Phat giao - Tran Trong Kim.indd

Size: px
Start display at page:

Download "Phat giao - Tran Trong Kim.indd"

Transcription

1

2 PHẬT GIÁO Trần Trọng Kim Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB số /CXB/68-21/TG In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.

3 TRẦN TRỌNG KIM PHẬT GIÁO NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

4 LỜI NÓI ĐẦU Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chốn Niết-bàn yên vui. Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về tín ngưỡng và hành vi trong sinh hoạt của dân ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời. Đời là biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là cùng tận. Sự biến hóa tuần hoàn ấy, kể thực ra không có gì là chuẩn đích nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu; cái bây giờ ta cho là 5

5 LỜI NÓI ĐẦU hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở, hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta mê hoặc. Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong chỗ tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi một học thuyết có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên cách luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau. Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong Tam giáo cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản, cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay là thái hư, 1 danh hiệu tuy khác, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng Tử nói ở thiên Hệ từ trong Kinh Dịch rằng: Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự. 2 1 Có vẻ như tương đồng với Tánh Không (Sunyatā) trong Phật giáo Đại thừa. 2 天下同歸而殊塗, 一致而百慮 - Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cùng về một chỗ; trăm lo, nhưng về một mối. 6

6 LỜI NÓI ĐẦU Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy, thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những ảo tưởng vô thường mà thôi. Vạn vật đã là ảo tưởng, thì cuộc đời có khác chi những vở tuồng ở trên sân khấu, bày ra đủ mọi trò rồi lại biến mất. Cho nên xét đến cùng thì Nho, Đạo và Phật đối với cuộc đời đều có cái tư tưởng như thế cả. Song Nho giáo thì cho rằng dù thế nào cũng là bởi cái lý tự nhiên, mà đã sinh ra làm người để diễn các trò tuồng, thì ta hãy cứ đóng các vai trò cho khéo, cho giỏi, khỏi phụ cái tiếng ra đóng trò. Đạo giáo thì cho rằng đã là trò tuồng, ta nên tìm chỗ yên lặng để ngồi mà xem, tội gì ra nhảy múa cho nhọc mệt. Phật giáo thì cho rằng các trò tuồng là nguồn gốc sự đau buồn khổ não, lăn lộn vào đó làm gì cho thêm buồn thêm khổ, chi bằng tìm lối ra ngoài những cuộc múa rối ấy, đến nơi yên vui thảnh thơi, khỏi phải ở những chỗ ô trọc xấu xa. Cái ví dụ giản dị ấy có thể biểu lộ được những khác biệt về thái độ và nền tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nho giáo thì hướng về đạo xử thế, Đạo giáo và Phật giáo thì hướng về đạo xuất thế. Song Đạo 7

7 LỜI NÓI ĐẦU giáo vẫn ở trong sự biến hóa càn khôn, mà Phật giáo thì ra hẳn bên ngoài càn khôn. Đó là nói cái đại thể, chứ tựu trung ba học thuyết ấy, học thuyết nào cũng có chỗ nhập thế gian và xuất thế gian. Ngay cái học thiết thực như Nho giáo mà cũng có người như Nguyên Hiến chịu an bần lạc đạo, 1 không thèm ganh đua danh lợi ở đời; mà trong những người tin theo Đạo giáo hay Phật giáo, thường cũng thấy có người cúc cung tận tụy với việc đời để cứu nhân độ thế. Vậy thì Tam giáo tuy có khác nhau ở chỗ lập giáo và hành đạo, nhưng lên đến chỗ cùng tột tuyệt đối thì cùng gặp nhau ở chỗ lý tưởng, cho nên vẫn dung nạp được nhau. Đó là cái đặc sắc của các tôn giáo ở Á Đông. Nhân khi Hội Phật giáo ở Bắc Việt thành lập, tôi có đọc mấy bài diễn văn nói về Phật giáo. Sau vì loạn lạc, sách vở bị đốt cháy, tôi về Sài Gòn nhặt được ba bài, xếp thành một tập, mong có ngày in ra được để tín đồ nhà Phật có thể xem mà suy xét thêm về cái đạo rất mầu nhiệm ở trong thế gian này. TRẦN TRỌNG KIM 1 An bần lạc đạo: Sống yên trong cảnh nghèo mà vui mối đạo. 8

8 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH Nam mô A-di-đà Phật, Thưa các cụ và các bà, Thưa các ngài, Từ khi Hội Phật giáo thành lập đến giờ, các sư cụ trong ban đạo sư đã thuyết pháp và giảng kinh mấy lần rồi. Nay đến lượt chúng tôi được Hội cử ra nói chuyện hầu các cụ và các ngài, tôi xin nói câu chuyện: Phật giáo đối với cuộc nhân sinh. Đem cái đạo lý của một tôn giáo rất rộng và rất khó như đạo Phật mà nói trong chốc lát, thì thật không phải việc dễ. Nhưng vì đây là ở trước Tam bảo, nhờ có cái đức từ bi vô lượng của Phật, thì dù tôi có vụng về hay sai lầm thế nào nữa, chắc các cụ và các ngài cũng thể lòng đức Phật mà dung thứ cho. Vậy nên tuy biết là khó mà không lo ngại lắm. Trong câu chuyện tôi sẽ nói có bốn đoạn: Đoạn đầu nói qua các mục đích tại sao mà lập ra Hội này, đoạn 9

9 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO thứ hai nói lược qua lịch sử của Phật tổ Thích-ca, đoạn thứ ba nói mấy điều cốt yếu trong Phật pháp, đoạn sau cùng xét xem đạo Phật quan hệ đến cuộc nhân sinh là thế nào. Tôi sẽ cố sức nói vắn tắt và dễ hiểu, để khỏi phụ tấm lòng sốt sắng của các cụ và các ngài đã chịu khó đến nghe đông đúc như thế này. Tôi rất lấy làm hân hạnh và xin có lời thành thật cảm tạ các cụ và các ngài. Chúng tôi sở dĩ lập ra Hội Phật giáo này là vì mấy lẽ sau, tôi tưởng cũng nên nhắc lại để bà con trong Hội hiểu rõ. Người ta ở đời bao giờ cũng cần phải giữ sao cho phần tinh thần và vật chất được điều hòa với nhau, thì sự sinh hoạt của ta mới được mỹ mãn, bởi vì phần tinh thần có mạnh mẽ, minh mẫn thì phần vật chất mới được khỏe khoắn, tốt tươi. Phần vật chất thuộc về hình thể, quan hệ đến hình thức của mọi sự vật; phần tinh thần thì không có hình, phải nương vào vật chất để phát hiện ra. Song phải có tinh thần thì sự hành động của vật chất mới có nghĩa lý. Cũng vì thế, cho nên bất kỳ xã hội nào cũng có những tôn giáo hay là những tư tưởng cao siêu nào đó để chủ trương sự sinh hoạt của loài người. Những tôn giáo và những tư tưởng ấy đều phải căn cứ vào một tôn chỉ nào có ý nghĩa cao minh và rõ ràng để người ta tin mà theo. Cái 10

10 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH tôn chỉ ấy lại phải thích hợp với tính tình và trình độ nhiều người, thì lòng tin của người ta vào nó mới chắc chắn, vững bền. Vậy trong các tôn chỉ dễ hiểu, dễ theo, thì không gì bằng tôn chỉ của các tôn giáo, người ta thường lấy để làm chỗ quy túc, nghĩa là chỗ kết thúc, chỗ nương tựa cuối cùng. Nước Việt Nam ta có đạo Nho và đạo Phật là phổ thông hơn cả. Hai đạo ấy đều có tôn chỉ rất cao và lại có ý nghĩa rất hay về đường thực tiễn. Nhưng Nho thì lấy cái lẽ tự nhiên của tạo hóa làm gốc, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chỗ quy túc, mà Phật thì lấy sự giải thoát ra ngoài tạo hóa làm mục đích, lấy Niết-bàn tịch tĩnh làm chỗ quy túc. Bởi thế cho nên Nho thì chú trọng ở việc xử thế mà ít nói đến sự sống chết, Phật thì chú trọng ở việc xuất thế và hay nói về sự sống chết. Việc sống chết là một vấn đề tự cổ chí kim, tự đông chí tây. Biết bao nhiêu những bậc trí tuệ, tài giỏi đã cố hết sức tìm tòi mà vẫn không giải quyết được, cho nên vấn đề ấy vẫn luôn ám ảnh trong lòng người ta. Thường thì những người trí thức có thể nhờ vào tư tưởng của mình mà an ủi, nhưng đa số trong quần chúng đều không muốn có sự hoài nghi về điều đó, người ta chỉ cầu lấy có cái cơ sở nào có thể tin được để tin cho yên. Bởi vậy đa số mọi người đều cần có tôn giáo. 11

11 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Đạo Phật là một tôn giáo mà dân ta từ xưa nay vẫn tin theo rất nhiều, vì đạo ấy có hình thức dễ khiến người ta tin được. Còn về đạo lý của nhà Phật thì có nhiều ý nghĩa sâu xa. Hiện những nhà học thức trong thiên hạ cũng đã kê cứu tường tận và đều nhận là một đạo rất cao, rất hay. Vậy một tôn giáo có phần rất cao thâm, rất phổ thông mà lại thấm thía vào tủy não người mình đã bao nhiêu đời nay, người trong nước hầu khắp từ Nam chí Bắc, ai ai cũng tín ngưỡng và sùng bái, thì tất là có ảnh hưởng đến sự làm ăn hằng ngày của ta. Một cái đạo có thế lực về đường tinh thần sâu xa như thế, thì sao ta không cố gắng làm cho nó sáng rõ ra, khiến những tín đồ biết rõ cái đạo của mình tin và biết cách ăn ở cho phải đạo, để bớt được những sự khổ não trong đời? Chẳng hơn là cứ bo bo ở chỗ vật chất nông nổi, hẹp hòi, biến đổi vô thường, nay thế này, mai thế khác, làm cho người ta bơ vơ không biết bấu víu vào đâu, tựa như chiếc thuyền lênh đênh giữa dòng, không biết đâu là bờ là bến hay sao? Bởi những lẽ ấy cho nên chúng tôi rủ nhau lập nên hội Hội Phật giáo này, chủ ý là muốn làm cho sáng cái đạo đã mờ, muốn trau chuốt cho đẹp đẽ hơn trước và lại thích hợp hơn với sự nhu yếu của người đời. Nói thật tình thì ngày nay nói đến đạo Phật, phần nhiều người vẫn tưởng là theo đạo Phật chỉ cần những ngày rằm, mồng một nhớ ăn chay và đến chùa lễ Phật 12

12 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH mà thôi, ngoài ra không mấy người hiểu đến cội nguồn đạo Phật là thế nào, không biết đạo lý sâu nông ra sao, thậm chí có kẻ ngày ngày miệng niệm Phật, tay lần tràng hạt, mà bao nhiêu hành động đều trái hẳn với đạo Phật. Đó chẳng qua là cái tập tục của người mình, chỉ theo thói thường mà làm, chứ không để ý suy nghĩ đến nghĩa lý của những việc mình làm. Ấy cũng là một điều ta nên lưu tâm để tìm cách sửa đổi. Ta vẫn nghe nói và biết rằng đức Phật là từ bi bác ái, cứu nhân độ thế, nhưng thường chưa dễ mấy người đã hiểu nghĩa chữ Phật là thế nào! Chữ Phật do tiếng Phạn 1 là Buddha. Khi đạo Phật truyền sang Trung Hoa, người Trung Hoa phiên âm chữ này là Phù-đồ ( 浮屠 ) hay là Phật-đà ( 佛陀 ). 2 Về sau, chữ Phật-đà được dùng phổ thông hơn, và theo tiếng độc âm của Trung Hoa mà gọi tắt là Phật ( 佛 ). Chữ Buddha dịch theo nghĩa chữ Hán là giác giả ( 覺者 ), nghĩa là người tỉnh giác, hiểu biết. Giác giả là người biết rõ đến tận nguồn gốc các sự vật ở trong vũ 1 Sanskrit, một ngôn ngữ được dùng ở Ấn Độ từ trước thời đức Phật, còn gọi là Bắc Phạn. Ngoài ra còn có ngôn ngữ Pali gọi là Nam Phạn. 2 Cũng từ chữ này, khi trực tiếp truyền sang nước ta vào khoảng thế kỷ thứ nhất, được dân gian đọc là Bụt-đà, sau đó nói tắt lại là Bụt. 13

13 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO trụ. Vậy Phật là đấng thánh nhân biết rõ hết thảy các lẽ của tạo hóa và có thể chỉ bảo cho ta giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Các bậc giác giả đều là Phật, nhưng đức Phật khai sáng đạo Phật là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đản sinh ở Ấn Độ. Ngài thuở chưa xuất gia, tên húy là Tấtđạt-đa, 1 họ là Cồ-đàm, 2 con vua Tịnh Phạn, 3 tại một xứ ở phía Bắc Ấn Độ 4 thời bấy giờ. Cứ theo những sách của nhà Phật, thì ngài đã tu đến vô số kiếp rồi mới lên đến bậc Bồ Tát ở trên tầng trời Đâu-suất, giáo hóa các vị thần thánh ở đó. Ngài chờ đến ngày đản sinh và tu một kiếp nữa là thành Phật. Bởi vì theo vũ trụ quan của đạo Phật thì ở trên trời có nhiều tầng, mà các vị thần thánh ở trên vẫn còn trong vòng sinh diệt, chỉ có Phật mới hoàn toàn giải thoát ra khỏi luân hồi. Ngày mồng tám tháng tư là ngày đức Phật Thíchca đản sinh, vào đời vua Linh vương nhà Chu bên Trung Hoa, vào khoảng hơn 500 năm trước Tây lịch, 5 1 Tiếng Phạn là Siddhārtha. 2 Tiếng Phạn là Gotama. 3 Tiếng Phạn là Śuddhodana. 4 Vùng đất này ngày nay thuộc nước Nepal. 5 Ngày nay, theo sự thống nhất của Phật giáo thế giới thì năm Phật đản sanh là năm 563 trước Công nguyên, và ngày đản sinh theo âm lịch là ngày trăng tròn, tức ngày rằm tháng tư. 14

14 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH cũng gần như đồng thời với Lão tử và Khổng tử. Khi ngài vừa sinh ra thì có ông tiên đến xem tướng, 1 nói ngài có 32 tướng lạ, nếu ngày sau không xuất gia đi tu đạo thì ngài sẽ làm vua cả thiên hạ; nếu ngài đi tu thì thành chánh quả. Ngài sinh được 7 ngày thì bà mẹ mất, 2 bà dì nuôi. Ngài lớn lên đến 10 tuổi, thông minh lạ thường và có sức khỏe tuyệt luân. Vua Tịnh Phạn lập ngài lên làm thái tử và vẫn lo ngài xuất gia đi tu, cho nên vua đặt ra các thứ vui chơi để ngài không nghĩ đến việc đi tu đạo, và cấm không cho ai được để ngài trông thấy điều gì buồn khổ. Năm ngài 17 tuổi thì lấy vợ, về sau lại có con. Nhưng cái tiền duyên đã định, nhà vua dù muốn giữ gìn thế nào cũng không được, tự nhiên có những cơ hội như giục ngài phải đi tu đạo để thành Phật. Như khi ngài mới 10 tuổi, một hôm theo phụ vương đi xem dân làm ruộng, 3 ngài thấy người cày ruộng chân lấm tay bùn, mình mẩy nắng cháy nám đen, mồ hôi tuôn chảy nhọc mệt vô cùng; con trâu con bò thì phải kéo cày rất khổ sở, mũi bị dây xỏ, mình bị roi đánh; chỗ đất 1 Vị tiên nhân này tên là A-tư-đà (Asita). 2 Tức hoàng hậu Ma-da (Māyā). 3 Đó là dịp tổ chức lễ Hạ điền vào đầu vụ mùa, vua đến tham dự để cày đường cày đầu tiên dưới ruộng. 15

15 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO cày lên, thì bao nhiêu sâu bọ phơi bày ra, chim chóc trên trời bay xuống tranh nhau mổ nuốt. Ngài thấy cái cảnh khổ của chúng sinh như thế, lấy làm thương xót lắm, bèn bảo những người theo hầu lui ra để ngài ngồi một mình ở gốc cây mà suy nghĩ. Đến năm 19 tuổi, một hôm ngài đi xe ra ngoài thành về phía cửa đông, thấy một người đầu bạc lưng còng, chống gậy đi ra vẻ nhọc mệt. Ngài hỏi các quan đi theo hầu rằng: Người ấy sao lại khác với chúng ta? Các quan thưa vì đó là người già. Thế nào là già? Thưa rằng: Người ấy xưa kia đã từng qua thời thơ dại, sau thành đồng tử, thành thiếu niên, rồi cứ biến đổi mãi, dần dần đến khi hình biến sắc suy, ăn uống không tiêu, khí lực kém hèn, đứng ngồi rất là khổ sở, sống chẳng được bao lâu, cho nên gọi là già. Lại hỏi: Có một người ấy như thế, hay là hết thảy ai cũng thế? Thưa rằng: Làm người ai cũng thế cả. Ngài nghe lời ấy, trong lòng khổ não, tự nghĩ rằng: Năm qua tháng lại, cái già đến nhanh như chớp. Ta dù phú quý cũng không khỏi được. Bản tính ngài đã không thích cảnh thế tục, nay lại trông thấy sự khổ của loài người, càng thêm buồn bã, bảo quay xe về cung, nghĩ ngợi không vui. Cách ít lâu ngài đi xe ra chơi ngoài cửa nam, thấy một người có bệnh, bủng beo vàng vọt, đứng ngồi 16

16 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH không được, phải có người dìu dắt. Ngài hỏi, thì các quan hầu kể cái khổ về bệnh tật của loài người. Ngài lại buồn bã mà trở về. Được mấy hôm, ngài đi xe ra chơi ngoài cửa tây, thấy cái xác người chết, có bốn người khiêng, theo sau là những người đầu bù tóc xõa, kêu gào khóc lóc. Ngài hỏi, thì các quan hầu lại kể cái khổ về sự chết. Ngài lại buồn bã mà trở về. Lần sau cùng ngài đi ra ngoài cửa bắc, gặp một người tu hành, tóc râu cạo sạch, mặc áo nhà tu, một tay bưng bình bát, một tay cầm tích trượng, dáng điệu trang nghiêm, thanh thản, ngài đến gần hỏi là ai. Người ấy đáp rằng: Ta là tỳ-kheo. Hỏi: Thế nào gọi là tỳ-kheo? Đáp: Tỳ-kheo là người lìa bỏ cảnh sống thế tục, sống cuộc sống không nhà cầu tìm đạo giải thoát. Ngài nghe nói cái công đức của người tu hành như thế, liền nói to lên rằng: Hay thay, hay thay! Ta quyết theo cuộc sống như thế. Lần ấy ngài vui vẻ mà trở về, và quyết chí xuất gia tìm đạo. Ấy là do nhân duyên từ trước mà ngài trông thấy những cảnh khổ là cảnh già, cảnh bệnh tật và cảnh chết, và lại trông thấy cảnh tu hành để giải thoát hết thảy những cái khổ ở đời. Nửa đêm ngày mồng bảy, sáng mồng tám tháng hai, trong khi mọi người còn ngủ say cả, ngài sai tên hầu ngựa đóng ngựa cho ngài 17

17 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO đi ra phía bắc. Khi ra khỏi cửa thành, ngài phát thệ rằng: Nếu ta không dứt hết được sự ưu bi, khổ não về sự sinh, lão, bệnh, tử, không được A-nậu-đa-la Tammiệu Tam-Bồ-đề, 1 thì ta không về qua cửa này nữa. Thái tử Tất-đạt-đa bỏ nhà, bỏ nước đi tu, đi về phía núi Tuyết sơn, cắt tóc đổi áo, cho tên hầu ngựa về tạ lỗi với phụ vương, rồi một mình vào rừng đi tìm những bậc tu tiên để hỏi đạo. Vua Tịnh Phạn khi biết thái tử đã xuất gia rồi, sai các quan đại thần đi khuyên ngài về, ngài lập chí nhất quyết không về. Ngài đi khắp các nơi, học hết các đạo thời bấy giờ, nhưng không có đạo nào giải thoát được sự khổ. Sau ngài cùng với bọn Kiều-trần-như năm người, vào rừng tĩnh tọa mà suy nghĩ để quan sát cái căn nguyên sự khổ của chúng sinh. Ngài tu theo lối khổ hạnh ở chỗ ấy sáu năm, ăn mỗi ngày mấy hạt vừng và mấy hạt gạo, về sau thân thể gầy còm, rất là nhọc mệt. Ngài tự nghĩ rằng: Ta tu khổ hạnh như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta vẫn chưa phải, chi bằng ta phải theo trung đạo, nghĩa là theo con đường giữa, không say mê việc đời và cũng không khắc khổ hại thân, cứ ăn uống như thường, rồi mới thành đạo được. Ngài nghĩ thế rồi xuống sông tắm rửa, lại nhân có người đàn bà đi chăn bò đem sữa dâng cho ngài. 1 Tiếng Phạn là Anuttara-samyak-saṃbodhi, Hán dịch là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ( 無上正等正覺 ). 18

18 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH Ngài dùng sữa rồi, thấy trong người khoan khoái, tỉnh táo lắm. Bọn Kiều-trần-như thấy ngài bỏ khổ hạnh, tưởng ngài đã thoái chí, đều bỏ ngài mà đi tu chỗ khác. Ngài một mình đi đến chỗ cây Bồ-đề, lấy cỏ làm chiếu mà ngồi, lập nguyện rằng: Nếu không thành chánh quả, quyết không đứng dậy khỏi gốc cây này. Ngài ngồi dưới gốc cây bồ-đề trong suốt 49 ngày đêm, suy nghĩ về cái khổ của chúng sinh. Đến đêm ngày mồng 8 tháng 12 thì ngài hoát nhiên ngộ đạo, thành tối chánh giác, tức là thành Phật. Bấy giờ ngài vừa 35 tuổi và lấy hiệu là Phật Thích-ca Mâu-ni. Trong các kinh sách thường gọi là đức Thế Tôn hay đức Như Lai. Ta cũng nên tìm hiểu nghĩa hai chữ ngộ đạo. Chữ ngộ dùng về đường tu luyện hay học vấn, là trước hết cần phải đem hết cả tinh thần chú ý vào một điều gì rất lâu ngày, rồi có một lúc bất thình lình ở trong trí não tự nhiên sáng bừng lên, thấy rõ hết các lẽ thật mà xưa nay mình nghĩ ngợi hay là tìm kiếm không thấy. Lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngộ đạo, chính là lúc ngài thấy rõ Tứ thánh đế 1 và Thập nhị nhân duyên cùng mọi lẽ thật rốt ráo khác, ấy là được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề vậy. 1 Tức là Tứ diệu đế, bốn chân lý không gì thay đổi được. Đó là các chân lý về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 19

19 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Ngài thành đạo rồi, còn ngồi ở gốc cây 7 ngày nữa, tự nghĩ rằng: Ta ở chỗ này thấy rõ hết thảy, không sót gì cả, thế là bản nguyện viên mãn rồi. Nhưng pháp này rất sâu, khó hiểu, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ được mà thôi. Còn như chúng sinh vì tham dục, sân nhuế, ngu si và tà kiến che lấp, thì làm sao hiểu được pháp này? Nếu ta chuyển pháp luân, 1 thì e rằng chúng sinh vì mê hoặc nên đã không tin theo lại còn phỉ báng, phải sa vào ác đạo, chịu mọi điều đau khổ. Chi bằng ta cứ im lặng mà vào Niết-bàn. Lúc ấy Đại Phạm-thiên 2 và Đế-thích 3 ở trên cõi trời thấy ngài đã thành chánh quả, mà cứ ngồi yên không chuyển pháp luân, trong lòng lo buồn, liền xuống bạch Phật rằng: Thế Tôn ngày xưa vì chúng sinh ở chỗ sanh tử, bỏ đi tu hành, chịu mọi điều khổ để rộng tu đức bản, đến nay thành được vô thượng đạo, sao ngài lại không đi thuyết pháp? Chúng sinh cực khổ ở chỗ tối tăm, đắm đuối trong vòng sanh tử, vậy xin Thế Tôn vì chúng sinh mà lấy sức đại tự tại 4 1 Chuyển pháp luân: nghĩa đen là chuyển bánh xe Pháp, tức là bắt đầu việc thuyết giảng giáo pháp, khiến cho Chánh pháp được lưu chuyển khắp nơi. 2 Tiếng Phạn là Brahmā. 3 Tiếng Phạn là Indra. 4 Sức đại tự tại: sức mạnh không có sự ngăn ngại, có thể làm hết thảy mọi việc theo ý muốn. 20

20 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH chuyển diệu pháp luân. 1 Đế-thích cũng kêu nài, Phật mới thuận đi thuyết pháp. Song ngài còn nghĩ nên đi thuyết pháp ở đâu trước. Ngài nghĩ đến bọn Kiều-trần-như năm người trước đã theo ngài tu luyện rất cần khổ, ngài bèn đi đến độ cho những người ấy. Nhưng năm người ấy thấy ngài đến, bảo nhau rằng: Người kia trước đã bỏ khổ hạnh, chạy theo cái vui thích của sự ăn uống, chắc là không có tâm cầu đạo. Nay lại đến đây, chúng ta đừng đứng dậy nghênh tiếp. Năm người ấy bảo nhau như thế, rồi cứ ngồi yên, nhưng khi Phật đến nơi, năm người trông thấy Phật, thần thái trang nghiêm, bất giác đều đứng cả dậy làm lễ chào mừng. Phật đem Tứ thánh đế mà thuyết pháp cho bọn Kiều-trần-như nghe. Chữ đế ( 諦 ) có nghĩa là lời dạy chân thật, chân lý. Tứ thánh đế ( 四聖諦 ) là bốn lời dạy chân thật và thiêng liêng. Đại lược ngài nói rằng: Khổ 2 phải nên biết, Tập 3 phải nên dứt, Diệt 4 phải nên chứng, 1 Chuyển diệu pháp luân: Thuyết giảng giáo pháp rất vi diệu. 2 Mọi sự khổ ở đời phải biết nhìn nhận đúng thật, như sanh, già bệnh, chết, mong cầu không được như ý, xa lìa người yêu dấu, gần gũi người oán hận... đều là những việc khổ, mà người đời không chịu nhận ra, vẫn mãi chạy theo những niềm vui tạm bợ để quên đi. 3 Tập: Những nguyên nhân gây ra, dẫn đến khổ đau. 4 Nguyên nhân gây khổ có thể trừ bỏ, nên khổ có thể được dứt trừ. 21

21 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Đạo 1 phải nên tu. Hễ đã biết được khổ, đã đoạn được tập, đã chứng được diệt, đã tu được đạo, thì được Tammiệu Tam-Bồ-đề. 2 Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo là bốn thánh đế. Hễ ai không biết bốn diệu pháp ấy thì không sao giải thoát được. Bởi vì bốn thánh đế ấy là thật, là chân: Khổ là thật có khổ, tập là thật có tập, diệt là thật có diệt, đạo là thật có đạo. Bọn Kiều-trần-như nghe lời thuyết pháp ấy đều xa bỏ trần cấu, được Pháp nhãn tịnh, 3 bèn quy y Phật Pháp mà tu đạo, cắt tóc, mặc áo cà sa, thành năm vị sa-môn đầu tiên. Từ đó ở thế gian có đủ Tam bảo: Phật là Phật bảo, Tứ thánh đế pháp luân là Pháp bảo, năm người sa-môn đầu tiên ấy là Tăng bảo. Phật cùng năm vị sa-môn đi thuyết pháp các nơi, lấy đạo từ bi mà độ chúng sinh. Tín đồ ngày càng nhiều, Tăng hội mỗi ngày một thêm. Phật đặt ra quy tắc, chuẩn định mọi việc, tức là Giới luật. Lúc ấy lại có các bậc vua chúa cùng các nhà quyền quý ngoại hộ, cho nên đạo Phật truyền bá rất nhanh chóng và rộng khắp. 1 Những phương cách để dứt trừ nguyên nhân gây đau khổ chính là Đạo, phải tu tập theo đó để được giải thoát. 2 Tức là quả Phật. 3 Pháp nhãn tịnh ( 法眼淨 ): Mắt pháp trong sạch, người được pháp này nhìn nhận các pháp đúng theo bản chất thật của chúng, không bị sai lệch. 22

22 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH Phật không phân đẳng cấp gì cả, bất cứ sang hèn, nghèo giàu, ai có lòng mộ đạo là Phật độ hết. Tất cả đệ tử của Phật được chia làm bốn chúng (Tứ chúng). Tỳ-kheo 1 là những người đàn ông xuất gia tu hành và tỳ-kheo ni là những người đàn bà xuất gia tu hành. Tỳ-kheo và tỳ-kheo ni lập thành các Tăng hội. Mỗi Tăng hội có nhà tinh xá để các vị định cư trong 3 tháng mùa mưa, gọi là mùa an cư kiết hạ. Còn những tháng khác trong năm, các vị thường du phương đây đó để vừa khất thực độ nhật vừa giáo hóa chúng sinh. Đó gọi là hai chúng xuất gia. Ngoài ra, những người nghe Phật thuyết pháp rồi tin làm theo nhưng không xuất gia, vẫn sống đời sống thế tục với đơn giản nhưng có lòng tu đạo, được gọi chung là cư sĩ. Trong số này, đàn ông gọi là ưu-bà-tắc, 2 tức cư sĩ nam, đàn bà gọi là ưu-bà-di, 3 tức cư sĩ nữ. Đó gọi là hai chúng tại gia. Phật đi thuyết pháp khắp nơi, khi thì ở thành Xávệ, 4 khi thì ở thành Vương Xá, 5 khi thì ở Ba-la-nại. 6 1 Tiếng Phạn là Bhikshu. 2 Tiếng Phạn là Upasaka, tức là các vị nam cư sĩ. 3 Tiếng Phạn là Upasaki, tức là các vị nữ cư sĩ. 4 Tiếng Phạn là Śrāvastī. 5 Tiếng Phạn là Rājagṛha. 6 Tiếng Phạn là Vārāṇasī, nay là Béneres. 23

23 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Ngài thành đạo được sáu năm thì về Ca-tỳ-la 1 là quê nhà để độ cho phụ vương Tịnh Phạn và các thân thuộc. Về sau thì ngài hay đi lại ở thành Xá-vệ, ở tinh xá Trúc Viên 2 và núi Linh Thứu. 3 Lệ cứ đến mùa mưa thì ở yên một chỗ, 4 sang mùa nắng ráo thì lại đi thuyết pháp trong vùng trung lưu sông Hằng. 5 Ngài đi thuyết pháp như thế trong 45 năm. Đến năm ngài đã ngoài 80 tuổi, ngài đi đến chỗ có hai cây sa-la, gần thành Câu-thi-na, 6 ở lại đó rồi diệt độ, nhập Niết-bàn. Phật nhập Niết-bàn nhưng Tam bảo vẫn còn ở đời để độ chúng sinh. Các đệ tử của Phật đi khắp mọi nơi để truyền bá đạo Phật, dần dần đạo ấy lan rộng ra khắp các nước ở Á Đông. Về sau đạo Phật chia ra nhiều tông phái, nhưng nhìn chung thì có hai phái lớn là Phật giáo Tiểu thừa 7 và Phật giáo Đại thừa. 8 1 Tiếng Phạn là Kapilavastu. 2 Tiếng Phạn là Veṇuvana-vihāra. 3 Tiếng Phạn là Gṛdhrakūṭa. 4 Tức là lệ an cư, mỗi năm 3 tháng đã nói ở trên. 5 Tiếng Phạn là Gaṅgā. 6 Tiếng Phạn là Kuśinagara. 7 Tiếng Phạn là Hinayānā. 8 Tiếng Phạn là Mahāyāna. 24

24 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH Chữ thừa ( 乘 ) có nghĩa là cỗ xe, ý nói giáo pháp là cỗ xe chở người ra khỏi luân hồi. Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ, lấy nghĩa: ai tu đạo thì tự độ lấy mình, và tu theo Thanh văn chứng đến bậc A-la-hán hay Duyên giác là cùng. Đại thừa là cỗ xe lớn, lấy nghĩa: người tu đạo không những là để độ mình mà còn độ muôn chúng sinh, và tu chứng đến bậc Bồ Tát, 1 Phật. Trong phái Đại thừa, các vị Bồ Tát tu tập theo tôn chỉ tự giác giác tha, nghĩa là không chỉ làm cho mình sáng suốt mà còn để làm sáng suốt cho người khác. Cho nên các vị Bồ Tát đều phát tâm Bồ-đề để tế độ chúng sinh. Đó là nói tóm tắt lịch sử của Phật tổ và hai tông phái lớn trong Phật giáo, để sau sẽ bàn cho tường tận. Còn như đạo lý của Phật giáo thì rộng lắm, không thể nói hết được. Đây ta chỉ nói về mấy điều căn bản của đạo Phật và xét xem những điều ấy đem ứng dụng ở đời thì ích lợi như thế nào. Đạo Phật cho việc đời là khổ và chú trọng tìm sự giải thoát khỏi cái khổ. Bởi vậy, đức Phật dạy các pháp Tứ thánh đế và Thập nhị nhân duyên. Tứ thánh đế là Khổ thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế và Đạo thánh đế. Khổ là sự hiển nhiên ai 1 Tiếng Phạn là Bodhisattva. 25

25 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO cũng biết là có. Tập là lấy Thập nhị nhân duyên mà tìm cái căn nguyên do đâu mà kết tập thành khổ. Diệt là dựa theo Thập nhị nhân duyên mà dứt dần từ ngọn cho đến cội rễ cái khổ. Đạo là những con đường ta phải đi để giải thoát được cái khổ. Ấy là những điều rất trọng yếu trong đạo Phật. Vậy ta thử xét xem thế nào là khổ, tập, diệt, đạo. A. Khổ: Xét trong đời người, sinh ra là khổ, có bệnh tật là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ (tức là sinh lão bệnh tử khổ), oán ghét không ưa mà phải gặp nhau là khổ (oán tắng hội khổ), yêu thương mà phải xa lìa nhau là khổ (ái biệt ly khổ), mong muốn mà không được là khổ (cầu bất đắc khổ), mất cái vinh lạc là khổ, đa mang phiền não, năm ấm tan hợp là khổ (ngũ ấm xí thạnh khổ). Cái khổ ở đời thật là rõ rệt lắm, không ai có thể nói là không khổ. B. Tập: Tập là tụ họp lại và kết tập mà thành ra. Vậy do những cái gì tụ họp lại mà thành ra khổ? Đức Thế Tôn lấy Thập nhị nhân duyên mà giải cái nghĩa chữ tập. Ngài cho là khổ gốc ở vô minh. Vô minh là cái mơ màng, mờ tối, nó che lấp cái sáng tỏ bản nhiên. Từ vô minh đến già, chết, tất cả có mười hai đoạn. Đoạn 26

26 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH này do cái duyên mà thành quả của đoạn kia, rồi quả ấy lại do cái duyên mà làm nhân cho đoạn sau nữa, cho nên gọi là nhân duyên. Nhân là mầm, duyên là dây leo. Bởi mười hai nhân duyên ấy mà chúng sinh cứ sinh sinh hóa hóa mãi, sinh ra rồi lại chết đi, chết đi rồi lại sinh ra, hết kiếp này đến kiếp này đến kiếp khác, giống như nước bể, vì sức gió, vì cái lực bên ngoài mà thành có sóng. Sóng nhô lên rồi lại lặn xuống, lặn xuống rồi lại nhô lên, không bao giờ ngừng nghỉ. Mười hai nhân duyên ấy là: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh và lão tử. 1. Vô minh là sự mông muội, mờ tối từ lúc vô thỉ. Do vô minh mà có hành. Như vậy, vô minh làm nhân cho hành. 2. Hành là tưởng nghĩ mà hành động tạo tác, thì thành ra cái nghiệp, tức là cái nếp, cái tập khí. Bởi cái nghiệp mà hành động tạo tác mãi. Do hành mà có thức. Như vậy, hành là quả của vô minh và lại làm nhân cho thức. 3. Thức là ý thức, là nhận biết, như biết ta là ta, biết ta là một vật hành động tạo tác được. Do thức mà có danh sắc. Như vậy, thức là quả của hành và lại làm nhân cho danh sắc. 27

27 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO 4. Danh sắc là tên gọi và hình sắc. Ta đã biết ta là riêng một vật, thì phải có tên gọi, có hình sắc của ta. Do danh sắc mà có lục xứ. Như vậy, danh sắc là quả của thức và lại làm nhân cho lục xứ. 5. Lục xứ hay lục nhập là sáu chỗ tiếp xúc với ngoại cảnh, tức là sáu giác quan. Ta thường chỉ nói có ngũ quan là: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân mà thôi. Đạo Phật chỉ thêm một giác quan nữa là ý, tức là sự suy nghĩ của mình. Đã có tên, có hình là có lục xứ để giao tiếp với ngoại vật. Do lục xứ mà có xúc. Như vậy, lục xứ là quả của danh sắc và lại làm nhân cho xúc. 6. Xúc là sự tiếp xúc. Bởi có lục xứ là tai, mắt... nên ta tiếp xúc được với những thanh âm, hình sắc... của ngoại vật. Do xúc mà có thụ. Như vậy, xúc là quả của lục xứ và lại làm nhân cho thụ. 7. Thụ là cảm thụ, nhận chịu, lĩnh nạp cái ảnh hưởng, cái thế lực, hoặc cái thanh âm, hình sắc của ngoại vật vào mình. Do thụ mà có ái. Như vậy, thụ là quả của xúc và lại làm nhân cho ái. 8. Ái là khát vọng yêu thích, mong muốn, tức là lòng tư dục. Do ái mà có thủ. Như vậy, ái là quả của thụ và lại làm nhân cho thủ. 28

28 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH 9. Thủ là nắm lấy, giữ lấy, quyến luyến những sự nó làm cho ta sống. Dẫu ta biết sống là khổ, nhưng vẫn không bỏ những cái ta muốn lấy để sống, cứ theo đuổi để lấy cho được. Do thủ mà có hữu. Như vậy, thủ là quả của ái và lại làm nhân cho hữu. 10. Hữu là sở hữu, là có, như có cái ta, có sự sống ở trong thế gian. Bởi ta ham muốn những cái nó làm cho ta sống, cho ta thích, như là: ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức). Vì có ngũ uẩn ấy cho nên ta mới có trần dục, nó gây thành cái lậu nghiệp. Do hữu mà có sinh. Như vậy, hữu là quả của thủ và lại làm nhân cho sinh. 11. Sinh là sinh ra ở thế gian, hoặc ở cõi trời, hoặc làm người, làm quỷ, làm súc sinh... Do sinh mà có lão tử. Như vậy, sinh là quả của hữu và lại làm nhân cho lão tử. 12. Lão tử là già và chết. Đã sinh ra là phải già và chết. Nhưng sinh với tử là hai thể như sáng với tối, sấp với ngửa vậy. Sống với chết cứ luân chuyển thay đổi nhau. Chết là thể phách, còn là tinh anh. Cái tinh anh lìa bỏ cái xác đã chết, nhưng vẫn lẩn quẩn ở trong vô minh, cho nên lại mang cái nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi ở 29

29 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO 30 trong Tam giới và lục đạo, tức là cứ luân hồi ở trong thế gian. Bởi vì đạo Phật gọi thế gian là gọi gồm cả Tam giới và lục đạo. Tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới; lục đạo là cõi trời, cõi người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Hễ còn luân hồi là còn khổ. Như vậy tập họp cả mười hai nhân duyên lại, kết thành cái dây trói buộc người ta ở trong bể khổ, cho nên gọi là tập. C. Diệt: Diệt là dứt bỏ đi. Ta đã thấy rõ cái căn nguyên của sự khổ, thấy rõ cái nhân và cái quả của sự khổ, thì ta cứ lần lượt dứt bỏ hết các nhân quả ấy. Vậy ta lại lấy Thập nhị nhân duyên mà tính ngược lên từ số 12 lên đến số một. Ta muốn không có già có chết, thì ta phải dứt bỏ cái nhân nó làm cho ta sinh ra ở thế gian. Muốn không phải sinh ra ở thế gian, thì phải dứt bỏ cái nhân hữu, rồi đến cái nhân thủ, nhân ái v.v... Cứ thế mãi cho đến cái nhân hành. Dứt được cái nhân hành thì cái vô minh phải mất. Vô minh đã mất thì tựa như mặt trời sáng rõ ra, đánh tan cả sương mù, thì ta ra khỏi đám mờ tối nó làm cho ta lăn lộn ở chỗ khổ. Ta đã thấy rõ cái sáng, đã ra khỏi vô minh, thì ta đứng vào chỗ yên lặng vui vẻ, như đứng trên tòa sen ở Cực Lạc, mà

30 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH không phải luân hồi trong cuộc sinh tử nữa. Ấy là ta được giải thoát. Vậy tính theo Tập đế, từ vô minh trở xuống đến lão tử, thì thấy có cái khổ hiển nhiên, rất là chán nản. Nhưng tính theo diệt đế, từ lão tử lên đến vô minh, tức là dứt được cái căn nguyên của sự khổ, ra được ngoài luân hồi, thì thật là sung sướng. Bởi thế cho nên đạo Phật vốn gốc ở sự thấy rõ cái khổ, cho thế gian là bể khổ, ấy là cái quan niệm tưởng như rất bi quan, rất yếm thế. Đến khi tìm được cái đạo giải thoát, thì lại thành ra cái quan niệm rất lạc quan, rất vui về việc cứu đời. Cũng vì thế mà những bậc đã thành chánh quả bao giờ cũng có vẻ yên tĩnh, thanh thản lắm. Trông ngay nơi các pho tượng Phật và Bồ Tát, nét mặt thản nhiên không có vẻ gì lo sầu hết cả, thật là cái thái độ lạc quan lạ thường. D. Đạo: Đạo là con đường phải theo để được giải thoát. Bởi vì có theo con đường ấy thì mới phá được cái khổ. Đức Phật vẫn dạy rằng phải lấy trí tuệ sáng suốt mà phá sự mê muội. Nhưng muốn có được trí tuệ sáng suốt thì phải có sự thực hành mạnh mẽ, mới phá nổi những nguồn gốc của sự khổ. Sự thực hành ấy có tám con đường chánh gọi là Bát chánh đạo, tức là tám con đường để tu cho thành chánh quả. 31

31 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Tám con đường ấy là: 1. Chánh kiến: Chánh kiến là thấy rõ, biết rõ chân lý, không để cái tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự tin tưởng của mình không sai lầm. 2. Chánh tư duy: Chánh tư duy là lập chí theo chân lý mà suy nghĩ cho đến chỗ giác ngộ được đạo chánh. 3. Chánh ngữ: Chánh ngữ là nói những điều đúng chân lý, không nói những điều gian tà, giả dối. 4. Chánh nghiệp: Chánh nghiệp là làm những việc ngay chánh công bình, không làm những việc tàn bạo gian ác. 5. Chánh mạng: Chánh mạng là sống theo con đường công chánh, không tham lam lợi lộc mà bỏ những điều nhân nghĩa. 6. Chánh tinh tấn: Chánh tinh tấn là cố gắng học tập tu luyện cho tới đến đạo, giữ tâm trí cho ngay chánh sáng suốt, đừng để những điều tham, sân, si, và những tà kiến, vọng tưởng làm cho ta đi lầm đường lạc lối. 7. Chánh niệm: Chánh niệm là đem ý niệm của mình chú vào đạo lý chân chính, không tưởng nhớ đến những điều bạo ngược, gian ác. 32

32 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH 8. Chánh định: Chánh định là định cái tâm trí của mình vào đạo lý chân chính, không để cái gì lay chuyển được. Tức là thu cái tâm trí vào đạo, không để tán loạn ra điều khác. Vậy theo tám con đường chánh ấy là mình tự trị lấy mình, tự giác ngộ lấy mình, để đưa mình đến Niếtbàn. Đó là mấy điều rất trọng yếu trong đạo lý của Phật. Xét trong cái thuyết Thập nhị nhân duyên có hai cái nhân duyên rất hệ trọng là hành và ái, ta cần phải biết rõ, thì mới hiểu được sự báo ứng và cái luân lý của đạo Phật. Hành là dịch theo nghĩa tiếng Phạn samskāra. Tiếng ấy có nghĩa là hành động tạo tác hay là xếp đặt, sửa soạn, kết cấu. Hễ đã có sự hành động tạo tác tất là thành ra có cái nếp, cái vết; rồi cứ theo cái nếp, cái vết ấy mà sinh hóa mãi. Chữ hành của đạo Phật nói rộng ra là bao quát cả vạn vật trong vũ trụ. Nhưng đây hãy nói riêng về người cho dễ hiểu. Ta sống đời này đây, nhưng ta đã sống kiếp trước rồi. Do kiếp trước của ta mà ta có kiếp này. Bởi vì theo cái thuyết luân hồi, thì người ta sống hết kiếp này, lại sanh ra ở kiếp khác. Mỗi một kiếp của ta là đeo theo cái nghiệp ta đã gây ra khi ta sống ở kiếp trước. 33

33 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Bao nhiêu những sự hành động tạo tác của ta đều gây thành nghiệp. Nghiệp có ba thứ: thân nghiệp, tức là cái nghiệp do sự hành động của thân thể mà thành; khẩu nghiệp, tức là cái nghiệp do lời nói mà thành; ý nghiệp, tức là cái nghiệp do ý niệm tư tưởng mà thành. Sự suy nghĩ của ta tuy chưa hiện ra việc làm, nhưng vẫn gây thành nghiệp. Bởi thế đức Phật dạy: Nhất niệm khởi, thiện ác dĩ phân. 1 Ta sinh ra kiếp này, ta mang theo cái nghiệp kiếp trước, để lãnh chịu cho hết cái nghiệp ấy. Song cái nghiệp ấy hết, thì cái nghiệp khác lại hình thành rồi. Bởi vì có sống là có hành động tạo tác; có hành động tạo tác là gây ra nghiệp, lại đeo bám theo ta để khiến ta phải đi vào con đường mà sự hành động tạo tác ấy đã tạo quen thành lối. Cái nghiệp do hành mà thành ra đó, tiếng Phạn gọi là karma, Hán dịch là lậu nghiệp, nghiệp báo hay là nghiệp, nói nôm na thì đó là một thứ nợ tiền kiếp. Cái nghiệp ấy là một cái công lệ chung của tạo hóa. Vạn vật không có vật nào tránh khỏi, dù là thần thánh cũng vậy. Chỉ khi nào thành Phật rồi, đã phá được vô minh, thì cái nghiệp ấy không có mầm mà sinh nảy ra được nữa, là tự nó phải hết. Còn các vật ở trong vô minh, thì vật nào cũng có nghiệp. Người làm điều 1 Một niệm vừa khởi, thiện hay ác đã phân rõ rồi. 34

34 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH lành, điều tốt thì có cái nghiệp tốt để báo ứng cho điều lành, điều tốt; người làm điều ác, điều xấu thì có cái nghiệp xấu để báo ứng cho điều ác, điều xấu. Xấu hay tốt, dữ hay lành đều là tự mình làm ra, rồi tự mình được hưởng hay phải nhận chịu lấy, chứ không có thần thánh hay ông trời nào có thể giúp mình tránh được cái nghiệp chính mình đã gây ra. Như thế, nghiệp là cái đạo báo ứng tự nhiên chí công. Bởi thế có câu rằng: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. 1 Người nói câu ấy thật đã hiểu rõ đạo Phật lắm. Ở đời, ta thấy có người rất tàn ác, mà lại được hưởng mọi điều phú quý, có người rất từ thiện mà phải chịu mọi điều cực khổ, đến nỗi rằng ta ngờ là không có nhân quả gì cả, hoặc là nhân quả rất không công bằng. Đó là vì ta không biết rằng họa hay phúc đều tự ta gây ra; mà ta đã gây ra, thì ta phải tự nhận chịu. Người kia tàn ác mà hưởng phú quý là vì kiếp trước đã tạo cái nghiệp tốt, bây giờ được hưởng cho hết cái nghiệp ấy. Việc tàn ác bây giờ thành ra cái nghiệp về sau, thì rồi sau mới phải chịu. Người nọ từ thiện mà phải cực khổ, là chính mình phải chịu cái nghiệp xấu đã gây ra khi trước; còn việc làm từ thiện bây giờ lại gây ra cái 1 Truyện Kiều (Nguyễn Du). 35

35 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO nghiệp tốt, nhưng phải để cho hết cái nghiệp xấu trước đã, rồi mới được hưởng cái nghiệp tốt này. Tôi tưởng người nào đã hiểu cái lẽ báo ứng ấy thì dẫu khổ sở thế nào cũng không chán nản, là vì ta phải trả cái nợ của ta đã mắc khi trước. Trong khi trả nợ ấy, ta chỉ phải lo làm thế nào cho kiếp sau được nhẹ nợ. Như thế là người ta sinh ra ở đời tuy phải chìm nổi ở trong bể khổ, nhưng vẫn hoàn toàn tự do trong việc tự tạo ra những sự họa phúc cho chính mình. Cái tự do ấy còn có cái nghĩa rộng hơn nữa là không những chỉ gây lấy họa phúc trong bể khổ mà thôi, còn có thể cho ta thoát khỏi ra ngoài bể khổ. Nếu ta biết tu đạo để phá được vô minh che lấp, thì ta sẽ được thảnh thơi ở ngoài tạo hóa và tiêu dao ở nơi bất sinh bất diệt, tức là cõi Niết-bàn vậy. Trong những cái vòng dây nó thắt chặt ta vào cái nghiệp, có cái vòng ái là thắt chặt hơn cả. Đây ta phải hiểu chữ ái cũng như chữ nghiệp, đều mang nghĩa khác với chữ nghiệp và chữ ái dùng trong sách Nho. Ở trong sách nhà Phật, thì nghiệp là lậu nghiệp, là nghiệp báo; còn ái là sự yêu thích mong muốn tài sắc danh lợi, tức là cái tư dục của người ta. Khi ta đã có lòng yêu thích mong muốn ấy, thì ta cố lăn lộn vào những chỗ để được thỏa cái ý muốn của ta. Ta đã lăn lộn vào chỗ ấy, tất là sự hành động của ta lại gây ra cái nghiệp tương đương nó trói buộc ta vào vòng sinh 36

36 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH tử. Ta càng hành động theo cái tư dục bao nhiêu, cái nghiệp của ta lại nặng nề về đường tư dục bấy nhiêu. Bởi thế cho nên đạo Phật rất chú ý ở chỗ dứt ái. Đã dứt được ái, thì các khúc dây khác đều tự khắc lỏng ra, mà rồi đến cái hành cũng mất cái sức mạnh về đường gây ra nghiệp. Cái hành đã mất cái sức mạnh ấy, thì cái nghiệp cũng nhẹ dần. Vì hành mà không theo tư dục thì nghiệp dẫu có cũng là nhẹ và tốt. Thành thử lâu dần ta phá được vô minh. Vô minh đã phá thì cái sáng tỏ chân thật tự nhiên hiển hiện ra. Cái sáng tỏ chân thật ấy là mục đích lớn của đạo Phật. Có cái sáng tỏ ấy thì mới qua được bến mê, vượt được bể khổ. Đạo lý của Phật giáo nói rộng ra về đường triết lý còn có những thuyết như duy thức, chân như, thái hư, pháp thân v.v... nhưng thuyết nào cũng chú trọng ở sự cầu được giải thoát ra khỏi cái khổ. Cho nên cái phương pháp thực hành là cốt ở ngũ giới và lục độ, bao quát cả hai phương diện hướng nội và hướng ngoại. Hướng nội là chú trọng vào sự tự mình ngăn phòng những điều xấu ác, gây tổn hại cho mình và cho người khác; hướng ngoại là chú trọng vào sự thực hành, làm những điều từ thiện, ích lợi cho mình và cho người khác. Làm những điều hướng nội thì có ngũ giới, tức là năm điều răn: 37

37 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Bất sát: nghĩa là không giết hại. Không giết hại nghĩa là để cho mọi vật đều được sống trọn vẹn cái số kiếp của nó. 2. Bất đạo: nghĩa là không trộm cướp, tức là không làm điều phi nghĩa mà lấy của người khác. 3. Bất tà dâm: nghĩa là không gian dâm, chỉ quan hệ chính đáng một vợ một chồng. Không gian dâm thì sự giao thiệp ở đời không có những điều trắc trở để đến nỗi lắm khi gây ra những điều đắng cay chua xót. 4. Bất vọng ngữ: nghĩa là không nói dối, không bịa đặt ra điều nọ chuyện kia sai sự thật, không vu oan giá họa cho ai. 5. Bất ẩm tửu: nghĩa là không uống rượu. Không uống rượu, vì rượu chè say sưa thì loạn mất trí khôn, không giữ được tinh thần sáng suốt, thành ra lắm khi vì say sưa mà làm lắm sự tai hại. Năm điều răn ấy chỉ cốt để ngăn giữ cái ái, tức là cái tư dục của mình, để không xảy ra những việc có thể làm tổn hại cho kẻ khác và có thể gây thành cái nghiệp xấu cho mình. Song năm điều ấy không giúp ta tích lũy công đức. Muốn tích lũy công đức ngày càng sâu dày thêm, thì ta phải thực hành những điều tích

38 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH cực như lục độ, tức là sáu phép tu để đưa ta ra khỏi bến mê. 1. Bố thí: Bố thí là đem công, đem của mà cứu giúp người. Bố thí có hai loại: một là tài thí, là đem tiền của cơm gạo mà cứu giúp người ta trong lúc đói khổ. Sự bố thí ấy thì tùy sức mà làm, miễn là tự mình bỏ được lòng tham lận mà sẵn sàng giúp cho người khác được vui vẻ. Hai là pháp thí, là đem tài trí của mình mà thuyết phục, hướng dẫn người khác làm điều lành, điều phải, hoặc lấy cái lòng thanh tịnh ngay chính mà mở rộng con đường trí tuệ cho người khác. Người làm những việc pháp thí là vì lòng từ bi bác ái mà làm, chứ không có ý muốn khoe khoang, cầu danh cầu lợi. 2. Trì giới: là giữ vững các điều răn để ngăn những việc ác, cốt nhất là ngăn những điều ác do ở thân, miệng và ý của mình mà ra. 3. Nhẫn nhục: Nhẫn nhục là pháp đối trị sự tức giận nóng nảy. Nhẫn nhục có hai loại: một là sinh nhẫn, là chịu nhẫn về sự sống ở đời, không có trễ nải lười biếng, không vì tức giận mà chửi mắng, đánh đập, hoặc là thù oán người khác. Hai là pháp nhẫn, là khi mình phải chịu sự lo 39

39 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO 40 buồn trong tâm trí nhưng vẫn cứ yên cứ nhẫn, không lấy điều ấy làm oán giận lo phiền. 4. Tinh tấn: Tinh tấn là sự nỗ lực, cố gắng hết sức mà làm điều lành điều phải. Tinh tấn cũng có hai loại: một là thân tinh tấn, là thân mình chịu khó nhọc để chăm lo làm điều thiện. Hai là tâm tinh tấn, là cái lòng làm điều thiện lâu thế nào cũng không chán nản, khó thế nào cũng không thoái chí. 5. Thiền định: Thiền định nghĩa là tĩnh lự, tức là chuyên tâm nhiếp niệm, tập chú vào một điều gì, không tán loạn chạy theo những điều khác. 6. Bát-nhã: Bát-nhã là do chữ Phạn Prājnā, Hán dịch là trí tuệ, soi rõ hết thảy trong thế gian và thông đạt hết thảy các lẽ. Những pháp tu của đạo Phật thì rất nhiều, rất rộng, nhưng đại khái đều cốt yếu dựa trên ngũ giới và lục độ. Ngũ giới là bước đầu thúc liễm thân tâm của người tu tập, dù là xuất gia hay tại gia. Người muốn tu tập thì trước hết phải thọ giới. Ai không thọ giới thì không thể dựa vào đâu để bắt đầu sự tu tập. Còn lục độ là các pháp tu tập dành cho tất cả mọi người, từ người mới bắt đầu bước vào cửa Phật cho đến

40 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH những bậc tu hành đã đắc đạo. Những bậc Bồ Tát khi đã tu được hoàn toàn nhân lục độ, thì được quả Niếtbàn. Đó là những khuôn phép của người tu hành theo đạo Phật. Nếu như chân chánh tu hành theo đúng như thế, cũng phải trải qua biết bao nhiêu kiếp mới lên đến bậc Bồ Tát, huống chi người thường đã dễ đâu thành thánh, thành Phật ngay được! Song nếu đem những điều ấy ra ứng dụng ở đời, thì dẫu chưa dám mong được giải thoát ra khỏi luân hồi, nhưng ta cũng có thể tạo được cái nghiệp tốt cho ta và làm cho người khác giảm nhẹ biết bao khổ não. Vậy lấy một mặt nhân sinh mà suy, thì những điều ấy thật là một cái nền luân lý rất hay cho xã hội. Hãy xem như ngũ giới thì bất kỳ ở vào thời đại nào hay xã hội nào cũng phải có một cái luân lý, mà không có luân lý nào lại không ngăn cấm sự tàn ác giết hại, sự trộm cướp và sự gian dâm giả dối cùng sự say mê cuồng dại. Ấy là nói về đường tự tu tỉnh lấy; còn về cách giúp người, thì phép tu lục độ đã là đủ lắm. Thí dụ như bố thí, dù là tài thí hay là pháp thí, đều là những việc rất cần ở trong xã hội. Có tài thí thì mới có người bỏ tiền của ra mà làm việc phúc đức này, lập hội thiện kia; có pháp thí thì mới có những người đem cái học thức 41

41 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO của mình mà truyền bá ra, để mọi người đều biết mà hưởng được những sự ích lợi. Nhẫn nhục hay tinh tấn cũng vậy, nếu không có những đức ấy, thì bao nhiêu công việc khó khăn to lớn đều không sao làm được. Người nào đối với bên ngoài không có nhẫn nhục và đối với tự tâm không có tinh tấn, đều là người làm hỏng việc cả. Ấy là nói đại lược những cái đức tính của người thường cần phải có, thì mới thành người hay, người tốt. Còn như những người đã chân thật tu hành theo phép nhà Phật, tất phải là người có tính khí rất cương kiện và có tư cách rất đặc biệt thì mới có thể thấy được đạo. Xem đạo lý và phương pháp thực hành của Phật giáo như đã bàn trên, thì đạo Phật trước sau cầu lấy cái trí hiểu biết mà phá sự mê mờ. Về đường luân lý thực tiễn, thì lấy cái sức mạnh tự do của mình mà giải thoát lấy chính mình. Phật là bậc đại giác đã được cái trí tuệ sáng suốt chân thật rồi, bảo đường chỉ nẻo cho chúng sinh để ra khỏi chỗ mù mịt tối tăm. Phật cứu độ chúng sinh cũng giống như người khỏe mạnh thấy những kẻ già yếu ốm đau, đi một mình không được, thì dắt cho mà đi; hoặc như người lái thuyền thấy có đám người đang đắm 42

42 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH đuối ở chỗ sóng gió, liền ghé thuyền lại cứu vớt để chở sang bến yên ổn. Song tự mình có muốn đi tới nơi, thì mình phải cố gắng mà đi, rồi người khác mới dắt được mình đi, hoặc tự mình có muốn đến chỗ yên ổn, thì mình phải cố sức bơi lên, rồi người khác mới vớt được mình lên thuyền. Đạo Phật không phải là chỉ để ai có lễ bái cầu nguyện thì Phật mới độ, mà ai không lễ bái cầu nguyện thì Phật bỏ. Người lễ bái cầu nguyện suốt đời mà cứ theo tư dục làm điều tàn ác, thì dầu Phật là bậc có thần thông quảng đại, nhưng người ấy không biết tu tỉnh mà bỏ điều ác, làm điều lành, thì Phật cũng không sao cứu độ được! Ta lễ bái cầu nguyện là để trong lòng được an ổn, tựa như người mắc nạn mà biết có người sắp đến cứu, thì cái sức mạnh của mình có thể tăng lên bội phần mà chống với nạn khổ. Chứ nếu tự để mình chìm đắm đi mà lại mong Phật cứu thì cứu làm sao được! Vậy theo đạo Phật là tự cái tâm mình phấn chấn lên mà làm điều lành điều phải, tự mình có sức mạnh để phá cho hết những cái nó trói buộc mình vào chỗ khổ. Bởi thế người chân chánh theo đạo Phật là người có cái tâm lực rất cương kiện, lòng dạ vững bền như gang như sắt. Cũng vì thế mà đạo Phật thường hay dùng bốn chữ dũng mãnh tinh tấn. Dũng mãnh tinh 43

43 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO tấn để giải thoát. Dũng mãnh tinh tấn để cứu người. Dũng mãnh tinh tấn để phá cái mê, trừ cái hại. Người ta đã có cái đức dũng mãnh tinh tấn thì không bao giờ chịu đứng lùi lại mà thua kém người khác, không bao giờ lười biếng, trễ nải, không bao giờ ham mê vật dục, có thể giam hãm mình vào những nơi tối tăm dơ bẩn. Cũng bởi có cái đức dũng mãnh tinh tấn ấy, cho nên đức Bồ Tát Quán Thế Âm vì lòng từ bi mà phát thệ rằng: Hễ ở trần gian mà còn có cái khổ, thì dầu phải đợi đến mấy muôn kiếp nữa, ta cũng ở lại mà cứu giúp chúng sinh chứ không vào Niết-bàn thành Phật. Bất kỳ ở đâu mà có con ruồi con bọ phải khổ là có ta ở đó. Từ bi thay cái lòng cứu thế của đức Quán Âm! Ta chịu cực khổ ở chốn bụi trần này, mà nghe lời từ bi ấy, tựa như đang bị cơn lửa hồng nung nấu, được ngọn gió mát quạt vào người; tựa như đang đau đớn, được giọt nước cam lộ nhỏ vào chỗ đau, khiến ta lại hăng hái mà vật lộn với đời để ra khỏi chỗ đau, chỗ khổ. Đạo Phật về đường tinh thần thì mạnh mẽ như thế, về đường từ bi thì rộng rãi bao la như thế. Giá như người đời hiểu được rõ và biết đúng thì rất có lợi cho sự tiến thủ. Đạo ấy có thể rèn luyện nên nhiều đức tính: như là đối với người với vật thì có lòng nhân từ, đối với công việc làm thì rất chuyên cần mạnh mẽ, đối với tư tưởng thì rất sáng suốt, đối với sự tín ngưỡng 44

44 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH thì không mê muội, đối với cuộc đời thì rất trọng sự hòa bình. Đối với toàn thể cuộc nhân sinh, đạo Phật lại có cái thần lực rất linh diệu là làm cho người ta vơi được bao nhiêu những nỗi khổ não trong lòng. Là vì người ta sinh ra ở đời, lẽ tất nhiên là phải vật lộn với đời, mà đã vật lộn với đời tất là phải mắc vào vòng tình dục, nó làm cho ta hôn mê đi, tưởng danh là thật danh, lợi là thật lợi. Ngờ đâu danh với lợi ở đời đều là những cái ảo ảnh làm mồi nhử ta vào đống lửa hồng mà hun đốt ta mãi. Nhờ có đạo Phật làm cho ta tỉnh ra, thấy rõ cái thật, cái giả, thì dù ta có hăng hái mà làm việc đời để trả nợ đời, ta cũng không say đắm ở những sự hư vọng nó ràng buộc ta, mà lúc nào ta cũng ung dung tự do để điều khiển cái tâm thần của ta và trừ bỏ hết thảy những điều phiền não. Bởi thế, người nào đã đạt được đạo lý của nhà Phật thì bao giờ cũng thản nhiên, không cho việc đời là chán nản, không lấy sự đắc thất làm lo buồn, không bị cái lửa tình dục nó hun đốt được. Ta vui lòng làm điều lành, điều phải là ta biết có chư Phật soi tỏ cái tâm ý của ta, và vẫn ở bên cạnh ta để nâng đỡ, cứu giúp ta và chứng minh cái lòng thành thật của ta. Nhờ có thần lực ấy của Phật, cho nên ta có cái sức mạnh để làm việc giúp đời mà không vướng víu với tình dục. 45

45 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Đạo Phật mà hiểu đúng như thế thì thật là một đạo rất ung dung thư thái, mà vẫn có cái tiềm lực rất mạnh và rất hay. Một tôn giáo mà có những đức tính như thế, thật đáng quý lắm vậy. Song ta phải biết rằng: Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân, nghĩa là: Người có thể mở rộng được đạo, chứ không phải đạo mở rộng được người. Đạo vốn là hay, nhưng mà người không hiểu hết nghĩa lý, không cố sức làm cho đạo sáng rõ ra, thì lâu dần cũng thành mờ tối. Đạo Phật cũng vậy, đạo Nho cũng vậy, không bao giờ ra được ngoài cái công lệ ấy. Vậy đạo hay, dở cũng là tại người ta. Người mà tinh khôn thì dù đạo có điều dở rồi cũng thành ra hay; người mà khờ dại thì dù đạo có hay thế nào rồi cũng hóa dở. Điều đó ta nên chú ý mà suy nghĩ cho kỹ. Thưa các ngài! Người ta ở đời chỉ có hai con đường là mê với ngộ. Mê rồi thì mỗi ngày một tối tăm lại, ngộ rồi thì càng ngày càng sáng tỏ ra. Đạo Phật nói tóm lại chỉ có mấy lời: mục đích là chuyển mê khai ngộ. Chuyển mê là làm cho người ta thoát khỏi cái mê tình trong Tam giới, khai ngộ là chuyển mở cái tâm nhãn đại ngộ để được có đại Bồ-đề và được chứng đại Niết-bàn. Phương pháp là: Bao nhiêu điều ác thì 46

46 PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC NHÂN SINH không làm, bao nhiêu điều thiện thì phải làm hết; tự mình phải giữ cái tâm ý của mình cho ngay chính trong sạch. Ấy là lời dạy của chư Phật. 1 Vậy tôi thiết tưởng rằng: Nếu ta biết theo cái tinh thần của Phật giáo mà sửa bỏ những cái tệ tục và những điều mê tín đi, thì rồi dám chắc có nhiều điều ích lợi. Nhưng ta phải biết rằng: việc tu đạo cũng như việc trồng cây. Trồng cây mà đã có cái mầm tốt, thì phải chọn chỗ đất tốt, rồi ngày ngày chăm nom bón tưới, hễ thấy cỏ xấu mọc lên, thì nhổ ngay đi, đừng để nó làm hại cái mầm ấy. Như thế rồi tất có ngày cái mầm ấy thành ra cây to bóng mát, nhiều hoa sai quả. Ấy là cái hy vọng của chúng tôi, mà chắc cũng là cái hy vọng của tất cả bà con trong Hội ta vậy. Nam-mô A-di-đà Phật. 1 Kinh Đại Bát Niết-bàn: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo. 47

47 48

48 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Nam-mô A-di-đà Phật, Thưa các cụ, Thưa các đạo hữu, Hội Phật giáo đặt ra cuộc diễn giảng hằng tháng này chủ ý là đem giáo lý của đạo Phật mà bày tỏ ra để mọi người ai nấy đều hiểu rõ đến chỗ sâu xa mà tin theo một cách chánh đáng. Nhưng vì đạo Phật là một đạo rất phong phú về tư tưởng và rất cao siêu về nghĩa lý, cho nên càng bàn càng rộng, càng nói càng nhiều, các lý thuyết liên miên bề bộn không biết đâu là cùng tận. Nếu ta không lựa lọc lấy những điều cốt yếu mà giảng giải cho phân minh rõ ràng thì tôi e rằng không mấy người theo đạo Phật mà thật hiểu được đạo Phật. Ta đã tin theo một đạo thì lẽ nào lại lờ mờ không biết rõ phần tinh túy của đạo ấy là thế nào, cứ thấy người ta nói như thế nào thì làm theo như thế ấy, rồi để cái thói quen nó sai khiến, để lòng tư dục nó che lấp, tin theo những điều huyễn hoặc, làm những điều nhảm nhí, điên cuồng, dại dột, mất cả cái bản tính 49

49 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO sáng suốt có sẵn ở trong lòng ta? Sự tin theo như thế lại thành ra sự mê tín, chứ không phải là sự chuyển mê khai ngộ như cái mục đích chính của đạo Phật nữa. Bởi thế, thiết tưởng ta nên đem cái phần cao thâm trong lý thuyết của Phật giáo mà bàn luận, trước là cho đúng với cái mục đích của Hội, sau để cùng nhau hiểu rõ cái tôn giáo mà ta đã tin theo. Đạo Phật là đạo gồm cả hai phương diện: thế gian và xuất thế gian, tức là cái đạo xét rõ thế gian là thế nào để tìm cách giải thoát ra ngoài thế gian. Đạo ấy đặt căn bản một phần trên thuyết Thập nhị nhân duyên, là câu chuyện tôi xin nói hầu các cụ và các đạo hữu hôm nay, mà ở bài trước tôi đã nói qua một cách đại cương. Thuyết Thập nhị nhân duyên này mà xét cho đến nơi đến chốn, thì cũng có phần khó thật. Nhưng ta có tới chỗ khó, thì ta mới thấy rõ cái hay cái đẹp. Nói đến đây, tôi lại nhớ một câu của nhà văn hào nước Pháp: Có cắn vỡ cái xương, thì mới hút được cái tủy ngon. Cắn vỡ cái xương để hút lấy cái tủy ngon, ấy là một điều tỷ dụ bảo ta phải chịu khó, phải mất công phu mới được hưởng cái ngon cái lành. Vậy tôi xin đem một câu chuyện nói về cái lý thuyết rất khó để hiến các đạo hữu, và xin các đạo hữu đem lòng nhẫn nại mà cố hiểu lấy một điều rất đáng hiểu trong Phật giáo. 50

50 Thưa các đạo hữu, THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Cái đạo của đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâuni lập ra ở Ấn Độ khi xưa, những điểm cốt yếu đều nằm trong các thuyết Tứ thánh đế và Thập nhị nhân duyên. Đó là phần đặc biệt của đạo Phật, mà Phật tổ đã khởi xướng lên trước tiên. Còn những thuyết bàn về luân hồi, về nghiệp báo, đều đã có từ trước khi có đạo Phật. Đức Thích-ca sở dĩ xướng lên cái thuyết ấy mà lập một học phái khác, là vì thuở bấy giờ đa số người Ấn Độ có cái quan niệm yếm thế, cứ say đắm vào cái tư tưởng siêu việt ra ngoài cuộc nhân sinh, và đi tìm những sự tu hành rất khổ hạnh để cầu lấy hạnh phúc được sinh ra ở cõi trời, cho khỏi phải luân hồi ở cõi trần gian. Chính ngài khi mới xuất gia cũng từng tìm học theo các phái đang thịnh hành thuở ấy. Sau sáu năm tu khổ hạnh, ngài thấy sự tu hành ấy không có kết quả gì, ngài mới bỏ đến ngồi ở gốc cây Bồ-đề, theo trung đạo, nghĩa là theo cái đạo vừa phải, không chạy theo sự hưởng thụ sung sướng nhưng cũng không ép xác khổ hạnh, giữ việc ăn uống vừa phải để có đủ sức khỏe mà suy nghĩ cho ra cái duyên do của sự sống chết ở đời. Ngài ngồi ở gốc cây bồ-đề trong 49 ngày, suy xét các lẽ của tạo hóa, mới tìm thấy rõ bốn điều chân thật và cái căn nguyên của sự sanh tử. Ấy là từ đó ngài thành chánh quả và được cái đạo A-nậu-đa-la Tam- 51

51 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO miệu Tam-Bồ-đề, tức là cái đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Phật đã đắc đạo rồi, ngài nghĩ nên dùng phương tiện mà dạy cho chúng sinh hiểu được đạo giải thoát, để đưa chúng sinh ra ngoài cái khổ luân hồi. Ngài biết rằng những thuyết viễn vông của các học phái Bà-lamôn không có ích gì cho đời, nên ngài chỉ nhằm vào sự thực nghiệm có nghĩa lý chắc chắn mà giải quyết vấn đề sinh tử của chúng sinh. Ngài cho rằng chư thiên và các bậc thần thánh không phải là không có, song những bậc ấy dù có trường thọ đến mấy muôn năm đi nữa, rồi cũng không ra khỏi vòng sinh diệt. Vậy thì chư thiên hay thần thánh vốn chưa tự giải thoát lấy mình, còn giải thoát được cho ai? Bởi lẽ ấy cho nên đạo của Phật không lấy sự cầu nguyện ông trời hay thần thánh làm trọng, không nương dựa vào cái sức thiêng liêng nào ở ngoài cái tâm của mình, và chỉ nhằm lấy cái sức tự cường của chính mình mà giải thoát lấy mình. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật, không có tính ỷ lại, không có sự mê tín, chỉ tự mình phấn chấn vươn lên chống chọi với chướng ngại, để thoát ra ngoài cái lưới bao trùm của vòng sinh diệt. Cái đạo ấy thật là độc nhất vô nhị trong thế gian, khiến người ta có được tính tự cường tự lập để mà cứu mình và cứu người. Nhưng muốn tìm được lối thoát ra khỏi vòng sinh diệt, thì ta cần phải biết nguyên lý sinh diệt là thế 52

52 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN nào. Vậy nên lúc đầu đức Phật chú trọng vào thuyết Thập nhị nhân duyên, xem đó như là cội nguồn của thế gian. Thế gian sở dĩ có là bởi có nhân với có duyên. Cái nhân nhờ có duyên mới phát triển được mà thành quả. Tự thân quả ấy lại làm một cái nhân khác, phát triển thành quả khác... rồi cứ nối tiếp như thế mà sinh sinh hóa hóa mãi. Vậy nên đạo của Phật chỉ nhận ở trong vũ trụ có sự biến hóa vô thường mà thôi, chứ không nhận có một vị trời, thần nào sáng tạo ra vạn vật cả! Xem trong sách Thành duy thức luận nói rằng: Có người cố chấp là có Đại tự tại thiên, là bản thể chân thật, bao hàm khắp cả và lúc nào cũng thường định, sinh ra các pháp. Sự cố chấp ấy không có lý. Vì sao? Vì nếu cái pháp mà sinh ra được, tất là không thường; mà những cái không thường, thì tất không bao hàm khắp cả; những cái không bao hàm khắp cả là không chân thật. Cái thể mà thường và bao hàm khắp cả, thì có đủ mọi công năng, đáng lẽ là khắp hết thảy mọi nơi cùng ngay một lúc sinh ra hết thảy chư pháp. Chứ lại đợi đến có cái duyên, mới sinh ra được, thì là trái với cái luận nhất nhân. Sách Thập nhị môn luận nói rằng: Ví bằng Tự tại thiên tạo tác ra chúng sinh, thì không lẽ lại đem cái khổ mà phú dữ cho con là chúng sinh. Vì vậy không 53

53 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO nên nói là Tự tại thiên tạo tác ra chúng sinh. Đã là tự tại, thì đáng lẽ không có sự nhu dụng gì cả; nếu vì có sự nhu dụng mà tạo tác ra chúng sinh, thì không gọi được là tự tại. Nếu không có sự nhu dụng, thì biến hóa tạo tác ra vạn vật như trò trẻ con để làm gì? Nếu tự tại tạo tác ra chúng sinh, thì ai tạo tác ra tự tại? Nếu tự tại tự tạo tác lấy mình, thì không phải, cũng như vạn vật không thể tự tạo tác lấy mình được. Nếu lại có kẻ khác tạo tác ra mình thì không gọi được là tự tại nữa. Nếu là tự tại tạo tác ra vạn vật, thì tạo tác vạn vật ở chỗ nào? Chỗ ấy là chỗ của tự tại tạo tác ra, hay là của kẻ khác tạo tác ra? Nếu là của tự tại tạo tác ra, thì chỗ ấy ở đâu? Nếu ở chỗ khác, thì chỗ khác ấy ai tạo tác ra? Như thế thì vô cùng. Nếu là kẻ khác tạo tác ra, thì lại là có hai tự tại, việc ấy không thể nào có được. Vậy nên vạn vật ở trong thế gian không phải do tự tại tạo tác ra. Nếu tự tại tạo tác ra vạn vật, thì ngay từ lúc đầu là nhất định chứ lẽ nào lại biến đổi: ngựa là con ngựa cứ thường mãi không biến; người là con người cứ thường mãi không biến; nay [vạn vật] lại theo nghiệp mà biến đổi, thì nên biết là không phải của tự tại tạo tác ra. Nếu tự tại đã tạo tác ra vạn vật, thì tức là không có tội phúc, thiện ác, xấu đẹp; những điều ấy đều ở ngoài đến cả. Mà thực là có tội phúc, cho nên không phải là tự tại tạo tác ra vạn vật. Nếu không có nhân duyên mà là tự tại, thì nhất thiết chúng sinh cũng là tự tại mới 54

54 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN phải. Nhưng thật thì không thế. Vậy nên biết rằng không phải tự tại tạo tác. Nếu tự tại lại do cái khác mà có, thì cái khác lại do cái khác nữa, như thế thì vô cùng; vô cùng thì không có nhân. Có các thứ nhân duyên thì nên biết vạn vật không phải tự tại sinh ra... Sách Du-già luận cũng có nhiều chỗ bác cái lẽ cho tự tại làm nhân cho vạn vật, nghĩa là làm cái gốc, cái nguyên nhân của vạn vật. Những lời chứng nghiệm ấy đủ rõ là Phật tuy nhận có Phạm thiên 1 là chủ tể trên trời, nhưng không nhận Phạm thiên là đấng tạo tác ra vạn vật. Phật cho rằng các vị thần lớn ở trên cõi trời tuy có ngôi cao, nhưng vẫn còn ở trong Tam giới, tức là còn phải ở trong vòng sinh diệt của vũ trụ. Vậy nên sách Phật thường hay chép rằng Phạm thiên, Đế-thích xuống cầu Phật thuyết pháp để cho trời và người được giải thoát. Cái cuộc sinh diệt mà các vị thần lớn trên cõi trời cũng không tránh khỏi đó, là căn nguyên bởi đâu? Bởi cái lẽ mờ tối (vô minh) nó gây ra duyên và nghiệp, làm cho cái chân thể đang yên lặng sáng suốt mà thành ra có hình và sắc, có còn có mất, có đau có khổ; làm cho đang tuyệt đối tịch tĩnh mà thành ra tương đối vô thường. Cái tương đối vô thường ấy thay đổi mà có mãi, là bởi cái nhân duyên cứ tiếp tục mà sinh sinh hóa 1 Tiếng Phạn là Brahmā. 55

55 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO hóa. Đó là cái thuyết căn bản của đạo Phật nói về thế gian. Tuy về sau đạo Phật có nhiều tông phái, nhưng không có tông phái nào vượt qua được cái thuyết ấy, mà bao giờ cái thuyết ấy vẫn đứng làm cái cột trụ rất vững vàng của Phật giáo. Dù đến ngày nay, khoa học thịnh hành lên, cái lý thuyết của những tôn giáo khác đều rúng động, nghiêng ngã, mà cái lý thuyết nhân duyên của Phật giáo vẫn đúng đắn, vững chắc như bàn thạch. Là bởi vì khoa học vẫn không có cách nào mà giải quyết được vấn đề sinh tử, thì tất phải nhận thế giới là một cuộc biến đổi vô thường, có trước tất phải có sau, có sinh tất phải có tử, thành ra vẫn ở trong cái phạm vi của Phật giáo. Chỉ trừ ra nói rằng: ta hãy cứ biết sự hiện tại trước mắt đã, rồi sau muốn ra thế nào thì ra. Nói như thế không phải là cách giải quyết một vấn đề. Hoặc nói rằng: chỉ biết có cái sống là thật, còn cái chết là hết. Chết là hết, tức là không có gì nữa. Nếu cái sống là có, cái chết là không, thì cái sống bởi đâu mà ra? Không lẽ cái không là không có gì, mà lại sinh ra cái có được. Rốt cùng, chỉ có cái thuyết nhân duyên mới giải được cái nghĩa sinh diệt trong vũ trụ. Song cái thuyết ấy mới nghe thì tưởng là dễ, mà nghĩ ra thì rất khó. Vậy nên ta phải bàn cho kỹ để khỏi có sự lầm lẫn. 56

56 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Trong cái thuyết ấy có ba điều cốt yếu là nhân, quả và duyên. Phàm sự vật gì phát động hay thành tựu ở trong thế gian là không ra được ngoài cái luật nhân quả. Cái gì phát động ra là nhân, mà cái gì kết tập thành tựu làm sự thật là quả; như: núi, sông, đất, nước, chim, muông, cây, cỏ, cho đến một hạt bụi cực nhỏ, cũng đều có cái quả tướng. Mà đã có quả tướng tất là có nhân do, cho nên ta có thể cứ quả mà suy đến cái nhân được. Nói ngay như cái bàn để trước mắt ta đây, là một cái quả, bởi có các nhân khác mà thành ra. Những nhân ấy là gỗ, là người làm đồ gỗ. Có gỗ, có người làm nhân thì mới thành cái quả là cái bàn ấy. Đây ta nên biết rằng: cái tướng nhân và cái tướng quả cùng đồng thời mà sinh ra: như gỗ là nhân, nhưng ở trong gỗ đã có đủ cái thể chất để làm cái bàn, tức là khi gỗ còn ở chỗ làm nhân, thì đã có cái tướng quả rồi: kịp đến khi làm thành cái bàn, thì cái bàn ấy là bàn gỗ, chứ không phải bàn sắt hay bàn đá, thế là khi đã thành cái quả, cái tướng nhân vẫn còn. Cho nên cái tướng nhân và tướng quả tuy là riêng làm hai, nhưng vẫn đồng thời đều có cả. Nhân với quả sinh lẫn ra nhau, mà sự sinh ấy nhờ có cái duyên. Tỉ dụ như hạt thóc là cái quả của cây lúa đã thành, mà là cái nhân của cây lúa sắp thành. Vậy 57

57 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO hạt thóc ta gieo xuống đất là cái nhân, nhưng hạt thóc mà thành ra được cây lúa có bông, có quả, là nhờ có ruộng đất, có nước, có ánh sáng mặt trời và có nhân công chăm bón. Vậy ruộng đất, nước, ánh sáng và nhân công là duyên. Hạt thóc đã thành lại theo cái duyên hòa hợp với nhau mà thành ra cây lúa khác. Nhân mà không có duyên thì không thành được quả, cũng như hạt thóc mà không có ruộng, có nước...thì cây lúa không mọc lên được. Vậy duyên là nói cái mối quan hệ, cái phụ trợ, giúp cho cái nhân phát triển thành cái quả. Như thế, duyên không phải là một vật gì cụ thể, mà là chỉ chung hết thảy mọi sự vật có tính tương hợp, tương thích để làm điều kiện cho sự khởi sinh của vạn pháp. Về sau, các học phái Phật giáo còn chia ra làm mấy thứ nhân và mấy thứ duyên, như ở trong sách Đại Trí độ luận 1 có định ra lục nhân và tứ duyên. 58 Lục nhân là: 1. Tương ứng nhân, là cái nhân của tâm vương 2 và tâm sở 3 tương ứng với nhau, như bạn hữu hòa hợp để làm thành việc; 1 Tức là Bát-nhã Ba-la-mật-đa luận. 2 Tâm vương là cái tâm làm chủ các thức, hay là Đệ bát thức, tức là A-lại-da thức. 3 Tâm sở là cái mà tâm đã thụ, tưởng và hành mà có.

58 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 2. Câu hữu nhân, là cái nhân của tâm vương và tâm sở cùng có mà giúp lẫn nhau; 3. Đồng loại nhân, là cái nhân đồng một loại, như nhân thiện với nhân thiện, nhân ác với nhân ác; 4. Biến hành nhân, là cái nhân cùng khởi một lúc khắp cả trong Khổ đế và Tập đế; 5. Dị thục nhân, là cái nhân làm điều lành hay điều ác ở đời này, thì đời sau thành ra thiện báo hay ác báo; 6. Năng tác nhân, là cái nhân nhờ có cái duyên khác mà có thể tạo tác ra cái quả. Tứ duyên là: 1. Nhân duyên, là cái duyên làm cho nhân thành ra quả, như lục căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý) làm nhân, lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) làm duyên mà thành ra lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức); 2. Thứ đệ duyên, là cái duyên của tâm vương và tâm sở cứ thứ tự theo nhau sinh ra mà không gián cách, như tâm với tâm sở đối với chư trần thì hết niệm này đến niệm khác, không bao giờ dứt. 59

59 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Sở duyên duyên, là duyên này nhờ duyên khác mà sinh, tức là cái duyên lự của tâm. 4. Tăng thượng duyên, là cái duyên làm cho có thêm sức ra như lục căn đối với lục trần thì có cái sức mạnh hơn lên để từ duyên khởi mà phát ra các thức, không có gì là chướng ngại. Đại để là về sau vì Phật học cần phải biện luận cho tinh tường, nên mới phân ra các thứ nhân và duyên như thế, chứ lúc đầu chỉ nói có nhân duyên là cái duyên làm cho nhân thành ra quả mà thôi. Nay ta theo cái nghĩa ấy mà xét xem cái thuyết Thập nhị nhân duyên là có những gì và cái thuyết ấy quan hệ với sự thật trong thế gian như thế nào. Xem trong kinh nhà Phật, thì thường thấy kể mười hai nhân duyên như sau này: 1. Vô minh ( 無明 - Avidyā), 2. Hành ( 行 - Saṃskāra), 3. Thức ( 識 - Vijñāna), 4. Danh sắc ( 名色 - Nāmarūpa), 5. Lục xứ (tức lục nhập) ( 六處 - Saḍāyatana), 6. Xúc ( 觸 - Sparśa), 7. Thụ ( 受 - Vedanā),

60 8. Ái ( 愛 - Tṛṣṇā), 9. Thủ ( 取 - Upādāna), 10. Hữu ( 有 - Bhava), 11. Sinh ( 生 - Jāti), THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 12. Lão tử ( 老死 - Jarāmaraṇa). Mười hai nhân duyên ấy đều ở trong Tứ đế hoặc khai hoặc hợp mà ra, như là vô minh, hành, ái, thủ, hữu làm năm chi hợp thành Tập đế; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử là bảy chi mở ra làm Khổ đế. Cái trí xem thấu cái lẽ sinh và diệt của nhân duyên là Đạo đế. Dứt được hết cả mười hai nhân duyên là Diệt đế. Mười hai nhân duyên theo nhau liên tiếp như dòng sông trôi chảy, cho nên sách nhà Phật gọi là Duyên hà. Các nhân duyên tụ tập mà sinh ra mãi, gọi là Duyên hà mãn, nghĩa là sông duyên đầy tràn. Nếu cứ lần lượt dứt hết nhân duyên nọ đến nhân duyên kia, thì gọi là Duyên hà khuynh, nghĩa là sông duyên nghiêng cạn. Vậy nên nói rằng: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thụ, thụ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, thành ra có ưu bi, khổ não. Thế gọi là 61

61 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO thuận sinh tử lưu, nghĩa là thuận theo cái dòng chảy sinh tử, thì mười hai cái duyên ấy đầy tràn lên. Vô minh diệt thì hành diệt; hành diệt thì thức diệt; thức diệt thì danh sắc diệt; danh sắc diệt thì lục nhập diệt; lục nhập diệt thì xúc diệt; xúc diệt thì thụ diệt; thụ diệt thì ái diệt; ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt; hữu diệt thì sinh diệt; sinh diệt thì lão tử diệt, không còn ưu bi, khổ não. Thế gọi là nghịch sinh tử lưu, nghĩa là đi ngược cái dòng chảy sinh tử, thì mười hai cái duyên đều dứt, duyên hà nghiêng cạn. Làm cho con sông duyên nghiêng cạn đi, để khỏi sinh tử khổ não, đó là Phật pháp, mà làm cho con sông duyên đầy tràn lên, để phải sinh tử, khổ não mãi, đó là chúng sinh phiền não. Cái lẽ nhân duyên là thế, mà hiểu cho thật suốt hết lẽ ấy thì thật khó, cho nên kinh Niết-bàn nói rằng: Cùng một thuyết Thập nhị nhân duyên mà ba bậc Thanh văn, Duyên giác và Bồ Tát, mỗi bậc tùy cái trí cạn hay sâu mà đạo pháp thành ra cao hay thấp. Bậc hạ trí là Thanh văn xem thấu cái thuyết Thập nhị nhân duyên, thì được Thanh văn Bồ-đề. Vì rằng bậc ấy dùng cái trí hiểu cái không, trước xem thấu Thập nhị nhân duyên sinh, sau xem thấu Thập nhị nhân duyên diệt. Xem thấu sự sinh diệt ấy thì liễu ngộ được là phi sinh phi diệt mà phá được cái hoặc của sự kiến và sự tư và chứng được cái lý chân không. 62

62 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Ở đây ta nên biết rằng: nhà Phật gọi kiến là sự phân biệt của ý thức đối với trần cảnh ở ngoài, nghĩa là đối với các hiện trạng trong thế gian; và gọi tư là sự tưởng nghĩ, sự ham thích do ngũ căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đối với ngũ trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Kiến và tư là hoặc vọng cả, cho nên gọi là kiến tư hoặc. Bậc trung trí là Duyên giác xem thấu cái thuyết Thập nhị nhân duyên, thì được Duyên giác Bồ-đề. Vì rằng bậc ấy cũng dùng cái trí hiểu cái không, trước xem thấu Thập nhị nhân duyên sinh, sau xem thấu Thập nhị nhân duyên diệt. Xem thấu sự sinh diệt ấy thì liễu ngộ được là phi sinh phi sinh diệt, mà phá được cái hoặc của sự kiến và sự tư và bỏ dần được cái tập khí của những sự hoặc ấy. Cùng có cái trí xem thấu ấy, nhưng ví với bậc Thanh văn lại có phần hơn cho nên sở chứng được cái lý chân không cũng sâu hơn. Bậc thượng trí là Bồ Tát, vì bậc ấy cũng dùng cái trí hiểu cái không, xem thấu Thập nhị nhân duyên sinh và diệt, liễu ngộ được là phi sinh phi diệt, mà dứt ngay được cái tập khí của kiến tư hoặc. Cùng có cái trí xem thấu ấy, nhưng ví với bậc Duyên giác lại hơn nữa, cho nên sở chứng được cái chân không rất sâu. Vậy cùng một thuyết Thập nhị nhân duyên mà mỗi bậc người tùy cái trí hơn hay kém mà hiểu được sâu hay cạn. 63

63 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Nay ta muốn hiểu rõ cái thuyết Thập nhị nhân duyên theo cái trí thấp hèn của ta, thì tôi tưởng nên tham khảo các kinh điển Tiểu thừa và Đại thừa, cùng những ý kiến của các nhà Phật học đời nay, rồi hòa hợp hết các ý nghĩa mà chọn lọc lấy cái ý nghĩa chính đáng, thích hợp nhất. Theo sách Thiên Thai Tứ giáo nghi thì trong thuyết Thập nhị nhân duyên có ba điều cốt yếu là hoặc, nghiệp và quả, gồm cả ba đời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Vô minh là cái hoặc quá khứ; hành là cái nghiệp quá khứ; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ là cái quả hiện tại; ái và thủ là cái hoặc hiện tại; hữu là cái hoặc, nghiệp hiện tại; sinh và lão tử là cái quả vị lai. Ba điều cốt yếu ấy kê ra thành cái biểu sau này: (trình bày thành biểu) 1. Hoặc: vô minh, quá khứ hoặc (nhân); ái thủ, hiện tại nhị hoặc (nhân). 2. Nghiệp: Hành: quá khứ nghiệp (nhân); hữu, hiện tại nghiệp. 3. Quả: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, hiện tại ngũ quả (quả) sinh, lão tử vị lai nhị quả (quả). Xem như thế, thì vô minh, ái và thủ gây ra cái hoặc, mà hành và hữu gây ra cái nghiệp. Do cái hoặc 64

64 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN và cái nghiệp mà thành ra cái quả hiện tại và vị lai, nghĩa là vì cái mờ tối lầm lẫn và sự ham muốn khát vọng, mà gây ra sự sống chết và sự khổ não ở đời. Thập nhị nhân duyên còn có tên là Thập nhị duyên khởi, 1 vì tướng nghiệp quả là do nhân duyên của mười hai thứ mà khởi lên. Lại có tên là Thập nhị hữu chi, vì cái duyên khởi ấy có mười hai chi. Thập nhị hữu chi ấy có mối quan hệ liên tiếp với nhau như thế nào, ta cần phải dùng cái phương pháp phân tích khoa học mà xét thì mới rõ ràng minh bạch. Theo khoa học thì có 2 phương pháp: một là diễn dịch pháp, 2 xét từ cái nhân nguyên thỉ là vô minh mà xét lần xuống đến cái quả cuối cùng là lão tử; hai là quy nạp pháp, 3 xét từ cái quả hiện có là lão tử mà xét lần lên đến cái nhân nguyên thỉ là vô minh, theo như những phương pháp đức Thích-ca đã dùng để suy xét khi còn ngồi dưới gốc cây Bồ-đề. Theo hai phương pháp ấy mà xét, thì thấy cũng đều đưa đến kết quả phù hợp với nhau, và thấy cái nhân, quả liên tiếp rất rõ ràng. 1 Phạn ngữ là pratītya-samutpāda. 2 Déduction, phương pháp suy luận từ cái đã biết diễn rộng ra những cái chưa biết. 3 Induction, phương pháp suy luận từ cái đã biết quy kết về cái chưa biết. 65

65 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Theo diễn dịch pháp, thì cái lẽ khởi đầu mà sinh ra biến hóa và có thế gian là vô minh (1). Vô minh là si ám, là phiền não chướng, phiền não hoặc, tức là cái tối mờ, cái ảo vọng mông muội, nó làm cho thực hóa giả, giả hóa thực, điên đảo quanh quẩn, không biết rõ gì cả. Ở đây ta phải dừng lại để giải rõ cái nghĩa tại sao vô minh là nguyên do của thế gian. Hỏi rằng: làm sao vô minh lại sinh ra được thế gian, tức là hỏi: cái gì mắc phải vô minh mà sinh ra vạn tượng trong thế gian? Đó là vấn đề quan hệ đến phần hình nhi thượng 1 mà khi thuyết pháp đức Phật thường cố ý tránh không đề cập đến. Vì duyên cớ gì mà Phật không muốn nói đến những vấn đề hình nhi thượng? Ấy là chỗ rất hệ trọng, mà về sau cũng do đó nên các tín đồ mới chia ra Tiểu thừa và Đại thừa. Đức Phật sở dĩ không nói đến những điều hình nhi thượng là vì cái mục đích của đạo Phật là cầu lấy sự cần kiếp, thiết thực, giải thoát được khổ não. Người Ấn Độ thời bấy giờ, nhất là những tín đồ đạo Bà-lamôn đang say đắm vào cái học hình nhi thượng, gây ra nhiều ý kiến thiên lệch, đức Phật sợ rằng nếu xướng lên cái lý thuyết hình nhi thượng, thì cái học của Phật lại miên man ra như cái học của đạo Bà-la-môn và các 1 Métaphysique 66

66 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN tín đồ của Phật lại hiểu lầm mà xao nhãng đi cái mục đích giải thoát, là mục đích cốt yếu của Phật. Đức Phật chỉ nói rằng người giải thoát được là vào Niết-bàn, bất sinh bất diệt. Nhưng cái gì đã giải thoát, cái gì bất sinh bất diệt, Phật không nói. Trong thuyết Thập nhị nhân duyên cũng vậy, Phật không nói cái gì mắc phải vô minh mà luân hồi sinh tử, để ta tự hiểu lấy rằng cái ấy không phải là không mà cũng không phải là có, nó là cái chân ngã của ta mà không thể suy nghĩ để biết được. Cái ấy về sau các học phái bên Đại thừa gọi là chân như, là chân ngã, hay là thần thức để cho dễ hiểu. Đáng lẽ cái chân như ấy cứ im lặng sáng suốt, không mắc vào sự biến hóa. Chỉ vì có vô minh nó làm cho cái chân như mê muội đi, mới khởi ra sự hành động tạo tác, gây ra vạn tượng ở trong thế gian. Tựa như nước ngoài biển lớn đang yên lặng, vì có gió mà cuồn cuộn lên thành ra các ngọn sóng. Chân như là nước biển, các ngọn sóng là vạn tượng. Hễ hết gió là nước lại yên lặng. Vậy thế gian mà có là bởi có vô minh. Vì vô minh làm thêm ra cái duyên, cho nên chân như mới vì cái duyên ấy mà hành động tạo tác và kết tập, kết cấu thành ra hành (2). Đã hành động tạo tác là khởi đầu bước vào cuộc biến hóa. Sự hành động tạo tác ở trong 67

67 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO cuộc biến hóa, tuy có rồi lại biến đi, nhưng đã hành động tạo tác, thì sự hành động tạo tác ấy để lại cái tập khí, cái nếp sẵn, nó tụ hợp mà thành ra cái nghiệp. Có vô minh và hành làm duyên cho nên cái hoặc và cái nghiệp lôi kéo cái chân như đến chỗ sinh hóa. Ấy thế là hành làm duyên cho thức (3). Cái thức ấy gọi là tương tục thức, tùy nghiệp thức hay là tâm sở, nghĩa là một thứ thức tâm theo nghiệp mà sinh sinh hóa hóa, biết phân biệt tâm với cảnh, người với ta, chủ với khách, tức là cái ý thức hay là cái ngã. Phàm đã gọi là hữu tình, tức là sinh vật ở trong thế gian, thì loài nào cũng có cái thức ấy. Trong mười hai nhân duyên thì thức làm chủ, và cứ lưu chuyển ở trong lục đạo luân hồi. Cái thức tâm ấy bị cái hoặc và cái nghiệp lôi kéo đi đến chỗ sinh, tức là đi đầu thai, thì chỉ trong khoảng một khoảnh khắc là cảm cái ái làm mầm, làm giống, rồi nạp cái tưởng mà thành ra cái thai. Nghĩa là trong khi ấy cái thức tâm cùng với tình ái và tinh huyết của cha mẹ hợp làm một khối. Cái khối ấy có phần khí chất như: địa, thủy, hỏa, phong, (tứ đại) gọi là sắc, và có phần tinh thần như: thụ, tưởng, hành, thức gọi là danh, vì phần tinh thần ấy chỉ có danh, tức là có tên gọi, mà không có hình chất. Hai phần ấy hợp thành ra một cá thể 1 tức là danh sắc (4). 1 Individualité, một vật thể cá biệt. 68

68 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Danh sắc là mối đầu của cá thể. Mà mỗi cá thể đều không có thường định, vì rằng vạn vật ở trong thế gian, bất cứ vật nào, từ bậc thần chí cao, cho đến các thứ sinh vật nhỏ mọn hèn thấp, hễ đã mắc vào trong luồng sóng biến hóa của vũ trụ, thì không bao giờ có thường định. Vậy cá thể là gì? Một cá thể chỉ là một sự hoạt động, gồm cả chủ động và khách động. Song sự hoạt động ấy tự nó không có chân thể, chân tướng; nó chỉ là một cái ảo tướng vụt còn vụt mất, không có gì là chân thật. Như thế thì cá thể chỉ là một sự kết tập, kết cấu vô thường ở trong cuộc biến hóa mà thôi. Song những hữu tình tuy là vô thường, vô định nhưng đã có ý thức, có cảm giác, thì cũng có thể nói là có, dù là có một cách tương đối vô thường. Thế thì những hữu tình ấy lấy gì mà tiếp xúc, đối đãi với ngoại cảnh? Tất là phải có các cơ quan riêng. Đúng ra thì cái lý của Thập nhị nhân duyên thông cả lục đạo chúng sinh, nhưng trừ nhân loại ra, các loài chúng sinh khác có nhiều loài không có đủ lục căn, cho nên đây chỉ nói về người là giống có hoàn toàn đủ các bộ phận cơ thể. Vậy sau khi cái thức tâm đã đầu thai rồi, do cái sức chuyển của danh sắc mà cái thai hấp lấy lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thành ra có lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Rồi dần dần 69

69 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO lục căn đều mở ra để thụ dụng lục trần. Ấy thế là danh sắc làm duyên cho lục xứ, hay lục nhập (5). Lục nhập là những khí cụ của ta dùng để tiếp xúc với lục trần ở ngoại cảnh. Vậy khi lục căn đã thành thục, bèn ở trong thai ra, tiếp xúc với lục trần mà nạp thụ lấy. Ấy thế gọi là xúc (6). Trong khi tiếp xúc với lục trần ở ngoài, thì ta nạp thụ được những sự yêu thích hay là ghét bỏ, hoặc là những tác động của ngoại cảnh. Ấy thế là ta có sự cảm giác, tức là thụ (7). Xúc với thụ thì từ lúc sơ sinh cho đến khi già chết (lão tử) cứ tương tục không lúc nào gián đoạn. Ngay lúc ta nạp thụ mọi điều của ngoại cảnh, ta không rõ những điều ấy là hư vọng, bèn bám theo nơi cảnh mà sinh ra yêu mến ham thích. Ấy thế gọi là thụ làm duyên sinh ra ái (8). Vì sự yêu thích mê muội làm duyên, cho nên mới nhận định những cảnh hiện tiền mà sinh ra lòng ham muốn, chấp thủ những cảnh ấy, rồi cứ khát khao, cố truy tầm cho được. Dù bao nhiêu những sự ham muốn yêu thích của ta không mấy khi làm cho ta được thật sự thỏa thích, nhưng vẫn làm cho ta đắm đuối vào sự sống ở đời, cho nên ta vẫn biết đời là khổ mà cứ cố ôm lấy sự sống, cố giữ lấy sự sống cho được, cố lăn lộn vào trong cuộc biến hóa mà giữ lấy sự sống. Ấy thế gọi là thủ (9). 70

70 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Ta ở trong sự biến hóa là khổ, nhưng vì có sự mê muội của cái thủ làm duyên, cho nên sự tham dục mạnh lên, rồi cố truy tầm những sự mình đã ham muốn trong ngũ trần, cố nuôi lấy sự sống, và tạo tác các nghiệp. Những nghiệp ấy tích tập lại thành ra cái quả tam hữu, là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu, rồi do cái sức khiên dẫn của nghiệp nó lôi mình đến chỗ sinh ra kiếp sau. Thế là ta nuôi lấy sự biến hóa, rồi sự biến hóa lại bắt ta phải sống, phải có ở trong biến hóa. Ấy thế là hữu (10). Hữu là cái nghiệp nhân có sẵn để sinh ra kiếp sau, mà sở dĩ có hữu là bởi có thủ làm duyên, cho nên thủ với hữu là cái hoặc với cái nghiệp hiện tại rất nặng. Theo cái hữu thì lại có cái báo về sau, là lại sinh ra ở đời, nghĩa là theo cái nghiệp thiện hay nghiệp ác đã có ở kiếp này mà sinh ra kiếp sau. Ấy thế gọi là hữu làm duyên cho sinh (11). Đã thụ sinh ra kiếp sau, thì cái thân ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) là thân ta có đây, nhưng có rồi lại suy hoại cho đến diệt mất, tức là lại có già có chết. Ấy thế là có lão tử (12). Xét theo lối diễn dịch như thế, thì ta thấy vô minh duyên hành, hành duyên thức cho đến sinh duyên lão tử, nghiệp và quả theo nhau không dứt, và các mối nhân duyên liên tiếp nhau rất là mật thiết, không đâu là gián đoạn cả. 71

71 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Nay ta lại theo lối qui nạp mà xét ngược lại xem các mối của nhân duyên có phù hợp như thế hay không. Theo lối qui nạp mà xét thì ta bắt đầu từ cái hiển hiện thực có là lão tử (12). Tại sao có lão tử? Có lão tử là vì có sinh (11). Ta sinh ra ở đời là vì ta ham muốn sự sống, rồi gây ra cái nghiệp nó lôi kéo ta vào cuộc biến hóa và bắt buộc ta phải sống, phải có, tức là hữu (10). Lão tử, sinh và hữu, ba cái nhân duyên ấy, thuộc về cái phạm vi chung cả vạn vật ở trong thế gian. Còn những nhân duyên khác từ thủ trở đi, thuộc về phạm vi riêng về tâm lý. Xét sự biến hóa ở trong vũ trụ, thì hết thảy các vật đã có đều phải biến hóa luôn. Đã biến hóa là vô thường, là khổ. Nhưng đã mắc vào trong vòng biến hóa rồi, ta lại bị cái mờ tối che lấp, làm cho ta lại nuôi lấy sự biến hóa, ôm lấy sự biến hóa, ấy là thủ (9). Bởi cái thủ mà ta tự buộc ta vào sự biến hóa. Ta đã nuôi lấy sự biến hóa của ta, tức là ta nuôi lấy cái khổ của ta. Ta lấy gì mà nuôi cái khổ? Ta nuôi nó bằng sự ham muốn yêu thích của ta, tức là ái (8). Dù rằng những sự ham muốn yêu thích của ta có làm cho ta được thỏa thích hay không, ta đã có sự ham muốn yêu thích là ta bị cái mê muội của sự ham thích làm cho đắm đuối vào sự sống ở đời. 72

72 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Tại làm sao mà có cái ái mạnh như thế? Tại có sự cảm giác, nó làm cho ta lĩnh nạp lấy lục trần ở ngoại cảnh mà có sự ham muốn yêu thích. Sự cảm giác ấy là thụ (7). Cái thụ của ta mà có, là do sự xúc tiếp với ngoại vật. Sự xúc tiếp ấy tức là xúc (6). Giả sử ta không có những cơ quan để xúc tiếp và cảm giác thì sự xúc tiếp và sự cảm giác không thể nào có được. Nhưng ta có sáu cơ quan để xúc tiếp và để cảm giác, tức là lục nhập (5). Ta đã có giác quan, có xúc tiếp, có cảm giác, tất là thân ta thành ra một cá thể ở trong vạn vật. Cá thể chỉ là một sự kết tập, kết cấu vô thường ở trong cuộc biến hóa mà thôi, nhưng đã kết tập kết cấu thành ra một vật thể, thì vật thể ấy tất phải có danh, có hình, tức là danh sắc (4). Danh sắc chỉ là một cái ảo tượng như một ngọn sóng ở trong luồng sóng của vạn pháp chứ không có gì chân thật. Nhưng bởi đâu mà có cái ảo tượng ấy và lại sinh ra được sự cảm giác, sự ham muốn và sự khổ? Bởi có cái thức (3). Ví bằng không có thức, thì các cái nhân khác như danh sắc, thụ, xúc, ái, thủ đều không có được. Vậy thức là cái mối đầu gây ra khổ. Nhưng thức sở dĩ có là vì cái chân như đã hành động tạo tác và kết tập kết cấu thành cái nghiệp để làm duyên cho thức phải sinh hóa mãi. Sự hành động tạo tác kết cấu của chân như là hành (2). 73

73 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Do hành mà có cái nghiệp nó lôi kéo thức vào trong cuộc biến hóa, cho nên danh sắc, xúc, thụ, ái, thủ... cứ có mãi không bao giờ dứt. Tại sao cái chân như lại hành động tạo tác để bị nghiệp trói buộc trong cuộc biến hóa vô thường như thế? Tại vì có cái mờ tối si ám làm duyên. Cái mờ tối si ám ấy là vô minh (1). Vô minh là gì? Ở đây ta nên định nghĩa hai chữ vô minh cho rõ ràng. Sách Đại thừa khởi tín luận nói rằng: Tĩnh pháp danh vi chân như, nhất thiết nhiễm nhân danh vi vô minh. 1 Vô minh chỉ là cái niệm khởi của chân như, nghĩa là chân như hoát nhiên có cái niệm khởi, rồi nhiễm cái niệm đó làm nhân mà gây ra cái thế gian ảo vọng. Vậy vô minh là do sự niệm khởi của chân như mà có chứ nó vốn không có tự tính. Kinh Viên giác lại giải thích nghĩa vô minh một cách rõ hơn: Hết thảy chúng sinh từ vô thỉ đến nay cái gì cũng điên đảo, tựa như người mê, chạy quàng chạy xiên khắp mọi nơi, nhận càn tứ đại 2 làm tướng của tự thân, và duyên cảnh của lục trần 3 làm tướng của tự 1 Tạm dịch: Cái pháp trong sạch không có chút bụi mờ gọi là chân như, hết thảy những cái thấm nhuộm mờ đục mà thành ra cái nhân, gọi là vô minh. 2 Địa, thủy, hỏa, phong. 3 Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. 74

74 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN tâm, ví như người đau mắt trông thấy ở trên trời có hoa đốm hay là có hai mặt trăng vậy. Ở trên trời vốn thật không có hoa đốm, chỉ vì người có bệnh kia vọng chấp mà thôi. Bởi sự vọng chấp cho nên không những chỉ lầm ở cái tự tính hư không mà còn mê cả đến chỗ cái hoa đốm kia sinh ra nữa. Do sự vọng hoặc ấy mà thành ra có sự luân chuyển sinh tử, cho nên gọi là vô minh. Cái vô minh ấy không phải là thật có chân thể. Tựa như người nằm chiêm bao, khi đang chiêm bao không phải là không có, nhưng đến khi tỉnh dậy, thì biết rõ không có gì là thật. Hoặc tựa như các thứ hoa đốm thấy biến mất ở chỗ hư không, không thể nói là có chỗ thật mất. Bởi sao thế? Bởi không có chỗ sinh. Hết thảy chúng sinh ở trong chỗ vô sinh thấy lầm là có sự sinh diệt, cho nên mới gọi là luân chuyển sinh tử. Đức Như Lai là bậc tu đến chỗ viên giác, biết là không có hoa đốm, tức là không luân chuyển, và cũng không có thân tâm nào chịu cái sinh tử kia. Không phải là tạo tác ra, cho nên không có, cái bản tính vốn là không có. Xem thế thì biết vô minh là mờ đục, tối tăm, không trong sạch sáng tỏ; nó chỉ là cái nhiễm nhân cùng tột trong cuộc biến hóa của vũ trụ, là cội nguồn vô thỉ gây ra vạn tượng ở thế gian. Vậy ta có thể lấy cái sức của ta mà phá tan được cái vô minh ấy. Hễ cái vô minh đã phá thì cái chân như lại hiển hiện ra mà tĩnh lặng 75

75 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO sáng suốt, ấy là chứng được Niết-bàn, tức là giải thoát được cái khổ vậy. Thuyết Thập nhị nhân duyên xét theo lối diễn dịch hay lối qui nạp, theo lối nào cũng thấy đúng một lý như nhau và không thấy gì là gián đoạn cả. Từ vô minh đến lão tử, tuy có cách nhau mười nhân duyên khác, nhưng lão tử với vô minh vẫn liên tiếp với nhau rất mật thiết, như các đoạn ở trong cái vòng tròn vậy. Đoạn sau cùng nối liền đoạn đầu, mà có đoạn đầu mới có đoạn sau cùng; và có đoạn sau cùng mới có đoạn đầu. Xem như lão tử là đoạn sau cùng, mà không phải đến lão tử là hết. Lão tử rồi lại vì có vô minh và cái nghiệp trước mà sinh ra hành và thức. Thức lấy vô minh và hành làm duyên mà đi đầu thai, lại sinh ra danh sắc, lục nhập, xúc và thụ, ấy là lại thành ra một cá thể mới. Cá thể ấy lại có ái và thủ là cái hiện tại vô minh nó làm cho mê muội đi, cho nên lại có hữu và sinh. Đã có hữu và sinh tất là lại có lão tử. Ấy thế là cứ luân chuyển vô cùng vô tận. Sự luân chuyển ấy do ở cái duyên cảnh của vạn pháp, nghĩa là vạn pháp theo nhân duyên mà sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, duyên tan thì diệt. Sinh sinh hóa hóa do ở cả các cái duyên tụ họp mà thành ra, cho nên vạn pháp chỉ là cái thể tương đối vô thường mà thôi, chứ không có tự tính tuyệt đối thường định. 76

76 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Vạn pháp đã không có tự tính thường định, thì sự ngã chấp, pháp chấp của ta là sự vọng hoặc, không có giá trị gì cả. Muốn biết cái chân thể tuyệt đối, thì phải dùng cái tâm sáng suốt, cái trí minh mẫn mới có thể thấy được cái gọi là chân như, là Niết-bàn bất sinh bất diệt. Cái mục đích chân chính của Phật giáo là dùng trí tuệ mà suy luận, mà hiểu biết đến chỗ cội nguồn của vạn pháp, để tìm cách giải thoát ra ngoài tạo hóa, cho nên trong thuyết Thập nhị nhân duyên, ta thấy rõ cái phép luận lý của Phật, như Phật đã nói: Cái này sinh, nên cái kia sinh. Cái này diệt, nên cái kia diệt. 1 Theo phép luận lý ấy thì vạn pháp sở dĩ có là vì có nhân duyên; biết rõ những nhân duyên ấy tức là biết cái nguồn gốc sự khổ, ắt là phá được sự khổ. Muốn phá sự khổ thì phải phá những nhân duyên sinh ra cái khổ. Không có sinh, không có hữu, không có thủ, không có ái, thì cái phần cảm giác là thụ, xúc và phần cá nhân là lục nhập và danh sắc đều không có cả; rồi không có thức, không có hành, thì vô minh cũng không có. Ấy thế là khi đã biết rõ những cái kết quả của vô minh thì ta bỏ được vô minh, vì rằng đã biết rõ các nhân duyên, tức là vượt qua được nhân duyên; và hiểu thấu vô minh, tức là thấy rõ cái mờ tối nó che lấp mất cái 1 Giáo lý này gọi là Y tha khởi. 77

77 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO chân chính sáng suốt vẫn có sẵn ở trong tâm ta. Biết rõ cái mờ tối ấy, ắt là có thể thấy được cái chân thật. Đức Phật đã biết rõ cái duyên do sự khổ ở trong thế gian, và cái nguồn gốc của thế gian, cho nên dạy người ta tìm cách mà giải thoát. Bởi vì sự sinh hóa chỉ do nhân duyên hòa hợp mà thành ra, chứ không phải là do một vị thần nào chủ trương, thì sự giải thoát của ta cũng không phải nhờ đến vị thần thánh nào cả, ta chỉ cốt tự mình cố sức mà hiểu lấy, biết lấy, tức là giải thoát được. Phàm có sự lầm lẫn, mà khi đã biết là lầm lẫn thì không lầm lẫn nữa. Vậy chỉ có sự biết sáng suốt là tự nó đủ làm cho ta giải thoát được mà thôi. Có hữu, có sinh là có khổ; làm cho không có hữu, không có sinh, là giải thoát. Song sự giải thoát không phải là chỉ phá lấy một đoạn trong mười hai đoạn, nghĩa là không phải tự hủy, tự hoại cái bản thân của ta hay một phần nào trong bản thân mà giải thoát được. Sự tự hủy hoại thân thể của ta lại buộc chặt ta vào trong luân hồi khổ não, nên đạo Phật cho việc tự hủy hoại thân thể là tối kỵ. Muốn giải thoát thì tự tâm ta phải làm cho sáng tỏ ra, rồi phá dần cho hết các nhân duyên, không để nó trói buộc ta nữa. Khi các nhân duyên đã phá tan rồi, thì lúc ấy ta không mắc vào cuộc biến hóa nữa, ấy mới thật là giải thoát. 78

78 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Sự giải thoát ấy cốt ở cái lòng tin có sự tự do, khiến ta cố gắng mà tìm cách giải thoát. Dù rằng khi ta đã mắc vào trong cái luồng bánh xe đang quay của tạo hóa, ta không thể làm cho cái bánh xe ấy đứng dừng lại được, nhưng ta có thể tự mình ra khỏi cái luồng ấy mà không mắc vào nữa. Ấy là nhờ cái sức tự do mà gây thành một mãnh lực để tìm cách giải thoát ra ngoài cuộc luân hồi sanh tử vậy. Thuyết Thập nhị nhân duyên bao quát cả hai phương diện: khách quan và chủ quan. Khách quan, là cho rằng ngoài cái tâm của ta còn có cái thế gian mà ta có thể xúc tiếp và cảm giác được. Tuy thế gian ấy là ảo vọng nhưng ta vẫn cho là có, bởi vì các hiện tượng có thể cảm đến ta mà sinh ra cái tư tưởng của ta. Chủ quan, là cho rằng thế gian mà có là do sự xúc tiếp và sự cảm giác gốc ở lục căn. Nếu không có lục căn thì thế gian không thật là có nữa. Vậy gồm cả hai phương diện khách quan và chủ quan, thì ta có thể nói rằng: cái thế gian ảo vọng kia sinh ra tư tưởng, mà tư tưởng lại tạo tác ra thế gian ảo vọng vậy. Khách quan là pháp, chủ quan là ngã; cả hai đều là một tấm dệt bằng ảo hình ảo tượng, không có gì là lâu bền chắc chắn cả. Muốn được giải thoát, muốn làm cho khỏi cái khổ ở thế gian, thì phải phá tan những ảo hình ảo tượng ấy đi để tới đến chỗ chân thật. 79

79 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Cái phương pháp để phá những sự ảo vọng đó, là ta phải lấy trí tuệ mà hiểu rõ sự ảo vọng của vạn vật, vì rằng vạn vật mà có là bởi cái tâm ta vọng nhận là có. Khi cái tâm đã rõ là vạn vật không chân thật có, thì vạn vật là cái sở duyên của tâm tức là phần khách động, tự biến mất đi; mà rồi đến cái năng duyên của tâm; tức là phần chủ động cũng theo đó mà biến mất. Vậy thế gian là ảo tượng, thì bậc hiền thánh có thể lấy cái trí của mình mà phá đi được; thế gian là cái yêu thích ham muốn, bậc hiền thánh có thể lấy sức mạnh của mình mà bỏ hết cái vui, cái khổ não đến cả các cảm tình, thì hết thảy những sự yêu thích ham muốn đều bỏ hết được. Bỏ hết cả mặt khách quan và mặt chủ quan thì vào Niết-bàn, tức là vào chỗ yên ổn và sáng suốt. Đạo Phật sở dĩ có cái quan niệm ấy là vì xét thấy cả thế gian chỉ là một cuộc tương đối, một sự biến hóa vô thường, do các duyên cảnh mà thành ra chứ không có gì là chân thật. Ngay như người ta đây cũng chẳng có gì là chắc chắn, là thường định. Thân ta chỉ là sự biến hóa luôn, cái ngã kiến của ta cũng chỉ do ngũ uẩn là năm cái tích tụ lại mà thành ra. Năm cái ấy là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Sắc là cái hình thể, tức là phần hình hài vật chất; thụ là sự cảm xúc lĩnh nạp; tưởng là sự nhớ tưởng, 80

80 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN hình dung về những việc đã qua để so sánh, liên hệ phân biệt với sự việc đang tiếp xúc; hành là chỉ chung mọi phản ứng, hoạt động tâm lý của chúng sinh, như thích thú, ưa mến, căm ghét, tức giận...; thức là sự nhận biết. Năm cái ấy không có cái nào là thuần nhất, là thường định; cái nào cũng phiền phức, hỗn tạp. Nhưng cả năm cái ấy mà tích tụ lại thì nó tạo thành cái ngã, nghĩa là cái ta, xưng là ta. Cái ngã của ta như thế thì không có gì là xác định. Thế mà ta lại nhận cái ngã ấy là chân thật vĩnh viễn, thì há lại chẳng phải là một sự lầm lớn hay sao? Ta phải hiểu rằng cái ngã đó là cái vọng ngã tương đối, vô thường, do cái duyên cảnh mà có chứ không phải là cái chân ngã tuyệt đối thường trụ. Muốn thấy rõ cái chân ngã tuyệt đối thì phải ra ngoài cuộc tương đối, mới có thể biết được. Đó là một điều rất uyên thâm trong học thuyết của phái Đại thừa, để lúc khác sẽ bàn. Cứ theo cho đúng ý nghĩa thuyết Thập nhị nhân duyên thì thế gian chỉ là một cuộc tương đối và tương tục. Tương đối là vì cái này có bởi cái kia có; tương tục là vì thế nọ nối tiếp thế kia, chứ không có thường định. Xét về lý thuyết thì thuyết Thập nhị nhân duyên giải quyết được vấn đề thế gian và sự sinh tử một cách 81

81 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO hoàn bị hơn cả. Các học thuyết khác, hoặc Đông, hoặc Tây, xưa nay phần nhiều đã nghiên cứu về vấn đề vạn hữu trong vũ trụ, tuy vẫn có nhiều thuyết rất cao thâm uyên áo, nhưng thuyết nào cũng cho vạn vật có cái bản thể tự tại, dù có nói là vạn vật do cái nhân mà sinh khởi ra nữa thì cũng chỉ nói do các thứ nhân gốc ở cái tự thể rất vi ẩn mà thành ra các hiện tượng hiển lộ, chứ không ai nói cái tự thể ấy là nhân duyên. Bởi vậy cái kết thúc sự luận lý của các học thuyết ấy tất nhiên là phải nhận có một nhân sinh ra nhiều quả. Vạn vật đã do một nhân mà sinh ra thì phải nói là có một cái nguyên thủy. Đã có cái nguyên thỉ tất phải có cái chung cuộc. Vì thế cho nên các tôn giáo khác và các nhà triết học không ai là không cố hết sức để nói cái nguyên thủy của vạn vật, mà rút cục vẫn không phân giải được rõ ràng, rồi chỉ thấy cái thuyết của họ đi đến chỗ bế tắc hoặc mâu thuẫn mà thôi. Phật giáo chủ trương thuyết cho rằng hết thảy các pháp vốn không có tự thể, chỉ vì cái duyên tích tập mà sinh ra các hình tướng. Bởi thế cho nên suy lên đến thiên cổ về trước cũng không thấy vạn vật có khởi thủy, mà xét đến muôn đời về sau cũng không thấy vạn vật có kết thúc. Vạn vật đã không có khởi đầu, không có kết thúc, cho nên không cần phải miễn cưỡng nói về cái nguyên thủy của vạn vật, và cũng không cần 82

82 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN phải biết cái rốt cùng của vạn vật. Hết thảy pháp đã không có tự thể, thì hết thảy sự vật ở trong vũ trụ đều không có cái tính nhất định kiên cố, thực tại và chỉ là tùy duyên mà động mà sinh. Đó là phần lý thuyết rất hệ trọng trong đạo Phật. Đem lý thuyết ấy ứng dụng ở đời, thành ra có cái hiệu quả rất hay. Vì rằng vạn sự đã bởi cái duyên mà sinh ra, thì hễ duyên tốt là quả tốt, duyên xấu là quả xấu. Cái công lệ đã nhất định như thế, thì nói rằng: gây ra cái duyên làm điều lành, thì được cái quả khoái lạc, và tạo ra cái duyên ác nghiệt thì bị cái quả khổ não, là rất đúng. Như thế thì theo cái nghĩa câu: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành 1 thật là một điều rất quan thiết cho thế sự và rất hợp với tôn chỉ của Phật giáo. Nói tóm lại, Phật giáo lúc đầu tuy không nói đến phần hình nhi thượng mà thành ra vẫn có phần hình nhi thượng, không phải là một môn triết học mà chính là có cái triết học rất cao. Bởi vì đạo của Phật có nhiều nghĩa lý rất đúng với tinh thần của triết học và lại lập ra thành một lý thuyết rất chính đáng đối với các quan niệm về vũ trụ, gồm có cả cái luân lý rất rộng, phổ cập khắp cả, và cái thánh đức rất linh diệu, thật đáng để cho vạn thế tôn sùng vậy. 1 Kinh Đại Bát Niết-bàn: Mọi điều ác không làm, mọi điều thiện xin làm hết. 83

83 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Thưa các ngài, Chỉ có một thuyết Thập nhị nhân duyên mà tôi đem ra nói đi nói lại mãi, là vì cái thuyết ấy là then chốt của đạo Phật, bao hàm bao nhiêu nghĩa lý sâu xa, không sao nói cho xiết được. Cái thuyết ấy khó như thế, cho nên ngay từ lúc đầu khi đức Phật tổ Thích-ca mới đắc đạo, ngài thấy cái học thuyết của ngài khó hiểu, đã do dự không muốn đem ra thuyết giảng. Nhưng chỉ vì lòng từ bi, không nỡ để chúng sinh chìm đắm trong mê muội, tối tăm. Cho nên ngài mới đem cái đạo của ngài truyền bá ra ở thế gian để cứu độ chúng sinh. Cái đạo ấy lưu truyền đến ngày nay, trải qua bao nhiêu thế kỷ, có bao nhiêu những nhà hiền triết xưa nay đã đem hết tâm trí mà suy nghĩ tìm tòi, và đã công nhận là hay là phải, thì ta cũng nên cố gắng mà hiểu lấy một đôi chút, gọi là có một phần theo đòi về sự đi tìm chân lý. Có một điều ta rất nên chú ý là đạo Phật chỉ cầu lấy trí tuệ mà hiểu biết, chứ không chủ lấy sự mê hoặc mà làm mờ tối người ta; cho nên chính đạo Phật là đạo chỉ có sự sáng suốt mà không có sự mê tín. Ai đem sự mê tín mà theo đạo Phật là người làm điều trái hẳn với đạo Phật. Vậy nên những người đã thật hiểu đạo Phật là không tin theo những điều huyễn hoặc vô lý, không 84

84 THUYẾT THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN làm những điều bất nhân phi nghĩa, hại đến thân tâm của mình. Chúng tôi mong rằng ai đã tin theo đạo Phật là người có cái tâm rất sáng suốt, có cái tự do về đường tư tưởng và có cái sức tự cường, tự lập mà xử kỷ tiếp vật. Nếu dân ta mà hiểu được như thế, và làm được như thế, thì sự tín ngưỡng đạo Phật không có sự làm xằng tin nhảm và lại rất có lợi cho sự tiến hóa của nhân quần xã hội về đạo lý và tri thức. Ấy là cái sở kiến của chúng tôi, và dám mong rằng cái sở kiến ấy không trái với cái hy vọng chung của tất cả mọi người chúng ta vậy. Nam-mô A-di-đà Phật. 85

85 86

86 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Nam-mô A-di-đà Phật, Thưa các ngài, Thưa các đạo hữu, Tôi đã đem những giáo lý chân chánh của đạo Phật bày tỏ ra ở hai bài trước, là cốt để các tín đồ biết rõ cái tôn chỉ đặc biệt của đạo Phật là ở cái thuyết nói về nhân, quả và duyên nghiệp. Thế gian sở dĩ có, không phải do cái ý chí một vị thần tự tại nào tạo tác, mà chính bởi cái duyên khởi mà sinh ra. Cái nhân do cái duyên mà thành cái quả, rồi cái quả lại do cái duyên mà hóa thành cái nhân cho một quả khác... cứ luân lưu chuyển biến như thế mãi, gây ra sum la vạn tượng sinh tử vô thường, đầy nỗi đau buồn khổ não. Phật biết rõ cái căn nguyên khổ não ở chỗ ấy, cho nên mới chuyển pháp luân để cứu độ chúng sinh ra ngoài cái cảnh khổ mà vào chỗ yên vui tịch tĩnh. Vì 87

87 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO có sự khổ và có con đường giải thoát ra ngoài sự khổ mà thành ra một học thuyết, một tôn giáo rất trang nghiêm. Đã là một tôn giáo, thì Phật giáo cũng như các tôn giáo khác, tất là có những quan niệm về vũ trụ, có những tư tưởng về hình nhi thượng quan hệ đến chân thể, đến thực tại v.v... Phật giáo lại có cái tính cách tự do về tư tưởng, cho nên về sau chia ra nhiều tông, nhiều phái. Các tông, các phái dù có nhiều chỗ kiến giải khác nhau, song không tông phái nào lại không lấy cái tôn chỉ của Phật đã dạy mà kiến thuyết và lập luận. Vậy nay trước hết ta xét xem, sau khi Phật nhập diệt rồi, đạo pháp tiến triển và biến thiên ra sao, rồi sau xét những kiến giải và những tư tưởng của các phái khác biệt thế nào. Cũng nên biết rằng, đạo Phật đến ngày nay có thiên kinh vạn quyển, không thể lấy mấy chục trang giấy mà nói cho hết được. Ta chỉ cốt lược lấy cái đại cương, tóm tắt lấy những điều quan yếu mà nói, để người ta hiểu cái nguyên ủy của một tôn giáo mà dân tộc ta đã sùng bái từ xưa đến nay. Theo các kinh điển, thì ta biết rằng sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt rồi, có năm trăm vị thượng tọa trưởng lão mở cuộc kết tập lần đầu tiên ở trong 88

88 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA động Sattapanna trên núi Vibhara ở gần thành Vương Xá, 1 tôn giả Đại Ca-diếp 2 được tôn làm chủ Tăng hội để chủ trì đại hội. Tôn giả Đại Ca-diếp lại cử Tôn giả A-nan-đà đứng đầu việc tập họp những lời Phật đã dạy mà trùng tụng để mọi người ghi nhớ kỹ, về sau mới được ghi thành bộ Kinh tạng. 3 Lần kết tập này chỉ nhằm giúp mọi người hệ thống và ghi nhớ kỹ hơn những lời Phật dạy, chứ chưa hề có sự ghi chép. Đại hội lại cử Tôn giả Ưu-bà-ly 4 chủ trì việc trùng tuyên những giới luật của Phật đã chế định, 5 làm thành bộ Luật tạng. 6 Tôn giả Đại Ca-diếp chủ trì việc giảng giải ý nghĩa trong Kinh mà làm thành bộ Luận tạng. 7 Gọi chung cả Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng là Tam tạng. 8 Đó là theo sự tin tưởng thông thường ở trong Tăng giới, nhưng theo lời những nhà khảo cứu Phật học 1 Tiếng Phạn là Rājagṛha. 2 Tiếng Phạn là Mahākāśyapa. 3 Tiếng Phạn là Sūtra. 4 Tiếng Phạn là Upāli. 5 Tiếng Phạn là Saṃgha. 6 Tiếng Phạn là Vināya. 7 Tiếng Phạn là Abhidharma. 8 Tiếng Phạn là Tripiṭaka. 89

89 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO ngày nay, thì có người nói rằng mãi đến lần kết tập thứ ba vào đời vua A-dục 1 mới khởi đầu có Luận tạng. Cách một trăm năm sau, trong Tăng hội có sự tranh luận về cách giữ giới luật và cách hành đạo. Tăng hội lúc bấy giờ chia ra làm hai phái là Thượng tọa bộ 2 và Đại chúng bộ. 3 Những người thuộc Thượng tọa bộ chủ trương sự nghiêm giữ giới luật và bảo thủ những lời Phật dạy, trong khi những người thuộc Đại chúng bộ thì muốn dùng phương tiện khoan hòa mà tiến thủ. Các vị thượng tọa trưởng lão triệu tập cuộc kết tập lần thứ hai ở thành Vệ-xá, do Thượng tọa Yaca làm chủ tọa, để giải quyết sự bất hòa ấy. Cuộc kết tập ấy không có kết quả. Phái Thượng tọa trưởng lão vẫn giữ phương diện bảo thủ và phái Đại chúng cứ giữ phương diện tiến thủ như trước. Mỗi bên đều tự nhận là chính tông, gọi bên kia là tà thuyết, hai bên cứ công kích nhau mãi. Vào khoảng 280 năm sau khi Phật nhập diệt, tức là vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, vua A-dục rất sùng bái đạo Phật và lại nắm giữ bá quyền toàn xứ Ấn Độ, mới triệu tập cuộc kết tập lần thứ ba ở thành 1 Vua A-dục (Aśoka, trước Tây lịch). 2 Tiếng Phạn là Sthavira. 3 Tiếng Phạn là Mahāsāṃghika, còn gọi là Đại chúng bộ. 90

90 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Pātaliputra. Nhưng cuộc kết tập này cũng như cuộc kết tập thứ hai, phái Thượng tọa trưởng lão và phái Đại chúng không dung nạp được nhau. Sau cuộc kết tập thứ ba này độ chừng 200 năm, tức là vào khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, thì xuất hiện những tư tưởng hình nhi thượng học trong Kinh Bát-nhã Ba-lamật-đa, 1 có đến 600 quyển, trước sau lấy những điều Phật dạy Tu-Bồ-đề làm căn bản, giảng rộng về Không luận. Từ đó cái mầm Phật giáo Đại thừa mỗi ngày một phát triển. Cách độ 100 năm sau nữa, tức là vào khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch, có vua Kanishka người nước Nhục-chi, giữ bá quyền ở vùng Tây bắc Ấn Độ và lại rất sùng mộ đạo Phật, mới triệu tập cuộc kết tập lần thứ tư ở thành Jalandhara, do hai Thượng tọa Parsva và Vasamitra chủ trì. Lúc bấy giờ, Thượng tọa bộ đã phân làm 11 bộ phái nhỏ hơn, Đại chúng bộ phân làm 9 bộ phái. Các bộ phái khi ấy vẫn lẩn quẩn trong hai luận thuyết hữu và không. Trong khi các bộ phái thuộc Thượng tọa bộ chủ trương hữu luận, cho vạn pháp tuy là vô thường, nhưng vẫn là có, có một cách tương đối, không thể nói là không được. 2 Các bộ phái thuộc Đại 1 Tiếng Phạn là Prajnā Pāramitā Sutra. 2 Nên cũng gọi tên phái này là Nhất thiết hữu bộ. 91

91 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO chúng bộ thì chủ trương Không luận, cho rằng vạn pháp tuy có, nhưng thật là không, vì không có tự tính. Ngoài hai luận thuyết ấy, lại có một luận thuyết gọi là Trung luận 1 chủ trương thuyết chẳng phải có chẳng phải không. Đó là cái tình thế Phật giáo khi vua Kanishka mở cuộc kết tập lần thứ tư. Thuở ấy có ngài Mã Minh 2 là một bậc cao tăng, có tài đức lớn và lại thâm nhập tư tưởng kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mới soạn sách Đại thừa Khởi tín luận nói về A-lại-da thức 3 và chân như. 4 Sau ngài Mã Minh lại có ngài Kiên Tuệ soạn cuốn Đại thừa Pháp giới vô sai biệt luận thuật lại cái tư tưởng của Mã Minh nói về lý thuyết của Đại thừa học phái. Từ đó, trong Phật giáo có hai tông lớn là: Tiểu thừa 5 và Đại thừa. 6 Đại thừa nghĩa là cỗ xe lớn, ý nói tu theo hạnh Bồ Tát thì độ hết thảy chúng sinh; Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ, ý nói ai tu thì tự độ lấy mình. Hai 1 Tiếng Phạn là Madyāmaka. 2 Tiếng Phạn là Aśvaghosa. 3 Tiếng Phạn là Ālaya-vijñāna. 4 Tiếng Phạn là bhūta-tathatā 5 Tiếng Phạn là Hinayāna. 6 Tiếng Phạn là Mahāyāna. 92

92 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA bên tuy phân biệt ra như thế, nhưng vẫn theo tông chỉ đạo Phật. Chỉ có điều, Đại thừa chủ trương chỉ cần theo đúng cái tinh thần trong lời Phật dạy mà tu tiến; còn Tiểu thừa thì chủ trương giữ y nguyên theo đúng lời dạy của Phật ở trong các kinh, nhất thiết không được thay đổi. Một bên tự cho mình là hiểu rõ cái ý sâu xa của Phật, một bên tự cho mình theo đúng lời Phật dạy. Đó là chỗ khác nhau của hai phái Đại thừa và Tiểu thừa từ lúc đầu. Xem thế, thì trong khoảng 500 năm sau Phật nhập diệt, Phật giáo chỉ có học phái Tiểu thừa mà thôi, rồi đến khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch trở đi, mới có học phái Đại thừa. Học phái Tiểu thừa từ đầu vẫn dùng theo Tam tạng viết bằng tiếng Pāli (Nam Phạn), là thứ tiếng thông dụng trong dân gian thuở ấy. Học phái này sau truyền về phía nam, như: đảo Tích Lan, 1 Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Lào v.v... cho nên gọi là Phật giáo Nam truyền, hay Nam tông. Còn học phái Đại thừa thì truyền về phía bắc, như: Népal, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản v.v... cho nên gọi là Phật giáo Bắc truyền, hay Bắc tông. Hiện nay, Phật giáo Tiểu thừa thờ đức Thích-ca Mâu-ni như một bậc thầy lập giáo dạy chúng, chứ không thờ các vị Phật và Bồ Tát khác. Những người tu 1 Tức Ceylan, nay là Sri Lanka. 93

93 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO hành thì mặc áo vàng và cứ sáng ngày đi khất thực. Bên Phật giáo Đại thừa thì đức Thích-ca Mâu-ni dần dần vào trong lý tưởng, trong thần bí, mà hóa thành một vị Phật như các vị Phật trong thần thoại. Bởi vậy các chùa Phật giáo Đại thừa thờ đức Thích-ca Mâuni cùng với chư Phật và chư Bồ Tát. Những người tu hành bên Đại thừa mặc áo nâu, tự làm lấy mà ăn hoặc nhận cúng dường tại chùa, không đi khất thực. Khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi thì đạo Bàla-môn lại thịnh hành, phái Đại thừa mới dịch Kinh, Luật và Luận ra tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), là thứ tiếng triết học của đạo Bà-la-môn vẫn dùng từ xưa, cốt để dùng đồng một thứ văn tự cho dễ ứng phó với đối phương. Sau ngài Mã Minh 100 năm, có ngài Long Thọ 1 ra đời, giảng giải kinh Hoa Nghiêm và soạn ra Trung luận, Thập nhị môn luận và Thập trụ luận để phát huy cái học thuyết của Phật giáo Đại thừa. Từ đó Phật giáo Đại thừa mới thật là thịnh đạt. Ngài Long Thọ truyền cho hai người cao đệ là Đềbà 2 và Long Trí. Đề-bà soạn bộ Bách luận. Sau đó, người ta lấy Trung luận và Thập nhị môn luận của Long Thọ và Bách luận của Đề-bà mà lập ra Tam luận 1 Tiếng Phạn là Nāgārdjuna. 2 Tiếng Phạn là Deva. 94

94 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA tông, rồi đến luận sư Hộ Pháp chủ trương chư pháp giai không, chỉ có chân như là bất diệt. Lại có tông lấy kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm gốc mà lập ra Bátnhã tông, có tên gọi là Tính tông hay Không tông. Tam luận tông, Bát-nhã tông hay Tính tông đều thờ đức Văn-thù Bồ Tát, 1 tượng trưng cho trí tuệ. Ngài Long Thọ lại truyền Mật giáo là một giáo lý bí mật cho Long Trí. Mật giáo truyền đến Kim Cương Trí thành ra Chân ngôn tông hay Mật tông, lấy phép tu trì bí mật làm chủ. Vào khoảng đời Đường bên Tàu, Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không đem tông này truyền sang Trung Hoa. Cái học Không tông truyền đến luận sư Thanh Biện 2 là người đồng thời với luận sư Hộ Pháp, theo tông chỉ của Long Thọ trong sách Trung quán luận mà làm sách Đại thừa chưởng trân luận 3 để bác bộ Tướng luận của luận sư Hộ Pháp. Sau luận sư Thanh Biện, lại có ngài Trí Quang là người có tiếng trong môn học Không luận. Vào khoảng thế kỷ thứ tư, tức là vào khoảng năm sau Phật nhập diệt, có hai anh em ngài Vô Trước 1 Tiếng Phạn là Mañjuśrī Bodhisattva. 2 Tiếng Phạn là Bhāvaviveka. 3 Tiếng Phạn là Mahāyānatālaratnaśāstra. 95

95 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO và Thế Thân 1 làm cho học phái Đại thừa được tỏa sáng rực rỡ. Ngài Thế Thân là em ngài Vô Trước, lúc đầu theo học phái Tiểu thừa, soạn sách Câu-xá luận, sau chuyển sang theo học phái Đại thừa. Về phương diện tôn giáo, Vô Trước và Thế Thân lấy đạo pháp Du-già 2 là cái học nguyên đã có từ trước để làm chỗ tu tập. Cái học Du-già là phép tu cầu lấy sự giác ngộ của trí tuệ mà tiến đến chỗ giải thoát. Ngài Vô Trước truyền tụng Du-già-sư-địa luận 3 và lấy sách ấy làm gốc mà lập ra Du-già tông hay là Duy Thức tông. Ngài Vô Trước còn soạn sách Nhiếp Đại thừa luận và Kim cương Bát-nhã luận. Những người theo học Nhiếp Đại thừa luận của ngài Vô Trước lập thành Nhiếp Luận tông. Ngài Thế Thân soạn sách Duy thức luận và Kim cương Bát-nhã kinh luận. Cái học của Vô Trước và Thế Thân truyền đến luận sư Hộ Pháp, làm ra sách Duy thức thích luận để giải thích cái nghĩa Du-già duy thức. Hộ Pháp truyền cho Giới Hiền là người đồng thời với Trí Quang đã nói ở trên. 1 Tiếng Phạn là Asaṅga và Vasubandhu. 2 Tiếng Phạn là Yoga. 3 Tiếng Phạn là Yogacāra-bhūmi-śāstra. 96

96 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Vào khoảng thế kỷ 7, ngài Huyền Trang đời Đường sang Ấn Độ ( ) có gặp ngài Trí Quang và theo học với ngài Giới Hiền trong mấy năm, rồi đem Du-già tông về truyền ở Trung Hoa, gọi là Pháp Tướng tông. Từ đó về sau, ở Ấn Độ, vì đạo Bà-la-môn hưng thịnh và rồi bị Hồi giáo xâm lăng, cho nên Phật giáo mỗi ngày một suy kém, đến nỗi ngày nay chính ở Ấn Độ là nơi phát tích của Phật giáo, hầu như không còn Phật giáo nữa, chỉ còn ở các nước chung quanh và những nước khác trên thế giới. Đó là nói tóm tắt sự tiến triển và biến thiên của Phật giáo từ xưa đến nay. Ta thấy trong Phật giáo có nhiều tông, nhiều phái, mỗi một tông phái cố tìm một con đường khác nhau để đi đến chân lý, nhưng cái tinh thần duy nhất của Phật giáo là cốt trông thấy rõ cái cảnh khổ ở trần gian và tìm cách giải thoát ra ngoài trần gian. Về đường tinh thần và đạo lý của Phật giáo, thì lúc đầu Phật chỉ dạy về cái nghĩa duyên khởi, cho rằng hết thảy những vật đã sinh ra trong thế gian là đều bởi nhân duyên mà cấu thành, chứ không phải tự nhiên mà có. Một vật sinh ra có hình sắc, có sự hiểu biết và hành động là do sự tập hợp của ngũ uẩn là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Sắc là phần hình hài do tứ đại là: 97

97 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO địa, thủy, hỏa, phong, tức là cố thể, 1 dịch thể, 2 nhiệt 3 và khí 4 ngưng tập mà thành. Khi ở trong bụng mẹ, thì nhờ khí huyết của mẹ mà sống, đến lúc đã sinh ra thì nhờ thức ăn để nuôi mình. Suốt cả đời, cái thân ta đều phải nhờ những chất ta ăn vào để nuôi cho sống. Vậy cái hình hài ấy là chỗ ta mượn để nương tựa mà thôi, chứ không phải là ta. Phần tâm của ta là: thụ, tưởng, hành, thức cũng là vay mượn cả. Thụ là sự nạp thụ những sự yêu thích, chê ghét; tưởng là sự tưởng nhớ, suy nghĩ, hành là sự phản ứng tâm lý, khởi sinh tác dụng; thức là sự hiểu biết. Nhưng thụ và tưởng phải dựa vào các giác quan và những ngoại vật do giác quan đã tiếp xúc để mang lại những chất liệu mà tạo thành phản ứng, suy tưởng. Cái thức mà có là vì có thụ và tưởng. Nếu không có thụ và tưởng thì không có thức. Vậy thân và tâm của ta chỉ là vay mượn mà thôi. Cái mà ta tưởng là ta đó chỉ là cái ta ngũ uẩn, do duyên khởi mà thành, rồi lại tiêu tán đi, chứ không phải là cái chân ngã. 1 Tức là chất rắn. 2 Tức là chất nước. 3 Tức là hơi nóng. 4 Tức là sự chuyển động. 98

98 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Những yếu tố như: sắc, thụ, tưởng, hành, thức đều là bởi sự tiến triển triền miên, hợp hợp, tan tan, vô thường vô định. Bởi vậy, đức Phật dạy rằng: Hết thảy những tập hợp cấu thành là vô thường. Những tập hợp cấu thành là khổ não. Hết thảy những yếu tố cấu thành của vạn vật là vô ngã. Vậy thế gian là cuộc biến hóa vô thường, có có, không không, lúc chìm, lúc nổi, đầy những nỗi đau buồn khổ não. Những nỗi đau buồn khổ não ấy tại sao mà có? Tại những duyên nghiệp lôi kéo ta vào cái cảnh khổ mà không có đường ra. Đó là cái thuyết nhân duyên trong hai diệu đế Khổ và Tập. Phật thấy rõ chỗ ấy, rồi dạy ta những cách làm cho dứt cái nhân duyên mà đi vào con đường giải thoát, ấy là hai diệu đế Diệt và Đạo. Đạo là Bát chánh đạo, là tám con đường chánh để ta noi theo mà thoát khỏi luân hồi, đạt đến Niếtbàn. Phật chỉ dạy có bấy nhiêu mà thôi, chứ không nói rõ cái gì bị luân hồi hay vào Niết-bàn. Vì lẽ Phật có nhiều sở kiến riêng, nhưng Phật không đem ra bàn luận, sợ môn đồ lại quá đắm đuối vào những điều siêu việt miên man mà xao nhãng việc tìm cách giải thoát là cái chủ đích thiết thực của đạo Phật. 99

99 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Điều ấy có thể thấy rõ trong các kinh điển rất cổ, như kinh Tương ưng bộ (Saṃyutta-nikāya) có đoạn nói rằng: Một hôm Phật cầm trong tay mấy cái lá cây, rồi hỏi các đệ tử rằng: Hỡi các đệ tử, mấy cái lá ta cầm đây và những lá trên cây trong rừng, bên nào nhiều hơn? Các đệ tử đáp rằng: Lá Thế Tôn cầm trong tay ít hơn lá trên cây trong rừng. Phật dạy: Hỡi các đệ tử, những điều ta biết nhiều như lá trong rừng vậy, còn những điều ta dạy các đệ tử chỉ như lá trong tay thôi. Tại sao có những điều ta không đem ra dạy các đệ tử? Vì những điều ấy không có ích lợi gì cho đạo giải thoát. Nó không làm cho các đệ tử bỏ được chuyện đời, không dứt được sinh tử mà tới chỗ yên vui, đến chỗ giác ngộ và Niết-bàn. Trong Trung bộ kinh (Majjhima-nikāya) lại có đoạn nói: Có một người hỏi Phật rằng: Một đức Phật đã thành chánh quả rồi, sau khi chết, còn có nữa hay không? Phật không đáp lại, và giải thích cái lẽ tại sao mà Phật không đáp. Phật nói rằng: Dù sau khi chết rồi, còn có Phật nữa hay không, không quan hệ gì. Chỉ có một điều rõ rệt là: có sinh, có lão tử và có những nỗi đau khổ, ta chỉ dạy cho biết cái căn nguyên, cái duyên do sự làm cho khỏi đau khổ và chỉ cho con đường đi đến chỗ giải thoát... Ta không nói sau khi chết rồi, 100

100 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Phật còn nữa hay không, là bởi vì điều ấy không quan hệ gì đến cái đạo của ta dạy là đưa đến chỗ tiêu diệt hết tình dục mà làm cho được yên vui, đến được Niếtbàn. Xem như thế thì biết Phật chỉ cốt dạy cho ta biết con đường giải thoát mà thôi. Hễ ai theo con đường ấy mà giải thoát được, thì rồi sẽ thấy rõ chân lý ở trước mắt, cần chi phải dạy những điều có thể làm mê hoặc lòng người? Nói rằng vào Niết-bàn là hết luân hồi, tức là thôi, không tạo tác, hành động, nghĩa là không có những ý tưởng của ta thường có về thế giới và thân ta nữa. Thân ta sở dĩ có là vì có sự tập hợp của ngũ uẩn, vì có sự yêu thích, khát vọng và có tình dục. Những yếu tố ấy là ô trọc, là điên đảo mộng tưởng, nó làm cho ta cứ mắc vào cái lưới luân hồi. Hễ ta thấy rõ những yếu tố ấy, bỏ hết lòng yêu ghét, tiêu diệt hết những cái ô trọc và những điều vọng hoặc, ấy là vào Niết-bàn. Vậy luân hồi là buộc nhân duyên và nghiệp chướng trói buộc, cho nên cứ phải sinh sinh hóa hóa mãi mà phải chịu hết mọi điều phiền não ở trong bể khổ. Niếtbàn là dứt được dây nhân duyên và nghiệp mà sang bờ bên kia, được yên ổn, vui sướng. Đó là cái quan niệm tối sơ của Phật giáo về luân hồi và Niết-bàn. Cũng từ quan niệm ấy mà về sau học 101

101 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO phái Tiểu thừa mới nói luân hồi và Niết-bàn là hai thể hữu và vô khác nhau. Hữu là cái có trong thế gian, tức là vạn vật. Cái có ấy tuy là vô thường vô định, cứ tiếp tục biến hóa luôn, hết kiếp nọ đến kiếp kia, nhưng vẫn là có, có một cách tương đối chứ không phải là cái có tuyệt đối. Dứt được cái hữu tiếp tục sinh hóa, thì vào Niết-bàn là cái vô. Phật giáo Tiểu thừa còn phân ra hai thứ Niết-bàn: một là Niết-bàn trong đời sống của ta, vì có sự giác ngộ mà bỏ hết sự ảo vọng, hết lòng ham muốn, yêu thích, hết lòng sân nhuế. Hai là Niết-bàn sau khi chết rồi, ngũ uẩn lìa tan mà vào chỗ tịch mịch. Quan niệm ấy của Phật giáo Tiểu thừa khác với Phật giáo Đại thừa, cho thế gian như ta tưởng nghĩ, chỉ là cái kết quả sự tưởng tượng của ta mà thôi. Phật giáo Đại thừa nói rằng sự mê hoặc của ta và sự mờ tối của trí ta gây thành một ảo tượng giữa ta với thực tại. Sự thật thì thế gian và thực tại là một, chứ không có hai. Nói rằng trong thế gian có hữu và vô như bên Tiểu thừa là không đúng chân lý. Phật đã nói: Ai biết rõ cái hiện thực, thì không có hữu và vô, vì đã bất sinh bất diệt, thì cái ý tưởng hữu và vô chỉ là mộng tưởng mà thôi. Luân hồi là mê hoặc, Niết-bàn là giác ngộ, hai phương diện của một sự thật. 102

102 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Khi Phật đã đắc đạo ở dưới cây Bồ-đề và định đi thuyết pháp để cứu độ chúng sinh, ngài nói rằng: Cửa bất sinh bất diệt phải mở rộng ra! Cửa bất sinh bất diệt mở rộng ra, làm dứt hết sự tạo tác, hành động, bỏ hết các thuộc tính là nguồn gốc, cơ sở của sinh tử, trừ hết lòng ham muốn khao khát, tiêu diệt hết các tình dục, ấy là được yên vui, tức là Niết-bàn. Niết-bàn và thế gian là một. Những yếu tố có ở trong thế gian là có ở trong Niết-bàn, những yếu tố có ở trong Niết-bàn là có ở trong thế gian. Phật nói rằng: Những yếu tố căn bản thật có của sự sinh hóa là không bao giờ tiêu diệt đi được. Những yếu tố không có ở trong thế gian là không có và chưa từng có. 1 Những người tưởng có hữu và vô (hai cái tương đối) là không bao giờ hiểu được sự yên nghỉ của luân hồi. Nghĩa là: trong thái cực tuyệt đối, là cứu cánh Niết-bàn, các yếu tố đều biến mất. Những yếu tố ấy gọi là những cái ô trọc, hoặc là nghiệp báo, hoặc là sự sinh hóa của cá thể, hoặc là các yếu tố kết tập, đều biến mất cả. Song những yếu tố không có trong thái cực tuyệt đối, là chưa từng có. Những yếu tố không có 1 Sách La Bhagavad-Git của Ấn Độ giáo (Hindouisme) cũng nói rằng: Cái có thật thì có mãi, không thể thôi không có được, cũng như cái không có, thì không bao giờ khởi phát ra có được. 103

103 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO ấy giống như cái dây ở trong chỗ tối, người ta trông ra con rắn, đến khi đem đèn soi rõ, thì hết cả sự trông lầm và sự sợ hãi. Những yếu tố ấy gọi là ảo tượng, là ham muốn, là nghiệp báo, là sự sinh hoạt của cá thể, song theo đúng cái nghĩa tuyệt đối, thì không phải là sự có chân thật. Cái dây mà ta tưởng là con rắn, thì dù ở chỗ tối hay ở chỗ sáng, vẫn là cái dây, chứ không phải là con rắn. Vậy thì cái mà ta gọi là hiện thực của vạn pháp là cái gì? Chính vì con ma vô thường, ta gọi là ngã, là hữu ngã nó ám ảnh, cho nên người ta mới tưởng trông thấy những bản chất khác nhau, kỳ thật những bản chất ấy không có, khác nào một người có bệnh đau mắt, tuy thật thì không có gì cả, mà lại trông thấy những sợi tóc, những con ruồi hay những vật gì khác nữa. Cho nên ngài Long Thọ nói rằng: 104 Niết-bàn không phải là vô. Tại sao có cái ý tưởng ấy? Ta gọi Niết-bàn là tiêu diệt Hết thảy những ý tưởng về hữu và vô. Bao nhiêu những cái mà người phàm tục như chúng ta cho là thật, đều là không thật cả! Tuy những cái ấy không thật, nhưng không phải là không hẳn. Hiểu rõ chỗ ấy là Niết-bàn.

104 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Niết-bàn không phải là tiêu diệt hết thảy, không phải là hoàn toàn hư vô, chỉ là một cái thể để trừ bỏ hết thảy những sự tạo tác của trí ta đã lầm lẫn mà gây ra. Nói tóm lại, theo thuyết của Phật giáo Tiểu thừa thì luân hồi và Niết-bàn là hai thể khác nhau, mà theo thuyết của Phật giáo Đại thừa thì là chỉ có một. Ta đã biết trong những lời Phật dạy, Phật có ý tránh đi những điều quá siêu việt, không nói đến. Phật chỉ nói rằng ta mắc phải luân hồi và ta có thể giải thoát được mà vào Niết-bàn. Vậy thì cái giải thoát được và vào Niết-bàn ấy, là cái gì? Theo thường thức của ta, thì cái ấy là thân ta và sự cảm giác, tư tưởng, hành động, tri thức của ta. Nhưng Phật đã nói cái ấy là cái vọng ngã do ngũ uẩn tập hợp mà thành ra cái cá nhân của ta, rồi đến khi chết, những phần tử ấy lại tan mất, không có gì là cái ngã của ta nữa. Như vậy thì cái mắc phải luân hồi hay vào Niết-bàn là cái gì, ta vẫn không biết. Phật cho cái ấy là cái chân ngã bất sinh bất diệt, không thể lấy sự suy luận tri thức mà hiểu được. Ta còn ở trong cái phạm vi tương đối, thì ta không sao biết được cái tuyệt đối, để rồi đến khi nào ta giải thoát ra ngoài cái phạm vi tương đối, thì bấy giờ ta sẽ trông thấy cái tuyệt đối rõ như trông thấy mặt trời vậy. 105

105 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Ta biết sự sinh hóa ở thế gian giống như những đợt sóng ngoài bể nhô lên rồi chìm xuống. Những sóng ấy là những hiện tượng chốc lát vô thường, tự nó không có thực tính. Song ta biết sóng là sự biến hóa của nước. Vì vậy ta muốn biết vạn vật là sự biến hóa của cái gì. Đã hay rằng các hiện tượng trong thế gian là do nhân duyên sinh ra, nhưng cái gì mắc phải nhân duyên mà thành ra vạn tượng? Đó là một câu hỏi cứ lẩn quẩn ở trong trí não người ta. Theo Bà-la-môn giáo, thì hoặc nói cái bản thể của vạn vật do sự hô hấp của Brahman, như lúc tỉnh, lúc mê mà sinh hóa ra vạn tượng; hoặc nói các vị thần tự tại làm chủ tể cả vũ trụ mà tạo tác ra vạn vật v.v... Phật giáo Đại thừa bài bác những thuyết ấy, rồi lập ra những thuyết hình nhi thượng, như Không luận, Tam thân luận, A-lại-da thức luận, Chân như luận và Lục đại luận, để giải thích cái bản thể của vũ trụ. Không luận là cái thuyết nói cái tánh không 1 là nguồn gốc của vũ trụ. Thuyết này căn bản ở kinh Bátnhã Ba-la-mật-đa là lời Phật dạy Tu-Bồ-đề về tánh Không mà mở rộng ra, lập thành cái lý thuyết cho vạn pháp đều gốc ở cái không. Tu-bồ-đề 2 là một cao đệ của Phật, nói trong kinh Tăng-nhất A-hàm rằng: Pháp pháp tự sinh, pháp 1 Tiếng Phạn là Śūnyatā. 2 Tiếng Phạn là Subhūti. 106

106 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA pháp tự diệt, pháp pháp tương động, pháp pháp tự tức... Pháp pháp tương loạn, pháp pháp tự tức, pháp năng sinh pháp... Như thị nhất thiết sở hữu giai qui ư không: vô ngã, vô nhân, vô mạng, vô sĩ, vô phu, vô hình, vô tượng, vô nam, vô nữ... (Các pháp tự sinh, các pháp tự diệt, các pháp tự động lẫn nhau, các pháp tự nghỉ... Các pháp tự loạn lẫn nhau, các pháp tự nghỉ, pháp có thể sinh ra pháp... Như thế là hết thảy cái có đều về cái không: không ta, không người, không mệnh, không sĩ, không phu, không hình, không tượng, không nam, không nữ...) Cái không (Śūnyatā) trong kinh Bát-nhã Ba-lamật-đa ấy, xét về nghĩa cùng tột là thái cực, là cái thể tuyệt đối tự tính trống không mà chứa đầy những tiềm thế để sinh hóa. Không luận của Phật giáo Đại thừa nói trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa có phần giống như cái thuyết của hai học phái Số học 1 và Du-già 2 của đạo Bà-lamôn thời xưa. Những học phái ấy nói rằng trong vũ trụ có hai thực thể gọi theo tiếng Phạn là purusa 3 và 1 Tiếng Phạn là Samkhya. 2 Tiếng Phạn là Yoga. 3 Được phiên âm là bố-lộ-sa ( 布路沙 ), dịch nghĩa là nhân ngã, linh hồn, cá thể. Một số bản kinh chữ Hán cũng dùng chữ sĩ phu ( 士夫 ) để phiên âm từ này, không nên nhầm với chữ sĩ phu vốn thường chỉ người học trò, giới trí thức. 107

107 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO prakrti. 1 Theo họ, purusa là thần lý, là tinh lực, tự tính thường trụ, bất sinh bất diệt, bản thể rất tĩnh mịch và sáng suốt. Prakrti là linh khí, là tinh chất có khi tĩnh, có khi động: tĩnh thì im lặng, không có gì cả, động thì biến hóa ra trời đất và vạn vật, tức là phát hiện ra vạn pháp ở trong thế gian. Purusa là cái linh quang minh giác ở trong vũ trụ, tức là cái Đại ngã thường trụ tự tại, nhưng vì có lúc mê muội mà theo sự biến hóa của Prakrti và gây thành cái vọng ngã vô thường vô định, có sinh có tử. Prakrti dựa vào purusa mà sinh hóa ra vạn pháp. Vạn pháp đã sinh ra, thì bất cứ pháp nào cũng phải trải qua bốn thời kỳ là: thành, trụ, hoại, không, nghĩa là có thời sinh, thời lớn, thời già yếu, thời chết. Chết thì trở về cái thể Sunyatā, rồi mỗi pháp lại theo cái duyên cái nghiệp của mình đã tạo ra mà sinh hóa mãi. Chỉ tr ừ khi nào cái Đại ngã tỉnh ra, thấy rõ sự ảo vọng của tạo hóa, tức là thấy rõ sự sinh hóa của Prakrti là mậu ngộ, thì bấy giờ là giải thoát và lại yên tĩnh và vui sướng. Vậy theo cái thuyết Không luận của Phật giáo Đại thừa thì chúng sinh hiện hữu chỉ là giả hợp của ngũ uẩn. Song ngũ uẩn chỉ là những yếu tố hợp hợp tan tan, vô thường, vô định, tự nó không có thực thể. Bởi vậy Tâm kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa của chư tăng 1 Hán dịch là bản tính ( 本性 ). 108

108 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA bên Phật giáo Đại thừa ngày ngày thường tụng niệm nói rằng: Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc là không, không là sắc. Thụ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế.) Nói như thế là ngũ uẩn đều không cả. Vậy theo cái lý thuyết ấy thì các hiện tượng rốt ráo đều là không. Nhưng cái không của Phật học không phải là cái không tuyệt đối hư vô. Cái không ấy chỉ là cái thể hư linh, tức là cái thể có đầy tiềm thế để động thì sinh hóa, mà tĩnh thì tịch mịch im lặng. Cái hư linh ấy bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm (không sinh, không diệt, không cáu bẩn, không trong sạch, không thêm, không bớt). Đó là cái không tướng của các pháp. Vì vậy cho nên nói rằng trong tánh không không có ngũ uẩn; không có lục căn; không có lục trần, không có lục cảnh; 1 không có Thập nhị nhân duyên mà cũng không có việc dứt hết Thập nhị nhân duyên; không có Tứ thánh đế, không có trí, không có đắc. Bậc Bồ Tát hiểu được chỗ ấy cho nên lòng không vướng víu chướng ngại, không sợ hãi, xa lìa những điều điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh là Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời 2 hiểu được chỗ ấy, 1 Nhãn giới, nhĩ giới, tỉ giới, thiệt giới, thân giới, ý thức giới. 2 Quá khứ, hiện tại, tương lai. 109

109 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO cho nên mới được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề, tức là được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thuyết ấy đúng như lời ngài Tu-Bồ-đề đã nói: Nhất thiết sở hữu giai quy ư không. Song một lý thuyết trừu tượng rất cao như thế, những người thường làm sao mà hiểu được, vậy nên về sau các nhà hiền triết trong phái Đại thừa biểu diễn cái ý tưởng ấy ra những danh hiệu có vẻ cụ thể để người ta dễ hiểu, và Sunyātā thành ra vị Phật tối sơ gọi là Bản Sơ Phật (Ādi-Buddha) v.v... Đó là về phương diện tôn giáo, sẽ nói đến sau. Tam thân luận cho rằng vũ trụ là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng tự thân. Hoạt động từ vô thỉ đến vô chung nối tiếp mãi như những đợt sóng ngoài biển. Nhân có hoạt động mới có sinh diệt chuyển biến. Nếu không có hoạt động thì không chuyển biến, tức là không có vạn tượng, không có vũ trụ. Vạn tượng tự thân là cái thể duy nhất trong vũ trụ, tức là nguồn gốc của vũ trụ. Cái hiện tượng tự thân ấy gọi là Pháp thân. Phật, thánh, phàm đều nương tựa vào đó mà có. Về phương diện tuyệt đối, thì Phật là Pháp thân. Pháp thân biến hóa ra các thân khác. Theo thuyết ấy, thì Phật có ba thân là: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. 110

110 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Pháp thân là lý pháp tụ tập lại mà thành thân, tức là lấy pháp tính làm thân. Pháp tính không phải là sắc chất và cũng không phải là thần trí, mà đầy khắp cả vũ trụ, đâu đâu cũng có, không sinh không diệt, lúc nào cũng thường trụ, thuần nhiên là diệu lý chân thật, thanh tịnh. Vạn pháp phải nương vào đó mà có, vạn đức phải tụ lại đó mà thành. Báo thân là phần lớn, phần tốt về phúc đức, và trí tuệ của Pháp thân tích tụ lại làm thân mà được cái quả báo viên mãn. Báo thân lúc nào cũng nương vào Pháp thân, không bao giờ gián đoạn, tức là trí tuệ khế hợp với lý để đối với mình và với người mà thụ dụng, cho nên còn gọi là Thụ dụng thân. Ứng thân là cái thân tùy loại mà hóa hiện ra sắc thân để phổ ứng quần cơ, tu thành chánh giác mà thuyết pháp độ chúng. Vì thế có khi gọi là Hóa thân hay là Biến hóa thân. Nói tóm lại, Pháp thân là chỉ cái thể sở chứng được Báo thân và Ứng thân là chỉ cái dụng, nhờ có cái thể mà phát hiện ra. Vậy nên tuy nói là ba thân, nhưng thật là chỉ có một thể, một thể tức là một Phật. Một Phật, nghĩa là một cái minh giác linh diệu, chung khắp cả vũ trụ. Cái minh giác linh diệu ấy lưu chuyển phát hiện ra các thân khác, tức là thành ra 111

111 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO chư Phật. Do cái phúc đức trí tuệ hay là do sự biến hóa phổ ứng ở đời thì có nhiều Phật, mà do cái thuần lý thì chỉ có một Phật. Một mà hóa ra nhiều, nhiều mà vẫn là một. Vì có thuyết ấy, cho nên về mặt tôn giáo, người ta nói rằng tuy Phật có nhiều thân, nhưng đều là một thể cả. A-lại-da thức luận là cái thuyết lấy bát thức làm căn bản. Nguyên trong Phật giáo Tiểu thừa chỉ nói có lục thức là những thức do lục căn mà ra như: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Phật giáo Đại thừa thêm vào hai thức là: mạt-na thức 1 và a-lại-da thức, 2 gọi tất cả là Bát thức. Mạt-na thức là cái thức cầm giữ lấy chỗ thấy biết, tức là sự nhận thức tự thân mình. A-lại-da thức là cái thức gồm chứa hết thảy các pháp. Theo sách Đại thừa khởi tín luận của ngài Mã Minh thì A-lại-da thức là chỗ hòa hợp bất sinh bất diệt và sinh diệt. A-lại-da thức có hai nghĩa: một là Nhiếp nhất thiết pháp, hai là Sinh nhất thiết pháp. A-lại-da thức bao hàm hết thảy những chủng tử của chư pháp và phát hiện được hết thảy những năng lực vô hạn của vạn tượng. Cho nên cái căn thân của ta vừa phát sinh ra là nó bao hàm cả khách quan giới 1 Tiếng Phạn là Mano-vijñāna. 2 Tiếng Phạn là Ālaya-vijñāna. 112

112 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA (vạn vật). Khách quan giới thiên sai vạn biệt là do chủ quan giới (tâm), có ý thức tác dụng mà ra. Nếu ta không có trí giác thì vạn vật cũng không có. Vậy vũ trụ mà có là vì có sự nhận thức. Nói thế, không phải là nói vạn vật mà ta cảm giác được không có bản chất. Vạn vật của ta cảm giác vẫn là thực tại, mà cái bản chất của thực tại ấy không ngoài những chủng tử A-lại-da thức. Những chủng tử ấy do bảy thức kia phân biệt khách quan hiện tượng mà thành ra, rồi chứa cả vào A-lại-da thức. Khi cái chủng tử đã gieo vào A-lại-da thức rồi, nó triển chuyển vô cùng. Bao nhiêu những sự động tác do tâm khởi lên, bao nhiêu những sự tác dụng của chủ quan đều là cái phản hưởng của khách quan. Cái phản hưởng ấy lại dẫn khởi bao nhiêu thứ động tác khác, làm thành ra sanh tử luân hồi, chẳng bao giờ ngừng. Chủng tử có hai thứ: một là hữu lậu chủng tử, hai là vô lậu chủng tử. Hữu lậu chủng tử bị duyên nghiệp lôi kéo, phải sanh tử, đúng với hai diệu đế Khổ và Tập. Vô lậu chủng tử đối với ngoại giới biết là hư vọng, cho nên không để tâm vọng động. Ấy là nguyên nhân sự giải thoát, đúng với hai diệu đế Diệt và đạo. Vậy thì A-lại-da thức là căn bản của hiện tượng giới. Từ vô thỉ, A-lại-da thức đã hàm chứa các chủng tử. Hiện tượng giới do những chủng tử ấy mà phát 113

113 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO hiện ra. Hiện tượng đã phát hiện thì lại kích thích, tự thức, làm cho lại phát sinh duyên mới, dẫn đến chỗ tác dụng. Như thế chủng tử cùng hiện tượng làm nhân làm quả cho nhau mãi, mà làm cho hiển hiện vạn tượng. Vậy do hữu lậu chủng tử vọng động mà sinh hóa là luân hồi, do vô lậu chủng tử giữ cho tâm không vọng động là Niết-bàn. Chân như luận là một thuyết tuyệt đối duy tâm, cho rằng hết thảy đều do tâm tạo ra, toàn thể vũ trụ lấy tâm làm khởi điểm. Tâm là gì? Nói là không hay có, là hữu tướng hay vô tướng đều không đúng cả. Tâm không thể nào biết được, chỉ nên suy xét về hai phương diện động và tĩnh mà thôi. Tâm động là cửa sinh diệt, tâm tĩnh là cửa chân như. 1 Chân như là bản thể của thế giới, thế giới ấy tuyệt đối và bình đẳng. Sinh diệt là hiện tượng của thế giới, thế giới ấy tương đối và vô thường. Bản thể của tâm là thường trụ bất động, bởi vô minh làm duyên, khiến tâm hoát nhiên khởi niệm và vọng động, thành ra thiên sai vạn biệt, tức là sinh diệt. Tâm thể chân như đã vì vọng niệm mà dao động là A-lại-da thức, mở nguồn cho hết thảy hiện tượng. 114 Chân như tuy do vô minh mà dao động, nhưng 1 Tiếng Phạn là Tathātā.

114 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA trong động vẫn có tĩnh, tĩnh không rời động. Chân như ở trong sinh diệt mà vẫn ngoài sinh diệt. Tâm thể là tĩnh, phô bày ra hiện tượng là động. Vạn tượng của thế giới đều do tâm thể hoạt động mà hiển hiện. Tâm thể cùng với vạn tượng không lìa nhau, mà cũng không cùng nhau là một. Tâm thể và vạn tượng quan hệ với nhau như nước với sóng, tuy khác nhau về hiện tượng nhưng vẫn cùng một thực thể. So sánh với giáo lý Tứ diệu đế thì động hay là sinh diệt hợp với hai diệu đế Khổ và Tập: tĩnh hay là vô sinh diệt hợp với hai diệu đế Diệt và Đạo. Phương diện trước nói về nguyên nhân khởi sinh và phát triển của hiện tượng, phương diện sau nói về nguyên nhân giải thoát. Thuyết A-lại-da thức thì cho rằng A-lại-da thức là một vai diễn trên sân khấu chân như, Chân như luận thì cho rằng chính chân như tự nó là một vai diễn. Lục đại luận nói căn nguyên của vũ trụ là lục đại. 1 Lục đại là sáu nguyên tố: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức, nghĩa là đem hai nguyên tố không và thức thêm vào tứ đại. Thân ta do tứ đại mà có, tâm ta do không và thức mà có. Bản thể của vũ trụ cũng chỉ là lục đại đó mà thôi. 1 Tiếng Phạn là Mahābhustas. 115

115 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Tứ đại là phần vật, không và thức là phần tâm. Theo thuyết này thì thực tại là hoạt động lực, mà hoạt động lực là bản thể của tâm. Nên xét đến cùng thì thuyết lục đại này cũng là khuynh hướng duy tâm. Vì vật và tâm tuy là hai, nhưng đó là do tri giác của ta phân biệt ra mà thôi, chứ bản thể của thực tại vẫn cốt ở tâm, là tuyệt đối. Vật đối với tâm như sóng đối với nước. Sóng với nước không lìa nhau. Sóng tức là nước. Vật và tâm cũng không lìa nhau. Vật là một phương diện của thực tại. Vậy vật và tâm cùng biểu thị thực tại, cho nên gọi chung là nhất như. Cái ta hiện có đây là do lục đại kết hợp mà có. Lục đại ly tán thì ta không còn. Còn và mất chẳng qua là sự đổi thay của lục đại. Lục đại kết hợp và ly tán kết hợp làm thành vũ trụ hoạt động. Ngoài lục đại ra thì không có vũ trụ nào khác. Chân như là tự thân của lục đại, do lý tính của ta trừu tượng ra mà thôi. Ngoài sự vật mới tìm được thực thể. Nhưng lìa vật ra, không có lý được, lìa hiện tượng ra, không có thực thể được. Thánh phàm khác nhau, thiện ác phân biệt ở nơi biết hay không biết rõ chân như với hiện tượng. 116

116 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA * Nói tóm lại, những luận thuyết nói ở trên là tóm tắt cái học hình nhi thượng của Phật giáo Đại thừa, nghiên cứu về chân thể của vũ trụ và chân tướng của thực tại. Vì có cái học hình nhi thượng ấy cho nên Phật giáo Đại thừa có nhiều chỗ khác với Phật giáo Tiểu thừa. Về phương diện tôn giáo, Phật giáo Đại thừa lấy lý thuyết Không luận và Tam thân luận làm căn bản. Tánh không trong Không luận biểu hiện thành một vị Phật gọi là Adi-Bouddha, Hán dịch là Bản sơ Giác giả, hay là Bản sơ Bản Phật, cũng có khi được gọi là Tối Thắng Phật hay là Tối Thượng Thắng Phật. Vị Adi-Bouddha này lại từ năm cái trí của mình (Ngũ trí) mà hóa ra năm vị Dhyani-Bouddha (Thiềnna Phật), là những vị Phật chỉ có trong sự giảng thuyết mà thôi, chứ không thực sự đản sinh xuống trần thế, trái với những vị Manushi-Bouddha, tức là những vị Phật thực sự sinh ra ở trần thế rồi tu hành thành Phật, như các vị Cổ Phật và đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Năm vị Dhyani-Bouddha ấy là: 1. Đại Nhật Như Lai hay là Phật Tỳ-lô-giá-na, 1 ở trung ương, tức là Thường trụ Tam thế diệu pháp thân. 1 Tiếng Phạn là Mahāvairocana. 117

117 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO 2. Bất Động Như Lai hay là Phật A-súc 1 ở phương đông, tức là Kim cương kiên cố tự tính thân. 3. Bảo Sinh Phật, 2 ở phương nam, tức là Phúc đức trang nghiêm thánh thân. 4. Vô Lượng Thọ Phật, 3 có tên gọi là Vô Lượng Quang Phật, 4 ở phương tây, tức là Thụ dụng trí tuệ thân. 5. Bất Không Thành Tựu Phật, 5 ở phương bắc, tức là Tác biến hóa thân. Năm vị Dhyani-Bouddha ấy do tự tính luân thân của mình mà hóa ra năm vị Dhyani-Bodhiasattva, là: 1. Phổ Hiền Bồ Tát (Samanbhadra Bodhisattva). 2. Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapāni Bodhisattva). 3. Bảo Thủ Bồ Tát (Ratnapâni Bodhisattva). 4. Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokites vara Bodhisattva). 5. Văn Thù Bồ Tát (Manjucri Bodhisattva). 1 Tiếng Phạn là Akṣobhya. 2 Tiếng Phạn là Ratnasaṃbhava. 3 Tiếng Phạn là Amitāyus. 4 Tiếng Phạn là Amitābha. 5 Tiếng Phạn là Amoghasiddhi. 118

118 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Những vị Dhyani-Bouddha và Dhyani-Bodhisattva ấy về sau thành ra chư vị Phật và Bồ Tát trong tín ngưỡng, người ta tụng niệm và thờ cúng ở các chùa chiền. Sự thờ cúng ấy, tùy theo từng tông phái mà thêm bớt hay chuyên biệt một vài vị, như Chân ngôn tông thì thờ đức Đại Nhật Như Lai và Phổ Hiền Bồ Tát; Tịnh Độ tông là một tông phổ thông hơn cả thì thờ hết thảy chư Phật và chư Bồ Tát, nhất là thờ đức Phật Vô Lượng Thọ, tức là đức Phật A-di-đà và đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Theo lý thuyết Tam thân thì phái Đại thừa cho rằng hết thảy chư Phật đều là một pháp thân cả. Đức A-di-đà là Báo thân của Phật và đức Thích-ca Mâuni là Ứng thân của Phật. Hay là nói ngược lại: đức Thích-ca Mâu-ni đã thành Phật là được cái Pháp thân của Phật, cái đời ngài hiện ra ở thế gian mà thuyết pháp và giáo hóa chúng sinh là Ứng thân của Phật; đức A-di-đà ở Tây phương Cực Lạc, hưởng thụ sự yên vui và cứu độ chúng sinh là Báo thân của Phật. Hay là nói như thuyết của Chân ngôn tông thì đức Đại Nhật Như Lai là Pháp thân của đức Thích-ca Mâu-ni, đức A-di-đà là Báo thân của đức Thích-ca Mâu-ni, và đức Thích-ca Mâu-ni là Ứng thân của đức Đại Nhật Như Lai. 119

119 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO Vậy xét về Pháp thân, thì chư Phật là đồng một thể, tức là chỉ có một Phật mà thôi, mà xét về Báo thân, thì có đức A-di-đà và chư Phật khác, và xét về Ứng thân, thì có đức Thích-ca Mâu-ni cùng chư Phật khác đã đản sinh mà tu thành chánh giác. Ví như trong thế gian chỉ có một mặt trăng là Pháp thân, cái ánh sáng của mặt trăng chiếu khắp thiên hạ là Báo thân, và những bóng mặt trăng hiện ra dưới mặt nước là Ứng thân. Bởi có cái thuyết Tam thân ấy, cho nên đạo Phật nhận có nhiều vị Phật ở đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Các kinh của Phật giáo Đại thừa nói rằng trong một trụ kiếp có một ngàn vị Phật ra đời để thuyết pháp mà cứu độ chúng sinh. Trong số chư Phật đã đản sinh ở thế gian mà tu thành chánh quả, thì các kinh chép rõ danh hiệu của bảy vị. Ba vị trên thuộc về cuối Trang Nghiêm kiếp, là một tiểu kiếp quá khứ trong trụ kiếp này, và bốn vị dưới thuộc về Hiền kiếp, là tiểu kiếp hiện tại. 120 Bảy vị Phật ấy là: 1. Tỳ-bà-thi Phật (Vipaśyin Buddha). 2. Thi-khí Phật (Śikhin Buddha). 3. Tỳ-xá-phù Phật (Viśvabhū Buddha). 4. Câu-lưu-tôn Phật (Krakucchandha Buddha).

120 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA 5. Câu-na-hàm-Mâu-ni Phật (Kanakamuni Buddha). 6. Ca-diếp Phật (Kaśyapa Buddha). 7. Thích-ca Mâu-ni Phật (Śākyamuni Buddha). Còn vị Phật thứ tám sẽ là đức Di-lặc (Maitreya) tức là vị Phật tương lai. Phật giáo Đại thừa có hai tông là Tịnh Độ tông và Thiền tông, tuy cách tu hành khác nhau, nhưng vẫn đi đôi với nhau và thịnh hành hơn hẳn các tông khác. Tịnh Độ tông chú trọng sự lễ bái và tụng kinh niệm Phật, để khi mệnh chung, ai có công đức và duyên nghiệp tốt thì được Di-đà tam tôn là Phật A-diđà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí tiếp dẫn vãng sinh về Tây phương Cực lạc, tức là cõi Tịnh độ, trong sạch an tịnh, trái với cõi thế giới Ta-bà là cõi trần tục ô uế ta đang sống. Tịnh Độ tông dùng các phương tiện để giúp số đông người dễ tin mà đi vào đạo. Nhưng những người đã xuất gia tu hành thì phải tu Thiền học, nghĩa là theo giáo chỉ của Thiền tông. Phật giáo Đại thừa chia cách tu đạo ra làm hai: một là theo Tiệm giáo, là phép tu phải tu lâu đời, rồi dần dần mới được đạo. Phép tu này phù hợp với đại đa số hết thảy mọi người, ai ai cũng có thể tùy sức mình mà dần dần tu tập. Hai là theo Đốn giáo, là phép tu 121

121 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO đốn ngộ, giúp người ta có thể được đạo nhanh chóng. Nhưng phép tu này chỉ hợp cho những người có căn cơ, trí lực mạnh mẽ. Thiền tông dùng phép tu Thiền-na thuộc lối Đốn giáo, không dùng văn tự để truyền giáo. Kinh Đại Phạm thiên vương vấn Phật quyết nghi nói rằng: Một hôm đức Phật Thích-ca Mâu-ni hội các đệ tử trên núi Linh Thứu, rồi cầm một cành hoa mà đưa lên trước cả chúng hội, không nói gì cả. Trong chúng đều yên lặng không hiểu gì, chỉ có ngài Đại Ca-diếp nhìn lên mỉm cười. Phật nói rằng: Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, nay phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp. Chánh pháp nhãn tạng là khả năng nhìn thấu các pháp do đã chứng ngộ chánh pháp. Niết-bàn diệu tâm là tâm mầu nhiệm cùng thể với Niết-bàn. Xem thế thì biết sự giác ngộ chỉ những bậc thượng căn mới tự hiểu lấy, chứ không thể dùng lời mà truyền dạy. Khi Phật sắp nhập diệt, truyền y bát cho Đại Ca-diếp làm Tổ thứ nhất của Thiền tông. Tổ Ca-diếp truyền lại cho Tôn giả A-nan, rồi truyền dần đến đời thứ 28 tại Ấn Độ là Tổ Bồ-đề Đạt-ma 1. Vào khoảng năm đầu niên hiệu Phổ Thông đời vua Lương Vũ Đế 2 ở Nam triều, Bồ-đề Đạt-ma đi đường 1 Tiếng Phạn là Bodhidharma. 2 Tức năm Canh Tý, là năm 520 theo Tây lịch. 122

122 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA biển sang Quảng Châu, Trung Hoa. Vua Vũ Đế nhà Lương liền mời đến Kiến Nghiệp, tức là thành Nam Kinh bây giờ. Bồ-đề Đạt-ma nói chuyện với vua, vua không nhận hiểu được diệu lý, ngài liền bỏ lên Tung sơn, ở chùa Thiếu Lâm thuộc đất Bắc Ngụy, ngồi yên suốt 9 năm chỉ nhìn vào vách đá. Bồ-đề Đạt-ma sau đem Thiền tông truyền cho Huệ Khả. Vì vậy, ngài là Tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Hoa, Huệ Khả là Tổ thứ hai. Yếu chỉ vô ngôn của Thiền học tiếp tục được truyền lại cho nhiều đời sau nữa: Tăng Xán là Tổ thứ ba, Đạo Tín là Tổ thứ tư, Hoằng Nhẫn là Tổ thứ năm, Huệ Năng là Tổ thứ sáu. Ngài Huệ Năng họ Lư, sinh vào đầu đời nhà Đường. 1 Thuở nhỏ mồ côi cha, kiếm củi mang ra chợ bán, nuôi mẹ rất có hiếu. Một hôm nghe người tụng kinh Kim Cang, tự nhiên khai ngộ. Liền đến núi Hồng Mai ở Kinh Sơn ra mắt Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tổ biết là người khác thường nên thâu nhận, tạm cho vào coi việc giã gạo. Cao đệ của Ngũ tổ lúc ấy là Thần Tú, vâng lời thầy làm bài kệ trình chỗ sở đắc rằng: 1 Ngài sinh ngày 8 tháng 2 năm 638, tức là năm Trinh Quán thứ 12, đời Đường Thái Tông. 123

123 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO 124 身是菩提樹, 心如明鏡臺 時時勤拂拭, 勿使惹塵埃 Thân thị Bồ-đề thụ, Tâm như minh kính đài. Thời thời cần phất thức, Vật sử nhạ trần ai. 1 Huệ Năng xem bài kệ ấy biết là chưa đạt đạo, liền đọc một bài khác rằng: 菩提本無樹, 明鏡亦非臺 本來無一物, 何處惹塵埃 Bồ-đề bản vô thọ, Minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai? 2 1 Tạm dịch: Thân là cây Bồ-đề, Tâm như đài gương sáng. Thường siêng lau siêng rửa, Chớ để bám bụi nhơ. 2 Tạm dịch:

124 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA Về sau Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn không truyền tâm ấn cho Thần Tú mà truyền cho Huệ Năng. Thần Tú lên phương Bắc lập một phái khác. Thiền tông bấy giờ chia làm Nam phái và Bắc phái. Từ Lục tổ Huệ Năng, chỉ truyền lại tâm pháp ấn, không còn truyền y bát như các đời trước nữa. Đệ tử ngài rất nhiều, làm cho Thiền tông hưng thịnh lắm. Mấy năm sau khi ngài nhập diệt, một trong các cao đồ là Thần Hội ở chùa Hà Trạch có mở đại hội nơi chùa Đại Vân ở Hoạt Đài, xiển dương pháp Đốn giáo của thầy là Huệ Năng mà bài xích Tiệm giáo của Bắc phái Thần Tú. Nhiều người xem Thần Hội như Tổ thứ bảy, nối pháp của Lục tổ, nhưng thật ra môn đồ đắc pháp của ngài rất nhiều, không riêng Thần Hội. Các đệ tử của Lục tổ về sau lại khai sáng ra nhiều chi phái Thiền học khác nhau. Như Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư là hai phái lớn. Phái Nam Nhạc sau lại chia thêm ra thành hai tông là Quy Ngưỡng và Lâm Tế. Còn phái Thanh Nguyên sau chia ra các tông Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Đến đời Tống, tông Lâm Tế lại chia ra hai tông mới là Dương Kỳ và Hoàng Long. Vì vậy, người ta thường Bồ-đề vốn chẳng phải cây, Gương sáng cũng chẳng phải đài. Xưa nay vốn không một vật, Chỗ nào bám được bụi nhơ? 125

125 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO gọi là Ngũ gia thất tông. Đến đời Nguyên Minh, Thiền tông suy yếu dần và nhập vào với Tịnh Độ Tông. Thiền tông là một phép tu không dùng văn tự, không trói buộc vào kinh kệ. Người tu thiền không cho cầu nguyện là cần thiết. Lục tổ Huệ Năng nói: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chỉ xét nghĩ cái thực tướng của mình từ khi cha mẹ chưa sinh ra. Cho nên người tu thiền ngồi yên lặng mà dẹp bỏ mọi vọng niệm, giữ tâm trí sáng suốt, an định. Cứ như vậy cho đến lúc định lực đã sâu vững thì trí tuệ tự nhiên bừng sáng, soi rõ mọi điều u mê mờ tối trong tâm thức, thấy rõ chân lý, tức là ngộ đạo. Khi đã ngộ đạo thì thực thể hiển hiện rõ ràng trước mắt, mà khi chưa ngộ đạo thì chẳng thể thấy hiểu, cũng chẳng thể dùng trí suy xét mà biết được. Người tu đạo Thiền không nhắm đến việc tìm hiểu thực thể của vũ trụ hay những điều siêu nhiên khác, chỉ nỗ lực hết sức để tìm sự giải thoát cho tự thân mình. Cho nên nói rằng: Một ngày tọa thiền là một ngày làm Phật. Một đời tọa thiền là một đời làm Phật. Thưa các ngài! Đạo Phật trước hết là đạo triết lý và luân lý. Triết lý của Phật giáo là triết lý cao minh, lấy nhân quả mà suy luận, tìm rõ nhân duyên của tạo hóa, phá tan sự 126

126 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA mờ tối che lấp trí sáng tỏ, cắt đứt lưới mộng ảo trói buộc người vào sanh tử khổ não, đưa người đến chỗ tịch tĩnh, yên vui. Luân lý Phật giáo là luân lý chân chánh phổ biến khắp trong thiên hạ, lấy vô lượng từ bi mà yêu người, thương vật, tế độ chúng sinh, không phân biệt người với ta, không chia giai cấp sang hèn, nhìn khắp chúng sinh ai cũng chung một thân phận khổ đau vì nghiệp lực, nên Phật dạy phải đem lòng từ bi mà xử kỷ tiếp vật. Đối với tự thân mình thì trừ bỏ hết những điều điên đảo, giả dối, gian tà bạo ngược, lúc nào cũng lấy sự chân thật, nhân hậu làm đầu; bất cứ việc gì cũng phải lấy lẽ công bằng mà xử trí, khiến cho hết thảy đều được yên vui ở chỗ chính đáng của mình. Nếu loài người biết theo luân lý ấy, thì làm gì có những cuộc chiến tranh tàn khốc, khiến cho đời người đã khổ lại còn khổ thêm? Đạo Phật trở thành một tôn giáo, nhưng chỉ nhận làm theo những lời Phật dạy, chứ không hề nhận có một đấng chủ tể đứng đầu, làm chủ cả vũ trụ như nhiều tôn giáo khác. Cho dù có rất nhiều vị Phật và Bồ Tát được cung kính thờ phụng, nhưng đó chỉ là những tấm gương lành cho người Phật tử noi theo, chứ không phải là những đấng cao siêu giữ quyền chủ tể. Như vậy, người theo đạo Phật không chấp nhận sự mê tín, 127

127 CÁC BÀI DIỄN THUYẾT VỀ PHẬT GIÁO phải tự mình tìm hiểu cho rõ căn nguyên của mọi hiện tượng trong cuộc sống và nhận rõ chân lý để sống cuộc sống chân chánh, đúng đắn nhất. Đạo Phật là đạo của chân lý, cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si. Người học theo đạo Phật lúc nào cũng phải có sự nỗ lực tự thân, tinh tấn dũng mãnh để tự đưa mình từ chỗ tối ra nơi chỗ sáng, từ chỗ mê đến chỗ tỉnh. Thật là một tôn giáo rất trang nghiêm và rất đặc biệt trong hết thảy các tôn giáo vậy. Nam-mô A-di-đà Phật. 128

128 PHỤ LỤC I CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT Hiện nay xem kinh điển bằng chữ Hán thấy có ba tông thuộc Tiểu thừa và bảy tông thuộc Đại thừa, xin tóm tắt lại như sau: CÁC TÔNG TIỂU THỪA 1. Câu-xá tông Bồ Tát Thế Thân khi còn theo học bên Tiểu thừa, lấy ý nghĩa trong Đại Tỳ-bà-sa luận (Mahāvibhāṣāśastra) mà làm sách Câu-xá luận (Kośa-śastra), rồi theo sách ấy mà thành sau có Câu-xá tông. Câu-xá tông chia vạn hữu ra làm Vô vi pháp và Hữu vi pháp. Vô vi pháp chỉ về cảnh giới thường trụ, không sanh diệt, tức là lý thể. Hữu vi pháp chỉ về vạn hữu trong hiện tượng giới, sinh diệt vô thường. Theo thuyết của Hữu bộ bên Tiểu thừa thì pháp thể là hằng hữu trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. 129

129 PHỤ LỤC I Theo thuyết của Câu-xá tông thì chỉ có hiện tại là hữu thể, còn quá khứ, vị lai là vô thể. Pháp thể gồm cả tâm và vật kết thành do sức của duyên và nghiệp, tức là nói pháp thể là kết quả của mê hoặc. Sức của hoặc và nghiệp tuần hoàn vô thủy vô chung, làm cho tâm thân cứ biến chuyển luân hồi mãi. Câu-xá tông chia nhân ra làm sáu nhân, chia duyên ra làm bốn duyên, và chia quả ra làm năm quả. 130 Sáu nhân là: 1. Năng tác nhân là nhân phổ biến rất rộng, bao quát cả các nhân khác. 2. Câu hữu nhân là nhân của vạn vật đều phải nương tựa nhau, nhân quả đồng thời cùng có. 3. Đồng loại nhân là nhân chung cả hiện tượng trước và hiện tượng sau. 4. Tương ứng nhân là nhân khi tâm vương tác dụng thì có nhiều tâm sở đồng ứng. 5. Biến hành nhân là nhân cùng một loại với đồng loại nhân, nhưng đồng loại nhân thì phổ biến ở nơi vạn hữu, mà biến hành nhân thì chỉ ở trong phiền não, nơi tâm sở. 6. Dị thục nhân là nhân làm cho người ta phải chịu kết quả tốt xấu, lành dữ.

130 Bốn duyên là: CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT 1. Nhân duyên là duyên làm cho nhân thành ra quả. 2. Đẳng vô gián duyên là duyên nói riêng về sự phát động của tâm. Tâm trước diệt thì làm cái duyên phát động của hiện tượng sau, không có gián cách ở khoảng nào cả. 3. Sở duyên duyên là khi tâm khởi lên thì dựa vào cảnh khách quan mà khởi. Cái khách quan ấy gọi là sở duyên, nghĩa là cái bởi đó mà thành duyên. 4. Tăng thượng duyên cũng như năng tác nhân nói trên, cũng gọi là công duyên. Năm quả là: 1. Thị dục quả, là quả do thị dục nhân mà có. Do nghiệp lực quá khứ hoặc thiện hoặc ác thành ra. 2. Đẳng lưu quả là quả do đồng loại nhân hay do biến hành nhân mà có. Ấy là chỉ nhìn cái kết quả của hiện tượng nào cũng đồng đẳng, đồng loại với nguyên nhân của hiện tượng trước. 3. Ly hệ quả là quả không do sáu nhân, bốn duyên nói trên mà có, mà do trí chân thật vô lậu, thoát 131

131 PHỤ LỤC I 132 ly sự hệ phược của vô minh phiền não và chứng được cảnh Niết-bàn. 4. Sĩ dụng quả là quả do câu hữu nhân và tương ứng nhân nương dựa nhau mà thành, cũng như các thứ nghiệp dựa vào sự tác dụng của linh thức mà có. 5. Tăng thượng quả là quả kết thành bởi năng tác nhân và tăng thượng duyên. Vạn vật do sáu nhân, bốn duyên hòa hợp mà sinh ra, nhưng xét đến cùng ngoài năm uẩn thì không có vật gì cả. Vậy nói rằng có cái ngã chi phối ta để chuyển biến qua đời sau là mê hoặc, là không tưởng. Cho nên không nên chấp có hữu vi vô thường, mà chỉ nên hướng về cõi Niết-bàn thường trụ. Nhân sinh là khổ não, là ô trược, là mê hoặc, cho nên cần phải giải thoát. Phương thức giải thoát gồm có giới, định, tuệ. Giới là giới luật, ngăn không cho làm những điều tà vạy, bất chánh. Định là thiền định, là định tâm, để giữ tâm trí gom về một mối. Tuệ là trí tuệ, phân biệt thật tướng của sự vật, hiểu rõ lý nhân quả, Tứ diệu đế. Dùng ba môn học ấy mà đi tới giải thoát, tức là vào Niết-bàn.

132 CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT 2. Thành thật tông Tông này đồng thời xuất hiện với Câu-xá tông, do Ha-lê Bạt-ma (Harivarman) lập ra, lấy thuyết của Không bộ bên Tiểu thừa làm gốc. Thành thật tông chia thế giới quan ra làm hai môn: Thế gian môn và Đệ nhất nghĩa môn. Thế gian môn có hai phương diện. Một phương diện là xét theo các pháp sinh diệt vô thường thì không có cái thật ngã. Nhưng xét theo phương diện khác thì cái thân ta hành động và cái tâm ta biết phân biệt, biết liên lạc những tư tưởng suy nghĩ trước sau, mà lại bảo là không có ngã thì thật là trái với chỗ hiểu biết thông thường. Song lấy cái ngã tạm bợ kia mà phân tích cho đến chỗ vi tế, bỏ cả năm uẩn ra thì không thể nhận được một vật gì cả. Đệ nhất nghĩa môn lấy lẽ rằng trước cho thế gian môn lấy chỗ biết thường thường làm chuẩn đích mà đặt ra bản ngã là tạm có, rồi do cái kết quả sự phân tích mà biết rằng pháp thực có kia cũng chẳng qua là do vọng tưởng của ta phân biệt là tạm có mà thôi. Cái thật có đã không nhận, thì ngoài cái trí hư vọng phân biệt của ta ra, không có vật gì cả. Vọng, biết là mê, không phải là thật, cho nên hết thảy đều là 133

133 PHỤ LỤC I không cả. Chân ngã không có, thật pháp cũng không có. Người và pháp cả hai đều không. Thành thật tông do đó chủ trương việc cấm dục để cầu tịch diệt. 3. Luật tông Tông này chủ trương lấy Luật tạng mà tu đạo, cốt răn điều ác, khuyên điều thiện. Cho rằng nhờ có giới luật mới có thiền định, có thiền định thì trí tuệ mới phát khởi. Có trí tuệ mới tu được đến chỗ giải thoát. Về phương diện đạo lý thì Luật tông dựa vào Câuxá tông và Thành thật tông để làm căn bản. CÁC TÔNG ĐẠI THỪA 1. Pháp tướng tông Tông này phát khởi từ ba vị Vô Trước, Thế Thân và Hộ Pháp, lấy Thành duy thức luận làm gốc, cho rằng vạn pháp đều do thức biến ra. Thức có tám loại là: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức (hay vị thức), thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Trong tám thức ấy, a-lại-da thức là căn bản. A-lại-da thức còn gọi là Tạng thức, hàm chứa hết các chủng tử, rồi do những chủng tử ấy mà phát 134

134 CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT sinh ra vạn tượng. Vạn tượng tan thì các chủng tử lại mang nghiệp trở về a-lại-da thức. Chủng tử lại vì nhân duyên mà sinh hóa mãi. Vậy nhân duyên là nhân duyên của các chủng tử. A-lại-da thức gồm chứa hết thảy các chủng tử để sinh khởi hết thảy vạn pháp. Như thế là vạn pháp do thức mà biến hiện ra, cho nên nói rằng: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Ngài Huyền Trang đời Đường sang Ấn Độ theo học với ngài Giới Hiền, rồi đem Pháp tướng tông về truyền ở Trung Hoa. 2. Tam luận tông Tông này lấy Trung luận và Thập nhị môn luận của Bồ Tát Long Thụ và bộ Bách luận của Đề-bà làm căn bản, nên mới gọi là Tam luận. Tam luận tông cho rằng hết thảy vạn hữu trong hiện tượng giới đều sanh diệt vô thường. Đã sanh diệt vô thường là không có tự tính, chỉ bởi nhân duyên làm mê hoặc mà biến hóa ra vạn hữu. Kẻ phàm tục vì vọng kiến cho nên mới chấp lấy cái có tạm bợ ấy. Bậc chân trí thì không nhận cái tạm có mà thấy rằng hết thảy đều là không. Các pháp tuy là hiện hữu nhưng không phải là thường có. Có mà không phải là thường có tức là chỉ 135

135 PHỤ LỤC I tạm có. Tạm có nên tuy là có mà không phải là có. Có mà không phải là thật có thì cũng chẳng khác gì không. Vậy nên các pháp tuy là có, nhưng thật tướng đều là không. Lý thể của chân như tuy là không tịch, bất sanh bất diệt, nhưng bởi nó sanh ra các pháp, cho nên nó là nguồn gốc của cái tạm có. Đã là nguồn gốc, thì lý thể của chân như là không. Như thế, chân như là không mà không phải thật là không, cho nên đối với có cũng không khác gì. Vì thế chân như tuy là không tịch mà rõ ràng là có. Có và không, không và có, thật chẳng khác nhau. Có là có do nơi không; không là không do nơi có. Có và không hai bên toàn nhiên hòa hợp với nhau. Thấy rõ chỗ ấy là Trung đạo, là không vướng mắc vào cả có lẫn không. Vì sự nhận thức của ta sai lầm, mà thành ra có không và có. Vượt lên trên sự nhận thức thì mới đạt được cái thực tại không thể nghĩ bàn. Sự nhận thức của ta chỉ nhận thức được trong phạm vi hiện tượng mà thôi, không thể nhận thức được bản thể của thực tại. Muốn đạt tới bản thể thực tại thì phải nhờ đến trực giác mới được. Tam luận tông lấy kinh Bát-nhã làm gốc, cho nên 136

136 CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT còn gọi là Bát-nhã tông, khi phân biệt với Pháp tướng tông thì gọi là Tánh tông hay là Không tông. 3. Thiên Thai tông Tông này khởi phát ở Trung Hoa, do thiền sư Tuệ Văn đời Tần, Tùy 1 lập ra, dựa theo ý nghĩa sách Trí Độ luận 2 và kinh Pháp Hoa làm gốc. Cho nên còn gọi là Pháp Hoa tông. Thiên Thai tông chủ trương thuyết chư pháp duy nhất tâm. Tâm ấy tức là chúng sinh, tâm ấy tức là Bồ Tát và Phật. Sanh tử cũng ở nơi tâm ấy, Niết-bàn cũng ở nơi tâm ấy. Thiền sư Tuệ Văn chủ yếu lấy Trung đạo mà luận về tâm và lập ra thuyết nhất tâm tam quán. Tam quán là Không quán, Giả quán và Trung quán. Trong Không quán có Giả quán và Trung quán, không phải tuyệt nhiên là không. Trong Giả quán có Không quán và Trung quán, không phải tuyệt nhiên là giả. Trung quán là dung nạp cả không và giả. Chân như với tâm và vật quan hệ với nhau như nước với sóng. Ngoài nước không có sóng, ngoài chân như không có tâm, ngoài tâm không có vật. 1 Vào khoảng thế kỷ thứ 6. 2 Tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa luận. 137

137 PHỤ LỤC I Thiên Thai tông lấy hiện tại mà tìm chỗ lý tưởng. Thiện ác chân vọng đối với tông này chỉ là một sự hoạt động của thực tại. Vì thế cho nên không cưỡng cầu giải thoát ra ngoài hiện tại giới sanh diệt vô thường. Trong hiện tượng giới gồm cả hai tính thiện và ác. Thiện hay ác cũng chỉ do một tâm tác dụng mà thôi. Hai cái, không có cái nào độc tồn. Cho nên Phật không làm lành mà cũng không làm dữ. Sự giải thoát phải tìm ở nơi thấu suốt chân lý, thoát ly chấp trước. Chỗ cuối cùng đạt đến là phải triệt ngộ thực tướng của các pháp. 4. Hoa Nghiêm tông Tông này cũng như Thiên thai tông, phát khởi ở Trung Hoa, căn cứ ở kinh Hoa Nghiêm, do hòa thượng Đỗ Thuận và Trí Nghiễm đời Tùy Đường lập ra. Tông này cho rằng các pháp có sáu tướng chia thành 3 cặp đối đãi nhau: tổng và biệt, đồng và dị, thành và hoại. Gọi chung là tam đối lục tướng. Vạn vật đều có sáu tướng ấy. Khi sáu tướng ấy phát ra thì phân làm Hiện tượng giới và Thực tại giới, và khi sáu tướng ấy tương hợp nhau thì hiện tượng tức là thực tại, thực tại tức là hiện tượng. 138

138 CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT Vạn hữu có tam đối lục tướng là do Thập huyền diệu lý duyên khởi. Thập huyền diệu lý và Lục tướng viên dung sinh ra cái lý sự sự vô ngại. Sự sự vô ngại luận là chỗ đặc sắc nhất trong giáo lý của Hoa Nghiêm tông. Theo tông ấy thì phân biệt chân vọng, trừ khử điên đảo khiến cho tâm thanh tịnh, để cùng thực tại hợp nhất, thế là giải thoát. 5. Chân ngôn tông Tông này căn cứ ở kinh Đại Nhật, lấy bí mật chân ngôn làm tông chỉ, cho nên gọi là Chân ngôn tông, hay là Mật tông. 1 Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim-cang-tát-đỏa. Kim-cương-tát-đỏa truyền cho Long Thụ, Long Thụ truyền cho Long Trí, Long Trí truyền cho Kim Cương Trí, Kim Cương Trí cùng với Bất Không vào khoảng đời Đường đem tông này truyền sang Trung Hoa. Chân ngôn tông chủ trương các thuyết Lục đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, cho sáu đại này là thực thể của vũ trụ. 1 Đây là Mật tông được truyền sang Trung Hoa, gọi là Đông mật, cần phân biệt với Mật tông truyền sang Tây Tạng, gọi là Tạng mật hay Tây mật. 139

139 PHỤ LỤC I Lục đại xét về phương diện vũ trụ thì gọi là thể đại, hiện ra hình hài gọi là tướng đại, hiện ra ngôn ngữ, động tác gọi là dụng đại. Vạn hữu trong vũ trụ không có gì ra ngoài thể đại, tướng đại, dụng đại. Gọi là chân như là lấy lý tính do sáu đại mà trừu tượng ra. Ngoài sáu đại ra, không thấy đâu là chân như. Sự giải thoát của Chân ngôn tông là ở nơi tự thân thành Phật, cho nên bỏ hết chấp trược, theo cái hoạt động của Đại ngã. Phương thức giải thoát của tông này là ba mật, tức là thân, miệng và ý. 6. Thiền tông Thiền tông không bàn luận về vũ trụ, chỉ chủ ở sự cầu được giải thoát mà thôi. Cứu cánh của Thiền tông không trói buộc nơi văn tự, nên chỉ lấy tâm truyền tâm. Thực tướng của vũ trụ thuộc về phạm vi trực giác. Nếu lấy văn tự mà giải thích ắt phải sa vào hiện tượng giới, không thể đạt tới thật tướng được. Nếu không tọa thiền dùng trực giác thì không thể biết được thật tướng. 7. Tịnh độ tông 140 Tịnh độ tông lấy sự cầu sinh Tịnh độ làm mục

140 CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT đích, và trì tụng những kinh như Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A-di-đà. Tịnh độ tông khởi phát từ đời nào không rõ, chỉ thấy trong các kinh điển nói các vị Bồ Tát Mã Minh, Long Thụ và Thế Thân đều khuyên người ta nên tu Tịnh độ. Tịnh độ tông cho rằng mỗi người ai cũng có Phật tánh, đều có thể thành Phật được. Vì ở thế gian là dơ bẩn, cho nên cầu được vãng sinh về cõi trong sạch là Tây phương Cực Lạc. Mặc dù nghiệp lực chúng sinh nặng nhẹ khác nhau, nhưng nhờ có 48 đại nguyện của đức Phật A-di-đà tiếp dẫn người niệm Phật, nên bất kỳ ai nhất tâm niệm Phật đều sẽ được vãng sinh. 141

141 PHỤ LỤC II BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH Kinh này có cả thảy đến 7 bản dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ, nhưng chỉ có bản dịch của ngài Huyền Trang là thông dụng nhất. Dưới đây là toàn văn kinh: NGUYÊN BẢN PHẠN NGỮ (theo Từ điển Phật học của Chân Nguyên) 142

142 TÂM KINH BÁT NHÃ BẢN PHẠN NGỮ DẠNG LA TINH HÓA prajñāpāramitāhṛdayasūtram (saṃkṣiptamātṛkā) āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma. pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma. 143

143 PHỤ LỤC II iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam. rūpānna pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam. yadrūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tadrūpam. evameva vedayāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ. tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṃjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni. na cakṣuḥśrotraghrāṇa jihvākāyamanāsi, na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmāḥ. na cakṣurdhāturyāvanna manodhātuḥ na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvanna jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptitvam. bodhisattvasya (śca?) prajñāpāramitāmāśritya viharati cittāvaraṇaḥ. cittāvara ṇanāstitvādatrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ. tryaghvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitā māśritya anuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbuddhāḥ. tasmājjñātavyaḥ prajñāpāramitāmahāmantro mahāvidyāmantro nuttaramantro samasa ma mantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyamamithyatvāt prajñāpāramitāyāmukto mantraḥ. tadya thā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā. 144

144 TÂM KINH BÁT NHÃ NGUYÊN BẢN TIẾNG SANSKRIT VIẾT THEO CHỮ DEVANĀGARĪ (Mithila Institute, Darbhaṅga, Ấn Độ, 1961) 145

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

Phat giao - Tran Trong Kim.indd

Phat giao - Tran Trong Kim.indd PHẬT GIÁO Trần Trọng Kim Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi TÀI LIỆU DỊCH TLD-11 TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY CÙNG XÂY DỰNG VÀNH ĐAI KINH TẾ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THẾ KỶ XXI Cơ quan ban hành: Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

Liêt Tử Và Dương Tử

Liêt Tử Và Dương Tử Liêt Tử Và Dương Tử Tác giả: Thể loại: Trung Hoa Website: Date: 24-October-2012 Trang 1/54 NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU Trước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII),

More information

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ T Ủ SÁCH PHẬ T HỌ C - T Ừ QUANG TẬ P 9 1 Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả của Phật pháp

More information

Microsoft Word - GKPH I net.doc

Microsoft Word - GKPH I net.doc GIÁO KHOA PHẬT HỌC cấp một Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc 1 GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân,

More information

Chuyen Phat doi xua 2_unicode.indd

Chuyen Phat doi xua 2_unicode.indd CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA Tác giả: Đoàn Trung Còn Nguyễn Minh Tiến hiệu đính Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không

More information

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà),

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà), Gia đình, gia thất Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

Bí quyết niệm Phật tu tâm của pháp sư Sơn Ðường

Bí quyết niệm Phật tu tâm của pháp sư Sơn Ðường NIỆM PHẬT PHÁP YẾU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập ( 惕園毛凌雲敬緝 ) Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa (theo bản in năm 2002 của Tịnh Tông Học Hội Dallas, TX) Phật Lịch 2546-2002 Lời

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc Một Cách Thiền Để Dưỡng Sinh Trong Thái Cực Quyền (Trích sách TẬP THÁI-CỰC DƯỠNG SINH, Let s Practice Nutri-Living TaiChi Exercises! Đỗ Quang-Vinh, Canada, 2013) Giáo Sư Đỗ Quang-Vinh 1-Thái-cực-quyền

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

sdf.cdr

sdf.cdr CRYPTOPROFILE WHITE PAPER www.cryptopr.io 1 MỤC LỤC Tóm tắt Vấn đề và tình hình thị trường Tình hình thị trường.. Các vấn đề trong ngành công nghiệp tiền điện tử Vấn đề Cơ h i và u mô thị trường.... u

More information

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd NGUN T LIU CA HC KHU StudentServices(SpecialEducation)5032618209 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/studentservices/ EnglishasaSecondLanguageandEquity5032618223 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/esl/

More information

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ T H I Ệ N Q U A N G TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI IN LẦN THỨ NHẤT Nhà xuất bản San Martin, California, USA Vía Đức Quan Âm 19-9 Giáp Ngọ (2014) 2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho

More information

www

www 1 Bài kinh về phép chú tâm dựa vào hơi thở Anapanasati Sutta (MN 118, PTS M iii 78) và những biến đồi trong Giáo Huấn của Đức Phật qua dòng Lịch Sử Hoang Phong chuyển ngữ Lời giới thiệu của người chuyển

More information

Số 76 Bản Tin Thế Đạo ngày

Số 76 Bản Tin Thế Đạo ngày Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 76 ngaøy 19-3-2017 TIN ÚC CHÂU: Tường Trình thành lập Điện Thờ Phật Mẫu tạm tại Châu Đạo Victoria, Melbourne, Úc Châu Điện Thờ Phật Mẫu theo mô hình mẫu số 3 do Hội Thánh thiết kế

More information

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d Kinh dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến L ê Mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 : NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH Chương 2 : NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN Chương 3 : CÁC

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển r- 5. PHAM TAT DONG (C h u b ie n ) CK.0 0 0 0 0 6 0 0 3 9 Miroi n a m DDI MOI VA PHAT TRIEN n h A x u a t b a n k h o a h o c XA HOl HA NOl-1997 GS. PHAM TAT DONG (Chii bien) KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

More information

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện 0000023981 u EN THI KIM LOAN (Chu bien) HI HANH, LE THI NGUYET a * a a QUY TAC MO TA TAI LIEU THU5VIEN I a t NHA XUAT BAN THONG TIN VA TRUYEN THONG ThS. N G U Y E N THI KIM LO AN (Chu bien) PH A M TH I

More information

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI TAI VIET NAM Can cu Hien phdp nude Cong hoa xd hoi

More information