày hạnh phúc cho cả anh chàng và cô nàng. Cả hai vợ chồng đều được ngồi trên võng điều, võng anh đi trước, võng nàng theo sau. Ngày xưa chưa có máy bay, xe hơi, vì vậy đi võng là phương tiện di chuyển rất phổ thông. Có những chiếc võng rất sang trọng. Võng của người thi đậu vinh quy về làng, không phải do hai người khiêng mà là do tám người khiêng. Võng của quan tiến sĩ (quan Nghè) đi về quê thì không những bà Nghè được ngồi một chiếc, mà người bố, người mẹ mỗi người cũng được ngồi trên một chiếc võng. Phía trước có một người lính mang bốn chữ Nhất giáp tiến sĩ, rồi tới một người lính thứ hai mang bảng hiệu Ân tứ vinh quy, rồi đến cờ, đến trống, đến nhạc, rất rầm rộ đi từ huyện về làng. Đó là ngày hạnh phúc của người thi đậu. Giấc mơ ngày xưa của các chàng trai và các cô gái có màu điều, tại vì chiếc võng cho người thi đậu ngồi lên để đưa về làng là chiếc võng nhuộm điều (nhuộm đỏ). Thơ Nguyễn Bính có câu: Năm xưa chở chiếc thuyền này Cho cô qua bãi tước đay chiều chiều Đây là là một thứ cây thân cỏ dài, lá khá to, vỏ thân có sợi dùng để se võng, làm chiếu. Để tôi mơ mãi mơ nhiều: Tước đay se võng nhuộm điều ta đi Tưng bừng vua mở khoa thi Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng Võng anh đi trước võng nàng... Đó là giấc mơ, khi mình làm người lái đò, mình cũng mơ như vậy. Chuyện ấy mới xảy ra cách đây chừng tám chín chục năm chứ không lâu. Thân phụ của Hòa Thượng Minh Châu, người dịch kinh từ Pali sang tiếng Việt cũng từng là một ông nghè. Cụ thi đậu và cũng được rước về làng như vậy. Tên cụ là cụ nghè Đinh Văn Giáp và Hòa Thượng Minh Châu là Đinh Văn Nam. Giọng ấm chàng đọc sách Thao thao tưởng nước nguồn Trong trường, lâu lâu thầy giáo cho bài để làm thử (bài tương đương với bài cho ra trong trường thi). Bài nào thầy giáo thấy hay nhất thì thầy cho đem ra đọc trước mọi người. Bài của anh chàng này được thầy chọn. Bài rất hay, nổi tiếng khắp cả vùng, thành ra cô nàng rất là sung sướng, dù khổ cực mấy cũng chịu. Văn chàng hay nức tiếng Lòng nàng như pha son Son tức là mực đỏ. Lòng nàng như pha son tức là nàng hạnh phúc lắm. Nhường chàng nửa đĩa dầu con Kề trăng quên ngủ, tay giòn quay tơ Ban đêm nàng quay tơ để dệt vải nuôi chồng. Có người thì phải gánh gạo đi bán để nuôi chồng, có người thì chăn tằm hoặc dệt vải quay tơ nuôi chồng ăn học. Tài cao nhưng phận rủi Ba khoa rồi năm khoa 26 hãy lắng nghe nhau

27 Lều chiếu tủi khăn gói Hoa râm mái tóc già Mỗi ba năm mới có một khoa thi, nếu thi hỏng phải chờ ba năm sau. Mà năm khoa tức là mười lăm năm. Vậy thì già rồi. Khi già rồi mà thi mãi cũng không đậu thì đường thoát duy nhất của mình là mở trường, dạy học trò và làm thầy đồ. Ngày xưa, cứ mỗi ba năm là có một khoa thi ở tại địa phương của mình. Trong khoa thi đó người ta chọn một số những người có tài, gọi là cử nhân. Cử tức là đề cử. Những người thi đỗ cử nhân sẽ được gởi về kinh đô để thi tiếp, chọn ra tiến sĩ. Tiến sĩ tức là những học sĩ được dâng lên để cho vua chọn. Tiến tức là dâng lên. Tiến trà là dâng trà. Tiến sĩ là dâng những người trí thức đã được chọn lên cho vua, rồi vua mới mở một cuộc thi ở trong cung điện, gọi là thi Đình. Vua sẽ tuyển chọn tiến sĩ trong số đó để làm quan ở trong triều và làm quan ở các tỉnh. Trong thi đình thì chính vua là người ra đầu đề bài thi. Ban đầu, thí sinh thi tại địa phương mình, trường thi là một bãi đất rất lớn, có rào xung quanh, mỗi thí sinh muốn đi thi thì phải đóng quyển thi. Phải đóng bốn quyển, bởi vì phải thi tới bốn lần liên tiếp trong bốn ngày. Thí sinh chỉ được thi lần thứ tư khi ba lần thi trước có đủ số điểm. Kế đến là thi Hương, nếu thi hỏng phải đợi tới kỳ sau thi lại, còn nếu thi đỗ thì được bằng Cử Nhân để có đủ tư cách đi thi Hội. Nếu không tệ quá thì được bằng Tú Tài. Tú tài có nghĩa là anh cũng có một chút tài năng đấy, nhưng tài đó chỉ để chơi cho vui thôi chứ chưa dùng được. Ngày xưa, một trường thi Hội có thể có tới mười hai ngàn thí sinh tham dự, vì vậy trường thi là một đám đất rất rộng lớn chia làm nhiều vi, mỗi vi đủ chỗ cho vài ngàn thí sinh cắm lều, kê chõng để làm bài. Thời ấy chưa có lều bằng ny lông mà chỉ có lều tre, bằng tranh thành ra khá nặng. Có nhiều thí sinh ốm yếu quá phải nhờ người ở, hay bạn bè khiêng lều chõng giúp mình tới địa điểm thi. Thế nên mới có câu lều chõng đi thi. Vì số lượng thí sinh rất đông nên trường thi mở cửa từ khi trời chưa sáng. Các thí sinh phải dậy từ nửa đêm, ăn sáng rồi mang lều chõng của mình đứng đợi ngoài cổng trường. Lúc đó người ta đốt rất nhiều đuốc, có rất nhiều lính canh và có các quan giám khảo được gửi từ trung ương về. Khi các quan giám khảo đã tới và đã ngồi yên vị thì mới bắt đầu có trống, có tù và thổi lên để mở cửa trường thi. Nhưng khi cửa trường mới mở thì thí sinh chưa được vào ngay. Người ta bắc loa gọi những linh hồn vào trước. Người xưa tin rằng có những linh hồn đi theo mình để báo ân và báo oán. Nếu mình làm điều gì thất đức thì có những oan hồn đi theo mình để phá mình, làm cho mình trúng gió, đau bụng, v.v.. để mình không làm bài được. Còn nếu mình đã có làm những việc có đức thì có các linh hồn đi theo để phù trợ cho mình làm bài tốt. Hầu hết mọi người đều tin vào chuyện đó nên khi cổng trường vừa mở cửa thì có tiếng loa nói lên: Bình thơ trong đêm giao thừa năm Canh Dần có mặt cho nhau 27

28 Báo oán giả tiên nhập Báo ân giả thứ nhập Sĩ sĩ thứ thứ nhập. Nghĩa là người muốn báo oán vào trước, người muốn báo ân vào sau, rồi mới tới thí sinh. Thí sinh nào được gọi tới tên thì phải Dạ một tiếng thật to rồi đi tới cho người ta khám xem mình có đem theo tài liệu bất hợp pháp vào trường thi không. Tốn rất nhiều thời gian để cho tất cả các thí sinh vào hết trường thi. Thí sinh vào rồi thì mới bắt đầu đi kiếm chỗ dựng lều và ra bảng chép thi. Khi có ba hồi trống báo tin là đầu đề đã được dán lên rồi, lúc đó thí sinh mới đi tới từng cái ô treo đề thi để chép đề bài về làm. Trong lúc các thí sinh làm bài thì có các vị quan ngồi trên cao giám sát xem có ai đi từ lều này sang lều kia để hỏi bài hay để làm hộ bài hay không. Trông thi rất chặt. Vì phải ở trong đó suốt cả ngày nên các thí sinh phải đem theo cơm, bánh, nước và tất cả các vật liệu cá nhân cần thiết vào theo. Giữa ngày, khi làm bài được nửa chừng thì mình phải đi tới văn phòng để người ta đóng dấu vào đó, vào chỗ mình mới viết tới, gọi là dấu nhật trung. Nhật trung có nghĩa là nửa ngày. Nếu không có dấu nhật trung, người ta nghĩ bài này là ở ngoài lọt vào và không hợp pháp. Đó là thủ tục. Buổi chiều khi hết giờ, ba hồi trống được đánh lên rất chậm cho biết thời gian làm bài đã hết. Bài nào nộp sau ba hồi trống thì người ta không nhận nữa, gọi là ngoại hàm (ngoại hàm là chỉ có khóc mà về thôi). Nếu đậu thì được vào nhị trường, nhị trường trúng thì được vào tam trường, tam trường trúng thì được vào tứ trường. Khi nào đậu cử nhân thì được ban áo, mũ và được ăn yến. Giấc mơ của các cô là chồng mình thi đậu cử nhân. Khi chồng thi đậu cử nhân rồi thì phải lo cho chồng đi vào Huế để thi tiến sĩ. Vì Huế lúc ấy là kinh thành. Từ Hà Nội đi vào Huế để thi tiến sĩ thì anh chàng phải đi bộ. Ngày xưa chưa có máy bay, xe hơi, hay xe lửa, và đường thì rất là nguy hiểm. Vì vậy có người bị tai nạn chết ở dọc đường. Đi bằng đường thủy thì mấy tháng mới tới, nhưng có thể cũng bị nguy hiểm vì sóng gió. Con nhà giàu thì được hai ba người đi theo hộ vệ. Khi tới những vùng không đi được nữa phải đem dao rựa theo để chặt, phá đường mà đi. Có những vùng có cọp, beo, ban đêm phải ngủ trên cây. Từ Hà Nội vào Huế để thi Hội, anh chàng phải đi hai tháng mới tới. Vậy mà vẫn phải đi như thường, tại vì cái ước muốn làm tiến sĩ lớn quá. Tài cao nhưng phận rủi Có thể anh này giỏi nhưng mà học tài thi phận. Học thì có tài nhưng mà thi thì có phận, có phước đức ông bà, người ta tin như vậy. Ba khoa rồi năm khoa Ba khoa là chín năm, chín năm thì mình hơi già, năm khoa thì quá già. Lâu lâu vua cũng xuống lệnh cho một khóa thi đặc biệt. Gọi là ân khoa. Lều chiếu tủi khăn gói Hoa râm mái tóc già Buồn thiu thầy khóa về nhà Mở trường dạy trẻ... ngày qua lại ngày Giấc mơ của chàng không thành mà giấc mơ của nàng cũng không thành, phần lớn là như vậy. Trong một trăm người có thể chỉ có một hai người thành tựu được thôi. Nhưng cô Mỹ là một người đàn bà gương mẫu, cô ta chấp nhận tình trạng đó, cô rất trung kiên với chồng. Trăng xưa kề đầu ngõ Guồng xưa vẫn bén dây Ngày xưa khi còn trẻ, mình không cần ngủ nhiều, mình thức suốt đêm để quay tơ, dệt lụa nuôi chồng. Mặt trăng ngày xưa vẫn còn đây. Guồng quay tơ ngày xưa cũng còn, dây vẫn tốt như thường. Công việc của mình làm mười lăm năm, hai mươi năm về trước, bây giờ vẫn làm để nuôi chồng nay còn nuôi thêm mấy đứa nhóc nữa. Ngày xưa không có phương tiện kiểm soát sanh đẻ, mình muốn sanh ba đứa mà có thể thành năm đứa. Mơ xưa không còn nữa Da héo bọc tay gầy Bàn tay của cô nàng ngày xưa đẹp lắm, như là búp măng nhưng nuôi chồng, nuôi con mấy chục năm thì bàn tay ấy trở thành nhăn nheo. Ở đây mình thấy rõ hình ảnh của vô thường. Trăng xưa vẫn kề đầu ngõ, trăng giống như không già. Gọi là trăng già, nhưng kỳ thực trăng không già, chỉ có mình già thôi. Bà đồ tất tả đông tây Lo chồng con sớm được ngày ấm no 28 hãy lắng nghe nhau

29 Mình không phải bà quan, bà lớn, mình là bà đồ. Bà đồ tức là vợ của ông đồ (ông thầy giáo). Người phụ nữ này đã làm tròn bổn phận của một người vợ thảo hiền. Chăm chồng không chút thờ ơ Bình yên chẳng khóc đời mơ héo tàn Đó là giấc mơ của những cô thiếu nữ ngày xưa. Bây giờ mình có muốn mơ giấc mơ đó không? Kinh Thi Trung quốc Trong những kinh mà người học trò xưa được học, có một kinh tên là Kinh Thi. Đức Khổng Tử đã có ý gom góp tất cả những câu ca dao, những bài thơ của nhân gian làm ra một tác phẩm gọi là Kinh Thi, đó là tiếng nói của trái tim dân gian. Trong khi làm việc, trong khi nghỉ ngơi, trong khi nhớ thương, người ta nói ra những bài thơ và những bài thơ đó được truyền miệng và cuối cùng được chép lại. Ở Việt Nam cũng vậy, chúng ta có một kho tàng ca dao và nếu chúng ta tập hợp lại tất cả những câu ca dao có từ trước đến nay, chúng ta cũng có thể làm ra Kinh Thi Việt Nam. Có những nhà học giả đã từng đề nghị làm Kinh Thi Việt Nam. Trong khi đọc những bài ca dao, mình tiếp xúc được với tình cảm của dân chúng. Những bài thơ không có ghi tên tác giả, những bài thơ nói lên được lời của trái tim mình. Người ta nói rằng làm thân con gái, lấy chồng là một cuộc phiêu lưu rất lớn, nhờ vào may rủi. Mình cần phải có phước đức, may mắn thì mình mới mong gặp được một người sau này không làm cho mình khổ, còn thông thường là mình phải khổ suốt đời. Cho nên gọi là làm thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu. Đây là bài ca dao trong Kinh Thi Trung quốc. Dịch nghĩa: Quân tri thiếp hữu phu Tặng thiếp song minh châu Chàng hay em có chồng rồi Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành. Vấn đề là như vậy, người đàn ông kia thấy mình đẹp, tuy biết mình có chồng rồi nhưng mà vẫn muốn chiếm hữu mình. Một khi đã đam mê rồi thì người ta đã có chồng mình cũng mặc kệ, vẫn cứ yêu người ta. Tặng người ta hai viên ngọc để thổ lộ tình cảm. Cô gái này đã có chồng và chồng cô làm lính trong đội ngự lâm pháo thủ Dịch: Cảm quân triền miên ý Hệ tại hồng la nhu Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi Lương nhân chấp kích Minh Quang lý Vấn vương những mối cảm tình, Em đeo trong áo lót mình màu sen. Nhà em vườn ngự kề bên, Chồng em cầm kích trên đền Minh Quang. Trong cuộc đời, chưa bao giờ cô thấy một người con trai nào tỏ tình với cô thiết tha như thế, trong khi chồng cô chỉ là một người lính thường. Thấy người kia chân thành quá, cô cũng thấy vấn vương nên tiếp nhận hai viên ngọc ấy rồi cất vào trong chiếc áo lót màu sen hồng mà ngủ. Theo nguyên tắc mình có chồng rồi thì không được làm như vậy. Thế nên cô thấy lương tâm mình ray rứt. Cố nhiên là nếu mình có hạnh phúc với chồng thì không nói làm chi, nhưng đây có thể không phải là trường hợp đó. Có thể chồng mình đã từng đánh đập, đã từng hành hạ mình trong khi người kia thì quá ngọt ngào, hấp dẫn nên trong lòng mình có sự xâu xé. Luân lý đạo đức và phong tục không cho phép mình làm điều ấy, nhưng anh chàng kia thì cứ tiếp tục theo đuổi nên trong lòng mình có sự mâu thuẫn và bất an. Đó là tâm trạng của người con gái trẻ, có nhan sắc nhưng không có may mắn. Dịch : Tri quân dụng tâm như nguyệt Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử Hoàn quân minh châu song lệ thùy Hận bất tương phùng vị giá thì Như gương vâng biết lòng chàng, Thờ chồng há dám phụ phàng nguyền xưa. Trả ngọc chàng lệ như mưa, Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng. Hoàn quân minh châu: trả hai viên minh châu cho chàng. Song lệ thùy: hai hàng nước mắt chảy ra. Hận bất tương phùng: rất ân hận vì không gặp nhau trước đó. Em biết rất rõ lòng chàng, chàng muốn em bỏ có mặt cho nhau 29

30 người chồng này để đi theo chàng. Nhưng lễ giáo không cho phép em làm chuyện đó. Em đã lấy chồng rồi thì phải theo chồng thôi. Cuối cùng, dù tiếc nuối tới mấy thì người thiếu phụ này cũng quyết định lấy hai viên ngọc trả lại cho anh chàng kia và khóc như mưa như gió, nói rằng: rất tiếc chúng mình không gặp nhau trước khi em có chồng. Chuyện này xảy ra rất nhiều trong xã hội ngày xưa và cũng đang xảy ra rất nhiều trong xã hội bây giờ. Ca dao Việt Nam Bây giờ mình hãy đọc bài ca dao này trong Kinh Thi Việt Nam: Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em đã có chồng anh tiếc lắm thay! Cô nàng rất là hấp dẫn, anh chàng cũng rất là hấp dẫn. Nhưng cô đã có chồng rồi thành ra mới có chuyện cắn rứt ở trong lòng. Nếu mình có hạnh phúc với chồng thì không sao, nhưng sự thật là khi hai người lấy nhau rồi thì chuyện có hạnh phúc là điều khá hiếm, mà chuyện làm khổ nhau do không biết tu thì quá nhiều. Cho nên đây là trường hợp rất phổ biến. Trèo lên cây bưởi hái hoa Nói chuyện trên trời dưới biển. Có dính gì với cây bưởi mà nói chuyện cây bưởi. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Kiếm chuyện để nói mà. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em đã có chồng anh tiếc lắm thay! Khi thấy anh chàng có ý đồ cô nàng này nói thẳng toẹt ra mà không đợi đến mấy ngày sau. Tuy cũng đang ở trong trường hợp không có hạnh phúc nhưng cô rất thẳng thắn, cô nói không liền lập tức, chứ không nhận hai viên ngọc để hai ba ngày rồi mới đem trả lại như cô kia. Cô nói: Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Trầu có mắc gì đâu? Chỉ có ba đồng thôi. Nếu trước đây anh mua xấp trầu đem tới hỏi thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như bây giờ: Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ? Chim vào lồng biết thuở nào ra? Trong này cũng có một giấc mơ, người nào mà không có giấc mơ? Giấc mơ đó là hạnh phúc, trước hết là một mái nhà tranh (miễn là có trái tim vàng ở trong đó). Sau này nếu hai người làm ăn khấm khá thì mái nhà tranh sẽ là mái nhà ngói, rồi mình sẽ có những chức vụ, thường thường là như thế. Vì vậy, mái nhà tranh với trái tim vàng chưa đủ mà cần phải có một sự nghiệp. Sự nghiệp ngày xưa là do người đàn ông xây dựng và người đàn bà thì yểm trợ hết lòng. Là những người tu tập theo giáo lý đức Thế Tôn thì mình biết rằng giấc mơ đó là quan trọng, nhưng cũng tùy theo giấc mơ (giấc mơ có thể thực hiện được). Ai mà không cần một giấc mơ. Theo phương pháp thực tập của Làng Mai thì mình phải làm cách nào để giấc mơ hiện thực ngay trong ngày hôm nay. Khi Hiến Nghiêm viết kiến giải của sư em về công án Bát Nhã, sư em viết một câu làm tôi rất vui: Con thấy giấc mơ của con đang được thực hiện ngay ngày hôm nay. Cái mà con mơ ước, hiện con đang có và con đang sống với nó. Tôi cũng vậy, tôi nghĩ rằng mơ ước của tôi, tôi có thể đưa tay ra, đụng tới nó bất cứ một giây phút nào trong đời sống hàng ngày. Trong một bài pháp thoại ngày xưa tôi có nói rằng khi ta đặt câu hỏi: Thế nào là giây phút hạnh phúc? Giây phút huy hoàng nhất của cuộc đời mình đã xảy ra chưa? Thì phần lớn người ta sẽ bối rối, sẽ trả lời rằng giây phút huy hoàng nhất của đời tôi hình 30 hãy lắng nghe nhau

31 như là chưa tới, nhưng tôi tin rằng mai mốt nó sẽ tới. Tin một cách rất là mê tín. Những người Làng Mai nói rằng: Này anh, nếu mà anh cứ tiếp tục sống như hai mươi năm vừa qua thì trong hai mươi năm tới, giây phút đó cũng sẽ không tới đâu. Đúng vậy! nếu trong hai mươi năm qua giây phút huy hoàng của anh chưa xảy ra thì hai mươi năm tới giây phút ấy cũng sẽ không xảy ra. Theo pháp môn Làng Mai: Anh phải làm sao để cho giây phút này trở thành giây phút đẹp nhất của đời anh. Chuyện đó, theo đức Thế Tôn mình có thể làm được. Mình có thể tìm thấy hạnh phúc của mình ngay trong giây phút hiện tại. Khi mình tu, mình nói rằng giấc mơ của con đang xảy ra ngay ngày hôm nay, đó là sự thành công lớn. Mình đâu cần phải có chức vụ này, chức vụ kia, có trung tâm này, có trung tâm kia thì mình mới hạnh phúc, mình có hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Chìa khóa là tuệ giác, là làm thế nào để trở về với giây phút hiện tại, để khám phá ra rằng mình có quá dư những điều kiện để có hạnh phúc và mình có hạnh phúc liền lập tức, đó gọi là hiện pháp lạc trú. Nguyên tắc thực tập của mình là biến giây phút hiện tại thành giây phút hạnh phúc nhất của đời mình. Giây phút nào trong đời sống hàng ngày cũng có thể trở thành giây phút hạnh phúc của đời mình, giây phút nào cũng tròn đầy, cũng mãn nguyện. Trong mỗi bước chân, mỗi hơi thở mình thấy mãn nguyện. Tôi làm được như vậy, một số các thầy, các sư cô cũng làm được như vậy và tôi tin rằng những người bạn tới với mình cũng có người làm được như vậy. Với sự thực tập niệm, định và tuệ thì mình có thể đạt được tới cái đó. Giấc mơ đó không nằm trong tương lai, không nằm trong quá khứ, không nằm ở một phương trời khác mà có ngay bây giờ và ở đây. Làm thế nào để khi dọn dẹp thiền đường, tưới rau, quét nhà, ngồi thiền, đi thiền hành mình cũng có hạnh phúc ngay lúc đó? Đó là con đường của mình. Chúng ta đi xuất gia, tới Làng Mai tu học, chúng ta có một giấc mơ, giấc mơ đó là chuyển hóa phiền não, có hạnh phúc, có an lạc để mình có cơ hội giúp cho người khác. Chúng ta có đủ những điều kiện để làm chuyện đó và hơn nữa chúng ta có thể làm chuyện đó ngay ngày hôm nay. Một mũi tên rơi hai cờ huyễn tượng Năm 1964, tôi có xuất bản một tập thơ, đó là tập Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện. Khi đem đi kiểm duyệt thì có rất nhiều bài bị loại bỏ, trong đó có bài Một Mũi Tên Rơi Hai Cờ Huyễn Tượng. Những người làm chính trị, những người làm thông tin, họ không có cơ hội để học hỏi về thiền quán cho nên khi đọc những bài này họ không hiểu. Họ tưởng trong đó có ẩn chứa ý đồ chính trị. Nhưng thật sự trong này không có chính trị gì hết. Cũng như Bát Nhã, Bát Nhã có chính trị gì đâu, nhưng tại tâm của họ đầy sự sợ hãi nên họ cứ tưởng rằng có cái gì trong đó: Cũng như dòng suối về gặp đại dương Ngày mai ra đi anh nhớ hát lên khúc ca mùa mới Tiếng hát kia vẳng lại sẽ đủ sức tiễn tôi trên một đoạn đường Bài này hơi giống bài kinh mình đang học. Nếu đã đọc truyện Tố thì quí vị biết Tố với Thạch Lang đi cùng với nhau trong khung cảnh chiến tranh Việt Nam. Tố là cô bé bị mù do chất độc hóa học màu da cam. Thạch Lang là hai con mắt của Tố, đi tới đâu Thạch Lang cũng báo cho Tố biết phía trước mặt có cái gì. Hai đứa đi tìm má và hai đứa tin tưởng rằng khi tìm được má rồi thì không còn vấn đề gì nữa. Má ở đây là hòa bình. Cũng như dòng suối về gặp đại dương Ngày mai ra đi anh nhớ hát lên khúc ca mùa mới Tiếng hát kia vẳng lại sẽ đủ sức tiễn tôi trên một đoạn đường Đây là lời người em nói với người anh, yêu cầu người anh để lại cho mình một cái gì trước khi ra đi và đây là câu trả lời: Tôi sẽ không ra đi Hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến Lời thơ nói về tính vô khứ, vô lai của chính mình và của vạn vật. Đám mây, dòng suối và người thương của mình bản chất là không tới, không đi. Tôi sẽ không ra đi là một cách nói. Nơi khởi hành có trăng mây gió nước Rất là mầu nhiệm. Và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím có mặt cho nhau 31

32 Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào sự sống mầu nhiệm cũng có mặt thì tại sao mình phải nghĩ về tương lai? Trong Phật giáo đại thừa thì trăng, mây, gió, nước cũng như hoa vàng, trúc tím là những biểu hiện của pháp thân, của sự sống mầu nhiệm, ở đây cũng có, ở kia cũng có. Vô khứ vô lai. Tôi sẽ không ra đi Hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến Nơi khởi hành có trăng mây gió nước, và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím Là lá là hoa, em đã có tôi từ vô thỉ Mình là một ngọn lá, một nụ hoa và ánh sáng mặt trời ở trong bản thân của mình. Và mầu xanh trời cao trong mắt em sẽ còn mãi mãi Nhưng vì không thấy, thương tôi, em đã bao lần nhắc chuyện ra đi Một bài thơ của Trụ Vũ có hai câu: Cũng vì mắt thấy trời xanh Cho nên mắt cũng long lanh màu trời Khi nhìn trời xanh thì mình có trời xanh trong đôi mắt và khi người khác nhìn vào đôi mắt của mình thì cũng có thể thấy được trời xanh trong đó. Chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức là một. Ở đây cũng vậy, cái mình tưởng ở ngoài mình, kỳ thực nó ở trong mình và có bao giờ mình mất đi cái đó. Sáng nay sau giấc ngủ của trăng sao, vũ trụ làm rơi những giọt nước mắt trong như pha lê Đó là những giọt sương cũa vũ trụ. Êm dịu sương khuya, hãy khóc cho hồn ngươi thêm đẹp Nước mắt sẽ biến hồn hoang vu thành nơi vườn quê tươi sáng, Thanh lương thấm lòng trái đất, nâng niu lộc mướt chồi non Ngày xưa những khi ngồi nhìn em khóc, tôi cũng đã ưng khóc để được dỗ dành. Ai trong chúng ta cũng muốn được dỗ dành. Khi mình có một nỗi khổ, niềm đau, nếu mà biết khóc thì những giọt nước mắt sẽ làm tâm hồn mình xanh lại. Ôi thiên nhiên Bà mẹ tóc xanh, xanh mướt đất trời, nụ cười đem về đầy bướm chim hoa lá Đức Thế Tôn trước khi thành Đạo đã làm ấn địa xúc và khi Ngài tiếp xúc được với trái đất thì tự nhiên trái đất hiện ra đủ bướm, chim, hoa, lá để chứng minh cho Ngài. Là lá là hoa, em đã có tôi từ vô thỉ Và trong nhận thức mong manh em, tôi thực chưa bao giờ từng hiện hữu tử sinh. Sự thực là không có tới, không có đi, không có sống và không có chết, nhưng tại vì mình bận rộn quá, mình không có cơ hội để nhìn cho kỹ, mình bị kẹt vào trong ý niệm về tử, về sinh, về tới, về đi cho nên mình khổ. Mẹ là sự sống. Em có nhớ ngày đầu tiên khi Mẹ đưa tôi về Nhờ năm nhóm nhiệm mầu, em mới trông thấy bóng hình tôi hiển lộ? Năm nhóm là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Khi thấy năm uẩn tụ họp mình nói là có và khi không thấy năm uẩn thì mình nói là không. Ngày mai bóng hình mất đi Em hãy mỉm cười Và bình thản tìm tôi trở lại Tìm tôi qua thanh sắc đã sinh và đã mất Để thấy rằng tôi vẫn còn chân thực Chưa bao giờ đi Chưa bao giờ đến Qua thời gian, qua nhận thức, qua chủ khách tồn sinh. Có thời gian, có không gian, có nhận thức, có chủ thể nhận thức và có đối tượng nhận thức, tất cả 32 hãy lắng nghe nhau

33 những cái đó đều là khái niệm. Thật ra, thời gian ôm lấy không gian, chủ thể nhận thức ôm lấy đối tượng nhận thức, hai cái là một. Tìm tôi và tiện dịp em tìm em Nét khám phá nguyên sơ Chỉ cho em thấy rằng em là bất diệt Em sẽ thấy Không có gì đi, mất Và với một mũi tên thôi, em bắn rơi một lần hai lá cờ huyễn tượng Chân như sẽ xuất hiện mầu nhiệm nơi tử sinh. Cái chết của người thương, cũng là một cơ hội để mình đi tìm lại người thương, nhưng nếu mình đi tìm người thương khi hình hài chưa tan rã thì sẽ hay hơn. Thời xưa, khi đức Thế Tôn đang còn tại thế, có một nhóm du sĩ ngoại đạo đến hỏi thầy A Nậu La Độ về bốn phạm trù: Một là sau khi chết đức Như Lai vẫn còn Hai là sau khi chết, đức Như Lai không còn Ba là sau khi chết, đức Như Lai vừa còn, vừa không còn Bốn là sau khi chết, đức Như Lai vừa không còn, vừa không không còn. Thầy A Nậu La Độ không biết phải trả lời thế nào cho đúng với sự thật mà không có sai với ý của Bụt, thầy mới đem câu hỏi đặt lại với đức Thế Tôn và được đức Thế Tôn khai thị: Này thầy A Nậu La Độ, tôi đang ngồi sờ sờ đây mà thầy tìm tôi còn không được thì tại sao thầy lại đặt câu hỏi là sau khi tôi tịch rồi thì tôi còn hay không còn...?. Vấn đề là đừng để cho năm uẩn tan rã mới bắt đầu đặt câu hỏi, mà nên đặt câu hỏi ngay bây giờ. Tìm tôi và tiện dịp em tìm em Mình với người kia không phải là hai cái tách biệt, người kia ở trong mình và mình ở trong người kia. Nếu mình tìm ra được mình thì mình tìm ra được người kia. Mình tìm được người kia là mình tìm được ra mình, rất là hay. Trong những bài thực tập, có những bài hết sức đơn sơ nhưng nếu mình hạ thủ công phu thì mình sẽ đạt tới được. Ví dụ như: Con mời Bụt thở, con thấy Bụt đang thở nhẹ bằng hai phổi của con. Bụt đang ngồi yên và Bụt đang ngồi yên với hình hài của con. Bụt đang thở nhẹ, mình thấy rõ ràng là Bụt đang thở nhẹ. Bụt đang ngồi yên, mình thấy rõ ràng Bụt đang ngồi yên. Nếu không phải là Bụt, làm sao mà thở được như vậy. Nếu không phải Bụt, làm sao ngồi được như vậy. Mình thấy rõ ràng sự có mặt của Bụt. Bụt đang thở nhẹ, Bụt đang ngồi yên. Con đang thở nhẹ, con đang ngồi yên. Con cũng có thể ngồi yên, con cũng thở nhẹ như Bụt được. Rất đơn sơ, mình có thể làm được và làm được liền. Ba cũng vậy, ngày xưa có thể ba chưa ngồi thiền, bây giờ mình mời ba ngồi thiền. Ba hãy thở đi, ba đang thở nhẹ, ba đang ngồi yên. Đúng thực là ba đang thở nhẹ và ba đang ngồi yên. Mẹ đang thở nhẹ, mẹ đang ngồi yên. Rõ ràng hình hài này cũng là hình hài của mẹ, hình hài của ba. Mẹ chưa bao giờ đi, ba chưa bao giờ mất. Khi tìm được mình thì mình tìm được ba, tìm được mẹ thì mình cũng tìm được mình. Khi tìm được mình thì mình tìm được Bụt và khi tìm được Bụt thì mình tìm được mình. Tìm tôi và tiện dịp em tìm em Tìm một cái mà khám phá được hai cái. Mình thấy mình là khác, Bụt là khác; mình là khác, ba là khác, đó chính là cái thấy sai lầm, là huyễn tượng (illusion). Đó là cái thấy nhị nguyên. Để vượt thoát cái thấy nhị nguyên đó, chỉ cần một hơi thở theo kiểu thiền tập có hướng dẫn là có thể đạt được. Nét khám phá nguyên sơ Chỉ cho em thấy rằng em là bất diệt Tôi là bất diệt, em cũng là bất diệt. Nếu tôi bất diệt thì em cũng bất diệt. Nếu em bất diệt thì tôi cũng bất diệt. Đám mây kia cũng là bất diệt. Đám mây kia không có sinh, không có diệt, đám mây đang nằm trong ly trà của mình và vì vậy đám mây kia bất diệt. Em sẽ thấy Không có gì đi, mất Ý niệm tới và đi; còn và mất, chẳng qua cũng chỉ là ý niệm. có mặt cho nhau 33

34 Và với một mũi tên thôi, em bắn rơi một lần hai lá cờ huyễn tượng Hai lá cờ huyễn tượng đó là tới, là đi, là còn, là mất, là phân biệt. Với cây cung của Niệm, mũi tên của Định, mình kéo cho căng - đó là công phu tu tập của mình. Khi cánh cung của niệm, của định đã căng rồi, mình thả một cái thì mũi tên sẽ lao vút tới cắm thẳng vào điểm Tuệ. Cái đó là bất nhị, không tới không đi, tôi với anh là một. Không có tôi và không có em, tôi với em là một. Không có Bụt, không có chúng sinh, Bụt và chúng sinh là một, Bụt với mình là một. Không có người đi và không có người ở lại. Đây là thiền quán. Nhưng ông giám đốc sở Thông Tin Kiểm Duyệt làm sao hiểu được như vậy? Ông cứ nghĩ rằng đây là một bài thơ ca ngợi chế độ trung lập (không theo quốc gia, cũng không theo cộng sản). Quốc gia là cờ huyễn tượng, cộng sản là cờ huyễn tượng. Người viết bài thơ này muốn đi theo đường lối trung lập, cho nên mình phải kiểm duyệt bỏ bài thơ này. Bát Nhã cũng vậy, nhìn Bát Nhã, họ có những cái thấy làm cho họ sợ hãi, thật ra đó chỉ là những tạo tác của tâm ý. Cũng như bài thơ này, bị kiểm duyệt là tại vì cái đầu đề: Một Mũi Tên Rơi Hai Lá Cờ Huyễn Tượng. Ông này muốn nói gì đây? Ông này chắc là chủ trương chống hai phía chiến tranh (phe lâm chiến) để đi tới một thể chế trung lập, mà trung lập thì rất là nguy hiểm. Trung lập tức là cầu cho phía bên kia qua thống trị mình. Cho nên họ đã kiểm duyệt hầu hết tập thơ, chỉ còn sót lại có ba bốn bài. Hồi đó các sinh viên ở trường đại học Sài Gòn, nói: Thôi, in ba bốn bài thì in làm gì, mình cứ in hết cả tập luôn nhưng mà in chui. Vì vậy, tập thơ đã được in chui và đem ra bán. Chỉ trong vòng một tuần, số sách đã bán hết sạch. Khi đem in lại lần thứ hai, có mấy ông cảnh sát có cảm tình khuyên: Đừng bày bán công khai như vậy, phải cất ở dưới, khi nào người ta tới hỏi mình mới đưa ra. Té ra, ông cảnh sát đó cũng ưa hòa bình. Trong chiến tranh Việt Nam, tập thơ này bị hai bên kiểm duyệt, bên chống cộng kiểm duyệt mà bên cộng sản cũng kiểm duyệt luôn. Chân như sẽ xuất hiện mầu nhiệm nơi tử sinh. Tôi đang mỉm cười an nhiên trong phút giây hiện tại Nụ cười nở mãi trong bài ca mùa Xuân bất tận Trong nụ cười kia em cũng sẽ thấy em còn mãi Bởi vì em quả thực chưa từng bao giờ hiện hữu trong ảo tưởng tồn sinh. Nụ cười hôm nay, ta sẽ nhìn thấy ngày mai Tận cuối đường ảo tượng Không có gì đã qua và đã mất Không có gì sẽ qua và sẽ mất Và suối chim khuyên em hôm nay Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca là một câu hình như trong một bài thơ khác của tôi. Bài Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng. Bà đồ Cô Mỹ, thôn Ngô Xá Mình tơ óng dịu dàng. Nhu mì, ai cũng mến, Khen tươi đẹp nhất làng Trai tơ khắp huyện mơ màng, Cậy bao mối lái qua nàng se duyên Có lẽ còn bỡ ngỡ, Cô chưa bằng lòng ai Hay gương lòng chớm nở, Thầm in một bóng người Lòng yêu mơ gửi xóm Đoài, Có chàng trai trẻ áo dài ngâm thơ. Ngõ tre cô chậm bước, Nghe giọng ngâm vỗ về. Rào thưa mắt nhìn mắt, Đôi lòng giao đê mê. 34 hãy lắng nghe nhau

35 Ngày xuân áo mới lê thê, Lệ tràn sung sướng cô về xóm Tây Dăm thước vườn trống trải Nhà tranh một mái xiêu Nhưng mộng lòng đã toại, Đâu dám quản chi nghèo, Đảm đang xuôi ngược sớm chiều, Lòng mơ một chiếc võng điều mai sau Giọng ấm chàng đọc sách Thao thao tưởng nước nguồn. Văn chàng hay nức tiếng, Lòng nàng như pha son. Nhường chàng nửa đĩa dầu con, Kề trăng quên ngủ tay giòn quay tơ. Tài cao nhưng vận rủi, Ba khoa rồi năm khoa Lều, chõng, túi, khăn, gói, Hoa râm mái tóc già. Buồn thiu thầy khóa về nhà, Mở trường dạy trẻ... ngày qua lại ngày Trăng xưa kề đầu ngõ, Guồng xưa vẫn bén dây Mơ xưa không còn nữa, Da héo bọc tay gầy Bà Đồ tất tả đông tây, Lo chồng con được tháng ngày ấm no Chăm chồng không chút thờ ơ, Bình yên chẳng khóc đời mơ héo tàn. Bàng Bá Lân Anh Thơ Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai phiên tả : Chân Giác Lưu Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào? Tôi mặc áo và đi vào phòng tắm. Tôi mở nước để rửa mặt cho mát. Tôi mở rất ít. Những giọt nước trong vòi chảy ra, gần như là từng giọt, rơi trên bàn tay phải của tôi. Nó rơi xuống như những giọt tuyết vì nước lạnh lắm. Nó gây cảm giác mát lạnh, làm cho mình tỉnh. Tôi đưa những giọt nước đó lên trên mặt. Mặt tôi cũng được hưởng cái lạnh của những giọt nước. Tôi làm như vậy ba lần, đưa tay phải hứng những giọt nước và đưa lên mặt. Trong thời gian đó, tôi có hạnh phúc nhiều lắm. Tôi thấy được đây là những giọt tuyết từ trên Hy Mã Lạp Sơn, từ trên núi Pyrénées đi xuống. Hiện giờ, nó đang chạm vào trán, vào mắt và vào má tôi. Tôi thấy rất rõ và tôi mỉm cười nhận diện sự có mặt của những giọt tuyết ấy. Thời gian đó chỉ diễn ra trong khoảng mười hay mười lăm giây thôi, nhưng nó rất đáng sống và rất dễ chịu. Trong lúc tôi nâng những giọt tuyết đó đưa lên má, đưa lên mắt, tôi không nghĩ tới bài pháp thoại mà tôi sẽ nói. Tôi không nghĩ tới tôi cần phải làm gì trong thời gian tới, mà tôi an trú được trong giây phút hiện tại. Tôi không nghĩ đến chuyện quá khứ. Khi cầm chiếc khăn lông màu vàng nhỏ chậm lên mặt, lau khô những giọt nước đó, tôi nghĩ rằng, những giây phút như vậy hết sức là mầu nhiệm. Và tôi mỉm cười. Tôi mỉm cười một mình thôi, vì trong phòng tắm đâu có ai mà cười với, nụ cười này không phải là nụ cười có tính cách ngoại giao. Mở cửa đi ra, tôi khoác áo ngoài vào, rồi từ từ bước lên trên sân cỏ. Trên sân cỏ cũng có những giọt sương. Có những giọt sương đậu trên đầu ngọn cỏ, những giọt sương này cũng không khác với những giọt nước mà tôi đã phả lên trên mặt. Những giọt có mặt cho nhau 35

36 tuyết trên Hy Mã Lạp Sơn, đi đâu mình cũng gặp nó thôi. Nhìn lên trời, mình thấy nó dưới dạng một đám mây, mai mốt nó sẽ tìm đường đi vào phòng tắm của mình, chắc chắn như vậy. Trong bài thơ «Thề Non nước» Thi sĩ Tản Đà có nói: Nước non hội ngộ còn luôn Bảo cho non chớ có buồn làm chi Sự đoàn tụ của mình với những giọt tuyết xảy ra trong từng giây phút. Bài thơ Thề non nước của Tản Đà là một bài thơ lục bát khá hay, nói về mối tình giữa núi và sông. Mưa trên núi và làm cho núi xanh. Nhưng nước mưa, dưới dạng những dòng suối, đi xuống núi và đi về đồng bằng. Nó chào tạm biệt núi, khiến cho núi nhớ, núi thương, núi nói: Nước ơi, bao giờ thì trở lại với núi? Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Đó là một sự trách móc. Nước đi sao không trở về? Nước đi, đi mãi, không về cùng non. Điều đó không đúng! Sau lời than thở dài dòng của núi, thi sĩ đã khai thị cho núi. Núi đừng có nghĩ như vậy! Non kia đã biết hay chưa Nước đi ra biển lại mưa về nguồn Nước non hội ngộ còn luôn Bảo cho non chớ có buồn làm chi Vậy thì sự hội ngộ của quí vị với những giọt tuyết trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn xảy ra trong từng giây phút của đời sống hằng ngày. Khi quí vị rửa mặt, khi quí vị bước những bước chân có chánh niệm trên thảm cỏ, khi quí vị ngẩng lên nhìn mây, lúc nào những giọt sương, những giọt tuyết của đỉnh Hy Mã Lạp Sơn cũng vẫn ở bên quí vị và trong quí vị, tại vì cơ thể chúng ta có ít nhất là bảy mươi phần trăm được làm bằng tuyết, bằng nước. Chúng ta luôn luôn có nhau. Những giờ phút đó là những giờ phút rất nhiệm mầu. Nếu tôi quên thì quí vị nhắc, nếu quí vị quên thì tôi nhắc. Đó là ý nghĩa của tăng thân. Chúng ta là sư anh, sư chị, sư em của nhau, và chúng ta thực tập chánh niệm để tịnh độ có thể có mặt trong giây phút hiện tại, để tịnh độ không còn là ước mơ thuộc về tương lai. Điều đó là điều chúng ta có thể làm được ngay ngày hôm nay. Chúng ta không cần phải đợi tới vài ba năm nữa. Khi ta trồng một cây cam, ngay khi còn bé, cây cam đã bắt đầu hiến tặng. Nó hiến tặng cho ta những lá cam rất xanh. Cây cam không nghĩ rằng: Ta phải lớn lên! Ta phải có hoa, có quả thì ta mới ích lợi cho đời! Cây cam còn nhỏ, chưa đầy một thước, nhưng nó đã đẹp. Nhìn vào cây cam, ta đã thấy hoa và trái rồi. Một cây cam xanh tốt như vậy cho ta niềm tin. Cây cam không những hiến tặng hoa trái mà còn hiến tặng sự có mặt mầu nhiệm của nó. Một cây cam cũng giống như một giọt sương, một giọt tuyết, nó rất là mầu nhiệm. Gặp cây cam ta cũng phải cúi đầu chào, tại vì cây cam là một viên đại sứ do đất trời gởi tới: xin chào cây cam xinh đẹp. Ta có thì giờ để ngừng lại và chào cây cam không, hay là ta tiếp tục hấp tấp đi tìm một cái gì đó? Chúng ta đã đi tìm suốt đời rồi! Có một thiền sinh lên hỏi thầy Triệu Châu: Mục đích của tổ Bồ Đề Đạt Ma qua bên này là gì? Thiền sư Triệu Châu trả lời: Hồi nãy, đi ngang qua sân trước vào đây, con có thấy cây tùng đứng đó không? Cây tùng hay cây cam cũng vậy thôi. Nếu trên con đường tới phòng thầy, đi ngang qua cây cam mà quí vị không thấy, không chào cây cam, thì tới phòng thầy quí vị cũng không thấy thầy được. Thấy được cây cam là thấy thầy rồi. Cây tùng trước sân đã thành một công án lớn của Thiền Tông. Xin quí vị đừng đánh mất cơ hội để đón nhận những giọt sương mai, đón nhận những giọt tuyết trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Đừng đánh mất cơ hội để được tiếp xúc với cây cam. Cây tùng của thiền sư Triệu Châu đâu phải nằm bên Tàu! Nó nằm ngay ở đây! Hằng ngày mình đi ngang qua, mình không dòm ngó tới, tại vì mình nghĩ có một cái gì quan trọng hơn để mình đi tìm. Đôi khi đó là một chút danh, một chút lợi; đôi khi đó là một sự công nhận 36 hãy lắng nghe nhau

37 của người kia đối với giá trị của mình..., chúng ta đi kiếm những cái như vậy. Mình là người tu thì giờ phút nào của đời sống hằng ngày cũng là giờ phút của sự hiến tặng. Đừng nghĩ rằng ta phải giàu có, phải quyền thế, phải có ảnh hưởng lớn ta mới có thể hiến tặng được cho đời. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở trong chánh niệm, mỗi nụ cười đều là tặng phẩm rất quí giá mà ta có thể hiến tặng cho tăng thân, cho đời. Một sư chú mới tu có hai tháng thôi nhưng đi những bước có chánh niệm. Sư chú hiến tặng hằng ngày bước chân đó cho tăng thân, làm đẹp lòng thầy, đẹp lòng các sư anh của mình. Sư chú là một cây cam, sư chú hiến tặng sự xanh tốt của những lá cam, hoa cam, trái cam. Sẽ buồn biết bao nhiêu nếu cây cam không hiến tặng được lá, được hoa, được trái! Người tu cũng vậy. Sẽ rất là buồn thảm nếu người tu không hiến tặng được những hoa trái của sự thực tập của mình trong đời sống hằng ngày. Mỗi câu nói, mỗi cái nhìn, mỗi hơi thở, mỗi bước chân đều là những tặng phẩm quí giá mà người tu có thể hiến cho đời. Trước hết là cho thầy mình, cho các sư anh, sư chị, sư em của mình. Đời sống hằng ngày của chúng ta có thể được gọi là đời sống của sự hiến tặng. Ta đừng nói rằng ta không có gì để hiến tặng. Không! Ta có rất nhiều châu báu để hiến tặng. Một hơi thở có ý thức, một nụ cười thân hữu, một cái nhìn từ bi, một bước chân có chánh niệm, một cử chỉ an ủi, vỗ về, đó là những món quà hiến tặng của chúng ta. Nó được chế tác bằng nếp sống chánh niệm. Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở cửa ra, đó là tặng phẩm của đất trời mà ta có thể tiếp nhận trong mỗi giây phút. Vậy thì, mười phút là nhiều hay là ít? Ta có khả năng quản lý mười phút của ta hay không? Khả năng của chúng ta để quản lý mười phút như thế nào? Hay ta để mười phút tuột qua một cái như chớp nhoáng? Đó là những câu mà mỗi người phải tự hỏi. Bất cứ một chuyện gì xảy ra cho chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng có thể coi như là một tiếng chuông chánh niệm, ví dụ như là một tai nạn xe hơi. Tai nạn xe hơi của một người thân hay của một người không thân đều có thể là một tiếng chuông chánh niệm. Mình biết rằng tai nạn đó có thể xảy ra cho mình hay xảy ra cho bất cứ ai trong ngày hôm nay hoặc là trong ngày mai. Khi thấy được tai nạn đó thì mình có sự tỉnh thức. Mình nhắc nhở mình phải làm thế nào để sống có chánh niệm, để làm giảm thiểu trường hợp làm xảy ra tai nạn càng nhiều càng tốt. Nhiều khi tai nạn xảy ra không phải là do từ ngoài đến mà là do từ trong mình ra. Khi thiếu chánh niệm thì mình có những suy tư, nói năng và hành động thế nào đó để tai nạn có thể xảy ra. Nhiều người nghĩ, nếu mình mua một chiếc xe hơi thật bền, tốt thì sẽ có an ninh hơn trong khi lái xe. Nhưng những người tu tập như chúng ta thì nghĩ rằng, năng lượng hay yếu tố bảo vệ chúng ta vững chãi nhất không phải là yếu tố vật chất, không phải là trương mục trong ngân hàng, không phải là quyền thế, không phải là quân đội, không phải là vũ khí tinh vi nhất, mà là chánh niệm. Có niệm thì có định. Có niệm và định thì chúng ta thấy được tình trạng và hoàn cảnh đích thực của mình. Chúng ta sẽ không làm những điều chiêu cảm tai nạn đến với mình. Tai nạn ngày 11 tháng 9 ở New York là một tai nạn rất lớn. Nó làm rung động nước Mỹ và làm rung động cả thế giới. Những nhà chính trị nước Mỹ nghĩ đến chuyện phải bảo vệ nước Mỹ bằng phương tiện quân sự, bằng phương tiện an ninh. Gần đây, một vị Hồng Y ở Boston, trong lá thơ ông gửi cho tổng thống Mỹ đã nói: Nước Mỹ đã hành động như thế nào để các quốc gia trên thế giới thù ghét nước Mỹ. Nước Mỹ bị thù ghét bởi vì nước Mỹ đã yểm trợ cho những chính thể độc tài trên thế giới. Đó là một trong những nguyên do làm cho nước Mỹ trở thành mục tiêu của sự khủng bố. Đức Hồng Y nói: Có những nước như Canada, Thụy Điển, những nước khá lớn, mà tòa đại sứ của họ chưa bao giờ bị bỏ bom. Họ không trở thành mục tiêu của sự tấn công của quân khủng bố. Những nước đó không gieo nhân của sự thù ghét. Tai nạn đến là do mình không có chánh niệm. Vì vậy, mình không biết mình đang làm gì, mình đang gieo hạt giống nào khiến cho sự thù hận, khiến cho tai nạn đến với mình. Trong đạo Bụt, chúng ta học được bài học rằng: yếu tố bảo vệ chúng ta vững chãi nhất là chánh niệm, là chánh định. Niệm và định đem tới tuệ. Tuệ cho chúng ta biết mình nên làm gì và không nên làm gì để đừng chiêu cảm tai nạn cho chúng ta. Lá thư của Đức Hồng Y đã được dịch và đăng trong tờ báo Pháp tên là Témoignage chrétien. có mặt cho nhau 37

38 Trong truyền thống Việt Nam chúng ta hay nói, chính phúc đức của mình bảo vệ cho mình. Một chiếc xe đắt tiền cách mấy cũng không thể nào bảo vệ sinh mạng của mình. Nếu mình ăn ở có đức thì chẳng những mình bảo vệ cho mình mà còn bảo vệ được cho con cháu mình, xóm làng mình. Muốn chống lại tai nạn thì ta phải ăn ở cho có đức, phải có lòng từ bi, phải có sự thương xót. Điều đó đúng về phương diện cá nhân mà cũng đúng về phương diện tập thể. Một quốc gia mà hành xử từ bi với tất cả quốc gia khác thì quốc gia đó được bảo hộ bởi năng lượng từ bi, bởi cái đức của chính mình. Đó là ý hướng mà Đức Hồng Y ở Boston muốn tỏ bày cho tổng thống Bush. Sự thực tập của chúng ta tại Làng Mai là mỗi ngày làm cho năng lượng của chánh niệm càng lớn, vì năng lượng của chánh niệm có khả năng bảo hộ ta. Hôm qua đi vào nhà bếp xóm Thượng, tôi thấy một số các thầy và các thiền sinh đang làm việc. Tôi có hỏi một thiền sinh cư sĩ: - Bác đang làm gì đó? Bác thiền sinh trả lời: - Con đang nấu ăn. Tôi nói: - Bác trả lời như vậy thì tôi thất vọng quá. Bác phải trả lời là con đang thực tập hơi thở chánh niệm. Cố nhiên, mình ở trong bếp là vì mình nấu ăn, chuyện đó đâu cần phải hỏi. Mình trả lời con đang nấu ăn thì cũng như mình cho là thầy mình không thông minh. Câu hỏi của thầy không phải là một câu hỏi! Câu hỏi của thầy là một tiếng chuông chánh niệm. Thầy biết chắc rằng mình đang nấu ăn, thầy chỉ hỏi để mình trở về với hơi thở chánh niệm. Trong khi nấu ăn mà mình theo dõi hơi thở thì trong suốt buổi nấu ăn đó mình đang tu tập năng lượng chánh niệm. Thầy trò giúp nhau là ở chỗ đó thôi. Câu hỏi của thầy là để nhắc nhở đệ tử thực tập chánh niệm. Trong một chuyến đi Ấn Độ, phái đoàn Làng Mai sử dụng xe bus rất nhiều. Thỉnh thoảng trên xe có tiếng chuông chánh niệm để mọi người trở về với hơi thở. Có một lần đại chúng Làng Mai đi về, trời tối. Trên xe ca, tôi thấy mọi người đều ngủ, chỉ có ông tài xế và tôi là không ngủ. Ông tài xế mà ngủ thì nguy lắm, sự tỉnh táo của ông tài xế bảo vệ được sinh mạng của bao nhiêu người trên xe. Tôi nghĩ mình phải yểm trợ cho ông tài xế. Tôi không ngủ. Ngồi bên ông tài xế, tôi thở và thỉnh thoảng hỏi ông một vài câu để ông có người đối thoại và ông đừng buồn ngủ. Tôi hỏi những câu rất bình thường, như là: ông làm mấy giờ đồng hồ một ngày? Ông có mấy đứa con? Bà ở nhà làm gì trong khi ông đi lái xe? Cố nhiên là câu chuyện không thật sự cần thiết lắm. Tôi là một người không ưa nói xã giao. Thường thường, tôi không hỏi những câu như vậy. Nhưng vì sinh mạng của mọi người trên xe tùy thuộc vào sự tỉnh thức của một người. Tôi muốn yểm trợ người đó duy trì sự chánh niệm cho nên tôi đã hỏi những câu như vậy và tôi lắng lòng nghe những câu trả lời. Đó là sự thực tập của tôi. Mỗi khi lái xe từ Loubès-Bernac (xóm Hạ) đi Dieulivol (xóm Mới) hay từ Dieulivol đi Thénac (xóm Thượng), quý vị phải lái tới nửa giờ đồng hồ. Nếu quí vị để tâm tư tán loạn thì nửa giờ đó bỏ đi rất uổng. Cố nhiên là quí vị tới để nghe pháp thoại, nhưng nửa giờ ngồi trên xe quí vị làm gì? Không lẽ quí vị chỉ nói chuyện, nói những chuyện không quan trọng và để tư duy đi theo những chuyện không quan trọng? Trên xe chín người hay năm mươi người, mà có một người thở thì xe đó có giá trị, xe đó có Bụt, có Pháp và có Tăng bảo hộ. Cách đây độ mười ngày, tôi có dạy thị giả của tôi, tức sư chú Pháp Hiển, là: Mỗi khi lái xe về xóm Mới hay lái xe trở về xóm Thượng, nếu con gặp một chiếc đi ngược chiều thì con nên nhìn chiếc xe đó như một tiếng chuông chánh niệm. Con trở về với hơi thở và con thở. Sau khi thở được mười lần rồi thì con nhắc những người trong xe cùng thở với con. Con đừng nhắc trước khi con thở xong, tại vì mình phải thực tập trước. Khi lái xe từ xóm Thượng về xóm Mới, trong nửa giờ mình có thể gặp ba hay năm chiếc xe đi ngược chiều. Những chiếc xe đó là tiếng chuông cho mình thở. Tất cả những người đi ngược chiều với mình tự nhiên thành ra pháp khí, thành tiếng chuông chánh niệm. Đó là tiếng chuông chánh niệm của thầy tặng, mình phải trở về với hơi thở và thở cho có chánh niệm. Sư chú Pháp Hiển còn trẻ lắm, nhưng sư chú chấp hành lời dạy của thầy rất nghiêm chỉnh. Không những sư chú trở về với hơi thở chánh niệm mà sư chú còn chạy chậm lại. Hai tuần qua sư chú đã thực tập rất nghiêm chỉnh. Tôi thấy pháp môn đó rất hay. Tôi muốn các thầy, các sư cô, sư chú, các vị Phật tử, mỗi khi lái xe đi xóm Thượng, đi xóm Hạ hay xóm Mới, đều thực hành theo phương pháp đó. Nếu không có xe đi ngược chiều, mà mình nhớ là mình không đang thở 38 hãy lắng nghe nhau

39 thì mình bắt đầu thở. Mình thở ít nhất là mười hơi rồi nhắc sư em, sư chị, sư anh cùng thở với mình. Mình phải nhắc cho khéo, đừng làm người ta bực mình. Mình có thể nhắc bằng một câu hỏi: Chị đang làm gì đó? Đó là bắt chước thầy. Nếu sư chị nói: Chị đang ngồi trên xe thì không được. Sư chị phải nói: Chị đang thở. Khi tu học mình phải khôn khéo, phải biết lợi dụng thời cơ, lợi dụng những cái đang xảy ra trong giây phút hiện tại để làm trợ duyên mà trở về với chánh niệm. Trong kinh A Di Đà có nói: Bất cứ cái gì bên cõi A Di Đà đều có mục đích thức mình dậy để mình trở về với chánh niệm. Gió thổi qua những hàng cây làm phát ra những âm thanh vi diệu. Nếu có chánh niệm thì mình nghe thấy trong tiếng gió những lời thuyết giảng Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo phần. Khi chim ca hát trên cành, nếu có chánh niệm, mình cũng nghe được lời thuyết pháp trong đó. Tiếng gió, tiếng chim, tiếng lá cây bên cõi Tịnh Độ đều có công năng của một tiếng chuông để thức tỉnh mình, để mình chế tác được năng lượng chánh niệm. Chánh niệm đưa tới chánh định, và niệm-định đưa tới tuệ, tuệ giác giúp mình chuyển hóa những u mê, những giận hờn, sầu khổ. Tôi chúc quí vị thực tập cho giỏi từ bây giờ tới cuối năm, để sang năm mới ai cũng biết thực tập lái xe có chánh niệm và ngồi trên xe có chánh niệm. Chúng ta nương vào nhau để thực tập. Khi ấy thì giờ ngồi trên xe sẽ không phải là thì giờ uổng phí. Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng vào ngày , tại thiền đường Nước Tĩnh, chùa Pháp Vân, xóm Thượng Làng Mai trước khi khóa tu mùa hè diễn ra. Sau khóa tu mùa hè, Sư Ông đã tiếp tục giảng và đã giảng xong kinh này. Tất cả có đến mười bài pháp thoại. Sau khi giảng xong, Sư Ông cũng đã bắt đầu giảng một phẩm tương đương trong kinh Pháp Tập Yếu Tụng, cũng về chủ đề Niết bàn. Học xong phẩm Nê Hoàn trong kinh Pháp Cú, bạn có thể bắt đầu học phẩm Viên Tịch trong kinh Pháp Tập Yếu Tụng để có cơ hội so sánh hai kinh. Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê Hoàn là Niết bàn (Nirvana, Nibbâna). Trong bản dịch, chúng ta có chữ trời phương ngoại. Trời phương ngoại là cái không gian vượt ra ngoài không gian, chữ Hán gọi là thiên ngoại thiên hay phương ngoại phương. Phương là không gian, phương ngoại là ngoài không gian, nghĩa là không gian nằm ngoài không gian. Chúng ta sống trong không gian này, tuy bao la nhưng vẫn còn tù túng, tại vì không gian và thời gian ở đây được kết hợp với nhau. Đây là không gian của sinh, của diệt, của còn, của mất, của trên, của dưới, của trước, của sau. Trong không gian đó chúng ta vẫn chưa cảm thấy thật sự thoải mái. Chúng ta học được trong đạo Bụt rằng không gian và thời gian mà trong đó chúng ta sống không hẳn là một thực tại khách quan nằm ngoài tâm thức mà là một sáng tạo phẩm của tâm thức. Phương ngoại là một không gian khác vượt thoát không gian và thời gian của tâm thức. Không gian này bao la hơn. Trong đó không có sinh, không có diệt, không có tới, không có đi, không có còn, không có mất. Ở trong không gian ấy chúng ta thấy thoải mái hơn nhiều. Ngoại là ngoài, phương ngoại là vượt thoát không gian. Ngoài trời còn có trời, ngoài không gian còn có không gian. Rong chơi trời phương ngoại là đi chơi trong thế có mặt cho nhau 39

40 giới không gian ngoài không gian. Trong thế giới đó không có ta và không có người, không có sự phân biệt kỳ thị. Không gian đó bao la vô cùng, gọi là Niết bàn. Thường thì chúng ta nói Niết bàn là một cái gì không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ và ý niệm. Chúng ta không thể nói gì về Niết bàn, không thể có khái niệm về Niết bàn. Nó nằm ngoài tư duy và ngôn ngữ của mình. Nói về Niết bàn là nói chỉ để mà chơi, tại vì Niết bàn không thể diễn tả được bằng ngôn từ và khái niệm. Thế nhưng Bụt đã có nói về Niết bàn và chư Tổ cũng đã từng nói về Niết bàn. Các ngài đã làm một chuyện tưởng chừng như không thể nào làm được. Vì thương nên các ngài đã ráng nói một chút về niết bàn và biết rằng trong khi nói, người nói phải rất cẩn thận vì người nghe có thể nắm lấy và kẹt vào những gì mà mình nói. Người nói phải có nghệ thuật nói để giúp cho người nghe đừng kẹt vào những điều mà mình nói. Các Tổ đã tìm cách nói cho khéo. Là người nghe mình cũng phải nghe cho khéo, nếu không thì mình sẽ bị kẹt ngay vào những điều Bụt và các Tổ nói. Người nói và người nghe đều phải có cố gắng. Khi học Kinh Niết Bàn, chúng ta phải có thái độ như vậy. Đó là điều rất quan trọng! Rong chơi có nghĩa là đi chơi, là không còn vướng bận gì nữa, tiếng Anh dịch là enjoy your time, enjoy yourself. Trời phương ngoại tiếng Anh là the ultimate. Rong chơi trời phương ngoại là enjoy the sky (hay là space) of the ultimate. Hãy thích thú rong chơi trong bản môn, tại vì trong đó không có sinh, không có diệt, không có lo lắng sầu khổ, không có có, cũng không có không. Trong thần học Cơ Đốc giáo người ta cũng đã bàn rất nhiều về Thưọng đế. Thượng đế là một cái gì không thể diễn tả được bằng lời nói, không thể khái niệm được bằng tâm thức. Tất cả những gì mình nói và nghĩ về Thượng đế đều sai, tại vì Thượng đế là cái tuyệt đối vượt thoát ra ngoài suy tư và ngôn ngữ. Nếu nghiên cứu Cơ Đốc giáo với một tinh thần thật cởi mở thì chúng ta thấy trong Cơ Đốc giáo cũng có cái tương đương với Niết bàn, đó là Thượng đế. Thượng đế không phải là tạo hóa sinh ra vạn vật mà là bản thể, là nền tảng của tất cả. Hiểu như vậy thì God (Thượng đế) là bản thể. Trong Cơ Đốc giáo người ta có dùng danh từ resting in God nghĩa là nghỉ ngơi, nương tựa nơi Thượng Đế. Nếu dịch theo ngôn ngữ Thiên Chúa giáo, chúng ta có thể gọi kinh này là kinh Resting in God. God là bản môn, resting là quay về nương tựa. Resting in God cũng là The sutra on enjoyment of the ultimate (Rong chơi trời phương ngoại). Chúng ta có thể học kinh này bằng thái độ của một nhà khoa học hay thái độ của một tín đồ. Nhà thiền hành tại Mã Lai hãy lắng nghe nhau

41 khoa học cho rằng học với thái độ của một tín đồ thì không thể nào khách quan được tại vì hễ Thượng Đế, chúa Jésus hay Bụt nói gì thì chúng ta phải nhất luật tin theo mà không cần đặt câu hỏi. Như vậy là trái với tinh thần khoa học. Học với tư cách một tín đồ, một đệ tử là không hay! Nhưng xét cho kỹ, học với tư cách một tín đồ cũng có cái hay của nó. Trước hết mình có niềm tin nơi thầy của mình. Khi có niềm tin thì mình không hời hợt bác bỏ ngay cái mình chưa hiểu. Nếu nhìn bằng con mắt dò xét, nghi ngờ, đặt câu hỏi thì có thể mình không thiết lập được liên hệ tốt với thầy, với người nói. Do đó sự tiếp thu có thể yếu kém. Sự liên hệ thầy trò, liên hệ tín đồ có thể là một điều tốt. Cái hiểu không phải chỉ do trí năng mà thôi, đôi khi mình có thể hiểu bằng con tim của mình. Tâm của mình không chỉ là đầu óc, tâm của mình còn là trái tim nữa. Nhiều khi con tim có những tuệ giác, những lý luận của nó. Trong đạo Bụt có nói đến khả năng quyết trạch, so sánh, đối chiếu gọi là tỷ lượng, trong đó có quy nạp (induction) và diễn dịch (deduction). Khoa học dùng tâm mình để quy nạp, diễn dịch. Ví dụ chúng ta nói: Tất cả loài sinh vật đều phải chết. Con người là một loài sinh vật, vì vậy con người cũng phải chết. Đó là lý luận, là tỷ lượng. Ngoài ra chúng ta có một khả năng nhận thức khác, không cần phải đi ngang qua lý luận, gọi là hiện lượng tức là nhận thức trực tiếp (direct perception), không cần đi qua lý luận. Đây là một khả năng tuyệt vời, nhiều khi tự nhiên mình đạt tới sự thật mà không cần phân tích, suy nghĩ và lý luận. Trong sự giác ngộ phần hiện lượng rất quan trọng, giác ngộ mà không cần phải đi ngang qua môi giới của suy luận. Đó là một loại trực giác (intuition). Trong đạo Bụt cũng có nói tới một khả năng thứ ba gọi là thánh giáo lượng. Các bậc giác ngộ đã đi ngang qua những kinh nghiệm, họ đã thấy nên họ tìm cách chỉ lại cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần nương trên tuệ giác của họ để tới cho mau mà khỏi phải lần mò đi tìm một mình. Đó gọi là thánh giáo lượng. Kinh là thánh giáo lượng, là những gì mà người đi trước đã đạt tới và tìm cách nói lại cho chúng ta. Nếu khéo léo, chúng ta có thể nương theo đó mà đạt được. Nhưng các ngài không đạt giúp cho mình mà các ngài chỉ có thể hướng dẫn để mình phải tự đạt lấy. Ví dụ, chúng ta chưa bao giờ ăn trái kiwi. Những người đã ăn nói với chúng ta rằng trái kiwi không giống trái cam, trái quít, nó nhỏ bằng quả trứng, vỏ có lông, vị của nó chua chua, ngọt ngọt, Người kia có ngồi nói như vậy cả ngày thì mình cũng không có được nhận thức trực tiếp về trái kiwi. Nhưng dù vậy, những gì người ấy nói cũng giúp cho mình rất nhiều. Mình biết trái kiwi không phải là trái cam hay trái quít và mình đỡ mất rất nhiều thì giờ. Khi thấy trái kiwi mình không ngồi lý luận nữa, mình lấy dao cắt ra ăn và đạt tới nhận thức trực tiếp. Trong khoa học cũng có thánh giáo lượng. Có những nhà khoa học đi trước đã tìm ra và người đi sau chỉ cần kiểm chứng không cần phải mất công tìm tòi. Thánh giáo lượng ở đây là rất cần thiết. Khoa học mà kỳ thị tôn giáo là một điều không đúng. Là một đệ tử, một tín đồ, chúng ta thừa hưởng thánh giáo lượng nhưng chúng ta cũng có thể lợi dụng được phương pháp của khoa học. Khoa học có thể giúp cho chúng ta rất nhiều. Ví dụ như trong kinh Rong chơi trời phương ngoại, nếu có phương pháp khoa học chúng ta sẽ tìm ra được ý nào là ý của Bụt và ý nào là của chư Tổ thêm vào. Bụt nói, chư Tổ ghi lại bằng cái hiểu của mình nên những câu ghi chép lại đó phản ảnh cái thấy của chư Tổ nhiều hơn là cái thấy của Bụt. Nếu có thái độ khoa học, mình có thể lọc ra ý của chư Tổ để nắm lấy ý của Bụt. Hơn nữa có thể có sự vụng về hay có khuyết điểm trong khi trao truyền. Thí dụ Đường xưa mây trắng mà ta nghe hấp tấp thành ra Áo sơ mi trắng. Nhờ có phương pháp của khoa học nên chúng ta có thể lượm ra những sai lầm và phục hồi lại cái nghĩa cũ. Bây giờ ngành khảo cổ học và văn bản học có thể giúp được rất nhiều cho việc đó. Trong khi học chúng ta phải áp dụng thêm thái độ của nhà khoa học chứ không chỉ có thái độ của một tín đồ. Có thể trong kinh có những điều không ăn khớp với nhau. Không ăn khớp với nhau không hẳn là trái chống nhau. Trong đạo Bụt có hai loại sự thật: sự thật tuyệt đối (chân đế) và sự thật tương đối (tục đế). Sự thật tuyệt đối còn được gọi là chân đế hay đệ nhất nghĩa đế. Những kinh diễn tả được sự thật tuyệt đối gọi là liễu nghĩa kinh. Còn sự thật nửa vời thì được gọi là sự thật tương đối. Những kinh Bụt dạy cho người sơ cơ (người mới học) diễn tả sự thật tương đối gọi là bất liễu nghĩa kinh, để giúp cho những người ấy dễ dàng hiểu được, rồi từ đó mới đi sâu hơn vào để tìm về sự thật tuyệt đối. Trong tục đế có sinh, có diệt, có có, có không; nhưng trong chân đế thì không có sinh, không có diệt, không có có, không có không. Đứng về phương diện hình thức thì hai cái chống đối nhau, nhưng trên phương diện nội dung thì cái này giúp đưa tới cái kia. Đôi khi thấy có sự có mặt cho nhau 41

42 mâu thuẫn trong kinh, chúng ta đừng ngạc nhiên, đừng cho là kinh nói không thống nhất. Khi dựng lên Kinh Niết Bàn, các Tổ đã lấy những lời Bụt nói về Niết Bàn ở các kinh khác rồi tóm tắt lại. Có thể trong kinh có vài câu còn mang hương vị tục đế nên chúng ta phải hiểu rằng cái này không chống đối cái kia mà là bước thứ nhất để đưa tới bước thứ hai. Đó là tất cả những điều chư Tổ dặn dò, là người học Phật chúng ta phải rất cẩn thận. Trong Phật học chúng ta có bốn nguyên tắc để căn cứ gọi là tứ y: 1. Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh: Chỉ căn cứ vào kinh liễu nghĩa và không căn cứ vào kinh không liễu nghĩa. Chúng ta có thể dùng kinh bất liễu nhưng đừng nên cho nó là kinh liễu nghĩa 2. Y pháp bất y nhân: Căn cứ vào pháp, đừng nên căn cứ vào người. Đôi khi có một người tuy đã là giáo thọ nhưng sự thực tập của vị ấy không biểu lộ được Pháp một cách hoàn mỹ. Có thể vị ấy giảng về uy nghi rất hay nhưng chính vị ấy lại thực tập uy nghi chưa hay gì mấy, thậm chí vị ấy còn hơi khó chịu, nhưng vì vị ấy nắm vững được giáo lý nên mình phải chịu khó nhẫn nại để học cho được giáo pháp mà vị ấy đang có. Nương vào pháp mà đừng nương vào người, nếu chê người thì mình sẽ mất pháp. Khi giảng về y pháp bất y nhân các Tổ dùng một hình ảnh rất vui: Trong một thùng rác có một viên ngọc. Nếu muốn có viên ngọc thì mình phải chịu, thọc hai bàn tay vào thùng rác bẩn để lấy viên ngọc ra. Hồi còn là sa di tôi đã được học y pháp mà không y nhân, y vào kinh liễu nghĩa mà không y vào những kinh bất liễu nghĩa. 3. Y nghĩa bất y ngữ: Nương vào nghĩa lý của kinh mà đừng bị kẹt vào danh từ. Phải nghe và hiểu được ý nghĩa tiềm tàng trong lời nói. 4. Y trí bất y thức: Thức là nhận thức, là tâm thức của mình. Tâm thức đó có thể bị màn phiền não vô minh che lấp nên nó không thật trong sáng. Khi đã lấy đi được sự giận hờn, si mê, ganh tị thì mình có trí, mình sáng suốt hơn nhiều. Học hay nghiên cứu kinh bằng tâm thức còn mang nặng đam mê, giận hờn thì sẽ không đạt được. Vì vậy trong khi học kinh chúng ta phải dùng trí nhiều hơn dùng thức. Đó là bốn nguyên tắc nương tựa trong khi học kinh gọi là tứ y. Chúng ta đã nghe nói về phương pháp học hỏi, nghiên cứu. Người đời gọi là phương pháp học. Nắm vững được phương pháp chúng ta mới có thể đi sâu và đi xa. Bây giờ chúng ta hãy đi vào bài kệ đầu: Bài kệ 1 Nhẫn vi tối tự thủ Nê hoàn Phật xưng thượng Xả gia bất phạm giới Tức tâm vô sở hại 忍為最自守泥洹佛稱上捨家不犯戒息心無所害 Nhẫn là biện pháp hay nhất để tự bảo hộ. Niết bàn là cái mà Bụt khen ngợi là cao đẹp nhất. Buông bỏ nếp sống trần tục, sống đời phạm hạnh, không phạm giới, Làm lắng dịu được tâm ý, thì không có gì có thể xâm phạm được đến mình. Trong chúng ta có sự sợ hãi; chúng ta sợ những tai nạn, những mưu mô ác độc xâm phạm tới mình. Sống trong sự sợ hãi, chúng ta không thể nào có hạnh phúc. Ngay trong câu đầu Bụt đã dạy cho chúng ta sống như thế nào để đừng sợ hãi và cảm thấy an toàn. Đó là bước đầu đi vào Niết bàn. Bởi vì Niết bàn trước hết là sự an ổn. Nhẫn là biện pháp hay nhất để tự bảo hộ. Nhẫn là sự chấp nhận. Chấp nhận được rồi thì mình sẽ có sức mạnh để đi tới và vượt thắng. Niết bàn là cái mà Bụt khen ngợi là cao đẹp nhất. Buông bỏ nếp sống trần tục, sống đời sống phạm hạnh, đừng phạm giới. Biết cách làm lắng dịu tâm ý. Lúc đó an ninh của mình sẽ lớn lên và mình bắt đầu nếm được cái an ổn của Niết bàn. Ngoài đời, muốn làm giàu người ta đua nhau quảng cáo: Có được chiếc xe hơi này quý vị sẽ là người hạnh phúc nhất ; Máy tính của chúng tôi là loại máy tối tân, nó chứa đựng cả một thiên đường trong đó, nó sẽ giúp quý vị biến cái không thể thành cái có thể,... Niết bàn không phải là một hóa phẩm mà chúng ta đem đi bán. Chủ nghĩa xã hội Mác- Xít cũng hứa hẹn một thiên đường cộng sản. Nếu muốn mình có thể mua và trở thành đảng viên. Mỗi tôn giáo có thể bán một Thiên đường hay một Tịnh độ, một Niết bàn. Nhưng Niết bàn có phải là một món hàng mà Bụt và chư Tổ muốn đem bán cho chúng 42 hãy lắng nghe nhau

43 ta hay không? Nó có phải là một cái giống như cái thiên đường của Xã hội chủ nghĩa hay như một túp lều tranh có một trái tim vàng mà người ta tìm cách bán cho mình hay không? Nếu ông theo đạo của tôi, nếu ông trở thành một thành phần trong tổ chức giáo hội của tôi, thì sau khi chết ông sẽ có Niết bàn, sẽ có Thiên quốc. Niết bàn có phải là một món hàng như vậy hay không? Chúng ta thấy ngay một cách rõ ràng là không phải. Theo Kinh Niết Bàn thì Niết bàn là cái đã có sẵn rồi, mình không phải mua: Tôi không bán gì cho anh cả. Cái đó đã có sẵn. Nếu biết tiếp xúc thì tự nhiên anh sẽ được hưởng cái đó. Nó như không khí tươi mát của buổi ban mai đã có sẵn, anh chỉ cần mở cửa sổ hoặc đi ra ngoài là anh có thể hưởng được. Chư Bụt, chư Tổ chỉ tìm cách chỉ giúp cho mình thấy mà thôi. Nếu khéo léo một chút thì mình có thể bước ra và rong chơi trong trời phương ngoại. Thiên quốc hay thiên đường xã hội chủ nghĩa là những cái thuộc về tương lai. Mình phải mua tự bây giờ nhưng trong tương lai hàng mới được giao. Niết bàn thì không như vậy. Niết bàn có liền ngay bây giờ, không cần đợi tương lai và cũng không cần phải quảng cáo. Nhẫn là biện pháp hay nhất để tự bảo hộ. Bài kệ thứ nhất bắt đầu bằng chữ nhẫn. Chúng ta ngạc nhiên, tại sao Kinh Niết Bàn lại bắt đầu bằng nhẫn nhục ba la mật? Nhẫn, tiếng Phạn là ksanti, tiếng Việt là chịu đựng. Chữ chịu đựng rất hay! Chịu có nghĩa là có thể đồng ý được, có thể chấp nhận được mà không có khó khăn nhiều. Đựng có nghĩa là mang theo được, dung chứa được, đủ sức để tiếp nhận và dung chứa. Ví dụ chúng ta có một cái thùng có thể chịu đựng được hai mươi lăm gói mì. Tâm của mình cũng vậy. Tùy tâm của mình nhỏ hay lớn mà nó có thể chịu đựng được nhiều hay ít. Chịu đựng được thì không có đau khổ. Khi nghe chữ chịu đựng, có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực là cắn răng chịu đựng, nghĩa là trong sự chịu đựng này có khổ đau. Nhưng kỳ thực, hiểu theo đúng nghĩa của nó thì chữ chịu đựng có nghĩa là có khả năng chứa đựng được mà không cần phải cố gắng. Theo nguyên ngữ của chữ chịu đựng: chịu là đồng ý, đựng là có khả năng chứa đựng được. Tôi có thể mang anh, bỏ trọn anh vào trái tim của tôi mà không có vấn đề. Nhẫn là một trong sáu sự thực tập đưa chúng ta đến bờ giải thoát gọi là lục ba la mật. Trong kinh có một ví dụ rất hay về chịu đựng. Một hôm Bụt cầm một nắm muối thả vào một bát nước, khuấy lên và nói: Tôi vừa bỏ một nắm muối vào bát nước, bát nước này rất mặn không sao uống được. Nhưng nếu đem nắm muối ấy thả vào một dòng sông thì nó không đủ sức làm cho dòng sông mặn. Dòng sông bao la, một nắm muối thả vào lòng nó không có nghĩa gì cả, nó có thể chịu và đựng được nắm muối mà không có khổ đau gì. Kinh nói: Nước chịu và đựng rất giỏi. Nhưng đất, lửa và gió cũng có khả năng chịu và đựng rất giỏi. Đó là những lời Bụt đã dạy Rahula: Con hãy tập được như đất. Con hãy tập được như gió. Con hãy tập được như nước. Con hãy tập được như lửa. Đó là những lời Bụt dạy Rahula về nhẫn nhục ba la mật mà không cần sử dụng danh từ nhẫn. Khi trái tim của ta lớn thì dù có những khó khăn tới với ta, ta vẫn có thể chấp nhận được và chúng không đủ sức làm cho ta khổ. Còn nếu trái tim ta nhỏ xíu như hạt đậu phụng thì chuyện gì cũng có thể làm cho ta phiền lòng. Nhẫn ở đây có nghĩa là làm cho trái tim ngày càng rộng lớn. Trái tim càng lớn thì sức dung chứa của nó càng nhiều và khổ đau càng nhỏ. Trái tim của Bụt là một trái tim không biên giới, gọi là vô lượng tâm. Khi trái tim của mình lớn bằng trái tim của Bụt thì không gì có thể làm cho mình bực tức, khổ đau được. Ai mình cũng có thể ôm được vào lòng. Đó gọi là nhẫn, là một cánh cửa mở ra để mình đi vào Niết bàn. Nhẫn vi tối tự thủ: Thủ là bảo hộ. Tự thủ là tự mình bảo hộ cho mình. Tối là hay nhất. Câu này nghĩa là: Nhẫn là phương pháp hay nhất để mình tự bảo hộ cho mình. Là học trò của Bụt, là người bạn đồng hành của Ngài, mình thử nhìn vào trái tim của mình để xem nó đã lớn chưa hay là nó còn nhỏ xíu. có mặt cho nhau 43

44 Nếu trái tim còn nhỏ xíu thì mình sẽ còn nhiều đau khổ. Trái tim mở lớn chừng nào thì mình có nhiều an lạc chừng đó. Giữa hai câu này có sự so sánh: nếu nhẫn là phương pháp hay nhất để tự bào hộ mình thì: Nê hoàn Phật xưng thượng: Niết bàn là mục tiêu cao quí nhất đáng để cho mình đeo đuổi, là cái cao đẹp nhất mà mình có thể đạt tới được. Trong mình phải có cái ước muốn. Không muốn thì thôi mà hễ muốn thì phải muốn cho nhiều mới được. Mới bốn giờ sáng, trời bên ngoài sao trăng rất đẹp, cây cối thức dậy rì rào, hương đêm rất thơm. Nếu muốn, mình có thể tung mền, mặc áo đi ra ngoài là có thể hưởng được hương đêm tinh khiết. Niết bàn cũng vậy, nó là một cái rất dễ chịu. Hạnh phúc mà nó đem lại rất lớn. Muốn hưởng được Niết bàn thì mình phải buông bỏ những hệ lụy tầm thường của cuộc đời. Một khi buông bỏ được những hệ lụy thì tự nhiên Niết bàn có mặt. Cũng như khi buông bỏ cái mền ấm và sự lười biếng, mình mở tung cánh cửa bước ra ngoài thì trăng sao, gió mát liền có đó cho mình. Đừng muốn cái ít hơn. Đã muốn thì phải muốn cái gì thật đẹp, thật lớn. Cái đẹp nhất, lớn nhất đó là Niết bàn. Ngay bài kệ mở đầu kinh đã rất hay: Nhẫn là biện pháp hay nhất để tự bảo hộ. Tự do là đối tượng cao đẹp nhất để mình theo đuổi. Niết bàn chính là tự do. Xả gia bất phạm giới: Những người xuất gia không phạm giới. Tức tâm vô sở hại: Nếu biết làm lắng dịu tâm ý thì không có gì có thể làm hại được mình. Tức có nghĩa là làm cho lắng dịu, làm ngưng lại; chữ tức tương đương với chữ chỉ. Tâm mình có thể đang chạy theo những đam mê, hận thù, tâm mình có thể đang còn lo lắng sợ hãi; mình làm tâm êm dịu lại gọi là tức tâm. Samatha-vipassanâ là thiền. Thiền trước hết là làm ngưng lại, làm lắng dịu lại (thiền chỉ) để từ từ thấy rõ và đạt tới sự thật (thiền quán). Trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở Đức Thế Tôn đã dạy nhiều phương pháp để giúp mình dừng lại và làm lắng dịu tâm. Tâm đã lắng dịu thì không có gì có thể làm hại hay xâm phạm tới mình được. Bài kệ 2 Vô bệnh tối lợi Tri túc tối phú Hậu vi tối hữu Nê hoàn tối khoái 無病最利知足最富厚為最友泥洹最快 Không bệnh là cái lợi tức lớn nhất Tri túc là cái giàu có to nhất Trung thực là người bạn tốt nhất Niết bàn là cái hạnh phúc cao nhất. Vô bệnh tối lợi: Không bệnh là cái lợi tức lớn nhất. Đây là để đối trị cái tư duy của những nhà doanh thương, lúc nào cũng lo nghĩ tới lợi nhuận. Câu kinh này Bụt nói cho những nhà doanh thương nhưng cũng nói cho tất cả mọi người những ai muốn có đồng ra đồng vào - một điều rất đơn giản: Sức khỏe là lợi tức lớn nhất. Đừng làm điều gì để hư hao sức khoẻ của mình. Và phải học những phương pháp để giữ gìn sức khỏe. Tri túc tối phú: Tri túc là cái giàu có to nhất. Ai là người giàu nhất? Người đó không phải là người có nhiều cổ phần trong thị trường chứng khoán. Khi giá trị chứng khoán xuống thì người đó cũng trở nên nghèo. Nhất là trong thời đại khủng hoảng kinh tế, hôm nay mình có thể giàu nhưng ngày mai mình có thể không giàu nữa. Trong cái nhìn của người giác ngộ thì tri túc là cái giàu có lớn nhất. Tri túc (samtusta) cũng là một yếu tố của Niết bàn. Mình biết từng đó đã là đủ cho mình. Mình đã có đủ điều kiện để có hạnh phúc, mình không cần thêm gì nữa. Tự nhiên mình trở thành người giàu nhất trên đời. Nếu muốn mình có thể làm người giàu nhất trên đời, với điều kiện là phải biết thực tập tri túc. Tôi có ba y và một bình bát, vậy là giàu quá rồi! Tôi có gốc cây, có cái võng, tôi giàu quá! Kinh dạy những điều rất thực tế, không mơ tưởng tới một thiên đường tương lai. Hậu vi tối hữu: Trung thực là người bạn tốt nhất. Hậu là dày. Người có hậu là người có tình, cái tình và cái nghĩa của người đó rất dày. Người đó rất trung thực, những người khác có thể nương tựa được. Người bạn tốt nhất không phải là người có quyền hành để mình có thể dựa vào trong lúc khó khăn. Khi mình gặp tai nạn, có khi người đó không dám lên tiếng bênh vực tại vì người đó sợ mất quyền. Người bạn thân thiết nhất không phải là người bạn 44 hãy lắng nghe nhau

45 có quyền hành, có giàu sang. Trung thực chính là người bạn tốt nhất. Đây là một bài học rất thực tế. Nê hoàn tối khoái: Niết bàn là hạnh phúc cao nhất. Khoái được dịch ra tiếng Anh là delight, happiness. Đây là một kinh nghiệm. Người nói lên câu này đã được hưởng Niết bàn. Nếu những cái khác người đó đã nói đúng thì cái này người đó cũng nói đúng. Bài kệ 3 Cơ vi đại bệnh Hành vi tối khổ Dĩ đế tri thử Nê hoàn tối lạc 飢為大病行為最苦已諦知此泥洹最樂 Đói là cái bệnh khó chịu đựng nhất. Các pháp hữu vi là cái gây khổ đau nhiều nhất. Cứ nhìn vào sự thực mà tìm hiểu Thì Niết bàn là cái lạc thú lớn nhất. Cơ vi đại bệnh: Đói là cái bệnh khó chịu đựng nhất. Ở đây chưa có vị nào đã từng trải qua một cơn đói thực sự đâu. Bảy tám giờ tối chưa được ăn chưa phải là đói. Nhịn ăn mười, mười lăm ngày để thanh lọc cơ thể chưa gọi là đói. Phải đói cả mấy tháng trời không có ăn, đó mới thật là đói. Khi ấy mới thấm thía được nỗi thống khổ của cái đói. Hành vi tối khổ: Các pháp hữu vi (các hành) là cái gây khổ đau nhiều nhất. Hành tiếng Phạn là samskāra. Trước hết hành có nghĩa là tất cả các pháp, các hiện tượng, tất cả pháp hữu vi như núi, sông, cây cỏ, đất đá, con người, thú vật, đều là hành. Các pháp nương vào nhau mà biểu hiện ra thì gọi là hành. Các hành đều vô thường và vô ngã. Các pháp hữu vi là mặt trái của Niết bàn. Niết bàn là vô vi. Các pháp hữu vi vì có sinh, có diệt, có qua có lại, có còn, có mất nên gây nên nhiều khổ đau. Nhưng khi tiếp xúc thật sâu với các pháp hữu vi thì chúng ta chạm tới Niết bàn. Chạm vào Niết bàn thì chạm vào pháp vô vi (asam skr ta). Chạm vào cái vô vi thì không còn lên xuống, sinh diệt nữa. Sóng là một pháp hữu vi có lên, có xuống, có có, có không. Nhưng khi sóng biết trở về và tìm ra được mình là nước, biết rõ mình là một pháp vô vi rồi thì nó hết sợ, lên cũng vui mà xuống nó cũng vui. Hành là các pháp hữu vi ngược lại với Niết bàn, là một pháp vô vi. Thật ra các hành không phải là nguyên do chính của khổ đau. Nguyên do chính của khổ đau là nhận thức sai lầm của chúng ta về các hành: chúng vô thường và vô ngã mà chúng ta cứ tưởng chúng là thường và là ngã, cho nên chúng ta khổ. Nếu nhìn sâu vào bản chất của chúng và thấy được tự tánh Niết bàn vô vi trong chúng thì chúng không còn làm cho chúng ta đau khổ nữa. Mình tiếp xúc với Niết bàn bằng cách tiếp xúc với các pháp hữu vi cũng như mình tiếp xúc với nước bằng cách tiếp xúc với sóng. Dĩ đế tri thử: Lấy sự thật mà xét thì Nê hoàn tối lạc: Niết bàn là hạnh phúc lớn nhất. Còn tám ngày nữa chúng ta sẽ mở cửa cho thiền sinh các nước tới. Chúng ta hãy sửa soạn trái tim của mình cho lớn để có đủ không gian thênh thang cho những người đến với chúng ta. Có thể có đến 4000 người tới rải rác trong vòng bốn tuần lễ. Chúng ta có bổn phận đem niềm vui và hạnh phúc cho họ. Muốn được như vậy chúng ta phải đem lại hạnh phúc cho chúng ta trước. Anh chị em trong nhà phải nương tựa vào nhau. Nắm tay nhau trong tình huynh đệ, như thế thì chúng ta có thể làm hạnh phúc cho rất nhiều người trong vòng một tháng của khóa tu mùa hè. Các sư anh, sư chị lớn nên kể chuyện cho các sư em nghe, nhất là những sư em nào chưa từng được tham dự khóa tu mùa hè về những kinh nghiệm, những niềm vui, những công việc, những phương pháp làm hạnh phúc cho các bạn thiền sinh tới với mình. Khi có sự hòa thuận, có tình anh chị em, có hạnh phúc và niềm vui trong tăng thân thì chúng ta làm hạnh phúc cho người khác rất dễ. Đọc kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại quí vị có cảm tưởng là mình đang đọc một bài thơ. Khi dịch kinh xong, tôi thấy rất biết ơn chư Tổ đã ngồi đọc hết các kinh rồi lấy những lời Bụt dạy rải rác trong tất cả các kinh về chủ đề Niết bàn để gom lại thành một kinh. Trong Kinh Pháp Cú bằng tiếng Pali không có Phẩm Niết Bàn. Phẩm Niết Bàn này chỉ có trong Kinh Pháp Cú Hán tạng. Phiên tả : Chân Giác Lưu có mặt cho nhau 45

46 røng tæng thân Thầy Trung Hải Tôi nhớ một bài thơ vỡ lòng được học hồi ấu thơ, một bài về Tre, về rừng Tre. Bài ấy có những câu làm tôi nhớ hoài như: Hay là: Hay là: Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ, vẫn hát ru lá cành Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Còn nhiều câu thật hay, chắc em cũng nhớ. Tăng thân mình cũng là một rừng cây. Em và tôi thuộc về tăng thân ấy cho nên em và tôi, mỗi người cũng là một thân cây. Em là cây Lê hay là cây Trầm? Em là cây Hồng Giòn hay là cây Vú Sữa? Em là cây Ngô Đồng hay là cây Hải Đường? Em là loài Sen hay là loài Hướng Dương? Và tôi, tôi là một cây Trà, nhưng chúng ta cùng có chung một thân, thân tăng. Rừng cây tăng thân mình cũng đẹp không kém, có khi còn mầu nhiệm hơn. Đi dạo trong một rừng tre mênh mông quả là thú vị, phải không? Nhưng tôi chắc em sẽ ngạc nhiên và thỏa mãn hơn khi thấy mình đang rong chơi thong dong giữa một khu rừng nhiệt đới với nhiều loại cây, nhiều loại hoa và cũng có nhiều loài cầm thú đẹp đẽ khác nữa. Trong tăng thân mình cũng có những anh chị Cá, những anh chị Sư Tử, những anh chị Chim và có cả những loài cây quý khác như Sồi, Cẩm Lai, Xoan, Hồ Đào Tôi không nhớ hết được. Vì vậy tôi nói rừng cây tăng thân thật mầu nhiệm, có khi còn mầu nhiệm hơn một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nữa. Mà có bao giờ em thăm một khu rừng nhiệt đới chưa nhỉ? Nếu chưa, tôi nghĩ em nên cùng đại chúng đi thăm cho biết. Trung tâm của chúng ta tại Thái Lan nằm trong vành đai bảo hộ của một khu rừng nhiệt đới đấy. Đó 46 hãy lắng nghe nhau

47 là vườn quốc gia Khao Yai, một trong những rừng nhiệt đới lớn trên thế giới. Trong rừng nhiệt đới, sự sống thật là phong phú! Đứng từ xa, có thể là từ trên một chóp núi, nhìn xuống một khu rừng nhiệt đới em sẽ chỉ thấy một màu xanh mênh mông thôi, màu của sự sống. Như người ta lên không gian và nhìn xuống trái đất này vậy, trái đất cũng chỉ có một màu xanh. Vì vậy mà người ta gọi trái đất này là một hành tinh xanh. Và em biết đấy, nhờ những khu rừng nhiệt đới mà hành tinh này vẫn còn là hành tinh xanh. Tôi thích những tán lá đan nhau kín mít như những bàn tay, lọc hết cái nóng của mặt trời trong rừng nhiệt đới. Tôi thích những bụi cây chi chít đứng sát nhau giữ ẩm cho mặt đất làm nơi trú ngụ của bao loại côn trùng. Tôi thích lối mòn im mát dấu mình sau những khúc quanh sâu hun hút như muốn chơi trò cút bắt với kẻ đi rừng. Tôi thích những đám rong rêu cổ kính dán mình vào những thân cổ thụ tận tụy với sự sống. Nhưng phải thú thật là tôi rất thích chiêm ngưỡng và nương tựa nơi những thân cây khổng lồ trong rừng nhiệt đới. Thân cây to lớn và vươn lên cao ngất trên nền trời, cành lá xòe rộng thành những tán dù mát rượi che gió chở nắng cho ngàn cây phía dưới. Đó là những đại diện thật hùng tráng của rừng cây. Nhưng em đừng tưởng đó là những người anh lớn nhất của rừng cây nhé. Không đâu. Những thân cây cao lớn ấy có khi còn bằng tuổi con cháu của những đám dương xỉ thấp lè tè dưới gốc chúng đấy em ạ. Thật ra, trong rừng nhiệt đới, những người anh cả thường ở rất thấp, thường là thấp nhất trong tất cả các loài cây. Tôi nghĩ, có khi chúng ta phải áp dụng bảng tính ngược chiều cho tuổi tác của những anh em trong rừng nhiệt đới đấy. Tôi cũng thắc mắc như em, rằng tại sao những người anh lại không vươn lên cao mà lại chịu thân phận thấp bé như vậy. Em biết không, một lần tôi hỏi và rừng cây đã cười tôi đấy. Cười nhạo thật chứ không phải là cười vui đâu. Cười nhạo và có một chút tội nghiệp. Nhưng sau đó rừng cây cũng tỏ vẻ tội nghiệp cho tôi, hẳn tôi lúc ấy nhìn ngố lắm, và cho tôi biết rằng loài cây này cao, loài cây kia thấp là do trách nhiệm, khả năng và sự tự nguyện của chúng chứ không phải là vì chúng muốn đấu tranh với nhau đâu. Tôi thật ngỡ ngàng trước tuệ giác của những loài cây! Chúng là những nhà tổ chức xã hội tài ba và tận tụy phải không em? Nhờ nói chuyện với những loài cây trong rừng nhiệt đới mà tôi hiểu được rằng loài cây cao chót vót oai hùng mà tôi ngưỡng mộ đó đang thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của rừng cây. Em cũng biết mà, khi gió bão sắp tới chúng phải báo hiệu cho cả rừng cây biết bằng cách lắc lư đôi vai cường tráng của mình, bằng cách rú lên những âm thanh vun vút từ cành lá của mình. Rồi khi gió bão ập đến thì nó phải oằn mình hứng lấy để che chắn cho những anh chị em của nó phía dưới. Tôi đã trú một cơn mưa bão bất thần trong rừng nhiệt đới dưới một gốc cây hiên ngang đó đấy em ạ. Khi ấy tôi tưởng là chỉ có gió nhẹ và chỉ có mưa nhẹ mà thôi nên tôi đã đi lang thang trong rừng. Đến khi tôi nghe tiếng oằn oại của cành lá trước gió bão hòa với tiếng thét của con thác dưới chân, tôi mới nhận ra rằng mình đang gặp hiểm nguy. Nhưng may thay, gốc cổ thụ này lớn như một căn phòng nhỏ và sẵn sàng mở lòng chở che tôi. Ngồi trong hốc cây, tôi cảm nhận được những thớ thịt đang gồng lên và quằn quại trong gió bão. Tôi thấy lòng mình thương quá những thân cây cao vút hiên ngang! Em thử tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra cho rừng cây nếu như không có những người anh em to lớn ấy? Có thể gió bão sẽ quật ngã hết những thân cây yếu ớt, phải không? Chắc chắn em cũng như tôi, cũng hãnh diện về những thân cây oai hùng ấy. Nhưng em đừng tưởng là chúng có thể vững chãi hoài. Một lần trong rừng nhiệt đới, tôi đã ngậm ngùi trước một thân cây lớn chừng 8 người ôm nằm sóng soài bất động giữa những người anh em của mình. Tôi đã bước đến, nằm tựa vào thân cây oai hùng đó mà không nén nổi tiếc thương. Nhìn quanh, tôi thấy những thân cây khác nhỏ hơn, bé hơn và có những loài rất bé cũng nằm bất động sóng soài bên cạnh người anh em của mình. Rừng cây nói với tôi rằng một cơn gió hung bạo đã vật ngã người anh em bất khuất ấy của họ. Và những người anh em nhỏ bé kia cũng đã nằm xuống theo người anh em của mình sau khi đã hết sức che chắn và đỡ đần cho người anh em to lớn ấy. Tôi không thể giấu được cảm xúc của mình khi nghe câu chuyện này đấy em ạ. Lúc đó tôi gần như đã bật khóc khi rừng cây chỉ cho tôi thấy những xác cây khác ngả nghiêng dập nát chung quanh. Thì ra những thân cây cũng sống với nhau đầy tình nghĩa phải không em? Hôm ấy tôi đã không thể tiếp tục cuộc rong chơi của mình trong rừng nhiệt đới bởi vì hình ảnh của những người anh em ấy ám ảnh tôi. Tôi đã dành hết thời gian còn lại trong ngày để ngồi đó, ngồi thật yên bên cạnh những thân cây nghiêng ngả để cho bài học của phụng sự và hy sinh ấy thấm vào từng có mặt cho nhau 47

48 thớ thịt của mình. Rừng cây nói rằng người anh em to lớn ấy đã cố gắng nhiều lắm. Con gió hung hãn kia đã đến quá bất thần khi cả rừng cây đang ngủ, và người anh hùng ấy đã một mình chống chọi với kẻ hung hãn kia đến gần sáng để cho rừng cây yên giấc. Khi rừng cây thức dậy, ôi, rừng cây bàng hoàng thấy người anh em của mình thân thể rách nát, tả tơi. Những cánh tay ngày nào hiên ngang vươn cao che nắng chở gió bây giờ rũ xuống như những cánh chim bị gãy của con đại bàng sau trận ác chiến với sư tử, thân hình mới hôm qua còn cuồn cuộn những cơ bắp lực sĩ giờ đây bầm dập và rướm máu. Những người anh em bên cạnh đã hết lòng săn sóc, vuốt ve và nâng niu như muốn tỏ lòng trân trọng, thương yêu và quý mến người anh em dũng cảm và can trường của mình. Nắng lên, mặt trời tưới xuống rừng xanh nguồn hơi ấm vô biên. Rừng cây nói với tôi rằng sau đó người anh em ấy đã bắt đầu phục hồi, đã có thể đưa đôi tay dù đầy thương tích của mình lên tiếp tục che ánh nắng khắc nghiệt ban trưa cho anh em của mình, đã có thể đùa chơi và hòa vào bài ca êm đềm buổi chiều khi muôn chim về tổ, đã có thể lắc lư hát ru cho rừng cây yên giấc khi đêm về. Và thế là rừng cây lại có một đêm yên giấc nữa. Nhưng khi ánh mặt trời đầu tiên thức ngàn cây vào buổi sáng thì ôi, cảnh tượng điêu tàn làm ngỡ ngàng cả rừng cây: Người anh em cao lớn, oai hùng của họ đã ngã xuống, nằm im lìm, bất động. Nhìn thân thể đồ sộ và hiên ngang của người anh em mình rừng cây không thể nào giữ được cảm xúc và thế là con thác và những con suối cũng hòa vào bài hát thiết tha não nùng của ngàn cây trong buổi sáng tang tóc ấy. Tôi đã không có mặt trong buổi sáng ấy, nếu có ở đó, tôi không tin rằng mình có thể không để lòng mình ngân theo nhịp điệu thiết tha trong tình tự tha thiết ấy của ngàn cây. Mùa Đông rồi cũng qua, mùa Xuân đến mang theo sức sống tuôn tràn nơi rừng cây. Em đừng nghĩ rằng rừng cây chỉ biết buồn. Không, rừng cây sống tích cực lắm đấy. Tôi trở lại khu rừng một lần sau câu chuyện bi tráng về loài cây to lớn đó, và tôi đã thấy ngay tại ngôi mộ của người anh hùng này nảy lên không biết bao nhiêu là mầm xanh. Em có thấy mầu nhiệm không? Chúng khoe với tôi rằng chúng là sự tiếp nối của người anh hùng kia và chúng cũng sẽ lớn nhanh, vươn lên trời cao và tiếp tục cái chí nguyện của chúng từ trong tiền kiếp. Vậy đấy, cho nên em cũng phải đồng ý với tôi rằng không phải những loài cây cao ngất kia là anh cả của rừng cây, là những kẻ nhiều quyền lực nhất trong rừng cây. Một lần tôi cũng hỏi rừng cây điều này, rằng ai là người có nhiều quyền lực nhất trong rừng cây. Em nhớ chuyện rừng cây cười nhạo tôi chứ? Nhưng lần này rừng cây không cười nhạo tôi nữa. Rừng cây cũng không tỏ vẻ tội nghiệp cho tôi nữa. Lần này tôi thấy rừng cây nhìn tôi ngạc nhiên, như ngỡ rằng tôi đến từ một cõi giới âm u chưa hề có ánh sáng của văn minh nào đấy. Sau đó rừng cây cười vang, tiếng cười vang đến tận vách núi rồi dội về mang thêm cả tiếng cười của con thác hùng vỹ ở đấy. Tôi có cảm tưởng là những người bạn này đang trao đổi với nhau một thông điệp bí hiểm gì đó. Cuối cùng rồi rừng cây cũng thầm thì nói cho tôi nghe cái thông điệp ấy trong khi con thác gầm gừ phụ họa và tỏ bày sự đồng tình của mình với rừng cây. Rừng cây thật là một nơi chốn nhiệm mầu! Ở đây không có sống chết mà chỉ có tiếp nối và trao truyền, như câu chuyện của người anh hùng trong cái đêm bão bùng ấy. Rồi rừng cây nói tiếp với tôi rằng ở đây không ai biết cái gì gọi là quyền lực và không ai có khái niệm gì về kẻ lãnh đạo tối cao. Nhưng rừng cây cũng cho tôi biết rằng ở đây có một thứ như là lãnh đạo mà thực ra không phải lãnh đạo, như là làm chủ mà thực ra không có chủ nhân, đó là sự sống. Sự sống là chủ nhân của rừng cây, là lý tưởng của rừng cây và cũng là cái có nhiều quyền lực nhất ở rừng cây. Rừng cây nói với tôi nhiều lần câu này với tiếng gầm gừ và cái đầu gật gù của con thác: Bạn nhỏ à, sự sống có quyền lực lớn nhất. Bạn nhỏ à, quyền sống được chia đều cho tất cả mọi loài. Em thấy đấy, rừng cây cho rằng tôi là một em bé! Mà so với những loài thảo mộc, tôi và em đâu khác gì những em bé? Trong mắt rừng cây, những kẻ tự cho mình là người như tôi và em chỉ là những đứa em nhỏ! Một lần khác tôi vào rừng giữa trưa. Những tàng cây cao đang lọc cái thứ ánh nắng nóng bức kia thành một vùng sáng xanh, trong như ngọc, phả xuống những tàng cây phía dưới làm cho khu rừng trở nên một khối pha lê màu xanh mát dịu. Tôi ngồi đó, trên một tảng đá, lòng thấy êm dịu như là đang ngồi trong lòng tăng thân sau một thời gian dài thiếu vắng. Nếu em đã từng thiếu vắng tăng thân một thời gian thật lâu và em đã thật sự thấy nhớ và thấy thiếu, bỗng nhiên em được trở lại tăng thân ngay lúc đại chúng đang uống trà im lặng trong một buổi thiền trà hạnh phúc thì em hẳn hiểu được tâm trạng của tôi. Tôi đã ngồi trên khối đá ấy như là đang ngồi trên bồ đoàn tọa cụ của mình vậy. Hạnh phúc? Em hỏi tôi có 48 hãy lắng nghe nhau

49 phải cảm giác đó không. Tôi xin thưa rằng không, hạnh phúc không phải là từ có thể diễn tả được cái tâm trạng đó. Có dịp, em giúp tôi một tính từ. Lần ấy tôi đi dạo quanh một hồ nước giữa rừng. Tôi ngồi yên nhìn ra mặt hồ. Mặt hồ lóng lánh phản chiếu cái vùng ngọc trong xanh ấy và hắt lên những tán cây quanh hồ một bức tranh sống động. Tôi với mắt nhìn theo một thân cây nhỏ xíu buông mình xuống mặt hồ bằng những chùm hoa tím biếc. Thân cây nhỏ xíu, uốn mình quanh một vài thân cây khác rồi leo thẳng lên đến tận ngọn cây cao nhất kia. Từ trên ấy, chúng cũng buông xuống những chùm hoa tím biếc in bóng trên mặt hồ. Ôi, một thân cây yếu đuối thế kia làm sao mà vươn lên cao được đến vậy! Tôi thấy ở rừng nhiệt đới nếp sống tương trợ, tương thân mới biểu hiện rõ ràng làm sao! Thầy tôi cũng dạy như vậy đấy, em nhớ mà. Tôi thấy cái thân cây cao lớn kia trở nên duyên dáng và sống động hơn khi chung sống an lành với cái dây leo bé nhỏ mong manh mà dẻo dai ấy. Nếu trong một khu rừng nhiệt đới mà thiếu những dây leo ấy thì thật là chán, phải không? Tôi thật ngưỡng mộ những dây leo! Em không thấy vậy sao? Chúng yếu đuối thật đấy, nhưng nhờ biết nương tựa vào anh em của mình, biết vượt lên những mặc cảm của mình và biết chung sống hòa bình với người anh em của mình mà nó có thể vươn lên cao mà chơi đùa với mây xanh. Đó là những buổi sáng mùa Xuân, mây ham chơi kéo xuống thấp quấn quýt và quyến luyến với những ngọn cây đến trưa mới chịu trở về trời. Những khi lòng mình thiếu vắng bình an, tôi cũng tập làm thân dây leo kia đấy em ạ. Tôi thở đều rồi bỗng thấy mình là một thân dây leo yếu đuối, vất vưởng giữa không gian. Cố vươn lên gần ánh mặt trời chỉ được một lúc rồi lại ngã vật xuống mặt đất. Bao lần cố vươn lên là bấy lần ngã quỵ xuống. Thương tích đầy mình, nghi kỵ đầy mình. Và trong lòng, những nỗi sợ hãi, hoang mang chen lẫn với những niềm tuyệt vọng, bất lực như làm cho cái thân mảnh dẻ, mong manh và yếu đuối ấy trở nên nặng nề thêm vạn lần đến nỗi nó không dám nghĩ rằng mình có thể đứng lên thêm một lần nào nữa. Rồi tôi thấy một người anh em đến bên tôi điềm nhiên, im lặng và rất có mặt. Người ấy đưa tay ra, mắt mỉm cười độ lượng. Tôi cũng tập như sợi dây leo kia, khẽ khàng với tay ra làm quen rồi cũng đã nhận được sự nâng đỡ. Cây nào cũng yêu quý sự sống, vì vậy chúng cần nhau. Tôi, em và những người khác đều yêu chuộng sự tu tập vì vậy chúng ta cần nhau. Vậy thôi. Nếu em đã đọc những lời dạy của Ngài Quy Sơn thì em cũng sẽ như tôi, sẽ tin chắc rằng Ngài cũng là một người thường tham dự vào sự sống của rừng nhiệt đới. Không biết đã bao nhiêu lần những người anh em của tôi đã đưa tôi lên cao khi tôi thấy mình là một dây leo. Nhưng cũng có không ít lần tôi không thừa hưởng được tình tương thân đó chỉ vì tôi tự ái, tự phụ và nhiều lúc tự hào nữa. Em biết đấy, tôi chưa thâm nhập được nguồn tuệ giác của rừng cây. Và em cũng biết rồi, một thân dây leo sà xuống trong một khu rừng sẽ trở thành lửa cho những kẻ đi picnic. Trở thành lửa cũng vui đấy, nhưng tôi không muốn, tôi muốn thành một thân cây thực thụ để sống thoải mái giữa rừng cây, tôi muốn làm một người tu thực thụ sống hạnh phúc và hài hòa giữa lòng tăng thân. Chắc em cũng đã chứng kiến nhiều anh chị em của mình đã tự biến mình thành củi hay thành lửa chỉ vì không nhận được thông điệp của rừng cây. Những lúc ấy, ai cũng buồn! Trong rừng nhiệt đới, sự sống là kẻ có quyền tối hậu và tối cao. Một cá thể không có sự sống cho dù nằm đó cả ngàn năm cũng chỉ là một xác chết và sẽ trở thành thức ăn cho thời gian. xóm Hạ làng Mai có mặt cho nhau 49

50 Trong tăng thân, sự sống cũng là người có quyền uy tối hậu và tối cao. Một cá nhân, cho dù có ở đó trăm năm mà không có sự sống cũng sẽ trở thành cái rãnh khô cằn cho thời gian trôi qua và muôn đời vẫn sẽ cứ cằn khô. Cho dù là cây Lê, là cây Trầm, là cây Hồng Giòn, là cây Vú Sữa, là cây Ngô Đồng, là cây Hải Đường, là hoa Sen, là hoa Hướng Dương hay là cây Trà thì chúng ta cũng đang chung sống trong cùng một rừng cây và vì vậy chúng ta chia nhau một nguồn sống. Hãy để cho nguồn sống ấy hướng dẫn tất cả chúng ta, hãy để cho nguồn sống ấy làm kẻ hướng dẫn trong mỗi chúng ta. Nguồn sống của rừng cây là ánh sáng, là nước, là hơi ấm, là đất, là gió... Chắc em không cho rằng nguồn sống của tăng thân cũng chỉ là những thứ ấy, và hẳn em cũng biết rằng nguồn sống của tăng thân còn có thêm những yếu tố khác nữa, đó là chánh niệm, đó là uy nghi, đó là giới luật, đó là hòa hợp, đó là tinh cần, đó là lý tưởng... Em đang cười và cho rằng nó quá rắc rối. Tôi đồng ý, như vậy quả là dài dòng và rắc rối. Vậy tôi đọc cho em 4 câu kệ của Thầy: Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu tập giải thoát Làm an lạc cuộc đời Sự sống của rừng cây là màu xanh vì vậy người ta gọi là cây xanh, là hành tinh xanh. Sự sống của tăng thân là đẹp, là vui, là giải thoát và là an lạc vì vậy người ta gọi người tu là người đẹp, là người vui, là người giải thoát, là người an lạc; và người ta gọi đoàn thể của người tu là đoàn thể đẹp, là đoàn thể vui, là đoàn thể giải thoát và là đoàn thể an lạc. Khi nào rừng còn xanh thì thân tăng còn đẹp, còn vui, còn giải thoát và còn an lạc. Không có rừng, hẳn không ai còn gọi trái đất này là hành tinh xanh nữa và sẽ không còn sự sống. Không còn tăng thân, hẳn không ai gọi cuộc đời này là đẹp, là vui, là giải thoát là an lạc nữa và còn không sự sống? Tăng thân là một rừng cây. Em và tôi thuộc về tăng thân ấy cho nên em và tôi, mỗi người cũng là một thân cây. Em là cây Lê hay là cây Trầm? Em là cây Hồng Giòn hay là cây Vú Sữa? Em là cây Ngô Đồng hay là cây Hải Đường? Em là loài Sen hay là loài Hướng Dương? Và tôi, tôi là một cây Trà, nhưng chúng ta cùng có chung một thân, thân tăng. Çi chöi cûng có l i Sư cô Định Nghiêm Trong năm qua, một trong những thời gian hạnh phúc nhất của Tăng thân thường trú Làng Mai là lúc đại chúng xuất sĩ của bốn xóm, gần 150 vị, qua Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu tại Waldbröl để giúp chuẩn bị cho các khóa tu tại đó. Đây là lần đầu tiên hai khóa tu lớn được tổ chức ngay trong khuôn viên Học Viện: một khóa dành cho người nói tiếng Đức và một khóa dành cho người nói tiếng Hòa Lan. Các thầy, các sư chú và các sư cô Làng Mai vô cùng náo nức khi nghe tin được qua Học Viện giúp dọn dẹp, chuẩn bị phòng ốc cho thiền sinh và thiết kế nhà bếp để nấu ăn cho hơn 800 người. Kỳ thật, chuẩn bị cho một khóa tu thì tại sao lại cần đến 150 người từ Làng Mai qua như thế? Vả lại, một phần lớn của tòa lâu đài cẩm thạch chưa kịp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy theo luật định nên chưa được sử dụng. Hơn nữa, chỗ ăn chỗ ở còn không đủ cho thiền sinh nên ban tổ chức phải thuê thêm 5 khách sạn quanh Học Viện. Đó là chưa nói đến vấn đề thuê xe ca rất đắt. Thật ra, ngoài việc giúp cho khóa tu, các thầy các sư cô Làng Mai ai cũng muốn qua đó để được gặp lại các huynh đệ đã xa nhau lâu ngày, để được biết nơi ăn, chốn ở và cách sinh hoạt của anh chị em mình bên đó, rồi còn để biết luôn cả nước Đức ra sao nữa. Một công bốn việc! Nếu không được đi hết sang đó thì tội cho những người ở nhà. May quá, 50 hãy lắng nghe nhau

51 Sư Ông như vừa hiểu được tâm tình các con lại vừa chịu chơi, cho nên đã ban lệnh xuống là: tất cả mọi người phải đi hết! Thế là sáng ngày 5/5, gần 1/3 chúng xuất sĩ lên đường đi trước. 2/3 số người còn lại sẽ đi sau đó ba tuần. Học Viện bỗng dưng trở nên ấm cúng và tràn đầy năng lượng. Không đủ phòng ốc thì các thầy các sư cô trẻ cắm lều. Có cả một khu vực cắm lều bao bọc bởi một hàng rào cây xanh cho các sư cô. Nơi ấy, được các sư cô đặt tên là Thung Lũng Thiên Thần. Chính giữa lại còn có nơi ngồi chơi và uống trà nữa chứ. Các sư cô cứ tíu ta tíu tít cả ngày. Không những đại chúng Làng Mai được sống chung với đại chúng Học Viện mà ngay cả đại chúng 3 xóm (Xóm Hạ, Xóm Mới và Hơi Thở Nhẹ) cũng có dịp được sống chung một nơi. Mỗi ngày mọi người đều được ngồi thiền chung, đi thiền hành chung, chấp tác chung, ăn cơm chung, uống trà chung và chơi chung. Từ mùa An cư năm 2004 ở Lộc Uyển đến giờ, nay mới có lại một cuộc đoàn tụ như thế. Ngoài những lúc có thời khóa, các thầy hoặc các sư cô thường có dịp đi chơi trên những con đường mòn trong rừng rất yên tĩnh về hướng tay phải của tòa nhà chính, đi cho đến tận những dòng suối và những cái hồ hẻo lánh nhất. Không chỗ nào là đại chúng chưa đặt chân đến. Vào những buổi sáng làm biếng, cái thú vị nhất là được tận hưởng không khí trong lành của rừng cây, tiếng chim ca trong trẻo đặc biệt mỗi bữa mỗi khác và được đón chào những tia nắng đầu tiên xuyên qua hàng lá xanh còn điểm những giọt sương long lanh như những viên pha lê. Vừa bước ra khỏi rừng, ta có thể giật mình trước một sự thay đổi đột ngột: màn lá xanh đang bao bọc sư chú Pháp Triển và trẻ em tại EIAB 2010 bốn phía và trên cao bỗng nhiên nhường chỗ cho một cánh đồng cỏ xanh bát ngát. Trước đó ta có cảm tưởng như đang được được ôm ấp và che chở trong lòng của rừng cây. Rồi bất ngờ, rừng cây đưa ta vào trong một vũ trụ bao la. Một cảm giác tự do như được bay bổng lên bầu trời xanh. Đây là một trong những thú vui vào những giờ nghỉ ngơi của các thầy các sư cô, tương tợ như ở Làng Mai. Nhưng có một thú vui khác mà chỉ có chúng ở Học Viện mới có, bạn có biết là thú vui gì không? Tất cả các tu viện Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Mới ở Pháp cho đến Lộc Uyển, Bích Nham và Mộc Lan tại Hoa Kỳ đều nằm ở vùng quê hay trên núi. Muốn xuống phố hay đi chợ đều phải lái xe khoảng 30 phút. Chỉ có Học Viện Châu Âu là nằm ngay tại thành phố. Tuy là một thành phố nhỏ nhưng cũng có đủ mọi tiệm quán. Chỉ cần đi bộ băng qua công viên trước học viện, qua đến phía bên kia đường là đến được tiệm thuốc tây, tiệm giày dép, tiệm quần áo và tiệm chạp phô (có một món vừa ngon vừa rẻ hơn bên Pháp: pa-tê chay, mỗi hộp 99 xu thay vì 2 euros mấy). Cách đó năm phút đi bộ lại có một tiệm đồ cũ của hội từ thiện bán linh tinh đủ thứ: nào là bình hoa, đồ cắm đèn cầy, chén bát hay bất cứ vật gì trong nhà mà ai không dùng đến thì cứ mang đến đây tặng cho hội để hội bán rẻ gây quỹ. Có những thứ còn mới tinh và xinh xắn lắm, vừa tốt, vừa đẹp lại vừa rẻ. Rẻ đến mức độ mua đầy xe đẩy mà chỉ cần trả có 3 euros! Thế là tin tức được chuyền tai nhau và hết nhóm thầy cô này đến nhóm thầy cô khác thay nhau vào viếng cửa tiệm. Hình như ở cái xứ giàu sang này, người buông bỏ đồ cũ thì nhiều nhưng người mua đồ cũ thì không có bao nhiêu, vì vậy khi thấy đông người đến mua, bà chủ tiệm vô cùng hoan hỷ. Bà còn tặng thêm thật nhiều ly tách và đĩa thật tốt, chỉ có là những thứ ấy không đồng cỡ và đồng bộ mà thôi. Đặc biệt nhất là trong một khu phố nhỏ như thế mà có đến 3 tiệm cà rem. Có tiệm bán rất rẻ: 1 viên kem giá chỉ có 50 xu! Ở Làng Mai, chỉ có tri khố và tri xa là có dịp được đi phố. Vị tri khố đi chợ cho đại chúng và vị tri xa đi đón khách ngoài nhà ga. Trừ các thầy và các cô giáo thọ hay các vị phụ tá thường đi giảng dạy, phần đông còn lại, ngoài những lúc di chuyển giữa 3 xóm thì hầu như an cư quanh năm. Vì vậy trước khi lên đường qua Học Viện, các thầy các sư cô ai cũng được nhận tiền túi trước 3 tháng, để phòng hờ cần muốn mua sắm quà cáp. Không có gì hạnh phúc bằng khi có vài đồng tiền rủng rỉnh trong túi và đứng trước vô số những có mặt cho nhau 51

52 món hàng rẻ! Có một ông chủ tiệm cà rem còn bớt giá 10% cho các thầy các sư cô nữa. Tuy vậy, rẻ thì rẻ nhưng vào những ngày cuối ở Học Viện, các túi tiền cũng đã vơi và tốp người đi tiệm cũng thưa thớt đi. Lần cuối khi một nhóm ít thầy và sư cô đến tiệm cà rem trước khi trở về lại Làng Mai, ông chủ tiệm cà rem hỏi thăm: Ông ta đi rồi à? (Has the man gone?). Một thầy ngơ ngác không hiểu, hỏi lại: Ông nào? (Which man?). Ông chủ tiệm đưa tay chỉ hình Sư Ông trên tờ giấy thông tin về buổi Pháp thoại công cộng của Sư Ông tại Cologne mà ông ta đã có được. Thì ra dân địa phương cũng có theo dõi sát nút những tin tức sinh hoạt của Học Viện! Suốt trong khóa tu, có một ông người Đức vào tuổi trung niên, cứ mỗi buổi sáng tự mình đẩy xe lăn đến ngồi ngay trong sân Học Viện để ngắm nhìn từng thiền sinh bước thong thả từ lều thiền đường về lều nhà ăn và ngược lại. Ông cứ ngồi yên như vậy, thỉnh thoảng mỉm cười hoan hỷ với một thiền sinh để đáp lại một cái chào thân ái. Không hẹn mà ông ta cứ đến đều đặn mỗi sáng. Có phải rằng ông muốn tận hưởng cái thứ năng lượng mà ông ít tìm thấy ở nơi khác, năng lượng bình an và hiền lành mà mỗi người đang chế tác trong mỗi bước chân và ánh mắt? Cuối khóa tu người Đức, ngày 7/6, chiều hôm đó có một buổi văn nghệ chia tay ngay trên bãi cỏ ngoài công viên. Một nhóm thiền sinh đã mượn được những bộ áo quần kiểu xưa để trình diễn cúng dường đại chúng một điệu múa dân tộc. Tiếp theo đó, mỗi nhóm pháp đàm lên chia sẻ những kết quả tu học của họ sau một khóa tu qua những bài hát hoặc điệu múa mà họ đã tự sáng tác và tập dợt với nhau. Có những người khi mới đến ngày đầu, sự căng thẳng và niềm buồn khổ còn khắc sâu ở mỗi nếp nhăn trên gương mặt. Giờ đây, họ hát, họ cười hồn nhiên và trông trẻ lại được nhiều tuổi. Chưa bao giờ có một nhóm người tụ tập và trình diễn văn nghệ đông như thế trong công viên này. Thỉnh thoảng tiếng cười dòn dã vang ra ngoài công viên qua đến bên kia đường làm dân địa phương thật ngạc nhiên. Trong những ngày qua, họ thấy rất đông người đi từng bước thong dong từ Học Viện đi xuống công viên, rồi ngồi lại thật yên trên bãi cỏ xanh. Nhưng đây là lần đầu tiên họ nghe tiếng cười tiếng hát của nhóm người này. Lạ thật, không cần rượu, không cần bia, không cần thuốc lá mà cũng vui quá! Niềm vui đơn sơ, không tốn tiền nhưng sâu sắc và khó quên. Có những thiền sinh Đức vẫn còn ôm một khối mặc cảm về quá khứ tàn khốc của đệ nhị thế chiến. Họ đến đây tập thở những hơi thở bình an và bước những bước chân chánh niệm. Họ học hiểu, học thương, không những cho chính họ mà còn cho cha mẹ và ông bà họ. Trong các buổi pháp đàm và lúc chia tay sau khóa tu, họ tỏ lộ niềm sung sướng và biết ơn. Mặc cảm được vơi đi, họ biết được cách tạo dựng hòa bình trong trái tim và trong gia đình. Họ hạnh phúc vì được đóng góp vào công việc chuyển hóa và trị liệu những vết tích còn lại của năng lượng bạo động và khổ đau trên đất nước này. Còn gì đáng hãnh diện bằng khi Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu lại được thiết lập ngay đây, nơi mà bao nhiêu người sẽ được đào tạo để biết cách chuyển hóa khổ đau của chính mình, giúp người bớt khổ, chế tác hiểu và thương để đem hạnh phúc lại cho đời. Có phải đó là một trong những lý do mà ngay từ những ngày đầu, Học Viện đã nhận được sự ưu ái và nâng đỡ đặc biệt từ cấp chính quyền cho đến dân chúng địa phương ở cái nước Thiên chúa giáo này, từ mặt giấy tờ hành chánh cho đến mặt vật chất? Nhớ đến hôm Học Viện mở cửa lần đầu để ra mắt mọi người và có cuộc họp báo với Sư Ông cách đây 2 năm rưỡi, ông thị trưởng thành phố đã gởi mấy ông thợ đến trước hai ngày để cắt cỏ và dọn sạch xung quanh tòa nhà chính. Ông còn cho người chở bàn, ghế, nước suối và bánh ngọt đến cho buổi tiếp tân. Hôm ấy, ông đến tham dự buổi họp báo và có mang theo quà tặng: một ổ bánh mì đặt trên một cái thớt gỗ gói trong giấy bóng rất điệu, trên ổ bánh mì có rãi muối hột. Đó là món quà để tặng tân gia theo phong tục của họ vì ngôi nhà mới nào cũng cần trước nhất là bánh mì và muối. Lần này vào ngày quán niệm, ông thị trưởng cũng đến ngồi nghe pháp thoại của Sư Ông trong căn lều khổng lồ. Người Tây phương không quen Lễ truyền 5 giới tại EIAB 52 hãy lắng nghe nhau

53 với truyền thống cúng dường như ở Châu Á, ấy vậy mà vào mùa An Cư Kiết Đông đầu tiên, đã có những người quanh vùng đem thật nhiều áo quần ấm thật tốt đến tặng các thầy các sư cô. Thỉnh thoảng Học Viện còn nhận được những giỏ rau quả từ vườn nhà của dân địa phương nữa chứ. Sau khóa tu dành cho người nói tiếng Đức còn có khóa tu dành cho người nói tiếng Hòa Lan. Khóa này không đông bằng khóa trước. Sau khi khóa tu chấm dứt, lúc chia tay cô Margaret đã thú thật rằng ban đầu, cô không muốn đến đây dự khóa tu tại Học Viện vì trong lòng còn ghét Đức Quốc Xã ngày xưa. Nhưng nếu không tham dự khóa tu này, cô sẽ không có cơ hội để về Làng Mai tham dự một khóa tu khác trong năm nay vì cô sẽ không còn ngày nghỉ phép nữa. Sau nhiều ngày do dự, cuối cùng cô đành miễn cưỡng ghi danh. Bước chân đến Học Viện, cô ngạc nhiên và có cảm giác rằng mình không đang ở Đức mà đang ở Làng Mai. Nhìn đâu cũng thấy tà áo nâu, đi đâu cũng bắt gặp được nụ cười. Năng lượng Làng Mai cùng với pháp lạc đã thấm vào con người cô mỗi ngày và đã làm tan rã dần đi những khối nội kết lâu đời lúc nào cô cũng không hay. Cô nói: Sư Ông là người đi guốc trong bụng cô, bữa nào cũng giảng riêng cho cô một bài pháp vô giá. Có các thầy các sư cô hướng dẫn pháp đàm hoặc cho phép cô tham vấn. Cô có cảm giác họ hiểu được cô, giúp cô tháo đi những gút mắc để thực hành được những gì Sư Ông dạy. Còn đối với các thầy và các sư cô khác mà cô chưa có cơ hội làm quen để nói chuyện, cô chỉ thấy được họ tụng kinh trước các buổi pháp thoại thật đông. Có những gương mặt thông tuệ, lại có những gương mặt còn ngây ngô và con nít, nhưng gương mặt nào cũng thật trong sáng, thật trang nghiêm. Có nhiều lúc đang lắng nghe tiếng tụng kinh, đột nhiên nước mắt cô trào ra mà không hiểu vì sao. Ngoài giờ pháp thoại, cô cũng thấy các thầy các sư cô làm việc chung với nhau rất vui và hòa hợp mà không biết mệt: trong nhà bếp, ngoài sân, trong lều thiền đường, v.v... Ở đâu cô cũng cảm nhận được từ họ một năng lượng trong sáng và hiền hòa. Niềm biết ơn trào dâng trong trái tim cô. Cô hiểu được rằng mỗi thầy mỗi sư cô đều đóng một vai trò trong sự chuyển hóa nơi cô. Mỗi thầy mỗi sư cô đều đem Làng Mai qua đây cho cô. Mỗi thầy mỗi sư cô đều đang xây dựng Học Viện, nơi mà không biết bao nhiêu người sẽ tìm đến nương tựa. Cô nói rằng về lại Hòa Lan, cô sẽ kể cho Tăng thân và bạn bè của cô nghe và chắc chắn lần tới, cô sẽ rủ thêm vài người đi theo cô về đây tu học. thö Çôi bàn tay Sư cô Duyệt Nghiêm Đôi bàn tay ơi, xin chắp lại nguyện cầu cho những niềm đau nguôi ngoai khi một chiều lặng nhìn em, từ mắt trong đôi dòng lệ tuôn dài và trái tim phập phồng, thổn thức những tủi hờn nào, dằng dai trong đáy sâu ký ức chợt trở mình xáo động những nhịp thở bình an. Đôi bàn tay ơi, xin chắp lại ấp ủ hạt từ tâm nuôi nấng hoài những tin yêu cuộc sống. Trên mảnh vườn năm nọ trót đã giông gió mấy mùa hôm nay vẫn còn cỏ, còn hoa và nắng gội... bình yên như một bức tranh nhiệm mầu cho em đó. Đôi bàn tay ơi, xin chắp lại cúi lạy khắp mười phương Trên con đường Người đã đi qua Tình thương bất diệt vẫn muôn đời còn đó bát ngát, mênh mông cùng nâng bước chân em đi khắp các dặm trường Đôi bàn tay ơi, xin chắp lại rồi tung những hạt lành về khắp muôn phương khi em đã có thể đứng dậy tự bước đi trên đôi chân mình Bình an, Thanh thản Trên môi em, sáng nay, tôi thấy một nụ cười trầm mặc, bao dung - nụ cười hoa mặt trời thức tỉnh Và cùng ánh nắng chiếu soi mở một lối an nhiên đi đến vô cùng có mặt cho nhau 53

54 chî Çi cho em Sư cô Hoa Nghiêm Vườn nhà bác Bounlue Mỗi khi đi về phòng, tôi thường gọi đùa là đi vào vùng sa mạc Sahara hay là lò nướng bánh vì nó nóng kinh khủng, nhất là vào giữa trưa. Tôi phải gồng mình chịu đựng không dám kêu ca vì đã lỡ chia sẻ với các sư em rằng: Người tu phải biết nhẫn những cái mà người khác không nhẫn được như là nóng hay lạnh. Cái nóng và cái lạnh bên ngoài mà không chịu được thì làm sao mà chịu được cái nóng và cái lạnh bên trong và cũng đừng nhắc đến chuyện giải thoát... Ui! Ai bảo làm anh hùng rơm làm chi hè? Tuy nhiên ai cũng phục tôi là tại sao có thể nghỉ trưa trong một cái bakery được, vậy mà trưa nào tôi cũng đánh một giấc ngon lành. Trời sanh voi sanh cỏ mà, cái gì rồi cũng quen, tâm mình dễ thích nghi với hoàn cảnh lắm. Vườn nhà bác Bounlue giống như vườn Kỳ Viên thời Bụt tại thế, có nhiều khu nhà nhỏ cho các sư cô tạm thời cư ngụ. Vườn có đủ loại cây ăn trái: xoài, dừa, mận, mít, đu đủ.., chỉ thiếu có một thứ mà tôi rất thích là cây sầu riêng. Ngày mới về, chúng tôi dồn ở chung một chỗ tại nhà chính. Tôi thương các em nằm chen nhau như cá mòi. Bác Bounlue thì sợ các em mắc bệnh dễ dàng lây nhau nên cho phép các sư cô ra những khu nhà nhỏ nằm rải rác trong vườn. Vì tăng thân các nơi đang vận động để bảo lãnh các sư cô đi nên chúng tôi, ban giáo thọ ở Đông Nam Á, chia các em theo danh sách sẽ đi các nước ra ở những khu nhà mà bác Bounlue xây cho khách ở. Các sư cô nói đùa là mình có nhiều xóm: xóm Mỹ (sẽ đi Mỹ), xóm Pháp, xóm Indo, xóm Úc, và xóm Thái (ở lại Thái). Tuy chỗ ở có hơi chật chội nhưng các sư cô vẫn còn nhiều không gian để đi thiền hành vào buổi sớm tinh sương, nhìn mặt trời lên qua những tàng lá dừa lá mít. Vào những đêm trăng sáng, chị em chúng tôi thiền trăng rồi trải chiếu ra nằm ngoài hiên để thưởng thức trăng sao. Ở Thái Lan người dân không quen thấy những tu sĩ đi chợ, nên chúng tôi ít có cơ hội được đi chợ. Sáng đó, sư em Katunhyuta (tên Thái của sư em Cẩm Nghiêm) rủ chúng tôi đi chợ vườn. Trong khi tôi đang ngạc nhiên, thì sư em Vijitra (sư em Đài Nghiêm) nói: Sư mẹ, mình đi chợ vườn là vườn nhà mình đó. Các em khác nhìn nhau cười khúc khích. Sư em Katuhyuta (Hạnh Nghĩa) cầm cái rựa để lên vai, thế là chị em chúng tôi hăng hái đi ra vườn. Đi ngang qua cây dừa nào, hai luang nong (sư em) Vijitra và Pattmas (Huệ Chánh) cũng chỉ chỏ những trái dừa xanh mát kêu hái xuống. Luang pee (sư chị) Katunhyuta leo thoăn thoắt như vượn trên thân cây dừa và chặt vào nhánh dừa, trong thoáng chốc mỗi người chúng tôi đều có trái dừa để uống. Trong ánh nắng gay gắt và khí trời oi bức, được uống từng ngụm dừa ngọt lịm làm mát cả con người, còn giây phút nào hạnh phút bằng! Biết tôi thích uống dừa, bây giờ thỉnh thoảng đi đâu về tôi thấy trên bàn mình các em đã để một ly nước dừa mát lạnh. Vườn nhà bác Bounlue Sáng hôm nay trời nắng đẹp và mát, tôi muốn đi thăm các sư chị sư em ở những khu nhà đi Mỹ. Gặp chị Quy Nghiêm đang ngồi chung với một nhóm em ăn sáng, ngày làm biếng nên buổi ăn sáng rất dài. Thấy tôi, mọi người mời vào uống một ly nước dừa, tôi thấy hạnh phúc tràn trề. Các em đang bàn về những bài thi kệ truyền đăng của Sư Ông cho các vị tân giáo thọ. Câu chuyện xoay quanh đề tài truyền đăng. Mai mốt xin Sư Ông truyền đăng theo cây sư mẹ há., Mỗi người chỉ làm một câu kệ kiến giải thôi hỉ!, Trời ơi! sao mà khôn dậy, thời các chị thì mỗi người phải làm tới bốn câu 54 hãy lắng nghe nhau

55 lận., Chúng con xin mỗi sư mẹ sẽ truyền đăng cho mỗi chúng con. v.v.. Tôi nhìn các em nhao nhao lên, những cây sen vàng, sen trắng, tôi chỉ biết mỉm cười khi nghe các em tôi đang bàn về một tương lai xa xôi. Bụt không cấm mình nghĩ đến thương lai, miễn là mình đừng bị kẹt vào cái nghĩ về tương lai thôi mà. Thấy các em hạnh phúc tôi thấy lòng mình bình an. Chùa Bát Nhã của các em ở Việt Nam không còn nữa, nơi nào các em đến thì nơi đó biến thành ngôi chùa Bát Nhã tràn đầy sức sống và tin yêu. Sư em có mặt trong sư chị Trong các pháp môn Làng Mai, tôi rất thích pháp môn y chỉ sư y chỉ muội. Nhìn hình ảnh những sư cô nhỏ ngồi quanh một sư cô lớn để lắng nghe lời dạy bảo hay chỉ là ngồi chơi với nhau thôi, tôi thấy hình ảnh đó đẹp lắm. Các em vừa từ Bát Nhã qua Thái, có một đời sống mới, một văn hóa, một ngôn ngữ mới, tôi biết các em có nhiều điều để chia sẻ lắm. Tôi thường hay dặn dò các em viết sổ công phu để cho tôi đọc. Chỉ sau vài ngày một sư em đã rụt rè đưa sổ công phu cho tôi. Em viết: Hôm nay con có một niềm vui trong khi đi, nói năng hay hành xử. Con nhận ra sở dĩ con vui như vậy là do trong cuộc sống hàng ngày khi tiếp xúc với quý sư mẹ, sư chị, sư em, những cái đẹp, cái hay và cả những cái vụng về của mọi người đều tưới tẩm những hạt giống vốn có trong con. Vậy thì những niềm vui, nụ cười này đâu phải của riêng con hay do con tự làm ra? Con vui nhưng cũng chính là Tăng Thân đang vui, đang hạnh phúc. Bấy lâu nay con cứ đặt câu hỏi cho tàng thức: Như thế nào là sư em có mặt trong sư chị? Tăng Thân có trong mình? Như thế nào là tương tức, là vô ngã? Và hôm nay tàng thức đã hé mở cho con một chút, con thấy rằng: Chỉ cần nuôi dưỡng ý thức về nó và bất chợt một ngày nào đó câu trả lời sẽ không hẹn mà đến. Đọc những lời em viết mà tôi thấy vui vô cùng. Tôi không ngờ một em nhỏ sadi mà có được một tuệ giác như vậy, thật không uổng công những điều tâm huyết Sư Ông đã truyền trao. Văn hóa Thái Lan Qua đất Thái ở thì phải biết phong tục nước Thái Lan, nhập gia tùy tục mà. Chính vì lý do đó mà mỗi tuần luang mae (sư mẹ) Niramisa (sư mẹ Linh Nghiêm) đều cho một lớp về văn hóa Thái Lan. Mọi người đã tề tựu đầy đủ, sư cô Linh Nghiêm đang chuẩn bị những hình ảnh trong máy vi tính và sẽ nói về cái tết ở Thái Lan. Nước là biểu tượng của cái gì sạch và lành, đem lại nhiều may mắn. Cho nên tết nà, ai mà được tắm càng nhiều thì càng may mắn. Nà..sau khi làm lễ xong rồi thì người ta tắm Bụt, xong nà tắm ông nội, ông ngoại, rồi cái nà..tắm ba tắm mẹ đó.. Tiếng cười của các em vang lên khi nghe luang mee nói tiếng Việt. Sư cô là người Thái Lan mà nói tiếng Việt khá rành rọt. Nhìn sư em đang giảng văn hóa Thái mà tôi thầm cám ơn sư em. Từ ngày chúng Bát Nhã qua đây, sư cô Linh Nghiêm đã lo lắng rất nhiều cho mọi người. Không biết bao nhiêu là công việc phải làm, nhưng sư cô Linh Nghiêm giảng dạy không biết mệt chỉ vì muốn đại chúng mau thích ứng với môi trường mới. Sư cô Linh Nghiêm và tăng thân cư sĩ Thái lại đang chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của Sư Ông và phái đoàn Làng Mai, chao ơi là bận rộn. Em tôi Ở Thái Lan một thời gian tôi xin phép được về lại Làng vì xa Làng cũng khá lâu. Trên đường về từ Thái Lan tôi ghé thăm nhà và gặp lại em tôi. Chị em chúng tôi thường ít khi có cơ hội được gặp nhau, tôi cũng không ngờ rằng đó là lần gặp cuối cùng của chị em tôi. Từ nhỏ bản tính của em vốn ít nói và trầm lặng. Nhưng tôi biết trong sự im lặng đó là cả một sự cứng rắn và cương quyết giữ chặt ý định của mình. Khi em có ý định xuất gia, chúng tôi rất mừng rỡ, tôi thích em được tu chung với mình, nhưng em lại thích pháp môn Tịnh Độ hơn. Về sau em lãnh trách nhiệm trụ trì một ngôi chùa ở tại khu vườn Lâm Tỳ Ni tận bên nước Nepal. Hai chị em gặp lại sau nhiều năm xa cách, em chia sẻ về đời sống ở Nepal. Em có dự án sẽ hoàn thành công trình xây chùa vào năm 2012 và sẽ tổ chức những chuyến hành hương trên đất Bụt. Tôi lấy làm lo ngại khi biết em đang sống một mình, không có Tăng Thân. Em im lặng khi nghe tôi bày tỏ, cuối cùng em nói rằng khi nào chùa xây xong thì mời gia đình qua khánh thành. Tôi cũng cố gắng nghĩ một cách tích cực hơn là mình đừng quá lo lắng. Về lại Làng tôi thấy hạnh phúc được ở trong vòng tay của một Tăng Thân lớn, có Thầy và nhiều sư chị và sư em. Thầy và phái đoàn đi hướng dẫn khóa tu ở Đông Nam Á, ở nhà chúng tôi tận hưởng mùa thu. Mùa thu rất đẹp và êm đềm trong một khung cảnh thanh bình của miền Nam nước Pháp. Tôi lại có mặt cho nhau 55

56 được tham dự khóa tu sức khỏe vừa khỏe thân và tâm. Mùa trái cây đã chín, tôi cùng với các em hết đi hái sơ ri, lượm mận, hái táo, rồi hạt dẻ, thưởng thức cảnh đẹp của rừng cây thay lá, chúng tôi thật đang ở thiên đường đây. Sư cô Đoan Nghiêm bỗng nhiên đến tìm tôi vào buổi sáng sớm, tôi linh tính có một chuyện gì không hay lắm. Khi nghe cô báo tin : Thầy Thông Đức mất rồi! Tôi không tin vào tai của mình. Thật không? Tôi mới gặp em hôm tháng sáu đây mà! Thầy Thông Đức đã mất thật à? Sư cô Đoan Nghiêm lặng lẽ gật đầu. Cô đưa tôi khăn giấy, cô sợ rằng tôi sẽ khóc. Nhưng tôi không khóc, không khóc được. Trong mấy tiếng sau, tất cả chị em chúng tôi quyết định cùng nhau đi qua Nepal đến nơi em tôi đang sống để làm tang lễ. Sáu chị em và đứa cháu gái cùng đi qua Nepal đến chùa nơi thầy Thông Đức, em tôi, đang sinh sống. Người chị cả của chúng tôi muốn quỵ xuống khi thấy đôi giày mà thầy thường hay mang khi về thăm nhà để trước phòng thầy ở chùa. Ngôi chùa đang xây dở dang, những ngôi nhà khách cũng đang xây dở dang. Chánh điện vẫn chưa có bàn thờ hay tượng Bụt, những thanh sắt nằm ngổn ngang ngoài sân. Trong chùa không có một vị thầy nào, chỉ có hai ba người thợ. Tôi thấy rất rõ vì sao mà thầy tự nhiên mất. Với một công trình lớn như vậy mà chỉ có một thân một mình thì sức đâu mà kham nổi. Em tôi đang tu tại Paris, em đang có một đời sống xuất gia tương đối ổn định trong một thế giới tiện nghi vật chất, nhưng em lại từ bỏ để đi sang một quốc gia nghèo trên phương diện vật chất lẫn tinh thần để xây dựng chùa chiền, để giúp những người nghèo khổ, cái chết của em như vậy cũng có ý nghĩa lắm chứ, nhưng nếu có Tăng Thân thì chắc là em sẽ sống lâu hơn. Các chị em của tôi đều rưng rưng nước mắt vì thấy thương em. Riêng bản thân, tôi cảm nghiệm một cách sâu sắc lời Thầy đã dạy: tu thì phải có tăng thân để được nâng đỡ. Sống một mình như vậy cũng chẳng khác nào lìa xa Tăng Thân, như hổ lìa rừng thì làm sao mà không gặp nạn. Thi thể của em được đưa ra khỏi một cái thùng bằng sắt lớn và được đông lạnh bởi những cây nước đá trong một tuần lễ chờ đợi chúng tôi qua. Nhìn thân em được quấn quanh bằng một miếng vải bông, các chị tôi rơi nước mắt. Tôi bỗng nhớ đến một bài kệ mà hồi còn nhỏ tôi thường nghe Má tôi tụng: Ngày xưa nói nói cười cười, bây giờ nằm đó như chồi xương khô. Những kế hoạch, những dự án, những lời hứa hẹn trước kia của em bây giờ đây đâu còn nghĩa lý gì nữa với một thân xác vô tri. Thân xác em được trà tỳ theo nghi thức Ấn Độ ngay trong khuôn viên chùa. Có rất nhiều đại diện của các chùa chung quanh đến dự buổi lễ. Lửa bắt đầu cháy lớn, thân em đang trở về với tứ đại. Mọi người đều đi nhiễu quanh đám lửa, tôi đi và nói thầm trong bụng : Mạnh ơi! Chị đang đi cho em đây. Tự nhiên tôi nghĩ đến những bước chân của Bụt và Giáo Đoàn. Hơn năm về trước Bụt và Giáo Đoàn đã đi trên mảnh đất này và chắc chắn rằng năm về sau cũng sẽ có những bước chân thảnh thơi như thế. Bầu trời thật trong, xứ Bụt thật bình yên, sự sống vẫn luôn luôn tiếp diễn. Bánh xe vô thường sẽ nghiền nát tất cả khi nó lăn bánh đi qua một cách thật bình đẳng. Chúng tôi gặp thầy Meyttaya, người Nepal, tu theo truyền thống Tây Tạng. Thầy còn rất trẻ. Chúng tôi được biết trong thời gian hai năm ở đây, thầy đã từng làm việc chung với em tôi trong công việc từ thiện quanh khu vực Lâm Tỳ Ny này. Sau đó thầy Meyttaya đã dẫn chúng tôi đi thăm những ngôi làng nghèo mà em tôi đã phát mền ấm vào mùa đông, làm ống dẫn nước và xây trường học cho hơn ba trăm trẻ em nghèo. Chúng tôi còn thấy băng rôn treo trên tường chào đón em đến để phát tiền bảo trợ cho cô giáo của trường vào ngày 7 tháng 11, nhưng em đã mất vào ngày 6 tháng 11. Chị em chúng tôi phát kẹo bánh cho hơn ba trăm em học sinh của trường và cùng nhau chụp hình kỷ niệm. Buổi tối hôm đó, thầy Meyttaya tổ chức lễ hoa đăng trên bờ hồ nơi Bụt sinh ra. Những cây đèn cầy cắm chung quanh hồ tạo thành vùng ánh sáng nhỏ. Chúng tôi ngồi thiền và sau đó thầy và những đệ tử của thầy tụng kinh bằng tiếng Pali để cầu siêu cho em. Tôi cũng thầm tụng kinh cầu siêu cho em nhưng bằng tiếng Việt. Bầu trời đầy ánh sao, dưới hồ là nhũng ánh đèn nhỏ lung linh, tôi cảm như là em đang cùng ngồi với chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ thấy lại con người của em nữa. Chị em chúng tôi vẫn còn thấy tiếc nuối nhiều lắm về sự ra đi của em. Tôi đã quán chiếu nhiều lần rằng: Tất cả mọi thứ trên đời này đều phải tan hoại khi nhân duyên của chúng không còn. Chính bản thân mình rồi cũng sẽ chết, nhưng tôi vẫn thấy chua xót trong lòng khi thấy rằng em đã chết. Tôi đặt khung hình em trên bàn thờ Tổ ở Xóm Mới, cạnh hình của Má tôi. Nhìn những khung hình trên 56 hãy lắng nghe nhau

57 bàn thờ, những vị tôi từng tiếp xúc khi còn sống: Thầy Hoa Quỳnh, Sư Bà chùa Đức Viên, Sư Thúc, Sư cố Diệu Nghiêm Khi nào thì sẽ đến phiên tôi? Ngày ăn cơm quá đường tôi viết tên em nhờ Sư Ông và Đại Chúng tụng kinh cầu siêu cho em. Tiếng tụng kinh vang lên thật trầm hùng. Tự nhiên những giọt nước mắt của tôi rơi xuống như mưa, lời tụng kinh đã đụng tới niềm đau sâu thẳm ở trong lòng và làm tôi bật ra được tiếng khóc mà tôi không khóc được bấy lâu nay. Thay vì tụng kinh thì tôi đã khóc, tôi thấy rõ là mình đang khóc, tôi đang khóc cho em. Tôi nhớ lời Thầy dạy: Hãy để lời kinh chạm vào niềm đau ở trong lòng thì mới mong chuyển hóa được niềm đau đó. Tôi đã không đè nén tiếng khóc, mà để cho lời kinh đi sâu vào và chạm đến niềm đau bị mất một người em mình thương quý. Mầu nhiệm thay, sau đó tôi thấy lòng thật nhẹ, tôi cảm là em tôi đã được siêu thoát rồi, dù em chưa hoàn thành ước nguyện. Sáng nay chúng tôi học tiếp kinh Kinh Nơi An Ổn Tuyệt Vời. Lời Thầy vang vang: Hễ có sự sống là có khổ đau. Người tu không sợ khổ đau, mà người tu biết xử lý khổ đau đó, cho nên người tu chấp nhận có-không, còn-mất, đến-đi, phải-trái, Hạnh phúc và khổ đau không thể tách rời nhau, mà người tu thì phải biết chế tác hạnh phúc., Niết Bàn là tắt ngấm mọi ý niệm có-không, còn-mất, Người đời thường quan niệm rằng: sinh ra là có mặt trên cõi đời, chết đi là không còn hiện diện ở cõi đời này nữa, cho nên khi thấy người thân mình chết đi thì đau khổ vô cùng. Chao ơi! Tôi là con của Bụt, là con của Thầy mà tôi cũng để mình bị kẹt vào ý niệm đó hay sao? Tôi thấy mình nên có một cái nhìn tích cực hơn là em tôi chưa bao giờ chết cả. Em đang bắt đầu một biểu hiện mới vui hơn và đẹp hơn để hoàn thành ước nguyện của mình. Bé Ti, đứa cháu gái của chúng tôi vui vẻ kể cho gia đình nghe là cháu nằm mơ thấy cậu ngồi trên hoa sen với bà ngoại, tôi mừng khi thấy cháu không còn khóc bù lu bù loa như ngày mới đầu nghe tin cậu mất nữa. Cháu chưa được nghe kinh Niết Bàn nhưng cháu đã có một cái nhìn tích cực trong cuộc sống. Nhờ Vô thường chúng ta mới có niềm hy vọng Người đời thường gán hình ảnh Tử Thần thật rùng rợn và đáng sợ, đó là hình ảnh một bộ xương mặc chiếc áo khoác trùm đầu trên tay cầm cây lưỡi hái. Tôi tự hỏi: Tại sao mình không có một cái nhìn tích cực hơn về Thần Chết? Thầy đang giảng về chiếc đũa thần của nàng tiên chánh niệm, trong tôi tự nhiên có một hình ảnh khác hiện lên trên màn ảnh ý thức: Tử Thần là một nàng Tiên xinh đẹp, dịu hiền đang cầm chiếc đũa thần và biến những ông bà cụ già lụm khụm thành những chàng và nàng thiếu niên mạnh khỏe và trẻ đẹp. Vô thường là mẹ của Tử Thần, là Bà chúa tể vạn vật đã hóa phép những cây khô thành những cây với những tàng lá xum xuê, khoe màu trong ánh nắng, đã làm mùa đông thành mùa xuân, đã làm nỗi thất vọng thành niềm hy vọng, đã v.v Thử tưởng tượng cái hoa kia mà nở mãi không tàn thì chắc là sẽ không còn ai đem những bông hoa ra tán thưởng, cũng như hoa nylon cũng đẹp vậy mà có ai thưởng thức bao giờ đâu. Tôi muốn nhờ sư em Thao Nghiêm của tôi vẽ hình ảnh của Tử Thần như là một nàng tiên xinh đẹp đang cầm tay một người cùng đi vào cõi vô sinh. Bây giờ tôi không còn thấy buồn nữa, cái chết của em là một bước ngoặt trong cái thấy về thực tại trong tôi. Là một tiếng chuông chánh niệm cho gia đình cho các cháu, để chúng có đời sống ý thức hơn và biết trân quý sự có mặt của cha mẹ và của những người thân trong gia đình. Em sẽ sống mãi trong lòng những em bé nghèo, những người nghèo mà em thường giúp đỡ, một điều chắc chắn rằng các đứa cháu thương yêu sẽ là sự tiếp nối của em. có mặt cho nhau 57

58 tình nghïa NhÆp LÜu Trung tâm Nhập Lưu được hình thành ở Úc từ lâu, khoảng gần tám năm, do các cư sĩ cúng dường để hỗ trợ cho sự thực tập theo pháp môn Làng Mai. Tuy nhiên, tới năm nay mới có đủ thuận duyên cho một chúng xuất sĩ về thường trú gồm có các giáo thọ là sư cô Thuần Tiến, sư cô Lương Nghiêm và sư cô Cần Nghiêm hướng dẫn trong những buổi ban đầu. Ai ơi có tới Nhập Lưu Cuộc sống mộc mạc nhưng đầy tình thương! Đang sống ấm êm thật là hạnh phúc trong đại tăng thân Làng Mai tại Xóm Mới bỗng nhiên con phải xa đại gia đình tâm linh yêu quí của mình để về lại Úc làm giấy tờ. Mới được thôi nôi cùng gia đình Sen Vàng của con thôi mà phải bay về một trung tâm mới xa lạ cùng với các sư cô lớn Thuần Tiến và Cần Nghiêm nên con lo lắm. Con nhớ mãi lời âu yếm của Thầy khi chúng con ra tác bạch vài ngày trước khi rời Làng: Con còn bé bỏng quá mà đi đâu? Có thể chư Tổ đã sắp đặt một cách âm thầm nên những người có quốc tịch Úc phải về làm lại giấy tờ nếu muốn được ở dài hạn. Cùng thời gian đó, tăng thân Trúc Xanh đã cúng hiến mẫu đất lớn có thiền đường, hai cái cốc nhỏ và một căn lều Mông Cổ cho Làng và thỉnh Thầy cho một số vị xuất sĩ qua thường trú. Với tình thương và niềm tin tràn đầy gởi gấm của Thầy và huynh đệ, con chuẩn bị tinh thần cho trường hợp không được cấp visa và phải ở lại Úc xây dựng tăng thân và trung tâm. Tuy buồn vì phải xa Làng nhưng một phần nào đó trong lòng con rất hoan hỷ vì có cơ hội đền đáp và tiếp xúc với những điều kiện thúc đẩy và dẫn đường cho con tới lý tưởng tuyệt vời này. Khóa tu xuất sĩ vừa tham dự đã cho con đầy năng lượng hy vọng và hứa hẹn những gì đẹp nhất cho đời sống tăng thân cũng như cuộc sống phụng sự. Cho dù điều kiện sinh sống ở Nhập Lưu còn thiếu kém so với Làng nhưng con cảm thấy đầy đủ hành trang, nghị lực và niềm tin nơi Bụt, Pháp và Tăng. Niềm tin là nếu con sống chân thật, khiêm cung và hết lòng với tất cả thì vũ trụ sẽ đưa đẩy, duyên lành sẽ xuất hiện, cho con những bài học cần thiết phù hợp với căn cơ của mình để giúp con tiến triển trên con đường tu tập. Con chim sắt đang đáp xuống sân bay Sydney. Con nhìn ra cửa sổ và cảm thấy rõ ràng Thầy đã và đang có mặt nơi này, trong đất đai cây cối và dòng sông uốn lượn trên đất Úc, the Land Down Under. Tăng thân Sen Búp ra đón chào nồng nhiệt và chăm sóc các sư cô rất chu đáo tận tình như Thầy đang có mặt. Chưa tới thường trú ở Nhập Lưu mà chư Tổ đã chuẩn bị cho nhu cầu thiết yếu của các sư cô, như được Phật tử cúng dường một chiếc xe để có thể di chuyển dễ dàng và an toàn trong hoàn cảnh chỉ có bốn sư cô nhỏ bé sống nơi rừng rú xa thành phố. Thầy Pháp Khâm đã động lòng bay từ Hồng Kông qua giúp mấy sư cô mua sắm và cài đặt máy móc hiện đại để duy trì truyền thông và tiếp tục nhận được nguồn điện trung ương. Về Úc con rất mừng được Bố Mẹ đưa đón và tới cùng xây dựng trung tâm. Lúc đó chưa có điện, phải dùng máy phát điện, chỉ sử dụng vài tiếng ban đêm khi ăn uống và rửa dọn. Tất cả máy móc như máy laptop, điện thoại di động, đèn pin đều được sạc trong thời gian này. Nước thì rơi thẳng từ trên trời xuống thật tinh khiết và ngọt ngào (thỉnh thoảng trộn với chút phân chim trên mái thiền đường để cơ thể con được thêm minerals!) Chúng con tới trong mùa đông của Melbourne, lạnh thấu xương và ẩm ướt cho nên phải tự tìm và chế lấy không khí ấm cúng nơi tăng thân và tình huynh đệ. Sư cô Lương Nghiêm, thầy Pháp Cơ và sư cô Hiền Nghiêm lúc đó đang ở Melbourne cho nên cũng nhập vào tăng thân Nhập Lưu. Cho dù hoàn cảnh sống mộc mạc, lúc mưa cái cốc dùng để nấu bếp làm bằng những miếng xi măng bị ẩm ướt trông giống như cốc làm bằng cạc-tông, và mái cốc như áo ca sa phấn tảo, được mấy miếng tôn khác vá lại với nhau, nhìn vui lắm! Bờ tường bên trong làm bằng plywood mỏng nhưng con cảm 58 hãy lắng nghe nhau

59 thấy rất ấm và vững chãi bởi vì đó là tình thương, là mồ hôi nước mắt của các bác, các cô chú trong tăng thân đến đóng góp qua nhiều năm. Cả tuần đã đi làm vất vả, thân mệt nhoài và cuối tuần có thể ở nhà nghỉ ngơi cho thoải mái nhưng các bác, các cô chú đã chịu khó lái xe hai tiếng đồng hồ để cống hiến năng lực và sự tu tập xây dựng trung tâm và tình người với nhau. Nhập Lưu ở một tỉnh tên là Beaufort, có nghĩa là đẹp và vững mạnh! Vài lần có bão lớn, gió xoáy (cyclone) đi qua làm cây khuynh diệp cổ thụ ngã nghiêng và nằm bẹp, mái nhà trong vùng xung quanh bị bốc bay đi, nhưng thiền đường Nhập Lưu, hai cái cốc và cái lều Mông Cổ mong manh vẫn còn y nguyên! Có thể đó chỉ là điều may mắn, nhưng con tin rằng thiên nhiên và chư Tổ đã cảm nhận được tình thương tăng thân và huynh đệ cho nên đã bảo hộ cho chúng con tai qua nạn khỏi. Con rất hạnh phúc được sống ở Nhập Lưu với những điều kiện mộc mạc vì đó là cơ hội sống rất gần với thiên nhiên, đóng góp phần của mình trong sự bảo vệ môi sinh và xoay ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu. Vì con là sa di mà cả đời đã quen sống nơi thành thị xa hoa và quá đầy đủ tiện nghi cho nên môi trường Nhập Lưu giúp con sống nếp sống thiểu dục dễ dàng hơn, và con tận hưởng cơ hội hiếm có này. Có lúc buồn giận sư chị hoặc nhớ đại chúng vui nhộn ở Làng, và trong tuần không có cư sĩ, con không biết nương tựa ai, con đi một mình vào rừng và nhận ra một điều vi diệu: Thầy thường nói tới tăng thân bốn chúng xuất sĩ nam và nữ, và cư sĩ nam và nữ, nhưng con khám phá ra tăng thân của mình có tới năm chúng. Đó là thiên nhiên của Nhập Lưu. Những cây khuynh diệp cao ngất với tàng lá trên ngọn chụm lại tạo thành vòm nhà thờ linh thiêng của Âu Châu ngay trên đất Úc. Những bụi cây dại hiến tặng những đóa hoa trắng xóa nở đầy đồi trong suốt mùa đông. Đá quartz hạt trắng trên nền đất đen như bầu trời đầy sao phản ảnh ban ngày thật là mầu nhiệm! Còn những bầy kangaroo và wallaby nhẩy một cách tự tại xung quanh cùng với tăng thân của chúng. Khi thấy mấy sư cô cùng thiền sinh đi thiền hành tới gần, một em bé joey (kangaroo con) mắc cỡ và ngây thơ nhảy tọt vào túi bụng của mẹ nó. Lớn đầu rồi mà em còn nhảy lót tót theo Con đường thiền hành mẹ và thỉnh thoảng lại nhảy vào túi bú tí, nhõng nhẽo với mẹ nữa! Những buổi ban mai đầy sương mù như cõi tiên có những chú chim kookaburra cười vang rừng, cười với tình huynh đệ mới đang được xây dựng xung quanh lò sưởi ấm cúng và ly trà thơm phức. Hơi thở trở nên nhẹ nhàng dưới ánh đèn cầy tĩnh lặng. Những buổi sớm khuya học kinh cùng sư chị Lương Nghiêm dưới ánh đèn nến và sư chị đeo đèn pin trên đầu như kỹ sư đang đào sâu tâm thức khiến ý thức tinh tấn trong con nổi dậy một cách tự nhiên. Trong ngày chấp tác mệt mỏi buổi tối được nghỉ ngơi sớm vì không có điện, sư anh, sư chị và con được ngắm sao Hôm to như trái quít trong dãy Ngân Hà trên đầu mà nếu vươn tay lên một tí dường như mình có thể chạm tới những hành tinh lung linh này. Những buổi tụng kinh trước khi có điện chuyên chở con vào quá khứ của tổ tiên chắc cũng tụng kinh dưới ánh lửa đèn dầu, và con thấy thương lòng hảo tu của các bác cô chú đã lão thị nhưng cố gắng nheo mắt tụng theo hết lòng! Những kỷ niệm thật quý báu và khó quên, tới bây giờ vẫn còn nuôi dưỡng con. Sự thực tập là trên hết cho nên sau khi tới Nhập Lưu được hơn một tuần là chúng con vào an cư kiết đông cùng tăng thân Thái Lan và Hồng Kông. Con rất cảm động với sự thực tập và tình thương cũng như sự kính nể của tăng thân cư sĩ dành cho chúng xuất sĩ. Suốt trong mùa an cư và tiếp tục sau khi mãn khóa, các bác cô chú cuối tuần nào cũng đi chợ mang đầy đủ thức ăn ngon bổ, nấu những món ăn thuần túy và tuyệt cú mèo như bún Huế, hủ tiếu Châu Đốc của cô Bích Ngọc, phở xào đặc biệt của cô Lài và có mặt cho nhau 59

60 các loại xôi thật ngon của cô Chi. Còn cô Mịn là nữ hoàng nấm vì khi tới Nhập Lưu là cô đi hái nấm rừng về xào món nấm tuyệt vời không tìm được ở nhà hàng nào hết! Cũng có khi con xuống tinh thần, cảm thấy chán nản thì chỉ cần nhìn các bác, các cô chú nhiệt tình và vui vẻ với quý thầy quý sư cô là chí nguyện tu tập của con được hồi phục, con trở nên phấn khởi và lửa Bồ Đề tâm cháy sáng lại. Các bác, các cô chú phần đông đều trên 50 tuổi, có người bị bệnh tật mà vẫn chịu khổ cực tới ở tu tập cuối tuần giữa mùa đông lạnh cóng. Vì phương tiện chưa có đầy đủ nên các cô, các bác phải ngủ trong hành lang của cốc quý sư cô mà các chú đã đóng ngăn vách lại để tạo ra thêm phòng ngủ. Tối đến gió thổi qua những kẽ hở lạnh run mà các cô, các bác vẫn ngủ ngon và còn thức sớm hơn mọi người để chuẩn bị điểm tâm cho đại chúng nữa! Các chú thì sáng kiến lắm, chuyển hóa xe van cũ thành phòng ngủ, và những người nào đủ can đảm thì cùng thầy Pháp Cơ ngủ trên sàn xi măng trong lều Mông Cổ hoặc thiền đường không có sưởi. Ôi làm sao quên được những hình ảnh đã nuôi dưỡng con với tình nghĩa đậm đà và tâm Bồ Đề kiên trì của các bác cô chú và bạn trẻ. Những người bạn trẻ như Thải, chị Xuân, Kenny, anh Phước lên Nhập Lưu làm việc cặm cụi từ sáng sớm đến tối khuya mà còn phải lái xe về để đi làm ngày sau! Còn rất nhiều người con chưa kể hết tên ra được nhưng con rất trân quý. Cho dù con đã xuất gia, có nghĩa là rời bỏ gia đình huyết thống để theo lý tưởng, nhưng sự có mặt của tất cả mọi người mỗi cuối tuần cùng chia sẻ niềm vui bữa ăn và công việc làm cho con cảm giác như mình chưa từng xa gia đình mà còn mở rộng ý nghĩa từ gia đình một cách sâu sắc hơn nữa. Câu điện từ cột điện của công ty cho trung tâm là một việc quá lớn đối với một thợ điện (gần về hưu) như Bố của con. Nhưng Bố con tin rằng sẽ có đủ nam nhi chí lực trong tăng thân nên nhận giúp làm, ai ngờ khi bắt tay vào thực tế của sự việc như những nam nhi chí lực khác (đều đi làm trong tuần và cuối tuần chỉ có thể giúp vài tiếng, mà phần lớn là các cô chú đều trên 50 tuổi) hoặc có khi nam nhi chí lực chỉ là thầy Pháp Cơ và bốn sư cô, mà đâu phải ai cũng làm việc nặng được - thì Bố con nản lòng chịu không nổi cái lạnh của Melbourne và đòi về liền ngày sau! May mà có thầy Pháp Cơ cười hề hề, bao dung nâng đỡ, và có thể một phần vì tội quý sư cô tu rục kiểu này cũng như thương xót cho con (con gái của Bố mà) nên Bố ở lại và đi đi về về Brisbane. Rốt cuộc việc cũng xong. Cơ hội này giúp cho Bố con chứng kiến sức mạnh của sự đoàn kết tăng thân. Từ cột điện đến thiền đường là 150 m và dây điện trong ống để chôn dưới đất như là một con trăn khổng lồ màu cam rực rỡ, lại nặng vô cùng tại vì dây điện làm bằng chì và bằng đồng. Dụng cụ chuyên môn để kéo dây vào lòng đất thì không có nhưng mình lại có sức sống và tâm trí của tăng thân. Tới lúc cần thiết, tất cả các bác cô chú với khả năng hạn chế của mình đã cùng nhau kéo vác con trăn khổng lồ này như bầy kiến mà khi đoàn kết có khả năng tha con mồi lớn gấp mấy trăm lần. Trăn xuống hố xong, Bố thở phào, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt mệt mỏi vì lo lắng. Tụng kinh dưới ánh nến Cơ hội sống xa tổ ấm đại tăng thân cho con kinh nghiệm về tăng thân hiện đại vượt biên giới, thời gian và không gian như thế nào. Nhờ phương tiện truyền thông qua mạng lưới internet mà chúng xuất sĩ Nhập Lưu và Hồng Kông có thể có một mùa an cư chung với nhau cho dù cách xa mấy ngàn cây số. Con ngẫm nghĩ có phải chăng internet thời đại này như là Indra s net của thời xa xưa màu nhiệm đó? Mỗi tuần chúng con gặp nhau để pháp đàm qua Skype (gặp nhau qua mạng) và được học lớp Đạo Bụt đi vào cuộc đời do thầy Pháp Khâm dạy. Lớp này cũng được một số cư sĩ bên Úc và Hồng Kông theo học trực tuyến hoặc coi video sau. Chúng con rất hạnh phúc được chia sẻ niềm vui cùng những khó khăn của đời sống tăng thân tiểu chúng. Chúng con hát hò và kể chuyện cho nhau nghe như đang ở gần bên nhau. Mãn khóa tu xong con cảm thấy rất gần gũi và thân mật với quý thầy, quý sư chú bên Hồng Kông. Con đã được cấp visa trở lại Pháp nhưng vì 60 hãy lắng nghe nhau

61 thương quý sư cô và tăng thân quá nên con cứ đắn đo, suy đi nghĩ lại mãi không biết mình nên về Làng tu tập cho vững hơn hay ở lại đóng góp xây dựng. Con trằn trọc với quyết định này nhiều lần vì ai cũng thương con, cho con tự chọn và sẽ yểm trợ hết lòng dù con đi hay ở lại. Rốt cuộc con về lại Pháp, cũng vì tình thương và biết mình còn nhiều yếu kém cho nên phải cố gắng tu tập để đền đáp tình thương và niềm tin mà quý sư cô cùng tăng thân đã gởi gấm cho Tam Bảo qua con. Về tới Làng con nhớ quý sư cô và tăng thân năm chúng Nhập Lưu quá, có khi đi thiền hành trên đồi mận ở Xóm Mới mà con có cảm giác như đang được hít không khí trong lành của Nhập Lưu. Thật ra, không gian ở Pháp khác gì không gian ở Úc? Mỗi khi cảm nhận hạnh phúc tràn đầy và năng lượng hùng hậu của tăng thân Làng Mai qua những lúc tụng kinh và bữa cơm ngày quán niệm con đều hồi hướng cho tăng thân Nhập Lưu. Khi gặp thiền sinh Úc tới Làng con đều ríu rít và hết lòng khuyến khích họ tới thăm Nhập Lưu. Con nói với họ: Plum Village is now also in your backyard! (Làng Mai bây giờ cũng có trong vườn sau nhà của bạn đó!) Trước khi về lại Làng con còn có cơ hội cùng quý sư cô và các thầy Pháp Khâm, Pháp Dung và Pháp Hải tổ chức khóa tu cuối tuần tại Nhập Lưu. Mấy ngày đó mưa tầm tã nhưng cũng có khoảng sáu, bảy chục người tham dự. Nhà ông hàng xóm, tức nhà cư sĩ Tiếp Hiện Ian Roberts, nhét được 20 người với một phòng vệ sinh, thiền đường và lều Mông cổ cũng đầy người đến nỗi những người trẻ tới sau phải ra phố Beaufort ngủ trong caravan park. Con cảm thấy rất ấm lòng khi nhóm trẻ pháp đàm cùng nhau thật sâu sắc và tha thiết dưới những cái dù bên lửa trại. Tình huynh đệ đã bắt đầu nẩy mầm khi ngày cuối các em cùng nhau thọ Năm giới như là một gia đình tâm linh mới được sinh ra. Khóa tu tại Sydney được tổ chức với đầy năng lượng tu tập và không khí gia đình được mọi người cảm nhận và nuôi dưỡng. Tăng thân Sydney hết lòng yểm trợ tinh thần và vật chất, cúng dường tổng cộng AU$ 30,000 cho công trình xây dựng Nhập Lưu để đủ điều kiện bảo lãnh mấy sư em Bát Nhã qua cùng tu tập. Cô chú và các bạn trẻ ơi, con xin hết lòng tu tập cho tăng thân năm chúng của Nhập Lưu. Con hy vọng cô chú và các bạn cũng cố gắng thực tập cho chính mình và cho con. như thế mình sẽ có mặt trong nhau và cho nhau. Hẹn gặp lại cô chú và các bạn nhé! NhÆp LÜu Nắng lụa chan hoà dâng ý thơ Ấm tình gia tộc chốn hoang sơ. Lên đồi hoa trắng, hồn thư thái Cứ ngỡ lạc vào một cõi mơ Dưới những hàng cây cánh lá rung Thầy trò đàm đạo, ý tương phùng Bước chân tự tại an nhiên quá Trên thảm rêu mềm như tuyết nhung. Hồ nước trong ngần đợi dáng sen Lý ngư còn hẹn bóng trăng lên TRÚC xinh vừa trổ mầm XANH mướt Mà nghĩa NHẬP LƯU đã hóa duyên Góc biển chân trời hội tụ đây Bạc Liêu, Pháp, Úc, sát na này Cảm gương từ ái và khiêm tốn, Thả hết trầm tư theo gió bay AI-CƠ HOÀNG-THỊNH thứ hai 14/6/2010 (Cảm tác nhân dịp đến thăm cháu - sa di ni Sinh Nghiêm, được thầy Pháp Cơ và các sư cô Thiền viện Nhập Lưu ân cần đón tiếp như người thân trong gia đình.) Chân Sinh Nghiêm có mặt cho nhau 61

62 lá thü Paris Thầy Pháp Liệu Đại chúng Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ đang An Cư Kết Đông , với sự có mặt của các sư cô Giác Nghiêm, Gia Nghiêm, Mai Nghiêm, Uyên Nghiêm, Đào Nghiêm, Phùng Nghiêm, Tuyết Nghiêm và Nội Nghiêm. Cùng an cư với quý sư cô và tăng thân Làng Mai, trên khắp nước Pháp có hơn 360 vị thiền sinh cư sĩ cũng tham gia An Cư Kết Đông tại nhà. Đây là một sự thực tập được sư cô Tôn Nghiêm và vài vị cư sĩ thân hữu đề nghị và khởi xướng từ hai năm nay. Với cách An Cư mới này, những vị cư sĩ nào muốn tham dự sẽ cam kết nghe đều đặn các bài pháp thoại của Sư Ông (được tải xuống từ mạng Internet). Mỗi tuần một lần, các vị cùng nhau pháp đàm, chia sẻ sự thực tập cá nhân trong tuần vừa qua. Các sư cô Gia Nghiêm, Đào Nghiêm, Tuyết Nghiêm, Nội Nghiêm (trái sang phải) Tăng thân vùng Paris có cử một hội đồng giáo thọ gồm có đại diện cư sĩ và xuất sĩ để họp trực tuyến qua điện thoại mỗi tuần. Sau buổi họp, hội đồng sẽ đề nghị một vài phương pháp thực tập có thể ứng dụng ngay trong đời sống hằng ngày như: áp dụng thi kệ khi lên xuống cầu thang, mở cửa và đóng cửa; chuẩn bị bữa ăn sáng trong chánh niệm, dùng lời ái ngữ với người bạn đời và con cái của mình, thực tập buông bỏ vv... Ngoài ra, các vị cũng cam kết trong ba tháng An Cư sẽ hạn chế việc mua sắm những thứ không cần thiết, ít đi ra ngoài. Những đề nghị thực tập này cũng được giới thiệu với các tăng thân địa phương để mọi người có cơ hội tham khảo và thực tập chung. Phương pháp An Cư tại nhà này đã đem lại nhiều hoa trái. Kết quả là mỗi năm số người đăng ký tham dự ngày càng đông, có cả những thiền sinh từ Canada, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Burkinafaso (Phi Châu) cũng xin tham gia vào chương trình này. Bắt đầu từ mùa thu năm 2010, sau hơn hai năm chung tay cùng quý sư cô ổn định nhà cửa, cảnh trí và xây dựng tăng thân, quý thầy Pháp Độ, Pháp Tự, Pháp Liệu và Pháp Tập đã trở về lại Làng Mai để tu tập cùng đại chúng Xóm Thượng. Từ nay trở đi Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ trở thành một tu viện nhỏ cho quý sư cô tại vùng ngoại ô Paris. Các bạn thiền sinh cư sĩ người Pháp và người Việt có phần hơi tiếc sự vắng mặt của quý thầy, nhưng chắc thế nào các bạn cũng sẽ quen dần với sự hướng dẫn và giảng dạy đủ đầy của quý sư cô. Sau hai năm sinh hoạt Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ đã đạt được nhiều thành tựu. Về quan cảnh bên ngoài thì vườn tược, đất đai và cây cảnh tương đối ổn định, không còn thấy những đống đất, đá ngổn ngang nữa. Ngoài sau vườn, Thầy Pháp Tập có xây một cái nhà xanh xinh xắn cho sư cô Gia Nghiêm tha hồ trồng cà chua, cải bẹ xanh, dưa leo, khổ qua v.v... Phía trước nhà, trên mảnh đất giáp nhà láng giềng sư cô Tôn Nghiêm đã ra công lượm đá, đổ đất và thiết kế một mảnh vườn nhỏ thật dễ thương, trồng hoa và rau thơm. Trước cửa nhà, anh Benoit có giúp đóng một cái sàn gỗ khá rộng trên cái sân đất thường lầy lội sau cơn mưa. Đại chúng nhờ vậy được thưởng thức những buổi cơm ngoài trời mà không sợ lấm bùn. Cuối mùa thu anh Benoit cũng đã hoàn tất một cái bể chứa nước mưa có khả năng chứa 70 mét khối, dùng để tưới rau, hoa và cây cảnh. Những điều mới lạ Thiền hành giữa lòng Paris Được Sư Ông khuyến khích, hai sư cô trẻ người Pháp là sư cô Mai Nghiêm và sư cô Tôn Nghiêm đã không quản ngại tổ chức mỗi ba tháng một lần buổi thiền hành giữa lòng Paris. Trước sự kiện hai tháng, hai sư cô năng nỗ làm việc với nhau thật hài hoà. Một cô thì lo liên lạc xin phép toà đô chính Paris, cô kia thì lo báo trước cho quận cảnh sát Paris để họ 62 hãy lắng nghe nhau

63 chuẩn bị giữ trật tự cho đoàn thiền hành. Vui nhất là khi hai sư cô lấy xe điện ngầm ra Paris, dành cả ngày để đi dò đường, sắp đặt và thử nghiệm trước lộ trình. Vài tuần trước buổi thiền hành, ngày giờ điểm hẹn và lộ trình được thông báo rộng rãi trên Blog của La maison de LInspir và chuyển tới từng thành viên của tăng thân Paris Le Jardin de linstant. Gần tới ngày quyết định hai sư cô mới đề cử thầy Pháp Liệu hướng dẫn đoàn thiền hành. Thầy Pháp Liệu ban đầu thấy hơi ngại nhưng rồi cũng tự trấn an là cứ để cho Bụt đi. Thật may mắn cho tăng thân, buổi chiều tháng sáu hôm ấy trời đẹp và nóng. Dân Parisiens và du khách nhộn nhịp đi dạo phố. Các tiệm cà phê tê-rát (café-terrasse), một nét văn hóa biểu tượng của thủ đô Paris, đông nghẹt khách ngồi ngắm người qua lại. Trong các công viên và trên các bãi cỏ công cộng, dân chúng nằm phơi nắng rất tự nhiên. Trong một bối cảnh như thế mà có một đoàn hơn 60 người đi thiền hành thảnh thơi trong im lặng, được cảnh sát công lộ (dùng xe đạp) đi trước mở đường, dẫn đầu đoàn là một ông thầy tu áo nâu là một sự kiện rất lạ mắt, có thể là thú vị nữa cho người dân Parisiens và du khách tứ phương. Đoàn khởi hành trước nhà thờ Saint Eustache, cạnh Forum des Halles, đi ngang qua Kim Tự Tháp của viện bảo tàng Louvres (Pyramides du Louvre), dạo đường Rivoli, một trong những con đường nổi tiếng của Paris, đi qua công viên Tuileries (Jardin des Tuileries) rồi chấm dứt với hai mươi phút ngồi thiền bên bờ sông Seine, ngắm các tàu du khách Bateaux-mouches qua lại. Ban đầu thầy Pháp Liệu thấy hơi mắc cỡ vì bao nhiêu cặp mắt tò mò và hiếu kỳ đổ dồn về phía mình như thể mình từ một hành tinh nào đến vậy. Nhưng rồi thầy cứ thực tập thở và thực tập phương pháp để cho Bụt đi thì từ từ thầy cũng thư giãn được ra. Khi thư giãn được rồi thì thầy Pháp Liệu tận hưởng được những nét đẹp kiến trúc của thủ đô Paris mà từ trước đến nay thầy chưa bao giờ để ý tới như các công trình chạm trổ trên các máng xối, các khung cửa sổ của các toà nhà cổ kính đồ sộ thời hoàng đế Nã Phá Luân (Napoléon). Thỉnh thoảng, đoàn cũng nghe lỏm được vài lời bình luận thật buồn cười: À! Chắc là Đức Đạt Lai Lạt Ma đó!. Khi có một vài người đến hỏi han, tò mò muốn biết tại sao đoàn đi chậm như rùa vậy? Lúc ấy các vị cư sĩ có trách nhiệm trong đoàn liền phát một tờ rơi cho họ với nội dung như sau: Chúng tôi muốn đi từng bước thảnh thơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Paris. Chúng tôi đi mà không cần tới vì chúng tôi thực tập tận hưởng từng bước chân để tận hưởng Paris qua một cái nhìn khác thường. Còn bạn, bạn đang chạy đi đâu? Trước khi chia tay ra về, quý thầy và quý sư cô còn được cô Hélène và chị Bích khao một chầu kem, ăn mừng sự thành công mỹ mãn của buổi thiền hành. Nhóm học tập mười bốn giới Tiếp Hiện Tại Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ, một lớp học tìm hiểu về Mười Bốn Giới Tiếp Hiện đã được hình thành với sự nâng đỡ của các anh chị Tiếp Hiện lão thành. Nhóm này gồm khoảng hai mươi vị hẹn nhau mỗi tháng một lần ở thiền đường để học và chia sẻ kinh nghiệm thực tập Mười Bốn Giới. Đây cũng là dịp để các anh chị Tiếp Hiện đi trước có cơ hội gần gũi và hiểu nhau hơn trong khi trao truyền kinh nghiệm thực tập và hành trì Mười Bốn Giới cho thế hệ đi sau. Cũng trong dịp học giới ấy, thầy Pháp Độ đã hướng dẫn cho các anh chị Tiếp Hiện vùng Paris-Ile De France các pháp môn căn bản, cách sử dụng các pháp khí như chuông mõ, khánh, v.v để sau này các anh chị Tiếp Hiện có đủ tự tin khi đứng ra hướng dẫn các khóa tu. Anh chị nào cũng mến cái tài hướng dẫn và giảng dạy sâu sắc của thầy Pháp Độ, đôi lúc thầy còn tếu lâm chọc cười họ nữa. Thiền đường trong năm qua Đầu năm Ngày tết, thầy Pháp Độ bày biện thật sành điệu. Thầy trang trí bàn thờ với đầy đủ các mâm hoa quả bánh trái, chẳng hiểu thầy sắm được ở đâu hai bó hoa đào đỏ hồng to tướng, chưng hai bên bàn thờ. Thầy Pháp Độ rất hãnh diện được dịp giới thiệu những nét đẹp của văn hóa Việt Nam cho các bạn thiền sinh tới ăn Tết ở Thiền Đường. Một tuần trước Tết, các bạn thiền sinh người Pháp và các em thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên bên Pháp được có cơ hội nghe sự tích bánh chưng bánh dày. Liền sau đó mọi người được hướng dẫn tập gói bánh tét và bánh chưng. Giống như Làng Mai, tăng thân Tây và ta ở Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ cũng bắt đầu bằng buổi thiền hành vào chiều ba mươi Tết, rồi ngồi thiền, đọc lời khấn tổ tiên và ăn tiệc đầu năm. Tối đến cũng có văn nghệ bỏ túi. Năm nay, trong tiết mục văn nghệ có sự đóng góp của hai bạn thiền sinh là nhạc sĩ có mặt cho nhau 63

64 chuyên nghiệp: anh Antoine chơi saxophone và chị Margaux chơi đàn Harpe. Bên cạnh đó còn có hai em Quỳnh Lan và Huy tốt nghiệp môn dương cầm trường quốc gia âm nhạc Aulnay Sous Bois đã cống hiến cho buổi văn nghệ vài bản tuyệt tác cổ điển, làm mọi người mê mẩn luôn. Từ mùng một Tết cho đến mùng mười vào mỗi cuối tuần, quý thầy, quý sư cô đều tổ chức bói Kiều cho thiền sinh Việt Nam và Tây phương. Món bói Kiều đã được giới thiệu với các bạn Tây ở Paris năm ngoái. Năm nay họ càng nôn nóng được bốc một quẻ đầu năm. Thế là thầy Pháp Độ và thầy Pháp Liệu phải hoan hỷ thay phiên nhau ngồi bói từ sáng tới tối. Thầy Pháp Liệu nhân không khí Tết có tổ chức một buổi bói Kiều đặc biệt cho nhóm sinh hoạt người trẻ do hai sư cô Mai Nghiêm và Tôn Nghiêm tổ chức hằng tháng. Trong số đó có người trẻ Việt Nam lớn lên bên Pháp và cả thanh niên, thiếu nữ Pháp nữa. Phần lớn những người trẻ này đã tới tuổi (có khi quá tuổi) cặp kê nên nhiều câu hỏi có liên quan tới chuyện tình duyên. Không biết cụ Nguyễn Du trả lời ra sao mà đầu năm tăng thân Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ tổ chức một buổi đám hỏi và cuối năm thì cũng được mời đi ăn cưới. Vừa ăn Tết xong thì tăng thân làm lễ tự tứ. Sau tự tứ, toàn chúng xuất sĩ Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ được về Làng tham dự Khóa Tu Xuất Sĩ. Phật Đản Đầu tháng năm Tây lịch, Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ cũng tổ chức mừng lễ Phật Đản. Vì hôm đó trời mưa và lạnh nên lễ Tắm Bụt được tổ chức trong nhà, hơi chật chội chút xíu nhưng bảo đảm đức Bụt sơ sinh không bị cảm lạnh và sổ mũi. Khóa tu Sức Khỏe và Hạnh phúc Khóa tu Sức Khoẻ và Hạnh phúc năm 2010 xảy ra tại lâu đài Château des Hellandes, miền Normandie với đầy đủ tiện nghi bếp núc và phòng ốc cho khoảng 120 thiền sinh tham dự. Đặc biệt năm nay, ban tổ chức có mời một anh đầu bếp chuyên về thức ăn dưỡng sinh của truyền thống Du già (cuisine ayurvédique) tới nấu ăn cho khóa tu. Các vị thiền sinh được dịp thưởng thức các món ăn chay thật mới lạ cho khẩu vị Tây phương, nêm nếm bằng gia vị Ấn Độ. Vì sức khoẻ của chúng ta có liên quan tới sức khoẻ môi trường nên bên cạnh sự thực tập chánh niệm căn bản để chuyển hóa thân tâm, thiền sinh cũng được dịp nghe thuyết trình và trao đổi với các nhà chuyên gia về môi trường như cô Anne Rivière, tiến sĩ môn khoa học môi trường, chuyên bảo vệ nước sạch bằng cách phổ biến sử dụng cầu tiêu khô (không xài nước dội) hoặc anh Philippe Desbrosses, tiến sĩ nông học chuyên ngành nông nghiệp sạch xanh (agriculture biologique). Trong các buổi sinh hoạt nhóm, ban tổ chức có mời được một nhà tâm lý trị liệu chuyên về Trị liệu bằng nghệ thuật (Artthérapie). Các vị thiền sinh trong nhóm này được mời tự do vẽ, tô màu hoặc cắt dán hình ảnh, v.v để dẫn diễn những gì mình nghĩ có liên quan tới cái tên và những tánh tình của mình. Cuối buổi sinh hoạt mỗi người trong nhóm được dịp trăm hoa đua nở, hãnh diện khoe bức tranh trăm màu của mình. Cuối khóa tu hơn một phần ba thiền sinh được tiếp nhận Năm Giới trong một buổi lễ tuy đơn giản nhưng thật ấm cúng và không thiếu sự trang nghiêm. Khóa tu Gia Đình Sau khóa tu Sức Khoẻ và Hạnh phúc, thầy Pháp Tập và thầy Pháp Liệu có dịp hướng dẫn một khóa tu thử nghiệm cho các bậc cha mẹ trẻ ở Maison de Lharmonie, Sologne. Trong khóa tu cuối tuần này ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trẻ có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn song song với những sinh hoạt tu tập chung với các cháu nhỏ như đi thiền hành trong rừng, ăn cơm im lặng, ngồi chơi nghe cô Fiona, một cô Tiếp Hiện người Tô Cách Lan (Ecosse) chuyên nghiệp kể chuyện cổ tích cho người lớn và trẻ em. Điều đáng phục là cô ta có khiếu thu hút người nghe và biết khéo léo lồng vào sự thực tập chánh niệm khi cô kể chuyện. Các bậc cha mẹ trẻ rất trân quý buổi pháp đàm để chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm thực tập trong đời sống hằng ngày: làm sao nuôi dưỡng năng lượng chánh niệm để có mặt thực sự và đáp ứng được các nhu cầu và đòi hỏi của các cháu thiếu nhi. Khi ra về, các cặp vợ chồng trẻ này có nói lên nguyện vọng muốn tới tu học tại Thiền Đường mỗi tháng một lần đễ được sư cô trụ trì Giác Nghiêm hướng dẫn thêm vì sư cô cũng đã từng là một người mẹ biết cách tu tập và chăm sóc con nhỏ. Tháng sáu Tăng thân xuất sĩ Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ được mời qua dự khóa tu do tăng thân Làng Mai tổ chức tại Phật Học Viện Ứng Dụng Âu Châu, Đức quốc. Đây là dịp để quý thầy và quý sư cô thường trú của Thiền Đường được nghỉ ngơi, tận hưởng khóa tu chánh niệm cho người Đức và cũng tận hưởng tình 64 hãy lắng nghe nhau

65 huynh đệ và vòng tay ấm áp của đại gia đình Làng Mai. Vui hơn nữa là gần như hầu hết các khuôn mặt quen thuộc của tăng thân người Việt ở Paris cũng xin tháp tùng đến Học Viện tham dự hai ngày tu học dành cho chúng Tiếp Hiện Âu Châu. Không khí khóa tu đem lại nhiều cảm hứng nên chỉ cần tăng thân khuyến khích dấn thân bước thêm một bước là bốn anh chị, các anh Phi Long (Chân Linh Đan), anh Đức (Chân Linh Nhĩ), anh Tín (Chân Linh Đài) và cô Mai (Chân Linh Thoại) liền sẵn trớn xin thọ mười bốn giới Tiếp Hiện luôn. Thế là tối hôm đó cả phái đoàn được bốn anh chị tân Tiếp Hiện khao đãi một chầu kem Ý vừa ngon vừa rẻ. Lễ Bông Hồng Cài Áo Rằm tháng bẩy âm lịch, tăng thân người Việt cùng quý thầy được dịp giới thiệu lễ Bông Hồng Cài Áo cho các bạn Pháp. Quý thầy mời hai em trẻ đọc đoản văn Bông Hồng Cài Áo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Sau đó các bậc cha mẹ được mời nói lên tình thương và những nỗi lo lắng của mình cho tương lai và hạnh phúc của con cháu. Rồi đến lượt các em chia sẻ từ trái tim, biểu lộ lòng biết ơn sâu sắc của mình với các đấng sinh thành. Buổi lễ đã đánh động và tưới tẩm những hạt giống biết ơn trong các bạn người Pháp, làm họ rất cảm kích truyền thống Vu Lan của Việt nam. Cuối buổi lễ, các em thanh nữ Quỳnh Hương, Quỳnh Lan, Mỹ Dung, Mỹ Thiện có cơ hội diện chiếc áo dài thướt tha thuần túy Việt Nam để cài bông hồng cho đại chúng. Ngoài những khóa tu đặc biệt, sư cô Giác Nghiêm vẫn tiếp tục hướng dẫn khóa tu học cuối tuần với chủ đề Trị liệu bằng chánh niệm và thư giãn với hai tay mỗi ba tháng một lần trong vòng hai năm cho 20 vị thiền sinh đã cam kết tham dự đều đặn. Kính chúc quý bạn năm nay sẽ có dịp ghé thăm Thiền Đường Hơi Thở Nhẹ, một tu viện nhỏ nằm cạnh bờ sông Marne êm đềm. Ở đó có những nàng tiên với trái tim lớn và chiếc đũa thần chánh niệm. Bạn hãy thử xin các nàng tiên ấy chấm chiếc đũa thần lên mắt, lên tai, lên mũi, lên lưỡi v.v của bạn đi Tức thì bạn sẽ nhận ra trong giây phút hiện tại, những mầu nhiệm của sự sống đang thật sự diễn bày tåm biêt kh Çau Sư cô Trăng Phương Đông Sư cô Trăng Phương Đông là một sư cô trẻ người Indonesia, qua Làng Mai vào cuối năm 2009 và xuất gia vào năm Trong chuyến hoằng pháp tại Đông Nam Á vừa qua của Sư Ông, sư cô đã được theo tháp tùng và cống hiến sự thực tập của mình cho quê hương Indonesia. Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà con đã ở Làng được một năm rồi. Con được xuất gia trong gia đình Sen Xanh vào ngày 27/5/2010. Gia đình Sen Xanh ở bên Làng có tổng cộng bốn cây: sư em Trăng Đầu Hạ (người Việt); sư em Trăng Mới Lên, sư em Trăng Phương Nam và con - Trăng Phương Đông là người Indonesia. Nhân dịp Thầy và Tăng thân có chuyến đi hoằng pháp tại Đông Nam Á năm 2010, trong đó có Indonesia, ba chị em chúng con may mắn được Sư Ông và Tăng thân thương, cho phép được về thăm nhà. Tuy nhiên, vì một số lý do, cuối cùng chỉ có con và sư em Trăng Mới Lên về lại quê hương. Đây là lần đầu tiên đất nước Nam Dương được chào đón Thầy và Tăng thân Làng Mai, vì vậy mà có rất nhiều chuyện hấp dẫn để con chia sẻ với đại chúng xin đại chúng cứ từ từ thưởng thức và đừng quên theo dõi thở trong khi đọc nhé. có mặt cho nhau 65

66 Chúng con đến Jakarta (thủ đô của Indonesia) vào ngày 27/9/2010. Hạnh phúc làm sao khi được trở về với mảnh đất thân yêu, ôi quê hương quê hương của con. Bạn của sư em Trăng Mới Lên đón chúng con tại sân bay. Sư em con rất ngạc nhiên và hạnh phúc khi em trai của sư em cũng ra sân bay đón chúng con. Từ sân bay, chúng con đi thẳng về ngôi chùa có tên là Ekayana. Thầy trụ trì đã từ bi hoan hỉ cho phép chúng con được nghỉ ở đó một đêm. Ngày hôm sau, vừa ăn sáng xong thì con nhận được điện thoại của dì con. Thật là bất ngờ đối với con khi biết rằng dì đã chấp nhận việc con xuất gia. Trước đây dì và gia đình con phản đối quyết liệt chuyện con đi tu. Bây giờ thì dì đã tìm cách nói chuyện với gia đình con và cho gia đình con một cách nhìn mới. Nhờ có dì mà ba mẹ của con đã bắt đầu dịu lại. Và một phép mầu đã xảy ra: dì con nói gia đình con đồng ý đến tham dự buổi pháp thoại công cộng của Sư Ông tại Jakarta. Khi nhận được tin này, trong con tràn đầy những xúc cảm, vừa vui mà cũng vừa sợ, vừa lo lắng, nghi ngại. Và nước mắt con cứ lăn dài trên má Cũng trong buổi sáng hôm đó, con và sư em Trăng Mới Lên rời chùa Ekayana để đi Bogor bằng ô-tô. Chúng con đến nơi đúng vào giờ ăn trưa. Sau khi đi chào quý Thầy, quý Sư Cô lớn (vì chúng con là các tân sa-di nên việc đi chào cũng kéo dài lâu hơn thường lệ một xíu), chúng con cùng nhau ăn trưa và tận hưởng khung cảnh tuyệt vời nơi đây. Địa điểm tổ chức khóa tu là một khu nghỉ mát của thành phố Bogor. Ở đây có rất nhiều cây xanh, đặc biệt là các cây ăn trái đã bắt đầu ra quả. Có khoảng 900 người tham dự khóa tu, trong đó có khoảng 300 thiền sinh là người trẻ. Đối với Indonesia, một đất nước mà đa số là người theo đạo Hồi thì 900 người tham dự là một con số đáng kinh ngạc. Tham dự khóa tu lần này còn có 30 người đạo Hồi. Những người bạn này tham dự tất cả các hoạt động của khóa tu và trong những giờ nghỉ giữa các hoạt động, họ vẫn duy trì việc cầu nguyện theo truyền thống đạo Hồi (họ cầu nguyện năm lần mỗi ngày). Trong khóa tu, khi mọi người thực tập sám pháp địa xúc, họ cũng thực tập theo. Điều này thật là lạ, bởi vì người Hồi giáo chỉ được phép quỳ lạy trước đấng Allah, nếu họ lạy trước một ai khác thì họ sẽ bị coi là có tội. Tuy nhiên, trong khóa tu này, những người bạn Hồi giáo vẫn thực tập sám pháp địa xúc mà không cảm thấy khó khăn hay mặc cảm tội lỗi. Tất cả những người tham dự khóa tu đều rất hồ hởi, họ hết lòng đón nhận những lời chỉ dạy của Sư Ông. Nhiều người trẻ tham dự khóa tu cũng bày tỏ mong ước được bước vào đời sống xuất gia. Sự hiện diện của Tăng thân đã đánh động rất lớn đến những người trẻ. Họ nhìn thấy Tăng thân đi như một dòng sông, điều này chạm đến nhu yếu an ninh ở trong họ. Họ khao khát được sống ở một nơi an toàn, nơi mà họ có thể chia sẻ bất kỳ điều gì từ trái tim mình, nơi mà họ nhận được sự quan tâm chăm sóc và được sống đúng với chính mình, nơi có tình huynh đệ và có những người luôn sẵn sàng lắng nghe những thổn thức và khổ đau trong họ. Và họ đã tìm thấy những phẩm chất đó nơi Tăng thân. Buổi vấn đáp với người trẻ do thầy Pháp Dung làm chủ tọa diễn ra rất thú vị. Cùng với Thầy Pháp Dung còn có sư chú Pháp Biểu, sư chú Pháp Linh, sư cô Mai Nghiêm và con (phiên dịch). Không khí hôm đó thật là vui! Buổi vấn đáp bắt đầu bằng hai trò chơi để làm tan đi băng giá (ice-breaking) và cách thức này thật là hiệu quả. Trong buổi vấn đáp đó, các bạn trẻ cảm thấy rất gần gũi với quý thầy, quý sư cô và họ cảm thấy thoải mái đủ để có thể đặt ra những câu hỏi thú vị, chẳng hạn như: có bao giờ quý thầy, quý sư cô vướng mắc với nhau chưa? (vì họ thấy nhiều thầy, nhiều sư cô còn rất trẻ). Bao lâu thì quý thầy, quý sư cô cạo đầu một lần? Nếu muốn đến thăm Làng Mai thì cần phải làm như thế nào? Có thể ở lại Làng Mai bao nhiêu lâu hay là chỉ được phép ở ba ngày? Đã là con người thì về mặt tự nhiên ai cũng có nhu cầu sinh lý, trong khi đó thì quý thầy, quý sư cô lại chọn cách sống độc thân, như vậy có đi ngược lại sự phát triển tự nhiên của con người không? Và còn rất nhiều những câu hỏi đặc biệt dành cho quý thầy, quý sư cô nữa Đối với con thì đây là một dấu hiệu rất tích cực, bởi vì rất hiếm khi họ dám hỏi những câu hỏi đặc Quý thầy, quý sư cô trẻ trong trang phục truyền thống của người Indonesia 66 hãy lắng nghe nhau

67 biệt kiểu như vậy. Họ hầu như không bao giờ có thể chia sẻ và đàm luận một cách thoải mái những chủ đề này đối với các vị tu sĩ ở Indonesia. Trong khi đó thì ở khóa tu này, họ có thể đưa ra những câu hỏi từ trái tim họ. Con thấy những người trẻ đã bắt đầu nhìn quý thầy, quý sư cô với ánh mắt thân thiện và gần gũi hơn. Trong buổi vấn đáp đó, tất cả quý thầy, quý sư cô đã chia sẻ từ những kinh nghiệm trực tiếp và bằng tất cả trái tim mình. Không khí hôm đó thật ấm áp và nuôi dưỡng. Một ngày trước khi khóa tu kết thúc, có hai cô gái đến gặp con và một người chia sẻ rằng cô cảm thấy có ước muốn được làm một sư cô, nhưng cô đang có bạn trai và điều khó khăn nhất là sự phản đối từ phía ba mẹ của cô. Cô ta thật dễ thương. Cô chia sẻ với ánh mắt long lanh như muốn khóc. Ngày cuối cùng của khóa tu đã diễn ra buổi Bein (ngồi chơi bên nhau, có mặt cho nhau). Quý thầy, quý sư cô trẻ trong trang phục xà-rông ( sarung ) truyền thống của người Indonesia vừa hát và múa bài Bengawan Solo khiến cho tất cả mọi người tham gia khóa tu đều ngạc nhiên thích thú. Từ thành phố Bogor, chúng con cùng Tăng thân di chuyển đến Jogjakarta. Đại chúng thức dậy lúc 5 giờ sáng để lên đường và đến Jogjakarta lúc 9h30 tối. Cả Tăng thân nghỉ tại một ngôi nhà cổ và mặc dù tương đối mệt nhưng dường như ai cũng còn đủ sức để thưởng thức vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Trung Quốc với nhiều bàn thờ Bụt. Năng lượng ở đây rất bình an, mát mẻ và yên tĩnh, thật là dễ chịu. Ngày hôm sau, chúng con được cùng với Thầy và Tăng thân leo lên ngôi chùa Borobudur. Đây là lần đầu tiên con được viếng thăm ngôi chùa Borobudur. Borobudur là một di tích Phật giáo theo... và điệu múa dân tộc truyền thống Đại thừa được xây dựng từ thế kỷ thứ IX với 2672 tấm điêu khắc và 504 tượng Bụt. Nhiều người rất ấn tượng khi thấy Sư Ông leo lên Borobudur mà không cần sự giúp đỡ của thị giả. Sau khi leo xuống từ Borobudur, ngay khi Sư Ông bước lên xe để đi về thì thời tiết thay đổi, trời bắt đầu mưa. Nhưng đến khi bắt đầu giờ pháp thoại thì trời nắng lại. Và khi Sư Ông ăn trưa cùng Tăng thân thì trời lại bắt đầu mưa. Đến khi Sư Ông đi ra xe thì mưa lại tạnh. Khi Sư Ông lên xe xong thì trời lại mưa trở lại. Buổi trưa, Tăng thân có cơ hội được xem những điệu múa cổ truyền của người Java và được nghe những bài hát truyền thống của Indonesia. Thật là tuyệt vời Trong thời gian ở đây, đại chúng có cơ hội ăn rất nhiều sầu riêng. Và thức ăn cũng thật là đặc biệt; đầu bếp ở đây đã nấu những món ăn rất đặc trưng của Indonesia, khiến cho mọi người trong đoàn ai cũng thưởng thức hết lòng. Từ Jogjakarta, Tăng thân di chuyển đến Jakarta để tổ chức buổi pháp thoại công cộng cuối cùng trong chuyến đi trên đất nước Nam Dương. Vào buổi sáng trước giờ pháp thoại, con có cơ hội được gặp lại gia đình của con. Ai cũng buồn và khóc rất nhiều khi gặp lại con trong hình tướng của một sư cô. Nhưng thật là may mắn vì hôm đó có thầy Pháp Dung và sư cô Đẳng Nghiêm ở đó. Con đã giới thiệu thầy Pháp Dung và sư cô Đẳng Nghiêm với gia đình con. Điều làm cho con rất ngạc nhiên là gia đình con đã chào thầy và sư cô rất niềm nở và lắng nghe chăm chú những gì mà hai vị ấy chia sẻ. Ban đầu con cũng hơi lo là gia đình con sẽ không mở lòng để lắng nghe những lời chia sẻ của quý thầy, quý sư cô. Và giây phút bất ngờ nhất xảy đến khi mọi người đang nói chuyện thì bất chợt con quay đầu lại (con cũng không hiểu vì sao nữa) và rồi con thấy Sư Ông cùng thị giả đang nhẹ nhàng đi vào từ phía cổng chùa. Tất cả mọi người trong gia đình con đều đứng dậy và chúng con đi ra đón Sư Ông. Thầy Pháp Hữu đã giới thiệu gia đình con với Sư Ông. Và mẹ con lại khóc. Sư Ông mời gia đình con vào trong thiền đường, rồi chúng con ngồi xuống thành vòng tròn bên Sư Ông. Một số bạn thiền sinh cũng có mặt lúc đó. Sư Ông đã chia sẻ với gia đình con về những cái hay, cái đẹp của cuộc sống xuất gia, trong khi đó thì ba và mẹ của con vẫn tiếp tục khóc. Tuy nhiên con nhận thấy là các anh trai của con đã thay đổi rất nhiều sau buổi gặp gỡ đó. Các anh con đã dịu đi và còn tỏ ra thân thiện với quý thầy, quý sư cô nữa. Buổi trưa hôm đó, gia đình con có cơ hội có mặt cho nhau 67

68 ăn cơm chung với thầy Pháp Dung và sư cô Đẳng Nghiêm. Con rất biết ơn sự có mặt của hai vị. Thầy Pháp Dung và sư cô Đẳng Nghiêm đã hết lòng yểm trợ cho con, mang lại cho gia đình con sự tươi mát và nhẹ nhàng. Sự có mặt của thầy và sư cô đã làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là thầy Pháp Dung, thầy rất có khiếu kể chuyện, khiến cho gia đình con ai cũng phải phì cười. Thầy đã chia sẻ cho gia đình con cách làm đậu hũ như thế nào Cũng vào buổi sáng hôm đó, trước khi ba mẹ của con đến, sư anh Pháp Tử có nhờ con làm đệ nhị thân cho sư anh khi có hai mẹ con muốn gặp sư anh và cô con gái bày tỏ mong muốn được xuất gia. Và khi con đến đó thì thật là ngạc nhiên vì cô gái đó cũng chính là người mà con đã gặp hôm trước trong khóa tu tại Bogor. Và thật sự còn có rất nhiều người trẻ khác cũng mong muốn được sống đời sống của một người xuất gia. Con cảm thấy trong khóa tu mọi người đều tu tập rất hòa điệu. Mặc dù cũng có đôi lúc xảy ra sự thiếu truyền thông nhưng nhờ có sự thực tập từ phía quý thầy, quý sư cô và cả các bạn cư sĩ nên mọi thứ đều được giải quyết ổn thỏa. Có một lần trong khóa tu Sư Ông có mời các bạn thiền sinh người Hồi giáo đứng lên chia sẻ về sự thực tập của mình. Các bạn chia sẻ thật là hay. Các bạn đã nói lên niềm hạnh phúc và may mắn của mình được tham gia khóa tu này, được gặp Sư Ông và lắng nghe trực tiếp những lời dạy của Sư Ông. Các bạn cảm thấy những điều Sư Ông chia sẻ giúp các bạn hiểu sâu hơn và có đức tin hơn vào tôn giáo của mình. Hai người trong số đó hiện đang tu tập tại Làng Mai với mong muốn được tập sự xuất gia. Mặc dù chỉ ở Indonesia hai tuần nhưng Sư Ông và Tăng thân đã mang lại niềm hạnh phúc to lớn cho ba ngàn người Indonesia, từ người già đến thanh thiếu niên và trẻ em. Đi đến đâu, Sư Ông và Tăng thân cũng chỉ làm một việc, đó là mang giáo pháp của Đức Thế Tôn đến cho tất cả mọi người. Đó là giáo pháp hiện pháp lạc trú, một giáo pháp đẹp từ đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Chúng ta hãy cùng nhau nói lời tạm biệt với những khổ đau trong lòng ngay ngày hôm nay, đừng đợi đến ngày mai bạn nhé! sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ ngü i Än sï gi»a lòng tæng thân sư cô Sứ Nghiêm Sư cô Sứ Nghiêm là một sư cô trẻ người Pháp, xuất gia năm Dưới đây là bức thư sư cô viết cho Sư Ông nói về kinh nghiệm thực tập của mình. Bạch Thầy kính thương! Đã có nhiều ngày làm biếng thứ hai như thế này con được ngồi trong yên lặng. Con muốn tặng cho mình một món quà thật tuyệt vời là quay trở về với chính mình. Thật vui! Con thích sự tĩnh lặng. Và rằng, con thấy đó cũng là một cách đơn giản để không bị phân tâm đi nơi này nơi kia, qua đó, con có được một món quà của việc Không Làm Gì Cả mà con tự tặng cho mình. Con có thể tận hưởng những bước chân mình vì con không cần đi đâu cả. Con nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng mọi thứ vẫn rất sống động. Dù sao, hôm nay con đã hát hơn hai giờ. Vui lắm, thưa Thầy. Lúc này, con đang thắp lên một ngọn nến thơm mùi sáp ong để đón Đêm đang tới. Những ngày yên lặng như vậy nuôi dưỡng trong con một bông hoa bình an rất đẹp và tự trong lòng sự bình an sâu sắc đó, con cảm thấy được một niềm vui lớn lao. Con đã hít thở mùi thơm của bông hoa đó trong suốt tuần lễ. Con có cảm giác mình đang quét dọn một lối đi, dọn dẹp những bụi cây rậm rạp ở đó. Và con thích làm điều đó lắm. Con đường sẽ đưa đến một nơi rất dễ chịu và chắc chắn là có một cái góc yên tĩnh nào đó trên núi. Khi lối đi đã quang đãng, nó trở nên dễ dàng hơn nhiều để đi trên đó nếu có giông bão bất 68 hãy lắng nghe nhau

69 ngờ đe dọa. Đó là kinh nghiệm hiện giờ của con. Cũng vậy, mỗi buổi sáng, con thức dậy lúc 4h30 và việc đầu tiên con làm là dừng lại: con pha một bình trà và ngồi bên ngoài để lắng nghe những tiếng chim, ngắm trăng và những tàng cây hiện ra dưới ánh trăng, con ngồi với mẹ con vì con biết ở nhà mẹ con vẫn hay làm như thế. Kể từ lúc thực tập như vậy, buổi sáng khi thức dậy con nói: Youpi! để chào đón một ngày mới sắp đến và con cũng nói thầm trước khi đi ngủ là: Alleluia!. Sáng hôm qua trong khi con đang uống trà thì bỗng có một con nai xuất hiện trước mặt con, nó đứng đó một chút, cách con khoảng mười mét. Thật là một món quà tuyệt diệu! Sau thời gian lặng yên này, con cảm thấy mình lắng vào một niềm bình an sâu sắc. Lúc đó, con có cảm giác mình là một con cá đang bơi trong nước mà một cái vây của nó là sự an lạc và cái vây kia là niềm vui. Sự cân bằng và phối hợp của cả hai cái giúp con có thể bơi tới trước một cách rất tự nhiên. Ngày thứ ba vừa rồi, trong buổi ngồi thiền trước pháp thoại ở Sơn Cốc, con thực sự có cảm giác thả mình trong một cái bồn tắm mà nước rất êm và ấm. Con buông thư lưng của mình. Những giây phút đó dễ chịu quá. Con tin rằng từng chút một con đang thực hiện (hoặc làm rõ) cái ước muốn được làm một ẩn sĩ giữa lòng tăng thân của mình, hoặc nói cách khác là thả mình trong một bồn tắm mà cảm thấy rất tự do và an toàn với những mối liên hệ. Cuối cùng con có cảm giác đang tôn trọng chính mình một cách sâu sắc và con thấy có một cái gì đó đang mở ra một cách tự nhiên trong con, con có nhiều không gian hơn để lắng nghe, tiếp nhận, chấp thuận người khác như người đó đang là. Thật buồn cười và bất ngờ vì con không thấy được điều này một cách rõ ràng trước đó, cho dù con có một trực giác nào đó về điều này. Con chưa bao giờ là một người cởi mở, thích giao thiệp, hoặc phải là như vậy trước khi đến đây. Con bắt chước những gì con thấy. Con nghĩ phải làm hoặc nói cái này, cái kia và con tự thúc ép mình rất nhiều dù không muốn. Con dò dẫm đi trong mù mịt và tìm kiếm những điểm mốc. Nhưng bây giờ, con thấy mình đã thoát khỏi những điều đó một cách nhẹ nhàng vì con đã bắt gặp được một cái gì đó đẹp và an ổn hơn nhiều. Con cảm thấy rất hạnh phúc trong cái góc phòng nhỏ của mình, mỗi ngày có cái gì đó để ăn và nhìn thấy những sư chị, sư em mình đi ngồi thiền mỗi buổi sáng. Con thấy lòng mình tràn đầy sự biết ơn về tất cả những điều kiện đã hội tụ lại ở đây cho sự lợi lạc của mỗi người cũng như cho sự thức tỉnh của tất cả. Thật đẹp để mở mắt ra và nhìn thấy những điều đó. Ngay bây giờ đây, con quán chiếu thấy mình không còn cần một thứ gì khác nữa. Mọi thứ quá giản đơn mà con đã không thể nghĩ được cho đến khi con ở đây. Con tin rằng đó cũng là ước mong của con, là đi mãi tới một sự đơn giản hơn và hơn nữa. Con cảm thấy mình quá giàu có. Làm sao con có thể tưởng tượng được có một ngày vị ẩn sĩ sẽ hoàn toàn tương tức với mọi người, với cộng đồng? Dù sao, điều đó là một cái gì rất đẹp. Con là sứ giả của ai? Đúng rồi, con thấy rõ rằng trên con đường an vui mà con đang đi, thực sự không còn là một mình con đang bước đi nữa. Đôi khi con vẫn nghe được giọng nói của một người phụ nữ rất, rất già (bà ngồi bên ngọn lửa và giữ cho nó còn cháy hoài). Con cũng nghe tiếng của Thầy, nghe tiếng trái đất đang khóc. Con tiếp nhận hết. Và con thấy đau. Cái đẹp của thiên nhiên và của sự sống đã mang con trở về nhà mình. Con mở mắt ra một lần nữa. Con đã nhớ lại được một phần ký ức sâu thẳm của mình. Và con biết rằng tất cả chúng ta đang có nhau. có mặt cho nhau 69

70 Bạch thầy kính thương! Hôm nay là ngày đông chí, trăng tròn và cũng là ngày nguyệt thực. Tụi con đã có cơ hội sống một ngày đặc biệt như bữa nay ở Sơn cốc, con đang ngồi ẩn dưới những tàng lá tre để viết cho Thầy. Tiếng nước chảy của dòng suối nhỏ này hay quá. Trời đang mưa nhưng chỉ có vài giọt nước nhỏ xuống người con vì con được che bởi những cây sồi, thông và lá tre. Những thời khắc hạnh phúc và một nơi chốn yên vắng dường như luôn sẵn có trong tầm tay và không lần nào giống lần nào. Con đã ấp ủ lá thư này trong lòng vài tuần rồi nhưng con ít tìm thấy thời gian để viết cho Thầy. Khóa tu mùa đông này thật phong phú, hùng tráng, sâu sắc, đẹp đẽ và tròn đầy như mặt trăng hôm nay vậy. Sống với tất cả điều đó, con cảm thấy hạnh phúc, vững vàng và cắm sâu vào đất. Trong sự bình ổn này, con khám phá trong con có khả năng mở lòng ra và giữ cho nó được rộng mở như thế. Đây là điều mà con chưa từng biết cho đến hiện tại, con thấy rằng điều này làm cho con có thể tiếp nhận và cho đi nhiều thứ hơn. Tất cả là suối nguồn mát trong cho tự do và hạnh phúc. Một cánh cửa đã mở ra kể từ khi bắt đầu khóa tu mùa đông. Con thấy lòng vui như một dòng suối êm đềm và bình an như những ngôi sao đêm. Con đang thực hiện giấc mơ gần gũi nhất của con, đó là mở lòng ra để sẵn sàng hiến tặng thời gian và không gian cho một người nào đó đang cần được lắng nghe. Con không mong ước gì hơn nữa. Con muốn mở rộng tấm lòng để tạo dựng, nuôi dưỡng những mối quan hệ đẹp mà giản đơn với những sư anh, sư chị, sư em của con và nhất là có thể giữ cho lòng con rộng mở trong những lúc mà những nỗi buồn hoặc sự căng thẳng tràn ngập trong con. Đây cũng là lời ước nguyện của con cho năm mới. Con đang gặt hái những hoa trái, và đó là phép lạ của tự do. Con thấy rằng người tri kỷ của con vẫn luôn có đó, trong mỗi hiện hữu đang có mặt, đủ đầy cho con. Và không có gì hơn nữa để con tìm kiếm. Điều này gợi cho con nhớ đến lời ca tụng của linh mục Stan Rougier : Chúa ơi, đây chính là gương mặt mà con đang tìm kiếm! Con có thể nhận ra được đức Chúa đằng sau mỗi gương mặt. Và thế giới được chuyển hóa từ đó. Thỉnh thoảng, trong khi lạy xuống, con cảm thấy những thứ châu báu của tăng thân giống như chiếc nôi của Chúa hài đồng, giống như một vùng đất đang mang đức Chúa Con với biết bao nhiêu là những mối liên hệ và biết bao nhiêu là tri kỷ - quý giá như con ngươi của con vậy. Mối liên hệ và tri kỷ, hoặc một hoặc nhiều, lúc nào cũng có đó khắp xung quanh. Con đang khám phá ra rằng mối liên hệ từ trái tim đến trái tim, vượt qua những ngôn từ, là mối liên hệ đơn giản nhất và rộng lượng nhất dù thế nào. Mối liên hệ đó chứa đựng rất nhiều tình thương cũng như không gian. Và mang trong đó sự tự do. Vị ẩn sĩ mỉm cười. Ngay lúc này, con có cảm giác mình là một cái cây đang lớn nhanh từng ngày, nuôi dưỡng mình bằng hoa thơm, trái ngọt của sự thực tập ở mỗi giây mỗi phút. Có một sự khác biệt so với mùa xuân năm trước, khi mà con có cảm tưởng rằng mình đang ở trong một nhà kính và được thúc ép để lớn lên quá nhanh, quá mong manh; bây giờ con cảm thấy mình rất khoáng đạt, với nhiều chiếc lá to và những cái rễ đâm ra xa trong đất. Về mặt sức khỏe, con muốn chia sẻ với Thầy một tin rất tốt đẹp gần đây: Con đã biết làng gần bốn năm và đã chuyển đột ngột từ chế độ ăn mặn sang ăn chay. Do sự chuyển đổi quá nhanh chóng chế độ ăn nên cơ thể con không thích nghi kịp và đã gặp nhiều khó khăn. Con bị thiếu chất đạm, vitamin và nhất là thiếu sắt kể từ lúc đó, việc này đã làm cho con mệt mỏi, đau đầu và thậm chí buồn bã. Vì vậy con đã phải làm thế nào để chú tâm hơn đến cơ thể và những nhu cầu thực phẩm của con. Một bác sĩ khuyên con phải dùng trứng để từ từ cân bằng lại cơ thể (hơn là dùng thuốc men và những chất phụ trợ) nhưng bữa nay con đã có một tin rất vui là cuối cùng con đã tìm thấy một giải pháp bền vững và thực vật rất phù hợp với mình, những kết quả xét nghiệm máu gần đây nhất đã cho thấy rằng con không còn bị thiếu sắt nữa. Và vì việc này phù hợp với con nên con nghĩ rằng nó cũng thích hợp với quý thầy, quý sư cô trong đại chúng, con rất vui được hướng dẫn cho họ cách làm là : kể từ nhiều tháng nay, con làm lên mầm những hạt đậu lăng (lentille), đậu nành, đậu mỏ gà (pois chiche),... và những thứ đậu lên mầm này là một nguồn dinh dưỡng giàu chất sắt, đạm, kẽm, vitamin B12... Con còn dùng thêm các loại rong biển (chứa iod, vitamin, khoáng chất, đạm...) ở mỗi bữa ăn. Con cũng dùng Spiruline (một loại rong biển) mỗi buổi sáng. Những thông tin này là do bà Anne Rivière, bác sĩ về khoa học môi trường chỉ cho con bởi vì chính bà đã áp dụng thành công điều này trên những dân số kém dinh dưỡng ở Bangladesh với một kết quả đạt được thật xuất sắc. Con rất vui được thử nghiệm những điều này bởi vì lúc này con đã có được một giải pháp thực tế sẵn có, rất đơn giản 70 hãy lắng nghe nhau

71 để thực hiện. Hơn nữa, bây giờ con thấy rất vui thích với việc làm lên mầm tất cả những loại hạt và việc này cũng làm cho các sư cô ở xóm Hạ vui lắm. Hôm qua, con đã nói chuyện điện thoại với ba con, vài ngày trước con có gửi cho ba một bản sao lá thư trước mà con viết cho Thầy và ba con rất vui. Con cũng kể cho ba nghe về những gì mà Thầy dạy con về việc xây dựng một trung tâm thiền tập ở Ardèche và ba con dường như rất hào hứng và nhiệt tình. Đó là một kế hoạch tuyệt vời. Con nói với ba con rằng cái đẹp của cuộc phiêu lưu này cố nhiên là nằm trong tình thương mà con muốn mang đến cho đất nước Cévenol của con, nhưng nhất là trong việc chúng ta sẽ tiếp tục công trình mà chính ba đã bắt đầu từ thời trẻ. Công việc đó là mang những thứ bị bỏ hoang về lại cuộc sống, kiến lập một môi trường thuận lợi cho sự trị liệu và nuôi dưỡng niềm an lạc, đặt nền tảng trên một lối sống cộng đồng và bảo vệ thiên nhiên. Con nói với ba con rằng giấc mơ này, cùng lúc, cũng đang là giấc mơ của Thầy và của con gái ba. Vùng Ardèche cần một trung tâm hướng dẫn tâm linh, những người dân đang khát một phương thức tu tập có thể giúp họ giải quyết được những đau khổ của chính mình. Họ đã mơ ước điều đó, những bàn tay họ còn rộng mở cho dù họ đã thất bại, đã mang thương tích và thất vọng. Con cảm ơn Thầy vì món quà thật đẹp này. Điều này rất giàu ý nghĩa. Tất cả đã có đó và con chỉ tham gia vào sự biểu hiện của những sự kiện với một cái nhìn kinh ngạc thán phục và sửng sốt mỗi ngày. Con thấy kế hoạch này đang mang con đi về tương lai với một niềm vui lớn lao, cùng lúc nó cũng mang con trở lại và hoàn toàn giữ vững con ngay tại đây, bây giờ, bởi vì mỗi hành động được neo vào trong giây phút hiện tại đã là một viên đá được đặt vào cho tu viện của tương lai. Điều này rất rõ ràng. Tu viện đang được xây dựng và việc đó đã được bắt đầu từ lâu rồi. Thầy kính thương, cuối cùng con đã trở về nhà. Con muốn khóc vì trái tim con đang tỏa rạng hạnh phúc. Con cảm thấy tràn đầy niềm biết ơn đối với con đường đã được mở ra, được nằm trong vòng nôi của tăng thân và không ngừng nếm những dòng Cam Lộ ngọt thơm như sữa và mật ong. Giàu có làm sao! Mình đang có biết bao nhiêu là thứ để có thể hiến tặng ngay từ bây giờ. Sáng nay thức dậy con nhớ là hôm qua ba con đã nói qua điện thoại là ba sẽ đi nghỉ một tháng vào mùa thu tới và một điều hiển nhiên xảy đến là chúng ta có thể tổ chức một khóa tu cho người trẻ bằng cách tận dụng khoảng không gian bỏ trống đó ở nhà ba (cũng là nơi con đã sinh ra) để làm một cuộc xuất quân như mùa xuân vừa rồi! Những người trẻ vui lắm, những người thiền sinh như người của làng Boissière cũng vậy. Những cánh cửa tự mở ra rồi, thưa Thầy. Con đã nói chuyện này sáng nay với sư chị Tôn Nghiêm và sư chị Hài Nghiêm và chúng con nói với nhau là chúng ta cũng có thể mở một khóa tu như vậy ở đó cho người lớn, cũng là một cơ hội để gặp gỡ tăng thân ở Ardèche và tưới tẩm những hạt giống cho kỳ nở hoa tiếp theo của tu viện Pháp Sơn. Thầy nghĩ sao về chuyện này? Còn con thì thấy hứng khởi và thôi thúc làm sao! Cuối cùng, con xin kính chúc thầy một mùa giáng sinh an lành với niềm biết ơn vô hạn của con. sư cô Duyệt Nghiêm chuyển ngữ có mặt cho nhau 71

72 NGÐI TRÞ nü c m t và nø cü i sư cô Triệu Nghiêm Kính bạch Thầy, Thầy ơi! Con là Triệu Nghiêm. Đã thật lâu rồi con chưa viết thư cho Thầy. Hôm nay con muốn viết cho Thầy để chia sẻ hạnh phúc của con trong khóa tu người trẻ. Thưa Thầy, khóa tu người trẻ đã kết thúc mà dư âm vẫn còn thấm nhuần trong con. Sau khóa tu con thấy con thương đại chúng nhiều hơn. Hơn nữa con thấy Tăng thân mình, các anh chị em trẻ chúng con đã làm việc chung với nhau một cách quá đẹp. Trong chúng con, ai cũng có tài năng riêng và những tài năng đó đến chung với nhau tạo nên tài năng của Tăng thân - một thứ tài năng tập thể mà hiếm nơi nào có được. Khóa tu người trẻ tuy chỉ diễn ra trong năm ngày, nhưng qua năm ngày đó chúng con được nhìn thấy sự chuyển hóa và niềm hạnh phúc nơi các bạn thiền sinh trẻ. Ngay trong chính bản thân con, con cũng nhìn thấy sự chuyển hóa. Sau khóa tu con thấy con đã được học hỏi thêm về chính mình. Con hiểu con hơn và con cũng có cơ hội để hiểu các anh chị em trong Tăng thân của con hơn. Là một thành viên trong ban tổ chức của khóa tu, con thấy rất khó cho con vì đã gần đến ngày khai khóa rồi mà phần lớn các anh chị em trong ban tổ chức lại đi Anh phụ tá cho Thầy hướng dẫn khóa tu bên đó cho đến ngày 21 mới về. Vậy là bắt đầu từ ngày 22, anh chị em chúng con đã có rất nhiều việc để làm. Chúng con trong ban tổ chức gồm có : thầy Pháp Lưu, các sư em Pháp Thệ, Pháp Biểu, Sứ Nghiêm và con đã phải làm việc rất nhiều để cho khóa tu được suôn sẻ. Bên cạnh đó, chúng con còn có rất nhiều các anh chị em Tây Phương khác cùng giúp chúng con tổ chức khóa tu. Trong khi làm việc chung với nhau thỉnh thoảng chúng con cũng có những sự hiểu lầm đâu đó, nhưng chỉ cần bỏ chút thì giờ đến với nhau, lắng nghe nhau và chia sẻ cho nhau là chúng con lại hiểu nhau và thương yêu nhau hơn. Thưa Thầy, trên danh nghĩa đây là khóa tu dành cho người trẻ nhưng con thấy đây cũng là khóa tu chúng con tổ chức cho chính mình. Người trẻ có rất nhiều vấn đề; nào là tình dục, cô đơn, nghiện hút do vậy chúng con ai cũng phải làm việc rất cực để đảm bảo cho sự bình an của khóa tu. Cũng nhờ vậy mà chúng con thương người trẻ nhiều hơn. Trong những buổi pháp đàm, có những bạn trẻ chia sẻ rất thật và sâu sắc. Các em có thể chia sẻ được những nỗi đau rất sâu bên trong. Nhờ 72 hãy lắng nghe nhau

73 có tình thương của Thầy dành cho người trẻ và nhờ có sức mạnh của Tăng thân mà người trẻ đã có thể tiếp xúc được với nỗi đau trong chính họ, để từ đó ý thức chuyển hóa bắt đầu được thành hình. Người trẻ có đủ niềm tin để chia sẻ những đau thương và mất mát trong lòng. Trong số các em gái, có một em có rất nhiều khổ đau. Chị em con ai cũng đã ít nhất có một lần đến ngồi chơi với em. Con nhớ hôm đó là ngày sinh hoạt tại mỗi xóm. Đã 12 giờ khuya rồi, chị em con cũng đã thấm mệt, nhưng em đó vẫn còn nhu yếu tìm đến với chị em con để có được sự yêu thương chăm sóc. Và con đã gắng ngồi lại với em, lắng nghe và chăm sóc cho em. Cho tới ngày hôm sau khi gặp em, con vẫn chưa thấy em mỉm cười được. Tới ngày cuối cùng của khóa tu con cũng còn bận rộn và cũng chẳng gặp được em. Nhưng sau đó con nghe sư em Hiến Nghiêm chia sẻ là vào ngày cuối của khóa tu, em đó đã mỉm cười. Thưa Thầy, nhìn thấy các em đến Làng thực tập và chuyển hóa, chị em con hạnh phúc nhiều lắm. Hạnh phúc lớn nhất của con chính là được cùng làm việc chung và nhìn thấy sự chuyển hóa và những nụ cười trên môi mọi người. Các bạn trẻ rất hạnh phúc được nghe hai bài giảng của Thầy trong khóa tu này. Có những thầy cô Tây Phương trẻ đã khóc từ đầu đến cuối trong khi nghe Thầy giảng, thậm chí cảm xúc đó vẫn còn cho tới những ngày sau, trong khi họ nói về những gì Thầy đã giảng. Thầy ơi! Sau khóa tu, tuy con và các anh chị em trong Tăng thân mệt nhiều, nhưng con thấy đây là hạnh phúc lớn nhất của con mà con muốn Thầy được biết. Chúng con có chính thức là 170 thiền sinh cư sĩ tham dự khóa tu và cũng có rất nhiều quý thầy quý sư cô trẻ cùng tham dự. Sau khóa tu, chúng con có ngồi lại để nhìn xem mình đã thiếu sót chỗ nào và có thể cải thiện ra sao để khóa tu tới được tốt hơn. Nhưng nhìn chung chúng con thấy chúng con đã có một khóa tu thành công. Thưa Thầy! Tuy làm việc chung với các anh chị em Tây Phương nhưng con không hề cảm thấy xa cách các anh chị em Việt Nam của con, thậm chí con còn cảm thấy gần với các vị hơn và cảm được tình ăn cơm chung tại Xóm Thượng thương mà đại chúng dành cho con. Gần gũi các sư em Tây Phương con thấy con ôm ấp được các sư em và các sư em có đủ niềm tin để đến chia sẻ những khó khăn của các sư em với con, nhất là về mặt sống chung trong chúng, khi có những khác biệt về văn hóa và cách truyền thông. Là một người Việt Nam, con đã có cơ hội chia sẻ và giải thích cho các sư em về văn hóa của người Việt. Có những sư em gặp khó khăn đã đến khóc với con và nhờ vậy con cũng đã có cơ hội giúp được các sư em đó và giúp được chính con. Có những hôm chị em con có cơ hội chia sẻ với nhau về những chuyện trong chúng, rất nhiều chuyện đã được đem ra chia sẻ. Sau lần đó các sư em nói với con là các sư em cảm thấy đã buông bỏ được những khó khăn trong lòng. Thầy ơi! Con chẳng có vai trò gì quan trọng trong Tăng thân nhưng con thấy rất rõ ràng là những gì con đã nói và đã làm chính là của Tăng thân và của Thầy. Con cũng thấy rõ ở trong chúng, khoảng cách văn hóa giữa người Việt và người Tây Phương vẫn còn. Nếu ngay trong các chị em người Việt cũng có một vài khó khăn với nhau, thì với các anh chị em Tây Phương cũng vậy. Tuy những khó khăn còn đó, nhưng chúng con không ngần ngại vì biết mình đang đi trên con đường thực tập để chuyển hóa. Nếu như khóa tu người trẻ đã diễn ra thành công thì chúng con cũng sẽ thành công trên con đường chuyển hóa tự thân. Và con hạnh phúc được xin làm hạt cát nhỏ trên bãi cát mênh mông đang cùng nằm chung bên nhau, nương tựa nhau để làm hạnh phúc cho nhau. Kính thư! Con của Thầy, có mặt cho nhau 73

74 th c tæp chánh niêm VI NGÐI TRÞ Sư chú Pháp Triển Sư chú Pháp Triển sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Sư chú xuất gia năm 16 tuổi. Dưới đây là bài chia sẻ của sư chú với các bạn trẻ về kinh nghiệm áp dụng phương pháp chánh niệm trong việc chơi thể thao. Là một nguời tuổi còn trẻ, ban đầu tôi thật sự không biết tại sao thực tập chánh niệm lại tốt cho người trẻ. Tôi đã cố tìm lý do tại sao tôi thực tập chánh niệm, từ từ tôi nghiệm ra rằng chánh niệm thật sự giúp ích cho chúng ta dừng lại và có mặt cho những gì chúng ta làm. Chánh niệm cũng giúp ta biết trân quý những điều mà cuộc sống đã ban tặng cho. Và tôi nghĩ, cái quan trọng nhất mà chánh niệm giúp cho chúng ta là làm an tịnh thân tâm để tìm ra bản tính chân thật của mình. Sự thực tập của tôi vẫn còn chưa vững chãi, tôi thấy mình có rất nhiều vụng về và thường bị kéo theo bởi những tập khí, sự chánh niệm trong tôi còn rất ít ỏi. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy mình rất may mắn vì được sống trong tăng thân. Nhờ sống trong tăng thân tôi luôn được nhắc nhở và nâng đỡ. Khi tôi thấy mọi người xung quanh thực tập thì tôi rất dễ làm theo nhưng đến khi bên mình không có ai thì sự thực tập quả là không dễ dàng một chút nào. Đó là lý do tại sao tôi thấy người trẻ ở thế giới bên ngoài thực tập một mình rất là khó khăn. Khi tôi thấy tôi có thể dừng lại và có mặt với những gì quanh tôi, tôi cảm thấy bình an và thỏa mái. Nó cũng như là việc chơi môn thể thao bóng rổ mà tôi yêu thích khi tôi còn học ở trường trung học. Hồi ấy, trong lúc chơi, tôi đã từng thấy rất khó chịu khi có người nói bậy hoặc khi thấy đội chơi xấu. Lúc ấy trong đầu tôi bị kẹt vào những phán xét, bực bội và không có mặt cho trò chơi. Không khí của trận đấu phụ thuộc vào cách bạn hành xử với đối thủ của mình và với đám đông. Ban đầu chuyện này rất khó với tôi. Đặc biệt là với vị trí của người tiền vệ tôi phải luôn đại diện cho cả trận bóng và đảm bảo cho mọi việc được trôi chảy. Tôi nhận thấy rằng khi tôi chấp chặt những lời khen chê của đối phương thì nó ảnh hưởng đến việc chơi của tôi rất nhiều. Tôi không ý thức được những gì tôi làm bởi vì tôi miên man với những suy nghĩ rằng đối phương nghĩ gì về mình và tôi nghĩ mình phải chứng minh cái gì đó. Sau này khi có nhiều kinh nghiệm hơn trong trận đấu rồi thì tôi dễ buông bỏ mọi thứ và chỉ chơi thôi. Tôi rất mê chơi mà không nghĩ tới chuyện đạt được số lượng hay kết quả gì hết. Lúc tôi nhận ra rằng tôi nên chơi vì trò chơi mang lại niềm vui thì nó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trong lúc chơi mà tôi có chánh niệm thì tôi có thể thấy rõ những gì diễn ra trong trận đấu và hành động của tôi trở nên chính xác và bình tĩnh hơn. Điều này thật là tuyệt. Ví dụ khi chuyền bóng cho đồng đội, hoặc khi đỡ bóng để đánh vào rổ, thậm chí ngay cả chuyện đơn giản như nhìn cả đội chạy trên sân rất hết lòng. Bởi vì trách nhiệm của tôi trong trận đấu đảm bảo rằng tôi không làm cho cả đội rối lên. Khi tôi có chánh niệm trong trận đấu thì cả đội cũng có chánh niệm, tất cả chúng tôi có sự thông thương trên sân. Chúng tôi thật sự quý cách mà chúng tôi chơi với nhau. Chúng tôi ít nhiều đã xây dựng mối liên hệ và tình huynh đệ trong khi chơi. Trò chơi bóng rổ cũng như thức ăn để trên đĩa, chúng ta chỉ cần thấy quý đĩa thức ăn thì chắc hẳn chúng ta ăn và thưởng thức được nó. Cho nên, nếu chúng ta muốn thắng một trận đấu thì nó tùy thuộc vào cách chúng ta có mặt cho nhau, lắng nghe nhau. Chúng ta nên làm điều đó hơn là việc chúng ta chỉ đánh giá cao kỹ thuật chơi và sân chơi. Có thể bạn cảm thấy: Ồ, tại sao trong lúc chơi mà chúng ta cũng phải thực tập, chúng ta có được gì đâu sau khi ra khỏi sân? Nhưng bạn ạ, nhờ sự thực tập chánh niệm, chúng ta sẽ chơi hay hơn. Mà chánh niệm thì phải thực tập mới có được, chứ ta không thể ngồi đó chờ nó tới và mời nó 74 hãy lắng nghe nhau

75 một ly trà. Để thực sự trân quý cuộc sống, chúng ta phải có mặt bây giờ và ở đây để không bị kéo đi bởi quá khứ hay tương lai. Giống như khi tôi có một người tới chê bai việc chơi của tôi, tôi đã chấp vào điều đó và tôi chơi tệ hơn. Nhưng khi tôi có khả năng buông bỏ những lời nói bên ngoài rồi thì tự dưng tôi lại chơi hay hơn. Khi tôi nhận ra sự quý giá của cuộc sống thì tôi dễ an tịnh và buông thư thân tâm. Không lo lắng gì nhiều và không bị căng thẳng. Tôi cảm thấy rất tự do và bình an. Thật là vui khi tôi thấy hiện nay nhiều người bạn trẻ cũng muốn được như vậy. Nhưng từ kinh nghiệm của cá nhân tôi thì tôi thấy nếu người trẻ mà thực tập một mình không có tăng thân thì quả là khó khăn. Chúng ta thường không có cánh niệm, tâm của chúng ta luôn luôn chạy theo và bị tác động bởi ngoại cảnh bên ngoài. Tôi thấy điều này rất mạnh trong tôi. Trong lúc chơi bóng rổ mà phải nghe những lời nhận xét hoặc chê bai của đối thủ khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã cố gắng để chứng minh một điều gì đó nhưng nó chỉ càng tệ hại hơn mà thôi. Tôi thấy chính tôi làm cho tôi mệt và bị mắc kẹt vào những gì người khác nói. Nhưng khi tôi có thể nhận ra điều ấy và buông thư tâm của mình thì tôi vẫn có thể chơi bình thường dù ai đó nói gì. Nếu người trẻ có thể thực tập chánh niệm bằng cách trở về với hơi thở và buông thư thân tâm thì tôi nghĩ hạnh phúc không phải là chuyện quá khó đối với họ. Chỉ cần khoảng năm giây để tiếp xúc với cảm thọ, rồi họ sẽ thấy hài lòng và hạnh phúc với những gì họ đang có. Tôi cảm thấy rằng khi tâm trở về được với thân thì mình có thể tạo ra được nhiều điều kỳ diệu. Có chánh niệm chúng ta sẽ có khả năng nhận ra những cảm thọ, những tập khí của mình và chăm sóc chúng. Với bản thân tôi, tôi thực tập điều này chưa giỏi nhưng tôi biết tôi sẽ làm được vì tôi có tăng thân. Tôi đã nhận thấy rằng chánh niệm là chìa khóa cho hoa trái của sự thực tập. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại giúp cho chúng ta rất nhiều. Tôi hy vọng chúng ta có thể tìm ra được những con đường giúp cho người trẻ thấy được lợi ích của sự thực tập chánh niệm bởi vì bây giờ trên thế giới người trẻ đang gặp rất nhiều khó khăn. Tôi không thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra trong vòng mười năm nữa. Tôi thật sự trân quý môi trường tăng thân mà tôi đang sống. Tôi thật sự cảm thấy tôi là một giọt nước trong dòng sông bình an và chúng tôi đang cùng nhau trôi đi. có mặt cho nhau 75

76 ñoån ÇÜ ng nhìn Låi Sư chú Pháp Nguyện Lên đường Bây giờ là đã hơn mười giờ khuya, ngoài hiên tuyết rơi trắng xóa. Cảnh vật bên ngoài rất yên lành, từng đợt tuyết tung tóe rơi xuống trở về thăm lại đất mẹ. Tôi ngồi đây ngắm tuyết rơi và hồi tưởng lại đoạn đường mình đã đi qua dưới một tâm trạng thật bình an và nhẹ nhàng. Tối nay trên đường lái xe về từ Sơn Cốc, tuyết rơi đẹp vô vàn. Nó cho tôi một cảm giác như mình đang dạo chơi ở một cõi bồng lai tiên cảnh. Tôi nhớ ngày tôi rời nhà đi xuất gia, cả nhà đưa tôi đến cửa. Đôi mắt Mẹ rưng rưng và Mẹ nói, Cậu của các con bây giờ đi tu đó. Các cháu của tôi nghe thế cũng khóc theo. Tôi biết trước cảnh tượng này sẽ xảy ra và tôi đã sắp xếp để một đứa bạn đến đón tôi ra phi trường. Tôi nhẹ nhàng ôm mẹ vào lòng để tạm biệt. Xe lăn bánh nhưng trong lòng rất quyến luyến nhớ thương những người thân. Lòng dặn lòng, Không sao đâu! Cứ thở đi, thở đi rồi mọi chuyện sẽ không sao. Nhưng tôi biết rằng dù tôi đi tới đâu tôi vẫn có họ trong trái tim tôi. Trên đường về Làng tôi suy nghĩ rất nhiều về lý tưởng của tôi. Lúc còn ở trung học, tôi đã từng có một ước nguyện là khi ra trường sẽ tình nguyện gia nhập vào chương trình Peace Corps. Peace Corps là một tổ chức từ thiện rất nổi tiếng ở Bắc Mỹ, chuyên môn làm việc xã hội, phụng sự cho những nơi nghèo, đặc biệt là những nơi hẻo lánh trên thế giới. Lúc đó tôi được 15 tuổi và tôi thấy lý tưởng phụng sự xã hội này rất đẹp. Trong giữa thập niên 90, phong trào người Việt ở nước ngoài về nước làm việc xã hội rất đông. Có những chương trình như giúp đỡ người tàn tật, trẻ em đói, người bệnh tâm thần và người cùi. Báo chí cũng như dư luận đã đề cập về vấn đề này xôn xao. Tôi thầm nghĩ đây là những người bất hạnh họ cần sự giúp đở của người khác. Tôi muốn mình làm được một cái gì đó để có thể giúp đỡ được họ. Có một lần tôi được nghe có một ma sơ đã tình nguyện cống hiến cuộc đời của mình vào một trại cùi ở miền Trung, giúp đỡ chăm sóc cho những người cùi. Ma sơ đó đã hết lòng chăm sóc cho những bệnh nhân và sau một thời gian Ma sơ cũng bị nhiễm bệnh phong cùi. Tôi rất bùi ngùi khi nghe câu chuyện này và rất cảm phục với lòng thành kính và tri ân của tôi đến với Ma sơ. Sự hy sinh của Ma sơ đã đánh động tôi rất nhiều. Tôi nghĩ một ngày nào đó đủ duyên, thì tôi cũng có thể làm như vậy. Tôi thấy cuộc đời của những người bất hạnh thật đáng thương, nhưng bên cạnh đó tôi cũng thấy có những trái tim từ bi quá là thánh thiện. Những điều này đã âm thầm tưới tẩm và nuôi lớn hạt giống từ bi trong tôi. Những năm ở đại học, tôi phải vừa đi học vừa đi làm thêm để kiếm tiền. Đây là giai đoạn đầu tiên tôi cảm được những khó khăn và khổ đau trong cuộc sống. Ngày xưa còn bé thì cơm cha áo mẹ chữ thầy, không cần gì phải lo. Chỉ cần biết ăn, biết học và biết chơi là sung sướng lắm rồi. Nhưng lớn khôn một chút là lúc tới tuổi phải vào đại học, phải đối đầu với thực tế và cũng là lúc tôi khám phá ra được mặt trái của cuộc đời. Ngoài những kiến thức học được từ sách vở và từ thầy cô, tôi đã tiếp xúc với những người bạn và những thành phần khác nhau trong đại học cũng như trong xã hội. Cùng một lúc tôi cũng cảm được sinh lý cũng như tâm lý của mình phát triển một cách cực kỳ nhanh lẹ, có những lúc chúng làm tôi rất khó giữ được thăng bằng. Trong học đường thì bài vở rất nhiều, đặc biệt là vào mùa thi cử và điều đó đã tạo ra rất nhiều căng thẳng trong thân tâm tôi. Ở sở làm, lúc nào cũng có sự tranh đua. Nếu muốn tồn tại và nắm được chức vụ thì bắt buộc phải chạy theo guồng máy. Ở Tây Phương người ta tự do lắm, đặc biệt là tuổi thành niên. Tuổi 18 là tuổi trưởng thành và cũng là tuổi không còn phụ thuộc vào gia đình nữa. Cho nên vì quá tự do, vì thiếu kiểm soát của gia đình và vì sự căng thẳng trong học đường sinh viên đại học chúng tôi dễ dàng bị vấp ngã. Cứ mỗi cuối tuần, bắt đầu thứ Sáu thì party (liên hoan) được tổ chức khắp nơi cho đến tối Chủ Nhật, đặc biệt là ở những nhà fraternity (hội sinh viên). Trong những buổi party này, bia rượu và thuốc ecstasy (thuốc lắc) là món chính. Bạn bè có câu, Bia rượu là đầu đề của câu chuyện. Vì muốn phả lấp đi những trống vắng, 76 hãy lắng nghe nhau

77 những cô đơn và những căng thẳng mà sinh viên phải đương đầu, cho nên sinh viên đại học chúng tôi rất dễ dàng bị xa đọa vào tà dâm và sự nghiện ngập. Tôi cũng bị lôi cuốn theo cái dòng chảy này của lứa tuổi sinh viên. Thỉnh thoảng tôi cũng đi party cuối tuần, đi những câu lạc bộ đêm (dancing club), nhưng nhờ phước đức tổ tiên tôi chưa bao giờ đụng tới những thứ thuốc kích thích ấy. Đối với tôi chúng không có gì hấp dẫn. Đôi lúc cũng có uống vài ly rượu cùng bạn bè để trò chuyện và cũng để phả lấp đi những trống vắng trong tôi. Có một lần vì chuyện xích mích tình cảm lứa đôi tôi đã cùng bạn bè tại câu lạc bộ đêm uống ba ly rượu shot. Khoảng 15 phút sau, tôi cảm thấy trong người nóng bức, một cảm giác thật là khó chịu. Thế là tất cả bao nhiêu thức ăn thức uống đều cho chó ăn chè. Sáng ngày hôm sau thức dậy tôi cảm thấy đau đầu và cả người đều mệt mỏi. Hôm đó tôi nghĩ lại mình thật dại dột. Thật ra tôi chẳng thích cái hương vị rượu chè, nhưng bởi vì phải hòa đồng với bạn bè và cũng đồng thời muốn phả lấp đi những điều không vui, cho nên phải ép buộc mình uống. Tôi thấy mình thật không dễ thương với chính mình và mình tự đày đọa thân thể mình. Từ kinh nghiệm đó tôi hứa với lòng là không bao giờ đụng tới rượu bia. Một kinh nghiệm khác, tôi nhớ có một lần tôi thấy có mấy đứa bạn hút thuốc. Tôi cũng tò mò muốn thử coi cái hương vị như thế nào mà chúng lại ưa hút đến thế. Bạn tôi mời tôi một điếu. Tôi liền hút vào, chưa kịp phà ra thì đã sặc muốn chết. Tôi cảm thấy cái mùi thuốc lá thật khó chịu và khi cái làn khói kia được hút vào thì làm cho con người càng cảm thấy khó chịu hơn. Thế là tôi đã nếm được cái hương vị khó chịu và cũng học được một bài học tò mò khó quên. Một lần cho tởn tới già, đừng đi nước mặn mà hà ăn chân. Vì kinh tế gia đình, sau khi tốt nghiệp tôi quyết định đi làm và như thế là tôi đã đi làm được tám năm. Trong tám năm đó, có những khổ đau, những tham vọng, những ích kỷ, những thèm khát, những lo toan mà tôi va chạm trong cuộc sống đã giúp tôi nhìn thấy mình rất rõ. Ngoài những hạt giống chân mỹ thiện, tôi cũng khám phá ra những hạt giống không phải là chân mỹ thiện trong tôi. Và tôi bắt đầu chán ngán với cuộc sống hiện tại của mình nên tôi đã trở về với cuộc sống tâm linh nhiều hơn. Tôi thường đến chùa lễ Phật và ở lại làm công quả. Tôi rất thích không khí yên tĩnh ở chùa. Khi tâm hồn bình yên thì những hạt giống lành mạnh ngày xưa lại có cơ hội đi lên. Những ước mơ khi còn niên thiếu bây giờ trở lại với tôi. Tôi nghĩ tới những nơi đồng quê hẻo lánh của những xứ nghèo mà mình sẽ đi tới. Rồi tôi tự hỏi khi gặp khó khăn và chướng ngại liệu tôi có đủ can đảm để chịu đựng và vượt qua hay không? Một mình khi bệnh hoạn liệu có ai lo cho tôi chăng? Khi những hạt giống thèm khát và những hạt giống giận hờn đi lên liệu mình có cách để ôm ấp chúng không? Khi vào những trại cùi làm việc liệu mình có đủ tình thương và sự hy sinh không? Nếu bây giờ bỏ hết tất cả để đi theo lý tưởng liệu mình có được như ý muốn hay nửa đường bỏ cuộc? Đây là những điều làm cho tôi đắn đo rất nhiều và rất lâu. Và sau một thời gian quán chiếu, tôi thấy mình chưa sẵn sàng và nói một cách thực tế hơn là mình chưa chuẩn bị gì với những ước mơ không thực tế của chính mình. Lúc này tôi nhận xét ra rằng tham gia vào những việc từ thiện cứu người không phải là việc làm cứu cánh. Tôi thấy trước khi giúp người mình phải biết tự giúp mình trước. Tôi thấy chính bản thân mình, chính gia đình mình mà mình cũng chưa giúp được thì làm sao mình giúp được người ngoài? Những điều thắc mắc này càng ngày càng đưa tôi tới gần với cuộc sống tâm linh hơn. Cuối cùng tôi chọn con đường xuất gia. Đã về đã tới Nhờ có Bụt chỉ lối, chư tổ dẫn đường, cuối cùng tôi về được tới Làng. Tôi vô cùng hạnh phúc. Một cảm giác như về được tới nhà - nhà của tổ tiên, nhà của ông bà, nhà của anh chị em. Trong thời gian đầu ở Làng tôi được nhận vào làm tập sự xuất gia. Anh em tập sự của chúng tôi tổng cộng là tám người: anh Dylan là người Anh, anh Mannuel và anh Yoan là người Pháp, anh Samuel là người có mặt cho nhau 77

78 Tây Ba Nha, anh Stephane là người Áo, anh Carl là người Mỹ, anh Lộc và tôi là Người Mỹ gốc Việt. Trong căn phòng blue sky (trời xanh) chật hẹp với diện tích 3.5m rộng và 5m dài. Tất cả có bốn cái giường đôi được xếp ở bốn góc, còn ở giữa là bàn trà để anh em ngồi chơi. Tôi ở tầng dưới còn anh Lộc thì tầng trên. Trong căn phòng bé nhỏ, tám người thanh niên ở chung với nhau thật không phải là chuyện dễ dàng. Có những đêm tiếng ngáy hòa lẫn tiếng nghiến răng tấu lên một khúc nhạc không lời. Những đêm đầu chưa quen làm tôi thật khó chịu, nhưng dần dần rồi cũng quen. Ở nhà một mình một phòng, nằm giường to nệm êm, khi vào chùa thì phải tập sống rất đơn giản, nhưng anh em chúng tôi chưa bao giờ có một ai mở miệng than phiền về điều này. Sáng anh em thức dậy đi công phu, trưa về nghỉ ngơi, chiều đi công phu và tối về ngồi lại chia sẻ. Những buổi tối anh em ngồi chơi với nhau thật là nuôi dưỡng. Tuy chúng tôi tới từ những quốc gia khác nhau, từ những văn hóa và truyền thống khác nhau, nhưng chúng tôi có cùng chung một lý tưởng. Những tháng ngày anh em tôi sống chúng với nhau trong phòng tập sự là chuỗi ngày thật đẹp. Nó đã để lại những kỷ niệm tuyệt vời, in sâu trong ký ức tôi. Ngày tôi xuất gia có sự hiện diện của Mẹ và chị gái tôi từ Mỹ sang. Sáng hôm đó thức dậy tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng. Ba mẹ con cùng nhau đi thiền hành xuống Xóm Hạ. Trong lúc làm lễ xuất gia, tôi quỳ và nhìn lên Bụt với một tâm trạng thật an bình. Hôm ấy không khí trong thiền đường Hội Ngàn Sao thật ấm cúng và thanh tịnh. Thầy đi quanh làm lễ xuống tóc cho từng người. Chúng tôi mỗi người đọc theo Thầy bài kệ: Cạo sạch mái tốc. Nguyện cho mọi người. Dứt hết phiền não. Độ thoát cho đời. Trong khi đọc bốn câu trên tôi cảm thấy linh thiêng và mầu nhiệm làm sao. Dường như tôi đang được tái sinh trở lại. Tôi hạnh phúc lắm! Hôm đó thầy Pháp Ấn hát tặng cho gia đình xuất gia chúng tôi một bài mà mỗi khi có đợt xuất gia chúng tôi lại có cơ hội được nghe. Đó là bài Mở Thêm Rộng Lớn Con Đường. Bài này là thơ của Sư Ông được Sư Cô Chân Không phổ nhạc: Mái tóc vốn màu gỗ quý Nay dâng thành khối trầm hương Nét đẹp đi về vĩnh cửu Vi diệu thay ý vô thường. Đã thấy đời cơn huyễn mộng Chân tâm một quyết lên đường Nghe hải triều lên mấy độ Nguyện phát túc về siêu phương. Gió reo trên triền núi Thứu Lòng nay thôi hết vấn vương Bài ca sáng ngời diệu lý Bao la ngát đạo chân thường. Ngày xưa nước bồ kết gội Chiều về buông xõa tóc hương Sáng nay cam lồ tịnh thủy Tâm bồ đề lộ kiên cường. Bàn tay tập bài từ ái Chia vui nếp sống tịnh thường Mấy mươi năm trời cần mẫn Thủy chung vẫn một niềm thương. Sáng nay cạo sạch mái tóc Mở thêm rộng lớn con đường Phiền não vô biên nguyện đoạn Một tâm mà động mười phương. Sau vài ngày xuất gia tôi được dọn vào Tăng xá. Tháng đầu tôi được đại chúng phân công cho làm tri bệnh. Nghĩa là có ai bị bệnh thì tôi sẽ là người nấu cháo và lấy thuốc men. Tôi rất yêu thích công việc này. Hai tháng sau tôi được người nhà cho biết tin Mẹ tôi đang bị bệnh ung thư lá lách giai đoạn cuối. Tôi liền xin phép Thầy và Tăng thân về nhà chăm sóc Mẹ. Tăng thân rất từ bi đã hoan hỉ cho phép tôi về. Trong chuyến về chăm sóc Mẹ, tôi học hỏi rất nhiều. Tôi học chăm sóc Mẹ bằng cách có mặt đó cho Mẹ từng giờ từng phút. Những gì tôi học được ở Làng đều được đem về áp dụng. Chúng tôi tập ngồi thiền, đi thiền hành, tụng kinh, và ăn cơm trong yên lặng với nhau mỗi ngày. Những pháp môn thực tập căn bản này có công năng giúp chúng tôi làm lắng dịu những căng thẳng, lo lắng và sợ hãi. Ở nhà chăm sóc mẹ, điều làm cho tôi đau lòng nhất là mỗi khi phải chứng kiến những cơn đau hành hạ mẹ. Ngoài việc cho Mẹ tôi uống thuốc giảm đau tôi chỉ biết ngồi bên cạnh Mẹ, nắm lấy tay Mẹ và hướng dẫn Mẹ tôi thở, có khi tôi tụng kinh cho Mẹ nghe. Mẹ tôi rất can đảm chấp nhận tình trạng bệnh tật và sống với chúng tôi những ngày tháng còn lại rất hết lòng. Ngoài ra, khi những cơn đau của mẹ không có mặt, thì chúng 78 hãy lắng nghe nhau

79 tôi lại sinh hoạt vui vẻ bình thường. Mẹ con xum vầy bên nhau rất hạnh phúc. Anh chị em tôi được sống bên Mẹ những ngày tháng cuối cùng thật an bình và hạnh phúc. Tôi thấy trong mấy chục năm qua, tám tháng này ở gần bên chăm sóc mẹ là tám tháng hạnh phúc và quý báu nhất của gia đình tôi. Chúng tôi ý thức và trân quý từng ngày từng phút được ở bên Mẹ. Mẹ tôi ra đi rất nhẹ nhàng để lại khá nhiều bình an trong lòng anh chị em chúng tôi. Cái chết của Mẹ tôi đã cho tôi cơ hội đối diện với cái sống chết của chính mình và tôi không còn sợ hãi với cái chết như xưa. Tôi trở lại Làng sau khi làm đám tang cho Mẹ xong xuôi đúng vào dịp an cư. Đây là mùa an cư đầu tiên của tôi. Tôi được đại chúng phân công cho làm thiền đường. Chỉ mới năm ngoái đây thôi, khi thiền đường Nước Tĩnh chưa được xây dựng lại thì nó rất lạnh vì không có lò sưởi bằng ga hay bằng điện mà chỉ có cái lò sưởi đốt bằng củi. Cứ mỗi khuya, vào khoảng 3 giờ sáng là tôi thức dậy đi ra đốt lò. Lò cần được đốt ít nhất là hai tiếng trước khi buổi công phu sáng vào lúc 5:45 để có đủ độ ấm trong thiền đường. Nếu lò không được đốt thì đại chúng sẽ bị lạnh khi ngồi thiền. Nghĩ như thế thì tôi không thể nào không đi. Ngày xưa tôi rất sợ ma và càng sợ hơn khi đi một mình vào ban đêm trời tối. Đoạn đường từ tăng xá ra thiền đường khoảng 120 mét. Có những đêm gió thổi rất mạnh. Những cây sồi cò kẹ nhau tạo ra những âm thanh rất đáng sợ vào giữa khuya. Mấy con mèo hoang tìm đực thoát ra những tiếng kêu có thể làm cho người yếu bóng vía rung sợ. Nhưng từ ngày chứng kiến Mẹ tôi qua đời, cái tâm trạng sợ ma quỷ trong tôi đã được thuyên giảm rất nhiều. Những đêm khuya ra thiền đường đốt lò, tôi tập đi rất chậm. Thường thì khi sợ ma người ta đi rất nhanh, nhưng tôi thì tập đi rất chậm. Khi đi, tôi tưởng nhớ đến Mẹ và tôi bước từng bước chân cho Mẹ. Thở vào tôi bước cho Mẹ, thở ra tôi gửi năng lượng bình an cho Mẹ. Và cứ như thế nó giúp tôi tập chung tâm ý của mình vào đôi bàn chân, làm tôi không nghĩ miên man và tưởng tượng này nọ. Thực tập như thế giúp tôi bình tĩnh hơn và tôi dần dần làm quen với cảnh tượng như thế vào ban đêm. Ước mơ trong bàn tay Được sống trong Tăng đoàn là một phước đức lớn. Được còn có Thầy dạy dỗ, được có anh chị em cùng tu là một hạnh phúc lớn. Ở bên Thầy tôi học hỏi được rất nhiều. Cứ mỗi lần được đi ra ngoài hướng dẫn khóa tu với Thầy và đại chúng là mỗi lần tôi được học hỏi và lớn lên. Trong chuyến đi Anh cũng như đi Đông Nam Á vừa qua, những buổi pháp thoại của Thầy đều được đưa trực tiếp lên mạng. Ngày xưa muốn tìm thầy học đạo thì phải vào rừng lên núi và phải vất vả lắm mới tìm được một vị thầy nếu mình đủ duyên. Còn ngày nay phương tiện dễ dàng, nếu vì một lý do nào đó không tới được thì chỉ cần mở máy vi tính thì sẽ gặp Thầy ngay. Thầy năm nay đã ngoài tám mươi mà vẫn tiếp tục đi khắp nơi hoằng pháp làm lợi lạc cho chúng sanh. Những khóa tu đã giúp cho không biết bao có mặt cho nhau 79

80 nhiêu người chuyển hóa được khổ đau và tìm lại được hạnh phúc trong cuộc đời. Các khóa tu do Thầy giảng dạy, trung bình có từ 800 cho đến 1400 người tham dự. Họ đến để học cách làm thư giãn thân tâm và học nghệ thuật sống an lạc. Trong những khóa tu này, tôi thấy có rất nhiều thiền sinh giàu có về vật chất nhưng rất eo hẹp về đời sống tâm linh. Tại một khóa tu ở Nam Dương vào tháng 9 năm 2010 vừa qua, có một sự kiện đã xảy ra làm tôi rất cảm động. Sau buổi hướng dẫn thiền hành của Thầy, có một người phụ nữ tuổi ngoài 40, tới gần Thầy trò chúng tôi. Bà nói bà có một đứa con trai năm nay 12 tuổi và bà muốn gửi nó theo Thầy trò chúng tôi về Làng Mai tu học. Bà vừa nói vừa khóc, rồi bà lấy một tấm hình đứa con trai của bà cho chúng tôi xem. Người phụ nữ này đã tham dự khóa tu năm ngày và bà đã tiếp xúc được với pháp môn của Làng. Bà đã cảm nhận được sự chuyển hóa trong thân tâm và bà có niềm tin nơi pháp môn thực tập. Tôi nhìn bà rồi nhìn đứa trẻ trong hình và tôi nhận thấy trái tim mình đang mở rộng như muốn ôm trọn họ vào lòng. Chuyến đi Đông Nam Á vừa qua, tôi chứng kiến rất nhiều câu chuyện mầu nhiệm trong và sau những khóa tu. Sự chứng kiến này giúp tôi xác nhận rõ hơn con đường mình đã lựa chọn. Ở Làng, chúng tôi có chương trình từ thiện xã hội bảo trợ cho các trẻ em nghèo có cơ hội cắp sách đến trường. Hiện tại chúng tôi đang bảo trợ vài trăm trường học ở những vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam và một số ở Ấn Độ. Thiền sinh khắp nơi trên thế giới đang yểm trợ chúng tôi làm đều này. Có những người cho một số tiền ấn định như là 10, 20 hoặc 30 đô la mỗi tháng. Có người bảo trợ cả lớp và có người thì lâu lâu gửi ngân phiếu cho một lần. Tại Sơn Cốc và Xóm Mới có treo hình những em bé mồ côi, nghèo khổ. Những tấm hình đó nhắc nhở chúng tôi rằng ngoài kia còn có rất nhiều trẻ em nghèo đói. Tôi hiện tại giúp làm sổ sách cho Làng và tôi ý thức rất rõ và ghi chép rất kỹ khi vào sổ sách cho chương trình này. Tôi luôn luôn thầm nhủ, bên các em lúc nào cũng còn có rất nhiều những tấm lòng. Chúng tôi rất biết ơn những người đang âm thầm giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi biết rất rõ nếu không có sự hảo tâm của quý vị thì chúng tôi không làm sao thực hiện được chương trình này. Cứ mỗi lần nhìn thấy hình các em, thì chúng tôi biết mình phải nên làm gì. Công việc này giúp tôi có được niềm vui và nó nuôi dưỡng bồ đề tâm của tôi rất nhiều. Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh quá. Mới đây mà tôi đã xuất gia được ba năm. Mùa đông năm nay tôi sẽ được thọ giới lớn. Trong mấy tháng qua, dù công việc hơi nhiều nhưng tôi thấy tâm hồn nhẹ nhàng và bình an. Tôi cảm được rất nhiều tình thương từ đại chúng. Tôi thấy quý thầy cho tôi rất nhiều thời gian và không gian để tôi làm việc. Điều này làm cho tôi rất cảm kích và biết ơn. Tôi đang thực tập thư giãn thân tâm nhiều hơn để cho giới pháp dễ dàng đi vào. Gần đây đêm nào tôi cũng tập lạy sám pháp địa xúc và tôi được quý thầy Sơn Hạ yểm trợ hết lòng. Tối nay bốn anh em chúng tôi gồm có thầy Pháp Tân, thầy Pháp Năng, sư em Pháp Thắng và tôi lên thiền đường thực tập lạy sám pháp địa xúc. Chúng tôi thực tập năm cái lạy. Tôi nhớ trong cái lạy thứ hai trong phần trở về kính lạy, Bụt và Tổ Sư, truyền đăng tục diệm, gia đình tâm linh qua nhiều thế hệ tôi vô cùng cảm động. Trong khi năm vóc cùng gieo xuống tôi quán tưởng và thấy được tôi là một người tu biết thở, biết cười, biết tha thứ, biết sống hạnh phúc nhờ ơn đức và sự trao truyền của Thầy, của tổ tiên tâm linh cũng như của đại chúng. Tôi thấy được Thầy và tổ tiên tâm linh đang ở trong từng hơi thở và nụ cười của tôi. Và tôi biết rõ mình cần phải làm gì để tiếp nối. Ngồi đây nhìn lại đoạn đường mình đã đi qua, tôi thấy những lý tưởng ngày xưa của tôi giờ đây tôi đang thực hiện được mỗi ngày. Tôi vừa có thể giúp đỡ được mình, giúp đỡ được gia đình mình lại vừa giúp được cho xã hội. Tuy sống xa gia đình huyết thống nhưng tôi cảm thấy gần gũi với họ hơn bao giờ hết. Tôi thấy con đường càng ngày càng rộng lớn hơn. Cuộc sống người xuất gia đem lại cho tôi rất nhiều hạnh phúc và nhẹ nhàng. Tôi càng hạnh phúc hơn khi thấy mình đã thật sự tìm được một bậc minh sư và một Tăng đoàn thích hợp. Một điều rất quan trọng đã và đang giúp cho tôi có được rất nhiều hạnh phúc trong đời sống xuất gia là khi thấy được lý tưởng của mình và lý tưởng của Tăng thân là một. Tôi thấy nếu mình không thấy rõ được điều đó, thì tâm của mình cứ hướng ngoại tìm cầu. Mình phải biết và hiểu rõ đường hướng và lý tưởng của Tăng thân, và đồng thời mình cũng nhìn lại lý tưởng của chính mình. Nếu mình có thể phối hợp lý tưởng của mình trở thành lý tưởng của Tăng thân hoặc lý tưởng của Tăng thân trở thành lý tưởng của mình, thì mình sẽ dễ dàng an trú và có nhiều hạnh phúc trên con đường phụng sự và tu tập. 80 hãy lắng nghe nhau

81

82 Vòng hoa thöm hüöng Đặng Chương Đặng Chương là một bạn trẻ sống tại Việt Nam. Dưới đây là bức thư mà bạn gửi tới ban biên tập để chia sẻ kinh nghiệm thực tập giới thứ ba của mình, đồng thời nói lên những thao thức về một hiện thực mà giới trẻ Việt Nam đang phải đối diện. Đà Nẵng, một sáng mùa thu Em đang yên vị trên một ngọn đồi cao, chị à. Cả thành phố bây giờ dường như vẫn đang trong cơn say ngủ. Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà dần tỏ hiện lung linh huyền ảo khi bình minh ló dạng. Xin chị hãy nhìn bằng đôi mắt em! Thiên nhiên tươi đẹp mà tạo hóa đã khéo công gầy dựng. Mong chị hãy thở bằng lồng ngực em. Gió mát từ những ngàn năm cổ tích đang thổi về. Hãy tiếp xúc bằng làn da em. Ánh sáng ban mai phủ kín giăng đầy thế giới. Và chị có thể nghe bằng trái tim em. Hai tiếng mật ngọt. Hai tiếng Quê Hương. Tuổi thơ em đã trải qua những tháng ngày đẹp tươi nhất trên con đường Nguyễn Văn Thoại, ở bãi tắm T20. Những rặng phi lao mát dịu. Tiếng ve râm ran trong những buổi sớm hè sang. Những viên sỏi, đụn cát đã từng nâng bước chân em sau bao bể dâu vẫn còn đó. Có thể là khung cảnh ngày xưa đã đổi thay. Nhưng khi ngồi trên cao nhìn về cố hương, thì âm thanh của những tiếng cười, dao động của những bước chân lại được dịp lên ngôi chủ toạ ý thức. Sau bao năm mà em không quên được chất giọng bản xứ ngọt ngào, những nghĩa tình ruột thịt đậm sâu ở nơi chốn này. Tình anh chị em, tình yêu sông biển núi đồi đã nuôi em khôn lớn. Và một chút bao dung trong tâm hồn, một chút khoan thứ trong trái tim chắn chắn đã được khơi nguồn, tưới tẩm trên mảnh đất dấu yêu này. Đà Nẵng trong em chỉ có thể là nỗi thương niềm nhớ. Những gì em thu nhặt được chỉ có thể là châu báu ngọc ngà, vòng hoa thơm hương. Em sẽ nói về viên ngọc trên bãi biển Mỹ Khê. Em sẽ kể với chị về một vòng hoa tinh khiết của Non Nước. Đó là Vòng hoa thứ ba: Tình Thương Đích Thực Sự thật bất tiện Về thăm nhà lần này, em được dịp gặp lại một số người quen. Và có một sự cố đã xảy ra, chị à. Đêm hôm đó, em đến thăm với một người bạn đã lâu không gặp. Anh đang hoạt động trong ngành giáo dục. Một người thành đạt, giỏi giang hơn em nhiều lắm. Chúng em đã nói chuyện với nhau rất khuya. Vì đã quá giờ nên em được đề nghị hãy nghỉ lại qua đêm rồi mai hẵng về. Em đồng ý không chút nghi ngại. Và rồi Em đã phát giác một sự thật: Bạn em là người đồng tính. Tuy không thừa nhận với em nhưng những cử chỉ, lời nói đã phơi bày tất cả. Thật trái ngang khi ta phải hứng chịu những từ ngữ tối tăm, kích động từ một người mà hằng ngày vẫn lên bục giảng dạy về luân thường đạo đức. Khi phải nghe những câu gạ gẫm, đòi hỏi, em cảm thấy mình bị hạ thấp, không được tôn trọng. Vùng mình ra khỏi vòng tay ma quái. Cơn lửa giận bùng cháy trong lòng. Em nắm chặt tay để ngăn lại sự bạo động đang trổi dậy, tràn lấp khắp tim gan da thịt Chị biết không, giờ đây khi viết cho chị những dòng này, em mừng lắm. Em cảm ơn Trời Phật là em đã tỉnh táo giải quyết ổn thỏa mọi chuyện khi rơi vào một tình huống khó xử như vậy. Nếu em không biết đến phương pháp điều phục hơi thở thì chắc là em sẽ hành động theo một chiều hướng rất tiêu cực. Có thể là em sẽ lớn tiếng nhục mạ hay tìm kiếm một khúc gỗ hay thanh kim loại nào đó để đáp trả. Nhưng không biết là em thu nhận được từ đâu sự bình tĩnh và an định, chị à. Em từ chối nhẹ nhàng nhưng giữ một thái độ kiên quyết và cứng rắn. Em đã cố gắng sử dụng lời nói từ ái nhất để tránh gây những tổn thương cho hai bên và có vẻ như anh chàng (hay cô nàng) đó đã hiểu ra được thông điệp. Kết cuộc là em tìm đến phòng khách để ngả lưng. Tối đó em không thể ngủ yên. Suốt một đêm dài em thao thức, trằn trọc. Có cả một dòng nước lũ trào dâng. Cơn thác của giận dữ vẫn vang rền chảy đổ. Có biết bao nhiêu là lạc thọ, xả thọ và khổ thọ nối tiếp nhau dậy sóng đại dương tâm thức. Em bắt đầu quán chiếu về người bạn của mình. Muôn vàn những vấn nghi, ngờ vực tuôn rơi 82 hãy lắng nghe nhau

83 Có thể là anh ấy (hay cô ấy) đã phải giấu giếm sự thật này suốt bao nhiêu năm nay? Trong con mắt của những thành viên trong gia đình, anh đóng một vai diễn hoàn hảo. Nhưng chỉ có riêng mình anh mới biết được con người thật sự của mình. Cảm giác đó chắc chắn không hề dễ chịu chút nào. Trong cùng một bộ phim, ta phải đóng hai vai. Ta phải liên tục thay đổi, liên tục giả dạng, khoác lên mình những lớp khăn hay mặt nạ che dấu. Em tự hỏi: Khi những người học trò biết được sự thật này sẽ tiếp nhận và xử sự như thế nào với người thầy của mình? Gia đình anh có ai biết được những tâm tư, ước vọng sâu kín của anh không? Những câu hỏi ấy làm cho em bớt giận và bắt đầu thương bạn. Em không biết làm gì để giúp đỡ. Đây là trường hợp rất khó mà gốc rễ của nó em vẫn chưa nhìn thấu được. Ngày mai có thể hai người vẫn sẽ bình thường như trước đây. Nhưng ý nghĩ về những khổ đau bạn em đã chịu đựng bao năm khiến em cứ trăn trở mãi. Em biết khả năng hạn chế của mình. Chỉ có một đoàn thể vững chãi mới có thể chuyển hóa tình trạng này của bạn em. Em không biết là đồng tính là một căn bệnh về tinh thần, một trạng thái tâm sinh lý không bình thường hay là vì yếu tố bẩm sinh. Khoa tâm lý học hình như bây giờ vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này? Chị biết không, em đã trắng đêm tìm về những căn nguyên của những hoạt động con người và phần chính yếu là hoạt động tính dục Đi Trên Đường Vui Bên cạnh những bế tắc chưa biết lối tháo gỡ thì trong lòng em lại rộn ràng một niềm vui lắng dịu, sâu dày. Chị có biết không, sau sự việc này em có cảm tưởng mình đã khác đi nhiều lắm. Em đi đến một kết luận: Vậy là mình đã giữ giới. Suy nghĩ đó khiến cho em thấy mình như được chấp cánh cứ lâng lâng bay bổng. Một cảm giác nhẹ tênh luân chuyển tan thấm khắp huyết tương mao mạch. Không gian trong lồng ngực như rộng mở mênh mông đến muôn trùng. Tất nhiên là việc từ chối một người có cùng giới tính với mình là một điều có vẻ như không khó. Nhưng em biết rằng các bạn trẻ bây giờ có thể sẽ không nghĩ như em. Họ có thể là những người bình thường, không phải là đồng tính nam, đồng tính nữ hay lưỡng tính nhưng họ sẵn sàng trao đổi thân xác với bất kỳ ai. Lý do thì có nhiều lắm. Vì sự tò mò muốn trải nghiệm, vì những ức chế trong nội tâm, vì những khổ đau không biết cách hóa giải. Khi người ta bế tắc hay tuyệt vọng thì họ sẵn lòng làm tất cả để quên lãng, để tạm thời được giải thoát. Em đã nhìn và thấy có bao nhiêu những người trẻ như vậy trong đời thường. Sự giao thoa về thương mại và văn hóa với ngoại quốc đã đem đến nhiều những tinh hoa nhưng cũng có không biết bao nhiêu là cỏ rác. Những bộ phim Uncensored Mỹ, những truyện tranh Hentai Nhật cùng vô số những ấn phẩm bản in hay bản điện tử vẫn đang ngày đêm được truyền tay hay ẩn dấu trong một đường liên kết, một gói dữ liệu nào đó. Ngoài những cách thức tiếp cận truyền thống, xã hội bây giờ còn có thêm mạng lưới thông tin hoàn cầu. Có thể nói, so với thế hệ cha ông đi trước, những người trẻ ngày nay ở trong một tình trạng hiểm nguy và dễ bị thương tổn hơn gấp ngàn lần. Một người có kinh nghiệm đi vào rừng sâu thì luôn chuẩn bị cho mình những công cụ để ngăn ngừa tai nạn. Ví như anh ta sẽ có một cây gậy dò đường để tránh phải dẫm đạp lên các loại bò sát, đặc biệt là rắn độc. Anh ta cũng có thể phải bôi một loại thuốc đặc trị bảo vệ da để không bị những con vắt hút máu. Em đã nghĩ về Giới Luật theo một cách tương tự. Năm giới có thể là một cây gậy dò đường, một phương thuốc phòng thân. Tuổi trẻ bây giờ được tiếp cận với một lượng kiến thức, thông tin khổng lồ. Nhưng khi bước vào rừng sâu, bước vào đời họ lại thiếu một công cụ để phòng hộ. Và đã có vô số những trường hợp bị rắn cắn hay vắt hút. Vì lẽ đó cho nên khi đi theo con đường của Giới thứ ba, em thấy mình có được một công cụ thật hữu hiệu, chị à. Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đó, Giới luật còn đóng vai một người bạn đồng hành hướng đạo. Và em nhận ra mình không phải lạc lối giữa rừng hoang, luôn tìm được lối nhỏ về lại căn nhà xưa yêu dấu. Chị biết không, sự thật là em chưa thọ giới một cách chính thức. Đối với em, ngày trọng đại và huy hoàng ấy rồi cùng sẽ đến. Nhưng em cũng đâu có đợi chờ, ngóng trông một buổi lễ hay một vị thầy nào đó. Ngày đầu tiên đọc được Giới Bản, em đã gật đầu đồng ý ngay. Em ưng lòng lắm. Nhớ lại ngày ấy, em thấy mình chưa có hiểu biết gì sâu xa cả. Đọc xong cảm thấy thích và muốn sống như vậy. Lúc đó, đôi mắt em nhìn đời rất trong xanh, chị à. Tâm hồn em vẫn còn là chiếc áo trắng tinh khôi. Trên tay em vẫn còn nắm giữ đoá hồng nhung tươi thắm. Giờ đây, em thấy mình vẫn chưa hiểu biết thêm bao nhiêu. Nhưng nắng mưa đã đổi thay sắc áo năm nào. Đôi mắt em đã phải nhiều lần đóng khép trước những cơn gió bụi. Và bông hoa ngày xưa đã héo úa phai tàn mà có mặt cho nhau 83

84 những gì sót lại chỉ là cơn đau nhức trên mười ngón tay da thịt. Nhưng em nhẹ lòng vì thấy mình vẫn nguyên vẹn một niềm tin. Em vẫn tin vào hoa hồng. Em vẫn còn niềm tin vào những giá trị đẹp lành nơi con người. Và phước đức thay khi trên vầng trán em vẫn còn đó một vòng hoa. Không ai sai bảo, khuyến dụ em hết, chị à. Chính em, chính bàn tay em đã đặt, đã cài lên mái tóc xanh của mình một vòng hoa thuần khiết, tinh khôi. Vòng hoa đó, vòng tròn giới luật đó qua bao năm tháng vẫn bung cánh tỏa hương. Đi dưới vòng hoa thơm ngát, em thấy mình được phòng vệ và bảo hộ. Suốt những ngày đông lạnh, gió tuyết không xúc chạm tới em. Trong những mùa bão lũ, em không lo bị thấm ướt. Khi giữ được Giới thứ ba với người bạn của mình, em không cho rằng mình thanh cao hay trong sạch gì cả. Em chỉ thấy đơn giản là mình thật may mắn. Em biết ơn Bụt Pháp Tăng. Nhờ phước đức của ông bà tổ tiên, nhờ những pháp môn tu học, em đã giữ gìn được thân tâm nguyên vẹn. Thực tế bây giờ có nhiều người không may mắn như em. Đã có những giọt máu, những vết thương âm ỉ, lặng thầm. Vì một phút nông nổi muốn chứng tỏ hay thử nghiệm, vì những mê mờ, tăm tối mà đã có biết bao thanh thiếu niên đã buông thả, phó thác tấm thân châu báu của mình vào tay người khác. Để rồi khi niềm tin mà ta trao gởi không đúng như dự liệu thì đã có biết bao hệ lụy, đổ vỡ về sau. Và phần thiệt thòi luôn ở phía những người con gái. Tất nhiên em không khuyên mọi người hãy giữ mình băng thanh ngọc khiết. Em không mong các chàng trai cô gái phải là những kim đồng ngọc nữ. Trong bối cảnh thời đại bây giờ, một khi chia sẻ những vấn đề về tính dục nếu không có sự khéo léo, tế nhị thì ta có thể nhận được những nụ cười đáp trả, tiếng huýt sáo chen ngang. Em không phải là người rao giảng đạo đức hay luân lý. Em chỉ có một ước vọng là ai cũng thể tiếp cận và đọc lại Giới thứ ba quý báu này. Đọc trong một sự cẩn thận, tôn kính, ta có thể nhìn thấy, khám phá cả một kho tàng. Tình thương đích thực Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau. Khi đọc giới bản tân tu, em chú ý ngay đến thuật ngữ năng lượng tình dục. Có lẽ thế giới biết đến cái gọi là Sexual Energy từ Sigmund Freud. Nhà phân tâm học người Áo này còn sử dụng một từ khác có ý nghĩa tương tự đó là Libido. Những nghiên cứu của ông về những động lực thúc đẩy và định hướng hành vi tính dục của con người đã gây ra một sự náo động và biến chuyển ở xã hội Âu Châu trong những năm cuối thế kỷ XIX. Trường phái Freud đã gây nên một sức ảnh hưởng lớn. Không lâu sau khi triết thuyết của ông ra đời, cùng với sự phát minh ra thuốc ngừa thai, những biến chuyển trong lãnh vực y tế (cụ thể là Sản Khoa), kinh tế, chính trị mà đặc biệt là phong trào nữ quyền đã tạo nên một cuộc cách mạng tình dục (sexual revolution) ở Âu Mỹ. Những 84 hãy lắng nghe nhau

85 nhà sử học cho rằng cuộc cách mạng này đã có hai thời kỳ. Đầu tiên là những năm 20 với người tiên phong phát động là S. Freud và bùng nổ vào những năm 50, 60 thế kỷ XX. Dấu ấn tiêu biểu là một bộ phận thanh niên đề cao một nền văn hóa mới mà họ gọi là Hippie. Họ chủ trương một loại tình yêu tự do (Free Love). Trong đó, tình dục là một hành động tự nhiên và không cần sự giữ gìn hay kìm nén. Cuộc cách mạng này đã lắng xuống với sự xuất hiện của đại dịch AIDS và những căn bệnh truyền nhiễm qua con đường tình dục. Tuy vậy, sự phản biện ấy đã tạo nên những đổi thay trong quan điểm về tình dục ở các quốc gia Tây Phương. Người ta phải nhìn lại hệ thống tiêu chuẩn đạo đức của mình. Kết quả là giáo dục giới tính được đưa vào giảng dạy một cách có khoa học và công khai. Phụ nữ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề nhạy cảm này. Những người đồng tính bắt đầu giành được những quyền lợi cơ bản cho riêng mình v.v Thế nhưng bề mặt càng lớn thì bề trái càng rộng. Sự tự do luôn là một con dao hai lưỡi. Ở một thế giới mà tự do cá nhân luôn được đề cao thì cuộc cách mạng tình dục đã đưa đến nhiều hệ lụy không thể lường trước. Công nghiệp khiêu dâm được mặc nhiên công nhận. Các ấn phẩm về tình dục không còn bị cấm đoán. Khi mà lợi nhuận làm mê mờ tất cả dẫn đến tình trạng phát triển vô lối thì các đạo luật lại không thể song hành để kiểm soát, khắc chế. Điều này đã tạo ra rất nhiều những đau thương và đổ vỡ. Nô lệ tình dục, buôn bán trẻ em, phụ nữ ở Đệ Tam thế giới sang các nước Tây phương trở thành một vấn nạn xuyên quốc gia. Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, nạo phá thai, tự sát ở tuổi vị thành niên v.v Tất cả đã trở thành một căn bệnh ung thư, một triệu chứng nan y trong thân tâm xã hội. Nhìn vào căn nguyên của phong trào Hippie hay cách mạng tình dục, chị và em có thể thấy rõ ràng rằng gốc rễ của nó nằm ở sự chán chường của một bộ phận thanh niên. Những người trẻ đã quá ngao ngán với những chuẩn mực đạo đức thời bấy giờ. Luân thường đạo lý không còn là khuôn vàng thước ngọc khi tuổi trẻ thấy được tình trạng bất công xã hội leo thang, thói đạo đức giả lan truyền như một thứ dịch bệnh. Bên cạnh đó, những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và phong trào bình quyền đã giải phóng sức lao động của người phụ nữ. Được cởi trói, có thêm nhiều quyền lợi căn bản, họ dần trở thành nguồn nhân lực chủ chốt trong đời sống kinh tế - xã hội. Tất cả các yếu tố này đã dẫn đến sự nổi loạn và thách thức. Tuy vậy sau khi đã giành được sự chú ý và gặt hái những thành quả đầu tiên, người ta đã không dừng lại chắt lọc những tinh hoa trong truyền thống và vạch ra một đường hướng cụ thể cho tương lai. Trái lại những nhà cải cách lại buông lơi thanh kiếm, gục đầu trong men say chiến thắng. Để rồi lòng người lại tản mác. Thiên hạ tiếp tục trở nên loạn lạc. Tự do về tình dục có thể là một suy nghĩ rất tích cực nhưng cũng có những hiểm nguy của nó. Theo lời Bụt dạy thì những gì xảy ra với thân có một sự liên hệ rất lớn đến tâm. Và khi mà người ta cho rằng phải đập phá đi ngôi đền thân thể để có thể thấy được trời xanh mây trắng thì khả năng đưa đến những hậu quả khôn lường là rất lớn. Ta có tự do nhưng sự tự do ấy chỉ mang tính chất tạm bợ, không dài lâu. Khi tàn hủy ngôi đền tự thân thì ta cũng phải đối mặt với bao phong ba bão tố. Ta rơi vào tình trạng không nơi nương tựa, không còn một trú xứ để đi về. Buông bỏ thân thể, tùy hứng với thân thể còn có thể là một sự bất hiếu rất lớn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thân thể ta vốn có những vùng, những nơi nhạy cảm, linh thiêng. Từ đó mà biết bao tuệ giác và tinh anh đã di truyền qua nhiều thế hệ. Những người trẻ ở phương Tây có thể đã quên đi thực tế đó. Họ đã bình thường hóa, tầm thường hóa những hoạt động tính giao và cuối cùng khi đã mất đi những gì lành đẹp thì con người ta không biết phải bấu víu, nương tựa vào đâu. Khi mất đi niềm tin, tiết hạnh nơi thân thể thì ta cũng trở thành những linh hồn vô chủ, những trái tim không nhà. Và nhìn vào thực tế ngày nay sẽ không khó để có thể nhận ra những linh hồn và trái tim đó đã tạo tác ra những gì. Trong héo ngoài tươi Cuộc cách mạng tình dục ở Âu Mỹ đi qua. Nhưng khi mạng Internet ra đời cùng với sự phát triển của tiến trình toàn cầu hóa, những dư âm của nó bắt đầu lan tỏa đến phần còn lại của thế giới. Lịch sử dường như lại được tái hiện. Bối cảnh xã hội Đông Phương, sự chán ngán của tuổi trẻ vào mô thức đạo đức, truyền thống văn hóa tâm linh của mình đã khiến cho ý niệm về Tự do về tình dục được chào đón rộng khắp và nhanh chóng được tiếp nhận. Tuổi trẻ Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trên phương diện tình cảm cá nhân, một bộ phận người trẻ đã có một quan niệm là sống như Tây, tự do như Tây. Họ cho đó là một chuẩn mực của văn minh, của tự do, là một sự tự khẳng có mặt cho nhau 85

86 định. Tuy vậy, nếu có thể ngồi lại và nhìn cho kỹ thì chúng ta có thể thấy rằng những người con gái con trai Tây Phương đã đi qua chiếc cầu Tự do tình dục như thế nào. Con đường qua cầu đó có không ít hoa thơm quả ngọt và cũng không thiếu những trái đắng hay cây độc. Để rồi sau hành trình gập ghềnh và khúc khuỷu đó, trong thân tâm họ là bao nhiêu vết thương chưa lành và những cơn đau nhức sâu kín. Những lớp người đi sau vẫn còn đang là những nạn nhân gánh chịu không biết bao hậu quả và hệ lụy của điều đã từng một thời được tôn vinh là một nền văn hóa mới. Tự do tình dục có thể là một đóa lan huệ trong héo ngoài tươi mà gốc rễ của nó đã khô cằn, hóa đá. Bông hoa đó giờ đây đã một thứ rác mà người chủ nhà mắt xanh đã quăng bỏ, lãng quên. Ấy vậy mà biết bao lữ khách da vàng lại nhặt lượm, tích thu. Hương thơm vị ngọt đã bay xa theo năm tháng mà những gì còn lại chỉ là mật đắng chất độc trên một cành lá lụi tàn. Chị của em, những gì em viết trên đây chắn chắn không phải là một giáo điều, lý thuyết để rao giảng hay lên lớp. Chỉ cần một lệnh Google Search, chỉ cần một trang Wikipedia cùng với một đôi mắt quán chiếu thì chúng ta có thể nhận diện được thực tế này. Em muốn chia sẻ sự thật này với chị, với các em Mây Thong Dong ở Đà Nẵng và biết bao những thanh niên 8X, 9X khác. Khi nối gót tiếp bước tiền nhân, chúng ta có một cơ hội rất lớn để dừng lại và nhìn sâu. Chúng ta có điều kiện để quán sát và rút tỉa những bài học kinh nghiệm. Và ta có khả năng không phải đi vào vết xe đổ của người xưa. Có thể là chúng ta không cần phải có thêm một cuộc cách mạng văn hóa nào nữa. Tất cả những chủ thuyết, những luận điểm, triết lý, ý thức hệ suy cho cũng là do con người tạo dựng, hứa hẹn cho nhau về một sự tự do, hạnh phúc xa xôi trên mây trên gió. Tự do tình dục. Tự do tài chính. Tự do chính trị. Đó cũng chỉ là những phương thức hay chiêu bài để một ông vua Hán hay Sở Vương nào đó xưng bá tranh hùng, thâu quyền đoạt lợi. Người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất, hứng lãnh trọn vẹn đao binh khói lửa, tên rơi đạn lạc luôn là dân đen. Và trong khung cảnh hoang tàn đó, phần mờ tối nhất, đau thương nhất luôn có mặt bóng dáng những người phụ nữ. Chị biết không, em thấy mình thật may mắn khi có thể tránh khỏi bức tranh điêu tàn này. Chúng ta có một hướng đi một nẻo thoát nằm ngay trong truyền thống tâm linh của mình. Ta có giới luật. Ta có những phương thức cụ thể để không bị một cá nhân hay thế lực nào đó sai sử, dẫn dắt. Ta có một con đường sáng. Trong khi những người Tây Phương giờ đây vẫn còn đang chế tạo phi thuyền du hành về những hành tinh lạ. Họ vẫn tiếp tục nhìn lên những ngôi sao trời. Tất nhiên điều đó có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho thế giới. Nhưng em tự hỏi: Liệu ta có thể bay cao hay đi xa khi mà những vết thương trong thân tâm vẫn chưa được xoa dịu, chữa lành? Trong khi con người qua mọi thời đại đều phóng tâm tìm cầu ở bên ngoài thì thông điệp của Bụt thật đơn giản: Hãy trở về với ngôi nhà tự thân. Hãy hướng nội tìm ra những gốc rễ khổ đau để nhận diện và trị liệu. Trong khi điều phục tâm hành (tu tâm) là một chuyện đòi hòi nhiều thời gian và nỗ lực. Thì thọ giới và giữ giới (tu thân) là một cách thức thực tiễn và dễ ứng dụng vào đời sống. Những gì xảy ra cho thân thì cũng có ảnh hưởng đến tâm. Vì vậy, khi thân ta đi trong vòng tròn giới luật thì tâm ta cũng có một nẻo về đường đi an lành. Những ngày đầu biết được về ngũ giới hay thập thiện, em như bắt được vàng, nhặt được ngọc, chị ạ. Em nhớ là mình đã từng viết: Tôi đã nhiều lần mê rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê. Nhiều lần tôi đã thoát nhưng rồi lại lạc. Tôi vẫn thường là con ngựa hoang quen đường cũ. Nhưng tôi cũng biết rằng Đạo Bụt ánh sao Bắc Đẩu luôn có đó cho tôi. Nhìn lên trời cao, trong đêm sâu tăm tối, tôi mỉm cười được vì theo ánh sáng đó tôi sẽ xa những vũng lầy hôi tanh, nổi lên khỏi những con sông nhớp nhúa của dục vọng. Có thể trong thời điểm đó em chưa ý thức hết tất cả chiều sâu ý nghĩa của giới luật trong dòng tâm tưởng của mình. Ban đầu em có cảm tưởng Năm Giới chỉ dành cho những người sơ cơ hay nhập môn như em. Nhưng không ngờ, càng thực tập, càng đi nhiều thấy nhiều thì em mới phát giác giới luật mênh mông, lớn rộng bao trùm hết thảy muôn vàn sự việc trong cuộc đời. Chỉ vài trang Giới Bản mà cống hiến bao nhiêu phương pháp, cách thức giải quyết những khổ đau bế tắc tồn tại qua bao thế hệ. Và khi sống theo tinh thần Năm Giới, em có được tự do. Khi đi trong vòng hoa của tình thương đích thực, em cảm nhận được tự do, chị à. Tự do này khác rất nhiều với những gì mà những chính trị gia hay nhà truyền giáo nào đó hứa hẹn. Tự do phát khởi trong chính trái tim ta. Ta không cần phải chờ đợi theo năm tháng. Ta không cần một cá nhân hay tổ chức trao tặng. Chỉ cần ta thiết lập cho thân tâm một vòng tròn giới luật bảo bọc, chở che thì nếp sống ta trở nên an lành, vô sự. Vòng hoa ấy tuy vô sắc nhưng lại giúp ta xa lìa bao hầm hố bẫy sập giữa đường đời. 86 hãy lắng nghe nhau

87 Và chị có biết không, khi em giữ giới trong sạch, khi ý thức về giới có mặt thì trong em chỉ còn là một niềm mừng vui miên man, lan tỏa như mặt nước hồ thu. Thanh Lương Lạc không còn là một tình thi ý họa mà đã phủ kín lấp đầy trong từng bước chân, hơi thở. Cho đến hôm nay, em vẫn đi giữa con đường thênh thang, rộng thoáng ấy. Cho đến giây phút này, trên mái đầu em vẫn còn đó một vòng hoa. Ngào ngạt thơm hương bón mùa cua con Nguyên Hiền Ước mơ chung của tất cả các Ba Mẹ trên đời là sau này con cái lớn lên sẽ thành người tốt và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy mà tất cả những người Ba, người Mẹ đều đã không quản khó nhọc, tần tảo đêm ngày mong xây dựng cho con cái mình một tương lai sáng đẹp. Ba Mẹ của con cũng vậy. Ba Mẹ đã hi sinh cả cuộc đời cho chúng con. Ở mỗi đứa con Ba Mẹ lại đặt vào đó một kỳ vọng, một ước mơ riêng. Chính Ba Mẹ đã lựa chọn và hướng dẫn cho con đi vào con đường xuất gia. Hiện nay con đang sống rất an lành và hạnh phúc trong môi trường mà Ba Mẹ đã chọn cho con. Con đang bước những bước chân vui tươi, an lạc trên con đường này nhờ vào tình thương của Ba Mẹ, của Thầy và của Tăng Thân. Tịnh Độ của con Ba Mẹ à! Con sống ở đây vui lắm. Ba Mẹ không tưởng tượng ra Làng Mai đẹp và vui thế nào đâu. Mùa xuân là mùa đẹp nhất. Khoảng đầu tháng ba, khi nắng ấm về là hoa đua nhau nở. Mạch sống tuôn trào. Đất trời như thức dậy sau một giấc ngủ dài vào mùa đông. Con tuy chẳng làm được bài nhạc, bài thơ nào nhưng con thích mùa này lắm. Con thường cùng các chị em đi chơi ngoài những cánh đồng đầy hoa cỏ. Có những ngày làm biếng chúng con tới cánh đồng hoa cỏ gần nhà, chọn một chỗ lý tưởng rồi nằm ngủ trưa. Nắng ấm lắm. Thức dậy mở mắt ra là thấy hoa nở ngay trước mặt, xung quanh toàn hoa là hoa, gió nhè nhẹ và chim hót líu lo. Ôi chao! thích lắm. Tới mùa hè là mùa có đông thiền sinh nhất trong năm. Mùa này thiền sinh từ khắp nơi đổ về tu tập trong suốt một tháng. Mỗi tuần chúng con được nghe bốn buổi pháp thoại của Sư Ông. Và mỗi tuần đều có một ngày lễ : Lễ Bông Hồng Cài Áo, Lễ Hòa Bình, Lễ Tổ Tiên, Lễ Trung Thu. Những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam đã có cơ hội được cống hiến tới cho bạn bè thế giới và đã được bạn bè thế giới đón nhận rất hồ hởi. Mùa hè tuy đông người nhưng không khí trong tu viện vẫn luôn trang nghiêm và thanh tịnh. Vì các bạn thiền sinh tới Làng Mai đều là những người có tâm tu tập nên ai cũng có ý thức tôn trọng thanh quy của tu viện. Trong giờ pháp thoại, thiền hành, ăn cơm im lặng, cả một tập thể hàng ngàn người ai nấy đều im lặng, trở về theo dõi hơi thở khiến cho năng lượng tu tập càng trở nên hùng tráng. Rồi các nhóm pháp đàm chia sẻ cũng rất hết lòng. Các vị thiền sinh không chỉ tới đây tu tập mà còn làm việc chung với các sư cô nữa. Được làm việc chung với các sư cô họ tỏ ra rất hạnh phúc. Trong mùa hè vừa rồi có một vị thiền sinh nam, ông ta rất dễ thương. Ông ta cứ đi vòng vòng quanh xóm Mới của con để xem có điện, nước, hay máy móc, nhà cửa chỗ nào hỏng hóc là ông tự động sửa chữa. Có lần thấy ống nước bị hỏng, ông ta đã lấy xe ra chợ tự bỏ tiền ra mua đồ rồi về thay cho các sư cô. Ông ấy nói: Tôi rất cảm ơn quý vị đã mở cửa tu viện cho phép chúng tôi tới sống chung với quý vị. Từ tận đáy lòng mình tôi rất ngưỡng mộ và quý kính những bậc tu hành. Thế mà quý vị lại cho phép chúng tôi được tới ở chung, ăn chung, làm việc chung với quý vị, điều này khiến tôi rất cảm động. Mùa hè Làng Mai giống như một địa điểm lý tưởng để các gia đình về vừa được nghỉ ngơi, vừa được tu tập lại vừa được du lịch. Có lần Thầy con có nhắc tới danh từ Du lịch tâm linh nghĩa là vừa được du lịch lại vừa được tu tập, thật thích phải không ạ? Mùa thu là mùa hạnh phúc nhất. Sau khóa tu mùa hè, Sư Ông con thường cùng với các thầy, các có mặt cho nhau 87

88 sư cô lớn lên đường hoằng pháp tại các nước khác. Không có Sư Ông ở nhà nên thiền sinh cũng ít tới vì vậy không gian rất yên tĩnh và sắc thu thì đẹp kỳ lạ. Con thích nhất là những khu rừng im vắng rực rỡ các sắc mầu của lá, này vàng, này xanh, này đỏ, này tía, đủ cả các sắc mầu chen lẫn với nhau trông rất đẹp mắt. Đi thiền hành trong đồi mận, hay trong rừng bạch dương, lá cứ rơi nhè nhẹ quanh mình. Dưới chân là những thảm lá vàng rất êm. Mùa này chị em con thường đi chơi, nhặt lá ép vào tập rồi làm thành những tấm thiệp rất xinh. Mùa hè và mùa thu cũng được coi là mùa trái chín. Vào mùa hè chúng con được ăn thỏa thuê nào là sơ ri, dâu tằm, lê, sung. Sung ở đây rất khác với sung ở Việt Nam. Sung ở đây quả to và ngọt lịm như đường. Tới mùa thu chúng con được đi hái mận, hái táo. Mận hái về thì đem đi sấy hoặc nấu mứt để ăn cả năm. Còn táo thì hái đầy mấy cái nhà kho để ăn suốt tới qua mùa xuân. Mùa thu chúng con còn được đi vào rừng nhặt hạt dẻ nữa. Những hạt dẻ to và ngọt lắm. Cứ tưởng tượng đến cảnh ngồi bên bếp lửa nướng hạt dẻ ăn mới thấy vui và lý thú biết chừng nào. Khi mùa đông đến, không khí bắt đầu lạnh dần, cành lá trơ trụi, những bãi cỏ có khi đông đá cứng lại, bước lên cứ nghe lạo xạo như cỏ đang gãy ra dưới chân mình vậy. Lâu lâu còn có tuyết rơi đầy sân trắng xóa. Đẹp lắm! Các bông tuyết bay nhè nhẹ cho đến khi thành một lớp dày mịn trên đất như bông gòn. Trong khi đó, ở trong nhà, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Đại chúng thực tập chung, chơi chung với nhau, ấm áp tình chị em. Mùa đông còn là mùa an cư của chúng con. Thích nhất là chúng con được nghe Sư Ông giảng pháp thoại toàn bằng tiếng Việt. Ngoài ra còn có những cái lễ lớn như: Tết Tây, Giáng Sinh, Đại Giới Đàn, đặc biệt là Tết Nguyên Đán nữa. Ai mà ăn Tết Nguyên Đán ở Làng rồi chắc sẽ nhớ hoài. Vừa vui, vừa ấm áp nghĩa tình mà lại mang đậm sắc thái dân tộc Việt Nam. Còn có biết bao nhiêu điều vui nữa mà con không sao kể cho hết được. Ngày nào cũng có chuyện để vui, để cười cả. Với con, ở đây giống như một cõi Tịnh Độ không khác. Sư Ông thường dạy : Tịnh Độ đang có ngay bây giờ và ở đây. Không cần đi tìm kiếm ở đâu xa mà chỉ cần trở về an trú trong giây phút hiện tại là Tịnh Độ sẽ hiển bày ra thôi. Con đang vui chơi trong Tịnh Độ của con. Lạ quá! Cũng là hoa, là cỏ cây, đất đai như bao nhiêu nơi khác nhưng càng ở lâu thì con thấy đẹp. Có lẽ vì càng ngày con càng biết thưởng thức và càng ngày tình chị em của chúng con nơi đây càng đậm đà nên hạnh phúc càng ngày càng lớn hơn. Chỉ cần vài hơi thở nhẹ, mỉm một nụ cười bình an là con có thể đi chơi thảnh thơi trong cõi Tịnh Độ này với một nguồn hạnh phúc tràn đầy rồi. Ngôi nhà lý tưởng Ba Mẹ thương! Nhà mình có còn đẹp như xưa không? Trong con, nhà mình cứ đẹp hoài hoài như chưa bao giờ xấu đi chút nào. Hồi xưa con luôn nghĩ con là người hạnh phúc nhất vì con có Ba Mẹ tuyệt vời nhất. Ông bà của con dễ thương nhất. Quê con là nơi đẹp nhất trên thế giới này. Quá khứ của con như một bức tranh đẹp mà Ba Mẹ là người họa sĩ tài ba đã vẽ nên nó bằng hạnh phúc và tình thương của mình. Con quen với hình ảnh vui vẻ, hòa thuận của Ba Mẹ và chắc chắn rằng cảnh cãi vã, mất đoàn kết rất xa lạ với con. Chính Ba Mẹ đã cho con một mái ấm, cho con một chuỗi quá khứ đẹp, đầy ý nghĩa. Một việc làm rất cao cả nữa là Ba Mẹ đã cho con đi xuất gia, gửi con vào một ngôi nhà mới, cho con có thêm một cơ hội quý giá để tiếp tục những ngày hạnh phúc. Ngôi nhà này đẹp lắm, vui lắm! Ở đây con có Sư Ông - người luôn dạy dỗ, thương yêu chúng con giống như Ba Mẹ vậy. Nhờ Sư Ông con mới biết mình có rất nhiều kho báu mà bấy lâu nay mình quên mất. Nhờ Sư Ông mà hạnh phúc trong con cứ lớn dần lên. Gần gũi với con nhất là quý sư cô, sư chị, sư em của con những người luôn chăm sóc, nâng đỡ cho con. Ba Mẹ cứ yên tâm về con, Ba Mẹ nhé. Ở đây con tu tập có nhiều hạnh phúc lắm. Con cám ơn Ba Mẹ rất nhiều vì những gì Ba Mẹ đã và đang làm cho con. Chỉ cần nghĩ về Ba Mẹ đang sống hạnh phúc là con vui lắm rồi. Con luôn cố gắng hết lòng thực tập để xứng đáng với tình thương mà Sư Ông, Ba Mẹ và đại chúng 88 hãy lắng nghe nhau

89 dành cho con. Lúc nào nghĩ tới con, Ba Mẹ hãy nghĩ về một tăng thân sống hòa hợp, hạnh phúc và luôn rộn rã tiếng cười. Cây roi của Ba Ba ơi, ba còn nhớ hồi đó lâu lâu con được ba cho ăn đòn không? Bây giờ, con vẫn còn nhớ như in những trận đòn ấy diễn ra vào lúc nào, vì tội gì, ba đã nói gì và Ba đã đánh con bao nhiêu roi. Mỗi khi đánh, Ba luôn nói rõ tội của con, rồi Ba dạy con thật nhiều sau đó mới đánh. Thật lòng lúc ấy con chẳng muốn nghe Ba nói chút nào. Con không thích bị đánh đòn, cũng chẳng thích nghe Ba dạy dỗ lúc đó, nhưng mà cái con ghét nhất là sau khi con bị ăn đòn xong Ba còn bắt con quỳ xuống lạy Ba ba lạy để tỏ lòng biết ơn Ba vì Ba đã dạy dỗ con. Lúc ấy con tức lắm, con nghĩ: Đã bị ăn roi đau, bị nằm nghe kể tội bây giờ lại còn phải lạy Ba để cám ơn Ba đã cho mình ăn đòn nữa thì chẳng công bằng chút nào. Dù biết cây roi, cái lạy đều từ ông bà truyền lại, nhưng con vẫn bực và làm trong sự bắt buộc, vì nếu không làm có thể sẽ bị tặng thêm một roi nữa. Sau này nghĩ về những cây roi của ba con không còn thấy đau như hồi con mới nhận nó mà bắt đầu thấy rất biết ơn Ba. Con thấy được tình thương của Ba trong đó. Con thấy được niềm hạnh phúc lẫn tự hào của con trong chiếc roi của Ba. Ba đã hết lòng thương yêu và dạy dỗ con nên người. Đúng là đòn đau nhớ đời. Sau đó con không bao giờ phạm lại những lỗi lầm cũ nữa. Bây giờ, trong đại chúng, con không còn phải nhận roi nữa. Quý sư cô, sư chị, sư em chỉ nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng mỗi lần con phạm lỗi mà không cho ăn đòn. Tuy vậy, sau một lần phạm lỗi con vẫn cứ nhớ hoài và rút ra được nhiều bài học từ những lầm lỗi của mình. Niềm biết ơn quý sư chị, sư em đã chỉ ra lầm lỗi cho con cũng lớn như ba đã dạy dỗ cho con vậy. Tuy không lạy các sư chị, sư em của mình như ngày xưa con lạy Ba, nhưng sau mỗi lần được nhắc nhở con thấy lòng mang đầy sự biết ơn. Biết ơn vì đại chúng đã xem con như một thành viên trong gia đình, sẵn sàng nhắc nhở, đóng góp cho con để con có cơ hội lớn khôn. Nhờ đóng góp cho nhau mà chị em con có thể đi xa hơn trên con đường thực tập. Con thương các sư chị, sư em không khác gì thương các chị em của con trong nhà vì mọi người ai cũng thương yêu con. Thế nên Ba Mẹ đừng lo gì cho con Ba Mẹ nhé Con của Ba Mẹ Çên Çê mà thãy Sư cô Nhẫn Nghiêm Đó là một kiểu ông già Noel. Tôi nhớ trong một buổi pháp thoại, Sư Ông kể về sự tích ông già Noel: Lúc mình còn nhỏ, mỗi khi đến mùa giáng sinh, bố mẹ thường dụ dỗ: Ngoan nhé! Ngủ đi con! Đêm giáng sinh ông già Noel sẽ đến tặng quà cho. Và món quà được bỏ vào trong một chiếc vớ, treo trên giường. Vì luôn muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những đứa con nên nhiều bố mẹ cũng thường vui theo chuyện ông già Noel với mấy đứa nhỏ. Rồi thời gian trôi qua, đứa bé lớn lên, chúng nhận ra ông già Noel không có thật. Đó chỉ là do bố mẹ chúng dụ mà thôi. Sau này khi có gia đình, tới mùa giáng sinh, chúng cũng dụ lại những đứa con của chúng, cứ như thế mà ông già Noel sống đời đời. Sư Ông nói tiếp: Tịnh Độ mà chết đi mới được về đến cũng là một kiểu ông già Noel thôi!. Tôi tâm đắc nhất ý này của Thầy! Vui quá! Tôi cười thật lâu! Vì tôi thấy rất rõ rằng Tịnh Độ ở ngay trong xóm tôi ở. Xóm Mới không rộng lớn như Xóm Hạ hoặc Xóm Thượng, nhưng quang cảnh thiên nhiên ở Xóm Mới đối với riêng tôi thì rất đẹp, nó không thua gì cõi Tịnh Độ được miêu tả trong kinh. Vẻ đẹp đó được thiên nhiên tạo tác theo từng mùa. Mùa xuân yểu điệu và duyên dáng với trăm hoa đua nở sau khi được nghỉ có mặt cho nhau 89

90 ngơi đầy đủ vào mùa đông. Những nhành cây cũng bắt đầu chuyển mình để vươn ra sau một giấc ngủ đông dài. Mùa hè về thì nắng ấm áp, hoa lá, ong bướm đầy trời! Tôi còn nhớ mùa hè vừa rồi, chị em chúng tôi và cả thiền sinh nữa đã thưởng thức rất nhiều anh đào, dâu tằm, táo và lê Ăn không hết, ăn từ cây này đến cây khác. Thật là ngon và vui. Những tán lá của các cây dâu tằm xòe ra phủ mát cả Xóm Mới. Những nhóm gia đình pháp đàm được ngồi tận hưởng bóng râm của nó, thật dễ chịu! Rất nhiều lần đi thiền hành lên đồi Dương Xuân, nhìn xuống quang cảnh đẹp nên thơ, tôi thấy lòng mình cũng ngây ngất! Tôi như được rửa mắt, với những cánh đồng xanh rì một màu, những hàng cây với màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng. Ấy là khi mùa thu về. Thảm cỏ xanh ngát được tô điểm bởi một đại gia đình hoa bồ công anh vàng rực. Thiên nhiên làm con người hiền hòa hơn. Vì lợi ích lớn lao này nên những người con Bụt được dạy trở về với thiên nhiên khi mình có khó khăn. Tôi đã áp dụng hết lòng phương pháp này nên mỗi ngày của tôi luôn là một ngày mới. Năm này trời trở lạnh thật sớm, tuyết đã rơi trước khi ông già Noel đến, cả Làng enjoy với cái lạnh, với tuyết trắng, không giống như nhiều người nghĩ mùa đông là ảm đạm, buồn rầu. Mùa đông ở Làng ấn tượng lắm. Có những buổi trăng lên sớm, mình thưởng thức trăng thanh qua các cành cây khô đẹp là thường! Yên tĩnh, vắng lặng nhưng lòng tôi đầy ấm áp bởi năng lượng của tình chị em. Mùa đông là mùa an cư của Làng Mai, là mùa của hội ngộ khi quý thầy và quý sư cô ở nhiều nơi trên thế giới về tu học nên năng lượng tu tập hùng hậu vô cùng. Tăng là đoàn thể đẹp, cùng đi trên đường vui, tu tập giải thoát, làm an lạc cuộc đời. Trong đời sống gia đình, nhiều khi chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con thôi nhưng cũng lắm phiền não, đổ vỡ. Thế nhưng chúng tôi ở Xóm Mới sống trong một tập thể có hàng trăm người cả tu sĩ lẫn thiền sinh cùng sống bên nhau. Chúng tôi cùng tu, cùng chơi, cùng làm việc mà vẫn giữ được niềm hạnh phúc mỗi ngày. Thế mới thấy là Phật, Pháp, Tăng rất mầu nhiệm. Phật và Bồ Tát ở đâu? Phật và Bồ Tát không phải ở trên bàn thờ mà ở ngay trong tâm của mỗi chị em chúng tôi: Bồ Tát Chân Không, Bồ Tát Bảo Nghiêm, Bồ Tát Hoa Nghiêm, Bồ Tát Thoại Nghiêm, Bồ Tát Định Nghiêm, Bồ Tát Sùng Nghiêm, Bồ Tát Hướng Nghiêm, Bồ Tát Phẩm Nghiêm, Bồ Tát cô Châu (cô là một vị cư sĩ thường trú ở Làng sắp được nhận truyền đăng) Ôi! Vô số các vị Bồ Tát mà tôi không kể tên ra hết được đang có mặt tại Xóm Mới, Làng Mai. Mỗi vị Bồ Tát mang một hạnh nguyện giúp đại chúng, giúp đời. Sư cô Chân Không điều hành một khối lượng công việc khổng lồ, lo về mọi mặt không chỉ tại Làng Mai mà còn lo cho cả các trung tâm khác nữa. Tuy bận trăm công ngàn việc nhưng Sư Cô luôn dành thời gian gỡ rối tơ lòng cho các vị thiền sinh khi họ có khó khăn. Và thiền sinh ai cũng thích được thực tập thiền buông thư do Sư Cô hướng dẫn. Sư Cô Bảo Nghiêm là một Bồ Tát biểu hiện thành một người làm vườn rất giỏi. Nhờ bàn tay của sư cô mà chúng tôi luôn có đủ rau ăn mỗi ngày. Sư cô Hoa Nghiêm dịu hiền nhưng thật chu đáo. Ngoài công việc của một vị giáo thọ sư cô còn tham gia vào Ban chăm sóc làm việc chung với các em nhỏ. Các sư chị và sư em của tôi tuy tuổi còn nhỏ nhưng mỗi người đều đã biểu hiện được năng lượng từ bi, đức hy sinh và tinh thần phụng sự của mình. Những vị khách Tăng đến Làng cũng được hưởng lây năng lượng của tình chị em trong những buổi uống trà, ngồi chơi với nhau. Những buổi uống trà ngồi chơi như vậy nuôi dưỡng chúng tôi rất nhiều. Tôi thường được soi sáng, góp ý cho sự thực tập của mình hoặc có khi tôi tham khảo ý kiến của các sư chị và sư em về một vấn đề hoặc giúp tôi giải tỏa một tri giác sai lầm về một ai đó. Trà ngon lại có thêm bạn hiền nữa thì còn gì bằng! Tôi nghĩ: Ai bảo đi tu là khổ. Đi tu sướng lắm chứ. Ngồi thảnh thơi, hưởng chén trà ngon cùng bạn tri kỉ, ngoài đời đâu dễ làm được. Tôi sống cởi mở, chân thành nên những niềm vui, nỗi buồn của tôi các chị em đều biết. Các chị em là tôi, tôi là các chị em mà. Tôi thấy tôi hạnh phúc, may mắn làm sao, vì lớn hơn tôi đã có các sư mẹ, sư chị lo lắng, nhắc nhở sự thực tập, còn nhỏ hơn tôi thì có các sư em đẩy tôi phải lớn lên. Tôi vừa được làm sư chị, vừa là sư em nên tôi thấy mình thật giàu có. Đôi khi các sư em của tôi cũng là sư chị của tôi vì các sư em đã chăm sóc tôi, cho tôi những lời khuyên mà chỉ những người thật hiểu và thương nhau mới chia sẻ với nhau được, như là: Sư chị ơi! Đừng khiêng nặng mà bệnh đau lưng lại tái phát. Để em phụ cho! Có lần ngồi ăn cơm với Thầy, tôi thưa: Bạch Thầy, con quán chiếu hoài nhưng không thấy chị em con ở trong con? Thầy dạy: Đâu cần phải quán chiếu gì, mỗi lần mình nghĩ tới ai đó là người ấy đã 90 hãy lắng nghe nhau

91 có trong mình rồi! Dễ vậy thôi ư? - tôi thầm nghĩ. Và rồi, tôi biết là chị em của tôi có trong tôi nhiều lắm. Vì tôi nghĩ đến chị em của tôi vô số lần trong mỗi ngày. Đó cũng là sự chánh niệm mà tôi thực tập được nhận diện sự có mặt của các sư chị và sư em của mình. Chúng tôi ai cũng ý thức rằng mình đi tu để học và thực tập chuyển hóa tập khí, trong đó có tập khí phản ứng lại và không biết lắng nghe. Những buổi uống trà hoặc những lần được đại chúng soi sáng, tưới hoa đều là những cơ hội để chúng tôi nhìn rõ lại mình. Tôi nghĩ rằng nếu không có đại chúng cùng tu tập như vậy, không có môi trường tốt và nhất là nếu không có Thầy thì chắc giờ này tâm tôi còn điên đảo, mộng tưởng với nhà sang cửa rộng, tâm tôi còn lu bu, tất tả để lo lắng cho một mái ấm gia đình với một anh chàng tốt bụng và hai đứa nhỏ dễ thương. Mà đâu phải ai cũng may mắn có một anh chồng tốt bụng và hai đứa nhỏ dễ thương? Đa số đều là có một ông chồng khó chịu và mấy đứa nhóc khó dạy. Vì điều này, tôi biết ơn Thầy, biết ơn Pháp môn và biết ơn đại chúng nhiều lắm. Những thiền sinh đến Làng phần lớn trong lòng có nhiều sầu khổ, phiền não nên họ khao khát được lắng nghe Pháp thoại của Sư Ông và tận hưởng năng lượng tu học của tăng thân. Sau những khóa tu tiếng Pháp, khóa tu mùa hè, khóa tu sức khỏe, khóa tu người trẻ Lúc nào thiền sinh cũng chia tay quý thầy, quý sư cô trong sự bịn rịn, lưu luyến. Họ cười, họ khóc vì đã thấy được con đường để tu học chuyển hóa phiền não, tạo dựng hạnh phúc từ trong mỗi hơi thở. Tất cả những điều tốt đẹp chúng tôi chuyển hóa được đó đều là nhờ vào giáo pháp của Bụt mà Sư Ông là người thừa kế và trao truyền lại cho chúng tôi. Thầy tôi Ở độ tuổi ngoài 80 như Thầy, nhiều vị tôn túc đã an dưỡng, nhưng Thầy thì vẫn kiên trì đi khắp đó đây để giảng dạy giáo lý của Bụt. Mọi người từ Á sang Âu ai ai cũng ngưỡng mộ Thầy. Với những thời Pháp đơn giản, dễ hiểu nhưng thực tế mà nếu áp dụng thực tập sẽ có thể đem lại hạnh phúc liền lập tức. Đó gọi là hiện pháp lạc trú. Thầy dạy chúng tôi từ việc đi, đứng, ăn, uống, nói năng và lắng nghe như thế nào cho có chánh niệm. Thầy đã đem hết tâm lực của cả cuộc đời mình để nuôi dạy các đệ tử xuất sĩ cũng như cư sĩ. Thầy của chúng tôi nghiêm trang dạy dỗ đệ tử nhưng Thầy lại rất gần gũi với đệ tử. Thầy luôn tạo điều kiện để mọi đệ tử xuất gia đều cảm thấy dễ chịu khi đến với mình. Qua các buổi ngồi ăn cơm chung, Thầy thường kể chuyện ngày xưa cho chúng tôi nghe. Rồi Thầy hay nắm tay chúng tôi dẫn đi thiền hành quanh cái cốc của Người. Để hiểu thêm học trò và giúp học trò gần gũi với mình, Thầy thường khuyến khích chúng tôi thường xuyên viết thư cho Thầy. Thầy thường quan sát từ đệ tử và cho mỗi người những lời nhắc nhở cần thiết. Trên pháp tòa, có khi Thầy như một giáo sư về quản trị nhân sự trong bài giảng về lục hòa; có khi như một giáo sư Y khoa khi giảng về hệ thần kinh và não bộ cho giới bác sĩ; có khi như một giáo sư tâm lý khi giảng cho những nhà tâm lý trị liệu, Chúng tôi không chỉ thấy Thầy tuyệt vời trên pháp tòa mà Thầy còn là một đầu bếp rất điệu nghệ nữa. Tôi là một trong những đệ tử được Thầy trao truyền món Scrambed egg làm từ đậu hũ. Món này thường được Thầy nấu và dùng vào buổi sáng với bánh mì. Đã có lần tôi là thị giả nấu ăn cho Thầy nhưng do bí món, tôi nhờ Thầy chỉ bày. Thầy hỏi tôi: Con có cái gì? Tôi thưa: Dạ con có bầu, bí, cần tây, đậu hũ. Thầy nói Thầy sẽ bày cho tôi làm món cá hấp. Ôi, vui và đầm ấm làm sao. Thầy vào bếp cắt gọt nhanh gọn, một tiếng đồng hồ sau món cá hấp được bày ra bàn. Thầy cùng với hai sư chú thị giả và hai sư cô nấu ăn cho Thầy thưởng thức một bữa cơm ngon lành. Có một điều tôi chắc chắn rằng, Thầy tôi là người Thầy rất hạnh phúc vì Thầy được các đệ tử mình thương kính nhiều. Kể chuyện về Thầy, chúng tôi ai cũng tranh nhau chia sẻ. Thầy là Bụt, chúng tôi luôn nghĩ như vậy. Thầy thật dễ thương. Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng Thầy vẫn còn đó cho chúng tôi và chúng tôi thật hạnh phúc. Tôi cầu ơn Tam Bảo gia hộ cho Thầy có nhiều sức khỏe để tiếp tục là cội cây bồ đề che chở cho chúng tôi. có mặt cho nhau 91

92 góc nho bình yên sư cô Uyển Nghiêm Thầy thương kính của con! Buổi sáng bình yên, ngọt lịm và thanh thản. Bên chiếc bàn học, một góc cuộc đời, nhỏ nhắn mà an ổn. Đã bao nhiêu lần con ngồi đây, lặng lẽ qua những buồn vui, viết nên những dòng chữ cho Thầy và cho những người con thương. Nhiều khi con chỉ ngồi yên đó. Để làm chi? Để chẳng làm chi cả. Ngồi yên mà cảm nhận một sự tĩnh lặng lan tỏa nhẹ nhàng trong tâm hồn mình. Sự tĩnh lặng mang một âm hưởng rất riêng. Rất đặc biệt. Sáng nay thức dậy, không có một sự chuẩn bị nào, nhưng rồi như một thói quen cố hữu, mỉm một nụ cười trong bóng tối chào ai đó. Tay vơ chiếc áo khoác, chân bước thật nhẹ trên nền nhà ấm áp. Con đến bên cửa sổ, vén màn cố gắng tìm ông Trăng thỉnh thoảng vẫn hay ngủ quên và một vì sao nào cố tình dậy trễ. Màn đêm u tối và tịch mịch, không thể thấy được gì. Hé cánh cửa sổ con đưa tay ra ngoài. Những hạt mưa lất phất mát lạnh làm con tỉnh táo hẳn. Một ý nghĩ đi ngang trong đầu. Trời đất cũng có lúc cần nghỉ ngơi, hoặc nếu buồn thì vẫn có quyền được khóc. Có lẽ giờ này ông Trăng đang ngồi thiền ở đâu đó trên một cụm mây thật ấm và thật êm. Con cũng muốn bắt chước ông Trăng ngồi xuống, thật yên, thắp lên một ngọn nến, đốt lên một thỏi trầm, pha một bình trà nhỏ, tự thưởng cho mình một buổi sớm mai thật đẹp. Và bỗng nhiên muốn viết thư cho Thầy dễ sợ. Ước muốn tự nhiên đến, và con viết xuống đây, tự nhiên như nó đang là Thầy ơi! Có bao giờ Thầy cảm thấy thèm một cái gì đó chưa? Còn con (sau ba tháng làm thị giả), sao mà thèm được ngồi với các sư chị - sư em quá, mặc dù con vẫn gặp, vẫn sinh hoạt, vẫn chơi đùa với các chị em mỗi ngày. Thế cho nên con đã mời các sư chị sư em con ngồi lại chơi, uống trà ăn bánh với nhau tối chủ nhật vừa rồi. Con mời người này rồi lại nhờ người này nhắn với người kia, vậy là thông tin được lan rộng đến cả xóm. Tin tức chuyền nhau và sinh ra không biết bao nhiêu là cành lá : nào là sinh nhật của con, nào là tất niên cuối năm, nào là ăn mừng cái này, cái nọ Chiều chủ nhật, sư em Thượng Nghiêm gặp con và hỏi: Sư chị ơi, em nghe nói có cả thiệp mời nữa hả, sao em không có? Con cười: Em, thiệp mời là chỉ để dùng cho khách, còn em là gì? Mình có trong nhau rồi, mình đã là nhau rồi. Mình phải bước qua tấm thiệp mời, mình phải vượt thoát tấm thiệp mời.. hi..hi.. Nhớ tới chơi và mang theo ly, có bánh kẹo càng tốt. Thượng Nghiêm nhìn con, tinh nghịch hỏi lại: A, thì ra em là người nhà. Vậy thì em được cái job (việc làm) gì đây? Quét nhà hay rửa ly giúp chị? Rồi lại có một người khác, một sư mẹ, gặp con hỏi: Chị nghe nói phòng em mở tiệc linh đình lắm phải hôn? Chỉ dành riêng cho người trẻ thôi phải hôn? Hèn chi tui không được mời. Con vội trả lời: Dạ, đâu có thưa sư mẹ, đúng là có tiệc thiệt, nhưng không phải là dành cho người trẻ tuổi, mà là dành cho tất cả những ai chưa thấy mình già. Nếu sư mẹ thấy mình chưa già thì xin mời sư mẹ qua phòng con chơi. Sư mẹ đã đến, có mặt đó, hiền hòa tươi mát như một đóa hoa. Mọi người cũng đã đến rồi. Ai cũng mang theo một cái ly, một nụ cười và một tấm lòng. Hạnh phúc thật đơn sơ. Chúng con chia nhau từng ly trà, từng mẩu bánh, kể chuyện và hát cho nhau nghe. Không khí ấm cúng phảng phất hương thơm của trầm và trà. Ánh nến dịu dàng không đủ soi rõ từng khuôn mặt, nhưng cũng đủ cho con thấy được niềm vui lấp lánh trong từng ánh mắt và nụ cười hồn nhiên. Và trong một thoáng sống mũi con bỗng cảm thấy cay cay. Có chất keo gì, có phép lạ nào, đã đưa chúng con về hiện hữu bên nhau. Những người trẻ lòng còn dạt dào yêu đời sống, tay còn ôm đầy những ước mơ. Mỗi người mang một khuôn mặt, một gia tài huyết thống riêng. Mỗi người có những niềm đau và hạnh phúc không giống nhau. Vậy mà chỉ vì một cái gì, tạm gọi là biết thương, biết thương mình và biết thương cuộc đời, mà về đây bên nhau, xây dựng một khuôn mặt thật, một tương lai chung, cộng nhau những niềm vui và chia cho nhau những nỗi buồn. Nhờ một phước đức nào đó của tổ tiên, mà những hạt giống lành trong chúng con sớm được thức tỉnh. May mắn thay chúng con đã không đánh mất tuổi trẻ của mình. Chúng con đã có một hướng đi sáng đẹp và cụ thể trong cuộc đời. Ý thức đó đã làm cho con muốn khóc, và nguyện ngồi thật yên, sống thật 92 hãy lắng nghe nhau

93 đẹp, thật trọn vẹn với những gì con đang có. Ngồi đây trong khung cảnh ấm áp bình an với tình huynh đệ và biết rằng đâu đó ngoài kia những bạo động, bất công vẫn xảy ra từng giờ, từng phút; biết rằng bao nhiêu người trẻ như chúng con vẫn chưa tìm được một đường hướng tâm linh để trở về, vẫn đang khắc khoải quờ quạng tìm kiếm, và có không biết bao nhiêu là người đã sa vào những hầm hố hiểm nguy tuyệt vọng. Con nhớ Thầy có dạy chúng con: Người nào mà có một sư anh sư chị hay một sư em dễ thương thì nên biết rằng mình là một người rất may mắn và có nhiều phước đức. Con thấy mình sao mà có nhiều phước đức quá; có được một môi trường lành mạnh để tu học, có Thầy bình an vững chãi để cho con nương tựa, có các sư anh, sư chị, sư em dễ thương để chung sống và cùng nhau đi tới. Và khi nhìn vào các sư anh sư chị sư em của con thì con thấy thật yên tâm, vì nhìn họ con thấy được tương lai của chính con. Có phải vì vậy mà ngày xưa cô Tịnh Thủy có viết một bài hát có câu: ta thấy nhau ta thấy một trời cao Nhớ tới bài hát này, thích quá, con đã thỉnh sư mẹ hát cho chúng con nghe, giọng sư mẹ mới trong và ấm làm sao. Chơi được một lúc thì các thượng thủ từ từ cáo lui. Mấy đứa lóc nhóc chúng con xúm nhau châu đầu lại bàn chuyện ăn chơi tết. Bàn một hồi thì ai nấy đều nằm lăn ra tưởng tượng viễn cảnh tưng bừng cho hội xuân năm nay, cuối cùng chúng con cũng đi tới một số chương trình cụ thể (nhưng tất cả đều phải nằm trong vòng bí mật, vì vậy mà con cũng phải bí mật với Thầy luôn). Giữ một bí mật đôi khi cũng vui lắm đó Thầy. Con biết giờ này Thầy đang có hạnh phúc. Thầy luôn là người có nhiều hạnh phúc. Mặc dù Thầy cũng có khổ đau, bị ganh ghét, đố kị và phụ bạc nhưng vì Thầy không muốn khổ đau, nên Thầy không khổ đau. Con cũng muốn học theo đức tính đó của Thầy. Đức tính thật đẹp của một người tu. Một trong những niềm vui lớn nhất mà con đang có là sự hiện hữu của bảy sư em từ Bát Nhã mới sang. Có một vài sư em hơi gầy và đen làm con thấy xót, nhưng khi nhìn các sư em chơi đùa hồn nhiên bên nhau thì con cảm thấy rất yên tâm. Con còn nhớ mới ngày nào mình cũng vừa chân ướt chân ráo tới Làng, thời điểm đó Bát Nhã chỉ đang rục rịch, chưa có chuyện gì ghê gớm. Ở Làng được vài tháng thì bên nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Khi nghe tin tình hình đã trở nên gay gắt và xấu nhất, mọi người bị đánh bạt ra khỏi Bát Nhã. Lúc đó con thật sự không muốn nói năng chi, lặng lẽ đi vào thiền đường, thật khó mà định hình được cảm xúc của mình là gì. Chỉ có một sự ngạc nhiên bao phủ: Mình đang ở đâu? Tại sao mình lại ngồi đây? Đáng lẽ giờ này mình đang chạy đâu đó dưới mưa hay là cũng đang bị người ta đánh đập mắng nhiếc Những cảm xúc nối đuôi nhau trào tuôn, lên rồi xuống, mạnh rồi nhẹ. Nhưng con quyết định ngồi yên đó. Khoảng hơn một giờ đồng hồ sau thì cảm xúc từ từ lắng xuống. Con nhớ tới Thầy ở Mỹ trong bệnh viện cũng đang bệnh và đang đau. Nhưng con biết Thầy đang sống và đang thở. Chắc chắn là Thầy sẽ tu tập, hành xử trong thương yêu và tĩnh lặng hết khả năng mà Thầy có thể. Ý thức đó làm cho con tỉnh dậy, tự nhủ lòng: Đừng đánh mất thì giờ nữa, hãy ngồi cho yên, thở cho an, đi đứng nói năng cho đàng hoàng. Sống cho ra sống. Bởi vì bên kia anh chị em mình có muốn đi cũng không đi được, muốn ngồi yên cũng không ngồi được, còn chưa nói tới chuyện bị đánh đập, nhịn đói nhịn khát Thời gian đó quả là một giai đoạn khó khăn cho cả Tăng thân mình, nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà chúng con thu nhặt được thật nhiều hoa trái của tình huynh đệ, của hiểu biết và thương yêu. Riêng với con thời điểm đó thì thương tích vẫn còn đâu đó âm ỉ trong lòng. Khoảng hơn một tháng sau, vào một buổi có mặt cho nhau 93

94 chiều trời se lạnh, cái cảm giác nhớ thương bỗng trở về cồn cào trong lòng. Lúc trước khi nghe tin Bát Nhã thì có buồn có đau đó, nhưng không có một lời nào muốn nói thêm. Vậy mà buổi chiều này sao mà tủi thân, sao mà nhớ. Nhớ quá những ngày tháng tập sự, nhớ lễ xuất gia mình quỳ xuống tha thiết chân thành; nhớ những ngày huynh đệ tổ chức khóa tu; nhớ những ngày gói bánh ngồi hát hò bên nhau thâu đêm; nhớ những buổi soi sáng, làm mới; nhớ những lúc buồn giận chị em trốn đi đâu đó, tìm một góc nhỏ sau vườn hay xuống bên bờ suối, leo lên một tảng đá ngồi thở. Từng góc nhà, từng con đường, từng ngọn đồi, lá cây, dòng suối tất cả vẫn còn đó như mới ngày hôm qua đây thôi, rõ ràng, đậm nét trong tâm trí. Vậy mà giờ đây đã trở thành huyền thoại rồi sao? Con đi vào Phật đường và bỗng nhiên òa khóc nức nở, lần đầu tiên khóc ở Làng, lần đầu tiên khóc hồn nhiên như trẻ thơ, khóc cho thỏa lòng, khóc cho hết những gì còn sót lại. Khóc xong rồi thấy nhẹ và khỏe, thấy lòng mình rộng rãi và bao dung hơn. Lạ kỳ là sau khi khóc con mới thật sự thấy rằng Bát Nhã vẫn còn đây. Cũng như con đang còn ngồi đây, không có gì xa cách và khác biệt với các anh chị em bên đó. Mỗi người mang trong mình một sứ mạng. Rồi sẽ có một ngày nắng đẹp, và mình sẽ lại đoàn tụ để mà ca hát, để mà kể chuyện cho nhau nghe. Bát Nhã đã quá đẹp trong lòng để mà có quyền được nhớ và được thương. Nhưng Làng Mai là gì, nếu không phải là Bát Nhã. Con muốn sống như thế nào, để một mai khi có phải xa nơi đây, con cũng có quyền được thương và được nhớ, như con đã từng thương và nhớ Bát Nhã vậy. Con hạnh phúc hơn mỗi lần đi thiền hành, nhất là những lần đi lên đồi, hoặc là đi ngang qua những cánh đồng. Con thầm biết ơn xứ sở này, và trân quý những gì mình đang có trong tầm tay. Thiên nhiên quá mầu nhiệm, bốn mùa cứ biểu hiện ra đó bao la và khoáng đạt. Dẫu cuộc đời đã từng cho con khổ đau buồn tủi, thì cuộc đời cũng đã cho con quá nhiều ưu ái và độ lượng. Hơn ba lần con có cơ hội được Thầy nắm tay đi thiền trong khuôn viên Sơn Cốc. Mỗi lần như vậy Thầy thường hay nhắc con: Này con, khi nào con thành Sư Bà, con nhớ viết, nhớ kể lại chuyện Thầy trò mình đã đi chơi hạnh phúc như thế nào nghe con. Lần gần đây nhất, khi Thầy nhắc con câu đó thì con đã trả lời: Con chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ trở thành Sư Bà hết. Và con đã nói thật. Con chưa bao giờ nghĩ tới chuyện mình sẽ trở thành Sư Bà, sẽ có nhiều đệ tử, có Sư Thúc, Sư Bá Nhưng con luôn có một thao thức, một ước mơ mình sẽ luôn được sống với Tăng thân; dù Thầy còn đó bằng hình hài mà con đang thấy, hay sẽ biểu hiện ở một hình thái khác, thì con vẫn luôn mơ ước như vậy. Một Tăng thân hạnh phúc, biết thương yêu và lắng nghe, biết cùng nhau sắp xếp và tổ chức những khóa tu, để cống hiến cho đời một đường hướng tâm linh lành mạnh. Định hướng cho tương lai của con đơn giản chỉ có vậy. Và con không lo lắng. Có lẽ do đó mà con đã thích lắm lắm bài hát Nên hôm nay ta vẫn sống nhẹ nhàng : Ta vẫn sống trong ta Từ lâu rồi, hẳn chứ. Ta vẫn có ngày mai Ta vẫn còn quá khứ Nên hôm nay. Ta vẫn sống nhẹ nhàng Vui quá Thầy ơi. Thầy trò mình, Tăng thân mình vẫn đang sống «nhẹ nhàng» bên nhau. Mình đang cùng nhau xây dựng một quá khứ đẹp, một hiện tại lành và một tương lai có ý nghĩa. Con sẽ không nghĩ là con sẽ viết cho Thầy một lá thư dài như thế này, nhưng mà con đã viết rồi. Con nghĩ nếu mà tiếp tục viết thì con vẫn sẽ có nhiều chuyện để kể cho Thầy nghe lắm. Nhưng thôi con phải để dành, con xin tạm dừng bút tại đây. Con cảm ơn Thầy đã đọc thư của con. Con thương Thầy lắm! Thầy còn đó cho con Cho tình thương mãi đong đầy Thầy còn đó cho con Cho tình thương mãi về sau Kính thương Con 94 hãy lắng nghe nhau

95 tän mån... chuyện trong chùa sư cô Lĩnh Nghiêm Ngày trước, cứ vào dịp cuối năm là tôi sợ Sư Ông lắm. Mỗi khi thấy Sư Ông đằng trước là tôi lẻn đằng sau. Nếu vô tình hoặc vì hoàn cảnh nào đó mà tôi được gần Sư Ông trong khoảng thời gian ấy thì tôi luôn chuẩn bị tư thế để đón nhận ánh mắt rất dịu dàng của Sư Ông nhìn tôi trìu mến, đón nhận nụ cười hết sức thân thương của Sư Ông trao tặng cho tôi, đón nhận bàn tay mềm ấm của Sư Ông xoa đầu, vuốt má tôi. Sau đó tôi sẽ đón nghe một câu nói rất ngọt ngào, êm dịu: Viết bài cho Lá Thư Làng Mai chưa con? Trong lúc tôi còn đang ấp úng thì Sư Ông tiếp : Nhớ viết cho hay con nhé. Câu nói của Người nhẹ như làn gió thu, êm như lời ru của mẹ mà sao tôi thấy nó nặng trịch như một bao gạo vừa đặt bịch một cái lên đôi vai tôi. Năm đầu tiên, nhận được lời nhắn nhủ, vì thương Thầy tôi viết tới ba bài và gửi cho Ban Biên Tập, nhưng may mắn làm sao những bài viết của tôi bị loại. Thấy không có bài viết của tôi trên báo, gặp tôi, Sư Ông trách yêu : Tại sao con không viết bài? Lẽ ra con phải viết một bài mới đúng. Tôi tự tin trả lời : Kính bạch thầy, con có viết đấy chứ ạ, con gửi tới ba bài, nhưng bài viết của con không đạt tiêu chuẩn. Trả lời như vậy tôi hi vọng rằng lần sau Sư Ông chẳng còn trông mong gì, nào ngờ Sư Ông hỏi lại: Tại sao lại không đạt tiêu chuẩn? Thầy thấy những bức thư con viết cho thầy đều có thể đăng báo được. Được khen tôi cũng thấy vui vui, nhưng tôi cũng biết rằng lời khen thường đi đôi với trách nhiệm và tôi linh cảm rằng mình đã bị chiếu tướng, thế nên mỗi năm cứ mùa xuân về là không cần nhắc nhở tôi cũng cố gắng đóng góp phần mình. Tuy viết không hay nhưng đó là tấm lòng của mình với tăng thân, tôi nghĩ thế. Bây giờ tôi không còn phải đăm chiêu ngày này qua ngày khác để chọn đề tài, không phải nhăn nhó như kẻ bị đau bụng khi sắp câu lựa chữ nữa. Những kỷ niệm vui nhộn của chị em tôi tại Xóm Mới kể sao cho hết. Mỗi lần nhắc tới là chúng tôi lại ôm bụng cười với nhau. Ước mơ của chúng tôi Các chị em người Việt chúng tôi tại Xóm Mới đa số có nguyên quán từ Bát Nhã. Chúng tôi có hai nhóm, một nhóm qua Làng Mai vào năm 2007 và một nhóm qua muộn hơn (trong giai đoạn Bát Nhã gặp khó khăn). Nhóm đầu tính ra cũng đã được hơn ba năm, thế nên ai cũng bắt đầu tính tới chuyện về thăm nhà. Ngồi chơi với nhau chúng tôi hay nói tới chuyện: Bao giờ chị em mình về thăm nhà, chị em mình sẽ đến chơi hết nhà nhau từ Nam ra Bắc. Do ảnh hưởng của tâm thức cộng đồng nên cái ước mơ đến chơi nhà nhau của chúng tôi cứ ngày một lớn dần. Mỗi lần trò chuyện thì ngọn lửa về thăm nhà nhau lại được nhen thêm những thanh củi mới. Bữa ấy, ngồi bên nhau chúng tôi không quên tiết mục về thăm nhà, đó hiện thời đang là tiết mục ăn khách nhất mà. Sư cô Duệ Nghiêm là người lên tiếng trước: - Bao giờ về Việt Nam, mấy chị em nhớ ghé thăm nhà em nhé. Em sẽ dẫn mọi người vào Bản Đôn cưỡi voi sư cô Duệ Nghiêm là người Đắc Lắc. Nghe tới cưỡi voi ai cũng háo hức, sư cô Thao Nghiêm mắt sáng rực lên thích chí hưởng ứng và không quên mời mọc: - Còn các chị mà tới nhà em, em sẽ dẫn các chị đi cưỡi trâu. Em sẽ kiếm cho mỗi sư cô một con trâu mà cưỡi. Cả nhóm phá lên cười: - Được đấy! Được đấy! Chúng mình sẽ cưỡi trâu đi thiền hành với nhau. Một người quay qua sư cô Cẩn Nghiêm hỏi: - Về nhà Cẩn Nghiêm thì được cưỡi cái gì? Sư cô Cẩn Nghiêm cười trừ vì chưa tìm ra được câu trả lời. Một người khác nhắc: - Cưỡi gà, về nhà Cẩn Nghiêm thì sẽ được cưỡi gà. Sư cô Cẩn Nghiêm hòa chung tiếng cười với các chị em và tiu nghỉu: - Nhà em thì gà cũng chẳng có mà cưỡi. Sư cô Biểu Nghiêm mới sang nên bị loại khỏi có mặt cho nhau 95

96 danh sách dự định về thăm nhà nhưng cũng bon chen rủ rê: - Các chị về nhà em, em sẽ nhờ người lái xe chở các chị đi chơi. Sư cô Thượng Nghiêm cười tươi như hoa: - Về nhà em nữa nhé. Phía trước nhà em có một dãy núi, phía sau có biển, chúng mình sẽ đi leo núi, đi dạo ngoài biển. Tôi bóp trán suy nghĩ tìm đặc sản quê mình để câu khách. Sợ mọi người ham cưỡi voi ở Bản Đôn với sư cô Duệ Nghiêm, nên nghĩ được cái gì là tôi kể hết ra cái đó: - Về nhà em, em sẽ dẫn các chị đi thăm hồ Hoàn Kiếm, đi ăn kem Tràng Tiền, đi dạo Hồ Tây. Mình sẽ đi Bát Tràng mua bình trà, đi Ninh Hiệp mua vải (chẳng biết ở đó người ta có bán vải cho người tu không nữa). Vẫn lo rằng cưỡi voi với cưỡi trâu thì hấp dẫn hơn nên tôi kể luôn những thắng cảnh của miền mình. - Rồi em sẽ dẫn các chị Chùa Hương, đi Yên Tử, đi Chùa Tây Thiên,.. đẹp tuyệt vời luôn. Có tiếng chuông vang lên báo giờ ngồi thiền đã tới. Ước mơ của chúng tôi lại được đóng gói cất vào bao. Không khí trở về tĩnh lặng. Những dáng áo tràng thướt tha, những bước chân tỉnh thức hướng về phía Phật Đường. Và trên môi chúng tôi vẫn còn bung nở những nụ hoa. Lần nhập thất nhớ đời Sau mỗi khóa tu lớn, thiền sinh về hết nên phòng dành cho khách bỏ trống nhiều. Hồi ấy, mấy chị em tôi mới qua Làng Mai và ai cũng ham tu. Có được mười ngày làm biếng, chúng tôi xin quý sư cô lớn cho chúng tôi nhập thất. Được quý sư cô từ bi chấp thuận, thế là chị em tôi hăm hở đi chọn phòng. Trong số những người nhập thất thì sư em Cẩn Nghiêm, Báo Nghiêm và tôi là nhỏ nhất nên chọn sau cùng, vì vậy trong nội viện chỉ còn lại hai phòng trống cho ba người. Sư em Báo Nghiêm nhịn ăn trong suốt mười ngày, còn tôi và sư em Cẩn Nghiêm thì ăn nhẹ nên chúng tôi nhường cho Báo Nghiêm một mình một phòng, còn tôi và Cẩn Nghiêm nhập thất chung một phòng. Sau này biết chuyện, các thầy Xóm Thượng và các sư cô Xóm Hạ đã đoán già đoán non là vì chị em tôi sợ ma nên ở chung phòng, sự thật không phải như thế. Bằng chứng là ngay ngày đầu tiên chúng tôi đã đuổi cho ma phải chạy le te trong đêm. Không biết ăn nhẹ là ăn như thế nào nên sư em Cẩn Nghiêm đã chu đáo bê nào mì, nào miến, nào phở, rồi bánh gạo, sữa gạo, bánh mỳ, rong biển, cam, táo, chuối, nho làm cho đầy một nhà. Nhập thất chuyên tu mà sau mười ngày, đả thất bước ra chị em tôi người nào người nấy tròn quay. Ngày đầu tiên, vừa an vị xong thì chúng tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Vì thực tập im lặng nên tôi và sư em Cẩn Nghiêm chỉ nhìn nhau mà không nói năng gì. Tôi hé cửa xem chuyện gì xảy ra thì thấy sư em Nhẫn Nghiêm tười toe toét khệ nệ bưng một đĩa bánh xèo cao ngất ngư và một bát nước chấm to bự chảng. Đang thực tập im lặng nên chúng tôi chỉ cười ra hiệu cho sư em để đó. Thường thì người hộ thất chỉ gõ cửa, để thức ăn ở ngoài rồi rút lui. Nhưng cái người hộ thất này chẳng có quy củ gì hết, tôi vừa hé cửa là sư em bước thẳng vào, ngồi phịch xuống đất, rồi có bao nhiêu chuyện là tuôn ra như suối. Lắng nghe một hồi chúng tôi giải thích: xin lỗi chị, bọn em đang thực tập im lặng hùng tráng. Nhẫn Nghiêm là sư em của chúng tôi nhưng vì tuổi đời của sư em lớn nên chúng tôi tôn trọng và gọi bằng chị. Sư em tròn xoe mắt: Ô, rứa hả? Thế thôi, em về đây, có món gì ngon em sẽ mang lên cho mấy chị. Hai chúng tôi rất vui mừng vì lời hứa hẹn hấp dẫn ấy. Đang đánh chén món bánh xo ngon khó tả thì lại nghe thấy tiếng gõ cửa. Lần này không đợi chúng tôi mở, đương sự tự động ẩn cửa đi vào, vừa vào đương sự leo thẳng lên giường của tôi nằm buông thư, nhìn 96 hãy lắng nghe nhau

97 chúng tôi ăn và gạ gẫm: Này, đi biển không? Đi bốn ngày thôi. Đó là sư chị Hiền Hòa, sư chị đi từng thất rủ rê bà con đi chơi biển. Chúng tôi chúm chím cười từ chối. Sư chị kỳ kèo: Đi đi, đi rồi về nhập thất tiếp. Chúng tôi từ chối lần hai. Sư chị năn nỉ: Thì người ta cũng nhập thất đây này, nhưng đi chơi rồi về mới nhập. Đi chơi bốn ngày, nhập thất sáu ngày, Ok?. Chúng tôi dứt khoát từ chối. Nhận thấy ý chí tu hành của chúng tôi rất kiên cường nên sư chị đành phụng phịu rút lui. Nghe nói, sau khi đi các thất mời mọc không được cuối cùng sư chị Hiền Hòa đành trở về, đóng cửa nhập thất. Đêm vào khuya, 23 giờ rồi nhưng chị em tôi vẫn chong đèn đọc sách. Bên ngoài gió thổi lay động cành cây. Càng về đêm gió càng giật mạnh, gió không lọt được vào phòng nhưng chúng tôi nghe rõ tiếng những tán lá mận bị gió xô đẩy đập xào xạc ngoài cửa sổ. Gió thổi vài phút rồi ngưng. Một âm thanh lạ xuất hiện, hình như là chuột, chuột đang cắn vào thùng giấy kêu xột xoạt. Chà, mấy nàng chuột này tinh ghê, chúng tôi vừa nhập cư thì chúng đã kéo tới làm bạn rồi. Tìm kiếm thấy trong phòng không có nàng chuột nào nên chúng tôi yên tâm tiếp tục học bài. Tiếng xột xoạt to hơn. Không phải chuột mà là mèo, chỉ có mèo mới cào mạnh thế thôi. Chúng tôi cũng chẳng bận tâm, kệ! Tiếng gõ cửa vang lên. Tôi và sư em Cẩn Nghiêm nhìn nhau. Không biết ai mà gõ cửa khuya thế? Tiếng gõ cửa chấm dứt và cánh cửa của chúng tôi tự động mở ra. Một dáng áo trắng lướt qua nhẹ như gió. Chiếc áo trắng đó lượn lại. Cẩn Nghiêm bước ra, hai con ma Duệ Nghiêm và Thao Nghiêm cắm đầu cắm cổ chạy. Còn tôi thì ôm bụng cười đau cả ruột. Từ tối tới giờ hai con ma này đã đi chọc ghẹo không sót một thất nào. Những thử thách trong ngày chấm dứt vào lúc 23h30. Phòng của sư em Báo Nghiêm sát cạnh phòng chúng tôi nên ba chị em thống nhất cùng nhau dậy sớm ngồi thiền tụng kinh. Ai dậy trước thì đánh thức hai người còn lại bằng cách bật đèn phòng mình và sang phòng bên cạnh bật đèn. 5 giờ sáng hôm sau ba chị em tôi thức dậy mặc áo tràng ra thiền đường lớn ngồi thiền tụng kinh cho tới 7 giờ. Sau đó Báo Nghiêm trở về phòng mình nghe pháp thoại còn Cẩn Nghiêm và tôi ăn sáng. Đang ăn thì có tiếng gọi nhí nhéo: Chị Lĩnh Nghiêm ơi, chị Cẩn Nghiêm ơi, chị Báo Nghiêm ơi, đi sang Sơn Cốc đọc hồi ký của Sư Ông với chúng em không? Chúng tôi im lặng! Tiếng réo ngày càng to hơn: Chị Lĩnh Nghiêm ơi, chị Cẩn Nghiêm ơi, chị Báo Nghiêm ơi, đi chơi không? Sang Cốc Sư Ông đọc hồi ký. Chúng tôi vẫn im lặng. Mọi người đồng thanh: Mấy bác ơi, đi chơi không?. Biết rằng không ổn, chúng tôi mở cửa sổ nhìn xuống thì thấy một nhóm các chị em tôi đang đứng lố nhố bên dưới đồng thanh réo gọi: Sang Sơn Cốc đọc hồi ký của Sư Ông? Chúng tôi mỉm cười lắc đầu. Sư em Tạng Nghiêm giả vờ mếu máo: Mấy chị ơi, đi chơi với chúng em đi, nhập thất làm gì cho nó khổ, hu hu Tôi cười nghĩ bụng: Trời ạ, người ta nhập thất chuyên tu chứ có đi tù khổ sai đâu mà khóc với mếu. Chúng tôi lắc đầu, cương quyết từ chối và khép cửa lại. Đó là thử thách cuối cùng của chúng tôi trong lần nhập thất đầu tiên trong đời và cũng là nhớ đời ấy. Sau cái vụ dọa ma và rủ rê người nhập thất đi chơi bị thất bại, mấy chị em ở ngoài bắt đầu cải tà quy chính nói với nhau: thôi, để yên cho mấy chị tu. Hàng ngày, ba chị em tôi đã cùng nhau thực tập im lặng hùng tráng, tuy cùng phòng nhưng tôi với Cẩn Nghiêm chỉ ra hiệu hoặc trao đổi rất ít mỗi khi thật sự cần thiết. Mỗi sáng chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ, đi ngồi thiền tụng kinh tới 7 giờ rồi về ăn sáng. 9 giờ chúng tôi cùng đi thiền hành hoặc thể dục đi bộ xa, sau đó về đọc sách rồi ăn trưa. Chúng tôi ngủ trưa một lúc rồi dậy học bài, tới 3 giờ chiều lại đi tụng kinh tới 5 giờ. Sau đó về phòng ăn tối rồi tự ngồi thiền, đọc sách, học tiếng Anh, hoặc nghe băng giảng cho tới khuya. Thực tập im lặng, ngồi thiền tụng kinh, đi thiền hành xa và dành nhiều thời gian trong ngày chỉ để nghe pháp thoại, đọc sách Thầy, nhất là có chị em cùng tu, cùng nâng đỡ nhau trong sự thực tập, chỉ vài ngày mà chúng tôi đã nếm được rất nhiều an lạc. Những tạp niệm lắng xuống, niềm bình an cứ dâng lên, dâng lên đầy. Đó là lần nhập thất đầu tiên của ba chị em tôi. Bây giờ mấy chị em tôi cũng vẫn còn ham tu và còn ham tu hơn cả ngày xưa. Sau mỗi khóa tu, một số chị em chúng tôi vẫn xin mỗi người một phòng riêng để tĩnh tâm, dành nhiều thời gian đi sâu thêm vào sự thực tập. Trong thời gian đó chúng tôi giữ im lặng gần như tuyệt đối. Thường là khi nhập thất chúng tôi chỉ ăn gạo lức với muối mè và nhiều người thì nhịn ăn để thanh lọc cơ thể. Mỗi chúng tôi đều có thời khóa tu tập cho riêng mình. Bây giờ mỗi khi nhập thất, chúng tôi không còn dọa ma nhau nữa; không nhảy xổ vào thất của người khác kể đủ thứ chuyện trên trời dưới biển; không rủ nhau trốn thất đi chơi. Chúng tôi đã yên hơn, đã tìm được nhiều niềm hạnh phúc sâu hơn trong sự thực tập. có mặt cho nhau 97

98 Những trận bóng chỉ có ở trong chùa Trong khóa tu mùa hè có rất nhiều bé nhi đồng và thiếu niên tới Xóm Mới tham dự khóa tu. Các em được một nhóm quý sư cô chăm sóc. Trong khi người lớn theo thời khóa của mình thì các em cũng có thời khóa tu tập riêng phù hợp với lứa tuổi của các em. Các em cũng được dạy về pháp môn làm mới, thiền buông thư, thiền hành, cách điều phục cơn giận, nói lời thương yêu và học cách sẻ chia. Những pháp môn này đã được đơn giản hóa để phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của các em, giúp các em dễ dàng hành trì. Các em có những buổi học mà chơi như: vẽ tranh, nặn tượng, cắt giấy thủ công Bên cạnh đó, các em cũng được hướng dẫn làm từ thiện. Những tác phẩm do các em sáng tạo như: tranh, tượng, đã được đem bày bán và số tiền ấy được gửi về nuôi trẻ em đói tại Việt Nam. Không chỉ những bức tranh hay tượng, mà nhặt nhạnh được chiếc lá, viên sỏi đẹp hay quả thông các em cũng bày bán để lấy tiền cho vào quỹ từ thiện. Gian hàng của các em khá đắt khách và khách hàng ruột của các em thường là phụ huynh của chính các em. Buổi chiều các em có một giờ để chơi thể thao. gây quỹ từ thiện Có rất nhiều chuyện vui mỗi khi tôi nghĩ về các em, nhưng ở đây tôi chỉ xin kể ra một chuyện thôi, đó là chuyện đá bóng. Mỗi tuần chúng tôi tổ chức hai buổi đá bóng với các em. Đá bóng với các em vui lắm, bởi vì các em cũng ngang sức ngang tài với chúng tôi. Còn lên Xóm Thượng đá bóng với các thầy thì không vui bằng, vì đá bóng với các thầy chúng tôi có được chạm vào bóng đâu, cứ le te chạy đằng sau, nghĩ mà chán. Phụ huynh của các em cũng rất hạnh phúc khi thấy con mình tranh tài với quý sư cô. Họ quay phim chụp ảnh nườm nượp. Truyền thống đá bóng với các em nhỏ ở Làng vào mùa hè có từ lâu rồi, thời các sư chị của chúng tôi là sư cô Hội Nghiêm, Thi Nghiêm, Thần Nghiêm, Hồi còn ở Bát Nhã, sư cô Hội Nghiêm kể: Chơi đá bóng với các em thiếu niên nhi đồng vui lắm, các sư cô thường nhường cho các em thắng, mỗi khi thắng các em rất hạnh phúc. Nhưng có một lần, đang đá thì Sư Ông qua. Quý sư cô mải chơi nên không để ý có một khán giả đặc biệt đang chăm chú theo dõi trận đấu. Kết thúc, Sư Ông gọi quý sư cô lại và hỏi: Sao các con không đá hết lòng?. Quý sư cô cười cười gãi đầu. Ngay buổi sau, không nể nang, không nhường nhịn, quý sư cô đá cho các em thủng lưới tơi bời. Tội nghiệp bọn trẻ, bị thua chúng òa khóc nức nở, khóc tập thể, khiến cho bố mẹ chúng nhìn con mà sót ruột, còn quý sư cô thì vô cùng áy náy. Từ đó, kinh nghiệm để lại cho chúng tôi là đá hết lòng nhưng thua vừa phải. Mùa hè vừa rồi, những trận bóng đã đem lại rất nhiều niềm vui và sức khỏe cho chúng tôi. Có lần chúng tôi đá với các em từ 8 đến 14 tuổi. Thực ra chỉ có một em 14 tuổi thôi, còn lại đều khoảng từ 8 đến 12 tuổi. Chúng tôi chia làm hai đội, một đội áo nâu và một đội áo đủ các sắc màu. Các em rất khỏe, chạy rất nhanh. Nhất là cậu bé 14 tuổi, cậu quả là một đôi giầy lợi hại. May mà trong đội chỉ có một cậu như vậy thôi, chứ nếu có thêm một cậu nữa như thế thì chắc chắn quý sư cô đã thua chính quy rồi. Ban đầu chúng tôi hơi chủ quan nên bị cậu bé đó chọc thủng lưới. Giật mình nhìn lại, chúng tôi bắt đầu chơi nghiêm túc hơn và giành lại thế cân bằng 1-1. Cao hứng, chúng tôi xông lên tấn công tới tấp và dẫn trước với tỉ số 2-1. Bọn trẻ bắt đầu hoảng. Tới gần phút cuối, các em đã vui sướng gỡ hòa. Sau hai hiệp đấu rất quyết liệt tỉ số đang cân bằng là 2-2 (chỉ có các em nhỏ quyết liệt thôi, còn chúng tôi thì không quyết liệt gì cho lắm. Chúng tôi mà quyết liệt tụi nhóc nó khóc ai mà dỗ được). Để phân chia thắng bại hai đội phải đá penalty. Các em nhỏ được giành quyền đá trước. Đội trưởng cậu bé 14 tuổi, niềm tự hào của đội bước ra sân. Cậu đứng trước thủ môn, tự tin nhắm thẳng đích và sút Vào! Tiếng reo hò của mọi người vang lên. Tới lượt quý sư cô. Sư cô Thao Nghiêm bước ra sân. Tự tin không kém, sư cô lấy đà và sút Vào! Tiếng reo hò lại vang lên nhưng không to bằng 98 hãy lắng nghe nhau

99 lúc trước. Đến lượt các em nhỏ, một cậu bé khác giành được quyền đá lượt hai. Cậu bé này có dáng người bé nhỏ, cậu vui vì giành được quyền đá, nhưng nét mặt khá căng thẳng và thiếu tự tin. Cậu cũng lấy đà và sút, nhưng cậu hơi yếu nên cú sút bị nhẹ, do đó quả bóng bị thủ môn chụp gọn. Bọn trẻ cảm thấy vừa buồn vừa bực, chúng nhìn cậu bé kia bằng ánh mắt trách móc. Đến lượt quý sư cô. Sư cô Cẩn Nghiêm bước ra sân, mấy chị em nháy nhau nhớ đá ra ngoài nhé. Vì đang bị dẫn trước một quả nên thủ môn của đội áo đủ các sắc màu tập trung rất cao, còn các em khác thì hồi hộp theo dõi. Ra ngoài! Tiếng hét như long trời lở đất của các em vang lên. Quả tiếp theo. Cậu bé 14 tuổi lại ra sân trước ánh mắt trông đợi của đàn em. Một cú sút rất mạnh, lao thẳng về phía khung thành, thủ môn trở tay không kịp. Tiếng reo mừng lại vang lên, các bậc phụ huynh thi nhau quay phim chụp ảnh phành phạch. Quả tiếp theo, tới lượt quý sư cô. Để em! Tôi lớn tiếng và gạt đồng đội của mình ra. Chẳng hiểu gì tiếng Việt, nhưng nghe tiếng hét hùng hồn của tôi các em lo lắng quay sang nhìn. Vừa trông thấy tôi hiên ngang bước ra thì các em ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Tôi trông giống hệt một nhánh tre non vừa gầy vừa nhỏ, đi đứng thì chậm chạp. Trong số các em nhiều đứa nhận ra rằng từ đầu trận đến giờ tôi cứ lon ton chạy theo sau quả bóng mà không sao tới gần được, thế nên chuyện tôi xung phong đá penalty khiến các em mừng ra mặt. Tôi quả là đối thủ lý tưởng của các em. Đứng trước thủ môn, tôi đã làm những động tác vận động rất nhà nghề. Tôi đan mười ngón tay vào nhau xoay tròn, chống hai tay xuống đầu gối nhún qua nhún lại, xoay khớp đầu gối, xoay khớp mắt cá chân rồi chạy ra xa lấy đà và sút. Những tiếng hò hét như vỡ chợ vang lên. Bọn trẻ ôm lấy nhau, vỗ vai nhau, đập hai bàn tay vào nhau để ăn mừng chiến thắng. Các bậc phụ huynh chạy ùa tới chia vui với các con của mình. Các sư cô thì giả vờ buồn có người giả vờ hu hu khóc rồi lại hi hi cười. Sau giây phút ngất ngây trước chiến thắng, các em quay sang chúng tôi chia buồn và chúng tôi thì rối rít chúc mừng các em. Các em bắt tay chúng tôi, cảm ơn và mời chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm. Ai nấy đều vui, mặt mày rạng rỡ. Khóa tu mùa hè kết thúc, không đá bóng với các em nữa chúng tôi đá với nhau. Để trận đấu có quy mô hơn. chúng tôi tổ chức tranh giải đàng hoàng. Gọi là tranh cup vô địch Tình Chị Em. Chúng tôi chia làm hai đội: đội Trâu Đen và đội Hạc Trắng. Đội Trâu Đen thật đáng gườm với những thủ môn trông rất đô con như sư cô Trúc Diệu, sư cô Cẩn Nghiêm, sư cô Trăng Mới Lên. Ngược lại, bên đội Hạc Trắng, nhìn đi nhìn lại thấy toàn những tiểu thư, ai nấy đều gầy gò, ốm yếu như sư cô Văn Nghiêm, sư cô Thao Nghiêm,. Ấy thế mà rồi cuối cùng đội Trâu Đen lại phải đau lòng mà chịu thua đội Hạc Trắng, bị đội Hạc Trắng đá cho tung lưới giành chiến thắng vẻ vang với tỉ số 6-5. Những trận bóng hấp dẫn của chúng tôi buộc phải khép lại vào mỗi đầu tháng tám. Vì thời điểm này là thời điểm hoạt động của những nàng aota. Aota là một loài sinh vật sống ký sinh, rất nhỏ, nhỏ hơn đầu kim, mắt thường cũng khó mà thấy được, nhưng nó mà bám vào người thì chỉ có mà gãi cả tuần. Aota cắn ngứa như phải ghẻ, điều đáng ngán ngẩm là nốt ngứa lan ra khắp người, nó nổi cục, mẩn đỏ hệt như dị ứng vậy. Hồi còn ở Bát Nhã, trước khi sang Làng, quý sư cô có hăm dọa chúng tôi về nạn aota. Tò mò, khi sang Làng tôi hỏi thầy Pháp Độ: Aota tiếng Việt là gì hả thầy? Thầy Pháp Độ suy nghĩ và trả lời: aota là con tháng tám, tức là cứ vào tháng tám là chúng xuất hiện. Từ aota được phiên âm từ chữ aout của tiếng Pháp nghĩa là tháng tám. Aota cư ngụ nhiều nhất là trong cỏ và trên cành cây, chúng sống suốt mùa thu, khi thời tiết chuyển lạnh thì chúng lui về ở ẩn. Thế nên, dù thương mến sân bóng, nhưng cứ vào tháng tám là chúng tôi lại phải ly thân với bãi cỏ yêu quý. Mùa đông giá lạnh, chị em tôi chỉ thích ngồi đọc sách, uống trà với nhau trong phòng, hoặc nướng hạt dẻ bên lò sưởi củi. Quả bóng của chúng tôi chỉ lăn vào mùa xuân và mùa hè nhưng cũng có biết bao nhiêu điều để kể. có mặt cho nhau 99

100 mở lối con đi Việc gì đến sẽ đến Bạn hiền biết rồi đó! Khi chuyện Bát Nhã xảy ra, tôi không còn được lưu trú trên mảnh đất thân thương của quê hương nên đã trở về Làng, nơi mình được sinh ra trong đời sống tâm linh. Mỗi ngày được thở không khí trong lành của miền quê, được bước những bước chân tỉnh thức với không gian bao la yên tĩnh, không có một yếu tố, hay áp lực nào vây bủa xung quanh tôi rất thích. Xa Làng năm năm, được quay về sống bên Thầy, bên chúng trong không khí yên bình, tận hưởng năng lượng tu tập và bồi đắp lại những gì mình đã hao mòn, tôi tự nhủ lòng và xin đại chúng yểm trợ cho mình được ở yên, không đi đâu nữa cả. Nhưng có ngờ đâu, chuyện gì mình tính cũng không bằng nhân duyên tính cho mình! Đang an cư Kết Đông với chúng hạnh phúc như vậy, giữa tháng một nhận được tin mẹ tôi không khỏe lắm, cần tôi về lại nhà để có mặt chăm sóc. Thế là tôi lại phải rời chúng. Tuy vẫn còn trong mùa an cư nhưng tôi không cảm thấy hối tiếc vì tôi học được: Tâm hiếu là tâm Bụt, Hạnh hiếu là hạnh tu. Thầy có mặt đó cho con Bạn hiền biết gì không? Chiều nay khi tôi cùng sư chị qua nội viện Phương Khê chào Thầy để ngày mai về Mỹ thì được Thầy dạy: Con về chăm sóc má cho giỏi, đây là cơ hội đó con. Con chăm sóc má con cho tăng thân. Ngày trước Thầy cũng có cơ hội chăm sóc cho mẹ Thầy. Lời Thầy tuy ngắn ngủi nhưng sao sâu đậm quá chừng. Dạy xong, Thầy nói: Thôi, Thầy trò mình đi uống trà. Rồi tự tay Thầy pha trà cho tôi và sư chị. Tiếp nhận tình thương của Thầy qua ly trà, tôi thở và ý thức trọn vẹn sự có mặt của Thầy, mình và sư chị. Thầy trò cùng yên lặng, bỗng dưng Thầy nói: Này con! Mộc Lan chưa có người. Nghe vậy, tôi chắp tay thưa với Thầy: Bạch Thầy, mấy năm qua con đã ở Bát Nhã, nhân duyên không còn ở Bát Nhã nữa, về lại Làng con chỉ muốn ở Làng thôi. Nghe tôi nói vậy, Thầy không nói gì, chỉ mỉm cười. Nụ cười và ánh mắt của Thầy toát ra năng lượng đầy từ bi. Thầy đứng lên khỏi ghế, đến xoa nhẹ đầu tôi. Bạn hiền ơi, tôi chẳng biết có phải Thầy muốn tôi đi Mộc Lan không nữa, nhưng tôi thở và tiếp nhận trọn vẹn tình thương của Thầy. Tôi biết có đi đâu đi nữa thì Thầy cùng Tăng Thân cũng cùng đi chung với tôi. Bàn tay yêu thương Tôi về tới nhà thì sức khỏe má tôi đã bình thường trở lại, dù mới tuần trước đó tưởng phải đi nhà thương. Nhà tôi như một tịnh thất nhỏ, chỉ có hai mẹ con nên cũng rất thuận tiện cho tôi tu học và 100 hãy lắng nghe nhau

101 nhìn lại những gì mình đã đi qua trong 5 năm ở Việt Nam. Ở nhà với má được ba tuần, thấy má tôi khoẻ nên tôi dự định sau Tết Nguyên Đán trở về lại Làng. Má tôi nói: Con xin ở tu viện Bích Nham hay Lộc Uyển được không, để khi má cần con về cho gần. Thêm một lần nữa ước muốn được ở Làng khó thành tựu rồi. Người lớn tuổi sức khoẻ cũng mong manh, đang khoẻ như vậy nhưng ngày cuối năm má tôi trở bệnh lại, đau nhức khắp người. Tôi làm đủ mọi cách để chữa trị cho má tôi đỡ nhức. Sau Tết, khi thấy sức khỏe má tôi tạm ổn định, tôi viết thư về Lộc Uyển xin nhập chúng tu học ở đó. Bụt tổ trong con Thư gởi đi hôm trước, hôm sau tôi nhận được tin Thầy dạy tôi không về Lộc Uyển mà sắp xếp về Mộc Lan để cùng sáu vị khác từ Làng qua Mộc Lan thành lập chúng thường trú tu học, làm nền tảng bảo lãnh các sư em từ Bát Nhã sang. Nhận được tin này, tôi thật khó xử. Tôi biết đi Mộc Lan thì cũng tội cho mình vì lại phải xa chúng lớn, nhưng tôi cũng không muốn mình không vâng theo lời chỉ dạy của Thầy và đại chúng. Thấy phân vân trong lòng, tôi đi lạy Bụt, ngồi yên để cầu Tổ Tiên tâm linh và huyết thống dạy cho tôi nên làm gì. Sau thời lạy Bụt, ngồi thiền, tôi thấy mình không còn chần chừ nữa mà phải phát nguyện dũng mãnh đi tới. Đã về đã tới ( 16/03) Bạn hiền thương! Thời gian qua kể từ ngày sống cuộc đời xuất gia, tôi đã đi nhiều nơi. Mỗi lần chuẩn bị cho một chuyến đi gần hoặc xa hay thay đổi trú xứ tu học tôi thấy mình rất bình thường, không lo lắng nhiều. Nhưng lần này đến Mộc Lan, thỉnh thoảng tôi nhận ra mình có những bâng khuâng. Có lẽ trong tôi vẫn còn niềm lo lắng cho sức khoẻ của má tôi. Thương má đau yếu nhưng vì các sư em từ Làng qua cũng cần có mặt tôi ở Mộc Lan cho những ngày đầu. Tôi chỉ biết sống và tu tập hết lòng ở nơi già lam mới này để có chút công đức lành mà hồi hướng cho má tôi được khoẻ mạnh thân tâm. Về tới Mộc Lan là trưa. Tôi đi lạy Bụt. Ngồi dùng cơm một mình trong nhà bếp rộng thênh thang, tôi có cảm giác thích thú như tìm lại được chính mình. Không gian thật yên tĩnh, đất trời bao la, một mình tôi trong khuôn viên tu viện 117 mẫu. Lạ thay trong tâm tôi lại cảm thấy khoẻ nhẹ, bao nhiêu lo lắng về sức khoẻ của má tôi đều tan biến hết. Buổi chiều tôi ra phi trường Memphis đón các sư em từ Làng sang. Đa số các em cũng từ Xóm Mới nên chị em lại gặp nhau. Hôm sau rủ nhau đi thăm vườn, thăm đất của tu viện. Buổi chiều ngồi thiền, cúng thí thực cô hồn, xin phép chư vị tổ tiên, long thần đất đai cho phép chúng tôi nương tựa và cư trú nơi này để tu học. Gieo trồng ruộng phước Tháng tư - Thế là chúng tôi có mặt ở Mộc Lan đã gần hai tuần rồi. Mỗi ngày đi qua là cơ hội cho chị em gieo trồng ruộng phước. Nghỉ ngơi vài ngày cho quen giờ giấc xong chúng tôi lập ra thời khóa tu học hằng ngày để nuôi dưỡng nhau. Thời khóa tu học mới có một tuần thôi mà tôi đã cảm được năng lượng tu học có mặt sẵn ở đây lâu lắm rồi. Tôi mừng là các sư em đã thấy được nơi này là nơi tu học của mình, nên hết lòng thực tập để xây dựng nơi này bằng những bước chân thiền hành thảnh thơi, bằng ánh mắt và nụ cười thương yêu. Ngày 27/03 là ngày Quán niệm đầu tiên cho người Tây phương. Tuy chỉ có 17 người tham dự nhưng năng lượng rất hùng tráng thanh tịnh, ai cũng tiếp xúc được với năng lượng lành này nên rất hạnh phúc. Các bạn thiền sinh người Tây phương đã nói lên niềm hạnh phúc của mình khi có chúng xuất gia về thường trú. Cô Nghiêm Thu, sau này là sư cô Trăng Đầu Hạ, cứ cười hoài. Tuy tuổi lớn, nhưng nét mặt lúc nào cũng tỏ lộ sự rạng rỡ trẻ trung vì hạnh phúc. Mùa tuôn dậy Mùa xuân ở Mộc Lan đẹp quá. Hoa thủy tiên nở rộ khắp mé rừng. Hoa Mộc Lan nở tím cả cành, không một chiếc lá. Quả là: Xuân về hoa nở đầy thôn cũ Tịnh độ đây rồi ta thấy ta có mặt cho nhau 101

102 Nghe tin chúng tôi đang có mặt ở Mộc Lan, đầu tháng tư Ôn viện chủ tu viện Kim Sơn cùng với các thầy và sư cô ở tu viện Liên Trì đến thăm. Ôn đem đến cho chúng tôi nguồn năng lượng yêu thương và khích lệ tinh thần tu học. Chiều đến, tôi thỉnh Ôn đi thăm đất Mộc Lan. Ôn đi bộ rất giỏi, đi hơn 3 tiếng đồng hồ, nhiều sư cô trẻ đi không bằng Ôn. Ôn nói: Đất Mộc Lan có nhiều năng lượng lành, sau này có nhiều người nương tựa. Hai sư em Căn Nghiêm và Thân Nghiêm được nuôi dưỡng rất nhiều từ tình thương của Ôn. Ngày 09/04 có việc nên tôi về Làng 10 ngày. Được ngồi bên Thầy, được ăn picnic bên vườn rau với các sư anh lớn và các sư chị, sư em ở Xóm Hạ, tôi rất hạnh phúc. Thầy hỏi tôi: Con về chăm sóc cho má có giỏi không? Tôi thưa: Con không biết có giỏi không nhưng thấy má con vui. Tôi kể cho Thầy nghe lời phát nguyện có chút công đức nào con xin hồi hướng cho má. Trước khi rời Làng về lại Mộc Lan, Thầy dạy tôi về tìm một cái chuông thức chúng treo lên, thực tập thỉnh chuông đại hồng sáng tối liền. Thầy nói sau này có điều kiện, mình sẽ thỉnh quả chuông đại hồng lớn như ở Lộc Uyển. Có chuông, hôm nào sáng tối cũng có tiếng hô chuông đại hồng vang lên rất thành tâm làm không khí tu viện thêm ấm áp. Những bàn tay bồ tát vô tướng Trong thời gian 10 ngày tôi về Làng, các anh chị ở đây đã dọn dẹp khu đất để làm căn nhà sinh hoạt cho các sư cô để đón các sư em từ Bát Nhã sang. Công trình được khởi công từ cuối tháng tư. May mắn là có chú Rick từ North Carolina đến giúp chúng tôi xây cất. Chú rất giỏi và khéo tay. Mọi việc chú đều hướng dẫn cho chúng tôi có thể tự làm vì tu viện không có nhiều tiền để mướn người. Mỗi ngày chúng tôi có cơ hội học hỏi công việc mới. Mới ra làm ai cũng sợ: sợ cầm cưa cắt gỗ, không cắt gỗ mà cắt trúng tay. Khi học cầm những cái búa điện thật nặng để bắn những cây đinh, lúc bắt đầu nhấn nút, tiếng búa kêu vang cũng sợ. Nhưng rồi dần dần cũng quen. Có những ngày chúng tôi phụ đưa những miếng ván thật to, nặng lên tầng hai trong khí hậu của mùa hè nóng bức. Tuy vất vả nhưng khi đưa được một miếng ván lên thì ai cũng tươi cười và phấn khởi vui đùa, quên đi sự mệt nhọc. Nhìn chú Rick và các chú, các anh ở đây giao hết công việc nhà cho các chị, đến Mộc Lan làm ngày làm đêm trong tinh thần tương kính và hòa ái, tôi rất biết ơn và kính trọng. Điều tôi được nuôi dưỡng nhiều nhất là các chú vừa làm vừa tu, mỗi khi nghe chuông các chú đều dừng lại thở, ăn cơm trong chánh niệm, không hút thuốc. Lần đó ngồi nghỉ tay, tôi nói với các chú, các anh: Không những mình đang xây nhà bằng gỗ, bằng dry wall mà mình đang xây dựng nội tâm trong tình thương yêu tỉnh thức. Biết các chú, các anh hết lòng đóng góp cho tu viện, ít có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình, chúng tôi bàn nhau tổ chức một buổi thiền trà nghi lễ. Tôi nhờ sư em Phú Nghiêm làm những cánh thiệp mời gia đình các anh chị đến dự. Khi nhận được thiệp mời, các anh chị không tránh khỏi bỡ ngỡ và xúc động. Mặc dù có vài gia đình anh chị ở xa nhưng vẫn đến tham dự đầy đủ. Không khí thiền trà được diễn ra ấm cúng, 102 hãy lắng nghe nhau

103 thân tình đầy đạo vị. Các anh chị và các cháu hạnh phúc và cảm động lắm. Nhân cơ hội này, không phải chỉ cám ơn các anh, các chú mà tôi cũng cám ơn các chị, các cô đã hết lòng hỗ trợ công trình xây dựng bằng cách gánh vác hết công việc nhà. Nếu không có các chị đứng sau lưng yểm trợ thì các anh, các chú không thể đến giúp được nhiều như vậy. Mỗi người một tấm lòng, mỗi người một bàn tay trong tinh thần tứ chúng cùng làm, cùng tu thì chắc chắn mình sẽ nuôi dưỡng cho nhau và làm cho tu viện ngày càng phát triển. Đầu tư tuổi thơ Vì tương lai cho thế hệ trẻ, khi chưa có chúng xuất sĩ về thường trú, các anh chị nòng cốt ở Mộc Lan đã đứng ra tổ chức một khóa trại tu học dành cho các bạn trẻ vào giữa tháng 06. Các anh chị đã thỉnh thầy trụ trì chùa Tam Bảo ở Baton Rouge làm thầy cố vấn tu học cho khóa tu. Khi có chúng tôi về, thầy dạy các anh chị mời chúng tôi cùng đóng góp. Chúng tôi đã không ngần ngại khả năng của mình, thể hiện tinh thần lục hòa, tham gia và có mặt trọn vẹn trong ba ngày cùng tu, cùng chơi với các em, chia sẻ với các em những bài thiền ca, dạy cho các em cách nghe chuông, cách ngồi thiền, cách thở để làm lắng dịu những cảm xúc mạnh. Các em rất thông minh, học là áp dụng liền, nên khi các em xếp hàng lấy thức ăn, có thói quen hay nói chuyện, nghe chuông thỉnh lên một tiếng là lập tức trở về hơi thở và yên lặng liền, rất hay. Các em rất thích không gian rộng lớn, yên bình, sự gần gũi thân tình với các sư cô nên cuối khóa tu, các em có mong muốn xin các sư cô tổ chức khóa tu ở Mộc Lan nữa. Tuổi thơ còn đó Trong khóa tu này, ban tổ chức có thỉnh Ôn Viện chủ trung tâm Phật Giáo chùa Việt Nam ở Texas về giảng một bài pháp thoại. Sự hiện diện của Ôn làm cho chúng tôi cảm thấy yên tâm và được bảo bọc bởi năng lượng từ hòa đầy yêu thương. Khóa tu kết thúc, tôi thỉnh Ôn đi rừng, thăm đất. Thế là tay cầm gậy, chân mang giày đi rừng, chiếc nón lá mộc mạc đội trên đầu, Ôn đi bộ với chúng tôi từ khu rừng này đến miếng đất khác. Thỉnh thoảng Ôn dừng lại kể chuyện cho các chị em nghe. Ôn cũng khen đất lành cảnh tốt như Ôn Kim Sơn. Trên đường trở về lại, gần tới thiền đường, Ôn mới nói: Từ ngày qua Mỹ tới chừ, đây là đầu tiên Ôn đi bộ nhiều vậy. Nghe Ôn nói, tôi mới biết Ôn mệt. Vừa hối hận vừa cảm động vì thấy được tấm lòng lân mẫn của chư vị tôn túc, luôn có mặt đó cho những gì có thể cho được để nuôi dưỡng thế hệ tu sĩ trẻ trong tình thương yêu của chánh pháp. Sau đó Ôn ngồi đu đưa trên xích đu con ngựa dành cho các cháu nhỏ, rất dễ thương. Ôn bảo sư em Bội Nghiêm và thầy Tịnh Mãn ngồi hai xích đu hai bên, đu đưa với Ôn, đầm ấm chi lạ. Nhìn Ôn vui, tôi nghĩ rằng kỷ niệm tuổi thơ này của Ôn đã cất sâu vào ký ức lâu lắm rồi, nay có cơ hội biểu hiện lên, nó mới hồn nhiên và đẹp làm sao. Làm người lớn thiệt thòi thật, có nhiều Phật sự phải gánh vác, môi trường và vị trí không cho phép mình có nhiều giây phút sống với tuổi thơ như thế. Những bàn tay, những tấm lòng Ở Mộc Lan thường có những vị Bồ tát xuất hiện bất ngờ. Chú Rick giúp chúng tôi dựng mái nhà ni xá xong, chú về lại North Carolina thì có chú Kỉnh ở Florida tới giúp, chú Xuân ở Hawaii, chú Chánh Kiến ở New York, rồi anh chị thầy Pháp Niệm ở Canada, chú Jasion, Vị này về thì có vị khác đến, nên lúc nào cũng có những bàn tay cầm búa đóng đinh cả. Chúng tôi thì gần đuối, nhưng thấy các chú làm quá hết lòng nên cũng gắng theo. Tuy vậy, nhờ sự thực tập trở về trên mỗi bước chân nên khi gặp nhau vẫn rộn rã tiếng cười Bước sang tháng 07 thời tiết nóng hơn, nhưng không vì thời tiết mà chúng tôi chùng bước trước công việc. Hết phụ đóng đinh thì lái xe cắt cỏ. Mùa này cỏ mọc lên rất nhanh, đất rộng người thưa, cắt vừa xong chỗ này là chỗ khác cỏ lại mọc. Tôi và sư em Bội Nghiêm lái xe nhỏ cắt không xuể, tôi học lái chiếc máy cày to lớn màu đỏ. Các sư em thấy tôi lái chiếc xe lớn quá, em nào cũng nhìn theo hồi hộp. Có ai ngờ rằng đi tu mình học được đủ thứ như vậy. Lái xe cắt cỏ khỏe hơn quất cỏ nhiều, không bị mỏi tay, mỏi vai. Không phải chỉ cắt cỏ, chuyện nhỏ chuyện lớn cứ lu bu là hết ngày. Lắm lúc thấy mệt, tôi nhớ tới lời dạy của Tổ Bách Trượng: Một ngày không làm, một ngày không ăn để ý thức rằng mình may mắn còn sức khỏe để tu, để làm việc. Xưởng mộc Được tin Mộc Lan sắp đón nhận một số sư em Bát Nhã đã có visa, tôi báo tin cho các anh chị thiền sinh. Ai cũng hân hoan. Tôi nghĩ tới mở ra một xưởng mộc để đóng đơn chuẩn bị cho các sư em khi đến có đơn để nằm. Chúng tôi bắt tay vào dự án mới liền. Chẳng gì thì các chị em tôi cũng có có mặt cho nhau 103

104 kinh nghiệm đóng đơn ở Xóm Mới rồi mà. Ngày chủ nhật Quán niệm, các anh chị về tu học, xem cái đơn chúng tôi đóng ai cũng vừa hào hứng vừa ngạc nhiên, hỏi rằng: sao các sư cô nằm trên cái hộp nhỏ vậy? Nhìn nó giống cái áo quan quá. Nằm như vậy sao lăn qua lăn lại được? Có vị còn nói: các sư cô sống đơn giản vậy mà hay, sống thì nằm ở trên, chết thì nằm ở trong, bao nhiêu đồ vật nằm trong đó hết. Đâu có hạnh phúc nào hơn! Ngắm nghía bình phẩm xong, các chị hỏi bao nhiêu tiền một cái đơn rồi phát tâm mỗi người yểm trợ vật liệu cho vài cái. Thành ra xưởng mộc của chúng tôi làm ăn không đến nỗi, chỉ gia công thôi, không phải đầu tư vốn. Rồi cũng đến ngày các sư em Bát Nhã sang. Vừa thấy tôi, chị em chắp tay xá nhau. Tôi dang hai tay đón tất cả bảy sư em một lúc vào lòng. Gặp lại các sư em sau một năm đi qua những khó khăn, thấy các sư em tuy có ốm hơn về thể chất, nhưng ánh mắt vẫn sáng, nụ cười vẫn hồn nhiên. Các anh các chị thì nói: Thấy dáng các sư cô đi ra mà không cầm được nước mắt. Cảm động hơn nữa, về tới tu viện được 10 phút thì có Bác Hưởng từ Tupelo đến. Bác Hưởng đã bệnh hơn 1 năm rồi, bây giờ Bác đi đâu là phải có người dìu bên cạnh. Thấy các sư em, bác khóc, giọng run run: Nghe các sư cô qua, con đến để chúc mừng. Huynh đệ là đây Đón được các sư em qua, vài ngày sau tôi nhận được tin ngày 27/07 có mười thầy sẽ qua Mộc Lan. Ai cũng hạnh phúc. Các anh chị vui quá, nhắc lại chuyện xưa: Cách đây 5 năm, khi Sư Ông về Mộc Lan lần đầu, chúng con cúng dường đất lên Sư Ông và Tăng Thân. Sư Ông hoan hỷ nhận. Lúc đó chúng con thưa: Sư ông thương thì thương cho trót, gởi các thầy các sư cô về Mộc Lan sớm sớm. Sư Ông dạy: Các vị cứ cố gắng thực tập cho hết lòng, bốn hoặc năm năm nữa Thầy mới có các thầy, các sư cô gởi về. Sư Ông nói đúng thiệt!! Nên niềm tin các anh chị về Sư Ông và Tăng Thân nhiều hơn. Riêng tôi lại có thêm những hạnh phúc thật đơn giản khi nghĩ tới là từ đây có quý thầy, chúng tôi sẽ không phải lái những chiếc xe cắt cỏ to như máy cày nữa, không phải cầm những cây súng bắn đinh nặng nữa. Việc gì nặng khó đã có các thầy. Có các thầy phụ giúp việc xây cất, các vị cư sĩ nam có giờ nghỉ ngơi một chút. Có chú nói với quý thầy: Đã mấy tháng rồi, từ ngày có quý thầy sang con mới được ngủ trưa. Tuy làm việc nhiều vậy đó, nhưng trong thời khóa tu học và làm việc của chúng vẫn có giờ chơi thể thao. Quý thầy thì chơi bóng chuyền (volleyball), có vài sư em gái cùng chơi với quý thầy. Lúc đầu tôi chỉ làm cổ động viên thôi. Nhưng sau vài ngày quán sát, tôi cũng vào chơi với các sư em trai, sư em gái luôn. Bởi tôi nhớ lại, hồi xưa tôi cũng thể thao lắm, ba và hai anh trai của tôi thì chơi bóng chuyền rất giỏi, sao mình không vào chơi thử. Chị lớn mà chơi cùng với các sư em, các sư em sẽ thích và chơi có chánh niệm hơn. Thế là tôi làm một cuộc cách mạng cho tự thân, thử môn thể thao mới. Các sư em trai cũng như sư em gái hưởng ứng quá chừng. Nhưng không biết đánh, tôi chuyên môn phải chạy đi lượm banh. Sợ tôi bỏ cuộc, các sư em trai khuyến khích tôi cứ tập chơi rồi sẽ quen, các sư em chỉ cho tôi cách đưa tay ra đỡ banh như thế nào mà không cần dùng sức. Mỗi khi tôi đỡ được một trái banh hay là các sư em vỗ tay hoan hô. Nhờ chơi như vậy nên không còn khoảng cách giữa lớn và nhỏ nữa. Thấy các sư em đến môi trường mới tu học có hạnh phúc, có tình huynh đệ nên tôi được nuôi dưỡng nhiều lắm. À! Còn một chuyện thú vị của các sư em trai mà tôi phải kể cho bạn hiền nghe để thấy mấy vị ấy còn hồn nhiên đến cỡ nào. Có một buổi chuông đã thỉnh báo giờ đi ngồi thiền, chúng bên nữ đã vào thiền đường hết rồi, sắp hô canh mà sao không thấy một thầy nào đi ngồi thiền cả. Nghĩ là quý thầy ngủ quên, tôi đứng dậy nhìn về nhà của quý thầy thì thấy có đèn. Tôi hơi lo, không biết có việc gì xảy ra cho quý thầy không mà sao không ai đi ngồi thiền cả. Mười phút sau mới thấy quý thầy vào thiền đường, không thiếu một ai. Sau giờ ăn sáng, tôi hỏi thầy PD lý do. Thầy cười tươi nói: Ô! Sư chị biết không? Sáng nay anh em thấy trước cửa nhà có con Racoon, các sư em thấy lạ nên xúm nhau bắt nó đem vô nhà chơi, đuổi bắt không được, anh em vô uống trà quên giờ nên đi ngồi thiền trễ. Em xin lỗi sư chị và các sư em phải đợi nha. Thật ra tôi có chút quan tâm hỏi thăm, chứ đâu có than phiền các sư em. Nhưng sư em mình thực tập đàng hoàng, quá là dễ thương, biết chúng đợi nên đã xin lỗi. Gần tu viện có cái hồ tên Sadis Lake rất lớn, và đẹp, thỉnh thoảng anh chị em tổ chức ra đó ngồi thiền, uống trà, ngắm mặt trời mọc, ăn sáng xong rồi về. Đây là một trong những giây phút tuyệt vời, sâu sắc mà huynh đệ đã nuôi dưỡng nhau trong sự tu tập. Các anh chị em gọi Sadis Lake là Mộc Lan mở rộng. 104 hãy lắng nghe nhau

105 Ôn đến với chúng con Bạn hiền ơi! 13 năm trước khi tôi mới về ở tu viện Rừng Phong, Ôn viện chủ chùa Việt Nam là vị tôn túc đầu tiên đến thăm chúng ở đó. Hồi đó, tôi còn nhỏ, mới xuất gia mà lại xa Thầy. Ôn đến dạy cho các chị em thỉnh chuông mỏ, học tán bài Cành Dương Nước Tĩnh. Thời gian đi qua, tôi về Mộc Lan, Ôn đến dạy và hứa sẽ lên thăm khi các sư em Bát Nhã qua được. Ngày 12/08, sau đám của cố Hòa Thượng thượng Trí hạ Hiền, Ôn đi xe từ Dallas về đến Mộc Lan hơn 9 giờ tối. Sáng hôm sau, đại chúng đảnh lễ Ôn. Trong không khí trang nghiêm, trước mặt Ôn là những người tu sĩ rất trẻ đã đi qua một thử thách của vô minh, của bạo lực, nhưng vẫn giữ được lòng từ bi và sự thanh khiết của mình. Hình ảnh này đã làm cho Ôn không dấu được cảm xúc. Từng lời dạy của Ôn sâu sắc đầy yêu thương, chúng tôi hết lòng tiếp nhận với những giọt ngắn, giọt dài. Nhà mới Giữa tháng 09, tôi rời Mộc Lan hai tuần để đi Lộc Uyển và về Houston. Anh chị em ở nhà tiếp tục quét sơn và làm sàn nhà. Trước khi Sư Ông đi Đông Nam Á, tôi có thỉnh Sư Ông cho ngày để dọn về nhà mới, Thầy cho ngày 27, 28, 30 tháng 09. Khi về Houston, tôi ghé đến chùa Việt Nam thăm Ôn viện chủ và thỉnh Ôn dạy cách an vị Bụt cũng như những gì cần làm khi về nhà mới. Ôn dạy chúng tôi sáng ngồi thiền, tụng Quy Sơn Cảnh Sách. Trưa 11 giờ an vị Bụt cúng ngọ. Ôn dạy ngồi thiền, thanh lọc tâm ý là cách tẩy tịnh thanh tịnh nhất. Sáng 28/09, chúng tôi ngồi thiền tại thiền đường mới. Chưa có điện, phải thắp đèn cày, làm cho không khí trong thiền đường thêm trang nghiêm với những ngọn nến lung linh huyền ảo qua cửa kiếng. Chưa có điện, nên một tuần sau chúng tôi mới dọn vào ở. Tối hôm đó chúng tôi tổ chức thiền trà, các thầy, các sư chú đã tặng cho chúng tôi một món quà rất đặc biệt: đó là cái bàn trà do các thầy lượm gỗ từ rừng làm tặng. Trên thùng quà, các thầy thắp những ngọn nến được xếp thành hình trái tim, chính giữa trái tim là giò lan trắng. Và các thầy đã ghi tặng những câu rất dễ thương, rất thực tế và rất trong nhà như: cần sửa nước thì các sư cô liên lạc địa chỉ điện thư xxx, cần kiềm, búa xin gặp xxx. Tuy hôm đó nhằm vào tối thứ ba, nhưng cũng có các anh chị ở xa đến tham dự và đem quà cho chúng tôi. Mới hôm trước, có sư em nói với tôi: Sư cô ơi! Con lạnh quá, sư cô đi mua đồ ấm và bao tay cho con nha. Không ngờ mới nghĩ tới chưa kịp đi mua, chiều thứ hai các chị đã gọi tới xin phát tâm cúng dường đồ lạnh cho các thầy và các sư cô. Vì thế, các anh chị đến Mộc Lan có quà cúng dường ngày các sư cô dọn vào nhà mới. Buổi thiền trà tối hôm đó thật ấm cúng, chan chứa tình huynh đệ, tình pháp lữ. Quả là một đại gia đình tâm linh, tứ chúng cùng tu, cùng hỗ trợ nhau. Ta có trong nhau Dọn vào nhà mới, ni chúng có chỗ ở ổn định, có thiền đường để công phu, học giới, có môi trường, phương tiện để nuôi lớn chí nguyện ban đầu của mình. Mỗi ngày tiếp xúc với những hình ảnh trong nhà, tôi đều thấy từng giọt mồ hôi, thấy được những bàn tay ở đó. Lòng biết ơn của tôi đối với bốn ân có mặt cho nhau 105

106 càng lớn hơn. Tôi tự hứa với lòng luôn luôn thắp sáng ý thức biết ơn này mà tu học miên mật để không cô phụ công ơn nuôi dưỡng. Ngày 08/10, tôi và năm sư em nữa đi tu viện Liên Trì ở Alabama thăm và đảnh lễ Ôn Kim Sơn. Ôn bảo sư cô Thanh Diệu Giác liên lạc với tôi là sắp xếp cho chúng đi Liên Trì hết, Ôn cho tiền mướn xe nhưng làm sao tôi có thể sắp xếp cho chúng đi hết được. Trước khi rời Liên Trì, tôi đã thỉnh được Ôn đến Mộc Lan. Ngày 12/10 Ôn đến thăm và có ba ngày sinh hoạt với chúng rất trọn vẹn. Về lại Liên Trì, Ôn nhắn tôi gởi tên mọi người lên để mỗi ngày Ôn cầu Tam Bảo gia hộ cho chúng tôi tu tập vững chãi, không vị nào rơi lại. Sự có mặt của Ôn Kim Sơn với chúng như là sự xuất hiện của Mẹ Hiền Quan Thế Âm. Cuối tháng 10, đại chúng đi tham dự khóa tu học với chủ đề: Chung Sống Hòa Hợp tại chùa Tam Bảo Baton Rouge. Đóng cửa tu viện đi hết cả chúng! Đây là lần đầu tiên mà chúng tôi đi ra ngoài như thế. Sự có mặt của 26 vị tu sĩ trẻ, tươi mát, đi đứng trong uy nghi chánh niệm, cũng tạo thêm niềm tin cho những người có mặt trong khóa tu. Chúng tôi cũng học hỏi được nhiều từ tuệ giác của các vị tôn đức cũng như lắng nghe được những thao thức của các vị cận sự nam nữ về tình trạng chung ở các tự viện. Tham dự khóa tu ở Baton Rouge về, đại chúng ngồi lại với nhau pháp đàm, chia sẻ và lắng nghe những gì đã học hỏi được, đồng thời cũng chia sẻ cho nhau những thiếu sót để có thể thực tập hay hơn. Chú Rick đã về lại Mộc Lan, giúp hoàn thành hai cầu thang bên ngoài rất đẹp. Mỗi ngày chúng tôi có cơ hội đi trên cầu thang này, bước chân an trú, vững chãi hơn và với lòng biết ơn để không cô phụ sự tận tâm và hết lòng của chú. Thu đã về Lá xanh non cũng là lá đã lìa cành Bàn chân tôi đang dẫm lên vô sinh Tôi không ngờ rằng mùa thu vùng Mississippi đẹp không thua gì mùa thu ở Vermont. Có lẽ đây là lần đầu tiên các sư em tôi được chứng kiến cảnh mùa thu lá vàng, lá đỏ, với những chú nai đứng nhìn ngơ ngác, hiền lành, và rất gần như thế. Làm phó nhòm cho các em, nhìn các sư em tung tăng vui đùa khi bắt gặp những chiếc lá rơi qua khi một cơn gió thoảng, tôi thấy mình như trẻ trung lại với năng lượng vui tươi đó của các sư em. Nhìn ánh mắt các sư em sáng lên, rộn rã niềm vui, tôi lại nhớ đến thời tôi ở Thanh Sơn. Các sư em bây giờ không khác gì tôi hồi trước. Chỉ có khác là niềm vui bây giờ của tôi tĩnh lặng hơn theo tháng năm tu học. Tháng 11, chuẩn bị cho mùa An Cư Kiết Đông đầu tiên tại Mộc Lan. Tôi có cơ hội hầu chuyện trên điện thoại với Ôn Viện chủ chùa Việt Nam. Ôn hỏi thăm tôi: Sắp an cư, con đã chuẩn bị gạo cơm cho chúng đủ chưa? Cho Thầy biết để Thầy gởi đến cho. Nghe tôi thưa cũng tạm đủ, Ôn dạy: Thôi để Thầy tặng cho các thầy, các sư cô bốn chữ của Tổ Tăng Xán: Vô Khiếm, Vô Dư. Bạn hiền ơi! Mộc Lan ở xa Thầy, thiếu các sư anh, sư chị lớn có mặt đó, chăm sóc dạy dỗ trao truyền cho các sư em. Nhưng được sự thương tưởng quan tâm của quý Ôn, chúng hạnh phúc lắm và an tâm hết lòng thực tập. Bước qua mùa đông Chị ơi! Cây đông đá hết rồi, Ô! Kìa chị, cỏ cũng đông đá hết luôn giống tuyết, đẹp quá chị ơi., Sư cô ơi! Sao lạnh dữ vậy, sư cô xem con nè, con mang nhiều áo sư cô thấy con có giống con gấu không? Các sư em ríu rít hồn nhiên trước mùa đông đầu tiên nơi xứ người. Tôi mỉm cười và nói với các sư em: Mới có đầu tháng 12 thôi sư em, còn lạnh nữa. Mấy ngày sau, lúc chúng đi thiền hành thì có tuyết rơi. Tôi đi phía sau, thấy các sư em đằng trước ai cũng đưa tay ra đón lấy những hoa tuyết đang rơi. Lần đầu tiên thấy tuyết, các em rất hạnh phúc. Trời lạnh, nước ở hồ sen đóng băng thành đá. Thầy Pháp Thăng lấy cây gõ xuống hồ thấy đá cứng, thầy yên tâm đặt chân xuống định đi trên đó, ngờ đâu chưa bước được bước nào đã sụp xuống, lạnh quá chừng. Ngày khác thì tới các sư em gái. Một bên góc căn nhà của các sư cô, tôi có đào một cái hồ lấy đất đắp làm cái đồi nho nhỏ, trồng cỏ, dựng vài hòn đá dự tính sẽ làm hòn non bộ. Chưa kịp làm, mưa xuống nước đầy hồ. Trời lạnh hồ cũng đóng băng. Ngày đó sư em Áo Nghiêm, Lịch Nghiêm nói sư em Đan Nghiêm đi trên đó thử, thế là sư em Đan Nghiêm bị rớt tỏm xuống ướt cả người, run cầm cập. May không sư em nào bị bịnh sau những tai nạn đó. 106 hãy lắng nghe nhau

107 Bạn hiền ơi! Làm chị lớn, nhiều lúc tôi cũng có những thao thức làm sao để cho các em yên tâm tu tập, có an lạc hạnh phúc. Đôi lúc, tôi bắt gặp mình có già hơn. Nhưng bù lại tôi được nuôi dưỡng từ những dí dỏm, trẻ trung, tu học đàng hoàng, sống thương yêu và hòa thuận của các sư em. Đại chúng đã bước vào khóa An Cư Kết Đông đầu tiên tại tu viện Mộc Lan. Tôi mong ước tự thân mình tu học tinh chuyên hơn để góp phần vào phẩm chất vững chãi, năng lượng an lạc của đại chúng, làm nền tảng cho những ngày tháng kế tiếp. Tôi và thầy Pháp Dung cũng đã viết thư thỉnh thầy Phước Tịnh từ tu viện Lộc Uyển về dạy kinh cho chúng trong mùa đông. Có lẽ là tuần tới Ôn Nguyên Hạnh cũng sẽ đến Mộc Lan thăm và khuyến tấn đại chúng trong mùa An Cư Kết Đông đầu tiên. Bên ngoài trời vẫn lạnh, nhưng lòng tôi ấm áp tình huynh đệ. Ngồi bên cửa sổ tôi ghi lại vài chuyện gởi về bạn hiền đọc cho vui. Mộc Lan những ngày cuối năm sư cô Hỷ Nghiêm niềm vui Mộc Lan Tâm Nguyên Chính Sáng nay, khi thức dậy vén cửa sổ nhìn ra ngoài con thấy một vùng trời trắng tinh đầy tuyết, con nhận biết tuyết đã phủ trắng khắp đó đây trong khi mọi người đang yên giấc. Mới năm giờ mà trời đã sáng hơn mọi ngày, có lẽ vì tuyết trắng quá nên làm cho khung cảnh lại càng sáng thêm. Tối hôm qua mọi người được ngồi chơi và trao quà cho nhau trong dịp lễ Noel, nên sáng nay được làm biếng cho tới giờ ăn sáng. Tuy vậy, nhưng dường như con thấy không có ai làm biếng cả, họ đã dậy từ bao giờ. Thấy trời đẹp quá con cũng bị thu hút đi ra ngoài để được ngắm tuyết. Khi bước ra khỏi phòng đi được một đoạn từ nhà khách lên thiền đường thì con chợt nghe tiếng xướng tụng như hô canh ở đâu đó vang vọng thật trầm hùng và quen thuộc. Nhìn qua phía mé rừng thì con thấy có ba bốn sư cô đang hạnh phúc đứng yên giữa mé rừng đầy tuyết trắng, như để tận hưởng những giây phút trinh nguyên mầu nhiệm của đất trời, và con cũng lại bị lôi cuốn đi về hướng đó. Con không nghĩ là đi để tìm cái đẹp của tuyết trắng hay gì cả, mà là để xem xét lại những tấm ra (blue tarps) che đậy vật liệu xây cất cốc của Sư Ông có thấm ướt hay không. Từng bước chân in trên tuyết, con hướng thẳng đến cốc Sư Ông, dạo quanh một vòng và thấy những tấm ra còn nguyên vẹn không bị ướt thủng, con yên tâm trở ra lại hướng thiền đường thì gặp nhiều sư cô đang tung tăng chơi đùa với tuyết. Quý sư cô nắm tuyết thành cục và ném nhau thật hồn nhiên. Được dịp con xin làm nhiếp ảnh viên và tha hồ chụp hình. Thấy quý sư cô lần đầu tiên tiếp xúc và thích thú chơi với tuyết làm con cũng vui lây. Trong lúc giỡn nhau với tuyết thì có một sư cô trượt té làm tất cả mọi người cười ầm lên vui ơi là vui. Khi đó có một sư cô lớn lên tiếng: Tiếc quá, hơi trễ nên mình không được diễn tả những cảnh này trên báo Lá Thư Làng Mai. Sau đó sư cô quay qua hỏi con và một sư cô khác là đã viết bài cho báo Lá Thư Làng Mai chưa? Sư cô nói hạn chót là cuối tháng 12, và sư cô còn nhắn nhủ thêm rằng cố gắng mà viết chứ đừng để nợ đến sang năm. Thật ra thì con không có ý định viết, nhưng con giật mình khi nghe sư cô nói là đừng để nợ đến sang năm. Thế nên trong bữa ăn sáng hôm nay bao nhiêu ý tưởng quay cuồn dồn dập thúc đẩy con viết nên những dòng này. Con xin viết lại chuyện Mộc Lan ngày xưa theo ký ức của con để kính cẩn dâng lên Sư Ông, quý thầy, quý sư cô cùng đại chúng. Từ ngày có quý thầy, quý sư cô về thường trú tại tu viện Mộc Lan, thì con là người bị bắt ra để tường thuật về sự hình thành của Mộc Lan ít lắm cũng vài lần rồi. Mỗi lần chia sẻ xong là sư cô Bội Nghiêm cứ nhìn về hướng con như có vẻ để đòi món nợ là đã có mặt cho nhau 107

108 xin con viết về sự hình thành của Mộc Lan để cho đăng lên trang nhà của Mộc Lan. Con có nói với sư cô là không biết con có viết được không. Vì nói thì dễ mà viết thì khó quá, bởi lẽ con thuộc về hạng đinh búa, đụng đâu đóng đó, chứ viết lách có phải là nghề của con đâu. Nhưng nhân dịp này con cũng cố gắng tường thuật lại những gì mà con biết. Vào năm 2002, Sư Ông cùng tăng đoàn đã có một ngày đi bộ cho hòa bình tại thành phố Memphis, Tennesse. Dịp này có rất đông người Mỹ tham dự, ngoài ra người Việt cũng tới khá đông. Chúng con hân hạnh được ban tổ chức tin tưởng giao cho nhiệm vụ nấu nướng và cúng dường các bữa ăn trưa cho tăng đoàn, do vậy chúng con được có duyên gần gũi với quý thầy và quý sư cô. Chiều hôm đó có buổi thuyết giảng công cộng của Sư Ông được tổ chức quy mô tại một rạp hát ngoài trời (outdoor theater) ở Overton Park. Chúng con lại được thiện duyên tiếp xúc với sư cô Chân Không. Vì thấy rất đông người đến tham dự nên chúng con có ngỏ ý với sư cô là nếu ở vùng này có một trung tâm tu học thì chắc sẽ giúp được nhiều người lắm, sư cô vui vẻ trả lời ngắn gọn: thì cứ thử đi coi xem sao?. Cuộc vui nào cũng tàn và cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay. Chúng con chỉ biết ôm mộng phù du mà không biết nói năng chi hết. Vài tháng sau, trong một ngày nắng đẹp dưới khuôn viên chùa Quan Âm tại Memphis, đây là nơi mà gia đình chúng con thường tới sinh hoạt. Chúng con có một buổi gặp mặt với anh chị Duy Ly, anh Khương và bác Lê Văn Trạch là ba của sư cô Học Nghiêm và sư cô Bội Nghiêm. Bác Trạch và quý anh chị này nguyên là ban tổ chức cho buổi đi bộ cho hòa bình (Peace Walk). Chúng con rất ngạc nhiên khi được quý anh chị mời ngồi lại bên sân cỏ ngoài chùa để cùng nhau bàn một việc là nên cùng nhau đồng lòng chung sức thành lập một trung tâm tu học ở vùng Trung Nam Mỹ này. Khi nghe nói vậy thì trong lòng chúng con ai nấy rất mừng. Đồng thời con cũng rất ngạc nhiên nhớ rằng trước đây, khi con ngỏ ý này với sư cô Chân Không thì không có ai ngồi đó hết, mà sao hôm nay mọi người đều bỗng đồng lòng muốn thành lập trung tâm. Có phải nhân duyên đầy đủ thì mọi người đều có chung một ý muốn? Thế rồi tất cả đều đồng ý. Bên phía Memphis thì có bác Trạch, anh chị Duy Ly, anh Khương, còn bên phía Mississippi thì có con và một số đông anh chị em khác. Chúng con đã nhờ qua công ty địa ốc, và trong một ngày chúng con đã cùng nhau đi xem liền hai ba khu đất: có chỗ năm mươi mẫu, chỗ ba mươi mẫu có hồ khá lớn nằm trong thung lũng có nhiều thông xanh. Mọi người ai cũng ngắm nghía khá kỹ và tấm tắc khen đẹp. Tuy nhiên, có người thích và có những người lại không thích lắm, hơn nữa số tiền cũng nhiều hơn dự định. Lúc này dường như ai cũng đã thấm mệt và đói, chúng con trở về nhà và được thiết đãi mỗi người một tô mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Ăn xong chúng con hàn huyên tâm sự và chia tay với bao hứa hẹn. Ngày qua tháng lại, đời vốn vô thường, gia đình anh chị Duy Ly dời nhà về California, gia đình anh Khương thì dời về Houston, Texas. Từ đó việc tìm 108 hãy lắng nghe nhau

109 kiếm thêm đất đai cũng dường như không còn là chủ đề hấp dẫn để bàn tán nữa. Lạ thay, lúc đầu bàn tán chuyện xây dựng trung tâm thì dường như anh chị Đắc, Hồng chưa mấy phấn khởi cho lắm. Sau này mới hiểu ra, anh chị cho biết là chưa phải lúc để bàn tán? Thế mới lạ, trong thời gian im lìm khá dài cũng dường như bỏ cuộc, thì anh chị Đắc Hồng lại dấy lên việc tìm kiếm đất đai. Có niềm vui nào hơn khi được anh chị Đắc Hồng, anh chị Hưởng, Hờ, hai em Long, Hà làm trụ cột hưởng ứng công trình một trăm phần trăm. Sau đó còn có thêm nhiều anh chị em khác tham gia và ủng hộ. Vậy là chúng con cố ý để tâm tìm kiếm nhiều nơi nhưng cũng không mấy thích. Bỗng một hôm trên tờ báo địa phương có đăng bán một khu đất chăn nuôi có sẵn một ngôi nhà và một kho thóc khá lớn, tiện có số điện thoại con gọi hỏi địa chỉ và giá cả. Tiếp đó chúng con liền cho anh Đắc biết để cùng đi xem. Chúng con hớn hở cho anh Đắc biết là khu đất rộng 118 mẫu và giá bán rất vừa túi tiền. Hấp dẫn quá! Anh Đắc nói: Cứ ra coi trước, nếu được thì trả giá mua đi tôi sẽ tới liền. Chúng con hẹn chủ nhà và tới xem đất. Mảnh đất rất đẹp. Không bao lâu anh Đắc ra tới nơi. Thấy được mảnh đất và biết được giá tiền, anh liền tuyên bố rất hùng hồn: Bao nhiêu cũng mua hết. Không cần xem xét mức độ hư hỏng của nhà cửa, chúng con trả giá tới ba lần và cuối cùng họ đồng ý bán. Mừng quá, chúng con vội kêu gọi anh chị em gom góp tài chính. Đang vào dịp lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nên phải làm gấp. Rất may là thủ tục giấy tờ được luật sư rút nhanh trong vòng vài ngày. Mọi chuyện suôn sẻ, ngày được chọn hoàn tất thủ tục mua bán và chuyển nhượng chính thức là ngày 23 tháng 11 năm 2003, xong trước lễ Tạ Ơn hai ngày. Tiện dịp lễ Tạ Ơn, chúng con tổ chức mời mọi người đến để ăn mừng và thăm viếng mảnh đất mới mua. Bà con ai cũng hưởng ứng rất nồng nhiệt. Thật là một kỷ niệm khó quên. Trong căn nhà nhỏ mà hiện nay quý thầy đang ở khi ấy đã chứa được cả hơn trăm người. Từ nhà bếp cho đến nhà vệ sinh, nơi đâu cũng chật ních người, thế mà ai cũng cảm thấy vui và không nghe phàn nàn gì cả. Ngày hôm ấy thật đáng nhớ, các chị thì nấu nướng, còn các anh thì xúm lại uống trà và trò chuyện. Điểm tâm xong, mọi người ai cũng hớn hở muốn khám phá khu đất. Chúng con đã đi từ mé rừng này đến mé rừng kia, chung quanh đều có thép rào nên cũng dễ biết ranh giới của mảnh đất. Trong khi đi qua những khoảng đất trống khá lớn đầy cỏ xanh tươi, một cảm giác sung sướng lan tỏa khắp người con. Con ý thức rằng đây là giây phút con được đặt những bước chân đầu tiên lên mảnh đất rộng lớn do chúng con làm chủ. Mộc Lan có mặt và biểu hiện thành một tu viện không phải tự nhiên mà có, mà do vô số nhân duyên kết tụ nên, trong đó có chư Bụt, chư Tổ và đặc biệt là sự thương mến ưu ái mà Sư Ông đã âm thầm dành cho Mộc Lan. Chúng con nhớ, sau khi mua được mảnh đất, chúng con đã viết thư gởi cho Sư Ông và xin cúng dường mảnh đất này vào mùa hè năm Được biết rằng khi nhận thư, Sư Ông chỉ lặng lẽ mỉm cười và có trao tặng cho chúng con một bức thư pháp đề là Magnolia Village, thư pháp này hiện đang treo ở tăng xá của quý thầy. Biết rằng mảnh đất này thô sơ và hoang dã quá nên chúng con đã kêu gọi tài chính để xây một hội trường 557 m2 đầy đủ tiện nghi, vừa làm nơi thờ Bụt vừa làm nơi sinh hoạt. Trong thời gian đó chúng con thỉnh được quý thầy, quý sư cô từ các tu viện Thanh Sơn, Vermont và Lộc Uyển về tổ chức sinh hoạt trong các dịp lễ Vu Lan, Phật Đản và Tết Nguyên Đán. Vả lại cũng có duyên gần gũi và được ủng hộ tinh thần từ rất nhiều quý thầy, quý sư cô nên chúng con cũng được thường xuyên nuôi dưỡng. Mùa hè 2005, được biết Sư Ông và tăng đoàn sẽ có chuyến hoằng pháp theo định kỳ hai năm một lần tại Bắc Mỹ. Chúng con liền cấp tốc viết thư cung thỉnh và may mắn được sư cô Chân Không tận tình giúp đỡ nên mới cung thỉnh được Sư Ông và tăng đoàn. Mọi người ai cũng vui mừng khó tả khi được tin Sư Ông và tăng đoàn sẽ viếng thăm Mộc Lan. Chúng con đã cùng nhau bỏ nhiều công sức để dọn dẹp, cắt cỏ, tỉa cây để chuẩn bị cho một ngày trọng đại. Cuối tháng 9 năm 2005, Sư Ông và tăng đoàn đã tới Mộc Lan. Có hơn một ngàn người Việt cũng như người Mỹ đã tham dự sinh hoạt và cùng đi thiền hành với Sư Ông khắp chu vi mảnh đất của Mộc Lan. Trong chuyến viếng thăm này, chúng cư sĩ đã có dịp thưa trình lên Sư Ông mong ước cúng dường mảnh đất này làm trung tâm tu học. Sư Ông hoan hỷ nhận lời và có dạy rõ ràng rằng: Tuy là vậy, nhưng quý vị phải cùng nhau nỗ lực tu học và thực tập thường xuyên hơn trong thời gian dù có hay chưa có quý thầy, quý sư cô. Quý vị phải đợi từ bốn đến năm năm nữa may ra mới có đủ số lượng quý thầy, quý sư cô để về thường trú. Một trung tâm, ít nhất cũng phải có vài ba chục vị xuất sĩ trở lên, chứ không thể nào gởi một vài vị qua được. Vì như thế thì không đủ năng lượng và tội nghiệp cho quý thầy, quý sư cô ấy quá. Chúng con cũng đã mạnh dạn nài nỉ thỉnh Sư Ông đã thương thì thương cho trót. Sư Ông một lần nữa có mặt cho nhau 109

110 nở nụ cười hiền dạy tiếp: đã nói thương là thương, chứ không có thương cho trót hay không trót Mọi người ai cũng chỉ biết khẽ cười nhẹ theo, trong tình thầy trò chan chứa đầy sự hoan hỷ và từ bi. Niềm vui qua mau, để lại sự yên lắng của đất trời cỏ cây. Yên lắng đến nỗi ai cũng tự hỏi là khi nào thì mới có quý thầy quý sư cô về thường trú? Không những một vài lần mà nhiều lần như thế, chúng con cũng chỉ biết trả lời là Sư Ông đã dạy: có thể từ bốn đến năm năm nữa mới có. Và như vậy, chúng con chỉ biết chờ đếm ngày tháng. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi chúng con cũng đã thường xuyên thỉnh mời quý thầy, quý sư cô về Mộc Lan hướng dẫn tu học. Nhờ sự sách tấn đó, chúng con cũng đã xây dựng thêm những nhu cầu như thư viện, nhà khách có đầy đủ tiện nghi và chứa được tối thiểu 120 người. Đến năm 2009, Mộc Lan cũng được ưu tiên trong lịch trình hoằng pháp của Sư Ông và tăng đoàn tại Bắc Mỹ. Một lần nữa, Phật tử xa gần rủ nhau cùng đến tham dự rất đông, nhưng đến giờ phút cuối được biết Sư Ông phải điều trị bệnh nên không đến được, thì đa số đã hủy bỏ chuyến đi. Tuy nhiên vẫn còn số đông bà con Việt Mỹ tham dự và rất là hạnh phúc. Dư âm năm 2009 tuy đã qua, nhưng năng lượng và hình ảnh của quý thầy quý sư cô còn đó. Mộc Lan thực sự có gì đó quyến luyến lạ thường. Bây giờ là đầu mùa xuân, chỉ mới có tháng ba thôi, mà hoa đã nở rộ khắp nơi. Thật vậy, cây cỏ cũng biết cảm nhận huống nữa là con người. Tin vui đã chắc chắn rồi: quý thầy, quý sư cô sẽ về làm chúng thường trú tại tu viện Mộc Lan. Ôi! Hạnh phúc thay, vừa hơn bốn năm chờ đợi như lời dạy của Sư Ông, nay đã thành sự thật. Linh thiêng quá, chúng con thầm cám ơn sự xếp đặt của chư Bụt, chư Tổ, và sự thương mến của Sư Ông. Chúng con cùng nhau đón tiếp một số quý sư cô từ Pháp đến vào ngày 26 tháng 3 năm Bây giờ còn gì để mà trông đợi nữa? Bao nhiêu kiên nhẫn mong chờ nay đã thành hiện thực. Không những mọi người đều vui mừng, mà cỏ cây cũng vươn mình đổi màu khoe sắc. Mộc Lan tự nó đã đẹp, nay lại càng đẹp hơn nhiều, vì có những trái tim biết nhìn, biết ngắm, và biết thưởng thức. Khi mùa hè gần kề, thì có một vài thầy, vài sư cô hỏi con ở đây có nóng không? Con nói nóng chứ, nóng ghê lắm. Có ngày nóng tới hơn cả trăm độ F. Còn về mùa đông thì ít khi có tuyết, nhưng cũng lạnh lắm, quý thầy, quý sư cô chuẩn bị để đối phó với cái lạnh ở đây. Con nói thế là để trấn an quý thầy quý sư cô, vì con nghĩ quý thầy cô có thể chịu nóng bao nhiêu cũng được, nhưng có lẽ rất bối rối khi bắt gặp cơn lạnh băng giá dưới 32 độ F. Thật vậy, mùa hè năm nay cũng khá nóng. Sư Cô Từ Nghiêm quen sống với xứ lạnh miền Bắc Mỹ nên cũng không chịu được cái nóng của Miền Trung Nam Mỹ. Do vậy, sư cô cũng xin chuyển về tu viện Bích Nham. Nóng thì nóng, nhưng công trình xây dựng ngôi nhà cho quý sư cô cũng cần thực hiện cấp tốc, vì không thể nào để quý sư cô tạm trú tại nhà khách lâu như vậy. Không an ổn để hướng dẫn phật tử tu học. Cuối cùng ai cũng thở phào nhẹ nhõm khi ngôi nhà được hoàn thành vào cuối tháng 9 năm Ngôi nhà khá khang trang và ai cũng tấm tắc khen đẹp. Điều đó không quan trọng lắm, nhưng biết được quý sư cô an ổn và hạnh phúc ở trong đó là điều đáng quan tâm và hạnh phúc hơn cả. Rồi mùa Thu lại về, những cành lá thay nhau đổi màu rơi rụng. Mỗi lần đại chúng đi thiền hành, chúng con đều dừng lại để ngắm nhìn thật lâu khung cảnh mà không biết chán. Con nghe nhiều thầy cô nói với nhau mùa Thu ở đây đẹp quá, đây là lần đầu tiên được nhìn thấy mùa Thu nhiều màu sắc đẹp như vậy. Sư cô Hỷ Nghiêm cũng nhiều lần khen đẹp, và có vẻ vui lắm khi nói đến Mộc Lan. Hai cha con mình cùng làm việc hạnh phúc ở Mộc Lan! Thời gian thấm thoát trôi qua. Mộc Lan đã tròn đầy mười năm. Trong mười năm qua có biết bao nhiêu chuyện vui buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, niềm tin và sự kiên nhẫn là kim chỉ nam để vượt qua mọi khó khăn. Giờ thì đã yên ổn, mỗi ngày được nhìn thấy sự hiện diện của quý thầy, quý sư cô là đủ để con có hạnh phúc tràn đầy. Chúng con không còn ước mong hạnh phúc nào hơn thế nữa. Có chăng, là chúng con đang nao nức chuẩn bị để cung đón Sư Ông và tăng đoàn đến Mộc Lan vào năm Chúng con thành kính tri ân lòng bi mẫn của Sư Ông, và luôn cầu mong Sư Ông nhiều sức khoẻ kéo dài tuổi thọ để làm nơi nương tựa cho mọi người. Vì thế giới và loài người hiện nay đang cần nhiều sự xoa dịu và chuyển hoá. 110 hãy lắng nghe nhau

111 håt màm quê hüöng Sư cô Thâm Nghiêm Hôm nay là ngày đầu tiên của khóa tu Holiday. Các em nhỏ tới tu viện rất sớm. Có em tối hôm trước mới lên mạng và biết tin tu viện Mộc Lan có tổ chức khóa tu nên cả bốn chị em xin ba mẹ cho đi tham dự. Ba bảo em trai út không khỏe để dịp khác nhưng các em đã khóc năn nỉ đi, cuối cùng mẹ đã đưa các em đi đến Mộc Lan từ 4h sáng. Buổi chiều giờ đi thiền hành các em được tập trung lại để hát, có một sư cô hỏi: con đi thiền hành để làm gì? Em trả lời: Con đi để làm cái tâm trong sáng. Em khác trả lời: con đi để tập thể dục. Nghe các em trả lời tôi thấy rất hạnh phúc. Một ngày mới thật vui! Giờ ngồi thiền tới. Ồ, ngạc nhiên quá! Các em đã có mặt đầy đủ. Thường ngày các em ngủ đến 9h, 10h sáng vậy mà hôm nay tham dự khóa tu, mới 6h sáng các em đã đi ngồi thiền rồi. Hình ảnh đó rất nuôi dưỡng đại chúng. Trước giờ pháp thoại có một sư cô đặt câu hỏi với các em thiếu nhi: Sao các con nghĩ là Bụt ngầu. Có em trả lời: Vì Bụt ăn chuối. Có em thì nói: Tóc Bụt rất ngầu. Khi sư cô hỏi: Các con tìm Bụt ở đâu? có em chỉ ngay lên bàn Bụt và nói: Bụt trên bàn thờ. Em thì nói: Bụt ở khắp mọi nơi. Buổi tối, các em thanh thiếu niên tuổi từ được ngồi pháp đàm, các em đã chia sẻ rất chân thành từ trái tim. Có một em kể là em bị ba mẹ đã bắt tới tu viện Mộc Lan. Em nói: Mộc Lan đâu có gì đẹp đâu nhưng không đến nỗi tệ vì tới đây được chơi bóng chuyền với quý Thầy, được ăn. Hồi khuya có em trai ngủ mớ và gọi: dậy đi! dậy đi!!! không biết là đi thiền hành hay đi ngồi thiền đây. Có em chia sẻ: Con tới Mộc Lan để tập ăn đậu hũ. Em còn kể, ở nhà em khi nghịch bị ba la và bảo: Đi tìm một góc ngồi thiền đi! Em liền đi tìm một góc ngồi xuống nhưng thấy ba quay đi thì em lại bò đi chơi Từng lời các em chia sẻ mới thấy ngây thơ và đẹp làm sao. Các em thiếu nhi cũng thông minh không kém! Khi các sư cô chia sẻ cho các em về Hai Lời Hứa và đặt câu hỏi: Để thể hiện lòng yêu thương với mọi loài và bảo vệ môi trường thì các em làm gì?. Một em lanh miệng trả lời: Đừng ra bài tập về nhà cho con để khỏi tốn giấy. Bên cạnh sự hồn nhiên, trong sáng của các em thì một vài các em thanh thiếu niên cũng chân thành chia sẻ với tăng thân về khổ đau của mình. Đó là các em chưa truyền thông được với cha mẹ. Các em nói rằng các em rất thương ba mẹ nhưng không nói được lời thương yêu với ba mẹ. Và ba mẹ các em cũng không thổ lộ được lời thương yêu với các em. Các em chia sẻ và đã khóc, cả em trai lẫn em gái. Chúng tôi đã chơi và muốn trao truyền cho các em những kiến thức về Phật pháp, nhưng tôi thấy mình chưa trao truyền gì nhiều vậy mà các em đã đón nhận được rất nhiều hạt giống tốt rồi. Có một em bị đau nhưng vẫn đòi đi tham dự khóa tu. Tuy bị đau nhưng em vẫn hết lòng tham dự thời khóa với đại chúng. Em thực tập ăn cơm rất chánh niệm, em ngồi thiền rất giỏi mà em chỉ mới 7 tuổi thôi. Thấy dễ thương quá nên sư cô Đẳng Nghiêm khi chia sẻ pháp thoại đã chia sẻ về em và tặng em một tấm card chúc em là một vị Bụt tương lai. Tối nay em lại lên cơn sốt, quý sư cô đã hết lòng chăm sóc em. Vì ba mẹ bận việc nên mãi đến tối mới ghé lại với em được và muốn đưa em về, nhưng em đòi ở lại hết khóa tu cho bằng được, em nói: Nếu ba mẹ bắt con về thì con sẽ khóc. Nghe em nói mà cả chúng ai cũng xúc động. Cảm động quá nên tôi đã ngồi yên gởi năng lượng bình an cho em. Tối đó em đã đỡ sốt nhiều. Buổi tối văn nghệ kết thúc khóa tu, các bậc phụ huynh đã lên hát và gửi vào bài hát một thông điệp là họ rất thương yêu các con của họ đang có mặt tại đây. Mọi giận hờn được buông xuống, nụ cười truyền thông được biểu hiện, cha mẹ và con cái ai cũng hạnh phúc với khóa tu. Bất ngờ nhất là khi về nhà các em nói với ba mẹ là các em nhớ Mộc Lan, có em còn đòi ăn chay một tháng. Trong đêm Noel, các em đã phát lên được những lời ước nguyện thật đẹp đẽ. Các em đã ước mong sao mọi người trên thế giới biết thương yêu nhau. Có em nói tối nay tại các sân bay có rất đông người mong về nhà kịp để xum họp nên em nguyện cho những chuyến bay cất cánh tốt đẹp. Những lời ước nguyện rất lợi tha ấy đã phản chiếu được những trái tim ngập tràn tình thương trong những tâm hồn còn bé thơ. Nó đã đóng góp cho cuộc đời này thêm những điều tốt lành tưởng như đơn sơ mà cần thiết. có mặt cho nhau 111

112 Mộc Lan tuy mới thành lập, nhưng lớp học tiếng Việt cho các em nhỏ người Mỹ gốc Việt cũng đã bắt đầu được tám tuần. Niềm mong muốn học tiếng Việt của các em đã đem lại niềm vui và nuôi dưỡng chúng tôi rất nhiều. Khi nhận dạy lớp tiếng Việt trong tôi luôn thắp sáng ý thức rằng mình cần có trách nhiệm làm sao trao truyền cho các em được những ngôn ngữ, những hình ảnh đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam. Đó là mơ ước của tôi. Thương kính Thầy của con! đất mới chúng con về Con đang ngồi trong một buổi sớm thật dễ thương để viết những dòng chữ này cho Thầy với nhiều niềm vui và bình an trong lòng con Thầy à! Ngày mùa đông nhưng ngoài trời nắng đang đổ xuống những cây rừng đã rụng hết lá, trông thật thích! Chỗ con đang ngồi có ánh nắng dọi vào trang giấy viết thư cho Thầy. Buổi sớm nào ở Mộc Lan dường như cũng trong ngọt, hiền hòa và tròn trịa với con cả. Một nơi bình yên cho con được đi những bước chân thanh thản, được thở những hơi thở nhẹ nhàng, được học, được tu, được hát ca Mộc Lan đã trở thành Nhà trong lòng con tự bao giờ rồi thì phải! Tối qua trời trở lạnh nhiều hơn, nằm yên trên chiếc đơn nhỏ của mình, con lắng nghe tiếng gió rít qua khe cửa, tiếng côn trùng đêm hát ca, có lẽ bên ngoài trời lạnh lắm! Mấy ngày nay anh chị em con đang chuẩn bị trang trí cho mùa Nô-en vui lắm. Con còn nhớ như in cái mùa Nô-en năm ngoái, ngày Chúa giáng sinh là ngày con rời khỏi chùa Phước Huệ với bao tủi hờn, xót xa như một đứa con không được chấp nhận để được tu học trên chính quê hương mình. Tối hôm đó sư anh kéo vali giúp, con lọt tọt theo sau, vừa đi vừa chùi nước mắt. Không biết nơi mà con sắp đến sẽ ra sao, cái gì đón chờ con, chỉ biết ngay trong giờ phút đó con phải xa anh chị em, mỗi người sẽ tản mác đây kia, điều đó làm lòng con xót xa. Có những giai đoạn trong cuộc đời con cảm thấy mình đau thật nhiều, nhưng dường như càng trải qua những đau thương, những khó khăn thì cái hạnh phúc thực tại ngày hôm nay con lại cảm được một cách thật hơn, sâu sắc hơn. Thì ra con chẳng mất mát gì, chỉ là nghịch và thuận để khi ngoảnh lại con bỗng nhận ra những thăng trầm của cuộc đời đã nuôi con lớn khôn, đã dạy con biết yêu thương và tha thứ nhiều hơn thôi. Thầy biết không, vậy mà những ngày đầu ở Mộc Lan con cứ khóc hoài thôi. Con quen sống chung với một đại chúng cả bốn trăm người, bây giờ ở một nơi chỉ có hai mươi mấy anh chị em, lúc đầu con thấy nhớ đại chúng đông nhiều lắm. Có gì trong lòng con mà mỗi lần nghĩ đến anh chị em với những ngày tháng cùng khóc, cùng cười, cùng trải qua bao vui buồn là nước mắt con cứ chảy dù con không muốn khóc. Rồi thì nơi lạ con phải học thêm về ngôn ngữ. Ở môi trường mới con thật sự thấy trong lòng mình có lo lắng. Nhưng Thầy à! Con nhận ra rằng dù bất cứ ở đâu cũng có những cái hay để mình học hỏi, lớn lên và sống đẹp hơn. Trong một chúng nhỏ, chúng con có cơ hội tu học, làm việc, đến với nhau nhiều hơn. Nếu mình có khả năng nhìn ra những cái hay, cái đẹp của nhau thì tự nhiên mình có khả năng buông bỏ, cảm thông và chấp nhận nhau một cách sâu sắc hơn, thật lòng hơn. Và điều làm con quý nhất là anh chị em con có khả năng nói lên những yếu kém của nhau để cùng chuyển hóa đi về hướng đẹp hơn. Anh chị em sống gần nhưng ai cũng ý thức nuôi dưỡng bảo hộ cho nhau. Nơi đây chúng con sống với nhau có hạnh phúc thì dù là mấy mươi người chúng con cũng đang mang theo mấy trăm người rồi phải không Thầy? Con không còn ngại mỗi khi con khóc nữa dù là vì một vấn đề gì đó, bởi con biết chắc rằng những giọt nước mắt sẽ thành những cơn mưa nuôi dưỡng chính tâm hồn 112 hãy lắng nghe nhau

113 mình. Con có khóc nhưng con không hề khổ đau. Anh chị em con mỗi người mỗi sức và khả năng khác nhau nhưng cần đứng bên nhau để chung tay, chung lòng xây dựng ngôi nhà mới nơi đây. Mộc Lan còn mới tinh như một em bé mới chào đời. Nhưng khu rừng nhỏ yên lành dễ thương này đã có nhiều tiếng cười, nhiều tiếng hát ca, nhiều bước chân và nhiều hơi thở nhẹ nhàng hơn. Ngày đầu đặt chân xuống Mộc Lan con còn nhớ cái cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ đến lạ lùng trong mình, nhưng chỉ cần nhìn cánh rừng là lòng con nhẹ rồi. Có khi con nghĩ mình là con cháu thầy tu núi thật rồi, nơi thành thị đua chen không sao hấp dẫn nổi mình nữa một khi trong lòng mình đã hạnh phúc thật sự với đời sống một người tu có tự do. Thầy biết không? Sáng nay khi đoàn thiền hành băng qua con đường nhỏ len trong rừng, con bỗng nhận ra mình đã về tới quê nhà. Cái gì đó xúc động trong con thật nhiều! Cũng đôi chân này con đã đi qua không biết bao nhiêu con đường, dẫm trên không biết bao chiếc lá khô nhưng con nhận ra trong những bước chân sáng nay con có quê hương. Con có khả năng đi được trên Bát Nhã năm xưa, đi trên đất Việt ngay trong giây phút này trên chính mảnh đất Mộc Lan. Con đã hiểu tại sao Thầy à! Con đang đi trong tâm niệm an lành, con có nhiều tự do hơn với những khổ đau ngày trước, có thể nó vẫn còn đó trong con nhưng không còn đủ sức giam hãm con khi con có được bước chân, hơi thở thực sự trong giây phút hiện tại này. Con đang có an toàn, con đang có thảnh thơi. Con nhận ra sự thật rằng quê hương của con có ngay bây giờ trên chính đôi chân nhỏ của con nếu con bước cho đàng hoàng, thở cho đàng hoàng hoặc là sẽ không bao giờ. Cái ước mơ Tu viện Bát Nhã đã mọc lên ở quê nhà ngay chính lúc con đang bước được những bước chân như thế này đây. Con chỉ cần sống hết lòng nơi đây thì con đang làm lại Bát Nhã rồi. Thầy biết không? Mộc Lan mới nhưng gần gũi, hiền lành và dễ thương lắm. Những cánh đồng cỏ lớn xen trong rừng, thỉnh thoảng có những chú nai ra ăn cỏ nhưng chúng còn nhát lắm, cứ nghe tiếng động là chạy mất tiêu. Vì vậy muốn ngắm nai thì phải đi thật chánh niệm. Nhưng có những buổi ngồi dùng cơm chiều trong mái hiên nhìn ra, chúng con hay bắt gặp chúng ra bãi cỏ gần nhà. Mình ăn cơm, nai ăn cỏ, cả hai bên đều ăn chay trường. Có những ngày làm biếng mùa nắng anh chị em con mang theo trà và một chút bánh vào rừng ngồi chơi và kể chuyện cho nhau nghe. Những chuyện ngày trước kể lại bằng nụ cười và hạnh phúc hôm nay. Ngồi ngắm nắng xuyên qua những kẽ lá và lâu lâu lời nói dễ thương pha trò của một anh chị em nào lại làm cho mọi người cười giòn tan. Giữa rừng cây, nơi nào đẹp, nơi nào thú vị thì dừng lại ngắm, xong rồi mình lại tiếp tục dạo thăm mọi nơi. Có hôm đại chúng tổ chức những trò chơi vui lắm: nào là đá banh, nào là chọc bị nước, rồi kéo co mà trò nào thì quý sư cô cũng hơn nhưng cuối cùng nhận ra tại quý thầy nhường thôi. Quý thầy không muốn quý sư cô buồn dù là trong khi chơi với nhau, còn chị em con đâu có biết, nên cứ thắng là cười vang như con nít Đúng là mình còn dỡ hơn tăng đoàn sư anh nhiều quá nhưng con lại thấy hạnh phúc vì biết chắc rằng ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào chúng con cũng đang được nâng đỡ, bảo bọc. Thầy biết không? Còn những đêm rằm cả tu viện và cánh rừng Mộc Lan ngập dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Chị em con hay đi dạo trên lan can cư xá vào những lúc như vậy. Chỉ cần đứng yên ngắm ánh trăng qua kẽ lá, ngắm thiền đường, đồng cỏ, ống khói ở lò sưởi căn nhà quý thầy bốc lên, ngắm cái hồ nước bé tẹo sáng lấp lánh trước cư xá, ngắm những cây rừng đang đứng ngủ yên lặng bên nhau càng về tối sương xuống bao phủ Mộc Lan thật đẹp. Chỉ vậy thôi mà con thấy đời tu mình có thật nhiều hạnh phúc và thanh thản biết mấy. Mình còn có đó cho mình và mình còn có đó để đón nhận tất cả một cách trọn vẹn. Đôi khi con nghĩ rừng Mộc Lan là Tịnh Độ rồi Thầy à! Nếu ở cõi Tịnh Độ mà không có rừng cây, không có những chiếc lá khô, không có cánh đồng cỏ, không có ánh trăng, không có bánh tráng nướng, không có những món sư chị Thâm Nghiêm của con hay nấu, không có sư cô Hỷ Nghiêm thương và chăm sóc chúng con, không có giọng hát miền Tây của sư chị Tri Nghiêm, không có nụ cười của sư chị Bội Nghiêm, không có sư chị Lịch Nghiêm cho con chơi và chọc cười mỗi ngày, không có sư chị Ứng Nghiêm luôn có đó để con được khóc mỗi khi con thích, không có những bài pháp thoại đang tập làm giáo thọ của sư anh đen Pháp Nhã và không có anh chị em con thì con sẽ không về đó đâu. Chúng con chơi thì có chơi nhưng chúng con không bao giờ quên trách nhiệm tu học của mình đâu Thầy à! Tuổi trẻ chúng con cũng có nghịch phá thiệt và đôi khi làm các sư anh, sư chị lớn phải phiền lòng nhưng chúng con không bao giờ bỏ rơi lý tưởng tu học và ước mơ xây dựng một Tăng thân có hạnh phúc, có thảnh thơi. Lần đầu tiên ở một nơi mà con có mặt cho nhau 113

114 hiểu rõ như thế nào là tứ chúng cùng đứng bên nhau. Thầy biết không? Cái ước muốn tu viện Mộc Lan có người xuất sĩ về thường trú là ước mơ đêm ngày của bao nhiêu cô chú và các em Phật Tử nơi đây từ hơn bảy năm về trước. Ngày đó con còn là một cô bé vẫn đang trên đường tìm kiếm hướng đi cho chính mình thì tu viện Mộc Lan đã biểu hiện rồi. Vậy mà ngày hôm nay con đang là một sư cô bước đi bình an trên mảnh đất này. Có gì đó mầu nhiệm trong cuộc đời này phải không Thầy? Khi tâm hồn những ai đang hướng về cái đẹp, cái lành thì con nghĩ họ đã gặp nhau, đã biết nhau, đã đi chung một con đường với nhau từ lâu rồi, vấn đề thời gian và không gian chỉ còn là biểu hiện mà thôi. Mỗi khi nhìn thấy tấm lòng muốn tu học của các vị cư sĩ thì con lại ý thức rõ hơn bao giờ hết vai trò và trách nhiệm của anh chị em con. Tuy chúng con còn trẻ và nhỏ thiệt trên con đường đạo lẫn đường đời nhưng chúng con đủ thông minh để biết rằng mình phải tu học như thế nào để nuôi dưỡng chính mình và cho những ai đến với chúng con. Những gì Thầy và các sư anh, sư chị dạy dỗ, chăm sóc, chúng con đã và đang tiếp nhận, gìn giữ, nuôi lớn trong mình. Chúng con đang tập bước những bước chân của Thầy, thở những hơi thở của Thầy trên mảnh đất Mộc Lan này. Mộc Lan đang được xây dựng bằng chính đôi tay, sự sống và trái tim của chúng con Thầy à! Thầy à! Hôm trước sư chị Lịch Nghiêm rủ con làm bài hát cho Mộc Lan. Nhìn sư chị thành khẩn quá nên đang nấu ăn cho đại chúng mà trưa hôm đó con phải thức để cùng ngồi làm với sư chị. Con nói với sư chị là con không biết làm nhạc mà con cũng chẳng biết làm thơ nếu có thì thành con cóc ráng chịu đó nghe. Té ra sư chị con cũng chẳng biết gì. Hai chị em nhìn nhau cười nhưng cũng quyết định làm. Hai chị em mình làm bằng trái tim và hạnh phúc mà không cần chữ nghĩ gì hết. Câu nói của sư chị làm con thấy vui thật nhiều trong lòng. Thầy à! Đúng là mình chỉ cần sống bằng cả trái tim và tấm lòng thì chẳng có gì trở thành vấn đề trở ngại cả. Trong khi làm những câu, những chữ cho bài hát chị em con có thật nhiều tiếng cười, nhiều hạnh phúc. Những giây phút chị em cho nhau thật hiền và dễ thương. Nhưng Thầy biết sao không? Khi chúng con gởi qua cho các sư anh xem thì các sư anh chọc là giống nhạc bộ đội và các sư anh cứ hát là: Mộc Lan ơi, ta đã về đây, ta đã về đây. Vậy là chị em con hết hát luôn. Nhưng con sẽ chép cho Thầy bài hát đó nha! Khi Thầy đọc những dòng chữ trong bài hát là Thầy đang thấy hai chị em con có hạnh phúc nhiều lắm khi sống ở Mộc Lan này Thầy à! Bây giờ thì chưa ai phổ nhạc cho nó cả nhưng mỗi khi hai chị em con có cơ hội đọc lại thì lại cùng cười và nhớ cái buổi trưa vui vẻ, hạnh phúc khi làm nó. Mộc Lan Ta Về Mộc Lan ơi! Rừng hoang sơ, về đây ta xây đắp tình người. Mộc Lan ơi! Rừng hoang sơ, về đây ta có những con người. Nắng ấm lên rồi, cây xanh tươi, rừng hoang hé cười. Có tay người hạt giống sẽ lên nhanh. Dâng cho đời những cánh hoa tươi. Mang cho người những đóa hoa thơm. Mộc Lan ơi! Rừng hoang ta biến những ngôi nhà. Đất mới về in dấu bàn chân son. Bên bếp hồng ánh lên nụ cười vui. Bên mâm cơm chiều ta có tình đệ huynh. Mưa xuống hiền hòa, hoa vui tươi, ngàn cây đón mời. Thấm mát ruộng vườn bí bầu trổ bông. Dâng cho đời những bát canh thơm. Mang cho người những trái yêu thương. Tình thương ơi! Ta kết bao con người. Đem tâm mình ban trải khắp muôn phương. Xóa tan hận thù cho Hiểu Thương thêm sâu. Buông đi muộn phiền ta sống đời tự do. Niềm tin ơi! Cùng Tăng thân ta lập trang sử mới. Vẽ cho đời ước nguyện bao dung. Mang lên đường chí nguyện trinh nguyên. Chuyển hóa não phiền cho hạnh phúc thăng hoa. Về nơi đây hát ca giữa gió trời. Dưới ánh trăng rừng hơi thở bình yên. Bước chân bên mình luôn niệm tri ân. Sống cho muôn người không phụ trông mong. Cùng Tăng thân về nơi đây, chung bàn tay mở rộng lớn con đường. bắc nhịp cầu hướng về đất yêu thương. Dù đời gian lao, dù đời si mê. Dù đời chông gai, dù đời phong ba. Vẫn một lòng huynh đệ có nhau. Vẫn một lòng nương tựa Tăng thân. Thầy ơi! Mộc Lan là ngôi nhà mới nhưng trong ngôi nhà mới này chúng con đã thắp được ngọn lửa ấm áp rồi. Những khó khăn, trở ngại hay yếu kém thì không bao giờ là không có nhưng chúng con chưa hề vắng hạnh phúc và nụ cười thật sự cho nhau ở nơi này Thầy à! Con của Thầy, Chân Áo Nghiêm, hãy lắng nghe nhau

115 BBT chuyển ngữ tiếng chuông trong lớp học Kính bạch Thầy! Đầu tiên, con xin tha thiết bày tỏ đến Thầy lòng biết ơn vô hạn của con về công trình mà Thầy đã dành cả cuộc đời mình để thực hiện. Đó chính là Nghệ thuật Sống Thật sự. Cuộc gặp gỡ cách đây bốn năm của con với Làng Mai đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời con, hay đúng hơn là thay đổi cách nhìn của con đối với cuộc sống và cứu con ra khỏi những bi quan, tuyệt vọng. Bây giờ, con đang là một giáo viên dạy tiếng Pháp trong một trường tiểu học ở Agen. Con dạy cho những đứa trẻ lớp bốn và lớp sáu. Con viết cho Thầy lá thư này để kể cho Thầy nghe là chúng con đang áp dụng những gì Thầy dạy vào trường tiểu học này. Vào cuối năm học trước, thầy hiệu trưởng của trường con đã chia sẻ rằng ông có cảm tưởng những đứa trẻ ở đây hơi thiếu chiều sâu nội tâm (con làm việc trong một trường tiểu học công giáo). Ông đề nghị những giáo viên suy nghĩ với nhau về câu hỏi này và có thể đề nghị cho ông những phương cách nào đó. Sau buổi gặp này, con đã đề nghị lên ban giám hiệu sự thực tập nghe chuông như một cách để tìm lại chiều sâu tâm linh. Ông hiệu trưởng rất thích thú. Vì vậy, chúng con đã có một buổi họp, trước kỳ nhập học vào tháng chín, trong buổi họp đó con đã giới thiệu cách thực tập nghe chuông như một phương tiện để trở về với chính mình trong giây phút hiện tại, yên lặng thở và quan sát những gì đang xảy ra trong thân - trong suốt thời gian tiếng chuông được thỉnh lên. Những người giáo viên đã thực tập hết lòng để có thể cảm nhận được hiệu quả lợi lạc của việc này và cuối cùng cái chuông đã được chấp nhận trong trường tiểu học của con. Chúng con đã mua cho mỗi lớp học một cái chuông. Nó được đặt trên bàn giáo viên, một số cái còn được đặt cho những cái tên ngộ nghĩnh! Ngày nhập học, các giáo viên chủ nhiệm đã giới thiệu về cái chuông cho lớp học như một phương cách yểm trợ, để mọi người trong lớp có thể quay về với giây phút hiện tại, tập trung và buông thư. Những học sinh, từ nhỏ nhất đến lớn nhất, tỏ ra rất thích thú. Chúng tập trung hết lòng và nôn nóng chờ đợi thời điểm thiêng liêng (mà tiếng chuông được thỉnh lên) đó. Một số giáo viên thỉnh thuông vào đầu buổi học, một số khác thỉnh vào cuối buổi học, còn một số khác chỉ thỉnh chuông khi lớp học quá ồn ào. Về phần con, con thỉnh thuông vào mỗi đầu buổi học, để làm cho những đứa trẻ yên lặng lại. Bây giờ, sau vài tháng, chính những đứa trẻ tự thỉnh chuông cho lớp học và con phải làm một danh sách thứ tự người thỉnh chuông vì tất cả đều muốn được làm việc đó! Bạch Thầy, cố nhiên điều này không làm thay đổi tất cả, nhưng cách thức này đã giúp gieo trồng hạt giống chánh niệm, hay đúng hơn là tưới tẩm nó mỗi ngày một ít. Vì vậy con rất biết ơn Thầy đã dạy cho chúng con pháp môn này. Sau lần vừa rồi đến tu tập ở Xóm Mới trong mùa đông này, con quyết định là vào kỳ nhập học tới, con sẽ đưa pháp môn Làm Mới vào lớp bốn - lớp mà con đang chủ nhiệm. Con nghĩ rằng pháp môn này có thể rất có lợi lạc cho những đứa trẻ, để nuôi dưỡng sự bình an và tình thương trong chúng. Bạch Thầy, một lần nữa con xin cảm ơn Thầy và tổ tiên Thầy, về tất cả những gì Thầy làm, và con nguyện thực tập theo Thầy bằng cả tấm lòng con. Céline, Xóm Mới, có mặt cho nhau 115

116 Phước đức cho đất nước này Lá thư của một thiền sinh người Pháp gửi Sư Ông và tăng thân nhân dịp cuối năm Kính bạch Thầy, kính bạch đại chúng, Ở thời điểm sắp kết thúc năm 2010 này, con muốn kể cho Thầy nghe về sự thực chứng của con, cũng như xin vô vàn cảm ơn Thầy về những lợi lạc từ sự truyền dạy của Thầy. Pháp thoại của Thầy đã cho phép con hiểu được và biết cách diễn bày cũng như trân quý sự kỳ diệu cùng những nét đẹp của cuộc sống, mặc dù vào lúc này con đang trải qua những giờ phút đau đớn và khó khăn. Vợ chồng con đã trở thành phật tử từ mười lăm năm năm nay. Cách đây ba năm, con phát hiện ra mình bị bệnh ung thư máu. Khi biết được điều đó, chúng con đã sắp xếp về ở vùng Sainte Foy La Grande để được sống gần làng Mai và gần Thầy. Điều này xảy ra là do trước đó chúng con đã cảm nhận được một mối liên hệ mạnh mẽ với Thầy và với giáo pháp của Thầy vào khóa tu mùa hè năm Sau đó một thời gian, bệnh của con càng ngày càng nặng nên con phải trở về Bordeaux để điều trị bằng hóa chất. Số lượng tiểu cầu trong máu con vốn đã rất thấp lại tiếp tục tụt xuống nhiều. Để tránh bị xuất huyết, con phải đi đến bệnh viện thường xuyên để được truyền tiểu cầu. Khi những túi chứa đầy tiểu cầu được đưa tới, con thấy mình đang có một mối liên hệ rất khăng khít và sâu sắc với người đã hiến tặng cho con tình thương tuyệt vời này, cho phép con đi tiếp con đường của mình. Con đã tiếp nhận mỗi giọt máu chứa tiểu cầu như một giọt tinh chất của sự sống và tình thương. Một xúc cảm mãnh liệt thường làm con xúc động đến rơi nước mắt nhưng con biết rằng, vượt lên trên những giọt nước mắt buồn đau, con đang rơi nước mắt vì vui mừng cùng với lòng biết ơn vô hạn. Mỗi khi ôm những túi tiểu cầu mà người ta đem đến cho con, con cảm thấy mình được liên hệ và tương tức một cách sâu sắc với những người anh, người chị đồng loại của con. Cái cảm giác cô độc của con phai mờ dần đi. Con không còn một mình nữa và tất cả những người hiến máu đã dìu con cùng đi một cách đầy thương yêu. Đó là một niềm vui và an ủi vô giá. Con nhớ rằng mười năm trước đây, khi còn trẻ, con cũng đã từng đi hiến máu. Khi ấy, con không thấy được tầm quan trọng của hành động này sâu trong da thịt và trong linh hồn con như thế nào, bởi vì lúc đó trong con vẫn còn sự vô tâm của tuổi trẻ, vẫn cảm thấy rằng cuộc đời còn dài trước mắt mình. Bệnh tình của con đã được giáo pháp của Thầy dìu dắt. Những bài pháp thoại có một sức mạnh lớn lao giúp con phát triển sự hiểu biết, mở rộng trái tim và tâm hồn ra để đón nhận những tình thương không biên giới và vô điều kiện. Cho dù điều này đương nhiên sẽ không kéo dài, trong trường hợp của con. Thêm vào đó, con được đọc một quyển sách của Deepak Chopra với tựa đề Một thân thể bất tử, một linh hồn bất diệt, trong đó kể về sự thực chứng những khó khăn, rối loạn của một số người sau khi được ghép cơ quan như thận, gan hay tim. Cho dù không biết ai là người tặng cơ quan cho mình nhưng họ bắt đầu tham dự và chia sẻ vào ký ức của người tặng cơ quan ấy. Những kết hợp của một cá thể bắt đầu tự phóng thích khi những mô cơ của người đó được đặt vào trong cơ thể một người khác hoàn toàn xa lạ. Thay vì đi tìm kiếm một sự lý giải siêu nhiên cho kiểu tác động này, người ta có thể xem việc đó như một sự xác nhận rằng cơ thể chúng ta được làm từ những kinh nghiệm biến đổi thành những biểu hiện sinh vật lý. Kinh nghiệm là một cái gì đó mà chúng ta sát nhập lại với nhau (nguyên văn là biến đổi thành cơ thể ). Những tế bào của chúng ta được những ký ức thấm sâu vào, do đó nhận những tế bào của người khác thì cũng là nhận những ký ức của họ. Một lần nữa, mối liên quan tương tức và đồng nhất giữa tất cả mọi sự mọi vật được nhắc lại, cho dù điều này có nghĩa là kết hợp với tất cả các tập khí của những người khác, dù đó là những tập khí xấu hay tốt. Thế nhưng, vượt lên trên sự hòa trộn một số tập khí với những người khác có thể xuất hiện như những gánh nặng thêm vào, điều này cũng không phải là một thách thức mới, nó đòi 116 hãy lắng nghe nhau

117 hỏi mở cái nhìn ra thêm một chút đến mọi mặt của con người trong cuộc sống một cách từ bi, với tình thương vô điều kiện và vô phân biệt mà đừng nên có một chút phán xét nào. Con chấp nhận với sự tin tưởng và không sợ hãi cho dù nó như thế nào bởi vì đó là con đường của con. Năm 2011 đến, con kính chúc Thầy có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp Bồ Tát, cứu giúp mọi người trên hành tinh này. Thầy và tăng thân đang có mặt ở đây, đó là một phước đức lớn cho đất nước này. Con, Patrick T. Phép lạ Lá thư từ Nhật Bản Thầy thương kính, Con tên là Hiromi Sano thuộc Tăng thân Khóm Trúc, Nhật Bản. Con rất háo hức khi biết Thầy sẽ đi hoằng pháp ở nước con năm nay (2011). Khóm Trúc là tăng thân duy nhất ở Nhật thực tập theo pháp môn Làng Mai. Thường có khoảng 3 đến 8 người, cùng gặp mặt và ngồi thiền với nhau hai lần mỗi tháng. Mặc dù là một Tăng thân nhỏ và cách Thầy hàng ngàn cây số, nhưng chúng con cảm nhận rất rõ rằng Thầy đang cùng ở đây và đang cùng ngồi thiền với chúng con. Chúng con kính cảm ơn Thầy luôn có mặt cho chúng con. Con được sinh ra trong một thành phố nhỏ ở Nhật vào năm Con có cả một tuổi thơ cay đắng, bố mẹ đã hành hạ con bằng lời nói và thậm chí còn lạm dụng tình dục nơi con. Năm 16 tuổi con mắc chứng Bulimic. Bulimic còn gọi là ăn ói, đó là chứng ăn vô độ và sau đó thì nôn ói ra để làm sạch dạ dày. Một trong những nguyên nhân chính của bệnh này là khi cha mẹ không tỏ ra yêu thương và có hành vi phê phán quá mức với con của mình. Con cũng khổ đau bởi nghiện rượu. Nhiều lần, trong gia đình con đầy ắp bạo lực, giận hờn và căng thẳng. Con không có một ai để nương tựa mà cũng chẳng trông mong gì nơi tương lai. Ở lứa tuổi thiếu niên, trong con đầy tủi hờn và giận dữ. Họ hàng và những người lớn quanh con bảo con phải biết lắng nghe, phải biết vâng lời bố mẹ hơn và phải kiên nhẫn để họ đối xử dễ thương với con.(ở Nhật, mọi người đều cho rằng bố mẹ cao hơn con cái và có quyền áp đặt lên con cái). Vào thời điểm đó, không có bất cứ trung tâm tư vấn nào hay trung tâm trị liệu nào để chăm sóc những đứa trẻ bị lạm dụng hay bị bạo hành. Con hoàn toàn không có hy vọng thay đổi được tình trạng và bắt đầu lại cuộc sống của mình. Vì vậy con quyết định qua Mỹ để học đại học. Tuy nhiên, cuộc sống của con không thể được thay đổi chỉ bằng hành động chuyển đến một nước khác cùng với niềm hy vọng mình sẽ có một cuộc sống mới. Bởi con đến Mỹ với một cái thân và tâm mang đầy thương tích. Tinh thần của con lúc đó rất yếu và con vẫn khổ vì chứng ăn ói kinh khủng đó. May mắn thay, ở Mỹ con đã gặp một nhà tư vấn giỏi. Trong suốt 3 năm liền, mỗi tuần con có một buổi tham vấn. Một năm sau, để giúp con có sức mạnh tâm linh, nhà tham vấn đã giới thiệu cho con quyển sách An lạc từng bước chân của Thầy. Tham vấn là điều rất cần thiết cho sự phát triển tự thân của con. Nhưng nó đã khiến cho con quá đau đớn vì để cho việc điều trị có kết quả, con cần phải thấy việc bị ngược đãi đã ảnh hưởng đến con như thế nào. Và điều khó khăn nhất là con phải chấp nhận rằng bố mẹ con đã không thương con. Họ hành hạ con bất cứ khi nào họ có căng thẳng. Con như là thùng rác của họ vậy. Số lần con bị đánh vào mặt, vào đầu và bị giật tóc không thể nào đếm được. Cho nên, mỗi khi nghĩ về việc mình bị đánh đập, con cảm thấy những vết thương cũ của con lại đớn đau như ngày xưa. Lần đầu tiên đọc sách của Thầy, ngôn từ thấm vào con như một dòng nước tinh khiết. Đó chính là những gì con đi tìm cho cuộc đời mình, cuốn sách đã hoàn toàn ở trong tâm con. Mặc dù con chưa từng gặp Thầy, nhưng con cảm thấy Thầy đang nói vào tai con, rất ngọt ngào, nhẹ nhàng và rõ ràng. Con được ôm ấp bởi ngôn từ và tình thương không điều kiện của Thầy. Vì bị đánh đập như là một phần lớn trong cuộc đời của con nên ngay khi còn nhỏ con đã không biết tại sao mình lại được sinh ra. Có phải con sinh ra để bị ngược đãi không?, Nếu có Bụt trên đời, tại sao Ngài lại không đến đây giúp con? Những câu hỏi như vậy cứ ở trong đầu con. Nhưng Thầy đã có mặt cho nhau 117

118 trả lời cho con: Con có mặt trên cuộc đời này là để được hạnh phúc trong mỗi phút giây và con có thể làm được điều đó nếu con thực tập chánh niệm. Bây giờ con có một người chồng dễ thương. Chúng con có với nhau một cháu gái 7 tuổi. Cháu rất năng động, thông minh và hóm hỉnh. Vợ chồng con cùng thực tập chánh niệm và cố gắng tận hưởng mỗi phút giây của cuộc sống mà chúng con có được. Như Thầy đã biết, Nhật Bản hiện nay là một trong những nước phát triển. Cha ông của chúng con đã làm việc cật lực sau Thế Chiến Thứ Hai để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước với niềm tin rằng tiền bạc và vật chất sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng con như nước Mỹ. (Cả hai người ông của con đều tham gia chiến tranh Thế Giới thứ Hai. Một người bị bắt qua Liên Xô một năm. Có lẽ đó là lý do mà gia đình con bị kẹt vào vòng luân hồi của bạo hành). Ngày nay, chúng con có tất cả những gì chúng con muốn (xe, quần áo, thức ăn, tiền bạc...). Nhưng con người đang muốn có nhiều hơn, và càng ham muốn thì càng bị kẹt vào thất niệm. Mọi ngõ ngách của thành phố dường như đẩy mạnh cho việc tiêu thụ không chánh niệm đó. Con cảm thấy xã hội của con đang đi hoàn toàn ngược lại với lời Thầy dạy. Đó là lý do tại sao con nghĩ thực tập chánh niệm trong một Tăng thân nhỏ ở Nhật đôi khi lại trở nên khó khăn. Nhưng con biết mình cần phải mạnh mẽ để không tách rời khỏi Thầy. Thầy ơi, cá hồi phải bơi ngược dòng để về bãi đẻ trứng cho dù nước xuôi dòng chảy xiết thế nào. Giống như cá hồi, con cần phải đi chánh niệm trong một xã hội thất niệm để trở về quê hương đích thực của mình và cảm thấy bình an nơi đó. Con muốn chia sẻ hạnh phúc của mình cho gia đình con với hy vọng vòng luân hồi bạo hành tới thế hệ của con sẽ chấm dứt. Đây là ước mong của con. Con cần phải chấm dứt bạo hành trong gia đình mình. Thầy ơi, Thiền tập của Thầy thật kỳ diệu. Lúc bé, con cảm thấy mình như một thùng rác, nhưng nhờ những pháp môn của Thầy, con có thể chuyển hóa rác thành một đóa hoa và con thưởng thức đóa hoa của mình. Trong gia đình, chúng con cũng thực tập như vậy, chúng con thưởng thức sự có mặt của nhau như những đóa hoa. Con kính cảm ơn Thầy đã mang phép lạ đến cho cuộc sống của con. Nếu không có Thầy, cuộc sống của con sẽ khác với bây giờ nhiều lắm. Con kính cảm ơn Thầy đã luôn có mặt đó cho con mỗi khi con cần Thầy. Một đóa sen con kính dâng lên Thầy Con, Hiromi Sano trở về Kính bạch Thầy! Viết thư cho một bậc Tôn Sư không phải là một chuyện dễ dàng đối với con. Nhưng ở khóa tu lần trước, trong bài giảng Thầy có nói Thầy và đệ tử có cùng bản tính không. Thế nên con đánh liều viết thư này gửi tới Thầy. Cách đây sáu năm, con đã đến Làng Mai tham dự khóa tu trong một tuần. Sau khi sang tận Châu Á (Thái Lan) để tìm kiếm một vị thầy, thì có ai ngờ con lại tìm thấy người cần tìm ngay gần nơi con sống. Con về Làng như người ta đến nhà thương với một lô lốc những đau khổ. Sau khi đọc về Năm Giới, con đã khóc, con biết rằng con đã về, đã tới. Bài pháp thoại đầu tiên, Thầy dạy về việc thương kính cha mẹ. Đã trải qua những bạo động với cha trong thời niên thiếu và đã phải trốn chạy ra khỏi mái nhà của mình vào năm 17 tuổi, con không biết mình phải làm sao nữa. Con trở lại Làng Mai hai đến ba lần mỗi năm. Vào năm thứ hai, con đã viết thư cho ba mẹ con để xin ba mẹ tha lỗi và con đã nói với họ rằng con rất thương họ. Sau mười hai năm im lặng, con và ba mẹ đã nói chuyện lại được với nhau. Con thay đổi và họ cũng đã thay đổi. Chúng con đã có thể chia sẻ và đi chơi với nhau vào những kỳ nghỉ. Ba tháng trước, lần đầu tiên con đã ôm cha con. Cha con khóc và con cũng khóc. Con có một cậu con trai 13 tuổi và con đã không bị tái diễn lại lối hành xử bạo động với nó như ngày xưa ba con hành xử với con. Bây giờ, nó rất hiền lành, dễ thương. Nó cũng đã đến Làng Mai một tuần. Hiện chúng con sống với nhau rất đầm ấm. 118 hãy lắng nghe nhau

119 Cách đây sáu năm, từ khi con đến Làng Mai, cuộc sống của con đã đảo ngược : con ngừng dùng ma túy, ngừng hút thuốc, ngừng uống rượu. Con đã ở một mình được năm năm rồi. Con học được cách để sống hạnh phúc một mình, vững chãi và không sợ hãi. Con quán sát những hành động, những ý nghĩ và lời nói của mình cũng như dùng nhiều thời gian cho thiền tập. Con không còn phụ thuộc vào cái nhìn của người khác nữa. Bạn bè con lúc đầu tỏ ra lạnh nhạt với con nhưng bây giờ họ lại tìm tới và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với con. Có một sự khác nhau, đó là sự có mặt của con : Con thực sự có mặt cho họ. Chỉ đơn giản vậy thôi. Con mong ước rằng trong vài năm tới, con có thể chăm sóc cho những đứa trẻ bất hạnh, đau khổ. Đó là một giấc mơ mà con ấp ủ từ lâu. Và lúc này con thấy giấc mơ đó càng lúc càng gần và mạnh hơn. Thầy kính thương, thầy đã mang lại cho con những giáo lý của Bụt. Sự vô minh trong con tuy còn nhiều nhưng tâm thức con cũng đã được chuyển hóa một ít để làm thay đổi cuộc đời con. Con còn rất nhiều thứ cần nuôi dưỡng, phát triển, như chánh niệm hoặc khả năng chú tâm, nhưng dù sao, con người này cũng đã vững chãi hơn để người khác có thể tin cậy và nương tựa vào hắn. Con luôn có niềm vui rất lớn lao khi được sống gần Thầy. Con thích đến Làng Mai để nuôi dưỡng lại thân tâm mình nhờ có quý thầy và quý sư cô. Mỗi buổi sáng, phía đầu giường của con, trên kệ thờ, đều có một ngọn nến lung linh trước bức hình của Thầy. Nó giúp con không quên thực tập với niềm vui. Câu chuyện vui của gia đình con Bà ngoại con năm nay đã 94 tuổi, bà là một con chiên đạo Công Giáo rất sùng đạo và tu tập không mỏi mệt. Bà có một trí nhớ đáng nể và sức khỏe vẫn còn rất dẻo dai. Khi con đến Làng Mai để nghe Thầy giảng, bà đã hơi rầy rà con một chút : Tại sao phải đi gặp những người đạo Bụt? Con đã gửi cho bà một tấm hình của Thầy để bà biết Thầy, nhưng bà vẫn không hiểu được những gì con làm ở chỗ của một vị Thầy người Việt Nam. Có một ngày, vào sáng chủ nhật, Thầy được chiếu lên truyền hình và bà đã có được một chút cảm mến đối với Thầy. Sau đó, mỗi khi con đến chào bà để đi tham dự khóa tu, bà đều chúc con nhớ «cầu nguyện» cho giỏi. Cách đây không lâu, người ta đã thay thế vị linh mục của làng con bằng một vị linh mục mới. Ông này cũng là một người Việt Nam và rất nhân từ. Kể từ khi Bụt và Chúa là anh em với nhau thì bà ngoại con và con đã có những mối liên hệ rất khăng khít về Việt Nam. Thương kính Thầy với một lòng biết ơn vô hạn Con, J. Paul bồ đề tâm vẫn còn nguyên vẹn Chân Pháp Kinh Năm 2008, tôi xin nghỉ phép ở sở làm để tham gia một số khóa tu và các chuyến hoằng pháp của Thầy như: chuyến đi Việt Nam tham dự Đại lễ Phật Đản (Vesak) tại Hà Nội, chuyến đi Ấn Độ cùng Thầy và Tăng thân, khóa tu mùa đông và khóa tu 21 ngày vào tháng tại Làng Mai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi có ý định đi theo con đường xuất gia. Tôi vốn đã là người đi theo đạo Bụt nhập thế (Engaged Buddhism) từ lâu và lúc đó tôi đang tu tập cùng một tăng thân lớn, hoạt động tích cực tại Paris. Hơn nữa, khi làm việc tại bệnh viện, tôi cũng có cơ hội tham gia vào sự nghiệp cứu khổ của các vị Bồ Tát. Tại Ấn Độ, trong một bài pháp thoại tại Vườn Lộc Uyển (Deer Park), Thầy đã dạy rằng Hạnh phúc chỉ có được ngay bây giờ hoặc là không bao giờ (It is now or never). Câu nói đó của Thầy cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi. Tuy vậy, khi được thọ giới Tiếp có mặt cho nhau 119

120 Hiện tôi vẫn không coi đời sống xuất gia là bước đi hiển nhiên kế tiếp mà tôi sẽ chọn. Trong suốt khóa an cư kiết đông tại Làng Mai, tôi thường tự hỏi mình: Nếu trở thành một người tu thì liệu tôi có thể làm gì tốt hơn để giúp cho bản thân và cho thế giới này? Tôi đã không tìm được câu trả lời cho chính mình ngay lúc đó. Nhưng đến khóa tu 21 ngày thì mọi thứ trở nên rõ ràng trong tôi và sau khi khóa tu kết thúc, tôi nhận ra rằng tôi không thể trở về với đời sống trước đây, với công việc và cuộc sống tại Paris cũng như trở về với Tăng thân cư sĩ của tôi như trước đây được nữa. Tôi thấy mình đã có một bước tiến quan trọng, dù tôi có muốn công nhận hay không. Sự thật là tôi đã được tái sinh sau chuyến đi Ấn Độ và cuộc đời trước đây của tôi dường như đã thuộc về một kiếp xa xưa nào đó. Tôi đã chia sẻ điều này với một số vị xuất gia và quý Thầy đã giúp tôi có đủ can đảm để đi đến quyết định cởi trói khỏi những ràng buộc của cuộc đời tục lụy. Và với quyết định đúng đắn đó, tôi đã dễ dàng vượt qua được những khó khăn và trở ngại để thực hiện cho được con đường xuất gia của mình. Tới bây giờ, chưa có giây phút nào tôi nghi ngờ quyết định đó và luyến tiếc hay nhớ nghĩ về cuộc đời trước đây của mình. Trong thời gian gần đây, mỗi ngày tôi đều thực tập đối thoại với em bé trong tôi, nhất là với em bé mười một tuổi, bị mất mẹ mà từ đó cuộc đời em đã trở thành một chuỗi ác mộng khủng khiếp trong gia đình. Em đã phải đối diện với biết bao nhiêu là nỗi buồn, bao nhiêu là bất an. Nghe lời Thầy dạy, tôi đã mời em bé tổn thương đó đi ra khỏi vùng bóng tối để thấy được, nghe được, cảm nhận được và nếm được tất cả những gì mầu nhiệm, đầy ánh sáng xung quanh. Bởi vì những gì tưởng chừng như tầm thường nhất đối với những người bình thường lại có thể trở nên rất tuyệt vời đối với một em bé đã phải trải qua những thử thách khốc liệt trong cuộc sống. Vì thế cho nên em bé yêu thích và hạnh phúc với tất cả những gì mà người khác cho là bình thường ấy. Trong mắt em, Làng Mai thật sự là một cõi Tịnh Độ. Một ngày khác, trong khi đang ngắm mặt trời lên sau buổi lễ truyền năm giới, em bé đã thốt lên: Mình đã làm gì để bước từ một địa ngục lên một thiên đường như hôm nay? Tôi mỉm cười, tôi nghĩ rằng cả hai tương tức với nhau. Tôi hy vọng và mong muốn được tiếp tục đi trên con đường của các vị Bồ Tát, giúp làm vơi bớt khổ đau trên thế giới này. Tuy nhiên, tôi cần phải tu tập và học hỏi nhiều lắm để có thể vượt qua khỏi giới hạn kiến thức mà tôi đã biết trong công việc và trong cuộc sống trước đây. Tôi cần phải học cho được cách thức chuyển hóa khổ đau tận gốc rễ để giúp chính bản thân tôi cũng như cho gia đình và tổ tiên huyết thống. Tôi nhận thấy rằng những vị xuất gia mang lại cho tôi niềm tin và cảm hứng tu tập là những người chia sẻ từ chính kinh nghiệm tu tập của bản thân mình và họ dạy bằng sự sống của chính mình. Vì vậy mà khi xuất gia, tôi thấy mình đã sẵn sàng buông bỏ hết những gì tôi đã biết trước đây để học hỏi những điều mới mẻ. Tôi không bao giờ còn có thể, cũng như không bao giờ mong muốn, trở lại cuộc sống trước đây nữa. Tuy nhiên tôi tin rằng cùng với thời gian tu tập, tôi sẽ có thể tiếp tục sự nghiệp cứu khổ mà tôi đã từng tham gia trước đây nhưng dưới những hình thức mới và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người hơn trước đây. Bởi vì những việc làm đó sẽ được làm theo chánh pháp và dựa trên chính kinh nghiệm tu tập của bản thân tôi. Tôi không biết Tam Bảo sẽ đưa tôi đi đâu và mong muốn điều gì ở tôi, tôi cũng không bận tâm về điều đó lắm. Nhưng tôi có niềm tin lớn nơi Tam Bảo và tôi biết rằng mình đang đi đúng đường. Ngay năm đầu tiên được làm sa di, tôi đã thấy rằng chúng ta có khả năng làm vơi bớt khổ đau của chính chúng ta và của người khác. Và những khóa tu là cơ hội tuyệt vời để mang lại sự chuyển hóa đó, khi mà những điều kiện cần thiết đã có sẵn, với năng lượng tập thể hùng hậu của Tăng thân và sự sẵn sàng tu tập của cả thiền sinh và Tăng thân xuất sĩ. Tâm nguyện của tôi có thể sẽ thay đổi theo thời gian nhưng đến giờ phút này, trong năm đầu tiên của cuộc đời xuất gia, tâm nguyện đó vẫn còn nguyên vẹn, chưa một chút suy giảm. BBT chuyển ngữ 120 hãy lắng nghe nhau

121 Bí mật dưới mỗi bước chân Chân Phúc An Kính bạch Thầy, Đây là giây phút hạnh phúc. Con thật sự biết ơn sâu sắc khi có được cơ hội này để chia sẻ về sự thực tập thiền hành, một trong những pháp môn căn bản trong truyền thống Làng Mai. Điều gì ẩn chứa dưới mỗi bước chân? Con đã có một kinh nghiệm rõ ràng là năng lượng đưa tới định và tuệ là năng lượng của chánh niệm và cái thấy vô phân biệt. Đôi chân của con đã từng đưa con đi rong ruổi khắp các nẻo đường. Có những lúc bước đi của con gấp gáp hoặc nặng trĩu ưu phiền, nhưng cũng có những lúc con đã bước được những bước chân thật sâu sắc đến nỗi trong lúc đó con không muốn làm gì thêm nữa. Tương tự như một ngân hàng, đôi chân con có thể cất giữ được những kinh nghiệm tuyệt vời cùng với bao thất bại của những lần cất bước. Trước khi tiếp nhận và thực tập theo Mười Bốn Giới Tiếp Hiện, con đã đi bởi vì con phải đi. Đi khi còn làm việc và ngay cả khi hết việc. Là một nhiếp ảnh gia con đã phải đi bộ rất nhiều với đôi vai mang nặng những máy quay phim và những máy chụp hình. Con đã bắt đôi chân con làm việc quá sức và khó nhọc. Con đã đặt chân vào những nơi mà con nghĩ lẽ ra con không nên vào và không nên mạo hiểm. Chắc hẳn là những bước chân ấy mặc nhiên đã được trao truyền qua bao nhiêu thế hệ tổ tiên cho đến con bây giờ. Trong đôi chân ấy vốn cất giữ một bí mật của niềm vui và hạnh phúc ngay từ thưở ban đầu và nó cứ kiên nhẫn lặng lẽ cùng con bước đi vậy mà cho tới tận bây giờ con mới trải nghiệm được. Bí mật đó không gì khác hơn là năng lượng chánh niệm mà khi đem ra sử dụng thì liền phát sinh ra niềm vui và hạnh phúc. Nhờ sự thực tập đi trong chánh niệm mà giờ đây con đã tận hưởng được trọn vẹn những gì mà bước chân con đã cất giữ ngay từ ngày nó được biểu hiện. Thật may mắn cho những ai biết đem sự thực tập và sử dụng nguồn chánh niệm được cất giữ nơi bàn chân của họ. Con bạch Thầy và đại chúng! Con thấy được trong con niềm biết ơn sâu sắc tới đất mẹ vì đã tạo ra chúng ta như là một động vật hai chân thay vì là một động vật đơn bào phải gặp trở ngại cho việc đi lại. Có lúc con tưởng tượng nếu chúng ta là một loài động vật ba chân thì sự đi lại sẽ thật lóng ngóng và khó mà kết hợp được bước chân với hơi thở. Dường như với hơi thở vào và ra thì tốt hơn hết là chỉ có hai chân. Thầy thương kính, hai bàn chân con đã thể hiện được tuệ giác vô phân biệt. Nó không bao giờ tranh cãi với nhau xem ai đi được nhiều hơn, hoặc ai phải chịu sức nặng của thân thể hơn. Ngày qua ngày chúng tiếp tục giúp con bước đi như một động vật hai chân, phải thật sự cần hai chân để sinh tồn. Con đã học được rất nhiều từ chính hai bàn chân con và từ nơi tuệ giác của chúng. Con thường tự hỏi, bởi vì lẽ gì mà tâm con không giống như bàn chân con và không giống như đôi bàn tay của Thầy kính yêu. Cái tâm ấy nó cứ mãi phân biệt từ quá khứ và cứ tiếp tục cho tới tận bây giờ. Mong rằng bây giờ, nhờ vào sự thực tập mà con thấy tâm mình rõ hơn và nắm được những gốc rễ của các pháp hiện hành. Con đã được trao truyền rất nhiều năng lượng giận dữ từ tổ tiên con, đặc biệt là từ gia đình bên nội. Con cũng đã tiếp nhận được rất nhiều năng lượng giận dữ và bạo động từ nghề nghiệp của mình bởi vì con đã tham gia nhiều năm trên những vùng chiến tranh để lấy thông tin cho những mạng lưới truyền thanh, truyền hình như đài ABC, NBC, và CBS. Hạt giống giận hờn và bạo động ấy của con thường được biểu hiện qua những cơn giận dữ, la hét và nhất là sự bạo hành. Thiền hành đã giúp con nuôi dưỡng, chữa lành và làm lắng dịu thân tâm. Nó cũng giúp con ôm ấp lấy niềm đau và nỗi khổ của con cũng như của chính cha mẹ con. Tiếc thay, cha mẹ con đã chưa từng được tận hưởng niềm vui của thiền hành. Giống như con trong quá khứ, họ đã đi vì họ phải đi. Dẫu vậy, con thực sự thấy được an ủi vì mỗi khi bước đi trong chánh niệm con mời được cha mẹ cùng đi. Con đã đi cho họ và cho cả tổ tiên của con. có mặt cho nhau 121

122 Con cũng đã đi thiền hành cho tất cả những người mà con nghĩ rằng họ đã gây nhiều khổ đau cho con như: mẹ con, em trai con, vợ cũ của con và cả người tình cũ của con nữa. Giống như Thầy, con cũng đã đi thiền hành cho những người chết và những người phải chịu đau khổ do hậu quả của chiến tranh để lại. Công việc của một nhiếp ảnh viên đã khiến con phải chứng kiến những điều đó từ cuộc chiến tranh năm 1980 đến Trong suốt thời gian thực tập đi thiền hành ở Làng Mai con đã đi cho tất cả những ai không thể đi do bị mất đôi chân vì bom đạn, hoặc vì bị bắn. Con cũng đi cho tất cả những người bị mù không thể tận hưởng và cảm thấy hạnh phúc của những màu sắc tươi đẹp và các pháp diễn bày. Con cũng đã đi cho tất cả những người tàn tật phải ngồi trên xe lăn, hay đang nằm trên giường bệnh, hoặc những người có đôi chân quá yếu không đủ sức gánh được một cơ thể nặng nề. Con đã đi cho hòa bình của tổ tiên người Do Thái và Arab của con để năng lượng bình an, thương yêu và hiểu biết được gieo trồng và làm lợi ích cho thế hệ con cháu của chúng con. Đó là lý do tại sao con sẽ vẫn tiếp tục đi những bước chân bình an, nuôi dưỡng và trị liệu cho chính con và cho cả thế giới bởi vì con có trong thế giới và thế giới cũng có trong con. Con nương tựa vào bước chân và năng lượng mà nó cất giữ: đó là năng lượng nuôi dưỡng và trị liệu. Con đường của các bậc Bồ Tát là một con đường sáng đẹp. Mỗi bước chân đi trong bình an chính là một phương tiện hữu hiệu giúp con nhận ra con đường tuyệt vời này. BBT chuyển ngữ ánh sáng đời con Kính Bạch Thầy Con tên là Elizabeth Jones, là thành viên của một tăng thân ở Los Angeles, California. Con kính dâng lên Thầy một đóa sen từ trái tim con. Con thành tâm xin Thầy chấp nhận truyền Mười Bốn Giới Tiếp Hiện cho con để con được là học trò của Thầy và được tiếp tục thăng hoa trên con đường thực tập Bồ Tát hạnh. Vì sao con phải có lời khẩn cầu như vậy? Và tại sao phải là ngay bây giờ? Thưa Thầy, bởi vì những lời dạy của Thầy đã chữa lành những vết thương trong trái tim con. Thầy không biết rằng, Thầy đã cứu vớt cuộc đời của con. Con là ai? - Con là một kẻ lang thang không mục đích trong cuộc đời này. Năm lên mười tuổi, con đã là nạn nhân của một tên cướp biển mà kẻ ấy lại chính là cha của con. Cùng với nạn hãm hiếp, con là một nạn nhân của những trận đánh đập liên tục từ lúc năm, sáu tuổi cho đến ít nhất là những năm đầu trung học. Mẹ con biết tất cả những đau khổ ấy nhưng bà đã không làm gì được để cứu anh chị em chúng con trong thời gian chúng con lớn lên dưới mái nhà điên rồ ấy. Con đã đau khổ cực độ trong nhiều năm tháng. Lần đầu con nghe đến tên của Thầy là vào khoảng năm Lúc đó con đang sống trong cộng đồng thuộc giáo hội Hoa Kỳ ở Cali. Có một người bạn tặng con quyển sách của Thầy với tựa đề Phép lạ của sự tỉnh thức. Thế nhưng, trong suốt hai năm con đã không hề đọc nó. Sau này, người sáng lập hội ấy qua đời và hội cũng tan rã. Lúc này sự đói khát về tâm linh cứ cồn cào trong con. Năm 1999, con biết tới thiền. Con đã đi Ấn Độ bốn lần để học về thiền. Con cũng đi du lịch những nơi khác trên thế giới, cố gắng để chấm dứt những đau khổ của mình và làm lành vết thương trong tâm hồn. Năm 2004, con tham dự khóa tu dành cho giới nghệ sĩ ở Lộc Uyển. Kể từ lần đầu tiên được ngồi nghe pháp thoại của Thầy, con đã bắt đầu nuôi lớn ước mơ trở thành một người mẹ, một người vợ, một nhạc sĩ và là một thành viên của tăng thân. Con ước ao được trở thành một người phụ nữ bình thường 122 hãy lắng nghe nhau

123 như những người phụ nữ khác. Trước đây con đã luôn luôn tự dằn vặt, tự trách móc và căm ghét chính mình về việc bị hãm hiếp. Nhưng bây giờ con thấy rằng những ý nghĩ đó là những nhận thức sai lầm mà cha mẹ con đã trao truyền cho con. Thầy đã dạy con biết cách tưới tẩm những hạt giống tốt trong con. Những lời dạy của Thầy đã mang lại cho con một nguồn sức mạnh tinh thần rất to lớn. Hiện con đang trên đường hòa giải với chính mình và với gia đình của con. Tháng 9 năm 2005, con đã tham dự khóa tu dành cho người da màu ở Lộc Uyển trong khi con đang mang thai bé Dylan Jones. Bữa ấy, con đã được leo núi với thầy cùng với đứa con trai yêu quý của mình trong bụng. Được ngồi cạnh bên Thầy trên đỉnh núi, con đã cảm nhận được sâu sắc sự có mặt của Thầy và cảm được vẻ đẹp vắng lặng từ Thầy. Ngắm nhìn thung lũng phía xa trong buổi sáng tinh sương, trong lòng con không nghĩ ngợi điều chi. Sau đó con có dịp được tham vấn với sư cô Chân Không. Con đã kể hết cho Sư Cô nghe câu chuyện của con. Con lo lắng và khóc nhiều lắm vì sợ rằng mình sẽ trao truyền những hạt giống bạo động từ cả hai bên gia đình cho đứa con của mình. Con lo lắng về việc làm sao để bảo vệ cho con trai của con khỏi nạn hãm hiếp. Những lời chỉ dạy của Sư Cô Chân Không đã giúp con mạnh mẽ hơn. Cuối khóa tu đó, con được tiếp nhận Năm Giới quý báu từ Thầy. Đó là một bước ngoặt trong cuộc đời con. Khi con đến chào sư cô Chân Không, sư cô cho biết là sư cô đã kể câu chuyện của con cho Thầy nghe và Thầy đã nói rằng: Thật buồn vì cha con đã không có cơ hội tiếp nhận giáo pháp của Bụt. Câu nói của Thầy đã giúp con bắt đầu tha thứ cho cha mình, làm sáng tỏ tâm trí con về một cái thấy rằng cha con cũng là một nạn nhân của gia đình ông. Ba tháng sau khi được truyền giới, con sinh bé Dylan. Lúc sinh, em bé đã phải vùng vẫy để chống chọi với vấn đề trầm trọng về đường hô hấp và sáu tuần sau khi sinh, bé vẫn còn ở trong bệnh viện. Trong suốt thời gian ấy, con đã hoàn toàn quên Năm Giới được Thầy trao truyền. Thầy kính thương, con đã tuyệt vọng và gần như phát điên khi biết rằng đứa con của mình có thể chết. Trong suốt sáu tháng, chồng con, anh John Jones và con đã nuôi hy vọng rằng em bé sẽ sống được. Mỗi ngày trôi qua là một khó khăn đối với con. Con dường như chỉ sống cho qua ngày. Nhưng từ thâm sâu trong tâm con, con thấy rằng mình phải níu chặt lấy những lời dạy của Thầy (Con dự định sẽ sớm nhận lại Năm giới tại Lộc Uyển). Người bạn thân của con, chị Tifang Johnson trở thành một chỗ dựa cho con khi bé Dylan bị bệnh. Bây giờ chúng con giống như hai chị em, có thể còn thân thiết hơn cả hai chị em ruột. Hai năm qua, chị ấy vẫn thường khuyên con trở thành thành viên của giới Tiếp Hiện. Giờ thì con cảm thấy thời điểm đã đến. Thật là đúng lúc, vì tới nay con trai của con đã được gần năm tuổi. Chúng con sống rất hạnh phúc. Con không muốn lặp lại quá khứ của ông bà tổ tiên con, mà con muốn trở thành một vị Bồ Tát để có thể dạy dỗ cho con trai của mình phải sống như thế nào trong thế giới để đừng bị rơi vào lo lắng và sợ hãi. Mặc dầu con đang được chữa lành, nhưng con vẫn phải vật lộn với những cảm xúc lo lắng và bực dọc hàng ngày. Những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm con căng thẳng. Con hầu như không tin tưởng được ai. Thế nhưng, con muốn được sống và ngẩng cao đầu như con đã từng mơ ước khi còn bé. Tuổi thơ của con đã không còn, nhưng con muốn tuổi thơ của con trai con phải được hạnh phúc và tràn đầy những kỷ niệm tốt đẹp từ việc tưới tẩm hạt giống hạnh phúc. Con cũng cảm thấy rằng một ngày nào đó, con sẽ có khả năng giúp đỡ những người đang đau khổ vì nạn hãm hiếp học được cách để chuyển hóa đau khổ của họ qua những lời dạy của Thầy và qua âm nhạc. Để duy trì được sự trở về với chính mình, con thường thức dậy vào khoảng bốn giờ rưỡi sáng hàng ngày để ngồi thiền. Điều đó rất hữu ích cho con và việc tu tập đã trở thành một điều thiết yếu đối với con. Con cảm thấy như con đang ngồi cạnh Thầy trong những lúc thiền tọa. Con thấy được sức mạnh hùng tráng của Thầy và con nhớ đến việc thở. Chỉ cần nghe giọng nói của Thầy cũng làm cho lòng con êm dịu lại. Kính mong Thầy chấp nhận cho con trở thành một thành viên của nhóm Tiếp Hiện. Con thấy rất hạnh phúc. Con thành kính tri ân Thầy Kính Thầy Con, Elizabeth Jones Los Angeles,California có mặt cho nhau 123

124 Bắt đầu một buổi sớm Thầy kính thương! Sáng nay thức dậy đóa hoa lan nhìn con mỉm cười. Con mỉm cười đáp lại bằng lòng trân quý và biết ơn. Sự sống quá đỗi đơn giản và mầu nhiệm! Càng ngày con càng thấy sự sống đơn giản và muốn trở về tiếp xúc với những cái đơn giản ấy. Một hôm, con nhận ra đạo Bụt quá đơn giản. Đơn giản như chưa có gì đơn giản bằng. Tự nhiên con thấy hạnh phúc vô cùng. Con nghĩ, cho dù mình có học hỏi bao nhiêu kinh điển huyền diệu, thâm sâu đi nữa cũng để trở về với những cái đơn giản ấy. Đơn giản mà sinh động. Đơn giản mà mầu nhiệm, thâm sâu! Mỗi buổi sáng thức dậy, không biết bao nhiêu là lời mời gọi. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi nụ cười, mỗi ngọn nến lung linh, mỗi viên trầm thơm, mỗi ly trà nóng, mỗi tiếng chim hót, mỗi làn hương ngào ngạt của hoa cỏ, mỗi buổi ngồi thiền, mỗi buổi đi thiền hành tất cả đều là những lời mời gọi chân thành, tha thiết. Phải có những ngày làm biếng con mới đáp lại hết những lời mời gọi đó. Những ngày làm biếng con thích dậy sớm để tận hưởng cho sướng cái yên tĩnh bao la của đất trời, cái nhẹ nhàng thanh lắng của buổi sớm, cái ngọt lịm hiền lành của cỏ cây Những sáng như thế con không thể không đi dạo quanh xóm. Nhẹ nhàng, thanh bình lắm. Hương thơm của hoa cỏ, của đất trời luôn mời gọi con trở về. Con muốn kể thầy nghe Chuyện một loài hoa lạ Không sắc màu óng ả Không rực rỡ kiêu sa Nhưng hương thơm kỳ lạ Đưa tỉnh thức trở về. Sáng nay theo tiếng gọi của đất trời Con khoác áo thả mình trong sương sớm Đi suốt một con đường Đi suốt một hàng cây Thiên nhiên thật đủ đầy. Lặng lẽ, an bình nhẹ nhàng, thanh lắng Bàn chân ai đang lắng nghe từng nhịp thở yên lành. Yên lành, yên lành! Một tiếng gọi vang lên từ không trung hay từ cung trời Đâu Suất? Hân hoan con quay lại mỉm cười. Tiếng gọi không bằng âm thanh Tiếng gọi không bằng sắc màu lóng lánh Mà tiếng gọi của làn hương Thoát thân từ một loài hoa lạ Nhẹ nhàng, ngất ngây ngọt ngào, sâu lắng. Con hít đầy buổi sớm khi ánh nắng ban mai còn dịu dàng, chưa đủ để những hạt sương hóa kiếp thành mây. Một buổi sớm nhẹ nhàng Một buổi sớm bình an Một buổi sớm hân hoan Một buổi sớm trầm mặc Một buổi sớm bao la và độ lượng Hoa lá cỏ cây cùng đất trời đang tấu lên khúc hát vô sinh. Thầy ơi, những buổi sớm như thế thật đẹp. Con muốn xâu kết những buổi sớm đẹp ấy thành một tràng hoa cúng dường Thầy. Cái giây phút đẹp đẽ, yên lành ấy nuôi con rất lâu, nuôi con cho đến bây giờ và có thể nuôi con mãi mãi về sau. Càng lúc câu nói của Thầy: Tạo cho mình một quá khứ đẹp cứ thấm vào người con. Đúng là quá khứ không bao giờ mất đi, nó còn mãi còn hoài và nuôi mình thật nhiều. Con rất thích những buổi sớm thiền hành ở Bát Nhã, những đồi chè cà phê trùng trùng điệp điệp, những đồi sim tim tím lẫn khuất giữa những rừng thông xanh mướt Ánh nắng ban mai thật hiền lành. Nắng buổi sớm mới lắm, đủ cho mình làm mới lại những gì còn tồn đọng, cũ kỹ hôm qua. Con thấy 124 hãy lắng nghe nhau

125 Bát Nhã nuôi con thật nhiều và Bát Nhã không bao giờ mất đi. Chỉ cần con nhắm mắt lại, hít thở không khí những ngày ấy thì con thấy Bát Nhã trở về nuôi con, vẫn vẹn nguyên như chưa bao giờ sứt mẻ. Rồi con cũng thường nhắm mắt lại để hít thở không khí bao la của biển cả, hít thở không khí tươi mát của những đồng lúa thẳng cánh cò bay. Con thấy lòng mình bao la, rộng mở. Giây phút hiện tại nào mà con sống sâu sắc thì nó sẽ trở thành quá khứ đẹp của con. Con thường tự nhủ với mình rằng phải tạo cho mình một quá khứ đẹp bằng giây phút hiện tại. Con đang tập trân quý từng giờ từng phút của đời mình. Trân quý những mầu nhiệm của cuộc sống. Ở đây có nhiều loài hoa thơm cỏ lạ. Có những loài hoa rụng xuống rồi mà sắc vẫn còn thắm, hương vẫn còn thơm. Chỉ cần nhặt những chiếc hoa đó đem về là đủ làm đẹp một căn phòng và nuôi mình hạnh phúc. Những lúc như thế con đều tự nhủ: phải sống làm sao để mỗi giây phút là một sự hiến tặng, như những chiếc hoa xinh đẹp kia, nằm xuống rồi mà vẫn còn hiến tặng. Hiến tặng đến giây phút cuối cùng. Thầy ơi, con rất thích bài tập: Để Bụt thở để Bụt đi. Mời Bụt cùng làm với mình, mời Bụt cùng thở với mình Những lần nấu ăn, con cũng mời Bụt nấu cùng con, con thấy thoải mái ghê. Bình an, nhẹ nhàng, không hấp tấp, vội vã. Có lúc Bụt nấu ăn ngon thiệt, nhưng có lúc Bụt nấu cũng không ngon lắm. Đúng rồi, hồi xưa Bụt đâu có nấu ăn, Bụt chỉ ôm bát đi khất thực nên Bụt không có kinh nghiệm. Tuy thức ăn không ngon nhưng con thấy vui và bình an. Con cũng tiếp tục thực tập để Bụt đi, để Bụt thở. Con thấy hay quá. Có lần con buồn giận một người và phán xét về người đó, thế rồi một ý nghĩ đi lên trong con: Bụt mà phán xét? Tự nhiên con thấy những phán xét, trách móc, buồn giận trong con rụng xuống. Nhanh lắm. Nhanh hơn cả một hơi thở vào ra. Con thấy nếu con luôn ý thức là mời Bụt thở, mời Bụt ngồi thì bao nhiêu tập khí trong con được lắng xuống mà không cần phải gắng sức, mất nhiều thời gian và năng lượng để chuyển hóa. Con nhớ trong chuyến đi Mỹ năm 2007, Thầy có viết thư cho chúng con và dạy chúng con về cách thực tập, cũng về những đề tài này, rồi Thầy bảo ai thực tập có hạnh phúc thì viết thư chia sẻ với Thầy. Lúc đó con có nhiều hạnh phúc trong sự thực tập này lắm nhưng con không dám viết kể Thầy nghe, con sợ những gì mình nói ra còn đường đột. Bây giờ, sự thực tập ấy trong con cũng chưa thật sự chín muồi nhưng con thấy thích thú và có nhiều niềm vui. Gần đây con thường mời Bụt, mời Thầy, mời tăng thân, mời ba mẹ tổ tiên cùng thở, cùng ngồi thiền, cùng chia sẻ, cùng đi thiền hành, cùng làm việc với con, con thấy năng lượng của Bụt, của Tổ, của Thầy, của tăng thân hùng hậu lắm. Thì ra năng lượng ấy cũng có trong con! Thầy thấy có lạ không? Viết thư cho Thầy mà con cũng mời Thầy, mời Bụt cùng viết với con. Con thấy vui vui làm sao ấy. Mỗi ngày con đều thấy Bụt trong con. Có khi Bụt nhìn con mỉm cười sung sướng. Có khi Bụt nhìn con bằng một nụ cười trầm lặng. Rồi có khi Bụt an ủi con: Đừng đánh mất mình trong những hối tiếc vì những lỗi lầm quá khứ. Quá khứ là quá khứ. Quá khứ không phải là hiện tại. Con phải nắm lấy giây phút hiện tại để làm mới trở lại. Bụt bao giờ cũng Bụt đang thở nhẹ... bao la và độ lượng! Bụt đã cứu con! Sáng nay thức dậy con thắp nến ngồi chơi một mình. Con đánh thức tất cả các tế bào trong con dậy. Tự nhiên con thấy trong con rực sáng lên một niềm tin và hân hoan lạ thường. Con thấy mình quá đỗi may mắn. Con đường mình đi sáng và đẹp quá. Sáng rực như ánh nắng mùa thu chiếu vào bạt ngàn những rừng cây lá vàng lá đỏ. Sáng và đẹp như vằng vặc những đêm trăng. Đúng là vầng trăng có lối Thầy ạ! Con thầm cám ơn Thầy, cám ơn chư Bụt, chư Tổ và tăng thân. Thầy ơi, con đường luôn có đó cho con chỉ có điều là con có luôn tỉnh thức để nhận ra con đường ấy hay không. Gần đây con cũng mời hơi thở dạo chơi khắp tất cả các tế bào cơ thể con. Đi qua hết mọi ngõ ngách trong cơ thể. Những con đường gồ ghề, sỏi đá, những con đường lổm chổm, chông chênh, những hang sâu ngõ hẽm tất cả, hơi thở đều đi qua. Đi qua từng thớ thịt, từng tế bào. Con thấy chúng từ từ mềm ra. Tất cả: hơi thở, các thớ thịt, các tế bào trong con có mặt cho nhau 125

126 quyện vào nhau như một tinh thể lỏng, không có một vách ngăn nào giữa chúng cả. Rồi tự nhiên con có ý muốn mời hơi thở lắng nghe tâm thức của con. Thì ra tâm thức của con cũng đã lắng yên tự bao giờ. Cả ba: hơi thở, tế bào và tâm thức là một. Con thấy bình an và hạnh phúc vô ngần. Con thường ngồi nhìn lại con, nhìn lại những gì con đã đi qua, đang đi qua và sắp sửa đi qua, con thấy như mình đang xem một bộ phim quay chậm của cuộc đời mình. Đúng là: Tương lai của mình đã có rồi chỉ vì mình chưa thấy đó thôi. Lời dạy này của Thầy giúp con rất nhiều khi con gặp khó khăn. Những ngày sóng gió ở Bát Nhã, con cũng thường thắp sáng lời dạy của Thầy trong con. Con thấy bình an hơn. Không còn sợ hãi, không còn oán trách những người đã gây trở ngại cho mình. Thực ra những điều đó đã có rồi, bây giờ mình chỉ xem lại thôi. Khi gặp những điều bất như ý xảy đến con cũng thường buông bỏ những ý muốn của con để cho Bụt Tổ lo, rồi con ngồi đọc thiên hồi ký hay xem phim về cuộc đời của mình. Con thấy thú vị quá! Ở giai đoạn này mình sẽ gặp những chuyện như thế này, những người như thế này, ở giai đoạn kia mình sẽ gặp những chuyện như thế kia, những người như thế kia. Thầy kính thương, con thấy mỗi sư anh, sư chị, sư em của con là một vườn hoa, trong đó có những loài hoa đã đang nở rộ, đã đang hiến tặng cho cuộc đời bằng những nét đẹp và hương thơm của chính mình. Tuy cũng có những đóa hoa chưa kịp nở nhưng khi mùa xuân về, tiết xuân vẫn mang mùa xuân trở lại mà không làm mất đi hương vị của mùa xuân. Hoa có nở kịp hay không, trẻ thơ vẫn hân hoan, vui mừng. Hoa không hề lấy đi một mảy may nào niềm vui đón Tết của trẻ thơ. Thầy ơi, Tết đến rồi. Vui quá! Con cũng muốn qua Thầy, kính chúc mọi người ăn tết vui với lòng hân hoan và luôn tươi mới. Con cũng muốn qua Thầy gởi tặng mọi người bài thơ Em là tất cả để ăn tết cho vui. Và con cũng muốn gởi vào vũ trụ một thông điệp rằng là dù mọi chuyện có như thế nào, dù hoa kia có kịp nở hay không thì mùa xuân vẫn luôn reo cười, vẫn luôn tươi vui, luôn ấm áp nồng nàn. Hãy thanh thản dạo chơi giữa mùa xuân bằng đôi chân của Bụt, của Thầy. Em là tất cả Bình an, không vội vã Bàn chân em trải dài trên lối nhỏ Lặng nhìn bông hoa mà lòng thoáng nhớ Người đi rồi nhưng hồn vẫn còn đây. Trong từng nụ hoa, chiếc lá Trên mảnh đất thân yêu Người để lại bao điều Con gói ghém cất sâu vào ký ức. Lòng dặn lòng phải luôn tỉnh thức Sống cho bền lý tưởng Thầy trao Đừng để hư hao tình chị, tình em, tình bằng hữu dù vườn kia hoa nở vẫn chưa tròn. Dù vườn kia hoa nở vẫn chưa tròn thì tiết xuân vẫn mang mùa xuân trở lại trong không gian, trong cỏ cây, trong hương hoa ấm áp tình người. Bàn chân của Bụt Bàn chân của Thầy Em đi giữa mùa xuân ấp áp nồng nàn như tình thương của mẹ dịu dàng ngọt ngào như lời mẹ ru con. Em là mùa xuân, là hơi ấm là tình thương, là trẻ thơ là hương của hoa, của trời của đất... là bình an, tĩnh lặng... Em là tất cả Em có trong tôi, trong tất cả mọi loài. Con kính chúc Thầy một năm mới có nhiều sức khỏe. Con thấy trong Thầy có đủ tất cả, có đủ mọi người nên con không chúc gì thêm nữa. Con chỉ muốn được cùng Thầy ăn tết vui, dù Thầy ở đó, con ở đây. Con của Thầy, Chân Hội Nghiêm 126 hãy lắng nghe nhau

127 vầng trăng tráng sĩ Chùm thơ của Trí Không Nguyễn Văn Tài Trái Tim Mặt Trời Tết năm Quý Dậu (tháng 2 năm 1982), tôi mới được nghe nói tới một cuốn sách mới của Thầy, cuốn Trái Tim Mặt Trời, tôi rất xúc động và có cảm hứng làm bài thơ này, dù tôi chưa thấy mặt mũi cuốn sách. Ta chỉ nghe qua nhan đề tên gọi Trái tim và mặt trời, ơi mênh mông Như vừa tới đích, một mũi tên hồng! Ôi, xa xăm từ trùng dương vạn dặm Em đã đến cõi đất liền tươi thắm. Ta chưa được đọc, sách nói những gì Nhưng bỗng thấy lòng rào rạt điều chi: Nghe gió thổi, hồn ta bay phơi phới Như tìm được điều gì, mới rất mới. Trong cõi không gian vĩnh viễn mịt mù Em đến là lửa sáng rực trời thu. Ta nghe lòng bay lên cùng bốn hướng Với thần trí trong xanh và cao thượng Với những thẳng tắp trang trại tâm hồn Liễu xanh lã ngọn dựng khải hoàn môn. Em đến, ta nghe phương trời chuyển động Là nơi xa kia vĩnh hằng sức sống Với bình minh bừng dậy ngón tay hồng Mà bao năm tháng ta vẫn chờ trông. Em, với tên gọi, ta nghe rất lạ Mà ta như nhìn thấy được tất cả Mùa gặt tâm tư nặng hạt thơm nồng Của một nội tâm vững mạnh oai hùng Mà ta biết. Đây những gì tha thiết Nên tên em phủ một vầng mây biếc Trái tim và mặt trời, sao rất hay Ta miên man mơ tưởng những đêm ngày Nghe sao diệu ngọt: Hồ xưa lắng đáy Và cũng mênh mông như trời đại hải. Lửa ấm trái tim, đến một tuổi nào Ta mới thấy hết đường nét chiều cao. Trái tim tô màu mây xanh lá biếc Cho nhân gian tồn sinh trong bất diệt Là Từ bi hằng hữu của Quán âm Là những THƯƠNG VỀ dữ dội âm thầm. Nắng chiều nào bay bay ngoài vạn dặm Soi sáng tình quê một trời đỏ thắm Quốc độ nào một thuở đã đi qua Nhưng quê hương vẫn đẹp nét ngọc ngà Với những bướm bay hoa vàng vườn cải Với đôi bờ sông nặng tình cây trái Với hàng cau gợi tóc trắng ân tình Với núi đồi sương trắng chở bình minh Và thao thiết nhất chiều quê PHƯƠNG BỐI Nắng lung linh vàng rừng xanh tiếp nối Nghe trong u tịch sâu lắng thần đêm Bước đi hoang sơ thảo dã êm đềm. Trăng PHƯƠNG BỐI, trăng ngân hồn Lý Bạch Trăng PHƯƠNG BỐI, trăng bao bìa quyển sách Là cánh rừng đại hội mùa mênh mông Cho thiền gia bỗng thấy rộn tơ lòng. Ơi, hùng diễm trang thiền thi thuở trước Phong cảnh tâm hồn hòa cùng mây nước Với những ruộng đồng lữ thảo ngàn hoa Rưng rưng nắng gió thịnh trị chan hòa Cho hiện về CHÂN KHÔNG đầy một cõi Trong mây bạc trăng trong, ngừng tiếng nói Nên Mont-blanc vẫn đẹp trang đời Như trời PHƯƠNG BỐI vẫn thuộc trăm nơi. Nhưng mặt trời kia nóng nắng bất diệt Phải chăng là vầng tuệ nhựt tha thiết Của mọi hành giả một kiếp chờ mong Được ngộ chân thân một sáng mai hồng. có mặt cho nhau 127

128 Chợt nhớ ra lời kệ xưa từng viết Sơn hà nhật nguyệt xưa, không dị biệt Vì cũng là sơn hà nhật nguyệt này Dứt bặt quá, vị, ta chợt đủ đầy Từ một hiện tiền trong xanh sâu thẳm Là phút giây chợt thấy mình chung thấm Nghe mạch đời trong liễu biếc oanh kêu Nên tình quê vui trọn sớm qua chiều. Trái tim mặt trời là lời tha thiết Của trí tuệ và quả tim bất diệt, Nên từ xa xôi như tận ngút ngàn (Nhưng) ta vẫn thấy NGƯỜI về quá thênh thang. Ơi, quả đất bao la nhưng vẫn hẹp Vì đời ta vẫn không chờ đoạn khép Ta vượt lên trên bận bịu eo sèo Tươi cười đón hết mọi nỗi gieo neo. Nắng Á châu tỏa đậm trời nước Pháp Trăng sông Seine chèo lại thuyền Đồng Tháp Cho thênh thang không giới hạn hồn hoa Để nghe tim đời rào rạt hương hoa Từ trong chiếc lá rơi bên bờ cỏ Từ trong lửa hồng cay nghiệt nắng gió Cho trời PHƯƠNG BỐI trẻ lại Mont-Blanc Để, dù xa xưa vẫn nhớ sông Hằng Nên dù gió nào cuốn qua viễn xứ Vẫn vời vợi thương về tình pháp lữ Vẫn rừng rực cháy tin yêu một trời Là đèn báo thức xuyên suốt mù khơi Nên hồn ta căng đầy xanh mượt Vì ta đi trên ngọn triều vô trước Dù thung lũng thời gian đầy ốc sên Dù hoa râm mái tóc đã vang rền Nhưng trăng trung kiên soi đời tráng sĩ Cho phế hưng chìm trong bất tư nghị Sóng về trong nước, gió vèo từng không Tháng chạp cu kêu, lúa chín đỏ đồng Cho trái tim vẫn đong đầy hẹn ước. Cố Hương Bát Nhã Nhớ thương từ độ tháng năm Cô thôn vĩnh tịch gọi thầm đêm nao Âm thanh bắc nhịp cầu phao Long lanh chuỗi sáng đón chào nhã ca Canh khuya thanh vắng tiếng gà Âm thanh lảnh lót quan hà ngóng trông Thênh thang dựng dậy trời hồng Nắng mai phiêu lãng thơm nồng Á Châu Thanh vân trải suốt một màu Thủy tinh loáng bạc tưới mau chân đồi Gió non trẩy gót qua trời Cây xanh lá biếc muôn đời thiện tâm Trưa hè nắng cháy ve ngâm Cây rừng hiu quạnh thăng trầm cỏ hoa Đường quê rợp bóng tre già Bến tre giang tử đi qua một lần Dừa xanh ngút bãi mây Tần Mây trời sông nước bao lần hẹn nhau Liếp tre mái lá bạc màu Mái đình tư lự trưa nào lặng yên Nghe sao thanh vắng một miền Gió đâu lay động mái hiên liếp ngoài Đôi chim se sẻ vụt bay Rừng chiều nắng lụa cho ngày tịch liêu Đâu đây tiếng sáo buổi chiều Trăng theo đầu ngõ, thủy triều gió lên. Cảnh khuya tĩnh lặng một miền Đồng hồ ai điểm giọt hiền như mai Thời gian từng giọt ngọc trai Bung theo tiếng điểm luống cày tâm tư Nhớ giàn thiên lý tốt tươi Dạ hương lan tỏa rạng ngời hồn hoa Chân trời hoài niệm bao la Nhớ về Sa Đéc lần qua thuở nào Tháng chạp sông nước tươi màu Hoa, dưa tấp nập thuyền nào lướt nhanh Mai vàng lấm tấm giậu xanh Đất trời trẻ lại ngọn ngành nắng trong Thập thùng lân múa bên sông Đì đùng pháo trẻ, xác hồng bay mau Làng quê phố thị đâu đâu Vôi, sơn phết lại một màu phong quang 128 hãy lắng nghe nhau

129 Lư đồng bóng lộn đèn nhang Bình hoa dĩa quả rộn ràng mừng vui Vận đen tháng cũ chôn vùi Cây nêu Vạn Hạnh đẩy lùi bóng ma Đất trời kết nhụy ra hoa Một mùa xuân thắm hào hoa thuở nào Khắp trời đen thẳm một màu Nghìn sao lấp lánh tự hào chiến công Đây kia pháo nổ đùng đùng Liên hồi không dứt ngày hồng mở trang Đây giờ trừ tịch băng ngang Đổ hồi chuông trống rền vang hào hùng Nhà nhà đèn nến sáng trưng Cho ngày tươi mới thơm lừng cỏ hoa Tháng giêng cỏ biếc mượt mà Leo giàn, bầu mướp trổ hoa tháng ngày Bầy ong hút nhụy mê say Hoa vàng vườn cải bướm bay chập chờn Tháng ba mùa tiết trở cơn Mưa rào nặng hạt trút hờn nắng thiêu Cầu vòng ngũ sắc trời chiều Tà huy lãng đãng yêu kiều tàn lâu Mùa mưa bắc lại nhịp cầu Đổi thay cảm giác nghe sầu mang mang Biết bao ngày tháng rộn ràng Gió mưa đẩy vút đồng hoang kiếp nào Tiếng gầm dọa dẫm trời cao Lan xa vang động cõi nào ấu thơ Đám mây kỵ sĩ tung bờ Bay qua dừng lại, cuộc cờ ngổn ngang Chớp nhanh sét nổ kinh hoàng Cây mưa trút xuống hỗn mang đất trời. Nhớ mùa hẹn ước trăng chơi Nguyên tiêu tĩnh dạ trăng ngời nhứt năm Nhớ về Bảo Lộc xa xăm Núi non dằng dặc đứng nằm cheo leo Đường qua từng khúc hiểm nghèo Ngược xuôi cuộc lữ mang theo hương rừng Nhớ chùm lữ thảo đỏ rưng Nông trang hiu quạnh lưng chừng đồi xa Khói mù ai đốt quanh nhà Ấm tình rừng núi la đà khói bay Chiều lan cô tịch dặm dài Nắng mưa heo hút cho ngày biệt ly Chim về, sáng lại bay đi Non xanh mây trắng tương tri linh hồn Tâm tình mở ngõ hoàng hôn Nhớ thương hưng phế bến cồn đìu hiu Thanh Quan bà Huyện mỹ miều Cõi lòng ngưng đọng với nhiều nhớ thương Thương về quá khứ mù sương Mênh mông kỷ niệm trùng dương không bờ Buổi chiều mở rộng hồn thơ Ngân vang tiếng hát cõi bờ thiên nga Khói sương lãng đãng tình ca Đèo Ngang đất ấy cỏ hoa lặng chìm Thăng Long hoài cổ kiếm tìm Tàn hương điện khuyết một miền buồn dâng Vàng son một thuở vô ngần Khung trời đổ nát, mây Tần cố hương Hồn nào đọng lại khung thương Phất phơ gió nhẹ chiều sương thu mờ Ngư ông viễn phố bến bờ Hư vô thẳng tếch vẫn mơ kiếp ngoài Mơ về vĩnh thế một hai Dấu chân phù thế chẻ hai chân trời Nhớ thương da diết một đời Cố hương Bát Nhã không lời quỷ ma Trải qua số kiếp hằng sa Thắng duyên pháp lữ ngộ ra lẽ mầu Ung dung thu lại đàn trâu Bóng hình cô lữ, ao sâu ngắm trời Thênh thang chim lướt qua trời Oanh vàng lưng giậu hót lời nước non Lao xao nghiệp thức tiêu mòn Cô thôn vĩnh thế gót son trở về. có mặt cho nhau 129

130 Vầng Trăng Tráng Sĩ Dõi theo bước chân Thầy Ai có thấy vầng trăng tráng sĩ mọc Giữa hương rừng của tư tưởng thi ca Với tình thơ và ý đạo chan hòa? Ánh trăng đã dội lại từ viễn xứ Là vực sông Hằng đậm màu lịch sử Là nơi tung vãi mầm hạt yêu thương Với đại bi sức cảm hóa vô lường Ánh trăng long lanh tươi màu trí huệ Và đầy uy nghi trong trời quang thế. Với lòng phơi phới tráng sĩ lên đường Gieo nguồn hẹn ước mở một vầng dương Tráng sĩ lên đường không hẹn chiến tích Như ngõ đường quen Kinh Kha, Hạng Tịch Mà người lên đường với một tình thương Là võ khí của sức mạnh phi thường Từ đó vầng trăng người không hẹn hẹp Vì mây trắng trùng quan không đoạn khép Nên trăng trong bao độ vẫn hiền lành Như sông nào gọi bờ biếc cây xanh. Từ buổi thanh xuân gió đời hội ngộ Ta đón vầng trăng một chiều nắng đổ Trong Ánh Xuân Vàng bát ngát lời ca Cho thấy Từ Phụ bóng trúc la đà Mà nhân cách sáng dài theo thế kỷ Thành thóc tinh thần nuôi dưỡng ý chí Bước lên cõi thánh trải đường hoa hương Cho buổi ngọ thiên sáng lại đêm trường Vầng trăng còn lên cao đầy khoáng đạt Để theo gió đời ngân ngợi tiếng hát Với Tiếng Địch Chiều Thu nhuốm nỗi sầu Của nàng Da Du lặng ngắm trời sâu Đếm trăng sao, nghe chân người tìm đạo Cứu quần sinh ra khỏi đời mộng ảo. Qua chặng đường, ánh trăng lại thơm nồng Trên ruộng đồng luận lý cổ phương đông Hẹn tươi xanh mát lại mùa ngôn ngữ Cho thêm sáng ngời bầu trời tư lự. Rồi bỗng tráng sĩ đi xa kinh thành Nằm nghe tịch mịch gởi tự đêm thanh Với đồi Lang biên sương rừng thơ mộng Với ngàn thông xanh trùng trùng sức sống Với những liên hoa vãi hạt sen hồng Qua hồ tư tưởng một sắc trời trong Đan kết cả không gian thành chiếc áo Đem tĩnh lặng cài lại trời huyên náo Cho Hương Trần gian gửi lại cây đời Với mùa lúa chín gọi bóng trăng chơi Rồi tung cánh sao rơi ngoài khuôn khổ Của những lối mòn thi pháp cổ độ Ngôn ngữ chực ngoài ý thức bờ ranh Nên vầng thơ đã mênh mông trong lành Tràn lan nắng sớm, rực màu sắc lạ Với điệu TÔI SẼ XIN RẰNG TẤT CẢ. Trong mái thảo am leo lét trời sâu Nghe nhịp đời chuyển động tự buổi đầu Vì rừng Đại Lão uy nghi xanh biếc Một đóa lan ai cài trời diễm tuyệt Là PHƯƠNG BỐI AM ấm lại tình người Cho vần pháp lữ hướng vọng trăm nơi. Trăng Phương Bối thơm xưa tình sách mới Qua hương chiều xa trung kiên mong đợi. Nhưng đời còn ngập thống hận bi ca Nên tráng sĩ chưa dừng bước hải hà Vầng trăng lại tỏa qua những bờ cõi Của những trùng dương xa nào nhắn gọi Trăng thương nhớ cho đất nào mênh mông Cho GIỮ THƠM QUÊ MẸ một bông hồng Cho những trường Ca AVRIL khoáng đạt Như gió mưa qua trời không trắc đạc. Trăng mênh mông và tha thiết thương đời Cho nắng vàng vẫn đẹp mãi trăm nơi Trăng tỏa từ PRINCETON lá đổ Đến hoàng sa Ai cập đầy cổ mộ. Ngọn Mistral nào một sáng thổi qua Cho tráng sĩ lặng nhìn Mont-Blanc và chợt hiểu. Không gian mở trời vi tiếu Nắng xuân vàng và dương xanh bờ liễu Dù bụi thu mờ phủ xuống tháng năm Vầng trăng tráng sĩ vẫn sáng đêm rằm Vẫn vượt lên trên mọi trời hưng phế. 130 hãy lắng nghe nhau

131 Thương về Meyrac Nghe nói Làng Mai mới được thành lập, xóm Thượng ở Thenac, xóm Hạ ở Meyrac. Mây Rắc, cái tên mới hay làm sao? Tôi có cảm hứng làm được bài thơ này. Đứng nhìn mây rắc cõi bờ Duyên xưa hạnh ngộ nửa giờ chiêm bao Sương giăng lớp lớp một màu Kéo trời xuống thấp cúi chào nông gia Mù sa tiếp nối mù sa Bỗng nghe trời Đại Lão gần ta cõi này Bâng khuâng nhớ lại những ngày Nong tằm pháp lữ đẹp thay lụa hồng Mênh mông vời vợi tấm lòng Phủ choàng Mây Rắc cánh đồng tin yêu Khói lam vắng vẻ chiều chiều Bếp nào lan tỏa trải nhiều nhớ thương Sương giăng Mây rắc khác thường Mù sương công nghiệp dặm trường đắn đo Cho mùa gặt hái ấm no Ung dung cày xới hẹn hò bội thu Linh hồn thở rộng trời thu Kiếp người trả lại mịt mù nào xa Tái sinh hạt mộng ngọc ngà Cho hoa ra quả mượt mà một mai Đường xưa trút sạch trần ai Tái sinh trời đất, đường dài ta đi Trời mai gió nhẹ phẳng lì Nắng vàng tung vãi xuân thì suốt năm Sông dài cá lội biệt tăm Cây đa bến cũ năm năm vẫn còn Còn lòng còn đất còn non Còn tình pháp lữ gót son trở về Ta về sáng lại hồn quê Trông mây nhớ bạn gần kề đâu xa Trùng dương cách trở quan hà Nghĩ về xứ bạn mà ta ấm lòng Phương trời khuất biệt tây đông Nhờ ra người đó ta cùng còn đây Phút nào nhớ vọng trời Tây: Mặt trời rực sáng, nước đầy bến sông Mây mù giăng xám mùa đông Bếp hồn lửa đỏ cho lòng nhẹ tênh Kiếp nào trôi giạt lênh đênh Khung trời vỡ nát, thác ghềnh cuốn xoay Một vòng quả đất tròn xoay Chim kêu nghe lại đất này hồi sinh Nghe sao ấm ngọt Uyên Minh Bao la mây gió quanh mình thiếu đâu Ta ngồi chăm sóc đất màu Mà nghe tiếng hát sang giàu tâm linh Thanh tân trọn kiếp chân tình Linh sơn cốt nhục bình minh hãy còn Vì ta biết ngắm trời tròn Nên vùng ám khí tiêu mòn đã lâu Ung dung ta lại bắt đầu Nghe trong tiếng thở, đất màu thân yêu Từng mùa nặng hạt phong nhiêu Mây giăng sương rụng chứa nhiều tình ca Cánh tay vun đắp phù sa Bàn chân đá cứng la đà sương bay Làng HỒNG tre lá xanh dày Vầng dương Châu Á đổ dài bóng sang Tân gia giấy đỏ ngôi làng Bờ tre khóm chuối nối hàng bắp xanh Mía lau chỉa ngọn trời xanh Hồn non quy tụ hạt lành đã trau Những gì gởi lại mai sau Trùng dương thăm thẳm một màu quan san Cố hương mây trắng hàng hàng Làng HỒNG cửa ngõ mở đường sau xưa Duyên sinh chỉ lối sớm trưa Trăm năm khai hóa cho vừa bước đi Vầng xanh trí huệ phụng trì Làng HỒNG sen nở cũng thì cơ duyên Trời mai lắng hết lụy phiền Ung dung nhịp sống một miền ngất ngây Đêm sâu giục giã cõi ngày Trời mai dựng dậy mỉm cười sáng tâm Dừng chân ghé lại không lầm Lặng nghe mây gió cao thâm cõi đời Cây xanh lá thắm không lời Thơm lừng ngõ HẠNH rạng ngời Đàm hoa Huệ đăng rực sáng lòng ta Phế hưng bèo bọt gió qua nẻo trời Kim cang thanh kiếm sáng ngời Bình yên xử thế trang đời đẹp thay có mặt cho nhau 131

132 Đại bi lưu lộ ngày ngày Cõi làng Mây Rắc hoằng khai trí mầu Xưa xưa nhớ lại buổi đầu Mây rừng Đại Lão đậm màu ma ni Ai về hội ngộ tương tri Nôi xưa, Mây Rắc xuân thì hôm nay Bung ra khắp nẻo trần ai Thâu về cốt tủy ngọc trai tâm hồn Đảo xanh vững chắc sóng dồn Dù trời nghiêng đảo hoàng hôn phủ mờ Trăm năm bày xóa cuộc cờ Lòng ta vời vợi cõi bờ Chân Không. Nguồn Diệu Lạc Tháng Nghe Làng Mai đã mở khóa Hè đầu tiên. Tháng 9 năm 1983 tôi có cảm hứng viết bài này. Một sáng ta nhìn tấm hình lộng lẫy Đây năm mươi người lớn nhỏ tương thân Với cả yêu thương, hướng vọng vô ngần Cùng trải hân hoan bên nhà đá trắng Năm mươi người trang nghiêm trời gọi nắng Xiêm y thanh bạch với lòng trắng trong Cho thêm mênh mông tụ hội làng HỒNG Mà bao lần hào hoa và khiếp nhược Để một sáng mai hồng anh tới được Anh chị đến từ lục địa xa khơi Vầng trán ước mơ đụng cửa chân trời. Ơi, người đến tự phương nào xứ sở Mà từng tiếng nói một trời tươi nở. Ai chè đậu đen, nghe lại đêm nào Cho tình lữ thứ ấm ngọt nao nao. Anh đến với lòng trang nghiêm cõi thánh Và với kiến thức núi rừng sáng tạnh Không tiếng gió bụi, trái đất ồn ào Với những huyên thuyên phố thị lao xao. Bạn hỡi, ta đến với lòng an tịnh Như trời hoa lá quanh làng yên tĩnh Cho hoan hỷ (từ) em thơ đến cụ già Để nguồn diệu lạc trang trải bao la Tình quê nào gợn lên trong ánh mắt? Chợt nhìn đã thấy mến thương bền chặt Vì ta rước hồn nhau từ cõi tâm linh Chỉ một mỉm cười cũng đủ no lành. Đây màu xanh lam hành hương chiếc áo Cho đầy thuần cẩn trang nghiêm bóng Đạo Và đây màu đà đậm nét quê hương Trong cần lao chấp tác hạnh thiền đường Và đây tháng năm tóc thề buông thả Trong Bồ tát hạnh ban bố tất cả Cho bầy tín sĩ ấm sáng hôm nay Chỉ một làng HỒNG tim đập trời Tây Và rực cháy một phi thường sức mạnh Như lên xanh hướng dương, sau mùa lạnh, Đất có khô gầy, nhân quả tự tâm Vạn pháp duy tâm sáng tợ trăng rằm Hoa hướng dương vàng lên từ bình nhưỡng Cho phong quang dáng đi người đạo trưởng Người đứng đó nội hướng và hoằng khai Nhiên đăng vời vợi cho ngọn hải đài Của bao tôn sư cao phong nguy hạnh Chói ngời thực nghiệm một trời sáng tạnh Phong hạnh người ngã dài theo thế kỉ Cho đoàn hậu sinh xanh mầm lá trí Dù đời sống có đạm bạc đơn sơ Nhưng tâm thức sáng rực một trời thơ Nhưng lòng vẫn vì môn sinh tha thiết Cho dòng pháp nhũ tồn sinh (trong) bất diệt Thành lúa tâm hồn nuôi ấm hậu sinh 132 hãy lắng nghe nhau

133 Cho trời Pháp vân rộng mở phương trình, Người đứng đó, nguồn sống đầy năng lực Tung vãi lên xanh hạt mầm trí thức Để bốn phương trời lắng đọng hồn hoa In sâu bóng hình kỷ niệm phù sa Rực sáng thêm hồng huyết cầu tương tức Và tương nhập cho người người tích cực Tự luyện mình trong thắng duyên đặc thù Cho mắt tâm linh sáng lại trời thu. Ơi, người người nhìn nhau trong pháp lữ Cụ già em bé khoan nhu hành xử Hoàn thành hẹn ước sứ điệp Huỳnh mai Gởi cho cây lá nhịp thở ngày ngày Cho đá sỏi nằm nghe trời bát ngát Và từng bước đi đất màu ca hát. Nhìn tấm hình mà thấy lại hồn ta Đó và đây không ngăn ngại hải hà Ta đứng nhìn và cúi hôn mặt đất. Tháng Phát Túc Siêu Phương Nghe tin chị Phượng được Thầy cho xuất gia trên núi Thứu năm Tôi cảm xúc quá, viết bài thơ này gửi tặng sư cô Chân Không Ánh sáng đầu tiên lóe sáng Rờ đầu bỗng thấy Thế Tôn Thênh thang đường rộng mở Nên tâm Đạo thuận dòng Mà đời luôn tỉnh thức Rụng mòn niệm tây đông. Thánh hạnh về vĩnh tịch Mắt sáng cõi Tịnh thường An nhiên cười mấy độ Nhành dương rưới yêu thương. Ra đi và ngó lại Tịch ngạn chỉ một bờ Trần sa tâm dứt sạch Lả tả rụng bóng mờ. Siêu phương giờ cắt tóc Rúng động bốn chân trời Nghìn năm nghe diệu ngọt Giọt sương bỗng sáng ngời. Ôi, quả tim vĩ đại Như trái đất bao la Phải tụ về Linh điểm Thứu sơn nở hồn hoa. Trên muôn ngàn diễm phúc Sống lại dấu chơn xưa Trên Huỳnh Mai lối cũ Mà tỏ ngộ chân thừa. có mặt cho nhau 133

134 nghe thẩm thấu Chân Đạo Hành Chân Tuệ Hương (Sen Búp Sydney) Phải thú nhận rằng sống đời cư sĩ, chúng tôi hiếm có dịp được nghe pháp-thoại-sống, mà thường chỉ được nghe qua băng giảng, cho nên cũng mất bớt rất nhiều sinh khí trong lúc ngồi nghe. Vì vậy mà mỗi lúc về Làng, được dự pháp thoại và được thấy Sư Ông ngồi trên bục giảng, chúng tôi nghe với năng lượng tràn đầy hơn. Những lúc như vậy tôi thường nhớ lời dạy trước đây của Sư Ông: Ngồi nghe pháp thoại phải như ngồi thiền, chỉ lắng nghe thôi, và mở rộng tấm lòng không thành kiến để tiếp nhận lời pháp. Tưởng không còn hướng dẫn nào rõ ràng và đơn giản hơn về cách nghe pháp! Ấy vậy mà áp dụng cho được những điều đơn giản đó, nhất là đừng hiểu lầm lời dạy của thầy, thú thật không dễ như tôi tưởng. Hiểu lầm thì sẽ hành trì sai, mà hành trì sai thì kết quả của tu tập sẽ ốm yếu và trầm trọng hơn nữa là lòng tin nơi pháp môn có thể bị hao mòn! Trong những lần nghe pháp tại Làng Mai tôi thường dặn lòng buông hết những tính toán của cuộc sống ngoài đời, chuẩn bị cho thân tâm thật an lạc để có mặt cùng hội chúng trong giảng đường, rồi khép mắt ngồi vững vàng trên gối thiền, theo dõi hơi thở để chuyên tâm đón nhận lời giảng của thầy. Thấy nhiều người quanh mình cũng ngồi như vậy để nghe, tôi thường yên tâm với cách ngồi nghe pháp thoại của mình. Trong tư thế ngồi nghe đó, có lúc những nội kết của tôi cũng được lời pháp soi chiếu, những giận buồn của tôi cũng được giải tỏa phần nào. Điều tạo an lạc nhất cho tôi trong cuộc sống là học được cách tiếp nhận đối tượng theo chiều hướng tích cực của kinh Diệt Trừ Phiền Giận và thường nhìn lại mình theo lời dạy của kinh Soi Gương. Tuy vậy, những cái thấy do giáo pháp soi đường không tồn tại lâu trong tôi. Tôi không tạo được thói quen làm theo lời Bụt dạy trong cuộc sống có nhiều níu kéo, cho nên kết quả của việc thực tập chìm nổi theo thời gian. Nó cũng tương tự như không có thói quen chánh niệm thì ít được sống trong chánh niệm, không sống lâu được trong nhà của Bụt mà thường vất vưởng lang thang! Thực tập hoài mà vẫn không thành công, tôi quay lại đọc lời hướng dẫn của Sư Ông về cách nghe pháp. Hai điều làm tôi tầm từ là: Ngồi như ngồi thiền Mở rộng tấm lòng không thành kiến ra cho lời pháp thấm vào đất tâm. Nhưng lạ thay, tôi đã ngồi như vậy, đã nghe như vậy rồi, mà sao nó không thấm? Sao tâm mình vẫn u mê, lời mình vẫn vấp té, ý mình vẫn hướng hạ trong đời sống tại gia? Cho đến một hôm ngồi nghe Nhật Tế - một bác sĩ quân y bạn của tôi - tâm sự, tôi chợt thấy mình ngồi như ngồi thiền nhưng mắt không khép, và tôi đã nghe rất tường tận lời giãi bày của bạn tôi! Tôi đã 134 hãy lắng nghe nhau

135 nghe bằng tai từng lời nói, từng âm giai cao thấp và cả từng chỗ ngập ngừng của lời thổ lộ tâm tư; tôi cũng đã nghe bằng mắt, ngắm nhìn từng cử chỉ, từng nét mặt, từng dáng điệu buồn vui của bạn; và tôi cũng đã nghe cả bằng thân vì theo dõi người nói, nét mặt tôi tự nhiên biến đổi theo những lời chia sẻ của người y sĩ trẻ tuổi mang nhiều ưu uất. Và lần đó tôi đã có khả năng tiếp nhận tràn đầy tâm tư của người đối diện. Cũng nhờ vậy mà tôi mới nhận ra rằng mình đã hiểu sai lời thầy và đã làm không đúng khi ngồi nghe pháp thoại. Chẳng trách nghe mà cứ như nước đổ lá môn! Thầy dạy ngồi như ngồi thiền chứ thầy đâu có dạy mình khép mắt lại để nghe pháp? Mình khép mắt lại thì thầy giảng cho ai? Cứ tưởng tượng hôm nghe Nhật Tế nói mà tôi ngồi khép mắt! Ngồi khép mắt để nghe một người nói pháp là quá uổng phí, vì nghe như vậy là ta chỉ thâu nhận lời pháp qua lỗ tai, không khác khi nghe một CD. Nghe pháp qua lỗ tai là điều ai cũng thường làm, nhưng khi nghe một bài pháp sống, ta còn phải mở mắt ra để theo dõi cách diễn bày của thầy, thấy điều thầy viết trên bảng, tiếp xúc với cái không khí hứng khởi của lời pháp thâm sâu, với cách truyền đạt linh động, với những dẫn chứng cụ thể, với ánh mắt từ bi của thầy. Những xúc tiếp đó có thể giúp cho ta chứng nhập sâu xa được lời pháp và đôi khi có thể đồng nhất mình với người nói ngay trong lúc mình đang nghe! Nghe khi tâm có mặt hoàn toàn và nghe với cả sáu căn, nghe với một định lực lớn là phương pháp nghe để giúp cho lời pháp thấm sâu vào thân tâm. Cách nghe đó gọi là nghe thẩm thấu (emphatic listening). Cách nghe đó giúp lời pháp thấm qua từng tế bào của ta, và vì tàng thức nằm ngay trong từng tế bào của cơ thể ta, cho nên ngay lúc thẩm thấu đó lời pháp đi thẳng vào tàng thức, giúp ta huân tập, làm cho lời pháp biến thành một phần của thân tâm, tạo cơ hội để lời pháp đánh động những hạt giống tích cực cũng như tiêu cực ở dưới tàng thức ngay trong lúc ngồi nghe. Ðây là một cơ hội chuyển y hiếm hoi của người nghe pháp. Không cố tu mà chuyển hóa được khi nghe pháp là nhờ vậy. Còn với người nói pháp, một vị thầy giỏi là người chỉ cần nhìn vào ánh mắt của học trò là biết ngay người đó có hiểu hay không! Ðứng trên bục giảng, nhìn ánh mắt bừng sáng của người học trò vì người đó cảm nhận được lời giảng, thì không còn hạnh phúc nào lớn hơn cho thầy trong buổi dạy! Nhờ những cảm xúc đó, thầy sẽ giảng hay hơn, sẽ có nhiều khả năng truyền đạt tuệ giác của mình cho người học trò hơn. Và cũng ngay cái giây phút ánh mắt giao tiếp đó, thầy lấy cái tâm giác ngộ của mình mà ấn chứng rằng tâm của người đệ tử cũng đã được giác ngộ, nghĩa là cả thầy lẫn trò đã cùng tạo cơ duyên để việc Truyền Tâm Ấn xảy ra! Nó không khác việc Bụt thấy Ngài Ca Diếp mỉm cười khi Bụt đưa lên một cánh hoa. Sống cạnh thầy, có lẽ đây là giây phút quý báu nhất của đời người đệ tử xuất gia. Từ đó tôi thấy được rằng cách Nghe cho mình bớt khổ thì cũng giống như cách Nghe cho người bớt khổ diễn bày trong lời Quán Nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì vậy mà cũng từ đó mỗi lúc ngồi xuống để nghe pháp tôi thường chí tâm quán nguyện: Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của chính chúng con rồi. dấu hỏi Từ Dung Bố! Cả cuộc đời bố đã vất vả, phấn đấu, lo toan. Cuối đời, chiến lợi phẩm bố thu về là những hoài vọng còn dang dở, là những nhàm chán, thất vọng, buồn phiền. Bố trở về tìm lại nguồn vui nơi vườn tược và tình làng nghĩa xóm. Đã có bao nhiêu niềm vui thật sự trên chặng đường mà bố đã đi qua? Hãy chỉ cho con biết đâu là đường bằng và đâu là hố thẳm? Mẹ! Mẹ từng là cô gái xinh đẹp, tài ba, dịu hiền. Mẹ từng là niềm mơ ước của biết bao chàng trai trong đó có bố. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Mẹ trở nên một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác: cằn nhằn, trách móc và kể khổ. Có con đường nào dành cho con đi mà đẹp hơn con đường của mẹ hay không? có mặt cho nhau 135

136 Thầy cô giáo! Thầy cô nói với em rằng tri thức là hành trang để đi vào đời. Nhưng sao càng học lên cao em càng có nhiều tham vọng, có nhiều lo toan và căng thẳng. Hành trang vào đời phải chăng chỉ cần tri thức? Hãy nói cho em biết, em phải mang những bằng cấp này tới nơi đâu để đổi lấy sự bình an và thanh thản của tâm hồn? Anh! Đang từ một chàng trai dũng khí ngời ngời, cậy sức mình anh muốn bay vút lên mây xanh, cưỡi sóng đạp gió. Nhưng sợi dây tơ hồng oan nghiệt đã cột chân anh vào những bộn bề, lo toan tầm thường của cuộc sống. Dũng khí của anh giảm dần, niềm hăng say cuộc sống trong anh vơi cạn, những gánh nặng trách nhiệm ngày càng oằn vai. Hồn thảnh thơi đâu, sao lâu rồi em không thấy anh ôm đàn hát lên những bản tình ca, hay huýt gió bước trên con đường im vắng, ngước nhìn những cụm mây trắng bay? Chị! Áo quần, phấn son đã chật nhà chật cửa, chị đừng mua thêm nữa. Em luôn thấy chị đẹp như một nàng tiên mỗi khi lòng chị bao dung, hồn chị tươi vui và trái tim của chị lắng nghe được nỗi đau của muôn loài. Có phải là những mỹ phẩm có khẳ năng che mờ được những khổ đau và xấu xí trong tâm người, hay chính lòng nhân ái đã xóa đi những khiếm khuyết nơi thân thể? Bạn! Đâu rồi những ngày hồn nhiên bạn và mình dạo chơi dưới ánh trăng trong vườn hồng thơm ngát, cùng cất tiếng cười vang không một hạt bụi vương lòng? Những ngày bình yên bắt đầu trôi xa khi bạn lao theo bóng hình mà mình thương mến, lao theo những danh, những lợi, những tiền tài. Có phải chúng ta đang mải miết kiếm tìm hạnh phúc trong khi chưa biết hạnh phúc là cái gì và phải tìm nó ở đâu? Chúng ta cứ lao đầu chạy vòng quanh, rồi lại vòng quanh cho tới khi mệt nhoài và gục ngã mà vẫn chưa biết đâu là hơi hướng của hạnh phúc? Ngoài song, nắng đã lên trong vắt, hương xuân đã tới chạm bên thềm. Chiều nay, khi tương phùng nguyên đán bạn có còn nhớ đem về một nhành hoa mai trắng? Em! Ánh mắt của em trong veo, nụ cười của em giòn tan tươi thắm. Đôi chân em chạy nhảy tung tăng trên sân cỏ. Vấp ngã, em òa khóc rồi lại nhoẻn cười. Em giận đó rồi thân ngay đó. Ăn no, em lăn khèo ra ngủ. Những muộn phiền, dối trá, lọc lừa, âm mưu, thù hận, chưa bén mảng được tới gần bên em. Nhưng chị biết nó vẫn luôn rình rập để chiếm cứ lấy em. Chị phải làm gì đây để bảo vệ được nụ cười nắng mai và ánh mắt sao trời long lanh trong màn đêm nhung huyền của em? Những câu hỏi lớn dần, ngày đêm nhức nhối. Một sớm đầu hạ cô bé lên đường, áo bạc, nón lá, chân trần, cô hướng về phía mặt trời, tìm về cội nguồn - tính sáng. Xóm Mới nghe lời tôi, em hãy là bông hoa... Cây cỏ hiền lành Sư chị thương! Em đang ngồi một mình trong phòng học. Một buổi sáng yên tĩnh và thảnh thơi. Bên ngoài trời đang mưa. Cơn mưa cuối thu đã mang theo cái lạnh giá của mùa đông nhưng vẫn bình an và nhẹ nhàng lắm. Em muốn kể cho chị nghe về thiên nhiên hiền lành nơi này. Em chỉ tả cảnh thôi, nhưng em biết, qua khung cảnh mà em đang kể, sư chị sẽ đọc được em mà, có phải không? Sư cô Duyệt Nghiêm Em đang ngồi viết cho chị trong khi mùa thu đang ào ạt đi qua. Vài trận mưa rơi xuống và cây lá trút sạch, chỉ còn lại những cành nhánh in rõ nét trên bầu trời mênh mông. Mùa thu đẹp quá, nên trong lúc thu tàn, người ta vẫn có đôi chút tiếc nuối, ngẩn ngơ. Tuy nhiên, em không muốn thả những dòng tâm tư, cảm xúc của mình theo cái âm u, mưa gió, tàn phai hay cho dù với cái rộn ràng, rực rỡ sắc màu của trời 136 hãy lắng nghe nhau

137 đất bên ngoài nữa. Càng lúc em càng có ý thức nhiều hơn và biết trân quý hơn cái không gian rộng rãi mà mình đang có. Ở làng, mỗi mùa có một sắc vị riêng nên đôi khi em hay dọn sẵn lòng mình để trong những lúc huyên náo, rộn ràng nhất thì cũng có được một góc tĩnh lặng trong lòng và đâu đó bên ngoài để ngắm nhìn, đón nhận và thưởng thức mọi thứ. Ở đây thiên nhiên nuôi dưỡng mình nhiều lắm, cho nên em sẽ tận hưởng cái không gian thênh thang này để nuôi dưỡng chị và những người thương khác trong em nữa. Chị có vui và có nhận được không? Chị thương, ở đây, em đang học sống với những bài học giản đơn mà sâu sắc của thiên nhiên - về vô thường, về một niềm từ tâm và độ lượng của đất trời. Bên ngoài, cuộc sống đang đi qua, cây lá bốn mùa sinh thành rồi rơi rụng. Còn trong lòng người, từng cơn gió, đợt mưa, từng nụ mầm mới hay các cành lá sâu già của tâm thức cũng đang theo nhau lưu chuyển. Từng xuân xanh, hạ nắng, thu rơi, đông giá của thiên nhiên và tâm cảm đang nối nhau tiếp diễn trong từng giây từng phút. Em thấy dòng sinh diệt của đời sống chính mình cũng đang trôi chảy, cho dù âm thầm, nhẹ nhàng nhưng biến chuyển không lường. Dòng sông tâm linh trong em đang được gạn lọc và chảy về một hướng sáng đẹp. Những buồn vui, mệt nhọc hay tủi hờn cũng được ngắm nhìn một cách bình thản hơn. Vì rồi tất cả cũng sẽ trôi qua hay chuyển hướng về một trạng thái khác. Có lần, em ngồi ở cửa sổ phòng học mình, ngắm dòng nắng ban mai đầu ngày đang hắt lên những cây bạch dương rêu phong, lên những chiếc lá đang vẫy gió mà lòng chợt thấy cảm động không cùng. Mọi thứ đang rất tươi, rất mới. Một ngày mới hay một cuộc đời mới vẫn còn đó cho em. Bỗng dưng, em muốn được vùi đầu trong cái vòng tay độ lượng đó để mãi mãi là một đứa con nguyên sơ của đời sống, chưa từng có một dấu tích nào, dù vui hay đau xót. Thế nhưng, dù sao, giờ đây em cũng đang được bảo bọc trong cái vòng nôi bình yên của Bụt, Pháp, Tăng; âm thầm trao gửi thân tâm cùng những thương tích của mình và của gia đình dòng họ cho Tam Bảo ôm ấp, chăm sóc và trị liệu. Em lại nhớ những lần đi thiền hành khác, em thở và mỉm cười với những chiếc lá vàng rơi và thấy có một cái gì đó rất nhẹ nhàng, bình thản trong hình ảnh chiếc lá già rụng về với đất đó. Hoặc đôi khi nhìn các hàng cây đang trút lá và gần như trơ trụi hết giữa những ngày đông giá, em thấy những mạch sống ngầm của cây, của đất, của trời như đang gom về ẩn náu đâu đó, để chuyển hóa, tinh luyện lại thành một nguồn sống và rồi tuôn dậy trong một mùa mới. Những cây mận được cắt tỉa trơ trọi năm trước vì bị sâu nấm, rong rêu, năm nay đã cho những cành lá mới rồi, tươi tốt và khỏe mạnh lắm, hứa hẹn một mùa hoa sẽ nở trắng cả xóm đồi trở lại. Thỉnh thoảng đi ngang qua, em hay vẫy chào những bạn cây đó. Thật vui. Tất cả, chỉ là một cuộc rong chơi giữa vô biên của muôn loài, chỉ là một cuộc trở về để lại bắt đầu cho một sự hồi sinh. Em lại nhớ Sư Ông ưa dùng hình ảnh một cái cây đang đứng bất động, tự tại và vững chãi, cái cây dường như không làm gì nhưng thực ra đang làm rất nhiều, để sống đẹp và có ích cho đời. Thiên nhiên mầu nhiệm ở chỗ nó quá... tự nhiên, nhẹ nhàng và giản đơn, chỉ cần quay về chơi với thiên nhiên cho hết lòng thôi, mình cũng đã khấm khá rồi, phải không chị? Bụt là lá chín, Pháp là mây bay... đó, mình thấm được bao nhiêu rồi chị ha? Đi cho sự sống dâng đầy Em vẫn nhớ ngày đầu tiên quay lại làng và đi thiền hành với đại chúng. Buổi sáng đó rất đẹp và bất chợt em thấy mình thực sự quay về khi bàn chân bắt đầu bước đi những bước đầu tiên. Những bước chân trở mình khắc ghi dấu vết thiên thu. Khi nắng mai bất chợt chảy tràn vào thực tại... Em có cảm tưởng như bao nhiêu tháng năm xa xôi và bao nhiêu con đường mình đã đi qua đều quay về và dừng lại trong buổi sáng hôm đó. Dừng lại để thở, để ôm ấp, nuôi dưỡng và chuyển mình trên một lối đi thanh thản hơn. Và em đã nguyện bước tiếp những bước chân bình an từ đó.... Một ngày, khi em đang đi từ Ni xá đến thiền đường thì bỗng nhiên nhận được một làn hương hoa rất thanh tao từ gió mang tới. Trời khuya, trăng sao vằng vặc, xung quanh em, các sư cô cũng đang đi từng bước yên lặng, nhẹ nhàng và từ tốn như vậy. Tự nhiên em thấy như mình đang trên đường đi tới trăng sao vậy. Bình yên và tự do lạ. Em bước từng bước một cách cẩn trọng, tưởng như nếu không sẽ làm vỡ đi cái không gian thanh thoát đó. Và em tự hứa với mình sẽ luôn dành đủ thời gian để có thể đi hoài những bước có mặt cho nhau 137

138 chân đó, ít nhất là những buổi sáng trên đường đi đến thiền đường. Thành ra, dù không giỏi lắm nhưng em cũng ưa dậy sớm hơn một chút, để tất cả mọi hoạt động vào buổi sáng sớm cũng được từ tốn, cho dù là bước xuống giường, xếp mền, mở cửa, đi đến nhà vệ sinh, đi tới phòng học..., những bước chân sẽ được có thời gian và có ý thức nhiều hơn. Có khi em thấy mình phải cẩn trọng để giữ gìn những lối đi này cho trăm năm sau nữa.... Em lại nhớ một buổi đi thiền hành cho hòa bình cùng Sư Ông và đại chúng trên đường phố của nước Ý. Thành phố rất sầm uất, huyên náo với đông người và xe cộ ngược xuôi lẫn giữa những tòa nhà đồ sộ. Trước buổi thiền hành, Sư Ông đã bắt đầu bằng một bài pháp thoại ngắn, cũng như hướng dẫn về thiền hành. Em ngồi cạnh Sư Ông và có cảm tưởng Sư Ông phải dùng hết sức mình để nói cho đủ lớn với đủ loại âm thanh xung quanh. Trời hôm đó hơi gió nhưng vẫn xanh và có nắng. Thỉnh thoảng, em nhìn lên bầu trời qua những vòm lá xanh thấy có nhiều chim bồ câu bay lượn, lòng chợt thấy cảm động giữa một cuộc sống hòa bình của chính mình và của mọi người chung quanh cũng như về những gì mà Sư Ông muốn mang tới để tặng cho những con người nơi này. Sau đó thì mọi người bắt đầu đi. Năng lượng rất hùng tráng. Em cũng đi bằng tất cả sự chú tâm, bình an và tự do mà em có được. Em đã hứa sẽ luôn nhớ mang theo hình ảnh Sư Ông trong tim mình để có được tấm lòng, có được sự bình an và tự tại đó của Sư Ông. Trên đường phố náo nhiệt tại Roma hôm đó, những bước chân của tăng thân đã hòa cùng những dòng người và xe cộ một cách rất an lạc và tự do. Chị biết không, người ta nói những con đường ở Roma được làm từ những tảng đá lấy từ những ngọn núi lửa cách đây khoảng 2000 năm và người Ý đi đến đâu thì họ làm những con đường đến đó, cho nên mới có câu nói rằng : Những con đường đều dẫn về La Mã... Tự nhiên em thấy những bước chân của mình linh thiêng lắm, thấy mình đi giữa lòng Roma mà dường như không còn giới hạn không gian và thời gian nữa. Trên những con đường làm bằng những ô đá vuông đen và nhẵn bóng, em đã nếm được sự tự do giữa dòng người náo nhiệt mà không có cảm giác bực bội, mệt mỏi vì bị chen lấn, xô đẩy. Cũng trong chuyến đi đó, Sư Ông đã làm cho mỗi người một cái thẻ nhỏ có chữ 100%, có dấu mộc của Sư Ông, để mọi người nhớ đến việc thực tập im lặng trong khi đi, để mỗi bước chân mình thực sự là một buớc chân trở về %. Rồi có một ngày quán niệm ở xóm Hạ, Sư Ông đã đi đến từng người có mặt lúc đó trong thiền đường để đưa cho cái thẻ 100% đó và dặn dò: Đi cho giỏi nghe con. Đôi khi em thấy ngưỡng phục sự kiên nhẫn, từ bi mà không thỏa hiệp của Sư Ông quá. Sư Ông dường như vẫn luôn có ở đâu đó, đưa một cánh tay ra để cho mình nắm lấy mà từ từ đi tới. Cũng chuyến đi Ý đó, trong một tu viện rộng lớn, uy nghiêm và cổ kính trên núi, em lại thêm nhiều lần nữa tận hưởng được niềm vui và sự tự do thênh thang của những bước chân thiền hành. Tu viện trên núi cao nên không gian rất mênh mông, có thể thấy những dãy núi khác ở phía xa, thấy biển, thấy những hòn đảo, những con tàu hay phố xá tưng bừng bên dưới. Có khi nhiều lần trong ngày, em rảo bước theo những lối đi quanh đó, thấy lòng mình yên lặng, bình thản và rộng ra theo không gian. Nhìn xuống cuộc sống bên dưới,...nhìn lại quanh đây lô nhô loài người,... một ngày bỗng thấy gắn bó cuộc đời, em biết em và đời sống vẫn còn đó cho nhau, với đầy đủ nỗi niềm và sự bao dung. Có khi, em gặp và cùng đi với Sư Ông. Sư Ông cũng đi dọc theo những lối nhỏ, có khi men theo từng cạnh, góc của những dãy nhà, hành lang, tay khẽ chạm lên những bờ tường, phiến đá và lặng lẽ nhìn ra biển, ra núi và ra cuộc sống nhộn nhịp sắc màu bên dưới. Đôi khi em có cảm tưởng như Sư Ông đang đi, đang tiếp xúc và trao gửi tình thương đến mọi thứ, cũng như đã cho tất cả mọi người, và một lần này cho mãi mãi. Có lẽ rằng... biết chăng rồi nữa chẳng là chiêm bao... Ở đây, có nhiều lần, em mời ba mẹ đi cùng, mời chị đi cùng. Em ý thức về sự yên tĩnh bên trong mình và rằng em đang bước chân đi trên một đỉnh núi cao, trên những hòn đá được lát từ rất xa xưa và có thể một ngày nào đó, đỉnh núi đó, tu viện đó sẽ chìm sâu vào đáy biển. Em hít thở sâu cho những đau mỏi, ưu tư nào đó từ những góc sâu tâm thức được lắng xuống, thấy mình luôn có thể được hạnh phúc và tự do nếu mình thật sự muốn. Dòng sông thiền tập Em đang tắm gội trong dòng sông thiền tập nơi này. Nơi nào cũng là thiền đường và thời gian là cơ hội. Một khi mình biết quay trở lại. Trở lại - để nhận ra, để sống thật sự với những gì đang xảy ra. Quả thật, thiền đường, những con đường thiền hành, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, rửa chén, quét dọn... mỗi mỗi đều đang được sắp sẵn cho sự thực tập của mình, phải không chị? 138 hãy lắng nghe nhau

139 Ngày xuất sĩ trước khi đi Đông Nam Á, Sư Ông dạy lại việc thực tập thi kệ và ý thức trong khi mở vòi nước. Em luôn thấy vui và không chán mỗi khi Sư Ông nhắc lại những thực tập căn bản này. Cho nên em đã có nhiều cảm hứng để bắt đầu lại sự thực tập thi kệ này. Em bắt đầu lại bằng bài kệ thức dậy miệng mỉm cười... Ngày nào thức dậy em cũng đọc bài này, nhưng đôi khi thấy sự thực tập của mình còn cạn cợt lắm, thấy những hạt giống tốt sâu kín đâu đó trong mình vẫn chưa đuợc đánh động nhiều, chưa thay thế được cho những tập khí sâu dày cũ, nhất là mỗi khi mà cách hành xử, nói năng hay cách sống của mình vẫn còn thô động, vẫn chưa có được bao nhiêu cái tinh thần mắt thương nhìn cuộc đời... ấy. Hoặc như bài kệ đánh răng mà em cũng ưa thực tập, có câu : Miệng thơm lời chánh ngữ... Ấy vậy mà em đã biết bao nhiêu lần nói những lời vội vã, vụng về, làm tổn thương người khác và chính mình. Thế nhưng, thực tập thi kệ vui lắm. Có khi em chỉ chọn một vài bài để thực tập thôi nhưng tự nhiên ý thức về những bài thi kệ khác cũng tới, ví dụ như : thức dậy thì đến xuống giường, quơ dép, xếp mền, mở cửa, vào nhà vệ sinh,... giống như những bài thi kệ mà mình chọn chỉ là một mắc xích để nối lại những đoạn ý thức về các hành động vậy. Và dù cho sự thực tập còn chậm, nông cạn, hay bị quên hoài, em biết mình cũng cần thực tập chấp nhận mình, cho mình thêm thời gian. Và em tự nhủ rằng việc mình quay về hiện tại và có ý thức về những công việc, động tác mình đang làm đã là tạm đủ. Chị thương, thỉnh thoảng em viết thư cho chị và nói là em đang làm lại cuộc đời. Thực ra thì cũng không có gì sứt mẻ, hư hại trầm trọng, mà chỉ là em lại thấy mình lơ là, sao lãng với việc thực tập và chật chội, quẩn quanh với những tâm hành, cảm xúc cũ mòn. Nhưng cũng may là cuộc đời vẫn còn đó cho em làm lại và mình vẫn còn ý muốn đi tới, vươn lên. Càng lúc em càng thấy vui thích với việc thực tập với những gì đơn giản nhất mà mình làm hằng ngày ở đây. Có một sư em hỏi em thích pháp môn nào nhất và thay vì trả lời là thích ngồi thiền như trước đây, thì hiện giờ em thích sự dừng lại trong khung cảnh động hơn. Thật vậy, trong những hoạt động, công việc hàng ngày như nấu ăn, rửa chén, dọn nhà vệ sinh,... em chọn những gì mình ưa thích hoặc thường hay làm nhất để có sự chú tâm hơn vào đó - vào hơi thở, động tác, tâm hành, cảm xúc của mình trong lúc làm việc đó. Và niềm vui đơn giản lắm chị. Có khi chỉ là một buổi nấu ăn xong và em vui vì cảm thấy mình đã có nhiều tâm niệm an lành như cái ý muốn cống hiến cho đại chúng có một bữa ăn ngon miệng và ý thức về những việc mà mình làm trong bếp như khi mình đi qua, đi lại, cúi xuống, đứng dậy, mở nước, rửa rau, xào nấu... hay việc mình làm nguôi ngoai được những khó khăn, bực bội nào đó trong khi nấu để không truyền cái năng lượng đó vào thức ăn hay vào những người chung quanh.v..v. Niềm vui còn là khi mình im lặng để rửa chén bát khi ăn xong - im lặng và ý thức được về nước ấm, về các động tác hoặc về những tâm tư nào đó đang dấy lên. Sự bình an còn thường có được khi mỗi tối quay về ngồi thở ở một góc nào đó. Khi đó, hơi thở và sự yên tĩnh thường giúp em làm lắng dịu lại những suy tư, những cuộc chuyện trò sôi nổi bên trong hay những dòng cảm xúc miên man. Có những khi em ngồi chơi với mình thật lâu. Cũng có những lúc lười mỏi em muốn đi ngủ ngay nhưng rồi lại tự nhủ là mình sẽ đi ngủ sau mười hơi thở thật sâu, thật đầy, thế nhưng sau mười hơi thở đó thường là sự thích thú để ngồi lại và tiếp tục chơi với những hơi thở kế tiếp. Chị thương, nếu nói nữa, em sẽ nói hoài không hết về những gì mà mình đang làm mỗi ngày ở đây. Thật đó, nếu nhìn lên bảng thời khóa, sẽ thấy chỉ là: Ngồi thiền, ăn sáng, chấp tác, thiền hành, tụng kinh... Có khi hình như là ngày nào cũng như ngày đó. Thế nhưng, từ đó, có cả một vùng trời nội tâm rộng lớn và phong phú với những ngõ ngách sâu thẳm của nó để mình nhìn ngắm, chơi đùa và tìm lại con người thật của chính mình cũng như hiểu về những người chung quanh. Lối đi sẽ luôn có đó một khi mình biết quay về với mình, một khi mình còn biết quan tâm, thao thức đến sự tu học. Ngay bây giờ đây, em chỉ muốn thực tập những việc thật đơn giản trong đời sống hàng ngày của mình cho hết lòng. Em muốn đặt những viên đá đầu tiên này cho con đường của mình một cách cẩn trọng. Em luôn biết ơn ba mẹ đã cho em hình hài này. Em biết ơn cuộc sống với những đau khổ hay hạnh phúc đã đưa em đến đời sống tâm linh này. Em biết ơn Sư Ông đã chỉ cho em một lối đi rộng mở ngay dưới chân mình và em biết ơn chị đã dìu dắt em từ những bước chân vụng dại đầu tiên để có được những giây phút thắp sáng tâm linh. Em biết tất cả vẫn luôn có đó trong em, bảo hộ và nâng đỡ em trong từng hơi thở. Thật đẹp! Em mong sao cho mình luôn được tỉnh táo, khỏe mạnh để sống và tu tập hết lòng mà không phụ những ân đức đó. Chị tin em nhé! có mặt cho nhau 139

140 leo núi cũng là tu Sư cô Huệ Trân Tuần lễ cuối năm dương lịch, mưa bão đâu mà giạt về quá thế? Mưa ngày rồi mưa đêm, mưa sáng rồi mưa chiều, cứ thế mà tiếp nối. Khắp miền nam California đều chung một hoạt cảnh là đường xá ngập nước, cây cối tróc rễ, xe cộ quẹt nhau. Ấy thế mà huynh đệ chúng tôi dám hẹn một ngày lên Lộc Uyển leo núi! Mỗi tuần, chùa Phật Tổ có ngày thứ hai là ngày-thư-giãn, trên Lộc Uyển thì là ngày-làm-biếng. Đó chỉ là hình thức tạm gọi như thế, chứ đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thư giãn cách nào cũng phải luôn giữ chánh niệm thì vẫn là tu; Còn ngày-làm-biếng là ngày dồn những việc chưa làm xong, trong những ngày-làm-siêng, thì cũng nào phải là làm biếng! Muốn gọi thế nào thì gọi, nhưng vì ngôn từ đặt cho ngày thứ hai dễ thương quá, nên chúng tôi thường thoải mái với ngày đầu tuần đó. Một lần, thầy Thường Tịnh gặp lại cố nhân là thầy Pháp Cơ trên Đại Ẩn Sơn nhưng chưa hàn huyên được bao nhiêu vì đang trong ngày tu của khóa An Cư Kiết Đông. Được sự nhắc khéo của chúng tôi là ngày thứ hai, hai nơi cùng không có thời khóa, sao không cùng sinh hoạt? Thế là, ngay lập tức, thầy Thường Tịnh vốn là đầu bếp nổi tiếng của chùa Phật Tổ, đề nghị: - Chúng con sẽ mang thực phẩm lên, cùng nấu nướng. Thầy Pháp Cơ, cũng ngay lập tức, tận dụng lợi thế thiên nhiên của Lộc Uyển, tiếp lời: - Rồi cùng thiền hành, leo núi. Chương trình của hai phái đoàn được mọi người hoan hỷ, tán thành ngay, trong vòng chưa đầy hai phút! Nhưng sau đó là bắt đầu những ngày mưa! Vậy mà lạ, chúng tôi chẳng ai lo lắng rằng đến ngày hẹn, trời chưa dứt mưa thì sao! Cứ như là, vì chúng tôi sẽ leo núi, làm sao mà mưa được! Không biết có phải vì niềm tin thành khẩn không, mà ngày thứ hai đó, ông mặt trời như chẳng thể nhượng bộ thêm với mây đen và mưa gió, nên đã ló rạng từ sớm. Huynh đệ chúng tôi hân hoan chuyển thực phẩm lên xe, có món làm sẵn, có món lên đó mới cùng làm, rồi kiểm điểm, sắp xếp, tổng cộng tới sáu chiếc xe lớn nhỏ, sấp sỉ cũng trên hai mươi mạng, cùng vui mừng ca hát suốt dọc đường trực chỉ Vườn Nai. Vì đã xin phép trước, nên đến nơi là chúng tôi vào thẳng nhà bếp. Khi các thầy cô Lộc Uyển nghe động, xuống tới trai đường thì trong bếp đã như trẩy hội. Chỗ này lặt rau, chỗ kia cuốn bì, hai chảo lớn trên bếp thì đang chiên nem chạo thơm lừng, rồi bánh hỏi, bánh chuối, bánh cam Chúng tôi chỉ xin quý sư cô cho nồi cơm, lỡ vị nào muốn ăn thêm cơm. Trên Lộc Uyển cũng có khoảng ba mươi cư sỹ người Tây phương, đang cùng dự An Cư. Họ phát biểu là chưa từng ăn những món ăn đặc biệt thế này bao giờ. Thật ra, tên gọi những món này, các tiệm chay đều có, nhưng đặc biệt, có lẽ vì là cách nấu riêng của nhà trù, chùa Phật Tổ. Nhìn mọi người vui vẻ ăn hết, lại đi lấy thêm, thầy Thường Tịnh vui lắm, nên bữa ăn này chắc thầy thọ thực như các vị Bồ Tát ở quốc độ Chúng Hương, nghĩa là chỉ ngửi hương đã là ăn. Nhờ mấy ngày mưa nên cây cối xanh tươi, đá núi sạch như ai chùi từng phiến, mây trắng, nắng vàng, thật là tuyệt hảo cho một ngày sinh hoạt ngoài trời. Thầy Pháp Cơ hướng dẫn đoàn thiền hành lên 140 hãy lắng nghe nhau

141 Am Phù Vân bằng đường mòn quanh co. Đám bạn trẻ vừa đi vừa hát. Chim núi thấy lạ, bay theo. Một đôi, hai đôi, rồi từng đàn. Chúng tôi quỳ trước Am Phù Vân, nơi tưởng niệm thầy Giác Thanh, vị trụ trì đầu tiên khi Lộc Uyển mới khai sơn. Thời đó, tôi may mắn đủ duyên, đã từng ghé lên đây khi ngọn đồi còn hoang sơ, nắng cháy, những phòng ốc còn dấu vết nhiều lỗ đạn, vì địa điểm này từng là nơi tập bắn của quân đội và cảnh sát. Vậy mà các sư cô đã có mặt ở đây, ngay khi Làng Mai tiếp nhận. Nếu tôi nhớ không lầm thì sư cô Thoại Nghiêm là người hàng ngày lái chiếc xe truck cũ kỹ, chở mọi thứ vật liệu, hết lên núi lại xuống đồi, trên những đoạn đường lồi lõm, mấp mô. Các thầy cô làm việc như những người thợ chuyên môn, với những công việc có thể là chưa từng làm bao giờ! Nơi này cưa đục, chỗ kia hàn xì, rồi thay cửa, đóng bàn ghế, sơn quét trong ngoài, sửa chữa bất cứ những gì có thể sửa chữa được, để trở thành những phòng ốc tạm sinh hoạt, ngủ nghỉ Chưa đến với Lộc Uyển những ngày mới khai sinh, chưa thể cảm nhận rõ giá trị của từng giọt mồ hôi, từng bàn tay, từng tấm lòng của cư dân địa phương đã quý mến và cảm phục đoàn sứ giả Như Lai mà tình nguyện tới giúp. Sự chuyển hóa tuy cần mẫn mà rất nhẹ nhàng vì quý thầy cô làm việc mà cứ như chơi! Làm trong tiếng cười, trong ái ngữ, mệt thì cùng nghỉ, đói thì cùng ăn. Cái tinh thần an lạc, thong dong này nó lạ lắm, nó như quyện vào gió, mà gió thì lan tỏa, bay xa. Chẳng bao lâu, người phát tâm đến giúp không chỉ là những cư dân quanh vùng mà còn có những người vì nghe nói mấy thầy tu Á Đông đang tự lực cánh sinh, sửa chữa nơi tập bắn thành tu viện nên rủ nhau lên, xem có giúp được gì. Quý vị nào muốn biết những mẩu chuyện nho nhỏ, nhưng rất cảm động trong thời gian Lộc Uyển mới khai sinh, xin tìm đọc loạt bài Sư tử núi tác giả là sư cô Thoại Nghiêm, sẽ thấm thía hơi ấm của tình thương, tình người. Rồi như con sâu thoát xác hóa bướm, những dấu tích của vũ khí được xóa dần. Xưa, người ta tới đây để tập bắn, nay chúng ta đến để tập yêu thương. Xưa, ngọn đồi ầm ì tiếng súng, nay thong thả an bình tiếng chuông ngân. Từng cây non được các thầy khiêng về để các sư cô trồng xuống, nay đã cho những bóng râm rợp mát suốt con đường nhựa uốn khúc nối hai xóm Trong Sáng và Vững Chãi. Hùng tráng và uy nghiêm là thiền đường Thái Bình Dương đã hoàn thành, đủ sức để đón nhận đại chúng khắp nơi về dự những khóa tu. Tiếp sức cho thiền đường Trăng Đầu Non nằm cạnh quán sách, không đáp ứng nổi số người tìm về Lộc Uyển ngày càng đông. Hôm nay, trên đường thiền hành cùng thầy cô Lộc Uyển và huynh đệ Phật Tổ, tôi bỗng khựng lại trước một bông hoa dại. Sau những ngày mưa, hoa dại quanh đồi núi nở rộ, thiếu gì! Không hiểu sao, bông hoa vàng này như nở để chờ tôi. Cảm nhận thế, tôi cúi xuống, thầm thì, bằng ngôn ngữ chỉ riêng tôi với hoa: - Chào em - Chào cô - Em muốn gì? - Ngắt em đi! - Cám ơn em, nhưng không! - Sao vậy? - Vì ngắt, em chỉ làm đẹp riêng cô. Em đứng đây, làm đẹp cả núi đồi. Bông hoa chúm chím cười: - Cô thương mà nói thế, chứ em biết rồi. Hơn mười năm qua chúng em đã được nghe pháp. Các chú sói rừng, gia đình các bác rắn, các anh chị hươu nai, chồn, thỏ, cũng đã được nghe pháp, nên không còn về quậy phá như những ngày đầu, mà thỉnh thoảng xuất hiện hiền lành chỉ để muốn nói Chúng con vẫn còn đây, chúng con vẫn nghe pháp. - Giỏi quá! Em nghe những gì, nói thử chút xíu cô nghe coi. Bông hoa khẽ lắc lư, suy nghĩ, rồi cất lời khiến tôi sửng sốt: - Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loại giải, hoa cỏ như chúng em, nghe trăm, chỉ hiểu một, cũng là phước đức. Chẳng hạn như giai thoại này. Khi chưa được gặp Phật, các vương tôn công tử đến Vườn Xoài của kỹ nữ Ambapali để tìm vui dục lạc. Sau khi Ambapali gặp Phật, đón nhận được giáo pháp nhiệm mầu, nàng đã thành khẩn xin quy y, rồi xin cúng dường khu vườn đó làm nơi tu học. Vì nhìn suốt tâm chuyển hóa của Ambapali nên Đức Phật nhận lời. Sau đó không lâu, những ý tưởng và chí hướng Bồ Tát, sau này là nội dung chủ yếu trong bộ kinh Đại thừa Duy Ma Cật, đã thành hình từ những sự kiện tại chính khu vườn này. Cũng nơi Vườn Xoài ấy, cũng những vương tôn công tử ấy, nhưng nay họ đến để cùng tăng đoàn, cùng đại chúng, chờ nghe Đức Phật chỉ dẫn đường có mặt cho nhau 141

142 đi tìm chính mình. Tìm được chính mình là tìm được tất cả; khi đã là tất cả thì tất cả chính là một, chẳng gì là có, không, còn, mất nữa! Em đang là bông hoa vàng đây, nhưng em biết, em còn là nắng, là gió, là phấn hương, là sương sớm nữa chứ. Em biết, cô đang quán sát những gì không phải em, mới đích thực là đang quán sát em, phải không cô? Em không có mất đâu, nên em muốn cô hãy ngắt em, cho em đậu trên vành nón lá của cô, như một lời thầm cám ơn những bàn tay, những trái tim đã chuyển hóa ngọn đồi này thành quốc độ Phật, để chính nơi đây đã, và đang thành tựu bao chúng sanh. Có phải kinh Duy Ma mở đầu bằng Phật quốc phẩm đã mang thông điệp của Bồ Tát hạnh là Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh không ạ? Nhịp tim tôi thổn thức theo từng lời nhỏ nhẹ của bông hoa vàng. Lộc Uyển tại Hoa Kỳ, Phật Học Viện Âu Châu tại thành phố Waldbroel, Đức Quốc đã từ những nơi chốn mang dấu tích bạo động, tang thương, mà nay trở thành quốc độ Phật. Nếu tâm người nơi nơi được chuyển hóa, thì thế giới này đã không còn máu chảy, không còn lệ rơi Trên vành nón tôi, bông hoa rung rinh nhảy múa, ngân nga bài kệ: Ý về muôn vẹn nẻo Thiền lộ tâm an nhiên Từng bước gió mát dậy Từng bước nở hoa sen. đám cưới với tăng thân Sư cô Văn Nghiêm Về với con đường Ngày đầu năm , tại cái bàn học khu vực Mây Thong Dong, Xóm Mới, Pháp quốc. Đầu giờ sáng, con thức dậy, vén màn nhìn ra khoảnh sân đầy ánh trăng huyền diệu, nơi khắc ghi bao bước chân bình yên của con và các sư chị, sư em con mỗi ngày. Con ngồi yên bên ngọn nến, bình hoa trắng tinh khiết sư cô Trang Nghiêm tặng cho mỗi sư chị sư em trong khu vực đang tỏa hương nhẹ nhàng, tâm con cũng thấy nhẹ nhàng và an bình. Nhìn vòng tròn trên tấm thư pháp xinh xắn (món quà tết năm ngoái Thầy tặng chúng con mỗi người một tấm) con lại như được gặp Thầy, ở đó con bắt gặp sự gần gũi của cây bút con đang cầm trên tay, chiếc ghế con đang ngồi hay tiếng tích tắc quen thuộc của anh bạn đồng hồ Tất cả trở thành nhân chứng cho tháng ngày con kết duyên và sống cùng tăng thân. Nhờ được sống và cùng tăng thân thực tập, con nhận ra con chưa biết ngồi yên khi con có khó khăn, đôi lúc những mặc cảm về sức khoẻ, ngôn ngữ, lòng tin cũng như văn hoá khi mới qua Làng đã làm con mất định hướng. Làm sao con cứu lấy con đây? Lần này con thấy sự linh ứng của họa vô đơn chí khi thấy tập khí bực mình và bất an của con lại bắt đầu trở chứng. Con biết bệnh cũ của con lại tái phát nữa rồi! May thay con vẫn còn giữ thói quen thích đi thời khóa, thích nghe Thầy giảng pháp thoại. Mỗi khi thấy mình không biết làm gì cả thì chỉ cần ngồi yên nghe pháp thoại đặc biệt là pháp thoại Thầy giảng về kinh Quán Niệm Hơi Thở về nhận diện, ôm ấp cảm thọ và điều phục tâm hành là con thấy mình được cứu thoát. Từ từ con bắt đầu cân bằng lại cuộc sống, lấy lại từng hơi thở, từng bước chân, gỡ ra từng nút thắt và giao hoàn toàn cái lo lắng cho tăng thân. Không nói và không làm gì cả cũng không đi tìm gì cả là cả một công trình nghệ thuật, con chỉ sống, làm việc và theo thời khóa của đại chúng một cách buông thư trong đời sống tăng thân vì con thấy sự sống còn của con lúc này là phải trở về chăm sóc chính mình. Thế rồi một hôm con nhận ra lối về bình an từ chiếc cầu thang quen thuộc, con đường sỏi đi 142 hãy lắng nghe nhau

143 ra thiền đường, từ phòng ngủ đi ra phòng vệ sinh, từ nhà bếp ra mái hiên mọi cái vẫn còn nguyên vẹn. Và mỗi đoạn đường trong ngôi nhà tăng thân đã dìu dắt, nuôi dưỡng những bước chân của con về với con đường con đã chọn. Con chợt thấy con đường con đang đi không phải là con đường của địa lý mà rõ ràng đó là nhịp cầu hiểu thương giúp con bước qua những khoảng sân bùn lầy khó bước. Nơi đó con cũng đã từng có những bước chân bình an cho Bát Nhã, cho quá khứ, cho tương lai bởi vì con có được phút giây hiện tại. Con không biết con đường có phép lạ hay bước chân của con làm nên phép lạ nhưng con đã nghe bài hát trẻ thơ vọng về: Đường và chân là đôi bạn thân Chân đi chơi, chân đi học Đường ngang dọc đường dẫn tới nơi Đường yêu chân ghi dấu lại Đường và chân là đôi bạn thân Con cười khi thấy sự ngờ nghệch và cái thói lãng quên của chính mình. Từ đó mỗi sáng đầu ngày con tự hứa sẽ nuôi trồng lại cái bình an mà con lỡ đánh rơi. Có hôm con thấy chân con không dẫm vào thực tại mà đang bước ở Bát Nhã, ở sở làm, ở ngôi nhà huyết thống nhưng cái cầu thang đã là bạn của con tự lúc nào nên nhắc nhủ con trở về khi con nghe tiếng lộp cộp, lộp cộp A! con nghe tiếng thì thầm: Lên hay xuống cầu thang Bước chân thường nhẹ nhàng Nếu nghe tiếng lộp cộp Là biết lòng chưa an Bài kệ này có âm điệu thật hóm hỉnh, trẻ thơ và có cái gì đó rất vui nên con thường đọc và thấy mình cũng vui lây. Bình dị thế mà lần này nó cứu được con, cứu cái cảm thọ khổ đang có trong con qua bước chân lộp cộp ấy. Con phải cười thôi vì thấy tức cười quá. Và như một đứa trẻ, con chơi lại trò chơi bước chân nhẹ nhàng, bình an ngày trước. Một ngày con đi lên đi xuống cái cầu thang ấy mấy bận, có hôm con nhủ: Hello, chào bạn cầu thang mình đang vội một tí nhé! nhưng rồi chút nữa con lại nói mình hơi bận, thông cảm nghe! Lúc nào con cũng có lý do cho những bước chân bất an của mình Cho đến một hôm làm biếng, con nhận ra cái thói quen đổ lỗi của mình, lâu ngày nó đã thành một cuộc hẹn trường kỳ cho những bước chân không có dịp thật sự chạm vào thực tại. Hôm nay con cảm ơn người bạn nhỏ bằng một nụ cười, chỉ là nụ cười chào hỏi thông thường như khi mình gặp một người thương và con dừng lại mấy giây thôi, tức thì con nhận lại một cảm thọ mới hồi sinh. Một phép lạ đến với con bất ngờ và thú vị mà con không hiểu do bước chân, hơi thở hay cái gì đem lại cho con. Con thấy con vẫn bước như mọi ngày, vẫn thở như mọi ngày đó thôi. Nhưng hôm nay sao thật là hay! Từ từ con thích chơi, thích chăm sóc và nuôi lại cảm thọ bình an của mình từng chút, từng chút cẩn trọng cho một ngày mới, rồi một ngày mới nữa lại tới, có lúc vui vui con buộc miệng hát: Một ngày mới bắt đầu Tịnh Độ trong bàn tay. Nhờ vậy con thương lại được chính con trong đời sống tăng thân và con nhận ra có một con đường đã dẫn con về với ngôi nhà quê hương. Đi theo những bước chân đó về được đến nhà, ngồi yên lại, nhìn ngắm từng thứ thân quen trong ngôi nhà tâm linh của mình là một điều thật là kỳ diệu. Để rồi sáng sáng con lại thích thú khi được thức dậy sớm và khơi lên ý thức là mình còn ở trong ngôi nhà tăng thân, lại được ngồi vào cái bàn học, được mặc chiếc áo nhật bình và mở cửa bước ra ngoài hít căng cả lồng ngực cái khí trời tinh nguyên của đất trời ban mai. Trong cái yên lặng ấy văng vẳng bên tai con giọng ca truyền cảm của sư cô Chân Không: Sáng mở cửa đất trời thơm thơm lạ, bước đầu ngày xin bước bước yêu thương Hỏi như vậy mà không thương những bước chân sao được? Nơi dừng chân Sau những ngày chơi đùa với bước chân, với con đường con đã nhiều lần về với ngôi nhà huyết thống. Điều kỳ lạ là con nhìn thấy rõ ngôi nhà của mình hiển hiện dưới từng bước chân mình, nơi đó có bụi chuối, lũy tre, đồi chè, giếng nước và cả tiếng cười trong trẻo của tuổi thơ. Con bắt đầu mở lòng cho sự sống có mặt và con nhận ra trong đời sống hằng ngày những khó khăn đã có mặt len lỏi trong những hạnh phúc, trong hạnh phúc lại ẩn tàng những khổ đau. Vậy đó, đời sống tâm linh đã là môi trường giúp con nhận ra thương tích để con có thể tin cậy đem những thương tích ấy về trị liệu và thấy thật là linh nghiệm. Nhờ thế con kịp nhận ra con cũng chính là một thiền sinh thường trú về Làng, cần được trị liệu và chuyển hóa tức thì con nhận được nhiều niềm vui mỗi khi thấy nhiều thiền sinh phải đến làng rồi đi, rồi đến, rồi đi Nhìn có mặt cho nhau 143

144 những tấm thiệp mừng Noel, mừng Tết Dương lịch mà các bạn lặng lẽ để lại trên bảng thông tin hay một vài câu tạm biệt viết lên bảng, có khi là những giọt nước mắt thay cho lời tạm biệt làm con thấy mình đang có nhiều phước duyên để sống và tu học cùng tăng thân. Ngày trước con nghe sếp con khoe: đi Pháp mà chưa về Làng Mai thì chưa phải đi Pháp và trong giọng nói ấy đầy niềm vui, đầy hứng khởi nhưng con chẳng cảm nhận được là bao. Bây giờ con mới vỡ lẽ sự hờ hững của con với những hạnh phúc rất bình thường của những người thân sống quanh con. Vì con quá bận rộn với cái định nghĩa hạnh phúc mà con đã dựng nên. Cho nên khi nghe kể về Làng con không mấy để tâm, cứ mải mê với việc con đang làm và còn cho rằng nói quá sự thật! (con là người khó tin mà!). Giờ đây con đang sống và chứng kiến niềm hạnh phúc thật sự của thiền sinh khi về Làng làm con hơi mắc cỡ khi nhớ lại cách đánh giá sự kiện cũng như cách sống của mình. Con như nghe lại lời nhắn nhủ: Làng Mai là một nơi dừng chân nghỉ ngơi cho những người lữ hành mỏi mệt và con thấy mình thật may mắn vì chẳng cần phải đến đi đâu nữa. Được ngồi trong vòng pháp đàm nghe một cô thiền sinh là diễn viên chia sẻ: Cô cần nghỉ ngơi, buông thư và hồi phục năng lượng sau khi đóng xong một bộ phim và mỗi khi về Làng cô không cần phải giao tiếp, đối phó với cuộc sống, cô hoàn toàn được buông thư để có thể hồi phục năng lượng mà đóng cho bộ phim kế tiếp. Lại có thiền sinh đã có bằng tiến sĩ ở cái tuổi chưa đầy 25 đến tham dự khoá tu, khi ra về đã chia sẻ: Mình muốn làm một con rùa đi thật chậm giữa đời sống hối hả này và về Làng thì anh ta thấy quý những bước chân của anh ta ở Làng. Anh ta nói rằng khi về nhà anh sẽ cố gắng làm một con rùa có những bước chân chậm rãi. Rồi thêm một thiền sinh về Làng trong khoá tu mùa thu, khi đa số các thầy, các sư cô Tây phương đi dự khoá tu ở Đông Nam Á, chúng ở nhà không đủ người phiên dịch tiếng địa phương cho anh ta, nhưng anh vẫn vui vẻ và hạnh phúc với sinh hoạt của chúng mỗi ngày, dù không hiểu là bao, anh ta sống bằng trực giác và bản năng hạnh phúc sẵn có của con người. Con đã ấn tượng khi nghe câu hỏi của một bạn trẻ: Con ở đây thì thấy rất an nhưng chỉ cần nghĩ tới việc phải trở về nhà tiếp tục cuộc sống của mình là con lại thấy hoảng sợ, con không giữ được bước chân, con không giữ được sự bình tĩnh và không có quý thầy, quý sư cô bên cạnh thì thật là khó cho con Thật là kỳ lạ và khó hiểu về cuộc sống quanh ta đúng không các bạn? Nhưng những lời chia sẻ đó đã nhắc con ý thức rõ hơn về cuộc sống mà con đang có. Điều đó đã cho con thấy rõ tăng thân là một viên ngọc quý mà con phải thắp sáng ý thức mỗi ngày và được sống trong tăng thân là một may mắn lớn. Tổ ấm gia đình Thật ra lúc đầu về Làng, con thấy sợ cảm giác của những người thiền sinh. Cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi quá nhiều làm con muốn bỏ chạy, con đã cảm nhận rất rõ trong những ngày đầu khóa tu, con thấy mình như bị hút mất nhiều năng lượng. Nó khác với cái năng lượng bình an hằng ngày của Đại Chúng, nó lại rất khác với môi trường Bát Nhã mà con từng sống. Bởi ý thức cộng đồng đến chùa ở Việt Nam rất khác. Cái ý thức đến chùa cầu sự bình an, giúp làm công quả để có phước và được tiếp xúc với quý thầy, quý sư cô trong sự thực tập về uy nghi, giới luật, làm việc gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, lời nói nhẹ nhàng hay thăm một phong cảnh đẹp, một di tích lịch sử của chùa Còn ở đây, thiền sinh đến Làng mang theo một khối stress từ bên ngoài, họ cần được thải ra và đổi lại một năng lượng mới cho họ sống còn. Lúc đầu con thấy mình tu với thiền sinh một ngày hai ngày, một tuần hai tuần thì vui nhưng cứ hết mùa Xuân, đến mùa Hạ, mùa Thu, rồi mùa Đông... thì cần phải 144 hãy lắng nghe nhau

145 có phương pháp tu học, có đời sống khoa học, có khả năng phục hồi sinh lực và nhất là phải biết chế tác niềm vui mỗi ngày mới đủ sức đi trọn con đường tu. Nếu không thì mình sẽ là nạn nhân của sự tu học. Ý thức này giúp con hiểu thêm lời dạy của Thầy: Mình đi xuất gia là mình đám cưới với tăng thân, mình đi tu cũng giống như người con gái đi lấy chồng, phải lấy sự nghiệp nhà chồng làm sự nghiệp của mình. Tỉnh giấc con bắt đầu coi lại sự nghiệp nhà chồng của mình, sự nghiệp của Thầy và tăng thân ra sao? Thì ra đó là sự nghiệp chăm lo cho mình và chăm lo cho sư chị, sư anh, sư em của mình có đủ hạnh phúc để có khả năng hiến tặng sự có mặt cho nhau, cho những người thương đang sống bên cạnh mình. Chừng ấy thôi là con có quá nhiều việc để con tập làm, tập sống. Vậy mà lâu nay con đâu có biết? Nhưng không sao, đời sống tăng thân thật mầu nhiệm, con học được rất nhiều đức tính hay, rất nhiều tài năng đặc biệt từ các sư chị, sư em con từ việc nấu một nồi cơm, rửa một cái chén, uống một ly trà, quét cái hiên hay đi một bước chân Ngó vậy mà nó khó hơn là học để lấy cái bằng đại học nữa. Con vui mừng khi biết mình đang học ở trường đại học mới, ngôi trường dạy cho mình cách sống bình an, chế tác hạnh phúc và làm đẹp cuộc đời. Bây giờ con mới thấm lời dạy của Thầy: tài năng lớn nhất của con người là khả năng làm ra hạnh phúc. Cũng nhờ đó con cảm nhận được làm ra hạnh phúc và giữ gìn nó là đặc tính của một tổ ấm gia đình. Điều này thật khó thực hành, nhưng phải học và thực hành thôi vì nó là nhu cầu sống còn của cuộc sống. Cái hay là cuộc sống tăng thân cho con nhiều cơ hội để làm lại. Cũng công việc đó nhưng cứ mỗi lần làm là con lại thấy khác lần trước. Như một nhà hóa học, con hòa dung dịch rồi pha chế và khám phá ra nhiều hóa chất mới đang biểu hiện dưới những điều kiện xúc tác khác nhau. Trong những hóa chất đó có quá nhiều hóa chất độc hại như giận hờn, mặc cảm, buồn đau, đam mê, sợ hãi Nếu ngày mai có cơ hội làm lại, con sẽ cố gắng lấy bớt ra một chút những độc tố. Mỗi ngày một ít, một ít mà thấy vui. Năng lượng hòa giải Con nhớ có hôm con giận một sư chị, giận đến nỗi nhìn thấy sư chị là con không muốn nhìn và con thấy dễ gây sự với người này hay người kia, cái chân cứ muốn tìm đường khác mà tránh, cái mắt bắt đầu biểu lộ sự khó chịu, rồi cả con người căng ra. Nhưng làm sao mà đi về hướng khác khi đó là thời khóa mà tất cả mọi người phải cùng nhau ngồi họp chung, ăn cơm chung hay pháp đàm chung hay tụng kinh chung. Và con nhủ thầm hoạt động một ngày trong tăng thân sao cứ phải ngồi chung, đi chung, ăn cơm chung? Nhiều lúc vô tình mình đứng hay ngồi sát hoặc đối diện với người mình đang có khó khăn. Con đã nhận ra những tâm hành ngổn ngang của mình trong khi đó. Có hôm hát pháp thoại con mắc cỡ khi nghe đọc lời quán nguyện: Chúng con tụng như một cơ thể, nghe như một cơ thể Chẳng biết làm gì hơn là làm cho các tâm hành đi xuống để mình thấy đỡ mắc cỡ hơn khi đứng trước máy quay. Và thật mầu nhiệm, chỉ cần trở về hơi thở và nhiếp tâm vào lời tụng, nương vào lời kinh là những tâm hành ấy biến mất, như ma vậy đó. Giờ phút đó con cảm nhận năng lượng hòa giải đã có mặt khi chúng con cùng đứng bên nhau. Để rồi chúng con có thể cười khi gặp lại nhau. Con đang có mặt không? Một hôm khác con đang giận thì có chuông đi thiền hành, mừng quá, con được đi ra ngoài chơi với thiên nhiên, nhưng đang bận giận hờn nên con chẳng cảm được cái đẹp của bông hoa mà đã có lần con ngẩn ngơ vì sự biểu hiện của nó. Con đi một hồi thì nghe giọng Thầy hỏi trong bài pháp thoại sáng hôm trước: Con có đang có mặt không? Đang lúng túng thì con lại nghe giọng nói rất ư hạnh phúc của Thầy đáp lại: Dạ, con đang có mặt. Hình ảnh Thầy nói với từng bước chân chậm rãi trong thiền đường kèm theo nụ cười đầy sự sống làm con thấy có mặt cho nhau 145

146 mình đang nói dối như một con vẹt. Con bước từng bước và thưa thiệt Dạ, con đang có cơn giận chi phối. Con lại nghe Thầy ân cần hỏi: Con có hạnh phúc không? Con thấy con im re không trả lời được trước sự nhẫn nại của Thầy. Nhưng mấy giây sau, khi con ý thức đôi chân con đang đi trên mặt đất với những điều kiện hạnh phúc mà các bạn thiền sinh đã gởi tặng cho con. Con thầm trả lời theo từng nhịp bước: Dạ, con có hạnh phúc. Chưa chắc ăn, Thầy lại xuất hiện và hỏi tiếp: Con có hạnh phúc thật không? Lúc này bước chân con đang đạp lên những cành lá khô kêu răng rắc giúp con ý thức con đang có cơ hội thực tập chuyển hóa cơn giận từ những bước chân mình, được đi những bước chân chạm vào mặt đất... Không còn ngần ngại nữa, con thưa: Dạ, con có hạnh phúc thật. Vậy đó, con thường tự nhắc mình: Không sao đâu, giận là chỉ là một tâm hành không thật, mắc gì mà bị chúng nó lừa cho mất tình chị em. Cũng đã đôi lần chúng con vượt qua được những vụ lừa gạt này nên chúng con có niềm tin hơn khi sống với nhau, chơi với nhau, làm việc với nhau, ngồi ăn cơm chung với nhau rồi đi bên nhau. Và con thấy đã có pháp môn hướng dẫn để thực hành, đã có nhà để ở, đã có tăng thân để nương tựa, đang có Thầy chỉ dạy mà không làm cho cái giận tiêu tan thì thật là uổng. Cũng đã có lần Thầy dạy: muốn gì thì cứ làm đi, muốn hết giận thì làm cho hết giận còn chần chờ gì nữa. Nhờ vậy con thấy đời sống tu học của con rất gần với đời sống của con trước đây, chỉ có điều sống trong tăng thân con có một môi trường tốt để huân tập những tập khí mới. Không như Mẹ con nói: Con đi tu giống như đưa con vào nội (nội phủ, vào cung). Càng ngày con thấy con càng gần với chính con, bạn bè, ba mẹ và với cuộc đời. Con có thể chia sẻ đời sống tu học của con với mọi người mà không có gì phải bí mật trong đời sống xuất gia. Được sống thật với mình khi mình biết chắc đây chính là nhà mình, đây cũng là sở làm, là trường học, là nơi giải trí để mỗi khi ăn cơm xong ra khỏi nhà ăn Xóm Mới là con lại thấy hạnh phúc khi mình đang được thưởng thức từng bước chân chậm rãi về phòng. Bởi câu thư pháp today is a no car day, enjoy your steps, enjoy your Pure Land treo trong nhà ăn đã giúp con ý thức mình đang góp phần bảo vệ môi sinh vì nhà và trường gần xịt, lại có điều kiện thưởng thức sự sống của đôi bàn chân nữa. Thật là mầu nhiệm! Mỗi lúc như vậy con lại nghe bước chân mình hát ca: Quê hương đi về trên mỗi bàn chân Bao nhiêu con đường mở ra độ lượng Tâm không mong cầu bình an là vậy An vui nơi này an khắp mọi nơi Niềm vui trải dài sự sống Tôi đi vững trên bàn chân Mắt tôi mở to giữa đời này đây Lòng không cầu làm mây trắng bay Khổ đau từng nuôi ta lớn lên Xin cho nắng mưa ngày sau Vững một niềm tin chẳng hề nhạt phai. (CGN) Thật vậy một quê hương cho tuổi thơ bình yên khi con được trở về sống lại, bắt đầu lại từ những bước đi chập chững đầu tiên có lời nói yêu thương Mẹ dạy, lời chỉ dẫn của Ba, có bài ca cô giáo hát cho con nghe hay lời ru ầu ơ dịu ngọt của ngoại qua những câu kinh, những bài thiền ca, những bài thi kệ giúp con cảm nhận từng bước chân thảnh thơi rong chơi giữa cuộc đời. 146 hãy lắng nghe nhau

147 có những phút giây là thế! Sư cô Tuyết Nghiêm Bụt là vầng trăng mát Đi ngang trời thái không Hồ tâm chúng sinh lặng Trăng hiện bóng trong ngần Lời thơ hát trong tâm tư đưa tôi về với giây phút hiện tại để có mặt sâu sắc với cuộc đời và thương yêu chân tình với chính mình. Ánh trăng đã ghé qua thăm góc thiên đường hội ngộ của tôi đêm nay. Khung cửa sổ, một góc nhỏ mà tôi gọi là chốn thiên đường- nơi tôi gặp tuyết, gặp trăng, gặp những phút giây tự tình, Là thế! Ánh trăng đêm nay soi rõ màn tuyết phủ trắng lên tấm thân cuộc đời, từng cành cây, từng bờ cỏ, lối mòn, con đường vắng,. Tôi ngồi lặng yên bên khung cửa, thắp một ánh đèn nhỏ cho góc thiên đường thêm ấm áp, tôi mời trăng, mời tuyết vào góc thiên đường tôi chơi. Ngước nhìn ánh trăng treo trên nền trời trong vắt mà cũng có thật nhiều mây. Những lớp mây nối nhau, đến và đi thật nhanh làm cho ánh trăng không ngừng biến sắc. Có khi là đám mây đen làm ánh trăng ẩn lại phía sau, và có khi là đám mây trắng nâng ánh trăng hiển lộ trên nền trời. Tôi nhận lấy tình thương, lòng khoan dung độ lượng của trăng gởi vào tâm hồn mình. Tôi cũng cảm nhận niềm bình an thâm sâu. Tôi vui khi trăng hiện mà cũng vui khi trăng ẩn nấp. Có lẽ nhờ đón nhận tình thương độ lượng của trăng mà tôi dường như không còn dấu tích của buồn đau trong giây phút này. Và tôi chợt nghĩ tịch diệt là cái có thể có. Có những phút giây là thế! Tôi không ngạc nhiên, tôi ngồi đây bình yên giữ đều từng hơi thở, duy trì và đem niềm an lạc ấy thấm sâu vào thân tâm. Gió! Gió về rung cả vườn cây! Tiếng hát ca của thiên nhiên như đang mở hội mừng trăng và tuyết. Bài hát thâm sâu của thiên nhiên- Tri kỉ của con người. Pháp âm vi diệu của không đến không đi, không còn, không mất, của tịch diệt vi lạc Cửa vô sinh mở rồi Trạm nhiên và bất động Có những phút giây là thế! Đám mây dạy bài học vô thường, ánh trăng dạy bài học vô ngã, hoa tuyết của tương tức,. Tất cả hòa quyện vào nhau cho hội đêm nay thêm thiêng liêng, đạo vi. Có ai ở nhà không? Tôi thầm hỏi và thấy rằng tôi đang thật có mặt đây để hội ngộ với nét diễm tuyệt của thiên nhiên - người bạn chân thành của cuộc đời tôi, mà lắm khi tôi vô tình phụ bạc. Nhìn vào cái mối thâm duyên qua muôn vạn kiếp sống, tôi làm sao có thể sống nếu không có tri kỉ trong cuộc đời mình. Tri kỉ luôn có mặt rất gần bên tôi, chỉ tại vì tôi cứ cố tâm phân biệt, tách rời mình và tri kỉ, nên cứ loay hoay kiếm tìm để rồi tự giam mình trong cái gọi là cô đơn và buồn tủi. Cô đơn và buồn tủi là vì tôi dại khờ không thấy cuộc đời quá thương tôi, cuộc đời luôn ôm tôi trong vòng tay của rộng lượng, vị tha, nhường nhịn và kiên nhẫn đợi chờ. Tôi chưa bao giờ bị cuộc đời bỏ mặc như tôi nghĩ. Có niềm đau, có nỗi khổ rất riêng, nhưng khi giờ phút hội ngộ này, tôi thấy mình chưa bao giờ đơn lẻ cả. Cuộc đời ôm lấy tôi, tôi ôm lấy cuộc đời, có niềm đau nào không vơi!... Những bông tuyết trắng nằm lặng yên trên đất, khoác lên tấm thân cuộc đời một chiếc áo trắng tinh, thanh lương. Trăng được gặp tuyết, tuyết được gặp trăng. Và tôi, tôi cũng có mặt đây làm chứng nhân lịch sử để ghi lại trang thiên tình sử của cuộc đời. Trang thiên tình sử có nét đẹp của tự do, tĩnh mặc, thảnh thơi, bền vững và chắc thực Cái đến cũng tự nhiên, cái đi thì không vướng bận mà sự có mặt lại thật lắng yên, sâu sắc. Mới sáng nay thôi, hàng vạn bông tuyết nhẹ nhàng thả mình với dáng hình thanh thoát, bình yên. Trong phút chốc làm đổi mới cả cuộc đờinhững ngọn thông xanh, những mái nhà ngói đỏ, những lối mòn nhỏ, Bụi trúc trước chùa, từng kẽ lá vương đầy những bông tuyết mềm mại, tinh khôi. Tuyết đến thăm, lòng tôi cũng vui như hội. Có khi hồn tôi như đứa bé, cứ ưa chạy chơi trong tuyết như năm xưa được tắm những trận mưa hè. Tôi chạy chơi với niềm sung sướng, để cho những bông hoa tuyết vương vào mắt, vướng vào áo và tôi hứng đầy trên đôi bàn tay. Cái hạnh phúc của đứa bé tuy không lắng yên, nhẹ nhàng, Nhưng có những phút giây là thế! - được về với tuổi thơ, có mặt cho nhau 147

148 niềm hạnh phúc khó tìm lại trong cuộc đời bận rộn với những niềm đau, nỗi khốn khó. Cái hạnh phúc tràn ngập trong lòng đứa bé. Cơn mưa tuyết dựng nên thiên đường tuổi thơ với tiếng cười khanh khách hồn nhiên, ngây thơ và tiếng hát trong trẻo của những phút giây mà suy tư vắng mặt. Có những phút giây là thế! thanh âm vi diệu của cuộc đời- tiếng chảy của suối nguồn an lạc trong lòng tôi. Từng bước chân tôi đóng lên nền tuyết cẩn trọng như mộc dấu của vị quốc vương. Tấm thảm trắng xóa lưu lại những dấu tích của bước chân tôi, những bước chân được làm bằng từng niệm bình an, trinh bạch với từng hơi thở nhẹ hòa với làn không khí trong lành. Dẫm lên những nốt nhạc vô sinh Đóng xuống những mộc dấu vô hình Đã về, đã tới trên đất tịnh Đẹp thay giây phút Bụt chứng minh. Tôi bước đi trên tuyết, từng bước chân được gầy từ hơi thở. Bình an, nhẹ nhàng Cúi đầu cảm tạ thiên nhiên, cảm tạ cuộc đời, cảm tạ ơn thầy đã dạy cho tôi biết thế nào là thật sự sống. Tôi trân quý từng phút giây là thế! Tôi mời Ba mẹ tôi về trong hơi thở và bước chân tôi. Cuộc đời mấy mươi năm lam lũ, có được bao lần hưởng cái bình an như tôi hôm nay. Ba ơi! Đi chơi tuyết với con nhé! Mẹ ơi đi chơi tuyết với con nhé! Tôi cảm nhận ba mẹ tôi đã có mặt ngay phút giây ấy và cùng tôi hạnh phúc. Tôi cứ vậy mà mời những người thương của tôi cùng có mặt để tận hưởng cái hạnh phúc sâu sắc trong tâm hồn tôi. Sự chia sẻ làm cho hạnh phúc lớn hơn thật nhiều. Tuyết rơi bên dòng sông thật êm đềm. Từng bông hoa thong dong thả mình vào lòng sông rồi phút chốc hòa tan làm một với nước. Tôi đứng lại bên đường, ngắm nhìn cái hình ảnh sinh động ấy. Tuyết thành sông, rồi sông sẽ về biển, rồi một ngày sẽ là làm mưa và làm tuyết. Tôi hát lên khúc hát tự tình hòa vào tiếng cười trong trẻo của những bông hoa tuyết, tiếng chảy êm đềm của dòng sông, của dòng thời gian tĩnh mặc Có những phút giây là thế! giọt hạnh phúc Sư cô Quế Nghiêm Này em có thấy không? Mặt trời hồng đang thức tỉnh màn đêm. Những chồi non vươn mình Nhựa sống vun đầy Bầu trời thăm thẳm ngàn mây Em có nghe chăng, tiếng tôi gọi sáng nay Tia nắng sớm rọi vào tổ ấm Đàn chim non rộn ràng, ríu tít Chim mẹ hớn hở mớm mồi Im vắng buổi trưa Lá hát ru em. Này em, hãy cười với tôi! Trăng thỏ thẻ theo bước chân em Im lặng đất trời, nghe từng hơi thở, Những đôi mắt bao dung chan đầy hiểu biết Tình người sống động, em có hay? Khóc ư? Ừ em cứ khóc đi Hãy để những con sóng cồn cào trong em lắng dịu Nước mắt nhỏ xuống Vỗ về trái tim tưởng chừng cô độc Và những con sóng giận hờn trách móc Sẽ thôi cấu cào, Lặng lẽ trôi đi Hòa vào lòng đại dương sâu thẳm. Bình an đón em trở về Long lanh đôi mắt hiền từ Nắng gió vẫy gọi, Trăng sao sẽ dìu em vào vũ trụ Bản hợp tấu cất lên Vạn vật hòa ca Em sẽ thấy giọt hạnh phúc dâng đầy Tình thương tràn về, ngập trái tim em Hơi Thở Nhẹ, ngày hoa tuyết về 148 hãy lắng nghe nhau

149 Mệ tôi không bao giờ chết Thầy Pháp Niệm Hôm nay là ngày thứ hai, Ngày Làm Biếng, tôi thức dậy rất sớm. Khu tăng xá ở Xóm Thượng nơi hàng chục huynh đệ chúng tôi đang cư trú vẫn còn chìm trong sự yên tĩnh, ngoài kia trời vẫn tối om và lạnh buốt. Sư anh tôi đã đi ra cốc Phù Vân để ngồi thiền. Trong phòng chỉ còn mình tôi với ngọn nến, một cây nhang trầm đang tỏa ra những làn khói nhẹ nhàng thơm ngát. Tôi ngồi đó với một bình trà nóng. Trong không khí tĩnh lặng, hai bàn tay tôi nâng niu chén trà ấm áp, thơm ngon, nhâm nhi từng ngụm, ngắm nhìn những làn khói trầm bay, và bất chợt tôi nhớ lại những ngày Mệ tôi suy yếu và sắp ra đi. Đó là vào những ngày cuối tháng 10 năm Vào thời điểm này tôi đang sử dụng hộ chiếu tạm thời vì trong khi còn ở Việt Nam, tôi đã mất hết giấy tờ tùy thân, và cũng vào thời điểm tăng thân Bát Nhã đang ở giai đoạn bị đàn áp khốc liệt nhất. Một mặt tôi phải ở bên ngoài để cùng với tăng thân tìm cách kêu cứu cho tăng thân Bát Nhã, và tôi biết mình không thể về Việt Nam trong lúc này. Tâm trạng của tôi trong lúc ấy thật không biết phải làm sao; một bên là việc tư, một bên là việc công, công tư làm sao vẹn được cả hai! Nhưng cuối cùng tôi đã chọn không về vì tôi nghĩ rằng lo cho 400 thầy, sư chú, và sư cô Bát Nhã là việc cấp thiết. Tôi nghĩ trong khi làm việc ấy, mình có thể hồi hướng công đức cho Mệ và thế nào Mệ cũng tiếp nhận được. Mệ và Ba Mạ tôi chắc sẽ hài lòng về việc làm ấy. Tôi đã không về. Ngoài việc lo kêu cứu cho tăng thân Bát Nhã, tôi vẫn có thì giờ đi thiền, ngồi thiền, lễ lạy... để hộ niệm, gửi năng lượng bình an cho Mệ. Tuy không về Việt Nam để được gần gũi bên mệ, hướng dẫn cho mệ trong những ngày cuối đời, những ngày Mệ đang hấp hối và phụ giúp gia đình lo tang lễ, nhưng tôi vẫn thấy mình có mặt đó bên bên mệ, thấy mình là Mệ. Mệ đang nằm hấp hối, nhưng Mệ trong tôi đang thở những hơi thở sâu lắng, bình an, khỏe khoắn, Mệ trong tôi đang ngồi thiền mỗi ngày, đi thiền mỗi ngày, đang dạo chơi trong những khu rừng Thu rực rỡ sắc màu. Tôi cũng thấy Mệ đang có mặt trong ba tôi, mạ tôi, các chú, o, anh, chị, em của tôi, trong các cháu, chắt, chiu của Mệ tôi. Tôi cũng thấy tôi trong tất cả và tất cả đang quây quần bên mệ, hộ niệm cho mệ, hát cho mệ nghe những bài thiền ca có tính chất nuôi dưỡng, trị liệu và hướng tâm mệ về cõi an lành, giải thoát. Trong những ngày ấy, tôi đang ở Canada và tôi đã có dịp nói chuyện với mệ qua điện thoại. Tôi vô cùng hạnh phúc khi được nói chuyện với Mệ; tâm trí Mệ còn đủ tỉnh táo để nghe cháu của mệ nói chuyện, tụng những bài kinh, ngâm những bài Sám, chia sẻ những điều hay, những đức tính tốt, những tài năng và đức hạnh của Mệ. Gia đình tôi thật có phước vì Mệ tôi vẫn tỉnh táo cho đến hơi thở cuối cùng mặc dầu có nhiều lúc hình hài của mệ rất đau nhức. Trước những ngày Mệ sắp ra đi, Mệ nói với các con cháu: Mệ là một anh hùng. Đối với tôi, lời nói ấy rất đúng, vì mệ tôi đã trải qua một trăm năm sống trên cõi đời này và đã chứng kiến biết bao là nỗi khổ niềm đau, sự bất hạnh, oan ức, tang thương của tai họa chiến tranh, thiên tai, nghèo đói. Mệ cũng đã sống một cuộc đời có ý nghĩa, vui tươi, đem cả cuộc đời để che chở cho đàn con cháu, và cuối cùng Mệ biết rõ mệ đi về đâu khi hình hài của Mệ sắp ngưng thở. Trong kinh Khi Cha Con Gặp Nhau (Nghĩa Túc Kinh), người ta cũng ca tụng đức Thế Tôn là một bậc anh hùng vì Ngài đã vượt thoát được những sợ hãi, lo âu, biến đổi, sinh diệt của cuộc đời, Ngài đã buông bỏ được những tham dục và vượt thoát được những ràng buộc của cuộc đời. Ngài là bậc giải thoát toàn vẹn. Khi học kinh này, tôi liên tưởng đến Mệ tôi và tôi rất mừng khi Mệ đã nói Mệ là một anh hùng. Có thể Mệ không giải thoát toàn vẹn như Bụt, nhưng Mệ đã ra đi được một cách nhẹ nhàng, thanh thản, không sợ hãi, đã buông được những lo lắng của cuộc đời. Đối với tôi, Mệ tôi thật sự là một anh hùng vì mệ đã sống một cuộc đời rất đẹp. Mệ đã sinh được 16 người con, mất 11 người vì bệnh tật, chiến tranh. Nếu mệ không biết sống, không có một cái thấy sâu sắc về vô thường và không có khả năng chấp nhận thực tại vốn dĩ là một quá trình biến đổi, không chắc, hư ngụy thì làm sao mệ có thể sống được bình thản, có mặt cho nhau 149

150 tươi vui và hài hước được như thế? Tôi nhớ từ ngày ông nội tôi mất (lúc đó ông nội khoảng 60 tuổi), Mệ tôi đã chứng kiến được vô thường của sự sống, đã đau khổ khi hết con rồi đến chồng đều lần lượt ra đi, mệ bắt đầu đầu tư vào sự tu tập. Mệ biết rõ chỉ có tu tập mới giúp mệ an tâm và sống khỏe mạnh để nuôi những đứa con còn đó của mệ. Mệ tôi tu tập rất siêng năng. Đêm nào mệ cũng tụng kinh, niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mệ không bỏ sót một buổi công phu nào, tụng niệm nào. Cứ mỗi khi đêm về vào lúc 20 giờ, mệ tôi đều sửa soạn chải tóc tươm tất, mặc áo tràng rồi trang nghiêm đến trước bàn thờ Phật thắp hương, thỉnh chuông, lễ Phật, niệm Phật. Dù bận việc cách mấy hoặc dù có những khi khách đến viếng thăm và có những lúc có cả quý thầy, sư cô, thượng tọa đến thăm, nhưng khi đến giờ tu trì của mệ thì mệ xin phép đi tu trì theo đúng thời khóa công phu của mệ. Tôi nghe sư cô Tịnh Hằng kể rằng có khi mệ đang tiếp các sư cô do sư cô Tịnh Hằng mời về nhà thăm, mệ tiếp, nhưng khi đến giờ công phu thì mệ xin phép các sư cô để đi công phu và mệ nói một cách rất hài hước: Mệ xin phép quý cô cho mệ đi làm thủ tục giấy tờ. Các sư cô vô cùng ngạc nhiên không hiểu mệ nói đi làm thủ tục giấy tờ nghĩa là sao? Mệ đã ngoài chín mươi tuổi rồi mà làm thủ tục giấy tờ gì nữa? Nhưng khi thấy mệ đến ngồi trước bàn thờ niệm Phật thì các sư cô mới hiểu ra và tất cả phá lên cười. Thì ra làm thủ tục giấy tờ của mệ là như rứa. Tôi biết mệ tôi đã khổ đau nhiều, đã sống trong sự lo lắng, áp lực và sợ hãi. Người mẹ nào mà không khổ đau, ưu sầu khi mất con, mất chồng, và một mình bươn chải nuôi con. Trong tâm trạng khổ đau ấy, mệ tôi đã khôn ngoan tìm sự trú ẩn nơi Phật đài, và nhờ vậy mà mệ đã đứng lên được và sống cuộc sống của mình một cách vui tươi, hài hước và an nhiên với cuộc đời đổi thay này. Sau gần 18 tám năm sống ở nước ngoài, tôi đã có dịp về lại quê hương thăm ba mẹ, mệ, người thân trong gia đình, và có dịp gần gũi bên mệ, quán sát Mệ, tôi thấy mệ tôi đã có thể sống một cuộc sống rất hạnh phúc, hài hước. Tôi thấy mệ không để cho nỗi ưu sầu khổ não trấn ngự, mệ sống vững mạnh, tươi vui và biết tạo cách sống vui, hài hước để chăm sóc và trị liệu những khó khăn, khổ đau trong cuộc đời. Mệ tôi là người có cá tính mạnh, có tính tự lập cao, không ưa lệ thuộc vào người khác ngay cả lúc mệ già yếu, đi không vững nhưng không cho ai dìu bước. Mệ tự thấy mình còn đi được thì mệ vẫn tự đi. Mệ tự đi tắm, tự ăn cơm, tự đi vệ sinh, tự làm tất cả... Mệ tôi có trí nhớ rất tốt. Tôi đã rời xa nhà từ nhỏ đến khi về lại, gặp mệ, mệ vẫn nhận ra được tôi và nhớ luôn cả cái tên đời của tôi. Trong lần về thứ hai, đó là năm 2003; về quê thăm mệ, thăm gia đình, khi ra đi, mệ đã trao cho tôi một củ sâm quý do chú tôi ở Mỹ gửi về cho mệ, và bảo tôi mang về cúng dường cho Ôn (tức là Thầy của tôi). Có cô em con của chú tôi nói với mệ rằng: Thưa mệ, ở bên Tây thứ này thiếu gì! Mệ tôi nói: Ai mà không biết. Củ sâm này tuy chẳng đáng là bao, nhưng mệ dùng nó để gửi đến tấm lòng cung kính và biết ơn của mệ đối với Ôn đã chăm sóc, dạy bảo cháu của mệ, chứ mệ đâu có gửi củ sâm mà cháu nói như vậy. Nghe mệ nói như thế, tôi thấy rất hạnh phúc vì tôi đã học được một bài học rất quý giá từ mệ tôi. Mỗi lần gặp mệ, mệ cứ hỏi: Cháu có đủ no đủ mặc không? Ở đời có ai coi thường cháu không, chê cháu nghèo đói không? Cháu của mệ thì không thể nghèo đói được. Đây, mệ cho ít tiền để đi chơi nè để thiên hạ không coi thường... cháu của mệ. Rồi mệ đưa tiền cho tôi. Dĩ nhiên là tôi không lấy, tôi chỉ biết mỉm cười hạnh phúc. Thời gian hơn hai năm ở Chùa Từ Hiếu, tôi đã có nhiều dịp về thăm nhà và tôi đã thừa hưởng được nhiều niềm vui, hạnh phúc mỗi khi được gần gũi bên mệ. Mệ là chiếc cầu nối giúp tôi tiếp xúc với quá khứ, tức là với tổ tiên của tôi. Tiếp xúc với mệ, tôi có cơ hội biết thêm về gốc gác của quá khứ, của gia đình huyết thống của tôi và đặc biệt là của ông nội tội, vì ông nội mất lúc tôi còn rất bé. Có những lần ngồi chơi bên mệ, tôi hỏi mệ là mệ có sợ chết không? Mệ tôi nói: Chết hả! Chết có chi mô mà sợ. Rồi Mệ đưa ngón tay trỏ trái lên và đặt ngón trỏ của tay phải lên ngón trỏ của tay trái và lướt ngón tay từ phía đầu đến cuối ngón trỏ của tay trái và nói: Chết thì cũng như ri, ai cũng phải đi qua, cũng phải chết. Chết đâu chỉ riêng cho mình! Lần khác tôi hỏi mệ tôi: Thưa mệ, khi qua bên kia thế giới, mệ có muốn gặp lại ông nội của cháu không? Mệ tôi nói: Không. Gặp mần chi nữa. Đủ rồi. Đường ai nấy đi. Gặp rứa là đủ rồi. Gặp nữa phiền lắm. Ôn đi đường ôn; Mệ đi đường mệ. Rồi cười một cách tinh nghịch. Thật ra lúc ấy tôi muốn nói với mệ tôi rằng ông nội của cháu không đi đâu cả, ông nội của cháu vẫn đang có mặt đó trong mệ và chung quanh mệ như ba cháu, các chú, các o, các cháu chắt, chiu của ông cháu. Mệ vẫn gặp ông nội mỗi ngày đó. Nhưng tôi chỉ nghĩ như thế rồi thôi, không nói. 150 hãy lắng nghe nhau

151 Mệ tôi tuy đã lớn tuổi nhưng thể chất rất tốt. Mệ tôi có một tập khí mà ai trong gia đình cũng thấy và lo, đó là tập khí ôm giữ tiền bạc và đếm tiền, sợ mất. Tôi rất e ngại cho mệ vì sợ mệ không buông bỏ được tập khí này thì tới ngày lâm chung sẽ khó mà vượt thoát được. Tôi và sư cô Tịnh Hằng, em gái của tôi tổ chức được những chuyến về quê thăm mệ, thăm gia đình trong những năm chúng tôi ở Từ Hiếu và mời được nhiều quý thầy, sư cô ở chùa Từ Hiếu, Diệu Trạm, Tây Linh về cùng, nhất là những năm cuối khi mệ không còn khỏe mạnh và đi lại dễ dàng để niệm Phật, đọc kinh như trước. Tôi biết sự có mặt của quý thầy, sư cô là những hình ảnh trong sáng, những lời kinh, những bài pháp sống rất hay, hùng tráng và đẹp đẽ có công năng đánh động tới hạt giống quý trọng Tăng Bảo trong mệ, giúp mệ nhớ quay về nương tựa Tam Bảo. Người Việt mình ưa nói, Tăng đáo như Phật lai. Tôi thấy câu nói đó rất hay. Tăng là sự tiếp nối của Bụt, vì vậy trong Tăng có Bụt và có Pháp. Do đó khi chư Tăng đến nhà thì Bụt cũng đến nhà. Cố nhiên Tăng ở đây phải là chân Tăng, nghĩa là Tăng phải có thực chất tu học, có hành trì giới luật, uy nghi, có chất liệu của sự ung dung, nhẹ nhàng, giản dị, thanh thoát và thương yêu thì mới gọi là chân Tăng, đại diện được cho Phật và cho Pháp. Phật, Pháp và Tăng là ba ngôi báu, là nơi nương tựa vững chắc nhất cho hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Những chuyến về thăm như thế đã đem lại cho mệ tôi và cố nhiên cho ba mẹ tôi, gia đình tôi thật nhiều niềm tin, niềm vui và hạnh phúc. Quý thầy và quý sư cô trong đó có cả các vị Tây phương tháp tùng trong các chuyến về Việt Nam của Thầy đều có dịp về quê của tôi; họ rất hạnh phúc, nhất là được ngồi trò chuyện với Mệ tôi. Mệ tôi có lối nói chuyện kịch tính, hấp dẫn, thu hút nên ai cũng thích ngồi nghe. Khi hay tin Mệ mất, ai cũng tỏ bày sự thương tiếc. Thầy Pháp Đệ, người Mỹ, hồi đó đã gần 70 tuổi rồi, đã có dịp gần gũi mệ tôi và đã được mệ tôi hôn lên gò má của Thầy. Sau cái hôn đó, thầy nói với tôi rằng: Thầy đã nhận được cái hôn rất mộc mạc, chân tình, khó quên của một cụ già sống gần một thế kỷ. Tuy nhiên vì nhân duyên không thuận lợi, tôi không còn cơ hội ở lại Việt Nam nữa, đó là vào cuối năm 2008 do biến cố Bát Nhã. Tôi phải về lại Pháp khi sự cố Bát Nhã đã bắt đầu căng thẳng dữ dội. Tôi bị người ta lấy mất giấy tờ tùy thân, bắt buộc phải về nước. Cũng vào thời điểm này, tôi biết sức khỏe của mệ tôi cũng yếu dần và sẽ sống không được bao lâu nữa. Không được gặp lại mệ, có mặt bên mệ để chơi và hướng dẫn cho mệ, đó là một niềm mất mát rất lớn cho tôi. Vượt Thoát Trong những ngày mệ hấp hối, tôi đang ở Canada. Lẽ dĩ nhiên là tôi không thể về được vì lúc đó biến cố Bát Nhã đang rất căng thẳng, đang ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi chỉ, tôi phải phụ giúp tăng thân để tìm cách cứu giúp, hơn nữa để xin được thị thực nhập cảnh Việt Nam chắc không dễ chút nào. Tuy nhiên tôi đã thực tập hộ niệm gửi năng lượng bình an cho mệ tôi và sử dụng điện thoại để trò chuyện và hướng dẫn cho mệ tôi. Tôi rất hạnh phúc được nói chuyện với mệ tôi qua điện thoại và càng hạnh phúc hơn khi tôi biết mệ còn nghe và tiếp nhận được những điều tôi chia sẻ, và nghe tôi tụng kinh, xướng kệ. Trong khi thân thể đau nhức mà mệ có thể nghe được những lời khai mở, những lời xướng tụng có công năng tưới tẩm hạt giống tốt, đưa mệ về hướng an lành... đó là một phước đức lớn cho mệ tôi, cho tôi và cho cả gia đình tôi. Tôi nghe kể lại khi tôi tụng kinh, ngâm và hò những bài Sám trong cuốn Thiền Môn Nhật Tụng bằng điệu hò, điệu ngâm Huế, mệ tôi nằm yên và lắng nghe rất sâu. Nghe đến đâu mệ tôi mỉm cười gật đầu hoan hỷ. Tôi ý thức mệ tôi có tập khí ưa cất giữ tiền bạc với mục đích là để ban phát cho con cháu. Với sự quán chiếu, tôi thấy được tập khí đó có gốc rễ. Mệ tôi đã từng sống trong sự đói khổ vì chiến tranh, vì thiên tai, áp bức, nên mệ không muốn con cháu của mệ bị đói khổ, bị tứ cố vô thân hay bị người ta chê cười. Nỗi lo sợ ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mệ tôi khiến mệ tôi lúc nào cũng muốn có tiền trong túi để ban phát cho con cháu. Làm thế để con cháu đừng bị đói, đừng bị thiên hạ chê cười, là mệ hoan hỷ. Có lẽ trong thâm tâm mệ, mệ cũng có trách nhiệm với ông nội vì ông nội mất sớm nên mệ phải lo chu toàn cho các con cháu của ông nội tôi. Nếu không thì mệ có lỗi với ông nội. Ngoài tập khí đó ra, mệ không có đam mê một thứ gì cả. Trước khi Mệ tôi mất độ chừng một năm, sư cô Tịnh Hằng đã giúp mệ chuyển hóa cái tập khí cất giữ và đếm tiền của Mệ bằng cách thu lại số tiền mệ đang cất giữ trong túi dù rất ít và thay vào đó là giúp mệ trở về thực tập niệm Phật. Khi niệm Phật thì Mệ chỉ nhớ Phật, quên tiền, nhưng khi hết niệm thì một hồi lại măn me đến chéo áo... rồi hỏi: Bạc đâu rồi? Ai lấy đi mất rồi? Mỗi khi như vậy, thì sư cô và ba tôi lại nhắc mệ niệm Phật. Nhờ ngày xưa có tập khí có mặt cho nhau 151

152 niệm Phật nên nhắc tới là mệ nhớ và bắt đầu niệm. Sư cô Tịnh Hằng và ba tôi rất cứng rắn. Có lẽ nhờ vậy mà mệ đã quên đi cái tập khí đó rất nhiều và thay vào đó là tập cho mệ trở về niệm Phật và tạo điều kiện cho Mệ tiếp xúc nhiều với chư Tăng. Trong điện thoại tôi cũng đã nói đi nói lại nhiều lần với mệ rằng con cháu của mệ rất giỏi, ai cũng ổn định, cơm no áo ấm và đang sống một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, lương thiện. Nhắc điều đó để giúp mệ tôi buông bỏ niềm lo sợ thâm căn cố đế ấy để ra đi cho nhẹ nhàng. Không chỉ tôi, mà sư cô Tịnh Hằng, các Chú, O của tôi, nhất là chú Chót, một người đã thực tập lâu năm theo pháp môn Làng Mai, rất vững chãi từ Mỹ về, anh tôi từ Canada về cũng là người đã tu học theo pháp môn của Làng Mai từ lâu và nhiều người khác nữa... đã ngày đêm quây quần bên mệ để hướng dẫn, dìu dắt và yểm trợ cho mệ vượt qua ngưỡng cửa của cái chết. Đặc biệt là có sự hiện diện của quý thầy, sư cô đông đảo từ Chùa Từ Hiếu và ni xá Diệu Trạm về để tiếp dẫn, tụng kinh, hộ niệm nên mệ tôi đã buông bỏ được nỗi lo sợ và ra đi rất nhẹ nhàng. Mệ tôi đã ra đi vào 10 giờ sáng trong lúc sư cô Tịnh Hằng đang đọc kinh Độ Người Hấp Hối cho mệ. Mệ ra đi rất bình yên, khuôn mặt rất tươi, thân thể của mệ ấm và mềm. Đám tang của mệ đã được tổ chức rất trang nghiêm và thanh tịnh, có đông đảo chư Tăng đến hộ niệm nhất tại Làng tôi từ trước đến giờ. Tuy hình thức là đám tang, nhưng nhìn vào thì có vẻ như là một lễ hội vì con cháu, chắt, chiu mặc tang phục đủ màu sắc đỏ, tím, vàng, trắng. Trong đám tang các thầy các sư cô và con cháu ngoài những buổi tụng kinh cầu siêu độ còn có những buổi sinh hoạt gia đình, mọi người ngồi bên nhau chia sẻ về những tài năng, đức hạnh và cái hùng của mệ và hát những bài thiền ca để nuôi dưỡng nhau và để thấy mệ vẫn còn đó trong từng người con cháu của mệ cả hình hài lẫn tinh anh. Tổ chức lễ đốt nến cầu nguyện, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm để hộ niệm cho mệ. Người dân trong Làng, trong xã nói rằng đám tang của mệ là một đám tang rất đặc biệt mà từ trước tới nay ít thấy xảy ra; có đông đảo giới xuất gia nhất, đám tang được cử hành rất thanh tịnh, nhẹ nhàng và có nhiều tiếng cười hơn tiếng khóc, có nhiều không khí tươi vui, bình an hơn là sầu khổ. Và nhiều người nói rằng nếu sau này họ chết họ cũng muốn được chết như mệ. Họ nói: Chết như mệ rứa thì sướng biết bao. Thật ra lễ cầu siêu độ đã xảy ra trong lúc mệ còn thở chứ không chỉ đợi đến khi mệ ngưng thở rồi mới xảy ra. Do đó trong lúc mệ đang hấp hối, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần của con cháu rất đàng hoàng, mọi người phải thực tập cho vững chãi và thấy được tính chất không sinh không diệt của mệ để chuyền đến cho mệ năng lượng an vui, nhẹ nhàng mà không bủa trùm lên tâm tư mệ những lo lắng, sầu khổ, buồn phiền, và than khóc tiếc nuối. Khi mệ thấy con cháu tươi vui, vững chãi thì mệ sẽ buông bỏ được sự lo lắng về con cháu và mệ sẽ ra đi nhẹ nhàng. Do đó tang lễ đã xảy ra tốt đẹp là nhờ mọi người ai cũng thấy mệ không thật sự mất. Mệ đã nằm xuống nhưng mệ cũng đã và đang sinh ra trong từng giây từng phút. Thấy được sự thật ấy thì không ai tỏ vẻ quá đau buồn, thương tiếc nữa. Người nào cũng sẽ phải chết nhưng nếu có tu tập thì mình thấy được cái không chết trong cái chết, thấy được cái bất sinh bất diệt trong cái sinh diệt, thấy được chết tức là sống, chết và sống tương tức. Có một hôm tôi đã mơ thấy Mệ tôi. Trong giấc mơ, tôi thấy mệ đang ngồi chơi chung quanh con cháu, Mệ cười rất tươi. Tôi nhớ mệ có nói rằng, Mệ không bao giờ chết. Khi mệ vừa dứt lời thì tự nhiên khuôn mặt của mệ tôi biến đổi một cách nhanh chóng lạ lùng. Từ một bà cụ già 100 tuổi, cằn cỗi, nhăn nheo chỉ còn da bọc xương, mái tóc bạ trắng đang từ từ biến đổi thành một cụ bà khoảng chừng 70 tuổi; sự biến đổi xảy ra quá nhanh trông như một quá trình phản ứng hóa học. Mệ cười thật tươi, thanh thoát, khuôn mặt mệ hồng hào kỳ lạ. Tôi thật ngạc nhiên. Lúc ấy có nhiều người ngồi chung quanh mệ trong bầu không khí rất ấm cúng, hạnh phúc, gia đình. Giấc mơ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng nó đã đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Giấc mơ ấy đã trở thành đề tài quán chiếu cho tôi trong nhiều ngày. Tôi nghĩ nếu giấc mơ ấy tiếp tục kéo dài thì có thể mệ tôi sẽ trẻ lại như một cô gái 18 hoặc 20 tuổi hoặc trẻ hơn. Giấc mơ đã phản chiếu một sự thật rằng tâm địa của tôi đã có khả năng thấy được Mệ không bao giờ chết. Mệ vẫn có mặt đó trong con cháu và trong nhiều hình thái khác của sự sống. Sáng hôm sau trong giờ tọa thiền buổi sáng, tôi đã sử dụng giấc mơ ấy để làm đề tài quán chiếu. Câu nói Mệ không bao giờ chết. của mệ và hình ảnh biến đổi của mệ từ một bà cụ già 100 tuổi với những đường nét nhăn nheo, già cỗi biến đổi và trở nên trẻ dần rồi trẻ dần đã in đậm vào tâm trí của tôi. Quán chiếu vào thực tại, tôi thấy giấc mơ ấy không chỉ là một giấc mơ, một ảo ảnh mà nó là một thực tại, trước hết là đối với tâm thức của tôi. Nếu trong tâm thức 152 hãy lắng nghe nhau

153 tôi không có cái thấy ấy, nghĩa là trong đời sống tu học hàng ngày tôi không tập quán chiếu để tiếp xúc với cái thấy bất sinh bất diệt của tôi và của mệ tôi, của mọi người và mọi vật quanh tôi thì tâm thức của tôi không thể phản chiếu một giấc mơ như thế được. Trong giáo lý Duy Thức, chúng ta có giáo lý và sự thực tập gọi là chuyển y, nghĩa là sự thực tập phải có khả năng chuyển hóa tận gốc rễ những sợi giây ràng buộc, phiền não luyến ái và vọng tưởng trong chiều sâu tâm thức, chứ không chỉ chuyển hóa sơ sơ trên bề mặt ý thức. Muốn làm được như thế thì hành giả phải luyện tập tinh chuyên, phải biết quán chiếu trong từng giây từng phút. Tôi đã quán chiếu về đề tài này với Thầy tôi, với cha mẹ của tôi và với tất cả những người thân thương của tôi và chính tôi. Trong khi quán chiếu lại giấc mơ, tôi thấy câu nói của mệ rất phù hợp với thực tại. Mệ không hề mất, ngược lại mệ vẫn luôn có mặt đó trong con cháu của mệ và trong tất cả mọi người và mọi loài. Trong cái Lạy Thứ Ba trong Ba Lạy nói về sự buông bỏ ý niệm về hình hài và thọ mạng; Bụt dạy rằng: Con thấy được thân tứ đại này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình hài này. Con là tất cả dòng sinh mạng tâm linh và huyết thống từ ngàn xưa liên tục diễn biến tới ngàn sau. Con là một với tổ tiên của con, con là một với con cháu của con. Con là sự sống biểu hiện dưới vô lượng hình thức. Con là một với mọi người và mọi loài, dù an lạc hay khổ đau, vô úy hay lo lắng. Con đang có mặt khắp nơi trong giờ phút này, và từ quá khứ cho tới tương lai. Sự tan rã của hình hài này không động được tới con, như một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm. Con thấy con là một con sóng trên mặt đại dương, bản thể con là nước trong đại dương. Con thấy con trong tất cả các con sóng khác và tất cả các con sóng khác trong con. Sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương. Pháp thân và tuệ mạng của con không sinh mà cũng không diệt. Con thấy được sự có mặt của con trước khi hình hài này biểu hiện và sau khi hình hài này biến diệt. Con thấy được sự có mặt của con ngoài hình hài này, ngay trong giờ phút hiện tại. Khoảng thời gian tám, chín mươi năm không phải là thọ mạng của con. Thọ mạng của con, cũng như của một chiếc lá hay của các vị Bụt, Thế Tôn, là vô lượng. Con thấy con vượt thoát ý niệm con là một hình hài biệt lập với mọi biểu hiện khác của sự sống, trong thời gian cũng như trong không gian. Nhìn kỹ, tôi thấy mệ thật sự không hề ra đi. Mệ được làm bằng những yếu tố không phải Mệ, nghĩa là sự kết tinh của cả vũ trụ bao la, của biết bao thế hệ tổ tiên tâm linh và huyết thống. Mệ không chỉ giới hạn trong cái hình hài nhỏ xíu ấy của mệ. Mệ là mệ nhưng mệ cũng là một với tổ tiên và mệ cũng là một với con cháu. Trong giấc mơ, hình hài của mệ biến đổi trong từng giây, từng sát na. Càng quán sát càng thấy mệ trở nên trẻ lại, trẻ lại trong những khoảnh khắc cực kỳ mau chóng. Cái đó gọi là sinh diệt diệt sinh trong từng sát na. Nhìn vào các thế hệ con cháu, tôi thấy mệ đều đang có mặt trong từng người trong đó có những đứa cháu con còn rất trẻ và có cả những đứa bé mới sinh ra được vài tháng. Tất cả đều là sự tiếp nối của mệ, đều là mệ trong vô số hình tướng biểu hiện khác nhau. Nhìn vào từng đứa cháu, đứa chắt của Mệ, tôi thấy khuôn mặt người nào cũng chứa đựng sắc thái tươi vui, rạng rỡ, hồng hào, đầy nghị lực hạnh phúc của mệ và cố nhiên cũng ẩn chứa những khối khổ đau mà đời Mệ chưa chuyển hóa hết được. Họ không phải là ai khác mà chính là sự tiếp nối của Mệ tôi. Do đó sự kiện Mệ trẻ ra trong giấc mơ không còn là một điều mơ hồ mà đích thực là một thực tại, một thực tại của bất sinh bất diệt đã và đang xảy ra từng phút giây. Tôi đã quán chiếu thật kỹ và thấy người con, người cháu, người chắt nào của mệ cũng mang trong mình những đức tính tốt đẹp, anh hùng của mệ và cả những khó khăn, lo lắng, buồn khổ và bất an của mệ. Ví dụ ba tôi có hạt giống trung kiên và hài hước... thì hạt giống trung kiên và hài hước ấy được thừa kế từ mệ tôi. Hạt giống niềm tin vững mạnh nơi Tam Bảo của mệ, mệ cũng đã trao truyền lại cho tôi. Nói tóm lại, người nào cũng thừa kế được bằng cách này hoặc bằng cách khác những hạt giống tốt của mệ, hạt giống của niềm tin, hạnh phúc, vô úy, trung kiên, tình thương... từ mệ và kể cả những hạt giống buồn khổ, bất an. Nhìn vào người con, người cháu nào cũng thấy sự có mặt của Mệ. Mệ có mặt trong tất cả và tất cả đều có mặt trong mệ; mệ cũng có mặt trong các tinh tú, núi, sông, biển cả, ao hồ, cây cỏ, muông thú, mặt trời, mặt trăng, không khí, đất đá, thời gian, không gian, tâm thức, văn hóa... Nhìn đâu cũng thấy sự biểu hiện mầu nhiệm của mệ. Đây không phải là sự tưởng tượng, đây là một thực tại hiển nhiên. Mệ không bao giờ mất. Mất là từ có trở thành không. Nhìn cho kỹ thì thấy mệ tôi không phải từ có mà trở thành không, thành hư vô, đoạn diệt; mệ tôi đã có từ vô thỉ và đang biểu hiện trong sự hiện hữu nhiệm mầu của mệ và sẽ hiện hữu mãi cho đến vô chung. có mặt cho nhau 153

154 Vài Dòng tâm sự với Mệ Thưa mệ, mỗi khi ngồi thiền cháu cũng thấy mệ đang ngồi với sống lưng của cháu, thở bằng hai lá phổi của cháu, đi thiền cháu cũng thấy mệ đang đi bằng hai chân của cháu, ăn cơm cháu cũng thấy mệ đang nhai cơm với cháu, mỗi khi ngắm nhìn những cảnh vật núi non hùng vĩ, những ngày mưa tuyết bay ngoạn mục, những cánh rừng thu rực rỡ sắc màu... cháu cũng nhìn bằng hai con mắt mà mệ đã trao. Thực tập như thế cháu cảm thấy mệ đang có mặt đó một cách đích thực và thấy mệ không hề mất. Nhìn vào thân thể và tâm thức cháu, có cái gì mà không phải là do mệ trao lại đâu, cả tinh thần và thể xác, trực tiếp và gián tiếp. Thỉnh thoảng cháu cũng nhận diện ra được nguồn năng lượng lo lắng, bất an, buồn tủi trong cháu và cháu biết đó là do tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã trao truyền lại cho cháu và cháu đã dùng năng lực của niệm, định, tuệ và niềm vui để chăm sóc, ôm ấp, nhìn sâu, chuyển hóa và trị liệu. Cháu biết trong tổ tiên, ông bà, cha mẹ của cháu có những vị đã làm tất cả những gì họ cần làm để chuyển hóa, trị liệu và trao truyền lại cho thế hệ tương lai những cái gì đẹp nhất, thánh thiện nhất và những gì chưa thực hiện được thì con cháu sẽ tiếp tục công trình chuyển hóa và trị liệu ấy. Cháu thấy cháu đang tiếp nối những gì đẹp đẽ nhất và những gì còn chưa đẹp; và cháu nghĩ những cái chưa hoàn thiện ấy cũng rất cần thiết để cháu học hỏi và tạo dựng cho mình một nếp sống an bình, hạnh phúc trên nền tảng của khổ đau. Mệ đã làm được việc đó và cháu có niềm tin là cháu sẽ làm được như Mệ. Cháu không muốn tổ tiên của cháu chỉ để lại cho cháu những hoa thôi mà không có phân rác vì phân rác cần có để làm ra hoa. Không có một ít phân rác thì lấy gì mà vun bón cho hoa? Cháu sẽ thực tập thật tốt để tiếp nối tốt và để đưa mệ và tổ tiên của cháu về tịnh độ hiện tiền. Tổ tiên của cháu đã bước được những bước rất dài về hướng tịnh độ, có những vị đã tới được tịnh độ hiện tiền và có những vị chưa tới được Tịnh Độ hiện tiền, vẫn hoài vọng về Tịnh Độ ở phía tương lai. Mệ cháu mình phải tiếp tục để khám phá cái tịnh độ hiện tiền ấy. Cháu thấy mình làm ăn cũng khá, có nhiều lần đã bước vào được cái tịnh độ hiện tiền ấy rồi, đã ngồi được vào tòa sen, nhưng có khi ngồi không vững, té nhào xuống bùn lầy. Nhưng nhờ Bụt, chư Tổ, nhờ Thầy và tăng thân, nhờ huynh đệ nên lại leo lên trở lại được và tiếp tục đi trong Tịnh Độ, ngồi trong tòa sen. Cháu luôn ý thức là Mệ đang đi với cháu, ba mẹ cháu cũng rứa. Ông bà mình ưa nói: Con cháu ở đâu thì ông bà ở đó. Câu nói đó có chứa đựng tuệ giác vô ngã, tương tức, cái một chứa đựng cái tất cả... của đạo Bụt. Cháu thấy điều đó rất rõ. Mệ không bao giờ mất. Đó là một thực tại hiển nhiên. Đó là điều cháu không được quên và mọi người khác cũng không được quên. Quên là một mê lầm, là vô minh, là một lỗi lầm lớn nhất của đời người. Quên là thất niệm, là u mê; ngược lại với quên là chánh niệm, là tỉnh thức về cái tính sáng trong của không sinh, không diệt, không đến không đi... của mọi sự mọi vật. Cái không chết đó luôn nằm sờ sờ trước mặt mình. Cháu chỉ làm một việc thôi là nhận biết và hội nhập vào dòng chảy bất sinh bất diệt của sự sống, của tổ tiên. Khi nào cháu hội nhập được thì cháu cảm thấy yên ổn, thảnh thơi và hạnh phúc. Cháu cảm thấy mình thật sự về nhà. Cháu về được thì mệ cũng về, tổ tiên cũng về, không còn rong ruỗi nữa, sợ hãi, lo lắng và bất an nữa. Ngôi nhà đó là Bây Giờ và Ở Đây, là Tịnh Độ Hiện Tiền. Mệ có biết gì không? Cháu đang viết cho mệ, cho mọi người, cho cháu, nhưng cháu thấy chính mệ cũng đang viết đó, đang nghe, đang đọc đó. Mầu nhiệm quá. Cháu thấy Mệ đang mỉm cười hạnh phúc. Cháu rất hạnh phúc và biết ơn được sinh ra trong gia đình huyết thống có niềm tin vững bền nơi Tam Bảo, và xin tạ ơn Bụt, Tổ, Thầy và tăng thân đã từ bi truyền trao cho cháu những nguồn năng lượng của niềm tin, tuệ giác, tình thương và những phương pháp tu tập thực tiễn để tu tập quán chiếu và vượt thoát. 154 hãy lắng nghe nhau

155 Sư bà & Mẹ Sư cô Sinh Nghiêm Hồi đầu năm nay, tôi phát nguyện sẽ nhìn sâu sắc mối quan hệ giữa tôi và Mẹ tôi để thiết lập lại truyền thông và tình thương theo tinh thần Bồi đắp gốc rễ, khai thông suối nguồn. Tôi biết trong chiều sâu, tôi vẫn có giận hờn với Mẹ. Những nội kết này đã được chất chứa từ thuở tôi còn ấu thơ và cả trong quá trình tôi va chạm với cuộc đời. Những giận hờn này đã tạo ra một sự xa lánh bất cần trong tôi đối với Mẹ. Nó chiếm mất không gian không cho tôi khả năng lắng nghe và ôm ấp Mẹ mỗi khi Mẹ của tôi buồn phiền. Tôi đã không chăm sóc cho Mẹ được mà còn đòi hỏi sự chăm lo và chấp nhận thương yêu vô điều kiện của Mẹ dành cho tôi. Càng đòi hỏi và mong đợi thì tôi càng tự tạo ra khổ đau cho chính mình, và không giúp được cho Mẹ bớt khổ. Nhân dịp Đại Giới Đàn Thuỷ Tiên 2010 có quý Sư Bà và quý Ni Sư qua dự. Đây là lần đầu tiên tôi được thân cận tiếp xúc với quý vị Tôn túc. Trong mấy ngày đầu tôi cảm thấy ngại ngần và xa lạ, vì tôi chưa quen, cũng vì hạ lạp của quý Sư Bà lớn quá (tôi mới xuất gia có mấy tháng thôi mà). Mặc dù có gốc Việt, nhưng tôi lớn lên ở Tây Phương nên tôi đã thu nhập một văn hóa khác, một cách hành xử khác, nó không còn thuần Việt nữa. Nhưng qua những buổi chia sẻ và có cơ hội được làm thị giả cho quý Sư Bà, sự có mặt của quý Sư Bà, quý Ni Sư là món quà quý giá, là duyên lành giúp cho tôi khởi đầu ước nguyện bồi đắp gốc rễ, khai thông suối nguồn. Những buổi chia sẻ thật lòng, vui nhộn và đầy tình thương của chư Tôn Đức đã bắc một nhịp cầu phá tan sự xa lạ trong tôi. Cánh cửa lòng tôi bắt đầu mở rộng để đón nhận nguồn tuệ giác từ quý Sư Bà. Quý Sư Bà và quý Ni Sư đã đến với tôi gần gũi như những người bà, người mẹ của tôi. Được làm thị giả, mỗi khi tôi dìu Sư Bà đi và chăm sóc cho Sư Bà, bỗng nhiên tôi nhớ bà ngoại, bà nội của tôi. Có thể tuổi bà nội, bà ngoại của tôi cũng xê xích tuổi của quý Sư Bà. Bà ngoại tôi mất khi tôi lên 10. Khi xoa bóp chân và dìu Sư Bà đi, tự dưng trong tôi trào lên tình thương sâu sắc đối với bà ngoại mình. Cả đời bà ngoại đã vất vả nuôi dạy mười hai người con khôn lớn thành tài. Tình thương bao la của bà đã khiến bà chấp nhận cảnh đau yếu, bệnh tật và cô đơn để cho đàn con vượt biển tung cánh tìm tự do và nếp sống tốt đẹp hơn ở một chân trời mới. Bà nội tôi cũng phải chịu đựng muôn vàn khổ đau trong lòng để giữ cho gia đình được trong ấm ngoài êm khi phải thích ứng với môi trường Tây Phương. Trong hoàn cảnh sống nơi xứ người, bà nội tôi ít có cơ hội xum vầy với con cháu. Văn hóa và xã hội Tây phương quá nhanh và bận rộn nên bà cũng ít được con cháu gần gũi để cùng chia sẻ vui buồn. May mà bà nội tôi được tiếp xúc với Pháp Bụt từ khi còn trẻ nên bà có thể nương tựa, đối phó và chấp nhận sự vô thường của thân thể ngày một yếu đi và thấy được niềm vui giản dị trong đời sống hàng ngày. Được làm thị giả cho quý Sư Bà tôi có cơ hội thấu hiểu hơn mỗi khi Mẹ tôi than buồn và hối tiếc là mình không chăm sóc được cho Mẹ của mình. Có lần tôi xoa lưng cho Sư Bà chùa Kiều Đàm, sau đó tôi được Sư Bà bóp vai cho, tôi cảm động nhớ tới mẹ. Hồi nhỏ, tôi thấy mình thật diễm phúc khi được Mẹ xoa lưng cho mỗi khi tôi bị bệnh. Tự dưng trong lòng cảm thấy thương Mẹ quá! Tôi hối tiếc là trước đây tôi không hiểu được Mẹ và chưa biết thương Mẹ. Mỗi khi Mẹ mệt mỏi hay đau ốm tôi đã không hết lòng chăm sóc mà còn bực bội cằn nhằn vì phải cạo gió cho Mẹ. Chỉ tới khi tôi phát nguyện xuất gia tôi mới bắt đầu biết trân quí và thương Bố Mẹ. Ôi, Bố Mẹ kính yêu! Con xin sám hối với Bố Mẹ vì con đã không biết chữ hiếu, không biết đền đáp lòng thương vô bờ bến, bất kể gian nan của Bố Mẹ dành cho con. Và con cũng cảm ơn cuộc đời xuất gia của con, nó đã giúp con nhận ra lỗi lầm của mình và biết thương bố mẹ nhiều hơn. Khi có cơ hội được xoa bóp và chăm sóc cho quý Sư Bà, quý Ni Sư tôi đã làm hết lòng bằng tình thương như tôi đang làm cho Mẹ, cho Bố, cho bà nội và bà ngoại của mình để bù lại những ngày đã qua. Mai này khi về thăm nhà, có lại cơ hội gần gũi bố mẹ, tôi cũng sẽ hết lòng thương yêu và chăm sóc bố mẹ bằng tất cả tấm lòng của tôi. Tôi biết Bố, Mẹ, bà nội, bà ngoại sẽ nhận được tình thương chân thật này của tôi qua sự tương tức của tất cả, tại vì Mẹ và bà ngoại, bà nội đang có mặt trong tôi. Tôi xin tu tập và cầu nguyện cho Mẹ, cho Bố, cho bà ngoại và bà nội vượt thoát những được đau khổ của thế gian. có mặt cho nhau 155

156 Lời phát nguyện đầu năm tôi đã tung ra cho vũ trụ với lời cầu xin và niềm tin là tôi sẽ gặp được duyên lành giúp tôi hành trì ước nguyện này. Thật sự vũ trụ đã đáp ứng và quý Sư Bà, Ni Sư đã giúp tôi bắt đầu thực hiện được ước nguyện của tôi. Tôi lớn lên ở một nước Tây Phương và xã hội vật chất đã đưa đẩy, đã tạo ra một khoảng cách ảo tưởng giữa tôi và Bố Mẹ, ông bà và tổ tiên nói riêng và những người xung quanh, nhân loại nói chung. Tôi nghĩ lý do có lẽ bởi vì ai cũng chỉ lo cho riêng mình và gia đình nhỏ bé của mình. Nhưng nay tôi đã tiếp xúc với sự thật nhiệm mầu là tôi không phải là một đơn vị nhỏ bé phải chống trả cuộc đời mà tôi là sự tiếp nối của tổ tiên huyết thống và tâm linh. Tôi được nhập vào một khối sức mạnh của sự sống vô lượng, được tăng thân dìu dắt giúp tôi thực tập buông bỏ những lo sợ đối với thế giới đầy khổ đau và mang lại sự an lạc cho tất cả. Tiếp xúc với quý Sư Bà, tôi tiếp xúc được với tình thương làm nên chất keo gắn nối gia đình và nhân loại mà lâu nay sống trong môi trường chủ trương tự lập và riêng biệt tôi đã lãng quên. chào muỗi con! Sư cô Khán Nghiêm Vo...o...o...o... Một ban nhạc phi thời từ đâu xuất hiện làm náo động cả khung trời bình yên, ấm áp. Tiếng ồn làm tôi tỉnh giấc. Tôi từ từ ngồi dậy trong tâm trạng không được thoải mái và hơi bực bội. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi cố nhìn xung quanh để thấy rõ mặt các thành viên đang quấy nhiễu đến giấc ngủ của tôi. Thật lạ, tiếng xì xào vọng lên khắp nơi nhưng tôi lại không thấy một bóng nào. Bỗng tôi có một cảm giác đau đau dưới bàn chân, nhìn xuống tôi thấy rõ một cô nàng đang nhảy múa, ca hát say sưa. Cô đã dừng lại trước bài hát khơi lòng và rồi toàn thân cô ửng đỏ lên. Tôi không dám tin vào mắt mình và tôi đưa cánh tay lên với ý định sẽ không để yên cho cô nàng, tôi sẽ trừng phạt bằng cách xua đuổi cô nàng cho hả cơn đau. Nhưng hình như có một sức mạnh nào đó đang nắm chặt cánh tay tôi làm tôi không sao nhúc nhích được nên tôi từ từ hạ cánh tay xuống. Trong khoảnh khắc đó, cô nàng cũng vừa biểu diễn xong chương trình đêm khuya, cô cúi chào khán giả rồi vẫy đôi cánh của mình để bay đi. Nhưng không may, cô đã ngã quỵ xuống, cô quá mệt với thành tích cô đạt được. Cô chỉ còn biết lê từng bước ì ạch trong đêm tối. Tôi ngồi yên nhìn cô mà trong lòng vừa mắc cười, vừa khoái chí. Tôi tiếp tục nằm xuống, đặt tay nhẹ nhàng lên bụng để được nghe nhịp thở của mình. Trong nhịp thở êm dịu, nhẹ nhàng, tôi vẫn nghe đâu đó những âm thanh vo ve từ ban nhạc phi thời vọng lại. Tôi mỉm cười và thiếp đi lúc nào không hay. Bây giờ, mỗi khi nghe tiếng...vo...ve...vo... ve... tôi lại nhớ hình ảnh cô nàng đêm khuya. Ôi những cô muỗi thật đáng thương phải không bạn? Chắc rằng trong mỗi chúng ta ai cũng muốn mình dễ thương và muốn được nhiều người thương mình. Cái muốn này chỉ có thể thành hiện thực khi trong mỗi chúng ta biết tự thương lấy mình và biết thương người khác. Thế còn những cô muỗi, chú muỗi thì sao nhỉ? Tại sao mỗi khi nhìn thấy nó ta cứ tìm đủ mọi cách nào là thuốc xịt, thuốc bôi, trầm, khói nhang, quạt,... để xua đuổi nó ra càng xa càng tốt? Và đôi khi tôi còn nghĩ tệ hơn nữa là ước gì trên đời này đừng bao giờ có mặt những con muỗi xấu xí đó. Chắc lúc đó tôi hạnh phúc lắm. Vừa thoa dầu, vừa thở, tôi mỉm cười với những suy nghĩ trong tôi. Tôi tự đặt câu hỏi : Nghĩ như vậy, tôi có phải là một người hơi ích kỷ và thiếu từ bi hay không? Dù gì đó cũng là một sinh mạng... Tôi đã ngẫm nghĩ và nhìn lại trong con người của tôi đôi khi cũng có những cô muỗi, chú muỗi đó. Nó đang đói, đang bay vo ve để mong tìm thấy cho mình một ít máu làm thức ăn nuôi thân. Những cô muỗi, chú muỗi trong tôi là hiện thân của sự thèm khát, mong cầu, nóng giận, bực bội,... đang từ từ hút đi những giọt máu ngon, ngọt, thơm của lòng thương yêu, của niềm tin, của sự tươi mát... Vậy mà đôi khi tôi thật mù quáng. Tôi không chịu đem những vị thuốc tôi đang có trong tay mà Bụt và Sư 156 hãy lắng nghe nhau

157 Ông trao truyền để chữa trị, ôm ấp nó. Tôi lại ngồi đó để trách móc, hờn giận, khó chịu, muốn diệt nó và không muốn nó có mặt trên đời này. Tôi đã không nhận ra rằng nó chính là tôi, mà đã là tôi thì làm sao lại ghét chính tôi được chứ. Ai mà không thương mình phải không bạn? Những con muỗi đó dù có hút máu làm cho mình đau, mình ngứa cỡ nào đi nữa thì chỉ một lúc thôi nó cũng sẽ nhả ra và vết chích cũng sẽ lành lặn lại. Đấy chỉ là những con muỗi dễ tới và dễ đi mà thôi. Nhiều khi mình chỉ cần thực tập kiên nhẫn một chút rồi đâu sẽ vào đó. Tự nó cắn và tự nó nhả ra chứ nó không thể nào đủ sức cắn mình, hút hết máu của mình được. Nhưng bạn này, bạn phải cẩn thận đó nhé! Đôi lúc có những con muỗi vì nghiệp duyên cho nên phải mang theo mình công việc gây bệnh truyền nhiễm đến cho mọi người như sốt xuất huyết, sốt rét,... Nếu mình không biết cách phòng bệnh, bảo vệ cho mình thì mình có thể bị lây bệnh đó. Ngay trong mỗi chúng ta cũng vậy. Cũng có những con muỗi dễ gây truyền nhiễm như danh, sắc, tài, thực, thùy... đang sẵn sàng chờ đợi xâm nhập vào cơ thể. Nếu ta sơ hở không biết bảo vệ mình thì những cô muỗi, chú muỗi sẽ tấn công, sẽ gieo rắc mầm bệnh độc hại làm cho chúng ta đau đớn, khổ sở và mất nhiều thời gian chăm sóc, chữa trị... Tôi tự nhủ với lòng, phải luôn nhớ thực tập phòng bệnh mỗi giờ, mỗi ngày bằng sự trở về với chính mình. Xây dựng cho mình một ngôi nhà vững chắc, những cánh cửa của mắt, tai, mũi,... tất cả đều có lưới ngăn để những con muỗi không có cơ hội lọt vào một cách dễ dàng. Tôi đang tập làm cô chủ nhỏ trong ngôi nhà an lành đó. Bằng tình thương đích thực, tôi biết mình cần phải làm gì. Tôi sẽ dự trữ thêm thật nhiều thức ăn trong từng hơi thở ý thức, từng bước chân thảnh thơi, nụ cười tươi mát, lời nói hòa nhã, ánh mắt thương yêu,... để luôn dễ dàng đón nhận, ôm ấp và lắng nghe được những cô muỗi, chú muỗi trong tôi, hay bên ngoài tôi đang cần cái gì. Goodbye! Muỗi con nhé! mầu áo Thầy trao Sư cô Trực Nghiêm Mạ kính thương! Bây giờ bên này trời đang vào cuối đông mạ ạ! Khắp nơi cây cối khẳng khiu trơ trọi lá. Những bông tuyết rơi phủ khắp mọi nơi với một màu trắng xóa, trông cứ như là những tấm thảm nhung trắng muốt vậy. Thế là đã bảy cái Tết trôi qua con không thử áo mới cùng mạ rồi mạ nhỉ? Tuy thực tế như vậy nhưng con biết con vẫn chưa hề xa mạ một ngày nào cả, con vẫn cùng mạ đi lễ Bụt đầu năm đó thôi! Mạ thương! Cứ mỗi lần khoác chiếc áo nhật bình lên người cùng bài kệ : Cơm ngày ba bữa ơn cày cấy. Áo mặc bốn mùa nghĩa dệt may hay : Đẹp thay áo giải thoát Áo ruộng phước nhiệm mầu... Con thường nhớ về mạ. Những cái áo con mang từ thuở mới lọt lòng đến khi lớn khôn đều là đường kim mũi chỉ từ đôi bàn tay mạ. Ngay cả khi đoán biết con sẽ trở thành một người tu, mạ cũng lặng lẽ ngồi cặm cụi may áo người tu cho con mang theo vào chùa với lời nhắn nhủ : Thương mạ thì ráng tu đi nghe con! Cái áo con mang chứa đựng bao niềm tin và tình thương của mạ. Nhà mình không khá giả gì (ba mạ đều là giáo viên cả mà) nên con nhớ là để có tiền làm việc thiện hay cúng dường Tam Bảo mạ thường chắt chiu, dành dụm từ những khoảng thu nhập kha khá bỏ vào heo đất đợi có dịp đem ra mua gạo, thực phẩm để cúng chùa. Điều này không chỉ riêng gì ba mạ làm mà còn biết bao nhiêu người khác nữa, cho nên con biết chiếc áo con đang khoác trên người không chỉ là tình thương của mạ mà còn chứa có mặt cho nhau 157

158 đựng biết bao bàn tay, bao ân tình, sự kính tin và lòng hy sinh của muôn loài. Chính vì thế mỗi lần mang áo con lại được nhắc nhở sống sao cho xứng đáng, có nội dung, có thực chất hơn chứ không chỉ là hình tướng đầu tròn áo vuông. Vả lại con biết con là người may mắn được đại diện cho cả tổ tiên, dòng họ nhà mình để khoác chiếc áo ấy lên người. Cho nên con ý thức rằng mỗi hành động, lời nói, cử chỉ... con đang làm nó không chỉ của riêng con mà mang cả đời sống, phẩm chất, tâm thức của cả đại gia đình huyết thống. Con tu không chỉ có một mình mà cả tổ tiên, dòng họ đang có mặt trong con cùng tu với con. Hơn nữa khi chọn con đường này tức là con cũng đã tự chọn cho mình một chiếc áo màu nâu - màu của đất, của quê hương, của sự khiêm nhường. Với chiếc áo nâu khoác lên người, con ý thức là con đang thực tập hạnh của đất, đang thể hiện hạnh nhẫn và khiêm cung qua các hành động trong đời sống hàng ngày. Nhưng đồng thời màu áo ấy cũng là màu của sức mạnh đại bi, đại hùng, đại lực, đại nguyện đó, mạ à! Mạ kính thương! Mạ có biết là con rất biết ơn và tự hào về mạ lắm không? Hình ảnh hũ gạo tiết kiệm ở nhà mình đến cuối tháng đem đến cho ai khó khăn trong xóm vẫn còn đó trong con. Những lời mạ động viên, an ủi những gia đình gặp khổ đau bất hạnh vẫn còn vang vọng bên tai con. Hay dù cho nửa đêm, dù cho mưa gió, hễ có ai gõ cửa cần giúp đỡ là mạ luôn sẵn sàng không nề hà chi. Và cả việc mạ đến chơi với những người già không con cái, xem họ như cha mẹ mình rồi dạy tụi con gọi bằng ngoại nữa... Tất cả những điều ấy là duyên lành giúp chị em con có cơ hội được làm người tu đó mạ à! Rồi khi con đi tu, ngoài việc tiếp tục duy trì những buổi ngồi thiền tụng kinh từ thưở nào, mạ còn tham gia sinh hoạt nhóm Tiếp Hiện ở quê mình, làm hội chữ thập đỏ của phường và chăm sóc sức khỏe cho hội người cao tuổi nữa. Với chiếc xe đạp, mạ đi đến khắp các ngõ ngách trong phường xóm, xem thử ai thật có khó khăn để giúp đỡ, không phân biệt là Phật giáo hay Công giáo chi cả. Những công việc ấy khiến mạ bận rộn hơn lúc mới về hưu, nhưng mạ nói với con rằng : Mạ không mệt gì hết sư cô à. Chỉ cần làm được gì đó đem đến nụ cười cho họ, giúp họ bớt khổ đi phần nào là mạ thấy vui nhiều lắm! Không chỉ thế, mạ còn đem những bài pháp thoại, sách của Sư Ông giới thiệu cho mọi người và biếu họ hoặc cho họ mượn. Mạ còn rủ những người bạn, những người hàng xóm, những người thân quen tham dự những ngày quán niệm, những buổi tụng giới và còn dẫn dắt cho các cháu, các em trẻ đến với con đường tu nữa chứ! Mạ thương, mạ bảo rằng : Hai cô đi tu mạ không làm gì được để trợ giúp hai cô... nhưng mạ biết không, với tất cả những gì mạ đã và đang làm đó đã là cánh tay nối dài của người xuất gia đến với xã hội, đã góp phần đưa đạo Bụt đi vào cuộc đời rồi. Như vậy gọi là đạo Bụt nhập thế đó mạ! Mạ kính thương! Mạ hỏi con Tiếp Hiện có nghĩa là gì và giới Tiếp Hiện có khác với Bồ Tát giới không ư? Con hiểu nhưng sợ không đủ ngôn ngữ để diễn tả nên mượn tạm lời của Sư Ông để trả lời mạ vậy : Chữ Tiếp Hiện có nhiều nghĩa. Trước hết là chữ Tiếp: 158 hãy lắng nghe nhau

159 Nghĩa đầu tiên của chữ Tiếp là tiếp nhận. Mình tiếp nhận từ tổ tiên những cái hay, cái đẹp, những tuệ giác và đức độ. Tiếp nhận ở đây là tiếp nhận một gia tài, gia tài này không phải là tiền bạc, châu báu, mà là gia tài chánh pháp. Nghĩa thứ hai của chữ Tiếp là Tiếp Nối. Tiếp nối chí nguyện và sự hành trì từ chư Bụt, chư Tổ và từ Thầy cũng như từ tổ tiên huyết thống. Một người con có hiếu thảo là một người con tiếp nối được chí hướng của cha ông. Nghĩa thứ ba của chữ Tiếp là tiếp xúc. Tiếp xúc một mặt là tiếp xúc với những mầu nhiệm để được nuôi dưỡng, thứ hai là tiếp xúc với những khổ đau để hiểu, để thương và để chuyển hóa. Còn chữ hiện, trước hết có nghĩa là hiện tại. Là sống với giây phút hiện tại. Nghĩa thứ hai của chữ hiện là hiện pháp, nghĩa là tiếp xúc được với những gì mà mình đang trông thấy trong giây phút hiện tại. Nhờ mình có khả năng tiếp xúc với những gì đang thực sự xảy ra cho nên mình mới thực tập được cái gọi là Hiện Pháp Lạc Trú. Hiện Pháp Lạc Trú là pháp môn sống an lạc từng phút giây trong hiện tại. Nghĩa thứ ba của chữ hiện là thực hiện, là làm cho mong muốn trở thành ra cụ thể. Sự tu chứng của mình cũng là thực hiện. Ước mơ, chí nguyện của mình là đạt tới tự do. Nghĩa thứ tư của chữ hiện là hiện đại hóa, Nghĩa là những pháp môn phải khế cơ, khế lý, phải thích hợp với thời đại. Khi hiểu được ý nghĩa của hai chữ là biết được bản chất và hướng hành trì của dòng tu Tiếp Hiện đó mạ à! Mạ tham gia sinh hoạt nhóm Tiếp Hiện nhưng mạ chưa thọ giới Tiếp Hiện, con hiểu vì sao như vậy. Mạ thường nói với con rằng : «Đối với mạ việc nhận giới hay không nhận giới không quan trọng. Quan trọng là đã làm được gì cho cuộc đời, đã tiếp nhận được cái gì hay, đẹp từ giáo pháp của Bụt và từ lời dạy của Sư Ông để mà hành trì, áp dụng trong đời sống hàng ngày. Để khi tự thân hay người xung quanh có bức xúc, có khổ đau thì biết cách bảo hộ, trị liệu, giúp lấy lại sự vững chãi, bình an cho chính mình và cho người khác ngay trong từng phút giây của hiện tại. Vấn đề ở đây không phải là thọ giới, khoác cái áo lên rồi cho mình có những đặc quyền, đặc lợi hơn người, để tiếng nói mình có giá trị hơn... trong khi đó lại không giữ giới, chẳng có uy nghi, tế hạnh gì, chỉ nói những lời ba hoa lý thuyết mà không biến nó thành ra sự thật qua hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày...» Con cám ơn mạ thật nhiều nghe mạ! Vì sao ư? Vì những lời nói chân tình, mộc mạc của mạ đã giúp con có cơ hội nhìn lại sự thực tập của chính mình. Đôi lúc con ham chạy theo sự học hỏi, công việc, tìm cầu kiến thức bên ngoài... mà lãng quên đi lý tưởng ban đầu của mình. Có khi con đã để cho cái ngã mạn, cái tâm phân biệt, cái tâm tham lấn lướt đi tình thương và những nguyện ước đẹp thưở nào trong con. Lời mạ giúp con sống lại với tâm nguyện : Mang áo của người tu Tâm tư thường khỏe nhẹ Nguyện sống đời thảnh thơi Đem vui cho trần thế. và là một người tu «thật» hơn, cả tâm lẫn tướng, chứ không chỉ có hình thức bề ngoài. Chiếc áo đâu làm nên thầy tu mạ hỉ? Mạ thương! Vừa rồi khi nghe những lời mạ chia sẻ trong điện thoại con vui lắm. Không phải vui vì mạ đã tiếp nhận 14 giới Tiếp Hiện nhân chuyến đi hoằng pháp của Sư Ông ở Đông Nam Á đâu. Con thấy vui vì những lời mạ đã chia sẻ : Sư cô ạ, thời gian qua mạ đã thực tập buông bỏ, bớt đi việc nhìn ngó lỗi người để phán xét, trách móc. Mạ thực tập chấp nhận mọi người như họ vốn có. Mạ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, xã hội của họ để có sự cảm thông, Mạ quyết tâm thực tập và sống với những gì mình muốn từ sự tu tập, từ cách sống của chính mình chứ không đòi hỏi ở người khác nữa sư cô à. Mạ thương kính! Hơn năm năm về trước, Thầy đã trao cho con chiếc áo nâu và bây giờ thầy cũng đã trao cho mạ chiếc áo nâu. Tuy áo mạ ngắn hơn áo của hai chị em con nhưng cả ba mạ con mình đều đang cùng đi chung một con đường mạ hỉ? Ở chùa, con sẽ tu tập và làm việc cùng mạ ở trong con, ở nhà mạ cũng sẽ là cánh tay nối dài của hai chị em con đi vào cuộc đời mạ nhé Con thương mạ nhiều Con gái của mạ có mặt cho nhau 159

160 Giọt mây Tháng một Đầu tháng, có một hôm trong giờ học oai nghi, tuyết rơi. Cả lớp suýt soa, những con mắt háo hức nhìn ra cửa sổ. Tôi cho nghỉ năm phút đi ngắm tuyết. Tuyết rơi càng lúc càng dầy, bông tuyết càng lớn. Đó là một ngày mà trên tấm bảng lớn ở phòng ăn ai đó đã ghi là âm 7 độ. Mấy ngày nay tôi cứ lu bu lo vấn đề giấy tờ cho các em đi xuất ngoại, lo đánh máy bài viết cho Lá Thư Làng Mai, lo liên lạc về những chuyện khóa tu, chuyến đi sắp tới. Đứng nhìn tuyết rơi mà thấy lòng bâng khuâng. Hai sư em Pháp Sỹ và Khải Nghiêm vừa qua tới. Nghe trực tiếp sư em Pháp Sỹ kể chuyện bị tấn công, có lúc tôi không nén được cảm xúc. Ôi các sư em của tôi! Điều cảm nhận đau xót nhất cho các em, và cho cả tôi, không phải là bị đánh tan mà là cách hành xử thiếu văn hóa không tưởng tượng được như thế ngay trên quê hương mình. Ngày 9/1 Tuyết rơi từ đêm qua, sáng nay trắng xóa cả vườn. Đi ngồi thiền xong trời lạnh buốt nhưng tôi cũng phải đi ra tuyết một chút, chút thôi, cho thấy lòng thật vui. Cả ngày tuyết vẫn tiếp tục rơi, bông tuyết nhỏ li ti, những đám tuyết như mưa bụi thỉnh thoảng bung ra cả chùm như ai rải hoa xuống đất. Đẹp vô cùng, nhưng sợ đường trơn nên không ai ra ngoài nếu không cần thiết. Mai đại chúng các xóm cũng đồng ý bỏ ngày Quán Niệm vì sợ di chuyển nguy hiểm. Trời lạnh, nhưng những việc bên ngoài cũng tạm xong. Đã trải đá xong con đường sình, đã nhờ xong quý thầy thay sàn gỗ phòng Dodo. Từng chút một, nâng cấp cho xóm Mới tí xíu.. Những ngày Giới Đàn diễn ra rất đẹp. Quý Hòa Thượng, Sư Bà đến từ Việt Nam kịp lúc để tham dự dù xin Visa có chậm hơn bình thường. Hôm truyền đăng, các sư em Pháp Quán và Trang Nghiêm nói rất có chất lượng. Ngắn, nhưng đủ làm thiên hạ khóc vì đàng sau những lời ngắn ngủi đó chuyên chở cả một sự thật đau thương. Những nhân chứng sống của Bát Nhã. Những lịch sử được ghi lại không cần giấy viết. Thầy trò Tháng hai Mùa đông cóng tay nhưng cái sân trước xóm phải làm thôi. Bao nhiêu năm để mặc cỏ dại mọc lẫn với đá, với nền xi măng, không biết làm sao cho đẹp. Người muốn làm vườn hoa, người muốn trải sỏi trắng. Tính toán hoài không biết làm kiểu nào trong tầm tay với, khỏi phải cần tới sức trai của quý thầy (bởi vì quý thầy còn bận mịt mù với công trình của thiền đường lớn, làm gì có giờ để xuống giúp) mà trông cũng đẹp chứ không chắp vá. Tôi lại tham lam, muốn làm kiểu gì mà ít phải tốn công chăm sóc nhất (vì quanh năm có khóa tu nên tri vườn nào cũng chỉ hăng hái chăm sóc được vài tuần là.. bó tay). Tính làm biếng trải cỏ như công viên nhưng đào đâu cũng thấy đá là đá, không biết đã bao nhiêu lớp đá được trải lên từ ngày khai sinh cái sân. Rốt cuộc thì quyết định làm sân gạch. Nhờ đã giúp các thầy Xóm Thượng lót gạch con đường nên các sư cô làm nhanh và đẹp. Có khi quên cả ăn trưa. Người đổ cát, người chuyển gạch, người dằm đất, mỗi người một việc. Các thiền sinh cũng đóng góp hết lòng. Những ngày nắng đẹp chị em cùng làm chung thật rộn ràng. Tôi nghĩ bụng, đúng là đi tu làm đủ nghề. Hôm nay qua Sơn Cốc họp, Thầy giữ lại ăn cơm. Thầy tự tay làm món scrambled tofu thật là ngon để đãi mấy chị em. Thầy ăn ít, mà cứ múc thêm cơm vào chén đệ tử để ép ăn thêm dù nồi cơm nhỏ xíu, rồi nói: Nồi cơm này như nồi Thạch Sanh. Tôi mỉm cười, tiếp lời: Nhà Thầy như nhà Duy Ma Cật mà nồi cơm Thầy như nồi Thạch Sanh. Thầy trò cùng cười. Bạn hiền ơi, thầy của chúng mình dễ thương số một! 2/2 Ngày tu của xuất sĩ ở Phương Khê. Thầy giảng về cuốn Đông Phương Luận Lý Học. Thầy kể Thầy viết cuốn này khi mới vào Sàigòn, ghi danh học ở Đại Học Văn Khoa, ai ngờ thầy giáo dùng cuốn sách đó để dạy học sinh trong lớp. Tôi che miệng nói nhỏ với Lễ Nghiêm: Nếu vậy Thầy chắc đỗ đầu. Nhưng tôi nói nhỏ chứ sư cô Chân Không thì khác, Sư Cô chắp tay thưa rất nghịch ngợm: Kính bạch Thầy, có phải vì vậy mà năm đó Thầy đỗ thủ khoa không ạ? Sư Ông phớt tỉnh, lờ đi qua chuyện khác: 160 hãy lắng nghe nhau

161 Đây là giờ pháp thoại, không phải giờ pháp đàm. Đại chúng cười rần rần trong thiền đường. Vui chi lạ. Mà thầy trò nhà này cũng trẻ trung lạ!! Tết Năm nay bận chưa đủ sao mà tôi còn nổi hứng nhận lời viết sớ, rồi đóng Táo luôn? Có lẽ vì hạnh phúc, vì muốn sống hết lòng với tăng thân, vì Xóm Mới chịu trách nhiệm lo Tết. Không phải sao, mùng 3 Tết thì Xóm Mới mở gian hàng hội chợ, tôi cũng bon chen đứng một gian hàng cho xôm tụ. Nướng rong biển thơm phức ăn với nước tương gừng ớt giống như khô mực làm thiên hạ xuýt xoa. Nhớ hôm vẽ tấm bảng hiệu cũng đã cười một trận với lời rao hàng: Mực khô bio (mà không làm chết con mực nào). Ngày hội chợ vui đáo để. Sư cô Chân Không cũng chịu chơi, mặc áo dài khăn đóng như một ông đồ, ngồi giải Kiều cho thiền sinh trên một cái chõng tre. Còn sư cô Cơ Nghiêm thì ra vai bà bán chè với cô cháu gái xinh đẹp có cái bím tóc (làm bằng khăn quàng cổ) rất nhí nhảnh, người mua cũng kéo ghế đẩu ngồi quanh ăn hàng tự nhiên như ngoài chợ. Mua bằng phiếu chứ không trả tiền, mà phiếu thì.. phát không ở cổng chợ. Người mua kẻ bán đều hỉ hả Mồng một Tết. Đúng 0:00. Khai bút linh lắm à nghe. Tôi vừa đốt một nén nhang, hương thơm thoang thoảng. Pha một ly trà nóng. Và ngồi yên. Ngồi thật yên. Rồi mở máy, khai bút. Đúng là bây giờ khai bút mà không cần cây bút, nên riết rồi chữ viết cũng trở nên đẹp như chữ bác sĩ. Khai bút đầu năm đây: Chúc cho mọi người biết thương yêu nhau, đem niềm vui và sự bình an cho nhau. Thầy chúc đại chúng năm nay sáng đem niềm vui cho người, chiều giúp người bớt khổ. Tôi nghĩ là mình phải nhớ lời chúc đó, mà trước nhất là thực tập đem niềm vui cho chính mình, thì mới có niềm vui đem cho người được chứ, phải không bạn hiền? Lên ở Xóm Thượng 23/2 Xóm Thượng - Khóa tu xuất sĩ Hôm nay dọn lên Xóm Thượng để chuẩn bị cho khóa tu. Quý thầy sắp xếp cho ở cư xá vốn dành cho khách, kế thiền đường Chuyển Hóa. Phòng rộng rãi, thoáng và đẹp. Mấy thầy lại điệu, bỏ lên mỗi giường một món quà và cái thiệp welcoming rất dễ thương. Chị em xuýt xoa giống khách sạn 5 sao. Ai cũng kéo nhau đi thăm phòng hàng xóm, vì đây là lần đầu tiên được lên xóm quý thầy ở mà. Phòng tôi ở cạnh căn phòng nhỏ mà nghe nói hồi xưa Sư Ông đã viết Đường Xưa Mây Trắng. Tôi hăm hở bước vào, hình dung ra Sư Ông đã từng ở đây, đã từng nhìn xuống khung cửa sổ này, và bỗng dưng mỉm cười. Sư Ông đang ở đây, đang ở Phương Khê, đang ở Cốc Ngồi Yên, đang ở trong tôi, sao tôi không thấy mà lại đi hình dung một ngày nào đó trong quá khứ. Nhất là căn phòng cũng nào còn như xưa 25/2 Ngày hôm qua Thầy giảng về những ký hiệu CCC (con gửi con cho con), T (Thầy), B (Bụt) và 27 cách nương tựa, làm tôi nhớ lớp statistics (thống kê) vì cách thầy tính toán. Khá thú vị. Hôm nay thì còn hay hơn, Thầy dùng ý tưởng về computer software và front end, back end để giảng về Duy Thức. Dù biết rồi mà tôi vẫn ghi chép lại vì càng ngày Thầy giảng càng dễ hiểu. Những người đang tìm cầu một đạo Phật cao siêu, bí ẩn, càng nhức đầu càng có vẻ authentic (đích thực), cứ nghĩ rằng những gì Thầy giảng dễ ợt, ai cũng biết. Họ không thấy được cái dễ đó thực ra rất khó, vì phải hiểu rất thấu đáo mới có thể diễn bày lại bằng một ngôn ngữ mà ai cũng tiếp nhận được. Riêng tôi hạnh phúc vô cùng vì tôi vốn không được thông minh chi lắm, nên có được vị thầy như Thầy thì tôi mới bớt u mê được phần nào. Ý Tháng ba Trời bắt đầu ấm, có thể ra vườn được thì tôi lại đi Ý để giúp cho khóa tu. Sau thời gian ở Rome thì xuôi nam về Napoli. Đường đi Napoli qua nhiều vườn đào nở hoa hồng rực. Có khi thì qua cánh đồng ngập hoa cải vàng. Thầy bảo sau này có trung tâm ở Việt Nam nên làm gần Sapa vì có đào núi đẹp lắm. Tôi nhớ lần đi Sapa vào mùa xuân, chợt bắt gặp hình ảnh hoa đào nở đỏ cây trước một mái nhà tranh ở chân núi thật diễm tuyệt. Nhưng mà không biết hình ảnh đó rồi sẽ còn được bao lâu vì nghe tin ở Việt Nam người ta đua nhau vào núi chặt đào đi bán chơi Tết. Một cây đào mất bao nhiêu năm mới lớn? Chặt cây rồi có trồng lại cây khác không? Thiên nhiên đang bị hủy diệt từ từ thì thế hệ tương lai sẽ còn được thừa hưởng gia tài gì từ cha ông? Ở Napoli đại chúng được một ngày đi xem núi lửa Vesuvius, ngọn núi lửa gây thủ phạm cho thành phố Pompeii bị chôn vùi dưới tro nóng vào năm 79. Có anh chàng hướng dẫn viên người Ý rành rẽ, giải thích về sự khác biệt của các cục đá chứa mineral và diễn tiến của những lần núi lửa nên tôi học được cũng nhiều. Chúng tôi leo lên tới miệng núi, nhìn có mặt cho nhau 161

162 xuống cái lòng chảo sâu như thung lũng, còn một vài nơi có khói nhẹ bốc từ lòng đất lên. Mấy thầy từ Việt Nam qua đi thăm núi lửa lần đầu rất hào hứng, cứ nói trạng cho vui. Thầy Từ Phước bảo biết đâu mình đang đứng và núi phun lên châu báu để về lo chuyện tu viện cho khỏe. Thăm núi lửa xong không đủ giờ đi Pompeii nên chúng tôi ghé xuống thành phố Ercolano (tên tiếng Ý của Herculaneum), là một thành phố cũng bị chôn vùi dưới sức chảy của nham thạch năm 79. Anh chàng hướng dẫn viên cho biết là trong khi Pompeii bị chôn bởi tro của núi lửa bay tới (một lớp tro dày 6m) thì thành phố này bị bao bọc bởi đá và bùn nóng tạo thành thể rắn chôn chặt tới 25 m và rất khó khai quật lại. Hiện nay chỉ khai quật được ¼ và ¾ kia thì người ta đang sống ở trên đó rồi, muốn khai quật phải di cư cả thành phố đi chỗ khác nên không biết có sẽ làm không. Tôi nhìn những cây cột đá, bậc thang còn lại, thấy cả một thành phố bị chôn vùi qua đêm. Đi xem lịch sử để được nhắc nhở về vô thường, để ý thức hơn về sự sống trong giây phút hiện tại. Cuối tháng ba, đi Ý về. Các em ở nhà đã lót gạch xong. Cái sân rất dễ thương. Nghe nói mấy cây mận trước văn phòng đã nở đầy hoa trong thời gian tôi đi vắng. Những cánh hoa mỏng manh màu trắng, màu hồng rụng trên sân rất nên thơ. Có thêm không gian cho mọi người ra ngồi chơi, có thêm cảnh cho mọi người ngắm, vui quá đi. Tháng tư Trong mùa đông có mấy thầy ở Đại Hàn qua Làng thăm, và mời Sư Ông đi dạy năm sau. Tôi bắt đầu liên lạc để sắp xếp. Tuy nhiên phải xem lại có đáng đi không vì họ muốn mời Sư Ông vào dịp Phật đản trong khi Sư Ông cần nghỉ ngơi cho khóa tu 21 ngày tiếp liền theo đó. Tôi giúp cho khóa tu người Pháp, rồi khóa tu sức khỏe, rồi lại sắp khăn gói qua Ý hướng dẫn khóa tu với sư em Tùng Nghiêm. Mấy hôm nay mê làm vườn nên bị dị ứng phấn hoa.. ngất ngư. Năm nào cũng thế, mà tôi không sao không ra vườn được. Năm nay lại đổi cảnh quan của Xóm Mới thật nhiều vì Thầy xoay cổng chính ra sân sau, và làm vườn Bụt cho thiên hạ bước vào thì gặp Bụt ngay. Thế là xóm Mới.. mới thiệt rồi đấy nhé. Tôi ngày ra vườn, tối ôm máy phụ thầy Pháp Khâm cho việc tổ chức chuyến đi Đông Nam Á của Thầy vào mùa thu, tự nhủ vậy là quá cân bằng giữa việc làm trí óc và tay chân, thêm ngồi thiền nữa là lo đủ cho thân và tâm. Tháng năm - Tourin Vì lỡ hứa nên phải đi. Đi rồi cũng hạnh phúc. Ngoài giờ giảng dạy có được ngày trống, Sylvia và Mariana chở chúng tôi đi Camogli chơi. Biển rất xanh. Những căn nhà cao ốc nhìn ra biển mang sắc thái rất đặc biệt là có những cánh cửa sổ giả, Sylvia nói vì ngày xưa đây là làng đánh cá nên mỗi cửa sổ là nhà một gia đình và cửa sổ để người vợ nhìn ra biển trông chồng về. Bây giờ thì chỗ này là chỗ dành cho khách du lịch nhiều hơn, nhưng những cao ốc được xây lên vẫn giữ lại nét đặc thù đó. Chúng tôi lên phà ra thăm một tu viện cổ từ thế kỷ thứ 9, bây giờ được dùng làm viện bảo tàng. Tu viện nằm trên đỉnh núi, nhìn ra biển, mới thấy ngày xưa chỗ tu hành (chùa và tu viện công giáo) đều chọn chỗ ngon lành không. Sylvia nói ở Ý, tu viện đạo Chúa bỏ hoang rất nhiều vì không còn người tu, nhưng họ không bán lại trong khi đạo Phật cần chỗ làm tu viện thì không ra. Tôi cười, đây là nét đẹp văn hóa và lịch sử mà. Ý là một nước Thiên Chúa giáo, nếu thử tưởng tượng tới Ý mà thấy chùa mái cong thì còn gì là Ý nữa! Hôm sau chúng tôi đi Turin. Turin lớn và sạch hơn Napoli. Gặp đúng dịp nhà thờ Turin triển lãm tấm khăn liệm của Chúa (the shroud of Christ) mà lần chót triển lãm là mười năm trước, người hành hương từ khắp nơi nườm nượp kéo về xem. Sư em Tùng Nghiêm giải thích cho tôi biết là tấm khăn đó được cất giữ ở Turin và rất nổi tiếng, được cất rất kỹ và lâu lắm mới đem ra triển lãm một lần. Chúng tôi cũng vào nhà thờ xem như mọi người và sư em Tùng Nghiêm, người Mỹ, rất hạnh phúc. Tôi đắm mình trong không khí sùng kính thiêng liêng của nhà thờ, nghĩ tới những người con Bụt đi đảnh lễ xá lợi với tất cả sự tôn kính của mình. Tuy nhiên tôi đứng xa, mắt lại kém nên chỉ thấy dạng tấm vải và những nơi bị cháy nâu. Ra khỏi nhà thờ tôi ghé hàng lưu niệm xem mấy tấm ảnh chụp cho thấy rõ khuôn mặt của Chúa hiện trên tấm vải đó. Người Ý có thói quen thức khuya, nên buổi pháp thoại công cộng chấm dứt lúc 11g tối. Xong chúng tôi được dẫn đi ăn càrem nổi tiếng nhất ở Turin, rẻ mà ngon. Và đúng là nổi tiếng vì có những loại kem chưa từng thấy ở đâu khác như kem mè, kem walnut, kem pine nut, kem mapple Chắc xong chuyến đi này tôi lên cân quá!! Khóa tu kỳ này dành cho các bạn trong tăng thân ở Turin nên chúng tôi nói về sự thực tập trong tăng thân. Đề tài đó có bao giờ cạn do cái vốn sống trong tăng thân của mình. Bởi vậy nếu thâm nhập 162 hãy lắng nghe nhau

163 được Phật pháp, sống trong bể tuệ giác đó thì có bao giờ còn sợ cho pháp thoại? Tháng sáu Tháng sáu là một tháng thật bận rộn. Thay đổi cảnh quan nên phải làm nhiều thứ mới, từ con đường sinh ra cái núi, rồi từ cái núi phải có bức tường để làm vách núi, xong rồi mở cửa nhỏ, làm đường, đục tường, trồng cây, v.v.. và v.v.. Ngoài ra thì vẫn chuyện lo cho chuyến đi Đông Nam Á phải liên lạc thường trực về Thái Lan với Kính Nghiêm, và chuyện cho các em đi Mỹ phải liên lạc với sư cô Hương Nghiêm nên đêm nào tôi cũng thức khuya vì giờ giấc khác nhau. Nhưng mà bạn hiền à, có ai cấm mình không hạnh phúc đâu, nên dù bận rộn, tôi vẫn có một hạnh phúc đơn sơ ở Xóm Mới để kể cho bạn hiền nghe.. thèm chơi. Mỗi buổi sáng tôi đi dạo ra vườn, ăn vài trái cherry bắt đầu đỏ. Giống cherry này không phải bin cherry, nên trái còn vàng ửng hồng ăn đã ngon, vừa chua chua ngọt ngọt vừa đầy nước. Không có trái nào chín đỏ cả, vì vừa đủ ngọt là có người hái ngay. Đi một vòng, ăn cỡ năm trái, thấy đủ vitamin C trong ngày. Buổi trưa ăn cơm xong thì tôi đi ngắm cây dâu. Chỉ có vài tiếng đồng hồ thôi mà trái đã chín thêm nhiều. Có buổi sáng sư em Quảng Nghiêm leo lên rung cây đã cho cả mấy tô đầy dâu chín, vậy mà buổi trưa đã thấp thoáng nhiều trái ửng đỏ. Những trái chín mọng màu đen ăn rất ngọt mà mau ngán, nhưng những trái vừa bắt đầu chín, căng bóng và đỏ thắm thì chua chua ngọt ngọt tuyệt vời luôn. Đấy, và tôi ăn tráng miệng ngay cây, lòng hạnh phúc quá chừng. Các sư em Bát Nhã vừa ở Việt Nam qua cũng hạnh phúc không kém, cứ nhìn quanh đâu cũng có thứ để ăn. Có hôm rung cây lượm vào nhiều vô số, trộn sữa chua, ăn tươi, làm mứt rồi cũng ngán, ăn cũng không hết. Nên không hái sẵn nữa, dâu đen rụng đầy cỏ. Mùa xuân có khác. Ở ngay ngã ba Duras Dieulivol có cánh đồng đầy hoa cocolico, lái xe ngang ai cũng xuýt xoa. Ngay xóm Mới cũng có một khu đất để trồng hoa cúng Bụt ngày xưa, rồi trồng lung tung bây giờ thành cánh đồng (bé tí bằng bàn tay) của hoa cocolico, ngải cứu, cúc hoa, hoang dại mà dễ thương. Hôm qua tôi và các sư em Khuê Nghiêm, Nhẫn Nghiêm đi với các sư chú Pháp Liên, Pháp Giang chở cỏ thảm về để trải cho kịp khu núi mới làm và quanh chỗ Bụt ngồi trước hè. Bụt chưa có, mới có tảng đá, nhưng trải cỏ xong cả khu vực đẹp hẳn lên. Mấy chị em cười toe, chụp hình để khoe Sư Ông đang ở Đức. Tôi nấn ná ở lại Làng để có mặt với các sư em từ Việt Nam mới qua, rồi cùng sư cô Tuệ Nghiêm dẫn các sư em Trăng (đợt xuất gia mới này Thầy đặt tên bắt đầu bằng chữ Trăng hết, qua một thế hệ nữa rồi!!) qua Làng vừa kịp yểm trợ cho khóa tu ở Viện Phật Học. Nghe tin tình hình ở Việt Nam vẫn còn căng thẳng, một số các sư em gái bị đuổi khỏi nhà người quen nên đã đi qua ở trọ nhà người quen khác tận Campuchia cho yên ổn, khỏi bị tra xét làm khó. Đúng là quê mình mà mình không được ở, chỉ vì cái tội muốn tu chung với nhau Qua tới Đức tôi bịnh luôn. Có lẽ vì khí hậu lạnh quá, dù đã vào tháng sáu. Cũng có lẽ vì cơ thể tôi đang có nhiều chuyển biến nên không thích ứng kịp. Nhưng bắt đầu lo về chuyện tổ chức cho Thầy đi hoằng pháp ở Đài Loan và Nhật năm sau. Nghe dự tính của cô Eva về triển lãm thư pháp của Thầy ở Hồng Kông, tôi hăng hái góp ý kiến, thế là dính luôn vào chuyện đó. Lại tha hồ mà có việc để làm thêm. Nhưng có một hôm, thầy Pháp Ấn mời Sư Ông và tăng thân đi thuyền trên sông Rhine tôi cũng được đi theo, vui quá chừng. Thầy Pháp Ấn bận thế mà còn dám bỏ việc thì tôi nhằm nhò gì mà không dám đi chơi một bữa chứ. Tháng bảy mùa hè Mùa hè đến với khóa tu bốn tuần đầy người như bao giờ. Tôi bị sưng môi, bị mụn. Mất mặt quá. Đoán là dấu hiệu của stress. Mà nhiều việc thật, vì vừa lo mùa hè như mọi người, hướng dẫn thực tập, lo landscaping và lo cho chuyến đi sắp tới, chuyến đi năm sau, scan sách, giúp làm triển lãm.. Đã vậy sức khỏe lúc này lung tung, nóng lạnh thất thường, hai chân lại đau. Ôi thôi không stress mới là chuyện lạ. Đội nấu ăn của tôi lại nhất định vẫn đi nghe pháp thoại của Thầy nên tới phiên là luôn luôn chuẩn bị trước. Bởi vậy, được cái này thì mất cái khác chứ ai cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ thôi mà. Nên biểu hiện bên ngoài của tôi có vẻ như không có gì nhưng cơ thể tự báo động. Tôi nhận diện, mỉm cười. Cái gì cũng đến rồi đi. Chỉ cần nhận diện và gởi năng lượng chấp nhận, thương yêu. Nên lòng vẫn bình an, dù cơ thể lôi thôi thật. Nhưng cũng trong mùa hè, giữa những ngày bận rộn, có việc phải gặp Thầy là được Thầy nuôi dưỡng. Nên lòng biết ơn tràn ngập. Chép lại cho bạn hiền một đoạn trong nhật ký ngày 19/7: Thầy nằm võng, mình đưa võng, nói chuyện. Thầy nhắc: Con có ý thức đây là thời gian hạnh phúc có mặt cho nhau 163

164 nhất của thầy trò mình? Mình dạ. Biết Thầy nhắc nhở để nhớ giây phút hiện tại. Mà làm sao không hạnh phúc được khi được đi chung với Thầy trên một con đường, con đường phục vụ; được sự dìu dắt dạy dỗ của Thầy; được Thầy thương và tin cậy; được gần Thầy trong khi Thầy có trăm công nghìn chuyện Bạn hiền ơi, bởi vì, nào ai biết tôi sẽ còn mấy ngày được ở Làng? Ba mẹ tôi vẫn thúc tôi về lại Mỹ. Tôi vẫn khất lần khất hồi. Đi tu được gần Thầy là một phước lớn. Nhưng đưa được cha mẹ cùng tu tập cũng là một phước lớn. Chỉ vì tôi thấy mình còn dở ẹt, có Thầy nhắc nhở thường xuyên đó mà còn quên trước quên sau, tập khí năm xưa chỉ mới chuyển hóa chút chút. Thôi cứ để nhân duyên vận hành và trân quý từng phút giây của sự sống là được. Tháng tám Tôi được phép scan lại những bản thảo của Thầy, thấy nét chữ năm xưa khác với bây giờ. Scan sách Thầy đúng như sống chung với quá khứ của Thầy. Vui lắm. Nhưng cũng có rất nhiều cảm xúc khi nhìn những dòng chữ viết tay của Thầy. Mỗi dòng chữ như mang linh hồn người viết, có chỗ chân phương nắn nót, có chỗ rất tháu rất nhanh, có chỗ vài hàng, có chỗ chỉ một vài chữ vắn tắt. Tôi thấy Thầy viết kỹ, có chỗ dán chồng lên trang giấy trắng để viết lại, có chỗ chắc đọc lại rồi edit thêm. Và những cuốn vở này đã đi qua một chiều dài lịch sử của đời Thầy nên nét chữ thay đổi cũng nhiều, dù vẫn là những nét đó. Cũng như những bức calligraphy của Thầy ngày xưa và bây giờ. Nét chữ bây giờ chín muồi hơn, mang đầy sức sống và trọn vẹn hơn. Thầy đi Anh. Còn tôi và Tuệ Nghiêm thì đi về châu Á. Tuệ Nghiêm về Việt Nam chăm sóc mẹ. Tôi đi Thái Lan để làm tiền trạm cho chuyến đi Đông Nam Á vào mùa thu của Thầy. Ban Giáo Thọ Xóm Mới đi gần hết. Để các sư em ở nhà hưởng mùa thu dùm. Pak Chong Mỹ Hà gởi tiền để mua quà cho các thầy các sư cô Bát Nhã nên trên đường từ Bangkok về, tôi nói sư em Kính Nghiêm cho ghé vào siêu thị. Hai cô cư sĩ từ Hongkong bay qua gặp tôi để làm việc cùng đi chung nên cũng ghé vào mua quà. Ba người mà chất đầy bốn xe nào mì gói, sữa, bánh, v.v.. như mua đồ cứu trợ. Tới Pak Chong chúng tôi qua bên các thầy để biếu đồ trước. Các thầy và sư chú cất những căn nhà tranh xinh xắn, nhất là thiền đường, và cái hiên làm phòng ăn treo đầy phong lan rất u nhã. Có bàn tay Pháp Duyệt mà. Anh em ra chào, vui vẻ. Còn hai cô thiền sinh HongKong thì quá hạnh phúc và cảm xúc, cứ đi chụp hình và cười tươi rói. Chẳng gì họ cũng từng về Bát Nhã dự khóa tu những năm trước. Cô Therese quá hào hứng trước tài nấu ăn của quý thầy, cúng dường thêm 2000 baht sau khi được mời ăn tô bún riêu bốc khói. Qua bên trung tâm nữ thì các em đã biết tin, đứng sẵn và hát hò như ngày nào ở Bát Nhã làm tôi cảm động. Chỉ mới xa nhau có một năm chứ mấy. Nhìn mấy sư em hớn hở với mì Mama mà thấy thương, kỳ tới về chắc sẽ mua toàn mì gói làm quà thôi. Nghĩ lại ở Làng thì ăn bio, còn ở đây có được gói mì thì mừng (bởi vì rau cải vườn đã bio lắm rồi còn gì.) Indonesia Ở Thái Lan vài ngày để làm việc với Therese và Eva xong là sư em Kính Nghiêm cùng tôi bay đi Indonesia để tiền trạm, vì nước nào tôi cũng nắm được chương trình và diễn biến tổ chức, chỉ có Indonesia là chưa nghe gì cụ thể mà chuyến đi của Thầy thì sắp tới rồi. Gặp lại sư em Pháp Tử rất vui. Ngày nào cũng làm việc chung từ thời khóa đến quyết định địa điểm. Sư em tổ chức giỏi lắm, chỉ vì có quá nhiều chọn lựa mà sư em không quyết định được nên mới phải cầu cứu tới chúng tôi. Tiềm lực của người trẻ trong ban tổ chức Indo cũng rất lớn, một phần do thời gian qua Pháp Tử đi dạy hết đảo này tới đảo kia để giới thiệu pháp môn Làng, và thu hút giới trẻ rất nhiều. 23/8 Chúng tôi đang ở chùa Parakan ở miền trung Java. Đây là một ngôi chùa đã được sắp xếp để phái đoàn ở khi qua Yogyakarta. Từ đây về Borobudur tới những 2 tiếng nên Sư Ông thì ở khách sạn Manoha ngay chỗ Borobudur cho đỡ vất vả còn tăng đoàn thì sẽ ở đây. Sáng nay chúng tôi bay từ Jakarta, ghé tới Borobudur và đi thiền hành ở đó để ước lượng trước thời gian, đi xem khách sạn Manoha rồi mới về Parakan. Ngôi chùa này vốn dĩ là một ngôi nhà giàu theo kiểu cổ Trung Hoa cúng dường làm chùa nên rất giống trong phim Tàu: ô cửa tròn, giường buông màn kiểu rèm v.v.. thú vị lắm. Thầy trụ trì đang đốc thúc thợ sửa thêm dẫy phòng phụ để đủ chỗ đón phái đoàn. Ở đây vùng quê, nên các món ăn vặt dân gian có rất nhiều. Chủ nhà cứ bưng lên nào khoai mì, chuối chiên, đậu hủ nhồi chiên và tampeh cũng chiên nốt. Nhưng nóng và ngon. Thức ăn cũng tươi và đậm đà hơn ở Jakarta. Tôi nổi hứng nghĩ tới chuyện 164 hãy lắng nghe nhau

165 quảng cáo chùa Parikan: khu vực dân quê trồng lúa, thuốc lá, gần núi lửa, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi vùng nhiệt đới, thức ăn tươi Có lẽ vì tôi thích nhất là món ăn lá đu đủ và lá khoai mì xào hay nấu cà ri. Món ăn không kiếm ra ở nhà hàng nhưng quán cơm bình dân nào cũng có, mà rất ngon. Nghĩ tới dân mình đã có lần bị đói nhưng sao không hề biết rằng lá khoai mì cũng ăn được sau khi đổ nước luộc đầu đi. Người dân Indo đã ăn như vậy cả trăm năm nay Tối nay ba người ba cái laptop ngồi ngoài phòng khách làm việc, cứ như là đang học thi cho final (kỳ thi cuối khóa) vậy. Bali Trong thời gian làm vườn Bụt Xóm Mới, tôi được giới thiệu với một Phật tử người Pháp ở Bali để nhờ đặt mua tượng dùm. Khi qua tới Indo tôi liên lạc và ông ta mời qua Bali tiền trạm để xem thử có thể tổ chức cho Sư Ông qua giảng dạy không. Tôi đã nghe nói về Bali nhiều, và cái tưởng trong đầu tôi là hòn đảo dừa xanh cát trắng với thổ dân. Nhưng sau đó mới biết đúng là tri giác sai lầm. Bali rất đông người ngoại quốc tạm cư và là một thành phố Hindu với tượng, với đền thờ, và cây cối thổ sản còn chút gì hoang sơ. Cũng có những con đường gọi là Beverly Hill của Bali với cửa hàng sang trọng. Có một số người phương Tây qua đây sinh sống lâu dài, có work permit, mở cửa hàng buôn bán nên họ lái xe hơi, lái xe gắn máy, đi bộ rất nhiều và khắp nơi. Ở đất nước Hồi giáo Indonesia, Bali là hòn đảo duy nhất theo đạo Hindu và có những lề luật khác. Vào đền thờ Hindu ở đây phải lấy một giải lụa màu thắt ngang lưng, ai cũng vậy. Những người mặc quần short thì phải quấn xà rông trước khi vào. Hai chị em buộc hai giải lụa, đi thăm ngôi đền cổ Hindu, giống đóng kịch Hai Bà Trưng. Ở đây, người Bali đi cúng đền bằng những cái thúng đựng thức ăn và hoa trái đội trên đầu có khi cao tới nửa mét. Tôi và Kính Nghiêm phục lăn. Ở Việt Nam mình cũng đội thúng trên đầu, nhưng không cao kinh khủng như vậy. Chúng tôi được chở đi thăm một cái đền có nhiều khỉ. Đền nằm trên cái cliff (núi đá cao nhìn xuống biển) thật đẹp, nước biển trong và xanh ngắt. Hai chị em được dặn dò phải coi chừng cái mắt kiếng. Dù cận thị nặng cũng nên tháo ra cho chắc, lâu lâu đeo vào nếu muốn nhìn. Kính Nghiêm vừa chỉ một con khỉ chuyền cành tới gần hai chị em, tôi tháo mắt kiếng ra cười, vừa quay đi là nghe Kính Nghiêm hét lên một tiếng, cặp kiếng bị chú khỉ nhanh nhẹn giật mất rồi. Thế là đi kiếm người coi đền, họ mua chuộc con khỉ bằng một hột đậu phụng để đổi lấy cái kiếng trả lại cho Kính Nghiêm. Hai chị em cười, có kỷ niệm quá. Ở có hai ngày, đúng là chỉ đi tiền trạm, nên còn nhiều nơi vợ chồng ông ta muốn dẫn chúng tôi đi mà không đủ giờ. Ít nhất chúng tôi được ra biển ngắm mặt trời lặn. Nước biển trong, cát sạch, người không đông. Bali vẫn còn đẹp lắm, dù building đã mọc khá nhiều và đời sống cũng bị đô thị hóa từ từ. Tháng 9 Đã xong những chuyện tiền trạm cho Indo, chúng tôi về lại Thái Lan sống với tăng thân. Nhưng cũng bị đi hoài với Linh Nghiêm và các sư em lớn để lo việc chuẩn bị cho Sư Ông qua Thái. Đi chung xe với các anh chị em đường dài rất vui. Nghe mấy sư em nam nói tiếng Thái với chú tài xế mà phục lăn. Rồi lại kể chuyện.. Việt Nam, hàn huyên. Pháp Sĩ tếu dễ sợ, bảo rằng Phật giáo cũng bạo động như Hồi Giáo. Mọi người đang tròn mắt kinh ngạc thì Pháp Sĩ tỉnh bơ buông ra câu giải thích : người ta ôm bom còn mình.. ôm phân! làm cả xe cười nghiêng ngửa. Bôi bác thiệt. Nhớ tới lòng từ bi của Thầy sẽ có chương trình xuất gia 5 năm cho người ngoại quốc để gieo hạt giống, tôi mừng lắm vì sự khai mở của Thầy sẽ tạo nhiều điều kiện để hạt bồ đề được nẩy mầm thêm ở châu Âu, nhưng khi ngồi chơi với các sư em tôi cười tủm tỉm: Không biết khi nhận y họ sẽ đọc kệ ra sao hè? Hay là đọc: có mặt cho nhau 165

166 Đẹp thay áo giải thoát áo ruộng phước nhiệm mầu con cúi đầu tiếp nhận,... năm năm nguyện mang theo (chứ làm sao đọc đời đời nguyện mang theo được?) Không ai biết câu trả lời. Chà, chắc phải hỏi Thầy quá! Singapore Chặng đầu của chuyến đi Đông Nam Á đây. Tôi, sư em Kính Nghiêm và thầy Pháp Hội bay từ Thái Lan qua nhập chung với phái đoàn đến từ châu Âu. Được đón về chùa Quang Minh Sơn ở, nơi sẽ tổ chức khóa tu. Chùa thật lớn. Hôm nay xong thủ tục chào thầy trụ trì, được dẫn đi xem chùa. Buổi trưa họp chia việc và dặn dò. Các sư em trẻ đã lớn thật rồi, làm việc rất hữu hiệu. Phật tử cúng dường trái cây đủ thứ làm dân từ xứ Tây tới cảm động, và hạnh phúc. Hôm sau chưa có thời khóa, còn trong thời gian cho đại chúng hết jet lag (thay đổi giờ giấc), nên ban tổ chức cho đi xem thành phố Singapore. Đầu tiên là đi xem Merlion, có nghĩa là con sư tử biển vì đầu sư tử mình cá, biểu trưng của Singapore. Singapore có nhiều kiến trúc lạ: có tòa nhà lởm chởm như trái sầu riêng, có cao ốc hình hoa sen, lạ nhất là một kiến trúc hình chiếc thuyền nằm chót vót trên trời mà sân thượng có cái bể bơi rất lớn. Đúng là bơi trên trời. Buổi trưa đi ăn ở một chùa Tàu, trúng dịp vía Địa Tạng nên họ mời phái đoàn tham gia buổi lễ dâng hoa và đãi ăn linh đình. Phái đoàn đi thành hai hàng nam nữ như hồi đi dự Vesak ở Việt Nam rất hùng tráng. Buổi trưa chia làm hai nhóm đi China Town (phố Tàu) và Botanical Garden (vườn bách thảo). Tôi cũng ham đi coi hoa lan lắm, tới 2000 loại lận nhưng làm biếng quá nên rốt cuộc cũng chẳng đi, về chùa nghỉ. Khóa tu ở đây diễn ra rất vui và thành công, như bao giờ. Malaysia Ngày 13: Rời Singapore đi Malaysia bằng xe bus. Chuyến đi thú vị, thấy lại được những rừng dừa dọc biển để nhớ lại mấy chục năm về trước, tôi cũng đã từng ở một trong những rừng dừa như vậy khi vừa đặt chân lên đất nước Mã Lai. Tôi và sư em Khôi Nghiêm, người Singapore, được phân về ở nhà cư sĩ Weekiat. Đã có ni sư Như Minh, ni sư Từ Nhu và sư chị Huyền Chi tới từ Việt Nam cùng ở chung nên rất vui. Sư em Khôi Nghiêm thông thạo nhiều thứ tiếng, nói chuyện với các ni sư bằng tiếng Việt, với tôi và ông chủ nhà bằng tiếng Anh, và với mẹ ông ta bằng tiếng Hoa, nên ai cũng hoan hỷ. Buổi sáng đầu tiên đi bộ ra xem cái hồ gần đó, trên đường về ông chủ nhà mời ăn đồ chay Ấn độ ở quán cơm bên đường, bánh chapatti nóng và cà ri vừa ngon vừa rẻ. Ra hồ thì gặp nhiều nhóm áo nâu khác (ở những nhà cũng gần đó) cũng đi tập thể dục. Tự dưng thấy buồn cười vì mới ngày hôm qua còn đi chung với nhau trên xe, hôm nay chào nhau như người hàng xóm. Rồi mỗi nhà có một chương trình hoàn toàn khác nhau, tùy chủ nhà và tùy yêu cầu của khách. Hai ni sư và Huyền Chi được nhà sư thầy Đàm Nguyện mời đi shopping, còn tôi và Khôi Nghiêm hạnh phúc ở nhà. Tôi lo tiếp chuyện chuẩn bị cho Thầy đi năm sau, sư em nằm đọc sách. Những ngày tiếp là khóa tu ở khu nghỉ resort Tierra Beach. Cái resort lớn mà cũ kỹ, giống y khách sạn Kim Liên ở Hà Nội. Tôi vừa dự khóa tu vừa họp với nhóm kiến trúc sư ở Thái Lan về tu viện mới ở Pak Chong và làm việc với sư cô Jina về chuyến đi Nhật. Xong khóa tu thì có ngày pháp thoại ở Penang nên chúng tôi được mời lên ở một chùa Theravada trên núi, vùng Taiping cho mát. Ở đây gần Penang. Cảnh ở đây rất đẹp. Mây chập chờn quanh dãy núi. Đèn phố ban đêm trên núi nhìn xuống nhấp nháy như đom đóm. Chúng tôi ở chỗ nữ cư sĩ, giường tầng, toilet rộng rãi. Ở yên nơi yên chỗ, tôi mở máy ghi lại vài hàng. Bỗng cảm nhận sao càng ngày ngòi bút càng tệ. Đến nỗi khi bị mọi người khen tôi đâm ra mất niềm tin, bối rối, bởi vì đọc nhiều bài viết của các em rất hay làm tôi phục lăn luôn. Hình như càng học càng thấy mình dốt, càng viết càng thấy mình dở Những ngày ở Malaysia qua nhanh. Từ tu viện Theravada trên núi, chúng tôi xuống cư trú ở chùa Tàu Than Hsiang (Penang). Chùa nào cũng rất rộng, rất lớn, và chăm sóc đoàn rất chu đáo. Đi dự World Buddhist Conference ở khách sạn Istana, tôi thấy và hiểu tại sao Thầy ít thích dự vì nói nhiều mà có lẽ không đem lại kết quả bằng một khóa tu. Ở khóa tu sau khi dự người ta bớt khổ liền. Nhưng cũng thú vị vì diễn giả có nhiều người nói hay. Dù là họ cũng khai triển thêm về những gì Sư Ông đã dạy. Có một ông (chẳng để ý tên gì) còn nói thêm về Năm Giới dùm cho Sư Ông, bởi vì ông bảo là đọc sách của Sư Ông và tự nhận là đệ tử Sư Ông. Lâu lâu đi dự hội nghị (conference) chợt thấy nhớ thời còn đi làm. 166 hãy lắng nghe nhau

167 Indonesia Khóa tu ở Indo kỳ này Thầy giảng thật hay, dù là hệ thống âm thanh cực kỳ tệ. Ngày cuối cùng của khóa tu ở Kinashi, Bogor, người thọ giới rất đông. Thầy mời nhóm pháp đàm người Muslim lên phát biểu. Họ nói rất thật, rất cảm động. Họ thành lập nhóm Full Moon meditation và tổ chức peace walk, mời mọi người, mọi truyền thống tham dự. Tới giờ Be-in thì thôi khỏi nói, cười quá chừng, nhất là nhóm tăng ni trẻ của Làng Mai mặc đồ Indo ra múa và chơi nhạc. Đúng là chịu chơi. Nhìn quanh ai cũng rạng rỡ nụ cười. Hôm sau có giờ rảnh, Thầy đi xem tượng Bụt. Thầy cho phép tôi và một số sư em đi theo, nhất là để chọn cho tu viện bên Mỹ. Thầy thích tượng Bụt kiểu Bali vì Thầy khen là lưng thẳng, khuôn mặt thanh tú. Đi cả vào xưởng khắc đá của nghệ nhân. Rốt cuộc Thầy chọn được ba kiểu để họ khắc theo. Chọn được tượng Thầy vui lắm, đặt tám cái luôn (Pháp Tử bảo sẽ có người cúng dường). Tôi vẫn hạnh phúc khi nhớ lại hình ảnh Thầy đứng.. chống tay ngang hông, mặt rạng rỡ hồn nhiên: Con đã tìm ra Thế Tôn, con đã tìm ra con. Thái Lan Chặng thứ tư, cũng là nơi có nhiều kỷ niệm nhất vì Thầy gặp lại đàn con đã đi qua nhiều gian truân. Tôi cũng mừng vì từ ngày đầu chuyến đi Thầy đã ho nhiều, cứ sợ Thầy không đi trọn được chuyến. Nhưng từ từ, như có phép lạ, nhờ vào sự châm cứu của sư em Bình Nghiêm và vào hạnh phúc của ngàn người sau khóa tu mà sức khỏe Thầy cứ ngày một khả quan cho đến bây giờ. 17/10 Hôm nay lễ xuất gia cây Trúc Vàng. Thiền đường Trời Phương Ngoại đơn sơ nhưng ấm áp với tình huynh đệ trong khóa tu khất sĩ. Khi mọi người cất tiếng tụng kinh, tôi biết trước mà vẫn rung động vì cường độ rất hùng tráng, nghe dào dạt như tiếng sóng lúc đó tôi nghĩ tới chữ hải triều âm. Cả thiền đường ngập y vàng, như một biển y với những gợn sóng nhấp nhô khi mọi người cúi lạy. Đẹp chi lạ. Lễ vô cùng trang nghiêm, nhưng tới lúc đọc tên thì vui chi mà vui, rộn ràng như bao giờ với những cái tên lạ. Thỉnh thoảng có tiếng xuýt xoa khi một cái tên hay được đọc lên. Tôi tự nhắc mình là tên nào cũng hay, cũng ý nghĩa, đừng nên so sánh, nhưng vẫn không ngăn được sự hân hoan. Đây là những sư em vẫn tiếp tục xin vào tu sau khi Bát Nhã chỉ còn là cái tên, bỏ hết mọi điều kiện vật chất đang có để tu chui theo các sư anh sư chị, và bây giờ đủ duyên được Thầy trực tiếp nhá kéo, cắt tóc. Các em thật có phước. Hong Kong Tháng 11 Đóa hoa Đông Nam Á đã nở ra cánh chót. Tôi chăm chú vào việc tổ chức nhiều hơn vì biết về Làng sẽ là khóa tu mùa đông, mà xong khóa tu đó là Thầy đi tiếp các nước châu Á. Thời gian không đủ nhiều để chuẩn bị như chuyến đi này. Huống chi bên đó cũng chưa có tăng thân đông và 15 năm nay, kể từ chuyến đi lần trước của Thầy, chúng tôi không qua đó thường xuyên như các nước Đông Nam Á để họ biết tới giáo pháp Làng Mai. Ni sư Hồng Không ở Đài Loan đã qua EIAB và về Làng để học hỏi cách sinh hoạt của Làng để về tổ chức. Đại diện Hội Phật Giáo Đài Loan cũng đã bay qua Hồng Kông để mời Thầy. Hôm mùa hè một nhóm người Nhật cũng qua Làng mời Thầy. Cô Keiko, một trong những người hăng hái vận động cho chuyến đi Nhật của Thầy, cũng đã viết thư mời Thầy. Nhưng chừng đó chưa đủ bảo đảm cho chuyến đi thành hình vì tất cả mọi người đều quá mới và thời gian thì quá ngắn. Khóa tu cho người Hồng Kông tiếp tục ở chỗ YMCA như hai năm trước. Số lượng người tham dự ngày càng đông, năm nay phải mở ra thêm hai lớp học chiếu hình Thầy trên màn ảnh vì hội trường không đủ chỗ ngồi hết khi Thầy giảng pháp thoại. Tăng thân Hồng Kông cũng đông hơn, hoạt động hữu hiệu vô cùng. Buổi chiều ngày 6 có lễ truyền giới Tiếp Hiện cho 23 người của tăng thân Hồng Kông. Đúng là được nhận chung vui như ngày lễ Xuất gia. Đã thân lại càng thân. Trời mưa suốt, nên hôm sau dù mưa Thầy cũng quyết định đi thiền hành. Những mái dù đủ màu sát bên nhau chầm chậm chuyển động như một điệu múa. Có lẽ chưa bao giờ thấy cảnh trời mưa mà thiên hạ vẫn thực tập hết lòng như vậy nên một thượng tọa từ Việt Nam qua, đi với Hòa Thượng Minh Cảnh, che dù, hát to một bài hát về mưa với niềm phấn khích rõ rệt. Tôi mỉm cười, bước đi. Lòng bình an lạ lùng. Mưa nên phải đi cẩn thận. Mưa nên lắng nghe tiếng nước rơi trên mái dù vui tai. Mưa nên che cây dù mới có hàng chữ thư pháp của Sư Ông: the tear I shed yesterday has become rain.. (giọt nước mắt hôm qua nay đã thành mưa..) gặp ai cũng xoay tròn dù để khoe, và quảng cáo. Trưa mai xong khóa tu là phải đi rồi, bay qua Đài Loan, để gặp ban tổ chức và đi xem nơi ăn chốn ở. Chuyến đi không tính trước, mà phải đi. Cũng may tôi và sư cô Jina đều dễ nuôi nên chắc chịu đựng có mặt cho nhau 167

168 được những sự thay đổi liên tục này. Cuối chuyến đi Sư Ông về Làng chứ chúng tôi còn đi tiếp tục qua Nhật để tổ chức 8/11 Đài Loan Đón hai chị em ở phi trường xong, ông Yo, người tổ chức, đưa đi xem chùa Linh Nguyên ở Ki Loon liền vì sợ qua 9g tối họ đóng cửa. Đây là nơi hòa thượng Hư Vân từng cư trú mỗi khi qua Đài Loan, có khả năng chứa đến 800 người. Chùa ở về phía bắc Đài Bắc. Đường đi vào nhỏ hẹp, còn giữ nét cũ của thành phố Đài Bắc xưa. Chùa rộng, có rừng và cây cối thiên nhiên, mái chùa chính cũ hơn 100 năm và nhỏ, chùa mới trùng tu xung quanh thì hùng tráng hơn. Hôm sau chúng tôi đi xem nhiều nơi nữa và đi xe lửa lên Cao Hùng để gặp Tổng Hội Phật Giáo Đài Loan. Tiếp tục bàn thảo, đi xem các địa điểm tổ chức. Và bay về lại Hồng Kông. Đi ba ngày hai đêm mà mỗi đêm ở một nơi. Các sư em hỏi quà, tôi cười khì, không có cả giờ ăn uống cho đàng hoàng vì di chuyển nhiều quá, giờ đâu đi mua quà. Nhật Tham dự đầy đủ mọi sinh hoạt tới ngày cuối thì chúng tôi lại tách đoàn đi Nhật. Thầy và tăng đoàn về lại Làng. Kỳ này có thêm sư em Trai Nghiêm đi thông dịch. Tiếp tục mỗi đêm ngủ một chỗ. Nhìn cái lịch làm việc là chóng mặt. Đây là lần đầu tôi đi Nhật nên địa danh nào cũng lạ hoắc. Đêm đầu tiên ngủ lại nhà cô của sư em Trai Nghiêm ở Yokohama, tôi thú vị với buổi sáng mở mắt ra nghe tiếng Nhật ríu rít như chim hót. Còn buổi ăn nào cũng có củ cải trắng muối rất ngon. Chúng tôi đi họp với ban tổ chức ở Tokyo để họ tiếp tục làm việc và cho một tờ tạp chí phỏng vấn xong thì đi Narigano để hướng dẫn khóa tu hai ngày. Trên đường tới Narigano (phải đổi tới ba chuyến xe lửa) có thông báo một chuyến tàu bị trễ vì có người tự tử bằng cách nhảy ra đường rầy (nghe nói cũng phổ biến lắm) nên phải chờ để thế bằng chuyến khác. Tuy nhiên cũng chỉ bị trễ có 5 phút. Tội nghiệp. Nghe tin như vậy thấy thương quá. Bao giờ thì mọi người mới được an và lạc, không phải tự tử vì không có lối thoát? Chúng tôi sợ trễ xe, không kịp mua cả lunch box (hộp thức ăn trưa) nên đành mua thức ăn vặt trên xe. Tuy nhiên ngắm cảnh rừng thu thật thích. Có một căn nhà cũng thường, nhưng trước nhà có một hồ nước rất lặng, và xung quanh là những cây lá đỏ, một màu đỏ tuyệt đẹp, đang soi mình trên nước làm tôi ngẩn ngơ vì cái đẹp bất ngờ bắt gặp! Khóa tu nằm ở một cái chùa cổ trên núi, tên Jojuin. Lạnh lắm. Chùa có cây ginko lá vàng rất lớn, trái rụng trên đất. Thì ra đó là hột bạch quả, trước giờ tôi thấy bán mà không hề biết là của cây ginko. Tôi cho hướng dẫn tổng quát về sự thực tập, sau một buổi ăn tối rất đơn sơ và cổ điển kiểu Nhật, và một màn biểu diễn nhạc cụ cổ truyền khá hay để chào mừng các sư cô. Có khoảng 70 người tham dự và chưa ai từng dự khóa tu nào trước đó trừ Keiko. Thậm chí có người chưa từng đọc sách hay biết về Sư Ông. Đa số họ sống đời sống nông trại, thích trồng trọt theo phương pháp tự nhiên, lập thành một cộng đồng và rủ nhau đi dự khóa tu. Sau hai ngày sống với nhau, họ cởi mở ra với chúng tôi. Có những khuôn mặt căng thẳng đã nở được nụ cười. Tuy nhiên nghe nói cũng có nhiều người từ xa tới dự vì ban tổ chức lấy giá rất thấp. Có một cô gái trẻ đi từ Tokyo lên mà khuôn mặt đau khổ khép kín vô cùng. Tới ngày về tôi cũng chưa thấy được nụ cười của cô. Tiếc là thời gian ít ỏi quá để chúng tôi có thể cho tham vấn. Tôi chỉ mong cô sẽ có cơ hội đi dự khóa tu khi Thầy qua để bớt khổ. Khóa tu trên núi chấm dứt, buổi chiều chúng tôi xuống núi, ở lại chỗ của ban tổ chức khóa tu tên 168 hãy lắng nghe nhau

169 Shanti Kuti (chỗ nông trại tự nhiên). Họ đãi món ăn tối đặc biệt như món lẩu nhưng thay vì nước thì là sữa đậu nành, ngộ ghê. Tối ngủ lại đây, hôm sau sẽ đi Kyoto và thuê phòng ở chùa Myoshin-ji để biết chỗ ngủ mà phái đoàn sẽ ở như thế nào. Chúng tôi tự tin có thể đi Kyoto nên không cần Keiko đi theo, đón xe lửa đi Kyoto và kéo vali mỏi tay mới tìm ra cổng vào chùa. Căn phòng trọ đúng kiểu Nhật trăm phần, phòng này qua phòng kia chỉ là cái cửa giấy kéo ngăn. Ba chị em ở một phòng, tôi nằm sát vách mà cứ có cảm giác mình đang ngủ giữa cái phòng lớn, bất cứ lúc nào cũng có thể có người vô tình không biết kéo cửa ra Sáng hôm sau dậy sớm, chưa tới giờ hẹn gặp ban tổ chức, ba chị em đi bộ tới chùa Kyoniji (Dragon Peace Long An), nơi có khu vườn đá từ thế kỷ thứ 15 nổi tiếng thế giới về biểu tượng cho tính cách đơn giản, trong sạch của thiền, chỉ cách chỗ ở trọ có nửa cây số. Chùa này được Unesco công nhận là di tích lịch sử thế giới năm 1944 với ngôi chùa nguyên thủy xây dựng vào thế kỷ 15, bị tàn phá nhiều lần và được trùng tu lại. Trời vào thu lá đỏ vàng chen màu đẹp rực rỡ. Cảnh vườn của Nhật với những cây tùng xanh, lá đỏ, thân cây tạo dáng nghệ thuật đẹp lạ lùng. Chúng tôi về lại nhà trọ của chùa, ăn sáng, xong đi gặp thầy trụ trì của chùa Daiji-ji là nơi sẽ đón tăng đoàn. Myoshin-ji rất lớn, là một quần thể của nhiều chùa thuộc thiền phái Lâm Tế (Rinzai Zen school) ở Nhật và Daiji-ji là một trong những ngôi chùa đó. Rồi chúng tôi đi xem trường đại học Phật giáo Hanazano, cũng thuộc Myoshin-ji, nơi Sư Ông sẽ cho pháp thoại công cộng. Các vị thầy Nhật ở đây có vợ, có con, nên có người thì mặc pháp phục nhưng cũng có người vì công việc, mặc quần áo như người đời. Lúc đầu tôi không quen, cứ thấy lạ lạ. Nhưng sư cô Jina bảo hãy xem họ như những nhà truyền giáo thì mình sẽ bỏ đi cái tri giác xem họ là vị xuất sĩ như mình mà sao không mặc pháp phục. Xong chuyện ở Kyoto, chúng tôi đón xe lửa đi Ikoma. Tại đây có cô Christine người Anh, lấy chồng Nhật và ở Nhật gần 30 năm, hiện chủ trì một tăng thân tên Khóm Trúc sinh hoạt theo pháp môn Làng. Căn nhà nằm trên núi, lái xe lên dốc thẳng đứng mà nếu không quen sẽ dễ bị đau tim. Thú vị lắm, ngay giữa con đường là bậc thang cho người đi bộ, còn xe chạy thì cứ chạy hai bánh hai bên. Tôi lẩn thẩn tự nghĩ nếu có người đang đi bộ nơi bậc thang thì chắc chắn xe phải ngừng chờ họ đi xong mới có chỗ để chạy. Chúng tôi họp, giải tỏa những khúc mắc mà với nhau không rõ ràng. Đúng là tổ chức khóa tu cũng là tu, vì nếu không thì không thể làm việc hài hòa với nhau được khi mỗi người mỗi ý, mỗi mong muốn. Hôm sau chúng tôi lên một trung tâm yoga ở trên núi vùng Nara để hướng dẫn khóa tu ba ngày do tăng thân Khóm Trúc tổ chức. Khóa tu này có một số người Tây phương tham dự. Muốn lên được trung tâm chúng tôi phải đi cable. Vì đỉnh núi là nơi giải trí của trẻ em nên những chiếc cable này màu sắc tươi vui, tôi và các sư cô cũng thấy mình nhỏ lại khi thú vị bước vào cái cable.. hình bánh kem, phát nhạc inh ỏi. Khóa tu diễn ra êm ả, đường đi thiền hành rất đẹp dưới những tàng cây rừng. Một số người chỉ dự được một ngày, nhưng họ tham dự rất hết lòng. Xong khóa tu chúng tôi lại đi xe lửa về Yokohoma, ngủ một đêm tại chùa Teishoin của thầy Kamino, người chính liên lạc với Soji-ji (chùa theo thiền phái Tào Động) ở Tokyo để bàn công chuyện. Hôm sau thầy Kamino đưa chúng tôi đi Tokyo để gặp các vị chức sắc trong Soji-ji trình bày về việc phái đoàn Làng Mai sẽ đến Nhật năm tới. Soji-ji bảo trợ cho khóa tu và nơi ăn ở của tăng đoàn nên chúng tôi được dẫn đi xem thiền đường và nơi cư trú. Chùa rất lớn, nhưng không gồm nhiều chùa nhỏ như Myoshin-ji. Nghe nói năm trước đức Đạt Lai Lạt Ma có đến đây để thuyết giảng. Chúng tôi chấm dứt chuyến đi bằng một buổi pháp thoại công cộng và một ngày quán niệm ở Tăng Thiền Tự, Tokyo. Những người đã thu xếp thì giờ để tham dự được thì tham dự rất hết lòng. Có khoảng 80 người ở mỗi buổi sinh hoạt. Midori, cô quản lý trẻ tuổi của một nhà xuất bản sẽ phát hành cuốn Savor của Sư Ông, xin thêm vào chương trình sang năm một buổi pháp thoại công cộng do nhà xuất bản của cô tổ chức và tin rằng sẽ thu hút được đông người tham dự. Ni sư Thông Thắng, đệ tử của ni trưởng Tâm Đăng ở Nha Trang, cũng muốn mời Sư Ông ghé qua chùa của Ni sư hoặc cho người Việt một buổi sinh hoạt. Chúng tôi không dám hứa chắc điều gì, việc tổ chức vẫn còn đang tiếp tục, nhưng chúng tôi cũng thấy được là rất nhiều người đang khao khát giáo pháp của Bụt qua sự truyền đạt của Thầy. Chuyến đi tiền trạm ở Nhật kéo dài tám ngày. Tám ngày bận rộn với di chuyển, với giảng dạy, với họp hành, đến nỗi ngày cuối cùng có tờ tạp chí muốn phỏng vấn mà chúng tôi cũng không có giờ tiếp, họ phải đi theo trên xe điện ra phi trường để có giờ nói chuyện. có mặt cho nhau 169

170 Chúng tôi về lại Làng buổi sáng, kịp tham dự Lễ Đếm Thẻ vào buổi chiều, bắt đầu cho khóa an cư Kết Đông. Đúng là an cư, vì sẽ không bị đi đâu hết. Sướng làm sao. Tháng mười hai Sinh nhật gia đình con cá bỗng trở nên đặc biệt năm nay vì có đủ mặt cả bốn con (hai con bị vớt lên bờ rồi). Mấy năm trước có khi tôi ở Việt Nam, Tuệ Nghiêm ở Mỹ, Pháp Ứng ở Hoà Lan và Định Nghiêm ở Pháp. Thầy hay tin chúng tôi tính ăn chung với nhau trên Xóm Thượng (xin ăn chung với Thầy ở Cốc Ngồi Yên buổi chiều ngày Quán Niệm), bèn mời ăn ở Sơn Cốc. Rồi Thầy kêu chúng tôi qua phụ Thầy nấu cơm, (đúng là nấu cơm, vì Thầy đã làm đồ ăn sẵn sàng rồi). Học được món scrambled tofu. Thầy kho măng (vườn nhà) với đậu hũ, ăn với cơm, với bánh mì. Scrambled tofu ăn với bánh mì nướng dòn ngon ơi là ngon. Thầy ăn ngon miệng mà ép đệ tử cũng ăn ngon miệng đến no ngất ngư (nhất là ai cũng quen ăn nhẹ hoặc nhịn buổi tối). Rồi thầy trò uống trà, nói đủ thứ chuyện. Thầy cưng đệ tử thiệt. Thầy kể chuyện có một ông thầy đó tuyên bố là buổi sáng và trưa theo Tiểu thừa (để được ăn mặn), buổi tối theo Đại thừa (để được ăn tối), rồi Thầy buông một câu: Phật giáo thống nhất! làm mọi người cười ôm bụng. Không phải chỉ có được ăn với Thầy, mà ở Xóm Thượng sư chú Tịnh Quang cũng làm cái bánh kem đãi, ở Xóm Mới sư em Hài Nghiêm cũng làm bánh táo đãi. Ui, năm nay có lộc ăn. Và cảm động vì tình thầy trò, tình chị em. Dù tôi là người vốn dĩ ít quan tâm tới ngày sinh của ai, đôi khi của mình cũng còn chẳng nhớ. 16/12 Ngày quán niệm ở Xóm Hạ. Buổi sáng các sư em reo vui vì tuyết trắng mịn cả khu vườn. Doãn Nghiêm không có kinh nghiệm lái xe trên tuyết nên đổi cho Trai Nghiêm. Tôi leo lên xe Blue van, lạnh buốt. Vừa xuýt xoa vừa cười với Trai Nghiêm: Các sư em chỉ thấy tuyết đẹp chứ chưa thấy những khó khăn khi trời tuyết đâu há. Y chang, vừa ra tới ngã ba thì xe lên dốc không được, bị tắt máy và không thể nào chạy tiếp vì đường trơn quá, chưa lọt xuống ruộng là may. Những chiếc xe nhỏ máy mạnh đã vượt qua được và đi tiếp, chắc cũng không hay chiếc Blue van bị bỏ lại. Trước mặt tôi là chiếc van vàng mượn của Xóm Thượng cũng đã gần xuống ruộng. Còn chiếc Golden van chưa đi tới con dốc, thấy vậy đứng yên ở bảng Stop. Nhìn xuống dưới dốc cũng dồn cục cả chục chiếc xe không dám chạy vì thấy chúng tôi lao nhao quanh chiếc xe chỉ tuột xuống chứ không lên nổi, dù các em ra sức đẩy. Thế là chị em kéo nhau đi bộ về, mặc xe nằm đó chờ tuyết tan rồi tính. Đường xa, trời lạnh, nhưng đi bộ cũng vui. Sau đó chiếc Golden van quay đầu trở lại và đóng vai xe đò đón người nhiều chuyến về Xóm Mới. Về kịp giờ để lên mạng nghe pháp thoại trực tuyến, hình ảnh đầy đủ như ngồi trong thiền đường nên không ai thấy bị thiếu thốn lắm. Chẳng những vậy còn được ngắm mọi người tụng kinh. Sau đó tôi xin người tình nguyện nấu ăn, rồi sắp xếp bàn ăn lại cho ấm cúng. Mỗi người một tay nên việc xong nhanh chóng. Đại chúng hạnh phúc ngồi bên nhau trong giờ ăn trưa. Đồ ăn dư đến nổi đội nấu ăn về sớm (vì thương người bị bỏ lại nhà nên tính về lo cho ăn trưa) cũng có phần. Buổi chiều cho các em nghỉ để chơi tuyết và viết thư hoặc học bài, còn thiền sinh đi pháp đàm với cô Châu. Chẳng gì cũng tới 25 người ở lại. Nên không khí tu tập vẫn được duy trì tương đối. Thao Nghiêm và Biểu Nghiêm vốc tuyết đắp hai ông người tuyết ở Sân Chim, lấy lá cải làm nón trông.. nông dân hết sức. Rồi ẳm ông người tuyết (như ẳm búp bê vậy) đi khoe với Báo Nghiêm đang bị cách ly vì lên trái rạ. Tiếng cười vang vang. Thao Nghiêm quên luôn mình sắp làm giáo thọ tập sự, nhảy cỡn lên vì vui. Tôi cũng chẳng nhắc. Đôi khi làm lơ cho sư em mất chút xíu oai nghi cũng được. Ngày 24 - Tối qua trời tuyết nhưng tôi không biết, sáng nay mở cửa nhìn ra tuyết trắng cả trời đẹp chi mà đẹp. Đường lên Xóm Thượng được ngắm những cánh đồng trắng xóa và những cây thông xanh trĩu tuyết thật nên thơ. Đúng là White Christmas. Lên Xóm Thượng thấy ai đó đắp một đức Bụt bằng tuyết thật to ngồi trên tòa sen ở ngoài vườn. Ai cũng trầm trồ. Dĩ nhiên nét mặt tượng không giống Bụt, nhưng đâu phải lúc nào cũng có một nghệ nhân đi tu học với mình chứ. Văn nghệ thì màn kịch về chúa Hài đồng của sa di Xóm Thượng vui kinh khủng, tôi cười chảy nước mắt luôn. Màn kịch của Xóm Mới cũng tếu, nhất là Sinh Nghiêm đóng vai sư cô Chân Không giống quá chừng làm ai cũng cười. Ngày 25 trời đẹp. Nắng vàng óng. Được một ngày tuyết trắng và một ngày nắng vàng làm quà cho lễ Noel năm nay. Noel đi qua với những món quà đơn giản, những lời chúc chân tình. Nhất là sư cô Chân Không phương tiện bắt uống multi-vitamin nên viết những lá thư ngọt như đường cát, mát như 170 hãy lắng nghe nhau

171 đường phèn kèm theo gói thuốc vài chục viên không nhãn hiệu, không.. expiration date. Sự tận tụy và tình thương của Sư Cô khiến tôi không muốn uống thuốc cũng ráng uống. Vừa uống vừa cười! Cuối năm, khép lại sổ tay. Tôi đã tính lơ luôn một mục viết gần như thành thông lệ mỗi năm, từ khi con sư tử núi ra đời. Nhưng năm nay giúp sư em Lĩnh Nghiêm đi đòi bài thiên hạ mà không viết gì thì sợ mất uy tín. Nên, như đã nói ở trên, mỗi năm tôi thấy mình viết dở đi một chút, nhưng vẫn viết. Gọi là có chút quà cuối năm gởi bạn hiền vì cả năm trời tôi chẳng hề liên lạc với ai, ngoại trừ khi có công việc. Đến nỗi lâu lâu mẹ tôi phải hỏi thăm tôi đang lưu lạc phương nào. Năm nay Sư Ông muốn mình Có mặt cho nhau và lắng nghe nhau. Nên chúc bạn hiền năm mới có nhiều cơ hội để thực tập điều đó với người thương. Tôi cũng tự nhắc nhở mình điều đó. Và ta há chẳng phải luôn có mặt cho nhau trong từng bước chân, từng hơi thở đó sao? Thân quý sư cô Thoại Nghiêm bước đầu ngày xin bước bước yêu thương Sư cô Chân Chuyên Nghiêm Một buổi sáng không như một buổi sáng nào. Ánh mai dần tỏ rạng. Vô tình hay hữu ý, một họa sĩ nào đó đang khoát bút lên nền trời. Vài vệt nắng mới toanh. Vài đám mây đoàn tụ bên dáng núi xanh thâm trầm, tĩnh tại. Vài cánh chim nhịp nhàng lượn lờ trên mặt biển gợn màu sữa đục của sương. Một buổi sáng không như mọi buổi sáng nào, bước đầu ngày xin bước, bước yêu thương. Một trái tim, nhiều con người cùng chung nhịp bước yêu thương. Một chuyến đi không như một chuyến đi nào. Mỗi con người mà tôi gặp là một hoàn cảnh hỷ nộ ái ố khác nhau trong vòng xoay cuộc sống. Xin mời quý vị luôn mắt thương nhìn cuộc đời và cùng bước đi với chúng tôi trong sáng nay. Quà trao tay, mắt thương trao người 5h ngày 15 tháng 12 năm 2010, vẫn là xuất phát từ Nha Trang. Chúng tôi trở lại với bà con nghèo khó của Phú Yên, Bình Định. Theo kế hoạch, sáng nay chúng tôi sẽ đến hai xã Hòa Quang Nam và Hòa Quang Bắc thuộc huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên để trao 400 phần quà cho bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi phần quà trị giá 300 ngàn đồng. 8h 30, xe đến ủy ban xã. Vẫn là khung cảnh và những gương mặt quen thuộc, rất đông bà con đến từ sáng sớm ngồi đợi chúng tôi. Thấy đoàn đến, bà con đứng phắt dậy, ánh mắt rạng niềm vui, háo hức. Sau có mặt cho nhau 171

172 khi làm việc với hai chú chủ tịch mặt trận ủy ban hai xã, thỏa thuận về cách trao quà cho bà con. Chúng tôi bắt tay vào việc. Thấy chúng tôi sắp xếp hàng cứu trợ, bà con nhốn nháo đi vào nhận. Quang cảnh hơi ồn ào, đông đúc. Chúng tôi phải kéo ghế đá làm thành một bức tường dã chiến để tạo không gian cho công việc. Nhiều cô bác quên cả thùy mị trèo hẳn lên ghế đá. Chúng tôi và các cán bộ hai xã khá vất vả để ổn định bà con. Ngoài kia, nắng tươi tắn nhảy nhót trên đọt cây ngọn cỏ. Trời dần ấm nóng. Để tiện cho bà con, chúng tôi thông báo bà con nào ở xa thì nhận trước, ở gần thì nhận sau. Nhìn dòng người đông nghìn ngịt, tôi chợt lo là bà con sẽ tràn vào, mỗi người tự ôm một thùng mì rồi đi cho mau. Nhưng may nhờ Bụt Tổ gia hộ, nhờ kinh nghiệm và sự phối hợp ăn ý, chúng tôi, ai vào vị trí nấy. Một dây chuyền tự động: nhận phiếu, trao quà, đánh dấu tên trong danh sách, trao phong bì tiền mặt. Chẳng mấy chốc mà công việc phát quà cũng hoàn tất. Mỗi người chúng tôi, ai cũng mồ hôi nhễ nhại nhưng ai cũng cười tươi, hạnh phúc. Xong việc thì tôi mới hiểu vì sao bà con có vẻ háo hức quá như vậy. Vì đây là lần đầu tiên có đoàn cứu trợ tới tặng quà cho bà con. Xưa, vùng này khá nổi tiếng là vựa lúa gạo trù phú của Phú Yên nhưng nay, thời thế thay đổi, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, với lại sau cơn bão vừa rồi, hoa màu, ruộng lúa thiệt hại nhiều. Đời sống đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nữa. Nhìn đống hàng khá khiêm tốn, bà con không tin là sẽ có phần mình dù trong tay đã có phiếu từ chiều hôm qua. Bà con rất nôn nóng được cầm chắc thùng mì trong tay thì mới yên tâm. Nhiều cô bác nói với tôi rằng - từ chiều hôm qua, nhận được phiếu cứu trợ thì mừng tới nỗi mất ngủ, mong cho trời mau sáng để tới ủy ban xã nhận quà. Có nhiều bà con đi xe đạp hàng chục cây số mới tới đây. Biết như vậy, dù có hơi mệt nhưng chúng chúng tôi càng thấy thông cảm và thương bà con nhiều hơn. Chúng tôi càng thấy vui vì thấy chuyến đi này kịp thời, đúng lúc. Thở sâu, chúng tôi thấy rõ hạnh phúc của người cũng chính là hạnh phúc của mình. Xong việc chúng tôi ra Bình Định. Chiều nay, chúng tôi được nghỉ ngơi cho tới ngày hôm sau. 5h sáng hôm sau, không ai gọi ai, sau khi ăn sáng, ba lô sẵn sàng, chúng tôi thẳng tiến về huyện Vân Canh. Chiếc xe chở bảy tấn hàng đi trước, xe chúng tôi nối bước theo sau. Xe chúng tôi đang bon bon trên dặm đường dài thì eo ôi, đoạn từ xã Phước Thành huyện Tuy Phước đến xã Canh Vinh huyện Vân Canh thật là thê thảm, mềm nhũn sau cơn mưa đêm qua. Gần 5km đường trơn trượt, lầy lội, các tay lái phải trơn tru lắm mới qua được. Chúng tôi lại thở phào nhẹ nhõm. Chắc lại được Bụt Tổ gia hộ đây, tôi nghĩ thầm. Tại huyện Vân Canh, đoàn trao 580 phần quà cho đồng bào dân tộc ít người, các hộ nghèo hai xã Canh Hiệp, Canh Thuận; 20 phần quà tại chùa Quang Phước- thị trấn Tam Quan. Theo kinh nghiệm tiền trạm khảo sát nhu cầu thực tế của bà con, các cô chú trong chương trình Hiểu và Thương thống nhất trao mỗi phần quà gồm 10kg gạo, muối, đường, bột nêm, mì gói và 100 ngàn tiền mặt. Cùng trị giá là 300 ngàn nhưng phần quà ở đây khác với ở Phú Yên là tiền mặt ít, vật phẩm nhiều. Cũng vì theo nhu cầu của bà con ở là vùng cao, vùng xa, bà con cần gạo, mắm muối hơn là tiền mặt. Suốt ngày đầu tắt mặt tối, đi rẫy, làm thuê, bà con cũng ít đi chợ. Canh Hiệp là điểm đầu tiên. Tại đây, hơn 30% dân số là đồng bào dân tộc Bana và Chăm. Rất nhiều hộ nghèo, khó khăn, bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, làm 172 hãy lắng nghe nhau

173 rẫy, làm thuê; tỷ lệ trẻ em được đến trường rất thấp. Xuống xe, chúng tôi bắt đầu chia hàng cho mỗi phần quà. Bà con cũng dự phần chuyển hàng xuống xe. Nhanh gọn lẹ, nhiều cán bộ hội chữ thập đỏ của xã, huyện, tỉnh giúp chúng tôi sắp xếp, ổn định bà con. Trước khi phát quà, chú Lê Văn Thu (chủ tịch hội chữ thập đỏ huyện Vân Canh) nửa chân tình, nửa hài hước, dặn dò bà con trong mỗi phần quà có bì thư đựng tiền, bà con nhớ chi dùng mà đừng tưởng là giấy đem đi nhen lửa. Vì phần đông bà con ở đây chưa biết dùng tiền cho các nhu cầu hàng ngày, và cũng chưa quen thấy tiền mặt. Giọng dân tộc lơ lớ, nhiều cụ tóc bạc răng đen cảm ơn chúng tôi rối rít và tâm sự nhiều gạo vậy chứ nhà này ăn nhanh lắm; được hai ba bữa thôi. Đi rẫy cả ngày, không có cái chi ăn thì ăn cơm cho nhiều, cho nhắc bụng. Nhà này biết ơn các cháu lắm nga!. Có nhiều hộ không đến đúng giờ nhận quà vì nghĩ rằng phần quà lần này cũng như của các đoàn khác, chưa bằng một ngày công thuê nên nán lại nhà làm kiếm tiền rồi tới sau nhận cũng được. Đến nơi rồi mới thấy nhiều quà quá chừng. Nhiều bà con mừng vui như vầy là nhiều lắm cô à! Vẫn còn đó tiếng đời thổn thức Tại Phú Yên cũng như Bình Định, tôi có cơ hội tiếp xúc với bà con nên được nghe nhiều tâm tình, hiểu thêm hoản cảnh chung của địa phương như những gì đã nói ở trên, biết thêm nhiều hoàn cảnh riêng của từng hộ gia đình. Tại hai xã Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, tôi trăn trở vì sao ở đây có nhiều trường hợp nhà nghèo nhưng lại bị bệnh sỏi thận, sỏi mật. Mà chi phí điều trị các bệnh này thì không phải là ít cho những gia đình bần nông này. Thấy tôi đang chụp hình, một chú tới nói với tôi: Có một hoàn cảnh tội nghiệp lắm! Con nghĩ đoàn nên tìm cách giúp đỡ. Đó là nhà chú Đặng Văn Liêu ở xóm Dài, thôn Đại Bình xã Hòa Quang Nam. Chú có hai người con bị bệnh. Người con gái lớn bị mất trí bẩm sinh; đứa con trai tên Đặng Văn Tuấn, 35 tuổi, bị bệnh tâm thần nặng. Nhà nghèo, tài sản không có chi mà còn bị đứa con trai tâm thần này đập phá tan hoang. Tội nghiệp lắm sư cô ơi! Con ở cùng thôn nên con hiểu rõ nhà này lắm!. Một cô đứng gần tôi cũng nói: Thiệt vậy đó cô. Ông này là trưởng thôn mà. Về Bình Định, được biết có nhiều vùng đồng bào khó khăn hơn cả Canh Hiệp, Canh Thuận. Đường sá khó khăn, giao thông cách trở, nhất là mùa mưa bão như thế này. Bà con muốn tới ủy ban xã thì phải đi nhờ đường bên tỉnh Phú Yên. Một trong những nơi đó là xã Canh Liên, đoàn rất muốn đến đây nhưng nói tới đường đi thì các cô chú ngậm ngùi, thở dài, ngại xe chở hàng không vào được địa phương. Còn nhiều, nhiều thổn thức khác mà tôi chỉ biết lắng nghe, mà chưa biết rõ tên tuổi. Vì người nói chỉ muốn tâm sự cho vơi bớt khổ đau, cơ cực trong tâm mà không muốn để lại một dòng địa chỉ làm tin. Vậy đó, mỗi bước đi mang theo nỗi lòng, thao thức đây đó của bà con. Mỗi chuyến đi đều dâng niềm vui cho người và có hạnh phúc thật sự trên con đường phụng sự. Hạt giống của đức Bồ tát Phổ Hiền đang lớn dần trong những ai sẽ nghe tôi tâm sự. Đi, tiếp xúc để thấy cảnh đời diễn biến. Lắng nghe nhịp đời thổn thức. Cho trái tim thương yêu lên tiếng. Cho tình người nở hoa. Cho lòng ấm và đẹp như thiên nhiên trên mỗi bước chân đi về của chúng tôi hôm nay. Quảng Điền Phong Điền Thừa Thiên, Huế Sáng nay trời vẫn mưa như mọi hôm, mây xám vẫn còn trùm phủ cả không gian, gió hơi se lạnh làm cho Huế trầm lắng hơn. Đoàn chúng tôi khởi hành vào lúc 6 giờ rưỡi để đi tới huyện Quảng Điền-Huế, nơi đây cuộc sống thường ngày của bà con đang có nhiều khó khăn và trong tháng qua lũ lụt đã tràn về làm ngập bao ngôi nhà, hư hỏng bao tài sản, ruộng đồng, hoa màu cùng nhiều loại gia cầm nuôi làm kinh tế khiến cho cái khó càng khó thêm! Đây là chuyến cứu trợ thứ Tư trong hai tháng lũ lụt vừa qua của Tăng thân ở Huế kết hợp với Ni Sư Như Minh. Lần này, mặc dù trong người đang có bệnh nhưng vì lòng thương xót và sự cảm thông sâu sắc với những khó khăn của bà con vùng lũ, nên Ni Sư vẫn năng nổ dẫn đoàn đi. Tấm lòng bao la và việc làm quên thân mình của Sư đã khiến chúng tôi vô cùng xúc động, và càng thương kính Sư nhiều hơn. Chúng tôi lại nghĩ đến những con người đang tảo tần ngày đêm cho cuộc sống trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhưng các vị lại có thể trích ra ít khoản tịnh tài của mình để chia sẻ với những người đang gặp hoàn cảnh khó hơn mình; tấm lòng đó quý giá biết bao! Niềm hạnh phúc trong chúng tôi trào dâng bởi tình nghĩa máu chảy ruột mềm. Mưa và sấm chớp cứ ào ào đổ xuống như muốn trút hết cơn giận ở trong lòng! Trên đường đi, chúng tôi đã thấy nhiều ngôi nhà ven đường chỉ có mặt cho nhau 173

174 còn lưa thưa một vài tấm tôn trên nóc. Có những ngôi nhà đã bị bão quét sạch chỉ còn một bộ sườn. Chứng kiến những cảnh đó sao mà thấy thương quê mình quá, chỉ một trận bão đi qua mà làm cho làng quê trở nên hoang tàn, bà con sẽ phải gây dựng bao nhiêu năm để có lại ngôi nhà như xưa? Chiếc xe chở Đoàn cứu trợ cứ trồi lên rồi sụp xuống vì những ổ voi, ổ trâu nằm nghênh ngang trên những con đường làng ngoằn nghèo đi tới địa điểm trao quà. Đó là một ngôi chùa nhỏ bé cũ kỹ, dân làng đã tập họp về đây rất đông; những người dân làng gầy ốm, yếu sức đang cố chống chọi với cái lạnh, cái đói. Giờ đây, họ không những đói khát về vật chất mà còn đói khát về tình thương, sự quan tâm, niềm cảm thông Và họ cũng đang mong mỏi ở nơi những tấm lòng vàng có thể hiểu và giúp đỡ cho những khó khăn, khổ đau của họ. Một thùng mì gói, một bao gạo vẫn chưa thấm vào đâu nhưng sao mọi người hạnh phúc quá vậy? Có lẽ bởi trái tim lạnh buốt của họ đã được sưởi ấm từ tình thương bao la của quý Sư, quý Thầy cô và bà con phật tử xa gần. Tôi không sao ngăn cản được dòng cảm xúc ở trong lòng. Mặc dù đã phải trải qua nhiều chặng đường gian khó nhưng chiếc xe đã đến địa điểm phát quà an toàn. Tôi thấy một anh thanh niên vừa chạy vừa hô to: Họ đã đến! Họ đã đến rồi!, bà con vui mừng cùng chan hòa nước mắt. Xe chở chúng tôi dừng lại nơi một ngôi chùa nhỏ bé cũ kỹ, dân làng đã tập họp về đây rất đông. Tôi phụ quý Sư thâu phiếu phát quà. Chúng tôi đã trao phần quà cho bà con, mỗi phần quà trị giá là 150 nghìn đồng. Nhìn những nụ cười và ánh mắt mừng vui của bà con đã khiến cho chúng tôi quên đi hết mọi mệt nhọc của chặng đường gian khó vừa qua. Đây là xã Quảng An thuộc huyện Quảng Điền. Đợt này phần quà không có bao thư tiền như những đợt trước vì dân chúng nơi này khá đông mà ngân khoản lại eo hẹp cho nên Đoàn quyết định chỉ sắm sửa quà gởi đến bà con; vì như thế phần quà sẽ nhiều hơn, nhiều hộ dân được niềm vui hơn. Một thùng mì gói, một bao gạo không thấm vào đâu so với những mất mát do thiên tai gây ra, nhưng trên khuôn mặt của bà con lộ đầy vẻ vui mừng hạnh phúc khi đón nhận phần quà đó. Sự tương tức cũng đã khiến cho chúng tôi không sao cầm được dòng cảm xúc ở trong lòng. Hạnh phúc của người cũng chính là hạnh phúc của mình. Chuyến cứu trợ cho xã Quảng An huyện Quảng Điền đã kết thúc. Chúng tôi xin gởi lòng tri ân đến với tất cả các vị ân nhân đã nhường cơm xẻ áo để cho chúng tôi cũng như bà con quê mình tận hưởng được cái Tình Người ấm áp, thắm như đóa hồng buổi ban mai. Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo che chở cho tất cả. Tuy rằng cơn bão đã đi qua nhưng những thiệt hại mà nó để lại vẫn còn đè nặng lên cuộc sống của những đồng bào vùng thiên tai. Bà con vùng lũ vẫn còn cần lắm những tấm lòng hảo tâm để giúp họ làm vơi bớt những gian truân trong những ngày sắp tới. Với một số tiền là: + 10 quý vị có thể cho 10 kg gạo và 1 kg nếp và đvn làm quà Tết cho 1 gia đình đói quý vị thể cho như trên cùng với 3 bộ áo Tết cho các cháu nạn nhân lũ lụt + 20 quý vị thể cho một thiếu niên học nghề trong vòng môt năm để nuôi thân + 65 quý vị có thể nuôi nguyên một nhóm 25 cháu thiếu ăn một tháng tiền cơm trưa quý vị có thể nuôi luôn 25 cháu và phục cấp lương tháng cho 1 cô bảo mẫu và l cô giáo cho 25 cháu thật nghèo thiếu ăn được ăn trưa tại lớp mẫu giáo Xin gửi tịnh tài về bằng chèque bancaire Pháp đề: Communauté Bouddhique Zen Village des Pruniers, 13 Martineau, Dieulivol, ghi góc dưới Cứu Bão Lụt và Cứu Đói. Communaute Bouddhique Zen, Village des Pruniers Tiền gửi từ các nước ngoài nước Pháp xin đề: ngân hàng CREDIT AGRICOLE D AQUITAINE 304 Bd du President Wilson Bordeaux Cedex, I.B.A.N FR B.I.C. AGRIFRPP833 Sen búp xin kính tặng Những vị Bụt tương lai 174 hãy lắng nghe nhau

175 ấm áp tình người Sư cô Trình Nghiêm và sư cô Huệ Nghiêm ghi lại chuyến cứu Trợ đồng bào lũ lụt tại Quảng Bình-Hà Tĩnh Quê hương chúng tôi, quê hương Việt Nam, có bụi tre xanh, có hàng cau trước ngõ và hoa lá đầy vườn. Chiều chiều lũ trẻ ra sông bơi lội...cuộc sống vui biết bao, lành biết bao. Tôi muốn ôm cả vì sao xanh áp vào lòng ngực nhỏ Vậy mà mỗi năm cơn lũ ập đến đã làm xáo trộn cuộc sống và cướp mất đi sự sống của những người dân lành, làm tan nát cõi lòng của những ai đã mất đi người thân. Cơn lũ là một thảm họa không mời mà đến, chẳng khác gì một đoàn quân ô hợp tràn vào đất nước Việt Nam nói chung và quê hương miền Trung nói riêng. Cơn lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến bao tính mạng con người và đã vơ vét không biết bao nhiêu của cải của dân làng. Hơn một tháng qua, dải đất miền Trung đã phải gánh chịu nhiều cơn lũ lụt tràn về. Trong thời gian này, tôi đã được cùng quý Sư, quý Thầy đi cứu trợ đến những vùng miền núi hẻo lánh, nơi thiệt hại nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần. Những người dân nơi đây đang rất cần những tấm lòng và những bàn tay ôm ấp, vỗ về cùng những lời chia sẻ an ủi để động viên, khích lệ họ vượt qua khó khăn. Những thùng mì, chiếc mền, bao gạo, là tấm lòng của những người hảo tâm chung tay góp nhặt gửi đến bà con cô bác như một chút quà nhỏ. Chúng tôi biết chừng này chẳng là bao nhiêu đối với ngày thường nhưng trong lúc này nó đã trở nên giá trị vô cùng. Người xưa có câu: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Đúng vậy, những lúc nguy nan hoạn nạn mà còn may mắn được nhiều người quan tâm với tình thương bao la đã làm cho bà con vơi bớt những khó khăn và buồn đau trong lòng. 7 giờ sáng ngày 23 tháng 10, đoàn cứu trợ chúng tôi gồm có năm sư cô đại diện cho chương trình Hiểu và Thương của Tăng thân Tổ Đình Từ Hiếu - Làng Mai kết hợp với Ban Từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Huế có bảy người do Ni sư Như Minh làm trưởng đoàn, đã khởi hành từ Huế đi tới xã Quảng Tân thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình để phát 200 phần quà. Mỗi phần quà trị giá 240 nghìn đồng, gồm một thùng mì gói, một gói bột giặt, một chiếc mền, một bịch quần áo và một phong bì 100 nghìn đồng. Đường từ Huế ra xã Quảng Tân đi hết sáu tiếng đồng hồ xe chạy. Đoạn đường từ đường quốc lộ số 1 đi vào xã khá xa, xe chở đoàn phải vừa đi vừa đợi hai chiếc xe tải chở đồ cứu trợ đi chậm đằng sau, do đó tôi có dịp được tận mắt nhìn quang cảnh nhà cửa và ruộng đồng sau cơn lũ vừa qua. Những cây cối đổ ngả nghiêng. Hoa màu nằm rạp xuống mặt đất. Những ngôi nhà tranh xơ xác vì gió giật Cảnh vật thật tiêu điều! Lòng người se sắt! Khi vào gần tới xã Quảng Tân, xe chở đoàn phải dừng lại một lúc để chờ xe tải đến cùng, chúng tôi tranh thủ ăn trưa để lấy sức lát nữa khuân đồ và phát quà. Khoảng hơn một giờ chiều, đoàn cứu trợ đã tới trụ sở ủy ban xã Quảng Tân. Từ ngoài cổng, chúng tôi thấy bà con có mặt rất đông, nghe nói mọi người đã đợi đoàn từ hơn hai tiếng rồi. Do vậy dù trời giữa trưa nắng và đi đường đi xa ai cũng mệt, nhưng xe vừa dừng vào sân là chúng tôi liền khẩn trương khiêng đồ xuống và sắp xếp việc phát quà cho bà con. Ni sư Như Minh đã thay mặt đoàn chia sẻ với có mặt cho nhau 175

176 bà con mấy lời thăm hỏi, an ủi và động viên trước khi phát quà. Nhìn những gương mặt của các cụ già nhăn nheo vì cuộc đời khắc khổ, những gương mặt của các em bé thơ ngây, áo quần xốc xếch trên tay những người mẹ ốm gầy hay trên lưng các cụ bà hơi còng, lòng tôi dâng lên nhiều cảm xúc xót thương cho đồng bào quê hương. Tôi phải kìm nén những dòng nước mắt muốn trào ra. Ni sư Như Minh mang bánh ngọt ra để phát cho các em nhỏ. Hơn hai giờ chiều đoàn chúng rời xã Quảng Tân và tiếp tục lên đường đi ra Hà Tĩnh. Chúng tôi nghỉ đêm ở ngoài thị xã. Ngày 24/10. Bốn giờ sáng chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị đồ ăn sáng và để có thể vào phát quà sớm cho ba xã: Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn Trà và một trường trung học cơ sở xã Sơn Bằng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, mỗi xã 300 phần quà. Nơi nào chúng tôi đến, tôi đều bắt gặp nhiều ánh mắt xa xăm, hiu hắt, nhiều tấm thân gầy ốm và mỏi mệt. Có lẽ đó là sự mỏi mệt với bão lũ và mỏi mệt với miền quê nghèo khó! Thấy những cảnh buồn khổ như vậy nên chúng tôi đã gắng sức làm việc với tinh thần vui tươi quên mệt mỏi để phần nào giúp đỡ cho bà con lắng dịu đi những cơn đau, mỏi mệt với bão lũ và với cuộc đời. Ngậm ngùi sau cơn lũ. Đoàn đã đi cứu trợ liên tiếp trong bốn ngày, từ ngày 20 đến 24 tháng 11 tới các xã miền núi Trung Du: xã Cát Tiến, Cát Chánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), xã Phước Nghĩa, Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định ), xã An Dân, An Định, An Nghiệp, An Ninh Đông (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ) và xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi ), với tổng số là 2500 phần quà và mỗi phần quà trị giá là đ. Tiết trời lúc này vẫn còn âm u, xám xịt, những con đường dẫn đến thôn làng vẫn còn in đậm những dấu tích của cơn lũ vừa qua. Nhiều đoạn đường còn đang ngâm mình trong nước lũ, nhiều đoạn thì gập ghềnh vì bị sạt lở và nhiều đoạn đường khác lầy lội trong lớp bùn dày đặc. Những hàng tre còn vương dấu bùn trên thân cây và những bao ni lông còn ve vẩy trên các đọt tre. Thảm thương hơn nữa là nhiều chiếc cầu và nhiều ngôi nhà bị xiêu vẹo, trốc mái và đổ nát. Thật thương tâm! Đó là chưa nói đến sự thiệt hại về con người, biết bao đau thương của những người già neo đơn, cha mất con, vợ mất chồng và con cái mồ côi Qua những câu chuyện thăm hỏi với bà con, chúng tôi được biết ở tỉnh Bình Định đã có 150 ngôi nhà bị sập, 21 người chết, ở tỉnh Phú Yên có trên 38 ngôi nhà bị sập, 8 người bị chết, ngoài ra còn có nhà bị đổ tường, tốc mái; lúa, ngô và hoa màu bị hư hỏng rất nhiều Các cụ già đã cầm chặt tay chúng tôi khi nói chuyện. Nhiều giọt nước mắt lăn dài trên những khuôn mặt nhăn nheo Đoàn cứu trợ có lúc phải bì bõm lội nước, và có khi phải dùng đến thuyền ghe để đi tới địa điểm phát quà. Đối với tuổi trẻ như chị em chúng tôi thì những trở ngại ấy chưa thấm vào đâu, nhưng đối với Sư Bà thượng Chơn hạ Viên, 82 tuổi, cùng với ni sư Như Minh và ni sư Diệu Đàm, trên 60 tuổi thì đây thực là gian nan, vậy mà quý sư vẫn không quản ngại. Chúng con luôn tự hỏi: Động lực nào đã khiến Quý Sư quên đi tuổi già sức yếu để dấn thân đến tận những vùng xa xôi hẻo lánh, đường xá trắc trở? Chúng ta nào phải tìm kiếm Bồ Tát đâu xa. Tình thương chính là hiện thân của Bồ Tát! Cần hội đủ nhận duyên Sau chuyến tặng quà cho bà con vùng bão lụt tại Phan Rang- Ninh Thuận và Cam Ranh - Khánh Hòa, đoàn cứu trợ của chùa Từ Đức kết hợp với chùa Kim Sơn và các cô chú Tiếp Hiện tại Nha Trang tiếp tục đi về thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa (Phú Yên) để trao 500 phần quà. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão vừa qua. Sau chuyến đi Phan Rang đoàn dự định sẽ đi Phú Yên ngay ngày hôm sau nhưng do chưa quyên góp đủ và thêm tình hình mưa bão dồn dập nên chuyến đi bị hoãn lại tới bốn ngày sau. Mấy ngày ở nhà, bên ngoài mưa rả rích, tôi có phần nôn nao khi nghĩ về bà con nghèo vùng đó. Mỗi lần ngồi vào bàn ăn cơm tôi đều tự hỏi: Không biết những bà con vùng bão lụt có gì ăn không? Thay vì xin nguyện cho tất cả có bát cơm đầy giống như tôi thì tôi thầm nói: Xin nguyện cho bà con vùng lũ có bát cơm đầy như tôi. Tôi chưa có dịp nào về Tuy Hòa - Phú Yên để thực sự thấy rõ cảnh sống khắc khổ của bà con. Chắc có lẽ lần này, tôi có đủ duyên. Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa mưa bão thì Phú Yên là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng. Nghe chú Đạm nói, nơi mà chúng tôi sẽ đến là vùng quê rất nghèo, bà con phần đông sống bằng nghề trồng lúa, làm rẫy. 176 hãy lắng nghe nhau

177 Cứ mỗi năm tới mùa mưa bão thì đất đá trên núi tràn xuống, phủ lấp ruộng lúa, hoa màu. Cuộc sống bà con đã khó khăn lại càng khó khăn hơn vì mưa bão năm nào cũng quét qua vùng này. Hai ngày trước đó, chú Đạm (Tiếp Hiện Nha Trang) đi tiền trạm để xem đường sá ra sao. Đi tới con đập dẫn vào thị trấn La Hai huyện Đồng Xuân thì chú không thể vào sâu được nữa. Trước mặt chú là cánh đồng nước trắng, ngay dốc cầu thì nước chảy cuồn cuộn. Chú gọi điện cho thầy Quy Nguyện (trụ trì chùa Từ Ân) ở gần đó để hỏi có đường nào đi vào được không thì thầy nói là ở chùa thầy cũng đang ngập dữ dội. Thầy không đi đâu được. Tình cờ lúc đó chú cũng gặp một đoàn cứu trợ từ Bạc Liêu ra. Chú đi nhờ xe và tháp tùng cùng đoàn đến địa điểm gần đó để phát quà. Chiếc xe có lẽ cũng bị lạnh run như người trong đoàn vì sàn xe cũng bị nước tràn vào. Người tặng quà và bà con đều lạnh ướt. Mới đầu đi tiền trạm, bây giờ chú Đạm trở thành người đi phát quà trước chúng tôi. Chú Đạm và đoàn Bạc Liêu cũng bị lạnh run, ướt lem nhem, đói meo vì nước dâng cao, từ sáng tới giờ đoàn không thể vào chùa nào để xin cơm ăn được. Sau khi phát xong quà, chú Đạm mời đoàn ghé nhà chú ăn cơm chiều. Về đến nhà, các cô chú lo lắng không biết mưa bão khi nào ngưng để chúng tôi có thể ra đó được. Vì mấy ngày nay cứ mưa liên tục. Mỗi ngày chú đều liên lạc với quý thầy, với các cộng tác viên ngoài đó để biết tình hình nước lụt, đường sá thế nào. Hầu như trước mỗi chuyến đi cứu trợ, các cô chú đều phải đi thực tế đến những nơi cần trao quà, nên chuyện xém bị nước cuốn đi trở nên bình thường và không có gì sợ hãi đối với các cô chú. Chiều thứ bảy, bầu trời trong hơn, tối không mưa. Tôi nói đùa: trời còn để có hôm nay. Vậy là sáng chủ nhật chuyến đi đã được tiến hành được. Tối thứ bảy, chúng tôi chuẩn bị bì thư, cô Kỷ, cô Hoa chuẩn bị thức ăn, nước uống đem đi. Phần lương thực được chuẩn bị khá kỹ càng, để khi đến đó lỡ mưa gió không vào chùa xin cơm ăn được thì cũng không sao. 4 giờ 30 phút sáng chủ nhật ( ), chúng tôi lên đường. Cũng như lần đi Phan Rang, chuyến này có Ôn Kim Sơn, có quý Thầy, quý Sư Cô và các cô chú Tiếp Hiện. Rút kinh nghiệm những chuyến cứu trợ gần đây, trong mỗi phần quà, chúng tôi tặng mì gói với tiền mặt theo như chú Đạm và các cô chú nói trời mưa gió thế này nếu không có gì ăn thì bà con có thể nấu mì, hoặc giả nếu không thể nấu nước thì chí ít cũng có mì gói ăn sống được, còn tiền mặt thì để bà con có thể mua những thứ cần thiết trang trải cho cuộc sống. Chính bà con sẽ biết rõ mình cần gì. Như vậy tiện cho bà con hơn. Dọc đường, men theo những con đèo, tôi thấy vài chỗ đất đá còn chài xuống, có vài chiếc xe ca đang hút bùn. Tuy mưa đã tạm ngưng nhưng những cánh đồng nước vẫn còn lênh láng. Vài đoạn đường còn bị ngập nước. Những cây dừa, đám chuối còn xơ xác, tiêu điều, vàng võ. Sau bốn tiếng đồng hồ trên xe, 9 giờ sáng, chúng tôi đến chùa Long Hưng- thị trấn La Hai huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Chùa nằm trên ngọn đồi, xe gởi ở dưới, chúng tôi đi bộ lên. Chúng tôi gặp ánh mắt mừng vui của những cụ già, của những em nhỏ lần lượt đến chùa đợi nhận quà. Tôi hỏi: Vì sao mình không vào khu dân cư để phát quà cho bà con đỡ phải đi xa? thì chú Đạm nói: Chỗ bà con đang ở, nước vẫn còn ngập, đường lầy lội, xe không thể vào được nên phải chọn địa điểm phát quà là những nơi cao ráo như thế này. Ai cũng hạnh phúc thấy rõ khi nâng trên tay thùng mì gói và bì thư đ. Bà con cảm ơn chúng tôi rối rít. Cuộc sống lo toan vất vả thể hiện rõ nơi con người của bà con. Những em nhỏ còn đi chân đất, người dân còn lam lũ. Năm nào các cô chú cũng có về đây để chuyển những phần quà đến cho bà con. Chúng tôi thấy mình chỉ là nhịp cầu chuyển những tấm lòng thương yêu khắp nơi về cho bà con đỡ phần khó khăn trong giai đoạn này mà thôi. Có lẽ phần quà trị giá đ không thấm tháp vào đâu so với những thiệt hại gặp phải nhưng nó cũng góp phần xoa dịu cuộc sống bà con. Giá trị của phần quà không chỉ là giá trị vật chất mà nó chứa đựng tình thương, lòng sẻ chia của đồng bào ở khắp nơi, trong và ngoài nước. Như vậy mới biết để có chuyến đi như thế này không phải là dễ. Cần hội đủ điều kiện về vật chất, thời tiết, địa hình, con người thì mới làm được. Các cô chú đã có những chuyến đi như thế trong mấy chục năm qua mà thấy ai cũng phấn chấn, khỏe khoắn sau khi về. Tôi thầm biết ơn tình thương của những bàn tay khắp nơi đóng góp, để chúng tôi có mặt cho bà con Tuy Hòa- Phú Yên. Chúng tôi đang có mặt ở đây cũng như quý vị đang có mặt ở đây. có mặt cho nhau 177

178 Làng Mai Xóm Mới, chùa Từ Nghiêm, 13 Martineau Dieulivol, France Làng Mai 17 tháng 1 năm 2011 Thưa các cô bác, Năm 2006, nhận thấy số quý thầy và sư cô trẻ theo học với Sư Ông khá đông, ở rải rác nhiều nơi và nhiều nhất là ở Bát Nhã Việt Nam, Thầy của chúng ta, Sư Ông Làng Mai, nghĩ là phải thực hiện gấp dự án Monastics Trust- Quỹ Tín Dụng Xuất Sĩ (chỉ có thể sử dụng tiền lời mà thôi) để khi Thầy không còn biểu hiện trong hình hài này thì hằng trăm học trò xuất sĩ của Thầy cũng có được Quỹ Tín Dụng cung cấp đủ tài chính cho vấn đề thuốc men, y áo và thực phẩm tối thiểu, khi con còn quá nhỏ mà Thầy thì già. Sau lời kêu gọi của Sư Ông năm 2006, hàng ngàn quý thân hữu đã đáp ứng và đã đóng góp từ những số tiền có khi rất khiêm nhường như 20 dollars, 10 Euros..., đến những số lớn hơn như dollars, Euros, có một vị cho dollars và một vị khác dollars. May mắn có một thí chủ cho dollars để hoàn tất việc lập quỹ Tín Dụng này. Tất cả mọi người đã đóng góp bằng trái tim của mình vì quý vị đều biết là mình đang đầu tư cho thế hệ tiếp nối Sư Ông lo cho tương lai đất nước và địa cầu. Nhờ thế mà năm 2008, Trust đã sinh lợi được dollars (gởi về cho Bát Nhã), và năm 2009 thì được dollars (cũng gởi về Bát Nhã nuôi các vị xuất sĩ và tập sự xuất gia ngày càng đông). Khi gần 400 học trò xuất sĩ của Sư Ông bị cưỡng bức rời khỏi tu viện Bát Nhã, thì số tiền lời của quỹ Tín Dụng Xuất Sĩ không đủ thấm vào đâu nếu không có các cô bác tại Việt Nam và các nơi gửi trực tiếp về từ nhiều ngã để giúp các thầy cô lớn lo cho các em khi chạy nạn (làm hộ chiếu cho mọi người, mua vé xe đò, xe lửa, vé máy bay đi ngay sang các nước lân cận, tiền chi phí nơi xứ lạ quê người căn lều, mua gỗ tranh, lá dừa để che lều đóng đơn cho quý vị xuất sĩ v.v..). Chúng tôi xin tri ân quý vị đã đóng góp hết lòng và gửi trực tiếp qua các sư cô của Bát Nhã Phước Huệ, của thì ít nhưng lòng nhiều không sao kể xiết. Năm nay, 2011, tình thế cũng tạm yên cho hơn 170 vị xuất sĩ con của Sư Ông ở Thái Lan, 120 vị còn ở trong nước, 30 vị ở Hồng Kông, 52 vị sang Hoa Kỳ, hơn 70 vị đã sang tới Pháp và 28 vị sẽ ở Đức. Số tiền lời hàng năm của quỹ này hiện không đủ để đóng bảo hiểm sức khỏe cho những vị xuất sĩ tới từ Bát Nhã đang ở Âu châu, Mỹ châu và nuôi cơm cho những vị còn ở lại trong nước. Ngoài ra, theo luật định thì mỗi năm quỹ này cần chứng minh có sự đóng góp từ nhiều người với số tiền tối thiểu là USD thì mới hợp lệ để sử dụng số tiền lời. Vì vậy chúng tôi viết thư này xin quý vị phát tâm góp một tay giúp Sư Ông nuôi dưỡng những mầm non của đạo pháp (đã chứng minh bằng sự tu tập của mình và sự lớn mạnh bất ngờ qua việc Bát Nhã) bằng các cách như sau: 1 Bảo trợ một vị xuất sĩ với số tiền 120 USD mỗi năm (tức là 10 USD / tháng) hoặc nhiều hơn tùy tâm. Xin vui lòng cho biết sẽ bảo trợ trong bao nhiêu năm để chúng tôi dễ dàng khai báo. 2 Bảo trợ một vé máy bay (hoặc một nửa vé) cho các vị sẽ qua, số tiền là $ 600 US hay 400 Euros/vé 3 Đóng góp thêm vào Monastic Trust một số tiền. 4- Phụ tiền vé máy bay cho các sư anh sư chị lớn ở Á Châu thỉnh thoảng được về Làng ở 3 hay sáu tháng nhận năng lượng từ Sư Ông để có thể trở về Thái Lan Việt Nam lo cho hằng trăm sư em. Chúng tôi sẽ gởi giấy biên nhận khai thuế đến cho quý vị. Kính chúc quý vị và thân quyến một năm mới an lành. Sư cô Chân Không Ở Mỹ và Canada chi phiếu xin đề: Unified Buddhist Church - Monastic Trust gửi về Đông Bắc Mỹ Châu: cho sư cô Giới Nghiêm và Thanh Nghiêm Tu Viện Bích Nham (3 Mindfulness Road, Pine Bush, NY 12566) Tây Bắc Mỹ Châu: cho sư cô Thông Nghiêm và Đắc Nghiêm Tu Viện Lộc Uyển (2499 Melru Ln., Escondido, CA 92026) Ở Âu Châu chi phiếu xin đề: Ngân hàng của người nhận: Communaute Bouddhique Zen, Village des Pruniers, earmark for Monastic Trust CREDIT AGRICOLE D AQUITAINE, 304 Bd du President Wilson Bordeaux Cedex Nếu quý vị bảo ngân hàng của mình gửi thì chỉ cần đưa như vầy: Credit Agricole Mutuel in France I.B.A.N FR B.I.C. AGRIFRPP833 Ở Pháp chi phiếu một ngân hàng ở Pháp xin đề: Communaute Bouddhique Zen, Village des Pruniers, Mention: pour Monastic Trust cho sư cô Thoại Nghiêm, chùa Từ Nghiêm (13 Martineau, Dieulivol France) 178 hãy lắng nghe nhau

179 Chương trình hoằng pháp của Thầy năm 2011 Làng Mai, Pháp 26/11/ /02/2011: Khóa tu An Cư Kết Đông /02 25/02: Đại Giới Đàn Lắng Nghe 28/2 3/3: Khóa tu tiếng Pháp 10/6 17/6: Khóa tu cho người Xuất sĩ 07/7 04/8: Khóa tu mùa hè Tháng 11/ /2012: Khóa tu An Cư Kết Đông Châu Á 25/3 31/3: Khóa tu 5 ngày tại Thái Lan về áp dụng tâm lý học Phật giáo 07/4 23/4: Hoằng pháp tại Đài Loan (Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng) 23/4 07/5: Hoằng pháp tại Nhật (Kyoto, Yokohoma, và Tokyo) 08/5 10/5: Ngày Quán Niệm tại Hồng Kông Châu Âu 16/5 21/5: Khóa tu cho người Đức tại EIAB 22/5: Ngày Quán Niệm ở Waldbroel 24/5 29/5: Khóa tu cho người Hà Lan tại EIAB Canada 08/8 13/8: Khóa tu gia đình ở Vancouver, Canada 14/8: Pháp thoại công cộng ở Vancouver, Canada Mỹ 19/8 24/8: Khóa tu gia đình ở YMCA Rockies, Colorado Mỹ 27/8: Pháp thoại công cộng ở Denver, Colorado 03/9: Pháp thoại công cộng ở Pasadena, California 04/9: Ngày Quán Niệm ở tu viện Lộc Uyển, California 06/9 11/9: Khóa tu tiếng Anh ở tu viện Lộc Uyển 16/9 20/9: Khóa tu tiếng Việt ở tu viện Lộc Uyển 25/9: Ngày Quán Niệm ở tu viện Lộc Uyển 28/9 01/10: Khóa tu gia đình ở tu viện Mộc Lan, Mississippi 02/10: Ngày Quán Niệm ở tu viện Mộc Lan, Mississippi 05/10 10/10: Khóa tu gia đình ở tu viện Bích Nham, New York 14/10 15/10: Pháp thoại công cộng và ngày Quán Niệm tại New York (Omega) 16/10: Ngày Quán Niệm ở tu viện Bích Nham 19/10: Pháp thoại tại Capitol Hill (dành riêng cho dân biểu, thượng nghị sĩ và nhân viên quốc hội) 21/10 22/10: Khóa tu cho dân biểu, thượng nghị sĩ, nhân viên và gia đình. có mặt cho nhau 179

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers 1 NGUYEN THACH TUONG ANH 12/05/2008 5 4 5 14 2 VO GIA BAO 18/05/2008 4 4 5 13 3 NGUYEN

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Pre-Intermediate 1 1 Tran Duy Anh 9.3 8.5 8.4 9.6 9.8 10.0 9.8 10.0 9.4 A 2 Nguyen Tang Hieu 9.3 9.2 9.4 9.4 9.6 9.3 9.7 9.7 9.5 A 3 Nguyen Duc Thuong Ct Lina 9.6 7.5 8.8 9.3 9.9 9.7 7.8 9.9 9.1

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi TÀI LIỆU DỊCH TLD-11 TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY CÙNG XÂY DỰNG VÀNH ĐAI KINH TẾ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THẾ KỶ XXI Cơ quan ban hành: Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG TIT Quy dinh ve phan tich an toan doi \m nha may dien

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd NGUN T LIU CA HC KHU StudentServices(SpecialEducation)5032618209 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/studentservices/ EnglishasaSecondLanguageandEquity5032618223 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/esl/

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà),

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà), Gia đình, gia thất Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là

More information

Liêt Tử Và Dương Tử

Liêt Tử Và Dương Tử Liêt Tử Và Dương Tử Tác giả: Thể loại: Trung Hoa Website: Date: 24-October-2012 Trang 1/54 NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU Trước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII),

More information

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 Lucky draw entries for Lucky Draw Program for cycle

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v thong bao ket qua thi nang bac lirong dot 2 nam 2016

More information

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1 TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 15 thang 5 nam 2019 THONG BAO TUYEN SINH VAO LOT 10

More information

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển r- 5. PHAM TAT DONG (C h u b ie n ) CK.0 0 0 0 0 6 0 0 3 9 Miroi n a m DDI MOI VA PHAT TRIEN n h A x u a t b a n k h o a h o c XA HOl HA NOl-1997 GS. PHAM TAT DONG (Chii bien) KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

More information

sdf.cdr

sdf.cdr CRYPTOPROFILE WHITE PAPER www.cryptopr.io 1 MỤC LỤC Tóm tắt Vấn đề và tình hình thị trường Tình hình thị trường.. Các vấn đề trong ngành công nghiệp tiền điện tử Vấn đề Cơ h i và u mô thị trường.... u

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

Microsoft Word - GKPH I net.doc

Microsoft Word - GKPH I net.doc GIÁO KHOA PHẬT HỌC cấp một Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc 1 GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân,

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: 1 4 8 /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 BAO CAO TINH HINH QUAN TRI CONG TY 06 THANG DAU NAM

More information

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ T Ủ SÁCH PHẬ T HỌ C - T Ừ QUANG TẬ P 9 1 Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả của Phật pháp

More information

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d Kinh dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến L ê Mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 : NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH Chương 2 : NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN Chương 3 : CÁC

More information