LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO

Size: px
Start display at page:

Download "LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO"

Transcription

1 LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO Nguyên tác BUDDHIST LOGIC Của TH. Stcherbatsky THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Việt DẪN NHẬP 1. Luận lý học Phật giáo là gì? Với môn Luận lý học Phật giáo, chúng ta hiểu được hệ thống luận lý học và nhận thức luận do hai Luận sư Phật giáo Ấn Độ lừng danh sáng tạo nên vào thế kỷ thứ VI VII A.D. Đó là Luận sư Trần-na (Dignāga) và Pháp Xứng (Dharmakīrti). Môn văn học Luận lý Phật giáo chưa được biết đến nhiều đã trình bày những tác phẩm và các luận giải đồ sộ được quy vào cùng một thể loại, đã lan rộng suốt các quốc gia Phật giáo ở miền Bắc. Trước hết, nó bao gồm học thuyết về phương pháp suy luận 1, chỉ với lý do trên, đã xứng đáng với tên gọi là luận lý. Học thuyết về yếu tính của sự quyết trạch, phân biệt 2, ý nghĩa của nhân minh luận 3 và tợ tỷ lượng 4 là một hệ luận tất yếu của học thuyết về tam đoạn luận như nó đã hiện hữu ở Ấn Độ và Châu Âu. Nhưng Luận lý học Phật giáo rộng lớn hơn nhiều. Nó còn bao gồm cả học thuyết về các giác quan, hoặc nói chính xác hơn, học thuyết về hiện lượng tính vô phân biệt 5 trong toàn nội dung nhận thức, học thuyết về tính chân xác của tri thức 6 và tính chất xác thực của thế giới ngoại tại được nhận thức bởi chúng ta qua cảm giác và ý niệm 7. Những vấn đề nầy thường được nhìn dưới tiêu đề của nhận thức luận. Do vậy, chúng ta có thể gọi một cách chính xác hệ thống Luận lý học Phật giáo là hệ thống nhận thức luận lý học. Nó bắt đầu với học thuyết về các giác quan như là một bảo chứng không thể nghi ngờ về sự hiện hữu của thế giới khách quan. Rồi tiến lên lý thuyết về sự phối hợp giữa thế giới ngoại tại và biểu hiện của thế giới ấy như được cấu trúc bởi nhận thức của chúng ta theo tưởng tượng và ý niệm. Kế tiếp là học thuyết về sự phán đoán, về suy luận và phép tam đoạn luận. Cuối cùng một học thuyết về phương pháp hướng dẫn thảo luận triết học giữa công chúng 8 được đưa thêm vào. Như vậy, nó bao trọn cả lĩnh vực tri thức của con người, bắt đầu bằng cảm nhận đơn sơ và kết thúc bằng các phương tiện phức tạp cho một cuộc tranh luận công khai. 1 Parātha-anumāna: tha tỷ lượng, một trong 2 loại Tỷ lượng. Luận lý học phương Tây gọi là Tam đoạn luận. 2 adhyavasāya = niścaya = vikalpa. 3 Apoha-vāda 4 svārtha-anumāna: tư lượng đoán; e: inferential judgement. 5 nirvipalkapa-pratyakṣa 6 prāmāṇya-vāda: lượng, thích 7 bāhya-artha-anumeyatva-vāda 8 vāda-vidhi= codanā-prakaraṇa: chính lượng, thắng luận. 1

2 Chính các nhà Phật học gọi khoa học này là giáo lý luận lý học, 1 hay là Nhân minh Luận lý học, 2 hoặc gọi đơn giản là Lượng học, Nhận thức học. 3 Đó là học thuyết về sự chân xác và sai lầm. Trong ý định của người sáng lập, hệ thống có vẻ như không có sự liên quan riêng biệt với Phật giáo như là một tôn giáo, nghĩa là, như một giáo lý của đạo giải thoát. Nó tự cho là phép luận lý tự nhiên và chung nhất của tri thức con người. 4 Tuy nhiên, tuyên bố ấy cũng có ý kiến chống lại. Thực thể hiện hữu không đủ được chứng thực bởi những định luật luận lý đều bị khước từ một cách tàn nhẫn, và trong quan điểm nầy, Luận lý học Phật giáo chỉ giữ trung thành với những tư tưởng mà đạo Phật đã bắt nguồn. Khước từ Thượng đế (Phạm thiên), khước từ Linh hồn, khước từ Vĩnh cữu. Phật giáo không chấp nhận gì hết ngoài dòng chảy thoáng chốc của những hiện hữu phù du và sự tịch lặng tối hậu thường hằng nơi niếtbàn. Thực tại (Reality), đối với Phật giáo là động lực, không phải là cái tĩnh tại, mà là năng lực suy luận chính xác (logic); mặt khác, hình dung ra một Thực tại bền vững trong ý niệm và danh xưng. Mục tiêu tối hậu của Luận lý học Phật giáo là giải thích mối liên hệ giữa một Thực tại biến dịch với cấu trúc tư tưởng tĩnh tại. 5 Luận lý học Phật giáo không tán thành Luận lý học của phái Duy thực (Realists), Luận lý học của phái Chính lý (Nyāya), 6 của phái Thắng luận (Vaiśeṣika) và của phái Di-mạn-sai (Mīmāmsā); 7 đối với họ, Thực tại là tĩnh tại và thích ứng với ý niệm từ tri thức chúng ta. Là thượng thủ trong các tôn giáo phát sinh ở Ấn Độ, khi ấy, các học giả Phật giáo thường được xem là những người chủ trương hư vô cao ngạo; đáp lại, họ gọi những người có lập trường triết học đối kháng là ngoại đạo 8 và ngoại giáo. 9 Trong ý nghĩa đó, chỉ có Luận lý học được lập nên bởi những Luận sư Phật giáo mới là Luận lý học Phật giáo. 2. Vị trí của Luận lý học trong lịch sử Phật giáo. Luận lý học Phật giáo có một vị trí trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, và cũng có vị trí trong lịch sử chung nhất của nền luận lý học và triết học Ấn Độ. Trong lĩnh vực rộng lớn của Luận lý học Ấn Độ, Luận lý học Phật giáo tạo thành một thời kỳ trung gian, trên lĩnh vực triết học Phật giáo, Luận lý học Phật giáo đã tạo nên một vai trò nổi bật trong giai đoạn thứ III, là một trong các giai đoạn của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. 10 Lịch sử Phật giáo Ấn Độ có thể được phân chia, và đã được chính các học giả Phật giáo phân thành 3 thời kỳ, 11 mà họ gọi là Tam chuyển pháp luân. 12 Suốt trong 3 thời kỳ đó. Phật giáo vẫn giữ trung thành với quan điểm trung tâm về dòng hiện hữu khách quan sinh động. Nhưng hai lần trong lịch sử của mình thế kỷ thứ I và thế kỷ thứ V sự diễn dịch các nguyên lý trên đã được thay đổi một cách triệt để, nên mỗi thời 1 hetu-vidyā. 2 prāmāṇya-vidyā. 3 Samyag-jñāna-vyutpādana: chính trí. 4 Laukika-vidyā: minh triết thế gian, tri thức thế gian. 5 Cp.TSP, p na kvacid arthe Paramārthato vivakyā asti, anvayyino rthasya abhāvāti... (sarveṣu iti pakṣesu samānam dūṣaṇam). 6 Nyāya 尼夜耶 Ni-dạ-da: 1 trong 6 trường phái triết học đương thời thuộc nhóm là Lục sư ngoại đạo. 7 Mīmāṃsā 彌曼差 ; dịch nghĩa: tư duy 思惟, hoặc: tư lượng 思量. 8 Bāhya= phyi-rol-pa. 9 Tīrthika 10 āntya-dharma-cakra-pravartana. 11 Theo quan điểm nguyên thuỷ thì chính Đức Phật đã trình bày 3 giáo thuyết khác nhau thích ứng với 3 hạng căn cơ chúng sinh, một cho hàng căn cơ chậm lụt, hai cho hạng căn cơ bậc trung, và ba là cho hàng có căn cơ tinh nhạy. 12 Tricakra = bkhor-lo-gsum. 2

3 kỳ riêng biệt lại có một quan điểm trung tâm mới. Nói một cách vắn tắt, chúng ta hãy tính, bắt đầu từ năm 500 trước T.C., (cho đến khi) Phật giáo có sự hiện hữu thực tế 1500 năm ngay trên quê hương mà Phật giáo được sinh ra, thời gian nầy chia đồng đều nhau thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn chừng 500 năm. Chúng ta hãy nhớ lại vắn tắt tóm lược của hai tác phẩm đề cập đến thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai. 1 Tác phẩm nầy, dành cho thời kỳ thứ ba và là thời kỳ kết thúc, có lẽ được xem như là tiếp tục cho 2 tác phẩm trên. 3. Thời kỳ thứ nhất của triết học Phật giáo. Khi Phật giáo Ấn Độ đã đi quá sâu trong nền triết học suy đoán và khát khao về lý tưởng giải thoát tối hậu, thì mới bắt đầu với sự phân tích rất chi tiết về tính chất của Con người 2 qua các yếu tố mà nó được cấu thành. 3 Ý tưởng dẫn đạo cho sự phân tích nầy là một ý tưởng về luân lý. Vì các tố chất hợp thành một nhân cách Người, trước hết, phải được phân thành thiện và ác 4, thanh tịnh và nhiễm ô, 5 tuỳ thuận hoặc không tuỳ thuận với sự giải thoát. 6 Toàn thể học thuyết ấy được gọi là Giáo lý về thanh tịnh và nhiễm ô. 7 Sự giải thoát được hình dung và ấp ủ như là một trạng thái tuyệt đối thanh tịnh. Do vậy, cuộc sống, luân hồi, 8 được xem là suy thoái và đau khổ. 9 Như vậy, các yếu tố thanh tịnh là những điểm đặc trưng về đạo đức, hay năng lực dẫn đến thanh tịnh; còn những nét đặc trưng của nhiễm ô là dẫn đến và trợ lực 10 cho tình trạng hỗn loạn trong cuộc đời. Ngoài hai loại yếu tố xung đột nhau, còn các yếu tố thiện, ác, vô ký, đại địa phiền não pháp 11 cũng được tìm thấy ở chiều sâu của mọi sinh hoạt tâm linh, nhưng không một dạng thức nào chứa đựng chúng có thể dò tìm được: vì thế nên không có Ngã, không có Linh hồn, 12 không Nhân (Bổ-đặc-già-la). 13 Cái được gọi là Nhân bao gồm một hợp thể của những pháp hằng biến chuyển, dòng chảy của chúng, 14 là yếu tố không bền vững và không tồn tại lâu dài. Đây là điểm chính yếu đầu tiên của Nguyên thủy Phật giáo, khước từ linh hồn. Vô ngã luận (Anātma-vāda) là tên gọi khác của Phật giáo thời kỳ nầy. Thế giới khách quan 15 cũng được phân tích trong sự cấu thành của các pháp. Nó là thành phần phụ thuộc của nhân cách (chủ thể), là cảnh giới của nó. Đã có một hệ thống triết học khác trước đạo Phật 1 The Central Conception of Buddhist and the Meaning of the word Dharma, London, 1923 (R. A. S) và tác phẩm The Conception of Buddhist Nirvāna, Leningrad, 1927 (Ac. Of Science). 2 Pudgala: 補特伽羅 Bổ-đặc-già-la. Hán dịch là Nhân chúng sinh, Chúng số giả. 3 Dharma: 法 Pháp. 4 Sāsrava-anāsrava. 5 Sāṃkleśa-vyāvadānika. 6 Kuśala-akuśala: 善, 不善 ; thiện hoặc bất thiện. 7 Sāṃkleśa-vyāvadāniko Dharmaḥ. 8 Sāṃsāra. 9 Duḥkha = Sāṃsāra. 10 Anuśaya: tuỳ miên = Duḥkha-poṣaka. 11 Citta-mahā- bhūmikā dharmāḥ 12 Anātma-vāda: Vô ngã luận. 13 Pudgalo nāsti = anātmatva = nairātmya = Pudgala-śūnyatā. 14 Saṃskāra-pravāha : Hành. 15 Bāhya-āyatana= viṣaya; bao gồm mọi pháp bên ngòai 6 căn (indryas). 3

4 vạch ra các trần cảnh (sense-data) như là một sự biểu hiện biến dịch của một toàn khối, là thể tính, là hằng vĩnh, là Bản tính. 1 Phật giáo quét sạch ý niệm nầy và xem các yếu tố vật chất trở nên đúng như là phần tử biến dịch, vô thường, 2 trôi chảy, như chính nó lưu hiện từ tâm thức. Điều nầy tạo nên đặc điểm thứ hai của Phật giáo Nguyên thuỷ: Vô thắng tính, Vô bản thể, 3 chỉ là các pháp riêng biệt, 4 chỉ là ánh chớp nhất thời của năng lực mà chẳng có tính chất gì trong đó cả, chỉ là sự sinh thành tương tục, là dòng chảy của những khoảnh khắc hiện hữu. Tuy nhiên, thay vì việc phủ nhận nguyên lý về Ngã và Bản thể, cần phải có một nguyên lý nào đó thế chỗ và giải thích vì sao mà các pháp riêng biệt trong tiến trình sinh thành lại được gắn bó cùng nhau, để phát sinh ra một ảo tưởng về một thế giới vật chất kiên cố và con người tồn tại vĩnh viễn trong đó. Thực ra, chúng được thay thế bởi pháp nhân duyên sinh, 5 là luật sinh khởi của các yếu tố vật chất và tâm thức. Dòng chảy của các sự kiện thoáng chốc phù du nầy không phải là một tiến trình hỗn tạp. 6 Mọi phần tử, dù chỉ hiện hữu trong thoáng chốc, đều là một pháp nhân duyên sinh 7. Theo thể thức do cái nầy sinh, nên cái kia sinh 8, trình hiện một cách khế hợp sâu sắc với luật nhân quả. Ý tưởng về nhân quả hay nghiệp báo, 9 điểm quan trọng chính của hệ thống, là do tiếp thu từ nền tảng sâu rộng từ Nhân duyên sinh. Đây là đặc điểm thứ ba của Phật giáo Nguyên thuỷ. Đó là học thuyết Duyên khởi. Một điểm khác có trong thực tế là các pháp hiện hữu được xem là một phần tử tương tự như năng lực (energies) 10 hơn là bản thể. Các tâm sở pháp 11 vốn là năng lực thiện, ác hoặc vô ký. Sắc pháp được tưởng tượng như những vật thể có khả năng trình hiện như là vật thể; đúng hơn, chính nó là vật thể. Do vì năng lực (energies) không bao giờ vận hành riêng lẽ, mà luôn luôn vận hành tuỳ thuộc lẫn nhau theo luật nhân duyên, nên chúng được gọi là hành. 12 Thế nên khi phân tích về Phật giáo Nguyên thuỷ, ta khám phá ra một thế giới cấu thành bởi dòng chảy của vô số chất tử (particulars), ở chỗ một phía những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, và xúc chạm; 13 và phía kia tri giác đơn thuần 14 đi chung với thọ, tưởng, hành, 15 dù ý chí thiện hay ác; nhưng đều không có Linh hồn (Soul), không Thần linh (God), không Bản tính (Matters), không cố định và không thể tính nói chung. Tuy nhiên, dòng chảy của các pháp tương tục với nhau, trong đó không có một tính cách thực sự nầy vẫn bị lái về phía một mục đích rõ ràng. Người lèo lái không phải là nhân cách người hoặc linh hồn mà là luật nhân duyên. Bờ bến là sự Giải thoát trong ý nghĩa cõi Tịch lặng thường hằng của mọi vết tích cuộc sống (niết-bàn), 16 là sự vắng lặng tuyệt cùng của pháp giới, nơi các pháp hay các hành (syneries) 1 Pradhāna : thắng nhân, thắng tánh = prakrti : bản tánh. (E): the Matter. 2 Anitya. 3 Na kiṃcit sthāyi. 4 Sarvam pṛthak: nhất thiết các biệt. 5 hetu-prātyaya-vyavasthā: nhân duyên y, chủng tử y. 6 Adhītya-samutpāda. 7 pratītya-samutpanna. 8 Asmin sati idam bhavati. 9 Karma=vipāka-hetu. 10 Saṃskāra: Hành= Saṃskṛta-dharma: pháp hữu vi. 11 Citta-Caitta. Tâm sở pháp 12 Saṃskāra: Hành; E: synergies or cooperators. 13 Rūpa-śabda-gandha-rasa-spraṣṭavaya-āyatanām. 14 Citta = manas = vijñāna. 15 Vedanā-Saṃjñā-Saṃskāra. 16 Nirodha=Nīrvaṇa 4

5 biến mất năng lực và trở nên vĩnh viễn tịch diệt. Sự phân tích các pháp 1 và các năng lực chẳng có mục đích nào khác hơn là khảo sát những điều kiện hoạt động, để nghĩ ra phương pháp 2 chuyển hoá và chấm dứt hẳn, 3 để tiếp cận và thể nhập vào cảnh giới Tịch diệt vắng lặng, hay Niết-bàn. Sự phân tích về bản thể học được tiến hành để làm sáng tỏ nền tảng giáo lý của Đạo về hướng công hạnh viên mãn(moral Perfection),Giải thoát tối hậu (Final Deliverance), đạt đến Thánh quả 4 và rốt ráo thành Phật. Ở đây chúng ta có một đặc điểm khác nữa của Phật giáo, đặc điểm mà chúng ta có thể chia xẻ với tất cả mọi hệ thống triết học Ấn Độ khác, ngọai trừ trường phái Duy vật cực đoan (Extreme materialists). Đó là giáo lý giải thoát. Trong giáo lý hướng về mục đích tu đạo, trước đạo Phật đã có những người tiền nhiệm thuộc Ấn Độ giáo thần bí thời cổ đại. 5 Toàn Ấn Độ đều bị phân chia vào thời kỳ Đức Phật, thành đối phương hoặc là ủng hộ Ấn Độ giáo thần bí, những môn đồ của đạo Bà-la-môn và những người tu tập hạnh sa-môn, 6 trong đó, có thể nói, giáo hội tăng lữ mở rộng và trong dân dã đều có khuynh hướng thần bí mạnh mẽ. Ý tưởng chính của Ấn Độ giáo thần bí ở chỗ tin rằng thông qua thực hành thiền định, 7 sẽ đạt được trạng thái xuất thần, sẽ có được năng lực thiền định siêu việt và chuyển hành giả thành một siêu nhân. Phật giáo chắc lọc giáo lý nầy vào môn bản thể học của mình. Sự chuyển hoá trong thiền định trở thành bộ phận tuyệt đối trong Đạo hướng đến Niết-bàn, là phương tiện chính mà thông qua đó, trên tất cả, mọi tà kiến và ác nghiệp đều được giải trừ; nên qua đó, sẽ đến được cảnh giới huyền nhiệm cao tột. Siêu nhân, hành giả Du-già (Yogi), trở thành bậc Thánh, 8 là người mà, nói một cách chính xác, tập hợp của các pháp, nơi mà trí huệ vô cấu 9 trở thành trung tâm và nguyên lý ưu việt của cuộc sống cao thượng. Điều nầy cung cấp cho chúng ta đặc điểm sau cùng của Phật giáo Nguyên thuỷ. Đó là giáo lý về Thánh hạnh. Theo giáo lý hoàn chỉnh được tóm tắt trong thể thức gọi là Bốn chân lý chắc thật hay là Bốn chân lý của bậc Thánh, 10 tức là: 1. Cuộc đời là cuộc xung đột không yên ổn (khổ đế). 2. Nguồn gốc của nó là những tham muốn xấu xa ác độc (tập đế). 3. Cảnh giới tịch tĩnh Niết-bàn là mục đích tối hậu (diệt đế), và 4. Có một con đường (Đạo), nơi mọi năng lực tạo nên đời sống đều trở nên tịch diệt (đạo đế). Đây là những ý tưởng chính của Phật giáo trong thời kỳ lịch sử đầu tiên, gọi là Sơ chuyển pháp luân. Có thể nói nghiêm túc đó là biểu thị cho một tôn giáo. Khía cạnh tôn giáo, giáo lý của Đạo, là hoàn toàn dành cho con người. Con người đạt đến sự giải thoát bằng chính nỗ lực của họ, thông qua giới hạnh và trí huệ viên mãn. Chẳng phải chỉ như thế, chúng ta phải biết, có rất nhiều hình thức tôn sùng Phật giáo vào thời đó. Cộng đồng tăng sĩ đòi hỏi phải từ bỏ không những gia đình, mà còn cả tài sản; phải tập trung hai lần trong một tháng để tụng đọc giới luật, phải thực hành tu hạnh đầu-đà, 11 thực hành thiền định và luận nghị triết học. 1 dharma-pravicaya. 2 Mārga: đạo. 3 Vihāna-prahāna. 4 Ārya: thánh. 5 Yoga: Du-già. 6 S: śramaṇa; p:samaṇa 7 Dhyāna=samādhi=yoga. 8 Ārya= arhat = yogin. 9 Prajñā amalā: trí tuệ vô cấu. 10 Catvāri Ārya- satyāni = Āryasya buddhasya tattvāni. 11 S;p: dhūta 5

6 Phật giáo bị phân nhánh, sau thời vua A-dục (Aśoka), ít nhất thành 18 bộ phái quan trọng. Sự chấp nhận không rõ rệt, chủ trương Ngã thực hữu (semi-real personality) của Độc tử bộ 1 là quan trọng nhất xuất phát từ hệ thống sắp xếp nguồn gốc của triết học nầy. 5. THỜI KỲ THỨ HAI CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO. Gần cuối thế kỷ thứ V, có một thay đổi sâu sắc không ngờ trong lịch sử Phật giáo, trong triết học và nét đặc sắc của nó như một tôn giáo. Nhờ vào ý tưởng một Đức Phật con người đã hoàn toàn nhập diệt vào cõi niết-bàn vắng lặng và được thay thế bằng ý tưởng về một Đức Phật pháp thân hiện hữu nơi cõi Niết-bàn ngay trong trần gian nầy. Nhờ vào ý tưởng về ngã tính của con người giải thoát được thay thế bằng ý tưởng Pháp giới giải thoát. Cùng lúc, triết học Phật giáo chuyển từ Đa nguyên luận cực đoan sang Nhất nguyên luận. Sự thay đổi nầy dường như cùng thời với sự phát triển trong đạo Bà-la-môn Ấn Độ, nơi cùng thời đại của các vị thần lớn theo tín ngưỡng dân tộc là Phạm thiên, Shiva (Ma-hê-thủ-la) và Vishnu (Tỳ-thấp-nô), bắt đầu được tôn thờ và an lập trên nền tảng của triết học nhất nguyên. Nền tảng ý niệm triết học mà trong đó Phật giáo khởi đầu là ý tưởng về một hiện hữu chân thực, tuyệt đối, hoặc thực tại tối thượng, thực tại thoát ra mọi liên hệ, thực tại ngay trong chính nó, độc lập, thực tại tuyệt đối. 2 Vì tất cả sắc pháp và tâm pháp do Đa nguyên luận thuộc Phật giáo Nguyên thuỷ ấn định đều được thừa nhận là pháp hữu vi, 3 hay các năng lực tạo tác (hành), 4 không một pháp nào trong đó được xem là thực tại tuyệt đối. Nó tương quan với nhau, tuỳ thuộc vào nhau, và do đó nên chúng không thực có. 5 Chẳng có gì thiếu trong toàn thể các pháp nầy, toàn thể của những cái toàn thể, Pháp giới tự nó được nhìn như một thể Thống nhất, như là một Thực thể độc nhất, có thể được thừa nhận là Thực tại tuyệt đối. Tập hợp của toàn thể các phần tử (pháp thân) 6 nầy, Pháp tính 7 nầy là Thể thống nhất, được đồng nhất với Trí thân Phật (Buddha s Cosmical Body), trên phương diện Ngài là Thể tính độc nhất của pháp giới. 8 Các pháp được thiết lập theo thời kỳ triết học trước đây, sự phân loại thành 5 nhóm, 9 12 cơ sở để nhận thức, 10 và 18 bộ phận cấu thành 11 về sinh thể cá nhân không bị phủ nhận hoàn toàn, mà chỉ được thừa nhận hiện hữu một cách mơ hồ như một phần tử tự nó không có thật, phần tử 1 Ðộc Tử bộ: 犢子部 ; S: vātsīputrīya; còn được gọi là Trụ tử bộ (s: pudgalavāda); Bộ phái Phật giáo, tách ra từ Trưởng lão bộ (s: sthavira) trong năm 240 trước Công nguyên. Ðó là bộ phái dám đi xa nhất so với các nguyên lí kinh điển thịnh hành trong Thượng toạ bộ. Người sáng lập của phái này là Ðộc Tử (s: vātsīputra), vốn theo đạo Bà-la-môn, cho rằng đàng sau mỗi con người có một cá nhân, một Bổ-đặc-già-la ( 補特伽羅 ; s: pudgala; p: puggala), không giống cũng không khác với Ngũ uẩn. Con người đó là kẻ đi tái sinh, là kẻ chịu tất cả các nghiệp báo, thậm chí là kẻ tiếp tục hiện diện trong Niết-bàn. Trong thời đại bấy giờ Ðộc Tử bộ là một trong những bộ phái lớn, nhưng quan điểm của bộ phái này bị các tông phái chống đối vì họ cho rằng Bổ-đặc-già-la của Ðộc tử chẳng qua chỉ là biến dạng của một tự Ngã (s: ātman), là quan niệm mà đã bị đức Phật phủ nhận. 2 Anapekṣaḥ svabhāvaḥ = sarva-dharma-śūnyatā: nhất thiết pháp không. 3 Saṃskṛta-dharma; e: interrelated elements : pháp hữu vi. 4 Saṃskāra: Hành; E: synergies or cooperators. 5 Paraspara-apekṣa =śūnya = svabhāvaḥ śūnyatā: tự tánh không. 6 dharma-kāya=dharma-rāśi: pháp thân; được hiểu là thân (phần tử) của pháp giới. 7 Dharmatā: Pháp tánh. 8 Dharma-kāya=Buddha: Pháp thân; được hiểu là thể của Pháp giới tính, tức Phật tính. 9 Skandha: ngũ uẩn, ngũ ấm. 10 Āyatana: thập nhị xứ. 11 dhātu: giới. 6

7 trống không trong thực tại tuyệt đối. 1 Trong thời kỳ triết học trước đó, mọi học thuyết về Con người (Bổ-đặc-già-la), về thể tình thường hằng, về Ngã và Thể đều bị phủ nhận bởi thực tại tuyệt đối. Trong tinh thần mới của tư tưởng Phật giáo, các pháp, trần cảnh và căn thức, những động lực đạo đức 2 cũng bị khứơc từ luôn, tiếp theo Linh hồn (Soul) trong một tiến trình phá huỷ biện chứng. Học thuyết trước đó nhận danh xưng là Vô ngã luận và Vô tự tính luận 3. Triết học Phật giáo mới có tên là Pháp vô ngã 4, học thuyết về tính tương quan và kết quả tất yếu không có thực của mọi hiện tượng cơ bản mà sự hiện hữu được phân tích. Đây là đặc điểm nổi bật đầu tiên của triết học Phật giáo mới. Phủ nhận thực tại tuỵệt đối của các pháp mà trào lưu triết học trước đó đã công nhận. Giáo lý Nhân duyên sinh, duyên khởi như là chức năng tương thuộc lẫn nhau của các pháp, 5 không phải là phát sinh từ một cái gì đó ngoài các pháp. 6 Học thuyết nầy là đặc trưng nhất của Phật giáo từ khởi thủy, nó không chỉ được lưu giữ trong nền tư tưởng Phật giáo mới, mà còn được tuyên bố là viên đá tảng của toàn thể công trình. 7 Tuy nhiên, ý nghĩa của nó có thay đổi đôi chút. Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, các pháp đều tương tuỳ (interdependent) và có thực; theo tư tưởng Phật giáo mới, đúng như định nghĩa về thực tại, nó không có thực vì nó tương tuỳ. 8 Trong nguyên lý Duyên sinh, vế đầu tiên được nhấn mạnh, vế thứ 2 bị bỏ rơi. Từ quan điểm thực tại tuyệt đối, cả pháp giới là một khối toàn thể không căn nguyên, không khởi đầu, không kết thúc. Cũng chẳng có gì sinh khởi bên ngoài một khối hỗn mang, như tư tưởng của các nhà Số luận (Sāṃkhyas), nó cũng chẳng sinh khởi từ các vật khác như trường phái Thắng luận (Vaiśeṣika) chủ trương, nó cũng chẳng phải là các phần tử loé lên thành hiện hữu trong thoáng chốc như Phật giáo Nguyên thuỷ quan niệm. Hoàn toàn không có sự phát sinh. 9 Đây là đặc điểm thứ hai của tư tưởng Phật giáo mới, chối từ toàn bộ nguyên nhân thực tế bằng cách khoáng trương thực tại trong một Toàn thể bất động. Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo mới không khước từ Thực tại tuyệt đối của thế giới thường nghiệm, nó chỉ chủ trương rằng thực tại thường nghiệm không phải là một thực tại tuyệt đối. Thế nên có hai thực tại, một trên bề mặt, 10 và cái kia ở dưới chiều sâu. 11 Một bên là khía cạnh ảo tưởng của thực tại, mặt kia là thực tại như nó tuyệt đối đang là. Hai thực tại nầy, hay nhị đế của tư tưởng Phật giáo mới đã thay thế cho giáo lý Tứ đế trong Phật giáo Nguyên thuỷ. 1 svabhāvaḥ śūnyatā: tự tánh không. 2 Citta-samprayukta-Saṃskāra: tâm tương ưng hành. 3 Anātma-vāda: Vô ngã luận= niḥ-svabhāvaḥ-vāda: vô tự tính luận =Pudgala-nairātmya: Bổ-đặc-già-la vô ngã = Pudgalaśūnyatā: Bổ-đặc-già-la không. 4 Dharma-nairātmya: pháp vô ngã= Dharma-śūnyatā: pháp không = svabhāvaḥ śūnyatā: tự tánh không = paraspara-apekṣatā, hay đơn giản là śūnyatā. Bằng những trong cứu thu thập được trong cuốn My Nirvāṇa, p.43 n.1, đã xác định đầy đủ rằng śūnyatā không có nghĩa đơn thuần là abhāva (không có), mà itaretara-abhāva = paraspara-apekṣatā, là không có (thiếu) thực tại tuyệt đối (= apariniṣpannatā) hay là Tương quan tính (Relavity). Các trường phái ngoại đạo gọi là abhāva, cp: Nyāyasūtra, I (Cp: W. Ruben. Die Nyāyasūtra, An.260). M-rE.Obermiller gọi sự chú ý của tôi theo phép tu từ của đoạn văn trên là từ cuốn Abhisamayālankāraloka của Haribhadra (Minayeff MSS f.71b.7 9) dharmasya dharmeṇa śūnyatvāt-sarva-dharmaśūnyatā, sarva-dharmāṇām saṃskṛta-asaṃskṛta-rāśer itaretara-pekṣatvena svabhāva-apriniṣpannatvāt. 4 Dharma-nairātmya: pháp vô ngã. 5 pratītya-samutpanna. 6 Na-svabhāvata utpādaḥ. 7 Cp. Bài kệ mở đầu của Trung quán luận (Mādhyamika-kārikās) và của TS. 8 Cp. My Nirvāṇa, p Cp. Ibid, p.40 n Saṃvṛti-satya: tục đế, thế đế, chân lý quy ước. 11 Saṃvṛta-satya: chân đế, chân lý tuyệt đối = paramārtha-satya. 7

8 Một đặc điểm khác của tư tưởng Phật giáo mới là học thuyết về sự bình đẳng giữa thế giới thường nghiệm với Tuyệt đối, giữa Luân hồi và Niết-bàn. 1 Các pháp trong thời Phật giáo Nguyên thuỷ nằm ngủ sâu trong niết-bàn, mà năng lực hoạt động trong cuộc sống phàm trần, thì được tuyên bố là vĩnh viễn nằm im, hoạt động của nó chỉ là tưởng tượng. Do vậy, thế giới thường nghiệm chỉ là một trình hiện tưởng tượng dưới sự tự biểu hiện của Tuyệt đối để đáp ứng sự hiểu biết hạn hẹp của kẻ phàm phu, không có gì khác nhau về mặt bản thể ở tận căn để. Tuyệt đối, hay Niết-bàn, chẳng là gì cả, chỉ là thế giới được nhìn dựa vào khía cạnh vĩnh cữu (sub specie aeternitatis). Phương diện Thực tại tuyệt đối nầy cũng chẳng thể được nhận thức qua các phương pháp bằng kinh nghiệm. Phương pháp và kết quả của tư tưởng không mạch lạc vì thế bị quy kết là hoàn toàn vô ích khi nhận thức về Tuyệt đối. Do vậy, mọi luận lý học cũng như mọi cấu trúc tư tưởng trong thời Phật giáo Nguyên thuỷ, Luận lý học Phật giáo, Niết-bàn, Tứ đế... đều bị quy kết một cách không khoan nhượng là những cơ cấu không xác thực và mâu thuẫn. 2 Cội nguồn duy nhất của chân kiến là trực giác mầu nhiệm của các bậc Thánh và sự hiển bày qua kinh điển Đại thừa Phật giáo, trong đó quan niệm nhất nguyên về pháp giới là chủ đề độc đáo nhất. Đây là đặc điểm nổi bật khác trong tư tưởng mới của Phật giáo. Nó chỉ trích một cách không khoan nhượng mọi luận lý, và dành ưu thế cho huyền học và sự khai ngộ. Rồi sau đó, một bộ phái có khuynh hướng rất ôn hoà tách rời nguồn gốc xuất thân chính của mình thuộc những nhà theo thuyết Tương đối (Relativists) nầy, được gọi là Độc lập luận chứng phái (Svātantrika). 3 Phái nầy thừa nhận luận lý để bảo vệ luận chứng trong lập trường của mình, tuy nhiên cốt ở chỗ phá huỷ biện chứng mọi nền tảng nguyên lý mà nhận thức đặt để trên đó. Đạo giải thoát được chuyển sang khuynh hướng Đại thừa, trong ý nghĩa là tư tưởng của thời kỳ trước đó, của Tiểu thừa, chủ trương là Duy ngã; và một lý tưởng khác, không phải là sự giải thoát riêng cá nhân mình, mà giải thoát cho toàn cả nhân loại, không phải là phủ nhận toàn thế giới của mọi loài chúng sinh, mà chủ trương hài hoà với khuynh hướng suy luận nhất nguyên. Thế giới kinh nghiệm được thwà nhận là dấu vết của thực tại chỉ trong ý nghĩa như lĩnh vực thực hành hạnh Ba-la-mật-đa 4 và tâm Đại bi, 5 chuẩn bị cho giác ngộ Tuyệt đối. 6 Trí huệ vô lậu là một trong các pháp của bậc Thánh, bây giờ trở thành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, 7 được đồng nhất với phương diện thân trí tuệ của Phật, 8 phương diện hiện hữu khác của Ngài trong thế gian dựa vào khía cạnh vĩnh cữu (sub specie aeternitatis). 9 Đức Phật không còn là một con người nữa. Dưới tên gọi Báo thân Phật, 10 ngài trở thành một Đấng Thế tôn thực sự. Tuy vậy, Ngài chẳng phải là Đấng tạo hoá. Khía cạnh nầy trong tư tưởng tân Luận lý học Phật giáo được lưu giữ lại từ thời kỳ trước. Ngài cũng là đối tượng của luật nhân quả, hay là, theo lối kiến giải mới, của Thế 1 Cp. Ibid, p Ibid, p Svātantrika (s); Y tự khởi tông 依自起宗, Độc lập biện chứng phái 獨立辯證派 ; Độc lập luận chứng phái 獨立論證 派. Do Thanh Biện ( 清辯 ; bhāvaviveka) áp dụng luận lí học của Duy thức tông và Nhân minh học của Trần-na ( 陳那 ; dignāga) trong thuyết Trung luận của mình. Sư hay nhấn mạnh đến»tính hợp qui luật«, xây dựng luận thức độc đáo của chính mình và sau đó tiến tới bác bỏ lập luận đối phương. Vì thế nên hệ phái của Sư mang tên là Trung quán-tự ý lập tông ( 中觀自 意立宗 ) hay Trung quán-y tự khởi tông ( 中觀依自起宗 ; svātantrika-mādhyamika). Sư cũng phân tích và phê bình các luận sư khác và công kích luôn cả Phật Hộ. 4 Pāramitā; E: transcendental altruistic virtues. 5 Mahā-karuṇā.; E: Universal Love. 6 Nirvāṇa = Dharma-kāya. 7 Prajñā pāramitā; E: Climax of wisdom. 8 Jñāna-kāya.; E: Buddha s Cosmical Body: trí thân Phật. 9 svabhāvaḥ- kāya: tự tánh thân. 10 sambhoga- kāya; E: Body of Highest Bliss: báo thân. 8

9 đế. 1 Chỉ trong Trí thân Phật, ở cả hai phương diện, mới siêu việt được vô minh và nhân quả. Phật giáo trong thời kỳ nầy biến thành một tôn giáo, một Giáo hội. Giống như Ấn Độ giáo biểu hiện thuyết phiếm thần huyền bí đằng sau thuyết Đa thần công truyền. Về những hình thức tôn sùng vay mượn tạm trong các trào lưu đương thời, như phép thần thông (thaumaturgic), còn được gọi là Mật giáo-tantristic, phép trì chú. Về sự thực hiện các công trình nghệ thuật điêu khắc thể hiện lý tưởng, ngay khởi thuỷ, là thuộc về các nghệ sĩ bậc thầy của Hy Lạp. Đó là những chuyển biến không ngờ của Phật giáo trong thời kỳ thứ hai của lịch sử. Tư tưởng mới của Phật giáo, hay Đại thừa, tuy vậy, không có nghĩa là một sự loại trừ tư tưởng cũ hay Tiểu thừa. Giáo lý phát triển cho rằng mọi chúng sinh, tuỳ theo bản tính vốn có, tuỳ theo chủng tử 2 Phật tính có sẵn trong tâm họ, hoặc họ sẽ chọn khuynh hướng Đại thừa hay Tiểu thừa như một phương tiện riêng cho sự Giải thoát. Cả hai khuynh hướng đều tiếp tục sinh động dưới mái nhà của cùng một giáo hội. 6. THỜI KỲ THỨ BA CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO. Sau thời kỳ 500 năm khác, trước thiên niên kỷ đầu tiên của lịch sử Phật giáo Ấn Độ, một sự chuyển biến quan trọng nổi bật khác nữa cho sự định hướng tư tưởng triết học Phật giáo. Sự phát triển theo đó trở thành đồng thời với thời đại hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ, khi phần lớn quốc gia Ấn Độ thống nhất dưới sự cai trị thành công của triều đại Guptas. Nghệ thuật và khoa học hưng thịnh, và Phật giáo chiếm vai trò nổi bật trong sự phục hưng nầy. Chiều hướng mới rốt ráo đem đến cho triết học Phật giáo là do hai nhân vật vĩ đại, người nước Peshaver (Bạch-sa-ngoã), hai anh em Vô Trước và Thế Thân. Hiển nhiên là để phù hợp với tinh thần của thời đại mới, sự chỉ trích các trường phái Luận lý học mang đặc điểm của thời kỳ trước, đều được từ bỏ; và Phật giáo bắt đầu quan tâm sâu sắc đến Luận lý học. Đây là điểm nổi bật nhất của thời kỳ nầy, để đến cuối thời kỳ, trở nên lan rộng và thay thế học thuyết trước đó của Phật giáo. Điểm khởi đầu của cuộc hành trình mới nầy dường như có điều gì đó theo tư tưởng của người Ấn Độ Tôi tư duy, có nghĩa là hiện hữu Cogito ergo sum. Chúng ta không thể từ chối giá trị của nội quán (Introspection), những học giả Phật giáo bấy giờ tuyên bố, như để bác lại hoàn toàn thuyết ảo tưởng, bởi vì, nếu chúng ta khước từ nội quán, tức là chúng ta phải từ chối chính tâm thức, thế nên toàn pháp giới sẽ bị đưa đến tình trạng đui mù. Nếu chúng ta không thực sự biết rằng mình nhận ra một mảng màu xanh, thì chúng ta sẽ không bao giờ biết chính màu xanh. Do vậy, nội quán phải được thừa nhận là nguồn mạch hợp lý của tri thức. Vấn đề Nội quán về sau được phân chia ở Ấn Độ cũng như trong Phật giáo thành hai phái, ủng hộ và chống đối, 3 nhưng căn nguyên là dường như giáo lý chống lại trực tiếp chủ thuyết hoài nghi cực đoan của Trung quán luận (Mādhyamikas). Điều nầy tạo nên đặc điểm thứ hai của triết học Phật giáo vào thời kỳ thứ ba. Một đặc điểm khác nữa, đặc điểm để lại dấu ấn trong suốt thời kỳ nầy, ở chỗ thực tế là chủ thuyết hoài nghi của thời kỳ trước vẫn còn được giữ lại toàn bộ, đối với vấn đề hiện hữu của thế giới khách quan. Phật giáo trở nên theo hướng Duy tâm luận. Cho rằng các hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của tâm thức, 4 và ý tưởng của chúng ta không có nơi y cứ nào trong thực tại khách quan tương ứng 5. Tuy nhiên, không phải mọi ý tưởng đều được thừa nhận có thực như nhau; những cấp độ của hiện thực được xác 1 Saṃvṛti; có trong Báo thân (sambhoga- kāya) chút dấu tích của Khổ đế (duḥkha). 2 Bīja = prakṛti-stham gotram: chủng tử. 3 Cp. Vol II, p.29 n Vijñāna-mātra-vāda: Duy thức luận= sems-tsam-pa. 5 Nirālambana-vāda: 9

10 lập. Ý niệm được phân chia theo: biến kế sở chấp, 1 y tha khởi, 2 viên thành thực tính. 3. Điều thứ hai và thứ ba được xem là thực tại. Hai dạng thực tại được thừa nhận, thực tại tương đối và thực tại tuyệt đối, trong khi đó, vào thời kỳ trước, tất cả mọi ý niệm đều được cho là không có thật, 4 bởi vì chúng là tương quan. 5 Đây là đặc điểm thứ ba của trường phái triết học cuối cùng, nó trở thành hệ thống duy tâm luận. Sau cùng, một đặc điểm nổi bật của tư tưởng Phật giáo mới là học thuyết về Tạng thức, 6 học thuyết nầy nổi bật vào nửa thời gian đầu của thời kỳ nầy và lắng xuống đến cuối thời kỳ. Không có thế giới ngoại tại và không có sự nhận biết về chúng, mà chỉ có nhận thức nội quán, cái cảm nhận được. Nên nói rằng, tự chính nó, Pháp giới, thế giới thực tại, được cho là gồm vô cùng tận những ý niệm tồn tại dưới dạng ngủ yên trong Tạng thức. Nên Thực tại trở nên là cái có thể nhận thức được, và pháp giới chỉ là cực đại của những thực tại. Một nguồn năng lực từ vô thuỷ 7 được cho là phần bổ sung thiết yếu cho Tạng thức, là nguồn năng lực thổi vào các hiện hữu một loạt những sự kiện để tạo nên thực tại sinh động. Giống như chủ nghĩa Duy lý châu Âu cho rằng mọi khả thể vô cùng đều được bao gồm trong ý Chúa, ngài chọn và ban tặng Thực tại cho những ai cùng hợp thành trong cực đại của những thực tại; điều đó cũng giống như trong Phật giáo, với điểm khác biệt là ý Chúa được thay thế bằng Tạng thức, 8 và ý nguyện của ngài được thay bằng Năng lực vô thuỷ (Biotic Force). Đây là điểm nổi bật sau cùng trong các giai đoạn của lịch sử Phật giáo. Cũng như hai giai đoạn trước được phân thành hai trường phái cực đoan và ôn hoà. 9 Trường phái thứ hai sẽ được trình bày ở phần sau tập sách nầy, bỏ rơi tư tưởng duy tâm cực đoan của thời kỳ đầu, 10 được thừa nhận là phê phán hoặc theo duy tâm tiên nghiệm, cũng như bỏ rơi học thuyết Tạng thức, chẳng gì khác hơn là cải trang của Linh hồn (soul). Như là một tôn giáo, Phật giáo duy trì tư tưởng triết học trong thời kỳ nầy giống như trong thời trước. Một vài thay đổi đã được giải thích trong giáo lý về Niết-bàn, về Đức Phật và về Tuyệt đối để đưa vào trong hệ thống Duy tâm luận. Nhân vật vĩ đại nhất trong thời kỳ nầy có lẽ là những nhà tư tưởng tự do. Sự minh giải về hệ thống triết học của họ là mục tiêu hiện thời. 1 parikalpita(s); Biến kế sở chấp 遍計所執, huyễn giác 幻覺, vọng kế 妄計 ; vọng tưởng 妄想 ; còn được gọi là thác giác ( 錯覺 ).Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập; 2 Y tha khởi tính ( 依他起性 ; s: paratantra-svabhāva), nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (s: asvabhāva); 3 Viên thành thật tính ( 圓成實性 ; s: pariniṣpanna): Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (s: tathatā), Như Lai tạng (s: tathāgata-garbha), là tính Không (s: śūnyatā). 4 Śūnya. 5 Paraspara-apekṣa. 6 ālaya-vijñāna: A-lại-da thức. 7 ānadi-vāsanā.ānadi: vô thuỷ; vāsanā: tập khí, năng lực. E: (Biotic Force). 8 āgama-anusārin; āgama: thánh giáo anusārin: y, tuỳ thuận. 9 Nyāya-vādin: Chính lý luận. 10 Cp. Below, Vol II, p.329 n.. 10

11 SƠ ĐỒ BA THỜI KỲ CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO Thời kỳ: Thứ I Thứ II Thứ III Tư tưởng Đa nguyên Nhất nguyên Duy tâm trung tâm: Bổ-đặc-già-la không Nhất thiết phápkhông Chân thật nghĩa không ( pudgala-śūnyatā) (sarva-dharma-śūnyatā) (bāhya-artha-śūnyatā) Cực đoan Ôn hoà Cực đoan Ôn hoà Cực đoan Ôn hoà Trường phái: Nhất thiết hữu bộ Độc tử bộ Ứng thành tông Y tự khởi tông Āgama-anusārin Nyāya-vādin (Trung quán phái) Người xiển dương: Long Thụ Thanh Biện Vô Trước Trần-na và Đề-bà và và Thế Thân Pháp Xứng 11

12 7. VỊ TRÍ CỦA LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ. Đó là tình hình sự việc mà các nhà Luận lý học Phật giáo đầu tiên đã đặt nền móng ngay trên quê hương Phật giáo của mình vào buổi đầu nghiên cứu luận lý. Ở đó, họ lập nên ba hệ thống khác nhau. Nhưng tầm ảnh hưởng rộng hơn trong toàn Ấn Độ thì những quan điểm của nền triết học đa dạng vẫn lớn hơn. Điều đó thật là vô cùng. Tuy nhiên, ngoài tính đa dạng vô cùng nầy, bảy hệ thống triết học dường như đã sử dụng nhiều điều có thể tìm ra nguồn gốc được, hoặc xác định hoặc là phủ định, vẫn ảnh hưởng đến sự hình thành các giai đoạn khác nhau của triết học Phật giáo. 1 Đó là: 1. Thuyết Duy vật ( Cavārka-Bārhaspatya). 2. Kỳ-na giáo (Jains) với học thuyết về sinh khí vũ trụ. 3. Thuyết tiến hoá (Evolutionism) của phái Số luận (Sāṃkhya). 4. Thuyết huyền bí của Du-già (Yoga). 5. Thuyết Nhất nguyên của Aupaniṣada-Vedānta. 6. Thuyết Duy thực của phái Mīmāṃsā chính thống. 7. Thuyết Duy thực của phái Nyāya-Vaiśeṣika (Chính lý-thắng luận). 1. Thuyết Duy vật ( Cavārka-Bārhaspatya). Thuyết Duy vật Ấn Độ 2 từ chối mọi hiện hữu của bất kỳ bản chất tâm linh nào, như tất cả mọi chủ thuyết Duy vật khoáng trương. Bởi thế nên không có Linh hồn, không có Thượng đế. Tinh thần chỉ là sản phẩm của một chất liệu nào đó, giống như rượu thánh là sản phẩm từ sự lên men. 3 Do vậy, trước hết, chúng được thừa nhận chẳng có nguồn gốc tri thức nào khác hơn chính là các giác quan. 4 Tri thức bao gồm trong đó, cũng có thể nói, trong phản ứng sinh lý học (physiological). Tiếp theo, nó khước từ mọi trật tự thiết định trong Vũ trụ, khác hơn là một trật tự hỗn mang. Nó thừa nhận không có cái khởi đầu (a priori), thừa nhận sự ràng buộc (binding), và khuynh hướng luật tắc đạo đức thường hằng. Cây gậy-stick, họ chủ trương, có nghĩa là phép xử phạt, là luật tắc. Do vậy nên họ khước từ quả báo, khác hơn là phủ nhận quả báo từ thế lực phàm trần. Nói người Ấn Độ từ chối luật nghiệp báo (karma), có nghĩa đó là một dữ kiện đáng lưu ý, rằng chủ thuyết duy vật được khuyến khích và được nghiên cứu đặc biệt là trong các trường phái tư tưởng chính trị. 5 Con người chính trị, phóng thả lương tri của mình khỏi mọi ràng buộc đạo đức, rao giảng chính sách thủ đoạn (machiavellism) trong chính trị. Họ ủng hộ sự thiết định trật tự và tôn giáo trên nền tảng chính trị được thành lập, mà không chú 1 Những hệ thống đó được đưa vào sự quan tâm đã được lưu truyền qua văn học. Ảnh hưởng của những người đương thời với Đức Phật mà tác phẩm của họ không còn nữa lẽ ra phải mạnh mẽ hơn. Về ảnh hưởng của 5 Luận sư ngoại đạo thuộc phái Kỳna và Phật giáo, đặc biệt được sưu tập lại rất chu đáo bởi B.C. Law, Historycal Gleanings, pp. 21 ff (Calcutta, 1929). 2 Thống kê của Mādhava trong SDS đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nguồn gốc chính của chúng ta về sự hiểu biết về những lý lẽ thuộc Duy vật Ấn Độ. Bổ sung đáng kể vào nội dung đó gần đây được tiến hành bởi Giáo sư J. Tucci và Gs. M. Tubiansky, đương thời đã cống hiến trong việc thu thập tài liệu về đề tài nầy từ các nguồn Tây Tạng. 3 SDS, p Ibid, p.3. 5 Như Bārhaspatyas, và Auśauasas... 12

13 ý đến tín ngưỡng. 1 Nhưng không chỉ chủ thuyết duy vật phát triển, có thể nói, trong tầng lớp thống trị của xã hội Hindu, mà nó còn được hâm mộ trong giới bình dân. Trong số sáu nhà thuyết giáo thuộc giới bình dân thường đi rao giảng khắp các làng mạc Ấn Độ vào thời Đức Phật, có ít nhất hai người theo chủ thuyết Duy vật. Một đặc điểm khác của thuyết Duy vật Ấn Độ, hệ quả từ điều đã nói ở trên, từ chối mọi mục tiêu cao hơn của cuộc sống hơn là khước từ lợi ích cá nhân. Ý tưởng về sự dâng hiến, hy sinh lợi lạc của riêng mình và ngay cả cuộc đời mình vào mục tiêu cao hơn đây cũng là điểm nổi bật của Phật giáo dường như là lố bịch đối với họ. Họ từ chối Niết-bàn. Cái chết của bạn chính là niết-bàn họ chủ trương chẳng có gì khác nữa. Khi từ chối Linh hồn (Soul) và Thần linh, Phật giáo rơi vào cùng khuynh hướng với thuyết Duy vật. Trệch hướng tư tưởng nghiệp quả và niết-bàn của mình. 2. Kỳ-na giáo (Jains) Trong Kỳ na giáo, mặt khác, Phật giáo gặp giáo lý phát triển về đạo đức thanh tịnh và ô nhiễm 2 và giáo lý về linh hồn hiện hữu lan rộng ngay cả đến các loài thảo mộc và các loài vô tri vô giác; loài phi hữu cơ cũng được cho là có linh hồn. Nhưng linh hồn theo Kỳ-na giáo là bán vật thể, cùng sống chung với thân thể. Phẩm hạnh bất tịnh được tưởng tượng như là tràn ngập những chất dơ bẩn vi tế thông qua các lỗ chân lông trên da để nhập vào linh hồn 3 bên trong. Linh hồn như vậy chứa đầy chất bẩn như một cái túi đầy cát. Tiến trình đạo đức được giải thích như là đóng lại mọi kẽ hở để cho những thứ bất tịnh khỏi chảy ra, và sự thanh tịnh tột đỉnh cùng với sự thăng hoa tinh thần thánh thiện để đạt đến niết-bàn trong cảnh giới cao nhất là giới hạn của mọi hoạt động. 4 Như thế nên luật tắc đạo đức thể hiện trong Kỳna giáo thực chất là siêu thực (super-realism). Có thể nói ở Ấn Độ, tư tưởng về nghiệp đối với Kỳ-na giáo là vấn đề quan trọng nhất. 5 Giữa hai quan điểm đối chọi hướng về điều chính nó được gọi là Trung đạo, từ chối Linh hồn và Thần linh có thực, nó duy trì hiện tượng tinh thần và bảo lưu thuyết Nghiệp và niết-bàn, nhưng quét sạch chúng khỏi mọi nhuốm màu của tinh thần siêu thực (super-realism). Bản thể luận của Kỳ-na giáo cũng gồm nhiều điều tương tự như Phật giáo. Khởi điểm của hai tư tưởng là chung nhất, ở chỗ là dứt khoát phản đối thuyết nhất nguyên trong Sâm lâm thư (Āraṇyakas) và Áo nghĩa thư (Upanishads), trong đó hiện hữu được coi là một thể thường hằng không có khởi đầu, không biến đổi, và chẳng kết thúc. Kỳ-na giáo đáp lại, cũng như Phật giáo, Thực tại là nương nhau sinh khởi, tương tục và cùng hoại diệt. 6 Các hệ thống triết học đương thời ở Ấn Độ phân chia thành 2 phái, cực đoan và ôn hoà 7. Họ chủ trương rằng hoặc là các hiện tượng thường trú trong thể tính của nó, chỉ biến đổi khi xuất hiện; hoặc chủ trương hiện tượng biến dịch, chỉ an định khi trình hiện. Về khuynh hướng cực đoan, một phía thuộc về phái Phệ-đàn-đa (Vedānta) và Số luận (Sāṃkhya), phía kia thuộc về Phật giáo; 1 Cp. Kauṭalya, I, Kỳ-na giáo cũng như Phật giáo, tuyên bố Sāṃkleśa-vyāvadāniko Dharmaḥ; có nghĩa là giáo lý vê đạo đức. 3 Cp. Sự giải thích độc đáo giáo lý về Nghiệp của Kỳ-na giáo trong tác phẩm của Giáo sư H.v. Glasenapp, dành trọn cho đề tài nầy. 4 Nơi các vận động nhân (dharma) dừng nghỉ và các tịnh chỉ nhân (adharma) sinh khởi. 5 Karma paudgalikam. 6 Cp. H. Jaccobi, ERE, art. Jainism. 7 Ekānta-anekānta, Cp. NS. IV, p.32. E: radical and non-radical. 13

14 khuynh hướng thứ hai thuộc về thừa nhận thể tính thường hằng với đặc trưng thực có và biến dịch. Kỳna giáo, phái cựu Du-già 1 và phái Thắng luận (Vaiśeṣika) cùng những phái ủng hộ trung thành triệt để với nguyên lý nầy. Vì Kỳ-na giáo đáng kể hơn là khởi nguyên của Phật giáo, 2 nên sự lãnh đạo của họ trong việc bác bẻ lại thuyết nhất nguyên là đáng tin cậy. Để bảo vệ vị trí trung gian của mình, Kỳ-na giáo phải phát triển một phương pháp biện chứng kỳ dị, 3 tương ứng với sự hiện hữu hoặc phi hiện hữu vốn có trong mọi hiện tượng, do vậy mọi điều đã khẳng định có thể đúng một phần và sai một phần. Ngay cả sự khẳng định bất khả tư nghị inexpressible lẽ ra nên được xác định cũng như phủ nhận mọi điều cùng trong một lúc. Phương pháp nầy trông giống như lời giải đáp của phương pháp Trung quán chứng minh đặc điểm bất khả tư nghị của thực tại tuyệt đối bằng cách loại trừ mọi khẳng định khả hữu phi lý (ad absurdum), và như vậy là loại trừ kinh nghiệm thực tại, cho là ảo tưởng luôn. 3. Phái Số luận (Sāṃkhya). Hệ thống triết học của phái Số luận đánh dấu một tiến trình đáng kể trong lịch sử triết học Ấn Độ. Không thể không nói ảnh hưởng đến những phái khác ở Ấn Độ, hoặc là trong giới hạn của Bà-la-môn giáo hoặc là ngoài phạm vi đó. Khi Phật giáo, từ quan điểm phê phán của mình, bài bác lối tư biện của Bà-la-môn, trong giai đoạn sau, đặc biệt hướng thẳng lối phê phán đánh đổ của mình vào ý niệm Thần linh như Tỳ-sắt-nô (Vishnu) và về vật thể như tư tưởng phiếm thần của phái Số luận. 4 Trong cách phân loại, 5 hệ thống triết học Số luận thừa nhận sự hiện hữu của đa số các linh hồn cá nhân; và các phái kia, chủ trương linh hồn (Soul) độc nhất, thường hằng, biến khắp; và phái kia khoáng trương ý niệm Tự tính (Bản tính). 6 Tự tính (Bản tính) được cho là khởi đầu từ tình trạng vô ký 7 trong sự thăng bằng và nghỉ ngơi. Rồi sự biến chuyển 8 bắt đầu. Nên Tự tính (Bản tính) không bao giờ được dừng nghỉ nữa, luôn luôn biến dịch, biến chuyển trong từng giây phút, 9 nhưng cuối cùng nó lại trở về trạng thái yên nghỉ và thăng bằng. Tự tính (Bản tính) nầy bao trùm không chỉ thân xác con người, mà khắp cả trạng thái tâm linh, nó được cho là khởi nguyên và bản thể của chủ thuyết Duy vật. 10 Linh hồn (Souls) biểu tượng cho ánh sáng thanh tịnh, bất biến duy nhất chiếu sáng tiến trình biến dịch cũng như tiến trình tư duy của nội tâm. Sự liên kết giữa Tự tính (Bản tính) luôn luôn biến dịch và Linh hồn hoàn toàn bất động là một điểm mong manh của hệ thống nầy. Phật giáo phá huỷ và nhạo báng sự liên kết với cơ cấu gượng gạo nầy. 11 Sự khởi đầu và kết thúc của tiến trình biến dịch nầy vẫn còn không giải thích được, lời giải thích đưa ra rất yếu. Nhưng ý tưởng về một Tự tính (Bản tính) thường hằng vốn không bao giờ lắng yên, luôn luôn tiến triển từ dạng nầy sang dạng khác, lại là điểm rất mạnh của hệ thống, và nó tạo niềm tin cho các triết gia của trường phái ấy, để họ sớm xác định thời đại của lịch sử tư tưởng con người và trình bày rõ ràng quan niệm về một Tự tính (Bản tính) thường hằng không bao giờ yên nghỉ. 1 Svāyambhuva-yoga. Cp. NK. p.32. Tự tính Du-già. 2 Cp. H. Jaccobi, loc, cit. 3 Syāt-vāda: bất định luận, hoặc nhiên luận. 4 Īsvara-pradhānādi: Tự tại chủ. 5 Trong cách phân loại thời cổ đại, như được ghi lại bởi Caraka IV. 1, khi Tự tính, bản tánh(pradhāna : thắng nhân, thắng tánh = prakrti :. (E): the Matter.) và Phạm (brahman) là cùng một thực thể, thì chủ thuyết tịnh hành (parallelism) với Phật giáo vẫn mạnh hơn; đặc biệt trong cp. IV. 1.44, đề cập về giáo lý sārūpa. 6 Pradhāna: Tự tính, bản tánh, thắng nhân, thắng tánh = prakrti ; (E): the Matter.) 7 Avyākta: vô ký. 8 Pariṇāma: Biến; gồm nhân năng biến và duyên năng biến. 9 Pratikṣaṇa-pariṇāma. 10 jaḍa. 11 Cp. NB and NBT transl. Below, vol. II Phật pháp. 203 ff. 14

15 Phật giáo trong quan điểm nầy đã tiến đến rất gần với phái Số luận. Phật giáo cũng chủ trương rằng bất kỳ cài gì hiện hữu thì không bao giờ ngưng đọng, và, vẫn thường cảnh giác 1 để không bỏ mất sự chiêm nghiệm về một nền tảng khác giữa hai hệ thống, vì đặc điểm nầy khiến cho hai hệ thống rất gần gũi với nhau. Có một ảnh hưởng hỗ tương chắc chắn thấy được giữa hai hệ thống trong nỗ lực vật lộn với tư tưởng hiện hữu tức thời (instantaneous being). 2 Chúng ta sẽ trở lại điểm nầy khi phân tích học thuyết của Phật giáo về Hữu thể biến dịch (Universal Flux of Being). Nhưng chúng ta có thể lưu ý ngay bây giờ rằng Phật giáo từ chối sự hiện hữu của vật thể nói chung. Sự biến chuyển đối với chúng trong từng phút chốc, đó là biến chuyển không êm ả, chớp loé thoáng chốc của dòng suối năng lực. Đối với phái Số luận, biến chuyển ấy là chắc nịch, đều đều khoan thai, thoáng chốc biến chuyển là biến dịch bềnh bồng của nguyên liệu đồng nhất với chúng. Vạn vật đều như phù du, 3 Phật giáo phát biểu, vì không một mảy bụi nào cả. Vạn vật đều thường tại, 4 phái Số luận cho là như vậy, vì mặc dù Tự tính (Bản tính) thường hằng không hề ngừng đọng, nhưng nó biểu tượng cơ bản cho cùng một chất liệu. 5 Cả hai hệ thống cùng chia xẻ khuynh hướng đẩy sự phân tích về Hiện hữu đến chỗ vi tế nhất, phần tử cuối cùng được tưởng tượng là năng lực tuyệt đối, hoặc là cái mà có được phẩm chất độc đáo nhất. Trong cả hai hệ thống, nó được gọi là đức guṇa dharma với ý nghĩa là phẩm tính tuyệt đối, một dạng nguyên tử, hoặc là nội nguyên tử (intra-atomic), là năng lực do các kinh nghiệm cấu thành. Cả hai hệ thống, do vậy, tương đồng khi khước từ thực tại khách quan trong phạm trù của Thể (substance) và Tính (quality) 6 và mối tương quan vốn có kết hợp chúng lại với nhau. Trong phái Số luận không có sự tách rời sự hiện hữu của phẩm tính. Điều mà ta gọi là Tính chỉ là một biểu hiện riêng biệt của thực thể vi tế. Đối với mỗi đơn vị mới của Tính đều tương ứng với một lượng vật chất vi tế được gọi là đức tính guṇa qualities, nhưng biểu hiện một thực thể vi tế. Điều tương tự áp dụng cho tư tưởng thời Phật giáo Nguyên thuỷ khi Tính là Thể, hoặc là, nhấn mạnh hơn, là thực thể năng động, mặc dù chúng được gọi là dharmas qualities. Hệ thống triết học phái Số luận như thế có thể được xem như bước nghiêm túc đầu tiên mà triết học tư biện của Ấn Độ đem phản bác lại thuyết Duy thực đơn giản. Nó trở thành đồng minh của Phật giáo trong việc chống lại hệ thống triết học Duy thực cực đoan. 4. Hệ thống triết học Du-già (Yoga). Pháp tu tập thiền định Du-già là đặc điểm rất thông dụng trong đời sống tôn giáo Ấn Độ và trong mọi hệ thống triết học, trừ ra phái Di-man-sai, và tất nhiên là cả thuyết Duy vật, đều phải thích ứng học thuyết của họ để có đủ điều kiện tạo những cơ hội tiến vào chủ thiuyết thần bí. Một vài học giả đã thổi phồng sự quan trọng của các đặc điểm mà Phật giáo cùng chia xẻ với các trường phái triết học Dugià khác. Khía cạnh thực tiễn của cả hai hệ thống, tu tập nghiêm túc và thiền định, giới luật, giáo lý về Nghiệp, năng lực đạo đức nhiễm tịnh quả thực là có nhiều điểm giống nhau, mà điểm giống nhau nầy lan rộng đến Kỳ-na giáo và các hệ thống khác. Bản thể học của trường phái Pātanjala-yoga hầu như vay 1 Cp. AKB. V. 25 ff and CC. P Cp. CC. p.42 ff. 3 sarvam anityam -Cp. NS. IV ff. 4 sarvam nityam -Cp. ibid. IV ff. 5 Kết quả và nguyên nhân có cùng một chất liệu sat kārya-vāda. 6 Cp. S. N. Dasgupta, History, I,pp ; Ông ta so sánh gunās của phái Số luận với Thực tại-reals của Herbart, so sánh ấy, theo tôi (tác giả) rất chính xác. Gunās, cũng như Dharmas, thực tế là Dinge mit absolut einfacher Qualitat. 15

16 mượn toàn bộ từ phái Số luận. Nhưng phái cựu Du-già, Svāyambhuva-yoga 1 thừa nhận rằng sự hiện hữu của một vật thể thường hằng thì sát cạnh với vô thường nhưng có thực, và có thể tính; họ thừa nhận thực tại trong mối tương quan Thể Tính, và hiển nhiên, mọi hệ quả mà nguyên lý nền tảng phải có cho Bản thể học, tâm lý học, và tôn giáo học. Họ làm cho tư tưởng Du-già không một chút mâu thuẫn trở nên đứng đầu trong Nhất thần giáo thời cổ Ấn Độ. Họ tin vào một nhân cách thần có quyền năng siêu nhiên và biết thương xót. Riêng khía cạnh nầy không chỉ phân cách dứt khoát họ với Phật giáo mà cùng tách khỏi tư tưởng phiếm thần của phái Số luận. 2 Như là hệ thống ôn hoà (non-radical), 3 phái cổ Du-già có lẽ ít có chung quan điểm với 2 trường phái cực đoan 4 sau nầy. Nhưng lối thực hành thần bí và học thuyết về Nghiệp tạo thành vốn kế thừa chung của phần lớn các hệ thống triết học Ấn Độ. Ngay cả những nhà Luận lý học Phật giáo sau nầy, bất kể tất cả những điều khó chịu không muốn phê phán bằng phương pháp tư tưởng, tuy thế mà phải để lại một lỗ thòng lọng làm lối vào cho thuyết thần bí, và như vậy, đã ủng hộ cho học thuyết tôn giáo về chư Phật và Bồ-tát, lỗ thòng lọng nầy là một dạng nhận thức trực giác (intelligible intuition) được mô tả là món quà của chiêm nghiệm trực tiếp, như thể hiện hữu trước các giác quan, tình trạng của Pháp giới mà, trừu tượng và mênh mông, trình hiện như một hệ quả thiết yếu của luận lý đối với các triết gia. Về sau, thuyết duy tâm Phật giáo xem trực giác siêu hình của cấu trúc duy lý nầy là phần còn lại của chủ thuyết thần bí cổ xưa. Trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thuỷ, đó là giai đoạn mạnh mẽ nhất đầu tiên và cuối cùng trên con đường hướng đến sự giải thoát đã được trù định trước để đạt được kết quả siêu nhiên. 5. Phái Phệ-đàn-đa (Vedānta). Mối tương quan giữa Phật giáo và phái Phệ-đàn-đa, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sức lôi cuốn lẫn nhau và sự loại trừ nhau vào những thời điểm khác nhau trong sự phát triển song hành, là một trong những chương thú vị nhất của lịch sử triết học Ấn Độ; nó xứng đáng là một bộ môn nghiên cứu đặc biệt. Như đã được xác định, Phật giáo có lúc phải cẩn trọng khi quán sát lằn ranh phân cách mình với phái Số luận và hệ thống triết học Du-già, để khỏi bị lẫn lộn với chúng. Nhưng, đối với phái Phệ-đàn-đa, đôi khi tư tưởng của nó thực sự rơi vào cùng dòng với Phật giáo, để rồi chẳng lưu lại khác biệt nào quan trọng, ngoại trừ sự phân kỳ và thuật ngữ. Trong thời kỳ đầu, triết học Phật giáo biểu hiện sự mâu thuẫn đối chọi lại một phần triết học Áo nghĩa thư (Upanishads). Như sau nầy Phật giáo tuyên bố Pháp giới là biểu hiện của một Thực thể thống nhất, là Duy nhất bất nhị, 5 chủ thể và đối tượng, Ngã và Vũ trụ, Linh hồn cá nhân và Linh hồn vũ trụ, hợp nhất trong cùng một Nhất thể, như thế Phật giáo nhấn mạnh rằng không có sự thống nhất thực sự, mọi vật đều riêng rẽ, nó bị chia chẻ thành vô số những phần tử vi tế. Cá nhân biểu trưng cho một khối vật chất và tinh thần có Linh hồn thực sự đằng sau nó, và thế giới bên ngoài như một tập hợp những yếu tố vô thường không có bất kỳ chất liệu nào an lập đằng sau nó. Nhưng vào thời kỳ thứ hai, như đã đề cập, quan hệ nhân quả là mối liên kết giữa các phần tử tách rời để trở thành thực thể, nó trở thành Thể thống nhất của Vũ trụ trong đó các phần tử tách rời trong thời kỳ trước hoà nhập vào và trở thành không void trong chính bất kỳ thực thể nào. Tinh thần nổi lên bác lại chủ thuyết Nhất nguyên, sau khi đã sản sinh ra hệ thống triết học Đa nguyên được chú ý nhiều nhất, đã không được tồn tại lâu, nó không thể phá huỷ thuyết Nhất nguyên của Ấn Độ vẫn còn chưa bị lung lay, vẫn còn được bám rễ rất sâu và mạnh trong tầng lớp tăng lữ Bà-la-môn. Trái lại, thuyết Nhất nguyên đóng vai trò tấn công, và cuối 1 Những hành giả của Svāyambhuva-yoga không phải hoàn toàn là sat-kārya-vādií, hoặc họ chỉ là những người ôn hoà (anekāntataḥ), trong một mức độ mà mọi người theo thuyết Duy thực được mệnh danh. Cp. NK. p.32.and Tāt. P ff. Không cần thiết phải phỏng đoán rằng Yoga do Vātsyāyana đề cập (Ad. NS.1.I, 29) là Pātanjala-yoga như Ông K. Chaṭṭopadhyāya, JRÁ, 1927, p 854 ff. 2 Tất cả mọi mâu thuẫn phát sinh đối với Pātanjalas do nhận một nhân cách thần. Cp.Tuxen, Yoga, p.62 ff. 3 an-ekānta. 4 Ekānta. 5 One-without-Second. 16

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 18/11/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 BUI PHAM DANG NAM 11/06/2010 3 2 3 8 2 LE PHUC ANH 07/07/2009 2 4 2 8 3 VO GIA

More information

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C

Mục lục 1.Chú ý an toàn 2.Danh sách các bộ phận 4~5 6 3.Chú ý trong thi công 7 4.Các bước thi công chính Chuẩn bị lắp đặt bồn tắm~lắp đặt bồn tắm (1)C NTE150 2013.10 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỒN TẮM GANG TRÁNG MEN ĐẶT SÀN CÓ CHÂN FBY1756PWGE, FBY1756PWNE Để phát huy hết tính năng của sản phẩm, vui lòng lắp đặt đúng như bản hướng dẫn này. Sau khi lắp đặt, hãy

More information

YLE Starters PM.xls

YLE Starters PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 08/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters 1 WANG NAN SIANG 28/02/2010 3 5 5 13 2 CHEN HSUAN BANG 08/04/2012 5 5 5 15 3 HUANG

More information

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE

SBD HO TEN Ngày Sinh Sửa đổi DOAN THI AI DAO THI AN DO VAN AN DO XUAN AN LE 30001 DOAN THI AI 05.01.1993 30002 DAO THI AN 17.05.1995 30003 DO VAN AN 09.08.1995 30004 DO XUAN AN 20.09.1993 30005 LE HONG AN 29.07.1992 30006 LE XUAN AN 19.02.1994 30007 MA MY AN 25.08.2005 30008 MAC

More information

YLE Movers PM.xls

YLE Movers PM.xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 16/12/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN HUU XUAN KHANG 10/04/2009 4 4 5 13 2 TRAN LONG MINH DUY 01/10/2008 2 2

More information

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do

NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do NO CIIOONG THUONG NIEN NAM 2017 DAI H(.M DONG COn Vietcombank ran HANiOf-JMCP DAI THlTONG VIET NAM C0NG HOA XA HOl CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tur do - Hanh phuc Dia< M3D1 16/12/201 ~.98 T*. Khai,HaN6i

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Duc Anh 6.5 5.7 4.3 4.9 4.0 4.0 5.9 6.7 5.3 D 2 Tran Ngoc Van Anh 7.6 8.2 6.9 8.2 7.3 7.3 8.9 9.4 8.0 B 3 Pham Dai Duong 7.4 8.2 7.6 7.4 6.6 7.1 8.5 9.2 7.8 C 4 Le Xuan

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Pre- Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER 1 SCHOOL YEAR Class: Pre- Intermediate 1 1 Tran Phuc An 8.6 6.7 6.8 6.5 6.9 7.4 8.7 8.4 7.5 C 2 Nguyen Manh Dan 9.1 8.4 7.9 6.9 5.2 6.7 9.5 6.7 7.6 C 3 Huynh Tuan Dat 8.7 7.4 6.8 6.3 4.1 7.7 9.7 7.6 7.3 C 4 Lam The

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN

SBD HỌ TEN Ngày Sinh Sửa đổi NGUYEN VINH AI DO XUAN AN HOANG VAN AN LUU LE HONG AN 40001 NGUYEN VINH AI 26.10.1995 40002 DO XUAN AN 03.05.1998 40003 HOANG VAN AN 25.09.1994 40004 LUU LE HONG AN 19.03.2003 40005 NGO THI THUY AN 17.11.2000 40006 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 40007 NGUYEN HUU

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NG DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN 100 LẦN SOCIALBOOST PLUS THÁNG 8/2017 Họ và Tên LAI THUY DUONG NGUYEN THI THANH DUONG VU ANH NGUYEN THU HUYEN BUI HAI YEN NGUYEN THI NGOC HUYEN NGUYEN VAN DAN NGUYEN QUANGMINH

More information

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G

Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/ /12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG G Danh Sách Trả Thưởng Chi Tiêu Đợt 1 (1/12/2018-31/12/2018) STT TEN_KH SO_THE GIẢI HOÀN TIỀN 1 NGUYEN THI SEN 422076XXXXXX0125 1,000,000 2 DOAN HUONG GIANG 457353XXXXXX8460 1,000,000 3 NGO VAN PHUC 422076XXXXXX7476

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PR Class: Intermediate 1 1 Dang Quang Anh 8.0 6.0 6.1 7.9 6.8 7.3 7.3 7.7 7.1 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 8.3 6.4 6.0 7.5 6.6 7.3 5.4 9.1 7.1 C 3 Nguyen Tran Ha Anh 8.8 6.4 8.5 8.7 9.0 7.1 9.9 8.5 8.4 B 4 Chang

More information

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN

SBD HO N5 TEN NGAY SINH BUI NGOC AN HOANG THI NHI AN HOANG THI UT AN NGUYEN BINH AN SBD HO TEN NGAY SINH 50001 BUI NGOC AN 16.08.1989 50002 HOANG THI NHI AN 19.08.1993 50003 HOANG THI UT AN 19.08.1993 50004 NGUYEN BINH AN 15.12.1995 50005 NGUYEN HUU AN 06.10.1993 50006 PHAM THI AN 05.04.1984

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathematics 1 Dang Quang Anh 7.8 7.6 6.8 7.9 7.0 6.2 8.7 8.4 7.6 C 2 Nguyen Thuy Quynh Anh 7.6 8.7 6.7 7.3 6.5 6.1 6.8 7.3

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM No. Class: Starter 1 Name RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR Class: Starter 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.2 5.6 7.1 5.3 3.8 5.3 8.6 6.1 D 2 Phung Lam Ngoc An 7.8 8.2 8.6 7.6 4.3 7.1 9.3 7.6 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.5 8.3 9.2 7.4 4.4 7.9 9.6 7.8 C 4 Nguyen Thi Truong

More information

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN

N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN LUU LE HONG AN NGUYEN CONG AN NGUYEN DINH NGAN AN N5 SBD HO TEN Ngày Sinh 0001 HOANG VAN AN 23.10.1996 0002 LUU LE HONG AN 19.03.2003 0003 NGUYEN CONG AN 07.07.1997 0004 NGUYEN DINH NGAN AN 13.01.2000 0005 NGUYEN HAI AN 05.12.1995 0006 NGUYEN QUOC AN

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   RESULTS FOR SEMESTER I SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Date of issue: Ja Class: Intermediate 1 Geograph Histor Econom ic Math Phsics Chenistr GPA 1 Vu Nhat Chuong 8.9 9.0 6.4 8.6 7.6 6.5 7.5 7.0 7.7 C 2 Nguen Tran Anh Du 9.0 8.9 6.7 8.3 8.7 8.4 7.6 8.2 8.2 B 3 Do Le Y Duen

More information

Movers PM.xlsx

Movers PM.xlsx BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 24/03/2018 Buổi: Chiều Cấp độ: Movers 1 NGUYEN LINH CHI 31/12/2009 5 5 5 15 2 BUI HOANG QUAN 19/06/2008 5 4 5 14 3 BLINO

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1 RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Elementary 1   RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL YEAR INTERNATIONAL ENGLISH PROG Class: Elementary 1 1 Tran Nguyen Binh An 7.6 6.0 6.1 6.9 6.8 5.9 7.1 6.6 C 2 Phung Lam Ngoc An 8.2 6.8 8.1 7.9 8.2 6.4 8.7 7.8 C 3 Tu Pham Tieu Bang 7.4 8.1 8.4 8.4 8.6 8.3 9.3 8.4 B 4 Nguyen Thi Truong

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Upper-Intermediate 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YE Class: Upper-Intermediate 1 History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.3 8.7 8.8 9.0 9.4 9.6 7.4 9.1 8.8 B 2 Hoang Truc Anh 7.1 5.5 7.2 7.4 8.0 7.7 6.0 6.9 7.0 C 3 Nguyen Phu Cuong

More information

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI

DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY ,403 2 NGUYEN THI DANH SÁCH HOÀN TIỀN THÁNG 11 CTKM "SINH NHẬT VUI ƯU ĐÃI LỚN" DÀNH CHO KH MỚI STT Tên KH CMND Số tiền hoàn 1 LE ANH THUY 025355865 152,403 2 NGUYEN THI HUONG HUYEN 320635110 1,500,000 3 HA DUY THANH 023146891

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLISH Class: Movers 1.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies 1 NGUYEN CAO THIEN AN 7.7 9.3 9.8 8.8 9.7 8.9 8.9 9.6 9.1 High Distinction 2 LE PHUONG ANH 7.7 8.7 9.0 7.8 9.1 6.5 7.8 8.6 8.2 Distinction

More information

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN

N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH DUONG QUOC AI CHU MINH AN NINH VAN AN PHAM THI THUY AN N5 SBD HỌ TEN NGAY SINH 50001 DUONG QUOC AI 16.09.1993 50002 CHU MINH AN 14.08.1990 50003 NINH VAN AN 22.06.1994 50004 PHAM THI THUY AN 17.05.2000 50005 VUONG THI AN 03.09.1992 50006 BUI THI ANH 08.08.1997

More information

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09

STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/ PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/ LAO VAN DOAN 09 STT Tên Khách hàng Số điện thoại Ngày giao quà dự kiến 1 NGUYEN QUAN TUNG 0966xxx838 5/15/2018 2 PHAM NHUT MINH 0936xxx848 5/15/2018 3 LAO VAN DOAN 0966xxx669 5/15/2018 4 CHU THI BAO NGOC 0916xxx993 5/15/2018

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: Flyers 1 RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR 2015 Class: Flyers 1 No. Name Speaking Listening Grammar 1 PHAN DIEN KY BOI 8.3 9.1 8.8 8.9 7.6 7.8 8.6 7 8.3 Distinction 2 LUC PHU HUNG 8.5 9 7.9 8 7.3 6.8 9.1 7 8 Distinction 3 LUU DUONG BAO KHANH 7.5 9.6

More information

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI

STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx TITANIUM STEPUP CREDI STT Tên KH Số điện thoại Hạng thẻ 1 NGUYEN THI HOANG YEN 0933xxx277 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 2 PHAM NGOC PHUONG 0945xxx111 03. TITANIUM STEPUP CREDIT 3 DO DINH DAO 0943xxx000 03. TITANIUM STEPUP CREDIT

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name   Speaking Listening Grammar RESULTS FOR SEMESTER II SCHOOL Class: Pre-Intermediate 1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Chemistry Mathemati 1 Le Hai An 8.9 9.0 7.6 7.7 9.9 7.4 7.3 9.0 8.4 B 2 Le Minh Anh 7.1 5.6 6.6 5.4 7.3 7.7 7.7 5.3 6.6 C 3 Hoang Truc

More information

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000

Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20, xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20, xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 Họ tên Quà tặng Điện thoại Ngày TRINH ANH VIET 20,000 090xxxx555 3/3/2017 9:00 NGUYEN CAM TU 20,000 093xxxx057 3/3/2017 9:00 DO THI HONG DIEP 500,000 098xxxx068 3/3/2017 9:00 DO TUAN ANH 20,000 012xxxx122

More information

KET for Schools_ August xls

KET for Schools_ August xls BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE Kỳ thi ngày: 11/08/2018 Cấp độ: KET 0001 CONG CHIEN NGUYEN Pass 128 0002 BA RIN PHAM Z 0003 THI MAI ANH DO Council of Europe Level A1 112 0004 KHOI

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL   INTERNATIONAL ENGLISH PROGRAM Class: TOEFL Beginner 1 RESULTS FOR SEMESTER I ACADEMIC YEAR 2 Class: TOEFL Beginner 1 Speaking Listening Grammar Reading & Literature Geography History Economics Math Biology Physics Chemistry 1 Le Hai An 8.9 9.2 8.3 9.2 8.7 9.6 8.2 8.9 8.9 B 2 Hoang Truc Anh 8.7

More information

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List

No. THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Movers 2.1 Name   Speaking RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR List No. Class: Movers 2.1 Name Speaking Listening Grammar Reading & Writing Social Studies Science Maths 1 NGUYEN HOANG ANH 8.8 9.7 8.6 9.7 9.8 9.9 9.8 9.2 9.4 High Distinction 2 DOAN NGOC TRUC GIANG 8.6 9.8

More information

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI SỰ NGHIỆP TỪ THIỆN MINH ĐỨC Minh Duc Charitable Foundation (MDCF) 明德慈善事業基金會 Website: http://www.tuthienminhduc.com Địa chỉ: Chùa Trung Lâm, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội Số 242A Minh Khai, Quận Hai

More information

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL Class: Starters RESULTS FOR SEMESTER II THE ACADEMIC YEAR INTERNATIONAL ENGLIS Class: Starters 2.1 No. Name Speaking Listening Grammar Social Studies Science 1 PHAM HUYNH LOC AN 7.5 7.4 6.7 8.7 5.9 6.9 8.0 7.4 7.3 Pass with Merit 2 JI YOU BIN 7.8 10.0 10.0 9.5 9.0 7.5 9.3 9.3 9.1

More information

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC

Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC Danh Sách Trả Thưởng Thẻ Mở Mới Đợt 1 (01/12/2018 tới 31/12/2018) STT TEN_KH SĐT Giải Hoàn tiền 1 TRAN KHANH LINH 096xxxxx104 1,000,000 2 NGUYEN NGOC DIEM 093xxxxx779 1,000,000 3 NGUYEN TIEN DUNG 090xxxxx796

More information

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam

Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam G'.0000016852 A I H O C Q U O C G I A H A NGUYEN BA THANH g i A o t r i n h i n DUY TH0 HIEN DAI VIET NAM O K ] O D G Ha NQI NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NO' GIAOTRiNH TITDUY THAT HIEN DAI VIET NAM

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUC VA DAO TAO Doc lap - Ty do - Hanh phuc S6: /9 5 /GD&DT Khanh San, ngay 03 thdng 5 nam 017 V/v huong din danh gia, hoan thanh h6 so BDTX nam hoc 016-017 Thuc hien KS

More information

Bốn bài thi của Phó đại sĩ

Bốn  bài  thi  của  Phó  đại  sĩ 1 Bốn bài thi của Phó đại sĩ Tác giả : Văn Thận Độc Dịch giả : Dương Đình Hỷ Phó đại sĩ (497-569) là một cư sĩ đời Tề, Lương người huyện Nhĩa Ô nay thuộc tỉnh Triết Giang. Năm 16 tuổi lấy Lưu thị, sanh

More information

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ).

* Tiểu kết chương CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG ( ) Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng ( ). MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN... 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN

More information

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải

Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 法輪大法義解 Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải 李洪志 Lý Hồng Chí Lời nói đầu Để làm tốt hơn nữa công tác phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, và theo yêu cầu của Hội Nghiên cứu và các trạm phụ đạo các nơi, [một số] giảng Pháp

More information

PHÁP LUÂN CÔNG 法輪功 Lý Hồng Chí 李洪志 MỤC LỤC Chương I Khái luận...1 I. Khởi nguồn của khí công...1 II. Khí và công...2 III. Công lực và công năng...3 1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai...3 2.

More information

Tinh Tan Yeu Chi 3

Tinh Tan Yeu Chi 3 法輪大法 Pháp Luân Đại Pháp 精進要旨三 Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 李洪志 Bản dịch tiếng Việt trên Internet http://phapluan.org http://vi.falundafa.org MỤC LỤC Lời chúc đến Pháp hội tại New York...1 Sư phụ chúc mừng năm mới...1

More information

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM)

MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) MM CBTT/SGDHCM-06 (Ban hanh kern theo Quyit dinh so 07/2013/QD-SGDHCM ngay 24/07/2013 cua TGD SGDCK TPHCMvi Quy chi Cong bs thong tin tai SGDCK TPHCM) TAP DOAN HOA CHAT VIET NAM CONG TY CO PHAN BOT GIAT

More information

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n

BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0CfflNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, n BAN CHAP HANH TRUNG ITOOVG * BANG CONG SAN VIET NAM S6 42-CT/TW H** Noi, ngay 16 thdng 4 ndm 2010 CHI THI CUAB0ClNHTRI -\ T r ve tiep tuc doi moi, nang cao chat hrong, hieu qua boat dong cua Lien hiep

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG H DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI TRI ÂN CTKM GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN STT Tên Chi nhánh Tên Khách hàng Trị giá giải thưởng VND 1 Sở giao dịch NGUYEN QUANG HA 2,000,000 2 Sở giao dịch NGUYEN PHUOC MINH DUC 2,000,000

More information

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi,

UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, UBND THANH PHO CAN THO TRUING DAI HOC KYTHUAT -CONG NGHE CANTHO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc QUY DINH To chuc thi, kiem ta danh gia tong cac ky thi ket thuc hoc phan

More information

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9

Microsoft Word - VIETFAIR's EXHIBITION SCHEDULE 2018 (Vietnamese Version) - update 28.9 KẾ HOẠCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM (CHỦ YẾU) NĂM 018 do Công ty VIETFAIR tổ chức thực hiện TẠI HÀ NỘI STT Tên Hội chợ, Triển lãm Thời gian Địa điểm tổ chức Nội dung, quy mô Đơn vị chủ trì, ủng hộ, phối hợp Ghi

More information

Viện nghiên cứu Phật học

Viện nghiên cứu Phật học Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông 1. Vấn đề văn

More information

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử

2 汉语和越南语形容词的体 Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử 1 汉语和越南语形容词的体 ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ThS. Hoàng Thị Thu Thủy Bộ môn Trung Quốc học, khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

More information

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA

GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM NHCT SAM SON HUA THANH PHONG NHCT CA GIẢI TƯ Tên khách hàng Mã dự thưởng Chi nhánh NGUYEN THI HEN 1294090 NHCT CHI NHANH 9 LE DINH TAM 6327127 NHCT SAM SON HUA THANH PHONG 0737415 NHCT CA MAU NGUYEN THI CAI 6532757 NHCT QUANG NINH NGUYEN

More information

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN

CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CONG TY CO PHAN DAu TU san XUAT VA THUONG MAl SEN VIET GROUP.. CHUONG TRINH DAo TAO eo BAN CHUONG TRINH TAp HuAN Sau khi ky HQ'P dong tham gia ban hang da c~p voi Cong ty, Nha phan phoi c6 nghia vu hoan

More information

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE

UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIE UBND TINH HA TINH S6 GIAO DUG VA DAG TAG So: /SGDDT-GDTrH V/v huong din cong tac pho bien, giao due phap luat quy 1/2015 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Xu- do - Hanh phiic Hd Tinh, ngdy/flf

More information

Final Index of Viet Ad Person.xls

Final Index of Viet Ad Person.xls 11000-001 Truong Tan Sang 11000-002 Nguyen Thi Doan 12100-001 Nguyen Phu Trong 12220-001 Nguyen Phu Trong 12220-002 Truong Tan Sang 12220-003 Nguyen Tan Dung 12220-004 Nguyen Sinh Hung 12220-005 Phung

More information

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một

hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một 1 Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Thích Như Pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường

More information

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Cao D ing Y te Plu'i Thp - Tlur vi?n PGS.TS. BSCC TRAN VAN CHUONG PHUC Hdl CH LfC NANG b n h n h a n l i t n u a n g u o i D O T A I B IE N M A C H M A U N A O NHA XUAT BAN Y HOC Ha Noi - 2010 PGS. TS.

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa giao

More information

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA Giai đoạn 1: Từ 28/4/ /5/2016 STT GI DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG ĐỢT 1 CHƯƠNG TRÌNH "HÀNH TRÌNH TỚI BRAZIL 2016 CÙNG THẺ TECHCOMBANK VISA" Giai đoạn 1: Từ 28/4/2016-27/5/2016 1 GIAI 01: MAY ANH VO TIEN HUY AN DUONG 2 GIAI 01: MAY ANH

More information

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM

TIEM LUC CAN BANG-BAOVE SINH THAI VA PHAT TRIEN NONG THON QUA XAY DUNG HE THONG CHAN NUOI GIA CAM DAC SAN TAI VIETNAM The role of Old Hungarian Poultry Breeds in development of poor regions with regards to agrarian environmental protection and gene conservation in Vietnam VAI TRO CAC GIONG GIA CAM CHAN THA HUNGARY TRONG

More information

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG

CONG TY CP NHI/A BINH MINH CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VlfT NAM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DAI HQI CO DONG CONG TY CP NHI/ BINH MINH CQNG HO X HQI CHU NGHI VlfT NM Doc lap -T ir d o - Hanh phuc NGHIQUYET Tp. H6 Chi Mink, ngay 20/4/2018 DI HQI CO DONG THUONG NIEN NM 2018 - Can cu Luat Doanh nghiep so 68/2014/QH13

More information

PwC 2

PwC 2 www.pwc.com/vn Sổ tay thuế Việt Nam 2016 PwC 1 PwC 2 Mục Lục Hệ Thống Thuế Tổng quan 5 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ( TNDN ) 7 Thuế suất Ưu đãi thuế TNDN Xác định thu nhập chịu thuế TNDN Các khoản chi không

More information

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d

BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve d BO CONG AN CONG HOA XA HOI CHTJ NGHIA VIET NAM Boc lap - Tu 1 do - Hanh phiic S6: 213 /TTr-BCA-A61 Ha Not, ngay 26 thdng 6 ndm 2013 TO? TRINH ^ f Ve dy an Luat Nhap canh, xuat canh, cu tru cua ngiroi nircrc

More information

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG HO THI MY QUYEN NGUYEN THANH VINH LAM QUA DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG TRÚNG GiẢI NHÌ STT ID KHÁCH HÀNG HỌ TÊN KHÁCH HÀNG 1 28342753 HO THI MY QUYEN 2 28259949 NGUYEN THANH VINH 3 28265356 LAM QUANG DAT 4 23156836 NGUYEN NGOC NHO 5 26231419 NGUYEN

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ SACOMBANK EBANKING Sacombank ebanking phiên bản Ngân hàng điện tử mới Ưu việt Thân thiện An toàn Hãy trải nghiệm các chức năng nổi trội mới của Sacombank - ebanking: Cá nhân hóa

More information

So tay di cu an toan.indd

So tay di cu an toan.indd Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn Sổ tay di cư an toàn World Vision International 2014 ISBN 978-0-918261-41-0 Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực

More information

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 觀無量壽佛經 疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang Quán Vô Lượng Thọ

More information

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi

2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gi TÀI LIỆU DỊCH TLD-11 TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY CÙNG XÂY DỰNG VÀNH ĐAI KINH TẾ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THẾ KỶ XXI Cơ quan ban hành: Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ

More information

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX

CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON XX CHƯƠNG TRÌNH DẤU ẤN KHOẢNH KHẮC VÀNG Danh sách Chủ thẻ được Hoàn tiền Giải Giờ vàng STT BRANCH_NAME Số thẻ Tên KH Số tiền được hoàn 1 CHO LON 457353XXXXXX8443 LE HONG THUY TIEN 230,000 2 HAI PHONG 478097XXXXXX3147

More information

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa

TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sa TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép

More information

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin TS. PHAM VAN SINH (Chu bien) NGAN HANG CAU HOI THI, KlfeM TRA MON NHUNG NGUYEN LY C(T BAN CUA CHU NGHIA MAC - LENIN (Dung lam tai lieu tham khao phuc vu thi, kiem tra cho cac trirang dai hoc, cao d^ng)

More information

GU285_VNM_Cover.indd

GU285_VNM_Cover.indd GU285 Hướng dẫn Sử dụng www.lgmobile.com P/N : MMBB0353931 (1.0) ELECTRONICS INC. GU285 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNG VIỆT 简体中文 ENGLISH Bluetooth QD ID B015843 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể

More information

sdf.cdr

sdf.cdr CRYPTOPROFILE WHITE PAPER www.cryptopr.io 1 MỤC LỤC Tóm tắt Vấn đề và tình hình thị trường Tình hình thị trường.. Các vấn đề trong ngành công nghiệp tiền điện tử Vấn đề Cơ h i và u mô thị trường.... u

More information

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không

2. Quê quán 3. Tên họ 4. Chức tước 5. Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không? 6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không Nguyễn Hiến Lê Lão Tử Đạo Đức Kinh MỤC LỤC Vài lời thưa trước Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM Chương I: Đời sống 1. Sự tích Lão tử 1 Lão Tử - Đạo Đức Kinh Nguyễn Hiến Lê www.thienquan.net 2. Quê quán 3. Tên

More information

H

H H.T. THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM A Tập II Từ A Di Đà (Tịnh Độ Giáo) đến A Di Đà Tự Phật Lịch 2548 TL 2004 Lời Tựa Từ điển BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT

More information

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc

Microsoft Word - Duoc Su_ready for print.doc Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng 1 Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Tuyên Hóa

More information

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển

Khoa học xã hội và nhân văn: mười năm đổi mới và phát triển r- 5. PHAM TAT DONG (C h u b ie n ) CK.0 0 0 0 0 6 0 0 3 9 Miroi n a m DDI MOI VA PHAT TRIEN n h A x u a t b a n k h o a h o c XA HOl HA NOl-1997 GS. PHAM TAT DONG (Chii bien) KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

More information

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI LỜI GIỚI THIỆU TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I - VÒNG QUAY ĐẦU CƠ II - SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY III - HỌ IV - HẪM LẪN GIỮA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - DỰ BÁO V -NHẦM LẪN GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VI

More information

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà),

Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ 宀 (miên, nghĩa là mái nhà), Gia đình, gia thất Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là

More information

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng

Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng ng Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã I-Duyên khởi: Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng

More information

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na

UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 na UBND TINH SON LA SO' GIAO DUC VA BAO TAO CONG HO A XA H0I CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ttr do - Hanh phuc S6: 1341/KH-SGDDT Son La, ngay 28 thdng 9 nam 2018 KE HOACH Boi duong thuong xuyen can bo quan

More information

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD) 大越 國總覽圖 Trần Việt Bắc (Tiếp theo) Như đã trình bày trong phần trước theo như Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: - Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà

More information

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện

Quy tắc mô tả tài liệu thư viện 0000023981 u EN THI KIM LOAN (Chu bien) HI HANH, LE THI NGUYET a * a a QUY TAC MO TA TAI LIEU THU5VIEN I a t NHA XUAT BAN THONG TIN VA TRUYEN THONG ThS. N G U Y E N THI KIM LO AN (Chu bien) PH A M TH I

More information

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI

Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI Luatsd: QUOCHOI /2013/QH13 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Ty do - Hanh phuc LUAT NHAP CANH, XUAT CANH, ClT TRU CUA NGlTOtt NlTCfC NGOAI TAI VIET NAM Can cu Hien phdp nude Cong hoa xd hoi

More information

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva

The Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva Câ m Nang Thiê n I: Tư Ho c Thiê n Thi ch Vi nh Ho a LƯ SƠN TƯ Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA Tel: (626) 280-8801 Xuâ t ba n lâ n thư nhâ t, ISBN 978-0-9835279-6-1 Copyright:

More information

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế

Luật hải quan Việt Nam và quốc tế TRl/CSNG DAI HOC KINH TE Q U O C DAN KHOA THLfflNG MAI VA KINH TE QUOC TE' Chu bien: PGS. TS. NGUYEN THlTA LOC WIMAN (XMf; NHA XUAT BAN DAI HOC KINH TE Q UO C DAN TRLTCJNG DAI HOC KINH TE QUOC DAN KHOA

More information

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH-GD&DT Khdnh San, ngay2, ^ th

UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH-GD&DT Khdnh San, ngay2, ^ th UBND HUYEN KHANH SON PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET Boc lap - Ty do - Hanh phiic NAM S6:^^0 /KH- Khdnh San, ngay2, ^ thdng 4 nam 2017 KE HOACH Xet duyet Sang kien kinh nghiem

More information

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc

Microsoft Word _09_04__DS_08__Part_1_Bai_So_00_09_Nghien_Cuu_Bien_Khao_Editing_OK.doc Một Cách Thiền Để Dưỡng Sinh Trong Thái Cực Quyền (Trích sách TẬP THÁI-CỰC DƯỠNG SINH, Let s Practice Nutri-Living TaiChi Exercises! Đỗ Quang-Vinh, Canada, 2013) Giáo Sư Đỗ Quang-Vinh 1-Thái-cực-quyền

More information

Microsoft Word - Sachvck1.doc

Microsoft Word - Sachvck1.doc OSHO OSHO Tín Tâm Minh Sách về Cái không HSIN HSIN MING The Book of Nothing HÀ NỘI 3/2010 @ OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION Mục lục Tín Tâm Minh - Sách về cái không Copyright 2000 Osho International Foundation,

More information

_x0001_ _x0001_

_x0001_	_x0001_ 1 BAO DO 2 HO NGUYEN 3 TAM PHAM 4 MY LINH TONG 5 THU DO 6 HONG NGUYEN 7 THOM NGUYEN 8 BINH VO 9 MY LE VO 10 HAI DUONG NGUYEN 11 DAO THI NGUYEN 12 LAN NGUYEN 13 ROMAI THI NGUYEN 14 TOAN NGUYEN 15 PHI VO

More information

Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay

Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay Dtf THAO CONG TY CO PHAN DICH VU XUAT KHAU LAO DONG VA CHUYEN GIA van k ien DAI HOI DONG CO DONG THtftfNG NIEN nam 2017 T hanh pho Ho Chi M inh, ngay thang 04 nam 2017 D anh m uc tai lieu STT TEN TAI LIEU

More information

KINH VÀO HỌC

KINH VÀO HỌC KINH VÀO HỌC (Giọng nam xuân) KINH VĂN Đại từ phụ xin thương khai khiếu, Giúp trẻ thơ học hiểu văn từ, Gần điều nên, lánh lẽ hư, 4. Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn. Dò đường Thánh khó khăn chẳng

More information

Microsoft Word - GKPH I net.doc

Microsoft Word - GKPH I net.doc GIÁO KHOA PHẬT HỌC cấp một Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc 1 GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân,

More information

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp

Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị

More information

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h

2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho âm siêu dương thới, quốc thái dân an, đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh h ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ T H I Ệ N Q U A N G TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI IN LẦN THỨ NHẤT Nhà xuất bản San Martin, California, USA Vía Đức Quan Âm 19-9 Giáp Ngọ (2014) 2 TỰ THẮP ĐUỐC MÀ ĐI Kỉnh nguyện hồi hướng cho

More information

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd

Welcome To Kindergarten VIETNAMESE 2016.indd NGUN T LIU CA HC KHU StudentServices(SpecialEducation)5032618209 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/studentservices/ EnglishasaSecondLanguageandEquity5032618223 http://www.ddouglas.k12.or.us/departments/esl/

More information

UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthd

UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthd UBND THI XA DONG XOAI PHONG GIAO DUG VA DAO TAO CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu- do - Hanh phiic S6: /PGDDT-THCS DSngXoai, ngay Zttthdng 12 nam 2017 Ve viec huong dan bac cao so ket hoc

More information

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015

CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 CONG TY CP DAU TU^ THlTONG MAI SMC CONG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap - Tu do - Hanh phuc So: 1 4 8 /2015/SMC TPHCM, ngay 20 thang 07 nam 2015 BAO CAO TINH HINH QUAN TRI CONG TY 06 THANG DAU NAM

More information

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ s ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Chú Giải TRẦN VĂN RẠNG 2010 TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

More information