Bia 1_VHPG_132_11.indd

Size: px
Start display at page:

Download "Bia 1_VHPG_132_11.indd"

Transcription

1 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM Phật lịch 2555 Số 132 Tr. 56 Niêm hoa vi tiếu Tr. 30 Sự nhẫn tâm, vô cảm, và trách nhiệm Tr. 3

2

3 T r o n g s ố n à y GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO Phát hành vào đầu và giữa tháng Tổng Biên tập THÍCH CHƠN THIỆN Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn TRẦN TUẤN MẪN Phó Tổng Biên tập THÍCH TRUNG HẬU THÍCH MINH HIỀN Trình bày MAI PHƯƠNG NAM Phòng Phát hành Trụ sở Tòa soạn VHPG ĐT: (84-8) Cô Hồ Thị Phương Châu, DĐ: Quảng cáo Cô Thu Sương, DĐ: Tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (84-8) Fax: (84-8) vanhoaphatgiao@vnn.vn Tên tài khoản: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số tài khoản: B Ngân hàng VPBank, Chi nhánh TP. HCM Sự nhẫn tâm, vô cảm, và trách nhiệm (Nguyễn Văn Nhật) Sương mai Ký ức hội làng (Hồ Đăng Thanh Ngọc) Văn bia chùa Phước Sơn (Đồng Dưỡng) Khi ông bà làm thay cha mẹ (Cao Huy Hóa) Nuôi dưỡng tâm thức an lạc (Tâm Tịnh) Giá trị thực của cuộc sống (Thích Phước Đạt) Một thiền sư người Mỹ (Trudy Goodman, Diệu Liên Lý Thu Linh dịch) Thức biến và chuyển thức (Nguyễn Thế Đăng) Tiếng trống cửa thiền (Nguyễn Phước Thị Liên) Niêm hoa vi tiếu (Nguyên Trí Hoàng Tá Thích) Ai cho tôi làm người lương thiện? (Hoàng Minh Phú) Chú lợn thợ mộc (Tấn Nghĩa) Sống trong lòng đô thị (Dzigar Kongtrul Rinpoche, Nguyễn Văn Nghệ dịch) Bánh tráng bẻ giòn giòn (Huỳnh Kim Bửu) Về thăm làng cổ Đường Lâm (Hoàng Thị Như Huy) Nơi miền đất cù lao (Hồ Sĩ Bình) Ở trên bờ đất (Nguyễn Thị Hải) Trái tim ơi (Nguyễn Thánh Ngã) Ba con khỉ (Huệ Phong) Nhân đọc một mẫu thông báo nhỏ (Mang Viên Long) Thơ Sóng lòng đã lặng (truyện ngắn của Nguyễn Trọng Hoạt) Chim quê (Tường Linh) Màu vàng trong nỗi nhớ (Đoàn Đại Trí) Lời cảm ơn cuộc sống Món chay: Su-lơ xanh trắng trộn hạnh nhân (Hoàng Anh Phú Xuân) Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Văn hóa - Thông tin số 96/GP-BVHTT và 66/GP-SĐBS Ghi bản & in tại Nhà in Trần Phú Q.1 TP. Hồ Chí Minh Bìa 1: Chim quê. Nguồn: thewallpaper.org

4 Thû toâa soaån Kính thưa quý độc giả Nhân dịp ngày Nhà báo Việt Nam 21 tháng Sáu, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã nhận được nhiều lời chúc mừng và thăm hỏi từ các độc giả, thân hữu, ân nhân và cả các vị cộng tác viên qua điện thoại hoặc thư điện tử. Bên cạnh những lời chúc mừng và thăm hỏi đó, đã có thêm những đề nghị, hầu hết là từ độc giả, rằng VHPG nên có những thể hiện sâu sát hơn về các sự kiện và nhân vật của xã hội đương đại. Trước những đề nghị đó, một lần nữa, VHPG xin khẳng định rằng trước sau như một, tờ tạp chí của chúng ta luôn quan tâm đến mọi khía cạnh thực tiễn của đời sống xã hội để có thể thực hiện lý tưởng ẩn ác giương thiện của người con Phật, để đứng về mặt văn hóa và căn cứ vào kiến giải Phật giáo mà có những đóng góp tích cực cho việc xây dựng một xã hội hiền thiện, an lạc, đem lại an vui cho số đông. Trên tinh thần đó, VHPG không đặt nặng việc phê phán hay ca ngợi con người mà chú trọng đến việc phân tích cái đúng cái sai của hành vi. Có thể nói nội dung của tạp chí VHPG luôn mang tính thời sự nhưng không miêu tả thời sự. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được khá nhiều ý kiến tán đồng cách trình bày những sự kiện tích cực của đời sống qua chuyên mục Lời cảm ơn cuộc sống, một chuyên mục khiêm tốn mà một số độc giả đã cho rằng có tác dụng sâu rộng, giúp mọi người yên tâm tin tưởng rằng cái tốt, cái hiền thiện vẫn nằm sẵn trong tâm thức của mọi chúng sanh, để từ đó khẳng định rằng nếu xã hội có bày ra những hiện tượng suy đồi thì chỉ vì cái tốt, cái hiền thiện chưa được khơi gợi đúng mực để phát triển, thăng hoa. Do đó, chúng tôi chân thành mời gọi mọi độc giả, đã là Phật tử hay chưa là Phật tử, đồng ý với những tư tưởng căn bản của Phật giáo, hãy tích cực ghi nhận những khía cạnh hiền thiện của cuộc sống và đóng góp với VHPG trong chuyên mục này để chia sẻ cùng mọi người. Cũng như mọi bài viết được đăng tải trên VHPG, nội dung bài viết cho chuyên mục Lời cảm ơn cuộc sống cần nhất sự chân thành, nêu lên một sự kiện cụ thể mà chính người viết chứng kiến, trong đó có những hành vi đáng ca ngợi của bất cứ một ai trong đời sống thường nhật. Về hình thức, chuyên mục này chỉ chọn đăng những bài viết có độ dài trong khoảng 400 hay 500 từ. Bài gửi cho VHPG tốt nhất nên chuyển qua thư điện tử, viết trên nền Unicode theo font chữ Times New Roman để tòa soạn dễ tiếp nhận và trình bày. Bài được chọn đăng, VHPG xin gửi đến tác giả năm tờ báo biếu để bày tỏ sự chia sẻ và biết ơn. Rất mong lời mời gọi này được quý vị hưởng ứng. Số đặc biệt mùa Vu lan Phật lịch 2555 là số 134 và sẽ được phát hành vào ngày Rất mong quý vị độc giả, cộng tác viên, và thân hữu đóng góp cho số Vu lan sớm gửi bài cho chúng tôi. Chúng ta vẫn còn trong mùa an cư, VHPG chân thành nguyện cầu Tam bảo gia hộ để mọi người được hưởng nhiều pháp lạc. Văn Hóa Phật Giáo

5 X Ã H Ộ I Sự nhẫn tâm, vô cảm, và trách nhiệm NGUYỄ N VĂ N NHẬ T Giữa hàng loạt những tin tức nóng bỏng gần đây như việc Trung Quốc thể hiện thái độ hung hăng trên biển Đông đã kích thích những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới; việc Bộ Giáo dục đưa ra đề án biên soạn sách giáo khoa mới với tổng kinh phí lên đến 70 ngàn tỷ đồng khiến nhiều người nhiều giới phải lên tiếng; vụ liên tiếp công an đánh người, kể cả đánh em nhỏ 11 tuổi phải nhập viện làm cho hình ảnh người công an nhân dân có phần méo mó; vụ các vị cựu lãnh đạo cấp cao của Vinashin trốn khỏi nước buộc Chính phủ Việt Nam phải yêu cầu Interpol phát lệnh truy nã toàn cầu thì vụ cướp cạn xảy ra lúc 15g ngày ở vòng xoay ngã năm An Dương Vương, quận 5, TP.HCM có vẻ là một chuyện nhỏ, hình như quá nhỏ VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 3

6 Trên chuyên mục Bạn đọc của báo Tuổi Trẻ online, một bản tin được tải lên vào lúc 17g22 ngày cho biết một người đàn ông đi xe gắn máy đến khoảng chỗ giao nhau của các đường An Dương Vương, Trần Phú, và Sư Vạn Hạnh trong địa giới các phường 8 và 9 thuộc quận 5, TP.HCM thì bị hai tên cướp cũng chạy xe gắn máy vượt lên từ phía sau giật giỏ xách. Người này kịp thời giữ chặt lấy chiếc giỏ khiến hai tên cướp không thể giựt được phải vội vàng tẩu thoát. Không may cho người đàn ông ấy, trong lúc giằng co, giỏ xách của ông ta bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bay tung ra mặt đường. Một số người đi đường và cả những người dân đang sinh hoạt gần đó đã ào ra, nhưng rất tiếc, không phải để giúp người đàn ông tội nghiệp nọ thu hồi số tiền mà để chộp vội những tờ tiền giấy còn tung tóe trên mặt đường bỏ vào túi mình rồi biến. Người tải bản tin đó lên còn cho biết rằng chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông bị nạn đã bay vào túi của những người hôi của quá vô tâm. Ông cũng ước lượng số người tham gia vụ chộp tiền lên tới hơn ba chục người. Cùng với bản tin, có ba tấm ảnh minh họa để làm chứng; một tấm ghi lại hình ảnh người bị nạn ngồi bên cạnh chiếc xe dựng nghiêng giữa đường, đang gọi điện thoại di động; hai tấm kia ghi lại quang cảnh hỗn loạn trong lúc vụ chộp tiền diễn ra. Bản tin trên được nhiều trang mạng khác sao lại kèm theo bình luận của nhiều người, có những lời bình luận rất gay gắt mang tính cách rủa sả nặng nề. Điều đáng chú ý là bản tin này hình như không được các đại gia quan tâm. Tìm hiểu trong khoảng hơn 200 trang mạng có đưa tin, hầu hết chỉ là những trang mạng cá nhân, còn lại cũng chỉ có một vài trang mạng tập thể nhỏ. Tìm hiểu thêm thì cũng không có thông tin nào cho biết cụ thể người đàn ông kia tên là gì, bao nhiêu tuổi, ở đâu, gia cảnh ra sao; ông ta mang theo bao nhiêu tiền, số tiền bị mất là bao nhiêu, có phải đã mất tất cả hay không; số tiền ông ta mang theo từ đâu mà có, được dự định sử dụng vào việc gì, hay ông ta chỉ là người có nhiệm vụ giao tiền cho người khác; sau khi sự vụ xảy ra, ông ta có đến trình báo với chính quyền địa phương hay không, và nếu ông ta chưa kịp trình báo thì có ai chịu trách nhiệm trị an trong khu vực đó biết đến sự kiện đó chưa, có quan tâm tìm hiểu về sự kiện đó để có thể hiểu rõ vấn đề, một mặt, giúp đỡ ông ta và lần tìm ra những kẻ tham gia vụ chộp tiền hôm ấy; mặt khác, xác định những tên giật giỏ xách thuộc thành phần nào, chúng là những tên cướp cạn thật sự, hay chúng có lý do chính đáng gì khác để phải giựt giỏ xách của người đàn ông ấy. Tóm lại, những thông tin liên quan đến vụ việc rất sơ sài. Tuy nhiên, qua đó người ta cũng có thể có một vài phân tích về hành vi của những kẻ đã nhặt vội những đồng tiền rơi vãi lúc bấy giờ. Thứ nhất, đó là hành vi lấy của không cho. Thứ hai, những kẻ tham gia vụ lấy của không cho nói trên hiểu rõ số của cải ấy thuộc về người bị hại, và vì có người bị hại nên họ mới có cơ hội. Nếu biết thông cảm với người bị hại, một người khác đã có thể có ý định nhặt tiền giúp người ấy. Trong lúc nhặt giúp như vậy mà thấy số tiền quá lớn, có thể người này bị lòng tham thúc giục mà lén lút giấu đi một ít; trong trường hợp này, hành vi này gây ra một nghiệp xấu đủ làm vô hiệu cái nghiệp tốt là ý muốn giúp người lúc ban đầu; đó là hành vi của người biết xấu hổ nhưng chưa thắng được lòng tham. Ở đây, trong vụ việc trên, cả một nhóm người xông vào, hào hứng nhặt vội những đồng tiền của người khác. Trước hết, họ không có một chút thông cảm nào với người bị hại. Kế đó, họ mừng rỡ nhìn thấy ở hoàn cảnh của người bị hại một cơ hội. Họ trắng trợn thu vén rồi bỏ chạy. Nghĩa là họ cũng biết hành vi của họ là xấu, nhưng họ hoàn toàn không xấu hổ, hoàn toàn không sợ hãi bất kỳ một hậu quả nào mà hành vi đó có thể gây ra, họ ngang nhiên nhúng tay vào việc ác. Họ không vô cảm mà là những kẻ không có một chút tình thương nào, quá tham lam, không biết xấu hổ, không hiểu luật nhân quả, không sợ hãi sự trừng trị của luật pháp, coi thường luật pháp, coi thường mọi biện pháp quản lý trị an của chính quyền sở tại, coi thường đồng loại đang chứng kiến hành vi của họ. Đó chính là tính cách tâm lý của kẻ cướp. Điều đáng suy nghĩ là tính cách kẻ cướp ấy hiện diện ngay trên đường phố, giữa ban ngày, ở một số đông người, giữa những kẻ trông hiền lành lương thiện, lại có hành động quyết liệt, không khoan nhượng, đồng loạt xông vào không hề có sự báo trước, sẵn sàng tận dụng hoàn cảnh đáng thương của người khác để thủ lợi. Trong khi đó, thái độ của những người có trách nhiệm là vô cảm. Thật vậy, khi nhiều ngày đã trôi qua mà không hề có một tiếng nói có trách nhiệm nào giải thích về vụ việc nói trên, người dân có hàng loạt câu hỏi không trả lời được. Nếu bản tin đã được tải lên Tuổi Trẻ online lúc 17g22 ngày là chính xác, ít nhất sau đó thông tin ấy phải được cơ quan có trách nhiệm quan tâm giải thích trước công luận; tiếp theo, phải vào cuộc tìm hiểu cụ thể sự việc và có biện pháp xử lý dứt khoát rồi thông tri kết quả xử lý cho công chúng; khi ấy, người dân mới yên lòng, rằng luật pháp vẫn nghiêm minh, rằng tình trạng trật tự trị an vẫn được bảo đảm. Rõ ràng, một sự việc mang tính cướp bóc, diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, ở chỗ đông người, lại chỉ được công bố trên chuyên mục Bạn đọc viết của một tờ báo mạng lớn chứ không phải là tin viết từ phóng viên nhà báo, sau đó được những trang mạng khác thi nhau sao chép, mà lại không được bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào lên tiếng giải thích, không thấy kết quả xử lý được công bố, thì có thể sẽ có ít nhất là hai suy nghĩ trái chiều. Một, thông tin trên là xác thực, nhưng 4 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

7 cơ quan có trách nhiệm lặng thinh để lấp liếm tình trạng quản lý yếu kém của mình. Hai, bản tin trên không chính xác. Cả hai suy nghĩ này đều dẫn đến những nhận thức tiêu cực tiếp theo. Trường hợp trước, người dân hoàn toàn mất lòng tin vào việc được bảo vệ bởi chính quyền; bấy giờ, mỗi khi buộc phải mang theo tài sản có giá trị di chuyển trên đường phố, người dân phải tự có biện pháp bảo vệ lấy mình và tài sản của mình. Trường hợp sau, hóa ra ai muốn đưa tin gì thì đưa, chẳng ai quản lý thông tin! Cả hai trường hợp đều là thảm họa! Thông thường thì đại chúng sẽ không nghĩ rằng có ai rỗi hơi tung một tin không chính xác như vậy; và quả nhiên, dư luận trên mạng cho thấy tất cả mọi người đều phẫn nộ trước hành vi của đám người chộp tiền; nghĩa là mọi người đều tin vào tính xác thực của bản tin. Trên các mẩu bình luận, để nói về việc chộp tiền kể trên, người ta đọc được, Chỉ có thể là Việt Nam, Thật xấu hổ, chả bù cho người Nhật hay Ở Việt Nam, điều gì mà chẳng xảy ra. Rõ ràng, các cơ quan có trách nhiệm đã đánh mất niềm tin nơi người dân vào khả năng quản lý của mình. Ở đâu đó, có một câu châm ngôn nói rằng một trong những nhiệm vụ cao cả nhất của chính quyền là nhiệm vụ bảo vệ người dân. Theo bản tin trên, sự kiện chỉ xảy ra trong vòng chưa đầy hai phút thì số tiền của người đàn ông bị nạn đã bay hơi theo những kẻ chộp tiền. Trong thời gian ngắn như vậy, không thể nào có sự can thiệp kịp thời của những người có trách nhiệm. Nhưng vì sao đã cả tuần trôi qua mà không có thêm thông tin nào về một vụ cướp trắng trợn giữa ban ngày như thế? Ngay cả trong trường hợp số tiền ấy là do trốn thuế hay buôn lậu mà có, thì trước mắt, người bị nạn cũng cần phải được bảo vệ, vụ việc cũng cần được thông báo càng sớm càng tốt, rằng đang có một cơ quan nào đó quan tâm. Nếu không, làm sao ai dám yên tâm khi ra đường? Chẳng những cướp bóc rình rập, mà khi một người bị nạn thì lập tức có cả hàng chục người trông có vẻ lương thiện, hiền lành như mọi người khác, a vào xâu xé! Đây là trong hoàn cảnh hết sức bình thường trên phố, khi chưa có sự hoảng loạn tập thể. Đặt trường hợp có một thảm họa thiên nhiên nào xảy ra, thì người ta xử sự với nhau như thế nào? Cơ quan trách nhiệm sẽ ứng cứu người bị nạn như thế nào? Rõ ràng, vụ việc trên là một trường hợp điển hình của sự suy đồi đạo đức. Dư luận đã nói quá nhiều về tình trạng đạo đức suy đồi. Nhưng ai là người có thể ngăn chặn tình trạng đó? Hình như người Việt có quá nhiều tấm gương đạo đức để học, nhưng cũng hình như người Việt bằng lòng với cách thuộc lòng như vẹt để trả lời trước ống kính truyền hình mà chẳng ai chịu thực hành! Đâu đó cũng có một câu châm ngôn rằng, Đức người quân tử như gió, đức kẻ tiếu nhân như cỏ; gió thổi thì cỏ rạp. Ý nói rằng người trên có đức thì người dưới phải theo. Chính lệnh ban bố mà người trên giữ nghiêm thì người dưới không có cách nào dám khinh nhờn. Nếu xã hội tiếp tục được rót vào tai những lời khuyên dùng hàng nội mà những chiếc xe Bentley hàng tỷ đồng vẫn được nhập về thì kẻ tiểu nhân cũng phải rạp theo mà thèm thuồng hàng ngoại. Hơn lúc nào hết, sự vô cảm cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này! Nếu người dân vẫn tiếp tục được kích thích để đẩy lòng tham lên đến tột độ qua các câu khẩu ngữ thỏa sức mua, đua sức sắm thì không thể trách vì sao mà đạo đức suy đồi. Hơn lúc nào hết, tinh thần biết đủ và ít ham muốn cần được gấp rút xiển dương để kềm hãm lòng tham trong tâm thức người Việt, giải pháp thích hợp nhất để đẩy lùi sự nhẫn tâm, thái độ vô cảm và làm gia tăng tinh thần trách nhiệm giữa người với người VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 5

8 S Ư Ơ N G M A I Hãy gấp làm điều lành Ngăn tâm làm việc ác Ai chậm làm việc lành Ý ưa thích việc ác. Pháp Cú số VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

9 V Ă N H Ó A Ảnh: Thiệu Anh Ký ức hội làng H Ồ ĐĂNG THANH NGỌ C Trong sâu thẳm mỗi một người, có lẽ ít nhiều ai cũng có những miền ký ức lễ hội. Tôi vẫn nghĩ người nào có được càng nhiều miền ký ức ấy, đó là một diễm phúc riêng mang. Với tôi, tôi cũng may mắn có được một số ký ức về các hội làng vùng Thừa Thiên-Huế. Có lẽ lễ hội ở Huế cũng có những nghi thức chung của loài người bên cạnh những nghi lễ thần thánh của riêng mình, cũng đi vòng quanh, cũng có nước và có lửa... Trong tất cả các lễ hội ở Huế, lễ hội làng là một trong những biểu hiện chân thật và chất phác nhất của hơi thở đồng quê lam lũ. Hội làng là điều không phải ai cũng từng tham dự, song gần như đa phần ai có gốc gác từ miền quê rơm rạ thì đều đã từng trải qua. Thừa Thiên Huế, với những đặc điểm riêng có trải suốt hơn 700 năm tính từ mốc lịch sử 1306 khi nàng Huyền Trân công chúa nước non ngàn dặm ra đi..., đã có các lễ hội đủ để thể hiện vùng đất này chính là nơi gặp gỡ của các luồng tư tưởng Đông Tây kim cổ. Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những nguồn văn hóa ấy... * * * Đó là những gì tôi còn lờ mờ nhớ sau bao năm dự phần không biết bao nhiêu lễ hội dọc chiều dài đất nước. Nhưng trong ký ức trẻ thơ tôi, bao giờ cũng rộn ràng những buổi hội lễ làng Hương Cần xứ Huế. Bao giờ cũng có những đốm lửa của đêm họ Hồ ở làng Hương Cần làm trai đàn nơi bãi biền Phe Kiền ven sông Bồ cách đây gần bốn mươi năm. Tôi nhớ nhất là khoảnh khắc phóng sanh chim én và cá dưới ánh sáng của hoa đăng. Những chàng trai lực lưỡng trong họ hào hứng gánh ra sông những lồng chim và những thùng nước đựng đầy cá để thả. Những cánh chim bay vút lên trời tự do trong đêm tối, những con cá lớn lao mình xuống sông trong đêm mùa hè quá đỗi nồng nàn. Không khí ấy, quang cảnh ấy, hơi nước ấm hòa mùi rong tươi ấy... thật khó có thể quên được. Và phảng phất trong không gian ấy, là huyền thoại ngày xưa một vị vua trẻ theo thần báo mộng đi tìm ý trung nhân ngang bãi sông trước nhà thờ vào một chiều họ Hồ cũng làm trai đàn như thế. Tất cả các thôn nữ bên sông đều bỏ chạy, duy nhất một người con gái xinh nhất làng đứng lại. Vị vua VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 7

10 trẻ kìm lòng không đậu bèn xin phép họ được đưa nàng về dinh. Nàng sau đó chính là Hiếu Minh Hoàng Hậu Tống Hồ Thị Đặng... Hình như hồi đó tôi cũng từng mơ mộng mình cũng sẽ là vị vua như thế, một ngày nào cỡi thuyền rồng về nơi bến sông... Nhưng rộn ràng nhất là lễ hội đua ghe trên khúc sông Bồ chảy qua cầu Hương Cần. Ngày xưa Phe Kiền của làng Hương Cần có chiếc ghe ngang rất hay, đua đâu nhất đó, buổi sáng xuất quân thế nào chiều đó cũng đưa heo tam liên thắng và cờ nhất phá trở về. Hay đến mức làng có câu ca: Ghe Kiền mũi đỏ lái vàng, đi mô nhất nấy cả làng đều khen... Mỗi lần có đua, không chỉ đàn ông con trai mà cả đàn bà con gái cũng lội xuống sông múc nước tát vào các tay chầm la lớn Dồn la dồn, la dồn; hè la hè, la hè... Cổ vũ đến thế, trai làng bơi hăng là phải. Lại nhớ có năm tế đình phe, trai làng thả chiếc ghe mực vừa đan xong bơi thử. Hàng trăm người đua nhau ra đứng ở bến đình xem ghe đua mới. Vì đông người quá, bến lại làm bằng tấm đoanh gác lên các cọc tre nên chịu không nổi, thế là bến... sập, cả gần trăm người lóp ngóp dưới sông. Ấy thế mà lại không ai hề hấn chi, bởi ở cái làng thấp trũng ấy, không ai là không biết bơi, ngay cả đứa con nít lên bốn tuổi cũng đã ra sông là nhảy ùm xuống nước rồi. Nhưng đó là lần cả làng đều ướt mà ai cũng nhớ. Nhiều năm sau và cho đến bây giờ tôi mong có một ngày cả làng cùng ướt như thế nhưng biết không bao giờ có được thêm lần nữa. Đúng là như một câu thơ trong phim Bao Thanh Thiên: Chuyện hôm qua như nước chảy về đông... Huế có nhiều lễ hội nổi tiếng: Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An, Lễ hội làng Chuồn, Hội vật làng Sình, Lễ rước Hến, Lễ hội điện Hòn Chén, Lễ tế Âm hồn ngày Thất thủ Kinh đô... Tôi may mắn được dự phần gần như hầu hết các lễ hội này. Ai từng xem nghi lễ sống động diễn trò bủa lưới, hẳn không thể không ngạc nhiên khi chứng kiến những ngư dân mộc mạc hàng ngày bỗng trở thành một diễn viên siêu đẳng lúc nào không hay. Họ tự trang điểm, tự may trang phục, tự mình biết phải làm gì khi diễn trò..., mà diễn rất tự nhiên, diễn từ trong đình ra đến ngoài đường (ruổi bộ) cứ như không... Ở Huế, cứ vừa hết Tết lại nhớ câu: Dù ai đi đó đi đây, ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình. 8 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

11 Quay về Sình ngày Mười tháng Giêng, đi qua mấy hàng bày bán mấy con thú nhỏ nhỏ xinh xinh xanh đỏ tím vàng, màu rực rỡ của bé thơ xưa; đi qua nồi bánh xèo riu riu lửa khói ở chợ Mậu Tài trong tiết trời lành lạnh...; để rồi chen, rồi lấn, kiễng chân giữa hàng ngàn người để xem các đô vật nhau theo thể thức lấm lưng trắng bụng. Lại khó có thể hình dung nổi anh nông dân hôm qua chất phác thật thà là thế, hôm nay đã là một võ sĩ tay chân múa dẻo như diễn viên xiếc... Nhưng đông đảo tín đồ và tưng bừng màu sắc vào bậc nhất Thừa Thiên Huế thì phải nói đến Lễ hội điện Hòn Chén. Nữ thần Thiên Y A-na được thờ đến nay có nguồn gốc Chăm-pa, dân gian thường gọi là Thánh Mẫu. Sự linh ứng của Thánh Mẫu được truyền tụng từ xưa đến nay với muôn vàn huyền thoại được khoác lên ngày càng thêm sương khói. Thế kỷ XVI, Dương Văn An trong Ô châu cận lục đã cho biết: Đền Y-na ở xã Khuất Phố, huyện Kim Trà, tục truyền thần là đàn bà, cũng có linh ứng. Vua Đồng Khánh là người tin tưởng ghê gớm vào sự linh ứng của Thánh Mẫu điện Hòn Chén. Tương truyền Thánh Mẫu cho biết ông sẽ làm vua trong ba năm nữa, quả nhiên vậy. Sau khi tức vị, vua đã cho xây lại đền khang trang, đổi tên thành điện Huệ Nam (ân huệ trời Nam). Nhưng có những chuyện ly kỳ được truyền tụng ở ngọn đồi Ngọc Trản này gắn với đế vương. Năm 1832, lúc tuần du ngang trước điện Hòn Chén, thuyền vua Minh Mạng bị một cây gỗ chắn ngang sông không qua được. Vua xuống chiếu truyền quan Khâm Mạng tuyên đọc và bỗng nhiên cây gỗ quay dọc lại và chìm nghỉm. Nhưng chuyện đó chưa hay bằng chuyện vua Thiệu Trị đi chơi thuyền với các cung nữ, một nhan sắc lỡ tay làm rơi xuống sông một chiếc ống nhổ bằng vàng ngay trước điện Hòn Chén. Nghe bảo cầu khấn Nữ thần sẽ được nên vua thử xem sao, quả nhiên chiếc ống nhổ bằng vàng nổi lên trên mặt nước và trôi vào bờ... Đến với Lễ hội điện Hòn Chén để nhìn hàng ngàn con thuyền rực rỡ nối nhau, để cùng hàng ngàn tín đồ nghe chầu văn lên đồng, để lắc lư theo điệu nhạc thấy mình có những khoảnh khắc thoát tục, mới hay những huyền thoại xưa còn phảng phất đó đây đến tận bây giờ... Những huyền thoại ấy ngày càng làm lung linh các lễ hội. Có một điều thú vị là đến với lễ hội mà có chút hơi men, sẽ thấy lòng hình như thoát tục hơn, và thấy không khí lung linh huyền thoại hơn. Năm nào đó bên chén rượu, đám trai làng Sình kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa, khi thể thức thi đấu chưa chặt chẽ như bây giờ, có năm dân làng phải chuẩn bị hòm sẵn để cạnh sới vật. Hay cũng bên chén rượu, các trai làng chài kể rằng mỗi kỳ đua ghe ngày xưa, thế nào cũng có vài trận ẩu đả giữa các vạn chài. Vũ khí là chầm, là chèo, cứ thế phang thẳng cánh vào nhau, có người bị chặt bằng chèo bay cả cái tai.. Những chuyện ấy xưa rồi, giờ người ta tổ chức lễ hội đua ghe văn minh hơn nhiều... * * * Có một lễ hội rất nhân văn và xưa nay chưa hề thay đổi đó là Lễ cúng Cô hồn Thất thủ Kinh đô ngày Hai Ba tháng Năm. Trên thế giới, e rằng chỉ duy nhất Huế là nơi cúng âm hồn với quy mô tổ chức có tính cách toàn dân trong thành phố. Nếu sách ghi-nét tinh ý, họ sẽ nhận ra điều đó từ lâu và ghi tên Huế là thành phố cúng cô hồn hay nhất thế gian. Dịp Hai Ba tháng Năm, người Huế cúng cô hồn không chỉ trong nhà, mà còn tham gia cúng ở xóm, ở thôn, ở phường... Trong ngày đó, Miếu Âm hồn lâu năm nhất ở ngã tư Anh Danh (Lê Thánh Tôn - Mai Thúc Loan) nghi ngút khói hương. Có lần tôi dẫn người bạn gái đến xem lễ và cô ấy đã khóc khi nghe các cụ đọc văn tế, truyền một niềm xúc động vô biên cho người dự lễ. Bao nhiêu là cảnh tình chết chóc năm xưa được gợi lên: Lô nhô trẻ dìu già, ông dắt cháu, chân còn đi đầu gục lìa vai/ Lao nhao con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng thưa thớt xương đà chất đống/ Oan uổng quá.... Nếu bình chọn về một lễ hội nhân văn nhất, thể hiện một tấm lòng nhân hậu bao la nhất, có lẽ không lễ hội nào qua lễ hội này. Hầu như toàn dân Huế mấy trăm ngàn người đều cúng âm hồn trong dịp này, xuất phát từ lòng cảm thương những người bị chết trong biến cố một cách bi thương và oan uổng, cúng để cảm thông những linh hồn bơ vơ vất vưởng, không ai thờ phụng tâm linh... Vì vậy cúng cô hồn là một biểu hiện cho tính nhân bản sâu xa nhất... Nhiều năm đi dự lễ, tôi nhận thấy có khá nhiều du khách nước ngoài có biết về lễ hội này đến xem cúng cô hồn. Và từ nơi khóe mắt của họ, đã nhiều người rơi lệ cảm thương... Cúng Hai Ba tháng Năm từ bao giờ chẳng rõ, đã là lễ hội đường phố xưa nhất ở Huế. Có lẽ các nhà làm văn hóa du lịch nên nghĩ đến cách thức kéo du khách vào cuộc, cùng toàn dân Huế cảm thương người xưa oan khuất với những lễ nghi hết sức nhẹ nhàng, đốt một que củi, nấu một chén cháo thánh... Thật sự thì nhiều lễ hội làng mộc mạc giờ đã được phát huy, hội nhập. Ví như Lễ hội làng Chuồn. Bên cạnh đám rước rất đẹp, bao giờ gần cuối đám rước cũng có đoàn hát Thài. Thài là điệu hát chỉ dành riêng cho lễ cung nghinh. Đám hát Thài gồm khoảng hai mươi người, mặc lễ phục dân tộc. Hát Thài trong đám rước cung nghinh ở làng Chuồn là một tục lệ hiếm có, gần như duy nhất còn sót lại trong các đám rước Thành hoàng ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy nó tạo nên sự độc đáo riêng của lễ hội làng. Về sau này, khi phục dựng Thài trong Lễ tế Nam Giao phục vụ cho Festival Huế 2006, một số người dân của làng đã được mời lên Huế để bày vẽ lại. Ấy là lúc lễ hội dân gian đã bắt đầu đưa giá trị của nó vào trong một sân chơi lớn hơn nhiều: sân chơi nghệ thuật có thương hiệu là Festival Huế VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 9

12 Ảnh: Như Tịnh chùa Phước Sơn ĐỒNG DƯỠNG Nhân dịp viếng thăm các tổ đình của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, chúng tôi đã thu thập được một số tư liệu Hán Nôm có liên quan đến các ngôi chùa, đến hành trạng các thiền sư và nhất là để có cơ sở nghiên cứu về sự truyền thừa của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Tại Phú Yên, chúng tôi viếng thăm các chùa Từ Quang, Bảo Sơn, Khánh Sơn, Triều Tôn, Phước Sơn, Bát Nhã và lưu ý đến các văn bia tại đây. Nhìn chung, lượng văn bia còn lại quá ít. Theo chỗ chúng tôi được biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc đã công bố về văn bia tại chùa Châu Lâm, nơi chúng tôi chưa đến được; ông cũng sử dụng văn bia chùa Phước Sơn để tìm hiểu về ngôi chùa này và các cao tăng bổn tự. Nếu so sánh với các chùa thuộc đồng bằng Bắc Bộ thì có lẽ số văn bia còn lại trên cả tỉnh Phú Yên có khi không nhiều bằng ở một ngôi chùa miền Bắc. Khảo sát trên các ngôi tháp cũng thấy ít bia tháp nào được ghi chép rõ ràng. Tại chùa Bát Nhã chẳng hạn, tháp Tổ Tánh Thông Giác Ngộ cao chín tầng, nhưng bia thì quá nhỏ, chỉ ghi lại tên thiền sư, rất sơ sài. Như thế, có thể nghĩ rằng tục làm văn bia ở khu vực này không được chú trọng. Khi đến chùa Phước Sơn, được sự cho phép của Thượng tọa trụ trì, chúng tôi đã sao dập một tấm bia. Bia không được đặt vào một không gian trang nghiêm mà chỉ được cất giữ bên hành lang phía phải ngôi chùa. Bia làm bằng chất liệu đá Non Nước, thiếu bề dày, có chiều dài 103cm, chiều rộng 70cm. Cả hai mặt bia đều được mài láng, phẳng, nhưng chỉ mặt trước có chữ còn mặt sau để trống. Mặt có chữ đó được khắc 14 dòng, mỗi dòng trung bình 34 chữ, chữ khắc chân phương, đều, rõ đẹp, có hai dòng được đài lên là dòng thứ hai và một dòng đề niên hiệu. Ở dòng thứ hai và ba có bỏ một chữ, có thể chỉ tôn xưng chăng? Cách trang trí họa tiết trên văn bia rất giống các bia tại Quảng Nam. Nó có kết cấu hình chữ nhật, hai bên phần trên thụt vào và kẻ khung xung quanh để trang trí các họa tiết. Phần đầu 10 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

13 có đôi rồng chầu mặt nhật, tua lửa, hai bên trang trí hình dây lá, phía dưới dạng hình dây, khoảng giữa có một hoa nhỏ. Ở phần trong có một đường chỉ chạy dài xung quanh trang trí hình chữ T. Có thể văn bia được các thợ khắc đá tại Non Nước thực hiện tại chỗ, sau vận chuyển về Phú Yên. Theo văn bia, chùa Phước Sơn do Thiền sư Đức Chất lập năm Gia Long thứ nhất (1802). Đến năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), chùa được Nhị tổ Quảng Thiện trùng tu, rồi truyền đến các vị trụ trì như Huệ Nhãn, Pháp Tạng. Từ Thiền sư Quảng Thiện trở về sau, chùa được truyền thừa theo kệ phái dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Do đó, chùa Phước Sơn là một tổ đình lớn của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển tông môn cũng như Phật giáo tại Phú Yên. Văn bia do Thiền sư Thiền Phương, Đệ ngũ tổ viết vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Đây là một tấm bia có giá trị nhiều mặt, giúp ích cho công việc nghiên cứu về ngôi chùa, về sự truyền thừa và các Phật sự do các đời trụ trì kiến lập. Đọc văn bia, chúng ta thấy công đức to lớn của các vị trụ trì chùa Phước Sơn; nhất là các vị được tôn xưng các chức danh như Đường đầu, Yết ma, Giáo thọ, Tôn chứng trong giới đàn. Đây là một Phật sự hết sức quan trọng nhằm chấn chỉnh Tăng Ni, một nhân tố phát triển Phật giáo đương thời. Sau đây là phần phiên âm, dịch nghĩa. Phiên âm: Phù, bi giả biểu ký công đức minh chí sự tích, vĩnh thùy hậu thế, sử hậu nhân kiến nhi tư, tư nhi tôn kính, cảm tải chung cổ bất vong dã. Ngã Phước Sơn tự Gia Long nguyên niên sơ Đức Chất tổ sư hành tích tầm tựu bản hạt Định Phú xã, Phú Mỹ sơn, cấu lập già lam, tu thành chính quả. Viên tịch hậu, truyền Quảng Thiện đệ nhị tổ. Minh Mệnh thập thất niên Giáp Thân, trùng tu điện đường, tạo mãi điền thổ, trì kinh nhập thất, hạnh mãn công hoàn. Lăng Nghiêm tự giới đàn tôn vi Giáo thụ Hòa thượng. Chí Tự Đức thập thất niên Giáp Tý truyền Huệ Nhãn đệ tam tổ, quảng hạnh Phật sự, chú Phật tượng, ấn kinh tuyên luật. Mậu Dần niên, Hội Sơn tự giới đàn, Tự Đức tam thập ngũ niên Nhâm Ngọ, Bảo Sơn tự giới đàn câu tôn vi Giáo thụ Hòa thượng. Chư sơn nãi thục thỉnh vãng Từ Quang tổ tự truyền pháp, kế truyền Pháp Tạng đệ tứ tổ. Tích công lũy hạnh, Phật Pháp hưng sùng, tăng mãi điền viên, quảng hành uẩn khích. Quí Tỵ niên, Quảng Nam tỉnh, Chúc Thánh tổ tự thiết đại giới đàn thỉnh vi Yết ma Hòa thượng. Chí Thành Thái thập nhất, thập nhị đẳng niên, thượng kinh Kim Quang, Viên Thông nhị tự gia trì, thuyết pháp; mông ân sắc tứ kim tiền nhị mai, (thiếu một chữ) kinh y mão quí hạng, tạo hồng chung. Thành Thái thập lục niên Giáp Thìn, Bảo Sơn tự sư tôn đại hòa thượng viên tịch, kế vi trụ trì. Bính Ngọ niên, sắc tứ Từ Quang tự thiết đại giới đàn tôn vi đàn đầu hòa thượng. Duy Tân nguyên niên Đinh Mùi, hồi bản tự thiết giới đàn, thù báo tứ ân, di truyền đệ tử Phương kế tuyên Phật pháp, đại đại kế truyền. Nhược năng khổ hạnh chân tu, sùng phụng đạo giáo, tiền biểu dương lịch đại tổ sư chi công đức, hậu vĩnh thừa Lâm Tế thiền phổ ư Bộ Châu, thành phi Phương chi chí nguyện hồ! Thời Hoàng triều Khải Định nhị niên Đinh Tỵ mạnh xuân đề. Hữu bi đệ tử Thiền Phương bái lập. Dịch nghĩa: Bia để ghi rõ công đức, chép rõ sự tích, truyền mãi cho đời sau, khiến người đời sau thấy mà suy nghĩ, suy nghĩ mà tôn kính, cảm động về việc xưa nay mà đừng quên vậy. Chùa Phước Sơn được Thiền sư Đức Chất lập năm Gia Long thứ nhất (1802). Ngài chống gậy tìm đến núi Phú Mỹ, xã Định Phú bản hạt xây dựng ngôi chùa, tu thành quả thiện. Sau khi ngài viên tịch, truyền cho tổ thứ hai là ngài Quảng Thiện. Năm Bính Thân niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836), ngài Quảng Thiện trùng tu VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 11

14 ngài qua chùa tổ Từ Quang 2 truyền pháp kế đăng, sau ngài truyền cho sư Pháp Tạng làm Tổ đời thứ tư. Tổ Pháp Tạng góp nhiều công hạnh, Phật pháp hưng sùng, mua thêm ruộng vườn, rộng thực hành những chỗ vi tế của (năm) uẩn. Năm Quí Tỵ, chùa Chúc Thánh 3 tại Quảng Nam thiết giới đàn, thỉnh ngài làm Yết ma Hòa thượng. Đến năm Thành Thái thứ 11 và 12, ngài được mời ra kinh đô để gia trì, thuyết pháp tại hai chùa Kim Quang và Viên Thông 4. Nhờ công đức đó, ngài được triều đình ban thưởng hai đồng kim tiền, kinh sách, áo, mũ thuộc loại hạng quí, đúc quả chuông lớn. Năm Giáp Thìn niên hiệu Thành Thái thứ 16, Hòa thượng chùa Bảo Sơn 5 viên tịch, ngài kế đăng trụ trì. Năm Bính Ngọ, chùa Sắc tứ Từ Quang thiết đại giới đàn, tôn ngài làm Hòa thượng Đàn đầu. Năm Đinh Mùi niên hiệu Duy Tân thứ nhất, ngài trở về chùa Phước Sơn thiết giới đàn, báo đáp bốn ơn, truyền lại cho đệ tử Thiền Phương kế tuyên Phật pháp, đời đời kế truyền. Nếu có thể chân tu khổ hạnh, tu sùng đạo giáo, trước biểu dương công đức của các đời tổ sư, sau kế thừa thiền phái Lâm Tế tại Bộ Châu 6, đó chẳng phải là chí nguyện rộng lớn của Thiền Phương chăng? Đề bia vào đầu xuân năm Đinh Tỵ niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917). Đệ tử Thiền Phương bái lập. chánh điện, mua ruộng đất, trì kinh, nhập thất công đức hoàn mãn. Chùa Lăng Nghiêm 1 lập giới đàn tôn ngài làm Hòa thượng Giáo thọ. Năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức thứ 17, ngài truyền cho tổ thứ ba là ngài Huệ Nhãn. Ngài Huệ Nhãn rộng mở các Phật sự, đúc tượng Phật, in kinh, tuyên dương giới luật. Năm Mậu Dần, chùa Hội Sơn lập giới đàn; năm Nhâm Ngọ niên hiệu Tự Đức thứ 35, chùa Bảo Sơn lập giới đàn, đều tôn ngài làm Hòa thượng Giáo thọ. Tăng già các nơi cầu thỉnh Chú thích: 1. Chùa Lăng Nghiêm: tọa lạc thôn Triều Sơn Đông, xã Xuân Đài, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Không rõ chùa lập khi nào. Theo một long vị được thờ tại tổ đường cho biết Thiền sư Tế Ấn Huệ Chiếu thuộc đời Lâm Tế thứ 36. Sư sinh năm Mậu Tuất, mất ngày 19 tháng Giêng năm Mậu Thân. Và một long vị của Thiền sư Chơn Chí Vạn Thoại thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, sinh năm Bính Thân, mất năm Canh Dần. Trong vườn chùa còn hai ngôi tháp, khá nhiều bảo châu và các cổ mộ. Như thế, cho biết chùa ra đời khoảng thời chúa Nguyễn. 2. Chùa Từ Quang: Trên núi Đá Trắng (Bạch Thạch sơn) thuộc thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chùa do Thiền sư Pháp Chuyên Diệu Nghiêm khai sơn năm Đinh Tỵ (1797). Chùa là tổ đình của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Phú Yên, hiện đã trải qua 11 đời trụ trì. 3. Chùa Chúc Thánh: Tọa lạc phường Minh An, thành phố Hội An. Chùa do Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khai sơn vào thời các chúa Nguyễn. Chùa là gốc tích của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, trải qua 12 đời trụ trì. 4. Chùa Kim Quang, Viên Thông: Hai chùa thuộc thành phố Huế. 5. Chùa Bảo Sơn: Tọa lạc thôn Phong Thăng, xã An Định, huyện Tuy An, Phú Yên. Chùa do Tổ Liễu Căn đời 37 phái Lâm Tế khai sơn vào năm Gia Long thứ 2 (1803). Chùa là một tổ đình lớn của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Phú Yên. 6. Bộ Châu: Gọi cho đủ là Nam Thiệm bộ châu. 12 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

15 Khi ông bà làm thay cha mẹ CAO HUY HÓA Ông bà, cha mẹ, con cái là ba thế hệ sống trong một gia đình, đó là chuyện rất phổ biến trong xã hội nông nghiệp trước đây. Ngày nay, thanh niên nông thôn đã ra khỏi lũy tre làng để học tập hoặc mưu sinh, còn thanh niên thành phố càng dễ dàng rời gia đình để đi đến nơi khác theo con đường học tập hoặc lao động phù hợp với mình. Ngay cả những người vẫn ở với cha mẹ thì khi lập gia đình, nếu có điều kiện phần lớn liền ra ở riêng. Mô hình gia đình có ba thế hệ nêu trên tuy vẫn tồn tại khá nhiều, nhưng sự gắn bó hữu cơ giữa các thành phần không còn bền chặt như trước, một phần vì tiến bộ xã hội làm cho mỗi người có một khung trời riêng, một phần vì phụ nữ đã được giải phóng khỏi các tư tưởng tam tòng, tứ đức, không còn nặng nề bởi định kiến trọng nam khinh nữ và đã gánh vác vai trò xã hội, một phần vì hoàn cảnh kinh tế và nghề nghiệp, cha mẹ và con cái không còn dành cho nhau nhiều thời gian. Rất nhiều ngôi nhà trước đây đông người, rộn ràng tiếng con trẻ, nhưng nay thì vắng vẻ, cha mẹ già thui thủi cô đơn vì con cái đi xa; ngay cả ở nông thôn, nhiều nơi nhà cửa đàng hoàng nhưng đường làng ngõ xóm thinh lặng vì thanh niên bỏ đi làm lao động tại các thành phố lớn, hoặc đi xuất khẩu lao động ở các nước, kể cả các nước láng giềng. Cũng không hẳn lý do kinh tế gia đình, vì có nhiều gia đình con cái ăn nên làm ra, việc thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất của cha mẹ không có gì khó khăn, nhưng cha mẹ chọn lối sống riêng theo ý mình để được tự do, mà như thế cũng tôn trọng đời sống riêng tư của con cái. Tình trạng này càng ngày càng giống như cảnh ông bà già neo đơn ở các nước phương Tây, chỉ có khác là xã hội phương Tây xem chuyện này là hiển nhiên, con cái đến tuổi trưởng thành là hầu hết đã ra ở riêng rồi. Khi cha mẹ lo cho con yên bề gia thất, thì cha mẹ lại chuẩn bị để nhận nhiệm vụ mới: nhiệm vụ ông bà chăm sóc cháu. Một đứa bé ra đời là cả một hạnh phúc lớn lao cho mọi người, nhưng kèm theo hạnh phúc đó là hy sinh, vất vả để cho đứa bé lớn lên từng ngày. Dĩ nhiên, ông bà cũng gánh vác trách nhiệm, tùy theo hoàn cảnh. Hai vợ chồng trẻ đi làm, thì con nhỏ ở nhà làm sao cho đành; nếu được ông bà hai bên chăm sóc là tốt nhất, chứ nếu không thì phải mướn người mà chắc chắn là không an tâm và cũng không dễ dàng, hoặc phải gửi nhà trẻ, mà trẻ nhỏ quá thì lại phấp phỏng. Như vậy, ông bà (nhất là bà) phải bớt đi một khoảng thời gian thanh thản để đến ở với con mà lo cho cháu, ít nhất là những tháng đầu của cháu. Còn trong trường hợp gia đình ba thế hệ thì ông bà phải điều chỉnh đời sống an nhàn riêng tư để chia sẻ công việc chăm sóc cháu, từ khi sơ sinh đến tuổi khôn lớn. Nhiệm vụ nói trên của ông bà dầu sao cũng là thứ yếu, so với thiên chức nuôi dạy con của cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ không ở gần con trẻ vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó, thì nhiều ông bà phải thay cha mẹ để nuôi dưỡng cháu. Hiện nay, thanh niên nông thôn phải xa nhà vì đi lao động tại các thành phố lớn, tất yếu họ lập gia đình và sinh con tại một nơi mà họ chỉ có thể thuê phòng trọ chật hẹp, thiếu tiện nghi, xung quanh chẳng có ai đỡ đần, đành phải ngậm ngùi tiễn con còn sơ sinh về cho ông bà nuôi, và vất vả lắm mới được về thăm con ngày Tết. Lại có những mối tình vụng dại, đơm hoa kết trái bất đắc dĩ, khiến người mẹ trẻ thường khi vị thành niên phải gởi gắm khúc ruột của mình cho cha mẹ Còn biết bao trường hợp nữa khiến ông bà làm thay cha mẹ. May mắn đứa bé được lớn lên trong vòng tay chăm sóc của ông bà, và cũng an ủi khi bé được in sâu vào tiềm thức câu hò à ơi, trong màu xanh thiên nhiên đồng quê, thoang thoảng mùi hương lúa mới. Tình thế gia đình đã nói ở trên đưa đến việc chia sẻ trách nhiệm giữa hai thế hệ, miễn sao đứa bé được nâng niu chăm sóc trong tình yêu thương là quý, để nó lớn lên, tình cảm luôn luôn tròn đầy từ cha mẹ và ông bà. Nhưng hiện trạng xã hội ngày nay đầy rẫy những tệ nạn, làm phá hủy nếp sống hồn nhiên của gia đình, gia đình nghèo cũng như giàu, và chưa chừng nhà giàu lại bị tác động lớn hơn. Cha mẹ bận làm ăn, chạy theo danh vọng, đầu óc quay cuồng giữa một xã hội đầy cám dỗ vật chất,

16 con cái lớn lên thiếu tình thương và sự chăm sóc của cha mẹ, từ đó ham chơi, bỏ học, kết bạn theo băng nhóm xấu, vùi đầu trong trò chơi điện tử, chơi game, dần dần đến với ma túy, và không ít trường hợp đi đến án mạng, tù tội. Nhưng ngay cả trường hợp con cái không làm gì nên nỗi, sự thiếu vắng ân cần của cha mẹ cũng đủ làm cho con cái xa lìa gia đình, vì gia đình không còn thực sự là mái ấm. Trong trường hợp này, ông bà có thể là nơi nương tựa xứng đáng cho cháu? Khả năng hợp lý, hợp tình là như vậy. Ngay trong xã hội Mỹ, ông bà cũng có vai trò đầy ý nghĩa như thế. Một bài báo trên tờ Los Angeles Times, ngày 20/2/2010, nhan đề: Suddenly part of a grandfamily (tạm dịch: Bất ngờ làm thành viên của gia đình lớn grandfamily là một từ mới, tạm dịch là gia đình lớn, ám chỉ gia đình của ông bà nuôi cháu, thay cho cha mẹ), đã viết cụ thể chuyện bão tố trong gia đình con trai mình; qua bài báo ta thấy được một vấn nạn trong quan hệ gia đình, một vấn nạn mà ngày nay đã trở thành không xa lạ ở Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn. Tác giả Al Martinez vốn trước kia là cây bút đứng đầu một chương mục của báo, bấy giờ đã 70 tuổi. Ông bà Al Martinez về hưu, khỏe mạnh, sống thảnh thơi và đi du lịch đây đó, hưởng lộc tuổi già. Vợ chồng đứa con trai tất nhiên ở riêng, có một con gái, Nicole, 15 tuổi. Cô tiểu thư này như ngựa chứng, như chim trời, không chịu sự gò bó của gia đình. Mặt khác, cha mẹ Nicole thì lại nguyên tắc, yêu cầu con gái lau chùi phòng của nó, đi học phải tuyệt đối chuyên cần, làm bài ở nhà, cuối tuần mới được đi chơi và phải về nhà trước lúc nửa đêm, dứt khoát không được đi phố lang thang vớ vẩn. Nó xem như bị áp đặt và chống lại điều đó: ban đêm, nó 14 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

17 thoát ra ngoài cửa sổ phòng ngủ, trốn đi và gia nhập với nhóm bạn. Sự việc trầm trọng đến nỗi phải cần đến cảnh sát, tòa án, và nhà nuôi dưỡng từ thiện. Nó quyết định bỏ trốn, về nhà ông bà nội, thời gian này ông bà đi du lịch nước ngoài, nó phải chui vào cửa chó. Cha nó phát hiện, lôi nó vào trong xe để đưa về nhà. Nó vùng thoát, chạy tới nhà đứa bạn và gọi cảnh sát. Cuối cùng, để gỡ rối tình thế, nó chấp nhận đến ở một nhà nuôi dưỡng trong vài tuần. Khi sự việc xảy ra, ông bà Martinez phải vội vã trở về, và quyết định phải đưa đứa cháu gái về nhà mình, trước hết tiến hành các thủ tục pháp lý, sau đó nhận được quyết định của tòa án cho phép làm người bảo trợ cháu trong gia đình mình. Lúc đó là vào năm 2004, ông bà này là một trong số bốn triệu rưỡi ông bà ở Mỹ phải nuôi cháu thay thế cho cha mẹ, với nhiều loại lý do, từ cha mẹ lạm dụng ma túy đến cha mẹ mất. Theo văn phòng thống kê của Mỹ, năm 1970 chỉ có hơn hai triệu trẻ em dưới 18 tuổi được nuôi nấng toàn thời gian bởi ông bà; ngày nay con số đã tăng lên đến năm triệu. Tại thành phố Los Angeles, có tới 36% các ông bà phải nuôi nấng cháu, cũng theo văn phòng đó. Lý do? Tác giả bài báo, đồng thời là người trong cuộc, cho biết: Bà Lillian Carson, một chuyên gia nổi tiếng của Mỹ về các vấn đề ông bà, đồng thời cũng là nhà hoạt động xã hội, nói rằng việc gia tăng sử dụng ma túy bất hợp pháp là lý do hàng đầu khiến ông bà phải nuôi nấng trẻ. Người sử dụng ma túy ở đây, không ai khác, chính là cha mẹ. Cũng theo lời bà: Việc sử dụng ma túy làm cho cha mẹ không thể chăm sóc con họ. Bị đè nặng bởi nghiện ngập, họ kết thúc bằng ly dị, vào tù, suy nhược về thể xác và tinh thần hay chết sớm. Trường hợp này ngày càng tăng, và con trẻ chỉ còn đường tìm về với ông bà. Trường hợp của ông bà Martinez, may mắn thay, lý do không nằm trong chuyện ma túy mà vì tâm hồn tự do hoang dã của đứa con gái va chạm với những nguyên tắc của cha mẹ. Tuy nhiên, cách xử lý không hề đơn giản, sự việc không thể yên ổn một sớm một chiều. Không còn phản ứng với cha mẹ, cô cháu Nicole vẫn thỉnh thoảng có những cử chỉ nổi loạn, làm cho ông bà than thở và tham vấn TS. Deborah Whitley, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về các vấn đề ông bà nuôi cháu của Georgia State University, thì bà tiến sĩ giám đốc nhấn mạnh một từ Patience (nhẫn!). Bà nói thêm: Phải hiểu rằng đứa cháu đòi hỏi một thời kỳ điều chỉnh vì môi trường gia đình đã thay đổi. Điều đó không có nghĩa rằng ông bà cho phép đứa cháu thống trị gia đình. Vì là ông bà, quý vị có trách nhiệm như cha mẹ. Nhưng ở đó có thể có những tình huống mà quý vị nên áp dụng quy tắc gia đình từ từ, xác định khi nào quy tắc được vận dụng mềm dẻo và làm sao xây dựng lòng tin và giữ gìn sự ổn định. Bà Carson gợi ý ông bà Martinez nên theo những quy tắc của cha mẹ nó càng chặt chẽ càng tốt để giữ gìn hòa khí trong đại gia đình. Trong tinh thần đó, ông bà tiếp cận vấn đề thực tế hơn. Về việc Nicole muốn đi chơi với bạn bè, ngay cả ban đêm, thì ông nội Martinez lái xe đưa cháu đến gặp bạn, ngoài ra, nếu nó làm xong bài tập ở nhà hay nó có kế hoạch làm bài với bạn, nó có thể đến với bạn tối đa là tới 10 giờ đêm. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, lệnh giới nghiêm là nửa đêm. Ông bà nội mua cho nó một điện thoại di động 1 và nhận được số điện thoại của những người mà nó quen biết. Khi nó về nhà trễ, nó sẽ gọi. Chúng tôi đã tạo lập một quy tắc của lòng trung thực, và nó theo được 90% Chúng tôi mong đợi nó về ăn với chúng tôi. Chúng tôi cần biết ai mà nó cùng đi và ai lái xe cho nó. Chúng tôi đã gặp những bạn của nó và mến hầu hết những cháu đó. Cách chăm sóc ân cần và cách giải quyết vấn đề có lý có tình của ông bà nội đã làm cho cô cháu Nicole phải cảm nhận chân thành: Ông bà thật là tốt, và cháu mong ông bà không bận tâm vì cháu nhiều. Nicole đã gặt hái được thành quả khi theo con đường nghệ thuật yêu thích. Ở tuổi 23, cô đã điềm tĩnh đáng kể và chín chắn hơn, cả trong đời sống lẫn trong nghệ thuật. Cô sống với bạn trai, là một nhà văn, thuê phòng trong một chung cư. Cuộc sống vật chất của cô theo mức tối thiểu, sống theo thu nhập do công việc bán thời gian mang lại. Nicole dành nhiều thời gian để vẽ. Cô đã triển lãm tranh tại San Francisco, Oakland và Los Angeles, đã bán 4 bức và có tranh được in trong tạp chí nghệ thuật ở New York. Vào ngày sinh nhật thứ 21, Martinez hỏi cháu gái thích cái gì để ông mua quà tặng, cô cháu gái đáp: Một chai Martini, vui với ông bà nội!. Trong bài báo của mình, tác giả đã trải bày nỗi niềm khi phải làm phận sự cha mẹ bất đắc dĩ vì hoàn cảnh, đúng hơn là làm nhiệm vụ bảo vệ đứa cháu gái trước những cám dỗ của cuộc sống bên ngoài gia đình. Làm cha mẹ thì tất nhiên thái độ và hành động phải rõ ràng và tích cực, có ân có uy của bậc làm cha mẹ, và như thế nhiều khi Martinez phải tạm gác qua một bên cuộc sống tình cảm trìu mến giữa ông bà và đứa cháu; tuy nhiên, theo lời của người tư vấn, ông bà nội vẫn dành chút thời giờ trong ngày để vui đùa với cháu và nuông chiều cháu theo cung cách của ông bà nội. Việc ông bà nuôi cháu thay cha mẹ thì hoàn cảnh không ai giống ai, trình độ và cá tính thì thiên hình vạn trạng, nhưng những trải nghiệm của ông bà nội Martinez trong bài này đáng được suy ngẫm. Ông bà nội đã nuôi cháu với tình thương và trí tuệ để có được một Nicole vững vàng xây dựng cuộc sống, và ngược lại chính nó đảm bảo niềm tin cho ông bà nội: Tương lai của nó như thế nào là ngoài tầm tay của chúng tôi. Tất cả những gì mà chúng tôi hy vọng là góp sức giúp Nicole có được đôi cánh để nó bay thênh thang trong bầu trời bão tố. Chú thích: 1. Chuyện xảy ra năm VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 15

18 P H Ậ T P H Á P Nuôi dưỡng tâm thức an lạc Đức Phật nói cho chúng ta biết rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các vốn quý có thể được vận dụng để đem lại lợi lạc cho chính mình và làm lợi ích cho cuộc đời. Đó là các phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng trong mỗi cá nhân; chẳng hạn, tính trung thực, lòng nhân ái, tâm từ bi, năng lực hiểu biết đưa đến cảm thông, cảm giác xấu hổ và sợ hãi đối với cái xấu ác, tâm lý biết nhường nhịn người khác Đạo Phật gọi các phẩm chất ấy là sức mạnh, ngọc báu hay tài sản vốn có của riêng mỗi cá nhân; khuyến khích mọi người vận dụng các vốn quý ấy để xây dựng cuộc sống an lạc. Theo quan niệm của đạo Phật, khả năng để con người thiết lập hạnh phúc có thể được tìm thấy trong mỗi người, trong cách người ấy xử sự với chính mình cũng như với người khác. Đức Phật cho rằng chính hành động có chủ ý (nghiệp) hay thái độ tâm thức của mỗi cá nhân quyết định hạnh phúc hay khổ đau của người ấy. Thế nào là thái độ tâm thức quyết định hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người? Có thể nào hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ tâm thức con người? Quả thực như vậy. Thái độ tâm thức của mỗi cá nhân nói rõ khuynh hướng hạnh phúc hay khổ đau của người ấy. Đạo Phật nói đến hai hình thái vận hành của tâm thức dẫn đến hai khuynh hướng khác nhau của đời sống con người. Thứ nhất là tàm quý (hirottappa) và thứ hai là không tàm quý (ahirottappa). Dạng tâm thức thứ nhất khơi nguồn cho nếp sống chân chánh an lạc và loại thứ hai mở lối cho đời sống bất chánh khổ đau. Đức Phật lưu ý chúng ta về hệ quả của hai hình thái tâm thức này: Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và quý. Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này 16 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

19 TÂM TỊ NH không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ, hay là em, là chị của mẹ, hay đây là vợ của anh, hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy, hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ, hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy, hay đây là vợ các vị tôn trưởng 1. Lời Phật cho chúng ta biết rằng tàm quý chính là nền tảng của đạo đức, của lẽ sống hiểu biết và tôn trọng các giá trị thiêng liêng của sự sống hay của những gì ta gọi là văn hóa. Nó được xem là pháp che chở cho thế giới, tức điều kiện giúp cho cuộc đời được an ổn, không rối loạn; vì tàm quý là tâm thức phản kháng cái xấu ác, phi đạo đức, khiến cho đời sống vận hành có trật tự, có đạo đức, mang tính quy củ. Trái lại, không tàm quý là nguyên nhân của mọi rối loạn và suy đồi về đạo đức, về nhân tính và văn hóa. Từ đây, ta có thể khẳng định rằng sự xuống cấp của đạo đức chính là sự xuống cấp của tâm thức và do vậy để phục hồi và phát triển đạo đức thì không gì khác là phục hồi và phát triển tâm thức con người. Đạo Phật thấy rõ tiềm năng ấy ở trong mỗi cá nhân. Đó là sự nuôi dưỡng và phát huy tâm tàm quý trong chính mỗi con người. Theo đạo Phật, tàm quý là tâm thức biết xấu hổ và ghê sợ đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác hay tâm lý xấu hổ và sợ hãi đối với mọi điều xấu ác, bất thiện. Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp 2. Đây là hình thái tâm thức tích cực, biết phân biệt thiện ác, có cảm thức rõ ràng về nhân quả thiện ác và do đó có thái độ dứt khoát đối với lẽ thiện ác. Tàm (hiri) là cảm giác hổ với lòng mình hay tâm lý ăn năn hối tiếc trong trường hợp lỡ vi phạm điều xấu ác, có công năng ngăn ngừa những điều sai trái, bất thiện, những điều khiến lương tâm hổ thẹn hay ân hận. Quý (ottappa) là tâm lý thẹn với người hay cảm thức lo ngại người khác sẽ phiền muộn quở trách mình về việc vi phạm điều xấu ác, có chức năng né tránh các điều ác, bất thiện, những điều khiến người khác phiền lòng chê trách. Do chức năng đặc biệt của nó, đạo Phật xem tàm quý là nhân trực tiếp của giới hạnh (sìla), vì nó là tâm thức phản kháng và xa lánh cái ác, có công năng gợi mở và thúc đẩy nếp sống đạo đức hiền thiện. Luận Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) nói rằng, khi tàm quý có mặt thì giới đức phát sinh và tồn tại; còn khi tàm quý vắng mặt thì giới đức không phát sinh cũng không tồn tại. Như vậy, tàm quý là cảm thức thấy rõ bản chất xấu xa nguy hại của cái ác, sự phản ứng của tâm thức chống lại cái ác, có công năng thôi thúc con người rời xa cái ác. Dạng tâm thức này được nuôi dưỡng và phát triển sẽ khiến cho con người trở nên chơn chánh, hiền thiện, không bao giờ tự dối lòng, biết tôn trọng cảm thức của người khác, có khả năng ngăn tránh và loại bỏ mọi hành vi ác, bất thiện thuộc ý nghĩ, lời nói và việc làm. Đây là hình thái tâm thức hiền thiện, đáng được nuôi dưỡng và phát huy vì nó nuôi lớn thái độ tự trọng và tôn trọng người khác, được thể hiện qua cảm thức VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 17

20 biết xấu hổ và sợ hãi đối với mọi việc sai trái đi đôi với sự quyết tâm không vi phạm điều sai trái xấu ác gây thương tổn cho mình và cho người khác. Đức Phật nói cho chúng ta biết cách thức nuôi dưỡng tâm tàm quý và nêu rõ diễn tiến tốt đẹp của dòng tâm thức này: Ở đây này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: Nếu thân ta làm ác, lời ta nói ác, ý ta nghĩ ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới đức: Sao lại làm nghiệp ấy?. Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: Nếu thân ta làm ác, lời ta nói ác, ý ta nghĩ ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới đức: Sao lại làm nghiệp ấy?. Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch 3. Nhìn chung, tàm quý hay tâm lý xấu hổ và sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là tâm thức tích cực hiền thiện đưa đến nhận thức đúng đắn, suy tư chín chắn và cách hành xử tốt đẹp, lợi mình lợi người. Nó là tâm thức khơi nguồn cho nếp sống hiểu biết và hành xử mang tính nhân bản, có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống thiện lương của mọi người. Nó là sức mạnh tự nội, có công năng nhận diện và ngăn chặn cái xấu ác ở ngay trong tâm thức. Chính vì thế mà đạo Phật rất quan tâm khuyến khích việc nuôi dưỡng và phát huy tâm tàm quý, xem đó nguồn lực thiết yếu mở đường cho tiến trình giải thoát giác ngộ của con người hay nếp sống phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức hướng đến mục đích hoàn thiện nhân tính, chứng đắc giải thoát an lạc cho mỗi cá nhân. Những lời Phật dạy sau đây cho thấy ở đâu có tàm quý thì ở đó có giới đức, có tâm đức, có tuệ đức, có giải thoát và giải thoát tri kiến đức. Nói ngắn hơn, ở đâu có tàm quý thì ở đó có đạo đức và hạnh phúc: Khi tàm quý có mặt, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ tàm quý, chế ngự các căn đi đến đầy đủ. Khi chế ngự các căn có mặt, với người đầy đủ chế ngự các căn, giới đức đi đến đầy đủ. Khi giới đức có mặt, với người đầy đủ giới đức, chánh định đi đến đầy đủ. Khi chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ. Khi tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, nhàm chán ly tham đi đến đầy đủ. Khi nhàm chán ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán ly tham, giải thoát đi đến đầy đủ. Khi giải thoát có mặt, với người đầy đủ giải thoát, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm quý có mặt, với người đầy đủ tàm quý... giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ 4. Kinh Hai loại tội, Tăng Chi Bộ. 2 Kinh Hữu học, Trung Bộ. 3 Kinh Tự trách, Tăng Chi Bộ. 4 Kinh Xấu hổ, Tăng Chi Bộ. CAÁC ÀÚN VÕ, CAÁ NHÊN TÙÅNG BAÁO VHPG NÙM 2011 Ban Biïn têåp Vùn Hoáa Phêåt Giaáo àaä nhêån àûúåc möåt söë thû àïì nghõ tùång baáo, Toâa soaån àaä chuyïín àïì nghõ trïn àïën caác àún võ, caác doanh nhên Phêåt tûã vaâ thên hûäu; nùm múái 2011, caác caá nhên, àún võ hûúãng ûáng tùång baáo Vùn Hoáa Phêåt Giaáo àïën caác chuâa, trûúâng Phêåt hoåc, trung têm xaä höåi troån nùm vúái danh saách nhû sau: PT. Quyânh Àònh Nam : 100 cuöën/kyâ Möåt àöåc giaã : 81 cuöën/kyâ Ö. Lêm Hoaâng Löåc, NS. Trñ Tuïå : 50 cuöën/kyâ Ö. Vuä Chêìm, Vina Giêìy : 38 cuöën/kyâ Ö. Phaåm Vùn Nga : 32 cuöën/kyâ Baâ Huyânh Kim Lûu : 30 cuöën/kyâ Nhaâ haâng Tib, Hai Baâ Trûng : 25 cuöën/kyâ ÀÀ. Thñch Thiïån Minh : 20 cuöën/kyâ PT Chaánh An & Chún Hoâa : 12 cuöën/kyâ Baâ Phuâng Kim Vy : 11 cuöën/kyâ Cö Nga : 10 cuöën/kyâ Cö Cêím Haâ (USA) : 10 cuöën/kyâ PT. Têm Hiïìn, Têm Hoa (USA) : 10 cuöën/kyâ Ö. Vùn Caát Tiïn : 10 cuöën/kyâ Ö Huyânh Vùn Löåc, Q. BT : 10 cuöën/kyâ Taác giaã Miïn Ngoåc : 10 cuöën/kyâ Cư sĩ Lương Trung Hiếu : 10 cuốn/kỳ Nhaâ saách Thaái Haâ : 10 cuöën/kyâ BBT : 10 cuöën/kyâ Baâ Lyá Thu Linh : 9 cuöën/kyâ Phật tử Diïåu Àõnh : 8 cuöën/kyâ Höìng Phuác & Xuên An : 6 cuöën/kyâ Baâ Tön Nûä Thõ Mai, Q. BT : 5 cuöën/kyâ Phật tử Phaåm Thõ Myä Loan : 5 cuöën/kyâ Ö. Nguyïîn Maånh Huâng, CTCP. ThaiHa Books : 5 cuöën/kyâ Cûãa haâng Têm Thuêån : 5 cuöën/kyâ Cö Tuá Oanh, Haâ Nöåi : 5 cuöën/kyâ Thaái Quang Hy : 5 cuöën/kyâ Anh Duäng : 5 cuöën/kyâ Ö/Baâ Nguyïîn Vùn Baãn, USA : 5 cuöën/kyâ Phật tử Trûúng Troång Lúåi : 5 cuöën/kyâ Cô Nguyên Hòa : 4 cuöën/kyâ Chú Tiến, TP. HCM : 4 cuöën/kyâ Baâ Trêìn Thõ Bñch Trêm : 3 cuöën/kyâ Baâ Trûúng Thõ Mai Anh : 3 cuöën/kyâ Baâ Lï Tûå Phûúng Thuáy : 3 cuöën/kyâ Baâ Lï Thõ Thu Thanh : 3 cuöën/kyâ Bà Phaåm Thõ Kim Anh : 3 cuöën/kyâ Phêåt tûã Diïåu Ên : 2 cuöën/kyâ BBT : 2 cuöën/kyâ Chõ Tuyïìn, CT TNHH Cú khñ Mï Linh : 2 cuöën/kyâ Baâ Nguyïîn Thõ Hoa, CT Vùn Lang G : 2 cuöën/kyâ Baâ Kim Anh, Q. 2 : 2 cuöën/kyâ Phật tử Từ Minh : 2 cuöën/kyâ Phật tử Quảng Mỹ : 1 cuöën/kyâ Cô Diệp Anh và Chị Ngành : 1 cuöën/kyâ Cô Kim : 1 cuöën/kyâ Phật tử Chánh Hiếu Trung : 1 cuöën/kyâ Bà Đặng Nguyên Phương : 1 cuöën/kyâ Cô Nguyễn Cao Nguyệt Ánh : 1 cuöën/kyâ Ö. Voä Ngoåc Toaân, Q. 7 : 1 cuöën/kyâ Phật tử Buâi Quang Viïåt : 1 cuöën/kyâ Thêìy Haånh Thöng, TCPH ÀN : 1 cuöën/kyâ CTy Dûúåc phêím Phuác Thiïån : 1 cuöën/kyâ CTy TNHH Theáp Thiïn Têm : 1 cuöën/kyâ Chõ Kiïìu Oanh : 1 cuöën/kyâ Cô Hồ Thị Phương : 1 cuöën/kyâ Ö. Cao Duäng, Àaâ Laåt : 1 cuöën/kyâ Töíng söë baáo tùång kyâ naây: 606 cuöën Moåi thöng tin vïì chûúng trònh tùång baáo àïën caác chuâa, trûúâng, thû viïån, trung têm xaä höåi..., xin liïn laåc:toâa soaån, Phoâng Phaát haânh VHPG : (08) vanhoaphatgiao@vnn.vn Ban Biïn têåp 18 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

21 L Ờ I P H Ậ T T R O N G Đ Ờ I S Ố N G của cuộc sống THÍCH PHƯỚC ĐẠT Thể theo nguyên lý Duyên khởi, xã hội mỗi ngày mỗi phát triển thì nhu cầu con người càng phát sinh. Nhiều giá trị khác nhau được con người thiết lập bao gồm giá trị vật chất cũng như tinh thần. Con người phải đối diện những vấn đề nan giải của cuộc sống vốn thường xuyên thay đổi, đôi khi dẫn đến lầm tưởng và hệ lụy, nhất là không phân biệt đâu là giá trị thật, hay phi thực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nhận ra đâu là giá trị thực của cuộc sống để hướng đến một đời sống thật sự hạnh phúc và an lạc. Phật pháp đối với chúng ta là một kho báu vô tận, cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình. Thế nên, bất cứ ai hướng tâm theo Phật thì có nhiều cơ duyên hơn để suy ngẫm về những chân giá trị đó, thể hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Có thể nói càng thể nghiệm, chúng ta lại càng nhận ra các giá trị đích thực từ cuộc sống đem lại. Hẳn nhiên, mỗi cá nhân hiện hữu học Phật và hành trì lời Phật dạy đều có thể nhận ra những giá trị chân thật trong việc thiết lập một đời sống hạnh phúc của chính mình. Thiết nghĩ, có ba giá trị đích thực của cuộc sống mà chúng ta cần suy ngẫm và thực nghiệm trong đời sống thường nhật: 1. Sự sống là bất diệt; 2. Tỉnh giác; và 3. Tiếng nói nội tâm. 1. Sự sống là bất diệt Cuộc sống vốn mầu nhiệm vô cùng. Con người luôn khát vọng được sống lâu, được thăng tiến về trí tuệ, và được hưởng thành quả từ những gì họ đã tạo dựng. Thế nên các cá nhân hiện hữu luôn có thái độ lo âu sợ hãi khi cái chết đến gần, hay đột nhiên có người thân qua đời do tai nạn hay bệnh tật. Đó là tâm lý tự nhiên của con người. Nhưng Phật pháp dạy chúng ta sự sống là bất diệt, và sống-chết chỉ là tiến trình lặp đi lặp lại của một chuỗi sống chết luân hồi vô tận. Sinh ra, già đi rồi chết, rồi lại tái sinh cái vòng sinh tử luân hồi đó cứ kéo dài mãi cho đến khi con người giác ngộ và giải thoát mới thôi. Vấn đề sinh và tử thật sự chỉ là bóng mây thoảng qua trên bầu trời, là đợt sóng nhấp nhô trên biển cả. Chết không phải là sự yên nghỉ cuối cùng mà là sự chuẩn bị một cuộc sống mới. Vì vậy, bất cứ ai hiện hữu trên đời này đều nên có thái độ tỉnh thức về sự sống và khi phải đối diện với cái chết. Chết không phải là mất tất cả hay hết tất cả. Chết là tiến trình chuẩn bị thiết lập một đời sống mới, trong một cõi sống mới, một thân phận mới. Do đó, người hiểu đạo không nên lo âu về cái chết mà chỉ cần quan tâm làm sao cho mỗi lần sống, mỗi cuộc đời phải là một bước tiến dài trên con đường tiến bộ tâm linh, hướng tới giác ngộ và giải thoát. Kinh dạy Hữu sinh hữu tử luân hồi, Vô sinh vô tử vô khứ lai là nghĩa vậy. Và như thế, cuộc sống mới, cõi sống mới và thân phận mới đó tốt đẹp hơn hay xấu hơn so với hiện nay hoàn toàn tùy thuộc những gì chúng ta suy nghĩ, nói năng và hành động vào bây giờ, ở đây, và hằng ngày, ngay tại cuộc sống này. Hành động của chúng ta (bao gồm cả suy nghĩ và lời nói) càng có ý thức, thì tác động của nó càng mạnh đối với tương lai gần cũng như xa. Hành động đó nếu kèm theo tâm vô lượng từ bi hỷ xả, thì tác động của nó trong phạm vi không gian và thời gian cũng sẽ là vô lượng. Thế nên, khi chúng ta bước đầu thực thi đời sống hướng nội, trong khi thực tập hành thiền, theo dõi hơi thở, cần nhớ nghĩ về cái tâm vô lượng đó với những lời lẽ đầy cảm hứng như sau: Mong sao tâm tôi mãi mãi, Trong vắt như ngọc pha lê, Quang đãng như bầu trời không mây, Thanh tịnh như hư không không bụi, Rộng lớn mênh mang như biển cả không bờ, Vững vàng không chuyển như núi đá bất động (Kinh Từ Bi). Trong ý niệm đó, chúng ta cầu mong rằng hàng ngày ta nghĩ gì, nói gì và làm gì từ việc nhỏ đến việc lớn đều không tách rời cái tâm vô lượng đó, trong đời này, trong các đời sau nữa, trên con đường dài của tiến bộ tâm linh. Mỗi lần nghĩ tới cái tâm vô lượng như vậy, chúng ta cảm thấy lòng mình như trong sáng hơn, thanh thản và bình lặng hơn. Với một cái tâm như vậy, mọi lo âu và bức xúc về sống chết sẽ được giải tỏa. Thay vào đó là thái độ sống an nhiên tự tại, dành toàn bộ thời gian để tự hoàn thiện bản thân, tích cực đóng góp cho gia đình và xã hội VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 19

22 Chính trong tinh thần xem sự sống-chết là tiến trình chuyển hóa thân phận, chuyển hóa cái sắc thân ngũ uẩn thành pháp thân mà Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhà Phật học lỗi lạc đời Trần, đã phát biểu: Cự hải hà phương nhất điểm âu. Nghĩa là biển lớn thì can gì một bọt sóng nhỏ. Đúng vậy, sự sống là biển cả không bờ, sống chết là bọt sóng nhấp nhô lên xuống. Cũng chính với cái tâm ấy mà Thiền sư Trì Bát đời Lý viết bài thơ Thiền Sinh Tử: Hữu sinh tất hữu tử, Hữu tử tất hữu sinh. Tử vi thế sở bi, Sinh vi thế sở hỷ, Bi hỷ lưỡng vô cùng, Hỗ nhiên thành bỉ thử, Ư chư sinh tử bất quan hoài. Ý tứ của bài thơ là: Có chết thì có sinh ra (tái sinh), Có sinh thì có chết. Chết thì người đời buồn. Sinh thì người đời vui, Buồn và vui là (hai khâu của một chuỗi khâu) vô cùng, (Nhưng) vì đối đãi nhau mà có cái này cái kia. (Còn ta) đối với sống chết không có quan tâm, lo âu gì. Đó là thái độ ung dung bình thản đối với sự sống và sự chết của một thiền sư ngộ đạo, thấu hiểu được đạo lý của sống và chết. Chúng ta, những người học đạo, cũng nên có thái độ ung dung tự tại như vậy đối với sống và chết để có thể an trú vào đời sống hiện tại có nếp sống tốt đẹp, hạnh phúc; sau khi chết đi, tái sinh vào cõi thiện lành, an lạc. 2. Chánh niệm tỉnh giác Sống trong thế kỷ 21, với những thành tựu khoa học công nghệ và nền công nghiệp hóa toàn cầu, con người một mặt càng có nhu cầu thọ hưởng vật chất, các phương tiện phục vụ đời sống tiện nghi; mặt khác càng có thái độ sống muốn chiếm hữu, sở hữu của cải, khẳng định cái gọi là ta, của ta, và tự ngã của ta. Hãy thử vào một cửa hàng siêu thị được trưng bày theo công nghệ quảng cáo hiện đại với những thành tựu sản phẩm hàng hóa mới nhất, hay hãy ngắm một mỹ nhân, hoặc đứng trước một cơ hội đầy lợi danh thì chúng ta sẽ thấy ý thức tỉnh giác của tự thân đang ở cấp độ nào! Chính vì vậy mà đạo Phật khuyên ta phải thường xuyên chánh niệm tỉnh giác từ trong ý nghĩ cho đến từng hành vi biểu hiện và mọi ứng xử trong cuộc sống. Chánh niệm là ý nghĩ chân chánh, không nghĩ xấu, nghĩ ác, nghĩ bậy, có hại cho mình và người khác. Tỉnh giác là tỉnh táo, theo dõi mọi ý nghĩ, mọi niệm; đảm bảo mọi ý nghĩ, mọi niệm trong tâm của chúng ta đều chân chánh, không để bất cứ niệm ác nào xen vào. Chúng ta thường xuyên tỉnh táo đề phòng khi mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị Nói chung, khi sáu giác quan tiếp xúc với sáu trần, nếu có ác niệm nào khởi lên thì lập tức phải tìm ra nguyên nhân để đoạn trừ, không để cho tâm tham, tâm sân, tân si dấy động. Thế nên Phật dạy: Với tâm không bị khuấy đục, biết được lợi ích của người hay biết được lợi ích cả hai, sẽ chứng ngộ các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng các bậc Thánh (Tăng Chi I). Rõ ràng, tỉnh giác là chìa khóa vàng của lối sống có hiệu năng, tích cực và cho ta ý thức trách nhiệm về thái 20 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

23 độ và hành vi ứng xử với đời trong các mối quan hệ hữu cơ của con người và cuộc sống. Nói một cách chính xác, nó giúp ta nhận ra giá trị bản chất của một đời sống với một cái tâm trong sáng và nhu nhuyến, khởi đầu bằng sự chánh niệm tỉnh giác. Từ đây, tự thân mỗi người sẽ có đời sống hiền thiện, xa rời đời sống bất thiện. Kinh Phật phân biệt thiện ác theo ba loại: Thứ nhất là thiện ở nơi hành động của thân, tức là không sát sinh mà còn phóng sinh, trân trọng sự sống của muôn loài; không lấy của không cho mà còn bố thí nữa, giúp người khác bằng của cải vật chất (tài thí), bằng đạo lý (pháp thí), bằng lấy sức mạnh che chở kẻ yếu (vô úy thí), hay bằng cách chia sẻ niềm vui với người khác (tùy hỷ thí); không tà dâm, tà hạnh mà sống thủy chung trong đạo lý tình yêu, tình nghĩa. Thứ hai là thiện ở lời nói. Cụ thể là nói lời chân thật, không nói dối; nói lời dễ nghe, không nói lời thô ác; nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ; nói lời hữu ích, có lợi, không nói lời vô nghĩa. Thứ ba là thiện trong ý nghĩ. Cụ thể là không tham lam, không giận dữ, không si mê. Kinh Phật thường gọi là không tham, không sân, không si. Ba điều thiện này là ba điều thiện căn bản, vì từ đó khởi sinh mọi lời nói thiện và việc làm thiện, nền tảng của nếp sống đạo đức hiền thiện. Vậy là từ sự chánh niệm tỉnh giác, chúng ta đi đến sự tu tập tâm. Khi tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, được đặt đúng hướng, thì nhất định ai cũng được an trú trong sự bình an nội tại. Tự thân bước ra khỏi vòng tâm lý đấu tranh, cạnh tranh, khẩu tranh, hơn thua, dại khôn trong cuộc sống thường nhật. Nói như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở hai câu kết của bài thơ Dại Khôn: Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. 3. Tiếng nói nội tâm Nhờ thường xuyên tỉnh giác trong tiến trình tu tập tâm mà mọi người lắng nghe được tiếng nói chân thật của con người thật, của cái Ta thật, vốn là bản chất đích thực của con người. Tiếng nói đó ngày càng rõ, nhờ sự tỉnh giác của chúng ta ngày càng có chiều sâu, nhờ dần dần dẹp yên được tiếng gào thét dục vọng của cái Ta giả, con người giả, trước đây vốn từng thao túng và chi phối mình. Tiếng nói của nội tâm là sự yên lặng, một sự yên lặng giúp cho tâm thấy tất cả, biết tất cả. Thiền sư Suzuki từng nói Khi bạn tự chiêm nghiệm mình, bạn sẽ thấy tất cả. Rõ ràng, yên lặng ở đây không có nghĩa là không có tiếng ồn. Yên lặng ở đây là nội tâm ta trở nên bình lặng, không còn gì bức xúc và mặc cảm, dù là tự tôn hay tự ti nữa. Mọi niệm đều dứt, trong tâm hoàn toàn trống vắng, không có ý niệm nào cả. Vì còn có niệm là còn có ức chế, bức xúc, khiến chúng ta hao phí năng lượng một cách vô ích. Trái lại, với nội tâm hoàn toàn yên lặng, chúng ta sẽ cảm nhận một trạng thái thư thái và hỷ lạc tuyệt vời. Lúc bấy giờ, năng lượng vận động một cách tự do trong toàn thân, đem lại cho chúng ta một sức mạnh, một sức sống mới. Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên đời Trần, từng ngồi một mình lắng nghe tiếng nói nội tâm của mình mà quyết định trở thành thiền sư, đặt nền tảng tư tưởng cho thiền phái Trúc Lâm ra đời được diễn trình trong Khóa hư lục tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật (lòng lặng mà biết, đó là Phật thật). Hóa ra, tiếng nói nội tâm chính là tiếng nói Phật tâm, được xuất phát từ cõi lòng mình. Còn Thiền sư Kiều Trí Huyền thì mô tả tiếng nói nội tâm thật huyền bí, kỳ diệu và thật cụ thể cho mọi người: Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm, Cá trung mãn mục thị thiền tâm, Hà sa cảnh thị Bồ đề cảnh, Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm. (Trong viên ngọc phát ra âm thanh huyền bí, kỳ diệu, Ở đó, khắp nơi là tâm thiền, Tất cả cảnh giới đều là cảnh giới giác ngộ (Bồ-đề), Ấy thế mà lại đi tìm Bồ-đề cách xa hàng vạn dặm). Ngọc ở đây là nội tâm, âm thanh kỳ diệu, huyền bí đó ở đây là sự im lặng. Thiền tâm là tâm giác ngộ. Cảnh Bồ-đề là cảnh giác ngộ. Giác ngộ và giải thoát đều ở trong thế giới thực tại này cả, đâu cần đi tìm cách xa đây hàng vạn dặm? Con người hiện đại dường như không có thời gian cho việc lắng nghe tiếng nói nội tâm và suy nghiệm về đời sống của chính mình. Xung quanh ta, thật sự có quá nhiều tiếng nói, âm thanh, ngôn ngữ khác nhau buộc con người phải nghe, để giải trình cho quan điểm của mình về một đời sống đầy biến động và thay đổi qua tư duy khái niệm hữu ngã. Thật ra, ngôn ngữ và tư duy khái niệm được xem như là công cụ để trao đổi; nhưng vướng mắc, chấp chặt vào chúng thì đó chính là hàng rào ngăn cách không cho chúng ta thực nghiệm nội tâm theo chiều sâu. Sách Phật có câu: Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Ý tứ của câu trên là mỗi người muốn lắng nghe tiếng nói nội tâm đích thực, muốn hòa mình vào sự im lặng của nội tâm sâu thẳm thì phải biết cắt đứt ngôn ngữ và diệt trừ tư duy khái niệm. Chính sự an trú vào tâm tĩnh lặng trong một thế giới bình an nội tại sẽ khiến chúng ta có cái nhìn chánh kiến, thiết thực hiện tại: Thở vào tâm tĩnh lặng, Thở ra miệng mỉm cười. An trú trong hiện tại, Giây phút thật tuyệt vời. Người Phật tử hiểu đạo thì phải thường xuyên lắng nghe sự im lặng của nội tâm, âm thanh huyền bí và kỳ diệu của sự im lặng đó. Đây chính là giá trị đích thực của cuộc sống khi chúng ta thực thi lắng nghe tiếng nói đích thực của lòng mình trong sự tìm cầu hạnh phúc an lạc. Trên đây là ba chân giá trị mà kho báu Phật pháp cung cấp cho chúng ta. Tất cả đã được Đức Phật Thíchca và các bậc Thánh, các thiền sư và cả những con người đã tu tập minh chứng giải trình. Bất cứ ai lãnh hội những giá trị đích thực của cuộc sống này, tin chắc rằng sẽ có một đời sống hiện tại lạc trú, thậm chí cánh cửa vô sinh bất tử sẽ mở ra ngay trong cõi đời trần tục này VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 21

24 Một thiền sư người Mỹ TRUDY GOODMAN DIỆ U LIÊN LÝ THU LINH dịch Trudy Goodman Tôi bị biến thành một người thầy bởi những trải nghiệm trong cuộc đời mỗi khi tôi bị cuộc đời lôi vào một cuộc hành trình khám phá sự bí mật về việc thực sự chúng ta là ai. Một số trải nghiệm khủng khiếp xảy ra trước cả khi tôi bắt đầu tu tập, thực hành Pháp. Tôi nghĩ rằng ai cũng vậy, nên chẳng bao giờ nói về những điều này. Tuy nhiên, tôi bắt đầu đi tìm một vị thầy và một con đường để đi theo, một con đường sẽ hiển bày sự thật và chỉ cho tôi phải sống như thế nào ở nơi chân chánh đó. Đối với tôi, chính sự kiện các trải nghiệm này xảy ra trong quá trình làm một người mẹ bình thường thụ thai, sinh con, chăm sóc cho một đứa con gái đau nặng đã mang đến cho tôi một trạng thái bùng vỡ, một sự ngưỡng mộ vô song đối với phụ nữ, việc được làm người nữ. Đó là quan điểm của tôi về nữ giới. Tôi cũng tin tưởng về sự thường hằng của Phật tánh, một sự hoàn hảo tuyệt vời chưa có mặt hay đã có mặt. Vì tôi không làm gì để được đưa đến với nó hay xứng đáng được nó hiển lộ. Chúng ta thấy điều đó đơn giản vì nó là như thế. Cuộc đời tôi và sự hoằng pháp của tôi được hai điều sau đây báo hiệu: một tình yêu vô bờ đối với cuộc sống trong hình tướng của người nữ cũng như người nam, và một sự hiểu biết rằng cuộc sống đầy thánh thiện, huyền vi đã có mặt nơi đây. Ý thức về một sự tỉnh thức rõ ràng, rạng rỡ đầu tiên của tôi xuất hiện khi tôi còn rất trẻ, ngay khi tôi thụ thai con gái mình. Tâm tôi và cả vũ trụ dường như rơi vào thinh không. Hiện tại sáng chói xuyên qua tất cả mọi thứ, với một sự bình an tôi chưa từng bao giờ cảm nhận được. Tôi nằm đó hoàn toàn tỉnh thức, có mặt trong hiện tại, tự tại, cởi mở, biết mà không biết điều gì cả, trong khi ông chồng trẻ của tôi ngủ say đắm. Chín tháng sau, ở tuổi 21, tôi nằm trong một phòng lát gạch trắng ở bệnh viện phụ sản, sinh con một mình và hoàn toàn không chuẩn bị cho sự đau đớn cùng tột, vô bờ của việc sinh sản. Khi các viên gạch lát đổi thành màu xanh lúc trời chạng vạng, sự đau đớn và sợ hãi của tôi bỗng nhường chỗ cho sự kinh ngạc tột cùng, ý thức của tôi như hòa quyện với tất cả mọi người phụ nữ, mọi giống cái, sự sinh sản, sự được có mặt như thế này một sự không có bắt đầu, không có kết thúc của hiện hữu, vô tận, cuộc sống vũ trụ ở mọi phương hướng, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Và tôi không còn cảm thấy lẻ loi hay cô đơn. Vài năm sau đó tôi ra sống ở nước ngoài. Đứa con gái hai tuổi rưỡi của tôi nằm bất động giữa sự sống và cái chết trong một tuần, và tiếp nối bằng những tháng ngày bất ổn trong bệnh viện. Trong một lần cấp cứu, lúc tôi đứng sau khung cửa kính nhìn sáu vị bác sĩ và y tá cố gắng cứu sống nó, dường như tôi đã nhìn thấy Thượng đế. Và Thượng đế chính là tất cả chúng ta, trong hình tướng của những chúng sanh, 22 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

25 ngay ở nơi này, ngay trong hành động của lòng từ bi thánh thiện, trống không. Việc hành thiền Phật giáo giúp tôi cách buông xả, để tạo không gian cho những giây phút của hiện tại, của ân sủng. Những trải nghiệm trước đó vun trồng lòng tin, sự kính ngưỡng đối với Phật, Pháp và Tăng. Bằng sự dâng hiến trái tim tỉnh thức một cách chánh niệm vào những gì đang thực sự là, thì sự tín tâm, lòng tin vào sức mạnh của giây phút hiện tại, càng tăng trưởng; cũng như vậy về lòng hàm ân đối với sự giáo huấn của các vị thầy, những người đã nhận ra con đường và chỉ lối cho ta. Đó là chỗ an trú của tôi. * * * Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lòng muốn hướng đến người khác để tìm câu trả lời cho cuộc đời mình. Nhiều người phụ nữ chúng ta đặc biệt được huấn luyện theo quan niệm thực vật học xưa cũ của đóa hoa hướng dương (người nữ) hướng về phía Đông của mặt trời (người nam). Một mùa hè gần đây tôi đã nhìn thấy hoa hướng dương thật sự quay về hướng Đông, rồi nở rộ, rồi tàn đi, vẫn hướng về mặt trời. Sự quy hướng đó đã định hình cho chính mối liên hệ của tôi với các bậc bề trên, với quý thầy và đệ tử. Là những người phụ nữ có kinh nghiệm tu tập và giảng dạy, chúng tôi đã biểu lộ sức mạnh nội tâm bằng cách tích cực chuyển đổi các quyền lực và sự lãnh đạo trong thế giới Phật giáo; chúng tôi ngồi, đứng, đi, lưng vẫn tựa vào nhau, cho nhau sự hỗ trợ, đồng tâm. Cuộc chiến thầm lặng bên trong tôi về việc phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo có thể chỉ đơn giản là đã bắt nguồn từ sự chưa quen thuộc hay sự tự nghi ngờ bản thân cố hữu. Điều này không có gì là xấu. Nó mở ra nhiều mức độ đối thoại, giao lưu, nhiều hội, nhiều ban. Có nhiều sự thật mà nữ giới muốn nói ra. Tôi tìm sự thăng bằng trong chính công việc của mình giữa việc nói ra sự thật một cách khôn ngoan, của sức mạnh nội tâm, và sự cởi mở chân thật, nhạy cảm, không biện giải. Tất cả những điều này dường như là tiếng nói thực sự của nữ giới. Là phụ nữ, chúng ta cần cảm nhận sức mạnh của bản thân, của sự tự chủ, không phải là sức mạnh để chèn ép điều gì, mà là sự phát khởi lòng tin tưởng vào chính sức mạnh nội tâm của mình, vào trí tuệ tu tập và trải nghiệm. Chúng ta cũng cần nhận ra những điểm yếu của phụ nữ, trong tình dục, trong nhiệm vụ làm mẹ, trong tuổi già. Tôi tung hô cuộc sống và ý thức của người phụ nữ để chúng ta có thể ở đúng chỗ của mình với tư cách là người lãnh đạo, là Phật, là Bồ-tát trong việc truyền thừa pháp hành thuộc truyền thống của chúng ta. Và bất cứ sự truyền thừa hệ phái nào không thể bao gồm, chấp nhận cung cách này của người phụ nữ, thì chúng ta cần tìm một con đường bên ngoài cơ cấu đó để hành động trong khi vẫn tôn trọng, bảo vệ cái cốt lõi, cái thuần chất của việc tu tập tâm linh. Trudy Goodman tu tập theo truyền thống thiền Vipassana từ năm Bà cũng là nhà tâm lý học về trẻ em, là thành viên của Ban điều hành Trung tâm Phật học Barre, Massachusetts. Bà hiện đang sống và tu tập tại Taos, New Mexico. Trích từ An American Zen Teacher, NXB Wisdom Publications VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 23

26 Thức biến & chuyển thức NGUYỄ N THẾ ĐĂNG 1. Thức biến Duy Thức tông, y cứ vào kinh, nói: Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức. Chúng ta hãy lấy một thí dụ cụ thể và đơn giản. Tôi đang thấy một cây dừa. Tại sao nói cây dừa này là do thức biến? Trước hết là năm thức của giác quan (tiền ngũ thức). Nhãn thức do sự tiếp xúc, tương tác của căn (giác quan mắt) và trần (đối tượng hiện diện với con mắt) mà sanh khởi. Đây là một liên hệ duyên sanh. Căn trần thức là một bộ ba duyên sanh, nương dựa vào nhau mà có. Thiếu một cái thì chẳng thành cái gì cả, một cái biến đổi thì hai cái kia biến đổi theo. Nhãn thức như thế này của tôi là do nhãn căn (con mắt) được cấu tạo theo kiểu loài người mà có, và trần (đối tượng để thấy và được thấy) cũng tùy thuộc vào nhãn căn của tôi. Trần là trần của một loại nhãn căn nào đó, không có một cái trần khách quan tuyệt đối. Như cây dừa, con chó chỉ thấy có hai màu đen trắng, con rắn thì thấy bằng hơi nóng (như chúng ta nhìn qua ống dòm hồng ngoại tuyến), con dơi thì thấy bằng sóng điện như ra đa Giác quan mắt của mỗi loài khác nhau nên đối tượng được thấy cũng khác nhau. 24 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

27 Trần là trần đối với một loại giác quan nào đó, không có một trần khách quan tuyệt đối. Và thức cũng là thức của một loại giác quan và một loại trần nào đó do hệ thống cấu tạo của giác quan quy định. Như vậy cấp độ thức biến thứ nhất là sự khác biệt của các nhãn căn của các loài khác nhau, đưa đến nhãn thức khác nhau. Nhưng năm thức giác quan chỉ là những dữ liệu nguyên sơ, phải có ý thức để đối tượng được định hình rõ hơn. Ý thức là nhận thức bằng phân biệt, so sánh, dựa vào trí nhớ và cả trí tưởng tượng. Ý thức này cũng phân biệt chủ thể và đối tượng, ngã và pháp. Bắt đầu ở ý thức này mà có thương ghét, có thiện ác, xấu tốt, có phiền não, có ý chí, có hôn trầm, có niệm, có định Chức năng của ý thức là suy nghĩ, tập trung và tưởng tượng. Ý thức là chức năng chính yếu của con người. Thế giới ngày nay có một góc nào mà không có sự sắp đặt, sáng tạo của ý thức con người? Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi nhiều hơn gây ra nhiều méo mó khác biệt hơn, nhiều ô nhiễm cho tâm thức hơn. Chẳng hạn, cũng lấy ví dụ cây dừa, nếu hồi nhỏ tôi trèo lên và gặp rắn rồi té. Lớn lên uống nước dừa thường đau bụng. Thế nên, hình ảnh cây dừa, với tôi, đi liền với sự nguy hiểm bất ngờ, với một thức uống đáng ngại. Cho nên hình ảnh cây dừa gây cho tôi một ngại ngùng so với các cây khác. Sự bất bình đẳng, sự méo mó, đậm nhạt trong ý thức của tôi đã có từ những kinh nghiệm rất riêng tư của tôi đối với đời sống. Cây dừa không còn là cây dừa khách quan nữa. Nó đã bị biến đổi theo kinh nghiệm chủ quan của tôi. Và cứ thế, tất cả mọi sự vật của cuộc đời này đều bị biến đổi theo kinh nghiệm chủ quan của tôi. Thế giới trở thành toàn là gò đống, hầm hố, chông gai, sỏi đá, núi non, dơ bẩn đầy dẫy, như ngài Xá-lợiphất đã nói trong phẩm Phật quốc, mở đầu cho kinh Duy-ma-cật. Cách giải quyết vấn đề là: Đấy là do tâm ý của ngài có cao có thấp, không nương theo trí huệ Phật để thấy cõi này vốn là thanh tịnh. Thưa ngài, Bồtát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí huệ Phật nên thấy cõi Phật này là thanh tịnh. Đức Phật kết luận: Bồ-tát nếu muốn được cõi Phật thanh tịnh, phải làm cho tâm thanh tịnh, tùy theo tâm thanh tịnh đến đâu thì cõi Phật thanh tịnh hiện ra đến đó. Như vậy, năm thức giác quan và ý thức sáu thức này luận Thành Duy Thức gọi là liễu biệt cảnh đã biến đổi thực tại thành không gian và thời gian riêng của chúng, thành một cái tôi chủ quan và một thế giới chủ quan mà chúng lầm tưởng là ở bên ngoài chúng. Cũng chính ý thức là tác nhân chủ yếu biến đổi trở lại thế giới méo mó của nó thành thế giới thực tại. Đó là con đường phản bổn hoàn nguyên, con đường của đạo Phật, con đường giải thoát khỏi ngã và pháp vọng tưởng để thấy ra thực tại không có ngã và pháp. Nói theo Duy thức học, đó là con đường xa lìa Biến kế sở chấp tánh để trở lại Viên thành thật tánh. Thức biến thứ bảy là Mạt-na thức, còn gọi là Ý. Thức này là sự phân biệt vi tế mà luận Thành Duy Thức gọi là tư lương phân biệt không cần có ý thức, phân biệt một cách vô thức, nằm trong vô thức. Mạt-na là sự chấp ngã vi tế, theo luận Thành Duy Thức thì thức này, Tương ưng bốn phiền não, là ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Sinh ra đời đã cảm nhận có tôi (mạt-na thức). Rồi với thời gian, với sự hỗ trợ của ý thức và năm thức giác quan, cái tôi càng ngày càng rõ nét, càng cứng đặc, phân biệt gay gắt, tạo thành những bức tường ngăn cách tôi với thế giới, với người khác. Nhưng dù tôi không cố tình phân biệt (ý thức), thì cái mạt-na này vẫn liên tục âm thầm hoạt động, kể cả trong giấc mộng hay khi thiền định. Thức biến thứ tám là A-lại-da, thức căn bản, thức nền tảng của bảy thức trước. Nó bao gồm, chứa đựng bảy thức trước. Nó được gọi là hàm tàng thức, chứa đựng, giữ gìn tất cả mọi kinh nghiệm, mọi hành động (nghiệp), mọi khuynh hướng, ước muốn, mọi hoạt động tốt xấu đã gieo trong tất cả mọi kiếp sống. Nó được gọi là dị thục, vì nó giữ gìn nhân để chín muồi (dị thục) thành quả. Nó còn được gọi là nhất thiết chủng vì nó thu nhận và giữ gìn tất cả các hạt giống. A-lại-da là vô phú và vô ký. Phú nghĩa là nhiễm ô, bất tịnh. Nó không nhất định là nhiễm ô, bất tịnh, vì nó có thể mang giữ hạt giống thanh tịnh, không nhiễm ô. Nó là vô ký vì không nhất định là thiện hay bất thiện, do đó nó có thể chứa hạt giống thiện lẫn bất thiện. Vì hai tính chất này, nó như một kho chứa vô thức, không chọn lựa, mà các thức trước muốn bỏ vào đó thứ gì cũng được, nó chỉ việc mang giữ để chờ chín thành quả. Thỉnh thoảng, không vì lý do gì, không có sự kích động của ý thức và năm thức giác quan, một hình ảnh xa xôi nào đó lại khởi lên. Đó là sự biểu lộ của những hạt giống khuất xa đâu đó trồi lên trên bề mặt của ý thức. Đến thức A-lại-da thì sự chuyển biến trở thành vi tế nhất. Như kinh Giải Thâm Mật nói về thức A-đà-na (tức A-lại-da) như sau: Thức A-đà-na sâu và tế Những chủng tử như dòng nước xiết Ta không chỉ dạy cho người thường Vì họ sẽ chấp nó làm ngã. Đó là sơ lược tám thức của Duy Thức tông. Tám thức này sanh diệt, cho nên nằm trong vòng sanh tử. Vậy thì cái gì thoát ngoài sanh tử? Riêng về Duy Thức tông, A-lại-da được tịnh hóa thì A-lại-da trở thành Như Lai tạng, hay còn được gọi là Bạch tịnh thức hay Vô cấu thức (mà có nhà Duy thức gọi là thức thứ chín). Đây là cái mà Đại thừa nói chung gọi là tánh Không, Pháp VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 25

28 thân, Chân Như, Niết-bàn Như thế tám thức sanh diệt này, cái mà chúng ta gọi là sanh tử này, luôn luôn sanh diệt biến hiện trên Niết-bàn, tánh Không, Pháp thân bổn lai thanh tịnh. Đây chính là con đường giải thoát của Đại thừa. Một thức là duyên sanh. Tám thức nương vào nhau mà hiện hữu nên cũng là duyên sanh. Luận Thành Duy Thức, kệ 15 và 17 nói: Nương dựa thức căn bản Năm thức theo duyên hiện Đồng thời khởi hoặc không Như sóng nương biển cả. Tám thức chuyển biến thành (Cái) phân biệt, (cái) bị phân biệt Do đây (cái phân biệt), kia (cái bị phân biệt) đều không: Nên tất cả duy thức. Kinh Lăng Già nói: Phàm phu không trí huệ Tàng thức như biển cả Nghiệp tướng ví như sóng Y thí dụ mà hiểu. Nếu nói về chân thật Tâm kia không chân thật Ví như biển hiện sóng Bóng trong gương và mộng Tất cả đồng thời hiện Tâm, cảnh giới cũng thế. Tất cả những gì chúng ta thấy nghe hay biết, tất cả thế giới đều là do thức biến mà hiện có ra. Biến (Skt: parimana) có nghĩa là chuyển biến, biến thái, biến đổi, biến động. Biến có nghĩa là động. Thức biến là thức động, thức sanh khởi và diệt chìm. Cái sanh diệt là thức, cái chẳng sanh diệt là Trí (Kinh Lăng Già). Biến có nghĩa là sanh ra, biến hiện ra. Ba cõi được sanh ra, được hiện ra là do thức chuyển biến. Kinh Lăng Nghiêm nói: A-nan, tất cả chúng sanh luân hồi trong thế gian đều do hai cái Vọng Thấy điên đảo phân biệt. Ngay nơi Tâm Tánh mà phát sanh, nương theo nghiệp mà xoay vần. Thế nào là hai cái Vọng Thấy? Một là cái Vọng Thấy Biệt Nghiệp của chúng sanh. Hai là cái Vọng Thấy Đồng Phận của chúng sanh. Mỗi thức và hợp thể tám thức tạo thành thân tâm đều là duyên sanh, chuyển biến, sanh diệt, hợp tạo. Chẳng hạn, thức A-lại-da là do các chủng tử hợp thành; nếu không có các chủng tử thì không có thức A-lại-da. Tất cả các thức đều duyên sanh, chuyển biến nên vô tự tánh. Tất cả các thức đều duyên sanh, chuyển biến nên như huyễn. 2. Chuyển thức Chúng ta đã đi lạc vào trong một thế giới hạn hẹp, phân mảnh, sanh diệt, và do đó không thật, bất toại nguyện những đặc tính của Khổ đế. Nguyên nhân của thế giới không thật, bất toại nguyện ấy là do thức biến. Với một tâm thức đầy nhiễm ô bởi phiền não, thành kiến, chia cách, phân mảnh, tham sân, hôn trầm, loạn động chính tâm thức ấy đã biến hiện ra thế giới không thật và bất toại nguyện này. Bởi thế, để hoàn nguyên lại thế giới thực, thế giới đúng như nó là, chúng ta phải giải trừ đi đến loại bỏ sự biến hiện méo mó của thức, chúng ta phải chuyển hóa thức. Sự chuyển hóa này Duy Thức tông gọi là chuyển thức thành Trí. Thức A-lại-da chuyển hóa thành Đại viên cảnh trí, thức Mạt-na chuyển hóa thành Bình đẳng tánh trí, ý thức chuyển hóa thành Diệu quan sát trí, và năm thức giác quan chuyển hóa thành Thành sở tác trí. Luận Đại Thừa Khởi Tín nói là chuyển Sanh diệt môn thành Chân Như môn. Kinh Lăng Nghiêm nói là Chuyển năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, bảy đại về Như Lai tạng. Hệ thống Bát Nhã gọi là chuyển sắc, thọ, tưởng, hành, thức thành tánh Không. Vì vô tự tánh nên quán Không, vì như huyễn nên quán Huyễn. Hệ thống Tantra mẹ của Mật giáo nói là chuyển tất cả các thức về Tịnh Quang, Ánh Sáng Căn Bản, Tâm Nền Tảng (Skt: prabhasvara, TT: odgsal, Clear Light). Quá trình chuyển hóa này được các tông phái gọi chung là sự tịnh hóa. Ngài Trí Khải, người sáng lập Thiên Thai tông, phân định quá trình thực hành là Lục Diệu Pháp Môn: Sổ tức, Tùy tức, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh. Đại sư Pháp Tạng của Hoa Nghiêm tông gọi là Vọng tận hoàn nguyên quán. Đại sư Khuy Cơ của Duy Thức tông nói Duy Thức có năm lớp quán là: Khiển hư tồn thật, Xả lạm lưu thuần, Nhiếp mạt quy bổn, Ẩn liệt hiển thắng, Xả tướng chứng tánh. Tóm lại, những phương pháp thực hành của Phật giáo đều để chuyển sanh tử thành Niết-bàn. Chuyển cái thấy lầm con rắn trở thành cái thấy đúng sợi dây thừng. Chuyển cái thấy phân biệt tất cả chỉ là sóng xung đột nhau thành cái thấy tất cả sóng đều là nước đại dương bình an một vị. Chuyển tâm thức đóng băng cứng đặc trở lại thành nước. Chuyển muôn ngàn bóng thương ghét trở lại thành gương. Thấy hoa đốm loạn xạ giữa hư không cũng chính là hư không Chuyển tướng thành tánh, thấy tất cả tướng chính là tánh. Nguyên nhân là thức biến, tạo ra kết quả là hiện ra một thế giới với không gian và thời gian hạn hẹp, cắt đứt, mà chúng ta gọi là sanh tử. Không sanh diệt biến thành có sanh diệt, thanh tịnh biến thành bất tịnh, không thể phân chia biến thành phần hạn xung đột nhau. Cái chúng ta gọi là không gian, Kinh Lăng Già nói: Thấy nhiều hình tướng khác nhau, ví như vàng chuyển biến thành các đồ dùng thì thấy có nhiều thứ hình dạng, mà chẳng phải tánh vàng có biến đổi Nên biết vọng tưởng chuyển biến cũng như bơ và sữa, rượu 26 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

29 và trái cây đã chín mà thành. Hoặc có hoặc không, tất cả đều do tự tâm hiện, vô tự tánh, thật ra chẳng có sự chuyển biến. Đại Huệ, như thế, chúng sanh phàm ngu tự vọng tưởng mà sanh ra sự tu tập. Đại Huệ, không có pháp hoặc sanh hoặc diệt, tất cả giống như thấy sự vật sanh trong mộng huyễn vậy. Về thời gian của chúng ta, Kinh Lăng Già nói: Sát-na (khoảnh khắc) là A-lại-da trong Như Lai tạng, thức cùng ý chung sanh là tập khí sát-na. Tập khí vô lậu thì chẳng phải sát-na, chẳng phải chỗ người thường có thể biết. Người thường chấp trước sát-na luận, chẳng biết tất cả sát-na chẳng phải là (phi) sát-na, rồi khởi đoạn kiến phá hoại Vô vi Niết-bàn. Kinh Lăng Già kết luận: Khéo biết tự tâm hiện, chẳng đắm trước. Lìa tất cả vọng tưởng của tâm, ý, ý thức, gọi là Niết-bàn. Phương pháp thực hành nào cũng đều có mục đích chuyển thức cả. Chẳng hạn bố thí Ba-la-mật là bố thí mà y cứ trên tánh Không. Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh là Bồ-đề tâm nguyện và Bồ-đề tâm hạnh của người tu đạo Bồtát. Công việc ấy không rời lìa tánh Không vô tự tánh và như huyễn. Lòng Bi không rời lìa tánh Không vô tự tánh và như huyễn thì mới là Đại Bi, nghĩa là Đại Bi thì hợp nhất với tánh Không. Kinh Kim Cương nói: Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào phát tâm vô thượng Bồ-đề thì phải sanh tâm như vầy: ta phải độ thoát tất cả chúng sanh, độ thoát tất cả chúng sanh rồi, mà thật không có một chúng sanh nào đã được độ thoát. Vì sao thế? Bởi vì, Chúng sanh, chúng sanh ấy, Như Lai nói rằng chẳng phải chúng sanh, đó gọi là chúng sanh. Chúng sanh mà thật chẳng phải là chúng sanh, đây là sự chuyển thức được Duy thức học nhấn mạnh nhiều nhất. Với sự nhấn mạnh ấy, Duy thức học đóng góp rất nhiều cho con đường tu Bồ-tát đạo. Một thí dụ: vô tự tánh, như huyễn giống như sự biết bơi. Người không biết bơi không thể nhảy xuống dòng sông sanh tử để cứu người. Còn người biết bơi, có cái thấy vô tự tánh, như huyễn, thì có thể nhảy xuống nước, hoạt động trong nước mà không chìm để cứu người. Có lẽ, bất cứ người nào thực hành Bồ-tát đạo cũng thường ngân nga trong lòng mình bài kệ mở đầu Kinh Lăng Già. Ngân nga như một bài ca của con đường Bồ-tát: Thế gian lìa sanh diệt Như hoa giữa hư không Trí chẳng đắc có không Mà hưng tâm đại bi. Tất cả pháp như huyễn Xa lìa khỏi tâm thức Trí chẳng đắc có không Mà hưng tâm đại bi. Xa lìa tưởng đoạn thường Thế gian hằng như mộng Trí chẳng đắc có không Mà hưng tâm đại bi. Biết nhân-pháp vô ngã Phiền não chướng, sở tri Thường thanh tịnh vô tướng Mà hưng tâm đại bi. Tất cả không Niết-bàn Không có Niết-bàn (của) Phật Không có Phật Niết-bàn (nhập diệt) Xa lìa giác, sở giác Hoặc có hoặc không có Là tất cả đều lìa. Thấy Mâu-ni tịch tĩnh Ấy là xa lìa sanh Đây gọi là chẳng thủ Đời này đời sau tịnh VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 27

30 H Ư Ơ N G Đ Ạ O Tiếng trống cửa thiền NGUYỄ N PHƯỚC THỊ LIÊN Ai ai cũng từng nghe tiếng trống. Lúc còn nhỏ, trước hết, đó là tiếng trống trường giục giã khi ta vào lớp Một. Ngày hai buổi đến trường, buổi nào tôi cũng được nghe nhiều lượt trống: trống tựu, trống vào học và trống ra về. Trống tựu gồm ba hồi dài, thúc giục bọn chúng tôi phải mau chân tề tựu đến lớp. Trống vào học đánh hai hồi, kết thúc bằng ba tiếng tùng-tùng-tùng mạnh mẽ, dứt khoát. Hình như đó là lệnh, khiến tất cả học sinh nhanh chóng xếp hàng ngoài sân, làm lễ chào cờ - ngày học nào, học sinh cũng chào cờ - cùng lúc cổng trường được đóng lại. Tan trường, trống ra về chỉ đánh một hồi, nhỏ dần, nhỏ dần. Tuổi thơ, ai cũng thích chạy theo tiếng trống múa lân rộn ràng hối thúc, vang dội xa xa ở đầu xóm. Rồi khi ta lớn, chẳng cần ai dạy ai, mọi người đều biết phân biệt tiếng trống đưa ma với tiếng trống cúng đình dịp lễ kỳ yên. Trống cúng đình, một chuỗi âm thanh lớn nhỏ đủ cỡ, tấu nhạc thanh bình, khúc vui mở hội. Những tiếng tùng-tùng-tùng chậm rãi khoan thai theo từng nhịp bước đầy kính cẩn, là tiếng trống cung nghinh rước sắc trên chiếc long đình mang hồn thiêng sông núi, ẩn chứa cái vía anh linh của vị Thần thành hoàng bổn cảnh. Ai đã từng học Quốc văn giáo khoa thư, hẳn còn nhớ cái không khí buồn thảm của tiếng trống tiễn người lính thú ra trận: Tùng tùng trống đánh ngũ liên / Quan sai xuống thuyền nước mắt như mưa. Lại nữa, ai đã từng đọc thơ Giang Thành dạ cổ trong Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh của Mạc Thiên Tích thì sẽ có cảm giác như được nghe âm vang rộn ràng trong gió, tiếng trống cầm canh bên bờ sông ngoài biên ải vọng về trong đêm: Trống quân Giang thú nổi uy phong Nghiêm ngóng đồn canh ỏi núi sông Đánh phá mặt gian người biết tiếng Vang truyền lịnh sấm chúng nghiêng lòng Bỗng nhiên đám hậu sinh chúng ta cảm thấy chạnh lòng bởi hồn thiêng sông núi bàng bạc trong tiếng trống uy phong. Tim ta xao xuyến, dâng trào một nỗi thương quý người xưa! Thời trước, phương tiện liên lạc còn thô sơ, tiếng trống ngũ liên năm hồi dồn dập báo động vỡ đê, khi có giặc đến, có cướp, hoặc hỏa hoạn v.v. Thời gian gần đây, khắp nước ta hầu như tỉnh thành nào cũng có tổ chức lễ hội. Lễ hội và tiếng trống là cặp bài trùng mọi lúc. Nơi đâu có lễ hội, nơi đó vang vang tiếng trống: trống đại, trống tiểu, trống cơm Tập quán tạo thành thông lệ, khi cần tập họp đông người là trống nổi lên: trống đua ghe, trống đua voi, trống đua bò, trống chọi trâu Và cũng có trống trong biểu diễn nghệ thuật, đại cổ trung cổ tạo thành nhạc trống. Ngoài đời, tiếng trống nói lên như vậy. Từ xưa, tiếng trống cũng đã được đưa vào chốn tu hành tĩnh lặng, dân gian gọi là trống chùa; nơi cửa thiền, tôn danh trống Bát-nhã. Trống Bát-nhã chuyển tải cái hồn của đạo Giải Thoát. Tất nhiên nó không thôi thúc sôi động, không buồn bã âm u. Âm thanh trống Bát-nhã như lời kinh Bát-nhã Bala-mật-đa Tâm kinh của Thiền tông: cô đọng mà uyên áo thâm sâu, đánh thức tâm chúng sanh hướng về cứu cánh giải thoát. Trống Bát-nhã đầy uy vũ phải được đánh lên trước hết mỗi khi trong chùa có sinh hoạt Phật sự, như khai mạc những cuộc lễ trọng đại, cúng Phật, cung nghinh các vị chức sắc Giáo hội Phật giáo, khai giảng khóa học Phật pháp và sau đó là khi bế mạc cuộc lễ. Sau ba hồi trống lệnh, các chùa xưa còn sử dụng nhạc lễ, có đủ ngũ âm thuộc ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Chủ đạo của dàn nhạc khí này gồm cặp trống Văn. Hòa điệu còn có đàn nhị, kèn, sáo, sênh, khánh, chuông, mõ, gọi chung là pháp khí. Âm thanh pháp khí tuy nhỏ hơn tiếng trống Bát-nhã nhưng được các bậc tổ sư dùng làm tín hiệu, hiệu lệnh để chúng sinh, gồm đủ mọi hàm linh còn luân hồi trong ba cõi sáu đường, nghe biết, lắng tâm thanh tịnh, dừng nghỉ việc riêng tư, quy ngưỡng Phật pháp. Các pháp khí này thông thường đã được các bậc chân tu tụng kinh niệm chú gia trì cho tăng phần uy lực khi dùng. Uy lực này có thể thượng thông thiên đình, hạ triệt địa phủ như bài kệ Đại hồng chung đã nói. Theo truyền thuyết, âm thanh tích trượng của Ngài Đại Mục-kiền-liên có thể chấn động đến địa ngục, đáng cho chúng sanh phải suy ngẫm. 28 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

31 Dùng pháp khí không đúng cách khiến hiệu lệnh lệch lạc, các bậc chư thiên, long thần hộ pháp không hoan hỷ, tứ chúng sinh dạ nghi ngờ, loài người giảm mất lòng tin, e dễ sanh điều bất lợi. Cử hành lễ Phật mà dùng một dàn đại cổ - trống Võ - để tấu lên khúc nhạc đầy phấn khích, thì đó là việc làm bất chấp quy luật thiền môn. Hơn nữa, nhạc trống còn phụ họa nhiều âm thanh đệm là tiếng gõ tang trống, tiếng gõ mép trống, mục đích gây sinh động, hào hứng nghĩa là thêm loạn động. Cả đoạn nhạc trống dài khoảng năm bảy phút, dầu nghe rất hay nhưng chỉ làm vui tai quan khách mà thôi, không phải nề nếp của bổn tự ở thời khắc cử hành lễ Phật. Đưa nhạc trống lên hàng đầu, rồi tuyên bố chào quốc kỳ, quốc ca đó là nghi thức mở hội, thuộc phạm trù sinh hoạt quần chúng ngoài đời. Vào lúc quần chúng đã bị say mê điên đảo bởi âm thanh kia, bấy giờ ba hồi trống Bát-nhã mới được cất lên một cách lạc lõng, như vậy là làm chuyện trái ngược. Trống đời loại âm nhạc thế gian đánh vang dội nhà chùa trong giờ khắc cử hành chánh lễ là khuấy động tâm trần tục của hàng Phật tử chúng ta. Người đời sẽ chìm sâu hơn vào vòng mê đắm, đồng thời người tu cũng khởi tâm xao xuyến, mất thanh tịnh. Đối với kẻ tu hành đó là phạm thanh quy, trái giới luật thiền môn. Giới Sa-di có mười điều cấm, trong đó có: nghe nhạc đời, xem hát, ca múa, chơi đàn, thổi kèn thổi sáo, dự yến tiệc, tới chỗ đông vui Đem trống đời vào chùa, chấp nhận dùng nhạc trống đời làm lễ vật cúng dường Tam bảo, có phải là hành động đổi mới? Là chấn hưng Phật giáo? Hay đấy là cách làm tùy tiện, vô tâm và cẩu thả? Tội hay Phước? Và nếu hàng Phật tử chúng ta đồng tình ủng hộ thì rõ ràng đây là dấu hiệu của sự giải đãi, phóng dật, buông lung nơi cửa thiền. Việc này xúc phạm và làm tổn thương hoài bão của chư cổ đức, những người xưa làm nên tiếng trống Bát-nhã. Xét về mặt tâm linh, buổi lễ có đệm nhạc trống đời đã vô hiệu hóa pháp giải thoát của nhà Phật. Thử hỏi đưa âm thanh trống đời vào chùa sẽ tạo hiệu ứng gì? Trước mắt, nó át mất hồn trống Bát-nhã. Nói cách khác, hồn Bát-nhã bị chìm lặn, buông lung. Tâm giải thoát và tâm quy ngưỡng Phật pháp bị đoạn khúc. Thế gian không còn nhất tâm nhiếp thụ Pháp nhũ, dòng sữa Giải Thoát của giáo lý Đức Phật sẽ không còn nguyên vẹn nữa. Người ta có thể dùng tiết mục nhạc trống đại cổ này để khai mạc chương trình văn nghệ phục vụ quần chúng trong ngày lễ Phật, nếu cần. Thiết tưởng đánh trống trong LỄ và HỘI là việc đáng làm nhưng cần được làm một cách cẩn trọng, vì đó là cách biểu dương ý tưởng, thể hiện điều muốn nói thay lời truyền đạt. Nhưng chúng ta cần xác định rạch ròi: nhạc trống đại cổ chỉ để giúp vui, tăng phần sinh động khi có HỘI. Còn nghi thức đánh trống Bát-nhã là nghi thức Chánh của Lễ, chủ yếu cử hành trước lễ chào quốc kỳ, hát quốc ca, chào đạo kỳ, hát đạo ca, luôn là nghi thức tôn quý của nhà Phật. Nghi thức này đã thành danh và là luật lệ, vốn bất di bất dịch. Đổi mới để theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội là tốt, nhưng đâu phải mọi phép tắc đều có thể tùy tiện thay đổi VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 29

32 NGUYÊN TRÍ HOÀNG TÁ THÍCH Chùa kỷ niệm mười năm ngày thành lập. Buổi lễ được tổ chức rất trọng thể. Ngoài gần cả trăm Phật tử Tăng chúng của đạo tràng, còn có khách mời ở các chùa khác đến dự. Sau bài diễn văn trình bày thành quả trong mười năm qua, Thầy trụ trì nêu tên và tri ân những người có công đóng góp trong quá trình từ lúc khởi công xây dựng chùa cho đến ngày hôm nay, phần đông là những người đã đóng góp tiền bạc vật chất hoặc công sức để xây chùa. Một vài người không được gọi tên. Có thể vì thiếu một ban điều hành, Thầy đã phải ôm đồm quá nhiều công việc nên không thể chu đáo hết mọi chi tiết. Cũng có thể Thầy cho là những công việc như nấu ăn quét dọn trong chùa không quan trọng đến phải nêu tên. Cũng có thể có những người sinh hoạt trong chùa như trong nhà, Thầy thấy cũng không cần phải nêu danh tánh. Thầy chỉ đề cập chủ yếu những người đã từng sát cánh bên cạnh Thầy và những nhân vật được gọi là Hộ Pháp, đóng góp cúng dường thực tế hiện vật để thực hiện ngôi chùa. Thầy nghĩ rằng chỉ là hình thức phải có trong buổi lễ kỷ niệm mà thôi. Nhưng phản ứng của những người bị lãng quên thì lại khác, nhất là họ nhận ra có những người đến chùa sau mình mà lại được tri ân. Có người nặng mặt buồn rầu. Có người bất mãn bỏ về sau một vài lời lẽ nặng nề khó tha thứ cho người và cả cho mình. Sau sự tức giận và buồn bã là từ giã ngôi chùa thân yêu đã lui tới gần mười năm qua. Có thể họ sẽ tìm đến một ngôi chùa khác. Cũng có thể họ sẽ nản lòng và không bao giờ bước chân đến một ngôi chùa nào khác nữa. 30 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

33 Hóa ra đến chùa đối với một số người không phải là tìm đến sự giải thoát, an lạc thân tâm. Hóa ra đi chùa bao nhiêu năm vẫn chưa hiểu được một chút nào giáo pháp, chưa hề tu tập được một chút công phu nào. Từ bao nhiêu năm nay, họ chẳng biết mình đến chùa để làm gì. Chỉ để mong chờ một chút hư danh hay để qua được thì giờ nhàn rỗi trên đất khách quê người. Thầy trụ trì quên nhắc tên chăng? Hay Thầy cố tình tạo cho Phật tử vài thử thách trong việc tu tập thân tâm? Quả thật nếu có tâm cúng dường Phật pháp thì sao còn màng đến sự khen thưởng, tri ân? Nếu đã cúng dường Phật pháp thì chùa nào chẳng là Tam bảo? Làm gì có chùa này khác với chùa kia? Làm công đức mười năm chỉ để chờ đợi một lần được gọi tên trước mặt mọi người. Đúng là cái ngã quá lớn. Nhưng dầu sao thì cũng chỉ là con người, khó có thể không bị động tâm bởi hai chữ hư danh. Một vị Hòa thượng trụ trì một ngôi chùa khác đã có nói: Nếu Phật tử đến chùa chỉ để cầu an cho bản thân mà không được rèn luyện giáo pháp thì không sớm thì muộn, sẽ có một ngày họ bị chao đảo vì những hứa hẹn lôi cuốn của một tôn giáo khác. Cầu mà không được như ý thì làm sao còn vững lòng tin? Nếu hiểu được Phật cũng chỉ là một người thường, nhưng khác với người thường là đã giác ngộ. Phật tử ngước mặt lên cao để chiêm ngưỡng đấng giác ngộ, có ai dám nghĩ là mình có thể đi theo vết chân Ngài không? Nếu hiểu được Pháp là những lời Phật dạy chúng sanh hiểu được cái lẽ vô thường của vạn vật và từ đó sẽ đi đến giác ngộ, giải thoát chúng sanh và chính bản thân mình thoát khỏi vòng vây hãm của luân hồi nghiệp quả. Nói thì đơn giản vậy thôi, chứ cả tỷ, cả triệu chúng sanh có mấy ai chứng ngộ được cái lý lẽ đơn giản trên? Ngôn ngữ trăm đường, không dễ gì có thể đưa con người đạt đến giải thoát trong chốc lát. Trong ngôi chùa kể trên có một bà cụ già ngoài bảy mươi, ngày ngày đến chùa từ khi mới thành lập. Bà cụ theo đạo Phật, đi chùa, nhưng không biết tụng kinh, không biết cả lạy Phật. Bà đến chùa với một lý do đơn giản: để làm một cái gì đó cho qua thời giờ với cái tuổi gần đất xa trời nơi đất khách quê người. Hằng ngày bà cụ tới lui trong khuôn viên ngôi chùa quen thuộc, vào bếp cắt phụ một bó rau, gọt một củ khoai hay rửa một vài cái chén bát. Không ai để ý hoặc phiền lòng vì những phụ giúp của một bà già quá tuổi. Vả lại mọi người đều nể nang bà cụ không những vì cụ lớn tuổi lúc nào cũng hòa nhã với mọi người mà nghe nói trước đây, bà là một người làm ăn giàu có ở quê nhà. Bà không hề bước chân lên điện Phật, nhưng tai vẫn nghe tiếng tụng kinh của Tăng chúng hằng ngày. Gần mười năm qua. Chuyện đến chùa giờ đây đối với bà cụ không chỉ là một thói quen mà còn là một kỷ luật. Một thứ kỷ luật tự kỷ. Không đến chùa thấy như có phạm lỗi. Không phải với ai cả, mà với chính mình. Tiếng tụng kinh làm bà thấy dễ chịu, quen thuộc và dần dần thuộc lòng dù không phân biệt được cái gì gọi là Phổ môn, Kim Cang hay Bát Nhã. Cứ tai nghe, lẩm nhẩm trong miệng và thuộc lòng lúc nào không hay. Dần dần bà cụ cũng lên điện Phật như mọi người, kiếm một chỗ ngồi ở cuối điện, trong một góc thưa người. Hằng ngày tụng kinh, lạy Phật. Tụng kinh như một thói quen tự nhiên giúp bà cụ bỏ bớt những tạp niệm. Lạy Phật càng nhiều càng thấy khỏe, không cả mỏi lưng mỏi cổ như khi ngồi không. Bây giờ bà cảm thấy rất được thân tâm an lạc. Ngày kỷ niệm mười năm thành lập chùa, bà cụ cũng có mặt ở đấy, nhưng bà chẳng để tâm đến những ai được gọi tên, những ai bị quên tên. Bà chỉ mỉm cười. Nụ cười Niêm hoa vi tiếu VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 31

34 Ai cho tôi làm người lương thiện? T ao muốn làm người lương thiện!... Ai cho tao lương thiện?. Đấy là câu nói của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, nó khiến cho những ai có lương tri đều cảm thấy đau lòng, đều phải ưu tư. Những tưởng tâm trạng chua xót, bi thương và bế tắc ấy chỉ có trong truyện Chí Phèo, chỉ có trong HOÀNG MINH PHÚ Lời tự bạch của người viết: Nhân nghe chương trình Sài Gòn buổi sáng trên sóng FM có cuộc phỏng vấn về những phạm nhân đã mãn hạn tù, trở lại cuộc sống bình thường. Những lời tâm sự, bộc bạch thống thiết và bi thương của các phạm nhân khiến con tim tim người nghe nhói đau và xúc động đến rơi nước mắt. Vâng, những giọt nước mắt đồng cảm. Từ đó, bài viết này hình thành như một chia sẻ. thời kỳ trước Cách mạng Tháng , thế mà trong xã hội hiện tại vẫn có không ít người phải đau đớn thốt lên rằng: Ai cho tôi làm người lương thiện?. Vâng, những người ấy là những người đã từng có một quá khứ không mấy tốt đẹp, không được trong sáng, họ đã từng phải ngồi tù, đã từng bị đưa đi cải tạo, đã từng vào trại giáo dưỡng Nay họ đã mãn hạn tù, 32 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

35 đã thi hành xong bản án của mình và được trả tự do. Tuy nhiên, họ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn làm lại cuộc đời, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội, muốn sống một cuộc sống bình thường. Người xưa đã nói Nhân bất thập toàn. Là con người, không ai dám vỗ ngực xưng tên rằng mình là người hoàn thiện, chưa bao giờ gây ra lầm lỗi. Điều quan trọng là ta biết nhìn ra những khuyết điểm, những lỗi lầm của mình để sửa đổi, làm cho hoàn thiện hơn. Chính điều này mới đáng quý, nó cũng thể hiện sức mạnh nội tâm và khả năng làm chủ bản thân của ta. Những ai đã từng phạm lỗi và biết sửa đổi đều đáng quý, đáng trân trọng. Hơn nữa, hầu hết những người đã từng phạm tội, đã từng gây nguy hại cho người khác, gây bất an cho cộng đồng xã hội đều có hoàn cảnh đặc biệt. Ta nên hiểu và cảm thông với họ, không nên phân biệt đối xử với họ một khi họ đã quay đầu, đã quyết định đoạn tuyệt với quá khứ lầm lỗi và muốn hoàn lương. Chính sự cảm thông, đối xử thân thiện và giúp đỡ của xã hội sẽ giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, giúp họ xây dựng một cuộc sống hiền lương, góp phần hạn chế và giảm bớt số lượng những người tái phạm. Mặt khác, khi một người phạm tội, có những hành động bất lương, xã hội không thể đổ hết mọi tội lỗi, trách nhiệm lên người đó, mà phải biết rằng, cộng đồng xã hội cũng gánh một phần trách nhiệm trong sự phạm tội của họ. Như chúng ta đã biết, việc hình thành nhân cách của con người, ngoài yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân, còn có sự tác động từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình là môi trường có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhân cách đạo đức và nếp sống của mỗi người. Vì vậy, các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục và mọi người xung quanh đều có phần trách nhiệm trước những việc làm sai trái, những hành động thiếu đạo đức của những phạm nhân. Ngày nay, trong xã hội chúng ta đang tồn tại định kiến và sự phân biệt đối xử rất hà khắc đối với những người đã từng phạm pháp. Phần lớn mọi người vẫn luôn nhìn những người đã từng phạm pháp bằng ánh mắt miệt thị, không muốn cộng tác với họ, không muốn tiếp xúc với họ. Và sự phân biệt đối xử ấy không chỉ có ở trong đời sống hằng ngày mà nó còn được cụ thể hóa bằng văn bản. Hãy nhìn vào những tiêu chí, những yêu cầu đối với các ứng viên của hầu hết các nhà tuyển dụng trong nước thì chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Trong nhiều tiêu chí, yêu cầu tuyển dụng, có một mục nêu rất rõ ràng, rằng không tuyển dụng những người có tiền án, tiền sự, những người đã từng phạm pháp. Nếu tất cả các nhà tuyển dụng đều áp dụng điều này thì chẳng khác gì xã hội chúng ta đang đẩy những người đã từng phạm pháp vào bước đường cùng. Chúng ta thử nghĩ, một người không đủ điều kiện để tự kinh doanh, tự kiếm sống, phải đi làm thuê, đi kiếm công ăn việc làm, nhưng họ đến đâu cũng bị xua đuổi, bị từ chối thì làm sao họ có thể sống được? Họ lấy tiền đâu ra để chi trả cho những sinh hoạt phí thường nhật? Lấy đâu ra để chi trả cho những chi phí lúc ốm đau? Đấy là chưa nói đến việc họ còn phải nuôi gia đình, người thân. Trước sự bức bách, đấu tranh để sinh tồn như thế thì không còn cách nào khác là buộc họ phải làm những việc phi pháp. Không ai dám khẳng định là tất cả những người đã từng phạm pháp, khi đã mãn hạn tù, đã thi hành xong bản án, đều biết hoàn lương, biết phục thiện. Hẳn nhiên là có những người vẫn ngựa quen đường cũ, vẫn tiếp tục phạm pháp, không chịu sửa đổi. Nhưng ít ra thì cũng có một số người thực sự tỉnh ngộ, họ thấy được tội lỗi của mình, muốn sống tốt để chuộc lại lỗi lầm, để làm lại cuộc đời. Chính sự vô tâm, thiếu trách nhiệm và thiếu sự cảm thông của cộng đồng xã hội đã khiến cho những người biết phục thiện ấy phải ngậm đắng nuốt cay, phải chịu nhiều thiệt thòi. Nếu như họ có ý chí phấn đấu và có sức kiên định thì phải chịu bầm dập và khổ đau ê chề mới có thể hòa nhập được vào cộng đồng xã hội, kiếm được công ăn việc làm. Còn những ai thiếu ý chí, thiếu sức kiên định thì rất dễ đi đến con đường phạm pháp. Chừng nào xã hội chúng ta còn có sự khinh miệt và phân biệt đối xử với những người đã từng phạm pháp thì chừng ấy con số những phạm nhân tái phạm vẫn còn gia tăng. Cũng may là hiện nay ở nước ta vừa mới thành lập một nguồn quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý để tạo điều kiện cho những người đã mãn hạn tù trở về dễ dàng tái hòa nhập với cộng đồng; đồng thời tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho họ, để họ sớm ổn định cuộc sống gia đình và đóng góp cho xã hội. Quỹ ấy có tên là Quỹ hoàn lương TP.HCM, do hai cựu tử tù trong vụ án Tamexco và Minh Phụng - Epco là Lê Minh Hải và Liên Khui Thìn đồng sáng lập, được Ủy ban Nhân dân TP.HCM cho phép thành lập theo Quyết định số 3019/QĐ ngày 08/7/2010. Chính hai vị này là người trong cuộc nên họ thấu hiểu được sự khó khăn và trở ngại của những người đồng cảnh ngộ với mình sau khi mãn hạn tù, vì thế họ đã phối hợp với nhau để xây dựng Quỹ hoàn lương. Việc làm của họ vừa thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với những phạm nhân muốn phục thiện, muốn hoàn lương, vừa gióng lên hồi chuông đánh thức nhân tâm trong cộng đồng xã hội, kêu gọi mọi người cảm thông và tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã một thời lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, có cuộc sống tốt đẹp. Chính cái tên Quỹ hoàn lương của tổ chức này cũng đã nói lên tiêu chí hoạt động cũng như mục đích của nó. Mong sao đất nước ta ngày càng có nhiều tổ chức như Quỹ hoàn lương và nhiều người trong xã hội trở thành thành viên của các tổ chức ấy, hoặc đóng góp ngân quỹ cho các tổ chức ấy hoạt động, để giúp đỡ cho những người đã phạm pháp mà biết sửa đổi, biết phấn đấu hoàn thiện bản thân, để cho số lượng những người phạm pháp, những người tái phạm pháp trong xã hội ngày càng giảm dần. Làm được việc này thì cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 33

36 Chú lợn thợ mộc T Ấ N NGHĨ A Câu chuyện tiền thân Taccha-Sùkara (Jàtaka IV) kể lại câu chuyện về một đàn lợn biết hợp sức lại để giết một con cọp. Người ta đồn rằng khi vua Mahakosala (Ma-ha Kiều-tát-la) gả con gái cho vua Bimbisara (Tần-bà-sa-la), ngài đã chia phần nàng một ngôi làng ở Kàsi để nàng lấy tiền mua dầu thơm tắm gội. Sau khi vua Ajatasattu (A-xà-thế) giết cha là vua Bimbisara thì vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) con của vua Mahakosala phá hủy ngôi làng ấy. Trong các trận chiến xảy ra giữa hai nước về chuyện ấy, ban đầu chiến thắng thuộc về vua Ajàtasattu. Chuyện vua Ajàtasattu là câu chuyện thường được kể tới trong kinh điển Phật giáo. Ngôi làng ở Kàsi là của hồi môn khi vua xứ Kosala gả con gái cho vua Bimbisara. Vua Pasenadi, người cùng tuổi với Đức Phật, là con vua Mahakosala, vậy ông là cậu của vua Ajàtasattu. Có lẽ vua Pasenadi nổi giận vì Ajàtasattu đã giết cha nên nhất định đòi lại ngôi làng hồi môn ngày xưa. Đây là một câu chuyện thường tình giữa các quốc gia. Có những vùng đất, sau một biến cố, chuyển thành sở hữu của quốc gia khác. Trường hợp ngôi làng Kàsi, vua Kosala, người đứng đầu quốc gia, đã cho nước khác. Thế mà vua Pasenadi vẫn muốn đòi lại vì cho rằng cháu mình không xứng đáng nhận nó. Chuyện cho đất đai chính thức còn như thế. Chuyện cho đất đai một cách gián tiếp lại càng khó được thế hệ sau chấp nhận. Vua Kosala bị thua trận liền hỏi các quân sư: Ta lập mưu gì để bắt Ajàtasattu được?. Các vị ấy đáp: Tâu đại vương, hãy phái sứ giả đến thỉnh ý kiến của chư Tăng tại tinh xá. Nhà vua đồng ý việc này. Vì thế vua truyền quân hầu tới, bảo chúng đi đến đó, ẩn mình vào một nơi kín để nghe lóm câu chuyện của Tăng chúng. Khi có chuyện quốc gia đại sự, cần phải tham vấn người có hiểu biết. Đó là một trong các lý do mà thời nhà Trần, các bô lão đã được mời tới Hội nghị Diên Hồng. Trong tinh xá Kỳ Viên có rất nhiều đại thần của của vua đã xuất gia. Các vị này có thể là người Kosala hay ở nước khác đến và họ rất giỏi. Tuy nhiên, người xuất gia không được can dự tới chuyện thế tục nữa, do 34 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

37 đó, sự tham vấn trực tiếp sẽ không nhận được câu trả lời. Các vị ấy chỉ có thể nói chuyện riêng với nhau. Vì thế, vua cho người rình xem các vị ấy nói ý kiến gì. Bấy giờ tại Kỳ Viên, có một số đại thần của triều vua chúa đã từ giã thế tục xuất gia. Hai người trong đám ấy là hai vị trưởng lão Tỷ-kheo, sống trong một thảo am bên ngoài tinh xá, một vị tên là Danuggaha-tissa, vị kia là Mantidatta. Hai vị đã ngủ suốt đêm, và thức dậy khi vầng đông vừa hé. Tỷ-kheo Danuggaha-tissa hỏi trong khi nhóm lửa: - Thưa Tôn giả Tỷ-kheo Datta. - Thưa vâng, Tôn giả bảo gì?. - Tôn giả đang ngủ chăng?. - Thưa không, tôi không ngủ. Ta phải làm gì bây giờ?. - Vua Kosala thật là một kẻ ngu ngốc bẩm sinh, vua ấy chỉ biết một chuyện là ăn cả đống thức ăn hổ lốn tạp nhạp. - Thưa Tôn giả muốn nói gì thế?. - Vua ấy đã để cho vua Ajàtasattu đánh bại, mà Ajàtasattu thì khác gì con giun trong bụng vua ấy?. - Vậy vua ấy phải làm gì?. - Ồ, này Trưởng lão Datta, Tôn giả phải biết có ba cách bài binh bố trận: hình chiếc xe, hình bánh xe và hình hoa sen. Chính là cách bài binh hình chiếc xe ấy, nhà vua Kosala phải sử dụng để bắt Ajatasattu đấy. Vua ấy phải bố trí các dũng sĩ hai bên cạnh mình trên đỉnh đồi, rồi dàn đạo binh chính yếu ra trước mặt trận. Một khi vua kia lọt vào giữa rồi và vừa nhảy ra vừa hét lớn, thì chúng bắt ngay vua kia như cá nằm trong giỏ. Cả đám sứ giả này nghe hết mọi chuyện và trở về trình với vua mình. Vua lập tức đem một đạo quân lớn ra, bắt được Ajàtasattu làm tù binh và trói lại bằng xiềng xích. Sau vài ngày như vậy, vua Kosala thả vua Ajàtasattu ra, khuyên không nên làm chuyện như trước rồi đem con gái Vajirà của mình gả cho vua Ajàtasattu rồi tiễn về nước một cách trọng thể. Chắc chắn, một số đại thần thông thạo về binh pháp là những người được ưu tiên nghe lén. Nhờ vậy, nhà vua biết được câu chuyện giữa hai Tôn giả Dhanuggahatissa và Mantidatta và bắt được vua Ajàtasattu. Sau khi đã dạy cho cháu mình một bài học, vua Pasenadi liền thả Ajàtasattu ra, gả con gái cho và tiễn về nước. Như vậy, dưới ảnh hưởng của Đức Phật thời tại thế, vua Pasenadi xử sự rất hiền từ nhưng vẫn rất kiên định. Theo nguyên lý nhân quả, nếu ngày nay ta bị rắc rối thì đó là hậu quả của việc gây rắc rối cho người khác xưa kia. Nếu phản ứng lại theo cách trả thù thì ta đã tiếp tục tạo nhân cho một rắc rối mới. Có nhiều người hiểu lầm Phật giáo ở điểm này, cho rằng không phản ứng trả thù thì có nghĩa là thụ động như lục bình trôi lênh đênh trên dòng nước. Thật ra, Phật học luôn nhấn mạnh trong tứ chính cần (bốn điều siêng năng đúng đắn) rằng cái xấu đã có cần làm giảm thiểu, cái xấu chưa có thì không cho xuất hiện. Vì thế cần phải tiến hành phòng vệ để hạn chế các rắc rối đã gặp và phải hành động đúng đắn để không tạo nhân cho các rắc rối tương tự trong tương lai (chứ không phải để trả thù). Giữa Tăng chúng có lời bàn tán về chuyện này rất nhiều. Ajàtasattu đã bị vua Kosala bắt theo lời chỉ dẫn của Tỷ-kheo Dhanuggaha-tissa. Khi Bậc đạo sư đi vào, Ngài hỏi Tăng chúng đang nói chuyện gì. Khi được nghe câu chuyện, Ngài bảo: Này các Tỷ-kheo, đây không phải lần đầu Dhanuggaha-tissa biểu lộ tài nghệ về chiến lược đâu, và Ngài kể lại câu chuyện quá khứ. Chuyện kể lại rằng một người thợ mộc sống trong ngôi làng gần cổng thành Benares. Khi vào rừng đốn củi, người ấy nhặt được một con lợn rừng đực rớt xuống hố bèn đem về nhà nuôi và đặt tên cho nó là Lợn thợ mộc (Lợn rừng của người thợ mộc). Con lợn giúp người thợ mộc rất nhiều. Người thợ mộc rất thương yêu nó. Khi nó lớn, sợ có ai hại nó, người thợ mộc thả nó vào rừng. Khi vào rừng, nó tìm đến một đàn lợn rừng để sống chung. Khi đó đàn lợn này đang bị một tai nạn lớn. Một con cọp sống chung với một nhà tu khổ hạnh giả danh. Con cọp này luôn luôn đến quấy nhiễu và giết các con lợn ưu tú nhất. Chú lợn thợ mộc bèn nói: Thân thể ta tàn hết lực chăng? Thế sao ta lại chẳng nhe răng? Nếu ta chung sức thì nhờ vậy Ta sẽ thắng ngay chú cọp vằn. Chú lợn thợ mộc làm cho cả đàn lợn rừng đồng tâm nhất trí. Lợn thợ mộc thực hiện việc củng cố ý chí cho cả đàn lợn và tạo ra sự đồng thuận cho cả đàn. Khi gặp những việc khó khăn, việc quán triệt tư tưởng cho cộng đồng, đặc biệt là các cấp lãnh đạo từ thấp đến cao là rất quan trọng. Khi gặp khó khăn như đàn lợn thì mọi cá thể cần phải ý thức là mình đang ở trong thời chiến. Mọi hành vi của các cấp lãnh đạo làm thiệt hại cho số đông cá thể trong cộng đồng đều tạo ra bất lợi cho toàn thể cộng đồng trước các khó khăn. Chú lợn thợ mộc hỏi: Khi nào cọp sẽ đến?. Hôm nay nó đã đến sớm và bắt mất một con lợn, ngày mai nó lại đến sớm đấy. Chú lợn thợ mộc rất thiện chiến, chú nhìn quanh tìm một nơi, bảo cả đám ăn uống. Tảng sáng hôm sau nó giải thích về cách dàn binh. Nó dàn binh theo hình hoa sen. Ở giữa nó đặt bầy lợn con còn bú, chung quanh là mẹ chúng, kế đến là bầy lợn cái không sinh sản, kế nữa là một vòng tròn các lợn mới lớn mập mạp, tiếp đến là bầy lợn có răng nanh mới nhú, tiếp đến là bầy lợn có răng nanh đã lớn, còn đám lợn đực già cả ở ngoài cùng. Rồi nó bố trí những tiểu đội chừng mười, hai mươi, ba mươi quân rải rác đây đó. Cách bố trí của lợn thợ mộc cho thấy một cố gắng tổng lực để chống chọi với con cọp. Các loại lợn khác nhau đều được sắp xếp vào đúng vị trí trong một đội hình chiến đấu nhiều tầng, nhiều lớp. Không chia tách ra thành các lực lượng chiến đấu và lực lượng không chiến đấu. Cách bố trí này có thể gọi là quốc phòng toàn dân VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 35

38 Lợn thợ mộc bảo đàn lợn đào cho một mình nó một cái hố và một cái hố dành cho con cọp sẽ rơi vào có hình cái rổ sàng: giữa hai hố đó có một dải đất nhỏ cho lợn thợ mộc đứng. Sau đó nó cùng đám lợn đực thiện chiến hùng dũng đi khắp nơi khích lệ cả đàn. Sáng hôm đó, con cọp ra khỏi vùng thảo am của nhà khổ hạnh giả hiệu và xuất hiện trên đỉnh đồi. Bầy lợn kêu Thưa chúa công, kẻ thù của ta đã đến. Lợn thợ mộc bảo Đừng sợ, hễ nó làm gì, các ngươi phải làm lại hệt như thế. Cọp rung mình thật mạnh, làm như thể sắp đi, rồi tiểu tiện, bầy lợn làm theo như thế. Cọp nhìn bầy lợn rừng và gầm lên một tiếng, bầy lợn cũng làm y như vậy. Nhìn thấy thái độ của bầy lợn, cọp nghĩ: Chúng có vẻ thay đổi, hôm nay chúng đối diện ta như một đám kẻ thù trong hàng ngũ chỉnh tề, chắc có một kẻ thiện chiến nào đó đã tập hợp chúng lại. Ta không nên đến gần chúng hôm nay. Cọp cụp đuôi chạy về thảo am của nhà tu hành giả hiệu. Đàn lợn đã chuẩn bị cho trường hợp phải chiến đấu với con cọp. Sau đó, lợn thợ mộc hướng dẫn chúng phản ứng một cách khôn ngoan: làm những hành vi giống con cọp. Trong các vấn đề tranh chấp, kẻ mạnh luôn dùng các lý do cao đẹp, có lý để làm cơ sở cho các hành vi của mình. Chiến thuật của lợn thợ mộc chính là sử dụng lý do tương tự để tạo cơ sở cho các hành động của mình. Nhà tu hành giả hiệu đã khuyến khích con cọp chiến đấu: Này cọp chúa, ngươi chưa biết oai lực của ngươi đâu. Chỉ một tiếng gầm, một bước phóng mình thôi, là ta dám chắc sẽ không sống sót đến hai con lợn nữa. Vậy là con cọp quay lại. Chú lợn thợ mộc bảo đàn lợn đừng sợ rồi đến đứng trên bờ giữa hai cái hố. Cọp phóng nhanh về phía chú lợn rừng. Song lợn lăn quay vào hố đầu tiên. Cọp không kềm hãm được sức phóng của nó, ngã gọn vào trong cái hố có hình cái rổ sàng. Lập tức chú lợn rừng nhảy lên đâm sâu răng nanh vào sườn cọp thấu tận tim nó, cắn xé nó ra và nhét vào hố bên kia. Giết con cọp xong, cả đàn đi tìm nhà tu hành giả hiệu. Ông ta chạy trốn và leo lên một cây sung dại. Chú lợn thợ mộc bảo bầy lợn con ủi đất ra khỏi rễ cây, bầy lợn cái hút thật nhiều nước trong mõm đem về tưới vào cây cho đến khi cây lòi rễ ra. Lúc đó chú lợn thợ mộc dùng nanh đâm vào rễ cây, cắt đứt các rễ và làm cây đổ xuống. Nhà tu hành giả hiệu bị đàn lợn xé tan thành từng mảnh. Vị thần cây chứng kiến việc kỳ diệu hy hữu này, bèn ngâm kệ: Bạn bè hiệp lực tựa cây rừng Đó thật là quang cảnh đáng mừng, Bầy lợn hợp quần, làm nhiệm vụ Giết ngay cọp chúa trọn thành công. Chấm dứt pháp thoại, bậc Đạo sư bảo: Không đâu, này các Tỷ-kheo, đây không phải là lần đầu tiên Dhanuggaha-tissa chứng tỏ có tài tinh thông chiến lược, trước kia ông ta đã như vậy. Cùng với những lời này, Ngài nhận diện: Vào thời ấy Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) là nhà tu khổ hạnh giả danh, Dhanuggaha-tissa là chú lợn thợ mộc và Ta chính là thần cây kia vậy. Ghi chú: Nội dung in nghiêng trích trong Chuyện Tiền thân Đức Phật, tập VIII, Kinh Tiểu Bộ, thuộc Đại tạng kinh Việt Nam, Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch. 36 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

39 Sống trong lòng đô thị DZIGAR KONGTRUL RINPOCHE NGUYỄ N VĂ N NGHỆ dịch Người tu hành thường muốn sống một mình trên núi giữa chốn hoang vu, tuy vậy một đô thị có thể là một môi trường tu tập không những ngang bằng mà còn có thể là thuận lợi hơn. Khác với chốn hoang vu, thành phố không có nhiều cây cối ngoại trừ cây cối trong công viên, nhưng đô thị có rất nhiều người và nếu bạn suy nghĩ kỹ người cũng thuộc thế giới tự nhiên vậy! Vì các thành phố có rất nhiều người nên càng có nhiều cơ hội hơn cho ta tu tập lòng nhân hậu, từ bi, niềm vui với hạnh phúc của người khác, và sự quan tâm đồng đều đến mọi người. Trong thành phố, cho dù sống đơn độc trong một căn hộ, chúng ta cũng không thể trốn tránh sự thật là có nhiều người khác ở quanh chúng ta. Có một bà già sống ở căn hộ kế bên, có một người trú qua đêm thỉnh thoảng ngủ dưới mái hiên, và có một tay chơi trống sống ở tầng trên. Nếu ta cố gắng tự cô lập mình quá ta sẽ không thể phát triển từ tâm được. Ngược lại, nếu ta nuôi dưỡng ý thức tương liên, ý thức mình là một phần của thành phố giống như mình là một phần của gia đình mình thì ta sẽ phát triển được lòng từ ái và nhân hậu đối với tất cả mọi người trong thành phố của mình và ta có rất nhiều cơ hội để tu tập. Sống trong thành phố, mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người. Đôi khi chỉ mỉm cười với ai đó hay mở một cánh cửa cho ai đó cũng có thể là cách tu tập lòng nhân hậu. Trên xe buýt chúng ta có thể nhường chỗ cho một người già yếu. Nếu chúng ta đi taxi hay lấy đồ ở tiệm giặt ủi, luôn có một cách để chúng ta bày tỏ sự thân tình dưới một hình thức nào đó. Có nhiều người vô gia cư sống trên đường phố. Đôi khi họ ngồi xin tiền với một cái chén hay là một cái nón trước mặt. Đôi khi họ cầm những tấm bảng có ghi dòng chữ. Tôi đói. Xin giúp tôi. Đôi khi họ thân thiện và đôi khi họ có vẻ buồn rầu hoặc lạnh lùng. Họ thường có những túi ni-lông đựng đầy những vật dụng cá nhân. Hình như họ cũng vui nếu có ai đó quan tâm chú ý thấy họ đang ngồi ở đó. Khi có gia đình, chúng ta không bao giờ cầm trong tay tiền lương hằng tháng vừa mới lãnh và nghĩ, Mình sẽ tiêu pha thoải mái số tiền lương này!. Ta luôn luôn nghĩ đến gia đình mình tiền thuê nhà, tiền mua thực phẩm, tiền cho các con đi học. Biết gia đình mình phụ thuộc vào mình, chúng ta cảm thấy không uổng công VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 37

40 khi nhìn thấy sự bảo bọc của mình đã giúp ích cho cuộc sống của những người trong gia đình như thế nào. Chúng ta không bao giờ cảm thấy những người thân trong gia đình mắc nợ ta một cái gì cả và chúng ta không bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta phải bảo bọc người thân. Ý thức trách nhiệm đã làm động cơ thúc đẩy ta tiếp tục chăm lo cho gia đình. Thật ra tôi không có ý khuyên nên mở cửa nhà chúng ta và mời mọi người vào. Có thể việc này không thực tế lắm. Con người phức tạp và không phải lúc nào cũng dễ giúp đỡ. Nhưng cũng có những phương cách nho nhỏ giúp ta có thể tỏ rõ thân tình với những người khác những cử chỉ nho nhỏ vốn mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta và cho cuộc sống của những người khác. Qua sự tham gia như thế này chúng ta góp phần vào việc định hình thành phố chúng ta, đất nước chúng ta và thế giới chúng ta. Nếu chúng ta nhận tất cả mọi người trong thành phố chúng ta làm người thân trong gia đình thì bất cứ một điều gì chúng ta có thể làm cho họ cũng đem lại một điều viên mãn. Bố mẹ thích giúp đỡ con cái. Họ không tự tách biệt mình với con cái. Nếu con cái hạnh phúc thì đó cũng là niềm hạnh phúc của bố mẹ một niềm vui thuần túy. Điều này cũng đúng với cái thành phố mà mình đã nhận làm gia đình của mình. Trong một gia đình, không phải ai cũng có những nhu cầu như nhau. Luôn luôn có những thành viên cần được giúp đỡ nhiều hơn. Họ có thể bị bệnh tật hay gặp phải những hoàn cảnh khó khăn nào đó, và cũng luôn luôn có những người có thể có cuộc sống dễ dàng hơn hoặc gặp nhiều chuyện may mắn thuận lợi hơn. Chúng ta cố gắng làm những gì chúng ta có thể làm để giúp đỡ mọi người và có sự quan tâm đồng đều đối với tất cả. Dĩ nhiên, khi tiếp cận những người vô gia cư trên đường phố, chúng ta không bao giờ biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Một vài người có thể cảm kích khi chúng ta cố gắng cho họ một cái gì đó, và đôi khi họ cũng có thể muốn có một cái gì đó để đáp lại cho ta một trái táo hay chỉ đường cho ta vì làm như vậy họ sẽ cảm thấy họ lương thiện và cũng là một cơ hội cho họ tỏ ra hào phóng nữa. Nhưng bởi vì những người vô gia cư sống bên lề xã hội, họ thường không làm chúng ta cảm thấy thoải mái với cử chỉ hay cách nói năng của họ. Một vài người trông giận dữ và không thể đến gần được. Một vài người cuộn mình trong những tấm chăn ở một góc phố. Một số khác có thể đưa một ngón tay lên và bảo chúng ta hãy thôi đừng làm phiền. Đó là cách sống của họ và chúng ta cần phải tôn trọng nó. Dù họ cư xử như thế nào đi nữa, chúng ta vẫn luôn luôn bộc lộ lòng nhân từ với họ bằng cách thành thật chúc họ may mắn, hy vọng họ có thể có ăn đủ no mặc đủ ấm. Phương pháp chia sẻ sự quan tâm đến mọi người này là một phương pháp hữu hiệu giúp dẹp bỏ dần dần sự dửng dưng vô cảm và tính phân biệt đối xử của chính chúng ta. Thường thường những nguyên tắc của ta hướng ta đi theo một hướng tích cực, nhưng một số nguyên tắc cũng có thể hạn chế chúng ta. Chẳng hạn như, chúng ta có thể cảm thấy rằng người ta nên đi kiếm việc làm hơn là đi ăn xin. Chúng ta có thể lo lắng rằng nếu mình cho tiền người xin tiền, họ có thể dùng tiền đó mua rượu hay ma túy. Chúng ta có thể cảm thấy rằng đem tiền cho những ai cần tiền là chiếu cố hoặc chúng ta có thể cảm thấy rằng đó chỉ là một giải pháp lặt vặt, hời hợt cho một vấn đề xã hội sâu sắc hơn nhiều một vấn đề cần phải được giải quyết một cách quy mô hơn. Đôi khi ta cảm thấy quá bức xúc vì có quá nhiều sự đau khổ chung quanh mình đến nỗi ta quyết định rằng làm gì cũng vô ích cả. Hoặc là chúng ta có thể cảm thấy thò tay vào trong ví để kiếm một ít tiền lẻ là một việc quá phiền toái gây nhiều sự chú ý. Nhưng khi một ai đó yêu cầu được ta giúp đỡ, làm sao ta có thể làm ngơ nếu ta có phương tiện? Những con nghiện cũng cần phải ăn để sống. Nếu chúng ta ngại cho họ tiền thì thay vì cho tiền chúng ta có thể cho họ thức ăn hoặc những tấm chăn. Họ có thân và da họ cũng cảm thấy nắng nóng và mưa ướt lạnh. Chúng ta nên trân trọng bất kỳ một cơ hội nào để đáp lại những lời yêu cầu giúp đỡ bởi vì làm như vậy thì tốt hơn là chúng ta đi đâu làm gì cũng suốt ngày nghĩ về chính mình. Điều quan trọng nhất là trái tim chúng ta đáp lại mỗi khi có cơ hội là chúng ta biết xúc động để quan tâm đến những người khác thay vì cứ cảm thấy bế tắc trong đầu. Nếu chúng ta không nhận ra những cơ hội để giúp đỡ những kẻ khốn cùng thì chính chúng ta là những người bị thiệt thòi. Những cử chỉ nhân ái nho nhỏ biến đổi chúng ta; chúng cho ta thấy được cái phần tốt đẹp nhất của tâm ta và kết nối ta với những người khác theo một phương cách tốt nhất có thể. Làm thay đổi thế giới thực sự mang ý nghĩa gì? Nếu chúng ta nhìn quanh, chúng ta sẽ thấy luôn luôn có một điều gì đó chúng ta có thể làm được. Nguyên tác: Inner Cities, trích từ Shambhala Sun, số tháng Dzigar Kongtrul Rinpoche, người được công nhận là hóa thân của Ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, đã được đào tạo sâu rộng về mọi khía cạnh của Phật giáo. Ông là người sáng lập Mangala Shri Bhuti, một tổ chức có nhiệm vụ giúp phát triển trí huệ và pháp tu của dòng truyền thừa Longchen Nyingtik, Ông cũng là người sáng lập Longchen Jigme Samten Ling, một trung tâm ẩn tu trên núi. 38 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

41 Đ Ấ T N Ư Ớ C M Ế N Y Ê U Ảnh: Thế Phong HUỲ NH KIM BỬ U Có một thời khó khăn quá, người ta bảo xứ Bình Định là xứ củ mì, nhưng cũng có thể nói xứ Bình Định từ trước tới giờ vẫn là xứ bánh tráng. Trong các làng quê Bình Định, làng nào cũng có nhiều lò tráng bánh tráng. Người ta dựng lò, tráng bánh tự cấp tự túc cho nhà mình và cũng kiêm làm thuê cho nhà khác, cũng có không ít hộ gia đình sống được và làm kinh tế gia đình với nghề tráng bánh tráng. Làm nghề tráng bánh tráng đầu tư không nhiều, chỉ cần ít vốn đắp lò, mua nồi đồng lớn (nồi năm hoặc nồi bảy), mua tre đan vỉ và phải có khoảng đất rộng để phơi bánh ra giữa nắng. Lao động nghề tráng bánh thường hai người trong gia đình. Vợ ngâm gạo từ chiều hôm trước để sáng ngày chồng dậy sớm xay bột; chờ lúc trời hửng nắng, vợ tráng bánh - chồng phơi, cho đến xế chiều là lúc chồng làm hàng - vợ gánh hàng ra chợ bán Có một gánh hàng bánh tráng (chừng 10 ràng - mỗi ràng 50 bánh) đưa ra buổi chợ chiều, hai vợ chồng nhà tráng bánh kia phải làm việc từ gà gáy lần đầu đến khi bóng ngày đã ngả. Đó là gặp hôm trời nắng tốt, chứ ngày sớm nắng trưa mưa thì bánh lỡ nắng, thành cái bánh sượng. Hôm trời mưa trọn một ngày, thì nghỉ tráng, làm việc khác. Bánh tráng có loại hẹp cuồng (chu vi của cái bánh) có loại rộng cuồng, có loại hình tròn, có loại hình chữ nhật, có mỏng - dày, có mè (trắng hay đen) không có mè Trên đây nói về bánh tráng gạo. Những năm khan hiếm gạo, người ta có bánh tráng mì, bánh tráng hủ tiếu, bánh tráng củ lang để thay thế. Mặc dù thời nay không còn thiếu gạo nữa, nhưng bánh tráng mì, bánh tráng hủ tiếu vẫn còn có người ăn, cho nó còn tồn tại song song với bánh tráng gạo. Lại còn có một loại bánh tráng khác, là đặc sản của xứ dừa Tam Quan: Bánh tráng nước dừa. Bánh tráng nước dừa là thứ bánh tổng hợp: cơm dừa, nước dừa, bột mì, hạt mè, gia vị hành, tiêu Người ta vẫn bảo, các cô gái xứ dừa Tam Quan tóc dài, VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 39

42 da trắng, giọng nói thanh tao ngọt như nước dừa xiêm, đó là nhờ sống dưới bóng mát rừng dừa và uống nước dừa. Gặp bạn là khách viễn phương lai, các cô gái Tam Quan mời mua bánh tráng nước dừa, và bạn sẽ khó từ chối, vì vừa cảm tình với người đẹp vừa quen gu bánh tráng nước dừa độc đáo của xứ này. Cái bánh tráng ngon trước hết là cái bánh không sượng, rồi không chỗ dày chỗ mỏng, không mặn muối Khi thiếu cái bánh tráng gạo, người ta có cái bánh tráng mì, bánh tráng hủ tiếu ăn thay. Bánh tráng củ lang ăn nướng nghe thơm mùi củ lang lùi, nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn. Bánh tráng nước dừa chỉ ăn nướng không ăn nhúng nước, nó cho người ăn thưởng thức cái thơm, béo, ngọt của cơm dừa, nước dừa, cái hương vị đậm đà của các thứ gia vị. Dù sao, cũng chỉ có bánh tráng gạo là phổ biến. Bánh tráng chín (nướng) bánh tráng sống nhúng nước có mặt trong mọi bữa cỗ. Giò, chả, thịt luộc, cá hấp, cá chiên xù cuộn bánh tráng sống nhúng nước, chấm nước mắm nhỉ Gò Bồi, hớp rượu gạo Bàu Đá là ngon. Đó là chưa kể rau thơm, lát khế chua ngọt, trái ớt xanh, miếng bánh tráng bẻ giòn giòn (Xuân Diệu) những thứ phù trợ để thêm ngon miệng, nâng cái ngon lên hết ý, nhớ đời. Trên bàn thờ gia tiên bữa giỗ, nhà giàu thì mâm cao cỗ đầy, nghèo thì chén cơm đĩa muối cũng đủ thơm thảo, nhưng nhất định không thể thiếu cái bánh tráng chín đặt kính cẩn lên đó. Cỗ thì lâu lâu mới có. Không gặp bữa cỗ thì người Bình Định vẫn đơn ca bánh tráng chín, bánh tráng sống nhúng nước chấm xì dầu hảo hạng hoặc nước mắm ngon tê đầu lưỡi ở xứ vạn Gò Bồi; bánh tráng sống nhúng làm áo cuộn bánh tráng chín làm nhân, chấm nước mắm cá cơm kèm cái ớt dằm. Lại hay còn kiểu ăn, mẹ vắng nhà, cha ngồi không, buồn, sai thằng con tóc chỏm ù té chạy ra quán: Mua cho ba cái bánh tráng chín. Hai cha con kê đòn ngồi đất, ăn bánh tráng bẻ giòn giòn, cho thơm miệng. Đã bao đời rồi, người Bình Định ứng xử theo một nếp hay: nếp văn hóa bánh tráng. Đi cúng chùa, đi ăn giỗ ở nhà từ đường tộc họ hay ở đâu đâu, các bà, các thím vẫn có thói quen mang theo vài ràng bánh tráng, cột chữ thập trong khăn xéo, làm phẩm vật dâng cúng. Ngồi trong cỗ giỗ vừa dọn ra, người bẻ bánh tráng chia phần phải đứng lên, đặt cái bánh tráng ngay ngắn trên đầu, rồi dùng hai tay bẻ bánh một cách cung kính, đoạn đặt từng miếng bánh một lên mỗi chén ăn. Nếu miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở Bình Định, bánh tráng mở đầu cho bữa cỗ, cắn miếng bánh tráng nướng thơm thơm, giòn giòn, nhiên hậu mới cầm đũa gắp thức ăn. Khách đến tình cờ gặp bữa, được chủ nhà mời, khách không ngại để từ chối. Vì theo kinh nghiệm dân gian, khách biết rằng, nếu thiếu cơm thì có bánh tráng có sẵn bổ sung. Người Bình Định đi xa thì nhớ quê, nhớ bao nhiêu chuyện quê nhà, trong đó nhất định có nhớ bánh tráng. Bởi vậy mới có Bánh tráng Bình Định xuất khẩu (đi Mỹ, Úc, Canada ). Tôi có đứa cháu nội gái sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, năm nay lên 8, học lớp Ba, mỗi năm theo ba mẹ về quê ăn Tết một lần. Ấy mà gu của cháu là ăn bánh tráng của bà nội gởi vô cho, ăn theo kiểu bánh tráng sống nhúng nước cuộn bánh tráng chín (nướng) chấm xì dầu, rất ư là Bình Định quê cha. Có ai ngờ, bánh tráng đã góp phần làm nên đại chiến công đánh đuổi ngoại xâm dưới thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ? Tương truyền, bánh tráng, thịt bò thưng là lương khô của đại quân Tây Sơn trong cuộc hành quân đường dài và thần tốc của Hoàng đế Quang Trung ra đánh đuổi quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long, năm Nhà thơ Xuân Diệu về quê ở Gò Bồi - Tuy Phước viết trong bài thơ Đêm ngủ ở Tuy Phước: Có gì hơn mẹ với con, Có gì bằng cơm với cá Lục lạc kêu rảng rảng, Bánh tráng bẻ giòn giòn. 40 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

43 làng cổ Đường Lâm HOÀNG THỊ NHƯ HUY Một ngày Hà Nội trời dịu, trong cơn mưa xuân lất phất tôi về thăm làng cổ Đường Lâm vì không thể cưỡng được sau khi đọc Lãng du trong Văn hóa Việt Nam của nhà văn Hữu Ngọc. Những bài ca dao mẹ ru ầu ơ thuở nằm nôi, những bài học quê hương đất nước thuở cắp sách đến trường đã dệt trong tôi tình yêu đất nước để hôm nay khi được đi đâu đó ngắm cảnh quê hương mình, lòng tôi luôn nôn nao rạo rực. Xe rời Hà Nội, đưa tôi đi qua những con đường với những tòa cao ốc đang từng ngày làm thay đổi bộ mặt thủ đô. Những dòng xe, dòng người cứ hối hả ngược xuôi trên con đường tất bật mưu sinh. Hai bên đường Láng Hòa Lạc mở rộng thủ đô về phía Tây, đâu đâu cũng thấy những công trình đang xây dang dở mà không bao lâu sẽ là những kiến trúc làm mới diện mạo những vùng ven đô. Xe qua khỏi con đường đầy bụi, rẽ lối vào Đường Lâm, cách thị xã Sơn Tây 4km về phía Tây. Tôi ngồi lặng ngắm cảnh quan hai bên đường. Một khung cảnh thật đối lập với những đống bê tông, sắt thép ngổn ngang trên đường Láng Hòa Lạc hiện dần: một miền quê yên ả với những ngôi nhà cổ màu gạch đỏ thấp tè ẩn mình sau những bức tường đá ong qua mưa nắng lỗ chỗ những vết xói mòn. Ôi! Đây là xứ Đoài mà tôi đã từng thổn thức qua lời thơ Quang Dũng: VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 41

44 Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Trời đã hửng nắng và mây trắng cũng đang bay trên bầu trời trong vắt. Mùi hoa bưởi bừng lên từ những mảnh vườn sau bờ tường đá ong. Đó là mùi hương quen thuộc ở miền quê Bắc Bộ mỗi độ cuối xuân về. Những giây phút này thật sự hiếm hoi trong cuộc đời luôn bận rộn; nên khi nó đến, tôi đón nhận nâng niu niềm hạnh phúc đơn giản. Đầu làng Mông Phụ có cây đa cổ thụ bao năm tháng bên cổng nhỏ dẫn lối vào làng. Trong làng, những ngôi nhà cổ xưa còn giữ lại như nguyên vẹn. Lòng tôi tự hỏi phải chăng vì lệ xưa không cho phép xây nhà cao hơn đình miếu nên ít nhiều đã giúp Đường Lâm không bị lai tạp bởi những cao ốc như gã cà khêu, mà trên đỉnh là những mái tháp nhọn, mái vòm cong, củ tỏi, củ hành như những làng quê lân cận? Hay vì nơi đây cuộc sống chưa no đủ nên con cháu chưa đủ sức đập bỏ ngôi nhà nhỏ của tổ tiên để xây những ngôi nhà to như muôn làng quê đang đô thị hóa trên khắp đất nước? Nhưng dù lý do gì chăng nữa, ta cũng hạnh phúc vì Đường Lâm còn giữ được cái đẹp của thiên nhiên hòa quyện cái đẹp do con người tôn tạo, đã làm nên sự hấp dẫn kỳ thú để hôm nay đã thôi thúc bao du khách đến chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa còn gìn giữ nơi một miền quê. Đình Mông Phụ thờ Sơn Tinh, với lối kiến trúc tường thấp, mái xuôi chắc do từ xưa con người đã biết ứng phó với mưa bão. Đường làng trước đình có sáu lối rẽ đặc biệt mà bất cứ lữ khách nào đi qua đó lưng đều không thể quay về phía đình, nhờ vậy mà có thể bày tỏ lòng tôn kính. Vào một quán nước ven đường, tôi uống một ly chè tươi và ăn củ khoai luộc trồng trên đất Đường Lâm. Mẹ già nhai trầu bỏm bẻm kể chuyện tôi nghe về sự tích cây mía vùng này: Chuyện nàng Mị ê con gái vua Hùng nhân đi dạo ven sông phát hiện ra cây mía hoang dã, ăn thử thấy chất nước ngọt ngào nên dạy dân thuần dưỡng cây, ép lấy nước làm mật mía. Từ đó cây mang tên Cây Mị ê sau gọi chệch thành Mía. Từ đó, tên Mía gắn liền với nhiều địa danh trong miền quê này: Chợ Mía, chùa Mía, Bến phà Mía. Cây mía đã một thời là cây hạnh phúc của nhân dân Đường Lâm. Cụ già ngồi ăn kẹo bột kề bên lại cao hứng kể thêm chuyện Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ, không chịu để nhà Minh làm nhục. Khi quân Minh ra câu đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (ý chỉ Mã Viện chinh phục dân ta lấy trống đồng đúc lại thành cột đồng để trù yểm dân ta), sứ thần đã khẳng khái đáp lại: Đằng giang tự cổ huyết do hồng (nhắc nhở trận Bạch Đằng giang người Việt làm đỏ máu quân thù). Người Minh nổi giận mổ bụng ông. Thi thể ông được đưa về nước chôn cất và lập bia mộ ghi công Cô hướng dẫn viên du lịch là người địa phương ra đón tôi ở quán nước rồi dẫn tôi đi qua những thôn xóm ngoằn ngoèo. Lối vào mỗi nhà là một chiếc cổng nhỏ với hai cánh cửa gỗ luôn đóng im lìm. Con đường lát gạch quanh co khắp các thôn xóm, đưa tôi đi dần vào vùng đất mà mỗi ngôi nhà, mỗi câu chuyện, mỗi đình miếu đều làm tôi thích thú. Cô bé hướng dẫn viên e dè bảo rằng em mới học hết cấp hai, chỉ vì yêu Đường Lâm mà đã cố gắng học lớp hướng dẫn du lịch để được quay về phục vụ quê hương. Em đưa tôi vào thăm một ngôi nhà cổ. Nhà ông Mai Hữu Thế. Cũng như cô bé, vì yêu Đường Lâm nên chủ nhà này cũng trở thành người nông dân làm du lịch với tình yêu quê mình rất đậm nét. Tại đây lần đầu tiên trong đời tôi được xay lúa bằng cối xay cổ truyền, rồi lại được theo chủ nhà đi kiểm tra mấy lu tương đang dậy hương thơm, ra múc gàu nước nơi giếng nhà để rửa mặt, rửa chân Biết nói sao đây cái cảm giác hiếm có trong đời mình? Buổi trưa, tôi ăn cơm với gia đình trong không gian yên ắng ngôi nhà cổ của ông Mai Hữu Thế. Thực đơn do chủ nhân đưa ra là thực đơn thông thường. Nghĩ rằng du khách khi đến nơi nào đều muốn thưởng thức đặc sản nơi ấy, tôi gợi ý thay đổi một số món ăn. Thế là trưa ấy chúng tôi được ăn món Rau muống luộc chấm nước tương Mía, thịt gà Mía luộc chấm muối tiêu chanh Chủ nhà gắp miếng thịt gà có màu vàng chanh, lớp da dày mướt, chấm muối chanh đưa mời. Tôi ngại ngùng đón nhận rồi nhai cho phải phép vì cứ nghĩ rằng thịt sẽ rất dai. Ngờ đâu lớp da rất dòn, thịt lại dậy vị ngọt, tuy nhìn da mướt như đầy mỡ những lại không ngấy chút nào. Hèn gì thương hiệu gà Mía đã nổi tiếng gần xa. Chủ nhà sung sướng khoe đã nuôi giống gà ăn thả, thức ăn là thóc ngô nên thịt thơm ngon. Ai đã ăn đều trầm trồ khen ngợi. Ngọn rau muống vừa hái sau ao nhà còn non và tươi roi rói. Nước tương ngô đặc biệt dậy hương thơm mà người phụ nữ Đuờng Lâm đời này qua đời khác truyền lại bí quyết cho con cháu lưu giữ đặc sản quê mình. Buổi chiều, chúng tôi đi qua Cam Lâm, đất hai vua: Vua Phùng Hưng, là người có sức mạnh đánh trâu diệt hổ và khí phách đặc biệt đã chiến thắng quân nhà Đường thế kỷ 8, giải phóng đất nước, được nhân dân tôn vinh là Bố Cái Đại vương; và Vua Ngô Quyền phá tan đại quân Nam Hán tại Bạch Đằng giang, mở đường cho dân tộc tự trị sau một ngàn năm nô lệ Tôi đi thắp hương cho hai vị anh hùng dân tộc. Đi qua hàng cây Sở lối đến mộ Vua Ngô Quyền, tôi được biết thêm người Việt vùng đất này xưa kia đã biết dùng cây ép lấy dầu phết thuyền và được nhìn thấy xa xa bên kia là rặng Duối cổ mà một thời hai vua đã dùng làm nơi tập trận. Khí thiêng vẫn còn đâu đây bao trùm trên cảnh sắc này. Tôi cúi đầu thầm cầu nguyện bởi lòng tôi dấy một cảm xúc thật lạ: vừa mừng vì trên đất nước mình vẫn còn những miền quê lưu giữ được các giá trị văn hóa cổ, nhưng không khỏi thấp thỏm lo âu vì liệu khi du lịch phát triển, đời sống kinh tế khấm khá lên thì liệu Đường Lâm có còn giữ nét đẹp kiến trúc cổ truyền này mãi hay không? 42 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

45 Nơi miền đất cù lao H Ồ SĨ BÌNH Làng ngoại tôi là một cù lao nằm ở ngã ba sông Thạch Hãn gần Cửa Việt. Thời trước đây là vùng đất luôn xảy ra những cuộc giao tranh dữ dội giữa du kích và quân đội của chế độ Sài Gòn. Đã thế, nằm giữa cửa sông nên có nhiều cách trở, mỗi ngày chỉ có vài chuyến đò ngang, nhiều khi phải đợi đến cả buổi mới qua sông được, làng ngoại trở nên biệt lập cheo leo giữa miền sông nước. Vì vậy mà anh chị em tôi lớn lên chẳng hề biết quê ngoại là gì. Trong những câu chuyện đời xưa của gia đình, bố tôi cho biết ngày trước gia đình ông bà ngoại cũng vào loại có máu mặt trong làng, ruộng đất rất nhiều mà mẹ tôi là con gái duy nhất. Về làm dâu một gia đình đông anh em, ông nội tôi mất sớm khi bà nội còn đang mang thai chú út, bố tôi là anh cả với trách nhiệm đầu tàu để nuôi một đàn em ăn học, mẹ tôi chịu nhiều hy sinh. Khi ông ngoại tôi mất, bà ngoại theo mẹ tôi về bên nội tôi, cùng con gái sớm khuya dệt vải qua ngày. Bao nhiêu ruộng vườn bà ngoại và mẹ tôi lần lữa bán đi, dồn hết để bố tôi lo việc cho cả gia đình. Có lẽ đời mẹ từ ngày theo chồng, bao nhiêu lo lắng sức lực cả đời đều tập trung chia sẻ cùng chồng, chẳng hề so đo hơn thiệt. Những câu chuyện ấy tôi chẳng hề hay biết vì mẹ không hề kể, cả những đau đáu dồn nén nhớ thương về quê ngoại suốt cả cuộc đời, mẹ khép lòng không nói. Chỉ đến khi mẹ mất, mấy ông chú ruột ở xa không về được viết thư chia buồn rồi kể lể với lời lẽ thật thống thiết, ai cũng cho rằng khó tìm được một người chị dâu đã sống hết lòng với bên chồng như thế. Trong thư của chú út ở Canada gởi về cho bố và con cháu có đoạn: Chị (mẹ tôi) về nhà ta khi tụi em còn quá nhỏ, cơ cực trăm phần, lương tiền của anh (thời ấy bố tôi đã đi làm ở xa gởi tiền về), chị để chúng em tự quyết định không hề tham dự, tính toán. Chị đã cực cả đời vì nhà ta, ở đất khách, lòng em tự hứa chỉ mong dành dụm có quà về cho chị, thế mà Có những người sau khi mất, nhiều khi cả những ai gần gũi nhất, kể cả những đứa con ruột thịt, mới dần dần khám phá những sâu thẳm, góc tối bên trong của một tấm lòng hồn hậu và sáng trong. Mẹ tôi là một người như thế. Lúc ấy tôi chưa đủ trưởng thành để suy nghĩ cho chín chắn, càng sống tôi càng thấu hiểu hơn tấm lòng của mẹ VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 43

46 Mẹ chăm sóc con cái cũng lặng lẽ âm thầm thương khó chưa hề than thở cùng ai, cả vào những khúc quanh khó khăn của cuộc sống. Nhớ hồi mới vào Sài Gòn, nhà ở trên tầng năm của khu chung cư, lúc ấy mẹ đã trên 65 tuổi, lưng đã gập xuống rồi, ba, bốn giờ sáng phải lên xuống cư xá vất vả thường xuyên để bán cà phê ở tầng trệt. Quán chỉ bán cho khách là dân xe thồ, người buôn bán chợ đêm, đến bảy, tám giờ sáng là phải nghỉ vì quán trước cửa hàng của người ta nhưng mẹ chưa hề nghỉ bán lần nào, chỉ với một lý do thằng út là tôi còn học năm cuối đại học ngoài Huế cần có tiền để ăn học. Đôi khi cứ nghĩ, đi bên cạnh đời con, mẹ như một bóng mờ nhân ảnh; chỉ đến những ngày sau khi mẹ mất, trong tâm tưởng của con cái bóng mờ ấy cứ dần hiện lên không chỉ là nỗi nhớ thương mà còn là niềm trắc ẩn với một chút ân hận, bứt rứt vì sự vô tình của mình. Ngày trước khi mẹ tôi ngã bệnh, bố tôi lúc đó đã 80 tuổi. Tôi nhớ khoảng năm 1982, 1983 gì đó, khoảng thời gian gia đình gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Thế mà ông gom góp hết tiền của, lặn lội từ Sài Gòn một mình ra tận làng ngoại ở Cửa Việt xây lăng cho ông bà ngoại. Các anh chị phần vì bận cuộc sống mưu sinh nên ơ hờ mọi chuyện, phần vì lo ngại sức khỏe của bố tôi đã già cả, giai đoạn ấy đi lại thật khó khăn nên tìm mọi cách để ngăn cản. Thế nhưng bố tôi vẫn lên đường với một lời tâm nguyện: Mẹ đã làm cả đời cho bên chồng, thế mà ông bà ngoại mất không có một nấm mồ cho đàng hoàng, làm sao nhắm mắt mà yên lòng cho được. Mẹ nằm quay mặt vào tường; lén nhìn, tôi thấy bà rưng rưng. Tôi thương mẹ và cũng lặng người trước nghĩa cử sâu nặng nghĩa tình của cha. Người già thường sống bằng những nghĩ suy nặng lòng sâu sắc đăm đắm về một ý nguyện tâm linh để đủ sức vượt qua những trở lực trước mắt. Mới đây có dịp về bên quê nội, lần nào cũng vội vội vàng vàng, tôi cũng định ngủ một đêm là đi. Ông anh họ mới bàn: Chú về có vội nhưng bây giờ đường qua làng ngoại đã có cầu mới xây xong, cầu khang trang lắm khó khăn mấy chú cũng nên về một chuyến. Thú thật mấy lần trước phần ngại vì đò giang cách trở, phần thì ngại bà con chẳng còn ai, thậm chí chẳng ai biết mặt mình... Nhưng lần thần một chút, bận rộn mấy tôi cũng phải về quê ngoại một lần. Thú thật, tôi định về rồi hỏi đường để ra thắp hương ngoài mộ, rồi đi. Nhưng thật bất ngờ, nhiều người bà con bà con rất xa nghe tin đã ùn ùn kéo ra nghĩa địa thăm hỏi và níu chân tôi ở lại. Hết người này đến người khác mời về nhà cho bằng được với một tình cảm ấm áp như đã từng ràng buộc nhau từ lâu lắm. Cuộc sống đô thị nhiều phiêu dạt quen cân đo đong đếm nên khi cận kề với những nỗi lòng dân dã chân thật đến kỳ lạ mới ngộ ra rằng ta đã vô tình đánh mất nhiều thứ tình cảm quý giá trong đời. Trong mấy đêm ở lại hàn huyên, ai cũng nhắc đến mẹ tôi với những tình cảm như lời tri ân. Ngày ấy nhà tôi ở trên thị xã, bà con ở quê gặp lúc khó khăn lên ở lại, mẹ đều tìm mọi cách giúp đỡ một cách bao dung, nhiệt tình. Tôi ngất ngây bởi những chén rượu quê, ngất ngây và tự hào về mẹ, về những câu chuyện đời của người sau khi mất được kể lại giữa đất cù lao trên sông nước từ cửa miệng của những người bà con lần đầu tôi gặp. Đêm, rảo bước trên cây cầu mới xây, trăng hạ huyền ở miền cửa sông vằng vặc một màu đáo để. Trong nỗi niềm giữa yên ba thâm xứ bỗng ray rứt nhớ mẹ vô cùng, giá như mẹ còn sống tôi sẽ cùng mẹ qua sông để khỏa lấp nỗi mong ước đời mẹ về lại quê nhà không còn chiến tranh và đò giang cách trở. 44 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

47 T Ạ P B Ú T Ở trên bờ đất NGUYỄ N THỊ HẢ I Chúng tôi đã ngồi câu liền một mạch ba giờ đồng hồ. Tôi cảm thấy mắc tiểu và mỏi người nên tôi vỗ vào vai cậu bạn chỉ về hướng gò đất, cậu cười gật đầu. Tôi đứng dậy, nhìn cần câu của mình, chiếc phao vẫn lặng như tờ. Nếu lúc ấy nó nhấp nháy tôi sẽ nán lại, nhưng nó vẫn lặng như tờ. Bầy cá La Hán trong thùng nhựa đã kha khá, những cặp mắt đỏ và sống lưng xanh biếc chen chúc. Chúng tôi ít câu được thứ gì khác ngoài cá La Hán; điều lạ về những cái hồ ở đây. Tôi dợm bước, dẫm lạo xạo lên đá vụn, đi tới vịn vào vách đá leo lên từng bước một. Mùi đất và cỏ dại ở ngang tầm mũi. Khoảnh khắc sau đó tôi đã hoàn toàn đứng trên bờ. Cậu bạn quay lại nhìn tôi, đôi mắt bé xíu thấp thoáng trên khuôn mặt khiến tôi ngờ là không gặp được ánh mắt cậu. Dù sao tôi cũng vẫy tay và nhe răng cười. Cậu quay về với hai chiếc cần câu, một của cậu một của tôi. Đủ bận rộn, bối rối cho cậu nếu cả hai chiếc phao nhấp nháy cùng một lúc. Tôi đi thong thả, tôi kịp nhận thấy trên gò đất mà tôi đang hướng tới thấp thoáng màu hồng của hoa tường vi. Thật ngọt ngào. Tường vi hồng nở giữa rừng lá xanh. Lại gần hơn tôi thấy cả hoa bìm bìm trắng và tím xen lẫn. Mấy phen tôi gấp gáp hụt hơi. Trạng thái bồng bềnh chao đảo và cực kỳ phi thực. Chỉ còn một khoảng cách rất ngắn. Vậy thì tôi lo gì có tai ương khiến tôi phải gục xuống bất thình lình trong VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 45

48 nỗi buồn tiếc không đến được cái đích ngay trong tầm với. Tất cả đều yên bình, trong trẻo. Có vẻ tôi tự huyễn hoặc mình bằng những lo âu mơ hồ để mà chơi. Tôi nhớ hồi mùa khô gò đất này bị đốt cháy trụi. Một bọn nhóc đem mồi lửa bện bằng cỏ khô phóng hỏa toàn bộ vùng hồ. Tôi bàng quan xem trò vui cuồng loạn ngây dại của bọn chúng. Khói nóng bốc ngùn ngụt, tan tác khắp nơi, bay đến chỗ tôi chia sớt linh hồn cuộc hỏa táng tưng bừng. Tôi nhủ giống hệt ngày tận thế. Mặt đất tàn lụi chỉ còn tro đen. Vùng hồ vốn rộng mênh mông, từa tựa quang cảnh miền đất chết, bỗng xa xăm lạ lẫm hẳn đi. Tiểu xong, tôi bỗng muốn đi vòng ra phía bên kia gò. Đi dọc hết bờ đất, ở cuối kia có lối xuống thoai thoải. Ở đấy, những người câu cá và những người chăn bò thường xuyên thiết lập cho mình những lối đi bí mật, heo hút. Hồ sâu tít tận phía dưới, còn ở trên mặt đất sót lại những tảng đá lớn nằm trơ trọi mà thời trước khai thác đá người ta bỏ lại, và những gò đất nhô cao cắt xẻ vùng đồng thấp trũng chung quanh. Mùa này những đàn bò đông đảo quay trở lại. Chúng ở đây từ bình minh cho tới chiều tà. Cứ tiếp diễn cho đến khi mùa khô đến. Lại có những cuộc phóng hỏa ngoạn mục. Trước đó, bọn bò đã kịp thời mất hút. Đó là nhịp điệu sinh tồn của một vùng đất, diễn ra bất tận dưới mặt trời mà không biết từ khi nào tôi tham dự vào, trở thành một cá thể nhỏ bé quay vòng vòng trong đó. Tôi đã rẽ vào lối xuống, dây leo buông lòng thòng và cỏ Mỹ cao ngất chỉ toan bít chặt nhưng cũng dễ dàng để tôi lách qua trót lọt. Ở sau bờ đất là đồng cỏ thấp trũng, lấp loáng những vũng nước chỗ rộng chỗ hẹp, có chỗ chảy thành luồng nước mềm mại, có chỗ nước tràn ngang thân cỏ. Đó là bãi chăn thả lý tưởng nhất trên đời. Là thiên đường của bầy bò. Cò trắng lác đác, bay từ chỗ nọ sang chỗ kia, nhập vào tách ra tùy hứng. Cũng là thiên đường của đàn cò nữa. Thiên đường mở cửa vào mùa mưa, đóng cửa vào mùa khô, tụi bò và cò biết điều đó rất rõ. Trận mưa đêm qua thực sự là trận vần vũ mịt mù. Tôi nằm thẳng trên giường trân mình chịu đựng áp lực ghê gớm của bầu trời sập xuống đè bẹp hết thảy. Một cõi tối tăm hỗn độn, vô phương hướng, mà lại còn ầm ù quá thể, tai như điếc đặc đi. Một nỗi buồn thê thiết kéo đến. Cùng với áp lực kia nữa làm tôi há miệng như cá chết. Vậy mà bây giờ dưới vòm trời lại yên bình thế này. Còn mong ước gì hơn. Đứng nhìn một lúc là cảm thấy thỏa mãn lắm rồi. Kết thúc ở đây được rồi chăng? Dù sao tôi cũng còn ràng buộc với chiếc cần câu của mình, đâu thể phó thác cho cậu bạn lâu quá được. Chẳng biết từ lúc nãy tới giờ có bao nhiêu con cá cắn câu chiếc cần của tôi? Tôi gấp rút quay lên. Tôi mới quay mình được chừng 70 độ (cứ cho là như thế) thì nhìn thấy ngay một người nằm sõng sượt dưới chân đám cỏ Mỹ, chẳng biết đã nằm thế từ đời thuở nào rồi. Tôi nghẹn tắc vì sợ, toàn thân không dám nhúc nhích. Tình cảnh trước mắt vừa sáng rõ lại vừa u u minh minh, hai trạng thái cứ thoắt qua thoắt lại, cứ thế đến vài phút. Bạn biết không, tôi nhớ ngay đến One Evening của Samuel Beckett. Có thể tôi đã ngửi thấy mùi vị của One Evening từ lúc tôi mới bắt đầu mon men đi đến gò đất trên kia, như thể dự cảm thoảng qua. Tình thế của One Evening, hay nói cách khác, của Beckett, là: Ông được phát hiện đang nằm trên mặt đất. Không ai nhớ ông. Không ai tìm kiếm ông. Một bà già phát hiện ông. Nói bâng quơ là thế. Chuyện này xảy ra cách đây quá lâu rồi. Bà đang đi lang thang tìm hoa dại. Chỉ hoa vàng thôi. Không nhìn thấy nhưng khi lang thang thì bà vấp vào ông đang nằm ở đó * và tiếp diễn ông mô tả một cách trầm tĩnh với mỹ cảm rõ rệt nỗi thống khổ ngẫu nhiên đó. Ở đấy, ông muốn diễn tả vẻ tự nhiên của cái chết, nó không tách khỏi sự sống mà liền kề gần gũi, như lối ví von Màu đen và màu lục của hai bộ y phục giờ đây đang chạm vào nhau (màu đen là áo tang của bà già góa chồng khi còn trẻ, màu lục là tấm áo choàng của thi thể người đàn ông). Nhưng One Evening chỉ là một hình tượng, một cảnh huống văn chương. Thực tại không cho phép tôi lê lết qua những cảm nghĩ đó. Hoặc là tôi biến đi, về với chiếc cần câu như không nhìn thấy gì, hoặc là tôi phải làm một cái gì đó. Còn có lựa chọn nào khác nữa? Tôi có thể tri hô, 46 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

49 nhưng cổ họng tôi khô khốc, đột nhiên tôi phát sợ cả tiếng tri hô biến dạng trong tưởng tượng của mình. Tôi rón rén đi tới. Qua một số đặc điểm tôi biết chắc người đàn bà này (tôi quên chưa nói người nằm đó là đàn bà) là người chăn bò ở đây. Cái roi nằm vắt lên chiếc túi vải cũ rách đựng chiếc võng lưới, áo mưa và hộp inox đựng cơm. Bà nằm sấp mặt, cái nón mê bị bóp méo, mớ tóc hoa râm thưa thớt xổ tung ra. Tấm thân ngắn ngủn mập phì mặc ngoài bằng bộ quần áo tồi tàn nhất. Đôi dép nhựa lấm láp dưới chân lệch ra. Tổng thể là hình dáng của cú té ngã bất ngờ. Té ngã rồi hôn mê luôn. Một cú té ngã biểu diễn không thể tự nhiên như thế. Chết tiệt. Tỉ mỉ là văn phong của Beckett. Tôi tự rủa mình, nhưng tôi không thể không nói là tôi nhìn thấy kiến đen bò loang loáng trên mu bàn tay của bà ta. Nó làm tôi phát rùng mình lạnh ngắt. Tôi gần như tuyệt vọng. Tôi chạm vào bà, sau đó tôi loay hoay tính toán làm sao để đỡ bà dậy. Tư thế ấy thật khó khăn. Nhưng cuối cùng tôi làm được bằng cách lật bà nằm ngửa ra, rồi luồn tay qua vai đỡ bà dậy, nhân tiện tháo chiếc nón mê để sang bên. Tôi gọi nhỏ: Dì Hai, dì Hai, tỉnh lại đi!, cùng lúc tôi lắc lắc cánh tay và vai bà. Tất nhiên, bà có thể không phải là dì Hai mà là dì ba, tư, sáu gì gì đó. Da mặt bà đỏ ửng, đôi mắt nhắm nghiền, chiếc mũi tẹt và hàm răng hầu như trống rỗng. Khuôn mặt biểu thị một hiện hữu dị thường, một ám hiệu câm nín, mà càng nhìn tôi càng bế tắc. Tiếng lay gọi của tôi lào xào rơi rụng trong bờ bụi. Toàn thân bà hôi mùi bò. Cái mùi nặng tỏa ra quanh quất, không xua đuổi đi được, cũng như hào quang phóng ra từ châu thân Phật, là những thứ vô hình vô ảnh đi liền với thân. Đó là số phận. Số phận tôi hẳn cũng có thứ mùi gì đó. Tôi nhăn mũi khó ngửi. Một chú kỳ nhông chạy rọt rẹt băng qua trước mắt tôi với chiếc đuôi dài khô khốc, xám xanh. Chú chợt đi chợt dừng, đầu ngỏng liếc chừng đâu đó, có điểm lạ là chú không liếc chừng chúng tôi, như thể mối nguy hoặc đối thủ của chú ở đâu đó trong hư không kia, rồi chú lúi húi chạy mất tiêu. Tôi có thói quen là hay nghe ngóng cuộc sống với giả tưởng rằng mình đã chết. Một cái tôi giả tưởng chết đi, cái tôi khác nghe thử xem cuộc sống có gì khác không. Nhưng không gì khác cả. Chỉ thấy lòng mình vắng lặng thăm thẳm hẳn đi. Lâu ngày, tôi đinh ninh mình đã chết từ bấy. Trở về sau, tôi chỉ làm mỗi một việc là sống thay cho cái người đã chết đó. Con kỳ nhông băng qua chúng tôi như băng qua hai con người quá vãng. Tôi chợt hoảng hốt tận tâm can. Tôi gọi: Dì Hai ơi, tỉnh lại đi. Chiều rồi. Tụi bò đợi dì dưới đồng kìa!. Giọng tôi nghe tha thiết. Ôi may phước, dì hai nghe tôi mà tỉnh dậy. Thế là tôi biết tôi vẫn có thể sống an lành. Bà ngơ ngác lảo đảo rồi hoảng hốt rồi trấn tĩnh rồi cười rồi rưng rưng rồi ngượng ngùng. Tôi đỡ bà đứng dậy. Bà chỉ bầy bò xa xa dưới đồng kể lể, bà chăn bò thuê, của bà chỉ có một bò mẹ một bò con mới đẻ. Bà cám ơn may mà có tôi. Còn tôi thì cám ơn trời. Tôi biết tôi đã thoát khỏi tình huống của Beckett. Ít nhất tôi không kết thúc theo cách của ông. Thoát khỏi ông ấy, tôi chạy như bay, băng qua gò đất, băng qua bờ đá, hối hả leo xuống chỗ bạn tôi đang chờ đợi. Sao lâu thế ông nội?, bạn tôi tò mò. Tôi bảo: Có một vài bí mật ở đấy. Rất nghiêm trọng, thoát về đây được là may. Bạn tôi cười ha ha. Cậu ta biết tôi quá. Chỉ đi tiểu thôi cũng sinh chuyện. Nhưng té ra tôi chưa quên hẳn Beckett. Yếu tính của One Evening là thơ mộng. Tôi từng ngây ngất hồi lâu. Vậy thì, lúc này là để kết thúc, một đàn cò rập rờn đông đúc bay tới bên trái chúng tôi, lúc bay ngang vầng mặt trời xế xế, chói lòa, những cặp cánh trắng muốt biến thành màu đen. Rồi chúng bay vòng qua bên kia hồ, bay về cánh đồng bên phải, sắc xanh dịu của bầu trời phương Đông lại trả lại cho chúng màu trắng muốt. One Evening của thực tại rung lên trong tim tôi cảm xúc thư thái, hạnh phúc. Để cân bình lại. Cho bản thân tôi và cho toàn thể những điều này. Đó là thủ pháp. Còn thì, ai mà chả biết nỗi thống khổ vẫn còn y nguyên đó. * Những dòng in nghiêng trích từ tác phẩm One Evening của Beckett, theo bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 47

50 NGUYỄ N THÁNH NGÃ Câu danh ngôn của Sillo nói rằng: Tha thứ một kẻ thù bạn sẽ có thêm một người bạn mới. Tha thứ chỉ là giấc mơ, nhưng người bạn mới lại là một hiện thực. Chúng ta biết làm sao đây, khi giấc mơ và hiện thực là một khoảng cách quá lớn trong đời người. Vậy hãy trông cậy ở trái tim. Bởi trái tim có ngôn ngữ của nó. Một nhịp đập nhỏ bé nhưng là trung tâm của vũ trụ bao la. Hình ảnh của trái tim là hình ảnh của sự cảm thông, chia sẻ, gắn bó và yêu thương tha thiết Lần đầu tiên hiến máu, tôi nhận được kỷ niệm hình trái tim. Thoạt nghĩ, trái tim đã được hình tượng hóa cho những cống hiến của con người vì tính nhân đạo. Vậy thì mỗi con người đều có một trái tim, trao cho nhau trái tim mà trái tim vẫn còn đó. Nhưng là để cho hình ảnh của trái tim rộng lớn hơn, thoát khỏi những vị kỷ nhỏ nhen, mà bao lâu nay vẫn bị che kín bởi bức tường phân biệt. Cũng là để cho giấc mơ kia chạm vào hiện thực sinh động chạm vào cái cảm giác run lên, mỗi lần ta trao cho người hoặc ta nhận của người niềm tin cuộc sống. Vì thế, ta tự hỏi trái tim ta sao lại run lên? Khi Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Khi bỏ vào chiếc lon trống một đồng xu, ta nhận được ánh mắt hình trái tim của em bé mồ côi. Dắt một bà lão qua đường giữa thành phố náo nhiệt xe cộ, ta nhận được cái nắm tay run rẩy hình nhịp tim. Trao cho nạn nhân chất độc da cam một gói quà, ta nhận được niềm cảm động sâu xa từ những trái tim không hề dị dạng. Giúp cho đồng bào vùng lũ lụt một gói mì, một tấm áo, ta nhận được sự mủi lòng của tiếng cảm ơn hình trái tim. Đó là tất cả những gì mà ta có thể làm được, nhưng còn nhỏ bé quá. Thật ra trái tim chúng ta rộng lớn hơn nhiều. Có lần ốm nặng nằm trong bệnh viện, chung quanh là cảnh đồng bệnh, đớn đau khiến tôi không ngủ được. Trằn trọc nghe tiếng sương rơi ngoài mái hiên như một dấu than dài. Người bệnh rên rỉ bên giường. Tiếng chim đêm não ruột đồng vọng. Có phải trái tim thì mênh mông, giọt máu thì khan hiếm. Kiếp người hữu hạn, thời gian không chờ đợi ai. Cả cơ may và vận rủi. Đêm. Con người và con vật đều than vãn. Chẳng biết ai đau khổ hơn ai trong cuộc tuần hoàn không ngưng nghỉ này. Hay cả hai cùng đau trong nỗi đau không thể so sánh được. Có người nói trái đất nóng lên, lòng người nguội lạnh. Có phải vậy không, khi trong bệnh viện người giàu và người nghèo bị đối xử khác nhau? Có phải vậy không, khi những quán ăn, những hiệu thuốc Tây bán cắt cổ bệnh nhân, thì đây những bữa cơm từ thiện của chùa A, chùa B. Những bác sĩ khám bệnh và phát thuốc miễn phí của đơn vị A, đơn vị B, Bộ đội Biên phòng chăm sóc đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Có phải vậy không, trong khi xã hội thì quá giàu, mà bệnh viện thì còn nghèo sự chăm sóc, trái tim tận tâm? Có những bác sĩ chân chính tận tụy cả đời, nghiên cứu cách chữa bệnh tốt nhất cho các em bệnh tim, bệnh thận, thì có những bác sĩ dỏm, thầy lang giả hiệu chuyên ăn phần trăm theo toa, chuyên bắt mạch người hiếm muộn để làm giàu Thật khó lòng hình dung hết một trái tim nỡ làm đau, thậm chí là làm hại một trái tim khác. Rồi nhân quả sẽ từ chỗ ấy sinh ra nhân quả! Rồi trái tim sẽ lại rung lên những cám cảnh đau lòng. Một người vợ bán máu nuôi chồng bị bại não. Một người chị rơi vào cảnh trớ trêu vì nuôi em ăn học. Một người mẹ nghèo ở Quảng Ngãi nuôi hơn 50 trẻ mồ côi. Một người đàn bà góa bán vé số lại dành cả phòng trọ của mình nuôi mười mấy em tỉnh xa đi thi đại học. Mới đây nhất, một người sẵn sàng cho thận một người không quen biết để người đó được sống. Đó là gì, nếu không phải là tình yêu, là thông điệp của trái tim làm cho cuộc sống tràn nở những nụ cười hạnh phúc!? 48 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

51 HUỆ PHONG Quả thật hơn một năm nay tôi ít xuất hiện trước đám đông, không nói, cũng không viết được cái gì. Chuyện là thế này: Một ngày như mọi ngày, đang trong lúc ngồi thiền miên mật trên sân thượng của một tòa cao ốc 9 tầng thì một con chó đến, nó húc vào hông làm anh chàng rơi thẳng từ độ cao hơn ba chục thước xuống đất. Nguyên một thân hình tám chục ký thịt rơi tự do, còn may táng vào một chùm dây diện, lại móc lơ lửng vào một cành cây chìa ra bên lề đường rồi mới rớt một cái bẹp xuống đất, trên người không có một mảnh vải che thân. Người chung quanh thấy vậy thương tình chở vội vào cấp cứu ở một bệnh viện gần đó. Sau khi cho chụp X quang S quang hay xi ti gì gì đó bác sĩ chẩn đoán nạn nhân gặp may không bị chấn thương sọ não; chỉ có điều các giác quan tê liệt khiến không nghe được không thấy được mà cái miệng thì vẫn còn bập bẹ được. Ai cũng trầm trồ tai nạn có một không hai, rớt xuống đất từ độ cao như thế mà không chết. Người xầm xì bảo, chắc ông này thiện tâm phước tự sanh, kẻ nói an tâm phước tự lai. Đã nghĩ cuộc đời sao bất hạnh, tai nạn lại rơi đúng vào mình. Nhưng rồi lại nghĩ, thì trong cái họa vẫn có cái may; ít ra cũng sẽ đỡ bị ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm hình ảnh màu sắc, ô nhiễm hô hấp. Thế là chẳng ai quấy rầy, không còn nhũng nhiễu. Nói chỉ bập bẹ nên chẳng ai nghe, nhìn cũng chẳng thấy, lại không nghe được ai, nhờ vậy mà nói ít đi. Chỉ biết làm bạn với hoa với cây trước nhà; những thứ có thể sờ mà biết được, đây là cây bằng lăng, đây là câu cau, kia là cây huynh đệ Hôm làm nhà, cho trang trí trên vách tường bên hông nhà ba chữ, hàng xóm ai đi qua cũng tò mò muốn biết, hỏi người giúp việc là ba chữ gì, thằng nhóc chạy vào than phiền, anh ơi, để ba chữ đó phiền phức quá, ai cũng hỏi, chẳng biết trả lời sao. Thì cứ nói đại là gì đó, như đừng nhiều chuyện chẳng hạn. Ngày mai có người mắng thằng nhóc sao hỗn thế. Từ đó nó không dám trả lời bất kỳ ai. Lại bảo thằng nhóc lấy hai con khỉ bằng đá đưa cho anh thợ xây gắn lên trên cột, chắc có thể sẽ không còn ai hỏi nữa. Vài hôm sau đó, có một bác U.60 đến, người trông nhiều chữ, tay cầm cuốn sách vắt sau lưng chắc mới đi mua hay đi thuê ngoài tiệm đứng bên vệ đường nhìn quanh cả nhà, nhìn ngang nhìn ngược, nhìn tới nhìn lui. Ông đọc vanh vách, (Phật) này, (tâm) này, rồi (phúc) này. Thế rồi ông dừng lại trước chỗ hai con khỉ đang dính chặt vào cái cột nhà mà nói, Như thế này là không đúng rồi; nó phải là ba con: không nghe, không thấy, không nói. Quay sang thằng nhóc, ông hỏi, Ê nhỏ, còn một con bịt miệng nữa đâu?. Thằng nhóc rướn người hét lên, Còn một con đang đứng dưới đường đó!. Ngồi trong một cuộc hội thảo có nhiều doanh nhân nổi tiếng, nhiều bậc trí giả, cả giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu ai cũng mang theo mình một chính kiến, một ý tưởng và tự cho đó là đúng đắn. Với khuynh hướng biểu hiện, họ phát biểu, tranh luận cốt để giành phần thắng, để phân định hơn thua. Ông Khổng Tử ở Trung Hoa ngày xưa có câu, người quân tử tranh luận cốt lấy sự đúng đắn, kẻ tiểu nhân tranh luận để lấy hơn thua. Ngay cả Khổng tử tuy không kẹt vào cái hơn cái thua thì cũng còn kẹt vào cái đúng cái sai. Tâm vẫn có khuynh hướng phân biệt, kỳ thị anh khác tôi, da đen khác da trắng, sai khác đúng, thất bại khác thành công, rác khác hoa. Tâm đó là tâm phân biệt. Duy biểu học gọi là biến kế chấp. Nhưng thành công và thất bại làm ra nhau. Đẹp và xấu làm ra nhau, không có rác thì không có hoa. Chúng ta yêu sự sống và ghét sự chết, nhưng sự chết diễn ra trong từng phút từng giây để làm cho sự sống có mặt. Nếu chúng ta có vô phân biệt trí thì đẹp hay xấu không còn tranh giành, biển sanh tử không còn trỗi dậy. Dựa trên nền tri thức, hý luận, và vô số lý thuyết con người đặt ra cái này cái kia, đặt cho chúng những cái tên, tên tiến sĩ, tên nhà nghiên cứu, tên doanh nhân rồi bám chặt vào nó. Hôm ngồi trong tiệc cưới, có người cầm cái ly đến hớn hở hỏi, anh có phải là giám đốc công ty Titan không? Không! Anh nói đùa sao chứ, tôi biết anh mà! Anh đợi tôi tý. Lấy trong túi áo cái danh thiếp đưa ra, Đây mới là giám đốc công ty Titan nè. Trong tám giờ làm việc tại công ty, tôi mang một cái danh, nó được gọi là giám đốc. Nhưng ngoài giờ làm việc, tôi là Phạm Đình Phong. Ấy thế mà có nhiều người mang nó theo suốt; kể cả trên giường ngủ. Chuyện hai con khỉ trên cột nhà, một con che tai, một con che mắt thêm phần rối rắm. Lại còn một con đang dán con mắt vào màn hình máy vi tính bới móc một đống hỗn độn tri thức VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 49

52 Nhân đọc một mẩu thông báo nhỏ MANG VIÊN LONG Mỗi khi nhận được tờ tạp chí Văn Hóa Phật Giáo mới từ tay người bưu tá, tôi như nhận được một niềm vui! Niềm vui này kéo dài trong 15 ngày chờ niềm vui mới lại đến Đọc trước vài chương mục yêu thích xong, là tôi đọc ngay ô nhỏ thông báo nằm khiêm nhường đâu đó bất kỳ, còn chỗ trống: Các đơn vị, cá nhân tặng báo VHPG! Đọc kỹ danh sách những đơn vị, cá nhân đã hưởng ứng tặng báo VHPG đến các chùa, trường Phật học, trung tâm xã hội, tôi tìm thấy có tên vài người bạn thân có người đã rất lâu chưa được gặp lại. Tự nhiên tôi cảm thấy rất vui, như đã được gặp nhau, được trò chuyện thăm hỏi cùng họ vậy. Nỗi cảm thông qua sự hưởng ứng và chia sẻ của họ khiến tôi tin rằng, họ và gia đình đang được sống trong an lạc, cho dù đời sống có thể còn khó khăn. Họ đang từng bước hướng về, đi đến cõi Thiện Lành! Trong VHPG mang chủ đề Kính Mừng Phật Đản PL (số 128) có tất cả 54 thành phần là các đơn vị, cá nhân tham gia tặng báo trọn năm Từ PT Quỳnh Đình Nam biếu tặng 100 cuốn mỗi kỳ, Một độc giả biếu tặng 81 cuốn mỗi kỳ, cho đến quý ân nhân Chị Kiều Oanh, Cô Hồ Thị Phương 1 cuốn mỗi kỳ - tất cả kỳ này là 586 cuốn! Một con số không nhỏ! Chỉ nhẩm tính đơn giản, mỗi cuốn sẽ được khoảng 10 người đọc, thì con số sẽ là người được chia sẻ niềm vui, được nghe lời Phật dạy, được học hỏi về Phật pháp và biết bao kinh nghiệm, tình cảm quý báu của những người con Phật bốn phương đã góp lại, mong được tâm tình, chia sẻ! Trong các pháp bố thí, pháp thí là pháp rất cao quý! Nói về việc thiện, Đức Phật đã từng dạy: Đời này chỗ này vui, chết rồi chỗ khác vui; kẻ làm điều Thiện, nghiệp cả hai nơi đều vui; vì thấy Thiện nghiệp mình đã làm, kẻ kia sinh ra an vui, cực vui! (Pháp Cú 16 - Phẩm Yamakavaggo). Với riêng tôi, thói quen đọc ô thông báo nhỏ là một niềm vui, một sự tùy hỷ rất hạnh phúc khi chưa đủ duyên để hưởng ứng - chia sẻ, góp phần cùng tất cả! Tuy ô thông báo ấy nhỏ nhưng theo thiển ý, lại không nhỏ chút nào: Trong cái nhỏ nhoi khiêm tốn ấy, nó chứa đựng bao tấm chân tình, gởi gắm bao tình thương yêu, kỳ vọng, và là nơi những hạt mầm Thiện Lành đang nẩy nở, phát triển bên cạnh cuộc đời rẫy đầy khổ đau, phiền lụy! Bởi vậy: (..) việc bảo vệ sự lưu xuất miên viễn của Phật pháp trong thế gian. Pháp ấy được lưu xuất nhờ sự hộ trì của Tăng bảo là chính; sự đóng góp của cư sĩ tuy quan trọng, nhưng vẫn phải dựa vào Tăng bảo (trích Nghĩ về tượng Pháp và chánh Pháp VHPG 130). Chánh pháp có trường tồn, thì đời sống mới được An Lạc và Hạnh Phúc lâu dài! Những người góp mặt trong ô thông báo nhỏ chính là những bàn tay, tấm lòng, góp phần nhỏ trong công cuộc hoằng dương Chánh Pháp mà tất cả những người con Phật chân chính đều phải cùng nhau vun quén, giữ gìn, xây dựng vậy! Xin được gởi đến tất cả lời tri ân 50 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

53 T H Ơ Nhớ Tây Nguyên NGUYỄ N DŨ NG Thư gửi Trường Sa NHỤ Y NGUYÊN Hồ Gươm vào buổi chớm thu Có người đến thỉnh Cụ Rùa mượn gươm Trên hình chữ S chân phương Núi nào lớn xứng mài gươm Cụ Rùa? Gói mình đọc lại thơ xưa Đặng Dung mài kiếm khuyết mùa trăng thanh Tổ quốc đau phía biển xanh Thơ đau ở phía lỗi vần gió sương Đảo chìm đảo nổi quê hương Đều thành núi lớn mài gươm chống thù! Tây Nguyên ơi! Mười năm ta lăn lóc Giấu vào mây những giọt lệ mưa nguồn Đêm không ngủ vỗ lạnh vào da thịt Đàn tơ-rưng, rưng rức giọng khàn đêm Tây Nguyên ơi! Mười năm chưa nhạt phai Nhịp cồng chiêng đẫm màu nâu đất đỏ Cánh lan rừng tím mỗi chiều lên rẫy Đêm nai rừng lạc giọng gọi tìm nhau Tây Nguyên ơi! Dã quì say gió lốc Cơn mưa nguồn chải tóc đại ngàn xanh Suối bơ vơ than van niềm cô quạnh Chóe rượu cần cong vút nỗi niềm riêng Tây Nguyên ơi! Hai mươi năm xa cách Tiếng xe bò cọc cạch mỗi ban mai Đường về bản ngút ngàn trơ sỏi đá Bàn chân trần nứt nẻ khắc thời gian Tây Nguyên ơi! Tây nguyên Tiếng mõ trâu gọi đàn chim đón nắng Chiều chưa phai nghe lạnh đã se về Đêm chợt giấc nhịp chiêng vang thôi thúc Tây Nguyên ơi! Làm sao ta quên được Giọt suối trong ta uống bấy nhiêu ngày Củ khoai nướng còn nóng ran đầu lưỡi Đọt măng rừng còn khóc buổi chia tay Ta xuôi ngược, xa Tây Nguyên đầy ắp Kỷ niệm xanh, xanh cả một thời Xin gửi lại đại ngàn câu thơ viết vội Hẹn một ngày trở lại với Tây Nguyên VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 51

54 Tuổi thơ D Ạ TỊ NH lâu rồi, cái nhớ thì quên cái quên thì nhớ, bắt đền ai đây nối ngày xưa với ngày nay tôi đi tìm cái thơ ngây thuở nào lò cò chân thấp chân cao em và tôi bắc nhịp cầu sang chơi vui buồn, trái ổi chia đôi tuổi thơ cứ thế chảy trôi không mùa trời thì có lúc nắng mưa tuổi thơ hay khóc hay cười đó thôi đất cày làm phấn vẽ chơi vung tay vẽ cả bầu trời đầy chim tuổi thơ làm tổ nuôi chim mùa đông đội nón đi tìm cỏ khô mải mê bắt cá, thả lờ bỏ quên cái ná bên bờ cỏ xanh bây giờ vẫn nhớ mùi rơm củ khoai em nướng nghe thơm cả chiều lỡ tay làm đứt cánh diều tuổi thơ ai cất để chiều rưng rưng Mưa ở phi trường Lumbini NGUYÊN CẨ N Cơn mưa sớm ở phi trường Lumbini Hay pháp vũ rơi giữa lòng ô trược? Hay đất Phật đang thấm đầy ơn phước? Xuống những phận đời cùng khổ man di? Mưa chợt rơi thành phố nhỏ ngát xanh Nhớ thuở Siddharta vào đời trăn trở Tâm Như Lai soi sáng đường hóa độ Bao kiếp người trong cõi thế mong manh Lumbini còn đó những sớm mai Mong mưa xuống thấm sâu đồng khô hạn Mong gió bão đi qua nghìn kiếp nạn Thấy bình an trong những giấc mơ dài Lumbini sáng nay em có nghe? Mùa Đản sinh rộn ràng hương sắc mới Ngày tắm Phật nguyện cầu mong mưa tới Giữa thinh không nghe bước Thế Tôn về Chào Lumbini một bận ta qua Nèo mây trắng đường xưa còn hiển hiện Nơi người đến nghìn năm rồi hiện diện Lửa từ bi Diệu pháp sáng liên hoa 52 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

55 T R U Y Ệ N N G Ắ N Mình nói với ta còn son Ta đi qua ngõ thấy con mình bò Con mình những cát cùng tro Ta đi xách nước tắm cho con mình. (Ca dao) NGUYỄ N TRỌ NG HOẠ T Chị cầm bàn tay cậu thanh niên, trong đó có mấy tờ bạc năm chục ngàn đồng gấp gọn, khiêm nhường, giọng đột ngột nhỏ lại: Cháu giữ để đóng học phí; tháng sau, nhất định cô nhận. Khuôn mặt trẻ ngỡ ngàng, nỗi áy náy hiện trong mắt, cất thành lời: Gần cả năm rồi cô đều nói vậy nhưng cô có nhận đâu!?. Chàng trai dúi tiền vào tay chị. Chị khoát tay, đứng dậy, ý chừng muốn kết thúc cuộc đối thoại: Cháu đừng băn khoăn. Năm trước, khi Sơn, cậu sinh viên ấy, đến thuê phòng trọ, chị thấy ngờ ngợ. Đôi mắt tròn to, cái miệng nói rất ưa nhìn, mái tóc rẽ ngôi khiến khuôn mặt trẻ chững chạc trước tuổi khiến chị có cảm tình. Khi cầm chứng minh thư của Sơn đi đăng ký tạm trú, chị xem kỹ và giật mình nhận ra. Chị bàng hoàng rưng rưng trước sự ngẫu nhiên vừa đến. May mà chị kịp ghìm lòng, lấy lại vẻ thản nhiên cần có; nhưng thoáng bối rối trên mặt chị không qua được mắt chàng trai; cậu ta rụt rè: Có chuyện gì hả cô?. Chị giả cười, lắc đầu rồi bảo Sơn dọn qua căn phòng đầu hồi ở một mình cho thoáng thay vì ở chung với hai bạn. Khuôn mặt trẻ cúi xuống, vẻ ngần ngại: Thưa cô, cháu ở với mấy đứa cho vui. Giọng chị lạnh lùng: Học chớ phải văn nghệ đâu mà vui. Nhưng cô ơi... một mình một phòng, tốn tiền lắm!. Giọng chị chùng xuống: Cháu cố mà học, không phải lo tiền trọ... Chị lặng lẽ mua cho Sơn những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt và học tập. Biết chàng trai mới lớn chưa quên nết tốt được dạy từ nhỏ là không nhận quà người lạ khi chưa được ba mẹ cho phép nên chị đành bịa chuyện mỗi khi mang cho Sơn vật dụng nào đó. Cái quạt này chạy lừ đừ đến ruồi cũng chẳng bay; cô định bán ve chai nhưng thấy tiếc; cháu dùng thử đi hoặc bà bán tạp hóa cạnh nhà giải nghệ nên sang lại hàng với giá hạ bất ngờ, cô mua cho cháu mấy thứ đây.... Vài ba ngày, chị lại qua phòng Sơn, giở xem từ bịch gạo, bếp dầu đến soong thức ăn, mắm muối rồi tiếp thêm vào đó. Chàng trai cả nghĩ không dễ đón nhận lòng tốt của chị: Cô cho nhiều quá, cháu ngại lắm!. Chị cười, gạt phăng đi. Mấy lần nài nỉ chị nhận tiền thuê phòng không được, Sơn dỗi, đòi bỏ đi chỗ khác; chị đành xuống giọng dỗ dành: Cháu để đó rồi cô sẽ nhận. Chàng trai giãy nãy: Ba cháu bảo cứ dồn lại một cục, nhà cháu không có tiền gửi cô đâu!. Nghe Sơn nhắc đến ba, chị bồi hồi; kỷ niệm xưa, tưởng đã nhòa, bỗng chốc khiến chị xao lòng. * * * Mười lăm năm trước, chị vừa học xong trung cấp văn thư lưu trữ, được ông bác họ xin vào đánh máy ở công ty nơi bác là phó giám đốc trên thị xã. Buổi chiều trước ngày đi làm, đứng sau giàn hoa giấy đơm đầy sắc đỏ nơi cổng nhà bác, chị nhìn chàng trai nhà bên kia đường đang lăng xăng với mớ việc nhà lúc cuối ngày. Anh quạt than nấu cám heo, cho gà ăn, xách nước tưới cây, giặt đồ rồi tắm cho con. Thằng bé chừng ba tuổi, lũn cũn bám theo anh, bị khói than làm cay mắt, vừa khóc vừa rối rít đưa tay dụi mắt. Miệng xuýt xoa dỗ con nhưng anh vẫn không rời cái búa bổ củi trên tay. Đã chớm đông, cây trong vườn rùng mình trút lá trước từng đợt gió lạnh nhưng vạt áo lưng anh bết mồ hôi VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 53

56 Trời nhá nhem tối, tay bồng con, tay ôm mớ quần áo khô rút trên dây phơi, anh đi vô nhà. Chị lấy làm lạ là không thấy bóng mẹ thằng bé. Hỏi ra mới biết, chị ấy bị tai nạn giao thông, liệt cả người đã hơn năm nay. Bác chị bảo, giờ thì đỡ rồi, cực nhất là lúc anh vừa nuôi chị nằm viện vừa chăm con mới lẫm chẫm tập đi. Cảnh đời ấy, dáng khắc khổ của anh trong chiều ấy gieo vào lòng chị cảm thương man mác. Khi vào làm, chị mới hay chàng trai tên Hải ấy đảm trách mảng công tác văn nghệ thể thao của công đoàn công ty. Bấy giờ chị nhận ra, dáng tất bật của anh lúc chiều muộn ở nhà quá tương phản với anh trong những đêm văn nghệ, những buổi dạ hội hay diễn đàn công nhân. Khi anh xuất hiện với nụ cười và cây đàn ghi-ta trên tay là hội trường im phắc, những ánh nhìn ngưỡng mộ dồn về phía anh. Nội dung phổ biến pháp luật mà anh thường truyền đạt khô cứng hệt những định đề nhưng giọng truyền cảm của anh cuốn hút người nghe chăm chú. Nhiều câu chữ hài hước anh hay nói trở thành ngôn ngữ dùng chung để chọc vui trong công ty. Những tối ở lại trực, anh ngồi dưới gốc phượng nơi sân bóng ôm cây đàn ghi-ta bập bùng thâu đêm. Giữa vắng lặng cùng trăng trong gió mát, những bản nhạc cổ điển ngân lên làm say đắm lòng người. Những công nhân trẻ quây bên anh, thả hồn theo chuỗi âm thanh du dương, tha thiết. Chị không ngoại lệ, chỉ khác là không dám đến gần. Hình ảnh anh ôm đàn sâu vào lòng, mê mải dưới ánh trăng ngời ngợi cứ tái hiện trong chị như thật như mơ. Chị giật mình nhận ra tiếng đàn của người ấy khiến lòng chị trào lên tình cảm mới lạ. Dịp làm báo tường kỷ niệm ngày thành lập công ty, Hải nghĩ ra mục thơ chưa biên tập, đặt ở góc cuối tờ báo. Anh chọn những bài dị dạng đưa vào đó, tất nhiên không ghi tên tác giả. Phần cuối chương trình bình báo sau đó, anh dừng lại ở mục dễ gây cười và làm người ta đỏ mặt kia. Anh phân tích từ những điều không hợp luận lý, phi thực tế đến những tác phẩm không phân biệt được thể loại, khiến hội trường cười nghiêng ngả. Chị lúng túng cúi mặt, vô tình tự nhận là một trong những tác giả đau khổ của mục ấy. Sau sinh hoạt, chị gặp anh, giọng ấm ức muốn khóc: Anh ác lắm!. Thoáng bối rối rồi anh chân thành: Anh xin lỗi vì vô tình làm em tổn thương. Anh nghĩ, ai chẳng thích điều hay nhưng cũng phải biết cái dở để tránh, em ạ. Giận nhưng chị cứ thích đi ngang phòng làm việc của anh, muốn nhìn anh như là để biểu dương sự tức giận vậy. Chị khiêu khích anh bằng chiêu cũ rích là tỏ ra thân mật với những chàng trai xung quanh nhưng hình như anh không để ý điều đó. Thực ra, đằng sau vẻ lạnh lùng ngụy tạo ấy là trái tim đang thổn thức những nhịp lỗi đạo mà chị cố nén. Lòng chị như có sóng khi nghe anh đọc thơ trong đêm sinh hoạt công đoàn với chủ đề tuổi trẻ-tình yêu. Giọng tha thiết nhiệt thành của anh như men say truyền qua người khác: Hãy nói đi em - Giấu nhau làm chi cái điều quá rõ - Mặt quay đi mà bụng gật đầu - Anh thương em đã lâu - Dễ thương quá mà không thương sao được! *. Cả đêm ấy chị trằn trọc. Giờ thì chị đành thành thật với chính mình: chị thương anh! Chị nhắm mắt, tự đấm vào ngực, cố xua đi điều ngang trái. Nhưng những lúc cố quên anh, chị thấy lòng trống rỗng với nỗi vô vọng khôn cùng. Người chị rã rời, ngỡ như bị phân thân giữa say và tỉnh. Bao chiều đứng nơi nhà bác, nhìn anh quấn giò với việc nhà, chị thương đến thắt lòng. Mấy lần định bước qua con đường nhỏ đến giúp anh nhưng bỗng dưng chị hồi hộp, lại thôi. Nghĩ mãi rồi chị cùng tìm được thời khắc riêng cho hai người, ấy là những hôm anh trực đêm. Vào những bữa đó, chị thường đem văn bản ra đánh máy; chỗ nào không luận được, chị tìm anh để hỏi rồi họ ngồi bên nhau. Bao điều chị ấp ủ mong cất thành lời nhưng khi đối diện anh đều tan biến. Có hôm hai người đang ngồi với nhau thì cúp điện. Anh bấm đèn pin lia qua khoảng đêm ngoài cửa. Chị vội cầm cái pin trên tay anh, tắt đi. Lúc anh đứng lên sắp quay lưng, bất ngờ chị ôm chầm lấy anh. Anh vòng tay, siết lấy tấm lưng nóng ấm, thổn thức trong hơi thở gấp: Anh hiểu em... anh cũng thế... nhưng đừng, em ạ. Anh gấp gáp hôn lên tóc, lên trán chị rồi buông tay, đi ra. Nhìn dáng anh hơi chúi về trước, sải những bước dài càng lúc càng xa, chị ứa nước mắt. Sau đêm ấy, chị như người thất thần. Hình ảnh thằng bé cùng người mẹ tật nguyền của nó chấp chới hiện lên trước mắt, cả trong giấc mơ của chị. Với mặc cảm tràn đầy của người có lỗi, chị không dám gặp anh. Chôn chặt nỗi niềm không thể san sẻ cùng ai, chị ngẩn ngơ giữa ngọt ngào và cay đắng. Đã bao đêm chị khóc thầm; khóc bởi bất lực với chính mình. Lý trí từng bị cơn sóng tình chèn ép rồi cũng đến lúc trỗi dậy. Thay vì ký tiếp hợp đồng làm việc tại công ty như gợi ý của trưởng phòng nhân sự, chị xin nghỉ. Hôm sinh hoạt công đoàn chia tay chị, có anh dự. Không còn vẻ tự tin hoạt bát thường thấy, anh ngồi bất động với đôi mắt buồn xa xăm. Nhớ về anh, chị thường nhẩm đọc câu dân ca mà người miền biển quê chị gửi lòng vào đó: Nước chảy re re con cá he xòe đuôi phụng - Em xa anh rồi nhưng bụng vẫn còn thương. Rồi chị cũng tìm được bến đậu bình yên cho đời mình. Đánh máy thuê và sau nữa là mua máy photocoppy đặt gần cổng trường đại học; ấy là sự mở đầu để chị có được nhà, đất cho thuê hôm nay. Trong câu chuyện với chồng và hai con về những tháng ngày chị chập chững vào đời ở công ty ấy, không có bóng dáng anh. Kỷ niệm về anh như một cuốn phim có cả nụ cười và nước mắt, được chị gói kỹ, cất riêng trong lòng. * * * 54 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

57 Qua Sơn, cậu bé khóc nhè vì khói than chiều nào, chị biết vợ anh đã mất gần mười năm. Chị chạnh lòng nghĩ cảnh anh một mình nuôi Sơn tới giờ. Dẫu sóng lòng đã lặng và quá khứ đã yên phận lùi vào chốn quên nhưng chị không thể dửng dưng, càng không thể khép lòng ngoảnh mặt khi tình cờ gặp của để dành của anh. Kín tiếng với tất cả, chị cố làm những điều có thể để giúp Sơn; cũng là để thanh thản với chính mình. Khổ là chàng trai không chiều ý chị. Trước hôm lên đường về nghỉ hè, một lần nữa, Sơn đảo lại điệp khúc trả tiền trọ. Bị chị từ chối, chàng trai ra mặt giận nhưng mắt ngân ngấn có nước. Khi những đám mây bàng bạc kéo ngang trời và những tà áo dài trắng của nữ sinh bay bay trên đường phố, chị phấp phỏng chờ Sơn. Chị cho quét vôi rồi mấy lần tự mình lau chùi căn phòng đầu hồi thoáng mát nơi Sơn ở. Người chẳng thấy nhưng chị lại nhận được thư. Thư anh - người ấy năm xưa của chị. Chị líu ríu mở thư, hồi hộp đến nghẹt thở.... Qua bạn bè và qua Sơn, tôi biết bà chủ nhà trọ chính là em. Xin cảm ơn những gì em đã dành cho cha con tôi. Nghe Sơn kể về em, tôi xúc động không kìm được lòng mình. Nhưng tôi lo, sự có mặt của cháu biết đâu lại khuấy động sự bình yên trong em và xa hơn là gia đình em. Vì lẽ đó, tôi đã bảo Sơn tìm nơi ở mới. Mong em hết sức thông cảm khi cháu ra đi mà chưa kịp quay lại chào gia đình.... Chị ngồi lặng, mắt nhìn về khoảng trời xa, mặc những giọt lệ lăn dài trên má. * Thơ Nguyễn Nhật Ánh VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 55

58 N É T Đ Ẹ P T ƯỜNG LINH Chỉ cách nay chừng vài chục năm thôi, ở vùng thôn quê Quảng Nam, và có lẽ là trên cả nước, hầu như nhà nào cũng phải có một khu vườn dù rộng hay hẹp. Vườn trồng nhiều rau trái hay nhiều hoa là tùy sở thích và điều kiện kinh tế của chủ nhân, nhưng chắc chắn là tất cả đều được chăm sóc kỹ và đều quyến rũ mọi loài chim. Có loại chim thường trú ngay trong vườn, có loại vãng lai tùy lúc khi trong vườn có quả chín hợp khẩu vị của chúng. Chim cu, chim sâu các loại thuộc diện thường trú. Chim cu ở vườn có hai loại là cu đất và cu ngói. Cu đất thường làm tổ trên nhánh mít, nhánh xoài. Tổ của nó rất sơ sài, chỉ vài lớp cỏ khô mỏng. Cu ngói làm tổ trên ngọn mấy cây cau lão cao nhất vườn. Buổi sáng, buổi chiều, vườn rộn vang tiếng cu đất gáy, cu ngói rúc. Tiếng gáy của cu đất thường kích thích đồng loại ở nơi khác bay đến, có khi đôi bên thân mật đối diện gù vang nhưng lắm lúc lại đá nhau chí tử rồi vườn ai nấy về. Hoàng anh là loại chim sâu nhỏ, lông vàng như gấm. Chúng thường kiếm ăn từng đôi, sáng chiều cần mẫn bắt sâu hết cây này sang cây khác, vừa nhặt sâu vừa kêu chiêm chiếp rất dễ thương. Chim chúp mũ, mà nhiều nơi gọi là chào mào, cũng thường đi từng đôi; nhiều lúc chúng kéo cả bầy khi phát hiện những hàng đậu đũa đã trổ bông. Chúng kêu nghe rất vui tai nhưng nếu không đuổi chúng bay đi thì mấy hàng đậu đũa chẳng còn bông nào. Chim sẻ nhỏ con, hiền lành, thường làm tổ trên các nóc nhà ngói. Chúng tìm ăn thóc rơi trên sân và các loại hạt nhỏ trên mặt đất khắp khu vườn. Nhỏ và đẹp là chim hút mật. Nó chỉ thăm vườn khi có bắp chuối đã xòe. Nó đậu bên trên hay bám dưới bắp chuối ngửa bụng lên để hút mật trong hoa chuối. Khi vườn có mít chín thì có cả bầy quạ bay về. Chúng kêu rân. Chủ vườn không kịp hái những trái mít chín ấy thì sẽ chẳng còn gì để hái. Chim gõ kiến bám vào những thân cây rồi cứ trèo ngược lên để mổ ăn kiến. Nếu nó mổ vào thân tre già thì tiếng vang rất xa, có lúc đổ hồi như người ta đánh mõ. Chim chích chòe chỉ đi kiếm ăn từng cặp chứ không tụ thành bầy. Người ta ít khi gặp tổ của chúng. Loại chim này rất lãng tử. Chúng kiếm ăn tại khắp các khu vườn, gặp lúc chiều xuống mà cả cặp còn chưa ra khỏi vườn thì chúng tìm một nhánh cây an toàn nào đó để ngủ lại qua đêm, sáng ra hót vang một hồi mới bay đi. Chim tu hú cũng lãng tử nhưng lại vô trách nhiệm. Chim mái thường đẻ trứng vào tổ của chim cà cưởng là loại chim vị tha, hót hay. Vậy nên dân gian có câu: Tiếc công cà cưởng tha mồi - Nuôi con tu hú lớn rồi bay đi. Vườn có hàng tre ắt có chim bù chao. Có hai loại bù chao. Bù chao bạc má hót hay, chỉ ở những lùm cây cạnh dòng suối tại các bìa rừng. Bù chao lùm mới làm tổ trong những hàng tre dưới đồng nội. Loại này không kiếm ăn trong vườn mà cả bầy bay đi tìm những nà mới trỉa bắp, những đám thổ mới xuống giống đậu phụng, đậu đen để moi hạt lên mà ăn. Tò mò theo dõi bầy bù chao lùm đang phá các nơi ấy thì thấy chúng nhảy mấy bước lại áp tai sát đất sau đó dùng chân đào đất lên để ăn hạt giống. Bà con nông dân cho rằng bù chao biết nghe chỗ nào có hạt giống trở mình trong đất. Vườn có hàng tre cũng là nơi chim chèo bẻo đậu trên các đọt măng vòi để ngắm trời và kêu chèo bẻo chẹt chào bình minh. Tiếng chim vịt kêu vào buổi chiều nghe buồn và khiến người đi xa thương quê nhớ kiểng như câu hát Chiều chiều chim vịt kêu chiều, bâng khuâng nhớ mẹ. Có khi nó kêu ba tiếng ngắn nghe như í cha chả í cha chả, có lúc nó xổ một tràng dài vít vít vít vịt vịt vịt Hiền lành và thân thiện với người nhất là chim khách. Người ta tin rằng bữa nào chim khách kêu trước nhà là sắp có khách đến Các loại chim không ở và tìm mồi trong vườn là cò trắng, cò lửa, mỏ nhác, chim cút ở đồng ruộng; chim quốc quanh quẩn các bờ ao; bìm bịp thường trú trên các lùm tre bên sông để chờ giờ kêu nước lớn; gà rừng, sáo sậu ở đồi; bồ nông, cồng cộc to xác độc chiếm các bàu nước Đầu mùa đông có những bầy sếu thiên di hàng trăm con bay ngang trời nhưng chúng chỉ quá cảnh chứ không dừng lại. Ở vùng thôn quê Quảng Nam cũng có hai loại ác điểu là diều hâu và ó, những loài vẫn là khắc tinh đối với các loài chim hiền và lũ gà con, vịt con ở dưới đất. Được cái là chúng có số lượng rất ít, lại cũng thường bị bầy chèo bẻo hiệp sĩ rượt đánh chí mạng Loài chim đêm quen thuộc nhất là cú mèo. Cái tên này thật đúng vì mặt của nó giống mặt mèo. Ban ngày, cú mèo đậu im trên tán lá rậm của những cây cao như cây thị lão ở vườn nhà, cây bồ đề cổ thụ tại vườn chùa, vườn miếu. Nó phải ẩn thân kỹ như vậy vừa 56 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

59 để ngủ, vừa sợ bầy chèo bẻo bắt gặp sẽ tấn công ngay. Chim chèo bẻo nhỏ con nhưng rất nhanh nhẹn, gan dạ và có mỏ sắc làm vũ khí. Khi bị đánh, cú mèo chỉ ráng tránh né và bay trốn chứ không thể đánh trả. Nó vốn chậm chạp, ban ngày nhìn rất kém, lại đơn độc trong khi chèo bẻo có cả bầy, càng lúc càng đông. Cú mèo không được người ở các làng quê thân thiện. Từ xưa, nó bị coi là giống chim báo điềm chẳng lành. Dân gian ta có cụm từ cú kêu ma ăn. Nhiều người tin rằng cú kêu liền ba tiếng tại xóm nào thì nơi ấy sắp có người chết. Thật ra, thành kiến với cú mèo cũng oan cho nó. Tuy bộ mặt, cặp mắt và tiếng kêu đều rất khó ưa nhưng nó là loài chim hiền. Mỗi ngày, khi mặt trời vừa lặn là nó bay đi kiếm ăn. Mồi của nó toàn các loại côn trùng có hại cho cây cối. Chim đớp muỗi có tài biết khoảng trống không gian nào đang tập trung nhiều muỗi. Thế là cả bầy chim đớp muỗi bay ngang, bay dọc trên vùng giàu lương thực ấy, mỏ con nào cũng há hoác ra để muỗi tuôn vào. Không có một dụng cụ diệt muỗi nào sánh kịp công năng về lĩnh vực này so với chim đớp muỗi. Ban đêm, chim đớp muỗi xuất hiện để săn mồi, nhưng ban ngày chúng ngủ trong núi sâu. To nhất trong mấy loại chim ăn đêm là dủ dỉ. Nó to hơn một con gà mái đẻ. Ban ngày, phần lớn dủ dỉ ẩn trong núi có cây cao. Thỉnh thoảng, người ta cũng thấy một vài con ngủ ngày trên vòm cao chót vót của cây cổ thụ gần bìa rừng hay nơi xa xóm làng. Nó đi kiếm ăn rất khuya thường là vào khoảng hai, ba giờ sáng. Nơi nào có dủ dỉ xuất hiện, người còn thức biết ngay vì nó kêu liên tục, tiếng kêu trầm, vang xa. Nó thường tìm những đám phân trâu trên đường đi của trâu bò để xơi các con giòi trong đó. Lắm khi nó vào tận chuồng trâu để kiếm ăn. Thời trước, người làng quê diễn âm vui theo tiếng kêu của dủ dỉ như kiểu đo đạc điền thổ: đông tây hai phía cận bìa rừng. Loài chim đêm thứ tư là chim vạc. Chúng thuộc họ cò. Đêm thật khuya, từ trong núi xa, bầy vạc bay qua các làng quê hướng về phía biển xa. Không ai nhìn thấy chúng nên chẳng biết bầy vạc có bao nhiêu con. Người ta chỉ nghe những tiếng quác quác rời rạc kéo dài trên không trung. Vào lúc gần rạng sáng, tiếng vạc lại vang lên theo chiều bay ngược lại. Chúng bay trở về núi. Bốn loại chim đêm quen thuộc ở thôn quê đều rất hiền nhưng ngày nay chẳng mấy nơi còn đủ. Mới chưa đầy nửa thế kỷ, nhiều loài chim nay đã vắng bóng. Sống ở thành phố không được nghe tiếng chim hót trong thiên nhiên cũng đành. Nhưng có những dịp về sống ở thôn quê hàng nửa tháng, nhiều lúc người ta vẫn ngơ ngẩn cảm thấy không hiểu có gì thiêu thiếu. Có khi chợt nhớ ra rằng không gian vắng tiếng chim. Chả trách bà con ta ở nông thôn rất quý mọi loài chim. Họ không chấp nhận những kẻ chuyên dùng súng săn và các loại bẫy đi lùng sục để hạ sát các giống chim có ích và làm đẹp cho đời VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 57

60 Màu vàng trong nỗi nhớ Hiện nay, theo những biến động của cuộc sống, việc người tu hành đi khất thực mỗi sáng đã không còn nữa. Tôi không biết vì sao, nhưng thực sự trong thâm tâm mình, tôi vẫn nghĩ việc khất thực theo đúng nghĩa nguyên bản của nó là một việc làm tốt, giàu lòng nhân ái, là sự san sẻ tình yêu thương giữa con người với nhau. Không hiểu sao, nhiều lúc ngồi một mình, tôi hay nhớ đến hình ảnh những bóng áo vàng lặng lẽ đi giữa ồn ào xe cộ của cuộc sống phố phường. Chợt nhớ một lần, hồi tôi còn sống ở Nha Trang, lúc đang đứng chỗ cây xăng chờ đến lượt thì thấy bên kia đường có ba chiếc bóng áo vàng lặng lẽ bên dòng xe cộ ồn ào xuôi ngược. Họ, những nhà tu hành khất thực giữa phố đông lại vừa như tách khỏi phố đông, đi giữa cuộc đời mà dường như ngoài cuộc đời, mải miết theo một lối riêng, lối đi của tâm linh, của những điều thánh thiện, cao cả. Thấy tôi chăm chú nhìn theo bóng những người tu hành mà quên cả mở nắp bình xăng, anh bán hàng khó chịu càu nhàu nhắc; còn kèm theo một câu châm biếm khi mấy nhà sư đã khuất ở phía ngã ba bên kia đường, ôi dào, cái bọn đi ăn xin bây giờ mà còn bày đặt đội lốt nhà sư. Có thể anh ta nói đúng, nhưng ngay cả trường hợp đó thực sự họ cũng không đáng trách đến vậy, bởi chắc chắn phải là bước đường cùng của kế sinh nhai họ mới phải giả làm nhà sư đi khất thực. Xét trên một góc độ nào đó, việc những người nghèo khổ phải đi kiếm từng miếng ăn bằng cách đóng giả người tu hành như thế phải chăng có lỗi một phần của chính chúng ta, những tế bào của cơ thể xã hội này. Tôi ngậm ngùi dời cây xăng với những suy nghĩ mung lung buồn vời vợi. Không riêng gì anh bán hàng mà phải nói có rất nhiều người vẫn nghĩ về những người khất thực như những người ăn xin. Thực ra, không phải như vậy. Theo tôi biết, khất thực là một việc làm cao 58 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

61 Đ OÀN ĐẠI TRÍ cả của đạo Phật, một mặt là giữ gìn truyền thống, mặt khác thể hiện rõ tinh thần của người tu hành theo Phật giáo, đã hoàn toàn từ bỏ của cải, chỉ giữ gìn thân mạng nhờ sự bố thí của đại chúng, và hành động khất thực chính là một hình thức thân giáo qua đó giúp người thực hiện việc bố thí có thể bớt được lòng tham, biết được sự từ bỏ, phát triển tinh thần vô ngã. Tôi biết rằng, mỗi sớm mai khi bình minh thức dậy, những nhà tu hành ấy đều đi khất thực; các vị ấy chỉ khất thực từ sáng sớm đến trước giờ ngọ. Họ đi một mình hay từng nhóm, lần lượt từ nhà này qua nhà khác không phân biệt, mắt nhìn xuống và chỉ yên lặng đứng trước mỗi cửa nhà xem thức ăn có được đặt vào bình bát hay không. Những người thực hiện hạnh bố thí chỉ cúng dường thức ăn đã nấu sẵn chứ không cúng dường đồ vật. Chấm dứt buổi khất thực, các vị Tỳ-kheo trở về tinh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Thức ăn trong bình bát cũng được chia thành bốn phần, một phần dành cho các bạn đồng tu nếu họ không xin được hay xin được ít, một phần san sẻ cho trẻ em, người già, hay những người cần được quan tâm khác, một phần dành cho các chúng sanh không phải loại người đang sống chung trong dục giới, người khất thực chỉ ăn một phần đủ để nuôi sống thân mạng, và xem thức ăn ấy như là thuốc chữa bệnh đói. Trước khi ăn, các vị Tỳ-kheo đều có nhận thức trong chánh niệm về ý nghĩa của việc thọ dụng thực phẩm và cầu nguyện cho chúng sanh được an lành. Một lần khác, khi đang ngồi uống cà phê cóc buổi sáng bên lề đường gần cầu Nguyễn Văn Trỗi, tôi cũng bắt gặp một chiếc bóng áo nâu sồng lặng lẽ, an nhiên mà tự tại giữa những hối hả đua chen của phố phường Sài Gòn khi cơn mưa đầu mùa đang kéo lại. Tách ra giữa dòng người ấy là hai cha con nhà kia, người cha dừng xe, cẩn thận lấy mấy trái cây trong giỏ cúi đầu và bỏ vào khay của nhà sư. Đứa trẻ, chắc tầm mười hai, mười ba tuổi gì đó cũng theo cha, cúi đầu nở một nụ cười chào vị tu hành. Sau khi chia tay, hai cha con lại tiếp tục cuộc hành trình bon chen của mình. Riêng đứa trẻ ấy vẫn ngây thơ ngoảnh lại nhìn nhà sư thêm lần nữa bằng đôi mắt treo veo thánh thiện, trong mắt cậu, tôi thấy những ước mơ giản dị mà khiêm nhường quá đỗi. Còn vị tu hành vẫn vậy, khoan thai giữa mấp mô của con đường phía trước. Một mình khất thực với nhân gian. Không hiểu sao, tôi luôn nghĩ rằng hình ảnh hai cha con và vị tu hành cùng cúi đầu chào nhau bữa ấy giữa hối hả những dòng xe cộ là một trong những hình ảnh đẹp nhất về tình người và lòng nhân ái. Ở đó, ta không bắt gặp giữa xin và cho mà là sự hiến dâng tự nguyện cao cả. Có thể, họ không chỉ gặp nhau ở đoạn đường đó, mà sau này, ở con phố khác hoặc giữa chốn Niếtbàn xa xôi, họ lại gặp nhau. Cái duyên trong trời đất thật ra không ai có thể đoán cho cùng. Không hiểu sao, tôi luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh người tu hành khất thực giữa phố đông, một màu vàng thanh cao mà bình dị đến lạ lùng. Bản thân những hình ảnh ấy nó mang trong mình sự tương phản mà lại tương đồng đến kỳ lạ. Đó là sự đối lập giữa cái thanh thản và sự phàm tục, giữa cái động và cái tĩnh, giữa cái chậm rãi và sự ồn ào, giữa khiêm nhường và sự phô trương. Tuy nhiên, nếu ngẫm kỹ ra thì nó lại không hoàn toàn là tương phản mà đó như một chiếc cầu nối giữa hai thế giới đạo và đời, một sự đồng cảm thiêng liêng giữa chúng sinh muôn loài, nơi gặp gỡ của những con người giàu lòng nhân ái, cùng một tâm tư vì sự cứu khổ của nhân gian. Tuy hình ảnh những nhà tu hành áo vàng đã không còn xuất hiện trong phố đông mỗi bình minh như trước nữa nhưng trong ký ức của tôi, vẫn nguyên vẹn những hình ảnh đẹp như sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời của chúng sinh muôn loài VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO 59

62 L à con trai duy nhất nhưng không theo mẹ và các chị ra nước ngoài định cư khi được bố bảo lãnh vào năm 1991, ở tuổi xấp xỉ bốn mươi, ba em lập gia đình và ở lại giữ gìn ngôi nhà mà ông nội em đã xây dựng; sau đó, sinh ra em và một đứa em trai, sống bằng tiền trợ cấp do ông bà nội và các cô của em từ Hoa Kỳ gửi về hàng tháng. Hầu như suốt ngày ba chỉ đọc sách chứ không làm gì cả. Má em gốc nhà giáo, từ khi có chúng em, bà đồng ý bỏ nghề, chỉ lo chăm sóc gia đình và nuôi dạy chúng em chu đáo. Lẽ ra, chúng em đã rất hạnh phúc, nhưng em vẫn buồn, vì mỗi tuần, ba em đều có vài lần gặp gỡ bạn bè uống bia đến say khướt mới về nhà vào lúc khuya. Mặc dù khi say ba em cũng rất đằm tính, nhưng không hiểu sao em vẫn có thái độ gần như xa lánh ông. Cuối năm 2009, cô Hai, người chị lớn của ba em, về thăm nhà. Tiếp xúc với cô, em biết cô sống độc thân và vẫn thường xuyên liên lạc với các bạn thời đi học, có người nay đang là Ni sư ở một ngôi chùa dưới Bà Rịa. Về Sài Gòn, cô có tham gia một vài công tác từ thiện. Cô hài lòng thấy các cháu không đua đòi lại học hành chăm chỉ; cô cũng biết rõ về lối sống của ba em và thái độ của em đối với ba. Cô khéo léo điều chỉnh tình trạng đó. Cô khuyên cả gia đình em quy y Tam bảo, tập ăn chay, và biết sống có ích. Cô mang về mấy tờ tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, đề nghị cả nhà cùng đọc rồi đặt báo thường xuyên cho chúng em. Lúc ấy, em thấy ba em có vẻ ngượng khi chị mình biết rõ sinh hoạt văn hóa trong nước hơn mình. Từ đó, em thường xuyên đọc VHPG. Trong thời gian cô Hai ở thăm một tháng, ba em không gặp bạn bè, nhưng khi cô đi khỏi, ông lại trở về với cách sinh hoạt cũ. Đọc VHPG được một thời gian, em nghiệm ra cách chuyển hóa bố mình. Em không xa lánh ông nữa. Thay vào đó, nhiều hôm em thức khuya chờ ba về, lấy nước nóng cho ba lau mặt, pha nước chanh cho ba uống dã rượu, trò chuyện với ba, giả vờ hỏi những chỗ chưa hiểu trong các bài viết được đăng trên VHPG. Thường thì ba phải hẹn hôm sau trả lời, và ba đã đúng hẹn. Khoảng nửa năm nay, ba em gần như đã bỏ được thú vui tụ tập rượu bia với bạn bè. Ba em và em thường xuyên trao đổi với nhau về những bài viết trên VHPG và cả những vấn đề xã hội khác. Em rất sung sướng thấy ba em thay đổi và nhận được ánh mắt hài lòng từ má em. Em chân thành cảm ơn những người đã làm nên Văn Hóa Phật Giáo, một tờ tạp chí thật sự có ích cho xã hội. Phạm Quỳnh Hoa, Trường ĐHKHXH&NV, TP.HCM V ợ chồng con gái tôi có việc bên chồng phải mang đứa con về quê, nhờ tôi mỗi tối lên ngủ để coi nhà ở Hóc Môn. Tối thứ Sáu tuần trước, tôi bận việc ở sở làm nên về nhà trễ. Ăn cơm xong là đã gần mười giờ, tôi sắp xếp quần áo mang lên nhà con định tắm rồi đi ngủ. Ra khỏi nhà chừng một lát thì trời mưa và cơn mưa càng lúc càng nặng hạt. Lên tới đầu ngõ vào ấp Trung Mỹ Tây thì mưa bắt đầu ngớt, nhưng nước đã ngập lênh láng. Ở một quãng đường, có một cái ao ngập nước choán gần hết đường đi. Tôi vừa lái xe qua phía trái định đi vào phần đường không bị ngập thì trông thấy một người đàn ông mặc áo tơi một tay cầm đèn pin, tay kia xách cái giỏ tre. Tôi vội lái xe đâm thẳng vào chỗ lội để tránh; không may, chỗ ấy nước ngập khá sâu và phần mép đường sát hố nước bị sạt lở khi bánh xe trước của xe tôi cán lên khiến tôi lạc tay lái, ngã hẳn xuống ao. Người đàn ông vội vàng đặt đèn pin và giỏ tre xuống bậc thềm căn nhà chỗ ông ấy đang đứng rồi lội xuống ao đỡ tôi dậy, phụ nâng chiếc xe của tôi lên. Thì ra ông ấy đã cố ý dừng lại nhường đường cho tôi và dùng đèn pin cảnh giác tôi rằng ao nước sâu mà tôi không hiểu. Dẫn xe của tôi ra đến chỗ không ngập nước, ông cẩn thận kiểm tra xe xem có nổ máy được không. Ông hỏi thăm tôi đi đâu và dặn thêm rằng trước mặt tôi cũng còn hai cái ao khá sâu nữa. Ướt và lạnh, nhận chiếc xe từ tay ông, tôi vội vàng phóng đi, không nói thêm lời nào. Trên đường, mặc dù rét run mà tôi cảm thấy ấm lòng, nhưng lại nhớ ra mình thật thiếu lịch sự khi chẳng nói được một câu cảm ơn. Xin VHPG giúp tôi chuyển đến người đàn ông tốt bụng ấy một lời cảm ơn muộn. Trần Thành Công, quận Gò Vấp, TP.HCM 60 VÙN HOÁA PHÊÅT GIAÁO

63 M Ó N C H A Y Su-lơ - trắng xanh, trộn hạnh nhân Su-lơ là một loại rau rất tốt cho sức khỏe. Su-lơ trắng giàu vitamin A, C, canci Đặc biệt su-lơ xanh chứa nhiều chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, có khả năng giúp ngăn ngừa bịnh tim mạch, ung thư, dạ dày Và để giữ lại nhiều dưỡng chất này của su-lơ, khi chế biến chúng ta chỉ nên nấu chín tới mà không nên hầm nhừ. Nguyên liệu: - Su-lơ trắng: 300gr - Su-lơ xanh: 300gr - Ớt chuông đỏ: 30gr - Củ kiệu khô: vài củ - Hạnh nhân (rang chín, cắt lát sẵn): 50gr - Giấm trái cây (giấm táo hoặc giấm chuối): 1 muỗng súp Gia vị: muối, tiêu, đường, dầu ăn HOÀNG ANH - PHÚ XUÂN Cách làm: - Su-lơ xanh, trắng: rửa sạch dưới vòi nước mạnh (để loại trừ bớt thuốc trừ sâu nếu có). Cắt miếng vừa ăn, trụng nhanh trong nồi nước đun sôi. Vớt ra, để ráo. - Ớt chuông đỏ: cắt sợi. - Củ kiệu khô: lột vỏ, chẻ lát mỏng. Phi thơm với 1 muỗng súp dầu ăn. - Hòa hỗn hợp: giấm, muối, tiêu, đường vừa ăn với dầu kiệu phi thơm. Bỏ su-lơ, ớt đỏ, hạnh nhân vào thố, rưới hỗn hợp trên vào trộn đều. Món su-lơ trộn hạnh nhân dùng kèm với các món chiên hoặc dùng như một món rau trộn trong bữa cơm. Ảnh: Võ Lộc

64

65 QUAÃNG CAÁO

66 QUAÃNG CAÁO Công việc kinh doanh hay kiếm tiền không phải là điều tôi đưa lên vị trí hàng đầu trong cuộc sống của mình trong lúc này. Tôi muốn dành tòan thời gian còn lại cho việc thực tập tâm linh. Tôi cần tìm người có trách nhiệm để nhượng lại toàn bộ các công ty, thương hiệu và dự án do tôi sáng lập ra, bao gồm: 1 công ty cổ phần chuyên về CNTT, truyền thông (thành lập năm 2002). 1 Công ty cổ phần chuyên về bảo trì, bảo hành (thành lập 2007). 1 công ty cổ phần chuyên về đào tạo và tư vấn (Thành lập 2009). Và các dự án khác. SỐ TIỀN TRÊN ĐƯỢC ĐƯA VÀO THỰC HIỆN DỰ ÁN TRUNG TÂM THIỀN TẠI VIỆT NAM Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: hoặc thiendoanhnhan@gmail.com * Thông tin trên được sự đồng ý của hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị. Đã phát hành Tập 2 Giá đồng Quyù ñoäc giaû coù nhu caàu QUAÛNG CAÙO Xin vui loøng lieân heä: Coâ Thu Söông ÑTDÑ: thusuong69@gmail.com Tạp chí của tất cả những ai chấp nhận tư tưởng Phật giáo, quyết tâm xây dựng một xã hội lành mạnh, hiền hòa và bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.

67 Nhà hàng Với các món ăn tinh khiết theo lối HUẾ thuần túy Địa chỉ: 11 TRẦN NHẬT DUẬT P. Tân Định, Q. 1, TP. HCM ĐT: Fax: info@tibrestaurant.com

68 Đón đọc Số 133 Phát hành ngày CÁC ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH: HÀ NỘI Cửa hàng sách Hồng Vân 74 Quán Sứ, Hà Nội ĐT: Cửa hàng Chân Tịnh 1 Chuyên viên Phòng Tổng hợp Trường Đại học Kiến trúc Km 10, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Liên hệ: Bà Nguyễn Thị Xuân ĐT: Cửa hàng Chân Tịnh 2 A38 TT8 khu đô thị Văn Quán, Hà Đông - Hà Nội Liên hệ: Bà Nguyễn Thị Xuân ĐT: THỪA THIÊN-HUẾ Anh Trần Văn Tý Tuệ Tĩnh đường Hải Đức 182 Phan Bội Châu, TP. Huế ĐT: ĐÀ NẴNG Chị Thủy, 200 Tô Hiến Thành, Q. Sơn Trà - TP. Đà Nẵng ĐT: Thượng tọa Thích Từ Nghiêm, chùa Phổ Đà 340 Phan Chu Trinh, TP. Đà Nẵng ĐT: Phòng Kinh sách chùa Pháp Lâm (Thành hội Phật giáo Đà Nẵng) 500 Ông Ích Khiêm, TP. Đà Nẵng ĐT: QUẢNG NGÃI Phòng phát hành Văn hóa phẩm Phật giáo 334 Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi ĐT: (chị Linh) BÌNH ĐỊNH Chùa Long Khánh Tỉnh Hội Phật giáo Bình Định, TP. Quy Nhơn - Bình Định LH: Anh Trần Ngọc Đạt ĐT: KHÁNH HÒA Chị Hương, Thư quán Hy Mã Lạp Sơn, chùa Long Sơn số 20 đường 23 tháng 10, TP. Nha Trang ĐT: NINH THUẬN Sư cô Mỹ Đức, Ban Văn hóa Ninh Thuận, chùa Diệu Nghiêm, số 54 đường 21 tháng 8, Phan Rang. Ninh Thuận. ĐT: DAKLAK Thầy Thích Nguyên Huấn, chùa Sắc tứ Khải Đoan, 117 Phan Bội Châu, TP. Buôn Ma Thuột ĐT: LÂM ĐỒNG Thầy Thích Minh Tuệ 90B/32 Vạn Hạnh P.8, TP. Đà Lạt ĐT: Nhà sách Duy Tân 31 đường 3 tháng 2, TP. Đà Lạt ĐT: BÀ RỊA-VŨNG TÀU Cô Vân, chùa Từ Quang 102 Hạ Long, P.1, TP. Vũng Tàu Bà Rịa-Vũng Tàu ĐT: Tịnh Thất Long Thiên Núi Dinh, xã Hội Bài, huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu LH: Sư cô Liên Đức. ĐT: SÓC TRĂNG Đại đức Thích Trung Hữu 22 Ngô Gia Tự, Sóc Trăng ĐT: CẦN THƠ Chị Tâm, Phòng phát hành 128 Nguyễn An Ninh, Q. Ninh Kiều, ĐT: Thầy Thích Minh Thông, chùa Phật Học, 11 Đại lộ Hòa Bình, TP. Cần Thơ ĐT: TIỀN GIANG Ni sư Tịnh Nghiêm, chùa Tịnh Nghiêm 145 ấp Mỹ An, xã Mỹ Song, TP. Mỹ Tho ĐT: Đại lý Mây Hồng, 57 Lý Thường Kiệt TP. Mỹ Tho ĐT: VĨNH LONG Nhà sách Khánh Tường 135B đường 2 tháng 9, P.1 thị xã Vĩnh Long ĐT: (Chú Tư Nở) TP. HỒ CHÍ MINH Tại tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8, Q. 3 ĐT: VĂN HÓA PHẬT GIÁO đã có mặt tại các phòng phát hành Kinh sách và các sạp báo trong thành phố. Giá: đồng PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 1 VÀ 15 HÀNG THÁNG

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers Candidate number First name La BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 27/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Flyers 1 NGUYEN THACH TUONG ANH 12/05/2008 5 4 5 14 2 VO GIA BAO 18/05/2008 4 4 5 13 3 NGUYEN

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T

BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG T BQ KHOA HOC VA CONG NGHE CQNG HOA XA H0I CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap - Tu* do - Hanh phiic S6: 12/2015/TT-BKHCN Ha Mi, ngay 20 thdng 7 nam 2015 THONG TIT Quy dinh ve phan tich an toan doi \m nha may dien

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Pre-Intermediate 1 1 Tran Duy Anh 9.3 8.5 8.4 9.6 9.8 10.0 9.8 10.0 9.4 A 2 Nguyen Tang Hieu 9.3 9.2 9.4 9.4 9.6 9.3 9.7 9.7 9.5 A 3 Nguyen Duc Thuong Ct Lina 9.6 7.5 8.8 9.3 9.9 9.7 7.8 9.9 9.1

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi TÀI LIỆU DỊCH TLD-11 TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY CÙNG XÂY DỰNG VÀNH ĐAI KINH TẾ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THẾ KỶ XXI Cơ quan ban hành: Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế TRl/CSNG DAI HOC KINH TE Q U O C DAN KHOA THLfflNG MAI VA KINH TE QUOC TE' Chu bien: PGS. TS. NGUYEN THlTA LOC WIMAN (XMf; NHA XUAT BAN DAI HOC KINH TE Q UO C DAN TRLTCJNG DAI HOC KINH TE QUOC DAN KHOA

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà),

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà), Gia đình, gia thất Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 Lucky draw entries for Lucky Draw Program for cycle

More information

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện 0000023981 u EN THI KIM LOAN (Chu bien) HI HANH, LE THI NGUYET a * a a QUY TAC MO TA TAI LIEU THU5VIEN I a t NHA XUAT BAN THONG TIN VA TRUYEN THONG ThS. N G U Y E N THI KIM LO AN (Chu bien) PH A M TH I

More information

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển r- 5. PHAM TAT DONG (C h u b ie n ) CK.0 0 0 0 0 6 0 0 3 9 Miroi n a m DDI MOI VA PHAT TRIEN n h A x u a t b a n k h o a h o c XA HOl HA NOl-1997 GS. PHAM TAT DONG (Chii bien) KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd NGUN T LIU CA HC KHU StudentServices(SpecialEducation)5032618209 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/studentservices/ EnglishasaSecondLanguageandEquity5032618223 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/esl/

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

Liêt Tử Và Dương Tử

Liêt Tử Và Dương Tử Liêt Tử Và Dương Tử Tác giả: Thể loại: Trung Hoa Website: Date: 24-October-2012 Trang 1/54 NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU Trước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII),

More information

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1

TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 1 TRlTONG DAI HOC LAM NGHIEP TRUING THPT LAM NGHIEP C0NG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc ' S6: ////)7TB-THPT-VP Ha Noi, ngay 15 thang 5 nam 2019 THONG BAO TUYEN SINH VAO LOT 10

More information

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ T H I Ệ N Q U A N G TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI IN LẦN THỨ NHẤT Nhà xuất bản San Martin, California, USA Vía Đức Quan Âm 19-9 Giáp Ngọ (2014) 2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: 1 4 8 /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 BAO CAO TINH HINH QUAN TRI CONG TY 06 THANG DAU NAM

More information

Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer

Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer Eyes of Compassion Relief Organization Ngày Nhận Check Date Tỉnh bang Province USD CAD VND Người Đóng Góp - Benefactor Chuyển tiền 16/01/2017 Transfer date Rate: 22735 20-Dec-16 Phac Nguyen CA 400.00 23-Dec-16

More information

sdf.cdr

sdf.cdr CRYPTOPROFILE WHITE PAPER www.cryptopr.io 1 MỤC LỤC Tóm tắt Vấn đề và tình hình thị trường Tình hình thị trường.. Các vấn đề trong ngành công nghiệp tiền điện tử Vấn đề Cơ h i và u mô thị trường.... u

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information