Microsoft Word - KINH KIM CUONG_CD

Size: px
Start display at page:

Download "Microsoft Word - KINH KIM CUONG_CD"

Transcription

1 0

2 1

3 2

4 KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Vajracchedikā Prajñāpāramitāsūtram 金剛般若波羅蜜經 THÍCH NHƯ MINH dịch từ nguyên bản Hán và Phạn CHÙA VIỆT NAM * LOS ANGELES 3

5 KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT THICH NHƯ MINH DỊCH THE VIETNAMESE UNITED BUDDHIST CHURCHES CHÙA VIET NAM LOS ANGELES, CA, HOA KỲ THE BOULDER PARK MEDITATION CENTER THIỀN VIỆN THÍCH THIÊN ÂN ATLANTA, GA, USA ẤN BẢN LẦN THỨ NHẤT NĂM 2015 IN THE UNITED STATES OF AMERICA 4

6 5

7 Chứng Minh Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH TÂM CHÂU Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới 6

8 TỰA A không phải là A do vậy A là A Thoảng mùi trầm hương từ nơi tàng các cổ thư của ngôi chùa Việt Nam trong một thành phố khả ái vào một ngày chớm Đông về. Có vẻ đẹp của những hàng cây thốt nốt thấp thoáng và xa xa là đồi núi chập chùng đầy mộng mơ. Không gian là sắc vàng óng ả của ánh nắng ban mai rực rỡ trong tiết trời se lạnh. Giờ này lũ chim tụ về nơi khu vườn chùa dưới kia hót ca đón chào ngày mới. Thành phố này như tên gọi chính là chốn trú ngụ của Những Thiên Thần đọa xứ. Cảnh vật bỗng chốc trở nên trong sáng và vắng lặng lạ thường, chốn phàm trần dường như biến thành cõi trang nghiêm thanh tịnh với những cánh đồng thênh thang xanh màu mạ non của vương triều Ca Tỳ La nơi xứ sở của Người Tĩnh Thức đã đến đã đi ngày nào. Ở đây không còn nữa những dòng xe xuôi ngược trên mọi nẻo đường và những chuyến bay trên từng không như xé toạt bầu không gian im ả, không còn nữa những tòa nhà hiện đại cao tầng, không còn nữa tiếng ồn, tiếng người nóicười trong phố thị náo nhiệt hiếm khi tĩnh lặng này. 7

9 Ngoài kia ánh nắng vàng óng ả và ấm áp chính là màu nắng của hai nghìn rưởi năm trước nơi thành Xá vệ thời Phật tại thế. Trên đường cái quan quen thuộc có Tăng đoàn khi xưa thường đi về khất thực mỗi ngày. Cũng dọc theo con đường đó là hai hàng cây tươi mươi có tàn lá sáng đẹp hòa quyện màu vàng y ngời sáng của của Đức Thế Tôn trong dáng uy nguy an lạc từng bước chân sen nở chậm rãi vào thành lớn khất thực. Xa xa là tinh xá Kỳ viên thấp thoáng ẩn hiện trong rừng cây của Thái Tử Kỳ Đà nằm trong khu vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc hiến cúng cho Đức Thế Tôn ngày nào. Và chính ngay trong khu vườn khả ái và rừng cây xinh đẹp này, vào lúc bấy giờ buổi trưa sau giờ ngọ thực, Trưởng Lão Tu Bồ Đề người khất sĩ già nua thông tuệ ở trong đại chúng Tỳ kheo đã bạch với Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Như Lai khéo nâng đỡ các Bồ Tát. Đức Như Lai khéo ủy thác các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, người con trai hoặc người con gái dòng dõi cao quí phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên làm sao để trú tâm, nên làm sao để hàng phục tâm? Rồi khi ấy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn đã cất tiếng rống của sư tử tuyên thuyết lời Pháp thậm 8

10 thâm lấp lánh những hạt kim cương vi diệu mà cho đến mãi hôm nay vẫn còn nghe vang vọng: Này Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên sanh tâm trong sáng như vậy: không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm. Không nên trụ vào bất kỳ đâu mà sanh tâm. Này Tu Bồ Đề, Phật nói Bát nhã ba la mật, tức không là Bát nhã ba la mật, thị danh là Bát nhã ba la mật. Tat kasya hetoḥ? yo hi kaścit subhūte evaṃ vadetātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, sattvadṛṣṭir jīvadṛṣṭiḥ pudgaladṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, api nu sa subhūte samyagvadamāno vadet? subhūtirāha no hīdaṃ bhagavan, no hīdaṃ sugata, na samyagvadamāno vadet tatkasya hetoḥ? yā sā bhagavan ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, adṛṣṭiḥ sā tathāgatena bhāṣitā tenocyate ātmadṛṣṭir iti Bhagavān āha evaṃ hi subhūte bodhisattvayānasaṃprasthitena sarvadharmā jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ tathā ca jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ, yathā na dharmasaṃjñāyāmapi pratyupatiṣṭhennādharmasaṃjñāyām tat kasya hetoḥ? dharmasaṃjñā 9

11 dharmasaṃjñeti subhūte asaṃjñaiṣā tathāgatena bhāṣitā tenocyate dharmasaṃjñeti Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề, nếu có người nói như vậy: Như Lai nói có ngã kiến, Như Lai nói có chúng sanh kiến, thọ giả kiến, nhân kiến. Này Tu Bồ Đề, lời nói đó có chân thật không? Tu Bồ Đề bạch: Bạch Thế Tôn, điều này là không thật, bạch Thiện Thệ, điều này là không thật. Người này nói lời không chân thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn, vì Như Lai nói ngã kiến tức là Như Lai nói không là kiến. Do vậy được gọi là ngã kiến. Thế Tôn nói: Như vậy, này Tu Bồ Đề, đối với một người an trú nơi Bồ Tát thừa phải biết, phải thấy, phải hiểu tất cả pháp. Và như vậy phải thấy, phải biết, phải hiểu các pháp. Như vậy trụ nơi pháp tưởng, cũng không trụ nơi phi pháp tưởng. Tại sao vậy? Pháp tưởng là pháp tưởng, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói đó không phải tưởng. Do vậy, được gọi là pháp tưởng. tasmādiyaṃ tathāgatena saṃdhāya vāgbhāṣitākolopamaṃ dharmaparyāyamājānadbhidharmā eva prahātavyāḥ prāgevādharmā iti // Do vậy, mật ý này được Như Lai nói: Đối với những người vô trí thì pháp phương tiện ví như chiếc bè. Như vậy Pháp còn phải từ bỏ huống nữa là phi pháp. 10

12 Tuyên thuyết của Đấng Đến Và Đi Như Thế: Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng nên chi không trụ chỗ nào để sanh tâm vậy. Kim cương Bát nhã ba la mật như tên tựa kinh là một huyền dụ hay là một công án? ƯNG VÔ SỞ TRỤ. Chùa Việt Nam, Los Angeles MÙA XUÂN 2015 Trú Trì Bí Sô THÍCH NHƯ MINH 11

13 Đức Phật thuyết Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Tranh Vẽ Trong Bản Dunhuang in vào năm 868 TL. hiện lưu giữ tại British Library 12

14 NAM MÔ BÁT NHÃ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT PHA M I PHA P HO I NHA N DO Như Vậy Tôi Nghe: Một thời Đức Phật ở nước Xá vệ, trong vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc, rừng cây của Thái tử Kỳ Đà cùng với đại chúng một 13

15 ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo. Lúc bấy giờ sắp đến giờ thọ thực, Đức Thế Tôn đắp y, cầm bát đi vào thành lớn Xá vệ. Sau khi tuần tự khất thực ở trong thành xong rồi trở về chỗ cũ. Ăn xong, Đức Thế Tôn cất y bát, rửa chân, rồi trải tòa ngồi xuống. PHA M II THIE N HIE N KHA I THI NH Khi ấy, ở trong đại chúng có Trưởng lão Tu Bồ Đề tại chỗ 14

16 ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, quì gối phải xuống đất, chắp tay cung kính bạch Phật: Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu, Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát. Như Lai khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, người con trai hoặc người con gái hiền thiện phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục tâm như thế nào? Đức Phật bảo rằng: Này Tu Bồ Đề, tốt lắm, tốt lắm. Như ông đã nói, Như Lai khéo hộ niệm cho các 15

17 Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Bây giờ, ông hãy lắng nghe Ta sẽ vì ông mà nói. Nếu như có người con trai hoặc người con gái hiền thiện phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì nên trụ tâm như vậy, nên hàng phục tâm như vậy. Vâng, bạch Thế Tôn, con muốn được nghe. 16

18 PHA M III ĐA I THƯ A CHA NH TO NG Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như vậy. Có bao nhiêu loại chúng sanh, hoặc sanh từ trứng, hoặc sanh từ bào thai, hoặc sanh từ nơi ẩm thấp, hoặc sanh từ sự biến hóa, hoặc hữu hình, hoặc vô hình, hoặc có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc không có tưởng cũng không không có tưởng, ta đều độ cho tất cả các loài ấy vào vô dư niết bàn để được giải thoát. Giải thoát vô 17

19 lượng, vô số, vô biên chúng sanh như vậy nhưng thực ra không có một chúng sanh nào được giải thoát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát có tướng ngã, có tướng nhân, có tướng chúng sanh, có tướng thọ giả thì không phải Bồ Tát. PHA M IV DIE U HA NH VO TRU Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Bồ Tát đối với Pháp thì không trụ chỗ nào để thực hành bố thí, 18

20 nghĩa là không trụ nơi sắc để bố thí, không trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp để bố thí. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên trụ như vậy bố thí, không trụ nơi tướng. Vì sao vậy? Nếu Bồ Tát không trụ nơi tướng để bố thí, thì phước đức không thể nghĩ lường được. Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ như thế nào? Hư không ở phương Đông có thể nghĩ lường được không? Bạch Thế Tôn, không thể. Này Tu Bồ Đề, hư không ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, 19

21 bốn phương góc, ở trên, ở dưới có thể nghĩ lường được không? Bạch Thế Tôn, không thể. Này Tu Bồ Đề, cũng như vậy Bồ Tát không trụ nơi tướng để bố thí, thì phước đức không thể nghĩ lường. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên trụ như vậy. PHA M V NHƯ LY THA T KIE N Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào, Như Lai có thể thấy bằng thân tướng không? 20

22 Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không thể thấy bằng thân tướng. Vì sao vậy? Như Lai nói thân tướng tức không là thân tướng. Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Hễ cái gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai. PHA M VI CHA NH TI N HY HƯ U Tu Bồ Đề bạch với Phật rằng: Bạch Thế Tôn, trong đời sau 21

23 có chúng sanh nào được nghe lời thuyết chương cú như vậy sẽ sanh lòng tin chân thật không? Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, chớ có nói như vậy. Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm thời kỳ cuối, có những người giữ giới, tu tập phước tuệ, đối với chương cú này thường sanh tín tâm chân thật, thì ông phải biết những người như vậy không những gieo trồng căn lành ở nơi một Đức Phật, hai Đức Phật, ba bốn năm Đức Phật mà còn gieo 22

24 trồng căn lành ở nơi vô lượng ngàn vạn Đức Phật. Khi nghe chương cú này, dù chỉ trong một khoảnh khắc mà phát sanh lòng tin trong sáng, Như Lai tất biết được, tất thấy được những chúng sanh này sẽ đạt được vô lượng phước đức như thế. Vì sao vậy? Những chúng sanh này không trụ nơi tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tướng Pháp, tướng không là Pháp. Vì sao vậy? Những chúng sanh này, nếu tâm trụ nơi tướng, thì 23

25 còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu tâm trụ nơi tướng pháp là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vì sao vậy? Nếu trụ không là tướng Pháp là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Do vậy, không nên trụ nơi Pháp cũng không nên trụ nơi không là Pháp. Vì diệu nghĩa này, Như Lai thường nói rằng: Các Tỳ kheo phải biết, Ta nói rằng Pháp dụ như chiếc bè. Pháp còn buông bỏ huống hồ phi Pháp. 24

26 PHA M VII VO ĐA C VO THUYE T Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như lai có đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Như Lai có nói Pháp không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Như con hiểu diệu nghĩa Phật nói, thì không có định Pháp nào tên là Vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng không có định Pháp nào được Như Lai nói. Vì sao vậy? Như Lai nói rằng Pháp 25

27 chứng ngộ được thì không thể nắm bắt, không thể diễn đạt. Đó không là Pháp cũng không không là Pháp. Sở dĩ như vậy là vì sao? Vì hết thảy Hiền Thánh đều do Pháp vô vi nhưng biểu hiện có khác biệt. PHA M VIII Y PHA P XUA T SANH Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Nếu có người lấy bảy loại châu báu chất đầy trong cõi Ba ngàn đại thiên thế giới 26

28 hệ rồi đem bố thí, thì người này được phước đức nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao vậy? Vì phước đức này không phải là tánh phước đức. Do vậy, Như Lai nói phước đức nhiều. Lại nữa, nếu có người đối với kinh này tiếp nhận và thọ trì dù chỉ bốn câu kệ, rồi vì người khác nói lại, thì phước đức vượt hơn kẻ kia. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, hết thảy chư Phật cùng với Pháp Vô thượng chánh đẳng chánh 27

29 giác của chư Phật đều được sinh ra từ kinh này. Này Tu Bồ Đề, cái gì là Phật Pháp thì cái đó không là Phật Pháp. PHA M IX NHA T TƯƠ NG VO TƯƠ NG Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị Tu Đà Hoàn có khởi lên ý nghĩ như thế này: Ta chứng quả Tu Đà Hoàn? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Tu Đà Hoàn danh là nhập lưu nhưng không có chỗ nào để đi 28

30 vào. Không đi vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, do vậy thị danh là Tu Đà Hoàn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị Tư Đà Hàm có khởi lên ý nghĩ như thế này: Ta chứng quả Tư Đà Hàm? Tu Bồ Đề bạch rằng: BạchThế Tôn, không. Vì sao vậy? Tư Đà Hàm danh là một lần trở lại. Nhưng thật ra thì không đến không đi, do vậy thị danh là Tư Đà Hàm. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị A Na Hàm có khởi lên ý nghĩ như thế này: Ta 29

31 chứng quả A Na Hàm? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? A Na Hàm danh là không trở lại. Nhưng thật ra không có chỗ nào để trở lại, do vậy thị danh là A Na Hàm. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị A La Hán có khởi lên ý nghĩ như thế này: Ta chứng đạo quả A La Hán? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì thật sự không có pháp nào danh gọi là A La Hán. Bạch Thế Tôn, nếu vị A La Hán khởi 30

32 ý nghĩ như vậy, tức còn chấp vào ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Bạch Thế Tôn, Phật bảo con đạt được định Vô tranh tam muội, trong loài người là đệ nhất cao tột, là đệ nhất A La Hán ly dục. Bạch Thế Tôn, con không khởi ý nghĩ rằng: Ta là A La Hán ly dục. Bạch Thế Tôn, nếu con khởi ý nghĩ rằng: Ta chứng đạo quả A La Hán, thì Đức Thế Tôn đã không bảo rằng Tu Bồ Đề là vị an lạc trong hạnh a lan nhã. Nhưng thật sự Tu Bồ Đề không có hạnh này, nên có 31

33 danh Tu Bồ Đề là vị an lạc trong hạnh a lan nhã. PHA M X TRANG NGHIE M TI NH ĐO Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Ông nghĩ như thế nào? Xưa kia Như Lai ở nơi Đức Phật Nhiên Đăng, thì Pháp có chỗ chứng đắc không? Bạch Thế Tôn, không. Như Lai ở chỗ Đức Phật Nhiên Đăng, thật sự Pháp không có chỗ chứng đắc. 32

34 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm cõi Phật không? Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Trang nghiêm cõi Phật tức không là trang nghiêm, thị danh là trang nghiêm. Này Tu Bồ Đề, do vậy chư Bồ Tát Ma Ha Tát phải sanh tâm trong sáng như vậy: không trụ nơi sắc để sanh tâm, không trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp để sanh tâm. Không trụ chỗ nào để sanh tâm. 33

35 Này Tu Bồ Đề, ví như có người thân hình như Tu Di là vua các núi. Ông nghĩ như thế nào? Thân này có lớn không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, rất lớn. Vì sao vậy? Đức Phật nói không là thân thị danh là thân lớn. PHA M XI VO VI PHƯƠ C THA NG Này Tu Bồ Đề, ví như có bao nhiêu cát trong sông Hằng là bấy nhiêu sông Hằng. Ông nghĩ như thế nào? Cát trong 34

36 tất cả những sông Hằng đó có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Chỉ riêng những sông Hằng này cũng nhiều vô số rồi huống nữa là cát trong đó. Này Tu Bồ Đề, nay Ta có lời chân thật nói với ông rằng có bao nhiêu cát trong hằng hà sa sông Hằng này là bấy nhiêu cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ, nếu có người con trai hay con gái hiền thiện lấy bảy loại châu báu chất đầy, rồi dùng đem bố thí, thì có phước đức nhiều không? Tu Bồ Đề bạch 35

37 rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Phật bảo ông Tu Bồ Đề rằng: Nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện đối với trong kinh này tiếp nhận và thọ trì dù chỉ bốn câu kệ, rồi vì người khác nói lại, thì phước đức này vượt hơn phước đức trước. PHA M XII TO N TRO NG CHA NH GIA O Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nơi nào tùy duyên thuyết kinh này, cho dù chỉ một bài kệ 36

38 bốn câu, thì nên biết nơi ấy, tất cả trời, người, a tu la trong thế gian đều đến cúng dường như nơi có chùa tháp của Phật. Huống gì có người một lòng tận lực tiếp nhận, thọ trì, đọc tụng. Này Tu Bồ Đề, phải biết người này thành tựu được Pháp tối thượng hiếm có bậc nhất. Nếu kinh điển này ở chỗ nào trong cõi nước, thì tức như là có Phật hoặc hàng tôn trọng đệ tử. 37

39 PHA M XIII NHƯ PHA P THO TRI Bấy giờ, Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, kinh này tên gọi là gì? Chúng con phải tôn kính và giữ gìn như thế nào? Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Tên kinh này là Kim cương Bát nhã ba la mật. Lấy danh tự này, ông nên tôn kính và giữ gìn. Sở dĩ như vậy là vì sao? Này Tu Bồ Đề, Phật nói Bát nhã ba la mật, tức không phải Bát nhã ba la mật, thị danh là Bát nhã ba la mật." 38

40 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có Pháp để thuyết không? Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai không có gì để thuyết. Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vi trần trong cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ, như vậy có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, nhiều lắm. Này Tu Bồ Đề, bao nhiêu vi trần, Như Lai nói không là vi trần, thị danh là vi trần. Như Lai nói thế giới 39

41 không là thế giới, thị danh là thế giới. Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có thể thấy Như Lai bằng ba mươi hai tướng không? Bạch Thế Tôn, không. Không thể thấy Như Lai bằng ba mươi hai tướng. Bởi vì sao? Như Lai nói ba mươi hai tướng tức không là tướng, thị danh là ba mươi hai tướng. Này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện lấy thân mạng mình nhiều như cát sông Hằng để bố thí. Lại nữa, nếu 40

42 có người đối với trong kinh này, cho đến tiếp nhận và thọ trì bài kệ bốn câu, vì người khác nói, thì phước của người này hơn nhiều lắm. PHA M XIV LY TƯƠ NG TI CH DIE T Lúc bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề nghe thuyết kinh này hiểu ý nghĩa thậm thâm, thì xúc động khóc rơi lệ bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, hy hữu thay. Phật thuyết kinh điển thậm thâm như vậy. Từ lúc 41

43 con được tuệ nhãn đến giờ chưa từng được nghe kinh như vậy. Bạch Thế Tôn, về sau nếu có người nghe kinh này mà có lòng tin trong sáng, liền lúc đó sanh khởi thật tướng, thì phải biết người này đã thành tựu công đức hiếm có bậc nhất. Bạch Thế Tôn, thật tướng tức không là tướng. Do vậy, Như Lai nói, thị danh là thật tướng. Bạch Thế Tôn, nay con được nghe kinh này, thì sự tin hiểu nghĩa lý, tiếp nhận và thọ trì 42

44 không có khó lắm. Nếu thời tương lai, trong năm trăm năm thời kỳ cuối, nếu có chúng sanh nào nghe được kinh này mà tin hiểu nghĩa lý, tiếp nhận và thọ trì, thì người này là hiếm có bậc nhất. Vì sao vậy? Bởi vì người này không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả. Sở dĩ như vậy là vì sao? Tướng ngã tức không là tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không là tướng. Vì sao? Bởi vì 43

45 lìa hết thảy tướng, thị danh là chư Phật. Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Đúng vậy, đúng vậy. Lại nữa, nếu có người nghe kinh này, không kinh hoàng, không khiếp đảm, không sợ hãi, thì phải biết người này thật là hiếm có. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai thuyết Ba la mật đệ nhất tức không phải Ba la mật đệ nhất, thị danh là Ba la mật đệ nhất. Này Tu Bồ Đề, nhẫn nhục ba la mật, Như Lai nói không là nhẫn nhục ba la mật, thị danh 44

46 là nhẫn nhục ba la mật. Vì sao vậy? Bởi vì, này Tu Bồ Đề, như xưa kia vua Ca Lợi chặt đứt thân thể Ta. Lúc bấy giờ Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả. Vì sao vậy? Bởi vì, khi xưa trong lúc thân thể Ta bị chặt đứt từng đoạn, nếu có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì sanh khởi sân hận. Này Tu Bồ Đề, lại nhớ thời quá khứ, cách nay năm trăm kiếp, Ta là vị tiên 45

47 nhân có hạnh nhẫn nhục. Trong kiếp đó, Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả. Do vậy, này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa hết thảy mọi tướng mà phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Nên không trụ chỗ nào mà sanh tâm. Nếu tâm trụ tức không là trụ, do vậy mà Phật nói rằng, tâm Bồ Tát không 46

48 nên trụ sắc để bố thí. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát vì lợi ích hết thảy chúng sanh, do đó, nên bố thí như vậy. Như Lai nói hết thảy các tướng, tức không là tướng. Lại nói rằng, hết thảy chúng sanh, tức không là chúng sanh. Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói lời chân thật, nói lời chân chánh, nói lời như thật, nói lời không dối gạt, nói lời không sai khác. Này Tu Bồ Đề, Như Lai chứng đắc Pháp, Pháp này không có thật không có hư. Này Tu Bồ 47

49 Đề, nếu Bồ Tát tâm trụ nơi Pháp để thực hành hạnh bố thí, thì ví như người đi vào nơi tối tăm sẽ không thể nhìn thấy vật gì. Nếu Bồ Tát tâm không trụ nơi pháp để thực hành hạnh bố thí, thì như người có mắt được ánh sáng mặt trời soi chiếu, thì thấy rõ mọi vật. Này Tu Bồ Đề, trong thời tương lai, nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện có thể tiếp nhận, thọ trì, đọc và tụng kinh này, thì Như Lai dùng trí tuệ của Phật, tất 48

50 biết người này, tất thấy người này thành tựu được vô lượng vô biên công đức. PHA M XV TRI KINH CO NG ĐƯ C Này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện, buổi sáng lấy hằng hà sa thân mình bố thí, giữa ngày lại lấy hằng hà sa thân mình bố thí, buổi chiều cũng lấy hằng hà sa thân mình bố thí, như vậy trãi qua vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp lấy 49

51 thân mình bố thí. Lại nữa, nếu có người được nghe kinh điển này, khởi lòng tin không nghịch chống, thì phước của người này vượt hơn người kia. Huống nữa là sao chép, tiếp nhận và thọ trì, đọc tụng vì người giảng nói. Này Tu Bồ Đề, chính là nói kinh này có vô biên công đức không thể suy nghĩ được, không thể đo lường được. Như Lai vì người phát tâm Đại thừa, vì người phát tâm Tối thượng thừa mà thuyết kinh này. Nếu có người có khả năng tiếp nhận, thọ trì, 50

52 đọc tụng, rộng vì người khác nói. Như Lai tất biết, tất thấy người này thành tựu được công đức không thể đo lường, không thể đếm, không bờ mé, không thể nghĩ bàn. Hạng người này có thể đảm đang nổi Pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như Lai. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu người rơi vào pháp nhỏ, chấp ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, thì đối với kinh này không có khả năng để nghe, tiếp nhận, thọ 51

53 trì, đọc tụng, vì người khác giảng nói. Này Tu Bồ Đề, nơi nơi chốn chốn, nếu có kinh này, thì hết thảy người, trời, a tu la ở trong thế gian đều nên cúng dường. Phải biết rằng ở những nơi có kinh này, thì ở đó chính là tháp thờ, nên cung kính làm lễ nhiễu quanh, lấy các món hoa hương rãi ở nơi này. 52

54 PHA M XVI NA NG TI NH NGHIE P CHƯƠ NG Lại nữa, Này Tu Bồ Đề, nếu người con trai hay người con gái hiền thiện tiếp nhận, thọ trì, đọc tụng kinh này nhưng bị kẻ khác khinh chê, thì đó là do người này đã tạo nghiệp ác trong đời trước lẽ ra bị đọa vào đường dữ. Do trong đời này bị người khác khinh chê nhờ vậy các nghiệp chướng đời trước liền được tiêu trừ. Người này sẽ chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. 53

55 Này Tu Bồ Đề, Ta nhớ lại trong thời quá khứ, trước thời Đức Phật Nhiên Đăng vô lượng a tăng kỳ kiếp, Ta đã thân cận tám trăm bốn ngàn vạn ức na do tha chư Phật, phụng hiến cúng dường từng vị mà không bỏ sót. Lại nữa, nếu có người ở trong thời kỳ mạt thế sau này chấp nhận và thọ trì đọc tụng kinh này, thì người này đạt được công đức so với công đức Ta đã cúng dường chư Phật, thì trăm phần hơn, ngàn vạn ức phần hơn cho dù thí dụ toán số 54

56 cũng không thể đếm và so sánh được. Này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện trong thời mạt thế, chấp nhận, thọ trì, đọc tụng kinh này, thì sẽ đạt được công đức, nếu Ta nói ra một cách đầy đủ, giả có người nghe được, thì tâm trí sẽ sanh cuồng loạn, hoài nghi, không tin. Này Tu Bồ Đề, phải biết rằng diệu nghĩa của kinh này là không thể nghĩ bàn. Quả báo cũng không thể nghĩ bàn. 55

57 PHA M XVII CƯ U CA NH VO NGA Lúc bấy giờ, Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, người con trai hay người con gái hiền thiện phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì phải trụ tâm như thế nào, phải hàng phục tâm như thế nào? Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Người con trai hay người con gái hiền thiện phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì phải sanh tâm như 56

58 vậy: Ta sẽ độ và giải thoát cho hết thảy chúng sanh. Hết thảy chúng sanh được độ và giải thoát rồi, nhưng không có chúng sanh nào được độ và giải thoát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không là Bồ Tát. Sở dĩ như vậy là vì sao? Này Tu Bồ Đề, thật sự không có pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác để phát tâm. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai ở chỗ Đức 57

59 Phật Nhiên Đăng có Pháp nào để chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Bạch Thế Tôn, không. Như con hiểu diệu nghĩa đã được Phật thuyết, thì khi Phật ở chỗ Đức Phật Nhiên Đăng, thì không có Pháp nào để chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Phật nói rằng: Đúng vậy, đúng vậy. Này Tu Bồ Đề, thật sự không có Pháp nào Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, nếu có Pháp nào 58

60 Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì xưa kia Đức Phật Nhiên Đăng đã không thọ ký cho Ta rằng: Trong thời tương lai ông sẽ chứng đắc thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thật sự không có Pháp nào để chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do vậy, Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta và đã nói như vậy: Trong thời tương lai ông sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vì sao vậy? Bởi vì Như Lai là diệu nghĩa như thật của Pháp. 59

61 Này Tu Bồ Đề, nếu có kẻ nói rằng Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà thật sự không có Pháp nào Phật chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì Pháp này không thật không hư. Do vậy, Như Lai nói, tất cả Pháp đều là Phật Pháp. Này Tu Bồ Đề, Ta nói tất cả Pháp tức không là tất cả Pháp, thị danh là tất cả Pháp. 60

62 Này Tu Bồ Đề, thí như một người có thân thể dài lớn. Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai nói rằng một người có thân thể dài lớn tức không phải thân lớn, thị danh là thân lớn. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát cũng vậy, nếu nói như vậy: Ta sẽ độ và giải thoát cho vô lượng chúng sanh, tức không phải danh là Bồ Tát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, thật sự không có Pháp nào danh gọi là Bồ Tát. Do vậy, Phật nói tất cả Pháp không có ngã, không có nhân, không có 61

63 chúng sanh, không có thọ giả. Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát nói như thế này: Ta trang nghiêm cõi Phật, thì không phải danh là Bồ Tát. Vì sao vậy? Như Lai nói trang nghiêm cõi Phật tức không là trang nghiêm, thị danh là trang nghiêm. Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát hiểu Pháp là không có ngã, thì Như Lai nói vị ấy danh là chân thật Bồ Tát. 62

64 PHA M XVIII NHA T THE ĐO NG QUA N Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có nhục nhãn không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai có nhục nhãn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có thiên nhãn không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai có thiên nhãn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có tuệ nhãn không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai có tuệ nhãn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có 63

65 Pháp nhãn không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai có Pháp nhãn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có Phật nhãn không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai có Phật nhãn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Bao nhiêu cát ở trong sông Hằng, Phật có nói là cát không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, Như Lai nói là cát. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng là bấy nhiêu sông Hằng. Nhiều 64

66 như cát trong hằng hà sa sông Hằng là các cõi Phật, thì số cõi Phật đó có nhiều không? Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Có bao nhiêu tâm tưởng chúng sanh trong bấy nhiêu cõi nước nói trên, Như Lai đều biết cả. Vì sao vậy? Bởi vì Như Lai nói tất cả tâm đều không là tâm, thị danh là tâm. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, tâm quá khứ không thể đạt, tâm hiện tại không thể đạt, tâm vị lai không thể đạt. 65

67 PHA M XIX PHA P GIƠ I THO NG HO A Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Nếu có người lấy bảy loại châu báu chất đầy cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ, rồi dùng đem bố thí, thì người này do nhân duyên như vậy được phước đức có nhiều không? Bạch Thế Tôn, đúng vậy, người này do nhân duyên như vậy được phước rất nhiều. Này Tu Bồ Đề, nếu phước đức có thật, thì Như Lai không nói được nhiều phước đức. Vì phước đức 66

68 không có thật, cho nên Như Lai nói được nhiều phước đức. PHA M XX LY SA C LY TƯƠ NG Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có thế thấy Phật bằng sắc thân đầy đủ không? Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không thể thấy bằng sắc thân đầy đủ. Vì sao vậy? Như Lai nói sắc thân đầy đủ tức không là sắc thân đầy đủ, thị danh là sắc thân đầy đủ. 67

69 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có thể thấy qua các tướng đầy đủ không? Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không thể thấy qua các tướng đầy đủ. Vì sao vậy? Như Lai nói các tướng đầy đủ tức không là các tướng đầy đủ, thị danh là các tướng đầy đủ. PHA M XXI PHI THUYE T SƠ THUYE T Này Tu Bồ Đề, ông chớ nói rằng Như Lai có ý niệm như 68

70 vậy: Ta có thuyết Pháp. Chớ có khởi ý niệm này. Vì sao vậy? Nếu có người nói rằng, Như Lai có thuyết Pháp, tức là phỉ báng Phật, người đó không thể hiểu điều ta nói. Này Tu Bồ Đề, thuyết Pháp là không có Pháp nào có thể thuyết, thị danh là thuyết Pháp. Lúc bấy giờ Tu Bồ Đề, vị lấy Tuệ giác làm tính mạng, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, trong thời tương lai có chúng sanh khi nghe được Pháp này thì sanh lòng tin trong sáng 69

71 không? Đức Phật nói rằng: Này Tu Bồ Đề, những chúng sanh đó, không là chúng sanh cũng không không là chúng sanh. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, chúng sanh là chúng sanh Như Lai nói không là chúng sanh, thị danh là chúng sanh. PHA M XXII VO PHA P KHA ĐA C Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Phật chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác là không có chỗ 70

72 chứng đắc? Đức Phật nói rằng: Này Tu Bồ Đề, đúng vậy, đúng vậy. Ta đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì không có một mảy may Pháp nào có thể chứng đắc, do vậy, thị danh là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. PHA M XXIII TI NH TA M HA NH THIE N Lại nữa, này Tu Bồ Đề, pháp này thì bình đẳng, chẳng cao chẳng thấp, thị danh là Vô 71

73 thượng chánh đẳng chánh giác. Tu tất cả pháp thiện, thì chứng đắc ngay Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, cái gì là thiện pháp thì Như Lai nói cái đó không là thiện pháp, thị danh là thiện pháp. PHA M XXIV PHƯƠ C TRI VO TI Này Tu Bồ Đề, ví như có người đem bảy loại châu báu chất thành từng đống nhiều như những núi Tu di là các 72

74 vua núi trong cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ, rồi dùng đem bố thí. Lại có người lấy kinh Bát nhã ba la mật này dù chỉ có bốn câu kệ hành trì, đọc tụng, vì người khác giảng nói. Đối với phước đức của người trước, thì trăm phần không được một, trăm ngàn vạn ức phần không được một, cho đến toán số, thí dụ cũng không thể sánh. 73

75 PHA M XXV HO A VO SƠ HO A Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Các ông chớ nói rằng Như Lai có khởi ý niệm như vậy: Ta độ chúng sanh. Này Tu Bồ Đề, chớ có khởi lên ý niệm này. Vì sao vậy? Thật sự không có chúng sanh nào được Như Lai độ. Nếu có chúng sanh nào để Như Lai độ, thì như vậy có nghĩa là Như Lai có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói có ngã tức không có ngã nhưng người phàm 74

76 phu cho là có ngã. Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói phàm phu không là phàm phu, thị danh là phàm phu. PHA M XXVI PHA P THA N PHI TƯƠ NG Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có nên lấy ba mươi hai tướng để quán Như Lai không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Đúng như vậy, đúng như vậy. Nên lấy ba mươi hai tướng để quán Như Lai. Đức Phật nói rằng: Này Tu Bồ Đề, nếu lấy ba mươi hai tướng để quán 75

77 Như Lai, vậy thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai sao. Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, con đã hiểu diệu nghĩa Phật nói, không nên lấy ba mươi hai tướng để quán Như Lai. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ rằng: Nếu lấy sắc thấy Ta Lấy âm thanh cầu Ta Người ấy hành tà đạo Không thể thấy Như Lai. 76

78 PHA M XXVII VO ĐOA N VO DIE T Này Tu Bồ Đề, nếu ông khởi ý niệm như thế này: Như Lai không do tướng cụ túc, cho nên đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, chớ có khởi ý niệm như thế này: Như Lai không do tướng cụ túc, cho nên đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, nếu khởi ý niệm như thế này: Người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác nói các pháp đoạn diệt. Chớ khởi lên ý niệm như 77

79 vậy. Vì sao vậy? Bởi vì người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác đối với các pháp thì không nói tướng đoạn diệt. PHA M XXVIII BA T THO BA T THAM Này Tu Bồ Đề, nếu có Bồ Tát lấy bảy loại châu báu đầy trong hằng hà sa những thế giới đem bố thí. Lại nữa, nếu có người biết hết thảy pháp là vô ngã, thành tựu hạnh nhẫn, thì công đức của Bồ Tát này 78

80 vượt hơn Bồ tát trước. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, vì các Bồ Tát không thọ nhận phước đức. Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, như thế nào là Bồ Tát không thọ nhận phước đức? Này Tu Bồ Đề, phàm Bồ Tát tạo việc phước đức, không nên để lòng tham vướng mắc. Do vậy, nói không thọ nhận phước đức. 79

81 PHA M XXIX UY NGHI TI CH TI NH Này Tu Bồ Đề, nếu có người nói rằng: Như Lai có đến, có đi, có ngồi, có nằm, thì người này không hiểu diệu nghĩa Ta thuyết Pháp này. Vì sao vậy? Như Lai là không từ nơi đâu đến, cũng không có chỗ nào đi, do vậy thị danh là Như Lai. 80

82 PHA M XXX NHA T HƠ P TƯƠ NG LY Này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hay người con gái hiền thiện lấy cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ nghiền thành đám vi trần. Ý ông nghĩ như thế nào? Đám vi trần này có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao vậy? Bởi vì đám vi trần này có thật, thì Phật không nói là đám vi trần. Vì sao vậy? Phật nói đám vi trần tức không là đám vi trần, thị danh là đám vi trần. 81

83 Bạch Thế Tôn, Như Lai nói cõi Ba ngàn đại thiên thế giới hệ tức không là thế giới, thị danh là thế giới. Vì sao vậy? Nếu thế giới có thật, thì đó là hợp tướng. Vì vậy nói hợp tướng tức không là hợp tướng, thị danh là tướng. Này Tu Bồ Đề, hợp tướng thì không thể dùng lời để nói, chỉ vì người phàm phu có lòng tham nên chấp là có. 82

84 PHA M XXXI TRI KIE N BA T SANH Này Tu Bồ Đề, nếu có người nói rằng: Phật nói có ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ sao? Người này có hiểu diệu nghĩa Ta nói không? Bạch Thế Tôn, không. Người này không hiểu diệu nghĩa Như Lai nói. Vì sao vậy? Cái gì Thế Tôn nói là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến tức không là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, thị 83

85 danh gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Này Tu Bồ Đề, người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì đối với hết thảy pháp phải biết như vậy, phải thấy như vậy, phải tin hiểu như vậy: Pháp tướng không sanh khởi. Này Tu Bồ Đề, Pháp tướng Như Lai nói tức không là Pháp tướng, thị danh là Pháp tướng. 84

86 PHA M XXXII Ư NG HO A PHI CHA N Này Tu Bồ Đề, nếu như có người lấy bảy loại châu báu làm đầy vô lượng vô số thế giới đem bố thí. Lại nữa, nếu như có người con trai hoặc người con gái hiền thiện phát tâm bồ đề, giữ gìn kinh này dù chỉ bốn câu kệ, tiếp nhận, thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói, thì phước người này vượt hơn phước kẻ kia. Như thế nào là vì người diễn nói? Người ấy không chấp thủ 85

87 tướng, như như không giao động. Vì sao vậy? Tất cả pháp hữu vi Như mộng, huyễn, bọt, bóng Như sương mai, điện chớp Hãy quán thấy như vậy. Phật thuyết kinh này xong, Trưởng lão Tu Bồ Đề cùng với các tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, hết thảy trời, 86

88 người, a tu la trong thế gian nghe Phật thuyết vô cùng hoan hỷ tin thọ và phụng hành. 87

89 KIM CANG TA N Đoạn tận nghi ngờ khởi tín tâm Không còn các tướng vượt ngoài tông Quên nhân pháp tướng chân không tỏ Trí tuệ mùi kia tỏa ngát hương Kệ bốn câu gìn thông pháp giới Tin trì phước đức nghĩ không cùng Kỳ viên Phật Thánh Hiền Tăng hội Án ố luân ni tát phạ ha KIM CANG CHU Án Ô Luân Ni Ta Bà Ha 88

90 Tranh của bản Dunhuang Bí Sô Thích Như Minh Trú Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, CA, USA Việt dịch từ bản Hán dịch 金剛般若波羅蜜經 Kim cang bát nhã ba la mật kinh Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh Bát Nhã Bộ, 0235 Tham khảo Phạn bản vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā Lễ Vía Quán Thế Âm Ngày 19 tháng 9 năm Giáp Ngọ

91 金剛般若波羅蜜經 姚秦天竺三藏鳩摩羅什譯 如是我聞 : 一時, 佛在舍衛國祇樹給孤獨園, 與大比丘眾千二百五十人俱 爾時, 世尊食時, 著衣持鉢, 入舍衛大城乞食 於其城中, 次第乞已, 還至本處 飯食訖, 收衣鉢, 洗足已, 敷座而坐 時, 長老須菩提在大眾中即從座起, 偏袒右肩, 右膝著地合掌恭敬而白佛言 : 希有! 世尊! 如來善護念諸菩薩, 善付 90

92 囑諸菩薩 世尊! 善男子 善女人, 發阿耨多羅三藐三菩提心, 應云何住? 云何降伏其? 佛言 : 善哉善哉! 須菩提! 如汝所說 : 如來善護念諸菩薩, 善付囑諸菩薩 汝今諦聽, 當為汝說 善男子 善女人發阿耨多羅三藐三菩提心應如是住如是降伏其 唯然 世尊! 願樂欲聞 佛告須菩提 : 諸菩薩摩訶薩應如是降伏其心 : 所有一切眾生之類, 若卵生 若胎生若濕生 若化生, 若有色 若無 91

93 色, 若有想 若無想 若非有想非無想, 我皆令入無餘涅槃而滅度之 如是滅度無量無數無邊眾生, 實無眾生得滅度者 何以故? 須菩提! 若菩薩有我相 人相 眾生相 壽者相, 即非菩薩 復次, 須菩提! 菩薩於法應無所住, 行於布施所謂不住色布施, 不住聲香味觸法布施 須菩提! 菩薩應如是布施不住於相 何以故? 若菩薩不住相布施, 其福德不可思量 須菩提! 於意云何? 東方虛空可思量不? 92

94 不也, 世尊! 須菩提! 南西北方四維上下虛空可思量不? 不也, 世尊! 須菩提! 菩薩無住相布施, 福德亦復如是不可思量 須菩提菩薩但應如所住教. 須菩提! 於意云何? 可以身相見如來不? 不也, 世尊! 不可以身相得見如來 何以故? 如來所說身相, 即非身相 93

95 佛告須菩提 : 凡所有相, 皆是虛妄 若見諸相非相, 則見如來 須菩提白佛言 : 世尊! 頗有眾生, 得聞如是言說章句, 生實信不? 佛告須菩提 : 莫作是說 如來滅, 後五百歲, 有持戒修福者, 於此章句能生信心以此爲實, 當知是人不於一佛二佛三四五佛而種善根, 已於無量千萬佛所種諸善根, 聞是章句乃至一念生淨信者, 須菩提! 如來悉知悉見, 是諸眾生得如是無量福德 何以故? 是諸眾生 94

96 無復我相 人相 眾生相 壽者相 無法相, 亦無非法相 何以故? 是諸眾生若心取相則爲著我 人 眾生 壽者 若取法相, 即著我 人 眾生 壽者 何以故? 若取非法相, 即著我 人 眾生 壽者是故不應取法不應取非法 以是義故, 如來常說 : 汝等比丘, 知我說法, 如筏喻者法尚應捨, 何況非法 須菩提! 於意云何? 如來得阿耨多羅三藐三菩提耶? 如來有所說法耶? 95

97 須菩提言 : 如我解佛所說義無有定法名阿耨多羅三藐三菩提, 亦無有定法如來可說 何以故? 如來所說法, 皆不可取不可說 非法 非非法 所以者何? 一切賢聖皆以無爲法而有差別 須菩提! 於意云何? 若人滿三千大千世界七寶以用布施, 是人所得福德, 寧爲多不? 須菩提言 : 甚多, 世尊! 何以故? 是福德即非福德性, 是故如來說福德多 若復有人, 於此經中受持乃至四句偈 96

98 等, 爲他人說, 其福勝彼 何以故? 須菩提! 一切諸佛, 及諸佛阿耨多羅三藐三菩提法皆從此經出 須菩提! 所謂佛法者, 即非佛法 須菩提! 於意云何? 須陀洹能作是念 : 我得須陀洹果 不? 須菩提言 : 不也, 世尊! 何以故? 須陀洹名爲 入流而無所入, 不入色 聲 香 味 觸 法, 是名須陀洹 須菩提! 於意云何? 斯陀含能作是念 : 我得斯陀含果 不? 須菩提言 : 不也, 世尊! 何以故? 斯陀含名一往 97

99 來, 而實無往來, 是名斯陀含 須菩提! 於意云何? 阿那含能作是念 : 我得阿那含果 不? 須菩提言 : 不也, 世尊! 何以故? 阿那含名為不來, 而實無 [1] 來, 是故名阿那含 須菩提! 於意云何? 阿羅漢能作是念 : 我得阿羅漢道 不? 須菩提言 : 不也, 世尊! 何以故? 實無有法名阿羅漢 世尊! 若阿羅漢作是念 : 我得 98

100 阿羅漢道 即爲著我 人 眾生 壽者 世尊! 佛說我得無諍三昧, 人中最爲第一, 是第一離欲阿羅漢我不作是念 : 我是離欲阿羅漢 世尊我若作是念 : 我得阿羅漢道 世尊則不說須菩提是樂阿蘭那行者 以須菩提實無所行, 而名須菩提是樂阿蘭那行 佛告須菩提 : 於意云何? 如來昔在然燈佛所, 於法有所得不? 世尊! 如來在然燈佛所, 於法實無所得 99

101 須菩提! 於意云何? 菩薩莊嚴佛土不? 不也, 世尊! 何以故? 莊嚴佛土者, 則非莊嚴是名莊嚴 是故須菩提, 諸菩薩摩訶薩應如是生清淨心, 不應住色生心不應住聲 香 味 觸 法生心, 應無所住而生其心 須菩提! 譬如有人, 身如須彌山王, 於意云何? 是身爲大不? 須菩提言 : 甚大, 世尊! 何以故? 佛說非身, 是名大身 須菩提! 如恒河中所有沙數 100

102 如是沙等恒河, 於意云何? 是諸恒河沙寧爲多不? 須菩提言 : 甚多, 世尊! 但諸恒河尚多無數何況其沙 須菩提! 我今實言告汝 若有善男子 善女人以七寶滿爾所恒河沙數三千大千世界, 以用布施, 得福多不? 須菩提言 : 甚多, 世尊! 佛告須菩提 : 若善男子 善女人, 於此經中, 乃至受持四句偈等, 爲他人說, 而此福德勝前福德 復次, 須菩提! 隨說是經乃至四句偈等, 當知此處, 一切世間天 人 阿修羅, 皆應供養 101

103 , 如佛塔廟, 何況有人盡能受持讀誦 須菩提! 當知是人成就最上第一希有之法, 若是經典所在之處, 則爲有佛, 若尊重弟子 爾時須菩提白佛言 : 世尊! 當何名此經我等云何奉持? 佛告須菩提 : 是經名爲 金剛般若波羅蜜 以是名字, 汝當奉持 所以者何? 須菩提! 佛說般若波羅蜜則非般若波羅蜜 須菩提! 於意云何? 如來有所說法不? 須菩提白佛言 : 世尊! 如來無所說 102

104 須菩提! 於意云何? 三千大千世界所有微塵是爲多不? 須菩提言 : 甚多, 世尊! 須菩提! 諸微塵, 如來說非微塵, 是名微塵 如來說世界非世界, 是名世界 須菩提! 於意云何? 可以三十二相見如來不? 不也, 世尊! 不可以三十二相得見如來 何以故? 如來說三十二相, 即是非相, 是名三十二相 須菩提! 若有善男子 善女人, 以恒河沙等身命布施 ; 若復有人, 於此經中 103

105 , 乃至受持四句偈等, 爲他人說, 其福甚多 爾時, 須菩提聞說是經, 深解義趣, 涕淚悲泣, 而白佛言 : 希有, 世尊! 佛說如是甚深經典, 我從昔來所得慧眼, 未曾得聞如是之經 世尊! 若復有人得聞是經, 信心清淨, 則生實相, 當知是人, 成就第一希有功德 世尊! 是實相者則是非相是故如來說名實相 世尊! 我今得聞如是經典, 信解受持不足爲難, 若當來世, 後五百歲其有眾生, 得聞是經信解受持, 是人則爲第一希有 何以故? 此 104

106 人無我相 人相 眾生相 壽者相 所以者何? 我相即是非相, 人相 眾生相壽者相即是非相 何以故? 離一切諸相則名諸佛 佛告須菩提 : 如是, 如是! 若復有人, 得聞是經, 不驚不怖 不畏當知是人甚爲希有 何以故? 須菩提! 如來說第一波羅蜜, 非第一波羅蜜是名第一波羅蜜 須菩提! 忍辱波羅蜜, 如來說非忍辱波羅蜜 何以故? 須菩提! 如我昔爲歌利王割截身體, 我於爾時無我相 105

107 無人相 無眾生相 無壽者相何以故? 我於往昔節節支解時若有我相 人相 眾生相 壽者相, 應生瞋恨 須菩提! 又念過去於五百世作忍辱仙人於爾所世, 無我相 無人相 無眾生相 無壽者相 是故須菩提! 菩薩應離一切相, 發阿耨多羅三藐三菩提心, 不應住色生心, 不應住聲香味觸法生心應生無所住心 若心有住, 則爲非住 是故佛說 : 菩薩心不應住色布施 須菩提! 菩薩爲利益一切眾生, 應如是布施 如來說 : 一切諸相即 106

108 是非相 又說 一切眾生, 則非眾生 須菩提! 如來是眞語者 實語者 如語者 不誑語者 不異語者 須菩提! 如來所得法, 此法無實無虛 須菩提! 若菩薩心住於法而行布施, 如人入闇, 則無所見 ; 若菩薩心不住法而行布施, 如人有目, 日光明照見種種色 須菩提! 當來之世, 若有善男子 善女人, 能於此經受持讀誦, 則爲如來以佛智慧, 悉知是人, 107

109 悉見是人, 皆得成就無量無邊功德 須菩提! 若有善男子 善女人, 初日分以恒河沙等身布施中日分復以恒河沙等身布施後日分亦以恒河沙等身布施如是無量百千萬億劫以身布施若復有人, 聞此經典, 信心不逆, 其福勝彼, 何況書寫 受持 讀誦 爲人解說 須菩提! 以要言之, 是經有不可思議 不可稱量 無邊功德 如來爲發大乘者說, 爲發最上乘者說 若有人能受持讀誦, 廣爲人 108

110 說, 如來悉知是人悉見是人, 皆得成就不可量不可稱 無有邊 不可思議功德如是人等, 則爲荷擔如來阿耨多羅三藐三菩提 何以故? 須菩提! 若樂小法者著我見 人見 眾生見 壽者見, 則於此經, 不能聽受讀誦爲人解說 須菩提! 在在處處, 若有此經, 一切世間天 人 阿修羅所應供養 ; 當知此處, 則爲是塔皆應恭敬, 作禮圍繞, 以諸華香而散其處 109

111 復次, 須菩提! 善男子 善女人, 受持讀誦此經, 若為人輕賤, 是人先世罪業, 應墮惡道, 以今世人輕賤故, 先世罪業則為消滅, 當得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 我念過去無量阿僧祇劫, 於然燈佛前, 得值八百四千萬億那由他諸佛, 悉皆供養承事, 無空過者 ; 若復有人於後末世能受持讀誦此經, 所得功德, 於我所供養諸佛功德百分不及一, 千萬億分 乃至算數譬喻所不能及 須菩提! 若善男子 善女於後末世, 有受持讀誦此經, 110

112 所得功德, 我若具說者, 或有人聞, 心則狂亂, 狐疑不信 須菩提! 當知是經義不可思議果報亦不可思議 爾時, 須菩提白佛言 : 世尊善男子 善女人, 發阿耨多羅三藐三菩提心, 云何應住? 云何降伏其心? 佛告須菩提 : 善男子 善女人, 發阿耨多羅, 三藐三菩提者當生如是心 : 我應滅度一切眾生 滅度一切眾生已, 而無有一眾生實滅度者 何以故? 須菩提! 若菩薩有我相人相 眾生相 壽者相, 則非菩薩 所以者何? 須菩提 111

113 ! 實無有法發阿耨多 羅三藐三菩提者 須菩提! 於意云何? 如來於然燈佛所, 有法得阿耨多羅三藐三菩提不 不也, 世尊! 如我解佛所說義, 佛於然燈佛所, 無有法得阿耨多羅三藐三菩提 佛言 : 如是如是! 須菩提! 實無有法如來得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 若有法如來得阿耨多羅三藐三菩提者, 然燈佛則不與我受記 : 汝於來世, 當得作佛號釋迦牟尼 以實無有法得阿耨多羅三藐三菩提, 是故然燈佛與我受記作 112

114 是言 : 汝於來世, 當得作佛號釋迦牟尼 何以故? 如來者, 即諸法如義 若有人言: 如來得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 實無有法, 佛得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 如來所得阿耨多羅三藐三菩提, 於是中無實無虛 是故如來說 : 一切法皆是佛法 須菩提! 所言一切法者, 即非一切法, 是故名一切法 須菩提! 譬如人身長大 須菩提言 : 世尊! 如來說人身長大, 則爲非大身, 是名大身 113

115 須菩提! 菩薩亦如是若作是言 : 我當滅度無量眾生 則不名菩薩 何以故須菩提實無有法名爲菩薩 是故佛說 : 一切法無我 無人 無眾生無壽者 須菩提! 若菩薩作是言 : 我當莊嚴佛土 是不名菩薩 何以故? 如來說莊嚴佛土者, 即非莊嚴, 是名莊嚴 須菩提! 若菩薩通達無我法者, 如來說名眞是菩薩 須菩提! 於意云何? 如來有肉眼不? 如是, 世尊! 如來有肉眼 須菩提! 於意云何 114

116 ? 如來有天眼不? 如是, 世尊! 如來有天眼 須菩提! 於意云何? 如來有慧眼不? 如是, 世尊! 如來有慧眼 須菩提! 於意云何? 如來有法眼不? 如是, 世尊! 如來有法眼 須菩提! 於意云何? 如來有佛眼不? 如是, 世尊! 如來有佛眼 須菩提! 於意云何? 恒河中所有沙, 佛說是沙不? 如是, 世尊! 如來說是沙 115

117 須菩提! 於意云何? 如一恒河中所有沙有如是等恒河, 是諸恒河所有沙數佛世界, 如是寧爲多不? 甚多, 世尊! 佛告須菩提 : 爾所國土中 所有眾生, 若干種心, 如來悉知 何以故? 如來說諸心, 皆爲非心是名爲心 所以者何? 須菩提! 過去心不可得, 現在心不可得, 未來心不可得 須菩提! 於意云何? 若有人滿三千大千世界七寶以用布施是人以是因緣得福多不? 116

118 如是, 世尊! 此人以是因緣得福甚多 須菩提! 若福德有實, 如來不說得福德多 ; 以福德無故如來說得福德多 須菩提! 於意云何? 佛可以具足色身見不? 不也, 世尊! 如來不應以具足色身見 何以故? 如來說具足色身, 即非具足色身, 是名具足色身 須菩提! 於意云何? 如來可以具足諸相見不? 不也, 世尊! 如來不應以具足諸相見 何以故? 如來說諸相具足, 即非具足, 是名諸相 117

119 具足 須菩提汝勿謂如來作是念 : 我當有所說法 莫作是念何以故? 若人言 : 如來有所說法 即爲謗佛, 不能解我所說故 須菩提! 說法者, 無法可說, 是名說法 爾時慧命須菩提白佛言 : 世尊! 頗有眾生, 於未來世, 聞說是法, 生信心不? 佛言 : 須菩提! 彼非眾生, 非不眾生 何以故? 須菩提! 眾生 眾生者, 如來說非眾生是名眾生 須菩提白佛言 : 世尊! 佛得阿耨多羅三藐三菩提, 爲無所 118

120 得耶? 如是如是! 須菩提! 我於阿耨多羅三藐三菩提乃至無有少法可得, 是名阿耨多羅三藐三菩提 復次, 須菩提! 是法平等無有高下是名阿耨多羅三藐三菩提 ; 以無我 無人 無眾生 無壽者, 修一切善法, 則得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 所言善法者, 如來說非善法, 是名善法 須菩提! 若三千大千世界中所有諸須彌山王, 如是等七寶聚, 有人持用布施 ; 若人以此般若波羅蜜經, 乃至四句偈等 119

121 受持讀誦 爲他人說, 於前福德百分不及一, 百千萬億分乃至算數譬喻所不能及 須菩提於意云何? 汝等勿謂如來作是念 : 我當度眾生 須菩提莫作是念 何以故? 實無有眾生如來度者, 若有眾生如來度者如來則有我人眾生壽者 須菩提! 如來說 : 有我者, 則非有我, 而凡夫之人以爲有我 須菩提! 凡夫者如來說則非凡夫 須菩提! 於意云何? 可以三十二相觀如來不? 120

122 須菩提言 : 如是, 如是! 以三十二相觀如來 佛言 : 須菩提! 若以三十二相觀如來者, 轉輪聖王則是如來 須菩提白佛言 : 世尊! 如我解佛所說義, 不應以三十二相觀如來 爾時, 世尊而說偈言 : 若以色見我, 以音聲求我, 是人行邪道, 不能見如來 須菩提! 汝若作是念 : 如來不以具足相故, 得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 121

123 莫作是念 如來不以具足相故, 得阿耨多羅三藐三菩提 須菩提! 汝若作是念 : 發阿耨多羅三藐三菩提者, 說諸法斷滅相 莫作是念 何以故? 發阿耨多羅三藐三菩提心者, 於法不說斷滅相 須菩提! 若菩薩以滿恒河沙等世界七寶布施 ; 若復有人知一切法無我, 得成於忍, 此菩薩勝前菩薩所得功德 須菩提以諸菩薩不受福德故 須菩提白佛言 : 世尊! 云何菩薩不受福德? 須菩提! 菩薩所作福德, 不應貪著, 是故說不受福德 122

124 須菩提! 若有人言 : 如來若來若去 若坐若臥 是人不解我所說義 何以故? 如來者, 無所從來, 亦無所去, 故名如來 須菩提! 若善男子 善女人以三千大千世界碎爲微塵, 於意云何是微塵眾寧爲多不? 甚多, 世尊! 何以故? 若是微塵眾實有者, 佛則不說是微塵眾 所以者何? 佛說微塵則非微塵眾是名微塵眾 世尊! 如來所說三千大千世界, 則非世界, 是名世界 何以故? 若世界實有者, 則是一 123

125 合相 如來說一合相, 則非一合相, 是名一合相 須菩提! 一合相者, 則是不可說, 但凡夫之人貪著其事 須菩提! 若人言 : 佛說我見 人見 眾生見 壽者見 須菩提! 於意云何? 是人解我所說義不? 世尊是人不解如來所說義 何以故? 世尊說我見人見眾生見壽者見, 即非我見 人見眾生見壽者見是名我見人見眾生見壽者見 須菩提! 發阿耨多羅三藐三菩提心者, 於一切法, 應如是知, 如是見, 如是信解, 不生 124

126 法相 須菩提! 所言法相者如來說即非法相, 是名法相 須菩提! 若有人以滿無量阿僧祇世界七寶持用布施, 若有善男子 善女人, 發菩薩心者持於此經, 乃至四句偈等, 受持讀誦, 爲人演說其福勝彼 云何爲人演說? 不取於相, 如如不動 何以故? 一切有爲法, 如夢 幻 泡 影, 如露亦如電, 應作如是觀 佛說是經已, 長老須菩提及諸比丘 比丘尼 優婆塞 125

127 優婆夷, 一切世間天 人 阿修羅聞佛所說, 皆大歡喜, 信受奉行 126

128 KINH KIM CƯƠNG NĂNG ĐOẠN BÁT NHÃ BA LA MẬT Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Bậc Thánh Bát Nhã Ba La Mật 1 Như Vậy Tôi Nghe: Một thời Phật ở tại nước Xá vệ, trong vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc, rừng cây của Thái tử Kỳ Đà cùng với đại chúng một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ 127

129 kheo và vô số Bồ Tát Ma Ha Tát. Lúc bấy giờ vào buổi sáng sớm, Thế Tôn mặc y, cầm y bát, đi vào thành lớn Xá vệ để khất thực. Rồi vào buổi trưa sau khi khất thực trong thành lớn Xá vệ, Thế Tôn soạn bửa ăn với thức ăn đã khất thực được. Sau khi ăn xong, Ngài trở về cất y bát, rửa hai chân, rồi ngồi xuống chỗ ngồi đã soạn sẵn, chân kiết già, thân giữ thẳng, niệm để trước mặt. Tại nơi có Thế Tôn thì nơi đó có nhiều vị tỳ kheo đến gần, 128

130 đảnh lễ dưới chân của Thế Tôn, đi nhiễu bên phải Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 2 Lúc bấy giờ, Tôn giả Tu Bồ Đề đi đến hội chúng ấy và ngồi xuống. Rồi Tôn giả Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy, sau khi sửa y tăng già lê một bên, đầu gối chân phải quỳ xuống đất, chắp tay hướng về Thế Tôn bạch với Thế Tôn như vậy: Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Bạch Thiện Thệ, thật là vô cùng hy hữu, có bao nhiêu Bồ Tát Ma Ha Tát được Như Lai A 129

131 La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác nhiếp thọ bằng sự hộ niệm ân cần nhất. Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu, có bao nhiêu Bồ Tát Ma Ha Tát được Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác phó chúc bằng sự phó chúc tin cậy nhất. Bạch Thế Tôn, nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí hướng đến Bồ Tát thừa thì trụ như thế nào? Thành tựu như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào? Được nghe như vậy, Thế Tôn nói với tôn giả Tu Bồ Đề rằng: 130

132 Này Tu Bồ Đề, lành thay, lành thay. Chính như ông đã nói, Như Lai nhiếp thọ Bồ Tát Ma Ha Tát bằng sự hộ niệm ân cần nhất. Như Lai phó chúc Bồ Tát bằng sự phó chúc tin cậy nhất. Này Tu Bồ Đề, hãy tác ý lắng nghe Ta sẽ nói cho ông. Như vậy nên trụ bằng sự hướng đến Bồ Tát thừa, như vậy cần phải thành tựu, như vậy cần phải hàng phục tâm. Bạch Thế Tôn, thưa vâng. Tôn giả Tu Bồ Đề lắng nghe Thế Tôn. 131

133 3 Thế Tôn nói: Ở đây, này Tu Bồ Đề, đối với những người hướng đến Bồ Tát thừa, thì cần phải phát tâm như vầy: Này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu loại chúng sanh trong chúng sanh giới hoặc trứng sanh hoặc thai sanh hoặc ẩm ướt sanh hoặc biến hóa sanh hoặc có hình tướng hoặc không có hình tướng hoặc có tưởng hoặc không có tưởng hoặc cũng không có tưởng cũng không không có tưởng cho đến những loại chúng sanh 132

134 nào trong chúng sanh giới có thể biết, có thể thấy được, có thể độ bằng thần lực, bằng thâu nhiếp, thì Ta độ cho tất cả vào cảnh giới Niết bàn không còn phiền não. Có vô số chúng sanh được độ như vậy nhưng không có chúng sanh nào được độ. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát khởi lên tưởng chúng sanh, thì vị ấy không được gọi là Bồ Tát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu những người còn khởi lên tưởng ngã hoặc tưởng chúng sanh hoặc tưởng thọ mạng 133

135 hoặc tưởng con người, thì không gọi là Bồ Tát. 4 Lại nữa, Này Tu Bồ Đề, như vậy Bồ Tát không trụ vào tài vật cần phải bố thí, không trụ vào một cái gì cần phải bố thí, không trụ vào sắc cần phải bố thí, không trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp cần phải bố thí. Này Tu Bồ Đề, như vậy Bồ Tát Ma Ha Tát cần phải bố thí. Cũng vậy không trụ vào tưởng nhân duyên. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, người nào bố thí mà không trụ vào chỗ 134

136 nào, này Tu Bồ Đề, thì người đó có tụ công đức không thể tính đếm, không thể đo lường, không thể nghĩ bàn. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Hư không ở phương đông có thể đo lường không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Thế Tôn nói rằng: Cũng vậy hư không phương nam, hư không phương tây, hư không phương bắc, hư không hướng dưới, hư không hướng trên, hư không ở giữa, hư không trong tất cả mười phương có thể đo lường 135

137 không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát bố thí mà không trụ vào chỗ nào, này Tu Bồ Đề, thì tụ công đức của người ấy không thể tính đếm, không thể đo lường, không thể nghĩ bàn. Này Tu Bồ Đề, như vậy phải bố thí với sự hướng đến Bồ Tát thừa. Cũng vậy không trụ vào tưởng nhân duyên. 5 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có được thấy qua tướng cụ túc không? 136

138 Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không thể có điều này, Như Lai không được thấy qua tướng cụ túc. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai nói rằng phàm có tướng cụ túc thì không có tướng cụ túc. Khi được nghe như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, cái gì là tướng cụ túc thì cái đó hư dối, cái gì không là tướng cụ túc thì cái đó không hư dối. Thật sự phải thấy Như Lai tướng không là tướng. 137

139 6 Khi nghe nói như vậy Tôn giả Tu Bồ Đề bạch với Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, có chúng sanh nào trong tương lai, vào thời vị lai, ở đời sau năm trăm năm cuối, trong thời chánh Pháp hoại diệt, đối với những câu kệ của kinh hình thức như vậy này đem giảng nói, thì sẽ khởi lên tưởng chân thật không? Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông chớ nói như vậy: Có chúng sanh nào trong tương lai, vào thời vị lai, ở đời sau năm trăm 138

140 năm cuối, trong thời chánh Pháp hoại diệt, đối với những câu kệ của Kinh hình thức như vậy này đem giảng nói, thì sẽ khởi lên tưởng chân thật. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, cũng vậy trong tương lai, vào thời vị lai, ở đời sau năm trăm năm cuối, trong thời chánh Pháp hoại diệt sẽ có những Bồ Tát Ma Ha Tát là những vị có công đức, là những vị có giới, là những vị có trí tuệ sẽ giảng nói những câu kệ của kinh hình thức như vậy này, thì sẽ khởi lên 139

141 tưởng chân thật. Này Tu Bồ Đề, những Bồ Tát Ma Ha Tát này, không phải chỉ có thân cận với một Đức Phật, cũng không phải chỉ có trồng căn lành với một Đức Phật. Này Tu Bồ Đề, trái lại, những Bồ Tát Ma Ha Tát mà đối với những câu kệ của kinh hình thức như vậy này giảng nói, thì không những tìm thấy lòng tin trong sáng bằng sự nhất tâm mà còn sẽ được thân cận với nhiều trăm ngàn Đức Phật và sẽ trồng căn lành với nhiều trăm ngàn Đức 140

142 Phật. Này Tu Bồ Đề, Như Lai biết họ bằng cái biết của Phật. Này Tu Bồ Đề, Như Lai thấy họ bằng con mắt Phật. Này Tu Bồ Đề, đối với chư Phật và Như Lai, này Tu Bồ Đề, thì hết thảy Bồ Tát Ma Ha Tát này sẽ hàng phục tâm và thành tựu được tụ công đức không thể đo lường, không thể tính đếm bằng con số. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, bởi vì thật sự đối với những Bồ Tát Ma Ha Tát này không khởi lên tưởng ngã, không khởi lên tưởng chúng sanh, không 141

143 khởi lên tưởng thọ giả, không khởi lên tưởng con người. Này Tu Bồ Đề, đối với những Bồ Tát Ma Ha Tát này, cũng không khởi lên tưởng Pháp, như vậy không khởi lên tưởng không là Pháp. Này Tu Bồ Đề, đối với những vị ấy cũng không khởi tưởng không là tưởng. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu đối với những Bồ Tát Ma Ha Tát này khởi lên tưởng Pháp, thì như vậy những vị ấy có sự chấp ngã, có sự chấp chúng sanh, có sự chấp thọ mạng, có 142

144 sự chấp con người. Nếu khởi lên tưởng không là Pháp, thì như vậy những vị ấy có sự chấp ngã, có sự chấp chúng sanh, có sự chấp thọ mạng, có sự chấp con người. Vì sao vậy? Lại nữa, này Tu Bồ Đề, đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát không nên nắm giữ Pháp tức không là Pháp. Do vậy, mật ý (saṃdhāya) này được Như Lai nói: Đối với những người vô trí thì Pháp phương tiện được ví như chiếc bè. Như vậy Pháp còn phải từ bỏ huống nữa là phi Pháp. 143

145 7 Rồi Đức Thế Tôn nói với Tôn Giả Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Hoặc có Pháp nào được Như Lai thuyết giảng không? Được nghe nói như vậy, Tôn giả Tu Bồ Đề bạch với Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, như thật con hiểu ý nghĩa lời của Thế Tôn như vậy: Không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng 144

146 chánh giác. Không có Pháp nào được Như Lai thuyết giảng. Vì sao vậy? Như Lai chứng ngộ hoặc thuyết giảng Pháp này, thì không thể nắm giữ được cũng không thể diễn tả được. Không là Pháp cũng không là phi Pháp. Vì sao vậy? Vì Thánh nhân có năng lực vô vi. 8 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi lấy bảy loại châu báu 145

147 làm đầy cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, thì người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí đó, do duyên từ đó có được nhiều tụ công đức không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, nhiều. Bạch Thiện Thệ, nhiều, người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí này, do duyên từ đó mà có được nhiều tụ công đức. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai nói cái gì là tụ công đức thì Như Lai 146

148 nói cái đó không là tụ. Do vậy, Như Lai nói tụ công đức là tụ công đức. Thế Tôn nói rằng: Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi lấy bảy loại châu báu làm đầy trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại có người dù chỉ chấp nhận và thọ trì bốn câu kệ ở trong Pháp phương tiện này đem chỉ bày, giảng nói, giải thích 147

149 đầy đủ cho kẻ khác, thì nhờ duyên như vậy người này có nhiều tụ công đức không thể đo lường cũng không thể tính đếm bằng con số. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, bởi vì các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác chứng ngộ Vô Thượng Chánh Giác thì được sanh ra từ đây và Phật Thế Tôn cũng được sanh ra từ đây. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Phật Pháp là Phật Pháp, như vậy Như Lai nói không là Phật Pháp. Do vậy được gọi là Phật Pháp. 148

150 9 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị Tu Đà Hoàn có khởi lên như vậy: Ta đắc quả Tu Đà Hoàn không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự điều này không có. Vị Tu Đà Hoàn không có khởi lên như vậy: Ta đắc quả Tu Đà Hoàn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vị ấy trụ nơi không trụ Pháp nào. Do vậy được gọi là Tu Đà Hoàn. Sắc không được sanh ra, thanh, hương, vị, xúc, pháp không được sanh ra. Do vậy được gọi là Tu Đà Hoàn. 149

151 Bạch Thế Tôn, nếu vị Tu Đà Hoàn có khởi lên như vậy: Ta đắc quả Tu Đà Hoàn, thì như vậy vị ấy có sự chấp ngã, có sự chấp chúng sanh, có sự chấp thọ mạng, có sự chấp con người. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị Tư Đà Hàm có khởi lên như vậy: Ta đắc quả Tư Đà Hàm không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự điều này không có, vị Tư Đà Hàm không có khởi như vậy: Ta đắc quả Tư Đà Hàm. Vì sao 150

152 vậy? Bạch Thế Tôn, vì không có Pháp là Tư Đà Hàm được sanh ra. Do vậy được gọi là Tư Đà Hàm. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị A Na Hàm có khởi lên như vậy: Ta đắc quả A Na Hàm không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, quả thật điều này không có, vị A Na Hàm này có khởi lên như vậy: Ta đắc quả A Na Hàm. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì không có Pháp nào là A Na Hàm 151

153 được sanh ra. Do vậy được gọi là A Na Hàm. Thế Tôn nói: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Vị A La Hán có khởi lên như vầy: Ta đắc quả A La Hán không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, quả thật điều này không có, vị A La Hán không có khởi lên như vậy: Ta đắc quả A La Hán. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì không có Pháp nào có danh là A La Hán. Do vậy được gọi là A La Hán. Bạch Thế Tôn, nếu vị A La Hán có khởi lên như vậy: Ta đắc A La 152

154 Hán, thì như vậy đối với vị ấy có sự chấp ngã, có sự chấp chúng sanh, có sự chấp thọ mạng, có sự chấp con người. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác nói con là người dẫn đầu hạnh trụ a lan nhã, Bạch Thế Tôn, con là vị A La Hán ly dục. Bạch Thế Tôn, con không có khởi lên như vậy: Ta là vị A La Hán ly dục. Bạch Thế Tôn, nếu con có khởi lên như vậy: Ta đắc A La Hán, thì Như Lai không tuyên bố: Tu Bồ Đề một thiện gia nam tử 153

155 dẫn đầu hạnh a lan nhã không trụ chỗ nào. Do vậy được gọi là hạnh a lan nhã là hạnh a lan nhã. 10 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? khi xưa thân cận với Đức Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác thì Như Lai có thọ trì Pháp nào không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự không có, khi xưa thân cận với Đức Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh 154

156 Đẳng Chánh Giác thì Như Lai không thọ trì Pháp nào. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát nào nói như vậy: Ta sẽ trang nghiêm quốc độ, thì vị ấy nói không chân thật. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, trang nghiêm quốc độ là trang nghiêm quốc độ, Như Lai nói không là trang nghiêm. Do vậy được gọi là trang nghiêm quốc độ. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, ở đây đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát nên phát tâm trụ như vậy, vị ấy nên phát tâm không trụ 155

157 chỗ nào. Không trụ nơi sắc phát tâm, không trụ nơi thanh, không trụ nơi hương, không trụ nơi vị, không trụ nơi xúc, không trụ nơi pháp phát tâm. Này Tu Bồ Đề, ví như một người đàn ông có thân hoàn bị, thân to lớn. Hình thể của người ấy như Tu di là vua các núi. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Hình thể người này có lớn không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, lớn. Bạch Thiện Thệ, hình thể của người đó là lớn. Vì sao vậy? 156

158 Bạch Thế Tôn, sắc thân là sắc thân, Như Lai nói không là sắc thân. Do vậy được gọi là sắc thân. Bạch Thế Tôn, thật sự thân này không hiện hữu cũng không không là hiện hữu. Do vậy được gọi là sắc thân. 11 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có bao nhiêu cát trong sông Hằng là con sông lớn thì có bấy nhiêu sông Hằng, như vậy cát trong những sông này có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch 157

159 rằng: Bạch Thế Tôn, thật là nhiều là những sông Hằng, huống nữa là cát trong những sông Hằng này. Thế Tôn nói: Này Tu Bồ Đề, Ta tuyên bố rằng, có bao nhiêu cát trong những sông Hằng này thì có bấy nhiêu thế giới hệ, như vậy nếu có người nữ hoặc người nam nào sau khi lấy bảy loại châu báu làm đầy trong bấy nhiêu thế giới hệ đó rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Do nhờ 158

160 duyên từ đó người nữ hoặc người nam này có được nhiều tụ công đức không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn nhiều, bạch Thiện Thệ nhiều. Vì nhờ duyên từ đó người nữ hoặc người nam này có được nhiều tụ công đức không thể đo lường, không thể tính bằng con số. Thế Tôn nói rằng: Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nếu có người nữ hay người nam nào sau khi lấy bảy loại châu báu chất đầy trong bấy nhiêu thế giới hệ đó, rồi đem cúng dường 159

161 cho các Đức Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nữa, nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí tiếp nhận và thọ trì chỉ bốn câu kệ ở trong pháp phương tiện này đem chỉ bày, giảng nói, giải thích đầy đủ cho kẻ khác, thì nhờ duyên như vậy người này có tụ công đức không thể đo lường cũng không thể tính bằng con số nhiều hơn. 12 Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nơi chỗ đất nào, nếu có người 160

162 tiếp nhận và thọ trì bốn câu kệ ở trong Pháp phương tiện này đem nói hoặc giải thích đầy đủ cho người khác. Đối với chư thiên, loài người và a tu la trong thế giới này, thì nơi chỗ đất này là điện thờ. Lại nữa, Ta nói nếu ai có được đầy đủ Pháp phương tiện này mà giữ gìn, đọc tụng, giảng giải cho người, đem nói cho số đông, này Tu Bồ Đề, người này sẽ đạt được sự kính trọng tối thượng. Này Tu Bồ Đề, ở chỗ đất này là nơi có Đạo Sư 161

163 hoặc những đệ tử tôn kính khác trú ngụ. 13 Được nghe như vậy, Tôn giả Tu Bồ Đề bạch Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, tên gọi của Pháp phương tiện này là gì? Con nên giữ gìn như thế nào? Được nghe bạch như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, Pháp phương tiện này gọi là Bát nhã ba la mật, như vậy nên chấp nhận và thọ trì. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, như vậy Như Lai nói là Bát nhã ba la 162

164 mật, Như Lai nói không là ba la mật. Do vậy được gọi là Bát nhã ba la mật. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có Pháp nào mà Pháp đó được Như Lai thuyết không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Không có Pháp nào mà Pháp đó được Như Lai thuyết. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Tất cả vi trần trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, thì có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, có nhiều. Bạch 163

165 Thiện Thệ, có nhiều vi trần. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái gì Như Lai nói là vi trần, bạch Thế Tôn, cái đó Như Lai nói không là vi. Do vậy, được gọi là vi trần. Lại nữa, Như Lai nói cõi thế giới hệ này, Như Lai nói đó không là cõi. Do vậy được gọi là cõi thế giới hệ. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có thể thấy được Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác qua ba mươi hai tướng đại nhân không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. 164

166 Không thể thấy Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác qua ba mươi hai tướng đại nhân. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, bởi cái gì mà cái đó Như Lai nói là ba mươi hai tướng đại nhân, Bạch Thế Tôn, Như Lai nói cái đó không là tướng. Do vậy được gọi là ba mươi hai tướng đại nhân. Thế Tôn nói rằng: Lại nữa, này Tu Bồ Đề, ví như có người nữ hoặc người nam hằng ngày từ bỏ thân mạng của mình như cát sông Hằng, làm như vậy, từ bỏ thân mạng 165

167 trong nhiều kiếp bằng số cát sông Hằng. Lại nếu có người tiếp nhận và thọ trì chỉ bốn câu kệ ở trong Pháp phương tiện này rồi đem chỉ bày, giảng nói, giải thích đầy đủ cho kẻ khác. Nhờ duyên như vậy người này có nhiều hơn tụ công đức không thể đo lường cũng không thể tính bằng con số. 14 Rồi lúc bấy giờ, Tôn giả Tu Bồ Đề xúc động rơi nước mắt vì Pháp lực này. Sau khi gạt nước mắt, đã bạch với Thế 166

168 Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, thật hy hữu, bạch Thiện Thệ, thật rất là hy hữu. Như Lai thuyết Pháp phương tiện này vì lợi ích cho những chúng sanh phát tâm Tối thượng thừa, vì lợi ích phát tâm Vô thượng thừa. Bạch Thế Tôn, do vậy tri kiến này đã khởi lên trong con: Bạch Thế Tôn, trước đây con chưa từng nghe một Pháp phương tiện giống như vậy. Bạch Thế Tôn, có những Bồ Tát thành tựu tụ công đức hy hữu bậc nhất, ở đây khi được nghe thuyết Kinh này sẽ khởi 167

169 lên thật tưởng. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái gì là thật tưởng thì cái đó không là thật tưởng. Do vậy, Như Lai tuyên thuyết thật tưởng là thật tưởng. Bạch Thế Tôn, thật là vi diệu, nhưng đối với con không thể tín giải Pháp phương tiện đã được thuyết này. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, nếu có chúng sanh nào trong thời vị lai, trong thời gian cuối, trong thời kỳ cuối, trong năm trăm năm cuối chánh Pháp hoại diệt, bạch Thế Tôn, chúng sanh đó chấp nhận và 168

170 thọ trì Pháp phương tiện này, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày và giảng giải rộng rãi cho người khác, thì những chúng sanh này sẽ thành tựu tụ công đức hy hữu bậc nhất. Lại nữa, bạch Thế Tôn, đối với những chúng sanh này, không có khởi lên ngã tưởng, không có khởi lên chúng sanh tưởng, không có khởi lên thọ mạng tưởng, không có khởi lên nhân tưởng. Những chúng sanh này cũng không khởi lên tưởng nào không là tưởng. Vì sao 169

171 vậy? Bạch Thế Tôn, cái gì là ngã tưởng thì cái đó không là tưởng, cái gì là chúng sanh tưởng, thọ mạng tưởng, nhân tưởng chính cái đó không là tưởng. Vì sao vậy? Vì Phật Thế Tôn lìa hết mọi tưởng. Được nghe như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, đúng như vậy, đúng như vậy. Có những chúng sanh nào đạt được sự thành tựu hy hữu bậc nhất, này Tu Bồ Đề, thì ở đây khi kinh này được thuyết giảng sẽ không kinh động, không sợ 170

172 hãi, không khủng hoảng. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói cái gì là đệ nhất Ba la mật thì cái đó được gọi không là Ba la mật. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói cái gì là đệ nhất Ba la mật, thì Phật Thế Tôn cũng nói cái đó không là Ba la mật. Do vậy được gọi là đệ nhất Ba la mật. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, đối với Như Lai cái gì là nhẫn Ba la mật như vậy, thì cái đó không là Ba la mật. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, như khi xưa vua Ca Lợi lóc thịt tay chân Ta, khi ấy 171

173 Ta không có ngã tưởng, không có chúng sanh tưởng, không có thọ mạng tưởng, không có nhân tưởng, cũng không có tưởng hoặc không có không là tưởng nào hiện hành. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu lúc bấy giờ, Ta có ngã tưởng thì sân hận tưởng cũng có mặt. Nếu lúc bấy giờ Ta có chúng sanh tưởng, thọ mạng tưởng, nhân tưởng, thì sân hận tưởng cũng có mặt. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Ta biết rõ trong thời quá khứ cách nay năm trăm kiếp, khi ấy Ta là 172

174 một ẩn sĩ trường phái nhẫn nhục. Lúc đó Ta cũng không có ngã tưởng, không có chúng sanh tưởng, không có thọ mạng tưởng, không có nhân tưởng. Do vậy, này Tu Bồ Đề, ở đây đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát sau khi xả ly chúng sanh tưởng cần phải phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Không sanh tâm trụ nơi sắc, không sanh tâm trụ nơi thanh hương vị xúc pháp, không sanh tâm trụ nơi pháp, không sanh tâm trụ nơi 173

175 không là pháp, không sanh tâm trụ nơi cái gì. Vì sao vậy? Cái gì có trụ thì chính cái đó không là trụ. Vì duyên cớ này Như Lai nói rằng: Bồ tát không trụ nơi đâu nên bố thí. Không trụ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp nên bố thí. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Bồ Tát thực hành hạnh thí xả như vậy vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, cái gì là chúng sanh tưởng, thì chính cái đó không là tưởng. Như vậy, Như Lai nói tất cả chúng sanh không 174

176 là chúng sanh. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói lời thật, Như Lai nói lời chân thật, nói lời như thật, nói lời không trái ngược. Như Lai không nói lời xa lìa sự thật. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Như Lai chỉ bày Pháp được chứng ngộ lìa tư duy. Pháp này không thật cũng không hư. Này Tu Bồ Đề, như một người đi vào trong đêm tối thì không thể thấy gì, Bồ Tát phải biết rằng rơi vào sự tướng cũng như vậy, người rơi vào sự tướng để xả bỏ tài vật. Này 175

177 Tu Bồ Đề, như người có mắt lại được ánh mặt trời ban ngày xuất hiện chiếu sáng có thể thấy nhiều loại sắc khác nhau, Bồ Tát phải biết không chấp vào sự tướng thì cũng như vậy, người không rơi vào sự tướng để xả bỏ tài vật. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí chấp nhận Pháp phương tiện này, thọ trì, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày và giảng giải rộng rãi cho người khác. Này Tu Bồ Đề, Như Lai biết 176

178 người này với Phật trí. Này Tu Bồ Đề, Như Lai thấy người này với Phật nhãn, đối với Như Lai người này là người tĩnh thức. Này Tu Bồ Đề, tất cả chúng sanh này sẽ thành tựu và đạt được tụ công đức không thể đo lượng không thể tính đếm. 15 Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nếu có người nữ hay người nam vào thời buổi sáng lấy hằng hà sa thân mạng xả thí, vào thời buổi trưa lại lấy hằng hà sa thân mạng xả thí, vào thời 177

179 buổi chiều cũng lấy hằng hà sa thân mạng xả thí. Trãi qua nhiều trăm ngàn vạn ức kiếp lấy thân mạng xả thí. Lại có người sau khi nghe Pháp phương tiện này mà không phỉ báng. Do duyên như vậy, người này thành tựu được tụ công đức không thể đo lượng, không thể tính đếm nhiều hơn, huống nữa là sao chép, giữ gìn, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày, giảng giải rộng rãi cho người khác. Này Tu Bồ Đề, Pháp phương tiện này không thể nghĩ bàn, 178

180 không thể so sánh. Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói pháp phương tiện này vì lợi ích cho những chúng sanh phát tâm Tối thượng thừa, vì lợi ích cho những chúng sanh phát tâm Vô thượng thừa. Những người chấp nhận và thọ trì Pháp phương tiện này, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày và giảng giải rộng rãi cho người khác. Này Tu Bồ Đề, Như Lai biết người này với Phật trí, Như Lai thấy người với Phật nhãn. Đối với Như Lai người này là người 179

181 tĩnh thức. Này Tu Bồ Đề, tất cả chúng sanh này sẽ có đầy đủ vô lượng tụ công đức, sẽ có đầy đủ tụ công đức không thể nghĩ, không thể so sánh, vô lượng, vô biên. Này Tu Bồ Đề, đối với sự bình đẳng của sự giác ngộ, thì tất cả chúng sanh này sẽ giữ gìn, đọc tụng, như thuyết thực hành. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, vì đối với chúng sanh có lòng tin yếu kém để nghe Pháp phương tiện này, thì không có kiến về ngã, không có kiến về chúng sanh, không 180

182 có kiến về thọ mạng, không có kiến về nhân. Đối với những chúng sanh không có trí của Bồ tát, thì không có khả năng để nghe hoặc chấp nhận hoặc thọ trì hoặc đọc tụng hoặc giảng giải pháp phương tiện này. Không thể làm sáng tỏ. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, tại chỗ nào trên mặt đất nơi có kinh này được lưu bố thì chỗ đất đó sẽ có trời, người, a tu la trong thế giới đến cúng dường. Nơi đó đáng được đảnh lễ và tùy thuận, chỗ đất đó như là điện thờ. 181

183 16 Cũng vậy, này Tu Bồ Đề, người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí đối với Kinh hình thức như vậy này sẽ chấp nhận và thọ trì, đọc tụng, như thuyết thực hành, như lý tác ý, chỉ bày và giảng giải rộng rãi cho người khác. Nhưng nếu người này bị chê bai, bị mỉa mai, bị dè bỉu. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, bởi vì đời trước những chúng sanh này đã tạo ra những nghiệp bất tịnh mà lẽ ra phải rơi vào đường ác, nhưng 182

184 trong hiện tại bị chê bai, bị mỉa mai, bị dè bỉu, thì như vậy tiêu trừ được nghiệp bất tịnh đời trước và sẽ đạt được sự giác ngộ của Phật. Này Tu Bồ Đề, Ta biết rõ trong thời quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp ở trước thời Đức Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta đã từng thân cận phụng hiến tám trăm bốn ngàn vạn ức na do tha Đức Phật. Này Tu Bồ Đề, Ta thân cận phụng hiến chư Phật Thế Tôn này mà không bỏ sót vị nào. Trong 183

185 thời tương lai, đời vị lai, trong năm trăm năm cuối, trong khoảng thời gian cuối thời chánh pháp hoại diệt có người chấp nhận Kinh này, thọ trì, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày và giảng giải rộng rãi cho người khác. Này Tu Bồ Đề, tụ công đức của người này so sánh với tụ công đức trước của Ta thì trăm phần hơn, ngàn phần hơn, ức phần hơn, trăm ức phần hơn, ngàn ức phần hơn, ức na do tha phần hơn cho đến không thể hình dung bằng con số, 184

186 không thể ví dụ, không thế tính, không thể có cái tương tự, không thể so sánh, không thể có gì giống như vậy. Này Tu Bồ Đề, lại nữa nếu Ta nói tụ công đức của những người con trai hoặc những người con gái dòng dõi cao quí này rằng, trong đời này, những người con trai hoặc những người con gái dòng họ cao quí đó tạo ra và nhận được bao nhiêu tụ công đức, thì chúng sanh sẽ hoài nghi không tin hoặc có thể dẫn đến cuồng loạn tâm trí. 185

187 Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Như Lai thuyết pháp phương tiện này thì không thể nghĩ bàn không thể so sánh. Cũng vậy nên biết quả dị thục không thể nghĩ bàn. 17 Rồi lúc bấy giờ, Tôn Giả Tu Bồ Đề bạch với Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, nên trụ với sự an trụ Bồ Tát thừa như thế nào? Nên phát tâm như thế nào? Nên hàng phục tâm như thế nào? 186

188 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ở đây đối với sự an trụ Bồ Tát thừa nên phát tâm như vậy: Ta phải làm cho tất cả chúng sanh vào Niết bàn trong cảnh giới Niết bàn vô dư y. Như vậy, những chúng sanh đã vào Niết bàn, nhưng không có chúng sanh nào vào Niết bàn. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát Ma Ha Tát khởi lên tưởng chúng sanh, thì vị ấy không gọi là Bồ Tát. Hoặc khởi lên tưởng thọ mạng cho đến khởi lên tưởng con người, thì vị ấy không gọi 187

189 là Bồ Tát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, không có pháp nào mà pháp đó có tên gọi là an trụ Bồ Tát thừa. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác trong thời của Nhiên Đăng Như Lai không? Được nghe nói như vậy Tôn giả Tu Bồ Đề bạch với Thế Tôn rằng: Như con hiểu ý nghĩa lời nói của Thế Tôn, bạch Thế Tôn, không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng đắc Vô 188

190 thượng chánh đẳng chánh giác trong thời của Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Được nghe bạch như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Này Tu Bồ Đề, đúng như vậy, đúng như vậy. Không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác trong thời của Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Này Tu Bồ Đề, nếu có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai sở hữu là Chánh giác, thì Nhiên 189

191 Đăng Như Lai không thọ ký cho Ta rằng: Trong thời tương lai, khi còn trẻ ông sẽ là Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Này Tu Bồ Đề, Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác chứng đắc không có Pháp nào mà Pháp đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do vậy, Nhiên Đăng Như Lai thọ ký cho Ta rằng: Trong thời tương lai, khi còn trẻ ông sẽ là Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là Thích Ca Mâu Ni. 190

192 Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai là danh xưng của như thật. Này Tu Bồ Đề, Như Lai là danh xưng của các Pháp vô sanh. Này Tu Bồ Đề, Như Lai là danh xưng của sự đoạn diệt các Pháp. Này Tu Bồ Đề, Như Lai là danh xưng của tất cánh bất sanh. Vì sao vậy? Vì rằng, này Tu Bồ Đề, cái vô sanh là sự thành tựu tối thượng. Này Tu Bồ Đề, nếu người nào nói như vậy: Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì người đó 191

193 nói lời xa lìa sự thật. Này Tu Bồ Đề, người này đã phỉ báng Ta bằng sự chấp trước điều sai lầm. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai chứng đắc không có Pháp nào mà Pháp đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, Như Lai chứng đắc hoặc thuyết giảng Pháp nào thì Pháp đó không thật cũng không hư dối. Do vậy, Như Lai nói tất cả Pháp là Phật Pháp. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói tất cả Pháp không là Pháp. Do vậy được gọi tất cả Pháp là Phật Pháp. 192

194 Này Tu Bồ Đề, ví như một người nam có thân hoàn bị là thân lớn. Tôn giả Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai nói người nam này có thân hoàn bị là thân lớn, bạch Thế Tôn, Như Lai nói không là thân. Do vậy được gọi thân hoàn bị là thân lớn. Đức Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, đúng như vậy. Nếu Bồ Tát nói như vậy: Ta sẽ độ chúng sanh vào Niết bàn, thì không được gọi là Bồ Tát. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, có Pháp nào mà Pháp đó tên là 193

195 Bồ Tát không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không có. Không có pháp nào mà pháp đó tên là Bồ Tát. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, chúng sanh là chúng sanh, Như Lai nói không là chúng sanh. Do vậy gọi là chúng sanh. Vì vậy, Như Lai nói tất cả Pháp không là ngã, không là chúng sanh, không là thọ mạng, không là con người. Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát nói như vậy: Ta sẽ thành tựu sự trang nghiêm quốc độ, thì người ấy nói xa lìa sự thật. Vì cớ sao? Này Tu 194

196 Bồ Đề, trang nghiêm quốc độ là trang nghiêm quốc độ, Như Lai nói không là trang nghiêm. Do vậy được gọi là trang nghiêm quốc độ. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nào tín giải Pháp vô ngã là Pháp vô ngã, thì Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác gọi vị ấy là Bồ Tát Ma Ha Tát. 18 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có mắt không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, 195

197 có như vậy. Như Lai có mắt. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, Như Lai có mắt trời không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, có như vậy. Như Lai có mắt trời. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, Như Lai có mắt tuệ không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, có như vậy. Như Lai có mắt tuệ. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, Như Lai có mắt Pháp không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, có như vậy. Như Lai có mắt Pháp. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, Như 196

198 Lai có mắt Phật không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, có như vậy. Như Lai có mắt Phật. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có bao nhiêu cát của sông Hằng là con sông lớn, Như Lai có nói đó là cát không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, đúng như vậy, Bạch Thiện Thệ, đúng như vậy. Như Lai nói là cát. Đức Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Thí như có bao cát của sông Hằng là con sông 197

199 lớn thì có bấy nhiêu sông Hằng như vậy. Và có bao nhiêu cát của hằng hà sa sông Hằng thì có bấy nhiêu thế giới hệ. Vậy những thế giới hệ này có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, đúng như vậy. Bạch Thiện Thệ, đúng như vậy. Thật là nhiều những thế giới hệ này. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu chúng sanh ở trong bấy nhiêu thế giới hệ này, Như Lai biết nhiều loại tâm khác nhau của những chúng sanh này. Vì sao vậy? 198

200 Này Tu Bồ Đề, tâm là tâm, Như Lai nói không là tâm. Do vậy được gọi là tâm. Vì sao vậy? Tâm quá khứ không thể đạt được, tâm tương lai không thể đạt được, tâm hiện tại không thể đạt được. 19 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi làm đầy bảy loại châu báu trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, rồi đem cúng dường cho Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh 199

201 Giác, thì người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí này nhờ duyên này có đạt được nhiều tụ công đức không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, nhiều. Bạch Thiện Thệ, nhiều. Thế Tôn nói rằng : Này Tu Bồ Đề, đúng như vậy, đúng như vậy. Người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí này nhờ duyên này đạt được nhiều công đức tụ không thể suy lường không thể tính bằng con số. Vì sao vậy? Tụ công đức là tụ công đức, Như Lai 200

202 nói đó không là tụ. Do vậy được gọi là tụ công đức. Này Tu Bồ Đề, nếu có tụ công đức, thì Như Lai không nói là tụ công đức là tụ công đức. 20 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có được nhìn thấy qua sắc thân cụ túc không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự là không. Như Lai không được nhìn thấy qua sắc thân cụ túc. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, sắc thân cụ túc là sắc thân cụ túc, Như Lai nói đó không là sắc 201

203 thân cụ túc. Do vậy được gọi là sắc thân cụ túc. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có nhìn thấy được qua tướng cụ túc không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự là không. Như Lai không nhìn thấy được qua tướng cụ túc. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai nói cái nào là tướng cụ túc, thì cái đó Như Lai nói không là tướng cụ túc. Do vậy được gọi là tướng cụ túc. 202

204 21 Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai có khởi lên như vậy: Ta thuyết pháp. Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự không. Như Lai không có khởi lên như vậy: Ta thuyết Pháp. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, người nào nói như vậy: Như Lai thuyết Pháp. Này Tu Bồ Đề, vì do không hiểu mà người ấy nói không đúng sự thật, chính là báng bổ Ta. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, thuyết Pháp là thuyết Pháp, 203

205 này Tu Bồ Đề, không có Pháp nào mà Pháp đó có tên là thuyết Pháp. Được nghe như vậy, tôn giả Tu Bồ Đề bạch Thế Tôn rằng: Bạch Thế Tôn, có chúng sanh nào trong thời tương lai, trong thời kỳ cuối, năm trăm năm trong khoảng thời gian cuối, thời kỳ chánh Pháp hoại diệt khi nghe kinh này sẽ khởi tín tâm không? Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, không có chúng sanh tức không không là chúng sanh. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, chúng 204

206 sanh là chúng sanh, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói tất cả chúng sanh không là chúng sanh. Do vậy được gọi là chúng sanh. 22 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Lại nữa có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Tôn giả Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự là không. Không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, 205

207 đúng như vậy, đúng như vậy. Ở đây, Pháp thì không có liễu ngộ, không có chứng đắc. Do vậy được gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. 23 Này Tu Bồ Đề, lại nữa Pháp này thì đồng nhất không có dị biệt. Do vậy được gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đối với tất cả thiện pháp bình đẳng không ngã, không chúng sanh, không thọ mạng, không con người, thì sẽ chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì sao vậy? 206

208 Này Tu Bồ Đề, thiện Pháp là thiện Pháp chính vì vậy Như Lai nói không là Pháp. Do vậy được gọi là thiện Pháp. 24 Này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu Tu di là những vua của các núi trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, nếu có người nữ hay người nam sau khi làm đầy bằng bảy loại châu báu rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí 207

209 chấp nhận và thọ trì chỉ có bốn câu kệ trong Pháp phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, rồi giảng giải cho người khác. Này Tu Bồ Đề, tụ công đức của người này và tụ công đức của người trước, thì trăm phần không được một phần, trăm ngàn vạn ức phần không được một phần, cho đến toán số không thể diễn tả cũng không thể so sánh được. 25 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Cũng vậy, đối với Như Lai có khởi lên như vậy: 208

210 Ta độ thoát cho chúng sanh. Lại nữa, này Tu Bồ Đề, không nên có ý niệm như vậy. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Không có chúng sanh nào mà chúng sanh đó được Như Lai độ thoát. Này Tu Bồ Đề, lại nữa nếu có chúng sanh nào mà chúng sanh đó được Như Lai độ thoát, thì như vậy Như Lai chấp ngã, chấp chúng sanh, chấp thọ mạng, chấp con người. Này Tu Bồ Đề, chấp ngã Như Lai nói đó không là chấp. Người phàm ngu thì tham chấp. Này Tu Bồ Đề, 209

211 người phàm ngu như vậy Như Lai nói không là người. Do vậy được gọi là người phàm ngu. 26 Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Như Lai nên được nhìn thấy qua tướng cụ túc không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thật sự là không. Như con hiểu ý nghĩa lời nói của Thế Tôn, Như Lai không nên được nhìn thấy qua tướng cụ túc. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, lành thay, lành thay. Này Tu Bồ Đề, đúng 210

212 như vậy, đúng như vậy. Như ông nói rằng Như Lai không nên được nhìn thấy qua tướng cụ túc. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, lại nữa nếu Như Lai có được nhìn thấy qua tướng cụ túc, thì Chuyển Luân Vương cũng là Như lai. Do vậy, Như Lai không nên được nhìn thấy qua tướng cụ túc. Tôn giả Tu Bồ Đề bạch với Thế Tôn rằng: Như vậy con hiểu ý nghĩa lời nói của Thế Tôn là Như Lai không nên được nhìn thấy qua tướng cụ túc. 211

213 Rồi khi ấy, Thế Tôn nói lên bài kệ này: Ai thấy Ta qua sắc Ai theo Ta qua thanh Khởi lên con đường tà Người ấy không thấy Ta Từ Pháp phải thấy Phật Pháp Thân chính Đạo Sư Pháp Tánh không tỏ rõ Không liễu tri diệu dụng. 27 Này Tu Bồ Đề, ý của ông nghĩ như thế nào? Như Lai có 212

214 chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác nhờ tướng cụ túc không? Lại nữa, này Tu Bồ Đề, không nên nhìn thấy như vậy. Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề, Như Lai không có chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác nhờ tướng cụ túc. Này Tu Bồ Đề, không có người nào khởi lên như vậy: Người phát tâm Bồ Tát thừa, thì khởi lên ý niệm có sự đoạn diệt của bất kỳ Pháp nào. Này Tu Bồ Đề, người ấy không nên thấy như vậy. Vì sao vậy? Người phát tâm Bồ 213

215 Tát thừa, thì không khởi lên ý niệm có sự đoạn diệt của các Pháp. 28 Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi làm đầy bảy loại châu báu trong những thế giới nhiều như cát trong sông Hằng rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nữa, nếu có Bồ Tát đối với các Pháp vô ngã, vô sanh mà thành tựu hạnh nhẫn, thì như vậy do 214

216 duyên này có tụ công đức không thể nghĩ bàn, không thể tính bằng con số nhiều hơn người trước. Này Tu Bồ Đề, lại nữa Bồ Tát Ma Ha Tát không nên thọ nhận tụ công đức. Tôn giả Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ Tát không nên thọ nhận tụ công đức? Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, nên thọ nhận là không nên thọ nhận. Do vậy được gọi là nên thọ nhận. 215

217 29 Này Tu Bồ Đề, lại nữa người nào nói như vậy: Như Lai hoặc có đi hoặc có đến hoặc có đứng hoặc có ngồi hoặc có nằm. Này Tu Bồ Đề, người này không hiểu ý nghĩa lời nói của Ta. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Như Lai được nói là không có nơi đâu để đi, không chỗ nào để đến. Do vậy được gọi là Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. 216

218 30 Lại nữa, này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu vi trần trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, thì có bấy nhiêu đống như cõi thế giới hệ đó được người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí làm thành với sự tinh tấn không thể nghĩ bàn. Như vậy gọi là tập hợp bụi. Này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Tập hợp bụi có nhiều không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, đúng như vậy. Bạch Thiện Thệ, đúng như vậy. Tập hợp bụi có 217

219 nhiều. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, nếu tập hợp bụi có nhiều, bạch Thế Tôn, thì không nói là tập hợp bụi. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai nói tập hợp bụi, Như Lai nói không là tập hợp. Do vậy được gọi là tập hợp bụi. Như Lai nói cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, Như Lai nói đó không là cõi. Do vậy được gọi là cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, nếu có cõi thế giới hệ, thì như vậy có hợp tướng. Cái đó Như Lai nói là hợp 218

220 tướng, Như Lai nói không là hợp tướng. Do vậy được gọi là hợp tướng. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, hợp tướng thì không thể nói bằng lời, không diễn tả bằng ngôn ngữ. Đó là Pháp không không là Pháp, chỉ vì người phàm ngu chấp vào cái đó. 31 Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, nếu có người nào nói như vậy: Như Lai nói có ngã kiến, Như Lai nói có chúng sanh kiến, thọ mạng kiến, nhân kiến. Này Tu Bồ Đề, người này có 219

221 nói lời chân thật không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thiện Thệ, không. Người này không nói lời chân thật. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, Như Lai nói ngã kiến, thì Như Lai nói không là kiến. Do vậy được gọi là ngã kiến. Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, như vậy người phát tâm Bồ Tát thừa, phải biết, phải thấy, phải hiểu tất cả Pháp. Như vậy phải biết, phải thấy, phải hiểu. Như vậy không trụ Pháp tưởng cũng không trụ 220

222 phi Pháp tưởng. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, Pháp tưởng là Pháp tưởng, Như lai nói không là Pháp tưởng. Do vậy được gọi là Pháp tưởng. 32 Này Tu Bồ Đề, lại nữa có Bồ Tát Ma Ha Tát sau khi lấy bảy loại châu báu làm đầy thế giới hệ không thể tính bằng số, không thể nghĩ lường, rồi cúng dường cho Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nữa có người con trai hoặc con gái dòng họ cao quí chấp nhận và thọ trì chỉ bốn 221

223 câu kệ ở trong Pháp phương tiện Bát nhã ba la mật này, rồi đem chỉ bày, giảng nói, giải thích đầy đủ cho kẻ khác, thì nhờ duyên như vậy người này có tụ công đức không thể đo lường cũng không thể tính bằng con số nhiều hơn. Và thế nào là mở bày chỉ cho thấy? Như vậy không là mở bày chỉ cho thấy. Do vậy được gọi là mở bày chỉ cho thấy: Như tinh tú, nhậm mắt, ngọn đèn 222

224 Như huyễn hóa, sương rơi, bọt nước Như giấc mơ, chớp sáng, áng mây Pháp hữu vi như vậy hãy quán. Thế Tôn thuyết kinh này xong. Tự thân Trưởng Lão Tu Bồ Đề, chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di, chúng Bồ Tát, chư Thiên, loài Người, A tu la, Càn thát 223

225 bà trong thế gian hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. Kinh Bậc Thánh Kim Cang Sắc Bén Bát Nhã Ba La Mật đã hết. Bí Sô Thích Như Minh Trú Trì Chùa Việt Nam Los Angeles, Hoa Kỳ dịch từ nguyên bản Phạn ngữ xong Ngày 01 tháng 01 năm

226 वज र छ दक न म त रश तक प रज ञ प र मत स त रम नम भगव य आयर प रज ञ प र मत य एव मय तम एक मन समय भगव न व य वहर त म ज तवन ऽन थ प डद य र म महत भक ष स घ न स थर त रय दश भ भर क ष शत स बह ल च ब धस व मर ह स व अथ खल भगव न प व र णक लसमय नव य प त रच वरम द य व त मह नगर प ड य प र वक षत अथ खल भगव न व त मह नगर प ड य च र व क तभक तक य प च द भक त प डप तप र तक र त प त रच वर प र तश य प द प रक ष य यष द प रज ञ त एव सन पयर ङ कम भ य ऋज क य प र णध य प र तम ख म तम प थ य अथ खल स बह ल भक षव य न भगव त न पस क र मन उपस क र य भगवत प द 225

227 शर भर भव य भगव त त र प रद क षण क य एक त यष दन १ त न खल प न समय न य म न स भ त त य म व पषर द स नप तत ऽभ स नष ण अथ ख व य म न स भ त थ य सन द क सम तर सङ ग क व द क षण ज न म डल प थ य प र त ठ य य न भगव त न ज ल प रण य भगव तम तदव चत - आ चयर भगवन, परम चयर स गत, य वद व तथ गत न हर त स यक स ब द ध न ब धस व मह स व अन प रग ह त परम ण न ग रह ण आ चयर भगवन य वद व तथ गत न हर त स यक स ब द ध न ब धस व मह स व पर दत परमय पर दनय त कथ भगवन ब धस वय न- स प र थत न क लप त र ण व क लद हत र व थ त य कथ प र तप त य कथ च त प रग रह त यम? 226

228 एवम क त भगव न य म त स भ तम तदव चत - स ध स ध स भ त, एवम त स भ त, एवम त यथ वद स अन प रग ह त तथ गत न ब धस व मह स व परम ण न ग रह ण पर दत तथ गत न ब धस व मह स व परमय पर दनय त न ह स भ त श ण, स ध च स ठ च मन स क, भ ष य ऽह त -यथ ब धस वय नस प र थत न थ त य यथ प र तप त य यथ च त प रग रह त यम एव भगवन इ य य य न स भ तभर गवत प र य ष त २ भगव न य तदव चत -इह स भ त ब धस वय न- स प र थत न व च तम प द यत यम -य व त स भ त स व स वध त स वस ग रह ण स ग ह त अ डज व जर य ज व स व दज व औपप द क व पण व अ पण व स ज ञन व अस ज ञन व न वस ज ञन न स ज ञन व, य व न क च स वध त प रज ञ यम न प रज ञ यत, त च मय सव ऽन प धश ष नव र णध त 227

229 प र नव र प यत य एवमप रम ण न प स व न प र नव र य न क च स व प र नव र पत भव त त क य ह त? सच स भ त ब धस व य स वस ज ञ प रवत त, न स ब धस व इ त वक त य त क य ह त? न स स भ त ब धस व वक त य य य स वस ज ञ प रवत त, ज वस ज ञ व प गलस ज ञ व प रवत त ३ अ प त खल प न स भ त न ब धस व न व त प र त ठत न द न द त यम, न क व च प र त ठत न द न द त यम न पप र त ठत न द न द त यम न श दग धरस प र ट यधम ष प र त ठत न द न द त यम एव ह स भ त ब धस व न मह स व न द न द त य यथ न न म तस ज ञ य म प प र त त ठ त त क य ह त? य स भ त ब धस व ऽप र त ठत द न दद त, त य स भ त प य क ध य न स कर प रम ण म ग रह त म 228

230 त क म यस स भ त स कर प वर य द श आक श य प रम णम ग रह त म? स भ तर ह-न ह द भगवन भगव न ह- एव द क षणप चम तर स अध ऊ वर द ग व दक ष सम त शस दक ष स करम क श य प रम णम ग रह त म? स भ तर ह-न ह द भगवन भगव न ह-एवम व स भ त य ब धस व ऽप र त ठत द न दद त, त य स भ त प य क ध य न स कर प रम णम ग रह त म एव ह स भ त ब धस वय न- स प र थत न द न द त य यथ न न म तस ज ञ य म प प र त त ठ त ४ त क म यस स भ त लक षणस पद तथ गत द र ट य? स भ तर ह-न ह द भगवन न लक षणस पद तथ गत द र ट य त क य ह त? य स भगवन लक षणस प तथ गत न भ षत स व लक षणस पत एवम क त भगव न य म त स भ तम तदव चत य व स भ त लक षणस पत त व म ष, य वदलक षणस पत 229

231 त व न म ष त ह लक षण लक षणत तथ गत द र ट य ५ एवम क त आय म न स भ तभर गव तम तदव चत - अ त भगवन क च स व भ व य यन गत - ऽ व न प चम क ल प चम समय प चम य प चश य सद धमर वप रल पक ल वतर म न, य इम व व प ष स त र तपद ष भ यम ण ष भ तस ज ञ म प द य य त अ प त खल प न स भ त भ व य यन गत ऽ व न ब धस व मह स व प चम क ल प चम समय प चम य प चश य सद धमर वप रल प वतर म न ग णव त श लव त प रज ञ व त च भ व य त, य इम व व प ष स त र तपद ष भ यम ण ष भ तस ज ञ म प द य य त न खल प न त स भ त ब धस व मह स व एकब द धपय र प सत भ व य त, न कब द ध वर - पतक शलम ल भ व य त अ प त खल प न स भ त 230

232 अन कब द धशतसह पय र प सत अन कब द धशतसह- वर पतक शलम ल त ब धस व मह स व भ व य त, य इम व व प ष स त र तपद ष भ यम ण ष एक च तप रस दम प प र तल य त ज ञ त त स भ त तथ गत न ब द धज ञ न न, ट त स भ त तथ गत न ब द धचक ष ष, ब द ध त स भ त तथ गत न सव त स भ त अप रम यमस ख य य प य क ध प रस व य त प र तग रह य त त क य ह त? न ह स भ त त ष ब धस व न मह स व न म मस ज ञ प रवतर त, न स वस ज ञ, न ज वस ज ञ, न प गलस ज ञ प रवतर त न प त ष स भ त ब धस व न मह स व न धमर स ज ञ प रवतर त एव न धमर स ज ञ न प त ष स भ त स ज ञ न स ज ञ प रवतर त त क य ह त? सच स भ त त ष ब धस व न मह स व न धमर स ज ञ प रवत त, स एव त ष म मग र ह भव त, स वग र ह ज वग र ह प गलग र ह भव त सच दधमर स ज ञ प रवत त, स एव 231

233 त ष म मग र ह भव त, स वग र ह ज वग र ह प गलग र ह इ त त क य ह त? न खल प न स भ त ब धस व न मह स व न धमर उ ग रह त य न धमर त म दय तथ गत न स ध य व ग भ षत -क ल पम धमर पय र यम ज न द भधम र एव प रह त य प र ग व धम र इ त ६ प नरपर भगव न य म त स भ तम तदव चत - त क म यस स भ त, अ त स क चद धम य तथ गत न न तर स यक स ब ध र य भस ब द ध, क च व धमर तथ गत न द शत? एवम क त आय म न स भ तभर गव तम तदव चत -यथ ह भगवन भगवत भ षत य थर म ज न म, न त स क चद धम य तथ गत न अन तर स यक स ब ध र य भस ब द ध, न त धम य तथ गत न द शत त क य ह त? य ऽस तथ गत न धम ऽ भस ब द ध द शत व, अग र य 232

234 स ऽन भल य न स धम न धमर त क य ह त? अस क तप रभ वत य यर प गल ७ भगव न ह- त क म यस स भ त य क च क लप त र व क लद हत व इम त रस ह मह स ह ल कध त स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, अ प न स क लप त र व क लद हत व तत नद न बह प य क ध प रस न य त स भ तर ह-बह भगवन, बह स गत स क लप त र व क लद हत व तत नद न प य क ध प रस न य त त क य ह त? य ऽस भगवन प य क ध तथ गत न भ षत, अ क ध स तथ गत न भ षत त म तथ गत भ षत - प य क ध प य क ध इ त भगव न ह-य च खल प न स भ त क लप त र व क लद हत व इम त रस ह मह स ह ल कध त स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर य स यक स ब द ध य द न द य त, 233

235 य च इत धमर पय र य द तश चत प दक म प ग थ म ग य पर य व तर ण द शय त स प रक शय त, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रस न य दप रम यस ख य यम त क य ह त? अत नज र त ह स भ त तथ गत न महर त स यक स ब द ध न मन तर स यक स ब ध, अत नज र त च ब द ध भगव त त क य ह त? ब द धधम र ब द धधम र इ त स भ त अब द धधम र च व त तथ गत न भ षत त न य त ब द धधम र इ त ८ त क म यस स भ त अ प न तआप न य व भव त-मय तआप तफल प र त म त? स भ तर ह-न ह द भगवन न तआप न य व भव त-मय तआप तफल प र त म त त क य ह त? न ह स भगवन क चद धमर म प न, त न यत तआप न इ त न पम प न न श द न न ग ध न न रस न न प र ट य न धम र न प न 234

236 त न यत तआप न इ त सच द भगवन तआप न य व भव त - मय तआप तफल प र त म त, स एव त य मग र ह भव त, स वग र ह ज वग र ह प गलग र ह भव द त भगव न ह- त क म यस स भ त अ प न सक द ग मन एव भव त-मय सक द ग मफल प र त म त? स भ तर ह-न ह द भगवन स सक द ग मन एव भव त-मय सक द ग मफल प र त म त त क य ह त? न ह स क चद धम य सक द ग म वम प न त न यत सक द ग म त भगव न ह-त क म यस स भ त अ प न अन ग मन एव भव त-मय न ग मफल प र त म त? स भ तर ह- न ह द भगवन न अन ग मन एव भव त-मय अन ग मफल प र त म त त क य ह त? न ह स भगवन क चद धम य ऽन ग म वम प न त न यत अन ग म त 235

237 भगव न ह- त क म यस स भ त अ प न अहर त एव भव त-मय अहर व प र त म त? स भ तर ह-न ह द भगवन न हर त एव भव त-मय अहर व प र त म त त क य ह त? न ह स भगवन क चद धम य ऽहर न म त न यत -अहर न त सच द भगवन अहर त एव भव त -मय अहर व प र त म त, स एव त य मग र ह भव त, स वग र ह ज वग र ह प गलग र ह भव त त क य ह त? अहम म भगव तथ गत न हर त स यक स ब द ध न अरण वह रण मग र य न दर ट अहम म भगवन अहर न व तर ग न च म भगव न व भव त- अहर न यह व तर ग इ त सच मम भगव न व भव त -मय अहर व प र त म त, न म तथ गत य क र यदरण वह रण मग र य स भ त क लप त र न क व च वहर त, त न यत अरण वह र अरण वह र त ९ 236

238 भगव न ह-त क म यस स भ त -अ त स क चद धम य तथ गत न द प कर य तथ गत य हर त- स यक स ब द ध य तक द ग ह त? स भ तर ह- न ह द भगवन न त स क चद धम य तथ गत न द प कर य तथ गत य हर त स यक स ब द ध य तक द ग ह त भगव न ह-य क च स भ त ब धस व एव वद त - अह क ष त र य ह न न प द य य म त, स वतथ वद त त क य ह त? क ष त र य ह क ष त र य ह इ त स भ त अ य ह त तथ गत न भ षत त न य त क ष त र य ह इ त त म त हर स भ त ब धस व न मह स व न एवमप र त ठत च तम प द यत य य न क व च प र त ठत च तम प द यत यम न पप र त ठत च तम प द यत य न श दग धरस प र ट यधमर प र त ठत च तम प द यत यम त यथ प न म स भ त प ष 237

239 भव द प तक य मह क य य त य व प आ मभ व य त त यथ प न म स म पवर तर ज त क म यस स भ त अ प न मह न स आ मभ व भव त? स भ तर ह-मह न स भगव न, मह न स गत स आ मभ व भव त त क य ह त? आ मभ व आ मभ व इ त भगवन न भ व स तथ गत न भ षत त न यत आ मभ व इ त न ह भगवन स भ व न भ व त न यत आ मभ व इ त १० भगव न ह- त क म यस स भ त -य व य गङ ग य मह न य व ल क त व य एव गङ ग न य भव य? त स य व ल क, अ प न त ब वय भव य? स भ तर ह-त एव त वद भगवन ब वय गङ ग न य भव य, प र ग व य त स गङ ग नद ष व ल क भगव न ह- आर चय म त स भ त, प र तव दय म त य व य त स गङ ग नद ष व ल क भव य त वत ल कध त न क चद व त र व प ष व 238

240 स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, तत क म यस स भ त -अ प न स त र व प ष व तत नद न बह प य क ध प रस न य त? स भ तर ह-बह भगवन, बह स गत त र व प ष व तत नद न प य क ध प रस न य दप रम यमस ख य यम भगव न ह- य च खल प न स भ त त र व प ष व त वत ल कध त न स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, य च क लप त र व क लद हत व इत धमर पय र य द तश चत प द क म प ग थ म ग य पर य द शय त स प रक शय त, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रस न य दप रम यमस ख य यम ११ अ प त खल प न स भ त य मन प थव प रद श इत धमर पय र य द तश चत प दक म प ग थ म ग य भ य त व स प रक य त व, स प थव प रद श च यभ त 239

241 भव त सद वम न ष स र य ल क य, क प नव र द य इम धमर पय र य सकलसम त ध र य य त व च य य त पयर व य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त परम ण त स भ त आ चय ण सम व गत भ व य त त म च स भ त प थव प रद श श त वहर य यतर यतर व वज ञग थ न य १२ एवम क त आय म न स भ तभर गव तम तदव चत -क न म अय भगवन धमर पय र य, कथ च न ध रय म? एवम क त भगव न य म त स भ तम तदव चत - प रज ञ प र मत न म य स भ त धमर पय र य एव च न ध रय त क य ह त? य व स भ त प रज ञ प र मत तथ गत न भ षत, स व अप र मत तथ गत न भ षत त न यत प रज ञ प र मत त 240

242 त क म यस स भ त -अ प न अ त स क चद धम य तथ गत न भ षत? स भ तर ह-न ह द भगवन न त स क चद धम य तथ गत न भ षत भगव न ह-त क म यस स भ त -य वत त रस ह मह स ह ल कध त प थव रज क चत, त बह भव त? स भ तर ह-बह भगवन, बह स गत प थव रज भव त त क य ह त? य तद भगवन प थव रज तथ गत न भ षतम, अरज त द भगव तथ गत न भ षतम त न यत प थव रज इ त य ऽ यस ल कध त तथ गत न भ षत, अध त स तथ गत न भ षत त न यत ल कध त र त भगव न ह- त क म यस स भ त व त र श मह प षलक षण तथ गत ऽहर न स यक स ब द ध द र ट य? स भ तर ह-न ह द भगवन व त र श मह प षलक षण तथ गत ऽहर न 241

243 स यक स ब द ध द र ट य त क य ह त? य न ह त न भगवन व त र श मह प षलक षण न तथ गत न भ षत न, अलक षण न त न भगव तथ गत न भ षत न त न य त व त र श मह प षलक ष ण न त भगव न ह-य च खल प न स भ त त र व प ष व दन दन गङ ग नद व ल क सम न मभ व न प र यज त, एव प र यजन गङ ग नद व ल क सम न क प त न मभ व न प र यज त, य च इत धमर पय र यद तश चत प दक म प ग थ म ग यपर य द शय त स प रक शय त, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रस न य दप रम यमस ख य यम १३ अथ ख व य म न स भ तधर मर व ग न ण प र म चत स ऽ ण प रम य भगव तम तदव चत -आ चयर भगवन, परम चयर स गत, य वदय धमर पय र य तथ गत न भ षत ऽग रय नस प र थत न 242

244 स व न मथ र य, ठय नस प र थत न मथ र य, यत म भगवन ज ञ नम प नम न मय भगवन ज व व प धमर पय र य तप वर परम ण त भगवन आ चय ण सम व गत ब धस व भ व य त, य इह स त र भ यम ण व भ तस ज ञ म प द य य त त क य ह त? य च ष भगवन भ तस ज ञ, स व अभ तस ज ञ त म तथ गत भ षत भ तस ज ञ भ तस ज ञ त न मम भगवन आ चयर यदह मम धमर पय र य भ यम णमवक पय म अ धम य य ऽ प त भगवन स व भ व य यन गत ऽ व न प चम क ल प चम समय प चम य प चश य सद धमर वप रल प वतर म न, य इम भगवन धमर पय र यम ग रह य त ध र य य त व च य य त पयर व य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त, त परम चय ण सम व गत 243

245 भ व य त अ प त खल प नभर गवन न त ष म मस ज ञ प रव तर यत, न स वस ज ञ न ज वस ज ञ न प गलस ज ञ प रव तर यत, न प त ष क च स ज ञ न स ज ञ प रवतर त त क य ह त? य स भगवन आ मस ज ञ, स व स ज ञ य स वस ज ञ ज वस ज ञ प गलस ज ञ, स व स ज ञ त क य ह त? सवर स ज ञ पगत ह ब द ध भगव त एवम क त भगव न य म त स भ तम तदव चत - एवम तत स भ त, एवम तत परम चयर सम व गत त स व भ व य त, य इह स भ त स त र भ यम ण न त र स य त न स त र स य त न स त र सम प य त त क य ह त? परमप र मत य स भ त तथ गत न भ षत यद त प र मत य च स भ त तथ गत परमप र मत भ षत, त मप रम ण अ प ब द ध भगव त भ ष त त न य त परमप र मत त 244

246 अ प त खल प न स भ त य तथ गत य क ष तप र मत, स व अप र मत त क य ह त? यद म स भ त क लर ज अङ गप र यङ गम स य छ स त, न स म त मन समय आ मस ज ञ व स वस ज ञ व ज वस ज ञ व प गलस ज ञ व, न प म क च स ज ञ व अस ज ञ व बभ व त क य ह त? सच म स भ त त मन समय आ मस ज ञ अभ व यत, य प दस ज ञ प म त मन समय ऽभ व यत सच स वस ज ञ ज वस ज ञ प गलस ज ञ भ व यत, य प दस ज ञ प म त मन समय ऽभ व यत त क य ह त? अ भज न यह स भ त अत त ऽ व न प च ज तशत न यदह क ष तव द ऋ षरभ वम तत र प म न मस ज ञ बभ व, न स वस ज ञ, न ज वस ज ञ, न प गलस ज ञ बभ व त म त हर स भ त ब धस व न मह स व न सवर स ज ञ ववजर य व अन तर य स यक स ब ध च तम प द यत यम न 245

247 पप र त ठत च तम प द यत यम, न श दग धरस प र ट य धमर प र त ठत च तम प द यत यम, न धमर प र त ठत च तम प द यत यम, न धमर प र त ठत च तम प द यत यम, न क व च प र त ठत च तम प द यत यम त क य ह त? य प र त ठत तद व प र त ठतम त म द व तथ गत भ षत -अप र त ठत न ब धस व न द न द त यम न पश दग धरस पशर धमर प र त ठत न द न द त यम अ प त खल प न स भ त ब धस व न एव प द नप र य ग कतर य सवर स व न मथ र य त क य ह त? य च ष स भ त स वस ज ञ, स व अस ज ञ य एव त सवर स व तथ गत न भ षत त एव अस व त क य ह त? भ तव द स भ त तथ गत, स यव द तथ व द अन यथ व द तथ गत, न वतथव द तथ गत 246

248 अ प त खल प न स भ त य तथ गत न धम ऽ भस ब द ध द शत न य त, न तत र स य न म ष त यथ प न म स भ त प ष ऽ धक रप र व ट न क चद प प य त, एव व त प तत ब धस व द र ट य य व त प तत द न प र यज त त यथ प न म स भ त चक ष म न प ष प रभ त य र त र स य ऽ य गत न न वध न प ण प य त, एवमव त प तत ब धस व द र ट य य ऽव त प तत द न प र यज त अ प त खल प न स भ त य क लप त र व क लद हतर व इम धमर पय र यम ग रह य त ध र य य त व च य य त पयर व य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त, ज ञ त त स भ त तथ गत न ब द धज ञ न न, ट त स भ त तथ गत न ब द धचक ष ष, ब द ध त तथ गत न सव त स भ त स व 247

249 अप रम यमस ख य य प य क ध प रस व य त प र तग रह य त १४ य च खल प न स भ त त र व प ष व प व र णक लसमय गङ ग नद व ल क सम न म भ व न प र यज त, एव म य नक लसमय गङ ग नद व ल क सम न मभ व न प र यज त, स य नक लसमय गङ ग नद व ल क सम न मभ व न प र यज त, अन न पय र य ण बह न क पक ट नय तशतसह य मभ व न प र यज त, य च म धमर पय र य व न प र त क षप त, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रस न य दप रम यम स ख य यम, क प नव र द य ल ख व उ ग ण य द ध रय व चय पयर व न य त, पर य च व तर ण स प रक शय त अ प त खल प न स भ त अ च य ऽत य ऽय धमर पय र य अय च स भ त धमर पय र य तथ गत न 248

250 भ षत ऽग रय नस प र थत न स व न मथ र य, ठय नस प र थत न स व न मथ र य य इम धमर पय र यम ग रह य त ध र य य त व च य य त पयर व य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त, ज ञ त त स भ त तथ गत न ब द धज ञ न न, ट त स भ त तथ गत न ब द धचक ष ष, ब द ध त तथ गत न सव त स भ त स व अप रम य ण प य क ध न सम व गत भ व य त अ च य न त य न म य न प रम ण न प य क ध न सम व गत भ व य त सव त स भ त स व सम श न ब ध ध र य य त वच य य त पयर व य त त क य ह त? न ह शक य स भ त अय धमर पय र य ह न धम क तक स व त म, न म टक नर स व टक नर ज व टक नर प गल टक न ब धस वप र तज ञ स व 249

251 शक यमय धमर पय र य त व उ ग रह त व ध र यत व व च यत व पयर व त व न द थ न व यत अ प त खल प न स भ त यत र प थव प रद श इद स त र प रकश य यत, प जन य स प थव प रद श भ व य त सद वम न ष स र य ल क य व दन य प रद क षण य च स प थव प रद श भ व य त, च यभ त स प थव प रद श भ व य त १५ अ प त य त स भ त क लप त र व क लद हतर व इम न व प न स त र त न ग रह य त ध र य य त व च य य त पयर व य त, य नश च मन सक र य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त, त प रभ त भ व य त, स प रभ त च भ व य त त क य ह त? य न च त ष स भ त स व न प वर ज मक यश भ न कम र ण क त यप यस वतर न य न, ट एव धम 250

252 प रभ ततय त न प वर ज मक यश भ न कम र ण क षप य य त, ब द धब ध च न प र य त अ भज न यह स भ त अत त ऽ व यस ख य य क प रस ख य यतर द र प कर य तथ गत य हर त स यक स ब द ध य पर ण परतर ण चत रश त ब द धक ट नय तशतसह यभ वन य मय र गत, आर ग य न वर गत य च मय स भ त त ब द ध भगव त आर गत, आर ग य न वर गत, य च प चम क ल प चम समय प चम य प चश य सद धमर वप रल पक ल वतर म न इम न व प न स त र त न ग रह य त ध र य य त व च य य त पयर व य त, पर य च व तर ण स प रक श य य त, अ य खल प न स भ त प य क ध य तक दस प वर क प य क ध शततम म प कल न प त, सह तम म प शतसह तम म प क टम म प क टशततम म प 251

253 क टशतसह तम म प क ट नय तशतसह त म म प स ख य म प कल म प गणन म प उपम म प उप नषदम प य वद प यम प न क षमत सच प न स भ त त ष क लप त र ण क लद हत ण व अह प य क ध भ ष यम, य व त क लप त र व क लद हतर व त मन समय प य क ध प रस व य त, प र तग रह य त, उ म द स व अन प र न य च त वक ष प व ग छ य अ प त खल प न स भ त अ च य ऽत य ऽय धमर पय र य तथ गत न भ षत अ य अ च य एव वप क प र तक ङ क षत य १६ अथ ख व य म न स भ तभर गव तम तदव चत -कथ भगवन ब धस वय नस प र थत न थ त यम, कथ प र तप त यम, कथ च त प रग रह त यम? भगव न ह- इह स भ त ब धस वय नस प र थत न एव च तम प द यत यम - सव स व मय अन प धश ष नव र णध त प र नव र प यत य एव स स व न 252

254 प र नव र य न क च स व प र नव र पत भव त त क य ह त? सच स भ त ब धस व य स वस ज ञ प रवत त, न स ब धस व इ त वक त य ज वस ज ञ व य व प गलस ज ञ व प रवत त, न स ब धस व इ त वक त य त क य ह त? न त स भ त स क चद धम य ब धस वय नस प र थत न म त क म यस स भ त अ त स क चद धम य तथ गत न द प कर य तथ गत य तक दन तर स यक स ब धम भस ब द ध? एवम क त आय म न स भ तभर गव तम तदव चत - यथ ह भगवत भ षत य थर म ज न म, न त स भगवन क चद धम य तथ गत न द प कर य तथ गत य हर त स यक स ब द ध य तक दन तर स यक स ब धम भ स ब द ध एवम क त भगव न य म त स भ तम तदव चत - एवम त स भ त, एवम तत न त 253

255 स भ त स क चद धम य तथ गत न द प कर य तथ गत य हर त स यक स ब द ध य तक दन तर स यक स ब धम भस ब द ध सच प न स भ त क चद धमर तथ गत न भस ब द ध ऽभ व यत, न म द प कर तथ गत य क र यत -भ व य स व म णव अन गत ऽ व न श क यम नन र म तथ गत ऽहर न स यक स ब द ध इ त य म त हर स भ त तथ गत न हर त स यक स ब द ध न न त स क चद धम य ऽन तर स यक स ब धम भस ब द ध, त म दह द प कर ण तथ गत न य क तभ व य स व म णव अन गत ऽ व न श क यम नन र म तथ गत ऽहर न स यक स ब द ध त क य ह त? तथ गत इ त स भ त भ ततथत य एतद धवचनम तथ गत इ त स भ त अन प दधमर त य एतद धवचनम तथ गत इ त स भ त धम छ द य तद धवचनम तथ गत इ त स भ त अ य त न प न य तद धवचनम त क य 254

256 ह त? एष स भ त अन प द य परम थर य क च स भ त एव वद त -तथ गत न हर त स यक स ब द ध न अन तर स यक स ब धर भस ब द ध त, स वतथ वद त अ य चक ष त म स स भ त असत ग ह त न त क य ह त -? न त स भ त स क चद धम य तथ गत न अन तर स यक स ब धम भस ब द ध य च स भ त तथ गत न धम ऽ भस ब द ध द शत व तत र न स य न म ष त म तथ गत भ षत सवर धम र ब द धधम र इ त त क य ह त? सवर धम र इ त स भ त अधम र तथ गत न भ षत त म द य त सवर धम र ब द धधम र इ त त यथ प न म स भ त प ष भव द प तक य मह क य? आय म न स भ तर ह- य ऽस भगव तथ गत न प ष भ षत उप तक य मह क य इ त, अक य स भगव तथ गत न भ षत त न यत उप तक य मह क य इ त 255

257 भगव न ह -एवम त स भ त य ब धस व एव वद त - अह स व न प र नव र प य य म त, न स ब धस व इ त वक त य त क य ह त? अ त स भ त स क चद धम य ब धस व न म? स भ तर ह-न ह द भगवन न त स क चद धम य ब धस व न म भगव न ह- स व स व इ त स भ त अस व त तथ गत न भ षत, त न य त स व इ त त म तथ गत भ षत - नर म न सवर धम र नज र व न प ष न प गल सवर धम र इ त य स भ त ब धस व एव वद त - अह क ष त र य ह न प द य य म त, स वतथ वद त त क य ह त? क ष त र य ह क ष त र य ह इ त स भ त अ य ह त तथ गत न भ षत त न य त क ष त र य ह इ त 256

258 य स भ त ब धस व नर म न धम र नर म न धम र इ य धम यत, तथ गत न हर त स यक स ब द ध न ब धस व मह स व इ य ख य त १७ भगव न ह- त क म यस स भ त -स व यत तथ गत य म सचक ष? स भ तर ह- एवम तद भगवन, स व यत तथ गत य म सचक ष भगव न ह-त क म यस स भ त स व यत तथ गत य द य चक ष? स भ तर ह-एवम तद भगवन, स व यत तथ गत य द य चक ष भगव न ह-त क म यस स भ त स व यत तथ गत य प रज ञ चक ष? स भ तर ह- एवम तद भगवन, स व यत तथ गत य प रज ञ चक ष भगव न ह-त क म यस स भ त स व यत तथ गत य धमर चक ष? स भ तर ह-एवम तद भगवन, स व यत तथ गत य धमर चक ष भगव न ह- त क म यस स भ त स व यत तथ गत य ब द धचक ष? स भ तर ह-एवम तद भगवन, स व यत तथ गत 257

259 ब द धचक ष भगव न ह-त क म यस स भ त य व य गङ ग य मह न य व ल क, अ प न त व ल क तथ गत न भ षत? स भ तर ह- एवम तद भगवन, एवम तत स गत भ षत तथ गत न व ल क भगव न ह-त क म यस स भ त य व य गङ ग य मह न य व ल क, त व य एव गङ ग न य भव य, त स व व ल क, त व त च ल कध तव भव य, क च बहव त ल कध तव भव य? स भ तर ह-एवम तद भगवन, एवम तत स गत बहव त ल कध तव भव य भगव न ह-य व त स भ त त ष ल कध त ष स व, त ष मह न न भ व च तध र प रज न म त क य ह त? च तध र च तध र त स भ त अध र ष तथ गत न भ षत, त न यत च तध र त त क य ह त? अत त स भ त च त न पल यत अन गत च त न पल यत प र य प न च त न पल यत १८ 258

260 त क म यस स भ त य क च क लप त र व क लद हत व इम त रस ह मह स ह ल कध त स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, अ प न स क लप त र व क लद हत व तत नद न बह प य क ध प रस न य त? स भ तर ह- बह भगवन, बह स गत भगव न ह-एवम त स भ त, एवम तत बह स क लप त र व क लद हत व तत नद न प य क ध प रस न य दप रम यमस ख य यम त क य ह त? प य क ध प य क ध इ त स भ त अ क ध स तथ गत न भ षत त न यत प य क ध इ त सच त प न स भ त प य क ध ऽभ व यत, न तथ गत ऽभ ष यत प य क ध प य क ध इ त १९ त क म यस स भ त पक यप र न प य तथ गत द र ट य? स भ तर ह-न ह द भगवन न 259

261 पक यप र न प य तथ गत द र ट य त क य ह त? पक यप र न प त पक यप र न प त र त भगवन अप र न प तर ष तथ गत न भ षत त न यत पक यप र न प त र त भगव न ह- त क म यस स भ त लक षणस पद तथ गत द र ट य? स भ तर ह-न ह द भगव न न लक षणस पद तथ गत द र ट य त क य ह त? य ष भगवन लक षणस प तथ गत न भ षत, अलक षणस पद ष तथ गत न भ षत त न यत लक षणस प द त २० भगव न ह- त क म यस स भ त अ प न तथ गत य व भव त-मय धम द शत इ त? स भ तर ह-न ह द भगवन तथ गत य व भव त-मय धम द शत इ त भगव न ह-य स भ त एव वद त - तथ गत न धम द शत इ त, स वतथ वद त अ य चक ष त म स स भ त असत ग ह त न त क य 260

262 ह त? धमर द शन धमर द शन त स भ त न त स क चद धम य धमर द शन न म पल यत एवम क त आय म न स भ तभर गव तम तदव चत - अ त भगवन क च स व भ व य यन गत ऽ व न प चम क ल प चम समय प चम य प चश य सद धमर वप रल प वतर म न, य इम न व प न धम र न व अ भ द ध य त भगव न ह- न त स भ त स व न स व त क य ह त? स व स व इ त स भ त सव त स भ त अस व तथ गत न भ षत त न य त स व इ त २१ त क म यस स भ त -अ प न अ त स क चद धमर, य तथ गत न न तर स यक स ब धम भस ब द ध? आय म न स भ तर ह-न ह द भगवन न त स भगवन क चद धम य तथ गत न न तर स यक स ब धम भस ब द ध भगव न ह-एवम त स भ त, एवम तत अण र प तत र धम न स व यत 261

263 न पल यत त न यत अन तर स यक स ब ध र त २२ अ प त खल प न स भ त सम स धम न तत र क च वषम त न यत अन तर स यक स ब ध र त नर म व न न स व व न नज र व व न न प गल व न सम स अन तर स यक स ब ध सव क शल धर म र भस ब यत त क य ह त? क शल धम र क शल धम र इ त स भ त अधम र च व त तथ गत न भ षत त न य त क शल धम र इ त २३ य च खल प न स भ त त र व प ष व य व त त रस ह मह स ह ल कध त स म रव पवर तर ज न, त वत र श न स त न र न न म भस य तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, य च क लप त र व क लद हत व इत प रज ञ प र मत य धमर पय र य द तश चत प दक म प 262

264 ग थ म ग य पर य द शय त, अ य स भ त प य क ध य अस प वर क प य क ध शततम म प कल न प त, य वद प नषदम प न क षमत २४ त क म यस स भ त -अ प न तथ गत य व भव त- मय स व प रम चत इ त? न खल प न स भ त एव द र ट यम त क य ह त? न त स भ त क च स व य तथ गत न प रम चत य द प न स भ त क च स व ऽभ व य य तथ गत न प रम चत य त, स एव तथ गत य मग र ह ऽभ व यत, स वग र ह ज वग र ह प गलग र ह ऽभ व यत आ मग र ह इ त स भ त अग र ह एष तथ गत न भ षत स च ब लप थग जन ग ह त ब लप थग जन इ त स भ त अजन एव त तथ गत न भ षत त न य त ब लप थग जन इ त २५ 263

265 त क म यस स भ त -लक षणस पद तथ गत द र ट य? स भ तर ह-न ह द भगवन यथ ह भगवत भ षत य थर म ज न म, न लक षणस पद तथ गत द र ट य भगव न ह-स ध स ध स भ त, एवम त स भ त, एवम त यथ वद स न लक षणस पद तथ गत द र ट य त क य ह त? सच प न स भ त लक षणस पद तथ गत द र ट य ऽभ व यत, र ज प चक रवत र तथ गत ऽभ व यत त म न लक षणस पद तथ गत द र ट य आय म न स भ तभर गव तम तद व चत - यथ ह भगवत भ षत य थर म ज न म, न लक षणस पद तथ गत द र ट य अथ खल भगव त य व ल य मम ग थ अभ षत- य म प ण च द र क ष य म घ ष ण च वग म य प रह णप रस त न म द र य त त जन १ धमर त ब द ध द र ट य धमर क य ह न यक 264

266 धमर त च न वज ञ य न स शक य वज नत म २ २६ त क म यस स भ त लक षणस पद तथ गत न अन तर स यक स ब धर भस ब द ध? न खल प न त स भ त एव द र ट यम त क य ह त? न ह स भ त लक षणस पद तथ गत न अन तर स यक स ब धर भस ब द ध य त न खल प न त स भ त क चद व वद त -ब धस वय नस प र थत क य चद धमर य वन श प रज ञ त उ छ द व त न खल प न त स भ त एव द र ट यम त क य ह त? न ब धस वय नस प र थत क य चद धमर य वन श प रज ञ त न छ द २७ य च खल प न स भ त क लप त र व क लद हत व गङ ग नद व ल क सम ल कध त न स तर नप रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, य च ब धस व नर मक वन प तक ष 265

267 धम ष क ष त प र तलभत, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रसव दप रम यमस ख य यम न खल प न स भ त ब धस व न मह स व न प य क ध प रग रह त य आय म न स भ तर ह- नन भगवन ब धस व न प य क ध प रग रह त य? भगव न ह-प रग रह त य स भ त न ग रह त य त न यत प रग रह त य इ त २८ अ प त खल प न स भ त य क चद व वद त -तथ गत ग छ त व आग छ त व त ठ त व नष द त व, श य व क पय त, न म स भ त (स) भ षत य थर म ज न त त क य ह त? तथ गत इ त स भ त उ यत न क व च गत न क त चद गत त न यत तथ गत ऽहर न स यक स ब द ध इ त २९ य च खल प न स भ त क लप त र व क लद हत व य व त त रस ह मह स ह ल कध त प थव रज स, त वत ल कध त न म व प म ष 266

268 क य र त य वद वमस ख य य न व य ण त यथ प न म परम ण स चय, त क म यस स भ त -अ प न बह स परम ण स चय भव त? स भ तर ह-एवम तद भगवन, एवम त स गत बह स परम ण स चय भव त त क य ह त? सच द भगवन बह परम ण स चय ऽभ व यत, न भगव नव यत - परम ण स चय इ त त क य ह त? य ऽस भगवन परम ण स चय तथ गत न भ षत, अस चय स तथ गत न भ षत त न यत परम ण स चय इ त य च तथ गत न भ षत त रस ह मह स ह ल कध त र त, अध त स तथ गत न भ षत त न यत त रस ह मह स ह ल कध त र त त क य ह त? सच द भगवन ल कध त रभ व यत, स एव प डग र ह ऽभ व यत य च व प डग र ह तथ गत न भ षत, अग र ह स तथ गत न भ षत त न यत प डग र ह इ त भगव न ह- 267

269 प डग र ह च व स भ त अ यवह र ऽन भल य न स धम न धमर स च ब लप थग जन ग ह त ३० त क य ह त? य ह क च स भ त एव वद त - आ म ट तथ गत न भ षत, स व ट ज र व ट प गल ट तथ गत न भ षत, अ प न स स भ त स यग वदम न वद त? स भ तर ह-न ह द भगवन, न ह द स गत, न स यग वदम न वद त त क य ह त? य स भगवन आ म ट तथ गत न भ षत, अ ट स तथ गत न भ षत त न यत आ म ट र त भगव न ह-एव ह स भ त ब धस वय नस प र थत न सवर धम र ज ञ त य द र ट य अ धम क त य तथ च ज ञ त य द र ट य अ धम क त य, यथ न धमर स ज ञ य म प प र य प त ठ न धमर स ज ञ य म त क य ह त? धमर स ज ञ धमर स ज ञ त स भ त अस ज ञ ष तथ गत न भ षत त न यत धमर स ज ञ त ३१ 268

270 य च खल प न स भ त ब धस व मह स व ऽप रम य नस ख य य ल कध त न स तर न प रप णर क व तथ गत य ऽहर द भय स यक स ब द ध य द न द य त, य च क लप त र व क लद हत व इत प रज ञ प र मत य धमर पय र य द तश चत प दक म प ग थ म ग य ध रय शय व चय त पयर व न य त, पर य च व तर ण स प रक शय त, अयम व तत नद न बह तर प य क ध प रस न य दप रम यमस ख य यम कथ च स प रक शय त? त यथ क श - त रक त मर द प म य व य य ब ब दम व न च व य दभ र च एव द र ट य स क तम तथ प रक शय त, त न यत स प रक शय द त इदमव च गव न आ तमन थ वरस भ त त च भक ष भक ष य प सक प सक त च ब धस व सद वम न ष स रग धवर च ल क भगवत भ षतम यन द न त ३२ 269

271 आयर वज र छ दक भगवत प रज ञ प र मत सम त 270

272 vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitāsūtram namo bhagavatyā āryaprajñāpāramitāyai evaṁ mayā śrutam ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṁ viharati sma jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṁghena sārthaṁ trayodaśabhir bhikṣuśataiḥ saṁbahulaiś ca bodhisattvair mahāsattvaiḥ atha khalu bhagavān pūrvāhṇakālasamaye nivāsya pātracīvaram ādāya śrāvastīṁ mahā nagarīṁ piṇḍāya prāvikṣat atha khalu bhagavān śrāvastīṁ mahānagarīṁ piṇḍāya caritvā kṛtabhaktakṛtyaḥ paścādbhakta piṇḍapātapratikrāntaḥ pātracīvaraṁ pratiśāmya pādau prakṣālya nyaṣīdat prajñapta evāsane paryaṅkamābhujya ṛjuṁ kāyaṁ praṇidhāya pratimukhīṁ smṛtimupasthāpya atha khalu saṁbahulā bhikṣavo yena bhagavāṁs tenopasaṁkrāman upasaṁkramya bhagavataḥ pādau śirobhirabhivandya bhagavantaṁ triṣpradakṣiṇīkṛtya ekānte nyaṣīdan 1 271

273 tena khalu punaḥ samayenāyuṣmān subhutis tasyām eva parṣadi saṁnipatito 'bhūtsaṁniṣaṇṇaḥ atha khalvāyuṣmān subhūtir utthāyāsanādekāṁsam uttarāsaṅgaṁ kṛtvā dakṣiṇaṁ jānumaṇḍalaṁ pṛthivyāṁ pratiṣṭhāpya yena bhagavāṁstenāñjaliṁ praṇamya bhagavantam etad avocat āścaryaṁ bhagavan, paramāścaryaṁ sugata, yāvad eva tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena bodhisattvā mahāsattvā anuparigṛhītāḥ parameṇānugraheṇa āścaryaṁ bhagavan yāvad eva tathāgatenārhatā samyak saṁbuddhena bodhisattvā mahāsattvāḥ parīnditāḥ paramayā parīndanayā tat kathaṁ bhagavan bodhisattvayānasaṁprasthitena kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā sthātavyaṁ kathaṁ pratipattavyaṁ kathaṁ cittaṁ pragrahītavyam? evam ukte bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat sādhu sādhu subhūte, evam etat subhūte, evam etad yathā vadasi anuparigṛhītās tathāgatena bodhisattvā mahāsattvāḥ 272

274 parameṇānugraheṇa parīnditās tathāgatena bodhisattvā mahāsattvāḥ paramayā parīndanayā tena hi subhūte śṛṇu, sādhu ca suṣṭhu ca manasi kuru, bhāṣiṣye 'haṁ te yathā bodhisattvayānasaṁprasthitena sthātavyaṁ yathā pratipattavyaṁ yathā cittaṁ pragrahītavyam evaṁ bhagavan ityāyuṣyān subhūtir bhagavataḥ pratyaśrauṣīt 2 bhagavān asya itad avocat iha subhūte bodhisattvayānasaṁprasthitenaiva cittam utpādayitavyam yāvantaḥ subhūte sattvāḥ sattvadhātau sattvasaṁgraheṇa saṁgṛhītā aṇḍajā vā jarāyujā vā saṁsvedajā vā aupapādukā vā rūpiṇo vā arūpiṇo vā saṁjñino vā asaṁjñino vā naivasaṁjñino nāsaṁjñino vā, yāvān kaścit sattvadhātuḥ prajñapyamānaḥ prajñapyate, te ca mayā sarve 'nupadhiśeṣe nirvāṇadhātau parinirvāpayitavyāḥ evam aparimāṇānapi sattvān parinirvāpya na kaścit sattvaḥ parinirvāpito bhavati tat kasya hetoḥ? sacet subhūte bodhisattvasya sattvasaṁjñā pravarteta, na sa bodhisattva iti vaktavyaḥ tat kasya 273

275 hetoḥ? na sa subhūte bodhisattvo vaktavyo yasya sattvasaṁjñā pravarteta, jīvasaṁjñā vā pudgalasaṁjñā va pravarteta 3 api tu khalu punaḥ subhute na bodhisattvena vastupratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam, na kvacit pratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam na rūpapratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam na śabdagandharasaspraṣṭavya dharmeṣu pratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam evaṁ hi sūbhūte bodhisattvena mahāsattvena dānaṁ dātavyaṁ yathā na nimittasaṁjñāyāmapi pratitiṣṭhet tatkasya hetoḥ? yaḥ subhūte bodhisattvo 'pratiṣṭhito dānaṁ dadāti, tasya subhūte puṇyaskandhasya na sukaraṁ pramāṇāmudgrahītum tat kiṁ manyase subhūte sukaraṁ pūrvasyāṁ diśi ākāśasya pramāṇamudgrahītum? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan bhagavān āha evaṁ dakṣiṇapaścimottarāsu adha ūrdhvaṁ digvidikṣu samantāddaśasu dikṣu sukaramākāśasya pramāṇam udgrahītum? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan bhagavān āha evam eva subhūte yo 274

276 bodhisattvo 'pratiṣṭhito dānaṁ dadāti, tasya subhūte puṇyaskandhasya na sukaraṁ pramāṇamudgrahītum evaṁ hi subhūte bodhisattvayānasaṁprasthitena dānaṁ dātavyaṁ yathā na nimittasaṁjñāyām api pratitiṣṭhet 4 tat kiṁ manyase subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ tat kasya hetoḥ? yā sā bhagavan lakṣaṇasaṁpattathāgatena bhāṣitā saivālakṣaṇasaṁpat evam ukte bhagavānāyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat yāvatsubhūte lakṣaṇasaṁpat tāvanmṛṣā, yāvad alakṣaṇasaṁpat tāvan na mṛṣeti hi lakṣaṇālakṣaṇatastathāgato draṣṭavyaḥ 5 evam ukte āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocat asti bhagavan kecitsattvā bhaviṣyantyanāgate'dhvani paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralopakāle vartamāne, ye imeṣvevaṁrūpeṣu sūtrāntapadeṣu bhāṣyamāṇeṣu bhūtasaṁjñāmutpādayiṣyanti api tu 275

277 khalu punaḥ subhūte bhaviṣyanty anāgate'dhvani bodhisattvā mahāsattvāḥ paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralope vartamāne guṇavantaḥ śīlavantaḥ prajñāvantaśca bhaviṣyanti, ye imeṣv evaṁ rūpeṣu sūtrāntapadeṣu bhāṣyamāṇeṣu bhūtasaṁjñāmutpāadayiṣyanti na khalu punas te subhūte bodhisattvā mahāsattvā ekabuddhaparyupāsitā bhaviṣyanti, naikabuddhāvaropita kuśalamūlā bhaviṣyanti api tu khalu punaḥ subhūte anekabuddhaśatasahasraparyupāsitā anekabuddha śatasahasrāvaropita kuśalamūlās te bodhisattvā mahāsattvā bhaviṣyanti, ye imeṣvevaṁrūpeṣu sūtrāntapadeṣu bhāṣyamāṇeṣu ekacittaprasādamapi pratilapsyante jñātās te subhūte tathāgatena buddhajñānena, dṛṣṭāste subhūte tathāgatena buddhacakṣuṣā, buddhāste subhūte tathāgatena sarve te subhūte aprameyamasaṁkhyeyaṁ puṇyaskandhaṁ prasaviṣyanti pratigrahīṣyanti tat kasya hetoḥ? na hi subhūte teṣāṁ bodhisattvānāṁ mahāsattvānām 276

278 ātmasaṁjñā pravartate, na sattvasaṁjñā, na jīvasaṁjñā, na pudgalasaṁjñā pravartate nāpi teṣāṁ subhūte bodhisattvānāṁ mahāsattvānāṁ dharmasaṁjñā pravartate evaṁ nādharmasaṁjñā nāpi teṣāṁ subhūte saṁjñā nāsaṁjñā pravartate tatkasya hetoḥ? sacetsubhūte teṣāṁ bodhisattvānāṁ mahāsattvānāṁ dharmasaṁjñā pravarteta, sa eva teṣāmātmagrāho bhavet, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho bhavet sacedadharmasaṁjñā pravarteta, sa eva teṣāmātmagrāho bhavet, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāha iti tat kasya hetoḥ? na khalu punaḥ subhūte bodhisattvena mahāsattvena dharma udgrahītavyo nādharmaḥ tasmād iyaṁ tathāgatena saṁdhāya vāgbhāṣitākolopamaṁ dharmaparyāyamājānadbhidharmā eva prahātavyāḥ prāgevādharmā iti 6 punar aparaṁ bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat tatkiṁ manyase subhūte, asti sa kaścid dharmo yas tathāgatenānuttarā samyaksaṁbodhir ity 277

279 abhisaṁbuddhaḥ, kaścid vā dharmas tathāgatena deśitaḥ? evam ukte āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocatyathāhaṁ bhagavan bhagavato bhāṣitasyārthamājānāmi, nāsti sa kaścid dharmo yas tathāgatena anuttarā samyaksaṁbodhirityabhisaṁbuddhaḥ, nāsti dharmo yas tathāgatena deśitaḥ tatkasya hetoḥ? yo'sau tathāgatena dharmo'bhisaṁbuddho deśito vā, agrāhyaḥ so'nabhilapyaḥ na sa dharmo nādharmaḥ tatkasya hetoḥ? asaṁskṛtaprabhāvitā hyāryapudgalāḥ 7 bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte yaḥ kaścit kulaputro vā kuladuhitā vā imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, api nu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ bahu puṇyaskandhaṁ prasunuyāt subhūtir āha bahu bhagavan, bahu sugata sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyāt tat kasya hetoḥ? yo 'sau bhagavan puṇyaskandhas tathāgatena bhāṣitaḥ, 278

280 askandhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tasmāt tathāgato bhāṣate puṇyaskandhaḥ puṇyaskandha iti bhagavān āha yaś ca khalu punaḥ subhūte kulaputro vā kuladuhitā va imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhyaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya parebhyo vistareṇa deśayet saṁprakāśayet, ayam eva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyasaṁkhyeyam tatkasya hetoḥ? atonirjātā hi subhūte tathāgatānām arhatāṁ samyaksaṁbuddhānām anuttarā samyaksaṁbodhiḥ, atonirjātāśca buddhā bhagavantaḥ tat kasya hetoḥ? buddhadharmā buddhadharmā iti subhūte abuddhadharmāś caiva te tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante buddhadharmā iti 8 tat kiṁ manyase subhūte api nu srotaāpannasyaivaṁ bhavati mayā srotaāpattiphalaṁ prāptamiti? Subhūtir āha no 279

281 hīdaṁ bhagavan na srotaāpannasyaivaṁ bhavati mayā srotaāpattiphalaṁ prāptamiti tat kasya hetoḥ? na hi sa bhagavan kaṁcid dharmamāpannaḥ, tenocyate srotaāpanna iti na rūpam āpanno na śabdān na gandhān na rasān na spraṣṭavyān dharmānāpannaḥ tenocyate srotaāpanna iti saced bhagavan srotaāpannasyaivaṁ bhavet mayā srotaāpattiphalaṁ prāptam iti, sa eva tasyātmagrāho bhavet, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho bhaved iti bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte api nu sakṛdāgāmina evaṁ bhavati mayā sakṛdāgāmiphalaṁ prāptam iti? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan sa sakṛdāgāmina evaṁ bhavati mayā sakṛdāgāmiphalaṁ prāptamiti tatkasya hetoḥ? na hi sa kaścid dharmo yaḥ sakṛdāgāmitvamāpannaḥ tenocyate sakṛdāgāmīti bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte api nu anāgāmina evaṁ bhavatimayānāgāmiphalaṁ prāptam iti? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan na anāgāmina 280

282 evaṁ bhavati mayā anāgāmiphalaṁ prāptamiti tat kasya hetoḥ? na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo 'nāgāmitvamāpannaḥ tenocyate anāgāmīti bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte api nu arhata evaṁ bhavati mayā arhattvaṁ prāptam iti? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan nārhata evaṁ bhavatimayā arhattvaṁ prāptam iti tat kasya hetoḥ? na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo 'rhan nāma tenocyate arhann iti saced bhagavan arhata evaṁ bhavet mayā arhattvaṁ prāptam iti, sa eva tasyātmagrāho bhavet, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho bhavet tat kasya hetoḥ? aham asmi bhagavaṁs tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena araṇāvihāriṇāmagryo nirdiṣṭaḥ aham asmi bhagavan arhan vītarāgaḥ na ca me bhagavann evaṁ bhavatiarhannasmyahaṁ vītarāga iti sacen mama bhagavann evaṁ bhavet mayā arhattvaṁ prāptam iti, na māṁ tathāgato vyākariṣyadaraṇāvihāriṇāmagryaḥ 281

283 subhūtiḥ kulaputro na kvacid viharati, tenocyate araṇāvihārī araṇāvihārīti 9 bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūteasti sa kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhatasamyaksaṁbuddhasyāntikād udgṛhītaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan nāsti sa kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasyāntikād udgṛhītaḥ bhagavān āha yaḥ kaścit subhūte bodhisattva evaṁ vadet ahaṁ kṣetravyūhān niṣpādayiṣyāmīti, sa vitathaṁ vadet tatkasya hetoḥ? kṣetravyūhāḥ kṣetravyūhā iti subhūte avyūhāste tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante kṣetravyūhā iti tasmāt tarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena evam apratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyaṁ yanna kvacit pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam na rūpapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyaṁ na śabdagandharasaspraṣṭavyadharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam tadyathāpi nāma subhūte puruṣo bhaved 282

284 upetakāyo mahākāyo yattasyaivaṁ rūpa ātmabhāvaḥ syāt tadyathāpi nāma sumeruḥ parvatarājaḥ tat kiṁ manyase subhūte api nu mahān sa ātmabhāvo bhavet? subhūtir āha mahān sa bhagavān, mahān sugata sa ātmabhāvo bhavet tat kasya hetoḥ? ātmabhāva ātmabhāva iti bhagavan na bhāvaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyata ātmabhāva iti na hi bhagavan sa bhāvo nābhāvaḥ tenocyate ātmabhāva iti 10 bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūteyāvatyo gaṅgāyāṁ mahānadyāṁ vālukāstāvatya eva gaṅgānadyo bhaveyuḥ? tāsu yā vālukāḥ, api nu tā bahvayo bhaveyuḥ? subhūtir āha tā eva tāvadbhagavan bahvayo gaṅgānadyo bhaveyuḥ, prāgeva yāstāsu gaṅgānadīṣu vālukāḥ bhagavān āha ārocayāmi te subhūte, prativedayāmi te yāvatyastāsu gaṅgānadīṣu vālukā bhaveyus tāvato lokadhātūn kaścid eva strī vā puruṣo vā saptaratnaparipurṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, tat kiṁ manyase subhūte api nu sā strī vā puruṣo 283

285 vā tatonidānaṁ bahu puṇyaskandhaṁ prasunuyāt? subhūtir āha bahu bhagavan, bahu sugata strī vā puruṣo vā tatonidānaṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyam asaṁkhyeyam bhagavān āha yaś ca khalu punaḥ subhūte strī vā puruṣo vā tāvato lokadhātūn saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca kulaputro vā kuladuhitā vā ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthām udgṛhya parebhyo deśayet saṁprakāśayet, ayam eva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyamasaṁkhyeyam 11 api tu khalu punaḥ subhute yasmin pṛthivīpradeśe ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya bhāṣyeta vā saṁprakāśyeta vā, sa pṛthivīpradeśaścaityabhūto bhavet sa devamānuṣāsurasya lokasya, kaḥ punar vādo ye imaṁ dharmaparyāyaṁ sakalasamāptaṁ dhārayiṣyanti 284

286 vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti parameṇa te subhūte āścaryeṇa samanvāgatā bhaviṣyanti tasmiṁś ca subhūte pṛthivīpradeśe śāstā viharatyanyatarānyataro vā vijñagurusthānīyaḥ 12 evam ukte āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocat ko nāma ayaṁ bhagavan dharmaparyāyaḥ, kathaṁ cainaṁ dhārayāmi? evam ukte bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocatprajñāpāramitā nāmāyaṁ subhūte dharmaparyāyaḥ evaṁ cainaṁ dhāraya tatkasya hetoḥ? yaiva subhūte prajñāpāramitā tathāgatena bhāṣitā, saiva apāramitā tathāgatena bhāṣitā tenocyate prajñāpāramiteti tat kiṁ manyase subhūte api nu asti sa kaścid dharmo yas tathāgatena bhāṣitaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan nāsti sa kaściddharmo yastathāgatena bhāṣitaḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūteyāvat trisāhasramahāsāhasrelokadhātau 285

287 pṛthivīrajaḥ kaccit, tad bahu bhavet? subhūtir āha bahu bhagavan, bahu sugata pṛthivīrajo bhavet tat kasya hetoḥ? yat tad bhagavan pṛthivīrajastathāgatena bhāṣitam, arajas tad bhagavaṁs tathāgatena bhāṣitam tenocyate pṛthivīraja iti yo 'py asau lokadhātus tathāgatena bhāṣitaḥ, adhātuḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate lokadhātur iti bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte dvātriṁśanmahāpuruṣalakṣaṇais tathāgato 'rhan samyaksaṁbuddho draṣṭavyaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan dvātriṁśanmahāpuruṣalakṣaṇais tathāgato 'rhan samyaksaṁbuddho draṣṭavyaḥ tat kasya hetoḥ? yāni hi tāni bhagavan dvātriṁśanmahāpuruṣalakṣaṇāni tathāgatena bhāṣitāni, alakṣaṇāni tāni bhagavaṁs tathāgatena bhāṣitāni tenocyante dvātriṁśanmahāpuruṣalakṣaṇānīti bhagavān āha yaś ca khalu punaḥ subhūte strī vā puruṣo vā dine dine gaṅgānadī 286

288 vālukāsamānātmabhāvān parityajet, evaṁ parityajan gaṅgānadīvālukāsamān kalpāṁstānātmabhāvān parityajet, yaś ca ito dharmaparyāyadantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhyaparebhyo deśayet saṁprakāśayet, ayameva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyamasaṁkhyeyam. 13 atha khalv āyuṣmān subhūtir dharmavegenāśrūṇi prāmuñcat so 'śrūṇi pramṛjya bhagavantam etad avocatāścaryaṁ bhagavan, paramāścaryaṁ sugata, yāvad ayaṁ dharmaparyāyas tathāgatena bhāṣito'grayānasaṁprasthitānāṁ sattvānām arthāya, śreṣṭhayānasaṁprasthitānām arthāya, yato me bhagavan jñānamutpannam na mayā bhagavan jātv evaṁrūpo dharmaparyāyaḥ śrutapūrvaḥ parameṇa te bhagavan āścaryeṇa samanvāgatā bodhisattvā bhaviṣyanti, ye iha sūtre bhāṣyamāṇe śrutvā bhūtasaṁjñāmutpādayiṣyanti tat kasya hetoḥ? yā caiṣā bhagavan bhūtasaṁjñā, sa iva 287

289 abhūtasaṁjñā tasmāt tathāgato bhāṣatebhūtasaṁjñā bhūtasaṁjñeti na mama bhagavan āścaryaṁ yad aham imaṁ dharmaparyāyaṁ bhāṣyamāṇamavakalpayāmi adhimucye ye 'pi te bhagavan sattvā bhaviṣyantyanāgate 'dhvani paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralope vartamāne, ye imaṁ bhagavan dharmaparyāyam udgrahīṣyanti dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti, te paramāścaryeṇa samanvāgatā bhaviṣyanti api tu khalu punar bhagavan na teṣām ātmasaṁjñā pravartiṣyate, na sattvasaṁjñā na jīvasaṁjñā na pudgalasaṁjñā pravartiṣyate, nāpi teṣāṁ kācit saṁjñā nāsaṁjñā pravartate tatkasya hetoḥ? yā sā bhagavan ātmasaṁjñā, saivāsaṁjñā yā sattvasaṁjñā jīvasaṁjñā pudgalasaṁjñā, saivāsaṁjñā tat kasya hetoḥ? sarvasaṁjñāpagatā hi buddha bhagavantaḥ 288

290 evam ukte bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat evam etat subhūte, evam etat paramāścaryasamanvāgatāste sattvā bhaviṣyanti, ye iha subhūte sūtre bhāṣyamāṇe notrasiṣyanti na saṁtrasiṣyanti na saṁtrāsamāpatsyante tatkasya hetoḥ? paramapāramiteyaṁ subhūte tathāgatena bhāṣitā yadutāpāramitā yāṁ ca subhūte tathāgataḥ paramapāramitāṁ bhāṣate, tāmaparimāṇā api buddhā bhagavanto bhāṣante tenocyante paramapāramiteti api tu khalu punaḥ subhute yā tathāgatasya kṣāntipāramitā, saiva apāramitā tat kasya hetoḥ? yadā me subhūte kalirājā aṅgapratyaṅgamāṁsānyacchaitsīt, nāsīn me tasmin samaye ātmasaṁjñā vā sattvasaṁjñā vā jīvasaṁjñā vā pudgalasaṁjñā vā, nāpi me kācitsaṁjñā vā asaṁjñā vā babhūva tat kasya hetoḥ? sacen me subhūte tasmin samaye ātmasaṁjñā abhaviṣyat, vyāpādasaṁjñāpi me tasmin samaye 'bhaviṣyat sacet sattvasaṁjñā jīvasaṁjñā pudgalasaṁjñābhaviṣyat, vyāpādasaṁjñāpi me tasmin samaye'bhaviṣyat tat 289

291 kasya hetoḥ? abhijānāmy ahaṁ subhūte atīte'dhvani pañca jātiśatāni yadahaṁ kṣāntivādī ṛṣir abhūvam tatrāpi me nātmasaṁjñā babhūva, na sattvasaṁjñā, na jīvasaṁjñā, na pudgalasaṁjñā babhūva tasmāt tarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena sarva saṁjñā vivarjayitvā anuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau cittam utpādayitavyam na rūpapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na śabdagandha rasaspraṣṭavyadharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na dharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, nādharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na kvacit pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam tat kasya hetoḥ? yat pratiṣṭhitaṁ tad evāpratiṣṭhitam tasmād eva tathāgato bhāṣate apratiṣṭhitena bodhisattvena dānaṁ dātavyam na rūpaśabdagandharasasparśadharmapratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam api tu khalu punaḥ subhūte bodhisattvena evaṁrūpo dānaparityāgaḥ kartavyaḥ sarvasattvānāmarthāya tat kasya hetoḥ? yā caiṣā subhūte sattvasaṁjñā, saiva 290

292 asaṁjñā ya evaṁ te sarvasattvāstathāgatena bhāṣitāsta eva asattvāḥ tat kasya hetoḥ? bhūtavādī subhūte tathāgataḥ, satyavādī tathāvādī ananyathāvādī tathāgataḥ, na vitathavādī tathāgataḥ api tu khalu punaḥ subhūte yas tathāgatena dharmo 'bhisaṁbuddho deśito nidhyātaḥ, na tatra satyaṁ na mṛṣā tadyathāpi nāma subhūte puruṣo 'ndhakārapraviṣṭo na kiṁcid api paśyet, evaṁ vastupatito bodhisattvo draṣṭavyo yo vastupatito dānaṁ parityajati tadyathāpi nāma subhūte cakṣuṣmān puruṣaḥ prabhātāyāṁ rātrau sūrye 'bhyudgate nānavidhāni rūpāṇi paśyet, evam avastupatito bodhisattvo draṣṭavyo yo 'vastupatito dānaṁ parityajati api tu khalu punaḥ subhūte ye kulaputrā vā kuladuhitaro vā imaṁ dharmaparyāyamudgrahīṣyanti dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaś ca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti, jñātāste subhūte tathāgatena buddhajñānena, dṛṣṭāste subhūte tathāgatena 291

293 buddhacakṣuṣā, buddhāste tathāgatena sarve te subhūte sattvā aprameyamasaṁkhyeyaṁ puṇyaskandhaṁ prasaviṣyanti pratigrahīṣyanti 14 yaś ca khalu punaḥ subhūte strī vā puruṣo vā purvāhṇakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamānātmabhāvān parityajet, evaṁ madhyāhnakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamānātmabhāvān parityajet, sāyāhnakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamānātmabhāvān parityajet, anena paryāyeṇa bahūni kalpakoṭiniyutaśatasahasrāṇyātmabhāvān parityajet, yaś cemaṁ dharmaparyāyaṁ śrutvā na pratikṣipet, ayameva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyamasaṁkhyeyam, kaḥ punar vādo yo likhitvā udgṛhṇīyāddhārayedvācayet paryavāpnuyāt, parebhyaś ca vistareṇa saṁprakāśayet api tu khalu punaḥ subhūte acintyo 'tulyo 'yaṁ dharmaparyāyaḥ ayaṁ ca subhūte dharmaparyāyas tathāgatena bhāṣito 'grayānasaṁprasthitānāṁ sattvānām 292

294 arthāya, śreṣṭhayānasaṁprasthitānāṁ sattvānām arthāya ye imaṁ dharmaparyāyam udgrahīṣyanti dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti, jñātās te subhūte tathāgatena buddhajñānena, dṛṣṭāste subhūte tathāgatena buddhacakṣuṣā, buddhāste tathāgatena sarve te subhūte sattvā aprameyeṇa puṇyaskandhenāṁ samanvāgatā bhaviṣyanti acintyenātulyenāmāpyenāparimāṇena puṇyaskandhena samanvāgatā bhaviṣyanti sarve te subhūte sattvāḥ samāṁśena bodhiṁ dhārayiṣyanti vacayiṣyanti paryavāpsyanti tat kasya hetoḥ? na hi śakyaṁ subhūte ayaṁ dharmaparyāyo hīnādhimuktiakaiḥ sattvaiḥ śrotum, nātmadṛṣṭikair na sattvadṛṣṭikair na jīvadṛṣṭikair na pudgaladṛṣṭikaiḥ nābodhisattvapratijñai sattvaiḥ śakya mayaṁ dharmaparyāyaḥ śrotuṁ vā udgrahītuṁ vā dhārayituṁ vā vācayituṁ vā paryavāptuṁ vā nedaṁ sthānaṁ vidyate 293

295 api tu khalu punaḥ subhūte yatra pṛthivīpradeśe idaṁ sūtraṁ prakaśayiṣyate, pūjanīyaḥ sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati sa devamānuṣāsurasya lokasya vandanīyaḥ pradakṣiṇīyaś ca sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati, caityabhūtaḥ sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati 15 api tu ye te subhūte kulaputrā vā kuladuhitaro vā imān evaṁ rūpān sūtrāntānudgrahīṣyanti dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, yoniśaś ca manasikariṣyanti, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti, te paribhūtā bhaviṣyanti, suparibhūtāś ca bhaviṣyanti tat kasya hetoḥ? yāni ca teṣāṁ subhūte sattvānāṁ paurvajanmikānyaśubhāni karmāṇi kṛtānyapāyasaṁvartanīyāni, dṛṣṭa eva dharme paribhūtatayā tāni paurvajanmikānyaśubhāni karmāṇi kṣapayiṣyanti, buddhabodhiṁ cānuprāpsyanti abhijānāmyahaṁ subhūte atīte 'dhvany asaṁkhyeyaiḥ kalpairasaṁkhyeyatarair dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasya pareṇa paratareṇa 294

296 caturaśītibuddhakoṭiniyutaśatasahasrāṇy abhūvan ye mayārāgitāḥ, ārāgya na virāgitāḥ yacca mayā subhūte te buddhā bhagavanta ārāgitāḥ, ārāgya na virāgitāḥ, yac ca paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralopakāle vartamāne imān evaṁrūpān sūtrāntānudgrahīṣyanti dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaś ca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti, asya khalu punaḥ subhūte puṇyaskandhasyāntikādasau paurvakaḥ puṇyaskandhaḥ śatatamīmapi kalāṁ nopaiti, sahasratamīmapi śatasahasratamīmapi koṭimamipi koṭiśatatamīmapi koṭiśatasahasratamīmapi koṭiniyutaśatasahasratamīmapi saṁkhyām api kalāmapi gaṇanāmapi upamāmapi upaniṣadamapi yāvadaupamyamapi na kṣamate sacet punaḥ subhūte teṣāṁ kulaputrāṇāṁ kuladuhitṝṇāṁ vā ahaṁ puṇyaskandhaṁ bhāṣeyam, yāvatte kulaputrā vā kuladuhitaro vā tasmin samaye puṇyaskandhaṁ prasaviṣyanti, pratigrahīṣyanti, unmādaṁ sattvā 295

297 anuprāpnuyuścittavikṣepaṁ vā gaccheyuḥ api tu khalu punaḥ subhūte acintyo'tulyo 'yaṁ dharmaparyāyastathāgatena bhāṣitaḥ asya acintya eva vipākaḥ pratikāṅkṣitavyaḥ 16 atha khalv āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocat kathaṁ bhagavan bodhisattvayānasaṁprasthitena sthātavyam, kathaṁ pratipattavyam, kathaṁ cittaṁ pragrahītavyam? bhagavān āha iha subhūte bodhisattvayānasaṁprasthitena evaṁ cittam utpādayitavyam sarve sattvā mayā anupadhiśeṣe nirvāṇadhātau parinirvāpayitavyāḥ evaṁ sa sattvān parinirvāpya na kaścit sattvaḥ parinirvāpito bhavati tatkasya hetoḥ? sacet subhūte bodhisattvasya sattvasaṁjñā pravarteta, na sa bodhisattva iti vaktavyaḥ jīvasaṁjñā vā yāvat pudgalasaṁjñā vā pravarteta, na sa bodhisattva iti vaktavyaḥ tat kasya hetoḥ? nāsti subhūte sa kaścid dharmo yo bodhisattvayānasaṁprasthito nāma 296

298 tat kiṁ manyase subhūte asti sa kaścid dharmo yastathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyāntikād anuttarāṁ samyaksaṁbodhim abhisaṁbuddhaḥ? evamukte āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocat yathāhaṁ bhagavato bhāṣitasyārtham ājānāmi, nāsti sa bhagavan kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasyāntikādanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ evam ukte bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat evam etat subhūte, evam etat nāsti subhūte sa kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasyāntikādanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ sacet punaḥ subhūte kaścid dharmas tathāgatenābhisaṁbuddho'bhaviṣyat, na māṁ dīpaṁkarastathāgato vyākariṣyatbhaviṣyasi tvaṁ māṇava anāgate 'dhvani śākyamunirnāma tathāgato 'rhan samyaksaṁbuddha iti yasmāt tarhi subhūte tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena nāsti sa kaścid dharmo yo 'nuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ 297

299 tasmād ahaṁ dīpaṁkareṇa tathāgatena vyākṛta bhaviṣyasi tvaṁ māṇava anāgate'dhvani śākyamunirnāma tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha tatkasya hetoḥ? tathāgata iti subhūte bhūtatathatāyā etad adhivacanam tathāgata iti subhūte anutpādadharmatāyā etad adhivacanam tathāgata iti subhūte dharmocchedasyaitad adhivacanam tathāgata iti subhūte atyantānutpannasyaitad adhivacanam tat kasya hetoḥ? eṣa subhūte anutpādo yaḥ paramārthaḥ yaḥ kaścit subhūte evaṁ vadet tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena anuttarā samyaksaṁbodhir abhisaṁbuddheti, sa vitathaṁ vadet abhyācakṣīta māṁ sa subhūte asatodgṛhītena tatkasya hetoḥ? nāsti subhūte sa kaścid dharmo yas tathāgatena anuttarāṁ samyaksaṁbodhim abhisaṁbuddhaḥ yaśca subhūte tathāgatena dharmo 'bhisaṁbuddho deśito vā tatra na satyaṁ na mṛṣā tasmāt tathāgato bhāṣatesarvadharmā buddhadharmā iti tatkasya hetoḥ? sarvadharmā iti subhūte 298

300 adharmās tathāgatena bhāṣitāḥ tasmād ucyante sarvadharmā buddhadharmā iti tad yathāpi nāma subhūte puruṣo bhavedupetakāyo mahākāyaḥ? āyuṣmān subhūtir āha yo'sau bhagavaṁs tathāgatena puruṣo bhāṣita upetakāyo mahākāya iti, akāyaḥ sa bhagavaṁs tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate upetakāyo mahākāya iti bhagavān āha evam etat subhūte yo bodhisattva evaṁ vadet ahaṁ sattvān parinirvāpayiṣyāmiti, na sa bodhisattva iti vaktavyaḥ tatkasya hetoḥ? asti subhūte sa kaścid dharmo yo bodhisattvo nāma? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan nāsti sa kaścid dharmo yo bodhisattvo nāma bhagavānāha sattvāḥ sattvā iti subhūte asattvāste tathāgatena bhāṣitāḥ, tenocyante sattvā iti tasmāt tathāgato bhāṣate nirātmānaḥ sarvadharmā nirjīvā niṣpoṣā niṣpudgalāḥ sarvadharmā iti yaḥ subhūte bodhisattva evaṁ vadetahaṁ kṣetravyūhānniṣpādayiṣyāmīti, sa vitathaṁ vadet tat kasya hetoḥ? 299

301 kṣetravyūhāḥ kṣetravyūhā iti subhūte avyūhāste tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante kṣetravyūhā iti yaḥ subhūte bodhisattvo nirātmāno dharmā nirātmāno dharmā ity adhimucyate, tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena bodhisattvo mahāsattva ity ākhyātaḥ 17 bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte saṁvidyate tathāgatasya māṁsacakṣuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, saṁvidyate tathāgatasya māṁsacakṣuḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte saṁvidyate tathāgatasya divyaṁ cakṣuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, saṁvidyate tathāgatasya divyaṁ cakṣuḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte saṁvidyate tathāgatasya prajñācakṣuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, saṁvidyate tathāgatasya prajñācakṣuḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte saṁvidyate tathāgatasya dharmacakṣuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, saṁvidyate tathāgatasya dharmacakṣuḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte 300

302 saṁvidyate tathāgatasya buddhacakṣuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, saṁvidyate tathāgata buddhacakṣuḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte yāvantyo gaṅgāyāṁ mahānadyāṁ vālukāḥ, api nu tā vālukāstathāgatena bhāṣitāḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, evam etat sugata bhāṣitāsta thāgatena vālukāḥ bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte yāvatyo gaṅgāyāṁ mahānadyāṁ vālukāḥ, tāvatya eva gaṅgānadyo bhaveyuḥ, tāsu vā vālukāḥ, tāvantaś ca lokadhātavo bhaveyuḥ, kaccid bahavaste lokadhātavo bhaveyuḥ? subhūtir āha evam etad bhagavan, evam etat sugata bahavas te lokadhātavo bhaveyuḥ bhagavān āha yāvantaḥ subhūte teṣu lokadhātuṣu sattvāḥ, teṣām ahaṁ nānābhāvāṁ cittadhārāṁ prajānāmi tat kasya hetoḥ? cittadhārā cittadhāreti subhūte adhāraiṣā tathāgatena bhāṣitā, tenocyate cittadhāreti tat kasya hetoḥ? atītaṁ subhūte cittaṁ nopalabhyate anāgataṁ cittaṁ nopalabhyate pratyutpannaṁ cittaṁ nopalabhyate

303 tat kiṁ manyase subhūte yaḥ kaścit kulaputro vā kuladuhitā vā imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, api nu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ bahu puṇyaskandhaṁ prasunuyāt? subhūtir āha bahu bhagavan, bahu sugata bhagavān āha evam etat subhūte, evam etat bahu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyamasaṁkhyeyam tat kasya hetoḥ? puṇyaskandhaḥ puṇyaskandha iti subhūte askandhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate puṇyaskandha iti sacet punaḥ subhūte puṇyaskandho 'bhaviṣyat, na tathāgato 'bhāṣiṣyat puṇyaskandhaḥ puṇyaskandha iti 19 tat kiṁ manyase subhūte rūpakāyapariniṣpattyā tathāgato draṣṭavyaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan na rūpakāyapariniṣpattyā tathāgato draṣṭavyaḥ tatkasya hetoḥ? rūpakāyapariniṣpattī rūpakāya 302

304 pariniṣpattiriti bhagavan apariniṣpattireṣā tathāgatena bhāṣitā tenocyate rūpakāyapariniṣpattir iti bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavān na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ tat kasya hetoḥ? yaiṣā bhagavan lakṣaṇasaṁpattathāgatena bhāṣitā, alakṣaṇasaṁpadeṣā tathāgatena bhāṣitā tenocyate lakṣaṇasaṁpad iti 20 bhagavān āha tat kiṁ manyase subhūte api nu tathāgatasyaivaṁ bhavati mayā dharmo deśita iti? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan tathāgatasya ivaṁ bhavatimayā dharmo deśita iti bhagavān āhayaḥ subhūte evaṁ vadet tathāgatena dharmo deśita iti, sa vitathaṁ vadet abhyācakṣīta māṁ sa subhūte asatodgṛhītena tat kasya hetoḥ? dharmadeśanā dharmadeśaneti subhūte nāsti sa kaścid dharmo yo dharmadeśanā nāmopalabhyate 303

305 evam ukte āyuṣmān subhūtir bhagavantam etad avocat asti bhagavan kecit sattvā bhaviṣyantyanāgate'dhvani paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralope vartamāne, ya imānevaṁrūpān dharmān śrutvā abhiśraddhāsyanti bhagavān āhana te subhūte sattvā nāsattvāḥ tat kasya hetoḥ? sattvāḥ sattvā iti subhūte sarve te subhūte asattvāstathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante sattvā iti 21 tat kiṁ manyase subhūte api nu asti sa kaścid dharmaḥ, yas tathāgatenānuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ? āyuṣmān subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan nāsti sa bhagavan kaścid dharmo yas tathāgatenānuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ bhagavān āha evam etat subhūte, evam etat aṇurapi tatra dharmo na saṁvidyate nopalabhyate tenocyate anuttarā samyaksaṁbodhir iti 22 api tu khalu punaḥ subhūte samaḥ sa dharmo na tatra kaścid viṣamaḥ tenocyate anuttarā samyaksaṁbodhir iti 304

306 nirātmatvena niḥsattvatvena nirjīvatvena niṣpudgalatvena samā sā anuttarā samyaksaṁbodhiḥ sarvaiḥ kuśalair dharmair abhisaṁbudhyate tat kasya hetoḥ? kuśalā dharmāḥ kuśalā dharmā iti subhūte adharmāścaiva te tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante kuśalā dharmā iti 23 yaśca khalu punaḥ subhute strī vā puruṣo vā yāvantas trisāhasramahāsāhasre lokadhātau sumeravaḥ parvatarājānaḥ, tāvato rāśīn saptānāṁ ratnānām abhisaṁhṛtya tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca kulaputro vā kuladuhitā vā itaḥ prajñāpāramitāyā dharmaparyāyād antaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya parebhyo deśayet, asya subhūte puṇyaskandhasya asau paurvakaḥ puṇyaskandhaḥ śatatamīmapi kalāṁ nopaiti, yāvadupaniṣadamapi na kṣamate 24 tatkiṁ manyase subhūte api nu tathāgatasya ivaṁ bhavati mayā sattvāḥ parimocitā iti? na khalu punaḥ subhūte 305

307 evaṁ draṣṭavyam tat kasya hetoḥ? nāsti subhūte kaścit sattvo yas tathāgatena parimocitaḥ yadi punaḥ subhūte kaścit sattvo'bhaviṣyadyas tathāgatena parimocitaḥ syāt, sa eva tathāgatasyātmagrāho 'bhaviṣyat, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho'bhaviṣyat ātmagrāha iti subhūte agrāha eṣa tathāgatena bhāṣitaḥ sa ca bālapṛthagjanair udgṛhītaḥ bālapṛthagjanā iti subhūte ajanā eva te tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante bālapṛthagjanā iti 25 tat kiṁ manyase subhūtelakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan yathāhaṁ bhagavato bhāṣitasyārtham ājānāmi, na lakṣaṇa saṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ bhagavān āha sādhu sādhu subhūte, evam etat subhūte, evam etadyathā vadasi na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ tatkasya hetoḥ? sacetpunaḥ subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyo 'bhaviṣyat, rājāpi cakravartī tathāgato 'bhaviṣyat tasmān na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ 306

308 āyuṣmān subhutir bhagavantam etad avocat yathāhaṁ bhagavato bhāṣitasyārtham ājānāmi, na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ atha khalu bhagavāṁs tasyāṁ velāyām ime gāthe abhāṣata ye māṁ rūpeṇa cādrākṣurye māṁ ghoṣeṇa cānvaguḥ mithyāprahāṇaprasṛtā na māṁ drakṣyanti te janāḥ 1 dharmato buddho draṣṭavyo dharmakāyā hi nāyakāḥ dharmatā ca na vijñeyā na sā śakyā vijānitum 2 26 tat kiṁ manyase subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgatena anuttarā samyaksaṁbodhir abhisaṁbuddhā? na khalu punaste subhūte evaṁ draṣṭavyam tat kasya hetoḥ? na hi subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgatena anuttarā samyaksaṁbodhirabhisaṁbuddhā syāt na khalu punaste subhūte kaścid evaṁ vadet 307

309 bodhisattvayānasaṁprasthitaiḥ kasyacid dharmasya vināśaḥ prajñaptaḥ ucchedo veti na khalu punaste subhūte evaṁ draṣṭavyam tat kasya hetoḥ? na bodhisattvayānasaṁprasthitaiḥ kasyacid dharmasya vināśaḥ prajñapto nocchedaḥ 27 yaśca khalu punaḥ subhūte kulaputro vā kuladuhitā vā gaṅgānadīvālukāsamāml lokadhātūn saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca bodhisattvo nirātmakeṣvanutpattikeṣu dharmeṣu kṣāntiṁ pratilabhate, ayam eva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasavedaprameyamasaṁkhyeyam na khalu punaḥ subhūte bodhisattvena mahāsattvena puṇyaskandhaḥ parigrahītavyaḥ āyuṣmān subhūtirāhananu bhagavan bodhisattvena puṇyaskandhaḥ parigrahītavyaḥ? bhagavān āha parigrahītavyaḥ subhūte no grahītavyaḥ tenocyate parigrahītavya iti

310 api tu khalu punaḥ subhūte yaḥ kaścid evaṁ vadet tathāgato gacchati vā āgacchati vā tiṣṭhati vā niṣīdati vā, śayyāṁ vā kalpayati, na me subhūte (sa) bhāṣitasyārtham ājānāti tat kasya hetoḥ? tathāgata iti subhūte ucyate na kvacid gato na kutaścid āgataḥ tenocyate tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha iti 29 yaśca khalu punaḥ subhūte kulaputro vā kuladuhitā vā yāvanti trisāhasramahāsāhasrelokadhātau pṛthivīrajāṁsi, tāvatāṁ lokadhātūnāmevaṁrūpaṁ maṣiṁ kuryāt yāvadevamasaṁkhyeyena vīryeṇa tadyathāpi nāma paramāṇusaṁcayaḥ, tat kiṁ manyase subhūte api nu bahuḥ sa paramāṇusaṁcayo bhavet? subhūtir āhaevam etad bhagavan, evam etat sugata bahuḥ sa paramāṇusaṁcayo bhavet tatkasya hetoḥ? saced bhagavan bahuḥ paramāṇusaṁcayo 'bhaviṣyat, na bhagavānavakṣyatparamāṇusaṁcaya iti tat kasya hetoḥ? yo'sau bhagavan paramāṇusaṁcayastathāgatena bhāṣitaḥ, asaṁcayaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate paramāṇusaṁcaya iti yaśca tathāgatena bhāṣitas trisāhasra 309

311 mahāsāhasro lokadhātur iti, adhātuḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate trisāhasramahāsāhasro lokadhātur iti tatkasya hetoḥ? saced bhagavan lokadhātur abhaviṣyat, sa eva piṇḍagrāho 'bhaviṣyat yaś ca iva piṇḍagrāhas tathāgatena bhāṣitaḥ, agrāhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate piṇḍagrāha iti bhagavān āhapiṇḍagrāhaś caiva subhūte avyavahāro'nabhilāpyaḥ na sa dharmo nādharmaḥ sa ca bālapṛthagjanair udgṛhītaḥ 30 tat kasya hetoḥ? yo hi kaścit subhūte evaṁ vadet ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, sattvadṛṣṭir jīvadṛṣṭiḥ pudgaladṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, api nu sa subhūte samyagvadamāno vadet? subhūtir āha no hīdaṁ bhagavan, no hīdaṁ sugata, na samyagvadamāno vadet tatkasya hetoḥ? yā sā bhagavan ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, adṛṣṭiḥ sā tathāgatena bhāṣitā tenocyate ātmadṛṣṭir iti 310

312 bhagavān āha evaṁ hi subhūte bodhisattvayānasaṁprasthitena sarva dharmā jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ tathāca jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ, yathā na dharmasaṁjñāyām api pratyupatiṣṭhennādharmasaṁjñāyām tat kasya hetoḥ? dharmasaṁjñā dharmasaṁjñeti subhūte asaṁjñaiṣā tathāgatena bhāṣitā tenocyate dharmasaṁjñeti 31 yaś ca khalu punaḥ subhūte bodhisattvo mahāsattvo'prameyānasaṁkhyeyāṁllokadhātūn saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaś ca kulaputro vā kuladuhitā vā itaḥ prajñāpāramitāyā dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthām udgṛhya dhārayeddeśayedvācayet paryavāpnuyāt, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayet, ayameva tatonidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyam asaṁkhyeyam kathaṁ ca saṁprakāśayet? tad yathā kāśe 311

313 tārakā timiraṁ dīpo māyāvaśyāya budbudam svapnaṁ ca vidyudabhraṁ ca evaṁ draṣṭavya saṁskṛtam tathā prakāśayet, tenocyate saṁprakāśayediti idam avocad bhagavān āttamanāḥ sthavirasubhūtis te ca bhikṣubhikṣuṇyupāsakopāsikāste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitam abhyanandann iti 32 āryavajracchedikā bhagavatī prajñāpāramitāsamāptā 312

314 NGỮ VỰNG KINH KIM CƯƠNG Bảng ngữ vựng cùng với sự trích dẫn một số cú pháp Phạn Việt trong kinh Kim cương bát nhã ba la mật của ấn bản này nhằm giới thiệu cho những người học Phật về căn bản Phạn ngữ. Tư liệu này được dịch giả biên soạn để dạy môn Phạn ngữ cho Tăng Ni Sinh khóa IV của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sàigòn. abhisaṁbuddha 得 A Z không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Không có Pháp nào được Như Lai thuyết giảng = xem PHẨM 7 TRANG 144 nāsti sa kaścid dharmo yas tathāgatena anuttarā samyaksaṁbodhir ity abhisaṁbuddhaḥ, nāsti dharmo yas tathāgatena deśitaḥ = xem PHẨM 7 TRANG 278 abhyananda 歡喜 313

315 Thế Tôn thuyết kinh này xong tự thân Trưởng Lão Tu Bồ Đề, chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di, chúng Bồ Tát, chư Thiên, loài Người, A tu la, Càn thát bà trong thế gian hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn idam avocad bhagavān āttamanāḥ sthavirasubhūtis te ca bhikṣubhikṣuṇy upāsakopāsikāste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitam abhyanandann iti anāgāmin 阿那含 bạch Thế Tôn, thật sự không có pháp nào mà pháp đó là A Na Hàm được sanh ra, do vậy được gọi la A Na Hàm na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo 'nāgāmitvamāpannaḥ tenocyate anāgāmīti Anāthapiṇḍada 給孤獨 vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc Anāthapiṇḍadasyārāme andhakāra-praviṣṭa 入闇 như một người đi vào trong đêm tối thì không thể thấy gì, Bồ Tát phải biết rằng rơi vào sự tướng cũng như vậy, người rơi vào sự tướng để xả bỏ tài vật; như người có mắt lại được ánh mặt trời ban ngày xuất hiện chiếu sáng có thể thấy nhiều loại sắc khác nhau, Bồ Tát phải biết không chấp vào sự tướng thì cũng như vậy, người không rơi 314

316 vào sự tướng để xả bỏ tài vật tadyathāpi nāma subhūte puruṣo 'ndhakārapraviṣṭo na kiṁcid api paśyet, evaṁ vastupatito bodhisattvo draṣṭavyo yo vastupatito dānaṁ parityajati tadyathāpi nāma subhūte cakṣuṣmān puruṣaḥ prabhātāyāṁ rātrau sūrye 'bhyudgate nānavidhāni rūpāṇi paśyet, evam avastupatito bodhisattvo draṣṭavyo yo 'vastupatito dānaṁ parityajati añjaliṃ praṇam 合掌恭敬 chắp tay hướng về Thế Tôn yena bhagavāṁs tenāñjaliṁ praṇamya anuprāpnuyuścittavikṣepaṁ 心則狂亂 / unmādaṁ 狐疑不信 chúng sanh sẽ hoài nghi không tin hoặc có thể dẫn đến cuồng loạn tâm trí unmādaṁ sattvā anuprāpnuyuścittavikṣepaṁ vā gaccheyuḥ anutpāda 無生 này Tu Bồ Đề, cái vô sanh là sự thành tựu tối thượng eṣa subhūte anutpādo yaḥ paramārthaḥ anuttarā samyaksaṁbodhi 無上菩提, 阿耨多羅三藐三菩提, 無上正徧智, 無上正眞, 無上正眞道, 無上正眞道意, 無上正等菩提, 無上正等覺, 無上正覺, 無 315

317 上正遍智, 無上正遍道, 無上至眞正覺, 等覺無上菩提 có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Hoặc có Pháp nào được Như Lai thuyết giảng không? asti sa kaścid dharmo yas tathāgatenānuttarā samyaksaṁbodhir ity abhisaṁbuddhaḥ, kaścid vā dharmas tathāgatena deśitaḥ araṇāvihārin 阿蘭那行者 Tu Bồ Đề một thiện gia nam tử dẫn đầu hạnh a lan nhã không trụ chỗ nào vyākariṣyadaraṇāvihāriṇāmagryaḥ subhūtiḥ kulaputro na kvacid viharati arhan vītarāga 離欲阿羅漢 bạch Thế Tôn, con là vị A La Hán ly dục aham asmi bhagavan arhan vītarāgaḥ arhat 阿羅漢 các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác chứng ngộ Vô Thượng Chánh Giác thì được sanh ra từ đây và Phật Thế Tôn cũng được sanh ra từ đây atonirjātā hi subhūte tathāgatānām arhatāṁ samyaksaṁbuddhānām anuttarā samyaksaṁbodhiḥ, atonirjātāśca buddhā bhagavantaḥ ārya 聖 đảnh lễ Đức Thế Tôn Thánh Bát nhã ba la mật 127 namo bhagavatyā āryaprajñāpāramitāyai 271 asaṁskṛta 無為 / 316

318 asaṁskṛtaprabhāvitā 無為法 Thánh nhân có năng lực vô vi asaṁskṛtaprabhāvitā hy āryapudgalāḥ āścarya 希有 hy hữu āścaryaṁ askandha 非蘊 bạch Thế Tôn, Như Lai nói cái gì là tụ công đức thì Như Lai nói cái đó không là tụ. Do vậy, Như Lai nói tụ công đức là tụ công đức yo 'sau bhagavan puṇyaskandhas tathāgatena bhāṣitaḥ, askandhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tasmāt tathāgato bhāṣate- puṇyaskandhaḥ puṇyaskandha iti atītaṁ cittaṁ / anāgataṁ cittaṁ / pratyutpannaṁ citta 過去心, 未來心, 現在心 này Tu Bồ Đề, tâm quá khứ không thể đạt được, tâm tương lai không thể đạt được, tâm hiện tại không thể đạt được atītaṁ subhūte cittaṁ nopalabhyate anāgataṁ cittaṁ nopalabhyate pratyutpannaṁ cittaṁ nopalabhyate ātmabhāva 色身, 身, 本身, 身體 bạch Thế Tôn, sắc thân là sắc thân, Như Lai nói không là sắc thân. Do vậy được gọi là sắc thân. Bạch Thế Tôn, thật sự thân này không hiện hữu cũng không không là hiện hữu. Do vậy được gọi là sắc thân ātmabhāva ātmabhāva iti bhagavan na bhāvaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ 317

319 tenocyata ātmabhāva iti na hi bhagavan sa bhāvo nābhāvaḥ tenocyate ātmabhāva iti ātma-dṛṣṭi 我執, 我見, 身見 nếu có người nào nói như vậy: Như Lai nói có ngã kiến, Như Lai nói có chúng sanh kiến, thọ mạng kiến, nhân kiến. Này Tu Bồ Đề, người này có nói lời chân thật không? yo hi kaścit subhūte evaṁ vadet- ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, sattvadṛṣṭir jīvadṛṣṭiḥ pudgaladṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, api nu sa subhūte samyagvadamāno vadet ātma-saṁjñā 我想, 我相 này Tu Bồ Đề, những Bồ Tát Ma Ha Tát này không khởi lên tưởng ngã, không khởi lên tưởng chúng sanh, không khởi lên tưởng thọ giả, không khởi lên tưởng con người na hi subhūte teṣāṁ bodhisattvānāṁ mahāsattvānām ātmasaṁjñā pravartate, na sattvasaṁjñā, na jīvasaṁjñā, na pudgalasaṁjñā pravartate aupapāduka 化生, 生化 hoặc trứng sanh hoặc thai sanh hoặc ẩm ướt sanh hoặc biến hóa sanh aṇḍajā vā jarāyujā vā saṁsvedajā vā aupapādukā vā avakalpanā 信解 bạch Thế Tôn, thật là vi diệu, nhưng đối với con không thể tín giải Pháp phương tiện đã được thuyết này na mama bhagavan āścaryaṁ 318

320 yad aham imaṁ dharmaparyāyaṁ bhāṣyamāṇamavakalpayāmi adhimucye avyavahāra 不可說 hợp tướng thì không thể nói bằng lời, không diễn tả bằng ngôn ngữ piṇḍagrāhaś caiva subhūte avyavahāro'nabhilāpyaḥ āyuṣmat 大德, 尊者 Thế Tôn nói với tôn giả Tu Bồ Đề bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat bāla-pṛthag-janā 凡夫, 婆羅必利他伽闍那 này Tu Bồ Đề, không có chúng sanh nào mà chúng sanh đó được Như Lai độ thoát. Này Tu Bồ Đề, lại nữa nếu có chúng sanh nào mà chúng sanh đó được Như Lai độ thoát, thì như vậy Như Lai chấp ngã, chấp chúng sanh, chấp thọ mạng, chấp con người. Này Tu Bồ Đề, chấp ngã Như Lai nói đó không là chấp. Người phàm ngu thì tham chấp. Này Tu Bồ Đề, người phàm ngu như vậy Như Lai nói không là người. Do vậy được gọi là người phàm ngu nāsti subhūte kaścit sattvo yas tathāgatena parimocitaḥ yadi punaḥ subhūte kaścit sattvo'bhaviṣyadyastathāgatena parimocitaḥ syāt, sa eva tathāgatasyātmagrāho 'bhaviṣyat, sattva- grāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho'bhaviṣyat ātmagrāha iti subhūte agrāha eṣa tathāgatena bhāṣitaḥ sa ca bālapṛthagjanair udgṛhītaḥ bālapṛthagjanā iti 319

321 subhūte ajanā eva te tathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante bālapṛthagjanā iti Bhagavat 世尊 lúc bấy giờ vào buổi sáng sớm, Thế Tôn mặc y, cầm y bát atha khalu bhagavān pūrvāhṇakālasamaye nivāsya pātra- cīvaram ādāya bhāṣita 說 bạch Thế Tôn, như con hiểu ý nghĩa lời của Thế Tôn yathāhaṁ bhagavan bhagavato bhāṣitasyārthamājānāmi bhāṣitasyārtha 說義 này Tu Bồ Đề, lại nữa người nào nói như vậy: Như Lai hoặc có đi hoặc có đến hoặc có đứng hoặc có ngồi hoặc có nằm. Này Tu Bồ Đề, người này không hiểu ý nghĩa lời nói của Ta api tu khalu punaḥ subhūte yaḥ kaścid evaṁ vadettathāgato gacchati vā āgacchati vā tiṣṭhati vā niṣīdati vā, śayyāṁ vā kalpayati, na me subhūte (sa) bhāṣitasyārtham ājānāti bhikṣu 比丘 đại chúng một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo mahatā bhikṣusaṁghena sārthaṁ trayodaśabhir bhikṣuśataiḥ bhikṣuṇi 比丘尼 320

322 Thế Tôn thuyết kinh này xong. Tự thân Trưởng Lão Tu Bồ Đề, chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di, chúng Bồ Tát, chư Thiên, loài Người, A tu la, Càn thát bà trong thế gian hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn idam avocad bhagavān āttamanāḥ sthavirasubhūtis te ca bhikṣubhikṣuṇy upāsakopāsikāste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitam abhyanandann iti bhūta-saṁjñā 實相 đối với những câu kệ của kinh hình thức như vậy này đem giảng nói, thì sẽ khởi lên tưởng chân thật không? ye imeṣv evaṁrūpeṣu sūtrāntapadeṣu bhāṣyamāṇeṣu bhūtasaṁjñāmutpādayiṣyanti bhūta-tathatā 如, 眞如 Như Lai là danh xưng của như thật, Như Lai là danh xưng của các Pháp vô sanh, Như Lai là danh xưng của sự đoạn diệt các Pháp, Như Lai là danh xưng của tất cánh bất sanh tathāgata iti subhūte bhūtatathatāyā etad adhivacanam tathāgata iti subhūte anutpādadharmatāyā etad adhivacanam tathāgata iti subhūte dharmocchedasyaitad adhivacanam tathāgata iti 321

323 subhūte atyantānutpannasyaitad adhivacanam Bodhi-sattva 菩薩 và vô số Bồ Tát Ma Ha Tát saṁbahulaiś ca bodhisattvair mahāsattvaiḥ Bodhi-sattva-yāna 菩薩乘 như vậy nên trụ bằng sự hướng đến Bồ Tát thừa te yathā bodhisattvayāna- saṁprasthitena sthātavyaṁ Bodhi-sattva-yāna-saṁprasthita 住菩薩乘 nên trụ với sự an trụ Bồ Tát thừa như thế nào? Nên phát tâm như thế nào? Nên hàng phục tâm như thế nào? kathaṁ bhagavan bodhisattvayānasaṁprasthitena sthātavyam, kathaṁ pratipattavyam, kathaṁ cittaṁ pragrahītavyam Buddha 佛 này Tu Bồ Đề, Như Lai biết họ bằng cái biết của Phật, Như Lai thấy họ bằng con mắt Phật, hết thảy Bồ Tát Ma Ha Tát này sẽ hàng phục tâm và thành tựu được tụ công đức không thể đo lường, không thể tính đếm bằng con số jñātās te subhūte tathāgatena buddhajñānena, dṛṣṭāste subhūte tathāgatena buddhacakṣuṣā, buddhāste subhūte tathāgatena sarve te subhūte aprameyamasaṁkhyeyaṁ puṇya- skandhaṁ prasaviṣyanti pratigrahīṣyanti

324 Buddha-cakṣu 佛眼 Như Lai có mắt Phật saṁvidyate tathāgata buddhacakṣuḥ Buddha-dharma 佛法, 正法 này Tu Bồ Đề, Như Lai chứng đắc hoặc thuyết giảng Pháp nào thì Pháp đó không thật cũng không hư dối. Do vậy, Như Lai nói tất cả Pháp là Phật Pháp ư Lai nói tất cả Pháp là Phật Pháp yaś ca subhūte tathāgatena dharmo 'bhisaṁbuddho deśito vā tatra na satyaṁ na mṛṣā tasmāt tathāgato bhāṣate-sarvadharmā buddhadharmā iti Buddha-jñāna 佛智 Như Lai biết người này với Phật trí, Như Lai thấy người này với Phật nhãn, đối với Như Lai người này là người tĩnh thức jñātāste subhūte tathāgatena buddhajñānena, dṛṣṭāste subhūte tathāgatena buddhacakṣuṣā, buddhāste tathāgatena caityabhūtaḥ 塔廟, 廟 nơi đó đáng được đảnh lễ và tùy thuận, chỗ đất đó như là điện thờ vandanīyaḥ pradakṣiṇīyaś ca sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati, caityabhūtaḥ sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati citta 心 323

325 như vậy cần phải hàng phục tâm yathā cittaṁ pragrahītavyam cittaṁ pragrahītavyam 降伏其心 người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí hướng đến Bồ Tát thừa thì trụ như thế nào? hàng phục tâm như thế nào? bodhisattvayānasaṁprasthitena kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā sthātavyaṁ kathaṁ pratipattavyaṁ kathaṁ cittaṁ pragrahītavyam cittam utpādayitavyam 發心 đối với những người hướng đến Bồ Tát thừa cần phải phát tâm như vậy bodhisattvayānasaṁprasthitenaiva cittam utpādayitavyam dāna 供養, 布施 Bồ Tát không trụ vào tài vật cần phải bố thí na bodhisattvena vastupratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam dānaṃ dadāti 物施, 行惠施 không trụ vào một cái gì cần phải bố thí na kvacit pratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam dānaparityāgaḥ 施捨 / 捨離 / 斷 Bồ Tát thực hành hạnh thí xả như vậy vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh api tu khalu punaḥ subhūte bodhisattvena evaṁrūpo dānaparityāgaḥ kartavyaḥ sarvasattvānāmarthāya

326 devamānuṣāsura 人天阿修羅 lại nữa, này Tu Bồ Đề, nơi chỗ đất nào, nếu có người tiếp nhận và thọ trì bốn câu kệ ở trong Pháp phương tiện này đem nói hoặc giải thích đầy đủ cho người khác. Đối với chư thiên, loài người và a tu la trong thế giới này, thì nơi chỗ đất này là điện thờ. Lại nữa, Ta nói nếu ai có được đầy đủ Pháp phương tiện này mà giữ gìn, đọc tụng, giảng giải cho người, đem nói cho số đông, này Tu Bồ Đề, người này sẽ đạt được sự kính trọng tối thượng. Này Tu Bồ Đề, ở chỗ đất này là nơi có Đạo Sư hoặc những đệ tử tôn kính khác trú ngụ api tu khalu punaḥ subhute yasmin pṛthivīpradeśe ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya bhāṣyeta vā saṁprakāśyeta vā, sa pṛthivīpradeśaścaityabhūto bhavet sa devamānuṣāsurasya lokasya, kaḥ punar vādo ye imaṁ dharmaparyāyaṁ sakalasamāptaṁ dhārayiṣyanti vācayiṣyanti paryavāpsyanti, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayiṣyanti parameṇa te subhūte āścaryeṇa samanvāgatā bhaviṣyanti tasmiṁś ca subhūte pṛthivīpradeśe śāstā viharatyanyatarānyataro vā vijñagurusthānīyaḥ dharma 法 325

327 có Pháp nào mà Pháp đó được Như Lai thuyết không? nāsti sa kaścid dharmo yas tathāgatena bhāṣitaḥ dharma-cakṣu 法眼 Như Lai có mắt pháp saṁvidyate tathāgatasya dharmacakṣuḥ dharma-kāya 法身, 自性身, 性佛 ai thấy Ta qua sắc / ai theo Ta qua thanh / Khởi lên con đường tà / người ấy không thấy ta / từ Pháp phải thấy Phật / Pháp Thân chính Đạo Sư / Pháp tánh không tỏ rõ / không liễu tri diệu dụng ye māṁ rūpeṇa cādrākṣurye māṁ ghoṣeṇa cānvaguḥ mithyāprahāṇaprasṛtā na māṁ drakṣyanti te janāḥ dharmato buddho draṣṭavyo dharmakāyā hi nāyakāḥ dharmatā ca na vijñeyā na sā śakyā vijānitum dharma-paryāya 法方便, 法門 Thế Tôn nói rằng: Lại nữa, này Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi lấy bảy loại châu báu làm đầy trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại có người dù chỉ chấp nhận và thọ trì bốn câu kệ ở trong Pháp phương tiện này đem chỉ bày, giảng nói, giải thích đầy đủ cho kẻ khác, thì nhờ duyên như vậy người này có nhiều tụ công đức không thể đo lường cũng không thể tính đếm bằng con số bhagavān āha- yaś 326

328 ca khalu punaḥ subhūte kulaputro vā kuladuhitā va imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhyaḥ samyak- saṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya parebhyo vistareṇa deśayet saṁprakāśayet, ayam eva tato nidānaṁ bahutaraṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyasaṁkhyeyam dharma-saṁjñā 法想 như vậy không trụ Pháp tưởng cũng không trụ phi Pháp tưởng yathā na dharmasaṁjñāyām api pratyupatiṣṭhennādharmasaṁjñāyām dharma-vega 法力 / ~ 勝 Tôn giả Tu Bồ Đề xúc động rơi nước mắt vì Pháp lực này atha khalv āyuṣmān subhūtir dharmavegenāśrūṇi prāmuñcat Dīpaṁkara 然燈 khi xưa thân cận với Đức Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác thì Như Lai có thọ trì Pháp nào không? asti sa kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhatasamyaksaṁbuddhasyāntikād udgṛhītaḥ Dīpaṁkarasya Tathāgata 然燈如來 327

329 Ta biết rõ trong thời quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp ở trước thời Đức Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta đã từng thân cận phụng hiến tám trăm bốn ngàn vạn ức na do tha Đức Phật. Ta thân cận phụng hiến chư Phật Thế Tôn này mà không bỏ sót vị nào abhijānāmyahaṁ subhūte atīte 'dhvany asaṁkhyeyaiḥ kalpairasaṁkhyeyatarair dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasya pareṇa paratareṇa caturaśītibuddhakoṭiniyutaśatasahasrāṇyabhūvan ye mayārāgitāḥ, ārāgya na virāgitāḥ divyaṁ cakṣu 天眼 Như Lai có mắt trời saṁvidyate Tathāgatasya divyaṁ cakṣuḥ dvātriṁśan-mahā-puruṣa-lakṣaṇa 三十二大人相 có thể thấy được Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác qua ba mươi hai tướng đại nhân không? dvātriṁśanmahāpuruṣalakṣaṇais tathāgato 'rhan samyaksaṁbuddho draṣṭavyaḥ eka-citta 一心, 一念 này Tu Bồ Đề, những Bồ Tát Ma Ha Tát này, không phải chỉ có thân cận với một Đức Phật, cũng không phải chỉ có trồng căn lành với một Đức Phật. Này Tu Bồ Đề, trái lại, những Bồ Tát 328

330 Ma Ha Tát mà đối với những câu kệ của kinh hình thức như vậy này giảng nói, thì không những tìm thấy lòng tin trong sáng bằng sự nhất tâm mà còn sẽ được thân cận với nhiều trăm ngàn Đức Phật và sẽ trồng căn lành với nhiều trăm ngàn Đức Phật na khalu punas te subhūte bodhisattvā mahāsattvā ekabuddhaparyupāsitā bhaviṣyanti, naikabuddhāvaropita kuśalamūlā bhaviṣyanti api tu khalu punaḥ subhūte anekabuddhaśatasahasraparyupāsitā anekabuddha śatasahasrāvaropita kuśalamūlās te bodhisattvā mahāsattvā bhaviṣyanti, ye imeṣvevaṁrūpeṣu sūtrāntapadeṣu bhāṣyamāṇeṣu ekacittaprasādamapi pratilapsyante evaṁ 如, 如是, 如此 / evaṁ mayā śrutam 如是我聞, 我聞如是, 聞如是 như vậy tôi nghe evaṁ mayā śrutam gandha 香 bạch Thế Tôn, vị ấy trụ nơi không trụ Pháp nào. Do vậy được gọi là Tu Đà Hoàn. Sắc không được sanh ra, thanh, hương, vị, xúc, pháp không được sanh ra. Do vậy được gọi là Tu Đà Hoàn. Bạch Thế Tôn, nếu vị Tu Đà Hoàn có khởi lên như vậy: Ta đắc quả Tu Đà Hoàn, thì như vậy vị ấy có sự chấp ngã, có sự chấp chúng sanh, có sự chấp thọ mạng, có sự chấp con người na hi 329

331 sa bhagavan kaṁcid dharmamāpannaḥ, tenocyate srotaāpanna iti na rūpam āpanno na śabdān na gandhān na rasān na spraṣṭavyān dharmānāpannaḥ tenocyate srotaāpanna iti saced bhagavan srotaāpannasyaivaṁ bhavet- mayā srotaāpattiphalaṁ prāptam iti, sa eva tasyātmagrāho bhavet, sattvagrāho jīvagrāhaḥ pudgalagrāho bhaved iti gaṅgā 恆伽河, 恆河 có bao nhiêu cát trong sông Hằng là con sông lớn thì có bấy nhiêu sông Hằng, như vậy cát trong những sông này có nhiều không? yāvatyo gaṅgāyāṁ mahānadyāṁ vālukāstāvatya eva gaṅgānadyo bhaveyuḥ? tāsu yā vālukāḥ, api nu tā bahvayo bhaveyuḥ gangā-nadī-vālukā 恆河沙, 恆沙 thật là nhiều là những sông Hằng, huống nữa là cát trong những sông Hằng này tā eva tāvadbhagavan bahvayo gaṅgānadyo bhaveyuḥ, prāgeva yāstāsu gaṅgānadīṣu vālukāḥ gaṅgā-nadī-vālukā-sama 恆河沙數, 恆河沙等 này Tu Bồ Đề, Ta tuyên bố rằng, có bao nhiêu cát trong những sông Hằng này thì có bấy nhiêu thế giới hệ ārocayāmi te subhūte, prativedayāmi te yāvatyastāsu gaṅgānadīṣu vālukā bhaveyus tāvato lokadhātūn gaṅgā-nadī-vālukā-samān-ātma-bhāvān 恆河沙等身命 330

332 lại nữa, này Tu Bồ Đề, ví như có người nữ hoặc người nam hằng ngày từ bỏ thân mạng của mình như cát sông Hằng, làm như vậy, từ bỏ thân mạng trong nhiều kiếp bằng số cát sông Hằng yaś ca khalu punaḥ subhūte strī vā puruṣo vā dine dine gaṅgānadī- vālukāsamānātmabhāvān parityajet, evaṁ parityajan gaṅgānadīvālukāsamān kalpāṁstānātmabhāvān parityajet gata-āgata 來去 Như Lai, này Tu Bồ Đề, được nói là không có nơi đâu để đi, không chỗ nào để đến. Do vậy được gọi là Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác tathāgata iti subhūte ucyate na kvacid gato na kutaścid āgataḥ tenocyate tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha iti guṇavat 有德者, 具功德 là những vị có công đức, là những vị có giới, là những vị có trí tuệ guṇavantaḥ śīlavantaḥ prajñāvantaśca bhaviṣyanti Jeta-vana 祇樹 rừng cây của Thái tử Kỳ Đà Jetavane Kali-rājā 歌利王 khi xưa vua Ca Lợi lóc thịt tay chân Ta, khi ấy Ta không có ngã tưởng, không có chúng sanh tưởng, không có thọ mạng tưởng, không có nhân tưởng, cũng không có tưởng hoặc không có 331

333 không là tưởng nào hiện hành yadā me subhūte kalirājā aṅgapraty aṅgamāṁsānyacchaitsīt, nāsīn me tasmin samaye ātmasaṁjñā vā sattvasaṁjñā vā jīvasaṁjñā vā pudgalasaṁjñā vā, nāpi me kācitsaṁjñā vā asaṁjñā vā babhūva karma 業 bởi vì đời trước những chúng sanh này đã tạo ra những nghiệp bất tịnh mà lẽ ra phải rơi vào đường ác, nhưng trong hiện tại bị chê bai, bị mỉa mai, bị dè bỉu, thì như vậy tiêu trừ được nghiệp bất tịnh đời trước và sẽ đạt được sự giác ngộ của Phật yāni ca teṣāṁ subhūte sattvānāṁ paurvajanmikānyaśubhāni karmāṇi kṛtānyapāyasaṁvartanīyāni, dṛṣṭa eva dharme paribhūtatayā tāni paurvajanmikānyaśubhāni karmāṇi kṣapayiṣyanti, buddhabodhiṁ cānuprāpsyanti kola-upama 筏, 麥喩 đối với những người vô trí thì Pháp phương tiện được ví như chiếc bè. Pháp còn phải từ bỏ huống nữa là phi Pháp kolopamaṁ dharmaparyāyamājānadbhidharmā eva prahātavyāḥ prāgevādharmā iti koṭi 億 tụ công đức của người này so sánh với tụ công đức trước của Ta thì trăm phần hơn, ngàn phần 332

334 hơn, ức phần hơn, trăm ức phần hơn, ngàn ức phần hơn, ức na do tha phần hơn cho đến không thể hình dung bằng con số, không thể ví dụ, không thế tính, không thể có cái tương tự, không thể so sánh, không thể có gì giống như vậy asya khalu punaḥ subhūte puṇyaskandhasyāntikādasau paurvakaḥ puṇyaskandhaḥ śatatamīmapi kalāṁ nopaiti, sahasratamīmapi śatasahasratamīmapi koṭimamipi koṭiśatatamīmapi koṭiśatasahasratamīmapi koṭiniyutaśatasahasratamīmapi saṁkhyām- api kalāmapi gaṇanāmapi upamāmapi upaniṣadamapi yāvadaupamyamapi na kṣamate kṛta-bhakta-kṛtyaḥ 飮食 vào buổi trưa sau khi khất thực trong thành lớn Xá vệ Thế Tôn soạn bửa ăn với thức ăn đã khất thực được atha khalu bhagavān śrāvastīṁ mahānagarīṁ piṇḍāya caritvā kṛtabhaktakṛtyaḥ paścād kṣānti 忍, 忍位, 忍加行 nếu có Bồ Tát đối với các Pháp vô ngã, vô sanh mà thành tựu hạnh nhẫn yaś ca bodhisattvo nirātmakeṣvanutpattikeṣu dharmeṣu kṣāntiṁ pratilabhate kṣāntivādī ṛṣir 忍辱仙人 333

335 Ta biết rõ trong thời quá khứ cách nay năm trăm kiếp, khi ấy Ta là một ẩn sĩ trường phái nhẫn nhục. Lúc đó Ta cũng không có ngã tưởng, không có chúng sanh tưởng, không có thọ mạng tưởng, không có nhân tưởng. Do vậy, này Tu Bồ Đề, ở đây đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát sau khi xả ly chúng sanh tưởng cần phải phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Không sanh tâm trụ nơi sắc, không sanh tâm trụ nơi thanh hương vị xúc pháp, không sanh tâm trụ nơi pháp, không sanh tâm trụ nơi không là pháp, không sanh tâm trụ nơi cái gì abhijānāmy ahaṁ subhūte atīte'dhvani pañca jātiśatāni yadahaṁ kṣāntivādī ṛṣir abhūvam tatrāpi me nātmasaṁjñā babhūva, na sattvasaṁjñā, na jīvasaṁjñā, na pudgalasaṁjñā babhūva tasmāt tarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena sarva saṁjñā vivarjayitvā anuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau cittam utpādayitavyam na rūpapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na śabdagandharasaspraṣṭavyadharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na dharmapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, nādharma- pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam, na kvacit pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam kṣetra-vyūha 莊嚴佛土 334

336 ta sẽ trang nghiêm quốc độ, thì vị ấy nói không chân thật ahaṁ kṣetravyūhān niṣpādayiṣyāmīti, sa vitathaṁ vadet kuśala dharma 善, 善法 đối với tất cả thiện pháp bình đẳng không ngã, không chúng sanh, không thọ mạng, không con người, thì sẽ chứng ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác nirātmatvena niḥsattvatvena nirjīvatvena niṣpudgalatvena samā sā anuttarā samyaksaṁbodhiḥ sarvaiḥ kuśalair dharmair abhisaṁbudhyate kuśala-mūlā 善根, 功德 những Bồ Tát Ma Ha Tát này, không phải chỉ có thân cận với một Đức Phật, cũng không phải chỉ có trồng căn lành với một Đức Phật bodhisattvā mahāsattvā ekabuddhaparyupāsitā bhaviṣyanti, naikabuddhāvaropita kuśalamūlā bhaviṣyanti lakṣaṇa 相 thật sự phải thấy Như Lai tướng không là tướng hi lakṣaṇālakṣaṇatastathāgato draṣṭavyaḥ lakṣaṇa-saṁpadā 具足諸相 Như Lai không nên nhìn thấy qua tướng cụ túc na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ mahā-sattva 大菩薩 335

337 ở đây đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát sau khi xả ly chúng sanh tưởng cần phải phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác tasmāt tarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena sarva saṁjñā vivarjayitvā anuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau cittam utpādayitavyam madhyāhnakālasamaya 中日分復 nếu có người nữ hay người nam vào thời buổi sáng lấy hằng hà sa thân mạng xả thí, vào thời buổi trưa lại lấy hằng hà sa thân mạng xả thí, vào thời buổi chiều cũng lấy hằng hà sa thân mạng xả thí trãi qua nhiều trăm ngàn vạn ức kiếp lấy thân mạng xả thí Lại có người sau khi nghe Pháp phương tiện này mà không phỉ báng. Do duyên như vậy, người này thành tựu được tụ công đức không thể đo lượng, không thể tính đếm nhiều hơn, huống nữa là sao chép, giữ gìn, đọc tụng, như thuyết thực hành, chỉ bày, giảng giải rộng rãi cho người khác yaś ca khalu punaḥ subhūte strī vā puruṣo vā purvāhṇakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamānātmabhāvān parityajet, evaṁ madhyāhnakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamānātmabhāvān parityajet, sāyāhnakālasamaye gaṅgānadīvālukāsamān- ātmabhāvān parityajet, anena paryāyeṇa bahūni kalpakoṭiniyutaśatasahasrāṇy- ātmabhāvān parityajet, yaś cemaṁ dharmaparyāyaṁ śrutvā na pratikṣipet, ayameva tatonidānaṁ bahutaraṁ 336

338 puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyamasaṁkhyeyam, kaḥ punar vādo yo likhitvā udgṛhṇīyāddhārayedvācayet paryavāpnuyāt, parebhyaś ca vistareṇa saṁprakāśayet mahā-kāya 大身 ví như một người đàn ông có thân hoàn bị, thân to lớn, hình thể của người ấy như Tu di là vua các núi tadyathāpi nāma subhūte puruṣo bhaved upetakāyo mahākāyo yattasyaivaṁ rūpa ātmabhāvaḥ syāt tadyathāpi nāma sumeruḥ parvatarājaḥ māṁsa-cakṣu 肉眼 Như Lai có mắt saṁvidyate tathāgatasya māṁsacakṣuḥ manasikāra 作意 hãy tác ý lắng nghe Ta sẽ nói cho ông suṣṭhu ca manasi kuru, bhāṣiṣye 'haṁ mṛṣā 虛妄, 誑, 不實, 虛, 妄, 妄言 cái gì là tướng cụ túc thì cái đó hư dối, cái gì không là tướng cụ túc thì cái đó không hư dối, phải thấy Như Lai tướng không là tướng yāvat subhūte lakṣaṇasaṁpat tāvan mṛṣā, yāvad alakṣaṇasaṁpat tāvan na mṛṣeti hi lakṣaṇālakṣaṇatastathāgato draṣṭavyaḥ nādharmaḥ 非非法 Như Lai chứng ngộ hoặc thuyết giảng Pháp này, thì không thể nắm giữ được cũng không thể diễn 337

339 tả được. Không là Pháp cũng không là phi Pháp yo'sau tathāgatena dharmo'bhisaṁbuddho deśito vā, agrāhyaḥ so'nabhilapyaḥ na sa dharmo nādharmaḥ nādharma-saṁjñā 非非法想 này Tu Bồ Đề, những Bồ Tát Ma Ha Tát này, cũng không khởi lên tưởng Pháp, như vậy không khởi lên tưởng không là Pháp, những vị ấy cũng không khởi tưởng không là tưởng nāpi teṣāṁ subhūte bodhisattvānāṁ mahāsattvānāṁ dharmasaṁjñā pravartate evaṁ nādharmasaṁjñā nāpi teṣāṁ subhūte saṁjñā nāsaṁjñā pravartate nānābhāvāṁ cittadhārāṁ 種心 có bao nhiêu chúng sanh ở trong bấy nhiêu thế giới hệ này, Ta biết nhiều loại tâm khác nhau của những chúng sanh này yāvantaḥ subhūte teṣu lokadhātuṣu sattvāḥ, teṣām ahaṁ nānābhāvāṁ cittadhārāṁ prajānāmi nātmadṛṣṭika 無我見 đối với chúng sanh có lòng tin yếu kém để nghe Pháp phương tiện này, thì không có kiến về ngã, không có kiến về chúng sanh, không có kiến về thọ mạng, không có kiến về nhân na hi śakyaṁ subhūte ayaṁ dharmaparyāyo hīnādhimuktiakaiḥ sattvaiḥ śrotum, 338

340 nātmadṛṣṭikair na sattvadṛṣṭikair na jīvadṛṣṭikair na pudgaladṛṣṭikaiḥ nidāna 由緣 này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi làm đầy bảy loại châu báu trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, rồi đem cúng dường cho Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, thì người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí này nhờ duyên này có đạt được nhiều tụ công đức không? Tu Bồ Đề bạch rằng: Bạch Thế Tôn, nhiều. Bạch Thiện Thệ, nhiều. Thế Tôn nói rằng : Này Tu Bồ Đề, đúng như vậy, đúng như vậy. Người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí này nhờ duyên này đạt được nhiều công đức tụ không thể suy lường không thể tính bằng con số. Vì sao vậy? Tụ công đức là tụ công đức, Như Lai nói đó không là tụ. Do vậy được gọi là tụ công đức. Này Tu Bồ Đề, nếu có tụ công đức, thì Như Lai không nói là tụ công đức là tụ công đức tat kiṁ manyase subhūte yaḥ kaścit kulaputro vā kuladuhitā vā imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, api nu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ bahu puṇyaskandhaṁ prasunuyāt? subhūtir āha- bahu bhagavan, bahu sugata bhagavān āha- evam etat subhūte, evam etat bahu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ puṇyaskandhaṁ prasunuyādaprameyam asaṁkhyeyam tat kasya hetoḥ? puṇyaskandhaḥ 339

341 puṇyaskandha iti subhūte askandhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate puṇyaskandha iti sacet punaḥ subhūte puṇyaskandho 'bhaviṣyat, na tathāgato 'bhāṣiṣyat puṇyaskandhaḥ puṇyaskandha iti nimitta-saṁjñā 因緣想 như vậy không trụ vào tưởng nhân duyên yathā na nimittasaṁjñāyāmapi pratitiṣṭhet nirātma 無我, 非我 này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nào tín giải Pháp vô ngã là Pháp vô ngã, thì Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác gọi vị ấy là Bồ Tát Ma Ha Tát yaḥ subhūte bodhisattvo nirātmāno dharmā nirātmāno dharmā ity adhimucyate, tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena bodhisattvo mahāsattva ity ākhyātaḥ nirvāṇa-dhātu 涅槃性, 涅槃界 có thể độ bằng thần lực, bằng thâu nhiếp, Ta độ cho tất cả vào cảnh giới Niết bàn không còn phiền não te ca mayā sarve 'nupadhiśeṣe nirvāṇadhātau parinirvāpayitavyāḥ paramāścarya-samanvāgata 第一希有成就, 成滿 có những chúng sanh nào đạt được sự thành tựu hy hữu bậc nhất, này Tu Bồ Đề, thì ở đây khi kinh này được thuyết giảng sẽ không kinh động, không sợ hãi, không khủng hoảng

342 paramāścaryasamanvāgatāste sattvā bhaviṣyanti, ye iha subhūte sūtre bhāṣyamāṇe notrasiṣyanti na saṁtrasiṣyanti na saṁtrāsamāpatsyante paramâścarya 希法 vô cùng hy hữu paramāścaryaṁ parīnditā 付囑 có bao nhiêu Bồ Tát Ma Ha Tát được Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác phó chúc bằng sự phó chúc tin cậy nhất yāvad eva tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena bodhisattvā mahāsattvāḥ parīnditāḥ paramayā parīndanayā parinirvā 般涅槃, 滅度 ta phải làm cho tất cả chúng sanh vào Niết bàn trong cảnh giới Niết bàn vô dư y sarve sattvā mayā anupadhiśeṣe nirvāṇadhātau parinirvāpayitavyāḥ parinirvāpita 得滅度者 có vô số chúng sanh được độ như vậy nhưng không có chúng sanh nào được độ evam aparimāṇānapi sattvān parinirvāpya na kaścit sattvaḥ parinirvāpito bhavati parṣat-saṃnipāta 大衆, 衆 lúc bấy giờ, Tôn giả Tu Bồ Đề đi đến hội chúng ấy và ngồi xuống tena khalu punaḥ samayenāyuṣmān subhutis tasyām eva parṣadi saṁnipatito 'bhūtsaṁniṣaṇṇaḥ

343 paryaṅkam ābhujya 加趺 chân kiết già, thân giữ thẳng, niệm để trước mặt paryaṅkamābhujya ṛjuṁ kāyaṁ praṇidhāya pratimukhīṁ smṛtimupasthāpya pātracīvara 衣鉢 sau khi ăn xong, Ngài trở về cất y bát, rửa hai chân rồi ngồi xuống chỗ ngồi đã soạn sẵn bhakta piṇḍapātapratikrāntaḥ pātracīvaraṁ pratiśāmya pādau prakṣālya nyaṣīdat prajñapta evāsane paryaṅkamābhujya piṇḍa 乞食 đi vào thành lớn Xá vệ để khất thực śrāvastīṁ mahā- nagarīṁ piṇḍāya prāvikṣat piṇḍa-grāha 一合相, 總執 bạch Thế Tôn, nếu có cõi thế giới hệ, thì như vậy có hợp tướng. Cái đó Như Lai nói là hợp tướng, Như Lai nói không là hợp tướng. Do vậy được gọi là hợp tướng saced bhagavan lokadhātur abhaviṣyat, sa eva piṇḍagrāho 'bhaviṣyat yaś ca iva piṇḍagrāhas tathāgatena bhāṣitaḥ, agrāhaḥ sa tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate piṇḍagrāha iti pṛthivī 地, 地大 đầu gối chân phải quỳ xuống đất dakṣiṇaṁ jānumaṇḍalaṁ pṛthivyāṁ pratiṣṭhāpya pṛthivī-rajaḥ 地塵 342

344 tất cả vi trần trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, thì có nhiều không? yāvat trisāhasramahāsāhasrelokadhātau pṛthivīrajaḥ kaccit, tad bahu bhavet prajñā 智, 智慧, 般若 bát nhã, trí tuệ 127 prajñā 271 prajñā-cakṣu 慧眼 Như Lai có mắt tuệ saṁvidyate tathāgatasya prajñācakṣuḥ prajñā-pāramitā nāma 名為般若波羅蜜 được nghe bạch như vậy, Thế Tôn đã nói với Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Pháp phương tiện này gọi là Bát nhã ba la mật như vậy nên chấp nhận và thọ trì evam ukte bhagavān āyuṣmantaṁ subhūtim etad avocat- prajñāpāramitā nāmāyaṁ subhūte dharmaparyāyaḥ evaṁ cainaṁ dhāraya prajñā-pāramitā 般若波羅蜜, 智慧波羅蜜 bát nhã ba la mật 127 prajñāpāramitā 271 prajñapta 制戒, 所制立, 安置 người phát tâm Bồ Tát thừa, thì không khởi lên ý niệm có sự đoạn diệt của bất kỳ Pháp na bodhisattvayānasaṁprasthitaiḥ kasyacid dharmasya vināśaḥ prajñapto nocchedaḥ prajñapyate 分別假立, 可知 343

345 cho đến những loại nào trong chúng sanh giới có thể biết, có thể nhận thức được yāvān kaścit sattvadhātuḥ prajñapyamānaḥ prajñapyate pramāṇa 量 như vậy hư không phương nam, hư không phương tây, hư không phương bắc, hư không hướng dưới, hư không hướng trên, hư không ở giữa, hư không trong tất cả mười phương có thể đo lường không? evaṁ dakṣiṇapaścimottarāsu adha ūrdhvaṁ digvidikṣu samantāddaśasu dikṣu sukaramākāśasya pramāṇam udgrahītum pratiṣṭhita 住 Bồ tát không trụ vào chỗ nào bố thí bodhisattvo 'pratiṣṭhito dānaṁ dadāti pudgala-saṁjñā 人想 này Tu Bồ Đề, nếu còn khởi lên tưởng chúng sanh hoặc tưởng thọ mạng hoặc tưởng con người, thì không gọi là Bồ Tát na sa subhūte bodhisattvo vaktavyo yasya sattvasaṁjñā pravarteta, jīvasaṁjñā vā pudgalasaṁjñā va pravarteta pūja 供養 tại chỗ nào trên mặt đất nơi có kinh này được lưu bố thì chỗ đất đó sẽ có trời, người, a tu la trong thế giới đến cúng dường api tu khalu 344

346 punaḥ subhūte yatra pṛthivīpradeśe idaṁ sūtraṁ prakaśayiṣyate, pūjanīyaḥ sa pṛthivīpradeśo bhaviṣyati sa devamānuṣāsurasya lokasya puṇya-skandha 功德聚, 功德藏 này Tu Bồ Đề, người đó có tụ công đức không thể tính đếm, không thể đo lường, không thể nghĩ bàn tasya subhūte puṇyaskandhasya na sukaraṁ pramāṇām udgrahītum rājā-cakra-vartī 轉輪聖王 lại nữa nếu Như Lai có được nhìn thấy qua tướng cụ túc, thì Chuyển Luân Vương cũng là Như lai sacetpunaḥ subhūte lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyo 'bhaviṣyat, rājāpi cakravartī tathāgato 'bhaviṣyat tasmān na lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ rūpa-kāya-pariniṣpattyā 具足色身 Như Lai không được nhìn thấy qua sắc thân cụ túc na rūpakāyapariniṣpattyā tathāgato draṣṭavyaḥ rūpa-śabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmapratiṣṭhitaṁ 不應住色聲香味觸法 do vậy, này Tu Bồ Đề, ở đây đối với vị Bồ Tát Ma Ha Tát nên phát tâm trụ như vậy, vị ấy nên phát tâm không trụ chỗ nào. Không trụ nơi sắc phát tâm, không trụ nơi thanh, không trụ nơi hương, không trụ nơi vị, không trụ nơi xúc, không trụ nơi pháp phát tâm tasmāt tarhi 345

347 subhūte bodhisattvena mahāsattvena evam apratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyaṁ yanna kvacit pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam na rūpapratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyaṁ na śabdagandharasaspraṣṭavyadharma- pratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam rūpiṇa 色, 有形 hoặc có hình tướng hoặc không có hình tướng rūpiṇo vā arūpiṇo vā śabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharma 聲香味觸 không trụ vào sắc cần phải bố thí, không trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp cần phải bố thí na śabdagandharasaspraṣṭavyadharmeṣu pratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam sad-dharma 妙法, 正法 có chúng sanh nào trong tương lai, vào thời vị lai, ở đời sau năm trăm năm cuối, trong thời chánh Pháp hoại diệt kecit sattvā bhaviṣyantyanāgate'dhvani paścime kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralopakāle vartamāne saddharma-vipralopa 末法, 法滅 bạch Thế Tôn, có chúng sanh nào trong thời tương lai, trong thời kỳ cuối, năm trăm năm trong khoảng thời gian cuối, thời kỳ chánh Pháp hoại diệt khi nghe kinh này sẽ khởi tín tâm không? Thế Tôn nói rằng: Này Tu Bồ Đề, không có 346

348 chúng sanh tức không không là chúng sanh. Vì sao vậy? Này Tu Bồ Đề, chúng sanh là chúng sanh, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói tất cả chúng sanh không là chúng sanh. Do vậy được gọi là chúng sanh asti bhagavan kecit sattvā bhaviṣyantyanāgate'dhvani paści me kāle paścime samaye paścimāyāṁ pañcaśatyāṁ saddharmavipralope vartamāne, ya imānevaṁrūpān dharmān śrutvā abhiśraddhāsyanti bhagavān āha- na te subhūte sattvā nāsattvāḥ tat kasya hetoḥ? sattvāḥ sattvā iti subhūte sarve te subhūte asattvāstathāgatena bhāṣitāḥ tenocyante sattvā iti sādhu sādhu 善哉 lành thay sādhu sakṛdāgāmi-phalaṁ 斯陀含果 ta đắc quả Tư Đà Hàm không? mayā sakṛdāgāmiphalaṁ prāptam iti śākyamunirnāma 號釋迦牟尼 Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác chứng đắc không có Pháp nào mà Pháp đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, do vậy Nhiên Đăng Như Lai thọ ký cho Ta rằng: Trong thời tương lai, khi còn trẻ ông sẽ là Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là Thích Ca Mâu Ni yasmāt tarhi subhūte tathāgatenārhatā samyaksaṁbuddhena nāsti sa kaścid dharmo yo 'nuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ tasmād 347

349 ahaṁ dīpaṁkareṇa tathāgatena vyākṛta bhaviṣyasi tvaṁ māṇava anāgate'dhvani śākyamunirnāma tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha saṁdhāya 密意, 據 do vậy, mật ý này được Như Lai nói tasmād iyaṁ tathāgatena saṁdhāya vāgbhāṣitā saṁjñin 想, 有想 hoặc có tưởng hoặc không có tưởng hoặc cũng không có tưởng cũng không không có tưởng saṁjñino vā asaṁjñino vā naivasaṁjñino nāsaṁjñino vā saṃpatti 具足, 圓滿 bạch Thế Tôn, phàm cái gì là tướng cụ túc thì chính cái đó Như Lai nói không có tướng cụ túc yā sā bhagavan lakṣaṇasaṁpattathāgatena bhāṣitā saivālakṣaṇasaṁpat saṁskṛta 有爲 như tinh tú, nhậm mắt, ngọn đèn / như huyễn hóa, sương rơi, bọt nước / như giấc mơ, chớp sáng, áng mây / Pháp hữu vi như vậy hãy quán tārakā timiraṁ dīpo māyāvaśyāya budbudam svapnaṁ ca vidyudabhraṁ ca evaṁ draṣṭavya saṁskṛtam tathā prakāśayet, tenocyate saṁprakāśayediti saṁvidyate 容, 成就 348

350 Pháp thì không có liễu ngộ, không có chứng đắc aṇurapi tatra dharmo na saṁvidyate nopalabhyate samyak-saṁbodhi 三藐三菩提, 正徧智, 正等菩提 không có Pháp nào mà Pháp đó Như Lai chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác trong thời của Nhiên Đăng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác nāsti sa bhagavan kaścid dharmo yas tathāgatena dīpaṁkarasya tathāgatasyārhataḥ samyaksaṁbuddhasyāntikād anuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhaḥ sarva-saṁjñāpagatā 出離 / 息 / 捨離 / 除一切想 vì Phật Thế Tôn lìa hết mọi tưởng sarvasaṁjñāpagatā hi buddha bhagavantaḥ sattva 衆生 có những chúng sanh đã vào Niết bàn, nhưng không có chúng sanh nào vào Niết bàn evaṁ sa sattvān parinirvāpya na kaścit sattvaḥ parinirvāpito bhavati sattva-dhātu 衆生界, 有情界 này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu loại chúng sanh trong chúng sanh giới yāvantaḥ subhūte 349

351 sattvāḥ sattvadhātau sattvasaṁgraheṇa saṁgṛhītā sattva-saṁjñā 衆生想 này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát khởi lên tưởng chúng sanh vị ấy không được gọi là Bồ Tát sacet subhūte bodhisattvasya sattvasaṁjñā pravarteta, na sa bodhisattva iti vaktavyaḥ satya 實 này Tu Bồ Đề, Như Lai chỉ bày Pháp được chứng ngộ lìa tư duy. Pháp này không thật cũng không hư api tu khalu punaḥ subhūte yas tathāgatena dharmo 'bhisaṁbuddho deśito nidhyātaḥ, na tatra satyaṁ na mṛṣā satya-vādī 真語 Như Lai nói lời thật, Như Lai nói lời chân thật, nói lời như thật, nói lời không trái ngược. Như Lai không nói lời xa lìa sự thật bhūtavādī subhūte tathāgataḥ, satyavādī tathāvādī ananyathāvādī tathāgataḥ, na vitathavādī tathāgataḥ śirobhir-abhivandya 頂禮 sau khi đi đến đảnh lễ dưới chân của Thế Tôn upasaṁkramya bhagavataḥ pādau śirobhirabhivandya Śrāvastī 舍衞城 một thời Phật ở tại nước Xá vệ ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṁ viharati sma

352 śreṣṭhayāna 無上乘 /~ 微妙 / ~ 最勝 / ~ 最尊 / ~ 上首 Như Lai thuyết Pháp phương tiện này vì lợi ích cho những chúng sanh phát tâm Tối thượng thừa, vì lợi ích phát tâm Vô thượng thừa, tri kiến này đã khởi lên trong con, trước đây con chưa từng nghe một Pháp phương tiện giống như vậy, có những Bồ Tát thành tựu tụ công đức hy hữu bậc nhất, ở đây khi được nghe thuyết Kinh này sẽ khởi lên thật tưởng yāvad ayaṁ dharmaparyāyas tathāgatena bhāṣito'grayānasaṁprasthitānāṁ sattvānām arthāya, śreṣṭhayānasaṁprasthitānām arthāya, yato me bhagavan jñānamutpannam na mayā bhagavan jātv evaṁrūpo dharmaparyāyaḥ śrutapūrvaḥ parameṇa te bhagavan āścaryeṇa samanvāgatā bodhisattvā bhaviṣyanti, ye iha sūtre bhāṣyamāṇe śrutvā bhūtasaṁjñām- utpādayiṣyanti srotāpatti- phala 須陀洹果 ta đắc quả Tu Đà Hoàn không? mayā srotaāpatti- phalaṁ prāptamiti? Subhūti 須菩提 rồi Tôn giả Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy atha khalv āyuṣmān subhūtir utthāyāsanād Sugata 善逝, 大聖尊, 如來 bạch Thiện Thệ sugata

353 Sumeru-parvata-rāja 須彌山王 này Tu Bồ Đề, có bao nhiêu Tu di là những vua của các núi trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, nếu có người nữ hay người nam sau khi làm đầy bằng bảy loại châu báu rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nếu có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí chấp nhận và thọ trì dù chỉ bốn câu kệ trong Pháp phương tiện Bát nhã ba la mật, rồi giảng giải cho người khác. Này Tu Bồ Đề, tụ công đức của người này và tụ công đức của người trước, thì trăm phần không được một phần, trăm ngàn vạn ức phần không được một phần, cho đến toán số không thể diễn tả cũng không thể so sánh được yaśca khalu punaḥ subhute strī vā puruṣo vā yāvantas trisāhasramahāsāhasre lokadhātau sumeravaḥ parvatarājānaḥ, tāvato rāśīn saptānāṁ ratnānām abhisaṁhṛtya tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, yaśca kulaputro vā kuladuhitā vā itaḥ prajñāpāramitāyā dharmaparyāyād antaśaścatuṣpādikāmapi gāthāmudgṛhya parebhyo deśayet, asya subhūte puṇyaskandhasya asau paurvakaḥ puṇyaskandhaḥ śatatamīmapi kalāṁ nopaiti, yāvadupaniṣadamapi na kṣamate Tathāgata 如來, 佛世尊, 多他阿伽陀 352

354 Như Lai có được thấy qua tướng cụ túc không? lakṣaṇasaṁpadā tathāgato draṣṭavyaḥ Tathāgatenārhatāsamyaksaṁbuddha 如來阿羅 漢正等覺 có bao nhiêu Bồ Tát Ma Ha Tát được Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác nhiếp thọ bằng sự hộ niệm ân cần nhất yāvad eva tathāgatenārhatāsamyaksaṁbuddhena bodhisattvā mahāsattvā anuparigṛhītāḥ parameṇānugraheṇa trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātu 三千大千世界 có người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí sau khi lấy bảy loại châu báu làm đầy cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ rồi đem cúng dường cho các Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, thì người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí đó, do duyên từ đó có được nhiều tụ công đức không? yaḥ kaścit kulaputro vā kuladuhitā vā imaṁ trisāhasramahāsāhasraṁ lokadhātuṁ saptaratnaparipūrṇaṁ kṛtvā tathāgatebhyo 'rhadbhayaḥ samyaksaṁbuddhebhyo dānaṁ dadyāt, api nu sa kulaputro vā kuladuhitā vā tatonidānaṁ bahu puṇyaskandhaṁ prasunuyāt

355 triṣpradakṣiṇīkṛtya / dakṣiṇīya 供養 đi nhiễu bên phải Thế Tôn ba vòng rồi ngồi xuống một bên bhagavantaṁ triṣpradakṣiṇīkṛtya ekānte nyaṣīdan udgṛhītaḥ 取, 受, 受持, 所取, 所持, 所攝, 持, 攝 đó là Pháp không không là Pháp, chỉ vì người phàm ngu chấp vào cái đó na sa dharmo nādharmaḥ sa ca bālapṛthagjanair udgṛhītaḥ udgrahītum 校 hư không ở phương đông có thể đo lường không? sukaraṁ pūrvasyāṁ diśi ākāśasya pramāṇam udgrahītum upasaṁkrāmati 往詣 tại nơi có Thế Tôn thì nơi đó có nhiều vị tỳ kheo đến gần atha khalu saṁbahulā bhikṣavo yena bhagavāṁs tenopasaṁkrāman upeta-kāya 具足身 / 圓滿身 Như Lai nói người nam này có thân hoàn bị là thân lớn, bạch Thế Tôn, Như Lai nói không là thân. Do vậy được gọi thân hoàn bị là thân lớn yo'sau bhagavaṁs tathāgatena puruṣo bhāṣita upetakāyo mahākāya iti, akāyaḥ sa bhagavaṁs tathāgatena bhāṣitaḥ tenocyate upetakāyo mahākāya iti uttarā saṃghātī 上衣, 鬱多羅僧衣 354

356 sau khi sửa y tăng già lê một bên ekāṁsam uttarāsaṅgaṁ kṛtvā vajra 金剛 kim cương năng đoạn 127 vajracchedikā 271 vajracchedikā 金剛能斷 kim cương năng đoạn bát nhã ba la mật 127 vajracchedikā prajñāpāramita 271 Vajracchedikā prajñāpāramitāsūtra 金剛能斷般若波羅蜜 kinh Kim cương năng đoạn bát nhã ba la mật 127 Vajracchedikā prajñāpāramitāsūtram 271 vipāka 果報, 異熟, 異熟因, 異熟果, 現報 nên biết quả dị thục không thể nghĩ bàn asya acintya eva vipākaḥ pratikāṅkṣitavyaḥ vīrya 精進 có bao nhiêu vi trần trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới hệ, thì có bấy nhiêu đống như cõi thế giới hệ đó được người con trai hoặc người con gái dòng họ cao quí làm thành với sự tinh tấn không thể nghĩ bàn. Như vậy được gọi là tập hợp bụi yāvanti trisāhasramahāsāhasrelokadhātau pṛthivīrajāṁsi, tāvatāṁ lokadhātūnāmevaṁrūpaṁ maṣiṁ kuryāt yāvadevamasaṁkhyeyena vīryeṇa tadyathāpi nāma paramāṇusaṁcayaḥ

357 viṣama 差別, 不平等, 不同 lại nữa, này Tu Bồ Đề, Pháp này thì đồng nhất không có dị biệt. Do vậy được gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác api tu khalu punaḥ subhūte samaḥ sa dharmo na tatra kaścid viṣamaḥ tenocyate anuttarā samyaksaṁbodhir iti vyāpādasaṁjñā 恨想 này Tu Bồ Đề, nếu lúc bấy giờ, Ta có ngã tưởng thì sân hận tưởng cũng có mặt sacen me subhūte tasmin samaye ātmasaṁjñā abhaviṣyat, vyāpādasaṁjñāpi me tasmin samaye 'bhaviṣyat vyūhā 莊嚴 này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát nói như vậy: Ta sẽ thành tựu sự trang nghiêm quốc độ, thì người ấy nói xa lìa sự thật yaḥ subhūte bodhisattva evaṁ vadet- ahaṁ kṣetravyūhānniṣpādayiṣyāmīti, sa vitathaṁ vadet yathā 如 như vậy cần phải thành tựu yathā pratipattavyaṁ yāvatya... tāvatya... này Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Có bao cát của sông Hằng là con sông lớn thì có bấy nhiêu sông Hằng như vậy. Và có bao nhiêu cát của hằng hà sa sông Hằng thì có bấy nhiêu thế giới 356

358 hệ. Vậy những thế giới hệ này có nhiều không? tat kiṁ manyase subhūte yāvatyo gaṅgāyāṁ mahānadyāṁ vālukāḥ, tāvatya eva gaṅgānadyo bhaveyuḥ, tāsu vā vālukāḥ, tāvantaś ca lokadhātavo bhaveyuḥ, kaccid bahavaste lokadhātavo bhaveyuḥ?

359 MỤC LỤC trang 5 PHA P NHU PHU NG TRI KINH VA I LƠ I CA M NIE M CU A TRƯƠ NG LA O THI CH TA M CHA U trang 7 TƯ A trang 13 KINH KIM CANG BA T NHA BA LA MA T Bı So Thıćh Như Minh di ch theo ba n Ha n cu a Tam Ta ng Pha p Sư Cưu Ma La Tha p trang 90 金剛般若波羅蜜經 trang 127 KINH KIM CANG NA NG ĐOA N BA T NHA BA LA MA T Bı So Thıćh Như Minh di ch theo nguye n ba n Sanskrit trang 225 वज र छ दक प रज ञ प र मत स त रम trang 271 Vajracchedikāprajñāpāramitā Sūtram trang 313 NGƯ VƯ NG KINH KIM CƯƠNG 358

360 359

361 360

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers 1 NGUYEN THACH TUONG ANH 12/05/2008 5 4 5 14 2 VO GIA BAO 18/05/2008 4 4 5 13 3 NGUYEN

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Pre-Intermediate 1 1 Tran Duy Anh 9.3 8.5 8.4 9.6 9.8 10.0 9.8 10.0 9.4 A 2 Nguyen Tang Hieu 9.3 9.2 9.4 9.4 9.6 9.3 9.7 9.7 9.5 A 3 Nguyen Duc Thuong Ct Lina 9.6 7.5 8.8 9.3 9.9 9.7 7.8 9.9 9.1

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

2

2 HIỆN THÀNH CÔNG ÁN 1 2 ĐA O NGUYÊN HY HUYÊ N HIÊṆ THAǸH CÔNG AŃ Bi nh gia : Shohaku Okumura va ca c ta c gia kha c Biên di ch: Thuâ n Ba ch va Huê Thiê n 2014 3 4 HIÊ N THA NH CÔNG A N 1 (Âm) 1- Chư pha

More information

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG TIT Quy dinh ve phan tich an toan doi \m nha may dien

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd NGUN T LIU CA HC KHU StudentServices(SpecialEducation)5032618209 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/studentservices/ EnglishasaSecondLanguageandEquity5032618223 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/esl/

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

Trời hoặc Rồng hoặc Quỷ Thần.. cần nên tu học, một lòng tinh cần gìn giữ không được xao lãng, về sau sẽ thành Phật _Lúc bấy giờ Đại Phẫn Nộ Kim Cang (

Trời hoặc Rồng hoặc Quỷ Thần.. cần nên tu học, một lòng tinh cần gìn giữ không được xao lãng, về sau sẽ thành Phật _Lúc bấy giờ Đại Phẫn Nộ Kim Cang ( Mật Tạng Bộ 1 _ No.899 (Tr.776 _ Tr.781) KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA TÂM ĐỊA PHÁP MÔN THÀNH TỰU NHẤT THẾ TAM CHỦNG TẤT ĐỊA ĐÀ LA NI Hán dịch: Ninh Hòa năm thứ 7, ngày 4 tháng 7 Canh Dần, Viện

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 Lucky draw entries for Lucky Draw Program for cycle

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

金剛般若波羅蜜經

金剛般若波羅蜜經 金剛般若波羅蜜經 姚秦三藏法師鳩摩羅什譯 法會因由分第一 如是我聞 : 一時, 佛在舍衛國祇樹給孤獨園, 與大比丘眾千二百五十人俱 爾時, 世尊食時, 著衣持缽, 入舍衛大城乞食 於其城中次第乞已, 還至本處 飯食訖, 收衣缽 洗足已, 敷座而坐 善現啟請分第二 時長老須菩提在大眾中, 即從座起, 偏袒右肩, 右膝著地, 合掌恭敬 而白佛言 : 希有! 世尊 如來善護念諸菩薩, 善付囑諸菩薩 世尊!

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1 TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 15 thang 5 nam 2019 THONG BAO TUYEN SINH VAO LOT 10

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

KINH A - DI - ĐÀ DAO TẦN TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU-MA-LA-THẬP DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính Phát

KINH A - DI - ĐÀ DAO TẦN TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU-MA-LA-THẬP DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính Phát KINH A - DI - ĐÀ DAO TẦN TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU-MA-LA-THẬP DỊCH ĐOÀN TRUNG CÒN - NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

金剛般若波羅蜜經 (繁體).pages

金剛般若波羅蜜經 (繁體).pages 金剛般若波羅蜜經 姚秦三藏法師. 鳩摩羅什譯 1. 如是我聞 : 一時, 佛在舍衛國祇樹給孤獨園, 與大比丘眾千二百五十人俱 爾時, 世尊食時, 著衣持鉢, 入舍衛大城乞食 於其城中, 次第乞已, 還至本處 飯食訖, 收衣鉢, 洗足已, 敷座而坐 2. 時, 長老須菩提在大眾中即從座起, 偏袒右肩, 右膝著地, 合掌恭敬而白佛言 : 希有! 世尊! 如來善護念諸菩薩, 善付囑諸菩薩 世尊! 善男子

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI TAI VIET NAM Can cu Hien phdp nude Cong hoa xd hoi

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

金剛般若波羅蜜經 Vajracchedik -Prajñ p ramit S tra 姚秦三藏法師鳩摩羅什 (Kum rajiva) 譯 南無本師釋迦牟尼佛 南無般若會上佛菩薩 開經偈 無上甚深微妙法百千萬劫難遭遇我今見聞得受持願解如來真實義 金剛般若波羅蜜經 金剛般若波羅蜜經 1 如是我聞 : 一時, 佛在舍衛國祇樹給孤獨園, 與大比丘眾千二百五十人俱 爾時, 世尊食時, 著衣持金本, 入舍衛大城乞食

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

MA LỢI CHI THIÊN

MA LỢI CHI THIÊN Biên soạn: HUYỀN THANH MA LỢI CHI THIÊN Ma Lợi Chi Thiên, tên Phạn là Marīci, dịch ý ánh sáng, vầng sáng của mặt trời Tên Tây Tạng là Ḥod-zer-can-ma, là một vị Nữ Thần có đầy đủ khả năng tự mình ẩn hình,

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d Kinh dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến L ê Mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 : NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH Chương 2 : NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN Chương 3 : CÁC

More information

Microsoft Word - GKPH I net.doc

Microsoft Word - GKPH I net.doc GIÁO KHOA PHẬT HỌC cấp một Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc 1 GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân,

More information

Liêt Tử Và Dương Tử

Liêt Tử Và Dương Tử Liêt Tử Và Dương Tử Tác giả: Thể loại: Trung Hoa Website: Date: 24-October-2012 Trang 1/54 NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU Trước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII),

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information