MỤC LỤC Quyển 1 CHƯƠNG III- ĐẠO THÀNH DO BA NGƯỜI A. Duyên khởi B. Ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn C. Đạo thành do ba người 1. Ba người đó là ai? PHẦN MỞ

Size: px
Start display at page:

Download "MỤC LỤC Quyển 1 CHƯƠNG III- ĐẠO THÀNH DO BA NGƯỜI A. Duyên khởi B. Ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn C. Đạo thành do ba người 1. Ba người đó là ai? PHẦN MỞ"

Transcription

1 DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI Quyển 1 Nữ Soạn-giả NGUYÊN-THỦY 2007 Tài liệu tham khảo kính biếu.

2 MỤC LỤC Quyển 1 CHƯƠNG III- ĐẠO THÀNH DO BA NGƯỜI A. Duyên khởi B. Ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn C. Đạo thành do ba người 1. Ba người đó là ai? PHẦN MỞ ĐẦU 2. Thử-thách về đức-tin 3. Ngày vọng Thiên cầu Đạo Dịch-lý Cao-Đài minh định qua 2 yếu-tố quan-trọng D. Luận Đạo: về Tinh Khí Thần hiệp nhứt o Kinh Dịch bí-pháp cổ-truyền của Đạo Cao-Đài (ĐHP) E. Sự thành hình trải qua 3 thời-kỳ: o Lý Dịch trong Đạo Cao-Đài (Đức Chí-Tôn) 1. Thời-kỳ khởi thủy: a. Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài CHƯƠNG I- b. Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài PHẦN DẪN NHẬP c. Chiết Khảm điền Ly của Đạo Cao-Đài Lời nói đầu của soạn-giả 2. Thời-kỳ kiến tạo A. Bước Đạo cần tìm hiểu 3. Thời-kỳ định-vị 1. Thời tiền khai Đại-Đạo 4. Lý Dịch trong ba thời-kỳ 2. Đức Hộ-Pháp dạy viết sách Đạo cần giản-dị, dễ hiểu 5. Vấn-đề Tam-lập của ba vị Tướng-soái của Thầy 3. Nhận-định của Đức Thượng-Sanh về việc viết sách Đạo 6. Tại sao Đạo Cao-Đài thành hình chỉ có ba người Cao-Đài 7. Số 3 tượng-trưng cơ hòa 4. Luận về Kinh Dịch B. Sự liên-quan giữa Dịch và Đạo 1. Duyên khởi MỤC LỤC CHƯƠNG IV- NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÔN-GIÁO CAO-ĐÀI 2. Đạo Cao-Đài là cơ-quan giải-khổ cho nhân-loại Phần I- Giáo-Tông Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài 3. Đạo Trời xuất hiện A. Giáo-Tông hữu hình: Q.Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt 4. Mở cơ-quan tận độ 1. Duyên khởi 5. Tôn-giáo thất kỳ truyền 2. Thượng-Đế thâu phục ông Lê-Văn-Trung 6. Đạo xuất ư Đông 3. Quyền-hành của Q.Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt 7. Nguyên-lý của vũ-trụ B. Giáo-Tông vô-vi: Đức Lý Đại Tiên C. Luận về quyền-hành Giáo-Tông CHƯƠNG II- LẦN DỞ TRANG SỬ ĐẠO 1. Sự ra đời của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 2. Sự ngộ nhận danh-từ ĐĐTKPĐ của người Pháp 3. Phổ cáo chúng sanh 4. Khai Đạo nơi chánh-phủ: TỜ KHAI ĐẠO 5. Luận Đạo: Về 6 chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ a. Nguyên-lý về số b. Về Y-lý tạo nên hai quẻ Càn Khôn c. Quẻ Càn Khôn xếp thành chữ Điền d. Quẻ Càn Khôn xếp thành một hình e. Đền-Thánh này chứa tất cả bí-pháp 1. Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị Càn khôn 2. Bát-quái Đồ thiên hay Bát-quái Cao-Đài 3. Giáo-Tông làm chủ Bát-quái Đồ-thiên 4. Đức Quyền Giáo-Tông thi-hành thể-pháp Đại-Đạo 5. Ngôi vị Giáo-Tông đứng về quẻ Chấn trong Bát-quái. a. Tính chất quẻ Chấn b. Tình thế Việt-Nam ứng vào quẻ Chấn c. Nhiệm-vụ đến với Đức Quyền Giáo-Tông 6. Lời chiêm-đoán về quẻ Chấn 7. Đức Quyền Giáo-Tông là mẫu người đáng kính D. Quyền hành của Đạo phải có Giáo-Tông và Hộ-Pháp E. Đạo-phục của Giáo-Tông 1. Luận Đạo: Ban Đạo-phục là ban quyền cho Giáo-Tông 2. Giáo-Tông làm chủ cả hai Bát-quái Cao-Đài a. Lý giải về Bát-quái Hư-vô b. Bát-quái Hư-vô thành hình Dịch Lý Cao Đài Mục Lục Trang 2

3 MỤC LỤC MỤC LỤC c. Tính chất của Bát-quái Hư-vô 6. Việt-Nam giòng giống con Rồng cháu Tiên 3. Thiên bàn thờ Chí-Tôn sửa sai Pháp 7. Đông Tây hòa-hợp 4. Đạo là Hòa 8. Lễ Hội-Yến Diêu-Trì ngày 15 tháng 8 a. Sự Hòa của Tam-kỳ qua Tam-trấn Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là gì? b. Tinh-thần hòa-ái của Đức Quyền Giáo-Tông 9. Bát-quái Đồ thiên nghịch chuyển Phần II- Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài B. Thập-Nhị Thời-Quân là gì? A. Hộ-Pháp Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài C. Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập Nhị Thời Thần 1. Đức Chí-Tôn cho thi là ban quyền cho Hộ-Pháp 1. Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài 2. Vấn-đề chủ quyền. 2. Chơn-pháp của Đại-Đạo 3. Làm thế nào biết một Tôn-giáo là Chánh-giáo? 3. Vì sao có mặt 12 Thời-Quân bồi tửu B. Luận Đạo: Luận về quyền-hành của Hộ-Pháp 4. Quả Đào Tiên của Phật-Mẫu 1. Càn khôn biến tướng. 5. Sự liên-quan giữa Diêu-Trì-Cung và Hiệp-Thiên-Đài 2. Chữ Điền trong Bát-quái 6. Đức Phật-Mẫu độ ai trước nhất? 3. Hai quẻ âm dương tạo thành một hình 7. Nhiệm-vụ của Thời-Quân 4. Huy-hiệu của Hộ-Pháp ngôi sao sáu cánh 8. Vai-trò Ba chi của Hiệp-Thiên-Đài 5. Hộ-Pháp làm chủ Bát-quái Đồ thiên 9. Số 12 thành hình 6. Quyền-hành của Hộ-Pháp D. Lý-do Thầy chia 2 cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài 7. Đấng Thượng Đế đã sai Hộ-Pháp làm gì? 1. Về mặt hữu hình C. Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình Đài 2. Về mặt tinh-thần đạo-đức 1. Nguyên nhân nào Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình E. Tại sao Đức Chí-Tôn ngự nơi Bát-Quái-Đài Đài? F. Quyền-hành của Hộ-Pháp đối với Tam Châu Bát-Bộ 2. Hộ-Pháp là ai? G. Quyền-hành của 12 Thời-Quân 3. Luận về Đạo-phục và quyền-hành của Hộ-Pháp H. Vì sao Hiệp-Thiên-Đài lại đặt phía trước của Đền-Thánh? 4. Thầy lấy tánh đức Phạm-Công-Tắc lập giáo 5. Tại sao Đức Chí-Tôn giao việc cứu thế cho Hộ-Pháp? D. Luận về quyền-hành của Giáo-Tông và Hộ-Pháp CHƯƠNG VI: CHƯƠNG V- KHAI-TRIỂN BÁT-QUÁI ĐỒ THIÊN THỬ HỎI BAN SƠ ĐỨC CHÍ-TÔN CÓ DẠY DỊCH-LÝ KHÔNG? I- Thử hỏi Ban sơ Đức Chí-Tôn có dạy Dịch không? Bài I: I- Khai Triển Bát-Quái Đồ-Thiên A. Duyên khởi là cuộc chơi Xây bàn sau xác-định Bát-quái A. Cơ-quan quản trị càn khôn là gì? đồ thiên B. Cơ sanh-biến vạn-linh là gì? B. Luận Đạo: Khơi màu lý Dịch trong nền Đại-Đạo 1. Việt-Nam là một Thái-cực-đồ C. Bát-quái đồ thiên thể hiện Đạo Hòa 2. Sao gọi là Bát-quái? 1. Hòa là vấn-đề thiết-yếu từ thể-pháp đến bí-pháp 3. Tám đường xuyên tâm ấy là cơ đoạt Đạo 2. Thánh-nhân chú-trọng đến chữ Hòa C. Cơ hỗn-hợp Càn khôn biến tướng 3. Tính chất âm dương của quẻ D. Đạo Cao-Đài chủ-trương diệt mê-tín dị đoan 4. Tam-cang Ngũ-thường khởi từ lý Dịch E. Đại-Đạo là đường chơn-chánh và khoa-học F. Luận Đạo: Hộ-Pháp Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài Bài II: 12 Môn-đệ đầu tiên của Chí-Tôn II- Khai Triển Bát-Quái Đồ Thiên Qua Cơ Quan Hiệp-Thiên-Đài 1. Duyên khởi A. Phần khai triển 2. Luận về 12 Môn-Đệ theo lý Dịch 1. Số Ma-phương Bài III: Thánh-ngôn Thầy dạy Thành tâm niệm Phật 2. Ý-nghĩa những ngày Lễ Đạo qua các con số 1. Giải nghĩa 3. Chính là chữ ĐIỀN 2. Nghiệm lý: Đường Tu của Đạo Cao-Đài 4. Chữ thập trong Bát-quái 3. Phân-tích chữ Tịnh qua bốn chiều không-gian 5. Long-Mã phụ Hà-đồ tượng trưng chữ thập định vị cho càn 4. Chữ Phi tượng Thất tình khôn 5. Nghiệm về số Dịch Lý Cao Đài Mục Lục Trang 3 Dịch Lý Cao Đài Mục Lục Trang 4

4 MỤC LỤC MỤC LỤC 6. Lý Dịch trong lời dạy II- Định-luật của càn khôn vũ-trụ III- Các con số lập thành để làm tượng-trưng IV- Tam ngôi nhứt thể V- Tam-bửu là gì? CHƯƠNG VII- TÂN-PHÁP CAO-ĐÀI I- Ý-niệm khái quát 1. Giá trị của Tân-pháp Cao-Đài 2. Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì? 3. Trọng-tâm là luật Thương-yêu và Công chánh II- Tân-Luật A. Tại sao Đạo Cao-Đài để quyền Vạn-linh lập Luật? B. Tân-Luật đã gồm trọn Tam giáo C. Tân-Luật là gì? 1. Ý-nghĩa Tân-Luật 2. Sự diễn biến của việc thành lập Tân-Luật a. Sọan thảo Tân-Luật b. Bàn thảo Tân-Luật c. Dâng Tân-Luật d. Thành Tân-Luật D. Luận Đạo: Luận về Tân-Luật 1. Đạo quí tại HÒA: Âm dương hoà-hiệp 2. Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt 3. Các con số Bát-quái 4. Luật phản phục. 5. Dâng Tân-Luật là phương định vị là con đường về 6. Nội-dung bộ Tân-Luật III- Pháp-Chánh-Truyền 1. Giai-đoạn thành hình Pháp-Chánh-Truyền 2. Pháp-Chánh-Truyền chú giải 3. Về quyền-hành của ba Đài 4. Trước tiên gọi Toà-Đạo là Hiệp-Thiên-Đài 5. Danh-từ Bộ Pháp-Chánh ra đời 6. Lý do phải lập Đạo 7. Phương-diện thực-hành. 8. Tại sao phải lập Pháp-Chánh? 9. Lòng Từ-bi của Thầy 10. Pháp-quyền tự trị A. Lập Pháp-Chánh-Truyền Cửu-Trùng-Đài B. Lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài C. Lập Pháp-Chánh-Truyền Nữ-phái D. Luận Đạo 1. Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản trị Càn khôn 2. Hiệp-Thiên-Đài là cơ sanh biến vạn-linh 3. Sự bình quyền bình đẳng trong nền Đại-Đạo CHƯƠNG VIII LUẬN VỀ BÁT-QUÁI TIÊN-THIÊN & HẬU-THIÊN A. Bát-quái Tiên-thiên 1. Cách thành lập Bát-quái Tiên-thiên 2. Quan-niệm sai lầm trong vấn-đề học Dịch 3. Bát-quái Tiên-thiên hoành đồ (đồ ngang) 4. Bát-quái Tiên-thiên viên đồ (đồ tròn) 5. Bát-quái Tiên-thiên phương đồ (đồ vuông) 6. Bát-quái Tiên-thiên phương vị đồ 7. Độ 92 ức nguyên-nhân là kỳ độ ân-xá của Chí-Tôn 8. Đạo Cao-Đài độ 92 ức nguyên-nhân cách nào? 9. Luận Đạo: về Bát-quái Tiên-thiên trong Đại-Đạo 10. Sự quan-trọng của Bát-quái đối với người tu B. Hà-đồ là gì? 1. Khái quát 2. Nguyên-lý về Ngũ-hành 3. Tiên-thiên dương ngũ-hành 4. Hậu-thiên âm ngũ-hành 5. Cổ Hà-Đồ 6. Nguyên-lý tạo thành 64 quẻ kép C. Phục-Hi Tiên-thiên lục thập tứ quái đồ 1. Tám quẻ gọi là Bát thuần 2. Sự biến-hóa thành quẻ kép 3. Cách đọc 64 quẻ trên đồ Phục-Hi D. Hậu-thiên Bát-quái của Văn-Vương E. Hậu-thiên Bát-quái thuận hành tạo-hoá-đồ F. Lạc-thư 1. Giải-thích Ngũ-hành có mặt trên đồ Hậu-thiên 2. Ngũ-hành qua hai lý tương sanh tương khắc (Xem tiếp: DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI Quyển 2) Dịch Lý Cao Đài Mục Lục Trang 5 Dịch Lý Cao Đài Mục Lục Trang 6

5 PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU Dịch-lý Cao-Đài minh định qua 2 yếu-tố quan-trọng o Kinh Dịch bí-pháp cổ-truyền của Đạo Cao-Đài (ĐHP) o Lý Dịch trong Đạo Cao-Đài (Đức Chí-Tôn) Dịch Lý Cao Đài Trang 2

6 DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI PHẦN MỞ ĐẦU Đã được minh định qua hai yếu-tố quan trọng: KINH DỊCH là bí-pháp cổ truyền của ĐẠO CAO-ĐÀI (Bài của Đức Hộ-Pháp) LÝ DỊCH trong ĐẠO CAO-ĐÀI (Lời giảng của Đức Chí-Tôn) Riêng chúng tôi nhận thấy được Đạo Cao-Đài là một kho DỊCH-LÝ vô cùng tận, xin được minh-giải bằng những môn khoa-học như hình học phẳng, toán học, vậtlý-học để khơi bày lý âm dương của Đạo học.thế nào là Tam-tài, Tứ-tượng, Bát-quái, Ngũ-hành cùng sự biến-hóa của Dịch tác-dụng và chi-phối trên các phương-diện của lý Đạo trong các hình-thức: nghi lễ, văn-thi, cả đến Tân- Luật, Pháp-Chánh-Truyền. Tóm lại Đạo là Dịch hay Dịch là Đạo. Để khẳng-định rằng Đạo Cao-Đài xử dụng đến bốn Bát-quái, tức nhiên ngoài hai Bát-quái của các tiền Thánh là Phục-Hi, Văn-Vương ra còn có: 1- Tiên-thiên Bát-quái là bí-pháp của Thế-đạo 2- Hậu-thiên Bát-quái là thể-pháp của Thế-đạo (Thế Đạo) 3- Bát-quái Đồ-thiên là thể-pháp của Thiên-đạo 4- Bát-quái Hư-vô là bí-pháp của Thiên-đạo (Thiên-đạo) Xin được trình-bày tất cả những suy-nghĩ ra đây để được những bậc cao-minh chỉ giáo thêm cho những tâmhồn chỉ biết HIẾN-DÂNG và PHỤNG-SỰ cho đạonghiệp của Đức Chí-Tôn và luôn trau-giồi học hỏi trong tinh-thần cầu tiến, làm sáng danh Đạo Trời. Những sự dẫn giải về Lý Đạo trong tập sách này là cốt tuỷ của Thánh- Ngôn Hiệp-Tuyển, Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp PHẦN MỞ ĐẦU Trân-trọng biết ơn những ý-kiến xây-dựng để được làm sáng danh nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Toà-Thánh Tây-Ninh. Một hoài-bão đã từng ấp-ủ 30 năm nay mới được thành hình. Xin cám-ơn những tấm lòng vàng đã giúp hay cho chúng tôi trong bước khó-khăn ban đầu. Tây-Thánh, mùa nở hoa tình-thương Đại-Đồng Nữ Soạn-giả NGUYÊN-THỦY ) )( )_( ( ) ((( ))) ) ( Dịch Lý Cao Đài Trang 3 Dịch Lý Cao Đài Trang 4

7 PHẦN MỞ ĐẦU 1- ĐỨC HỘ-PHÁP nói: Kinh Dịch là bí-pháp cổ truyền của ĐẠO CAO- ĐÀI Ta thường nói: Đông Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới triết học tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau, nhưng chung qui cũng gồm về một mối. Lấy cái thực học Âu Mỹ để so sánh với thực-học Á- đông cân nhắc nhau thì phần nhiều cái học Á-đông bị lu mờ chỉ vì cách trình bày, luận-lý không rõ ràng, còn về phần tinh-thần thì bao trùm được khắp võ-trụ như: Thiênvăn, Địa-lý, Dịch-lý mà ông cha ta vẫn cho là những môn học khó-khăn, huyền-diệu. Vì những lẽ trên, ta thấy sự khó-khăn, khúc-chiết mà xếp đặt cái học-thuyết âý vào hàng Tâm-truyền hay Bí-truyền. Nhưng nếu ta lấy cái học-thuyết hiện tại của Âu Mỹ hoà với DỊCH-LÝ để giải cho rõ, ta cảm thấy cái lý học Á-đông đã đến chỗ tuyệt-đối huy-hoàng. Hiện tại biết bao nhà Bác-học Âu-Mỹ tận tụy tìm kíếm học-thuyết về Dịch-lý của Á-đông như: Bên Y-PHA-NHO ông HARILY có chân trong Hàn-Lâm-Viện. Bên ĐỨC có ông RICHARD WILIUM (Uy lêhiền) sang Trung-Quốc 20 năm học Dịch về làm thành sách, được Vua Guillaume II ban cho là Bác học và còn nhiều nhà Hiền-triết Âu Mỹ khác đã khảo-cứu KINH DỊCH. Phương Đông từ khi được làn sóng văn minh Âu- Mỹ tràn lan khắp nơi thì triết-học cổ xưa như mai một. Ngoài những quyển CHU DỊCH ĐẠI TOÀN hay DỊCH KINH TẬP CHÚ tối cổ xưa kia nhai đi nhai lại những chú giải của CHU-HI và TRÌNH-DI.. ta còn thấy mới đây bên NHỰT có ông KOBAYACHI ICHIRO PHẦN MỞ ĐẦU (Tiểu-lâm Nhất lang) có làm một pho KINH DỊCH chúgiải đề là DỊCH KINH ĐẠI GIẢNG TOẠ bằng chữ Nhựt. Lại còn nhiều học-gia Nhật-bản phiên-dịch các sách vở TRUNG-HOA như TÔN-TỬ, QUẢN-TỬ, NHO- GIÁO và đặt vào hàng giáo-khoa. Bần-Đạo cảm thấy một làn sóng mới trong thời đại nguyên-tử này có thể giúp chúng ta không những về khoahọc mà còn về lý-học nữa. - Người Âu-tây còn quí DICH-HỌC là như vậy. - Người Nhựt cũng biết quí DỊCH-LÝ như vậy. Chúng ta dòng dõi con Rồng cháu Tiên trên một dãy đất ngàn năm văn-vật đã hấp thụ được hai cái văn-hóa Đông Tây không lẽ lại để cho cái triết-học Đông-phương một ngày càng tàn-tạ, thật là túi mình có ngọc báu mà không biết lại ngửa tay đi xin người từng hột gạo. May sao, cũng là tiền duyên Bần-Đạo lại gặp tácgiả DỊCH KINH TÂN-KHẢO trong lúc nước biến gia vong, sự tồn vong của nước VIỆT NAM đang như trứng để đầu giàn. Bần-Đạo cảm thấy Kinh này là cả một triếthọc Á-đông độc nhứt vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổ-truyền của Đạo CAO-ĐÀI, một Đạo giáo VIỆT-NAM hoàn-toàn nảy sanh ở cái triết-lý hoàn-toàn Á-đông mà KINH này gồm hết những lý thuyết cao siêu mà ông NGUYỄN-MẠNH-BẢO đã nêu cao tinh-thần ĐẠI-ĐẠO. Trong lúc nhân tình xáo trộn, đạo-lý suy đồi ai ai cũng nhìn về danh với lợi, một chân trời xa thẵm u ám. Sau một cơn ác-mộng ghê hồn, Bần-Đạo thấy giờ đã điểm phải phổ-thông nền ĐẠI-ĐẠO, gieo rắc cho khắp cả nhânloại một nhân-chính êm-dịu để tồn-tại nhân-sinh. Với một tấm lòng vàng quí báu ông NGUYỄN MẠNH BẢO đã khảo-cứu KINH này trong 20 năm côngphu mới xuất-bản ra đời để cùng đồng-bào và các đạo-hữu được một phần nào thấu-triệt được ĐẠI ĐẠO, thì Đại- Đạo tri hành thiên hạ vi công không còn lâu vậy. Dịch Lý Cao Đài Trang 5 Dịch Lý Cao Đài Trang 6

8 PHẦN MỞ ĐẦU Vì lẽ ấy Bần-Đạo giới-thiệu với tất cả đồng bào Việt-Nam cũng như tất cả dân-tộc hiểu biết và trân trọng hòa-bình quyển KINH này. Trong đó có tiềm tàng một cái gì thiêng-liêng của nhân-loại, của vũ-trụ. Bần-Đạo mong rằng KINH này sẽ phổ-biến trong khắp thế-giới của loài người. Tiết lập xuân, tháng chạp năm Giáp Ngọ, tại Trí-Huệ- Cung Toà-Thánh Tây-Ninh. HỘ-PHÁP PHẠM CÔNG TẮC Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài: Hiệp-Thiên, Cửu- Trùng-Đài Kiêm THƯỢNG TÔN QUẢN THẾ. ) )( )_( ( ) ((( ))) ) ( 2- ĐỨC CHÍ-TÔN giảng LÝ DỊCH TRONG ĐẠO CAO-ĐÀI (Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển II trang 62, Đức Chí-Tôn giáng dạy) PHẦN MỞ ĐẦU Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực. Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn- Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà phân ra vạnvật là: Vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh. Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận. Cái sống của cả chúng sanh Thầy phân phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến-hóa. Mỗi mạng sống đều hữu căn, hữu kiếp, dầu nguyênsanh hay hóa-sanh cũng vậy, đến thế này lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai; biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân-hồi mà ra đến đỗi ấy. Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn-sanh điều ấy. Bởi thế nên Tôn-giáo Cao-Đài ngày nay đứng về hai phương-diện: * Đạo có thể-pháp và bí-pháp của Đạo tức là Thiênđạo. Dịch Lý Cao Đài Trang 7 Dịch Lý Cao Đài Trang 8

9 PHẦN MỞ ĐẦU * Đời có thể-pháp và bí-pháp của Đời tức là Thếđạo. Quan-trọng nhứt là bí-pháp, vì vậy nên khi Thầy giao cho ông Bính làm một trái Càn-Khôn, để làm biểu tượng tín-ngưỡng của Đạo Cao-Đài, Thầy có dạy rõ: Bính, Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không? Cười! Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm ba thước, ba tấc, nghe con, lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu-nhiệm Tạo-hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời, cung Bắc-đẩu và tinh-tú vẽ lên Càn- Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Đại-Bộ- Châu ở không không trên không-khí; tức là không phải tinh-tú, còn lại Thất-Thập-Nhị-Địa và Tam-Thiên-Thế- Giới thì đều là Tinh tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc-Đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Đẩu cho rõ-ràng. Trên vì sao Bắc-Đẩu vẽ con Mắt Thầy; hiểu chăng? Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu-nguyện rất quí-báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giới đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì con tùy tiện làm thế nào cho kịp kỳ Đại hội. Nghe à! Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần, đã lên cốt, thì để dài theo dưới, hiểu không con? (TNI/45) Đối với Trời đất thì bao-la, mà sự hiểu biết của người thì hữu hạn, do đó phải học, phải hỏi: Đây là lời của Đức Hộ-Pháp cầu hỏi Thầy: Bần-Đạo xin nhắc lại ngày giờ khi mới khai đàn tại Cần-Thơ, có mấy vị Đồ Nho hầu đàn, xin bạch với Thầy như vầy: Bạch Thầy, xin Thầy từ-bi giải cho chúng con rõ hình-thức của càn-khôn vũ-trụ ra sao, mà các con thường PHẦN MỞ ĐẦU nghe mấy vị Đồ Nho bàn cải với nhau, mỗi mỗi không in một lý. Người thì nói Trời lớn, người thì nói Phật lớn. Trong sách Tam-Tự kinh chú-giải thì Đức Thánh nói Tam-Thập-Lục-Thiên còn trong kinh Thầy thì nói Thượng chưởng Tam-Thập-Lục-Thiên" nên phần nhiều bình luận phân phân bất nhứt. Các con không hiểu thế nào là đúng, xin Thầy từ-bi xá lỗi. Thầy giảng dạy: Các con có học rộng, nhưng cái rộng còn khuyết điểm muôn phần. Nơi thế-giới hữu-hình hiện-tượng trước mặt mà còn chưa hiểu đặng, huống hồ gì thấu-đáo sự vô-hình. Vì huyền-diệu thiêng-liêng mà người không học Đạo dễ gì hiểu đặng. Những bậc Thánh trước Hiền xưa ra công tham-khảo, cùng đời mãn kiếp còn chưa vén nỗi cái màn bí-mật của Đấng Tạo-hoá đón ngăn, huống chi người thường-nhơn luận-bàn sao cho suốt lý. Kể từ khi Thầy sai Bàn-Cổ xuống thế mở mang điạ-cầu này, nhơn-loại thuở đó còn hình tượng thiêngliêng, chưa biết mặc áo quần, còn ở nơi hang hố, chưa có nhà cửa, văn-tự. Từ đó về sau cách mấy muôn năm, đến đời Ngũ Đế, Phục-Hy, họ thường hết tâm theo Quái điểu-tích (tầm dấu chân chim, thú) chế ra Văn-tự để ghi nhớ. Từ đó về sau mới có lịch-sử. Nên lúc có văn-tự bất quá nghe truyền, nghe độ chừng rồi chép bướng, hỏi vậy lấy đâu làm bằng cớ? Ấy là nói sự tích ở thế-gian này mà còn chưa rõ, còn luận qua thế-giới khác như nhắm mắt mò kim nơi đáy biển hay bầy kiến tìm đường lên núi Tu-Di, thì đó là học thuyết của con người mài kiếm dưới bóng trăng, ếch nằm đáy giếng. Cũng có lắm người gọi mình là hay giỏi, dẫn người lạc bước sai đường; thân mình mù-quáng mà chưa hay, còn làm tài khôn dắt thêm kẻ tối đui thì làm sao khỏi lọt vào đám gai chông cùng sa hầm hố. Dịch Lý Cao Đài Trang 9 Dịch Lý Cao Đài Trang 10

10 PHẦN MỞ ĐẦU Vậy trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI-CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chongchóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là TỨ ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Bát-quái mới biến-hóa vô cùng, phân định Ngũhành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng-nghi tức Tam-thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam- Thập-Lục-Thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam-Thập-Lục- Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản. Chỗ Thầy ngự gọi là Bạch-Ngọc-Kinh, là kinh toàn ngọc trắng, rộng cao vòi-vọi, ngoài có Huỳnh-Kim Khuyết là cửa ngõ bằng vàng ròng cực kỳ mỹ-lệ. Dưới ba mươi sáu từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu-Thiên Khai-Hóa tức là chín phương Trời cộng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập phương Chư Phật. Gọi chín phương Trời, mười phương Phật là do đó. Cõi Niết-Bàn là chư Phật ngự, Phật-Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan-Âm ngự nơi hướng Nam, mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằnghà sa-số Phật. PHẦN MỞ ĐẦU Còn Như-Lai là cảnh Phật chớ không phải danh Phật, nên trong kinh có câu Bổn giác vị kim giác Như lai. Bồ-Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-môn là cửa Phật, Bĩ ngạn là đất Phật. Huỳnh-Kim bố điạ là vàng ròng đầy đất. Còn chỗ Nam-Hải Ngạn thượng là Quan-Âm ngự, gần bờ biển nơi hướng Nam cảnh Phật, chớ không phải hướng Nam nơi cảnh phàm. Đó là còn ở Thượng tầng không-khí hay là VÔ-VI CHI-KHÍ. Rồi kế đó là Đại Thiên thế-giái, kế là Thượng phương thế-giái là chỗ Đức Tây-Vương Mẫu ngự nơi Cung Diêu-Trì, gần đó có vườn Ngạn Uyển Bàn-Đào, Ngũ nhạc Bồng-lai Nhược-thủy. Các Đấng Thiêng-Liêng Nam Nữ hằng-hà sa số lâu đài cung điện toàn bằng ngọc-ngà châu báu, hỗ-phách sanhô, Điện đài lãng phương trong cảnh Nhị châu chơn võ. Nơi linh-thiêng Tiêu-điện là chỗ Tiên nhóm hội, có Ngọc- Vệ Kim-nương, gia lê quả táo, toàn là Tiên-dược nhẹnhàng cũng như đơn kim để Hồ huỳnh-tương trường-sanh chi tửu, là rượu trường sanh dùng đặng sống không chết. Kế đó là Trung-phương Thế-giái cũng là nơi Cung điện của Thần-Tiên, Nhơn-Tiên, Quỉ-Tiên, các bậc quần Tiên. Rồi tới Hạ-Tầng-Thế-giái, Tam-Thiên-Thế-Giái, Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ-Đại-Bộ-Châu rồi nối theo Thất-Thập-Nhị-Điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địa-cầu các con ở là địa-cầu 68. Từ hồi có địa-cầu này cho đến nay là mười hai muôn chín ngàn sáu trăm năm ( ). Dưới các con, còn có bốn địa-cầu nữa. Còn U-Minh kêu bằng U-Minh- Giới chưa có loài người. Thế-giới địa-cầu khác nhau là do không-khí nặng nhẹ khác nhau, tùy theo công-quả của mỗi tinh-cầu, cách nhau từ một cho đến mười muôn dặm, luôn luôn xây tròn giáp một vòng ba trăm sáu mươi ngày gọi là một năm. Dịch Lý Cao Đài Trang 11 Dịch Lý Cao Đài Trang 12

11 PHẦN MỞ ĐẦU Nơi địa-cầu cũng có sơn xuyên hà-hải như Thái- Bình-dương, Đại-Tây-dương, Bắc-hải, Hắc-hải, chỗ trắng, chỗ đen, chỗ xanh, chỗ đỏ; bề sâu có chỗ tới tám ngàn thước, có chỗ ba ngàn thước, có chỗ hai ngàn thước, không đều nhau. Còn núi Tu-Di cao phỏng độ tám ngàn thước. Núi nhiều nên chỗ thấp, chỗ cao không đồng, phong-thủy mùa tiết nóng-nực không đồng, mùa nắng tại đây, chỗ khác lại mưa; xứ nóng-nực, xứ lạnh-lùng, ngày đêm trong cực-địa hai mươi bốn giờ, còn ở Bắc-Băng-dương sáu tháng tối, sáu tháng sáng, quanh năm nước đặc như giá, chỗ chua, chỗ mặn, chỗ ngọt, không đều. Màu da mỗi người: nào là da trắng, da đen, da vàng, da đỏ. Nước thì lớn, cao đồ-sộ, nước thì lùn, thấp, nhỏ con; dân-số trên toàn cầu phỏng định hai ngàn ba trăm triệu, sanh sanh tử tử không ngừng. Loài điểu thú, côn-trùng, cũng đều khác lạ, như chim đại-bàng rất lớn, lần lần nhỏ như chim cắc, chim sâu...loài cá như cá ông, cá mập, cá xà, rồi nhỏ lần là cá bạc má, cá trắng. Loài thú như tượng, voi, rồi tới những loài nhím như chuột, bọ... Tới loài cỏ cây, cầm thú, suốt đời ta còn chưa hiểu hết, lựa là đến việc cao siêu, nếu ta không học hỏi với các Đấng vô-hình thì ta phải chịu tối-tăm mù-mịt không mong gì đạt thấu huyền-vi mà siêu-phàm nhập Thánh, hễ ta học nhiều chừng nào, ta sẽ thấy dốt nhiều chừng ấy. Kết-luận của Đức Hộ-Pháp Giáo-chủ Đại-Đạo Tam- Kỳ Phổ-Độ: Vậy chư Hiền-huynh, Hiền-Tỷ, phải gia tăng sưutầm cho hoạt-bát, nếu ỷ lại sự hiểu biết của mình gọi là đủ, thì dạ thảo bích châu dường muôn dặm, bóng xế chiều không ráng bước, ắt là phải trễ. Có một ngày kia, Bần-Đạo hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn rằng: Phàm hễ làm Cha là Cha, còn Thầy là PHẦN MỞ ĐẦU Thầy, chớ sao Đại-Từ-Phụ lại xưng là Thầy, rất nên khó hiểu. Ngài trả lời như vầy: Người cũng vốn CHA, THẦY luôn một, Cả Chơn-linh, hài cốt tay Người. Nuôi hình dùng vật tốt-tươi, Tạo hồn lấy pháp tột vời Chí-linh. Nơi Người vốn quang-minh cách-trí, Tấn-hóa hồn phép quí không ngừng, Vật hèn trước mắt thành trân, Hồn hèn Người lại dành phần Phật, Tiên. Luật Thương-yêu, quyền là Công-chánh. Gần thiện-lương, xa lánh phàm tâm, Làm cha nuôi-nấng ân-cần, Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Thiên. Với một tấm lòng vàng quí báu ông NGUYỄN MẠNH BẢO đã khảo-cứu KINH này trong 20 năm. Dịch Lý Cao Đài Trang 13 Dịch Lý Cao Đài Trang 14

12 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG I PHẦN DẪN NHẬP Lời nói đầu của soạn-giả A. Bước Đạo cần tìm hiểu 1. Thời tiền khai Đại-Đạo 2. Đức Hộ-Pháp dạy viết sách Đạo cần giản-dị, dễ hiểu 3. Nhận-định của Đức Thượng-Sanh về việc viết sách Đạo Cao-Đài 4. Luận về Kinh Dịch B. Sự liên-quan giữa Dịch và Đạo 1. Duyên khởi 2. Đạo Cao-Đài là cơ-quan giải-khổ cho nhân-loại 3. Đạo Trời xuất hiện 4. Mở cơ-quan tận độ 5. Tôn-giáo thất kỳ truyền 6. Đạo xuất ư Đông 7. Nguyên-lý của vũ-trụ Dịch Lý Cao Đài Trang 16

13 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Lời nói đầu của soạn-giả Thưa các Bạn đồng sanh, có một người Bạn hỏi tôi rằng: tại sao Chị lại chọn Tôn-giáo CAO-ĐÀI làm tínngưỡng? Tôi đáp ngay: -Tôi tìm Đạo cũng như tìm người yêu. Ngày xưa, Tôi chọn người yêu vì tôi cảm thấy rằng người ấy có đạođức, kiến-thức, tinh-thần cao-thượng Trước mắt tôi là văn võ song toàn, đủ sức để bảo vệ tôi, an-ủi tôi và chắc rằng sẽ được hài-hòa trong cuộc sống. Sau năm năm chờ đợi, chúng tôi cưới nhau, với thời-gian này đủ cho chúng tôi hiểu biết nhau và làm nên mối tình NGUYÊN-THUỶ. Tôi đến với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này cũng vậy. Tuy rằng là một truyền-thống của gia đình. Ông Bà tôi đã nhập-môn vào Đạo Cao-Đài từ lúc Đạo mới khai năm Bính-Dần (1926). Nhưng khi trưởng thành, tôi cốgắng tìm hiểu, học hỏi từ lời Thánh-ngôn, Thánh-giáo của Đức Thượng-Đế giáng cơ dạy Đạo. Lần đầu, tìm thấy một hiện tượng lạ, các bậc tiền-bối cũng thử thách xem chân giả thế nào. Thiết nghĩ rằng người tu cần phải tìm hiểu cho thật sâu sắc rồi hãy tin, dầu dưới hình thức nào. Khi đã tin thì mới thật là Đức-tin phát xuất từ trong trái tim tín-ngưỡng, để đừng bao giờ hối tiếc vì sự lầm-lỡ hay phải nói lời hốihận. A- Bước Đạo cần tìm hiểu 1- Thời tiền khai Đại-Đạo Thuở ấy, ba vị CƯ, TẮC, SANG (sau đắc phong là Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh) tiếp điển, thôngcông với các Đấng Thần-linh, có Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế giáng cơ, nhưng chỉ xưng danh là AĂÂ. Rồi cũng có nhiều bậc Đại-Đức bên Phật-giáo hay các chínhkhách đến thử bằng cách viết sẵn một bài thơ dấu trong túi áo đến hầu đàn, thầm khấn nguyện, nếu phải huyền-diệu thật thì mới hiểu được tâm-sự của các Ngài. Vị Yết-Ma Luật có bài thơ như vầy: Ấm-ức tâm-tư suốt mộng tràng, Có đâu Tiên Phật xuống phàm-gian. Văn hay chữ giỏi bày thi phú. Họa được thơ đây mới NGỌC-HOÀNG. Thừa lúc ấy, trong đàn nội có Đức Thượng-Đế giáng, Đức Ngài liền họa ngay: Hãy tỉnh cho mau giấc mộng tràng. Đời cùng Tiên Phật xuống phàm-gian, Chẳng ai hay giỏi bày thi phú, Chính thật TA đây Đấng Ngọc-Hoàng (AĂÂ) Kế đến, một vị chính-khách cũng làm một việc thửthách tương-tự như vậy: THI Cao-Đài Tiên-Trưởng hỡi Ông ơi! Linh-hiển sao không cứu giống-nòi? Trăm họ điêu-linh thân cá chậu, Muôn dân đồ-thán chịu chim lồng. Coi mòi diệt chủng càng đau dạ, Thấy cảnh vong bang bắt não lòng, Dịch Lý Cao Đài Trang 17 Dịch Lý Cao Đài Trang 18

14 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Ách nước nạn dân chừng thế ấy, Ngồi mà tu-niệm có yên không? Đấng Thượng-Đế cũng giáng đàn hoạ lại ngay: HỌA Cơ trời khó tỏ hỡi con ơi! Nghiệp quả trả vay của giống nòi. Bởi mến mùi ngon cam cá chậu, Vì ganh tiếng gáy chịu chim lồng, Trời ban Đại-Đạo nên yên dạ, Đất dậy phong-ba cứ vững lòng, Gắng trả cho rồi căn-quả ấy, Tu mà cứu thế dễ như không. Bởi với tài-năng, thi phú, thì ba vị tiền khai Đại- Đạo là ba ông CƯ, TẮC, SANG, đã nổi danh trong giới thi-hữu lúc bấy giờ, nên mọi người ngờ rằng các vị đã dựng nên Thần, nên Thánh mà dối gạt người đời chăng? Làm gì có chuyện Thần, Tiên, Thánh, Phật đến với cõi trần đau khổ này! Xưa nay danh-từ Thượng-Đế là một từ trừu tượng, ngày nay Ngài đến thế mở Đạo thật sao? Lạ quá! Con người trong buổi này có khả-năng thông-công được với thế-giới vô-hình thật sao? Tất cả mọi việc đều lạ-lùng, dưới mắt mọi người đời đều có quyền nghi-ngờ, càng nghi-ngờ càng đến được gần chân-lý hơn. Thật sự, buổi ban đầu khi đọc qua lời kinh, cũng như các Thánh-ngôn, Thánh-giáo, thấy sao lời lẽ quá đơngiản, không có gì gọi là bí-hiểm hết. Tôi cứ nghĩ lời kinh, lời Thánh là phải khúc chiết, điển-tích nhiều thì mới có giá-trị cao, nhưng lời Thầy dạy sao nghe ra đơn-giản quá thì có gì đâu để tìm hiểu, thậm chí bài giảng-văn ở nhà trường ngày xưa như: Cung-Oán Ngâm Khúc biết bao nhiêu là điển-tích khó hiểu; còn lời trong Thánh-ngôn thì Thầy chỉ dạy bằng những lời thật giản-dị: Thầy khuyên các con nên nhớ hoài rằng: Thầy của các con là Ông Thầy Trời, nên biết một Ổng mà thôi thì đủ, nghe à! (TNI/49) Nhưng thực sự không phải chỉ đơn-giản như vậy mà thôi đâu, vì ngoài những lời dạy đó còn ẩn cái lý số thâmdiệu vô cùng, càng nghĩ càng thấu lý: Trong đoạn trên có 3 câu, tức là con số 3, tượng là càn-khôn vũ-trụ định thể, là con số thiêng-liêng tạo đoan vạn-vật. Lẽ ra phải sắp xếp như thế này: - Thầy khuyên các con nên nhớ hoài rằng (8 chữ) - Thầy của các con là Ông Thầy Trời (8chữ) - Nên biết một Ổng mà thôi thì đủ (8 chữ) Nghe à! (2 chữ) Số 3 là con số tròn đầy của lý Tam tài: Thiên, Điạ, Nhân. Mỗi câu có 8 chữ, ứng với Bát-quái: - Đức Chí-Tôn làm chủ Bát-quái (8) (THIÊN) - Đức Phật-Mẫu làm chủ Bát phẩm chơn-hồn (8) (ĐỊA) - Người tu, gìn-giữ Bát chánh-đạo (8) (NHÂN) Hai tiếng Nghe à! tượng cho âm dương nhị khí. Tam tài hiệp với Âm dương thành ra Ngũ-hành. Lại nữa 3x8= 24, con số 24 biểu-tượng 24 chiếc thuyền Bác-Nhã, tức là trí huệ, mà Đạo Cao-Đài đã nói rằng Đức Thượng-Đế đã cho 24 chiếc thuyền Bác-nhã chở 100 ức nguyên-nhân xuống trần để độ-rỗi sanh linh, mà họ còn mê đắm hơn chúng-sanh nhiều. Đã hai lần Thượng-Đế mở Đạo: - lần đầu Phật Thích-Ca độ 6 ức nguyên-nhân. - lần kế Đức Lão-Tử độ được 2 ức nguyênnhân. Dịch Lý Cao Đài Trang 19 Dịch Lý Cao Đài Trang 20

15 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 - Ngày giờ này còn lại 92 ức nguyên-nhân [100 - ( 6+2) = 92] Chính vì số 92 ức nguyên-nhân này còn chịu đắm trần mà Chí-Tôn phải mở Đạo kỳ ba để cứu-vớt. Ngoài ra số 24 còn có ý-nghĩa khác nữa: - Một ngày một đêm có 24 giờ. - Là hình ảnh của 24 câu chuyện Hiếu được truyền tụng đến ngày nay. - Trong thân-thể con người là 24 chiếc xương sườn để chở-che cho lồng ngực Như vậy một câu nói giản-dị ấy đã bao gồm cả cái triết-lý uyên-nguyên của càn-khôn, gồm đủ vũ-trụ-quan, nhân-sinh-quan đủ chứng tỏ Thầy là Đấng Thái-cực Thánh-Hoàng. Ngài phân ra: Lưỡng-nghi, Tam tài, Tứtượng, Bát-quái, Ngũ-hành ai dám bảo Đạo Cao-Đài không có triết-lý? Thế nên từ xưa đến giờ người muốn cầu học Đạo thì tìm sách Đạo mà đọc. Còn người muốn truyền bá chân-lý Đạo thì viết sách là để phô bày những suynghĩ do cái sở học của mình đồng thời để trưng cầu ý-kiến với các bậc cao minh hầu được cùng nhau đàm Đạo mong được đến với chân-lý siêu-tuyệt của đạo mầu, mà hiện tại thì Đạo Hư-vô, Sư Hư-vô. 2- Viết sách Đạo phải giản-dị, dễ hiểu Thánh-nhân nói Dị-giản nhi đắc Thiên lý tất nhiên sự vật càng giản-dị càng được gần với thiên-lý, với trời đất. Đây là trường-hợp nhiều người đọc đến Thánh-ngôn của Đạo Cao-Đài, hoặc kinh-kệ cúng kính hằng ngày thường nói rằng Đạo Cao-Đài không có triết-lý, cả đến vũtrụ-quan, nhân-sinh-quan cũng không có. Việc tu-hành nghe ra quá ư tầm thường, e rằng tu theo Đạo Cao-Đài khó mong đắc Đạo nên tìm về với Phật vì nơi đây lý đạo thâm-diệu hơn, hoặc tìm về Tiên-Đạo để luyện pháp trường sanh Đức Hộ-Pháp có nói về Phương-Tu Đại-Đạo rằng: Phương tu của Anh em bổn Đạo mình, nếu tùy theo Tôn-chỉ của Tam-giáo, thì phải làm thế nào cho gồm cả tinh-thần của ba đạo: Nho, Đạo, Thích mới phải; nhưng xét sự khó-khăn chẳng thế nào làm ba Đạo một lượt cho đặng hoàn-toàn. Vậy chúng ta cứ lần lượt luyện tinh-thần rồi tập buộc mình hằng ngày sửa tánh tu thân, từ từ lần bước đến cho tận nẻo Đạo của Thầy đã khai ra quảng-đại, đẹp-đẽ, quang-minh, trước mắt chúng ta đó. Tục-ngữ nói: TU HÀNH. TU là trau-giồi lấy tinh-thần mình. HÀNH là luyện-tập thân mình, phải biết tùng phục tinh-thần sai khiến mà làm Đạo. Ấy vậy, phép tu chẳng phải luyện nội tinh-thần mình theo đạo-hạnh mà thôi, mà cái thân-thể mình đây phải tùy-tùng phù-hạp với đạo-tâm, thể đạo chơn-chánh bởi gương mình, hễ chúng sanh ngó Đạo nói mình, xem mình cho là Đạo mới phải. Đạo chẳng phải nơi lời nói, mà lại nơi kết-quả sự thật mình làm; chẳng phải nói câu kệ, câu kinh, mà lại buộc hành-vi người giữ Đạo. Cái khó-khăn của Đạo chẳng ở nơi sự giảng dạy mà ở tại sự thành-thật. Cái hay của Đạo chẳng phải ở tại nơi yếu-lý mà ở nơi cuộc kếtquả sự giáo truyền. Lạ chi, mình muốn nhủ người bắt rồng, cột phụng, nghĩ có khó chi tiếng biểu, song cốt-yếu là người người có phương bắt hay cột đặng cùng chăng? Hễ muốn nói điều chi ra mà thế-gian làm không đặng thì đành cho là mị-mộng. Huống chi anh em đồng Dịch Lý Cao Đài Trang 21 Dịch Lý Cao Đài Trang 22

16 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Đạo của mình ngày nay chẳng khác nào người đi đường trên nẻo lạ, tốt hơn nên khuyên-nhủ họ mỗi ngã khá ghi vôi, để dấu bước lần hồi khi khỏi lạc. Trừ ra các kinh-điển Hán-văn hay là Pháp-văn cùng của các nước khác, xưa để lại, rõ hữu ích cho Đạo lược dịch ra, thì Tôi chẳng luận chi, chớ Tôi thấy phần nhiều sách vở của nhiều người Đạo-hữu viết ra chẳng dùng văn-từ lý-lẽ giản-dị, làm cho phần đông coi không hiểu thấu nên không bổ ích chi cho Đạo hết. Rất đỗi là Thầy còn phải dùng tiếng nói dễ dàng, rẻ-rúng mà làm thi dạy Đạo thay! Nhờ vậy mà văn-từ của Thầy ai coi cũng hiểu. Tôi dám chắc rằng tuy vậy mặc dầu mà cái ngòi văn tuyệt bút rõ-ràng, hễ càng thấu tứ lại càng thâm-thúy nơi lòng. Tôi nhớ có một phen kẻ nghịch Đạo để lời dèm pha biếm-nhẻ rằng văn-từ của Thầy xem rất thường tình. Tôi chấp-bút phân-phiền cùng Thầy. Thầy dạy rằng: Con ôi! Trong anh em của con phần dốt nhiều hơn phần hay chữ, đứa ám-muội đông hơn đứa thông minh, Thầy đến chăm-nom dạy-dỗ đứa ngu-dốt hơn là đứa hay giỏi; thà là đứa sáng khôn quá hiểu mà chê Thầy hơn là đứa dốt nghe Đạo Thầy không rõ lý. Thầy cười rồi tiếp nữa rằng: - Thầy muốn Đạo của Thầy làm thế nào cho trẻ con nên ba tuổi cũng hiểu đặng, con nghĩ sao con? Lại cười nữa! Tôi hiểu lòng nhơn-từ quá lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo (Phương Tu Đại-Đạo) 3- Nhận-định của Đức Thượng-Sanh về việc viết sách Đạo Cao-Đài Như đã biết rằng: Với Đức Hộ-Pháp thì dạy phải viết lời văn giản-dị, mục-đích dễ đọc, dễ hiểu. Nhận thấy văn từ của Đức Chí-Tôn quả thật có được sự giản-dị ấy, ta cần học hỏi; nhưng cái cao-siêu thì không thể nào lường được! Vì Thầy cũng đã có nói trước: Đạo cao sâu, Đạo cao sâu. Nhưng mà cao chẳng cao, sâu chẳng sâu, bởi cái cao mà loài người thấy tới thì có thể bắn được (như chim trên trời), cũng như cái sâu mà người biết tới (như con cá trong lòng đại dương thì người cũng tìm cách câu lên được). Thế mà cái việc cao sâu của đạo-mầu có khác, chỉ do ở nơi tâm của mỗi người, tùy theo sự thấy biết mà thôi, do câu: Đạo cao thâm, đạo cao thâm. Cao bất cao, thâm bất thâm. Cao khả xạ hề thâm khả điếu. Cao thâm vạn sự tại nhân tâm 道高深道高深高不高深不深高可射兮深可釣高深萬事在人心 Riêng Đức Thượng-Sanh thì dạy: nên qui kết vào trọng-tâm của Cao-Đài Đại-Đạo, để xiển dương chơn-lý Chánh-truyền, Đức Ngài nói rằng: Khi Qua ở Sài-Gòn, nghe khách bàng quan tríchđiểm về Giáo-lý Cao-Đài nhiều lắm. Bởi lẽ người trong Đạo chưa viết được một quyển sách đúng với Giáo-lý chơn-truyền; hầu hết các sách viết trước do hạn chế và lýluận về nguồn gốc Đạo Tam-Kỳ nên họ chỉ viết cái mà họ biết được: - Người gốc theo Đạo Phật, thì họ cho Đạo Cao- Đài là Phật-giáo chấn-hưng. - Người gốc theo Đạo Khổng, thì họ cho Đạo mới là Nho-Tông chuyển-thế. - Người gốc theo Đạo Lão, thì cho là Thiên khai Huỳnh-Đạo. Thật ra là ĐẠO CAO-ĐÀI! Dịch Lý Cao Đài Trang 23 Dịch Lý Cao Đài Trang 24

17 Muốn hiểu bổn-nguyên tư-tưởng phải lấy Thánhngôn, Kinh sách Kỳ ba Phổ-Độ mà giải thích. Đạo Cao-Đài như một bức khảm xà-cừ: - Nhìn thẳng thấy màu trắng, - Nhìn nghiêng bên phải thấy màu xanh phơn phớt, - Nhìn xuống phía dưới thấy màu vàng nhạt. Các màu xanh, đỏ, chỉ là những cách thể hiện các giai-đoạn ban sơ của Đạo. Thật sự ĐẠO CAO-ĐÀI là MÀU TRẮNG. Phải hiểu Đạo Cao-Đài là tinh-hoa bổn nguyên triết-lý của chính nền Đạo mới này (Lời của Đức Thượng-Sanh) CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 đạo của Đức Hộ-Pháp, cùng tất cả những yếu ngôn, chơnchất-ngôn của các bậc tiền-bối trong cửa Đại-Đạo Tam- Kỳ Phổ-Độ để làm sáng danh Cao-Đài Toà-Thánh Tây- Ninh. Ngoài ra những dẫn-chứng về lý DỊCH là trọng tâm của Dịch-Kinh Tân-Khảo, của Tác-giả Nguyễn-Mạnh- Bảo, một Tác-phẩm quen thuộc, nhiều công-phu biên-soạn mà Đức Hộ-Pháp đã để lời khen tặng rằng: Bần-Đạo cảm thấy Kinh này là cả một triết-lý Á- đông độc nhứt vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổtruyền của Đạo Cao-Đài, một Đạo-giáo Việt-Nam hoàn toàn nảy sanh ở cái triết-lý hoàn-toàn Á-đông, Kinh này đã gồm hết những lý-thuyết cao-siêu mà ông Nguyễn- Mạnh Bảo đã nêu cao tinh-thần Đại-Đạo. 4- Luận về kinh Dịch Đây là những bài học được đúc kết nhiều năm với hoài-bão muốn khoác áo Dịch-lý lên Giáo-lý Cao-Đài nên Người Cao-Đài khi luận về kinh Dịch thì nhận thấy chúng tôi cố-gắng thực hiện bộ môn DỊCH LÝ CAO-ĐÀI, rằng: để làm giáo-án trình lên những tâm-hồn luôn luôn hướng về nền Đại-Đạo, lòng mong muốn thấy được lý Dịch siêumầu ẩn dưới những lời thật thân thương, thật đơn giản, mà suy ra chẳng giản-đơn chút nào. Các quẻ trong KINH DỊCH chỉ là sự công-thứchóa qui-luật biến-thiên đối với thế-giới hữu-hình của vạnvật, có tính cách mô-phạm để từ đó chúng ta hiểu được sự biến-thiên của trời đất, của lý Đạo siêu mầu, để sống cho hợp lẽ, hầu tu dưỡng tính-tình đạo đức, trau giồi thân tâm an lạc, đó là Thiên-đạo. Còn cái học Nhơn-đạo thì có nhơn-luân và nhơnthân: - Nhơn-luân tạo nên qui-củ, phép khuôn, phươngthức sống, - Nhơn-thân là y-học, sống khỏe, sống mạnh, sống lâu. Những qui-luật này có liên-hệ nhau chặt chẽ để TINH, KHÍ, THẦN, được hiệp nhứt. Do vậy, mà tất cả tinh-hoa của Đạo Cao-Đài đều xuất-phát từ Tân-Luật, Pháp-Chánh-Truyền, Lời thuyết- Xin các Bậc cao-minh sẵn lòng chỉ giáo những chỗ còn khuyết-điểm, soạn-giả luôn đón nhận và học hỏi trong tinh-thần cầu tiến, để được Hiến-dâng và Phụng-sự cho Đạo-pháp. Dịch Lý Cao Đài Trang 25 Dịch Lý Cao Đài Trang 26

18 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 B- SỰ LIÊN-QUAN GIỮA DỊCH VÀ ĐẠO 1- Duyên khởi BÁT-QUÁI BIẾN HÓA TOÀN ĐỒ ĐẠO DỊCH là một khoa triết-học uyên thâm, rất sâu-xa; là một lâu-đài tráng-lệ, huyền-bí cao-siêu, bao hàm cả một cõi vô biên, vô giới mà dân-tộc Á-châu được hưởng cái gia-tài quí-báu ấy Cái nguyên-nhân của Dịch-lý là do ở sự cảm tưởng cái căn-nguyên, cái mối đầu của vũ-trụ, là ở cái lý THÁI- CỰC. Lý ấy chỉ có một ở trong vũ-trụ, do động tĩnh mà thành Âm Dương, rồi sinh ra vạn-vật; vạn-vật chung qui lại trở về Thái-cực; đó là cái lý cùng về mà lắm đường, một trí mà trăm mối lo Đồng qui nhi thù đồ, nhứt trí nhi bách lự mà Đức Khổng-Tử đã nói trong Hệ từ: Cái lý ấy bên Lão-giáo gọi là ĐẠO 道 Bên Phật-giáo gọi là Chân-như 真如 Danh-hiệu tuy khác nhau nhưng cùng một thể. Bởi cái lý giống nhau cho nên cái học-thuyết ấy đều theo một chủ-nghĩa Thiên địa vạn-vật nhất thể 天地萬物一體. Song, mỗi một học thuyết đi ra một đường là vì cách lập giáo và sự hành-đạo khác nhau. Lão-giáo 老教 thì cho vạn-vật đều gốc ở Đạo, đời là một cuộc phù-vân, hơi đâu mà để trí lo-nghĩ, người ta chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi cùng Tạo-hóa, không cần chi đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, không thiết gì đến phápluật, chế độ, miễn là được thảnh-thơi vô-vi thì thôi. Phật-giáo 佛教 thì cho vạn-tượng do chơn như mà ra, sắc với không là một, sự sinh hóa là cái vọng-niệm chứ không phải là thực. Cái thực là chân như. Người ta phải Dịch Lý Cao Đài Trang 27 Dịch Lý Cao Đài Trang 28

19 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 tìm cái thực ấy mà quay trở về gốc cũ để ra thoát vòng sanh, tử; tức là đế đến Niết-Bàn, hết cả sự khổ-não. Nho-giáo 儒教 thì cho rằng sự biến-hóa ở trong vũtrụ là do sự nhất động, nhất tịnh của Thái-cực mà sinh ra. Vạn-vật đã phát hiện ra là thực có, thì chi bằng cứ theo cái thực ấy mà hành động và sinh tồn; sự sinh-tồn của vạn-vật không ra ngoài được những điều Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí 仁義禮智 tức là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh 元亨利貞 của Tạo-hóa. Vậy nên người ta ai cũng phải theo những điều ấy mà vui trong cuộc sinh-hóa. Thành thử cái gốc vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Bởi cái tư-tưởng khác nhau như thế cho nên Lão-giáo và Phật-giáo thì theo cái chủ-nghĩa tiêu-cực, thành ra cái Đạo xuất thế; Nho-giáo thì theo cái chủ-nghĩa tích-cực, thành ra cái Đạo nhập thế. Vì có sự tương-đồng, tương-dị ấy mà ta có thể xétđoán tường-tận được, tuy cái tương-dị về thể hành đạo của các Đạo có khác nhau, nhưng chung-qui cũng là một gốc, cái gốc đó tức là căn bản của muôn sự vật cho tất cả vũ-trụ bao-la mà ta gọi là Thiên-lý. Cái thiên-lý đó là cái tóm thâu của Trời, biểu-tượng trong KINH DỊCH vậy. (Lời phát-đoan của Nguyễn-Mạnh-Bảo) Xem ra Dịch như một vải áo, còn Đạo như một cái áo cắt ra từ tấm vải ấy. Do vậy mà lý Dịch luôn luôn hiển-hiện trong tinhthần Đại-Đạo như bóng với hình. Vì vậy, người tu theo Đạo Cao-Đài là tu nhập thế; tức nhiên: - Hằng ngày hành theo tinh-thần Nhân nghĩa; Phụng-sự cho chúng-sanh: theo Nho-đạo. - Phương-pháp tu là luyện Tinh, Khí, Thần, là phép tu Tiên-đạo. - Nhưng đắc vào hàng Phật-đạo (Bởi nếu đi theo Cửu-Trùng-Đài, đến tuyệt-phẩm là Giáo-Tông vào hàng Phật-vị; còn đi theo Hiệp-Thiên Đài đến tuyệt phẩm là Hộ-Pháp cũng vào hàng Phật-vị). Đó là tinh-thần qui Tam-giáo của Cao-Đài Đại-Đạo ngày nay là vậy. 2- Đạo Cao-Đài là cơ-quan giải khổ cho nhân-loại a/- Đời là biển khổ Cũng may, chính vào cái thời Trung nguơn ấy mà nhơn-sanh mỗi ngày càng thêm nhiều xu-hướng về vậtchất nên Ơn Trên mới phái bốn vị Đại-Thánh nhân đến khai sáng cho nhơn tâm, đó là: - Đức Thích-Ca Mâu-Ni mở Đạo Phật. - Đức Lão-Tử mở Đạo Tiên. - Đức Thánh Khổng-Phu-Tử mở Đạo Thánh. (Thánh nơi Đông-phương gọi là Thánh ta) - Sau cùng con một Đức Chúa Trời là Đức Chúa Jésus-Christ (Thánh nơi phương Tây gọi là Thánh Tây) Nên cả hai vị Giáo-chủ này là Thánh-đạo. Ngoài ra, còn có các bậc Hiền-nhơn dụng đạo đức để cảm-hóa nhơn-sanh bằng các lý lẽ: không tham danh, trục lợi; đem đạo-đức của Thánh Hiền mà phổ-độ nhơnsanh; thế nên, bên phương Đông, Xuân Thu chiến-quốc trở lại êm dịu. Bên phương Tây, thì Chúa Jésus-Christ dạy đời, khuyên chúng-sanh thức tỉnh trở về với Trời đặng sống, sống cái lẽ thanh-cao, liêm-khiết. Nhắc đến đây, các bậc tiền-nhân chúng ta không sao ngăn được sự cảm-xúc nơi chơn tâm, thương Chúa vì nhơn-sanh mà phải chịu đóng đinh trên cây Thánh-giá, lấy máu đào rửa tội cho thế gian. Từ ấy đến nay, chúng-sanh liên-tiếp bị thiên-tai, hồng thủy, đất sụp, núi lỡ, lầm than điêu-đứng; kiếp sống như cảnh lao tù, nhà đóng cửa ngoài lại còn rào kẽm gai, Quỉ-Vương lộng hành, sự tham danh trục lợi không dứt, cảnh tang thương, chiến-tranh kéo dài. Con người mãi Dịch Lý Cao Đài Trang 29 Dịch Lý Cao Đài Trang 30

20 chạy theo văn-minh vật-chất, chỉ số ít có tinh-thần đạo đức noi theo Trời Phật, còn phần đông là mê-tín dị-đoan, bày vẽ việc không đâu. Hậu-quả này đưa đến kết-quả là con người sống hôm nay không biết đến ngày mai. Thế-giới tranh hùng, đi đến cảnh tàn-khốc, tiêu-tàn, ác-khí dậy trời, ngoài miệng thốt ra toàn lời đạo-đức, mà trong lòng chứa đầy ý-nghĩa hận thù. Đau thương cho nhân-loại ngày càng đến cảnh diệt vong. Hỏi nhân-loại sống để làm gì mà phải chịu cái cảnh tang-thương đến thế này? Muốn chết, không chết được, muốn sống thì cũng chẳng ra hồn người sống! Ôi, đau thương đến buốt cả lòng! b/- Đời là một sự biến dịch không ngừng Đức Hộ-Pháp buột lời than cho nhơn-loại rằng: Ngày giờ nào nhơn-sanh cũng tìm phương an-ủi cho bớt thống-khổ, kiếm phương an-ủi; tìm cùng đáo-để như tìm gió theo mây, chạy đến gõ cửa Đức Khổng-Phu- Tử: Ông có thuốc gì an-ủi nỗi thống-khổ tâm-hồn của tôi không? Đức Khổng-Phu-Tử trả lời: - Phương chuyển thế không cùng, dầu đoạt được bípháp lấy Trung-dung cũng chưa thỏa mãn. Sang gõ cửa Phật Thích-Ca: Phật có thuốc gì chữa nỗi thống khổ tâm-hồn của CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 khổ. Cũng không thỏa-mãn tâm-hồn. Tìm nơi Phật không thấy đặng gì!. Đến gõ cửa Lão-Tử: - Bạch Ngài, có món thuốc gì an-ủi tâm-hồn tôi không? - Bảo, cứ giữ đạo-đức làm căn-bản, thóat mình ra khỏi thúc-phược thất tình, lên non phủi kiếp oan-khiên, tìm nơi tịch-mịch an-nhàn thân tự-toại. Nếu không thế ấy thì đừng mơ-mộng gì thoát khổ được. Nghe lời, lên núi ở, mà ngặt nỗi hễ mỗi lần đem gạo lên ăn, thì khó nhọc trần-ai khổ nhộng. Đói, tuột xuống, thất chí nữa, thành phương an-ủi cũng ra ăn trớt. Đến gõ cửa Thánh Jésus De Nazareth, hỏi: - Đấng Cứu-Thế có phương thuốc nào trị thống khổ tâm-hồn tôi không? - Trả lời: Nếu các Ngươi quả-quyết nhìn nhận làm con cái Đức Chúa-Trời, tức là Đức Chí-Tôn, làm như Người làm, mới mong an-ủi tâm-hồn được. Trong khuônkhổ, phương-pháp làm con cái của Đức Chí-Tôn thì lắm kẻ nói được mà làm không được, cũng như tuồng hát viết hay mà không có kép tài đặng hát. Cả thảy không chối, cũng có kẻ an-ủi được nhờ đức-tin vững-vàng, còn phần nhiều ngược dòng đi ngã khác, không ở trong lòng Chí-Tôn chút nào tất cả. Thất chí nữa, hết tìm ai! 3- Đạo Trời xuất hiện tôi chăng? Bây giờ Chí-Tôn làm phương nào trong thế-kỷ 20 Phật đem chơn-lý trước mắt là Sanh, Lão, Bịnh, Tử, này đặng an-ủi tâm-hồn nhơn-loại? ấy là chơn-lý. Người mới tự xét: Tôi không muốn sanh mà ai sanh ra tôi chi, để tôi phải chịu khổ thế này? Sống, tôi không muốn sống, vì sống là gốc sản xuất tứ khổ. Cái khổ ấy chẳng phải của tôi mà ai làm cho tôi Nay, Đức Chí-Tôn Ngài đến cùng con cái của Ngài, quả-quyết rằng: Nếu các con của Ngài tức Thánh-thể của Ngài mà lập Đạo không thành, thì Ngài phải tái kiếp. Dịch Lý Cao Đài Trang 31 Dịch Lý Cao Đài Trang 32

21 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Trọng-hệ gì dữ vậy? Ngài đến thế lập Đạo. Từ tạo thiên lập điạ, không cơ-quan nào rời khỏi tay Ngài. Ngự-Mã-Quân của Ngài sợ-sệt kinh-khủng, vì mỗi lần Ngài tái kiếp thì phải chịu mọi điều thống-khổ xác thịt lẫn tâm-hồn. Mỗi phen đến, đặc biệt Ngài muốn thế nào sự đau khổ của Ngài sẽ làm cơ-quan giải-thoát cho toàn thiên-hạ. Sợ Chí-Tôn phải khổ, nên Ngự-Mã-Quân tái kiếp lập Đạo thay thế cho Ngài. Tại sao vậy? Nói thật, không ai có quyền-năng nào hơn Mẹ ru con, không ai có quyền-năng nào hơn Cha yêu-ái khi con đau-đớn. Đương khóc, Mẹ bồng thì liền nín, còn Cha hôn một cái hết thảm hết sầu. Chí-Tôn sai các vị Giáo-chủ đại-diện Ngài đến lập Đạo do danh thể Ngài, vâng mạng lịnh nơi Ngài đến thaythế giáo-hóa con cái của Ngài, chưa vị nào an-ủi được sự đau thảm cho trọn vẹn cái khổ của đời, khối đau thảm ấy từ buổi có loài người chất-chồng vô số kể. Ngài đến bồng nhơn-loại vào tay ru rằng: Khối đau khổ tâm-hồn của các con là tại các con đào-tạo chớ không phải của Thầy! Khổ là do quả kiếp mỗi đứa dục khổ cho nhau. Muốn giải khổ không gì khác hơn là: - Đập đổ các đẳng cấp tâm-hồn, - Thống nhất nhơn-loại, - Nhìn nhau là anh em máu thịt, cùng một căn bổn cội nguồn hầu chia vui sớt nhọc, biết tôn ti nhau: kẻ trên không áp-chế người dưới, trí không hiếp ngu, hèn sang không biệt, mực thước tâm-hồn nhơn-loại phải đồng phẩm-giá, đồng quyền-năng. Ngày giờ nào, nhơn-loại biết tôn-trọng nhau, dầu sang hèn, nhìn nhau là anh em cốt nhục, ngày ấy phương giải-khổ không khó. Các con nghe lời Thầy và làm y như lời Thầy thì khổ ấy tự tiêu-diệt. Nếu các con còn đau thảm thì đấm ngực nói: Khổ này do các con tạo, không phải do Thầy định tội, đa nghe! Thầy đến chỉnh-đốn tâm-lý loài người: tránh tranhđấu tiêu-diệt lẫn nhau thì không còn hỗn-loạn đối nhau, thì tức nhiên diệt khổ chớ có chi đâu lạ! Cơ-quan giải khổ tâm-hồn của Ngài là đó (ĐHP Đinh-Hợi 1947) Ngày giờ này: Đức Chí-Tôn đến, đến đặng cứu con cái của Người. Người đã phải làm thế nào? Chẳng có chi lạ: Người chỉ tăng cường đạo-đức làm giềng mối cho tâm-lý loài người đặng bảo-tồn sanh mạng cho cả nhơn-loại với phép duy tâm thì đời mới tồn-tại Thầy có dạy: Tùy theo phong-hoá của nhân-loại mà gầy Chánhgiáo, là vì khi trước: Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành-đạo nội tư-phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng, Càn-khôn dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhân-loại nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới nhứt định QUI-NGUYÊN PHỤC- NHỨT. Lại nữa, trước Thầy giao Chánh-giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-giáo mà làm ra phàm-giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội-lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ. Thầy nhứt-định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập chánh-thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu-dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng-Đảo (TNII/18) Thử hỏi, thế nào là Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt 乾無得看坤無得說? Dịch Lý Cao Đài Trang 33 Dịch Lý Cao Đài Trang 34

22 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Tất nhiên thuở xưa nhân-loại chưa có phương tiện để qua lại giao tiếp nhau, nên không thông hiểu nhau mà sinh ra nạn kỳ thị đủ thứ. Giờ này thì Càn-khôn dĩ tận thức 乾坤已盡識 có nghĩa là nhờ văn-minh vật-chất phát triển, nên có sự thông-đồng mà tất cả hiểu biết nhau, càng ngày càng cảmthông nhau hơn. 4- Mở Cơ-quan tận-độ chúng-sanh Ngày nay Đức Chí-Tôn sai Hộ-Pháp giáng thế. Tại sao Ngài không dùng Cơ-bút để truyền bí-pháp cho con cái của Ngài, Ngài chỉ giáng bút truyền cho Hộ-Pháp mà thôi? Không có chi lạ, mở cơ-quan tận-độ chúng-sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam chuyển, tái phục thiêng-liêng-vị nơi cảnh vô-hình, mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa-mục của các đẳng chơn-hồn cần phải thi đặng đoạt vị, thăng hay đoạ. Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn gọi là trường thi côngquả là vậy. Đức Chí-Tôn cho Hộ-Pháp và Thập-Nhị Thời- Quân đến cốt-yếu để mở cửa bí-pháp cho Vạn-linh đoạt vị. Đức Hộ-Pháp cũng nói về trách-vụ của Ngài: Bần-Đạo may duyên đựợc Đức Chí-Tôn chọn làm Ngự-Mã-Quân của Ngài để thay Ngài, lập nền Chánhgiáo, tức là nền Đạo Cao-Đài này để thay thế tất cả Tôngiáo đã có từ trước. Vì lẽ các Tôn-giáo ấy ngày nay không phù-hợp với lương-tri, lương-năng của loài người nữa. Hay nói một cách khác là các nền Tôn-giáo ấy ngày nay đã bị bế. Nhớ lại, từ khi Đức Chí-Tôn chọn Bần-Đạo làm Hộ-Pháp, dạy Bần-Đạo phò-loan và chấp-bút, đặc biệt hơn hết là chấp-bút; vì nhờ chấp-bút mà Bần-Đạo được Đức Chí-Tôn dạy cách tham-thiền, khi biết tham thiền rồi mới Dịch Lý Cao Đài Trang 35 nhập tịnh, nhưng nhập tịnh không phải dễ, chỉ sai một tí, sót một chút, là có thể hỏng cả cuộc đời; nhập tịnh mà không tới thì bị hôn-trầm là ngủ gục, còn nhập tịnh mà quá mức thì phải điên đi mà chớ! Nhập tịnh mà đúng rồi, cần phải chờ các Đấng Thiêng-Liêng mở huệ-quang-khiếu nữa mới xuất hồn ra được, con đường mà chơn-thần xuất ra rồi về với Đức Chí-Tôn là Con-Đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống đó vậy. Chính Bần-Đạo được Đức Chí-Tôn mở Huệ-Quang-Khiếu nên mới được về hội-kiến với Đức Chí-Tôn và đã học hỏi được nơi Đức Chí-Tôn nhiều điều bí-yếu, bí trọng. Đức Ngài còn dặn-dò: Ấy vậy, con cái của Đức Chí-Tôn ráng nghe và ráng đi cúng đặng nghe, để nữa sau khỏi hối tiếc và oántrách, nói sao Bần-Đạo không cho hay trước, không cho biết trước, để được nghe những điều bí-yếu trong nền Đạo Cao-Đài, những triết-lý cao-siêu mà chỉ có Đạo Cao-Đài mới có, tuy nhiên, âu cũng là một đặc ân của Đức Chí-Tôn dành cho Đạo Cao-Đài ngày nay, nên mới có mấy đứa nhỏ cố-gắng học được tốc-ký để ghi chép những lời thuyết-đạo của Bần-Đạo, vì những lời Thuyết-Đạo này không phải của Phạm-Công-Tắc mà của Hộ-Pháp, Hộ-Pháp thay lời Đức Chí-Tôn nói Đạo cho toàn thể con cái của Ngài nghe, quí hay chăng là ở chỗ đó. (TLHS/2) 5- Tôn-giáo thất-kỳ-truyền Đạo Cao-Đài hôm nay phải xuất hiện, theo như lời Đức Hộ-Pháp nói, chính là do: Tôn-giáo thất-kỳ-truyền: Nho, Thích, Đạo, hiện nay đã trở nên phàm-giáo, chư Đệ-tử trong ba nhà Đạo không giữ giới-luật qui điều, canh-cải chơn truyền, bày ra các điều giả cuộc làm cho Tam-giáo biến thành dị hợm. Dịch Lý Cao Đài Trang 36

23 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 - Đệ-tử nhà Đạo, chẳng tùng pháp-giáo của Đức Thái-Thượng Lão-Quân. Tuy ở trong nhà Đạo mà tức thị mê-tín dị-đoan. - Đệ-tử nhà Thích không thuận theo lời giảng dạy của Đức Phật Thích-Ca, thì đệ-tử nhà Thích dị đoan mêtín. - Đệ-tử nhà Nho chẳng thực-hành điều mục của Đức Văn-Tuyên Khổng-Thánh, thì đệ-tử nhà Nho dị đoan bất chánh. Tóm lại, hai chữ Dị-đoan nghĩa là đồ theo không trúng kiểu cái qui-giới thể-lệ chơn truyền của Tam-giáo. Hồi tưởng lại việc đã qua trong các thời xưa, nhứt là thời cận đại và lấy kinh-nghiệm xét đoán, nhận thấy nơi nào hễ sôi-nổi phong-trào náo-loạn lôi cuốn con người vào lối diệt-vong thì cập theo đó sản-xuất một mối Đạo mới để cứu vớt sanh-linh khỏi nơi đồ thán. Như trước kỷ-nguyên Thiên-Chúa Giáng sanh, nhơn-loại cơ hồ bỏ qua lời truyền của Đức Phật Thích-Ca, vạch rõ con đường Bát-chánh để làm phương giải khổ; quên hẳn lời dạy của Đức Khổng-Tử giữ Đạo nhân-luân, tạo nhân kết nghĩa để làm cửa điều-hòa xã hội và vì khinh thường huấn-ngôn của các Đấng ấy, nên cơ đời thuở nọ lâm cơn hỗn-độn thì Cơ-Đốc-giáo ra đời Cứu Thế. Chưa mãn hai ngàn (2.000) năm hoằng khai Công-giáo thì nhânloại lần lần không quan tâm đến lời của Đấng Christ tiêntri số-phận điêu linh của loài người trong khoảng đời mạt kiếp này. Lời tiên-tri ứng-nghiệm về ĐẠO CAO-ĐÀI xuất hiện! Đức Hộ-Pháp nói tiếp: Trước đây, cả toàn thiên-hạ nói rằng: Nòi giống Việt-Nam không có Đạo. Lạ-lùng thay! Chúng ta tự hỏi có thật vậy không? Thật quả có chứ! Có nhiều Đạo quá mà thành ra không Đạo, mượn Đạo, xin Đạo của thiên-hạ mà thôi! Ta thừa hiểu rằng: Nòi giống Việt-nam xuất hiện ở hoàng-địa Tàu, nên ta không ái-ngại nói Việt-Nam này là sắc dân Tàu vậy. Nòi giống Tàu nhìn quả thật là dân Tàu mà thôi. Đất địa Tổ quán ta không phải ở đây, ở Bắc-Tam- Tinh là Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, kể luôn Đông-Kinh (Tonkin) tức là Hà-Nội và Hải-Nam nữa, Tổquán ta thì thiệt là của ta đó vậy. Bần-Đạo tìm hiểu Nho-phong ta đoạt đặng hay đã có trước, chúng ta thấy nòi giống Việt-thường này là con cháu nước Lỗ, mà Nho-Tông xuất-hiện cũng ở nước Lỗ, nói rằng giống Lỗ lập Đạo Nho, chắc hẳn là Nho-Tông của chúng ta vi chủ. Nói vi-chủ tức là của mình, nếu có Đạo Nho sẵn trước thì ta có Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật. Ba nền Tôn-giáo mà mặt điạ-cầu này cho là trọng-yếu, bất kỳ là sắc dân nào hay liệt quốc nào cũng đều nhìn-nhận là do trong xứ Á-đông này. Thêm nữa Thần-Đạo nguyên-do ở Phù-Tang, sắc dân vi-chủ tức Nhựt-Bổn đem truyền qua Trung-Huê rồi qua xứ ta. Ta chịu ảnh-hưởng quyền-lực Thần giáo từ đó. Nhờ có nó Nho-Tông phát-triển khác Chánh-giáo hơn, lại biết tín-ngưỡng một cách đặc biệt hơn Thần-giáo. Bằng cớ hiện hữu là ta đã thờ Thần trong các làng ngày nay đó vậy. Ngoài nữa tâm-lý tín ngưỡng của nòi giống, của Việt-Nam nhiệt-liệt và thật thà đối với bất kỳ Đạo-giáo nào. Đến thế-kỷ 19 Đạo Thánh-giáo Gia-Tô đem đến nước ta truyền giáo mới thành một trường nhiệt-liệt đua tranh quyết chinh-phục hết thảy các Tôn-giáo khác. Bần-Đạo tưởng ai có đọc tờ phúc-sự năm 1937 đều biết rõ. Bần-Đạo đã giảng rõ-ràng nguyên-do đó. Thành thử Việt-Nam có nhiều Đạo quá thành không Đạo! 6- Đạo xuất ư Đông 道出於東 Dịch Lý Cao Đài Trang 37 Dịch Lý Cao Đài Trang 38

24 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Đạo là cơ mầu-nhiệm, mà cơ mầu-nhiệm ấy phải ra thế nào có thể hình như một con đường dẫn người ra khỏi chốn trầm-luân khổ hải, lại đặng phước siêu-phàm nhập Thánh. Có nhiều Hội-giáo đã lập thành có trót trăm năm trước khi mở Đạo đặng dạy lần cho Vạn quốc rõ thấu chánh-truyền. Ngày nay Thầy mới đến lập một cái Cao- Đài nghĩa là Đền thờ cao hay là Đức-tin lớn tại thế này (La Haute Eglise ou la plus grande foi du monde) làm nên nền Đạo; lại mượn một sắc dân hèn hạ nhỏ-nhít của hướng Á-đông là An-nam ta, đặng cho trọn lời tiên-tri Đạo xuất ư Đông và cho trùng Thánh-ý chìu lụy hạ mình của Thầy, lập thành Hội-Thánh làm hình-thể thiêng-liêng của Thầy, hầu cầm cho đặng dùi trống Lôi-Âm giục giọng truy hồn, nắm cho chặt chày chuông Bạch-Ngọc đặng trổi hơi định tánh làm cho cả con cái của Thầy thức tỉnh nhìn Thầy mà trở về quê cũ. (TNI/15) Theo nguyên-lý của trời đất thì Đạo luôn luôn phát khởi từ phương Đông. Từ cổ chí kim, tạo thiên lập địa, Đạo đều phát khởi từ phương Đông, là các nước ở miền Á-đông (Asie) như các nền chơn-giáo trước kia: Nho 儒, Đạo 道, Thích 釋 cũng đều phát khởi nơi miền Á-đông rồi lần lần truyền-bá qua phương Tây như: - Đạo Phật thì khai tại Thiên-trước là Đức Nhiên- Đăng Cổ-Phật và Đức Thích-Ca Mâu-Ni khai Phật-giáo. - Đại-Đạo là Đạo Tiên thì Lão-Tử khai tại Trung- Hoa. - Sau nữa Khổng-Tử khai Đạo Thánh cũng tại Trung-Hoa là ở miền Á-đông. - Sau lần lần Đạo trải khắp qua hướng Tây, nên Đức Chúa Jésus truyền Đạo Thánh tại hướng Tây. Kế đó Đạo mới roi truyền ra khắp năm châu. Câu Ánh thái-dương giọi trước phương Đông. Ánh thái-dương là Đạo đó vậy. Nay đã đến hạ nguơn mạt kiếp, cuối cùng nên Đức Chí-Tôn mới chuyển Đạo nơi vùng Á-đông, đấy là nơi nguồn Đạo phát ra, lại khai nơi Nam-kỳ (một trong ba kỳ nơi cõi Á-đông). Vì cõi Đôngdương đây cũng về miền Đông của Á-châu nên ngày nay phải khởi khai nơi hướng Đông trước rồi mới truyền lần ra hướng Tây. Như Đức Chúa Jésus khai Đạo bên Âu-châu, thì cũng khởi khai nơi miền Đông của Âu-châu, rồi mới loan truyền khắp cả Âu-châu, ấy là luật tự-nhiên từ cổ chí kim, hễ Đạo phát khai thì cứ bắt đầu từ phương Đông truyền ra. Ngày nay là giáp một vòng nên khởi lại điểm ban đầu gọi là Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy do đó nền Đại-Đạo phải khai tại Á-đông này nên Thầy mới mở Đạo nơi Đông-dương là cực Đông của Á-châu mà lại khai nơi xứ Nam-kỳ là xứ thuộc-địa, dân-tộc yếu hèn, kém cỏi, ấy là do nơi Thiên-cơ tiền định cả muôn năm, lại là thưởng cái lòng tín-ngưỡng của người Nam từ thử. Tuy khai Đạo tại nước Nam mà cũng khởi từ Đông, do cái lý từ Bàn-cổ sơ khai: Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, nhơn sanh ư Dần 天開於子地藉於丑人生於寅. Do vậy mà Đạo khởi khai tại Tây-Ninh lần lần truyền ra Gia-Định, Biên-Hòa, Thủ-Dầu-Một, Chợ-Lớn là mấy hạt ở hướng Đông. Qua năm thứ nhì, thứ ba Đạo mới truyền ra mấy hạt hướng Tây. 7- Tất cả đều tùng nguyên-lý của vũ-trụ Cái nguyên-lý ấy có từ thuở chưa có càn-khôn vũtrụ. Đạo-giáo có dạy: Hai lằn nguơn-khí đụng lại nổ ra khối lửa, khối lửa ấy là ngôi Thái-cực, chủ ngôi Thái-cực là Đức Chí-Tôn. Khi trời sét nổ ta nghe gì? An-nam mình kêu là ùm. Vì cớ phép Phật sửa lại là úm (úm ma ni bát ri Dịch Lý Cao Đài Trang 39 Dịch Lý Cao Đài Trang 40

25 hồng). Câu ấy đọc có nghĩa là nắm cả quyền-năng vũ-trụ quản-suất trong tay. Tiếng nổ ta nghe nó ra sao? Khi nổ rồi còn nghe tiếng bay xa, nguyên-căn của tiếng nổ là tiếng trống, còn giọng ngân là tiếng chuông. Ấy vậy, nguyên-căn của Đạo-giáo do bên Á-đông này có tiếng trống phát khởi trước nên chùa thường xửdụng độc nhất tiếng trống; tiếng ngân ấy là sự ảnh-hưởng đạo-giáo, mới xuất hiện qua Âu-châu đều là ảnh-hưởng từ Phật-giáo, mà Phật-giáo xuất hiện nơi Á-đông. Vì vậy mà Đạo nơi phương Tây chỉ có tiếng chuông, còn các nền Tôn-giáo phụ thuộc đều không đúng theo nguyên tắc cănbản. Do nguyên-lý Đạo xuất ư Đông Đế xuất hồ Chấn mà ngày nay Đạo Cao-Đài qui-nguyên hiệp nhứt nên có đủ trống và chuông, ấy là thuần túy tinh-thần Á- đông để phát-huy đến cả Đại-Đồng Thế-Giới. Lại nữa trên chữ nghĩa thì chữ ĐÔNG 東 Thánhnhân khi chế ra văn-tự cũng đã xác-định phương đông là phương mặt trời mọc; nghĩa là chữ 東 cấu hợp bởi chữ mộc 木 và bộ nhựt 日 tức là mặt trời lên khỏi ngọn cây, vầng dương lên. Kinh đã nói rõ Ánh thái-dương giọi trước phương Đông. Tổ-Sư Thái-Thượng Đức Ông, là các tiền Thánh đã khai Đạo từ phương Đông là: Phật-Tổ Thích-Ca Như-Lai khai mở Phật-đạo. Đức Thái-Thượng Lão-Quân khai mở Tiên-giáo. Đức Thánh Khổng-Phu-Tử khai Thánh-giáo, tức là ba Tôn-giáo lớn đã làm chủ tinhthần nhân-lọai đến ngày nay. CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 Dịch Lý Cao Đài Trang 41 Dịch Lý Cao Đài Trang 42

26 CHƯƠNG I1 CHƯƠNG II LẦN DỞ TRANG SỬ ĐẠO 1. Sự ra đời của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 2. Sự ngộ nhận danh-từ ĐĐTKPĐ của người Pháp 3. Phổ cáo chúng sanh 4. Khai Đạo nơi chánh-phủ: TỜ KHAI ĐẠO 5. Luận Đạo: Về 6 chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ a. Nguyên-lý về số b. Về Y-lý tạo nên hai quẻ Càn Khôn c. Quẻ Càn Khôn xếp thành chữ Điền d. Quẻ Càn Khôn xếp thành một hình e. Đền-Thánh này chứa tất cả bí-pháp Dịch Lý Cao Đài Trang 44

27 1- Sự ra đời của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ CHƯƠNG I1 Đức Hộ-Pháp nói: Có nhiều người viết Đạo-sử và đã nói cho người ngoại-quốc hiểu Đạo. Trong ấy có nhiều điều không đúng sự thật, nhứt là trong các bài Cơ. Đạo ban sơ thế nào? Nhiều người đã nói đến, đã giảng lịch-sử Đạo, nhưng không đúng lịch-sử chút nào hết. Sự thật như thế này: Trong năm Ất-Sửu: các Thầy, các Ông, từ hàng Thẩm-phán, Phủ, Huyện, muốn tìm một sự thật mà thiênhạ đã làm đảo-lộn trong giới trí-thức đương thời là Con người có thể thông-công cùng các Đấng Thiêng-Liêng vôhình được nhứt là thuyết này đã làm cho cả Âu-châu sôinổi, nhiều sách vở đã tung ra cả hoàn-cầu do các Hội Thần-linh-học và Thông-thiên-học đã khảo-cứu một cách rõ-rệt. Loài người có thể sống với cảnh thiêng-liêng kia như chúng ta đang sống đây vậy. Cái triết-lý ấy làm cho nhiều người, nhứt là người học-thức muốn tìm-tàng thấuđáo. Nơi hạng học-thức ấy có một người cố tâm hơn hết là Đức Cao Thượng-Phẩm. Ban sơ chưa biết gì, chỉ làm theo phương-pháp bên Âu-châu hay bên Pháp là Xây-bàn. Cái duyên ngộ Đạo của chúng tôi lúc đó chưa có quyền-năng thiêng-liêng xúi biểu hay xô đẩy. Chúng tôi muốn tìm hiểu huyền-vi bí-mật thiêng-liêng của Đức Chí- Tôn đã tạo ra càn-khôn vũ-trụ. Sách vở để lại cũng nhiều, nhưng thật ra lý-thuyết ấy làm cho chúng tôi chưa quyếtđịnh về tín-ngưỡng cách nào mà đức-tin đã có thật vậy. CHƯƠNG I1 Khi Đức Chí-Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí-Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao-Đài. Tới chừng Ngài biểu chúng tôi cầm một cây Cơ và một ngọn bút đi các nơi thâu Môn-đệ. Trọng-yếu của Ngài là thâu mấy vị Tông-đồ có sứ-mạng trong Đại-Đạo Tam- Kỳ Phổ-Độ này làm môi-giới độ Đạo sau này. Đức Chí-Tôn biểu chúng tôi phò-loan đặng Ngài dùng quyền-năng thiêng-liêng kêu gọi mấy vị Tông-đồ đó. Quả nhiên chẳng bao lâu, có đủ Thập-Nhị Thời-Quân hiển-hiện ra, trong số các vị Thời-quân ấy có Cao Tiếp- Đạo ở tại Kiêm-Biên chớ không phải ở Sài-Gòn. Đi thâu Thập-Nhị Thời-Quân rồi, Đức Chí-Tôn mới mở Đạo. Chừng đó Ngài mới chỉ cho chúng tôi biết rằng có một người thờ Ngài là ông Ngô-Văn-Chiêu, tức nhiên Đức Chí-Tôn muốn thâu Ông làm Giáo-Tông đầu tiên đó. Có một điều lạ-lùng suy-nghĩ không ra nguyên-cớ là Đức Chí-Tôn biểu Bà Nữ Chánh-Phối-Sư Hương-Hiếu may sắc-phục Giáo-Tông cho Người, kỳ hạn trong mười ngày Người sẽ được lên làm Giáo-Tông. Trong thời-gian mười ngày, chỉ có mười ngày mà thôi! Chúng tôi không hiểu nguyên-cớ nào Ông Ngô-Văn-Chiêu không hưởng được điạ vị ấy. Ông Ngô-Văn-Chiêu là một vị Phủ, Đốc Phủ-sứ buổi nọ, ở tại Hà-Tiên, do nơi Cơ-bút, Đức Chí-Tôn đến với Ngài và thâu Ngài làm Môn-đệ đầu tiên hết, là Người được Đức Chí-Tôn xưng là CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI- BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. Trong khi đó Đức Chí-Tôn đến với chúng tôi mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Đức Chí-Tôn chỉ nhà của Ông Ngô-Văn-Chiêu cho chúng tôi và nói: - Ngô-Văn-Chiêu thờ Thầy lâu rồi, các con đến đó kết Bạn cùng nó, vì cớ cho nên chúng tôi mới đến Ông Ngô-Văn-Chiêu. Dịch Lý Cao Đài Trang 45 Dịch Lý Cao Đài Trang 46

28 CHƯƠNG I1 Một buổi nọ chúng tôi phò-loan học hỏi như thường ngày. Đức Chí-Tôn kêu chúng tôi và Đức Cao Thượng- Phẩm phải đi vô trong Chợ-Lớn, đến tại nhà của Đức Quyền Giáo-Tông của chúng ta bây giờ là Ông Lê-Văn- Trung. Buổi nọ Ông Lê-Văn-Trung đang làm Thượng- Nghị-Viện. Hội-đồng Thượng-Nghị-Viện chẳng khác bây giờ là một vị Tổng-Thống đời Pháp-thuộc. Chức Nghị- Viện lớn lắm! Ông là người Nam làm đến bực đó thôi; mà nghe ra Ông là người quá sức đời, Tôi với Đức Cao Thượng-Phẩm không hạp chút nào! Nhứt định không làm điều đó được, nghe danh quá đời, chơi bời phóng túng không thể tả hết; buổi chúng tôi ôm Cơ đến nhà Ngài đặng Đức Chí-Tôn độ Ngài. Khi vô tới nhà, thú thật với Ngài rằng: - Chúng tôi được lịnh của Đức Chí-Tôn dạy Đạo, Anh tính sao Anh tính! Ngộ quá chừng quá đỗi. Ông biết Đấng đó hơn chúng tôi biết: lo sắp đặt bàn ghế, sửa-soạn buổi phò-loan; rồi thì chúng tôi tiếp rước Ông, độ Ông, bắt Ông Nhậpmôn đủ hết; chúng tôi không hiểu Ông có tin nơi Đức Chí- Tôn hay không? Có khi tưởng Ông không tin nơi Đức Chí-Tôn nữa chớ! Trong nhà Ông có nuôi một người con nuôi tên là Thạnh còn nhỏ độ 12, 13 tuổi gì đó. Hai Cha con kiếm đâu ra được một cây Cơ không biết. Vái Đức Chí-Tôn rồi cầu Cơ. Khi phò-loan, thằng nhỏ kia cầm đến cây Cơ thì ngủ, ông thì thức, Cơ thì chạy hoài. Đức Chí-Tôn dạy Ông nhiều lắm, không biết dạy những gì. Ông hỏi thì Đức Chí-Tôn trả lời, chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Từ đó Ông mới tin nơi Đức Chí-Tôn. Từ khi Đức Chí-Tôn đến độ Đức Quyền Giáo-Tông rồi mới xuất hiện ra Hội-Thánh. Nếu chúng tôi làm chứng CHƯƠNG I1 thì chúng tôi có thể nói rằng: Do nơi Đức Quyền Giáo- Tông mới xuất hiện ra Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài đó vậy. Ngôi vị của Ông Saint-Pière, Giáo-Hoàng của Thiên-Chúa-Giáo ở La-Mã như thế nào thì ngôi vị của Đức Quyền Giáo-Tông ngày nay cũng thế. Bởi vì chính mình Đức Chí-Tôn đến thâu Ngài, biểu Ngài lập thành Hội-Thánh. Ngài đi đến đâu, Tôi và Đức Cao Thượng- Phẩm theo phò-loan để Đức Chí-Tôn thâu Môn-đệ, thâu được bao nhiêu thì giao cho Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt giáo-hóa, chính do nơi Ngài cầukhẩn Đức Chí-Tôn thâu Môn-đệ. Ngài luôn luôn đi các nơi để phổ-độ chúng-sanh, nhứt là trước ngày mở Đạo. Đức Chí-Tôn sai hết chúng tôi, tức Thập-Nhị Thời-Quân đi phò-loan cùng hết, không chỗ nào không có Cơ-bút: Người thì xuống miền Tây, người đi miền Trung, đi cùng hết. Thâu Môn-đệ xong, Thầy dạy chúng tôi về Tây- Ninh mở Đạo. Với hai bàn tay trắng, không có một miếng đất cắm dùi làm sao mở Đạo? Khi đó Đức Chí-Tôn thâu Ông Nguyễn-Ngọc-Thơ tức là Phối-Sư Thái-Thơ-Thanh làm Môn-đệ, Thái-Thơ- Thanh tức là bạn chí-thân, tức là chồng của Bà Lâm Hương-Thanh Nữ Đầu-Sư. Thành thử mỗi người đều có Thiên-mạng nơi mình mà không ai biết, chính Bà là người cầm đầu Nữ-phái đó vậy. Đức Chí-Tôn thâu rồi mới biểu hai vợ chồng Ông Thái-Thơ-Thanh vào mượn Chùa Từ- Lâm-Tự ở Gò-Kén đặng mở Đạo; Chùa Từ-Lâm Tự chưa xong gì hết, có Chánh điện, còn Đông-lang, Tây-lang thì chưa có, đằng này mấy Anh lớn họp nhau xuất tiền ra làm cho xong. Đến ngày rằm tháng mười năm Bính-Dần thì mở Đạo, chúng tôi gởi Đơn lên Chánh-phủ Pháp xin mở Đạo công-khai, trong đơn có kể tên những người Môn-đệ đầu tiên. Sau khi mở Đạo nơi Chùa Gò-Kén, tức là Chùa Từ- Lâm-Tự. Người cầu Đạo càng ngày càng đông. Người Dịch Lý Cao Đài Trang 47 Dịch Lý Cao Đài Trang 48

29 CHƯƠNG I1 Pháp buổi nọ sợ chúng tôi làm loạn, nên xúi-giục Hoà- Thượng Giác-Hải đòi chùa ấy lại, đuổi chúng tôi đi cho hết mở Đạo; đồng thời người Pháp bắt đầu làm khó Đạo, hăm he các Chức-sắc, họ lập hồ-sơ đen để trừng-trị những người theo Đạo. Riêng phần Bần-Đạo là Công-chức, khi vâng lịnh Đức Chí-Tôn đến Chùa Gò-Kén mở Đạo, Bần-Đạo có xin phép nghỉ sáu tháng, đến chừng trở lại làm việc người ta không cho Bần-Đạo ở Nam-Việt nữa, đổi Bần-Đạo lên Kiêm Biên, tức Nam-Vang (xứ Cam-Bốt bây giờ). Nơi đó Bần-Đạo vừa làm việc vừa lo mở Đạo, mụcđích là làm thế nào cho Đạo chóng thành-tựu. Riêng phần mấy Anh lớn trong hàng phủ, huyện, đã có chức phận làm quan triều Pháp bị người doạ nạt đủ điều. Nếu theo Đạo Cao-Đài người ta sẽ bắt bỏ tù, người ta còn hăm-he con cái Đức Chí-Tôn sẽ bị Chánh-quyền Pháp triệt-để bắt bớ nữa, vì cớ cho nên mấy Anh phải sợ, một cái sợ rất nên phi-lý. Nhưng người Pháp buổi nọ cầm quyền sanh-sát trong tay, hễ thuận thì còn, nghịch thì chết, không còn ai lạ gì việc đó nữa. Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn buổi nọ chỉ còn lại có ba người. Ba người ấy thiên-hạ gọi là ba người lỳ. Ba người ấy là: Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Cao Thượng-Phẩm và Bần-Đạo đây. Chúng tôi nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức Chí-Tôn, bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo hiếu cho Đức Chí- Tôn và tự-nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết Đạo Cao-Đài này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng tộc và giống-nòi, chúng tôi hiểu rõ-rệt như thế, nên ba Anh em chúng tôi nhứt định hy-sinh kiếp sống mình, hysinh cả hạnh-phúc để tạo cho nên tướng, nhứt quyết như thế nào, bất kể sống chết. Cả ba chúng tôi, nhứt định phải làm cho Đạo Cao-Đài thành, thành đặng cứu khổ, cứu CHƯƠNG I1 chủng tộc chúng tôi. Sự quyết chí về tương-lai như thế, nên phải bỏ Chùa Gò-Kén, tức là chùa Từ-Lâm Tự, để về đây, về làng Long-Thành Tây-Ninh để lập nên Toà-Thánh bây giờ đây. Trong lúc chinh-nghiêng như vậy, tiếc thay Đức Quyền Giáo-Tông và Đức Cao Thượng-Phẩm phải về cảnh thiêng-liêng trước, còn lại có một mình Bần-Đạo, Bần-Đạo thấy rằng nạn nước nguy-vong, thân nô-lệ ra với hai bàn tay trắng, bắt gió nắn hình, muôn điều khổ-não, lập nghiệp Đạo cho thành, cho con cái Đức Chí-Tôn. Hôm nay Đạo là máu, là xương của con cái Chí-hiếu của Ngài dựng thành đó vậy. Ba mươi năm khổ não, toàn con cái Đức Chí-Tôn lập nghiệp cho Đạo hôm nay đặng thành tựu. Ngó dĩ-vãng, ngó đương nhiên bây giờ xa cách như Trời với vực. Yếu buổi nọ, so-sánh mạnh hôm nay. Nhục buổi nọ so-sánh vinh-hiển hôm nay, giá-trị xa nhau thiên-lý. Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn từ khi lập Đạo chịu khổ-hạnh truân-chuyên, chịu nhục-nhã, chịu mọi điều thống-khổ, thì hôm nay được vinh hiển như thế. Bây giờ Đạo nên hình là cả một khối tâm-đức vô biên của con cái Đức Chí-Tôn cho thành tướng. (ĐHP:13-10-Giáp-Ngọ 1954) Dịch Lý Cao Đài Trang 49 Dịch Lý Cao Đài Trang 50

30 CHƯƠNG I1 CHƯƠNG I1 Nữ Đầu-Sư Lâm Hương-Thanh - với Thiên phục Chánh-Phối-Sư (Thế danh: Lâm-Ngọc-Thanh) Đầu-Sư Thái-Thơ-Thanh (Thế danh: Nguyễn-Ngọc-Thơ) 2- Sự ngộ nhận danh-từ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ CỦA NGƯỜI PHÁP Nền Đại-Đạo đã phải chịu một phen khảo đảo nặngnề là người Pháp lầm hiểu danh-từ: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 大道三期普渡 Với thời điểm khai Đạo là năm Ất-Sửu, qua năm Bính-Dần (khoảng năm ). Việt-Nam đang thờikỳ Pháp-thuộc nên mọi việc đều chịu sự kiểm-soát của ngoại-bang là người Pháp. Đạo Cao-Đài xuất hiện trong thời buổi khuynh-nguy đó. Sau khi Ông Cao-Quỳnh-Cư (tức Thượng-Phẩm) có ra một Phổ-Cáo Chúng-Sanh để truyền-bá Đạo Cao-Đài, trên bìa Bản Phổ-cáo ấy có đề tựa: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Lần đầu, Bản phổ-cáo ấy không có kèm theo chữ Hán, nhưng lần sau Ông Cư có ghi thêm mấy chữ Hán: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 大道三期普渡 Để tượng-trưng Tam-giáo qui-nguyên, ngoài bìa Bản Phổ-cáo có vẽ hình ba vị Giáo-chủ là Đức Thích-Ca, Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Tử. Bản Phổ-Cáo Chúng-Sanh in lần đầu được gởi ra Nha Tổng-Giám-đốc Mật-thám Hà-Nội để dịch ra Phápvăn, nhưng người Thông-dịch-viên ngoài ấy lại dịch câu tựa: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là một nền Đạo lớn mụcđích để cứu-vớt ba kỳ. Lúc đó lại là lúc nhà cầm quyền Pháp để ý theo-dõi hành-vi của Đạo Cao-Đài rất gắt, nên Hà-nội gởi bài dịchvăn ấy vào Nam hỏi Ông Chánh-án Sở Mật-Thám Nadau: Có phải Đạo Cao-Đài làm Chánh-trị không để giải tán! Dịch Lý Cao Đài Trang 51 Dịch Lý Cao Đài Trang 52

31 CHƯƠNG I1 Nhằm lúc ấy, Ông Nadau tin dùng Đức (tức là Trương-Hữu-Đức, sau đắc phong là Hiến-Pháp Hiệp- Thiên-Đài), nên Ông mới hỏi bài dịch ấy có đúng không? Đức trả lời: không đúng! Vì nguyên-văn câu ấy có nghĩa là: Đại-Đạo mở lần thứ ba để độ-rỗi, chớ không phải cứu vớt ba kỳ (vì bấy giờ ba kỳ trong Liên-bang Pháp là Nam, Trung, Bắc của Việt- Nam đang bị Pháp đô hộ). Để trưng bằng-cớ cụ-thể, Đức đem tài-liệu về Bản Phổ-cáo trao cho Ông Nadau xem, vì ông Nadau cũng biết chữ Hán. Ông liền gởi phúc-trình ra Hà-Nội giải thích rõ việc ấy. Nhờ đó mà Đạo khỏi bị giải-tán và người Đạo cũng đỡ khổ. Đó là một bằng chứng Đức cứu Đạo Lúc nọ ông Đức được Chánh-Sở Mật Thám Nam-kỳ là ông Nadau mời đến để giao cho chức-vụ Thông-dịchviên sở ấy. Trước khi nhận lời, Đức có cầu Cơ thỉnh-giáo cùng Đức Chí-Tôn, vì lúc bình-thường Đức không thích giúp việc cho Sở ấy, là sở không có cảm-tình đối với dân chúng. Đức Chí-Tôn lại dạy Đức nên qua đó giúp việc cho sở ấy vì sẽ có cơ-hội cứu Đạo. Quả thật, đây là cơ-hội Đức cứu Đạo đã đến như lời Đức Chí-Tôn dạy. 3- PHỔ-CÁO CHÚNG-SANH ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ (Năm Bính-Dần 1926) CHƯƠNG I1 Ngày 7 Septembre 1926, nhằm ngày mùng một tháng 9 năm Bính-Dần, có Môn-đệ Thiên-phong của Đức Cao-Đài là Cựu Hội-Đồng Thượng-Nghị-viện Lê-Văn- Trung tự Thiên-ân là Thượng-Trung-Nhựt vâng lịnh Thánh-ngôn đến Khai Đạo nơi chánh-phủ. Trong Tờ Khai Đạo ấy có tên 247 chư Môn-đệ, phần nhiều là Chức-sắc, Viên quan và có Nữ-phái, nhiều người danh-dự. Quan Nguyên-Soái Nam-kỳ hoan-nghinh và khen rằng vì chữ THIỆN mà khuyên dân, ấy là chủ-nghĩa caothượng. Chúng tôi xin phô đôi lời thành-thật thô sơ, chư hoà-thượng, chư lão-thành, chư sơn, chư Chức-sắc trong Tam-giáo và chư Thiện-nam tín-nữ xin lưu-ý. Chầy kíp đây chúng tôi sẽ có dịp hiệp mặt mà luận Đạo kỹ thêm nữa. Dịch Lý Cao Đài Trang 53 Dịch Lý Cao Đài Trang 54

32 CHƯƠNG I1 4- KHAI ĐẠO NƠI CHÁNH-PHỦ Đức Cao-Đài dạy vào ngày 16-8 Bính- Dần (thứ Tư ) Các con xin Chánh-phủ Lang-sa đặng khai Đạo, thì cực chẳng bằng Thầy đã ép lòng mà chịu vậy cho tùng nơi Thiên-cơ. Thầy rất đau lòng mà phải chịu vậy chớ biết sao! Đàn cùng ngày, khi tái cầu Đức Cao-Đài dạy hai vị Đầu-Sư (Trung, Lịch) phải hội họp các Môn-đệ khác để lo Khai Đạo, phải dâng văn-bản lên để Đức Cao-Đài duyệt xét. Đúng một tuần sau (ngày 23 tháng 8 năm Bính-Dần, Thứ Tư ). Các Môn-đệ họp tại nhà ông Nguyễn-Văn-Tường (đường Galliénie, nay là Trần-Hưng-Đạo), trong một đêm mưa to gió lớn kéo dài khoảng 3 tiếng đồng-hồ, làm ngập đường sá, giao-thông bị bế tắc. Có lẽ nhờ điều-kiện thời tiết trợ giúp, cuộc họp mới không bị mật-thám Pháp quấy rầy. Hai vị Thượng và Ngọc Đầu-Sư chịu trách nhiệm tổ-chức cuộc họp. Kết-quả cụ thể là mọi người đồng-ý ký tên vào TỜ KHAI ĐẠO do Ông Lê-Văn-Trung dự thảo bằng tiếng Pháp. Bản dự thảo sau đó được dâng lên Đức Cao-Đài duyệt, có chỉnh sửa vài chữ và được Ngài chấpthuận. rõ: TỜ KHAI ĐẠO Sài-Gòn, ngày 7 Octobre 1926 Kính cùng Quan Thống-Đốc Nam-kỳ Sài Gòn, Chúng tôi đồng ký tên dưới đây, kính cho Quan lớn CHƯƠNG I1 Vốn từ trước tại cõi Đông Pháp có ba nền Tôn-giáo là: Thích-giáo, Lão-giáo và Khổng-giáo. Tiên-nhơn chúng tôi sùng bái cả ba Đạo ấy, lại nhờ do theo tôn-chỉ quí-báu của các Chưởng giáo truyền lại mới được an-cư lạc-nghiệp. Trong sử còn ghi câu: Gia vô bế hộ, lộ bất thập di nghĩa là con người thuở ấy an-nhàn cho đến đỗi ban đêm ngủ không đóng cửa nhà, còn ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm. Nhưng buồn thay cho đời Thái-bình phải mất vì mấy duyên-cớ sau nầy: 1- Những người hành-đạo đều phân chia ra nhiều phe, nhiều phái mà kích-bác lẫn nhau, chớ Tôn-chỉ của Tam-giáo đều như một là làm lành lánh dữ và kỉnh thờ Đấng Tạo-hóa. 2- Lại canh-cải mối Chánh-truyền của các Đạo ấy làm cho thất chơn-truyền. 3- Những dư-luận phản-đối nhau về Tôn-giáo, mà ta thấy hằng ngày cũng tại bã vinh-hoa và lòng tham-lam của nhân-loại mà ra, nên chi người An-nam bây giờ đều bỏ hết những tục lệ tận thiện tận mỹ ngày xưa. Thấy tình thế như vậy mà đau lòng, cho nên nhiều người An-Nam, vì căn-bổn, vì Tôn-giáo, đã tìm phương thế hiệp Tam-giáo lại làm một: Qui-Nguyên Phục-Nhứt, gọi là Đạo Cao-Đài hay là Đại-Đạo. May-mắn thay cho chúng-sanh, thiên tùng nhơn nguyện, Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế hằng giáng đàn dạy Đạo và hiệp Tam-giáo lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại cõi Nam này. Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là Đại-ân-xá lần thứ ba, những lời của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế giáng Cơ dạy chúng tôi, đều cốt để truyền-bá Tôn-chỉ Tam-giáo. Đạo Cao-Đài dạy cho biết: 1- Luân-lý cao-thượng của Đức Khổng-Phu-Tử. Dịch Lý Cao Đài Trang 55 Dịch Lý Cao Đài Trang 56

33 CHƯƠNG I1 2- Đạo-đức của Phật-giáo và Tiên-giáo là làm lành lánh dữ, thương-yêu nhơn-loại cư-xử thuận hoà mà lánh cuộc ly-loạn, giặc-giã. Chúng tôi gởi theo đây cho Quan lớn nghiệm xét * Một bổn sao lục Thánh-ngôn của Đức Ngọc- Hoàng Thượng-Đế. * Một bổn phiên-dịch Thánh-kinh. Chủ-ý của chúng tôi là muốn làm sao cho nhơn-loại được cộng hưởng cuộc Hoà-Bình như buổi trước. Được như vậy chúng-sanh sẽ thấy đặng thời-kỳ mới mẻ cực-kỳ hạnh-phúc không thể nào tả ra đặng. Chúng tôi thay mặt cho nhiều người An Nam, mà đã nhìn-nhận sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào Tờ Đạotịch ghim theo đây, đến khai cho Quan lớn biết rằng: Kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ-thông Đại-Đạo khắp cả hoàn cầu. Chúng tôi xin Quan lớn công-nhận TỜ KHAI ĐẠO của chúng tôi: KÝ TÊN 1- Bà Lâm-Ngọc-Thanh Nghiệp-chủ Vũng-Liêm 2- Ông Lê-Văn-Trung Cựu Thượng-Nghị-Viên thọ Ngũ Đẳng Bửu-tinh (Chợ-Lớn) 3- Lê-Văn Lịch Thầy tu làng Long-An, Chợ-Lớn 4- Trần-Đạo-Quang Thầy tu, làng Hạnh-Thông Tây 5- Nguyễn-Ngọc Tương Tri-phủ chủ Quận Cần Giuộc. 6- Nguyễn-Ngọc-Thơ Nghiệp-chủ Sài-Gòn. 7- Lê-Bá-Trang Đốc-phủ-sứ Chợ-Lớn. 8- Vương-Quan-Kỳ Tri-phủ Sở Thuế thân Sài-Gòn 9- Nguyễn-Văn-Kinh. Thầy tu, Bình-Lý-thôn Gia- Định. 10- Ngô Tường-Vân Thông phán sở tạo tác Sài Gòn 11- Nguyễn-Văn-Đạt Nghiệp-chủ Sài-Gòn CHƯƠNG I1 12- Ngô-Văn-Kim, Điền-chủ, Đại-Hương-cả, Cầngiuộc. 13- Đoàn-Văn-Bản Đốc-học trường Cầu-Kho 14- Lê-Văn-Giảng Thơ-ký kế toán hãng Ippolito Sài-Gòn 15- Huỳnh-Văn-Giỏi Thông-phán Sở Tân-đáo Sài- Gòn 16- Nguyễn-Văn-Tường Thông-ngôn Sở Tuần cảnh SG 17- Cao-Quỳnh-Cư Thơ-ký Sở Hoả-xa Sài-Gòn. 18- Phạm-Công-Tắc Thơ-ký Sở Thương-chánh Sài- Gòn 19- Cao-Hoài-Sang Thơ-ký Sở Hoả-xa Sài-Gòn. 20- Nguyễn-Trung-Hậu Đốc-học Trường Tư-thục Đakao 21- Trương-Hữu-Đức Thơ-ký Sở Hoả-xa Sài-Gòn 22- Huỳnh-Trung-Tuất Nghiệp-chủ Chợ Đủi Sài- Gòn 23- Nguyễn-Văn Chức Cai-tổng Chợ-Lớn. 24- Lại-Văn-Hành Hương Cả Chợ-Lớn. 25- Nguyễn-Văn-Trò Giáo-viên Sài-Gòn. 26- Nguyễn-Văn-Hương Giáo-viên Đa-kao. 27- Võ-Văn-Kỉnh Giáo-tập Cần-Giuộc. 28- Phạm-Văn-Tỷ Giáo-Tập Cần-Giuộc. Thật ra con số này là một con số đã được đặt định một cách hữu-lý. Con số 28 này ứng với nhị thập bát tú. Nhị Thập bát tú tức là 28 vì sao trên trời nó có ảnh hưởng rất nhiều đến việc thịnh, suy, bĩ, thới của nhân-loại. Số sao này được chia ra làm bốn nhóm: 1- Đông-phương có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ. Dịch Lý Cao Đài Trang 57 Dịch Lý Cao Đài Trang 58

34 CHƯƠNG I1 2- Bắc-phương có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. 3- Tây-phương có 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tuy (Chủy), Sâm. 4- Nam-phương có 7 sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Lại nữa 4 nhóm là nói lên Tứ-tượng biến hóa, 7 là chu-kỳ vận-hành để suốt thông trời đất. Như vậy thì sự có mặt của 28 vị này là vô tình hay cố ý? Chắc-chắn về phần hữu-vi thì vô tình, nhưng về phần vô-vi thì không vô tình được. Như vậy mỗi mỗi đều có bàn tay của Thượng-Đế xếp đặt tất cả. Nhưng ta đừng quá ỷ lại! 5. LUẬN ĐẠO: LUẬN 6 CHỮ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ CHƯƠNG I1 Tinh-thần của Đại-Đạo là Dịch-lý luôn gắn liền với NHO, Y, LÝ, SỐ. NHO là dạng-thức của chữ Nho, cũng là triết-lý của Nho-tông chuyển thế. Y là dựa trên căn-bản của con người làm đối-tượng cho sự lý-luận. Đạo là mục-đích giải khổ cho con người trong kiếp sống hiện tại và giải-thoát cho kiếp thác ở ngày mai. Bởi nhân thân là một Tiểu-thiên-địa đối với trời đất là đại thiên-địa; xem ra như bóng với hình, cho nên người không bao giờ xa Đạo là vậy. LÝ là theo trật-tự của thiên-lý lưu-hành; là biết thuận Thiên an mệnh. SỐ là theo triết-lý các con số uyên-nguyên đi đúng theo nguyên-lý của trời đất. Thử tìm hiểu về lý và số ngay trong danh hiệu Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-độ này. Đức Hộ-Pháp có nói: Khi Đức Chí-Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí-Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao-Đài và cũng nhờ dịch bản có kèm theo chữ Hán làm bằng chứng, nếu không thì do sự nhầm-lẫn của người Pháp, họ sẵn-sàng làm khó dễ, diệt Đạo ngay từ khi còn trong thời kỳ trứng nước. Hình-thức chữ Hán: 大道三期普渡. a/- Nguyên-lý về Số tạo nên 2 quẻ Càn Khôn Bấy nhiêu yếu-tố đó đã cho thấy rằng danh-hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có 6 chữ; đứng về số-học thì số 6 là do 3+3 hay là 3x2. Dịch Lý Cao Đài Trang 59 Dịch Lý Cao Đài Trang 60

35 CHƯƠNG I1 Hoặc nói khác đi số 6 là do lý Thái-cực hiệp với cơquan an-vị này, tức nhiên do 1+5. Cũng có nghĩa là Lưỡng-nghi hiệp cùng Tứ-tượng, là do 2+4; nghĩa là hai lý Âm dương đun đẩy nhau để biến sanh những cái đã sanh ra. Trước nhất nó có nghĩa là 3+3 tức là 3 ngôi đầu tiên hỗn-hợp nhau để hóa thành 3 ngôi nhỏ nữa, cũng có nghĩa là 3x2 tức là 3 ngôi ở cấp thứ nhì do luật Âm Dương biến tướng với 3 ngôi đầu tiên. Quả thật, nhìn vào từ-ngữ thì 6 chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là do 3 từ kép, mỗi từ có 2 chữ. Con số 2 là con số Thiếu-âm, con số 3 là con số Thiếu-dương, tất cả đều là nằm trong số của Tứ-tượng. Vì Thái-cực là một khối nguyên-thủy, khi phân tách ra thì thành hai, gọi là Lưỡng-nghi, tức là Âm Dương. Âm Dương được biến hóa thêm, mới thành hai mối quan-hệ nữa, gọi là Tứ-tượng, tức nhiên bốn hình tượng, đó là: 1- Thái-dương 2- Thiếu-âm 3- Thiếu-dương 4- Thái-âm Thiếu là trẻ, còn được xem như là tất cả sự năng-nổ, tràn đầy sức sống của tuổi thanh-niên. Thế nên Đại-Đạo là một nền Đạo trẻ, bởi vừa thoát thai từ năm Bính-Dần (1926) nhưng triết-lý là gồm tinhhoa của triết-lý ba nền Tôn-giáo lớn từ xưa đến giờ là Nho, Thích, Đạo hiệp lại, nên Thầy mới nói: Từ trước nước Nam chẳng Đạo nhà, Nay TA gầy dựng lập nên ra. CHƯƠNG I1 Ví dù ai hỏi sao bao nã? Rằng trẻ roi sau biến hóa già. Hai con số 3 này cũng gọi là tam âm, tam dương. Hãy tìm đến khởi thủy của số này: * Tam âm là gì? Tức là ba hào âm xếp thành một quẻ có tên là quẻ Khôn * Tam dương là gì? Tức là ba hào dương xếp thành một quẻ có tên là quẻ Càn Hai quẻ Càn Khôn là hình ảnh cha mẹ, là cánh cửa để vào Đạo DỊCH vậy. Hai lỗ tai Hai con mắt Hai lỗ mũi Đây là 7 khiếu Dương trên mặt Một miệng 1 bộ sinh-dục 1 hậu môn Đây là 2 khiếu Âm ở hạ bộ CỘNG CHUNG LÀ 9 KHIẾU CÒN GỌI LÀ CỬU KHIẾU b/- Về Y-Lý Tạo nên hai quẻ Càn Khôn: Nếu lấy theo hình ảnh con người, thì tất cả con người trên thế-giới này đều có những cơ-quan giống nhau như: Tại sao phải lấy hình ảnh của con người? Vì người là một sản-phẩm hoàn-hảo nhất của Thượng-Đế. Thánhnhân do theo đó mà làm nên nét chẵn, lẻ; âm, dương để diễn-tả sự chuyển biến trong vũ-trụ này. Do vậy nét đứt biểu thị bằng hào Âm, nét liền tượng hào Dương Nét liền, nét đứt đều do từ lý tính của người. Chính do Âm Dương này đã trở thành đầu mối của càn-khôn vũ-trụ mà Thánh-nhân đã làm nên bộ Kinh Dịch bất hủ.với con số 7 là 7 khiếu (khiếu là lỗ) ở trên mặt, tức là 7 khiếu dương; nhờ dương-điển trên mặt nên tất cả con Dịch Lý Cao Đài Trang 61 Dịch Lý Cao Đài Trang 62

36 CHƯƠNG I1 người dù xứ nóng hay xứ lạnh đều chịu được thời tiết mỗi nơi khác nhau, nếu khí âm lên đến đầu hay mặt, là bịnh. Con số bảy có liên-hệ đến thất tình và thất khiếu sanhquang của con người nữa. Do các con số này đã làm nên các phương-trình Đạo-học, đã và đang áp-dụng trong thếgiới loài người. Xưa Phật chỉ độ phần dương mà thôi, tức là độ hồn mà không độ xác, độ tử không độ sanh, độ Nam mà không độ Nữ, nên Phật-giáo chỉ làm tuần thất (nghĩa là 7x7=49 ngày) Ngày nay, chính Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo, là cơquan tận-độ chúng-sanh, tức là thực hiện cả con số 9 (hình ảnh của toàn Cửu khiếu = 7 khiếu dương + 2 khiếu âm) tức nhiên kỳ ba này độ cả hồn lẫn xác, độ sanh và độ tử, độ cả Nam và Nữ, độ toàn cả nhân-loại trên Càn-Khôn Thế-Giới, không phân biệt giống dân nào; vì tất cả đều là con của Thượng-Đế. Bởi thế, nên Thầy lập Cửu-Trùng-Đài là con đường vào Cửu-Trùng-Thiên, từng bước lên nấc thang tiến-hóa qua Cửu-Phẩm Thần-Tiên để đến nơi tuyệt-phẩm là Niết- Bàn, theo như Phật-giáo quan-niệm đó vậy. Do đó mà nghi-thức cúng kính của Đại-Đạo là làm tuần cửu (9x9=81) nghĩa là siêu độ cho vong linh, bắt đầu từ ngày chết đếm đủ 9 ngày thì làm tuần một lần, mỗi lần cầu siêu-độ như vậy là đưa hồn lên một từng trời, 9 lần như vậy là đưa hồn người qua chín từng trời. Tinh-thần của Đại-Đạo là nhứt-quán từ nghi-thức, thờ phụng, cúng kính. thể-pháp của Đạo đã hiện hình bí-pháp đó. Lại nữa Đức Thượng-Đế cũng đã chuẩn-bị cho Việt-Nam này có những điều-kiện để hoàn thành một Quốc-gia Thiên-định, đó là Thất-Sơn ở Châu-Đốc (con số 7) và Cửu-Long-giang (con số 9) tức là Sơn tiền điểm long mạch, những con số y như hình ảnh của con người vậy. Con số 9 là bội-số của 3 ( 3x3=9) Dịch Lý Cao Đài Trang 63 CHƯƠNG I1 Con số 3 là sự thành hình của vạn-vật định thể, cho nên khi thể hiện đủ 3 nét liền đó là quẻ Càn tượng trưng cho một hiện-tượng tròn đầy, cao cả, trong sáng, lớn mạnh: Là Cha, là Trời mênh-mông vô hạn. Trong khi đó hiệp đủ 3 nét đứt, họp thành quẻ Khôn để chỉ một sự bao dung, đầm-ấm, yêu-ái như tình mẹ thương con. Thế nên, dưới mắt người Á-đông Càn là Cha, Khôn là Mẹ. Là hai cánh cửa để đi sâu vào Đạo Dịch là vậy. Khi cha mẹ kết hợp lại thì tạo nên hình-thể thứ ba đó là sự thành-hình của người con. Một đứa con ra đời thì đầu quay xuống phía dưới, tức nhiên một hài-nhi mới ra đời, sẽ thấy trước nhứt: 1 hậu môn 1 bộsinh-dục CÀN VI THIÊN Một miệng đọc là Hai lỗ mũi THIÊN ĐỊA BĨ Hai con mắt KHÔN VI ĐỊA Hai lỗ tai Hình dạng các khiếu trên tạo nên quẻ Thiên Địa Bĩ BĨ là thời-kỳ bế-tàng, như một trẻ bé cần sự giúp đỡ của cha mẹ và mọi người mới sống được, suy ra là một việc mới khởi đầu, non nớt, yếu đuối. Với nền Đại-Đạo lúc bấy giờ cũng là thời BĨ. Bởi đất nước Việt-Nam vừa trải qua hai lần lệ-thuộc của Tàu một ngàn năm, của Tây một trăm năm. Về tinh-thần Việt-Nam thì nền luân-lý hầu như suyđồi, văn-hóa chịu ảnh-hưởng của ngoại bang, dân Việt theo tín-ngưỡng thập tàng, cuốn theo chìu hướng dị-đoan mê-tín. Đây chính là thời Bĩ của dân-tộc Việt-Nam! Ngay thời-điểm cực kỳ đen tối như vậy thì Đức Chí- Tôn đến, Ngài đến để xoay thành vận THÁI, tức là đem lại sự hanh-thông, sáng-sủa, huy-hoàng cho dân-tộc Việt, đồng thời để giải nguy cho nhân-loại đang lâm vào cảnh đau thương nhất, loạn-ly nhất như hiện tại đã thấy. Dịch Lý Cao Đài Trang 64

37 CHƯƠNG I1 Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là Đạo Cao-Đài đặng mở một kỷ-nguyên mới, qui Tam-giáo hiệp Ngũ-chi, lập thành một nền Tôn-giáo Đại-Đồng cho hiệp với trình-độ tiến-hóa của nhơn-loại và của quả địacầu 68 của chúng ta, dọn đường cho Đức Di-Lạc ra đời. Vì muốn độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa-đọa cõi hồng-trần. Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng trần bằng xác thân mà chỉ giáng bằng huyền-diệu Cơ-bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Thế-Giới. Thái là gì? - Thái là hanh thông, nhìn vào quẻ Thái, tức nhiên là quẻ đảo ngược của quẻ Bĩ, là người đứng vững, vươn lên một cách mạnh-mẽ. Trước tiên sẽ thấy: Hai lỗ tai Hai con mắt KHÔN VI ĐỊA Hai lỗ mũi Một miệng 1 bộ sinh-dục CÀN VI THIÊN 1 hậu môn đọc là ĐỊA THIÊN THÁI Ngày nay, Đức Chí-Tôn đến để vãn-hồi quốc vận, Ngài đã cấy hột giống thương-yêu trên đất nước Việt-Nam này, đó là hột giống NGHĨA NHÂN để cứu cả toàn cầu sắp cơn tận diệt. Chính hai quẻ Càn Khôn là cánh cửa để đi vào Đạo Dịch, cho nên từ đây có sự biến chuyển, vậnhành dưới nhiều dạng thức. Trên là hình ảnh của quẻ trong Bát-quái, từ đó sẽ biến hóa vô cùng, vô tận. CHƯƠNG I1 Quẻ Khôn tượng-trưng cho sự mềm mại, bền-bĩ, dẻo-dai, bao dung, sức chịu khó, là Mẹ, dưới dạng ba nét đứt (âm). Nếu hai quẻ đặt theo chiều thuận nghịch sẽ thành ra chữ ĐIỀN 田 (điền là ruộng). Ở đây muốn chỉ cái tâm con người, đó là Tâm điền 心田 tức nhiên quẻ Càn Ⅲ có thể đặt theo chiều đứng tượng không-gian, là dương, còn quẻ Khôn là âm, đặt nằm ngang, tượng thời gian, hai quẻ đặt chồng lên nhau thành ra chữ điền 田 là vậy. Tại sao phải là chữ Điền? - Bởi vì nó có liên-quan mật-thiết đến Bát-quái sau này mà chúng ta sẽ bàn đến (đặc biệt là Bát-quái Hậuthiên và Bát-quái Đồ-thiên) d/- Quẻ Càn Khôn xếp thành một hình Như trước đây đã nói Dịch là biến-hóa không ngừng, cho nên lý tam âm, tam dương sẽ cho ta một phương thức mới: c/- Hai quẻ Càn Khôn xếp thành chữ ĐIỀN Như đã biết DỊCH là biến, cho nên sự biến hóa rất nhiều dạng khác nhau: Quẻ Càn tượng trưng cho sự cứng, mạnh, lớnlao, cao thượng; là hình ảnh Trời, Cha, Nam-phái, dưới dạng ba nét liền (dương). Dịch Lý Cao Đài Trang 65 Quẻ Càn có ba hào dương nếu lấy ba đoạn thẳng này xếp thành một hình tam-giác đều: có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau, quẻ Khôn kết hợp bằng 3 Dịch Lý Cao Đài Trang 66

38 CHƯƠNG I1 CHƯƠNG I1 nét đứt, nếu đặt ngược lại cũng có được một tam-giác đều nữa, đỉnh sẽ quay xuống dưới, hai hình tam-giác gát chồng lên nhau sẽ tạo thành ngôi sao sáu cánh. Khi Đức Hộ-Pháp còn sanh tiền Ngài có làm một huy-hiệu hình ngôi sao như thế này, sơn nền vàng, giữa có ảnh bán diện của Đức Ngài, đầu đội mão trắng, mắt hướng về phiá hữu (nhìn đối diện), giữa ngôi sao là ba sọc đỏ. Đặc biệt là mỗi cánh sao có mang chữ danh-hiệu Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 大道三期普渡 bằng chữ Hán như vầy: - Chữ Kỳ 期 (12 nét), - Chữ Phổ 普 (12 nét), - Chữ Đại 大 (3 nét) đặt ở cánh bên mặt B ) - Chữ Đạo 道 (12 nét) đặt ở đỉnh, tức là đi nghịch chiều kim đồng-hồ (A) - Chữ Tam 三 (3 nét) đặt ở cánh trái, tức là đối xứng nhau qua chữ Đạo ở giữa (C ) - Chữ Độ 渡 (12nét ) tiếp tục xếp trên ba cánh còn lại (các đỉnh B, A và C) (Xem thêm về Đức Hộ-Pháp). Ý-nghĩa: Qua hình ảnh trên cho ta một nhận-xét về lý Dịch trong danh-hiệu này: Các chữ xếp theo chiều nghịch với kim đồng-hồ; sự nghịch chuyển như vậy tức nhiên là trở về nguồn; chỉ con đường Đạo phải phản bổn huờn nguyên. Hai con số 3 của chữ Đại và chữ Tam xác định lý tam âm, tam dương của hai hình tam-giác gát chồng lên nhau thành ngôi sao sáu cánh. Mỗi một hình tam-giác nói lên ý-nghĩa một sanh ba, ba sanh vạn-vật, tức nhiên: - 3 nét dương của quẻ Càn tạo thành tam-giác đều, đỉnh quay lên. - 3 nét âm của quẻ Khôn tạo thành tam-giác đều, đỉnh quay xuống dưới. Ý-nghĩa 1 sanh ba, 3 sanh vạn-vật, thuộc về cơquan chưởng-quản. Hai tam-giác gát chồng lên nhau chỉ âm dương hiệp nhứt, đó là quyền Chí-linh đối phẩm với quyền Vạn-linh: - Chí-linh là cơ qui nhứt (đỉnh A) - Vạn-linh là cơ tấn-hóa (đỉnh A ) 4 chữ hàng trên: ĐPTN là Đảng phái thống nhất số 4 là tượng cho tứ âm, tứ dương. 5 chữ hàng dưới: GCPCT là Giáo-chủ Phạm-Công- Tắc. Số 5 tượng Ngũ-hành, ngôi giữa. Thế nên, Chí-linh đầu nhọn quay lên, mà Vạn-linh đầu nhọn quay về phía dưới. Chí-linh và Vạn-linh vốn đồng quyền nhau. Đạo chủ-trương trời người đồng trị: Người trị xác, Trời trị hồn. Màu vàng chỉ giống da vàng, Huỳnh-chủng, lý Ngũhành thuộc Thổ, nền Đại-Đạo phải có một triết-lý siêutuyệt để dẫn đạo tinh-thần của toàn nhân-loại trên mặt địacầu này, đó là Thiên khai Huỳnh-Đạo Ngũ-chi Tam-giáo hội Long-Hoa như Đức Chí-Tôn đã chọn: Một nước nhỏ-nhoi trong Vạn-quốc, Ngày sau làm Chủ mới là kỳ. Ba sọc đỏ: nhứt là biểu-hiện ba miền Nam, Trung, Bắc của Việt-Nam. Ứng hiệp với câu: Nam Bắc cùng rồi ra ngoại-quốc, Chủ-quyền Chơn-Đạo một mình Ta. Nền Chơn-đạo chính là tinh-thần Tam-giáo quinguyên Ngũ-chi phục-nhứt đó vậy! Dịch Lý Cao Đài Trang 67 Dịch Lý Cao Đài Trang 68

39 CHƯƠNG I1 Đức Hộ-Pháp có hình bán diện, nói lên ý nghĩa về quyền-hành của Ngài là Giáo-chủ nền Đại-Đạo về hữuhình mà thôi. Còn Quyền Chí-Tôn là tối-thượng, cho nên chữ Đạo 12 nét đặt ở trên đỉnh của ngôi sao sáu cánh là chỉ ngôi Trời. Ba chữ còn lại là: Kỳ 期 (12nét), Phổ 普 (12nét), Độ 渡 (12nét) cọng chung là 36 đó là: Ba mươi sáu cõi Thiên-tào, Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư. Lần-lượt rồi ta tìm đến các Bát-quái ấy để rõ lý hơn. Trong cửa Đạo Cao-Đài, hình ảnh tam-giác đều được biểu-tượng bằng ba ngôi: Phật, Pháp, Tăng. Phật tức là Đấng cầm quyền Chúa-tể càn-khôn vũtrụ là Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế hay còn gọi là Đại-Từ-Phụ. Pháp là ngôi của Đức Phật-Mẫu Diêu-Trì cầm quyền-năng tạo khí thể của toàn vạn-linh sanh-chúng là Mẹ của cả chúng-sanh. Tăng là ngôi của Đấng đại-diện trong mỗi nguơnhội. Nay là thời-kỳ của Đức Di-Lạc-Vương Chưởng-quản. Tam-kỳ còn gọi là Tam-Thiết Long-Hoa Bạch-Vương Đại-Hội Di-Lạc Cổ-Phật Chưởng Giáo Thiên-Tôn. Ngôi Phật, Pháp không đổi. Ngôi Tăng thay đổi tùy mỗi thời-kỳ. e/- Đền-Thánh này chứa tất cả bí-pháp Nay, Đức Chí-Tôn đến tạo Đạo Ngài dựng nên Toà- Thánh Cao-Đài hiện tại nơi miền Nam Việt-Nam này là ngôi của Đức Chí-Tôn ngự, tượng-trưng Bạch-Ngọc-Kinh tại thế. Cái quyền-năng vô cực vô thượng của Ngài do những pháp vô-vi mầu-nhiệm mà có nên gọi là bí-pháp. Đức Chí-Tôn cũng dùng bí-pháp mà lập Đại-Đạo Tam-Kỳ CHƯƠNG I1 Phổ-Độ để ứng nghiệm cái quyền-năng của Ngài nơi địacầu 68 này để bảo-tồn cơ sanh-hóa, vì Ngài là Chúa sự thương-yêu, mà vì thương-yêu mới có sanh sanh hóa hóa. Vậy nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ do bí-pháp lập thành. Đền-Thánh là nơi Thầy ngự tại thế cũng do bípháp mà biến tướng ra. Ấy vậy, Đền-Thánh này chứa tất cả bí-pháp của Đấng Chúa-tể càn-khôn vậy. Đền-Thánh hoàn thành là cái triệu chứng châu nhi phục thủy. Từ đây đến vô cùng vạn-linh sanh-chúng sẽ hưởng được muôn điều hạnh-phúc của quyền-năng vô cực vô thượng của Đức Chí-Tôn ban cho tại thế này. Hơn thế nữa nguồn phát xuất Đạo-pháp của Cao- Đài cũng đều do Kinh Dịch mà ra. Chính Đức Hộ-Pháp đã xác-nhận điều ấy không thể lầm lẫn được. Duy chúng ta nên kiếm hiểu để hợp-lý hóa cho những lời Thầy nói mà thôi: Đức Hộ-Pháp đã xác nhận: Bần-Đạo cảm thấy Kinh này là cả một triết-học Á- đông độc nhất vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổtruyền của Đạo Cao-Đài, một Đạo-giáo Việt-Nam hoàntoàn nảy sanh ở cái triết lý hoàn-toàn Á-đông mà Kinh này đã gồm hết những lý-thuyết cao siêu đã nêu cao được tinh-thần Đại-Đạo. Vì lẽ ấy Bần-Đạo giới-thiệu với tất cả đồng-bào Việt-Nam quyển Kinh này cũng như tất cả dân-tộc hiểu biết và tôn-trọng hòa-bình trên thế-giới. Trong đó nó tiềm-tàng một cái gì thiêng-liêng của nhânloại, của vũ-trụ. Bần-Đạo mong rằng quyển Kinh này sẽ phổ-biến trong khắp thế-giới của loài người. Thế nên, nhất nhất mỗi việc chi trong cửa Đạo Cao- Đài cũng đều ẩn-tàng một bí-pháp, huyền-diệu, nhiệmmầu mà Chí-Tôn đã bày ra tất cả không ngoài cái lý Dịch đã ẩn chứa khắp nơi. Thầy nói: Phải bày bửu-pháp chớ không đặng dấu nữa (TNI/13). Dịch Lý Cao Đài Trang 69 Dịch Lý Cao Đài Trang 70

40 CHƯƠNG I1 CHƯƠNG I1 Tuy nhiên muốn hoàn thành con đường đạt Đạo trước nhất phải thực hiện cho được lời dạy của Thầy, rồi tiếp tục mở các cánh cửa của Đạo Dịch để thư-thả bước vào tòa lâu đài nguy-nga tráng lệ, nơi đó Đức Chí-Tôn, Phật-Mẫu và các Đấng Thiêng-Liêng vẫn đang mong đợi từng giờ. Thầy đã dạy: Thầy chỉ một lòng mơ-ước cho các con biết thương-yêu nhau trong Thánh đức của Thầy, sự thương-yêu là chìa khóa mở cửa Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh. Kẻ nào ghét sự thương-yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân-hồi. Có câu này nữa: Mọi sự khó-khăn Thầy gánh vác, chỉ cậy các con thương-yêu gắng công độ rỗi. (TNII/42) Và dưới đây là những người đến với Đạo trước tiên, Đức Chí-Tôn gọi là Tam vị Đạo-hữu. Thượng-Phẩm CAO-QUỲNH-CƯ Hộ-Pháp PHẠM-CÔNG-TẮC Thượng-Sanh CAO-HOÀI-SANG ĐÂY ĐẠO HÌNH THÀNH DO BA NGƯỜI Dịch Lý Cao Đài Trang 71 Dịch Lý Cao Đài Trang 72

41 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG III ĐẠO THÀNH DO BA NGƯỜI A. Duyên khởi B. Ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn C. Đạo thành do ba người 1. Ba người đó là ai? 2. Thử-thách về đức-tin 3. Ngày vọng Thiên cầu Đạo D. Luận Đạo: về Tinh Khí Thần hiệp nhứt E. Sự thành hình trải qua 3 thời-kỳ: 1. Thời-kỳ khởi thủy: a. Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài b. Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài c. Chiết Khảm điền Ly của Đạo Cao- Đài 2. Thời-kỳ kiến tạo 3. Thời-kỳ định-vị 4. Lý Dịch trong ba thời-kỳ 5. Vấn-đề Tam-lập của ba vị Tướng-soái của Thầy 6. Tại sao Đạo Cao-Đài thành hình chỉ có ba người 7. Số 3 tượng-trưng cơ hòa Dịch Lý Cao Đài Trang 74

42 A- Duyên khởi CHƯƠNG II1 Buổi ban sơ chỉ có ba Ông là bạn thân-thiết với nhau, là: - Ông Cao-Quỳnh-Cư - Ông Phạm-Công-Tắc - Ông Cao-Hoài-Sang hiệp với nhau chơi Xây bàn. Đây là một phương-pháp thông-công với các Đấng Vô-hình. Đạo-Sử Xây Bàn của Bà Hương-Hiếu xác nhận rằng: Nhớ lại hồi hạ tuần tháng bảy năm Ất Sửu (1925) ba Ông thỉnh bàn ra (lúc này hơi in như say Đạo) ba Ông tính cầu Cô Đoàn-Ngọc-Quế về dạy thi văn, ba Ông để tay lên bàn thì bàn dở hổng lên có một Ông giáng, tôi hỏi tên gì? Thật rất lạ-lùng xưng là AĂÂ, vì khi Ngài đến, Ngài gõ ba cái, chúng tôi theo cách tính xây bàn: hễ gõ một cái là A, gõ hai cái thì Ă, gõ ba cái thì Â. Đấng AĂÂ duy chỉ dạy Đạo và vấn nạn mà thôi. Khi xưng tên là AĂÂ, chúng tôi hỏi nữa thì Đấng AĂÂ không nói gì hết (sau Đức Ngài mới xưng danh là Đức Chí-Tôn). Đức Cao Thượng-Phẩm có nói: - À, chịu tên Ông là AĂÂ rồi, vậy chớ Ông bao nhiêu tuổi? Ông viết mãi, không biết bao nhiêu tuổi mà nói; trăm rồi ngàn, rồi muôn, mà còn viết nữa, Đức Thượng-Phẩm nói sao Ông cả triệu tuổi vậy? Chúng tôi thật không biết Ông AĂÂ là Đức Chí- Tôn chút nào hết, bây giờ hiểu lại, Ngài xưng là Tam, mà Tam là càn-khôn vũ-trụ định thể, ba chấm nói rõ là số 3, số thiêng-liêng tạo đoan vạn-vật là vậy. CHƯƠNG II1 Tới chừng Đức Chí-Tôn xuống Cơ-bút dạy Đức Cao Thượng-Phẩm cầu Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu đến cùng chúng tôi, chính mình Đức Chí-Tôn làm một lễ rước rất ngộ-nghĩnh. Bấy giờ là một tối thứ bảy, nhằm lối thượng tuần tháng 8 năm 1925, ba Ông đem bàn ra sân đốt nhang khấn-vái và mời các vị Tiên-Nương. Hôm nay có Tiên-cô Đoàn-Ngọc-Quế giáng, đàmluận một hồi, rồi ba Ông lại xin kết làm huynh-muội với Đấng Nữ-Tiên, Thất-Nương bằng lòng, bèn kỉnh: Ông Cao-Quỳnh-Cư làm Trưởng-ca Ông Phạm-Công-Tắc làm Nhị-ca Ông Cao-Hoài-Sang làm Tam-ca Nếu mỗi vị được biểu-tượng một vạch như vầy sẽ có được một quẻ CÀN (Nam, đó là nét dương, biểu thị bằng vạch liền ) Còn Cô là Tứ muội (Nữ, tượng bằng một nét âm, vạch đứt nếu đặt xổ xuống xuyên qua quẻ Càn thành ra chữ VƯƠNG 王 Đây chính là tên thật của Thất-Nương VƯƠNG-THỊ LỄ 王氏禮 còn cái tên Đoàn-Ngọc-Quế là một giả danh. Phải chăng Đấng Thượng-Đế đã sắp đặt cho Diêu-Trì-Cung đến để báo trước cho ba Ông biết rằng Thượng-Đế sắp giao cho mối Đạo nhà là một nền Vương- Đạo, lấy LỄ làm đầu, đồng thời dẫn-dắt cho ba Ông lần vào con đường đạo-đức. Bài thơ giao duyên của Thất- Nương có tựa đề Thác vì tình thể thất ngôn bát cú, như sau: Dịch Lý Cao Đài Trang 75 Dịch Lý Cao Đài Trang 76

43 CHƯƠNG II1 Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai? Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài. Những ngỡ trao duyên vào ngọc-các, Nào dè phủi nợ xuống tuyền-đài. Dưỡng sanh cam lỗi tình sông núi, Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai. Dồn-dập tương-tư oằn một gánh, Nỗi mình tâm-sự tỏ cùng ai? Ba Ông hết lời khen lời châu ngọc của điệu thơ Tiên. Xong hoạ lại ngay. * Bài hoạ của Ông Phạm-Công-Tắc: Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai! Trời xanh vội lấp Nữ-anh-tài. Tình thâm một gánh còn dương-thế, Oan nặng ngàn thu xuống dạ-đài. Để thảm Xuân-đường như ác xế, Gieo thương lữ-khách ngóng tin mai. Hềm gì chưa rõ đầu đuôi thế, Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai! (Nhị ca: Phạm-Công-Tắc) * Bài hoạ của Ông Cao-Quỳnh-Cư: Rằng liễu khóc oanh có mấy ai? Mộ người quốc-sắc đấng thiên-tài, Nhìn văn độ phẩm hàng khuê-các. Xót Bạn tri-âm cõi dạ-đài. Ngàn dặm hoa trôi sầu cụm trước, Một mồ cỏ loáng ủ nhành mai. Cửu-tuyền hồn Quế xin linh chứng, Rằng liễu khóc oanh có mấy ai? (Trưởng-ca: Cao-Quỳnh-Cư) * Bài hoạ của Ông Cao-Hoài-Sang: Nửa chừng Xuân gãy tủi thân ai? Nông-nỗi nghĩ thôi tiếc bấy tài. Ngọc thốt dám bì trang tuấn kiệt, CHƯƠNG II1 Vàng rơi riêng chạnh khách Chương-đài. Những ngờ duyên thắm trao phòng Bích! Hay nỗi xương tàn xủ giậu mai. Một dải đồng-tâm bao thuở nối, Nửa chừng Xuân gãy tủi thân ai? (Tam-ca: Cao-Hoài-Sang) Ông Cư hỏi: Cô Đoàn-Ngọc-Quế khi còn tại thế, xứ ở đâu? Đáp: Ở Chợ-lớn! Hỏi: Cô học trường gì? Đáp: Học trường Đầm. Bữa sau, Ông Cư mời Ông Tắc và Ông Sang ra nhà Ông xây bàn đặng mời Cô Quế về làm thi, ba Ông cứ hỏi Cô Quế về những việc Thượng-giới, Cô cũng vui lòng trả lời cho hiểu việc thiên-cơ chút ít, nhờ Cô Quế dùng huyền diệu độ ba Ông và bố-trí cho ba Ông ham việc Thiên-cơ hơn trần-thế. Ban ngày làm việc, ba ông trông cho mau tối để thỉnh bàn ra trước hàng ba, tắt đèn điện phía trước đặng cầu hỏi Đoàn-Ngọc-Quế về cõi trên, mỗi đêm mỗi cầu Cô về giải mấy bài thi. Khi thì Cô giáng, có bữa các Đấng giáng. Lại có đêm nọ, các ông vừa họp lại bàn, thì cô Vương-Thị-Lễ giáng cơ để trình-diện một vị Tiên mới đến, xin ra mắt quí ông. Các ông mừng rỡ, bèn mời tânkhách giáng vào; đoạn Tiên-Nương giáng-linh xưng rằng: - Em là Hớn-Liên-Bạch, xin hiến một bài thi ra mắt mấy Anh; song, xin mấy Anh chớ nệ chi về văn-chương hay dở! - Ông Cao-Hoài-Sang liền tiếp rằng: Tôi vừa nghe Cô Vương-Thị-Lễ nói thi-văn của Cô hay lắm; vậy tôi xin ra đề (ý của Ông Sang chưa tin cho mấy, e vì các ông bịa đặt mà giả-mạo gạt chăng). Dịch Lý Cao Đài Trang 77 Dịch Lý Cao Đài Trang 78

44 CHƯƠNG II1 Cô bằng lòng, Ông Cao-Hoài-Sang suy nghĩ ra đềtài là Tiễn-biệt tình lang THI Chia gương căn-dặn buổi trường-đình, Vàng đá trăm năm tạc tấm tình. Bước rẻ ngùi trông con ác xế. Lời trao buồn nhớ lối trăng thinh. Ngày chờ mây án ngàn dâu khuất, Đêm bặt đèn khuya một bóng nhìn. Lần lựa cô phòng xuân thỏn-mỏn. Xa xuôi ai thấu nỗi đinh-ninh. (Hớn-Liên-Bạch) Dứt bài thi, các Ông hết lời khen tặng: Văn thiệt là quán thế! Cách đôi ba bữa sau, có ông Quí-Cao giáng, hoà nguyên vận bài thi của bà Bát-Nương Hớn-Liên-Bạch: Ình-ình trống giục thảm Trường-đình, Đau nỗi chia phôi một chữ tình, Hồng-nhạn đưa tin trông vắng dạng. Phụng lầu gác quyển đợi hòa thinh. Vầng trăng xẻ nửa lưng tròng ngó, Một mảnh gương treo biếng mắt nhìn. Kẻ ở phương trời người góc bể, Lòng thành nhắn gởi chữ khương-ninh. Trong đàn hôm ấy, các Ông xin Cô tiếp một bài thi nữa lấy đề là Hoài-Lang. Cô chẳng suy-nghĩ chi, lời thơ tuôn như suối nguồn: THI Động đình nhớ buổi tạm chia đường, Bốn giọt nhìn nhau lối rẻ cương. Trời thảm mây giăng muôn cụm ủ. Biển sầu nước nhuộm một màu thương. Cờ Thần chạnh lúc vầy đôi bạn, Tiệc ngọc nào khi hội nhất trường. CHƯƠNG II1 Mượn vận lương-nhân xin nhắn-nhủ, Vườn xưa tiếng nhạn luống kêu sương. (Hớn-Liên-Bạch) Ông Quí-Cao tên thật là HUỲNH-THIÊN-KIỀU, là một thi-sĩ. Nguyên trước đây là bạn với Ông Nguyễn- Trung-Hậu, hiệu là Thuần-Đức (sau đắc phong vào Hiệp- Thiên-Đài là phẩm Bảo-Pháp Chơn-Quân). Quí ông ban đầu định thử cầu các vị quá vãng để xem sự linh-ứng thế nào. Quả nhiên, các vị Thần Tiên giáng đàn và thi họa với nhau thật là tâm đắc và cứ tiếp diễn trong cảnh tình thơ Tiên tục. Sau đó, Ông Quí-Cao nhắc sơ đến tình cố hữu, làm một bài thi sau: THI Nhắn-nhủ mấy Anh một ít lời. Làn mây hồn trẻ đã xa chơi. Mẹ già nỗi hiếu chưa rồi Đạo. Vợ yếu niềm duyên chẳng trọn đời. Chạnh nhớ quê xưa lòng xót-xáy, Buồn trông làng cũ mắt chơi-vơi. Ai về gởi lại tình sông núi? Kiếp khác Ơn sinh sẽ đắp bồi. (Quí-Cao) Ông Nguyễn-Trung-Hậu khi nghe được tin ấy bèn đến nhà Ông Cao-Quỳnh-Cư mà xin Ông xây bàn để thỉnh Ông Quí-Cao về chơi. Ông Cư, Tắc, Sang đem bàn ra, thắp nhang vái ông Quí-Cao rồi các Ông bắt đầu cuộc xây bàn tiếp điển, Ông Hậu sẵn-sàng bút viết để ghi chép, một lát sau thì có chơn-linh của Quí-Cao giáng cho bài thi tứ tuyệt: THI Âm dương tuy cách cũng chung trời, Sanh tịch đời người có bấy thôi. Chén rượu đồng tâm nghiêng-ngửa đổ. Thương nhau nhắn-nhủ một đôi lời. Dịch Lý Cao Đài Trang 79 Dịch Lý Cao Đài Trang 80

45 CHƯƠNG II1 Ông Hậu vẫn còn nửa tin, nửa ngờ, Ông bèn nói rằng: Tôi sẵn có làm một bài thi đem theo đây, xin đọc cho Anh nghe và xin Anh họa lại chơi cho vui (Ấy cũng muốn thử về sự linh ứng). Bài thơ của Ông Hậu như vầy: THI Mấy năm vùng-vẫy cũng tay không, Nào khác chiêm-bao một giấc nồng. Cữ nắng tuần mưa dày-dạn mặt. Mồi danh bã lợi ngẩn-ngơ lòng. Ngày qua thỏn-mỏn xuân thu dập. Gương rạng phui-pha cát bụi lồng. Chừ gặp cố-nhân lời ướm hỏi, Hỏi ra cho biết nẻo cùng thông. (Nguyễn-Trung-Hậu) Ông Quí-Cao bèn giáng hoạ ngay: HỌA Một tiếng U-minh gióng cửa Không, Phồn-hoa giục tỉnh giấc đương nồng. Ngồi thuyền Bác-Nhã qua tình biển. Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng. Cuộc thế lạnh-lùng làn gió lọt. Đường đời ngán-ngẫm bụi trần lồng, Kiếp tu xưa tiếc chưa nên Đạo, Oan-trái phủi rồi phép Phật thông. (Quí-cao) Bấy giờ các vị mới cầu Đấng Tiên-Ông AĂÂ đến giải-nghĩa dùm hai câu thơ của Quí-Cao: Ngồi thuyền Bác-Nhã qua tình biển, Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng Giải: Bác-Nhã Ma-La-Phật là Phật độ vong-hồn qua khỏi biển khổ đặng đến Tây-phương, vì trước khi đến Tây-phương phải qua một cái biển khổ. Biển tình: Tình là oan oan, oan oan là khổ. Biển tình là biển khổ. CHƯƠNG II1 Phồn-hoa: Phồn nghĩa là trong vòng, Hoa nghĩa là sắc dục. Phồn-hoa nghĩa là trong vòng sắc dục. Giấc phồnhoa là giấc phàm. Dịch Lý Cao Đài Trang 81 Dịch Lý Cao Đài Trang 82

46 CHƯƠNG II1 B- Ba vị Tướng-soái của Đức Chí-Tôn Đức Thượng-Sanh xác nhận: Lúc ban sơ, Đức Chí-Tôn dùng huyền diệu Cơ-bút thâu phục các Chức-sắc thượng-cấp Hiệp-Thiên-Đài, dùng những vị này trong việc phò-loan để lập thành: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ. Trước thời-kỳ Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài được lịnh dùng Đại-Ngọc-Cơ trong việc truyền giáo thì chỉ là một giai-đoạn chơi giải trí của ba vị nói trên là các ông: Cao- Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao-Hoài-Sang. Sau được đắc phong là: Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh. Vốn là nhà thi-sĩ và chất-chứa nơi tâm nỗi căm hờn vì nước nhà bị đô-hộ, tương-lai của tổ-quốc, hoặc làm thi xướng họa chơi cho tiêu-khiển. Lúc sơ khởi thì cũng gặp nhiều khó-khăn, vì trong đêm đầu ba vị đốt nhang khấn vái, ngồi để tay trên bàn từ 9 giờ tối đến 2 giờ khuya mà không có kết-quả gì hết, cố tâm nhẫn-nại, ba vị ngồi thêm đêm thứ nhì (nhằm ngày ) thì đúng 12 giờ khuya có một vong-linh nhập bàn, gõ chữ ráp thành bài thi Đường-luật 8 câu. Đó là bài thi Tự thuật của Cụ Cao-Quỳnh-Tuân là thân sinh của Ông Cao-Quỳnh-Cư. Sự cảm-động và ngạc-nhiên của ba ông. Cách mấy đêm sau, vong-linh Cô Đoàn Ngọc-Quế nhập bàn cho bài thi Tự thán (cũng là bài Thác vì tình), thiệt là lời châu ngọc, điệu thi văn nghe qua ngậm-ngùi xúc-cảm. (Đoàn-Ngọc-Quế là giả-danh của Cô Vương-Thị- Lễ, tức là Tiên-cô Thất-Nương Diêu-Trì-Cung). Thấy sự hiển-linh và huyền-diệu trong sự tiếp-xúc với người cõi vô-hình, ba Ông tích-cực say-mê việc xây CHƯƠNG II1 bàn, đêm nào cũng họp nhau ngồi cho tới ba hoặc bốn giờ sáng mới nghỉ. Từ đó về sau thì các vị Tiên, Thánh, thường nhập bàn, khi thì cho thi-phú hoặc giải nghĩa thi văn, khi thì xác-luận về vận-mệnh nước nhà, đánh trúng chỗ yếu-điểm của tâm-hồn ba ông, khiến cho ba ông ngây-ngất trong niềm vui sướng. Tiếp được bài thi nào hay thì khi dứt cuộc xây bàn, ba ông nán lại: hai ông rao đờn, một ông ngâm thi, rồi cùng nhau mượn chung rượu đầy vơi trong lúc tàn canh để gợi hứng niềm hoài cảm. Cái đêm mà ba Ông ngậm-ngùi và xúc động hơn hết là đêm Đức Tả-quân Lê-Văn-Duyệt nhập bàn cho thi Nhờ chơi xây bàn mà ba ông CƯ, TẮC, SANG, học-hỏi đạo-lý, trau-giồi trí-thức cho tới ngày Đức AĂÂ chính là Đức Chí-Tôn dạy ba ông Vọng thiên-bàn ngoài sân, quì giữa trời mà cầu Đạo (nhằm ngày mùng 1 tháng 11 Ất-Sửu, dương-lịch ). Đó là ba vị Đệ-tử mà Đức Chí-Tôn thâu nhập-môn trước nhứt trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Toà-Thánh Tây-Ninh. Sau đó, Đức Chí-Tôn thâu-phục chư vị Thời-quân Hiệp-Thiên-Đài, vị Đầu-Sư Thượng-Trung-Nhựt và các vị Đại-Thiên-phong Cửu-Trùng-Đài... Do lịnh Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, ba vị Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh, Hộ-Pháp, hiệp với chư vị: Bảo-Văn Pháp-Quân, Bảo-Pháp, Hiến-Pháp, Khai- Pháp, Tiếp-Pháp, chia nhau đi khắp các tỉnh Nam-phần để phò-loan thâu người cầu Đạo nhập-môn (ĐHP Đinh-Mùi 1958) Duyên thơ giữa các vị ngày một khắn-khít hơn, nhờ đó mà Diêu-Trì-Cung đến với ba Ông để xướng hoạ thi văn làm nhịp cầu nối liền Tiên tục. Trong số ấy phải kể Dịch Lý Cao Đài Trang 83 Dịch Lý Cao Đài Trang 84

47 CHƯƠNG II1 đến ba vị Tiên-Nương có trách-nhiệm trực-tiếp là: Thất- Nương, Lục-Nương, Bát-Nương. Riêng phần ở trần-giới thì đây là cơ hội tốt để các bậc lương-sanh lần-lượt đến để cứu vớt quần-sanh, thế nên về sau trong Hội-Thánh có đầy-đủ Chức-sắc Hiệp-Thiên- Đài, Cửu-Trùng-Đài. Chính lúc xây bàn để cầu các Đấng vô-hình giáng điển linh, các bậc tiền-bối này được cơ-hội làm quen với các Đấng Thiêng-Liêng cũng là duyên khởi mà Chí-Tôn đã sắp đặt hầu mở đường xuất Thánh, cũng là cơ hội Đức Chí-Tôn đến trao cho một mối Đạo nhà như ngày nay. Đức Chí-Tôn đến với giả danh là AĂÂ, Thất-Nương Diêu-Trì-Cung VƯƠNG-THỊ LỄ đến với giả danh Đoàn-Ngọc-Quế, hẳn phải có lý-do: 1- là thời-kỳ ẩn-danh của Đức Chí-Tôn, của thiêngliêng. 2- là thiêng-liêng đưa cái giả là cái bóng đến trước rồi cái hình là thật đến sau, tức nhiên thể-pháp có trước mới bày ra bí-pháp sau. 3- Riêng Đức Chí-Tôn tạo sự thân-mật, gần-gũi để tình-cảm đến một cách tự-nhiên, không gượng ép. Như vậy, nhìn về các con số thì: * Đức Chí-Tôn là THẦN, có đủ 3 con số: AĂÂ (một mà ba). * Diêu-trì-cung là KHÍ, có đủ 3 nhân-vật: Thất- Nương, Bát-Nương, Lục-Nương (ba mà một là cùng ở Diêu-Trì-Cung) * Về hữu-hình là TINH, các Đấng gọi là Tam vị Đạo-hữu là ba Ông: Cư, Tắc, Sang. Ba lần con số 3 (3x3) là 9 ấy là một con số huyềndiệu, nhiệm-mầu, huyền-diệu hơn hết là số đó, nó là cơ chuyển-biến đến mực độ tận-thiện, tận-mỹ, toàn năng, toàn tri. Thế nên trong cửa đạo có Cửu-Trùng-Đài hiệp với Cửu-Trùng-Thiên, người tu-hành phải nương vào đây CHƯƠNG II1 đi theo con đường Cửu-Thiên Khai-Hóa để bước vào Cửu- Phẩm Thần-Tiên mà đạt vị nhờ khai thông Cửu khiếu. Số 9 nó là (1+8) tức là cơ vận-hành trong trạng thái tĩnh được lý Thái-cực thúc-đẩy thêm cho nên năng-tri sáng-suốt. Nó cũng là 3+6, 3 và 6 đều là hai lý nhiệm mầu và đều ở trong trạng-thái động. Nó cũng có nghĩa là 3x3 hay ba bình phương là cấp bực tam ngôi biến-hóa vận-hành suốt thông trời đất. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng vận-động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán-học thử đến 9 rồi trở về 0 (không) là vậy. Cùng-cực cái động tức trở về trạng-thái tịnh nguyên-thủy. Dịch Lý Cao Đài Trang 85 Dịch Lý Cao Đài Trang 86

48 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 1- Ba người đó là ai? Chính là ba vị Tướng-soái của Thầy đã chọn lựa sẵn cho xuống trước, ngày nay Thầy đến lập nền chơn-giáo chỉ qui-tựu lại mà thôi, nên tất cả đều có đầy đủ để giao cho sứ-mạng xây cơ chuyển thế, khai đạo cứu đời. Đức Hộ-Pháp có nói rằng: Dùng lương sanh để cứu vớt quần-sanh. Những ngày đầu, Đấng AĂÂ gọi ba vị này là Tam vị Đạo-hữu, một từ thân-mật là các ông: - Cao-Quỳnh-Cư, sau đắc phong là THƯỢNG- PHẨM, tuổi Mậu-Tý (1888) (trái) - Cao-Hoài-Sang, sau đắc phong là THƯỢNG- SANH, tuổi Tân-Sửu (1901) (phải) - Phạm-Công-Tắc, sau đắc phong là HỘ-PHÁP, tuổi Canh-Dần (1890) (giữa) Thầy đã ân-cần nhắc-nhở: C- Đạo thành hình do ba người CƯ, TẮC, SANG, ba con đã lãnh mạng lịnh lớnlao vẹt đường tăm-tối trong buổi ban sơ. Thầy lại khiến ba đứa phải liên-hiệp nhau mới có thể xây đắp nền Đạo cho đến cùng. Đức Chí-Tôn cũng nói rõ về phần yếu-trọng của ba người nữa: CƯ, TẮC, SANG, con ơi! Lập Đạo thành đặng chăng tại nơi ba con. Con đã nghe quyền-hành của yêu-quỉ Thầy cho lớn đến bực nào? Chẳng phải là cơ thử Thánh, Tiên, Phật mà thôi, lại còn là Công-Bình Thiêng-Liêng của Tạo hóa. Nếu hai đầu cân chẳng song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Tự nơi các con làm thế nào cho bên Thánh-Đức nặng hơn tà-mưu thì làm mới ra công-quả. Các con chớ ngại, ngày nay Đạo đã khai tức là Tà khởi. Vậy các con phải làm hết lòng, hết sức mà gìn-giữ lấy mình, đã chẳng phải giữ mình các con mà thôi, lại còn giữ-gìn cả Môn-đệ Thầy nữa. Nội nơi Nam-phương này, như có mặt cho Tà-thần yêu-quái sợ thì duy có ba con. Vậy ráng giữ-gìn cho thanh-khiết. Thầy nói thật cho các con hiểu trước rằng: Cả Môn-đệ Thầy đã lựa chọn, lọc-lừa, còn lại lối nửa phần. Thầy cho yêu quái lấy danh Thầy mà cám-dỗ, đi bao nhiêu thì mất bấy nhiêu. Các con chớ buồn vì Thiên-cơ phải vậy, thi nhiều đậu ít là lẽ hằng. Các con liệu phương thế mà nâng-đỡ đức-tin của Môn-đệ Thầy lên cao hằng ngày, ấy là công-quả đầu hết. (ĐCT Giáp-Dần 1926) Bởi vì, trên tinh-thần một Tôn-giáo muốn sống bền vững và phát-triển tốt đẹp, thì Tôn-giáo ấy phải có đủ Tam-bửu: TINH, KHÍ, THẦN. - Về Thần: thì khi lập Đạo Cao-Đài, Thần đã sẵn có do Đức Chí-Tôn làm chủ linh-hồn của Đạo-giáo. Dịch Lý Cao Đài Trang 87 Dịch Lý Cao Đài Trang 88

49 CHƯƠNG II1 - Về Khí: thì buổi phôi-thai chưa mấy tựu thành, nên Đức Chí-Tôn mượn hình-thể của Diêu Trì-Cung làm Khí. - Về Tinh: thì hình-thể của Đạo Cao-Đài tức là ba Chi: Pháp, Đạo, Thế, tượng-trưng là: Thượng-Phẩm, Hộ- Pháp, Thượng-Sanh (là ba ông Cư, Tắc, Sang) Ấy vậy: Chúng ta xét thấy ĐẠO CAO-ĐÀI còn hạnh-phúc nhiều hơn các Tôn-giáo khác, nếu nhận quả-quyết thì được có ba người, mà ba người tức nhiên nhiều hơn thiênhạ rồi. Cái thiệt tướng của nền Chơn-giáo Đức Chí-Tôn đã hiện tượng do quyền-năng vô-đối của Ngài mà đoạt được, mà trong đó các vị thừa hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình, nắn nên tướng của nó. Thử hỏi, các Tôn-giáo từ xưa thì sao? - Đạo Phật: có 4 người theo Ngài, nhưng không phải bốn người ấy theo làm Môn-đệ, mà theo đặng coi Phật có đoạt Pháp đặng chăng? Sau cùng chỉ có hai người trọng-yếu hơn hết, rồi đến ngày cuối-cùng còn có một người đoạt đặng Phật-giáo mà thôi. - Đạo Tiên: Đức Lão-Tử có một người Môn-đệ và một đứa ở là Từ-Giáp biết Đạo của Ngài. Duy có ông Doãn-Hỉ theo Đức Lão-Tử, đoạt pháp, truyền-giáo mà Đạo Tiên còn tồn-tại đến ngày nay. - Đạo Khổng-Phu-Tử tuy vẫn nói có Tam-thập-lục- Thánh, Thất-thập-nhị-Hiền, mà cả thảy Môn-đệ của Đức Khổng-Tử chưa chắc người nào đoạt đặng. Duy có một người là Thầy Sâm mà thôi. Bằng cớ là buổi chung-qui Ngài kêu Sâm mà nói: Đạo Ta chỉ có một ngươi biết mà thôi, Sâm, ngô Đạo nhứt vi quán chi. - Đức Chúa Jésus có nửa người Môn-đệ thôi, bởi ông Pierre chối Chúa ba lần, đến khi ăn năn, khóc-lóc với Bà Maria mà xưng tội mình. CHƯƠNG II1 - Mahomet: Có một người Môn-đệ là phụ nữ mà Đạo Hồi đã thành vậy. Chúng ta suy đoán thấy chỉ có thương-yêu: duy có một người thương hoặc nửa người thương mà các vị Giáochủ đã lập thành Tôn-giáo tại mặt điạ-cầu này. 2- Thử-thách về Đức-tin Trong suốt thời-gian đầu, Đấng Đại-Tiên AĂÂ đến với ba ông: CƯ, TẮC, SANG bằng tình thân-thiết, dạy thi văn hoặc giải-thích những điều gì khó-khăn mà các vị này cầu hỏi; tuy nhiên các vị phải cam-kết với Ngài trong các điều-kiện mà Ngài muốn. Muốn cho Bần-Đạo đến thường, xin chư vị nạp mấy lời yêu-cầu của Bần-Đạo sau đây: - Một là đừng kiếm biết Bần-Đạo là ai? - Hai là đừng hỏi đến Quốc-sự, - Ba là đừng hỏi đến Thiên-cơ. Quí vị xây bàn đều hứa giữ ba điều ấy. Cho đến khoảng tháng 9 năm Ất-Sửu, Đấng AĂÂ giáng nói với ba ông như vầy: Tôi nói lộ Thiên-cơ, trên Ngọc-Hư bắt tội, xin Tam vị Đạo-hữu cầu trên Ngọc-Hư-Cung tha tội Tôi, nếu không lo cầu giùm thì tôi sẽ bị phạt; Thượng-Phẩm, Hộ- Pháp, Thượng-Sanh rất lo lắng. Ba Ông vọng bàn hươngán cầu Diêu-Trì-Cung. Đức Thượng-Phẩm có làm một bài thi rồi đọc trước bàn hương-án như vầy: THI Vái-van xin quí Cửu-Thiên-Nương, Tâu với Ngọc-Hư tỏ ngọn nguồn. Vì nghĩa Ă.A mang trọng tội. Nghĩ tình đồng Đạo để tình thương. (Mồng 3-9 Ất-sửu 1925) Dịch Lý Cao Đài Trang 89 Dịch Lý Cao Đài Trang 90

50 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 3- Ngày Vọng Thiên Cầu Đạo họ dừng chân lại coi ba ông cúng vái ai mà quì ngoài sân cỏ như vậy. Điều đáng ghi nhớ nhất là ngày Ất Sửu, Đấng Cửu-Thiên Huyền-Nữ giáng mách bảo rằng: Mùng một này, Tam vị Đạo-hữu Vọng thiên cầu Đạo. Bà thăng rồi ba ông họp nhau bàn giải, không hiểu cầu Đạo là gì mà Bà dạy, để cầu hỏi mấy Em. Ngày sau ba ông cầu Thất-Nương hỏi: - Thất-nương dạy dùm cầu Đạo là gì? Thất-Nương nói: - Không phải phận-sự của Em, xin hỏi Ông AĂÂ. Ngày sau nữa, có các Đấng giáng về, ba ông hỏi thì các Đấng cũng nói: Không phải phận-sự của tôi, xin hỏi Ông AĂÂ. Ngày Ất-Sửu (dl ) Ông AĂÂ giáng dạy rằng: Ngày mùng 1 tháng 11 này ( dl ) Tam vị phải VỌNG THIÊN CẦU ĐẠO. Tắm gội cho tinh-khiết, ra quì giữa Trời cầm 9 cây nhang mà vái rằng: Ba Tôi là: Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao- Hoài-Sang. Vọng bái CAO-ĐÀI THƯỢNG-ĐẾ, ban ân đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh. Sớm mai ngày mùng một, ông Cao-Quỳnh Cư đi mượn một Đại Ngọc-Cơ của ông Tý ở ngang nhà (cũng ở đường Bourdais, Sài-gòn). Nhớ lời Ông AĂÂ dạy, ba ông quì ngoài sân, sắp đặt có một cái bàn nhỏ, quì chống tay trên bàn, cầm 9 cây nhang mà vái: Ba tôi là: Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao- Hoài-Sang. Vọng bái Cao-Đài Thượng-Đế ban ân đủ phúc lành cho Ba tôi cải tà qui chánh. Ba ông cứ tịnh tâm mặc niệm vái như lời Ông AĂÂ dạy, không nhớ tới cái vụ quì ngoài đường có kẻ qua người lại dập-dìu, lớp thì xe cộ họ đi chơi, đi coi hát về, Ai coi mặc ai, ba ông cứ quì đó cầu-khẩn van-vái cho tàn hết 9 cây nhang. Ngày Vọng Thiên Cầu Đạo là sắp vô đề mở Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, các Đấng dìu-dắt ba ông lần lần, nghĩa là ba ông mới nhập trường Đạo. Dịch Lý Cao Đài Trang 91 Dịch Lý Cao Đài Trang 92

51 D- Luận Đạo: Tinh Khí Thần hiệp nhứt CHƯƠNG II1 Nói một cách khác: ngày 1-11-Ất-Sửu, chính là ngày mà cái trứng tinh-thần của Đạo Cao-Đài được thành hình, tức là nền Đại-Đạo đã hiệp đủ ba Chi: Pháp, Đạo, Thế; cũng là hiệp đủ Tam-bửu: Tinh, Khí, Thần. Hơn nữa, ba con số 1 đã nói lên sự đắc nhứt, rằng: - Thiên đắc nhứt linh, - Điạ đắc nhứt minh, - Nhân đắc nhứt thành. Đây cũng là phương tu của người Đạo Cao-Đài, mà Đức Phật-Mẫu đã ân-cần chỉ dạy như vầy (15-8 Nhâm- Ngọ dl ) Diêu-Trì Kim-Mẫu, Mẹ vui được thấy các con biết lo cho chúng-sanh tức là lo cho mình vậy. Mình tu cho chúng-sanh, mình lập vị cho chúngsanh tức là lập vị cho mình. Phải hiểu cho rõ, nếu chúngsanh chưa ai đắc Đạo, thì ta phải cầu-nguyện cho người đắc Đạo trước ta. Nếu mình cứ mong cho cao phẩm-giá, tức là trái với Thiên-ý. Mình phải hằng ngày trau-giồi tánh đức, lo chung cho thiên-hạ ấy là phương-pháp tu tắt đó. Thường ngày công-phu mà mình chất chứa tánh tự kiêu thì cũng không mong đắc chánh-quả được, bất quá đắc một vị Địa-Tiên đó thôi. Vậy muốn cho hoàn-toàn thì ráng tập cho biết trừ các điều xấu-xa, tập thường ngày tầm chơn-lý, kiếm hiểu huyền-vi, răn mình hằng bữa, đó là đường chánh sáng-láng cứ lo bước tới. Đạo chia ra ba chi: Pháp, Đạo, Thế. CHƯƠNG II1 Mình tu cho đúng theo luật, hành theo pháp, thì chúng-sanh nơi thế ca tụng công đức mình, trọng kính mình, ấy là mình ĐẮC THẾ. Hễ đắc thế thì phải tầm pháp đặng cứu chữa, dạy bảo theo pháp; nếu mình hành pháp hiển-linh, chúng-sanh ứng mộ, thì mình ĐẮC PHÁP. Nếu mình đắc pháp thì phải tầm Đạo vô vi, muốn tầm không phải dễ, mà dễ khó là do nơi mình; nếu đi được hai khoản, thì khoản sau này phải ráng, nếu đắc Đạo thì nhập cõi Niết-Bàn. Lại nữa: Theo chơn-pháp của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ- ĐỘ thì mọi cơ-cấu nơi cõi vô-hình đều có cơ-cấu hữuhình đối tượng của Đạo nơi mặt thế. Ở cõi thiêng-liêng có Cửu-Thiên Khai-Hóa, thì trong cửa Đạo Cao-Đài có đối tượng hữu-vi là Cửu-Trùng-Đài. Còn ở vô-hình có cơ-cấu tạo ra cung Trời là Thập- Nhị Khai-Thiên tức là Thập-Nhị Thời-Thần thì ở cửa Đạo Cao-Đài có đối tượng hữu-vi là Thập-Nhị Thời-Quân. Đối với luật thiên-nhiên của vũ-trụ, ta từng nghe nói Thiên điạ tuần-hoàn chu nhi phục thuỷ. Từ tạo thiên lập địa, càn-khôn phát khởi tới ngày nay biết mấy muôn vạn lần xuân qua hè lại, thu mãn, đông tàn, nay tới đời hạ nguơn mạt kiếp cũng gọi là cuối cùng. Phàm muôn việc đều có thủy, có chung, có khởi, có cùng, như một ngày một đêm 12 giờ; khởi ở Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi Tới Hợi rồi phải khởi lại Tý Nếu lấy khoa-học nhận xét thì sự ăn khớp nhau giữa Hà-đồ và địa-dư thì thấy rõ-ràng sự đúng nhau của trái đất bắt đầu từ lúc sơ khai. Mới bắt đầu số 1, phát sinh ở hướng Bắc, tức là cái vi-dương (vi dương đây là Đạo). Bắt đầu có ở hướng Bắc cho nên trên quả địa-cầu lúc đó có đại-lục mà chỉ ở hướng Dịch Lý Cao Đài Trang 93 Dịch Lý Cao Đài Trang 94

52 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 Bắc hưởng thụ cái khí vi-dương đầu tiên của sao Bắc-đẩu. Thiên nhứt sanh thủy. E- Sự thành hình trải qua ba thời-kỳ Rồi dần dần phát-triển qua hướng Nam, tức là số 1 tiến dần đến số 2; số 2 ở về hướng Nam thể trên, tức là 1- Thời-kỳ khởi thủy đaị-lục của Bắc Á-châu (chi THẾ xuất-hiện). Bấy giờ sang hướng Đông đến số 3. Số 3 tức là số a/- Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài của Thiếu-dương (đây là lúc thịnh hành của cơ Pháp) cho Nay Chí-Tôn thành lập Đại-Đạo có ba thời kỳ; nên trong thời thái-cổ theo sự phát triển về thời gian, vì lẽ quan-trọng nhứt là cơ khởi thủy. ấy mà thời đó ở Á-đông văn-minh trước Âu-tây, mà chính Trong cửa Đạo ngày nay cũng vậy, chính ba vị cái văn minh tinh-thần vô-cùng sáng-suốt thấu hiểu được Tướng-soái của Chí-Tôn đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan trời đất. cho mối Đạo Trời trong cái cơ-vi: Thiên địa tuần-hoàn Do lẽ ấy mới có câu: châu nhi phục thủy đó; phải chăng tất cả đều có một sự - Thiên khai ư Tý sắp xếp tế-vi, nên mới nói Đạo thành do ba người. - Địa tịch ư Sửu. - Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư, tuổi Mậu-Tý - Nhơn sanh ư Dần. (số 1) nắm chi ĐẠO. Tức là Tý-hội khai thiên, qua Sửu-hội sanh địa-cầu - Đức Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang, tuổi Tân-Sửu và Dần-hội thì sanh nhơn-loại. Thiên, Địa, Nhơn gọi là (số 2) nắm chi THẾ. Tam tài hay là Thiên-hoàng, Địa-hoàng, Nhân-hoàng. - Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc, tuổi Canh Dần (số Tại sao Đức Phật-Mẫu dạy phải cầm 9 cây nhang 3) nắm chi PHÁP. mà khấn-vái? Ba người đứng vào ba tuổi: Tý, Sửu, Dần. Bởi mỗi người là một tế-bào khởi thủy cho sự Đây là ba người trong cơ khởi thủy của Hiệp-Thiêntrường tồn của nền Đại-Đạo. Đài. Mà tế bào tinh-trùng ở con người cũng như sinh vật có chỗ giống nhau, đều cấu-tạo bởi một dương điện-tử và 9 âm điện-tử. Do vậy mà các ông phải cầm 9 cây nhang mà cầu-nguyện làm biểu-tượng ấy. Đây là lúc làm nên cái trứng tinh-thần Đại-Đạo. Hiệp-Thiên-Đài là hình-trạng của Ngọc-Hư-Cung tại thế. Ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng đi đến Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc-Thế-Giới và Bạch-Ngọc- Kinh là nơi chúng ta hội-hiệp cùng Thầy hay là chỗ ải địađầu ngăn cản các chơn-linh chẳng cho xông phạm đến đường Tiên nẻo Phật. Lòng Từ-bi của Thầy cho có kẻ rước là Thượng- Sanh, người đưa là Thượng-Phẩm và người dẫn nẻo mở đường cứu độ là Hộ-Pháp, đặng đem cả con cái của Thầy về giao lại cho Thầy, kẻo hằng ngày trông đợi. Dịch Lý Cao Đài Trang 95 Dịch Lý Cao Đài Trang 96

53 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 Thượng-Phẩm tiếp các chơn-hồn của Thượng-Sanh giao vào cửa Đạo. Thượng-Phẩm là người thể Đạo đối với hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh. Thượng-Phẩm chưởng-quản chi ĐẠO, tuổi Mậu-Tý Thượng-Sanh chưởng-quản chi THẾ, tuổi Tân-Sửu Hộ-Pháp chưởng-quản chi PHÁP, tuổi Canh-Dần Còn Thượng-Sanh về Thế độ, đem các chơn-hồn Như vậy Hiệp-Thiên-Đài là quẻ LY Tức nhiên: Như trên, khi sắp theo số âm dương, cơ ngẫu, thì ba vị Chức-sắc Đại-Thiên-phong của Hiệp-Thiên-Đài họp thành quẻ LY bởi số lẻ là dương, tượng trưng vạch liền, số chẵn là âm tượng-trưng vạch đứt mà số 1 và 3 là dương, giữa là âm tạo thành quẻ LY là vậy. Kết-luận: Tam đầu chế của Hiệp-Thiên Đài biểu tượng bằng quẻ LY Ngoài ra Đức Hộ-Pháp còn là Chưởng-quản cả Hiệp-Thiên-Đài nữa, do vậy mà Quyền-hành của Hộ- Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh là: Trong Hiệp-Thiên-Đài thì Hộ-Pháp thay quyền cho các Đấng Thiêng-Liêng mà gìn-giữ công-bình tạo-hóa, bảo-hộ nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới địa-vị tận thiện tận mỹ; người thì tận thiện còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự tấn-hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì phải có luật-pháp, lấy luật-pháp mà kềm chế nhơn-sanh cũng như các Đấng trọn lành lấy Thiên-điều mà sửa trị Càn-Khôn Thế-Giới. Hộ-Pháp là thể các Đấng trọn lành, Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo đặng dìu-dắt các chơnhồn lên tột phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh-vực cả tín-đồ và Chức-sắc thiên-phong ngồi an địa-vị, cũng như chư Thần, Thánh điều-đình Càn-Khôn Thế-Giới cho an tịnh mà giúp sức cho vạn-loại sanh sanh hóa hóa. vào cửa Đạo, dầu nguyên-nhân hay là hóa-nhân cũng vậy, phải nhờ Người độ-rỗi. Thượng-Sanh đặng mạng lịnh chuyển thế, buộc Thượng-Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an-ủi, dạy dỗ, mà kể từ hạng vô-đạo trở xuống cho tới vậtchất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể Đời, Người đứng đầu của phẩm phàm-tục. (PCT) Bởi giá trị tinh-thần của ba Ngài được mệnh danh là Tướng-soái của Chí-Tôn nên sở hành của các Ngài đã cống-hiến cho nền Đạo thật là to-tát. Ngài Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức luận về tâm-lý của ba ông: Luận về tâm-lý, trong ba ông, mỗi người đều có một đặc-tính mà ta cần biểu-dương để xưng tụng công đức. Dầu muốn, dầu không, toàn thể Đạo Cao-Đài đều phải ca ngợi công khai Đạo của ba vị ấy: - Ông thứ nhứt là Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư, nhờ đức tính cao-thượng và cương quyết nên hễ làm việc gì thì cố-gắng làm cho kỳ được. Bởi thế nên khi nhận chân mối đạo, thì ông nghe theo tiếng gọi thiêng-liêng mà phế đời hành Đạo, mặc dù lúc đó ông đang là một vị côngchức của chính-phủ Pháp. Công-nghiệp của ông đã ghi đậm trang sử Đạo. (Ông là người đầu công trong việc mởmang ban đầu). - Ông thứ nhì là Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc. Ông là người có tánh cao-thượng và hùng khí, lại thương đời mến Đạo nên khi nhận rõ mối Đạo cũng liền phế đời hành Đạo, ông cũng là công chức lúc ấy (Ông đã đóng góp trọn đời suốt 35 năm) - Ông thứ ba là Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang cũng có tánh cao-thượng và yêu đời mến Đạo như hai ông kia, nhưng vì hoàn-cảnh còn phải ở lại với chức-vị của ông vì Dịch Lý Cao Đài Trang 97 Dịch Lý Cao Đài Trang 98

54 CHƯƠNG II1 ông cũng là công-chức. Tuy nhiên ông cũng nghe theo tiếng gọi của thiêng-liêng mà hành-đạo trong lúc rảnh rang. Ông rất dày công phổ-độ lúc ban sơ. Ba ông đều đắc Thiên-phong trước hết và đắc lịnh chấp cơ truyền Đạo phổ-độ chúng-sanh. Hai ông Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm hiệp thành một cặp đồng-tử chấp cơ phong Thánh truyền giáo, lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân- Luật là Hiến-chương của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hiện giờ. Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công của hai ông này vào bậc nhất, vì trước hết và trên hết, Đức Chí-Tôn mượn tay Thần-lực của hai ông mà lập thành Đại-Đạo cho đến ngày nay. Chúng ta suy đoán chỉ có thương-yêu, duy có một người hay nửa người thương mà các vị Giáo-chủ đã lập thành Tôn-giáo tại mặt thế này." Chính Đức Hộ-Pháp xác nhận: Chúng ta xét lại thấy ĐẠO CAO-ĐÀI còn hạnhphúc hơn các nền Tôn-giáo khác, nếu nhận quả-quyết thì có ba người, mà ba người tức nhiên nhiều hơn thiên-hạ rồi. Cái thiệt tướng của nền Tôn-giáo Đức Chí-Tôn hiện tượng do quyền-năng vô đối của Ngài mà đoạt đặng, trong đó các vị thừa-hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình, nắn nên tướng của nó. Bần-Đạo kiếu lỗi cùng con cái của Ngài không phải tự kiêu hay là tự đắc, chính tay Bần-Đạo có một phần khá lắm, vì cớ Bần-Đạo rủ chúng ta dùng phép hồi-quang phản chiếu đặng định tướng diện của mình, cốt-yếu là một phần tử trong nền Tôn-giáo. Hễ mình coi chơn tướng của mình, rồi tổng số các chơn tướng đó làm chơn tướng của Đạo. Bần-Đạo thấy Đạo Cao-Đài nên hình đặng tức là thành tướng thương-yêu. CHƯƠNG II1 Ta không có mơ vọng và không có lường gạt tâm-lý nhơn-sanh, trước mặt mỗi người đều thấy, hỏi do quyềnnăng nào tạo thành quyền-lực ngày nay? Quyền tạo ngày nay do Luật Thương-yêu mà thành tướng. Vậy mà nếu do Luật Thương-yêu thành tướng thì không có quyền-năng nào tàn phá nó đặng, nó có sợ chăng là sợ luật thù hận. May thay, cả lực-lượng thù hận cũng không xung-đột được bởi có bàn tay thiêng-liêng gạt thù hận ra khỏi rồi. Nó nên hình bởi sự thương-yêu, trưởng thành trong sự thương-yêu bởi hình chất của thương-yêu. Hễ càng ngày càng lớn lên càng tráng-kiện, nó sẽ làm Chúa cả thù hận không hề xâm-lấn nó đặng. Nói quả-quyết Bần-Đạo đã đánh tan thù hận ra, khi các đảng-phái dùng quyền-lực đặng chiếm ngôi vị của Chí-Tôn để tại mặt thế-gian này. Bần-Đạo đã can-đảm dùng quyền của Bần-Đạo đánh ngã hết đặng bảo-trọng hình tướng thương-yêu của Đạo, Bần-Đạo lỗ vốn cũng nhiều, Bần-Đạo gánh lấy cả thù hận ấy đặng bảo-tồn hình-thể của Chí-Tôn cho trọn thương-yêu. Đó là Tam đầu chế của HIỆP-THIÊN-ĐÀI vậy. b/- Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài Về Cửu-Trùng-Đài cũng có Tam đầu chế như Hiệp- Thiên-Đài vậy. Ba vị Đầu-Sư của ba phái là THÁI, THƯỢNG, NGỌC. Thay vì trong thời tịch-đạo Thanh Hương này thì Nam lấy chữ Thanh 青 Nữ lấy chữ Hương 香 đặt vào tên tộc của mỗi Chức-sắc, sẽ trở thành Thánh-danh trong Đại- Đạo. Ví-dụ: nữ Lễ-Sanh Nguyễn-Thị-Lan chẳng hạn, Thánh-danh là Lễ-Sanh Hương-Lan; Còn Nam-phái thì chữ sắc phái đặt phiá trước, kế đến là tên tộc, sau cùng là chữ tịch-đạo, là Thanh. Dịch Lý Cao Đài Trang 99 Dịch Lý Cao Đài Trang 100

55 CHƯƠNG II1 Ví-dụ: Lễ-Sanh Nguyễn-Văn-An, đắc phong phái Thái, Thánh-danh sẽ là: Thái-An-Thanh. Nhưng, chỉ riêng trong thời khởi khai Đại-Đạo thì Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài Nam-phái được một đặc-ân là ba vị Đầu-Sư có Thánh-danh mang chữ: Nhựt, Nguyệt, Tinh là Tam-bửu của trời: - Thái Đầu-Sư Thái-Minh-TINH (Thiện-Tinh) - Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT - Ngọc Đầu-Sư Ngọc-Lịch-NGUYỆT Nhựt, Nguyệt, Tinh chính là Tam-bửu của Trời mà nay Đức Chí-Tôn đã đem đặt vào cơ-quan Cửu-Trùng-Đài của nền Đại-Đạo. Hội-Thánh Đại-Đạo có chia ra làm hai Đài hữu-hình: - Cửu-Trùng-Đài lo về cơ-quan giáo-hóa nhơn-sanh. - Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo-tồn luật pháp Đạo. Cơ phong Thánh Cửu-Trùng-Đài Nam-phái được thành lập trước, vào ngày 14 rạng ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần (dl ). Tuy nhiên, với ba vị Đầu-Sư này được Thiên-phong vào các ngày như sau: - Ông Lê-Văn-Trung, Thánh-danh Thượng-Trung- Nhựt, đắc phong ngày 15-3 Bính-Dần. - Ông Lê-Văn-Lịch, Thánh-danh Ngọc-Lịch- Nguyệt, đắc phong ngày 15-3 Bính-Dần. - Ông Thiện-Minh, Thánh-danh Thái-Minh-Tinh, đắc phong ngày Bính-Dần. Ngày ông Thiện-Minh được ân-phong, có lời dạy của Thầy: Thiện-Minh, con há! Mừng con, Con ôi! Khi Thầy giáng sanh lập Đạo Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng-sanh, đến đỗi phải lấy thân làm của tế mà cầu-khẩn cho chúng-sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết! CHƯƠNG II1 Nay con vì ma khảo phải đổ máu mà rửa tội cho toàn phái Thái, thì sự vinh-diệu con trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã đặng so-sánh cùng Thầy rồi Cười! Con phải lấy hiệu Thiên-ân là Thái-Minh-Tinh làm Đầu-Sư Nhưng Đạo là lý, mà lý của vũ-trụ vốn vô cùng. Nếu luận về Tam-bửu của Trời thì: - TINH là sao có rất nhiều (thuộc âm) - NHỰT là mặt trời thì có một ( dương) - NGUYỆT là mặt trăng, có một (âm) Như vậy Cửu-Trùng-Đài là quẻ KHẢM (nếu kể tam-thiên-thế-giới và thất-thập-nhị-điạ là tinh-tú thì có đến vì sao) Do vậy, mà phái Thái phải có đến hai vị: 1- Thái-Minh-Tinh 2- Thái-Nương-Tinh Ngày Bính-Dần ( ) Thầy giáng dạy rằng: Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe! Thầy phong cho con chức Thái-Đầu- Sư, phải hành-đạo và hiệp sức phổ-độ phái Thái, Thái- Minh-Tinh bị Lý-Thái-Bạch cách chức Đức Lý dạy: Nương phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe! (13-12 Bính-Dần). Đức Thượng-Đế cũng xác nhận về ba vị Tướng-soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng-Đài rằng: Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc-Thanh, Thái-Thanh và Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng. Dịch Lý Cao Đài Trang 101 Dịch Lý Cao Đài Trang 102

56 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 Bởi ngày giờ đã muộn, ráng mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải ráng mà đồng công cọng sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức, ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công. Như trước đã nói Hiệp-Thiên-Đài là quẻ LY c/- Chiết Khảm điền Ly của Đạo Cao-Đài Từ xưa đến giờ, người tu-hành chỉ mong TU LUYỆN: chiết Khảm điền Ly phản vị Càn; có nghĩa là căn-cứ trên quẻ, nếu lấy hào dương của Khảm đem thế vào hào âm ở giữa của quẻ Ly thành ra quẻ Càn. Như vậy, nay là cơ đại ân-xá của Chí-Tôn nên chính Thầy đã chiết Khảm điền Ly cho tất cả rồi, thế nên Thầy mới nói Các con chỉ có TU mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên, vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng khỏi luân-hồi, để lòng từ-bi độ rỗi kẻo tội nghiệp. Mà tu thì làm sao? Còn đây Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ KHẢM Vì sao? Bởi theo thứ-tự BA PHÁI là Thái, Thượng, Ngọc; tức nhiên: - Phái Thái thuộc Phật, Người dưới thế này, muốn giàu có phải kiếm - Phái Thượng thuộc Tiên. phương thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác thịt. Còn - Phái Ngọc thuộc Thánh. Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo, phải có côngquả. Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ này thì: * Phái Thái có hai vị, mang chữ TINH, số 2 thuộc âm. * Phái Thượng có 1 vị, mang chữ NHỰT, số 1 thuộc dương. * Phái Ngọc có một vị, mang chữ NGUYỆT, thuộc âm. Như vậy, Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ Khảm (khảm vi thủy, thủy là nước). Còn lại BÁT-QUÁI-ĐÀI là nơi thờ Đức Chí-Tôn và các đẳng Thần, Thánh, Tiên, Phật, thuần dương, thuộc quẻ CÀN (càn vi thiên, càn là trời vậy). Kết-luận: * Bát-Quái-Đài, là quẻ Càn (càn vi Thiên). * Hiệp-Thiên-Đài, là quẻ Ly (ly vi Hỏa). * Cửu-Trùng-Đài, là quẻ Khảm (khảm vi Thủy). Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường đạo-đức cho các con nên Đạo. Vậy đắc Đạo cùng chăng tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe. K ôi! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc Đạo bao giờ. (TN I/27) Thầy chiết khảm điền ly bằng cách nào? Theo thứ-tự trên đã cho thấy rõ: lẽ ra Đền Thánh được kiến-thiết, trong cùng là: - Bát-Quái-Đài, thuộc về Thần, quẻ Càn - Hiệp-Thiên-Đài, thuộc về khí, quẻ Ly - Cửu-Trùng-Đài, thuộc về Tinh, quẻ Khảm Nhưng, trên thực-tế thì các vị-trí đã thay đổi ở hai đài hữu-hình là: - Bát-Quái-Đài, hướng Đông, ở trong, quẻ Càn - Kế đến là Cửu-Trùng-Đài, ở giữa, quẻ Khảm Dịch Lý Cao Đài Trang 103 Dịch Lý Cao Đài Trang 104

57 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 - Ngoài là Hiệp-Thiên-Đài, hướng Tây quẻ Ly Đây là phần Địa-hình đã tương-hiệp: Ngài đã đặt quẻ Khảm lên quẻ Ly; đồng thời đặt quẻ Ly lên quẻ Khảm để thành quẻ Càn. Thế nên, người tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay tu mà không cần luyện, chỉ Phụng-sự vạn-linh, mà phụng-sự vạn-linh tức là phụng-sự cho Chí-linh. Cúng Tứ-Thời là Luyện Tam-bửu vậy. Ngày nay Chí-Tôn đã định khai Đạo đặng thịchứng cho các Tôn-giáo biết nhìn nhau trong đường hànhthiện, trừ tuyệt hại tranh-đấu thù hiềm, làm cho thế-giới đặng Hòa-bình, thoát cơ tự diệt. Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương theo chữ HÒA mới toan thành lập. Chí-Tôn định lập thành Hội- Thánh đặng thay thế hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng: là tại đó. Thầy khuyên mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy. 2- Thời kỳ kiến tạo Qua thời-kỳ kiến tạo để lập công, dành cho người biết dâng công đổi vị, thì bên Cửu-Trùng-Đài chính Đức Quyền Giáo-Tông về mặt hữu-hình đã góp vào một côngquả to lớn để dựng đức-tin làm nền tảng Đại-Đạo ngày nay cùng với hai vị: Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp bên Hiệp- Thiên-Đài. Với lời minh-chứng của Đức Hộ-Pháp như sau: Bần-Đạo xin nhắc lại, xin làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn: Nam Nữ cũng vậy. Nếu toàn thể con cái của Ngài một đôi triệu chơn linh mà có đức-tin vững chắc như đức-tin của: - Cửu-Trùng-Đài là thi-hài, ấy là Tinh. - Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư, - Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là Khí. - Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt, - Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là Thần. - Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc. Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành Đạo đặng. Lại nữa: Thần là khiếm-khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập Tam-Kỳ Phổ-Độ này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam-bửu là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật-lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-đình mỗi phen đánh tản Thần không cho hiệp cùng Tinh Khí. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn-thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu Thần cư tại nhãn. Bố trí cho chư đạo-hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu-nhiệm Nếu cả thảy đều có đức-tin vững-vàng dường ấy Bần-Đạo dám nói chắc rằng: Các người dời núi Bà xuống châu-thành Sài-gòn cũng đặng. Có thể nói: nền Đạo Cao- Đài này thiệt-hiện được như ngày nay là nhờ đức-tin của Thượng-Trung-Nhựt. Đức Hộ-Pháp nói lý do: Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn buổi nọ còn lại có ba người. Thật ra hồi ban sơ chỉ có ba người. Ba người ấy thiên-hạ kêu là ba người lỳ; ba người ấy là: - Đức Cao Thượng-Phẩm - Đức Quyền Giáo-Tông - Và Bần-Đạo đây (Hộ-Pháp) Chúng tôi nhứt tâm, nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức Chí-Tôn. Bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo hiếu cho Dịch Lý Cao Đài Trang 105 Dịch Lý Cao Đài Trang 106

58 CHƯƠNG II1 Đức Chí-Tôn và tự nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết ĐẠO CAO-ĐÀI này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng-tộc và giống-nòi. Đó là tấm lòng hiếu thảo của Đức Hộ-Pháp thì như vậy, còn lại tinh-thần của Đức Thượng-Phẩm thì Đức Hộ-Pháp nói tiếp: Bần-Đạo thú thật buổi nọ: Chỉ có ba Anh em, ôm sứ-mạng thiêng-liêng ấy nơi mình. Lãnh sứ-mạng khó-khăn thì tưởng đâu Đạo Cao-Đài thì cũng như Đạo Phật hay Minh-sư, Minhđường. Đáo-để, cạo đầu vô chùa làm Thầy chùa tu là cùng, tưởng dễ-dàng lắm, kiếp sanh nơi thế, thời bấy giờ đã khổ-não tâm-hồn và xác thịt, lệ thuộc như thế. Ổng biểu tu, nào dè mở Đạo trong thời-gian ngắn-ngủi, không bao lâu thấy cả con cái của Ngài đến cùng Ngài cả muôn cả triệu, chừng đó mới biết sợ-sệt. Chính mình buổi nọ, Đức Quyền Giáo-Tông ra hậu-điện, Người hỏi Bần-Đạo: làm cái gì vậy? Thấy thiên-hạ vào cửa Đạo quá chừng, Đại-Từ- Phụ làm cái gì kỳ quá vậy? Chính mình Bần-Đạo cũng không biết. - Biết đâu! Ông làm gì? Ông đến thâu tín-đồ nhiều quá ảnh than rằng: tới đâu hay tới đó, biết sao! Kể từ đó bị khảo miết: Đức Cao Thượng-Phẩm bị khảo đến ngày giờ chót. Ngày giờ cuối cùng, nằm trên giường bịnh cho tới hơi thở cuối cùng không buổi nào không bị khảo, không buổi nào không bị nhục-nhã. Cái luật thiên-nhiên không có điều gì xin-xỏ, điều gì cũng phải mua chuộc. Bần-Đạo đã quyết rồi, xin để Bần-Đạo kết luận: Bởi mua chuộc với cái khảo-đảo, nhục-nhã của đời, để bảo-trọng danh-giá của Ngài. Ngày nay Ngài sang-trọng vô đối. CHƯƠNG II1 Sự-nghiệp vẻ-vang của Đức Thượng-Phẩm như vậy chính do Ngài biết giữ được chữ nhẫn chữ hòa, một là để tô-bồi thiên-vị, hai là nâng cao phẩm-giá chơn-linh cao trọng của Ngài. Đức Cao Thượng-Phẩm là chơn-linh Hớn-Chung- Ly: một vị Đại-Tiên trong Bát Tiên, làm sứ-mạng của Chí-Tôn đến tạo dựng nên Tôn-giáo tại thế này. Người cùng với Hộ-Pháp họp thành cặp cơ phong Thánh lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật để làm Hiến-chương cho nền Quốc Đạo. Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công khai Đạo của Đức Cao Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người để chấp cơ cùng Hộ-Pháp thì: - Đâu có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, - Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam Nữ, - Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo, - Đâu có Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật, - Đâu có đại-nghiệp hiện giờ cho nhơn-sanh thừa hưởng. Đến khi khởi công xây dựng Thánh-Thất tức là nhà chung của Đạo (là Thánh-Thất tạm trước khi xây Đền- Thánh bây giờ) thì Đức Thượng-Phẩm là người đứng ra cùng góp công với nhân-sanh bứng gốc phá chồi, thật là Đấng đã khai sơn phá thạch cùng với Đức Hộ-Pháp tạo nên một ngôi thờ phượng khang-trang, một ngôi Tổ đình lưu lại cho nhơn-sanh một đức-tin tuyệt-đối. Nhưng đạinghiệp ấy mới nửa chừng Người phải về thiêng-liêng làm nhiệm-vụ của Đức Chí-Tôn giao-phó, đành buông gánh Đại-Đạo cho Hộ-Pháp một tay lèo-lái, lại còn chịu lao-lý để gánh ách nạn cho dân-tộc. Với hai Đấng đầu công thật là công-trình vẹn-vẻ, vừa lo phần thể-pháp, vừa thực hiện bí-pháp của Đạo, hai Ngài đã thể hiện cơ âm dương tương-đắc vậy. Dịch Lý Cao Đài Trang 107 Dịch Lý Cao Đài Trang 108

59 CHƯƠNG II1 Ấy là hai Chức-sắc Đại Thiên-phong nơi cửa Hiệp- Thiên-Đài trong cơ kiến-tạo nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ- Độ: - Một là Đức Hộ-Pháp, đầy lòng hiếu đạo cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu. - Hai là Đức Thượng-Phẩm đầy-đủ đức kiên-nhẫn với một đức-tin tuyệt-đối. Còn với công-quả phi-thường của Đức Quyền Giáo- Tông, Đức Hộ-Pháp đã giải: Thật sự hồi ban sơ chỉ có ba người (lập lại một lần nữa): Bần-Đạo nói không có gì! Đức Chí-Tôn đã đến một cách tình cờ, một cách không ai tưởng-tượng được. Khi Ngài đến thì chỉ có Đức Thượng-Phẩm và Bần-Đạo mà thôi. Về sau Bần-Đạo và Đức Cao Thượng-Phẩm mới đến nhà Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đặng Chí-Tôn chuyện vãng cùng Người. Đứng đầu trong trường chính-trị đã chịu ảnh-hưởng một tình thế bị trích-điểm cũng có, được tôn-sùng cũng có, được khen cũng có, bị chê cũng có. Buổi ấy bị họ ghen-ghét nên chê nhiều hơn khen. Chính mình Bần-Đạo lấy làm lạ tại sao Đức Chí- Tôn biểu Thượng-Phẩm đến nơi đó? Để cái dấu hỏi mơ hồ, chẳng dè một người đó lại phi-thường! Giờ phút này Bần-Đạo nói đến lấy làm lạ! Một là từ thử tới giờ Bần-Đạo chưa ngó thấy. Đến chuyện vãng cùng Ngài, Đức Chí-Tôn nói cái chi chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Bần-Đạo với Thượng- Phẩm chỉ là hai người dự thính không biết gì hết, mà chỉ nói với nhau rồi họ hiểu với nhau mà thôi. Trong 24 giờ, một người đã là Thượng-Nghị-viện, một cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển, đủ cao-trọng, đủ đương đầu với thiên-hạ. CHƯƠNG II1 Trong 24 giờ bỏ hết, liệng hết mà thôi. Cho tới một cái lạ hơn hết là đương hút á-phiện, người phong-lưu như ai kia vậy bỏ một cái một, cả sự ăn chơi cũng thế. Đức Chí-Tôn kỳ hạn có 24 giờ mà thôi giờ Anh Cả chúng ta phải trường trai giờ Anh Cả phải dâng cả sự-nghiệp cho thiênhạ giờ Anh Cả chúng ta phải từ bỏ chức Thượng- Nghị-viện, dâng mảnh thân phàm cho Đức Chí-Tôn làm ngọn cờ cứu-khổ. Một người, Bần-Đạo thấy ban sơ có một người là Thượng-Phẩm, rồi sau lại có người này nữa: Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt. Ngồi nghĩ thầm cái đức-tin gì mà lạ-lùng như thế! Giờ phút này Bần-Đạo mới hiểu hai vị Đại-Tiên ấy, nếu không như thế ấy thì chưa hề Đức Chí-Tôn đã giao-phó một sứ-mạng nặng-nề, khó-khăn để đảm-nhiệm trách-vụ gánh vác tạo dựng nền chơn-giáo của Ngài như thế này. Nói thật ra, Thưa cùng chư Chức-sắc Thiên-phong Cửu-Trùng- Đài nam nữ! Cái ngôi của Ngài tạo dựng, cái ngôi Giáo- Tông-Đường của Ngài đã ngồi trên ấy, đầu tiên hết, cái ngôi ấy nó sẽ để nơi đất Việt-Nam này một cái báu-vật quí-giá vô cùng, từ thử tới giờ chưa hề có. Bần-Đạo ngó qua Vatican, cái Ngai của Đức Giáo- Hoàng Saint Pière thế nào, thì Bần-Đạo có lẽ nói rằng và cũng có thể mơ-ước: cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế ấy. Xem thế, thì người tu lập công bằng con đường Cửu-Phẩm Thần-Tiên theo gương của Đức Quyền Giáo- Tông cũng đoạt được ba hào dương của quẻ Càn, tức là đắc Đạo vậy (đó là chiết Khảm điền Ly phản vị Càn là thế). Bởi giai-đoạn kiến-thiết có ba vị: Dịch Lý Cao Đài Trang 109 Dịch Lý Cao Đài Trang 110

60 Thượng-Phẩm, biểu tượng hào dương quẻ Ly Thượng-Trung-Nhựt, hào dương quẻ Khảm Hộ-Pháp, biểu tượng hào dương quẻ Ly CHƯƠNG II1 quẻ CÀN Như thế, Đức Chí-Tôn đã mở con đường phụng-sự cho vạn-linh để hiệp nhứt linh vậy. 3- Thời-kỳ định-vị Nếu lập công bằng con đường Phước-Thiện (là cơquan của Hiệp-Thiên-Đài) thì hãy xem gương của Ngài Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa. Đức Hộ-Pháp giải-thích rằng: Từ thử tới giờ nếu nói về kẻ đảm-nhiệm gánh vác Hiệp-Thiên-Đài thì Bần-Đạo quả-quyết cho Ba người thôi: Ban sơ có Cao Thượng-Phẩm, sau có KHAI-PHÁP và Bần-Đạo thôi Lý do tại sao? Ngài nói tiếp: Đức Chí-Tôn đã định sẵn đâu hồi nào, mà chính mình Đức Chí-Tôn lựa thật là xứng-đáng. Trong buổi lập Hiệp-Thiên-Đài Đức Chí-Tôn dạy: Con muốn ra gánh vác sự-nghiệp thiêng-liêng lập nên nền Đạo, trước hết con phải lập Pháp cho xong thì Đạo mới vững bền được. Buổi nọ, Bần-Đạo nguyện để trọn-vẹn Đức Chí- Tôn chọn lựa, chớ không phải phàm nhơn. Khi được lịnh Cơ-bút dạy đi tìm Pháp, thì chỉ dạy Bần-Đạo đến tỉnh Gò- Công mà tìm tên Trần-Duy-Nghĩa. Đức Chí-Tôn chỉ cho biết nơi tỉnh Gò-Công mà thôi. Khi tìm đến biết đâu, có phải hay chăng?! Bởi vì nơi tỉnh Gò-Công Bần-Đạo chưa từng đến và không làm bạn với một người nào nhưng mà cũng vâng lịnh để đi tìm. Khi vừa đến tỉnh thành Gò-Công, ngừng xe lại tìm hỏi thăm thì đã trúng ngay nhà ông Trần-Duy- Nghĩa và gặp Người đứng trước thềm nhà. Người nói: Tôi là Trần-Duy-Nghĩa đây! CHƯƠNG II1 Qua phút giây trò chuyện Bần-Đạo đưa bài Thánh-giáo Đức Chí-Tôn dạy đi tìm Người thì Ngài nói rằng: Tôi tưởng dòng-dõi của dân-tộc Việt-Nam trên năm đã chết, nào dè ngày nay Đức Chí-Tôn đã đến lập QUỐC-ĐẠO thì chắc hẳn rằng đất nước Việt-Nam sẽ sống lại được mà lo cứu chữa Tổ-quốc và giống-nòi dântộc, Việt-Nam sẽ cổi ách lệ-thuộc giữa thời Pháp-thuộc đang bạo-hành. (Đức-Hộ-Pháp thuyết ngày 12-8 Ất-Mùi 1950) Ngài Khai-Pháp Chơn-Quân tuổi Tý (1888) là người có tuổi đứng đầu trong thập nhị địa chi, mà cũng đứng đầu của Thập-Nhị Thời-Quân, tức là con số 1, cũng biểu tượng bằng hào dương, nếu đặt vào giữa quẻ Ly (Hiệp-Thiên-Đài) sẽ biến ra quẻ Càn, như dưới đây: Thượng-Phẩm, hào dương quẻ Ly Khai-Pháp, số 1 tượng hào dương cơ-quan PT Hộ-Pháp, hào dương quẻ Ly (HTĐ) Cơ định vị cũng đúng vào quẻ Càn. Ba vị trên chính là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đó vậy. Ngài Khai-Pháp là người đã thừa lịnh Đức Hộ-Pháp đến nhà tịnh nơi Trí-Giác-Cung Địa-Linh Động là nhà tịnh của Hiệp-Thiên-Đài khai PHÁP cho cơ Đạo nhằm lúc khởi công kiến-tạo vào năm Mậu-Tý (1948). Người có được tấm lòng trung với Đạo và hiếunghĩa với Thầy là Hộ-Pháp, trong lúc bị đày nơi Hải-đảo Madagascar (Phi-châu), Ngài hết lòng lo-lắng và săn-sóc cho Đức Hộ-Pháp trọn nghĩa Thầy trò, dù cảnh tù đày mà tình-cảm vẫn khắn-khít. Người đứng đầu bên Cơ-quan Phước-Thiện cũng đủ cho nhơn-sanh cùng nhau đi tìm Pháp, là hãy hết lòng phụng-sự cho vạn-linh bằng con đường hành thiện cũng đạt Đạo vậy. Đức Hộ-Pháp xác nhận: Dịch Lý Cao Đài Trang 111 Dịch Lý Cao Đài Trang 112

61 CHƯƠNG II1 Chính mình Hộ-Pháp là người cầm đầu trong Hiệp-Thiên-Đài, trách-nhiệm đó nặng-nề làm sao đâu! Khi ấy chỉ có ba người Hiệp-Thiên-Đài lãnh phận-sự Thầy. Đức Chí-Tôn nói: Thầy muốn nơi nào có dấu chơn của ba con đến thì nơi ấy hết khổ Bởi Cái khổ ách của nhơn-loại là cùng khắp thếgian, nên Thánh-ý Thầy muốn giao cơ cứu khổ cho con phải làm thế nào nên ngọn cờ cứu-khổ, để giải-khổ cho nhơn-sanh cùng khắp mặt địa-cầu này. (17-4 Ất-mùi 1955) Nhìn chung thì lập công bằng con đường Cửu-Thiên Khai-Hóa như Đức Quyền Giáo-Tông hay bằng con đường Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng, là cơ-quan cứu khổ của Phước-Thiện cũng được hiệp nhứt với Trời, tức là hội-hiệp cùng Đức Chí-Tôn bởi hình ảnh các Ngài là đã tượng-trưng cho sự HIỆP TAM-BỬU tức nhiên hiệp TINH KHÍ THẦN đó vậy! Tóm lại: Đạo Cao-Đài thành hình do ba người, nhưng phải trải qua ba giai-đoạn: Do đâu mà các Ngài được sự lựa chọn như vậy? - Đó là những bậc lương-sanh mà Đức Chí-Tôn đã chọn và cho xuống trước để đến ngày giờ này Ngài đến qui lại mà lo cứu vớt quần-sanh. Đó là nguyên-nhân. Những vai tuồng của Chí-Tôn sắp đặt trên sânkhấu Đạo, nếu so-sánh lại cũng chẳng khác chi những bậc nguyên-nhân lãnh phận-sự dìu đời từ xưa đến giờ mà thôi. Nguyên-nhân là các nguyên-linh Đức Chí-Tôn cho xuống trần để dìu dắt hóa-nhân đi lên đường tấn-hoá và cũng để học-hỏi về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở cơ giáo-hóa song không có trong số một trăm ức nguyên-nhân của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi Thượng-nguơn. CHƯƠNG II1 Đây là cơ NHÂN đã Hiệp Tam-bửu rồi vậy, chỉ còn mỗi cơ THIÊN mà thôi. 1. Cơ khởi thủy có 3 vị Hiệp-Thiên-Đài Cơ khởi thủy có 3 vị Cửu-Trùng-Đài 2. Cơ kiến thiết có 3 vị 3. Cơ định vị có 3 vị Thượng-Phẩm, tuổi Mậu-Tý (1988) Thượng-Sanh, tuổi Tân-Sửu (1901) Hộ-Pháp, tuổi Canh-Dần (1890) Thái-Nương-Tinh, Thái- Minh-Tinh Thượng-Trung-Nhựt Ngọc-Lịch-Nguyệt Thượng-Phẩm Quyền Giáo-Tông, Cửu- Trùng-Đài Hộ-Pháp Thượng-Phẩm Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa Hộ-Pháp 4- Lý Dịch trong ba thời-kỳ quẻ LY quẻ KHẢM quẻ CÀN quẻ CÀN Nếu nhìn vào phần tổng-kết trên thì thấy có ba giaiđoạn chuyển-biến mà thành hình, lẽ ra đó là con số 9 (3x3=9), gọi là Tam luân cửu chuyển nhưng thật sự là con số 12. Vì thời khởi thủy có đến hai cơ-quan: Hiệp- Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài, đó là âm dương tương-hiệp (bởi Hiệp-Thiên-Đài quẻ Ly là dương, Cửu-Trùng-Đài quẻ Khảm là âm) Tức nhiên con đường Thập-Nhị Khai-Thiên Đức Chí-Tôn đã mở ra cho nhơn-loại tu để về đến ngôi Trời, nên số 12 là số riêng của Thầy Dịch Lý Cao Đài Trang 113 Dịch Lý Cao Đài Trang 114

62 CHƯƠNG II1 Số 12 là số đặc-biệt, tức là (9+3=12). Số 9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy ba ngôi hiệp vào cơ vậnchuyển tức là cơ qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay; mà Người nắm pháp ấy là Chủ-tể càn-khôn vũ-trụ. Nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy. Nếu cộng lại theo hàng ngang thì (1+2=3) tức là 3 ngôi đầu tiên (Phật, Pháp, Tăng) hay là Thiên, Địa, Nhân và cũng là TINH, KHÍ, THẦN. Nếu tính theo vị-trí, thì 1 rồi đến 2 tức là lý Tháicực (số 1) đứng trước luật âm dương (số 2) thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-quản trong đó. Vì thế nên Thầy nói chi chi cũng có luật định, không một vật chi ngoài quyền sở-định của Tạo-hóa hết. Nhưng luật công-bình có hai phần: một Âm, một Dương biến động, dù ngay trong luật-định cũng có. Ở đâu cũng có cái lý mâu thuẫn trong đó, hễ có mâu-thuẫn tương-quan là có biến sanh. Hết vòng biến-đổi mới trở về trạng-thái đầu tiên là 1, rồi từ 1 mới trở lại trạng-thái Hư-vô (là 0), cho nên người tu đắc nhứt qui cơ là thành Đạo, nghĩa là hiệp cùng lý Thái-cực để trở lại trạng-thái tĩnh-lặng nhiệm-mầu. Trong là lý Hư-vô, trong lý Hư-vô phát sanh một Thái-cực. Thái-cực biến-hóa ba ngôi, mỗi ngôi lại biếnhóa nữa thành ra Cửu chuyển. - Như trên đã rõ 3 ngôi của THIÊN là Trời, Đức Thượng-Đế tá danh: AĂÂ (THẦN) - Ba vị Tiên nơi Diêu-Trì-Cung là ĐỊA (KHÍ) - Ba vị Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài là NHƠN (TINH) Nhất là ba vị: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ-Pháp thuộc cơ kiến-tạo, phát-triển nên vai-trò rất quan-trọng mà cửa Đạo Cao-Đài đòi hỏi người tu phải đủ Tam-lập là: lập đức, lập công, lập ngôn. Hơn nữa các Ngài là Thiên-soáimạng của Đức Chí-Tôn đã chọn lựa trước, tức nhiên CHƯƠNG II1 Ngài dùng lương-sanh để cứu vớt quần-sanh trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ vậy. Đức Hộ-Pháp kết-luận: Bần-Đạo nhấn mạnh một điều: ĐẠO CAO-ĐÀI này vốn là một Tôn-giáo để cứu-khổ cho nhơn-loại, Đạo Cao-Đài cốt-yếu không phải làm chủ thiên-hạ, mà cốt-yếu làm tôi-đòi tạo hạnh-phúc cho thiên-hạ, tạo cái hạnh-phúc chơn thật. Hôm nay, Ngài Khai-Pháp hưởng đặng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống mà Ngài đã hiểu thấu chơn-lý ấy là thực-sự nên Bần-Đạo cùng Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đã có công-lao chung chịu khổ-hạnh cùng nhau, nhứt tâm nhứt đức quyết gồng-gánh một nền Tôn-giáo của Đức Chí-Tôn và bảo-vệ, nâng-đỡ, thiệt hiện hình tướng cho cơ-quan cứu khổ Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh, phúc hậu, vui hứng thấy Ngài đã đoạt Đạo, Đức Khai-Pháp Chơn-Quân đã đoạt Đạo tại thế đó vậy. Bần-Đạo làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn điều ấy. Như vậy, Chỉ có 4 hào dương, tượng trưng 4 nhânvật là: Hộ-Pháp, Khai-Pháp, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt. Trong câu trên, Đức Hộ-Pháp nói: Hiểu thấu chơn-lý ấy thực-sự nên Bần-Đạo cùng Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt. Đây là cơ THIÊN, hiệp đủ Tam-tài rồi vậy. Bốn hào dương này chính là bốn đức của Trời là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; nơi người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đó. (sẽ bàn sau). Chính các Ngài cũng phải lập đức, lập công, lập ngôn để hoàn thành Tam lập trong con đường hành thiện như sau: Dịch Lý Cao Đài Trang 115 Dịch Lý Cao Đài Trang 116

63 CHƯƠNG II1 5- Việc Tam-lập của ba vị Tướng-soái của Thầy a/- Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư - Lập đức: Ngài là Chưởng-quản chi Đạo, đứng hàng Tiên-vị, phế đời hành Đạo trước nhất. Nguơn-linh là Hớn-Chung-Ly. - Lập công: Ngài chấp-bút, phò-cơ tiếp điển thiêngliêng trong cặp cơ phong Thánh để Chí-Tôn khai Đại-Đạo, lập Thiên-phong Chức-sắc, lập Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo, lập Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền làm nền tảng cho đức-tin của Đạo. Ngài là người ra công bứng gốc phá rừng để lập nên một Thánh-Thất hữu-hình, tạo một cơ-sở vật-chất ngày nay. - Lập ngôn: Ngài lập ra bản Phổ-cáo chúng-sanh để thông-báo cho toàn tín-hữu Cao-Đài, giữ vững đức-tin trong buổi khuynh-nguy của một dân-tộc bị lệ-thuộc. b/- Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc: - Lập đức: Người đứng đầu chi Pháp, là Chưởngquản Hiệp-Thiên-Đài bảo thủ chơn truyền Đại-Đạo, vào hàng Phật-vị, trọn phế đời hành đạo 35 năm. - Lập công: công-quả Ngài dâng-hiến cho Đấng Thượng-Đế 35 năm trường, từ lúc Ngài mới 35 tuổi; xây dựng Đền-Thánh, tạo Báo-Ân-Từ là hai ngôi Đền Điện nguy-nga đứng vào hàng kỳ quan thế-giới, đầy-đủ bí-pháp nhiệm-mầu, tất cả các dinh-thự từ nội-ô cho đến ngoại-ô của vùng Thánh-Địa, làm nơi cho nhơn-sanh sùng bái, qui tụ đức-tin của toàn cầu về mặt tín-ngưỡng, làm nổi bật nền văn-minh Đạo-giáo Đông-phương. - Lập ngôn: Trong 10 năm thuyết Đạo có trên 500 bài cụ-thể, giảng-giải đủ các vấn-đề từ thể-pháp cho đến bí-pháp của Đạo, Ngài là Đấng Giáo-chủ hữu-hình thay quyền Chí-Tôn tại thế, làm chủ linh-hồn của nhân-loại trên quả địa-cầu này từ hôm nay cho đến bảy trăm ngàn năm tuổi Đạo. CHƯƠNG II1 c/- Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung- Nhựt: - Lập đức: Ngài đứng vào hàng nhứt Phật nơi Cửu- Trùng-Đài, là Anh Cả của toàn thể nhơn-sanh thay quyền Chí-Tôn thể thiên hành-hóa tức là giáo-hóa nhơn-sanh trên đường hành thiện. Với một đức-tin tuyệt-đối, Ngài đã nghe theo tiếng gọi thiêng-liêng phế đời hành Đạo, bỏ tất cả danh, lợi, quyền, mà quyền ấy đứng đầu cả nước, một cuộc đời vinh-sang phú quí. - Lập công: Ngài hợp sức với Thượng-Phẩm, Hộ- Pháp kiến-thiết các cơ-sở vật-chất cho nền Đại-Đạo được uy-nghiêm như ngày nay, là nhờ có bàn tay và khối óc tuyệt-vời ấy mới đủ sức chống đỡ Đạo-quyền giữa thời nguy-khốn của đời suốt tám năm tròn, tức là đã nắm trọn Bát-quái vào tay để đưa con thuyền Đạo đến bến vinh quang. - Lập ngôn: Ngài đứng ra làm Tờ Khai Đạo trình lên Chánh-phủ Pháp bấy giờ là ông Le Fol, nói rằng tuyên-bố cho Ông biết là chúng tôi sẽ truyền-bá cho toàn thể nhân-loại giáo-lý thiêng-liêng này. Những lời dạy của Ngài làm yếu ngôn cho sanh-chúng học hỏi trong suốt diễn trình của đạo-pháp, tỏ thái-độ không khuất-phục. Đó là ba tấm gương sáng chói của ba người làm nên Đại-Đạo. Mỗi một giai-đoạn có ba người như vậy là thể hiện sự tròn đầy viên mãn. Nhưng thực-tế phải kể đến 5 người, để làm nên Ngũ-hành biến-hóa: Dịch Lý Cao Đài Trang 117 Dịch Lý Cao Đài Trang 118

64 CHƯƠNG II1 Nhìn vào hình vẽ, thấy đủ ba giai-đoạn: 1- Cơ khởi thủy: Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh, Hộ- Pháp (giữa) Cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài. 2- Cơ kiến-thiết: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ- Pháp (trái) 3- Cơ định-vị: Thượng-Phẩm, Khai-Pháp, Hộ-Pháp (phải) Như vậy mỗi người là một Thái-cực, tượng trưng tâm-điểm của vòng tròn hay là tâm của vũ-trụ. Năm điểm họp lại thành một vòng tròn lớn đó là lý Ngũ-hành thuộc Thổ, trong càn-khôn vũ-trụ gồm có Tam tài và nhị khí Âm Dương. Mà 3 cũng là một, bởi hình ảnh của tam-giác: 1 cũng là 3; thêm nhị khí Âm Dương, cọng lại thành 5. Hơn nữa từ xưa tới giờ số 3 và 5 đã đóng một vaitrò quan-trọng: - Tiên-giáo: Đức Thái-Thượng dạy Tam-bửu, Ngũhành, tu tâm luyện tánh, thủ cảm-ứng công-bình. - Phật-giáo: Đức Thích-Ca dạy Tam-qui Ngũ-giới, minh tâm kiến tánh, thật-hành bác-ái, từ-bi. - Nho-giáo: Đức Khổng-Thánh dạy Tam-cang Ngũthường, tồn tâm dưỡng tánh, giữ tròn hai chữ TRUNG, NGHĨA mà làm tiêu-chuẩn cho mọi hành-vi. Nay, Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn đến khai Đạo cứu đời dùng Nho-Tông chuyển thế: CHƯƠNG II1 - Lập Tam-bửu ngũ-nguyện, là tinh-thần hiến-dâng và phụng-sự, tức là thể hiện hai chữ Nhân-Nghĩa 仁義 - Thực-hành Tam-qui ngũ-giới là phục lại tinh-thần đạo-đức, dựng lại mỹ tục thuần-phong, phát-huy tinh-thần văn-hóa năm huy-hoàng, rực-rỡ; do đó Thầy đã sắp sẵn: Nghĩa, Lý, Tượng, Pháp, Nho, Y, Lý, Số đều nhấtquán, từ ngoại dung đến nội-dung. Từ thể-pháp hiện hình bí-pháp. Nay Đạo Cao-Đài đủ cả: - Tu-hành giữ Tam-qui Ngũ-giới. - Tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài là qui Tam-giáo hiệp Ngũ-chi. - Thường ngày giữ Tam-cang Ngũ-thường. - Tứ thời nhựt tụng: Tam-bửu Ngũ-nguyện Tất cả cũng không ngoài con số TAM và số NGŨ. Bởi hai con số này nó có một tính cách rất quantrọng. Lý-do dễ nhận thấy là tổng hợp hai số lại là 8 (3+5=8). Đó là hình ảnh của Bát-quái (xem về Bát-quái ở phần sau) 6- Tại sao Đạo Cao-Đài thành hình chỉ có ba người? Bởi cái thiệt tướng của nền chơn-giáo Đức Chí- Tôn đã hiện tượng do quyền-năng vô đối của Ngài mà đoạt được, mà trong đó các vị thừa hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình nắn nên tướng của nó. Hiện nay các bậc tu-hành tốn không biết bao côngtrình tìm pháp để tu tắt, hòng mong cho mau đắc Đạo. Nơi cửa Đạo Cao-Đài này Chí-Tôn đã khai Pháp cả rồi qua hình ảnh Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa đó. Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc là người nắm pháp Thiên-điều, thì Phạm chính là cửa Phật. Như vậy, người tu muốn đến nhanh trong cửa Phật thì hãy bấm công-tắc như một nút điện vậy, còn con đường để đi đến nơi là con đường TRUNG, Dịch Lý Cao Đài Trang 119 Dịch Lý Cao Đài Trang 120

65 CHƯƠNG II1 NGHĨA (Lê-Văn-Trung, Trần-Duy-Nghĩa). Năm nguơnlinh cao-trọng ứng vào Ngũ-hành đó vậy. Thầy dạy: Trong Thánh-ngôn đề trái địa-cầu là 68, mà nếu cả Cửu-Phẩm Thần-Tiên mỗi kiếp sanh đi có một phẩm, thì cả triệu năm cũng chưa đoạt đến địa-vị đặng. Đức Chí-Tôn nói tiếp: Các con, trong một kiếp sanh đã đoạt pháp là vì các con đi con đường tắt, đó là bí-pháp chơn-truyền của Đạo. Về giá-trị con số 3 cũng đã cho thấy rõ cái lý nhiệm-mầu ấy: Số 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp lại mà biến ra 3. 3 tức là cơ-quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở càn-khôn vũtrụ này. Số 3 là cơ-sở của Tam thể: Phật, Pháp, Tăng, nên nó vừa có năng-lực huy-động mà cũng có năng-lực dung-hòa. Vật nào có số 3 là vật ấy thuộc bản thể cứng rắn, nhiều hành-động. Số 3 là một con số thiêng-liêng mầu-nhiệm và nhiều huyền-bí nhất. Trong nền Đại-Đạo con số 3 đã tác-động mạnh-mẽ và chi-phối đến mọi vấn-đề. Qua các hình ảnh như Tam-Kỳ, Tam-Giáo, Tam- Thánh, Tam-Trấn, Tam-Bửu Bởi, Cơ-quan quản-trị gồm có 3 ngôi là: Phật, Pháp, Tăng. - Phật cầm quyền-năng của chơn-linh. - Pháp cầm quyền-năng của khí-thể tức là cơ sảnxuất hữu-hình, cầm quyền sự sống của vạn loại, vì khí-thể là chất sanh vạn-vật. - Tăng là cầm quyền-năng nuôi sống thể hài. * Ngôi thứ nhất (Phật) lo về sự tiến-triển của chơnlinh, dạy-dỗ các chơn-linh cho cao thượng để hiệp về cơ qui nhứt. CHƯƠNG II1 * Ngôi thứ nhì (Pháp) lo về sự giáo-hóa chơn-thần, lo về cơ sản-xuất và nuôi-nấng vạn-linh. * Ngôi ba (Tăng) lo về cơ cai-trị vật loại cùng là đùm bọc sự sống để đem trở lại cơ qui nhứt, làm thế nào cho điểm linh-quang đừng phải bị mờ-ám trong xác thể. 7- Số 3 là tượng-trưng cho cơ HÒA Pháp-Chánh-Truyền nhắc-nhở: Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương theo chữ Hòa mới toan thành lập. Chí-Tôn định thành Hội-Thánh đặng thay thế hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng: * Cửu-Trùng-Đài là thi-hài, ấy là Tinh * Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là Khí * Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là Thần. Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành đạo cho đặng. Nếu có một quyền-hành nào tại thế này mà làm cho thân-thể Chí-Tôn phải chia phui manh mún ra đặng thì là Đạo ta là giả Đạo, tất nó phải bị tiêu-diệt trong một lúc ngắn-ngủi chi đây. Còn như quả là Chí-Tôn vì thương-yêu con cái của Người, chính mình đến lập Đạo đăng giảithoát cho chúng-sanh, thì những mưu-chước của tà-quyền ngăn cản bước Đạo của Thầy khó mong nghịch mạng với Chí-Tôn, ắt là không mong bền vững. Hại thay! cho những người vô phần toan phân phái chia phe, làm cho xác Chí-Tôn phải tan-tành rời-rã. Khổ thay! cho những kẻ không duyên chối Thánhgiáo nghịch chơn-truyền, làm cho chơn-thần của Chí-Tôn phải ô-uế đê-hèn muốn toan bỏ xác. Đau-đớn thay cho những người ấy! Thê thảm thay cho những kẻ ấy! Dám để tay vào mà làm hại Chí-Tôn; cái tội-tình ấy lớn-lao bao nã. Coi lại gương Juda bán Đức Chúa Jésus-Christ còn Dịch Lý Cao Đài Trang 121 Dịch Lý Cao Đài Trang 122

66 CHƯƠNG II1 CHƯƠNG II1 nhẹ, vì Juda ham ba chục nguơn bạc đặng nuôi Môn-đệ của Người, còn những kẻ này đây duy háo danh mà phản đạo. Chí-Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy-dỗ chúng ta, hằng trông mong giờ nào chúng ta biết hòa-hiệp nơi lòng Bác-ái từ-tâm của Người, là hiệp làm một cùng Người mới có đủ quyền-hành đặng tận-độ chúng-sanh qui hồi cựu vị; mà đã sáu năm chầy rồi, thân-thể hỡi còn rời rã ngất-ngơ, chơn-thần hỡi còn dật-dờ mê-muội, thì thế nào các Đấng Thiêng-Liêng hiệp một cùng đời cho đặng, hầu mong sửa cải Thiên-thơ, tụ hội các nguyên-nhân đem vào cửa Đạo. (PCT) Dịch Lý Cao Đài Trang 123 Dịch Lý Cao Đài Trang 124

67 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÔN-GIÁO CAO-ĐÀI Phần I- Giáo-Tông Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài A. Giáo-Tông hữu hình: Q.Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt 1. Duyên khởi 2. Thượng-Đế thâu phục ông Lê-Văn-Trung 3. Quyền-hành của Q.Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt B. Giáo-Tông vô-vi: Đức Lý Đại Tiên C. Luận về quyền-hành Giáo-Tông 1. Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị Càn khôn 2. Bát-quái Đồ thiên hay Bát-quái Cao-Đài 3. Giáo-Tông làm chủ Bát-quái Đồ-thiên 4. Đức Quyền Giáo-Tông thi-hành thể-pháp Đại-Đạo 5. Ngôi vị Giáo-Tông đứng về quẻ Chấn trong Bátquái. a. Tính chất quẻ Chấn b. Tình thế Việt-Nam ứng vào quẻ Chấn c. Nhiệm-vụ đến với Đức Quyền Giáo-Tông 6. Lời chiêm-đoán về quẻ Chấn 7. Đức Quyền Giáo-Tông là mẫu người đáng kính D. Quyền hành của Đạo phải có Giáo-Tông và Hộ-Pháp E. Đạo-phục của Giáo-Tông 1. Luận Đạo: Ban Đạo-phục là ban quyền cho Giáo- Tông 2. Giáo-Tông làm chủ cả hai Bát-quái Cao-Đài a. Lý giải về Bát-quái Hư-vô b. Bát-quái Hư-vô thành hình c. Tính chất của Bát-quái Hư-vô 3. Thiên bàn thờ Chí-Tôn sửa sai Pháp 4. Đạo là Hòa a. Sự Hòa của Tam-kỳ qua Tam-trấn b. Tinh-thần hòa-ái của Đức Quyền Giáo- Tông 3. Làm thế nào biết một Tôn-giáo là Chánh-giáo? B. Luận Đạo: Luận về quyền-hành của Hộ-Pháp 1. Càn khôn biến tướng. 2. Chữ Điền trong Bát-quái 3. Hai quẻ âm dương tạo thành một hình 4. Huy-hiệu của Hộ-Pháp ngôi sao sáu cánh 5. Hộ-Pháp làm chủ Bát-quái Đồ thiên 6. Quyền-hành của Hộ-Pháp 7. Đấng Thượng Đế đã sai Hộ-Pháp làm gì? C. Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình Đài 1. Nguyên nhân nào Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình Đài? 2. Hộ-Pháp là ai? 3. Luận về Đạo-phục và quyền-hành của Hộ-Pháp 4. Thầy lấy tánh đức Phạm-Công-Tắc lập giáo 5. Tại sao Đức Chí-Tôn giao việc cứu thế cho Hộ- Pháp? D. Luận về quyền-hành của Giáo-Tông và Hộ-Pháp Phần II- Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài A. Hộ-Pháp Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài 1. Đức Chí-Tôn cho thi là ban quyền cho Hộ-Pháp 2. Vấn-đề chủ quyền. Dịch Lý Cao Đài Trang 126

68 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV Trong Hội-thánh có chia ra hai phần hữu-hình: - Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan giáo-hóa dưới quyền Giáo-Tông chưởng-quản. - Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo-thủ chơn truyền, dưới quyền Hộ-Pháp chưởng-quản. Cửu-Trùng-Đài là Đời, Hiệp-Thiên-Đài là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn-sanh chuyển cơ tạo-hóa. Cái hệ-trọng là nếu không có Hiệp-Thiên-Đài thì không có Đạo. Trời đất qua chớ Đạo không qua, nhơn-loại tuyệt chớ Hiệp-Thiên-Đài không tuyệt. Hiệp-Thiên-Đài là tay vén màn bí-mật cho sự hữuhình và vô-vi hiệp làm một tức là tay phàm làm cho Đạo và Đời tương-đắc vậy, vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả chư Môn-đệ Thầy chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy. Như vậy trong nền Đại-Đạo hiện thời dưới quyền của hai nhà lãnh-đạo là Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Khi nào Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế. Phần I- GIÁO-TÔNG CHƯỞNG- QUẢN CỬU TRÙNG-ĐÀI Trong cửa Đạo ngày nay thì ngôi-vị: - Giáo-Tông Đạo Cao-Đài do Đức Lý cầm quyền gìn-giữ Thánh-chất dung-hòa nửa Thánh nửa phàm. - Còn tạo ngôi-vị tại thế là Thượng-Trung-Nhựt đó. Ấy vậy, Thượng-Trung-Nhựt tạo ngôi-vị Giáo-Tông cho Đạo Cao-Đài như ông Thánh Pière tạo ngôi Thánh- Hoàng cho Phapha tại Rome vậy". Đạo có GIÁO và TÔNG. Giáo là những phương-tiện mượn để biểu thị một cách gián-tiếp. Tông là chơn-lý nội tại. Giáo là hình tượng kinh sách, chữ nghĩa, lời nói. Tông là tâm, là hình. Dịch Lý Cao Đài Trang 127 Dịch Lý Cao Đài Trang 128

69 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV A- Giáo-Tông hữu-hình: Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt 1- Duyên khởi Những ngày tiền khai Đại-Đạo (ngày 5 tháng 12 Ất Sửu dl ). Đức Lê-Văn-Trung được Đấng Thượng-Đế tá-danh là AĂÂ ban cho nhiều bài thi trong thời-kỳ còn xây bàn để xướng họa thi văn do ba ông: Cư, Tắc, Sang, tiếp điển. Sau quí Ngài đắc phong là Thượng- Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh trong cơ-quan Hiệp-Thiên- Đài của nền Đại-Đạo. Riêng Đức Lê-Văn-Trung lần-lượt được Thiênphong vào phẩm Thượng Đầu-Sư, Thánh danh là Thượng- Trung-Nhựt (cùng với hai vị Đầu-Sư nữa là Thái-Nương- Tinh và Ngọc-Lịch Nguyệt) Sau đó Ngài được nhận lãnh phẩm Quyền Giáo- Tông nữa, tức là đứng đầu cơ-quan Cửu-Trùng-Đài, là một trong hai cơ-quan hữu-hình, để giáo-hóa nhơn-sanh. 2- Thượng-Đế thâu-phục ông Cựu Thượng Nghịviện Lê-Văn-Trung Vào khoảng tháng tư nhuần năm Ất-Sửu (Juin 1925) trong Chợ-Gạo (Chợ-Lớn) thường đêm có thiết đàn thỉnh Tiên. Một hôm, có ông Hội-đồng thành-phố tên Nguyễn-Hữu-Đắc gặp ông Lê-Văn-Trung đương đi dạo mát, ông Đắc bèn rủ ông Trung lên Chợ-Lớn hầu đàn. Biết chỗ rồi, từ đây mỗi lần bên chợ Gạo có cầu cơ thì ông Trung đều đến. Lần lần ông nhiễm thâm mùi Đạo, một ngày một tỉnh-ngộ, phế lần gia-đình thế sự, rồi trường trai giữ giới mà chuyên việc tu-hành. Sau khi độ được ông Trung rồi, chư Tiên liền dạy bế đàn Chợ-gạo, làm cho chư Nhu ngẩn-ngơ không hiểu cớ chi. Dịch Lý Cao Đài Trang 129 Dịch Lý Cao Đài Trang 130

70 CHƯƠNG IV Mãi đến ngày mùng 5 tháng chạp năm Ất-Sửu, ở Sài-Gòn Đức Thượng-Đế giáng cơ dạy hai ông Cư, Tắc đem cơ vô nhà ông Trung ở tại Chợ Lớn (Quai Testard) cho Ngài dạy việc. Hai ông này lấy làm bợ-ngợ vì thuở nay chưa hề quen biết ông Trung, nhưng lịnh trên đã dạy dưới phải tuân theo. Hỏi thăm tìm đến nhà ông Trung, ông Cư thuật rõ đầu đuôi thì ông Trung lòng rất hoan nghinh, lật-đật sắmsửa thiết đàn. Thượng-Đế giáng cơ dạy Đạo và khuyên việc tu-hành. Ngài đã phân rằng Ngài đã sai Lý-Bạch dìudắt ông Trung nơi đàn Chợ-Gạo đã lâu rồi. Ngài lại dạy: TRUNG, nhứt tâm nghe con. Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng sủa của con mà suy lấy Thầy cho thi: Một Trời, một đất, một nhà riêng. Dạy-dỗ nhơn-sanh đặng dạ hiền, Cầm mối Thiên-thơ lo cứu chúng. Đạo người vẹn-vẻ mới thành Tiên. (AĂÂ) 3- Quyền-hành của Quyền Giáo-Tông Thượng- Trung-Nhựt Xét kỹ ra mới thấy quyền-hành Giáo-Tông quá ư quan-trọng. Nhất là khi Thầy dạy làm bảy cái Ngai cho Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài, việc thực hiện Thầy giao cho ông Kiệt, ngày 12 tháng 8 năm Bính-Dần, như sau: Kiệt, con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh-thất, Thầy giao cho con phải săn-sóc mướn thợ làm bảy cái Ngai: - Một cái trọng hơn cho Giáo-Tông. - Ba cái cho ba vị Chưởng-Pháp. - Ba cái cho ba vị Đầu-Sư. CHƯƠNG IV Nhất là cái Ngai của Giáo-Tông phải làm cho kỹlưỡng, chạm trổ Tứ linh, nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm hai con Rồng, Còn của Chưởng-Pháp chạm hai con Phụng. Của Đầu-Sư chạm hai con Lân, nghe à! (TNI/44) Khi Hộ-Pháp có hỏi Thầy về sự sắp đặt bảy cái ngai. Thầy dạy: Toà-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung Đoài, ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung Càn, bên tay mặt Thầy là cung Khôn, đáng lẽ phải để bảy cái Ngai của phái Nam bên tay trái Thầy tức cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn-đạo cho đủ Ngũ-chi cho nên Thầy buộc phải để vào Cung Đạo là cung Đoài cho đủ số. Ấy vậy, cái Ngai của Đầu-Sư Nữ-phái phải để vào bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy. Hộ-Pháp hỏi cái Ngai ấy ra sao? Thì Thầy dạy: Giống y như cái Ngai của Quan-Âm Bồ Tát, nghĩa là một cái Cẩm-đôn để trong vườn Trước-tử trên Nam- Hải, dưới chơn đạp hai bông sen nở nhụy. Lại nữa Thầy còn dạy: Trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ, Thầy giáng thế chọn đến: - Nhứt Phật - Tam Tiên. - Tam-thập-lục Thánh, - Thất-thập-nhị hiền, - Tam-thiên đồ-đệ. Các con coi đó mà hiểu rằng: Các con có sự mà thiên-hạ từ tạo thế đến chừ, chưa hề có chăng? Dịch Lý Cao Đài Trang 131 Dịch Lý Cao Đài Trang 132

71 Tiên Vị Thánh Vị Nhứt Phật: Tam Tiên: Tam-thập-lục Thánh Thất-thập-nhị Hiền Tam-thiên đồ-đệ CHƯƠNG IV 1 phẩm Giáo-Tông 3 phẩm Chưởng-Pháp 3 phẩm Đầu-Sư 36 vị Phối-Sư 72 vị Giáo-Sư 3000 vị Giáo-Hữu Giáo-Tông là người đứng đầu của những Chức-sắc vào hàng Thánh-thể Đức Chí-Tôn bên Cửu-Trùng-Đài: vào hàng Tiên-vị và Thánh-vị: Các hàng phẩm từ Chưởng-Pháp đến Giáo-Hữu đều có đủ ba phái: Thái-Thanh, Thượng Thanh, Ngọc-Thanh, chia đều các con số trên, không được tăng thêm hay là giảm bớt. Con số này tính cho Chức-sắc Nam-phái mà thôi, còn Nữ-phái thì không có hạn định, nghĩa là con số bao nhiêu cũng được. Đó là những Chức-sắc vào hàng Thánh-thể của Chí-Tôn. Ông Mỹ-Ngọc tức Bảo-Văn- Pháp-Quân có lời thỉnh-giáo: - Bạch Thầy về bảy cái ngai Nhơn-đạo, Chưởng- Pháp và Đầu-Sư ngồi đặng chăng? - Thầy cười Bảy ngai ấy, Thầy lập ra là để cho mỗi Chức-sắc lớn biết ngôi-vị của mình nơi Bửu-điện. Kế theo Thầy, Tam-Trấn cùng chư Tiên, Thánh, nhập về Tam- Kỳ Phổ-Độ mà thôi. Lúc hành lễ, nếu chúng nó ngồi đối diện với các Môn-đệ khác của Thầy mà khứng chịu sự thành kỉnh của nhơn-sanh đối với các phẩm-vị lớn cao kia thì mất vẻ thành-kính của chúng nó. Chức-sắc đặng ngồi ngai riêng của mỗi đứa là lúc nào có Hội Tòa Tam-giáo phân-xử các đạo-hữu của chúng nó mà thôi. Đối với nền Đại-Đạo đã thể hiện rõ lý âm dương nên lúc nào cũng có hai phần vô-vi và hữu-hình tương-đắc cùng nhau, như: CHƯƠNG IV - Đức Lý-Thái-Bạch cầm quyền Giáo-Tông vô-vi gìn-giữ Thánh-chất dung-hòa nửa Thánh nửa phàm. - Còn tạo ngôi vị tại thế là Thượng-Trung-Nhựt đó. Người có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt con cái của Thầy trong đường Đạo và đường đời. Thuở Đức Quyền Giáo-Tông còn sinh tiền Ngài có thuyết về phương-diện Chánh-Thể Đạo, có nói rõ quyềnhạn của Ngài rằng: Tệ-huynh có thọ lãnh chỉ rõ phương-diện chánhthể của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ của Thầy trong cuối Hạ-nguơn chuyển thế đây. Xin chư Hiền hữu lưỡng phái ráng nhớ và lo phận-sự, đừng sai luật Đạo mà bị tội và mình tuân trọn luật Đạo của Thầy là món binh-khí diệt tàquyền giả mị đó. Tệ-huynh xin nhắc lời tuyên-ngôn của Đại-Từ-Phụ nói buổi ban sơ. Thầy có nói: Thầy lập Đạo kỳ này là lập một cái trường công-quả, nếu các con đi ngoài trường công-quả ấy thì không trông mong gì về cùng Thầy đặng. Trường công-quả của Thầy có đôi bên: - Một bên vô-hình là các Đấng Thiêng-Liêng (Phật, Tiên, Thánh, Thần) cùng lập công-quả trong buổi chuyển thế này, các Đấng Thiêng-Liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám-trợ chúng ta về phần vô-vi. - Các việc hữu-hình tại thế là các việc phải có thihành như chúng ta giờ đây mới làm đặng, thì về phần chúng ta phải lo làm rồi có các Đấng Thiêng-Liêng ámtrợ. Thí-dụ như đi độ rỗi nhơn-sanh phải nói Đạo cho người nghe, như phải lập phương để giúp thế đang nguynan, như nhà trường dạy kẻ cô độc-học, nhà thương, nhà dưỡng-lão cùng các nghề-nghiệp cho đạo-hữu có phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày hai, có áo quần đặng che thân ấm cật... thì chúng ta phải lo hết, rồi các Đấng Thiêng- Liêng ám-trợ cho thành-tựu. Dịch Lý Cao Đài Trang 133 Dịch Lý Cao Đài Trang 134

72 CHƯƠNG IV Nếu chúng ta làm biếng không làm công quả chi cho Đạo bên hữu-hình thì các Đấng Thiêng-Liêng theo mình không lập công-quả được thì tội trọng về phần mình chịu lấy. Từ hồi tạo thiên lập địa tới ngày nay, trong mỗi thời-kỳ khai Đạo không có thời-kỳ nào mà chính mình Thầy là chủ-tể Càn-Khôn Thế-Giới xuống mà lập ra, không có một Tôn-giáo nào đặng một vị Đại-Tiên là Đức Lý-Thái-Bạch lãnh làm Giáo-Tông như ngày nay. Tệ-huynh đây là lãnh về phần xác thay thế cho Ngài đặng lo làm các việc hữu-hình tại thế cho Ngài, rồi ở trong có Người ám-trợ. Tệ-huynh xin chỉ rõ quyền-hành lớn-lao của Đức Lý Đại-Tiên Thái-Bạch Kim-Tinh cho mấy em rõ: CHƯƠNG IV B- Giáo-Tông vô-vi: Đức Lý Đại-Tiên Ngài giáng cơ ban cho: THI Ánh Thái-cực biến sanh Thái-Bạch, Hiện Kim-Tinh trọng trách Linh-Tiêu. Quyền-năng vâng thuở Thiên-triều, Càn-Khôn Thế-Giới dắt-dìu Tinh-quân. Tinh-quân thọ sắc thuở Phong-thần, Cho đến Đường-triều mới biến thân. Thái-Bạch Kim-Tinh đương trị thế, Trường-Canh Trích-Tử đến thăm trần. Động-Đình thơ rượu đong muôn đấu, Bồng-Đảo câu Tiên nắm một cần. Vâng lịnh Ngọc-Hư nay xuống thế, Tam-kỳ độ rỗi các nguyên-nhân. Đại-Tiên Lý-Thái-Bạch Đức Lý, Ngài dạy rằng: Hễ Đạo trọng tức nhiên chư Hiền-hữu trọng, vậy thì chư Hiền-hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời. Từ đây Lão hằng gìn-giữ cho chư Hiền hữu hơn nữa. Nếu thoảng ép lòng cầm quyền thưởng phạt phânminh là cố ý muốn giá-trị chư Hiền-hữu thêm cao-trọng hơn nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ phiền-hà nghe! Đức Hộ-Pháp có giải-nghĩa mấy câu thơ trên, Người nói như sau: Trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển có bốn câu thi của Ngài rất ngộ-nghĩnh: Cửu tử kim triêu đắc phục huờn, Hạnh phùng Thiên-mạng Đạo khai nguơn. Thế trung kỵ tử hà tri tử? Tử giả hà tồn chủ Tịch Hương Dịch Lý Cao Đài Trang 135 Dịch Lý Cao Đài Trang 136

73 CHƯƠNG IV Cửu tử kim triêu đắc phục huờn là cảnh trần Ta chết đã lâu mà hôm nay Ta được phục sanh lại trong Thánh-thể của Đức Chí-Tôn. Hạnh phùng Thiên-mạng Đạo khai nguơn là còn hạnh-phúc đặng Thiên-mạng đến khai nguơn. Tại sao Ngài nói đến? Bần-Đạo đã thuyết: Cuối hạ-nguơn Tam chuyển khởi Thượng-nguơn Tứ chuyển, Ngài đến khai nguơn là có duyên cớ. Bần-Đạo dám chắc rằng Đấng nào khác hơn Ngài thì không thi-hành được. Ngài đến đặng mở Thượng-nguơn Tứ chuyển. Thế trung kỵ tử hà tri tử? Thế-gian sợ chết mà không biết cái chết là gì! Chính Ngài hỏi rồi nói: Tử giả hà tồn chủ tịch Huơng: Tịch Hương là tịch của Nữ-phái. Nữ-phái là nguồn sống của nhơn-loại, nếu nói nó chết thì Ngài đến làm chủ của Nữ-phái nghĩa gì? Cầm cái giống của thế-gian này chi? Bây giờ nói đến quyền-hành của Ngài, chính Ngài cầm bút viết bài thơ trên cũng được Đức Hộ-Pháp thuyết giải rành: Ánh Thái-cực biến sanh Thái-Bạch là buổi Tháicực vừa nổ hiện ra ánh-sáng Thái-cực chính là Ngài, duy Đức Chí-Tôn cầm pháp; xin cả thảy nhớ nghe! Khi Đức Chí-Tôn cầm pháp hiện ra hai lằn Hạo-nhiên-khí đụng lại với nhau nổ, tức nhiên trái khối lửa đó tạo càn-khôn vũtrụ, ánh-sáng Thái-cực đó là Ngài. Hiện Kim-Tinh trọng-trách Linh-Tiêu là các cung đẩu trên mặt địa-cầu này đều hưởng ánh-sáng ấy, mà chính ánh-sáng duy chủ và điều khiển là Ngài. Quyền-năng vâng thuở Thiên-triều là quyền-năng vâng lịnh của Thiên-điều. Càn-Khôn Thế-Giới dắt-dìu Tinh-quân là các cung đẩu trong Càn-Khôn Thế-Giới này, có Ngài duy chủ hết thảy. Giải bài thơ kế tiếp: CHƯƠNG IV Tinh-quân thọ sắc thuở phong-thần là Ngài đoạt ngôi vị cùng quyền-hành của Ngài có sắc phong thiệt hiện hồi đời Phong-Thần. Cho đến Đường-triều mới biến thân là đến đời Đường Ngài mới biến thân. Thái-Bạch Kim-Tinh đương trị thế là vì nguyênlinh ấy cầm quyền trị thế. Trường-Canh Trích-Tử đến thăm trần Động-đình thi rượu đong muôn đấu là nơi Độngđình, hỏi đến Ngài thì thiên-hạ đều biết danh Ngài. Bồng-Đảo câu Tiên nắm một cần là nơi Bồng-đảo Ngài cầm Thiên-thai cho Khổng-giáo. Vâng lịnh Ngọc-Hư nay xuống thế là buổi Đại- Đạo Tam-kỳ khai mở đây, Ngài thọ lịnh Ngọc-Hư đến trị Đạo. Tam-kỳ độ-rỗi các nguyên-nhân là chín mươi hai ức nguyên-nhân thì Tam-kỳ này Ngài độ-rỗi. Quyền-hành của Ngài như thế, chính Thầy cũng đến nhắc-nhở: CƯ, con phải nhớ lời Thầy dặn rằng: Phải sợ Thái- Bạch cho lắm, khi Thầy giao quyền thưởng phạt cho Người. Chỉ sợ cho ba đứa con mà xin bớt tính nghiêmkhắc; song Thần, Thánh, Tiên, Phật kia mà Người còn chẳng vị, huống lựa là các con. Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt xác nhận rằng: Cái năng-lực của Đạo hôm nay được như thế là nhờ Đức Lý Đại-Tiên cầm quyền thiêng-liêng vô đối, nhờ người Anh Cả của ta là Đức Lý Giáo-Tông điều-khiển quyền-năng vô-hình của Ngài. * Đức Hộ-Pháp nói về Đức Lý Giáo-Tông Bần-Đạo quên nói cái tiên-tri của Ngài rất ngộnghĩnh, thời buổi ấy Ngài đến dạy, biểu Bần-Đạo nghe lời, nếu không nghe lời ngày kia cái tai hại ấy tiêu-diệt hay đạt Dịch Lý Cao Đài Trang 137 Dịch Lý Cao Đài Trang 138

74 CHƯƠNG IV Đạo thì Hiền-hữu gánh trách-nhiệm ấy nặng-nề trước. Bần-Đạo buổi nọ không hiểu gì cả, Bần-Đạo nói toàn Thánh-thể Đức Chí-Tôn cả triệu con người, cớ sao một mình Bần-Đạo gánh vác? Nói tiên-tri ấy là thời giờ Ngài giao quyền GIÁO-TÔNG này cho Bần-Đạo, Chưởng-quản luôn Cửu-Trùng-Đài, nếu không nghe thì Bần-Đạo gánh hết. Nếu không nghe lời Ngài buổi nọ, thì gánh này giao lại cho ai? Nếu giờ phút này có muốn bỏ chớ không thể sống với Đạo. Bần-Đạo xin nói, thế-gian này cầm quyền cơ-quan Chánh-trị-đạo hay định-luật trước, dưới tám Đạo- Nghị-định lập nên Chánh-trị của nước như Ngài, Bần-Đạo chưa ngó thấy. Đức Lý ra tám Đạo-nghị-định mà Ngài lập trọn vẹn hết, chúng ta cũng nên tôn-sùng đáng kính, đáng sợ quá đỗi. Đấng cứu Đạo như thế Bần-Đạo đáng khen, kính Người cho đến tận thế. Nếu nền Đạo Cao-Đài còn mãi mãi thì công-nghiệp của Đức Lý Giáo-Tông còn tồn-tại trong tâm-trí nhơnsanh luôn luôn (18-8 Kỷ-Sửu) CHƯƠNG IV C- Luận về quyền-hành của Giáo-Tông 1- Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị càn-khôn thế-giới Những lời thuyết giảng trên đây về ngôi vị Giáo- Tông nếu vẽ bằng hình sẽ thấy rõ: Vòng tròn tượng-trưng cho cơ-quan Cửu-Trùng- Đài. Tâm 0 là ngôi-vị Giáo-Tông (giữa vòng tròn). Thầy dạy: Giáo-Tông là Anh Cả các con. Thầy mở Đạo kỳ này chọn; nhứt Phật, Tam Tiên đó là hàng Tiên-vị. Tiên-vị là 1 Giáo-Tông, 3 Chưởng-Pháp, 3 Đầu-Sư. Thế nên dưới quyền Giáo-Tông có hai con số 3: tượng tam Âm tam Dương. Tam Âm Tam Dương là gì? Như trên đã nói Tam Âm Tam Dương sẽ vẽ nên hình sao sáu cánh, tức là do hai hình tam-giác đều gát chồng lên nhau, đặt nghịch chiều mà thành ngôi sao sáu cánh. Họp bởi: - 3 ngôi Chưởng-Pháp (là người của Hiệp-Thiên- Đài, tượng dương) Dịch Lý Cao Đài Trang 139 Dịch Lý Cao Đài Trang 140

75 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV - 3 ngôi Đầu-Sư (Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài, tượng trưng cơ âm) Tức là trong âm có dương; âm dương tương hiệp, tương đắc, tương-hòa. Mỗi phẩm có ba phái, trừ ngôi Giáo-Tông chỉ có 1 và Ngài mặc sắc phục trắng. (Hình ảnh trên đây Ngài mặc phẩm-phục xanh là còn ở ngôi vị Thượng Đầu-Sư, là phẩm được thọ phong trước. Sau đó Ngài mới được ân-phong thêm một phẩm mới nữa là Quyền Giáo-Tông tức là Giáo-Tông chưa vào chánh vị. Giáo-Tông mặc phẩm-phục màu trắng.) * Trên hình vẽ làm biểu-tượng: Chữ A, tượng ngôi Thượng Chưởng-Pháp. Chữ B, tượng ngôi Thái Chưởng-Pháp. Chữ C, tượng ngôi Ngọc Chưởng-Pháp Như vậy, ngôi Chưởng-Pháp thuộc về Đạo, nên đỉnh tam-giác quay lên trên. Ba ngôi Đầu-Sư là Đời trong Đạo nên đỉnh tam-giác quay xuống phía dưới, do đó: * Tại sao lại đặt chữ Thượng trên đỉnh cao của tam-giác? Bởi Đạo lúc nào cũng lấy trung, chánh làm điểm yếu-trọng, mà ba phái theo thứ tự thì (Thái chỉ về Phật, bên trái; Thượng chỉ về Tiên ở giữa; Ngọc chỉ về Thánh, bên phải). Mỗi hình tam-giác được thành hình là do 1 sanh ba, 3 sanh vạn-vật, thuộc về cơ-quan chưởng-quản; do đó mà ngôi Giáo-Tông ở vào tâm của vòng tròn, mà vòng tròn chỉ càn-khôn vũ-trụ, cho nên Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị càn-khôn vũ-trụ thuộc về trời là vậy. Mỗi phẩm có 3 ngôi mà pháp-luật Tam-giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vẫn coi như một. Vốn cũng đồng quyền, đồng đẳng nhau nên Một thành ba, mà ba cũng như một. Số 3 là hình ảnh của tam-giác đều có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau, bằng 60. Tam-giác đều nội tiếp trong vòng tròn và đồng tâm với vòng tròn. Ngôi Giáo-Tông ở vào vị-trí tâm của vòng tròn. Thầy qui-định: A là tượng cho ngôi Thượng Đầu-Sư. Giáo-Tông là Anh Cả các con. Có quyền thay mặt B là tượng cho ngôi Thái Đầu-Sư. cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường C là tượng cho ngôi Ngọc Đầu-Sư. Đời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về Ba phái: Thái, Thượng, Ngọc tức là đại-diện cho phần hồn. Tam-giáo Phật, Tiên, Thánh. - Chưởng-Pháp thế quyền cho Hộ-Pháp nơi Cửu- Trùng-Đài thuộc về Đạo. - Đầu-Sư đặng quyền thay mặt cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp trước mặt nhơn-sanh thuộc về Đời trong Đạo. Hai hình tam-giác này là tam-giác đều nội tiếp trong vòng tròn, gát chồng lên nhau, tượng trưng lý Âm Dương, Đạo Đời tương-hiệp. Nó đặng phép thông-công cùng Tam-Thập-Lục- Thiên, Tam-Thiên-Thế-Giái, Lục-Thập-Thất-Địa-Cầu và Thập-Điện-Diêm-Cung đặng cầu rỗi cho các con. (PCT) Do vậy mà hai tam-giác gát chồng lên nhau tạo thành ngôi sao sáu cánh là lý tam âm, tam dương điều-hòa vũ-trụ, thể dương tượng Trời; nên hình sao sáu cánh trên nội-tiếp trong vòng tròn ứng với Một Trời trong câu thơ mà Đức Chí-Tôn cho buổi ban đầu: Một trời, một đất, một nhà riêng." (xem lại bài thơ trên) Dịch Lý Cao Đài Trang 141 Dịch Lý Cao Đài Trang 142

76 CHƯƠNG IV Vậy Giáo-Tông là làm chủ con số 3, tức nhiên đứng đầu tam Tiên, là gồm 3 phẩm Chưởng-Pháp và 3 phẩm Đầu-Sư đó vậy. Như trên, hình tam-giác có ba cạnh biểu tượng cơ dương, mà chính nó cũng có âm dương của nó nữa, vì thế nên mới có tam âm, tam dương. Luật vũ-trụ khi nói đến Âm tất có Dương, hay nói khác đi ngoài ra có tứ âm tứ dương nữa. Tứ âm tứ dương là gì? Âm dương không lìa nhau, thế nên hình vuông là biểu tượng cơ Âm, cũng có tứ âm, tứ dương. Hai hình này nội tiếp trong vòng tròn tạo thành một hình có tám cạnh, Dịch gọi đó là Bát-quái. Ngôi Giáo-Tông vẫn ngự trị ở giữa hình vuông là ý chỉ Một đất trong câu thơ trước đây Một trời, một đất, một nhà riêng. * Tại sao lại có con số 4 này? - Thượng Chưởng-Pháp Nguyễn-văn-Tương ( ). - Ngọc Chưởng-Pháp có hai vị: 1- Trần-văn-Thụ ( ) 2- Trần-Đạo-Quang ( ) Bởi Pháp-Chánh- Truyền định phần Tiên-vị cho Cửu-Trùng-Đài là ngoài ngôi Giáo-Tông ra, còn lại thì mỗi phẩm có ba vị, là: 3 Chưởng-Pháp, 3 Đầu-Sư. Nhưng thực tế mỗi phẩm lại có 4 vị (tức là 4 Chưởng-Pháp, 4 Đầu-Sư) cho nên số 4 thuộc âm phải có mặt. * Hiện tại đã có 4 Chưởng-Pháp: - Thái Chưởng-Pháp Nguyễn-văn-Tường ( ). Đó là Hòa-Thượng Như Nhãn, về sau bỏ Đạo. CHƯƠNG IV * 4 Đầu-Sư: - Thái Đầu-Sư có hai vị: 1- Thái-Minh-Tinh (mất năm 1927) bị Đức Lý cách chức. 2- Thái-Nương-Tinh ( ) - Thượng Đầu-Sư 3- Thượng-Trung-Nhựt ( ) thế danh Lê-Văn-Trung. - Ngọc Đầu-Sư 4- Ngọc-Lịch-Nguyệt ( ) Thế danh Lê-Văn-Lịch. Xem thế, con số 3 ở trên là con số thiên định, nhưng khi hành sự thì đây là sự biến dịch bởi con người, dù biến đổi thế nào cũng trong vòng luật định của Chí-Tôn mà thôi. Vì vậy hình vuông ứng với cơ âm. Điều này cũng cho ta thấy rằng: Trong hình ngôi sao, thực-tế là sáu cánh, nhưng có tâm ở giữa, cộng chung là 7 điểm. Đồ hình có hai hình vuông họp lại tuy có 8 mà có 1 tâm, thành ra 9 điểm. Đây cũng trở lại số 7, số 9 tức là nằm trong lý thất phản cửu hoàn vậy. Bởi Pháp-Chánh-Truyền dạy: Giáo-Tông thay mặt cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Do vậy mà chữ phần xác và phần hồn đã ứng với hai hình ảnh âm dương trên đây. Đó là chính do quyền- Dịch Lý Cao Đài Trang 143 Dịch Lý Cao Đài Trang 144

77 CHƯƠNG IV hành của Giáo-Tông phải đảm trách một nhà riêng đó! Ứng với câu thơ trên. Bát-quái thành hình Bây giờ hai hình tam-giác và hai hình vuông phốihợp vào nhau sẽ thành hình 3, là một hình toàn diện, đó là Bát-quái Đồ-thiên, hay Trung-Thiên-Đồ, mà ngày nay chính Đức Chí-Tôn xử-dụng trong Cao-Đài Đại-Đạo, mà chỉ riêng Đạo Cao-Đài mới dùng Bát-quái này nên còn gọi là Bát-quái Cao-Đài. Người nắm Bát-quái này vào tay chính là Giáo-Tông vậy. Hình 3 này cũng ứng vào chữ Một nhà riêng trong câu thơ Một Trời, Một đất, Một nhà riêng. Do vậy mà câu thơ trên đã nói lên đầy-đủ cho một Bát-quái thành hình. Khi đã có một Bát-quái toàn diện như vậy, chúng ta có quyền đặt các quẻ vào các góc cạnh tương ứng ta sẽ được hình trên đây là do lời dạy của Thầy khi Thánh-ý Chí-Tôn dạy sắp 7 cái ngai: Thầy dạy: Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây là chánh cung Đoài ấy là Cung Đạo. Bên mặt Thầy là cung Khôn, bên trái Thầy là cung Càn. Đáng lẽ phải để bảy cái ngai của phái Nam bên trái Thầy là cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn-đạo cho đủ Ngũ-chi nên Thầy buộc phải để Cung Đạo là cung Đoài cho đủ số". 2- Bát-quái Đồ-thiên hay Bát-quái Cao-Đài CHƯƠNG IV Nhìn vào Bát-quái trên đây, tức nhiên các cung được xác-định qua trục đứng là Đông Tây, trục nằm là hướng Nam Bắc là hướng của Đền-Thánh Tây-Ninh hiện giờ: Đoài chánh Tây ( hướng của Cung Đạo, ở chính giữa và là mặt tiền của Đền-Thánh) Càn Tây Nam (từ trong Đền nhìn ra là bên tay trái của Thầy). Khôn Tây Bắc (từ trong Đền nhìn ra là bên tay phải của Thầy) Khi ba cung đã được định hướng rồi thì những cung còn lại của Bát-quái Đồ-thiên cứ theo thứ-tự của Bát-quái Hậu-thiên mà xếp các quẻ còn lại vào vị-trí. Dịch Lý Cao Đài Trang 145 Dịch Lý Cao Đài Trang 146

78 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV * Thứ-tự Bát-quái Hậu-thiên là: luyện tập riêng mỗi cá-nhân. Nay là thế-giới đại-đồng, lại Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, vận nhằm cơ Đại-Ân-Xá của Chí-Tôn nên có sự rộng-rãi hơn. hành theo chiều thuận với kim đồng-hồ. Thầy đến chuyển đổi lại là: Khảm ở Nam, Ly Chỉ riêng Bát-quái Đồ-thiên đi nghịch với chiều kim đồng-hồ, gọi là nghịch chuyển. ở Bắc. Về số, lấy theo số của Bát-quái Hậu-thiên: Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. Như vậy phương hướng của Bát-quái Đồ-thiên được định-vị là theo hướng Đền-Thánh hiện nay theo Thánh-ý của Thầy, 4 phương chánh là: Đoài Chánh Tây Chấn Chánh Đông Ly Chánh Bắc Khảm Chánh Nam Phương hướng của Bát-quái Đồ-thiên đặt nghịch chuyển với Bát-quái Hậu-thiên và lật ngược lại, cho nên bấy giờ khác hẳn với Bát-quái Hậu-thiên là Ly ở Bắc, Khảm ở Nam. * Tại sao Bát-quái Cao-Đài phải đặt nghịch chuyển với Bát-quái Hậu-thiên? - Thứ nhứt là đường Đạo phải đi nghịch lại như vậy mới gọi là trở về nguồn, Thầy cũng dạy Tu-hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh thiêngliêng. - Thứ hai là chính Thầy đã chiết Khảm điền Ly phản vị Càn như trên đây chúng ta có bàn đến, vì trước đây Bát-quái Hậu-thiên là còn ở thời-kỳ bó-buộc nên Ly Nam, Khảm Bắc, buộc người tu phải gắng công-phu Do đó vị-trí của các cung Bát-quái Đồ-thiên nằm vào các hướng sau đây: Càn là hướng khởi ở Tây Nam (thay vì Tây Bắc của Bát-quái Hậu-thiên). Càn Tây Nam, Tốn Đông Bắc Khảm chánh Nam, Ly chánh Bắc Cấn Đông Nam, Khôn Tây Bắc. Chấn chánh Đông, Đoài chánh Tây Như vậy, Bát-quái mà Giáo-Tông làm chủ đây là Bát-quái Đồ-thiên, chỉ riêng Đạo Cao-Đài mới có; đó là tổng hợp của hai cái âm dương hợp lại, tức là âm-dương hỗn-hợp trong cơ sanh biến của vạn-linh. Vậy có phải kỳ khai Đại-Đạo này Ngài đã đặt Ly lên Khảm và đặt Khảm lên Ly để tất cả thành quẻ CÀN hay không? Có nghĩa là lần này trong nguơn hội mới của Đạo Cao-Đài người tu đúng nghĩa là phụng-sự cho nhơn-sanh tức phụng-sự Chí-linh. Phụng sự Chí-linh là phụng-sự Trời đó vậy. Một người đứng đầu của nhơn-sanh để giáo-hóa nhơn-sanh là Giáo-Tông, cho nên Giáo-Tông có quyền thay thế cho Thầy mà dìu-dắt con cái của Thầy trong đường Đạo và đường Đời. Trách-nhiệm thiêng-liêng của ông Lê-Văn-Trung là một sự được đặt để trước, giờ đến đây để làm sứ-mạng, vì vậy bài thơ đầu tiên Chí-Tôn ban cho, xem như là một bản-đồ được để trước mắt cho Người để nhắc-nhớ, đồng thời nhơn-loại nhìn vào đó để do theo cử-chỉ, lời dạy của Dịch Lý Cao Đài Trang 147 Dịch Lý Cao Đài Trang 148

79 CHƯƠNG IV Người làm bài học tắt trong việc tu-hành. Thường nói Giáo-Tông là giống tao. Người chính là một trong những lương sanh được chọn để cứu vớt quần-sanh: - Câu 1 Một trời, một đất, một nhà riêng đó là đầy-đủ ý-tứ trong các hình vẽ. - Câu 2 Dạy-dỗ nhơn-sanh đặng dạ hiền đó là trách-nhiệm giáo-hóa nhơn-sanh trong con đường hành thiện của kỳ ba chuyển thế và cứu thế của Cao-Đài mà Giáo-Tông là Anh Cả của nhơn-sanh. - Câu 3 Cầm mối Thiên-Thơ lo cứu chúng Thiên-thơ chính là quyển sách trời. Hiện nay trong cửa Đạo này là quyển Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển, trong đó xuất phát những yếu-lý của Đạo là Tân-Luật, Pháp- Chánh-Truyền làm thước khuôn cho người tu-hành để thành Tiên tác Phật. Vì tính cách quan-trọng đó nếu ai sửa đổi chơn-truyền phải đắc tội là vậy. Quyển sách nơi tay Ngài là hình ảnh của Ngài đặt trên bức tượng ở mặt tiền Đền-Thánh (nơi lầu chuông tức Bạch-Ngọc Chung-Đài) là cuốn Thiên-thơ đó vậy. Vai trò của Ngài là chuyển thế và cứu thế. - Câu 4 Đạo người vẹn-vẻ mới thành Tiên bổnphận của Giáo-Tông là giáo-hóa nhơn-sanh do theo Thánh-ý của Thầy, chỉ làm theo Đạo Trời mà thôi. 3- Giáo-Tông làm chủ Bát-quái Đồ-thiên Pháp-Chánh-Truyền Chú-Giải có dạy rõ về quyềnhành của Giáo-Tông: Trên đây Thầy đã nói rằng: có quyền dìu-dắt trong đường Đạo và đường Đời, thì Thầy đã chỉ cho rằng có quyền dìu-dắt các con cái Thầy trên con đường Đạo-đức của chính mình Thầy khai tạo và trên con đường Đời cơ Đạo gầy nên chớ chẳng phải nói trọn về phần Đạo và CHƯƠNG IV phần Đời, nghĩa-lý phân biệt nhau duy chỉ có chữ đường và chữ phần, xin ráng hiểu đừng lầm hai chữ ấy. Điều này đã báo cho biết Đạo Cao-Đài có đến 4 Bát-quái, mà trách-nhiệm của Giáo-Tông là chỉ đảmnhiệm hai Bát-quái Cao-Đài nói về Thiên-đạo mà thôi, có nghĩa là Đức Chí-Tôn mở Đạo kỳ này có thêm hai Bátquái nữa tức là tạo con đường trở về, là con đường cho nhân-loại được thành Tiên tác Phật trong nguơn hội mới. Nói rõ hơn đó là chơn-pháp, chơn-truyền của Đức Chí- Tôn. Vậy phần Đạo là bí-pháp của Thế-đạo, phần Đời là thể-pháp của Thế-đạo đó. Nay Thầy nhấn mạnh Nghĩa lý phân biệt nhau duy chỉ có chữ đường và chữ phần. - Bởi phần Đời tức nhiên là thể-pháp có Bát-quái Hậu-thiên. - Phần Đạo là bí-pháp có Bát-quái Tiên-thiên (cả hai thuộc về Thế-đạo). Hai Bát-quái này đã có cách nay năm do Vua Phục-Hi sáng tạo, rồi đến Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử tiếp tục bổ cứu thêm, còn lại đến ngày nay. Giờ phút này Đức Chí-Tôn đến ban cho nền Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Tam-giáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt, không phải Ngài hủy bỏ các Bát-quái ấy, mà chính là do theo các Bát-quái trước đây rồi mở thêm hai Bát-quái nữa, tức là tạo cho nhân-loại một con đường trở về trong cảnh an-nhàn tự toại cho linh-hồn. Nay, nhiệm-vụ của Giáo-Tông là đảm nhiệm hai Bát-quái Cao-Đài này, chính là thực hiện cho được con đường Thiên-đạo - Đường Đạo tức nhiên bí-pháp của Thiên-đạo là Bát-quái Hư-vô. - Đường Đời tức nhiên thể-pháp của Thiên-đạo là Bát-quái Đồ-thiên. Dịch Lý Cao Đài Trang 149 Dịch Lý Cao Đài Trang 150

80 CHƯƠNG IV Hơn nữa, Pháp-Chánh-Truyền đã qui-định: Giáo-Tông thay mặt cho Thầy đặng bảo-tồn chơnđạo của Thầy tại thế thì Anh Cả nhơn-sanh đặng dìu-dắt con cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay là nhỏ tuổi quyền thiêng-liêng đã định vậy Trong Hội-Thánh có chia ra hai phần hữu-hình là Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài: Đây là hệ-thống tổ-chức của Cửu-Trùng-Đài từ trên xuống dưới là: Tiên Vị Thánh Vị Thần Vị 1 phẩm Giáo-Tông (Nhứt Phật) đối với Thiên Tiên 3 phẩm Chưởng-Pháp (Tam Tiên) đối với Nhơn Tiên 3 phẩm Đầu-Sư (cũng là Tam Tiên) đối với Địa Tiên 36 vị Phối-Sư (Tam-thập-lục Thánh) đối với 72 vị Giáo-Sư (Thất-thập-nhị Hiền) đối với Thiên Thánh Nhơn Thánh 3000 vị Giáo-Hữu ( Tam-thiên đồ-đệ) đối với Địa Thánh Lễ-Sanh (không hạn định) đối với Thiên Thần Bàn Trị Sự (Chánh & Phó & Thông Sự) đối với Nhơn Thần Tín đồ đối với Địa Thần Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan giáo-hóa nhơn sanh, là môi-trường học-hỏi, tiến-hóa theo ba bực, mỗi bực có ba phẩm-cấp. Như trên đã nói là hàng Tiên-vị tượng-trưng bằng 7 cái Ngai, mà Ngai của Giáo-Tông ở giữa, đặt trên hết và lớn hơn hết. Các phẩm cấp lần-lượt là Tiên-vị, Thánh-vị rồi đến Thần-vị theo hình-thức trên đây. Như vậy trường Đại-Đạo theo như Đức Hộ-Pháp dạy về đường Đạo và đường Đời rằng: - Thể-pháp của Đạo Cao-Đài là một trường côngquả của chúng ta, trường công-quả ấy để cho chúng ta lập đức, lập công, lập ngôn. CHƯƠNG IV - Bí-pháp chơn-truyền của Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ-quan huyền-bí để cho con cái của Ngài giải-thoát. Lần-lượt tìm biết qua: Thể-pháp của Đạo Cao-Đài Đức Hộ-Pháp nói: Nói về thể-pháp chúng ta hân-hạnh làm sao, muốn cho chúng ta lập đức chính mình Đức Chí-Tôn đã cho chúng ta mượn danh thể của Ngài, chúng ta đã làm Thánhthể của Ngài nơi mặt thế của Ngài. Ôi! Quyền-lực về phương-pháp lập đức đối lại với cảnh thiêng-liêng là mua ngôi-vị của chúng ta đó vậy. Lập công là Ngài đã tạo hình-thể của Ngài, tức nhiên Đền-Thánh đó là Đền thờ hữu-hình của Ngài để tại mặt thế này. Chúng ta phải lập công với sanh-chúng tức nhiên lập công cùng con cái của Ngài. Ngài để cho chúng ta lập công chớ không phải làm nô-lệ cho ai tất cả. Chúng ta thấy Ngài phụng-sự cho con cái của Ngài, chúng ta lập công là tạo danh thể của Ngài, do lập công mà ra. Bây giờ tới lập ngôn. Chính mình Ngài, Ngài phải làm, cầm cây Cơ, bút, viết dạy chúng ta từ lời nói, việc làm; từ tánh đức, từ đạo-lý. Còn ngôn, có ngôn gì hơn Ngài nữa, để cả thảy các thể-pháp đặng chúng ta định vị chúng ta, chính tay Ngài cho chúng ta mượn cả thảy. 4- Đức Quyền Giáo-Tông thi-hành thể-pháp Đại- Đạo Nơi Cửu-Trùng-Đài Thầy định-quyết cho Người (Giáo-Tông) có quyền dạy-dỗ mà thôi, song quyền-hành có rộng thêm đôi chút là dạy-dỗ trọn cả đường Đạo và đường Đời. Nghĩ cũng chẳng chi làm lạ, vì cả Chức-sắc Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài của Thầy lập, phải tùy theo Tôn-chỉ Đạo, nghĩa là xu-hướng về phần giáo-dục mà thôi. Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy-dỗ, còn tên của Dịch Lý Cao Đài Trang 151 Dịch Lý Cao Đài Trang 152

81 CHƯƠNG IV Chức-sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự giáo-hóa, là chánh vai của mỗi người, như Giáo-Hữu, Giáo-Sư, Phối-Sư, Đầu- Sư, Giáo-Tông... Xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ Giáo hay chữ Sư. Cơ Đạo từ cổ chí kim vẫn vậy, lại hiệp lời này Thiên mạng chi vị tánh, suất tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị giáo. Thầy chỉ cậy Hội-Thánh Thầy đã đến lập, thay quyền cho Thầy mà dạy-dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng-sanh đặng lành, ấy là phận-sự cần nhứt của Hội-Thánh đó. (PCT) Thế nên, trong buổi Cao-Đài Đại-Đạo: Đức Quyền Giáo-Tông có bổn-phận Cầm mối Thiên-thơ lo cứu chúng. Quyển Thiên-thơ Ngài đã nắm trọn vào tay. Đức Hộ-Pháp xác nhận: Từ khi Đức Chí-Tôn đến độ Đức Quyền Giáo- Tông rồi mới xuất-hiện Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài đó vậy. Sự vinh-dự này chính Đức Quyền Giáo-Tông đã được hưởng một cách xứng đáng. Bởi vì chính mình Đức Chí-Tôn đến thâu Ngài, biểu Ngài lập thành Hội-Thánh. Ngài đi đến đâu Hộ-Pháp cùng Đức Cao Thượng-Phẩm theo phò-loan để Đức Chí-Tôn thâu Môn-đệ, thâu được bao nhiêu thì giao Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung- Nhựt giáo-hóa, chính do nơi Ngài cầu-khẩn Đức Chí-Tôn thâu Môn-đệ, Ngài luôn luôn đi các nơi để phổ-độ chúngsanh, nhứt là trước ngày mở Đạo, Đức Chí-Tôn sai hết các Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài tức Thập-Nhị Thời-Quân đi phò-loan cùng hết, không có chỗ nào không có Cơ-bút. Người thì xuống miền Tây, người đi miền Trung, đi cùng hết. Thâu Môn-đệ xong, Thầy dạy chúng tôi về Tây- Ninh mở Đạo. Với hai bàn tay trắng không có một miếng đất cắm dùi làm sao mở Đạo? Vạn sự khởi đầu nan là thế! Nhưng sự kiên-nhẫn đã giúp các Ngài thành công là thế! Sau cùng, Ngài đã lập vị CHƯƠNG IV một cách vẻ-vang, một cách xứng đáng, tám năm tròn, không dư không thiếu một ngày. Phải chăng Ngài đã thực hiện trọn hai Bát-quái vào tay mà dìu-dắt nhơn-sanh trên con đường hành-thiện? Hằng năm toàn Đạo đều ghi nhớ ngày âmlịch là ngày qui Thiên của Đức Ngài: Từ ngày Bính-Dần dl là ngày nhập vào Đại-Đạo Tam-Kỳ này, hành Đạo suốt. Ngày qui Giáp-Tuất dl Tính ra là tám năm (8) tròn không dư không thiếu một ngày. Đức Hộ-Pháp thường nhắc-nhớ đến: Cái ngôi của Ngài đã tạo dựng, cái ngôi Giáo- Tông-Đường của Ngài ngồi trên ấy, đầu tiên hết cái ngôi ấy nó sẽ để nơi đất nước Việt-Nam này một cái báu-vật quí-giá vô cùng. Từ thử tới giờ chưa hề có. Bần-Đạo ngó qua Vatican, cái Ngai của Đức Giáo-Hoàng Saint Pierre thế nào, thì nay Bần-Đạo có lẽ nói và có thể mơ-ước rằng cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế ấy. * Các con số biến-hóa đối với Đức Quyền Giáo-Tông Thực-tế Ngài đã làm chủ con số 7, con số 7 là con số chỉ Thất tình đó vậy: Bởi hàng Tiên-vị là gồm: 1 Giáo-Tông + 3 Chưởng-Pháp + 3 Đầu-Sư = 7 vị. Nhìn vào Bát-quái Đồ-thiên thì số 7 là quẻ Đoài, Đoài ở chánh Tây, tượng hình là cái miệng; trong thời buổi này là thực hiện Cơ phổ-độ chúng-sanh, thì mới hoằng khai Đại-Đạo được. Số 7 là số ngưng kết: 1+2+4=7 tức là Thái-cực cộng Lưỡng-nghi và Tứ-tượng. Thái-cực là dương, Lưỡng-nghi là cơ biến tướng, Tứ-tượng là cơ sanh-hóa. Nhưng cơ biến Dịch Lý Cao Đài Trang 153 Dịch Lý Cao Đài Trang 154

82 CHƯƠNG IV tướng và sanh-hóa chạm nhau lại khắc nên số 7 trở thành số riêng biệt không có biến động, có nghĩa là trạng-thái yên-tịnh ngừng nghỉ, nên nó cũng ám chỉ vào thể Âm. Số 7 cũng chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình, trong thân người nó là Thất khiếu ở trên đầu. Số 7 ấy là do 3 ngôi cộng 4 biến hay là nên vô-cực vi-chủ. Nhưng, Giáo-Tông chưởng-quản Cửu-Trùng-Đài tức là đứng đầu Cửu-Phẩm Thần-Tiên là con số 9. Hai con số: số 7 và số 9 trong trường hợp này gọi là Thất phản cửu hoàn. Thất phản là cứ chu-kỳ đi đến 7 là trở lại (như một tuần-lễ 7 ngày, giáp một vòng lại trở lại), cửu hoàn là sự luân-lưu của sự biến dịch không ngừng dứt. Cho nên nói thất phản cửu hoàn là điểm mấu chốt: cùng cực cái động để trở về trạng-thái tịnh nguyên-thủy. Ngôi số 1 là chỉ trời, là Thái-cực. Từ 1 sanh 3, ba sanh vạn-vật. Như vậy một mà ba, ba cũng là một. Nhìn vào Bát-quái Đồ-thiên thấy quẻ Chấn mang số 3, chánh Đông, đó là biểu tượng ngôi trời mà Giáo-Tông đang thay Trời tạo thế. Ta thử làm một việc so-sánh quyền-hành của Giáo- Tông có những điểm tương-đồng nào với lời chiêm-đoán về Quẻ CHẤN mà tiền Thánh đã để lại cách đây hàng ngàn năm coi có trùng khớp với nhau không? 5- Ngôi vị Giáo-Tông ứng vào quẻ Chấn trong phương-vị Bát-quái a/- Tính chất của quẻ Chấn Quẻ Chấn tượng là con Cả của Đức Chí-Tôn Ngọc- Hoàng Thượng-Đế, do câu Đế xuất hồ Chấn. CHƯƠNG IV Theo Văn-Vương Bát-quái tức là Bát-quái Hậuthiên có đủ lý lẽ của mỗi ngôi trong các quẻ thì quẻ CHẤN là quẻ ở phương Đông, là quẻ có một hào dương ở dưới bị hai hào âm đè lên trên. Hào dương tượng sự bắt đầu sinh ra, vạn-vật cũng theo cái lý đó mà khởi, nên Dịch cũng nói là: Thượng-Đế ra ở cung Chấn. Điểm dương nhỏ bé ấy chính là nguyên-động lực bắt đầu buổi sơ khai, nên quẻ Chấn là quẻ khởi thủy. Trong một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà mùa Xuân là mùa dương khí thịnh nên muôn vật vui tươi sinh nở. Mùa Xuân ở vào 3 tháng: Dần, Mão, Thìn tức là tháng giêng, tháng hai, tháng ba. Tháng Mão là giữa mùa Xuân, ứng vào cung Chấn. Trong giờ Mão dương mới sanh, chính là lúc mặt trời mọc trong một ngày, nói rộng ra cho đến thế, vận, hội cũng đều đi theo luật tuầnhuờn ấy. Chấn tức là cái vi dương bắt đầu huy động lấy hướng mặt trời nên gọi là Nhật xuất ư đông, hướng bắt đầu cho một khí dương hiện ra, nên tượng quẻ Chấn ở phương Đông. Với Đạo-pháp cũng cùng một định-luật. Nay đã giáp một chu-kỳ nên Đức Chí-Tôn mở Đạo ở phương Đông. Trước đây Đạo Phật mở ra ở Ấn-Độ, Trung-Hoa là nơi phát xuất Đạo Thánh, có các Thánh như: Khổng, Mạnh, Lão, Trang; kế đến truyền qua Tây-phương, Chúa Jésus Christ khai Đạo Thánh ở phương Tây làm ông Thánh-Tây. Nay đã giáp một vòng rồi lại trở về Đông: Chí-Tôn khai mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này tại Việt-Nam là miền Đông Nam Châu-Á đối với bản-đồ thế-giới, Tây- Ninh là nơi phát xuất Đạo Trời được chọn làm Thánh-địa là miền Đông của Nam-phần Việt-Nam. Dịch Lý Cao Đài Trang 155 Dịch Lý Cao Đài Trang 156

83 CHƯƠNG IV Đạo-pháp gọi đó là Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy. Hình ảnh này đã biểu-tượng bằng hình con Long-mã phụ Hà-đồ đặt trên nóc Nghinh Phong-Đài Đền- Thánh, Long-mã chạy từ Đông sang Tây rồi lại ngó ngoáy về Đông. Long-Mã Phụ Hà-Đồ đặt trên nóc Nghinh Phong-Đài b/- Tình thế Việt-Nam ứng vào quẻ Chấn Chính buổi khai Đạo tại chùa Gò-kén thật vô cùng khó-khăn bởi hai sức ép của Đời và Đạo đối với Việt-Nam thuở ấy: - Đời lâm vào cảnh đô-hộ của Pháp. - Đạo thì dân-chúng tín-ngưỡng thập tàng, đa thầngiáo, vì vậy phải cần có một sự đổi mới để đáp ứng nguyện-vọng của toàn nhân-sanh. Sự việc này có khác nào hai hào âm đang đè nặng lên quẻ Chấn không? Bấy giờ, chính là lúc Đức Chí-Tôn ban cho một mối Đạo nhà, Thầy đã nói: Từ thử nước Nam chẳng Đạo nhà, Nay Ta gầy dựng lập nên ra... CHƯƠNG IV c/- Nhiệm-vụ đến với Đức Quyền Giáo-Tông Nền Đại-Đạo Cao-Đài ra đời năm Bính Dần (1926) với mục-đích: Vì muốn độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa-đọa hồng-trần. Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng trần bằng xác thân mà chỉ giáng bằng Huyềndiệu Cơ-bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Thế-Giới. Hơn nữa Ngài không có nhân thân phàm ngữ làm sao độ dẫn chúng-sanh cả toàn cầu cho đặng nên Ngài phải giao quyền cho Con Cả của Ngài để lập thành Chánh-thể tức là Hội-Thánh làm Thánh-thể của Ngài vậy. Người con Cả của Thượng-Đế đây ứng vào quẻ Chấn, nằm vào chính Đông trên bản-đồ, mang số 3 thuộc về Mộc, tức nhiên hình ảnh của ngôi vị Giáo-Tông đó. Tất cả các yếu-tố sau đây là đặc tính của quẻ CHẤN làm biểu tượng mà Dịch đã xác định, thử đem đối-chiếu lời chiêm-đoán của quẻ với cuộc đời của một người mang sứ-mạng thể thiên hành-hóa xem có trùng khớp với nhau chăng. Nếu trùng khớp với nhau được thì quả thật Đạo ta là Chánh đạo, ngược bằng không, thì có thể kết-luận rằng đây là giả Đạo. Tại sao mua vàng thì mọi người cần phải thử mà nền Đại-Đạo lớn-lao như vầy mọi người dám gởi cả đứctin của cuộc đời mình không chịu thử-thách để tìm hiểu cho thật chính-chắn, tìm hiểu để tin và niềm tin đó mới thật là chánh-tín. 6- Lời chiêm-đoán về quẻ CHẤN a/- Đoán về Thiên-thời Chấn tượng hướng Đông, hướng của mặt trời mọc. Mặt trời mọc ở hướng Đông vào giờ Mẹo (mão) nên nói Đế xuất hồ Chấn. Để cũng chỉ muôn loài, theo thiên- Dịch Lý Cao Đài Trang 157 Dịch Lý Cao Đài Trang 158

84 CHƯƠNG IV thể thì lấy mặt nhựt là mặt trời tượng Thượng-Đế, mang dưỡng khí nuôi khắp cùng vũ-trụ. - Với đạo-pháp: Đức Lê-Văn-Trung được Đức Chí- Tôn ban cho Thánh-danh Thượng-Trung-NHỰT. Ngài nhận phẩm Đầu-Sư đầu tiên cùng với hai vị nữa mang chữ Nguyệt và Tinh, đây là ba bửu của Trời: Nhựt, Nguyệt, Tinh. - Về mặt đời: Ngài là ngôi sao sáng, là Nghị-viên Hội-Đồng Thượng-Nghị-Viện, thưởng thọ Bắc-Đẩu Bội- Tinh. - Về mặt Đạo: Ngài là Giáo-Tông, Người thay trời tạo thế. Làm Anh Cả của nhân-loại. b/- Đoán về các đặc-tính Chấn có năng-lực động, tượng là sấm, muôn vật không có vật nào chấn-động nhanh bằng sấm (Chấn vi lôi, Chấn là sấm). Bởi quẻ Chấn là quẻ có một hào dương chịu nén dưới hai hào âm. Quẻ này ứng với cuộc đời của Đức Lê-Văn-Trung: - Về phần Đời: buổi đó bị một sức ép của thời Phápthuộc, dân-tộc Việt chịu dưới nạn quốc phá gia vong vừa hết Tàu lại đến Tây, dù Ngài là một viên chức cao của Hội-đồng Thượng-nghị viện nhưng vẫn khổ đau vì dântộc chịu áp-bức, lệ nô của người Pháp. - Về phần Đạo: Dân Việt-Nam bấy giờ tinh-thần tín-ngưỡng theo thuyết đa thần, trong nước không có đạo, dù nhiều Đạo nhưng chỉ là mượn đạo, xin Đạo của người ta mà thôi; vì Đạo Phật du nhập từ Ấn-Độ; Đạo Thánh, Đạo Tiên thì từ Trung-Hoa truyền sang, nhưng khi vào Việt Nam như một mảnh đất tốt để cấy mầm móng Đạogiáo, người dân mình đều giữ lại mà tôn thờ, sùng kính. Chính cái lòng thiết-tha tôn-sùng Trời Phật của Việt-Nam ta mà Thượng-Đế mới đến trao cho một mối Đạo nhà, mà cũng là Quốc-Đạo. Vậy nên Thầy mới cho câu: CHƯƠNG IV QUỐC-ĐẠO kim triêu thành ĐẠI-ĐẠO NAM-PHONG thử nhựt biến NHƠN- PHONG c/- Đoán về động vật Chấn tượng Rồng (chấn vi long). Rồng là con vật linh, đứng đầu trong Tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng. Con vật linh ấy khi dấy lên để rồi sẽ được yên-tĩnh, nghỉ-ngơi, từ dưới chỗ âm-u thì rồng dậy. - Đạo-pháp: nhắc về khi làm 7 cái ngai cho các Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài Thầy cũng bảo chạm Tứ linh, nhưng ngai của Giáo-Tông chỗ hai tay dựa phải chạm hai con Rồng ấy là lý âm dương biến hóa vô cùng. Rồng là con vật đứng đầu hết, nên các giống thú cũng phải nương theo Tứ linh này chuyển-hóa để thăng tiến. Nay Cao-Đài Đại-Đạo mở ra là để cho các chơn-hồn tiến-hóa, tức là kể cả vật-chất, thảo-mộc, thú cầm, nhơnloại gọi chung là chúng-sanh và bốn phẩm-cấp cao hơn là Thần, Thánh, Tiên, Phật, gồm chung là bát-phẩm chơnhồn vậy. Theo lý vạn-vật xuất ra ở cung Chấn là nơi huy động đầu tiên sinh ra muôn vật. Từ đó người Á-đông ta cảm nhận lý biến-hóa của vũ-trụ nên lấy vật Tổ là Rồng để biểu-dương một tinh-thần bất-khuất của dân-tộc-tính. Từ xưa đến giờ đều tự-hào là con Rồng cháu Tiên. Ngay trong Đền-Thánh cũng đều trang-trí hình ảnh Tứ linh, nhiều nhất là Rồng đủ màu sắc và là rồng hả miệng để nói lên thời kỳ Phổ-độ chúng-sanh trong kỳ ba Đại-ân-xá, tậnđộ chúng-sanh qui-nguyên-vị. Dịch Lý Cao Đài Trang 159 Dịch Lý Cao Đài Trang 160

85 CHƯƠNG IV Cột Rồng ở Đền-Thánh (Tòa-Thánh Tây-Ninh) d/- Đoán về màu sắc Lấy màu huyền hoàng (huyền là sắc đen của trời; hoàng là sắc vàng của đất). Về Đạo-pháp: ngôi Thượng-Đế ở về phương Bắc (thuộc Khảm vi thủy, tức là tượng trưng màu đen). Màu đen, màu huyền là chỉ sự huyền-bí nhiệm-mầu, cao-thâm ấy là danh vị của Đấng Huyền-Khung-Cao-Thượng-Đế- Ngọc-Hoàng-Đại-Thiên-Tôn. Màu vàng óng-ả là sắc vàng của kim-loại quí: vàng (or) chính là vua của kim-loại, thế nên tượng cho Phật- Mẫu. Nhưng kim-loại thường là sắc trắng, vì vậy nhơnsanh về đến ngôi của Phật-Mẫu thì đều mặc sắc phục trắng, cũng là màu Đại-Đồng. Nhưng riêng màu sắc dùng cho ngôi Phật-Mẫu lại là màu vàng Phái vàng Mẹ lãnh dắt-dìu trẻ thơ. Nếu luận về quẻ ở Bát-quái Tiên-thiên thì quẻ Chấn ở giữa, hai bên là Khảm, Ly. Chấn thuộc Mộc theo lý Ngũ-hành là màu xanh. Ly thuộc Hỏa màu đỏ, xanh đỏ có sự xê-dịch lên xuống lẫn-lộn nên mới thành màu huyền. CHƯƠNG IV Còn màu vàng vì Chấn gần Khôn thuộc Thổ nên là màu vàng vậy. e/- Đoán về tịnh vật Theo hình vạch quẻ Chấn thì một hào dương nằm dưới hai hào âm. Khi Chấn sấm nổ lên thì tiếng dội vang xa. Lấy tượng cây cỏ, tượng là tre non, cây sậy. Luận: Ngày xưa Pascal nói người là cây sậy biết tư-tưởng tức nhiên chỉ một tinh-thần bất-khuất, ý-chí quật cường của con người luôn muốn vươn lên, đạo-giáo nói là dục-tấn. Vì sự dục-tấn nên con người mới tìm đến con đường tu để được giải-thoát những gì gọi là ràng buộc, để cho tư-tưởng được thăng hoa. Người Việt-Nam được Thượng-Đế nắn đúc nhiều trong lò gian khổ nay đủ sức để cho Ngài đến giao cho một mối Đạo đủ quyềnnăng xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn-linh". Đó mới là yếu-tố về. Yếu-tố ĐỊA, thì đất nước Việt-Nam này là một Thái-cực-đồ uốn cong như con rồng lượn, một bên là biển một bên là đất liền là hai điểm âm dương tương-tiếp nhau gọi là Lưỡng-nghi, cũng gọi là Thái-âm, Thái-dương. Từ Lưỡng-nghi sanh ra Tứ-tượng cho nên có thêm hai yếu-tố nữa đó là đảo Hải-Nam, tức nhiên đất trong nước đó là Thiếu-dương; bên trong có Biển-Hồ, tức là nước trong đất, gọi là Thiếu-âm. Từ đó Tứ-tượng mới biến ra Bát-quái. Đất nước ta có núi Ngũ-Hành là tâm điểm, nếu đặt compas quay một vòng tròn thì điểm trên sẽ qua ải Nam- Quan và điểm dưới sẽ đụng vào Mũi-Cà-Mau tạo thành một vòng tròn đó là một Thái-cực-đồ trọn vẹn. Yếu-tố THIÊN, Thầy đã nói rõ: Ta vì lòng Đại-từ đại-bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ; tôn-chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa-vị cao-thượng, để tránh khỏi số mạng luân-hồi và nâng những kẻ tánh đức bước Dịch Lý Cao Đài Trang 161 Dịch Lý Cao Đài Trang 162

86 CHƯƠNG IV vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế này. Yếu-tố Tam-tài được thể hiện. f/- Đoán tật bịnh Người mang quẻ Chấn thường có tật chân, bịnh gan thông thường. - Ở Đức Quyền Giáo-Tông, Bà Bát-Nương thường trêu là Anh què tức là nhắc đến nguơn linh của Ngài là Đại Tiên Lý-Ngưng-Dương, thuở Ngài còn tu Tiên ở tiền kiếp, đắc Đạo. Một hôm Ngài xuất chơn-thần, bỏ xác lại nhờ học-trò giữ xác, dặn đừng vội chôn. Nhưng cảnh đời thường trái nhau, khó xử cho anh học-trò, nhằm lúc mẹ anh cũng vừa chết, làm sao toan liệu cả hai, anh đành đốt xác Thầy để trở về còn lo chôn xác Mẹ. Thế là khi hồn của Đạo-sĩ trở về không còn xác để nhập vô, cùng lúc thấy có xác một người đi ăn mày chết gần đó, vị Đạo-sĩ mới nhập vô xác người ăn mày này. Nhờ đắc Đạo Tiên nên Ngài biến cây gậy và chiếc bị thành hai món bửu bối, sau này trở thành Bầu linh gậy sắt Nên thơ của Đức Hộ-Pháp có viết về: Thần Lý Ngưng-Dương du Nam : Bầu linh gậy sắt quảy du Nam, Nương bóng Từ-bi đến cõi phàm. Độ thế so đồng cân Nhựt nguyệt, Phục sinh đổ trọn giỏ Hoa lam. Non Tiên lối cũ thân dầu toại, Bợn tục đường xưa bước đã nhàm. Bảy bạn ai còn chơi cõi thế, Đông-du xin nhắc chuyện Ông Lam. g/- Đoán về việc quan tụng Việc kiện cáo đứng về phía mạnh, sửa đổi để xét lại, có sự phản-phúc. - Trong cuộc đời hành-đạo của Đức Quyền Giáo- Tông đã bị ở tù. Ngài bị nhốt trong khám đường Tây-Ninh mấy bữa vì nạn không tiền đóng thuế thân cho các bổn CHƯƠNG IV đạo, Ngài đứng ra nhận, chúng bắt bỏ tù luôn Ngũ đẳng bội-tinh mang trong mình Ngài, chứng tỏ rằng nó không có giá trị gì hết. Nếu có giá-trị thì người mang nó không bị thị-nhục dường ấy. Khi ra khám, Ngài gỡ trả mà người ta không dám nhận, phải năn-nỉ đưa lại cho Ngài. Tình trạng Anh Cả chúng ta như vậy. h/- Đoán về phần mộ Lời đoán cho người mang quẻ Chấn lợi về phần mộ đặt ở hướng Đông, giữa chốn sơn lâm. - Ngày nay Tháp của Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đặt chính hướng Đông thuộc cung Chấn (xem hình Bát-quái Đồ-thiên) Sau Bát-Quái-Đài của Đền-Thánh Tòa-Thánh Tây-Ninh. Hình ảnh Đền-Thánh có dạng chữ sơn 山 mà là 7 chữ sơn, nên còn gọi là Thất sơn. Lý giải: trước Đền khi kiến-trúc Tòa Thánh, Đức Hộ-Pháp có chừa ra hai khu rừng nhỏ gọi là rừng thiênnhiên để kỹ-niệm nơi này khi xưa là rừng cấm, hoang-vu, rậm rạp. Nếu lấy biểu-tượng chữ mộc 木 làm tượng chỉ rừng thì hai khu rừng tượng là chữ lâm 林. Nhưng trước Đền còn có cội Bồ-Đề, thêm một chữ mộc 木 vào giữa chữ lâm thành ra chữ sâm 森 (sâm là rậm). Ghép hai chữ Sâm lâm 森林 là đủ rõ nghĩa nơi đây xưa kia là thế, còn nay là thế. Nhờ ánh-sáng đạo-mầu của Đức Thượng-Đế nhânloại mới được hưởng như ngày nay. Cũng như tâm tánh người nhờ đạo-đức giồi tâm mà sáng-láng. Như vậy lời đoán về người mang quẻ Chấn có phần mộ đặt nơi chốn sơn lâm thì hoàn-toàn ứng hiệp vậy. i/- Đoán tính tự (họ tên người) Người mang quẻ Chấn có họ hoặc tên có chữ bộ mộc 木 Dịch Lý Cao Đài Trang 163 Dịch Lý Cao Đài Trang 164

87 CHƯƠNG IV - Đức Quyền Giáo-Tông có tên là Lê-Văn-Trung, họ LÊ viết thành chữ Hán có dạng là 梨 tức nhiên cấu tạo bởi các phần sau: phía trên là Hòa 禾 (cây lúa) họp với Đao 刂 và dưới là bộ MỘC 木 Quả nhiên họ Lê của Ngài có bộ mộc vậy. j/- Đoán số mục Người mang quẻ Chấn có ảnh-hưởng các con số: 4, 8, 3. - Quẻ Chấn số 3 là dương-số, lại là hướng cung Mão nên Chấn cũng là Càn; ba thành một, một mà ba. Vai trò này hết sức quan-trọng đứng vào Tam ngôi nhất thể. Số 3 cũng là Trời, thay mặt Thầy mà dạy-dỗ nhơn-sanh thế nên Giáo-Tông là Anh Cả của nhơn-sanh. Ngài hành-đạo vừa tròn 8 năm, không dư không thiếu một ngày. Phải chăng tất cả đều có quyền thiêngliêng đã đặt để trước. 7- Đức Quyền Giáo-Tông là một mẫu người đáng kính Đức Quyền Giáo-Tông đã nắm trọn Bát-quái Đồthiên trong một thiên-trách hết sức là nhọc-nhằn và đaukhổ. Tuy nhiên không vì thế mà làm cho Ngài nản chí hay phiền-hà. Hãy nghe Ngài trả lời về những việc đã xảy ra làm cho nhọc trí Ngài. Qua lời thuật của một báo-giới nói về Ngài, sau ngày qui Thiên: - Tôi còn nhớ, cách chừng một năm nay, sau khi ông Nguyễn-Phan-Long lấy tư-cách Giáo-Sư Cao-Đài lên Tòa-Thánh Tây-Ninh ngồi làm chủ-tọa Hội Vạn-Linh để buộc tội ông Giáo-Tông mà rồi cũng không có hiệuquả, ông Lê-Văn-Trung kêu tôi mà nói: cái kết-quả của Hội Vạn-Linh này không phải là để rửa sạch những điều CHƯƠNG IV họ đã vu-cáo cho tôi, mà chính là để cho Đạo được thêm một tín-đồ trí-thức Nguyễn-Phan Long". Lại một hôm bàn về vấn-đề Tôn-giáo, tôi nói với Ông Lê-Văn-Trung: Tôi nhớ như tuồng một nhà văn-sĩ Ăng-lê kia đã nói: Tôn-giáo này mà khác với Tôn-giáo kia cũng giống như những nhà đăng cao, tuy là khi mới trèo lên, thì người ở bên chân núi này, kẻ ở chân núi kia, chớ chừng đến trên đảnh cũng gặp nhau một chỗ. Ông trả lời: - Đạo Cao-Đài chúng tôi cũng vậy. Song chỉ có một điều khác, là muốn sao từ khi đương ở dưới chân núi, thì tất cả các nhà đăng cao đều đã biết nhau, yêu nhau. Gần đây, sau khi Ông đi diện-yết quan Toàn-quyền Robin vừa ra, tôi hỏi: - Quan Toàn-quyền có hỏi chi đến việc Ngài trả Bắc-Đẩu Bội-tinh lại cho Chánh-phủ chăng? - Có, Quan Toàn-quyền có khuyên tôi lấy lại. Song tôi đã bẩm với Ngài rằng: Trả hay không trả Bắc-Đẩu Bộitinh là một việc nhỏ dễ tính. Kết-luận về Đức Quyền Giáo-Tông Cái người của Ông, bình sanh, bất kỳ là đối với việc gì, cảnh ngộ nào Ông cũng vẫn ung dung, hòa-nhã; nói chậm-rãi, mới nghe qua tuồng như thờ-ơ, mà xét kỹ lại, thì thâm-trầm, ý-vị. Chỉ duy trong những lúc tàn đêm canh vắng hay là dưới bóng trăng nuối, ông mới đem ít nhiều tâm-sự mà than-thở với những người bạn thanh-niên như chúng tôi đây. Cái tâm-sự mà ông đã đặt tên cho nó là Nhơnđạo. - Cái Nhơn-đạo ấy, ai là người trong Đạo Cao-Đài sẽ kế chí ông? Dịch Lý Cao Đài Trang 165 Dịch Lý Cao Đài Trang 166

88 CHƯƠNG IV Về phần tôi, tôi chỉ biết lấy tình tri-kỷ mà vẽ sơ lại con đường của ông đã trải qua, để họa may gần đây sẽ có kẻ nối theo đó mà đi cho đến mục-đích của ông đã tự-kỳ: do Thiên-đạo mà lo Nhơn-đạo cho xong để tròn phận-sự đối với Thiên-đạo (Tiểu-sử Đức Quyền Giáo-Tông, trg 148) CHƯƠNG IV D- Quyền-hành của ĐẠO phải có GIÁO-TÔNG VÀ HỘ-PHÁP Trên ba Hội lập quyền thì có Giáo-Tông và Hộ- Pháp. Giáo-Tông là chủ Cửu-Trùng-Đài thì lo về việc chánh-trị của Đạo có Chưởng-Pháp và Đầu-Sư ở trunggian giúp sức điều-đình các luật-lệ truyền xuống cho ba Chánh-Phối-Sư nắm trọn quyền hành-chánh. Giáo-Tông có quyền định đoạt trong việc chánh-trị của Đạo. Hộ-Pháp thì lo giữ luật-lệ của Đạo cho khỏi sái Thiên-điều vì luật-lệ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay thì thế cho Thiên-điều. Hộ-Pháp có quyền đặc-biệt về ân-xá cũng như Giáo-Tông có quyền Chánh-trị vậy. Hộ-Pháp chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài có Thượng- Phẩm, Thượng-Sanh và Thập-Nhị Thời-Quân giúp sức. Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là Quyền Chí- Tôn. Tại sao trong cửa Đạo Cao-Đài có đến hai người lãnh-đạo Tôn-giáo? Pháp-Chánh-Truyền chú-giải có ghi rõ: Đây là lời Thánh-giáo của Thầy đã dạy Hộ-Pháp khi Người hỏi Thầy về quyền của Giáo-Tông. Hộ-Pháp hỏi: - Thưa Thầy theo như luật-lệ Thánh-giáo Gia-Tô Thầy truyền tại thế thì Thầy cho Giáo-Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác: Người nhờ nương quyền-hành caotrọng đó, Đạo Thánh mới có thế-lực hữu-hình như vậy. Đến ngày nay Thầy giảm quyền Giáo-Tông của mấy con về phần hồn đi, thì con sợ e cho Người không đủ quyềnlực mà độ rỗi chúng-sanh chăng? Dịch Lý Cao Đài Trang 167 Dịch Lý Cao Đài Trang 168

89 CHƯƠNG IV Thầy đáp - Cười! Ấy là một điều lầm-lạc của Thầy, vì nặng mang phàm thể mà ra, Thầy cho một người phàm đồng quyền cùng Thầy về phần hồn thì nó lên ngai Thầy mà ngồi, lại nắm quyền-hành Chí-Tôn ấy đặng buộc nhơnsanh phải chịu lòn cúi trong vòng tôi-tớ của xác thịt. Hơn nữa cái quyền-hành quí-hóa ấy, Thầy tưởng vì thương mà cho các con, nào dè nó là một cây gươm hai lưỡi để giục loạn cho các con. Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu-diệt cái hại của nó, nếu muốn trừ cái hại ấy thì chẳng chi hay hơn là chia đôi nó ra, không cho một người nhứt thống. Kẻ nào nắm trọn phần hữu-hình và phần thiêngliêng, thì là độc chiếm quyền chánh-trị và luật-lệ, mà hễ độc chiếm quyền chánh-trị và luật lệ vào tay, thì nhơnsanh chẳng phương nào tránh khỏi vòng áp-chế. Như Thầy để cho Giáo-Tông trọn quyền về phần xác và phần hồn (nghĩa là Đạo và Đời) thì Hiệp-Thiên- Đài lập ra chẳng là vô-ích lắm sao con? Cửu-Trùng-Đài là Đời, Hiệp-Thiên-Đài là Đạo. Đạo không đời không sức, Đời không Đạo không quyền; sức quyền tương-đắc mới mong tạo thời cải thế, ấy là phương hay cho các con liên hiệp cùng nhau, chăm-nom săn-sóc lẫn nhau, mà giữ vẹn Thánh-giáo của Thầy cho khỏi trở nên phàm-giáo. (PCT) Trong cửa Đạo Cao-Đài, quyền-hành của Chức-Sắc từ Hiệp-Thiên-Đài đến Cửu-Trùng-Đài đều thể-hiện rõ nét trên phẩm-phục tức là trong sắc áo mão của mỗi người, thế nên Pháp-Chánh-Truyền qui định: CHƯƠNG IV E- ĐẠO-PHỤC CỦA GIÁO-TÔNG 1- Phần luận Đạo: Ban Đạo-phục là ban quyền cho Giáo-Tông Thầy ban đạo-phục cho Giáo-Tông là ban quyềnhành cho Người Pháp-Chánh-Truyền qui-định: Đạo-phục của Giáo-Tông có hai bộ: một bộ đại phục và một bộ tiểu-phục Điều này chứng tỏ quyền-hành trọng-yếu là Anh cả của nhơn-sanh thay mặt cho Thầy đặng bảo-tồn chơn-đạo của Thầy tại thế đồng thời có quyền dìu-dắt con cái Đức Chí-Tôn trong đường Đạo và đường Đời tức là cơ âm dương đã hiện rõ trong quyền-hành ấy; cũng như có Giáo- Tông hữu-hình ắt có Giáo-Tông vô-vi vậy. Giáo-Tông phải thực-thi hai Bát-quái: Bát-quái Đồthiên và Bát-quái Hư-vô, ấy là phần Thiên-đạo. Nếu nhìn vào Bát-quái Đồ-thiên sẽ thấy hiển-hiện rõ quyền-hành ấy. * Đại-phục: Bộ Đại-phục thì toàn bằng hàng trắng, có thêu bông sen vàng từ trên tới dưới Với cơ-quan Cửu-Trùng-Đài, đặc biệt chỉ có Giáo- Tông và Thượng-Chưởng-Pháp mặc sắc phục trắng chầu lễ Chí-Tôn mà thôi, ngoài ra đều mặc theo sắc phái, Vì sao? Màu trắng là màu tổng-hợp của 7 sắc cầu vồng, đó là màu Đại-đồng, mục-đích của Cao-Đài là phải thực hiện ra cho đến Đại-Đồng Thế-Giới. Dịch Lý Cao Đài Trang 169 Dịch Lý Cao Đài Trang 170

90 CHƯƠNG IV Đó là cái bí-pháp, phần riêng biệt của Đức Chí-Tôn dùng trong cơ chuyển thế, chọn người thay thế hình-thể cho Ngài cầm đầu cả nhơn-loại. Việc này để giải rõ là loài người phải đi từ không trở về sắc-tướng đặng tạo nghiệp-vị, rồi trở lại Hư-vô. Phái Tiên-đạo là phái giữ phần lập trường thi côngquả của sắc tướng. Bởi Cao-Đài là tinh-hoa bổn-nguyên triết lý của chính nền Tôn-giáo này. Thêu bông sen tượng-trưng sự thanh-khiết, sống nơi trần mà không nhiễm trần. Màu vàng tượng cho Đạo Cao- Đài là Phật-giáo chấn hưng. Hai bên cổ áo, mỗi phía có ba cổ-pháp là: Long- Tu-Phiến, Thư-Hùng-Kiếm và Phất-Chủ (ấy cổ-pháp của Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh trị thế). Đặc biệt là hai con số 2 và 3 (hai bên cổ áo, mỗi phía có 3 cổ-pháp): Số 2 là số Thiếu-âm, số 3 là số Thiếu-dương. Cộng chung lại 2+3=5 đó là Ngũ-hành. Lại nữa, hai bên cổ áo, mỗi phía có 3 cổ-pháp, vậy hai bên phải 6 cái: chứng tỏ đây là tam âm tam dương như đã có nói trước đây. Cổ-pháp của Thượng-Sanh là Phất-Chủ và Thư- Hùng-Kiếm, Cổ-pháp của Thượng-Phẩm là Long-Tu-Phiến. Hai vị Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài. Giờ đây cổ-pháp của hai vị này họp lại là cổ-pháp của Giáo-Tông (Cửu-Trùng-Đài). Tương-tự ba món cổ-pháp của ba vị Chưởng-Pháp bên cơ-quan Cửu-Trùng-Đài họp lại là cổ-pháp của Hộ- Pháp: CHƯƠNG IV Thái Chưởng-Pháp thì bình Bác-Du. Thượng Chưởng-Pháp thì cây Phất-Chủ Ngọc Chưởng-Pháp thì bộ Xuân-Thu. Hiệp một gọi là cổ-pháp. Ba cái cổ-pháp ấy vốn của Hộ-Pháp hằng kỉnh trọng. Ấy cũng là một lý: trong âm có dương và ngược lại trong dương có âm, dịch nói Âm trung hữu dương căn, dương trung hữu âm căn Đầu đội mão vàng 5 từng hình Bát-quái (thế Ngũchi Đại-Đạo) ráp tròn lại bít chính giữa; trên chót mão có để chữ Vạn, giữa chữ Vạn có để Thiên-nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-khí. Đầu đội mão vàng, màu vàng đội đầu cho thấy ngôi Nhứt Phật của phẩm Giáo-Tông đã để trước mắt cho nhơn-sanh đều thấy rõ. Đầu, tức là chính giữa và phần trên của con người, ứng với số 5 ở giữa Bát-quái Đồ-thiên (ngũ trung) thế Ngũ-chi Đại-Đạo, nghĩa là nền Đại-Đạo này đã đến lúc hiệp nhứt Ngũ-chi qui-nguyên Tam-giáo mà chính Giáo-Tông thay mặt cho Thầy đặng bảo-tồn chơn-đạo của Thầy tại thế ; ráp tròn lại bít chính giữa, tức là tạo thành một vòng tròn, đây là chỉ càn-khôn vũ-trụ, mà Cao- Đài đứng chủ trung, thể hiện lời dạy của Thầy: Một nước nhỏ-nhoi trong Vạn quốc. Ngày sau làm chủ mới là kỳ. Chữ Vạn là chỉ vạn-linh xuống trần để đạt vị, đồng thời cũng chỉ các ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật đều vâng lịnh Chí-Tôn hạ thế cứu đời. Thế nên Đạo Cao-Đài xửdụng đến hai chữ Vạn thuận và nghịch. Là hình ảnh Bátquái Đồ-thiên. Dịch Lý Cao Đài Trang 171 Dịch Lý Cao Đài Trang 172

91 CHƯƠNG IV Thiên-nhãn Thầy đặt giữa chữ Vạn là nhắc-nhở người Cao-Đài luôn luôn làm theo Tôn chỉ của Đạo để khỏi phải lệch chơn-truyền mà phải đắc tội với thiêngliêng, nhất là Thánh-thể Đức Chí-Tôn là người cầm cân Công-Bình Thiêng-Liêng thưởng phạt. Vòng Minh-khí là một thứ ánh-sáng minh triết mà cái văn-minh tinh-thần đã khởi điểm nơi này. Học Đạo, hiểu Đạo là tạo cho mình một ánh sáng minh-triết, phát ra bằng vòng Minh-khí; nói Đạo cho người hiểu Đạo, ban-bố khắp nơi bằng huyền-lực, bằng hào-quang, điển sáng là vô-vi. Đạo Cao-Đài khởi nơi đất nước Việt-Nam này hânhạnh có được hồng-ân ấy. Chính Đức Tả-quân Lê-văn-Duyệt đã xác nhận: Văn-hiến bốn ngàn năm có sẵn, Chi cần dị-chủng đến dâng công. Đây là bộ Đại-phục, Giáo-Tông chỉ mặc khi chầu Đại-lễ Chí-Tôn mà thôi, đó là Quan Đạo trong một Thiêntriều; còn các Đàn thường thì mặc Tiểu-phục: * Tiểu phục: Bộ tiểu-phục cũng toàn bằng hàng trắng, có thêu chữ Bát-quái bằng vàng, cung Khảm ngay hạ đơn điền, cung Cấn bên tay mặt, cung Chấn bên tay trái, cung Đoài bên vai mặt, cung Tốn bên vai trái, cung Ly ngay trái tim, cung Khôn ngay giữa lưng. Đức Chí-Tôn có cho biết Bát-quái trên áo Giáo- Tông đây là Bát-quái luyện Đạo. Ngay từ buổi đầu, khi Bà Nữ Chánh-Phối-Sư Hương-Hiếu được Đức Chí-Tôn dạy may áo Giáo-Tông, đến việc sắp các quẻ Thầy có nói với ông Lê-Văn-Trung: - Trung, kiếm thử (là kiếm thử chữ Bát-quái) đặng sắp, may trong áo Giáo-Tông. CHƯƠNG IV Trung bạch cùng Thầy rằng: chẳng hiểu. - Thầy nói: Thì con coi mà định Luật luyện Đạo nơi đó. Con lại phải cho thanh-tịnh, kể từ nay diệt tận phàm tâm chớ nhơ một điểm thì ngày ấy thề mới đặng. (Đạo- Sử của bà Hương-Hiếu, trg 107) Vậy Bát-quái luyện Đạo đây chính là Bát-quái Hưvô, là Bát-quái thứ tư sau Bát-quái Đồ-thiên, sẽ khai-triển tiếp sau, vì còn một quẻ càn trên mão chưa nói. Đầu đội mão Hiệp-Chưởng (Mitre) cũng toàn bằng hàng trắng, bề cao ba tấc, ba phân, ba ly (0m333) may giáp mối lại cho có trước một ngạnh sau một ngạnh, hiệp lại có một đường xếp (ấy là Âm dương tương hiệp) cột giây xếp hai lại, nơi bên tay trái có để hai vải thòng xuống, một mí dài, một mí vắn (mí dài bề ngang 0m03, bề dài 0m3) trên mão ngay trước trán có thêu chữ cung Càn Dịch Lý Cao Đài Trang 173 Dịch Lý Cao Đài Trang 174

92 CHƯƠNG IV Đây là sắc phục áo mà Đức Quyền Giáo-Tông đang mặc có đủ các quẻ trên màu áo trắng. Đầu đội mão Hiệp-Chưởng. Hai chữ Hiệp-Chưởng có nghĩa là hai bàn tay úp vào nhau. Mão Hiệp-Chưởng là cái mão hình giống như hai bàn tay úp vào nhau vậy. Số đo 0m333; ba lần con số 3 (3x3=9). Số 9 là chỉ về Cửu-Trùng-Đài mà Đức Giáo-Tông đã nắm phần chưởng-quản, có ba bậc: Thần-vị, Thánh-vị, Tiên-vị. Mỗi bậc có 3 phẩm như đã nói ở phần trước. Sợi giây liền một dải thòng xuống nhưng một mí dài, một mí vắn tượng-trưng một mối Đạo có hai cơ-quan điều-hành CHƯƠNG IV giống như Thượng, Hạ nghị-viện ở ngoài đời vậy. Tuy nhiên vẫn chung lo cho danh Đạo Thầy, tức là âm dương hiệp nhứt. Hai cơ-quan điều-hành ở đây là Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài. Như vậy, gồm chung có đến 3 con số 0, ý nghĩa là công-quả mà mỗi Chức-sắc phải đạt cho được ấy là vô kỷ (0), vô công (0), vô danh (0). Bên tay trái có để hai dải thòng xuống mà mí dài bề ngang 0m03, bề dài 0m3, hai con số 3 hiệp lại là 3+3=6, trở lại là lý tam âm, tam dương điều-hòa vũ-trụ. Sau cùng là cung Càn đặt ở trước trán để hiệp thành một bộ Bát-quái Hư-vô là Bát-quái luyện Đạo mà quyền-hành Giáo-Tông đã nắm vào tay để dẫn-dắt nhơnsanh đi trên con đường Đạo và đường Đời của Thiên-đạo cho vẹn-vẻ. Thế nên, khi Giáo-Tông đảnh lễ Chí-Tôn lạy xuống thì chữ Càn trước trán hiệp với đất là Khôn là rõ lý âm dương tương-hiệp. Cũng vậy, trên lưng người có quẻ Khôn thì khi mọp xuống lại hiệp với trời là Càn. Chơn đi giày vô-ưu toàn bằng hàng trắng, trước mũi có chữ tịch-đạo Nam nữ. Tỷ như Đức Giáo-Tông đương thời, thì nơi trước mũi giày của Ngài phải có chữ Tịch-đạo là Thanh Hương 青香. Phẩm Giáo-Tông được mang giày vào Đền để chầu lễ, giày màu trắng, là màu đạo, gọi là giày vô-ưu, vô-ưu nghĩa là không buồn phiền. Bởi đứng vào hàng phẩm này đã là những tâm-hồn lớn, là người đã giải-thoát hết những oan-khiên nghiệt-chướng trong lòng. Trước mũi giày có thêu chữ của Tịch-đạo. Như trong thời khai Đạo thứ nhứt này thì tịch-đạo là THANH HƯƠNG. 2- Giáo-Tông làm chủ hai Bát-quái Dịch Lý Cao Đài Trang 175 Dịch Lý Cao Đài Trang 176

93 CHƯƠNG IV - Bộ Đại-phục Giáo-Tông là ứng với Bát-quái Đồthiên. - Bộ Tiều-phục ứng vào Bát-quái Hư-vô. Các Bát-quái trước đây khởi thủy từ Bát-quái Tiênthiên là con đường đi ra từ gốc càn-khôn thiên địa nên gọi là nhứt bổn tán vạn thù ; nay là cơ qui nhứt nên gọi là vạn thù qui nhứt bổn. a/- Lý giải về Bát-quái Hư-vô Kinh Phật-Mẫu xác định đây là Bát-quái Hư-vô: Chuyển luân định phẩm cao thăng, Hư-vô Bát-quái trị Thần qui-nguyên. Hỏi vậy người tu-hành luyện Đạo để làm gì? Phải chăng là mong đoạt lý Hư-vô? Bát-quái Hư-vô chính là các quẻ sắp trên áo Giáo-Tông đó. Khởi điểm vẫn hai quẻ chánh trong Bát-quái: Càn tượng cha, Khôn tượng mẹ làm chuẩn. Hai quẻ này giao nhau, như cha mẹ phối-hợp mà tạo ra 6 con: - Lần thứ nhứt Càn giao với Khôn, Càn cướp đi của Khôn một hào âm mà thành ra Tốn đặt bên vai trái. - Lần thứ hai Càn giao với Khôn cướp đi của Khôn một hào âm mà thành ra quẻ Ly đặt nơi trái tim. - Lần thứ ba, Càn giao với Khôn và cướp đi của Khôn một hào âm, mà thành ra quẻ Đoài, nằm bên vai mặt (ba hào âm: Tốn, Ly, Đoài tất cả đều nằm ở phần trên của thân người) Bây giờ Khôn giao với Càn lần thứ nhứt, Khôn cướp đi của Càn một hào dương thành ra quẻ Chấn đặt ở tay trái. - Lần thứ hai khôn cướp đi của Càn một hào dương thành ra quẻ Khảm đặt ở hạ đơn điền, còn gọi là rún. CHƯƠNG IV - Lần thứ ba Khôn giao với Càn cướp đi một hào dương của càn thành ra Cấn đặt bên tay mặt. (3 hào dương Chấn, Khảm, Cấn đều nằm ở phần dưới của thân người) Các quẻ được sắp theo lời dạy trong Pháp-Chánh- Truyền, đặt trên Tiểu-phục của Giáo-Tông, hình ảnh đó cho thấy từng đôi một đi liền với nhau: Càn Khôn, Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn. Phương hướng vẫn là hướng Đông Tây làm trục đứng, Nam Bắc làm trục ngang, theo hướng của Bát-quái Cao-Đài (Bát-quái Đồ-thiên), làm tượng trưng, chứ khi đã gọi là Hư-vô thì không có phương hướng, thậm chí cũng không có quẻ làm hình ảnh nữa. Nhưng khi người mặc phẩm-phục vào thì Càn ở trên trán tức là đầu rồi. Đứng về số thì vẫn lấy theo số của Bát-quái Tiênthiên là: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. b/- Bát-quái Hư-vô thành hình Từng đôi quẻ đơn đi liền với nhau tạo thành quẻ kép đều có tổng-số là 9. Ví như: Khôn 8 + Càn 1 = 9 Khảm 6 + Ly 3 = 9 Dịch Lý Cao Đài Trang 177 Dịch Lý Cao Đài Trang 178

94 CHƯƠNG IV Đoài 2 + Cấn 7 = 9 Chấn 4 + Tốn 5= 9. Đây có tất cả 4 lần tổng-số 9 (4x9=36). Chính là sự ứng hợp với Kinh Khi Đã Chết Rồi: Ba mươi sáu cõi Thiên-Tào, Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư CHƯƠNG IV Địa Thiên Thái (Thái là hanh thông). Nếu đặt ngược lại là Thiên Địa Bĩ (Bĩ là xấu, thời bế tàng) Hai quẻ Khảm Ly: Khảm vi thuỷ số 6, đặt lên Ly vi Hỏa số 3, thành quẻ kép: Thủy Hỏa Ký-tế (Ký-tế là giao nhau). Nếu đặt ngược lại là Hỏa-Thủy Vị-tế (Vịtế là chưa giao, vẫn xa lìa). Hai quẻ Đoài Cấn: Đoài vi trạch số 2, đặt lên Cấn vi sơn số 7, thành quẻ kép: Trạch Sơn Hàm (Hàm là bao gồm). Nếu đặt ngược lại thành quẻ Sơn-Trạch Tổn Nếu không thông hiểu Bát-quái không thể vào Ngọc-Hư-Cung, là không về đường trời được. Tại sao Kinh đã chết rồi có câu ấy? Bởi người chết thực sự mới về đến các cõi ấy. Nhưng khi còn xác thân này đây mà không học hỏi, không tìm biết, không biết chết đời sống Đạo thì cũng như người thuỷ-thủ đi biển mà không có địa-bàn, vẫn phải lênh-đênh trong sự vô định mà thôi. Tu là để tìm về, là học hỏi trước con đường tấn-hoá của tâm-linh vậy. Sự kết hợp các quẻ của Bát-quái Hư-vô: Hai quẻ Càn Khôn: Khôn vi địa số 8, đặt lên Càn vi thiên số 1 thành quẻ kép có tên: Dịch Lý Cao Đài Trang 179 (Tổn là hao mòn, tổn thất) Hai quẻ Chấn Tốn: Chấn vi Lôi số 4 đặt lên Tốn vi phong số 5, thành ra quẻ kép: Lôi Phong Hằng (Hằng là thường, bền chặc). Nếu đặt ngược lại thành ra quẻ Phong Lôi Ích (Ích là lo lợi cho riêng mình, chưa thành đạt). c/- Tính chất của Bát-quái Hư-vô - Đây là thời-kỳ qui hiệp: Nếu nhìn riêng về quẻ thì quả thật: * Càn là cha, Khôn là mẹ đến lúc họp lại với nhau. Dịch Lý Cao Đài Trang 180

95 CHƯƠNG IV * Đoài là thiếu-nữ, Cấn là thiếu-nam họp nhau. * Khảm là trung nữ, Ly là trung nam họp nhau. * Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ họp nhau. Xem như một gia-đình đoàn-tụ: hạnh-phúc. Chính đây cũng là thời-kỳ qui hiệp của các Tôngiáo trên toàn cầu nên Đức Chí-Tôn đến mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Tôn-chỉ là Tam-giáo qui-nguyên Ngũchi phục-nhứt, thế nên Bát-quái Hư-vô này cũng mang tánh cách qui hiệp ấy. Con đường qui hiệp đó là trách-nhiệm của Giáo- Tông có bổn-phận dìu-dắt con cái của Thầy trên con đường đạo-đức của chính mình Thầy khai tạo và trên con đường đời cơ Đạo gầy nên tức là Ngài đã hoàn thành hai Bát-quái. Hay nói khác đi Ngài vừa lo giáo-hóa nhơn-sanh trên con đường hành thiện cũng vừa lo độ dẫn nhơn-sanh trên bước trở về cõi hư-linh nhàn lạc, là con đường thành Tiên tác Phật. Hai con đường đó qua hai Bát-quái Cao-Đài là con đường Thiên-đạo: 1- Là Bát-quái Đồ-thiên (đã nói ở trước) là hành thể-pháp của Thiên-đạo. 2- Là Bát-quái Hư-vô (hình ảnh trên bộ Tiểu phục của Giáo-Tông) là theo bí-pháp Thiên-đạo. Tại sao phải lấy âm bao dương? Cũng có thể nói rằng: Nếu đặt Càn Khôn làm chủ, mỗi hào có 3 vạch lần-lượt thay đổi và biến-hóa như sau: CÀN KHÔN là quẻ chủ của Bát-quái, Nếu: Qui hiệp có nghĩa là từng cặp âm dương đi liền nhau và hợp số với nhau, như Càn Khôn là hai ngôi chủ tể của vũ-trụ, giống như hai Cha mẹ đã gần nhau hay gọi là một sự đoàn tụ, tức như người tu được trở về với Thượng- Đế. CHƯƠNG IV Gần là hiệp một gia-đình, cao xa hơn là lúc đắc nhứt qui cơ là thành Đạo, là hiệp nhứt. Tuy nhiên không phải Tu là đạt liền, mà phải tu đúng cách. Trong cõi đời này không hiếm người tu mà sao không thành đạt hết. Như học trò học nhiều mà thi đỗ đạt ít. Vì nếu biết trau giồi đạo-đức, hàm dưỡng tánh tình thì dầu không thành Phật, cũng vào hàng Tiên; rớt Tiên còn được Thánh; rớt Thánh cũng vào Thần; rớt Thần cũng được Hiền, chứ đừng để sa vào quỉ-vị. Đức Chí-Tôn còn nói: Cửa Bạch-Ngọc-Kinh ít kẻ, chớ chốn A-tỳ vốn nhiều người. Con liệu mà hành đạo, Thầy thương con chừng nào, ngày sau con càng ăn-năn tiếc chừng nấy. (TNI/31) Thế nên người mới nhập-môn cầu Đạo phải lập Minh-thệ, lời thề có 36 chữ, ý nhắc-nhở rằng nếu giữ đúng chơn-truyền Đại-Đạo thì hồn khi giải-thể sẽ về ngự nơi Tam-Thập-Lục-Thiên (cảnh siêu), còn nếu làm sai quấy thì bị rơi vào Tam-Thập-Lục-Động (cảnh đọa). Cũng với 36 chữ thôi! Đặc-tính của dương vốn là phân tán nghĩa là đi ra, âm thì bế tàng tức là chứa trữ lại, nhờ hai cái lý tươngphản nhau như vậy, nên người tu phải tồn Tinh dưỡng Khí. Xưa nay quan-niệm là cái Tinh hữu-hình nhiều hơn mà ít khi quan tâm đến cái Tinh vô-hình, tức nhiên cái lý mầu-nhiệm của Đạo phải thông suốt, phải am tường. Nhất là sự kém hiểu dễ lầm rồi sinh mê tín, tự vẽ-vời mà sai chơn-lý chánh truyền; cũng như thay vì đã tạo được Bátquái Hư-vô mà để cho dương bao âm, nghĩa là cái dương phát tán đi. Có nhiều bậc tu hành rất cao nhưng không giữ được giới cấm để cho sắc dục hoành-hành, tức là dương đã phát tán làm sao hàm dưỡng Tinh Khí, khác nào đặt ngược quẻ Càn Khôn thay vì Địa Thiên Thái mà lại đặt ngược đi sẽ thành Thiên Địa Bĩ là vậy. Tất cả không ngoài: Nho, Y, Lý, Số. Nay đã đến thời-kỳ gặt hái, tức là kết thúc một giai-đoạn của tinh- Dịch Lý Cao Đài Trang 181 Dịch Lý Cao Đài Trang 182

96 CHƯƠNG IV thần, của đạo-pháp mà Đạo-giáo nói là Hội-Long-Hoa đó, vì thế cả toàn cầu đều dự vào cuộc thi lớn, là biến động để thanh-lọc. Dù muốn dù không gì cũng đã đến ngày giờ quyết định. Hãy nhìn vào đồ Bát-quái Hư-vô sẽ cho ta thấy tất cả những hình ảnh ấy một cách rõ-rệt. Nhưng thử hỏi thế nào là tu đúng, thế nào là tu sai? Âm bao dương là khôn 8 đặt lên Càn 1. Khi hai quẻ đã họp nhau thì xảy ra hai trường-hợp: - Một là, quẻ Khôn vi địa đặt lên Càn vi thiên, sẽ Thái là thời- thành quẻ kép có tên là Địa Thiên Thái kỳ hanh-thông, thư sướng. - Hai là, quẻ Càn vi thiên, đặt trên quẻ Khôn vi Địa, sẽ thành quẻ kép có tên là Thiên Địa Bĩ. Bĩ là bế tàng. Thời đen tối. Chỉ hai quẻ Càn Khôn mà đặt lệch vị trí thì kết-quả khác nhau như trời với vực, là thăng và đọa. Bởi Thái là hanh thông, mà Bĩ là bế tắc. Người tu biết giữ mình cho thanh-cao, đạo đức, tức là biết tồn Tinh dưỡng Khí, dưỡng tánh tồn Thần; nghĩa là lấy âm bao dương, giữ cái dương cho thanh tịnh, là hình ảnh của quẻ âm đặt lên quẻ dương. Trong các quẻ còn lại cũng vậy. Như trên đã nói thì: Tất cả các quẻ: Thái, Ký-tế, Hàm, Hằng, là những quẻ được mang những hình ảnh đẹp của sự thăng hoa: Thái là hanh thông, Ký-tế là đã giao nhau, Hàm là bao gồm, trọn vẹn, Hằng là thường đạo, vĩnh-hằng. Nếu đặt trái lại các vị trí trên, ý-nghĩa sẽ đảo-ngược lại là: Bĩ, Vị-tế, Tổn, Ích. Tất cả đều thể hiện một âm, một dương mà thành đạo nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo giống như bàn tay úp, ngửa khác nhau vậy. Một bằng chứng điển hình cho thấy: 3- Thiên-bàn thờ Chí-Tôn đã sửa sai pháp CHƯƠNG IV Thầy đã dạy trên Thiên bàn thờ Chí-Tôn hình chữ CHỦ 主 tức là gồm 12 món cúng phẩm, đặt thành 3 hàng ngang tạo thành hình quẻ Càn Càn vi thiên (Càn là trời) tức là chỉ ngôi Thượng-Đế Thái-Cực Thánh-Hoàng vi chủ. Nhưng ngày nay cũng đặt 12 món cúng phẩm ấy nhưng sửa lại để bông và trái xuống cấp dưới, nghĩa là làm mất đi một đường ngang, bấy giờ còn lại là hình chữ THỔ 土 (thổ là đất) thì trở thành quẻ Khôn khôn vi địa (địa là đất) là thời âm. Âm thạnh tất dương suy. Đạo bị bế là vậy. Nhìn lên Thiên bàn, một lỗi-lầm như trên ta thấy ra rất nhỏ, hầu như không một ai chú-ý, nhưng chiều sâu rộng thật tai hại vô cùng, Đạo bị thất pháp là do đó. Người tu không thành do đó. 1- Thánh-Tượng Thiên- Nhãn 2- Đèn Thái-Cực 3- Trái cây 4- Bông 5- Nước Trà (Âm) 6, 7 và 8- Ba ly rượu 9- Nước trắng (dương) 10 và 12- Hai cây đèn 11- Lư Hương 4- Đạo là Hòa Cơ Đạo của Chí-Tôn đến lập buổi Hạ nguơn Tam- Kỳ Phổ-độ này duy lấy một chữ Hòa làm tôn-chỉ: có hòa Dịch Lý Cao Đài Trang 183 Dịch Lý Cao Đài Trang 184

97 CHƯƠNG IV mới có hiệp, có hiệp mới có thương-yêu, mà sự thươngyêu là chìa khóa mở cửa Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh y như lời Đức Chí-Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là phải Từ-bi, Bác-ái mới đắc Đạo vô-vi phải hòa-hiệp mới có cơ qui nhứt Vậy thì từ trước đến giờ đã có: NHỨT-KỲ PHỔ-ĐỘ NHỊ-KỲ PHỔ-ĐỘ BA THỜI KỲ MỞ ĐẠO PHẬT TIÊN THÁNH PHẬT TIÊN THÁNH : Nhiên-Đăng-Cổ-Phật : Thái-Thượng-Đạo-Tổ : Văn-Tuyên-Đế-Quân : Thích-Ca-Mâu-Ni : Thái-Thượng-Lão-Quân : Khổng-Thánh-Tiên-Sư TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ TAM-TRẤN OAI-NGHIÊM THAY QUYỀN Tam-giáo TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ PHẬT TIÊN : Quan-Âm-Như-Lai : Lý-Đại-Tiên-Trưởng THÁNH : Quan-Thánh-Đế-Quân a/- Sự Hòa của Tam-Kỳ qua Tam-Trấn Nay là buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là Tam-giáo quinguyên Ngũ-chi phục-nhứt, thế nên không còn có các vị Giáo-chủ làm đầu Tôn-giáo như trước, vì vậy Đức Chí- Tôn lập Tam-Trấn Oai nghiêm thay quyền Phật-vị. Lý do vì sao phải lập Tam-trấn? - Tam-trấn Oai-nghiêm thay quyền cho Tam-giáo lập Đạo vô-vi, không có hình-thể như trước. Bởi nay là thời-kỳ Hạ-nguơn mạt kiếp tức là thời qui cổ, chính mình Đức Chí-Tôn giáng trần dùng huyền-diệu Cơ-bút mới biết đây: các nguyên-nhân đắc Đạo trong hai kỳ trước đều tình-nguyện nơi Ngọc-Hư- Cung, giáng trần chịu mạng lịnh nơi Đức Di Lạc-Vương- Dịch Lý Cao Đài Trang 185 CHƯƠNG IV Phật lo cứu-rỗi 92 ức nguyên-nhân còn say đắm mùi trần. Do vậy, Tam-trấn Oai-nghiêm là ba vị trấn-nhậm với một quyền-hành oai-nghiêm. Ba vị này thay thế cho các vị Giáo-chủ của Nho, Thích, Đạo để phổ-độ chúng-sanh trong kỳ ba ân-xá của Đức Chí-Tôn. Thánh-ý của Đức Chí-Tôn khai mở Đại-Đạo Tam- Kỳ Phổ-Độ Tam-giáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt là muốn dung-hòa toàn cả con cái của Người để cứu-vãng 92 ức nguyên-nhân vì thế mà bị sa-đọa nơi đây. Chí-Tôn đã Đại-từ, Đại-bi chỉ rõ căn-nguyên và ban ơn cho ta, dạy-dỗ cho ta để đạt ngôi-vị, là phải trau-luyện cho Tinh hiệp với Khí, Tinh Khí huờn Thần là cơ huyền-bí để mà đắc Đạo vậy Ấy vậy, muốn duy-trì cơ hòa-hiệp Đại đồng này cũng do gốc bí-pháp ấy mà thôi, dầu triết-lý thâm uyên đạo-đức mà Tôn-giáo nào cũng không qua lẽ ấy, mà nếu không đạt được toàn lẽ ấy là đệ nhứt xác thân của toàn thể ô-trược tội tình, thì thế-giới sẽ điêu-tàn tiêu-diệt mà chớ! b/- Tinh-thần hòa-ái của Đức Quyền Giáo- Tông Chính Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đã được quyền-năng tối thượng ấy. Ngài đã nắm trọn Bátquái vào tay qua tám năm hành-đạo, Ngài đã nói: Ôi! Trong tám năm, chuông Thánh truy hồn, Đạo Trời đem tin cứu-thế, mà hễ có nghe phưởng-phất lời đồn huyễn-hoặc chi của người toan phá Đạo, thì mau mau cuốn Thánh-tượng, dẹp Thiên-bàn, lòng toan chối Đạo. Biết bao nhiêu người nịnh quyền hiếp thế, xu phụ theo nịnh tà toan phá Đạo, rước rắn rừng về cắn gà nhà, nạp Chí-Thánh vào đề-lao cho phỉ lòng oán hận. Con một Cha, gà một ổ, mà làm cho đổ lụy rơi châu, gieo thảm sầu cho lắm người tâm thành trí vẹn phải dừng chân thối bước. Quạ nuôi tu-hú cũng còn biết thương, người đi một đường sao nỡ hại nhau như thế! Dịch Lý Cao Đài Trang 186

98 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV Ai toan bứng gốc phá chồi của nền Đạo thì để cho thiêng-liêng quyết-đoán, mình cứ nắm giữ luật-lệ của Thầy và Đức Lý Giáo-Tông đã thành lập từ buổi ban sơ thì thành Đạo, vì luật-lệ của Tam-Kỳ Phổ-Độ thể-thiên hành-hóa là món binh khí để diệt tà-quyền. Đời có thạnh có suy, Đạo định tĩnh chuyển xây. Lửa thử vàng gian-nan thử Đạo. Trong tám năm rồi, biết bao phen vẹt mây ngút thấy trời xanh, mà cũng lắm lúc xem đất bằng sóng dậy. Thầy đã nói tiên-tri: Chi chi qua Quí-Dậu cũng phải cho thành Đạo, mà trước khi đạo thành thì Tam- Thập-Lục-Động quỉ phá dữ-dội lắm, mà trừ an nội loạn rồi mới thành Thiên-cơ. Ngày nay bão-tố dữ-dội đã qua rồi, Tệ huynh nhìn thấy mấy em bị bao phen khảo-đảo, thảm khổ vô cùng, mà mấy em cũng ngồi vững trong thuyền Bác Nhã của Thầy độ rước thì Tệ huynh hết sức vui mừng nên nguyện hằng sẽ đem hết dạ yêu-thương mà dìu-dắt mấy em về cùng Thầy cho đến chốn. Các Đấng Thiêng-Liêng cũng có nói trước: Rồi đây nguyên-nhân sẽ đến rần rần, có lắm anh-hào thành tâm giúp Đạo. Cơ đời mầu nhiệm cao sâu người đâu thấy đặng. Từ ngày ác khí nổi lên xung-đột, bên bạo-tàn trương nanh múa vút, thì bên Thánh-đức hiền-lương có lắm anhhào đem hết trí-thức tinh-thần ra công giúp Đạo. Tạo-hóa vần xây chuyển thế, Âm dương thật khéo đầu cơ; khiến cho Tệ-huynh nhớ lời tiên-tri của Bát- Nương Diêu-Trì-Cung ban sơ có dặn: Hễ gặp người an-bang tế thế, Nên quì mà nghinh lấy lễ trọng người. Cỗi thân ra mảnh áo tơi, Che mưa đỡ nắng cho đời nguy-nan. Dịch Lý Cao Đài Trang 187 Dịch Lý Cao Đài Trang 188

99 Phần II- HỘ-PHÁP CHƯỞNG- QUẢN NHỊ HỮU-HÌNH-ĐÀI CHƯƠNG IV HỘ giá Chí-Tôn trước đến giờ, PHÁP luân thường chuyển máy Thiên-cơ. CHƯỞNG quyền Cực-Lạc phân ngôi vị, QUẢN suất càn-khôn định cõi bờ. NHỊ kiếp Tây Âu cầm máy tạo, HỮU duyên Đông-Á nắm Thiên-thơ. HÌNH hài Thánh-thể chừ nên tướng, ĐÀI trọng hồng-ân gắng cậy nhờ. CHƯƠNG IV A- HỘ-PHÁP CHƯỞNG-QUẢN HIỆP-THIÊN-ĐÀI 1- Đức Chí-Tôn ban cho thi tức là ban quyền-hành Đạo-Sử Xây Bàn của Bà Hương-Hiếu chép rằng: Nhớ lại hồi hạ tuần tháng 7 năm Ất-Sửu (1925) ba ông thỉnh bàn ra (lúc này hơi in như say Đạo) tính xây bàn cầu cô Quế về dạy thi văn, ba ông để tay thì bàn dở hổng lên có một ông giáng, tôi hỏi tên gì? Thật rất lạ-lùng xưng là AĂÂ, gõ bàn làm một bài thi như dưới đây: THI Dịch Lý Cao Đài Trang 189 Dịch Lý Cao Đài Trang 190

100 CHƯƠNG IV Ớt cay cay ớt gẫm mà cay, Muối mặn ba năm muối mặn dai. Túng lúi đi chơi nên tấp lại, Ăn bòn chẳng chịu tấp theo ai. Ông Phạm-Công-Tắc nghe dứt câu liền nói với Ông Cư: Thôi Anh! Ai đâu mà nói tiếng gì khó nghe quá. Sao lại không có tên mà xưng là AĂÂ. Ông Cư nói với ông Phạm-Công-Tắc: - Ậy, Em ngồi lại cho Qua hỏi, vị này không phải tầm-thường đâu Em! Ông Cư hỏi: - Ông AĂÂ mấy chục tuổi? Ông AĂÂ gõ bàn, đếm hoài không ngừng, đếm đến mấy trăm cái mà cũng không thôi. Liền đó ông Cư ngưng lại không dám hỏi nữa và kiếm hiểu ông này ở trển chắc lớn lắm. Từ đó về sau có vị nào giáng cho thi thì cầu ông AĂÂ xin giải-nghĩa. (Đạo-Sử Xây Bàn) Quả thật dự đoán của Ông Cư không lầm, vì sau đó, chính Đức Thượng-Đế cũng xác-nhận: Muôn kiếp có TA nắm chủ-quyền, Vui lòng tu-niệm hưởng ân thiên, Đạo-mầu rưới khắp nơi trần-thế, Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên. Về sau, chính Ông là Hộ-Pháp Giáo-chủ Đạo Cao- Đài (thế danh là Phạm-Công-Tắc) trong bài thuyết-đạo 30-9 Đinh-Hợi Ông kể lại rằng: Hai chữ Quốc-Đạo lần đầu Chí-Tôn viết ra làm cho Bần-Đạo mờ-mịt, cũng vì hai chữ Quốc-Đạo ấy mà Phạm-Công-Tắc chết năm 35 tuổi, thí thân theo đuổi làm cho ra thiệt tướng. Ôi, hai chữ Quốc-Đạo là một vật của Bần-Đạo tìmtàng rồi mới biết khôn, khởi điểm biết thương nòi giống, CHƯƠNG IV biết thương Tổ-quốc, đeo-đuổi mất còn với cái muốn khátkhao từ buổi thanh xuân đó vậy. Tự biết khôn dĩ chí gặp Đạo năm 35 tuổi, Bần-Đạo thấy sao mà phải khát-khao thèm lạt, tại làm sao Chí-Tôn biết thiếu-thốn nơi tinh-thần điều ấy mà cho Bần-Đạo? Bần-Đạo ban sơ nghi-hoặc, có lẽ Đấng có quyền-năng thiêng-liêng biết tâm-lý đang nồng-nàn ao-ước, đương thèm lạt khao-khát, đương tìmtàng mà đem ra cám dỗ. Hại thay! Yếu-ớt đức-tin, ngày nay Bần-Đạo ăn năn quá lẽ, 15 năm đã đặng thấy gì? Cả thiên-hạ nói rằng nòi giống Việt-Nam không có Đạo. Lạ-lùng thay, chúng ta tự hỏi có thật vậy chăng? - Thật quả có chứ! Có nhiều Đạo quá mà thành ra không Đạo, mượn Đạo, xin Đạo của thiên-hạ mà thôi. (ĐHP 30-9-Đinh-Hợi) Bởi: Cái Tôn-chỉ của Đại-Đạo đã biểu-lộ rõ ràng: Đạo có bí-quyết đắc Đạo. Chẳng phải do một mặt yếm thế: đã tịnh-dưỡng tinh-thần mà phải lịch-lãm phần nhơn-sự siêuphàm bạt chúng rồi lấy đạo-đức mà cứu nhơn-quần xãhội, phải tùng sở hữu của chúng-sanh mà lập phương phổ hóa thì cái công tu-luyện kia mới có bổ-ích cho. 2- Vấn-đề chủ quyền Ngày nay chúng ta thấy toàn cả mặt địa cầu này xu-hướng theo dân-chủ. Dân-chủ là gì? Là đại đa số dân-chúng tổng hợp lại nắm Chủ quyền, mà ảnh-hưởng cũng do đại-đa-số cầm vận mạng nơi mặt địa-cầu này. Hại thay, có nhiều hạng người không đủ tinh-thần, học thức hay không đủ tâm đức cầm sanh mạng nhơn-loại, thảo nào ta thường thấy phương tranh-đấu ai mạnh là hơn, làm Chúa thiên-hạ với phương xảo-mị, không phải là làm Chúa loài người với phương-pháp tối cố. Nhơn-loại đã để Dịch Lý Cao Đài Trang 191 Dịch Lý Cao Đài Trang 192

101 CHƯƠNG IV lại cái giống loạn, cả tinh-thần toàn thể nơi mặt địa-cầu này đều loạn chỉ vì không có quyền vi chủ. Vì cớ cho nên vận-mạng nước nhà không có chủquyền đặc-biệt; không quyền vi chủ tức nhiên phải loạn. Có loạn đương nhiên bây giờ họ mới biết, họ tự hiểu có quyền vi chủ ấy mới cầm vững quốc-vận; thì quyền vi chủ họ đã đập tan nát hết rồi. Bây giờ họ tìm tàng phương thế đào-tạo Chủ quyền ấy mới ra tấn tuồng ngày nay, chúng ta ngó thấy nhơn-loại đương mong chiếm-đoạt quyền ấy đặng bảo-tồn vận-mạng cho nước được tồn-tại. Bây giờ nhơn-loại đương chạy kiếm Chủ quyền. Chủ quyền ấy dù nó thế nào, nó cũng không thể tồn tại. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn đến, Ngài nói: phương-pháp tạo quyền của nhơn-loại không thế gì bền vững được. Ta coi các nguời đập tan-tành hết. Ta đến cho lại, Ta chỉ đường cho. Đường của Chí-Tôn chỉ là con đường Pháp-Chánh vậy. Ngày giờ nào trên mặt địa-cầu này, quốc gia xã hội nhơn-quần biết tìm Chủ-quyền đặc-sắc vĩnh-cửu, côngchánh tức phải đồ theo Pháp-Chánh của Đạo Cao-Đài, tạo hình tướng Thánh-thể quốc-gia có lẽ ngày giờ đó thiên-hạ mới thấy, Chủ quyền Đạo Cao-Đài định thật quyền cho quốc-gia và cho toàn nhân-loại. Bần-Đạo nói Pháp-Chánh có năng-lực đào tạo quyền-hành cho nhân-loại. Khá sửa lại, chỉnh đốn lại, ít nữa muốn đoạt cho được món báu ấy, nhơn-loại phải tựtỉnh, định vi chủ trước lấy mình, dầu cho cá-nhân, quyền sở-hữu tự-chủ của họ cũng do nơi đạo-đức tạo thành đó vậy. Ấy vậy, ngày giờ nào nhơn-loại trở lại con đường đạo-đức đặng giải-kiết, gầy dựng phương-pháp sống, mới sống vinh-quang, sống ôn-tồn hạnh-phúc; ngày giờ nào diệt tiêu được quả kiếp hung-tàn, trở lại con đường đạođức, ngày giờ ấy quốc-gia mới yên-ổn, ngày giờ ấy thiên- CHƯƠNG IV hạ mới hưởng hồng-ân đặc-biệt của Đức Chí-Tôn ban cho Kiếm Chủ quyền ở đâu? Ông Vua làm chúa quốc-dân về phần xác nơi mặt địa-cầu này, làm Chúa một nước mà thôi. Về phần xác tức nhiên về phần Đời, chớ họ không có quyền làm Chúa về phần hồn. Làm Chúa về phần hồn duy có Đức Chí-Tôn mà thôi! Ngày giờ này Bần-Đạo đứng tại đây xin thú thật với con cái của Ngài; Người thay thế về phần xác của Ngài là Hội-Thánh, Hội-Thánh là phần xác Đức Chí-Tôn tại thế này đó vậy. Bần-Đạo dám tự xưng là Giáo-chủ, vị Giáo chủ tức nhiên người thay thế hình ảnh cho Đức Chí-Tôn đặng làm Chúa phần hồn toàn mặt địa cầu này, nhưng Bần-Đạo chỉ biết làm phận-sự, làm tôi con Đức Chí-Tôn thay thế hình ảnh của Ngài đặng làm Bạn, làm Anh em với con cái của Ngài nơi mặt địa-cầu này mà thôi chớ chưa hề biết làm Chủ. Cả Hội-Thánh cũng vậy, chỉ làm Bạn, làm Anh em dìu-dắt con cái của Ngài về phần hồn đặng đoạt cơ giảithoát mà thôi. 3- Làm thế nào để biết một Tôn-giáo là Chánhgiáo? Muốn quan-sát một Tôn-giáo nào được gọi là Chánh-giáo thì Tôn-giáo đó phải đủ yếu-điểm tạo nên người Chủ của nó đặng dìu-đỡ các phần tử của Đạo ấy: đủ hạnh-kiểm, đủ quyền-năng, phải cao-thượng hơn sự thường tình; đi cho vững trên Con Đường Hằng Sống mới xứng đáng là Chủ của đại-gia-đình càn-khôn vũ-trụ. Nếu cả phương-pháp không mực thước quyền-hành để đoạt đến địa-vị Chúa một Tôn-giáo thì không phải là một Chánh-đạo. Dịch Lý Cao Đài Trang 193 Dịch Lý Cao Đài Trang 194

102 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV Ta đã thấy gì? Đạo Cao-Đài có không? Ta suy xét coi: - Có hẳn! Nếu con đường ấy kẻ nào cố-gắng thì nên người làm Chúa. Nền Tôn-giáo của Chí-Tôn đã tạo sẵn có mực thước, chuẩn-thằng, phép-tắc, để cho người ấy lập nên địa-vị. Triết-lý của một nền Tôn-giáo: cả nhân-loại đến học làm Chúa, làm Chủ toàn cả gia-đình: - Được làm Chủ của một tiểu gia-đình, tức là một tông-tộc, là một vị Hiền tại thế rồi. - Được làm Chủ một trung gia-đình là quốc gia, là một vị Thánh-nhơn. - Được làm Chủ một số quốc-gia hiệp lại như Hiệp- Chủng-quốc tại Mỹ-châu như Washington, Lafayette chẳng hạn là một vị Tiên. - Được làm Chủ tới đại-gia-đình tức nhiên làm Chủ cả toàn tâm-lý thiên-hạ, một nền Tôn-giáo là một vị Phật. Thể-pháp của Đạo Cao-Đài có khuôn-khổ tập cho nhơn-loại đi đến mục-đích trong Luật-pháp của một nền Chánh-giáo. Hôm nay Đạo Cao-Đài được biết: Thầy là Chúa-tể cả càn-khôn thế-giái, tức là chủtể sự vô-vi, nghĩa là Chủ-quyền của Đạo, mà hễ Chủ quyền của Đạo ngự nơi nào thì là Đạo ở nơi ấy. Trong nền Đạo của Đức Chí-Tôn nếu ngày giờ nào con cái của Ngài biết: Kìa cái Cửu-Trùng-Thiên Chí-Tôn đem phô bày nơi mặt thế này đối với Cửu-Phẩm Thần-Tiên không còn ai chối đặng, ai đi trọn thì được giải-thoát. - Đạo là trường học đoạt Đại-gia-đình, - Đạo là trường thi lập vị. Tôn-giáo nào không đoạt được Cửu-Phẩm Thần- Tiên dưới thế này thì trên Cửu-Thiên Khai-Hóa không hề đoạt vị được. Ấy vậy về mặt bí-pháp Đạo Cao-Đài rõ-ràng là một nền Chánh-giáo của Đức Chí-Tôn. Thế nên: Mong làm người cho xứng-đáng là người trong gia-đình là khó-khăn lắm, mà hễ làm người để dìu-đỡ được gia-đình tức là Chúa gia-đình đó. Mình làm người mà nâng-đỡ được quốc vận là Chúa của quốc-gia, Giờ ta thử hỏi một nền Tôn-giáo đem tâm lý loài người hiệp một lại là một điều đứng trên cái mức Đại-giađình đó. Làm người Chủ xứng-đáng của gia-đình đã là khó, Làm người Chủ của quốc-gia lại càng khó, Rồi làm người Chủ xứng-đáng của một nền Tôngiáo không phải dễ, Hễ làm Chủ được xứng-đáng thì đối với nhân quả ta chỉ có nhân mà không còn quả nữa. Người đã đem thân này ra làm Chúa gia đình, không còn là mình nữa mà là bực Tiền-bối. - Lấy hiếu đối với Ngài, Người đáng là Chủ của một nước là bậc Thánh - Nuôi nhơn-loại về tinh-thần và vật-chất đó là cơquan Nhân. đoạt Đạo. Người đáng là người Chủ một Tôn-giáo ấy là một vị Nghĩa là chúng ta cho vay mà không thiếu ấy là ta Phật tự giải-thoát. Chí-Tôn sanh-chúng ta là người, cho chúng ta nhứt Thử hỏi bí-pháp Đạo Cao-Đài có như vậy chăng? - Có chứ! điểm linh-quang tạo hình ảnh mỗi cá-nhân. Ngài định phận-sự tối trọng-yếu của Ngài và cầu chúng ta thật-hành Dịch Lý Cao Đài Trang 195 Dịch Lý Cao Đài Trang 196

103 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV cho ra thiệt tướng, nghĩa là làm thế nào đặng làm Chúa vạn-vật hữu vi cho Ngài. B- Luận Đạo Trong chương-trình có phương-pháp hành vi, tức Luận về quyền-hành HỘ-PHÁP nhiên Luật-pháp của Đức Chí-Tôn muốn buộc loài người đoạt đức làm Chúa vạn-vật, định phép Thiên điều: 1- Càn-khôn biến tướng - Thiên-điều là Luật. - Còn Pháp là quyền-năng thưởng phạt nhơn quả. Như trên đã nói: Dịch là biến, biến đến thiên hình Nhơn-quả cũng thế, ngày giờ nào ta chẳng còn là ta, vạn trạng, thiên biến vạn hóa. Như Đức Chí-Tôn đã dạy mà còn trong gia-tộc ta. Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng mới Ngày giờ nào ta chẳng còn là ta, mà sống cho nhơnloại, ngày ấy là ngày giải-thoát. điểm từ đây. thành Càn-Khôn Thế-Giới Sự biến-hóa này cũng khởi Như vậy bây giờ trở lại bài thơ trên: Ớt cay, cay ớt, gẫm mà cay, Muối mặn ba năm muối mặn dai. Túng lúi đi chơi nên tấp lại, Ăn bòn chẳng đặng tấp theo ai. Chính con số ba năm trong câu muối mặn ba năm muối mặn dai đã cho thấy rằng Đức Hộ-Pháp khởi khai Đại-Đạo lúc Ngài 35 tuổi và đồng thời quãng đời Ngài phụng-sự cho Đức Chí-Tôn là 35 năm, như Đức Chí- Tôn đã tiên đoán. Thánh-nhân nói: Dị giản nhi đắc thiên-lý. Thật vậy, những việc càng giản-dị chừng nào càng đi vào Đạo của trời đất, vào lẽ tự-nhiên của vũ-trụ hơn hết. Bài thơ trên, lần đầu tiên Đức Chí-Tôn cho Ông Phạm-Công-Tắc dường như ông không được đắc ý, tỏ vẻ khó chịu Ai đâu mà nói tiếng gì khó nghe quá, sao lại không có tên mà xưng là AĂÂ. Tôi đọc mãi không tìm ra lý, nhưng nghĩ rằng chắc không đơn-giản, mà lời lẽ càng đơn sơ càng thấy bí-hiểm quá! Hầu như Đấng ấy đang giỡn để trêu ghẹo... bấy giờ tôi mới thấy là ông Trời! Nhân đọc bài Thuyết-đạo của Đức Hộ-Pháp nói về việc giải ách nô-lệ cho dân-tộc Việt- Dịch Lý Cao Đài Trang 197 Dịch Lý Cao Đài Trang 198

104 CHƯƠNG IV Nam dễ như ăn ớt. Hình ảnh Ớt cay muối mặn mới thấm-thía làm sao! Về tính lý của Ớt cay thuộc dương tính. về Muối mặn thuộc âm tính. Trong câu thơ đầu tiên Ớt cay, cay ớt, gẫm mà cay có đến ba chữ cay tức nhiên tượng trưng ba hào dương ấy là quẻ Càn, Càn vi thiên (Càn là trời). Câu thứ nhì Muối mặn ba năm muối mặn dai.có đến hai lần chữ mặn như vậy là đã đến lúc khai thông lý Âm Dương, tam-thiên lưỡng-địa, nghĩa là trời 3 đất 2. Tưc nhiên quẻ Càn có 3 hào dương (3 vạch), quẻ Khôn có 3 hào âm, nhưng có 6 vạch, gấp 2 lần quẻ Càn, mới gọi là trời 3 đất 2 là như vậy nên nói Khôn vi địa (địa là đất). Bấy giờ vẫn là hai quẻ Càn Khôn làm đầu mối của vạn-vật, vạn loại. Như khởi đầu chúng ta đã có đề cập đến đó là sự biến-hóa của Dịch vậy. Mà khi đã biến thì thiên hình vạn trạng. Đấy cũng là hình ảnh Tam âm, Tam dương. * Nếu đặt thành quẻ kép thì hoặc là Thiên Địa Bĩ hoặc là Địa Thiên Thái như trên đã nói (xem quyền-hành của Đức Quyền Giáo-Tông phần I chương IV) 2- Chữ ĐIỀN trong Bát-quái * Nếu đặt thành chữ thì ghép hai quẻ này lại thành ra chữ ĐIỀN 田 Điền là ruộng. Là cái Tâm điền ấy là ruộng tâm. Hình ảnh chữ điền nếu phân tích ra sẽ thấy: Có 4 chữ nhựt 日 nằm ngang dọc (nhựt nhựt tung hoành nhựt) Có 4 chữ Sơn 山 xoay quanh (Sơn sơn điên-đảo sơn) Có 2 chữ vương 王 đặt xuôi ngược (lưỡng vương tranh nhứt quốc) CHƯƠNG IV Có 4 chữ khẩu 口 họp lại chính giữa (tứ khẩu tại trung-gian). Trong sám Trạng-Trình có câu: Phá điền Thiên-tử giáng trần hoặc Phá điền Thiên-tử xuất, Bất chiến tự nhiên thành. Đặc-biệt nhất là hai chữ Vương nằm theo chiều xuôi ngược trong một cái khung đó là hình ảnh hai vua mà tranh một nước. Trong con người có hai vua ấy tức nhiên một vua tinh-thần và một vua vật-chất đang tranh-đấu nhau để giành quyền thắng lợi. Vậy thử hỏi nếu vua tinhthần thắng tức là ta đang hướng về con đường đạo-đức, thì người phải năng trau-giồi cho đến độ tận thiện tận mỹ, hòng giục tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống mà trở về với đại-ngã tức là về với Đức Chí-Tôn Ngọc- Hoàng Thượng-Đế. Cho nên người TU là tự mình tập làm chủ lấy mình, nghĩa là đặt vị-trí chữ Vương cho đúng chỗ. Bởi trong chữ Vương 王 có tàng ẩn chữ ngọc 玉 nếu một cái chấm của nét chủ 丶 ấy xuất ra ngoài thì thành chữ Chúa 主 nhập vào trong thành ra chữ Vương. Có câu Ngọc tàng nhứt điểm, xuất vi Chúa nhập vi Vương là vậy. Tại sao người phải tu để đạt cho được cái tâm Điền ấy? Đó là lý cớ vì sao phải tu-hành. Tu-hành chính là phương-pháp sửa đổi tâm-tánh để mình làm CHỦ được chính mình; khi đã tự mình làm chủ được mình rồi thì cũng làm chủ được vũ-trụ. Phật Thích-Ca nói Thắng một vạn quân không bằng tự thắng lấy mình. Do vậy mà Đức Hộ-Pháp khi nhận được bài thơ trên lần đầu hẳn là Đức Thượng-Đế đã ngầm giao cho sứ-mệnh mở Đạo Trời, mà mối Đạo này có Bí-quyết đắc Đạo. Thờ chữ CHỦ. Dịch Lý Cao Đài Trang 199 Dịch Lý Cao Đài Trang 200

105 CHƯƠNG IV Nhưng bản tính của con người như ngựa không cương dễ buông lung, nhà Phật nói là tâm viên ý mã, tức nhiên cái tâm của người như con vượn, cái ý của người như con ngựa, cho nên rất dễ phân tâm, nhà Phật phải dùng phép để cột nó lại nên có bức tranh thập mục ngưu đồ. Mười bức tranh vẽ trâu. Số 10 ý nói là Bát-quái Hậu-thiên đó vậy. Đạo Cao-Đài, Bà Thanh-Tâm Tài-Nữ nói lý-do về việc tu sửa Tâm điền ấy như vầy: Đạo mở rộng, giống Đạo gieo đã tới hai thu, mà người thiệt vì Đạo chẳng có bao nhiêu, thế nên hồi chưa mở rộng nền Đạo, Đức Thích-Ca dòm vào thế cuộc mà than rằng: Lộ vô nhơn hành, điền vô nhơn canh, Đạo vô nhơn thức, ta hồ tận chúng-sanh Ba Anh có hiểu chăng? Sao gọi là Lộ vô nhơn hành? Đường có người đi nhiều mà không ai là người phải, đường đi dập-dìu thiên-hạ mà toàn là ma hồn quỉ xác, tâm giả dối, hạnh hung-bạo, mật chứa đầy tà-khí thế nào gọi là người? Còn Điền vô nhơn canh là sao? Ruộng đây, là tỷ với tâm, tâm không ai giồi trau. Đạo nơi tâm thì tâm ví như điền, có điền mà chẳng có cày bừa, đặng đem hột lúa gieo vào, cho đặng trổ bông đơm hột, thì ruộng tất phải bỏ hoang; bỏ hoang thì sâu bọ rắn rít xen vào ẩn trú; người mà có tâm như vậy ra thế nào? Ruộng sẵn, giống sẵn, cày bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì-nhiêu đặng cho buổi gặt hưởng nhờ, mà không chịu làm, thế thì phải diệt tận chơn-linh. Hai câu sau là kết cuộc. (TNII/53) Thế nên với hai quẻ CÀN KHÔN đã biến tướng qua nhiều hình-thức: 3- Hai quẻ âm dương tạo thành một hình CHƯƠNG IV Với 3 nét của quẻ Càn ta xếp các cạnh liền nhau sẽ thành một hình tam-giác đều, đỉnh quay lên, còn lại với 3 nét đứt của quẻ khôn nếu đặt liền nhau cũng sẽ tạo thành một tam-giác đều có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau; đặt chồng lên tam-giác kia, đỉnh quay xuống dưới. Như vậy ta có được hình ngôi sao sáu cánh. Cả hai tam-giác này đều nội-tiếp trong vòng tròn. Tâm 0 của vòng tròn chính là tâm của tam-giác là nơi hiệp các giaođiểm của ba đường phân-giác, cũng là trung-đoạn hay trung tuyến của các tam-giác trên. Đây chính là ngã ba chờ Thầy! Có nghĩa là trên đường Đạo nếu không biết hướng đi tới thì hãy đứng ở ngã ba chờ Thầy. Chính là đây! Từ một quẻ Càn hay quẻ một quẻ Khôn đã làm nên một Tam-giác đều, ấy là một sanh ba, mà ba cũng là một, đó cũng là lý: Một sanh ba, ba sanh vạn-vật, thuộc về cơquan Chưởng-quản. Rồi đến hai hình tam-giác gát chồng lên nhau là chỉ Âm Dương hiệp nhứt. Quyền Chí-linh đối phẩm với quyền Vạn-linh. Chílinh là cơ qui nhứt, Vạn-linh là cơ tấn hóa; nên Chí-linh đầu nhọn quay lên, mà Vạn-linh đầu nhọn quay về phía dưới. Chí-linh và Vạn-linh vốn đồng quyền nhau. Bấy giờ Dịch Lý Cao Đài Trang 201 Dịch Lý Cao Đài Trang 202

106 CHƯƠNG IV vòng tròn chính là càn-khôn vũ-trụ, tâm 0 là chỉ một quyền-uy tối thượng là Hộ-Pháp chưởng-quản Hiệp- Thiên-Đài 4- Huy-hiệu của Hộ-Pháp ngôi sao sáu cánh Do vậy, mà khi Đức Hộ-Pháp còn sanh tiền Ngài có cho làm một huy-hiệu hình sao sáu cánh sơn màu vàng, giữa có ba sọc đỏ, chính giữa ngôi sao có ảnh Đức Ngài đầu đội mão trắng, hình bán diện, phía trên bức hình có 4 chữ đặt theo hình vòng cung Đảng phái thống nhứt, phía dưới bức hình có 5 chữ cũng đặt theo hình vòng cung nghịch lại Giáo-chủ Phạm-Công-Tắc (xem hình trên đây). Chung quanh các cánh ngôi sao đều có đặt vào đó một chữ Nho, nghịch chiều với kim đồng hồ, khởi ở cánh sao trên, phía bên phải (nhìn đối diện) là các chữ: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 大道三期普渡 Ý-nghĩa hình sao sáu cánh là nói lên lý tam âm tam dương tạo thành càn-khôn vũ-trụ. Sáu chữ là danh-hiệu của nền Tân Tôn-giáo này mà Đức Ngọc-Hoàng Thượng- Đế làm Chúa tể. CHƯƠNG IV Màu vàng chính là Tôn-chỉ của nền Đại-Đạo là Phật-giáo chấn-hưng. Ba sọc đỏ là Tam-giáo qui-nguyên (Phật, Tiên, Thánh), nếu nhìn theo nghĩa hẹp là Nam, Trung, Bắc Việt- Nam hòa-hiệp, theo Thánh-ý của Chí-Tôn là: Nam Bắc cùng rồi ra ngoại-quốc, Chủ-quyền Chơn đạo một mình TA. Ảnh bán diện của Đức Hộ-Pháp là chứng-tỏ qưyềnuy tối-thượng của Ngài là thay trời tạo thế nhưng chỉ có nửa quyền mà thôi, bởi Ngài chỉ là Giáo chủ về phần hữuhình, còn phần vô-vi thì do Thượng-Đế, cho nên chữ Đạo 道 (12 nét) đặt trên đỉnh, chính giữa của ngôi sao, hai bên chữ Đạo là chữ Tam 三 3 nét và chữ Đại 大 3 nét, chứng tỏ lý tam âm tam dương mà tạo nên hình tướng. Còn lại ba chữ Kỳ 期 (12 nét), tiếp theo là chữ Phổ 普 (12 nét), chữ độ 渡 (12 nét); cộng chung là 36 nét (12x3=36). Ấy chỉ ba mươi sáu từng trời. Kinh có nói: Ba mươi sáu cõi Thiên-tào, Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư. Sở-dĩ các chữ Nho đặt nghịch chiều kim đồng hồ là nói lên sự phản bổn hoàn nguyên, tức là Đạo, là trở về nguồn, bởi Thầy có dạy Tu hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh thiêng-liêng. Xưa Phật chỉ độ về phần hồn chớ không độ về phần xác, độ Nam chớ không độ Nữ, độ tử mà không độ sanh, cho nên câu niệm Lục tự Di-Đà chỉ có sáu chữ mà thôi; đó là Nam-mô A-Di-Đà Phật. Ngày nay Đức Chí-Tôn đến tận-độ chúng-sanh quinguyên-vị nên câu niệm có đến 12 chữ, đó là Nam-mô Cao-Đài Tiên ông Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát cho nên tượng-trưng bằng chữ Đạo 道 có 12 nét là vậy (là gồm đủ 6 âm và 6 dương). Lạy Thầy cũng lạy 12 (ba lạy, mỗi lạy 4 gật). Bởi: Thập-Nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa của càn-khôn thế Dịch Lý Cao Đài Trang 203 Dịch Lý Cao Đài Trang 204

107 CHƯƠNG IV giái, nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy. Nhìn chung vào tấm huy-hiệu này có 7 điểm (6 cánh + 1 tâm) mà điểm giữa là hình ảnh của Hộ-Pháp ngự trị. Số 7 chỉ về người, ứng với số của trời là 1. Trước đây đã nói Giáo-Tông cũng đứng chủ trung con số 7 ấy là cơ hiển tức cơ âm, giờ này Hộ-Pháp cũng nắm con số 7 là cơ ẩn, ấy là cơ dương. Trên tấm huy hiệu còn có 4 chữ đảng phái thống nhứt ngoài ý-nghĩa là một nền Tôn-giáo Đạiđồng ra, thì con số 4 là chỉ tứ âm tứ dương, để hiệp vào các con số tam ở trên mới tạo thành Bát-quái, mà 5 chữ Giáo-chủ Phạm-Công-Tắc vừa xác-định ngôi vị của Ngài trong nền Đại-Đạo, mà con số 5 cũng để xác-định là con số ngũ trung của Bát-quái nữa. 5- Hộ-Pháp làm chủ Bát-quái Đồ-thiên Tam âm tam dương và tứ âm tứ dương hiệp lại sẽ thành Bát-quái Đồ-thiên, Hộ-Pháp vi chủ. Cũng như Giáo- Tông làm chủ Bát-quái về hữu-hình, thì Hộ-Pháp làm chủ Bát-quái về vô-vi vậy. Âm dương không xa lìa nhau. Khi nào Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế. Tức nhiên ngày nay Đạo Cao-Đài dùng Bát-quái Đồ-thiên là hình ảnh của Bát-quái Hậu-thiên lật ngược lại, đồng thời xoay ngang qua, biến trục Nam Bắc thành Tây Đông, y như hướng của Đền-Thánh Toà-Thánh Tây-Ninh hiện giờ. Quả thật bài thơ trên cũng như huy-hiệu ngôi sao sáu cánh đã vẽ nên trách-nhiệm và quyền-hành của Hộ- Pháp mà Chí-Tôn đã giao phó lập thành Quốc Đạo chính là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đó vậy. Hai câu thơ sau cùng: Túng lúi đi chơi nên tấp lại, Ăn bòn chẳng chịu tấp theo ai CHƯƠNG IV Trong hai câu này là ám chỉ về số không như túng lúi là không tiền (0), ăn bòn (0) cũng là chỉ không tiền, chẳng chịu tấp theo ai (0) cũng nói lên sự không nữa. Như vậy có cả thảy là ba con số 0 (không). Nếu viết ba con số 000 rồi đặt số 3 ở phía trước thành ra (ba ngàn) ấy là chỉ về công-quả của người tu theo Đạo Cao- Đài ngày nay là phải lập cho được ba ngàn công quả. Ấy là: - Chí nhân vô kỷ (0). - Thần nhân vô công (0). - Thánh-nhân vô danh (0) Một người tu dù ở bậc phẩm nào cũng phải thể hiện cho được ba ngàn công quả. Ấy là phương-châm hànhđạo của người tu mà Đức Chí-Tôn đã ân-cần dặn bảo; tức nhiên người tu phải biết quên mình mà lo cho người, chẳng ham công, chẳng mến danh, ấy là hạnh đức của người tu theo Tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài là phụng-sự. 6- Quyền-hành của HỘ-PHÁP Hộ-Pháp thì lo giữ luật-lệ của Đạo cho khỏi sái Thiên-điều, vì luật-lệ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay thì thế cho Thiên-điều. Hộ-Pháp có quyền đặc biệt về ân-xá cũng như Giáo-Tông có quyền về Chánh-trị vậy. Hộ-Pháp chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài có Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh và Thập-Nhị Thời-Quân giúp sức. Hễ Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế. Lại nữa Hộ-Pháp còn là Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình Đài tức là Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng nên mới được gọi là Giáo-chủ, nhưng chỉ đứng về phươngdiện hữu-hình mà thôi. Những lời luận bàn trên đều đúng vào cuộc đời hành-đạo của Đức Hộ-Pháp. Hầu như số định của mỗi người đều được thiêng-liêng ấn định, cho nên con số 7 của Dịch Lý Cao Đài Trang 205 Dịch Lý Cao Đài Trang 206

108 CHƯƠNG IV sao sáu cánh đã điểm đúng vào bức ảnh bán diện của Ngài, định cho cuộc đời của Ngài là 70 tuổi, bởi số 7 hiệp với tâm 0 là trở về vô-vi, thành ra con số 70. Đức Ngài có nói trong bài thài cúng tế Đức Ngài, có câu: Nào hay vạn sự do Thiên-định, Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi. Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi, Buồn nhìn cội Đạo luống chơi-vơi Đức Hộ-Pháp cũng như Đức Quyền Giáo-Tông đều nắm trọn hai Bát-quái vào tay, nhưng Giáo-Tông hữuhình, còn Hộ-Pháp thì vô-vi cho nên bài thơ Đức Chí-Tôn ban cho có câu Muối mặn ba năm muối mặn dai, nếu lấy (3+5=8). Tám là chỉ Bát-quái, mà chữ dai chứng tỏ sự kéo dài, tức là nhiều hơn số 1, vậy là số 2. Hai lần Bátquái ấy là Bát-quái Đồ-thiên và Bát-quái Hư-vô chỉ riêng Đạo Cao-Đài mới có. Quả thật Chí-Tôn đã chọn mặt gởi vàng đúng đối tượng, bởi Ngài lúc nào cũng tha-thiết với sứ mạng của mình, rằng: May một điều là Tôi còn thiếu với Đức Chí-Tôn Tôi xin đầu kiếp, thiếu hay không mà kiếp này Tôi là tên dân nô-lệ cho nước Việt-Nam, đã chịu thống-khổ tâm-hồn lẫn hình-thể trên 35 năm. Tôi không xin, không biết tại sao Tôi đầu kiếp xuống dân Việt-Nam, Tôi cảm-kích vô hạn: nào chịu khổ, nào chịu bạc-nhược và yếu-hèn, tại thấy nhơn-loại đauđớn Chí-Tôn mới đến mở một nền Tôn-giáo, làm một khối sanh-quang cho toàn nhơn-loại đó là cái danh-dự của nước Việt-Nam đã chịu khổ. Vì cái tình Chí-Tôn đối với dân-tộc Việt-Nam nên Tôi thí thân phải chết mới đền bồi xứng đáng. Đức Hộ-Pháp vừa lo cho Cơ-quan Cửu-Trùng-Đài lại vừa lo cho Hiệp-Thiên-Đài, Ngài cũng có lời than: CHƯƠNG IV Hại thay! Chớ phải chi hai lẽ thiện và ác ấy cả Thánh-thể của Ngài đi một lối mà thôi, nói đơn giản: thà là làm thầy chùa thì thầy chùa, thầy pháp là thầy pháp; Đạo thời Đạo đi cho triệt để, hay Đời cho triệt-để đi. Khổ não thay! Thánh-thể Đức Chí-Tôn vì lãnh nơi mạng lịnh của Ngài, đến làm tôi con của Ngài cho toàn vẹn nơi thế gian của Ngài. Hỏi vậy chớ Đại-Từ-Phụ đã giao cho ta có phải giao Thánh hay là giao phàm? Nếu ta lấy theo sự suy gẫm của ta, ta phải nhìn rằng Đại-Từ-Phụ đã giao cho ta phàm nhiều hơn Thánh, lẽ dĩ-nhiên trước mắt ta đã ngó thấy. Tự thuở nay con người dầu sức mạnh-mẽ thế nào gánh một vai mà thôi, Đại-Từ-Phụ lại buộc cả Thánh-thể của Ngài phải gánh hai vai Đời và Đạo. Cái kiểu vở hai Tôn-giáo trước mắt ta, ta ngó thấy: - Phật-giáo thì nghiêng cái gánh bên Đạo, - Công-giáo lại nghiêng cái gánh bên Đời. Đời, Đạo; phàm Thánh. Đức Chí-Tôn đến lập Thánh-thể của Ngài, Ngài biểu phải đứng ngay chính giữa của nó. Luận ra cho cùng lý, thì Hội-Thánh của Ngài buộc không Đời mà cũng không Đạo, ở giữa cái mức trung-tâm của Đời và Đạo. Một lần nữa, Đức Hộ-Pháp xác nhận: Bần-Đạo nhớ lại hồi buổi ban sơ mới khai Đạo, thật ra Bần-Đạo không có đức-tin gì hết, không có đức-tin đến nước Đại-Từ-Phụ tức cười. Ngài đến nhà Bần-Đạo năm Sửu dạy cả mấy Anh lớn ngày nay là Chức-sắc của Đạo, đi đến mọi nhà. Thật ra Đức Chí-Tôn đến thăm, đến viếng mọi con cái của Ngài. Bần-Đạo không đức-tin gì hết, nghe nói Tiên giáng, đi theo nghe thi chơi, làm cho Đại-Từ-Phụ phải tức cười. Ngài cho bài thi ai nấy cũng tốt, duy có bài thi của Bần-Đạo di-hợm như vầy: THI Dịch Lý Cao Đài Trang 207 Dịch Lý Cao Đài Trang 208

109 CHƯƠNG IV Ngao-ngán không phân lẽ thiệt không, Thấy thằng áp-út quá buồn lòng. Muốn giàu Thầy hứa đem cho của, Cái của cái công phải trả đồng Đại-Từ-Phụ còn thêm hai chữ Nghe con! Cho đến bảy tháng, lúc xuống ở Thủ-Đức, năm thiên-hạ bị bịnh chướng, khi không khởi phù mình rồi chết, nhứt là ở tại Thủ-Đức lắm bịnh nhơn quá chừng. Đức Chí-Tôn biểu xuống ở Thủ-Đức cứu bịnh cho họ trong bảy tháng, xuống ở Thánh-Thất của Đạo, nhờ Đức Lý giảng dạy với ngòi bút trọn bảy tháng trường mới biết Đạo. Có cái hay-ho hơn hết là những điều gì Ngài dạy trong Cơ-bút là những sở-hành trong kiếp sanh của Bần- Đạo. Qua hai bài thi trên Đức Chí-Tôn giáng ban cho Đức Hộ-Pháp, Người đều không vừa ý và đều cho rằng dị hợm. Nghĩ ra cũng dị-hợm thiệt! Vì sao? Vì trọng-trách của Người quá ư to lớn! Thường gánh một gánh đã oằn vai, nhưng bấy giờ Ngài phải gánh hai gánh một mình; bởi: Trong buổi kỳ ba phổ-độ, Chí-Tôn giáng cơ tiếp điển mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ hiệp đủ Phật, Tiên, Thánh, là kỳ kiết-quả, độ đủ 92 ức nguyên-nhân trở về nguyên-thủy. Sách có câu Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy, Tam-giáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt. Thế nên bí-pháp này đã thể hiện trong cái bắt ấn Tý, đó là Ấn kiết quả, tức là đã tới thời-kỳ kết-quả, gặt-hái, thu-hoạch. Ấy là nhiệm-vụ của Hộ-Pháp trong cơ chuyển thế và cứu thế! Câu thơ 1: Ngao-ngán không phân lẽ thiệt không Hai chữ ngao-ngán trong câu thơ đầu tiên có đến hai chữ không và nhất là chữ phân 分 nó kết hợp bởi bộ đao 刀 và chữ bát 八 ý nói dùng con dao cắt ra làm tám CHƯƠNG IV mảnh một vật gì; muốn nói đến số 8 là chỉ về Bát-quái. Bát-quái là do hai lần Tứ-tượng họp lại. Mà ở phần Thiênđạo của Đạo Cao-Đài có đến hai Bát-quái. Cả câu trên là chỉ sự biến dịch của trời đất, âm dương, cương nhu, ở người là nhân-nghĩa, đi trong vòng lý Tam tài: Thiên, Địa, Nhơn vậy. Câu 2: Thấy thằng áp út quá buồn lòng Ngón tay áp út là chỉ vào ngón trước của ngón út, tức là ngón tay không tên hay còn gọi là vô danh chỉ là ngón tay đeo nhẫn. Bởi Đức Hộ-Pháp là con thứ tám trong gia đình, đứng vào hàng áp út, vì sau Ngài còn có một em gái thứ chín đã chết khi còn nhỏ. Về lý Đạo muốn nói đây là vô danh thiên địa chi thủy đúng vào cung Tý là sự khởi điểm. Ngón cái là ngón mẫu hữu danh vạn-vật chi mẫu. Khi bắt ấn Tý thì ngón cái ấn vào cung Tý ấy là âm dương hiệp nhứt, đó là ẤN TÝ của Chí-Tôn ban cho nhân-sanh trong kỳ ba Phổ-độ này ấy là ấn kiết quả. Kiết quả là kết trái. Do đó nếu tu thì thành như lời Chí-Tôn đã hứa, chẳng những độ cả toàn cầu nhơn-loại, mà còn độ cả vạn-linh nữa Bát hồn vậnchuyển hóa thành chúng-sanh. Người mà Chí-Tôn sắp giao cho hai cái gánh nặng của Đời và Đạo ấy chính là PHẠM-CÔNG-TẮC trong buổi Nhơn sanh ư Dần cũng hiệp với tuổi của Ngài là năm Canh-Dần (5-5 Canh Dần 1890) là ngày và năm sinh của Ngài nữa, đó là đã đi vào cơ Nhị Ngũ. (hai con số 5) Xem thế thì Ngài đã hiệp đủ ba con số 0 không đủ cho Thầy chọn lựa Người để Thầy giao cho cây cân công-bình thiêng-liêng tạo hóa. Bởi hai câu thi sau: Muốn giàu Thầy hứa đem cho của, Cái của cái công phải trả đồng. Dịch Lý Cao Đài Trang 209 Dịch Lý Cao Đài Trang 210

110 CHƯƠNG IV Hình ảnh cây cân Thiên-bình dưới bàn tay của Thượng-Đế cho ta thấy: nếu khi cả hai bên cân và vật đồng nhau thì cây kim mới chỉ vào điểm 0. Cũng như hai gánh Đạo và Đời mà Ngài sắp giao cho Ông Phạm-Công-Tắc cũng phải giữ cho tương-đồng thì mới vẹn phận Đạo Đời tương đắc vậy. Hiện tại Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài biểu hiệu bằng cây cân công-bình đính trên mão. Vai trò của ông Phạm-Công-Tắc tạo Đạo cứu Đời. Đức Hộ-Pháp nói: Đức Đại-Từ-Phụ với lòng đại-từ đại-bi của Ngài không thể gì nói đặng. Hai mươi mấy năm trường Ngài đến Ngài độ từ đứa, Ngài dụ từ người, đem cả một thể thống thiêng-liêng vô cùng vô tận, quí hóa kia đem đổi lại một tấm yêu-ái của chúng ta đặng làm cơ-quan cứu thế. Buổi Ngài mới đến, Bần-Đạo thú thật phần nhiều anh em chúng ta buổi nọ không hiểu Đạo là gì, dầu đàn anh của chúng ta có sứ-mạng nơi mình lãnh trách-nhiệm làm Thánh-thể cho Ngài, khi ấy cũng không biết Đạo là gì cả, chỉ nhắm mắt theo Ngài mà thôi; chính Bần-Đạo buổi nọ, Đại-Từ-Phụ xin Bần-Đạo, nói xin lại với một lời yếu thiết: - TẮC! dâng cả mảnh thân con đặng Thầy tạo Đạo cứu đời, con có chịu chăng? Bần-Đạo trả lời với Ngài một cách quả quyết rằng: Nòi giống con còn nô-lệ, nước nhà còn lệ thuộc, thì làm thế nào con tu cho đặng! Ngài cười nói: Nhưng điều ấy các con làm không đặng đâu, để đó cho Thầy. CHƯƠNG IV Tiếng để đó cho Thầy Bần-Đạo nhớ lại nói dễ như không không, mà đã hai mươi mấy năm trường rồi đó. Ngài hứa khi Ngài mới đến cùng Cao Thượng-Phẩm và Bần-Đạo cuối năm Tý đó vậy, theo phàm tánh của ta có lẽ buồn, nhưng vì chúng ta sống trong thời-gian, còn Đức Chí-Tôn sống trong không-gian; chúng ta tính từ ngày, tháng, năm; còn Ngài chỉ lấy quyết-định của Ngài làm căn-bản mà thôi. Lời hứa đơn-sơ ấy ngày nay chúng ta đã thấy rằng Ngài không bao giờ thất hứa với chúng ta đó vậy, nếu chúng ta đoán xét kỹ cơ-quan của Ngài đã thithố, đã giải ách nô-lệ cho nòi giống Việt-Nam, chúng ta ngó thấy một hành tàng khắc-khe khó nói, thi thố với một cách mà trí óc phàm chúng ta không thể đoán đặng và Bần-Đạo nói rằng không có một tay phàm thi thố đặng; muốn giải ách nô-lệ cho nước Việt-Nam mà dùng quyền phép vô biên của Ngài đào-độn cả vạn quốc hoàn-cầu đặng làm cho sôi-nổi một trường chiến-tranh của toàn thếgiới giục-thúc các nước còn lạc-hậu chiến-đấu lấy cho đặng quyền sở-hữu của họ, giành cho được độc-lập cho nòi giống và quốc-gia của họ. Quyền sở-hữu ấy là quyền định sống của họ đó vậy. Nơi cõi Á-đông cả toàn thể nước nào còn lạc-hậu đều đặng giải-thoát, đều chiến-đấu đặng tranh độc-lập và thống nhứt. Nước nhà nòi giống Việt-nam cũng tấn triển theo khuôn-luật ấy mà định vận-mạng lấy mình, không coi lại sự độc-lập và thống nhứt nước Việt-Nam có nhiều điều khắc-khe mà trí óc phàm này không thế làm đặng nên phải dùng tay của Đức Chí-Tôn, cả con cái của Ngài, Bần-Đạo đứng nơi tòa giảng này không nói thêm, không nói bớt: - Khó nhứt là nước Việt-Nam, - Nòi giống Việt-Nam, - Quốc-gia Việt-Nam. Dịch Lý Cao Đài Trang 211 Dịch Lý Cao Đài Trang 212

111 CHƯƠNG IV Đã thiếu Ngài một nợ tình, không biết giá-trị nào nói cho đặng. Thâm tâm của Ngài muốn gieo một nợ tình với quốc-dân, đặng chi? Ta nêu một dấu hỏi (?). Thêm cho đủ yếu-lý ấy. Bần-Đạo nói sự mơ-ước của Ngài rất đơn-giản, rất nhẹ mà giá-trị không cùng, chỉ muốn quốc-dân Việt-Nam làm Thánh-thể của Ngài, thay thế hình ảnh của Ngài đặng chia khổ cho Ngài, chung hiệp cùng Ngài, hầu nâng-đỡ kẻ khổ, an-ủi tâm-hồn nhơn-loại đang đau-đớn trong buổi cạnh tranh giành sống của họ, của cơ-quan tranh-đấu cho kỳ đặng độc lập, đặng bảo-vệ sự sanh sống của họ, nếu không mực thước chuẩn-thằng định tâm-lý của họ, dầu cho đấu-tranh để lập quyền sống của mình ít nữa phải có Nhơn-đạo đặng giúp mạng sống của người, chớ đừng bảo-vệ mạng sống của mình để chiếm đoạt mạng sống của kẻ khác. Tấn-tuồng ấy Bần-Đạo chỉ nói là quả kiếp mà thôi. Đức Chí-Tôn Ngài đến lập nền chơn giáo của Ngài cốtyếu làm thế nào cho họ đừng cướp sống lẫn nhau mà an-ủi với nhau ấy là chí-hướng của Ngài đó vậy. (ĐHP 8-1 Canh-Dần 1950) CHƯƠNG IV Đời quá ư bạo-tàn, cho nên Đức Chí-Tôn mới giáng trần mở Đạo cho con cái biết: các ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật đều tình nguyện hạ thế cứu đời, xuống bao nhiêu lại càng mất bấy nhiêu. Trong thời-kỳ ấy Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí- Tôn mới hỏi rằng: - Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở bí-pháp trước hay là mở thể-pháp trước? Bần-Đạo trả lời: - Xin mở bí-pháp trước. Chí-Tôn nói: - Nếu con mở bí-pháp trước thì phải khổ đa! Đang lúc đời cạnh-tranh tàn bạo, nếu mở bí-pháp trước, cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, Đời thấy rõ xúm nhau tranh giành phá hoại thì mối Đạo phải ra thế nào? Vì thế nên mở thể-pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt bí-pháp còn là Đạo còn. Bí-pháp là Hiệp-Thiên-Đài giữ. Thể-pháp là Cửu-Trùng-Đài mở-mang bành trướng về mặt phổ-thông chơn giáo. 7- Nhìn ra toàn thế-giới, ta thấy gì? Đấng Thượng-Đế đã sai Hộ-Pháp làm gì? Đức Hộ-Pháp nói: Dịch Lý Cao Đài Trang 213 Dịch Lý Cao Đài Trang 214

112 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV C- HỘ-PHÁP CHƯỞNG-QUẢN NHỊ HỮU-HÌNH-ĐÀI Đạo còn thì Hiệp-Thiên-Đài còn. Mà Hiệp-Thiên- Đài còn thì các cơ thể trong cửa Đạo vẫn còn tức là nhơnsanh còn thì quyền Vạn-linh không bao giờ tuyệt. Bởi vậy đại-nghiệp thiêng-liêng Chí-Tôn đã để tại mặt thế này là nền Đại-Đạo giao cho quyền Vạn-linh nắm giữ, còn Thánh-thể Đức Chí-Tôn là chủ quyền nó sẽ bảo thủ vĩnhviễn, trường-tồn mãi mãi". - Cửu-Trùng-Đài là Đời. - Hiệp-Thiên-Đài là pháp-giới tạo ra vạn-linh, đó là Đạo. * Cửu-Trùng-Đài dưới quyền-hành Giáo-Tông 1- Nguyên-nhân nào Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị chưởng-quản. Hữu-Hình-Đài? * Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền của Hộ-Pháp chưởngquản. Khi Đức Quyền Giáo-Tông đăng Tiên ngày 13 Nguyên-tắc: tháng 10 năm Giáp-Tuất (dl ) qua ngày rằm Đức Hộ-Pháp nói: Hễ Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp khai mạc Đại-hội nhơn-sanh nên Hội-Thánh phải đình lại một là quyền Chí-Tôn tại thế, nên quyền vạn-linh tức là ngày Hội để lo cử hành lễ Thánh-tang cho Đức Quyền quyền Chí-Tôn tại thế định cho Hộ-Pháp Chưởng-Quản Giáo-Tông xong. Qua ngày 26 Hội-Thánh nhóm Đại-hội Nhị Hữu-Hình-Đài nắm quyền vi chủ nơi tay mới làm Hội-Thánh mời cả Chức-sắc Nam Nữ lo mở Đại-hội nhơn được, điều ấy bí-pháp Chí-Tôn đã giao phó tất cả. sanh, đồng thời cũng đệ trình kiến-nghị cả hai Hội-Thánh Đức Chí-Tôn định cho Hộ-Pháp cầm quyền hai Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng quyết-nghị giao quyền Thống Đài tức nhiên Thiên-điều quyết định Đạo phải làm Chủ nhứt cho Đức Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hìnhcủa Đời, oai-quyền ấy sẽ cứu đời khỏi tận diệt. Đài. Vì cớ ấy mà Đức Lý nói Thiên-điều trong tay Bần- Đạo là vậy đó. Trong nền Đạo luôn luôn phải có Giáo-Tông và Hộ-Pháp, dầu có sự biến thiên xây chuyển thế nào, sớm hoặc muộn đều phải có Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Dầu xác thể của Qua là con kỵ-vật của Hộ-Pháp, có thay đổi thế nào Hộ-Pháp vẫn là Hộ-Pháp. Ngày kia chủ-quyền của Đạo: hữu-hình này là Giáo-Tông làm chủ không lẽ Ngài vô tình chiết bớt cánh tay, tức là giải tán Phước-Thiện. Bởi vì: Hội-Thánh Phước-Thiện là của Hộ-Pháp. Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài là của Giáo-Tông. Giờ phút này Đức Hộ-Pháp thật sự nắm quyền Hộ- Pháp và Giáo-Tông, tức là cầm quyền Vạn-linh, đủ quyền đối cùng Chí-Linh, tức nhiên Ngài là Giáo-chủ hữu-hình của nền Đại-Đạo. Hộ-Pháp có quyền đặc biệt về ân-xá cũng như Giáo- Tông có quyền chánh-trị vậy. Đức Hộ-Pháp xác định: Hễ Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí- Tôn tại thế, nên Quyền Vạn-linh tức là Quyền Chí-Tôn tại thế định cho Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài, nắm quyền vi chủ nơi tay mới làm được, điều ấy bí-pháp Chí-Tôn đã giao phó tất cả. Mấy con không hiểu đặng, chỉ có Đức Lý Giáo-Tông và Qua mà thôi. Đức Lý Đại Tiên ban cho thi: Dịch Lý Cao Đài Trang 215 Dịch Lý Cao Đài Trang 216

113 CHƯƠNG IV HỘ giá Chí-Tôn trước đến giờ, PHÁP luân thường chuyển máy Thiên-cơ. CHƯỞNG quyền cực-lạc phân ngôi vị, QUẢN suất càn-khôn định cõi bờ. NHỊ kiếp Tây Âu cầm máy tạo, HỮU duyên Đông Á nắm Thiên-thơ. HÌNH hài Thánh-thể chừ nên tướng, ĐÀI trọng hồng-ân gắng cậy nhờ. Ngày 15-5 Mậu-Tý (dl ) là ngày Đức Hộ- Pháp vấn nạn Đức Lý Giáo-Tông Về một lý thuyết tối trọng-yếu trong nền Chánh-giáo của Đức Chí-Tôn, việc Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình Đài là việc này có điều bí-ẩn tiên tri, sự tiên-tri ấy kết liễu cùng chăng không rõ, nhưng hiện giờ ta cũng đoán xét được. Đức Lý Giáo-Tông đã có giáng cơ nói: Giao quyền Cửu-Trùng-Đài trong tay Bần-Đạo đặng thống nhất quyền-hành Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài, ấy là do Ngọc-Hư-Cung quyết-định tức là do Thiên-điều quyết-định vậy. Điều ấy Bần-Đạo lấy làm khó nghĩ, nhứt là chịu nhận đảm-nhiệm ấy làm cho tinh-thần của Bần-Đạo phải kiếm hiểu, kiếm hiểu coi vì cớ nào mà giao cho Bần-Đạo QUYỀN THỐNG NHẤT, nhưng tìm kiếm không ra được. May thay, Đức Lý Giáo-Tông đến. Bần-Đạo thú thiệt với Ngài và xin Ngài nói rõ cho biết đôi việc nhỏ đặng chỉnh-đốn, Bần-Đạo nói: - Bạch Ngài, sự bí-mật ấy nếu Ngài có thể cho Tôi biết được đôi chút mới có thể an tâm, an trí được. Ngài cười và nói: - Bần-Đạo vẫn biết trước thế nào Hiền-hữu cũng vấn nạn nên Bần-Đạo đã cố tâm đối-đáp lại cùng Hiềnhữu. Trước khi muốn biết sự bí-mật ấy, chúng ta nên tìm hiểu coi Nhị Hữu-Hình-Đài là gì? Bần-Đạo xin Ngài giải-nghĩa. Ngài đáp: CHƯƠNG IV - Cửu-Trùng-Đài là chơn-tướng của Cửu-Thiên Khai-Hóa tức là cơ hữu-vi của càn-khôn vũ-trụ, do Cửu- Thiên Khai-Hóa tạo thành. Hỏi: Bởi quyền-năng nào tạo thành? Do nơi quyền-năng vô đối của Chí-Tôn. Phép lạ thành tướng ấy là do Pháp. Pháp ấy từ đời thượng-cổ tới giờ liên-hiệp Vạn-linh và Chí-linh. Bởi vậy ta tìm Đạo là cốt-yếu tìm hiểu cái bí-pháp ấy như thế nào và có phương thế gì làm cho ta đoạt đặng chăng? Ấy vậy, Cửu-Trùng-Đài là Cửu-Thiên Khai-Hóa tạo-đoan cả vạn-linh trong vòng càn-khôn vũ-trụ. Chúng ta ngước mặt lên trời, mắt thấy hằng hà sa-số là địa-giới, ta gọi là sao, mỗi vì tinh-tú ấy là một quả địa-cầu có người ở, cho nên Đức Chí-Tôn mới nói rằng càn-khôn vũ-trụ này chứa đầy vạn-linh. Nói rõ hơn nữa Cửu-Trùng-Đài là Đời. Hiệp-Thiên-Đài là pháp-giới tạo ra vạn-linh, tức là Đạo, rõ-rệt như vậy. Bây giờ Bần-Đạo hỏi tại sao, cớ nào mà Ngài đến đây cầm quyền trị thế? Ngài trả lời: Ta tìm hiểu cao sâu hơn nữa trong sự bí mật ấy coi hiện thời chúng ta thấy gì? Ta thấy đời đương phấn-khởi, bồng-bột; tự năng, tự tạo, tự đoán, tự chủ, không còn đạođức gì hết mà đương nhiên lại có hai hình tượng: - Cộng-sản tinh-thần thể chất, - Các ban máy-móc, cách-vật, hóa học, tức là thuộc về hình tượng thể chất. Hai hình tượng ấy ngày nay đối chọi nhau. Thảng như ngày kia có hiệp đồng lại, thì thể chất ấy có hình tướng lại có hồn-phách thì ta thử tưởng-tượng lại coi nhơn-loại trên mặt địa-cầu này sẽ thế nào? Thể chất thì lúc nào cũng xu-hướng theo thể tánh duy-vật mà thôi. Thoảng như các Tôn-giáo đương cầm tương-lai linh-hồn của loài người mà trên mặt địa-cầu này Dịch Lý Cao Đài Trang 217 Dịch Lý Cao Đài Trang 218

114 CHƯƠNG IV không đủ năng-lực, thì cả tài-năng thể chất ấy nó sẽ xô đuổi cả xác thịt lẫn linh-hồn của con người đến chỗ tự diệt đó. Ấy vậy, tinh-thần tức là đạo-đức phải làm thế nào đặng đối phó lại cho vừa sức với thể chất ấy. Đời bây giờ quá tiến-triển về hình-thể thì phải có cơ Đạo đủ năng-lực thức tỉnh tâm-hồn của loài người và giữ-gìn, dìu-dắt mới có thể tồn-tại được. Nhưng ta thấy các Tôn-giáo hiện hữu tại mặt địa cầu này đã mất quyền hẳn vậy. Sự loạn-lạc gây ra hai trận đại-chiến ở Âu-châu là do nơi Công-giáo mất quyền, tinh-thần của nhơn-loại loạn-đả mà không ai cầm quyền điều-khiển nên mới tự-do sát hại lấy nhau như thế ấy. Chí-Tôn đến! Đến đặng cứu con cái của Người! Vậy hỏi Người đã làm thế nào? Có chi lạ! Người chỉ tăng cường đạo-đức làm giềng mối cho tâm-lý loài người đặng bảo-tồn sanh mạng cho cả nhơn-loại với phép duy-tâm thì đời mới tồn-tại. Ngài vừa luận tới đó thì Bần-Đạo nói: Than ôi! Đạo Cao-Đài đã 23 năm mà còn lẩn-quẩn trong nội địa Việt-Nam, có đâu đủ đảm lực ra toàn cầu đặng độ rỗi nhơn-sanh, cái đặc phận ấy quyết-định con đường của Đạo đi còn dài, còn sở cấp tương-lai vận-mạng của loài người lại cấp bách. Vậy làm thế nào mà chuyển thế cho kịp đặng hoàn tất đảm-nhiệm thiêng-liêng ấy? Ngài trả lời một câu rất hữu duyên, chúng ta không thể tưởng-tượng được. Ngài nói rằng: - Cái nhà máy xay, vốn nó không cấy, không gặt, mà nó vẫn có gạo ra cho toàn nhơn sanh ăn. Đạo Cao-Đài không ra khỏi nước mà có thể làm phận-sự trọn vẹn đặng. Bần-Đạo hỏi câu ấy có nghĩa thế nào? Ngài đáp: Mối chơn-truyền của Đức Chí-Tôn đem Đạo đến tại thế là mối dây liên-lạc tương-quan cùng các Tôn-giáo trên CHƯƠNG IV thế-giới đương nhiên cầm quyền nhơn-loại, bởi không có giềng mối kết-liên với nhau thành ra chia rẻ, phân biệt trắng đen, hơn thiệt. Trận giặc Tôn-giáo trên địa-cầu hiện giờ ta thấy tại Ấn-Độ và Palestine. Vậy có thể nào làm cho các Tôn-giáo hiệp đồng tâm-đức đặng chăng? Duy có năng lực của Chí-Tôn tạo thành mối dây liên-hệ các Tôn-giáo cùng nhau đó thôi. Bần-Đạo vấn nữa: Thoảng như Chí-Tôn đem các Tôn-giáo ấy dung-hòa đặng tương-hội cùng nhau mà họ không nghe thì ta mới làm sao? Ngài nói: - Dầu đương nhiên họ không nghe, nhơn-sanh sẽ biết điều trọng-yếu ấy mà đòi hỏi thì họ phải chịu, chừng ấy nhơn-sanh buộc họ phải hiệp, bằng chẳng vậy họ sẽ tự diệt lấy họ. Ấy vậy, Đức Chí-Tôn định cho Hộ-Pháp cầm quyền hai Đài, tức nhiên Thiên-điều quyết định Đạo phải làm chủ của Đời, oai-quyền ấy cứu đời khỏi tận-diệt. Vì cớ ấy mà Ngài nói Thiên-điều trong tay Bần-Đạo là vậy đó. Đức Lý Đại-Tiên nói về quyền-hành của HỘ- PHÁP. Hiền-hữu khuynh tâm vì Lão và Thượng-Trung- Nhựt lập quân-đội khi Hiền-hữu vắng mặt có phải? Tình cảnh đôi ta phản-trắc: - Lão là Thiên-điều mà cầm quyền trị thế, - Còn Hiền-hữu tại thế mà nắm Thiên-điều. Lão xin nhắc, khi Hiền-hữu tịnh pháp tại Thủ-Đức, Lão đã nói cơ chuyển thế Trời người hiệp một. Hiền-hữu có nhớ? Cười!... Thiên-đình tại thế. Thế tại Thiên-đình, cơ huyền-bí độ tận chúng-sanh mới đặng, có phải? Thoảng như vậy thì cơ chuyển thế nguy hiểm này, nhơn-sanh sẽ định số phận Hiền-hữu thế nào có biết? Dịch Lý Cao Đài Trang 219 Dịch Lý Cao Đài Trang 220

115 CHƯƠNG IV Cười!.. Chẳng lẽ phải chịu một phen khảo đảo xác nữa! Thì nạn chiến-tranh Lão đã tiên-tri từ trước, vì chủng-tộc Việt-Nam vô đạo mới khó giải-kiết cứu nguy. Nếu Hiền-hữu ngày nào cầm lại Thiên-thơ thì mới rõ phần nhơn-quả. Chẳng lẽ Lão là chủ phần xác của nhơn sanh mà ngồi khoanh tay, không tìm phương cứu chữa. Địa-vị của Hiền-hữu như Lão thì Hiền-hữu mới thế nào? Chẳng lẽ vì những kẻ lợi dụng vô tâm, đọa-đày thiên-hạ mà lại đố kỵ chẳng dám cứu đời. Hiền-hữu căndặn cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn ráng sức ăn-năn, cầu-nguyện. THI Việt-thường hữu phúc xuất chơn-quân, Chuyển thế Chí-Tôn dĩ định tuần. Trị loạn Nam-phương trừ mãnh-hổ, Thừa bình Bắc địa kiến Kỳ-lân. Hoàng-triều hậu nhựt nghi tùng cổ, Văn-hiến tương-lai khả hoán tân. Thánh chúa hiền thần phò Tổ nghiệp, Khải ca định phận tại thu phân. (Đức Lý, 1-3 Mậu-Tý) Đức Lý dạy tiếp: Hộ-Pháp, Hiền-hữu muốn Lão ký tên Thánh-lịnh thăng vị cho Chức-sắc Thiên-phong, điều ấy vốn không khó, chỉ sợ nghịch Thiên-điều. Lão đã nói, hoàn cảnh của đôi ta phản trắc: - Lão vô-hình lại đảm-nhiệm trách-nhậm trị thế định vị, tức là chủ-khảo thiêng-liêng-vị. Bởi thế cho nên khi Hộ-Pháp trấn Thánh Phi-Châu, Lão mới cầm quyền đặng định vị cho các Thánh tử đạo, vì đó mà lập quân-đội. - Còn Hiền-hữu hữu-hình mà lại nắm Thiên điều hành-pháp lập giáo, Hiền-hữu là chủ khảo hữu-hình-vị, bởi cớ cho nên Hiền-hữu làm đầu toàn Hội-Thánh. CHƯƠNG IV Khi Ngọc-Hư-Cung giáng lịnh thì Hiền hữu vẫn nhớ hai câu thi này: Cửu-trùng không kế an thiên-hạ, Phải để Hiệp-Thiên đứng trị vì. Bởi lẽ ấy, Lão đến khi nọ giao quyền trong bài thi Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài Ấy vậy, nơi tay Hiền-hữu đủ quyền Chí-Tôn mà chuyển thế. Lão bất quá là một Gián-nghị Đại-phu ở gần Hiền-hữu, chia lo sớt nhọc mà thôi. Lão tưởng khi thiên-hạ chưa an có phải? Cười!... thì nay đã hiện-diện là Quốc-sư Việt-Nam đặng bước qua Quốc-sư thiên-hạ. Xong chưa mà toan thối thác? Cứ ký đi như trước tới giờ là đúng phép. * HIỆP-THIÊN-ĐÀI dưới quyền Hộ-Pháp chưởngquản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm. Phần của Hộ-Pháp chưởng-quản về Pháp. 2- HỘ-PHÁP LÀ AI? HỘ-PHÁP 護法 (F: Chef suprême du Temple de l Alliance Divine). Pháp-Chánh-Truyền qui định: Huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo có Thiên điều, cơ bí-mật của đời có luật-pháp. Hộ-Pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của Đời, xử-đoán chư Chức-sắc Thiên-phong và cả Tín-đồ cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế này. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả Tín-đồ khỏi bị Thiên-điều, giữ phẩm-vị thiêng-liêng mỗi Chứcsắc, ắt phải gìn-giữ đạo-đức của mọi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội thiêng-liêng, nắm cơ mầunhiệm công-bình mà đưa các chơn-hồn vào Bát-Quái-Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn Dịch Lý Cao Đài Trang 221 Dịch Lý Cao Đài Trang 222

116 CHƯƠNG IV cả luật Đạo và luật Đời đặng xử-đoán, làm chủ phòng xử đoán. Dưới quyền Hộ-Pháp có 4 vị: Tiếp-Pháp, Khai- Pháp, Hiến-Pháp, Bảo-Pháp. Bốn vị ấy đồng quyền cùng Hộ-Pháp khi đặng lịnh Người sai đi hành-chánh, song mỗi vị có mỗi phận-sự riêng, quyền-hành riêng. (PCT) 3- Luận về quyền-hành của HỘ-PHÁP tức là luận về Đạo-phục của Người Đạo-phục của Hộ-Pháp được Pháp-Chánh-Truyền qui định: Đạo-phục của Hộ-Pháp có hai bộ, một bộ Đạiphục và một bộ Tiểu-phục Điều ấy chứng tỏ rằng Hộ-Pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của đời tức nhiên là Ngài còn nắm cả hai Bát-quái của Đại-Đạo này cũng như Giáo- Tông vậy. Đại phục: Bộ Đại phục, Người phải mặc giáp, đầu đội Kim- Khôi toàn bằng vàng, trên Kim-khôi có thể Tam sơn, giống như cái chĩa ba ngạnh, chủ-nghĩa là Chưởng-quản Tam-Thiên bên Tây-Phương-Cực-lạc. Giáp là bộ đồ của người lính khi ra chiến-trận để bảo vệ sanh mạng, quan-trọng cho hàng tướng-soái. Ở đây Hộ-Pháp mặc khôi-giáp là chỉ một uy-quyền tối thượng, oai-phong lẫm-liệt, một Tướng trời tức là Ngự-Mã Thiên- Quân của Chí-Tôn. Giáp của Ngài là một thiết-giáp đạobào nên chỉ để trừ tà diệt mị hộ chơn truyền mà thôi. Đầu đội Kim-khôi màu vàng; màu vàng chỉ về Phậtgiáo chấn-hưng mà Đạo Cao-Đài đang chủ-trương tinhthần ấy. Trên Kim-Khôi có thể Tam sơn chứng tỏ quyềnhành của Ngài hiện đang Chưởng-quản cả Tam châu là CHƯƠNG IV Đông thắng thần châu, Tây ngưu hạ châu, Nam thiệm bộ châu; còn lại một châu thứ tư là Bắc cù lư châu thì giao cho Kim-Quan-sứ cai trị. Thế nên câu niệm danh Ngài thường là Nam-mô Tam Châu Bát Bộ Hộ-Pháp Thiên-Tôn nhưng Ngài còn dạy rằng: lẽ ra phải niệm là Nam-mô Tam-Thiên Thế- Giới Hộ-Pháp Giáng Lâm mới đúng, nay vì đã quen rồi nên không sửa. Chơn đi hia, trên chót mũi hia có chữ PHÁP. Với nền Tôn-giáo, chỉ duy các Chức-sắc Đại Thiênphong mới được phép mang hia hoặc giày vào chầu lễ Chí-Tôn, nhưng các giày hay hia này chỉ dành riêng sửdụng trong lúc chầu lễ Chí-Tôn mà thôi. Trước mũi hia có chữ Pháp 法 chỉ nghĩa rằng Ngài chưởng-quản chi Pháp là một trong ba chi Pháp, Đạo, Thế. Ngoài giáp thì choàng mảng-bào, thế nào bên tả phải giáp, bên hữu thì mảng. Tay hữu (bên Đạo, nghĩa là bên Thượng-Phẩm) cầm Giáng-Ma-Xử (thể lấy Đời chế Đạo), còn tay tả (bên Thế nghĩa là bên Thượng-Sanh) nắm xâu chuỗi Từ-Bi (thể, lấy Đạo chế Đời), thành ra nửa Đời nửa Đạo Điều lý giải như trên đã rõ nghĩa, tuy nhiên: Trong Hiệp-Thiên-Đài thì có Hộ-Pháp thay quyền cho các Đấng Thiêng-Liêng và Thầy mà giữ-gìn côngbình tạo-hóa, bảo-hộ nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới tận thiện tận mỹ, người thì tận thiện còn vật thì tận mỹ. Hộ-Pháp là thể các Đấng trọn lành, Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo, đặng dìu-dắt các chơnhồn lên tột phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh-vực cả Tín-đồ và Chức-sắc Thiên-phong ngồi an địa-vị, cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật điều-đình Càn-Khôn Thế- Giới cho an-tịnh. Ngang lưng cột dây lịnh sắc có ba màu Đạo (thể Chưởng-quản Tam-giáo nơi mình, nắm trọn thể-pháp và Dịch Lý Cao Đài Trang 223 Dịch Lý Cao Đài Trang 224

117 CHƯƠNG IV bí-pháp đặng qui nhứt, cái mối dây lịnh sắc phải ngay chính giữa bụng. Quyền-hành của Hộ-Pháp rất lớn, nhất là việc qui Tam-giáo là một việc khó-khăn vô cùng, bấy nhiêu hình ảnh trên sắc phục của Ngài cũng đã thấy quyền-uy của Ngài trong cơ Đạo này là tối thượng. Thế nên, bộ Đạiphục chỉ mặc khi chầu lễ Chí-Tôn mà thôi. Bộ Đại-phục này đủ yếu-tố cho một Bát-quái Đồthiên trong nền Đại-Đạo. Việc cúng kính thường thì mặc Tiểu phục. Tiểu phục: Bộ Tiểu phục thì toàn bằng hàng vàng (màu Đạo). Màu vàng thuộc phái Phật, tức nhiên Đạo Cao-Đài là Phật-giáo chấn hưng, dù tu ở bên nào (Cửu-Trùng-Đài hay Hiệp-Thiên-Đài) khi đắc Đạo cũng vào Phật-vị, Ngài là Nhứt Phật. Đầu đội Hỗn-Nguơn-Mạo màu vàng, bề cao một tấc ngay trước trán, chính giữa có thêu ba cổ-pháp của Tam-giáo là bình Bát-vu, cây Phất-Chủ và bộ Xuân-thu, ngay trên ba cổ-pháp ấy có chữ Pháp 法. Chỉ riêng chữ Pháp 法 phân-tích sẽ thấy cái lý mầunhiệm vô-vi trong đó là gồm bộ thuỷ 氵 và chữ khử 去 tức nhiên là dùng nước để khử trược. Bộ thuỷ có 3 nét ứng với Tam tài, chữ khử có 5 nét là lý Ngũ-hành; cộng 3 và 5 là 8 là một Bát-quái vô-hình, tức là một yếu-tố để chứng tỏ đây là Hư-vô Bát-quái. Hộ-Pháp là người của cung Hỗn-Nguơn-Thiên (số 11), thế nên trên bàn thờ của Hộ-Pháp có cả thảy 11 cúngphẩm, đúng ra đó là quẻ Bát Thuần Càn, chứng tỏ Ngài là người đã thay trời tạo thế trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ này, từ đó những vấn-đề có liên-quan cũng phải đúng vào con số biểu-tượng là 11, mới đúng thời, đúng lúc đó vậy. Vì CHƯƠNG IV thế trên chiếc mão của Ngài đội có tên là Hỗn-Nguơn- Mạo Bề cao một tấc trước trán (số 1). Số 1 là số đầu tiên sau số 0, tức là cái nguồn sanhhoạt trước nhất để biến-vi hữu-tướng. Số 1 chỉ về Tháicực tức dương, người mang số này có tánh chuyên nhất và cầm quyền vi chủ. Số 1 là số động, nó vốn là lý Thái-cực suy ra nên nó huyền-diệu, nhiệm-mầu, hiện biến nên Đạogia nói Thiên đắc nhứt linh, địa đắc nhứt minh, nhơn đắc nhứt thành là vậy. Ngôi số 1 thuộc về ngôi Phật chủ quyền cai-trị và giáo-hóa vạn-linh. Tại sao phải đặt trước trán? Bởi Đạo là lấy chính trung, nên chi đặt ở trán là điểm giữa của mặt. Lại nữa chính giữa có thêu ba cổ-pháp của Tam-giáo là Xuânthu, Phất-chủ và bình Bát-vu. Nay đứng đầu của Tam-giáo thì có ngôi Chưởng- Pháp của ba phái là Thích, Đạo, Nho. Nghĩa là mỗi phái là một vị, mà ba đạo vẫn khác nhau; nội dung, ngoại dung đều khác hẳn, luật-lệ vốn không đồng chỉ nhờ luật-lệ làm cơ qui nhứt. Mỗi Chưởng-Pháp phải có ấn riêng: - Thái Chưởng-Pháp thì Bình-Bát-vu, - Thượng Chưởng-Pháp thì cây Phất-chủ, - Ngọc Chưởng-Pháp thì bộ Xuân-thu. Hiệp một gọi là cổ-pháp. Ba cái cổ-pháp ấy vốn của Hộ-Pháp hằng kỉnh trọng. Nơi mão Tiểu-phục của Người phải có ba cổ-pháp ấy (PCT) (xem thêm về cổ-pháp). Sở dĩ ngay trên ba cổ-pháp ấy có chữ Pháp là vì Ngài đứng đầu chi Pháp. Chơn đi giày vô ưu màu trắng, nơi chót mũi có chữ Pháp Giày vô-ưu. Riêng chữ vô-ưu là không còn ưuphiền, tức là một bậc đã giải-thoát. Màu trắng là màu Đạiđồng, màu tổng hợp bảy màu của sắc cầu vồng. Như vậy Dịch Lý Cao Đài Trang 225 Dịch Lý Cao Đài Trang 226

118 CHƯƠNG IV có cả thảy ba chữ Pháp (một trên mão, hai chân hai chữ ở trước mũi hia) là hoàn thành con số 3 huyền-diệu nơi bộ Tiểu phục. Tuy nhiên nếu cộng cả thảy thì có đến 5 chữ pháp, bởi vì bộ đại phục cũng có hai chữ ở chót mũi hia nữa. Đây là do con số 2 cộng với số 3 thành ra số 5; số 2 chỉ âm dương hiệp với số 3 là Tam tài, số 5 là Ngũ trung ở trong Bát-quái. Lưng nịt dây lịnh sắc y như Đại phục Nghĩa là ngang lưng cột dây lịnh sắc ba màu Đạo, cái mối dây lịnh sắc phải ngay chính giữa bụng, tức là hiệp Tam-bửu: Tinh, Khí, Thần. "Khi ngồi Tòa Tam-giáo thì phải mặc bộ Tiểu phục, còn Đại phục thì chỉ để ngự trên ngai mình Xem thế thì quyền-hành của Hộ-Pháp đã đầy-đủ các yếu-tố của Bát-quái Đồ-thiên hiện rõ trên bộ Đại-phục Bộ Tiểu-phục hiện rõ Bát-quái Hư-vô. 4- Thầy lấy tánh-đức PHẠM-CÔNG-TẮC lập Giáo trong cơ chuyển thế Đức Hộ-Pháp nói: Đức Chí-Tôn đến dạy Bần-Đạo lúc nọ, đức-tin của Bần-Đạo chưa có gì hết. Không biết Ông tạo nền chơngiáo như thế nào mà Ông biểu Bần-Đạo dâng cả: Thi hài, Trí não, hồn phách cho ông lập Đạo. Bần-Đạo không tin, không nói, không nghĩ một cách nào quá đáng, Bần-Đạo trả lời: - Thưa Thầy, cảm-tưởng của con biết con và con biết Đạo. Thầy biểu con làm phận-sự bắt chước Đức Phật Thích-Ca, Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Phu-Tử hay là Đức Chúa Jésus-Christ thì con không làm đặng, con chỉ biết con là TẮC đây thôi. Ông đáp: CHƯƠNG IV - TẮC, thoảng như Thầy lấy tánh đức của con để lập giáo, con mới nghĩ sao? Bần-Đạo hết đường trả lời. Từ thử đến giờ, Bần-Đạo ỷ mình hễ đi đến đâu hay đứng trên giảng-đài nào Thuyết-đạo, Bần-Đạo cứ nói càng, không hiểu mình nói trúng hay trật, ai ngờ là nói trúng. Có một điều rất ngộ nghĩnh khi Bần-Đạo đến Miêntriều, Miên-Hoàng tuyên-bố cho cả quốc-dân hay Đấng này đi đến đây đem Hòa-bình cho nước nhà Miên, nòi giống Miên đó. Hồi qua Âu-châu, vừa bước chân lên đất Pháp, họ cũng nói ra điều ấy Đem Hòa-bình cho thiên-hạ. Hòabình làm sao không biết, điều đó Bần-Đạo chỉ tin nơi Đức Chí-Tôn làm sao hay vậy Ngày nay: Nơi Cung Thượng Thiên Hỗn-ngươn chúng ta thấy đương giờ này đang trong đệ tứ chuyển. Thượng-nguơn Tứ chuyển này giao quyền chưởng-quản trị phần hồn và phần xác của càn-khôn vũ-trụ do nơi tay của Đức Di-lạc Vương-Phật mà trong cung ấy là cung chúng ta thấy mặt Đức Chí-Tôn tức nhiên gần Đức Đại-Từ-Phụ hơn hết. Chơn-lý của Đạo Cao-Đài đã tỏ cho toàn thể nhơnsanh đều hiểu lời tiên-tri của Phật-giáo đã nói qua cuối Hạ-nguơn Đức Chí-Tôn đến mở Hội-Long-Hoa đặng lập vị cho Đức Di-Lạc Vương-Phật. Nhưng khi ấy cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Ngọc-Hư-Cung cầu xin Đức Ngài để cho các Đấng ấy đảm-đang phận-sự thay thế cho Ngài, vì cớ cho nên Ngài không đi; Ngài không có đến, tức nhiên Ngài không có giáng trần tái kiếp. Từ thử đến giờ, Bần-Đạo chưa hề nói đến sứ-mạng thiêng-liêng của Bần-Đạo, là vì Đức Chí-Tôn không đi, nên mới có Hộ-Pháp của Ngài đến, cốt-yếu thay thế cho Ngài đặng lập vị cho Đức Di-Lạc-Vương-Phật mở Hội Long-Hoa, tức nhiên sứ-mạng của Hộ-Pháp là cầm CÂN CÔNG-BÌNH THIÊNG-LIÊNG của Đức Chí-Tôn giao Dịch Lý Cao Đài Trang 227 Dịch Lý Cao Đài Trang 228

119 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV phó nắm cả tâm-lý tinh-thần nơi mặt địa-cầu này đặng hòa-giải hầu sửa đương tâm đức tinh-thần của nhân-loại, tức nhiên là Ngài đến trước khi mở Hội Long-Hoa tạo Tiên, Phật; tâm đức từ trong cửa Thánh của họ đặng họ từ từ bước đến phẩm-vị của họ tại mặt thế này. Vì sao vậy? Vì trong đạo-binh thiêng-liêng hộ-giá Đức Chí- Tôn từ khi khai thiên lập Đạo đến giờ, do theo Thánh-giáo Đức Chí-Tôn có nói Bần-Đạo là Ngự-Mã-Quân, phẩmtước và quyền-hành cao trọng ấy phải thế nào? Để dấu hỏi phàm làm môi-giới cho cái sở-hành riêng thì hẳn không ai can-đảm chịu. Cái người đã thả mình vô cảnh khổ với một sự vui tươi thì hồi xưa đến giờ chưa có. Tại sao vậy? Tôi đã hiểu bí-mật ấy, Tôi hiểu cả, nên cho các Bạn hiểu. Các Đấng tự-hữu, hằng-hữu, thiên-hạ tưởng không có, họ lầm. Từ trước người ta tưởng Đấng ấy không có. Đấng ấy đã có từ tạo thiên lập địa; Tôi biết, Tôi hiểu, Tôi đã chịu khổ-não để thay-thế hạnh-phúc cho đời là do nơi đâu? Không phải tại nhà Tôi hay tại Tôi, chưa chắc, do nước Việt-Nam chăng? (?) - Ấy là do toàn nhơn-loại. Đấng Cha lành âý dầu Ta có thể đền đáp, có thể thay thế hình ảnh Đức thấy con bạc-bẽo thế nào, Đấng ấy cũng còn thương-yêu. Chí-Tôn đặng làm phận-sự của Ngài hay không? Hay một Sự thương-yêu của ông Cha lành nó truyền-nhiễm Tôi, do ngày kia khi trở về thiêng-liêng phải thẹn khi ngó mặt nơi chỗ Tôi nghe được, Tôi hiểu được, biết rõ đặng Ngài! Người. Bần-Đạo nhứt định một hơi thở cuối cùng dầu cho thế nào Bần-Đạo cũng quyết tùng mạng lịnh của Đại-Từ- Phụ làm cho con cái của Ngài đặng giảm bớt khổ-não. Tưởng khi các Bạn cũng đồng chí-hướng với Bần-Đạo vậy (ĐHP 1-1 Ất-Mùi) Ngự-Mã-Quân là ai? - Tức là Thập-Nhị Thời-Quân, Thượng-Sanh, Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp gọi là Ngự-Mã-Quân của Chí- Tôn. Phật-Mẫu sợ Chí-Tôn tạo Đạo không xong phải tái kiếp, nên Bà phải cho theo xuống Thập-Nhị Thời-Quân, phẩm-tước cao trọng thay! Đức Hộ-Pháp nói tiếp: - Thưa các Bạn Hiệp-Thiên, Cửu-Trùng và Phước- Thiện Nam Nữ, Tưởng từ khi Tôi đã phế đời, hiến mảnh thân phàm này cho Đức Chí-Tôn làm khí-cụ tạo nước nhà Việt-Nam, một nền Tôn-giáo này, không ngày nào được phần thưởng vô giá như ngày hôm nay, mà chỉ có một ly rượu. Theo sự hưởng-ứng của các Bạn biết, nếu con người ta lấy sức-lực Đấng ấy có mơ-vọng gì vô-hạn? Nhứt là Ngự-Mã-Quân của Chí-Tôn biết trước hơn ai hết, bởi vì Ngài có dạy, trước hết là Ngài bỏ Huỳnh- Kim-Khuyết, bỏ Thiên-cung đòi xuống trần dạy con cái của Ngài lập phương giải khổ. Nếu Tôi không lầm, Cơ-bút đã cho Tôi biết các Bạn Hiệp-Thiên-Đài do nơi đâu sảnxuất? - Do để giữ quyền thiêng-liêng nên mới có 12 vị Thời-Quân, Thập-nhị địa-chi tức là cảnh thiêng-liêng vôhình của chúng ta. Tôi tưởng tấn tuồng Tôi đã làm trọn và làm nơi cõi vô-hình. Ngày kia về thiêng-liêng các Bạn sẽ thấy hình tối đại, tối thiểu. Phận-sự Tôi đối ý với các Bạn nó có thâm tình vô hạn, vì đồng tâm, đồng chí, một mực đề-xướng, cả thảy đều nghe chịu một hoàn cảnh. Bần-Đạo làm không hết, số là Bần-Đạo và các Bạn Hiệp-Thiên-Đài đã hứa với Đức Chí-Tôn. Bần-Đạo lo cho toàn cả nhân-loại hoàn cầu, chứ không phải thương một cá-nhân nào hay một đoàn-thể nào, một quốc-gia nào; không phải làm tôi mọi cho Đời Dịch Lý Cao Đài Trang 229 Dịch Lý Cao Đài Trang 230

120 CHƯƠNG IV mà làm tôi mọi cho Đạo, nhưng vì cái năng lực vô-hình kia mà thôi. Trước khi lãnh lịnh trên Ngọc-Hư-Cung tạo nền Chơn-giáo, Chí-Tôn quyết-định có Ngài giáng thế mới được, Ngự-Mã-Quân không cho, bắt buộc phải có Người thay-thế cho Ngài tức là Thánh-thể của Ngài tại đây. Ngài đi mà không cho thì phải có hình-ảnh thế cho Ngài mới được. Hình ảnh của Ngài là Hội-Thánh Cửu- Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài. Hộ-Pháp có khôn-ngoan nào hơn là cầu-khẩn cho có người đến với mình đặng tạo Thánh-thể đó, chớ một mình Hộ-Pháp xuống không thể được, nên phải cám-dỗ cung này, điện kia, đến Cửu-Thiên Khai-Hóa, biết chắc làm được mới đi. Các Bạn cứ làm đi, vì cái phận-sự đối với thế-gian, đối với lời hứa ở trên kia; sự làm bây giờ, biết hai cái đó có đúng không? Bần-Đạo lui cui làm mãi không biết làm sao cho rồi, nào lo cho Cửu-Trùng rồi đến Phước-Thiện. Đầu óc của Hộ-Pháp đã chịu thâm-giao cùng các Bạn, cứ làm mãi thôi, sống giờ nào làm giờ nấy. Không phải kiếp này tại đây có Thánh-thể, không phải tại xứ Việt-Nam ta mới có, chúng ta chỉ là người cặm bông tiêu thôi, chớ không phải người tạo, chúng ta sáng lập là để cho đoàn hậu-tấn vì chúng nó đứng chàng-ràng, không biết đứa nào gánh vác đảm-đương. Bổn-phận làm Anh phải tạo nghiệp cho em, mở đường trước cho con cháu đi, sau nhờ có chúng nó Thánhthể của Chí-Tôn mới tồn-tại. Thầy không phải đến một kiếp này thôi, mà đến phải ở đời đời, không phải Thánhthể đương nhiên, họ sẽ đến nữa hay đã đến rồi, nó còn lộn xộn không biết đứa nào. Biết còn nữa thì tức nhiên phải mở con đường cho chúng nó đi và tạo nghiệp cho chúng nó. Tôi là đầy-tớ trong những đầy-tớ của Đức Chí-Tôn, biết có bao nhiêu đó, cứ đảm-nhận cương-quyết nâng-đỡ cho Đạo và Đời thôi. Dịch Lý Cao Đài Trang 231 CHƯƠNG IV May một điều là Tôi còn thiếu với Đức Chí-Tôn, Tôi xin đầu kiếp, thiếu hay không mà kiếp này Tôi là tên dân nô-lệ cho nước Việt-Nam, đã chịu thống-khổ tâm-hồn lẫn hình-thể trên 35 năm. Tôi không xin, không biết tại sao Tôi đầu kiếp xuống dân Việt-Nam, Tôi cảm-kích vô-hạn, nào chịu khổ, nào chịu bạc-nhược và yếu hèn. Tại thấy nhơn-loại đauđớn Chí-Tôn mới đến mở một nền Tôn-giáo, làm một khối sanh-quang cho toàn nhân-loại, đó là cái danh-dự cho nước Việt-Nam đã chịu khổ. Vì cái tình của Chí-Tôn đối với dân-tộc Việt-Nam nên Tôi thí thân phải chết mới đền bồi xứng đáng. Còn một việc khác nữa là Ngài tạo đầu óc, từ ngày mở Đạo Cao-Đài đến giờ tạo đầu óc nòi giống Việt-Nam để vãn-hồi quốc-vận, như thế cũng đủ cho mình đưa sanh mạng mà đổi. Vậy sự làm của chúng ta phải cương-quyết và nhẫnnại đủ điều, không nhút-nhác, vui chịu, bởi đã hiểu giá-trị ân-đức của Đức Chí-Tôn như thế nào rồi, muốn trả được hết, phải học làm đầy tớ của những đầy-tớ của Đức Chí- Tôn, làm được vậy chừng đó mới trả nợ tình Đức Chí-Tôn đặng. 5- Tại sao Đức Chí-Tôn lại giao trọng-trách cứu thế cho Hộ-Pháp? Đức Hộ-Pháp nói: Nếu nói Bát-phẩm chơn-hồn thì kể từ: vật-chất hồn, thảo-mộc hồn, thú-cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn, cũng gọi đó là bộ, thế nên nói chung là Bát bộ (tức là Tám bộ) Tám bộ ấy thuộc quyền hạn HỘ-PHÁP THIÊN-VỊ nơi Đức Chí-Tôn gọi đến tạo cơ-quan tận-độ chúng-sanh không còn ai khác hơn Hộ-Pháp. Chính Hộ-Pháp chịu trách-nhiệm ấy. Dịch Lý Cao Đài Trang 232

121 CHƯƠNG IV Hạnh-phúc thay cho nhân-loại! Hạnh-phúc thay cho vạn-linh! Đức Chí-Tôn đem một hồng-ân tối đại để nơi mặt địa-cầu 68 này. Đức Ngài nói tiếp: Bần-Đạo nói thật giờ phút nào bí-pháp duy chủ quyền Đạo là giả-tướng mà thôi, không có chơn-thật gì hết. Nếu chúng ta TU mà không đoạt Pháp đặng tức nhiên chúng ta không giải-thoát đặng, thì kiếp tu chúng ta không hữu-ích chi hết. Hộ-Pháp đến cốt-yếu đem Bát-phẩm chơn-hồn thăng vị nhiều hoặc ít; có thể một đẳng cấp từ vật-chất Hộ-Pháp đem lên thảo-mộc, thảo-mộc đem lên thú-cầm, thú-cầm đem lên nhơn-loại dĩ chí Phật-vị. Hộ-Pháp có thể chỉ định cho họ đặng. Bởi trong quyền-hành ấy Chí-Tôn nói trọng quyền thì trọng phạt. Quyền-hành nắm chẳng phải nơi mặt thế gian này mà thôi, Hộ-Pháp và Thập-Nhị Thời-Quân chẳng phải quyền tại thế-gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao-Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần-Đạo nói sống đây là quyền cả Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Đức Hộ-Pháp dâng sớ cầu nguyện CHƯƠNG IV Dịch Lý Cao Đài Trang 233 Dịch Lý Cao Đài Trang 234

122 D- LUẬN VỀ Quyền-hành của GIÁOTÔNG và HỘ-PHÁP CHƯƠNG IV Xem thế đủ thấy rằng bên Cửu-Trùng-Đài thì Giáo- Tông làm chủ Bát-quái Đồ-thiên mà bên Hiệp-Thiên-Đài Hộ-Pháp cũng làm chủ Bát-quái Đồ-thiên. Hễ Giáo-Tông hữu-hình thì Hộ-Pháp vô-vi, nhưng quyền-hành phân-biệt và được Đức Chí-Tôn phân-giải hẳn-hòi, Pháp-Chánh-Truyền qui định: Nơi Cửu-Trùng- Đài, thì: Giáo-Tông là Anh Cả các con Giáo-Tông thay mặt cho Thầy, đặng bảo tồn chơnđạo của Thầy tại thế, thì Anh Cả nhơn sanh đặng dìu-dắt các con cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay nhỏ tuổi quyền thiêng-liêng đã định vậy. Tuy trong Hội-Thánh có chia ra hai phần hữu-hình là Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài, mà nơi Hiệp- Thiên-Đài dầu cho Hộ-Pháp cũng phải là em của Giáo- Tông, song Hộ-Pháp phải nhỏ về phần hữu-hình đã nói trên đây, chớ phần thiêng-liêng thì đồng vị. Thầy dạy: Các con phải nhớ rằng toàn thế-giới càn-khôn chỉnh có hai quyền: - Trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy. - Dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội- Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng ban quyền-hành trọn vẹn của Thầy cho hình-thể ấy đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đặng đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con cái của Thầy, vậy thì vạn- CHƯƠNG IV linh cũng có thể đoạt vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng. Trong quyền-hành ấy có nhiều đẳng cấp, nên khỏi phải chịu phẩm người, ấy vậy Người là chủ quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: Quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền vạnlinh là sanh-chúng. Ngày nào quyền lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt tướng. Thầy đã ban quyền Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội- Thánh là GIÁO-TÔNG cùng HỘ-PHÁP. Vậy thì quyềnhành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy duy có quyền vạn-linh đối phó mà thôi Quyền-hành này đã thể hiện rõ khi Ông Hồ-Bảo- Đạo nắm Quyền Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài có dâng sớ xin Đức Lý hủy bỏ Đạo nghị-định thứ tám. Đức Lý giải-thích là: Không thể hủy được, vì cái gì của Ngài và Hộ- Pháp ký là Thiên-điều, nó phải tồn-tại đến Thất ức niên. Hơn nữa nó là lá bùa để trừ diệt chi-phái lồng vào nội-bộ của Đạo. Ngài nói Đạo Thiên-Chúa có một trăm mấy chục Chi-phái, Đức Giáo-Hòang không biết làm sao mà thốngnhất được. Đạo Phật có hơn 300 Chi-phái cũng không một quyền-lực nào đem lại sự thống-nhứt được làm một mối. Nếu hủy bỏ Đạo Nghị-định thứ tám, Đạo Cao-Đài bị Chiphái lồng vào Hội-Thánh rồi làm sao đuổi nó ra? Nên nó là lá bùa trừ sự chia rẻ. Để họ tự-do lập phái rồi họ tự tiêutàn với thời-gian dài hay ngắn. Nay Đạo Trời có những qui-luật kết-hợp bởi: 1- Cơ-quan quản-trị càn-khôn. 2- Cơ sanh biến vạn-linh mà làm thành Dịch Lý Cao Đài Trang 235 Dịch Lý Cao Đài Trang 236

123 CHƯƠNG IV CHƯƠNG IV Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đó vậy. Dịch Lý Cao Đài Trang 237 Dịch Lý Cao Đài Trang 238

124 CHƯƠNG V CHƯƠNG V KHAI-TRIỂN BÁT-QUÁI ĐỒ THIÊN I- Khai Triển Bát-Quái Đồ-Thiên A. Cơ-quan quản trị càn khôn là gì? B. Cơ sanh-biến vạn-linh là gì? 1. Việt-Nam là một Thái-cực-đồ 2. Sao gọi là Bát-quái? 3. Tám đường xuyên tâm ấy là cơ đoạt Đạo C. Cơ hỗn-hợp Càn khôn biến tướng D. Đạo Cao-Đài chủ-trương diệt mê-tín dị đoan E. Đại-Đạo là đường chơn-chánh và khoa-học F. Luận Đạo: Hộ-Pháp Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài D. Lý-do Thầy chia 2 cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng- Đài 1. Về mặt hữu hình 2. Về mặt tinh-thần đạo-đức E. Tại sao Đức Chí-Tôn ngự nơi Bát-Quái-Đài F. Quyền-hành của Hộ-Pháp đối với Tam Châu Bát-Bộ G. Quyền-hành của 12 Thời-Quân H. Vì sao Hiệp-Thiên-Đài lại đặt phía trước của Đền-Thánh? II- Khai Triển Bát-Quái Đồ Thiên Qua Cơ Quan Hiệp- Thiên-Đài A. Phần khai triển 1. Số Ma-phương 2. Ý-nghĩa những ngày Lễ Đạo qua các con số 3. Chính là chữ ĐIỀN 4. Chữ thập trong Bát-quái 5. Long-Mã phụ Hà-đồ tượng trưng chữ thập định vị cho càn khôn 6. Việt-Nam giòng giống con Rồng cháu Tiên 7. Đông Tây hòa-hợp 8. Lễ Hội-Yến Diêu-Trì ngày 15 tháng 8 Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là gì? 9. Bát-quái Đồ thiên nghịch chuyển B. Thập-Nhị Thời-Quân là gì? C. Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập Nhị Thời Thần 1. Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài 2. Chơn-pháp của Đại-Đạo 3. Vì sao có mặt 12 Thời-Quân bồi tửu 4. Quả Đào Tiên của Phật-Mẫu 5. Sự liên-quan giữa Diêu-Trì-Cung và Hiệp-Thiên- Đài 6. Đức Phật-Mẫu độ ai trước nhất? 7. Nhiệm-vụ của Thời-Quân 8. Vai-trò Ba chi của Hiệp-Thiên-Đài 9. Số 12 thành hình Dịch Lý Cao Đài Trang 240

125 I- KHAI TRIỂN BÁT-QUÁI ĐỒ THIÊN CHƯƠNG V A- Cơ-quan quản-trị càn-khôn là gì? Trước đây chúng ta có nói về hình ảnh tam-giác đều là do sự kết-hợp của ba hào dương quẻ Càn càn vi thiên, càn là trời. Đó là một sanh ba, ba sanh vạn-vật, thuộc về cơ Chưởng-quản. Hai hình tam-giác ABC và A B C gát chồng lên nhau chỉ âm dương hiệp nhứt, đạopháp nói là quyền chí-linh đối phẩm với quyền vạn-linh. Chí-linh là cơ qui nhứt, vạn-linh là cơ tấn-hóa. CHƯƠNG V Thế nên Chí-linh đầu nhọn quay lên mà Vạn-linh đầu nhọn quay về phía dưới. Chí-linh và vạn-linh vốn đồng quyền nhau (Chí-linh là Trời, Vạn-linh là người và cả muôn loài vạn-vật) Bắt đầu từ A đếm chung quanh cả thảy 12 hình tam-giác đều nhau xoay quanh một vòng tròn tâm 0 lớn, đó là cơ thống nhất vạn-loại mà Thầy là vi-chủ nên nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy. Thầy ở giữa nắm pháp qui cơ, vòng tròn tượng-trưng cho càn-khôn vũ-trụ, cả vạn-linh đều chung chịu trong khuôn luật đó. Sáu hình vòng cung nhỏ AB, BC, CD, DE, EF, FA là sáu nẻo luân-hồi. Các đường AO, BO, CO,... chỉ rằng cơ đoạt Đạo hiệp nhứt chí-linh. Nếu hết vòng AB mà không biết qui cơ hiệp nhứt là phải vòng vòng luân luân chuyển chuyển mãi, tức là còn trong vòng trần-tục, không thế gì hiệp một cùng Thầy, nên Thầy mới phân ra Tam-giáo là 3 con đường lớn rộng để cho vạn-linh do theo đường ấy trở về vị cũ tức là được hiệp một cùng Thầy. Ba cạnh AC, EC, EA, tượng-trưng Tam-giáo chỉ nghĩa rằng trước mặt Thầy Tam-giáo vốn cũng như nhau và cũng đều cùng chung một gốc sanh ra. Gốc ấy tượngtrưng tâm 0 của vòng tròn, chẳng khác nào Thầy nắm chốt xoay chuyển, hễ tâm 0 dời đổi là tất cả vạn-linh đều đổi. Ba đường AO, EO, CO, là luật định của càn-khôn vũ-trụ, chúng-sanh nếu biết đi đúng theo luật-định ấy mới Dịch Lý Cao Đài Trang 241 Dịch Lý Cao Đài Trang 242

126 CHƯƠNG V mong hiệp một cùng Thầy. Do vậy mà phương tu phải có Luật, có Pháp định vị là vậy. Pháp Luật ấy là tượng-trưng cho âm dương Âm dương luôn hiển hiện trong trời đất Trong vũ-trụ này khí nhẹ bay lên làm trời, khí nặng ngưng đọng lại thành đất, không hề có một vật nào đi sái luật đó cho được. Tỷ như đất không thể bay bổng lên từng không-khí, quả bóng không thể chìm xuống đáy nước. Vạn-vật thảy có tánh linh và đều cùng một điểm linh-quang như nhau, có chăng vật này được pháttriển, vật kia linh tánh vẫn ẩn-tàng. Thế nên trước mặt Thầy, Người vẫn xem nhân-loại vốn như nhau, không có ai trọng cũng không có ai khinh, dầu cho phẩm vật tối-linh hay thấp kém cũng vậy. Xem kỹ trong mỗi hình như vậy đều có 6 hình thoi, trong mỗi hình ấy có hai đường thẳng góc nhau, ấy chỉ là cơ vận-hành âm dương trong mỗi bậc luânhồi của vạn-linh đó Lại có 4 hình chữ nhựt bằng nhau tượngtrưng Tứ-tượng biến-hoá nhưng ẩn tàng ở trong mỗi vật thể, nếu kéo đường thẳng song song với một cạnh qua O và đường chéo của hình chữ nhựt kia thì hai đường này thẳng góc nhau, chỉ rằng nếu vật thể gặp duyên thì kết, không gặp thì ở trong trạng- CHƯƠNG V thái tiềm ẩn, ví như đất nắng thì khô-khan mà mưa xuống thì cỏ mọc đầy. Đường từ A qua C, từ C qua B, từ B qua A và các đường A B, B C, C A chỉ rằng kẻ tu hành nếu không gặp cơ qui-nhứt thì cũng có thể tăng cao, tấn-hóa mà thoát khỏi vị-trí tầm thường mình đang ở để tiến đến vị-trí cao hơn. Tỷ như một người tu-hành dầu chưa được trở về cùng Thầy chớ cũng được lên những địa-cầu khác tấn hóa cao thượng hơn. * Sáu cánh ngôi sao chỉ 6 đường luân-hồi phóng sẵn từ ngôi Thái-cực mà ra là: OA, OB, OC, OA, OB, OC. Luật luân-hồi là cơ tấn-hóa. Nhân-sanh lầm cho kiếp sanh là khổ. Kiếp sanh chưa phải thật là khổ đâu, nếu quả khổ mà không ích chi thì Thầy đã bãi bỏ luật luân-hồi, khổ ấy để tăng tiến mãi, đi đi mãi cho thấu-đáo nẻo huyền vi của tạo vật. Người đời thường bị lầm-lạc cho rằng luân-hồi sanh tử là cơ nhảm-nhí, không có (ấy là chúng-sanh cũng vì bức màn vô minh nên cũng gọi là còn mê-muội). Thầy nói duy-vật nó chỉ biết cái sống của con vật thôi, nó không hiểu chính cái con vật đó ở đâu mà có! Dầu cho kẻ ngang-ngạnh cho rằng con người ở đất nẻ chun lên, Thầy hỏi chớ đất ấy ai sanh? Không-khí ấy do đâu mà có? Vạn-vật ấy do đâu có chết, có sống? Nếu nói tự-nhiên thì do đâu có sự luân-chuyển của mặt trăng, mặt trời, của sông, của núi, của sao, của gió mây? Nếu vạn-vật thiếu Đạo tức thiếu luật-định thì chỉ trong một phút tương-khắc nhau, đụng lẫn nhau, tương-tàn như tro mạt mà chớ! Giữa khoảng cách quả đất với thái-dương-hệ và khoảng cách giữa hạt nhân và hạt nguyên-tử nó có số tỷ-lệ giống nhau, Thầy hỏi chớ sự ấy có ngẫu-nhiên chăng? Đời chẳng khác nào lũ mù rờ voi, rờ được cái nào thì cho rằng con voi là đó mà tự-đại, tự-kiêu. Khoa-học vật-chất cho rằng mình đã thắng lý thiên-nhiên thì ngu-muội không biết là dường nào! Chẳng khác chi con bọ ngựa giơ càng đấu với con voi rồi tự-hào rằng mình lớn mạnh. Dịch Lý Cao Đài Trang 243 Dịch Lý Cao Đài Trang 244

127 CHƯƠNG V Thầy hỏi nếu Thầy rút khí khinh-thanh của vạn-vật trong giây phút thì chúng-sanh có còn sống nỗi chăng? Nguyên-tử có còn hiệu-lực của nó chăng? Quyền-năng của nguyên-tử-lực không bằng hột cát so với càn-khôn là quyền-năng tối thượng của Chí-linh. Thầy hằng thấy chúng-sanh khinh rẻ lý Đạo, tôntrọng quyền vật-dục, chẳng khác nào kẻ đi trong thuyền chê thuyền đi chậm để phóng ra ngoài cho nhanh, rốt cuộc phải rớt xuống sông. Thầy nói tiếp: Lẽ tử khứ sanh lai, cho đến một chút tế-bào trong thân-thể đều phải chịu trong khuôn luật ấy. Các con mới bước qua một nấc để đạt lý thiên-nhiên đã vội tự-hào thắng cả càn-khôn. Khờ lắm thay! Dại lắm thay! Thương lắm thay! Ấy là vì nhân-loại theo cái văn-minh vật-chất mà quên hẳn văn-minh tinh-thần, mà chính Thầy đã ban một điểm linh-quang chói-lọi. Các yếu-lý trên là cơ-quan quản-trị càn-khôn. B- Cơ sanh biến vạn-linh là gì? CHƯƠNG V Đây là hình ảnh nói về cơ sanh biến vạn-linh. Qua đồ hình bên đây là Lưỡng-nghi biến Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quái, rồi Bát-quái sẽ biến hóa vô cùng mà Đạogia thường gọi. Lưỡng-nghi là cơ âm dương phối hợp thì bất cứ vật chi chi trong trời đất này cũng đều do âm dương sản-xuất, mà cũng gọi là lý nhị nguyên đó vậy. Âm với dương vốn là cơ động tĩnh, mâuthuẫn nhau, tươngkhắc mà lại tương hòa. Hai cái lý đối nghịch nhau để hỗtrợ lẫn nhau chớ không phải để tiêu diệt nhau. Trời có sáng tối, người có nữ nam, vật có cứng mềm, đất có nắng mưa, vạn loại có trống mái, cho chí đến loài cỏ cây, sắt đá cũng có cái lý của âm dương. Một cái cây mới nẩy chồi thì ra hai lá đầu tiên ấy là hình tượng của âm dương đó. Âm dương vốn là cơ sản-xuất, nhưng trong dương có âm và trong âm cũng có dương. Nho-gia gọi vạn-vật phụ âm Dịch Lý Cao Đài Trang 245 Dịch Lý Cao Đài Trang 246

128 CHƯƠNG V CHƯƠNG V nhi bão dương, trung chí dĩ nhi hòa 萬物負陰而保陽中至以而和 là vậy. Tức là vạn-vật ôm-ấp âm dương, Lịch-sử của dân-tộc còn ghi đậm nét Thăng Long- Thành, kinh-đô miền Bắc một thuở huy-hoàng cho ta một đến mực trung-dung thì gọi là hòa. Cơ hòa là cơ sanh-hóa: nét dương rực-rỡ. - Trong phần dương lớn gọi là Thái-dương có Thời-gian trôi qua kinh-thành Thăng-Long trở thành phần âm nhỏ gọi là Thiếu-âm cố đô nhạt-nhòa sương khói, lời thơ của Bà Huyện-Thanh- - Trong phần âm lớn gọi là Thái-âm có phần Quan qua bài Thăng-Long thành hoài cổ rằng: dương nhỏ gọi là Thiếu-dương Tạo-hóa gây chi cuộc hí-trường, - Hai cái lý ấy gát chồng lên nhau gọi là Tứ-tượng Đến nay thấm-thoát mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, - Tứ-tượng thành hình mới biến ra Bát-quái là căn Nền cũ lâu đài bóng tịch-dương. bản của nhân-loại và vạn-vật. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Tứ-tượng là căn-bản của các Bát-quái thành hình. Nước còn cau mặt với tang-thương. 1- Việt-Nam là một Thái-cực-đồ hình chữ CHỦ Nghìn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đấy người đây luống đoạn-trường. Qua bản-đồ của nước Việt-Nam cho ta hình ảnh một Thái-cực-đồ, tức nhiên: - Khi nhìn vào bên tay trái là một dãy đất liền, ấy là Thái-dương. - Bên tay phải là biển mênh-mông, ấy là Thái-âm - Trong biển còn có đảo Hải-Nam, tức là trong nước có đất ấy là Thiếu-dương. - Trong đất lại có nước là Biển Hồ là Thiếu-âm. Như thế, Việt-Nam đủ hình ảnh của một Đồ hình có Thái-cực, Lưỡng-nghi (tức Thái-dương, Thái-âm) Rồi từ đó biến sanh Tứ-tượng là thêm vào Thiếudương và Thiếu-âm nữa. Nếu ta đặt compas ngay điểm Ngũ-Hành-Sơn quay một vòng tròn thì đỉnh trên sẽ qua Ải Nam-Quan và điểm dưới sẽ qua Mũi Cà-Mau, tạo thành một Thái-cực-đồ trọn vẹn. * Việt-Nam có đủ Tam tài Thế rồi đầu rồng từ đất Bắc lại hướng về miền Trung tạo nên một kinh-đô Huế, nhà Nguyễn vang danh một thời lẫy-lừng trang sử Việt; thời-gian nhuộm màu tang-thương, biến đổi, cố-đô Huế soi mình trong bóng nước Hương giang, ghi thêm một điểm dương trong lòng trang sử Việt để rồi tất cả mai-một theo thời-gian. Qua năm Bính-Dần (1926) Đức Thượng-Đế Cao- Đài đến với dân-tộc Việt-Nam ban cho một nền Tân Tôngiáo có tên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, đấy là lúc đầu rồng hướng về miền Nam, Đền-Thánh Cao-Đài xuất hiện tại tỉnh Tây-Ninh thuộc miền Đông của Nam Việt-Nam này, nơi đây là tòa ngự của Đức Thượng-Đế, Thầy có nói Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Bấy giờ là một điểm dương sau cùng thấm đượm đến bảy trăm ngàn năm sử Đạo đó là một Thiên triều của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Thế là ba nét dương huy-hoàng sáng chói tạo nên quẻ Càn chứng tỏ Việt-Nam là một quốc gia Thiênđịnh, ba nét dương quẻ Càn là đầy đủ Tam-tài ứng hiệp: Thiên, Địa, Nhân để cho Đức Chí-Tôn làm nơi gieo giống Dịch Lý Cao Đài Trang 247 Dịch Lý Cao Đài Trang 248

129 CHƯƠNG V lành cho toàn thế-giới. Quẻ Càn Tam dương đến đây mới đầy-đủ. Vả lại bờ biển Việt-Nam như một xương sống nối ba hào dương quẻ Càn lại với nhau thành ra chữ Vương 王 Lại nữa đây là mối Đạo Trời do Thượng-Đế làm chủ đó là một nền Vương-Đạo, nên chữ Vương biến thành chữ CHỦ 主. Điều này ứng hiệp với lời tiên-tri của Thầy là: Một nước nhỏ-nhoi trong Vạn quốc, Ngày sau làm chủ mới là kỳ. Tuy nhiên cũng nên điểm lại trên thực-tế Việt-Nam có những yếu-tố nào mà được chọn là nước CHỦ của vạn quốc trong kỳ thượng-nguơn? Vì sao nước Việt-Nam được gọi là Thánh-địa? Xét về ba phương-diện: a/- Về mặt triết-lý văn-minh NướcViệt Nam thọ ba ảnh-hưởng của ba nền Tôngiáo: Thích, Đạo, Nho từ Ấn-Độ và Trung-Hoa truyền sang. Ba nền Tôn-giáo ấy đã được đồng-thời phát triển dưới thời nhà Lý và nhà Trần bằng sự bình đẳng của ba nền Tôn-giáo nói trên. Kịp đến khi văn-minh Âu-châu tràn vào thì Việt- Nam lại được hưởng thụ thêm nền văn-minh Cơ-đốc-giáo nữa. Như vậy, Việt-Nam là mảnh đất gieo Đạo-giáo từ lâu; vả lại Việt-Nam ít tạo oan báo, nên nghiệp quả của nó cũng nhẹ-nhàng. Việt Nam có đủ điều-kiện để làm cơ qui nhứt toàn thế-giới vì lý-do ấy. b/- Xét về hình-thể địa-lý thiên-nhiên Việt-Nam nằm vào vị-trí đặc biệt của Á-châu, mà Á-châu lại nằm vào vị-trí trung-tâm của quả đất và Á-châu là châu lớn nhất thế-giới. Châu Á thuộc sắc da vàng, theo lý của Ngũ-hành thuộc Thổ, mà Thổ chính là ở trungương. CHƯƠNG V Việt-Nam là cửa ngõ để tiếp nạp các luồng tư-tưởng từ Đông sang Tây cũng là cửa ngõ để phòng-vệ đất nước cho các giống dân miền Đông Nam châu Á. c/- Xét về hình-thể địa-lý huyền-bí Việt Nam có con sông dài vào bậc nhất thế-giới tất sẽ tạo nên linh-khí thiêng-liêng. Linh-khí ấy tạo nên long mạch Cửu-Long và dãy Thất-sơn nơi Châu-Đốc đó vậy. Ấy là lý: Sơn tiền điểm Long mạch. Miền Nam là nơi dất mới khai-khẩn nên những quả báo chưa gây nhiều, lại có luồng nước nóng và nước lạnh từ các miền đại-dương hòa hợp để tạo nên một khí-hậu điều-hòa. Tóm lại, Việt-Nam có đủ điều-kiện: Thiên, Địa, Nhân tức là Tam-tài để đứng ra chủ-trương một mối Đại- Đạo. Tam-tài ứng với lý Tam-ngôi. Tam ngôi ba điểm đều vẹn thì làm chủ thiên-hạ là lẽ thường chớ có gì đâu khác lạ! Nhưng Thầy cũng thường dạy rằng: Làm chủ đây là chủ về tinh-thần chớ không phải mang binh hùng tướng mạnh đi chiếm đất như các con lầm tưởng. Cái chủ tinhthần mới trường-cữu, còn làm chủ theo thói đời thì nó lỏng-lẻo, bấp bênh nào có bền-chắc, nào có nghĩa lý gì! Cái lý Tam ngôi nhứt thể biến sanh Tam-giáo, Tamnguơn, Tam-bảo Số Tam là chu-kỳ của trời đất để thực hiện cơ vận-chuyển hóa sanh, qui hợp. Việt-Nam cũng là một Bát-quái-đồ có đầy-đủ các con số ấy! 2- Sao gọi là Bát-quái? Ấy là quái hào ở trong bản Hà-đồ của con Long-Mã mà vua Phục-Hi đã thấy thuở trước. Những hình tượng ấy ở trong con vật lạ kỳ nên gọi là quái. Tám hình ở trong con vật nên gọi là Bát-quái, kêu lâu thành quen không thể Dịch Lý Cao Đài Trang 249 Dịch Lý Cao Đài Trang 250

130 CHƯƠNG V sửa, đáng lẽ phải gọi là Bát-tượng hay Bát tướng mới đúng. Đến số 8 là đã biến thể 8x8=64 rồi biến vi vô cùng. Tám vòng cung trong hình là tượng-trưng cho bát phẩm chơn-hồn do nơi Phật-Mẫu sản-xuất nơi Kim-Bàn, vì cơquan sản-xuất vạn-linh thuộc Pháp. Kinh rằng: "Càn-khôn sản-xuất hữu-hình, Bát hồn vận-chuyển hóa thành chúngsanh. 3- Tám đường thẳng xuyên tâm ấy cơ đoạt Đạo CHƯƠNG V Đường OB là đường qui nhứt, đường AB hay BC là chỉ cơ tấn-hóa vượt bực, tỷ như người tu có thể vượt lên hàng Thánh, thoát khỏi hàng Thần, nếu biết khôn đi tắt là trở về nhanh chóng tức đường OB, nên đường Đạo chính là con đường chánh đại quang-minh và ngay thẳng không có vòng quanh chi. Cứ trong mỗi tam-giác lại có hai tam-giác nhỏ bằng nhau, hiểu lý âm dương tương-hiệp rồi. Năm đường thẳng gát chồng lên nhau ấy là tượng ngũ-hành, ngũ-khí hay ngũ-tạng. Người tu-hành phải do nơi Pháp mới thành. Vòng tròn bên ngoài chỉ vũ-trụ càn-khôn. Bát-phẩm chơn-hồn ấy là vật-chất hồn, thảo-mộc hồn, thú-cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn. Mỗi hồn đều có tánh chất riêng. Từ vật-chất đến nhơn hồn là cơ tấn-hóa có hình chữ VẠN số 1, là chỉ cơ xuống trần để tạo nghiệp trần duyên. Tạo cho đầy đủ quả nghiệp thành khối gia-sản rồi bắt đầu đi lên để học điều mầu nhiệm nên cơ phục nguyên ở chữ VẠN số 2. Chữ VẠN ấy là chỉ cơ biến-hóa vô cùng đó vậy nên vạn-vật bất kỳ là vật chi có tu ắt có thành. Đường AB và BC gặp A B tạo thành hình tam-giác nhỏ có OB đi qua đó tượng-trưng cho Tam-giáo phổ trùm khắp vạn-linh nên Đạo khai chẳng những cho nhân-loại tu mà thôi, nhưng là cho cả vạn-vật và Thần, Thánh, Tiên, Phật, ai biết căn tu là trở về nguyên bổn và sẽ được cùng Thầy hội-hiệp. Dịch Lý Cao Đài Trang 251 Dịch Lý Cao Đài Trang 252

131 CHƯƠNG V C- Cơ hỗn-hợp Càn-Khôn biến tướng Qua hình vẽ: Hai hình tam-giác và hai hình vuông giao nhau như mắc lưới, mà Thầy đứng giữa nắm cả pháp mầu càn-khôn. Hình này là cơ hỗn-hợp giữa quyền-năng quản-trị càn-khôn và cơ sanh biến vạn-linh. Hình này mới xem qua có vẻ phức-tạp và rắc-rối. Nhưng nhìn kỹ sẽ thấy có: Tâm 0 tượng-trưng quyền Chủ-tể đứng giữa nắm cơ pháp-mầu càn-khôn; ấy là quyền của Giáo-Tông và Hộ- Pháp hiệp một tức là quyền Chí-Tôn tại thế. Vòng tròn lớn này gồm có hai hình tam-giác đều nội-tiếp trong vòng tròn và gát chồng lên nhau là AGF và CEH và hai hình vuông ABCD và A B C D tạo thành các đường thẳng song song CHƯƠNG V A B và EF cũng như D C và HG ấy là cơ âm dương tương-hiệp đó. Quyền Phật và Pháp lưỡng hiệp mới biến ra Tăng. Nhìn rõ mới thấy cái lý trung âm hữu dương và dương trung hữu âm trong đó vậy (tức là trong âm có dương và trong dương có âm). Bốn hình tam-giác ADG và CDH; ABF và CBE cho ta ý niệm âm dương tương hiệp và cơ biến tướng của Tứtượng thành Bát-quái để biến-hóa vô cùng: A tượng-trưng cho điểm dương, C tượng-trưng cho điểm âm. Bốn hình tam-giác: AGC, AFC và CAH, CAE cũng vậy, đó là Thái-dương và Thái-âm so sánh với 4 tam-giác nhỏ trên là Thiếu-dương và Thiếu-âm đó. Chúng nó giao nhau lại tạo thành các tam-giác bằng nhau: MEF và NGH là những tam-giác nhỏ kế tiếp nữa cho ta có ý-niệm rõ-rệt là vạn-vật đựng nhau, như lời Thầy thường nói là một vòng tròn chứa đựng trong một vòng tròn, một ánh sáng chứa đựng trong một ánh sáng vô biên là vậy. Tam-giác tượng-trưng cho Tam-giáo mà cũng tượng-trưng cho Tam-ngôi nhứt-thể... Hình ảnh này cũng như trong một cơ thể con người có nguyên-tử âm và nguyên-tử dương đun-đẩy nhau tạo thành một tế-bào. Các tế-bào hòa-hợp nhau tạo thành thân thể. Ngay chính trong thân người cũng có âm dương huân-chưng đầm-ấm, bên hữu ấy là âm, bên tả ấy là dương. Người lại có Nam và Nữ. Nam và Nữ lại ở trên trái đất này. Trái đất lại ở trong hệ-thống Thái-dương-hệ. Hệ-thống thái-dương-hệ lại ở trong càn-khôn vũ-trụ. Xem ra đồ hình này gọi là Bát-quái Đồ-thiên, mà chính ngày nay Thượng-Đế đến để qui tất cả con cái của Ngài về bằng con đường hành thiện, cho nên đường lối tu Dịch Lý Cao Đài Trang 253 Dịch Lý Cao Đài Trang 254

132 CHƯƠNG V của Cao-Đài Đại-Đạo là thế. Chúng-sanh tu-hành tức là học cho suốt thông các lý lẽ siêu-mầu của đạo-pháp để không rơi vào những điều dị-đoan mê-tín mà xưa nay thường bị vướng mắc. Sở dĩ như vậy là vì đạo-pháp quá cao siêu, quá sức hiểu biết của con người cho nên các Đấng Giáo-chủ đến mở Đạo không thể triển-khai hết các lý lẽ ấy ra cho được, bởi vì khoa-học chưa tiến-bộ, chưa có sở-trường cho môn luận-lý-học nên phải dùng những hình-ảnh trừu tượng. Ví như bên Phật-giáo nói ngày ra đời của Phật Thích-Ca thì có Thiên-Thần nhã nhạc, vừa sanh ra thì Ngài đứng lên và bước tới bảy bước, mỗi bước đi của Ngài đều có hoa sen nở nhụy. Cũng như Công-giáo và Tin-lành đều thờ Chúa, nhưng mà hai quan-niệm khác nhau và hình như chống báng nhau. Công-giáo tin rằng Chúa sinh ra đời trong một điều Thần-thoại, là Thiên Thần giáng linh chớ không có sự giao-phối của cha mẹ phàm. Chính những ý-tưởng như vậy làm cho khoa-học ngày nay mất tin-tưởng và cho rằng Tôn-giáo là những gì hoàn-toàn thần-bí, chưa nói đến là dị-đoan mê-tín. Sở dĩ dùng danh-từ dị-đoan mê tín là sự tin-tưởng không có gì làm sở trường, làm đầu mối cho việc tu-hành cả: Vì không có cơ sở khoa-học Hơn nữa ngày nay khoa-học đã tiến bộ cao-siêu. Việc này không thể đổ lỗi cho ai cả, mà cái gì cũng đều có duyên cớ của nó. Một cái hoa nở xinh đẹp, rồi tàn, tàn để rụng các cánh hoa đi, đến lúc sẽ thành trái. Trái là kết-quả của các thời-kỳ trên. Tất cả đều ơn ích không thể không có các giai-đoạn ấy được. Ngày nay là thời-kỳ gặt hái kết-quả, may duyên cho chúng-sanh buổi này chính Đấng Thượng-Đế đến mở Đạo đã giải rành từng vấn-đề một để chúng-sanh không lầm- CHƯƠNG V lẫn nữa, bởi nhờ có khoa-học kết hợp với Đạo-học, làm sáng danh đạo-pháp khắp từ Âu sang Á. Dịch Lý Cao Đài Trang 255 Dịch Lý Cao Đài Trang 256

133 CHƯƠNG V CHƯƠNG V D- Đạo Cao-Đài chủ-trương diệt trừ mêtín Việc này Đức Hộ-Pháp có nói rõ: Bần-Đạo cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn biết rằng: nền Đạo Cao-Đài Đức Chí-Tôn đến lập do nơi chơnlý tối cao, chính mình Đức Chí-Tôn đến để diệt mê-tín dịđoan, Ngài chỉ đem đến nền Đạo chơn-chánh mà thôi. Nó có hai quyền-năng sở-hữu của nó nơi mặt thế này, cả hành-tàng sống chết của nó đều chịu dưới hệthống của hai quyền-năng: - Sống về xác thịt của ta đây, nó có thời-gian sống của nó; từ buổi sanh đến lớn lên, đến già rồi chết, luật thiên-nhiên ấy không ai qua khỏi; luật thiên-nhiên có giớihạn, có định-luật chuẩn-thằng cho kiếp sống chúng ta nơi mặt thế này là hình-thể. - Còn về chơn-linh của chúng ta tức nhiên hồn của chúng ta chịu hệ-thống dưới quyền vi-chủ của nó, mà người làm chủ của nó không ai khác hơn là Đại-Từ-Phụ, tức nhiên Thượng-Đế. Nhơn-loại mê-tín đã nhiều, tinh-thần loài người đã bị họ gạt-gẫm nhiều rồi, bởi thế không ai gạt được nữa. Chỉ có hai quyền-năng ấy không còn có mặt luật nào khác hơn nữa, ta chỉ tùng hai quyền-năng chơn thật ấy mà thôi, ngoài ra là giả dối. (Trí-Huệ-Cung 15-1 Tân-Mão 1951). Dịch-lý Cao-Đài mong hoá giải các vấn-đề trên. E- Đường Đại-Đạo là chơn chính và khoa-học Nhìn vào đồ hình cơ-quan quản-trị càn-khôn ta thấy có những đường thẳng xuyên tâm ấy là chỉ những đường chủ-yếu là con đường đạo-đức, nghĩa thật là con đường ngay chính dẫn về nguyên bổn và cũng là con đường tấn-hóa của vạn-linh. Các con đường tua-tủa ấy mới trông xem như rắc-rối nhưng nghiệm lý thấy rõ-ràng chỉ duy lý âm dương lưỡng-hiệp biến sanh thì mọi việc đều dễ-dãi. Cơ-quan quản-trị càn-khôn cũng nằm vào trong ấy. Cao hơn hết là quyền Phật và Pháp tức là quyền Chí-Tôn và Phật-Mẫu, là quyền-năng của hai Đấng Cha Mẹ Thiêng-Liêng, nói chung là Đấng Tạo-hóa đó vậy. Kế đến quyền thiêng-liêng và vật loại hay là cơ vô-hình và hữuhình tương-hội. Giữa hai cơ-quan ấy có cơ-quan bán hữuhình tương-tiếp ấy là Tăng, tức là ba ngôi, mà ba ngôi chung cùng một quyền-năng quản-trị nên gọi là Tam ngôi nhứt thể: Phật, Pháp, Tăng. Dầu cho cơ-quan quản-trị càn-khôn hay cơ sanh biến vạn-linh cũng không ngoài lý âm dương tương hiệp hay lý nhị nguyên, đó là cơ động tịnh biến sanh, cho nên dầu vạn-vật trong càn-khôn vũ-trụ này tuy hằng hà sa số vô lượng vô biên không thể đếm hết, nhưng mà rốt lại cũng không ngoài lý ấy. Lẽ sanh tử hay bất cứ hình-thức nào dẫu hữu-hình hay vô-hình cũng cùng trong một khuôn viên ấy. Thấu đoạt được lý Âm Dương là thấu đoạt lẽ Đạo và suốt thông cùng trời đất, thế nên Đức Chí-Tôn có nói dữ với hiền, ngu với trí, Nữ với Nam hay bất cứ chi chi trước mắt Thầy đều như nhau tất cả. Vì Thầy là chủ cơ sanh-hóa nên Thầy để lòng thương-yêu tất cả. Dầu cho những huyền-pháp mà Thượng-Đế có ban cho phần âm, tức là phần xấu-xa thấp kém, mà chủ của nó Dịch Lý Cao Đài Trang 257 Dịch Lý Cao Đài Trang 258

134 CHƯƠNG V là Quỉ-vương thì quyền-hạn của họ vẫn ở trong khuôn luật của Thượng-Đế mà thôi Chi chi cũng có luật định tất cả. Có rõ được lý tính của càn-khôn vũ-trụ để khi nghiên-cứu về Bát-quái ta mới không ngỡ-ngàng với một nền Đạo-học mới, từ xưa đến giờ chỉ có thời-kỳ này chính Thượng-Đế đến giảng dạy mà thôi. Như vậy tất cả mọi việc trong vũ-trụ này đều theo một qui-tắc, một định-luật. chúng-sanh nếu biết đi đúng theo luật-định ấy mới mong hiệp một cùng Thầy. Thế nên phương tu phải có LUẬT, có PHÁP định-vị là vậy. Nếu nói rằng nhiều tế-bào mới hiệp thành một cơ thể, thì từ đây chúng ta sẽ chứng-minh rằng lý Đạo nhấtquán từ hữu-hình đến vô-vi, từ thể-pháp đến bí-pháp, trong mọi hình-thức nào cũng đều hiển-hiện lý Âm Dương. Mỗi tế-bào trong người cũng ví như mỗi Bát-quái tượng-trưng trong triết-lý của nền Đại-Đạo này vậy. CHƯƠNG V F- Phần luận Đạo: Hộ-Pháp Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp chưởngquản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm, phần của Hộ-Pháp chưởng-quản về Pháp. Vậy thì Hiệp-Thiên-Đài phải dưới quyền Hộ-Pháp chưởng-quản, cũng như Cửu-Trùng-Đài dưới quyền Giáo- Tông và Bát-Quái-Đài dưới quyền Đức Chí-Tôn làm chủ. 1- Quyền-hành HỘ-PHÁP Dịch Lý Cao Đài Trang 259 Dịch Lý Cao Đài Trang 260

135 CHƯƠNG V Hộ-Pháp Là người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử đoán, làm chủ phòng xử-đoán. Dưới quyền Hộ-Pháp có 4 vị Thời-quân là; Tiếp-Pháp, Khai-Pháp, Hiến-Pháp, Bảo-Pháp Mỗi một vòng tròn như vậy có 5 người, ứng với ngũ-hành. Ba vòng tròn trên có tâm mang chữ: - Thượng-Phẩm là người nắm quyền chi Đạo, có 4 vị dưới quyền Ngài là: Bảo-Đạo, Hiến-Đạo, Khai Đạo, Tiếp-Đạo. - Hộ-Pháp là người nắm quyền chi Pháp, có 4 vị dưới quyền Ngài là: Bảo-Pháp, Hiến-Pháp, Khai Pháp, Tiếp-Pháp. CHƯƠNG V - Thượng-Sanh là người nắm quyền chi Thế, có 4 vị dưới quyền ngài là: Bảo-Thế, Hiến-Thế, Khai-Thế, Tiếp- Thế. Như vậy 3 vị: Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng- Sanh là ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn, 12 vị mang chữ Đạo, Pháp, Thế là 12 vị Thời-quân. Nói chung là Ngự-Mã Thiên-Quân của Chí-Tôn đó vậy, cộng chung là 15 người. Con số 15 này có mặt trong Bát-quái Đồ-thiên và đóng một vai trò vô cùng quan-trọng. Số 15 là hình ảnh của: - Trời có Tam-bửu, Ngũ-khí. - Đất có Tam-bửu, Ngũ-hành. - Người có Tam-bửu, Ngũ-tạng. 3 lần con số 3 là 9 là con số Lão-dương chỉ quyềnnăng của Thượng-Đế. 3 lần con số 5 là con số điều-hoà càn-khôn vũ-trụ là hình ảnh của Phật-Mẫu nắm cơ sản-xuất Bát-phẩm chơnhồn, sanh biến vạn-linh. Ngoài ra Hộ-Pháp còn chưởng-quản cả Hiệp-Thiên- Đài nữa. Thế nên: Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp chưởng-quản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm, phần có Hộ- Pháp chưởng-quản về Pháp. 2- Thượng-Phẩm là ai? Thượng-Phẩm là người thay mặt cho Hộ-Pháp, phải tùng lịnh Hộ-Pháp mà hành-chánh. Hễ bước chân vào cửa Đạo thì có Thiên-phẩm, mà hễ có Thiên-phẩm rồi thì Thầy lại đem lên cho tới Thượng-Phẩm mới trọn nghĩa câu Phổ-độ Thượng-Phẩm là chủ phòng Cải-luật, làm Trạng-sư của Tín-đồ. Thượng-Phẩm thì quyền về phần Đạo, dưới quyền có: Tiếp-Đạo, Khai-Đạo, Hiến-đạo, Bảo-Đạo. Dịch Lý Cao Đài Trang 261 Dịch Lý Cao Đài Trang 262

136 CHƯƠNG V Lo về phần Tịnh-Thất, mấy Thánh-Thất đều xemsóc chư Môn-đệ Thầy, binh-vực chẳng cho ai đến khổkhắc cho đặng. 3- Thượng-Sanh là ai? Vật-chất hữu-sanh, Thảo-mộc hữu sanh, cầm-thú hữu sanh, nhơn-loại hữu sanh, tức là chúng-sanh. Trong chúng-sanh có nguyên-sanh, hóa-sanh và quỉ-sanh.. Thượng-Sanh làm chủ phòng Cáo-luật. Thượng- Sanh thì lo về phần đời. Mỗi sự chi thuộc về đời thì về quyền của Thượng- Sanh. Dưới quyền Thượng-Sanh thì có 4 vị Thời quân là: Tiếp-Thế, Khai-Thế, Hiến-Thế, Bảo-Thế. Bốn vị Thời-quân chi Thế đặng đồng quyền cùng Thượng-Sanh, khi người ban lịnh hành-chánh; song mỗi vị có mỗi phận-sự riêng, quyền-hành riêng. CHƯƠNG V II- KHAI TRIỂN BÁT-QUÁI ĐỒ THIÊN QUA CƠ-QUAN HIỆP- THIÊN-ĐÀI A- Phần khai triển Xem thế, thì cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài có ba chi, mỗi chi có 4 Thời-quân (3 x 4=12). Gọi là Thập-Nhị Thời- Quân, cộng thêm ba vị Chưởng-quản đứng đầu ba chi nữa thành ra 15 vị cả thảy (12+3=15). Con số 15 này nó có một giá-trị đặc biệt trong Bát-quái Đồ-thiên, mà chúng ta sắp bàn đến đây: 1- Số ma-phương Dịch Lý Cao Đài Trang 263 Dịch Lý Cao Đài Trang 264

137 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Nhìn vào Bát-quái này ta thấy ngay một bảng ô số, đó là những con số ứng với các quẻ. Tỷ như số 1 là Khảm, 2 là Khôn, 3 là Chấn, 4 là Tốn, 5 ở chính giữa, 6 là Càn, 7 là Đoài, 8 là Cấn, 9 là Ly. Đây gọi là con số Ma-phương hay là Ma-phương-số. Có một bài thơ sau, cốt-yếu là cho dễ nhớ vị-trí các con số ấy, đọc theo hàng ngang của bản số, là: Tứ hải, tam sơn, hội bát Tiên Cửu long ngũ hổ nhứt đoàn viên. Nhị tướng thất trì phò lục quốc Nếu cộng những số này theo các chiều ngang dọc, sẽ có được tổng-số là 15. Nghĩa là có tất cả 8 lần tổng-số 15 như vậy: Ở đây Số đã chiếm một phần trọng-yếu để giải về lý Đạo, cho nên trong chương này chúng ta bàn về số nhiều hơn. 2- Ý-nghĩa các ngày Lễ Đạo qua các con số - Ngày lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung: Con số này ứng với ngày lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung hằng năm, nhằm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Bởi số 15 là con số điều-hòa vũ-trụ. Còn số 8 là số ứng với Bát-phẩm chơn-hồn mà Đức Phật Mẫu là người sản-xuất ra Bátphẩm chơn-hồn ấy. - Ngày Khai Đại-Đạo: Cộng hàng ngang: Nếu ta chỉ cộng các con số theo các hàng ngang dọc 4+3+8= 15 như trên theo đường xuyên tâm đối, nhưng không cộng số 9+5+1= 15 5 ở giữa, thì sẽ có các kết-quả là 10, như sau: 2+7+6= =10 3+7=10 2+8=10 1+9=10 Cộng hàng dọc: 8+1+6= = = 15 Cộng qua hai đường chéo: 8+5+2= = 15 8 lần tổng-số 15 như vậy có nhiều ý-nghĩa, từ đó suy ra các việc về Đạo-pháp: Sở dĩ có các con số tương-ứng này là lấy theo số của Bát-quái Hậu-thiên mà các bậc tiền Thánh đã lập ra trước đây năm, là nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, Ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. Do vậy mà Bát-quái Hậu-thiên chỉ có 9 con số mà thôi. Dịch quan-trọng ở Nho, Y, Lý, Số. Hợp số của con số 10 này với số 15 ở trên sẽ là ngày Khai Đại-Đạo chính-thức tại Từ-Lâm-Tự (Gò-Kén Tây-Ninh) vào ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (1926) và hằng năm toàn Đạo đều thiết lễ Kỹ-niệm ngày khai minh Đại-Đạo ấy. - Ngày Đại-lễ Đức Chí-Tôn: Hai con số Khảm 1 và Ly 9 nằm trên trục Bắc Nam tức nhiên là cái dụng của Dịch, 1 là Thái-dương và 9 là Lão-dương sẽ được Đức Thượng-Đế lấy làm ngày Đại-lễ Đức Chí-Tôn ngày 9 tháng 1 âm-lịch hằng năm. - Ngày Vía Đức Thái-Thượng Lão-quân: Trên bảng ma-phương-số này cũng có chia hai phần âm dương rõ-rệt, mà chính Đức Thái Thượng Lão-quân là người đạt được Bát-quái nhờ vào thư-phòng nhà Châu học được Bát-quái-đồ. Đạo-sử nói rằng ông không có ngày Dịch Lý Cao Đài Trang 265 Dịch Lý Cao Đài Trang 266

138 CHƯƠNG V CHƯƠNG V sanh, không có ngày tử, không có cha, chỉ có mẹ mà thôi; nhưng tại sao Kinh nói rằng: Nhị ngoạt thập ngũ phân tánh giáng sanh (nghĩa là tháng 2 vào ngày 15 thì Ngài phân tánh giáng trần) tức nhiên ngày Vía của Đức Thái-Thượng là 15 tháng 2 âmlịch hằng năm tại Tòa-Thánh Tây-Ninh, cũng như toàn Đạo ở các Thánh Thất địa-phương đều thiết Đại-đàn vía Đức Ngài vào ngày ấy. Nếu nhìn vào bảng Ma-phương-số sẽ thấy hai con số này: số 15 như đã nói trên, còn số 2 là âm dương nhị khí đó vậy. Ý-nghĩa các ngày Lễ Vì đâu mà ta xác-định các con số ấy là những ngày Đại-lễ nơi Toà-Thánh Tây-Ninh, là những ngày trọng đại của nền Đại-Đạo này? Dẫn-giải: Thứ nhất ai cũng nhìn-nhận rằng: - Trời có Tam-bửu, Ngũ-khí (Tam-bửu là Nhựt, Nguyệt, Tinh; Ngũ-khí là vân (mây), vũ (mưa), vụ (sương), lôi (sấm), oanh (sét). - Đất có Tam-bửu, Ngũ-hành (Tam-bửu là Thủy, Số 1 là số đầu tiên sau số 0, tức là cái nguồn sinhhoạt trước nhứt để biến vi hữu tướng hiện có ở càn-khôn vũ-trụ. * Thế nên hai con số 9 và 1 này đều là số dương cả để chỉ vào quyền-uy tối thượng là Thượng-Đế, chứ Ngài là Đấng tự-hữu, hằng hữu; tức là không sanh cũng không diệt, do lấy đó làm ngày Đại-lễ Đức Chí-Tôn ngày 9 tháng 1 (giêng) thuần dương là vậy. Hơn nữa qua ba thời-kỳ mở Đạo, mà nay là Tam-Kỳ Phổ-Độ tức nhiên là con số 3 tròn đầy. Số 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp lại mà biến ra 3. Ba tức là cơ-quan hữu-tướng cùng vô-tướng hiện có ở càn-khôn vũ-trụ này. Con số 3x5= 15 là số điều-hòa vũ-trụ. Nếu tính hàng ngang thì bằng 1+5. Bởi 1 là Thái-cực đứng trước Ngũ-hành, tức là càn-khôn đã an-vị rồi nhờ có Thái-cực đun-đẩy thêm cho nên năng-tri sáng-suốt, mọi việc đâu đó xong-xuôi hết, đã được an-bày có thứ-lớp, trật-tự hẳn-hoi. Số 8 là do 4x2 ấy là Bát-quái, 4 là cơ chuyển-biến, 2 là cơ âm dương; cơ chuyển-biến phát-động trên cơ âm dương nên nó huyền-diệu, nhiệm-mầu thay thay, đổi đổi. Hỏa, Phong; Ngũ-hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) * Hơn nữa Phật-Mẫu có Bát-Cảnh-cung, thế nên 15 - Người có Tam-bửu, Ngũ-tạng (Tam-bửu là Tinh, và 8 là hai con số tương-hiệp lại biến-hóa vô cùng, lấy Khí, Thần; Ngũ-tạng là Tâm (tim), Can (gan), Tì (bao-tử), ngày 15 tháng 8 làm ngày Vía Đức Phật-Mẫu, tức là ngày Phế (phổi), Thận (quả cật). Hội-Yến Diêu-Trì-Cung chỉ tổ-chức nơi Toà-Thánh Tây- Nếu nhìn vào Tam-tài (Trời, Đất, Người) như trên Ninh này mà thôi. họp lại thì 3x3=9, còn 3x5=15. Con số 9 là Lão dương, cực mạnh, sáng-soi khắp cùng vũ-trụ. Bởi số 9 là số huyền-diệu nhiệm-mầu hơn hết. Số 9 là cơ chuyển-biến đến mực độ tận thiện, tận mỹ, toàn tri, toàn năng. Số 9 bằng 3x3 tức là cấp bực Tam ngôi biếnhóa, vận-hành suốt thông trời đất. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng vận-động để hợp về cơ qui nhất. Cùng cực cái động tức nhiên phải trở về trạng-thái tịnh nguyên-thủy. * Số 10 là số hiền-hòa, đầm-ấm, lặng-lẽ, bình-an; hợp với số 15 ở trên, lấy làm ngày khai Đạo, ngày năm Bính-Dần (dl ). Niềm vui cho nhân-loại được sớm hưởng hòa-bình hạnh-phúc thật sự và nền Đại-Đạo này sẽ đi đến Đại-Đồng Thế-Giới, nhiệm-kỳ đến bảy trăm ngàn năm (gọi là Thất ức niên). Ấy là sự trường-tồn, vĩnh-cữu của nền Đại-Đạo vậy. Dịch Lý Cao Đài Trang 267 Dịch Lý Cao Đài Trang 268

139 3- Chính là chữ ĐIỀN 田 CHƯƠNG V Trong bảng ô số này đã xác định đây là chữ Điền, như đã có nói đến. Trước nhứt là chữ Tâm điền có nghĩa đây là cái tâm của Bát-quái Đồ-thiên có hình ảnh của chữ Điền. Tại sao Bà Thanh-Tâm Tài- Nữ nói: Ruộng sẵn, giống sẵn, cày bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì-nhiêu, đặng cho buổi gặt hưởng nhờ, mà không chịu làm thế thì phải diệt tận chơn linh? Bởi ngày nay Đức Thượng-Đế đến mở Đạo là đã cung-ứng tất cả nhu-cầu cần-yếu cho nhân-loại rồi. Tức nhiên ngày nay Đạo tìm người, khác hẳn ngày xưa là người phải đi tìm Đạo. Bằng chứng là ngay từ buổi đầu các bậc tiền bối, tức là Đức Quyền Giáo-Tông, nói Ngài luôn luôn đi các nơi để phổ-độ chúng-sanh, nhứt là trước ngày mở Đạo, Đức Chí-Tôn sai hết chúng tôi, tức Thập-Nhị Thời-Quân đi phò-loan cùng hết, không chỗ nào không có Cơ-bút, người thì xuống miền Tây, người thì đi miền Trung, đi cùng hết. Thâu Môn-đệ xong, Thầy dạy chúng tôi về Tây- Ninh mở Đạo. Điều ấy đúng thật chúng ta duy có ra công làm cho đất phì-nhiêu đặng cho buổi gặt hưởng nhờ tức là Chí- Tôn đã nhắc-nhở rằng: TA nói cho chúng-sanh biết rằng: Gặp Tam-Kỳ Phổ-Độ này mà không tu, thì không còn trông mong siêurỗi Hoặc: CHƯƠNG V Con chỉ có TU mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên, vạn kẻ nhân-sanh chưa đặng khỏi luân-hồi, để lòng Từ-bi độ rỗi kẻo tội-nghiệp. Kinh Di-Lạc cũng nói rõ Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ, tức nhiên đã có đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng muôn kiếp, nhơn-sanh trước đây chưa được hân-hạnh gặp được kỳ đại ân-xá như chúng ta ngày nay, chính là Đại- Đạo này. Vì sao? - Đây là nguyên-nhân chính: Thích-Ca-Như-Lai kiêm viết Cao-Đài Đại-Bồ-Tát nói: Vốn từ Lục-Tổ thì Phật-giáo bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất thành; Chánh-pháp bị nơi tay Thần-Tú làm cho ra mất Chánh-giáo, lập riêng pháp-luật buộc mối Đạo Thiền. TA vì luật lịnh Thiên-mạng đã ra cho nên cam để vậy làm cho Phật-Tông thất chánh có trên ba ngàn năm nay. Vì Tam-Kỳ Phổ-Độ, Thiên địa hoằng khai, nơi Tâyphương Cực-Lạc và Ngọc Hư-Cung mật-chiếu đã truyền siêu-rỗi chúng-sanh. Trong Phật-Tông nguyên-lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại Tăng-đồ không kiếm chơn-lý mà hiểu. Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh hành-đạo Ôi, thương thay! Công có công, mà thưởng chưa hề có thưởng; vì vậy mà TA rất đau lòng. TA đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi; vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng-trần TA đương lo cứu vớt. Chư Tăng, chư chúngsanh hữu căn, hữu kiếp, đặng gặp kỳ Phổ-độ này là lần chót; phải ráng sức tu-hành, đừng mơ-mộng hoài trông giả luật. Chư sơn đắc Đạo cùng chăng là do nơi mình hành-đạo. Dịch Lý Cao Đài Trang 269 Dịch Lý Cao Đài Trang 270

140 CHƯƠNG V Phép hành-đạo Phật-giáo dường như ra sái hết, tương-tợ biến thành Tả đạo bàn môn. Kỳ truyền đã thất, chư sơn chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào; cứ ôm theo luật Thần-Tú, thì đương mong-mỏi về Tây-phương mà cửa Tây-phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành Chánhquả do nơi nào mà biết chắc vậy. TA đã đến với huyềndiệu này, thì từ đây TA cũng cho chư Tăng dùng huyềndiệu này mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng vì thất học mà chịu thất-kỳ-truyền. Chư Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa. (TNI /22) Phật đã dạy dùng huyền-diệu này mà học hỏi, vậy học những gì? * Phân-tách chữ ĐIỀN sẽ thấy những yếu lý như: Trong chữ Điền, phân tích ra có đến 4 chữ nhựt 日, là nói đến nền Đại-Đạo hoằng khai tức là phải làm cho cơ Đạo ngày một mở-mang rộng-rãi, do câu Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân (nghĩa là ngày mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới) tức nhiên phải có tiến-bộ luôn. Nguyện rằng: Nam-mô nhứt nguyện Đại-Đạo hoằng khai. * Chữ điền có 4 chữ sơn 山, nghĩa là người Cao- Đài phải lo Phổ-độ chúng-sanh, làm cho chúng-sanh đều am tường lý Đạo diệu mầu. Vì tu theo Cao-Đài là tu Tiên, mà Tòa-Thánh Tây-Ninh có hình chữ Sơn 山, người là nhơn hợp với sơn thành ra chữ Tiên 仙 là lý ấy. Tu Tiên là luyện Tinh Khí Thần: Học Đạo là luyện Tinh, cúng Tứ thời là luyện Khí, tìm về lý Hư-vô thâm diệu của đạo-pháp là luyện Thần, tức nhiên tu cho đạt Tinh, Khí, Thần là vậy. * Chữ Điền có hai chữ Vương 王 là thể hiện câu Tam nguyện xá tội đệ-tử tức nhiên là mình cầu xin được tinh-thần mẫn-huệ để lo trau-giồi bản thân mình có được sự hiểu biết rộng-rãi. Kế đến là cầu xin cho thiên-hạ, tức là câu Tứ nguyện Thiên-hạ Thái-bình. Bởi đây là nền Vương Đạo, phát-huy rộng-rãi. CHƯƠNG V * Chữ điền có đến 4 chữ khẩu 口 là thực hiện cho được câu Thánh-Thất an-ninh, tức nhiên mình phải tự an cái tâm này và định cái tánh này, đó là thực hiện tinhthần Hiến-dâng và Phụng-sự, qua lời Kinh Ngũ-Nguyện, mà ngày ngày người Tín-hữu đã hằng cầu-nguyện vậy. Phải khẩu khẩu tâm truyền, tâm phục khẩu phục. 4- Chữ thập trong Bát-quái Tức là hai trục chánh trong Bát-quái. Đó là càn-khôn vũ-trụ còn biểu-tượng bằng chữ Thập 十 (gọi là thập tự nhai). Thử hỏi VŨ-TRỤ là gì? Tiên-Nho đã nói: Tứ phương thượng hạ viết VŨ, cổ vãng kim lai viết TRỤ. Nghĩa là bốn phương cùng trên dưới gọi là vũ, xưa qua nay lại gọi là trụ, tức là nói chung gồm cả Không-gian lẫn Thời-gian. Như thế nhìn về phương hướng thì có bốn phương chánh là: Đông, Tây, Nam, Bắc, cùng với phía trên đầu và dưới chân nữa là sáu. Ngoài ra còn có 4 phương phụ, tức là Đông-Nam, Tây Nam, Đông-Bắc, Tây-Bắc; cả thảy mười phương là vậy. Số 10 gọi là thập. Thế nên Đạo Công-giáo lấy Thập-Tự-giá làm biểu-tượng cũng đủ cho thấy rằng Đạo Thánh là nồng-cốt đứng trong Tam-giáo, vì vậy Chúa chịu nạn cho nhân-lọai, tức là đóng đinh trên Thánh-giá để gánh cả khổ-ách của nhân-lọai. Thì chúng-sanh đến thế này phải qua năm bước khổ đó chỉ là bài học tiến-hóa mà thôi, là thọ khổ để được đến gần với Thượng-Đế. Giải về thập phương, trong Cao-Đài Thầy có nói rõ: Dưới 36 từng trời còn có một từng nữa là Nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là Niết-Bàn. Chín từng Trời gọi là Cửu- Dịch Lý Cao Đài Trang 271 Dịch Lý Cao Đài Trang 272

141 CHƯƠNG V Thiên Khai-Hóa, tức là 9 phương Trời cộng với Niết-Bàn là 10; gọi là Thập phương chư Phật Gọi chín phương trời mười phương Phật là đó. Như vậy mà chữ thập trong Bát-quái là một yếu-tố rất quan-trọng như cây cột để giữ vững cho ngôi nhà. Trước đây các Đấng tiền Thánh làm Dịch như Phục-Hi, Văn- Vương, Châu-Công, Khổng-Tử lần-lượt bổ-sung cho bộ Dịch được hoàn thành đến ngày nay, duy chỉ có hai Bátquái: Tiên-thiên Bát-quái và Hậu-thiên Bát-quái thì lấy hướng Nam Bắc làm trục đứng, Đông Tây làm trục ngang. Nhưng ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo Cao-Đài có thêm hai Bát-quái nữa cũng lấy hai Bát-quái trên làm căn-bản mà đổi trục đi là Đông Tây làm trục đứng và Nam Bắc làm trục ngang, mà con đường vận-hành của Bát-quái Cao-Đài là nghịch-chuyển, tức nhiên lấy Đền-Thánh làm chuẩn để định phương-vị cho Bát-quái Cao-Đài, đồng thời là nơi chứa đựng tất cả bí-pháp nhiệm-mầu đều đặt để nơi đây tất cả. Tóm lại phương tu-hành cũng nơi đây mà con đường trở về cõi Niết-Bàn cũng là đây. Thầy có dạy rành: Muốn trọn hai chữ Phổ-độ phải làm thế nào? Thầy hỏi. Phải bày Bửu-pháp chớ không đặng giấu nữa. (TNI/15) Bày ở đâu? - Ở tại Toà-Thánh Tây-Ninh này, có lời dạy: Con nghe: nơi nào Thầy ngự, thì nơi ấy là Thánh- Địa chi chi cũng tại Tây-Ninh đây mà thôi. (TNI/ 98) Nếu hỏi chi chi cũng tại Tây-Ninh đây là gì? -Tất nhiên Đền-Thánh Cao-Đài Tòa-Thánh Tây- Ninh nơi miền Nam Việt-Nam ngày nay là Tòa ngự của Đức Chí-Tôn, tượng-trưng Bạch-Ngọc-Kinh tại thế. Đây là Tòa-Thánh là nơi Đức Chí-Tôn đến, nhất định lập ngôi vị của Ngài trong mọi sự cố-gắng của con CHƯƠNG V cái Ngài, tượng-trưng khối tinh-thần vững chắc, thì có ai đủ quyền-năng nào mà diệt được. Đền-Thánh kể từ đây không còn ai xem nó là vôi, cát, xi-măng nữa, mà là một khối đức-tin của toàn con cái của Đức Chí-Tôn đã tượng nên hình đó vậy. Từ đây một sắc dân nào có đủ đức-tin nơi Đức Chí- Tôn là Chúa-tể vạn loại thì dầu ở nơi phương trời nào, họ sẽ hướng về Đền-Thánh mà cầu-nguyện hằng ngày, hằng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài Đức Chí-Tôn cũng dùng bí-pháp mà lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ để ứng nghiệm cái quyền-năng nơi quả địa-cầu 68 này để bảo-tồn cơ sanh-hóa, vì Ngài là Chúa sự thương-yêu, mà vì thương-yêu mới có sanh sanh hóa hóa. Vậy nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ do bí-pháp mà lập thành. Đền-Thánh là nơi Thầy ngự tại thế, cũng do bí-pháp mà biến tướng ra. Ấy vậy Đền-Thánh này là nơi chứa tất cả bí-pháp của Đấng Chúa-tể càn-khôn ấy. Dầu một dân-tộc nào muốn nghiên-cứu về Tôn-giáo Cao-Đài thì phải đến Tòa-Thánh Tây-Ninh này mà thôi, vì nơi đây đã thành hình Tân-Luật, Pháp-Chánh-Truyền là phương để truyền Chánh-pháp. 5- Long-Mã phụ Hà-đồ tượng trưng chữ thập định vị cho càn-khôn Tất cả bí-pháp ấy nằm trên lưng con Long-Mã phụ Hà-đồ như xưa vua Phục-Hi là người phát hiện Long- Mã đầu tiên vậy. Dịch Lý Cao Đài Trang 273 Dịch Lý Cao Đài Trang 274

142 CHƯƠNG V Long-Mã Phụ Hà-Đồ đặt trên nóc Nghinh Phong-Đài Ngày nay điển-tích ấy đặt nằm ngay trên Nghinh- Phong-Đài của Đền-Thánh đã chỉ rõ phương hướng, đồng thời mang cả bí-pháp diệu mầu của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ- Độ. Long-Mã chạy từ Đông sang Tây, đầu lại ngó ngoáy về Đông, có nghĩa rằng Đạo xuất phát từ Đông như Phậtđạo đã hai ngàn năm trăm năm giáo Đạo rồi; đồng thời truyền qua phương Tây. Thánh Chúa làm chủ tinh-thần nhân-loại đã hai ngàn năm. Nay giáp một chu-kỳ gọi là Thiên địa tuần-huờn châu nhi phục thủy nên Cao-Đài xuất hiện tức là khởi lại phương Đông là Việt-Nam ta ngày nay. Đền-Thánh quay mặt về Đông với ý-nghĩa là đón nhận một nền Đạo Chánh-truyền từ Thượng-Đế: Bát- Quái-Đài ở hướng Đông; nhưng đường trở về của người tu là cõi Tây-phương Cực-lạc nên Hiệp-Thiên-Đài quay hướng Tây, hiệp hướng trên bản-đồ là vậy. Hơn nữa, Long-Mã là con vật trong truyền thuyết để nói lên lý Đạo nhiệm-mầu. Long là vật biến-hóa, bay lên theo đường thẳng đứng, chỉ không-gian, thuộc dương. Mã là con ngựa, có sức khỏe, chạy nhanh vượt đường xa, Dịch Lý Cao Đài Trang 275 CHƯƠNG V mang chở nhiều vật nặng, theo đường ngang, là chỉ thờigian, thuộc Âm. Con vật này thành hình chỉ duy nói lên không-gian và thời-gian mà thôi, là lý Âm Dương điềuhòa cả vũ-trụ, tức nhiên không ngoài hai chữ CÀN KHÔN, ấy là hình ảnh của chữ thập vậy. Như thế để chứng tỏ rằng xưa nay nhân-loại chưa từng thấy con vật kỳ-quái này, mà nói rằng trên lưng nó lại có mang bản Hà-đồ, trên đó có 8 quẻ lạ-lùng nên mới gọi là Bát-quái tức là tám điều bí-ẩn, bởi nó biến-hóa, linh-thông, nhiệm-mầu, huyền-diệu quá; nhưng thật sự không phải con vật này linh thông, mà là trí của Đức Phục Hi quá linh-thông! Nhà Bác-học đầu tiên của nhân-loại! Thuở ấy nhân-tâm còn bán khai nên Chí-Tôn mới mượn những người ở địa-cầu khác đến để mở-mang tríhóa cho nhân-sinh mà thôi, nhưng không giảng-giải bằng phương-pháp cụ thể cho hiểu được mà phải lấy vật tổ này nọ để nói lên một lý Đạo siêu-mầu. Đáng lẽ phải gọi là Bát-tượng hay Bát-tướng mới đúng, nhưng gọi lâu thành quen, không thể sửa mới gọi là Bát-quái. Một bằng chứng cụ-thể: 6- Việt-Nam giòng giống con Rồng cháu Tiên Nay, cả giòng-giống Việt-Nam tự-hào là con Rồng cháu Tiên, thử hỏi có ai đã từng thấy Tiên hay thấy Rồng chưa? Nếu nói theo khoa-học thực-nghiệm thì cái gì thấy được, rờ được mới tin thì đây là vấn đề vô-lý thứ nhất. Còn một vấn-đề vô lý thứ nhì nữa là hai người ở hai nơi khác nhau: Cha Rồng ở biển, Mẹ Tiên ở núi kết-hợp lại sinh ra một bọc trăm trứng, nở trăm con. Chia ra 50 theo Mẹ lên non, theo Cha 50 xuống biển. Hỏi vậy tại sao dân Việt-nam nói riêng, cả nhân-loại nói chung giờ này không thấy ai sanh trứng, mà chỉ sanh con, là do đâu? Nếu nói rằng hoang đường, mê-tín dị-đoan, sao không bỏ đi? Dịch Lý Cao Đài Trang 276

143 CHƯƠNG V Còn nếu nói rằng quá hay sao không giải-thích cho thỏa đáng để mọi người cùng công-nhận? Đã đến lúc Đạo Cao-Đài phải phơi bày lý Âm Dương ấy: Tức nhiên là do hợp số của Tiên-thiên và Hậu-thiên Bát-quái mà ra. Bởi chỉ với 10 con số mà xưa nay dùng đã tự nó chia ra âm dương, về số Tiên-thiên thì: Số lẻ là dương: 1, 3, 5, 7, 9. Cộng hết lại là: =25 (tổng số dương) Số chẵn là âm: 2, 4, 6, 8, 10, cộng lại là =30 (tổng số âm) Hiệp cả hai tổng-số này lại là: 25+30= 55 (còn gọi là cơ nhị ngũ. Hai số 5 liền nhau).là tổng số của Tiênthiên Bát-quái. Nhưng khi qua Hậu-thiên Bátquái thì chỉ có 9 con số. Nếu làm bài toán như trên để tìm tổng-số sẽ là: Số lẻ là dương: 1, 3, 5, 7, 9 tổng cộng =25 (không đổi) Số chẵn là âm (không có số 10): chỉ còn là =20 Hiệp hai tổng số lại là: 25+20= 45 (Lý do xin xem chương VIII nói về Tiên-thiên và Hậu-thiên Bát-quái) Một lần nữa hiệp hai tổng-số của Tiên-thiên và Hậu-thiên Bát-quái: =100. Con số 100 này chính là cái bọc 100 trứng, là thai bào mà Mẹ Âu-Cơ đã sản-sinh ra, tức là như lời Đức Chí-Tôn đã nói, là sự phối-hợp âm dương mà ra: CHƯƠNG V Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí- Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực. Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến ra Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú cầm gọi là chúng-sanh. (TNII/62) Nay, Cao-Đài xác định là hai Đấng Cha Mẹ Thiêng- Liêng là Đức Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu mà Đạo Cao-Đài đã đặt trọn lòng tín-ngưỡng đó. Quả thật hiện tại Cửu-Trùng-Đài đặt giữa Đền- Thánh, tức là giữa Bát-Quái-Đài và Hiệp-Thiên-Đài là đã tạo nên một chữ thập rồi. Kế đến, Long-Mã phụ Hà-đồ đặt lên nóc của Nghinh-Phong-Đài có thanh-kiếm gát ngang là tạo nên một chữ thập thứ hai, ngay một tâm điểm, như vậy một biểu tượng Bát-quái đã thành hình tượng về cơ hữu-hình vậy. Thử hỏi 50 con chia ra ấy nay đã đi đâu? Chính là Trung-thiên Bát-quái hay là Bát-quái Cao-Đài này, thể hiện bằng 50 Thiên-nhãn Thầy làm biểu-tượng trong toàn cả Đền-Thánh là: - 23 Thiên-nhãn chung quanh cửa sổ của Đền, hai mặt trong và ngoài là (23x2)= 46 hiệp với 1 Thiên-nhãn nơi quả Càn-Khôn, 1 nơi Cung Đạo, 1 nơi Hiệp-Thiên-Đài và 1 nơi Thông-Thiên-Đài (đặt bên trong, tức là mặt sau của Thiên-nhãn này Tổng cộng là 50 Thiên-nhãn [(23x2) ]=50. Cả thảy có 50 Thiên-nhãn Thầy đã nói lên lý-do có Bát-quái Cao-Đài hay Bát-quái Đồ-thiên là như vậy. Chính Bát-quái này làm phương hướng cho người tu-hành trong buổi Tam-Kỳ, còn nơi định-vị phải có một Bát-quái vô-vi nữa, tức là Hư-vô Bát-quái. Kinh Phật-Mẫu đã xácđịnh Hư-vô Bát-quái trị Thần qui-nguyên. Dịch Lý Cao Đài Trang 277 Dịch Lý Cao Đài Trang 278

144 CHƯƠNG V Như vậy Đạo Cao-Đài có đến bốn Bát-quái, nghĩa là Đức Chí-Tôn đến lập thêm hai Bát-quái nữa để hoàn thành một nền văn-minh tinh-thần cho nhân-loại, mà trước đây hai Bát-quái kia đã làm nên nền tảng văn-minh vật-chất thật là ơn ích cho nhân-loại rồi, tức nhiên ta thấy trước kia có hai Bát-quái Tiên-thiên và Hậu-thiên xem như Lưỡngnghi phân Tứ-tượng ở giai-đoạn đầu là thể-pháp; giờ đây thêm hai Bát-quái nữa tạo thêm một Tứ-tượng kế tiếp, hiệp chung mới hoàn-thành một Bát-quái hoàn-toàn! Tức nhiên vừa có văn-minh vật-chất vừa có văn-minh tinhthần để bổ sung cho nhau, là cơ âm dương đã đến thời-kỳ hiệp nhứt. Tức nhiên phương Tây đã dựng nên nền văn-minh vật-chất đến chỗ tuyệt-đối huy-hoàng, còn phương Đông từ trước đến giờ đã cống hiến nền văn-minh tinh-thần cho nhân-lọai rồi. Nay Đức Chí-Tôn đến dựng nên mối Đại- Đạo nầy để hoàn-thành một bước tiến mới trong nghĩa Đại Đồng để cho Đông-Tây hòa-hợp. 7- Đông Tây hòa hợp CHƯƠNG V Lời nói của Đức Hộ-Pháp được lập lại lần nữa Ta thường nói: Đông Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới triết-học, tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau, nhưng chung qui cũng gồm về một mối. Lấy cái thực học Âu-Mỹ để so-sánh với thực-học Á-đông cân nhắc nhau thì phần nhiều cái học Á-đông bị lu mờ chỉ vì cách trình-bày, luận-lý không rõ-ràng. Còn về phần tinh-thần thì bao trùm được khắp võ-trụ như: Thiênvăn, Địa-lý, Dịch-lý mà ông cha ta vẫn cho là những môn học khó-khăn, huyền-diệu. Vì những lẽ trên ta thấy khókhăn, khúc-chiết mà xếp đặt cái học thuyết ấy vào hàng tâm-truyền hay bí-truyền. Nhưng nếu ta lấy cái học-thuyết hiện tại của Âu Mỹ hoà với DỊCH-LÝ để giải cho rõ ta cảm thấy cái lý học Á-đông đã đến chỗ tuyệt đối huy-hoàng. Nay chúng ta nhìn đạo-giáo qua lăng-kính của khoa-học qua các phương-trình, công-thức toán-học, số học, vật-lý-học thì dù các phương thức cúng lạy chỉ là một phép dưỡng-sinh cơ thể mà thôi; thì con đường về Thiên-đàng sẽ thành công cũng như các phi-hành-gia bay lên vũ-trụ, nhưng sự huy-hoàng có phần khác. Đời khác Đạo. 8- Lễ Hội-Yến Diêu-Trì ngày 15 tháng 8 Thiên-nhãn chung quanh cửa sổ của Đền Thánh Thử nhìn sự sắp xếp bàn lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là đã gồm trọn trong Bát-quái Đồ-thiên, tức nhiên là các vị-trí của Phật-Mẫu và 9 vị Tiên dự: Đây là sự xếp đặt bàn Lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung thường năm tổ-chức tại Tòa- Thánh Tây-Ninh, vào ngày 15 tháng 8 âm-lịch. Dịch Lý Cao Đài Trang 279 Dịch Lý Cao Đài Trang 280

145 T.S. H.P. T.P 1 CHƯƠNG V 9 VỊ Tiên-Nương SỐ 1 NHỨT-NƯƠNG SỐ 2 NHỊ-NƯƠNG SỐ 3 TAM-NƯƠNG SỐ 4 TỨ-NƯƠNG SỐ 5 NGŨ-NƯƠNG SỐ 6 LỤC-NƯƠNG SỐ 7 THẤT-NƯƠNG SỐ 8 BÁT-NƯƠNG SỐ 9 CỬU-NƯƠNG SỐ 5 Ở GIỮA LÀ PHẬT- MẪU T.S. THƯỢNG-SANH H.P. HỘ-PHÁP T.P. THƯỢNG-PHẨM BÀN HỘI-YẾN DIÊU-TRÌ-CUNG Bàn Hội-Yến cho ta một ý-niệm đây là buổi tiệc họp mặt giữa người vô-hình là Đức Phật-Mẫu và 9 vị Tiên-Nương cùng với 3 người hữu-hình là 3 ông CƯ, TẮC, SANG (sau là người của Hiệp-Thiên-Đài) tham dự là Hộ-Pháp ở giữa, Thượng-Phẩm bên tay mặt, Thượng- Sanh bên tay trái. Buổi tiệc đầu tiên thì do Đức Chí-Tôn dạy thiết lễ này. Hôm ấy người hữu-hình chịu trách nhiệm đãi tiệc bằng thức ăn chay là Bà Hương-Hiếu (Hiền-nội của ông Cao-Quỳnh-Cư sau đắc phong Thượng-Phẩm) còn Bà, sau đắc phong Nữ Đầu-Sư chánh-vị. Khi xong tiệc thì cầu cơ mời Đức AĂÂ (tức là Đức Chí-Tôn) hỏi, thì Đức Ngài có cho biết là Ngài có mặt nhưng ẩn danh. Vậy thì làm bài toán cọng: 9 vị Tiên-Nương và Phật-Mẫu là 10, 3 người hữu-hình là 13. Đức Chí-Tôn ẩn danh và Bà Hương-Hiếu thết đãi là 15 người tất cả. Số 15 này là con số Ma-phương của Bát-quái Đồthiên đó vậy. * Giá trị các con số bàn Hội-Yến: CHƯƠNG V Số của Trung-thiên-đồ: Nhìn trên bàn Hội-Yến qua các con số, nếu ta cọng hàng ngang thì có số chung là 10. Số của thập Thiên-can. Mà có tới 5 tổng-số: 1+9=10, 2+8=10, 3+7=10, 4+6=10, 5+5=10 Năm bài toán như vậy là hoà số 5 của trời với 10 của đất tức là số (10x5) =50 50 tức là cơ hỗn-hợp càn-khôn biến tướng để tạo nên Bát-quái Cao-Đài, là Trung-thiên-đồ, cũng là Bát-quái Đồ-thiên, là hình ảnh của 50 Thiên-nhãn Thầy. * Số Thập thiên can và Thập nhị địa chi Kế đến lấy 9 (9 vị Tiên) + 3 (ba người sống) là 12 người cả thảy. Số 12 là con số thập nhị địa chi. Lấy số 10 ở trên là số thập thiên can thêm vào để làm thành cặp âm dương định cho giờ, ngày, tháng, năm... cả đến hội, vận, thế, mà người Đông-phương đều xử-dụng. Thập thiên-can là 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người Đông-phương rất quan-trọng về sự phối-hợp can chi này trong cách tính ngày, giờ. Thí-dụ: Giáp-Tý, Ất-Sửu, Bính-Dần Kinh Phật Mẫu có câu: Thập Thiên can bao-hàm vạn tượng, Tùng Địa chi hóa trưởng càn-khôn. Trùng huờn phục vị Thiên-môn, Nguơn-linh, Hóa chủng, quỉ hồn nhứt thăng." * 12 mụ Bà, 13 Đức Thầy Người Việt-Nam ta khi cúng thôi-nôi cho đứa bé thường vái 12 mụ Bà, 13 Đức Thầy là đây. Bởi 12 vị Dịch Lý Cao Đài Trang 281 Dịch Lý Cao Đài Trang 282

146 CHƯƠNG V trong Bàn hội-yến là nguồn gốc sản-sanh con người, còn Phật-Mẫu là người Mẹ Thiêng-Liêng đó vậy. Tức nhiên 9 Tiên-Nương là 9 Đấng Nữ Tiên nơi Diêu-Trì- Cung + 3 người sống là ba ông Cư, Tắc, Sang là tượng cho Tinh, Khí, Thần của người hiệp nhứt thành số 12, gọi 12 Mụ Bà. Nhưng người được thành hình do thụ Tinh cha trong cái khởi thuỷ, nên lúc ấy Đức Chí-Tôn nói rằng: ẩn danh là lý do ấy. Cọng 12 và 1 là 13, gọi là 13 Đức Thầy là thế. Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là gì? Đức Hộ-Pháp giải thích rằng Cả thảy con cái Đức Chí-Tôn đều biết, chúng ta tu cốt-yếu mong-mỏi một điều trọng-yếu hơn hết là đoạt cho đặng cơ giải-thoát hay là có phương thế trở lại cựu vị thiêng-liêng của chúng ta và các phẩm chơn-hồn trong càn-khôn vũ-trụ. Đức Chí-Tôn đã lấy quyền cho Phật-Mẫu đào-tạo tám phẩm chơn-hồn tức là chơn-hồn vật-chất, thảo-mộc, thú cầm, nhơn-loại, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Trong tám phẩm chơn-hồn ấy xuất hiện nơi Kim-Bàn do theo luật thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn đã định thì họ phải từ từ tăng tiến mãi, cái luật tăng tiến ấy nó buộc ta mỗi kiếp sanh đều kiếm phương tu, đặng chi? Đặng tạo thiêng-liêng-vị cho chúng ta, các đẳng chơn-hồn ấy khi đoạt đến nhơn-phẩm rồi chia ra hai phẩm hồn đặc biệt: - Ở trong vật-loại tăng tiến lên đoạt nhơn phẩm của mình gọi là hóa-nhân. - Các chơn-hồn ở trong Kim-Bàn đã xuất hiện với địa-vị nhơn-phẩm của mình là nguyên-nhân. Hai phẩm hồn ấy nếu không noi theo đạo đức đặng từ từ bước lên đường Thánh-Đức của mình đặng đoạt cho tới địa-vị cuối cùng là Phật vị, lại làm tội-lỗi thì phải sa vào địa-vị Quỉ-vị. CHƯƠNG V Ấy vậy phần người có nguyên-nhân, hóa-nhân, quỉnhân. Hại thay! Một trăm ức nguyên-nhân do Đức Chí- Tôn đã để lại mặt thế này đặng làm bạn với các đẳng chơn-hồn trong vạn-linh sanh-chúng của Ngài đã đào-tạo thì Phật-vị có 6 ức, Tiên-vị có 2 ức, còn 92 ức nguyênnhân bị đọa trần. Từ ngày Đạo bị bế họ có lắm công tu mà thành thì không thành. Tội nghiệp thay! Vì 92 ức nguyên-nhân ấy mà chính mình Đức Chí-Tôn phải giáng trần lập nền chơn-giáo của Ngài, chúng ta đã ngó thấy cái Thánh-ân, đặc biệt hơn hết là Đức Chí-Tôn đã thấy rõ rằng: các nguyên-nhân ấy không phương gì tự giải-thoát đặng, vì quá tội tình, quá mê-luyến hồng-trần, hoặc đào tạo quả kiếp nặng-nề quá đỗi. Vì cớ cho nên tu thì có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ ngày Đạo bế, thì cơ siêuthoát đã mất tại mặt thế này, chính mình Đức Chí-Tôn biết rằng không thế gì các nguyên-nhân tự mình đoạt cơ giảithoát đặng. Hôm nay Ngài đến lập nền chơn-giáo của Ngài, chúng ta đã ngó thấy lòng yêu-ái vô tận của Ngài là thế nào? Chúng ta thử suy-đoán: không ai nói cho mình nghe hơn Mẹ của mình, không ai dạy-dỗ mình có oai-quyền hơn Mẹ của mình, cái tình-trạng ấy đối với mặt thế chúng ta thế nào thì cái quyền-năng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng- Sống như in, không có mảy-may chi khác. Ngài lập giáo rồi còn một nỗi là kêu nó không đến. Ngài dạy mà không biết chi, chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo, mà 92 ức nguyên-nhân vẫn đui và điếc mà thôi, không biết để chung vào lòng yêu-ái vô tận của Ngài đặng hưởng cái hạnh-phúc vô biên của Ngài đã đào tạo. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật Mẫu và Bần-Đạo đã thuyết-minh là Người nắm quyền tạo-hóa của càn-khôn vũ-trụ hữu-hình trong tay, tức là Đức Phật- Mẫu, có thể nói vào xác thịt của chúng ta để cho chúng ta Dịch Lý Cao Đài Trang 283 Dịch Lý Cao Đài Trang 284

147 CHƯƠNG V nghe lời nói tinh-thần thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn, lời nói mà từ trước tới giờ chúng ta không thế gì nghe được, nhưng Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật Mẫu cơ-quan siêu thoát ấy, phải làm thế nào đặng tận-độ 92 ức nguyên-nhân trở về cựu-vị. Muốn cho đoạt đặng bí-pháp siêu thoát ấy, chúng ta ngó thấy Đức Phật-Mẫu đã làm gì? Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật-Mẫu nắm quyềnhành để rước hết những chơn-hồn khi đã đoạt pháp, tức nhiên đoạt cơ siêu thoát, lập vị mình đặng vào cái địa-vị thiêng-liêng, đoạt đặng thì phải về Hội-Yến cùng Đức Phật-Mẫu. Lễ Diêu-Trì-Cung Hội-Yến mà người ta gọi là Hội, nhưng thật ra chúng ta về hội-hiệp vui cùng Mẹ Sanh của chúng ta đó vậy. Đạo-Pháp gọi là Hội-Yến Diêu-Trì tức nhiên chúng ta đã đoạt đặng cơ siêu thoát nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng- Sống kia, chưa biết nếu chúng ta không tu thì con đường ấy là gì mà chớ? Chính mình Đức Chí-Tôn biểu Đức Phật Mẫu tức nhiên Mẹ sanh của chúng ta cầm cả quyền-năng giải-thoát trong tay đến lập Hội-Yến Diêu-Trì tại mặt thế này và cả con cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên-nhân ấy. Nếu nhập vào cửa Đạo tùng theo chơn-pháp thì đặng hồng-ân của Đức Chí-Tôn cho hưởng cái bí-pháp Diêu-Trì tại thế này, cái cơ siêu thoát thiên-hạ đã đoạt nơi tay họ sẵn, tức nhiên giờ phút cuối cùng này là giờ phút hứng thú, giờ phút chết của họ thì họ đoạt vị một cách dễ-dàng ngôi-vị vào cơquan siêu thoát. Đức Chí-Tôn đã cho không họ đó vậy! Nhờ đó mà cơ-quan tận-độ vạn-linh của Đức Chí- Tôn đã lập lại tại thế này, từ đây sẽ mở rộng cửa Thiêng- Liêng Hằng-Sống đặng đến gom góp cả con cái của Ngài, trở về Hội hiệp một cùng Ngài, bí-pháp Hội-Yến Diêu-Trì là vậy đó. (ĐHP Thuyết tháng 8 Tân-Mão) Sự diệu-mầu của lễ Hội-Yến có liên-quan đến Bátquái Đồ-thiên và Thập-Nhị Thời-Quân như sau: 9- Bát-quái Đồ-thiên nghịch chuyển CHƯƠNG V * Người đời như ba nguyên-lý của vật thể mà đường Đạo là con đường trở về, cho nên người tu phải biết quày chân trở lại. Người sống trong vũ-trụ này không khác nào ba nguyên-lý của vật thể, chẳng hạng như NƯỚC. - Bình thường nước ở trạng-thái thể lỏng, như nước trong sông rạch cứ luân-lưu đổ mãi ra biển cả, hoặc cứ theo dòng thủy-triều lên xuống. Người sống trong đời ví như nước ròng, nước lớn; cứ mãi lặn hụp trong vòng tử sanh, sanh tử, biết đến bao giờ mới đoạn hết trái căn? Giải-thoát kiếp luân-hồi, oan-nghiệt? - Kế đến là nước đóng băng, lạnh giá, đứng dừng một chỗ, có khác nào người sống mà chịu cảnh tội tù. Nơi trần thế có địa-ngục trần-gian thì cõi vô-hình cũng có địa ngục vậy, để phạt người sai trái, những hồn vô căn, vô kiếp, căn quả buộc ràng tránh đâu cho khỏi luật quả báo muôn đời. Đó là vì không biết tu sửa bản tâm mình. - Sau cùng là nước bốc hơi thành mây bay bảnglảng khắp bốn phương trời, nguồn của nước là núi cao trời rộng. Nhưng muốn nước bốc hơi phải chịu dưới sức nóng cao độ. Người muốn vượt từng không để về đến cõi hư-vô tịch diệt thì cũng phải chịu sự kiên trì tu tâm sửa tánh, mới tạo Tiên tác Phật được, là phải quày đầu. Thế nên Bát-quái Đồ-thiên phải chuyển nghịch lại với Bát-quái Hậu-thiên, tức là vận hành theo chiều nghịch với chiều kim đồng-hồ. Thi văn dạy Đạo rằng: Bay đến Hồ Dương phụng gáy chiều, Thần Tiên giáng thế biết bao nhiêu. Trở chân ít kẻ lo đi ngược, Bước đọa xem qua lắm dập-dìu." Dịch Lý Cao Đài Trang 285 Dịch Lý Cao Đài Trang 286

148 CHƯƠNG V Bởi Tu hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh thiêng-liêng. Như trước đây đã nói lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung có liên-quan đến Thập-Nhị Thời-Quân. Vậy sự liên-quan như thế nào giữa Lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung và Thập-Nhị Thời-Quân? CHƯƠNG V B- THẬP-NHỊ THỜI-QUÂN là gì? Là mười hai vị Thánh bên Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền các vị Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh chưởng-quản. Thập-Nhị Thời-Quân đối với Thập-Nhị Thời-Thần. Các chơn-linh đến bực nào cũng phải do nơi ấy mà xuất hiện, như Thầy nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay rồi mới khai thiên lập địa. Thiên khai ư Tý. Địa tịch ư Sửu. Nhơn sanh ư Dần. Các chơn-linh dầu nguyên-nhân hay là Hóa-nhân, hễ chịu hữu-sanh thì đều nơi tay Thập-Nhị Thời-Quân mà siêu đọa, cũng như Thần, Thánh, Tiên, Phật nhờ Thập-Nhị Thời-Thần mà thăng giáng. Thập-Nhị Thời-Quân tức là Thập-Nhị Thời-Thần tại thế đó vậy. Thập-Nhị Thời-Quân chia ra làm ba chi: Pháp, Đạo, Thế. Pháp-Chánh-Truyền dạy: * HỘ-PHÁP chưởng-quản về Pháp (chi Pháp) dưới quyền có 4 người: Hậu là Bảo-Pháp là Bảo-Pháp Nguyễn-Trung-Hậu Đức là Hiến-Pháp là Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức Nghĩa là Khai-Pháp là Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa Tràng là Tiếp-Pháp là Tiếp-Pháp Trương-Văn- Tràng Chi PHÁP lo bảo-hộ luật Đạo và luật đời, chẳng ai qua luật mà Hiệp-Thiên-Đài không biết. * THƯỢNG-PHẨM lo về phần Đạo (chi Đạo) dưới quyền có 4 người: Chương là Bảo-Đạo là Bảo-Đạo Ca-Minh-Chương Tươi là Hiến-Đạo là Hiến-Đạo Phạm-Văn-Tươi. Đãi là Khai-Đạo là Khai-Đạo Phạm-Tấn-Đãi Dịch Lý Cao Đài Trang 287 Dịch Lý Cao Đài Trang 288

149 CHƯƠNG V Trọng là Tiếp-Đạo là Tiếp-Đạo Cao-Đức-Trọng Chi Đạo lo về phần Đạo nơi Tịnh-Thất, mấy Thánh- Thất, đều xem-xét chư Môn-đệ Thầy, binh-vực chẳng cho ai phạm luật đến khắc-khổ cho đặng. * THƯỢNG-SANH thì lo về phần đời (chi Thế), dưới quyền có 4 người: Bảo-Thế thì Phước là Bảo-Thế Lê-Thiện-Phước Hiến-Thế thì Mạnh là Hiến-Thế Nguyễn-Văn-Mạnh Khai-Thế thì Thâu là Khai-Thế Thái-Văn-Thâu Tiếp-Thế thì Vĩnh là Tiếp-Thế Lê-Thế-Vĩnh Xem cách Thầy ban Pháp-Chánh-Truyền như trên cũng đã thấy cái lý âm dương trong ba Chi rồi vậy. Hai chi Pháp và Đạo (thuộc về Đạo) thì Thầy đặt tên các vị ở trước, đặt phẩm-tước sau, chỉ duy chi Thế là Đời, nên đặt tước-phẩm ở trước và tên các vị ở sau. Ấy là ngay trong một cơ-quan cũng phải đủ lý âm dương tương-hiệp. Có nghĩa rằng Đạo thì lo tô-bồi Nhơntước để khi đến với Đại-Đạo thật sự chỉ là một sự hợpthức-hóa, mượn Thiên-tước làm con đường trở về mà thôi. Còn Đời trọng cái Thiên-tước mà ít khi trau-giồi Nhơn-tước, tức là không lo trau cái tâm, sửa cái tánh. Đến khi có được Thiên-tước thì giống như hữu danh vô thực, chớ thực tài không có, như lời tiên-tri của Đức Nguyệt- Tâm rằng: Chức-sắc chuộng quyền hơn chuộng Đạo, Nhân-sanh lo cốt chẳng lo bì. Mão cao dễ rớt nên thành nhác, Cổ ngắn khó kêu phải hóa lì Một sự nhắc-nhở sâu xa của thiêng-liêng vậy! Thầy dạy Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành-đạo. Thầy cho các con biết: Hễ trọng quyền ắt có trọng phạt. CHƯƠNG V Đức Hộ-Pháp nói Còn nhứt Phật, nhị Tiên, thậpnhị Thánh tại Hiệp-Thiên-Đài thì là các Đấng hầu-hạ bên Thầy lúc trước, nay tuy xuống thế cũng cứ giữ phận hầu Thầy mà thôi. 12 vị Thời-quân đây là thuộc về cơ-quan Hiệp- Thiên-Đài, là một trong ba cơ-quan trọng yếu của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Bởi: Hiệp-Thiên-Đài là nơi chuyên về Đạo pháp, bảohộ luật đời và luật Đạo, như Ngọc-Hư Cung nắm Thiên- Điều tức là Ngọc-Hư-Cung tại thế mà Hộ-Pháp chưởngquản. Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời đó vậy. Hiệp là chung với, Thiên là trời; hiệp cùng Trời tức là cửa vào đường trời, cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Trong Hiệp- Thiên-Đài có Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh như đã nói trên. Ngày khai Đại-Đạo tại Từ-Lâm-Tự (tức là chùa Gò- Kén, Tây-Ninh) khởi ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (dl ) Thầy ban Pháp-Chánh-Truyền cho Cửu- Trùng-Đài trước. Qua ngày 12 tháng 1 năm Đinh-Mão Đức Chí-Tôn mới lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài phong các vị có tên như trên vào phẩm Thập-Nhị Thời-Quân. Xin liệt kê danh sách tất cả 15 vị thuộc cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài, như sau: * Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài (xếp tuổi tác theo thứ-tự của 12 con Giáp) Dịch Lý Cao Đài Trang 289 Dịch Lý Cao Đài Trang 290

150 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Thượng-Phẩm 上品 Fr: Chef du Domaine Spirituel Chưởng-Quản Chi Đạo Thế danh: Cao-Quỳnh-Cư ( ) Ngày sinh: năm Mậu-Tý 1888 Ngày qui: 1-3 Quí-Tỵ (1929) Thọ 42 tuổi. Thượng-Sanh 上生 Fr: Chef du Domaine Temporel Chưởng-Quản Chi Thế Thế danh: Cao-Hoài-Sang ( ) Ngày sinh: năm Tân-Sửu (1901) Ngày qui: 26-3 Tân-Hợi (1971) Thọ 70 tuổi. Hiệu: Huệ-Giác, Thanh- Thủy Hộ-Pháp 護法 Fr: Chef suprême du Temple de l Alliance Divine Chưởng-Quản Hiệp-Thiên- Đài kiêm Chưởng-Quản Chi Pháp. Thế danh: Phạm-Công-Tắc ( ) Ngày sanh: 5-5 Canh-Dần. Ngày qui: 10-4 Kỷ-Hợi. Thọ 70 tuổi. Hiệu ÁI-DÂN Giáo-chủ Đạo Cao-Đài, Đức Hộ-Pháp là vị Giáochủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ- Độ Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập-Nhị Thời-Thần, tức là tuổi 12 vị này ứng với 12 con Giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tuy tuổi tác các vị lớn nhỏ khác nhau, nhưng đặc biệt không ai trùng tuổi với ai tất cả; xếp theo thứ-tự 12 chi là: Dịch Lý Cao Đài Trang 291 Dịch Lý Cao Đài Trang 292

151 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Khai-Pháp 開法 Fr: Réformateur Juridique Thế danh: Trần-Duy- Nghĩa ( ) Ngày sinh: 17-8 Mậu-Tý (1888) Ngày qui 22-1 Giáp-Ngọ (1954) Thọ 66 Tuổi Hiến-Pháp 憲法 Fr: Rénovateur Juridique Thế danh: Trương-Hữu- Đức ( ) Ngày sinh 2-2 Canh-Dần (1890) Ngày qui Ất-Mão Thọ 85 Tuổi Khai-Đạo 開道 Fr: Réformateur Religieux Thế danh: Phạm-Tấn-Đãi ( ) Ngày sinh 22-7 Tân-Sửu. (1901) Ngày qui 19-2 Bính-Thìn ( ) Tiếp-Thế 接世 Fr: Législateur Temporel Thế danh: Lê-Thế-Vĩnh Sinh năm: Quí-Mão (1903) Ngày qui: bị mất tích, không biết ngày qui. Dịch Lý Cao Đài Trang 293 Dịch Lý Cao Đài Trang 294

152 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Bảo-Pháp 保法 Fr: Conservateur Juridique Thế danh: Nguyễn- Trung-Hậu ( ) Ngày sinh Nhâm-Thìn (1892) Ngày qui: 7-9 Tân-Sửu (1961) Hiến-Thế 憲世 Fr: Rénovateur Temporel Thế danh: Nguyễn-Văn- Mạnh ( ) Ngày sinh: Giáp-Ngọ (1894) Ngày qui: 15-1 Canh- Tuất Thọ 76 Tuổi Tiếp-Pháp 接法 Fr: Législateur Juridique Thế danh: Trương-Văn- Tràng ( ) Ngày sinh: Quí-Tỵ (1893) Ngày qui: 15-1 Ất-Tỵ (1965) Thọ 63 Tuổi Bảo-Thế 保世 Fr: Conservateur Temporel Thế danh: Lê-Thiện- Phước ( ) Ngày sinh: Ất-Mùi (1895) Ngày qui:17-3-ất-mão (1975) Thọ 80 Tuổi Dịch Lý Cao Đài Trang 295 Dịch Lý Cao Đài Trang 296

153 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Hiến-Đạo 憲道 Fr: Rénovateur Religieux Thế danh: Phạm-Văn- Tươi ( ) Ngày sinh: Bính-Thân (1896) Ngày qui: 8-4 Bính-Thìn (1976) Thọ 80 Tuổi Hiệu: Lạc-Nhân Bảo-Đạo 保道 Fr: Conservateur Religieur Thế danh: Ca-Minh- Chương ( ) Ngày sinh: Giáp-Tuất (1874) Ngày qui: Mậu- Thìn (1928) Thọ 54 Tuổi Tiếp-Đạo 接道 Fr: Législateur Religieux Thế danh: Cao-Đức- Trọng ( ) Ngày sinh: Đinh- Dậu (1897) Ngày qui: 23-5 Mậu-Tuất (1958) Thọ 61 Tuổi Khai-Thế 開世 Fr: Réformateur Temporel Thế danh: Thái-Văn- Thâu ( ) Ngày sinh: Kỷ-Hợi (1899) Ngày qui: 2-6 Tân-Dậu (1981) Thọ 92 Tuổi Trong số 12 Thời-quân thì người lớn tuổi nhất là Ngài Bảo-Đạo Ca-Minh-Chương tuổi Giáp-Tuất (1874), Ngài đứng đầu mang chữ Giáp, Giáp là chủ. Dịch Lý Cao Đài Trang 297 Dịch Lý Cao Đài Trang 298

154 CHƯƠNG V Người nhỏ nhất là Tiếp-Thế Lê-Thế-Vĩnh tuổi Quí- Mão (1903) đứng cuối hàng Thiên-can mang chữ Quí. Về Thập nhị địa chi thì Pháp là khai, nên Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa đứng đầu tuổi Tý (Mậu-Tý), Khai-Thế Thái-Văn-Thâu tuổi Hợi (Kỷ Hợi), đứng cuối hàng địa chi (Hợi) Về phép Thiên can chuyển hóa Hiến-Thế là Giáp, Tiếp-Thế là Quí. Về phép thu-liễm của Địa chi Khai-Pháp là Tý, Khai-Thế là Hợi. Về mặt siêu hình Đạo biến sinh ra Pháp, còn về mặt hữu-vi mỗi cái chi có trật-tự, có định-vị tức là Pháp trị, Đạo ở giữa đó là Phật. CHƯƠNG V C- THẬP-NHỊ THỜI-QUÂN ứng với THẬP-NHỊ THỜI-THẦN Xem đồ hình thấy có đủ Thập-Nhị Thời-Quân ứng với 12 con giáp, tức là tuổi của các vị này ứng với Thập- Nhị Thời-Thần. Bát-quái Đồ-thiên vẫn có đủ số 15 là hình-ảnh của 15 vị trong cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài. Xem như trên thì Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài tức là ba vị Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh, Hộ-Pháp có tuổi lần-lượt là Tý, Sửu, Dần; tức là đứng đầu ba con giáp. Trong 12 vị Thời-quân cũng vậy, có ba vị: Khai-Pháp (Tý), Khai-Đạo (Sửu), Hiến-Pháp (Dần) cũng đứng đầu ba con giáp, tạo thành Tam âm, tam dương để điều-hòa máy âm dương của trời đất. Tuổi tác các vị này quan-hệ đối với cơ Đạo cũng như thời-tiết bốn mùa trong một năm vậy. Tất nhiên rất trọng-yếu. Dịch Lý Cao Đài Trang 299 Dịch Lý Cao Đài Trang 300

155 CHƯƠNG V CHƯƠNG V 1- Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài định Trùng-Đài, lập vị cho cả Tín-đồ; phần xác phù-hợp với phần thiêng-liêng, un-đúc giữ-gìn cho các lương-sanh ấy nhớ cựu-phẩm mình hầu buổi chung-qui Hộ-Pháp mở cửa Bát-Quái-Đài đem tên tuổi ấy vào thờ cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cho xứng phận. Trong Pháp-Chánh-Truyền Chí-Tôn lập Hội- Thánh Cửu-Trùng-Đài, Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài, mà trước khi Chí-Tôn đến gieo truyền mối Đạo là Thiên-điều đã định mở cửa Thập-Nhị Khai-Thiên đặng đem cơ cứu khổ để tại mặt thế-gian này mà cứu vớt toàn cả Cửu nhị ức nguyên-nhân, con cái của Ngài, Chí-Tôn giao phó cho Hiệp-Thiên-Đài, mà trong Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài có 15 người (kể luôn (HP) Hộ-Pháp, (TP) Thượng-Phẩm, (TS) Thượng-Sanh ở tam-giác trong cùng. Hơn nữa khi Chí-Tôn đến: Lập Pháp-Chánh-Truyền giao cho Hiệp-Thiên-Đài gìn-giữ trong đó có diệu-pháp của Chí-Tôn đến lập vị cho con cái của Người tại thế-gian này. Ngài mượn xác thịt của con cái Ngài tổng hợp lại cho có trật-tự, có đẳng-cấp tức nhiên là lập Thánh-thể của Ngài; các phẩm-trật có liên quan với các phần-tử, tức nhiên Hội-Thánh tổng hợp lại là Thánh-thể của Ngài, mà hễ đạt quyền được tức nhiên về với Ngài được. Ấy vậy, Pháp-Chánh Hiệp-Thiên là phương định vị, lập quyền đặng hiệp một con cái của Chí-Tôn cùng Chí- Tôn vậy. Hiệp-Thiên-Đài là hình-trạng của Ngọc Hư-Cung tại thế, ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng đi đến Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc-Thế-Giới và Bạch-Ngọc- Kinh là nơi chúng ta hội-hiệp cùng Thầy hay là chỗ ải địa đầu ngăn cản các chơn-linh chẳng cho xâm-phạm đến đường Tiên nẻo Phật. Lòng từ-bi của Thầy để cho có kẻ rước là Thượng- Sanh, người đưa là Thượng-Phẩm và người dẫn nẻo mở đường cứu độ là Hộ-Pháp đặng đem cả con cái của Thầy về giao lại cho Thầy, kẻo Thầy hằng ngày trông đợi. Còn luận theo tính chất thì nó là một cái Tòa lựa chọn người lương-sanh đem vào hiệp làm một với Cửu- Hễ Đạo còn ắt tên tuổi cũng còn, cái cơ đắc Đạo tại thế cũng do nơi ấy vậy. 2. Chơn-pháp của Đại-Đạo Theo Chơn-pháp của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thì mọi cơ-cấu nơi cõi vô-hình đều có cơ-cấu hữu-hình đối tượng của Đạo nơi mặt thế. - Ở cõi thiêng-liêng có Cửu-Thiên Khai-Hóa thì trong cửa Đạo Cao-Đài có đối tượng hữu-vi là Cửu- Trùng-Đài. - Còn ở vô-hình có cơ-cấu tạo ra cung Trời là Thập- Nhị Khai-Thiên, tức là Thập-Nhị Thời-Thần, thì ở cửa Đạo Cao-Đài có đối tượng hữu vi là Thập-Nhị Thời-Quân. Còn nói về Hội-Yến Bàn-Đào thì ở vô-hình Diêu- Trì-Cung mỗi năm đến mùa đào chín, Đức Diêu-Trì Kim- Mẫu tức là Đức Phật-Mẫu mở lễ Hội-Yến Bàn-Đào có tất cả chư Phật, chư Tiên ở các nơi đều về chầu Lễ, được ăn một quả đào Tiên sẽ đặng trường sanh bất tử; thì ở cửa Đạo Cao-Đài cũng có tổ-chức một cuộc lễ hữu-vi đốitượng tại Đền Thờ Phật-Mẫu ở Tòa-Thánh Tây-Ninh cho cả Chức-sắc Thiên-phong và toàn Đạo ở các nơi về dự; nhứt là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đều về chầu Lễ để hưởng hồng-ân điển-lực của Đức Phật-Mẫu ban cho. 3- Hỏi: tại sao có mặt Thập-Nhị Thời-Quân dự bồi tửu trong Bàn Hội-Yến? - Nơi cõi vô-hình phải có Thập-Nhị Khai-Thiên tức là Thập-Nhị Thời-Thần phối-hợp nhau để tạo nên Dịch Lý Cao Đài Trang 301 Dịch Lý Cao Đài Trang 302

156 CHƯƠNG V cung Trời, thì ở mặt thế này đối-tượng của Thập-Nhị Khai-Thiên là Thập-Nhị Thời-Quân cũng phải phối-hợp cùng nhau để giúp tạo thành hình tướng của Đạo Cao-Đài. Vì đó mà Thập-Nhị Thời-Quân mới có mặt bồi tửu trong buổi Lễ Hội-Yến. Bên Cửu-Trùng-Đài là hình ảnh Cửu-Thiên Khai- Hóa, mà nơi cõi vô-hình thì Cửu-Thiên Khai-Hóa chỉ là sự phân chia đẳng-cấp của cơ Trời; còn về phần hữu-hình thì Cửu-Trùng-Đài cũng chỉ là phận-sự chia đẳng cấp trong cửa Đạo mà thôi. Nếu bên vô-hình Cửu-Thiên Khai-Hóa không dự phần phối-hợp để tạo ra cung trời, thì trong đối-tượng về phần hữu-hình cũng không có dự phần phối-hợp để giúp tạo thành hình tướng của Đạo Cao-Đài. Vì những nguyên-nhân trên đây mà Chức-sắc Cửu- Trùng-Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung, lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài. Ngày ấy là ngày vui cho sự trường-tồn vĩnh-cữu của cõi trời, ngược lại cảnh đào-độn của Tam-Thập-Lục- Thiên. Thứ nhất cũng là ngày vui cho sự trường-tồn, vĩnhcữu của Đạo Cao-Đài đến thất ức niên. Thập-Nhị Thời-Quân chính là Thập-Nhị Thời-Thần nên số tuổi của các Ngài thể hiện con số thập nhị Địa chi của Đạo trời, vì vậy mà tuổi của 12 vị Thời-quân mỗi người đứng đầu một con giáp không ai trùng hợp với ai mà lại còn có sự đặt định một cách khít-khao, huyền nhiệm vô cùng. Đức Hộ-Pháp có giải: Cả toàn Thánh-thể và con cái Đức Chí-Tôn đều hiểu: Trong 12 vị Thời-quân của 12 con giáp là cơ huyềnbí tạo càn-khôn vũ-trụ thế nào có lẽ cả tinh-thần của toàn thể con cái Đức Chí-Tôn đều hiểu thấu. CHƯƠNG V Truyền thuyết cho rằng trên Thiên-cung Phật-Mẫu có vườn Đào, phải đến năm đào mới trổ hoa, năm sau đào mới kết trái, năm sau nữa đào mới chín. Nếu chỉ tính về con số cộng cả thảy từ khi đào ra hoa đến khi đào chín phải mất đến năm, thì lâu quá, có lẽ chẳng ai hưởng được bao giờ, nhưng Đạo là lý. Phải lấy lý mà suy xét vậy. Bởi Đạo cốt yếu là do âm dương phối-hợp mà sanh biến ra, nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo, nhưng cái âm dương của Đạo đều biểu tượng bằng hai quẻ càn-khôn mà ra. Nhìn vào quẻ càn thấy có 3 nét liền, quẻ khôn có 6 nét đứt, số nét của khôn gấp đôi lần số nét của quẻ càn. Nhưng trên nguyên-tắc là lấy âm bao dương, bởi âm thì có tính ngưng tụ, còn tính của dương thì tán, nghĩa là đi ra, cho nên sự tồn tinh dưỡng khí là lấy âm bao dương, có hình ảnh trên đây; nghĩa là chia hai quẻ khôn ra, mỗi nửa của quẻ Khôn đặt hai bên quẻ càn. Càn đặt ở giữa mới thành ra có đến 3 lần số 3 nét, đã đều nhau, giống như 3 phẩm-cấp Cửu-Trùng-Đài. Như vậy, người tu theo đạo Cao-Đài cũng phải qua ba cấp: Tiên-vị, Thánh-vị, Thần-vị, mà mỗi cấp như vậy phải tạo cho đủ ba ngàn công quả, ấy là vô kỷ (0), vô công (0), vô danh (0). Qua ba phẩm cấp như thế là được con số của quả Đào Tiên của Phật-Mẫu, chính là đạt Đạo. Nếu tính từ trên xuống, Thánh-thể Đức Chí-Tôn qua ba cấp, phải lập 3 con số 0. Ba ngàn công-quả đây là nói lý; nghĩa là người tuhành phải chân-thật: - Tức nhiên tu là biết quên mình, là tạo được một số không (0). 4- Quả đào Tiên của Phật-Mẫu Dịch Lý Cao Đài Trang 303 Dịch Lý Cao Đài Trang 304

157 CHƯƠNG V - Tu mà không tham công, không tính-toán, là tạo được một số không (0). - Tu mà chẳng ham danh-lợi cho mình, là tạo được một số không (0). Tiên Vị Thánh Vị Thần Vị Giáo-Tông đối phẩm Thiên Tiên Chưởng-Pháp đối phẩm Nhơn Tiên Đầu-Sư đối phẩm Địa Tiên Phối-Sư đối phẩm Thiên Thánh Giáo-Sư đối phẩm Nhơn Thánh Giáo-Hữu đối phẩm Địa Thánh Lễ-Sanh đối phẩm Thiên Thần Bàn Trị Sự đối phẩm Nhơn Thần Tín đồ đối phẩm Địa Thần BA CẤP, CHÍN PHẨM đối phẩm CỬU PHẨM THẦN TIÊN Ba con số không xếp liền nhau 000, đặt số 3 phía trước thành ra công-quả vậy. Nhà Phật nói: Sắc tức thị không (tạo ra cho có mà không cần tính-toán), không tức thị sắc (dù không tínhtoán nhưng mình đã hoàn-toàn phụng sự thì đã có làm rồi, có công rồi) là thế đó. Bấy giờ qua ba cấp tu-hành, tức là mỗi một cấp bực cũng phải thực-hiện được công-quả như vậy thì sẽ hưởng được một công-quả xứng đáng tính ra là có đến công-quả với thiêng-liêng thì sẽ được hưởng quả Đào Tiên năm của Phật-Mẫu đó vậy. Số 9 cũng là đường về của người tu đắc Đạo (xem Bát-quái Hư-vô) 5- Sự liên-quan giữa Diêu-Trì-Cung và Hiệp- Thiên-Đài CHƯƠNG V Đức Hộ-Pháp nói: Buổi đầu thâu Thập-Nhị Thời-Quân đủ rồi mới mở Đạo. Tại sao phải có đủ Thập-Thị Thời-Quân? - Bởi Thập-Nhị Thời-Quân là của Hiệp-Thiên-Đài là cơ Pháp. Nguồn cội của Pháp đã biến sanh ra vạn-vật. Phật là trước, rồi mới Pháp là thứ, kế Tăng hiệp lại thành ba ngôi. Trong PHÁP ấy xuất hiện PHẬT-MẪU kế tới vạnlinh. Vì cớ cho nên Diêu-Trì-Cung cùng Hiệp-Thiên-Đài có tình mật-thiết cùng nhau về một căn-cội Pháp để vậnhành nguơn-khí tạo ra vạn-linh Thập-Nhị Thời-Quân với Thượng-Phẩm, Thượng- Sanh và Bần-Đạo (Hộ-Pháp). Trong 15 người thì có 4, 5 người lãnh lịnh mà thôi. Đức Chí-Tôn kêu anh Thượng-Phẩm lãnh trách-nhiệm lo cứu thế, kế anh qui Thiên, để lại cái gánh nặng-nề cho Bần-Đạo. Bần-Đạo đã thường nói: - Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài của Giáo-Tông. - Hội-Thánh Phước-Thiện của Hộ-Pháp, tức là Hiệp-Thiên-Đài đó vậy. Hội-Thánh Phước-Thiện là thay thế cho Hiệp-Thiên-Đài lo cứu khổ để giải khổ cho toàn nhân-loại. 6- Đức Phật-Mẫu độ ai trước nhất? Đức Phật-Mẫu nói: Thiếp vì cảm-tình xưa mà phải chính mình đến cùng Cửu-Nương giúp cho hiểu mọi điều. Diêu-Trì-Cung đã thượng sớ lên Chí-Tôn. Bảo-Đạo Chơn-Quân kiện nơi Ngọc-Hư-Cung. Thiếp còn nhớ khi đến dìu-dắt chư Đạo-hữu vào đường Đạo. Phải nói Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thì Thiếp đã nói vì tình riêng của Dịch Lý Cao Đài Trang 305 Dịch Lý Cao Đài Trang 306

158 CHƯƠNG V mấy Đấng Chơn-Quân đến lo cứu độ chớ không phận-sự chi trong lúc này và cũng bởi lịnh Chí-Tôn sai khiến, chắc rằng không phải Thiếp mở Đạo thì không phương hànhđạo đặng. Khi Thiếp mở Đạo thì độ ai? Có phải là cả Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài không? Các Chơn-Quân thiệt tình của Thiếp là ai chăng? Cười! ôi, cũng bởi nơi Thiếp mà chư Hiền-hữu phải chịu hành-hà phàm xác, khổ-não muôn phần. Chí-Tôn đã hứa khi ấy với Thiếp rằng: Thế nào cũng nâng-đỡ chư Hiền-hữu, chẳng cho ai ỷ lộng quyền mà lấn hiếp. Thiếp mới đến khai Đạo cho chúng-sanh đặng phụ-mẫu song toàn. Nào dè, vì lòng Đại-Từ-Bi quá thương nhân-loại, đành để chư Hiền-hữu chịu hành-hà đến đỗi Thiếp đã dâng sớ cầu xin Chí-Tôn lượng xét, còn Bảo- Đạo kiện cùng Ngọc-Hư-Cung những kẻ vô Đạo của Cửu- Trùng-Đài. Thiếp đã thấy chán-chường, Lý Thái-Bạch muốn lo Hòa đặng Đạo thành, nên đã nhìn-nhận tội-lỗi nhiều người, nhưng vì công dày nên không đành để Thiên-điều định án, buộc phải nạp những kẻ ấy cho Tòa Tam-giáo. Lý Thái-Bạch đành nhận quyền của Hiệp-Thiên-Đài từ đây, không ai chối cải nữa cho đặng. Tại sao Đức Phật-Mẫu lại độ Hiệp-Thiên-Đài trước? Vì Phật-Mẫu ban sơ đến Hiệp-Thiên-Đài làm Mẹ của chữ KHÍ tức là khí sanh vạn-vật. Lấy nguơn-pháp trong chữ Khí biến thành càn-khôn vũ-trụ, nên Phật-Mẫu trước đến Hiệp-Thiên-Đài thuộc Pháp, tức là tòa ngự của Người, rồi sau mới lập Cửu-Trùng-Đài. 7- Nhiệm-vụ của Thời-Quân được Ngài Khai Pháp giáng cơ xác nhận "Ngày Bần-Tăng về Chí-Tôn mới rõ quyền-năng Thiên-triều vô biên. Chính Bần-Tăng rón-rén bước vô Dịch Lý Cao Đài Trang 307 CHƯƠNG V Bạch-Ngọc-Kinh phải nhờ chơn-linh Vi-Hộ dẫn tấn. Từ đây mới biết Chí-Tôn phần nào và được thấu-đáo nhiệmvụ của Thời-quân, chẳng những nơi thế-gian này mà còn nơi cõi Thiên nữa. Như thế mới khiếp sợ trách-vụ mình. Nếu quí vị được thấy thì tưởng không còn muốn ở cõi trần nữa làm gì. Vậy Bần-Tăng ước mong quí Bạn Thời-Quân dòm về hướng Chí-Tôn để rộng quyền làm tròn Thiên-soái-mạng. 8- Vai-trò Ba chi của Hiệp-Thiên-Đài Ảnh dưới đây là nơi thờ Chư vị Chức-sắc Đại Thiên-phong Hiệp-Thiên-Đài. Khi mở cửa bí-pháp ấy Chí-Tôn để trọn quyền cho Diêu-Trì-Cung thay quyền cho Cửu-Phẩm Thần-Tiên cùng Phật-vị. Dịch Lý Cao Đài Trang 308

159 CHƯƠNG V Đối chiếu lại là Hiệp-Thiên-Đài thay quyền cho Vạn-linh: Pháp, Đạo, Thế. - Pháp thì Hộ-Pháp. - Đạo thì Thượng-Phẩm. - Thế thì Thượng-Sanh. Ngôi vị của Tam quyền, có thể đã định sẵn là: Đạo bên tay mặt, Thế bên tay trái (của Hộ-Pháp), còn Pháp thì tại trung-ương. Vậy thì Khai-Pháp đặng quyền ngồi chính giữa. Một ngày kia nếu cả thảy qui vị thì cũng sắp như thế. Thiên-Tôn xem lại địa-vị của họ nơi Đền-Thánh mà sắp thì đúng chơn-pháp. Ngài Hiến-Pháp nhận-định về ba vị Chưởng-quản ba chi của Hiệp-Thiên-Đài: Từ ngày lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đến nay, hệ-thống tổ-chức của Tòa-Thánh Tây-Ninh đều căn-cứ vào luật-pháp chơn-truyền mà lập thành Hội-Thánh, trên có một vị Chức-sắc cao cấp nhứt trong Đạo cầm quyền thống-lãnh toàn Đạo như Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc, kế đến Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư và Đức Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang. Tưởng cũng nên hình dung lại sứ mệnh và hànhtrình của các Ngài: - Đức Phạm Hộ-Pháp thuộc về chi Pháp. Ngài đã phán-quyết với một đức tính công-bình đi đôi với lòng thương-yêu vô tận; gắn liền trên mọi hình-thức lồng trong những bài Thuyết-đạo làm cho nhơn-sanh rất thỏa-mãn và tận tâm phục-vụ theo thuyết-định của Đức Ngài, không biết đến bao giờ quên được công đức của đức Ngài vậy. - Đức Cao Thượng-Phẩm thuộc về chi Đạo: Ngài đã về trước nơi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, lưu lại cho Đạo một khối tinh-thần cao-thượng vô biên, là sự xây dựng đầu tiên biết bao khổ-hạnh, thử-thách; nhưng Đức Ngài CHƯƠNG V không nản, quyết tâm tạo cho được một nguồn hạnh-phúc chung cho Nhơn-sanh tức là Đạo-nghiệp ngày hôm nay. - Đức Cao Thượng-Sanh thuộc về chi Thế: là một gương-mẫu tinh-hoa của thế gian. Sự Từ bi, Bác-ái của Đức Ngài được nung-nấu và in sâu trong tâm-hồn của toàn Đạo. Từ tư-tưởng phát sinh ra hành-động được mô-tả trong văn thi, kinh điển để lưu lại cho thế-nhân một sự dung-hòa rất hữu-ích cho việc tu thân và trong trường-hợp tiếp nhân xử kỷ. Đức Chí-Tôn đã dùng ba vị Tướng-soái sẵn có những báu vật vừa đức-tin vừa đức tánh qui-tụ lại thành một tinh-thần tối cao, tối trọng biểu-tượng nên một hệthống giá-trị đạo-đức có thể nói là một lập-trường thươngyêu vững-chắc để bảo-đảm hạnh-phúc chung cho nhânloại. Giờ đây ba vị Tướng-soái đã triều-thiên, nên mới đến vai-tuồng của Thập-Nhị Thời-Quân phải đảm-đương trọng-trách cầm quyền Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài là quyền tối cao của Hội-Thánh đương kim. Điều ấy cũng do theo công-lệ tiền tấn hậu kế. Dịch Lý Cao Đài Trang 309 Dịch Lý Cao Đài Trang 310

160 CHƯƠNG V CHƯƠNG V 9- Số 12 thành hình là do 9+3 Thiên-mạng của Thập-Nhị Thời-Quân ra sao? Ngài Bảo-Pháp cầu hỏi Thầy Chín là cơ vận-chuyển, 3 là 3 ngôi. (tháng 7 Mậu-Thìn dl ). Lấy 3 ngôi hiệp vào cơ vận-chuyển tức là cơ qui nhứt. Nắm cả các pháp trong tay, mà người nắm pháp ấy là chúa-tể càn-khôn vũ-trụ, nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy. Số 3 cũng nằm trong qui luật: Tý, Sửu, Dần, đứng đầu trong 12 chi. Khi trời đất chưa khai, là một khí không không. Sau khi định hội Tý thì gọi là vô-danh thiên địa chi thủy, thế nên khi tạo trời gọi là Thiên khai ư Tý Đất thành hình là thời-kỳ Địa tịch ư Sửu còn gọi là hữu danh vạn-vật chi mẫu tức là có tên gọi, muôn vật có hình bắt đầu thọ nơi Mẹ hóa sanh. Nay đến hội tam-kỳ kết-quả của thời Nhơn-sanh ư Dần do vậy mà Cao-Đài Đại-Đạo ra đời để độ hết quầnlinh về cõi Niết-Bàn, chẳng để một điểm chơn-linh nào ở miền Đông-độ, gọi là thời-kỳ đại ân-xá lần ba. Do vậy số 3 là cơ-quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở trong càn-khôn vũ-trụ này, kết hợp với số 9 là một con số huyền-diệu, nó là cơ chuyển biến đến mực độ toàn tri, toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ để trở về cơ qui nhứt. Nó cũng là hình ảnh của ngôi Thái-cực đứng trước luật âm dương thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-quản trong đó. 12 là con số riêng của Thầy. Thế nên trong Bàn Hội-Yến lúc nào cũng có đủ ba chi Pháp (Hộ-Pháp), Đạo (Thượng-Phẩm), Thế (Thượng- Sanh). Lúc các Ngài còn sanh tiền hay khi tất cả các Ngài đều qui Thiên cũng vậy, cũng biểu-tượng đủ con số 12, tức là 9 vị Nữ Tiên và 3 vị Hiệp-Thiên-Đài. Ngay trong buổi này các Ngài đã qui Thiên rồi thì trong buổi Hội-Yến Diêu-Trì-Cung có các bài thài để cúng tế. Đức chí-tôn giáng cơ trả lời: Trọng lắm! Mà bây giờ chưa có chi cho lắm, chớ Thập-Nhị Thời-Quân ngày nào có công việc rồi, các con sẽ thấy công việc của các con lớn-lao là dường nào! Rất đỗi ở thế một viên chức nhỏ như Chủ tỉnh còn nhiều quyền-hành rộng lớn thay! Huống chi các con là BẢO, HIẾN, KHAI, TIẾP cả toàn cầu, thì trách-nhậm phải làm sao thì các con cũng hiểu. Nhưng Thầy chưa phân định vì các con chưa tới kỳ hành sự đó. Dịch Lý Cao Đài Trang 311 Dịch Lý Cao Đài Trang 312

161 CHƯƠNG V D- Lý-do Thầy chia hai cơ-quan hữuhình: Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài 1- Về mặt hữu-hình: Đức Thượng-Phẩm cho biết: Các em cũng dư hiểu rằng các giáo-lý từ xưa đã bị thất-kỳ-truyền là tại Môn-đồ của họ không chịu đặt mình trong khuôn viên Luật-Pháp của giáo-lý ấy. Nếu một thời-kỳ mà một giáo-lý đã thất chơntruyền thì đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang-thương biến đổi! Cũng vì lẽ ấy mà nay Đức Chí-Tôn giáng trần lập Đạo, lại chia hình-thể của Ngài ra hai phần để có phương kềm-thúc nhau trên bước đường lập vị. - Phần Cửu-Trùng-Đài chuyên về mặt giáo-hóa nhơn-sanh, - Còn phần của Hiệp-Thiên-Đài thì lo về mặt luậtpháp để bảo-thủ chơn-truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánhgiáo của Đức Chí-Tôn khỏi phải qui thành phàm-giáo. Cũng vì lẽ quyền-hành riêng biệt ấy mà khiến cho hai bên thường có phản khắc Đạo-quyền, bởi tánh phàm thường hay có phạm những lỗi-lầm mà chẳng chịu phục thiện đặng cải sửa cho trở nên tận thiện. Các em đâu hiểu rằng Chí-Tôn giao quyền sửa trị Chức-sắc, chức việc và toàn Đạo nam, nữ cho bên Hiệp-Thiên-Đài là Thánh-ý Đức Chí-Tôn muốn dùng hình phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô-hình. Nếu ai chẳng thận-trọng để cho phạm vào luật-pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài thì rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa! Mà một khi không lập công-quả được nữa thì tội án đã Dịch Lý Cao Đài Trang 313 CHƯƠNG V phạm làm sao chuộc được; rồi mãi bị trầm-luân khổ hải cả đời đời. Vậy các em khá nhớ lời Bần-Đạo dặn mà giữ mình cho tròn phận trong lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ này. Thêm nữa các em nên nhớ: Hễ khi các em đã vô tình hay cố ý mà phạm vào luật-pháp thì hãy vui-vẻ để cho luật-pháp sửa trị đặng khỏi vướng tội vô-hình. Còn những người được lịnh Hiệp-Thiên Đài để sửa trị các em là những người ơn của các em, chớ không phải người thù theo tánh phàm của nhơn-sanh đã tưởng.!" 2- Về mặt tinh-thần đạo-đức: Lập quốc cho nòi giống Việt-Nam Đức Ngài dạy tiếp Đời là một sân-khấu hí-trường, mọi sự đều phải thay đổi, chớ nên lấy đó làm mục-đích chánh để noi theo, vì đã nói rằng: một sân-khấu hí-trường thì trong đó đủ đào kép và ông bầu, dầu hay dầu dở thì bổn-phận họ cũng làm cho rồi để cho kẻ khác lên thay thế, đặc-sắc hơn và hay-ho hơn. Hiện các em đã thấy biết bao nhiêu màn đời thay đổi liên-tiếp mà những màn ấy cũng chẳng làm cho dân Việt-Nam được hưởng cảnh Thái-bình. Càng thay đổi càng làm cho dân-chúng Việt-Nam thêm hoang-mang, hồi-hộp và cảnh tương-tàn, tương-sát của Việt-Nam cũng chưa thấy giảm bớt chút nào mà lại càng tăng thêm cực độ. Các em biết tại sao vậy không? Nói nghe thử? -Trúng!... Nhưng còn thiếu một chút là dân Việt- Nam chưa được mãn nguyện cho sự lãnh-đạo của những bậc giả thương dân-chúng đó vậy. Vậy có câu Dĩ đức phục nhơn, tức là lập hòa-bình bằng nhơn-đức, mà chính các vị lãnh-tụ không thật-hành được mảy-may nào cả thì đừng trông chi họ đem hạnhphúc và nguyện-vọng chơn-chánh đến cho dân-chúng Dịch Lý Cao Đài Trang 314

162 CHƯƠNG V được. Dầu cho phải thay màn như vậy nữa dân-chúng Việt-Nam chắc-chắn không bao giờ đạt vọng được cũng vì sự bất lực của quyền đời như vậy. Mọi sự biến-chuyển đều do Đức Chí-Tôn, còn sự lập đời thái-bình cũng do Đức Chí-Tôn định-phận cho các bậc Thiên-mạng rồi thì còn chi mà khó nữa, chỉ đi đúng chơn-truyền của Đạo và trọn tuân lịnh Đức Hộ-Pháp thì xong mọi việc. Các em cũng đã hiểu rồi! Về việc lập quốc cho nòi giống Việt-Nam, mặc dầu địa thế của nó nhỏ, nhưng sẽ được các liệt-cường trợ giúp cho nó thành một nước độc-lập hoàn-toàn mà lại còn là trụ cốt thái-bình cho Vạn-quốc nữa. Vì chính nước Việt-Nam đã được Đức Chí-Tôn định làm Thánh-địa; mà đã nói là Thánh-địa tức nhiên nó phải có chút ảnh-hưởng của Đạo Cao-Đài quyềt-định, không dựa vào hình-thức nào hay là chút ảnh-hưởng vănminh của một liệt-cường nào cả. Vì sự tiền định khéo-léo và cao-trọng như thế mà ĐẠO CAO-ĐÀI sẽ được vi chủ về mặt tinh-thần để chấm dứt cuộc chiến-tranh tàn-khốc của hoàn-cầu. Theo thế thường đời càng gay mà muốn lập lại đời thái-bình thì phận-sự của Đạo lại càng thêm khó nhọc và nặng-nề. Vậy các Thiên-mạng phải cố tâm trì chí, đứng trọn trong khuôn-khổ Đạo thì mới được dễ-dàng để bước qua những trở-ngại trên phận-sự mà thành-công một cách mỹmãn. Các em cứ đặt trọn đức-tin nơi Đạo rồi thì mọi việc như ý. Cần nhứt là các Bạn Thiên-mạng phải làm khác hơn thế tình thì mới được đa nghe! Trong buổi tiền khai Đại-Đạo (1925) Đức Lê-văn- Duyệt cũng đã gieo niềm tin qua bài thi: THI Dịch Lý Cao Đài Trang 315 Nước nhà ta có tiếng anh-phong, Vẻ đẹp trời Đông sắc Lạc-Hồng.. Nam-hải trổ nhiều tay Thánh-Đức, Giao-châu sanh lắm mặt anh-hùng. Tinh-trung lửa thét thành Bình-Định, Khí liệt gươm đề tỉnh Quảng-đông. Văn-hiến bốn ngàn năm có sẵn, Chi cần dị chủng đến dâng công. Lê-văn-Duyệt CHƯƠNG V Thế rồi Đức Hộ-Pháp cũng cho biết rằng: Thầy đến lập cho nước Việt-Nam này một nền Quốc-Đạo, Đức Chí-Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ- ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao-Đài. Đại-Đạo nay là Quốc-Đạo. Nền Quốc-Đạo, Ngài qui-tụ tinh-thần đạo-đức, trí-thức toàn nhân-loại cho đặc biệt: có cao, có thấp, có hàng ngũ, có phẩm-vị; còn về phần xác thịt của loài người, mạng sống trước mặt Ngài, không ai hơn ai, cả thảy sống đồng sống, chết đồng chết đặng đem Quốc-Đạo làm môigiới cả Đại-Đồng đặng tạo tương-lai loài người cho có địa-vị oai-quyền cao-thượng. Nếu hiểu đặng thì Thánh-thể cũng vậy. Trọng-yếu của Ngài là thâu mấy vị Tông-đồ có sứmạng trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã giáng-sanh trước đặng làm môi-giới độ Đạo sau này. Đức Chí-Tôn dạy phòloan đặng Ngài dùng quyền-năng thiêng-liêng kêu gọi mấy vị Tông-đồ đó. Quả nhiên chẳng bao lâu có đủ THẬP NHỊ THỜI-QUÂN hiển-hiện ra, trong số các vị Thời-quân ấy có Cao Tiếp-Đạo ở tại Kiêm-biên (Kampuchia) chớ không phải ở Sài-Gòn. Đi thâu Thập-Nhị Thời-Quân xong rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo." Đức Chí-Tôn lập Đạo trong buổi Hạ-nguơn này thể hiện cơ tuần-huờn châu nhi phục thủy, Tôn-chỉ lấy Tamgiáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt để đưa nhân-loại đến Đại-Đồng. Lấy theo nguyên-lý của vũ-trụ thì: Thiên khai ư Tý trời khai vào hội Tý Dịch Lý Cao Đài Trang 316

163 CHƯƠNG V Địa tịch ư Sửu đất thành hình ở hội Sửu Nhơn sanh ư Dần có nhơn-loại vào hội Dần. Cho nên buổi khai Đạo này Đức Chí-Tôn phái ba tướng-soái đến trong cửa. Hiệp-Thiên-Đài đứng đầu ba chi Pháp, Đạo, Thế, thì: - Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư chưởng-quản chi Đạo, tuổi Mậu-Tý (1888). Qui thiên ngày 1 tháng 3 năm Quí-Tỵ (1929). - Đức Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang chưởng-quản chi Thế, tuổi Tân-Sửu (1901). Qui thiên ngày 26 tháng 3 năm Tân-Hợi (1971) - Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc chưởng-quản chi Pháp, tuổi Canh-Dần (1890). Qui thiên ngày 10 tháng 4 năm Kỷ-hợi (1959). Ngoài ra Đức Ngài còn là Giáo-chủ của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này về mặt hữu-hình nữa. Đạo thành do ba người chính là ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn đó vậy. CHƯƠNG V E- Tại sao Đức Chí-Tôn ngự nơi Bát- Quái-Đài? Đức Thượng-Phẩm cầu hỏi Thầy: - Bạch Thầy: Thập-Nhị Thời-Thần là con số của Thầy, vậy theo lẽ nơi thờ Thầy phải là Thập nhị chi đài mới phải, nhưng lại thờ Thầy nơi Bát-Quái-Đài là sao? - Thập-Nhị Thời-Thần tức là Thập-nhị thiên chi cùng với Thập thiên can đều do nơi Bát-Quái-Đài mà có, vì cớ cho nên Chí-Tôn phải ngự trên Bát-Quái-Đài. Hỏi: Có phải Ngọc-Hư-Cung là nơi của Đức Chí- Tôn ngự và bảo thủ luật-pháp của Bát-Quái-Đài không? - Bát-Quái-Đài là nơi của Đức Chí-Tôn ngự đặng ban bố quyền-năng, còn Ngọc-Hư-Cung là nơi của Đức Chí-Tôn nắm chủ-quyền của càn-khôn vũ-trụ. Vậy thì Bát-Quái-Đài là một tượng trưng của Bạch-Ngọc-Kinh để Đức Chí-Tôn chuyển quyền-năng mà trị thế. Hỏi: Luật của Bát-Quái-Đài, của Thập thiên can; mặt luật nào áp-dụng với chơn-linh, mặt luật nào áp-dụng với chơn-thần? - Luật của Bát-Quái-Đài chỉ áp-dụng với nguyênlinh, còn chơn-thần do thập thiên can bao-hàm mà chuyển ra chơn-khí đặng biến thể thành chơn-tinh. Khi Chí-Tôn và Phật-Mẫu đã giáng Tinh thì giao cho Thập thiên chi điều-dẫn. Hỏi: Thưa Đức Ngài, còn Thập-Nhị Thời-Thần áp dụng vào con người, ở nơi con người có tuổi Tý, Sửu, Dần... có phải? - Phải! Hỏi về Bát-quái-Đồ-Thiên? - Ở trong Bát-quái có 4 cung chánh và 4 cung phụ, mỗi cung chánh có một chi, mỗi cung phụ có hai chi: Dịch Lý Cao Đài Trang 317 Dịch Lý Cao Đài Trang 318

164 CHƯƠNG V CHƯƠNG V Đây là 4 cung chánh: Trên đây là Bát-quái Đồ-thiên, phương hướng hoàntoàn khác hẳn với Bát-quái Hậu-thiên. Bởi trục đứng ở * Cung Ly thuộc hướng Bắc, có chi Tý (tháng11) đây là Đông Tây, trục ngang là Bắc Nam. * Cung Khảm ở hướng Nam, có chi Ngọ Bát-quái Đồ-thiên thì Bắc là Ly, Nam là Khảm, (tháng 5) nghịch chuyển, khởi từ cung Càn. * Cung Chấn ở hướng Đông, có chi Mẹo * Pháp là chủ của vạn-linh: (tháng 2) Kinh Phật-Mẫu có câu: * Cung Đoài, hướng Tây chi Dậu (tháng 8). Thiên-cung xuất vạn-linh tùng Pháp, Sau đây là 4 cung phụ: Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh * Khôn ở Tây-Bắc có 2 chi: Tuất, Hợi (tháng Bởi do nơi Pháp, vạn-linh mới chủ tướng biến 9, 10) hình, do nơi Pháp mới sản-xuất vạn-linh, cả huyền-vi hữuhình Đức Chí-Tôn tạo Đạo do nơi Pháp, chúng ta biết * Càn ở Tây-Nam có 2 chi: Mùi, Thân (tháng 6, 7) Pháp thuộc về hình-thể của vạn-linh, vì cớ cho nên Đạogiáo minh-tả rõ-rệt Tam-châu Bát-bộ thuộc về quyền Hộ- * Cấn ở Đông-Nam có 2 chi: Thìn, Tỵ Pháp. (tháng3, 4) * Tốn ở Đông-Bắc có 2 chi: Sửu, Dần (tháng Đức Hộ-Pháp nói: 12, 1) Bần-Đạo khởi giảng cho hiểu tại sao Đức Chí-Tôn mở Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là mở cơ-quan tận-độ chúngsanh? Mở cơ-quan tận-độ chúng-sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam chuyển tái phục thiêng-liêng-vị nơi cảnh vô-hình. Mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa-mục của các đẳng chơn-hồn cần phải thi đặng đạt vị: thăng hay đọa. Bởi thế cho nên Đức Chí-Tôn gọi là trường thi công-quả là vậy. Đức Chí-Tôn cho HỘ-PHÁP và THẬP NHỊ THỜI-QUÂN đến cốt-yếu để mở cửa bí-pháp ấy đặng cho vạn-linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí- Tôn buổi ban sơ chưa khai thiên lập địa, Ngài muốn cho vạn-linh đặng hiệp cùng Nhất linh của Ngài do quyềnnăng sở hữu của quyền-hạn Thần linh. Ngài vừa khởi trong mình quyết định thi hành điều ấy thì Ngài nắm cái Pháp. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài, kế thứ nhì là Pháp, Dịch Lý Cao Đài Trang 319 Dịch Lý Cao Đài Trang 320

165 CHƯƠNG V hễ nắm Pháp rồi Ngài phán-đoán vạn-vật thành hình; Ngài muốn vạn vật thành hình tức nhiên Tăng. Cả vạn-linh đều đứng trong hàng Tăng ấy. Bởi do nơi ấy mới chủ tướng biến hình.. F- Quyền-hành của Hộ-Pháp đối với Tam châu Bát bộ ra sao? 1- Sao gọi là Tam châu? CHƯƠNG V Trong Tứ đại Bộ châu ở phần thiêng-liêng thì Hộ- Pháp nắm ba châu: Đông thắng thần châu, Tây Ngưu hạ châu, Nam-thiệm bộ châu, đều thuộc về quyền-hạn của Hộ-Pháp; còn Bắc cù Lư châu để cho các phần chơn-hồn quỉ vị họ định phận tại nơi đó, định nơi cư trú tại đó. Họ có một quyền-năng vô định chẳng cần chỉ giáo, để đặc biệt một châu cho quỉ-vị ăn-năn tu học đặng đoạt vị. Ba bộ châu kia do quyền-hạn của Hộ-Pháp giáohóa, duy có Bắc cù lư châu Ngài không thường ngó tới lắm, để cho họ tự-do làm gì thì làm: khôn nhờ dại chịu. 2- Bát bộ là gì? Là nơi Bát phẩm chơn-hồn chớ có chi đâu! Tám hồn là: vật-chất hồn, thảo-mộc hồn, thú-cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên Hồn, Phật hồn. Tám bộ ấy thuộc quyền HỘ PHÁP THIÊN-VỊ nơi Đức Chí-Tôn gọi đến tạo cơ-quan tận-độ chúng-sanh không còn ai khác hơn Hộ-Pháp. Chính Hộ-Pháp trách-nhiệm ấy. Dịch Lý Cao Đài Trang 321 Dịch Lý Cao Đài Trang 322

166 CHƯƠNG V G- Quyền-hành của 12 Thời-Quân 1- Bốn vị thời-quân chi Pháp dưới quyền Hộ-Pháp khi đặng lịnh Người sai đi hànhchánh, song mỗi vị có một phận-sự riêng, quyền-hành riêng, là: Tiếp-Pháp: là người tiếp luật-lệ, đơn trạng kiện thưa, có quyền xét-đoán, coi có nên phân định hay chăng, những điều nào không đáng thì chiếu theo Đạo-luật, hoặc bỏ qua hoặc trả lại cho Cửu-Trùng-Đài, còn như đáng việc phải phân-định thì phải dâng lên cho Khai-Pháp định-đoạt. Khai-Pháp: khi tiếp đặng luật-lệ, đơn trạng kiện thưa của Cửu-Trùng-Đài định xử hay là đã xử nơi Tiếp- Pháp dâng lên, thì quan-sát coi nên cho cả Chức-sắc Hiệp- Thiên-Đài biết cùng chăng. Như đáng việc thì tức cấp nhứt diện tư tờ cho Cửu-Trùng-Đài xin đình-đãi nội-vụ lại bao lâu tùy ý, song chẳng đặng phép quá 15 ngày, nhứt diện trình cho Hộ-Pháp hay đặng Hộ-Pháp mời nhóm Hiệp-Thiên-Đài. Khi hội Hiệp-Thiên-Đài thì Khai-Pháp phải khai rõ nội vụ ra cho Hiệp-thiên đài quyết-định phải sửa cải luật-lệ hay là buộc án thì Khai-Pháp phải dâng lại cho Hiến-Pháp. Hiến-Pháp: khi tiếp đặng luật-lệ, đơn trạng thì phải mở đường tra-vấn cho minh lẽ nên hư, phải trái, đủ chứng cứ rõ-ràng rồi dâng lên Bảo-Pháp cho đủ nội-vụ. Cấm Hiến-Pháp không đặng thông-đồng cùng Hiến-Đạo và Hiến-Thế. Ấy vậy kể từ việc chi đã giao vào tay Hiến- Pháp rồi thì đã ra bí-mật, dầu cho Chức-sắc Hiệp-Thiên- Đài cũng không đặng biết tới nữa. Bảo-Pháp: thì gìn-giữ sự bí-mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ đoán xét và định án chiếu y luật Đạo rồi dâng lên cho Hộ-Pháp đặng Người phân xử. Bảo-Pháp là người Đầu-phòng-văn của Hộ-Pháp. 2- Bốn vị Thời-quân của chi Đạo CHƯƠNG V đồng quyền cùng Thượng-Phẩm khi ngươi ban quyền hành-chánh, song mỗi vị có phận-sự riêng, quyền-hành riêng, là: Tiếp-Đạo: là người tiếp cáo-trạng, án tiết thì phải quan-sát trước coi có oan-khúc chi chăng, đáng ra binhvực thì phải dâng lại cho Khai-Đạo. Khai-Đạo: khi đặng tờ kêu-nài, cầu rỗi; thì liệu như đáng rỗi, phải nhứt diện tư tờ qua cho Tòa Tam-giáo Cửu- Trùng-Đài xin đình án bao lâu tùy ý, song chẳng đặng phép quá 15 ngày, nhứt diện tư tờ cho Hộ-Pháp cầu nhóm đại-hội Hiệp-Thiên-Đài đặng định liệu, như phải đáng bào-chữa thì Khai-Đạo phân-giải giữa Hội cho ra lẽ oan ưng. Hiệp-Thiên-Đài cho lịnh thì mới dâng nội vụ lên cho Hiến-Đạo. Hiến-Đạo: khi đặng tờ chi của Khai-Đạo dâng lên tức cấp phải tìm biết nguyên-căn cho rõ ràng; cấm, không cho Hiến-Đạo thông-đồng cùng Hiến-Pháp và Hiến-Thế. Sự chi đã vào tay Hiến-Đạo rồi thì đã ra bí-mật, dầu cho Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài cũng không đặng biết tới nữa. Bảo-Đạo: phải gìn-giữ bí-mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ lý-đoán binh-vực chiếu y luật Đạo rồi dâng lên cho Thượng-Phẩm đặng Người lo phương bào-chữa. Bảo-Đạo là người làm Đầu phòng-văn của Thượng-Phẩm. Thượng- Phẩm và tứ vị Thời-Quân của chi Đạo phải thề giữ dạ vô tư mà hành-chánh. 3- Bốn vị Thời-quân của chi Thế Mỗi sự chi về đời thì quyền của Thượng-Sanh. Dưới quyền của Thượng-Sanh có 4 vị Thời-Quân. Bốn vị Thời- Quân chi Thế đặng đồng quyền cùng Thượng-Sanh khi Người ban lịnh hành chánh, song mỗi vị có quyền-hành riêng, phận-sự riêng, là: Dịch Lý Cao Đài Trang 323 Dịch Lý Cao Đài Trang 324

167 CHƯƠNG V Tiếp-Thế: khi đặng Thế-luật hay là cáo trạng chi của ngoại-đạo cùng là của tín-đồ mà kiện thưa Chức-sắc Thiên-phong, bất câu là phẩm-vị nào phải dâng lên cho Khai-Thế. Khai-Thế: khi tiếp đặng đơn trạng chi chi của Tiếp- Thế dâng lên, thì phải kiếm hiểu các nguyên-do coi có đáng buộc án cùng chăng, như đáng thì nhứt diện tư tờ qua Cửu-Trùng-Đài cho biết nội-vụ, nhứt diện dâng sớ cho Hộ-Pháp cầu Người mời hội Hiệp-Thiên-Đài đặng định-đoạt. Khi đặng lịnh của Hiệp-Thiên-Đài thì Khai-Thế phải dâng nội-vụ lên cho Hiến-Thế. Hiến-Thế: khi tiếp đặng nội vụ của Khai-Thế dâng qua thì tức cấp phải tra xét cho đủ chứng cớ rõ-ràng rồi dâng lên cho Bảo-Thế. Cấm nhặt, không cho Hiến-Thế thông-đồng cùng Hiến-Pháp và Hiến-Đạo. Mỗi việc chi hễ vào tay Hiến-Thế rồi thì đã ra bímật, dầu cho Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài cũng không biết tới nữa. Bảo-Thế: phải giữ-gìn sự bí-mật ấy cho kín nhiệm, rồi chiếu y theo Đạo-Luật và Thế-Luật mà làm tờ buộc án, kế dâng lên cho Thượng-Sanh đặng Người đến Tòa Tamgiáo Cửu-Trùng-Đài, Hiệp-Thiên-Đài hay là Bát-Quái-Đài mà buộc tội. Bảo-Thế là người Đầu-phòng-văn của Thượng- Sanh. Xem qua đồ hình ta thấy rằng: trong đó có các vị Hiến là đặc biệt nghiêm cấm: không được thông-đồng nhau trong vấn-đề cáo trạng, đơn từ. Trong số Thập-Nhị Thời-Quân có ảnh hưởng rất nhiều đến việc thịnh suy, bĩ thới của nền Đại-Đạo, cũng như bốn mùa thay đổi trong năm, cũng có những cái tương khắc, tương sanh, tương hợp, thật là huyền-vi mầu-nhiệm mà chỉ có bàn tay của Thượng-Đế sắp đặt một cách tinh tường như vậy. CHƯƠNG V H- Vì sao Hiệp-Thiên-Đài lại đặt phía trước của Đền-Thánh? Theo lẽ ra ba Đài tượng-trưng Thần, Khí, Tinh: - Bát-Quái-Đài là hồn, thuộc vô-hình, tượng cho Thần. - Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, thuộc bán hữu-hình, tượng cho Khí. - Cửu-Trùng-Đài là xác, thuộc hữu-hình, tượng cho Tinh. Điều đáng nói: Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, tượng khí đứng làm trung-gian để cho hồn, xác hiệp một, nhưng sao Đền-Thánh biểu-tượng Bạch-Ngọc-Kinh tại thế lại đặt: - Hiệp-Thiên-Đài ở trước. - Cửu-Trùng-Đài ở giữa làm trung-gian. - Bát-Quái-Đài đặt sau cùng? Đáp: Đó là sự phân phẩm đặng khai mở Thiên-môn, rộng quyền phổ-độ, đặng tận-độ các vong-linh và các phẩm chơn-hồn vào Cửu-Thiên Khai-Hóa. Phải đến Thiên-môn trước rồi mới vào đặng Cửu-Thiên. Hồn nó không ở với xác mà ở ngoài xác, tương-sanh thì cần chi sau trước, chỉ là khinh cùng trọng mà thôi! Hỏi: Nhưng nếu nói Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần làm trung-gian của xác và hồn thì Chức-sắc Hiệp-Thiên- Đài đứng ở giữa, nhưng thực-tế thì Chức-sắc Hiệp-Thiên- Đài lại đứng ở ngoài ngó vào Cửu-Trùng-Đài rồi đến Bát- Quái-Đài? Đáp: Đức Hộ-Pháp trả lời cho Chức-sắc Hiệp- Thiên-Đài rằng: Nếu đứng giữa rồi ở ngoài họ đuổi thiênhạ ra thì ai thấy dùm cho, nếu chơn-thần vắng mặt thì chắc xác không biết đường đi mà chớ! Dịch Lý Cao Đài Trang 325 Dịch Lý Cao Đài Trang 326

168 CHƯƠNG V Tất cả các Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đều phải đứng để chầu lễ Đức Chí-Tôn trong các Đàn cúng, là vì Chứcsắc Hiệp-Thiên-Đài tượng-trưng chơn-thần, mà chơn-thần phải thường tại, tức là phải hằng sống; nếu để nó ngồi, không buộc nó đứng thì nó sẽ ngủ gục hay là chết. Hỏi: Sau mỗi đàn cúng, sắp bãi đàn, bái lễ Đức Chí- Tôn đều hướng vào Bát-Quái-Đài. Xong, thì cả Chức-sắc, chức việc, Đạo-hữu xây lưng lại xá Bàn Hộ-Pháp (Xá chữ khí): Vì sao khi bãi đàn cả Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài xá đáp lễ lại? Đáp: Cái xá ấy chẳng phải làm lễ trọng Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài từ lớn tới nhỏ, mà là xá chữ Khí. Chữ Khí là nguồn cội của Pháp đã biến sanh ra vạnvật. Phật là trước, Pháp là kế, Tăng là tiếp theo. Cái Xá ấy là kính đệ tam qui. Trong Pháp ấy xuất hiện Phật-Mẫu kế tới Vạn-linh. Vì cớ cho nên Diêu-Trì- Cung cùng Hiệp-Thiên-Đài có tình mật-thiết cùng nhau về một căn-cội Pháp để vận hành nguơn-khí tạo vạn-linh thì vị Hộ-Pháp do Di-Đà xuất hiện, rồi kế VI Hộ-Pháp và kế tiếp Long-Thần Hộ-Pháp cùng toàn bộ pháp-giới đương điều-khiển càn-khôn vũ-trụ cũng do nơi chữ Khí mà sanh sanh hóa hóa. Chào chữ Khí là chào cả Tam qui thường bộ pháp giới tức là chào mạng sanh của chúng ta, chớ chẳng phải chỉ chào Hộ-Pháp Thập-Nhị Thời-Quân, Thập-Nhị Địa- Chi đã xuất hiện mà đang thi-hành sứ-mạng nơi Hiệp- Thiên-Đài, mà chào toàn thể vạn-linh đã sanh-hóa từ tạo thiên lập địa. Đức Hộ-Pháp dặn xin nhớ và truyền-bá lời huấngiáo này. Chính mình lầm hiểu là thất đức chớ chẳng phải người đảnh lễ là thất đức. Hỏi: Xin Đức Ngài giải dùm tại sao Thượng- Chưởng-Pháp lại mặc sắc trắng? CHƯƠNG V - Đó là bí-pháp riêng của Đức Chí-Tôn dùng trong cơ chuyển thế, chọn người thay thế hình-thể cho Ngài cầm đầu nhơn-loại. Về việc ấy giải rõ là loài người phải đi từ không trở về sắc tướng đặng tạo nghiệp vị, rồi trở lại Hư- Vô. Phái Tiên-Đạo là phái giữ lập trường thi công-quả của sắc tướng. TòaThánh tạm năm 1927 Dịch Lý Cao Đài Trang 327 Dịch Lý Cao Đài Trang 328

169 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI THỬ HỎI BAN SƠ ĐỨC CHÍ-TÔN CÓ DẠY DỊCH-LÝ KHÔNG? I- Thử hỏi Ban sơ Đức Chí-Tôn có dạy Dịch không? Bài I: A. Duyên khởi là cuộc chơi Xây bàn sau xác-định Bátquái đồ thiên B. Luận Đạo: Khơi màu lý Dịch trong nền Đại-Đạo C. Bát-quái đồ thiên thể hiện Đạo Hòa 1. Hòa là vấn-đề thiết-yếu từ thể-pháp đến bípháp 2. Thánh-nhân chú-trọng đến chữ Hòa 3. Tính chất âm dương của quẻ 4. Tam-cang Ngũ-thường khởi từ lý Dịch Bài II: 12 Môn-đệ đầu tiên của Chí-Tôn 1. Duyên khởi 2. Luận về 12 Môn-Đệ theo lý Dịch Bài III: Thánh-ngôn Thầy dạy Thành tâm niệm Phật 1. Giải nghĩa 2. Nghiệm lý: Đường Tu của Đạo Cao-Đài 3. Phân-tích chữ Tịnh qua bốn chiều không-gian 4. Chữ Phi tượng Thất tình 5. Nghiệm về số 6. Lý Dịch trong lời dạy II- Định-luật của càn khôn vũ-trụ III- Các con số lập thành để làm tượng-trưng IV- Tam ngôi nhứt thể V- Tam-bửu là gì? Dịch Lý Cao Đài Trang 330

170 CHƯƠNG VI I- THỬ HỎI BAN SƠ ĐỨC CHÍ-TÔN CÓ DẠY DỊCH-LÝ KHÔNG? BÀI I: A- Duyên khởi là cuộc chơi Xây bàn sau xác-định Bát-quái Đồ-thiên Năm Ất-Sửu (1925) là năm Xây bàn rất thạnh-hành gọi là Table tournant, nhất là tại Thủ đô Sài-Gòn. Vì sự hiếu-kỳ ấy mà ba ông Cư, Tắc, Sang cùng là bạn chí-thân, lại nữa cùng làm chung một sở và mang một tấm lòng yêu nước thiết-tha muốn giải ách nô-lệ, cho nên có hoài-vọng là muốn tìm hiểu, tiếp-xúc với cõi vô-hình để biết được những việc ngoài cái thế-giới hữu-hình này. Hôm ấy vào ngày 5-6 Ất-Sửu dl hai ông Cao-Quỳnh-Cư và Phạm-Công-Tắc cùng đến nhà ông Cao-Hoài-Sang bên cạnh chợ Thái-Bình (Sài-Gòn) để thăm viếng và hàn huyên tình đời. Ba ông bàn với nhau việc Xây bàn để cầu hỏi chuyện với các vong-linh quá vãng. Ba ông đem chiếc bàn 4 chân ra (bên đây là chiếc bàn kỹ-niệm lúc mới xây bàn) kê một chân cho nó hổng lên để nó nhịp được linh động dễ-dàng. Ba ông để tay lên bàn tạo thành một dòng điện nối tiếp. Đêm đầu không thành, dù ngồi suốt từ 21 giờ đến 2 giờ đêm, có nhiều vong linh nhập bàn làm cho bàn di-động, viết tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Hoa nữa; có một vong-linh là học-sinh Hà-nội viết Việt-ngữ. Cái bàn nhịp có khi thì chửng-chạc, có lúc lựng-khựng chứng-tỏ có nhiều vong-linh tranh nhau để nói chuyện. Việc cầu chưa có kết-quả, mệt-mỏi, các ông mới dừng lại trong đêm ấy. CHƯƠNG VI Công việc chưa quen, các ông phải vất-vả van-vái, cầu-nguyện và ra điều-kiện bằng khẩu ước: hễ bàn nhịp một cái là A, hai cái là Ă, ba cái là Â, bên ngoài có người ghi chép rồi ráp vần lại, đọc thành câu, chấm, phết cho phân-minh. Đêm sau ba ông tiếp-tục, đúng 21 giờ một vong-linh nhập bàn, nhịp thành chữ và ráp lại được một bài thơ thất ngôn Đường-luật (loại thơ 7 chữ, 8 câu) sau cùng ký tên Cao-Quỳnh-Tuân, tức là thân-sinh của ông Cao- Quỳnh-Cư. Lời lẽ thân thương và chân-tình ứng-nghiệm được việc Xây bàn, ba ông xúc-động rồi khóc. Rồi hai người rao đờn, một người ngâm thơ tỏ vẻ hân-hoan. Đó là bài Ly trần THI Ly trần tuổi đã quá năm mươi, Mi mới vừa lên ước đặng mười. Tổng mến lời khuyên bền mộ chép, Tình thương câu dặn gắng tâm đời. Bên màn đôi lúc trêu hồn phách, Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh-thơi. Xót nỗi vợ hiền còn lụm-cụm, Gặp nhau nhắn-nhủ một đôi lời. Cao-quỳnh-Tuân (Thiên-đình) Những đêm kế tiếp, cứ ban ngày đi làm việc, tối đến lại đem bàn ra tiếp-tục cuộc xây bàn. Có Tiên-cô giả danh Dịch Lý Cao Đài Trang 331 Dịch Lý Cao Đài Trang 332

171 CHƯƠNG VI Đoàn-Ngọc-Quế giáng cho thi, tức là Thất-Nương Diêu- Trì-Cung. Đấng Nữ Tiên này còn giới-thiệu Bát-Nương rồi đến Lục-Nương, cũng như cả Diêu-Trì-Cung đều có mặt. Nhưng thường xuyên hơn là chỉ có ba vị: Lục- Nương, Thất-Nương, Bát-Nương và Đức Phật-Mẫu. Các vị giáng và làm thơ xướng hoạ với nhau: Lục-Nương chính là Thánh-nữ Jeane D Arc của nước Pháp. Bà cùng với ba ông làm thành bài thơ liên ngâm, tức là mỗi người làm hai câu, kết thành một bài thất ngôn bát cú như sau: Lục-Nương: Trót đã đa mang cái gánh đời, Gánh đời nặng lắm khách đời ơi! Cao-Qu-Cư: Oằn vai Thần-đạo non sông vác, Chịu kiếp trần-ai gió bụi vùi. Phạm-C-Tắc: Thương-hải tang-điền xem lắm lúc, Công-danh phú quí nhắm trò chơi. Cao-H-Sang: Ở đời mới hẳn rằng đời khó, Khó một đôi năm dễ khó đời. Sau đó thì Đấng AĂÂ giáng, tức là Đấng Ngọc- Hoàng Thượng-Đế xưa nay vẫn ẩn danh, thường đến để dẫn-giải và trả lời những gì mà các ông thắc-mắc. Nhớ lại trước đây, khi Thất-Nương Diêu Trì-Cung đến với ba ông thường lấy thi văn làm giao duyên, xướng họa rất là tương-đắc, khởi điểm lấy chữ HÒA làm quí (họa thi cũng là hòa thi); tức nhiên Chí-Tôn nhờ Phật-Mẫu và Cửu-vị Tiên-Nương ra công giáo-hóa cho ba ông. Giờ đây sau bảy tháng xem như mãn khóa trường thì Phật-Mẫu trả lại cho Chí-Tôn. Thế nên Lục-Nương đến làm bài thơ liên ngâm, nghĩa là bốn vị cùng làm chung một bài thơ duy nhứt để tỏ sự tương-hiệp với nhau. Vậy thì trước Hoà sau Hiệp. Một bài học Thương-yêu làm yếu-lý của người tu mà Thượng-Đế muốn dạy trước tiên. Qua ngày 31 Décembre 1925, Đấng AĂÂ giáng với lời lẽ thân thương: CHƯƠNG VI Ba con thương Thầy lắm há? Con thấy đặng sự hạ mình của AĂÂ như thế nào chưa? Con có thấy thấu-đáo cái quyền-năng của Thầy chưa? Người quyền thế nhứt như vậy có thể hạ mình bằng AĂÂ chăng? AĂÂ là Thầy! Thầy đến con thế ấy con thương Thầy không? Cao-Quỳnh-Cư bạch: Thấy nhơn-sanh chưa rõ sự huyền-diệu của Thầy, họ nói phạm thượng, ba con binhvực Thầy, ba con cải-vả với họ. Thầy biết Cười! - Sự nhỏ-nhẹ của Thất-Nương đó, con có bằng mảymún gì chưa? Học-hỏi sự nhỏ-nhẹ ấy. - Sự cao-kỳ của Lục-Nương con có đặng mảy-mún gì chưa? Học sự cao-kỳ ấy. - Sự nhân-đức của Nhứt-Nương con có chút đỉnh gì chưa? Phải học nhân-đức của Nhứt-nương. - Tình-nghĩa yêu mến của Bát-Nương con có bằng lòng không? Phải học. - Phải học tình nhân-ái, trung-tín, cứu giúp của ba con có đặng như Cửu-Thiên-Nương-Nương chăng? Phải học gương. - Sự kính nhường của ba con có bằng Cửu-Nương chăng? Phải học B- Luận Đạo: Khơi màu lý Dịch trong nền Đại- Đạo Điều mà làm cho chúng ta suy-nghĩ là tại sao Đức Chí-Tôn khi giáng dạy cho ba ông mà không nói đến Cửu- Thiên-Nương-Nương trước (tức là Đức Phật-Mẫu), hoặc bằng sự khiêm-tốn thì khi đề-cập đến Cửu-vị Tiên-Nương phải khởi Nhứt-nương hoặc Cửu-Nương. Đằng này Chí- Tôn nói đến Thất-Nương trước nhất, rồi Lục-Nương, Nhứt-Nương, Bát-Nương, kế đến Cửu-Thiên-Nương- Dịch Lý Cao Đài Trang 333 Dịch Lý Cao Đài Trang 334

172 CHƯƠNG VI Nương, sau cùng là Cửu-Nương, tất cả là sáu vị, mà không theo một thứ-tự nào cả. Trong buổi tiền khai Đại-Đạo này Đức Chí-Tôn giao ba vị Đệ-tử đầu tiên cho Đức Phật-Mẫu và Cửu-vị Tiên-Nương trông nom về cơ giáo-hóa, ấy là ba vị Cao- Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao-Hoài-Sang lại được hân-hạnh chọn làm ba đệ-tử để học hỏi với Diêu-Trì-Cung trong bảy tháng trường. Nay coi như khóa học đã xong, Phật-Mẫu trả lại cho Chí-Tôn và Người đến nhận lãnh, mới xưng chính danh AĂÂ là Thầy, là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, đồng-thời Ngài cũng giao một trọng-trách là phải nhận lãnh cái gánh đồ thơ. Đúng là Gánh đời nặng lắm khách đời ơi! cho ba vị này trong cơ khai Đạo cứu Đời. * Bát-quái Đồ-thiên xuất hiện Lời dạy trên đây phân-tích rõ ra là một Bát-quái Đồthiên tức nhiên là Bát-quái của ông Thầy Trời, duy chỉ Đạo Cao-Đài mới xử-dụng Bát-quái này mà thôi. Do theo lời dạy ban đầu khi khởi công làm Đền- Thánh Thầy có định phương hướng: Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây chánh cung Đoài ấy là cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung Càn, bên tay mặt Thầy là cung Khôn. (PCT) Tất cả đều có duyên cớ: Phân-tích lời dạy để thấy ý-nghĩa cao siêu và nhiều bí-ẩn trong Bát-quái như: - Khởi dạy là sự nhỏ-nhẹ của Thất-Nương thất là con số 7, đứng về Bát-quái Đồ-thiên là cung Đoài (chánh Tây cung Đoài là hướng của mặt tiền Đền-Thánh). Đoài là cái miệng. Miệng nói lời nhỏ-nhẹ dễ thương. Quan-trọng nhứt là cái miệng, là lời nói. Hơn nữa Kỳ ba Phổ-độ này lời nói là để lập ngôn, rất là thiết-yếu, lấy làm đầu trong câu chuyện, hẳn là có duyên cớ! Bởi nó có liênquan đến Thất tình. CHƯƠNG VI Lại nữa nay là thời-kỳ Phổ-độ, lập ngôn là chính, thế nên chữ ngôn 言 có 7 nét hợp với quẻ Đoài cũng số 7. Xác định đây là con số 7. - Sự cao-kỳ của Lục-Nương (lục là số 6 là cung Càn, hướng Tây-nam) Càn là trời nên sự cao-kỳ nghĩa là cứng rắn. Khởi ở quẻ Càn số 6. - Sự nhân-đức của Nhứt-Nương (nhứt là số 1 là cung Khảm, chánh Nam). Khảm vi thủy, Khảm chỉ về nước. Nước tượng-trưng người quân-tử tánh nhânđức, hiền-lương. - Tình-nghĩa yêu mến của Bát-Nương (bát là số 8 là quẻ Cấn, hướng Đông-Nam). Cấn vi sơn, cấn là núi. Núi non hữu tình nên dễ yêu mến - Kế đến là Phải học tình nhân-ái, trung-tín, cứu giúp của ba con có đặng như Cửu-Thiên-Nương-Nương chăng? (hai chữ trung-tín cho biết đây là ngôi giữa, ở Bát-quái đó là Ngũ trung. Mà ngôi Cửu-Thiên-Nương- Nương chính là ngôi của Mẹ Diêu-Trì nên Bà Mẹ có sẵn lòng nhân-ái. - Sau cùng sự kính nhường của ba con có bằng Cửu-Nương chăng?. Cửu là số 9, nói là Cửu nương. Số 9 là quẻ Ly. Trên kính dưới nhường đó là đức tính của nước. Thế nên lấy Khảm làm chuẩn, trên đếm qua ba quẻ sẽ đến quẻ Ly, dưới đếm qua ba quẻ cũng xác định quẻ Ly. Vì ở Dịch Lý Cao Đài Trang 335 Dịch Lý Cao Đài Trang 336

173 CHƯƠNG VI đây đã chỉ cho con số 3 con. Mà Ly đối với Khảm: bấy giờ Khảm ở Nam thì Ly ở Bắc là vậy. Như thế các quẻ còn lại thì thêm vào theo thứ-tự, lấy theo thứ-tự của Bát-quái Hậu-thiên làm chuẩn và cả các số nữa. Thứ-tự các quẻ là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Số tương-ứng là: Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. Trên Bát-quái Đồ-thiên nghịch chuyển, khởi từ Càn Nghịch-chuyển tức là chuyển ngược lại với chiều quay của kim đồng-hồ. Lại nữa câu nói đầu tiên Ba con thương Thầy lắm há? cả thảy 6 chữ, đó cũng là do 3+3 hay là 3x2, tức nhiên lý Tam âm Tam dương đã xuất hiện. Đến khi Đấng ấy nói AĂÂ là Thầy gồm chung là ba, nhưng lại là 5, bởi AĂÂ là một định danh, nhưng nếu đọc riêng ra thành ba vần (ba mà một, một mà ba: A, Ă, Â là vậy). Nếu 5 thành ra Ngũ-hành. Còn nếu nói rằng lời nói đầu tiên khởi là 6 chữ, đó là 6 dương (lục dương) thì khi Thầy điểm tên 6 nhân-vật của Diêu-Trì-Cung nữa thành ra lục âm: Thất-Nương, Lục-Nương, Nhứt-Nương, Bát- Nương, Cửu-Thiên-Nương-Nương, Cửu-Nương Hai con số lục này hiệp lại là (6+6)=12, tức nhiên Thầy đã thể hiện quyền-uy tối thượng của Thầy: Thập-Nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa cả càn-khôn thế giái, nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy. Nay, người tín-hữu niệm danh Thầy cũng 12 chữ Nam-mô Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. Các phần liên-hệ cũng có số 12 là: CHƯƠNG VI Tây-Ninh là Thánh-địa làm Tòa ngự của Thượng- Đế cũng thuộc tỉnh số 12. Lại nữa chữ ĐẠO 道 cũng có cả thảy 12 nét mà Thượng-Đế làm chủ chữ Đạo, là một quyền-uy tối thượng, là Trời vậy. Đây là đã hoàn-thành một Bát-quái Đồ-thiên. Bátquái này về số tương-ứng và thứ-tự của quẻ hoàn-toàn lấy theo Bát-quái Hậu-thiên, nhưng khác ở phần nghịch chuyển nên tất cả phương hướng đều khác nhau, sai biệt hẳn nhau. Lại nữa cái hay khéo là đưa nhân-vật Thất-Nương (số 7) đến trước, rồi các ông hoàn-thành khóa học trong 7 tháng (số 7) học hỏi, mục-đích để gội rửa Thất tình (số 7) biến thành Thất khiếu sanh-quang mới được siêu phàm nhập Thánh là vậy. Quan-trọng là con số 7. Số 7 là chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình. Trong thân người là thất khiếu trên mặt ấy là 7 khiếu dương so với toàn thể là 9 khiếu, đó là ý nghĩa của thất phản cửu hoàn vậy. Đây chứng-tỏ rằng Đức Chí-Tôn đã gián tiếp dạy Bát-quái Đồ-thiên một cách thật tinh-vi không thể lầm-lẫn được. Dịch Lý Cao Đài Trang 337 Dịch Lý Cao Đài Trang 338

174 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI Đây là đồ ngang về thứ-tự của Bát-quái Đồ-thiên, thể hiện đầy đủ tính chất hòa giữa các hào, các quẻ với nhau. Ví như hào âm hòa với hào dương, quẻ âm hòa với quẻ dương. Khởi từ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Hòa với nhau từng đôi một, từng đôi một, một cách hài hòa, khít-khao như những mắt lưới đều-đặn. Kỳ khai Đại-Đạo này Thánh-ý của Đức Chí-Tôn khai mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Tam-giáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt là muốn dung-hòa tâm-lý toàn cả con cái của Người để cứu vãng 92 ức nguyên-nhân vì thế mà bị sa-đọa nơi đây. Chí-Tôn đã đại-từ, đại-bi chỉ rõ căn nguyên mà ban ơn cho ta trau luyện cho Tinh hiệp với Khí, Tinh Khí huờn Thần là cơ huyền-bí để mà đắc Đạo vậy. Đức Hộ-Pháp cũng đã xác-định rằng: Nay là cơ Đại-ân-xá của Đức Chí-Tôn, Ngài đến mở Đạo để dạy cho nên Thánh, nên Hiền, qua hai câu thơ trong Thiên-Thai kiến diện ở bài số 3 rằng: C- Bát-quái Đồ-thiên thể hiện đạo HÒA Kìa túi càn-khôn vừa hé miệng, Làu làu tứ hướng hóa giang-san. 1- Hòa là thiết-yếu từ thể-pháp đến bí-pháp Hình ảnh Bát-quái Đồ-thiên đúng vào phương-vị của Đền-Thánh. Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung Đoài, Đoài biểu-tượng cái miệng. Bên tay trái Thầy là cung Càn, bên tay mặt Thầy là cung Khôn. * Hoà trong thể-pháp: Như vậy Thầy đã định phương vị cho ba cung: Khôn, Đoài, Càn, nếu đặt đứng ba vạch mỗi quẻ sẽ thấy có sự giaohòa âm dương: âm 4 hào, dương 4 hào; còn 1 hào dương ở giữa làm cái miệng tức là con đường qui-nạp, như đang Dịch Lý Cao Đài Trang 339 Dịch Lý Cao Đài Trang 340

175 CHƯƠNG VI mở rộng cửa Đại-Đạo cho toàn thế-giới quay về, biết nhìn Đấng Chí-Tôn là Đấng Cha chung của toàn nhân-lọai. Xem đây là một Tôn-giáo Đại-Đồng. Rồi đây khắp đâu đâu cũng là đất nước biết Đạo, biết Trời, cùng yêu-thương hòa-thuận với nhau trong luật Bác-ái, Công-bình. Nên nói là Sự điều-hòa lý Dịch trong cơ Phổ-độ này là vậy. Đây là Bát-quái Đồ-thiên (tức là Bát-quái Cao-Đài) Gọi là Bát-quái Cao-Đài vì duy chỉ Đạo Cao-Đài mới có Bát-quái này mà thôi. Bát-quái này là dung-hòa của hai Bát-quái Tiên-thiên và Hậu-thiên trước đây của các bậc Tiền Thánh. Nhìn vào đồ ngang dưới đây thấy có: - Trục đứng Đông Tây là quẻ Chấn Đoài phân Bátquái ra làm hai phần Âm Dương rõ-rệt: * Bên trái, dương có 4 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn. * Bên phải, âm có 4 quẻ: Tốn, Ly, Khôn, Đoài. * Càn tượng Cha: đi cùng với Khảm, Cấn Chấn (tượng 3 con trai) * Khôn tượng mẹ, đi cùng với Tốn Ly Đoài (tượng 3 con gái). Điều này chứng tỏ rằng con trai lớn thì theo cha, con gái theo mẹ; khác với Tiên-thiên: con trai theo mẹ, con gái theo cha khi con còn nhỏ dại. Nhưng lúc nào cũng giữ được sự điều-hòa, từ đại thể đến tiểu dị. CHƯƠNG VI Trên đồ ngang các hào, các quẻ hòa nhau: hào hoà với hào, quẻ hoà với quẻ, là đôi quẻ một hoà nhau. Hòa tức là đối nhau. Hào âm đối với hào dương, đến mực trung-hòa thành số 0. * quẻ Càn, quẻ Khảm: thì hào đầu (tính từ dưới tính lên) và hào cuối (hào 3) dương của Càn hòa với âm của Khảm. * quẻ Cấn, Chấn thì hào đầu: âm của Cấn hòa với dương của Chấn; hào cuối: dương của Cấn hòa với âm của Chấn. * Giai-đọan kế là hào nhì của hai quẻ Càn, Khảm hòa với hào nhì của hai quẻ Cấn, Chấn. Tốn, Ly, Khôn, Đoài cũng vậy, cũng hòa nhau từng đôi một rất khít-khao. Sau cùng thì hai phần Âm, Dương vẫn có những hào hòa nhau, nối kết nhau như những mắt lưới đều-đặn, hài-hòa. Bên phần dương có 4 quẻ: mỗi quẻ có 3 hào, tổngcộng 12 hào có 6 hào dương, 6 hào âm. Âm dương giaohòa nhau. Bên phần âm có 4 quẻ: Mỗi quẻ có 3 hào, tổng-cộng 12 hào, có 6 hào dương, 6 hào âm. Âm dương giao-hòa nhau. Như vậy mỗi bên Âm dương đều có sự giao-hòa nhau của Âm dương như đồ hình ngang: Khi dương =0 thì âm =0 đó là được thái-hòa, từ cái tổng thể cho đến tiểu dị. Tiểu-dị là từng hào giao hòa nhau. Quẻ cũng giao-hòa nhau là phần đại thể. Như trên đã nói: - Hào là từng vạch một có hào dương hòa với hào âm. - Quẻ là gồm đủ 3 hào: quẻ âm là trong quẻ có ít hào âm, như Ly là quẻ âm bởi có một âm. Quẻ dương là quẻ có ít hào dương, như Khảm là quẻ dương vì chỉ có Dịch Lý Cao Đài Trang 341 Dịch Lý Cao Đài Trang 342

176 CHƯƠNG VI một dương ở giữa; quẻ âm hòa với quẻ dương. Tất cả hòa nhau là vậy. * Hoà trong Tôn-giáo là Hoà tinh-thần: Từ xưa đến giờ các vị Thánh-nhân có chú ý đến cơ Hòa này không? - Hẳn nhiên là có chứ! Nếu không hòa thì làm sao bình được? Không hòa làm sao có được sự hoãn-huợt đến ngày nay, để kết liên thành Hòa-bình, Hòa-huỡn! Nhưng tại sao giờ này hầu như nhân-lọai phải khát vọng Hòa-bình đến cực độ, mà thiêng-liêng càng nônnóng lo cho nhơn-lọai cái cơ Hòa bình cực-kỳ hơn nữa. Ngày nay nó trở thành ước vọng của tất cả chớ không của riêng ai. Là tại sao? Có phải vì nhân-loại sắp tận diệt không? Bởi nhân-lọai đã đánh mất chữ HÒA rồi! Ngay cái thời-kỳ Hạ-nguơn cùng cuối này tất cả cái văn-minh vật-chất đã cao độ, đồng thời cái văn-minh tinhthần hầu như cũng dần cạn kiệt trong tâm-hồn, làm cho lệch cán cân quân-bình trong một tư thế hết sức đau thương. Có khác nào nhân-lọai đang kêu cứu về Rác! Nếu chúng ta làm một bài toán nho-nhỏ thì thấy rằng rác ở bên ngoài làm khó chịu cho môi-trường sống bao nhiêu, thì rác trong tâm-hồn của nhân-lọai cũng làm cho các nhà đạo-đức thống tâm bấy nhiêu!. Chính Đức Thượng-Đế đã phải than: Cao-Đài tá thế đến phàm-gian, Bạch-Ngọc Huỳnh-Kim cũng chẳng màng. Chìu lụy đòi phen xem quá tục, Nghĩ không đổ lụy phải cười khan. Cười khan mà khóc bởi thương bây, Chẳng mất một con nghiệt cả bầy. Biết phận già không chờ chống gậy, Nương theo con dại mới ra vầy. CHƯƠNG VI Tất cả những yếu-tố về lý Dịch trên, xem như sự điều-hòa về hình-thức, hòa bằng phương-pháp, Phải hòa về tinh-thần nữa, mà nhân-lọai phải thực hiện cho được, hòa cho được, nếu không thì cả thế-giới phải hứng chịu cảnh tiêu-tàn mà thôi, nếu không có HÒA! 2- Thánh-nhân rất chú-trọng đến chữ HÒA Bởi Dịch là Đạo, là công-thức sống cũng như cơ thể con người, Thượng-Đế cũng đã tạo ra tế-bào, gân, xương, mạch máu làm nên cơ thể con người cũng quá chi-ly cho hòa-hợp nhau. Nhưng lần hồi cuộc sống khó-khăn, luân thường biến đổi làm cho tình người điên-đảo mất sự thương-yêu, lợt điểm Thánh-tâm khiến cho trần tục khảo; rồi từ đó xảy ra chiến-tranh, chết-chóc gây cảnh máu sông, xương núi. Thượng-Đế cũng như Thần, Thánh, Tiên, Phật không nỡ làm ngơ mà ngồi nhìn cảnh tang điền thương hải nên tìm đủ mọi cách để kêu gọi, hãy nhìn lại nơi Trời sẵn sàng đưa tay cứu vớt. Thượng-Đế mở Đạo đem chân-lý chánh truyền chỉ dẫn, bày ra bài học Thương-yêu, Bác-ái, Công-bình để nhắc-nhở, đem cơ Hòa xuống đặt nơi thế-gian này kêu gọi nhân-lọai hồi tâm, biết hòa-ái cùng nhau, hòa-thuận cùng nhau từ trong mỗi cá-nhân, như mạch máu đường tim trong thân-thể con người vậy. Nay, trong cửa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tất cả thểpháp và bí-pháp cũng đều là nồng cốt nằm trong Đạo Dịch: Kinh này là một triết-học Á-đông độc nhất vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổ-truyền của Đạo Cao-Đài, một đạo-giáo Việt-Nam hoàn-toàn nảy sanh ở cái triết-lý hoàn toàn Á-đông mà kinh này đã gồm hết những lý thuyết cao siêu đã nêu cao tinh-thần Đại-Đạo. Do bởi Dịch với Đạo Cao-Đài ngày nay xem như một, là hình với bóng. Đức Phật Quan-Âm cũng nói Đạo quí là tại Hòa. Dịch Lý Cao Đài Trang 343 Dịch Lý Cao Đài Trang 344

177 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI Phải! Chính cái chữ Hòa mới làm nên hình tướng của Đại-Đạo là vậy. Đức Phật dạy rằng: Các em nghĩ thử mà coi, tạo thiên lập địa cũng bởi âm dương hòa-hiệp mới sanh-hóa muôn loài, cũng bởi một chữ Hòa; đến đỗi như thân người có tạng, có phủ. Tạng phủ ấy, nếu chẳng hòa thì con người chẳng hề sống bao giờ. Kịp đến tâm-hồn bất hòa thì thất tình lục dục đều phát khởi tranh ngôi với thần lương-tâm, nếu kém lực thì con người ấy duy có sanh-họat trong vòng vật dục chớ chẳng hề biết thiên-lý là gì! Các em thử nghĩ cái phẩm-giá của kẻ ấy cao hèn là thế nào? Người chẳng có Hòa là thế đó: - Còn gia-đình chẳng hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly-tán. - Còn trong luân-lý chẳng hòa, thì dân cư bất mục, nước chẳng hòa thì sanh ly-lọan. Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn; thi-hài này nhờ hòa-khí mà thành hình, thì linh-hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn, linh-hồn bởi chữ hòa khí mới có đến thì tức nhiên phải nương theo hòa-khí mới có về. Tuy pháp-bửu của các Tôn-giáo đã đọat đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu-nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ. - Thân thể cho mạnh-mẽ tinh-vi, đừng để sa-đà vào lục dục thì là thuận cùng trí-lự khôn ngoan. - Khí-lực cho cường-thạnh thanh-bai đừng để đến đỗi mê-muội bởi thất tình, thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh-tâm mà nẩy-nở. - Linh-tâm phải định-tĩnh từ-hòa, đừng để đến đỗi mờ ám bởi tội-tình thì thuận với lòng trời, hiển linh tại thế đặng đọat phép huyền-vi. Thân là Tinh, lực là Khí, trí là Thần. - Còn cả thế gian bất hòa, thì nhơn-lọai đấu-tranh. Nói rõ ra thì Tinh là thân thể, Khí là điển lực nghĩa Vì vậy thiếp khuyên các em Dĩ hòa vi tiên. là trí lự, Thần là linh-hồn; ba cái báu của mình ngày nào Như vậy nét hòa có từ trong thể-pháp đến bí-pháp tương đắc nghĩa là hòa-hiệp cùng nhau, thì người mới của Đạo Cao-Đài, duy ở con người chắc chưa được tọai ý mong đắc Đạo. Thánh-nhân, mới than: Thiên thời, địa lợi đôi điều sẵn, Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần. Pháp-Chánh-Truyền có dạy: Phép của Trời có một là thương khắp cả chúngsanh, nên định phẩm-vị hữu-hình và thiêng-liêng có một, nghĩa là phải tương-đắc cùng nhau, đặng định quyết phép công-bình lành thăng dữ đọa. Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế-giới càn-khôn cũng phải hòa mới vĩnh-cữu. Địa-cầu này cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhơn-lọai cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa-thụân cùng linh-hồn mới mong đọat Đạo. Cơ Đạo của Chí-Tôn đến lập buổi Hạ nguơn Tam- Kỳ Phổ-Độ này duy lấy chữ Hòa làm tôn-chỉ. Có hòa mới có hiệp, có hiệp mới có thương, mà sự thương-yêu là chìa khóa mở cửa Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh, y như lời Đức Chí-Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là Từ-bi Bác-ái mới đắc Đạo vô-vi, phải hòa-hiệp mới có cơ qui nhứt. 3- Tính chất âm dương của quẻ Điều đáng chú-ý là quẻ có quẻ âm, có quẻ dương. Gọi là quẻ khi có đủ ba hào ấy là một quẻ đơn. Quẻ Càn có ba vạch liền (quẻ dương). Quẻ Khôn có ba vạch đứt (quẻ âm) Dịch Lý Cao Đài Trang 345 Dịch Lý Cao Đài Trang 346

178 CHƯƠNG VI Hai quẻ Càn Khôn là quẻ chủ trong 8 quẻ (gọi là Bát-quái) tượng trưng cha, mẹ. Còn lại là 6 con, 3 nam (dương), 3 nữ (âm). * Quẻ âm là quẻ trong đó chỉ có 1 hào âm, như: Tốn có một âm dưới cùng gọi là Trưởngnữ. Ly có một âm ở giữa gọi là trung-nữ. Đoài có một âm trên cùng gọi là thiếu-nữ. * Quẻ dương là quẻ chỉ có một hào dương, như: Chấn có 1dương dưới cùng, gọi trưởngnam. Khảm có một dương ở giữa gọi trung-nam. Cấn có 1dương mới sinh ở trên, là thiếu nam. Sở dĩ gọi là trưởng là vì hào dưới cùng là gốc, biếnhóa sau hết trong ba hào (trưởng nữ, trưởng nam) Gọi là trung vì hào này biến-hóa ở giai-đọan thứ nhì (trung nữ, trung nam) Gọi là thiếu vì hào này biến-hóa trước nhất, nên còn trẻ nhất (thiếu nữ, thiếu nam). Nhận định: Gọi là hào dương vì chỉ có một vạch liền. Gọi là hào âm vì hào này có hai vạch đứt. Nhìn vào 3 quẻ âm (mỗi quẻ đều có 3 hào, 4 vạch) Đó là: Tốn, Ly, Đoài. Ba quẻ dương (mỗi quẻ có 3 hào, 5 vạch) là: Chấn, Khảm, Cấn. CHƯƠNG VI Đây là lý-do vì sao Thánh-nhân dạy trai Tam-cang Ngũ-thường, Gái Tam-tùng Tứ-đức là khởi điểm từ nguyên-nhân lý Dịch này đây. 4- Tam-cang Ngũ-thường khởi từ lý Dịch - Bởi những quẻ tượng dương thì mỗi quẻ có 3 hào và 5 vạch; tức nhiên dương tượng cho Nam-phái, mỗi quẻ có ba hào không bao giờ thay đổi, lấy tính-chất vững bền đó làm qui-luật, giềng mối gọi là Tam-cang. Các quẻ dương dù ở hình thức nào cũng vẫn có 5 vạch. Sự cố định ấy lấy làm thường-đạo cho Nam làm Ngũ-thường là vậy. Nam thì lấy Tam-cang Ngũ-thường làm giềng mối. - Những quẻ tượng âm thì mỗi quẻ có 3 hào và 4 vạch. Cũng tương-tự như trên: quẻ âm tượng cho Nữ-giới, mỗi quẻ đơn âm cũng chỉ có ba hào không đổi, lấy làm tính-chất căn-bản cho phái-nữ là đạo Tam-tùng, quẻ âm vẫn luôn luôn có 4 vạch, với tính cách vững-chắc như vậy dùng làm Tứ-đức cho giới nữ-lưu. Thế nên lấy đạo nhơnluân làm trọng thì Nữ giữ lấy Tam-tùng Tứ-đức. Đây là tất cả giềng mối nhân-luân đạo trọng của dân-tộc Á-đông luôn có nền-nếp văn minh tinh-thần bấtkhuất, dù ngày nay lượn sóng văn-minh vật-chất có lôi cuốn nhân-lọai vào cơn xáo-trộn kinh-hoàng! Chắc-chắn những cái gì hay đẹp truyền thống không bao giờ mất đi được. Chính Đức Chí-Tôn đến để lập lại cán cân côngbình ấy để được sống lại thuần-phong mỹ tục cho Việt- Nam làm khởi điểm mà cũng làm gương cho cả nhân-loại; tức là làm người thật xứng đáng với đạo làm người! Đức Chí-Tôn đã quyết-định cho: Quốc Đạo kim triêu thành Đại-Đạo, Nam-phong thử nhựt biến Nhơn-phong. Vì lẽ đó nên Đức Hộ-Pháp quả-quyết: Dịch Lý Cao Đài Trang 347 Dịch Lý Cao Đài Trang 348

179 CHƯƠNG VI Tân-Luật Đức Chí-Tôn cốt-yếu muốn cho ta làm, đặng ta bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường của nhân-lọai. Nói về phương Đông này dầu cho luận tới các quốc-gia, xã-hội đến đâu đi nữa, họ tự trọng, họ văn-minh thế nào họ chưa ra khỏi đường lối ấy, niêm-luật ấy bao giờ. Nếu họ ra khỏi là muốn tự bỏ cả xã-hội của họ, thì họ sẽ thành cái gì chớ không thành xã-hội. Trong Tân-Luật ấy Đức Chí-Tôn định cho Ngũgiới-cấm, Tứ-đại-điều-qui và trong ấy cốt-yếu bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường cho toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên-luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâmnão con cái của Ngài. Thánh-ngôn đàn tại An-hóa, ngày Bính- Dần (dl ) Thầy dạy: Chư Ái-Nữ. Thầy vì Tam-Kỳ Phổ-Độ chẳng phân cao thấp, sang hèn, Thầy chỉ khuyên một điều là Đạo-hạnh các con phải giữ hàng ngày cho nhầm phương-pháp Nhơn-đạo, tức là Tứ-đức đó vậy, các con hiểu à! Nền nhơn-luân của con nhà Nam-Việt chẳng lầm, mà tại các con hay nhiễm thường tình mà hư hoại, nên chi Thầy phải nhắc lại cho các con đừng lầm nữa, nghe các con! Nam-phái vào. Các con nghe cho rõ, thường ngày các con trông thấy những điều trái tai gai mắt, các con có biết vì tại sao chăng? Như kẻ làm quan ỷ quyền ức hiếp dân lành, đứa ngu nghịch cha phản bạn, làm rối luân thường, các con có biết vì tại sao chăng?... Tại vô Đạo... Đàn cơ tại Phước-Long-Tự, 1 Mars 1927 Thầy có dạy như vầy: Chúng nó lại tưởng rằng kiếp người là kiếp sống chỉ có giây giờ rồi tiêu mất, nên tìm những chước CHƯƠNG VI sâu kế độc cho đặng của nhiều, no lòng sướng dạ, trối kệ luân-hồi. Thầy hỏi: Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét, vui buồn mà toàn nhơn-loại đều có, khi rốt cuộc thì trí khôn ấy đi đâu? Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy mà cũng mất đi đặng sao các con? Thầy hỏi như vậy đặng cho các con mỗi đứa về suy nghĩ mà trả lời cho mình. Hễ trả lời phù hạp thì dễ biết Đạo, còn ngu xuẩn thì cũng hườn ngu xuẩn... Thầy dạy Nữ-phái biết trọng Tam-tùng, Tứ-đức, Nam-phái Tam-cang Ngũ-thường. Hễ Nhơn-đạo thành thì phù hạp Thiên-đạo, nghe à! Dịch Lý Cao Đài Trang 349 Dịch Lý Cao Đài Trang 350

180 CHƯƠNG VI BÀI II:12 MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC CHÍ-TÔN A- Duyên khởi Ngày 9 tháng giêng năm Ất-Sửu (dl ) nhằm ngày vía Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Quan phủ Vương-Quan-Kỳ có thiết đàn riêng tại nhà ông số 80 đường Lagrandière (bây giờ là đường Gia-Long). Khi ấy quan phủ Ngô-Văn-Chiêu xin Thượng-Đế lấy tên mấy người đệ-tử mà cho một bài thi kỹ-niệm: THI CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh, BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành. HẬU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh, Quờn, Minh, Mân đáo thủ đài danh. 12 chữ lớn ấy là tên 12 Môn-đệ đầu tiên của Thượng-Đế. Còn lại ba chữ nghiêng ở câu cuối là tên của ba vị hầu đàn. Trong số 12 tên thì lại có 13 người, nhưng sau đó thì chỉ còn lại 12 người mà thôi. Bởi ông Chiêu đã tự ý lập Đạo vô-vi tách khỏi Tòa-Thánh. Trong câu nhì chữ Sang có hai vị: Cao-Hoài-Sang và Võ-Văn-Sang Thầy điểm chung một tên. Cách ít ngày sau, Thượng-Đế giáng cơ dạy mấy ông: Trung, Cư, Tắc, Sang, Hậu, Đức phải hiệp với ông Phủ Ngô-Văn-Chiêu mà lo mở Đạo. Ngài lại dạy rằng mỗi mỗi phải do nơi ông Chiêu là Anh Cả. Gồm: 1- Ngô-Văn-Chiêu 2- Vương-Quan-Kỳ 3- Lê-Văn-Trung 4- Nguyễn-Văn-Hoài 5- Đoàn-Văn-Bản 6- Cao-Hoài-Sang 7- Võ-Văn-Sang 8- Lý Trọng Quí 9- Lê-Văn Giảng 10- Nguyễn-Trung-Hậu CHƯƠNG VI 11- Trương-Hữu-Đức 12- Phạm-Công-Tắc 13- Cao-Quỳnh-Cư Trong số người có tên kể chung là 13 người. Giải-nghĩa bài thơ trên: Câu 1: có chữ Thầy là ngôi Thái-cực là Thượng- Đế. Câu 2: Thầy có nói Chiêu kỳ trung độ dẫn hoài sanh là dầu trẻ con trong bụng cũng phải độ. Câu 3: Nguồn gốc của nền Đạo rất nên quí báu được truyến-bá cho nhơn-loại ắt thành quả. Câu 4: Đức độ lớn sẽ được thiêng-liêng ban thưởng và đạt vị nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Câu 5: Người có trí huệ được nêu tên trên đài danhdự của cõi trời. Trước đó là đêm 30 tháng chạp năm Ất Sửu (12 Février 1926) Thượng-Đế giáng cho mỗi người một bài thi, nhưng hôm ấy ông Ngô-Văn-Chiêu vắng mặt nên không có cho thi. Thử tìm về nguồn để biết tiểu-sử các bậc tiền khai Đại-Đạo: 1- Ông Ngô-Văn-Chiêu Ông Ngô-Văn-Chiêu chỉ lo bề tự giác, ý của ông không muốn truyền-bá mối Đạo ra cho nhiều người. Ông vẫn lấy câu Ngô thân bất độ hà thân độ (tức là thân tôi chưa độ được hà tất độ được ai) làm tôn-chỉ. Vì vậy mà ông tách riêng ra từ ngày 14-3 năm Bính-Dần (dl ). Cùng một ý-kiến ấy có các ông Nguyễn-Văn-Hoài, Võ-Văn-Sang, Lý-Trọng-Quí. Từ đây tuy đôi bên chủ-nghĩa khác nhau vì nhóm của ông Lê-Văn-Trung thì lo phổ-độ, còn nhóm của ông Chiêu thì lo bề tự-giác; nhưng về phương-diện tín-ngưỡng thì cũng đồng kỉnh thờ Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Dịch Lý Cao Đài Trang 351 Dịch Lý Cao Đài Trang 352

181 CHƯƠNG VI Theo Đạo-Sử của bà Hương-Hiếu (ngày Bính-Dần dl ) Thầy nói: Thầy cũng thương đó chút. Thầy đã nói cái lòng thương của Thầy hơn biếm trách, nên Thầy chẳng hề biếm-trách các con, ngặt trước quyền của Thần, Thánh, Tiên, Phật biết sao cứu rỗi cho đặng. Thầy lại phải làm thinh cho kẻ thì mất lẽ côngbình. Thơ nó tưởng Thầy giận mà nài xin tha-thứ. Thầy thì đặng còn chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mới nài sao? Nhất là Thái-Bạch Kim Tinh rất khó. Chiêu cũng vì vậy mà mất ngôi. Các con chớ dễ ngươi mà phạm thượng nghe à! Trước đó thì chư Môn-đệ đồng quì lạy Thầy xin thứ tội cho ông Chiêu. Ngày dương lịch, trích Đạo-Sử của bà Hương-Hiếu (trang 109): Chiêu đã có công tu, lại là Môn-đệ yêu dấu của Thầy nên Thầy muốn ban chức Giáo-Tông cho nó, song vì lòng ám-muội phạm đến oai-linh Thầy mà ra lòng bất đức chẳng còn xứng đáng mà dìu-dắt các con, nên Thầy cất phần thưởng nó, Thầy nhứt định để chức ấy lại mà đợi người xứng đáng, hay là Thầy đến chính mình Thầy mà dạy-dỗ các con. Tái cầu: Các con coi thử đó thì đã hiểu rằng Thầy thươngyêu nhơn-loại là dường nào. Cái vui của Thầy là đặng thấy các con hội-hiệp cùng nhau, thương-yêu nhau trong đạođức của Thầy, ai còn dám làm cho chia-lìa các con là đứa thù-nghịch của Thầy. Chiêu đã hữu căn, hữu kiếp: Thầy đã dùng huyềndiệu mà thâu phục, độ rỗi nó trước các con. Biết bao phen Thầy gom các Môn-đệ lại. Thầy sở cậy nó ấp-yêu dùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp con. Song nó chẳng vâng CHƯƠNG VI mạng lịnh Thầy, lại đành lòng cắn mổ xô đuổi dường ấy, thì làm sao cho xứng đáng cái trách-nhiệm rất lớn của Thầy toan phú-thác cho nó. Các con đừng trông mong rỗi cho nó. Nghe và tuân mạng lịnh Thầy. Thầy dạy (đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính-Dần (25 và ): Chiêu, thiếu đức, thiếu tài. Trung, con sợ ai? Ta không sợ ai! Ta biết hơn ngươi. Ta há không biết thương sao? Ấy cũng vì thiếu đức. Nó đã biết Ta. Cứ tuân lời Thầy đã truyền mà thi-hành! Ngày 26 Avril 1926: Cao-Đài, Chiêu, ngươi chẳng kiên lịnh Ta, Ai kiên? Ta chờ ngươi. Chiêu, ngươi chẳng thừa lịnh Ta, ai thừa lịnh? Ta đã nói ngươi làm đầu Tam-giáo, đã bao phen Ta lập Đạo sẵn cho, ngươi chê há? Ta đã sở định, ngươi dám cải: Chuyên quyền từ đó bỏ tuồng xưa, Nghe nịnh, nghe khen thói cũng chừa. Sám-hối Ta cho tu ít tháng. Tài hay, tài múa chớ đua lừa. Ông Bảo-Pháp viết quyển Đại-Đạo Truy Nguyên cũng có nói: Khi quan phủ Ngô-Văn-Chiêu trấn-nhậm tại Hà- Tiên (nhằm năm 1919) ông thường thiết đàn thỉnh Tiên để cầu thuốc cứu chữa bịnh-nhân cùng học hỏi về đường đạođức. Có một vị giáng cơ xưng là Cao-Đài Tiên-Ông thường kêu đích danh Phủ Chiêu mà dạy Đạo. Chư nhu hầu đàn thảy đều lấy làm lạ, vì thuở nay không hề thấy Dịch Lý Cao Đài Trang 353 Dịch Lý Cao Đài Trang 354

182 CHƯƠNG VI trong kinh sách nào nói đến Cao-Đài Tiên-Ông bao giờ, duy có một mình Quan Phủ Chiêu thông minh huệ-trí. Xem ý-tứ trong mấy bài thi Đức Cao-Đài giáng cơ, thì nhận chắc rằng Ngài là Cao-Đài Thượng-Đế giáng lâm. Từ đó ông Chiêu lại càng kính trọng Đức Cao-Đài hơn nữa và xin phép lập vị phượng thờ. Đức Cao-Đài bèn dạy vẽ Thiên-Nhãn mà thờ. Kịp khi ông Chiêu thiên-nhậm về Sài-gòn, ông lựa trong bạn đồng-chí những vị nào có ít nhiều đạo-đức mà khuyên thờ Đức Cao-Đài và chuyên việc tu tâm dưỡng tánh. Chư vị ấy là Quan phủ Vương-Quan-Kỳ, ông phán Nguyễn-Văn-Hoài, ông Phán Võ-Văn-Sang, ông Đốc-học Đoàn-Văn-Bản. Đó là mối Đạo mới bắt đầu phăn ra, song ông Chiêu vốn là người rất dè-dặt, nếu không phải là người đồng tâm mật-thiết thì không bao giờ ông khuyên việc tu-hành, vì vậy mà mối Đạo ít người biết rõ. (Đại-Đạo Căn Nguyên, trang 24-25) Đức Hộ-Pháp cũng nói: Đi thâu Thập-Nhị Thời-Quân rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo. Chừng đó Ngài mới chỉ cho chúng tôi biết rằng có một người thờ Ngài rồi là ông Ngô-Văn-Chiêu, tức nhiên Đức Chí-Tôn muốn thâu Ông làm Giáo-Tông đầu tiên đó. Có một điều lạ-lùng suy-nghĩ không ra nguyên-cớ là Đức Chí-Tôn biểu bà Nữ Chánh-Phối-Sư Hương-Hiếu may sắc phục Giáo-Tông cho Người, kỳ hẹn trong mười ngày Người sẽ được tôn làm Giáo-Tông, trong thời-gian mười ngày, chỉ có mười ngày mà thôi, chúng tôi không hiểu nguyên-cớ nào mà ông Ngô-Văn-Chiêu không hưởng được địa-vị ấy. (ĐHP Giáp-Ngọ 1954) 2- Bài thi cho ông Vương-Quan-Kỳ Nhựt nhựt tân hề nhựt nhựt tân, Niên đáo tân hề Đạo dữ tân. Vô lao công-quả tu đương tác, Niên quá niên hề Đạo tối-tân. (AĂÂ) CHƯƠNG VI Ông Vương-Quan-Kỳ ( ) là người ở Chợlớn, cháu ngoại của nhà Nho yêu nước Huỳnh-Mẫn-Đạt, đậu Cử-nhân làm quan hai triều Minh-Mạng và Tự-Đức, rồi từ quan khi nhà Nguyễn ký Hòa-ước 1862 với Pháp. Ông Kỳ học ở trường Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành-chung, cùng làm quan với ông Chiêu ở Dinh Thống-đốc Nam-kỳ, ngạch Tri-phủ. Ngày 15-3 Bính-Dần ông được phong chức Tiên đắc lang quân nhậm thuyết đạo Giáo-Sư. Rồi ông được Thiên-phong Giáo-Sư phái Thượng, tức là Thượng-Kỳ- Thanh ngày 14-5 Bính-Dần. Nhưng đến ngày Bính-Dần ( ) thì Đức Lý giáng dạy: Thượng-Kỳ-Thanh bị sụt chức làm Giáo-Hữu. Như không tuân lịnh xuất ngoại Đến ngày Bính-Dần ( ) Đức Lý dạy: Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu viết thơ cho mấy Thánh-Thất lục tỉnh nói Thượng-Kỳ Thanh bị trục xuất ra khỏi hàng Môn-đệ chẳng quyền-hành truyền Đạo nữa. Như nó chẳng tin nghe lời bị phạt Tả đạo bàng môn thì chịu, nghe à! Đã lập pháp mà nó muốn làm chi thì làm như buổi trước vậy hoài, thì bị phạm Thiên-điều tránh sao cho khỏi tội. Hộ-Pháp Hiền-hữu khá an lòng. Qua ngày Bính-Dần ( ) thì Đức Lý giáng dạy: Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu từ đây coi Thượng-Kỳ-Thanh như một Môn-đệ vậy thôi, chứ chức Giáo-Hữu cũng cất luôn nữa. Thầy để lời xin tha mà phápluật đã phạm tha sao cho được. Dịch Lý Cao Đài Trang 355 Dịch Lý Cao Đài Trang 356

183 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI 3. Bài thi cho ông Lê-Văn-Trung được Đức Chí-Tôn ban cho thi đêm 30 tháng chạp năm Ất Đã thấy ven mây lố mặt dương, Sửu như trên. 5- Bài thi cho ông Đoàn-Văn-Bản Cùng nhau xúm-xít dẫn lên đường. Đạo Cao phó có tay cao độ, Gần-gũi sau ra vạn dặm đường. (AĂÂ) Ông Lê-Văn-Trung ( ) là người thuộc giađình tiểu nông, làng Phước-Lâm (tỉnh Chợ-Lớn). Ông rất thông-minh, giỏi tiếng Pháp, sau khi tốt nghiệp trường Chasseloup Laubat, ông vào làm thơ-ký ở Dinh Thốngđốc Nam-kỳ từ ngày Qua năm 1911 ông vào Thượng-Nghị-Viện Đông-Dương. Năm này ông lập Nữ học đường, đó là Trường Áo Tím, sau đổi là trường Gia- Long. Ngày 5-12 Ất-Sửu ( ) Đức Chí-Tôn giáng đàn dạy hai ông Cư, Tắc đem cơ đến nhà ông để Đức Chí- Tôn độ ông. Cuộc đời hành đạo của Ngài 8 năm tròn, từ ngày đến ngày là ngày qui thiên của ông. Ông Lê-Văn-Trung là quyền Giáo-Tông của Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thật là một bậc đầu công của Đạo rất gương mẫu. 4- Bài thi cho ông Nguyễn-Văn-Hoài Vô-vi tối yếu Đạo đương cầu, Đệ-tử tâm thành bất viễn ưu. Thế sự vô duyên vô thế-sự, Tiêu tư bất xuất ngoại gian đầu. (AĂÂ) Phần đời ông làm Thông-phán. Phần đạo thì tu chơn. Ông Nguyễn-Văn-Hoài là bạn tu của ông Ngô-Văn- Chiêu, hoạt-động hăng-hái lúc đầu, nhưng đường Đạo thì dài, bước Đạo gập-ghềnh khó tới, ông không có giữ một vai-trò nào trong cơ phổ-độ của Đức Chí-Tôn, ông cũng Thương thay trung-tín một lòng thành, Chẳng kể quan mà chẳng kể danh. Thiệt-thòi bấy phận không con nối, Thấy rứa lòng Ta cũng chẳng đành. Phần đời ông là Đốc-học trường Cầu Kho. Phần Đạo ông là Giáo-Sư. Nhà ở Cầu-Kho, sau làm nơi qui tụ tín-đồ nên đặt là Thánh-Thất tạm Cầu-Kho. Đây cũng là nơi khởi khai mối Đạo Trời. Buổi họp mặt của 28 vị tiền khai Đại-Đạo, cũng chính nơi đây lập TỜ KHAI ĐẠO. Hiện giờ đã dời sang đường Nguyễn-Cư Trinh (Thánh-Thất Nam-Thành) nhưng cũng còn những dấu tích của Thánh-Thất Cầu-Kho cũ. Ông Đoàn-Văn-Bản tự là Văn-Long, người làng Tân-Uyên, tỉnh Biên-Hòa. Học trường Tiểu học Biên-Hòa rồi nội-trú trường Sư-phạm tại Gia-Định. Đi dạy nhiều nơi, sau cùng về trường Tiểu học Cầu-Kho (nay là trường Trần-Hưng-Đạo). Đốc-học cũng như Hiệu-trưởng bây giờ. Khi vào Đạo Cao-Đài rồi, ngày 1 tháng 12 Ất-Sửu, ông Bản muốn xin lập đàn cơ, Đức Cao-Đài có cho một bài thi trả lời, ý nói Trời ban cho ai thì nấy hưởng chớ không phải muốn mà được, rằng: THI Bút nở mùa hoa đã có chừng, Chẳng như củi mục hốt mà bưng. Gắng công ắt đặng công mà chớ, Buồn-bực rồi sau mới có mừng. 6- Ông Cao-Hoài-Sang ( ) Chính ngày mà Đức Thượng-Đế giáng ban cho thi ông không có mặt. Về phần đời ông là Tham tá thương chánh. Phần Đạo là Thượng-Sanh của Hiệp-Thiên-Đài. Dịch Lý Cao Đài Trang 357 Dịch Lý Cao Đài Trang 358

184 CHƯƠNG VI Ngài Cao-Hoài Sang sanh tại xã Thái-Bình tỉnh Tây-Ninh. Thân sinh là ông Cao-Hoài-Ân (mất sớm) Thân-mẫu là Hồ Hương-Lự (Nữ Đầu-Sư đứng đầu Nữ-phái) Ngài là con út trong gia đình (thứ tư) phẩm Thượng- Sanh. Anh Cả là Cao-Đức Trọng, là Tiếp-Đạo Chơn-Quân của Hiệp-Thiên-Đài Người chị thứ ba là Giáo-Sư Cao Hương-Cường (Cửu-Trùng-Đài) Thật là một gia đình danh gia vọng tộc, mà trong cửa Đạo này từ trước đến giờ chưa thấy. Sau khi Ngài đỗ Thành-chung thì làm việc tại sở Thương chánh (tức là sở quan thuế Sài-Gòn) đến chức Tham-tá Thương-chánh thì hồi hưu. Ngài còn là Tổ của Âm-nhạc Việt-Nam, hiện nay trường Quốc-gia Âm-nhạc thờ vị Tổ đó là Đức Thượng- Sanh Cao-Hoài-Sang của Tòa-Thánh Tây-Ninh. Cuộc đời hành-đạo của các Ngài đều nổi bật trong quyển DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI này, đã làm sáng danh Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. 7- Bài thi cho ông Võ-Văn-Sang Tân-dân hỉ kiến đắc tân niên, Phổ-Độ Tam-kỳ bá thế hiền. Nhứt tịnh chủ tâm chơn Đạo-lý, Thăng thiên huợt địa chỉ như nhiên. (AĂÂ) Phần đời của ông Võ-Văn-Sang là Tham phán. Phần Đạo thì ông tu chơn. Trong cửa Đạo Cao-Đài ông Võ-Văn-Sang không có nhận lãnh một nhiệm-vụ nào cả. Chỉ vì cùng đi theo CHƯƠNG VI các vị trên, nên được Đức Thượng-Đế ban cho thi vậy thôi. 8- Bài thi cho ông Lý-Trọng-Quí Lỡ một bước lướt một ngày, Một lòng thành-thật chớ đơn sai. Lôi-thôi buổi trước nhiều ân-xá, Lấp-lửng đừng làm tội bữa nay. (AĂÂ) Ông Lý-Trọng-quí chỉ là người tu chơn, giống như trường-hợp ông Sang vậy. 9- Bài thi cho ông Lê-Văn-Giảng Trần tục là nơi chỗ biển buồn, Nghe nơi Đại-Đạo ráng nghe luôn. Ở trong nhà sẵn Thầy đưa khó, Ách nạn chi chi cũng chảy luôn. (AĂÂ) Phần đời của ông Giảng là Thư-ký hãng Hippolito. Phần Đạo ông được đắc phong Lễ-Sanh phái Thượng, tức là Thượng-Giảng-Thanh ngày 14-6 Bính-Dần. Ngày Bính-Dần thăng phẩm Giáo-Hữu rồi được thăng Giáo-Sư. Ông có nhiều công trong việc xướng lễ buổi đầu. 10- Bài thi cho ông Nguyễn-Trung-Hậu tự Thuần-Đức THUẦN phong mỹ tực giáo nhơn-sanh, ĐỨC hóa thường lao mặc vị danh. HẬU thế lưu-truyền gia-pháp quí, GIÁO dân bất lậu tán thời manh. Ông Nguyễn-Trung-Hậu ( ) là Đốc-học Tư-thục. Phần Đạo là Bảo-Pháp của Hiệp-Thiên-Đài. Dịch Lý Cao Đài Trang 359 Dịch Lý Cao Đài Trang 360

185 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI Ông người tỉnh Gia-Định, con của ông Nguyễn- Phục-Lễ tức Nguyễn-Văn-Nhiêu, bút hiệu Tiết-Văn Đông- Y-Sĩ, làm bốn khoá hội-đồng An thiên tỉnh Gia-Định và Bà Lê-Thị Cơ là người gốc Gia-Định. Ông Hậu tốt nghiệp trường Sư-phạm Gia-Định (École Normale de Gia-định) tháng 2 năm Ngày được bổ làm giáo-viên trường ở đường Taberd, sau về dạy ở trường tiểu học đường Richaud (nay là trường Nguyễn-Đình-Chiểu). Năm 1926 làm ăn sa sút, có dịp được gặp đàn cơ Đức Chí-Tôn giáng, xin cầu hỏi có nên tiếp tục không. Thầy giáng cho thi: Con muốn làm sao tự ý con, Nhà nghèo Nhơn-Nghĩa miễn vuông tròn. Thầy đâu nỡ để Môn-Đồ cực, Mối Đạo giữ cho ngàn thuở còn. Ngày , việc tư vẫn còn chưa an, nên thỉnhgiáo Thầy một lần nữa, Thầy giáng: Cái khiếu thông-minh con ở đâu? Kêu Thầy mà hỏi việc cơ cầu. Hễ là quân-tử chi màng việc, Hễ biết điều cao bớt việc sầu. Ông Nguyễn-Trung-Hậu có lần đi cùng với ba ông Cư, Tắc, Sang đến dự đàn cơ, được Đức AĂÂ giáng cho thi; THUẦN văn chất ĐỨC tài cao, Tên tuổi làng thơ đã đứng vào. Non nước muốn nêu danh tuấn-kiệt, Xích-Tinh-Tử, may-mắn được Quỉ-Cốc Đại-Tiên giáng đàn cho thi cũng khế hợp với tiền kiếp của ông: Đỏ đỏ một vừng ấy hỏa-tinh, Nhà Châu tên tuổi đã đành-rành. Tam-kỳ tái thế an thiên-hạ, Hậu nhựt thành-công hậu hứng tình. Ngày Mậu-Tuất (dl ) ông trở về Gia-Định dưỡng bịnh. Trong cuộc biến ngày vì tên tuổi ông bị nhóm tổ chức gán vào bản tuyên-ngôn nên ông bị câu-lưu từ đến Trở về ông an-nhàn với gia-đình. Ông qui thiên lúc 16giờ 50 ngày 7-9 Tân Sửu (dl ). Tang lễ cử hành 5 ngày và an-táng tại quê nhà tại Gia-Định. Thời-gian sau: ngày 4 đến 7 tháng 9 năm Giáp-Dần (18 đến ) Hội-Thánh di liên-đài về Tòa-Thánh Tây-Ninh nhập Bửu-tháp. Đặc biệt là thi-hài của Ngài Bảo-Pháp Chơn-Quân khi chôn ở quê nhà là đặt trong hàng nằm hơn 13 năm, mà khi khai quật lên vẫn còn xác thể bình thường như mới chết, không hư, không dữa, nên khi đặt vào bửu-tháp (tức hàng ngồi) vẫn đặt ngồi thế kiết-dà và để vào liên-đài một cách dễ-dàng. Kẻ viết bài này đã được đọc báo Đạo và được trưởng ban nhà thuyền xác nhận điều ấy là một việc hi-hữu xưa nay. Tháp của Ngài ở khu đất dành cho Thập-Nhị Thời- Quân tại Ao-Hồ, nhập bửu tháp lúc 7 giờ ngày 7 tháng 9 Giáp-Dần (1974). Đến hồi búa Việt giục cờ Mao. 11- Ông Trương-Hữu-Đức ( ) Thuần-Đức là bút hiệu của ông Hậu, nhưng duy chỉ Đức Chí-Tôn điểm đúng tên, ông quá tin tưởng quyềnnăng của Đức AĂÂ bấy giờ nên ông vào Đạo ngày 12- tháng 1 Đinh-Mão (dl ) ông thọ Thiên-phong Bảo-Pháp Hiệp-Thiên-Đài. Ông được biết tiền thân là Ngày hôm ấy vắng mặt trong kỳ đàn nên không có thi. Phần đời ông là Thư-ký sở Hỏa-xa. Phần Đạo là Hiến-Pháp Hiệp-Thiên-Đài. Ông người làng Hiệp-Hòa tỉnh Chợ-Lớn. Sanh năm Canh-Dần (1890) Ông vốn không tin vào việc xây bàn Dịch Lý Cao Đài Trang 361 Dịch Lý Cao Đài Trang 362

186 CHƯƠNG VI thỉnh Tiên của ba ông Cư, Tắc, Sang, nên về nhà tự xây bàn cầu hỏi riêng, được cơ giáng cho thuốc trị được chứng bịnh của ông đã hơn 10 năm. Ông cũng tự chấp-bút một lần được Đức Minh-Nghĩa Tiên-Ông giáng cho thi: Minh-Đức mừng nay đã gặp Thầy, Chẳng còn ao-ước cái không hay. Mừng cầu Âu Á càng thêm mặt, Mừng nậu côn-đồ đã chịu chay. Sau ông được thiên-phong là Tiên Đồng tá cơ đạo-sĩ phò-loan tại Thánh-Thất Cầu-Kho. Ông thường đi phổ-độ cho chúng-sanh nhập môn cầu Đạo vào ban đêm, ngày thì làm việc. Ông cũng được Chí-Tôn ban cho huyền-pháp chữa trị nhiều bịnh nan y. Sau một thời gian thì dừng. Trước đây có nói Đức cứu Đạo chính là Người!. Năm 1962 ngài về Tòa-Thánh cầm bộ Pháp-chánh và làm trưởng Ban Đạo-Sử. Ngày 25 tháng 5 Tân-Hợi (dl ) Ngài đắc phong Chưởng-Quản Hiệp-Thiên- Đài. Sau cùng Ngài qui thiên năm 1976, hưởng thọ được 85 tuổi 12- Bài thi cho ông Phạm-Công-Tắc Ngao-ngán không phân lẽ thiệt không, Thấy thằng áp út quá buồn lòng. Muốn giàu thầy hứa đem cho của, Cái của cái công phải trả đồng. (AĂÂ) Phần đời ông là thư-ký Sở Thương chánh. Phần Đạo là Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài tức là Giáochủ Đạo Cao-Đài. Ngài được sanh ra đời ngày 5 tháng 5 năm Canh- Dần, làng Bình-Lập tỉnh Long-An. Thân sinh là Phạm- Công-Thiện, thân-mẫu là La-Thị-Đường. CHƯƠNG VI Lúc thiếu thời rất khó nuôi, dễ bị chết giả. Dù gia đình theo Đạo Nho nhưng vì ông khó nuôi nên thường đến nhà thờ để rửa tội cho ông và theo Đạo Công-giáo. Để rồi sau cùng ông đắc lịnh qui-nguyên Tam-giáo hiệp nhứt Ngũ-chi là vậy. Vốn tư chất thông-minh ông đã thông Nho, rồi khi học ở trường giỏi Pháp-ngữ, ông học trường Chasseloup Laubat (nay là Jean-Jacques Roussau). Gia đình gặp phải khó khăn ông ra làm thư-ký sở Thương chánh. Năm Ất-Sửu (1925) mang hoài-bão yêu nước nên quí ông thường bày cách xây bàn để cầu hỏi các vong linh quá vãng về hỏi vận-mạng đất nước. Đây cũng là cớ để mở đường xuất Thánh mà ba ông Cư, Tắc, Sang cùng làm một sở, là bạn thâm-giao nên là cơ-hội Chí-Tôn khiến cho tất cả đều qui tụ lại đây lấy lương sanh mà cứu vớt quần sanh. Khi Ngài đã chính thức là Hộ-Pháp rồi thì công việc Đạo lúc nào cũng nặng-nề. Đến lúc phải chịu tù đày sang đảo Madagascar (Phi-châu) chịu nạn cho dân-tộc 5 năm 2 tháng, mà Ngài cũng vui nhận để cứu lấy đồng bào, nòi giống và cả nhân-loại nữa. Sau cùng Ngài phải tự lưu đày sang Miên-quốc để tránh cảnh nồi da xáo thịt và phải gởi thây nơi đất khách quê người. Cuối cùng người ta vẫn lợi dụng xác Ngài để dựng nên Thần, nên Thánh, nhưng chính đó Ngài đã dạy cho nhân-loại bài học Thương-yêu và Công-chánh mà Đức Chí-Tôn đích thân đến thế này cũng vì hai lẽ ấy mà thôi. Năm 35 tuổi là năm ông phế đời hành đạo đến buổi qui thiên là 70 tuổi. Một cuộc đời đã trọn hy-sinh cho đạopháp. Những lời trích-dẫn trong tập sách nhỏ này là lời giảng dạy của Ngài. 13- Bài thi cho ông Cao-Quỳnh-Cư Sắp út thương hơn cũng thế thường, Cái yêu, cái dạy, ấy là thương. Dịch Lý Cao Đài Trang 363 Dịch Lý Cao Đài Trang 364

187 CHƯƠNG VI Thương không nghiêm trị là thương dối, Dối dạ vì chưng yếu dạ thương. (AĂÂ) Ông Cao-Quỳnh-Cư ( ). Phần đời là thơký sở Thương-chánh. Phần Đạo là Thượng-Phẩm của Hiệp-Thiên-Đài. Ông sinh năm Mậu-Tý (1888) tại Tây- Ninh. Đây là những tay rường cột của Đạo, nhờ tấm lòng trung kiên nên chỉ có mấy người mà đã làm nên hình, nắn nên tướng, đủ sức chống đỡ Đạo-quyền giữa buổi truân chuyên, khổ sở. Đức Cao-Quỳnh-Cư đắc phong cùng một lượt với Hộ-Pháp và Thượng-Sanh. Chính đây là tượng trưng cho Đạo thành do ba người. Sau buổi ba Ngài quì cầu xin Đạo thì Thượng-Đế giáng cho thi: Thiên-đàng nhứt thế biến Lôi-âm, Tận-độ nhơn-sanh thoát tục phàm. Chánh-giáo phát khai thiên thế mỹ. Thâu hồi hiệp nhứt Đạo kỳ tam. Cao-Đài Thượng-Đế Thế rồi, ngày 1-1 Đinh-Mão (dl ) Thầy giáng cơ có để lời than: Trung, Cư, Tắc, mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào không, còn nay ra thế nào chăng? Thầy lập Đạo năm rồi ngày này, thì Môn-đệ của Thầy chỉ có 12 đứa, mà bốn đứa đã vào tay Chúa Quỉ, chỉ còn lại 8. Trong tám đứa thì lại còn một đôi đứa biếng nhác mà không hành Đạo. Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền-hành Thầy, dầu cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng chưa có phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh, nhờ tay có 6 đứa Môn-đệ trong một năm cho đặng bao giờ. CHƯƠNG VI Thầy vui mừng, Thầy khen tặng hết cả bốn muôn Môn-đệ của Thầy... Khi tôi có dịp làm việc ở Nam-Thành Thánh-Thất, chuẩn-bị viết tập Kỷ-yếu 28 vị tiền khai Đại-Đạo thì có một bạn của Thánh-Thất này nói với tôi rằng: Viết Tiểusử của các Ngài, có người thì không đủ giấy để viết, nhưng rồi cũng có người không có được tài-liệu để viết vào giấy. Thật vậy, điều ấy đã đến với chúng tôi ngay trong hiện tại này.! B- Luận về 12 Môn-đệ đầu tiên của Chí-Tôn Nguyên-lý Trước hết vẽ một vòng tròn tượng-trưng càn-khôn vũ-trụ, tâm 0 là ngôi Chúa tể tức là Đấng Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Trong vòng tròn là hai hình tam-giác AEC và DBF gát chồng lên nhau, tức là tam âm, tam dương, tạo thành hình ngôi sao sáu cánh. Lại vẽ thêm sáu cánh sao phụ thêm nữa, như vậy đã có 6 âm, 6 dương rồi. Bắt đầu từ A đếm chung-quanh có cả thảy 12 hình tamgiác đều nhau xoay quanh một vòng tròn 0 lớn. Đó là cơ thống nhất vạn loại mà Thầy là vi chủ nên nói số 12 là số riêng của Thầy vậy. Thầy ở giữa nắm pháp qui cơ, vòng tròn tượng trưng cho càn-khôn vũ-trụ, cả vạn-linh đều chung chịu trong khuôn luật đó. Dịch Lý Cao Đài Trang 365 Dịch Lý Cao Đài Trang 366

188 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI Như vậy là có 6 âm, 6 dương, vì vậy mà ta không lấy làm lạ vì lúc khởi thủy nền Đạo có được 12 Môn-đệ đầu tiên. Như chúng ta đã điểm lại công-nghiệp của các bậc tiền khai Đại-Đạo để thấy được bước diễn biến của Đạosự trong thời-gian qua và cũng không ngỡ-ngàng vì sao Đức Chí-Tôn phải để lời than như trên. Thầy cũng đã nói không một việc gì qua định-luật của vũ-trụ hết. Dịch luôn luôn có âm dương đi liền nhau. Ban đầu 12 người là Môn-đệ của Thầy, nhưng trong số 12 ấy lại có hai người trùng tên Sang thành ra 13. Tại sao phải là con số 13? Bởi nhìn vào đồ hình trên thì từ ngôi sao sáu cánh là có đến 12 tam-giác đều xoay quanh vòng tròn lớn mà Thầy vi chủ, nên biểu-tượng bằng tâm 0 cộng chung là 13 điểm. Thì ở đây người đứng số 13 là ông Cao-Quỳnh-Cư tức Thượng-Phẩm nắm chi Đạo, cũng thuộc tâm O, tức là hòa-nhập cùng Thượng-Đế để có sự Thiên nhơn tươnghợp. Nhưng đến ngày Khai Đạo rằm tháng 10 thì ông Ngô-Văn-Chiêu đã tách ra thì cũng còn lại đủ số 12. sở định của tạo-hóa hết. Nhưng luật công bình có hai phần: một âm, một dương biến động, dù ngay trong luật định cũng có, hễ có mâu-thuẫn tương-quan là có biến sanh. Hết vòng biến đổi mới trở lại trạng-thái đầu tiên là 1, rồi từ 1 lại trở lại trạng-thái Hư-vô, nên người tu đắc nhứt qui cơ là thành Đạo, nghĩa là hiệp cùng lý Thái-cực để trở lại trạng-thái tĩnh lặng nhiệm-mầu trong lý Hư-vô. Trong lý Hư-vô phát sanh một Thái-cực. Thái-cực biến-hóa ba ngôi. Mỗi ba ngôi lại biến hóa thành ra Cửu chuyển. Ba ngôi ấy biến sanh là Đạo, Pháp và Thế đó (tức là ba ông Cư, Tắc, Sang) Thầy còn cho biết 4 người đã vào tay Chúa quỉ, tức là Tứ âm; độ được bốn muôn, 4 là tứ dương, hiệp chung là Bát-quái. Còn lại 8 tức là hoàn thành một Bát-quái thứ nhì. Nhưng sau cùng còn lại 6 người làm nên cơ Đạo. Số 6 là do 3+3 tức là lý tam âm tam dương mà đã nhiều lần đề cập đến. Trong số 12 Môn-đệ đầu tiên thì có ba vị là Nếu kể luôn tên 3 vị hầu đàn là tổng cộng 13+3=16 - Ông Cao-Quỳnh-Cư (tuổi Mậu-Tý 1888) tức là hai lần con số 8, ấy là dựng nên hai Bát-quái Cao- - Ông Cao-Hoài-Sang (tuổi Tân-Sửu 1901) Đài như Đức Chí-Tôn muốn, mà số 16 đây chỉ là một sự - Ông Phạm-Công-Tắc (tuổi Canh-Dần 1890) xác nhận một lần nữa mà thôi. Tức nhiên có 3 vị đứng đầu 12 chi là Tý, Sửu, Dần. Như thế thì Số 12 là số đặc-biệt của Thầy, tức là 9+3=12; 9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy 3 ngôi hiệp vào cơ vận-chuyển tức là cơ qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay, mà người nắm pháp ấy là chủ-tể càn-khôn vũtrụ, nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy. Số 12 nếu tính theo hàng ngang thì số 1 đứng trước số 2, tức là lý Thái-cực đứng trước luật âm dương thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-quản trong đó. Thế nên Thầy nói chi chi cũng có luật-định hết thảy, không chi ngoài quyền Nếu chỉ cộng 12+3=15 là trở về con số Ma-phương của Bát-quái. Đây là Bát-quái Cao-Đài của Đức Chí-Tôn đã dựng nên trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ này. Khi viết về Tiểu-sử của 12 vị tiền khai Đại-Đạo, tôi thấy có một lỗi lớn với các Ngài, vì có Đấng thì ngại không có giấy để ghi cho hết công-trạng của Ngài, có vị thì không có được một tài-liệu trong tay để viết, vì sự làm việc trong đơn phương giữa một hoàn cảnh như thế này, thôi đành vậy. Xin các Ngài cũng lượng thứ! Dịch Lý Cao Đài Trang 367 Dịch Lý Cao Đài Trang 368

189 CHƯƠNG VI Giải thích tương-tự như vậy thì Tòa-Thánh có 12 cửa, nhưng rốt lại thì không có cửa số 5, vì sao? Vì theo Bát-quái thì số 5 đã nhập vào ngũ trung thì không thể có cửa bên ngoài. Tuy nhiên có cổng Chánh-môn đặt vào cũng đủ cho số 12 tròn đầy. Đây đã thể hiện trọn vẹn hình ảnh của Bát-quái Đồ-thiên vậy. Do đó, nên thấy rằng dù Đức Chí-Tôn có nói về Bát-quái hay không mà lý Đạo vẫn hiển nhiên trong mọi hình thức. Trong bài thi dạy Đạo, trong luật-pháp chơntruyền, trong nghi-thức cúng kính đâu đâu cũng có hình ảnh của Bát-quái thành hình một cách rõ-rệt. Lý Đạo nhiệm-mầu là thế! Và tiếp-tục tìm đến thi văn dạy Đạo. BÀI III: Thánh-ngôn Thầy dạy (TNII/107) CHƯƠNG VI Thầy. Thành tâm niệm Phật. Tịnh, Tịnh, Tịnh, Tịnh, Tịnh, Tịnh là vô nhất vật. Thành tâm hành Đạo. Một bài cơ Thầy giáng dạy chỉ có năm câu thật đơngiản. Một bài cơ ngắn nhứt trong các bài. 1- Giải-nghĩa Câu 1: là Thầy tức là Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế hay là Đại-Từ-Phụ. Câu 2: Người tu thường phải niệm Phật một cách chân-thành, để không bị phân tâm, ngoài cách niệm ra còn lần chuỗi Bồ-đề, cũng là cách tập chuyên-chú vào một vấn-đề cho khỏi vọng tâm. Tức là tạo một sự cảm-ứng với Đấng Huyền-Linh. Câu 3: Năm chữ tịnh cho thấy phương tu cần phải bế ngũ-quan tức là quên đi những việc phồn-tạp, mà năm giác-quan trong người lúc thanh-tịnh nó hay phóng túng, phải có cách giữ nó lại. Muốn tu sửa thì nên nhớ, người đạo-đức phải biết: - Mắt (là cơ-quan thị-giác) người tu không nên thấy những gì không cần phải thấy (chánh kiến). - Lưỡi (là cơ-quan vị-giác) không ham món ngon vật lạ, nói điều lành để tránh khẩu-nghiệp (chánh ngữ). - Tai (cơ-quan thính-giác) không nghe những gì người đạo-đức không muốn nghe (chánh định). - Mũi (cơ-quan khứu-giác) không đòi hỏi những mùi hương lạ (chánh tinh-tấn). Dịch Lý Cao Đài Trang 369 Dịch Lý Cao Đài Trang 370

190 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI - Tay (cơ-quan xúc-giác) làm việc chân chính (chánh nghiệp). Trong Bát-chánh-Đạo người tu-hành nên gát bỏ những gì có thể làm cho mất thì-giờ, đồng thời tập thói quen tốt, mục-đích hướng tới điều chân, thiện, mỹ. Câu 4: giữ sự thanh-tịnh đến mức độ cao, giống như mặt nước phẳng không có sóng gợn, thì cõi lòng không xao-xuyến, bấy giờ trí-huệ mới sáng suốt và thôngcông được các cõi vô-hình, đó là sự cảm-ứng với huyền-vi thiêng-liêng vậy. Dầu một Tôn-giáo nào hay một bậc chân tu nào, vẫn lấy tâm thanh-tịnh làm đầu mối cho việc tuhành Câu 5: khi đã thấu-hiểu được chơn-truyền của đạopháp phải đem ra để truyền-bá cho mọi người cùng thựchành hầu đốt giai-đoạn thời-gian, thâu ngắn con đường đến Tây-phương hơn. Có làm được như vậy là đã thựchiện được ngũ-nguyện rồi: 2- Nghiệm về lý: đây là con đường tu của Đạo Cao- Đài Xét câu Ngũ nguyện - Nam-mô Nhứt nguyện Đại-Đạo hoằng-khai tức nhiên người Tín-hữu Cao-Đài phải làm sao cho mối Đạo ngày càng phát-triển, bành trướng mạnh-mẽ thêm. Có câu Nhơn năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân. Sự hoằng dương chánh-pháp là làm cho mọi người biết tuhành là để cùng hướng thiện và hướng thượng. Làm cho nhơn-sanh bớt đau khổ cùng sống vui trong cõi đời tạm này. - Nhì nguyện Phổ-độ chúng-sanh Lời tâm nguyện của người tu là muốn cho chúng-sanh bớt điều nghiệt chướng, cầu mong cho nhân-loại giảm bớt đau thương vì chiến-tranh tàn-khốc, máu chảy ruột mềm. Sự đau thương chất cao như núi, nước mắt chúng-sanh nếu góp lại nhiều hơn bốn biển. Lời Phật Thích-Ca than như vậy. Ngày nay nhân-loại quá đau thương, xin cùng nhau nối tình thương lớn. - Tam nguyện xá tội Đệ-tử lời cầu xin Thiêng- Liêng xoá bỏ tội-tình kiếp trước hoặc do vô minh mà đã gây ra, hiện tại không gieo thêm nữa để khỏi gặt hái đau thương; đồng thời chính mình cũng bỏ lỗi của người khác, tức là quên đi những thù hận, ích-kỷ, nhỏ-nhen, cuộc đời ngắn ngủi này có nghĩa gì đâu: Nhà thơ Việt-Nam đã viết lên lời thơ này: Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, Cảnh phù-du xem thấy cũng nực cười. Thôi công đâu chuốc lấy sự đời, - Tứ nguyện thiên-hạ Thái-bình. Nếu thiên-hạ được thái-bình là toàn cầu được thái bình, nhà nhà đều hạnh-phúc, thay súng đồng, gươm máy bằng phi đạn tình thương để không còn thấy cảnh nhà tan, cửa nát, chết-chóc hằng ngày nữa. - Ngũ nguyện Thánh-thất an-ninh Thánh-thất đây chính là cõi lòng của mỗi người được bình-an, vui-vẻ trong cảnh sum-họp, hạnh-phúc gia-đình trong cuộc đời giả tạm này đây. Có giữ được cõi lòng thanh tịnh như thế ấy tức là giữ được Ngũ-giới cấm vậy. Thế nên sự tu hành bất cứ hình-thức nào hay tùng theo một Tôn-giáo nào, bậc nào cũng phải có sự xét mình nghiêm túc như vậy. Chắc chắn không còn mật pháp nào hay hơn, vì đó là căn-bản của người tu. Quan-trọng nhứt là câu nguyện thứ năm, vì nó đã đi vào cõi lòng của người rồi. Một khi khí tịnh, thần an thì không còn nghĩ đến sự xung-đột nào cả, người người đều nắm chữ nhàn trong tay thì lo chi thế-giới không hòa-bình, nhân sanh không an-lạc? Kinh đã dạy: Làm người rõ thấu lý sâu, Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh-kinh. Dịch Lý Cao Đài Trang 371 Dịch Lý Cao Đài Trang 372

191 CHƯƠNG VI Sự tu-hành có giá-trị ở sự "xét mình" vậy. Thầy dạy: Phải thường hỏi lấy mình khi đem mình vào lạy Thầy buổi tối, coi phân-sự ngày ấy đã xong chưa, mà lương-tâm có điều chi cắn rứt chăng? Nếu phận còn nét chưa rồi, lương-tâm chưa đặng yên-tịnh, thì phải biết cải quá, rán sức chuộc lấy lỗi đã làm, thì các con có lo chi chẳng bì bực Chí Thánh. Thầy mong rằng mỗi đứa đều lưu-ý đến sự sửa mình ấy, thì lấy làm may-mắn cho nền Đạo; rồi các con sẽ đặng thong-dong mà treo gương cho kẻ khác. Các con thương mến nhau, dìu-dắt nhau, chia vui sớt nhọc nhau, ấy là các con hiến cho Thầy một sự vui-vẻ đó. (TNI/97) Xem ra con người có 5 giác-quan như trên đã nói là: nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỉ (mũi), thiệt (lưỡi), thân (mình). Đó là ngũ quan hữu tướng. Tuy nhiên còn có tư-tưởng tức là ý-tưởng mới có thể dùng nó mà "xét mình" được; chính đây là lục quan vô-hình, còn gọi là giác-quan thứ sáu. Đức Hộ-Pháp cũng dạy rồi: Hôm nay là ngày mở cửa thiêng-liêng và đưa nơi tay các Đấng nguyên-nhân ấy một quyền-năng đặng tự giải-thoát lấy mình, hai món bí-pháp ấy là: 1/- Long-Tu-Phiến của Đức Cao Thượng-Phẩm 2/- Kim-Tiên của Bần-Đạo, hiệp với ba vòng vô vi tức nhiên Diệu-Quang Tam-giáo hay là hình trạng của càn-khôn vũ-trụ, mà đó cũng là tượng ảnh Huệ-Quang- Khiếu của chúng ta đó vậy Con người có ngũ-quan hữu tướng và lục quan vôhình, mà phải nhờ cây Kim-Tiên ấy mới có đủ quyền-hành mở lục-quan của mình đặng Mà Kim-Tiên là gì? Là tượng hình ảnh của điển lực điều-khiển càn-khôn vũ-trụ, mà chính đó là điển-lực, tức nhiên là sanh-lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở đệ bát khiếu- Trong thân con người có thất khiếu và CHƯƠNG VI còn có một khiếu vô-hình là Huệ-Quang-Khiếu - Vì nó là điển lực nên nó mở khiếu ấy mới được Nói rõ ra cây Kim-Tiên tức là cây roi Tiên có chín khúc (Cửu-Khúc Kim-Tiên). Số 9 đây là nói đến Bát-quái Tiên-thiên có 4 lần con số 9. Mà 4x9=36 tượng-trưng 36 cõi Thiên-tào. Thêm cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm tức là Long-Tu-Phiến, nghĩa là cây quạt được kết bằng 36 lông cò trắng. Con số 36 này là kết-quả của thành số vừa nêu trên, cũng là ý-nghĩa của hai quẻ Càn Khôn vậy. Đây là hai quẻ Càn Khôn Nhìn vào số nét trong mỗi quẻ ta thấy quẻ càn có 3 vạch, quẻ Khôn có 6 vạch. Như thế thì số 36 là nói đến hai quẻ Càn Khôn nằm trong Bát-quái Tiên-thiên chính Bát-quái này là cánh cửa để đi vào Đạo-pháp. Tóm lại muốn rõ thấu lý sâu phải thấu hiểu Bátquái một cách tinh-tường. 3- Phân-tích chữ Tịnh qua 4 chiều không-gian Tịnh 靖 là đối với động, là sự yên-lặng hoàn toàn, không nhiễm, không luyến bất cứ vật gì của đời, đại-khái như danh, lợi, tình, những thứ mà làm cho người đời say-đắm: Vì ăn nên phải bị đọa, vì dâm nên phải bị đày, người đời cũng vì những thứ vật dục ấy khiến cho cõi lòng dấy động, nếu không biết giữ mình thì nó buông lung như ngựa không cương. Thử phân-tích qua bốn chiều không-gian để thấy sự mầu-nhiệm. Dịch Lý Cao Đài Trang 373 Dịch Lý Cao Đài Trang 374

192 CHƯƠNG VI * Khởi đầu là TINH 精 về mặt văn-pháp, tinh có nghĩa là sự sống, khi sự sống có thì nó cùng đến, nói khác đi nó có mặt ngay khi sự sống bắt đầu; đó là TINH KHÍ. Gốc chữ tinh vốn là trạch mễ 擇米 tức là lựa gạo (chữ tinh thuộc bộ mễ 米 mễ là gạo).tinh còn có nghĩa là lựa gạo để lấy những phần thuần khiết, cho nên mới có bộ mễ, nói rõ hơn tinh là phần gạo ngon nhất, sạch nhất, sau khi đã chọn lựa kỹ. Ngoài ra còn đọc là thanh 青 tức là màu xanh, đó là màu bất biến. Sách nội-kinh nói Tinh là phần khí-chất được sạch nhất, ròng nhất, trong thủy-cốc nó đóng vai trò quan-trọng trong quá trình tạo thành chânkhí, nguyên-khí và huyết-khí. Riêng ở con người, chữ Tinh mang một nội-dung cao hơn nữa, đó là Tinh của thiên địa. Bởi Tinh là cái thiên chi nhứt, địa chi lục 天之一地之六 Thiên lấy nhứt sinh ra thủy, địa lấy lục thành thủy Thiên nhứt sanh thủy, địa lục thành chi 天一生水地六成之. Đây là quá-trình sinh thành của ngũ-hành sớm nhất, vì vậy vạn-vật lúc mới sanh đều đến từ thủy. Ví như hạt của một trái cây lúc chưa chín đều có tính thủy (nước). Một cái thai, một cái trứng, lúc chưa thành đều là thủy. Phàm con người có sự sống, cho đến côn-trùng, thảo-mộc, không loài nào không như thế. Kinh Dịch nói: Nam nữ cấu tinh thì vạn vật mới hóa-sinh. Y-học cũng xác định: thường sinh ra trước thân (hữu-hình) gọi là Tinh Thường tiên thân sinh thị vị Tinh 嘗先身生是胃精. Tinh còn mang một ý-nghĩa rất quan-trọng trong việc giao-hợp giữa âm dương, giữa huyết khí, giữa trai gái, mà kinh Dịch đã đề cập đến. Phàm con đường sinh thành của vạn-vật không có con đường nào không do sự giao nhau của âm dương để rồi thần được minh vậy. Cho nên cuộc sống của con người ắt phải do sự hợp khí của âm dương. Tinh của cha mẹ đã CHƯƠNG VI cấu hợp nhau tức là dịch đã nói Lưỡng tinh tương bác 兩精相剝. Sau đó thì hình-thể và thần khí mới thành. Nơi hợp khí của thiên địa gọi là nhân. Hai tinh khí 精氣 của thiên địa, của trai gái, của Tiên-thiên, Hậu-thiên luôn giao nhau, đánh nhau đúng theo nhịp biến-hóa của khí Thái-cực thì cuộc sống của con người sẽ có Thần 神. Vậy Thần là kết-quả hiển-nhiên của quá-trình khí hóa liên tục, tuần-huờn giữa lưỡng tinh trong thân-thể con người. Vậy Tinh và Thần là kết-quả kỳ-diệu của sự vận-hành khí-hóa trong thân thể người. Sự vậnhành này phải theo những chiều vãng lai, nghịch thuận tạo thành vòng âm dương. Tinh là âm, Thần là dương vậy. Đó là hiện thân của người mang đầy bản tính của trời đất. Con người đứng phẩm tối linh, Nửa người, nửa Phật nơi mình anh-nhi. Nhìn qua hình vẽ trên, thấy sự biến đổi của chữ Tinh, nó ở vào Thái-cực, là tâm, là nguồn khởi đoan của con người và vạn-vật. Sự cấu-tạo tế-bào tinh-trùng của người cũng như vạn-vật có phần giống nhau: nghĩa là tế bào họp bởi 1 nguyên-tử dương và 9 nguyên-tử âm. Thế nên cái sống hữu-vi này các nhu-cầu cần-yếu giữa người và vật đều giống nhau, từ cái đói ăn khát uống, cho đến sự truyền giống nữa. Nhưng người khác hơn vật và được gọi là người là nhờ có đạo-đức điều-khiển cho mọi hành-động. Có được vậy mới xứng đáng làm: Con người đứng phẩm tối linh, vậy. * Là người đạo-đức phải biết tập sửa Tính 性 tốt, nó phải hướng thượng và hướng thiện, bởi dấu sắc là biểu hiệu sự đi lên: Tinh sắc Tính. Sự kết cấu chữ Nho gọi là Tính tự tâm sanh 性自心生 (đây là lối chiết tự: tức nhiên chữ Tính 性 do bộ tâm Dịch Lý Cao Đài Trang 375 Dịch Lý Cao Đài Trang 376

193 CHƯƠNG VI 忄 họp với chữ sinh 生 Cũng là ý-nghĩa rằng bổn nguyên: Tính của người do tâm mà sinh ra. * Chữ Tình 情 thì nằm ngang; ai cũng có tình-cảm, tuy nhiên người có đến thất tình, người tu phải biết chuyển-hóa cho thất tình trở thành thất khiếu sanh quang (chữ tình 情 cũng do lối chiết tự, tức nhiên do bộ tâm 忄 họp với chữ tinh 青, còn đọc là thanh, nghĩa là phải có một thứ tình cao-thượng). Chữ Tình cốt ở chữ Tính mà ra. Nhưng Tính thời tịch-nhiên bất động thuộc về phần thể. Tính là nguyên-lý sở-dĩ sinh ra người, cái bản nguyên về tinh-thần của người, bản chất của người hoặc vật. Tình thời cảm nhi toại thông thuộc về phần dụng, nên Tính thời khó thấy mà Tình thì có thể thấy được. Tình thiên địa cốt ở nơi vạn-vật sinh ra, mà tình vạn-vật cốt ở nơi ứng với thiên địa. Tỷ như gặp Xuân Hạ thì vật gì cũng sinh trưởng, gặp Thu Đông thì vật gì cũng ẩn tàng: Đó chính là tình cảm-ứng của thiên địa vạn-vật. Thấy được tình thiên địa thời thấy được tình của Thánh-nhân, nên không cần nói Thánh nhân chi tình 聖人之情. Vì Thánh-nhân với thiên-hạ cũng như thiên địa với vạn-vật. Duy người có thấm nhuần triết-học thì mới nhận ra được Tình có đến 7 mối ràng buộc lấy người từ khi mới lọt lòng mẹ nên gọi là thất tình. Nhưng thật ra Tình cũng xuất hiện cùng lúc với Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi nữa kìa. Vì khi một chơn-hồn đến thế này dù được tự-do lựa chọn trong cái nhân duyên hay cưỡng bức vì oan-nghiệt đi nữa, cũng được cấu-hợp bởi thất tình do chơn-thần sản-xuất. Phật-Mẫu tạo chơn-thần này cũng như cho mặc vào 7 lớp áo để đến thế-gian. Sự cấu-tạo con người quan-trọng là bởi chơn-thần. Chơn-thần là đệ nhị xác thân tạo hình bằng nguơn-khí của 7 từng thiên: CHƯƠNG VI Bỏ Tạo-Hóa-Thiên là từng thứ 9, linh-hồn đến từng thứ 8 trụ thần quyết-định đến thế-gian này làm việc gì, kể từ từng thứ 7 mới tạo xác thân. Ta chia 7 từng làm 7 phách. Đạo-giáo nói là 7 cái thi-hài hữu tướng, 6 cái thuộc về khí-chất, cái thứ 7 là xác thú này đây. Bảy từng thiên có liên-quan với thất tình. * Bắt đầu từng thứ 7 thì kết vào tình HỈ (mừng) * Qua từng 6 thì kết vào tình ÁI (yêu thương). * Từng thứ 5 kết vào tình LẠC (vui). Đó là ba thứ tình-cảm tốt HỈ, ÁI, LẠC được duy trì cho thêm cao-thượng hợp đức của người tu. * Qua từng 4 kết thêm tình DỤC (muốn). Chính tình này nguy-hiểm nhứt, nó xây chuyển và quyết định sự đọa thăng của cuộc đời, bởi nó có thể dục lên hoặc dục xuống. Nếu hướng thượng thì gấm ghé ngôi Tiên phẩm Phật, hướng hạ thì con đường đọa đày, thoái-chuyển đang chờ. * Còn lại ba tình AI, Ố, NỘ thì lần-lượt xuất hiện ở từng thứ 3, 2 và 1. Chính từng nộ-giác là xác hài này đây, cho nên người đời rất dễ giận-hờn. Còn ba tình-cảm cao-thượng lại lẫn khuất vào trong, vậy người tu là phải biết bỏ giả tầm chơn, khổ công luyện tập sửa đổi tánh tình hằng ngày là vậy. Ở nơi người, đạo nhân-luân là trọng, nếu không biết tự-trọng thì nhân-quả buộc ràng khó tránh khỏi. Chính 7 dây oan-nghiệt buộc ràng mà nhiều chơn-linh bị đọa chưa bao giờ thoát qua được cửa luân-hồi sanh tử. Dịch Lý Cao Đài Trang 377 Dịch Lý Cao Đài Trang 378

194 CHƯƠNG VI Chữ Tình lắm trái-ngang và nhiều rắc-rối, một chơn-hồn muốn được nhẹ-nhàng siêu-thoát thì phải biết Tĩnh tâm, tịnh thần mới mong nhập vào đại ngã. * Tuy nhiên Tĩnh 靖 cũng là Tịnh 靖 vậy. Tịnh là sự yên-lặng hoàn-toàn. Qua bốn chiều không-gian thì chữ Tịnh 靖 ở dưới cùng như nước lắng đọng trong lòng giếng. Nhưng nếu được giếng Nhân-Nghĩa thì hạnh-phúc cho cuộc đời, bằng trái lại gặp giếng cạn hoặc đục cũng không ơn ích gì! Bà Đoàn-Thị-Điểm có dạy phương tu trong Nữ Trung Tùng Phận rằng: Bế ngũ-quan không kiên tục tánh, Diệt lục trần xa lánh phàm tâm. Mệnh Thiên giữ vững tay cầm, Đọat phương tự diệt giải phần hữu sinh 4- Chữ Phi tượng Thất tình (Câu ) Chữ 非 có nghĩa là không (0). Nếu chia làm hai phần bằng nhau, thì mỗi bên có 3 điểm: xem như âm dương, cao hạ, tức nhiên 3 tình: Hỉ, Ái, Lạc là ba thứ tình hướng thượng được đề cao, ba tình Ai, Ố, Nộ là ba tình hướng hạ cần phải sửa đổi. Duy tình Dục này đứng ở giữa, nghĩa là nếu biết đạo-đức thì nó dục lên, thiếu đạo-đức nó dục làm điều quấy. Vậy người tu là biết xét mình để sửa lòng trong sạch. Nếu dưới chữ Phi có chữ tâm thành ra chữ Bi 悲 là buồn, gọi là phi tâm. Tất nhiên người được gọi là phi tâm là một Đấng cao cả như Phật Quan-Âm gọi là Đấng Đại-từ, Đại-bi, tức nhiên Bà là vị Phật có lòng quảng-đại, Bà buồn trước nỗi buồn của chúng-sanh, Bà CHƯƠNG VI cứu khổ cứu nạn trước khi chúng-sanh kêu cứu, còn chúng-sanh Bi là chỉ biết riêng đau khổ mà thôi. Ngày nay Bà là một Đấng được Đức Chí-Tôn chọn làm Nhứt trấn trong Tam Trấn Oai Nghiêm để nêu cao đức: BI, TRÍ, DŨNG hầu đem lại thái-bình cho nhân-loại hưởng nhờ. 5- Nghiệm về số Các câu trên có các số chữ ứng vào các con số thật là huyền-diệu. Thử giải lý một vài con số tượng-trưng: Cả thảy có 5 câu ứng với Ngũ-hành. Câu 1: có 1 chữ Thầy ứng với ngôi Thái-cực * 4 câu sau ứng vào Tứ-tượng. * Câu hai có 4 chữ, câu ba có 5 chữ, ấy cũng là phương tu của Đạo Cao-Đài, mà Tân-Luật đã qui định về đạo nhơn-luân: - Nữ thì Tứ-đức, Tam-tùng là tùng phu, tùng phụ, tùng tử và Công, Dung, Ngôn, Hạnh. - Nam phải giữ Tam-cang Ngũ-thường là nguồn cội Đạo ấy là Hiếu, Đễ, Trung-Tín, Lễ-Nghĩa, Liêm-Sĩ. * Câu bốn có 5 chữ, câu năm có 4 chữ ấy là về Đạopháp là: Hễ nhập môn rồi phải trau-giồi tánh hạnh, cần giữ Ngũ-giới-cấm và Tứ-đại-điều-qui. Tóm lại: Nếu so-sánh với các lời dạy trên thì: Câu 1: có 1 chữ, ứng ngôi Tháicực. Câu 2: (4chữ) là gái gìn Tứ-đức (tứ âm) Câu 3: (5chữ) là Nam giữ Ngũ-thường (ngũ-hành âm) Dịch Lý Cao Đài Trang 379 Dịch Lý Cao Đài Trang 380

195 CHƯƠNG VI Câu 4: (5chữ) là tu-hành thì giữ Ngũ-giới-cấm. (ngũ-hành dương) Câu 5 (4chữ) phải biết tôn-trọng Tứ-đại-điều-qui (Tứ dương) Những con số ứng hiệp trên tạo thành một Bát-quái Đồ-thiên, đồng thời còn ngụ cả một nguồn Giáo-lý cao siêu của nền Đại-Đạo. Tại sao có lời dạy nghiêm-mật ấy? Bởi Đạo Thầy là nền Đại-Đạo do chính Thầy đến lập là Đấng Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, tá danh Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma-Ha-Tát. Ngài đến giáo Đạo tại Nam-phương, xưng mình là Thầy, kêu cả toàn Môn-đệ là con cái của Ngài. Thầy dạy: Phải chung lo cho danh Đạo Thầy. Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy, phải làm cho nhau đặng thế lực, đừng ganh-gỗ nghe!. Các con phải giữ phận làm vừa ý Thầy muốn. Ngày sau sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy. 6- Lý Dịch trong lời dạy Trước nhất thấy rằng đây là một bài cơ của Đức Chí-Tôn giáng dạy ngắn nhứt. Giản-dị nhứt và cũng sâusắc nhứt. Câu giản-dị nhi đắc thiên lý đúng vào trườnghợp này vậy. Nếu đếm vào số chữ thì chỉ có 5 câu ứng với Ngũhành. Câu đầu chỉ có một chữ Thầy, số 1 đó là ngôi Thái-cực, vi-chủ là Thầy, là Thượng-Đế. Vì: Thầy là Chúa cả Càn-Khôn Thế-Giới, tức là chúa tể sự vô-vi, nghĩa là chủ-quyền của Đạo, mà hễ chủ-quyền của Đạo nơi nào thì là Đạo ở nơi ấy. CHƯƠNG VI Câu 2 và 3 hiệp lại thì bằng số chữ câu 4 và 5 hiệp lại và bằng (4chữ +5 chữ)=9 chữ, tức là hai con số 9 (99) gọi là cửu cửu. Điều này Đức Trạng-Trình cũng có nói trong Sấmký rằng Cửu cửu càn-khôn dĩ định. Thanh-minh thời tiết hoa tàn. Tất nhiên con số 9 có một giá-trị nhiệm mầu trong lý Dịch, phi thời-gian. Nay là buổi cuối Hạ-nguơn Tam chuyển sắp bước vào Thượng-nguơn Tứ chuyển, nó ứng với chữ thanh minh thời tiết hoa tàn Đức Chí-Tôn mới mở Đạo đồng thời bày tất cả bửu-pháp để chuẩn bị cho mùa hoa Đạo nở. Đó là định-luật. Lại nữa, về lý Dịch thì khi các quẻ kép đặt theo chiều xuyên tâm đối có tổng-số là 99. Ví dụ Bát-Thuần-Kiền sẽ là 11 hiệp với Bát-Thuần- Khôn 88 sẽ có tổng số là 99. Tương-tự như vậy có đến 32 cặp âm dương đều có tổng-số là 99 như thế (sẽ bàn sau). Về đất nước thì Đảo Phú-Quốc có 99 hòn tất cả, có phải là sự ngẫu nhiên chăng? 4 câu sau gọi là Tứ-tượng, nhưng hiệp lại chỉ còn hai vế ứng với lưỡng-nghi, từ đó mới trở về Thái-cực là 1 chữ (Thầy). Ngoài ra cũng nói rằng chính trong bài Thánh-giáo này gồm đủ 4 Bát-quái mà Thầy nắm quyền vi chủ. 1/- Thứ nhứt là Bát-quái Tiên-thiên Dịch Lý Cao Đài Trang 381 Dịch Lý Cao Đài Trang 382

196 CHƯƠNG VI CHƯƠNG VI Căn-cứ vào bài Kinh Thích-Giáo: Hỗn-độn Tôn-Sư. Càn-Khôn chủ-tể. Qui thế giái ư nhứt khí chi trung. Chính những số trong bài Cơ khi phân-tích ra có đủ yếu-tố cho một Bát-quái Tiên-thiên, vì đây là Nhứt bổn tán vạn thù cho nên hai quẻ Càn Khôn nằm trên trục đứng của Bát-quái, phân ra âm dương rõ-rệt đó là Tháicực sanh Lưỡng-nghi Như lời Thầy đã dạy trong Thánh-ngôn: Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực. Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn- Khôn Thế-Giới. 2/- Bát-quái Hậu-thiên Là giai đoạn thứ nhì. Qua bài Kinh Tiên-Giáo Tâm Kinh, bởi câu: Nhị ngoạt thập ngũ, Phân tánh giáng sanh. Nhứt thân ức vạn. Diệu-huyền thần biến. Đây là nói đến Đức Lý Lão-Quân là người đã có lần vào thư viện nhà Châu khám phá được Bát-quái, tức là Bát-quái Hậu-thiên của Văn-Vương. Sách nói rằng Ngài không cha, chỉ có Mẹ, Mẹ Nàng tên là Ngọc-Nữ, khi ăn phải quả Lý chín đỏ liền mang thai lúc Nàng mới lên 8 tám tuổi. 72 năm sau mới sanh bằng cách nứt nách ra thì tóc đã bạc nên đặt tên là Lão-Tử. Không ai biết Ông mất năm nào và thân thế ra sao. Sau cùng thì ngày Vía của Ngài là 15 tháng 2 âm-lịch. Các con số đã trình bày trong bài Cơ cũng đủ cho một Bát-quái Hậu-thiên, tức nhiên qua bảng ma-phươngsố thì tất cả các số cộng lại là 15 Dịch Lý Cao Đài Trang 383 Dịch Lý Cao Đài Trang 384

197 CHƯƠNG VI Và các quẻ trong Bát-quái này chia làm hai phần Âm dương rõ-rệt, là con số 2 ứng với Bát-quái này 3/ - Bát-quái Đồ-thiên CHƯƠNG VI Thật ra con số 95 này chỉ là con số biểu tượng để nói lên lý Dịch nhiệm-mầu của Bát-quái Đồ-thiên mà Đạo Cao-Đài đang xử dụng. Nhìn vào Bát-quái Hậu-thiên thấy trước nhứt là trục đứng Nam Bắc. Chính Nam là quẻ Ly số 9 (Cửu). Hai trục Nam Bắc, Đông Tây tạo thành hình chữ thập 十 Giữa Bátquái này có số 5 là số ngũ gọi là ngũ trung. Những yếu-tố này làm nên Bát-quái Hậu-thiên của thời Văn-Vương, nhưng ngày nay Đức Khổng-Thánh đến trong ngươn hội Cao-Đài Ngài tượng trưng cho Thánh giáo. Cơ chuyển thế và Cứu thế trong buổi Thượng-ngươn này Đức Chí-Tôn đã chuyển Bát-quái Hậu-thiên thành Bát-quái Đồ-thiên quay theo chiều nghịch với chiều kim đồng-hồ; đó là con đường trở về, gọi là Phản bổn hoàn nguyên, Kinh gọi là hồi. Trong câu Cửu thập Ngũ hồi là ý-nghĩa ấy. 4/- Bát-quái Hư-vô Đây là giai-đoạn thứ ba là hình ảnh của Bát-quái Đồ-thiên, ứng với lời Kinh Nho-Giáo qua câu: Quế hương nội điện. Văn Thỉ thượng cung. Cửu thập Ngũ hồi, Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố. Lời Kinh rằng: Trên cõi thiêng-liêng có một Toà nhà lớn gọi là Điện Quế Hương, trong đó có một Cung ở bên trên hết gọi là Cung Văn-Thỉ. Đó là nơi thường ngự của Đức Khổng-Tử, Giáo-chủ Nho-giáo. Ngài đã 95 lần đến với thế-giới này để truyền dạy bằng những kinh sách báu. Đấy là con đường vận-hành của lý Đạo Vạn thù qui nhứt bổn tức là con đường trở về. Trở về đâu? Trở về với Đại ngã. Dịch Lý Cao Đài Trang 385 Dịch Lý Cao Đài Trang 386

198 CHƯƠNG VI Như thế thì tất cả đều có định-luật và phải đi vào đinh-luật của nó mới còn tồn-tại. Đây là ứng với lời Kinh trong bài Ngọc-Hoàng- Kinh, qua câu: Tiên-thiên, Hậu-thiên. Tịnh dục Đại-Từ-Phụ. Kim ngưỡng, cổ ngưỡng. Phổ tế tổng pháp tông. Lời Kinh dạy rằng: Trước khi tạo dựng trời đất hay sau khi tạo dựng trời đất, Đức Chí-Tôn là Đại-Từ-Phụ của toàn cả chúng-sanh, nuôi dưỡng chúng-sanh đồng đều như nhau. Xưa cũng như nay, tất cả chúng-sanh đều hết lòng ngưỡng vọng. Ngày nay Đức Ngài đến để thống nhất cả nhơn-loại thành một mối dưới sự dạy-dỗ, nuôi-nấng của Ngài, tức là đưa chúng-sanh về qui-nguyên-vị. Thầy có dạy: Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam-Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Đạo Hữu nghe. Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-Đình mỗi phen đánh tản "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh-Khí". Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn-thần cho các con đặng đắc Đạo. Các con hiểu "Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư Đạo-Hữu con hiểu rõ. Nguồn-cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy. Xem thế thì qua bốn Bát-quái là gồm đủ các lý Đạo trong một bài Cơ tuy ngắn-ngủi nhưng đã nói lên tinh-thần của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chơn lý chánh truyền. Kết-luận: CHƯƠNG VI Qua ba đề bài trên xác-nhận rằng tất cả các bài thơ, bài văn, cho đến lời dạy thân thương nhất, đâu đâu cũng thể hiện một lý DỊCH siêu mầu. Dịch như vải áo còn Đạo Cao-Đài như cái áo. Dịch Lý Cao Đài Trang 387 Dịch Lý Cao Đài Trang 388

199 CHƯƠNG VI II- ĐỊNH-LUẬT CỦA CÀN-KHÔN VŨ- TRỤ Thầy dạy: Thầy lập càn-khôn vũ-trụ không ngoài những địnhluật bất di bất dịch, dù một hột cát hay một hột nhỏ nhất của nguyên-tử (nguyên-tử cũng không phải là nhỏ nhất đâu, sau này sẽ thấy) cho chí đến vũ-trụ mênh-mông bao la cũng đều cùng chung qui tắc luật định hết. Phép định vũ-trụ bao-la ra sao thì phép định cấuhợp hạt cát hay nguyên-tử cũng y như vậy. Vì thế mà Đạo-gia thường gọi nhân thân là tiểu thiên địa là vậy. Như thế thì bất cứ vật gì ở trên trời đất này đều có định-luật của nó. Không vật gì là không có, dầu cho vật hữu-hình hay vô-hình cũng thế. Nhưng vô-hình với hữu-hình là chi Cũng chỉ là một, là duy nhất, là lý tuyệt đối. Đời chỉ thấy những gì trước mắt thì gọi hữu-hình, cái gì không thấy thì gọi vô-hình, như vậy là còn mê-muội lắm. Trước mắt Thầy không chi gọi có cũng chẳng chi gọi không, là vì hai danh-từ ấy vốn không có thật. Luật vốn thường tồn bất biến, cái bản thể của sự vật là nhiên nhiên bất dịch, bất hoại nhiệm-mầu, năng minh năng ẩn tấn hóa mầu-nhiệm. Sinh vật phải đi trải từ muôn triệu kiếp sanh, từ muôn triệu chỗ phát sanh để mỗi nơi thấu đáo một phần, rồi đến ngày giờ mới chuyển lại huờn nguyên mà phục hồi nguyên tánh, để rồi luân luân chuyển chuyển nữa cho thấu-đáo huyền-vi của càn-khôn vô tận. Sự luân-chuyển ấy vốn vô cùng ngàn đời kiếp kiếp không biết sao mà lường thấu được, vì vậy mà chưa một chơn-linh nào dù cao siêu đến đâu thấu-đáo thật tận cùng. Chính Thầy là Chúa-tể càn-khôn Thầy còn chẳng tự-hào rõ biết hết thay. Cũng vậy, chư Phật dù cao-trọng CHƯƠNG VI thế mấy cũng chưa thế hiểu rõ được Thầy. Cười!.. Cái hiểu biết của các Đấng ấy như gáo múc đại-dương, chưa hề thấm-thía chi. Vũ-trụ có vạn vạn muôn muôn đường, đi hoài vẫn không sao hết. Con nói Thầy là Cha cả mà chẳng tu sao? Cười Thầy vẫn chung chịu trong định-luật ấy. Nhưng là kẻ có trước hết tất cả nên biết trước tất cả các con. Muôn triệu kiếp sau các con cũng tiến-hóa như địa-vị Thầy, nhưng con nào biết tu tức là đi đường tắc, rồi về thiêng-liêng ngồi ở liên-đài vận hành chơn-pháp học hỏi thêm, cũng như kẻ biết khôn đi đến giữa đài đứng trên ngó xuống thì thấy vạn-vật dưới đất nhiều hơn là kẻ chỉ đi loanh-quanh làng này đến xóm kia mà tìm học từng cái nhà, từng hột cát thì con thử nghĩ lâu hơn kẻ khác là dường nào! Vũ-trụ mênh-mông vô hạn định chưa biết đâu là bờ bến. Ngoài vũ-trụ này lại còn có cả muôn vũ-trụ khác chứa đựng trong khối mênh mông vô cùng, nghĩa là một vòng tròn chứa đựng trong một vòng tròn, một ánh sáng chứa đựng trong một ánh sáng vô biên. Nhưng làm thế nào để Thầy điều-khiển được hết? Cũng không có chi lạ, ấy là nhờ những định-luật thiênnhiên bất di bất dịch, cũng như cái lưới vãi chài, dầu có bao nhiêu đường tơ đi nữa, khi vãi ra thấy rườm-rà mà biết nắm mối thì phăng lên cái một. Kẻ biết nắm mối là kẻ nắm huyền-pháp đó. Huyền-pháp là cái phép nhiệm-mầu sâu kín chớ có chi khác lạ đâu. Huyền-pháp vốn cũng nhiều bậc, nhiều từng, cái này phải chịu hệ-thống của cái kia, cho nên thấy nói có pháp cao, pháp thấp là như vậy đó. Kẻ nắm được pháp tối linh là làm Thầy thiên-hạ và cả càn-khôn. Còn ấn, pháp, bùa, chú chẳng khác nào những công tắc điện để mở những nút dây điện khắp nơi. Phải có bình chứa điện cho đầy thì khi mở ra điện kia mới chạy, nếu không dầu mở cũng chẳng ích chi, nên Đạo-gia nói tu đắc Đạo là đoạt hết cơ mầu-nhiệm thiêng-liêng đó. Chỉ nói như vậy thôi chớ chưa phải đoạt hết đâu. Chưa ai đoạt Dịch Lý Cao Đài Trang 389 Dịch Lý Cao Đài Trang 390

200 CHƯƠNG VI hết nỗi đâu, chỉ thầu-đáo một phần là quí lắm; nhưng cũng đủ quyền-lực sửa trị một khu vực, một tiểu càn-khôn, một nhóm hành-tinh hay một trái địa-cầu có người ở, nhỏ hơn nữa là cai-trị một nước, một tổng, một làng. Bởi vậy tu thân là gốc tức là tập nắm cơ mầu-nhiệm gần nhất chính là ở thân mình. Kẻ có căn Đạo mới tu thành là vì sao? Là vì phải đi trước lo làm ruộng có lúa cho nhiều đời này qua kiếp khác, lựa giống nào tốt đem để trong kho cho sẵn. Chứa chất thật nhiều ngày cho đầy cả nguyên kho rồi khóa lại đó. Đến chừng gặp việc thì mở cả nguyên kho ra dùng như vậy nó mới có. Chớ kẻ không tạo thì dầu có mở kho ra sớm cũng rỗng không nào có ích chi. Vì thế luật luân-hồi quả báo là bài học hay cho các đẳng chơn-linh. Chơn-linh nào khôn ngoan không xài phí hết lương tiền thì có của dư chất ở trong kho tất kho mau đầy. Đó là những chơn-linh mau tấn-hóa. Chơn-linh nào ngu muội thì làm hoài vẫn thiếu nợ hoài làm sao có của dự-trữ. Bởi vậy Đạo khai là cốt để dạy-dỗ cho các chơnlinh học hỏi phương tu tiến ấy. Con coi không một vật gì ở vũ-trụ này mà không có Đạo. Nó là cái định-luật hiển-nhiên sẵn có, duy có kẻ biết đến cùng chưa biết đến mà thôi. Như không-khí các con thở dù kẻ không biết rằng có nó thì họ vẫn thở. Nhưng việc nào mình không thấu-đáo thì chậm tiến vậy thôi. Pháp Đạo thật rất nhiệm-mầu không sao mà giải cho hết lý được, duy chỉ đến trình-độ cao sâu đến đâu thì thấuđáo được đến đó vậy thôi. Kẻ không biết Đạo sa mê vật-chất chẳng khác nào như khách lữ-hành kia đi du-lịch mà cứ mảng lo hái trái ngắt bông ở một góc rừng thì đời nào cho biết được nhiều điều cao xa? Đó là đại khái của cơ mầu-nhiệm thiêngliêng. Riêng về BÁT MÔN ĐỘN GIÁP cũng có nhiều cấp bực khác nhau, bực thấp và bực cao. Bực thấp thì làm thầy CHƯƠNG VI bói toán, biết những việc trần-gian, bậc cao thì rõ thấu càn-khôn. Thầy dạy cho con biết rằng vạn-vật hữu sanh hữu hoại đều có số định của nó. Tỷ như mình thấy cây bông trồng ở đất xấu thì có thể đoán là bông của nó xấu và biết là người trồng thiếu kỹ-lưỡng chăm-nom, ít phân kém nước. Phép học thì do nguyên-nhân mà suy ra kết-quả rồi lại từ kết-quả suy nguyên-nhân khác, cũng lại do kết-quả đã có mà luận lại nguyên-nhân trước. Nó như một sợi dây xích nối chuyền hoài không ngưng không dứt. Trời, đất, người, vạn-linh, sanh-chúng cũng đồng nguyên-lý ấy, duy mỗi loài có thêm những định-luật riêng khác nữa. Tỷ như thấy mưa thì biết độ bão-hòa nơi đó đã có, có mưa tất có nước, có nước tất có sông biển, có sông biển tất sẽ có mây, do mây sẽ kết tụ thành mưa nữa. Vạn-vật nếu gặp duyên thì kết, không gặp thì tan, luân-lưu khắp cùng các cõi tùy theo tính chất của chúng. Bởi vậy không vật chi là không có định-luật sẵn, nhưng luật như một cái khuôn, còn sự vật như bột, đường. Tuy là khuôn như vậy nhưng cũng còn tùy tay thợ hay khéo mà nắn thành hình. Như trái đất xoay quanh hệ-thống tháidương-hệ, mà nó xoay quanh tự nó. Nó cũng có định-luật riêng, làm thế nào cho chẳng tương-tàn, tương-diệt lẫn nhau. Dịch Lý Cao Đài Trang 391 Dịch Lý Cao Đài Trang 392

201 CHƯƠNG VI III- CÁC CON SỐ LẬP THÀNH ĐỂ LÀM TƯỢNG-TRƯNG Đặc tính: Số 0 là cơ-quan hư-vô bổn thể. Số 0 là con số vô thủy, tức là không có chi trước nó hết. nó là số chúa của chúa cả vạn-vật. Chính trong không mà sinh ra vạn hữu, nên nó hợp với số nào thì làm cho số đó tăng tiến thêm lên. Nó là cái vòng bao bọc tượng-trưng chủ cả cái hữu-vi vạn vật này. Số 0 là số vô-vi, nó có tính-chất trung-tính, nhiệmyếu, hiền-hòa, sáng-suốt. Vật mang số 0 là vật trung-dung, nhậm lẹ, không khuynh-đảo nhưng chưa tiến-hóa. Người mang số 0 là người lưỡng tính, phần tấn-hóa chưa nhiều. Số 0 chỉ năng-lực tiềm-ẩn nhưng chưa phát triển đúng mức.nhưng khi một vật chi được thử về 0, ấy về lẽ Đạo; nhưng qui cơ tịnh-lặng hoàn toàn, được gặp nhiều chân phúc quí báu. Không không ấy thiệt lý trường sanh biến dịch vòng quanh thành nhiều bản thể. Số 0 sẽ là cơ khởi đầu cũng như là cơ chót hết, nó tiếp nối giữa hai đường tấn-hóa và qui-nguyên. Hai đầu tấn-hóa và qui-nguyên nó ở giữa làm mấu chốt. Số 0 vốn gồm nhiều cơ bí-mật cần phải tìm phương giải đáp. Số 0 chỉ vật cực đại như vũ-trụ bao la vô cùng tận mà không chi ở ngoài nó, đồng thời chỉ vào một vật cực tiểu cũng không vật chi chứa đựng bên trong nó được. Số 1 là số đầu tiên sau số 0, tức là cái nguồn sanhhoạt trước nhất để biến vi hữu tướng. Số 1 là số động, nó vốn là lý Thái-cực suy ra nên nó huyền-diệu, nhiệm-mầu, hiện biến, nên Đạo-gia nói CHƯƠNG VI Thiên đắc nhứt linh, địa đắc nhứt minh, nhơn đắc nhứt thành. Ngôi số 1 thuộc về ngôi Phật, chủ quyền cai-trị và giáo-hóa vạn-linh. Số 1 thuộc bản thể hư-linh sản-xuất nên có quyền thống-trị cả càn-khôn. Ta thấy là bất cứ ở đâu có 1 vi-chủ là quyền ấy toàn vẹn, còn nhiều chủ thì sanh phân tán, nên số 1 chỉ một uy-quyền tuyệt-đối. Người mang số 1 là người có đầy-đủ đặc-tính can-đảm, ý-chí siêu-việt nên ảnh-hưởng của ngôi Thái-cực hóa sanh. Số 2 là số biến-hóa do số 1 mà ra. Một biến thêm 1 nữa thành 2. Số 2 là số tịnh, ấy là cơ âm dương thuộc về Pháp. Pháp là tương liên nên phải nhỏ-nhẹ, mềm-mỏng. Ta thấy một bà Mẹ hiền-từ, ưu-ái, dịu-dàng. Số 2 chỉ vào lẽ ấy. Tóm lại số 2 chỉ cơ hòa-hợp âm dương. Số 3 là do số 1 và 2 hỗn-hợp lại mà biến ra 3. Ba tức là cơ-quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở cànkhôn vũ-trụ này. Số 3 là số nửa tịnh, nửa động. Nhưng phần động nhiều hơn. Số 3 chỉ cơ biến tướng và vi-chủ vật loại thuộc quyền Tăng. Số ấy có đặc-tính năng động, biến đổi. Vạn hữu mang số 3 thì chất nóng nảy nhưng vì có phần tịnh nên cũng biết dung hòa. Số 3 là cơ-sở của Tam thể: Phật, Pháp, Tăng, nên nó vừa có năng-lực huy-động mà cũng vừa có năng-lực dunghòa. Vật nào có số 3 là vật ấy thuộc bản thể cứng rắn, nhiều hoạt-động, ít may-mắn; dễ thành nhưng mau bại. Tuy nhiên con số 3 có tính cách phổ-thông lại mầunhiệm, huyền-diệu vô cùng. Sau hết nên bàn về lý Tam ngôi nhứt thể tức là sự vận-chuyển của càn-khôn thế-giới. Số 4 là cơ-quan hữu tướng biến hình, tức là âm dương biến sanh. Nho-gia gọi là Lưỡng-nghi sanh Tứ- Dịch Lý Cao Đài Trang 393 Dịch Lý Cao Đài Trang 394

202 CHƯƠNG VI tượng là vậy. Số 4 cũng có nghĩa là 1+3, tức là do lý Tháicực điều-hành với ba ngôi vạn hữu, nên hễ đến 4 là biếnhóa ra rồi. Số 5 là do 1 và 4 kết thành hay là 2 và 3 hiệp lại. Hai ấy là âm dương, 3 ấy là ba ngôi chủ tể đầu tiên của vạn hữu. Số 5 tức là càn-khôn đã an-vị rồi, xong xuôi hết, đã sắp đặt đâu đó có thứ tự an-bày. Số 5 là số ở giữa 10 con số, tức là số tiêu biểu sự thăng-bằng, trung chánh, không nghiêng lệch, dương không thái-quá, âm không bất cập. Vừa-vặn dung-hòa nhau mới có thể cấu-tạo thành bào thai được. Các Thánh bên Á-đông dùng con số 5 để tóm thâu tất cả các lý lẽ cao sâu, huyền-bí của tạo-hóa và sự cấuhợp của muôn vật lại, có cả sự dung-hòa để duy-trì sự cầnthiết tức là con số thiêng-liêng bao gồm cả một lý-thuyết tinh-vi của thiên-lý. Số 6 do lý Thái-cực hợp với cơ-quan an-vị này (1+5=6); cũng có nghĩa là Lưỡng-nghi hợp cùng Tứ-tượng (2+4) nghĩa là hai lý âm dương đun đẩy nhau để biến sanh những cái đã sanh ra. Nó cũng có nghĩa là 3+3 tức là ngôi đầu tiên hỗn-hợp nhau để hóa thành ba ngôi nhỏ nữa; cũng có nghĩa là 3x2 tức là tam ngôi ở cấp bực thứ nhì do luật âm dương biến tướng với ba ngôi đầu tiên. Số 7 là số ngưng kết do tức là Thái-cực cộng Lưõng-nghi và Tứ-tượng. Thái-cực là dương, Lưỡng-nghi là cơ biến tướng, Tứ-tượng là cơ sanh-hóa. Nhưng cơ biến tướng và cơ sanh-hóa chạm nhau lại khắc nên số 7 trở thành số riêng biệt không có biến động; có nghĩa là trong trạng thái yên-tĩnh ngừng nghỉ. Nên nó cũng ám chỉ vào thể âm. Số 7 cũng chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình; trong thân người là thất khiếu ở trên đầu. Số 7 ấy tức là 3 ngôi cọng 4 biến; hay là nên vô cực là vi-chủ. Số 8 là do 1+7 mà thành tức là lý Thái-cực đã phát động để biến sanh cũng như âm dương đã phối-hợp vào nhau để biến sanh thêm nữa. CHƯƠNG VI Số 8 ấy là Bát-quái có nghĩa là 4x2. 4 là cơ chuyển biến, 2 là cơ âm dương. Cơ chuyển biến phát động trên cơ âm dương nên nó huyền-diệu nhiệm-mầu thay thay đổi đổi. Tuy vậy nó cũng chưa thật toàn năng, cũng như lý Thái-cực chưa soi thấu vào âm-quang hữu tướng hữu vi. Nó cũng có nghĩa là 3+5 là tam ngôi cọng ngũ khí, cơ mộc dục vận-hành trong trạng-thái tĩnh. Số 9. Phải đợi đến 9 là cơ huyền-diệu nhiệm-mầu, huyền-diệu hơn hết là số đó. Nó là cơ chuyển biến đến mực độ tận thiện tận mỹ, toàn năng, toàn tri. Nó là 1+8 tức là cơ vận-hành trong trạng thái tĩnh được lý Thái-cực thúc đẩy thêm cho nên năng-tri sángsuốt. Nó cũng là và 6 là hai lý nhiệm-mầu và đều ở trong trạng-thái động Nó cũng có nghĩa là 3x3 hay 3 bình phương là cấp bực tam ngôi biến-hóa, vận-hành suốt thông trời đất. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng vận-động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán học thử đến 9 rồi trở về 0 là vậy. Cùng cực cái động tức trở về trạng-thái tịnh nguyên-thủy. Số 10 là 9+1 tức là số hiền-hòa, lặng-lẽ, an-bình, đầm-ấm. Số 12 là số đặc-biệt tức là là cơ vận chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy 3 ngôi hiệp vào cơ vận huyển tức là cơ qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay, mà người nắm pháp ấy là chủ-tể càn-khôn vũ-trụ, nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy. Nếu cộng lại là 1+2= 3 tức là ba ngôi đầu tiên. Nếu tính theo hàng là 1 và 2 tức là lý Thái-cực đứng trước luật âm dương thì thấy rõ quyền-năng chưởng-quản trong đó. Vì thế Thầy nói chi chi cũng có luật định, không vật chi ngoài quyền sở định của tạo-hóa hết. Dịch Lý Cao Đài Trang 395 Dịch Lý Cao Đài Trang 396

203 IV- TAM NGÔI NHỨT THỂ CHƯƠNG VI Tam ngôi tức là ba ngôi: PHẬT, PHÁP, TĂNG. Hay là Thái-cực, Lưỡng-nghi, Tứ-tượng (Nhogiáo). Hoặc nguơn: Thánh-đức, Tấn-hóa, Bảo-tồn. Đó cũng là lý Tam ngôi: Đức Chúa, Thánh Cha, Đức Chúa con và Chúa, Thánh, Thần bên Công-giáo. Đó là Tam ngôi nhứt thể mà các triết-gia của Tôngiáo nào cũng có thể hiện ba ngôi ấy cả. Còn nhứt thể tức là cùng chung một bản thể gồm về duy nhứt, là một. Trong thân người ấy là TINH, KHÍ, THẦN. Ở vạn-vật ấy là vật-chất, khí thể và năng lực. Mỗi mỗi vật thể đều có ba ngôi ấy cả. Thầy nói cơ tạo-đoan càn-khôn vũ-trụ ra sao thì trong vạn-vật cũng tương-liên như vậy, cũng một khuôn-khổ, một luật-định như nhau hết. Trên hết cả là Phật, ấy ngôi đầu tiên cao thượng hơn hết nắm pháp huyền-vi. Phật mới chiêt tánh ra Pháp ấy là ngôi thứ nhì. Pháp mới sanh Tăng. Tăng ấy là ngôi thứ ba. Ba cơquan ấy chừng qui nhứt lại thì duy chỉ có một nguyên-căn, một bổn thể cho nên gọi là Tam ngôi nhứt thể là vậy. Trong vũ-trụ Chúa cả tạo-đoan là Thầy nắm cả huyền-vi bí-mật trong tay. Thầy mới phân tánh Thầy ấy là Pháp. Pháp tức là quyền-năng của Thầy thể hiện ra, cũng như lý Thái-cực ở trong cõi tịnh, rồi từ trong cõi tịnh lý Thái-cực phát động mới sinh ra Pháp. Pháp tức là những định luật chi-phối cả càn-khôn, mà người nắm luật chi phối ấy là Phật-Mẫu. Sao gọi là Phật-Mẫu? CHƯƠNG VI Phật-Mẫu là Mẹ, là gốc sanh ra vạn-vật. Phật-Mẫu nắm cơ hữu tướng, Phật-Mẫu là âm, còn Thầy là dương. Âm dương tương hiệp mới biến càn-khôn, cả càn-khôn ấy là Tăng, mà người nắm quyền vi-chủ của Tăng ấy là một vị Phật cầm quyền thế-giới. Phật và Pháp không biến đổi, còn vị cầm quyền thếgiới là Tăng ấy thay đổi tùy theo thời kỳ: - Tỷ như hồi Nhứt-Kỳ Phổ-Độ cầm quyền vi chủ là Nhiên-Đăng Cổ-Phật. - Đến Nhị-Kỳ Phổ-Độ là Thích-Ca Như-Lai. - Qua Tam-Kỳ Phổ-Độ ấy là Di-Lạc-Vương Phật. Hết Tam-Kỳ Phổ-Độ thì nguyên-căn qui nhứt trở lại mở Nhứt-Kỳ Phổ-Độ nữa, sẽ có vị Phật nữa ra đời cầm quyền vi chủ, định-luật càn-khôn. Đó là cơ-quan quản-trị cànkhôn vũ-trụ. * Còn ở vạn-vật là cơ-quan vô-hình, bán hữu-hình và hữu-hình hay là linh-tâm, khí thể và xác thân. * Ở nơi người thì gọi là Thần, Khí và Tinh là cơquan vô-hình hay linh-tâm hoặc Thần tương-liên với Phật. Cơ-quan bán hữu-hình hay khí thể tương-liên với Pháp. Cơ-quan hữu tướng hay Tinh tương-liên với Tăng. * Ở trong vật-chất Thần vốn là năng-lực thúc đẩy cho tiến-hóa tức cái sống của vạn-vật do nơi Phật, đó là linh-tâm còn tàng-ẩn ở vạn-linh nên Thầy nói cái sống tức là Thầy. Cái năng-lực hóa-hợp và tan biến, đổi chất thay màu ấy thuộc về Pháp. Hình thù vật-chất thuộc về Tăng. Nên Thầy nói vạnvật các con tưởng là vô tri mà kỳ thật có tánh linh trong đó. Tỷ như một hột giống tuy chưa đem ra trồng mà nó có chứa cả nguồn gốc sự sống trong đó Từ vật tế-vi của tế-vi nguyên-tử đến cả càn-khôn vũ-trụ đều có sự kết-hợp mật-thiết liên quan nhau, không một vật gì ngoài luật-định cả. Dịch Lý Cao Đài Trang 397 Dịch Lý Cao Đài Trang 398

204 CHƯƠNG VI Do lý Tam-ngôi nhất-thể mới định phân Tam-giáo, mới có Tam-nguơn. Do lý ấy mới có Tam-bửu của cànkhôn. V- TAM-BỬU là gì? CHƯƠNG VI Theo nguyên-căn sản-xuất của vạn-vật có ba món báu ấy là: lửa, nước, gió. Ánh Thái-cực là Hỏa (lửa) Tam-giáo ấy là Phật, Tiên, Thánh. Phật là Tôn-giáo nguyên-thủy. Khi khai trời đất Phật là Tôn-giáo có trước. Như thế: Cơ-quan quản-trị gồm có ba ngôi là: Phật, Pháp, Tăng. Phật cầm quyền-năng của chơn-linh, Pháp cầm quyền-năng của khí thể, tức là cơ sản-xuất hữu-hình, cầm quyền sự sống của vạn-loại vì khí thể là chất sanh vạn-vật và Tăng là cầm quyền nuôi sống thể hài. - Ngôi thứ nhất lo về sự tấn-triển của chơn-linh, dạy-dỗ các chơn-linh cho cao-thượng để hiệp về cơ qui nhứt. - Ngôi thứ nhì lo về sự giáo-hóa chơn-thần, lo về cơ sản-xuất và nuôi sống vạn-linh. - Ngôi thứ ba lo về cơ cai-trị vật loại cùng là đùm bọc sự sống để đem trở lại cơ qui nhứt làm thế nào cho điểm linh-quang đừng phải bị mờ ám trong cái xác hình. Ngôi thứ nhứt ấy là giáo-hóa, Ngôi thứ hai ấy là dưỡng-dục. Ngôi thứ ba ấy là cai-trị. Mỗi một sanh vật ở càn-khôn vũ-trụ này đều chịu trong định-luật ấy, không một vật chi qua khỏi hết. Luật tăng tiến thuộc Phật. Luật sanh sống thuộc Pháp. Luật quản-trị thuộc Tăng. Một vũ-trụ hay một chơn-linh dù cao trọng, dù hèn thấp cũng có nơi mình ba định-luật ấy để dung-hòa lẫn nhau mới tạo ra cái sống của vũ-trụ càn-khôn. Dịch Lý Cao Đài Trang 399 Dịch Lý Cao Đài Trang 400

205 CHƯƠNG VI Tỷ như một hột cát có sức kết hợp, nó biết tìm lẽ hợp nhứt ấy là thuộc quyền-năng của Phật, nó có tan có hiệp và biến chất ấy là thuộc quyền-năng của Pháp. Nó có xác hài của nó để phân biệt vật nọ với vật kia để luânchuyển nơi này, nơi khác; quyền-năng ấy thuộc Tăng. Về nguyên-lý hữu-hình và vô-vi thì Phật thuộc vôhình, Pháp thuộc bán hữu-hình, Tăng thuộc hữu-hình. Phật và Tăng liên-kết nhau nhờ Pháp làm trunggian. Tăng nếu không nhờ Pháp thì khó đoạt Đạo mà trở về vị cũ. Phật không nhờ Pháp thì khó truyền đạt những lời huấn-giáo xuống được cho Tăng. Trong vạn-vật vốn có ba phần: năng-lực, khí thể và vật hình. Năng-lực thuộc Phật, khí thể thuộc Pháp, vật hình thuộc Tăng. Như trong một cây bông có năng-lực hướng về ánh thái-dương, năng-lực ấy tương-liên với ngôi thứ nhất tức Phật, nó có khí chất thơm tho ấy thuộc Pháp, nó có hìnhthể đẹp-đẽ ấy thuộc Tăng. Trong một dòng nước, nó có năng-lực mạnh-mẽ, uyển-chuyển luân-lưu ấy thuộc Phật, nó có tính bay hơi, ngưng tụ ấy thuộc Pháp, nó có hình dáng ấy thuộc Tăng. Trong thân một con thú: một con nai hay con bò chẳng hạn, nó có sức hiểu biết khôn-ngoan ấy thuộc Phật, nó có tính cảm-xúc hợp đoàn ấy thuộc Pháp, nó biết lẽ sống tự-nhiên tìm cái ăn uống ấy thuộc Tăng. Trong thân người cũng vậy. Kẻ biết tìm hiểu, tônsùng ấy thuộc Phật, biết tìm-tòi hiểu biết lẽ khôn-ngoan, có tình-cảm thương ghét ấy thuộc Pháp, có khuynh-hướng thỏa-thích giác-quan ấy thuộc Tăng. Vạn-vật cả thảy đều có cái sống riêng của nó nên Thầy mới nói Trước mắt Thầy không có vật chi khinh cũng không có vật chi trọng và thật sự không vật chi gọi là gọi là vô tri vô giác. Chẳng qua điểm chơn-linh ở trong CHƯƠNG VI vật thể này còn tiềm-ẩn, còn ở trong vật thể kia đã được phát-triển vậy thôi. Cái lý Tam ngôi nhất thể ấy chi phối, điều khiển cả vạn-linh. Bởi vậy Đạo lập ra cốt yếu cho cả chúng-sanh TU tức là làm sao cho đừng đi sai lạc chơn lý điều-hành vạnvật. Chơn-linh nào đi sai lạc chơn-lý ấy thì phải bị ĐỌA là vì vậy. Bởi vậy trong Thánh-ngôn thầy trước kia có dạy: Thánh-ngôn trong miệng con nói ra tức là của Thầy, các con nói Đạo dù cho sắt đá, cây cỏ nghe cũng cảm động huống là người. Lời nói ấy không phải là Thầy nói ngoa. Ấy là vì vạn-vật vốn có tánh linh cũng đều hiểu biết hấpthụ lẽ Đạo, nên hễ nơi nào có Đạo thì nơi ấy vạn-vật được tận thiện tận mỹ và tăng tiến một cách nhanh chóng. Con nghe đời thường nói sấu tu thành cù, cá tu hóa rồng, lời ấy thật chưa phải là lời bịa đặt hay nói ngoa đâu. Vạn-linh phải đi từ phẩm vật-chất lên đến người rồi mới đoạt vị thành Tiên, Phật. Cơ tấn-hóa buộc vạn-linh phải đi xuống các tinhcầu học hỏi, mang vạn mảnh thi hài từ vật-chất, thảo-mộc, thú cầm cho đến loài người. Mỗi một kiếp sanh học một bài học mới-mẻ khác nhau. Sanh linh đi hàng vạn kiếp như vậy, luân luân chuyển chuyển. Các con đã đặng làm người là hệ-trọng. Tuy vậy mà đừng tưởng đã hơn vạn vật đâu. Không phải vậy đâu. Ở tại thế gian này chưa biết một phẩm chúng-sanh nào trọng hơn phẩm nào. Có khi trong thân hình con vật là một vị Bồ-Tát đang tái kiếp đặng tạo linh-đài đó không chừng. Bởi vậy kẻ biết Đạo không dám sát sanh và không dám khinh rẻ một vật nào cả... Lý Tam ngôi nhất thể là lý điều-hành vạn-linh. Do nơi ấy mới biến ra Tam-giáo, Tam-tài, Tam-nguơn, Tambửu, Tam-kỳ Tam-giáo ấy là Phật, Tiên, Thánh. Tam tài ấy là Thiên, Địa, Nhân. Dịch Lý Cao Đài Trang 401 Dịch Lý Cao Đài Trang 402

206 CHƯƠNG VI Tam nguơn ấy là Thượng-nguơn, Trung nguơn, Hạ-nguơn hay là nguơn Thánh-đức, Tấn hóa, Bảo-tồn. Tam-kỳ ấy là: Nhứt kỳ, Nhị-kỳ, Tam-kỳ. Tam-bửu ấy là: Nhựt Nguyệt Tinh (ở trời). Thủy Hỏa phong (ở đất). Tinh Khí Thần (ở người). Năng-lực, khí thể, vật hình (ở vật-chất). - Phật thuộc về phần giáo-hóa. - Tiên thuộc về phần nuôi-nấng, an-ủi. - Thánh thuộc về phần nuôi-nấng, cai trị. Mỗi một phần trong các số Tam ấy tương liên với nhau như: Phật tương liên với thiên, với thượng nguơn, với Nhứt-kỳ, với Phật, với Thần, với năng-lực Pháp và Tăng cũng tương-tự như vậy. Ở trong mỗi sanh vật ba phần ấy liên-hệ mật-thiết lẫn nhau. Đến như lập Đạo Thầy cũng chia ra: Bát-Quái, Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng-Đài cũng là lý Phật, Pháp, Tăng đó. Tóm lại trong vạn-vật đâu đâu cũng thể hiện cái lý TAM NGÔI NHẤT THỂ ấy cả. Đấy là tượng TAM THẾ PHẬT trên nóc Bát-Quái-Đài Toà-Thánh Tây-Ninh TAM THẾ PHẬT trên nóc Bát-Quái-Đài Tòa-Thánh Tây-Ninh CHƯƠNG VI Dịch Lý Cao Đài Trang 403 Dịch Lý Cao Đài Trang 404

207 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII TÂN-PHÁP CAO-ĐÀI 3. Sự bình quyền bình đẳng trong nền Đại-Đạo I- Ý-niệm khái quát 1. Giá trị của Tân-pháp Cao-Đài 2. Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì? 3. Trọng-tâm là luật Thương-yêu và Công chánh II- Tân-Luật A. Tại sao Đạo Cao-Đài để quyền Vạn-linh lập Luật? B. Tân-Luật đã gồm trọn Tam giáo C. Tân-Luật là gì? 1. Ý-nghĩa Tân-Luật 2. Sự diễn biến của việc thành lập Tân-Luật a. Sọan thảo Tân-Luật b. Bàn thảo Tân-Luật c. Dâng Tân-Luật d. Thành Tân-Luật D. Luận Đạo: Luận về Tân-Luật 1. Đạo quí tại HÒA: Âm dương hoà-hiệp 2. Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt 3. Các con số Bát-quái 4. Luật phản phục. 5. Dâng Tân-Luật là phương định vị là con đường về 6. Nội-dung bộ Tân-Luật III- Pháp-Chánh-Truyền 1. Giai-đoạn thành hình Pháp-Chánh-Truyền 2. Pháp-Chánh-Truyền chú giải 3. Về quyền-hành của ba Đài 4. Trước tiên gọi Toà-Đạo là Hiệp-Thiên-Đài 5. Danh-từ Bộ Pháp-Chánh ra đời 6. Lý do phải lập Đạo 7. Phương-diện thực-hành. 8. Tại sao phải lập Pháp-Chánh? 9. Lòng Từ-bi của Thầy 10. Pháp-quyền tự trị A. Lập Pháp-Chánh-Truyền Cửu-Trùng-Đài B. Lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài C. Lập Pháp-Chánh-Truyền Nữ-phái D. Luận Đạo 1. Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản trị Càn khôn 2. Hiệp-Thiên-Đài là cơ sanh biến vạn-linh Dịch Lý Cao Đài Trang 406

208 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII I- Ý-niệm khái-quát Luật-pháp của Đại-Đạo là TÂN-LUẬT và PHÁP- CHÁNH-TRUYỀN do Đức Cao-Đài Thượng-Đế dùng huyền-diệu Cơ-bút giáng dạy để làm qui-củ chuẩn-thằng cho Hội-Thánh truyền giáo. Diệt trừ mê-tín dị-đoan, bất nạp bóng chàng, phù thủy, bởi Đạo dung-hòa mọi tín ngưỡng và tùy khả-năng tiến-hóa của mỗi hạng người và phong-tục của mỗi địaphương mà phổ-độ. Tân Pháp tức là Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền đó vậy. Nếu hỏi Đạo mà còn phải có Pháp có Luật để làm gì? Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh lập Luật pháp rất nghiêm đặng đủ quyền-hành buộc cả Hội-Thánh, nghĩa là thân thể thiêng-liêng hiệp hòa làm một Về phần Đạo, thì trí thức tinh-thần nhơn lọai nhìn nơi vô biên biết càn-khôn vũ-trụ tức là cơ tạo-đoan nó định luật cho khối người thành ra Pháp chủ Luật, tức là Pháp có trước, Luật có sau, nên gọi là Pháp-luật. Về cơ-quan đời, tức là cơ-quan xu hướng theo cái sống, định luật được rồi mới tìm-tàng giải-pháp đặng thihành luật, định pháp-hình để bảo-vệ luật; thành ra luật trước pháp sau, gọi là Luật-pháp. Do đo mà Chí-Tôn vừa khai Đại-Đạo là đã lập ngay Pháp-Chánh-Truyền, đồng thời dạy các Chức-sắc nhóm họp Hội-Thánh để lập Tân-Luật. Gọi chung là Pháp-Luật Đại-Đạo. Được minh-định trong bài Kinh Di-Lạc, kinh này được xem như bản vi-bằng giao lãnh từ Phật Thích-Ca trao đến tay của Đức Di-Lạc-Vương-Phật trong buổi Tam- Kỳ Phổ-Độ. Nơi Cung Hỗn-Nguơn-Thiên có đoạn nhược hữu chúng-sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ- Độ tất đắc giải-thoát luân-hồi đắc lộ đa-la tam diệu tam bồ đề thị chi chứng quả Cực-Lạc Niết-Bàn (Tức nhiên lời Phật dạy: nếu như người nào biết nghe theo lời TA, sẽ tránh khỏi các nghiệt chướng, nghĩa là niệm Phật (niệm danh Đức Chí-Tôn), niệm Pháp (niệm danh Phật-Mẫu) niệm Tăng (tùng theo Hội-Thánh). Sự tùng theo nghĩa là làm đúng với Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là phápluật của Đại-Đạo, thì giải-thoát được kiếp luân-hồi sanh tử, được đắc vào vị tối thượng chánh đẳng chánh giác, ấy là chứng được quả vị Phật nơi cõi Niết-bàn, Cực-Lạc Thế- Giới đó vậy) 2- Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì? Ấy là Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật tức là Thiên-điều tại thế. Đức Hộ-Pháp giải rõ: Muốn cho xã-hội loài người trong thế-giới này đạt được mức quân-bình tuyệt-đối thì phải có sự công-bình được lập lại bởi cán cân công-lý, mà xã-hội loài người từ xưa đến giờ chưa có công bình thật sự. Ngày nay Thiên-thơ đã định cho nước Việt-Nam này có được cán cân công-lý do bởi tay Thượng-Đế đến cầm đòn cân định vận-mạng cho Việt-Nam và cả nhânloại. 1- Giá-trị của Tân-pháp Cao-Đài Cho nên khi mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn đã lập ngay Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật tức là Thiên-điều tại thế để điều-hành guồng máy hành-chánh- Dịch Lý Cao Đài Trang 407 Dịch Lý Cao Đài Trang 408

209 CHƯƠNG VII đạo hầu bảo thủ chơn truyền và công-bình Thiên-đạo vì nếu thiếu pháp luật thì còn gì là Đạo nữa. Ấy vậy, Đức Chí-Tôn lập Tân Pháp là lập chủquyền cho Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ý thức rằng pháp-luật là do Thiên-ý và công-lý mà lập ra thì tự nhiên phải tuyệt-đối tôn-trọng chủ quyền đó là tuân-hành quiđiều pháp-luật Đại-Đạo. Phạm luật Đạo tức là phạm Thiên-điều, mà phạm Thiên-điều thì tội-tình kia có chi giải nỗi. Hội-Thánh hiệp nhau lập luật cũng như cả Thập-Nhị Khai-Thiên lập luật. Thập-Nhị Khai-Thiên lập luật giao lại cho Thầy, còn Hội-Thánh lập luật cũng giao lại cho Thầy. Vậy thì Tân-Luật với Thiên-điều cũng đồng giá-trị. Dẫu cho Hộ-Pháp phạm luật cũng bị đòi đến Tòa Tam-giáo bên Cửu-Trùng-Đài, thì Thiên phẩm mình dường như không có, kể như một người đạo-hữu kia vậy. Còn Giáo-Tông nếu phạm tội cũng phải bị đòi đến Tòa Hiệp-Thiên-Đài thì cũng chẳng khác một người tín-đồ kia vậy. Luật Đạo thành ra Thiên-Điều thì Hội-Thánh là Ngọc-Hư-Cung tại thế. Hội-Thánh hiệp nhau lập luật Đạo thì cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật lập Thiên-điều. Vậy thì Hội-Thánh và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đồng một thể. (ĐHP diễn-văn14-2 Mậu-Thìn 1928) Như thế: Pháp-Chánh và Tân-Luật cốt để bình tâm thiên-hạ đặng để gỡ tội cho kẻ có tội-lỗi; phạm mà không biết thú tội trước mặt người và trước phép thiêng-liêng. Định pháp-luật ấy cũng là sợi dây thiết tỏa liệng xuống Âmquang cho kẻ tội-nhơn nắm nó mà phăng về thiêng-liêng cựu cảnh chớ chưa phải là chơn-luật và chơn-pháp CHƯƠNG VII Toàn Thánh-thể Đức Chí-Tôn nếu biết thì nắm quyền luật thiên-nhiên ấy, ngày giờ nào thiên-hạ được yêu thương nhau nồng-nàn, thì giờ ấy quyền Đạo là quyền tối thượng nơi mặt thế đó. (Thuyết-đạo II/98) Đức Chưởng-Đạo Nguyệt-Tâm Chơn-nhơn dạy rằng: Phàm Pháp-luật lập thành đều tùng sở dụng, buộc kẻ chung công hiệp trí tác thành một cơ-sở vĩ-đại, Đông Tây tương-thân tương-ái. Bởi cớ mà pháp-luật vẫn nhiều mặt đặc biệt cùng nhau, tùy theo phương dụng, chẳng thế dùng một mặt pháp-luật nào mà thay thế vào một cơ-sở khác hành-vi cho đặng, cần thì mới lập, còn vô ích thì bỏ. Vậy các Pháp-Luật của Chí-Tôn đã đào-tạo đều hữu-ích cho cơ-quan hành-động cho Chánh giáo của Người, một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hễ tùng thì Đạo thành, còn nghịch thì Đạo diệt. Cả thảy Hội-Thánh chưa ai đặng quyền ra khỏi ngoại luật. Chúng ta vâng theo mới đắc thành quyền-hành Hội-Thánh, thảng có một người nghịch thì làm rối loạn chơn-truyền. Kẻ nghịch cùng Thế-đạo thì trục ngoại xã hội hay là diệt tàn cho khỏi lưu hại, còn kẻ nghịch cùng Đạo-pháp thì tội trục ngoại Thánh-thể Chí-Tôn hay là có ngày quyền thiêng-liêng diệt thác. Chúng ta từ đây coi kẻ phạm Pháp-luật như thù địch của Đạo, dùng phương trừ khử. Bần-Đạo đã thọ sắc lịnh Ngọc-Hư lo chuyển Pháp, thì không phương tha thứ điều phạm bao giờ. Từ đây Hội-Thánh Ngoại-giáo giữ nghiêm Pháp-luật. Bần-Đạo xin để lời cầu-khẩn cùng Giáo-Tông và Hộ-Pháp cũng để lòng lo phương trừ hại, đừng vì Bác-ái, Từ-bi vị nễ. (3-3 Quí-Dậu dl ) Thầy cũng có nhắc-nhở: Dịch Lý Cao Đài Trang 409 Dịch Lý Cao Đài Trang 410

210 CHƯƠNG VII Trường đời có ấm lạnh, cũng như lẽ Đạo có thạnh suy, mà cùng cực cái thạnh ắt lại suy, cùng cực cái suy ắt lại thạnh. Mà cái thạnh của Đạo thì vô cùng người thường không phương thấu-đáo. Chơn-truyền luật-pháp là bất di bất dịch, ai sửa cải chơn-truyền luật-pháp ắt bị tội chẳng sai, dầu là địa-vị gì đi nữa. Thầy phong thưởng chúng nó đặng ắt thầy hình phạt chúng nó cũng đặng vậy. 3- Trọng-tâm là LUẬT Thương-yêu, QUYỀN Công-chánh Luật quyền này nay trở thành Bản Đệ Tam Thiên- Nhơn Hòa-Ước rồi vậy. Luận về cái quyền. Cái quyền đôi bên bao giờ cũng phải quyết-định với một cái pháp-luật của Hội- Thánh. Luật của Hội-Thánh để định quyền cho Đạo, cho CHƯƠNG VII đại-gia-đình của tinh-thần nhơn-loại, ngó thấy Tân-Luật, Pháp-Chánh-Truyền là một chơn tướng lập Thánh-thể của Ngài không cần luận đến, chỉ luận Tân-Luật mà Đức Chí- Tôn và Đức Lý-Giáo-Tông đã dạy Hội-Thánh khi mới khai Đạo, lập trong ba tháng phải thành-tựu, trong Tân- Luật con cái Đức Chí-Tôn đều ngó thấy, Bần-Đạo không cần lập đi lập lại vô ích, chỉ lấy cái tinh-túy của nó là trong Tân-Luật ấy Chí-Tôn định cho Ngũ-giới-cấm, Tứđại-điều-qui và trong ấy cốt-yếu bảo-vệ Tam-cang Ngũthường của toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiênluật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm não con cái của Ngài: LUẬT chỉ có một là THƯƠNG-YÊU. QUYỀN chỉ có một là CÔNG-CHÁNH. Thiên-hạ đã lập Luật nhiều quá, mà cái Luật của thiên-hạ lập ấy tưởng khi cả thảy đều ngó thấy, dầu cho họ có thay đổi cho tới tận-thế họ chưa có phương nào làm cho nó phù-hợp với cả nhơn-tâm bao giờ. Còn Đức Chí-Tôn lập Luật có một điều mà thôi là THƯƠNG-YÊU. Cả thảy đều hiểu cái luật ấy, nghĩ coi có ai tránh khỏi đặng không? Người nào không có dính-dáng trong cái Luật THƯƠNG-YÊU ấy thì chẳng hề sống được bao giờ, nhứt là sự sống chung của đồng-loại, hoặc họ phải tự họ ly-dị cả nhơn-loại hay là cả nhơn-loại buộc phải đào-thãi họ, nếu họ không tuân cái Luật ấy; còn cái quyền CÔNG-CHÁNH, công-bình, chánh-trực dầu một kẻ không học kia dốt nát thế nào mà học được hai cái đặc tính quíbáu ấy tôi tưởng cả thảy thiên-hạ đều cúi đầu tôn trọng, kính-nhường và nhất là họ thương-yêu. THIÊN-LUẬT của CHÍ-TÔN là vậy đó! Tân-Luật, Đức Chí-Tôn cốt-yếu muốn cho ta làm, đặng ta bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường của nhân-loại. Nói về phương Đông này dầu cho luận tới các quốc-gia xã-hội đến đâu đi nữa, họ tự trọng họ, văn-minh thế nào họ chưa ra khỏi đường lối ấy, niêm-luật ấy bao giờ; nếu họ ra khỏi Dịch Lý Cao Đài Trang 411 Dịch Lý Cao Đài Trang 412

211 CHƯƠNG VII là muốn tự bỏ cả xã-hội của họ thì họ sẽ thành cái gì chớ không thành xã-hội. Giờ đây luận tới Hội-Thánh: Hội-Thánh lập luật chỉ lập ra trong buổi con cái Đức Chí-Tôn bị óc ngoại hình ngoài đời kia xâm-phạm tinh-thần và hình chất của nó. Hội-Thánh buộc phải lập Luật chẳng khác nào như thể một phương che chở, như ta đã ngó thấy một người kia đi tới miệng giếng họ muốn sa vào đó ta kêu trở lộn lại. Luật của Hội-Thánh chuyển-luân theo thời thế của xã-hội, nhứt là trong con cái của Ngài, chớ thật ra không có giá-trị gì hết. Bởi hình không có. Bây giờ nói tới Hình của Luật Đạo: Cái quyền của Đạo: quì hương, tụng Kinh Sám-Hối, đáo-để trục xuất nội thành Thánh-địa, rồi còn dữ hơn nữa trục-xuất ra khỏi Đạo chớ chưa giết ai, chưa có tù tội ngục hình, cũng chưa có đem ai mà bắn, mà giết bao giờ, ấy là Luật của Đạo. Vậy cốt-yếu của khuôn-khổ đại-gia-đình tinh-thần này để tạo con cái của Đức Chí-Tôn thành Thánh, nong-nã dạy-dỗ, dìu-dắt thế nào cho họ thành Thánh, đặng họ mới cầm cái cơ cứu khổ của Đức Chí-Tôn vững-vàng và mạnh-mẽ, họ mới thay thế hình ảnh của Đức Chí-Tôn đặng. Vì cớ cho nên cả khuôn khổ quyền-lực của Đạo cốtyếu để tạo Thánh. (ĐHP 30-3 nhuần, năm Ất-mùi 1955) Chí-Tôn muốn con cái của Ngài nên Thánh thì phải làm sao? Phải đem cả thảy vô đây, tắm rửa cho sạch-sẽ làm cho thiên-hạ muốn gần, vì đáng tôn-sùng yêu-ái mà gần. Hình-luật Tam-giáo là nước Cam-lồ để tắm rửa linh-hồn vậy. Chơn-truyền từ trước đến nay Đức Chí-Tôn để tại mặt thế trên các Đạo: Phật, Tiên, Thánh là phương để gội rửa linh-hồn mà thôi. Thế nên phương tu phải có LUẬT và PHÁP. Nó là nhu-cầu tối yếu, tối trọng là vậy. Pháp- CHƯƠNG VII luật Đại-Đạo cần-yếu cho người tu cũng như chiếc cầu bắc sang sông cho người người về đến nơi đến chốn mà mình mong đợi. Dịch Lý Cao Đài Trang 413 Dịch Lý Cao Đài Trang 414

212 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII II- TÂN-LUẬT Càn-khôn vũ-trụ cũng có Luật-định. Chúng-sanh tu nếu biết đi đúng theo luật-định ấy mới mong hiệp một cùng Thầy. Do vậy mà phương tu phải có Luật có Pháp là phương định-vị là vậy. Thế nên nền Đại-Đạo này có Luật là Tân-Luật và Pháp là Pháp-Chánh-Truyền A- Tại sao Đạo Cao-Đài để cho Quyền Vạn-Linh lập Luật? Nếu nói lương-tâm nhiều hạng tức nói Đạo Đời nhiều hạng. Chẳng có một giáo-lý nào buộc Đời tùng theo một mực thì chưa có một Đạo nào cầm đặng chủ quyền của đời trường cữu. Phải để cho đời trị đời, tức nhiên phải để cho lương tâm người trị người. Cá-nhân duy tùng lương-tâm mà hành-đạo thì mới thiệt Đạo. Pháp-luật nào không tùng lương-tâm lập thành thì không phải Đạo, vì cớ mà ĐẠO CAO-ĐÀI để cho QUYỀN VẠN-LINH lập LUẬT. Nhơn-sanh lập Luật mà tu thì tức nhiên do tâm-lý mà hành-đạo, ngoài ra khuôn viên luật pháp thì cá-nhân đặng trọn tự-do tư-tưởng của mình. Lương-tâm là giềng mối để cột chặt tánh đức của người đời qui nhứt, vậy phải lấy Lương-tâm lập thành Đại-Đạo. Thế nên Cao-Đài là ĐẠI-ĐẠO! Dịch Lý Cao Đài Trang 415 Dịch Lý Cao Đài Trang 416

213 CHƯƠNG VII B- Tân-Luật đã gồm trọn Tam-giáo Pháp-Chánh-Truyền dạy: Pháp-luật Tam-giáo tuy phân-biệt nhau, song trước mặt Thầy vẫn coi như một Chú-giải: Vì coi như một, nên Thầy mới đến cho nhân-loại lập Tân-Luật thế nào cho phù-hợp với nhơn-trí hợp tánh với nhơn-tâm, chung chịu một Đạo-luật, có phương hành Đạo, chẳng nghịch với Thiên-điều, đặng lập vị mình dễ-dàng mới toàn câu phổ-độ. Buổi trước thì Thiên-điều buộc nhơn-loại phải nâng cao phẩm-hạnh mình cho bằng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng đoạt đức tánh mà lập vị mình, còn nay thì các Đấng ấy lại hạ mình, đến cùng nhơn-loại đặng dìu cả chơn-hồn lên tột phẩm-vị thiêng-liêng đến ngang bực cùng Thầy. Buổi buộc thì khó, buổi mở thì dễ, ấy là lẽ tự nhiên; huống chi nhơn-trí ngày nay đã qua khỏi nguơn tấn-hóa thì đã tăng tiến lên địa-vị tối cao; chủ-nghĩa cựu-luật của các Tôn-giáo không đủ sức kềm chế đức-tin, mà hễ nhơn-loại đã mất đức-tin về đạo-đức rồi, thì cơ tựdiệt vốn còn, mà cơ tự-diệt còn thì nhơn-loại khó tránh khỏi cái nạn giết lẫn nhau cho đặng. Đời phải tùy Đạo mới còn, mà Đạo cũng phải tùy đời mới vững, biết đâu TÂN- LUẬT ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta lập thành, trong thời-gian tới nữa đây, nó sẽ phải thay đổi cho phùhợp với nhơn-trí Đạo đời tương đắc mà dìu-dắt cả nhơnsanh đời đời kiếp kiếp. Thí dụ như có kẻ hỏi Sao Thầy không dùng Cựuluật trong Tam-giáo đã có sẵn rồi, lại lập chi Tân-Luật nữa, mà buộc nhơn-sanh phải yểm cựu nghinh tân vậy?" TA lại đáp: Chính thầy đã giáng cơ nói Ngọc-Hư- Cung bác luật, Lôi-Âm-Tự phá cổ; ấy vậy Cựu-luật thì Ngọc-Hư-Cung đã biếm-bác, còn cổ-pháp thì Lôi-Âm-Tự đã phá tiêu, vậy thì ngày nay Cựu-luật và Cổ-pháp chẳng CHƯƠNG VII còn ý-vị chi hết. Những bực tu-hành mà tưởng lầm phải tùng Cựu luật hay Cổ-pháp thì trái hẳn với Thiên-điều của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ thể thiên hành chánh. Bởi cớ ấy nên Chí-Tôn đã cấm Ngũ-chi phái ngọc dùng Cổ-luật mà mê-hoặc nhơn-sanh nữa. Hễ tùng Cựu-luật tức phải tùng Thiên-điều, hễ tùng Thiên-điều thì khó mà lập vị cho mình đặng. Xin xem tiếp đây thì thấy rõ Thầy đã quyết-định điều ấy nên Pháp-Chánh-Truyền dạy: Vậy một mà thành ba, mà ba cũng như một Ấy vậy, TÂN-LUẬT ĐÃ GỒM TRỌN TAM- GIÁO tức là một thành ba, mà ba Cựu-luật của Tam-giáo hiệp nhau thì cũng như một, nghĩa là TÂN-LUẬT". (PCT) Dịch Lý Cao Đài Trang 417 Dịch Lý Cao Đài Trang 418

214 C- Tân-Luật là gì? CHƯƠNG VII Giải-nghĩa: Tân là mới. Luật là cái đồ ngày xưa dùng để thẩm xét thanh-âm, nói rộng ra là những phép khuôn đã đặt định để làm chuẩn, cứ do theo đó mà thựchiện, không làm sai trái, ví như pháp-luật là những quitắc, hành-vi để cho nhơn-sanh tùy theo tập-quán của dântộc mà thi hành, mục-đích để giữ vững trật-tự an-ninh cho cuộc sống. Gọi là TÂN-LUẬT để phân biệt với Cựu luật. Chữ tân là mới, ý-nghĩa ở đây rất linh-động, thể hiện tinh-thần của Tiên-Nho Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân (ngày mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới). Có như vậy mới phù hợp với trào-lưu tiến-hóa của nhơn-sanh. Có nghĩa là Tân-Luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay sẽ được thay đổi theo từng thời-gian cho hợp theo dân-trí chớ không phải cứng ngắt, bất di bất dịch. Sự thành hình bộ TÂN-LUẬT được dẫn giải qua các giai-đoạn sau đây, diễn tiến theo từng thời-gian mà các Đấng giáng cơ chỉ dẫn buổi đầu, nghĩa là lúc mới khai Đại-Đạo: - Một là ý-nghĩa Tân-Luật. - Hai là sự diễn-tiến của việc lập thành Tân-Luật. 1- Ý-NGHĨA TÂN-LUẬT Đã nói rằng Ngọc-Hư-Cung bác luật, Lôi Âm-Tự phá cổ tức là không tùng Cựu-luật, mà hễ không tùng Cựu-luật tất nhiên phải tùng Tân-Luật. Buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ Đức Chí-Tôn dùng huyềndiệu Cơ-bút giáng trần dạy Đạo xưng mình là Thầy, kêu chúng-sanh là Môn-đệ, chính mình Thầy đến để độ rỗi con cái của Thầy. Thầy không giao Chánh-giáo cho tay phàm, CHƯƠNG VII vì phàm-gian hữu-hình hữu hoại, lần lần canh-cải chánhgiáo ra phàm-giáo. Giáo-điều của các Tôn-giáo xưa phát-xuất nhằm nguơn hội Nhị-Kỳ Phổ-Độ tuy tương-đối cao siêu đặc-sắc, nhưng cũng phải do ảnh-hưởng dân tâm, dân trí địaphương khai Đạo, do các Đấng Giáo-chủ cũng phải mang hình-thể con người của địa-phương để dễ bề truyền Đạo. Nay là buổi Hạ-nguơn, càn-khôn dĩ tận thức, tức nhiên nhân-loại đã thực sự hiểu biết nhau, thông-cảm nhau qua phong-tục, tập-quán, phương-tiện giao-thông, hệthống truyền thanh, truyền hình các thứ, xem năm Châu chung chợ, bốn biển chung nhà, ấy là nhân-loại đã hiệp đồng. Do vậy mà Đức Chí-Tôn đến lập Tam-Kỳ Phổ-Độ, không lâm phàm với xác thân hình-hài sắc tộc; mà chính Đại-Từ-Phụ giáng cơ lập nên mối Đạo Đại-đồng, vì vậy luật Đạo cũng lập trên căn bản Đại-đồng, nghĩa là phải do toàn cả chúng-sanh, phát xuất từ các Tôn-giáo cổ-truyền tổng hợp thành TÂN-LUẬT. Chí đến việc thờ-phượng Đức Chí-Tôn phải dùng THIÊN-NHÃN làm tiêu biểu lương-tâm (La conscience) của cả nhơn-loại để tránh nạn hình cốt (Idolâtrie). Bí-quyết của Đạo Cao-Đài là luôn luôn có quyền Thiên-Thượng và Thiên-hạ (Dieu et Humanité) tức là quyền Chí-linh và Vạn-linh hiệp một. Thánh-ý Đức Chí- Tôn muốn để con cái của Ngài tự lập Luật, tùy theo sức khép mình vào con đường tu-luyện để khỏi than rằng Luật quá mắc mỏ rồi không đoạt thành phẩm-vị sanh ra chán nản, hoặc viện lẽ rằng quá rẻ mà sanh dạ dễ-duôi. Bởi cớ nên bộ Luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là TÂN-LUẬT do chư Môn-đệ của Thầy hợp nhau lập thành rồi dâng lên cho Đức Lý Giáo-Tông phê-chuẩn. Tân-Luật sau này có thể tu-chỉnh tùy trình độ tiếnhóa của nhân-sanh từng thế-hệ nhưng dù được sửa đổi hay bổ-túc cũng phải cầu xin phê chuẩn như trước. Dịch Lý Cao Đài Trang 419 Dịch Lý Cao Đài Trang 420

215 CHƯƠNG VII Cũng bởi lẽ tùy sự tiến-hóa của loài người, sửa đổi Luật cho phù-hợp trình-độ dân trí nên dù trải bao thế-kỷ hậu lai Luật vẫn mang tính cách mới mãi mãi nên gọi là TÂN LUẬT. 2- SỰ DIỄN-TIẾN của việc LẬP TÂN-LUẬT TÂN-LUẬT của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ được diễn-tiến qua các giai-đoạn: * Soạn thảo Tân-Luật. * Bàn thảo Tân-Luật. * Dâng Tân-Luật. * Thành Tân-Luật. Với thời-gian 3 tháng kể từ ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần ( ) các vị Hoà thượng họp bàn thảo đến ngày 8 tháng 1 năm Đinh-Mão (dl ). a/- Soạn thảo Tân-Luật: Việc soạn thảo Tân-Luật Đức Chí-Tôn giao cho Hòa-Thượng Như-Nhãn hội các Hòa-thượng, từ ngày rằm tháng mười năm Bính-Dần, phải nạp bản dự thảo Luật để họp chư Thánh bàn thảo do chứng tích và ý-nghĩa còn ghi trong Đạo-Sử của Bà Hương-Hiếu. Đức Chí-Tôn dạy: Thời-kỳ dấu-diếm Thiên-cơ đã qua rồi, Thầy phong cho con (Hòa-Thượng Như-Nhãn) là Quản-Pháp Thiền-sư Thích-Đạo chuyển Luật-lịnh Diêu-đạo-sĩ, con vừa lòng chăng? Con đã giúp Thầy gìn-giữ Thích-Đạo nguyên luật từ thử nay mới còn đặng như vậy, không thì đã ra Bàn-môn Tả đạo rồi, con phải biết Thầy ngày nay trông công con mà lập thành Tân-Luật Thích-giáo. Con phải đại tịnh kể từ tháng 9 cho tới rằm tháng 10. Thầy không muốn cho con lo-lắng điều gì khác hơn là xét xem kinh điển lại. Con biết CHƯƠNG VII Ngũ-chi: Minh-Đường, Minh-Sư, Minh-Nghĩa, Minh-Lý, Minh-Thiện, cũng đều do nơi Phật-giáo mà ra, duy có giáo-lý của các chi ấy thì có Tiểu-học, Đại-học, Trungdung và Tứ thư là kinh-điển mà thôi. Còn phái Lão duy có Đạo Đức-Kinh và Huỳnh-Đình-Kinh làm căn-bản, con phải xem-xét hết lại mà lập Tân-Luật. Thầy nhứt định giao Thánh-Thất này lại cho Thơ lolắng thế cho con, song sự thờ-phượng phải có thay đổi chút ít. Sau Thầy sẽ dạy chư Đạo-hữu con định-liệu. Rằm tháng mười này Thầy xin con hội cả chư Hòa-Thượng tại Thánh Thất đây chung lo lập Tân-Luật, ngày ấy Thầy sẽ dạy cho hai vị Hòa-Thượng phò-loan, đặng có điều chi bợ-ngợ thì cầu Thầy mà hỏi. Thầy phú-thác một trách-nhiệm nặng-nề cho con, nhưng mà con đừng ái-ngại, danh giá con, Thánh-đạo Thầy trong ấy con khá hết lòng, con phải hiểu rằng hội chư Hòa-thượng trong đôi ba tháng thì là hao tổn. Song chẳng hề chi, để Thầy định-liệu. Tuy vân, Thầy biết sức một mình con cũng đủ lập Tân-Luật, nhưng mà Thầy muốn có Hòa thượng đặng cho khỏi trành-tròn lại còn làm tay chơn Thầy để thâu phục Thích-đạo. Đức Chí-Tôn còn dạy thêm rằng: - Các con! Thầy đã lập Thánh-Thất, nơi ấy là nhà chung của các con, biết à? - Thầy lại qui Tam-giáo lập Tân-Luật trong rằm tháng mười, có Đại-hội cả Tam-giáo nơi Thánh-Thất, các con hay à? - Sự tế lễ sửa theo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng nơi ấy mà xuất hiện ra, rõ à? - Thầy nhập ba chi lại làm một, Thầy là Cha Chưởng-quản, hiểu à? Dịch Lý Cao Đài Trang 421 Dịch Lý Cao Đài Trang 422

216 CHƯƠNG VII - Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn-thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là Quốc-Đạo hiểu à? - Thầy phải buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe à! (TNI/46) 1926 b/- Bàn thảo Tân-Luật: * Ngày 2-11 Bính-Dần Lundi 6 Décembre (Lẽ ra phải nạp bản Tân-Luật vào ngày 2-11 Bính- Dần. Vì lý-do trễ nãi Ngài Thượng-Đầu-Sư cầu xin dừng lại một tuần và nhân dịp này Đức Chí-Tôn giải-thích thêm). Trung bạch Thầy xin cho đình lại qua ngày thứ bảy tới sẽ nạp luật cho Thầy phê-chuẩn. Phải ở luôn luôn nơi Thánh-Thất đặng lập Luật sẵn. Nghe Thầy dạy, khởi đầu lập: - Luật TU gọi là Tịnh-thất-luật - Kế nữa, lập Luật trị gọi là Đạo-pháp-luật - Ba là lập Luật đời gọi là Thế-luật các con hiểu à? Sau khi soạn thảo Tân-Luật xong ngày 14 tháng 11 Bính-Dần (Samedi, 18 Décembre 1926) Đức Lý Giáo-Tông dạy: Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu nghe dạy: Phải viết thơ cho các Thánh nói rằng buổi lập Luật phải ngưng sự phổ-độ lại đôi chút lo cho xong Tân- Luật thì mới truyền-bá chơn-đạo rõ lý hơn. Vậy ngày Đại-lễ Thánh-giáo giáng-sanh phải có mặt tại đây cho đủ và nạp Luật cho kịp ngày ấy. Làm lễ xong qua ngày kế thì chư Thánh mặc Đại-phục vào Điện bái rồi Hiền-hữu biểu sắp ghế vòng theo Đại-điện. Hiền-hữu và Ngọc-Lịch-Nguyệt lên tọa Bửu-vị, rồi theo chức-phận chư CHƯƠNG VII Thánh ngồi vòng hai bên như lúc Hiền-hữu còn tại Thượng-Nghị-viện đặng cải Luật đó vậy. Hiền-hữu Chưởng-quản làm chủ Hội, mỗi vị Thánh đều đặng quyền cải lẽ, nghe à! Phải giữ phép kẻ trước người sau, tùy phiên nhau cho có lễ: Phái Thái trước, phái Ngọc giữa, phái Thượng chót. Phải viết thơ cho Tương và Trang nạp Luật cho kịp một lượt với Thơ, nghe à! * Qua ngày Bính-Dần (dl ) Đức Chí-Tôn giáng dạy: Chư Môn-đệ nghe! Thầy đã nói muốn cho hoàn-toàn phải có Luật, mà hễ có Luật thì cần phải do theo đó mà hành Đạo mới khỏi điều sơ thất đặng. Nhiều đứa nhờ công-quả chút ít mà được Thầy trọng-dụng là có ý để cho chúng nó đặng vui lòng mà bước tới, dè đâu chẳng trọng sợ lịnh Thầy, lại lấy ý riêng mà làm cho có lời kích-bác trong Đạo. Nếu Thầy chẳng lấy Đức từ-bi mà dìu-dắt các con thì chư Thần, Thánh đã phạt mấy đứa ấy một cách nặng nề hơn, các con khá liệu mà hành Đạo. 1926) * Ngày Bính-Dần (Vendredi Đức Lý Giáo-Tông giáng dạy thêm: Trung, Hiền-hữu nhớ mời hội: - Từ 6 giờ mơi chí 11 giờ, nghỉ. - Từ 2 giờ tới 6 giờ, nghỉ. - Tối từ 8 giờ tới 11 giờ, nghỉ. Như chưa hoàn-toàn, ngày mai cũng phải vậy. Thầy dặn phải tuân y lời. Luật-lệ truyền lâu dài chư Đạo-hữu phải ráng cẩn-thận, nghe à! Dịch Lý Cao Đài Trang 423 Dịch Lý Cao Đài Trang 424

217 CHƯƠNG VII Cũng trong ngày, có Đức Chí-Tôn giáng cơ giải thích: Các con ôi! Nếu nói rằng Thầy đã nhiều cực nhọc từ ngày khai Đạo đến chừ, Đạo đặng phổ-thông mau chóng dường này thì đáng lẽ Thầy mừng cho các con lắm mới phải, sao Thầy lại buồn? Các con ôi! Các con đã chịu lắm khổ-não nơi biển trần này từ mười ngàn năm rồi, đã ở dưới quyền Tà-quái áp chế, vì vậy mà Thầy phải phế hết Bạch-Ngọc-Kinh, Huỳnh-Kim-Khuyết giáng trần độ-rỗi các con, chớ chi Thầy đến mà làm giảm bớt sự khổ-não các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào còn lập Tân-Luật ràng buộc các con thêm nữa, vì cớ mà Thầy buồn! Thầy tỏ thật, các luật-lệ Thầy khiến các con hiệp chung trí mà lập thành đây, nó có ảnh hưởng về Thiênphong Phật-sắc của các con nên Thầy buộc mình cam chịu vậy. Chẳng luật-lệ thì là trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch-Ngọc-Kinh cho đặng. Vậy các con gắng làm phận-sự cho hoàn toàn rồi có Thái-Bạch giáng cơ sửa Luật. 1926) * Ngày Bính-Dần (Samedi, Nay, ngày chính thức bàn thảo Tân-Luật, nhưng buổi hội chư Thánh suốt ngày hôm đó không đem lại kếtquả nên Đức Lý giáng cơ chỉ vẽ dặn-dò: Thượng-Trung-Nhựt. Hiền-hữu hội trọn ngày chẳng có chi là hữu ích hết. Việc tán thành Tân-Luật nếu Chí-Tôn để cho Lão nội trong 2 giờ hoàn thành tất cả, ngặt một điều là nếu Lão lập Luật chẳng một ai trong hàng Đạo-hữu hành Đạo đặng. Vì vậy Thầy giao trọn quyền cho chư Đạo hữu lập thành là chủ ý để phần nhơn-lực vào đó chút ít, rồi lấy huyền-diệu làm ra Thiên-lực, ấy là một hạnh Công-bình đó. Dịch Lý Cao Đài Trang 425 CHƯƠNG VII - Vậy Lão giao ba bộ Luật hiệp một cho Thái-Thơ- Thanh trước, nội trong một tuần-lễ phải hiệp thế nào cho ba bộ ba phái chung vô làm một. - Qua tuần nữa tới Thượng-Tương-Thanh. - Kế một tuần nữa tới Ngọc-Trang Thanh. Nghĩa là trong ba tuần nữa phải lập thế nào cho rồi luật-lệ đem về Thánh-Thất đặng cải lại nữa. 1926) * Ngày Bính-Dần (Dimanche Đức Lý nhắc: Trung, Hiền-hữu nhớ viết thơ cho chư Thánh, ngày cải Luật phải đủ mặt, bằng ai chẳng tuân mạng Lão trục xuất, nghe à! * Ngày Bính-Dần (Samedi ) Đức Lý Giáo-Tông giáng dạy: Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu cũng nên để tịnh tâm đặng lo cải Luật, chẳng nên ham vui quá nghe! Thầy sẽ ngự trong lúc cải Luật. Lão giáng cơ trước khi mở hội. Vậy khi chư Thánh đủ mặt phải cầu cho Lão dạy việc, chừng Lão ngự Đại Điện thì tức cấp khai hội liền. Hết thảy đều mặc đại-phục trong khi cải Luật chẳng nên thay Tiểu phục, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự xem, coi ra khiếm lễ vậy nghe à! Tuân! Ngày nay chẳng dạy văn. Lão để cho chư Đạo-hữu tịnh trí. Tái cầu: Đức Chí-Tôn nhắc-nhở: Trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phải cải Luật cho nghiêm-chỉnh, Thầy khuyên Thái-Bạch cho kẻ hầu săn-sóc các con đến đây là ngày cuối cùng về việc cải Luật (bàn thảo đã xong). Dịch Lý Cao Đài Trang 426

218 1927) c/- Dâng Tân-Luật CHƯƠNG VII * Ngày hôm sau Bính-Dần (16-1- Đức Lý Giáo-Tông dạy cách dâng Tân-Luật như sau: Lão khen chư Hiền-hữu. Đại hỉ! Đại hỉ! Thượng-Tương-thanh! Coi Lão hành-sự mà bắt chước. Mời Chưởng-Pháp phái Nho, chư Hiền hữu bình thân. Đứng bài ban. Chưởng-Pháp, Đầu-Sư toạ vị Phối- Sư Tam-giáo tới trước. Thái-Thơ-Thanh phải ôm bộ chú giải các Luật: Tân- Luật của chư Hiền-hữu cải đó nữa. Thơ-Thanh ôm chí mày dâng cho Tương Thanh, rồi Tương-Thanh cũng phải làm như vậy mà trao cho Trang- Thanh phò. Bái nhau. Trang Thanh ôm Luật hiệp với nhị vị Hiền hữu đến dâng cho ba vị Đầu-Sư đồng đứng dậy bái nhau mà tiếp Luật một lượt, thế nào sáu bàn tay đều có trong mấy bộ Luật Ngay giữa. Cả ba tiếp dâng lên Chưởng-Pháp. Hai vị Chưởng-Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dâng lên Đại-điện. Day vô. Đưa lên chí trán nghe dạy: Lão giao Luật này cho nhị vị Chưởng-Pháp xem-xét lại nữa trong một tháng phải rồi, mà giao lại cho Hộ-Pháp cầu Lão sửa Luật, phải làm một phòng thanh-tịnh mà giả CHƯƠNG VII Hiệp-Thiên-Đài, Thập-Nhị Thời-Quân phải có mặt; Thượng-Sanh, Thượng-Phẩm phải có mặt khi cầu Lão. Phải tái cầu nghe dạy: Nhị vị Chưởng-Pháp đem Luật để ngay tượng Lão một đêm nay. Dương! Phải đội Hiệp Chưởng như Luật và đắp khậu như Luật (Yết-Ma) Nương! Phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe! Đem Luật để lên rồi xuống tọa vị. Lên đầu để xuống. Chư Thiên-phong đồng lạy Thầy. thích: Về điểm này sau Đức Hộ-Pháp có giải Buổi ba vị Chánh-Phối-Sư dâng Luật, Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm phò-loan cho Đức Giáo-Tông sửa (13 tháng chạp năm Bính-Dần). Ngài có truyền dạy ba vị Đầu- Sư và Chưởng-Pháp phải ngự trên ngai; đoạn đòi ba vị Chánh-Phối-Sư vào hành lễ, rồi kêu Chánh-Phối-Sư Thượng Tương-Thanh mà dạy rằng Hiền-Hữu coi Lão hành-sự đây mà bắt chước. - Ngài lại dạy ba vị Chánh-Phối-Sư mỗi người phải dâng Luật thế nào cho đủ sáu bàn tay dâng Luật ấy, chẳng nên cho hở, đặng dâng lại cho Đầu-Sư. - Đầu-Sư cũng phải cho đủ sáu bàn tay mà dâng lên cho Chưởng-Pháp; - Rồi Chưởng-Pháp cũng đủ sáu bàn tay mà dâng lên cho Ngài. Khi ấy Ngài dạy phải đi ngay lên Đại-điện đưa qua khỏi đầu Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm. Ngài hạ Ngọc-Cơ xuống dưới, đặng đi ngang qua cho khỏi Ngài nữa (1) (Hay!) Chưởng-Pháp tiếp Luật rồi, lại đưa ngay qua khỏi đầu Khương-Thái-Công và Thánh Chúa Jésus nữa. Sau Hộ-Pháp có để lời than cùng Thầy về điều ấy, thì Thầy Dịch Lý Cao Đài Trang 427 Dịch Lý Cao Đài Trang 428

219 CHƯƠNG VII cười mà phán dạy rằng Mắc Tiên-vị của Thái-Bạch còn ở dưới Thích-Ca, Khổng-Tử và Lão-Tử, bằng chẳng vậy thì bộ Luật cũng đi ngang qua đầu các Đấng ấy nữa, vì nó là Thiên-luật đó con! (2) Bộ Tân-Luật để trước Tiên-vị của Đức Giáo-Tông một ngày một đêm cho Ngài xét đoán; bữa sau Ngài giáng cơ than rằng: Thiên-điều mầu-nhiệm của Đạo còn thiếu sót lắm Ngài cười rồi nói tiếp những điều ấy chư Hiềnhữu biết đâu mà lập cho đặng. Hại thay! Nếu chẳng có cơ mầu-nhiệm bí mật ấy, thì chẳng thành Luật; nếu chẳng thành Luật, thế nào thành Đạo. Ngài cười rồi tiếp Lão tâu cùng Đại-Từ-Phụ xin thêm vào Luật những điều bí-mật yếu-trọng. Chú thích: (1) Hay! ấy là lời khen của Đức Lý. (2) cái giá-trị của Tân-Luật dường đó, mà cả Hội-Thánh coi rẻ-rúng chẳng kể, làm cho Lão phải từ ngôi Giáo- Tông, đặng lấy Thiên-điều khảo tội. Ôi thôi! Biết bao kẻ đoạ lạc Phong-đô, vì đó. Ấy vậy chư Hiền-hữu cũng phải cầu-khẩn với Lão, nội hạ tuần tháng này thì khởi nguyện, dặn các Thánh- Thất, các Đạo-hữu phải để lòng thành-khẩn; hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh-Luật, nghe à! (Cười!). Hễ Đạo trọng thì tức nhiên chư Hiền-hữu trọng, vậy thì chư Hiền-hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời Từ đây Lão hằng gìn-giữ cho chư Hiền-hữu hơn nữa, nếu thảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân-minh, là cố ý muốn giá-trị chư Hiền-hữu thêm cao trọng nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ phiền-hà nghe! Ngài liền kêu hai vị Chưởng-Pháp lên lấy bộ Luật xuống đặng dâng qua cho Hiệp-Thiên Đài, lại dạy Hộ- Pháp và Thượng-Phẩm xuống Cửu-Trùng-Đài đứng nơi vị mình. Hộ-Pháp thì bắt ấn Hộ-Pháp trấn trên bộ Luật, còn Thượng-Phẩm thì cầm Long-Tu-phiến che trên ấn ấy, rồi CHƯƠNG VII dạy hai vị Chưởng-Pháp như vầy Ta kỳ cho một tháng phải nạp Luật. Hai vị Chưởng-Pháp lãnh kiểm-duợt Luật trong một tháng đem nạp hồi cho Lý Giáo-Tông; rồi Ngài mới cậy hai vị Đầu-Sư thay mặt cho Ngài, đệ lên Hiệp-Thiên-Đài dâng cho Hộ-Pháp cầu Thầy giáng xuống sửa lại. Nhờ Ngài và Hội-Thánh cầu-khẩn, Thầy đã giáng bút truyền các bí-pháp ấy cho Hộ-Pháp. (3) Coi theo đây thì thấy rõ: Đức Giáo-Tông kêu Chánh-Phối-Sư Thượng-Tương-Thanh xem người hànhsự đây mà bắt chước, thì đủ chỉ rõ rằng: Ngài ban quyềnhành-sự trọn vẹn cho Chánh-Phối-Sư lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Đầu-Sư cũng vậy, mà Chưởng-Pháp cũng vậy, phải hiệp một mới phù-hạp câu Thánh-ngôn Một thành ba mà ba cũng như một. Chú-thích: (3) Mừng thay cho nhân-loại chút ít rồi. Hội-Thánh chơn truyền Tân-Pháp đã đạt đặng như phép Giải- Oan, phép Khai Sanh-Môn, Ban Kim-Quan lại còn nhiều bí-pháp nữa mà Hộ-Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng-sanh và Hội-Thánh còn mờ-hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng-Liêng là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát-Quái-Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành-pháp vì thuộc về quyền-hành của các Đấng ấy, ngày nay mới tính sao? Trong các bípháp có cơ mầu-nhiệm đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy có cho hay là không? Thảm! (cười!) nếu Lão có phương chỉnh-đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc Pháp, Cửu-Trùng-Đài cũng đã yểm quyền Bát-Quái-Đài mà chớ!. Thật vậy đó chút Ấy là cơ vô-vi: TINH KHÍ THẦN hiệp nhứt, chư Hiềnhữu có biết à! Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần, nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng mà chớ Dịch Lý Cao Đài Trang 429 Dịch Lý Cao Đài Trang 430

220 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII Sao lại giao cho Chánh-Phối-Sư chỉnh-đốn Tân- Luật, ngày sau có phải giao cho Chánh-Phối-Sư như vậy nữa chăng? Trên kia đã nói: Chánh-Phối-Sư là người thay mặt cho cả nhơn-sanh giữa Hội-Thánh, ấy là người làm chủ nhơn-sanh trong nền Đạo (4), hễ gọi là chủ nhơn-sanh ấy là nhơn-sanh vậy. Đức Lý dạy tiếp Đạo đã thành, Đạo đã mạnh, cho đến đỗi trái càn-khôn này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, làm cho các Tôn-giáo đã lập thành trên mặt địa-cầu này phải kinh-khủng, sợ sệt. Cười! Chư Hiền-hữu cầm trọn nhơn-loại vào tay, Lão hỏi có chi quí trọng mạnh-mẽ bằng chăng? Chú thích: (4) Đây cũng nên giải vì cớ nào kể từ phẩm Chánh- Phối-Sư trở xuống thuộc về Thế, nghĩa là Đời và từ phẩm Đầu-Sư đổ lên thuộc về Thánh, nghĩa là Đạo, bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có Đời và Đạo, mà Bát-Quái-Đài cũng phải có vậy, mới nhằm cơ hiệp một Đời cùng Đạo. Tức là trong Đạo có Đời, mà trong Đời cũng có Đạo. Hà sự cầu cơ? (5) Bạch-Ngọc-Kinh đại-hội cải Luật Tam-Kỳ Phổ-Độ. Lý Đại-Tiên hữu trọng trách, trọng nhậm, vấn đáp chơn-lý Tam-kỳ cứu tận chúng-sanh, nhựt nhựt thường tại bất đắc hạ trần giáng cơ chỉ giáo. Chư Đạo-hữu vật khi mạng-lịnh chí tự nhựt tân niên Đại-Tiên tái hiệp. Kính lễ. Giải thích: (5) Có việc chi phải cầu cơ? Bạch-Ngọc-Kinh có Đạihội cải Luật cho buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ. Đức Lý Đại- Tiên có trọng-trách lớn, nhiệm-vụ lớn, bận vấn đáp chơn-lý Tam-Kỳ lo cứu độ chúng-sanh, ngày ngày phải có mặt nên không thể giáng cơ để tiếp xúc với trần thế mà chỉ dạy được. Chư Đạo-hữu chớ khá khi lịnh mà xem thường. Đợi đến ngày đầu năm mới sẽ gặp lại. biết: d/- Thành Tân-Luật: * Ngày 8-1 Tân-Mão Đức Lý giáng cơ cho Đức Lý Giáo-Tông giáng cơ dạy tiếp: Lão đương quyền là Giáo-Tông, ngặt nỗi lễ-chức chưa có đặng giao Luật lại. Vậy Lão cậy Nhị vị Hiền-hữu: Thượng-Trung-Nhựt và Ngọc Lịch-Nguyệt thế giùm chức ấy lên Đại-điện phò Luật đặng giao Hiệp-Thiên-Đài cho Hộ-Pháp (Thượng-Sanh vắng mặt) một ngày bỏ làm việc chẳng đặng sao há! Trong khi Đức Lý Giáo-Tông giao cho hai vị Chưởng-Pháp kiểm-duợt thì Bạch-Ngọc-Kinh cũng họp Đại-hội để cải Luật Tam-Kỳ Phổ-Độ mà Đức Lý Giáo- Tông có trách-nhiệm vấn đáp với các Đấng Thiêng-Liêng. Được biết sự mầu-nhiệm đó nhờ đàn cơ của Đức Quan- Âm như sau: Đại hỉ! Đại hỉ! * Ngày Bính-Dần ( ) Lão đã nói Đạo đã lập thành, vậy cây cờ chơnchánh đã vững gốc đặng làm biểu-hiệu cho cả chúng-sanh dòm lấy đó mà đến nơi Bạch-Ngọc-Kinh, nghĩ mà mừng, mà hễ mừng thì lại càng thêm giận lẫn vào trong. Thượng-Trung-Nhựt! Lão đã nói, mà Thầy cũng đã nói trước rằng: Khi thành Đạo, nghĩa là khi Tân-Luật phát hành thì trong hàng Môn-đệ may lắm còn lại nửa phần, trong đám Thiên-phong nhiều kẻ e còn bị trục-xuất thay! Thầy vì lòng Từ-bi can-gián Lão, bằng chẳng Lão đã dụng hình-phạt mà răn những kẻ giả dối ấy và nay là ngày Vía của Chí-Tôn, nhiều kẻ cầu Đạo không đáng dung-nạp, nhưng mà Từ-Bi biểu Lão ân-xá, nên toàn thâu không đuổi ai hết. Ban phước cho cả chư Đạo-hữu, chư Đạo muội. Dịch Lý Cao Đài Trang 431 Dịch Lý Cao Đài Trang 432

221 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII Chư Đạo-muội khá hội đủ mặt ngày nạp Luật đặng Lão ban Thiên-phục D- Luận Đạo: Luận về Tân-Luật 1- Đạo quí ở chữ Hòa tức là Âm Dương Hòa-hợp: Thể-pháp của Đại-Đạo đâu đâu cũng thấy sự hoàhiệp một cách khít-khao, do vậy mà thể-pháp đã hiện hình bí-pháp làm chơn-truyền để phổ-thông nền chơn-đạo của Chí-Tôn trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ. Hòa là sự hỗn-hợp của âm dương, đến mức độ quân-bình nhau, gọi là âm dương tương-hiệp. Theo bí-pháp chơn-truyền của cơ sanh hoá phải có đủ âm-dương. Trong sanh-quang chúng ta có điện-quang (Positif và Négatif) cũng như vạn-vật có trống mái. Nền Tôn-giáo nào có đủ âm-dương thì mới vĩnh-cữu. Riêng về Pháp-Luật Đại-Đạo thì có: * Tân-Luật thì do Đức Chí-Tôn dạy nhóm Hội- Thánh lập Luật. Tân-Luật được thành hình, tuy nhiên theo thời-gian cũng phải thay đổi cho phù-hạp với trình-độ tiến-hóa của nhơn-sanh, nên đó là cơ âm. * Pháp-Chánh-Truyền thì do chính Đức Chí-Tôn truyền Chánh-pháp đời đời không thay đổi, nó sẽ bất di bất dịch với thời-gian, đó là cơ dương. Âm dương đã hòa-hiệp để được lưu-truyền đến thất ức niên như Thầy đã dạy: 2- Tân-Luật đã gồm trọn Tam-giáo Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt Người tu theo Đạo Cao-Đài nếu tùng theo Cựu-luật thì trái hẳn với Thiên-điều của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Vì tùng Cựu-luật tức tùng Thiên điều, hễ tùng Thiên-điều thì khó mà lập-vị cho mình đặng. Dịch Lý Cao Đài Trang 433 Dịch Lý Cao Đài Trang 434

222 CHƯƠNG VII Nay thầy đã quyết-định điều ấy nên Pháp-Chánh- Truyền dạy Tân-Luật đã gồm trọn Tam-giáo mà ba Cựuluật của Tam-giáo hiệp nhau thì cũng như một, nghĩa là Tân-Luật. Vậy một mà thành ba, mà ba cũng như một. Chẳng luật-lệ thì là trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch-Ngọc-Kinh cho đặng. Tân-Luật có ảnh-hưởng đến Tiên phong Phật-sắc của người tu. Bởi Tân-Luật đã thể hiện được Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt: Cửu-Trùng-Đài thể hiện cơ vô-vi Tinh, Khí, Thần ấy. Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần. Nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng mà chớ. Từ phẩm Chánh-Phối-Sư trở xuống thuộc về Thế là Đời, từ Đầu-Sư trở lên thuộc về Thánh nghĩa là Đạo. Bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có Đời và Đạo. Mà Bát-Quái-Đài cũng phải vậy, tức là trong Đạo có Đời mà trong Đời cũng có Đạo. Nghĩa là trong âm có dương, trong dương có âm. Con số 3 đã đứng vào vị-thế tối ư quan trọng trong Tân-Luật này. 3- Các con số của Bát-quái Trong cái tinh-túy của Tân-Luật là Chí-Tôn định cho Ngũ-Giới-Cấm, Tứ-Đại Điều-Qui và trong ấy cốt-yếu bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường của toàn thể con cái của Ngài. Đó là Thiên-luật của Đại-Đạo. Như vậy đã gồm đủ các con số Tam (tam âm tam dương), con số tứ (tứ âm tứ dương), số ngũ, là ngũ trung để hoàn thành Bát-quái Cao- Đài, tức là Bát-quái Đồ-thiên đó vậy. 4- Luật phản-phục CHƯƠNG VII Khi lập Luật, Thầy dạy khởi đầu: - Lập tu gọi là Tịnh-thất-luật. - Kế nữa lập luật trị gọi là Đạo-pháp-luật. - Ba là lập luật đời gọi là Thế-luật. Các con hiểu à? ( ) Nhưng thực tế khi thành Luật: * Thì Đạo-pháp-luật được lập trước, cả thảy có 8 chương, tổng cộng 32 điều. * Kế đến là Thế-luật 24 điều. * Sau cùng là Tịnh-thất-luật 8 điều. Cọng chung là 64 điều ứng với 64 quẻ Bát-quái biến-hóa (8x8=64). Đó là Tân-Luật đã thể hiện theo hai chiều của chữ vạn tức là theo cơ tấn-hóa trước, để rồi trở về theo cơ phục-nguyên đều theo chu-kỳ của Bát-quái biến-hóa, mà Đức Chí-Tôn gọi là phản tiền vi hậu. 5- Dâng Tân-Luật là cơ định-vị tức là con đường trở về với Đại-ngã - 3 vị Chánh-Phối-Sư dâng luật thế nào cho đủ 6 bàn tay trên bộ luật ấy chẳng cho hở đặng dâng lại cho Đầu-Sư (số 6) - 3 vị Đầu-Sư phải đủ 6 bàn tay trên bộ luật đặng dâng lại cho Chưởng-Pháp (số 6) - 3 vị Chưởng-Pháp phải đủ 6 bàn tay trên bộ luật đặng dâng lên cho Đức Lý Giáo-Tông (số 6) Xem thế thì mỗi phẩm cấp có 3 vị, mà 3 phẩm-cấp là 3x3=9 vị (con số 9) Kế đến mỗi phẩm phải đủ 6 bàn tay, mà mỗi phẩmcấp thì 3 vị cho nên bằng (6x3=18). Nếu lấy 1+8=9 ta sẽ có đến 3 con số 9 nữa, cọng chung là 4 con số 9. 4 lần 9 tức là 36 (4x9=36) ấy là thành số của Bátquái Hư-vô, ứng hiệp với câu: Dịch Lý Cao Đài Trang 435 Dịch Lý Cao Đài Trang 436

223 CHƯƠNG VII Ba mươi sáu cõi Thiên-tào, Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư Quê xưa trở, cõi đọa từ, Đoạt cơ thoát tục bấy chừ tuyệt luân. Tức là sau khi đã đến con số 9, là con số huyền-diệu nhiệm-mầu, chuyển biến đến mức độ tận thiện, tận mỹ, toàn tri, toàn năng ở trạng-thái tĩnh vận-hành suốt thông trời đất, rồi từ đó mới biến-hóa ở chu-kỳ kế tiếp. Bộ luật được đặt tại nơi Tiên-vị của Đức Lý Giáo- Tông một ngày một đêm. Số 1 mở ra cho chu-kỳ mới, cho nên sau cùng thì hai vị Chưởng-Pháp lên lấy bộ Luật xuống giao cho Hiệp-Thiên-Đài, có nghĩa là cái sự vậnhành không bao giờ ngừng dứt. Tóm lại Tân-Luật đã thể hiện rõ nét của hai Bátquái: * Bát-quái Đồ-thiên. * Bát-quái Hư-vô. 6- Nội-dung bộ Tân-Luật CHƯƠNG VII Toàn bộ Tân-Luật chỉ có ba vấn-đề: - Đạo-pháp có 8 chương: Chương I: Chức-sắc cai-trị trong Đạo có 8 điều. Chương II: Về người giữ Đạo có 7 điều. Chương III: Về việc lập họ có 5 điều. Chương IV: Về Ngũ-giới-cấm có 1 điều. Chương V: Về Tứ-đại-điều-qui có 1điều. Chương VI ; Về giáo-huấn có 3 điều. Chương VII: Về hình-phạt có 6 điều. Chương VIII: Việc ban hành luật-pháp có 1 điều. Tổng-cộng 32 điều. - Thế-luật có 24 điều. - Tịnh thất có 8 điều. Như thế toàn bộ Tân-Luật có cả thảy 64 điều. Việc này cho ta một kết-luận về con số Bát-quái đã thành hình: * 3 vấn-đề lớn tượng-trưng lý tam-tài thật rõ nét. * Về Đạo-pháp có 8 chương, đó là con số chỉ Bátquái quẻ đơn. Nhưng khi biến thành quẻ kép thì bằng (8x8=64 quẻ kép); thế nên tổng cộng có 64 đề mục. Đây là sự biến-hóa của Bát-quái đó vậy.(xem chương VIII) Trọng-yếu của Tân-Luật là người giữ Đạo phải biết giữ Ngũ-Giới-Cấm và Tứ-Đại Điều-Qui. Nhất là về Thế-luật ở điều thứ ba là: Phải giữ Tam-cang Ngũ-thường là nguồn cội của Nhơn-đạo: Nam thì hiếu-đễ, trung-tín, lễ-nghĩa, liêm-sĩ. Nữ thì tùng phu, tùng phụ, tùng tử và công, dung, ngôn, hạnh. Dịch Lý Cao Đài Trang 437 Dịch Lý Cao Đài Trang 438

224 CHƯƠNG VII Trong Tân-Luật ấy Chí-Tôn định cho Ngũ-giớicấm, Tứ-đại điều-qui và trong ấy cốt yếu bảo-vệ Tamcang Ngũ-thường của toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên-luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm-não con cái của Ngài: Đây là vấn-đề căn-bản của Nhơn-đạo nên trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển: Thầy dạy Nữ-phái biết trọng Tam-tùng Tứ-đức, Nam-phái Tam-cang Ngũ-thường. Hễ Nhơn-đạo thành thì là phù-hạp Thiên-đạo, nghe à! (TNI/ 101) III- PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN CHƯƠNG VII 1- Giai-đoạn thành hình Pháp-Chánh-Truyền Ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (dl ) Đức Chí-Tôn dạy thiết Đại-lễ Khai-Đạo chính thức tại Từ- Lâm-Tự (Gò-Kén Tây-Ninh) đồng-thời Đức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền, phong vị cho Chức-sắc Hiệp-Thiên- Đài, Cửu-Trùng-Đài. Đức Chí-Tôn dạy nhóm Hội-Thánh lập Luật. Vậy sau ba tháng Đại-hội, Đạo đã có Pháp, có Luật thì nghiễm-nhiên Đạo đã thành một nền Tôn-giáo danh gọi là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Lần Khai Đại-Đạo này Đức Chí-Tôn chẳng giáng bằng xác thân mà lại dùng tánh đức lương-sanh lập quyền Hội-Thánh làm hình-thể hữu-vi cho Đức Chí-Tôn, thay thế và lập Vạn-linh đối phó cùng quyền Chí-linh, ấy là cơquan mầu-nhiệm để cứu vớt quần-sanh giải-thoát khỏi chốn sông mê bể khổ; kỳ Hạ-nguơn này dầu chúng-sanh có tàn bạo hung-ác thế nào cũng không tàn hại xác thân của Đức Chí-Tôn như các vì Giáo chủ buổi trước vậy. Bởi quyền Vạn-linh có đủ nghị-lực tinh-thần lập khuôn viên Pháp-luật xây chuyển cơ Đạo và cơ Đời thuận theo lẽ tuần-huờn của Tạo-hóa. (ĐHP 1-7 Mậu-Dần 1938) Lập Pháp-Chánh-Truyền Thầy có hội cùng Đức Lý Giáo-Tông được trọn quyền thay thế Đức Chí-Tôn, hễ cái gì Hộ-Pháp và Giáo-Tông hiệp lại lập ra trong cửa Đạo tức là lời dạy bảo của Đức Chí-Tôn, không có việc gì từ nhỏ chí lớn mà không có mạng lịnh của Chí-Tôn trong đó. 2- Pháp-Chánh-Truyền chú giải Dịch Lý Cao Đài Trang 439 Dịch Lý Cao Đài Trang 440

225 CHƯƠNG VII Quyền-hành và trách-nhiệm trọng-đại nên Đức Lý Giáo-Tông nôn-nóng lập thành Pháp-Chánh-Truyền chúgiải cho kịp Thiên-Thơ của Đức Chí-Tôn đã định. Pháp-Chánh-Truyền chú-giải đó là phân quyền cho Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài cho khỏi giành quyền nhau mà thôi và đồng thời trao trọn quyền ấy cho Hộ-Pháp có đủ phương kềm chế nền Đạo của Đức Chí-Tôn. Pháp-Chánh-Truyền là ở trong cuốn Thiên thơ mà ra. Còn chú-giải là phân quyền-hành. Ngài giao cho con cái Ngài gìn-giữ mà làm của báu không gì bằng, tức là Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển. Trong quyển Thiên-Thơ này ngày kia có sản-xuất nhiều cơ-quan khác trọng-yếu nữa, chớ chẳng phải một cơ-quan Phước-Thiện mà thôi. Thầy đã dạy: Các con phải nhớ rằng toàn thế-giới càn-khôn chỉnh có hai quyền: Trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, Dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi, thì Thầy cũng phải ban quyền-hành trọn vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đứng vào hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển-thế của đời nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt vị vào vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng Đức Hộ-Pháp nói tiếp: Các Bạn Hiệp-Thiên-Đài! Các người cầm cân công-bình thiêng-liêng của Đạo mà Đức Chí-Tôn đã để lại nơi mặt thế này, hạnh-phúc hay đau khổ của toàn thể nhân-loại một ngày kia đều mơ vọng trên mặt cân của chư Hiền-hữu. Bần-Đạo xin nhắc lại lời yếu-thiết của Đức Chí-Tôn đã ký Hòa-ước với chúng ta là Công-bình, mà CHƯƠNG VII công-bình ấy Bần-Đạo đã gởi nơi Hiệp-Thiên Đài đó vậy. Hội-Thánh của Thầy lập ra đối-hàm cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Hội-Thánh chia ra làm ba phần hiệp cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cùng Người cho hiệp cơ mầu-nhiệm chánh-trị của càn-khôn thế-giới thì mới ra lẽ Đạo đặng: - Bát-Quái-Đài là Tòa ngự của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mà Thầy làm chủ. - Cửu-Trùng-Đài là tòa ngự của chư Chức-sắc Thiên-phong đối hàm với chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại thế mà Giáo-Tông chưởng-quản. - Hiệp-Thiên-Đài là nơi chuyên về đạo-pháp, bảohộ luật đời và luật Đạo, như Ngọc-Hư-Cung nắm Thiênđiều tức là Ngọc-Hư-Cung tại thế mà Hộ-Pháp chưởngquản. Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời đó vậy. Hiệp là chung với, thiên là trời, tức là cửa vào đường Trời; cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Trong Hiệp-Thiên-Đài có Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh và Thập-Nhị Thời-Quân. (ĐHP 14-2 Nhâm-Thìn 1928) 3- Về quyền-hành của ba Đài - Bát-Quái-Đài dưới quyền Đức Chí-Tôn, Ngài là Chúa của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cùng vạn-linh, chính ông chủ Bát-Quái-Đài là Đức Chí-Tôn. - Cửu-Trùng-Đài là Giáo-Tông làm chủ Hội-Thánh. - Hiệp-Thiên-Đài là quyền Hộ-Pháp làm chủ. Ba ông chủ ấy, có hai ông này: Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài nếu riêng ra thì không có thế gì dâng sớ cho Bát-Quái-Đài, tức nhiên quyền Chí-Tôn ở nơi Bát- Quái-Đài. Hai đài Cửu-Trùng và Hiệp-Thiên hiệp nhứt là Dịch Lý Cao Đài Trang 441 Dịch Lý Cao Đài Trang 442

226 CHƯƠNG VII quyền Chí-Tôn tại thế này, không có một quyền cai-quản nào cải qua quyền Bát-quái được. (ĐHP18-8-Kỷ-Sửu) - Bát-Quái-Đài là linh-hồn. - Cửu-Trùng-Đài là xác thịt. - Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần. Hồn đặng tương-hiệp cùng xác phải nhờ chơn-thần. Chơn-thần lại là bán hữu-hình tiếp vô-vi mà hiệp cùng hình-thể, cũng như Đạo tiếp Thánh-Đức của các Đấng Thiêng-Liêng mà rưới chan cho nhơn-loại. Đức Hộ-Pháp nói: Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài là phổ-thông nền chơngiáo, lo về mặt giáo-hóa, bảo-tồn nền văn-hiến tồn-tại. Phước-Thiện là thay cho Hiệp-Thiên-Đài gánh vác nhiệm-vụ cứu khổ nên Hội-Thánh Phước-Thiện do nơi Qua cùng Đức Lý-Giáo-Tông đã đồng-ý tạo nên hình tướng. Ngài rất vui lòng. Tại sao vậy? Nhiệm-vụ của Hộ-Pháp phải có Giáo-Tông, bởi Giáo-Tông Chí-Tôn định có quyền cai trị đường Đạo và đường Đời, mà hễ Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế Hiện tại: Đức Lý Giáo-Tông là Anh cả vô-vi, quyền Nhứt- Trấn Oai-Nghiêm. Ngài nói Hễ Đạo trọng thì tức nhiên chư Hiền-hữu trọng, vậy thì chư Hiền-hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời Từ đây Lão hằng giữ-gìn cho chư Hiền-hữu hơn nữa, nếu thảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là cố ý muốn giá trị chư Hiền-hữu thêm cao trọng nữa, vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà, nghe! Lão đã nói: Đạo đã lập thành, vậy cây cờ chơnchánh đã vững gốc đặng làm biểu-hiệu cho cả chúng-sanh dòm lấy đó mà đến nơi Bạch-Ngọc-Kinh. Nghĩ mà mừng, mà hễ mừng thì thêm giận lẫn vào trong. CHƯƠNG VII Thượng-Trung-Nhựt! Lão đã nói mà Thầy cũng đã nói trước rằng: Khi thành Đạo, nghĩa là khi Tân-Luật phát-hành thì trong hàng Môn-đệ may lắm còn lại nửa phần, trong đám Thiên phong nhiều kẻ e còn bị trục-xuất thay! 4- Trước tiên gọi là Tòa Đạo Hiệp-Thiên-Đài Y theo luật Hội-Thánh ngày 16 tháng giêng năm Mậu-Dần (dl ). Chiếu y Pháp-Chánh-Truyền phân định và quyềnhành của Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài từ Hộ-Pháp, Thượng- Sanh, Thượng-Phẩm tới Thập-Nhị Thời-Quân. Chiếu y Thánh-giáo của Đức Chưởng-Đạo Nguyệt- Tâm Chơn-Nhơn ngày 16 tháng 2 năm Ất-Hợi (dl ) phân định phẩm cấp và quyền-hành từ phẩm Tiếp- Dẫn Đạo-Nhơn và trở xuống đến Luật-Sự. Chiếu y Đạo-luật Hội-Thánh năm Mậu Dần (dl ) về cơ-quan Tòa Đạo, phân định hình phạt và án tiết cho những người phạm luật-pháp của Đạo. Nghĩ vì: TÒA ĐẠO là một cơ-quan để bảo-thủ chơn-truyền y theo khuôn viên Đạo-pháp, không ai qua luật Đạo mà Hiệp-Thiên-Đài chẳng biết. Lập Tòa Đạo để trị kẻ phàm, tức là dụng hình phạt phàm-trần đặng giảm bớt hình phạt thiêng-liêng. Vậy Tòa Đạo là một cơ-quan trọng yếu nắm cân công-bình gìn-giữ trật-tự trong hàng đồng Đạo. Nghĩ vì hiện thời cần phải dẫn-giải cho rõ thêm về quyền-hành và phận-sự của Chức-sắc Tòa Đạo tại Tòa- Thánh và các địa-phương nên tổ chức và lập: NỘI LUẬT TÒA ĐẠO. Dịch Lý Cao Đài Trang 443 Dịch Lý Cao Đài Trang 444

227 Vậy Tòa Đạo là gì? CHƯƠNG VII Đức Hộ-Pháp giảng: Từ thử đến giờ chúng ta thường quen gọi là Tòa Hiệp-Thiên-Đài hay là Tòa Tam-giáo, nên đã 23 năm Đạo mà chúng ta vẫn chưa biết chỗ dốt của mình. Đức Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn buổi nọ giáng bút hỏi Bần-Đạo một câu bằng Pháp-văn Expliquez Étymologiquement le mot Tòa? (Vậy chớ theo ngữnguyên tiếng Tòa nghĩa là gì?). Bần-Đạo trả lời: - Thưa Ngài, kêu Tòa là nơi để định án, xử tội kẻ phạm luật-pháp; Ngài cười và nói: - Trật! gọi là Tòa là khi nào nói tòa nhà hay tòa lâuđài gì đó, chứ tiếng tòa không có định-nghĩa gì về phương-diện Pháp-chánh cả. Bần-Đạo thừa dịp nhờ Ngài dạy nữa, Ngài nói: - Cái tiếng của Chí-Tôn đã đem đến đặt để nó khéoléo hay-ho biết bao nhiêu, nghĩa-lý rất thâm diệu mà tại sao không dùng? Đức Chí-Tôn đến lập Pháp-Chánh-Truyền giao cho Hiệp-Thiên-Đài gìn-giữ, trong đó có diệu-pháp của Chí- Tôn đến lập vị cho con cái của Người tại thế-gian này. Ngài mượn xác thịt của con cái Ngài tổng-hợp lại cho có trật-tự, có đẳng cấp, tức nhiên là lập Thánh-thể của Ngài, các phẩm-trật có liên-quan với các phần-tử tức nhiên Hội- Thánh tổng hợp lại là Thánh-thể của Ngài. Ngài lập Pháp- Chánh-Truyền cốt-yếu ban quyền-hành cho Thánh-thể của Ngài, mà hễ đạt quyền được tức nhiên về với Ngài được. Ấy vậy Pháp-chánh Hiệp-Thiên-Đài là phương định vị, lập quyền đặng hiệp một con cái của Chí-Tôn cùng Chí-Tôn vậy. Tới Hình Luật Tam-giáo Từ thử Tam-giáo: Nho, Thích, Đạo. Luật Tam-giáo có hữu-hình, có luật hình, vì cứ nói án, nên nói là phạm CHƯƠNG VII luật-điều mà thôi. Luật hình ấy gồm cả Tôn-chỉ của Tamgiáo đem đặt tại thế này cho thiên-hạ thực-hành, nhưng lần lần càng xa khuôn luật. Ấy vậy có hai phần: - Pháp-chánh Hiệp-Thiên-Đài. - Luật hình Tam-giáo. Tuy hai phần khác thể, nhưng cũng đều giao cho Hiệp-Thiên-Đài chưởng-quản hết. Nếu muốn gọi cho trúng thì gọi Pháp-chánh Hiệp-Thiên-Đài là đủ nghĩa. Bần-Đạo giảng-nghĩa: PHÁP-CHÁNH HIỆP-THIÊN-ĐÀI là gì? Cốt-yếu của Đức Chí-Tôn đến thế ban quyền-hành cho Chánh-thể của Ngài, Ngài buộc quyền thiêng-liêng kia hễ con cái của Ngài đắc phẩm hữu-vi ở dưới thế này được toàn vẹn thì cũng phải nhìn-nhận phẩm ấy ở cõi hưlinh kia. Bần-Đạo tưởng nếu không phải tay của Đức Chí- Tôn thì không ai có quyền buộc các Đấng cầm quyền chánh-trị của càn-khôn thế-giái là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phải nghe theo như vậy bao giờ. Ta cứ suy-nghĩ: một ông Cha thương con nói: Tao đến với con tao, tao định cho nó làm Tể tướng ở thế-gian này thì cả triều-chánh phải nhìn nó là Tể-tướng, chớ không phép cải, chỉ vâng mạng lịnh Tể-tướng của nó mà thôi. Thiết tưởng nếu không phải nhà Vua thì không ai biểu như vậy mà dân phục lịnh. Nếu không phải Chí-Tôn đến lập giáo thì không ai đến đây mà có quyền buộc Cửu- Thiên Khai-Hóa nhìn-nhận Thánh-thể của Ngài được. Tại sao Ngài giao cho Hiệp-Thiên-Đài? Nếu cả Pháp-chánh đó không người cầm để thựchiện thì cả giá trị lẫn thể-thống đều mất hết. Từ ngôi Giáo- Tông đến ngôi Đầu-Sư, giữa có ngôi Chưởng-Pháp, nếu không phải Pháp-chánh do Hiệp-Thiên-Đài nắm giữ thì họ tông lúng, tông hoài, tông mãi mà làm cho loạn Đạo theo tấn thảm-kịch ta đã thấy diễn đi diễn lại nhiều lần. Mà thử hỏi tại sao họ tông không được? Dịch Lý Cao Đài Trang 445 Dịch Lý Cao Đài Trang 446

228 CHƯƠNG VII - Là tại Hiệp-Thiên-Đài cầm luật chắc chắn không cho loạn hàng thất thứ được. Họ tông mặc họ, Hiệp- Thiên-Đài cứ nắm giữ chặt-chẽ mà định phẩm con cái Đức Chí-Tôn mà thôi. Nếu chẳng vậy, nghĩa là nếu Hiệp-Thiên-Đài để họ tự-do hành-động thì phải đắc tội với Chí-Tôn, vì Chí-Tôn đã giao cho gìn-giữ Thánh-thể của Ngài, định vị cho con cái của Ngài, ví như đã giao cho gìn-giữ cái kho-tàng đã định chia cho đứa lớn bao nhiêu, đứa út bao nhiêu. Rồi Hiệp-Thiên-Đài để cho người mạnh giựt-giành tài-sản của mấy người khác, hỏi vậy người lãnh lịnh đảm-nhiệm chia của cải ấy sẽ bị hình phạt như thế nào? Nếu không có người cầm giữ kho đó đặng phân phát công-bình cho con cái của Ngài thì sợ e cho họ giựt-giành hết mà con cái của Ngài không hưởng đặng gia-tài dành để cho họ mà chớ! Ấy vậy, hàng phẩm mà Pháp-chánh đã định, cốt-yếu hiệp con cái Chí-Tôn lại làm một cùng Ngài, mà muốn cho đặng hiệp cùng Ngài, thì Ngài để cho Hiệp-Thiên-Đài chưởng-quản giữ-gìn nghiêm luật Pháp-chánh đó: - Một người về Đạo là Thượng-Phẩm cầm quyền luật Đạo định phẩm-vị. - Một người về Thế tức Thượng-Sanh đem con cái Đức Chí-Tôn vào cửa Đạo, dìu-dắt con cái Ngài không ai đặng phép ngăn đường đón ngõ. Đại nghiệp của Chí-Tôn để tại mặt thế này cho toàn cả nhơn-loại, không ai có quyền giành hưởng một mình. Định-luật như vậy mới là Công bình và Chánh-đáng. Bần-Đạo lập lại: Pháp-chánh cốt-yếu lập quyền cho con cái Đức Chí-Tôn có hàng phẩm, có quyền-hành, thứtự, đẳng cấp, giao cho Hiệp-Thiên-Đài sắp đặt, không cho loạn hàng thất thứ, nếu loạn hàng thất thứ thì Đạo tiêu diệt. Bây giờ nói qua Hình luật Tam-giáo. CHƯƠNG VII Đạo Cao-Đài không phải lấy nguơn-chất của Tamgiáo làm căn-bản, mà chỉ lọc-lược chơn truyền của các Tôn-giáo trên quả địa-cầu này mà tổng-hợp lại. Tại sao kêu Hình-Luật Tam-giáo mà thôi? - Bởi ngày nay Tam-giáo qui nhứt. Các Tôn-giáo trên thế-gian này thì nhiều mà không ngoài khuôn viên của ba Đạo lớn, có thay đổi chăng là vì châm-chế bớt ngoại-dung chớ bên trong đều theo hình-luật đó. Hình-luật Tam-giáo để định án chăng? Thiên-hạ sẽ nói Đạo gì mà có Tòa-án? - Người ta lầm! Vả chăng con người chỉ có quí ở cái Tâm và hạ sanh tại đây ít nữa phải có căn-duyên sao đó mà mình không biết đó thôi! Bần-Đạo dám chắc dầu một vị chí Phật đến tại thế gian này mang thi-hài xác thịt cũng quên hết tiền kiếp, cửa huệ-quang bị bí lối, không tự biết mình, không tự hiểu phẩm-vị mình, vì mang xác phàm thì cái gì cũng phàm hết. Duy có Đấng toàn tri, toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ là Chí-Tôn mới tránh khỏi chuyển kiếp luân-hồi mà thôi. Ngoài ra không vị Phật nào tránh khỏi luân-hồi cả. Các chơn-hồn ở các cung, các động, hoặc ở Ngọc-Hư cung đến đây là có mạng lịnh đến tạo hình-thể của Đức Chí-Tôn đó là những vị đại-diện, còn tất cả bao nhiêu chúng-sanh đều có căn-nguyên tức nhiên có tội, phải đến đây đặng trả quả-kiếp luân-hồi. Chí-Tôn muốn con cái của Ngài nên Thánh thì phải làm sao? - Phải đem cả thảy vô đây, tắm rửa cho sạch-sẽ, làm cho thiên-hạ muốn gần, phải vì thương mến kỉnh khen mà gần, vì đáng tôn-sùng yêu-ái mà gần. Hình-luật Tam-giáo là nước Cam lồ tắm rửa linh-hồn vậy. Chơn-truyền từ trước đến nay Chí-Tôn để tại mặt thế trong các Đạo Phật, Tiên, Thánh là phương để gội rửa linh-hồn mà thôi; nhứt là Công-giáo có phép xưng tội là một bí-pháp, nhưng ta không hiểu tại sao Chí-Tôn lại không truyền chơn-pháp? Ta nghĩ, có lẽ Đức Chúa Jésus Dịch Lý Cao Đài Trang 447 Dịch Lý Cao Đài Trang 448

229 CHƯƠNG VII Christ đã ban quyền cho những đại-diện của Ngài tức là người cầm quyền Hội-Thánh có đủ năng lực xá tội; nhưng trong hai đàng là kẻ xá tội và kẻ xưng tội, cũng có lẽ người không thật tâm xưng tội, hoặc người không xứng đáng là người xá tội. Nếu xét ra người đến xưng tội và người xá tội cũng đều là phàm cả, chưa biết người này có tha tội được cho người kia không? Thoảng không có đủ quyền tha tội lại càng thêm mang tội thêm nữa. Hễ có tội tức có hình, có hình tức có phạt, có phạt phải thành án, mà án tiêu mới hết tội. Nếu mình không tự hạ mình và không đủ can-đảm cung khai thì chịu lấy. Biết mình có tội mà lại sợ nhục cái thân danh phàm thể thì hỏng cả phẩm-vị tinh-thần tức là phẩm-vị thiêng-liêng thì rất đáng tiếc. Nếu biết trọng linh-hồn thì không ngần ngại gì mà không đến mấy vị Đại-thiên-phong cầm quyền Phápchánh kia cung khai đi, rồi họ lên án quẹt lọ cho mình, không lẽ đem ra pháp trường xử trảm. Tội có nặng quá đi nữa, dầu Pháp-chánh Hiệp-Thiên-Đài có trục xuất đi nữa cũng không hại gì, nếu mình biết ăn-năn tự hối, tự tu thân, tự giác tánh thêm nữa đặng đền tội. Mình tu một mình dầu Hội-Thánh không biết tới, mình cũng vẫn tin rằng có Đức Chí-Tôn chứng lòng trọn hiếu với Đức Chí-Tôn; ngày kia về cửa Hư-linh chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đẹp dạ hả lòng tiếp rước trọng thể hơn nhiều. Người trọn gìn đạo-đức thì phẩm-trật đã cao siêu từ trước giáng sanh lập vị; danh vị lập được của kẻ bình thường đâu bằng của kẻ biết ăn-năn sám-hối. Thoảng như bị trục xuất mà tự mình biết lập vị mình, thế gian không hiểu thì còn có Đức Chí-Tôn hiểu, lập tâm mà tu thì cửa Hư-linh kia cũng không đóng được. Những kẻ ấy do Đức Chí-Tôn sắp đặt hàng thứ, nên Ngài nói: Cửa Hư-linh không ưa kẻ tàn bạo, mà lạ thay thiêng-liêng-vị phần nhiều do những kẻ tàn bạo phá cửa CHƯƠNG VII chung vô. Thoảng như mình không đủ can-đảm chịu án mà mình tự tu sửa lấy mình được, dầu trong Đạo Cao-Đài không ai hiểu thì Chí-Tôn cũng hiểu biết, anh em không hiểu mình mà ông Cha hiểu mình là đủ rồi, sợ e mình quá phàm mà phải thất Đạo, phải luân-hồi mãi mãi đó thôi! Bần-Đạo dám nói rằng trong càn-khôn này số hóanhân còn ít hơn là nguyên-nhân bị đọa trần chịu luân-hồi chuyển kiếp đặng đền tội nhiều phen, chỉ vì quyến-luyến phàm chất, không có đủ can-đảm thú tội trước Đức Chí- Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nếu không muốn đợi để thú tội với Đức Chí-Tôn, thì hiện giờ mình có tội đến thú tội với chư Đại-Thiênphong Hiệp-Thiên-Đài cầm quyền Pháp-chánh đó đi rồi quyết chắc đã đền xong tội phạm, ắt cửa thiêng-liêng cũng khó định nghiêm hình. Vì lẽ cố nhiên là một án chẳng có hai hình. Ngày giờ nào nhơn-sanh chưa có can-đảm thú tội của họ, thì cửa hư-linh vẫn còn chối họ mãi. (ĐHP 1-7 Mậu-Tý dl ) 5- Danh-từ Bộ Pháp-Chánh ra đời Tháng 11 năm Đinh-Hợi (1947) Đức Chưởng-Đạo ban Thánh-giáo bảo đổi chữ Tòa-Đạo ra Pháp-Chánh. Ngài Khai-Pháp ban hành Thánh-huấn số 159/PC đề ngày 24 tháng 11 năm Đinh-Hợi thông-tri cho toàn Đạo rõ hai chữ Tòa Đạo đã đổi lại thành BỘ PHÁP-CHÁNH, cũng như trước kia Chưởng-quản Tòa Đạo, nay nói là Chưởngquản Bộ Pháp-Chánh. Đến ngày 16 tháng 2 năm Ất-Hợi (dl ) Đức Chưởng-Đạo Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn có về cơ phân định đẳng cấp và quyền-hành của Pháp-chánh từ Tiếp-Dẫn Đạo-Nhơn trở xuống đến Luật-Sự. Bộ Pháp-Chánh có văn-phòng Bộ Pháp-Chánh. Quyền-hành và trọng-trách được qui-định vào hai câu liễn Dịch Lý Cao Đài Trang 449 Dịch Lý Cao Đài Trang 450

230 CHƯƠNG VII đối đặt trước cổng để nhắc-nhở phận-sự của mỗi người khi mang nơi mình hai chữ Pháp-chánh. Hai câu đối là: - - PHÁP luật vô tư Đạo-giáo từ uy tùng lý. Chánh tông bất dịch chơn-truyền thiện ác tùy hình. 法律無私道教慈威從理 正宗不易真傳善惡隨刑 (Bà Bát-Nương ban cho) Bộ Pháp-Chánh là cơ-quan Tư-pháp trung-ương của Đại-Đạo, có nhiệm-vụ gìn-giữ luật-pháp Đạo, không cho Chức-sắc và Tín-đồ vi phạm để nâng cao phẩm-giá con người, do đó Bộ Pháp-Chánh có tổ-chức các Tòa-án Đạo để xử trị người bị phạm luật-pháp của Đạo mà thôi. Pháp-Chánh, nhiệm-vụ trọng-yếu là cơ-quan bảothủ chơn-truyền, giữ-gìn pháp-luật, dìu dẫn và lập vị cho con cái Đức Chí-Tôn trong khuôn viên luật-pháp của Đạo đã thành lập, giữ cân công-bình thể thiên hành-hóa, có trách-vụ nặng-nề để binh-vực kẻ cô thế, yếu hèn bị ép-chế, để sửa răn những kẻ phạm pháp-luật, hầu tránh khỏi Thiên-điều trừng-trị, nếu bị Thế-trị thì mới mong giảm tội thiêng-liêng, bằng không bị Thế-trị thì thiên-điều không mong gì cầu rỗi. Vậy Bộ Pháp-Chánh rất cần-thiết để giữ gìn phẩmtrật và địa-vị của mỗi con cái Chí-Tôn và quyền-hành phân-minh cho nền chánh-trị-đạo, y theo khuôn-khổ chơntruyền. Đối với Tòa Đạo, Điều thứ 15. Định án những người phạm luật-pháp và hình phạt thì kẻ phạm phải chịu dưới hai quyền luật: a/- Luật: là Tân-Luật và luật Hội-Thánh. b/- Pháp: là Pháp-Chánh-Truyền và Đạo Nghị Định. CHƯƠNG VII Người Môn-đệ của Đức Chí-Tôn hơn ai hết phải: - Thông việc Đạo - Thạo việc đời. - Trau-giồi đức hạnh. - Giữ chánh dạy người. Muốn đặng 4 điều ấy phải tìm-tòi học hỏi cho mở rộng kiến văn, nâng cao kiến thức, năng đọc Thánh-ngôn cùng các sách vở Đạo Cao-Đài. Quan-trọng nhứt là Phápluật Đại-Đạo ngày nay. Thông hiểu rành mạch về Tân-Luật và Pháp-Chánh- Truyền. Một nền Chánh-trị-Đạo, không khác gì chánh-trị hiện ở các nước Âu-châu. Ở Á-đông này có nhiều nước phát-triển như: Nhựt, Tàu, Miến, Xiêm cũng có một khuôn-khổ nhất định như vậy. Dầu Quân-chủ Lập-hiến hay Dân-chủ Pháp-chánh cũng một mực như nhau đều chia ra hai phần: - Phòng Dân-chủ. - Phòng Định luật. Phòng Dân-chủ là phòng tấn-bộ. Phòng Định luật là phòng bảo thủ. Phòng Dân-chủ của Pháp dưới thời dân quyền La Chambre des Députés, còn phòng Định-luật hay Quânluật thật ra không có Chúa, nhưng muốn biết phòng quânluật hẳn-hoi, xem như nước Anh có Chambre des Lords tức là Sénat của Pháp vậy. Đời chia ra hai phòng đặc biệt, Đạo lại khác hẳn. Chơn-pháp của Chí-Tôn để hai phòng hiệp một là Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài: - Hiệp-Thiên-Đài là phòng Quân-luật. - Cửu-Trùng-Đài là phòng Dân-chủ. Biểu sao khỏi xích-mích nhau! Một đàng bảo-thủ, một đàng giục tấn; nếu hai đàng không hòa nhau; đem Dịch Lý Cao Đài Trang 451 Dịch Lý Cao Đài Trang 452

231 CHƯƠNG VII chơn-lý hiển-nhiên thì hòa được, còn không lấy chơn-lý thì đụng tại chỗ, phản-khắc không thể đệ lên Thượng quyền mà còn nhơ bợn được. Đó là các bàn sàng, sàng mãi cũng phải lọt xuống. (TĐI/126) Buổi nọ Đức Lý Giáo-Tông dạy lập Pháp trước; sau, Ngài sẽ giáng cơ chấn-chỉnh, đặng lập cho có đủ hữuvi, đặng có đủ phương-pháp Hội-Thánh làm hình-thể cho Chí-Tôn mới xứng phận cho Ngài. Đức Chí-Tôn đã dạy hồi mới khai Đạo: Thầy đã chán biết thế gian này là phàm, Thầy đến lấy cái phàm hiệp cùng cái Thánh, làm sao tránh đặng cái phàm không lẫn-lộn trong cái Thánh, nếu còn vướng chút phàm thì không còn là Thánh-thể, các con nên hiểu phẩmvị cao trọng ấy mà trau lòng cho ra Thánh-thể mới đáng giá!" Đối với các triết-lý bí-pháp buổi nọ, bây giờ nhânloại tăng tiến quá lẽ thành thử các vị Giáo-chủ đã lập luậtpháp, nhưng luật-pháp đơn sơ ấy ngày nay không có đủ quyền-năng trị tâm thiên-hạ nữa. 6- Lý do phải lập Đạo Muốn tu ắt phải có Đạo, vì vậy nên Thầy mới lập Đạo. Đạo thì hữu-hình, nếu có kẻ hỏi: Đạo vốn vô-vi mà lấy hữu-hình lập thành thì thế nào đắc Đạo vô-vi cho đặng? - Ta lại đáp rằng: không hữu-hình vô-vi cũng khó có; mà chẳng có vô-vi thì hữu-hình vốn không bền vững, tỷ như hồn và xác ta đây vậy: Không hồn thì xác phải tiêu diệt, mà có xác không hồn cũng không cơ-khí mà lập thành nên Đạo người vẹn-vẻ. Hai đàng phải tương-hiệp nhau mới đặng hoàn-toàn. Ấy vậy có vô-vi ắt có hữu-hình. Chánh-pháp và Hội-Thánh là hữu-hình mà hữuhình ấy nó phù-hợp với luật Thiên-điều và đối chiếu với Dịch Lý Cao Đài Trang 453 CHƯƠNG VII Cửu-Thiên Khai-Hóa. Luật Đạo ấy là Thiên-điều, còn Hội-Thánh là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại thế đó vậy. Sao lại dám sánh luật Đạo của chúng ta hội nhau lập thành với Thiên-điều? - Thầy đã dạy rằng: Từ khi có Thầy rồi dựng nên càn-khôn thế-giới, hóa sanh nhơn-loại thì Thầy chưa hề biết hành phạt chúng ta bao giờ, vì lòng quá yêu nên Thầy không nỡ hành phạt. Thầy lại nói dầu Thiên-điều thì cũng do nơi chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hội lập để định tội của nhau, hầu gìn-giữ lẫn nhau đó thôi, chớ Thầy chưa hề biết đến. Mà hễ lập rồi đem dâng cho Thầy thì chính mình Thầy cũng không quyền sửa cải. Như Tân-Luật ngày nọ thì Lý Giáo-Tông hội cùng chư Thánh mà lập thành chớ Thầy chưa hề biết đến, chỉ ngày đã dâng lên cho Thầy thì nó đã thành Thiên-luật mà thôi. Hễ Thiên-luật thì phải vô tư, tỷ như Thiên điều dầu cho chính mình Thầy là Chí-Tôn cũng chẳng vị tình. Bởi cớ ấy mà khi lập Pháp-Chánh-Truyền Thầy không lập Hiệp-Thiên-Đài một lượt với Cửu-Trùng-Đài, e cho cả Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài ra ngoại luật. Thầy lại để các Chức-sắc ấy dự hội lập Luật cùng chư Chức-sắc Cửu- Trùng-Đài thì phàm thân họ cũng dưới quyền luật-lệ như mọi người vậy. Thầy nói: Sự Thầy đã dạy, đều sái hết, Thầy tưởng chẳng còn nói; nếu ai là đạo-đức, đọc đến cách lập Pháp của Thầy mà chẳng mừng giùm cho nhơn-loại. Thầy buộc mình hứa cùng Ngọc-Hư Cung rằng: Nếu Đạo còn thì Thầy cũng theo gìn các con. Các con coi lời Thầy trọng-hệ là dường nào, như biết coi Đạo trọng, thì cả tinh-thần các con cũng nên tom-góp vào mỗi điều đó mà trông cậy nơi Thầy lập Pháp. Hiệp-Thiên-Đài còn chưa muốn nhìn, thì Đạo một ngày kia cũng sẽ bị chối. Thầy tìm phương sửa cải cũng Dịch Lý Cao Đài Trang 454

232 CHƯƠNG VII đáng đó chút. Nhưng cũng bởi chư Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho rõ cơ Đạo của thế-gian này, nên Thầy không giáng cơ mà phân giải lại nữa. Các con đã chịu một trách nhiệm nơi mình, nếu Thầy chẳng để cho các con học tập mà lập nên địa-vị mình trước mặt chúng-sanh cho xứng đáng, thì Đạo cũng chưa ra vẻ Đạo. Vì vậy mà Thầy chịu ép lòng để cho các con hằng nhớ rằng: Chẳng giờ phút nào Thầy xa các con hết. (ĐCT 15-4 Mậu-Thìn 1928) Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh, lập luật pháp rất nghiêm đặng đủ quyền-hành buộc cả Hội-Thánh là thân thể thiêng-liêng hiệp-hòa làm một: - Luật thì có TÂN-LUẬT. - Pháp thì có PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN. - Quyền thì có TÒA TAM-GIÁO. Ấy là cây còi, cây gậy, hàng rào thiêng-liêng, đặng lùa cả các chuồng chiên của Thầy hiệp một. Mà hại thay! kẻ chăn chẳng biết lóng tiếng còi, đoàn chiên không kiêng con gậy, rào thưa rích thưa rang để đến đỗi bầy sói lũ hùm bắt chiên thầy phân thây xé thịt, cái hại ấy do tại nơi đâu? Tại Hội-Thánh cũng chưa nên Hội-Thánh, Chức-sắc Thiên-phong có cũng như không, có bóng không hình, làm cho thân Thầy không đủ quyền-hành mà xây chuyển Thiên-thơ (Plan divin) hầu đối địch quyết thắng tà-mưu nhiễu hại. Cả Thánh-ngôn của Thầy dạy-dỗ chúng ta từ buổi khai Đạo đến chừ đã hiện thành TÂN PHÁP (Nouvelle vangile) mà ngày nay chúng-sanh còn chưa hiểu thấu, vì phần nhiều người lạm-dự vào bậc Thiên-phong lấy tà tâm bẻ-bai biếm-nhẻ chớ chẳng chịu truyền-bá lời lành, làm cho kẻ Đạo-tâm xiêu đường lạc ngõ. (PCT/71) 7- Phương-diện thực hành Đức Quyền Giáo-Tông dạy: CHƯƠNG VII Nền Đạo của Chí-Tôn cao lên bao nhiêu thì danh thể của các em tăng tiến lên, trọng-yếu bấy nhiêu và tráchnhiệm phải thế nào? Các em cần lo trau-giồi cho đáng giá để làm gươngmẫu hướng-dẫn quần chúng noi bước theo con đường đạođức và lập quốc buổi tương lai đã đến vậy. Trong phương-diện hành-đạo có ba điều nên chú-ý như sau: - Một là quyền. - Hai là Luật. - Ba là Pháp-điều của Đức Chí-Tôn vậy. QUYỀN là giáo-hóa, dìu-dẫn chúng-sanh vào khuôn linh đạo-đức. LUẬT là thương-yêu, rộng dung tha-thứ cho kẻ lỗi biết ăn-năn. PHÁP là giữ công-bình, chánh-trực. Nếu có kẻ không nghe lời giáo-hóa, cố tâm phạm luật thì người cầm quyền cai-trị lấy Thánh đức mà định hình phạt là cốt-yếu cạo gọt cho nên hình người, chớ không phải kẻ cầm quyền mà để phạm vào tội ác sát nhân, bởi Đạo-quyền gọi là Thánh-trị chớ không phải phàm trị. Các em nên nhớ! (10-10 Canh-Dần 1950) Đức Quyền Giáo-Tông dạy tiếp: Gần đây sắp mở Hạnh-đường, quyền Thượng và Ngọc Chánh-Phối-Sư phải sửa cơ giáo-hóa cho có qui-tắc. Qua nhận thấy phần đông ra hành-đạo vì Quyền chớ không phải vì Phận, có nhớ chăng lời Thánh-giáo của Đức Chí-Tôn nói rằng: Hễ dưới mắt các con còn lẽ bất công thì Đạo chưa thành đó không? Dịch Lý Cao Đài Trang 455 Dịch Lý Cao Đài Trang 456

233 CHƯƠNG VII Em phải nhắc lại giùm, Qua thấy mấy em ấy lầmlộn mà phải đau lòng và rất tiếc chẳng còn mảnh thân phàm nữa đặng dìu-dẫn. Đức Hộ-Pháp rất phiền lòng, Qua chẳng biết nói sao! Hôm trước Qua đã có nói về QUYỀN, LUẬT và PHÁP mấy em khá nhớ! - Quyền là giáo-hóa. - Luật là Bác-ái, Từ-bi. - Còn Pháp là Công-chánh đó vậy. (18-10 Canh-Dần dl ) Đức Thượng-Phẩm cũng nhắc-nhở thêm: Các em cũng vẫn biết nơi đây là gốc để đem lại sự thương-yêu cho toàn cả sanh-chúng trên mặt địa-cầu này. Vậy các em khá để tâm, tất cả những cái gì làm thươngtổn đến tình yêu-ái cũng là điều ích riêng hay chung đặng làm điều tư lợi, những cái đó ngoài mặt thế đã chán rồi, trong cửa Đạo phải tiêu-diệt cho hết thì mới mong sự phổđộ được đắc thành mau sớm. Lúc ra đi hành Đạo nên nhớ: - Chơn-truyền là gốc. - Luật-pháp là chuẩn-thằng. - Từ-bi, Bác-ái là Đạo-pháp. Mỗi việc các em phải khá suy-nghiệm cho kỹlưỡng, phải luôn nhớ rằng: Mình là người của chúng-sanh, chớ không phải chúng-sanh là người của mình. Mảnh thân phàm đã làm con vật hy-sinh đặng Đức Chí-Tôn dùng, để sửa đời lầm-lạc ra thuần-phong mỹ-tục, thì phải biết nó ra thế nào rồi, giá-trị hay chăng là được trọn cùng không đó. ( ) Lời Đức Chí-Tôn và các Đấng luôn luôn là kim-chỉ-nam cho người hành-đạo: Dịch Lý Cao Đài Trang 457 CHƯƠNG VII * Luật nhơn-quả của nhân-loại chưa hết thì chưa tạo hạnh-phúc được. * Thầy tỏ thật, cái luật-lệ Thầy khiến cho các con hiệp chung trí lập thành đây, nó có ảnh hưởng về đạo-đức, Thiên-phong Phật-sắc của các con, nên Thầy buộc mình cam chịu vậy. Chẳng luật-lệ thì là trái phép, mà trái phép thì làm sao vào Bạch-Ngọc-Kinh cho đặng. * Thầy đã muốn cho hoàn-toàn phải cần có Luật, mà hễ có Luật thì phải do theo đó mà hành-đạo, mới khỏi điều sơ thất. * Quyết hẳn rằng không có quyền nào khuất lấp pháp-luật thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn đã định cả. * Pháp-Luật của Chí-Tôn đã đào-tạo đều hữu-ích cho cơ-quan hành-động cho Chánh-giáo của Người, một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hễ tùng thì Đạo thành, còn nghịch thì Đạo diệt. (Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn) Đức Hộ-Pháp kết-luận: Đạo Cao-Đài Đức Chí-Tôn biểu chúng ta làm gì? Biểu chúng ta dùng cả xác thịt, trí-não, tâm-hồn làm Thánh-thể cho Ổng, làm đầy-tớ cho cả con cái của Ổng, đó mới là thuyết giải khổ đó vậy. Chính mình Bần-Đạo cầm quyền Hội-Thánh đem vào khuôn khổ pháp-luật ấy thế nào? - Buổi ban sơ Bần-Đạo lấy cả Pháp-luật làm chuẩnthằng chỉnh-đốn cả cơ-quan chánh-trị của đời là: Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Bần-Đạo lập nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà Bảo-sanh, là cốt-yếu chỉnh-đốn thân sống trong khuôn-khổ mực thước, tức nhiên họ giúp cho nhau trong khuôn-khổ đạo đức, tức nhiên họ có cả cơ-quan làm cho buổi thống-khổ loạn-lạc phải tiêu-hủy. Cơ-quan Đạo Cao-Đài cốt-yếu chỉnh-đốn nhânquần xã-hội tăng-tiến trong khuôn-khổ nhơn-luân, Nhơnđạo để trong tâm-não đặng họ tương-trợ nhau, họ xúm nhau trong một nhà để giúp nhau về mặt tinh-thần. Dịch Lý Cao Đài Trang 458

234 CHƯƠNG VII Bần-Đạo nói đến việc chỉnh-đốn nội-dung nền Chánh-trị-Đạo. Trong buổi hỗn-tạp này, Ta sẽ phân-tích ra ĐẠO và THẾ phân biệt, không thể để Thế và Đạo lẫn-lộn được, cũng như quyền-năng Chí-Tôn phân ra tả hữu vậy. Tả là Đời, hữu là Đạo, giữa là Pháp. Đời là đời, Đạo là Đạo đôi ngã phân minh. Từ đây toàn thể con cái Đức Chí-Tôn sẽ chỉnh-đốn lại hai đường ấy, dầu hiện nay còn hỗn tạp cũng không hại gì. Bần-Đạo nói dứt một điều là về Pháp-luật: Bần-Đạo làm Hộ-Pháp, dầu cho buổi nọ họ loạn bao nhiêu, chỉ dùng cả quyền-lực đặng bảo thủ nền chơn-giáo của Đức Chí-Tôn mà thôi. Ngoài ra họ là Bạn, họ là đoàn anh, tình đó cao trọng hơn hết. Thứ nhì nữa là cả tội-tình cái kẻ nghịch Đạo trước mắt Bần-Đạo vô-giá-trị. Giá-trị thiệt hay không là ngọn lửa thiêng-liêng ấy làm cho bừng dậy quốc-hồn nước Việt-Nam, tinh-thần tối cổ và văn-minh tối cổ của nòi giống, cái đó là trọng-hệ hơn hết. Đức Ngài nói tiếp: Nếu càn-khôn vũ-trụ không công-chánh, mực thước, địa-cầu nào cũng muốn sống cho sáng-suốt, tự-do chạy tìm ánh-sáng, thì địa-cầu này sẽ đụng với địa-cầu kia; mặt trăng, mặt trời không còn thể chất. Càn-khôn vũtrụ và quyền công-chánh đã định vậy, nếu biết tùng theo luật ấy thì trường-tồn, trái nghịch là tiêu diệt! Quan-sát luật-pháp ấy, quyền-hành ấy, chúng ta nhìn quả thật Đấng Tạo-đoan là chủ quyền đó vậy. Ngộ-nghĩnh thay! Đấng Tạo-đoan càn-khôn vũ-trụ với luật-pháp ấy, khuôn khổ ấy, ngày nay lại đến tạo Đạo cho chúng ta, vậy Ngài lấy khuôn khổ nào mà tạo phápluật và quyền-hành? Ngài để trong Thánh-thể Ngài hình luật nào? Phương-pháp nào đặng trị Đạo? Tuy vân, có PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN và TÂN- LUẬT cốt để bình tâm thiên-hạ đặng để gỡ tội cho kẻ có CHƯƠNG VII tội-lỗi. Phàm hễ không biết thú tội trước mặt Người và trước phép thiêng-liêng: Định luật-pháp ấy cũng tỷ như sợi dây thiết-tỏa liệng xuống Âm-quang cho kẻ tội-nhơn nắm nó mà phăng về thiêng-liêng cựu-cảnh, chớ chưa phải là chơn-luật và chơn-pháp. Nếu nói từ nay Đức Chí-Tôn đến tạo dựng Thánhthể của Ngài thì thật sự là PHÁP-CHÁNH, nhưng chỉ có tạo Thánh-thể của Ngài ở dưới thế này mà thôi, chớ quyền Công-chánh của Ngài là đã đào-tạo Thánh-thể Thiêng- Liêng của Ngài, còn về mặt luật là do Hội-Thánh lập thành chớ không phải Ngài định luật. Ấy vậy, nếu chúng ta nói TÂN-LUẬT là phàm, thì quả thật nó là phàm. Còn Thiên-luật của Chí-Tôn là Thương-yêu mới là Thánh mà thôi. Hỏi vậy Bần-Đạo nói đây có quá lời chăng? Bần-Đạo xin trưng bằng cớ ra liền. Từ ngày mở Đạo đến nay đã 23 năm, hình trạng của Đạo lấy phương gì tạo nền chánh-trị của nó? Quyền-lực của đời thường nương nơi súng đồng, gươm máy, khám tù mà đạt thành, còn Đạo làm thế nào cho có quyền mà lập nền chánh-trị? Nói hẳn rằng, nếu không phải Luật Thương-yêu lập quyền cho Bần-Đạo ngày nay, Bần-Đạo ắt không còn đứng trên Tòa giảng này mà giảng Đạo. Nếu không có Quyền Công-chánh, Đạo Cao-Đài đã tiêu-diệt không sống tới ngày hôm nay đâu, bằng cớ hiểnnhiên là đó vậy. Toàn Thánh-thể Đức Chí-Tôn nếu biết thì nên nắm quyền-lực thiên-nhiên ấy, ngày giờ nào thiên-hạ được thương-yêu nhau nồng-nàn, thì ngày giờ ấy quyền Đạo sẽ là quyền tối cao-thượng nơi mặt thế đó. (ĐHP 23-6 Mậu- Tý dl ) 8- Tại sao phải lập PHÁP-CHÁNH? Đức Hộ-Pháp nói: Dịch Lý Cao Đài Trang 459 Dịch Lý Cao Đài Trang 460

235 CHƯƠNG VII Bây giờ luận trong Hội-Thánh: em thì đông, nam nữ gần đôi ba triệu, được cái phải của đứa này có cái quấy của đứa khác không đồng nhau, vì lẽ đó Đức Chí-Tôn mới lập PHÁP CHÁNH, thử cái cân Công-bình của Hội-Thánh nghĩ làm sao mà chớ? Chỉ có mong một điều là đoàn em có đặng đắc giáo, được dạy-dỗ cho hiểu Đạo, đặng nó sống giùm cho bạn của nó. Đại-gia-đình thiêng-liêng này nó phải tương-liên, sống chung, chết chung với nhau đó. Nếu cả Thánh-thể của Chí-Tôn không có giáo-hóa cho họ hiểu thấu-đáo nghĩa lý cái sống trong cửa thiêng-liêng này, trong đạigia-đình thiêng-liêng này là gì, thì bao giờ cũng vậy, đứa phải trở lại đả-đảo đứa quấy, đứa quấy cũng không nhịn đả đảo trở lại đứa phải. Tấn-tuồng đời chuyển-luân ngay giữa cửa thiêng-liêng của Đạo vậy. Nam nữ, em cũng đồng em hết, mình coi quyền-lợi cả thảy của nó, hễ tính cái nào nhiều theo đa số; giờ bắt chước theo kiểu vở chánh-trị thiên-hạ bên Phi châu, hễ đầu phiếu nhiều là được. Bây giờ trong đoàn em của mình, hễ đa số chịu cái gì nếu phải, mình làm theo nó, giúp đỡ cho nó làm. Đa số nó không bằng lòng làm cái gì thì mình từ, ráng cố gắng mà tránh. Có một điều nên để ý hơn hết trước mặt Đại-Từ- Phụ. Đại-Từ-Phụ coi cả con cái của Ngài ở dưới thế-gian này là đám mồ-côi; nam cũng vậy, nữ cũng vậy; vì lý-do mồ-côi đó nên Ổng chống gậy đến, Ổng nói con Ổng mồcôi. Bây giờ ta cũng kể em ta là đám mồ-côi nương lấy anh. Muốn nuôi-nấng dạy-dỗ nó, nhứt là dạy dỗ chẳng phải bằng lỗ miệng mà thôi, mà dạy-dỗ sự hành-vi của nó. Coi nhiều đứa nhứt là đám mồ côi của phái nữ, tâm thần thì hay thương-yêu, có nhiều đứa mồ-côi chưa được lỗ mũi Mẹ hun-hít, mà cái nó thèm-thuồng tìm kiếm trong cửa Đạo Mẹ của nó, trông kiếm nơi cửa Đạo Cha của nó, nam cũng vậy, nữ cũng vậy. CHƯƠNG VII Cả Thánh-thể Đức Chí-Tôn cố gắng làm Cha, làm Mẹ nó giùm, cố-gắng mỗi người đều dạy-dỗ. (ĐHP thuyết về hồng oai, hồng từ) 9- Lòng từ-bi của Thầy Thầy dạy: không chuyện chi cần, Thầy không muốn làm nhọc chư Tiên và chư Thần, mỗi vị đều có trách-nhiệm riêng, con hiểu à! Xem đó thì các con khá dèdặt kỉnh Thần, Thánh cho lắm, vì Thầy là bậc Chí-Tôn, lòng hay quảng-đại mà tha-thứ, chớ Thần, Thánh hễ các con có lỗi thì cứ Thiên-điều mà quở phạt các con, nghe à! Con hiểu ý bài thơ này chăng? Ẩm mã đầu tiền Hạng-Trọng-sơn, Chung qui hữu phước hạnh tao-phùng. Hậu lai mạc tín đa phi thị, Hữu ngọai thành tâm tái vận cung. Sao? Nói cho Thầy nghe? Chư Nhu đặng tọa vị hầu Thầy. Không đâu con! Con hiểu hai câu này chăng? Hớn-Lưu-Khoan trách dân bồ tiên thị nhục. Hạng-trọng-Sơn khiết kỷ ẩm mã đầu tiền Nghĩa là đời Hớn, người Lưu-Khoan làm quan, hễ dân có tội thì đánh bằng roi lát cho biết nhục vậy thôi; còn nước Hạng, người Trọng-Sơn, sạch mình cho đến đỗi cho ngựa uống nước rồi vãi tiền xuống sông mà trả; trong sạch đến đỗi của trời đất cũng không nhơ bợn, con hiểu à!. Thầy muốn dạy con: phải ở và dạy nội gia quyến con cho chánh đáng, phải lấy lòng trong sạch đối-đãi với người dầu việc nhỏ mọn cũng vậy. Con khá đọc Thánhngôn và cắt nghĩa Thánh-ý Thầy cho mọi người biết. Hạnh ngay thật là nét yêu-dấu của Thầy, con nghe! (TNII/10) Dịch Lý Cao Đài Trang 461 Dịch Lý Cao Đài Trang 462

236 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII 10- Pháp quyền tự trị Lại nữa, khi Bần-Đạo hội-kiến cùng Cựu Hoàng Bảo-Đại tại Đà-lạt, trước khi về, có để lại Người một bức Pháp quyền của thế-giới là pháp quyền tự trị, có vậy cẩm-nang, công việc hành tàng phục quốc trong bức cẩmnang, vấn-đề đầu tiên hơn hết là bỏ án tử hình và toàn xá mới bảo-đảm tinh-thần tự do dân chủ của con người. Đặc tính nhân-bản là chỗ đó. các tù nhân. Và chỉ có pháp quyền tự trị mới thể hiện tinh-thần tôn-trọng nhân-phẩm một cách tuyệt đối. Đã không chấpnhận trừng-trị, tức nhiên không còn những nhục hình đối với phạm-nhân mà trước kia và hiện nay còn áp-dụng. Nay, buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ Đức Chí-Tôn đến lập nền Đại-Đạo, tức nhiên mở cơ Đại-ân-xá kỳ ba, Hộ-Pháp thay quyền Chí-Tôn tại thế mà đưa tin Cứu thế. Ngài phải làm cho được công việc này: là làm sao tuyệt-đối trong luật-pháp không còn án tử hình. Án tử hình của các xã-hội nhơn-quần đã dùng trị thế với một phương-pháp phi pháp. Bằng cớ là Đức Chí-Tôn đã phú-thác cho Bần-Đạo đảm-nhiệm rất khó-khăn và rất trọng-yếu. Ngài căn-dặn nhiều phen làm thế nào trừ cho được cái án tử hình, do xã-hội giết người một cách phipháp và nơi nào cây cờ trương lên bất cứ nước nào, xứ nào, phải làm sao cho được bóng cờ ấy trở nên Thánh-địa, tức nhiên không có quyền-hành nào xâm-phạm nó, đặng bảo-vệ sanh mạng nhân-lọai toàn mặt địa-cầu Đương nhiên Bần-Đạo thi-thố phận-sự đối với Đức Chí-Tôn là để phụng-sự nhân-lọai. Buổi Bần-Đạo ở hải ngọai là Madagascar về, có quen biết hai người thân-sĩ giống dân Malgache, hai vị thân-sĩ ấy vì tội phiến-lọan, tức vận-động phục-quốc của họ, mà bị Pháp-triều lên án tử hình. Bần- Đạo đánh điện-văn xin hủy án tử hình ấy, họăc thay bằng án nào khác hơn là án giết người. May thay! Nước Pháp là nước cầm quyền được vănminh chiếu-diệu nơi mặt địa-cầu ai cũng biết, lại là nước đề-xướng nhân-quyền. Ngày nay Bần-Đạo hữu-hạnh thấy vụ án tử hình ấy được đem xử lại. Tại sao Đức Chí-Tôn phải căn-dặn Bần-Đạo hủy bỏ án tử hình và tranh-đấu đến kỳ-cùng cho kết-liễu điều ấy, bởi nó phi-pháp không có quyền-năng nào hơn trên mặt địa-cầu hay là càn-khôn vũ-trụ đặng làm Chúa mạng sống của vạn-linh. Cả cái chi mình có quyền vi chủ nhứt định xài nó, dùng nó, mình là chủ quyền đặng; cái chi không phải mình vi chủ mà mình cướp đọat là mình có tội, mạng sanh không phải mình vi chủ, Đức Thượng-Đế vi chủ. Duy Đức Thượng-Đế có quyền định sống chết, ngoài cái quyền của Đức Thượng-Đế tức là Đức Chí-Tôn Đại-Từ- Phụ của chúng ta thì không ai có quyền nào định chết sống cho ta được, chết sống ấy không phải là mình định được. Dịch Lý Cao Đài Trang 463 Dịch Lý Cao Đài Trang 464

237 CHƯƠNG VII A- LẬP PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN CHO CỬU-TRÙNG-ĐÀI Trước khi lập Pháp-Chánh-Truyền Thầy có dạy Đêm nay các con phải thành tâm cầu-nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp-Chánh-Truyền, nghe à! Ngày Bính-Dần, tại Từ-Lâm-tự Samedi 20 Novembre 1926 NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ viết CAO-ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM-PHƯƠNG Giáo-Tông nghĩa là Anh Cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Nó có quyền về phần xác chứ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông-công cùng Tam-Thập-Lục- Thiên và Thất-Thập-Nhị-Địa đặng cầu-rỗi cho các con, nghe à! Môn-đệ tuân mạng! Chưởng-Pháp của ba phái là Đạo, Nho, Thích. Pháp-luật Tam-giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vốn coi như một. Chúng nó có quyền xem-xét luật-lệ trước buổi thi-hành, hoặc là nơi Giáo-Tông truyền xuống, hoặc là nơi Đầu-Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì chúng nó phải dâng lên cho Hộ-Pháp đến Hiệp-Thiên- Đài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại, hay là tùy ý mà lập luật lại. Vậy chúng nó có quyền xem-xét kinh-điển trước khi phổ-thông. Như thảng có kinh-luật chi làm hại phong-hóa, thì chúng nó phải trừ bỏ chẳng cho xuất bản. Buộc cả Tín-đồ phải vùa sức mà hành-sự trước mặt luật đời. Thầy khuyên các con ráng xúm nhau vùa giúp chúng nó. Mỗi Chưởng-Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi luật, mới đặng thi-hành. Chư Môn-đệ tuân mạng! CHƯƠNG VII Đầu-Sư có quyền cai-trị phần Đạo và phần Đời của chư Môn-đệ. Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo-Tông phê-chuẩn. Luật-lệ ấy phải xem-xét một cách nghiêm-nhặc, coi phải có ích chi cho nhơn-sanh chăng? Giáo-Tông buộc phải giao cho Chưởng-Pháp xétnét trước khi phê-chuẩn. Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo-Tông, làm y như luật-lệ Giáo-Tông truyền dạy. Như thảng luật-lệ nào nghịch với sự sanh-hoạt của nhơn-sanh thì chúng nó đặng phép nài xin hủy bỏ. Thầy khuyên các con phải thương-yêu và giúp đỡ lấy nó. Thầy lại dặn các con; như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó. Ba chi tuy khác, chớ quyền-luật như nhau. Như luật-lệ nào Giáo-Tông đã truyền dạy, mà cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật-lệ ấy phải trả lại cho Giáo- Tông. Giáo-Tông truyền lịnh cho Chưởng-Pháp xét-nét lại. Chúng nó có ba cái Ấn riêng nhau, mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới thi hành, nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng! Phối-Sư mỗi phái là 12 người, cọng là 36 người; trong 36 vị ấy có ba vị Chánh-Phối-Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu-Sư mà hành-sự; song chẳng quyền cầu phá luật-lệ, nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng! Phối-Sư mỗi phái là 12 người, cọng là 36 người; trong 36 vị ấy có ba vị Chánh-Phối-Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu-Sư mà hành-sự; song chẳng quyền cầu phá luật-lệ, Giáo-Sư có 72 người, trong mỗi phái là 24 người. Giáo-Sư là người để dạy-dỗ chư Môn-đệ trong đường Đạo với đường đời. Buộc chúng nó lo-lắng cho các con như anh ruột lo cho em. Chúng nó cầm sổ bộ của cả tín-đồ. Chúng nó phải chăm-nom về sự tang, hôn của mỗi đứa. Như tại Châu-thành lớn, thì mỗi đứa đặng quyền cai-quản cúng tế Thầy như thể Đầu-Sư và Phối-Sư. Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật-lệ làm hại nhơn- Dịch Lý Cao Đài Trang 465 Dịch Lý Cao Đài Trang 466

238 CHƯƠNG VII sanh, hay là cầu xin chế giảm luật-lệ ấy. Chúng nó phải thân-cận với mỗi Môn-đệ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ, nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng! Giáo-Hữu là người để phổ-thông nền chơn-đạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật-lệ Đạo. Ba ngàn Giáo-Hữu chia ra đều, mỗi phái là một ngàn, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt. Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa trong mấy tỉnh nhỏ. Lễ-Sanh là người có hạnh, lựa chọn trong chư Mônđệ mà hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín-đồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng Lễ-Sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ-Sanh mới mong bước qua hàng Chức-sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngã ấy mà thôi, nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng! Đầu-Sư muốn lên Chưởng-Pháp thì nhờ ba vị côngcử nhau. Phối-Sư muốn lên Đầu-Sư thì nhờ 36 vị kia công-cử Giáo-Sư muốn lên Phối-Sư thì nhờ 72 vị kia xúm nhau công-cử. Giáo-Hữu muốn lên Giáo-Sư, thì nhờ vị kia xúm nhau công-cử. Lễ-Sanh muốn lên Giáo-Hữu, thì nhờ cả Lễ-Sanh xúm nhau công-cử. Môn-đệ muốn lên Lễ-Sanh thì nhờ cả Môn-đệ xúm nhau công-cử. Kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người nào thì mới ra khỏi luật-lệ ấy mà thôi. Còn Giáo-Tông thì hai phẩm Chưởng-Pháp và Đầu- Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn Môn-đệ công-cử mới đặng, kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật-lệ ấy mà thôi! Chư Môn-đệ tuân mạng! Thầy ban ơn cho các con. (TNI /62-65) CHƯƠNG VII B- LẬP PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN CHO HIỆP-THIÊN-ĐÀI Như trên đã thấy Đức Chí-Tôn lập Pháp-chánh Cửu-Trùng-Đài ngày Bính-Dần, nhưng đến hôm nay ngày 12-1 Đinh-Mão mới lập Pháp-Chánh Hiệp- Thiên-Đài. Một lần nữa xin nhắc lý-do, bởi: Tân-Luật ngày nay khi đã dâng lên cho Thầy thì nó đã thành Thiên-Luật. Thiên-luật thì phải vô-tư, tỷ như Thiên điều, dầu cho chính mình Thầy là Chí-Tôn cũng chẳng vị tình. Bởi cớ ấy mà khi lập Pháp-Chánh-Truyền Thầy không lập Hiệp-Thiên-Đài một lượt với Cửu-Trùng-Đài, e cho cả Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài ra ngoại Luật. Thầy lại để cho Chức-sắc ấy dự hội lập Luật cùng chư Chức-sắc Cửu- Trùng-Đài thì phàm thân họ cũng dưới quyền luật lệ như mọi người vậy. Ngày 12-1 Đinh-Mão (13 Février 1927) NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ viết CAO-ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM-PHƯƠNG Các con, cả chư Môn-đệ khá tuân mạng! HIỆP-THIÊN-ĐÀI là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng-liêng mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp-Thiên-Đài vẫn còn. Thầy đã nói Ngũ-chi Đại-Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh-giao cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh-giáo mà lập ra phàm-giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy-dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa. Lại nữa HIỆP-THIÊN-ĐÀI là nơi của Giáo-Tông đến thông-công cùng Tam-Thập-Lục-Thiên, Tam-Thiên- Dịch Lý Cao Đài Trang 467 Dịch Lý Cao Đài Trang 468

239 CHƯƠNG VII Thế-Giới; Lục-Thập-Thất-Địa-Cầu, Thập-Điện-Diêm- Cung mà cầu-siêu cho cả nhân-loại. Thầy đã nói sở dụng thiêng-liêng; Thầy cũng nên nói sở dụng phàm-trần của nó nữa. Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền HỘ-PHÁP Chưởngquản, tả có THƯỢNG-SANH, hữu có THƯỢNG-PHẨM. Thầy lại chọn THẬP NHỊ THỜI-QUÂN chia ra làm ba: 1- Phần của Hộ-Pháp chưởng-quyền về PHÁP thì: - HẬU là BẢO-PHÁP (1) - ĐỨC là HIẾN-PHÁP. - NGHĨA là KHAI-PHÁP - TRÀNG là TIẾP-PHÁP. Lo bảo-hộ luật đời và luật Đạo; chẳng ai qua Luật mà Hiệp-Thiên-Đài chẳng biết. 2- Thượng-Phẩm thì quyền về phần ĐẠO, dưới quyền: - CHƯƠNG là BẢO-ĐẠO - TƯƠI là HIẾN-ĐẠO. - ĐÃI là KHAI-ĐẠO - TRỌNG là TIẾP-ĐẠO (2) Lo về phần ĐẠO nơi Tịnh-Thất, mấy Thánh-Thất, đều xem-sóc chư Môn-đệ Thầy, binh-vực chẳng cho ai phạm Luật đến đỗi khổ-khắc cho đặng. 3- Thượng-Sanh thì lo về phần đời: - BẢO-THẾ thì PHƯỚC. - HIẾN-THẾ: MẠNH. - KHAI-THẾ: THÂU. - TIÊP-THẾ: VĨNH. Thầy khuyên các con lấy tánh đức vô-tư mà hành đạo. Thầy cho các con biết trước rằng: hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt. Thầy ban ơn cho các con (TNI/101) CHƯƠNG VII (1) Bảo là giữ-gìn. Hiến là dâng. Khai là mở (bày ra). Tiếp là rước. (2) Ông Cao-Đức-Trọng đắc phong Tiếp-Đạo sau hết. Dịch Lý Cao Đài Trang 469 Dịch Lý Cao Đài Trang 470

240 CHƯƠNG VII C- LẬP PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN CHO NỮ-PHÁI Trước khi bàn đến việc lập Pháp-Chánh-Truyền Nữphái, nên nói qua lý-do vì sao Đức Chí-Tôn không lập mà để cho Đức Lý đứng ra lập? (Trích y Thánh-ngôn của Giáo-Tông Lý Thái-Bạch) Nữ-phái vốn của Lý Giáo-Tông lập thành. Hộ-Pháp nhắc lại lời Thầy nói cùng Chánh-Phối-Sư Hương-Thanh rằng: Muốn phế Nữ-phái, song con cũng đồng con, hễ bao nhiêu Nam tức cũng bao nhiêu Nữ; Nam Nữ vốn như nhau, nên Thầy đến phong cho Nữ-phái buổi lập Pháp-Chánh-Truyền, chẳng hiểu có điều chi huyền-bí với Thầy cùng Ngọc-Hư-Cung nên Thầy mới đành lòng nói ra lời ấy, rồi lại cam lòng để cho Đức Giáo-Tông đứng lập đặng tránh cho khỏi luật-lệ Thiên-điều hay chăng? Hễ càng suy-nghĩ lại càng thêm sợ hằng ngày. Xem lại Nữ-phái không biết trau-giồi trí thức đặng làm trách-nhậm cho xứng vị mình, thì lại càng âu-lo hơn nữa! Chính mình Cao Thượng-Phẩm mới giáng cơ nói rằng nhờ Ngài cầu xin tha-thứ cho Nữ-phái nơi Ngọc-Hư, bằng chẳng thì đã bị phế; xin chư Đạo-Tỷ để dạ lo lấy phận mình (1-1 Đinh-Mão (Tây-Ninh, 1 Février 1927) THÁI-BẠCH Hội-Thánh nghe Lão ban sắc phục cho Nữ-phái, nghe và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành-lễ theo đẳng-cấp. CHƯƠNG VII Nữ-phái phải tùng Đầu-Sư Nữ-phái, song tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng-Pháp. Đầu-Sư Nữ-phái cũng phải chịu công-cử theo luật Hội-Thánh ban hành, theo luật-lệ Hội-Thánh ban xử đường đời và đường Đạo. Đầu-Sư Nữ-phái mặc một Đạo-phục y như Đạophục Đầu-Sư Nam-phái, phải đội một Ni kim-cô như các vãi chùa, toàn hàng trắng chín giải, áo có thêu bông sen. Cái Kim-cô có choàng từ đầu tới gót. Đội mão Phương- Thiên, trên chót Phương-Thiên ngang đầu tóc, có Thiênnhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-khí, đi giày vô ưu màu trắng, trên chót để chữ Hương, nghe à! Phối-Sư cũng mặc in như vậy, song không có Mão Phương-Thiên, áo ba giải nhưng trước ngực có Thiênnhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-Khí, nghe à! Giáo-Sư mặc áo ba giải, đội Kim-cô bằng hàng trắng không đi giày. Giáo-Hữu mặc Đạo-phục như Giáo-Sư, đầu không đội mão, mà giắt một bông sen, trên bông sen có Thiênnhãn Thầy. Lễ-Sanh Nữ-phái mặc như Giáo-Hữu, nhưng choàng ngang trên đầu một đoạn vải mỏng, cột ra sau ót, thả một mí dài một mí vắn; ngay đầu tóc có giắt một bông sen. Thầy vì thấy nhiều người vắng mặt nên phải đợi đủ mới phong chức. Lâm-Hương-Thanh, Hiền-muội phải viết thơ mời đủ mặt ngày rằm này. Thầy đến phong chức lập thành Nữphái, nghe à! (TN/ 95) PCT- Hội-Thánh nghe Lão ban sắc phục cho Nữphái: Nghe và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp CG: Đức Giáo-Tông đến kêu Hội-Thánh Nam-phái nói rằng: Từ đây phải xem sắc tốt của Nữ-phái Ngài đến ban đặng hành lễ theo đẳng cấp. Dịch Lý Cao Đài Trang 471 Dịch Lý Cao Đài Trang 472

241 CHƯƠNG VII CHƯƠNG VII Cái tiếng sắc tốt không, dầu ai đọc đến cũng thầm hiểu nghĩa-lý sâu xa (1) Giáo-Tông duy chỉ dặn xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp, ấy là Ngài buộc phải có trật-tự cho lắm, vì vậy mà cũng chính mình Ngài đến lập lệ Nam Nữ-phải phân biệt nhau, chẳng đặng chung hiệp nhau về phần xác và phần hồn cũng vậy. Hộ-Pháp có hỏi Ngài về sự tôn-ti phẩm-trật, thì Ngài dạy rằng:nam Nữ vốn đồng quyền. Còn hỏi về Lễnghĩa giao-thiệp về phần đời, thì Ngài dạy: Giáo-Hữu Nam-phái cũng chịu dưới quyền Giáo-Sư Nữ-phái (2). Hộ-Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo-Tông Nữ-phái đã đành, song quyền Chưởng-Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại. Thầy dạy: Chưởng-Pháp cũng là Giáo-Tông, mà còn trọng-hệ hơn, là vì Người thay mặt cho Hộ-Pháp nơi Cửu-Trùng-Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa-vị Giáo- Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa-vị Hộ-Pháp con! Bởi chịu phận rủi sanh nên cam phận thiệt-thòi, lẽ Thiên-cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương-yêu binh-vực thay Thầy kẻo tội-nghiệp! (PCT) Còn lễ thì khi vào Đại-Điện, * Ngày Bính-Dần (Vendredi ) PCT: Nữ-phái phải tùng Đầu-Sư Nữ-phái, song Đầu-Sư lại phải tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng- Pháp. CG: Hội-Thánh Nữ-phái phải tùng quyền Đầu-Sư Nữ-phái, song cả thảy đều phải tùng quyền Giáo-Tông và Chưởng-Pháp. Xem rõ lại, thì Pháp-Chánh-Truyền truất quyền Nữphái không cho lên địa-vị Chưởng-Pháp và Giáo-Tông. Hộ-Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy: - Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ-phái không cho lên địa-vị Chưởng-Pháp và Giáo-Tông, thì con e mất lẽ công-bình chăng? Thầy dạy: Thiên địa hữu âm dương, dương thạnh tắc sanh, âm thạnh tắc tử. Cả càn-khôn thế-giới nhờ dương thạnh mới bền vững; cả chúng-sanh sống bởi dươngquang, ngày nào mà dương quang đã tuyệt, âm-khí lẫylừng, ấy là ngày càn-khôn thế-giới phải chịu trong hắc-ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy dương, Nữ ấy âm, nếu Thầy cho Nữ-phái cầm quyền Giáo-Tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho âm thắng dương, nền Đạo ắt bị tiêu tàn ámmuội. Đức Lý giáng đàn nói với chư Nữ-chức chi Minh- Đường rằng Thầy dạy Lão phải lập phái Nữ cho thành tựu. Em gắng lo phổ-độ nhơn-sanh. Cửu nhị ức nguyênnhân hãy còn trong vòng hắc ám, chẳng lẽ em biết Đạo ngồi đó cho đành. Lão trông công em * Nơi chùa Gò-Kén, ngày 12 tháng giêng năm Đinh-Mão, Thầy phân-phiền với Bà Lâm Hương-Thanh rằng: Thầy lập Đạo nơi cõi Nam này, là cốt để ban thưởng cho một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thịnh nộ của Thầy, Thầy lại tha-thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh-diệu. Từ tạo thiên lập địa, chưa nước nào dưới quả địacầu 68 này đặng vậy, cốt để ban thưởng các con thì các con hưởng phần hơn đã đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác sao! Ôi! Mà hại thay! Thảm thay! Đau-đớn thay! Hòn ngọc đẹp-đẽ quí báu dường này Thầy đến cho các con, các con lại học kiêu-căng, trề nhún, Thầy đã chán mắt thấy phái Nữ hành-đạo thế nào, biết bao phen Thầy buồn, mà buồn rồi lại giận, muốn chẳng lập Nữ-phái mà làm gì. Dịch Lý Cao Đài Trang 473 Dịch Lý Cao Đài Trang 474

242 CHƯƠNG VII Nhưng trai gái cũng đồng con, Thầy không nỡ đành lòng từ bỏ, Thầy lại thương con (3) nên đã lắm phen lấy khảo trừ công cho con trở lại phẩm cũ, bởi một lời đã hứa với Quan-Âm, Thầy mới nhứt định dành phần công-quả ấy cho con. Con ôi! Thầy thấy con đau thảm bấy nhiêu, một phen lầm-lỡ lẽ nào bỏ nghiệp muôn năm! Con coi đó mà coi, Thầy thương con là bao nhiêu, Thầy giữ Nữ-phái lại cũng vì con. Thầy kêu nó không đến, Thầy dạy nó không nghe, muốn phạt cho đáng kiếp mà bụng cũng chẳng đành. Con là Chị, Thầy đến lập Tam- Kỳ Phổ-Độ, chỉ vụ một chữ Hoà, con liệu đứa nên, dùng đẹp lòng con kêu tên cho Thầy phán-đoán. Tr! Con giúp em con! (TNII/26) Chú thích: (1) Nếu chư Hiền-hữu biết coi Nữ-phái như em thơ dại, chỉ biết mến đẹp ham xinh, liệu phương dụ-dỗ như Lão vậy mới đáng làm trai, con Thầy mà chớ! (2) Phải vậy.tỷ như Giáo-Sư Nam-phái gặp Phối-Sư Nữ-phái thì Nam phải đảnh lễ Nữ trước, lớn nhỏ vẫn đồng, quyền-hành tùy Chức-sắc. (3) Con là Bà Nữ Đầu-Sư Lâm Hương-Thanh. Lý do Thầy buồn Nữ-phái: Bà Nữ Đầu-Sư Hương-Hiếu là người có mặt ngay từ buổi mới khai Đạo, cùng là bậc tiền bối, nên Bà có dẫn giải lý do vì sao Thầy giận không muốn lập Nữ-phái: Hồi mở Đạo, chư vị Nữ-phái Sai-Gòn chưa hiểu Đạo cho lắm, cũng vì có bổn-phận tề gia nội trợ nên sự hành Đạo bê-trễ, vắng mặt mấy kỳ đàn nên bị Thầy quở. Bài thánh-giáo trước đây, Đức Chí-Tôn nói với Bà Nữ Đầu-Sư Lâm Hương-Thanh. Do bài trường thiên của Đức Phật Bà cho biết về chơn-linh Bà Nữ Đầu-Sư Lâm Hương-Thanh: Chơn-linh Bà Nữ Đầu-Sư là Long-Nữ hầu phật Bà Quan-Âm Bồ-Tát. Lúc Bà Long-Nữ tình nguyện lãnh lịnh CHƯƠNG VII nơi Ngọc-Hư-Cung xuống thế độ Nữ-phái. Bà Long-Nữ hứa với Phật Bà nên Thầy nhứt định dành phần công-quả lại cho Bà Nữ Đầu-Sư Lâm Hương-Thanh. Xin xem kỹ câu văn Thầy nói Một phen lầm-lỡ lẽ nào bỏ nghiệp muôn năm. Nghĩa là Thầy định lập kỳ Phổ-độ mười ngàn năm nay, không vì sự lỗi của Nữ-phái mà bỏ cho đành. Nhận xét lòng Bác-ái của Thầy vô tận, vô biên. Thầy quở mà Thầy thương, rồi lại ban thưởng nữa; nên Thầy kêu bà Nữ Đầu-Sư lập thông-qui kêu tên Nữ-phái cho Thầy chấm phong. Tóm lại, nhờ Bà Nữ Đầu-Sư, tất cả Nữ-phái có hầu đàn đêm 14 tháng giêng năm Đinh-Mão (15 Février 1927) đặng thọ phẩm tước hết. Như vậy Thiên-phong Chức-sắc cho Nữ-phái vào ngày này, Thầy dạy: Lâm-thị Ái-nữ, con và Đạo-Minh lên chức Phối-Sư. Con nói lại với Nữ-Thánh rằng Thầy ban ơn cho chúng nó. Cả Hội-Thánh Nam-phái tung hô mừng lớn rằng Vinh-hạnh thay cho Nữ-phái! Dịch Lý Cao Đài Trang 475 Dịch Lý Cao Đài Trang 476

243 CHƯƠNG VII D- Luận Đạo: Hai cơ-quan hữu-hình trong Đại-Đạo là sự cấutạo càn-khôn thế-giới 1- Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị càn-khôn Nhứt Phật. Tam Tiên. Tam-thập-lục Thánh. Thất-thập-nhị Hiền. Tam-thiên đồ-đệ. Tất cả các con số về Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài mà Thầy chọn đều ứng hợp với việc thành lập càn-khôn vũtrụ. Theo lời Thầy dạy, thì: Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ baoquát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung- Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI-CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong-chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là TỨ ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bátquái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Bát-quái mới biến-hóa vô cùng, phân định Ngũhành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng-nghi tức Tam-thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tamthập-tam-Thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam-Thập-Lục- CHƯƠNG VII Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản. Chỗ Thầy ngự gọi là Bạch-Ngọc-Kinh, là kinh toàn ngọc trắng, rộng cao vòi-vọi, ngoài có Huỳnh-Kim- Khuyết là cửa ngõ bằng vàng ròng cực kỳ mỹ-lệ. Dưới ba mươi sáu từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là cảnh Niết-Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu-Thiên Khai-Hóa tức là chín phương Trời cộng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập phương Chư Phật. Gọi chín phương Trời, mười phương Phật là do đó Rồi tới Hạ tầng Thế-giái, Tam-Thiên-Thế-Giái. Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ đại bộ châu rồi nối theo Thất-Thập-Nhị-Điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địa-cầu các con ở là địa-cầu 68. Như vậy sự đặt định đều có duyên cớ mà cơ Đạo ngày nay đều được nhịp-nhàng trong sự ứng hợp giữa hữu-hình và vô-hình đó vậy. Khi lập Pháp-Chánh-Truyền cho cả Nam Nữ Chứcsắc Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài là hiệp đủ ba ngôi. Thật ra mỗi việc chi chi Thầy lập ra không ngoài các con số huyền-diệu, nhiệm-mầu ấy. 2- Hiệp-Thiên-Đài cơ sanh biến vạn-linh Còn Như-Lai là cảnh Phật chớ không phải danh Phật, nên trong kinh có câu Bổn giác vị kim giác Nhưlai. Bồ-Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-Môn là cửa Phật, Bĩngạn là đất Phật. Huỳnh-Kim bố điạ là vàng ròng đầy đất. Còn chỗ Nam-Hải Ngạn thượng là Quan-Âm ngự, gần bờ biển nơi hướng Nam cảnh Phật, chớ không phải hướng Nam nơi cảnh phàm. Đó là còn ở Thượng tầng không-khí hay là VÔ-VI CHI-KHÍ. Rồi kế đó là Đại-Thiên-Thế-Giái, Dịch Lý Cao Đài Trang 477 Dịch Lý Cao Đài Trang 478

244 CHƯƠNG VII Kế là Thượng-Phương-Thế-Giái là chỗ Đức Tây- Vương Mẫu ngự nơi Cung Diêu-Trì, gần đó có vườn Ngạn-Uyển Bàn-Đào, Ngũ nhạc Bồng-lai Nhược-thủy. Các Đấng Thiêng-Liêng Nam Nữ hằng-hà sa số lâu đài cung điện toàn bằng ngọc-ngà châu báu, hỗ-phách sanhô Rồi tới Hạ-Tầng-Thế-Giái, Tam-Thiên-Thế-Giái, Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ-Đại-Bộ-Châu rồi nối theo Thất-Thập-Nhị-Điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địacầu các con ở là địa-cầu 68. Ấy là trên cõi trí-tuệ vô-hình, vô ảnh, tức là cõi tuyệt đối là cõi trời, cho nên Thánh-nhân cảm thấy thế mà nói là Tam-Thiên. Và có 4 cõi dưới thì phân ra có hai cõi rõ ràng: - Một cõi vô-vi nhưng đó là cõi vô-vi theo Lão-Tử, nghĩa là không phải là không có hẳn, mà có ý-nghĩa là cái không đối với sức con mắt thường của người ta, cho nên ở trong cõi dưới thì ta thấy rõ-ràng một cõi vô-vi hay cõi tinh-thần tuy đối với con mắt ta là cõi vô-hình nhưng đối với quan-năng cao siêu như các nhà đạo-sĩ thấu thị thì các cõi vô-vi mà ta thường gọi là hữu-hình và một cõi hữu vi hay là cõi vật-chất, tức là cõi đời ta ở vậy. Hoá cho nên gọi là Lưỡng-địa, tức là trên cõi đất ắt có hai cõi rõ-rệt. Một vật nào đã ở trên cõi đất ắt phải qua 7 cõi luân-hồi để nhờ cõi vật-chất lên được cõi tinh-thần rồi, thì lúc đó tức là đã ra khỏi được cái bánh xe luân-hồi mà lên trên tamthiên tức là cõi Đại-Đồng vô-hình vô-ảnh. Vậy Tam-thiên Lưỡng-địa còn bao hàm một cái ý nghĩa huyền-bí sâu xa, duy chỉ bậc Thần-minh trông rõ được sự phân chia ra từng giai-cấp từ trên xuống dưới thì mới dùngđể ngụ cái ý theo thứ bậc trong cõi vô-hình mà mắt ta không thấy được. CHƯƠNG VII Tuy nhiên, Thầy vẫn cho biết sự đồng quyền, đồng đẳng đã thể hiện trong nền Đại-Đạo này là: Chẳng phải vì đờn-bà mà sớm nồi cơm, chiều trả cháo hoài. Phần các con truyền Đạo kỳ Phổ-Độ này cũng lắm nặng-nề: bao nhiên Nam tức bao nhiêu Nữ; Nam biết thành Tiên Phật chớ Nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch- Ngọc-Kinh có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn nam nhiều. Vậy con phải tuân lịnh mà lập thành Nữ-phái (TNI/29) 3- Sự đồng quyền đồng đẳng trong Đại-Đạo Dịch Lý Cao Đài Trang 479 Dịch Lý Cao Đài Trang 480

245 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII LUẬN VỀ BÁT-QUÁI TIÊN-THIÊN & HẬU-THIÊN A. Bát-quái Tiên-thiên 1. Cách thành lập Bát-quái Tiên-thiên 2. Quan-niệm sai lầm trong vấn-đề học Dịch 3. Bát-quái Tiên-thiên hoành đồ (đồ ngang) 4. Bát-quái Tiên-thiên viên đồ (đồ tròn) 5. Bát-quái Tiên-thiên phương đồ (đồ vuông) 6. Bát-quái Tiên-thiên phương vị đồ 7. Độ 92 ức nguyên-nhân là kỳ độ ân-xá của Chí-Tôn 8. Đạo Cao-Đài độ 92 ức nguyên-nhân cách nào? 9. Luận Đạo: về Bát-quái Tiên-thiên trong Đại-Đạo 10. Sự quan-trọng của Bát-quái đối với người tu B. Hà-đồ là gì? 1. Khái quát 2. Nguyên-lý về Ngũ-hành 3. Tiên-thiên dương ngũ-hành 4. Hậu-thiên âm ngũ-hành 5. Cổ Hà-Đồ 6. Nguyên-lý tạo thành 64 quẻ kép C. Phục-Hi Tiên-thiên lục thập tứ quái đồ 1. Tám quẻ gọi là Bát thuần 2. Sự biến-hóa thành quẻ kép 3. Cách đọc 64 quẻ trên đồ Phục-Hi D. Hậu-thiên Bát-quái của Văn-Vương E. Hậu-thiên Bát-quái thuận hành tạo-hoá-đồ F. Lạc-thư 1. Giải-thích Ngũ-hành có mặt trên đồ Hậu-thiên 2. Ngũ-hành qua hai lý tương sanh tương khắc Dịch Lý Cao Đài Trang 482

246 A- BÁT-QUÁI TIÊN-THIÊN CHƯƠNG VIII Xin lập lại lời Thánh-ngôn có dạy: Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực. Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà phân ra vạn-vật là: Vật-chất, thảomộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh. Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận. Thử hỏi ngày nay Thầy đến thế mở Đạo, Thầy lập Pháp- Chánh-Truyền Cửu-Trùng-Đài do đâu mà lập Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam-thập-lục Thánh, Thấtthập-nhị Hiền, Tam-thiên đồđệ? Từ xưa đến nay nhân-lọai đã thừa hưởng cái di-sản quí báu của các bậc tiền Thánh để lại là hai Bát-quái: Bátquái Tiên-thiên và Bát-quái Hậu-thiên. Vậy xin bàn đến Bát-quái Tiên-thiên trước cũng đồng thời trả lời câu hỏi trên qua tinh-thần của các Bát-quái ấy trong cương vị của Hà-đồ, Lạc-thư mà Thánh nhân đã lưu lại. 1- Cách lập thành Bát-quái Tiên-thiên CHƯƠNG VIII Khi nói đến Đạo là nói đến đầu mối ÂM DƯƠNG. Âm dương tương-hiệp mới phát khởi càn-khôn, tức là Nhứt Khí-Hư-Vô sanh Lưỡngnghi, nghĩa là ánh Thái-cực biến tướng ra phân làm hai ngôi: âmquang và dương quang. Ví bằng hai ngôi này muốn biếnsanh ra nữa thì cần phải tương-hiệp, nếu không tương-hiệp thì không thế nào sanh biến thêm được (xem hình chữ thập). Nếu âm dương mà để riêng ra, thì hai cũng vẫn là hai. Muốn âm dương tương-hiệp nghĩa là phải đặt chồng lên nhau thành một góc vuông, điểm gặp nhau là điểm 0, đó gọi là Thái-cực làm căn bản. Bởi có hiệp với ngôi Thái-cực mới thành ra bốn, ấy gọi Lưỡng-nghi sinh Tứtượng. Nếu muốn biến ra thêm nữa thì 4 ấy cũng vẫn phải nhập lại vào tâm mới có thể biến ra được mà thành 8 cánh. Gọi là Tứ-tượng biến Bát-quái. Khởi đầu: vua Phục-Hi ngẩng lên xem Thiên-văn, cúi xuống thì xét lý đất, gần thì lấy thân mình mà suynghiệm. Ngài mới đặt ra những nét chẵn, lẻ tức là vạch liền tượng dương vạch đứt tượng âm cũng từ trong lý tính của nam, nữ mà ra để làm chuẩn, định cho cái âm dương ấy. Lấy hai điểm này làm gốc, khởi đầu, nên luôn luôn điểm chuẩn đặt ở dưới hết của quẻ. Hào, tính từ dưới tính lên. Đọc quẻ từ trên đọc xuống. Người dân-tộc thiểu-số hay người Chàm họ cũng lấy cái vật biểu tượng âm dương là hình ảnh cối chày đặt lên nhau gọi là cái Linga. Đó cũng là một bước tiến của dân-tộc bán khai Giai-đoạn kế mới thêm nét âm dương nữa cho mỗi cái gốc đó, để lần-lượt biến-hóa thêm, theo luật song-tiếnsố (nghĩa là cứ gấp đôi lên) tức là nếu lấy dương làm gốc rồi thêm dương nữa thành ra: Dịch Lý Cao Đài Trang 483 Dịch Lý Cao Đài Trang 484

247 CHƯƠNG VIII THÁI-DƯƠNG THIẾU-ÂM THIẾU-DƯƠNG THÁI-ÂM TỨ TƯỢNG - Hai nét dương (số 1) gọi là Thái-dương. - Cũng từ gốc dương thêm nét âm lên trên thành ra (số 2) gọi là Thiếu-âm. Tới gốc âm cũng qua hai lần biến-hóa, tiếp-tục thêm dương, thêm âm sẽ có (số 3) là Thiếu-dương và (số 4) là Thái-âm. Thái là rất, là ròng một thứ; Thái-dương là rất dương, cho nên tượng bằng hai vạch liền; Thái-âm là rất âm, tượng bằng hai vạch đứt. Thiếu là trẻ, nghĩa là mới sinh ra, nên đặt lên trên, vì nét âm mới sinh nên gọi là Thiếu-âm cũng như nét dương mới sinh nên gọi là Thiếu-dương Họp chung gọi là Tứ-tượng, tức là bốn hình tượng. Tứ-tượng có một vị-thế rất quan-trọng, không thể không nhớ kỹ được; từ cái phù-hiệu cho đến con số biểu-tượng của nó. Đó là Tứ-tượng đặt trên đường thẳng. Bây giờ Tứ-tượng có thể đặt trên vòng tròn, đồng thời xác-định phương-vị của nó nữa. Xem hình thấy rõ phía bên trái là dương, bởi gốc nó là dương mới biến ra Thái-dương số 1 và Thiếuâm số 2. Âm dương luôn đi liền nhau. Bên phải là âm, bởi gốc nó là âm, biến qua hai lần là Thiếu-dương số 3 và Thái-âm số 4 tức là trong âm vẫn có dương và trong dương vẫn có âm. CHƯƠNG VIII Lý dịch luôn luôn như vậy, không bao giờ có tìnhtrạng cô âm hay cô dương (tức là thuần âm hay thuần dương) Cô dương thì không sanh, cô âm thì không hóa. Giai-đoạn thứ tư là Tứ-tượng biến Bát-quái, cũng từ gốc của Tứ-tượng, rồi thêm dương, thêm âm, lần-lượt gấp đôi lên thành ra 8 quẻ, tức là: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đây cũng là phù-hiệu về quẻ và số của Bát-quái Tiên-thiên vậy. 1 Tháidương 2 3 Thiếuâm Thiếudương 4 Tháiâm 1 CÀN 2 ĐOÀI 3 LY 4 CHẤN 5 TỐN 6 KHẢM 7 CẤN 8 KHÔN Gốc Thái-dương thêm 1 nét dương thành CÀN số 1 Gốc Thái-dương thêm 1 nét âm thành ĐOÀI số 2 Gốc Thiếu-âm thêm 1 nét dương thành LY số 3 Gốc Thiếu-âm thêm 1 nét âm thành CHẤN số 4 Gốc Thiếu-dương thêm 1 nét dương thành TỐN số 5 Gốc Thiếu-dương thêm 1 nét âm thành KHẢM số 6 Gốc Thái-âm thêm 1 nét dương thành CẤN số 7 Gốc Thái-âm thêm 1 nét âm thành KHÔN số 8 BÁT-QUÁI ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ GỐC TỨ-TƯỢNG MÀ RA Dịch Lý Cao Đài Trang 485 Dịch Lý Cao Đài Trang 486

248 CHƯƠNG VIII Gốc Thái-dương cho ra hai quẻ là Càn số 1 và Đoài số 2. Gốc Thiếu-âm cho ra hai quẻ là Ly số 3 và Chấn số 4. Gốc Thiếu-dương cho ra hai quẻ là Tốn số 5 và Khảm số 6. Gốc Thái-âm cho ra hai quẻ là Cấn số 7 và Khôn số 8. Chú-ý: - Gọi là nghi, khi thành-phần cấu-tạo chỉ có một nét (hào dương, hào âm) - Gọi là Tượng là thành-phần cấu-tạo do hai nét họp thành (chỉ có 4 tượng) - Gọi là quẻ (hay quái) là cấu-tạo bởi ba nét họp thành (chỉ có 8 quẻ đơn thôi) Mỗi một quẻ 3 nét như vậy gọi là quẻ Đơn (đơn quái) đó là Bát-quái làm căn-bản. Bảng tóm-tắt: THIÊN NHÂN Đặc biệt một quẻ đơn là có đủ 3 nét, gọi là Tam tài: trên là thiên, dưới là địa, giữa là nhân. Vì ĐỊA chỉ có con người mới được dự phần vào việc của trời đất mà thôi. Yếu tố này rất quan-trọng trong lý Dịch. Tại sao nói là giai-đoạn thứ tư? Đức Lão-Tử có nói Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn-vật Nhìn qua đồ hình sẽ thấy rõ lời nói ấy; tức nhiên khởi đoan là Đạo, có trước nhất. Từ trong Đạo mới sanh ngôi Thái-cực, như Đức Chí-Tôn đã nói Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế- Giới thì Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy, ngôi của Thầy là Thái-cực (đây là giai-đoạn thứ nhì), Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi (giai-đoạn thứ ba), Lưỡng-nghi phân ra Dịch Lý Cao Đài Trang 487 CHƯƠNG VIII Tứ-tượng (giai-đoạn thứ tư), Tứ-tượng biến Bát-quái (giai-đoạn thứ năm). Bát-quái biến-hóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế giái (đây là giai-đoạn thứ sáu). Tức là sự thành hình thành tướng (tức nhiên 8x8=64 quẻ). Phải trải qua 6 giai-đoạn để trở về (lý Tam âm tam dương là vậy). Số 6 đây là quẻ Càn của Hậu-thiên (trời 3 đất 3) trong ý- nghĩa ấy. 2- Quan-niệm sai lầm trong vấn-đề học DỊCH: Điều quan-trọng trong vấn-đề DỊCH là những biểutượng, những phù-hiệu về quẻ không thể lầm-lẫn, không thể sai sót một điểm nhỏ nào, bởi nó tế-vi quá. Sai một ly đi một dặm, nên Thánh-nhân răn rằng khi luyện về Bátquái không để cho lậu một giọt Tinh. Có nhiều bậc hành-giả chỉ chú-ý quá nhiều về cái thể mà không quantâm đến cái dụng, nên cố-gắng đủ mọi điều, ém không cho tinh lậu nên các Ngài đặt ra rất nhiều danh-từ hết sức trừu-tượng như anh-nhi, trạch-nữ, tu phải qua các thời-kỳ Thập ngoạt hoài thai, Tam niên nhũ bộ, Cửu niên diện bích, do đó mà Dịch càng xa con người hơn. Dịch Lý Cao Đài Trang 488

249 CHƯƠNG VIII Muốn đến tòa lâu-đài này phải hết sức e-dè, ngần ngại vì luôn bị Thần-Thánh-hóa Dịch là một cái gì mênh-mông đến huyễn-hoặc. Tuy nhiên trong vấn-đề lý giải chúng tôi cũng có trích thêm tài-liệu xưa trong Châu Dịch Xiển Chơn để rộng đường nghiên-cứu. Tóm lại phải hiểu rằng cái Tinh-hoa của Dịch hết sức là linh-động, biến-hóa vô cùng. Người học Dịch phải nhạy bén với một tinh-thần mẫn cảm, không quá chấp nê vào một danh-từ. Giả-sử: Càn là Trời, Khôn là đất, nhưng Càn còn chỉ chung những cái gì cứng rắn, oai-vệ; là chỉ-huy, tướng soái, là chủ-nhân là vật đực (Masculin) Khôn là âm, mềm-mại, là tối, là sự dịu dàng của bà mẹ, là tính khiêm-ái, thuần-hậu, nết na là vật cái (Féminin). Dịch luôn luôn có cái tương-đối của nó. Thí-dụ nói đến Vua thì ngôi đối với là Hoàng Hậu. Con vật đực thì đối tượng là vật cái, chớ không thể lầm-lẫn được Một con gà trống thì đối tượng của nó là con gà mái; một con ngựa đực thì đối tượng là con ngựa cái; không thể đem con gà mái hòa đồng với con ngựa đực được vì hai thể loại khác nhau, hai lý tính khác nhau. Cũng như nam đối với nữ, sáng đối lại là tối; chứ không thể hiểu rằng nam là sáng nữ là tối được. Tiền-nhân chúng ta đã lầm, một cái lầm quá ư to lớn là chỗ này đây! Một phần các ông ngày xưa lầm hiểu, nắm ngay chỗ Âm là tối rồi cho rằng Nữ có tính Âm nên ngu tối, đầnđộn, dẫu cho học cũng không biết gì, rồi không cho giới Nữ học-hành hay tham gia bất cứ những gì thuộc về bên ngoài xã-hội. Chính dân-tộc Á-châu này, các Thánh-nhân đã xướng xuất nên một triết-thuyết cao đẹp, mà đám hậu-duệ của các Ngài phải chịu hậu-quả hết sức đau thương: Nữ- CHƯƠNG VIII giới bao ngàn năm phải chịu dốt nát, thiệt-thòi. Làm luật sai lầm là chết trên luật là chỗ đó! Người phái-nữ của Á- đông nhiều ngàn năm chịu thiệt-thòi cũng vì cái sai lầm ấy bắt nguồn từ Trung-Hoa truyền sang Việt-Nam cho đến bây giờ. Nay Đức Chí-Tôn đã đem lại một sự bình quyền, bình-đẳng cho tất cả nhân-loại trên quả địa-cầu này. Nhất là Nữ-giới Cao-Đài phải tự mình thấy con đường rạng-rỡ trước mặt mà cố gắng học hỏi những nghĩa-lý cao-thâm, những triết-lý siêu-tuyệt của nền Đại-Đạo và đồng-thời tự nâng cao phẩm-giá của mình. Nói chung đó là những yếulý để đem đến Hòa-bình cho chính mình, cho gia-đình, cho xã-hội và cả thế-giới nữa. Bởi Thượng-Đế đã ban cho Nữ-giới một trái tim yêu thương và một sự chịu khó, một sự bền-bĩ khôn lường. Hãy đem tất cả những gì sẵn có mà phát huy tinh-thần đạo-pháp đến chỗ cao tuyệt trong tinhthần Hiến-dâng và Phụng-sự đúng nghĩa hơn. Tất cả những nhà giáo-dục phải có chương trình học hỏi riêng cho giới Nữ về đạo-đức, tức là xây dựng nền văn-hóa Nho-phong của nền Tân Tôn-giáo. Xây dựng cho Nữ-phái chính là xây dựng đất nước, dân-tộc. Nếu lãng quên chương trình này chỉ là xây tòa nhà trên cát mà thôi. Hỏi vậy Nữ-giới có phải thật là ngu dốt không? Nếu ngu dốt làm sao ngày nay nhiều nước trên thế-giới vẫn có Nữ Tổng-Thống, Nữ phi-công, Nữ Bác học Hỡi những dântộc hiểu biết hãy có tầm nhìn xa rộng hơn mà chung lo cho tất cả các nước còn lạc-hậu, số phận của giới Nữ trong các nước chậm tiến còn chịu phận thiệt-thòi; hãy xóa tan vấn-đề nô-lệ, nạn kỳ thị chủng tộc Những yếu lý này chính nền Tân-Tôn-giáo Cao-Đài đã có trù liệu cả, tức nhiên là Đấng Thượng-Đế đã vẽ nên một đưòng lối bình-đẳng, bình-quyền thật sự. Nhưng cái Bình đẳng, Bình quyền này trong một ý-thức-hệ, trong tưtưởng con người, trong tinh-thần đạo-pháp; chứ không có nghĩa là những thứ hời-hợt bên ngoài. Dịch Lý Cao Đài Trang 489 Dịch Lý Cao Đài Trang 490

250 CHƯƠNG VIII Hiện giờ trong giai-đoạn giao thời người ta lầm, cứ hễ Nam thế nào thì Nữ thế ấy, điều đó đã làm mất đi nữtính của con người rất nhiều, người nữ bản tính dịu-dàng, nết-na, thuần-hậu dầu làm những công-việc của namgiới như nhà binh đi nữa, cũng vẫn còn nét của Nữ chớ! Cho chí đến nghệ-thuật điện ảnh, sân khấu cải lương ngày nay đã đi quá mức, hình ảnh một nữ diễn-viên nhảy-nhót hết sức trần-tục đến trần lỗ rồi trần... (Xin lỗi có số đã đi quá đà nghệ-thuật, làm cho những nhà nghệthuật chân-chính đến phải trợn-tráo mà thôi!.) Lại nữa trong việc chọn hoa hậu giữa thời buổi vănminh ngày nay mà chẳng văn-minh chút nào. Vì sao phải thoát y kiểu đó mới thấy được cái tượng kỳ diệu ấy, nếu không lõa thể như vậy thì không phô hết nét thần bí hay sao, hay là nghìn năm một thuở nên phải vận dụng công-phu đến thế!? Phải thấy rằng hễ tượng là tượng, người là người hai cái đó khác nhau! Mong rằng người làm nghệ-thuật, người làm nghề giáo-dục, trách-nhiệm Trăm năm trồng người của các Ngài quan-trọng lắm đó! Nếu tôi nhớ không lầm thì tiền-nhân ta có nói rằng: Làm một thầy thuốc lầm thì giết chết một bệnh-nhân; làm nhà chánh-trị lầm thì giết chết một xã-hội; làm nhà giáodục lầm thì giết chết một thế-hệ! Than ôi! 3- TIÊN-THIÊN HOÀNH-ĐỒ Tiên-thiên hoành-đồ là thứ-tự của vua Phục-Hi vẽ ra Bát-quái. Đương lúc chưa có quẻ mà sắp ra quẻ thì số 5 ở chính giữa bản-đồ tức là ngôi THÁI-CỰC. Trước hết vẽ một vạch liền (gọi là cơ) để tượng hình Dương-nghi, kế vẽ một vạch đứt (ngẫu) để tượng hình Âm nghi. Thái-cực sanh lưỡng-nghi tức là cái vạch liền và cái Dịch Lý Cao Đài Trang 491 CHƯƠNG VIII vạch đứt ở trong bản-đồ đó (Dịch dùng âm dương, cơ ngẫu, chẵn lẻ vẫn là một). (Đây là vẽ Bát-quái Tiên-thiên theo đồ ngang) Lại trên Lưỡng-nghi mỗi bên có một vạch liền và một vạch đứt chồng lên hai nghi đó tạo thành Tứ-tượng: Thái-dương số 1, Thiếu-âm số 2, Thiếu-Dương số 3, Tháiâm số 4. Lưỡng-nghi sanh tứtượng là: THỦY, HỎA, MỘC, KIM. Tứ-tượng sanh Bátquái như trên đã nói. Vẽ Tứ-tượng mà không nói tới Thổ là bởi Thái-cực tức là Thổ vậy. Âm dương đối chọi nhau tương-giao mà thành quẻ cũng là thổ (vì nó sanh sanh chẳng ngớt nên gọi là thổ). Vì Thổ nó có một khí vận chung nên gọi là Thái-cực. Tháicực và Thổ là một mà thôi, bởi nó là giao điểm đứng vào Dịch Lý Cao Đài Trang 492

251 CHƯƠNG VIII tâm, là trung ương của một đồ hình là vòng tròn được thu hẹp, nói rộng hơn là tâm-điểm của vũ-trụ. Tuy không nói tới Thổ mà chỉ vẽ Tứ-tượng; Trong Tứ-tượng đã có Âm-Dương giao nhau: trong Thái-dương có Thiếu-âm và trong Thái-âm có Thiếu-dương tượng hình Ngũ-hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi thế mới có tứ-dương và tứ âm kết hợp với nhau mà tạo thành Bátquái. Đạo-gia gọi là hột nguyên-tử tánh. Xem thế thì hình ảnh của Ngũ-hành đã diễn biến rất là linh-hoạt, khi hai đường thẳng giao nhau cho ta một Tứtượng, tức nhiên bốn cánh, nhưng thật ra đó là một Ngũhành, bởi có một tâm không ở giữa; Ngũ-hành có tên là: Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5. Nhớ lại Tiên-thiên Bát-quái CÀN là 1, nhưng khi qua Hậu-thiên Bát-quái CÀN là 6, nhưng tượng của trời là 7 mới biến thành Đoài ở Bát-quái Đồ-thiên làm thành một Bát-quái duy nhất của Đạo Cao-Đài lâu dài đến bảy trăm ngàn năm, cũng từ con số 7 đi vào tâm của vòng tròn mà kết hợp với 5 con số 0 để thành năm là vậy.(thất ức niên) CHƯƠNG VIII Tức nhiên theo thứ-tự của Bát-quái Tiên-thiên là: Càn, Đoài, Ly, Chấn quay theo chiều nghịch với chiều kim đồng-hồ, theo chiều dương. Các quẻ mới sinh là: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, quay theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ, theo chiều âm. Số của Bát-quái Tiên-thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Nếu cộng các quẻ đối nhau qua tâm (gọi là xuyên tâm đối) sẽ có tổng-số giống nhau là Bát-quái Tiên-thiên vẽ trên đồ hình tròn (viên đồ) Bát-quái Tiên-thiên cũng có thể vẽ trên vòng tròn, đồng thời định phương vị cho Bát-quái này đã có từ đời Phục-Hi Hoàng-Đế. Nhận xét: Bát-quái kết hợp bởi hai trục: - Trục đứng là Nam Bắc định-vị bởi hai quẻ Càn Khôn. - Trục ngang là Đông Tây định-vị hai quẻ Ly Khảm. Bốn quẻ còn lại nằm vào các vị-trí phụ thuộc. Như: Càn 1 + Khôn 8 = 9 Ly 3 + Khảm 6 = 9 Đoài 2 + Cấn 7 = 9 Chấn 4 + Tốn 5 = 9 Bát-quái này có 4 quẻ đã sinh ra trước là dương, ấy là Càn, Đoài, Ly, Chấn nên quay theo chiều nghịch với chiều kim đồng-hồ. Đường quay ấy sẽ đi vào bên trong để đến Tốn bắt đầu một chu-kỳ mới là Tốn, Khảm, Cấn, Khôn lại đi thuận với kim đồng-hồ (xem hình). Như một Dịch Lý Cao Đài Trang 493 Dịch Lý Cao Đài Trang 494

252 CHƯƠNG VIII hơi thở: một ra một vào không bao giờ ngừng trong buồng phổi vậy. Các quẻ đối nhau từng đôi một: mẹ. Càn tượng cha, đối qua tâm là Khôn tượng Đoài tượng thiếu-nữ đối qua tâm là Cấn tượng Thiếu-nam. Ly là tượng trung-nữ, đối qua tâm là Khảm tượng trung nam. Chấn tượng trưởng nam, đối qua tâm là Tốn tượng trưởng nữ. Dịch-lý luôn gắn liền nhau bởi âm dương một cách tương đối, tương điều-hòa nhau thật chặt-chẽ. Đặc biệt là Càn ở Nam. Khôn ở Bắc. Đây là thời-kỳ nhất bản tán vạn thù, tức là thời-kỳ đi ra, nghĩa là các chơn-linh đến trần để học hỏi và tấn-hóa, như qua thờigian từ trước đến giờ, số nguyên-nhân đến trần là 100 ức; qua hai thời-kỳ ân-xá các vị Giáo-chủ độ về được 8 ức [100 ức - (Phật độ 6 ức + Tiên độ 2 ức)] = 92 ức nguyên-nhân còn lại nơi cõi trần. Vì 92 ức nguyên-nhân này mà Chí-Tôn lo cứu vớt. Xem hình vẽ sẽ thấy các con số đối chiếu để làm biểu tượng cho các lý lẽ trên: + Các quẻ đối có tổng-số đều là 9 (gọi là cửu) Hai trục giao nhau tạo thành hình chữ thập Đồ tròn chia 8 quẻ ra làm hai phần có đủ âm dương rõ-rệt: Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc dương; Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc âm. Âm dương phân hai tức là nhị khí. Hình ảnh này này biểu tượng cho con số Cửu thập nhị tào chi mê muội đó vậy, tức là 92 ức nguyên-nhân còn CHƯƠNG VIII đang mê-muội, không thông hiểu đạo-đức chánh-truyền của nguyên-lý càn-khôn vũ-trụ đã đặt định. Bài Phật-giáo tâm kinh có nói rõ: Hỗn-độn Tôn-sư CÀN KHÔN chủ tể, Qui thế giái ư nhứt khí chi trung. Nhìn vào đồ hình Bát-quái Tiên-thiên trên vòng tròn thấy rõ điều ấy: Hai quẻ Càn và Khôn đứng đầu của trục Nam Bắc làm chủ của Bát-quái, mà 8 quẻ này đều đi ra từ một khí ban đầu là Thái-cực mà thành hình, tức là đi ra từ một tâm 0 của vòng tròn (từ một Khí-Hư-Vô). Hơn thế nữa Bát-quái này là khởi đầu để bước vào tòa lâu-đài Dịch-lý, nếu không nắm vững những nguyêntắc căn-bản thì không thế nào hiểu được triết-thuyết thâmdiệu của đạo-pháp. Vì không nắm vững được các triết-lý cao-thâm nên nhân-sanh dễ lầm-lạc mà bị sa-đọa nơi trần gian. Bởi đạo-pháp xưa nay chỉ nói lý mà không giải, làm cho người kém trí thức thì nghĩ-nghị mông lung, kẻ trí giả thì cho rằng thiếu khoa-học, rồi kết luận bằng một câu dị đoan, mê-tín. Ngày giờ này phải chính mình Thầy đến độ rỗi và quyết tận-độ hết con cái của Người trở về trong kỳ ba phổ-độ. Muốn trọn hai chữ PHỔ-ĐỘ phải làm thế nào? Thầy hỏi? Phải bày bửu-pháp chớ không đặng giấu nữa Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đặng đi truyền Đạo (TNI/15) 5- Bát-quái Tiên-thiên vẽ trên đồ vuông Dịch Lý Cao Đài Trang 495 Dịch Lý Cao Đài Trang 496

253 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII Hậu-thiên, tức là khi người xử dụng nước thì dùng Khảm là âm Hậu-thiên là vậy. 6- TIÊN-THIÊN PHƯƠNG-VỊ ĐỒ (Phương hướng của Bát-quái Tiên-thiên) Ngôi các quẻ trong bản-đồ Bát-quái tròn của Phục- Hi là ngôi của Trời đất định vị thành hình theo thứ-tự trên dưới. Mặt Nhựt, Mặt Nguyệt vận hành tại khoảng chính giữa Trời đất. Chấn vi Lôi tức là sấm động ở dưới đất. Tốn vi Phong phong là gió thổi ở trên Trời. Đoài vi Trạch trạch là miệng, ao, ngẩng lên. Trên đồ vuông cho thấy rõ hai chiều thuận nghịch của Bát-quái. Bởi sự biến-hóa vô cùng của nó, tuy nhiên biến-hóa trong một trật tự điều-hòa, chứ không phải muốn biến thế nào thì biến, cũng vì biến vô-trật-tự như ngày nay đó là loạn. Quả thật vậy, trong phần dương có 4 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn, mà trong số 4 quẻ này có 2 quẻ tượng dương đó là Càn 1 và Ly 3, nhưng Càn là dương ở Tiênthiên là cái thể, nhưng khi qua Hậu-thiên thì Ly cũng là dương, nó làm cái dụng. Ví như Càn là ánh sáng của mặt trời chiếu khắp trần-gian, nhưng con người muốn xử dụng được cái ánh sáng (hỏa) ấy trong cuộc sống hằng ngày thì dùng hỏa của Ly, ấy chính là hỏa hậu-thiên vậy (như diêm quẹt chẳng hạng) Tương-tự có hai quẻ Khôn số 8 và Khảm số 6, đều thuộc âm; thì Khôn chính là âm Tiên-thiên, bởi nó có từ lúc chưa tạo nên trời đất nên gọi là âm Tiên-thiên. Khi qua Cấn vi Sơn sơn là núi, bám vào đất. Trời Đất phản phúc (điên đảo) mới có âm có dương. Sơn trạch thông khí mới có sanh có thành. Phong lôi đăng (xâm lấn lẫn nhau) mới có lên có xuống. Đó là biểu-tượng của Bát-quái. Trời đất bao trùm khắp nhật, nguyệt, tinh tạo-hóa. a/- Mặt Nhựt bắt từ bên trái mà tiến thì khí dương lên, cho nên quẻ Chấn có một dương, quẻ Đoài có hai dương, quẻ Kiền có ba dương đều ở bên trái. b/- Mặt Nguyệt bắt từ bên mặt mà thối thì khí âm sanh, cho nên quẻ Tốn có một âm, quẻ Cấn có hai âm, quẻ Khôn có ba âm đều ở bên mặt. Đây là khí vận của Bát-quái. Khí hành thì 64 quẻ hóa-sanh. 64 quẻ tức là 8 quẻ thúc đẩy nhau biến-hóa mới có sanh (8x8=64) Dịch Lý Cao Đài Trang 497 Dịch Lý Cao Đài Trang 498

254 CHƯƠNG VIII Khí vận thì chạy bên trong, biểu-tượng thì chạy bên ngoài. Như thứ-tự của khí hành theo Bát-quái cũng là nghịch đạo. Có nghịch thì mới có sanh, không nghịch thì chẳng sanh. Được vậy thì thuận sanh tức là ở trong nghịch thối mà ra. Bản-đồ tròn là lấy ý: Tròn là để tựợng hình trời, mà trời vận-hành một khí lên xuống, giáp vòng rồi trở lại mối đầu. Tuần-huờn không biết đâu là manh mối, đó là biểutượng của Thái-cực lúc chưa sanh ra (vị sanh xuất).cái Đạo chưa sanh không làm sao mà thấy nó được. Thấy là thấy cái quẻ sanh ra kia. Đã sanh ra rồi mà nghịch vận trở lại thì cái chưa sanh tức còn ẩn ở trong đó. Cho nên theo ngôi vị của quẻ thì: Quẻ Chấn có một dương ở bên trái, phía dưới Quẻ Ly có 2 dương 1 âm, chính giữa, ở bên trái Quẻ Đoài có hai dương ở bên trái gần trên; CHƯƠNG VIII Quẻ Kiền có 3 dương ở bên trái phía trên hết. Kể theo thứ-tự thì: Kiền nhứt, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ. Theo ngôi vị của quẻ thì bắt đầu từ dưới đi lên, còn theo thứ-tự quẻ thì bắt đầu từ trên đi xuống. Đủ thấy ở trong nghịch có thuận, ở trong thuận có nghịch. Còn cái đi nghịch lại với Kiền nhứt, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ đó là: Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát. Trong Bát-quái Phục-Hi tuy có thuận có nghịch nhưng lúc nào cũng hợp nhau từng cặp âm dương: Kiền- Khôn, Khảm-Ly, Đoài-Cấn, Chấn-Tốn. Trong đồ Tiênthiên đã đặt để rõ-ràng từng cặp đối nhau nhưng hòa nhau: - Kiền hiệp Khôn (1+8=9) ngược lại Khôn hiệp Kiền. - Đoài hiệp Cấn (2+7=9) và ngược lại - Ly hiệp Khảm (3+6=9) và ngược lại - Chấn hiệp Tốn (4+5=9) và ngược lại Một khí đi thuận lên là khí dương của quẻ Chấn, Ly, Đoài, Kiền. Một khí đi nghịch xuống là khí âm của quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Dương thoái tức là âm sanh. Dương tiến tức là âm thoái. Tóm lại âm dương chỉ có một khí biến-hóa chớ không phải ngoài một khí ra lại có âm dương riêng biệt. Nhưng cái máy sanh hóa (sanh cơ) của một khí đắc diệu là tại chữ nghịch đó. Duy có nghịch khí mới lại, nếu đi nghịch lại thì khí dương thâu-liễm qui-căn rồi cũng sanh lại như trước. Vậy cho nên hệ-từ tuyệt nơi nầy. Sổ vãng giả thuận, truy lai giả nghịch. Nghĩa là đếm xét cái qua rồi là thuận, biết việc sẽ tới là nghịch. Vì cớ mà dịch tức là nghịch-số là thấy Tiên-thiên thái-dịch hoàn-toàn ở chỗ nghịch. Dịch Lý Cao Đài Trang 499 Dịch Lý Cao Đài Trang 500

255 CHƯƠNG VIII Ngôi-vị của thuận sanh thứ-tự quẻ nghịch sanh cái ý-tứ nầy thâm-thúy biết mấy. Chẳng những trong tám quẻ như thế mà trong bản đồ phương viên có 9 quẻ cũng y như thế. Bản-đồ tròn thuộc về phép 8 quẻ phối-hợp nhau; phối-hợp nhau là một quẻ đấu mà vận-hành khí của 8 quẻ kia. Tám quẻ đẩy nhau mà vận hành khí của tất cả 64 quẻ, chớ không phải ngoài 8 quẻ ra riêng biệt có 64 quẻ khác nữa. 64 quẻ chẳng qua là 8 quẻ vận-dụng với nhau mà thành. Tám quẻ chỉ là một âm một dương vận dụng. Một âm một dương chỉ là một khí thuận nghịch vận dụng mà thôi. Bản-đồ tròn, bản-đồ vuông cũng là khí-vận của tám quẻ. Dụng theo bản-đồ vuông thì: Quẻ Kiền ở Tây-Bắc, Quẻ Tốn ở Đông-Nam là bởi Kiền nhứt, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát là hành nghĩa là đi theo lối chẳng chánh. Hai bản-đồ thiệt là chẳng đồng nhau. TRÒN tượng trời VUÔNG tượng hình Đất. Cái TRÊN là DƯƠNG làm Trời. Cái DƯỚI là Âm làm Đất Tây-Bắc cao, còn Đông-Nam thấp; cao tức là dương, thấp tức là âm. Bản-đồ vuông cũng lấy Kiền nhứt, Đoài nhị làm thứ tự, tức là nghịch đạo của Kinh-Dịch. Thiên biến vạn hóa đều là một chữ nghịch, không có hai lý, hay thay! Cho nên Thiệu Tử đem bản-đồ vuông đặt trong bản-đồ tròn, thiệt là hiểu hết cái tâm-truyền của Phục-Hi đó. Nguyên-nhân là bản-đồ tròn của Phục-Hi ngưỡng lên xem thấy Trời mà vẽ. Còn bản-đồ vuông thì cúi xuống y theo đất mà vẽ. Đất vốn vô vi nhờ thọ khí của trời mà ra hữu-vi. CHƯƠNG VIII Khí của trời là ngũ-vận tức là Thập thiên can: (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy). Khí của đất là lục-khí, tức là Thập nhị địa chi: (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Vận của Trời nhập vào khí của đất thì: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy vận-hành ở ngôi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là khí ngũ-hành hóa làm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nóng), thấp (ẩm ướt ), táo (khô ráo), hỏa (lửa). 7- Độ 92 ức nguyên-nhân là thời-kỳ Đại ân-xá lần ba của Chí-Tôn * Cơ Đại Ân-xá lần ba là gì? Nay Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là mở cơ Đại ân-xá kỳ ba. Kinh đã nói rõ Khai Cửu thập nhị tào chi mê-muội. Đức Chí-Tôn, Ngài đến trong nguơn hội này mụcđích khai tông định Đạo, đem Phật-tánh lại cho họ để trở về cùng Ngài, quyền Ân-xá ấy do Đức Chí-Tôn vi chủ và Đức Phật-Mẫu dẫn độ về. Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là Đại ân-xá lần thứ ba. Kinh Phật-Mẫu có câu: Vô Địa-ngục, vô quỉ-quan, Chí-Tôn đại-xá nhứt trường qui-nguyên. Vì chữ Đại ân-xá nên Đạo Cao-Đài gọi là 3è AMNISTIE DE DIEU EN ORIENT. Đức Chí-Tôn ân-xá tội-tình, đem tất cả con cái của Ngài hiệp cùng Ngài. Trước đây Đức Chí-Tôn đã cho xuống trần 100 ức nguyên-nhân đặng độ rỗi con cái của Chí-Tôn nhưng họ Dịch Lý Cao Đài Trang 501 Dịch Lý Cao Đài Trang 502

256 CHƯƠNG VIII còn luyến mê trần thế hơn chúng-sanh nữa. Do vậy thờikỳ qua đã hai lần ân-xá: - Nhứt Kỳ Phổ-Độ Phật-Tổ độ về 6 ức nguyênnhân, tức là Phật chủ-trương trừ lục căn, lục trần, lục dục (con số 6) nên niệm Lục tự Di-Đà. - Nhị Kỳ Phổ-Độ, Lão-Tử độ được 2 ức nguyênnhân là nói về âm dương: Nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo, tức là môn Dịch-lý-học đó vậy. Tổng cộng có được 8 ức nguyên-nhân, hãy còn 92 ức nguyên-nhân đang đọa lạc hồng-trần Con số 8 ức nguyên-nhân là khởi điểm cho thời-kỳ thứ ba này vận dụng các Bát-quái để độ cả toàn cầu bằng một phương-pháp cao siêu, mầu nhiệm hơn là dùng khoahọc diễn giải đạo-học, có như vậy mới mong phá tan bức màn vô minh và cố chấp từ xưa đến giờ. Ngày nay người thừa-hành mạng Trời ấy là Đức Hộ-Pháp đã bao lần cả tiếng kêu 92 ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng trần. Ngài nói: Hộ-Pháp đến kỳ Long-Hoa-Hội này cốt để rước Cửu nhị ức nguyên-nhân là bạn chí thân của Bần-Đạo bị đọa lạc nơi hồng-trần này không phương giải-thoát. - Bần-Đạo nói: Từ đây, kể từ ngày nay cửa thiêngliêng của Đạo đã mở rộng. Bần-Đạo kêu toàn thể con cái Đức Chí-Tôn, ai hiểu biết mình đứng trong hàng phẩm Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại đặng về cùng Đức Chí-Tôn. Cửa này là cửa các Ngài đến đoạt Pháp đặng giảithoát lấy mình, nếu không tự mình đến trong lòng Đức Chí-Tôn vì Đức Chí-Tôn đã đưa tay ra nâng-đỡ mà chúng ta không đến, không từng nghĩ đến, thì sau này sẽ bị đọa lạc nơi cõi Phong-Đô. Giờ phút ấy không còn trách Đức Chí-Tôn rằng không thương-yêu con cái của Ngài, không đem cơ-quan tận-độ chúng-sanh để nơi mặt địa-cầu này cứu vớt nữa. CHƯƠNG VIII - Ngài có nói: Trí-Huệ-Cung là một cơ-quan tận-độ chúng-sanh đã xuất hiện mà các Bạn đã ngó thấy: quyền tận-độ đã xuất hiện nơi cửa Đạo Cao-Đài này. Bần-Đạo đã nói không phải của tư, của đặc biệt chúng ta, mà nó là của toàn thể nhân-loại trên mặt địa-cầu này vậy. - Ấy vậy, toàn thể con cái của Đức Chí-Tôn, các Bạn đồng tu cùng Bần-Đạo, không phân biệt đảng phái, Tôn-giáo, nòi giống, tư-tưởng nào; Bần-Đạo đã thọ mạng lịnh Đức Chí-Tôn đến làm Bạn với con cái của Ngài, nhất là Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại. - Những hình-thể của thiên-hạ đã để nơi trí óc con người từ thử đến giờ chưa có ai đặng quyền-năng nắm cơ giải-thoát thì giờ phút này Cửu nhị ức nguyên-nhân không còn đọa lạc nữa. - Bần-Đạo cả tiếng kêu con cái Đức Chí-Tôn nhứt là Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại, ngó lại nơi Trí-huệ-cung, phải vào nơi cửa này mới đạt đặng mà thôi. Đạt cơ giải-thoát, mà Đức Chí-Tôn đã tạo dựng riêng biệt dành để cho mỗi người. - Đứng về nhơn-sanh thì có: nguyên-nhân, hóa-nhân và quỉ-nhân. Nhưng hại thay! Số nguyên-nhân do Đức Chí-Tôn đã để lại mặt thế này đặng làm Bạn với các đẳng chơn-hồn trong vạn-linh sanh-chúng của Ngài đào-tạo, còn 92 ức nguyên-nhân bị đọa trần. Từ ngày Đạo bị bế họ lắm công tu mà thành thì không thành - Tội-nghiệp thay! Vì 92 ức nguyên-nhân ấy mà chính mình Đức Chí-Tôn phải giáng trần lập nền chơngiáo của mình. Chúng ta đã ngó thấy cái Thánh-ân đặcbiệt hơn hết là Đức Chí-Tôn đã thấy rõ rằng: các nguyênnhân ấy không phương gì tự giải-thoát đặng vì quá tộitình, quá mê-luyến hồng-trần, hoặc đào tạo quả kiếp nặng nề quá đỗi. Vì cớ cho nên tu thì có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ ngày Đạo bị bế thì cơ siêu-thoát đã mất tại thế này. Chính mình Đức Chí-Tôn biết rằng không thế gì các nguyên-nhân tự mình đoạt cơ giải-thoát đặng. Dịch Lý Cao Đài Trang 503 Dịch Lý Cao Đài Trang 504

257 CHƯƠNG VIII Hôm nay Ngài đã lập nền chơn-giáo của Ngài, chúng ta ngó thấy lòng yêu-ái vô tận của Ngài là thế nào! Ngài lập giáo rồi còn một nỗi lo-âu là kêu họ không đến, Ngài dạy mà không biết chi, chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà 92 ức nguyên-nhân vẫn đui và điếc mà thôi, không biết để chung vào lòng yêu-ái vô tận của Ngài đặng hưởng cái hạnh-phúc vô biên của Ngài đã đào-tạo. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật-Mẫu. Chính mình Đức Chí-Tôn biểu Đức Phật Mẫu tức nhiên Mẹ sanh của chúng ta cầm cả quyền-năng giải-thoát trong tay đến lập Hội-Yến Diêu-Trì tại mặt thế này và cả con cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên-nhân ấy nếu nhập vào cửa Đạo tùy theo chơn-pháp thì đặng hồng-ân của Đức Chí-Tôn cho hưởng cái bí-pháp Hội-Yến Diêu-Trì- Cung tại thế này. (ĐHP 5-8 Tân-Mão 1951) Trong Cửu nhị ức nguyên-nhân họ không phải ở trong nước Việt-Nam mà thôi, mà ở khắp nơi trong các chủng-tộc đều có họ. Vì muốn độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa-đọa hồng-trần, ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng trần bằng xác thân mà chỉ giáng bằng huyềndiệu Cơ-bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Thế-Giới Muốn rước các Bạn chí-thân của Bần-Đạo, Đức Chí-Tôn buộc phải lấy pháp-giới độ tận chúng-sanh. 8- Đạo Cao-Đài độ 92 ức nguyên-nhân bằng cách nào? Đức Hộ-Pháp nói: Hôm nay là ngày mở cửa thiêng-liêng và đưa nơi tay các Đấng nguyên-nhân ấy một quyền-năng đặng tự giải-thoát lấy mình, ấy là: CHƯƠNG VIII 1- Long-Tu-Phiến của Đức Cao Thượng- Phẩm. 2- Kim-Tiên của Bần-Đạo. Hiệp với ba vòng vô-vi tức nhiên là Diệu-Quang Tam-giáo hay là hình-trạng của càn-khôn vũ-trụ mà đó cũng là tượng ảnh Huệ-Quang-Khiếu của chúng ta đó vậy. (ĐHP Canh-Dần 1950) Kim-Tiên là gì? - Là tượng hình ảnh của điển-lực điều khiển cànkhôn vũ-trụ mà chính đó là điển-lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu- Trong thân con người có thất khiếu và còn có một khiếu vô-hình là Huệ-Quang-Khiếu Vì nó là điển lực nên nó mở khiếu ấy mới được. Nói rõ, con người có Ngũ quan hữu tướng và lục quan vô-hình, mà phải nhờ cây Kim-Tiên ấy mới có đủ quyền-hành mở lục quan của mình đặng. Long-Tu-Phiến: có thể vận-chuyển càn-khôn vũ-trụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đàođộn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực. Con người nắm được điều ấy là kẻ đắc pháp. Nhờ nó mới có thể luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần được. 9- Luận Đạo Luận về Bát-quái Tiên-thiên trong nền Đại- Đạo: Nếu nói rằng độ toàn cả nhân-lọai mà chỉ qui-định có 92 ức nguyên-nhân thì độ ai và bỏ ai đây? Mỗi một ức tức là (một trăm ngàn), 92x = Như vậy chỉ có 9 triệu hai trăm ngàn người mà thôi hay sao? Dịch Lý Cao Đài Trang 505 Dịch Lý Cao Đài Trang 506

258 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII kết bằng 36 lông cò trắng. Quan-trọng nhất là con số 36 với ý-nghĩa là Tam-Thập-Lục-Thiên. Còn cây Kim-Tiên còn gọi là Kim Tiên Cửu Khúc 金鞭九曲 tức là cây roi Tiên có chín khúc (đoạn); quan-trọng là con số 9. Còn ba vòng vô-vi ấy là Diệu-Quang Tam-giáo. Con số 3 làm nên cốt-tuỷ vậy. Con số 3 rất quan-trọng trong Bát-quái, số 3 cũng là trời, là con số căn-bản làm đầu mối cho sự biến sanh vạn loại, vạn-vật, tượng-trưng cho ánh sáng minh-triết, đạogiáo nói rằng ba vòng vô-vi tức nhiên là Diệu-Quang Tam-giáo. Số 3 luỹ-thừa lên tức là 3x3 bằng 9. Con số 9 là thành quả của Bát-quái Tiên-thiên. Cộng con số của hai quẻ đối nhau đều là 9, như: Trong khi đó nhân-lọai trên toàn quả địa cầu có hằng bao nhiêu tỷ người? Hơn nữa nền Đạo này chu-kỳ đến 700 ngàn năm (tức là thất ức niên) kia mà! Chắc-chắn rằng con số 92 ức nguyên-nhân không phải là con số trên một bảng lập thành của bàn toán được, mà đây nói bằng lý! Trí-Huệ-Cung là đâu? Về mặt hữu-hình là nhà Tịnh của Đức Hộ-Pháp, gọi là Trí-Huệ-Cung thuộc tỉnh Tây-Ninh. Nhưng đó chính là nền Tân Tôn-giáo mở tại Toà-Thánh Tây-Ninh có đủ bípháp nhiệm-mầu. Còn về mặt bí-pháp của con người là khiếu lương-tri, lương năng của mỗi người đó vậy. Trong Trí-Huệ-Cung có gì đặc biệt? - Nếu nói về mặt bí-pháp thì vốn vô cùng, còn thểpháp thì duy muốn nói đến hai câu liễn trước cổng là rõrệt nhất. Hai câu ấy là: Càn 1 + Khôn 8 = 9 Khảm 6 + Ly 3 = 9 - TRÍ định Thiên-lương qui nhứt bổn. - HUỆ thông đạo-pháp độ quần sanh Đoài 2 + Cấn 7 = 9 Chấn 4 + Tốn 5 = 9 智定天良歸一本 惠通道法渡群生 Có nghĩa rằng người tu phải lấy cái trí-thức của mình để định cho cái Thiên-lương, nghĩa là tính của trời phú cho, là đạo-đức, hầu qui nhứt lại thành một khối. Khi được rõ thông về đạo-pháp, tức là đã phát huệ, mới đem cả sự hiểu biết của mình mà độ tất cả chúng-sanh đang trên con đường tìm về chân-lý. Lý giải ra là Bát-quái Tiên-thiên: Thử tìm hiểu xem ba cái pháp-giới để tự giải-thoát lấy mình là: Long-Tu-Phiến, Kim Tiên và ba vòng Diệu- Quang Tam-giáo là gì? Nói rõ ra Long-Tu-Phiến là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm kết bằng 36 râu rồng, nhưng thực-tế là quạt Số 9 đây là cây Kim-Tiên của Hộ-Pháp. Kim-Tiên là Tượng hình ảnh của điển-lực điềukhiển càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu. Quả thật vậy nếu không am-tường về lý Dịch thì không thể đi vào sự biến hoá của càn-khôn vũ-trụ được. Do đó mà Tiên-thiên Bát-quái là cánh cửa mở ra để đi vào toà lâu-đài của đạo pháp; trong khi đó thì hai quẻ Càn Khôn là cánh cửa để đi vào ĐẠO DỊCH. Dịch Lý Cao Đài Trang 507 Dịch Lý Cao Đài Trang 508

259 CHƯƠNG VIII Sự quan-trọng như thế bởi vì Càn có 3 nét, Khôn có 6 nét. Đặt liền hai con số này lại nhau thành ra số 36. Đạopháp nói là cây quạt của Thượng-Phẩm tức là Long-Tu- Phiến kết bằng 36 lông cò trắng. Tại sao không phải là con số khác hơn 36? Không thể 34 hay 35 được hay sao? - Nhất định phải là 36, vì Càn Khôn là đầu mối, không thể khác là vậy. Bởi chính nó là thành quả của 9x4=36 hoặc 3x12=36 Khởi điểm là Bát-quái Tiên-thiên, có 4 lần tổng-số 9 nhân lên sẽ thành 36, ấy tượng-trưng là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm đó. Đức Thượng-Phẩm là Đạo. Nhờ đường Đạo mới mở ra cho tinh-thần người thấu-đáo nhiều điều huyền-vi của đạo-mầu, của trời đất, mới suốt thông vạn sự vạn-vật được nên mới nói: CHƯƠNG VIII Vì Long-Tu-Phiến, có thể vận-chuyển càn-khôn vũtrụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-độn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanhlực. Vì lẽ khởi đầu sự tìm hiểu Bát-quái là phải qua các con số của Bát-quái Tiên-thiên. Đến cuối cùng sự đạt pháp cũng là con số từ Bát-quái Tiên-thiên, mà đã chuyển qua giai-đoạn thành hình là của Bát-quái Hư-vô, cũng có số 3, số 9, số 36. Nhưng là thời-kỳ gặt hái Vạn thù qui nhứt bổn. Cả nhà đều đoàn-tụ: cha mẹ hiệp nhau. Sáu con gần lại bên nhau: Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn không còn xa lìa, cách ngăn nữa. Vì tính cách đặc thù như vậy mà Đạo-pháp mới mở ra nhưng nhân-loại ít ai tìm đến hoặc cũng do thời-kỳ đạo bị bế, nên con đường Đạo vẫn bị bí lối. Đức Chí-Tôn vẫn thường dùng tiếng Cửu thập nhị tào chi mê-muội là vậy, có nghĩa là Đức Ngài vẫn luôn lo-lắng cho 92 ức nguyên-nhân còn đang sa-đoạ hồngtrần. Hỏi vậy 92 ức nguyên-nhân ấy từ đâu? - Cũng từ trong Bát-quái Tiên-thiên này mà ra, ấy là: Khởi đầu là con số 9 như chúng ta đã từng đề-cập là do các đôi quẻ đặt xuyên tâm đối họp số với nhau mà thành. Tức nhiên Càn 1 xuyên qua tâm, họp với Khôn 8 mà có tổng-số là 9 Cho nên nói Bát-quái Tiên-thiên là số 9, cũng gọi là số Cửu. Nhìn vào đồ hình thấy có hai trục giao nhau, tức là trục mang chữ Càn Khôn và Khảm Ly giao nhau thành hình chữ thập Dịch Lý Cao Đài Trang 509 Dịch Lý Cao Đài Trang 510

260 CHƯƠNG VIII Như đã biết Bát-quái này chia làm hai phần rõ-rệt: lấy trục Càn Khôn làm chuẩn thì phía bên trái ấy là dương, bên phải ấy là âm. Âm dương nhị khí: Số 2 gọi là số nhị. Ghép ba chữ Cửu thập nhị để nói lên con số chín mươi hai là vậy. Vì sự tối cần của Đạo-pháp mà nhân-sanh chưa nắm vững được thì làm sao đi sâu vào con đường xa thẵm của Đạo-lý siêu-mầu, rồi cứ lẩn quẩn loanh-quanh phê-phán cho rằng mê-tín này nọ... đủ thứ. Ngày nay chính Đức Hộ-Pháp là Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, tức là người nắm Pháp. Pháp-Chánh- Truyền qui định: Huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo có Thiên điều, cơ bí-mật của đời có luật-pháp. Hộ-Pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của Đời, xử-đoán chư Chức-sắc Thiên-phong và cả tín-đồ cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế này. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả tín-đồ khỏi bị Thiên-điều, giữ phẩm-vị thiêng-liêng mỗi Chứcsắc, ắt phải gìn-giữ đạo-đức của mọi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội thiêng-liêng, nắm cơ mầunhiệm công-bình mà đưa các chơn-hồn vào Bát-Quái-Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử-đoán, làm chủ phòng xử đoán. Do đó mà bửu-pháp của Ngài được xử dụng như lời Đức ngài nói: Bửu-pháp là cây Giáng-Ma-Xử thì không có hình tướng, pháp-bửu ấy vô vi. Cây Kim-Tiên của Cửu-Tiên Cảm-Ứng Lôi-Âm Phổ-Hóa Thiên-Tôn, tức nhiên của Đức Thái-Sư Văn-Trọng, Ngài giao cho Tôi một cây Pháp-Giới (chừng vô nhà tịnh mới ngó thấy). Pháp-Giới ấy để triệt Quỉ đừng cho nó lộng trong Đền-Thánh của Đức Chí-Tôn và đừng cho nó phá con cái của Ngài. CHƯƠNG VIII Nếu so lại thì những con số này đều nằm trong các con số của Bát-quái Tiên-thiên mà ra. Vậy có phải yếu-lý của Bát-quái Tiên-thiên mà các Thánh bảo chúng ta cần học. Khi nắm vũng được giáopháp, giáo-lý của Đạo một cách tinh-tường thì không còn một nghi-nan nào, tức nhiên trừ được "quỉ ở trong tâm người đó vậy. Cho nên Ngài là Người đã từng thuyết giảng chânlý chánh truyền của nền chơn Đạo, tức là Ngài đã xử-dụng Giáng-Ma-Xử là vậy. Còn Đức Thượng-Phẩm dùng Long-Tu-Phiến quạt cho tiêu tan ám-khí ở trong lòng của mỗi người. Phải suốt thông lý Đạo thì việc tu-hành mới không lầm-lạc, người tu mới có thể nắm lấy chìa khóa để mở cửa trời mà hiệp cùng Đại ngã. Con đường tu rất cần đến sự hiểu biết, rất cần đến trí thức cũng như một kỹ-sư phải là một đầu óc toán học mới tính toán bằng những con số chính xác cho các công-trình của mình. 10- Sự quan-trọng của Bát-quái đối với cuộc đời của người tu Đời là quán trọ, người là khách lữ-hành Thánh-ngôn Thầy dạy: Thầy các con, Cõi trần là chi? Khách trần là sao? Sao gọi khách? Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm-lỗi. Ấy là cảnh để trả cho xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn-linh là luân-hồi, nên kẻ bị đoạ trần gọi là khách trần. (TNII/3) Vậy cảnh thật là đâu? Cảnh thăng là đâu? Bấy nhiêu cũng đủ thấy rằng tất cả các triết-thuyết Cao-Đài đều bắt nguồn từ Bát-quái, từ thể-pháp đến bípháp, từ hữu-hình đến vô-vi, từ cuộc sinh-tồn cho đến Dịch Lý Cao Đài Trang 511 Dịch Lý Cao Đài Trang 512

261 CHƯƠNG VIII kiếp thác. Nếu không nắm vững được Bát-quái thì không rõ lý Đạo. Không rõ lý Đạo thì không biết nẻo đến, lấy gì làm điểm tựa cho linh-hồn! Có khác nào một thuyền trưởng đã đánh mất địa-bàn khi vượt trùng dương mênh mông. Thử nghĩ khi một người muốn đến nơi lạ trước nhất phải có địa-chỉ rõ-ràng: số nhà, tên đường, số điện-thoại nhắn tin cho người sắp được tiếp xúc. Nhưng tại sao không một ai chuẩn bị cho mình một cuộc ra đi dài hạn, tức là sự chết mà không một ai tránh khỏi trong cõi đời này? Như vậy có phải là quá liều-lĩnh hay chăng? Chắc-chắn rằng ai cũng phải chết, mà khi một người chết rồi sẽ ra sao? Về đâu? Ở đâu? Có ai biết được chăng? Và có bao nhiêu người chuẩn bị cho mình điều ấy? Tại sao những nhà nghiên-cứu, nhà bác học khổ công khám phá bí-mật từ trong lòng biển, hoặc tìm lên sao Hỏa, tìm đến cung Quảng Hằng hầu di chuyển lên đất lạ để ở mà không tìm hỏi xem những bậc ông bà cha mẹ, cho chí đến những bậc vĩ-nhân đã ra đi tự bao đời mà vẫn chưa về, không bao giờ trở lại? Họ đến nơi nào? Cuộc đời bên ấy ra sao? Sướng khổ thế nào? Nếu Bạn nói rằng chết là hết, thì chúng ta tạm chia tay nơi này. Còn như nếu Bạn nói rằng dầu có chết đi cái xác thịt, nhưng vẫn còn linh-hồn bất diệt. Kinh Chúa nói Tôi tin rằng xác loài người sau này sống dậy thì xin cùng nhau đàm-đạo. Lại nữa, Bát-quái Tiên-thiên là cánh cửa đi vào Đạo dịch, đường vào Đạo-pháp, nẻo đến của hồn linh, cần yếu cho tất cả loài người, cho nhân-loại. Chính thời-kỳ này Đức Thượng-Đế đến cũng vì muốn rao lên lý Đạo siêumầu ấy là Bát-quái, thế nên trong cửa Đạo Cao-Đài giờ này đâu đâu cũng thấy hình ảnh Bát-quái; ví như chợ cất theo hình Bát-quái, lộ Bát-quái, lầu Bát-quái cũng như CHƯƠNG VIII dưới mắt y-học danh-từ tế-bào xuất hiện khắp tài-liệu nghiên-cứu vậy. Như trên ta thấy qua các con số cộng: với 4 lần tổng-số 9 (khi cộng các số xuyên tâm đối) 4x9=36 cho ta ý-niệm là 36 từng trời, là cõi trời cao cho các chơn-hồn giải-thoát được về nơi ấy. Kinh Thiên-Đạo có bài Kinh Khi Đã Chết Rồi xác định rõ: Ba mươi sáu cõi thiên-tào, Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư. Quê xưa trở, cõi đọa từ, Đoạt cơ thoát tục bấy chừ tuyệt luân... Có nghĩa rằng một người chết tức là đã bỏ cái xác thịt hôi thúi này rồi thì hồn sẽ thăng về 36 cõi trời, hồn được nhập trong Bát-Quái-Đài rồi mới đến Ngọc-Hư- Cung Linh-Tiêu-Điện để được triều kiến Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Sự chết như vậy Đạo Cao-Đài xác nhận là một sự trở về quê xưa cảnh cũ, sau một thời-gian mà khách lữhành phải ra đi để làm nhiệm-vụ: hoặc học-hỏi để tiếnhóa, hoặc trả nợ, đòi nợ, hoặc làm Thiên-mạng chi chi đó Nay đã mãn nhiệm-kỳ phải trở về nhà. Bởi kiếp sanh đến thế gian này là cõi đoạ phải có thời-gian từ bỏ là đương nhiên. Lúc ấy là đã đoạt được Cơ thoát tục, tức là đã hoàn thành sứ mạng, cái vinh dự thật không nhỏ vậy. Một điều đáng tiếc cho khoa-học thực nghiệm hết sức tế-vi chỉ lo cho cuộc sống hữu-hình hữu-hoại mà không biết lo cho cái tối cần, tối yếu là linh-hồn. Nếu sự thật chỉ có vậy rồi thôi, thì một việc làm hoài công! Hoài công thôi! Một bác-sĩ tự chăm-sóc sức khỏe, sợ từ con vi trùng, thế mà khi chết, xác chôn vào đáy mồ lại để cho toàn bộ thân-thể bị dòi đục dữa nát. Cát bụi rồi cũng về cát bụi mà thôi! Bấy giờ thử hỏi các Bác-sĩ còn có sợ vi-trùng nữa chăng? Tại sao tất cả không chống lại với Thần chết? Không làm cách-mạng? Không chống lại với vi-trùng? Dịch Lý Cao Đài Trang 513 Dịch Lý Cao Đài Trang 514

262 CHƯƠNG VIII Nhưng với người tu thì thật sự họ đang làm Cáchmạng đó. Cách mạng với bản thân. Cách mạng với cái vôminh đã bao đời rồi! Hôm nay chính Đấng Thượng-Đế đã giáng dạy một bài học thật kỹ-càng và chính xác nhất: Các con nghe, Một sự các con chưa hề biết đến đặng hiểu Đạo quí trọng là dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh. Các con đã sanh ra tại thế này, ở tại thế này, chịu khổ-não tại thế này, rồi chết cũng tại thế này.thầy hỏi: Các con chết rồi các con ra thế nào? Các con đi đâu? Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu-nhiệm ấy. Thầy dạy: Cả kiếp luân-hồi thay đổi từ trong nơi vật-chất mà ra thảo-mộc, từ thảo-mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Địa-vị nhơn phẩm. Nhơn-phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67, nhơn-loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệnhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế- Giái mới đến Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào Tam-Thập-Lục- Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy. Các con coi đó thì đủ hiểu các phẩm trật các con nó nhiều là dường nào; song ấy là phẩm trật Thiên-Vị. Còn phẩm trật Quỉ-vị cũng như thế ấy; nó cũng noi chước Thiên-Cung mà lập thành Quỉ-vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đày-đọa các con, hành hài các con, xử trị các con. Cái quyền-hành lớn lao ấy do Thầy ban cho nó, nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con, mà làm tay chân bộ hạ trong vòng tôi tớ nó. CHƯƠNG VIII Thầy đã thường nói: hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật công bình thiêng-liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó. Thầy đã chỉ rõ hai nẻo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi khỏi lầm lạc. Các con hiểu rằng: trong Tam-Thiên Thế-Giái còn có Quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lựa là "Thất-Thập-Nhị-Địa" nầy, sao không có cho đặng? Hại thay! Lũ quỉ là phần nhiều; nó bày bố ra mỗi nơi một giả cuộc, mà dỗ dành các con. Vì vậy, Thầy đã nói tiên tri rằng: Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hàng ngày xúi biểu chúng nó cắn xé các con, song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo-đức của các con. Ấy vậy Đạo-Đức các con là phương-pháp khử trừ quỉ mị lại cũng là phương-pháp dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không Đạo, thì là tôi tớ quỉ mị. Thầy đã nói Đạo-Đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắc cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa. Vậy Thầy lại dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công-bình, chánh-trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân-hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy. Vậy Thầy dặn: Đạo là nơi các con nên quí trọng đó vậy. (TNI ) Dịch Lý Cao Đài Trang 515 Dịch Lý Cao Đài Trang 516

263 CHƯƠNG VIII Vì lẽ ấy nên câu Minh-thệ (tức là lời thề buổi nhậpmôn cầu đạo) có 36 chữ đủ chỉ rõ rằng: - Nếu làm đúng như lời hứa thì đặng vào Tam- Thập-Lục-Thiên (cảnh thăng). - Nếu làm không đúng thì bị vào Tam-Thập-Lục- Động (tức là cảnh đoạ). Thăng đoạ hai đường, chính do mỗi người tự chọn lấy con đường tu. 1- Khái-quát B- HÀ-ĐỒ LÀ GÌ? CHƯƠNG VIII Bởi Bát-quái Tiên-thiên do Đức Phục-Hi sáng lập ra, nói rằng vua Phục-Hi trị thủy trên sông Mạnh-Hà mới thấy trên lưng của Long-Mã có xuất hiện nhiều điểm, dưới dạng chữ thập, nhờ tài trí thông-minh quán thế, ông mới toán ra bằng số, tổng cộng là 55 điểm, như trên có nói đến. Có nghĩa là trong 10 con số này đã có âm dương, chẵn lẻ của nó. Nếu cộng cả hai tổng-số của âm-dương-số lại sẽ được là: Tổng-số dương là: = 25 Tổng-số âm là: = 30 Cộng hai tổng-số lại: = 55. Tổng-số là 55. Hai con số 5 đi liền nhau Dịch nói là nhị ngũ, tức là hai con số (5) ngũ. Ngũ đây là Ngũ-hành, nên mới phân ngũ-hành dương và ngũ-hành âm; đấy là lý-do tại sao không đọc là 55 mà nói là cơ nhị ngũ. Bởi Dịch là biến, có biến mới có hóa, sự biến-hóa từ xưa đến giờ là vô cùng tận; nếu không như vậy thì địa-cầu này sẽ bị tiêu-diệt mà thôi. Thật vậy, đó là nguyên-lý: Bát-quái biến hóa vô-cùng, phân định Ngũ-hành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh LƯỠNG NGHI và cứ thế tiếp-tục biến-hóa ra mãi. Ấy cũng gọi là số của Hà-đồ, hay còn gọi là cơ nhị ngũ, tức là Khí-Hư-Vô phát-khởi, là trung-tâm điểm của vũ-trụ. Vậy ban sơ Chí-Tôn có dạy Bát-quái không? - Thật sự Thầy không nói chỗ này hay chỗ kia là Bát-quái, nhưng Thầy đã đặt định các con số Bát-quái ấy khắp trong Thánh-ngôn Hiệp-Tuyển Qua bài thi sau đây Dịch Lý Cao Đài Trang 517 Dịch Lý Cao Đài Trang 518

264 CHƯƠNG VIII có 55 chữ nói lên cái lý của Bát-quái Tiên-thiên làm điển hình: THI Hảo Nam-bang! Hảo Nam-bang! Tiểu quốc tảo khai Hội Niết-Bàn. Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo, Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần-gian. Thi ân tế chúng thiên-tai tận, Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an. Chí bửu nhơn-sanh vô giá định. Năng tri giác thế sắc cao ban. Nếu nói qui luật thơ thất ngôn bát cú thì phải mỗi câu có bảy chữ, tất cả là 8 câu. Như vậy tổng cộng là (7x8)=56 chữ. Nhưng ở đây bài thơ của Đức Chí-Tôn chỉ có 55 chữ: đó chứng tỏ con số nhị ngũ có giá trị của một Bát-quái Tiên-thiên. Kế đến là Thầy dùng hai câu thơ 3 và 4 làm câu đối đặt trên khánh thờ nơi Thiên-bàn tại tư gia Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo, Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần-gian. 幸遇高臺傳大道 好逢玉帝御塵間 Lại nữa mỗi câu có 7 chữ, tức nhiên nhắc mỗi Mônđệ của Thầy phải biết tu-hành, cúng Tứ thời là luyện Tambửu, biến Thất-tình thành Thất-bửu, Thất-khiếu sanhquang cho năng-tri sáng suốt. Và câu thơ đầu tiên có 6 chữ, chia làm hai vế đối nhau; tức là một câu mà chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 3 chữ giống nhau: Hảo Nam-bang! Hảo Nam-bang! Đó là lý Tam âm, Tam dương; là nói lên hai quẻ Càn Khôn là đầu mối của nguồn phát sanh vạn vật CHƯƠNG VIII Càn Khôn sản-xuất hữu-hình, Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng-sanh Nguyên-lý: Hà-Đồ là Đạo tự nhiên, là bản-đồ trên lưng con Long-Mã nó có nhiều điểm: - Hai điểm với bảy điểm phía trước (hướng Nam, biểu hiện cho mùa HẠ, thuộc hành Hỏa). - Một với sáu phía sau (thuộc hướng Bắc, biểu hiện cho mùa Đông thuộc hành Thuỷ) - Ba với tám bên trái (là ở hướng Đông, biểu-hiện cho mùa Xuân, thuộc hành Mộc). - Bốn với chín bên mặt (là hướng Tây, biểu hiện cho mùa Thu, thuộc hành Kim). - Năm với mười chính giữa (trung-ương, Tứ quí thuộc hành Thổ) Cả thảy năm ngôi tượng-hình cho khí Ngũ-hành: Dấu tròn trắng tượng dương, dấu đen tượng âm: Dịch Lý Cao Đài Trang 519 Dịch Lý Cao Đài Trang 520

265 CHƯƠNG VIII - 1 với 6 phía sau, tượng hình Bắc-phương Nhâm Qúi, Thủy. - 2 với 7 phía trước, tượng hình Nam-Phương Bính Đinh, Hỏa. - 3 với 8 bên trái tượng hình Đông-phương Giáp Ất, Mộc. - 4 với 9 bên mặt, tượng hình Tây-phương Canh Tân, Kim - 5 với 10 chính giữa, tựơng hình Trung ương Mồ- Kỷ Thổ. Năm điểm ở chính giữa cũng tượng hình Thái-cực hàm nhứt-khí, tức nhiên Thái-cực bao hàm một khí. Tổng cộng hết là 55 điểm mà kỳ thiệt gọi là nhị ngũ, bởi vì nếu tính hàng ngang là hai con số ngũ đứng liền nhau (gọi đó là Âm ngũ-hành và Dương ngũ-hành). Tuy là nhị ngũ mà cũng chỉ là nhứt ngũ mà thôi. Bởi âm với dương như hình với bóng, cũng chỉ là một. Học Dịch cần phải quán-thông các lý lẽ, không chấp lời cũng không chấp từ mà phải nắm vững lý biến-hoá của Dịch, là một sự linh-động. CHƯƠNG VIII Tuy là nhứt ngũ mà cả tượng là một điểm. Dịch gọi thiên nhứt sanh thủy Thủy này không phải là nước mà là thể khí, đó là khí-sanh-quang hóa sanh ra muôn loài vạnvật. Câu này ứng hợp với lời Thầy: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí- Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Tháicực. Khổng truyện nói; Thiên nhất, Địa nhị; Thiên tam, Địa tứ; Thiên ngũ, Địa lục; Thiên thất, Địa bát; Thiên cửu, Địa thập. Như vậy ta thấy các Thiên-số: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ còn gọi là số CƠ, là số dương vậy. Địa-số là các số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10 còn gọi là số NGẪU, là số âm vậy. Vì Đạo tạo Hỏa của trời đất chẳng qua là một cái Dương ngũ-hành và một cái Âm ngũ-hành; một cái sanh một cái thành mà thôi. Tuy phân ra ngũ-hành mà kỳ thiệt là một Âm một Dương vận-dụng cái Đạo gọi là Nhất âm nhất dương chi vị Đạo 一陰一陽之胃道 (một cái âm, một cái dương qua lại gọi là Đạo). Tuy âm dương vận dụng mà kỳ thực là một khí qua lại vận-dụng cái Đạo để biến thông. Tượng-hình ĐẠO như thế này: Dịch Lý Cao Đài Trang 521 Dịch Lý Cao Đài Trang 522

266 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII - Ngũ-hành thuận sanh: Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ trở lại sanh Kim. - Ngũ-hành nghịch khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc lại khắc Thổ. Nếu trên vòng tròn thì Thổ phát ra tại trung-ương theo vòng tương-sanh rồi trở vào dứt cũng tại trung-ương. Ra vào thì chẳng chi khác hơn là một khí (thổ khí), chẳng chi khác hơn là một trung. TRUNG nầy là một cái gốc lớn của thiên-hạ, ấy là Thổ cư Trung (Đất ở chính giữa) hòa-hiệp hết Tứ-tượng. HÒA là con đường suốt chung cho thiên hạ. Ấy là Tứ-tượng tại ngoại (chạy ra bên ngoài) chỉ một khí lưu-hành. Trong vừa Hòa vừa là một khí, cả thảy đều là Thái-cực. Duy có con người hưởng lấy khí Âm Dương Ngũhành của Trời Đất mà sinh thân mình, cho nên trong thân mình có đủ khí Âm-Dương Ngũ-hành. Nhưng Ngũ-hành nầy có Tiên-thiên, Hậu-thiên. Tiên-thiên Ngũ-hành thuộc dương. Hậu-thiên Ngũ-hành thuộc Âm. Các số: 1, 3, 5, 7, 9 là Dương ngũ-hành thuộc Tiênthiên. Các số: 2, 4, 6, 8, 10 là Âm ngũ-hành thuộc Hậu- Dương động thì biến-hóa ra, âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến-hóa, sự đông hợp ấy mà sinh ra Ngũ-hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm khí ấy tiết ra mà thuận thì 4 mùa lưu-hành vậy. Ngũ-hành hợp lại là Âm dương. Âm dương hợp lại làm một là Thái-cực. Thái-cực vốn là Vô cực (Dịch nói: Vô-cực nhi Thái-cực) Vậy: nếu Ngũ-hành là lý biến-chuyển của âm dương để lập thành cơ hữu-tướng đó là năm nguyên-tố chánh để tác thành vũ-trụ càn-khôn. Ở trong vũ-trụ dù phẩm-vật thấp hèn hay phẩm-vật cao-trọng nào mà có hình-thể cũng đều do năm nguyên-tố ấy chi-phối và điều-hợp mà nên. Năm nguyên-tố ấy là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy nói theo thứ-tự ấy là cơ sản-xuất sau trước khác nhau. Thật sư thì: Đầu tiên là Hỏa, ấy là ngôi Thái-cực biến tướng là Thái-thượng ấy là ngôi có trước hết. Thái-Thượng là đóm lửa được phân-hóa đầu tiên vần-vần xoay lộn trong không-khí và nguội dần để thành ra ngôi thứ hai ấy là Thái-Thượng Nguơn-Thủy, rồi hai nguyên-tố ấy mới cấutạo ra. thiên. Nay xét về 5 nguyên-tố phối-hợp nhau sản xuất ra vạn-linh. 2- Nguyên-lý về NGŨ-HÀNH Trong một ngyên-tố chánh thảy đều có 4 nguyên-tố kia kết-hợp vào, không nguyên-tố nào hiện-tượng ở trầngian là thuần-túy được cả, bởi nếu thuần-túy thì không có Nguồn gốc sinh ra Ngũ-hành cũng bởi Thái-cực có hai thể động và tĩnh: cái sống của vạn-linh: - Động thì sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh. - Hỏa chất hăng mãnh-liệt, nóng-nảy, chủ động, - Tĩnh thì sinh ra âm, Tĩnh cực rồi lại động. sáng-suốt. Cứ một động, một tĩnh thay đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia ra âm dương lập thành Lưỡng-nghi. - Biến sang Thủy là trạng-thái tĩnh-lặng, êm dịu. - Rồi đến Kim sáng chói, hiền-hòa, nó có đặc-tính Dương động là sự động-tác của Thái-cực. Âm tĩnh là cái lập thể của Thái-cực. của Hỏa và Thủy, chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều; - Đến Mộc, chịu ảnh-hưởng của Thủy nhiều hơn. Dịch Lý Cao Đài Trang 523 Dịch Lý Cao Đài Trang 524

267 CHƯƠNG VIII - Rồi Thổ là ảnh-hưởng của 4 nguyên-tố kia nhưng chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều nhất. Trong vũ-trụ đều có lý Ngũ-hành ấy. Ở trời ấy là Ngũ-khí, là ở giai-đoạn từng cao: đạmkhí, khinh-khí, dưỡng-khí, thán-khí, Hạo-khí và Ngũ vân. Ở đất có Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung-ương. Ở người ấy là Ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận. Cơ vận-chuyển của Ngũ-hành rất linh thiêng, mầunhiệm và đều có ảnh-hưởng trực-tiếp đến sanh mạng vạnvật, chính nó là nguồn sống thể hiện ở càn-khôn. Nó thuộc về cơ hữu-vi thuộc quyền của Pháp hay Phật-Mẫu. Tóm lại: Ngũ-hành là năm nguyên-tố chánh để cấutạo muôn loài vạn-vật. Ở thể thanh nhứt là thuộc Khí, ở thể thứ nhì thuộc thể lỏng, ở thể thứ ba thuộc thể đặc. Ở thể khí là ngũ khí, ngũ vân, ngũ phương, ngũ sắc. Ở thể lỏng chất thuộc ngũ tạng, ngũ dục... Ngũ-hành có sanh, có khắc; hễ sanh và khắc đến độ trung-dung là Hòa. Tương khắc, tương sanh rồi lại tương hòa. * Màu trắng thuộc kim, ấy là sao Thái bạch trên trời thuộc về hướng Tây. Ở nơi người nó thuộc về tạng phế (phổi). Ở can chi nó thuộc Canh, Tân. * Màu đen thuộc Thủy, ấy là sao Thần-tinh trên trời, thuộc về hướng Bắc. Nơi người nó thuộc tạng thận. Ở can chi nó là Nhâm, Quí. * Màu xanh thuộc Mộc, ấy là sao Tuế-tinh trên trời, thuộc về hướng Đông. Nơi người nó thuộc tạng gan.ở can chi là Giáp, Ất. * Màu đỏ thuộc Hỏa, ấy là sao Vinh-hoặc thuộc về hướng Nam. Nơi người thuộc Tâm. Ở can chi là Bính, Đinh. CHƯƠNG VIII * Màu vàng thuộc Thổ, thuộc sao Tấn-tinh ở vào trung-ương. Nơi người thuộc tạng Tỳ. Can chi thuộc Mậu, Kỷ. (xem thêm ngũ-hành sinh khắc) Ngũ-hành trên HÀ-ĐỒ. Tóm lại Ngũ-hành theo phương vị Hà đồ có các vị trí sau: - Hành Thuỷ ở phương Bắc. - Hành Hỏa ở phương Nam. - Hành Mộc ở phương Đông. - Hành kim ở phương Tây. - Hành Thổ ở Trung-ương (ở giữa) Hình trên chỉ cho thấy rõ phương-vị của Ngũ-hành, nếu hợp những phương-vị sau đây với tám quẻ của Hậuthiên Bát-quái thì sẽ có được những thể của 8 quẻ theo Ngũ-hành. 3- TIÊN-THIÊN DƯƠNG NGŨ-HÀNH Như trên đã nói các dương số là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là Tiên-thiên dương Ngũ-hành: Số 1- Là nguơn TINH thuộc Thủy là Nhâm thủy. Số 3- Là nguơn TÁNH thuộc Mộc là Giáp mộc Dịch Lý Cao Đài Trang 525 Dịch Lý Cao Đài Trang 526

268 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII Số 5- Là nguơn KHÍ thuộc thổ làm Mồ Thổ. Số 7- Là nguơn THẦN thuộc hỏa làm Bính hỏa. Số 9- Là nguơn TÌNH thuộc kim làm Canh kim Đó là ngũ nguơn. Hễ ngũ nguơn đủ rồi thì có ngũ Đức ở trong. Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. - Nguyên TINH là thứ tinh chẳng phải tinh. Thể của nó thuần-túy phát ra thành TRÍ. - Nguyên TÁNH là thứ tánh không, có tánh thể của nó nhu từ (chiều-chuộng hay thương xót) phát ra thành NHÂN. - Nguyên TÌNH là thứ tình không, cái tình thể của nó can liệt (cứng cỏi, ngay thẳng) phát ra thành NGHĨA. - Nguyên KHÍ là thứ khí không, cái khí thể của nó a/- Khái-niệm: thuần-nhất (ròng là một) phát ra thành TÍN. Các số chẵn gọi là số âm, như: 2, 4, 6, 8, 10. (Nguyên hay ngươn cũng là một nghĩa) Số 2 là Thức Thần thuộc hỏa làm Đinh hỏa. Ngũ Nguơn là khí của Ngũ-hành, ngũ Đức là tánh Số 4 là Quỉ phách thuộc Kim làm Tân kim. của Ngũ-hành. Ngũ nguơn, ngũ-đức sanh tại lúc Tiênthiên ẩn trong khí Hậu-thiên. Số 8 là Du hồn thuộc Mộc làm Ất Số 6 là trược tinh thuộc Thủy làm Quí thủy. mộc. Đương lúc con người ta thai bào còn hỗn độn; một khí hỗn-luân, hình tích tuy chưa lộ, mà cái lý của nó có sẵn đủ rồi, chỗ gọi vị sanh xuất nghĩa là chưa sanh ra như trong họa-đồ ở chính giữa có số 5. Năm điểm tụ lại một chỗ mà tượng hình Thái-cực. Cổ nhân dạy người phải tìm giữ cái diện mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra là chỉ vào đấy, do bởi việc nầy xảy ra trước khi sanh thân, nên gọi là Tiên-thiên. 4- HẬU-THIÊN ÂM NGŨ-HÀNH Số 10 là Vọng ý thuộc Thổ là Kỷ thổ. Đó là ngũ-vật. Hễ ngũ vật đủ rồi thì có ngũ-tặc ở trong đó. Ngũ-tặc là: Mừng, Giận, Buồn, Vui, Muốn. Du-Hồn chủ sự ứng có tánh lành nên xúc động đến thì thành giận (nộ). Thức-Thần rất linh-thiêng, có tánh tham, xúc động đến thì sanh muốn (dục) thuộc Hậu-thiên ngũ-vật. Ngũ-tặc tuy là do ngũ-hành hóa ra mà trong đó có chỗ phân biệt. Trong ngũ-vật Tinh, Thần, Ý, đều sanh sau duy có Hồn, Phách sanh ra trước hết. Hồn lại còn sanh trước Phách nữa, HỒN là hột giống luân-hồi đời đời kiếp kiếp, làm người hay làm quỉ là nó; làm Thánh, làm Hiền cũng là nó; làm lành làm dữ cũng là nó, mang lông đội sừng cũng là nó. Thân này tuy chưa sanh chớ nó đã có trước rồi, còn khí tuy chưa tuyệt Dịch Lý Cao Đài Trang 527 Dịch Lý Cao Đài Trang 528

269 CHƯƠNG VIII chớ nó đã đi trước rồi. Trong lúc con người vừa thoát thai chào đời, oa oa tiếng khóc, là lúc Hồn nhập khiếu. Hồn vừa nhập khiếu thì nó thọ Hậu-thiên khí; một khí hiệp cùng Tiên-thiên Nguơn-tánh. Cái giả mượn cái thiệt mà tồn tại. Cho nên, anh-nhi xổ ra mà không có tiếng oa oa thì chẳng thành con người, vì du-hồn chưa nhập. Tuy là có nguơn tánh mà một mình đâu có tồn tại được. Cái giả nhờ cái thiệt mà tồn tại. Cái thiệt nhờ cái giả mà hơn lên. Còn Phách thì lấy phần linh của khí huyết thọ kim khí mà đoàn-kết. Hồn là một vật hay rời rạc chẳng định, lìa cái này thì bắt cái kia, lìa cái kia thì bắt cái nọ, luân-hồi không cùng, nhiều kiếp mà chẳng hề hư hoại. Phách mất hay còn đều do thân này. Thức thần tuy thọ hỏa-khí mà sanh chớ cũng ở trong hồn mà ra. Trược tinh tuy thọ thủy mà sanh chớ cũng do phách mà thành, Ý là tư-lự động tác dùng nó mà xử khiến. Tinh, Thần, Hồn, Phách cũng là tứ-vật. Ngũ-vật, ngũ-tặc đều có sau khi sanh thân này nên gọi là dĩ sanh xuất, nghĩa là đã sanh ra rồi. Do bởi việc này xảy ra sau khi sanh thân nên gọi là hậu-thiên. Còn Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đã trược mà lại có hình chất nên không được kể vào đây. Lúc ban sơ mới sanh, hậu-thiên ngũ-hành với tiênthiên ngũ-hành hai cái hiệp chung làm một. Ngũ-vật nhờ ngũ-nguơn dẫn dắt, còn ngũ-tặc nhờ ngũ-đức kềm chế, mỗi khi cử-động đều là Tiên-thiên làm chủ-tể, Hậu-thiên chẳng qua là tay sai mà thôi. Cho nên hồi anh-nhi vô-thức, vô-tri thì tốt lành, chẳng có một mảy dữ là chí Nhân (nhân cùng bực). Nhân ấy là mối manh của nguơn-tánh. Nhân ngã đều quên là chí nghĩa, nghĩa ấy là mối manh của nguơn-tình. Thế nên, sách Tam tự kinh khởi đầu bằng câu Nhơn chi sơ tánh bổn thiện (con người mới sinh ra ra cái bổn tánh vốn hiền lành). CHƯƠNG VIII Thinh sắc cũng mê là chí Trí, ấy là mối manh của nguơn-tinh. Tâm-khí bình-hòa là chí Lễ, Lễ ấy là mối manh của nguơn-thần.. Một lòng thành chẳng đổi hay là chí Tín. Tín ấy là mối manh của nguyên khí. Lúc nó tịnh là ngũ nguơn khí, nó động là ngũ đức. Mà động tịnh đều là tiên-thiên hành sự. Trong lúc đó dẫu mừng, giận, buồn, vui nhưng đều vô-tâm cả. Mừng mà không giữ lâu (bám chặt) Giận mà không đổi đạc (giận lâu) Buồn mà không xót-xa (đau đớn) Vui mà không thái-quá (dâm dật). Mừng, Giận, Buồn, Vui chưa phát thì gọi là TRUNG, chừng nó phát ra rồi trúng tiết (nhầm lễ) thì gọi là HÒA. Trung với Hòa có ý-nghĩa là không dục-vọng, không dục-vọng ắt là tinh, thần, hồn, phách, ý, mỗi thứ đều yên ngôi, vâng theo mạng lịnh Tiên-thiên. Đức Hộ-Pháp có dạy Vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chơn tánh là vậy. Tiên-thiên, Hậu-thiên, Âm Dương giao phối tinhhoa trong nhị ngũ mà hiệp đúng phép mới đoàn-kết. Hoặc Tiên-thiên động thì Hậu-thiên thành, chơn không rời giả, giả chẳng rời chơn. Chơn nhờ giả mà vẹn toàn, giả nhờ chơn mà tồn tại. Trọn hết là một khí, không chút nào tổn thương; đầy-đủ như ngũ-hành trong họa-đồ. 5- Cổ Hà-đồ Dịch Lý Cao Đài Trang 529 Dịch Lý Cao Đài Trang 530

270 CHƯƠNG VIII Âm dương đồng ở một chỗ, tượng hình một khí lưuhành. Cổ-nhân dạy người phải nương lấy cái sanh diện, nghĩa là cái diện-mục của mình khi mẹ sanh ra là chỉ vào đây. Đến năm 16 tuổi (nhị bát) Tiên-thiên khí đầy đủ, Dương cực thì Âm lần sanh và giao tiếp với Hậu-thiên nên hồn-phách chẳng định, Thức Thần nổi lên thì khai tinh khiếu (cửa lọc tinh ba), ý loạn, tâm mê, ngũ-vật đều dấy lên, ngũ-tặc phá hại, ngũ-nguơn, ngũ-đức tiêu mòn dần. Như vậy ngày nầy qua ngày kia, năm kia tới năm nọ, âm khí thuần rồi dương khí tận, thì không chết sao được!? Đây là Đạo đi thuận thì sanh ra con người. Duy bực Thánh-nhơn có học phép tiên-thiên mới biết bảo dưỡng lúc tiên-thiên chưa tuyệt, mới biết thối âm khi hậu-thiên khởi sanh. Thánh-nhân lấy cái hậu-thiên mà hàm dưỡng tiên-thiên, lấy cái tiên-thiên mà chế hóa hậu-thiên, chánh đạo vô-vi thẳng vào cõi Thánh. Cái Đạo vô-vi chẳng ra ngoài cái diệu-lý của Hà-Đồ bắt từ trong mà sanh ra âm-dương ngũ-hành, tức là đạo thuận-sanh, sanh ra con người. Còn ngũ-hành âm-dương CHƯƠNG VIII trong Hà-Đồ hiệp nhau trọn hết là một khí, tức là đạo nghịch vận sanh ra Thánh-nhân. Nghịch-vận không phải lấy nghĩa phản huờn, ấy là đem ngũ-hành tàng ẩn như trước (trả lại) nơi Trung huỳnh Thái-cực (Tâm). Đây cho thấy trở lại cái diện mục hồi lúc cha mẹ chưa sanh. Mạnh-Tử nói rằng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí bốn đức tánh nầy căn cứ tại Tâm. Cái sắc anh-hoa của nó hiện nơi mặt đầy-đặn, hình ra sau lưng, oai-nghi bày ra tay chân. Tay chân chẳng đợi mình bảo mà tự-nhiên hiểu biết cửđộng hiệp nghi (như cái tay chẳng đợi bảo phải cung khoanh mà tự nhiên biết cung kính; cái chân chẳng đợi bảo trung-hậu mà tự nhiên biết trung-hậu. (Tận-Tâm thượng /Mạnh-Tử) Nguyên-nhân là tâm làm chủ cả cái thân có đủ các đức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nếu lấy một cái Tâm mà vận Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ròng là Thiên-chơn hành-sự. Ngũvật, Ngũ-Tặc đều theo lệnh nó, khiến ngũ-hành đoàn-kết, Tứ-tượng hòa hiệp thì TÁNH tức là MẠNG; MẠNG tức là TÁNH. Tánh Mạng một nhà, âm dương trọn hòa. Hình Thần đều đặng huyền-diệu cùng Đạo hiệp một lẽ Chơn, căn cứ tại Tâm mà sanh sắc anh hoa. Chẳng đợi bảo mà hiểu biết tự-nhiên, như thế cái tâm đó mới gọi là tâm không (không phải cái tâm không biết rung động), mà gọi là thiên địa chi tâm 天地之心 (tâm của trời đất), ngũhành không sao đến đó được, tứ đại khó xông pha vào đấy, chỗ mà Thánh-nhân gọi là Huyền-tẫn là nó đây vậy. Caí không phương-hướng, không định chỗ nơi, nghĩ ra ắt sai, bàn lại thêm quấy, chẳng thể lấy lời mà dạy, lấy bút mà tả, khép mở có giờ, động tịnh như chẳng chấp chẳng lịch, tột trúng tột linh gượng kêu là THÁI-CỰC, gượng vẽ ra cái nầy không (0). Ấy là một điểm ở chính giữa Hà Đồ. Dịch Lý Cao Đài Trang 531 Dịch Lý Cao Đài Trang 532

271 CHƯƠNG VIII Nhưng bởi cái tâm này là gốc rễ của Trời Đất, cội nguồn của Tánh-mạng, chỉ có người Tu Chơn mới có được Tâm này. Đức PHẬT-MẪU có dạy rằng: Gắng sức trau-giồi một chữ Tâm, Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm. Tâm thành ắt đạt đường tu vững, Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm. Tâm aí nhơn sanh an bốn biển, Tâm hòa thiên-hạ trị muôn năm. Đường tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn, Có buổi hoài công bước đạo tầm. Nơi Trí-Huệ-Cung có để thể-pháp: Ba vòng vô-vi gắn liền nhau như mắc-xích biểu-tựợng cho Tam-giáo, Tam-bửu, tam thể xác thân. Người tu đắc đạo là lúc ngũ-khí triều nguyên, tam huê tụ đảnh. Đây chính là tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài Tam-Giáo Qui-Nguyên Ngũ-Chi Phục-Nhứt. Cái Tâm đó lớn không có chi lọt ra ngoài, mà nhỏ thì không có chi xen vào trong. Có phải chăng biểu-tượng này Đạo Cao-Đài đều tôn thờ. Đó là Thiên-nhãn, là điểm Linh-Quang, là trí Bác-Nhã Người tu gọi cái tâm này là tâm không (chơn không mà diệu hữu biến-hóa vô cùng). Cái Tâm không.: Hễ ai đặng cái tâm này thì ra tử vào sanh (về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống). Ai mất nó thì ra sanh vào tử (mê-muội tối tăm phải bị trầm-luân khổ hải). Trước nói Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí căn cứ tại Tâm là chỉ cái tâm này đây. Trong cái tâm này có khí ngũ-hành mà không có hình chất ngũ-hành. Nó ẩn trong ngũ-hành mà chẳng bị nhốt trong ngũ-hành. Gốc nó tại lúc cha mẹ CHƯƠNG VIII chưa sanh sắp về trước. Hiện ra lúc cha mẹ sanh rồi sắp về sau. Nó vắng lặng chẳng động, cảm xúc liền hay cho nên chủ-tể bốn Đức (tứ Đức) Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Vì nó biến hóa ra được 4 Đức này nên còn có tên là TÍN 信 Tín đây không phải là chữ tin thuộc về lời nói; Ấy là chữ tín do âm dương hiệp chung làm một, chơn thật không dối.chơnthật là không dối trá (là chơn không), mà chơn-không là diệu-hữu. Không mà chẳng không, chẳng không mà không. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều có đủ trong đó. Công-phu vô-vi là mượn sức Đạo làm cho toàn hình. Mượn sức đạo làm cho toàn hình ấy là dùng Tín mà thâu hết Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí, tức là đem Nhân-Nghĩa-Lễ- Trí gom về một chữ Tâm, gom về một chữ Trung. Tín- Tâm-Trung cả ba tên đều là một KHÍ. Một khí lưu-hành ngũ-nguyên ngũ-đức, đoàn-kết không tan, hiệp trọn về một Thái-cực, chẳng sẫm chẳng lậu, thì hậu-thiên ngũ-vật, ngũ tặc cũng đều hóa ra dương. Tiên-thiên-khí và Hậu-thiên-khí, hai khí hiệp chung làm một thể ắt tu tánh xong (Trong công phu tu tánh đã có tu mạng rồi khỏi phải tu mạng nữa). 6- Nguyên-lý tạo thành 64 quẻ kép Đạo Bát-quái cũng có âm dương và quái nầy lại đặt chồng lên với 8 quái kia mà biến thành 64 quẻ kép (8x8=64) biến-hóa vô cùng mà tạo nên vạn-vật. Một quẻ đôi có 6 vạch, mỗi cái ba vạch dầu trên hay dưới là lấy ý tam tài: Thiên-Địa-Nhân cho có cặp, mỗi tài đều có Âm Dương của nó. Bát-quái chính là Âm Dương của Tứ-tượng (mỗi thứ trong Tứ-tượng đều có âm dương). 64 quẻ tức là khí do âm dương của Tứ-tượng phối hiệp mà sanh ra. Bát-quái sắp xếp rồi chồng lên với nhau tức là âm dương tương-giao thì sự sanh sanh chẳng ngớt, há chỉ có Dịch Lý Cao Đài Trang 533 Dịch Lý Cao Đài Trang 534

272 CHƯƠNG VIII 64 quẻ mà thôi đâu! Thế nên mới nói rằng Bát-quái biếnhóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế-giới. Vẽ quẻ mà dừng ở 64 quẻ là vì đạo của Trời đất chẳng qua là âm dương của Tứ-tượng biến-hóa ra đó mà thôi. Tứ-tượng hiệp lại do âm và dương thì gọi là Bátquái. Một quẻ đi khắp các ngôi chọi với 8 quẻ. 8 quẻ đi khắp các ngôi chọi với 64 quẻ, ngàn quẻ, muôn quẻ đều chẳng ra ngoài 64 quẻ đó được. Vậy lấy cái gì mà hành khí, có phải là 64 quẻ đó chăng? Và 64 quẻ là do 8 quẻ đặt chồng lên nhau thành (8x8)=64 quẻ. Tám quẻ là do Tứ-tượng sanh ra (4x2=8). Tứ-tượng là do Lưỡng-nghi sanh ra (2x2=4). Lưỡng-nghi chỉ là một khí THÁI-CỰC (O) lưu hành. Thế thì Thái-cực là căn bổn của muôn sự biến-hóa, là Tổ-Khí sanh ra muôn vật. Có Thái-cực này mới có Âm Dương. Có Âm Dương mới có Tứ-tượng. Có Tứ-tượng mới có Bát-quái (8 quẻ). Có Bát-quái mới có 64 quái. Nếu không có Thái-cực thì âm dương ở đâu mà có, Tứ-tượng ở đâu nảy sanh, tám quẻ ở đâu thành hình? 64 quẻ ở đâu mà vận hành?. Vua Phục-Hi vẽ họa-đồ lấy quẻ sanh ra quẻ có phải là chỗ huyền-diệu của số sanh trong Hà Đồ không? CHƯƠNG VIII Muôn hình tượng sanh ra từ trong chỗ biến-động. Có biến-động rồi mới có Kiết, Hung, Hối, Lẫn (hối-hận). Thiên-hạ vận-dụng hằng ngày theo đó, thế mà không rõ Thánh-nhơn đã tìm ra được cái bổn-nguyên (cái gốc ban đầu) Tiên-thiên sanh ra các quẻ, nên cái nghĩa mầu-nhiệm nhờ đó mà phát lộ trọn hết cái bổn lai chơn-tâm của người rỗng tuếch, không mang theo một mảy lông, một sợi tơ nào. Trống không đến cùng cực (o) hay cũng gọi là VÔ (không) tức là Thái-cực, ấy chỗ gọi Vô danh thiên địa chi thủy 無名天地之始. Nghĩa là cái không tên kia là đầu mối của Trời Đất, nhưng cái Hư-Vô Thái-cực này chẳng phải là một vật bất động mà là một vật sống, linh động, trong đó có ẩn một điểm (o). Sanh cơ điểm này gọi là khí Tiên-thiên chơn nhứt, là cội Tánh mạng của con người, là nguồn của Tạo-Hóa, là gốc của sanh tử. Trong hư-vô có ngậm chứa (tiềm tàng chưa phát lộ) một khí chẳng có chẳng không (sự tư tưởng hay ý-tưởng), chẳng phải HỮU (sắc) chẳng phải VÔ (không), rất là hoạt bát, lại cũng gọi là chơn không. Ấy là chỗ gọi Hữu danh vạn vật chi mẫu 有名萬物之母 nghĩa là cái có tên kia là mẹ sanh của muôn loài (Đó là lời nói phát sanh từ cái miệng). Một Khí-Hư-Vô đã có một điểm sanh cơ ở trong đó (tượng là vòng tròn có một điểm tâm) là Thái-cực ngậm chứa một khí, tức là câu: Nhứt tự hư-vô triệu chất 一字虛無兆質. Một khí đã lộ chất thì không thể chẳng động chẳng tịnh. Động làm Dương, Tịnh làm Âm. Cái động cái tịnh nầy sanh ở trong một khí chánh là: Lưỡng-nghi nhân nhứt khai căn. Đã có động có tịnh; động hết sức rồi tịnh, tịnh hết sức rồi động thì Tánh, Tình, Tinh, Thần có ngụ ở trong đó là Lưỡng-nghi sanh Tứ-tượng 兩儀生四象. CHÁNH là Tứ-tượng bất ly nhị thể 四象不離二體 Dịch Lý Cao Đài Trang 535 Dịch Lý Cao Đài Trang 536

273 CHƯƠNG VIII Đã có Tứ-tượng là Tánh, Tình, Tinh, Thần thì mỗi tượng đều có động tịnh, đó là Tứ-tượng sanh Bát-quái. Bát-quái sanh khắc lẫn nhau mà hộ vi tử-tôn (cái này sanh cái kia, cái kia sanh cái khác nữa làm con cháu lẫn cho nhau). Sáu mươi bốn quẻ bởi đó mà nảy sanh muôn hình vạn trạng, biến động cũng từ đó mà hóa ra, bởi vì: Muôn hình gốc ở tám quẻ (gọi là bát-hồn). Tám gốc ở Bốn (tượng) Bốn tượng gốc ở hai (nghi) Hai nghi gốc ở một (khí) Một gốc ở HƯ (vô) Hư-vô là mối đầu của (Khí chi thể). Một là mẹ sanh của khí (khí chi mẫu). Hư-vô là THỂ, một Khí là DỤNG. Thể Dụng như một, hai chia bốn hoặc tám hoặc muôn, đều vận-dụng ở trong một Khí-Hư-Vô thì có gì Kiết, Hung, Hối, Lẫn được? Bằng một Khí-Hư-Vô thì động tịnh chẳng hợp thì bốn khí chẳng còn điều-hòa, tám quẻ thổ loạn, muôn hình biến-động thì chừng đó mới có phân ra kiết, hung, hối, lẫn. Cái chỗ bí-mật nầy ai không biết nó mà thuận theo khí âm-dương (tức là sống theo lối nhị-nguyên) thì có sống có chết, muôn kiếp trầm-luân. Cho nên nói thiên-hạ vận-dụng hằng ngày theo đó mà chẳng rõ: Ai biết nó mà nghịch với khí của dương thì: RA chết VÀO sống, lên ngay cõi Thánh. Cho nên nói Thánh nhân tìm ra được cái bổnnguyên (dụng nó hằng ngày mà chẳng rõ là nói chẳng hiểu thấu, rõ biết một Khí-Hư-Vô. Tìm ra được cái bổn nguyên là nói gìn-giữ được một Khí-Hư-Vô là chân tâm mình đó vậy.trời đất sử khiến được vật có hình chớ không thể sử khiến vật không hình, sử khiến được kẻ có tình chớ không sử khiến kẻ vô tình. Sử khiến được kẻ hữu-tâm chớ không thể sử-khiến kẻ vô tâm. CHƯƠNG VIII Tìm ra được cái bổn-nguyên, đặt cái tâm mình ở hưvô, dưỡng tâm ở một khí, tuy rằng có Lưỡng-nghi, Tứtượng, Bát-quái, 64 quẻ nhưng cả thảy đều vận dụng tại chỗ căn bổn là HƯ-VÔ, chẳng hề sanh ra bao giờ, muôn hình đều không, duy có một cái đó (o). Thử hỏi cái đó là sự vật trong một Khí-Hư-Vô thì làm sao kiết hung gia cho mình, hối lẫn gần bên mình được? Cách sanh quẻ và sắp quẻ của Phục-Hi rất hay. Hay là ở chỗ tám quẻ sấp thành quẻ: Kiền dương kiện lúc đầu tiên. Khôn âm thuận lúc cùng cuối. Khi âm dương mới sanh thì cả hai đều ở trung-uơng. Kiền đầu tiên là Kiền dịtri: dễ biết Khôn cùng cuối là Khôn giản-năng (gọn làm) * Đứng về một Trời Đất thì gọi là dị tri giản năng. * Theo đạo người mà gọi (thì gọi là) Lương-tri lương-năng hoàn-toàn là thiên-lý. Cho nên một động một tịnh đều lấy một điểm hư bạch (một vòng trắng 0) ở chính giữa mà lập căn cơ. Ở chỗ không quẻ mà sanh quẻ, nếu con người tìm ra được bổn-nguyên thì bỗng nhiên sẽ thấy cái bổn lai diện mục, tức là chơn-tướng mới là biết một Khí-Hư-Vô ngậm chứa sự vật. Tột trống mà ngậm chứa tột đặc. Không hình mà hay biến hóa, cho nên biến hóa vô cùng. Dịch Lý Cao Đài Trang 537 Dịch Lý Cao Đài Trang 538

274 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII C- PHỤC-HI TIÊN-THIÊN LỤC-THẬP-TỨ QUÁI PHƯƠNG-ĐỒ (64 quẻ trên đồ hình vuông của Phục-Hi) Trên đây là sự tóm lược của 64 quẻ kép, tức nhiên đều do tám quẻ gốc. Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn rồi nhân đôi lên mà thành. Quẻ đơn là quẻ chỉ có 3 hào, quẻ kép là quẻ có 6 hào (tức là gấp đôi lên). Sau đây là Phương-pháp thực-hành: 1- Tám quẻ gọi là Bát Thuần Đầu tiên lấy một quẻ làm chuẩn, thí-dụ là quẻ Càn, nếu Càn đặt chồng lên Càn nữa, thành ra Bát-Thuần Càn (biệt số là 11) Tại sao gọi là Bát Thuần? - Tức là tám cái tinh ròng, chỉ có tám quẻ này duy nhứt do chính quẻ ấy đặt chồng lên quẻ ấy mà thôi. Như trên đã thấy ở quẻ Bát-Thuần Càn. Tương-tự: còn lại 7 quẻ nữa là Bát-Thuần Đoài (22), Bát-Thuần Ly (33), Bát- Thuần Chấn (44), Bát-Thuần Tốn (55), Bát-Thuần Khảm (66), Bát-Thuần Cấn (77), Bát-Thuần Khôn (88). Với 8 quẻ thuần này thì được gọi bằng chính tên của nó (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), quẻ kép này có được đặc-tính của hai quẻ đơn họp lại mà thành... Biệt số do đâu mà có? Bởi càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đó là số của Bát-quái quẻ đơn. Khi tạo thành quẻ kép thì cũng lấy chính số quẻ ấy ghép liền với số của quẻ kế tiếp sẽ là biệt số của hai quẻ kết họp Dịch Lý Cao Đài Trang 539 Dịch Lý Cao Đài Trang 540

275 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII lại nhau Thí dụ: quẻ Càn số 1; mà Bát-Thuần Càn tức là Càn Càn, biệt số là 11; thuần Ly (Ly số 3) là 33. Nếu với hai quẻ khác nhau như: Càn vi Thiên số 1 họp với Đoài vi Trạch số 2, bấy giờ tên quẻ sẽ đọc là Thiên-Trạch Lý (cách đọc quẻ thì có phương-pháp chung, tên LÝ là do Thánh-nhân đặt, căn-cứ vào ý-nghĩa của hai quẻ họp lại. (Sẽ bàn sau) 2- Sự biến-hóa thành quẻ kép Tính-chất của mỗi quẻ là: * Càn vi Thiên (Càn là trời) tượng sự cao cả, là ngôi tôn quí, là Cha, Vua. * Đoài vi Trạch, tức là đầm, ao, hồ chứa nước. * Ly vi Hỏa, Ly là lửa. * Chấn vi Lôi, Chấn là sấm. * Tốn vi Phong, Tốn là gió. * Khảm vi Thủy, thủy là nước. * Cấn vi Sơn, sơn là núi. * Khôn vi Địa, Khôn là đất. Khi các quẻ được phối-hợp với nhau, thì: Thứ nhất không còn gọi chính danh của nó nữa, mà phải gọi nghĩa của nó. Thí-dụ: CÀN VI THIÊN ĐOÀI VI TRẠCH THIÊN TRẠCH LÝ Dịch Lý Cao Đài Trang 541 Dịch Lý Cao Đài Trang 542

276 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII 3- Cách đọc 64 quẻ trên đồ vuông của Phục-Hi một hào dương treo lơ-lửng trên 5 hào âm, báo động cho một nguy-cơ khốn đốn không thể tránh khỏi. Quẻ đơn CÁCH ĐỌC QUẺ KÉP TRÊN KHÔN CẤN KHẢM TỐN CHẤN LY ĐOÀI CÀN DƯỚI CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 CÀN 1 Biệt số Tên quẻ Thái Đại Súc Nhu Tiểu Sú c Đại Tráng Đại Hữu Quyết Thuần Càn Đây là cách đọc quẻ kép trên đồ hình: Dòng trên tức là dòng thứ nhất khởi từ Khôn 8 cho đến cuối là càn 1 (hàng ngang) Dòng dưới là dòng thứ hai, đều là càn 1, đến chữ cuối cùng. Hai quẻ này phối hợp nhau sẽ cho các quẻ ở hàng thứ ba. Như ở quẻ có biệt số 81: là do Khôn vi Địa số 8 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép là Địa Thiên Thái, biệt số là 81. Một biệt số nữa là 71 do quẻ Cấn vi Sơn số 7 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép có tên là Sơn Thiên Đại-Súc cứ thế tiếp-tục đến quẻ thứ 64 Vậy, nhìn chung cột đứng thứ nhất, tức là các quẻ khi phối hợp nhau sẽ đặt phía dưới. Cột nằm ngang, khi phối hợp thành quẻ kép sẽ đặt phía trên. Các hình-thức quẻ, xin nhìn ở bảng lập thành ở trên, còn bảng này là tên của quẻ có kèm theo biệt số. Thí-dụ: Cột đứng thứ nhất là khôn số 8, đặt chồng lên Khôn số 8 nữa, hợp số sẽ là 88, tên quẻ là Bát-Thuần Khôn. Cột ngang quẻ Cấn số 7 đặt chồng lên khôn số 8, biệt số là 78, (Cấn vi sơn, Khôn vi địa) tên quẻ là Sơn Địa Bác. Bác có nghĩa là vật sắp sụp đổ, như tượng quẻ chỉ có Với 64 quẻ như vậy là 64 trường-hợp khác nhau, để chỉ những biến-cố trong ngày, tháng, năm, hoặc một chukỳ dài hạn: một đời người, một thế kỷ, vận, hội Bản-đồ tròn là vận ở ngoài, bản-đồ vuông thì vận ở trong là chỉ Trời ĐỘNG đất TỊNH. Một khí đi đi lại lại, lấy Kiền-Khôn làm bao la (bao-quát). Lấy lục thiếu (6 quẻ nhỏ) Chấn-Tốn, Khảm-Ly, Cấn-Đoài làm biến-hóa. Dương nghịch thì Âm sanh. Dương thuận thì Âm thoái. Tứ thời hành thì trăm vật sanh. Cái đạo Tiên-thiên tạo-hóa tới đây là rõ ràng rồi. Nhưng cái đạo trong vuông ngoài tròn, trời động, Đất tịnh lại còn ở chỗ bí-mật. Quẻ sấp làm hai bảng đồ vuông tròn mà thôi. Thiệu-Tử cũng không thể viết ra cho người thấy, chỉ lấy hai bản-đồ vuông tròn hiệp làm một bản-đồ trong vuông ngoài tròn mà thôi. Phục-Hi chẳng phải là không muốn dạy, nhưng dạy chẳng qua là vẽ các quẻ làm bản đồ, còn phần nào không thể vẽ quẻ làm bản-đồ thì không dạy được. Thiệu-Tử chẳng phải là không muốn viết ra, chẳng qua là làm bản-đồ trong vuông ngoài tròn, còn phần sở dĩ nhiên (lý-do làm sao mà ra vậy) không ở tròn vuông, không dính với tròn vuông thì không viết ra được. Nhưng có quẻ có bản-đồ, những chỗ không dạy không viết ra được, ta có thể suy tìm. Dịch Lý Cao Đài Trang 543 Dịch Lý Cao Đài Trang 544

277 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII D- HẬU-THIÊN BÁT-QUÁI của VĂN- VƯƠNG (Bát-Quái Hậu-Thiên của vua Văn-Vương) Bát-Quái Hậu-thiên của vua Văn-Vương cũng là quẻ của vua Phục-Hi đã vẽ ra, chớ chẳng phải là một Bátquái khác. Khác là trong các quẻ đã thành lập mà lại nhận thấy một thứ đạo-lý riêng biệt cho nên đổi nghĩa quẻ và khí của quẻ mà phát-minh điều vua Phục-Hi chưa phát-minh chớ không phải cượng cầu bịa đặt. Như Càn là lão dương, tổ-tông của các khí dương, làm cha. Khôn là lão âm, chủ tể của các khí âm, làm mẹ. - Cha Mẹ phối nhau, âm dương hiệp nhau, tất nhiên sanh ra con trai con gái. Cho nên khi Kiền đi lại với Khôn, gặp được cái vạch dưới cùng (sơ hào) của khôn thì sanh ra Tốn làm trưởng nữ (con gái lớn). - Khi Khôn đi lại với Kiền, gặp được cái vạch dưới của (Càn) Kiền thì sanh ra Chấn làm trưởng nam (con trai lớn). - Khi Kiền đi lại với Khôn lần nữa, gặp được cái vạch giữa (trung hào) của Khôn thì sanh ra Ly làm trung nữ (con gái giữa). - Khi Khôn đi lại với Kiền nữa, gặp được cái vạch giữa của Kiền thì sanh ra Khảm làm trung nam (con trai giữa). - Khi Kiền đi lại với Khôn lần thứ ba, gặp được cái vạch trên (thượng hào) của Khôn thì sanh ra Đoài làm thiếu nữ (con gái út). Dịch Lý Cao Đài Trang 545 Dịch Lý Cao Đài Trang 546

278 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII - Khi Khôn đi lại với Kiền lần thứ ba, gặp được cái vạch trên của Kiền thì sanh ra Cấn làm thiếu nam (con trai út). Quẻ Kiền gặp được ba hào âm của Khôn, thì dương biến làm âm bèn sanh ba gái. Quẻ Khôn gặp được ba hào dương của Kiền, Âm biến làm dương bèn sanh ba trai. Trai gái đã sanh thì trai theo cha, gái theo mẹ. Kiền coi hết ba trai ở hướng Tây-Bắc. Khôn coi hết ba gái ở hướng Tây-Nam, Kiền là Lão phụ (cha gìa), ba hào khí chơn dương lọt về tay của ba con trai nên kiện đức thâu liễm phải ẩn núp cảnh Tây-Bắc là hướng rất lạnh. Khôn là lão mẫu (mẹ già), ba hào khí chân âm đã lọt về tay của ba gái nên thuận tánh thất thường phải dời qua cảnh Tây-Nam là nơi sát cơ. LY được cái vạch âm ở giữa của Khôn, âm nhốt trong dương, âm mượn sức dương mà phát ra sáng, cho nên ở chánh Nam là hướng hỏa vượng. KHẢM Được cái vạch dương ở giữa của Kiền, dương ra trong âm, dương lọt vào âm mà làm ra thủy-triều (nước lớn nước ròng) cho nên ở chánh Bắc là hướng thủy vượng. CHẤN được cái vạch dương ở dưới của Kiền, hào dương đầu, chủ về sanh trưởng cho nên ở chánh Đông là hướng cây cỏ vượng. ĐOÀI đặng cái vạch âm ở trên của Khôn, hào âm cuối cùng chủ về tiêu-hóa, cho nên ở chánh Tây là hướng Kim (là hướng thuộc các loài kim) vượng. CẤN được cái vạch dương ở trên của Kiền, hào dương cuối cùng chủ về tịnh-dưỡng nên ở Đông-Bắc là hướng khí dương yếu. TỐN đựơc caí vạch âm ở dưới của Khôn, âm hào là hào âm đầu chủ về tiệm tiến, cho nên ở Đông-Nam là hướng khí dương thạnh.. Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc về dương tạo sanh muôn vật. Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc về âm, dưỡng thành muôn vật. Cha mẹ, trai gái, tự nhiên phối hợp với nhau để vận-hành khí của các quẻ. 64 quẻ Hậu-thiên cũng sanh ra tại đây. 64 quẻ sanh ra rồi thì có tạo có hóa, có sanh có thành. Tạo rồi lại hóa, hóa rồi lại tạo; sanh rồi lại thành, thành rồi lại sanh. Khi lớn, khi mòn, khi đầy, khi vơi không có lúc nào ngừng nghỉ. Đây là nói lúc sanh ra rồi cho nên gọi là Hậu-thiên. Dịch Lý Cao Đài Trang 547 Dịch Lý Cao Đài Trang 548

279 CHƯƠNG VIII CHƯƠNG VIII E- HẬU-THIÊN thuận hành Tạo-hoá đồ. F- LẠC THƯ Hậu-thiên là Đạo thuận sanh mà đạo nghịch vận cũng ẩn trong đó Quẻ LY vốn thuộc dương mà trở lại là con gái là ý nói ngoài dương mà trong âm. Âm ở ngôi giữa tức là chơn âm. Quẻ KHẢM Vốn là âm mà trở lại làm con trai là ý nói ngoài âm mà trong dương. Dương ở ngôi giữa tức là chân dương. - Dương ở ngoài là dương hậu-thiên, dương ở trong là dương tiên-thiên. - Âm ở ngoài là âm hậu-thiên, âm ở trong là âm tiên-thiên. TIÊN-THIÊN là chủ. Hậu-thiên là khách. Khảm Ly qua lại, nước lửa trợ nhau, lạnh nóng có giờ cho nên đủ sức thay thế cho Kiền Khôn mà vận hành tạo hóa. QUẺ CHẤN âm nhiều dương ít, làm con trai là ý nói Chấn là khí dương vừa mới thay, mà khí dương thay thì đủ sức giúp-đỡ khí âm. Quẻ ĐOÀI dương nhiều âm ít, làm con gái là ý nói Đoài là khí âm hiện phía ngoài, mà khí âm hiện thì đủ sức diệt khí dương. Chấn là sanh cơ, Đoài thì sát cơ. Kim Mộc hiệp nhau có sanh sát thấy rõ ràng cho nên đủ sức thay thế cho Kiền-Khôn mà đoạt thành Tạo- Hóa. Việc trong trời đất, tất cả đều có duyên cớ. Lập lại lời giảng của Thầy: Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ baoquát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung- Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi Thái-cực. Rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là Lưỡng-nghi. Lưỡng-nghi sanh ra Tứ-tượng. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là Tứ âm Tứ dương tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Đây là hình ảnh Bát-quái Hậu-thiên có đủ Tứ dương, Tứ âm: là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Theo thứ tự quẻ mà Thầy đã dạy như vậy thì ngoài Bát-quái Đồ-thiên mà chúng ta đã nói ở trên ra, tức là Bátquái Cao-Đài ngày nay, thì chỉ duy còn có Bát-quái Hậuthiên, mà trước đây khoảng năm các bậc tiền Thánh như Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử, đã lần lượt bổcứu thêm cho nhân-lọai hưởng nhờ đến ngày nay. Bát-quái Hậu-thiên duy khác Bát-quái Đồ-thiên ở điểm thứ nhất là khởi ở Càn nhưng quay thuận chiều kim đồng hồ. Trục đứng là Nam Bắc. Dịch Lý Cao Đài Trang 549 Dịch Lý Cao Đài Trang 550

280 CHƯƠNG VIII Điểm kế là phương hướng: Chiều đứng Ly Khảm ở Nam Bắc và chiều ngang là Chấn Đoài ở Đông Tây. Thứ tự là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Theo Hậu-thiên Bát-quái với phương-vị của Ngũhành, thì đã có 4 quẻ giữa có 4 hành chính yếu: CHƯƠNG VIII Ly tượng cho con gái giữa, gọi là trung-nữ. Khảm tượng cho con trai giữa, là trung-nam 1- Giải-thích lý-do của Ngũ-hành có mặt trên đồ Hậu-thiên như sau Theo đồ hình trên đây chia ra 2 phần dương và âm đó là đường thẳng xy đi qua giữa quẻ Chấn và Tốn, Đoài và Càn, tức là con đường giao nhau giữa âm dương. Bởi có sự giao-cảm của âm dương thì tất nhiên là sự cứng mềm giao nhau, tuy nhiên phải là đồng-loại mới có thể hòa với nhau được. Như dung-dịch nước hòa với nước chớ không hòa được với dầu Theo đường xy làm ranh-giới cho sự giao hợp của âm dương thì cái thể của hai quẻ Chấn, Tốn phải cùng một loại mà khác giống. Chấn tượng cho con trai trưởng, là trưởng nam Ly thuộc hành Hỏa Khảm thuộc hành Thủy Chấn thuộc hành Mộc. Đoài thuộc hành Kim. Theo trục đứng Nam Bắc là Ly Khảm. Duy chỉ có hỏa là đơn hành chỉ có Ly thuộc Hỏa. Quẻ đối là quẻ Khảm thuộc Thủy là đơn hành thôi. Vì các đôi quẻ này tương-đối nhau. Bởi: Hai quẻ Ly Khảm cũng đồng loại mà khác giống: Tốn tượng cho con gái trưởng là trưởng-nữ. Như thế cả hai quẻ này cùng loại (cùng đứng vào hàng trưởng), khác giống tức là Chấn giống đực (Masculin), Tốn là giống cái (Féminin) Nhưng, trục ngang Đông Tây là Chấn Đoài. - Mộc không phải là đơn hành, vì Chấn thuộc mộc mà Tốn cũng thuộc mộc, mà Chấn ở vào vị dương tức là dương mộc, quẻ Tốn ở vào vị âm tức là âm mộc. - Kim thì quẻ Đoài và Càn cũng cùng một loài, thuộc hành Kim, mà Càn ở vị dương, cho nên Càn là dương kim, Đoài ở vào vị âm nên là âm kim. Bản-đồ trên cho biết Chấn thuộc hành Mộc và Đoài thuộc hành Kim. Vì vậy Chấn và Tốn thuộc hành Mộc mà Càn và Đoài thuộc hành Kim. Vì những lẽ trên cho nên Dịch Lý Cao Đài Trang 551 Dịch Lý Cao Đài Trang 552

281 CHƯƠNG VIII mới thành Âm kim, dương kim; âm mộc dương mộc là vậy. Hỏi sao quẻ Khôn và Cấn thuộc Thổ? Hành thổ lại ở giữa Hà-đồ là nghĩa làm sao? - Giải về lý-do này lấy sự sinh khắc của Ngũ-hành mà giải: Hỏa ở hướng Nam sinh nó tức là Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Được Hỏa sinh mình, mình lại sinh người thì lại có sự trung chính, không chênh-lệch và hoà nhau. Như thế tức là nó còn nguyên-chất để phân chia cho hai quẻ Cấn và Khôn, hai quẻ tương-đối nhau và là hai quẻ chót chưa được tiêu-biểu bằng thể gì, cho nên lấy tượng của nó là Khôn tượng là trái đất, Cấn tượng núi tức là đều có cái thể của hành Thổ vậy. Đây là hành Thổ ở trungương phân-phát cho hai quẻ ấy. Như vậy có một năng-lực đi phân cho Khôn thuộc về Âm gọi là âm thổ, một năng-lực thuộc dương đi phân cho Cấn, Cấn là dương thổ. Đây là nói sự phân chia của hành Thổ vậy. Ngoài ra quẻ Khôn xen vào giữa Ly (hỏa) và Đoài (kim) thì ta lấy lý Ngũ-hành sinh khắc ra mà giải thì trong âm-nghi có sự sinh khắc của Ngũ-hành đi từ Nam sang Tây tức là Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Trong dươngnghi thì sự khắc đi từ Đông sang Bắc tức là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Chấn, Cấn, Khảm ba quẻ khắc nhau ở thể dương. Ly, Khôn, Đoài ba quẻ sinh nhau ở thể âm. Nhờ vậy mới có sự tương-đối, tương đồng, hòa nhau mà muôn vật mới sinh ra được. Hóa cho nên về nguyên-lý của Dịch cho hành Thổ xen vào hai quẻ Cấn và Khôn rất thích-hợp với thiên-lý lắm. Ngũ-hành có sinh, có khắc, nguyên-tố này chế lẫn nguyên-tố kia, gọi là quan-hệ chế hóa, hễ nguyên-tố nào mạnh hơn tất thắng. Có phân thắng bại tất có cơ hòa. Có CHƯƠNG VIII cơ hòa tất có biến sanh. Sanh sanh, hóa hóa, rồi lại khắc. lại chế, lại hòa và trở lại biến sanh. Luật khắc chế, hòa, sanh ấy cứ luân luân chuyển-chuyển cũng lẽ thường, nó in khuôn rập với luật thành, trụ, hoại, không 成住壞空 đi theo từng giai-đoạn một. Trong trời đất không có cái gì thừa cũng không có cái gì thiếu, không có gì mất đi cũng không có cái gì thêm, chỉ là những phẩm-vật có sẵn từ khi Thầy tạo càn-khôn, nhưng là những phẩm-vật càng ngày càng tăng-tiến thêm lên mãi mãi về phương-diện tâm-đức. Do càng ngày càng toàn năng, toàn tri, toàn thiện, toàn mỹ để hiệp một cùng Thầy. 2- Ngũ-hành qua hai lý tương-sanh tương-khắc * Luật tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Đấy là vòng luân-chuyển vậy. * Luật tương sanh: Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sanh Kim. Luật Ngũ-hành có sinh, có khắc. Hễ sanh thì an-bày, vững đạt; còn khắc thì đổ vỡ, hư hoại. Luật trời thoạt hiện, thoạt biến chuyển-luân. Thế đất chuyển di, lòng người thay đổi. Ngũ tạng, lục phủ luânlưu. Vật-chất, thảo-mộc biến sanh, hủy-diệt cũng đều do lý Ngũ-hành. Nhưng hoặc lâu, hoặc mau là tùy ở hình chất của mỗi một thể hình. Lâu hay mau cũng đều có định-luật tất cả. Trong có có không, mà trong không có có. Vạn-vật thay màu đổi sắc mà tựu trung cũng vẫn những nguyên-tố ấy mà thôi. Dịch Lý Cao Đài Trang 553 Dịch Lý Cao Đài Trang 554

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ T H I Ệ N Q U A N G TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI IN LẦN THỨ NHẤT Nhà xuất bản San Martin, California, USA Vía Đức Quan Âm 19-9 Giáp Ngọ (2014) 2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

Số 76 Bản Tin Thế Đạo ngày

Số 76 Bản Tin Thế Đạo ngày Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 76 ngaøy 19-3-2017 TIN ÚC CHÂU: Tường Trình thành lập Điện Thờ Phật Mẫu tạm tại Châu Đạo Victoria, Melbourne, Úc Châu Điện Thờ Phật Mẫu theo mô hình mẫu số 3 do Hội Thánh thiết kế

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà),

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà), Gia đình, gia thất Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d

font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB). Nói đến Kinh dịch d Kinh dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến L ê Mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 : NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH Chương 2 : NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN Chương 3 : CÁC

More information

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi TÀI LIỆU DỊCH TLD-11 TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY CÙNG XÂY DỰNG VÀNH ĐAI KINH TẾ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THẾ KỶ XXI Cơ quan ban hành: Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị

More information

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện 0000023981 u EN THI KIM LOAN (Chu bien) HI HANH, LE THI NGUYET a * a a QUY TAC MO TA TAI LIEU THU5VIEN I a t NHA XUAT BAN THONG TIN VA TRUYEN THONG ThS. N G U Y E N THI KIM LO AN (Chu bien) PH A M TH I

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L

Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 L Danh Sách Mã Dự Thưởng Chương Trình Bốc Thăm May Mắn Tháng 6/2018 Mã số dự thưởng cho Khách hàng tham gia chương trình bốc thăm may mắn tháng 6/2018 Lucky draw entries for Lucky Draw Program for cycle

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

Phat giao - Tran Trong Kim.indd

Phat giao - Tran Trong Kim.indd PHẬT GIÁO Trần Trọng Kim Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB

More information

Phat giao - Tran Trong Kim.indd

Phat giao - Tran Trong Kim.indd PHẬT GIÁO Trần Trọng Kim Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB

More information

SỐ 3 HUYỀN-DIỆU

SỐ 3 HUYỀN-DIỆU Hay là TAM BỬU (TẬP 01) Tây-Ninh Thánh Địa, mùa hoa Đạo nở. Ngày 01 tháng 03 Vía Đức Cao Thượng-Phẩm (Tháng 4 năm 2007) Nữ Soạn-giả NGUYÊN-THUỶ 1 Trọng giá của TAM-BỬU mà CHÍ-TÔN ưa chuộng để dâng Đại

More information

Microsoft Word - GKPH I net.doc

Microsoft Word - GKPH I net.doc GIÁO KHOA PHẬT HỌC cấp một Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc 1 GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân,

More information

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc Một Cách Thiền Để Dưỡng Sinh Trong Thái Cực Quyền (Trích sách TẬP THÁI-CỰC DƯỠNG SINH, Let s Practice Nutri-Living TaiChi Exercises! Đỗ Quang-Vinh, Canada, 2013) Giáo Sư Đỗ Quang-Vinh 1-Thái-cực-quyền

More information

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th

TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v th TONG CONG TY BIEN LI/C MIEN BAC CONG TY BIEN LU~C HA TINH CONG HOA XA H 0I CHU NGfflA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: J b /PCHT-TC& NS V/v thong bao ket qua thi nang bac lirong dot 2 nam 2016

More information

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ

Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả củ T Ủ SÁCH PHẬ T HỌ C - T Ừ QUANG TẬ P 9 1 Mục lục TỦ SÁCH PHẬT HỌC TỪ QUANG TẬP 9 Tháng 7 năm 2014 (PL. 2558) TRONG TẬP NÀY: Chánh Trí : Đại Trai đàn Chùa Xá Lợi Pháp sư Diễn Bồi : Nhơn quả của Phật pháp

More information

MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU (trang ) CHƯƠNG I: (trang ) TÂN GIÁO CAO-ĐÀI 新教高臺 1- Đạo tâm bửu giám 2- Vạn vật phụ âm nhi bảo dương,trung

MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU (trang ) CHƯƠNG I: (trang ) TÂN GIÁO CAO-ĐÀI 新教高臺 1- Đạo tâm bửu giám 2- Vạn vật phụ âm nhi bảo dương,trung ĐẠO-TÂM BỬU-GIÁM 道心寶鑑 Nữ Soạn-giả NGUYÊN-THUỶ Mùa Hội-Yến Diêu-Trì-Cung Năm Bính-Tuất (2006) Ấn bản 09-2008 Tài liệu tham khảo kính biếu. http://dichlycaodai.com/ MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU (trang 001-004)

More information

Bí quyết niệm Phật tu tâm của pháp sư Sơn Ðường

Bí quyết niệm Phật tu tâm của pháp sư Sơn Ðường NIỆM PHẬT PHÁP YẾU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập ( 惕園毛凌雲敬緝 ) Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa (theo bản in năm 2002 của Tịnh Tông Học Hội Dallas, TX) Phật Lịch 2546-2002 Lời

More information